Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Lịch Sử - Nhân Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Lịch Sử - Nhân Văn  
Message Icon Chủ đề: SÀI GÒN NGÀY XA XƯA Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 11
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 30/Jul/2024 lúc 9:43am

CÀ PHÊ SAIGON

Hồi đó cà phê Kim Sơn chỉ có một đồng một cốc bằng giá vé xe buýt dành cho học sinh.

CaPheSaiGon
Hồi xửa hồi xưa… có một Sài Gòn người ta gọi cà phê là “cà phe”, đi uống cà phê là đi uống “cà phe” với giọng điệu rất là ngộ nghĩnh.

Tiếng Tây gọi cà phê là Café, tiếng Anh là Coffee nhưng mấy xì thẩu Chợ Lớn thì gọi là “cá phé”.
Vậy thì café, coffee, cà phê, cà phe hay là cá phé muốn gọi sao gọi nhưng ai cũng hiểu đó là món thức uống màu đen có hương vị thơm ngon, uống vào có thể tỉnh người nếu uống quá đậm có thể thức ba ngày không nhắm mắt…

TRỞ VỀ THẬP KỶ 50: CÀ PHÊ VỚ

Năm một ngàn chín trăm… hồi đó người Sài Gòn chưa ai biết kinh doanh với nghề bán cà phê cả.
“Xếp sòng” của ngành kinh doanh… có khói nầy là do các xếnh xáng A Hoành, A Coón, chú Xường, chú Cảo… chủ các tiệm hủ tíu, bánh bao, há cảo, xíu mại.
Vô bất cứ tiệm hủ tíu nào vào buổi sáng cũng có bán món cá phé, cà phê, cà phe đi kèm để khách có thể ngồi đó hàng giờ nhăm nhi bàn chuyện trên trời dưới đất.
Hồi đó chẳng ai biết món cà phê phin là gì đâu? Các chú Xường, chú Cảo, A Xứng, A Hía chỉ pha độc một loại cà phê vớ.
Một chiếc túi vải hình phểu được may cặp với một cọng kẻm làm vành túi và cán. Cà phê bột đổ vào túi vải (gọi là bít tất, hay vớ đều được).

Vì chiếc vợt cà phê nầy hơi giống như chiếc vớ dùng để mang giày nên “dân chơi” gọi đại là cà phê vớ cho vui.
Chiếc vớ chứa cà phê nầy sau đó được nhúng vào siêu nước đang sôi, lấy đũa khuấy khuấy vài dạo xong đậy nắp siêu lại rồi… “kho” độ năm mười phút mới có thể rót ra ly mang ra cho khách.

Chính cái “quy trình” pha chế thủ công đầy phong cách Tàu nầy mà dân ghiền cà phê còn gọi nó là cà phê kho bởi chỉ ngon lúc mới vừa “kho nước đầu”.
Nếu ai đến chậm bị kho một hồi cà phê sẽ đắng như thuốc Bắc.

Có mấy khu vực có những con đường quy tụ rất nhiều tiệm cà phê hủ tíu. Ở Chợ Cũ có đường Mac Mahon (đọc là đường Mạc Má Hồng, nay là đường Nguyễn Công Trứ) có rất nhiều tiệm cà phê kho từ sáng đến khuya.
Khu Verdun – Chợ Đuỗi (nay là Cách Mạng Tháng 8) cũng đáng nể bởi cà phê cà pháo huyên náo suốt ngày.

Ở bùng binh Ngã Bảy (góc Điện Biên Phủ và Lê Hồng Phong bây giờ) có một tiệm cà phê hủ tíu đỏ lửa từ 4 giờ sáng cho đến tận 12 giờ đêm.
Còn nếu ai đi lạc vào khu Chợ Lớn còn “đã” hơn nhiều bởi giữa khuya vẫn còn có thể ngồi nhăm nhi cà phê, bánh bao, bánh tiêu, dà–chả–quải đến tận sáng hôm sau.

TRANG TRÍ CHUNG CỦA CÁC TIỆM CÀ PHÊ HỦ TÍU TÀU

Sách phong thủy Tàu thường khuyên không nên cất nhà ở ngã ba, ngã tư đường vì dễ bị nạn xui xẻo nhưng các chú Xường, chú Hía, A Hoành, A Koón… thì đều chọn các nơi nầy làm chổ kinh doanh.

Tuy Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định, Phú Nhuận, Đa Kao có hàng trăm tiệm cà phê, hủ tíu Tàu nhưng nhìn chung chúng đều có một “mô–típ–made in China” khá giống nhau, tức là quán nào ở phía trước cửa cũng có một xe nấu hủ tíu được làm bằng gỗ thiết kế một cách cầu kỳ.
Phần trên của xe được trang trí bằng những tấm kính tráng thủy vẽ những nhân vật Quan Công, Lưu Bị, Triệu Tử Long, Trương Phi trong truyện Tam Quốc Chí khá vui mắt.

Bên trong quán hoặc xếp bàn tròn hoặc vuông. Khách vừa vào trong gọi “cá phé”, song mấy tay phổ ky vẫn bưng ra một mâm nào bánh bao, xíu mại, há cảo, dà chá quải đặt trên bàn.
Khách dùng hay không cũng chẳng sao “pà–con–mà!”.

