Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: ĐỜI SỐNG GIA DÌNH Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 130 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 09/Aug/2024 lúc 9:22am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 10/Aug/2024 lúc 11:09am

Ai cũng có một người mẹ vĩ đại mang tên Bà Ngoại

Mẹ tôi chăm tôi còn kỹ hơn tôi chăm con mình.

ba%20ngoai

Tôi vừa sinh con, và mẹ tôi đã lên chức bà ngoại (Ảnh: MXH).

Khi em bé cất tiếng khóc chào đời, dường như tất cả mọi sự chú ý đều dành hết cho em.
Nhưng trong lúc tất cả đều hướng về sinh linh bé bỏng ấy thì có một người chỉ nhìn thấy con gái mình, đó là bà ngoại.

Tất nhiên bà ngoại cũng rất vui vì có cháu nhưng bà sẽ “hoãn” lại một nhịp để gánh vác vai trò là mẹ, thay vì là bà, bởi bà biết lúc này con gái bà cần được bà chăm sóc hơn bao giờ hết.
Hình ảnh người mẹ chăm con gái mới sinh và những dòng tâm sự của cô con gái đã lấy đi biết bao nước mắt của nhiều người:

“Sau sinh, mẹ tôi chăm tôi còn kỹ hơn tôi chăm con mình.
Ừ thì sẽ có người bảo rằng sao bà không chăm cháu tận tụy như chăm con gái, nhưng mẹ tôi biết rằng vai trò của bà ngoại có thể hoãn lại được một chút, bởi vì có một cô gái đang khóc với bộ ngực đau nhức.

Bà ngoại giặt quần áo bẩn, quét nhà để con gái đi lại không bẩn chân.
Bà ngoại không ngại ngùng giặt tay những tấm lót sữa, cũng như những chiếc quần khổng lồ dính đầy sản dịch của bà đẻ.
Bà ngoại đã từng bỡ ngỡ khi sinh con, nên bà hiểu rằng lúc này mẹ cần giúp đỡ hơn lúc nào hết. Bởi vì bà hiểu hơn ai hết làm mẹ là công việc khó khăn biết nhường nào, và họ mong manh ra sao trong khoảnh khắc bắt đầu làm Mẹ.
Nhưng vì bất kỳ người phụ nữ nào cũng đều làm như thế nên cả xã hội coi đó là việc bình thường.”

Mẹ của người mẹ – bà ngoại không bao giờ ngơi tay, sẵn lòng làm mọi thứ để con gái mới sinh có thời gian nghỉ ngơi.
Trong mọi lo toan của con, bà ngoại đều nhớ về chính mình. Bà cũng từng tất tả lo toan, cũng đau đớn sợ hãi nên bà gắng sức chu toàn mọi thứ, để con gái vừa mới sinh con được an tâm nghỉ ngơi…

“Mỗi người mẹ đều là cô con gái nhỏ bé của mẹ mình. Và người ở cạnh người mẹ mới sinh nên là mẹ của mình”.
Bởi mỗi bà mẹ mới sinh cần sự chăm sóc của một người phụ nữ khác – người hiểu được khoảnh khắc này mong manh như thế nào, điều mà chỉ một người mẹ mới có thể có.

Và bằng tất cả sự rộng lượng và nhẫn nại, chỉ người mẹ ấy mới đem lại cảm giác bình an và được chu toàn.
Chẳng thế mà khi sinh con, cô gái cũng muốn ở với mẹ, để được mẹ chăm sóc thấu hiểu, lo từ miếng ăn giấc ngủ, để được nũng nịu, được một lần nữa trở thành cô con gái bé bỏng của mẹ.

Hạ An
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 13/Aug/2024 lúc 2:04pm

Cha Tôi!

5161%20ChaToiKhoiNguyenThao

       Nhà tôi nằm trên một ngã ba sông. Bạn có thể thấy thật lạ khi nhà bỗng như mọc lên giữa sông, nhưng đó là câu chuyện của hai mươi năm về trước. Thực chất đây chỉ là nhánh sông cụt sâu chưa tới hai thước...

       Ngày ba đi hỏi cưới mẹ, ông ngoại chỉ tay ra ngã ba sông, thách thức: “Mày dựng được căn nhà hỏi vợ ngay ngã ba sông này, tao gả liền”. Ông ngoại tôi, hay bất kỳ một ông cụ nào khác trong làng này, dĩ nhiên không hề muốn gả con gái cho ba tôi, một tay khét tiếng cờ bạc đã ăn trong máu, nhà cửa chẳng có. Lời thách ấy, thực chất là lời từ chối của ngoại.

       Lời thách không tưởng ấy ai dè là động lực cho ba. Ông chọn ngay thời điểm mùa sông cạn nước nhất để đóng cọc, đổ đất, đắp đập, be bờ. Hàng chục thanh niên trai tráng trong làng, nhiều người không thân quen, nhưng khi biết chuyện vẫn nhiệt tình đánh trần giúp ba đắp đất xây nhà. Ba tôi cưới được vợ, người con gái có tiếng đảm đang, ngoan ngoãn, cũng vì thế. Ngày con gái đi lấy chồng, mặt ông ngoại tôi buồn thiu. Dù là nông dân cả đời lam lũ, nhưng ông vẫn luôn nói: “Quân tử nhất ngôn thì nông dân cũng nhất ngôn”. Ông chỉ yên tâm hơn một tẹo khi ba tôi lầm rầm khấn trước bàn thờ tổ tiên lời thề chẳng giống ai: “Con xin thề sẽ bỏ cờ bạc, chí thú làm ăn để lo cho gia đình”.

       Trong suy nghĩ của mấy anh em chúng tôi, ba là người quyết đoán. Quyết đoán đến mức nhiều khi tưởng như khắc nghiệt. Đó là lý do anh em tôi ra trường, lập nghiệp ở Sài Gòn, ba ở Bình Dương, chỉ cách chưa tới 20km, nhưng chỉ những ngày lễ, tết mới về nhà. Có lần, trước giao thừa vài tiếng, mấy anh bạn công nhân quanh nhà rủ đánh bài thử vận đỏ đen. Tôi gặp vận đỏ, thắng hơn năm triệu đồng. Về đến nhà, nhìn vẻ mặt tươi rói của tôi, ông già rót nước trà gọi lại uống và nói chuyện.

- Con vừa đi đâu về vậy Linh?

- Con đi chơi.

- Chơi đâu?

       Tôi lúng túng thực sự. Kể từ khi lấy vợ, ba tôi đã thề đoạn tuyệt và chưa bao giờ ủng hộ trò đỏ đen. Nhưng với tôi, đó chỉ là trò chơi may rủi. Ở khu trọ toàn công nhân nhập cư này, mỗi mùa lễ tết phải có tới 3/4 thanh niên trai tráng trong số đó ở lại “vui vầy” trên chiếu bạc.

Ba ngay lập tức nắm bắt được suy nghĩ của tôi. Ông nhìn với ánh mắt dò xét:

- Con thắng hay thua?

- Dĩ nhiên con thắng. Nhiều lắm ba, hơn năm triệu bạc.

Bất ngờ, ông vung cánh tay săn chắc, đen bóng, bổ mạnh xuống mặt bàn:

- Đặt lên đây!

Tôi lúi húi đặt lên.

- Mày nghĩ sao vậy con? Hầu hết những thằng ngồi chung chiếu bạc với mày hôm nay, chúng nó là công nhân tỉnh lẻ, không có tiền, có được ít tiền công tiền thưởng chỉ đủ gửi về cho mẹ cho vợ, cạn kiệt không còn cả tiền tàu xe để về. Chúng nó muốn bỏ con tép bắt con tôm, có thêm chút đỉnh để có mấy ngày tết xôm tụ hơn một chút. Thế mà mày ăn hết tiền của tụi nó với vẻ mặt hớn hở thế kia? Khốn nạn!

       Tôi nóng mặt khi nghe ông dằn hai từ chửi nặng nề ấy. Lần đầu tiên tôi thấy các cơ trên khuôn mặt ông rần rật rung lên, xô lại vì giận dữ.

- Bây giờ ba muốn sao?

- Đồ ngu. Ra quán trả ngay tiền cho tụi nó.

- Mọi người về hết rồi.

- Vậy mày gõ cửa từng nhà trọ mà trả.

       Giao thừa năm ấy, tôi như một thằng ngu (cũng có thể có người coi là đạo đức, nhưng tôi vẫn nghĩ người ta nhìn mình giống thằng ngu hơn) khi đi khắp khu trọ, gõ cửa những người thua bạc để trả tiền cho họ. Trong lòng tôi lúc ấy tràn ngập sự cay cú với ba. Tôi chấp nhận đi không phải vì phục lời ba mà vì ánh mắt má tôi lúc đó như van nài, như cầu xin.

       Cũng từ đó, chẳng thề nguyền với ai, nhưng tôi không bao giờ ngồi lại chiếu bạc. Tôi nhớ như in đêm ba mươi thắng đậm ở quê và mất sạch hứng thú đỏ đen.

       Mùa hè năm ấy, ba tôi trở bệnh. Căn bệnh ung thư phổi khiến ông xuống sức nhanh chóng. Những năm cuối cùng, ông trồng quanh vườn nhà từng gốc măng cụt, sầu riêng, trước nhà là một dãy dài xoài, bưởi. Hàng xóm thắc mắc, ông cười rất hiền: “Tui trồng cho tụi cháu tui ăn, lũ trẻ trong xóm ăn”. “Cháu ông đâu?”.“Thằng Linh sắp ra trường rồi, lại cả mấy thằng em nó nữa. Mai mốt thể nào chả con đàn cháu đống. Chưa chắc tui gặp hết cháu chắt tui, nhưng chắc chắn tụi nó sẽ được ăn những trái cây tui trồng”.

       Ngày ba vào bệnh viện, nằm chung phòng cấp cứu với ba có khá nhiều cụ ông, cụ bà sàn sàn cùng tuổi. Trong khi nhiều ông bà hay dành một thời gian đáng kể trong ngày ra để ngồi thở dài, ngẫm nghĩ về cái chết thì ba vẫn thường lạc quan tếu: “Cái chết có gì đâu, lúc nào tới số, trên gọi thì mình đi thôi”. Được vài hôm, lần đầu ông tỏ ra ưu tư khiến chúng tôi nhầm tưởng ông bắt đầu giống các cụ kia, sợ cái chết đang gần kề…

Ba gọi tôi ra góc sân bệnh viện. Bàn tay gầy guộc, đen sạm của ông nắm tay tôi:

- Linh, con thấy cụ già cuối phòng cấp cứu không?

- Dạ có.

       Ông cụ ấy, là một nghệ nhân mộc. Ba tôi chầm chậm kể. Nhà cụ cũng có ba đứa con trai như ba. Nhưng khác với ba, lũ con ấy, mỗi đứa một phương, coi ba mẹ như người thừa trong xã hội. Hoặc có khi, chúng coi ba mẹ không còn có mặt trên đời từ lâu rồi. Cụ nằm viện gần hai tháng, nhưng chưa bao giờ thấy một đứa con nào vác mặt thăm nom. Sáng nay, bác sĩ nói nếu không có giác mạc hay cái gì mạc ấy, sẽ không thể cứu được đôi mắt ông cụ ấy nữa. Mà nghề mộc của ông cụ, mai mốt ra viện nếu không có đôi mắt thì chắc chẳng làm được gì.

Ba tôi lặng đi một lúc.

- Linh, ba tính thế này được không? Mày lên gặp giám đốc bệnh viện, hỏi xin cho ba tờ đơn xin hiến giác mạc hay cái mạc mạc gì đó, để cứu được đôi mắt ông cụ. Mai mốt tao chết cũng chẳng cần đôi mắt mang theo làm gì.

       Ba tôi rành rẽ, dù ông nói “ba tính” như dò ý tôi, nhưng kỳ thực, giọng ông vang vang nói như ra lệnh. Tôi muốn nói với ba rằng, ba ơi, chi mà cực vậy, ruột gan phèo phổi ba đã không lành rồi, còn đôi mắt lành, chân tay lành…, chí ít có được hình hài lành lặn cũng cần giữ lấy để còn đi gặp ông bà chứ. Nhưng họng tôi nghẹn đắng, không cất tiếng nổi.

       Mà cần gì tôi nói, mắt ba tôi long lanh nhìn trực diện như thấu tim gan tôi. Ông lắc lắc cánh tay tôi: “Nha con, giúp ba, nếu không có khi không kịp”. Như có linh tính, ngay sau khi tôi vừa hoàn tất thủ tục theo ý nguyện cuối cùng của ba thì bệnh viện trả ba về cho gia đình. Trước khi rời bệnh viện, ba tôi vẫn nhìn về phía những người bạn già với một ánh mắt nhẹ nhõm niềm vui.

       Ngày chúng tôi đưa ba về lại căn nhà cũ, mảnh vườn cũ mà ba đã vắng bóng gần nửa năm nay, lứa ổi đầu tiên vừa chín tới. Ba khẽ à lên một tiếng, nói với tôi: “Con nhớ hái ổi cho lũ trẻ trong xóm, để rụng phí quá”. Vài ngày sau ba ra đi rất đỗi nhẹ nhàng.

       Thú thực, trước khi ba mất, tôi chưa từng nghĩ tới chuyện có thế giới bên kia hay không. Nhưng sau đó, mỗi khi thắp nhang lên bàn thờ, tôi vẫn dọn hai đĩa trái cây, một đĩa nhỏ cúng ba, một đĩa lớn hơn để ông mời những người khác, nhất là những đứa nhỏ xung quanh. Bởi tôi biết, ông chưa bao giờ ăn miếng ngon một mình.

       Và ngoài khu vườn ba tôi nâng niu từng mầm cây mà ông không đợi ngày ăn trái, tôi luôn thấy bóng ông đi về trong tiếng chim hót, lá reo…

Khôi Nguyên Thảo

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/Aug/2024 lúc 8:42am

5159%20SaoChaLaiGiauConNgNga

       Em lừng khừng trước quán, không chịu vào. Tưởng em không thích không gian, tôi ái ngại hỏi:

- Em muốn đổi quán khác à?

Em lắc đầu, chỉ vào cây dù thật lớn bên hông quán, chỗ chú bảo vệ đang ngồi giữ xe, bộc bạch:

- Cách đây hơn 10 năm, đó là chỗ ông ba em đã ngồi...

       Em nhớ lại, cái ngày em đậu đại học. Buổi tối, trước hôm, cha dẫn em lên thành phố nhập học, ông gọi mẹ em vào buồng, dặn dò: “Ở quê lúc này mùa màng thất bát, ít việc, tôi đưa con Út vô đó học, sẵn tìm việc làm thêm… kiếm tiền lo cho con”.

       Mỗi năm đến mùa tựu trường, em nhớ cảnh hai cha con lặn lội khắp thành phố tìm nhà trọ cho sinh viên. Nhiều ánh mắt tò mò dõi theo cha em với "kho" thức ăn dự trữ từ quê, nào là: miến, măng, cá khô, lạc rang,...

       Một buổi trưa, cha điện thoại cho em, giọng ồ ồ: “Nay quán đông khách lắm, ba không sang đưa tiền cho con được. Con chịu khó ghé qua đây lấy!”.

       Khi em đến gần cái quán mà cha hẹn, trời bất ngờ đổ mưa. Đang trú mưa bên hiên một ngôi nhà, ngước lên, em khựng lại. Tại góc quán này, một người đàn ông cao gầy, nước da màu nắng cháy, đang cầm trên tay ổ bánh mì ăn dở.

       Mỗi khi thấy khách, ông lại đặt vội ổ bánh mì xuống chiếc ghế bên cạnh, nhanh nhẹn chạy ra đẩy xe cho khách. Ông cứ nhấp nhổm theo những chiếc xe khách ra vào quán liên miên.

       Khi quán vãn khách cũng là lúc hai vai áo ông ướt đẫm nước mưa, còn ổ bánh mì thì nhũn nhão cả ra. Vậy mà mỗi khi điện cho con gái, cha luôn cười khà khà, giọng tếu táo khoe: "Cha làm việc nhẹ, lương cao. Ở đây được… ăn ngon, mặc đẹp". Nhìn cha nhai vội ổ bánh mì, cố nuốt cho nhanh, khóe mắt em bỗng cay cay, thầm trách: “Sao cha lại giấu con… công việc nhọc nhằn… ”.

       Chiều ấy, chuông điện thoại reo liên hồi, ba gọi, hối em đến lấy tiền. Nhưng em đã đi thẳng về nhà trọ, không ghé vào quán gặp cha nữa.

       Một tuần sau, em điện cho cha, chỉ nói ngắn gọn một câu: “Ba về quê với mẹ đi. Con đã kiếm được việc làm thêm. Từ nay con sẽ tự lo cho mình…”.

       Nhớ đến ba, em có động lực, miệt mài với những công việc làm thêm: Từ gia sư, phục vụ đến phát tờ rơi... Lúc đầu, ba đâu tin, chỉ khi tận mắt chứng kiến con gái làm việc, ông mới khăn gói về quê.

- Ông cụ vẫn còn mạnh chứ?

Câu hỏi bất chợt của tôi, khiến mắt em rươm rướm.

- Ba em bị tai biến, mất được hơn năm nay!

Sau phút giây trầm tư, thật nhanh, em lấy lại vẻ tươi tắn:

- Dù nhiều năm rồi nhưng mỗi lần đi qua góc đường có quán cà phê này, em vẫn còn nhớ như in hình ảnh ba đang ngồi ăn ổ bánh mì, giữa cảnh trời mưa tầm tã.

Tôi đệm thêm như một lời an ủi.

- Nơi chín suối, ba em sẽ yên lòng. Vì con gái ông đã ăn học thành tài!

Em mỉm cười, đôi mắt vẫn không rời chiếc dù, bên ngoài quán.

       Đôi khi ở đời: Chết chưa phải là hết, chưa phải là tan biến vĩnh viễn vào cõi hư vô. Bởi những hình ảnh đẹp đẽ mà khi còn sống, người ta đã đóng dấu sẽ nằm lại mãi mãi trong trí nhớ của những người thân thương!

 Nguyễn Nga

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 19/Aug/2024 lúc 11:10am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 22/Aug/2024 lúc 7:23am
Dọn Nhà
Dịch%20vụ%20dọn%20nhà%20chuyên%20nghiệp%20tại%20Vinh%20Nghệ%20An%20-%20Dọn%20nhà%20247

Người Việt Nam ta có câu “Ba lần dọn nhà bằng một lần cháy nhà”. Thật đúng như vậy, dù không cháy tiêu, cháy rụi thì cũng cháy “xém xém sương sương” chớ không thể nào còn y nguyên như cũ được. Vì mỗi lần dọn nhà là phải lật tung cả nhà ra, từ trong hốc trong kẹt nào miễn có đồ là phải sọan sành dọn dẹp coi cái nào còn cần dùng mới cho vô thùng mang theo còn cái nào “odd” “lỡ thầy lỡ thợ” hoặc không biết để “làm tế” gì thì bỏ bớt cho đỡ nai lưng ra vác. Sọan một hồi nhức đầu thì thế nào cũng cho vô thùng rác phân nửa thành ra ba lần dọn nhà cộng lại thành cháy nhà là vậy. Nhưng trong một đời người không ai có thể tránh khỏi chuyện dọn nhà, dù là nhà riêng của mình đã mua đứt nhưng lâu ngày cũ kỹ hư hao, làm biếng sơn sửa tân trang có khi còn phải dẹp đi mua nhà khác huống chi người ở nhà mướn thì cứ có dịp dọn dài dài.


Sau năm lần ở nhà mướn dọn tới dọn lui trần ai lai khổ, hai vợ chồng tôi quyết định mua một căn nhà nho nhỏ theo túi tiền dành dụm được và theo khả năng trả mortgage để có thể được an cư từ này về sau. Căn nhà này được xây đâu hồi năm một ngàn chín trăm mấy trước đệ nhị thế chiến lận, kiểu nhà mà người Úc không gọi là house mà là cottage. Nhà được xây bằng gạch đôi có sân trước sân sau thật dài nhưng living space thì nhỏ xíu chật hẹp lại tối tăm vì cái hall way dài nhằng mà không có cửa sổ. Khi tới tay hai vợ chồng tôi thì nó đã được tân trang lại nhiều lần bên trong nên coi cũng được, chỉ có cái vỏ nhà bên ngòai là xưa là già bằng ông già tía của tôi thôi. Hồi còn ở Việt Nam, tôi không thể nào tưởng tượng ra nổi là ở bên Úc có một cái nhà xây sẵn chờ tôi qua ở. Có cái lạ là ngày sinh của tôi là ngày một, năm một ngàn chín trăm năm mươi hai (52) thì căn nhà cũng mang số năm mươi hai, nằm trên con đường một. Cho nên mỗi lần đụng tới chuyện giấy tờ, người ta hỏi DOB (ngày sinh) thì tôi nói là first, (May) fifty two. Và khi hỏi address thì tôi cũng nói fifty two, first ave. Người ta tưởng tôi không hiểu hỏi lại “địa chỉ nhà kìa chớ không phải ngày sinh”. Tôi nói thì “địa chỉ cũng giống ngày sinh đó”. Ai cũng cười nói sao có sự trùng hợp lạ vậy. Tôi nhớ có một bài hát tựa đề là “Con đường mang tên em” thì đây là căn nhà mang sinh nhựt tôi.

Khi dọn vô căn nhà này hai vợ chồng tôi đã bỏ biết bao công sức để sơn phết lại màu sơn theo ý mình, sửa chỗ này một chút, chỗ kia một chút cho lành lặn khang trang. Lúc đó tôi mới khỏang bốn mươi tuổi, còn có thể leo thang lên xuống thoăn thoắt như khỉ leo cây nên rất hăng hái phụ với ông xã sửa chữa nhà, cạo sơn cũ, phết sơn mới nhuyễn nhừ như thợ chuyên môn. Cộng thêm cái tánh sạch sẽ kỹ lưỡng, chỗ nào tôi cũng leo lên lau chùi sạch trơn láng bóng, nhà bếp lót gạch mới, phòng khách phòng ngủ thay thảm mới nên trông mới mẻ sáng sủa hẳn lên khiến lúc đầu tôi rất vừa ý hài lòng. Lại thêm, hai vợ chồng tôi, người nào cũng thích bông hoa cây kiểng cho nên sau khi trang hòang nhà cửa bên trong xong là chúng tôi bắt đầu đi rảo nursery. Tuần nào cũng đi “tha” một mớ bông hoa về trồng. Sân sau dài ba chục thước mặc sức mà cắt cỏ làm vườn. Lúc đầu chúng tôi đi những nursery gần nhà, từ từ đi tuốt lên Dural ở North Sydney để tìm những lọai hoa hồng lạ như “blue moon” hoặc “black beauty” hay “chameleon”. Dần dà, từ sân trước ra tới vườn sau cả thảy ba chục cây hoa hồng đủ màu, ngòai ra còn trồng thêm mấy cây hoa anh đào, hồng ăn trái, chanh giấy, rau thơm và những lọai hoa theo từng mùa xuân hạ thu đông. Bởi vì sau bảy năm trời làm lụng vất vả, tiết kiệm để dành, giờ đây mua được cái nhà thì việc trước tiên chúng tôi phải thực hiện là hình thành một vườn hoa xinh tươi muôn vẻ muôn sắc như ước vọng khi xưa chúng tôi đã từng tưởng tượng vẽ vời.

Sau bốn năm trong căn nhà đó thì ba má và em gái tôi sang đòan tụ gia đình. Nhà chỉ có ba phòng cho bốn người ở nhưng bây giờ thêm ba người vào thì có hơi chật chội nhưng cũng không đến nổi nào. Tôi đặt thêm một cái giường trong phòng ngủ con gái để em tôi ở chung với cháu. Còn phòng ăn, tôi giăng lên một bức màn cho thằng em ngủ vì phòng thằng em phải nhường lại cho ba má. Bàn ăn thì đem ra trước phòng khách cũng còn rộng rinh. Người mình có câu “Ăn thì nhiều chớ ở mà bao nhiêu, khéo ăn thì no, khéo co thì ấm” là vậy.

Nhưng chưa tới hai năm thì cô em gái đi lấy chồng dọn về vùng có nhiều người Á châu Việt Miên Tàu sinh sống nên ba má tôi cũng dọn theo về dưới đó để có bạn bè hàng xóm cho vui. Ra đường đi chợ đi phố thì tòan nói tiếng mình rất là dễ dàng thuận tiện như ở quê nhà, chớ nơi tôi ở thuở đó rất ít người đồng hương, nhà lại xa chợ xa shop nên suốt gần hai năm ba má tôi như người câm điếc, què quặt, không có ai trò chuyện, cũng không dám đi đâu một mình. Ngày nào cũng ngồi ru rú trong nhà hoặc đi ra đi vô chờ tới chiều tối mới gặp mặt con cháu đi học đi làm về. Cuộc sống chỉ quanh quẩn trong bốn bức tường lạnh lẽo thật buồn tẻ hiu quạnh biết bao. Khổ hơn nữa là nhà tôi lại thiếu dương khí, mùa đông cần có nắng cho ấm nhà thì mặt trời lại ngỏanh mặt làm ngơ quay hướng khác (dù có máy sưởi nhưng ba má tôi ăn không ngồi nhà đâu dám mở máy sưởi suốt ngày). Còn mùa hè cần mát thì cứ khỏang ba giờ chiều là nắng chang chang rọi ngay cửa nhà sau nóng hừng hừng thấy phát sôi gan. Nếu được warm in winter, cool in sumer thì tốt biết mấy, đỡ lạnh đỡ nóng cho ba má tôi, đàng này thì ngược lại khiến tôi bắt đầu cảm thấy căn nhà của mình hơi khó ưa .

Ở trong chăn mới biết chăn có rận. Ngòai cái lạnh thấu xương vào mùa đông còn thêm những “rận rệp” khác nữa. Kiểu nhà xưa xây không được thóang, thiếu ánh sáng bên trong nên nhà dễ bị ẩm, nhứt là tường và trần nhà, tường thì nứt, trần nhà thì lổ chổ thâm đen. Tường nứt thì còn dễ, chỉ cần mua silicon ở hardware về trét rồi sơn lại cùng màu như cũ là xong. Chỉ có trần nhà là “nặng tội”. Vì những căn nhà xưa người ta hay làm ceiling kiểu cọ hoa hòe rất khó sơn sửa tô phết. Sau nhiều năm thì lớp nước sơn do những chủ nhà trước sơn bồi lên nhiều lần bắt đầu tróc ra, nhìn lên ceiling tôi rất khó chịu vì thấy nó giống như cá rô chiên xù. Cái điệu này thì chỉ có nước mướn thợ lại thay nguyên cái trần nhà chớ tự biên tự diễn làm sao cho kham.
Dung, con gái tôi cũng ngán ngẩm nhìn lên rồi nói:
            - Hay là mình bán căn này, mua nhà khác đi má chớ kêu người ta lại dở cái ceiling ra messy lắm, mình đang ở mà phải sửa thì bụi bặm dơ hầy chịu sao nổi.
Tôi thở dài:
            - Đâu phải muốn bán là bán được đâu, rắc rối lắm, dễ gì ba con chịu. Ổng sợ dọn nhà lắm rồi. Lại nữa bán trước thì mình đi đâu ở, ở nhà mướn nữa chắc chắn là ổng không đồng ý rồi. Còn nếu như kiếm mua trước thì tiền đâu mà trả. Sức mấy mà ổng chịu mượn ngân hàng trả tiền lời, chuyện đó mà nói ra thì chắc ổng sẽ hầm hừ nói là over my dead, dead, dead body thôi.
Dung vẫn lạc quan nói tiếp :
            - Để con nói cho. Tuần sau má lấy báo Torch (báo local có đăng dịch vụ bán nhà) vô để hai mẹ con mình kiếm nhà, kiếm từ từ chừng nào thấy có căn nào coi bộ được thì rủ ổng đi coi. Ổng không chịu thì con chở má đi.
Tôi cười ngúyt con gái :
            - Ổng không chịu đi thì mình đi làm gì. Coi được mà không mua được thì chỉ thêm ấm ức tiếc rẻ. Vả lại, ổng không chịu thì mình lấy tiền đâu mua.

Nói vậy chớ hai mẹ con tuần nào cũng coi báo kiếm nhà. Một bữa chiều ăn cơm xong, ba cha mẹ con thả bộ đi dạo mát. Dung lên tiếng:
            - Ba à, con với má thấy trong báo có căn nhà coi được quá. Thứ bảy này mình hẹn đi coi thử nghe. Nhà mình xưa quá xá rồi, sửa tới sửa lui hòai mắc công quá, bán quách mua nhà khác ở cho khỏe đi ba.
Ông xã tôi khựng lại :
            - Xưa thì xưa chớ nhà này gạch đôi vững chắc lắm, mình ở tới khi mình sụm, nó vẫn còn y nguyên chớ nhà mới xây bây giờ đa số là brick veneer chỉ có một lớp gạch thôi, dễ sập lắm. Mà có cái nhà ở là có phước lắm rồi còn chê cũ chê mới, biết bao nhiêu người homeless phải ở gầm cầu, ga xe lửa không thấy sao. Với lại ba sợ nợ nần lắm, mới vừa dứt nợ, mới thấy khỏe được một chút là hai má con mày lại bày đặt đòi đổi nhà. Ba già rồi, mai mốt hưu trí rồi lấy tiền đâu mà trả.
Tôi chen vô:
            - Thì mình đừng có mua nhà mắc hơn căn mình đang ở nhiều quá. Giả sử như mình bán căn nhà này bốn trăm ngàn thì mua lại căn khác khỏang bốn trăm rưởi. Đi xa hơn một chút về vùng hướng tây thì nhà rẻ hơn mà còn mới hơn nhà mình bây giờ, em với con Dung tính vậy đó chớ đâu phải đèo bồng đòi nhà cao cửa rộng vói không tới đâu mà sợ.
            - Bao nhiêu cũng không chịu bán nữa chớ ở đó mà giả sử bốn trăm. Anh chỉ muốn ở yên một chỗ cho tới khi nằm xuống thôi, sợ dọn nhà lắm rồi. Biết bao nhiêu là chuyện rắc rối phiền phức. Mua cái mới bán cái cũ, đàng nào cũng phải tốn tiền stamp duty và “cúng” cho mấy ông luật sư ăn hết.

Phán xong, ông xã tôi đi te te một nước như sợ hai mẹ con kèo nài thuyết phục thêm một hồi nữa rồi lại sinh cãi cọ, bỏ hai mẹ con tôi tiu nghỉu lẻo đẻo đàng sau. Thế là hết một buổi chiều êm ả walking around the block.
Nhưng tôi cũng không vì vậy mà give up. Nhận thấy ông xã stubborn khó lay chuyển, tôi lại xoay qua bày chuyện sửa nhà. Tôi nói :
            - Nếu anh không chịu cho đổi nhà khác thì mình phải thay ceiling, chớ mỗi lần nằm ở sopha ngó lên trần nhà trông như cá rô chiên xù thấy mà bực bội, ngứa mắt gì đâu. Nếu anh muốn cố định ở đây tới chết thì phải đổi ceiling khác, bằng không là em không bao giờ shut up đâu à.
Ông chồng tôi xụ mặt xuống cằn nhằn:
            - Em sao rắc rối quá, ai biểu em ngó lên trần nhà làm gì, trên đó có gì mà coi. Làm ơn coi TV giùm cái đi. Mở TV không coi cứ lo nhìn lên ceiling. Bộ em nói muốn thay dễ lắm à, phải dời hết đồ đạc trong phòng khách, đem cái đám cồng kềnh này đi đâu bây giờ, lại còn bụi bặm ngập đầu dơ thảm rồi lại đòi thay thảm nữa. Mệt “bà” quá đi. Cứ mỗi lần thấy bà ngó lên trần nhà là tui thấy rầu, biết bà muốn nói cái gì rồi.
Khi mà ông xã tôi đem chữ “bà” ra nói chuyện là phải biết tình hình đã căng thẳng lắm rồi. Tôi bỏ ra sau vườn, vừa đi vừa nói ngóai lại :
            - Người gì đâu mà bàn chuyện gì cũng bác ra, không có thiện chí hợp tác. Để rồi coi, rốt cuộc ai đúng ai sai. Ai hổng biết sửa nhà là phiền là mệt nhưng bây giờ còn sức không lo tính, để già thêm nữa, chừng đó muốn làm thì lực bất tòng tâm.

Ông xã tôi đi làm cả ngày, chiều về cơm nước xong thì đọc sách báo hoặc xem TV chớ có rảnh mắt đâu mà thầy cái ceiling sần sùi như vãy cá nhưng từ khi nghe tôi than phiền lãi nhãi mãi ổng cũng bị ảnh hưởng đôi chút nên bắt đầu thỉnh thỏang nhìn lên ceiling và chẳng biết nghĩ sao, một bữa tôi bỗng thấy ông lật báo trang quảng cáo tìm thợ thay trần nhà.
Thay xong ceiling, ông xã tôi bỗng nổi hứng nảy ý định thay hết mấy cái cửa sổ trong nhà theo kiểu mới bây giờ là sliding thay gì phải mở bật nguyên cánh cửa ra. Người thợ nói:
            - Nhà cũ quá rồi, ông thay làm gì cho uổng mười mấy hai chục ngàn. Ở một lúc nữa rồi mua nhà mới đi. Nhà cũ mấy chục năm, dây điện, ống nước âm trong tường cũng cũ và mục rồi, nếu có khả năng thì mua nhà mới dưỡng già tốt hơn. Khỏi sửa sang gì nữa.
Ý kiến ông thợ sao mà đúng ý tôi quá xá. Tôi thầm nghĩ, vậy mà mình với con Dung nói không chịu nghe. Thôi kệ cứ hy vọng đi, thế nào từ từ ổng cũng sẽ suy nghĩ lại. Ngày mai thế nào trời cũng sáng.

Vài năm sau, khi con gái tôi lấy chồng mua một cái unit ở riêng, hai vợ chồng nó mời ba má lại coi nhà mới, nhà kiểu open plan bây giờ thóang khí sáng sủa, Ông xã tôi thấy rất thích, cộng thêm con gái nói thêm vào là nhà có đất như của ba bây giờ bán rất được giá, mà ba thì càng ngày càng già, đất rộng làm gì chỉ mắc công cắt cỏ. Thôi thì bán quách lấy tiền mua một cái town house mới xây ở cho thỏai mái.

Thế là từ hôm đó, ông xã tôi xuôi theo ý vợ con bàn chuyện kiếm nhà. Trước nhứt là tìm agent khảo giá nhà mình và nhờ đăng bán. Căn nhà vừa được cho lên internet thì hôm sau có người điện thọai lại xin coi liền.
Đó là một couple khỏang ngũ tuần và hai thằng con trai người Singapore. Hai ông bà và hai thằng con chia nhau đi từ sân trước ra sân sau, từ ngòai vô trong, xem xét kỹ lưỡng mỗi phòng mỗi chỗ và luôn miệng khen. Thật sự, tôi với tính vén khéo siêng năng, thường xuyên dọn dẹp nên nhà cửa vườn tược lúc nào cũng đẹp đẽ ngăn nắp trông rất bắt mắt không chê vào đâu được. Hai ông bà người khách xem xong hẹn ngày mai sẽ dẫn thêm con dâu tương lai và bà con tới xem lần nữa rồi mới quyết định. Qua ngày sau là ngày thứ bảy, khỏang 10 giờ sáng, ba chiếc xe nhà dừng lại trước nhà tôi. Một đám người cả thảy gần chục mạng và hai đứa con nít 4- 5 tuổi kéo nhau tới coi nhà. Lần này họ lại đem theo một anh thợ chuyên môn tân trang nhà cửa. Họ chỉ chỗ này chỗ nọ hỏi anh thợ sửa được không. Chỗ nào anh thợ cũng gật đầu nói OK, piece of cake, easy hết. Vì vậy hai hôm sau họ đồng ý đặt cọc $1,000 để giữ căn nhà không cho người khác coi. Thời gian này gọi là cooling period, nếu quá bảy ngày họ không xúc tiến thì chủ nhà có quyền đăng bán tiếp và tiền cọc cũng không được trả lại.

Đến lúc này thì hai vợ chồng hối hả chạy kiếm nhà ráo riết. Vừa kiếm trong báo mà cũng vừa chạy vòng vòng coi chỗ nào có để bảng For sale thì ghi số phone về gọi. Đi coi mười mấy căn nhà đều không vừa ý, hễ thuận tiện chỗ này thì bất tiện chỗ kia đến phát nãn định bỏ ý định bán nhà. Sau cùng mới chấm được một cái town house vừa mới xây xong. Nói tiếng là town house nhưng bên trong thật rộng, ba phòng ngủ, hai nhà tắm, ba toilet. Chúng tôi rất ưng ý căn này vì tầng dưới có một phòng ngủ secours và bathroom bên cạnh rất tiện lợi, nếu về già leo lầu không nổi nữa thì đóng đô ở dưới luôn như nhà trệt.            

Sau khi thương lượng giá cả xong xuôi, chúng tôi tiến hành thủ tục luật sư. Một tuần sau bên người mua trở lại xin coi lần nữa rồi sau đó deposit 10% giá nhà. Phần chúng tôi cũng trả 10% cho căn town house mới. Đến nước này thì không bên nào còn có thể rút lui được nữa, vì nếu đổi ý thì sẽ mất trọn mấy chục ngàn.

Bây giờ cái khó là chúng tôi phải bàn với luật sư sắp xếp làm sao cho ăn rập với bên người mua, dọn ra và dọn vô cùng một ngày. Chúng tôi thì muốn dọn vô nhà mới lúc nào cũng được vì căn town house vốn là nhà mới trống không. Nhưng kẹt cái là muốn dọn vô thì phải chồng tiền đủ cho chủ nhà, mà muốn có đủ tiền là phải đợi tới ngày settlement người mua mới trao tiền và số tiền đó sẽ trả qua căn nhà mới của chúng tôi. Cái rắc rối là ở chỗ đó, nghèo đi đôi với khổ là vậy, nhưng luật sư bảo đảm sẽ được thôi miễn là giờ chót bên phía người mua không đổi ý bỏ mấy chục ngàn tiền cọc.    

Trong lúc chờ hòan tất thủ tục mua bán nhà thì chúng tôi bắt đầu chuyện “thanh tóan” đồ đạc trong nhà. Những thứ mà từ trước tới giờ “bỏ thì thương vưong thì tội” bây giờ thì không thương không tội gì nữa mà phải dứt khóat cái rụp thôi chớ mang theo lỉnh kỉnh về nhà mới chỉ tổ thêm rác. Và hơn nữa biết đâu chừng trong mớ đồ lâu ngày không đụng tới đó có một đống trứng gián, đem về nhà mới nó nở ra một đám gián con bò đầy nhà như Việt cộng tràn ngập miền nam thì chết toi.

Chúng tôi đi xin một mớ thùng carton ở mấy tiệm tạp hóa về chất những đồ ít dùng vô từ từ. Lại một phen hai vợ chồng đôi co với nhau là cái nào để cái nào bỏ. Thường ngày đồ ở đâu thì đều có chỗ ở đó không thấy bao nhiêu nhưng khi lôi ra mới thấy chóng mặt nhức đầu hoa mắt. Có những thứ mua về để dành secours hay quà ai tặng đâu hồi đời cố hỉ nào mà quên lấy ra dùng như đồ linen, ấm điện, bàn ủi vv…bây giờ có dịp sọan tủ mới thấy chình ình ra đó. Và khi sọan tới thư từ, hình ảnh, vật lưu niệm cũ của thân nhân bè bạn thì lại thêm một phen “chết trong lòng một ít” vì những kỷ niệm xưa bỗng ùn ùn kéo nhau trở về làm ngẩn ngơ cả ngày trời không biết tính sao, tiếp tục giữ nữa hay là bỏ quách cho nhẹ bớt tâm tư để một mai ra đi được thanh thản nhẹ nhàng. Nhưng rốt cuộc rồi thì tình nặng hơn lý, chừng nào chết hẳng hay chớ bây giờ còn sống thì còn phải có kỷ niệm gắn liền. Thế nên sau một hồi phân vân cân nhắc, tôi lại cho tất cả vào thùng dán băng keo lại rồi label là “lưu niệm”.

Cứ mỗi ngày tôi dọn một chút, hết tủ này tới tủ nọ, đụng tới chỗ nào cũng phải bỏ bớt một mớ cho giáo hội nhứt là quần áo. Xuân hạ thu đông, cứ hễ on sale là mua nhét vào tủ, bây giờ sọan ra thấy có cái còn chưa có dịp mặc lần nào. Nghĩ lại hồi mới tới, từ Mã Lai qua Úc, gia tài của bốn đứa chỉ có một túi xách nhỏ nhẹ tưng may bằng bao đựng đường nhưng vẫn phây phây sống còn bây giờ đồ đạc như cái chợ mà cũng thấy chưa đủ xài.

Đó là mới có phần quần áo, còn gia dụng, đồ nhà bếp, nồi niêu soong chảo chén dĩa, tương chao xì dầu nước mắm hằm bà lằng, dầu ăn sale chứa chật cả tủ bếp, bột giặt sale cũng mua để đầy một laundry. Cũng bởi vì trót sinh ra và lớn lên ở một xứ nghèo, cộng thêm chiến tranh triền miên đời này qua đời khác, người mình ai cũng biết thủ thân thủ đồ “tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn”. Thói quen đó đã tiêm nhiểm xâm nhập trong xương trong máu cho nên giờ đây dù sống trên một đất nước thanh bình giàu có, không cần lo đói rét giặc giã gì nữa nhưng người mình đã bị ám ảnh không bỏ được cái cố tật trữ đồ. Tôi thì còn đỡ, trữ cũng có chừng mực, gối đầu thôi chớ ông xã tôi thì hay lo xa, chứa đồ ấp lẩm khiến tôi nhiều lúc phải bực bội cằn nhằn nói quanh năm suốt tháng nó sale liền liền, mua làm gì cho nhiều mắc công kiếm chỗ cất, có khi xài không kịp bị quá date cũng phải bỏ thôi. Và bây giờ hậu quả là phải chất vô thùng để chở qua nhà mới. Sau khi đồ đạc vô thùng hết, kiểm điểm lại thì tổng cộng cả thảy là sáu chục thùng, mỗi thùng đều có dán một miếng label bự chảng.

Chưa hết đâu, đồ trong nhà xong thì tới đồ garden shed, nào là máy cắt cỏ, cuốc, xuống xà beng, đồ nghề handy man, kềm, búa, cưa, khoan, đụt, giũa…và mấy thùng nước sơn thùng nào cũng lưng lửng nửa chừng. Còn bông hoa cây cảnh cũng đầy một vườn. Trồng dưới đất chưa đủ còn trồng thêm trong chậu, lại là chậu sành xê dịch không nhúc nhích mới chết cái lưng. Cái điệu này chắc phải ba người khuân lên xe mới nổi. Bởi vậy đời có câu “cái thân ngọai vật là tiên trong đời” thật chí lý.

Vào đêm trước ngày settlement, ông xã tôi phải thương lượng với người chủ nhà mới của mình xin được xử dụng cái garage để chở bớt những gì có thể chở bằng xe nhà được thì đem qua trước. Từ 6 giờ chiều cho tới 12giờ khuya, chạy tới chạy lui mấy chục chuyến mà cũng chẳng vơi được bao nhiêu thùng. Sáng hôm sau, trước khi moving truck tới, tôi nhờ ông xã chở đi Mac Donald mua hai chục cái bacon & egg muffins và coffee đem về cho mấy tay phụ dọn nhà ăn điểm tâm. Chuyến thứ nhứt qua tới nhà mới là đã 11 giờ trưa, lúc đó chúng tôi vẫn chưa chính thức được quyền vào nhà vì mải tới 2 giờ chiều mới là dead line giao tiền và bàn giao nhà giữa hai đàng mua bán. Theo luật là vậy chớ thật ra đã vào được garage thì chỉ cần mở cái chốt cửa internal access là sẽ vào nhà được thôi chớ gì. Nhưng chúng tôi không muốn làm vậy để mang tiếng người Việt Nam vô luật lệ. Vì vậy đồ đạc phải tạm thời xuống garage (cũng may là double garage rất rộng) cho trống xe để trở về nhà cũ “rước” thêm mớ đồ còn lại cùng mấy chậu hoa kiểng và chú chó thân yêu. Sau khi dọn đồ đạc ra hết khỏi nhà và clean up sạch sẽ, người mua tới nhận chìa khóa thì lúc ấy luật sư của họ mới chuyển tiền sang luật sư bên chúng tôi để trả cho căn townhouse mà chúng tôi đã sẵn sàng dọn vào. Thật hú hồn! Thank God! Everything is under control at last.

Trải qua lần dọn nhà này, ông xã tôi sụt mất bốn ký lô. Ổng nói thật là căng thẳng và mệt hơn đi vượt biên gấp mười lần. Vượt biên chỉ có xách theo cái mạng, mà cái mạng của mình thì do trời định đọat còn dọn nhà thì mình phải tính tóan đủ thứ, khiêng vác lung tung muốn cúp xương sống, gãy xương sườn hao hơi tốn sức giảm thọ. Riêng tôi cũng tởn tới già tới chết luôn cái chuyện dọn nhà. Tôi tâm niệm rằng dù cho cái nhà mới này có bị faulty chỗ nào đi nữa thì cũng rán ở luôn cho tới mãn kiếp chớ sẽ không đổi dời gì nữa từ đây. Bây giờ có chăng chỉ là một lần dọn cuối cùng là về quê nơi chốn vĩnh hằng. Lần dọn này thì khỏe biết mấy bởi vì lúc đó tôi không cần phải mang phải xách chi cả, chỉ có cái hồn phiêu diêu bay bổng nhẹ như mây trời. Chừng đó thì:

Của trần trả lại thế gian
Trở về cát bụi còn toan lo gì
Phù du cõi thế tiếc chi
Tay không thanh thản ra đi nhẹ nhàng…

  Người Phương Nam




Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 23/Aug/2024 lúc 11:47am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/Aug/2024 lúc 9:35am




Hắn chịu thiệt là mình mê chơi, ham vui, và vì thích chơi vui nên khoái nhậu.

Còn gì buồn bằng việc phải về nhà sớm vào những buổi chiều cuối tuần dìu dịu nắng, gió nhẹ hiu hiu, phải ngồi một mình trong những buổi trưa trời mưa rả rích.

Có gì vui bằng được ngồi trong một cái quán nào đó, hơi ồn ả, phức tạp một chút. Ở đó, mỗi người mang tới một màu sắc mùi vị, một tính cách khác nhau, đa dạng như cuộc đời tươi đẹp này .

Họ có thể không có lý do gì rõ ràng hết, cũng có thể vì gặp người bạn cũ lưu lạc lâu rồi, một hợp đồng kinh tế mới ký, buồn do thất tình, vui vì mới cưới vợ xong... và niềm tự hào duy nhất của hắn khi ngoái nhìn lại nửa đời bia bọt là có lúc hắn đi quán chỉ vì nhớ cha, nhớ quá trời.

Ngày xưa, cứ năm ba bữa hắn lại chở cha đi nhậu. Đó là những bữa hắn bỏ rơi đám bạn bè mà không đứa nào dám giận, có đứa còn ngồi tấm tắc, ước gì tao còn ông già, đứa khác nghe lòng thẹn thùa, lâu rồi mình không về thăm, ăn một bữa cơm với ba, chỉ đoàn tụ đuợc mấy bữa giỗ nhưng hôm đó, ông già khề khà chung mâm của ông già, con ngồi cụng ly với đám bạn cùng cơ quan, nhậu nhẹt vốn là chuyện ít câu nệ nhất, xuề xòa, hòa đồng nhất mà hai ba con còn không thể sánh vai ngồi, nói chi...

Nên hắn được bạn thương lắm, nể nhiều, tụi nó tò mò theo hỏi:

"Nhậu với ông già, vui hôn mậy?"

Hắn nói vui, vui lắm, ít ai kiếm được một ông bạn nhậu quý như vậy.

Khi đi hắn chở cha, lúc về, cha sợ hắn say, nên cha giành chở.

Ngồi lâu nhưng uống không nhiều. Cha hắn thường bảo:

- Uống ít còn nhiều, còn bạn bè, còn tự chủ, còn nhân cách, còn là mình, uống nhiều mất hết. Rượu bia là thứ để thưởng thức chứ không phải nốc vô tội vạ để khoe tài. Cái thức uống này là để rạng rỡ lòng chứ không phải tiêu sầu.

Nên hắn vô chừng hai ly là có thể nói chuyện cởi mở với cha như một người bạn đồng niên.

Có bữa, hắn ngà ngà say nên nổi hứng đọc bài thơ con cóc, cha cười:

"Vậy là cha biết tại sao con thích la cà quán nhậu rồi, để hứa hẹn như đinh đóng cột với mọi người cái chuyện mình không bao giờ làm được, gõ cái chén ca bằng cái giọng tệ... không chịu được, nói cho hả hê những ấm ức trong lòng... tất cả những chuyện đó, lúc tỉnh, con không bao giờ làm".

Hắn cũng cười :

"Nhậu cũng khổ lắm cha ơi, đầu tháng có tiền, nhậu toàn món sang. Cuối tháng, còn chừng mười ngàn trong túi đành ngồi nhậu với đậu phộng luộc, cá khoai khô. Lúc nầy kể ra thì xấu hổ đây, đi ngang quán quen chạy thiệt chậm coi có thằng bạn nào ngoắc lại không, ngoắc nhẹ mình tự ái chạy luôn, ngoắc mạnh mình ghé lại, tình bạn nhiệt thành vậy, con phụ sao đành".

Cha cười ha ha, cái thằng...

Hắn giống cha, giống nhất là nhiều râu. Râu cha xồm xoàm, cứng tua tủa, ngả màu bạc, râu con cạo sạch nhưng vẫn xanh rì dưới làn da.

Hắn càng uống càng đỏ mặt, cha càng uống càng xanh. Hắn nói với cha về những khó khăn trong công việc, về con bạn hắn thương sắp lấy chồng (đặc biệt chuyện này lúc tỉnh dễ gì hắn mở miệng), cha ờ ờ, hồi trẻ, cha cũng bị thất tình hoài. Hắn ngạc nhiên :

"Cha nói chơi, "cứng" như cha, từng vào sinh ra tử với quân thù, cũng biết cảm giác nẫu ruột khi mất người yêu như đám thanh niên bây giờ sao?"

Tự nhiên hắn thấy giữa mình và cha hình như không còn khoảng cách nào hết, vì có thể nói và nghe nhau. Có lần, hắn còn kêu cha lấy vợ đi, lấy cô giáo già thương cha hoài, chờ cha hoài đó.

Cha cười, "cha già rồi".

Hắn gạt ngang, "Già đâu mà già, cha còn "ngon" lắm, lần nào cha con mình nhậu con cũng say trước...".

Cha hắn bật cười, cái thằng uống rượu như xe bồn mà dám giả đò say. Nhưng có điều chắc cha chưa biết, hắn làm vậy để được cha che chở, dìu dắt như ngày còn bé. Đàn ông lớn xác vậy nhưng đôi lúc vẫn thèm, đời ngoài kia trần trụi và khốc liệt quá mà...

Rồi một ngày, hắn đến quán một mình, ngồi chỗ cũ, gần song cửa đóng bằng thẻ tre bù xè đã ăn thủng lỗ chỗ, phấn rắc lấm tấm mặt bàn.

Hắn đòi hai cái ly, một dĩa đậu phộng rang, run rẩy rót rượu tràn ra bàn rồi đau đáu nhìn về chiếc ghế trống trước mặt. Cha hắn đi rồi, đi xa lắm, cô phục vụ xinh đẹp rụt rè ngồi xuống chỗ cha thường ngồi, cô bảo:

- Hôm rồi xe tang đi qua, em thấy giống bác, em đã ngờ ngợ... Hỏng ngờ...

Hắn không nói gì hết, sợ mở miệng ra sẽ bật khóc. Đàn ông đàn ang ai khóc trước mặt con gái, kỳ.

Sau này gặp lại, cô phục vụ cười:

- Chừng nào em lấy chồng, em sẽ chọn một người y hệt anh, một người có thể chở cha mình đi nhậu. Bây giờ, ít người làm vậy lắm - Rồi cô nghẹn ngào - Sao thấy anh em nhớ bác quá, anh à.

Người tri kỷ xưa vừa đi, người tri kỷ khác lại đến.

Cha mất hai năm, cô phục vụ nọ thành vợ hắn, người vợ duy nhất không cằn nhằn khi chồng đi nhậu, vì cô biết, có lúc chồng mình cũng bỏ mặc đám bạn bè để một mình đến quán cũ, ngồi nhớ thương người bạn nhậu cũ. Nói cho cùng, la cà ở quán nhậu cũng hỏng phải là chuyện xấu lắm...

Nguyễn Ngọc Tư 
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 30/Aug/2024 lúc 10:16am

Người Con Nào Thì Cũng Thương Mẹ…

 


Tôi đậu cử nhân Luật năm 1971. Ít lâu sau thì xin được vào tập sự tại văn phòng của một vị luật sư khá nổi tiếng bạn thân với bố vợ tôi. Làm luật sư tập sự thì nhàn, đồng lương tương đối cũng khá. Hàng tuần, đi làm về tôi thường tới Trung tâm văn hóa Nhật ở đường Phan Ðình Phùng học thêm tiếng Nhật. Học cho biết vậy thôi, nghề luật sư không đòi hỏi phải biết tiếng Nhật. Sau ba năm tập sự, tôi thi đậu và được Luật sư đoàn công nhận luật sư chính thức, cho phép treo bảng đồng, lập văn phòng riêng.

Chưa đầy một năm sau thì tôi thôi không làm luật sư nữa mà cũng thôi không đi học tiếng Nhật,


bởi vì các trung tâm ngoại ngữ đã đóng cửa. Tôi trông nom con cái cho vợ tôi đi dạy, thỉnh thoảng cũng kiếm ăn được chút đỉnh do liên lạc với các trung tâm dịch vụ pháp lý. Người ta đưa các đơn từ, giấy má tiếng Nhật hoặc tiếng Anh đến, chúng tôi dịch phụ. Tiền bạc trung tâm tính toán rất tốt nhưng cũng chẳng được bao nhiêu.

May sao thời kỳ mở cửa, nhờ chút ngoại ngữ tôi nộp đơn xin được vào làm trong một khách sạn kiêm nhà hàng sang trọng. Tôi giữ chân tiếp đón khách, mời họ ngồi vào bàn, ghi những món họ muốn dùng, báo cho nhà bếp biết rồi các cô tiếp viên bưng ra. Tiền lương đỡ lắm, đã vậy mà mỗi cuối tháng chúng tôi còn được thưởng thêm, vợ tôi có vẻ yên tâm lắm.

Một hôm ông giám đốc khách sạn cho người gọi tôi lên văn phòng ở trên lầu. Ông chỉ chiếc ghế trước mặt trong căn phòng lạnh bảo tôi ngồi rồi cầm gói thuốc ba số năm trên bàn mời tôi hút:

  • Anh quản lý nói anh biết nói tiếng Nhật ?
  • Vâng. Thưa ông giám đốc, ngày trước tôi có học tại trung tâm Nhật ngữ vài năm, giao dịch cũng đỡ nhưng bỏ lâu không xài nên đã quên nhiều.
  • Bây giờ còn sử dụng được chứ ?
  • Vâng, có lẽ tạm được.
  • Vậy thì tốt. Công việc tôi cần nhờ anh là thế này anh Trình ạ…

Ông ngắt ngang câu chuyện, với tay lên chiếc giá ở phía bên cạnh lấy hai chiếc cốc cao cẳng bằng pha lê rồi mở một chai Champagne của Pháp, rót ra hai ly, đặt trước mặt tôi một ly: Mời anh !

  • Xin cám ơn ông giám đốc.
  • Cứ uống đi mà.. Chúng ta làm hết chai này, vừa uống vừa nói chuyện…

Ông này là tay sành sỏi, điệu nghệ. Bây giờ ông mới mở cái món bài tủ là rút trong ngăn kéo ra một gói Dunhill ‘black label’ mới tinh còn nguyên xi chưa bóc giấy bóng, gỡ giấy kiếng, bảo tôi dụi điếu thuốc ‘ba số’ vào chiếc gạt tàn rồi lịch sự cầm cả gói chìa về phía tôi, mời tôi hút.

  • Champagne Pháp phải đi đôi với thuốc Ăng-lê mới tốt !
  • Vâng, thưa ông giám đốc.
  • Nào, mời anh !
  • Không dám, mời ông giám đốc.

Chúng tôi nâng ly. Khốn khổ, rượu Champagne dù loại ‘chính hiệu’ của Pháp hoặc thuốc lá Dunhill ‘black label’ đi nữa đối với một luật sư như tôi cũng đâu có lạ. Vậy mà bây giờ sao tôi thấy nó ngon thế, cứ mát cả ruột! Nhưng cũng sờ sợ, phải có chuyện gì ông giám đốc mới ‘ưu ái’ với tôi đến thế !

  • Bên công ty du lịch họ báo cho chúng ta biết khách sạn chúng ta sắp đón một vị khách quan trọng. Ông này người Nhật, muốn đích thân sang xem xét, ký kết hợp đồng về các máy móc điện tử hay chế tạo linh kiện điện tử gì đó tôi không biết rõ. Họ nhờ chúng ta… Nói thật ra là họ chỉ thị chúng ta phải biệt đãi với khách. Phải dùng mọi cách làm thế nào khách được vừa lòng.
  • Thưa ông giám đốc, chúng tôi vẫn tiếp đãi hết sức lịch sự vói mọi khách hàng.
  • Ðúng thế, tôi hiểu. Nhưng theo tôi biết, ông giám đốc này hình như hơi già nên rất khó tính. Ví dụ trên công ty họ báo ông ta chỉ dùng tiếng Nhật, không dùng bất cứ một thứ tiếng nào khác. Ngoài ra, có lẽ cũng vì tuổi tác, tính nết ông ta cố chấp, khắc khổ, không thích giao thiệp với mọi người.

Xương sống lưng tôi lạnh toát. Tôi hiểu ông giám đốc khách sạn đang muốn đề cập chuyện gì. Quả nhiên, ông ta kết luận: – Tôi đã bàn tính với ông quản lý. Trường hợp này ta phải dùng tới một người tương đối lớn tuổi, có căn bản học vấn – nghĩa là dùng người trí thức đàng hoàng chứ không thể đưa ra mấy cô chiêu đãi viên trẻ đẹp hoặc vài nhân viên thông dịch tiếng Anh tiếng Nhật bình thường. Anh đồng ý với tôi chứ ?

Ðồng ý cái khỉ khô! Tôi là anh bồi khách sạn chứ là cái quái gì mà đồng ý với không đồng ý.

  • Thưa ông giám đốc, tôi nghĩ cũng đúng.
  • Xét trong khách sạn, anh phù hợp với các điều kiện đó. Tôi chỉ định cho anh làm công tác mới giúp đỡ khách sạn. Nếu anh tranh thủ được cảm tình của ông ta, chẳng những khách sạn có hoa hồng riêng cho anh mà bên đầu tư cũng có phần thưởng. Họ hứa như vậy. Còn nếu không tranh thủ được…

Ông ta bỏ lửng song tôi hiểu. Có thưởng thì phải có phạt. Nếu tôi loạng quạng, không làm nên cơm cháo sẽ bị mất việc, ở nhà nấu cho vợ dễ như chơi. Tình hình như vậy, biết nói cách nào bây giờ ?

  • Thưa ông giám đốc, tôi không giám nghĩ tới việc được thưởng nhưng sợ tiếng Nhật lâu không xài, tôi quên mất nhiều…
  • Ðược, nhớ tới đâu dùng tới đó. Anh cứ yên tâm, tôi sẽ đích thân trông coi việc này và sẵn sàng cung cấp cho anh mọi phương tiện, kể cả tài xế và nhân viên khuân vác hành lý cho khách nếu cần. Dứt khoác chúng ta phải tranh thủ bằng được cảm tình của ông ta.
  • Vâng, thưa ông giám đốc, tôi sẽ cố gắng.

Tôi dợm đứng dậy. Ông giám đốc ngăn lại, lục các giấy tờ trên bàn: – À này, họ cho tôi biết tên ông ta là Kwann Tae Palms… Quái, cái giấy tôi bỏ đâu mất rồi?.. À đây… Anh nhớ cho rõ, chỗ nào tôi cũng ghim sẵn người của ta, sẵn sàng hậu thuẫn cho anh một cách tốt đẹp. Anh đã có đồ vét, cravát… chưa nhỉ ?

  • Thưa có.
  • Vậy thì tốt. Anh cầm giấy này xuống phòng kế toán bảo cô thủ quỹ tôi quyết định ứng trước cho anh hai tháng lương. Ðây, giấy tạm ứng đây. Nếu công việc tốt đẹp sẽ tính vào tiền thưởng.
  • Vâng, cám ơn ông giám đốc.

Tôi đi, tay cầm mảnh giấy. Kỳ lạ, tại sao ông ta lại tên Kwann Tae Palms, chẳng giống với Nhật chẳng giống với Tàu? – Riêng cái họ – Palms – thì giống với Mỹ. Theo tôi hiểu, người Nhật tên họ thường là Watanabe, Saburo, Yamamoto, Fuda, Fudo, Honda, Yamaha, Suzuki .v.v… Ngay đến cái tên cũng khó hiểu thế chẳng trách ông ta già, khó tính, lẩm cẩm, cố chấp, chỉ nói tiếng Nhật, không thèm nói tiếng Anh tiếng Pháp. Ôi, tôi mất việc dễ như chơi!

Hôm sau, tôi và anh phụ tá được chiếc xe du lịch màu trắng mới tinh gắn máy lạnh đưa ra phi cảng, đón ông giám đốc Nhật tận chân cầu thang máy bay. Ðây là ngoại lệ. Theo tôi hiểu, đáng lẽ chúng tôi chỉ được đón ở phía trong, sau khi ông ta đã làm thủ tục, khám xét, trình các giấy tờ.

Sau cái liếc mắt ‘ra hiệu ngầm’ của cô tiếp viên phi cảng, tôi sửng sốt: ông giám đốc Nhật trông còn trẻ, chỉ trạc ngoài bốn mươi ngang với tuổi tôi, nét mặt già dặn có thể nói là rất có duyên, nước da ngăm ngăm đen, mắt hai mí trông nhanh nhẹn tháo vát chứ không ‘một mí’ như mắt người Nhật hay người Ðại Hàn. Ðặc biệt, ông ta ăn mặc theo kiểu khách du lịch, áo sơ mi ca rô sọc chìm, quần jean, áo bỏ trong quần với sợi dây xanh tuya to bản bằng da cá sấu, giầy Adidas màu trắng. Chà chà, tôi thấy ông ta đẹp trai quá, không già lão, ‘khó tính’ một chút nào hết.

Anh phụ tá đỡ giùm chiếc va ly trong khi tôi cúi đầu thật thấp theo kiểu người Nhật, nghĩa là cứng đong đong như khúc gỗ bị bẻ gẫy, chắp tay trước ngực và cố ‘nặn’ ra từng tiếng Nhật: – Kôn ni chi wa, y ô ku i ras shai ma shi ta. Hi ji ma shi te ? (Xin kính chào ngài, chúng tôi rất vui mừng được tiếp đón ngài. Thưa ngài đi đường bình an chứ ạ?)

Ông ta ngớ người nhìn tôi, nhíu mày suy nghĩ như cố nhớ lại điều gì. Sau đó ông ta nhún vai, quyết định trao chiếc cặp Xăm-xô-nai cho cô tiếp viên xách giúp, rồi cũng chắp tay, cúi đầu thật thấp chào lại: – Kônnichiwa! Yôku ir***haima****a! (Xin kính chào ông! Tôi rất vui mừng được gặp gỡ ông!)

Giọng ông ta nhanh và mạnh, tất nhiên thông thạo như… tiếng mẹ đẻ chứ không ỳ ạch như tôi. Tôi đoán rằng tôi nói ‘hay’ quá nên thấy ánh mắt ông ta có gì vui vẻ, tinh nghịch pha lẫn nụ cười. Tôi lại hăng hái ‘nặn’ tiếp và tự giới thiệu: – Wa ta shi wa Trinh de su, ho te ru Y… y a dô zo yo ro shi ku! (Thưa ngài, tôi tên là Trình, nhân viên khách sạn Y… rất sung sướng được cử đến đây đón tiếp ngài !)

Nét mặt ông giám đốc Nhật vui hẳn lên, ông mỉm cười nhìn tôi sau đó cũng tự giới thiệu: Watashi wa ‘Kwann’ desu, dôzoyoroshiku! (Thưa ông tôi tên là Kwann, rất sung sướng được cử đến đây gặp ông)

Tiếng Nhật dùng ý giống như tiếng Việt hay tiếng Tàu, nhân xưng đại danh từ ‘tôi’ và ‘chúng tôi’ nhiều khi dùng chung với nhau, những tiếng như ‘ir***haima****a’ và ‘yoroshiku’ vừa có nghĩa là đón tiếp lại vừa có nghĩa là gặp gỡ, tùy câu sử dụng. Hừ, lạ thật, tôi là anh bồi khách sạn chứ có phải là một VIP nào đâu mà ông ta nói rất sung sướng được ‘cử’ đến đây ‘gặp’ tôi? Ngoài ra tôi để ý thấy những câu ông ta dùng đều… bắt chước tôi y chang nhưng thu gọn lại, nhanh và thông thạo hơn. Tại sao ông ta chọc ghẹo tôi với ánh mắt hóm hỉnh như vậy? Tôi nói tiếng Nhật có gì sai sót chăng?

Kiểm tra và làm thủ tục tại khu hải quan tương đối đơn giản do có ‘người của ta’ xong, chúng tôi ra xe. Ông giám đốc Nhật đi lầm lối khác, tôi đưa tay lễ phép: Kô chi ra e dô zô! (Xin mời ngài đi lối này!) Ông khách giật mình ngửng lên, vui vẻ: – Arigatô, zogaimasu! (Vâng, xin cám ơn)

A, bây giờ thì ông ta không ‘bắt chước’ tôi nữa. Tôi thấy có cảm tình với ông ta.. Rõ ràng là ông ta mau mắn, lịch duyệt, không già nua, khắc khổ như ông giám đốc khách sạn đã cho biết.

Anh tài xế đã đợi sẵn bên cạnh chiếc xe, vội vàng mở rộng các cửa mời mọi người lên và xếp va ly vào phía đằng sau. Ông giám đốc ra hiệu cho tôi ngồi bên cạnh ông ta, anh phụ tá ngồi bên trên với tài xế, sau đó xe chuyển bánh lướt êm, máy lạnh mát rượi.
Xe chạy qua cổng Phi Long, vị khách luôn luôn nhíu mày nhìn những tấm bảng quảng cáo ‘vĩ đại’ có vẻ suy nghĩ.. Cặp mắt ông ta đăm chiêu, tò mò nhìn từng gốc cây, từng ngôi nhà lớn hiện đang xây cất ở hai bên đường Nam kỳ khởi nghĩa tức Công Lý cũ, không hiểu ông ta thấy nó thế nào so với bên Nhật.

Tôi nhẹ nhàng lấy gói ba số 5 và chiếc hộp quẹt ga mới tinh mang dấu hiệu Công ty du lịch Việt Nam, lễ độ mời khách:- Ip pon i ka ga de su ka ? (Xin kính mời ngài hút thuốc ?)

Ông ta giựt mình quay lại, nhíu mày khe khẽ lắc đầu: – Kekhô desu, arigatô! (Không, tôi không muốn hút, xin cám ơn!) Ðoạn, không hiểu nghĩ sao, ông ta cầm gói thuốc, ngắm nghía hồi lâu rồi bỗng ngửng lên nhìn tôi:- Do you usually smoke this kind of Three Fives cigarette?

Ôi chao, vậy thì ông ta cũng nói tiếng Anh chứ đâu phải chỉ dùng tiếng Nhật một cách cố chấp? Tôi sung sướng quá bèn khẽ lắc đầu, buột miệng nói như cái máy: – Oh no, sir, we don’t.

Ông ta hỏi tại sao, tôi đáp ‘because… ‘rồi cũng chẳng biết because… như thế nào nữa, bèn trả lời thành thật:- Because this kind of cigarette is more and more expensive than our salary, out of our ability.

Vị khách bật cười, rồi tự nhiên ông ta cười lớn khẽ vỗ vai tôi thân mật như một người bạn. Tiếng Anh ông ta dùng còn thông thạo hơn cả tiếng Nhật mẹ đẻ của ông ta: ‘Ồ, ông bạn thân mến, ông bạn nghèo lắm phải không?’. Tôi lắc đầu: ‘Không, tôi không quá nghèo nhưng cũng không nghĩ rằng tôi giàu. Chúng tôi tiết kiệm tiền bạc’. Vị khách trẻ gật đầu lia lịa:

‘Vâng, vâng, tôi hiểu. Tôi cũng có một vài người bạn Việt Nam ở hoàn cảnh của ông.. Thỉnh thoảng tôi có gửi quà sang tặng họ’.

Chà, tay này được quá, người Nhật mà biết hoàn cảnh của người Việt Nam, thỉnh thoảng gửi tiền sang tặng, thật đúng kẻ có lòng.

Xe chạy ngang qua cửa Nhà khách Thống Nhất, bên trái là Nhà thờ Ðức Bà. Vị khách ngắm nghía ngôi nhà thờ lớn nhất miền Nam, gật đầu có vẻ vừa lòng. Sau đó tự nhiên ông ta hỏi tôi: ‘Tôi đoán trước năm bảy lăm ông bạn là một luật sư?’. Tôi giật mình kinh ngạc: ‘Vâng, trước đây tôi theo ngành luật. Nhưng tại sao ngài lại biết điều đó?’. Ông ta cười trả lời: ‘Tôi biết những điều người khác không biết’.

Xe về tới đường Ðồng Khởi và từ từ táp vào lề trước khách sạn. Các cô tiếp viên ra đón, xách giùm va ly cho khách. Ðích thân ông giám đốc cùng nhiều người khác dẫn vị quý khách lên lầu, giới thiệu từng ưu điểm của căn phòng hạng nhất, sang trọng.

Lúc tôi xuống, ông giám đốc đứng nán lại chờ ở chân cầu thang, thân mật vỗ vai tôi: – Khá quá, cậu được việc quá. Tôi đã nghe báo cáo đầy đủ. Từ nay tôi cử cậu đặc trách bám sát ông ta. Công việc đâu đấy xong xuôi, tốt đẹp tôi sẽ trích số tiền hoa hồng thưởng cho cậu và cả bên công ty đầu tư nữa. Tôi không quên đâu.

  • Vâng, xin cám ơn ông giám đốc.

Kể từ hôm ấy, tôi luôn luôn đi kèm với vị khách Nhật. Hình như đối với tôi, ông ta cũng có chút biệt đãi. Mỗi lần tới công ty đầu tư hoặc thăm các cơ sở, máy móc thiết bị của người Nhật, gặp gỡ ban giám đốc các cơ quan, lẽ ra tôi phải ngồi phía sau lưng như một thông dịch viên, ông ta giới thiệu tôi là một người bạn luật sư, bảo tôi ngồi bên cạnh và luôn luôn xem xét, bàn bạc với tôi. Người nước ngoài họ khôn lắm, dưới con mắt của một luật sư, tôi thấy rõ có những điều mới nhìn mình tưởng họ dại, sự thực họ nhường một bước để nhảy một trăm bước. Trong khi đó, về phía bên mình, tôi không nói rằng họ dại nhưng tôi nói họ lanh. Lanh một cách khôn ngoan vặt, tiến một bước theo kiểu ‘thắng lợi tinh thần’ trong A.Q. Chính Truyện của Lỗ Tấn, sau này sẽ thiệt một trăm bước hay nhiều hơn. Toàn những ông thầy dùi cấp dưới, láu cá vặt mà cứ tưởng mình thông minh làm ‘cố vấn’ mà thôi. Quan hệ quốc tế không thể dùng các bộ óc láu cá vặt. Phải có kiến thức, phải có trí tuệ. Nếu không, được lợi về sợi dây thong thì sẽ mất cả con trâu. Gặp trường hợp đó tôi chỉ im lặng. Tôi không có quyền được góp ý kiến. Tất cả đều biết tôi chỉ là anh bồi khách sạn, nể khách nên họ cho tôi được ngồi cùng bàn một cách khiêm tốn, tất nhiên không được quyền góp ý kiến.

Một lần thấy họ ‘khôn ngoan’ quá, tôi kể cho vị khách nghe một đoạn trong Tam Quốc Chí – một tác phẩm cổ điển lớn của Trung Quốc rất quen thuộc với người Việt Nam: Tào Tháo dàn gần một triệu quân trên sông Trường Giang định chiếm Ðông Ngô. Chu Du, đại tướng Ðông Ngô muốn dùng hỏa công để phá quân Tào nhưng lại sợ các chiến thuyền Tào rời rạc, chạy kịp, đốt không hết được; bèn nhờ Bàng Thống xúi cho thuyền Tào kết lại với nhau. Giữa lúc ấy, quân Tào không quen thủy thổ, say sóng. Tào Tháo hỏi kế. Bàng Thống ‘xúi khôn’ là nên dùng vòng sắt kết các thuyền lại từng mảng, lót ván bên trên người ngựa đi được, quân sẽ hết bệnh. Tháo mừng lắm, nghe lời. Ra tới bờ sông, Thống bị một người nắm áo giữ lại: ‘À anh này gớm thật, dám xúi Tào Tháo kết thuyền cho Chu Du đốt! Tháo nó ngu, bộ anh tưởng chúng ta hết người không ai biết mưu kế của anh hay sao?’ Bàng Thống giựt mình nhìn lên, thấy đó là Từ Thứ. Rồi tôi kết luận: – Ðất nào cũng có kẻ sĩ. nước nào cũng có kẻ sĩ. Chẳng qua chúng tôi không được sử dụng phù hợp khả năng như bên các ông. Xin ông đừng nghĩ chúng tôi hết người.

Ông ta nhíu mày: Có, tôi hiểu. Và tôi nghĩ đó là một trong những điều đáng buồn. Chúng tôi muốn làm ăn một cách cân xứng, không muốn ‘đốt’ ai cả. Nhưng quy luật làm ăn, nếu họ tự đốt thì họ phải chịu.

Vị khách lâu nay gần như chỉ nói tiếng Anh, không nói tiếng Nhật.

Một lần khác, ông ta mua tặng tôi một chiếc đồng hồ Seiko five giá bốn mươi lăm đô, tức gần năm trăm ngàn đồng Việt Nam. Tôi cười nói đùa: – Ðây là ‘phần thưởng’ cho sự im lặng của tôi?

Ông ta cũng cười, lắc đầu: – Không đúng. Dù không thưởng thì các ông vẫn đứng ngoài rìa, giữ vai trò của người im lặng, không cần phải thưởng.

  • Vậy thì tôi đã có đồng hồ của tôi rồi.
  • Nó đã cũ, nên dùng đồng hồ mới. Hãy tặng chiếc cũ cho một người bạn nào nghèo của ông nếu họ cần tới.
  • Vâng, xin cám ơn, tôi sẽ làm như vậy.

Công việc ký kết hợp đồng tiến triển tốt đẹp. Tôi nhận được phong bì ‘ứng trước’ do ông giám đốc khách sạn trao.. Ông bảo tiền hoa hồng dành cho tôi khá hơn, tính theo ngoại tệ, ông ứng trước một phần để tôi xây xài. Trên nguyên tắc, nếu chúng tôi giới thiệu được khách cho khách sạn thì được hưởng năm phần trăm, kêu là tiền huê hồng, tính theo tổng số tiền phòng các ngày khách đã ở trong khách sạn. Ðằng này tôi không giới thiệu nhưng ông giám đốc cũng tính theo tỷ lệ đó, coi như tiền thưởng. Làm ở những chỗ có đô la ra vô thì sướng thế đấy, toàn những món bất ngờ mà mình được hưởng chứ tôi có công gì đâu. Ðồng thời ông cũng cho tôi, biết còn hai ngày nữa, tức sáng thứ Hai, ông khách sẽ lên máy bay về nước.

Hôm đó là chiều thứ Bảy, một buổi chiều thành phố thật đẹp. Mọi việc đã xong xuôi, vị khách Nhật hình như hơi rảnh. Ông nhìn qua khung cửa kính, có vẻ suy nghĩ và bảo tôi:

  • Ông bạn luật sư thân mến – ông vẫn nói tiếng Anh, không dùng tiếng Nhật – Tôi sắp về nước. Tôi nghe nói người Việt Nam có món ‘thịt cầy’ (dog meat) ngon lắm. Nếu ông bạn vui lòng hướng dẫn tôi đi thưởng thức được thì tôi rất lấy làm sung sướng.

Tôi ngạc nhiên trợn tròn mắt: – Dog meat? Theo.. theo ý ông nói, đó…đó là món..’Thịt của con chó ?’

Ông ta mỉm cười:- Ðúng vậy, ‘thịt của con chó’, nếu tôi không lầm.

Ðoạn, ông ta nói tiếp: – Theo tôi hiểu, nhà văn Trung Quốc Lin Yuyang (Lâm Ngữ Ðường) có lẽ cũng thích món ‘thịt của con chó’ nên ông ta viết một truyện ngắn rất nổi tiếng lấy tên ‘Tướng Quân Thịt Chó’, tôi có đọc qua.

Ối giời ơi, thế này thì chết. Tôi như từ trên trời rơi xuống đất. Mặc dầu gốc dân Thái bình Thái lọ, rất khoái cái món ‘nai đồng quê’ nhưng tôi giải thích cho ông khách oái oăm biết rằng thường thường các quán ‘nai đồng quê’ không phải là những nhà hàng sang trọng, nếu chúng tôi dẫn khách đến đấy, lỡ có chuyện gì xảy ra thì sẽ bị cho nghỉ việc.

  • Tất nhiên, ngoài món ‘dog meat’, chúng tôi còn có các đặc sản khác như ếch chiên bơ, cua rang muối, rắn xào lăn v.v… rất ngon, chúng ta nên đến đấy thì tốt hơn.

Ông ta gật đầu: – Cũng được. Nhưng chỉ có ông với tôi đi thôi. Và tôi lái xe.

Ối giời đất ơi, lại nguy hiểm nữa. Tôi báo cáo với ban giám đốc. Ông quản lý lắc đầu lè lưỡi: – Chết, ông ấy có biết đường đâu mà lái ? Người nước ngoài mà lái xe trên đường phố Sài Gòn thì coi như tiêu luôn sinh mạng. Thôi, ông Trình cố nói kheo khéo giành lấy tay lái.

Tôi lái xe. Ông giám đốc Nhật ngồi bên cạnh cứ tủm tỉm cười vì nghe tôi kể lại những lời của ông quản lý. Chúng tôi tới quán Thanh Sơn ở đường Nguyễn Cư Trinh. Ðây là hậu thân của quán Ba Thừa ở đường Bùi Viện ngày trước. Thanh Hải, Ba Thừa trước đây thường rất nổi tiếng với món la-de đặc – la-de ướp lạnh đến mức tự nó đông lại, phải vỗ vỗ đáy chai cho chảy ra, không phải bỏ đá – và những món đặc biệt miền Nam như cua rang muối, ếch chiên bơ như đã kể trên.

Chúng tôi đang ăn, ông khách Nhật luôn luôn gật đầu tấm tắc khen ngon thì bọn trẻ bán thuốc lá, bán vé số nghe tiếng nước ngoài bèn bu lại mời mua. Ông ta lấy một gói ‘ba số’ và đưa tờ năm đô la.

  • Nô, nô, cái này năm chục ngàn, cái này có mười mấy ngàn, hổng đủ tiền thối !

Ông ra hiệu cho cả, tụi nó mừng rỡ ‘thánh kiu’ rối rít rồi kéo nhau đi. Một đứa khác tới trễ không được chia phần bèn để cả xấp vé trước mặt ông, tý tay như nằm nửa người trên bàn mời mua bằng được. Ông lắc đầu.

  • Ông này sắp về nước không mua vé số đâu em ạ.

Cậu thanh niên chạy bàn hình như con trai ông bà chủ tiệm đi ngang bèn ‘bợp’ nhẹ cho nó một cái, đuổi nó ra ngoài. Ối cha, lúc nó đứng dậy, khuỷu tay loạng quạng thế nào đụng phải đĩa lươn um, hất ráo xuống quần tôi. Nóng thì không nóng nhưng bẩn. Nhòe nhoẹt. Tôi bực quá đâm gắt:

  • Thấy mẹ người ta..Ðã bảo mà ! Làm thế nào bây giờ ?

Nhà hàng đem thau nước ra lau giùm. Xong, ông khách mỉm cười, im lặng ngồi hút thuốc lá. Cái mặt tôi lúc đó chắc ‘dễ thương’ quá. Ông hỏi:

  • Bạn vừa mới nói ‘th-ay me’ (thấy mẹ). Vậy ‘th-ay me’ là gì ? Một tiếng lóng hay một câu chửi ?

Trời đất, đang bực, đến bố tôi cũng không biết ‘thấy mẹ’ là một tiếng lóng hay một câu chửi. Tôi trả lời đại ‘thấy mẹ’ là… ‘see mother !

Ông ta lắc đầu: – No, it isn’t. In Vietnamese, ‘thấy mẹ’, it means…

Tôi giật mình. Hai tiếng ‘thấy mẹ’ ông ta phát âm tiếng Việt rất chuẩn… y như người Việt. Tôi ngạc nhiên: – Do you understand Vietnamese ?

Ông ta mỉm cười, gật đầu: – Yes, I know very well. Because…

Rồi như không nín cười được nữa, ông ta bỗng cười sằng sặc và… tuôn ra một tràng tiếng Việt pha lẫn tiếng chửi:

  • Bởi vì tao là một thằng người Việt trăm phần trăm không có tí ti máu nước ngoài nào hết. Cái thằng ngốc ! Tao với mày học với nhau hằng bao nhiêu năm ở Chu Văn An mà máy không nhận ra tao. Rõ thật !…

Một tia sáng chợt thoáng qua trong óc tôi:

  • Cậu… cậu là thằng Quân đen ?
  • Chứ còn đứa nào vào đây nữa!
  • Hèn chi…
  • Hèn chi cái gì ?
  • Tớ hơi ngờ ngợ, trông cậu quen quá, ngay từ lúc đầu mới gặp cậu ở chân cầu thang máy bay.Thì ra…
  • Thì ra ‘cố nhơn’ phải không? Còn tớ, vừa trông thấy cậu tớ nhận được liền.
  • Xin lỗi, tại tớ yên trí cậu là một tay giám đốc người Nhật. Hơn nữa cậu lấy tên Kwann Tae Palms…
  • Dễ lắm, cậu nhớ tên tớ là gì không ? – Phạm Thế Quân. Lúc nhập quốc tịch Mỹ tớ đùa nghịch đổi cái tên Quân Thế Phạm thành Kwann Tae Palms chơi chơi cho vui, chỉ có vậy thôi không có gì khó.
  • Cậu quốc tịch Mỹ, không phải quốc tịch Nhật ?
  • Ừ. Vợ tớ người Nhật.

Quân kể cho tôi nghe: Hồi đó học xong Kỹ sư Phú Thọ, hắn được bổ đi làm kỹ sư công chánh tại một tỉnh miền Trung xa lắc. Ngày 30 tháng 4, gặp tàu, hắn nhảy sang Mỹ, vừa đi làm vừa cố gắng học về ngành điện tử. Trong trường hắn học có một cô nữ sinh viên người Nhật, hai bên quen nhau, thương nhau, sau khi tốt nghiệp bèn làm đám cưới. Hắn leo dần lên được chức phó giám đốc của một công ty Mỹ. Vợ chồng hắn có đứa con gái đầu lòng, bố mẹ vợ hắn viết thư giục thu xếp đem con về chơi bên Nhật. Té ra bố vợ hắn là một nhà tư bản, tổng giám đốc một công ty lớn có nhiều chi nhánh ở Nhật cũng chuyên về điện tử. Bây giờ vợ chồng hắn đã có đứa con thứ hai – con trai – rất xinh và hiện hắn đang làm giám đốc một công ty chi nhánh cũng nằm dưới quyền ông già…

  • Ông bố vợ tớ lớn tuổi nên cẩn thận lắm cậu ạ. Cử tớ sang Việt Nam nhưng lại sợ tớ người Việt, phía bên này sẽ ỷ y, bởi vậy ông ra lệnh cho tớ phải nói toàn tiếng Nhật và đánh tiếng rằng ‘ông giám đốc’ đã già nên rất khó tánh.
  • Tớ hiểu. Người nước ngoài họ vẫn thận trọng như vậy.

Hắn cười hề hề:- Tiếng Nhật thì tớ cũng tà tà như cậu vậy thôi, do vợ tớ dạy. Sang bên này gặp cậu, tớ mừng lắm. Không ngờ sau bao nhiêu năm, hai thằng chó chết tụi mình gặp nhau…

  • Cậu tạo sự nghiệp bằng hai bàn tay, không phải là một thằng chó chết.
  • Chó chết chứ sao lại không chó chết ? Một đời du tử…

Gương mặt hắn hơi buồn. Hắn khẽ thở dài:Tớ xin lỗi cậu về việc làm mặt xa lạ, bữa nay mới bày chuyện ‘dog meat’ để gặp riêng cậu. Từ hôm gặp cậu tớ rất mừng, đinh ninh thế nào cũng sẽ nhờ cậu một việc…

  • Chuyện gì ? Tớ sẵn lòng.
  • Như cậu biết đấy, tớ còn một bà mẹ già. Năm nay bà cụ tớ đã tám mươi mốt tuổi, đôi mắt đã lòa, ở với ông anh cả tớ ở Nam Ðịnh ngoài Bắc. Tớ thương mẹ tớ lắm.
  • Có, tớ hiểu. Làm con thì ai cũng thương cha mẹ.
  • Cám ơn cậu. Ngày trước gia đình tớ cũng nghèo như gia đình cậu. Bà cụ tớ thắt lưng buộc bụng, lai xai lưới xưới buôn bán mấy trái cam trái quýt với đứa em gái tớ ở chợ Bà Chiểu, nuôi tớ ăn học. Tớ mới tốt nghiệp, có thể nói là chưa báo hiếu gì được, đến lúc hữu sự thì lại nhảy đi sống lấy một mình không biết gì đến mẹ. Ðiều đó tớ rất ân hận. Cách đây mấy năm tớ có viết thư về quê liên lạc được với ông anh cả tớ. Từ đấy tớ luôn gửi quà và tiền về để gia đình ông anh có phương tiện phụng dưỡng mẹ tớ. Nhưng tiền bạc là một chuyện mà tình cảm gia đình lại là một chuyện khác..
  • Cậu nghĩ rất đúng. Rồi sao nữa ?
  • Tớ định nhờ cậu đem một món tiền khá lớn ra Bắc đưa cho ông anh tớ, giúp đỡ ý kiến ông ấy sửa sang nhà cửa, xây lại ngôi từ đường khang trang đẹp đẽ theo ý muốn của bà cụ, và nói với cụ rằng tớ hứa nội trong năm tới thế nào cũng thu xếp đem vợ con về Việt Nam thăm mẹ.
  • Ðược.
  • Tớ đã nói với tay giám đốc khách sạn là nhờ cậu ra Hà Nội xem xét giùm tớ tình hình giấy tờ ngoài ấy ra sao, có cần gì sửa chữa không. Tay giám đốc rất đồng ý. Việc đó rất dễ, với con mắt một luật sư cậu chỉ liếc qua là biết liền có khi còn hơn tớ nữa. Rồi cậu sẽ liên lạc với tớ sau. Nhưng chuyện chính là về Nam Ðịnh, tớ giữ kín không cho ai biết. Khoảng chín giờ sáng mai tớ đem tiền đến nhà cậu, ở chơi một ngày, tụi mình chuyện trò thật kỹ. Cậu nắm vững mọi việc rồi là sáng thứ Hai tớ lên máy bay về Nhật. Bà cụ cậu vẫn khỏe chứ ?
  • Cám ơn cậu, bà cụ tớ còn nhưng năm nay đã bảy mươi chín, kém bà cụ cậu hai tuổi, không được khỏe lắm. Thỉnh thoảng cụ vẫn nhắc cậu Quân không biết bây giờ ở đâu, tớ nói có lẽ bên Mỹ.
  • Thế này nhé, lát về cậu đưa tớ ghé vào chào cụ một chút rồi mai tớ đến. Cậu vẫn ở Tân Ðịnh?
  • Ừ.

Hôm sau hắn tới. Buổi chiều, ăn cơm xong, hắn ngồi một mình ngoài hiên trên lầu bên thành lan can. Nhà tôi vắt hai ly cam tươi bưng ra. Hắn mỉm cười nhìn tôi, khe khẽ lắc đầu:

  • Chị cẩn thận giống hệt nhà tôi ở bên Nhật… À này, Trình, cậu còn nhớ bài ‘Du tử ngâm’ của Mạnh Giao ngày trước cụ Tú Anh dạy tụi mình hồi lớp Ðệ thất Ðệ lục ở Chu Văn An không nhỉ ?

Tôi cười: – Nhớ chứ ! Không thuộc, không viết ra chữ, cụ mắng muốn chết. Ðứa nào mà chẳng nhớ…

Tay hắn đang cầm cây que. Hắn gõ nhè nhẹ lên chiếc song sắt trên thành lan can và đọc khe khẽ:

Từ mẫu thủ trung tuyến
Du tử thân thượng y
Lâm hành mật mật phùng
Ý khủng trì trì quy
Thùy ngôn thốn thảo tâm
Báo đắc tam xuân huy
(Sợi chỉ trong tay mẹ hiền
May thành chiếc áo trên thân người con du tử
Lúc con ra đi mẹ khâu thật kỹ
Vì sợ lâu ngày con chậm trở về
Nào ai dám nói một tấc lòng của cỏ
Có thể báo đáp được ánh dương của ba tháng xuân ?)


  • Chuyện, thơ Ðường. Ngay đến cụ Nguyễn Du cũng còn phải mượn ý viết thành câu thơ trong truyện Kiều: ‘Dám đem tấc cỏ báo đền ba xuân’ huống chi tụi mình !
  • Hắn thở dài:

    • Ở bên Nhật, hễ bận thì thôi, cứ lúc nào rảnh đầu óc tớ lại miên man nghĩ tới hình ảnh ba mẹ con tớ lúc mới di cư vào Nam. Ông cụ tớ mất sớm hồi gia đình còn ở ngoài Bắc. Mẹ tớ một thân một mình tần tảo nuôi tớ ăn học. Con Chi, em gái tớ (chắc cậu đã biết), lúc ấy hãy còn nhỏ mới lên bốn; còn tớ lên sáu. Khổ lắm.. Mẹ tớ trước bán bánh cuốn, sau bán trái cây ở chợ Bà Chiểu. Lúc tớ thi đậu vào lớp đệ thất trường Chu Văn An là lúc mẹ tớ đã dành dụm được chút đỉnh, không phải bữa đói bữa no vậy mà như cậu thấy, trong túi tụi mình hàng ngày đi học chẳng có đứa nào có lấy một xu. Thỉnh thoảng bà cụ tớ hay bà cụ cậu cho một đồng thì hai đứa mình chia nhau uống chung một ly nước mía. Bà cụ tớ quý cậu lắm. Nay hai mắt cụ đã lòa…
    • Có, tớ biết. Hôm ông anh cả vào chơi đón cụ ra Bắc, tớ có đi tiễn. Ông anh mua vé tàu hỏa Thống Nhất, ghế ngồi, bảo sẽ xuống ga Nam Ðịnh. Thấy đông người quá, trong tàu chật như nêm cối, ghế cứng mà lại phải ngồi ba ngày ba đêm không được nhúc nhích, tớ chảy nước mắt. Cụ cũng khóc, đưa hai tay quờ quạng sờ mặt tớ và nói sẽ chẳng bao giờ có dịp gặp lại…

    Quân chớp mắt, hắn cúi mặt như cố che giấu một cái gì đó đang dâng lên trong cổ họng, sau khẽ thở dài nói nhỏ với tôi:

    • Tớ chỉ lo mẹ tớ mất trước khi tớ về, cậu ạ. Ra ngoài ấy cậu nhớ lạy mẹ tớ một lạy, xin cụ tha thứ cho tớ và nói, năm tới thế nào tớ cũng về thăm mẹ, càng sớm càng tốt.
    • Ðược, cậu cứ yên tâm.
    • Ðược ngồi ăn cơm với cụ và vợ chồng cậu tớ cảm động lắm. Tớ mong được tự tay xé thịt gà để riêng ra đĩa, tiếp vào bát cho bà cụ tớ cũng giống như cậu. Mẹ tớ hai mắt đã lòa…

    Thế rồi sáng thứ Hai, hắn lên máy bay về Nhật thì sáng thứ Ba tôi ra Hà Nội. Tôi đi xe lửa, vé nằm, loại tàu nhanh hai ngày hai đêm, không đi máy bay vì tính tôi quen tiết kiệm. Những lúc ngồi bên cửa sổ ngắm cảnh núi non hùng vĩ của vùng đèo Hải Vân , đèo Ngang, đầu óc tôi cứ vương mang nghĩ tới hình ảnh lúc hắn lên máy bay.

    Chúng tôi đưa tiễn, hắn giơ tay chào tạm biệt ‘Sayônara !’. Rồi trong lúc mọi người không để ý, hắn kín đáo chắp tay lạy về phía tôi một lạy. Tôi hiểu ý nghĩa của cái lạy đó nên chỉ gật đầu cho hắn yên tâm và giơ tay chào tạm biệt: ‘Sayônara!’. Bây giờ tôi có bổn phận đem cái lạy đó ra Bắc, cùng với lời dặn hắn sẽ trở về. Và đầu óc tôi cứ miên man nghĩ đến bài ca của người du tử:

    Từ mẫu thủ trung tuyến
    Du tử thân thượng y…
    Người con nào thì cũng thương mẹ. Tôi yêu bài thơ đó lắm.

    Tình yêu thương hay nhịn nhục
    tình yêu thương hay nhơn từ
    tình yêu thương chẳng ghen tị
    chẳng khoe mình, chẳng lên mình
    kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
    IP IP Logged
    Lan Huynh
    Senior Member
    Senior Member


    Tham gia ngày: 05/Aug/2009
    Đến từ: United States
    Thành viên: OffLine
    Số bài: 22937
    Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/Sep/2024 lúc 8:22am

    Nước Mắt Chảy Xuôi 

    Người Việt có câu “Mười con không nuôi được cha mẹ”, nhưng bao giờ “Nước mắt (cũng) chảy xuôi”. Có lẽ đó cũng là kiếp luân hồi của con người.

    Đã có bao câu chuyện buồn về những người già ở phương Tây, nhưng với văn hoá, đạo lý truyền thống của người Việt dường như nỗi buồn đó còn là nỗi đau gấp bao lần vì những người già phải xa quê hương, nguồn cội... Bài tạp văn của Huy Phương mang đến cho bạn đọc một nỗi niềm đau đáu khó quên...
    Cứ mỗi lần có dịp phải vào nhà dưỡng lão để thăm người quen hay bạn bè, tôi thường có những suy nghĩ và ám ảnh, liệu rồi sau này lúc già yếu, bệnh hoạn, tôi có phải vào nằm ở đây không, mà ví như cha mẹ tôi còn sống, tôi có khả năng nuôi nấng săn sóc cha mẹ tôi ở nhà không hay lại phải đưa quý cụ vào đây?
    “Nước mắt chảy xuôi” là thành ngữ Việt Nam nói đến tình thương chỉ có thể từ cha mẹ dành cho con cái, theo dòng thuận của đời người, từ cao xuống thấp, để khuyên chúng ta đừng đòi hỏi một sự báo đáp từ con cái. Nhưng sự thật, các bậc cha mẹ cũng buồn lòng khi thấy con cái đối xử với mình tệ bạc, nhất là đến tuổi già, bệnh tật, có khi bị bỏ quên, cha mẹ cô đơn, cần sự an ủi, săn sóc. Trong một bài viết về nỗi niềm của cha mẹ già bị bỏ quên trong xã hội hôm nay, tôi nhận được lá thư của một vị cao niên ở tận miền đông, bày tỏ ý kiến của cụ:
    “Tôi đã khóc, khóc cho chính mình và cho ai trong tuổi già ở xứ này. Ông kể lại có cụ già đã chết cả một hai tuần, không ai biết. Con cái ở đâu? Đó là những người có con mà còn vậy, còn những người không con thì chắc phải vô trường hợp này quá. Vì tôi không con gái, chỉ hai “đực rựa”, một ở Cali, một ở gần đây, nhưng ít khi kêu, và có khi không kêu hỏi thăm được một tiếng, lúc cần tiền hay cần gì đó mới kêu. Có lúc tôi nghĩ: hay mình bất hiếu với cha mẹ nên con cái nó bạc với mình chăng? Ở Florida này cũng có một bà Việt Nam ở riêng, mỗi tuần có cậu con trai mang đồ ăn tới. Hôm đó cậu ta kêu cửa, nhưng không thấy mẹ ra mở. Cậu ta tưởng bà cụ đi vắng bèn treo gói đồ ăn vào hàng rào cổng. Mấy ngày sau trở lại, thấy gói đồ ăn vẫn còn, mới khám phá ra bà mẹ đã chết. Thật là thảm!”.

    Câu chuyện như trên có thể xảy ra bất cứ ở đâu, nhưng chắc chắn là chuyện có thể tránh được. Nếu mẹ ở nhà riêng, con nên có một cái chìa khoá nhà để dùng lúc cần thiết. Đem thức ăn đến cho mẹ, khi mẹ đi vắng, dù bận thế nào đi nữa, thì cũng vào nhà, để thức ăn vào tủ lạnh cho mẹ. Nếu mẹ ngủ thì cũng vào nhà xem mẹ có khoẻ không? Điện thoại cho mẹ nhiều lần mà không nghe trả lời thì phải nhờ người ở gần, đến gõ cửa nhà mẹ xem sao, hay vội vàng chạy lại xem sự thể thế nào?  
    Trái tim của người mẹ có nhiều chỗ dành cho đứa con, như đôi cánh của một con gà mẹ có thể dang ra che kín mười đứa con bé dại, nhưng người mẹ có chỗ nào trong trái tim của con? Ngày xưa, mẹ chưa bao giờ biết nói tiếng “bận” với con. Khi đang ăn mà con “làm bậy” cũng phải buông đũa đứng dậy. Nửa đêm dù đau yếu, mỏi mệt nghe tiếng con khóc cũng phải mở mắt, vỗ về và ôm con vào lòng. Sao các con bây giờ vẫn thường nói tiếng “bận” với cha mẹ. Vì bận nên các con đưa cha mẹ già lú lẫn vào nursing home, vì bận, nên theo lời một cô y tá cho biết, nhiều gia đình bỏ cha mẹ vào đây rồi không bao giờ lui tới thăm viếng.
    Cô cho biết nhiều người đã ở đây năm sáu năm rồi, không hề có ai lai vãng. Có bao nhiêu lý do để những đứa con có thể nêu ra để không còn chỗ nào trong lòng, nhớ đến cha mẹ. Nếu là đàn ông chúng ta nên vui, vì hiện nay trong các nhà dưỡng lão 70% là quý bà, vì các ông đã quy tiên sớm hơn vợ mình, thông thường  ít nhất là 6 năm, để ngày nay khỏi phải chịu cảnh cô đơn, buồn tẻ.


    Trước ngày Giáng Sinh tôi có dịp vào viếng thăm một người bạn sắp qua đời trong một nursing home. Trên hành lang dẫn vào phòng người bạn, và ngay trước chỗ làm việc của nhân viên ở đây, tôi thấy nhiều ông bà cụ ngồi trên những chiếc xe lăn, nhìn những người qua lại. Các cô y tá đã sắp xếp cho các cụ ra ngồi trên hành lang đối điện với văn phòng làm việc, một phần để trông chừng các cụ, một phần cho các cụ đỡ buồn.

    Nhưng các cụ nhìn sự vật một cách dửng dưng, đôi mắt đờ đẫn, có người đã gục đầu xuống ngủ. Giá mà có người đẩy xe lăn đưa các cụ đi dạo một vòng ngoài trời nắng ấm kia, chắc hẳn các cụ vui hơn và biết đâu cuộc sống sẽ kéo dài thêm một thời gian nữa. Giờ này trong công viên hay trên những con đường trong thành phố nhiều người mẹ đang đẩy chiếc xe đưa con đi dạo, nhưng vài mươi năm nữa ai sẽ đẩy xe lăn cho bà? Phải chăng định luật của cuộc sống và tình thương là “nước mắt chảy xuôi”, sẽ không bao giờ có một dòng nước chảy ngược về nguồn?
    Người Âu Mỹ thường thèm địa vị của các bậc cha mẹ người Á Đông lúc về già vẫn còn được con cái lui tới săn sóc, nhưng họ cũng nên nhớ lại, họ chỉ nuôi con cho đến năm 18 tuổi là hết bổn phận, trên pháp lý, không ai trừng phạt gì họ được, mà trên mặt tình cảm cũng không có gì phải cắn rứt lương tâm. Trong xã hội văn minh này, một đứa trẻ bỏ học, đi lang thang ngoài đường hay bị đối xử tàn tệ, cha mẹ có thể ra toà và mất quyền nuôi dưỡng, còn những cụ già vô gia cư, đói khát bị bỏ bên lề đường, không ai có trách nhiệm và chẳng có ai phải ra toà.

    Điều đáng nói là các cụ già cũng như những đứa trẻ, đều yếu đuối, không có khả năng tự bảo vệ và rất dễ xúc động, buồn vui. Trong một xã hội đáng gọi là văn minh, các trẻ em và người cao niên đều được che chở, bảo vệ và săn sóc chu đáo. Các cụ có các cơ quan xã hội lo thuốc men, thực phẩm nhưng với nỗi cô đơn, phiền muộn ai là người lo cho các cụ, trong khi những đứa trẻ có người an ủi, vỗ về và nói với nó những lời dịu ngọt.

    Ngân khoản của Liên bang cấp để ngăn ngừa tình trạng lạm dụng có đến 90% dành cho việc ngăn ngừa lạm dụng trẻ con, 7% để ngăn ngừa bạo hành trong gia đình nhưng chỉ có 2% sử dụng trong việc ngăn ngừa ngược đãi người già. Không biết có bao nhiêu đạo luật và ngân khoản dành cho việc chống lại việc ngược đãi súc vật?

    Cứ vào “Pet-Abuse.com” chúng ta sẽ tìm thấy hàng nghìn trường hợp công dân Mỹ, già và trẻ, đàn ông lẫn đàn bà bị tù tội, phạt tiền vì bạc đãi, bỏ đói, đánh đập hoặc giết những con vật thân yêu trong nhà. Bỏ quên một bà mẹ già trong nhà dưỡng lão nhiều năm có phải là một trường hợp ngược đãi không? Chẳng lẽ là không? Vì nếu có, luật pháp đã bắt đứa con phải phạt vạ hay vào nhà tù. 

    Theo người xưa, tuổi thọ là một ơn Trời và là một phúc đức lớn cho gia đình nào có cha mẹ tuổi thọ cao, trước nhất là của chính người cao tuổi nhưng đồng thời cũng là cho con cháu, bởi vì cha mẹ có sống lâu, con cháu mới có cơ hội được thể hiện lòng hiếu thảo. Có ba điều người ta thường mong ước ở đời là Phước, Lộc và Thọ. Phước có chỗ đứng cao hơn hết, Lộc thì phù du mà Thọ chưa hẳn đã là may mắn.


    Huy Phương

    Tình yêu thương hay nhịn nhục
    tình yêu thương hay nhơn từ
    tình yêu thương chẳng ghen tị
    chẳng khoe mình, chẳng lên mình
    kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
    IP IP Logged
    Lan Huynh
    Senior Member
    Senior Member


    Tham gia ngày: 05/Aug/2009
    Đến từ: United States
    Thành viên: OffLine
    Số bài: 22937
    Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 09/Sep/2024 lúc 1:08pm
    Tình yêu thương hay nhịn nhục
    tình yêu thương hay nhơn từ
    tình yêu thương chẳng ghen tị
    chẳng khoe mình, chẳng lên mình
    kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
    IP IP Logged
    << phần trước Trang  of 130 phần sau >>
    Gởi trả lời Gởi bài mới
    Bản in ra Bản in ra

    Chuyển nhanh đến
    Bạn không được quyền gởi bài mới
    Bạn không được quyền gởi bài trả lời
    Bạn không được quyền xoá bài gởi
    Bạn không được quyền sửa lại bài
    Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
    Bạn không được quyền cho điểm đề tài

    Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
    Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

    This page was generated in 0.395 seconds.