Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: NIỀM TIN & HY VỌNG&GƯƠNG TỐT&CHIA SẼ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 141 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 30/Jul/2024 lúc 8:47am

ĐIỀU CON NGƯỜI CẦN NHẤT

Cả cơ nghiệp lao đao, nhưng trong giây phút đó, mẹ chỉ nghĩ đến bố tôi.

trai%20tim1.Đó là một buổi tối rất bình yên, cả nhà tôi đang cùng xem bộ phim truyền hình yêu thích thì chuông điện thoại reo.
Mẹ nhấc máy. Chăm chú lắng nghe, nói “Vậy à, vậy à, ừ…”. Rồi đặt máy.


Tôi thoáng thấy mẹ làm một việc rất lạ nữa – rút “giắc” cắm điện thoại. Rồi mẹ lại cùng bố con tôi xem phim. Đó là đêm cháy chợ nơi có sạp vải của mẹ. Bạn hàng hốt hoảng báo cho mẹ biết là lửa đã cháy đến sạp vải của nhà chúng tôi.

Sau đó là những năm vay mượn, đầu tắt mặt tối, gây dựng lại từ đầu. Có lần tôi hỏi mẹ về tối hôm đó, mẹ trả lời êm ả: “Mẹ không muốn bố cuống lên rồi lao đến đó, nhỡ có làm sao…”. Cả cơ nghiệp lao đao, nhưng trong giây phút đó, mẹ chỉ nghĩ đến bố tôi.

2.Chị tôi dành dụm vốn liếng định mua một mảnh đất ở ngoại thành. Hẹn được với người ta mang tiền đến đặt cọc, chị vội vã gọi taxi. Dọc đường, chị bắt gặp một đoàn nam phụ lão ấu hớt hơ hớt hải bồng một cô bé bị trâu húc vẫy xe xin đi nhờ lên Hà Nội cấp cứu.


Chị tôi lập tức bảo anh lái xe quay xe, đưa cô bé con, người mẹ, và cả chị thẳng về Hà Nội. Mẹ cô bé tê liệt vì sợ hãi, chỉ biết ôm con khóc ròng. Một mình chị lo toan cho cô bé vào phòng cấp cứu, nhập viện, thậm chí đóng luôn cả tiền viện phí khi biết người mẹ không có nổi 100 nghìn trong túi…


Khi chắc chắn là cô bé an toàn, chị mới trở về nhà. Không bao giờ nhắc đến chuyến xe ấy tốn kém bao nhiêu, tiền viện phí thế nào, hay buồn vì mảnh đất ưng ý kia không kịp đặt cọc đã qua tay người khác. Và cứ đến Tết, nhà chị lại có thêm những người khách từ quê ra…

Điều mà con người cần nhất trên thế gian này không phải danh vọng, không phải tiền bạc, không phải nhà cửa, không phải đất đai…điều mà Con Người cần nhất chính là Con Người…

st.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 30/Jul/2024 lúc 10:18am

Bên Bờ Tử Sinh

 
Tác giả Đỗ Dung

Buổi sáng thứ bảy, mùa hè, bầu trời xanh trong không một gợn mây, màu nắng vàng chanh, gió nhè nhẹ mơn man làn da, mùi thơm của cỏ cây, hoa lá… vương vương, thoang thoảng. Con đường nhỏ uốn lượn nhẹ nhàng, hai hàng cây xanh bên đường đều tăm tắp, một bên hè trống tiếp ráp với những ngọn đồi nhấp nhô nối nhau trải dài, in lên nền trời, bên kia là dãy nhà nằm ngoan ngoãn sau những mảnh vườn được trồng tỉa vén khéo. Hai vợ chồng tôi lững thững đi trong cảnh trí êm lặng, an bình của thành phố nhỏ như còn đang say ngủ.

Tôi mới mổ “cataract” mắt bên phải. Mọi việc suông sẻ nên cảm thấy rất yêu đời, tôi tinh nghịch nhắm bên mắt trái, cảnh vật như sáng hẳn ra, những chiếc lá thật rõ nét, óng ánh, rung rinh dưới nắng, những bông hoa tươi lên reo vui, cảnh vật trong trẻo như được nhìn qua khung cửa kính mới được lau chùi kỹ lưỡng bằng Windex. Nhớ lại ngày mổ mắt, khi nằm trên bàn mổ ở nhà thương của trường Đại học Stanford, vẫn căn phòng sáng trắng, vẫn các thủ tục thông thường như những lần phải thử nghiệm hay mổ xẻ trước đây, nhưng lòng tôi thanh thản không một chút âu lo. Từng giọt thuốc an thần từ túi treo trên cao nhỏ vào mạch máu làm tôi chơi vơi, bềnh bồng.

– Bà Nguyễn, bắt đầu nhé!

Tiếng bà bác sĩ nhẹ nhàng thoảng bên tai, mắt tôi tê đi, không cảm giác. Chợt hai đốm đen hình vuông hiện ra rồi từ từ một vầng mây màu hồng đỏ, màu đỏ tuyệt vời, bay bay. Một mảng xanh “turquoi” lượn lờ trên nền trời xanh trong. Cứ thế, những quầng mây màu sắc đẹp chưa bao giờ tôi nhìn thấy nhẹ nhàng bay bay, chơi vơi, chơi vơi…đưa tôi đi vào một vùng an lạc mênh mông như có tiếng gió nhẹ nhẹ, như có tiếng thầm thì và tôi thiếp đi trong cảm giác thật êm ái lạ lùng.

– Xong rồi, bà Nguyễn!  Bà nghỉ ngơi một chút rồi về nhé. Sáng mai trở lại gặp tôi.

Tôi bừng tỉnh khi bà bác sĩ dịu dàng vỗ nhẹ cánh tay tôi, chiếc giường lại được đẩy về phòng đợi khi sáng. 

Trong đời, hai lần tôi có niềm sung sướng ấy. Niềm hạnh phúc mênh mông trong tuyệt vời cảm giác, như mê thiếp trong hoan lạc dị thường… Lần đầu tiên là sau một buổi tọa thiền, đặt lưng xuống giường, tôi mê đắm trong cảm giác nhẹ nhàng, lâng lâng ấy.

Miên man trong suy nghĩ, tôi cùng ông xã đã về đến nhà con gái. Tuần này chúng tôi đến ở chơi nhà con như một kỳ nghỉ hè.

– Bố mẹ dậy sớm thế, đi những đâu rồi? Bố mẹ có lên những con đường đi bộ trên núi chưa?

Cô con gái đang tỉa mấy cây hồng trong khu vườn trước cửa ngước lên hỏi khi thấy chúng tôi về.

– Chưa, bố mẹ mới đi quanh đây thôi. Nhà cửa đẹp, không khí thật êm ả, thanh bình. Mai các cháu có đi leo núi, có đi “hiking” nhớ rủ ông bà đi cùng nhá!

– Mời ông bà vào uống cà phê, ăn tạm một miếng bánh “croissant” rồi chúng con đưa ông bà qua San Francisco chơi.

Tiếng cậu con rể từ trong nhà vọng ra, cùng mùi cà phê tỏa ra thơm ngát.

Đã lâu không ghé thành phố biển Cựu Kim Sơn, khung cảnh vẫn như xưa, không có gì thay đổi. Bầu trời hôm nay màu xám, nhiều mây và hơi lành lạnh, nên dù đang mùa hè vẫn phải mặc áo ấm. Vẫn những chiếc xe điện kêu leng keng, chở du khách thăm thành phố. Con đường Lombart vẫn ngoằn ngoèo và những con dốc dựng đứng làm chùn bước những người lái xe còn yếu.  Khu quanh biển vẫn tấp nập khách nhàn du.  Sau khi lái xe một vòng quanh phố, chúng tôi ghé lại công viên cho các cháu chạy nhảy, chơi đùa.  Khi tụi nhỏ đã mệt rồi, cả nhà kéo vào phố Tàu ăn mì trong một tiệm khá ngon.

Về tới nhà còn sớm nên các cháu rủ xuống hồ bơi.

– Mẹ mới “surgery,” xuống hồ bơi mẹ cẩn thận nghe.

Cô con gái luôn miệng nhắc vì cháu nghe kể có người sau khi mổ “cataract” không giữ gìn kỹ nên bị thông manh, nhìn mọi vật không rõ nữa.

Mang cặp kính đen to bản của nhà thương cho, tôi nằm trên chiếc phao nổi trong một góc khuất của hồ bơi mặc cho mấy ông cháu chơi đùa. Hai vợ chồng cô con gái lúi húi sửa soạn cho bữa ăn tối ngoài vườn.

Buổi sáng trời không mây, bây giờ vài cụm mây trắng từ đâu tới, lang thang trên bầu trời xanh trong đưa tôi về thời gian cách đây mười mấy năm mà tưởng chừng như mới hôm qua…

***

Đó là khi tôi còn đi làm. Một buổi chiều đang ở sở tôi bổng lên cơn ho sặc sụa, ho như xé ruột gan, nước mắt chảy ràn rụa, tôi phải xin phép về sớm. Tôi rất ghét đi bác sĩ vì không thích cảnh ngồi dài người chờ đợi nên thường khi bị ho như thế tôi chỉ uống thuốc ho, nhờ nhà tôi xoa dầu nóng khắp châu thân rồi nằm nghỉ. Sau một giấc ngủ dài là khỏe lại ngay. Lần ấy nhà tôi nhất định đưa tôi đi bác sĩ.

Sau những khám nghiệm thông thường, bà bác sĩ lấy một dụng cụ nhỏ kẹp vào ngón tay tôi. Đọc kết quả bà thốt lên:

– Bà Nguyễn, bà phải nhập viện ngay. Độ oxygen trong máu bà thấp quá, chưa đến tám mươi phần trăm!

Bà nói nhân viên gọi ngay xe cứu thương. Hai vợ chồng nhìn nhau tê điếng. Trầm trọng vậy sao! Xe cứu thương đến, mọi vật như lao xao và tôi như người mộng du, nằm trên chiếc băng ca, chui vào lòng chiếc xe hụ còi chạy nhanh.

Trong phòng cấp cứu tôi vẫn thảng thốt, mới tuần trước đi Houston ăn Tết với gia đình cô em gái, khỏe mạnh không một triệu chứng nào, bây giờ nằm đây những dây cùng nhợ. Vô thường đến vậy sao!

Mỗi ngày y tá đến lấy máu, cứ vài tiếng lại đo nhịp tim, đo huyết áp, đưa tôi chui vào hết máy nọ, máy kia để tìm bịnh. Mấy hôm đó trời chuyển mưa, gần như ngày nào cũng có mưa, có ngày mưa nhẹ, có ngày mưa như vũ bão, gió rít từng cơn. Buổi chiều sau khi tan sở là nhà tôi và cháu út lại đến thăm, ngồi bên giường đến tối mịt mới về. Ban đêm còn lại một mình tôi không tài nào ngủ được, lòng ngổn ngang trăm mối, mệt mỏi thiếp đi thì y tá lại vào để đo nhiệt độ, đo tim, đo máu, lấy máu để thử nghiệm.

Tôi còn nhớ như in buổi tối sau khi làm “Angiogram” nhà tôi và cháu út đang ngồi cạnh giường. Viên bác sĩ đến đã thản nhiên nói:

– Tôi rất buồn, bà Nguyễn, bà vướng phải một căn bệnh hiếm, “Pulmonary Hypertension,” bịnh không chữa được, chỉ đợi thay phổi, thay tim. Bà còn sống khoảng chừng hai năm, hãy thu xếp và hãy vui những ngày còn lại.

Mặt nhà tôi trắng bệch ra và thằng con cắn môi, dụi mắt để ngăn tiếng nấc. Tôi điếng người nhận bản án tử hình! Tôi có cảm giác mặt tôi như đanh lại và người như tê đi.

Buổi sáng hôm sau, ngồi trên chiếc xe lăn rời khỏi bệnh viện, trong lòng tôi đau đớn vô ngần. Từ nay tôi là kẻ tàn phế. Mũi lúc nào cũng phải có ống thở oxygen. Tôi thật sự thành người tàn phế!

Sau một tuần mưa gió, hôm ấy trời nắng ấm. Tôi nhớ căn nhà nhỏ của tôi, xa có hơn mười ngày mà tưởng chừng như lâu lắm. Trước nhà, cả dãy Hồng dọc lối đi đầy hoa.  Vào nhà, tôi ra sân sau thăm khu vườn nhỏ, vạn vật như tươi cười trong nắng.  Cây Apricot hoa chi chít từ gốc đến ngọn, màu hồng dịu dàng như màu hoa Anh Đào của Nhật. Cây Mận đầy hoa trắng xóa trên cành. Cây Đào ăn trái hoa thưa hơn, màu hồng đậm hơn, duyên dáng ở một góc vườn. Bên hông nhà một dàn Nho vòm tròn hình vòng cung, lá non xanh và những chùm nho xinh xinh đã tượng hình. Bao phủ mặt đất từng khoảng cúc tím, cúc vàng nở rộ, những bông “Lily of the Nile” cũng như cố vươn lên mỉm cười với tôi.  Thoang thoảng hương thơm của bụi hoa Nhài trộn lẫn hương hoa Hồng, dàn hoa Hồng với những bông hoa nhỏ xíu bằng đồng hai mươi lăm xu, màu hồng phấn, thơm nhè nhẹ. Hai cây Bông Giấy đỏ thắm quấn quýt hai bên cột “patio.” Nhìn phong cảnh của khu vườn mà lòng tôi nghẹn lại.

Bấy giờ là mùa xuân, chim non ríu rít truyền cành. Cảnh đẹp quá, thiên nhiên đẹp quá. Tôi như say với nắng, màu nắng thật ngọt ngào. Tôi như say với gió, làn gió thật thơm tho. Từng phiến lá rung rinh, từng cánh hoa khoe sắc… Trời ơi… cảnh tươi đẹp thế kia, tôi yêu quá… thế mà chỉ hai năm, hai năm là hai mươi tư tháng, là bẩy trăm ba mươi ngày tôi phải vĩnh viễn rời xa. Tôi chỉ còn thời gian ngắn ngủi như thế trên cõi đời này sao… và tôi đã bật khóc.

Những chuỗi ngày tiếp theo ủ ê, buồn nản. Ban ngày chỉ còn mình tôi trong căn nhà vắng, đi vào, đi ra… dù sao tôi cũng phải sửa soạn, sửa soạn cho một chuyến đi thật xa, về miền miên viễn. Đầu óc mông lung, nghĩ quẩn nghĩ quanh rồi lại vùi đầu vào gối mà khóc, khóc cho vơi, khóc cho thỏa. Ban đêm giấc ngủ chập chờn với những cơn ác mộng, tỉnh dậy mệt nhoài, trăn trở.

Tôi thấy mình như đang đi trên một cánh đồng vắng lặng, hoang vu. Trời xám và hình như lất phất mấy giọt mưa. Đồi núi mênh mông, cỏ mênh mông, những bông cỏ may như bám vào mặt, những ngọn cỏ dại như vướng vào chân. Cảm giác bơ vơ đến tột cùng. Bỗng một đám người từ đâu ùa tới đuổi dồn tôi vào một ngõ sâu hun hút, như một con đường hầm tối đen. Tôi cắm đầu chạy và như hẫng chân, bừng tỉnh, tim đập mạnh, mệt nhoài.

Từ ngày ở nhà thương về tôi hay có những cơn ác mộng như thế. Trong cơn mơ tôi thường gặp những đám người đen đúa, bẩn thỉu, không ra mặt người, không ra mặt quỷ chạy đuổi tôi và tôi chạy trối chết cho đến khi hoặc như vấp phải vật gì hoặc vì quá nhược sức tôi ú ớ vùng tỉnh dậy.

Tôi nghe nói khi con người ở bên bờ tử sinh hay nhập nhòa, chập choạng nhìn được cõi bên kia, một thế giới vô hình mà khi mạnh khỏe, dưới ánh mặt trời ta không nhìn thấy. Tôi nhớ hồi mẹ chồng tôi bịnh, đến gần ngày cụ mất cụ hay mê sảng: “Sao ở đâu ra mà lắm người vào nhà mình thế này.  Đuổi đi, đuổi chúng nó đi”.

Tôi buốt ruột khi nghĩ đến cha mẹ tôi, hai thân già còm cõi sẽ phản ứng ra sao nếu tôi bất hiếu đi trước, để cho “lá úa phải khóc lá xanh,” bầy chị em mỗi năm vẫn ríu rít gặp nhau và con, cháu tôi… Tôi sắp phải dời xa tất cả.  Có đêm tôi mơ tôi mặc chiếc áo dài nhung đỏ nằm bình an trong chiếc quan tài, đèn nến lung linh và tôi bay như chim trong bầu trời bát ngát, thoải mái, nhẹ nhàng.

Tôi yếu và hốc hác hẳn vì lo buồn, vì khó ngủ, vì nghĩ ngợi lung tung. Ngày nghỉ nhà tôi đưa đi bộ quanh khu nhà ở hoặc ra khu công viên có cỏ hoa tươi tốt cho tinh thần sảng khoái nhưng cứ đi được một quãng ngắn là tôi phải dừng lại thở dốc, lên ba bốn bậc cầu thang tim đã đập thình thịch phải ngừng!

Cho đến một đêm lũ người đó lại đuổi theo tôi, tôi lấy hết sức bình sinh cắm đầu chạy. Những bước chân chạy theo đằng sau dồn dập, như gần, thật gần. Rồi không hiểu sao trong cơn sợ hãi ấy bản năng của tôi bỗng trổi dậy với một ý chí quật cường. Tôi quay ngoắt lại, nhìn thẳng vào đám người đen đúa, bẩn thỉu đó và quát vào chúng:

– Sao tụi bay theo tao hoài vậy, có đi đi không?

Rồi tôi lao thẳng tới đuổi họ. Họ quay người chạy đi và biến mất.

Kể từ lần ấy tôi không còn nằm mơ thấy mình bị rượt đuổi nữa. Thì ra “ma trong mơ” cũng biết sợ kẻ mạnh và ăn hiếp kẻ yếu đó chứ!

Các bạn trong sở chia nhau đến phụ nấu cơm nước và chuyện trò làm tôi vui. Các bạn ở xa biết tin cũng điện thoại hỏi thăm, gửi tặng kinh sách và băng giảng của các Thày. Những sự ủng hộ tinh thần này, cộng với sự lo lắng, chăm sóc, và thương yêu của gia đình đã giúp tôi mạnh mẽ hơn lên.

Và tôi quyết chí phải chống lại chứng bệnh ngặt. Tôi bắt đầu tập thiền. Cậu em rể đem bài chỉ dẫn cách tập Dịch Cân Kinh bảo tôi cố tập. Hàng tuần tôi phải đi ba bác sĩ, một chuyên về tim, một chuyên về phổi, và vẫn phải trở lại bà bác sĩ gia đình. Mỗi tháng phải đến phòng khám bệnh của trường Đại Học UCLA để bác sĩ chuyên môn về bịnh Pulmonary Hypertension điều trị. Tiểu Linh, bạn của cô em tôi, PhD về Đông y, sau khi bắt mạch, khám bịnh có cho một toa thuốc tăng cường thể lực, cân bằng khí huyết và nhìn sắc diện tôi cô nói: “Chị còn vượng lắm, cần nhất là giữ tâm thanh thản và tinh thần vững vàng thì chị sẽ vượt qua.”

Mỗi tối tôi ngồi khoanh chân tập thở. Lúc đầu, tôi chưa thể xua đi những tạp niệm, chưa thể lắng tâm tư mình như lóng gạn bình nước táo. Tôi ôn lại cuộc đời tôi từ thuở ấu thơ đến lúc trưởng thành, những vất vả gian nan sau năm 1975 khi chồng phải đi cải tạo, những vinh nhục khi lên voi lúc xuống chó, những ngày lênh đênh trên chiếc thuyền con ra khơi vượt biển, những khó khăn khi một nách hai đứa con thơ phải làm lại từ đầu với hai bàn tay trắng, phất lên rồi thất bại và bây giờ lại mắc căn bịnh hiểm nghèo. Tại sao? Tại sao?? Những câu hỏi cứ dằn vặt trong đầu óc. Có những lúc tôi như ngộp thở rồi lại dằn lòng xuống, tập trung để cố gắng hít vào thật sâu và thở ra thật từ từ.

Nhà tôi là người ít nói, sự lo âu làm cho anh lại càng ít nói hơn. Muốn an ủi vợ mà chẳng biết nói sao, chỉ nhắc nhở uống thuốc, chịu khó đưa đi bác sĩ và ái ngại khi thấy tôi ủ dột, buồn phiền. Thằng cháu út ra vào im lìm, không dám làm gì gây tiếng động mạnh, len lén nhìn mẹ xót thương. Thỉnh thoảng tôi nhói lòng khi bắt gặp nhà tôi ngồi trong xó tối khóc lặng lẽ. Không khí trong nhà thật ảm đạm, thê lương.

Nghĩ đến lời nói của ông bác sĩ và khuôn mặt vô cảm của ông ta ngày trước, tôi thật giận và trong một lần đến phòng mạch của ông tôi đã hỏi thẳng:

– Thưa bác sĩ, ông có phải là Thượng Đế không mà ông biết rõ ngày giờ tôi chết? Sao ông có thể nói như vậy với bệnh nhân? Nếu tinh thần người bịnh không vững thì tôi nghĩ họ có thể chết vì lời nói của ông chứ không phải vì căn bịnh.

Ông bác sĩ có vẻ không phật lòng chút nào, chắc vì đã quá quen với những trường hợp như thế, nên ông đem một quả tim bằng plastic ra để giảng giải. Ông đưa những tài liệu về căn bệnh này và chịu khó ngồi trả lời những câu hỏi vặn vẹo của tôi. Tóm lại bịnh chưa có thuốc chữa, con người sống nhờ máu đưa oxygen đi nuôi cơ thể, áp suất trong phổi cao nên phổi khó hấp thụ Oxygen, phổi không làm việc tốt thì tim phải làm việc nhiều, phải bơm máu nhiều lần hơn cho đủ lượng oxygen cần thiết và như thế thành của quả tim sẽ dầy ra, to ra, đến một ngày tim sẽ chai cứng, sẽ đình công không làm việc nữa…và ông khuyên tôi phải cắm ống thở vào mũi cả ngày lẫn đêm để tăng cường nồng độ oxygen trong máu cho tim bớt khổ, đợi đến ngày gặp cơ hội có tim phổi sẵn sàng để thay. Bệnh viện ở UCLA đã ghi tôi vào danh sách chờ người cho tim phổi.

Khi trời chớm vào Thu, gió nhè nhẹ, nắng hanh hanh. Rặng phong hai bên đường bắt đầu đổi màu. Sau mấy tháng đã quen, ống thở không làm tôi vướng víu. Hàng ngày, giọng nói hiền từ, dịu dàng như người cha già của thầy Thích Thanh Từ qua các băng giảng đã cho tôi hiểu về lẽ vô thường, về lý nhân duyên, về luật nhân quả và nhất là về nghiệp lực của con người qua đời đời kiếp kiếp. Thời kỳ xuống tinh thần đã qua, tôi lấy lại tự tin cho cuộc sống.  Buổi sáng tôi ra sân sau tập thể thao, ngắm trời đất, cỏ cây, những chiếc lá vàng đã lác đác rơi. Tôi yêu đời nhưng tôi không còn sợ chết. Tôi đã hiểu ra, ai rồi cũng phải chết, đâu có ai sống hoài. Tôi thấy tôi thật hạnh phúc là đã được báo trước chuỗi ngày còn lại, để có thì giờ ngẫm nghĩ về cuộc đời, về thân phận con người. Tôi không còn dằn vặt mình, không còn than trời trách đất. Tôi hết so sánh với các em, các bạn để buồn tủi về định mệnh nghiệt ngã của mình. Sống một ngày vui một ngày, tôi tự nhủ và tôi sẵn sàng đứng dậy như bao lần trong cuộc đời tôi đã từng gục ngã rồi lại cắn răng đứng dậy để vươn lên. Nếu có vướng nghiệp từ muôn kiếp trước thì tôi vui lòng trả cho hết nghiệp trong kiếp sống này và tôi sửa soạn sẵn sàng để ra đi.

Tự tin như thế, yêu đời như thế, tôi chấp nhận số phận, và nghĩ mình phải làm một cái gì đó trước khi ra đi, chứ không thể ngồi mà...đợi chết!  Phải nói là tôi rất cám ơn nước Mỹ, cám ơn cộng đồng của cái đất nước tự do tuyệt vời này, đã cung cấp thật nhiều cơ hội mở mang kiến thức cho những ai thích học hỏi, để cho tôi được hưởng ké theo ngày ấy. Tôi vào “Recreation Center” của thành phố tìm lớp học. Tôi học vẽ, học làm đồ gốm, và học trang trí nhà cửa. Ở đây tôi có thêm nhiều bạn mới, những người già đã về hưu, những người nội trợ sau khi đưa con đi học thì vào trường. Ngồi trong lớp tôi chăm chú nặn những bình hoa, sáng tạo những vật dụng trong nhà. Tôi khắc những con búp bê Nhật Bản thật là xinh. Rồi những ngày đẹp trời tôi đem giá vẽ ra vườn để đắm mình vào thế giới của màu sắc. Tôi bắt đầu viết văn. Những bận rộn và sự đam mê nghệ thuật đã giúp tôi quên đi bệnh tật.

Nhiều lúc tôi lẩn thẩn nghĩ, nếu không bịnh tôi có được về hưu sớm và sống thoải mái như thế này không!

Biết tôi bị bệnh, bạn bè quen biết xúm nhau kẻ khuyên ăn món này người cho món khác. Một chị bạn gửi cho hột cải thuốc của Nhật, lá cải tựa như lá rau cải làn bảo gieo hột trồng cây lấy lá ăn tốt lắm. Tôi rắc luôn cả gói, chỉ mấy tháng đã có cải non ăn. Có người bạn khác gửi cho đĩa tập Suối Nguồn Tươi Trẻ. Thế là cứ buổi sáng thì Dịch Cân Kinh và buổi tối thì SNTT. Khi ngồi thiền tôi đã bớt nghĩ ngợi lung tung, hít vào thật sâu và khi thở ra tôi thấy rõ luồng hơi ấm chuyển trong người. Bên cạnh thuốc tây tôi đã uống mấy trăm thang thuốc bắc. Uống thuốc tây nhiều khi chữa được phổi lại hỏng gan. Thuốc bắc gia tăng hệ thống miễn nhiễm và giúp điều hòa khí huyết.

Thời gian từ từ trôi, tôi tìm đến nhiều bạn thân, đến nơi hội họp. Tôi nhờ ông xã chở đi tham gia các buổi văn nghệ, sinh hoạt cộng đồng, tham gia các câu lạc bộ thơ văn, vui với các hội nhóm phụ nữ. Ở nhà tôi viết văn, vẽ, và tập viết thư pháp. Tôi hết mặc cảm với ống tube oxygen, còn đùa giỡn là mình có “món nữ trang đặc biệt,” trêu chọc ông chồng già của tôi để “cheer him up.”

Khi hết thời gian hai năm theo phỏng đoán của ông bác sĩ, tôi thấy người khỏe khoắn hơn rất nhiều. Khi gặp lại ngài bác sĩ đã phán sau hai năm tôi phải chết, thì ông ta cười:

– Bà Nguyễn, bà là bệnh nhân tuyệt vời. Bà là bệnh nhân đầu tiên mắc bệnh hiếm này mà không bị tồi tệ hơn. Bà ráng cầm cự thêm vài năm, họ đang nghiên cứu nhiều, hy vọng sẽ tìm ra thuốc tốt để chữa căn bịnh này.

Mười bẩy năm đã trôi qua từ ngày ấy. Bây giờ tôi vẫn còn đây!

Sự nghiên cứu của các khoa học gia vẫn giậm chân tại chỗ đối với “căn bịnh hiếm” này chứ chưa tìm ra giải pháp nào khá hơn.

Nhưng chính tôi, một người từng đứng giữa đôi bờ sinh tử, đã tìm thấy những kinh nghiệm vô cùng tuyệt vời có thể giúp những bịnh nhân như tôi tồn tại. Xin tóm tắt chia sẻ với bạn đọc: Sống tự tin, hòa nhập với gia đình, bạn bè, cộng đồng, học, và tham gia nghệ thuật. Đặc biệt nhất, là môn thiền định. Tôi đã áp dụng triệt để môn ngồi thiền để buông xả hết lo âu sầu muộn và giữ được lòng thanh thản an nhiên. Có thể nói, thời gian ấy, tôi yêu đời còn hơn bất cứ ai…


Đỗ Dung

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 03/Aug/2024 lúc 8:14am

Giàu Và Sang - Làm Người Giàu Đã Khó, Làm Người Lịch Lãm Lại Càng Khó Hơn

 
Hình minh họa

Trước năm 1954, tại Hà Nội có nhiều người thanh lịch. Họ đẹp và tao nhã từ trang phục đến cách sử dụng ngôn từ, và phép ứng xử. Họ là những trí thức tiểu tư sản, hoặc tư sản hấp thụ nét văn minh phương Tây kết hợp với nét đẹp có từ xa xưa của người Tràng An.


Tài tử Ngọc Bảo và vợ ông là một trong những hình ảnh tiêu biểu của người Hà Nội lịch lãm. Ông hát hay, đẹp trai, giọng nói trầm ấm, ăn mặc đẹp, cư xử nhu hoà. Vì là người tài hoa nên nhiều bóng hồng ái mộ. Ông đã xiêu lòng trước một người đẹp Hà Thành. 

Vợ ông biết rõ sự tình. Một ngày, ông hẹn với người tình tại một tiệm cafe. Lúc hai người đang say sưa tâm sự. Vợ ông xuất hiện. Bà nhẹ nhàng nói với ông rằng ông bỏ quên cái khăn mùi xoa ( khăn tay) ở nhà, bà mang đến cho ông. Nói xong bà chào người tình của ông rồi ra về. Cơn ghen lịch sự ấy khiến tài tử Ngọc Bảo và người tình chết điếng. Họ xin lỗi bà và chia tay nhau. 

Khi chánh quyền Việt Minh tiếp quản Hà Nội năm 1954, và thành lập Việt Nam dân chủ cộng hoà từ vĩ tuyến 17 trở ra phía Bắc, họ đã tiến hành triệt tiêu tầng lớp trí thức tiểu tư sản và tư sản và tôn vinh giai cấp công nông. Từ đó nét lịch lãm hào hoa của người Tràng An mai một dần.

Hậu quả ấy kéo dài đến ngày nay, và xuất hiện cái phong cách: địt con mẹ mày , biết bố mày là ai không tràn lan xứ Bắc hà và lan toả khắp nơi. Nó hiện diện ở cả người bình dân lẫn người nhiều tiền lắm của. Hiện tại, xứ Bắc Hà vẫn còn nhiều người rất văn minh nhưng xét về đại chúng, thì cái kiểu : địt con mẹ mày ...vẫn chiếm áp đảo.

Trường học không chú trọng dạy đạo đức lễ nghĩa. Nếu điều này được chú trọng thì chính nó là nền tảng của lối ứng xử văn minh.

Không chỉ trong dân chúng, phong cách lịch lãm càng được chú trọng với tầng lớp lãnh đạo. Bởi vì, lãnh đạo là bộ mặt quốc gia.

Muốn có sự lịch lãm phải thường xuyên suy nghĩ lịch lãm, nói những lời lịch lãm và hành động lịch lãm. Chỉ có thao tác thường xuyên mới hình thành phong cách. Có những người rất giàu nhưng do trước khi giàu , họ ở trong môi trường không được rèn luyện phong thái lịch lãm, nên giàu mà không sang, không thanh lịch.


Có những vị lãnh đạo vì xuất thân ở môi trường không được rèn luyện phong cách lịch lãm nên hành xử kém cỏi trong sự kiện ngoại giao. Ví dụ chuyện một lãnh đạo đứng chàng hãn hai chân trong một sự kiện , và ở sự kiện khác ông ấy nói câu : rõ ràng - sòng phẳng - mẹ nó - sợ gì 

Suy cho cùng làm lãnh đạo không có tài năng thì phải đẹp trai hoặc hành xử lịch lãm. Trong chế độ cộng sản Việt Nam, ông Võ Văn Kiệt là người không đẹp nhưng được thủ tướng Lý Quang Diệu đánh giá cao về phong cách. Ông Nguyễn Tấn Dũng tuy có nhiều ý kiến khen chê về tài năng nhưng cao ráo, đẹp trai và phong thái tự tin.

Còn lại, không thấy quý ngài nào ở vị trí thủ tướng sở hữu ngoại hình và phong cách hay hóm. Còn Tài năng lãnh đạo của họ ra sao, xin nhường đánh giá cho cộng đồng.


Tui đã xem nhiều phim tài liệu về các lãnh đạo Miền Nam Việt Nam trước 1975 trong nhiều sự kiện khác nhau. Công nhận rằng đó là những hình ảnh thật đáng để học hỏi về phong cách. 

Bức hình trong tút này chụp cựu hoàng Bảo Đại vào năm 1952. Ông là người đeo kính đen bên phải là thủ tướng Nguyễn Văn Tâm, sau lưng ông Tâm là tướng Nguyễn Văn Hinh. Cái dáng dấp của ông thật ấn tượng trong bộ vest và đôi giày sang trọng. Ông luôn bị người cộng sản chửi rủa nặng nề, chê bai bất tài. Điều này đúng hay sai chắc sẽ được thời gian trả lời rõ ràng hơn, vì gần đây có nhiều tài liệu lý giải công bằng và khách quan hơn về các hoạt động của ông trong bối cảnh chính trị ấy.

Tuy nhiên, có điều không ai có thể phủ nhận , ông có một nhân dáng đẹp, quá phong độ và phong cách vô cùng văn minh. Điều này không phải đến ngày một ngày hai, mà là tích luỹ theo thời gian, tạo thành phông nền văn hoá cá nhân. 

Vậy nên mới nói : giàu chưa chắc sang, và lãnh đạo mà không từng được trui rèn ở môi trường văn minh, chưa từng là thành phần tinh hoa theo đúng nghĩa của nó, cũng khó có một phong cách đẹp mắt.


Mấy ngày nay báo chí đăng tin về các dự án tham nhũng của các quan chức Việt Nam. Số tiền mà họ đánh cắp là con số khổng lồ. 

Trường đời đang ráo riết dạy người ta làm giàu nhưng quá nhiều người làm giàu bất chấp. Trường học không chú trọng dạy đức dục để khi đạo đức xã hội sa sút đổ lỗi cho nguyên nhân nào đấy ...

Tất cả từ giáo dục mà ra .

 

Nguyễn Huy

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 07/Aug/2024 lúc 12:49pm

Ở Mỹ Sướng Hay Ở Việt Nam Sướng?

Thành phố Chicago, nơi tác giả đang sống

Một căn nhà ở quận 4-tác giả chụp tháng 3/2024


Thời gian gần đây trong cộng đồng người Việt ở Mỹ cũng như ở Việt Nam bỗng nhiên phát sinh một câu hỏi là sống ở Mỹ sướng hay ở Việt Nam sướng? Vấn đề đặt ra giữa lúc có một số Việt kiều Mỹ phần lớn là đã lớn tuổi, đã về hưu nay quay về Việt Nam sống. Họ nói sống ở Việt Nam sướng và hết lời ca tụng Việt Nam, thì cũng được đi nếu họ không chê bai Mỹ, đả kích Mỹ và Việt kiều bằng những lời lẽ bịa đặt vu vơ.

Có ba tiền đề cần lưu ý trong câu hỏi “Sống ở Mỹ sướng hay Việt Nam sướng”?

Thứ nhất: Cộng đồng người Việt ở nước ngoài tập trung nhiều nhất ở Mỹ được hình thành từ sau ngày 30/4/1975 đến nay cũng tròn trèm 50 năm. Thời gian đã đủ để nhìn lại và đánh giá một cách công bằng và chính xác nước Mỹ cũng như Việt Nam về mọi mặt với một thái độ khách quan và công tâm, không tuyên truyền, không xuyên tạc, không chính trị hóa sự việc. Cho nên vấn đề được nêu ra trong lúc này là đúng thời điểm, không quá sớm mà cũng không quá muộn.


Nếu như một người mới sống ở Mỹ được vài tháng hoặc vài năm, chưa hiểu hết về nước Mỹ mà nói về nước Mỹ thì khó mà thuyết phục được người nghe. Cũng vậy, một người sống ở Mỹ chưa từng về Việt Nam mà nói về Việt Nam thì cũng có thể bị chỉ trích là phiến diện. Do đó nhà cầm quyền Việt Nam thường kêu gọi những người dân cử gốc Việt, tham gia chánh trường Hoa Kỳ, thường phê phán chế độ, hãy về Việt Nam để nhìn thấy đất nước thay đổi như thế nào (mặc dầu sự thay đổi bề ngoài ở những thành phố lớn chưa nói lên được gì cả)

Thứ hai: Nếu có  so sánh thì sự so sánh đó phải toàn diện, bao trùm mọi mặt chớ không thể chỉ nhìn ở một góc độ nhỏ (như sự sinh hoạt, ăn uống hàng ngày) mà nói đó là Việt Nam là không chính xác. Điều này luôn luôn nhìn thấy ở những người về sống ở Việt Nam, hết lời ca tụng Việt Nam mà không biết tới và nói đến những vấn đề quan trong khác như kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội, chánh trị, nhân quyền ở Việt Nam là một thiếu sót lớn. Những ai ca tụng chế độ, nói sống ở Việt Nam là sướng trước hết phải trả lời được câu hỏi “ Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” hiện nay như thế nào?

Thứ ba: Từ sướng cần được hiểu cho đúng. Sướng được dùng ở đây như cách nói gọn của từ kép là sung sướng, là hạnh phúc. Trước hết nó có tính cách cá nhân, tùy thuộc vào cảm giác và nhận thức của mỗi người vì có những trường hợp đối với người này là hạnh phúc còn người khác thì không. Nhưng nói chung thì hạnh phúc chính là mục tiêu cuối cùng của mỗi con người sinh ra trên cõi đời này. Nơi nào có hạnh phúc thì người ta tìm đến, vì nơi đó đáng sống hơn những nơi khác vì “đất lành chim đậu” mà. Rốt cuộc hạnh phúc không phải là một cái gì trừu tượng của cá nhân mà nó phải dựa trên tiêu chí được đa số công nhận. Nơi nào mà đời sống khó khăn, không thoải mái, và không có tương lai thì người ta xa lánh và bỏ đi. Điều này là lẽ đương nhiên, không ai có thể phủ nhận hay chối cãi được.


Hàng năm các tổ chức và các cơ quan truyền thông quốc tế đều có đánh giá và xếp hạng các quốc gia đáng sống nhất, chính xác hơn là các quốc gia có “chất lượng cuộc sống” tốt nhất thế giới. Năm 2023 tờ US News và World Report khảo sát và xếp hạng 87 quốc gia căn cứ vào rất nhiều chỉ tiêu. Các chỉ tiêu quan trọng như ổn định chánh trị và an toàn an ninh cá nhân, kinh tế phát triển, giá trị tồng sản phẩm quốc nội GDP cao, văn hóa giáo dục phát triển, y tế hiện đại và phổ cập rộng rãi, môi trường sống lành mạnh, thu nhập đầu người cao cùng với giá cả thị trường ổn định, thị trường lao động tốt, người dân có công ăn việc làm vân. vân... 

Và 10 quốc gia đứng đầu được công nhận năm nay là Thụy Điển, Na Uy, Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Thụy sĩ, Hà Lan, Australia, Đức, Tân Tây Lan. Việt Nam được xếp thứ 44, sau các nước trong khu vực Đông Nam Á như Singapore, Thái Lan, Mã Lai, Indonesia, Philippines thì làm sao so sánh được với Mỹ mà nói sống ở Mỹ sướng hay Việt Nam sướng.

Nói chơi với nhau trong lúc trà dư tửu hậu, trong lúc tụ năm tụ bảy, chén chú chén anh, trong lúc lạng quạng, mơ màng trong hơi men chếnh choáng, nói về trường hợp cá biệt của riêng mình, ý kiến riêng của mình thì được chớ làm sao đủ tư cách mà bàn về những vấn đề vĩ mô, trọng đại của một quốc gia, hơn nữa là so sánh giữa một cường quốc và một nước Xã Hội Chủ Nghĩa thì nó chông chênh, khập khễnh lắm. 

Nhiều người nói nếu có tiền thì sống ở Việt Nam sướng hơn ở Mỹ khi mà Mỹ có thứ gì thì Việt Nam cũng có thứ đó thì đi Mỹ mà làm gì? Tư tưởng này không sai nhưng nó rất hạn hẹp. Nếu nói có tiền ở đâu cũng sướng thì sống ở Mỹ cũng sướng vậy, có khi còn sướng hơn! Vấn đề đặt ra là làm thế nào để có tiền? và nguồn tiền này ở đâu mà có? “Có tiền” ở đây hàm ý là có rất nhiều tiền. Có rất nhiều tiền mới mua được mọi thứ để thỏa mãn nhu cầu vật chất của con người, không kể là mua đất đai, nhà cửa, xe cộ, những thứ này ở Việt Nam mắc hơn ở Mỹ rất nhiều thì tầng lớp trung lưu và nghèo làm sao với tới? Tầng lớp giàu có ở Việt Nam gọi là đại gia đâu có nhiều.

Những người giàu có ở Việt Nam bao gồm hai thành phần. Một là những đảng viên Cộng Sản có chức, có quyền, có cơ hội để tham ô, họ sống sung sướng trên mồ hôi, nước mắt, trên xương máu của nhân dân. Những vụ án đưa ra tòa xét xử gần đây như vụ án chuyến bay giải cứu số người Việt còn kẹt ở nước ngoài muốn hồi hương trong mùa dịch cúm Covid 19 tháng 12 năm 2023, vụ  kit test ở công ty Việt Á tháng 1 năm 2023, vụ Đỗ Hữu Ca, cựu Giám Đốc Công An Hải Phòng tháng 4 năm 2024 đã chứng minh điều đó. 

Một thành phần khác không giữ chức vụ gì, không liên hệ gì đến cơ quan nhà nước nhưng rất giàu là các doanh nhân làm ăn bất chánh, vi phạm luật pháp,  lừa đảo chiếm đoạt tài sản các đối tác kinh doanh như bà Trương Mỹ Lan chủ tịch tập đoàn Vạn Thịnh Phát vừa mới bị tòa sơ thẩm TP ************ kết án tử hình ngày 11/04/2024. Những người này giờ đây chắc đã nhận ra rằng ở Việt Nam có nhiều tiền chưa chắc là sung sướng. Khi đối diện với bản án tử hình thì bà Lan mới thức tỉnh và tự trách mình: Có nhiều tiền để làm gì? Nhưng rất tiếc là đã muộn!


Tháng 11 năm 2021 ông Bộ Trường Công An cùng hai nhân viên nhân chuyến  công tác ở nước Anh, đi ăn bò dát vàng mỗi phần là 45 triệu, tổng cộng hết 135 triệu, không biết mấy ông sướng cỡ nào nhưng bị công luận và báo chí Việt Nam phê phán kịch liệt vì lẽ mấy ông dùng ngân sách nhà nước, là tiền thuế của người dân để chi tiêu hoang phí giữa lúc người dân đang chết lên chết xuống vì đại dịch Covid 19. Những người trong cuộc vẫn giữ im lặng còn nhà nước thì không một lời giải thích. Đó là Việt Nam? 

Con người ta cần có tiền để mua và thỏa mãn những nhu cầu vật chất trong đời sống hàng ngày nhưng nhu cầu vật chất bao giờ cũng có giới hạn như lương thực, thực phẩm, áo quần, nhà ở, phương tiện di chuyển... Ở thì chỉ cần một căn nhà, ngủ chỉ trên một chiếc giường, di chuyển chỉ cần một chiếc xe, ăn uống nhiều lắm cũng chỉ làm đầy cái bao tử chớ không thể hơn. Vậy là đủ rồi, đâu cần phải có thật nhiều tiền bằng mọi giá? 

Bên cạnh đó các nhu cầu về tinh thần xem ra còn quan trọng hơn như nhu cầu tín ngưỡng, nhu cầu đi lại, nhu cầu hiểu biết, nhu cầu được bày tỏ chính kiến, thái độ, tư tưởng mà không bị đàn áp bắt bớ, nhu cầu có quyền làm chủ, danh từ kinh tế gọi là quyền tư hữu về nhà cửa, đất đai, ruộng vườn, tài sản... Trong số này quan trọng nhất là quyền sở hữu đất đai, ruộng vườn. Nhưng hiến pháp và luật đất đai ở Việt Nam qui định “đất đai thuộc sở hữu toàn dân, được nhà nước thống nhất quản lý”. Khi qui định như vậy, bất cứ lúc nào nhà nước cũng có thể trưng thu, trưng dụng đất đai của người dân để thực hiện một công trình, dự án nào đó, thường là giao lại cho các nhà đầu tư nước ngoài với giá cao gấp nhiều lần so với giá đền bù cho người dân, không được người dân đồng ý. Từ đó phát sinh một giai cấp mới gọi là “dân oan”, tối ngày chỉ có vác đơn đi khiếu kiện từ địa phương cho tới thành phố và trung ương, nhưng không nơi nào giải quyết, không một tòa án nào thụ lý hồ sơ. Điều này không hề có ở các quốc gia Tư Bản như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Phong trào cải cách ruộng đất ở miền Bắc sau năm 1954 và chiến dịch đánh tư sản sau năm 1975 ở miền Nam luôn luôn là nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với người dân trong cả nước, mặc dầu nó đã được thực hiện từ 50 năm, 70 năm về trước. Vậy mà người ta vẫn nói được là Việt Nam ta ưu việt và dân chủ gấp trăm ngàn lần Tư bản Hoa Kỳ đang giẫy chết! Nước Mỹ đang giẫy chết mà họ tranh nhau gửi con cháu  du học Mỹ mà không gửi đi Trung Quốc, Triều Tiên, Cu Ba là những nước Cộng sản còn lại, tôn thờ chủ nghĩa Mác- Lênin như họ? 

Có một lý luận so sánh giữa Việt Nam và Mỹ như sau: “Nếu nói Việt Nam nghèo thì ở Mỹ cũng có người nghèo vậy, thậm chí những người ăn xin, những người homeless không nhà cửa ở Mỹ còn nhiều hơn Việt Nam. Ở Mỹ thì làm việc vất vả, cực khổ mà vẫn thiếu nợ ngập đầu”. Đây là lý luận của những người ở Việt Nam không hiểu gì về nước Mỹ, họ là những người ngây thơ, tội nghiệp, chỉ biết nghe những người có ác ý muốn cào bằng, muốn đánh đồng giữa Mỹ và Việt Nam, muốn hạ thấp giá trị Mỹ.

Thật ra nhận xét của họ là đúng chớ không sai nhưng chỉ đúng khi nhìn vào hiện tượng bên ngoài. Vấn đề là phải thấy được bản chất của vấn đề, không để hiện tượng đánh lừa bản chất. Đồng ý là ở Mỹ cũng có người nghèo như Việt Nam nhưng người nghèo ở Mỹ khác với người nghèo ở Việt Nam nhiều lắm, không thể đánh đồng với nhau được. Trong năm 2024 Mỹ qui định người có thu nhập thấp (low income) dưới 1.913 USD hoặc có tài sản dưới 2.000 USD được xem là người nghèo, hàng tháng được nhà nước liên bang trợ cấp một số tiền gọi là trợ cấp an sinh xã hội (Social Security Income). Số tiền này hiện nay là 943 USD cho mỗi cá nhân, tính ra tiền Việt theo tỷ giá 25.000$ một Mỹ kim là 23.575.000$, lớn hơn lương của Tổng Bí Thư, chủ tịch nước, chủ tịch quốc Hội và Thủ Tướng Việt Nam nữa. Cụ thể kể từ ngày 1/7/2024 thì lương của Tổng Bí Thư và Chủ Tịch Nước là 23.400.000$, Chủ Tịch Quốc Hội và Thủ Tướng chánh phủ là 22.500.000$. Đây là một khám phá bất ngờ và lý thú mà người viết biết được khi nghiên cứu để viết bài này. 

Ngoài số tiền trợ cấp hàng tháng, người nghèo ở Mỹ còn được cấp phiếu mua thực phẩm gọi là food stamp, có chế độ chăm sóc y tế không mất tiền, có chế độ housing về nhà ở không mất tiền hoặc với giá tượng trưng, sử dụng phương tiện di chuyển công cộng miễn phí, con cái của người nghèo được đi học miễn phí từ tiểu học đến đại học. Do đó người nghèo ở Mỹ vẫn có thể nuôi con thành giáo sư, luật sư, kỹ sư, bác sĩ như bất cứ ai. Mỹ là đất nước cơ hội dành cho bất cứ ai có quyết tâm và cố gắng. Trong khi đó nhà nước Việt Nam đã làm được gì cho người nghèo và họ sống ra sao ? 

Một thực tế nữa phải nhìn nhận là số  người ăn xin ở Mỹ có vẻ nhiều hơn Việt Nam, nhất là ở các thành phố lớn. Có hai lý do để giải thích. Một là nhà nước Việt Nam tập trung họ lại có nơi có chỗ, không để họ xuất hiện tràn lan làm mất vẻ mỹ quan thành phố, làm phiền du khách khi mà chánh phủ đang cố gắng phát triển ngành du lịch Việt Nam để thu hút ngoại tệ. Ông Nguyễn Bá Thanh năm 2000 lúc còn làm Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân thành phố Đà Nẳng đã được nhiều người biết tới là do giải quyết được vấn đề người ăn xin ở thành phố ông. 

Ở Mỹ thì người ta tôn trọng quyền cư trú và tự do đi lại của mọi người. Người nghèo đã có chánh phủ lo, họ có đời sống thoải mái, không thích bị gò bó, tập trung. Ban ngày thì đi thang thang xin ăn thêm được đồng nào hay đồng đó. Tối về thì dựng lều sát bên nhau dưới gầm cầu, vĩa hè, công viên sinh hoạt, ăn uống nhậu nhẹt, kể cả sử dụng cần sa, ma túy mà không bị dòm ngó. Các cựu chiến binh Mỹ giải ngũ về, được chánh phủ ưu đãi mọi mặt, họ hưởng chế độ an sinh xã hội cao hơn những người khác. Cũng có thể họ vẫn có nhà cửa, vợ con, người thân nhưng vẫn thích sống đời homeless, lang thang, ăn xin ngoài phố là do họ muốn như vậy, cũng có khi họ bị tâm thần, trầm cảm, nhà nước phải tôn trọng thôi.


Đâu đó chúng ta vẫn nghe những lời oán than từ người đã từng sống ở Mỹ là những người lao động Mỹ làm việc vất vả, khổ cực lắm. Điều này cũng có phần đúng. Nhưng với người lao động phổ thông, lương được trả theo giờ. Năm nay chánh phủ liên bang ấn định lương giờ tối thiểu là $7.25/giờ, tính ra $928USD một tháng (tương đương 23.200.000 VN đồng, ít hơn lương Thủ Tướng Việt Nam một chút). Trên thực tế người ta trả cao hơn nhiều, trung bình là 33USD/ giờ trong khi lương thực, thực phầm rất rẻ nên người lao động ở Mỹ có đời sống thoải mái, không thấy ai phàn nàn điều gì. Chính nhờ sự đóng góp của những người lao động, làm việc cật lực nên kinh tế Mỹ mới phát triển và trở nên hùng mạnh nhất thế giới như ngày nay.

Cuối cùng phúc lợi xã hội cũng được trả về cho công nhân, chớ làm việc tà tà theo kiểu  “chân ngoài dài hơn chân trong” như ở Việt Nam, sinh viên tốt nghiệp đại học ra trường không tìm được việc làm, phải trông chờ vào “xuất khẩu lao động” ra nước ngoài làm bất cứ việc gì thì biết đến bao giờ Việt Nam mới cất cánh (take off), theo kịp các nước Đông Nam Á, nói chi đến giấc mơ con rồng Châu Á?

Mấy năm gần đây nhà nước Việt Nam cho các công ty nước ngoải vào Việt Nam mở nhà máy với thiết bị, máy móc và dây chuyền sản xuất hiện đại và sử dụng công nhân Việt Nam làm việc vất vả không kém gì ở Mỹ nhưng đồng lương không tương xứng, nhiều lúc không được hưởng chế độ lao động và bảo hiểm như thỏa thuận nên đã xảy ra nhiều vụ đình công lớn. Quan chức Việt Nam vì lợi ích cá nhân thường đứng về phía chủ nhân nước ngoài hơn là công nhân nước mình.


Sau 1975 người Việt đến được nước Mỹ bằng bất cứ phương tiện gì cũng được nước Mỹ dang tay đón nhận và giúp đỡ tùy theo chương trình, kể cả ứng trước tiền vé máy bay cho cả gia đình với cam kết là sẽ trả lại sau nếu thuộc diện HO. Không riêng gì người Việt tỵ nạn, cho tới nay các ngân hàng và tổ chức tín dụng Mỹ vẫn tiếp tục cho mọi người vay tiền để mua nhà, mua xe và các vật dụng cần thiết khác trong gia đình, hàng hóa, dịch vụ, cũng như để tổ chức sản xuất, kinh doanh sau khi xem xét điểm số tín dụng, sự ổn định việc làm và lương bổng. Người vay tự chọn cho mình thời gian  tốt nhất để trả hết  nợ vay (pay off). Hàng tháng ngân hàng trích từ tài khoản của khách hàng để thu nợ như thỏa thuận, có thể lên đến 30 năm.

Việc sinh viên vay tiền đi học thì có chế độ riêng. Nền giáo dục ở Mỹ là miễn phí từ tiểu học đến trung và đại học. Ở các trường cao đẳng (college) và đại học (univesity ) còn có chế độ Financial Aid, chế độ học bổng. Những năm đầu khi mới tới Mỹ gia đình tôi gồm vợ chồng con cái cả bốn người đều ghi danh học college, có Financial Aid. Sau khi trang trải mọi chi phí học tập còn có dư để gửi về cho người thân ở Việt Nam nữa. Thời đó người Việt mình thường nói với nhau rằng ở Mỹ đi học cũng là một nghề vì hàng tháng đều được chánh phủ trả lương.

Đối với các chương trình mà thời gian đào tạo và chi phí cao như y khoa thì chánh phủ cho sinh viên mượn tiền để học và sẽ hoàn lại theo kế hoạch sau khi tốt nghiệp và có việc làm. Chi phí đào tạo  một sinh viên y khoa ở trường công cao hơn trường tư. Từ khi làm nội trú chuyên khoa một bác sĩ tương lai đã được nhận trợ cấp rồi. Khi ra trường làm ở bệnh viện được trả từ 200,000 USD đến 300,000 USD một năm tùy chuyên khoa và kinh nghiệm, bác sĩ phẩu thuật chỉnh hình được trả đến 443,000 USD/năm. Ngoài ra bác sĩ nào cũng có phòng mạch tư và chưa có số liệu thống kê nào tiết lộ thu nhập của một bác sĩ ở phòng mạch là bao nhiêu, nhưng chắc chắn nó phải nhiều lần hơn tiền lương ở bệnh viện.

Chế độ tín dụng Mỹ giúp người dân có tiền để chi tiêu, kích thích sản xuất, góp phần tăng trưởng kinh tế Hoa Kỳ, khiến nước này có nền kinh tế lớn mạnh nhất thế giới, bảo đảm cho đồng đô la có giá trị vững chắc, được cả thế giới tin dùng. Người Việt tỵ nạn qua đây với hai bàn tay trắng và phải làm lại từ đầu vậy mà ngay từ 1993 đã gửi tiền về cho Việt Nam và số tiền này mỗi năm mỗi tăng. Trong năm 2023 số kiều hối mà đồng bào gửi về Việt Nam là 16 tỉ, riêng cho thành phố ************ hơn 9 tỉ USD, hơn 3 lần nguồn vốn đầu tư nước ngoài FDI.

Ở Mỹ dầu sinh trong một gia đình nghèo khó bạn cũng có thể đi học để trở thành bác sĩ được nếu như có quyết tâm. Còn ở Việt Nam? Từ nhà trẻ lên đến mẫu giáo, tiểu học, trung học và đại học, cấp nào cũng phải đóng rất nhiều loại phí mà không gọi là học phí, không có cơ quan nào trợ cấp, cũng không có chế độ cho mượn tiền đi học như ở Mỹ. Gia đình nghèo cũng đành bó tay, cho con mình đi bán vé số. Hình ảnh một em bé cầm sấp vé số chạy khắp hang cùng, ngõ hẻm rao bán từng tờ vé số thật là tội nghiệp. Cũng trong giờ phút đó mọi trẻ con ở Mỹ đều ngồi trên ghế nhà trường, không có em nào lang thang ngoài phố cả. Hai hình ảnh không biết đã đủ để trả lời câu hỏi sống ở đâu sướng hơn, Mỹ hay Việt Nam, cho dầu bạn hiểu từ “sướng” theo cách riêng của bạn, cho dầu bạn nói không thích nước Mỹ theo cách riêng của bạn? 

Thật ra có rất nhiều bạn sống ở Mỹ lâu năm, nay quay về sống ở Việt Nam có những ý kiến trái chiều rất “vui”. Bạn D.T.H sống 10 năm ở tiểu bang Minnesota nêu lý do về Việt Nam là  sáng dậy sớm nghe tiếng gà gáy rồi đi chợ quê uống cà phê, ăn cà rem ngoài đường. Ở Việt Nam tha hồ giăng lưới, bắt con tôm con cá về kho mặn rất ngon, đi ăn đám giỗ ở Việt Nam thì vui ác ôn luôn. Ngoài ra bạn này còn khuyên Việt kiều Mỹ nên về Việt Nam sống nếu có điều kiện vì sống ở Mỹ cực khổ lắm, ở Việt Nam thì sướng hơn.

Lý luận của bạn H thì đơn giản và cũng nên thơ nữa, nhưng bạn quên mất nhiều điều. Một là bạn lấy tiền ở đâu để về Việt Nam hưởng thụ cuộc sống mà không làm gì cả? Đó là do bạn dành dụm, tích lũy sau mười năm làm việc ở Mỹ. Bạn có một lời cám ơn nước Mỹ chưa? Vì nếu cùng thời gian đó bạn vẫn sống ở Việt Nam thì có được như ngày nay không? Trong khi bạn hưởng thụ một mình thì thân nhân, bạn bè và những người xung quanh bạn sống như thế nào, bạn có biết không? Mai này bạn sẽ già yếu và phải đối diện với bệnh tật, thì trang thiết bị, trình độ y khoa ở Việt Nam có bằng ở Mỹ không? Chế độ chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm y tế có ưu tiên nào dành cho một người về hưu từ Mỹ  không? Số tiền còn lại của bạn có đủ để thanh toán y tế phí rất cao ở Việt Nam không? Hy vọng bạn có câu trả lời thành thật nhất cho chính bạn chớ không cho ai khác.


Có một bạn lấy nick name là Năm Lúa, đã sống ở Mỹ 30 năm, nay về Việt Nam sống với cha mẹ. Bạn này vừa ca tụng Việt Nam vừa đặt điều nói xấu Mỹ và người Việt ở Mỹ bằng lời lẽ hết sức ngây ngô. Chẳng hạn như bạn nói cha mẹ nuôi con tới 18 tuổi thì đuổi ra khỏi nhà,.Lý do là lúc nhỏ cha mẹ nói nó không nghe, đụng tới nó thì nó kêu cảnh sát cho nên không làm gì được nó, phải đợi nó đến 18 tuổi mới làm được bằng cách đuổi nó ra khỏi nhà. Bạn này nói láo hết chỗ nói vì không có cha mẹ nào, nhất là cha mẹ Việt Nam lại nhẫn tâm đuổi con mình ra khỏi nhà cả. Chỉ có trường hợp khi đến 18 tuổi con mình lên đại học và trường thì ở xa nhà nên nó thường dọn vào dorm, một loại ký túc xá trong phạm vi nhà trường để cho tiện việc học tập thôi. Làm gì có chuyện “đuổi” ở đây.

Bạn này còn nói tình cảm giữa con cái và cha mẹ ở Mỹ không bằng ở Việt Nam. Một lần nữa bạn này nói láo mà không có cơ sở, không có căn cứ. Bạn này không hiểu là cách biểu hiện tình cảm của ông bà, cha mẹ với con cháu của người Việt nó khác với người Mỹ là do sự khác biệt giữa hai nền văn hóa. Thí dụ ở Mỹ mà hun hít,  nựng nịu trẻ theo cái cách của người Việt Nam, của mấy bà nhà quê ở Việt Nam có thể bị kết tội là quấy rối tình dục, là abuse trẻ con. Khuynh hướng của người Mỹ là thích tự do và tự lập nên có điều kiện là dọn ra ở riêng, xây dựng một gia đình riêng, không phụ thuộc vào cha mẹ nữa, còn người Việt mặc dầu ở Mỹ nhưng ông bà, cha mẹ và con cái cùng sống với nhau trong một gia đình theo nghĩa “tam đại đồng đường” cũng là bình thường, cũng dễ hiểu thôi.

Năm Lúa còn khuyên mọi người là đừng có đi đâu hết vì “Việt Nam được giải phóng rồi, có tự do rồi. Ra đường không ai bắt bớ hay làm khó dễ, kể cả việc đưa máy quay phim vào mặt người ta quay cũng được”. Xin hỏi Năm Lúa một câu- Ông khuyên người ta đừng đi Mỹ nữa nhưng tại sao ông lại ở Mỹ đến 30 năm ? Ông nói ở Việt Nam ông được tự do đưa máy quay phim vào mặt người ta để quay. Xin thưa đó không phải là tự do mà là vô văn hóa và bất lịch sự.

Trường hợp những người sống ở Mỹ nhiều năm nay quay đầu về Việt Nam và chửi Mỹ như hai bạn DTH và Năm Lúa là trường hợp đặc biệt, rồi sẽ rơi vào quên lãng. Nhân tiện mời hai bạn nhìn lại trường hợp của Trần Trường để có cái nhìn rộng rãi hơn, để củng cố thêm niềm tin rằng ở Mỹ hay Việt Nam nơi nào sướng hơn, đáng sống hơn.


Năm 1999 Trần Trường treo hình Hồ Chí Minh và cờ đỏ sao vàng trong tiệm video Hi Tek của y ở đại lộ Bolsa, thành phố Westminster, tiểu bang California, bị cộng đồng người Việt ở đây phản đối và biểu tình suốt 53 ngày đêm. Trần Trường lấy quyền tự do phát biểu chống lại chánh quyền địa phương và đám biểu tình, cũng nhân danh quyền tự do phát biểu. Cuối cùng Trần Trường bị xử thua. Cửa tiệm bị đóng cửa vì lý do sang băng lậu và trốn thuế.

Năm 2005 Trần Trường bán hết tài sản được 7 tỉ đem tiền về Việt Nam mở công ty nuôi trồng thủy sản ở Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp. Số tiền Trường mang về không thấm vào đâu, ngân hàng hứa cho vay thêm 6 tỉ nữa, cuối cùng chỉ giải ngân 600 triệu, khiến cho y chới với. Trường phải hợp tác với nhà máy xay lúa ở địa phương để bảo đảm nguồn thức ăn cho cá, nếu không thì nó chết.Trường nợ bên đối tác 1.3 tỉ đến tháng 11/2005 trả được 209 triệu thì bị kiện về tội quịt nợ mặc dầu hợp đồng vẫn còn hiệu lực đến cuối năm 2005. 

Chánh quyền địa phương thì bênh vực bên nhà máy, niêm phong tài sản và đuổi vợ con Trần Trường ra khỏi nơi cư trú, khiến cho bà vợ bị điên, phải vào điều trị ở nhà thương điên Biên Hòa, bây giờ gọi là bệnh viện tâm thần. Năm 2012 Trần Trường quay lại Mỹ xin lỗi và cầu cứu đồng hương giúp đỡ gây quỹ để theo đuổi vụ kiện mà phần thua thiệt và thất bại đã quá rõ ràng vì chánh quyền địa phương không biết Trần Trường là ai, cho dầu y có tôn thờ ************ và đảng Cộng sản như thế nào chăng nữa.


Mấy năm gần đây tôi thường về Việt Nam mỗi lần ít nhất là hai tháng, đi từ Nam ra Bắc, từ Bắc vào Nam kể cả những vùng xa xôi, hẻo lánh nhất để chụp hình, đi tìm cái đẹp ở quê nhà. Phải công nhận Việt Nam giờ đây đã thay đổi nhiều. Đường xá, nhà cửa, khách sạn, nhà cao tầng ở các thành phố lớn. Các quận nghèo ven đô có đất rộng như quận 4, quận 8 được qui hoạch lại rất khang trang, không còn là khu ổ chuột nữa. Các con kinh Nước Đen, kinh Tàu Hủ, kinh Nhiêu Lộc đều có bờ kè, nguồn nước được cải tạo trong sạch, không còn hôi thúi như trước kia.

Những công viên là lá phổi cùa thành phố như công viên Tao Đàn, công viên 23 tháng 9, Lê văn Tám, công viên Gia Định được chỉnh trang, nâng cấp rất sạch đẹp. Có cả những đô thị, chung cư cao cấp dành cho người giàu. Ra khỏi Sàigòn đi về các tỉnh và thành phố lớn đã có nhiều đường cao tốc với nhiều làn xe rộng rãi không thua gì những free way ở những quốc gia phát triển. Các bến phà già nua, cũ kỹ cũng được thay thế bằng những cây cầu treo hiện đại nối liền đôi bờ hai con sông Tiền, sông Hậu, thu hẹp khoảng cách, rút ngắn thời gian di chuyển từ một ngày, một buỗi xuống còn vài giờ. Những cây cầu nổi tiếng là cầu Mỹ Thuận ở sông Tiền nối liền Tiền Giang và Cửu Long, Cầu Cần Thơ trên sông Hậu nối Vĩnh Long với Cần Thơ, Cầu Rạch Miễu trên sông Tiền nối liền Bến Tre với thành phố Mỹ Tho của Tiền Giang, đi về các tỉnh. Ngoài ra là những cây cầu nhỏ hơn ở địa phương như cầu Hàm Luông, cầu Năm Căn, cầu Cổ Chiên, cầu Mỹ Lợi, Vàm Láng, Cao Lãnh... 

Chương trình đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI từ những quốc gia phát triển và gần 150 quốc gia khác đã làm thay đổi bộ mặt Việt Nam nhưng nền kinh tế Việt Nam không hề phát triển cùng một nhịp với sự cải tiến của hạ tầng cơ sở vật chất. Chất lượng đời sống người dân không khá hơn 50 năm về trước. Họ vẫn mua gánh, bán bưng, bám vỉa hè, lề đường để kiếm sống, bị đuổi chỗ này thì họ dời đi chỗ khác. Hố ngăn cách giàu nghèo ngày càng sâu sắc và rõ nét. Người giàu có cả một đô thị mới biệt lập, những chung cư bạc tỉ để sống, người nghèo vẫn cứ chui ra chui vào cũng cái căn nhà ọp ẹp đã xuống cấp từ 50 năm nay mà không có tiền sửa chữa. 

Ở đầu cầu Calmette bên quận 4 hướng về quận 1 bên tay phải có một chung cư nhiều tầng không biết được xây dựng từ bao giờ, nay đã xuống cấp, rách nát tả tơi có thể sập xuống bất cứ lúc nào, vậy mà vẫn còn người ở. Cạnh đó vài chục thước, sừng sững một chung cư cao tầng mới xây, chắc là dành cho dân có tiền. Hai hình ảnh trái ngược này được tôi  cẩn thận ghi vào ống kính theo chủ đề “sự tương phản trong đời thường”. Sự tương phản (contrast) bao giờ cũng là một yếu tố cần có của một bức ảnh nghệ thuật!

Con cái của gia đình chưa có điều kiện gửi đi du học nước ngoài thì cho học ở các trường quốc tế do nước ngoài đầu tư và giảng dạy tại Việt Nam mong tiếp cận với nền văn hóa giáo dục hiện đại và nhanh chóng nâng cao trình độ Anh ngữ, trong khi những gia đình nghèo chạy một suất ở trường công là quá khó. Chương trình học năm nào cũng cải cách, học sinh phải thay đổi sách giáo khoa hàng năm, khiến cha mẹ, phụ huynh kêu trời như bộng. Nói tới nền giáo dục Việt Nam bây giờ người ta nghĩ đến từ “CHẠY” trong một thành ngữ mới của chế độ mới: “Chạy trường”, “chạy lớp”, “chạy điểm”...Chưa hết đâu, khi ra trường còn phải “ chạy việc làm”. 

Ở Việt Nam bây giờ có rất nhiều bệnh viện đầu tư từ nước ngoài với trang thiết bị hiện đại, đội ngũ y tá, bác sĩ giỏi, phòng ốc sạch sẽ, rộng rãi, khang trang. Cung cách phục vụ văn minh và chuyên nghiệp. Dĩ nhiên những bệnh viện này chỉ dành cho người có tiền. Cán bộ viên chức nhà nước đã có bệnh viện riêng. Chỉ có bệnh nhân nghèo và người nuôi bệnh thì nằm lê lết ngoài hành lang, vệ đường ở các bệnh viện công đã quá tải, xuống cấp như BV Ung Bướu, BV Nhân Dân Gia Định, Nhà Bào sanh Từ Dũ, BV Nguyễn Trãi, BV Nhi Đồng, BV Chợ Rẫy, BV Chấn Thương Chỉnh Hình, vân. vân...

Trong khi người giàu và nghèo ở Việt Nam sống trong hai thế giới khác nhau thì ở Mỹ cũng có  giàu nghèo nhưng không hề có khoảng cách, không bị phân biệt đối xử. Người giúp việc nhà ở Việt Nam gọi là ô-sin, danh từ bình dân gọi là đầy tớ, ở Mỹ thì gọi là home maker, ăn mặc rất lịch sự, lái xe đến nhà chủ làm việc trong vài giờ, xong việc thì ung dung lái xe về nhà. Trên đường về có thể họ đi shopping mua sắm, hoặc ghé vào một nhà hàng sang trọng, ăn những món mà họ ưa thích, họ enjoy cuộc đời như bất cứ một người nào khác. Trong khi đó một ô-sin ở Việt Nam thì suốt đời vẫn là ô-sin, nếu không có cơ hội xuất khẩu lao động đi làm ô-sin ở nước ngoài. 


Người viết bài này có điều kiện đi nhiều ở Việt Nam cho nên cũng thấy rất nhiều, nhiều hơn những gì đã diễn ra trước mặt. Ở Nghệ An, Hà Tĩnh quê hương Bác Hồ có nhiều nhà to đẹp, hỏi ra mới biết là gia đình có con em đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài gửi tiền về xây. Ngoài đó người ta vượt biên và đi xuất khẩu lao động nhiều lắm. Còn ở trong Nam, bộ mặt nông thôn cũng thay đổi nhiều. Những căn nhà cây vách ván không còn nữa, thay vào đó là những căn nhà gạch đồ sộ, kiểu cách, được xây bằng tiền do bán đất, bán ruộng mà có. Người nông dân thì biến thành công nhân, ở nhà trọ, làm trong các nhà máy xí nghiệp của người nước ngoài mà đời sống không có gì bảo đảm, bởi vì chính các xí nghiệp này có thể đóng cửa, dời đi bất cứ lúc nào. Cơn đại dịch Covid 19 ở Việt Nam đã cho thấy điều đó.


“Sống ở Mỹ sướng hay Việt Nam sướng?” Đây không phải là vấn đề lý thuyết để bàn cãi, như bàn về chủ nghĩa Cộng sản và chủ nghĩa Tư bản mà là vấn đề thực tế: Thức khuya mới biết đêm dài.  Nếu gạt ra ngoài yếu tố chánh trị nhằm mục đích tuyên truyền, xuyên tạc và làm một sự so sánh toàn diện giữa hai quốc gia thì sự tương phản sẽ nói lên được nhiều điều.

Nếu hiểu chữ sướng như một cảm giác rất chủ quan, tùy sở thích và hoàn cảnh của từng cá nhân như hai bạn DTH, Năm Lúa và một số người thì câu trả lời sẽ khác nhau. Các cán bộ Cộng sản có chức, có quyền, có điều kiện để tham ô nhất định sẽ nói sống ở Việt Nam là sướng vì không cần lao động vất vả mà có nhà “biệt phủ”, tiền gửi ngân hàng tính bằng tỉ đô la. Thành phần gọi là đại gia nhiều tiền, lắm bạc cũng nói sống ở Việt Nam rất sướng theo quan điểm “có tiền mua tiên cũng được”. Một số Việt kiều già, muốn hưởng thụ cuộc sống cuối đời, thích “gặm cỏ non” mà không còn cơ hội ở Mỹ, thường hay về Việt Nam cũng nói sống ở Việt Nam sướng lắm vì ở Việt Nam có nhiều gái đẹp. Một ông Thủ Tướng đã từng quảng cáo như vậy.


Trong lúc đó những Việt kiều sống ở Mỹ lâu năm, đã hiểu nước Mỹ và có quan tâm đến Việt Nam sẽ nói Mỹ là quốc gia đáng sống. Những công dân Việt Nam sống ở Việt Nam nhưng có máu đỏ đen, thích cờ bạc, cần sa, ma túy chắc chắn sẽ nói ở Mỹ sướng hơn vì Mỹ có chủ trương rất thoáng trong vấn đề này, có chế độ, luật lệ rõ ràng chớ không bị cấm đoán và trừng phạt nặng nề như Việt Nam.

Nói gì thì nói, có một sự thật đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ từ 50 năm nay là trên thế giới, trong đó có người Việt Nam vẫn tìm mọi cách vượt biên trái phép để vào nước Mỹ, có năm lên đến hàng triệu người. Ngược lại, chưa có một người Mỹ nào trốn chạy nước Mỹ tìm đến Việt Nam sinh sống. Nếu các lãnh tụ đảng và nhà nước Việt Nam có đủ dũng khí, không ngụy biện quanh co mà nhìn nhận sự thật, lý giải được sự thật  thì lúc đó Việt Nam mới khá lên được.

 

Duy Nhân

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 08/Aug/2024 lúc 2:33pm

Top%2011%20địa%20điểm%20du%20lịch%20nổi%20tiếng%20ở%20Mỹ%20không%20nên%20bỏ%20lỡ


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 08/Aug/2024 lúc 2:39pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 13/Aug/2024 lúc 8:31am

Tiền chung tiền riêng

Ontarios%20wedding%20industry%20is%20swamped,%20but%20is%20a%20full%20recovery%20within%20reach?%20%20|%20CBC%20News

Tôi trăn trở nói với chồng:

– Anh ạ, đêm qua nằm ngủ em chỉ mong mau sáng để lát nữa cho Lily con gái mình những lời khuyên trước khi cưới, bí quyết giữ gìn hạnh phúc gia đình .

Chồng thắc mắc:

– Bà muốn khuyên con gái điều gì? Sức khỏe trước hôn nhân hả? Thời đại này chúng hiểu biết rồi khỏi cần bà nhắc nhở. Không như thời ông bà cha mẹ chúng ta lấy nhau về mới biết người kia vô sinh hay mang mầm bệnh di truyền từ lịch sử sức khỏe gia đình, vô tình làm khổ nhau, làm dang dở đời nhau.

Và chồng nửa đùa nửa thật:

– Bà muốn chỉ cho con gái bí quyết gì? Chắc không là bí quyết làm bếp cho chồng con bữa ăn ngon vì mỗi khi nấu món gì khó bà đều phải xem mấy cái youtube mới xong .

– Anh đoán mò sai bét.

Chồng ngạc nhiên:

– Ủa, vậy đêm qua bà vừa nghĩ ra chuyện gì hay bà không hài lòng thằng rể điều gì? chúng nó yêu nhau sẽ cưới nhau cả hai bên gia đình đều hoan hỉ mà.

– Là chuyện tiền bạc…

Chồng lại nhanh nhẩu hớt ngang:

– Chuyện tiền bạc trước hôn nhân hả, tôi chắc tụi nó cũng trao đổi với nhau rồi, không có vụ cưới nhau về mới phát giác ra chàng hay nàng đang mang nợ và phải gánh nợ cùng đâu. Tụi nhỏ thời nay sòng phẳng lắm, như Dalia con gái anh Hai tôi đó, nó và người yêu cùng học Dược chung trường, dự định ra trường sẽ cưới nhau, Dalia được cha mẹ trả chi phí học hành không phải mượn nợ đồng nào trong khi bạn trai nó mượn nợ gần 2 trăm ngàn. Thế là Dalia chỉ chịu làm đám cưới sau khi người yêu trả hết nợ.

Tôi nghiêm mặt:

– Cũng là tiền bạc nhưng vụ này quan trọng hơn mà em không nhớ ra cho tới tối qua em vào net đọc báo Việt Nam mới giật mình.

– Bài báo nói gì?

– Vợ chồng nên để tiền chung hay tiền riêng?. Theo em người vợ phải thâu tóm toàn bộ tiền bạc trong tay để bảo đảm an toàn hạnh phúc gia đình.


Chồng hiểu ra:

– Nghĩa là chồng đi làm lãnh lương về nộp cho vợ như tôi mấy chục năm nay. Nghĩa là mai mốt tiền lương con rể và con Lily sẽ chuyển thằng vào account chung của hai vợ chồng và người vợ, tức con gái mình sẽ dòm ngó tiền bạc và “quản lý” cách chi tiêu của chồng.

Tôi khen:

– Anh diễn tả chính xác đấy, thời nay em thấy bọn trẻ lấy nhau tiền ai nấy giữ, chỉ “góp gạo nấu cơm chung” giống như 2 người bạn chung nhà, tình cảm sẽ lạt lẽo và không ai có thể kiểm soát người kia dùng tiền riêng vào việc gì? Lỡ chồng… đem tiền cho gái mình cũng không hay.

Chồng gạt đi:

– Bà chỉ lo xa. Chuyện tiền bạc nghĩa lý gì nếu vợ chồng không còn yêu nhau? Vợ nắm tiền bạc trong tay chứ không thể nắm trái tim chồng trong tay nhé.

Tôi cương quyết:

– Vợ nắm giữ tiền bạc là kiểm soát được chồng, đàn ông ra đường không có tiền thì đừng hòng cua gái. Em sẽ chỉ con gái mình rõ điều này.

Tôi than thở tiếp:

– Vợ chồng đã trao cả cuộc đời cho nhau sao tiền bạc… không trao nốt cho nhau nhỉ? Hồi mới đến Mỹ, em đọc mục này mục nọ thấy chồng mua tặng vợ chiếc xe hơi hay chiếc nhẫn kim cương nhân dịp nào đó, người vợ hãnh diện mừng rơn làm em ngạc nhiên, tiền của hai vợ chồng mà bày đặt tặng quà. Hóa ra là tiền riêng, chồng làm ra chồng giữ, vợ làm ra vợ giữ. Em không thích kiểu suy nghĩ này của người phương Tây, cứ như người Á Đông, người Việt Nam mình, tiền vợ chồng làm ra hay chỉ riêng chồng làm ra nhưng của chồng công vợ đều là tài sản chung mới thắm thiết tình.

Chồng cũng than thở:

– Ôi, ngày nay ở Việt Nam vợ chồng tiền chung hay tiền riêng cũng là một vấn đề lớn nói gì phương Tây. Show “Bạn muốn hẹn hò” người dẫn chương trình thường đặt câu hỏi cho các cặp là nếu kết hôn tiền bạc ai giữ.

– Em cũng đọc mục tâm sự, nhiều người chồng người vợ than thở, tiền để riêng, đối phương mang tiền về cho gia đình mình hay tệ hại hơn nữa là bao gái trong khi vợ nhà chắt chiu từng đồng lo cho cuộc sống gia đình.

Chồng bàn luận:

– Nhưng tiền chung cũng có vấn đề, người chồng hay vợ khi cần giúp đỡ thân nhân gia đình bên mình phải e dè lựa lời thông báo với nửa kia, họ lại mặt nặng mày nhẹ. Thế là có mục “quỹ đen” xuất hiện để thoải mái … gởi lén cho phe mình. Khi phát giác ra là cãi cọ, là nghi ngờ lẫn nhau có khi dẫn tới ly dị luôn.

Rồi chồng… ba phải:

– Thôi thì tiền chung, tiền riêng cũng có mặt đúng mặt không. Nhưng bà chỉ ý kiến với Lily thôi nhé, đừng … xúi giục nó, đừng chỉ huy nó, dù sao Lily cũng sinh ra và lớn lên ở Mỹ.

Chồng vào phòng thay quần áo và trở ra:

– Bà đưa tôi vài chục đút túi coi, tôi ra phố uống ly cà phê buổi sáng thứ Bảy.

Tôi đưa tiền cho chồng, anh ta lẩm bẩm:

– Tiền mình làm ra, để chung, vợ “quản lý”, cần gì cũng phải hỏi “nhà băng vợ” như thế này đây. Tự ái lắm chứ.

– Anh vừa nói gì thế?

À … à … tôi nói rằng bà…đáng yêu nhất khi đưa tiền tôi đi uống cà phê.

                                                                             o O o

Chồng vừa đi khỏi thì Lily cũng thức dậy, nàng hớn hở ra phòng ngoài với mẹ:

– Nãy con nằm trong phòng nghe loáng thoáng ba mẹ nói chuyện. Hình như về tiền bạc?

– Con ngồi xuống đây. Người mẹ cần nói chuyện về tiền bạc là con.

Lily ngạc nhiên, lắng nghe tôi hỏi:

– Con với Peter sắp cưới nhau, hai đứa đã bàn bạc gì chưa? Tiền hai đứa có để chung account không?

Lily cười vô tư:

– Trời, vậy mà mẹ quan trọng. Tụi con tiền ai nấy giữ.

Tôi phản đối:

– Không được. Tiền hai vợ chồng là chung và con sẽ dễ dàng “quản lý”. Chồng cần gì hợp lý thì con đồng ý, vô lý thì nhất quyết không, dù nó năn nỉ, dù cãi nhau cũng “không”.

– Như thế sẽ không fair cho Peter mẹ ơi và cãi nhau vợ chồng sẽ mất vui.

– Con à, tiền riêng nếu chồng tiêu xài hoang phí hay… dại gái con sẽ thiệt thòi.

Lily nhún vai:

– Ngược lại con tiêu xài hoang phí hay dại trai thì người chồng cũng thiệt thòi vậy. Tóm lại chưa biết ai thiệt thòi hơn ai nha mẹ.

Tôi cố mang chuyện xưa tích cũ ra giảng giải cho con gái:

– Ở Việt Nam từ thời ông bà cố nội cố ngoại ngày xửa ngày xưa tới giờ hầu hết người vợ tay hòm chìa khóa, “quản lý” tiền bạc cai quản gia đình đâu ra đấy. Mẹ cũng “quản lý” tiền bạc gia đình mình nè.

Nhưng Lily không đồng tình chút nào:

– Con thấy tội nghiệp ba, nãy ba muốn đi uống ly cà phê cũng phải hỏi xin tiền mẹ.

Cô nàng dứt khoát có vẻ không muốn nghe chuyện tiền bạc này nữa:

– Con và Peter sẽ cưới nhau. Chuyện của tụi con mẹ đừng để ý nha. Tụi con lớn rồi biết sẽ sống thế nào.

                                                                              o O o

Tôi đành chịu thua con gái, vì biết sẽ không thể thay đổi được nó. Tháng sau thiệp cưới Lily đã được gởi đi.

Chị Huê hoan hỉ gọi phôn cho tôi nói đã nhận được thiệp mời đám cưới Lily và vợ chồng chị sẽ tham dự đám cưới, vốn là bạn thân nên tôi không ngại tâm sự:

– Huê ơi, con Lily nhà mình lấy Peter vợ chồng mình ưng ý lắm nhưng mình vẫn áy náy một chút…

– Hai đứa cùng ngành nghề, xứng đôi vừa lứa quá mà.

– Thế này, đứa nào cũng kiếm tiền hơn trăm ngàn một năm, nhưng chúng nó tiền ai nấy giữ, mình thấy không yên tâm chút nào.

– Ý bạn muốn vợ chồng nó để chung tiền với nhau, bạn sợ thằng chồng Lily nắm tiền riêng và tiêu xài riêng chứ gì…

– Con Lily cũng thích thế, tiêu xài gì theo ý mình khỏi phải hỏi ý “xin phép” chồng.

Chị Huê bật cười:

– Tưởng gì, con trai mình cũng thế đấy, vợ chồng nó cưới nhau mấy năm nay vẫn vui vẻ yên lành, ngoài những đóng góp chính như mua nhà mua xe và chi phí cho cuộc sống còn lại tiền ai nấy giữ, chúng tin tưởng nhau, không muốn đồng tiền mình làm ra bị người kia “quản lý”. Mục tiêu cuối cùng sau này tiền bạc riêng ấy cũng là lo cho việc chung gia đình con cái.

– Con Lily nhà tôi và con trai bạn đều thực tế theo thời đại này. Thôi, mình chịu thua toàn tập luôn.

Chị Huê khuyên tôi:

– Bạn dẹp áy náy đi. Dù vợ chồng chúng để tiền chung hay tiền riêng, chúng mình cứ cầu chúc các con có cuộc sống gia đình ấm êm hạnh phúc là chúng mình vui rồi nhé.

NTTD

(June 04, 2024)

Montreal phố lên đèn

(Cảm tác tấm hình Montreal về đêm)

Yêu Montreal phố lên đèn

Trong mơ hồ tưởng đêm Sài Gòn

Có người thích đi tìm quá khứ

Trên phố lạ thấy hình ảnh quen.

Yêu Montreal phố lên đèn

Những ô cửa kính sáng bừng lên

Building cao tầng khoe rực rỡ

Nghe gió ru mình kể chuyện đêm.

Hè phố thênh thang chờ bước ta

Montreal hay Sài Gòn xưa

Sự sống khi màn đêm buông xuống

Đêm của tìm nhau của đợi chờ.

Xe cộ chạy trên đại lộ dài

Ai sẽ buồn vui trong đêm này

Vào quán bar làm ly rượu nhé

Đời vẫn đẹp dù trong men cay.

Tiếng nhạc du dương, nhạc không lời

Dư âm quyến rũ những gọi mời

Ai sầu đơn lẻ, ai lãng tử

Mở cửa trái tim mình có đôi.

Yêu Montreal phố lên đèn

Những cửa hàng hào nhoáng đẹp sang

Những con người tìm vui nhân thế

Kề vai dạo bước cùng lang thang.

Đêm Sài Gòn. Đêm Montreal

Rượu cạn, lời buông, sầu chưa tan

Những bước chân vui giờ đã mỏi

Về đi, đường khuya đêm trắng đêm.

Nguyễn Thị Thanh Dương

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 19/Aug/2024 lúc 10:08am

Đừng Nên Giữ Lại 


Nếu bạn là một nhà văn, nhà thơ, hay một người thích sáng tác, tôi xin tặng bạn lời khuyên sau đây của bà Annie Dillard. Bà Dillard là một tác giả nổi tiếng, từng được trúng giải thưởng Pulitzer Prize về văn chương.

"Tôi cũng có biết một chút ít về vấn đề viết văn, và chúng là như vầy: hãy chia sẻ hết tất cả, cho hết, sử dụng hết, tất cả, ngay tức thì, cho hết tất cả ngay bây giờ.  Đừng để dành những gì ta thấy là hay đẹp cho một đoạn khác về sau trong sách, hay dành lại cho một quyển sách khác, hãy chia sẻ nó đi, chia sẻ tất cả, chia sẻ ngay bây giờ. 

Sự thúc đẩy muốn giữ lại một cái gì hay, để dành cho một nơi chốn nào khác tốt hơn, là dấu hiệu báo cho ta hãy đem nó ra chia sẻ ngay bây giờ.  Sẽ có những điều khác khởi lên về sau, những điều hay ho hơn.  Chúng cũng như nước trong giếng, lại sẽ dâng đầy lên từ bên dưới.    

Cũng vậy, ý muốn giữ lại riêng cho mình những gì hay đẹp ta đã học được, không những là ích kỷ và nhỏ nhen, mà còn là tự tiêu diệt nữa. Bất cứ những gì ta không mang ra chia sẻ cởi mở và rộng rãi, ta sẽ đánh mất chúng.  Ta mở chiếc tủ sắt, két bạc của mình ra và chỉ tìm thấy những tro tàn.  Give it all and give it now...”


Bây giờ và ở đây

Tôi nghĩ trong cuộc sống này, có lẽ chúng ta cũng có thể lắng nghe và thử nhìn sâu vào lời chia sẻ ấy, phải không bạn?  Trong đạo Phật, trên con đường tu học có một sự thực tập gọi là hành động chân chánh, samyak-karmānta, wise action. Nó cũng có nghĩa là trong giờ phút này ta chỉ có một việc để làm, một lời để nói, ta chỉ có mỗi bước chân này và con đường mình đang đi... Vì vậy ta hãy thể hiện hành động ấy sao cho chân chánh, cho đẹp và sâu sắc, ngay trong giây phút này.

Mà thật ra, ta cũng đâu thể hành xử theo một cách nào khác hơn được? Và ta cũng không thể để dành nó lại cho một ngày mai nào đó khi trời nắng ấm hơn, hay đợi khi đời bớt chênh vênh hơn, mới làm được! Thật ra bây giờ và ở đây ta bao giờ cũng chỉ có duy nhất một wise action này mà thôi, và nó có thể đơn sơ như là một bước chân, một hơi thở, một tách trà hay một nụ cười. Vấn đề là ta hãy ý thức cho trọn vẹn được việc làm ấy.

    

Mấy tuần trước tôi có dịp về thăm đứa cháu.  Hôm ấy có người viết tặng cho nó câu thư pháp bằng tiếng Anh “Happiness is here and now.” Hạnh phúc là bây giờ và ở đây. Nó hỏi tôi, tại sao đã nói “here” rồi mà còn cần phải có “now” nữa? Ở đây thì chắc chắn phải là bây giờ rồi, chứ còn là khi nào khác nữa đây? Tôi chỉ cười thôi. Không lẽ tôi nói với nó rằng, người lớn chúng ta phức tạp lắm, nên mình phải chế tác ra đủ văn tự, chữ nghĩa để nhắc nhở một điều rất giản dị và hiển nhiên..   

Và sự thật là vậy, ta chỉ có thể buông bỏ những muộn phiền của mình trong giờ phút này, mà không thể là một ngày mai nào khác. Ta chỉ có thể học tha thứ trong khi ta đang ngồi, đứng hay đi ở ngay nơi đây, chứ không thể là một nơi nào khác. Trong giây phút này ta chỉ có một hành động này, và hạnh phúc cũng chỉ có thể có mặt trong giây phút hiện tại mà thôi.


Mặt trăng hôm qua chiếu sáng mặt trăng hôm nay

Bạn biết không, chúng ta ai cũng có một ngày mai để mơ tưởng đến, và những ngày hôm qua để nhớ về.  Nhiều năm trước, trong lần đầu trở về quê hương sau nhiều năm xa, tôi tìm về căn nhà xưa, ngôi trường cũ của mình.  Khi về lại, tôi thấy cảnh vật cũng vẫn không đổi thay mấy, nhưng tôi có cảm nhận dường như mình bây giờ đã khác.  Nhưng thật ra tôi có khác hơn xưa không, hay cũng chỉ là một sự tiếp nối của quá khứ mà thôi?  Bạn nhìn cho kỹ đi, thời gian có trôi qua nhưng thật ra có gì là mất đi chăng!  Nhớ hai câu thơ của Tuệ Trung Thượng Sĩ:

      Tạc dạ nguyệt minh kim dạ nguyệt,

      Tân niên hoa phát cố niên hoa.

      Năm cũ hoa cười hoa năm mới,

      Đêm này nguyệt sáng nguyệt đêm qua.  (Trúc Thiên dịch)

Mặt trăng của đêm hôm qua đang chiếu sáng trong mặt trăng của đêm hôm nay, Hoa năm mới đang bừng dậy trong hoa năm cũ.  Một đêm khuya mùa đông trên con đường về nhà, tôi ngước lên nhìn trăng sáng.  Tôi ý thức được rằng trăng sáng đêm nay cũng là vầng trăng sáng của đêm qua.  Tất cả chỉ là một sự tiếp tục.  Những hạnh phúc của ngày tháng qua cũng vẫn còn đang tiếp tục có mặt trong ngày hôm nay!   

Mặt trăng sáng đêm nay cũng vẫn là cùng một mặt trăng Phật đã ngước nhìn khi ngồi dưới cội bồ đề ngàn năm trước. Bạn hãy nhìn đi, trong giây phút này ta vẫn có đầy đủ hết. Và ý thức đó giúp tôi hiểu rằng, mình vẫn có thể chuyển hóa được tất cả những muộn phiền trong quá khứ.


Như giếng nước trong lành

Tôi thấy trong thời đại ngày nay chúng ta ai cũng biết xây dựng cho tương lai, chăm sóc cho ngày mai của mình, rất hay.  Nhưng ít ai lại có khả năng sống trong giây phút hiện tại.  Nhưng làm sao ta có thể sống trong hiện tại?  Tôi nghĩ có lẽ là như vầy: “hãy chia sẻ hết tất cả, cho hết, sử dụng hết, cho hết tất cả ngay lúc này.  Đừng để dành những gì ta nghĩ là hay là đẹp cho một đoạn khác về sau, hay chờ một nơi nào khác…”

Nhưng xin bạn đừng hiểu lầm rằng tôi nói chúng ta không cần đến ngày mai, cứ buông thả hết và hành xử theo những xúc cảm, hoặc lăng xăng giúp đời theo ý bản ngã của mình! Tôi chỉ muốn nói là trong giây phút này ta chỉ có một việc đang làm mà thôi, một chỗ đang ngồi, một nơi đang đứng, một bước đang đi, hay là một nụ cười, một niềm vui cho nhau. Tôi nghĩ, khi ta hoàn toàn có mặt với việc làm ấy, bất cứ đó là việc gì, với một tâm sáng suốt và trong lành, là ta đang "chia sẻ hết, cho hết và sử dụng hết tất cả..."

  

Theo tôi thì một hành động trong lành là một việc làm mang lại sự tự do, tình thương và hạnh phúc, cho mình và người chung quanh.  Đó có thể là một hơi thở có ý thức, một bước đi thong thả, một sự buông xả, một lời thương yêu, hay một sự thinh lặng, để giúp cuộc đời này được trở lại hồn nhiên hơn, bớt đi những khổ đau không cần thiết…  Và với những việc làm trong lành ấy, bạn cũng đừng chờ đợi hay để dành nó lại cho một khi nào khác hơn, mà hãy give it all and give it now.  Và tôi biết rằng, như một giếng nước trong sâu, nhờ biết cho đi những gì trong sáng và hay đẹp mà chúng ta lại có được nhiều thêm hơn…


Nguyễn Duy Nhiên




Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 20/Aug/2024 lúc 7:45am

Bên Lề Một Chuyến Tây Du

Hình minh họa 

 

Đi. Như một tiếng gọi bí mật thôi thúc trong lòng những kẻ có chút tâm hồn lãng mạn. Vã lại, nếu không đi khi còn khỏe mạnh, mai mốt già yếu, chống gậy thở phì phò, thì có đi cũng hoa mắt chẳng thấy gì. Những năm trước, chúng tôi nhịn đi nghỉ hè để tiền giúp đỡ những bà con bạn bè nghèo khó, khốn khổ nơi quê nhà.


Cứ nghĩ một lần đi chơi của mình có thể giúp đỡ nhiều gia đình bên nhà sống trong một năm. Thế rồi chùn chân, và như kẻ hà tiện, không đi đâu cả. Nhưng năm ngoái, bà xã tôi gởi cho một người bà con hai trăm đô-la, thì nghe họ nhắn: “Ngày trước mới quý, chứ bây giờ thì có đáng gì”. Chúng tôi cảm thấy mình “quê một cục”, và nghĩ giá như có ai đó nổi hứng lên, cho mình chừng vài chục đô la thì cũng mừng hết lớn. Nhân một anh bạn bị tai nạn tật nguyền khuyến khích rằng, nếu có dịp thì nên đi ngay, đừng chần chờ, vì biết đâu một ngày kia không còn đi được nữa thì tiếc mãi, như trường hợp của anh. Bây giờ là công dân Mỹ, có tự do, muốn đi đâu cũng được, không hành xử cái quyền lợi đó, thì uổng lắm. Làm dân các xứ khác, có tiền muốn đi, nhà nước cũng không cho đi.


Đi du lịch, thì bà xã tôi vì chìu chồng mà cắn răng theo, chứ chẳng hứng thú gì. Vì theo bà, nước Mỹ là nơi có đủ phong cảnh đẹp, có đủ tiện nghi, giá cả lại rẻ, mà chưa đi hết, còn đòi đi xa làm chi, cho tốn tiền, mệt nhọc, lo lắng và đủ thứ bất tiện.

Vã lại, thiên hạ đồn rằng, Âu châu là một nơi đắt đỏ khủng khiếp, ăn một miếng bánh mì kẹp nhỏ bằng lòng bàn tay cũng sáu hay bảy đô, ăn một bữa cơm tiệm cho đàng hoàng thì cũng mất từ năm mươi đến tám mươi đô (lời một chị dạy Gia long cũ), tô phở bé tí teo chưa thấm miệng mà cũng bảy đô. Uống một ly nước lạnh thì cũng chém năm đô.

Thức ăn bên đó quý lắm, bà con có đãi ăn, thì cũng là một hy sinh lớn lao đối với họ. Cả áo quần, dịch vụ, cái gì cũng rất đắt, đụng đến là phỏng tay. Thêm vào đó, thì tiện nghi rất thiếu thốn, khách sạn có thể phải dùng phòng tắm chung, nhà tiêu tập thể, và nhà tiêu thì không có giấy lót bàn cầu, không có giấy lau khi vệ sinh xong. Nơi công cộng không có nhà vệ sinh, có bà đã cuống cuồng ôm bụng chạy quanh, không biết xả vào đâu. Tiệm ăn thì đóng cửa buổi trưa cho đến năm hay sáu giờ chiều mới mở .


Lại nữa, trộm cắp cướp giựt như rươi, hở một chút là bị móc túi, bị giựt xách tay, bị rạch áo quần. Có kẽ gian ăn mặc sang trọng giả vờ ngã vào bộ hành, tưởng người ta mắc bệnh bất thần , vội đưa tay ra đỡ, sau đó, thì cái túi xách không cánh mà bay, cái ví cũng không còn, mất luôn tiền bạc lẫn thẻ chiếu khán thông hành. Có người đã dấu kín tiền vào bên trong áo, mà mất khi nào không biết. Người ta đồn rằng, có những cô gái rất xinh đẹp, ngực nở, hở hang, đến hỏi han cọ quẹt làm tâm thần nạn nhân mê man, rồi đồng bọn nhẹ nhàng móc hết ví tiền khi nào không hay, khi tỉnh giấc dê thì than trời không thấu. Có người còn bảo là con nít được tổ chức hàng hai trăm em, ào ra vây kín du khách và dựt ví tiền chuyền cho nhau, cảnh sát cũng đành chịu thua. Vợ tôi than, không biết vui chi mà đến những nơi ghê gớm như vậy?


Biết người biết ta thì đâu có ngán chi ai. Nhóm chúng tôi ba gia đình, gồm tám người, cùng mua chuyến đi của hãng du lịch Trafalgar. Ông anh bà con chuẩn bị kỹ nhất. Mang theo đủ thứ thức ăn như mì gói, cháo khô, cơm sấy, thịt chà bông, cá hộp, patê hộp, xúc xích, giò chả, bánh khô, thức uống khô đóng gói, ớt, tiêu, muối, xì dầu, chén bát nhựa, dao, thớt, máy đổi điện thế, lò nấu bằng điện, lò nấu bằng đèn. Anh bảo rằng có thể sống sót trong vòng một tháng mà không cần nguồn tiếp tế nào. Anh lại mang thêm cả chục cuộn giấy đi cầu, giấy lót bàn cầu, khăn khô, khăn hộp ướt, dầu nóng, thuốc đau đầu, thuốc đau bụng, thuốc nhỏ mắt, xà phòng, bàn ủi điện, đèn bấm, áo quần đủ các loại, khi cần có thể giặt ngay. Lại may thêm đủ thứ, túi ngoài, túi trong, máy báo động khi bị móc túi, dây nhợ, máy thu hình video, máy chụp hình, gối đỡ đầu khi ngồi ngủ trên máy bay, chất đầy trong vali và túi riêng.


Phần vợ chồng tôi, thì cũng lo lắm, bà xã tôi mua hai cân thịt chà bông, mấy hộp cá, mấy hộp patê gan, bánh mì khô, bơ mặn Pháp, bánh bích quy mặn, cháo khô, mì gói và vài thức ăn khác. Thấy vậy, có người hỏi đùa là sao không may ruột tượng đựng gạo , mang chéo qua vai như cán binh Cọng Sản sinh bắc tử nam xâm nhập Trường Sơn? Tôi còn tập ăn bánh mì với patê gan và bơ mặn Pháp, để làm quen cho khỏi bỡ ngỡ vì mười mấy năm nay tuy gần bơ sữa, nhưng cứ đều đều ngày hai bữa cơm của vợ, không biết đến bơ sữa là gì.


Để chống trộm cắp, tôi mua áo khoác gió, có túi trong, túi ngoài, túi bí mật. Vợ tôi còn may thêm mấy cái túi có dây khóa bên trong áo. Mua thêm túi đeo ngang qua nách như FBI mang súng, mua thêm túi mang vào bắp chân, để dấu tiền, dấu giấy tờ quan trọng. Cái túi đeo vào bắp chân thì phải thực tập, mang cho quen. Nhưng khi tập mang, cảm thấy vừa nóng, vừa ngứa ngáy, không chịu nỗi, đành phải bỏ đi. Bạn tôi mua thêm cái nịt hai lớp để dấu tiền vào đó, dấu thêm tiền vào đế giày, chẳng khác nào thời cũ đi vượt biên. Trong va-li, tôi nhét thêm ít tiền, đề phòng khi bất trắc. Sao chụp các thứ thẻ như thẻ tín dụng, thẻ ngân hàng, bằng lái xe, ra làm nhiều bản, nhờ bạn bè giữ để phòng khi cần mà biết số, biết nơi, mà kêu điện thoại.


Sai lầm đầu tiên là chúng tôi không chọn phi trường lớn để bay thẳng qua London cho đỡ mệt. Chúng tôi tưởng phi trường nhỏ ít xe cộ, khỏe hơn. Nhưng lại phải bay vòng xuống Dallas, Texas, chuyển máy bay lên New York, rồi chuyển một lần nữa đi London. Vì chuyển máy bay nên vất vả, vì nếu chậm chân thì trể chuyến bay, đôi lúc phải chờ chuyến bay dài cổ ra. Chỉ mới đến thấu New York thôi, đã mệt phờ, tôi nghĩ nếu thêm vài ba tuổi già nữa, thì e không đi nổi. May mà đi lần này. Nhưng khi ngồi trên máy bay lớn băng Đại Tây Dương, thì tôi thấy khỏe lại,máy bay êm như ngồi trong phòng tại sở. Tạm thời, tôi ngủ lơ mơ dưỡng sức theo lời khuyên của bà bán vé tại công ty du lịch.


Đến phi trường quốc tế London, hành khách ngạc nhiên khi phải xuống máy bay, đi xe bus vào cửa quan thuế, không phải chui vào ống hành lang trực tiếp từ máy bay ra trạm kiểm soát. Luýnh quýnh xếp hàng, đuôi dài như trò chơi rồng rồng rắn rắn, cái đuôi gập khúc năm sáu quãng. Chờ mãi cũng tới phiên trình thẻ thông hành, rồi đi tìm hành lý. Tìm mãi không có, chạy quanh hết quầy nầy qua quầy khác, bốn người chia nhau đi tìm. Thì ra hãng hàng không đã đem hành lý về quầy, vì không chờ được những người khách qua ngõ thuế quan chậm chạp .


Theo cẩm nang chỉ dẫn của hãng du lịch, chúng tôi đi dần ra chờ đại diện hãng đón, ngóng hoài mà chẳng thấy ai, trong lúc đó, thiên hạ đi đón người quen dong bảng tên cả trăm cái. Chờ mãi không được, tôi dong cái bảng có tên hãng du lịch vẫy trên không, một lúc sau, có người chỉ cho tôi cái quầy của hãng du lịch. Tôi đưa giấy tờ ra, họ chỉ cho tôi cách đi xe về khách sạn.

Cái cảm tưởng đầu tiên của tôi với London và với nước Anh là sự cổ kính, xưa. Mấy ông cảnh sát vẫn đội nón như mũ đồng, sùm sụp, giống như hình vẽ trong sách Anh văn mà tôi thấy thời trung học bốn năm chục năm trước . Xe taxi với hình dáng cổ lỗ từ thời xe mới ra lò, tôi chợt nhớ đến các chiếc xe “lô” chạy đường Sàigòn Đàlạt thời tôi còn mũi nước lòng thòng. Nhà cửa, kiến trúc cũng cũ kỹ, màu gạch xám rêu phong, mái lợp đá chẻ màu xám. Phi trường xe cộ kẹt cứng, xe chạy bên trái, tài xế ủi đại xe tới, nhiều lúc tưởng tài xế đang say rượu. Hành khách thót lên nhiều lần vì tưởng tai nạn sắp xảy ra. Chiếc xe như một con ngựa sút cương, chạy một cách hoang dại trên đường phố đông đảo, nhiều lúc qua khúc quành, cán luôn lên lề đường của bộ hành. Không trách chi anh bạn tôi ở London đã sáu năm, vẫn chưa có bằng lái xe. Anh nói rằng, lấy cái bằng lái xe còn khó hơn lấy bằng tiến sĩ.


Vào khách sạn, chúng tôi kiểm soát ngay và ngạc nhiên thấy có phòng tắm riêng, phòng tiêu tiểu riêng, trắng tinh, sạch sẽ, và đủ giấy vệ sinh, đủ khăn lau, không thua gì một khách sạn hạng khá tại Mỹ. Mền chiếu cũng trắng sáng, đàng hoàng, không như lời đồn đãi của những người đi trước. Tắm rữa xong, thì chuông điện thoại reo, một người bạn tôi đang ở London đến đón chúng tôi đi xem phong cảnh.

Vợ chồng anh bạn dẫn chúng tôi xuống xe điện ngầm, đi về phố chính. Đi thăm phố dành cho du khách . Ở đây, có nhiều ban nhạc tấu kèn, đánh nhạc, du khách tập nập đứng lại nghe, ném tiền vào nón. Tôi thấy tiệm Tàu, giá thức ăn cũng không lấy gì làm đắt như thiên hạ đồn, trung bình một món ăn cũng khoảng mười đồng Mỹ kim. Một con gà xì dầu khoảng hai mươi đồng. Giá cả gần gấp đôi giá món ăn tại Mỹ. Nhưng không biết khối lượng nhiều hay ít. Chúng tôi bảo nhau rằng với giá đó, thì cần chi mang theo các thứ thức ăn lỉnh kỉnh cho mệt?


Rồi chúng tôi đi thăm các công viên nỗi tiếng mà chim bồ câu bay rợp, đậu lên tay du khách đòi ăn. Đi thăm các dinh thự hoàng gia Anh quốc, thấy mấy ông lính gác nghiêm nghị trong lễ phục xanh đỏ như các anh hề. Hai anh lính cỡi ngựa trong thế nghiêm không nhúc nhích, mùi phân và nước tiểu ngựa xông lên khai nồng nặc, dưới chân hai con ngựa là bết bát bầy nhầy phân trộn nước tiểu. Tội nghiệp cho hai chàng lính trẻ mặt mày sáng sủa, đẹp như tài tử chiếu bóng.

Du khách muốn chụp hình với kỵ sĩ cứ la toáng lên, hối người chụp bấm mau vì không chịu nỗi mùi khai nồng. Điện Buckingham, Đồng hồ Big Bell, Cầu Tháp , sông Thame, những danh từ riêng thường nghe từ thuỡ mới bập bẹ học Anh văn, nay lại thấy tận mắt. Khi vào công viên, anh bạn khát nước mua một cây kem, cùng cỡ với cây kem nhỏ ở Mỹ, bị chém mất khoảng năm đô, nếu tính theo tiền Mỹ. Bây giờ tôi mới thấy cái đắt đỏ, nhưng chỉ một lần đó thôi. Ngoài ra, giá cả thức ăn trong tiệm thì cũng không đến nỗi nào.


Chúng tôi đi chơi, ban đầu ôm khư khư lấy ví tiền và thẻ thông hành, nhìn ai cũng thấy họ có vẻ gian xảo, như sắp cướp giật đến nơi, đi một hồi, không thấy cướp bóc, móc túi gì cả, mới thôi kè kè ôm túi áo, thấy mình thong thả hơn, nhưng cũng không quên đề phòng tối đa. Trên đường phố, nhìn qua thì đoán được ai là du khách, ai là dân địa phương. Dân địa phương thì ăn mặc lịch sự đúng phép, áo vét, giày da, thắt cà vạt, còn du khách thì ăm mặc lè phè, đi giầy vải. Nhà cửa thì hình như đa số dân chúng ở chung cư, những căn nhà năm bảy từng có nhiều ô cửa sổ và trên nóc lố nhố nhiều ống khói.


Tất cả ba mươi hai du khách đến từ Mỹ, Canada, Nam Phi, Ấn Độ, New Zeland, Úc châu, Mã Lai, Puerto Rico , được lên một xe buýt dài, cao, ghế ngồi thoải mái, có máy lạnh, chạy thẳng từ London đến eo biển Manche, để đi qua Pháp bằng phà.

Tàu phà rộng rãi, sạch sẽ, tiện nghi, có cả chợ tạp hóa lớn, nhiều quán ăn, uống. Khách qua phà được phát một cái phiếu để mua hàng hóa miễn thuế quan với số lượng giới hạn, như bia, rượu, thuốc lá, áo quần, thức uống, vật dụng. Bởi vậy nên thấy nhiều người lè kè ôm cả két bia tổ bố trên tàu phà. Hành khách qua phà đông đảo, rộn rịp. Phà đi qua biển Manche mất hơn một giờ, trời nắng, gió mát lồng lộng. Bên bờ phía nước Anh, nhiều núi đá sát bờ bị cắt thẳng đứng. Có lẽ kỹ nghệ khai thác đá cắt dần, không biết thời thế chiến thứ hai, những bờ nầy có giúp ích chi cho Anh quốc chận đứng hãi quân Đức xâm nhập không. Không biết trận hỏa công mà quân Anh đổ dầu xuống biển, đốt cháy ngăn chận địch có phải ở vùng nầy không.


Qua địa phận Pháp thì đổi xe và đổi tài xế, vì cách lái bên trái, bên mặt khác nhau. Xe băng qua Pháp để vào đất Bỉ ( Belgium), đến ngay thủ đô Brussels. Xe qua một phố hẹp, bỗng du khách trong xe nhốn nháo vì thấy trong các nhà bên đường, các cô gái ăn mặc hở hang, rất ít vải che thân theo lối nhà nghèo, có cô chỉ mang sợi dây vòng qua khe mông mà thôi, ngực để thổn thện, mặt mày son phấn bê bết. Suốt một con đường dài, nhà nào cũng có vài ba cô đứng ngồi ra vẻ nhàn cư lắm. Có cô, tuổi tác cũng trên năm mươi, đáng tuổi bà ngoại bà nội, mà vẫn ưa trưng bày cái thân thể đã nhão nhẹt, nhăn nheo.

Chắc có lẽ để phục vụ các cụ cố thích đồ cổ. Nhiều tiếng đùa: “Lái xe chậm lại bác tài ơi”, “Đi lại một vòng nữa đi”. Các bà trên xe, thấy vui cũng cười dễ dãi khi thấy mấy ông chồng cười đùa huyên náo.


Thành phố cổ Brussels có nhiều đền đài kiến trúc vô cùng mỹ thuật được xây từ nhiều thế kỹ trước, đường lát đá , nhà cửa xây cất hoa văn tỉ mỷ. Có quãng trường Grand Palace, xây dựng từ thế kỹ thứ 12 và 17, được vây quanh bốn bề bằng những kiến trúc đẹp mắt, mà văn hào Victor Hugo đã gọi là công trường đẹp nhất thế giới.

Có lẽ thời nay không ai xây cất được như vậy nữa. Ban đêm, nơi nầy được chiếu sáng bằng những đèn màu từ từng trệt lên đến chóp đỉnh, đèn chớp tắt từng vùng theo điệu nhạc vang động cả công trường. Hàng ngàn người đi chơi thưởng ngoạn nhạc và đèn màu. Chung quanh công trường, bàn ghế của các quán ăn bày la liệt mà thực khách ngồi chen chúc, họ ăn, uống, nô đùa, chuyện trò trong ánh đèn đêm.

Cả một vùng rộng lớn, các con đường lát đá dẫn đến quanh công trường, là quán ăn mà bàn ghế bày chật lối đi của bộ hành, nhiều đường cấm xe đi, vì khách ăn uống ngồi lan ra đường đông đảo. Nếu đem tất cả quán ăn vỉa hè của Sài gòn cũ gom lại thì e cũng chỉ gần bằng một phần tư của các quán trong khu nầy.

Có người hỏi, ngày thường mà ăn nhậu, chơi khuya đông đảo như thế nầy, thì sức đâu mà ngày hôm sau vào sở? Đó là câu hỏi của những người du khách Mỹ. Chắc dân địa phương thì chẳng có thắc mắc gì. Anh bạn tôi kết luận, ham chơi thế nầy thì làm sao mà giàu được, ở Mỹ thì lo làm giờ phụ trội ( OT) bở hơi tai, dân bên nầy chắc chẳng có cái màn làm một ngày mười giờ, mười hai giờ. Bây giờ thì tôi không còn thắc mắc tại sao một anh bạn Việt Nam du học tại Bỉ quốc, qua Mỹ ở vài năm, thấy đời sống buồn tẻ, vô vị quá, quay lại Bỉ, dù không có công ăn việc làm tốt.


Đời sống vui như thế nầy, trách chi khi vua Bỉ già chết, nhường ngôi cho con, ông con nhất định không nhận, tội chi làm vua để bị lễ nghi bó buộc, không la cà uống rượu, ăn hàng ngoài đường, và đi chơi đêm mà chẳng ai dèm pha phê bình. Hoàng gia phải đi tìm người em gái của vua đem lên thay thế. Không biết có phải vì bà ham quyền lực, hay là bà không thiết đến cái phóng túng của bậc dân giả mà chịu nhận nối nghiệp vua anh. Bây giờ bà hoàng cũng già sắp chết, mà người được chỉ định để nối ngôi cũng lắc đầu “em chả”.


Lạ quá, làm vua mà không ai ham. Cái ngai vàng nầy mà chuyển qua cho dân Á Châu, thì có khối máu chảy vì tranh dành. Tôi bảo với anh bạn, nếu không ai nhận , thì tôi sẽ hy sinh nhận làm vua cho, tôi sẽ phong cho anh bạn làm thừa tướng, và phong cho tất cả dân Việt Nam tị nạn tại Bỉ chức quận công, bá tước , tha hồ mà nở mày nở mặt với thiên hạ.

Tại Brussels, khi đứng trên lầu khách sạn, tôi thấy có hai tiệm ăn Việt Nam bên kia đường , mừng quá, tôi định buổi tối xuống ăn cơm Việt tại Bĩ quốc, xem có khác gì không. Khi đến tiệm, thì thấy cả hai đều sạt nghiệp, đóng cửa, có bảng ghi bán tiệm. Tôi chuồi vào cửa mấy tờ tuần báo biếu bằng chữ Việt tại vùng Vịnh San Francisco, mà chị bạn tôi vô tình mang theo trong cái xách tay khi ngồi tại phi trường. Tôi ghi lên bìa: “Đồng hương đi qua đây, biếu chủ quán đọc chơi“. Chắc mấy người nầy thích thú lắm. Ở cái xứ vắng vẻ nầy, mà có tờ báo chữ Việt, thì không có gì vui hơn.


Ngủ một đêm tại Brussels, hôm sau chúng tôi lên đường sớm đi Luxembourg. Trên đường đi, tôi thấy nhiều đồng ruộng, trang trại chăn nuôi và rừng phong ở chân trời. Hình như dân chúng sống nhờ nông nghiệp nhiều hơn kỹ nghệ. Khi đi ngang qua Waterloo, tôi tưởng như còn nghe tiếng quân reo, ngựa hí, tiếng gươm đao san sát, và đại quân của Anh Quốc tử chiến với đoàn quân của Napoleon. Hai bên đang chiến đấu nghiêng ngửa, long trời lở đất , thì liên quân Phổ phục kích trong rừng phong tràn ra, làm thế trận xoay chiều, quân Pháp co cụm lại, xác chết ngổn ngang. Hoàng đế Napoleon thất thế, đứng bơ vơ giữa đám tàm quân, thây người chất chồng như cỏ dại, mặt mày ông phờ phạc. Tan tành tham vọng, và chịu bị bắt đi đày cho đến chết. Tôi ít có cảm tình với những thứ anh hùng, đại đế với tham vọng điên cuồng, họ sung sướng trên nỗi đau thương khổ cực của dân bại trận và lạnh lùng trước xương máu của chiến sĩ thuộc quyền.


Đến Luxembourg vào buổi sáng, xe đổ chúng tôi bên công viên Luxembourg, vườn cây xanh ngắt nằm dưới thung lũng sâu, có hoa cỏ muôn màu, như vườn thượng uyển. Có cầu móng vòm cao ngút. Băng qua bên kia đường là phố, có rất nhiều quán xá ngoài trời, khách đông đúc tấp nập. Tôi lần theo tiếng nhạc đi đến một sân rộng, trên sân có khoảng hai chục cặp nam nữ ăn mặc theo lối xưa, đang nắm tay, sắp hàng nhảy múa theo nhịp điệu của một ban nhạc sống. Đàn ông, đàn bà, ăn mặc rất đẹp, sặc sỡ, áo trắng tay phùng, áo chẻn xanh, lưng thắt bản rộng màu đỏ, chân bó ghệt xanh, nhảy múa nhanh nhẹn, tuổi tác của họ từ mười tám đến trên sáu mươi. Những nhịp chân yêu đời, vui sướng trong một xứ thanh bình, thịnh vượng. Hạnh phúc sáng ngời tỏa trên từng khuôn mặt họ.


Hôm nay là thứ ba trong tuần, tôi thắc mắc, sao họ có thể rảnh rỗi trong giờ nầy mà đàn ca múa hát tập thể ? Hay những người nầy làm việc ca đêm chăng? Tôi cảm thấy như mình sống trong phim ảnh, một ngày vui, lạc chân vào chốn thần tiên. Các cửa hàng đông đảo khách ngồi ăn uống. Tại sao họ ăn uống vào giờ nầy nhỉ ? Ăn sáng thì quá trễ, ăn trưa thì quá sớm. Tôi mua được một ổ bánh mì dòn dài, dồn thịt nguội, để dành ăn trưa cho bốn người. Kể cũng lạ, một xứ bé tí xíu, mà thanh bình, sung sướng, đẹp đẽ, dân chúng vui tươi hạnh phúc.


Buổi chiều, xe băng về Thụy sĩ, xa xa bóng núi Alps chập chùng, xe đến thành phố Lucern vào khi nắng xiên khoang chiếu trên hồ xanh ngắt. Thụy sĩ là xứ nổi tiếng kỹ nghệ đồng hồ, và là xứ được thực sự hưởng trung lập qua bao cuộc chiến tranh nóng, lạnh giữa đông và tây.

Chiều tà, bóng nắng, bóng núi , bóng hồ lồng vào nhau trong hương hè ấm áp. Hồ rộng, sạch sẽ, để tiết ra cái văn minh giàu có của một xã hội mà lực lượng trí thức đông đảo, không xứ nào có tỷ lệ cao bằng, và nơi mà các tỷ phú trên thế giới đến mua nhà cư ngụ tìm an lành tự do, và họ đổi lại bằng cách trả giá cao cho sinh hoạt xã hội. Hồ xanh ngắt, nước trong sạch sẽ, chúng tôi tìm được một hình ảnh quê hương, có cây cầu dài lợp ngói, như “Cầu Ngói Thanh Toàn”. Cây cầu nầy rộng rãi, dành cho khách bộ hành, giữa cầu phình ra, có nhà hàng buôn bán, ăn uống. Khách du đi lại trên cầu, dừng lại ngồi uống ly cà phê, thưởng thức gió mát mơn man trên da thịt.


Khách sạn chúng tôi ở nằm bên hồ, phong ngủ, phòng tắm, sáng sủa, sạch sẽ, sang trọng hơn khách sạn bên Anh và Bỉ nhiều phần. Phòng có ban công ngồi nhìn ra hồ, bên đưới là quán ăn, đặt bàn và dù che trên sân rộng. Ban đêm, chúng tôi ra ban công ngồi thưởng trăng sáng vằng vặc chiếu trên hồ, và bóng núi bên kia có ánh đèn nhấp nháy. Trăng sáng, khí trời mát dịu, lòng người sảng khoái lâng lâng.


Sáng hôm sau chúng tôi dậy sớm đi dạo bờ hồ, con đường ven hồ lát đá sạch và mát. Chúng tôi bắt xe buýt đi, dù không biết tiếng Thụy sĩ, anh bạn tôi cũng đọc và hiểu được chỉ dẩn trên vé xe: “Vé có giá trị trong hai giờ, không có giá trị để đi qua vùng khác”. Anh dịch thêm một tờ quảng cáo khác, và kết luận: “Tiếng Thụy sĩ dễ ợt, cứ viết tiếng Pháp pha tiếng Anh, viết sai bét sai be, thành ra tiếng Thụy sĩ”. Tôi giật tờ quảng cáo trên tay bạn mà đọc, thì thấy nhận xét của anh bạn không sai chút nào. Con đường từ Thụy sĩ qua Ý là vùng núi non, dân cư sống thưa thớt trong các thung lũng, sườn núi. Đúng như câu thơ của người xưa: “Bồng bế nhau lên chúng ở non”. Nhiều nơi không thấy có đường từ nhà dẫn ra lộ chính. Đi tị nạn mà được đến những vùng nầy thì có buồn mà thối ruột. Nhất là những ngày đông giá, tuyết chất chồng cao ngất.


Qua hơn tám mươi cái hầm xuyên núi thì đến thành phố Venice của Ý quốc (Italy) vào buổi chiều, sau khi nghỉ ngơi vài mươi phút, hướng dẫn viên du lịch đem chúng tôi đi chơi kinh “Tàu Hủ”. Những con kinh hẹp, nhỏ chằng chịt, mà hai bên là nhà lầu gạch cao nhiều từng, để lòi móng rêu phong tiếp xúc với nước đục xanh lờ nhờ. Mỗi thuyền chở năm sáu du khách, có người chèo, đi thành đoàn. Chiếc thuyền trung ương chở thêm hai nhạc sĩ kéo phong cầm và một nam ca sĩ mà giọng hát trầm âm vang, vọng lớn giữa hai bức tường cao dọc theo kinh làm tiếng ca thêm khuếch đại . Họ ca hững bài quen thuộc của Âu châu mà dường như ai cũng biết, như “Trở về mái nhà xưa, Hãy hôn tôi thật nhiều, Orpheu Negro…”


Khách du trên thuyền ca theo và vỗ tay làm nhịp. Nhiều người trên bờ kinh dừng lại vẫy tay chào. Khung cảnh thơ mộng, hữu tình, vợ tôi nói rằng mới đi thuyền lần đầu mà có cảm giác quen thuộc, như đã đi qua đây nhiều lần. Tôi cũng có cái cảm giác đó. Có lẽ qua phim James Bond, qua hình ảnh trong sách, trên truyền hình mà chúng tôi có cái cảm giác đó. Hướng dẫn viên cho biết thành phố nầy cất trên biển, vùng đất lầy, móng nhà được đóng cây lèn đất cho chặt như bên Việt Nam mình đóng cừ tràm, cừ gốc tre. Mỗi năm nhà lún xuống sáu li. Nghĩa là mấy trăm năm qua, đã lún xuống vài thước.


Tiền nhân của dân vùng nầy, vì không sống chung nỗi với bọn Rợ xâm chiếm, cho nên kéo nhau qua đây lập cư. Tiếng Rợ ở đây là dịch theo chữ “Barbare” của hướng dẫn viên. Không biết để ám chỉ đế quốc Thổ nhĩ Kỳ, hay đế quốc Mông Cổ. Có lẽ sau nầy, trong gia phả của nhiều gia đình Việt Nam tị nạn, cũng ghi tương tự rằng, tổ tiên không sống chung nỗi với Rợ Cọng Sản, nên vượt biển ra đi.


Thấy một du khách Đại Hàn, tôi hỏi ông phải trả bao nhiêu để đi thuyền trên kinh nầy, ông nói là năm mươi lăm đồng Mỹ kim. Tôi cho ông biết, tôi chỉ trả có ba mươi mốt đồng mà thôi, hướng dẫn viên du lịch của nhóm ông chạy đến nói rằng: “Giá vé mỗi xứ mỗi khác nhau, không thể so sánh được”. Tôi cười vui vẽ đáp: “Đúng, chúng tôi người Mỹ nghèo, nên chỉ trả ba mươi mốt đô, còn người Đại Hàn giàu hơn, thì phải trả năm lăm đô, không có chi ngạc nhiên cả”. Mấy ông du khách Đại Hàn cười hăng hắc.


Ngày hôm sau, chúng tôi được đi chơi trong thành phố Venice nguyên một ngày, đi dạo trong các khu chật hẹp như khu bàn cờ ở Sàigòn, có quán xá san sát, đường lát đá tảng nhỏ, sông rạch chằng chịt, du khách tấp nập, thuyền bè rộn ràng. Khách năm châu tấp nập đổ về. Tại Venice, nhà thờ xây cất khắp nơi, nhà thờ nào cũng lớn, vĩ đại, kiến trúc cầu kỳ, điêu khắc tỉ mỷ rất công phu.


Ngày hôm sau chúng tôi đến La Mã, xe chở chúng tôi chạy quanh thành phố, hướng dẫn viên chỉ cho chúng tôi những di tích danh tiếng. Hôm nay, chúng tôi được đi ăn tối do cơ quan du lịch đãi. Quán ăn lớn, chúng tôi được dọn riêng một góc vườn, hai nhóm du lịch ăn chung, có nhạc sĩ đàn đương cầm và hát. Người nhạc sĩ chừng trên dưới năm mươi tuổi, chăm chú đàn hát, trên bàn có cái lọ thủy tinh đựng tiền thưởng. Bạn tôi nhét một ngàn đồng Ý vào lọ và nói với tôi: “Mình chơi sang, cho nhạc sĩ một ngàn đồng, nói ra không ai tin đâu”.


Nghe thì khiếp, nhưng thực ra không phải vậy, vì khi tôi đi vào cầu tiểu, thì thấy bạc ngàn chồng chất trong cái rổ trước cửa nhà cầu. Tôi cũng vội vã móc túi, bỏ ra một ngàn đồng. Nghĩ cũng hơi tục, mình vào nhà hàng ăn phải trả tiền, mà còn phải trả thêm tiền đi tiểu. Bà xã tôi nói đùa, lương mỗi tháng chúng mình e chưa đủ để trả tiền đi tiểu, đi tiêu trong một ngày.

Tôi thì cảm thấy buồn khi thấy số tiền trong cái rổ trước cầu tiêu nhiều hơn vài chục lần số tiền trong cái bình thủy tinh của nhạc sĩ. Công khó biết bao nhiêu để luyện nên tiếng dương cầm du dương đó, và phải là thiên phú mới có được lời ca trầm ấm kia. Thực khách có thể quên tiền thưởng cho nhạc sĩ, nhưng không dám không trả tiền nhà vệ sinh. Một bên là nhu cầu tối cần, một bên là nghệ thuật. Ở Ý, khi dùng nhà vệ sinh, phải trả tiền từ năm trăm đến một ngàn đồng (Khoảng 35 xu đến 70 xu Mỹ). Ban đầu thì tôi thấy hơi kỳ, nhưng khi nghĩ kỹ lại, thì thấy công bằng, có thế nhà vệ sinh mới được chăm sóc và tiện nghi hơn. Thà mất tiền, nhưng có nơi để tiêu tiểu, còn hơn là phải ôm bụng hốt hoảng chạy quanh.


Bữa ăn chiều dọn ra, đầu tiên là một dĩa chiên, có cà tím, ớt bị, dưa leo, và các thứ quả khác, chiên dầu, có nhiều gia vị, ăn rất ngon miệng. Tôi tưởng chỉ có thế thôi, rán ăn cho sạch dĩa. Món thứ hai lại được bưng ra, dĩa mì Ý nấu chay, không có bóng dáng thịt thà chi cả, chúng tôi cũng rán nuốt hết, cũng ngon chứ không đến nỗi nào. Cũng tưởng thế là hết, nhưng một dĩa nữa bưng ra, cũng mì sợi, nhưng loại dẹp và màu xanh lá chuối, cũng chẳng nấu với thịt thà chi cả. Nhưng cũng ngon, và chúng tôi quất sạch. Anh bạn tôi bảo rằng, không ngờ ở đây, La mã, đất Thánh mà lại còn ăn chay kỹ hơn cả mấy vùng đất Phật.


Rượu nho được rót hết bình nầy qua bình khác, thiên hạ uống ào ào còn hơn uống nước lã. Ông bạn bên cạnh bảo tôi là rượu nho nơi đây ngon đặc biệt, mùi vị đặc biệt, thấm vào cổ họng, thấm vào từng thần kinh khẩu vị, chỉ có nước Ý mới có thứ rượu nầy. Tôi trả lời rằng, tôi thì thấy rượu nho nào cũng chua chua như nước đái quỷ, không thể biết được thế nào là ngon dở. Ngươi ta nói, rượu nho ở Ý còn rẻ hơn nước lã, tôi thì không có ý kiến. Sau vài chầu rượu, thì thêm một dĩa nữa dọn ra, lần nầy thì là thịt, không biết thịt gì, hình như thịt cắt mỏng và quấn lại thành một cục, ăn dai dai, vị đậm đà. Ngon, món nầy cũng rất ngon.

Ăn xong, từng cặp ra sàn nhảy theo tiếng nhạc du dương. Đàn ông thì nhoi và lắc cái mông teo rí, trong lúc bụng trước thì ỏng xề mà cái nịt lưng chạy xệ vòng xuống gần háng. Đàn bà thì tuổi tác làm xề ra, tay chân múa vụng về , chân loạng choạng đở cái thân nặng. Một cụ già lụ khụ đi xe lăn, cũng được người con gái dẫn ra sàn , cụ chập choạng, đầu gối co lại như xuống tấn, cho khỏi té, hai tay cong cong đưa ra, y hệt như trẻ con mới tập đi. Rối đến lúc nhạc trỗi lên náo nhiệt, những người đang nhảy lôi tất cả thực khách dậy, người sau vịn vai người trước, sáu bảy chục người nối đuôi nhau lắc lư bước theo tiếng nhạc, làm thành cái đuôi dài như thời nhỏ chơi trò “rồng rồng rắn rắn”. Anh bạn tôi vui quá, dậm mạnh chân mà thét lớn: “Cho xin khúc đầu – Cả xương cả xóc. Cho xin khúc giữa – Cả máu cả me. Cho xin khúc đuôi – Cả xuôi cả ngược”. Đám Việt Nam chúng tôi cười ầm lên, trong lúc những người khác không hiểu chuyện gì.


Sáng hôm sau, chúng tôi dậy sớm vào thăm Vatican, chỉ cần đến chậm vài mươi phút là cái đuôi dài cả nửa cây số. Trong tòa thánh, có lính gác và viên chức ăn mặc áo vét, cà vạt, để giữ dìn trật tự và hướng dẩn du khách. Các viên chức hình như quá chán ngấy với đám du khách hành hương hỗn tạp từ năm châu, mà hàng ngày họ phải chịu đựng, nên có vẻ lạnh lùng, mệt nhọc, không thiện cảm .

Trong các phòng kín nhỏ, các linh mục đang nhận lời xưng tội của các con chiên sau bức màn. Một linh mục chưa có người xưng tội, đang rảnh rang, đem tiền ra đếm, những đồng tiền Ý màu sắc đẹp đẻ. Xa xa trong phòng riêng, một số Hồng Y già cỗi, nhăn nheo, chậm chạp, hình như họ đang nguyện cầu cho một hồng y khác vừa tạ thế. Tôi thầm thán phục họ, hiến dâng trọn đời cho Chúa, để mưu cầu sau khi rời thế gian, thì được mãi mãi về nước Chúa. Còn tôi thì kiếp nầy đây, vất vả lo còn chưa xong, đâu có dư thì giờ lo cho kiếp tới.


Trong Tòa Thánh có rất nhiều tượng và tranh vẽ nghệ thuật mà không nơi nào khác có. Tranh của Micheal Angelo là những tác phẩm quý báu nghệ thuật. Gồm những bức tranh cổ xưa, thu thập từ trước thời Chúa Giê su trong đó ghi lại sinh hoạt, phong tục của tiền nhân. Xin đừng ai xấu hổ vì dân Á Đông ăn thịt chó. Có bức tranh xưa to lớn, vẽ đám đông ăn mặc như các ông thánh đang xúm xít quanh một con cầy thui. Bà hướng dẫn xác nhận đúng là ” Cây còn”.

Thêm cái phong tục bỏ tiền vào miệng người chết để hối lộ cho ma vương quỷ sứ trên đường đi đầu thai, không phải là Việt Nam học lóm của mấy ông Tàu. Vào thời trước tây lịch, dân La mã đã có rồi. Những đồng tiền trưng bày trong thư viện Vatican nhặt được từ trong miệng các xác chết của các tín đồ Thiên Chúa chôn trong huyệt mộ bí mật từ khoảng ba trăm năm sau tây lịch. Theo bà hướng dẫn, thì dù đạo Chúa không tin chuyện hối lộ khi về bên kia thế giới, vì tin có ngày phán xét cuối cùng và phục sinh, nhưng cứ bỏ tiền vào miệng người chết, lỡ ra cần thật. (just in case).

Nhiều bức tượng khỏa thân, để phơi mông phơi nguyên “bộ” ra ở chốn trang nghiêm, mà mặt mày tượng như cứ nhơn nhơn không nể nang ai cả. Một số tượng khác, thì trần truồng, nhưng chỗ kín thì được che bằng cái lá nho, trông đỡ sổ sàng hơn.


Theo bà hướng dẫn thì tượng nguyên thủy không mang lá lay gì cả, nhưng đến một thời nào đó, người ta thấy không đẹp mắt lắm, nên làm lá nho trùm lên. Sau đó, có kẽ cho rằng lá nho làm mất vẽ tự nhiên, bèn gỡ lá nho ra, nhưng khi gỡ lá, thì nó sứt luôn cái “mầm quý báu nhất thế gian” (dịch nguyên văn lời nói). Cho nên có một số tượng háng bể nham nhở. Không hiểu sao, óc thẩm mỹ của dân Ý chuộng trần truồng, cho nên nhiều bức tượng to lớn đứng giữa công viên, trên đài cao, mà khơi khơi để phơi của quý ra, trong lúc mang một tấm vải to lớn lòng thòng sau lưng.


Đâu phải là thứ “của” có tầm vóc và hình dung đặc biệt mà đem ra khoe cho cam, cũng chỉ là thứ thường thường bậc trung, nếu không nói là dưới trung bình một chút . Không trách chi dân Ý ngày trước thường đông con. Một số ít tượng ở các xứ Âu Châu cũng ưa trình bày theo lối trần truồng. Tại Paris, quanh hàng rào thư viện quốc gia là đoàn tượng trinh nữ lõa lồ đội đèn, nhưng có chút vải bay che lấp một chút nơi kín đáo, trông nghệ thuật hơn. Duy chỉ có bức tượng tại công viên Bastille, đã trần truồng đứng trên đài cao, còn dạng cái chân đưa ra phía sau, đứng cái tư thế nầy, mà đức Khỗng Tử thấy được, thì ngài xỉ vả cho ba đời cất đầu lên không nổi. Tượng “khoe của”, thì chỉ có một pho tại Genève , Thụy sĩ, là đáng tuyên dương nhất. Pho tượng đồng là một người ốm o gầy còm dắt con ngựa, người và ngựa đều trần truồng, mà thấy cái của người gồ ghề lòng thòng, ăn đứt cái của ngựa.


Đi thăm viếng quanh La mã, thăm hồ phun nước để ném đồng xu nguyện cầu, cả ngàn người chen chúc. Phải ném đồng xu cho đúng cách, và nguyện ba điều. Cầm đồng xu tay phải, quay lưng lại ném qua vai trái, điều thứ nhất nguyện cho bản thân mính, điều thứ hai cho người khác, điều thứ ba nguyện được trở lại nơi nầy.


Nhóm Việt Nam chúng tôi ném xu và nguyện. Điều thứ nhất mỗi người nguyện riêng, điều thứ hai thì nguyện cho đảng Cọng sản Việt Nam, mong cho các đồng chí sớm tiêu tùng để khỏi làm hại đất nước thêm nữa, điều thứ ba mong trở lại đây. Bà hướng dẫn hỏi tôi là Nhật Bản hay Đại hàn, tôi trả lời là Việt Nam, làm bà ngạc nhiên. Bà nói rằng, bà đã du lịch Việt Nam hai lần trong vòng mười lăm năm, và Việt Nam là một trong các xứ nghèo đói, tồi tệ nhất thế giới, vì đảng Cọng Sản độc trị. Tôi nói, xứ bà cũng có đảng Cộng sản vậy. Bà cười ha hả cho biết rằng cái đảng trưởng Cọng Sản Ý là một tên tư bản giàu có hạng.


Buổi sáng chúng tôi bộ dạo quanh thành phố La-Mã, mọi người đề phòng móc túi cướp giật tối đa . Khi tôi và anh du khách người Ấn Độ dừng chân trước cửa hàng đổi tiền để chờ bà xã tôi mua hàng, tôi hơi ngạc nhiên thấy du khách đổi tiền nhìn chúng tôi e-dè lấm lét, có vẽ sợ hải, có lẽ họ sợ chúng tôi cướp bóc chăng. Nhưng khi tôi nhìn lại anh Ấn Độ, thấy tướng dáng anh đen điu, to cao, tay chân lông lá, quần ngắn, áo không tay, giày da cổ cao. Thì thiên hạ nghi ngờ là phải, tôi kéo anh bạn dang xa tiệm đổi tiền cho du khách đỡ sợ.


Rồi chúng tôi đi viếng địa đạo của thành phố Lamã, gọi là Catacomb, xây dựng khoảng 300 năm sau dương lịch. Các vua chúa La Mã thời đó bách hại giáo đồ Thiên Chúa, họ phải đào hầm kín để hành lễ, và chôn xác chết theo nghi thức tôn giáo. Địa đạo Củ Chi của Việt Cọng thường khoe ầm lên, thì chẳng nhằm nhò gì với hệ thống địa đạo nơi đây. Có nhiều từng, nhiều ngõ ngách, hàng trăm cây số, mà hai bên thành hầm là huyệt mộ của tín hữu. Địa đạo nầy mới khám phá ra sau nầy nhân súc vật bị sút chân sa vào một cửa địa đạo. Nhờ những kẻ hay viết bậy, vẽ bậy lên tường còn lưu lại trong địa dạo , mà người ta biết được một phần sinh hoạt và sự thật thời xa xưa đó. Muốn đi hết La mã, thì cũng phải ít nhất một tuần lễ.


Chúng tôi đổ về Naple, miền nam nước Ý. đi thăm hải đảo Capri tài xế lái xe buýt loại trung bình chạy ào ào đưa chúng tôi lên đinh núi, con đường hẹp, ngoằn ngoèo mà một bên là vực sâu dựng đứng cao hàng trăm thước, tầm nhìn trên đường rất ngắn, xe chạy ngược chiều như đâm sầm vào nhau, xe nào cũng chạy với tốc lực cao. Xe quạch qua phải, quạch qua trái, lên dốc, xuống dốc, chẳng khác nào đi chơi hội chợ ngồi trên các xe có đường rầy quanh co tạo cảm giác. Hành khách ôm ngực đau tim thon thót, và cứ chốc chốc nhổm đít lên vì sợ. Người hướng dẫn du lịch trấn an: “Xin các bạn đừng lo. Tài xế nầy ngày trước lái máy bay cảm tử kamikazé. Ở Ý không ai có bằng lái xe cả. Bằng lái xe mua ngoài chợ trời, không cần thi”. Nói xong, anh ta làm dấu thánh giá, và vẫy tay ban phép lành cho hành khách như các linh mục làm lễ trong nhà thờ. Khoảng mười lăm phút xe lên đến khu phố thị lưng chừng núi. Một người nói: “Chắc chúng ta, mỗi người cũng sút được vài ký. May không có ai yếu tim, nếu không thì chúng ta cũng có dịp đóng tiền phúng điếu”.


Hải đảo thật thơ mộng, thần tiên, cây cối xanh rờn, nhà cửa chênh vênh san sát và khang trang, sang trọng. Có lẽ chỉ những người giàu có mới mua nhà vùng nầy.

Naple là một hải cảng quan trọng của Ý. Tàu bè thập phương tấp nập tới lui, ban đêm du khách không dám đi ra phố vì nguy hiểm. Khuya đó nằm trong khách sạn, chúng tôi nghe tiếng kêu gào rất lớn và rất lâu từ dưới phố vọng lên, tiếng của một người đàn bà nào đó, có lẽ là du khách người Nhật, thiếu thận trọng đi về giữa đêm khuya bị tấn công.


Hôm sau chúng tôi ngược về Florence, thành phố có công viên Micheal Angelo nhìn xuống phố và nhấp nhô những tháp nhà thờ xa xa. Ghé lại thăm thành phố Pompei, một thành phố bị chôn vùi dưới lớp tro tàn núi lữa từ mấy trăm năm trước Tây lịch, và được khai quật sau nầy. Nhìn mới biết con người từ thời đó đã văn minh, đã xây dựng được những công trình mà ngày nay cũng khó mà làm được. Thành phố nầy, vào thời đó, đã thu hút thương nhân các quốc gia lân cận đổ về như từ Phi Châu, Hy Lạp, Thổ nhĩ Kỳ, Spain, và các xứ Âu châu khác. Thành phố được xây bằng gạch, đá cùng vôi hồ, mà tất cả các bức tường đều dát đá cẩm thạch trắng. Có đủ hội trường, khách điếm, quán ăn, nhà vệ sinh công cọng, chợ búa, vận động trường, rạp hát lộ thiên có thể chứa cả chục ngàn người, tất cả đường sá đều lát đá cho xe đi và có hệ thống thoát nước. Trên mặt đường đá, có rãi rác loại đá phản chiếu, để dẫn đường cho xe đi đêm trong các ngõ.


Khách thương hồ xa nhà đến buôn bán, có khi cả năm, chưa lần gặp lại vợ con. Cho nên thành phố có rất nhiều lầu xanh, nhiều gái buôn hương bán phấn. Trước cửa mỗi lầu xanh, có một hình tượng, mà khách thương đến bất cứ xứ nào, nói tiếng nào cũng có thể hiểu được. Đó là một bộ phận sinh dục đàn ông bằng đá, chỉa thẳng ra đường, đặt trên cửa chính. Ban đêm, thì các kỹ nữ chốc chốc hú lên như tiếng sói gào đực. Dù không đèn đóm, khách làng chơi cũng biết nơi mà mò đến. Trong lầu xanh, có nhiều bức tranh gợi dục lớn cỡ nửa bức tường, vẽ cảnh ái ân. Cảnh đàn bà trần truồng cỡi lên bụng đàn ông, cảnh giao hoan theo những thế lạ. Không biết có phải vì đọa lạc như vậy nên trời phạt, cho núi lửa chôn vùi xóa bỏ. Một số xác chết trong tro vãn thạch hóa đá, được bơm thạch cao đúc khuôn lại, trưng bày trong lồng kiếng, nhiều khuôn mặt còn biểu lộ đau đớn. Không biết có kẽ nào đang hành lạc bị chôn vùi lúc đó không. Thì ra chuyện buôn hương bán phấn đã có từ thời ông bành tổ, chứ không phải nhân loại văn minh mới bày ra.


Hôm sau, chúng tôi hướng về Genova, (không phải Genève của Thụy Sĩ) thành phố quê hương của ông Kha Luân Bố (Christophe Colomb), Thành phố trên triền núi sát biển, có tượng ông Kha cao lớn, tay cầm cái mõ neo, bốn góc có bốn người đàn bà quỳ gối phủ phục. Ông nầy đã “khám phá ” ra châu Mỹ, mà ngày nay tôi được đến ở nhờ. Tôi vẫy tay chào và tỏ ý cám ơn ông. Tôi lại sực nhớ cái bia đá lớn của một ông thuyền trưởng, từ nhiều thế kỹ trước, lần đầu tiên ghé lại vùng San Francisco ngày nay, đã dựng lên tấm bia khắc chữ lớn để xí phần cho nữ hoàng của ông: “Đây là đất của Nữ Hoàng…”. Ông không thèm biết đến những cư dân da đỏ đang sinh sống nơi nầy cả ngàn năm, cứ cắm bảng xí phần cái đã.


Đến Ý, mà không thử pizza nguyên gốc thì e khi về ân hận không kịp. Chắc chắn phải ngon hơn cái pizza lai căng nấu theo hương vị Mỹ. Đất Mỹ, món ăn xứ nào cũng có bán, nhưng đã pha chế theo sở thích Mỹ. Cá thịt thì nấu nhàn nhạt, không có gia vị, ăn như nhai giấy bồi. Tôi và anh bạn đòi ăn cho được pizza, trong lúc hai bà xã thì nằng nặc không chịu. Các bà nói rằng, pizza thì Mỹ thiếu gì, cả nước, muốn ăn khi nào không được. Cuối cùng, chúng tôi ăn Pizza, thất vọng lớn. Pizza mềm xèo, nhão nhẹt, mùi vị không ra gì, thua thứ pizza hạng bét tại Mỹ. Chúng tôi cho là ăn không đúng tiệm, như phở ở Việt Nam mà ăn tại quân trường Quang Trung, thì không thể gọi là phở được. Anh bạn và tôi, mấy ngày sau, lén bà xã đi ăn thêm Pizza tại hai nơi khác nữa, cũng thất vọng não nề. May mà các bà không biết, chứ có mà căng tai ra nghe cằn nhằn.


Con đường vào nước Ý, núi non trùng điệp, đường quanh co khuất khúc. Tôi không hiểu sao ngày xưa, các quốc gia khác có thể xâm chiếm được nước Ý. Với hình thế hiểm trở nầy, cứ phục binh hai bên sườn núi, đánh chặn đầu chặn đuôi, rồi dùng hỏa công mà đốt, thì mười người không sống sót được một vài ngoe. Hay là nước Ý bị xâm lăng qua đường biển?

Khi đến thăm tháp nghiêng Piza, nền lún không đều, làm xiên bè cái tháp như sắp đổ xuống. Vì tháp nghiêng nên thiên hạ khắp thế giới tò mò đến xem. Chúng tôi chụp hình đứng bên cạnh tháp như tất cả du khách khác. Tôi hỏi vợ rằng, em làm nghề công chánh, em có biết cách nào để dựng thẳng cái tháp được không?. Vợ tôi cười đáp: “Dựng nó dậy làm chi?. Phải để nghiêng như thế mới thu hút du khách đến chơi mà hốt tiền. Dựng dây thì nó cũng tầm thường như trăm ngàn nơi khác, ai mà hoài công đến xem.” Quả như vậy thật, lâu nay tôi vẫn nghĩ tại sao người ta không dựng thẳng tháp, thì nay mới nghĩ ra.


Trên đường từ Genova về Pháp, chúng tôi qua các vùng nghe quen tên như núi Mont Blanc, có thành phố nghỉ mát, cây cối xanh tươi, không khí dìu dịu, khách du tấp nập và nhiều lều trại trong rừng thông. Không trách chi các văn sĩ Pháp như Alphonse Daudet, Anatol France đã viết những câu truyện liên quanh đến vùng nầy, làm độc giả hâm mộ, ước mơ một lần ghé lại.


Xe vào Genève, Thụy sĩ, nơi mà hiệp định Geneve ký kết phân đôi hai Việt Nam, cho chúng tôi cơ hội sống thêm hai mươi năm khỏi bị ách đô hộ cực kỳ khắt khe tàn bạo của cọng sản. Tôi không biết xưa kia ông Võ Thành Minh ngồi đâu trên hồ Leman mà thổi sáo phản đối thực dân lẫn Cộng Sản? Tại đây, tượng Jean Jacque Rousseau mà (người Tàu dịch là Lư Thoa, chẳng dính dáng chi với cái âm ngữ đó cả.) Tượng cao nghều nghệu, trên đài cao nhìn xuống. Ông nầy đã đưa tư tưởng tự do dân chủ vào chính trị. Trong công viên Genève, có nhiều tượng của các ông sáng lập đạo Tin lành, mà người Việt Thiên Chúa dịch ra là “bọn Phản Thệ” . Mấy ông Phản Thệ nầy có tượng hình chiếm nguyên một bức tường dài.


Trong công viên nầy, tôi thấy có mấy người rất giống Việt Nam đang chơi cờ tướng Âu Châu, mỗi con cờ cao gần cả thước. Nhiều bàn cờ dọc ngang trên sân rộng. Tôi tưởng mình đến Genève thì lòng xúc động vô cùng, vì nơi đó dính liền với lịch sử Việt Nam qua hiệp định chia đôi đất nước kéo theo cuộc chiến tương tàn hai mươi năm do mấy ông cộng sản gây nên. Nhưng không, lòng tôi vẫn bình thường, không xúc động nào cả.

Cũng như khi đi ngang qua Fontainebleau tôi cũng chỉ thầm nghĩ, nơi đây, ông ************ đã ký hiệp ước đồng ý cho Pháp trở lại Đông Dương, mà nhiều người gọi là hiệp ước bán nước. Ông Hồ lấy cớ là đuổi kẻ thù gần là Tàu ra, kẻ thù xa là Pháp thì không ngại, nhưng nhiều năm sau, chính ông lại đón thứ “kẻ thù gần” đó vào nước, lãnh đạo các cuộc cải cách ruộng đất, và tôn vinh làm đại ca. Khi đến Paris, trong lòng tôi cảm thấy buồn thật sự, vì nơi đây, bản văn khai tử miền Nam Việt Nam ra đời, để cọng sản có cơ hội phá tan tành miền Nam, đày đọa dân chúng, đưa đất nước vào lầm than thoái hậu, và tôi phải liều mình ra biển, bỏ lại quê hương.


Khi vào biên giới Pháp, thông hành bị soát kỹ, có lẽ Pháp khó khăn hơn các xứ khác. Bởi vậy nên cách đây mười mấy năm, một anh bạn nhận việc của Liên Hiệp Quốc đi làm cố vấn kỹ thuật bên Phi Châu. Khi máy bay ghé Pháp, anh muốn lưu lại vài hôm thăm viếng phong cảnh, nhưng quan thuế không cho, buộc anh ngồi lại phi trường và sẽ tống đi Phi Châu vào chuyến bay sớm nhất. Anh đòi gặp cho được sĩ quan sở di trú. Anh nói với ông rằng: “Tôi học tiếng Pháp từ vỡ lòng cho đến tú tài một, tú tài hai, đại học, tôi thuộc lòng lịch sử Pháp, văn chương Pháp, trong đầu đầy ắp hình ảnh nước Pháp, tôi còn được dạy rằng tổ tiên tôi là giống Gaulois. Thế mà không cho ghé thăm đất của tổ tiên tôi thì thậm vô lý.” Nghe cảm động quá, vị sĩ quan di trú cho anh qua cỗng phi trường ra phố.


Tôi định thưởng thức món ăn Pháp nấu tại Paris cho biết, những người bà con của bạn tôi đến đón về nhà ăn phở. Giữa Paris mà phở ngon không thua chi ngày xưa ngồi bên hè ăn phở Pasteur khi đêm về. Ông nầy cư ngụ tại Pháp trên năm mươi năm, đã hành nghề dạy học, rồi sau ra mở khách sạn, giàu có vào bậc triệu phú, nay về hưu. Ông lái xe đưa chúng tôi đi thăm những thắng cảnh có tên quen thuộc như Đài Chiến Thắng, Thư viện Quốc Gia, Thư viện Nghệ Thuật, Nhà Hát Opera, Grand Palais, Petit Palais, Công Trường Concorde, Điện Louvre, Mộ Napoleon, Viện Đại Học, Vườn Luxembourg, Đại học Sorbonne, Khu Latin, Tuileries, Nhà thờ Đức Bà, Tháp Eiffel. Những nơi nầy, tôi đọc nhiều trong văn chương, thơ phú, mà nay mới thấy và bước chân đến.


Xe qua vài phố, có những tấm bích chương quảng cáo lớn cở 3×6 thước tây, vẽ những hình tục tĩu đáng ra không nên phô trương ra nơi công cộng. Không nên để trẻ con thấy, kích thích tính tò mò, làm mất cả cái thơ ngây của chúng. Điển hình nhất là bức tranh dâm ô trong nhà thổ tại Pompeii vẽ người đàn bà trần truồng cỡi lên bụng đàn ông. Thứ nầy không phải là tranh nghệ thuật, mà là tranh kích dục của người xưa tại thành phố bị núi lửa vùi lấp. Một tấm bích chương lớn khác, vẽ người đàn ông trần truồng quay lưng lại, sau lưng là đôi chân của đàn bà ngoéo chặt, có tiêu đề nhỏ là “Kama Sutra”. Bức quảng cáo nầy, làm cho một cô giáo già chưa chồng người Canada nhìn sửng sốt, khi xe chạy qua rồi, cô còn ngoảnh đầu lại, có lẽ cô chưa có kinh nghiệm đó, nên không biết “chúng nó làm cái trò gì mà lạ vậy”. Khi đó tôi không dám hỏi có phải vùng phố nầy là khu ăn chơi, nơi cư ngụ của gái lầu xanh không? Sợ các bà hiểu lầm.


Anh bạn chỉ cho chúng tôi một viện bảo tàng, gồm những đồ cổ sưu tập các di tích quý báu khắp Đông Dương, do mấy ông Tây thuộc địa đem về. Mới nghe thì buồn và giận, nhưng nghĩ lại, cũng may mà bị Tây nó cướp mang về cất , nên còn đó. Chứ lọt vào tay mấy ông Cộng Sản, thì cũng đã tiêu tan, thất tán và hủy hoại cả. Đồ đồng thì nấu chảy lấy đồng, vàng bạc thì đem bán, đồ sành thì đập vỡ nát. Cả Việt Nam, Lào, Miên, những thứ lãnh đạo gốc tam đời bần cố, thì làm sao thấy được chuyện bảo tồn văn hóa, di tích lịch sử.


Chúng tôi chỉ ghé chụp hình, nhìn sơ qua phố xá. Tối đó , ông đưa chúng tôi đi khu Montmartre, chạy xe quanh quanh tìm không ra chỗ đậu. Ở đây, chạy xe cũng loạn xà ngầu, bất kể luật lệ, còn tệ hơn tình trạng lưu thông tại Phố Tàu San Francisco, ai muốn chạy ra sao thì chạy. Chúng tôi chạy quanh mấy vòng mà vẫn không tìm ra chỗ đậu xe. Có khi tôi hỏi nhỏ : “Hình như anh chạy ngược chiều ?” Anh cười đáp : “Thì cứ giả như mình không biết, rồi cũng xong”. Có lúc anh đậu lại, tôi nói : “Hình như có bảng cấm đậu”. Anh thản nhiên rằng : “Biết chứ, nhưng lờ đi cho xong chuyện”. Rồi anh kết luận: “Tây nó có câu, nếu không dám làm những điều cấm đoán, thì chẳng làm được việc chi cả”. Nhờ vậy mà chúng tôi đậu được xe, và theo xe dây, kéo lên khu Montmartre. Người đi lại tấp nập, phải chăng đây là nơi đào tạo được rất nhiều nghệ sĩ chết trong nghèo đói lạnh lẽo? Nhiều người ôm mãi mộng ảo nổi danh mà suốt đời bán chưa được một bức tranh. Tôi chợt mừng cho mình, ngày xưa khi mới xong trung học, tôi ôm mộng thành họa sĩ, anh tôi khuyên rằng nên học cho có cái nghề nuôi miệng trước đã, rồi sau đó muốn vẽ vời chi cũng không muộn. Từ ngày có nghề nghiệp đến nay, tôi không hề cầm cọ vẽ được một bức tranh nào. Thật là may. Khu Montmartre cũng có rất nhiều họa sĩ gốc Việt Nam hành nghề vẽ truyền thần. Không biết họ có chịu những hệ lụy của áo cơm không? Đi đến khuya mới ra về.


Tôi hỏi ông bạn sao dân Âu Châu thích ăn chơi, thích hưởng thụ nhiều thế?. Anh nói rằng: “Chúng tôi nghèo, nhưng chúng tôi sống đời đáng sống hơn, vui hơn, hạnh phúc hơn. Các anh ở Mỹ, chỉ có đi làm việc, rồi về nhà ngủ, đời sống phí đi uổng lắm”.

Khách sạn tôi ngụ nằm bên bờ sông Seine. Bờ sông cũng khá sạch sẽ, không phải toàn đầy phân chó như bạn bè cho biết. Sông Seine cũng cỡ kinh đào Đông ba Huế, hoặc kinh băng qua cầu Công Lý cũ. Cũng không có gì gọi là thơ mộng như trong trí tương tượng. Có lẽ nếu trẻ lại thời hai mươi lăm tuổi, rồi buổi chiều vàng nào đó, nắm tay một em gái “tóc vàng sợi nhỏ” dung dăng dung dẻ dạo bên bờ sông mới thấy lại được cái thơ mộng chăng?

Chúng tôi viếng nhà thờ Đức Bà, cũng không có gì đặc biệt, có lẽ vì đã thấy quá nhiều nhà thờ to lớn, huy hoàng bên Ý, La Mã, nên không còn hứng khởi nữa.

Điều tôi nhớ nhất ở Pháp là chầu phở rất ngon, nấu tại nhà một người đã cư ngụ tại Pháp trên năm mươi năm , và một con gà quay độn thịt rất đậm đà, không có một chút mỡ nào, vị ngon rất lạ. Ỏ Pháp, chúng tôi cũng ấm ớ, nói năng chữ được chữ mất, vì sau hơn ba mươi năm không dùng lại, nói tiếng Pháp mà cứ chen tiếng Anh vào ngang xương, giống như hồi mới qua Mỹ, nói tiếng Anh mà khi bí thì tiếng Pháp tự nhiên thay vào rất gọn.


Tôi nhớ buổi trưa kia, tại một siêu thị ở Ý, bạn tôi thấy cà tím nướng ướp gia vị. Bạn tôi hỏi cô bán hàng có biết tiếng Anh không, cô không nói. Bạn tôi hỏi có biết tiếng Pháp không? Cô trả lời là biết chút chút. Anh bạn liền nói: “Trois cent grammes de cazaillet, s'il vous plait”. và nhìn vào chạn kiếng thức ăn. Bà bán hàng cân ba trăm gram cà tím. Tôi phục bạn quá, bỏ lâu ngày mà còn nhớ tên cái thứ khó khăn và ít khi dùng đến như là cà tím. Tôi thắc mắc, không biết chữ “cazailler” ở đâu ra, đem hỏi, thì bạn tôi cười bảo là “Cà dái dê ” ấy mà, đọc ra tiếng Pháp là cailler. “Phải dạy cho dân Ý học đôi tiếng VN chứ”. May mà bà bán hàng người Ý không rành tiếng Pháp nên mới hiểu được bạn tôi muốn gì. Tôi sực nhớ một anh bạn kể chuyện tại Pháp, khi một phái đoàn Việt Cọng qua Pháp công tác, đến ở khách sạn. Người thông dịch kiêm hướng dẫn có việc cần, khi ra đi hẹn sẽ trở lại dẫn đi ăn. Nhưng quá giờ cơm rồi mà chờ mãi không được. Đói meo, mấy anh trong phái đoàn định liều xuống quán kiếm gì ăn tạm. Một anh cán ngố nói rằng “Ngày xưa tôi đi giữ trâu, nghe con địa chủ học tiếng Tây, bây giờ còn nhớ chút chút, cứ thêm chữ la, chữ lơ vào tưới lượi thì ra tiếng Tây chứ gì khó. Chúng ta vượt Trường Sơn còn được, thì nói tiếng Pháp không được sao? Thôi thì xuống phòng ăn, tôi kêu thức ăn , chứ đói quá rồi, chiu chi thấu”. Sáu anh cán ngố dắt nhau xuống phòng ăn. Bồi bàn là một ông Tây già mũi lõ đưa tấm thực đơn đến, anh cán ngố dõng dạc hô: “La thịt gà, lơ heo xào, lơ bánh mì, la trà tàu”. Anh bồi bàn ghi chép, rồi bỏ đi. Một chốc sau dọn lên đúng thịt gà, heo xào, bánh mì, trà tàu. Anh cán ngố rung đùi sung sướng thấy mình thông minh quá, và hãnh diện với bạn bè. Khi ăn xong trả tiền, mấy ông cán ngố cố tình quên tiền “boa”, “boa” theo tiếng Việt Cọng, (pour boire theo tiếng Pháp, tiền “tip” theo tiếng Anh). Ông bồi bàn lẩm bẩm bằng tiếng Pháp “Tiên sư mấy thằng Việt cọng, tao mà không đi lính lê dương, và không lấy vợ Việt Nam thì tụi bây đói chẩu mỏ”.


Cuộc Âu du của chúng tôi, xem như thành công. Hãng du lịch lo hết về di chuyển, khách sạn và một phần các bữa ăn. Được đi xem nhiều nơi đáng đến, đáng xem, đỡ mất thì giờ tìm kiếm thắng cảnh, khách sạn, tìm kiếm phương tiện lưu thông, nếu đi tự túc thì không chừng phải tiêu tốn nhiều hơn. Có người tự đi lấy, đêm ngủ trên tàu, sáng dậy đi chơi, cũng khổ nhọc như thời hành quân trong rừng già. Mệt lắm, tuổi không còn trẻ nữa để chịu ngủ ngồi gà gật, đau xương sống, mất sức. Vả lại, ngủ nhưng phải tỉnh táo mà canh chừng hành lý, không thì ” bừng con mắt dậy, thấy mình tay không”. Đi chơi thì phải thoải mái, thong dong.


Nói về đắt đỏ, thì Âu Châu đắt dỏ hơn Mỹ nhiều, nhưng nếu chỉ ăn uống những thứ bình thường như bánh mì thịt, mì xào, cây trái, và các thứ bình dân khác thì cũng chẳng có gì là đắt. Nếu không thì giới bình dân làm sao mà sống, sinh viên làm sao mà có ăn?. Bởi vậy, nên thức ăn chúng tôi mang theo đều đổ hết, không có dịp dùng đến . Khi đi được nữa đường thì phải tống khứ đi hết các thứ như giấy đi cầu, giấy lót bàn cầu, thức ăn, đồ uống, cho khỏi nặng hành lý.


Còn trộm cắp và cướp bóc, thì có lẽ chúng tôi may mắn, chưa ai bị gì. Có lẽ nhờ đề phòng kỹ, nên không bị mất mát. Nhưng tình trạng trộm cắp cũng không đến nỗi ghê rợn hãi hùng như đã nghe trước khi đi. Một ông bảo rằng, cứ chờ các cô ngực nở nang đến cọ quẹt (để móc túi) mà chờ mãi chẳng có ai cả. Đi hoài mà cũng chẳng ai thèm cọ quẹt mình. Phần tiện nghi, thì có lẽ nhờ được ở các khách sạn bốn, năm sao, nên tiện nghi không thua chi tại Mỹ. Không hề có cảnh phải tắm chung, đi cầu chung. Nói chung, các thành phố Âu Châu đã thành lập từ ngàn năm trước, đường xá nhỏ hẹp dành cho xe ngựa , nay xe hơi dùng thì phải chịu đông đúc chật chội, không có chỗ đậu.


Nhìn những cung điện lâu đài nguy nga, kiến trúc đồ sộ công phu, những nhà thờ vĩ đại, những pháo đài kiên cố của các lãnh chúa, nhan nhản khắp Âu Châu, tôi bỗng cảm phục lòng nhân từ của các vị vua Việt Nam xưa, thương dân, không nỡ nhìn dân khổ để xây dựng những lâu đài huy hoàng tráng lệ, với mồ hôi, máu và nước mắt của dân. Những công trình vĩ đại đó, chỉ cấu tạo bằng đá, gạch, hồ, gỗ, và sức người. Đá thì sẵn trên núi, gổ thì sẵn trên rừng , chỉ còn đủ cái tàn nhẫn bắt dân đóng mồ hôi và máu nữa mà thôi. Chỉ cần thêm lòng tàn bạo là xây dựng được những thứ vĩ đại. Nhiều người chê Việt Nam không có những kiến trúc vĩ đại, không có những công trình của tiền nhân để lại như Đế thiên Đế Thích, như Vạn Lý Trường Thành, như cung điện nhà Minh bên Tàu… Không có là nhờ lòng nhân từ của các bậc vua chúa, thương dân như thương con, có những vua như Lý thánh Tông, Lê thánh Tông… Không như vua Lê TươngDực, bạo chúa, bắt dân xây lầu trăm nóc, để sau khi bị giết, lầu bị đốt cháy, để làm gương cho các vua đời sau.


Dân Âu châu có hình dáng thon thả gọn gàng hơn dân Mỹ, ít thấy những tấm thân bồ tượng như các bà tại Mỹ. Đàn bà con gái, thân thể thanh tao, mặt mũi có đường nét mỹ miều đẹp, dễ nhìn. Đàn ông thân thể đa số cũng rắn rõi, chắc chắn, ít có bụng nước lèo . Có lẽ họ ít ăn thịt hơn dân Mỹ. Cách ăn mặc cũng lịch sự, nghi lể hơn. Cứ nhìn ông tài xế lái xe cho chúng tôi thì biết . Ăn mặc áo quần lịch sự như đi dự hội nghị quốc tế, với khuôn mặt sáng sủa, có râu quai nón vàng chải chuốt, mang kiếng trắng, cử chỉ khoan thai, đứng đắn, trông có dáng dấp của một nhà bác học , không có dáng tài xế xe buýt. Nhưng lái xe thì khiếp, không thua ai. Tôi nghĩ, nếu phải lái xe nầy tại Âu Châu , thì trong vòng chưa đầy nửa giờ, là bị còng tay đem vào tù.


Đi về, có người hỏi, vợ tôi đáp rằng, đi thì vui, xứng đáng đồng tiền, nhưng không nơi nào đẹp bằng quê hương (Mỹ) cả. Để kết luận cho bài nầy, tôi xin kể câu chuyện của một bà từ Úc qua California thăm con. Được đón từ phi trường Nam Cali khi gần sáng, để về Bắc Cali. Suốt ngày xe chạy trên đường liên bang số 5. Khi đến nơi bà nói: “Tưởng California nông nghiệp kỹ nghệ giàu có lắm, thì ra chỉ có đồi khô cỏ cháy, và chăn nuôi thì lèo tèo. Thôi con dọn qua Úc ở với mẹ”. Có lẽ tôi cũng chỉ là một kẻ mù sờ voi như bà khách Úc Châu nầy thôi ./.

 

Tràm Cà Mau
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/Aug/2024 lúc 10:13am

Nước Mắt Chảy Xuôi 


Bà ngồi co ro bên này đường, chờ cho cửa hàng phía đối diện tắt điện, đóng sập cánh cửa sắt nặng nề xuống mới chống tay vào gối đứng dậy, khó nhọc bước qua đường. Cánh cửa này có mái hiên rộng, chủ nhà dễ tính, lỡ bà có ngủ quên dậy muộn thì người ta cũng chỉ nhẹ nhàng gọi bà dậy, kêu bà đi chỗ khác để mở hàng chứ không quát mắng xối xả, đốt vía như những chỗ khác. Vậy nên, mấy tháng nay rồi, dù đi xin ở xa hay gần, bà đều trở về dưới mái hiên này để tá túc.

Ngồi xuống mái hiên bà bắt đầu thở dốc. Chẳng hiểu sao mấy hôm nay bà thấy cơ thể mệt mỏi, rệu rã quá. Cũng chẳng trách được. Bà đã ngoài tám mươi. Nhiều người ở tuổi này có khi đã nằm liệt một chỗ, con cái phải hầu hạ, phục dịch. Bà còn lê la khắp các phố để xin ăn được coi như trời còn thương mà cho sức khỏe. Đôi khi bà nằm nghĩ ngẩn ngơ, có khi trời thương bà, biết bà có ốm nằm liệt giường liệt chiếu thì cũng chẳng có ai ngó ngàng tới nên ban cho bà sức khỏe.

Nhưng mà bà cũng mệt lắm rồi. Cơn tức ngực kéo đến làm bà khó thở. Bà lôi trong mấy cái bao cũ mấy tờ báo cùng vài tấm bìa cát tông làm gối, quay mặt vào phía cánh cửa. Ác thay trời lại lất phất mưa. Bà khó nhọc ngồi dậy, lôi ra cái áo mưa cũ quấn quanh người. Mưa làm chân tay bà tê nhức. Bà không ngủ được. Bà lần tìm trong nải một tấm ảnh cũ, ngồi khom khom quay lưng lại phía đường để nước mưa không tạt được vào tấm ảnh. Bà nhìn tấm ảnh, lẩm bẩm như trò chuyện với một người bạn.

– May mà ông ốm một trận rồi đi luôn. Đi nhẹ nhàng thanh thản chứ không cũng lại phải lê lết ngoài đường giống tôi. Mà chân ông yếu thế, đi làm sao được.

Bà đưa bàn tay vuốt vuốt khuôn mặt trong tấm ảnh. Giọng đã bắt đầu nghẹn nước:

– Mà ông có thương tôi, sao không cho tôi đi cùng ông với ông ơi…

Mưa bắt đầu nặng hạt. Bà quấn tấm áo mưa chặt vào cơ thể, dí sát người vào cánh của mái hiên. Tiếng mưa tạt vào tấm áo mưa lộp ...bộp, lộp… bộp nghe lạnh buốt và tê tái.

Bà cũng đã từng có một mái nhà. Một mái nhà bình dị đơn sơ nhưng ấm áp, hạnh phúc. Nghĩ đến căn nhà cũ bà nén tiếng thở dài tức nghẹn trong lồng ngực. Cất tấm ảnh vào sâu trong đáy, ôm vào lòng, khép chặt tấm áo mưa cho khỏi ướt, bà quay người lại đối diện với màn mưa. Đôi mắt già nua ướt nhoèn, mờ mịt những hồi ức cũ.


Ông bà cưới nhau được chục năm mới sinh được đứa con gái nên yêu chiều nó lắm. Hôm bà sinh con ở trạm xá, ông mừng tới nỗi ôm con khóc tu tu như một đứa trẻ trước bao cặp mắt lạ lùng của mọi người. Ông chăm con từng li từng tí, theo dõi từng ngày lớn lên của con. Đi học, những hôm mưa gió. Ông cõng nó trên lưng. Nó lớn lên một chút, ông tằn tiện mua cho con cái xe đạp mi ni.Mấy chục năm trời, ông không dám mua một cái áo mới, ai cho gì mặc nấy để khi nó vừa thành thiếu nữ, ông dành dụm đủ để xây một căn nhà ngói nhỏ ba gian. Ông bảo bà:

– Nó là con gái, ở nhà lụp xụp quá, bạn bè đến chơi, nó mặc cảm.


Mưa càng lúc càng nặng hạt hơn. Trong mưa, bà thấy khuôn mặt ông bừng sáng hạnh phúc. Bà không thể nhầm được. Đó là khuôn mặt ông trong đám cưới con gái. Nhà rể ở ngay xóm trên. Lúc lấy con gái bà, nó hãy còn là một chàng trai mới lớn, hiền lành, chân chất và khỏe mạnh. Đám cưới con gái, khuôn mặt ông rạng rỡ mà mắt lại rưng rưng. Ông nói, con gái đi lấy chồng, ông mừng lắm. Nhưng ông cũng buồn vì phải xa con. Vẫn biết nó lớn thì phải rời xa vòng tay ông, phải lấy chồng mà sao ông vẫn thấy hụt hẫng. Bà cười bảo ông chưa già đã lẩn thẩn. Nó lấy chồng ngay xóm trên, cách có độ mươi phút đi bộ mà ông cứ như thể gả con gái đi lấy chồng ở tận đẩu tận đâu. Ông cũng cười bảo không biết tại sao ông lại yếu mềm hơn cả bà.

Cơn ho kéo đến như muốn xé toang lồng ngực. Bà chống tay vào cửa, ho rũ rượi rồi đưa tay đấm nhẹ vào ngực. Cơn ho dứt, bà thở dốc. Lúc bà ngước lên, bóng ông trong mưa đã biến mất. Bà lẩm bẩm:

– Cũng may là ông đi trước khi mở đường qua nhà. Chứ không thì…

Ông ốm một trận rồi đi. Nhẹ nhàng như không còn vương vấn điều gì trên cõi đời này nữa. Bà thui thủi một mình. Thấy thế, đứa con gái bàn với bà:

– Nhà chồng con tới ba anh em trai, chật chội lắm. Hay u cho bọn con về đây ở, cũng là để sớm hôm đỡ đần u… Bà mừng rỡ đồng ý ngay. Ăn nhiều chứ ở hết bao nhiêu. Bà già rồi, thui thủi một mình cũng cô quạnh. Bà cũng muốn được quay quần với con cháu. Bà chỉ có mỗi đứa con gái, được sống cùng vợ chồng con cái nó thì còn già bằng. Có gì chúng nó chăm sóc bà, bà lại đỡ đần vợ chồng nó chuyện cơm nước, con cái. Chúng nó ở với bà, chắc nơi chín suối ông cũng mát mẻ, thanh thản.

Bà chỉ có mỗi một đứa con gái. Bà không bù trì, vun đắp cho nó thì để cho ai. Bà chết đi cũng có mang theo được đâu. Vậy mà đứa con gái bà mang nặng đẻ đau lại bàn mưu cùng chồng đẩy bà ra đường.

Bà già rồi, chỉ quanh quẩn ở nhà cơm nước và chăm mấy đứa cháu, có biết gì đến chuyện đất cát mà hàng xóm xì xào bàn tán đâu. Con gái và con rể thì thụt những gì, bà cũng chẳng biết. Chỉ thấy một buổi nhập nhoạng tối, đứa con gái chìa trước mặt bà tờ giấy: U kí vào đây đi. Chỗ cuối tờ giấy này để xác nhận diện tích đất nhà mình. Ít bữa nữa họ xây đường qua đây họ còn đến bù u ạ !

Bà nghe ù ù cạc cạc... Mắt kém, lại tin tưởng con, cộng với việc bà ngại mấy thứ liên quan đến giấy tờ nên ký luôn mà không đọc lại. Mãi đến khi người ta đến lấy nhà, chồng cho vợ chồng con gái bà một đống tiền, số tiền mà cả đời hai ông bà chưa từng nhìn thấy, thì bà mới biết chúng nó lừa bà ký giấy để bán nhà. Nhưng nước mắt chảy xuôi, bà nghĩ cái nhà đấy cuối cùng cũng để cho chúng nó, đất đang sốt, chúng nó bán cũng là hợp lý.

Hai vợ chồng đứa con gái mua một miếng đất ở trong xóm, xây một căn nhà hai tầng khang trang. Nhưng rồi từ lúc có tiền, tính tình thằng con rể bắt đầu thay đổi. Nó ham mê rượu chè, bồ bịch. Lúc đầu bà còn ngại “rể khách” nên nói nhẹ nhàng, bóng gió, sau dần những lời đồn thổi càng nhiều, vợ chồng nó suốt ngày đánh chửi nhau, bà góp ý thẳng thắng với con rể. Nó không nghe, một lần uống rượu say còn đánh bà gãy tay, bị đưa lên xã phạt tiền. Sau vụ đó, nó càng hằm hè với bà hơn. Vợ nó- con gái bà cũng vào hùa với chồng, trách móc bà làm vợ chồng nó mất tiền, làm nhà nó xấu mặt với hàng xóm. Những lời bóng gió xa xôi về việc bà ở nhờ tăng dần. Những bữa cơm chúng nó cố tình ăn trước không gọi bà ngày một nhiều. Tủi thân, bà quyết định gửi ông lên chùa rồi bỏ làng đi lang thang trong một đêm mưa gió, bắt đầu những ngày vất vưởng xin ăn. Bà xách theo một cái bị nhỏ, một tấm áo mưa và tấm ảnh của ông. Hàng ngày bà lê la khắp các phố xin ăn. Tối đến lại về cái mái hiên này ngủ nhờ. Bà cứ trông ngóng, mòn mỏi hy vọng sự ra đi của bà sẽ khiến vợ chồng đứa con gái hối hận mà nghĩ lại đi tìm bà. Nhưng một năm, hai năm rồi năm năm lê la khắp phố xá rồi mà chưa một lần bà nghe phong phanh gì về tin tức chúng đi tìm bà. Cũng có lần, bà lén về làng, đứng trước cửa nhà vợ chồng nó, thấy hai đứa nó vẫn vui vẻ, không một chút áy náy, bà lại lặng lẽ ra đi.

Mưa như trút nước. Bà cảm thấy cơ thể rệu rã, không còn chút sức lực nào nữa. Bóng ông lại hiện ra trong mưa, mỉm cười hiền hòa nhìn bà. Ông đưa tay về phía bà. Bà biết thời khắc này cuối cùng cũng đến. Bà cố chút sức lực cuối cùng, lê người về phía khoảng giữa mái hiên bà trú với căn nhà bên cạnh. Nhà người ta là nhà làm ăn tử tế, bà không muốn chết trước cửa hàng của nhà người ta, không muốn cái chết của mình phiền hà đến họ. Ông bước đến gần bà, cúi xuống. Bà run run đưa cánh tay lên. Thanh thản, nhẹ nhàng, bà theo ông. Mọi oán hận, trách móc của cuộc đời bà bỏ lại phía sau, nơi kiếp người trên dương thế.

Sáng sớm, người ta phát hiện xác một cụ già nằm ở khoảng trống giữa hai căn nhà. Bà chết trong một tấm áo mưa trùm kín người. Nhưng trên môi còn phảng phất một nụ cười.


Emily

Share Lại Người Lính Già TQLC
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 03/Sep/2024 lúc 9:03am

Cho Người Đàn Ông 5 USD, 10 Năm Sau, Vị Luật Sư Nhận Được 1 Bức Thư Với Lời Đề Nghị Khiến Anh Thay Đổi Số Phận


Sự thật là chỉ nhờ một đồng 5 đô la Mỹ ít ỏi, số phận của hai người đàn ông đã thay đổi hoàn toàn.


Khi mới bắt đầu sự nghiệp tại văn phòng luật sư ở Mỹ, đến một chiếc máy phô tô Bách Niên cũng không mua được.

Khi dòng người di cư như sóng biển, hết lớp này đến lớp khác đổ vào mảnh đất màu mỡ này, anh đã tiếp nhận rất nhiều vụ án liên quan đến họ và việc bị gọi đến cục di dân vào giữa đêm khuya là việc không có gì mới lạ.

Bách Niên lái một con xe Honda cũ đã tróc sơn, chạy đôn chạy đáo khắp thị trấn nhỏ, thận trọng và nghiêm túc hành nghề luật sư.

Rồi mọi cố gắng nỗ lực của anh cũng có ngày thu trái ngọt, đường dây nóng của của công ty từ một sau đã nâng lên thành bốn, văn phòng được mở rộng hơn, nhân viên cũng được tuyển thêm, bao gồm một thư ký, một nhân viên chuyên trách.


Ảnh minh họa.


Ngay cả chiếc xe cũ kỹ ngày nào cũng được thay mới, đổi hẳn sang Mercedes và đi đến đâu anh cũng được kính nể hơn trước.

Thế nhưng trời cũng có lúc mưa lúc nắng, vì một suy nghĩ sai lầm, Bách Niên đổ hết tài sản vào đầu tư cổ phiếu và gần như trắng tay.

Thật không may hơn nữa là luật di dân tiếp tục bị thay đổi, công việc của anh bị ảnh hưởng khá nhiều. Bách Niên không thể ngờ được rằng mình từ đỉnh cao của vinh quang bị đẩy xuống đáy vực thẳm chỉ trong một đêm.

Bước ngoặt bất ngờ

Lúc đó, anh nhận được một bức thư của tổng giám đốc một công ty, thư viết: Sẵn sàng nhượng 30% cổ phần của công ty và thuê Bách Niên làm đại diện pháp lý cho công ty và 2 công ty con của ông ta.

Bách Niên không dám tin vào mắt mình.

Rồi anh tìm đến công ty kia, tổng giám đốc là một người đàn ông trung niên mới ngoài 40 tuổi người gốc Ba Lan .

"Anh còn nhớ tôi không?" – vị tổng giám đốc hỏi.

Bách Niên lắc đầu, còn người kia thì mỉm cười. Ông rút từ ngăn kéo bàn ra một tờ tiền 5 đô la Mỹ được gấp nhiều lần, tấm danh thiếp kẹp trong tờ tiền đó có in địa chỉ và số điện thoại của luật sư Bách Niên. Thực sự, anh không nhớ được việc này.

"10 năm trước, ở cục di dân" – vị tổng giám đốc mở lời, "tôi đứng xếp hàng làm thẻ công nhân, đến lượt tôi, cục di dân chuẩn bị đóng cửa.

Khi đó, tôi không biết phí làm thẻ công nhân đã tăng 5 đô la Mỹ, cục di dân lại không thu chi phiếu cá nhân, tôi lại không có tiền mặt, nếu như hôm đó tôi không lấy được thẻ, người thuê tôi sẽ thuê người khác.

Khi đó, là anh từ phía sau đã đưa 5 đô la Mỹ đó lên cho tôi, tôi muốn lấy địa chỉ của anh để có ngày trả lại tiền cho anh, và anh đã đưa tấm danh thiếp này cho tôi."

Bách Niên hồi tưởng lại chuyện cũ nhưng vẫn bán tín bán nghi hỏi: "Về sau thì sao?"

"Về sau tôi đã làm việc ở công ty này, tôi đã có 2 phát minh được bảo hộ sở hữu trí tuệ. Ngay ngày đầu tiên đến công ty này làm việc, tôi đã muốn gửi trả tiền cho anh nhưng đến giờ vẫn chưa làm được.

Tôi đã đơn thương độc mã lăn lộn khắp đất nước này, trải qua bao khổ nạn và sự tàn khốc, lạnh lùng. 5 đô la Mỹ đã thay đổi thái độ của tôi về cuộc đời, vì thế tôi không thể tùy tiện gửi trả mà muốn tận tay trả cho anh."



Lời bình

Một hành động lương thiện rất nhỏ bé thôi nhưng đã thay đổi vận mệnh của một người. Và rồi người nhận được sự giúp đỡ đã biết tri ân, cảm ơn người đã giúp mình. Theo cách đó, đồng 5 đô la Mỹ đã giúp thay đổi vận mệnh của 2 người đàn ông.

Trong suốt cuộc đời của mỗi con người, mỗi một suy nghĩ, mỗi một hành động đều có thể tạo ra những thay đổi lớn lao, quan trọng là tôi, bạn, chúng ta nghĩ gì và làm gì mà thôi.


https://cafebiz.vn

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 141 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.457 seconds.