Bài mới Thành viên Lịch Tìm kiếm Hỏi/Đáp | |
Ghi danh Đăng nhập |
Tâm Tình | |
Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình |
Chủ đề: MƯỜI ĐIỀU RĂN NGƯỜI GIÀ | |
<< phần trước Trang of 71 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23194 |
Gởi ngày: 14/May/2024 lúc 10:04am |
Bơ Vơ Phận Già******* Tôi đang đứng lơ mơ ở cột đèn giao thông chờ băng qua đường, bất chợt một bà bác chống gậy khập khiểng bước đến cạnh tôi lên tiếng hỏi - Cô ơi ! cho tôi hỏi thăm một chút. - Dạ, có chuyện chi đó bác? Tôi quay lại sốt sắng hỏi. Bà bác với dáng điệu tất tả hoang mang khẩn khỏan nói: -
Tui muốn kiếm phòng mạch bác sĩ Hòang Mai, người ta chỉ tôi ở lối này
nè mà không biết là căn nào. Với lại tui cũng muốn biết phòng mạch này ở
dưới đất hay trên lầu. Nãy giờ tui đứng đây chờ coi có ai người Việt đi
ngang để hỏi. Cô biết không làm ơn chỉ giùm tui đi. Đèn xanh vừa bật lên cho khách bộ hành qua đường nhưng tôi đứng nán lại chờ nghe bác nói tiếp: -
Chân cẳng tui không thể lên cầu thang được cho nên muốn kiếm bác sĩ nào
có phòng khám bệnh dưới lầu. Bác sĩ Mai này làm việc ‘’dưới đất’’ phải
không cô? Tôi chỉ căn nhà không xa phía trước nói: -
Con chưa từng đi bác sĩ này nhưng biết phòng mạch ở đằng trước kìa, chỉ
cách đây mấy căn, để con dẫn bác đi và hỏi thử coi sao. - Cám ơn cô quá, may là gặp cô tử tế, nói thiệt tui không biết chữ, cứ nhắm hướng đi cầu may rồi đi tới đâu hỏi tới đó thôi. Nghe vậy, tôi nắm cánh tay bác vừa dìu đi vừa hỏi: -
Bác đi được không, ủa mà con cái bác đâu sao không đưa bác đi mà để
bác đi một mình vậy? Nhà bác ở đâu, từ nhà ra đây bác đi bằng cái gì? -
Tụi nó bận đi làm hết rồi, tui đi bộ, chống gậy đi từ từ, nói nào ngay
sau khi mổ đầu gối một thời gian, tui đi lại được, chỉ không lên thang
lầu được thôi. Hôm qua con gái tui có hỏi ‘’má muốn đi bác sĩ hông tui
chở cho đi’’ nhưng tui thấy tui đi được, không muốn phiền tụi nó nên nói
không, thằng rể tui nó khó lắm cô à ! Tui buồn lắm, nhiều lúc muốn bỏ
đi mà không biết đi đâu bây giờ. Thân già này đâu còn làm lụng gì được
nữa đâu cô. Vừa
lúc tới trước cửa phòng mạch, tôi đẩy cửa dẫn bác vào gặp cô thơ ký.
Tưởng ai xa lạ, ai dè cô này tên Chi, trước kia đã từng làm ở phòng mạch
bác sĩ gia đình của tôi nên rất quen. Tôi hỏi: - Bác sĩ Mai làm dưới lầu phải không Chi? Bà bác đây muốn khám bệnh mà sợ phải leo lầu vì chân yếu. Chi nói: - Dạ ở đây có hai bác sĩ, một nam một nữ đều làm ở từng dưới hết, bác muốn gặp bác sĩ nào vậy chị? Tôi chưa kịp nói gì thì bà bác đã nhanh nhẩu trả lời huề vốn: - Bác sĩ nào cũng được miễn là ở dưới đất thôi. - Con đã nói là bác sĩ nào cũng làm ở từng dưới, bác phải nói rõ muốn gặp người nào mới được để con làm hồ sơ. Chi hơi cau mày khó chịu. Tôi quyết định giùm cho bác: - Cho gặp bác sĩ Hòang Mai đi Chi. - Vậy bác cho biết ngày sanh và đưa con cái thẻ medicare đi bác. Bà ngẩn người nói:
- Ngày sanh hả? Tui đâu có biết, ba má tui chết sớm, còn tui thì không
biết chữ, làm sao biết ngày sanh. Tui chỉ biết năm nay tui 85 tuổi thôi. Tôi và Chi đều lấy làm lạ, Chi sẵng giọng nói:
- Ủa sao kỳ vậy, mỗi khi làm giấy tờ gì người ta cũng cần phải biết
ngày sanh tháng đẻ của đương sự, nếu bác không có ngày sanh thì đâu ai
làm hồ sơ cho bác. Ai cũng phải có ngày sanh, dù ngày sanh thật hay ngày
sanh giả gì cũng phải có một ngày để điền vô giấy tờ chớ. Vậy bác có
giấy nhập quốc tịch hay p***port gì mang theo không, cho con mượn coi
đi. Bà ngập ngừng ú ớ : - Tui, tui cũng không biết, giấy tờ con tui nó cất hết cho tui. Bị tui già quá rồi, chắc nó sợ tui bỏ mất. - Vậy thôi bác về hỏi lại con bác đi chớ không có ngày sanh con không giúp gì được cho bác hết. Tôi đề nghị với Chi: -
Hay là Chi gọi văn phòng Medicare hỏi ngày sanh giùm bác đi khỏi mắc
công bác trở đi trở lại. Chị cũng biết chuyện đó là confidential nhưng
mình cứ thử coi sao. Chi nhấc phone bấm số vừa gọi vừa nhăn nhó nói: - Em cũng đang nghĩ tới chuyện đó nè nhưng chắc người ta không chịu nói hay nói đúng là không có quyền tiết lộ đâu chị à. Quả thật hopeless. Chi gác điện thọai rồi bỗng phát sùng bâng quơ trách móc người nhà của bà: -
Mấy người này kỳ thiệt, biết má mình vậy sao không ghi sẵn một tấm giấy
với đầy đủ chi tiết cho bà bỏ túi đi. Thiệt hết nói. Em đã biết là
không được mà. Thấy tình hình không giải quyết được gì, bà lấy cái hộp thuốc không trong túi xách ra đưa cho tôi và Chi coi rồi phân trần: -
Tui chỉ muốn gặp bác sĩ là để xin thuốc này thôi chớ không cần khám
bệnh. Hồi trước tui đi bác sĩ Dũng bên kia đường kìa, nhưng bây giờ ổng
dời đi chỗ khác xa quá tui đi không tới, nếu không được thì thôi để bữa
khác tui trở lại. Thôi cám ơn hai cô nghe. Tôi nhìn cái hộp thuốc rồi một tia sáng chợt lóe lên trong đầu, tôi hỏi bà: - Bác mua thuốc này ở tiệm nào, có thể ở đó người ta có record ngày sanh của bác. Đi, con dẫn bác đi hỏi thử, biết đâu được. Bà ái ngại nói: -
Nãy giờ tui làm mất giờ cô quá, thôi để tui đi một mình được rồi, tiệm
thuốc cũng ở gần đây thôi. Cô lo đi công việc của cô đi, cô thiệt tốt
bụng, tui cám ơn cô lắm. -
Không có gì đâu bác. Con cũng còn cha mẹ già cở tuổi bác, con rất hiểu
sự buồn tủi, nỗi khổ của người già, nhứt là trong hòan cảnh bệnh tật
không thể tự săn sóc mình. Như bản thân con đây từ từ rồi cũng sẽ tới
giai đọan đó, chỉ cầu mong lúc đó có ai thưong tình ban bố cho chút tình
người, đừng hất hủi đuổi xô mình là đủ an ủi rồi. Nghe tôi thành thật tỏ bày, bà cũng tủi thân sụt sùi kể lể: -
Con tui nó bảo lãnh tui qua hồi năm 93. Tui có bốn thằng con trai một
đứa con gái. Lúc đầu con cái tụi nó còn nhỏ, tụi nó còn cần tui coi
cháu, giữ nhà. Bây giờ cháu lớn hết rồi, tụi nó thấy tôi hết xài, dư
thừa chướng mắt cho nên đẩy tui qua hết đứa này tới đứa nọ. Con trai thì
sợ vợ, con gái thì nể chồng, hiện giờ tui ở với con gái út, nó cũng
thương tui nhưng thằng rể tui khó khăn quá, ai muốn tới thăm tui nó
cũng không vui, riết rồi tui không còn bạn bè gì hết. Nếu có chuyện gì
cực chẳng đả nhờ nó thì nó nói nhà này không có ai ở không. Tui
biết đứa nào cũng phải đi làm, lo đời sống của tụi nó, tui đâu có dám
đòi hỏi gì nhiều đâu . Tại tui sanh tụi nó ra thì phải nuôi nấng làm
tròn bổn phận người mẹ chớ thiệt tình tui không trông mong gì tụi nó đền
ơn báo hiếu cả, nhưng ngặt một nỗi ở xứ này cái gì tui cũng không biết
thành ra phải sống nương tựa tụi nó đó thôi. Nếu lúc trước biết vậy thì
tui đâu có qua đây làm gì, bây giờ trở về thì nhà cửa còn đâu mà ở.
Nhiều khi tui cầu trời khẩn Phật cho tui chết quách cho xong cái thân
già vô dụng này để khỏi làm phiền con cái, tui không hiểu sao có nhiều
người lại ham sống thọ, thọ để làm gì, sống càng lâu càng thêm khổ chớ
vui sướng gì mà chúc thọ cho nhau. Tôi hưởng ứng: -
Con cũng nghĩ như bác vậy. Những người bạn cở tuổi con ai cũng nói
trong ba chữ ‘’Phước Lộc Thọ’’chỉ cần một chữ ‘’Phước’’ là đủ rồi. Chớ
ham chi chữ ‘’Thọ’’, sống dai dẳng mà bệnh triền miên cũng là vô phước.
Ai cũng “chơi khôn’’ cầu xin cho mình ngủ rồi được đi luôn êm thắm cho
khỏe, kêu là chết tốt, không bị bệnh hành vật lên vật xuống khổ thân đó
bác. Mà con thấy hiếm có người được phước như vậy lắm. Khi tới tiệm thuốc, gặp hai vợ chồng chủ tiệm người Việt Nam, tôi trình bày: -
Chị à, bác đây muốn đi bác sĩ xin toa thuốc mà vì không nhớ ngày sanh
nên không thể lập hồ sơ được. Tôi dẫn bác lại đây hỏi thử chị coi trong
record mua thuốc của bác có ghi birthday của bác không. Bà vợ bảo ông chồng đi lục hồ sơ ra coi và nói với bà bác: -
Nếu bác hết thuốc uống thì tụi con cho bác mượn trước một hộp rồi khi
nào xin được toa bác sĩ, bác đưa lại cho con sau cũng được. Bác không
cần phải có toa ngay bây giờ đâu. Bà khóat tay phân bua: -
Thật ra tui còn thuốc ở nhà, chỉ muốn đi bác sĩ xin hờ để đó, hồi trước
tui đi bác sĩ Dũng mà bây giờ ổng dời đi xa quá, tui định kiếm đại một
bác sĩ nào ở gần đây để xin thuốc tiếp tục thôi, ai dè cô thơ ký nói
phải có ngày sanh. Gặp cô này tử tế, cổ nhứt định dẫn tui đi phăng ra
cho được. Ông chồng chủ tiệm sau khi coi lại record bèn nói: -
Trong record chỉ có số mật mã pensioner chớ không có ngày sanh của bác,
nếu bác hết thuốc thì con đưa trước cho bác dùng còn chuyện ngày sanh
thì chắc bác phải về kêu con bác coi lại trong giấy tờ nào đó. Tôi còn rán làm tài khôn: -
Tôi biết kiếm ở đâu rồi. Chắc chắn là trong hồ sơ của bác sĩ Dũng. Anh
chị có số phone của bác sĩ Dũng không? Nếu có thì gọi giùm cho bác hỏi
cô thơ ký ở đó thì tìm ra chớ gì. - Rất tiếc là chúng tôi không có. Nghe bà chủ chemist nói vậy, bà bác bảo tôi: - Thôi thôi khỏi làm phiền nữa đâu cô à, để bữa khác tui trở lại. Tui
còn thuốc uống mà, nãy giờ cô dẫn tui đi vòng vòng mất cả tiếng đồng hồ
của cô rồi, tui ngại lắm, thiệt là cám ơn cô hết sức. Tôi buồn tình xuôi xị nói: -
Dạ không có chi đâu bác, con muốn giúp bác cho được mà hết cách rồi.
Vậy thôi bác về nói với con bác ghi một tờ giấy với đầy đủ chi tiết tên
tuổi ngày sanh, địa chỉ và số điện thọai nhà cho bác bỏ sẵn trong túi để
khi bác đi đâu một mình rủi có chuyện gì, người ta còn biết đường mà
liên lạc với người nhà của bác. Nhớ nghe bác. Dặn
dò bác xong tôi đi lo công chuyện của tôi. Trông người mà ngẫm đến ta,
vừa đi tôi vừa tư lự nghĩ thầm, rồi đây một mai già yếu bệnh họan chắc
gì mình thóat khỏi hoàn cảnh bơ vơ buồn tủi như bà bác này. Phải
chăng đây là viễn ảnh tương lai, là cảnh ngộ chung của phận già, những
kẻ sắp kết thúc một cuộc hành trình đầy gian khổ ở trần gian trước
khi về tới quê hương vĩnh hằng, lúc xác thân đã rã rời phờ phạc, như
một chiếc lá vàng khô héo chỉ chờ một cơn gió nhẹ thỏang qua sẽ rơi rụng
lìa cành yên ngủ thiên thu. Người đời thường nói ‘’Mẹ nuôi con biển hồ
lai láng, con nuôi mẹ tính tháng tính ngày’’cũng đúng thôi. Chua chát
thay! một bà mẹ có thể hy sinh cả cuộc đời chịu thương chịu khó để nuôi
nấng đùm bọc năm mười đứa con nhưng năm mười đứa con không đủ sức cưu
mang một mẹ già hay một người cha yếu trong tuổi già không còn khả năng
tự chăm sóc. Bởi vì nước mắt bao giờ cũng chảy xuôi chớ có đâu mưa từ
dưới đất mưa ngược lên trời, đó là lẽ đương nhiên! Sinh
thì phải dưỡng, kẻ sinh thành tất nhiên phải có trách nhiệm ‘’dưỡng
nhi’’ đến nơi đến chốn, còn chuyện ‘’đãi lão’’ thì tùy ở lương tri và
quan niệm báo hiếu của mỗi người con. Những người làm con chắc gì họ đã
muốn có mặt ở thế gian này, chỉ tại cha với mẹ bắt họ ra đời, bất đắc dĩ
họ phải tranh đấu vật lộn với cuộc sống đầy thử thách cam go mà biết
đâu trong một lúc nào đó quá chán chường tuyệt vọng, họ đã không khỏi
than thở kêu trời: Ai có thể cho tôi lời đáp Vì sao tôi hiện hữu cõi này Tôi không xin nhập cảnh vào đây Hà cớ bỗng dưng tôi có mặt !? Nếu
kẻ làm cha mẹ thấu đạt tình lý đó thì mới mong tránh khỏi sự buồn tủi
thất vọng khi một ngày nào đó bị con cái ruồng rẫy bỏ rơi. Hơn nữa cho
dù con cái có hiếu thảo với cha mẹ đến đâu cũng không ai có thể trường
kỳ phụng dưỡng cha mẹ đến chóang hết thời gian mà họ có thể dành riêng
để hưởng thụ hoặc thực hiện hòai bảo gì đó của họ trong đời. Và điều
đáng nói thêm là nếu cha mẹ sống thọ đến tám chín mươi thì tuổi đời của
những người con cũng đã lên đến sáu bảy chục, cũng đã đi vào giai đọan
lão bệnh thì sức khỏe đâu mà báo hiếu đỡ đần ngày này qua ngày nọ. Đó là
chưa kể người già thường hay khó tánh, ít có người con nào có thể nhẫn
nại chìu chuộng đến ngày cha mẹ qua đời. Kinh
nghiệm bản thân đã cho tôi thấy rõ điều đó. Lúc nhỏ tôi được ba má
thương yêu cưng chìu, lớn lên lập gia đình rồi tôi cũng vẫn được ba má
bảo bọc sống chung một nhà. Giờ đây khi ông bà già yếu đi đứng khó khăn
thì tôi cũng đã tới tuổi bệnh, đau nhức quanh năm bốn mùa không một ngày
biết khỏe. Vì vậy cho dù muốn phụng dưỡng đáp đền thì lực cũng bất tòng
tâm. Tôi chỉ có thể nấu những món ăn mà ba má tôi thích, thăm viếng
thường xuyên cho ba má vui, còn việc chăm sóc đỡ đần hằng ngày thì phải
nhờ vào cô em gái mà thôi. Biết vậy cho nên tôi rất thông cảm với những
người con còn cha mẹ già và tôi cũng không kỳ vọng gì con cái mình báo
hiếu về sau. Tôi
vẫn thấy mỗi năm cứ đến ngày Hiễn Mẫu, ngày Từ Phụ hay là nhân dịp lễ
Vu Lan, trên diễn đàn báo chí hay trang mạng, ôi thôi biết bao là lời
hay ý đẹp ngợi ca vinh danh công ơn trời biển của đấng sinh thành. Mẹ là
tất cả trên đời không còn gì có thể thay thế hoặc so sánh hơn được. Do
đó, bất cứ văn nhân thi sĩ nào cũng đều dốc hết tâm tư đề cao tình phụ
mẫu thiêng liêng bằng những vần thơ thắm thiết tận đáy lòng khiến những
người con nào dù vô tình đến đâu đi nữa cũng phải chạnh lòng ăn năn… Nhưng
thực tế đời thường, chắc gì chính bản thân những tác giả đó đã có lấy
một ngày chăm sóc phụng dưỡng song thân họ. Ai cũng than thở vì nghịch
cảnh thế này thế nọ, không có cơ hội ở gần để phụng dưỡng báo hiếu, chỉ
có thể bày tỏ bằng lời. Nói thì hay thì dễ nhưng giả sử như họ sống
chung với cha mẹ, phải nuôi bệnh người cha mang chứng Alzheimer mất trí
hay người mẹ bị stroke bại xuội nằm liệt giường, mỗi ngày phải canh giờ
cho uống thuốc, đút ăn, thay tả, rửa ráy vệ sinh thì chừng đó chắc gì họ
còn tinh thần thỏai mái để mà nhả ngọc phun châu?! Trong bản năng tiềm
thức con người, có ai mà không biết ‘’thờ cha kính mẹ mới là đạo con’’.
