Bài mới Thành viên Lịch Tìm kiếm Hỏi/Đáp | |
Ghi danh Đăng nhập |
Chuyện Linh Tinh | |
Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh |
Chủ đề: NHÀ HÀNG GÒ CÔNG | |
<< phần trước Trang of 98 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: Online Số bài: 23199 |
Gởi ngày: 10/Aug/2024 lúc 9:11am |
Tiết Và Tủy Trong Phở BòMón ăn Việt Nam được báo chí, truyền thông và thông tin nước ngoài đề cập đến nhiều nhất có lẽ là Phở. Bây giờ Phở đã có mặt khắp nơi từ Bắc chí Nam ở trong nước. Phở cũng đi khắp năm châu bốn bể. Người ta viết nhiều về Phở, người ta cũng đã đề cập đến nước phở, bánh phở, thịt tái, gầu, sách, vè, sụn, gân, chín nhừ, xí quách, vè dòn, nạm mềm...và phở xào dòn, xào mềm, tái lăn, sốt vang..hằm bà lằng đủ kiểu. Thế mà trong món Phở có hai thứ hình như chưa có ai nói đến đó là tiết và tủy. Ai ăn Phở rành, điệu nghệ chắc hẳn phải biết hai món này khi đến với Phở. Thế nhưng không phải tiệm phở nào cũng đều có hai món ăn chơi này. Tiết thì có thể có nhiều ở các hàng phở, nhưng tuỷ là món hiếm à nghen. Trước tiên, nói tới tiết. Tiết chính là máu của con bò tiết ra từ những tảng thịt bò tươi. Với Phở, tiết không phải là chậu huyết bò tuôn ra khi người ta làm thịt nó mà tiết ở đây được rỉ ra từ những miếng thịt bò được cắt để trong dĩa hoặc thau chờ bỏ vào tô phở cho người dùng. Nguồn như thế cho nên thịt bò phải thật tươi, màu đỏ không bầm thì mới có tiết ngon. Khi khách gọi, người bán sẽ chiết ra chén, chan thêm một vá nước phở, tiết sẽ chín và được mang cho khách. Thông thường, chén nước tiết được thêm cái hột gà tươi. Có người chỉ thích tròng đỏ, nhưng thông thường là cả nguyên trứng. Chén nước tiết hột gà đó phải ăn riêng, không bỏ chung vào bát phở. Thế mới đúng cách. Nếu thích, vắt vào vài giọt chanh, chén tiết càng thêm hương vị. Thế nào là chén tiết ngon? Tiết ngon phải là tiết hơi chín tái, không đông vón cục. Nhìn như có sợi là tiết ngon. Có thể dùng muỗng múc cái tròng đỏ hột gà, húp cái rột rồi nâng chén cho thêm vào miệng một ngụm nước tiết pha lẫn nước phở. Một cảm giác rất lạ trong miệng. Một vị cũng rất ngon bởi mằn mặn của tiết, beo béo của nước phở, tanh tanh mà trơn tuột của tròng đỏ trứng gà cộng thêm hăng hắc của hành băm, hơi chua của chanh, một hỗn hợp rất ngon và thống khoái. Về mặt khoa học trong dinh dưỡng, nội tạng bò không được khuyến khích sử dụng. Thế nhưng với tiết bò, không thể phủ nhận giá trị dinh dưỡng của chúng. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, hàm lượng protein có trong tiết bò cao (chiếm khoảng 70%) là thành phần quan trọng với cơ thể chúng ta. Người yếu, bệnh, trẻ con nên thỉnh thoảng làm một chén nước tiết hột gà, tốt hơn uống chục viên thuốc bổ. Ông nào vừa tốn hao khí lực phục vụ các bà, các cô, chơi một chén tiết hột gà, bảo đảm sẽ hoàn vốn. Bởi tiết bò có nhiều công dụng có lợi cho sức khoẻ. Trước nhất là phòng ngừa thiếu máu do tiết bò có hàm lượng sắt cao, đồng thời dễ hấp thụ và tiêu hóa nên được coi là nguồn thực phẩm vàng giúp bổ sung sắt tự nhiên cho cơ thể. Từ đó giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu. Tiết bò còn chứa nguyên tố vi lượng coban cao, giúp kiểm soát và ngăn chặn sự phát triển của các khối u ác tính. Các hoạt chất có trong tiết bò có thể tiêu diệt các tế bào hoại tử, tổn thương, giúp đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương. Hàm lượng vitamin K trong tiết cũng cao, có khả năng thúc đẩy máu đông nhanh hơn. Với người bị thương nhẹ, ăn một lượng tiết bò vừa phải, vết thương sẽ lành nhanh chóng. Tiết bò cũng giúp chống lão hoá do tiết bò có chứa nhiều nguyên tố vi lượng giúp da hồng hào, căng bóng và tươi trẻ hơn. Bên cạnh đó, lượng photpholipit trong tiết còn giúp trì hoãn sự lão hóa hiệu quả. Đồng thời chúng còn có khả năng làm tăng hàm lượng acetylcholine trong cơ thể, giúp các tế bào thần kinh liên kết nhanh chóng và tăng cường trí nhớ. Không những thế, tiết bò còn hỗ trợ giảm cân. Nếu bạn đang có nhu cầu giảm cân thì ăn tiết bò cũng là một giải pháp rất tốt. Vì trong tiết có chứa hàm lượng sắt cao nên có thể tránh được tình trạng thiếu máu trong quá trình ăn kiêng giảm béo. Cuối cùng tiết bò có thể làm sạch các hạt kim loại gây hại cho cơ thể. Nếu thắc mắc ăn tiết bò có tác dụng gì thì lợi ích này sẽ khiến bạn ngạc nhiên. Những người thường xuyên phải làm việc trong môi trường ô nhiễm khói bụi như kỹ thuật, xưởng dệt,... thì ăn tiết có tác dụng loại bỏ được những bụi bẩn và hạt kim loại gây hại cho cơ thể. Hàm lượng protein trong tiết sau khi trải qua quá trình phân giải của dịch axit trong dạ dày sẽ sinh ra hoạt chất có thể khử trùng ruột. Tiết bò vừa ngon, vừa có lợi nhiều thế thì tại sao không vào ngay tiệm phở ngon nào đấy, gọi một tô phở theo ý thích và kêu thêm chén tiết hột gà. Ăn xong, bạn sẽ thấy hình như mình có khoẻ hơn một chút he...he. Nhưng mà, đời nhiều khi có chữ nhưng phiền ghê, những người sau đây thì không nên ăn tiết. Thứ nhất là người mắc bệnh tim mạch không nên ăn vì tiết bò chứa hàm lượng cholesterol cao. Thứ hai là tuy là người bình thường hay mắc bệnh chảy máu đường tiêu hóa khi đại tiện phân sẽ có màu đen do tiết bò giàu sắt. Điều này dễ gây nhầm lẫn và ảnh hưởng đến kết quả thăm khám. Và điều nữa không nên ăn quá nhiều có thể gây ra tình trạng dư thừa protein, khiến gan bị tổn thương, tất nhiên rồi, dù là bổ nhưng ăn nhiều quá thì bổ ngửa là cái chắc! Giờ bàn về tuỷ. Tủy xương là một loại mô xốp ở trung tâm của xương. Nó tập trung nhiều nhất ở xương sống, xương hông và xương đùi. Nó chứa các tế bào gốc phát triển thành các hồng huyết cầu, bạch huyết cầu hoặc tiểu cầu, có liên quan đến vận chuyển oxy, chức năng miễn dịch và đông máu. Tủy xương của động vật như bò, cừu, caribou (tuần lộc Bắc Mỹ) và nai sừng tấm thường được tiêu thụ trong nhiều loại hình ẩm thực. Do có hương vị đậm đà, hơi ngọt với xốp mịn nên nó thường được ăn cùng với bánh mì nướng hoặc được dùng để nấu súp hoặc làm nước dùng xương. Trong món Phở, đặc biệt là Phở Bắc, người ta dùng xương ống đã lóc hết thịt để nấu nước phở. Nhờ vậy, nước phở trong, béo, ngon. Khi hầm xương trong hơn nửa ngày, tuỷ trong xương sẽ nổi lên trên nồi nước phở, người ta vớt cái màng ấy và nó chính là tinh chất tuỷ của xương. Cái món này rất ít tiệm phở có vì ngày nay người ta ít nấu phở bằng xương ống. Nếu có hầm xương, các quán cũng dùng nhiều loại xương, nước đục mà không có tuỷ. Đó là chưa kể người ta dùng gói bột hoặc viên phở để nấu nước lèo, lấy đâu ra xương với tuỷ? Giờ cũng có nhiều đám ham tiền, đi mua xương bò cũ về nấu phở. Xương đã lâu ngày, tuỷ thối không còn dùng được mà nước phở cũng có mùi, lại phải khử bằng nhiều thứ gia vị và hoá chất. Do vậy, vào quán phở mà gọi tuỷ có tuỷ là an tâm quán ấy nấu bằng xương ống bò. Tuỷ đang nói ở đây là tuỷ béo ở xương đùi chứ không phải tuỷ sợi ở cột sống mà ta thường thấy khi đi ăn lẫu bò. Tủy sợi ấy không có mặt ở quán phở. Tủy xương chứa một lượng calo và chất béo tốt, cũng như một lượng nhỏ chất dinh dưỡng như protein và vitamin B12. Một muỗng canh (14 gram) tủy xương thô cung cấp: Lượng calo: 110, Tổng chất béo: 12 gram, Protein: 1 gram, Vitamin B12: 7% lượng tiêu thụ hàng ngày tham khảo (RDI), Riboflavin (vitamin B2): 6% RDI, Sắt: 4% RDI, Vitamin E: 2% RDI, Phốt pho: 1% RDI, Vitamin B1: 1% RDI, Vitamin A: 1% RDI. Tủy xương cung cấp một lượng nhỏ Acid Pantothenic (vitamin B5), vitamin B1 và Biotin (B7), cần thiết cho các quá trình quan trọng của cơ thể, bao gồm sản xuất năng lượng. Nó cũng giàu Collagen, protein dồi dào nhất trong cơ thể bạn. Bổ sung chế độ ăn uống của bạn với Collagen được cho là thúc đẩy sức khỏe của da và giảm đau khớp. Hơn nữa, tủy xương được sản xuất từ bò, dê, cừu và nai có chứa Acid Linoleic liên hợp (CLA), một loại chất béo có thể làm giảm viêm và tăng cường chức năng miễn dịch. Ô hô, quá bổ, quá tốt cho sức khoẻ. Đặc biệt, Collagen, Glycine, Glucosamine và Acid Linoleic liên hợp đã được nghiên cứu rộng rãi về tác dụng tiềm năng của chúng đối với sức khỏe như: Hỗ trợ chức năng khớp: Một số hợp chất trong tủy xương được cho là để tối ưu hóa sức khỏe của khớp. Ví dụ, Glucosamine là một hợp chất có trong sụn mà thường sử dụng như một phương thuốc tự nhiên điều trị viêm xương khớp do khả năng giảm viêm và giảm đau khớp của nó. Collagen có thể hỗ trợ sản xuất sụn khớp để giúp duy trì tốt chức năng của khớp. Tủy có thể giúp giảm viêm. Mặc dù viêm ngắn hạn là một phần quan trọng trong hệ thống phòng thủ cơ thể của bạn, viêm mãn tính được cho là góp phần vào các tình trạng như bệnh tim, tiểu đường và ung thư. Glycine, một loại protein được tìm thấy trong tủy xương, đã cho thấy các đặc tính chống viêm mạnh mẽ trong nhiều nghiên cứu ống nghiệm và có thể giúp giảm viêm trong cơ thể bạn. Acid Linoleic liên hợp (CLA), một hợp chất khác trong tủy xương, được phát hiện là làm giảm một số dấu hiệu viêm trong máu. Theo một nghiên cứu kéo dài 2 tuần ở 23 người đàn ông, uống 5,6 gram CLA mỗi ngày làm giảm hiệu quả mức độ protein cụ thể liên quan đến viêm, bao gồm yếu tố hoại tử khối u alpha và protein phản ứng C. Tủy xương cũng chứa Adiponectin, một loại hormone protein đã được chứng minh là đóng vai trò trung tâm trong việc điều chỉnh viêm và chức năng miễn dịch. Ngoài việc hỗ trợ chức năng khớp và giảm viêm, tủy xương còn tăng cường sức khỏe cho làn da của bạn. Nó không chỉ làm tăng hàm lượng Collagen và hoạt động chống oxy hóa trong da mà còn có thể giúp bảo vệ bạn chống lại tổn thương và lão hóa da. Thế thì còn chần chờ chi nữa, hãy gọi cho bạn một chén tuỷ. Chủ quán sẽ mang ra cho bạn một chén có lềnh bềnh tuỷ màu vàng nhạt, nhìn như mỡ nhưng không phải nhé. Có thể ăn riêng hoặc cho vào cùng với tô phở để tăng cường độ béo của tô phở. Hãy nhớ tuỷ tuy béo nhưng không phải béo của nước béo. Nó ngon hơn nhiều. Hãy dùng muỗng múc một muỗng tuỷ, cho vào miệng sẽ có mùi thơm, béo và ngòn ngọt đầu lưỡi. Nếu nuốt ngay thì hơi phí đấy, hãy nhai nhè nhẹ, chất tuỷ lan toả ở trong miệng, thú vị lắm. Thế nhưng quý vị nào cholesterol cao hoặc đang giảm béo thì quên vụ tuỷ này đi nhé. Ối trời, ham viết nhìn lại thấy mình dài dòng quá. Chỉ chén tiết và chén tuỷ mà tốn bao nhiêu chữ. Thôi dừng tại đây vậy. Mà nhớ nhe, đi ăn phở nhớ thưởng thức chén tiết hay chén tuỷ, bạn sẽ thấy món Phở ngon hơn bội phần. Đỗ Duy Ngọc |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: Online Số bài: 23199 |
Gởi ngày: 14/Aug/2024 lúc 3:44pm |
Đoạn Trường... Cơm ChỉNhưng
có lẽ cái mục hấp dẫn nhất mà cô bạn ”dụ” được tôi thì phải nói là cái
món ”cơm chỉ”. Tính tôi thì hơi lười nấu ăn, mà lại thích ăn đồ Việt nam
chính hiệu kia chứ. Lăn lóc ở xứ người hơn 25 năm, cho tới giờ, nói
thiệt tình tôi vẫn không sao mê nổi mấy món đồ Mỹ. Kẹt lắm thì cũng ăn,
nhưng ăn chừng đâu chỉ vài ngày là ngán lên tận cổ. Bởi vậy mới nói, có
đi ăn lòng vòng thì cuối cùng tôi cũng quay về với quê hương đất tổ: món ăn Việt nam Thế là tôi mua vé qua Cali thăm cô bạn, nhân dịp cũng để thám thính tình hình trước khi quyết định là sẽ có nên dọn qua ở luôn hay không. Tôi còn nhớ, lần đầu tiên cô bạn chở tôi vào một quán food to go trên đường Bolsa là tôi khoái ngay. Chèn
ơi, các món ăn Việt nam đầy rẫy ra đó, món nào trông cũng ngon và hấp
dẫn. Mà chưa hết đâu nhe, chỉ có mỗi một đồng một món, làm tôi không thể
nào tin được. Tôi nhẩm tính (lúc ấy là chừng 10 năm về trước, chứ giờ
thì có mắc hơn chút đỉnh rồi): một bữa cơm ba món, món canh, món mặn,
món xào, và phần cơm 50 xu, chỉ tốn ba đồng rưỡi, mà lại vừa ngon vừa
tiện lợi, khỏi mắc công chui vào bếp nấu nướng cho mình mẩy hôi mùi
khói. Vừa đỡ tốn tiền, lại tiết kiệm thời gian. Đúng là danh bất hư
truyền, xứ Mỹ có khác, cái gì cũng thiệt là tiện dụng. Thế là tôi ”say Yes” ngay, move sang miền Cali để tận hưởng cái nắng ấm và hương vị các món ăn Việt nam khoái khẩu. Ngày ba bữa, tôi trở thành khách hàng quen thuộc của các cửa hàng”cơm chỉ”. Hầu như tiệm nào cũng nhẵn mặt tôi. Ăn riết rồi tôi thuộc lòng tiệm nào có món nào là ngon nhất. Khi thì tôi ngồi ăn tại chiếc bàn trước cửa tiệm, lúc lại to go mang về nhà, hay mang theo đến sở làm. Lâu lâu tôi cũng”xé lẻ”đi ăn nhà hàng, mà sao thấy ngon thì cũng dzậy dzậy, nhưng giá cả lại”đau bụng”hơn, thành ra tôi ăn cơm chỉ nhiều hơn cơm tiệm. Đã có lúc tôi thắc mắc”Sao nhiều tiệm quá vậy, đếm không xuể, mà tiệm nào cũng sống cả chục năm nay rồi, tức là phải có một số khá đông khách hàng đến mua, thì kể ra loại thức ăn này đã đáp ứng được nhu cầu nào đó của người Việt trên xứ Mỹ”. Anh
bạn tôi, còn độc thân, và cũng thuộc loại dân lười nấu ăn, thì cho rằng
”Các tiệm food to go tồn tại, vì nó quá tiện dụng, nhất là cho những
người bận rộn, mà lại quá rẻ, giới lao động thích là cái chắc”. Có lẽ lúc người dân mình mới đến Mỹ từ nhiều nhiều năm trước, và khi số lượng người Việt nam dọn về Cali ngày càng đông, thì mới nảy ra cái nhu cầu là ai cũng thèm đồ ăn Việt nam, nhưng lại bận rộn với cuộc sống, ăn nhà hàng mỗi ngày thì chịu sao thấu, nên mới ra đời những cửa tiệm food to go như thế này. Tôi cũng có quen một gia đình làm chủ hai tiệm cơm chỉ. Cả nhà 6 người, hai cô chú, ba mẹ vợ, hai con nhỏ, không ai đi làm, mà sống khá thoải mái từ thu nhập của hai cửa hiệu này. Thế thì quá tuyệt rồi còn gì, chủ thì làm ăn khá giả, khách hàng có nhiều món ăn để lựa chọn, giá cả rất ư là phải chăng, thành ra cả hai đàng đều có lợi. Nhưng - hãy khoan vội mừng - như tôi đã từng mừng cách đây vài năm... Mới hai tháng trước đây, tôi ghé vào một tiệm cơm chỉ khá quen thuộc với người dân Bolsa, mua phần cơm với một món mặn, ngồi ăn tại chỗ. Xong tôi mua thêm một phần cơm, phần đồ xào, và phần canh khổ qua mang theo đi làm. Trưa đến giờ cơm, tôi mang ra ngồi vừa ăn vừa thưởng thức. Bỗng dưng tôi nghe mùi gì hôi hôi và dường như có cái gì đó cọ quậy trong miệng, tôi lật đật khạc tất cả vào một cái chén. Chèn đéc quỷ thần ơi, tin nổi không, trước mặt tôi là một chú gián thật to, màu nâu sẫm, còn nguyên con, với 4 cái chân và hai chiếc râu còn ngọ nguậy trong cái chén. Tá hỏa tam tin, tôi chạy ào vô restroom, mở vòi nước và súc miệng ào ào cả chục lần, mà sau đó nghe cái miệng mình vẫn còn hôi... mùi gián. Đúng là chuyện khó tin nhưng ... có thật 100 phần trăm ! Không còn hứng thú gì mà ăn nổi bữa cơm nữa, tôi vội đem quăng hết phần cơm, phần đồ xào và nhất là chén canh khổ qua (nó làm cho đời tui”khổ quá”!) vô thùng rác. Thế là trưa đó nhịn đói, mà lại còn tức mình vì cả buổi chiều, cái miệng vẫn cứ còn hôi hoài cái mùi con gián.... Nhớ lại mà còn thấy... ớn nổi cả da gà... Sáng hôm sau, tôi lái xe đến tiệm cơm chỉ này thật sớm, để complain. Cô bán hàng vào trong gọi ông chủ ra nói chuyện với tôi. Ông ta không những không xin lỗi một tiếng - gọi là phép lịch sự tối thiểu, mà lại còn vặn vẹo, sừng sọ lại với tôi nữa chứ ”Tiệm tui nấu thức ăn rất sạch sẽ, cô à, cô ăn canh có gián là do trái khổ qua đó tụi tui mua từ chợ, cô muốn thưa thì cứ đi thưa... cái chợ nào bán trái khổ qua đó đi ...”. Oh
my God ! Tôi không tin nổi vào hai cái lỗ tai mình nữa ”Chú nói cái gì ?
Khi mua trái khổ qua về, tiệm chú nấu sắt thành lát nhỏ để nấu canh mà,
bộ lúc chú xắt ra mà không rửa, không nhìn thấy con gián à ? Hay là con
gián lọt vô nồi canh do tiệm chú nấu dơ dáy, không vệ sinh ?”. Lập tức ông này làm dữ hơn ”Sáng sớm cô đừng đến đây phá đám, tôi kêu police bây giờ, cô đi về đi”. Tôi tức ứ họng ”Ông có phải là ông chủ tiệm này không? Cho tui nói chuyện với ông chủ đi”. Ông ta chối phắt” Ông chủ không ra, tiệm này có chuyện gì là tui giải quyết. Cô đi về đi”. Tôi giận dữ bỏ về (giờ nghĩ lại đúng là mình thật ngu !). Trưa đó, tôi gọi lại tiệm, hỏi cho nói chuyện với ”ông chủ”. Cũng lại tiếng người đàn ông bất lịch sự khi sáng” Tôi đã nói ông chủ không bao giờ ra tiệm, cô tưởng tôi không nhận ra giọng cô hả ?”, rồi ông ta cúp phone cái cụp. Tôi giận điếng người..., tức nghẹn muốn chảy cả nước mắt. Người Việt nam mình, lại có thể nào ”mất văn hoá” đến thế sao ? Mấy ngày sau đó, tôi ôm hận canh cánh trong lòng, nhất định phải làm rõ chuyện cho ”cái thằng già thiếu văn hóa” kia biết mặt. Nhưng rồi lại lu bu với công việc, chuyện này chuyện kia, rồi chừng hơn một tuần trôi qua, cái máu giận hừng hực trong tôi tự nhiên... không cánh mà bay. Tôi chặc lưỡi ”Thôi kệ, cái thằng cha này sớm muộn gì cũng có ngày nó ... nuốt luôn nguyên con gián vô bụng. Nhân nào quả nấy mà ...”. Sau
cái vụ đó, tôi bắt đầu e dè với food to go. Ăn thì cũng vẫn ăn, nhưng
phải nói là ăn trong... cảnh giác cao độ. Múc một muỗng gì lên, là tôi
nhìn tới nhìn lui, nhìn trước nhìn sau, xem có con gì, vật gì lạ không,
rồi mới dám bỏ vô miệng. Gặp lại cô bạn cũ, tôi kể lại câu chuyện có một
không hai này, thì cô ta lớn tiếng”Sao mà bồ khờ quá vậy ? Tại sao
không giữ lại chén canh khổ qua với con gián ?”. Tôi thật thà đáp”Lúc đó
tởm quá, nên lật đật đem quăng ngay cho lẹ, chứ ai mà giữ làm chi .".
Cô bạn tôi gật gù”Đó, người Việt nam mình ”ngu” là ở chỗ đó đó, chứ bồ
mà khôn hơn một chút, bình tĩnh một chút, giữ lại chén canh”kỹ niệm”này
thì bây giờ bồ giàu sụ rồi..”. Tôi thắc mắc ”Sao lại giàu sụ ?”. Cô ta
bèn lên giọng giảng một bài moral cho tôi”Cái chén canh đó sẽ là bằng
chứng hùng hồn nhất để bồ đi thưa cái tiệm đó, mà nhất là mấy thằng cha
cà chớn như vậy thì mình cần phải làm cho nó sạt nghiệp càng sớm càng
tốt, mà những người khách hàng khác còn mang ơn bồ nữa chứ”. Rồi chưa
hết, cô ta kể cho tôi nghe chuyện một bà khách nào đó vô tiệm Mcdonald
mua một ly cà phê, khi bưng ra bàn, không hiểu sao mà bà làm ly cà phê
đổ vào bàn tay bà bị phỏng. Ấy thế mà bà ta đâm đơn thưa Mcdonald mới lạ kia chứ. Lý do bà thưa ”Vì cửa tiệm không ghi rõ là ”Cà phê nóng! Xin quý khách cẩn thận, kẻo bị phỏng!”. Ái
chà chà, cũng lại là một chuyện... thật khó tin nhưng có thật. Tôi ngây
thơ hỏi: ”Nhưng lúc bà ta mua cà phê nóng, thì bà ta đã biết là nó phải
nóng rồi, làm sao mà thưa được?". Cô bạn tôi lên giọng sành đời ”Thế
đấy bạn ạ, vậy mà cuối cùng tòa xử cho bà ta thắng kiện đó, và cửa hàng
Mcdonald đã phải bồi thường cho bà một số tiền không nhỏ. Còn trường hợp
như bồ mà nuốt nguyên cả con gián vô miệng, thì thắng kiện là cái chắc,
bồ sẽ có ít nhất cũng vài trăm ngàn như chơi. Lần sau bồ đừng ngu nữa
nhé”. Tôi ngồi, thẫn thờ, nghe cô bạn nói, rồi tự hỏi: ”Có lẽ mình ngu
thật ta ơi, nếu biết sớm thì giờ này thằng cha thiếu văn hóa kia phải
đóng cửa tiệm từ lâu rồi”. Rồi bỗng dưng một ý hay loé lên trong trí:
”Hay là ... mình cứ tảng lờ đến tiệm đó mua đồ ăn, nhưng check thật kỹ
lưỡng, hễ mà ”con gián” xuất hiện lần hai là mình chơi tới cùng”. Nhưng nghĩ đi nghĩ lại, cái mùi hôi và cái vị nhờm nhợm trong miệng ngày hôm đó đã đủ mạnh để không cho phép tôi trở lại cái tiệm cơm chỉ mắc dịch đó nữa, dù biết rằng cũng sẽ có những khách hàng khác, như tôi, cũng sẽ ăn nhằm con gián, con kiến, hay bất cứ con gì khác, chỉ mong là họ sẽ... không ngu như tôi... Cũng
lại mới tuần rồi, khi đang ngồi ăn trong một tiệm food to go, tôi nghe
một anh khách trẻ bước vào và nói nhỏ với chị bán hàng: ”Chị ra đây tôi
nói chị cái này!”, rồi tôi nghe anh ta nhỏ giọng: ”Hôm qua, lúc hơn 6
giờ chiều, tôi đến đây mua ly chè đậu xanh. Đến chừng ăn thì hình như nó
muốn thiu rồi, nên tôi quăng, nói cho chị biết đó, làm ăn cho đàng
hoàng”. Chị bán hàng lật đật xin lỗi”Xin lỗi anh nhe, mấy hôm nay trời
nóng, nên chè nấu xong mà để đến chiều là muốn thiu hà, tui xin
lỗi anh”. Anh này cười ha hả”Thôi, chuyện nhỏ, tôi không có”sue”đâu
(thưa kiện), chị đừng lo”. Rồi anh mua thêm mấy món ăn khác . Khi tính
tiền, 5 đồng 25, chị bán hàng lên tiếng”Thôi tính anh 4 đồng thôi, trừ
lại tiền ly chè hôm qua, xin lỗi anh nhe, tôi sẽ nói lại với ông chủ
..”. Anh khách có vẻ hơi bất ngờ, nhưng sau đó vui vẻ đồng ý trả 4 đồng
và ra về có vẻ hài lòng lắm... Tôi ngồi đó, mỉm cười một mình . Cũng gần gần như một sự việc, chỉ khác chút là anh khách nọ chưa nuốt phải nguyên con gián vô miệng, như tôi từng đã . Không biết chừng lúc đó, liệu anh sẽ có còn tha thứ hay không ? Nhưng rõ ràng thái độ và sự thành khẩn xin lỗi của chị bán hàng đã khiến cho người khách dễ dàng bỏ qua hơn. Phải nhìn nhận chị là một người”có văn hoá”, dù chị không giàu, không phải bà chủ tiệm, mà chỉ là một người làm lãnh lương . Trong khi người đàn ông - gọi là ông chủ kia, thì tư cách lại không bằng một chị làm công . Ấy bí quyết thành công khi làm business là ở chỗ đó. Một thằng chủ mất văn hóa đã đánh mất vĩnh viễn một khách hàng ”trung thành” là tôi, trong khi một chị làm công lại làm hài lòng chàng trai nọ - người vừa than phiền chỉ mới cách đó vài phút, vì tôi biết chắc chắn là anh sẽ trở lại. Mà ngay cả tôi, người chỉ ngồi nghe hóng chuyện, cũng gật gù thầm khen cách xử xự của chị... Đọc tới đây có lẽ các bạn sẽ nóng lòng muốn biết tên cái cửa hiệu ”con gián” kia phải không? Biết để mà tránh. Biết để không bao giờ ghé vào cái tiệm mắc dịch này. Tôi bảo đảm đây là chuyện có thật 100 phần trăm. Bạn bè, người thân của tôi thì từ khi nghe câu chuyện khó tin này, đã không còn ai dám ghé cái tiệm cơm chỉ đó nữa. Tiếng xấu đồn xa. Mà biết đâu thằng cha chủ mất văn hoá này đã phải dẹp tiệm rồi không biết chừng, vì ế khách quá mà. Nhưng sorry, bạn nhé, tôi không dám kể tên ra đây đâu, vì biết đâu chừng thằng chả còn dám đi ”sue” ngược lại mình mới chết chứ. Ai biểu mình ngu, có mỗi cái bằng chứng sờ sờ là con gián còn sống ngoe nguẩy kia mà lại đem quăng, thì ráng mà chịu. Nhớ
nghe quý vị, có đi ăn thì phải nhớ là hễ có chuyện gì, thì làm ơn bình
tĩnh mà giữ bằng chứng lại nghe. Biết đâu chừng bạn sẽ kiếm vài trăm
ngàn như chơi ? Ai mà biết được ... Cơm chỉ - đúng là cả một đoạn trường, mà ai có qua cầu mới hay . |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: Online Số bài: 23199 |
Gởi ngày: 16/Aug/2024 lúc 8:31am |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: Online Số bài: 23199 |
Gởi ngày: 20/Aug/2024 lúc 8:03am |
Bây Giờ Có Còn Nước Mắm Đồng?Người Việt ai mà không biết thứ chất lỏng làm cho bữa ăn đậm đà, ngon miệng nổi tiếng khắp nơi, chất nước màu nâu vàng sóng sánh như mật ong rừng, vị ngọt đậm đà mùi cá và mặn tê đầu lưỡi tên gọi là nước mắm. Nhưng mấy ai biết rõ nước mắm có từ bao giờ, và để có chất nước mắm ấy phải kỳ công chắt lọc tinh túy từ con cá như thế nào. Ngày xưa, cư dân Việt ven biển làm nước mắm bằng cách thủ công, trong nhà thường có cái thùng bằng ván (gỗ) bự cao quá đầu người, bề vòng lớn cỡ ba người lớn ôm mới giáp, xung quanh được kiềng đai bằng những vòng dây mây vót mỏng và dẻo, đánh lại thành cọng lớn bằng cườm tay như dây thừng, bên hông thùng phía dưới thấp có một cái vòi bằng ống tre để rút nước trong thùng ra, kêu là thùng ủ nước mắm. Bình thường, cái vòi tre này luôn luôn được nút kỹ bằng lá buông khô và một loại gỗ trắng, mềm, xốp, khi hút nước thì nở ra khít rịt (chuyên dùng để làm nút chai) kêu là gỗ *** bần. Thùng được để trong những căn nhà có vách, mái che đàng hoàng phía sau nhà ở chính. Cá biển đánh bắt được, sau khi phân loại để bán tươi liền ở chợ, để ở nhà ăn, để làm khô, còn lại những thứ vụn vặt, cá nhỏ người ta tận dụng làm nước mắm. Cá rửa sạch, để ráo, cho vào thùng cây, cứ một lớp cá dày cỡ một gang tay, lại đến một lớp muối hột dày y như vậy, lần lần cho đến đầy miệng thùng, trên cùng là lớp muối hột dày hơn những lớp bên dưới. Rồi lấy những tàu lá buông khô thật lớn đậy phủ lên trên, bịt kín miệng thùng lại. Thùng nước mắm để ủ như vậy khoảng một năm, người ta rút cái nút gỗ bên hông thùng ra để hứng nước mắm. Chất nước sánh như mật ong, thơm mùi cá này chảy ra kêu là nước mắm nhỉ. Sau khi lấy nước nhỉ người ta nấu nước muối đổ vào thùng, để ngâm chừng ba tháng thì rút ra lấy nước nhứt, rồi nước nhì, nước ba… cũng tương tự. Càng về sau, thời gian ngâm càng ít và chất nước mắm cũng bớt đậm đà hơn. Cho đến khi thịt cá trong thùng đã rã kiệt chỉ còn xương, thì người ta mới bắc thang leo vào thùng hốt xác cá ra làm thức ăn gia súc, rửa sạch thùng, phơi thùng thật khô để chuẩn bị ngâm tiếp. Nước mắm nhỉ rất ngon và hiếm, thông thường người ta làm chỉ để trong nhà ăn dần chớ không bán, người ta chỉ bán nước nhứt, hai, ba mà đã được coi là “hảo hạng” lắm rồi. Chan một chút nước mắm này vào chén cơm nóng bốc khói, và vào miệng, mùi nước mắm thơm phức bốc lên, vị ngọt tự nhiên của cá, vị mặn đậm đà, đằm thắm của muối biển, hòa vào cơm, thật không gì ngon ngọt bằng, ăn hoài không biết chán, ăn hết cả nồi cơm bự chảng vẫn còn thèm. Nước mắm ngâm càng về sau bán giá rẻ hơn, người ta dùng để nấu các món kho, làm cho mùi vị món kho Việt Nam vô cùng đặc biệt. Cha tôi, gốc nông dân xuất thân từ miệt U Minh Hạ (Cà Mau) thời “khai hoang lập ấp” vùng đất mới hoang sơ này, nên món ăn gì từ thiên nhiên vùng ấy ông cũng biết làm. Cha tôi thường cho tôi nếm thứ nước mắm thủ công ấy, rồi dạy cho tôi phân biệt hương vị chất ngọt tự nhiên của cá trong nước mắm, và cái ngọt “công nghiệp” từ đường mía, đường hóa học, chất cam thảo mà người bán pha thêm vô nước mắm, để bán được nhiều lời (lãi) hơn. Bây giờ, người dân quê tôi không ai tự làm nước mắm theo kiểu ấy nữa, đã có những công ty, những xí nghiệp công nghiệp sản xuất nước mắm, đóng chai hàng loạt dán nhãn hiệu “nước mắm Phú Quốc,” nhưng nếm vào miệng chẳng thấy hương vị ngọt đằm thắm của cá biển chút nào. Muốn biết chất ngọt của cá biển nó ra làm sao, nếu có dịp, bạn hãy theo một chuyến tàu đánh bắt ra khơi. Khi mẻ cá vừa kéo từ dưới nước lên, bạn bắt lấy những con cá nục chuối, cá thu hay cá bạc má còn nhảy xoi xói, lấp lánh dưới ánh mặt trời. Bạn cho chúng ngay vào nồi nước đang sôi sùng sục, chờ cá vừa chín tới, vớt ra dĩa, dùng đôi đũa xé từng miếng lớn thịt cá trắng phau, chấm vào chén muối ớt vừa giã rồi ăn liền tại chỗ, đó chính là vị ngọt tươi giòn tự nhiên từ cá. Muối ớt phải được đâm bằng ớt chỉ thiên chín đỏ còn tươi và muối hột Bạc Liêu, hột nào hột nấy bự bằng ngón chân cái, lấy chày gỗ giã cho nó thành những hột nhỏ như hột ớt thì mới ngon. Ngoài cách làm nước mắm bằng cá biển với “quy mô” thùng lớn, cha tôi còn biết làm nước mắm đồng bằng các loại tôm, cua, ốc… vụn vặt bắt được ngoài ruộng, hoặc nghêu, sò biển. Vào mùa nghêu, cha tôi ra chợ mua hàng chục ký nghêu, con nào con nấy nhỏ bằng ngón tay đem về luộc kỹ lấy nước luộc nghêu làm nước mắm, xác nghêu, vỏ nghêu đem đốt làm phân trồng cây. Nếu nấu bằng cá, tôm, cua vụn thì cũng y như vậy, tức là luộc thật kỹ chúng trong nước cho chúng ra hết chất ngọt, lược bỏ xác bằng miếng vải mùng. Xong thêm muối và một số cây, lá, trái gì đó vô nấu lại. Nước mắm đồng không cần ủ lâu, nấu xong trong ngày, chờ nguội đổ vô chai thủy tinh đậy nút kín là hôm sau lấy ra ăn được liền. Bí quyết nấu nước mắm đồng là nấu xong để ăn dần được lâu, mà nước mắm không bị ôi, thiu, thúi gì hết. Tôi thấy cha tôi thường cho thêm vào nước mắm đồng khi nấu, một ít mắt khóm (là thứ khi gọt khóm người ta cắt ra bỏ, không ăn được) để nước mắm trong và thêm chất ngọt. Hồi đó, mỗi lần nấu, cha tôi thường bắt tôi phải học cách làm. Lúc đó, tôi còn nhỏ, chưa biết gì là “giá trị văn hóa ẩm thực khẩn hoang” nên tôi cãi lại, không chịu học: “Chời ơi! Cha nấu làm chi cho mệt dị. Có tiền ra chợ, muốn bao nhiêu nước mắm nhỉ cũng có, người ta bán đầy chợ kìa.” Người miền Tây có thói quen thắng nước màu để kho cá, kho thịt cho món ăn thêm bắt mắt, ngon miệng. Có hai cách thắng nước màu: Dùng đường với nước lã và đường với chút mỡ (hoặc dầu ăn.) Nếu dùng đường với nước lã thì người ta cho đường vào chảo bắc lên bếp, chờ đường sôi bọt cua màu nâu thì đổ nước lã vào, quấy đều thành một chất sền sệt màu nâu đỏ, kêu là nước màu. Để nguội đổ nước màu vô keo thủy tinh cất, lúc nào dùng thì lấy ra cho một muỗng canh vào nồi thịt cá, trộn đều, cho thêm hạt nêm, nước mắm vào ướp cho thấm rồi bắt nồi lên bếp kho. Nếu dùng mỡ thì mỗi lần kho mới thắng một chút nước màu vừa đủ xài, bằng cách cho khoảng một muỗng canh mỡ nước vào nồi, cho chút đường cát vô, dùng đũa quấy đều đến lúc đường sôi bọt cua và chuyển màu vàng nâu thì cho thịt, cá vô nồi, xào cho thịt, cá hơi săn và thấm đều nước màu rồi đổ thêm nước mắm, bột ngọt, gia vị khác vô nồi kho luôn. Nước mắm mua trong siêu thị bên Cali này, loại mắc tiền nhứt, một chai ốm nhom chưa đến nửa lít mà hơn $4, cũng in trên nhãn hàng mấy chữ “Phú Quốc,” “Việt Nam.” Về nhà coi kỹ lại mới té ngửa ra, mấy hàng chữ nhỏ hơn con kiến trên nhãn hàng toàn nói vòng vo tam quốc chuyện đâu đâu, tìm không thấy cái địa chỉ và tên công ty sản xuất ở chỗ nào hết. Còn cái chữ “đính kèm” chữ Việt Nam đó, nó viết tiếng Tây, tra từ điển nghĩa là “theo cách Việt Nam.” Trời mẹ ơi! Hóa ra hổng biết thằng cha căng chú kiết nào nó làm mà dám ghi mấy chữ như vậy, hèn gì mở nắp chai hửi nghe mùi nước mắm là chết liền. Cho nên, đi chợ mua đồ không đem theo cái kiếng đeo mắt không phải là “sai lầm nghiêm trọng” mà là “sai lầm rất rất nghiêm trọng.” Sau bao nhiêu năm “bị” ăn thứ nước mắm công nghiệp đầy những chất hóa học, tôi mới thấy “ăn năn” về cái việc làm biếng không chịu học của mình thì sự đã rồi. Cha tôi mất, gia đình tôi không còn ai biết nấu thứ nước mắm đồng mặn đậm đà, ngon đến say lòng người ấy nữa. Nhớ quá nước mắm đồng ơi! Tạ Phong Tần -:-:-:- Chú thích hình: Ở Nam kỳ trước 30-4- 1975 người dân đựng nước mắm trong những cái tĩn bằng sành, bịt miệng tĩn bằng gì tôi cũng ko để ý, vì có bao giờ tôi được phép tự ý mở nắp cái tĩn đó ra đâu. Cái bao có đường sọc màu xanh lá cây chạy chính giữa tục kêu là bao cà ròn (bao bố, bao chỉ xanh,) nó đựng được đúng 100 kg lúa. Sau khi bị "phỏng giái" thì dân Nam kỳ ko có vải nylon để may võng, nhiều người đã lấy cái bao chỉ xanh này tháo banh ra, may hai đầu rồi luồn dây vô như luồn thun lưng quần, làm thành cái võng rất bự, nằm rất êm. Tạ Phong Tần |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: Online Số bài: 23199 |
Gởi ngày: 24/Aug/2024 lúc 2:22pm |
Bữa Cơm Đầu Mùa Nước Nổi, "Nhái Đồng" xào Lá Cách Nước Cốt Dừa | Nét Quê #532 <<<<<<Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 24/Aug/2024 lúc 2:27pm |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: Online Số bài: 23199 |
Gởi ngày: 30/Aug/2024 lúc 11:49am |
Tại Sao Thích Ăn Phở?Nghe nói tới phở là đứa cháu 3 tuổi mau mau kéo bàn, kéo ghế lót gối, leo lên ngồi khoanh tay, chờ tô phở. Thật ra nó rất kén ăn, chỉ thích nước tương, nên được mệnh danh là xì dầu chẩy (đứa bé chỉ thích ăn nước tương). Thấy nó ăn hết, bà nó cho thêm chút bánh phở là nó ‘thank you bà nội’, thêm chút nước là ‘thank you bà nội’, thêm chút tương hồi sinh là cám ơn bà nội. Như vậy đủ thấy con trẻ Việt Nam ngày nay cũng thích ăn phở chớ không chỉ người sành điệu. Phở trở nên món ăn quốc hồn, quốc túy Việt Nam. Đi du lịch bên Tây,
bên Tàu, bên Mỹ, bên Nhựt… đâu đâu cũng có tiệm phở rất đông khách. Bà con sui
gia, bạn thân Tây, Tàu, Singapore, Mã Lai, tới Úc thăm chúng tôi cũng muốn tới
Bankstown hay Cabramatta ăn phở An, phở Việt. Tại sao có hiện tượng này mà trước
đây không có? Phở bỏ xa cái hương vị
cổ truyền Việt Nam, là món chả giò, gỏi cuốn trong những năm đầu của người Việt
hải ngoại. Tại sao phở trở nên ăn khách, thịnh hành, đặt lên trên tất cả món
ngon tuyệt vời của người Việt khắp nơi trên thế giới? Mùi thơm ngon ngây ngất
của tô phở như bóng dáng yêu kiều của người phụ nữ Việt Nam.