UỐNG CÀ PHÊ PHẢI BIẾT CÁCH

Như đã nói ở trên, hồi đó không có cà phê ta mà chỉ có cà phê Tàu. Vì thế uống cà phê Tàu phải có một phong cách riêng.
Cà phê được mang ra dân ‘sành điệu” hồi đó ngồi chân dưới chân trên, sau khi khuấy nhẹ cho tan đường bèn đổ ly cà phê ra cái đĩa đặt phía dưới. Chưa uống vội, khách chậm rãi mồi điếu thuốc rít vài hơi để chờ cà phê nguội.

Ông Sáu “trường đua” nay đã 80 kể rằng hồi ông còn là một chú nhóc nài ngựa ở trường đua Phú Thọ ông cũng uống cà phê theo phong cách nầy, tức uống bằng đĩa chớ không uống bằng ly.
Bàn tay phải nhón lấy cái đĩa đưa lên miệng và húp sì sụp: “Uống vậy mới khoái, mới đúng kiểu của dân từng trải”, ông Sáu “trường đua” nói với vẻ tự hào.

Ông còn kể cho tôi nghe chuyện ông từng ăn mảnh ở mấy tiệm hủ tíu bánh bao hồi năm sáu chục năm về trước với giọng khoái trá: “Hồi đó tao làm nài ngựa. Hôm nào ngựa thắng độ thì nài được chủ ngựa thưởng cho bộn tiền. Hôm nào ngựa thua thì coi như đói.
Không sao, 73 gần trường đua có một tiệm hủ tíu cà phê. Vào búng tay chóc chóc gọi cà phê. Cứ cho mấy thằng phổ ky mang bánh bao xíu mại ra bày trên bàn. Đợi đến khi nó mang cà phê ra rồi bỏ chạy sang bàn khác thì nhanh tay gở miến giấy phía dưới cái bánh bao ra và khoắng ngay cái nhân phía trong tọng vào miệng rồi đậy bánh lại như cũ.
Thế là chỉ tốn ly cà phê vài xu mà đã có cái nhân bánh bao to đùng ngon lành trong bụng rồi”.

Theo ông Sáu “trường đua” thì các chủ tiệm cà phê hủ tíu hồi đó rất chiều khách. Sì sụp húp cà phê bằng đĩa xong muốn ngồi bao lâu cứ ngồi, hết trà cứ hô lên “xà dẵm” là có người mang ra bình trà mới, uống chừng nào chán thì đi.
Khi được hỏi tại sao dân “sành điệu” lại không uống bằng ly mà lại… húp cà phê bằng đĩa, ông sáu “trường đua” lắc đầu nói không biết chỉ biết dân “sành điệu” chơi vậy mình cũng bắt chước chơi vậy thôi, vậy mới là… sành điệu!

CÀ PHÊ PHIN HAY CÀ PHÊ ‘NỒI TRÊN CỐC”

Dòng cà phê… vớ cà phê kho lững lờ trôi như thế hằng thế kỷ của thiên kỷ trước là như thế, cứ vào tiệm hủ tíu mà uống cà phê đổ ra đĩa rồi sì sụp húp thì được xem như đó là phong cách của dân chơi sành điệu.
Một người tên ông Chín “cù lủ”, một tay bạc bịp nay đã hoàn lương cho rằng dân cờ bạc, dân giang hồ hồi đó chẳng đời nào bưng ly mà uống như ngày nay.
 Kẻ ngồi nghiêm túc, nâng ly lên uống như uống rượu bị các đàn anh “húp” đĩa xem khinh bằng nửa con mắt, coi như hạng… “bột” lục hục thường tình không đáng kết giao.

Nhưng rồi cái quan điểm húp cà phê trên đĩa mới… “sang” cũng đến lúc phải lụi tàn, vì bị chê là kiểu uống bẩn, uống thô vụng khi trào lưu cái phin “filtre” bắt đầu xuất hiện và đã làm biến dạng cái kiểu uống cà phê trong tiệm hủ tíu.

Vào thập niên 60 nhà hàng Kim Sơn (nằm trên góc Lê Lợi – nguyễn Trung Trực) mở cú đột phá ngoạn mục bằng cách bày bàn ghế ra hàng hiên dành cho các văn nghệ sĩ trẻ chiều chiều ra đó bàn chuyện văn chương và… rửa con mắt.

Hồi đó cà phê Kim Sơn chỉ có một đồng một cốc bằng giá vé xe buýt dành cho học sinh. Mặc dù chủ quán Kim Sơn lúc đó vẫn là người Hoa nhưng đã tiếp thu phong cách cà phê hè phố của dân Pari (Pháp).
Theo lý thuyết, những giờ uống cà phê là những giờ giải tỏa căng thẳng hoàn toàn, vừa nhâm nhi từng ngụm nhỏ cà phê dặc sánh vừa ngắm quang cảnh sôi động đông vui của đường phố.

Thuở ấy con đường Lê Lợi vẫn còn những hàng me. Vào những ngày me thay lá, dưới ánh nắng chiều phớt nhẹ, lá me vàng khô rơi tản mản như hoa “com – phét – ti” lấp lánh làm cho đường phố trở nên… “mộng mị” và thơ…
Kim Sơn biết tận dụng ưu thế chiếm lĩnh một góc ngã tư, tầm nhìn rộng bao quát để khai thác dịch vụ cà phê hè phố.
Cái phin đã trở nên quen thuộc, cao cấp hơn cái vợt cái vớ của cà phê kho trên cái siêu đất “phản cảm” xưa.

Thời điểm nầy những nhà văn, nhà báo, các nhà doanh nghiệp tên tuổi cũng có những quán cà phê sang trọng xứng tầm với địa vị của họ.
Những La Pagode, Brodard, Givral, Continental là nơi gặp gỡ, giao lưu của giới thượng lưu Sài Gòn.

CÀ PHÊ TÂY

Cà phê La Pagode khách không ngồi ghế sắt ghế gỗ mà ngồi trên những salon bọc da để phóng tầm mắt nhìn ra con đường Catinat (nay là Đồng Khởi) con đường đẹp và sang nhất của Sài Gòn.
Cách La Pagode độ trăm mét nhà hàng Continental cũng mở một không gian cà phê sang trọng đúng phong cách “Phăng–se”.

Đối diện Continental là tiệm cà phê Givral nơi nổi tiếng với những món bánh ngọt tuyệt hảo. Tiệm tràn ngập ánh sáng bởi những khung cửa kính nhìn ra Nhà Hát Lớn (nay là Nhà Hát TP) với một bầu trời khoáng đãng.
Những nhà báo, văn nghệ sĩ thường ghé đây uống cà phê trước khi tỏa đi khắp nơi cho công việc riêng của họ.

Còn một quán cà phê với một phong cách phương Tây như bàn ghế, trang trí bên trong sang trọng cũng nằm trên con đường nầy là quán cà phê Brodard.
Với một phong cách cũng gần giống với La Pagode, không gian Brodard yên tĩnh, ánh sáng thật nhạt để khách có thể thả hồn êm ả bên tách cà phê nóng hổi quyện hương thơm.

Có thể nói từ giai đoạn nầy người Việt Nam ở Sài Gòn “thức tĩnh” trước thị trường buôn bán cà phê mà từ lâu họ đã bỏ quên và đã để cho các chú Hoành, chú Koón, chú Xường… tự do khai thác.
Khi qua tay người Việt quán cà phê không còn luộm thuộm những cái ‘đuôi” mì, hủ tíu, hoành thánh, xíu mại, há cảo, bánh bao… nữa mà nó thuần túy chỉ có cà phê nhưng được chăm chút một cách tỉ mỉ hơn, biết tạo ra một không gian tao nhã hơn, thu hút hơn…

CAFÉTÉRIA CA NHẠC

Để gần gủi hơn, thu hút khách hơn và cũng mang tính giải trí hơn, một số nơi đã ổ chức hình thức phòng trà ca nhạc theo dạng Cafétéria.
Cafétéria rộng thoáng hơn những “Tháp ngà” La Pagode, Brodard, Givral, Continental… nơi đây không phải chổ để trầm tư, bàn luận chuyện đời mà hoàn toàn là chổ vui chơi giải trí.

Trên đường Bùi Viện đầu những năm 60 mọc ra một cái quán với tên là phòng trà Anh Vũ. Tuy là phòng trà nhưng có thiết kế một sân khấu nhỏ vừa cho một ban nhạc bỏ túi đệm đàn cho những ca sĩ tăm tiếng được mời đến trình diễn như Bạch Yến, Mai Hương, Duy Trác, Cao Thái…
Lúc đó phòng trà Anh Vũ là điểm hẹn của nhiều người dân Sài Gòn cũng như những văn nghệ sĩ sinh sống tại đây.
Con đường chật hẹp Bùi Viện bổng đêm đêm sáng lên rực rở ánh đèn Anh Vũ, người xe tấp nập đông vui.

Một Cafétéria khác theo cách của Anh Vũ cũng đã mọc lên bên cạnh rạp Ciné Việt Long (trên đường Cao Thắng) với tên phòng trà Đức Quỳnh.
Ca sĩ kiêm nhạc sĩ tóc dài Đức Quỳnh là chủ nhân của cái Cafétéria nầy. Đức Quỳnh với cây Piano và giọng ca trầm ấm của ông và những ca sĩ Minh Hiếu – Thanh Thúy, Phương Dung đã thu hút một số đông người yêu nhạc đêm đêm đến đây vừa giải khát vừa giải trí một cách tao nhã.

Rồi tiếp theo là cà phê Cafétéria Jo Marcel, trên đường Hai Bà Trưng, Đêm Màu Hồng trên đường Tự Do (nay là đường Đồng Khởi) thi nhau mọc lên đẩy “Nền văn hóa ẩm thực” cà phê lên một tầm cao hơn, tức vừa uống cà phê vừa được thưởng thức những ca khúc do các ca sĩ, nhạc sĩ có tiếng trình bày.

Một phòng trà ca nhạc khác cũng khó quên chính là phòng trà Bồng Lai nằm trên sân thượng của Nhà hàng Kim Sơn mở cửa hàng đêm từ 9 giờ tối. Ở đây khách thường xuyên được nghe giọng ca vàng đương thời, ấy là ca sĩ Anh Tuyết với bài hát “Ánh Đèn Màu”.

Cũng như ca sĩ Cao Thái nổi tiếng với bài “Mexico”, ca sĩ Anh Tuyết mỗi lần trình diển “Ánh Đèn Màu” là bà hát với những dòng nước mắt.
Nội dung ca khúc là nói về tâm trạng của người nghệ sĩ là ca hát để người mua vui để rồi khi ánh đèn màu tắt người nghệ sĩ lại một mình giữa cô đơn…
Có lẽ do cái nội dung u buồn ấy đụng chạm vào nỗi lòng của bà nên bà rất ít khi chịu hát nhạc phẩm ấy. Nhưng hầu như đêm nào cũng có người yêu cầu, trừ những người thân quen bắt buộc phải đáp ứng, còn thì Anh Tuyết xin lỗi từ chối khéo.