Nhưng nói là một chuyện, thực hành lại là một chuyện khác không dễ chi
vuông tròn ! Người Phương Nam |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23194 |
Gởi ngày: 17/May/2024 lúc 10:03am |
Một Đời Đau ThươngHình minh họa Chiếc xe lăn bằng điện cồng kềnh to lớn hơn xe lăn khổ thông thường nằm ngay trước cửa phòng 828 làm tôi giật mình để ý. Khi
tôi bước đến gần thì không cần quan sát kỹ tôi đã nhận ra sự quen thuộc của những
dụng cụ linh tinh chung quanh chiếc xe lăn rất khác thường này. Chiếc xe
lăn bằng điện to gần gấp hai chiếc xe lăn thường và không có hai cái bánh xe lớn
mà lại có bốn cái bánh nhỏ như bánh xe hơi nằm dưới một cái sườn vuông vứt bằng
sắt cao chồng ngồng. Trên cái sườn bằng sắt cao đó là một mặt ghế ngồi có
lót bằng một miếng nệm khá dày bằng móp (eggcrate). Phía bên phải của ghế
có gắn một cái đèn chớp màu đỏ giống như đèn báo hiệu trên xe cảnh sát. Phía
bên trái cũng có một cái đèn giống như vậy chỉ khác là màu xanh. Kế đó là
cái tay cầm tròn như tay sang hộp số để điều khiển chiếc xe. Phía sau ghế có một
cái khung cũng bằng sắt trong đó có đựng một hộp đổ nghề màu đen và một cái lồng
chim bằng gỗ xiên xẹo. Một cái bình đựng nước bằng nylon màu xanh két, một sợi
dây xích cũ máng ngay một bên tay ghế, cái áo thun màu đỏ với giòng chữ "
Peace not War" bọc sau lưng chiếc ghế.
Mỗi
ngày khi ngồi ăn trưa trong văn phòng nhìn qua phía bên kia đường của cái
clinic đối diện, tôi thường bắt gặp hình ảnh của một người đàn ông với đầu tóc
dài rối bù như chiếc dẻ xoắn lau nhà ngồi trên chiếc xe lăn đặc biệt này với những
thứ đồ lỉnh kỉnh đó.
Sở
dĩ tôi chú ý đến ông ta vì dường như trưa nào đúng mười một gìờ rưỡi người đàn
ông này cũng hùng hổ liều mạng lái chiếc xe lăn phăng phăng, bất chấp những
dòng xe hơi nhộn nhịp, mạnh dạn băng qua phía bên kia đường để vào một quán
café có cái tên là TÈO. Mỗi lần ông ta rời quán TÈO thì tôi thấy ông ta cầm
cái bình nylon màu xanh két dốc lên miệng. Tôi đoán có lẽ ông ta vào quán
đó mua café đổ vào bình. Tôi không nhìn rõ khuôn mặt ông ta cho lắm vì từ
văn phòng tôi nhìn qua khoảng cách khá xa.
Một
bữa tôi có hẹn bên văn phòng ông bác sĩ gần đó cũng vào dịp trưa, khi đứng ở cột
đèn chờ dấu hiệu đèn xanh bật lên để băng qua đường tôi tình cờ thấy ông ta rõ
ràng hơn. Mái tóc dài màu hung vàng rối bù không biết là dơ vì lâu ngày
không gội hay màu hung hung đó là màu tóc nguyên thủy. Bộ râu cùng màu rập rạp
che hơn nửa khuôn mặt, chỉ chừa lại cặp mắt dấu sau đôi kính đen to. Trên
người ông ta có lẽ cũng có chừng năm lớp áo mà cái áo ngoài hết là một áo rằn
ri nhăn nheo. Đôi giày bốt nâu bạc màu to như hai chiếc xuồng nằm lửng lơ
trên hai miếng để chân mà tôi có cảm tưởng như hai bàn chân của ông ta quá nhỏ
so với đôi giày. Ông ta ngồi bất động trên chiếc xe lăn, chỉ có đôi tay di chuyển
để điều khiển chiếc xe thôi. Mỗi khi chiếc xe lăn tới khiến những dụng cụ
máng chung quanh tạo ra những tiếng động nhỏ kỳ khôi và cái đèn màu đỏ trên chiếc
xe lăn thì cứ chớp liên hồi.
Trong
khi tôi kiên nhẫn đứng chờ đèn xanh bật lên để băng qua bên kia đường thì ông
ta nhìn tôi thách thức, và qua đôi kiếng màu đen đó tôi đã tưởng tượng được cặp
mắt chế giễu trước khi ông ta bạc mạng lái vùn vụt chiếc xe lăn chạy qua phía
bên kia lề bất chấp những giòng xe điên cuồng vội vã.
Hai
buổi trưa vừa qua tôi nhìn qua cửa sổ không thấy bóng dáng người đàn ông này
nên tôi cũng hơi làm lạ, không dè ông ta nhập viện và đang nằm trên lầu thứ tám
này. Tôi bước đến lật hồ sơ của phòng 828 xem, cái tên trên hồ sơ làm tôi
khựng lại, Kevin Ngô.
Tôi
nhủ thầm như vậy là chiếc xe lăn này để lộn qua phòng người khác rồi vì chủ của
chiếc xe lăn có một không hai này không thể là người Việt Nam. Tôi định đẩy chiếc
xe lăn qua một bên và đi tìm người chủ của nó thì lúc đó một ông y tá mặt đầy
tàn nhang, tóc đỏ hoe đang đi trong hành lang ngừng lại cản tôi:
-
Bà đừng đem xe đi vì ông Ngô sẽ giận dữ.
Tôi
gặng hỏi:
-
Ông Ngô?
Ông
y tá tiếp tục nói:
-
Đúng rồi, của cải của ông ta chỉ có bao nhiêu đó cho nên tôi phải hứa là
"bảo vệ chiếc xe thì ông ta mới đồng ý để nó ở ngoài này, nếu để
trong phòng thì chật chội qúa, mỗi ngày vào chữa trị vết thương cho ông ta
không có chổ để máy móc.
Tôi
chất vấn:
-
Phải ông Ngô nằm trong phòng 828 không?
Nhìn
sự thắc mắc trên khuôn mặt của tôi ông y tá lật đật nói:
-
Ông Ngô nằm trong phòng đó đã hai ngày. Bà cần kiểm soát (audit) hồ sơ của
ông ta hả?
Tôi
không còn kiên nhẫn được nữa nên gật đầu đại cho xong chuyện:
- Ừ!
Để tôi coi hồ sơ của ông ta xem sao
Kevin
Ngô năm nay 54 tuổi, góa vợ, không nghề nghiệp và vô gia cư. Ông ta nhập
viện cách đây hai hôm với triệu chứng lở loét ở xương chậu (sacral decubitus).
Càng đọc tiểu sử của ông Kevin Ngô tôi càng thấy lạ thêm.
Kevin
Ngô là Viet Nam Veteran, theo lý lịch hồ sơ thì ông ta là người Mỹ. Ông ta đã từng
bị gãy xương sống, chấn động mạch máu não và sau khi bình phục thì hai chân ông
ta rất yếu, đã phải dùng xe lăn từ bao nhiêu năm nay.
Sau
khi đọc lướt qua hồ sơ, sự tò mò khiến tôi mạnh dạn gõ cửa phòng của ông để xem
có phải đây là chủ nhân của chiếc xe lăn điện không.
Vì
cái tên Việt nên mặc dù người đàn ông trước mặt qủa thật là người đàn ông mà
tôi đã từng thấy bên lề đường hằng ngày, tôi giới thiệu với ông ta tôi là y tá
trưởng và mở lời chào hỏi bằng tiếng Việt Nam:
-
Chào anh Kevin, anh có khỏe không?
Đôi
mắt không còn giấu sau làn kính đen nữa mà là đôi mắt xanh biếc với cái nhìn rất
thờ ơ, ông ta ngạo mạn trả lời:
- Nằm
một chỗ như thế này thì làm sao khỏe được.
Tôi
ngạc nhiên khi nghe câu trả lời hằn học bằng tiếng Việt khá rõ ràng của ông ta.
-
Xin lỗi anh nghe, đáng lẽ phải hỏi là anh có cần gì không thì mới phải.
Đôi
mắt xanh bây giờ không nhìn tôi mà nhìn chăm lên trần nhà:
- Lỗi
phải chi bà, mà bà có cần gì không?
Lại
là lời thách thức. Tôi từ tốn trả lời:
-
Tôi tưởng anh người Việt Nam nên chỉ muốn vào thăm thôi.
Ông
ta nhìn tôi châm biếm:
-
Như vậy là bà chỉ thăm viếng người Việt Nam thôi sao? Tôi người Mỹ nhưng nhờ có
tên Việt, may qúa mới được bà vào thăm.
Tôi
vẫn điềm đạm:
- Nếu
có dịp ai tôi cũng thăm cả nhưng có những người Việt Nam không thông thạo Anh
ngữ thì họ là những người được tôi ưu đãi giúp đỡ trước tiên.
Kevin
bắt đầu dịu giọng:
-
Bà giúp được những gì?
Tôi
nói với ông ta là tôi thường thông dịch cho những người Việt Nam nếu cần và vì
đây là nhà thương công giáo nên chỉ có mấy bà soeur vào thăm mỗi ngày. Nếu
những người đạo Phật muốn cầu an thì tôi có thể liên lạc với thầy ở chùa đến an
ủi, cầu an cho họ.
Đôi
mắt xanh của Kevin không dưng sáng lên và tia nhìn của ông trở nên thân thiện:
-
Bà hay đi chùa phải không? Tôi cũng đạo Phật.
Tôi
ngạc nhiên đến tột cùng.
Cuộc
đàm thoại với người đàn ông Mỹ có cái tên Việt này bắt đầu kỳ thú. Có lẽ
bắt gặp cái nhìn nghi ngờ của tôi nên Kevin đưa tay vào cổ áo lôi ra một sợi
giây chuyền vàng với cái tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát bằng cẩm thạch rồi giọng
buồn kể:
- Vợ
tôi tặng cho tôi sợi dây chuyền này khi chúng tôi mới lấy nhau...
Rồi
bỗng dưng Kevin ngưng kể, đôi mắt nhắm lại và lắc đầu:
-
Chuyện tôi buồn lắm, lúc khác nói chuyện nữa nghe bà.
Tôi
biết Kevin không muốn tiếp tục và vừa lúc đó người physical therapist đến phòng
để chửa trị vết lở cho ông.
Nhìn
cái máy Whirlpool kềng càng và cái giường khác biệt dành cho những bệnh nhân với
vết thương lở nặng, tôi mới hiểu tại sao ban nãy ông y tá bảo là mỗi lần chữa
trị vết thương không có chỗ xoay xở trong căn phòng chật hẹp.
Tôi
cáo từ Kevin, cho số điện thoại và bảo nếu cần gì thì cứ gọi thẳng cho tôi.
Khi
tôi bước vào Kevin có vẻ mừng rỡ.
Tôi
nhìn thân thể yếu đuối của ông nằm bồng bềnh trên chiếc giường nước (pressure
released bed), chưa kịp hỏi han thì mặc dầu kẹt ống Oxygen trên mũi, Kevin cũng
gắng đùa, lần này bằng tiếng Anh:
-
Tôi được...vinh dự lắm mới được nằm trên cái giường nước này đó bà.
Giọng
Kevin không có gì mỉa mai cho nên tôi cũng đùa theo:
- Tại
vì anh... đặc biệt...
Thật
sự thì khi những người bệnh nhân nhập viện với vết lở khá nặng ăn sâu vào da thịt
vì không có đủ khả năng di chuyển nên máu không lưu thông đều, tạo nên áp xuất
mạnh gây ra sự lở loét (decubitus) thì chúng tôi phải dùng những chiếc giường
nước như thế này để giảm bớt sức ép của mặt giường vào cơ thể với làn da vốn đã
rất mỏng manh.
Vì
hai bàn chân yếu Kevin phải ngồi trên xe lăn cả ngày, mặc dầu chiếc ghế có lót
miếng nệm dày bằng móp như đã nói nhưng vì ngồi một chỗ quá lâu, sức ép của cả
thân thể dồn vào phần xương chậu, cho nên Kevin mới phải nhập viện với vết lở
đó
Kevin
cười buồn:
-
Bà coi đó, cái... bàn tọa của tôi thì lở loét, bây gìờ thì cái phổi cũng...lều
bều đầy nước.
Tôi
an ủi:
-
Anh ráng tịnh dưỡng, năm ba bữa sẽ mạnh lại rồi về nhà...
Tôi
nói chưa xong câu thì đã biết mình lỡ lời. Ông bệnh nhân này là người vô
gia cư. Dường như đoán được ý nghĩ của tôi, Kevin mệt mỏi thì thào:
-
Nhà đâu mà về bà. Tôi sống trên chiếc xe lăn bao năm nay, nhà là những
con đường, những bờ bụi...
Kevin
nói tới đây thì thở dài và có ý như không muốn tâm sự nữa:
-
Thôi bà đi làm đi, không dám làm mất thì giờ của bà.
Lần
này là lần thứ hai Kevin cố ý tránh kể chuyện riêng tư của chính mình.
Tôi
làm việc với bệnh nhân lâu năm và lúc nào cũng tôn trọng sự riêng tư của họ,
tôi cũng hiểu là đối với Kevin, sống trang trải một mình ngoài đường, góc xó và
va chạm những thực tế hiểm hóc trong đời sống trên lề đường thì ông ta khó có
thể tin tưởng ai để tâm sự về cuộc đời mình. Tôi chào Kevin sau khi chúc ông ta
nhiều may mắn.
Những
ngày kế tiếp tôi không đích thân đến thăm Kevin vì tôi nghĩ sự thăm viếng của
tôi chỉ làm phiền ông ta thôi mặc dầu tôi vẫn hoài thắc mắc về cái tên họ Việt
Nam của ông. Tuy nhiên, mỗi ngày tôi vẫn theo dõi tình trạng sức khỏe của
Kevin qua điện thoại với những người y tá săn sóc cho Kevin. Tôi cũng liên lạc
với cô Nancy làm về xã hội nhờ cô lo cho Kevin một nơi chốn cư ngụ khi sau khi
xuất viện.
Lúc
nói chuyện với cô Nancy thì tôi mới khám phá ra Kevin là " khách hàng thường
xuyên" của bệnh viện và cũng là người được cô Nancy dành rất nhiều thì gìờ
lo lắng cho mỗi khi ông ta nhập viện trong những năm qua.
Cô
Nancy cho biết là Kevin rất bướng bỉnh vì cô đã từng lo cho Kevin đi đến ở viện
dưỡng lão cũng như đến những nhà dành cho những người tàn tật, nhưng Kevin chỉ ở
vài hôm sau đó lại bỏ đi ra sống lang thang trên đường phố trên chiếc xe lăn.
Chính cô Nancy là người xin giấy tờ cho Kevin có được chiếc xe lăn bằng điện để
tiện việc di chuyển.
Cô
Nancy cho tôi hay là Kevin đã và đang trải qua những khủng khoảng tinh thần sau
khi rời quân ngũ (post traumatic stress), cho nên tính tình đôi lúc bất bình
thường.
Một
tuần sau đó thì cô y tá gọi cho tôi hay là Kevin đã đỡ nhiều và đã được đưa trở
về lại lầu tám. Kevin có nhắn lại là ông ta muốn gặp tôi. Tôi trở lên
thăm và lần này thấy ông ta gầy guộc hẳn đi.
Sau
khi chào hỏi qua loa, Kevin ngập ngừng:
-
Có một chuyện làm phiền bà...
Trong
khi tôi nhìn Kevin chờ đợi thì ông ta lấy từ dưới cái gối ra sợi giây chuyền có
tượng Phật Bà bằng cẩm thạch mà lần trước Kevin đã khoe với tôi. Lần này
Kevin buồn bã nhắc lại:
-
Tượng Phật này là của vợ tôi tặng cho tôi khi chúng tôi mới lấy nhau. Sợi dây
chuyền bị đứt rồi, nhờ bà giữ giùm vì tôi không có chỗ cất sợ để mất đi.
Tôi
cầm sợi giây chuyền vàng, thật sự sợi giây không bị đứt chỉ có cái móc bị gãy
thôi. Trong khi tôi còn mân mê sợi giây chuyền trên tay thì dường như Kevin
không cầm lòng được nên bắt đầu kể cho tôi nghe về cuộc đời bi thảm của ông.
Nếu
nói theo số mệnh thì Kevin là người khổ hạnh cho nên cuộc đời của ông thật nhiều
đớn đau.
Kevin
lớn lên mồ côi cha mẹ, sống với một bà dì góa bụa. Sau khi xong trung học
hai năm thì Kevin bị động quân và được gửi qua Việt Nam đóng binh ở Kontum.
Nơi đây Kevin đem lòng thương một một cô gái miền cao nguyên chất phác, hiền
lành. Cha mẹ cô gái sống trong khu gia binh rất nghèo và đông con nên khi
Kevin ngõ lời muốn cưới để đưa cô về Mỹ ở thì hai ông bà đồng ý ngay. Chẳng may
sau một đêm khu gia binh bị pháo kích thì cô gái bị trúng đạn chết. Kevin
rất đau khổ và chỉ vài tháng sau khi ra chiến trường thì bị thương trên xương sống
rồi được đưa trở về Mỹ.
Khi
trở về với tấm thân tàn tật và sự ám ảnh tàn khốc của cuộc chiến điêu tàn ở Việt
Nam khiến Kevin bị khủng khoảng tinh thần. Vì phải mổ xương sống mấy lần
nên Kevin nằm nhà thương gần cả năm trời. Lúc xuất viện thì bà dì góa bụa của
ông ta qua đời.
Một
thân một mình, Kevin sống qua ngày trong căn nhà nhỏ của bà dì cho đến khi bị bệnh
chấn động mạch máu não thì không thể lo cho chính mình, và sau nhiều lần ra vào
nhà thương thường xuyên, Kevin đồng ý vào một viện dưỡng lão ở tạm. Ngày tháng ở
trong viện dưỡng lão này là một nỗi đọa đày đối với Kevin. Sống chung đụng với
những người già nua nhiều thụ động càng làm cho Kevin qúa chán chường. Nhưng
chính nơi chốn buồn tẻ này lại là môi trường mà Kevin đã gặp thêm một phụ nữ Việt
Nam khác, người vợ mà ông quí trọng yêu thương nhất.
Cô
Lài làm y tá phụ. Một trong những phận sự của cô là mỗi tối giúp cho
Kevin thay áo quần sửa soạn để đi ngủ. Vì hai chân của Kevin qúa yếu nên mỗi lần
di chuyển từ cái xe lăn qua tới giường nằm thì cô Lài dường như phải dùng hết sức
từ hai cánh tay của mình nâng cả cơ thể của Kevin để đưa qua. Dạo đó Kevin xử dụng
chiếc xe lăn thường nên cái ghế không cao như xe lăn điện hiện đang có nên dự
di chuyển từ chiếc xe lăn qua giường rất khó khăn. Kevin thấy cô Lài nhỏ
nhắn, mỗi lần cô phụ như vậy thì Kevin thấy rất áy náy. Cô Lài tiếng Anh
thì hạn chế nhưng cô cũng hiểu được sự quan tâm của Kevin đối với cô nên lần
nào cô cũng nhắc Kevin là cô tuy nhỏ người nhưng lại mạnh, vả lại đây là nhiệm
vụ của cô.
Mỗi
ngày cô Lài đi làm vào ca chiều, Kevin ngồi ở ngay cửa nhìn cô thoăn thoắt đi
vào và để ý là cô làm việc rất chăm chỉ, ai cô cũng lo lắng rất chu đáo cho nên
tất cả mọi người trong viện dưỡng lão đó đều thương mến cô.
Kevin
để ý là khoảng sáu giờ chiều sau khi phụ những bệnh nhân ăn uống xong thì cô
Lài ra ngồi một mình trên chiếc ghế đá ở một góc sân bắt đầu ăn cơm
và đọc một cuốn sách nhỏ trong tay. Sau vài tuần để ý thì Kevin mân mê lại làm
quen. Cô Lài lúc đầu còn rụt rè nhưng sau đó với vốn liếng Anh ngữ kém cỏi
cô cũng hàn chuyện với Kevin.
Được
biết cô Lài lúc trước ở miệt Phan Rang, khi cộng sản chiếm nước được vài năm
sau thì cha mẹ cô mượn được một số vàng cho cô đi theo chiếc tàu chở
mướn qua được tận đảo bên Mã Lai.
Sau
một thời gian đợi chờ mòn mỏi thì cô được bốc qua Mỹ. Qua đến Texas cô vừa
đi học chương trình ESL luyện Anh ngữ và vừa xin đi học ra làm y tá phụ. Với đồng
lương có giới hạn của một phụ tá, cô Lài hàng tháng vẫn đều đặn gửi tiền về
giúp cho cha mẹ nuôi đàn em ở Việt Nam. Cô vẫn hằng mong muốn có dịp trở
về thăm quê và thăm gia đình nhưng mỗi lần nghĩ tới tốn phí di chuyển thì cô lại
tiếc, vả lại số vàng mà cha mẹ cô mượn bây giờ cô phải đi làm trả lại cho chủ nợ
ở bên Mỹ này.
Kevin
thấy cô cầm một cuốn sách mỏng bằng tiếng Việt Nam và mỗi ngày lại đọc vài
trang sau khi ăn cơm. Cô Lài cho biết đó là cuốn phật kinh, cô đọc cho tâm hồn
được thư thái. Cô là một phật tử sùng đạo với một niềm tin mãnh liệt là con người
phải sống cho chân chính thì mọi việc sẽ tốt lành trong đời sống.
Lúc
đầu nghe cô Lài nói thì Kevin chỉ cười ngạo báng, vì mỗi lần nhìn thân thể tàn
tật của mình, nhớ tới những cảnh bom đạn, chết chóc trong cuộc chiến mà ông ta
từng tham dự ở Việt Nam thì Kevin không khỏi giận dữ. Kevin đâm ra nghi
ngờ sự che chở của đấng linh thiêng. Cô Lài nghe vậy vẫn không nản chí,
cô tiếp tục đọc kinh và nhẫn nại nói về niềm tin của mình.
Sau
một thời gian gặp gỡ, trò chuyện với cô Lài, Kevin cảm thấy lòng dịu lại. Nỗi
buồn thì còn đó nhưng đã bớt được sự phẫn nộ đối với cuộc đời. Riêng cô
Lài cũng cảm thấy bớt cô đơn. Hai người trở nên tâm đầu hợp ý và môt năm sau
thì tất cả mọi người trong viện dưỡng lảo GF hoan hỉ tổ chức một cái đám cưới
nhỏ cho cả hai. Kevin không ngờ đời mình lại may mắn như thế. Cô
Lài nhận lời cầu hôn của Kevin không một chút do dự, đắn đo. Qùa cưới của
Kevin dành cho cô Lài là lời tuyên bố sẽ ra tòa xin đổi họ theo họ của vợ là họ
Ngô.
Tôi
nghe câu chuyện tới đây thì cảm động rưng rưng nước mắt. Thì ra là như thế nên
Kevin mới có họ Việt Nam. Nếu tôi là một nhà văn thì tôi có thể viết nên một
câu chuyện tình rất tuyệt vời. Kevin tiếp tục kể:
-
Bà biết không, Lài là một người vợ hiền và là một người đàn bà rộng lượng nhất
trên đời. Tôi học được cái tính nhẫn nhục, vô vụ lợi của Lài. Tôi tàn tật
không lo được cho Lài, mỗi ngày Lài đi làm thì tôi chỉ biết đợi chờ và trong
lúc đó thì tôi tìm hiểu thêm về đạo Phật. Cuốn sách đầu tịên tôi đọc là
cuốn sách của thiền sư Thích Nhất Hạnh. Bà đã đọc "Đường Xưa Mây Trắng"
chưa? Tôi không biết Phật giáo có bao nhiêu phái chỉ biết là thiền sư này viết
sách qúa hay. Tôi càng đọc càng thấm thía những gì Lài đã cố nhẫn nại khuyên
răn tôi sống một đời sống đầy ý nghĩa và rộng lượng bao dung bởi vì mai này ai
cũng chết, chỉ có những gì mình để lại cho đời mới đáng kể thôi.
Ông kể tiếp cho biết là sau khi làm đám cưới ông và cô Lài thuê một căn nhà nhỏ.
Cô Lài vừa đi làm vừa săn sóc cho ông. Cuộc sống tuy vất vả vì cô Lài phải
cáng đáng mọi chuyện trong nhà nhưng không bao giờ cô than vãn. Nỗi mong
muốn duy nhất của cô Lài là được trở về thăm gia đình. Vì muốn có một số
tiền chi phí cho chuyến đi nên cô Lài đi làm bất chấp gìờ giấc. Kevin thấy
xót xa cho vợ nên trong lúc ở nhà ông ta đóng những cái chuồng nuôi chim nho nhỏ
và đứng trước những góc đường bán, hoặc bán cho những người làm trong nhà
thương mà ông quen biết.
Nghe
Kevin kể, tôi nghĩ tới hộp đồ nghề và cái chuồng chim xéo xẹo của ông trên chiếc
xe lăn mà đâm ra tội nghiệp. Tự nhủ là mai mốt Kevin lành bệnh thì tôi
cũng sẽ đặt ông làm cho vài ba cái chuồng nhỏ nuôi chim sau sân nhà.
Kevin
còn cho biết là cả hai vợ chồng ông đều ăn chay trường. Cô Lài ăn chay trường
vì lời nguyền từ khi biết đưọc tin mẹ cô bị ung thư tử cung. Cô mãnh liệt
tin rằng với sự cầu nguyện hy sinh chân thành của cô thì mẹ cô sẽ tai qua nạn
khỏi. Kevin ăn chay vì trong lòng anh muốn cám ơn bà mẹ vợ đã có công
nuôi dưỡng dạy dỗ vợ anh từ thuở nhỏ nên anh mới có được một cô vợ thật thà rộng
lượng như vậy.
Tôi
nhìn nét mặt khắc khổ của Kevin, không ngờ dưới bộ mặt hung hăng của người cựu
chiến binh Việt Nam đó lại chất chứa môt tâm hồn dịu dàng chân thành. Tôi
đang tự hỏi không biết câu chuyện của Kevin kể sẽ đưa đến thêm những chi tiêt
bi đát nào nữa thì không dưng Kevin nhìn tôi lạ lùng:
-
Như tôi đã nói mai này ai cũng chết nhưng cái chết của vợ tôi thì quá tức tưởi,
bất ngờ. Trời Phật không công bằng với tôi cho nên bắt tôi chịu đựng từ những
khổ đau này đến tai biến khác. Có lẽ kiếp trước tôi vụng tu đó bà.
Nói
đến đây thì Kevin nghẹn lời, tia mắt quắc lên một tia nhìn giận dữ:
-
Quê hương nhỏ bé của bà là mảnh đất oan nghiệt nhất mà tôi thấy trong đời.
Chính mảnh đất ấy, bằng cách này hoặc cách khác đã cướp mất những yêu thương
trong đời của tôi. Lài là người đàn bà thứ hai đã bỏ tôi trên cuộc đời đầy
cô đơn, buồn tẻ này.
Theo
chuyện Kevin kể lại, tôi được biết cách đây ba năm, cô Lài mừng rỡ dành giụm được
một số tiền để trở về Việt Nam thăm bà mẹ đang bệnh ung thư. Kevin khuyến
khích vợ nên về ngay để còn có thì gìờ ở bên mẹ trong lúc bà còn tỉnh táo.
Cô Lài hớn hở trở về và tính ở bên nhà cho trọn một tháng. Hai tuần lễ đầu
cô Lài điện thoại về cho chồng kể chuyện về gia đình nghe vui ghê lắm. Rồi
chỉ vài hôm sau đó anh nhận được một tin làm anh bàng hoàng, chới với. Cô
Lài trong lúc băng qua đường phố bị xe tông chết.
Tôi
nhớ đến những lần bắt gặp Kevin lái chiếc xe lăn bất chấp hiểm nguy để băng qua
đường trong làn sóng xe tấp nập. Phải chăng đây là sự thử thách ngạo mạn của
ông với định mệnh? Như định mệnh đã cướp mất người vợ hiền lành cao qúi của
ông.
Cô
Lài chết trong lúc bà mẹ bệnh hoạn vẫn còn để thầm khóc nhớ thương con. Kevin
cũng thầm khóc thiết tha nhớ vợ. Trên đời này có lẽ không bao giờ anh có thể
tìm được một người đàn bà nào khác đầy lòng từ bi như cô Lài.
Từ
đó cuộc sống đối với Kevin không còn ý nghĩa, ông đâm ra gàn bướng, cáu kỉnh với
mọi ngưòi. Vài tháng sau Kevin gom góp hết chút tài sản chất lên chiếc xe
lăn và ra sống dưới gầm cầu SC.
Tôi
lặng người nghĩ đến số phận quá hẩm hiu của Kevin rồi bỗng thấy xót xa. Còn biết
bao nhiêu người là nạn nhân của chiến tranh và nạn nhân của cuộc đời đầy rẫy
thương đau này?
Tôi
đem sợi dây chuyền đưa ra tiệm nữ trang nhờ người làm lại cái móc cho thật chắc.
Khi nhìn kỹ tôi thấy trên lớp vàng mạ phía sau tượng Phật bà, hai chữ LK quấn
quít nhau như tên tuổi và cuộc đời của cô Lài và Kevin đã gắn chặt với nhau như
một mối duyên được phật trời sắp đặt.
Ngày
hôm sau tôi đi làm thật sớm ghé lên thăm Kevin trước khi đến văn phòng. Khi bước
vào phòng của Kevin, tôi đụng ngay chiếc xe lăn bằng điện với đầy đủ "gia
tài" của Kevin. Kevin cho tôi biết là chiều nay ông ta phải chuyển
qua một nhà thương dành cho cựu chiến binh cách đây một trăm dặm. Vết
thương lở loét của ông qúa sâu nên phải làm ghép da (skin graft) và nhà thương
quân đội SW là nơi sẽ chịu tất cả phí tổn về việc mổ xẻ. Kevin chỉ ngay chiếc lồng
chim xéo xẹo trên chiếc xe lăn và nói:
-
Không có gì tặng bà làm kỷ niệm ngoài món qùa nhỏ này. Bà tin đi bao giờ
tôi khỏe, tôi sẽ trở về kiếm bà và sẽ sửa nó lại cho thẳng thớm.
Tôi
cầm sợi giây chuyền bước đến đeo vào cổ cho Kevin:
-
Đây là sự thương yêu của anh, hãy ráng giữ lấy niềm tin.
Trên
khuôn mặt phong trần của người thương phế binh Mỹ bất ngờ có hai giòng lệ chảy
dài và tôi bắt gặp một nỗi an hòa trong đôi mắt xanh biếc của Kevin khi anh bắt
đầu thì thầm lời nguyện cầu: Nam Mô A Di Đà!
Nguyễn Thị Huế Xưa
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23194 |
Gởi ngày: 20/May/2024 lúc 1:20pm |
Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 20/May/2024 lúc 1:23pm |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23194 |
Gởi ngày: 31/May/2024 lúc 10:40am |
Bà Năm Đi Mỹ(Hình minh họa: Fabian Møller/Unsplash) Mấy hôm nay, Bà Năm mất cả ăn, cả ngủ vì chỉ còn một ngày nữa thôi, sáng mai là Bà lên máy bay sang Mỹ đoàn tụ gia đình, sống với đứa con gái lớn đã sang sinh sống ở Mỹ dễ chừng hơn 20 năm rồi. Lâu lâu nó vẫn gửi thư cho Bà và gửi tiền nữa. Với số tiền năm, sáu trăm đôla mỗi lần nó gửi về, đem đổi ra tiền Việt Nam hơn chục triệu lận. Bà ngồi mà ăn, cúng vô chỗ này, chỗ nọ để lo cho kẻ nghèo khổ, giúp đỡ bà con, chòm xóm, kẻ nhiều người ít, cũng không cách nào cho hết. Bà già rồi, sống với đứa con gái út, hàng ngày chỉ có việc ăn hai ba bữa rồi đi đây, đi đó, thăm bà con, bè bạn. Về nhà thì mở TV, coi băng video cải lương, phim hài, phim chưởng… đủ thứ trên đời. Cuộc sống của Bà nghĩ thật sung sướng. Bao nhiêu người già cả ở quanh cái chợ Bà Chiểu, Quận Bình Thạnh nơi đất Sài Gòn này, ước mơ có được một phần cuộc sống của Bà mà đâu có được. Họ phải đầu tắt, mặt tối, chạy xuôi chạy ngược, buôn bán tảo tần nơi lề đường, hè phố, bị công an rượt đuổi chạy có cờ… để kiếm miếng ăn cho no cái bụng thôi mà cũng không nổi. Bà Năm có đứa con gái vượt biển rồi đi Mỹ mà cuộc đời sướng như thế đó. Người ta bảo: “Bà Năm ăn ở phúc đức lắm mới được đứa con gái như thế. Chớ biết bao nhiêu người, sinh con đẻ cái, gái trai cả bầy mà có làm nên cơm cháo gì đâu?” Cuộc đời của Bà quả là sướng như tiên ở Sài Gòn rồi còn chi nữa. Bảo đứa con gái út viết thư cho chị nó, Bà cứ bảo nó viết cái tên Sài Gòn, vừa quen, vừa gọn, vừa dễ nghe, chớ đâu lại có cái tên dài lòng thòng…Thành Phố ************, nghe mệt thấy mồ. Mỗi khi nhận được thư của đứa con gái từ Mỹ gửi về Sài Gòn cho Bà, có lúc kèm theo vài tấm ảnh… theo thói quen từ hồi có… “loại thư Việt Kiều gửi về quê,” Bà lại dúi vào tay người đưa thư mấy ngàn bạc cho người ta vui vẻ, lương tiền nhà nước làm chỉ đủ sống. Chu cha! Đất Mỹ đẹp quá trời! Con Nguyệt, con gái Bà, nói nó ở thành phố San Diego, tiểu bang Ca-li, một thành phố đẹp lắm. Coi những tấm ảnh, Bà thấy thành phố San Diego quả là đẹp thật. Nhà cửa, đồ đạc, xe cộ của con gái Bà sao mà đẹp chi lạ! Hai đứa con trai của nó trong ảnh còn đẹp hơn cả mấy đứa trẻ trong những bức tranh Tầu ôm quả đào tiên. Con Nguyệt nó bảo làm thủ tục bảo lãnh cho Bà sang Mỹ ở với nó. Nó bảo Bà già rồi, sang Mỹ khỏi có phải làm ăn chi hết, rồi ít lâu sau thành dân Mỹ, lại có tiền chính phủ nuôi, chỉ ở nhà chơi với cháu thôi. Bà muốn coi cải lương hả? – Băng video phim Việt Nam, phim Tàu, phim chưởng Hồng Kông nhiều vô số kể. Chẳng thiếu thứ gì. Nó mua, nó thuê về nhà cả thùng lận. Bà tha hồ mà coi. Bà muốn đi Chùa hả? – Nó lái xe Mỹ, xe Nhật êm ru bà rù, chở Bà đi đây, đi đó, chỉ nháy mắt là tới nơi, chớ đâu có phải đi bộ mỏi cả giò, đổ mồ hôi hột hay đi xích lô chạy loạng quà loạng quạng, cứ như muốn ủi vào xe lam, xe đạp, xe Honda, ô tô con, ô tô mẹ, chạy tưới hạt sen, lộn xộn xà ngầu… kinh khủng, muốn chết quá! Mấy năm trước, khi Ông Cụ còn sống mà ai nói tới chuyện kéo Ông đi Mỹ sống với con gái, là Ông chửi toáng cả lên: “Không có đi đâu cả! Ở quê nhà với bà con, chòm xóm bạn bè, mồ mả Tổ Tiên không sướng hơn hay sao? Tiền bạc nó gửi về, ngồi mà ăn đến chết cũng không hết. Già cả rồi, sang đó làm nên cái giống chi mà làm?” Thế nhưng từ ngày Ông mất đi, Bà thấy buồn buồn làm sao ấy. Thiếu người bầu bạn, đôi khi có cằn nhằn gấu ó với nhau về cái chuyện “đi hay ở ” thật đấy, nhưng lúc này Bà Năm mới cảm thấy cô đơn, cô đơn thực sự. Người già có cái tình yêu thương cũng như nỗi cô đơn của người gia. Thế là càng ngày Bà càng cảm thấy cần phải đi Mỹ để sống với đứa con gái mà Bà từng mang nặng, đẻ đau, rồi còn gian nan về những phen chạy giặc, chiến tranh nữa chớ. Bà phải đi Mỹ để sống với hai đứa cháu ngoại trong ảnh thật dễ thương. Lắm lúc Bà ngồi một mình mà nước mắt rưng rưng, Bà thương đứa con gái hiếu thảo và hai đứa cháu ngoại quá chừng chừng… Sáng nay, Bà gọi con Lan, đứa con gái út, dậy thật sớm để kịp ra phi trường Tân Sơn Nhất. Máy bay cất cánh lúc 7 giờ sáng nhưng xe đón từ lúc 5 giờ. Bà Năm có hai đứa con gái, con Nguyệt là lớn, vượt biển đi Mỹ đã hơn 20 năm. Con Lan là thứ nhì mà cũng là út, lúc ấy còn bé tí ti. Bây giờ con Lan đã lớn tướng rồi, đã vào đại học và theo mấy khoá Tiếng Anh. Chị nó bảo: “Sang Mỹ, con Lan sẽ vào đại học, tha hồ mà học.” Con Lan đang ở cái tuổi mới lớn, nó còn thích đi Mỹ hơn cả bà Năm nữa, tuy rằng đi Mỹ thì nó phải xa vô số bạn bè, thân thiết, đã từng gắn bó với nhau trong những tháng ngày khốn khổ, gian nan, kinh hoàng nữa chớ. Nó nghĩ lại mới ngày nào đó, vậy mà Chị nó đi Mỹ cũng đã hơn 20 năm, mau dễ sợ! Nó tính trong đầu: sang Mỹ chịu khó mất vài bốn năm thì cũng lấy xong cái B.S. hay B.A. chi đó, như Chị nó nói. Học thêm vài năm cũng lấy được cái bằng Master cho nó hách, rồi đi làm. Thế là sẽ có vô số tiền. Nó sẽ đáp máy bay từ Mỹ về Sài Gòn. Lúc đó là đi thẳng cái một, khỏi có… quá cảnh xứ này, nước nọ lôi thôi. Bạn bè của nó kéo cả băng, cả đoàn đi đón. Vui ơi là vui! Nó sẽ cho tiền những đứa bạn nào nghèo khó, chồng con vất vả đầu hôm sớm mai. Nó sẽ lôi hết bạn bè cũ cùng học lớp 12 với nó ở Sài Gòn, thuê vài cái xe đi chơi khắp mọi chỗ kêu bằng… danh lam, thắng cảnh, quay video, chụp ảnh, đi ăn nhà hàng chết bỏ… cho bõ ghét những ngày… con nít chẳng dám đi đâu hay làm cái gì… Có tiếng xe pin, pin ở ngoài cổng. Người ta tới đón mẹ con Bà Năm ra phi trường. Bà con, bạn bè lối xóm bu lại, nước mắt ngắn dài, kẻ ở người đi… Ôí! Cảnh biệt ly sao mà buồn thế! Mẹ con Bà Năm với mấy cái va-li bự chảng, hai cái xách tay nho nhỏ đã lên xe. Một số bà con thân thiết cũng leo lên xe để tiễn mẹ con bà Năm tới tận phi trường. Một số bà con ở lại, vẫy tay từ biệt khi cái xe 12 chỗ ngồi đã từ từ lăn bánh. Bà Năm cố nhìn lại cái xóm cũ đã gắn bó, sống chết với Bà từ bao nhiêu năm nay. Những dãy nhà hai bên đường phố chạy thụt lùi lại phía sau cùng những bóng cây, cột đèn, thân thương quá đỗi. Vài chiếc xích-lô đưa khách sớm, dăm cái xe đạp, vài chiếc Honda rồ máy chạy ào ào… Tự nhiên Bà Năm thấy nhớ, thấy thương Sài Gòn quá đi mất thôi. Vậy mà Bà nỡ bỏ nó để đi xa, chẳng biết bao giờ mới trở lại nơi này.Bác tài xế bấm còi pim ! pim! khi tới chỗ ngã tư đông người lộn xộn làm con Lan giật mình khi còn đang ngủ gà, ngủ gật vì sáng nay nó phải dậy sớm. Xe qua cổng phi trường, vòng qua vòng lại rồi đậu phía trước một ngôi nhà đông nghẹt những người. Hai mẹ con Bà Năm đã lọt vào trong căn phòng “cách ly” để lại bên ngoài số bà con, bạn bè thân thiết với bao nhiêu nỗi niềm thương nhớ đến độ xót xa. Thoát được cái cảnh lo sợ bị rạch, Bà Năm thấy an tâm đỡ khổ. Bà đã già, lẩm cẩm, may mà có con Lan đi theo chớ không dám chết quá. Bà có biết trời trăng, mây nước gì đâu. Hết nạp giấy tờ, kêu tên, rồi nạp tiền đủ thứ linh tinh. Đến chỗ mấy ông, mấy bà công an áo vàng, cầu vai đỏ choé, bà hơi run khi thấy họ lục xét, bới tung đồ đạc của mấy người đi trước. Con Lan hích hích cùi chỏ rồi thò tay bấm Bà: “Má để con!” Con nhỏ này nó học ở đâu mà bữa nay nó lanh như… quạ, dấm dúi tiền bạc cho đám công an bằng những cái phong bì “có nhân” ở bên trong. Kẹt quá, nó dúi đại cả mớ tiền Hồ vào tay bọn công an tỉnh bơ, chẳng còn coi ai ra gì cả. Công việc đi qua nhanh như gió. Cuối cùng một lão công an, mặt lạnh như tiền, hất hàm hỏi “Bà và Cô có đem theo đôla không?” – Thưa không ! – Thế còn giữ tiền Việt Nam không? Con Lan lại hích hích cái cùi chỏ vào ba sườn Mẹ nó. Bà Năm lôi trong người ra cái phong bì to bự đựng mớ tiền Hồ còn lại, đưa cho lão công an, miệng líu ríu: “Còn lại mấy trăm ngàn, xin biếu… đồng chí uống cà phê.” Lão công an phì cười khi nhét cái phong bì vào ngăn kéo bàn gần đó nhanh như người ta làm xiệc . Lão ta cười chắc là vì lão ta có đồng chí đồng choé gì với Bà Năm bao giờ đâu… Hành khách lên xe, ra chỗ máy bay đậu. Ngồi trong máy bay rồi, con Lan buộc dây lưng an toàn cho Mẹ. Sau một hồi gầm gừ, lắc lư, chiếc máy bay Hàng Không Việt Nam từ từ cất cánh. Bà Năm nhăn mặt vì khó chịu, nôn nao trong người. Ngồi cạnh cửa kính máy bay, Bà thấy phố xá, đồng ruộng quanh vùng Sài Gòn lu mờ, xa dần rồi mất hẳn. Chung quanh chỉ còn là mây trắng xoá, mịt mờ… Nỗi buồn xa xứ ở đâu tự nhiên kéo đến. Hai hàng nước mắt chạy quanh. Con Lan rương tròn đôi mắt nhìn Mẹ nhưng chắc là nó không làm sao hiểu nổi. Máy bay dừng lại ở Thái Lan để chuyển sang máy bay quốc tế, nghe nói bự lắm. Con Lan lúc này lanh lẹ, dễ thương vô cùng. Nó thương Mẹ nó. Nó lo cho Bà đủ chuyện trong chuyến đi nửa vòng trái đất đầu tiên và chắc cũng là cuối cùng của đời Bà. Mới ăn có một bữa trên máy bay với một bữa ở khách sạn để chờ chuyển máy bay mà Bà Năm đã thấy nhớ món cá lóc nấu canh chua, cá nục kho khô, nhất là điã giá sống… Con Lan cứ ăn tỉnh bơ, ào ào hết sạch. Con gái 17 bẻ gãy sừng trâu còn được, huống hồ năm nay nó đã lớn tướng, dư sức lấy chồng được rồi. Bà lẩm cẩm lo nghĩ vẩn vơ, nếu cứ ăn uống hoài kiểu này chắc chết quá! Mà không, con gái Bà nó bảo ở bên Mỹ đồ ăn không thiếu cái chi cả. Chợ Mỹ, Chợ Tàu, chợ Việt Nam có đủ hết. Tha hồ mà làm… bún bò giò heo, bún cá, phở, mì, bánh canh, bánh xèo, chả giò, bánh cuốn… Tự nhiên Bà Năm lại thấy … lên tinh thần. Người ta hướng dẫn Mẹ con Bà Năm lên cái máy bay to chi lạ. Nghe nói nó chở cả mấy trăm con người và vô số đồ đạc, va-li, thùng, xách, linh tinh. Dễ sợ thật ! Bà thấy hành khách đông vô số kể, ngồi trông từa tựa như cái rạp cải lương ở gần Chợ Bà Chiểu thân quen của Bà. Mấy cái màn ảnh chiếu phim cả ngày cả đêm, hoạ hoằn mới cho chúng nó… giải lao nghỉ xả hơi một lúc. Cứ độ 2 tiếng đồng hồ, mấy cô tiếp viên lại đẩy cái xe đi quanh, dọn ăn, dọn uống cho khách. Bà nghe nói ở Mỹ cả chục triệu người béo phị, đi không nổi. Chắc tại họ ăn uống lu bù tối ngày sáng đêm như thế này chăng. Bà ăn đâu có nổi, Chỉ có con Lan là cứ tỉnh bơ như sáo sậu, hết coi phim lại ăn, lại uống. Bà bảo con Lan: “Con ăn nhiều thế, mai mốt béo phị ra thì ai nó thèm lấy!” Con Lan phì cười: “Má đừng có lo! Con biết hết trơn rồi.” Máy bay hạ cánh xuống phi trường Mỹ. Con Lan bảo là Phi Trường quốc tế Los Angeles. Bà Năm mệt mỏi nhừ tử cả người, đứng lên muốn hết nổi. Máy bay bay miết, bay hoài, dễ chứng cả ngày lẫn đêm chi đó. Bà Năm thấy cái lối sống ở trên máy bay và chắc cả ở Mỹ nữa nó không đơn giản như ở quê nhà, nơi gần chợ Bà Chiểu. Cái chi cũng máy với móc, lộn xà lộn xộn, không biết đâu mà rờ cả. Con gái Bà, con Nguyệt sẽ lái xe từ San Diego lên đón Mẹ con Bà ngay tại nơi này. Người đâu mà đông thế? Người ta ăn mặc thật là kỳ cục. Cả đời, bây giờ Bà mới thấy người ta ăn mặc chẳng giống dân Sài Gòn của bà tí nào. Đàn ông, con trai thì lắm người mặc áo để phanh cả bộ ngực lông lá tùm lum. Có người ăn mặc đồ lớn như dân Sài Gòn đi ăn cưới, có người chỉ mặc có mỗi chiếc áo “may-ô ba lỗ,” có người cởi trần trùng trục đi lại tự nhiên, thoải mái. Đàn bà con gái cũng mặc quần, mặc váy như mấy cô, mấy bà hạng sang ở sài Gòn, nhưng có nhiều người lại mặc váy, quần cụt, ngắn cũn cỡn trông chẳng giống ai. Ở chỗ đông người thế này mà đàn bà con gái chi lạ, cứ như ở trần, ở trên thì vú vê to nung núc, rùng rà rùng rình, để ra cả đống cho người ta coi, ở dưới cứ như là… để ra ngoài hết trơn, cái quần, cái váy ngắn tí teo, lại còn xẻ rạch lên một khúc nữa… Trông dễ sợ quá! Bà Năm không biết con gái mình, con Nguyệt nó có ăn mặc như thế này không? Nếu nó lại bắt Bà phải ăn mặc như thế nữa thì không biết rồi ra làm sao? Liệu Bà sống nổi hay không. Tự nhiên Bà chặc lưỡi… kệ nó tới đâu thì tới, đã đến đất Mỹ thì cũng như… leo lên lưng cọp rồi, tụt xuống đâu còn được nữa. Thôi thì …cũng liều nhắm mắt đưa chân, thử xem …đất Mỹ xoay vần tới đâu. Sau khi làm thủ tục giấy tờ này nọ, Mẹ con Bà đẩy xe hành lý ra phía ngoài. Còn đang ngơ ngác thì con gái Bà, con Nguyệt, đã la lên: “Má! Má, con đây nè!” Con gái Bà lúc này nó cao, nó to con, nó đẹp như “đầm” ấy, Bà nhận ra không nổi. Nó chỉ người đàn ông đứng bên cạnh: “Đây là chồng con. Đây là hai đứa cháu ngoại của Má! Và đây là bạn bè của con…” Con Lan đứng sau lưng Bà, bây giờ mới đến phiên người ta ôm lấy nó cứng ngắc, hỏi thăm rối rít tít mù, làm cho nó đỏ bừng cả mặt, cả tai… Mấy cái xe Mỹ, xe Nhật bóng láng đưa Mẹ con Bà Năm về nhà con gái. Bà thấy cái chi cũng lạ. Nhà to và đẹp quá, nhưng không bày đồ đạc tùm lum tà la như nhà của Bà ở gần Chợ Bà Chiểu. Con rể và con gái Bà chắc hẳn giàu lắm. Hai đứa cháu ngoại thì cứ nhìn Bà mà nói với nhau bằng thứ tiếng gì đó. Chắc là tiếng Mỹ! Vợ chồng con Nguyệt nói với Bà thì bằng tiếng Việt, còn khi chúng nó nói chuyện với nhau lại bằng tiếng Mỹ chi đó, làm Bà chẳng hiểu chi hết trơn. Gặp mấy ngày nghỉ cuối tuần, bà con bạn bè người Việt ở gần, nghe tin Bà Năm sang Mỹ, cũng kéo tới thăm. Bà cũng thấy vui vui một chút. Cơm nước bày ra đầy cả bàn, nhưng Bà ăn sao nó dở ẹt, không bằng món cá bống kho tiêu, cá lóc nấu canh chua của Bà ở Sài Gòn. Chúng nó lấy xe chở Mẹ con Bà đi chơi tùm lum đủ chỗ, đẹp mắt và to lớn, vĩ đại vô cùng. Sạch sẽ nữa chớ, không có tạp nhạp, lộn xộn, dơ dáy như cái xóm cũ của Bà. Đường phố San Diego. (Hình minh họa: Frank Rolando Romero/Unsplash) Mấy ngày đầu đoàn tụ qua đi. Vợ chồng con Nguyệt đi làm, hai đứa cháu ngoại được đưa đến trường học con nít. Chỉ còn Bà với con Lan ở nhà, cái nhà rộng thinh rộng thang, phòng dưới nhà, phòng trên lầu, đủ kiểu. Chẳng bù với cái nhà của Bà gần Chợ Bà Chiểu, chỉ có một cái phòng để ngủ, một phòng cho khách ngồi chơi, còn lại là nhà bếp với bộ bàn ghế ăn cơm và linh tinh đủ thứ. Ấy vậy mà mới ở Mỹ chưa được một tháng, Bà Năm đã lại thấy nhớ nhung luyến tiếc nếp sống của Bà, một bà già hiền lành, chất phác, ở gần chợ Bà Chiểu. Đến cái ngày con Lan được chị nó dẫn đi học ở cái trường nào đó xa lắm, phải đi bằng xe hơi, chớ không có đi bộ hay đi xe đạp được đâu. Thế là chỉ còn có một mình Bà ở lại với ngôi nhà to lớn rộng thênh thang mà thôi. Lúc này, Bà thấy quả thiệt là buồn, cái buồn miên man khó tả. Con Lan đã chỉ cho bà cách bật TV bằng cái… bấm cầm tay. Bật máy lên thì Bà chỉ thấy toàn là… đánh lộn, la hét um xùm. Bật sang kênh khác thì lại bắn súng đùng đùng, máu me tùm lum. Chán quá, Bà tắt máy. Hết đi ra lại đi vô, Bà đâm ra cứ muốn ngủ gà, ngủ vịt. Mà nằm xuống thì đâu có ngủ được… Bà từng nghe nói thành phố San Diego là nơi ấm áp mà sao mùa lạnh mới sang Bà đã thấy lạnh chi mà lạnh dữ. Ở Sài Gòn, Bà có thấy lạnh bao giờ đâu. Buổi sáng sớm và ban đêm, ở Mỹ, Bà cứ phải mặc cả mớ quần áo, trông to bự chác như hình vẽ Ông già Nô-en vậy. Có bữa con Lan mở TV, Bà thấy cảnh động đất, mưa lụt, bão bùng, xe cộ tông nhau, người chết, nhà cửa tan tành… Ở Mỹ cái gì đối với Bà cũng vĩ đại, to lớn, dễ sợ, kinh hoàng, dựng tóc gáy, nổi da gà. Nó không yên tĩnh, hiền lành như cái vùng đất chợ Bà Chiểu của Bà. Tối đến vợ chồng con Nguyệt đi làm về. Cả nhà chỉ gặp nhau vào lúc ăn cơm. Ăn xong, ai về phòng người nấy, hay vợ chồng con Nguyệt lại lấy xe đi đâu đến khuya. Bà Năm muốn chơi với hai đứa cháu ngoại. Khốn nỗi hai đứa nhỏ lại chỉ biết nói tiếng Mỹ mà thôi, Bà đâu có hiểu. Còn có con Lan thì nó lo học và làm bài túi bụi. Rảnh một tí, nó mở cái TV để coi ca nhạc mà kẻ đàn, người hát cứ như đánh vật với nhau, la hét um xùm. Hình như nó bảo nhạc Rốc, nhạc riếc chi đó, nghe đến chóng cả mặt, đau cả đầu. Không thế thì nó lại ôm cái điện thoại nói chuyện với bạn với bè. Nói liên hồi, không biết mệt. Chuyện chi mà nhiều thế? Bà Năm đau nặng phải vô nằm bệnh viện, lắm lúc mê man rồi lại tỉnh. Vợ chồng con Nguyệt chỉ biết thương Bà, nhưng vẫn không hiểu được vì sao. Sau nó mới hiểu, hỏi: “Có phải ở đây Má buồn, Má không chuyện trò được với ai, nhất là với hai đứa cháu ngoại, Má nhớ quê hương, bạn bè của Má, Má nhớ mồ mả Tổ Tiên, Ông Bà, Cha Mẹ, Má nhớ Chợ Bà Chiểu… nên má đau, má bệnh phải không?” Bà Năm nắm lấy tay nó rồi gật đầu. Con Lan bỗng nhiên mím môi lại, nước mắt chảy hai hàng. “Sao Má không ở lại Việt Nam với chòm xóm, bạn bè, với Chợ Bà Chiểu của Má? Má không chịu đi Mỹ thì đâu con có đi! Con nhất định ở với Má cho đến khi nào Má… không còn nữa, Má đi với Ba cơ mà!” Rồi nó ôm mặt khóc rưng rức xót thương cho Mẹ, người đã suốt đời khổ cực vì chồng vì con, hình như chẳng có lúc nào để nghĩ đến chính mình… Bỗng Bà Năm tỉnh táo, vẫy tay cho vợ chồng con Nguyệt cùng tới gần. Bà nắm lấy tay hai đứa con gái, nói trong hơi thở nghẹn ngào: “Má chấp nhận rời bỏ tất cả để ra đi vì Má thấy thương con Nguyệt, nó muốn Má được an nhàn, sung sướng lúc tuổi già, nhất là Má thương con Lan, Má hy sinh vì mong cho nó được ăn học nên người và có một cuộc sống tốt đẹp như chị nó ở đất nước văn minh, giàu có, vĩ đại như thế này. Má già rồi nên không quen, nhưng Má chấp nhận… Má chỉ tiếc một điều là không được chết và nghỉ yên bên cạnh Ba con…” Nguyệt lúc này mới cảm thấy một nỗi xót xa thật to lớn. Nguyệt đã chịu một phần trách nhiệm trong cái chết của Bà Năm. Vợ chồng Nguyệt đã không làm được một việc mà nhiều gia đình Việt Nam khác đã làm được. Đó là vợ chồng Nguyệt không để ý hay không làm được cái việc: dạy cho hai đứa con những khi ở nhà với Cha Mẹ, tập nói tiếng Việt. Nếu hai đứa con của Nguyệt nói được tiếng Việt như nhiều đứa trẻ gốc Việt khác thì Bà Năm đã có nhiều giờ phút khuây khỏa, vui chơi, chuyện trò với hai đứa cháu ngoại mà Bà thương hết mình. Đằng này, Bà không làm sao gần gũi được với chúng nó. Khi Bà và hai đứa cháu ngoại gần nhau, thay vì chuyện trò như nhiều gia đình gốc Việt Nam khác, thì lại chỉ biết nhìn nhau như những người xa lạ ở đâu đâu ấy. Nguyệt cũng úp mặt vào hai bàn tay để giấu đi những giọt nước mắt xót thương người Mẹ già đã từ giã tất cả để đến nơi đây sống với mình. Nguyệt thương Mẹ nhưng không hiểu được Mẹ. Bây giờ thì mọi sự đã trễ mất rồi, không cách nào làm lại được nữa dù chỉ một lần… Nếu hai đứa con của Nguyệt nói được tiếng Việt để Bà cháu hủ hỉ với nhau thì… Bà Năm không nói được nữa, Bà đã vĩnh viễn ra đi để được sống với chồng Bà
bên kia thế giới, có lẽ gần gũi hơn với Quê Hương Đất Tổ, ở đó có nhiều bạn bè
thân thiết và có cái chợ Bà Chiểu thân thương gắn bó với Bà từ những ngày khốn
khổ xa xưa… |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23194 |
Gởi ngày: 03/Jun/2024 lúc 10:36am |
Thức Khuya Mới Biết Đêm Dài (Tâm Sự Của Người Vợ Săn Sóc Chồng Bị mất Trí Nhớ)Tâm sự của người vợ săn sóc chồng bị mất trí nhớ Một
ngày đẹp trời, tự dưng người chồng chung sống cùng mình gần một phần tư thế kỷ
bỗng nhìn mình và nói, “Chị mới qua Mỹ mà lái xe giỏi quá há!” thì mình cảm thấy
như thế nào đây? Tôi đã sửng sốt. Ngỡ rằng anh nói đùa. Nhưng đó là sự thật. Sáu năm qua, kể từ ngày chồng tôi ngã bệnh, vừa là “dementia” - một dạng của bệnh
mất trí nhớ Alzheimer, vừa là “Parkinson” dạng cứng đờ người, lại vừa có nước
trong não, tôi đã bỏ hẳn việc đi làm để ở nhà chăm sóc cho anh. Thế nhưng Điều đau khổ nhất là khi mình làm tất cả mọi chuyện, không còn nghĩ gì được đến
bản thân, mà chồng lại không biết mình là ai hết. *** Cách đây 6 năm, sau khi bị ung thư bàng quang, rồi lại được mổ khi có bướu
trong cột sống, ngay dưới thắt lưng, chồng tôi vẫn là một người yêu thích thể
thao, nhất là football. Anh thuộc tên tất cả các đội bóng, tên từng cầu thủ,
tên những huấn luyện viên, không một trận football nào anh bỏ qua. Đùng một cái. Anh không còn ham thích bất cứ thứ gì nữa. Không football, không sách báo,
không phim ảnh, không tivi. Anh cứ lái xe đi mà không biết đi đâu. Anh không
ăn, không uống. Khi đó tôi vẫn đi làm, anh ở nhà nghỉ hưu non sau thời gian thất
nghiệp. Tôi đưa anh đi bác sĩ. Anh bị trầm cảm, bác sĩ bảo vậy, và chuyển sang
cho bác sĩ tâm lý. Hơn một năm trời đi bác sĩ tâm lý, sức khỏe anh không tiến triển. Cho đến ngày sinh nhật anh cách đây 6 năm, anh bị ói, tôi chở anh vào cấp cứu.
Sau hai ngày ở bệnh viện ra, trên đường về nhà, anh nhìn tôi và nói, “Chị mới
qua Mỹ mà lái xe giỏi quá há!” Tôi sửng sốt, ngỡ rằng anh nói đùa. Nhưng khi anh cứ kêu tôi bằng “chị ba” và tỏ ra không hề biết tôi là ai, tôi lờ
mờ hiểu ra mọi thứ. Thế giới gần như sụp đổ dưới chân tôi. Bác sĩ chụp hình, làm các xét nghiệm, cho biết trong đầu anh có nước. Anh lại
được chẩn đoán bị chứng mất trí “dementia” - một dạng của bệnh mất trí nhớ
Alzheimer. Anh không còn biết tự chủ trong vấn đề đi vệ sinh, tiểu tiện nữa. Có những ngày
tôi đi làm về, mùi nước tiểu, mùi phân nồng nặc khắp nhà. Từ trên giường, ra đến
sofa, phân anh trây trét đầy hết. Tôi phải đi lau, đi dọn. Rồi anh lại mắc thêm chứng bệnh “Parkinson” dạng “freezing,” cả người anh đông
cứng lại khi bị ai chạm vào. Lúc đó, anh không di chuyển, không xê dịch được,
mình phải lôi, phải kéo không khác gì một bao gạo. Anh không thể tự giữ thăng bằng
cho mình. Không thể ngồi vững, không thể đi. Lúc ngã ra, anh không thể xoay trở
để tự ngồi dậy. Bác sĩ nói bệnh anh không thể chữa trị. Tôi đưa anh về nhà để tự mình chăm sóc cho anh. *** Ba tháng sau đó, bất kể mưa nắng, tôi tập đi cho anh, từ trong nhà, ra đến
ngoài sân. Anh có thể bước đi được, tuy không nhiều. Nhưng sợ nhất vẫn là những
khi anh ngã. Bởi, anh như một bao gạo, không thể điều khiển được não của mình,
để có thể lay chuyển, nương theo sự giúp đỡ của người khác. Anh không thể vịn
vào tôi để từ từ đứng lên. Tôi kê chiếc ghế bên này, kê thêm ghế bên kia. Đỡ
anh tựa đằng này. Nâng anh phía đằng kia. Bằng mọi cách phải nâng được anh đứng
lên. Tôi sợ lắm, những lúc như thế. Có những khi đang tắm cho anh, anh đi tiêu ngay lúc đó, tôi phải đưa tay hứng để
bỏ vào bồn cầu, còn hơn là lênh láng trong bồn tắm. Có những lúc vừa tắm xong, đang lau mình cho anh, anh tiểu thẳng vào mặt tôi. Tôi không còn nước mắt để khóc nữa, dù có những lúc tôi rất muốn khóc. Từ ngày
anh bệnh, tôi bỏ hết mọi thú vui của mình, không shopping, không bạn bè, không
phim ảnh. Tôi thấy mình như một con điên. Nỗi buồn chán vây kín chung quanh. Những
lúc bận rộn với anh, với việc dọn dẹp, tôi không có thời gian suy nghĩ. Nhưng khi dứt việc, tôi chui vào một góc, khóc cho phận mình. Có lúc lái xe trên đường, tôi muốn lao xe đâm đầu vào đâu đó để kết thúc cuộc đời. Bởi lẽ Mờ mịt quá, tương lai trước mắt tôi. Tôi không có bạn để tâm sự những u uất. Tôi không có con để san sẻ những buồn đau. Có lúc tôi muốn gào lên, muốn hét lên. Như một cách giải tỏa những uất ức nhọc
nhằn đó, bác sĩ khuyên tôi nên làm vậy, nếu không tim tôi sẽ vỡ. Nhưng khi tôi la lên, thì cả người anh lại đông cứng, không thể nào lay chuyển,
mắt anh nhìn tôi như hỏi, “Chuyện gì vậy?” Tôi lại phải dịu dàng, “Anh ngồi xuống đi, em đỡ anh đây, anh không té đâu,”
“Anh ráng xoay qua đây thì em mới tắm cho anh được”... Chăm sóc một đứa bé bị bệnh,
chăm sóc một người lớn bị ung thư, có lẽ còn dễ hơn rất nhiều so với chăm sóc một
người bệnh mất trí nhớ cộng thêm Parkinson như anh. Bởi lẽ, họ hiểu mình nói
gì, họ biết mình đau gì. Và hơn hết, họ còn điều khiển được trí não mình Còn anh, anh không biết gì hết. Anh không nói gì hết. Anh chỉ cười những khi
tôi dịu giọng. Và anh “khóa chặt” người mỗi khi sợ hãi. *** Có những người bạn Mỹ đề nghị họ đến trông chừng anh chừng vài tiếng để tôi có
thể ra ngoài đi chơi cho khuây khỏa. Nhưng tôi không thiết. Bởi lẽ, đi ra ngoài
nhìn người ta vui vẻ, hạnh phúc, trở về nhà đối diện với thực tại, tôi chỉ càng
cảm thấy chán chường hơn. Tôi cũng từng muốn đưa anh đi đây đi đó, nhưng những kinh nghiệm đau thương từng
xảy ra khiến tôi phải chùng bước. Tôi vẫn nhớ khi anh chưa bệnh nặng như bây giờ, tôi chở anh đi Las Vegas coi
chương trình Paris By Night 100. Sau đó, tôi đưa anh đến ngồi chơi ở một máy
kéo, chỉ anh cách nhấn nút. Rồi anh ói. Cả người anh dính đầy chất bẩn. Tôi đưa
anh vào nhà vệ sinh để chùi rửa. Thế nhưng khi đó tôi không biết mình phải làm
thế nào khi một bên là nhà vệ sinh nam, một bên nhà vệ sinh nữ. Tôi không thể
vào bên nam, tôi cũng không thể đưa anh qua bên nữ. Tôi dặn anh đứng yên một chỗ,
tôi chạy vào lấy giấy ra lau cho anh. Thế nhưng tôi vừa quay đi, anh cũng đi theo. Người lao công la lên bảo anh phải
đi ra. Tôi giải thích, nói anh đứng yên, nhưng anh có hiểu gì đâu. Không còn cách nào khác, tôi đưa anh ra xe để về khách sạn tắm rửa cho anh. Tuy
nhiên cả người anh đông cứng lại, không nhúc nhích. Tôi phải lôi anh đi. Cố mà
lôi anh đi. Người ta nhìn vào tôi, lạ lẫm. Đến thang máy, tôi phải chờ người ta
đi hết, rồi mới đến tôi và anh bước vào, vì thật sự là hôi lắm.
Một chuyến đi như vậy, có thể nào là vui không? Tôi vẫn nhớ lần đám cưới cháu anh. Tôi muốn đưa anh đi cùng để anh vui. Tôi
cũng muốn mình được mặc áo dài trong ngày hôm đó. Và tôi may một chiếc áo dài
thật đẹp. Sáng ra, tôi phải chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ cho anh, tắm rửa, mặc tã, thay đồ
vest, và mang anh ra xe ngồi trước khi tôi trở vào chuẩn bị thay quần áo cho
mình. Bởi lẽ, anh không thể ngồi lên xe một cách bình thường dễ dàng như mọi
người. Anh vịn cửa xe, nhưng để nhấc được chân trái lên xe mà tôi phải vừa nói,
vừa giúp nhấc chân anh lên. Rồi anh chỉ có thể ghé một phần tư mông ngồi vào ghế.
Anh không thể tự mình nhích vào trong để kéo chân phải lên tiếp. Lúc đầu tôi
không biết cách, tôi đi qua ghế người lái để lôi anh vào, nhưng mà anh nặng hơn
tôi rất nhiều. Tôi không lôi nổi. Tôi phải dùng nhiều cách mới có thể để anh ngồi
gọn vào trong trước khi cánh cửa xe đóng lại. Tôi cũng thay được chiếc áo dài mà tôi mơ ước để chở anh đến nhà nhóm họ. Anh gặp mọi người, anh vui. Anh cười. Người ta thấy anh cười, họ cũng vui theo. Trước khi từ nhà cháu đến nhà hàng dự tiệc, tôi biết mình cần chuẩn bị trước việc
thay tã cho anh. Khi đưa anh vào nhà vệ sinh rồi, tôi mới nhận ra rằng chiếc áo
dài của mình bây giờ không còn phải để diện làm đẹp nữa mà nó trở nên vướng víu
cho tôi trong việc chăm sóc anh. Tôi phải cởi hết quần áo mình ra, rồi mới cởi hết đồ anh ra thì mới có thể lau
rửa cho anh được. Rồi lại đưa anh ra xe. Trời mưa lất phất. Anh đâu thể như người khác có thể ngồi
nhanh vào trong. Anh ướt. Tôi cũng ướt. Tôi chợt nhận ra, mình làm đẹp để làm
gì đây? *** Chưa bao giờ tôi nghĩ đến chuyện bỏ cuộc trong việc chăm sóc anh, dù tôi biết
mình không có hy vọng gì hết. Nhưng thật sự tôi cảm thấy mệt mỏi lắm. Tôi sẽ vẫn
tiếp tục lo cho anh, đến ngày tôi không còn có thể làm được nữa. Tôi sắp bước vào tuổi 60, tôi có còn gì đâu, một mai khi anh không còn nữa. Người ta nói sau cơn mưa trời lại sáng. Nhưng cơn mưa đời tôi không biết khi
nào mới tạnh đây? Ngọc Lan (Ghi lại theo lời tâm sự của chị Nga Nguyễn, cư dân thành phố San Diego, miền
Nam California)
Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 03/Jun/2024 lúc 10:38am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23194 |
Gởi ngày: 09/Jul/2024 lúc 9:57am |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23194 |
Gởi ngày: 17/Jul/2024 lúc 2:44pm |
Nước Mắt Chảy Xuôi
Bà ngồi co ro bên này đường, chờ cho cửa hàng phía đối diện tắt
điện, đóng sập cánh cửa sắt nặng nề xuống mới chống tay vào gối đứng
dậy, khó nhọc bước qua đường. Cánh cửa này có mái hiên rộng, chủ nhà dễ
tính, lỡ bà có ngủ quên dậy muộn thì người ta cũng chỉ nhẹ nhàng gọi bà
dậy, kêu bà đi chỗ khác để mở hàng chứ không quát mắng xối xả, đốt vía
như những chỗ khác. Vậy nên, mấy tháng nay rồi, dù đi xin ở xa hay gần,
bà đều trở về dưới mái hiên này để tá túc.
Ngồi xuống mái hiên bà bắt đầu thở dốc. Chẳng hiểu sao mấy hôm nay bà thấy cơ thể mệt mỏi, rệu rã quá. Cũng chẳng trách được. Bà đã ngoài 80. Nhiều người ở tuổi này có khi đã nằm liệt một chỗ, con cái phải hầu hạ, phục dịch. Bà còn lê la khắp các phố để xin ăn được coi như trời còn thương mà cho sức khỏe. Đôi khi bà nằm nghĩ ngẩn ngơ, có khi trời thương bà, biết bà có ốm nằm liệt giường liệt chiếu thì cũng chẳng có ai ngó ngàng tới nên ban cho bà sức khỏe. Nhưng mà bà cũng mệt lắm rồi. Cơn tức ngực kéo đến làm bà khó thở. Bà lôi trong mấy cái bao cũ mấy tờ báo cùng vài tấm bìa cạt tông làm gối, quay mặt vào phía cánh cửa. Ác thay trời lại lất phất mưa. Bà khó nhọc ngồi dậy, lôi ra cái áo mưa cũ quấn quanh người. Mưa làm chân tay bà tê nhức. Bà không ngủ được. Bà lần tìm trong nải một tấm ảnh cũ, ngồi khom khom quay lưng lại phía đường để nước mưa không tạt được vào tấm ảnh. Bà nhìn tấm ảnh, lẩm bẩm như trò chuyện với một người bạn. - May mà ông ốm một trận rồi đi luôn. Đi nhẹ nhàng thanh thản chứ không cũng lại phải lê lết ngoài đường giống tôi. Mà chân ông yếu thế, đi làm sao được. Bà đưa bàn tay vuốt vuốt khuôn mặt trong tấm ảnh. Giọng đã bắt đầu nghẹn nước: - Mà ông có thương tôi, sao không cho tôi đi cùng ông với ông ơi... Mưa bắt đầu nặng hạt. Bà quấn tấm áo mưa chặt vào cơ thể, dí sát người vào cánh của mái hiên. Tiếng mưa tạt vào tấm áo mưa lộp... bộp... lộp... bộp nghe lạnh buốt và tê tái. ******* Bà cũng đã từng có một mái nhà. Một mái nhà bình dị đơn sơ nhưng ấm áp, hạnh phúc. Nghĩ đến căn nhà cũ bà nén tiếng thở dài tức nghẹn trong lồng ngực. Cất tấm ảnh vào sâu trong đáy, ôm vào lòng, khép chặt tấm áo mưa cho khỏi ướt, bà quay người lại đối diện với màn mưa. Đôi mắt già nua ướt nhoèn, mờ mịt những hồi ức cũ. ****** Ông bà cưới nhau được chục năm mới sinh được đứa con gái nêu yêu chiều nó lắm. Hôm bà sinh con ở trạm xá, ông mừng tới nỗi ôm con khóc tu tu như một đứ trẻ trước bao cặp mắt lạ lùng của mọi người. Ông chăm con từng li từng tí, theo dõi từng ngày lớn lên của con. Đi học, những hôm mưa gió, ông cõng nó trên lưng. Nó lớn lên một chút, ông tằn tiện mua cho con cái xe đạp mini. Mấy chục năm trời, ông không dám mua một cái áo mới, ai cho gì mặc nấy để khi nó vừa thành thiếu nữ, ông dành dụm đủ để xây một căn nhà ngói nhỏ 3 gian. Ông bảo bà: - Nó là con gái, ở nhà lụp sụp quá, bạn bè đến chơi, nó mặc cảm. Mưa càng lúc càng nặng hạt hơn. Trong mưa, bà thấy khuôn mặt ông bừng sáng hạnh phúc. Bà không thể nhầm được. Đó là khuôn mặt ông trong đám cưới con gái. Nhà rể ở ngay xóm trên. Lúc lấy con gái bà, nó hãy còn là một chàng trai mới lớn, hiền lành, chân chất và khỏe mạnh. Đám cưới con gái, khuôn mặt ông rạng rỡ mà mắt lại rưng rưng. Ông nói, con gái đi lấy chồng, ông mừng lắm. Nhưng ông cũng buồn vì phải xa con. Vẫn biết nó lớn thì phải rời xa vòng tay ông, phải lấy chồng mà sao ông vẫn thấy hụt hẫng. Bà cười bảo ông chưa già đã lẩn thẩn. Nó lấy chồng ngay xóm trên, cách có độ mươi phút đi bộ mà ông cứ như thể gả con gái đi lấy chồng ở tận đẩu tận đâu. Ông cũng cười bảo không biết tại sao ông lại yếu mềm hơn cả bà. Cơn họ kéo đến như muốn xé toang lồng ngực. Bà chống tay vào cửa, ho rũ rượi rồi đưa tay đấm nhẹ vào ngực. Cơn ho dứt, bà thở dốc. Lúc bà ngước lên, bóng ông trong mưa đã biến mất. Bà lẩm bẩm: - Cũng may là ông đi trước khi mở đường qua nhà. Chứ không thì… Ông ốm một trận rồi đi. Nhẹ nhàng như không còn vương vấn điều gì trên cõi đời này nữa. Bà thui thủi một mình. Thấy thế, đứa con gái bàn với bà: - Nhà chồng con tới 3 anh em trai, chật chội lắm. Hay u cho bọn con về đây ở, cũng là để sớm hôm đỡ đần u… Bà mừng rỡ đồng ý ngay. Ăn nhiều chứ ở hết bao nhiêu. Bà già rồi, thui thủi một mình cũng cô quạnh. Bà cũng muốn được quay quần với con cháu. Bà chỉ có mỗi đứa con gái, được sống cùng vợ chồng con cái nó thì còn gì bằng. Có gì chúng nó chăm sóc bà, bà lại đỡ đần vợ chồng nó chuyện cơm nước, con cái. Chúng nó ở với bà, chắc nơi chín suối ông cũng mát mẻ, thanh thản. Bà chỉ có mỗi một đứa con gái. Bà không bù trì, vun đắp cho nó thì để cho ai. Bà chết đi cũng có mang theo được đâu. Vậy mà đứa con gái bà mang nặng đẻ đau lại bàn mưu cùng chồng đẩy bà ra đường. Bà già rồi, chỉ quanh quẩn ở nhà cơm nước và chăm mấy đứa cháu, có biết gì đến chuyện đất cát mà hàng xóm xì xào bàn tán đâu. Con gái và con rể thì thụt những gì, bà cũng chẳng biết. Chỉ thấy một buổi nhập nhoạng tối, đứa con gái chìa trước mặt bà tờ giấy: U ký vào đây đi. Chỗ cuối tờ giấy này để xác nhận diện tích đất nhà mình. Ít nữa họ xây đường qua đây họ còn đền bù u ạ. Bà nghe ờ ờ, cạc cạc. Mắt kém, lại tin tưởng con, cộng với việc bà ngại mấy thứ liên quan đến giấy tờ nên ký luôn mà không đọc lại. Mãi đến khi người ta đến lấy nhà, chồng cho vợ chồng con gái bà một đống tiền, số tiền mà cả đời 2 ông bà cũng chưa từng nhìn thấy thì bà mới biết chúng nó lừa bà ký giấy để bán nhà. Nhưng nước mắt chảy xuôi, bà nghĩ cái nhà đấy cuối cùng cũng để cho chúng nó, đất đang sốt, chúng nó bán cũng là hợp lý. Hai vợ chồng đứa con gái mua một miếng đất ở trong xóm, xây một căn nhà 2 tầng khang trang. Nhưng rồi từ lúc có tiền, tính tình thằng con rể bắt đầu thay đổi. Nó ham mê rượu chè, bồ bịch. Lúc đầu bà còn ngại “rể khách” nên nói nhẹ nhàng, bóng gió, sau dần những lời đồn thổi càng nhiều, vợ chồng nó suốt ngày đánh chửi nhau, bà góp ý thẳng thắn với con rể. Nó không nghe, một lần uống rượu say còn đánh bà gãy tay, bị đưa lên xã phạt tiền. Sau vụ đó, nó càng hằm hè với bà hơn. Vợ nó, con gái bà cũng vào hùa với chồng, trách móc bà làm vợ chồng nó mất tiền, làm nhà nó xấu mặt với hàng xóm. Những lời bóng gió xa xôi về việc bà ở nhờ tăng dần. Những bữa cơm chúng nó cố tình ăn trước không gọi bà ngày một nhiều. Tủi thân, bà quyết định gửi ông lên chùa rồi bỏ làng đi lang thang trong một đêm mưa gió, bắt đầu những ngày vất vưởng xin ăn. Bà xách theo một cái bị nhỏ, một tấm áo mưa và tấm ảnh của ông. Hàng ngày bà lê la khắp các phố xin ăn. Tối đến lại về cái mái hiên này ngủ nhờ. Bà cứ trông ngóng, mòn mỏi hy vọng sự ra đi của bà sẽ khiến vợ chồng đứa con gái hối hận mà nghĩ lại đi tìm bà. Nhưng 1 năm, 2 năm rồi 5 năm lê la khắp phố xá rồi mà chưa một lần bà nghe phong thanh gì về tin tức chúng đi tìm bà. Cũng có lần, bà lén về làng, đứng trước cửa nhà vợ chồng nó, thấy hai đứa nó vẫn vui vẻ, không một chút áy náy, bà lại lặng lẽ ra đi. Mưa như trút nước. Bà cảm thấy cơ thể rệu rã, không còn chút sức lực nào nữa. Bóng ông lại hiện ra trong mưa, mỉm cười hiền hòa nhìn bà. Ông đưa tay về phía bà. Bà biết thời khắc này cuối cùng cũng đến. Bà cố chút sức lực cuối cùng, lê người về phía khoảng giữa mái hiên bà trú với căn nhà bên cạnh. Nhà người ta là nhà làm ăn tử tế, bà không muốn chết trước cửa của cửa hàng, không muốn cái chết của mình phiền hà đến họ. Ông bước đến gần bà, cúi xuống. Bà run run đưa cánh tay lên. Thanh thản, nhẹ nhàng, bà theo ông. Mọi oán hận, trách móc của cuộc đời bà bỏ lại phía sau, nơi kiếp người trên dương thế. Sáng sớm, người ta phát hiện xác một cụ già nằm ở khoảng trống giữa hai căn nhà. Bà chết trong một tấm áo mưa trùm kín người. Nhưng trên môi còn phảng phất một nụ cười. Đào Thu Hà |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23194 |
Gởi ngày: 24/Jul/2024 lúc 8:39am |
Ba Cái "THIẾU" Kinh Niên Của Người Già (Đ.Văn)
Tu là phải tập, học là phải hành. Đừng cứ share trên Facebook rồi chẳng làm gì cả. Phải sống thích nghi trong những năm bình thường mới và chăm sóc bản thân nhiều hơn. Đây là giai đoạn bắt đầu nở rộ sinh hoạt nhóm, cộng đồng trong thế giới phẳng. Chính quyền chỉ có mặt để duy trì vấn đề an ninh, trật tự. Con người chỉ phải lo kiếm cơm để sống và 50% còn lại sẽ sống trong thế giới "ảo". Già thì khổ, ai cũng biết. Sinh lão bệnh tử. Nhưng già vẫn có thể sướng. Muốn sống lâu thì phải già chớ sao! Già có cái đẹp của già. Trái chín cây bao giờ cũng ngon hơn trái vú ép. Cái sướng đầu tiên của già là biết mình… già, thấy mình già, như trái chín cây thấy mình đang chín trên cây. Nhiều người chối từ già, chối từ cái sự thật đó và tìm cách giấu cái già đi, như trái chín cây ửng đỏ, mềm mại, thơm tho mà ráng căng cứng, xanh lè thì coi như không được.
(Minh họa) Mỗi ngày nhìn vào gương, người già có thể phát hiện ra những vẻ đẹp bất ngờ như những nếp nhăn mới xòe trên khóe mắt, bên vành môi, những món tóc lén lút bạc chỗ này chỗ nọ, cứng đơ, xơ xác… mà không ngờ lại nhanh đến vậy! Trên thực tế con người ta lại có khuynh hướng dễ thấy: khổ hơn. Khổ dễ nhận ra còn sướng thì khó biết! Một người luôn thấy mình sướng thì không khéo người ta nghi ngờ là có vấn đề về tâm thần! Nói chung, người già có ba nỗi khổ thường gặp nhất, nếu giải quyết được sẽ giúp họ sống "trăm năm hạnh phúc": 1- THIẾU BẠN !
(Minh họa) Nhìn qua nhìn lại, bạn cũ rơi rụng dần… Thiếu bạn, dễ hụt hẫng, cô đơn và dĩ nhiên… cô độc. Từ đó dễ thấy mình bị bỏ rơi, vì thấy không ai hiểu được mình! Người già chỉ sảng khoái khi được lớn tiếng rôm rả với ai đó, nhất là những ai "cùng một lứa, bên bầu trời lận đận"… Gặp được bạn tâm giao thì quả là một liều thuốc bổ mà không có bác sĩ nào có thể biên toa cho họ mua được! Để giải quyết chuyện này, ở một số nước văn minh tiến bộ, người ta mở ra các phòng tư vấn, giới thiệu cho những người già cùng sở thích, cùng tính khí, có dịp làm quen với nhau. Người già tự giới thiệu mình và nêu ra vài "tiêu chuẩn" của người bạn mà mình muốn được làm quen.
(Minh họa) Rồi họ dạy người già học về vi tính để có thể "chat", "mail" với nhau, chia sẻ tâm tư tình cảm, giải tỏa stress… Thỉnh thoảng lại tổ chức cho các cụ họp mặt đâu đó để được trực tiếp gặp gỡ, trao đổi, dòm ngó, khen ngợi hoặc… chê bai lẫn nhau. Khen ngợi chê bai gì đều có lợi cho sức khỏe! Có dịp tương tác, có dịp cãi nhau là sướng miệng rồi. Các tế bào não sẽ được kích thích, được hoạt hóa, sẽ tiết ra nhiều kích thích tố hơn. Tuyến thượng thận sẽ hăng máu lên, làm việc năng nổ, tạo ra cortisol và epinephrine làm cho máu huyết lưu thông dễ dàng, hơi thở trở nên sảng khoái, rồi tuyến sinh dục tạo ra DHEA (dehydroepiandoster one), một kích thích tố làm cho người ta trẻ lại, trẻ mãi không ngờ!…
(Minh họa) Dĩ nhiên phải chọn một nơi có không khí trong lành. Hoa cỏ thiên nhiên. Thức ăn theo yêu cầu. Gợi nhớ những kỷ niệm xưa… Rồi dạy các cụ vẽ tranh, làm thơ, nắn tượng… Tổ chức triển lãm cho các cụ. Rồi trình diễn văn nghệ cây nhà lá vườn. Các cụ dư sức viết kịch bản và đạo diễn. Coi văn nghệ không sướng bằng tự mình làm văn nghệ! 2- THIẾU ĂN!
(Minh họa) Thật ra, ăn không phải là tọng là nuốt, là xực, là ngấu nghiến… cho nhiều thức ăn! Ăn không phải là nhồi nhét cho đầy bao tử! Trong cuộc sống hằng ngày có nhiều thứ sẽ nuốt không trôi lắm! Chẳng hạn như ăn trong nỗi sợ hãi, lo âu, bực tức; ăn trong nỗi chờ đợi, giận hờn thì nuốt làm sao trôi được? Nuốt là một phản xạ đặc biệt của thực quản dưới sự điều khiển của hệ thần kinh. Một người trồng chuối ngược vẫn có thể nuốt được dễ dàng! Nhưng khi buồn lo thì phản xạ nuốt bị cắt đứt! Nhưng các cụ khi thiếu ăn, thiếu sức lự, yếu ớt, ... phần lớn là do sợ bệnh, kiêng khem quá đáng. Bác sĩ lại hay hù dọa, bắt kienh6 cữ thứ này, loại bỏ thứ kia, làm cho họ sợ thêm! Nói chung, chuyện ăn uống nên nghe theo mệnh lệnh của… bao tử. "Listen to your body". Hãy lắng nghe sự mách bảo của cơ thể mình! Cơ thể nói… thèm ăn cái gì thì nó đang cần cái đó, thiếu cái đó! Nhưng nhớ ăn là chuyện của nét văn hóa! Chuyện của ngàn năm, đâu phải một ngày một buổi. Món ăn gắn với kỷ niệm, gắn với thói quen, gắn với mùi vị từ thuở còn thơ! Người già có thể thích những món ăn… kỳ cục, không sao. Đừng ép! Miễn có đủ bốn nhóm: bột, đạm, dầu, rau… Ngay cả mắm nêm, mắm ruốc, mắm sặc, mắm bò hóc, tương chao… đều tốt cả. Miễn là đừng quá mặn, quá ngọt…là được. Cách ăn cũng vậy. Hãy để các cụ tự do tự tại đến mức có thể được. Đừng nên ép ăn, đừng nên đút ăn, đừng nên làm "hư" các cụ! Cũng cần có sự hào hứng, sảng khoái, vui vẻ trong bữa ăn.. Con cháu hiếu thảo phải biết… giành ăn với các cụ. Men tiêu hoá được tiết ra từ tâm hồn chớ không chỉ từ bao tử. 3- THIẾU VẬN ĐỘNG!
(Minh họa) Già thì hai chân trở nên nặng nề hơn, chậm chạp hơn, như thể đang mọc dài ra, nói không chịu nghe lời nữa! Các khớp cứng lại, sưng lên, xương thì mỏng ra, giòn tan, dễ vỡ, dễ gãy! Bác sĩ thường khuyên "Hãy vận động" mà không chịu hướng dẫn kỹ, thao tác dễ làm, khiến cho các cụ lại ráng quá sức chịu đựng, sẽ lâm bệnh thêm. Phải làm sao cho nhẹ nhàng mà hiệu quả, phù hợp với tuổi tác, với sức khỏe. Phải từ từ và đều đều. Ngày xưa người ta săn bắn, hái lượm, đánh cá, làm ruộng, làm rẫy… làm việc suốt ngày. Bây giờ chỉ ngồi quanh quẩn trong bốn bức tường trước TV! Có một nguyên tắc nói rằng, "Use it or lose it!" "Cái gì không xài thì teo!" Thời đại bây giờ người ta xài cái đầu nhiều quá, nên "đầu thì to mà đít lại teo". Thật đáng tiếc!
(Minh họa) Không cần đi đâu xa. Có thể tập ngay trong nhà. Nếu nhà có cầu thang thì đi cầu thang ngày mươi bận lên xuống rất tốt. Đi vòng vòng trong phòng cũng được. Đừng có ráng lập "thành tích" làm gì! Tập cho mình thôi.. Từ từ và đều đều… Đến lúc nào thấy ghiền, bỏ tập một buổi… thấy chịu hổng nổi là được! Nguyên tắc chung là kết hợp hơi thở với vận động. Chậm rãi, nhịp nhàng. Lạy Phật cũng phải đúng… kỹ thuật để khỏi đau lưng, vẹo cột sống. Đúng kỹ thuật là giữ tư thế và kết hợp với hơi thở. Đó cũng chính là thiền, là yoga, dưỡng sinh…! Vận động thể lực đúng cách thì già sẽ chậm lại. Giảm trầm cảm, buồn lo. Phấn chấn, tự tin. Dễ ăn, dễ ngủ… Tóm lại, giải quyết được "ba cái lăng nhăng" đó thì có thể già mà… sướng! B/s Đỗ Hồng Ngọc |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23194 |
Gởi ngày: 30/Jul/2024 lúc 8:13am |
Tiếng Ngáy Làm Tôi Yên TâmSống tốt để sau khi nằm xuống khỏi hối hận. Tháng này tôi phải tiễn chân 4 người bạn về bên kia thế giới. Những người bạn thân thiết đã một thời quen biết già có, trẻ có cứ lần lượt bỏ tôi đi khiến dù muốn hay dù không tôi cũng phải suy nghĩ về thân phận của mình. Nghĩ đến lúc mình phải từ giã cõi đời cũng thấy nao nao và có cái gì xao xuyến. Nhưng nếu là số phận thì biết làm sao, chi bằng nhìn vào cuộc đời để rút ra một vài điều bổ ích cho cuộc sống. Sống tốt để sau khi nằm xuống khỏi hối hận. Suy nghĩ vẩn vơ, tôi chợt nhớ ra câu truyện được kể trong một Khóa Nazareth. Thuyết trình viên kể rằng, trước đây bà thường dành 1 hoặc 2 tháng xa nhà để trông nom cho các con bà sau khi sinh nở. Nhưng gần đây bà chỉ dành 1 hoặc 2 tuần cho các con trong những trường hợp như vậy. Các con bà có hỏi tại sao, thì bà trả lời: “Má nghĩ đã đến lúc má cần dành nhiều thời gian cho ba các con. Ba các con lúc này mới thật sự cần má. Miếng cơm manh áo của ba, giấc ngủ và sức khỏe của ba luôn luôn là điều mà má phải quan tâm. Ba má nay đã cao tuổi, thời gian còn ở với nhau được bao lâu, nên má thấy cần ba, và ba cũng cần má”. Đúng vậy, câu trả lời của bà rất ý nghĩa và đánh động tôi rất nhiều. Và nghĩ đến điều này tôi càng thấy thương cho các cặp vợ chồng trẻ mà không hiểu sao họ lại coi nhau như cỏ rác, như kẻ thù, và như những tạo vật đáng ghét. Cãi vã, chửi rủa, và làm cho nhau đau lòng là những chuyện thường ngày xảy ra mà họ không hề để ý quan tâm tới. Nhưng sẽ có một ngày mà nếu không nghĩ lại, họ sẽ hối hận rất nhiều. Cũng một câu truyện trong nhiều câu truyện mà tôi vẫn nghe về đời sống hôn nhân, về những khó chịu, về những hiểu lầm, về những xích mích giữa vợ chồng. Nhưng trong những cái làm cho nhau khó chịu ấy, lần này tôi được nghe một nhận xét tích cực, và xây dựng. Truyện do một người vợ trẻ kể lại: “Tôi thường ngày rất khó chịu và hay cằn nhằn chồng tôi vì anh có cái tật ngủ ngáy to. Bình thường thì cũng không đến nỗi nào, nhưng những đêm mất ngủ thì tiếng gáy của anh là một tra tấn dã man đối với người mất ngủ như tôi. Những đêm như vậy tôi khó chịu và ghét anh vô cùng. Nhưng gần đây thì tôi không còn thù ghét tiếng ngáy đó nữa, mà ngược lại, bất cứ lúc nào thức giấc ban đêm mà tôi không nghe tiếng gáy đó là tim tôi đập thình thịch, và ngớ ngẩn suy nghĩ không biết chuyện gì xẩy ra cho anh. Thời gian gần đây tôi thường bị lo lắng, hốt hoảng, và sợ hãi. Chuyện lớn, chuyện nhỏ, chuyện quan trọng, chuyện tầm thường, chuyện trong nhà, chuyện ngoài ngõ hễ cái gì đập vào mắt tôi, lọt vào lỗ tai tôi đều làm cho tôi suy nghĩ và lo lắng. Tôi trở thành mất ăn, mất ngủ, và mất hết nghị lực để sống. Nhưng người mà phải gánh chịu mọi dằn vặt, kêu ca, cằn nhằn, khó chịu từ tôi đó chính là chồng tôi. Tôi đã được khuyến khích đi gặp những bác sĩ chuyên môn và uống những thứ thuốc đắt tiền, nhưng cũng chẳng giúp gì ngoại trừ tôi phải trút đổ trên đầu chồng tôi hết mọi thứ lo lắng, bực bội trong tôi, họa may tôi mới được nhẹ nhõm một chút. Thì ra, chồng tôi chính là cái thùng rác để tôi trút bỏ mọi thứ ngổn ngang trong cuộc sống vào đó. Cho đến một ngày tôi bừng nhận ra tôi đã gây đau khổ cho chồng tôi quá nhiều. Tôi hối hận, và tôi cảm thấy hết sức lo lắng. Tôi lo lắng cho sức khỏe của anh cũng như tôi đang lo lắng cho chính mình. Tôi sợ rằng điều mà tôi gây ra cho anh sẽ làm anh sớm bỏ tôi hơn là do căn bệnh quái ác của tôi khiến cho tôi phải bỏ lại anh. Tôi vẫn thường nghe nói, những người chăm sóc cho người bệnh thường lại chết trước người bệnh. Và điều này khiến tôi chợt tỉnh. Nó giúp tôi từ từ bình phục cùng với sự giúp đỡ, thương yêu và lo lắng của người chồng rất mực yêu thương tôi. Cũng từ đó, mỗi đêm tôi đều ôm sát lấy anh dù là trong giấc ngủ vì sợ rằng anh sẽ vuột mất. Nhất là mỗi đêm tôi phải để ý, nghe ngóng từng hơi thở, tiếng ngáy của anh. Tiếng ngáy của anh lúc này đối với tôi có một ý nghĩa rất tuyệt vời. Nó bảo tôi rằng anh hãy còn khỏe mạnh, đang ngủ say bên tôi, và vẫn còn đang sống với tôi. Tiếng ngáy làm tôi yên tâm. Làm tôi thấy hạnh phúc”. Có những mối tình già mà người này không thể quên săn sóc cho người kia. Có những mối tình trẻ mà tiếng ngáy đã có lần làm khó chịu nhưng bỗng trở nên âm thanh mang lại hạnh phúc cho nhau. Cái đó gọi là tình yêu. Là quan tâm và lo lắng cho nhau. Là vợ chồng, và là một xương một thịt. Còn gì trên đời đáng yêu, đáng quý, và đáng gìn giữ hơn người chồng, người vợ. Nhưng cũng không biết trên đời có bao nhiêu người đã khám phá, tiếp tục khám phá và trân quý món quà thiêng liêng nhưng cũng rất vật chất này? Hay phải chăng phải đợi đến khi không còn thấy mặt nhau, nghe tiếng nhau, nghe tiếng ngáy của nhau mới hốt hoảng, mới đau khổ đi tìm. “Có tốt với tôi thì tốt với tôi bây giờ Đừng đợi ngày mai đến lúc tôi xa người Đừng đợi ngày mai đến khi tôi phải ra đi Ôi muộn làm sao nói lời tạ ơn Nếu có bao dung thì hãy bao dung bây giờ Đừng đợi ngày mai đến lúc tôi xa đời Đừng đợi ngày mai biết đâu tôi nằm im hơi Tôi chẳng làm sao tạ lỗi cùng người Có nhớ thương tôi thì đến với tôi bây giờ Đừng đợi ngày mai lúc mắt tôi khép lại Đừng đợi ngày mai có khi tôi đành xuôi tay Trôi dạt về đâu, chốn nào tựa nương Nếu có yêu tôi thì hãy yêu tôi bây giờ Đừng đợi ngày mai đến lúc tôi qua đời Đừng đợi ngày mai đến khi tôi thành mây khói Cát bụi làm sao mà biết lụy người” Tiếng hát của ai đó qua nhạc phẩm “Nếu Có Yêu Tôi” của Trần Duy Đức vang vọng trong đêm khuya như âm vang tiếng ngáy của người chồng trẻ. Tiếng gáy mà theo vợ anh là “Tiếng ngáy làm tôi yên tâm. Làm tôi thấy hạnh phúc”. Cũng như thức tỉnh cái nhìn của những cặp vợ chồng sau những năm dài chung sống: “Ba má nay đã cao tuổi, thời gian còn ở với nhau được bao lâu, nên má thấy cần ba, và ba cũng cần má.” Đúng vậy, hạnh phúc luôn ở bên ta, quanh quẩn bên ta trong người chồng, người vợ mà hàng ngày gặp gỡ, chỉ cần ta: Thay đổi thái độ, thay đổi cái nhìn, và thay đổi lại phán đoán về người đó. Trần Mỹ Duyệt
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23194 |
Gởi ngày: 07/Aug/2024 lúc 1:03pm |
Nhặt Mẹ Về NuôiĐút những đồng tiền công vào túi áo ngực, Trạo rã rời định lê bước về nhà. Nhưng cả cơ thể đau nhức, bụng đói cồn cào nên anh tính mua thứ gì đó ăn cho ấm bụng. Bỗng Trạo nhìn thấy phía trước, một bà cụ ngồi co ro góc chợ với thúng gì đó phủ lên một lớp vải màn. Rảo bước lại gần, Trạo hỏi: - Bà bán gì vậy ạ? Bà cụ mừng rỡ khi thấy người dừng lại hỏi mua hàng, tay run run mở tấm vải màn ra bảo: - Tôi bán bánh mì, chú có mua không? Trạo định hỏi bánh mì còn giòn không nhưng đưa mắt nhìn chiếc bánh ỉu xìu trên đôi tay già nua và ánh mắt chờ đợi của bà cụ anh không nỡ bước đi. - Cháu lấy 5 cái bà ạ. Bà thường bán đến mấy giờ thì về? - Khi nào hết thì về chú ơi. - Thế nhà bà có ở gần đây không? Bà đi bán hàng đêm thế này chắc là con cháu lo lắm ạ. Thôi còn bao nhiêu cái bà để con lấy nốt. - Tôi về ngay đằng kia ấy mà. Cậu lấy vừa đủ ăn thôi. Lấy về nhiều bỏ uổng. Tôi còn ngồi đây tới sáng. Đằng nào thì về cũng có ngủ được đâu. Theo hướng tay bà cụ chỉ mắt Trạo nhìn thấy chân cầu. Miếng bánh mì dai ngoách nghẹn lại trong cổ họng. Trút tiếng thở dài anh ngồi bệt xuống vỉa hè ngó thành phố hoa lệ nhấp nháy ánh đèn. Xách túi bánh mì, Trạo trở về phòng trọ. Mấy con chó nhào ra từ các con ngõ sủa inh ỏi mỗi khi Trạo đi qua. Trạo làm công nhân từ năm mười tám tuổi. Ban đầu là công nhân nhà máy chè gần nhà. Hồi ấy mẹ nuôi còn sống, nên Trạo còn có nhà để mà về. Sau này mẹ mất, anh em ruột thịt còn tranh nhau đất đai thì phận con nuôi như Trạo làm gì còn nhà nữa. Lúc rời quê xuống phố lang thang trong khu công nghiệp Trạo làm công nhân hết công ty này đến nhà máy khác. Chẳng phải "đứng núi này trông núi nọ" đâu, mà thời buổi khó khăn, đơn hàng bấp bênh nên các doanh nghiệp chỉ tuyển công nhân thời vụ. Mấy năm nay Trạo làm ổn định trong công ty bạt, lương đủ trang trải cuộc sống. Thật ra cuộc đời độc thân, không gia đình, chẳng có gánh nặng gì thì cũng đơn giản thôi. Tiền nhà trọ, tiền điện nước, ăn uống qua loa, tháng vài cuộc nhậu vỉa hè. Nhưng để gồng gánh một gia đình trên vai thì đồng lương công nhân chẳng thấm vào đâu. Cái câu "chia tay đi" Trạo nghe đến quen tai. Mấy năm nay anh không theo đuổi người con gái nào. Chẳng phải vì không còn tin vào tình yêu mà càng có tuổi niềm vui càng chắt chiu, ít ỏi. Có hôm nhậu say ai đó hỏi Trạo có buồn chán cảnh đời công nhân nghèo khó này không. Trạo chỉ lắc đầu cười. Cuộc đời này có cái gì dễ dàng đâu. Mấy năm vừa rồi khó khăn, lạm phát vào tận mâm cơm mỗi gia đình, mấy ai mà không khổ? Có một nghề để mưu sinh đã là may mắn lắm rồi. Mình đã nghèo tiền bạc, mình không thể nghèo tâm hồn được. Mình không thể cứ ghì mình xuống mãi. Phải bay lên chứ! Ngay cả khi không có đôi cánh thì ta cũng phải bay lên khỏi những đè nén về tiền bạc. - Nói thì hay lắm. Thế không vì tiền bạc sao ông cứ phải đi bốc hàng thuê chợ đầu mối sau giờ tan ca? - À thì... để sau này ai đó dựa vào mình sẽ bớt phần vất vả. Anh bạn vỗ vai chào Trạo, lặng lẽ khuất trong ngõ nhỏ. Trạo cũng vội vã đến chợ đầu mối để kịp giờ bốc dỡ hàng. Mấy cô bác ở chợ quý Trạo lắm. Ai cũng trêu "có về làm con rể cô không?" Trạo cười hiền khô bảo "chỉ sợ con gái các cô chê cháu nghèo thôi". Ai đó chép miệng bảo: "Cái thằng, nghèo thì nghèo thật nhưng ai lấy được nó cũng sướng. Khối người lấy chồng giàu lại sống trong nước mắt đấy thôi". Mấy câu bâng quơ đó làm má Đào ửng đỏ. Trạo đâu có biết ở chốn bán mua đốp chát này vẫn có người lặng lẽ ngóng chờ mình. Lúc thuê Trạo vác mấy bao hàng, Đào cũng lặng lẽ lén nhìn bóng lưng vạm vỡ ấy lẫn vào trong chợ. Có nắm xôi nóng muốn dúi cho Trạo mà không dám. Lúc trả công muốn đưa thêm vài đồng mà Trạo đâu chịu nhận. Đôi khi muốn hỏi thăm nhau một vài câu mà lời lạo xạo trong cuống họng. Trạo đột nhiên nhớ đến bà cụ bán bánh mì. Chẳng hiểu sao mấy hôm nay không thấy bà ngồi bán bánh. Lần theo dấu chỉ tay của bà cụ hôm nào Trạo tìm đến chân cầu. Vài bóng người vô gia cư đang nằm ngồi dọc gầm cầu. Trạo hỏi thăm về bà cụ bán bánh mì, thì có người nói vọng lại: "Mấy hôm nay bà cụ ốm nằm ở đằng kia kìa. Sáng nay tôi mới mua hộ vài vỉ thuốc". Bà cụ nằm co ro trên chiếc chiếu cũ trải trên nền đất. Thấy có người lại gần bà cụ mở mắt, mừng rỡ khi nhận ra người quen. Trạo định hỏi bà cụ ốm thế nào sao không chịu về quê nhưng cũng may lời chưa kịp bật ra khỏi họng. Nếu có quê hương, con cái chắc bà đã chẳng phải mằm co ro ở dưới gầm cầu. Lúc nhét cho bà cụ mấy đồng tiền vào túi áo, quay lưng bước đi bỗng nhiên Trạo thấy lòng mình thắt lại. Lòng tự hỏi trời gió mạnh thế này bà cụ lại ốm yếu thế kia rồi đêm nay sẽ ra sao? Không biết còn cơ hội gặp bà cụ với thúng bánh mì ngồi cổng chợ hay nữa không? Hay là... Ý nghĩ chợt nhen lên như ngọn lửa khiến Trạo quay người lại bảo: "Để con đón bà về phòng trọ mấy hôm chăm cho bà khỏi bệnh. Chứ ở đây gió máy thế này". Đêm đấy Đào không thấy bóng dáng của người thương đến chợ. Mấy hôm sau ở chợ xôn xao chuyện thằng Trạo nhặt một bà cụ về nuôi. Người chép miệng: "Trời đày. Đã nghèo còn rước thêm một bà già rồi đứa con gái nào nó lấy". Nhưng lại có người bảo: "Nghèo nhưng tốt tính. Người dưng nước lã nó còn thương đến huống hồ là vợ con". Đào nóng ruột, đóng cửa sạp hàng sớm đi tìm Trạo. Lúc Đào đến Trạo mới vào nhà máy. Vài người trong xóm trọ tò mò hỏi Đào có phải là người yêu của Trạo không? Vén mấy sợi tóc mai vướng víu trên khuôn mặt ngại ngùng đỏ ửng, Đào chỉ biết cười. Bà cụ thấy có người tới liền ngồi dậy khỏi giường run run hỏi: "Cô tìm cậu Trạo đúng không?". Chẳng hiểu sao trong lòng Đào trào lên niềm thương cảm. Căn phòng trọ tuềnh toàng có phần bừa bộn vì thiếu bàn tay đàn bà. Trên bàn bát cháo còn hơi nóng chắc là Trạo nấu cho bà cụ trước lúc đi làm. Dưới gậm giường bộ quần áo công nhân vứt trong chậu còn chưa kịp giặt. Đào tính càm ràm mấy câu mà chợt nhớ ra mình đã là cái gì của người ta. Bón cho bà cụ bát cháo, giặt giũ, dọn dẹp xong xuôi Đào mới ra về... Trạo hỏi bà cụ có phải nhà mới có cô Tấm nào bước ra từ hũ muối hay không mà sao nhà cửa sạch sẽ gọn gàng thế này? Hay là... cụ ốm mà vẫn gượng dậy làm từng ấy việc? Bà cụ cười bảo: "Có cô Tấm thật đấy. Cô Tấm này xinh và hiền lắm". Cô Tấm chỉ xuất hiện lúc Trạo đi làm. Mấy hôm nay công ty có đơn hàng lớn nên anh em công nhân phải tăng ca suốt. Làm mệt là thế nhưng Trạo thấy vui vì khi tan ca có người đợi mình ở nhà. Cảm giác ấy bao nhiêu năm nay anh chưa hề có được. Thấy người ta đủ mẹ có cha để cùng ăn bữa cơm, cười với nhau sớm tối mà thèm. Đã có lúc anh ao ước giá mà có bố mẹ để chăm sóc lúc về già. Bà cụ xuất hiện, cơm canh đạm bạc vậy mà vui. Nên đã mấy lần bà cụ đòi khăn gói ra gầm cầu ở mà Trạo đâu có chịu. Cũng chỉ là thêm bát thêm đũa thôi mà. Anh cố gắng làm tăng ca, rảnh thì ra chợ bốc dỡ thêm lo gì không sống nổi. "Hay là cụ ở đây làm mẹ con nha". Câu nói ấy thật ra cũng không khó thốt lời đến thế. Nói được ra Trạo thấy nhẹ cả lòng. Chỉ bà cụ rưng rưng mãi không nói nên lời. Bà sống gần hết đời, lang bạt gặp bao nhiêu phận người, chuyện thế thái nhân tình nghe không đếm xuể. Bà chỉ thấy người ta vì tiền mà hắt hủi mẹ cha. Làm gì có ai nhặt người dưng về làm mẹ. Trạo cười hì hì bảo "có đấy chứ. Thiếu gì chuyện tốt đẹp trên đời tại mẹ chưa nghe thấy đó thôi". Mọi người xúm lại kê thêm cái tủ vải, đổi cho Trạo cái giường rộng hơn. Người cho lọ dầu gió, người mấy vỉ thuốc hoạt huyết. Có người mua cho cụ đôi dép, cái nón mới thay cho cái nón mê. Người đến bữa mà thấy Trạo đi làm vắng sợ bà cụ ăn uống qua loa nên bưng sang một bát canh. Cũng có hôm kéo bà cụ sang ăn cùng, thêm người thì thêm vui. Việc Trạo mang bà cụ về nuôi như cơn mưa mát lành tưới tắm những tâm hồn đang khô héo vì chật vật mưu sinh, lo toan nhàu nhĩ. Họ ngẫm thấy cuộc đời còn bao điều tốt đẹp, nhẹ nhõm thôi mà sống để thương nhau. Bà cụ ở nhà mãi cũng buồn nên đòi muối rau dưa mang ra chợ đầu ngõ bán. Chợ bán cho công nhân là chủ yếu nên thứ gì cũng rẻ. Đang bán thấy trời mưa thương các cháu công nhân đi làm không ai thu quần áo bà lật đật chạy về. Cái sân lá rụng đầy, công nhân bận tăng ca may quá đã có bà quét dọn. Thẻo đất thừa bỏ cỏ mọc đầy có bà xới quang quải mấy luống rau. Có lần đi làm về thấy Đào ngồi ngoài bậc cửa khâu quần áo, Trạo bùi ngùi đứng ngắm hồi lâu. Hàng xóm thấy cảnh đó vừa vo gạo vừa hát nghêu ngao: "Áo anh sứt chỉ đường tà/Vợ anh chưa có mẹ già chưa khâu". Đào ngượng ngùng vờ mắng Trạo sao nhà chẳng có cây kim cuộn chỉ nào? Nãy người ta phải ra chợ tìm mua hết cả hơi. Không biết anh ăn mặc kiểu gì mà bộ quần áo công nhân nào cũng tuột chỉ cả gang tay? Mà sao râu tóc anh để rậm rịt thế kia? Trông vừa già vừa xấu. Trạo nghe mắng mà hạnh phúc quá chừng. Bà cụ cũng nói rồi "chỉ có quan tâm mình người ta mới càm ràm chuyện tóc tai, khăn áo". Có khi vì thèm được quan tâm Trạo để mình luộm thuộm thêm một tí. Sáng đi làm cố tình để chăn gối lộn xộn, đôi dép trước cửa nhà mỗi chiếc một nơi. Chiều trở về thấy mọi thứ ngăn nắp đâu vào đấy. Ngó dáng Đào nhặt rau ngoài cửa, Trạo bảo mẹ già: - Có cô Tấm khéo thế này phải giữ chặt thôi. Không hở ra là người ta bắt mất. Mẹ nhỉ? Bà cụ móm mém cười khi thấy đôi lứa liếc nhìn nhau đắm đuối, thẹn thùng. Trạo không ngờ hạnh phúc đến với mình ngọt ngào đến thế. Từ người chẳng quê quán, người thân giờ đã có gia đình với mẹ già và một người phụ nữ chịu thương chịu khó. Người không chê những đồng lương công nhân ít ỏi. Không chê mùi mồ hôi trên vai áo công nhân đã bạc màu. Không chê xóm trọ nghèo với những người công nhân chân chất, thật thà... Xóm trọ mừng cho Trạo, họ bảo nhau hạnh phúc thường đến với những người xứng đáng. Nhìn thấy mẹ con Trạo quây quần bên bữa cơm chiều sau một ngày vất vả, ai đó mới thấy rằng thành phố hoa lệ này đâu phải "hoa cho người giàu, lệ cho người nghèo" như người ta thường nói. Những con người đơn lẻ sẽ nương tựa vào nhau thành một mái nhà... |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
<< phần trước Trang of 71 phần sau >> |
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |