Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh  
Message Icon Chủ đề: THÁNG TƯ ĐEN...... VÀ TẤT CẢ.. Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 100 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 31/Jul/2024 lúc 11:08am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 09/Aug/2024 lúc 9:10am

Người Góa Phụ Giờ Thứ 25 

 

Tôi gặp chị trong buổi họp mặt của các anh Khóa 17 Võ Bị Đà Lạt, được tổ chức tại một nhà hàng ở thành phố Westminster, Nam Cali, nhằm kỹ niệm 55 năm ngày mãn khóa. Vợ chồng tôi có chút cơ duyên được xếp ngồi cùng bàn với chị. Qua đôi lời chào hỏi đầu tiên, chúng tôi biết chị từ Việt Nam mới sang theo lời mời của Ban Tổ Chức, muốn dành cho chị một ân tình đặc biệt để có cơ hội gặp lại những người bạn cùng khóa Lê Lai với phu quân của chị, Cố SVSQ Đoàn Đình Thiệu.

Sau nghi thức chào quốc kỳ là một lễ tưởng niệm những vị đồng môn đã hy sinh trong không khí rất trang trọng, cảm động và mang nhiều ý nghĩa. Trên bàn thờ, phía sau những ngọn nến lung linh là hình phóng lớn của tấm bia đá tưởng niệm có khắc đậm tên 79 vị sĩ quan Khóa 17 đã lẫm liệt hy sinh trong cuộc chiến. Tấm bia này là một kỳ công được các cựu SVSQ Khóa 17 thực hiện và dựng tại Công viên Victor Memorial Veterans Park, thuộc Thành phố Greer, Tiểu Bang South Carolina, Hoa Kỳ từ tháng 6 năm 2008.

Khi chị Thiệu cùng một số cô nhi quả phụ khác của Khóa 17 được mời lên thắp hương trước bàn thờ tử sĩ và nhận món quà lưu niệm của Khóa, qua lời giới thiệu của người điều khiển chương trình, chúng tôi được biết nhiều hơn về chị. Và trong số những cô nhi quả phụ cùng đứng chung với chị chúng tôi còn nhận ra cháu Võ Hải, trưởng nam của Đại Tá Võ Toàn, vị đại tá duy nhất của Khóa, đã hy sinh cũng vào giờ thứ 25 khi Quân Đoàn I di tản, đến bây giờ chưa biết thân xác nằm ở nơi đâu; và phu nhân của Trung Tá Võ Vàng, một cấp chỉ huy nổi tiếng trong Binh chủng Biệt Động Quân, đã bị kẻ thù sát hại dã man tại trại tù Kỳ Sơn – Quảng Nam, sau 1975.


Thiếu Tá Đoàn Đình Thiệu tử trận tại Phú Lâm vào khoảng 12giờ 30 trưa ngày 30.4.75, hơn một giờ sau lệnh “buông súng” của Tướng Dương Văn Minh. Khi ấy anh là Tiểu Đoàn Phó của Tiểu Đoàn 86 BĐQ mà Tiểu Đoàn Trưởng là Thiếu Tá Trần Tiễn San, một niên đệ Khóa 19 Võ Bị của anh.

Trước khi ra đơn vị này, Thiếu tá Thiệu phục vụ nhiều năm tại TTHL Biệt Động Quân Dục Mỹ với chức vụ Trưởng Khối Yểm Trợ. Do quyết định của Tướng Đỗ Kế Giai, Chỉ Huy Trưởng Binh chủng Biệt Động Quân, một số sĩ quan phục vụ lâu năm tại quân trường hay giữ những phần hành tham mưu được điều động hoán chuyển ra các đơn vị tác chiến. Cuối năm 1974, đúng vào lúc Thiếu Tá Thiệu nhận lệnh hoán chuyển, tại TTHL/BĐQ đang có Liên Đoàn 8/BĐQ vừa mới được thành lập với đa phần quân số từ các Tiểu Đoàn 7, 9, 11 Quân Cảnh giải tán bổ sung cho Binh chủng Biệt Động Quân, nên nhân tiện, ông xin ra phục vụ ở đơn vị tân lập này. Vì ở quân trường và đảm trách một phần hành tham mưu khá lâu, nên khi ra đơn vị tác chiến, ông không thể đảm nhận một chức vụ chỉ huy ngay trong thời gian ban đầu, do đó ông tìm gặp Thiếu Tá Trần Tiễn San, Tiểu Đoàn Trưởng TĐ 86 và ngỏ ý muốn được về làm Tiểu Đoàn Phó cho Thiếu Tá San, một niên đệ Khóa 19, mà lúc còn trong trường Võ Bị Đà Lạt, ông có trách nhiệm hướng dẫn, dạy dỗ với tư cách niên trưởng. Biết ông là niên trưởng lại có thâm niên cấp bậc hơn mình, Thiếu Tá San muốn giúp đỡ, nhưng rất e ngại nên đề nghị ông phải làm đơn gởi lên Thiếu Tướng CHT/BĐQ để trình bày nguyện vọng của mình. Cuối cùng ông được toại nguyện. Để nhận Thiếu Tá Thiệu về làm Tiểu Đoàn Phó cho mình, Thiếu Tá Trần Tiễn San còn phải giải quyết một vài khó khăn tế nhị khác. Vì lúc ấy Tiểu Đoàn đã có Tiểu Đoàn Phó là Đại Úy Phan Trí Viễn. Thiếu Tá San đã năn nỉ Đại Úy Viễn sang làm Trưởng Ban 3 Tiểu Đoàn và xin Liên Đoàn nhận anh Đại Úy Trưởng Ban 3 cũ về giữ một chức vụ tại BCH/ Liên Đoàn. Thông cảm cho anh, tất cả đều vui vẻ chấp nhận sự sắp xếp của anh.


Kính nể một niên trưởng có tư cách, Thiếu Tá San đã dành cho vị Tiểu Đoàn Phó nhiều ưu ái đặc biệt. Có điều đúng vào thời điểm Thiếu Tá Thiệu ra đơn vị, cuộc chiến đang ở giai đoạn khốc liệt nhất. Sau khi Mỹ bất chấp những phản đối của VNCH, đã tự cho mình ngồi ngang hàng với Cộng Sản Bắc Việt và đơn phương nhượng bộ quá nhiều điều trong Hiệp Định Paris ký kết ngày 27.1.1973, chứng tỏ ý định sớm bỏ rơi đồng minh, phủi tay cuộc chiến. Lợi dụng điều này, Cộng quân đã ồ ạt tung nhiều sư đoàn với lực lượng chiến xa, từ miền Bắc và Lào, theo đường mòn ************ xâm nhập Nam Việt Nam, đồng loạt mở các cuộc tấn công qui mô vào các đơn vị phòng thủ của ta. Phước Long là tỉnh đầu tiên bị thất thủ vào ngày 6 tháng 1/1975 nhưng không có bất cứ dấu hiệu nào từ phía Hoa Kỳ can thiệp hay phản đối CSBV vi phạm hiệp định,. Điều này đã báo hiệu cho số phận của VNCH.

Liên Đoàn 8 BĐQ ban đầu đặt dưới quyền chỉ huy của Đại Tá Vũ Phi Hùng, với ba vị tiểu đoàn trưởng đều là niên đệ Võ Bị của Thiếu Tá Đoàn Đình Thiệu. Thiếu Tá Nguyễn Văn Nam (K.20) TĐT/TĐ 84, Thiếu Tá Trần Tiễn San (K.19) TĐT/TĐ 86, và Thiếu Tá Nguyễn Hữu Mạnh (K.20) TĐT/TĐ 87. Thiếu Tá Thiệu chọn về làm Tiểu Đoàn Phó cho một niên đệ Khóa 19, là khóa đàn em có nhiều gắn bó và xem như học trò của Khóa 17 thời họ còn là những sinh viên sĩ quan.

Dù chưa được trang bị và huấn luyện đầy đủ, Liên Đoàn nhận lệnh của Bộ TTM di chuyển về Sài gòn để giữ an ninh trong dịp Tết nguyên đán. Liên Đoàn đặc trách phòng thủ khu vực từ QL 1 đến QL 4, ngoại trừ TĐ 84 đặc trách một khu vực kế cận. Vào những ngày đầu tháng 4/75, Liên Đoàn 8 BĐQ thường phối họp cùng Lữ Đoàn 4 Nhảy Dù tân lập mở các cuộc hành quân vào Mật khu Lý Văn Mạnh và đã phát giác có sự hiện diện của nhiều đơn vị chính quy Bắc Việt đang hoạt động, ém quân tại đây.

Để đề phòng cho trường hợp bị tấn công bởi các đại đơn vị này của địch, Đại tá Vũ Phi Hùng, Liên Đoàn Trưởng bàn bạc với các Tiểu Đoàn Trưởng, vạch ra một kế hoạch ứng phó khi tình hình trở nên nguy ngập, được gọi là kế hoạch “Bravo”: Các tiểu đoàn tự rút về Giáo xứ Tân Phú của Linh Mục Đinh Xuân Hải để tái phối trí và tiếp tục chiến đấu tại đây.

Khoảng hai tuần lễ sau đó, Sư Đoàn 106 BĐQ được thành lập, với vị Tư Lệnh là Đại Tá Nguyễn Văn Lộc. Đại Tá Vũ Phi Hùng, Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn 8 BĐQ được chỉ định giữ chức vụ Tham Mưu Trưởng, và bàn giao Liên Đoàn cho Trung Tá Chung Thanh Tòng từ BĐQ Vùng I di tản.


Ngày 27/4/75 Cộng quân mở các cuộc tấn công liên tục vào tuyến phòng thủ của Tiểu Đoàn 84 và 87. Hai vị Tiểu Đoàn Trưởng xuất sắc cùng xuất thân Khóa 20 VB đã anh dũng điều quân chiến đấu, yểm trợ cho nhau để giữ vững phòng tuyến. Lực lượng địch quá đông và có chiến xa T 54 hỗ trợ, trong khi bên ta đã có nhiều binh sĩ thương vong, đạn dược cạn dần. Đến tối ngày 29/4/75 tình trạng trở nên tồi tệ hơn nên các đơn vị đề nghị thực hiện kế hoạch “Bravo”, rút về Giáo xứ Tân Phú lập tuyến phòng thủ mới như đã dự trù. Nhưng Đại Tá Vũ Phi Hùng từ BTL/SĐ 106 cho biết kế hoạch này không thể thực hiện được nữa, vì nhiều đơn vị Cộng quân đã thâm nhập vào Sài gòn từ các hướng khác.

Trong tình huống này, vẫn không có cách nào khác hơn, sáng sớm ngày 30/4 Liên Đoàn ra lệnh bằng mọi giá phải mở đường máu lui binh về hướng Sài gòn. Tiểu Đoàn 84 của Thiếu Tá Nguyễn Văn Nam lúc ấy đang bố trí dọc theo xa lộ Đại Hàn, bị áp lực nặng nề nhất do nhiều chiến xa của địch bao vây tấn công liên tục. Tiểu Đoàn 87 của Thiếu Tá Nguyễn Hữu Mạnh rút ra từ Mật Khu Lý Văn Mạnh, mở đường cho BCH/ Liên Đoàn và Tiểu Đoàn 86 của Thiếu Tá Trần Tiễn San vừa rút ra sau cùng, vừa làm lực lượng án ngữ bọc hậu. Cuộc lui binh rất khó khăn trong lúc bị địch quân bao vây, tấn công từ mọi phía.


Thiếu Tá San ra lệnh cho Tiểu Đoàn Phó Đoàn Đình Thiệu thu nhặt hết số súng thặng dư bỏ vào ụ súng cối 81 ly để thiêu hủy. Pháo Đội Pháo Binh trong căn cứ BCH/ Liên Đoàn có bốn khẩu đại bác 105 ly, nhưng mỗi khẩu chỉ còn một quả đạn trong nòng. Thiếu Tá San cho lệnh bắn trực xạ vào những điểm địch quân tấn công mạnh nhất, sau đó phá hủy súng, và yêu cầu Pháo Đội rút theo BCH/ Liên Đoàn. Tiểu Đoàn phải mở đường máu để có thể thoát ra khỏi vòng vây của địch, nên tất cả thương binh đành phải bỏ lại phía sau. Trong lúc vừa điều quân vừa chiến đấu, Thiếu tá San bị thương ở mặt, phải bò đến một mô đất tạm ẩn nấp để tự băng bó. Đúng lúc ấy, Trung Úy Đoàn Ngọc Lợi (K.26VB), Đại Đội Trưởng ĐĐCH chạy đến báo cáo là Niên trưởng Đoàn Đình Thiệu vừa mới hy sinh bên bờ ruộng. Ông bị bắn đứt động mạch ở chân. Mấy người lính trung thành ngỏ ý cõng ông theo, nhưng ông khoác tay, bảo “chạy gấp đi, anh không thể sống được!” Trung Úy Lợi còn cho biết, trước khi nhắm mắt ông hỏi Lợi: “Moa chết rồi ai sẽ nuôi vợ con đây?” Lúc ấy khoảng 12 giờ 30 trưa ngày 30/4, sau đúng một giờ Tướng Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng!

Sau đó Thiếu Tá San cùng nhiều cấp chỉ huy khác bị bắt đưa vào làng. Vì bị thương ở đầu, máu ra nhiều, nên anh được cho về, gia đình đưa vào điều trị tại Bệnh viện Triều Châu. Một ông chú nghe tin vào thăm, biếu anh 30.000 đồng. Anh cho người nhà tìm gặp gia đình Thiếu Tá Đoàn Đình Thiệu báo tin về cái chết của người niên trưởng. Chị Thiệu tìm đến thăm anh và hỏi kỹ địa điểm anh Thiệu đang nằm để đi tìm. Anh San chỉ dẫn, chia buồn và biếu chị Thiệu 30.000 đồng mà ông chú vừa mới cho anh.

Theo lời kể của chị Thiệu, vì tình hình lúc ấy rất hỗn loạn, tiếng súng vẫn còn nổ khắp nơi, nhiều đơn vị của ta không chịu buông súng và vẫn tiếp chiến đấu, nên chị không dám đi tìm anh Thiệu, hơn nữa chị cũng không rành đường sá ở đây, đành phải nhờ cậu em trai, dùng xe Honda len lỏi tìm đến vị trí mà Thiếu Tá San chỉ dẫn. Cậu em tìm được xác anh Thiệu, nhưng không thể tìm được bất cứ một phương tiện nào để chuyên chở, và cũng không biết sẽ chở về đâu, trong tình thế lúc này. Cuối cùng, rất may mắn, một anh tài xế xe rác nặng tấm lòng với QLVNCH, đã vui vẻ nhận lời giúp đỡ. Sau khi đổ hết rác trên xe xuống vệ đường, theo sự hướng dẫn của cậu em chị Thiệu, nhưng cũng rất nhiều khó khăn, anh tài xế mới đưa xe đến được vị trí, nơi anh Thiệu nằm. Sau một lúc thảo luận, cuối cùng hai anh chở xác Thiếu Tá Thiệu đến Nhà Thờ Bùi Phát để nhờ giúp đỡ. Và cũng rất may mắn, đã gặp đúng một vị linh mục nhân từ. Cha Trần Quốc Phú vui vẻ nhận lời, đứng ra tẩm liệm và chôn cất Thiếu tá Thiệu ngay trong khu đất của nhà thờ.


Chị Thiệu thường xuyên đưa các con đến đây thăm viếng và xây lại ngôi mộ cho chồng. Mấy năm sau, chị xin hỏa táng, và mang tro cốt anh về thờ tại tư gia ở Mỹ Tho. Lúc Thiếu Tá Thiệu mất, anh chị có ba con, hai trai 9 và 7 tuổi, cô con gái út chưa tròn 12 tháng. Sau này, cháu trai lớn mất, cháu gái định cư ở Úc. Hiện nay chị sống với cậu con trai thứ tại Mỹ Tho, quê hương của chị. Điều đáng ngưỡng mộ hơn, khi chồng hy sinh, chị còn khá trẻ, nổi tiếng có nhan sắc, nhưng không hề bước thêm một bước nào nữa, ở vậy nuôi dạy các con trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn, nghiệt ngã. Cả hai cháu đều nên người, thành đạt, hiếu thảo và luôn sống với niềm tự hào về người cha Võ Bị, từng sống rất tư cách và chết hiên ngang.

Cuộc chiến Việt Nam đã gây ra biết bao đau thương tang tóc. Vào giờ thứ 25 của cuộc chiến có biết bao nhiêu người đàn bà trở thành góa phụ, biết bao đứa con thơ trở thành cô nhi, nhiều cháu chưa hề biết mặt cha mình. Không những không được hưởng bất cứ một ân sũng nào của quôc gia khi chồng, cha hy sinh cho Tổ Quốc mà họ còn bị kẻ thù phân biệt đối xử, nhục mạ và phải đương đầu với muôn vàn khó khăn trong cuộc sống. Những người như chị Đoàn Đình Thiệu rất xứng đáng để chúng ta biết ơn và ngợi ca. Sự hy sinh nào của những người lính, hay vợ con của lính, cũng đều tiềm ẩn những ý nghĩa cao quý, cho dù những cái chết vô danh, không được truy thăng hay chôn cất theo lễ nghi quân cách. Với Tổ Quốc và lịch sử dân tộc, những hy sinh dù trong âm thầm, vẫn mãi mãi là điều bất diệt.


Viết những dòng này, xin được thay bó hoa hồng tươi thắm nhất, gởi đến Chị Đoàn Đình Thiệu và các cháu cũng như những cô nhi quả phụ khác của giờ thứ 25, lòng tri ân và ngưỡng mộ của những người một thời từng là đồng đội, là huynh đệ của phu quân các chị, người cha đáng kính của các cháu. Và xin cầu chúc những điều tốt đẹp nhất cho những người đã sẵn sàng chấp nhận những số phận nghiệt ngã, hy sinh, nhưng vẫn luôn hãnh diện có chồng, cha là lính chiến VNCH, đã dám chết cho quê hương, dân tộc.


Phạm Tín An Ninh
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 13/Aug/2024 lúc 7:58am

Chuyện Của Bình An

Hình minh họa 

1.

Tháng 7/2000.

Người thiếu nữ hất nhanh ra sau mớ tóc vướng trên bờ vai, nhìn tôi đăm đăm. Một thoáng bối rối hiện qua các ngón tay đan vào nhau, nhịp nhẹ lên bàn. Cô có dáng cao, thanh tú, mặt trái xoan, đôi mắt to đen, và nhất là nước da trắng hồng -đặc điểm của con gái xứ dừa Bồng Sơn, Tam Quan mà tôi đã gặp những lần hành quân qua các thôn ấp. Sau khi tự giới thiệu, cô vào đề ngay, vắn tắt kể về đời cô, với giọng đặc Nha Trang, quê tôi. Và mỉm cười, nói :
    - Trước đây, đã lâu, cháu được bà dì ruột cho biết đầy đủ, nhưng cháu không tin. Sau đó, tình cờ một người quen, bác Thắng, cũng thuật lại, y như thế, khiến cháu thêm thắc mắc. Bác ấy còn cho cháu xem hình chú mặc Quân phục, chụp chung với đơn vị.

    Rồi đột ngột hỏi :
    - Hôm nay đường đột đến gặp chú, do bác Thắng chỉ dẫn, cháu muốn xin chú xác nhận về câu chuyện theo họ đã kể có thật như vậy không ?

    Thì ra thế, tôi lẩm bẩm, cố nén tiếng thở dài, chưa trả lời ngay. Người dì và Thắng có trí nhớ phi thường, tôi thầm phục, sau hơn ba mươi năm, không sót một chi tiết nào.

    Cô nhắc lại câu hỏi, chờ đợi. Hồi lâu, tôi mới chậm rãi nói :
    - Thật hay không thật là tùy ở cô, và không thay đổi được gì, khi mọi người, và có lẽ cả cô nữa, cũng biết rằng trong xã hội này lằn ranh giữa sự thật và dối trá là rất mỏng manh. Vả lại, bây giờ câu hỏi ấy còn cần thiết nữa chăng sau bao năm cô đã sống rất yên ổn, rất tự hào với tin tưởng, hay ảo tưởng, là mọi sự đều tốt, đều vĩ đại, đều ưu việt...

    Thiếu nữ ngắt lời :
    - Chú đừng hiểu lầm cháu. Cháu chỉ muốn biết, một lần, để tâm hồn thoát cơn dằn vặt từ khi bất ngờ được nghe câu chuyện rất quan trong đó. Ba mươi năm, cả cuộc đời cháu, nhưng chỉ là một mảnh thời gian lãng phai, nhỏ nhoi đối với chú - người đã trải qua bao nhiêu thử thách của định mệnh, đã cho cháu, ngay phút gặp gỡ đầu tiên, cái nhìn thiện cảm hơn về phía đối nghịch mà từ nhỏ cháu được dạy phải căm thù. Cháu mong được nghe chú kể, nếu chú không ngại...

    2.
    Mùa xuân 1969. Một năm sau Tết Mậu Thân. Quân đoàn mở chiến dịch bình định phát triển. Địch cũng gia tăng quấy rối, xâm nhập trở lại các làng xã phía Bắc Bình Định. Tôi được lệnh dẫn hơn nửa đại đội Chiến Tranh Chính Trị (CTCT) tháp tùng đoàn xe của Bộ chỉ huy Sư đoàn 22 Bộ Binh từ Bà Gi ra căn cứ Trung đoàn 40, làm công tác dân sự vụ ở những địa điểm hành quân quanh vùng Hoài Ân, Hoài Nhơn, Tam Quan : đưa đồng bào đến nơi an toàn, cung cấp các nhu cầu tạm cư tối thiểu, đồng thời tuyên truyền, giải nọc độc của Việt Cộng.

    Mặt trời đứng bóng. Đoàn xe khá dài di chuyển chậm rì trên quốc lộ, chờ đơn vị tiền sát bứng các chốt du kích bắn sẻ. Tôi mệt rã rời, duỗi thẳng chân và ngả lưng vào nệm ghế xe Jeep. Trong xe, ngoài tài xế Bình, còn có Hạ sĩ truyền tin Hai, hỗn danh Hai Lưu Đạn (Vì lúc nào cũng đeo lủng lẳng trên người sáu quả lựu đạn), và Trung sĩ Thắng y tá Đại đội. Cả ba im lặng, vẻ căng thẳng, không tán dóc như mọi bữa.

    Tôi lim dim mắt, hình ảnh Trầm Uyên hiện về, chập chờn. Đêm trước, ngồi với nàng trên bãi biển Qui Nhơn dưới ánh trăng vàng úa, tôi muốn có câu trả lời dứt khoát về cuộc tình không lối thoát. Nàng khóc, tấm tức như trẻ thơ. Mẹ vẫn không chấp nhận anh, còn giận anh đã cãi lý với mẹ. Em thương mẹ lắm. Nhưng sống thiếu anh bên đời, ôi... Hãy mang em đi tới mọi chân trời góc biển, ngay đêm nay. Tôi ôm nàng, vỗ về. Anh như cánh chim, vô định. Trốn theo anh, biết bao gian truân đợi chờ, em hỡi, rồi có chắc em sẽ không hối tiếc, một ngày, khi môi hồng đã nhạt, hương xưa đã phai, khi thực tế phũ phàng giết chết mộng mơ ?

    Mẹ em có lý khi cố tạo cho em một thứ hạnh phúc bảo đảm bên ông giáo sư được hoãn dịch đó. Nàng lại khóc, to hơn. Nói chi những lời cay đắng làm tan nát lòng em ? Em yêu anh, anh biết mà. Yêu cả tánh ngang tàng, kiêu hãnh của anh. Yêu mùi phong sương lãng đãng trên áo, trên tóc, trên môi mỗi lần anh đến, hôn em. Lúc đưa nàng về, tôi biết từ đây sẽ mất nhau, vĩnh viễn, dù vẫn câm nín lời biệt ly...

    3.
    Bỗng có tiếng bom chụp xuống từ lưng trời, như sét đánh, tiếp theo là một loạt tiếng nổ phụ vang rền, làm rung chuyển mặt đất. Tôi choàng tỉnh, chụp nón sắt và cây M 16. Đằng trước, khói bốc mịt mờ kéo thành một vệt trắng dài, cách một khoảng xa, về phía ngọn đồi chùa Tam Quan. Bom gì giống B 52, chắc đụng ở đâu, Hai Lựu Đạn nói, và mở máy PRC 25, chờ lệnh. Tôi gọi Phòng 3 Sư đoàn, và được biết Không Quân Việt và Mỹ đang tiêu diệt các ổ súng lớn và tụ điểm của Việt Cộng. Từng đợt oanh tạc cơ nhào lộn trên mây trút bom xuống và từng cột lửa tung lên như những chùm pháo bông khổng lồ. Nhiều tiếng súng đì đòm vọng lại, liên tục. Dân làng hốt hoảng túa ra rất đông dọc quốc lộ. Trẻ con lếch thếch vừa chạy vừa khóc.

    Chiếc Jeep của tôi nhích lên từng thước đường, cách đoàn xe khá xa. Một người đàn bà bỗng từ trong hớt hải lao đến, la lên :
    - Có người chuyển bụng sanh. Nẩu (ông) chở đi nhà thương giùm.

    Tôi chưa kịp trả lời thì Thắng đã nhanh nhẩu nói :
    - Nhà thương Quận năm ngoái bị Việt Cộng pháo kích sập rồi. Bọn tôi đang hành quân, đâu có xe. Mấy bà đỡ giùm cho người ta cũng được chớ sao. Mà ai đâu vậy ?

    Theo hướng tay bà chỉ, tôi thấy một cô, khoảng hăm ba hăm bốn, ôm bụng bầu khá lớn, vẻ đau đớn, ngồi sụp trên cỏ. Thắng thò đầu ra khỏi xe, để nhìn cho rõ. Có tiếng từ trong đám đông xúm quanh thiếu phụ :
    - Ủa, chú Thắng cũng ở đây. Chú cứu giùm con Hương...

    Thắng nói với tôi :
    - Một người bà con bên vợ tôi. Thẩm quyền cho tôi đi xem thử.

    Tôi bảo Bình tắp xe vô lề. Thắng nhảy xuống. Một lát sau, trở lại báo :
    - Nước ối ra rồi, máu chảy nhiều. Mình có thể làm được gì không, chứ để như vầy, cô ta sẽ chết mất ?

    Tôi hỏi Thắng :
    - Anh đỡ được không ?

    Hai Lưu Đạn trả lời thay :
    - Được chứ, Trung úy. Ảnh một vợ, bốn con, kính nghiệm đầy mình mà.

    Tôi xuống xe, trao cho Bình cây M 16 và dặn canh chừng Việt Cộng trà trộn, rồi cùng với Thắng đến chỗ cô ta. Mọi người dãn ra tránh lối. Cùng lúc có tiếng trẻ sơ sinh khóc ngất. Ra rồi, ai đó reo lên, ra rồi, mau dữ. Con gái. Máu loang đỏ trong chiếc Poncho đã được lót cho cô. Cô cắn môi, rên hừ hừ, mặt nhăn nhó. Da cô vốn trắng, bấy giờ trông tái nhợt. Mồ hôi đẫm ướt trán.

    Thắng mở túi cứu thương cá nhân, moi ra được một cái kéo vừa nhỏ vừa cùn. Thắng cắt nhau. Không đứt. Hỏi đám đông, không ai có sẵn dao. Gấp quá, tôi bèn rút lưỡi lê đeo bên hông, lau qua bằng cồn, rồi đưa cho anh ta. Với sự trợ giúp của người em gái cô, chúng tôi, cuối cùng, cũng cắt được cuống nhau. Nhưng máu ra nhiều quá, bao nhiêu băng trên xe lấy dùng đã hết, vẫn thiếu. Cô nằm bất động, như chết. Thắng tiêm cho cô một mũi thuốc mà anh ta bảo để cầm máu và hồi lực.

    Tôi hỏi trống không :
    - Chồng chị ta đâu rồi ?

    Im lặng. Một lúc lâu, có người nói, anh ta đi làm xa rồi.

    Trở lại xe, tôi gọi Thiếu tá CTCT Trung đoàn 40, nhưng lại gặp Trung tá Trung đoàn phó, rất khó tính. Tôi trình bày vắn tắt sự việc, rồi hỏi có thể xin trực thăng tải thương Mỹ được không.

    Ông gắt um lên :
    - Đỡ đẻ đâu phải nhiệm vụ của Trung úy. Tải thương bây giờ ưu tiên cho lính, ông biết không...

    Thất vọng, tôi tính cúp máy thì ông nói tiếp, vẫn lớn tiếng :
    - Thôi được, để tôi hỏi cố vấn CTCT Moore xem sao. Chờ đấy !

    Tôi thở phào, mừng rỡ. Đại úy Rob Moore, người bạn thường đi công tác chung năm nào, còn đấy sao ? Vài phút sau, máy lại rè rè, và tiếng ông phó, lần này nghe dịu lại :
    - Moore OK. Ông ta nói có quen biết Trung úy. Năm phút nữa, sẽ có trực thăng của lst Cav (Sư đoàn I Không kỵ). Trung úy cho lính làm an ninh bãi đáp đi.

    - Cám ơn Trung tá. Trung tá cho tôi gửi lời chào và cám ơn Đại úy Moore.

    Chiếc GMC chở một toán lính CTCT của tôi từ phía sau vừa lên tới. Đúng lúc, may quá. Tất cả xuống xe, súng cầm tay. Bãi đáp là một thửa ruộng khô, bỏ phế, sát Quốc lộ. Một chiếc trực thăng Mỹ xuất hiện từ hướng Bắc, bay đến gần, lượn vòng. Hai Lựu Đạn thảy một trái khói, trong khi Thắng lục túi áo lấy ra một mẩu giấy và hỏi người dì của đứa bé :
    - Hòa đặt tên gì cho bé, để bệnh viện Mỹ làm khai sanh ?

    Cô trả lời, tùy các anh. Thắng quay qua tôi :
    - Thẩm quyền đặt giùm tên ?

    Tôi khoát tay :
    - Thì cứ đặt đại đi, tên gì cũng được !

    Rồi bỗng dưng, như từ đáy sâu thẳm của tiềm thức, tôi buột miệng nói khẽ :
    - An. Bình An.

    Trực thăng đáp, cánh quạt tung gió và bụi mờ vào đám người đứng đợi. Hai mẹ con được lính Mỹ đưa lên bằng cáng. Tôi xin cho Hòa lên theo. Ngước mắt tìm Moore, không thấy. Phi công vẫy tay chào tôi.

    4.
    Chúng tôi tiếp tục di chuyển đến Bộ chỉ huy Trung đoàn. Trình diện xong, đại đội CTCT bắt đầu chia thành toán nhỏ lội theo các cánh quân. Lần này còn phối hợp với toán dân sự vụ Hoa Kỳ luân phiên theo trực thăng Sư đoàn I Không kỵ bay vào các ấp xa, hẻo lánh, và nguy hiểm nhất - có khi chở về Bệnh xá Dã chiến chi khu, hoặc trạm Quân y Trung đoàn, những cụ già, em bé, và phụ nữ bị thương do mìn, chông, lựu đạn Việt Cộng gài, dành cho chúng tôi.

    Bận rộn với công tác, đối diện cái chết thường trực, chứng kiến thảm cảnh từng ngày của dân chúng kẹt giữa hai lằn đạn, tôi quên bẵng người thiếu phụ sinh non, cũng không biết, mà hỏi cũng chẳng ai biết, về tình trạng hai mẹ con ra sao. Quên cả Qui Nhơn cùng những ngày vui, và Trầm Uyên.

    Nửa năm sau, một Sĩ quan ra thay thế, tôi trở về hậu cứ Bà Gi. Một mình, trong canh khuya, thấy lòng nhớ nhung quay quắt, nhưng vẫn cố không đi tìm nàng. Hỡi em, cùng một thành phố, mà sao cách trở muôn trùng. Giá mẹ và chị em đừng tỏ thái độ kênh kiệu. Giá anh bớt tự ái, biết chiều mọi người. Giá đêm đó, em cứ trốn theo mặc anh ngăn cản. Bây giờ, tất cả đã muộn màng. Tôi la cà qua các quán Bar với bạn bè, suốt con đường Võ Tánh, uống rất nhiều rượu, để chôn vùi trong đáy cốc tình chết một đêm xưa. Ngỡ ôm em và nỗi muộn phiền, qua những vòng tay và hình bóng khác.

    Cuối năm 1970, tôi đổi về Đại đội CTCT Nha Trang, gần nhà, rồi lên trường Đại học CTCT Đà Lạt. Cũng là dịp may để trốn kỷ niệm. Năm 1974, tình cờ gặp lại Trung sĩ Thắng, lúc ấy phục vụ tại Tiểu khu Khánh Hòa. Thắng kể :
    - Hai má con Hương được Mỹ cấp cứu, rồi mấy hôm sau xuất viện. Bình An sAnh thiếu tháng, nhưng khỏe mạnh, phát triển bình thường. Hai năm sau, 1971, cha nó lén về gài Lựu đạn tại trụ sở Xã, bất cẩn để nổ banh xác. Cuối năm ấy, Hương ra ruộng đạp mìn của du kích bị thương nặng, hai bữa sau thì chết. Bình An được người dì - tên Hòa, người phụ mình cắt nhau, chắc Đại úy còn nhớ - nhận nuôi Hòa theo chồng về Nha Trang sinh sống, mang theo Bình An, nay được năm tuổi. Hòa còn giữ một cái xắc da Mỹ tặng, nhưng làm mất tờ khai sanh của con bé. Đại úy muốn gặp không ?

    Tôi nói, bận quá, thôi để dịp khác.

    5.
    Người thiếu nữ - Bình An - từ nãy giờ ngồi im, thỉnh thoảng lấy giấy thấm nước mắt, nghe tôi kể một cách rành mạch, từ tốn, cẩn trọng từng lời.

Tôi nói thêm :
    - Dịp khác đó, đã phải mất gần ba mươi năm mới có. Cô nhỉ ! Hôm nay, tôi cố gắng, lần đầu tiên, kể hết sự việc đã xảy ra, đuổi theo ký ức hao mòn đã trốn chạy cùng với mọi chứng tích. Vả lại, tôi đâu muốn thuyết phục cô, và cô cũng chẳng phải mang ơn ai, vì đối với tôi cứu người là bổn phận.

    Cô lắc đầu :
    - Không, cháu không nghĩ thế. Theo cháu, đó là một chọn lựa, một quyết định cá nhân, một đánh giá về sự cao cả giữa những con người với nhau.

    Rồi, chờ cho lệ vơi bớt, cô lên tiếng, nửa như phân trần, nửa như tự hối :
    - Ba người kể y hệt, vì chỉ có một sự thật. Vậy mà ở quê cháu, còn say men chiến thắng và ngụt lửa hận thù, họ bảo rằng lính Mỹ và toán CTCT của chú đến bố ráp dân làng, và chở má cháu đi, lúc mới sanh cháu, tiêm thuốc cho chết dần chết mòn, rằng cháu bị bỏ đói mấy ngày, rằng cha cháu bị bắt, tra tấn, xẻo tai, móc mắt, rồi đem đi bắn. Lúc ấy, tuổi mới lớn, còn bồng bột, cháu tin ngay. Mãi sau này, khi chính sách cởi mở đôi chút, dì Hòa, bác Thắng, và một vài người trong số rất đông nhân chứng mới dám kể ngược lại. Bây giờ...

    Tôi tiếp lời :
    - Bây giờ thì cô hiểu rồi. Thực ra, không ai ngạc nhiên về những lời dối trá trên. Cũng vậy, sau 1975, khi đi tù cải tạo ra Bắc, Sĩ quan chúng tôi bị dân ngoài đó ném đá, chửi rủa thậm tệ, gọi là kẻ thù của Nhân dân, hãm hiếp phụ nữ, chặt đầu con nít, giết người không gớm tay. Dần dần tiếp xúc với chúng tôi, họ thấy rõ sự thật, thay đổi hẳn thái độ. Tất cả cũng do tuyên truyền độc hại đã được nhồi vào đầu óc, nhập vào xương tủy của nhiều thế hệ. Quả vậy, để tồn tại, chế độ phải bám vào sự lừa dối cũng như phải dùng các thủ đoạn khủng bố, gây khiếp sợ triền miên, khiến không ai dám nói thật.

    Từ khởi thủy đến hôm nay. Từ một hang động tối tăm trong rừng Việt Bắc đến các đường phố Hà Nội. Từ anh bần cố nông thất học đến đám văn thi nô và tập đoàn lãnh đạo. Tôi nói lên điều này bởi tin rằng một thiếu nữ thông minh và xinh đẹp như cô, một thiếu nữ còn biết suy tư, dằn vặt về quá khứ, về sự thật đời mình, như cô, thì không thể nào là Cộng sản. Cộng sản đồng nghĩa với gian manh, xấu xí. Họ không có tim, không có óc, không biết gì nữa ngoài mớ lý thuyết cũ mèm phải lặp đi lặp lại như những con vẹt ngu ngốc.

    Ngừng một chút để dò phản ứng, và thấy cô vẫn bình tĩnh nghe, tôi tiếp :
    - Tôi nói lên điều này, bởi trước mắt, quá khứ mà cô đang đánh thức từ một giấc ngủ nào buồn bã, trở về trọn vẹn, với chiến tranh tàn khốc và đoàn người chạy loạn bất hạnh. Với hình ảnh của má cô ngất xỉu trong cơn đau, của chính cô khóc oe oe, mình mẩy tím ngắt bọc trong chiếc khăn xanh nhà binh của tôi. Với lưỡi lê sáng loáng tôi rút ra khỏi vỏ, nhưng lần ấy không phải để đâm vào ngực kẻ thù. Với những người lính VNCH và Quân nhân Mỹ xa lạ đã vì tình nhân loại...

    Đến đây, Binh An bật đứng dậy, khóc thành tiếng :
    - Thôi, chú đừng nói nữa. Đừng nói gì nữa. Cháu hiểu hết rồi. Suốt thời gian qua, cháu bị mê hoặc bởi vài quyền lợi nhỏ nhặt, bởi tấm bằng con Liệt sĩ, và những lời tâng bốc thậm xưng, dối trá. Có lúc cháu cũng nghi ngờ, cũng đặt dấu hỏi, cũng biết chứ, như hàng triệu người dân hiện nay, nhưng biết mà không làm gì được, biết mà phải im miệng, để được yên thân. Cháu sẽ an phận và có thể tự hào - như chú nói - sống trong xã hội này, nếu cháu không có cá tính nhậy cảm, phản ứng tự vệ mạnh mẽ của một đứa con mồ côi bị ném vào đời quá sớm, nếu cháu không biết ưu tư, trăn trở, không khắc khoải mơ tìm hạnh phúc và bình an cho tâm hồn và ánh sáng mịt mờ của chân lý. Và nhất là nếu cháu không có cơ may được gặp chú, nhân vật chính, đưọc nghe tiếng nói của lương tri. Cháu cũng biết chú không phải là người đặt chuyện, bởi đặt chuyện để được lợi lộc gì nơi cháu ? Ngay thời ấv, chú đã không màng một lời cám ơn, không đi gặp dì Hòa, huống chi bây giờ. Cháu tin chú.

    Mấy hôm sau, Bình An trở lại với bó hoa và giỏ cam, xin vào phòng chào mẹ tôi. Cùng đến có Hòa, và cựu Trung sĩ Thắng. Thắng bây giờ tóc bạc, lưng khòm, hành nghề Y tá tư, chích theo toa Bác sĩ. Anh ta ôm chật lấy tôi, huyên thuyên chuyện cũ :

    - Trời ơi, thẩm quyền, ông thầy, sau bao nhiêu năm còn sống để được gặp lại nhau, mừng quá là mừng ! Ông thầy vẫn phong độ như xưa. Do tình cờ biết ông thầy về Nha Trang thăm bác gái bị bệnh, tôi đã giục Bình An đến gặp trước để hỏi cho ra lẽ, chứ cô ta không tin tôi, cứ ấm ức, thắc mắc mãi.

    Bình An cười giòn tan :
    - Hết ấm ức rồi, bác ơi !

    Còn Hòa cầm tay tôi, giữ thật lâu, và thổn thức :
    - Anh biết không, từ ngày đó, em mong gặp anh lắm. Anh Thắng cho biết anh đã đổi đi nơi khác. Chị Hương em lúc hấp hối có nói chị nhớ anh, bảo em đi tìm anh, và xin anh sau này, nếu số phận dun rủi cho anh gặp Bình An, hãy coi nó như con gái anh vậy.

    6.
    Hai ngày trước khi trở lại Mỹ, tôi được Hòa và Bình An mời đến thăm nhà và dùng cơm. Nhà cũ ở Xóm Mới, tương đối rộng, được ngăn đôi, một nửa làm tiệm may, sửa quần áo. Vinh, chồng Hòa, trước kia là Trung đội trưởng Địa phương quân, nay chạy tắc xi. Bắt chước Thắng, anh ta gọi tôi là "ông thầy" luôn miệng. Trong bữa ăn, Bình An không nói nhiều, vẻ trầm ngâm, nghĩ ngợi điều gì lung lắm. Một lúc nào đó, cô hỏi về ông Trung tá phó, về Moore, về Hai Lựu Đạn và những người lính tôi có nhắc đến trong chuyện kể. Tôi đáp :

    - Đại úy Moore vài tháng sau đó giẫm phải mìn chông, nát một bàn chân. Tài xế Bình và ba đồng đội, trong một chuyến công tác, bị phục kích, xác văng xuống ao, cạnh đường rầy xe lửa giữa Tam Quan và Bồng Sơn, nơi tôi cũng đã một lần bị bắn sẻ, đạn xuyên qua áo giáp. Ông Trung tá, sau 75, đi cải tạo ngoài Bắc với tôi, và chết trong tù. Còn Hai Lựu Đạn và những anh em khác, tôi không biết trôi dạt về đâu.

    Bình An ôm mặt, cúi đầu, thở dài :

    - Tội nghiệp quá. Họ rất tốt. Ít nhiều cũng là ân nhân của cháu. Sao trời bắt họ khổ như vậy ?
    - Không phải trời, mà người, tôi sửa lại. Thảm họa và bi kịch đều do nơi người.

    Cô hiểu ý, khẽ gật đầu. Rồi đưa tôi ra xem vườn.

    Khu vườn nhỏ, xinh xắn, được chăm sóc kỹ. Gió lồng lộng, từ biển thổí vào, mát rượi. Vài cánh bướm vờn bay trên các luống hoa. Những trái măng cụt, vú sữa, mãng cầu vừa chín tới, trên cành nặng trĩu. Những giọt nắng cuối ngày nhảy múa trên vòm lá biếc, như những hạt kim cương lóng lánh.

    - Giang sơn của cháu đấy, Bình An dịu dàng nói. Những lúc buồn tủi, chán chường, cháu ra đây để khóc một mình. Chú ngồi đây với cháu đi.

    Ngồi xuống chiếc băng gỗ cũ, loang lổ màu sơn, bên cạnh Bình An, tôi thấy lòng dâng mối cảm thương. Nét buồn u uẩn không rời đôi mắt cô. Cả hai im lặng, để hồn chìm theo bóng chiều nhẹ rơi. Cô nhìn phía trước, đăm chiêu. Và bất thần quay lại, hỏi :

    - Sao chú đặt tên cháu là Bình An ?

    Câu hỏi đột ngột làm tôi giật mình, lúng túng. Và ngậm ngùi, tôi đáp :

    - Tên đó người yêu tôi đã chọn, nếu sau này chúng tôi sinh con gái đầu lòng. Có lẽ nàng mơ một ngày thôi hết chiến tranh. Đêm nào cũng cầu nguyện cho tôi trở về bình an. Nhưng rồi duyên nợ không thành. Ngày cô sinh ra là ngày chúng tôi chia tay trong nước mắt, âm thầm. Khi Thắng hỏi đặt tên gì cho cô, tôi sực nhớ đến.

    Bình An xin tôi kể thêm, chăm chú nghe, và hỏi dồn :

    - Cô ấy bây giờ ra sao, hở chú ? Chú đã gặp lại lần nào ? Có lấy ông giáo sư gì đó không ?

    - Không bao giờ gặp lại, tôi nói, cũng không biết tin tức. Nhưng như thế càng hay, bởi mộng lúc nào cũng đẹp hơn thực. Không gặp lại, để dung nhan còn mãi yêu kiều.

    Rồi lặng thinh, mỗi người lại đuổi theo ý nghĩ riêng. Chung quanh, tiếng muỗi vo ve, tiếng côn trùng rả rích. Một lúc sau, cô đứng lên, nắm lấy tay tôi, dẫn đến bên những khóm hoa đủ loại đang khoe sắc thắm, tỏa hương ngạt ngào. Cô cười bảo :

    - Trước kia, vườn mọc đầy rau lang, rau muống, theo kế hoạch nhà nước. Dì Hòa tính nuôi heo nữa, cháu phản đối dữ lắm, mới thôi. Cháu lén trồng hoa mấy năm sau này. Dì cứ chọc ghẹo cháu, không ngờ con Liệt sĩ, Cán bộ lại có máu tiểu tư sản, lãng mạn. Cháu yêu hoa vì tự ví mình với hoa, như câu thơ gì trong truyện Kiều...

    - Hoa trôi man mác biết là về đâu...
    - Đúng rồi, cám ơn chú. Đời hoa và đời cháu đâu khác gì nhau, chú nhỉ !

    Nói xong, cô bâng khuâng nhìn theo đôi bướm nhởn nhơ trên đóa mai vàng lộng lẫy, và thì thầm :
    - Cuộc đời sao buồn quá, phải không chú. Ai cũng mang riêng những mối sầu, kể cả chú, một Sĩ quan mà nhìn dáng dấp cháu tưởng ngày xưa phải rất may mắn, hạnh phúc. Nói chi cháu là đứa con mồ côi, không biết mặt cha lẫn mẹ. Cái hào quang người ta ngụy tạo cho cháu không sao khỏa lấp nỗi buồn đau chất chứa trong hồn. Mỗi khi cô đơn, như chiều nay, cháu thấy thèm tình thương, thèm một mái ấm gia đình, thèm một lời trìu mến, mơ có một người mẹ, một người cha...

    Ngập ngừng giây lâu, cô tiếp :
    - Chú từ nơi xa xôi đến, không quen biết, một ngày trên đường hành quân, đã dừng lại cứu hai má con cháu. Chiếc lưỡi lê dùng để giết hại, gây chết chóc, ngày đó đã biến thành vũ khí kỳ diệu của sự sống, của tình người. Sau khi cùng với chú đi tìm, và gặp lại, thời gian ngút ngàn đã mất, cháu suy nghĩ nhiều lắm về chú, về phong cách trượng phu, lời nói chân tình, nét đẹp hào hùng trong chú và những Quân nhân Cộng Hòa khác, cũng như đã suy nghĩ bao năm về cuộc đời cháu, về quá khứ mà người ta cố tình viết sai, về sự thật mà người ta muốn hủy diệt...

    Và ngước nhìn tôi, cô nói nhanh, một hơi, như đã chuẩn bị từ lâu :
    - Cháu muốn lột bỏ con người cũ. Cháu muốn thuộc về chú, thuộc về gia đình chú, từ nay, như lời má cháu trăng trối với dì Hòa. Cháu ao ước được chú nhận làm con gái của chú - thay cho người con gái có tên Bình An của chú và cô Trầm Uyên...

    Tôi ngạc nhiên đến sững sờ. Nhìn sâu vào đôi mắt cô long lanh ngấn lệ, đầy vẻ chân thành. Cổ họng tôi tắc nghẹn, lâu lắm, không thốt nên lời, trước một tình huống trớ trêu, khó tin. Không ngờ kết cuộc lại như thế, tốt đẹp và có hậu như trong những truyện thần tiên. Tự nhiên nước mắt tuôn trào, không ngăn được. Tôi giơ hai tay, chờ đón. Cô ngã vào lòng tôi, gọi nhỏ, chú..., ba ơi.

    Tôi nghẹn ngào :
    - Còn hạnh phúc nào hơn cho tôi... cho ba khi bóng đời đã xế, hỡi con, hỡi Bình An của ba !

    7.
    Bình An của tôi. Và của Trầm Uyên. Ôi, giấc mơ một ngày xưa cũ. Tôi nhắm mắt cho xúc động lắng xuống, cho vô vàn kỷ niệm khói sương từ đâu kéo về, ẩn hiện, bềnh bồng trên dòng sông dĩ vãng. Những con đường làng ngai ngái mùi rơm rạ và cỏ dại. Những đồng ruộng khô cằn, nứt nẻ. Những cụm lục bình tím nhạt trôi theo xác người. Những giao thông hào, hố chiến đấu, lầy lội nước mưa. Những ngày hành quân qua các thôn ấp điêu tàn. Những trẻ em thân mình đầy máu vì mìn và pháo kích. Bãi biển Qui Nhơn và ánh trăng úa vàng như những phong thư tình hờ hững, như lời thề đã lỡ. Đêm chia ly, ngọt đắng môi hôn. Bóng Trầm Uyên mờ khuất sau rèm. Bóng thiếu phụ ôm bụng bầu, ngồi sụp trên cỏ. Đoàn người chạy trên Quốc lộ. Tiếng khóc sơ sinh. Lưỡi lê và cuống nhau. Trực thăng tải thương...

    - Ba đang tỉnh hay mê đấy con ? Thôi nhé, từ đây có ba, con sẽ không còn đơn độc nữa đâu. Khổ đau, tủi hờn, ưu tư của những tháng ngày qua, con hãy quên. Hãy quên. Hãy để tất cả tàn lụn, như đêm đen. Giờ chỉ còn tương lai. Hãy bắt đầu lại, từ đầu, từ hôm nay.

    Bình An cười rạng rỡ, qua màn lệ. Rồi nép vào ngực tôi, tỉ tê :

    - Ba đã bỏ con, đi biền biệt, suốt ba mươi năm. Phép lạ tái sinh, con mơ không những hôm nay, mà đã từ lâu rồi, có ba, từ lúc ba ngừng xe bên đường, bước xuống bồng con vào đời, đặt tên con là Bình An. Ở một nơi nào đó, má con chắc vui và mãn nguyện lắm. Cũng như cô Trầm Uyên. Con thương ba, hãnh diện về ba. Ba hứa đừng bao giờ bỏ con nữa, ba nhé !

    Tôi nhìn lên cao. Cám ơn Thượng Đế về tình thương thanh khiết, nhiệm mầu. Đêm xanh mênh mông, và sao trời bắt đầu mọc, lấp lánh ./.

Kim Thanh

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/Aug/2024 lúc 12:53pm

Con Gái Của Ba,

Bây Giờ Con ở Đâu ?!


Sea%20Burial%20Flowers%20/%20Wreaths%20-%20Beautiful%20Addition%20to%20a%20Scattering

 

 

Kiều Kha

con của Ba

Kiều Kha

con gái của Ba

Thảm thay khúc ruột mù xa dãi dầu

 

Bây giờ con ở nơi đâu?!

Trời ôi,

Làm sao được biết con tôi thể nào?!

Từ con biền biệt tăm hao

Mẹ, cha canh cánh niềm đau biển trời

Lung linh hình bóng con côi

Sương phơi áo mỏng trên đồi xanh dâu

Bây giờ con ở nơi đâu?!

Bây giờ con ở nơi đâu?!

Càng nghĩ

Càng nhớ

Càng đau

Vuợt biên năm ấy xiết bao kinh hoàng

Con ơi trời biển mênh mang

Hải Âu biệt dạng vô vàn xót xa

Cõi hồn oằn oại phong ba

Sông Thương mạch nước chảy ra não nùng

Hỡi trời thăm thẳm mông lung

Hỡi con một thuở trùng phùng bao la!!

Con ơi cha yếu mẹ già

Hằng mong gặp lại con của Ba một lần

 

Hỡi đồng hương hỡi qúi nhân

Chỉ giùm tin trẻ vô ngần đội ơn

Một hoa sứ trắng cô đơn

Một con chim nhỏ chập chờn chít chiu

Rừng nghiêng đổ lá... hoang chiều

Vong nhân thơ thẩn đìu hiu bên rừng

Buồn, rừng suối chảy rưng rưng

Buồn, mây vắt võng lưng chừng đầu non

Ngậm ngùi mây hợp mưa tan

Ngậm ngùi trở giấc bàng hoàng chiêm bao

 

Trăng ơi Trăng ngự trên cao

Thấy con ta ở nơi nao bảo giùm

Ngời Trăng tỏa sáng không trung

Biết chăng Hồng Lạc trùng trùng khổ đau?!

Bỡi vì đâu,tại vì đâu

Hồng Kỳ giặc dữ ập vào điêu linh

Ngất trời tơi tả lửa binh

Để làm Một Cuộc Hoà Bình Tả Tơi

Lạc Hồng lưu lạc muôn nơi

Bóng chim thăm thẳm con ơi...

ngùi ngùi... ngùi ngùi..!!

 

NGUYỄN - MINH - THANH

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/Aug/2024 lúc 1:52pm

Người ở lại Tam Biên


  

 

 

Sau khi tốt nghiệp khóa Hạ Sĩ Quan Trường Huấn Luyên Đồng Đế ở Nha Trang. Với cấp bậc Trung Sĩ, Đào Hồng Thủy đã chọn đơn vị Nha Kỹ Thuật để phục vụ đời binh nghiệp và được đưa về Đoàn 72 do Cựu Trung Tá Cẩm Ngọc Huân làm Đoàn Trưởng.


Đây là thời thời gian Đoàn 72 vừa mới thành lập để chuẩn bị học khóa Chiến Tranh Ngoại Lệ cùng vơí các Đoàn 71,75. Tất cả các Đoàn đều ở trong khu vực của vòng đai phi trường Nha Trang về hướng đường Phước Hải đi vào. Các Toán trong lúc học Chiến Tranh Ngoại Lệ gồm có 4 Sĩ Quan và 8 nhân viên Hạ Sĩ Quan, không biết TS Đào Hồng Thủy lúc đó đã ở Toán nào. Nhưng sau khi tốt nghiệp khóa Chiến Tranh Ngoại Lệ, không biết vì lý do gì mà Đào Hồng Thủy và một số anh em khác được đưa lên phục vụ ở Chiến Đoàn 2 đóng tại Kontum.


Khi Đoàn 72 được đưa lên Kontum để hành quân nhảy toán thực tập thám sát ở các rừng núi đường mòn HCM, Cao Nguyên và vùng Tam Biên Việt – Miên – Lào, mổi lần nhận công tác xâm nhập thì các Toán đều được Chiến Đoàn 2 bổ sung thêm 2’hướng đạo’để trợ giúp Toán có kinh nghiệm lúc di chuyển trong đường rừng.


Trong một lần công tác nhảy toán vào một vùng ‘nóng’ở Tam Biên, Toán 723 của tôi được Chiến Đoàn 2 bổ sung thêm một Biệt Kích người Thượng và TS Đào Hồng Thủy (Thủy đã phục vụ tại CD2 như trên đã nói). Những công tác trong thời gian thực tập nầy thường đi đũ 12 người như quân số của một Toán trong hoạt động Chiến Tranh Ngọai Lệ vậy. Toán chia làm 2 tổ, gồm có bán tổ A do Trưởng Toán là tôi chỉ huy và bán tổ B do Toán Phó (cựu T/uý Tùng). Lúc Toán được Trực Thăng đưa vào vùng xâm nhập, máy bay của bán Tổ A luôn bay đẩn đầu để sẳn sàng nhảy xuống bải trước, sau đó máy bay của bán tổ B sẻ xuống sau.


Hôm đó, một buổi sáng nắng ráo bầu trời quang đãng trong không khí lạnh mát của rừng núi Cao Nguyên vào những ngày cận Tết năm 1971. Chiếc máy bay trực thăng bán Tổ A chở tôi cùng các toán viên Trung Sĩ Ngô Quang Đợi, Huỳnh Cẩm Sanh, Nguyễn Thanh Phong, Nguyễn Văn Thoại và Đào Hồng Thủy đang bay bám theo sau chiếc O1 của Tiền Không Sát Đại Uý Lê Đình Vũ dẩn đường vào vùng, và theo sau máy bay của bán Tổ A là trực thăng chở bán Tổ B của T/úy Nguyễn văn Tùng cùng 4 nhân viên của toán và một người Biệt Kích Thượng của Chiến Đoàn 2 đi theo. Kèm hai bên trái phải của 2 máy bay trực thăng chở Toán 723 là 2 chiếc máy bay hỏa lực Cobra, thỉnh thoảng bay lên cao rồi là xuống thấp gần sát các ngọn cây rừng trông thật ngoạn mục. Ngước mặt lên bầu trời cao xa xa, thấy thêm một trực thăng trống dùng để cấp cứu khi cần.


Tôi ngồi thòng 2 chân ra bên ngoài mép trái của trực thăng cùng TS Thủy, còn TS Đợi và Sanh ngồi bên mép phải trực thăng,ngồi giữa máy bay là TS Phong và Thoại. Rừng núi vùng Tam Biên địa thế tương đối bằng bằng nên tầm nhìn con mắt khá xa với cây rừng trùng trùng màu xanh đậm trong buổi sáng trời nắng tốt. Tiếng động cơ kêu’bùm bùm’của máy bay như nhịp trống quân hành làm quên đi những lo âu hối hộp và làm dịu đi tiếng đập mạnh của con tim của buổi đầu đi nhảy toán. Thỉnh thoảng tôi đưa bàn tay lên túi áo ngực trái sờ nắn viên đá nhỏ mà tôi đã lượm bỏ vào túi trước khi lên máy bay, như một lá bùa hộ mạng và lâm râm “ ANH PHẢi SỐNG “ để đem viên sỏi nhỏ nầy trả lại cho sân bay khi xong công tác. Sau nầy, trong những lần nhảy Toán, tôi âm thầm thường làm vậy như một thói quen để trấn an những lo âu trong những lần công tác nguy hiểm, và tin tưởng “ANH PHẢi SỐNG “ đê trở về.


Hơn nửa giờ bay, máy bay chở Toán 723 đã vượt qua những rừng núi bao la trong buổi sáng đẹp trời.Từ hướng xa phía trước gần sát ngọn cây, tôi thấy chiếc O1 như một con bồ câu trắng cô đơn đang bay lượn một vòng quanh vùng đất nhỏ trống trải rồi cất vút bay lên cao bầu trời ra khỏi tầm nhìn của tôi. Tiếp theo 2 chiếc Cobra như 2 cánh én đen lạng xuống nơi bải cỏ lau sậy ấy. Người xạ thủ đại liên của trực thăng đưa ngón tay cái ra dấu cho tôi biết máy bay đang vào vùng và chỉ ngón tay về hướng bải đáp khá trống, nơi chiếc O1 của Tiền Không Sát vừa mới bay lên. Từ trên cao tôi thấy bải đáp thưa thớt cỏ lau sậy và bao boc xung quanh là một rừng cây rậm rạp. Mắt đăm đăm nhìn bải đáp càng rỏ dần theo độ bay xuống thấp của chiếc trực thăng, và khi chiếc trực thăng chở bán tổ A của tôi đang bay là là chầm chậm xuống bải đáp làm cỏ lau sậy nằm rạp xuống như một tấm thảm xanh. Với phản ứng tự nhiên, tôi vội vàng vổ vai Thủy nhảy xuống bải cùng lúc. Chưa kịp quan sát thì nghe những tiếng nổ đạn bom, đất cát bắn tóe tung như xé tan màng nhỉ. Ngoái dầu nhìn lui, thấy chiếc máy bay chở bán Tô A đã bị trúng đạn phòng không của địch, đang lắc lư chậm chạp cố bay lên cao với làn khói đen dày đặc kéo theo sau, như hình một con rồng đen lướt trong gío mây. Còn chiếc trực thăng bán Tổ B của Tùng vội quay hướng bay về phải rồi bốc lên cao lẫn vào các đám mây trắng. Hai chiếc Cobra bay lạng sát ngọn cây bắn xối xã các tràng đạn đại liên, phóng pháo M79, Rocket xuống các rừng cây quanh bải đáp. Tiếng gầm hú như phong ba bảo táp lướt nhanh của 2 chiếc phản lực cơ A37 nhào xuống lượn lên với những trái bom thả xuống quanh bải tóe lửa khói trong tiếng nổ “ ầm ầm “ như một bản hợp xướng sống động với âm thanh rùng rợn làm người nghe có thể làm chết giấc cho những ai yếu bóng vía.


Trong giây phút đầu xuống bải đáp với lửa đạn bom rơi, tôi vội vàng đảo mắt nhìn xung quanh để tìm kiếm các toán viên. Thủy đang nằm sau bụi cỏ gần bên mé phải của tôi chỉa súng hướng về bìa rừng. Ts. Đợi cách xa tôi chừng 10m về trái. Ts. Sanh cách 5m phía sau lưng tôi, tất cả chỉ có 4 người nhảy xuống bải, còn Phong và Thoại ngồi giữa máy bay nên chưa kịp xuống thì máy bay bị trúng đạn phòng không của địch và cố gắng bay lên cao. Những tiếng đạn bom liên tục nổ từ Cobra và A37 bắn thay nhau yểm trợ, cùng B40 của địch bắn ra hướng Tổ A đang nằm nổ chát tai làm chúng tôi chẳng biết hướng nào có địch. Nằm giữa bải sau các lùm cỏ sậy chẳng có một mô đất che chở thân mình, chúng tôi chỉ biết hướng súng về rừng để mong nhìn thấy địch mà bắn trả lại thôi.


Nhìn Sanh bò đến bên trái của tôi rồi vội vàng đưa ống nghe của máy PRC 25 cho tôi.Nhanh tay tôi cầm lấy áp sát vào tai và nghe tiếng hối hả của Liên Toán Trưởng Đ/U Lê Đình Vũ:


- H.ồ.n.g H.à, Hồng Hà đây là Vương Vũ.


- Hồng Hà, Hông Hà đây là Vương Vũ anh nghe được trả lời ….


Mắt nhìn đăm đăm vào rừng, tay trái cầm ống nghe, tay phải cầm súng với ngón trỏ luôn dán sát cò súng AR 15.Tôi thì thầm:


- Hồng Hà nghe Vương Vũ 5/5.


Tiếng máy khè khè trong ống nghe lại vang:


- Gia đình Hồng Hà cứ nằm tại bãi để Zu Lu xuống cứu.


Tôi chưa kịp trả lời lại Đ/U Vũ, thì bất chợt từ hướng rừng trước mặt Đợi và tôi cùng Thủy, nghe tiếng hét la lớn trộn lẫn trong tiếng nổ súng đạn, tiếng được tiếng mất:


- N.. à..ng S.. ố n, R.. ố..ng …h.. ế t. (hàng sống chống chết).


Theo sau những tiếng la hét ‘hàng sống chống chết’với âm giọng như là của người Thượng hay Miên Lào là những tràng đạn AK bắn về hướng chúng tôi. Tiếng đạn nghe’ x..í..u xíu’làm cày xủi đất bụi bay lên quanh mình. Ba họng súng AR15 của tôi Đợi và Thủy cùng lúc nhả đạn khi thấy những tên địch từ rừng chạy nhào ra hướng Đợi và chúng tôi đã đốn ngã được 3 tên địch làm mấy tên còn lại phải nằm xuống.


Tiếng Đợi nho nhỏ vọng từ xa:


- Em bị thương rồi anh Hậu ơi.


Không chần chừ, như một bản tính tự nhiên tôi đáp lại để Đợi đủ nghe:


- Cố gắng lên em, anh Hậu không bỏ Đợi đâu.


Tôi quay đầu về phải định nói Thủy bắn yểm trợ giúp tôi bò lên chỗ Đợi đang nằm để kéo Đợi xuống gần Sanh băng bó vết thương. Tôi thì thầm:


- Thủy, Thủy.


Không nghe tiếng trả lời, thấy Thủy vẫn ngồi yên mình hơi nghiêng, lưng dựa vào chiếc balô còn đeo trên vai. Tưởng Thủy không nghe, tôi liền vói tay lắc nhẹ chiếc balô:


- Thủy..Thủy.


Lần nầy Thủy vẫn im lặng nên tôi mới biết Thủy đã đi vào cõi chết từ lúc nào mà tôi chẳng hay. Thủy chết trong tư thế súng vẫn cầm tay, người hơi nghiêng và lưng tựa vào chiếc ba lô mang đầy gạo sấy 7 ngày ăn, như đang thả hồn ngắm nhìn rừng núi Tam Biên vào một buổi sáng đẹp trời …


Tôi vội vàng lấy súng Thủy ra và đưa Sanh bắn yểm trợ để tôi bò lên kéo Đợi xuống. Vừa bò đến nơi Đợi nằm, thấy cây súng AR15 của đợi bị gãy ngang và máu bên đầu gối chân phải Đợi đỏ sẩm cùng bụi đất trộn lẫn. Chưa kịp kéo Đơi, tôi nghe tiếng’p..ì..n..h, pình’từ hướng sau lưng. Ngoái đầu về sau tôi thấy một chiếc trực thăng từ trên cao bay chúi mũi xuống vội vàng nơi chúng tôi đang nằm trong tiếng ầm ầm bom đạn bắn thả yểm trợ để cứu chúng tôi.


Tôi và Sanh hối hả xốc Đợi lên sàn máy bay. Chưa kịp leo lên thì máy bay đã từ từ bay lên cao, tôi và Sanh nhanh chân đứng trên càng chân máy bay để bò lên sàn trong khi máy bay ra khỏi bãi. Oái ăm thay! trong lúc vừa bay lên cao thì người xạ thủ đại liên của trực thăng đã bị trúng đạn bị thương nặng. Từ trên cao của trực thăng, tôi nhìn xác Thủy mờ dần trong tầm mắt, xa dần, xa dần, sau những tảng mây trắng như màu khăn tang che phủ một vòm trời của rừng núi Tam Biên vào một ngày buồn …!!!


Ngồi đánh những dòng chữ nầy để thuật lại giấc ngủ dài của Thủy ở rừng núi Tam Biên, anh Hậu xin hương hồn Thủy hãy cảm thông, thứ tha cho anh Hậu không thể đem xác em về được với gia đình của em!!!


Cầu xin ƠN TRÊN cho Hương Hồn của em Thủy được vô NƯỚC TRỜI.

 


Lê Văn Hậu

 

* * *

Cựu T/Úy Trưởng Toán 723

Nhờ giúp:


1/ Ai biết cựu TS. Ngô Quang Đợi và gia đình của cố TS. Đào Hồng Thủy hiện nay ở đâu xin vui lòng cho Hậu biết tin: 716 825 2978. Rất cám ơn.


2/ Người phi công trực thăng bay xuống bãi cứu Tổ A tên là Trung Uý Du. Tôi chưa bao giờ biết mặt và một lần gặp để nói tiếng: Cám Ơn ANH.

 

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/Aug/2024 lúc 2:36pm

Lời%20của%20Mẹ%20-%20bài%20thơ%20giản%20dị%20giàu%20xúc%20cảm


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 24/Aug/2024 lúc 2:40pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 28/Aug/2024 lúc 3:51pm

Em Đi Lúc Chiến Tranh Tàn


 

 

 


 

 

Nơi tôi ở chỉ là con phố nhỏ
Nó dịu hiền núp dưới bóng thông xanh
Có dòng sông nhỏ nước đục bao quanh
Tôi rất thích vì sáng chiều yên tỉnh.

Tôi vẫn nhớ đến thời tôi đi lính
Nơi quê mình có phố nhỏ như vầy
Cũng có dòng sông con nước bao quanh
Sáng nước ròng chiều lại nước lớn đầy.

Vào thời gian đơn vị ở nơi đây
Tôi quen được một người em gái nhỏ
Dáng trinh nguyên trong trắng tuổi học trò
Em mười tám, tôi vừa hai mươi tuổi.

Sớm yêu nhau, thầy mẹ cũng biết rồi
Chẳng bao lâu sẽ tính chuyện lứa đôi
Hai bên đồng thuận chờ ngày dạm hỏi
Tôi mong một ngày vui đến với tôi.

Sẽ là ngày vui đẹp nhất trên đời
Nhưng đâu ngờ đã tiêu tan hy vọng
Trước ngày vui - duy nhất có một ngày
Em bỏ tôi ra đi…lìa cuộc sống.
 
Bởi đạn bom, nghiệt ngã chiến tranh tàn
Đâu ai ngờ bom đạn đã phá tan
Cả đời tôi, hằng nuôi bao hy vọng:
“Sống bên người tôi yêu mến vô vàn”.

Và giờ đây tôi xa xứ lang thang
Bao năm qua chưa về thăm mộ nàng
Vẫn nhớ đến bóng hình người yêu cũ
Cầu nguyện cho nàng, tôi thắp nén nhang!

Song An Châu.

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 30/Aug/2024 lúc 11:57am

Thơ TỪ NGƯỜI ĐI ... - Nhạc DESTINY Giovanni Marradi - 28-8-2024 <<<<<<



11%20Of%20Thailands%20Most%20Beautiful%20Hidden%20Beaches%20-%20Whats%20On%20Sukhumvit


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 30/Aug/2024 lúc 12:28pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 03/Sep/2024 lúc 8:58am

Mùa Xuân Của Hắn


Mỗi tối, hắn vẫn ngồi một mình, trong căn phòng vắng, hút thuốc và hút thuốc. Cuộc đời hắn không có gì nổi bật lắm, cũng bình thường như hàng trăm ngàn người trai Việt Nam lỡ thời tị nạn mà thôi. Nhưng nếu hắn là một người Mỹ chẳng hạn, hắn có thể buồn tình, tà tà xách súng bắn người, vào một ngày thật buồn cô đơn nào đó, rồi đổ hết cho rằng hắn bị bịnh tâm thần, vì cái quá khứ đầy máu lửa, khổ đau, oan trái ở Việt Nam của hắn.

Hắn theo gia đình di cư vào Nam khi vừa tròn ba tuổi. Quê hương miền Bắc xa xăm hắn nào nhớ được gì. Nhà nghèo, nhưng hắn vẫn được sống trọn vẹn trong vòng tay yêu thương của ba mẹ. Rồi miền Nam lại dậy lửa binh đao, cuộc chiến ngày càng lan rộng. Ba hắn phải hành quân liên miên, không còn thường được về nhà chơi với mẹ con hắn nữa.


Một ngày kia, có một người lính lạ, đen đủi đến thăm, ông nhìn hắn rất lâu, rồi nhỏ nhẹ, nghẹn ngào trao cho mẹ hắn sợi giây và tấm thẻ bài mà ba hắn vẫn thường đeo ở cổ. Mẹ hắn bật khóc thảm thiết, hắn thấy mẹ khóc, không hiểu gì, nhưng cũng khóc theo. Người lính nói thêm mấy câu gì nữa, rồi đứng dậy, vuốt tóc, ôm chặt hắn vào lòng, lặng lẽ cáo từ. Hắn vẫn còn nhớ rõ trên khuôn mặt đen sạm, phong sương của ông ta, hai mắt cũng long lanh ngấn lệ.

Mẹ hắn thôi khóc, thay cho hắn bộ quần áo mới, hấp tấp dắt hắn đi. Hắn hỏi chuyện gì? Mẹ hắn lại khóc, nói "Ba hắn chết rồi". Chết có nghĩa là không bao giờ về thăm mẹ con hắn nữa, không bao giờ về chở mẹ con hắn đi chơi nữa đâu. Hắn đau đớn không thể nào hiểu nổi, ba hắn hiền lắm, tại sao lại chết? Tại sao lại bị người ta bắn chết? Những truyện cổ tích mà hắn thường được nghe kể, bao giờ cũng chỉ có kẻ gian ác mới bị chết thôi mà.

Nghĩa Trang Quân Đội, hôm đó, mưa phùn lành lạnh. Trong nhà đèn nến sáng choang, ba hắn được đặt nằm trong một hòm gỗ đóng kín, trên có phủ một tấm vải vàng ba sọc đỏ. Hai người lính thế nghiêm cứng ngắc, bồng súng đứng chào hai bên. Đằng sau có hàng chữ: Tổ Quốc Ghi Ơn, mà hắn đã đánh vần đọc được.

Hôm sau, trời mưa tầm tã suốt đêm hôm kế sau, mưa vừa dứt, lễ hạ huyệt ba hắn được cử hành. Bà con thân thuộc, bạn bè, hàng xóm, cùng những người lính câm lặng cúi đầu, bài Hồn Tử Sĩ ai oán, uất nghẹn vang lên. Mẹ hắn mặc áo đại tang, đầu phủ khăn trắng, ôm chặt hắn vào lòng, quì sụp ngay trước huyệt mộ ba hắn mà khóc không thành tiếng. Huyệt mộ ngập nước, chiếc quan tài của ba hắn chòng chành, như muốn nổi lên, chắc chắn ba hắn không đành lòng bỏ lại vợ trẻ, con thơ mà ra đi như vậy.

Từ đó mẹ hắn buồn lắm, biếng nói, biếng cười. Có đêm hắn giật mình thức giấc, vẫn thấy mẹ hắn chưa ngủ, ngồi khóc hàng giờ bên bàn thờ ba hắn, nhiều khi mẹ hắn còn nói thầm thì, to nhỏ điều gì với ba hắn nữa...

Năm đầu tiên hắn đi thi Đệ Thất trường công, hắn rớt. Tuy hắn rất chăm học, nhưng khó quá, hắn lại không có ai kèm cặp, chỉ bảo thêm. Hắn buồn, mẹ hắn ôm hắn vào lòng, khuyên hắn thi lại năm sau, có công mài sắt có ngày nên kim, nhà nghèo, làm sao có tiền cho hắn học Đệ Thất trường tư.


Từ đó, buổi tối hắn thường ngồi học bài, mẹ hắn thì lo sửa soạn gánh xôi để bán ngày mai. Gần nhà, có ông Tư thợ mộc, goá vợ. Tối tối, sau khi cơm nước chiều xong, ông thường hay qua nhà, lăng xăng giúp đỡ mẹ con hắn. Ông Tư thiệt tốt, thường tự nguyện sửa chữa lặt vặt nhà cửa cho mẹ con hắn, đi làm ông còn cóp nhặt gỗ vụn đóng thành cả một cái bàn học cho hắn. Chỉ ghét ông một cái, ông hay tìm cách ngồi gần mẹ hắn, nói đủ thứ chuyện gì đâu, hắn không hiểu. Lúc đó, giọng ông xuống "tông" rất trầm, nhẹ nhàng, tha thiết, khác hẳn cái giọng ồm ồm thường lệ, mắt ông chớp chớp nhìn mẹ dịu dàng, trìu mến, mặt mũi ông cực kỳ thành khẩn.

Một chiều thứ Bẩy, ông qua sớm, mặc đồ bảnh tỏn, áo sơ mi trắng ngắn tay bỏ vào quần tây cũng màu trắng, lại thắt dây nịt đen, cho hợp với tấm thân hộ pháp, đen đúa của ông, nên trông ông rất... nổi. Ông vui vẻ hứa hẹn với hắn là sẽ dắt hắn đi ăn tối, và có thể còn đi coi hát bóng nữa. Rồi ông lại ngồi rù rì nói chuyện với mẹ thật lâu, mẹ cứ lắc đầu hoài, lúc chỉ lên bàn thờ ba hắn, lúc chỉ về hắn đang ngồi học gần đó mà từ chối lòng tốt của ông.

Cuối cùng, ông đứng dậy, mặt ông buồn xo, tiến lại xoa đầu hắn, nói với hắn rằng: "Ráng học lên con, có công mài sắt có ngày... chai tay". Rồi ông lắc lắc đầu, cười cười buồn bã bỏ về.

Sau này, hắn mới hiểu, câu nói của ông Tư nhiều khi cũng đúng, nhất là trong trường hợp của ông Tư. Nếu ông dại dột, lì lợm mà "mài" nữa, thì không những chai tay, mà mặt ông cũng chai luôn nữa.

Năm sau, hắn thi đậu Đệ Thất trường Chu Văn An, một trường trung học công lập danh tiếng ở Sài Gòn. Mẹ hắn mừng lắm, lần đầu tiên sau ngày ba mất, mẹ hắn cười nhiều, nói nhiều. Mẹ bỏ cả một buổi bán xôi, đưa hắn đi chơi sở thú, vào tiệm ăn phở, tối còn dám dắt hắn đi coi cải lương của đoàn Kim Chung nữa.


Ngày tháng qua mau, nhờ tình thương của mẹ, nhờ vào sự cần cù, nhẫn nại, chịu khó, chăm học của bản thân, hắn đã đậu liên tiếp hai kỳ thi Tú Tài và được vào Đại Học. Cánh cửa tương lai đời hắn đã hé mở. Cùng một lúc, con tim hắn đã bắt đầu thổn thức, rung động trước đôi mắt to, đen láy, tóc thề, da trắng, mũm mĩm, dễ thương của cô bé hàng xóm, mà ngày xưa, không biết bao nhiêu lần đã từng cởi truồng tắm mưa chung với hắn.

Mùa hè đỏ lửa 1972 bùng nổ. Bắc quân cùng một lúc mở ba mặt trận lớn đánh thốc vào miền Nam thân yêu. Tổ Quốc lâm nguy, lệnh tổng động viên tăng thêm một tuổi được ban ra. Mẹ hắn lại gạt nước mắt tiễn đưa đứa con yêu quí nhất đời của mình lên đường nhập ngũ. Ngày ra đi, cô bé hàng xóm cũng tiễn đưa, nước mắt rưng rưng, đôi mắt to, đen láy giờ cũng đỏ hoe.

Ngày xưa, học giờ Việt Văn ở trung học, hay đọc tiểu thuyết, hắn cứ lãng mạn nghĩ rằng con gái khi khóc thường đẹp lắm, vì biết bao nhiêu anh hùng thân bại danh liệt cũng vì nước mắt của mỹ nhân. Vậy mà khi cô khóc, hắn thấy không đẹp thêm tí nào. Có lẽ, tại vì ngay cả lúc bình thường cô cũng không đẹp lắm. Nhưng, con tim có những lý lẽ riêng của nó, hắn đã lỡ dại thương rồi, thì nhất quyết không bao giờ thay đổi. Hắn không buồn cho số phận của mình, nhưng thương cho mẹ và nhớ cô bé hàng xóm rất nhiều. Hắn biết, nếu hắn có gan rủ, chắc cô bé cũng sẵn sàng tắm mưa với hắn một lần nữa, để cho hắn có chút gì gọi là kỷ niệm... làm hành trang cho người vào cuộc chiến.

Đời sống quân ngũ rồi cũng quen đi. Hắn dạn dầy trong sương gió, hiểm nguy. Đời lính với mưa rừng gió núi, nắng sớm sương chiều, gian nan cực khổ nào có xá gì. Chỉ thương cho mẹ hắn, sức yếu, cô đơn thui thủi một mình, không ai săn sóc những khi trái gió trở trời.

Ngày hắn được lên lon Thiếu Uý, cũng là dịp để hắn về Sàigòn thăm mẹ, thăm cô bé hàng xóm. Thật sự thì mẹ và cô bé hàng xóm thăm hắn thì đúng hơn, bởi vì hắn còn sức đâu mà về thăm. Hắn đụng trận, bị thương, người hắn đầy máu, nằm trong rừng hơn một ngày mới được đơn vị bạn giải toả, trực thăng vừa đáp là hắn được đưa ngay vào Tổng Y Viện Cộng Hoà nằm chờ cấp cứu. Gặp mẹ, mẹ lại khóc, đời mẹ cũng như cái đất nước Việt Nam chiến tranh này, chỉ toàn là nước mắt. Hắn nhịn đau, cố cười cho mẹ vui. Được lên lon mà không phải vào nằm trong Nghĩa Trang Quân Đội như ba hắn kể ra cũng là hên lắm rồi.


Miền Nam sụp đổ. Hắn may mắn thoát chết trở về. Mẹ con sum họp, hàn huyên chưa được bao lâu, hắn lại phải lên đường. Ngày đi trình diện “cải tạo” hắn không muốn mẹ hắn tiễn đưa, hắn cũng không cần cô bé hàng xóm nữa. Cô giờ đây có ông bố là du kích về làm Chủ Tịch Phường. Cô cũng làm Chủ Tịch Hội Phụ Nữ, cô bây giờ lúc nào cũng chỉ mặc bộ đồ bà ba đen, luôn luôn bận rộn họp hành. Đôi mắt to, đen láy ngày nào, giờ chỉ thích quắc lên, miệng xổ ra hàng lô từ ngữ chính trị lạ hoắc. Cô còn bắt chước ông bố một điểm nữa là... ở dơ kinh khủng, cho có vẻ ta đây là cách mạng, giai cấp lao động tiên tiến, phục vụ nhân dân hết mình đến quên cả... tắm giặt. Có lần, người ta đang “họp tổ dân phố”, cô đi đâu ngang đó, thấy vậy, cũng xông vào. Trưa hè nắng gắt, lưng áo bà ba đen "truyền thống" của cô ướt sũng mồ hôi, không đợi ai mời, cô cũng tự động phát biểu ý kiến, đề nghị hướng dẫn thảo luận để cùng nhau tìm ra chân lý. Cô nói say sưa, hai vòng tròn đẫm ướt từ hai bên nách áo cô, nhảy múa nhịp điệu, khi ẩn khi hiện theo hai cánh tay giơ lên giơ xuống của cô. Cũng từ đó, mùi hương của người chiến sĩ cách mạng ngào ngạt bay ra, làm bà con dân phố ai nấy đều phải nghiêng mình nín thở. Nói thật, bây giờ cô có cho hắn tắm chung, hắn cũng không dám.


Một mình với một túi hành trang hắn lặng lẽ trình diện người thắng trận. Thần tượng trong tim đổ vỡ, sự nhục nhã bại trận giờ hắn mới thấm đòn. Hắn thật không ngờ, những người tự vỗ ngực xưng là cách mạng, giải phóng, là lương tâm của thời đại, là trái tim của nhân loại đã vận dụng sáng tạo, tài tình cho những tù binh bại trận như bọn hắn được học tập cải tạo như thế này! Hắn và đồng đội phải làm việc vất vả, ăn không đủ no, nhưng ghê rợn hơn hết là bọn hắn thường xuyên bị sỉ nhục, phải soi mói chỉ điểm anh em, phải ca tụng kẻ thù, phải nguyền rủa chính mình v.v...

Hắn đã phải đóng kịch, giả dại nín thở qua sông, ngu đần, câm điếc nên mới có ngày về.

Ba năm trời sau ngày được trả tự do, làm đủ thứ nghề để kiếm sống, hắn lại ra đi. Mẹ hắn đã đem hết tất cả những gì gọi là tài sản của mình, chất chứa suốt một đời cơ cực đưa cho người ta để hắn vượt biển.

Hắn không thể gần mẹ nữa, cái lý lịch bản thân lính ngụy, cải tạo đen xì như hắn không thể giúp ích được ai, ngay cả hắn, ở lại chỉ làm khổ mẹ hắn thêm thôi...

***

Hôm nay, lại sắp thêm một tết Việt Nam trên đất Mỹ. Hắn vẫn đi làm, ngày ngày, dũa dũa, khoan khoan, ngồi "rờ" máy bay cho hết tám tiếng rồi về. Công việc nhàm chán mà hắn vẫn vui. Bởi vì, không hiểu tại sao, đã lâu lắm rồi mà cái cảm giác lạc lõng, bơ vơ của những ngày đầu đến Mỹ vẫn còn nguyên vẹn. Cái hồi hộp, lo sợ của thất nghiệp hãy còn ám ảnh hắn. Cái nhục nhã, bất tài vì nghĩ lại hắn vẫn chưa có cái gì gọi là khả năng chuyên môn ở xứ Mỹ này. Cái hoang mang, thiếu tự tin vẫn lởn vởn trong đầu hắn, nhất là lúc thất nghiệp vừa gửi đơn, vừa đi xin việc làm khắp nơi đều bị người ta từ chối. Cái thất vọng vì hoàn cảnh và tuổi tác đã không còn cho phép hắn trở lại học đường để kiếm chút cái "Danh gì với núi sông" vẫn làm hắn buồn hoài. Còn nữa, cái mảnh pháo 120 ly xuyên phá của Bắc quân, vẫn còn nằm đâu đó trên vai hắn, hành hạ hắn những dịp Đông về, tàn Thu chớm lạnh. Bấy nhiêu "cái" "cái" đó ... Hắn biết đổ đỡ lên đầu ai bây giờ?

Nhiều người cho hắn không thực tế vì hắn chỉ thích nói chuyện, và không sao quên đuợc cái quá khứ máu lửa, tù tội của mình ở Việt Nam, mà di luỵ của nó còn kéo dài đến ngày hôm nay. Hắn cứ day dứt, nhắc hoài đến thân phận của một quốc gia nhược tiểu, bị người ta bỏ rơi, làm con chốt thí trên bàn cờ thế giới. Hắn cứ nghĩ hoài đến Thiện-Ác, Chính-Tà, Thành-Bại,Vinh-Nhục, Rủi-May hay cái số mệnh không thể nào biết trước được của một con người.


Một lần nữa, xuân lại về với mọi người, đất trời, cây cỏ. Lại một cát tết Việt Nam đến với người Việt tị nạn trên quê hương mới. Một cái tết không có chiến tranh, máu lửa, chỉ có thái bình, an lạc, nhưng sao hắn vẫn cảm thấy ngao ngán, chua chát lạ kỳ. Hắn không dám ra chỗ chợ Việt Nam, vì không muốn nhìn thiên hạ, đua chen, vui chơi, sắm tết.

Hắn sợ đám đông, hội họp, bạn bè, hắn sợ phải nghe nghững ganh tị, dèm pha, sau lưng người vắng mặt, hắn sợ phải nghe những khoe khoang, chúc tụng lẫn nhau về tiền tài, danh vọng, nhà mới, xe mới, nhạc hội chỗ này, du lịch chỗ kia.

Hắn sợ phải giao thiệp với mọi người, nhưng hắn lại rất cần người tâm sự. Nhiều khi buồn và cô đơn quá, hắn cũng muốn có đuợc một người yêu, hiểu hắn, thương hắn chân thành, để hắn có thể cưới làm vợ, sống với nhau trọn vẹn cuộc đời còn lại. Đàn bà, con gái Việt Nam bây giờ ở Mỹ cũng không phải thiếu, nhưng những cô gái đôi mươi, xuân thì tươi thắm thì gọi hắn bằng chú, bác mất rồi. Bạn bè, trạc tuổi hắn thì ai nấy đều đã yên bề gia thất từ lâu, con cháu một đống đùm đề. Chỉ có cái đám sồn sồn goá chồng hay ly dị là còn có hy vọng, nhưng chỉ mới giao thiệp, chưa tán tỉnh, tìm hiểu gì nhiều, thì đã bị người ta "hiểu" là bất bình thường, mát dây, tửng tửng mất rồi, tiến gần, tiến xa, tiến luôn làm gì nữa. Còn về Việt Nam kiếm vợ như bao nhiêu người khác thì hắn lại sợ.

Những lần về Việt Nam thăm mẹ, hắn đều được giới thiệu cô này, cô kia. Kiếm một người hiểu và thương hắn thật lòng thì không thể trong một vài tuần về thăm, điện thoại, thư từ thăm hỏi, tìm hiểu vì đằng sau những lời yêu thương, nhớ nhung nồng cháy, chót lưỡi đầu môi, làm sao hắn có thể đủ thời gian gần gũi để phát giác ra những toan tính lọc lừa. Hắn sợ phải thua ở Việt Nam một lần nữa.

Hắn là một người Việt Nam tị nạn ở Mỹ, tự lập, đi làm, đóng thuế cho nước Mỹ, nhưng không thích ứng hội nhập được với đời sống Mỹ, hắn cũng không thể trở về Việt Nam làm ăn sinh sống, vì quá dị ứng với quá khứ của mình ở Việt Nam.

Tối nay, ngồi một mình trong căn phòng vắng, hắn nhớ đến mẹ, hắn nhớ đến ba, hắn nhớ đến những ngày xuân xa xưa của thời thơ ấu, thật hạnh phúc, hồn nhiên trong vòng tay yêu thương của ba mẹ.

Hắn gọi điện thoại về thăm mẹ, không gian xa cách, tiếng mẹ hiền nay tóc đã bạc trắng, già nua, lãng tai, nghễnh ngãng vang lên, cứ thúc giục hắn: "Lấy vợ đi để mẹ yên lòng nhắm mắt".

Tết nhất, phải có cái gì làm vui lòng mẹ. Hắn gào lên trong máy để mẹ nghe cho rõ: "Thưa mẹ, con báo cho mẹ một tin mừng. Con... sắp... lấy vợ rồi.”

Hắn nuốt xuống, tiếng mẹ cười hiu hắt từ bên kia trái đất. Sắp... có nghĩa là nhà trai và chú rể đã sẵn sàng rồi, chỉ còn đào đâu cho ra được cô dâu nữa... là con có vợ... Mẹ ơi!!!"


PHẠM GIA NAM

Share Lại Người Lính Già TQLC
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/Sep/2024 lúc 8:28am

40 Năm Tìm Bạn 

Minh hoạ của manhhai: Pháo binh Nhảy Dù

Gần 40 năm trời trôi qua, tôi đã lần mò khắp nơi, và kể từ khi có internet thì ngày nào cũng lang thang trên khắp các trang mạng, cố tìm cho bằng được tông tích người bạn chí cốt là Ngô Văn Khiêm, nguyên Đại Úy, Pháo đội trưởng, pháo đội A, Tiểu đoàn 1 Pháo Binh Nhảy Dù. Gặp gỡ bất cứ ai, nghe nói trước đây ở binh chủng Dù, tôi cũng dọ hỏi. Nhiều lần nhờ Du Tử Lê, liên hệ với anh em Nhảy Dù đang định cư ở Mỹ hỏi giùm, nhưng số anh em mà Du Tử Lê quen biết cũng chỉ lắc đầu. Mọi chuyện tưởng như đã không còn hy vọng, khi tuổi đời ngày càng chồng chất và thời gian còn lại trên trần gian cũng chẳng bao nhiêu. Bỗng dưng, cách nay nửa tháng, tôi tình cờ đọc được một bài viết ngắn của vài anh em Nhảy Dù đi tìm xác đồng đội mới hay 1 năm trước đây, những anh em này, nhờ sự hướng dẫn của dân làng, đã tìm được 1 nấm mồ tập thể,chôn gần 2 xe GMC những chiến sĩ mũ đỏ đã vị quốc vong thân ngày 16/4/1975 tại phi trường Phan Rang. Bao gồm Trung tá Trần Văn Sơn, Lữ đoàn Phó, Lữ đoàn 2 Dù, Thiếu Tá Đặng Đình Tựu, trưởng ban 3 Tiểu Đoàn 1/Pháo Binh Dù, Đại Úy Ngô Văn Khiêm, Pháo đội trưởng Pháo đội A,Tiểu Đoàn 1 Pháo Binh Dù, và nhiều anh em vô danh khác. Cà Tèm, một chiến sĩ mũ đỏ trong nhóm đi tìm xác cho biết, tất cả chỉ còn là những nắm xương tàn nằm chung với nhau một huyệt, nên đã giữ nguyên trạng nấm mồ tập thể và chỉ xây một cái miếu nhỏ để thờ. Ngay sau đó, tôi được đọc thêm một bài viết của Thiếu Tá Nhảy dù Trương Dưỡng, mới hiểu rõ bạn mình và đồng đội đã chiến đấu hào hùng và hy sinh bi tráng như thế nào. Dĩ nhiên, tôi đã khóc, khóc một cách tự nhiên cho dù “tuổi già hạt lệ như sương!” Sau bao nhiêu năm tìm nhau, giờ thì mới hay bạn mình đã vĩnh viễn nằm xuống và ở lại với mảnh đất Phan Rang trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến. 


Năm 1965, giã từ mái trường Thiếu Sinh Quân thân yêu, tôi thực sự bước vào cuộc chiến. Đơn vị đầu tiên trong đời chiến binh của tôi là trại LLĐB Lộc Ninh, nằm cuối phi đạo dã chiến, đủ cho các loại máy bay C123, C119 và Caribu lên, xuống. Tất cả đều nằm lọt thỏm giữa những cánh rừng bạt ngàn, xanh um trên nền đất bazan đỏ hơn màu máu. Cũng giống như hầu hết các trại LLĐB khác vào thời đó, toàn nằm dọc theo biên giới, hiếm có trại nào tọa lạc gần khu dân cư nên buồn lắm. Ấy vậy mà chỉ chưa đầy 3 tháng, tôi lại được lệnh lên trực thăng về tăng cường cho trại Chí Linh (Sông Bé) giữa lòng chiến khu Đ, cách Đồng Xoài chỉ hơn 10 cây số đường chim bay. Chưa hết, ở Sông Bé được mấy tháng, tôi lại vác ba lô lên thẳng Phước Long (BCH B14 LLĐB), trình diện Đại Úy Lưu Yểm (về sau ông làm tỉnh trưởng Phước Long, rồi Biên Hòa) và được điều phối về trại Bù Đốp. Đến khi thành lập trại Tống Lê Chân (B16 LLĐB), tôi lại theo chân mấy đại đội Biệt Kích Quân tăng cường qua đó một thời gian để làm hàng rào phòng thủ, bảo vệ cho công binh Mỹ san ủi mặt bằng, xây cất công sự..Cứ thế, quanh quẩn mãi với mấy cái trại biên phòng, thuộc B14, B15, B16 cũng mất hết mấy năm. Sau Mậu Thân, tôi lại được quay trở về lại Lộc Ninh.


Lúc bấy giờ, trại LLĐB Lộc Ninh đã dời lên ở giữa sân bay, cách chi khu Lộc Ninh 1 km, khu trại cũ dưới thung lũng được làm khu gia binh do một trung đội BKQ canh gác, bảo vệ. Quân số trong trại bao gồm 1 toán A LLĐB Hoa Kỳ (12 người), 1 toán A LLĐB VN (12 người) 2 Trung đội Trinh Sát, 4 Đại Đội BKQ (1 Đại đội toàn người Miên và 3 Đại đội có dàn chỉ huy là người Kinh, còn từ cấp Trung đội trưởng trở xuống, hầu hết là người dân tộc Stieng). Tổng cộng tất cả hơn 400 tay súng nhưng 1 nửa quân số luôn hoạt động bên ngoài, có khi cách xa trại vài chục cây số là thường. Mọi sinh hoạt trong trại đều diễn ra dưới những căn hầm bán lộ thiên với 2/3 nằm dưới mặt đất và những giao thông hào kiên cố. Giữa năm 1968 trại bị Công trường 7 và 2 trung đoàn Q.762 Q.763 VC tấn công. Trận đánh khốc liệt này được đài phát thanh Quân Đội và các báo tại Sài Gòn hồi đó gọi là trận Dạ Chiến Lộc Ninh. 


Vài tuần lễ sau khi trận chiến đi qua, có mấy xe Công Binh vào trại ủi đất để làm vị trí cho Pháo Binh. Chúng tôi được thông báo là trại sẽ được tăng cường 2 khẩu 105 ly. Chỉ 1 ngày sau khi vị trí hoàn chỉnh, thì 1 trung đội Pháo Binh thuộc Tiểu Đoàn 52/PB, Sư Đoàn 5, kéo súng vào trại. Chỉ huyTrung đội này làTrung Úy Nguyễn Trí Thức với 2 sĩ quan Tiền Sát Viên còn rất trẻ: Chuẩn Úy Ngô Văn Khiêm và Chuẩn Úy Huỳnh Công Ni. Khỏi phải nói, có thêm mt trung đội người Kinh trong trại, chúng tôi vui biết chừng nào... Ngay buổi chiều hôm đó, tôi đã sang vị trí của họ để làm quen. Ngô Văn Khiêm quê ở Chợ Gạo, Mỹ Tho. Tánh tình hồn hậu, hay nói chuyện tiếu lâm và rất chân tình nên dễ gần gũi. Còn Huỳnh Công Ni gốc gác Đà Lạt, hiền lành nhưng có cung cách một công tử, con nhà giàu. Kể từ đó, tôi với Khiêm trở thành đôi bạn thân. Tối nào tôi cũng qua vị trí của Khiêm ngồi tán gẫu đủ thứ chuyện trên đời. Có hôm nhậu lai rai, có hôm pha cà phê ngồi uống cho tới khuya. Không ít lần, đang ngồi với nhau thì bị pháo kích. Tôi lao xuống giao thông hào chạy vội về vị trí. Chưa đến nơi đã nghe tiếng 105 ly phản pháo, át cả tiếng đạn súng cối nổ trên phòng tuyến. Những lần như thế, mới mờ sáng Khiêm đã chạy qua đánh thức tôi dậy, vừa nói, vừa cười: 

– Tao sang coi mày còn sống hay đã chết! 

Ở Lộc Ninh, trời đã buồn lại càng buồn hơn nữa vào những ngày mưa. Mưa làm cho mặt đất đỏ lầy lội, dính chặt như keo, nên chỉ còn ngồi trong hầm nhìn ra khoảng không gian chật chội, nặng chĩu màu mây xám xịt. Lúc bấy giờ, Huỳnh Công Ni đã có vợ, nên thường đem hình ra khoe với chúng tôi. Con gái Đà Lạt lúc nào cũng chưng diện thật đẹp. Còn tôi và Khiêm thì chưa đứa nào có được mối tình đầu. Khiêm kể: 

 Hồi còn đi học ở Mỹ Tho, tao cũng phải lòng vài con bạn cùng lớp. Nhưng nhát quá, mới đứng gần đã run nên không dám tỏ tình, đành để mấy em ôm cặp theo mấy thằng bạo miệng, bạo mồm. Xong tú tài thì xếp bút nghiên vào Thủ Đức, ra trường, đi làm pháo thủ toàn ở những nơi khỉ ho, cò gáy, thế là dang dở đời trai. 


Thứ bảy, chúa nhật, hôm nào không hành quân, tôi và Khiêm cũng rủ nhau ra phố chợ Lộc Ninh vào quán A Lìn, bên bờ suối, ngồi uống cà phê. Đó là một phố chợ không đèn, hiu hắt với vài hàng quán lèo tèo và 1 bến xe bụi bặm, loe hoe vài chiếc xe đò cũ kỹ chạy đường Lộc Ninh-Bình Long. Dãy phố bên hông bến xe là tiệm thuốc tây Mặc Khải (thân phụ của nhà văn nữThụy Vũ). Nhưng ở đây vào ngày cuối tuần cũng rộn ràng bước chân của những cô thiếu nữ ở các làng cao su thuộc đồn điền Cexo của Tây, đổ ra mua sắm. Thấy chúng tôi ngắm nghía các em một cách say sưa, mấy anh em Hạ Sĩ Quan An Ninh bên chi khu góp ý: 

 Các xếp đừng đụng tới mấy em ở làng 2, làng 7, làng 9, làng 10, toàn là VC không đó. Mấy làng này nằm ngoài vòng kiểm soát của mình nên đậu nhiều hơn xôi! 

Thật ra có cho kẹo thì chúng tôi cũng không dám đụng đến các em. Ít khi nào chúng tôi còn nấn ná ngoài chợ khi trời sắp ngã về chiều. Cứ kéo nhau vào trại là chắc ăn. Điều mà tôi với Khiêm thường nói với nhau là nghĩ đến một ngày phải chia tay, mỗi đứa một phương trời. Đời lính biết đâu mà hẹn trước! 


Rồi một hôm, Chi Thông Tin Lộc Ninh tổ chức một đêm văn nghệ cây nhà lá vườn. Đây là 1 sinh hoạt văn hóa hiếm khi diễn ra ở cái vùng đất heo hút này. Trong số quan khách được mời có cả tôi và Khiêm. Đó là 1 đêm vui mà tiết mục hấp dẫn nhất là các em nữ sinh trường Trung học Lộc Ninh (Đệ nhất cấp) được các thầy cô dẫn đi làm khán giả cổ động... Trong số đó có con bé Mai thật dịu dàng, xinh xắn và dễ thương. Dường như Khiêm chẳng để ý đến những gì đang diễn ra trên sân khấu, mà chỉ quay sang chiêm ngưỡng cô bé như bị hút hồn. Nó chỉ Mai cho tôi, và nh tôi tìm cách nói với cô bé, lát nữa có người muốn đưa về, có được không? Tôi cứ tưởng mình làm chuyện cầu âu cho vừa lòng bạn, nhưng không ngờ Khiêm và Mai quen nhau từ đó và tôi nghiễm nhiên trở thành ông mai. Một ông mai mặc áo rằn ri, chân đi giày bốt-đờ-sô. Giữa mùa mưa năm đó, Trung đội của Khiêm kéo súng về đồi Đồng Long (An Lộc), thay thế vào đó là 1 trung đội khác. Sáng sớm, tôi chạy qua chỗ Khiêm thì thấy 2 khẩu 105 ly đã được móc vào 2 xe GMC. Hai chúng tôi chỉ kịp ôm nhau nói lời từ biệt trước khi tôi dẫn 1 Đại đội Biệt Kích đi nằm đường, rải từ ngã ba Xóm Bưng đến cầu Cần Lê trên quốc lộ 13, để an ninh lộ trình cho trung đội của Khiêm di chuyển. Gần trưa, tôi đứng ở đầu cầu Cần Lê, thì Khiêm đi qua, nó ngồi trên ca-bin chiếc GMC đầu tiên, cố thò đầu ra hét với tôi: 

 Mày ở lại mạnh giỏi, thế nào cũng gặp lại nhau. Tao luôn nhớ mày. 

Tôi quay mặt sang hướng khác, không nhìn đoàn xe đi qua. Xong nhiệm vụ, tôi rút quân về. Buổi chiều ngồi một mình uống cạn mấy lon bia mà nhớ bạn đến nao lòng. Ngày đó, làm gì có điện thoại di động như bây giờ. Ngay cả điện thoại hữu tuyến cũng chỉ nối đường dây nội bộ trong phạm vi trại mà thôi. Liên lạc xa chỉ trông cậy vào máy siêu tần số với hệ thống quay đầu bò (dinamo) và 1 hiệu thính viên... Còn liên lạc ngắn thì có máy ANPR C25. Chính vì thế mà có nhớ nhau đến mấy, tôi và Khiêm cũng không thể liên lạc với nhau. Mấy tuần sau, tôi nhận được thư Khiêm, nó nói, về nằm với Pháo Đội trên đồi Đồng Long, sát nách tỉnh lỵ Bình Long nên cũng đỡ khổ. Gần cuối thư nó viết: “Tao báo cho mày 2 tin vui. Thứ nhất, tao và Huỳnh Công Ni vừa làm đơn xin thuyên chuyển qua Pháo Binh Nhảy Dù, đơn đã được chuyển đi. Thứ hai, Mai cũng vừa về Bình Long trọ học (đệ nhị cấp). Tao định sẽ cưới Mai làm vợ, nhưng không biết nhà người ta có chịu gả con cho đám lính tráng như tụi mình hay không?” Tôi đã đọc thư Khiêm nhiều lần đến thuộc lòng. Tháng sau, theo chân một cuộc hành quân mở đường để đoàn công-voa của đồn điền cao su CEXO chở gạo lên cho hơn 10 ngàn công nhân cạo mủ. Tôi về Bình Long gặp Khiêm. Buổi trưa, Khiêm, Mai và tôi rủ nhau vào 1 quán cơm ở chợ cũ, đầu con dốc Đại Lộ Hoàng Hôn. Nhìn hai đứa nó khắng khít bên nhau trông rất hạnh phúc và đẹp đôi khiến tôi cũng vui lây niềm vui của bạn. Ăn cơm xong, chẳng biết đi đâu vì tỉnh lỵ quá nhỏ, quá nghèo. Thế là vào 1 quán cà phê ngồi tâm sự. Mấy tháng sau, thì Khiêm thư cho tôi báo đã cùng với Ni qua Tiểu Đoàn 1 Pháo Binh Nhảy Dù. 


Năm 1970, tôi về Chiến Đoàn 3 Xung Kích Lưu Động (B23 – Mike-Force) ở Long Hải. Chiến đoàn có 3 Tiểu đoàn Biệt Kích Quân Tiếp Ứng, quanh năm đi hành quân xa. Tôi may mắn gặp Thiếu Tá Ngô Đình Lưu, nhận ra người miền Trung với nhau nên xếp cho về ban 5, suốt ngày chỉ quanh quẩn ở hậu cứ. Thời gian này, Ngô Văn Khiêm được Tiểu Đoàn 1/PB Dù cho đi học mt khóa Chiến Tranh Chính Trị kéo dài hơn tháng tại trại Lê Lợi, trong Biệt Khu Thủ Đô, đường Lê Văn Duyệt. Còn Mai thì theo gia đình về Sài Gòn ở Thanh Đa và mới bước vào Đại học Văn Khoa. Thế là cuối tuần nào tôi cũng từ Long Hải vù về Sài Gòn, cặp kè với Khiêm ra Thanh Đa đón Mai. Có khi vào rạp Rex coi xi nê, có khi ra Mai Hương ngồi ăn kem, chứ chẳng biết làm gì hơn ở cái đất Sài Gòn hoa lệ mà chúng tôi thì tiền lính-tính liền! 


Giữa năm 1970, tôi từ giã cuộc đời Biệt Kích, quay về quê nhà ở Quảng Trị. Cứ tưởng còn lâu mới gặp lại Khiêm. Cuối năm đó tôi nhận được tin Khiêm lên Bình Long làm đám cưới với Mai, nhưng tôi không về được. Nào ngờ, đầu năm 1971, Khiêm tham dự hành quân Lam Sơn 719, đánh sang Hạ Lào.Khi đơn vị của Khiêm triệt thoái về Đông Hà, tôi đã đi tìm và gặp được cả Khiêm lẫn Ni và thêm 1 người bạn mới có cái biệt danh là “Dưỡng Cà Lăm”. Lúc bấy giờ cả 3 đã đeo lon Trung Úy. Sau chiến dịch này, Huỳnh Công Ni xin về Pháo Binh Diện Địa, thuộc Tiểu Khu Lâm Đồng. Tôi đưa Khiêm về nhà. Mẹ tôi hỏi nó muốn ăn gì? Nó nói thèm canh chua miền Nam lắm. Mẹ tôi, một bà Mẹ quê miền Trung chơn chất, ít khi bước ra khỏi lũy tre làng. Nay vì chiến tranh phải tản cư lên tỉnh, nên không biết canh chua nam bộ là thứ gì. Thế là 2 đứa ra chợ mua cá lóc, me chua và đủ món gia vị, đem về tự nấu. Chẳng hiểu có ngon lành gì không mà Khiêm cứ khen lấy, khen để. Chiều hôm đó, tôi và Khiêm về Huế. 2 thằng chui xuống 1 chiếc đò dưới chân cầu Gia Hội, kêu chủ đò chèo ra neo giữa lòng sông Hương nằm tâm sự cứ như là nhân tình. Đó là lần đầu tiên tôi nghe Khiêm triết lý về cuộc sống. Nó nói: 

 Chiến tranh ngày càng khốc liệt. Cứ đánh hết trận này đến trận khác. Tao nghĩ thế nào cũng có ngày ngã gục, không thì cũng tàn phế, bởi đi đêm hoài phải có lúc gặp ma. Tao học được ở đời lính 2 điều. Thứ nhất là ý nghĩa 4 chữ “ Cư-An Tư-Nguy” quá tuyệt vời trên phù hiệu của trường Thủ Đức. Nhưng từ khi học được câu này thì chưa bao giờ “Cư An” mà chỉ toàn là “Tư Nguy”. Thứ hai là khẩu hiệu “Nhảy Dù – Cố Gắng hết sức khiêm nhường. Quả thật, không ngày nào là không cố gắng, cố gắng không ngưng nghỉ mà chẳng biết cái gì đang chờ mình ở phía trước! Thôi thì cứ tiếp tục cố gắng, cố gắng đến cùng vậy. 

Rồi Khiêm nhắc đến Mai, đến cái tương lai thật đơn sơ mà hai đứa mơ ước. Tôi nghe mà thương nó lắm, bởi cảm giác như bạn mình chẳng khác nào một con ngựa hồng sắp mỏi vó! Sáng sớm hôm sau, hai đứa lại chia tay, lại hẹn ngày gặp lại. Khiêm ra Đông Hà với đơn vị đang tái phối trí, còn tôi về Quảng Trị. 


Mùa hè đỏ lửa 1972, tôi làm phóng viên chiến trường, hết theo chân các đơn vị TQLC, đến Nhảy Dù tiến về Cổ Thành. Một lần biết được Pháo đội của Khiêm đang chốt vị trí tại 1 bãi cát bên phải quốc lộ 1, gần ngã 3 Hải Lăng, lúc bấy giờ Khiêm đã lên Đại Úy, giữ chức vụ Pháo đội trưởng Pháo đội A, Tiểu đoàn 1 Pháo binh Dù. Chúng tôi ngồi ăn trưa trong tiếng nổ ì ầm liên tục, rung chuyển cả mặt đất. Tiếng đạn 130 ly từ trên núi rót xuống, tiếng 105 ly của Khiêm bắn đi yểm trợ cho các cánh quân đang tiến về Cổ Thành. Ai mà yếu bóng vía và không giỏi chịu đựng, chỉ cần ở đây vài phút là đã run như cầy sấy. Vậy mà Khiêm và các chiến binh can trường vẫn sống một cách hào hùng hết ngày này, sang tháng khác trong hoàn cảnh như thế. 

Khiêm hỏi tôi bà già và các em đang ở đâu? Tôi cho Khiêm biết tất cả đều bình an và đang sống ở khu tản cư Non Nước, Đà Nẵng. Quả thật, trong chiến tranh, người dân Quảng Trị cũng gian truân chẳng kém gì đời lính. Họ liên tục có những cuộc bỏ phiếu bằng chân để lựa chọn. Bất chấp bom đạn trên đầu, cứ tìm nơi nào có bóng dáng người lính VNCH mà đến… 

Sau bữa cơm, tôi thấy nét mặt Khiêm đượm buồn, cho dù sạm nắng và dày dạn phong sương rất nhiều. 

Khiêm nói: 

– Báo cho mày biết, tao sắp làm cha. Ngày trước, chẳng ngán gì đường tên, mũi đạn, bất quá “áo bào thay chiếu anh về đất” là cùng. Còn bây giờ, khi biết mình sắp có con thì hơi lạnh cẳng! Thôi thì cứ phó thác cho số phận. 

Ngưng một lát, Khiêm đứng dậy móc trong túi quần trận ra đưa cho tôi một xấp tiền. Nó nói tiếp: 

– Đường từ đây về Huế rất an toàn, tất cả đều nằm trong sự kiểm soát của mình, ngoại trừ pháo kích thì không biết đâu mà lần.Lát nữa tao cho tài xế lái xe jeep đưa mày về Huế. Đó là lệnh, mày không được cãi. Mày không nên ở đâyđêm nay.Tao gởi mày 5 ngàn.Cho mày 2 ngàn, coi như tao rửa lon Đại Úy trễ với mày. Gởi bà già 3 ngàn cho tao yên lòng. Tao ở giữa chiến trận thì để tiền trong túi mà làm gì. Mày cứ tiêu giùm tao.

Tôi xiết chặt tay Khiêm và nắm lấy thật lâu. Tự nhiên tôi trào nước mắt, chỉ thốt được một câu: 

– Tao thương mày quá Khiêm ơi! 

Khiêm nhìn tôi cố cười gượng: 

– Đ.m tinh thần Biệt Kích của mày đâu rồi? Ngày xưa tao ngưỡng mộ cái ngang tàng của mày lắm mà. Sao bây giờ lại yếu đuối thế! 

Đó là lần cuối cùng tôi gặp Khiêm! Cho dù thỉnh thoảng tôi vẫn ghé lại hậu cứ Tiểu Đoàn 1 Pháo Binh Dù, nằm sát Tiu Đoàn 9 trong trại Hoàng Hoa Thám để hỏi tin tức và biết chắc nó vẫn chân cứng, đá mềm trên khắp nẻo chiến trường. 


Sau ngày 30/4/1975, tôi hy vọng Khiêm sẽ trở về, nhưng chờ hoài chẳng thấy. Một thời gian sau, tôi khăn gói đi vào trại tù, nơi được gọi là trại cải tạo! Ròng rã 10 năm lao lý, mỗi lần có số anh em từ trại khác chuyển đến, tôi đều dọ hỏi, nhưng cũng chẳng có ai biết Khiêm ở đâu. Năm 1985, tôi ra trại. Lại tiếp tục tìm kiếm. Bấy giờ tôi lại hy vọng bạn mình đã nhanh chân di tản được sang Mỹ, vì nghe nói Nhảy Dù và TQLC đi nhiều lắm. Cho đến khi có internet, tối nào trước khi tắt máy đi ngủ, tôi cũng gõ vào Google “Đại Úy Ngô Văn Khiêm pháo đội trưởng pháo đội A tiểu đoàn 1 pháo binh sư đoàn nhảy dù” và lần nào mạng cũng cho kết quả “Không hiển thị”. 


Thế rồi, một buổi tối đầu tháng 7/2014, tôi đã hồi hộp đến nghẹn thở khi thấy tên Khiêm xuất hiện trên mạng, trong bài viết mang tựa đề “Cải táng những chiến sĩ mũ đỏ đã vị quốc vong thân ngày 16/4/1975 tại phi trường Phan Rang tỉnh Ninh Thuận”. Người viết muốn thông báo cho bà con, bạn bè, thân hữu của Trung Tá Sơn, Thiếu tá Tựu và Đại Úy Khiêm là đã tìm được nấm mồ tập thể, chôn hài cốt của 3 anh em có cấp bậc cao nhất và một số chiến hữu khác dưới chân Núi Ngỗng, xã Ninh Sơn. Tháng 3/2013, một ngôi miếu nhỏ được xây dựng tại đó, sau 38 năm những cánh hoa dù về an ngh giữa lòng đất mẹ mà không ai nhang khói! Ý chừng để tránh phiền toái, tác giả bài viết ký tên là Cà Tèm với số điện thoại khuyến mãi: 01886423011. Mừng quá, tôi bấm ngay số điện thoại của Cà Tèm nhưng chỉ nghe tổng đài trả lời “số thuê bao đã tạm khóa, xin quý khách gọi lại sau”. Thất vọng, nhưng tôi vẫn kiên trì gọi mỗi ngày 3 lần: sáng, trưa,chiều... Rồi gần 10 ngày sau, một buổi sáng tôi nghe chuông đổ. Đầu máy bên kia một giọng đàn ông lớn tuổi vang lên. Tôi giới thiệu ngay mình là bạn chí cốt của Ngô Văn Khiêm, rất xúc động khi đọc được tin này và rất cảm kích trước việc đi tìm xác đồng đội của anh em. Người đàn ông nói, anh ta cũng là chiến sĩ mũ đỏ và quê quán tại Phan Rang. Vì quá thương chiến hữu mà mấy chục năm qua cứ lùng sục, tìm kiếm để lo cho đồng đội một nấm mồ mới thấy yên lòng. Sau đó, Cà Tèm cho tôi số điện thoại thường dùng và tên thật của anh. Tôi hỏi Cà Tèm, hiện nay Khiêm có còn thân nhân nào không? Cà Tèm nói có, chị Mai vợ của anh đang ở Úc. Dù đã có gia đình mới nhưng hôm xây miếu cho anh Khiêm, chị cũng gởi tiền về. Tôi lại hỏi Cà Tèm có cách nào liên lạc được với Mai không? Cà Tèm nói sẽ gọi điện thoại cho người em chồng hiện nay của Mai đang định cư ở Sài Gòn. Nhờ anh ta chuyển ngay cho Mai tên và số điện thoại của tôi. Nếu cần thì Mai sẽ gọi. Cà Tèm cúp máy. Tôi tưởng nếu có thì cũng phải chờ một vài ngày Mai mới gọi cho tôi, bởi đã mất liên lạc với nhau hơn 40 năm rồi còn gì. Ấy thế mà chỉ 1 tiếng đồng hồ sau, chuông điện thoại của tôi reo, đầu máy bên kia giọng một người phụ nữ đứng tuổi nói trong xúc động: 

– Có phải anh Tường không? Em là Mai vợ anh Khiêm ở Úc gọi về cho anh đây. 

Quá xúc động, tôi hét lên trong máy: 

– Mai ơi, Mai khỏe không? 

– Em khỏe. Mấy chục năm qua, em cũng nhiều lần dò hỏi tin tức về anh nhưng không có ai trả lời chính xác. Anh Tường ơi, tội nghiệp Khiêm lắm. Những ngày tháng cuối cùng không hiểu linh tính thế nào mà Khiêm thường nói với em: “Nữa, anh chết đi, anh sẽ kiếm cho em 1 người chồng tử tế. Còn thằng nào không đường hoàng anh sẽ không gả em đâu.” Rồi Khiêm lại mang hết đồ đạc về nhà và dặn dò em, chiến tranh chừng cũng sắp kết thúc, anh sẽ về sống mãi mãi bên em.” 

Ngưng một lát, dường như để nén cảm xúc, Mai nói tiếp: 

– Suốt đêm 16/4/1975, em không thể chợp mắt một phút nào cả. Lòng cứ nóng như lửa đốt. Mấy ngày sau, có 1 người y tá thuộc đơn vị của Khiêm, tên là Phan Bá Em đến nhà cho em biết. Sáng hôm đó, bên mình hầu như đạn dược, lương thực đã cạn kiệt và VC đã tràn vào phi trường. Trung Tá Trần Văn Sơn, Lữ đoàn phó, Lữ đoàn 2 Dù bị trúng 1 băng đạn vào người, ngã gục tại chỗ. Kế đó, Thiếu tá Đặng Đình Tựu cũng bị trúng đạn pháo kích và tử trận, còn Khiêm thì bị thương nặng ở bụng và ở chân. Vừa lúc đó có 1 chiếc máy bay chở đồ tiếp tế ra và bốc thương binh về. Khiêm được đưa lên máy bay và y tá Em băng bó tạm thời. 

Lúc bấy giờ, y tá Em cũng bị thương nhẹ ở tay. Nhưng rồi, phi trường bị pháo kích nặng, máy bay không cất cánh lên được. Ông Em nói với Khiêm: “Đại úy bị thương nặng, không đi được, phải nằm lại thôi. Còn em, trong tình hình này phải rời đây ngay.” Khiêm nắm tay người y tá và dặn, “cậu cố gặp vợ con tôi, kể cho họ biết. Nói là tôi yêu thương vợ con lắm. Thôi cậu đi đi. Chúc may mắn.” Thế là Khiêm không bao giờ về nữa! Những ngày cuối tháng 4/75, chiến trường Long Khánh bùng nổ dữ dội, em rất muốn ra Phan Rang tìm anh Khiêm, nhưng đường xá chưa lưu thông. Đến ngày 4/5, em ra Phan Rang, đến phi trường thì gặp đám bộ đội còn trẻ canh gác ở đó cho biết, đơn vị dọn dẹp phi trường và thu gom xác chết vài tuần trước đã di chuyển đi nơi khác. Còn họ mới đến vài ngày nay nên không biết gì cả. 2 tháng sau, em trở ra Phan Rang 10 ngày cứ tìm kiếm, hỏi han khắp nơi, nhưng đành chịu thua. Sau đó, vì cuộc sống, em khai chồng chết và nhờ có học mấy năm văn khoa, em được họ cho học 1 lớp sư phạm ngắn hạn, rồi phân phối về dạy trường Trung học Giồng Ông Tố. Đến năm 1982, em gặp anh Hứa Duối, nguyên Đại Úy, Đại đội trưởng 204, Quân cảnh Dù. Anh Duối trong thời gian đi tù cải tạo thì gia đình tan nát. Tụi em đã dắt dìu nhau vượt biên sang Úc và đã sống với nhau 32 năm, có được 2 đứa con, đứa nào cũng ngoan và học hành đến nơi, đến chốn. Riêng cháu Sơn, con anh Khiêm, năm nay đã 42 tuổi rồi và rất thành đạt ở Úc. Quả thật, anh Khiêm đã phù hộ cho em gặp được người chồng tốt, vừa là đồng đội cũ của anh. Anh Duối là một người đàn ông hết mực tử tế với gia đình… 


Nghe Mai kể, lòng tôi buồn vui lẫn lộn. Cuối cùng, tôi cũng biết rõ tin tức của Khiêm. Thì ra, gần 40 năm qua, bạn tôi đã nằm lại ở một nơi đèo heo hút gió vào những ngày cuối cùng của cuộc chiến. Một cuộc chiến với hồi kết thúc thật bẽ bàng...! 

Bây giờ là tháng 7 âm lịch. Một buổi tối ngồi trong quán cà phê với mấy người bạn trẻ, tôi đem câu chuyện tình bạn của tôi và Khiêm trong thời chinh chiến với đoạn cuối còn nguyên vẹn cảm xúc kể cho họ nghe và quyết định vài hôm nữa sẽ ra Núi Ngỗng, Phan Rang để đốt cho Khiêm và anh em nằm lại ở đó một nén nhang. Nào ngờ những người bạn trí thức trẻ đó không những hết sức ủng hộ mà còn muốn theo chân tôi trong chuyến đi này một cách nhiệt tình. Thế là cùng nhau bàn bạc, chọn ngày 9/8 (13/7 âm lịch) khởi hành bằng xe lửa. Theo đúng kế hoạch, 4 chú cháu chúng tôi, bao gồm 2 kỹ sư điện là Hồ Cao Anh Tuấn và Nguyễn Bá Tuệ, cùng với bác sĩ Đoàn Nguyễn Hoài Lê rời ga Sài Gòn lúc 9 giờ tối. 6 giờ sáng hôm sau ra tới PhanRang, nhờ Cà Tèm dẫn đường lên Núi Ngỗng. Cúng xong, chúng tôi xuống bãi biển Ninh Chữ nằm ghế bố nghỉ ngơi, chờ đến tối ra ga Tháp Chàm quay về lại SàiGòn. 


Trở lại chuyện đi tìm hài cốt bạn, từ Phan Rang, chúng tôi theo quốc lộ 27 hướng lên Đà Lạt 20 cây số. Rẽ phải, vào một con đường đất ngoằn nghèo, chạy qua những sườn đồi trơ trụi, tha hồ gió cát mịt mù. Mới 9 giờ sáng mà nắng đã như thiêu, như đốt, giữa vùng đất cằn không một bóng cây xanh. Đi thêm 3 cây số nữa là tới 1 ngôi miếu nhỏ, sơn màu xanh da trời, nằm chơ vơ trên 1 miếng đất trống, bên phải 1 con đường mòn. Đó là nơi an nghỉ của Khiêm và một số đồng đội của nó. Tội nghiệp bạn tôi, khi còn sống thì lặn lội ở những nơi rừng sâu, núi thẳm gần như suốt thời trai trẻ. Khi nằm xuống, cũng ở một nơi đèo heo hút gió mà ngủ giấc ngàn thu! Nơi đây, ngày không một bóng người qua lại, đêm thiếu vắng cả ánh đèn dầu leo lét. Bạn tôi nằm dưới chân một hòn núi cô đơn, mang dáng dấp một con ngỗng trời, đầu hướng ra biển đông thì thầm sóng vỗ. 


Chúng tôi dọn lễ vật đã chuẩn bị sẵn. Thắp nhang, rót rượu, đốt thuốc mời nhau, chẳng khác gì những bữa tiệc tương phùng, lính tráng ngày xưa! Cho dù giờ đây, Khiêm chỉ còn là một nắm xương tàn, dưới nền ngôi miếu nhỏ. Nhưng tôi tin linh hồn của Khiêm và những anh em nằm lại nơi đây, đã được những con ngỗng thiêng ở chân núi này chở theo những cánh hoa dù bay thẳng về trời từ lâu. 

 

Đoàn Kế Tường

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 100 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.395 seconds.