LẠI QUAY VỀ CÀ PHÊ VỚ ĐÔNG VUI

Sau ngày 30/4/75 mừng vui trước ngày đất nước “thanh bình”, Sài Gòn TP.HCM lại rộ lên phong trào cà phê hè phố. Những quán cốc che tạm tấm bạt bên lề đường với những chiếc ghế gỗ lùn làm chổ tụ họp của các thanh niên…
Vòng quanh Hồ con Rùa, xuống đến Phạm Ngọc Thạch, quẹo qua Nguyễn Đình Chiểu có hàng mấy chục “túp lều” cà phê như thế mọc lên san sát bên nhau.

Trên đường Trần Quốc Thảo gần Hội Văn Nghệ TP, một số anh em văn nghệ cũng mở quán cà phê cóc bên vệ đường để anh em hội tụ, gặp gở sau khi chiến tranh đã kết thúc, thành phố Sài Gòn hoàn toàn được “giải phóng ?”.
Chỉ là cà phê hè phố nhưng đông vui, uống một cốc cà phê siêu, cà phê vớ nhưng thoải mài ngồi cả ngày cũng chẳng ai rầy rà.

Sau khi hết tiếng súng nổ, hết hỏa châu đầy trời, hết bắt lính, thanh niên, sinh viên Sài Gòn vui vẻ chào đón những ngày cách mạng đông vui ngoài phố.
Và các “quán cốc liêu xiêu một câu thơ” bên các vĩa hè là chổ dừng chân để… “tám” đủ thứ chuyện trên trời dưới đất.
Chỉ có ai ở tuổi thanh niên vào thời điểm lịch sử có một không hai đó mới thấy được cái thú ngồi quán cà phê bụi lụp xụp mà hầu như đường nào cũng có. Có người còn có thuốc Ruby, Con Mèo để phì phà bên ly cà phê vớ nhưng để… phiêu bồng hơn một số lớn thanh niên chơi… “bốc–lăn–se” tức thuốc vấn. Anh nào cũng thủ sẵn một bọc trong túi xách để sẳn sàng bày ra cho bạn bè tha hồ vừa bốc vừa lăn vừa se vừa liếm vừa dán rồi phì phèo nhả khói.

Cà phê quán cóc (nhảy nay chổ nầy mai chổ khác như cóc nhảy ấy mà) thời ấy được coi như thời huy hoàng lãng mạn nhất của nền… văn hóa ẩm thực cà phê cóc Sài Gòn.
Ban ngày đã rộn ràng như thế đến đêm bên những ngọn đèn dầu lù mù loanh quanh những con đường trong thành phố cũng có những quán cóc để dân mê cà phê, mê hòa bình được tận hưởng những giờ phút, sảng khoái, yên ả nhất của đời mình.

VÀ CÀ PHÊ ĐƯƠNG ĐẠI

Cà phê vốn cùng đi với con đường lịch sử, mỗi một thời kỳ nó có một hình thức thể hiện bản chất và hình thái riêng.
Trong khoảng 30 năm sau ngày đất nước thống nhất bước đường của cà phê đã có những bước tiến rõ rệt.

Bây giờ là thời kinh tế thị trường, nghề kinh doanh cà phê không còn ở giai đoạn cà phê Tàu ngồi chân trên chân dưới mà húp cà phê vớ trong chiếc đĩa sứ cũ kỷ hay kiểu cà phê lề đường tuy vui nhưng vi phạm luật giao thông lấn chiếm lòng lề đường.
Kinh doanh cà phê bây giờ phải có vốn hàng tỷ bạc. Vì nó không còn ở dạng Cafétéria nữa mà nó là Bar café, bề thế hơn, sang trọng hơn. Cơ ngơi kinh doanh mỗi nơi mỗi thể hiện một phong cách riêng để lưu giử một số khách hàng riêng.

Chỉ cần đến Bar café Gió Bắc, Ciao café, Window’s café, Spa café ở vòng quanh hồ Con Rùa thôi đủ thấy người kinh doanh phải bỏ ra một số tiền lớn cở nào để kinh doanh dịch vụ buôn bán món hàng đơn giản từ những hạt cà phê đen tuyền thơm ngát đó.
Ngoài việc uống cà phê khách còn có thể nhăm nhi một ly Cocktail thấm mát đầu lưỡi hay một cốc rượu nhỏ Martell, Hennessy nồng nàn vào những buổi chiều.

Cà phê Sàigòn TP.HCM bây giờ sang hơn, thời thượng hơn dành cho một thành phần của cư dân có thu nhập cao hơn.

Và bạn có bao giờ thử một buổi chiều đi vào một Bar café chưa? Đó sẽ là một không gian mát rượi chờ đón bạn.
Gọi cà phê hay một cốc rượu nhỏ ngồi đó nghe tiếng nhạc nho nhỏ và bạn cũng chẳng cần nhìn ra khung cảnh bên ngoài làm chi. Ở đây có biết bao “cánh hoa” đẹp: Các cô phục vụ bàn, các em PR và những người đẹp từ bốn phương trời ‘đáp nhẹ” về đây.

Cà phê và rượu sẽ còn phê hơn khi bạn sẽ mãn nhản với những đôi chân dài chập chờn trong thứ ánh đèn mờ ảo như ru bạn vào những giấc mơ đến dại khờ…
Giá cà phê ở những nơi nầy tất nhiên là hơi đắt, không biết vì tại chổ ngồi sang, vì cà phê sản xuất từ trên Sao Hỏa hay tại các chiếc áo lửng hai dây và những cái chân dài…

Trương Đạm Thủy
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 09/Aug/2024 lúc 11:07am

Câu%20chuyện%20về%20những%20cây%20cầu%20nổi%20tiếng%20ở%20Sài%20Gòn%20–%20Phần%208:%20Cầu%20Chà%20Và,%20Cầu%20%20Malabars%20và%20người%20Ấn%20ở%20Sài%20Gòn%20Chợ%20Lớn%20năm%20xưa



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 09/Aug/2024 lúc 11:30am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 14/Aug/2024 lúc 9:58am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/Aug/2024 lúc 8:22am

XƯA BẠN HAY NGỒI CAFE Ở ĐÂU? Cre: 

 



XƯA BẠN HAY NGỒI CAFE Ở ĐÂU?

Xưa, với mình có nghĩa là trước 1975, ở Sài Gòn.
Thời đó làm gì có những chuỗi cà phê như Trung Nguyên, Phúc Long, Highlands, Katinat… Nhưng Sài Gòn thì thời nào quán cafe cũng đầy, từ mặt tiền sang trọng cho tới hang cùng ngõ hẻm, đâu đâu cũng có.
Xưa, vừa đi học vừa đi dạy thêm, hai năm cuối học trường QGHC hưởng lương như công chức, túi rủng rỉnh tiền, tôi mới bắt đầu biết những Brodard, Givral, La Pagode… đều trên đường Tự Do, nhưng cũng chỉ thỉnh thoảng, khi muốn giựt le với một cô bạn gái. (Còn nhớ khi đó ở Brodard và Pagode đều có máy Jukebox, bỏ một jeuton vào nghe được một bài, toàn nhạc hay. Thậm chí tôi còn nhớ ở Pagode, bấm nút E6 là bài “J’Entends Siffler Le Train” của Richard Anthony nữa!). Cũng Quận 1, ngay ngã 4 Lê Lợi - Pasteur, có cà phê Mai Hương mấy ông sĩ quan về phép hay ngồi rửa mắt. Thứ Bảy, Chủ nhựt là full bàn.
Nhưng buổi sáng tôi vẫn thích cà phê ở kiosque Hương Lan trước bưu điện, ăn ổ bánh mì cóc gà xé hoặc cái croissant với tách cà phê sữa nóng. Thỉnh thoảng, nhớ thời trung học thì lại về kiosque Hẹn trước Sở Thú, ngồi ngắm các cô học sinh Trưng Vương dễ thương gì đâu ríu rít đến trường. Làm biếng thì nguyên một vùng Phú Nhuận và Tân Định gần nhà là cơ man quán cà phê nhỏ, dễ thương. Cafe vợt ở Phú Nhuận, Tân Định có luôn, mà như hồi xưa cafe vợt ở đâu cũng có chớ đâu là hàng hiếm như bây giờ.
Không biết có bạn nào biết quán Thu Hương trên đường Hai Bà Trưng gần ngã tư Hiền Vương, giới sinh viên học sinh hay ngồi? Có thời gian ngày nào tôi cũng ngồi đây.
Công thức làm quán cà phê như ở Thu Hương khá đơn giản: phải có một cô cashier (ngồi quầy) có vẻ đẹp hơi liêu trai, tóc dài, mình dây, bận áo dài, trên bàn để một cây đèn vàng có cái chụp màu trắng… Cô chỉ cần ngồi thôi, đầu hơi cúi xuống, là đủ cho các anh khách ngắm và mơ bao chuyện, từ đàng hoàng cho tới bậy bạ. Lẽ dĩ nhiên phải có một chiếc Akai và vài cuốn băng nhạc thời thượng. Cà phê Hân trên đường Đinh Tiên Hoàng cũng chơi công thức này. Cũng là một địa chỉ mà hầu như ai hay đi cà phê ở Sài Gòn đều biết. Ngồi ngắm em qua làn khói thuốc, nghe Duy Quang hát “Người từ trăm năm, về ngang trường Luật. Người từ trăm năm, về ngang trường Luật. Ta hỏng Tú Tài, ta đợi ngày đi. Đau lòng ta muốn khóc…” mà muốn khóc luôn, sợ rớt là đi lính nên phải chạy về ôm cua học.
Trên đường Nguyễn Du khúc gần ngã ba Chu Mạnh Trinh cũng có một loạt quán cà phê và đủ loại cocktail mà vào mùa thi thường đông nghẹt. Ngồi tới 9h rồi về gạo bài tới 1-2h sáng là chuyện bình thường của giới sĩ tử hồi xưa. Trong và ngoài các trường đại học đều có quán cà phê, nổi tiếng nhứt là cà phê Văn khoa.
Con gái hồi xưa không đi cà phê đông đen như bây giờ nha! Kiếm được một cô đi cà phê mà phì phèo điếu Dunhill xanh như tôi đã có, phải nói là của hiếm.
Nhớ lại, chất lượng cà phê hồi xưa khác xa bây giờ. Cà phê có bắp rang, có cau khô, có bơ, thậm chí có kýninh… là chuyện bình thường. Thậm chí chẳng mấy ai than phiền. Có khi uống được ly cà phê nguyên chất lại chê dở cũng không chừng.
Xưa bạn hay ngồi cà phê ở đâu?
(Chú thích ảnh: Cafe Brodard ngay ngã ba Tự Do - Nguyễn Thiệp, sang trọng một thời. Sau 1975 suốt chục năm, là nơi bán phở và xôi bình dân cho cán bộ công nhân viên ăn. Những tấm ốp trần và tường bong tróc nham nhở, thấy muốn khóc!)


Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/Aug/2024 lúc 7:23am
Đọc sách viết về Ngã ba Ông Tạ và Gia Định – Sài Gòn

Hai tập sách của tác giả Cù Mai Công (Ảnh: Bùi Văn Phú)

 

Khi mới qua Mỹ tị nạn, thỉnh thoảng gặp đồng hương, bạn học thì hay hỏi nhau trước đây sống ở đâu. Tôi trả lời: Sài Gòn. Có ai hỏi thêm ở chỗ nào, tôi xác định: Ngã ba Ông Tạ. Nhắc đến địa danh đó, nhiều người nghĩ ngay đến món… thịt chó.

Điều này đúng về khu vực này vào thập niên 1970 mà tôi còn nhớ, với quán cầy tơ nổi tiếng trên đường Phạm Hồng Thái, cách đường Thoại Ngọc Hầu chừng chục mét, là giao lộ làm thành Ngã ba Ông Tạ mà nhiều người biết từ trước năm 1975 là thuộc về xã Tân Sơn Hoà, quận Tân Bình, tỉnh Gia Định.

Nhưng khu vực này đâu chỉ vang danh một thời với món nhậu được người Bắc di cư 54 đem vào Nam cùng với riềng, lá mơ, húng quế, mẻ, mắm tôm là món “đánh chén” đặc thù của quê cha đất tổ, mà hai mươi năm sau có người đã chế lời bản đồng ca nổi tiếng của Trịnh Công Sơn, với ý nghĩa không lấy gì làm vui cho người Bắc 75 so với Bắc 54 khi vào miền Nam: “Từ Bắc vô Nam tay cấm bó rau, tay kia cầm sợi dây để bắt con cầy…”

Theo nhà báo Cù Mai công, tác giả của nhiều tập sách về Ngã ba Ông Tạ và Gia Định – Sài Gòn thì thịt chó nay không còn là món khoái khẩu của nhiều người Ông Tạ.

Hai tập sách mới nhất của Cù Mai Công về địa chí và nhân vật đã được Nhà xuất bản First News cho phát hành cuối năm 2023 là “Gia Định là nhớ Sài Gòn là thương 2” và “Dân Ông Tạ đó!” Tập 3

Là một cư dân được sinh ra, lớn lên ở Gia Định – Sài Gòn, chính xác là từ xứ Tân Chí Linh, Ngã ba Ông Tạ, và là một nhà báo, tác giả đã tìm hiểu, sưu tầm tài liệu về rất nhiều sự kiện và nhân vật của vùng đất một thời là thủ đô Việt Nam Cộng hoà.

“Dân Ông Tạ đó!” Tập 1 và Tập 2 phát hành hai năm trước ghi lại lịch sử của khu vực từ ngày còn là đồn chống Pháp, còn sình lầy nước đọng, cho đến cái tên Ông Tạ do đâu mà có và về nhiều nhân vật từng sống ở đó, có những tướng tá, công chức cao cấp của Việt Nam Cộng hoà, mà tác giả cho biết đã phải mệt mỏi làm việc với khâu kiểm duyệt trước khi được phép xuất bản.

“Dân Ông Tạ đó!” Tập 3 dày 280 trang, chia làm ba phần: Thói ăn, Nếp ở và Trường xưa bạn cũ. Đọc sách này đã gợi lại cho tôi những ký ức tuổi thơ vì tôi cũng là “người Ông Tạ.”

Nhiều món ăn của khu vực là món Bắc đã theo đoàn người di cư sau Hiệp định Genève 1954, vào sống hài hoà với người miền Nam cố cựu: “Người từ là từ phương Bắc đã qua dòng sông, sông dài…”

Phở, cháo, canh bún được tác giả ghi lại nguồn gốc, lịch sử và nhân vật đã tạo nên hương vị đặc biệt của nó, như bánh cuốn bà Dương ở Tân Chí Linh, của gia đình chị Thanh Thu mà nay vang danh với tiệm ăn “Bánh cuốn Ông Tạ” trong khu Vietnam Town, San Jose. Theo tác giả, ăn bánh cuốn quan trọng nhất là nước mắm, không dùng loại rẻ tiền như để kho thịt hay kho cá và phải có hương vị cà cuống, bắt sống từ cánh đồng rau muống An Lạc hay Sơn Tây, chứ không phải loại tinh dầu chiết xuất của Thái Lan.

Nhắc đến canh bún là hình ảnh chiếc nón sắt được dùng để giã cua đồng một thời xa xưa, nổi tiếng là canh bún bà Hân ở xứ Tân Chí Linh hay của cô Bích bên xứ Nghĩa Hoà đã có từ 60 năm qua.

Canh bún, bánh canh là những món rẻ tiền. Nấu phở phải có xương, có thịt bò nên những năm đầu của nếp sống di cư cũng chỉ có những gánh phở, xe phở ở khu vực Ông Tạ. Từ gánh phở của cụ Chiến đến xe phở Phú Vinh trước khi có tiệm phở Đức, phở Cường hay phở Phú Vương, Phú Vinh. Nhờ đời sống kinh tế phát triển, người dân cũng ăn phở nhiều hơn.

Tập sách nhắc đến tiệm phở gần đầu đường Nghĩa Phát, vừa từ đường Bành Văn Trân rẽ vào, là tiệm của bác Huyền, người cùng giáo họ Long Cù, xứ Trực Chính với thày u tôi, là những gia đình công giáo theo các cha di cư vào Nam. Đó là tiệm phở đầu tiên nằm trong giáo xứ Nghĩa Hoà. Được sinh ra và lớn lên trong giáo xứ này, tôi muốn chia sẻ thêm về những quán phở ở Nghĩa Hoà. Sau phở bác Huyền, vào đầu thập niên 1970 có một tiệm phở nữa cũng trên đường Nghĩa Phát gần đầu nhà thờ. Còn theo đường Nghĩa Hoà phía cuối nhà thờ, đi vào đến ngã tư ông Nghìn có tiệm phở của ông giáo Chung.

Quán phở của ông Chung có một điểm đặc biệt là mở cửa lúc nửa đêm thứ Sáu tuần Thánh, chờ đồng hồ báo 12 giờ 01 phút sang ngày thứ Bảy là bà con có thể ăn phở sau một ngày ăn chay, kiêng thịt và tham dự các nghi thức tưởng niệm cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu với ngắm 15 Sự Thương Khó, rồi tháo đanh, táng xác, rước kiệu, hôn chân Chúa. Ăn phở vào giờ đó không sợ phạm giáo luật về việc giữ chay.

Viết về mùa Phục Sinh ở Nghĩa Hoà là giáo xứ lớn nhất trong khu vực, tác giả ghi lại nhiều chuyện mang tính khôi hài mà những thiếu nhi đã từng sinh hoạt nhà thờ không thể quên, như roi mây của các ông trùm, ông quản trong giáo xứ hay những câu trong kinh cầu chịu nạn thảm thương bị chế lời.

Về tôn giáo, dù đa số người Bắc di cư theo đạo Công giáo, nhưng khu vực cũng có nhiều người theo đạo Phật, có những ngôi chùa Viên Giác, Hải Quang, Khuông Việt mà sinh hoạt Giáng Sinh cũng nhộn nhịp, theo giáo sư Đặng Quốc Thông từ Đại học Houston, Texas về thăm nhà ở xóm chùa ghi lại trong bút ký cuối năm 2022 được trích lại trong sách.

Những Phật tử nổi tiếng ở đây có nhạc sĩ Thông Đạt, tác giả của “Ai về sông Tương” và “Hoa cài mái tóc”, có ông bà chủ tiệm bún thịt nướng thơm lừng Ngọc Hà truyền từ đời bố mẹ qua cho con là chị Ngọc Oanh kinh doanh đến năm 2007 thì không còn và chị đã cho tác giả công thức làm món này để đăng vào tập sách, lưu lại về lịch sử của một món ăn tuyệt ngon của khu vực.

Ngã ba Ông Tạ còn là thủ phủ giò chả của Sài Gòn – Gia Định, nhờ có lò mổ heo bên khu cổng bom, với nhiều nhà làm giò nổi tiếng là ông Phán, Thanh Hải, Tuyết Hương bỏ mối cho nhiều nơi trong thành phố.

Ở đây từng có những gánh cháo xanh, cháo sườn. Giờ chỉ còn cháo của bà Đào rất thương người nghèo, có người vào mua chỉ có 10 ngàn trong túi, bà múc luôn cho tô cháo 30 ngàn. Đó là thói ăn nếp ở của dân Ông Tạ.

Các món ăn ở đây gồm đủ miền bắc, miền tây, món Quảng, món Huế. Gỏi ốc, cuốn bánh tráng với rau xà lách và đủ loại rau thơm, chấm nước mắm chua cay ngọt. Chân bò, đuôi bò, tai bò luộc chấm tương gừng. Nhiều món nhậu nhưng không thấy tác giả nhắc đến bia rượu.

“Dân Ông Tạ đó!” Tập 3 đưa tôi về miền ký ức tuổi thơ thì “Gia Định là nhớ Sài Gòn là thương 2” lại đưa tôi về Sài Gòn mộng mơ của tuổi mới lớn, khi mà niên khoá 1970-71 mỗi chiều tôi đạp xe từ Nghĩa Hoà để lên trường Nguyễn Bá Tòng Sài Gòn học lớp 10, hay sáng đi học thêm Anh ngữ Ziên Hồng và có những ngày cúp cua lang thang trên phố, quanh hàng quán. Rồi những năm đại học với lý tưởng, ước mơ cho quê hương thanh bình.

Tác giả đưa tôi trở lại những sạp bán sách cạnh rạp chiếu bóng Nam Quang, những con đường lá me bay hay những con phố nhộn nhịp của trung tâm thủ đô từ Nguyễn Huệ, Tự Do qua Lê Lợi, Hàm Nghi, không chỉ qua năm tháng của thập niên 1970 hay hiện tại. mà còn về lại với lịch sử của Sài Gòn từ ngày còn là Bến Nghé.

Những ngôi nhà, những căn biệt thự, những khách sạn mang đậm nét Sài Gòn được tác giả ghi lại với nhiều chi tiết lí thú. Dưỡng đường Dung Anh nơi ra đời của con gái đầu lòng của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, của MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên. Hay những căn nhà với bản vẽ của tổ hợp kiến trúc sư Hoa-Thâng-Nhạc trông trang nhã, thông thoáng, với đá rửa hoặc đá mài đến nay vẫn còn, so sánh với những căn nhà mới xây với hình dáng “củ hành” trông kịch cợm.

Không chỉ viết về lối kiến trúc, về những kiến trúc sư của Sài Gòn ngày trước, tác giả còn nhắc đến những văn nghệ sĩ. Có mấy ai biết nhà thơ Bùi Chí Vinh, nhà văn Trần Mạnh Hảo, nhạc sĩ Lã Văn Cường từng là thợ trong các lò kẹo lạc ở Ngã ba Ông Tạ. Về cuộc đời trầm luân của thi sĩ họ Bùi.

Về phát triển giáo dục qua sự thành hình của những ngôi trường ở quận Tân Bình, Gia Định vào thập niên 1970. Những câu chuyện về thày cô ở trường Nguyễn Thượng Hiền nơi tác giả học cấp ba, cũng như trường cấp 1 Mai Khôi và cấp 2 Ngô Sĩ Liên, cùng các trường Thánh Tâm, Văn Đức, Nguyễn Gia Thiều. Nhà giáo dục Cao Thanh Tùng, một thời nổi tiếng qua chương trình “Đố vui để học” trên truyền hình số 9, trò chuyện cùng học trò cũ là Lê Học Lãnh Vân về những học trò dốt, kém đáng cần quan tâm, giúp đỡ là triết lý giáo dục và phương pháp sư phạm. Hay thi đậu hạng cao cũng không ồn ào khoe khoang. Nói chung, giáo dục trước đây không khoe thành tích từ bé đến lớn như ngày nay.

Sách của Cù Mai Công cho độc giả gặp lại nhiều nhân vật nổi tiếng. Đặng Chí Bình theo toán đi nhảy Bắc vào năm 1959 là một câu chuyện trinh thám đã được ông ghi lại trong tác phẩm “Thép Đen”. Trung tá kiêm võ sư Lý Văn Quảng thanh liêm, chính trực. Chủ tiệm ảnh Á Đông là hình ảnh một doanh nhân di cư thành công đã xây nhà bốn tầng chỉ sau 10 năm vào Nam lập nghiệp.

Ông Huỳnh Bửu Sơn là người giữ kho vàng của Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam. Tuy nhiên tác giả không nhắc đến chuyện 16 tấn vàng mà trong quá khứ có những vu cáo cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã mang theo khi ra đi vào cuối tháng 4, 1975, mà sau này chính ông Sơn đã xác nhận ông là người kiểm tra và đã giao lại cho chính quyền mới.

Luật sư Trương Đình Dzu là một chính trị gia chủ trương thương lượng với Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam, đã tranh cử đối lập với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và từng bị chính quyền Việt Nam Cộng hoà giam tù. Sau 1975 ông lại bị Hà Nội giam vì nghi là người của CIA. Con trai của ông là David Trương Đình Hùng, sinh viên du học Mỹ từ thập niên 1960, sau đó dính vào hoạt động gián điệp và bị một toà án Mỹ kết án 15 năm tù vào cuối thập niên 1970.

Đọc sách về Ngã ba Ông Tạ, Gia Định – Sài Gòn gợi lại cho tôi nhiều kỷ niệm thân thương của quê nhà. Tháng trước vợ chồng tôi đi chơi châu Âu, hẹn một chị ở Hà Lan qua Vương Quốc Bỉ gặp nhau tại trung tâm hành hương Đức Mẹ Banneux. Chị bạn cũng là người Ông Tạ, trước ở Tân Chí Linh cùng xứ với Cù Mai Công. Hôm đó hai mẹ con lái xe hơn hai giờ, mang theo bánh cuốn nhà làm, với giò lụa, bánh khúc qua đãi chúng tôi một bữa ăn ngoài trời. Thật là ngạc nhiên.

Quen biết nhau hơn 40 năm, đã gặp lại nhau vài lần, hôm nay hai gia đình ngồi giữa rừng thông xanh ở Bỉ, ăn bánh cuốn chả lụa, có hành phi, giá, rau húng, chỉ thiếu chút hương vị cà cuống trong nước mắm, mà thấy thật ngon. Vừa ăn vừa ôn lại kỉ niệm thời ở quê nhà, kể chuyện sinh hoạt bên Mỹ, bên Hà Lan.

Sau bữa ăn, vào trung tâm hành hương viếng Đức Mẹ, thắp nến, đọc kinh cầu nguyện. Có lẽ chúng tôi cũng đang thể hiện thói ăn, nếp ở của người Ông Tạ, dù sống xa quê hương vạn dặm.

Bùi Văn Phú

Tác giả bài viết này hiện dạy đại học cộng đồng và là một nhà báo tự do từ vùng Vịnh San Francisco.

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/Aug/2024 lúc 2:32pm

FW:%20Bánh%20mì%20pa%20tê%20Hương%20Lan%20trước%20cổng%20Bưu%20Điện%20Sài%20Gòn%20xưa%20trước%2075


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 24/Aug/2024 lúc 2:34pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Sep/2024 lúc 9:00am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 28/Sep/2024 lúc 8:31am

Hơn%2070%20năm%20hoạt%20động%20-%20quán%20ăn%20Tân%20Sanh%20Hoạt%20vẫn%20nằm%20trong%20top%20những%20nơi%20%20"phải"%20trải%20nghiệm%20ở%20Sài%20Gòn


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 28/Sep/2024 lúc 8:31am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 09/Oct/2024 lúc 3:37pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 07/Nov/2024 lúc 9:37am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 11
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.144 seconds.