Vì là thầy thuốc, nên
tôi chỉ nhìn phở qua nhãn quan của người y sĩ nhiều hơn người đầu bếp, nhà sành
điệu ăn phở như các nhà văn, nhà báo như: Tú mỡ, Vũ Bằng, Nguyễn Tuân v.v… Tôi thành thật hết
lòng cám ơn các bà nội trợ đảm đan việc nhà, nấu nướng khéo léo, đã đưa tô phở,
thành hương vị Việt Nam đậm đà, trở nên vang danh khắp, từ ngày di cư khắp nơi
trên thế giới! Nguồn gốc tô phở Thời xưa, cả tỉnh Vĩnh
Long của tôi không hề có tiệm phở nào hết. Dượng tôi là người Hà Nội, đến đây
lập nghiệp tại tiệm chụp hình duy nhứt là Photo Hà Nội trước 1930, vậy mà không
nghe nói tới phở là gì. Hồi nhỏ, tôi đã từng lên Sài Gòn nhiều lần, mà cũng
không biết tiệm phở ở đâu cả. Ðến năm 54, lên Sài
Gòn học, cùng lúc với phong trào di cư và biểu tình của Bà Cố Vấn Ngô Ðình Nhu,
tôi mới thấy vài tiệm phở. Khi đi thực tập ở Binh Viện Nhi Ðồng, thì bắt đầu mê
phở Tàu Bay. Khách đứng chờ đông nghẹt, nên phải đứng xắp hàng chờ để chỗ ngồi. Có chỗ ngồi, gọi phở,
khi được tô phở nóng, mắt sáng lên, nhìn khói bốc lên nghi ngút, mùi phở bay
ra, hương thơm ngào ngạt làm phát thèm chảy nước miếng ngay. Sau khi bỏ chút
rau quế, ngò gai, nhứt là giá sống, cùng chanh ớt, vừa ăn, vừa húp nước canh nóng,
chua cay, mặn nồng, ngon ngọt dễ chịu. Mồ hôi nước mắt, nước mũi cũng tuôn theo
… ngon quá là ngon, cho nên cũng muốn xơi thêm tô nữa. Nhưng đời sinh viên thì
làm sao đủ sức xơi thêm. Còn phía trước BV lại
có tiệm phở hơi kỳ ‘Phở vú bò’, nghe mê ly mùi mẫn, thích lắm, rất mơ ước được
thử cho biết mùi vị, nhưng còn mắc cở, ngượng ngùng không dám vô. Nhưng rồi
cũng phải vào ăn thử, cũng may là ăn vô thử, cảm thấy nó làm sao đó, không ngon
miệng chút nào cả. Nếu không, chắc cũng mê luôn rồi. Bắt đầu từ đó có rất
nhiều tiệm phở nổi lên nhưng cũng không bằng bây giờ khắp nơi trên thế giới. Ở
đâu có người Việt là có tiệm phở. Trong lịch sử nước ta
có nói tới bánh chưng bánh dày, chớ không có nói tới mì, hủ tiếu nhứt là phở.
Nhiều người cho phở có nguồn gốc từ món ăn của Pháp. Những người đầu bếp Tây đã
có sáng kiến biến chế từ món thịt bò hầm có tên ‘pot au feu’, rồi đọc trại ra
là phở. Người Tây ăn bánh mì chấm pot au feu, người mình ăn cơm, người Tàu ăn
hủ tiếu hay mì. Để dung hòa, bỏ vô loại bánh như bánh cuốn ăn nó ngon đậm đà
nhờ có nước mắm. Cái hay của người mình là biết biến cải, chế biến chớ không
thần phục copy. Nhờ vậy mà ngày nay các tân đầu bếp nổi tiếng thế giới lãnh
giải nấu ăn phần nhiều là người Việt (Thanh Bình, The Red Lantern, phở cây dù),
nhờ bí quyết là nước mắm nhỉ. Mấy ngàn năm nay, Pháp, Hy Lap ..vẫn không thay
đổi pot au feu hay caserol, giống như nồi thịt bò kho của ta. Thành phần nồi phở Muốn có nồi phở ngon,
nồi phở phải hội đủ các thành phần đặc biệt như: Củ hành Tiều, đỏ và
nhỏ (shallot) được nướng bằng lửa than Gừng cũng được nướng Nhục đầu khấu Định hương pernot (?) Thảo hỏa (tsao ko) Quế chi cũng được
nướng Anista (star anise) Nước mắm nhỉ cho nó
đậm đà, mặn mòi hấp dẫn Xương ống trụng nước
sôi, hầm thật lâu Thịt bò/gà/… Gia vị là phần trình
diễn làm cho tô phở hấp dẫn, thơm ngon: Mấy lát hành đỏ, lá
hành hương xắt nhỏ, rau quế (tím của Việt Nam thơm ngon hơn loại xanh basil của
Greek hay Ý), ngò gai, ngò thơm, tiêu ớt, tương ớt (chilli sauce) và tương hồi
sinh. Không quên miếng
chanh, tại sao? Bởi vì chanh rất cần thiết, nếu không có chanh xúc tát với thịt
bò thì chất sắt mới được hấp thu. Nó giúp cho bổ máu là vậy. (xin thưa các bà các
cô, tôi xin miễn bàn cách nấu phở, nếu có chi sơ suất, xin thứ lỗi và chỉ giáo,
vì bình sinh tôi là dân nhà quê lục tỉnh, háo ăn, chỉ biết xơi phở mà thôi). Tôi cũng lấy làm lạ là
nồi phở chỉ có thế thôi, nhưng tại sao già trẻ bé lớn, Tây, Mỹ, Tàu gì cũng đều
ưa thích mới lạ nhỉ? Chắc chắn phải có cái
gì đó, làm nó mới ngon bát ngát như vậy. Tuy vậy các bà mà nghe nói tới phở là
‘bái bai’ chào lia lịa, vì nói tới phở là nói tới cholesterol, kẻ thù của sức
khỏe, là hung thần phì lủ. Nó tàn phá dung nhan nữ giới. Thật ra nó không đáng
sợ như ta tưởng, tránh né phở quá là phí phạm một phần dung nhan. Muốn biết rõ
vai trò của mỡ dầu xin xem bài ‘Ăn gì cho khôn’ của Bs Phan Giang Sang. Muốn rõ mọi việc ta
hãy thử phân chất từng thành phần của nồi phở:
GỪNG (Zingiber officinale.
Ginger. Gingembre, zingiberaceae) Gừng được biết từ lâu
ở bên Trung Hoa, Việt Nam, Ấn Độ và cả bên Greek và Roma. Gừng thuộc loại củ,
rất dễ trồng. Nó có vị cay thơm, nồng và rất nóng. Trong dân gian, gừng
là thuốc dân tộc. Nó rất thông dụng từ thành thị tới thôn quê. Lúc nào, nhà nào
cũng có sẵn vài củ gừng phòng khi tối lửa tắt đèn, có mà dùng để trị bịnh. Làm
gì có Bs, cán sự y tá, nhà thương mà trị bịnh cấp cứu ở thôn quê? Gừng rất đa dụng bởi
vì nó giúp tiêu hóa và ngăn ngừa: Nôn mửa, ói mửa Tiêu chảy Trị chứng ăn không
tiêu. Ho đờm Theo tập quán, đồ ăn
thức uống của sản phụ thường có gừng: Má tôi luôn luôn nhắc, con vợ mầy mới
sanh, nhớ cho ăn gà xào gừng, cá hấp hành gừng.. Bởi vì gừng: Kích thích tiêu hóa
cho ăn ngon, dễ tiêu. Ấm lòng Có gừng như có thuốc
tiên, trị bá chứng như: Nhức đầu, cảm cúm Đau khớp xương Chống ngộ độc. Sở dĩ gừng có công
dụng nhờ nó làm ruột bớt co thắt, dung hòa độc tố, gia tăng bài tiết dịch đường
tiêu hóa, kể cả nước miếng và mật. Nó rất an toàn, tuy
nhiên nó có thể gây ngầy ngật và hoa mắt. Phụ nữ mang thai nên cẩn thận không
được lạm dụng không tốt. Có mắc cảm cúm gì cũng
phải lấy gừng mà trị, vì nó cũng giải nhiệt làm xuất mồ hôi để giải cảm, thông
phổi, thông đàm. Hồi nhỏ hễ bị cảm, má
tôi nấu cho nồi cháo thương hàn (cháo có gừng xắt nhỏ như sợi, đọt lá chanh,
ngò, tiêu, hành hương..), ăn là hết ngay. Bây giờ tại Úc các con tôi cũng nhờ
nấu cho chúng ăn giải cảm, chớ không có dùng thuốc Tây hay trụ sinh. Tro gừng dùng để trị
tiêu chảy và cầm ho ra máu. Gừng được dùng như gia
vị để nấu ăn, làm mứt, làm dưa để dành, để nhậu rượu đế. Ngày Tết ăn xong nhâm
nhi tách trà với miếng mứt gừng, mứt gừng dẻo (gừng xắt trộn với đu đủ) thì số
dách. Ở nhà quê, có như vậy cứ chuyện trò sáng đêm mà không hay. Gần đây Tây có
làm loại kẹo chocolate có gừng để ngậm sau khi ăn cơm xong.
HÀNH (Allium fistulosum
L.hành ta; Allium cepa: hành Tây…) Hành là đồ gia vị rất
được ưa thích khắp mọi nơi. Nó có từ thời xa xưa. Nó được dùng như thuốc và gia
vị ở Ai cập, La mã, Hy lập, bên Tàu, Việt Nam … Tô phở mà không có
hành thì không phải là phở. Hành dùng để ướp, nấu nướng và bỏ vô như gia vị.
Hành củ non được ngâm dấm làm dưa để nhậu, khai vị. Khi xắt hành nên tránh
đừng để mùi nó bốc lên vô mắt rất cay, làm chảy nước mắt. Hành có nhều loại, tựu
trung là loại củ và loại ăn lá. Loại củ màu trắng rẻ tiền, màu vàng và đỏ mắc
hơn. Hành đỏ nhỏ củ thơm ngon hơn gọi là hành Tiều (shallot). Hành lá có loại to
không thơm ngon bằng loại nhỏ gọi là hành hương (welsh spring onion). Hành có công hiệu như
tỏi nhưng thua tỏi một bực. Nó làm hạ huyết áp, hạ cholesterol tốt nhứt là gia
tăng loại cholesterol tốt (high density lipoproteins), trị cảm cúm, kháng sinh
(antibacterial properties), kháng siêu vi (antiviral properties), phòng ngừa
máu đông đặc, nghẽn mạch máu và giúp sự hưng phấn (aphrodisiac properties). Tốt
nhứt là shallot vì nó có chứa nhiều chất phenol và flavonoids. Hành còn chứa một chất
nữa là quercetin, nó có tính chất antioxidants và anticancer. Tốt nhứt vẫn củ hành
đỏ và nhứt là ăn sống. Mấy anh Phú Lang Sa (French) đi chơi hay ăn sáng, thích
cạp củ hành với khúc bánh mì baguette, tối thích ăn canh hành là vậy đó (?)
QUẾ (Cinnamon, cinamomum
loureirii Thanh Hóa, cascia blume Trung Quốc, zeylanicum Sri Lanka) Quế rất thông dụng
trong việc nấu ăn, bánh mứt nhờ mùi thơm của nó. Ăn quế da ngủi cũng có mùi
quế. Nó cũng được dùng để chế dầu thơm, dầu ngửi. Nó là loại vỏ cây cao 9m. Nó
được biết từ xa xưa ở cổ thành Babylon, sau đó ở Bồ Đào Nha rồi ở Sri Lanka.
Thật ra nó có rất nhiều ở Ấn Độ, Ba Tây và rừng nhiệt đới như Việt Nam. Quế VN
rất tốt, được sản xuất ra ngoài lấy ngoại tệ. Quế rất quí vì nó được
dùng trong nấu ăn và làm thuốc. Bánh kẹo, trà cũng có quế cho ấm và ngừa bịnh. Người ta gói cất kỹ,
khi cần đem ra sử dụng để trị phong hàn, ăn không tiêu, lạnh bụng, nôn ói. Nó
cũng kháng sinh, kháng nấm, viêm đường hô hấp, thông đàm, yếu thận, nhức khớp
xương.. TSAO KO Đầu khấu (amomum tsao
ko) Nó dùng trong nấu ăn
của người Việt. Nó có trồng ở Việt Nam. Nó được dùng vì có chất alpinoidease,
kháng oxidants, giúp các diêu tố đường ruột STAR ANISE Tây hồi (Illium verum) Star anise có mùi thơm
anise, trái có hình ngôi sao cho nên được gọi là star anise. Nó có rất nhiều ở
vùng phía Nam Trung Quốc, Việt Nam, Nam NSW. Riêng loại anise của Nhật rất độc
cho thận và đường tiêu hóa. Nên nó được dùng làm nhang thơm Anise dùng để làm ngũ
vị hương (five spice powder). Star anise là thành phần chánh của nồi phở… Star anise có chứa
chất anethole, gây mùi thơm ngào ngạt, làm tâm hồn nó lâng lâng bởi vì nó chính
là absinthe đấy. Nhiều người còn cho
phở ngon nhờ thơm hành. Thật ra không đúng, phải nói là thơm mùi anise, nó nhẹ
nhàng dễ thương. Làm lạp xưởng, dồi
trường (cháo lòng) mà không có absinthe thì làm sao ngon thơm được quí vị! Nhờ
có nó để bán mùi và để ngăn ngừa trúng thực. Anise bỏ vào bánh
Pastis, rượu mùi Galliano thì tuyệt diệu. Say ngất cần câu lúc nào không hay.
Các bà coi chừng! Vì đây là rượu dành cho phụ nữ. Anise dùng để trị đau
khớp xương, ăn không tiêu. Trong Đông Y (TCM Traditional Chinese Medicine) nó
được dùng trị cảm cúm. Nó có chứa chất
Shikinic acid dùng để bào chế thuốc Tamiflu để trị cúm gà năm 2005. Cho nên mấy
anh ba Tàu ở China town biết, hốt thuốc $20 một thang để trục lợi! Mùa thu hoạch vào
tháng Ba tới tháng Năm 2009 không đủ. Hãng Bào Chế Roche mới tìm cách nghiên
cứu dùng vi trùng E.coli để chế Tamiflu, còn các hãng khác dùng cách khác làm
thuốc chống cúm heo. Trong lúc dịch bịnh
cúm heo 2009 đang leo thang, mà thuốc chủng ngừa chưa có, phải chờ tới tháng
tám hay chín mới có, làm mọi người hoang mang không biết làm sao phòng ngừa. Vì
thành phần nồi phở như nồi tả pín lù, hầm bà lằn đủ thứ như thang thuốc Nam, dư
thừa để ngừa và trị bịnh cảm cúm gà, heo và SARS. Như vậy còn chờ gì nữa
mà không xơi Phở tái rất tốt để ngừa chống bịnh cúm heo đó quý vị! Nhưng xin hãy thận
trọng, đừng quá lợi dụng ăn nhiều không tốt, vì cách nấu không có phân lượng,
mà xơi cho đã thèm cũng không có lượng được cái bụng tham ăn… Nhứt là các bà
bầu hay bà mẹ cho con bú cần phải thận trọng hơn. Nói vậy chớ mấy ngày
nay, lu bù cảm cúm nặng, cúm heo (thử nghiệm swine flu có phát hiện (detected)
hết mấy người rồi)… làm tôi nhừ tử, ấy vậy có mấy cô gốc Bắc cho gia đình cô có
truyền thống xơi phở trị cảm nên không sợ (?). Riêng tôi thì ai rút máu thử
xong là khuyên đi ăn phở để lấy lại sức. Vậy một lần nữa tôi lại phản bác khoa
học vì phở là cholesterol. Xin đọc bài ‘Phở Gà,
Nước Béo’ rất hóm hỉnh của BS Nguyễn Ý Đức sẽ rõ. NƯỚC MẮM NHỈ Như ai ai cũng biết
nước mắm là món ăn quốc hồn quốc túy của dân tộc ta. Ngày xưa Gs sinh hóa học
ĐH NYD Sài gòn, Trương Văn Chôm nghiên cứu về nước mắm, cho nó không những thơm
ngon kỳ lạ, mà còn bổ dưỡng nữa. Nó chứa rất nhiều chất đạm, nhờ đó mà nó nuôi
dưỡng dân tộc ta từ ngàn xưa. Người Bắc chỉ cần có chén nước mắm nhỉ và miếng
chả lụa là đủ. Người Nam ăn canh chua phải có dĩa nước mắm dầm tỏi ớt. Còn
nghèo ăn nước mắm kho quẹt, lại ngon đáo để. Còn các đồ gia vị dùng
để trang trí tô phở cho hoa mỹ, tăng thêm phần hấp dẫn, thèm thuồng, nước miếng
chảy ra càng nhiều mới thấy ngon miệng như: Thịt bò tái bổ máu,
còn chín, gầu, nạm, gân, vò viên, lá sách bổ cho cơ thể để có sức làm việc.
Thịt gà có thêm trứng non, chỉ có tròng đỏ thôi càng bổ. Đặc biệt nhứt là tại
Cabramatta, NSW, có quán Phở Phùng chế cách lấy nước huyết của thịt bò làm chén
nước tiết (huyết) thơm ngon mà không béo độc hại như tô nước béo. Nó rất ngon,
chỉ có trông đỏ thôi, tốt cho người bị thiếu máu, thiếu chất sắt. Nó như thịt
bò ép lấy huyết làm thuốc bổ gan bò tươi của Tây. Thịt, huyết, trứng gà
đem lại sinh lực, năng lực để làm mọi việc. Đâu cần tới phở ngầu pín hay ngầu
pín hầm thuốc Bắc. Tên phở được đặt tùy theo loại thịt bỏ vô như phở gà. Hành xắt lát trắng hay
vàng coi không sang trọng và đẹp bằng hành đỏ. Hành lá xắt nhỏ, loại
to coi ô dề và không đẹp tỉ mỉ như hành hương. Ngò (coriander) thì
thơm đáo để mà còn có tánh chất aphrodiasic tuyệt diệu. Mấy anh carry nị không
bao giờ quên. Mấy ảnh còn bỏ cả đống hột ngò nữa mới sanh con đẻ cái đầy đàn,
dân số bùng nổ trên cả tỷ ba người, gần bằng mấy anh ba Tàu rồi. Ngò gai (saw gr***/
saw leaf herb) cho thơm. Rau quế (basil) xanh
(Ý, Hy Lạp) không thơm bằng rau quế tím của Việt Nam. Nó có mùi anise. Nó có
tác dụng: -anti oxidants, -Kháng vi trùng, siêu
vi -kháng ung thư -kháng máu đông đặc -bịnh tiểu đường ở Ấn
Độ, bịnh suyễn, stress Người Miền Nam không
bao giờ quên cọng giá sống. Ớt làm ăn ngon, nóng,
giúp trị đau xương, tương ớt cay lơ lớ Tiêu cho thơm ngon,
cho ấm… Hồi Sinh cho mặn ngọt
làm ngon thêm Chanh cho nhiều sinh
lực và chống cảm nhờ sinh tố C. Tô phở tái mà không có chanh, kể như phí của
trơi, vì chanh là vật xúc tát để hấp thụ chất sắt của máu bò.
Tóm lại, ông cha ta đã
khổ công biến chế ra nồi phở với những thành phần trên nó tuyệt hảo còn hơn đơn
thuốc ‘Nhứt Dạ Lục Giao Sanh Ngũ Tử’ gì đó của Vua Minh Mạng! Xin bái phục tài năng của ông cha ta đã để lại cho hậu thế chúng ta một bài
thuốc độc đáo! Nhưng có điều là cho tới giờ nầy chưa thấy ai nói tới, khám phá
giá trị của thần dược phở? Chính vì vậy mà tôi say mê Phở hơn cơm, cơm là món ăn chánh của người Việt
chúng ta, Phở thơm, thâm thúy tuyệt vời là hương vị quốc hồn quốc túy. Đương nhiên Phở phải ngon hơn cơm, cơm ăn suốt đời… còn phở, lâu lâu thèm
ăn một tô thôi, cho nó sướng, cho đời lên hương một chút, phải không quý vị? Vì với thành phần trên đương nhiên là già trẻ bé lớn, Tây, Tàu gì cũng hảo tô
phở. Hảo phở để rồi hảo ngọt bởi món nào cũng đưa lên tột đỉnh vu sơn lúc nào
mà không hay. ‘You are what you eat’
Hoan hô phở ngừa và
trị cảm cúm, SARS, cúm gà và cúm heo, cũng dễ thành con heo, Trư Bát Dái. Xin quý vị hãy Hoan hô PHỞ, vì Phở là THẦN DƯỢC VIAGRA! ‘Nam Dược Trị Nam Nhân’. Danh ngôn của Thiền Sư Tuệ Tỉnh
-Tài liệu tham khảo The Encyclopedia of popular herbs. Robert S. McCaleb, Evelyn Leigh, and Krista
Morien Encyclopedie practice, Les plantes medicinales The Kitchen & Garden Book of HERBS, Jessica Houdret & Joanna Farrow The Recipes of the Red Lantern. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Đỗ Tất Lợi |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: Online Số bài: 23199 |
Gởi ngày: 06/Sep/2024 lúc 3:55pm |
417. Du lịch Tiền Giang - Những quán ăn ngon tại Mỹ Tho không thể bỏ qua, hủ tiếu, bánh canh, cà ri <<<<<<Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 06/Sep/2024 lúc 3:56pm |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: Online Số bài: 23199 |
Gởi ngày: 16/Sep/2024 lúc 8:23am |
Các Loại Rau Gợi Nhớ Đến Sông Nước miền TâyMiền Tây là thiên đường của các loài rau ngon và lạ lùng mà bạn chẳng thể bắt gặp ở đâu khác ngoài vùng sông nước này. Miền Tây sông nước
mênh mang nổi tiếng với những cù lao cây trái xanh tươi, những món ăn bình dân
chất phác mà vô cùng ngon miệng như lẩu mắm, canh cá chua, kho quẹt, bánh xèo…
Tuy nhiên nhắc đến miền Tây mà không kể đến những những loại rau phong phú thì
quả là một thiếu sót không hề nhỏ. Miền Tây được xem thiên đường của các loài
rau ngon và lạ nhất mà chẳng thể bắt gặp ở đâu khác ngoài mảnh đất này. Rau “bông”
Đất miền Tây có một loại rau đặc sản đó là rau “bông”. Thực chất rau “bông”
chính là các loại hoa có thể ăn được. Ở vùng đất sông nước này, các món rau
bông phổ biến và nhiều loại đến nỗi, để có thể kể hết tên của chúng, bạn có thể
sẽ phải mất cả giờ đồng hồ. Rau bông rất đa dạng từ những loại bông phổ biến
như bông bí, thiên lí cho đến những loại bông “đặc sản” như là bông điển điển,
bông so đũa, bông lục bình, bông súng, bông mướp… Mỗi loại bông có hương vị
khác nhau, có bông ngọt giòn nhưng cũng có loại bông có vị nhẫn đắng, ăn xong
mới thấy ngọt nơi cuống họng.
Mỗi loại rau bông đều có thể được chế biến thành nhiều món khác nhau, từ ăn
ghém, đổ bánh xèo, nhúng lẩu đến xào, nấu canh chua.
Món lẩu cá, lẩu mắm nổi tiếng với các loại rau ăn kèm, có khi số loại rau dùng
nhúng lẩu còn lên đến con số hai, ba chục loại như rau đắng, rau rút, rau kèo
nèo, đậu rồng, bông súng, đọt muống, đọt xoài cả các loại hoa như bông bí, so
đũa, điên điển, lục bình…
Rau chột choại
Đừng vội băn khoăn về cái tên lạ lùng rau “đọt” vì thực chất “đọt” chính là
những chiếc đọt (mầm) non của các loại cây. Ở miền Tây, dường như tất cả mọi
loại cây đều cho một loại rau xanh nào đó, chỉ cần đi một vòng quanh vườn là
bạn sẽ có ngay một rổ các loại đọt non: từ đọt xoài, cóc, chùm ruột, chùm bát,
chùm bao, đọt sộp, đọt bình linh, lá lụa hay đọt sen non… về làm rau. Chắc chắn
đây không phải là loại rau chính thống, những chính những nhúm rau tập tàng,
dân dã này đã chính tạo nên cho các món ăn miền tây một hương vị không thể nào
lẫn lộn.
Rau “thân xốp”
Rau thân xốp là thứ rau đặc biệt chỉ có ở vùng sông nước mênh mang như ở miền
Tây Việt Nam. Các loại rau thân xốp rất đa dạng, nào là lục bình, thân bông
súng, bạc hà, kèo nèo hay bồn bồn… Thân xốp của các loại rau này rất nhanh ngấm
gia vị và tạo nên những món ăn rất đặc sắc.
Bông lục bình Bạn có thể xắt rau thân xốp nhỏ làm rau ăn ghém, khi chấm mắm phần thân xốp
ngấm đầy thứ mắm thơm ngọt quyện hòa tạo nên vị ngon cho từng miếng rau Những
loại rau này cũng dùng để nấu canh chua hay muối dưa đều rất ngon và đưa cơm.
Rau bồn bồn muối chua là món ăn dân dã và dễ gây nghiền của mảnh đất miền Tây. Cho đến muôn vàn loại rau khác…
Có thể nói, miền Tây như một khu bảo tàng lớn với muôn vàn các loại rau, mà để
nhớ, để thuộc và để kể tên được hết những loại rau này, bạn có thể phải mất đến
hàng giờ đồng hồ. Chính vì sở hữu những loại rau phong phú mà các món ăn miền
Tây như được sinh ra để kết hợp chúng với nhau. Bạn sẽ bắt gặp ở nồi lẩu mắm
những cải xanh, đậu rồng, bắp chuối, giá, cà tím, nấm rơm, nấm dai, khổ qua,
đậu bắp, rau càng cua, hẹ, đọt xoài, đọt chùm ruột, cần tây, thơm, chuối chát…
ở nồi lẩu mắm U Minh là rau đọt choại, rau the, nhãn lòng, bông súng, rau trai,
tàu bay, rau mác… những canh chua bông so đũa, bánh xèo bông điên điển…
Bánh xèo bông điên điển mang hương vị đậm chất miền Tây. Có lẽ không một từ ngữ nào có thể diễn đạt được hết cái hay, cái thú vị của các
loại rau miền Tây, vì thế đừng chần chừ mà sắp xếp cho mình một hành trình du
lịch đến miền tây để tự mình thưởng thức nhé. Theo: Đặc Sản Miền Tây |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: Online Số bài: 23199 |
Gởi ngày: 23/Sep/2024 lúc 3:53pm |
Tô Bún Nước LèoBún nước lèo Sóc Trăng – nguồn vnexpress.com Cao Miên là Cam Bốt (từ tiếng Pháp Cambodge). Tiếng Hán, Cao Miên chỉ nước và sắc tộc Khmer. Phụ nữ Miên mặc váy ‘sampot’, quấn ngang hông và giắt về một phía, gấu váy cao trên cổ chân. Áo ‘wên’, áo ‘srây’ hoặc áo ‘tằm wong’ (tầm vong) là loại áo dài vải màu đen. Áo có kiểu dáng rộng và dài qua đầu gối, bít tà và cổ xẻ phía trước để khi mặc người ta phải chui đầu vào. Khăn ‘Kama’ là khăn rằn; nhuộm vải bằng quả mạc nưa, có màu đen tuyền, bóng và lâu phai. Loại hình carô, màu đỏ hoặc màu xanh trên nền hình chữ nhật hoặc vuông màu trắng, rất đẹp và bền. Kama được sử dụng để lau mặt, làm khăn choàng, khăn tắm, quấn đầu, thắt lưng, làm bao đựng vật dụng đi đường và làm võng cho em bé nằm. Là một sắc dân sống trên đất Việt từ hạ bán thế kỷ 17, người Miên đa phần theo Phật giáo phái Tiểu thừa. Họ cất chùa rất nguy nga, rất lớn ở khắp nơi. Sân chùa có trồng nhiều cây thốt nốt. Sách ‘Người Việt Gốc Miên’ do Lê Hương biên soạn, dày 276 trang được nhà xuất bản Văn Đàn ấn hành lần thứ nhất năm 1969. Quyển sách sưu tầm những tài liệu về dân số, sinh hoạt xã hội, tôn giáo, văn hóa, giáo dục, kinh tế của người Khmer tại Sài Gòn, Tây Ninh và các tỉnh miền Tây như: Sóc Trăng, Trà Vinh, Châu Đốc. Hồi xưa VNCH, người Việt kêu người Miên, cũng như kêu người Thượng, là đồng bào thiểu số. Vua Miên, dân Miên, chùa Miên, sóc Miên. Khóc tiếng Miên. Nói tiếng Miên (không ai hiểu) một cách tỉnh bơ. Nhưng người Miên thì rành 6 câu vọng cổ cả Việt lẫn tiếng Tiều. Sau tháng Tư, năm 1975, CS kêu Miên là đồng bào dân tộc Khmer. Xài chữ ‘Miên’ là kỳ thị! CS nói chuyện tào lao bá láp. Khăn Kama – nguồn wikipedia.org Miền Nam mưa nắng hai mùa. Ngoài ra, cái gì rộ lên thì người dân gọi là mùa: như mùa lúa, mùa cá… Mùa cá thì bà con mình bắt cá bằng lú, chà, nơm, rổ. Lú là túi hình phễu, chiều dài chừng 3 mét. làm từ ni long hoặc lưới gân và vành nhựa. Có 1 đến 2 hom để giữ cá tôm không thoát ra. Khi đặt, miệng lú nằm ngược dòng nước để tôm cá lội vào. Lờ làm bằng ruột tre, mảnh hơn lộp, dùng để đánh bắt cá nhỏ như cá chốt, cá sặc. Người dân chất những nhành cây thành từng đống dưới sông, rạch, gọi là chà để ‘dụ’ cá, tôm vào trú ẩn. Sau 30 – 45 ngày, chà được dỡ lên để bắt cá. Nơm làm bằng tre vót nhẵn, đầu nhọn hướng xuống phần miệng nơm. Miệng dưới lớn bằng miệng thúng, ở trên được túm lại bằng miệng tô. Rổ xúc cá lòng tong: Dùng để đánh bắt cá lòng tong và cá sặc. Người dân đuổi cá vào một góc, bụi cỏ, gốc năn, lác bằng cách dùng tay tạt nước hoặc cây đập.ợ Cá lớn làm khô. Cá nhỏ làm mắm. Người Việt làm mắm lóc, mắm sặc… Người Miên làm mắm bò hóc. Cá lóc ngộp, đánh vảy, lấy chỉ máu trên xương sống, rửa sạch, ngâm nước một ngày một đêm. Dùng sống dao dần cá cho đều, cho muối hột vô trộn đều. Ủ trong khạp đậy kín, dùng đá dằn lên. Sau đó, cho cá vào keo thủy tinh, đậy lên, dùng nẹp tre gài cho chặt. Nước muối đổ lên trên mặt cá rồi đem phơi nắng. Được khoảng 3 tháng, mắm đem chưng, chiên, nấu canh bồ ngót với bắp chuối bào cùng nấm rơm và cá lóc hoặc tép. Hoặc nấu mắm kho, bún nước lèo. Muốn ăn mắm sống phải để ngấu từ một năm trở lên, càng lâu mắm ngon. Ăn mắm sống với ớt hiểm, trái bần chua, chuối chát trái cần thăng xắt mỏng. (Cần Thăng tiếng Miên tên là Krasang hoặc Krasaing, cỡ trái quýt, vỏ dày, màu xanh, khi chín màu vàng nâu). Tui nhớ tháng Mười âm lịch là mùa sầu đâu thay lá, ra những chùm bông nở trắng. Miệt núi Sam (Châu Đốc, An Giang), bà con mình làm làm gỏi sầu đâu bằng khô cá lóc, cá sặc rằn nướng xé nhỏ hay với tép, sú, thịt ba rọi luộc xắt miếng vừa ăn cùng với rau răm, lá sầu đâu Trung tuần tháng Tám âm lịch, lúa chín rộ, vàng đồng. Mùa gặt, ruộng được tháo nước chảy ra các kinh, rạch. Người Miên dùng ‘sà-nen’, ‘chà-ngom’, đan bằng tre, chặn đường nước chảy ra hoặc dùng lưới nhuyễn kéo dọc theo các bờ kinh. để bắt tép bạc, còn gọi là tép riu, nhỏ. Chê ai không thế lực mà làm tàng, bà con mình nói: “Nó là đồ tép riu!”. Tép riu khoảng 30–50 mm, có màu xanh nhạt hoặc trắng, trong suốt, vỏ mỏng, sống bám vào các nhánh rong và rêu trong mương vườn, nên còn được gọi là tép mòng. Tép mòng (tép biển) là loài tôm nhỏ, sống ở vùng nước lợ và ven biển, làm mắm ruốc và mắm tôm. Tép mòng kho, rang, lăn bột chiên hoặc luộc ăn với bánh tráng, rau sống. Tép mòng nhiều, ăn không hết, bà con mình làm mắm tép, mắm bò-ót. Ngoài ra còn có: tép muỗi, vì chúng quá nhỏ. Tép rong, tép đồng, vì sống ở ngoài đồng ruộng. Tép bầu, tép bạc đất lớn hơn hai loại trên làm nhưn bánh xèo, nấu canh chua, rim với nước cốt dừa, hay làm tép chà bông. Còn rau rác thì hành lá làm mỡ hành ăn khoai lang luộc hoặc trong canh, xào, hấp. Hẹ nấu canh hẹ với tàu hủ, ăn hủ tiếu, mì. Ngò rí và ngò tàu, tía tô xào chung với thịt hoặc ăn với cháo nóng để giải cảm. Con gái Miên da hơi mốc, tóc dầy, mông, ngực nở, có hai má lúm đồng tiền, duyên ngầm, đẹp não nùng nên “khnhom sralanh anak” (là anh khoái em lắm)! He he. Em có gánh bún nước lèo bán trong nhà lồng chợ quận Kế Sách, Sóc Trăng. Con mắm xé nhỏ, bỏ xương, cho vào cối quết; nấu sôi, lược lấy nước, sau đó cho thêm cá lóc, thịt heo, sả bằm nhỏ vào nồi nước lèo. Là giáo chức gốc sĩ quan biệt phái, VC vô tui bị ‘mất dạy’. Sáng sáng, em làm cho tui một tô bún nước lèo, cho tui một ly xây chừng chẩu (cà phê đen tới giữa ly, gọi là chệt đẻo, rồi rót rượu đế vào). Bù lại, tui bưng bún cho khách và rửa tô cho em. No đủ được chừng năm; tui ra biển tới tận bây giờ. Quê người, bùi ngùi tui nhớ tới tô bún nước lèo của em ngày cũ.! Đoàn Xuân Thu |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: Online Số bài: 23199 |
Gởi ngày: 01/Oct/2024 lúc 8:13am |
Chỉ Một Chữ "Ăn"Mọi sinh vật sống trên trái đất có ăn mới tồn tại. Nhưng có thể khẳng định rằng chi có Việt Nam ta, mới dùng từ Ăn để diễn đat mọi nhẽ đời trong cuộc sống. Ở Việt Nam chữ Ăn đã giúp cho mọi người hiểu được đạo đức, nhân cách của một con người… Theo tôi, có lẽ xuất phát từ một nước dựa vào cây lúa là chính; lúc được mùa thì no, lúc giáp hạt thì đói. Có ăn mới tồn tại và phát triển được...Vì vậy, từ Ăn nó hằn sâu vào tâm trí con người từ ngàn xưa và càng ngày nó càng biến thể phong phú theo nhiều cách; tùy theo từng giai đoạn phát triển khác nhau của xã hội mà thành những câu, những thành ngữ, ca dao đề nói lên cốt cách, tình cảm, cái tâm, hình dáng con người; giúp chúng ta phân biệt tốt xấu, dạy chúng ta nhìn rõ bản chất của nhân vật, người nào đó trong xã hội. Điều này, chứng minh dân tộc Việt Nam là một dân tộc rất thông minh, biết khai thác và biết sử dụng uyển chuyển ngôn ngữ đến từ gốc đến ngọn. Các bạn xem nhé, có đến hàng “1.001” cách diễn đạt từ chữ Ăn cơ đấy: - Để chỉ về thời kỳ Cổ đại, ta dùng cụm từ “Ăn lông ở lổ” “Ăn bờ ở bụi” - Sang năm mới, dù nhà nghèo hay nhà giàu ai cũng lo sắm sửa để “Ăn Tết”. – Các ngày lễ lớn, nhỏ dân ta hay tổ chức ăn mừng, ăn tiệc, ăn sinh nhật, ăn thôi nôi, ăn cỗ; “Bực mình mà chảng nói ra/Muốn đi “ăn cỗ” chả mà nào mời/ Không mời thì mặc không mời/ Đã trót mặc áo không mời cũng đi” - Để chỉ những người thích hưởng thụ mà lười biếng, muốn ăn ngon mà không muốn làm thì ta nói: “Ăn thì đi trước, lội nước đi sau; ngồi mát Ăn bát vàng”, “Ăn trắng mặc trơn, ăn trên ngồi tróc, suốt ngày chỉ biết tiêu khiển bằng các cuộc ‘chỉ biết “Ăn chơi” “Ăn tục, nói phét” - Chỉ những kẻ bất lương là đồ “Ăn cướp, ăn trộm, ăn cắp, - Chưa có tiền trả thì tạm “Ăn chịu” ghi sổ trả sau, - Giải pháp cho những người sống tạm bợ, chầu chực “Ăn chực nằm chờ” - Kẻ cơ hàn, sống bệ rạc, ăn không có mâm bát, bàn ghế, : Ăn xó mó niêu - Kẻ liều, không cần giữ phẩm giá: Đói ăn vụng, túng làm càn - Khi cùng cảnh ngộ mới thấu hiểu: “Dốc bồ thương kẻ ăn đong/vắng chồng thương kẻ nằm không một mình.” Không môn đăng hộ đối, hợm mình đến mức khó tin: “Bao giờ rau diếp làm cột đình Gỗ liêm ăn ghém thì mình lấy ta” - Người biết lo xa, biết dàn xếp, khó khăn đâu sợ nếu “khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”, liệu cơm gắp mắm, ít thức ăn phải “Ăn dè” cho đủ. - Người không biết lo, không để tâm đến thứ gì “Ăn xổi ở thì” Sống biếng nhác chỉ dựa vào người khác: “Ăn không rồi lại nằm không/ Mấy non cũng lở, mấy công em cũng hoài” - Kẻ xấu, cố chấp, luôn nghĩ cách đối phó, trả thù: “ăn miếng trả miếng” - Kẻ tiểu nhân, giấu giếm để hưởng lợi riêng : “Ăn mảnh” - Đã nghèo lại còn đòi hỏi quá đáng: “Ăn mày mà đòi xôi gấc” - Chi tiêu phung phí : “Ăn xài ” không suy nghĩ - Trong cơ quan, công sở lãnh đạo thường tìm người cùng ê kíp “ăn cánh, ăn ý ” để bảo vệ chiếc ghế của mình. - Coi khinh, dè biểu người coi trong cái ăn: “Miếng ăn quá khẩu thành tàn / Mất ăn một miếng lộn gan trong đầu”, “Miếng ăn là miếng nhục”. - Coi trong Khí phách “Chết vì ăn là cái chết ươn hèn” - Ăn uống đầy đủ người mới có sức khỏe học những điều hay, trí tuệ mới được mở mang. “Ăn vóc học hay” - Chỉ gái làm tiền “bán trôn nuôi miêng”, “ăn sương”, “ăn đêm”, - Quan hệ không lành mạnh “Ăn nằm” với kẻ không phải vợ, chồng mình - Lợi dụng làm trung gian để lấy bớt phần người khác: “Ăn chặn” ăn chẹt, ăn giựt, “ăn quỵt”, “Ăn gian” “Ăn lận”. -Trong kinh doanh cần phải liều “Được ăn cả, ngã về không” - Người không thể vượt lên chính mình, đành “Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm/ cầm bằng làm mướn mướn không công” - Bọn côn đồ, mặt dữ dằn, thấy chúng như sắp “Ăn sống, nuốt tươi”, “nuốt chửng, nuốt trộng” người ta. - Người làm ăn dối trá, cốt hưởng lợi: Ăn thật làm giả - Người biết lỗi hối cải: “Ăn năn, sám hối” - Chụp hình đẹp hơn ở ngoài đời gọi là “Ăn ảnh” - Mua bán ngày một khá hơn “Ăn nên làm ra” - Nếu khôn thì biết “Khôn ăn cái, dại ăn nước” vì chất bổ tan hết vào nước, Đôi lúc chúng ta sử dụng từ ăn bằng tiếng Hán Việt để dễ dàng biểu thị sự việc cho văn minh hơn như “Có thực mới vực được đạo”, nam “thực như hổ”, nữ “thực như miêu” - Sự tri ân với người có công “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” - Trung thành với sếp “Ăn cây nào, rào cây ấy” - Vô ơn bội nghĩa: “Ăn cháo đái bát” - Ông cha ta thường đúc kết kinh nghiệm cho con cháu bằng ca dao: Cấy thưa thì thừa thóc/ cấy dày “Cóc được ăn”. (Cóc = không) - Phải quí trọng sức lao động của người nông dân, uống nước nhớ nguồn “Ai ơi bưng bát cơm đầy/ Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần” - Làm công tác xã hội không lương: “Ăn cơm nhà, vác tù và hàng Tổng” - Tính sòng phẳng “Tiền trao, cháo múc” - Hoạt động bí mật phải “Nếm mật, nằm gai” - Học hành mới có tương lai, nếu không sau này đi “Ăn mày”, “Ăn xin” mà sống “Ăn mày là ai? Ăn mày là ta/ Đói cơm rách áo mới ra ăn mày - Phải lao động mới có ăn “ Tay làm hàm nhai tay quai miệng trễ” - Có những thử “Ăn bốc” mới thấy ngon hơn - Đồ vật lâu ngày hư hỏng là do bị “ăn mòn”, “Ăn luồng, “Ăn rỗng” - Chỉ sự thông thoáng “Ăn thông” - Chỉ người nói leo “Đồ ăn hớt” - Nhà nghèo ta phải lựa chọn “Ăn chắc mặc bền” - Con gái thường “ăn vặc” hơn con trai - Bảo vệ dạ dày “Ăn chậm nhai kỹ”; để giữ vệ sinh “khi ăn không nói” - Tương quan lẫn nhau “Cá ăn kiến, kiến ăn cá”, “ăn nhịp” - Không có kế hoạch trước thì kết quả “Có mà ăn cám”, - Trong chăn nuôi, trồng trọt bị trộm hoài ta nên giải quyết: Thà ăn non còn hơn mất già - Công dụng tuyệt vời: “Ăn ráo củ kiệu” Cây kiệu: củ làm dưa món, rể, lá muối dưa chua không bỏ gì cả - Đạo lý nhà Phật “Ăn, Ở có đức mặc sức mà ăn” Ăn chay niệm Phật - Người cố chấp, cay cú không muốn ai hơn mình “Trâu buộc ghét trâu ăn”; - Sống phải biết nhường nhịn, đừng cậy mạnh “Ăn hiếp” kẻ yếu, biết chia sẻ không thì “Ăn một mình đau tức, làm một mình cực thân, - Hậu quả: “Cha ăn mặn, con khát nước”, - Không thỏa mãn thì “Ăn vạ” - Người thâm nho “Người khôn ăn nói nửa chừng, để cho người dại nửa mừng, nửa lo”, - Người dối trá thì “Ăn có nói không” Chỉ sự liên quan phù hợp cùng nội dung: “Ăn nhập” Để chỉ bọn quan lại tham nhũng: “Ăn hối lô”, “ăn bẩn” “Ăn đậm” - Chê bai: “Ăn nhằm” gì thứ đó Đề cập đến vấn đề gia đình – Vợ chồng chung thủy “Ăn đời ở kiếp” Tuy không nói rõ ra từ ăn, mà vẫn hiểu nguồn gốc là ăn “Chàng ơi phụ thiếp làm chi/Thiếp như cơm nguội đỡ khi đói lòng”, “Ai ơi chua ngọt đã từng/Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau” Vợ chồng thuận “Râu tôm nấu với ruột bầu/ Chồng chan, vợ húp gật đầu khen ngon” Con cái quanh quẩn trong nhà, mẹ mắng: – Mày như gà “ăn quẫn cối xay” – Người lịch sự “ăn mặc tử tế” -Thời phong kiến “miếng trầu là đầu câu chuyện, mời bác xơi thuốc, xơi trầu” (Xơi đồng nghĩa với ăn) – Thủ tục lập gia đình “Ăn hỏi” trước, “Ăn cưới” sau – Trả đủa nhau cho biết mặt, dại gì chịu thiệt “Ông ăn chả, bà ăn nem” – Vợ, hoặc chồng say mê kẻ khác một cách mê muội, mất cả lý trí “ông ấy hoặc bà ấy “Ăn phải bùa mê, ăn phải ngải” con nào, thằng nào rồi. – Nếu vợ hoặc chồng có bồ mà người thân không biết “Ăn vụng mà khéo chùi miệng” hoặc “Ma ăn cổ” – Để chọn vợ “Những người thắt đáy lưng ong/ Vừa khéo chìu chồng lại khéo nuôi con/ Những người béo trục béo tròn/ Ăn vụng như chớp, đánh con cả ngày” – Tình cảm người và vật “Bóng bóng bang bang lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta/chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người” – Trong XHCN “Có làm mới có ăn” – khi giận dỗi, thách thức “Ăn có mời làm có khiến” – Công việc khó khăn “Đâu có dễ ăn” – Người có ý thức khi “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”, – Gia đình là nơi hình thành nhân cách con người: Trồng cây chua ăn quả chua/ Trồng cây ngọt ăn quả ngọt; Thời nay: – Công việc nhiều, ít thời gian đã có “Đồ ăn liền”, “Ăn nhanh” … Mình nghĩ được có thế thôi, ai biết nữa thì góp vào cho phong phú nhé.
Lâm Bích Thủy |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
<< phần trước Trang of 98 phần sau >> |
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |