Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Lịch Sử - Nhân Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Lịch Sử - Nhân Văn  
Message Icon Chủ đề: MỘT THỜI ĐỂ NHỚ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 12 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22943
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/Mar/2024 lúc 10:06am

60 Năm Sài Gòn Hồn Ở Đâu Bây Giờ?


Nhớ, Nhớ Đến Từng Chi Tiết Từ Cái Bước Chân Đầu Tiên Đặt Lên Đất Sài Thành, Nhớ Từng Ngõ Ngách, Từng Nhân Vật Thuộc Về Quá Khứ Ấy Cho Đến Ngày Nay. Mặc Cho Sài Gòn Đã Có Nhiều Tang Thương Dâu Biển, Từ Cái Tên Thành Phố Đến Những Con Đường Đã Thay Họ Đổi Tên, Từ Con Người Đến Xã Hội Cho Đến Cả Cái Cách Sống Cũng Đã Khác Xưa Nhiều Lắm.

Bước chân đầu tiên trên đất Sài Gòn

Thế mà 60 năm rồi đấy, kể từ ngày tôi mới đặt chân lên thành phố Sài Gòn. Tôi nhớ như in, ngày đầu tiên ấy. Cuối tháng 1 năm 1954, sau hai tháng học ở Trường Sĩ Quan Thủ Đức, ngày thứ bảy chúng tôi được đi phép ở Sài Gòn. Niềm mơ ước của tôi từ những ngày còn nhỏ ở trường trung học, ước gì có ngày mình được vào Sài Gòn. Niềm mơ ước ấy còn rộn ràng hơn khi khóa học sĩ quan khai giảng.

Thủ Đức – Sài Gòn chỉ có hơn 10 cây số, tuy chỉ cách thành phố rất gần nhưng theo đúng chương trình khóa học, hai tháng sau chúng tôi mới được đi phép. Mấy anh “Bắc Kỳ” nôn nao hỏi thăm mấy ông bạn “Nam Kỳ” về Sài Gòn, từ cái xe taxi nó ra sao, đi thế nào, bởi hồi đó miền Bắc chưa hề có taxi, cho đến Chợ Lớn có những gì… Mấy ông bạn Nam Kỳ tha hồ tán dóc. Đầu óc tôi cứ lơ mơ về cái chuyến đi phép này.

Rồi ngày đi phép cũng đến, một nửa số sinh viên sĩ quan đi phép mặc bộ tenue sortie là ủi thẳng tắp, áo bốn túi, chemise trắng tính, thắt cravate đen đàng hoàng, giầy đánh bóng lộn có thể soi gương được. Vô phúc quên cái gì là bị phạt ở lại ngay. Nhưng hầu như chưa có anh nào bị phạt. Đoàn xe GMC của trường chở chúng tôi chạy vèo vèo vào thành phố. Ôi cái cửa ngõ vào thành phố hồi đó chưa có gì lộng lẫy mà chúng tôi cũng mở to mắt ra nhìn. Đoàn xe “diễu” qua vài con phố rồi dừng lại trên đường Hai Bà Trưng hồi đó còn gọi là đường Paul Blanchy, ngay phía sau Nhà Hát Lớn Thành Phố mà sau này là Trụ Sở Hạ Nghị Viện VNCH.

Cú nhảy từ sàn xe GMC xuống con đường Hai Bà Trưng là bước chân đầu tiên của tôi đến đất Sài Thành hoa lệ. Ông Hồ Trung Hậu là dân miền Nam chính hiệu, ông đã hứa hướng dẫn tôi đi chơi… cho khỏi “ngố”. Chúng tôi đi bộ vào con đường nhỏ bên hông Nhà Hát Thành Phố và khách sạn Continental, vòng ra trước bùng binh Catinat – Lê Lợi (hồi đó còn gọi là Boulevard Bonard) và Nhà hát thành phố. Nhìn mặt trước nhà hát thành phố có mấy bức tượng bà đầm cứ tưởng… mình ở bên Tây. Lúc đó đã có nhà hàng Givral rồi, nhưng tôi vẫn còn “kính nhi viễn chi” cái nhà hàng văn minh lịch sự giữa thành phố lớn rộng đó, chưa dám mơ bước chân vào.

Ông Hậu vẫy một cái taxi chở chúng tôi về nhà ông. Taxi hồi đó toàn là loại deux cheveaux, nhỏ hẹp sơn hai màu xanh vàng. Khi bước lên xe, đồng hồ con số chỉ là 0, đi quãng nào số tiền nhảy quãng đó, trong ngày đầu tiên, tôi ngu ngơ làm quen với không khí Sài Gòn qua gia đình anh em ông Hậu. Hôm sau ông bạn tôi đi với bồ nên tôi bắt đầu cuộc solo giữa thành phố xa lạ này. Tất cả sinh viên sĩ quan đều không được đi xe buýt hay xích lô, phải đi taxi. Nhưng lệnh là lệnh, chúng tôi học các đàn anh khóa trước, cởi áo bốn túi, bỏ cravate, cất cái nón đi là lại tha hồ vung vẩy.

Trở thành người Sài Gòn từ bao giờ

Nơi tôi đến đầu tiên là Chợ Lớn. Một cuốc taxi từ giữa trung tâm thành phố đến cuối Chợ Lớn mất 12 đồng. Tôi tìm đến khách sạn rẻ tiền của mấy thằng bạn Bắc Kỳ ở đường Tản Đà, một con phố nhỏ. Ba bốn thằng thuê chung một phòng cũng chẳng có “ông mã tà” nào hỏi đến. Chợ Lớn hồi đó tấp nập hơn ở Sài Gòn, con phố Đồng Khánh chi chít những khách sạn, hàng ăn, cửa tiệm tạp hóa lu bù tưởng như mua gì cũng có.
(Tấm biển Casino Grande Monde – Sòng bạc Đại Thế Giới

Chúng tôi cũng biết cách chui vào Kim Chung Đại Thế Giới xem thiên hạ đánh bạc. Hôm đó có anh Nguyễn Trọng Bảo cùng Đại Đội tôi nhưng lớn hơn chúng tôi vài tuổi và là một cặp với Nguyễn Năng Tế (lúc đó mới là người yêu của nữ diễn viên điện ảnh Kiều Chinh). Anh thử đánh “tài xỉu”, may mắn làm sao, một lúc sau đó anh được khoảng vài trăm ngàn. Thế là chúng tôi xúi anh “ăn non”, không chơi nữa, rủ nhau đi ăn. Bắt đầu từ hôm đó chúng tôi đi “khám phá” Sài Gòn và rồi theo cùng năm tháng trở thành người Sài Gòn lúc nào không biết. Càng có nhiều thăng trầm chúng tôi càng gắn bó với Sài Gòn hơn.

Lần thứ hai trở lại Sài Gòn

Tôi lại nhớ ngày trở về Sài Gòn sau hơn 12 năm đi tù cải tạo từ Sơn La đến Vĩnh Phú rồi Hàm Tân. Đó là vào buổi chiều tháng 9 năm 1987 khi đoàn xe thả tù cải tạo bị giữ lại nhà giam Chí Hòa, nghe các ông quan chức trấn an về số phận chúng tôi khi được trở về,
Khoảng hơn 5 giờ chiều chúng tôi mới được thoát ra khỏi cánh cửa sắt nhà tù Chí Hòa. Ngay từ cổng trại tù đã có đoàn quay phim đợi sẵn để quay cảnh “vui mừng đoàn tụ” của tù nhân, chắc là để chứng tỏ cái sự “khoan hồng bác ái” của nhà nước cho những thằng may mắn không chết trong ngục tù. Lại là lần thứ hai tôi đặt chân lên đất Sài Gòn nhưng với tư cách khác giữa một thành phố đã đổi chủ, Thấy cái cảnh sẽ bị quay phim, Trần Dạ Từ kéo tôi lên vỉa hè đi lẫn trong đám thân nhân được vận động ra đón tù cùng những người dân tò mò nhình “cảnh lạ”. Tránh được cái máy quay phim, chúng tôi đi gần như chạy ra khỏi con phố nhỏ này.

Ra đến đường Lê Văn Duyệt, chúng tôi đi chậm lại, nhìn đường phố mà cứ thấy đường phố đang nhìn chúng tôi với một vẻ xa lạ và xót thương? Trần Dạ Từ còn lại ít tiền, anh rủ tôi ghé vào đường Hiền Vương ăn phở. Chẳng biết là bao nhiêu năm mới lại được ăn tô phở Hiền Vương đây. Tôi chọn quán phở ngay sát cạnh tiệm cắt tóc Đàm mà mấy chục năm tôi cùng nhiều bạn bè vẫn thường đến cắt tóc. Có lẽ Trần Dạ Từ hiểu rằng anh về đoàn tụ cùng gia đình chứ còn tôi, vợ con đi hết, nhà cửa chẳng còn, sẽ rất cô đơn, nên anh níu tôi lại. Ngồi ăn tô phở tưởng ngon mà thấy đắng vì thật ra cho đến lúc đó tôi chưa biết sống ra sao giữa thành phố này.

Ở tiệm phở bước ra, chúng tôi đi bên nhau dưới ánh đèn chập choạng của con đường Duy Tân mà Phạm Duy gọi là con đường Đại Học “uống ly chanh đường, uống môi em ngọt.” Đến ngã tư Phan Đình Phùng, tôi chia tay người bạn tù Trần Dạ Từ, đi lang thang trong cô đơn, trong bóng tối của chính đời mình. Bây giờ tôi mới hiểu hết nghĩa của sự cô đơn là thế nào. Tôi bắt đầu cuộc sống lưu lạc trên chính quê hương mình. Tôi tìm về nhà ông anh rể đã từng nuôi nấng tôi suốt những năm tháng trong tù. Bắt đầu từ đó tôi trở thành người Sài Gòn khác trước.

Và rồi với những cùng khổ, những khó khăn, tôi đã tự mình đứng lên. Bởi tôi thấm thía rằng thằng bạn đồng minh xỏ lá đã phản phé mình, lúc này không ai cứu mình cả, anh không vượt qua nó, nó sẽ đè chết anh. Vì thế cho đến bây giờ sống giữa Sài Gòn, tôi phải là người Sài Gòn và mãi mãi sẽ là người Sài Gòn. Làm được cái gì hay chết bẹp dí là do mình thôi.

Tôi không lan man về chuyện cũ tích xưa nữa, bởi nói tới những ngày tháng đó chẳng biết bao giờ mới đủ. Cho đến hôm nay, 25 tháng 8 năm 2014, hơn 60 năm ở Sài Gòn, mọi người đang xôn xao về những đổi thay lớn của Sài Gòn, tôi không thể ngồi yên. Tôi muốn chính mắt mình được nhìn thấy những thay đổi ấy. Mặc dù qua 2 lần nằm bệnh viện và với cái tuổi trên tám mươi, tôi đã mất sức nhiều, hầu như suốt ngày ngồi nhà đã từ ba tháng nay.

Tôi điện thoại cho Thanh Sài Gòn rủ anh đi thăm “cảnh cũ người xưa”. Chúng tôi vào phở Hòa, một tiệm phở nổi tiếng từ trước năm 1975 cho đến nay. Con đường Pasteur đan kín xe cộ, tiệm phở Hòa có vẻ tấp nập hơn xưa. Bạn khó có thể tìm lại một chút gì đó của “muôn năm cũ”. Tô phở bị “Mỹ hóa” vì cái tô to chình ình và miếng thịt cũng to tướng, có lẽ ông bà chủ đã học theo phong cách những tiệm phở Việt Nam ở Mỹ. Nó “to khỏe” chứ không còn cái vẻ “thanh cảnh” như xưa nữa. 
Đường Pasteur xưa

Sau đó, nơi tôi tìm đến đầu tiên chính là Thương Xá Tax. Vừa đến đầu hai con đường gặp nhau Pasteur – Lê Lợi đã nhìn thấy một hàng rào bằng tôn chạy dài. Đường Lê Lợi chỉ còn đủ một lối đi nhỏ dẫn đến Thương Xá Tax và công viên Lam Sơn. Chiếc xe gắn máy len lỏi cho đến tận cuối đường Lê Lợi sát mép đường Tự Do. Chúng tôi đứng trước cửa TX Tax đang bày ra cảnh vô cùng vắng vẻ, chỉ có tôi và anh bảo vệ nhìn nhau. Anh thừa biết tôi đến đây để làm gì. Anh bảo vệ cũng không còn làm cái nhiệm vụ cao quý là mở cửa đón khách, anh để mặc tôi tự do đẩy cánh cửa kính nặng chịch đi vào trong khu thương mại.

Đèn đuốc vẫn thắp sáng choang, chiếc thang máy cuốn vẫn lặng lẽ chạy không một bóng người. Nó mang một vẻ gì như người ta vẫn lặng lẽ theo sau một đám tang. Trong quầy hàng đầu tiên, điều khiến tôi chú ý là hàng chữ nổi bật hàng đại hạ giá (Big Sale) tới 70% đỏ loét chạy dài theo quầy hàng và hàng chữ “Tạm biệt thương xá Tax”. 

 Thương xá Tax

Tôi cố gợi chuyện với cô chủ hàng xinh xắn: Cô phải đề là “Từ biệt thương xá Tax mới đúng chứ, sao lại là Tạm Biệt?” Cô hàng trẻ đẹp thở dài ngao ngán: “Ấy người ta còn hứa khi nào căn nhà 40 tầng làm xong sẽ cho chúng tôi được ưu tiên thuê cửa hàng đấy.” Nhưng ngay sau đó cô lại lắc đầu: “Hứa là hứa chứ khi đó mình không cổ cánh, đút lót thì đừng hòng bén mảng tới, ông có tin không?”

Bị hỏi ngược, tôi đâm lúng túng ấp úng nói lảng:

“Phải đợi tới lúc đó mới biết được.”Cô bán hàng quay đi, dường như cô chẳng tin gì cả.

Các quầy hàng khác vẫn mở cửa, mỗi gian hàng chỉ còn lại vài ba người, chắc toàn là những ông bà chủ. Tôi nghĩ họ đang làm công việc khác chứ không để bán hàng. Có ai mua đâu mà bán. Tôi đến hỏi thăm vài ông bà chủ cửa hàng, không tìm thấy bất cứ nụ cười nào trên những khuôn mặt buồn hiu ấy.

Có lẽ vài tuần nay, người đi tìm đồ hạ giá đã “khuân” đi khá nhiều rồi, lúc này những thứ hàng còn lại không còn giá trị nữa. Tuy nhiên cửa hàng nào cũng còn bề bộn hàng ế. Nhìn lên tầng lầu cũng vậy, nó còn vắng vẻ thê thảm hơn.

Tôi bước lên mấy bậc của bục gỗ, ghé vào một tiệm bán máy hình còn nguyên si bởi ông chủ quyết không giảm giá. Tôi hỏi lý do, ông có vẻ liều:

– Thà ế chứ không giảm.

Tôi lại tò mò hỏi tiếp:

– Vậy là ông có một cửa hàng ở nơi khác nữa?

Ông lắc đầu:

– Không.

Tôi hỏi:

-Vậy ông sẽ làm gì?

Câu trả lời của ông cụt lủn:

– Về quê làm ruộng.

Tôi yên lặng trước sự bất bình đó. Đứng nhìn hàng loạt máy hình, máy quay phim đủ loại còn nằm rất thứ tự trong tủ kính sáng bóng. Tôi lại hỏi:

– Chắc họ phải đền bù cho ông những thiệt hại này chứ?

– Chưa có xu nào cả. Thời hạn bắt di dời nhanh quá, trở tay không kịp.

Tôi nghĩ chắc ông này cũng chỉ là người đi thuê lại cửa hàng của một ông nhà giàu nào đó mà thôi, ông có vẻ bất cần đời. Tôi từ giã, ông chỉ gật đầu nhẹ.
Nhìn sang hàng loạt cửa hàng vàng bạc đá quý gần như vẫn còn nằm nguyên vẹn và không một bóng khách vãng lai. Các bà, các cô tha hồ nhìn nhau ăn cơm hộp. Tôi có cảm tưởng một thành phố chết vì chiến tranh gần kề hay vì một nạn dịch nào đó.

Vậy mà tôi vẫn còn đi vơ vẩn trong cái không gian như nghĩa trang sống đó. Tôi đi tìm hình bóng của một thời dĩ vãng, nào vợ con, nào bè bạn, nào những người xa lạ trong cái nhịp thở rộn ràng thân thiện của tất cả Sài Gòn xưa ở chốn này. Chẳng bao giờ trở lại. Tôi muốn gọi tên tất cả trong hoài niệm tận cùng sâu lắng.

Ngậm ngùi nhìn công viên Lam Sơn trống rỗng
Rồi tôi cũng phải bước ra. Trở về với thực tại, nhưng vẫn gặp cái vắng lặng của vỉa hè chạy dài theo đại lộ Nguyễn Huệ. Dường như chỉ còn có Thanh Sài Gòn ngồi ngất ngư với “người xưa trong ảnh” của một ô quảng cáo vuông vắn phía ngoài thương xá.

Chúng tôi đi qua khu công viên Lam Sơn, lúc này đã được phá sạch, chỉ còn vài cây cổ thụ cao lêu nghêu bên cạnh “công trường” đang làm, dường như hàng cây đứng chờ giờ hành quyết như các “đồng nghiệp” của nó đã bị đốn hạ vài hôm trước. Các bác thợ quần áo xanh, dây đeo chằng chịt đã và đang dọn dẹp cho công trường trống rỗng. Tôi đứng trước Nhà Hát Thành Phố nhìn cảnh “vườn không nhà trống” đó mà ngậm ngùi nhớ tới pho tượng Thủy Quân Lục Chiến sừng sững đứng bảo vệ thành phố ngày nào và nhớ tới những đồng đội Thủy Quân Lục Chiến đã ngã xuống hoặc giờ này đã ở khắp phương trời xa. 

Pho tượng Thủy Quân Lục Chiến

Chắc hẳn bạn còn nhớ ngay cạnh đó là góc bùng binh Nguyễn Huệ – Lê Lợi còn là nơi tổ chức đường hoa vào dịp Tết. Gia đình nào chẳng một lần kéo nhau đi giữa đường hoa với tâm trạng rộn ràng của một ngày hội hoa xuân. Từ năm nay sẽ mất hẳn, chẳng bao giờ thấy bóng dáng mùa xuân ở đây nữa.

Cuối cùng tôi trở lại nơi mà lần đầu tiên tôi đặt chân lên thành phố Sài Gòn. Tôi đã nhảy xuống xe GMC ở đây, đúng nơi này, phía sau Nhà Hát Thành Phố, bây giờ là trụ sở của Tổng Công Ty Cấp Nước của thành phố. Mặt đường nhựa chẳng có gì thay đổi, nó cũng nhẵn mòn như những con đường nhựa khác, nhưng với tôi nó là một dấu son đáng nhớ nhất trong đời. Vậy mà đã đúng 60 năm rồi sao?

Mai này Sài Gòn sẽ còn mất đi nhiều thứ nữa như vòng xoay trước cửa Chợ Bến Thành, một biểu tượng mà bất cứ ai đã đến Sài Gòn dù chỉ một lần cũng không thể nào quên. Đó là những thứ sẽ mất đi để làm tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên. Ngoài tuyến metro số 1, còn xây dựng thêm 6 tuyến metro khác. Chúng ta sẽ mất đi nhiều di tích xưa cũ. Sài Gòn sẽ đổi khác rất nhiều, để lại trong người Sài Gòn dù ở đâu cũng thấy cảm thấy một nỗi bùi ngùi, nhớ tiếc. 60 năm Sài Gòn, hồn ở đâu bây giờ?
 

Văn Quang (2014)
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22943
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 25/Mar/2024 lúc 7:53am

Nhìn Lại Nền Giáo Dục Của Việt Nam Cộng Hòa 


Miền Nam từng có một nền giáo dục huy hoàng.Thành ra người Miền Nam chúng ta có toàn quyền ,có thể so sánh giữa "ngày nay" và "trước kia"

Khi mà ngày nay người ta cứ làm những trò "cải cách" ,đòi sửa này, chỉnh kia, bỏ nọ, nhưng bản chất và cái gốc là cách dạy và chất lượng thì họ không đá động gì tới và cũng không có khả năng.

Việt Nam Cộng hòa hồi xưa phổ cập giáo dục tiểu học, trẻ em đi học tại trường công miễn phí, và có sữa uống miễn phí luôn, sách giáo khoa không là gánh nặng của con nhà nghèo vì rất rẻ và đời anh xài tới đời em chỉ có mấy cuốn.

Từ lớp 6 trở đi thì học trò không được phổ cập. Tức lớp 5 sẽ thi tuyển vào lớp 5 trung học đệ nhứt cấp với những kỳ thi cực kỳ kinh khủng,chỉ lấy có 62% vào trường công,38% vào trường tư học hoặc có thể nghĩ học nghề


Đến cuối năm lớp 11, học sinh phải thi Tú tài I, cuối năm lớp 12 phải thi Tú tài II
Tú tài 1 chỉ lấy khoảng 15–30% và Tú tài 2 lấy khoảng 30–45%.
Có bằng tú tài 2 là thành một người công dân trí thức lịch lãm của VNCH rồi.

Ngày nay thì học trò thi lớp 12 đậu gần hết, có nơi 100%,trình độ thì "rất cao", trường ĐH nhiều hơn sinh viên, cái bằng cử nhân giờ tương đương tú tài, rồi "Thạc sĩ" và "Tiến sĩ" thì nhiều như lá rụng. Xã hội trí thức nhiều nhưng ảo, chẳng làm được tích sự gì, giống như vẻ bùa đeo cho liệu pháp xã hội vậy.


Học trò VNCH được dạy từ nhỏ triết lý, luân lý, đạo đức ,cách xử sự và sống chuẩn mực với xóm làng, xã hội, quốc gia, dạy cho con người biết cách sống trong xã hội, biết nền văn hóa mà con người được sanh ra trong đó để sống cho thích hợp.

Cách ăn uống, lễ phép, cách đối xử, các nghề nghiệp sanh sống, phong tục tập quán.

Nền giáo dục của VNCH gói gọn trong ba chữ :Nhân bản, Dân tộc, và Khai phóng.

Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa lấy con người làm nền, dạy tình thương, lòng trắc ẩn giữa người và người với nhau, người làm gốc, đó là giáo dục nhân bản.

Con người khác thú vật là con người có suy tư, có sáng tạo và làm cho đời sống càng ngày càng nâng cao. Con người cần được no cơm ấm áo, tự do tín ngưỡng, tự do tư tưởng.

Con người trước nhứt là phải biết yêu thương nhau ,tôn trọng nhau tối thiểu ,hiếu thảo, yêu thương gia đình, kính trọng ông bà cha mẹ, yêu thương họ hàng thân tộc, kính trọng thầy cô,có lương tâm trong mọi sanh hoạt, có trách nhiệm với tha nhơn, góp phần bảo vệ cuộc sống cho xã hội

"Cha sanh, mẹ dưỡng

Đức cù lao lấy lượng nào đong.

Thờ cha mẹ ở hết lòng,

Ấy là chữ hiếu dạy trong luân thường.

Chữ đễ nghĩa là nhường,

Nhường anh, nhường chị lại nhường người trên.

Ghi lòng tạc dạ chớ quên.

Con em phải giữ lấy nền con em "

(Quốc Văn Giáo Khoa Thư)

Giáo dục Việt Nam Công Hòa là giáo dục dân tộc ,nó hướng người VN biết tự hào nguồn gốc, màu da của mình, biết trân trọng lịch sử của ông bà tổ tiên, biết lòng tự trong dân tộc để đi ra nước khác gìn giữ cái liêm sỉ của ông bà mình.


Giáo dục Việt Nam Công Hòa là giáo dục khai phóng, cởi mở, giáo dục con người tánh sáng tạo, không gò bó,không thắt não, không nhồi sọ.

Con người tiếp nhận kiến thức khoa học kỹ thuật tân tiến trên thế giới, tiếp nhận tinh thần dân chủ, phát triển xã hội, giá trị văn hóa nhân loại để góp phần vào việc hiện đại hóa quốc gia xã hội, làm cho xã hội tiến bộ tiếp cận với văn minh thế giới.

Giáo dục Việt Nam Công Hòa cũng dạy con người tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân, biết nhìn cái sai cái đúng trong chính bản thân mình, sai thì chịu trách nhiệm và sửa từ từ để tốt hơn.

Nền giáo dục của Việt Nam Cộng Hòa rất tuyệt vời . Nó dạy cho con người kiến thức và đạo đức song song.


Trong xã hội có những cá nhơn khác biệt, nhưng không thể đánh giá con người qua sự khác biệt đó để kỳ thị giàu nghèo, giới tính, tôn giáo, địa phương, chủng tộc.

Mọi người đều được hưởng đồng đều về giáo dục.

Một người có giáo dục, có nhơn cách sẽ là một công dân tốt, có tình yêu quê hương đất nước, sống đàng hoàng.

Một nền giáo dục mà không dạy đạo đức nó tạo ra xã hội có đạo đức bị băng hoại, con người lương tri và lương năng cũng mất.

Khi đạo đức biến mất thì xã hội sẽ không có trật tự, an ninh, thường xảy ra trộm cướp, giết người, con người mất dạy, ý thức buông bỏ,con người không tôn trọng nhau, khiến cho cuộc sống của con người đầy dẫy sự đau khổ và bất an.

Một đất nước không đạo đức là một đất nước không phồn vinh, thạnh trị, mưa không thuận, gió không hòa, lòng dân oán thán, khi đó sẽ có loạn lạc.


Giáo dục Việt Nam Cộng Hoà là nền giáo dục hiệu quả và tiến bộ.

Trình độ giáo dục VNCH là thiệt và thế giới công nhận. Bằng cấp của VNCH được thế giới công nhận.

Bằng cấp của VN ngày nay chẳng có nước nào công nhận.

Đường xá ngày nay dơ hơn thời trước 1975. Sông hồ ngày nay dơ hơn trước 1975.

Đồ ăn ngày nay dơ hơn trước 1975, ung thư người VN cao hơn trước 1975,

Con nít ngày nay mất dạy kinh khủng, điều này trước 1975 là ít có. Xã hội ngày nay loạn thất kinh, không có một giới hạn nào hết,điều mà trước 1975 rất rõ ràng giới hạn.

Và rất nhiều không kể hết.

Nhiều người may mắn lớn lên trong một gia đình, trong một xã hội mà ông bà cha mẹ vẫn giữ nề nếp của Miền Nam thời VNCH với một nền lễ giáo cổ truyền Việt Nam còn sót lại, tôn trọng các giá trị gia đình cao đẹp từ ngàn xưa, những tin yêu vào tình đời tình người ,vào cái chung vẫn còn mạnh mẽ dữ lắm.

Có thể nói, dư âm giá trị di sản VNCH là đồ cổ, nhưng rất quý,

không cách nào xóa bỏ di sản VNCH trong lòng người Miền Nam.

Nghĩ về cái xưa ta tiếc đứt ruột ,dân tộc này vô phước vô phần.


Nguyễn Gia Việt



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 25/Mar/2024 lúc 7:54am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22943
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 17/Apr/2024 lúc 10:32am


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 17/Apr/2024 lúc 10:42am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22943
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 19/Apr/2024 lúc 7:39am
Cháo cá Chợ Cũ
Fish%20Porridge./%20Cháo%20Cá%20Chợ%20Cũ./%20Canton%20Restaurant.


Tôi muốn nói tô cháo cá Chợ Cũ, danh bất hư truyền, từ ngày tôi lên học (1919), đến ngày dẹp tiệm (1975), đã cha truyền con nối, suốt bốn năm thế hệ, trót trăm năm chớ không phải chơi, vì trước khi tôi lên đây ăn học, thì quán kia đã có vẫn y một chỗ, vẫn không thay đổi mặt tiền bề ngoài, và món cháo, hương vị vẫn không đổi và vẫn cung phụng cho khách kén ăn trải trăm năm danh tiếng.

Tôi đã biết chủ của cái quán ấy, từ một ông già Quảng Đông, ốm cao nhưng lưng thẳng như chữ I, đứng nấu từng tô cháo cho mọi người, qua thằng chệc con chủ tiệm, vần đứng bán làm đầu bếp nấu cháo như cha, vẫn áo thun trắng thật sạch, cụt tay, vẫn ốm và cao như ông già Quảng lỏng khỏng không khác, kế tiếp đến thằng Tàu, cháu nội ông già “cháo cá”, cũng vẫn y như một: áo thun, ốm và lưng ngay chò bất khuất, xuống đến thằng chắt nội, ba mươi cái xuân, một cây lưng thẳng, một tay cầm muỗng cán dài, một tay cầm tô hứng cháo nóng sôi sục sục, không một giọt rớt rơi, khách nào muốn ăn sang, nó đập cái thụp, bỏ vào tô một hột gà tươi đỏ rói, tiếp đến thằng chít nội thửa kế, vẫn áo thun, vẫn ốm thon thon, kế đến tháng tư năm 1975, nồi cháo không ai chụm lửa, gia quyến anh Ba Tàu bán cháo đã rút lui về xứ, bỏ lại đây bao nhiêu khách đô thành đã mất một món ăn không thay thế, và tô cháo, còn chăng là trong bài tưởng niệm vô duyên này.

Nhớ ai như nhớ thuốc lào, mới chôn điếu trước lại đào điếu sau (muốn hát “điếu trước điếu sau” hay hát “điếu xuống điếu lên” chi cũng mặc, và đó là câu hát xưa ngoài nớ, nay có thể nhại lại, rằng: “Nhớ ai như nhớ tô cháo cá năm nào, sáu xu (0$06) một chén, ngọt ngào ăn thêm, ăn thêm, muốn ăn thêm, thì hãy hô to: “thiêm xức” tức đã nói được hai tiếng Quảng: thiêm (thêm lên) và “xức” là thực, ôi có khó gì tiếng Quảng Đông ấy. Khi nghe hai tiếng “thiểm xức” thì bỗng chốc có tô khác bưng lại, hơi lên nghi ngút, ăn chẳng thấy no, mà no làm sao được vì lỏng bỏng toàn nước ngọt cá thịt, xương heo và thịt tôm hùm làm bổ, nói rằng cháo Quảng, mà mò không thấy một hột gạo, họ nấu toàn bằng tấm mắn, nói đó là tấm cũng chưa được đúng, cháo Quảng rõ là hồ sệt sệt, người mới mạnh dùng không trúng thực người mệt mỏi ăn vào nhẹ bụng mau tiêu, tô cháo cá Chợ Cũ, quả là một tô thuốc tráng thần, mất tô cháo là mất đi một món ăn ngon bổ khỏe, chưa có món rẻ tiền nào thay thế.

Một tô “bột gạo nát nấu thật nhừ”, thả vào một mớ đu đủ ngâm nước cam thảo, gừng xắt vụn, ít lá hành, ít bụi tiêu cà, đĩa cá tươi để riêng đặt trên ăn bàn chờ khách tự tay cho cá vào tô, muốn ăn tái hay thật chín tuỳ sở thích, giá một cắc bạc (0$10) thời đó; khách nào muốn ăn thêm cá, gọi thêm một đĩa tính bốn xu (0$04), kẻ nào muốn ăn sang, gọi một tô cá trộn gỏi riêng, giá mười xu (0$10), muốn dằn bụng thật no, kêu thêm bánh “dầu cha quảy”, mỗi cái bánh một xu (0$01), vị chi xài chưa tới một cắc ngoài, mà vừa xong một bữa vĩ vèo, vừa nhẹ nhàng thơ thới, lại thêm bổ khỏe. Thật là giang san không đổi! Viết đến đây, nhớ câu “Giang san tận thuộc hoàng trào Tống, mãi thủ Hoa sơn lão đạo manh” 1 không biết thế đúng hay chăng nguyên văn của ông Trần Đoàn, chỉ nhớ đó là tích vua Tống sai đòi thuế, Trần Đoàn, xưng là lão đạo manh, trả lời hòn Hoa Sơn, năm trước vua Khuông Dẫn, đánh cờ thua, đã ký bán núi cho ông dứt khoát lâu rồi! Sướng vậy thay thời thái bình, phong lưu vừa tầm tay với tính từ xu, từ cắc. Nhưng quên nói quán xệch xạc, lôi thôi, nền lót gạch Tàu đỏ bụi giày đóng từng lớp dày ít năng chà rửa, nhưng vẫn thật sạch, không xả rác, bàn ghế bằng cây thông thao lao đã lòn cạch vì lâu năm, quán tuy xấu bề ngoài, thượng khách toàn là lựa chọn, hoa khôi công tử, không kén mặt, miễn ngon là được, một hôm tôi đưa vợ chồng ông Đoàn Quân Tấn cùng đi với phu nhơn là chị Nguyễn Thanh Long, đến quán thưởng thức món cháo cá, ông là cử nhân Pháp Sorbonne, chuyên về văn phạm và có tiếng là khó tánh, bà là bằng cấp đầy mình,, giỏi Pháp văn, nói tiếng Anh như lặt rau, kể về tánh khó và kỹ, không thua chồng, sức bực bánh mì mua cho chó ăn mà bà vẫn lấy bàn chải chải tro bụi rồi mới dâng cho cẩu xức, hai ông bà vào quán, dùng xong bữa, đưa nhau ra đường, ông phê bình: “Chớ chi quán biết dọn dẹp trang trí, gạch bông trắng trẻo, bàn ghế tân thời, thì hay biết mấy!”. Chị Long đi giữa, tôi cung kính nói với: “Thưa bộ trưởng, nếu như vậy, thì đã hết xính xái Ba Tàu!” (Viết 19-10-1983).

– Cùng một loại với cháo này, trong Chợ Lớn, đường Thuỷ binh cũ đêm khuya hay sáng tinh sương mới bán, là gánh “bạc của chúc” của mấy xẩm già gánh bán, cháo sơ sài, mỗi chén hai xu (0$02), vài ba “bạch quá” thả lỏng lẻo trong chén cháo trắng “bột hồ”, không thêm thắt, không mời mọc, khách đứng húp hay ngồi xề bên lề xẩm ta không cần biết, cháo thanh đạm nêm chút muối vào măn mẳn, cắn bạch quả bùi bùi, bao nhiêu mệt nhọc canh bài, buổi trác táng với mấy con phì phà chảy (tỳ bà ca nhi) đều tiêu tan, muốn bồi bổ thêm, thì đường Nguyễn Trãi, đường Đồng Khánh, qua khỏi ngã tư đại lộ Tổng đốc Phương, có quán bán cháo Quảng Đông nấu với lòng heo, đây là cháo thập cẩm có đủ bao tử, gan, dồi trường và phèo, bao nhiêu ấy chưa đủ tẩm bổ khách làng chơi đàn đúm, lại còn thêm một hột gà tươi để lấy sức phung phí từ đêm hôm, rõ là cháo Tàu, cháo Ngô, tướng dịch chữ của Pháp: “C est le chao” (hỗn độn, hỗn mang), nếu dịch “đó là nồi cháo ngô” cũng nên thông qua và cho là được được!

Người Tàu, cũng như chúng ta đây, rất khác người Tây phương, ở chỗ ăn và uống. Người phương Tây Âu Mỹ, quá văn minh tân tiến, đến hoá ra mấy món, ăn chỉ lo ăn vào được mấy calori (nhiệt lượng), sợ ăn quá nhiều sẽ chết về “ăn” (nhẹ là trúng thực, nặng là dư đường, dư mỡ), tránh cho lắm, chung quy lại chết nhiều hơn chúng ta “ăn cố xác”, miễn sướng miệng cái đã, và “chết no hơn sống thèm, người Tây, ăn cơm tối rồi thì tập đi bộ cho mau tiêu để bụng trống dễ ngủ, trái lại ta vẫn tối tối kiếm thêm chêm thêm một món gì dằn bụng mới ngủ ngon, bụng trống khó dỗ giấc ngủ cho êm thấm. Ăn đếm từng nhiệt lượng, cân đủ, số calorie, lớp sợ thức ăn cứng làm hư răng, lớp e thức ăn chậm tiêu sẽ làm đau dạ dày, đề phòng cẩn thận quá, ăn không biết ngon, thua xa đứa học trò như chúng tôi, lúc nhỏ lượm hột điệp khô, cắn nghiến cả mấy giờ mới bể, hột sen khô cũng vậy, và khi cắn bể, thì một mùi nhẹ nhẹ thơm thơm, một chất cứng cứng giòn giòn đủ là phần thưởng đứa trẻ không tiền mua quà mua bánh. Lớn lên, ăn phở thì đòi mỡ gầu, ăn thịt bò kho, thì lựa miếng có gân thật giòn, và giòn nhứt là “ngầu pín” (ngưu bím, bím hay bì bi là cái đuôi thằng chệc ngày xưa), nói cho văn hoa đỡ xấu, té ra sự thật là tranh giành nhau “ăn *** bò”, lại hãnh diện khoe: “Chỉ có tao mới được vậy, ông Diệm hay ông gì gì nữa, đâu dễ gì có c. để xơi. Câu phá đề hơi dài, tóm lại tôi muốn nói kể về thức ăn, nhứt là món điểm tâm buổi sáng, tôi không nói chuyện xa vời những nơi tôi chưa bước tới, và chỉ nói chuyện gần đây, vùng đô thành Sài Gòn Chợ Lớn cũ, khách ăn nhậu, không thiếu chỗ để lót lòng trước khi vô sở.

Kể về mì, có ba thứ: a) mì chánh danh là món ăn của Quảng Đông b) mì soạ (ta gọi mì sợi, nhỏ như sợi thì, nên cũng gọi “mì chỉ” là mì nấu theo Phước kiến, còn c) mì Tiều, tức mì nấu theo Triều Châu là của dân chệc cải chệc trồng rau, sau ta chế ra “mì Quảng” nấu theo điệu ngũ Quảng, và xin chớ lầm với mì Quảng của cháu con Mã Viện. Năm xưa, tôi có nếm mì Đài Bắc, dở ẹt, vì Đài Bắc xưa kia là thuộc địa của Nhựt Bổn, lối 1945, Nhựt dẫn qua đây bọn gọi Nhựt lô canh là chính bọn dân Đài Loan này, cha ông là Phước Kiến lai nhiều đời, mì cũng lai ăn luôn, cọng mì là mì Quảng, nhưng nấu dọn theo dân cù lao, gia vị thêm đường, bắt chước quan thầy Phù tang, nên tôi phê hai chữ “ẹt e”. (Marco Polo đem mì về xứ, hoá ra nước Ý biết ăn spaghetti). Chợ Lớn, góc ngã tư Tổng Đốc Phương, trên đường Nguyễn Trãi, những tiệm nước nơi đây, làm bánh và thức ăn rất khéo: “há cẩu” (chả cá vò viên), bánh xếp nước, thịt bò vò viên, và nhứt là “xíu mại” (thiểu mại), thịt bằm nát vò viên bao một lớp bột mì, nhưng có nhiều thứ, thứ thịt nhão, ăn mau ngán, và ngon tuyệt là “xíu mại” khô, nhét vào ổ bánh mì, ăn khoái khẩu hơn ăn sandwich, và xíu mại khô, chỉ có vài chỗ ngon hơn chỗ khác, nhưng nay nhắc lại làm gì, vì đã tiêu tùng, tiệm dẹp, chủ tha phương đào ty, còn đâu nữa mà kiếm mà ăn!

Chúng ta chỉ giành được món phở ngon và lấn hủ tíu văng ra ngoài lề “món ăn sáng”, chớ những món kia, như “thịt vò viên” vẫn còn phải tìm thằng Tiều thằng Hẹ. (Hẹ là người Tàu dân hakas (khách gia), bọn này cũng gọi Hải Nam, chuyên nấu bếp cho Tây và trong ngôn ngữ, nhĩ ngã (mày, tao), họ nói “hoà lù”, nên cũng gọi thằng Lù).

Ngày nay, “bánh bao Cá Cần”, đã chạy sang Mỹ, sang Paris, cũng gọi đây là “mèo khen mèo dài đuôi”, cũng gọi bánh bao bà Năm Sa Đéc, hại tới ngày nay còn nhiều thiếu nữ đến xin thọ giáo học nghề bánh bao, kỳ thật, bột bao nhờ tay chệc nhồi, còn nhân (nhân, nhuận, ruột bánh) vẫn là nhân pâté, mình lấy của Tây, gia vị ngày nay thêm nửa hột vịt để tăng giá từ 2$ nay leo thang mười hai, mười tám và còn leo nữa nữa, nhưng giá thì leo cắt cổ, mà kể về thơm ngon, làm sao bằng cái bánh hai đồng xu (0$02) năm trước, và trước đây, Chợ Cũ Sài Gòn cũng như các quán ở Chợ Lớn, quán nào nơi nào cũng “dễ ăn”, Gò Vấp đâu đâu cũng gần như một thứ: bánh bao bình dân một đồng xu (0$01) một cái, bánh có thêm một miếng lạp xường hoặc một miếng gan heo là tiền xu (0$02), thêm có bánh nhân đậu xanh, bánh nhân đậu đen (ngon hơn đậu xanh), bánh nhân thịt, vân vân.

Trưa trưa, có tục ra ngồi tiệm nước, gọi “đi quảnh xủi” là đi ăn bánh uống trà Tàu giấc trưa, ăn khuya gọi “xíu vệ” (thiểu vị, tức ăn thêm nên cũng dịch “thiêm vị”, khách sành ăn phải phân biệt, tỷ dụ trong Chợ Lớn những năm trước giải phóng, có:

– Cao lầu Thoại Quỳnh Lâm, chỗ Đèn Năm ngọn, là tiệm ăn nấu theo Quảng Đông.

– Tiên lầu Đại La Thiên, trong một hẻm đường Thuỷ binh, là tiệm nấu theo Triều Châu.

– Tửu lầu Ái Huê, đường Nguyễn Trãi, tôi quên nay không ắt Quảng Đông hay Phước Kiến.

Cao lầu “Ngọc Lan Đình”, tên đặt rất sang và rất nên thơ, của bọn mại bản triệu phú bán lúa gốc người Phước Kiến, cách nấu rất cầu kỳ sang trọng, nửa ngon như Quảng, nửa dùng nhiều hải vị (vì là dân xứ cá) nên nhiều món lạ: bào ngư, hào, hến và hoa thảo…

Trường trai, ăn lại có quán “Phật hữu duyên”, đường Thuỷ binh, dọn lên mâm, khách chưa từng, vẫn lầm với thức mặn, lấy nấm Đông cô thế thịt heo, và mì Phật hữu duyên, vị thơm ngon, Lỗ Trí Thâm tái sanh cũng lầm, tưởng lạc lối còn ăn quán Thuỷ Hử, nhân thịt người, thịt thú.

Không phải đợi đến quán sang đắt giá mới có thức ngon, khi ngon mấy gánh dạo bán “hủ tíu cá gà”, một cắc (0$10) một tô, ăn vẫn thích thú, và còn nhớ lúc nhỏ, ít xu, một tô thịt bò kho hai xu, ăn ngon đáo để, có một ổ bánh mì Tây bốn xu (0$04) là khỏi trở về trường ăn cơm với hột vịt dầm nước mắm năm này qua năm kia của lão chánh giám thị (surveillant général) tên Nicolai (Xí-cô-lại) lãnh nấu cơm cho chúng tôi nơi trường Chanseloup ngót những năm 1919 đến 1922, và nói gì khi chỉ còn hai xu (0$02) mà đang thời kiến cắn bụng, cầm hai xu lo le chờ chị bán cà ri vịt đang lúc vui, đưa chị hai xu, mua hai xu bánh mì, một khúc dài bằng một gang tay, liếc liếc mơn trớn, xin chị vui tình chị nháy mắt ưng lòng, và để cho mình nhúng trọn khúc bánh vào nồi ca-ri đang sôi, chị bán dễ dãi, nhúng được lâu lâu, khi lấy bánh ra, nước ngọt và cay ca-ri thấm vào, vừa thè lưỡi không cho một giọt nào rớt xuống đất, vữa cắn nhính nhúc, ăn mau sợ hết, thật là ngon thấu trời xanh, ngày nay chị bán ca-ri đã ra người thiên cỏ, cầu xin chị đầu thai đừng trở lại đây, chi đã mất mà mùi ca-ri chị nấu nay cỏn phảng phất trước mũi, tôi đã từng “ăn muối nhiều hơn cơm”, sống đến hôm nay là tám mươi hai tuổi trên đầu mà chưa có ca-ri hay bữa cơm nào ngon hơn hai xu bánh nhúng ca-ri độ ấy (20-10-1983).

Nãy giờ tôi kể nhưng còn thiếu nhiều, các món ăn theo điệu Tàu, còn ở Sài Gòn nơi các nhà hàng quán cơm Tây: Quảng Thạp ở Chợ Mới, đường Espagne, Yên Yên đọc “Yên Vân”, nguyên Hán tự là “An An”, Hiệu Hiệu, kém hơn hai quán đã kể, và trong Chợ Lớn, nơi đường Thuỷ binh, ngay chỗ ga xe điện, quán này nay còn tồn tại hiệu “Ôn Lộc Yên” (An Lạc Viên), những quán này, sáng nào vẫn có bán món ăn dư lại đêm rồi, gọi “đồ lâm vô” nhại tiếng Pháp “rabiot” là tiếng nhà binh (rabiot: argot militaire, – vivres restant en excédent après la distribution), lâm vố bán lẻ từ một cắc (0$10), hai cắc (0$20), vẫn một đĩa đầy thêm có khúc bánh mì cũ dư lại của khách ăn không hết, và nếu mua đến nửa đồng (gọi một cà-rô-bi (roupie)) thì bốn người ăn no nê mà còn dư, và toàn là thực phẩm mình đây vẫn thèm: ra-gu bò, lòng bò nấu kiểu gọi “tripe à la mo de Caen” (nấu theo xứ Caen), gà rô ti, bít tết dư lại, và khách thích ăn lâm vố không ai khác hơn là phu kéo xe, hùn vốn bỏ ra mỗi người một cắc rưỡi, bảnh lắm là hai mươi xu, sẽ được một bữa nhậu ngon lành say tuý luý, vì rượu trắng một cắc sáu (0$16) một lít, chia ra bốn người, mỗi người uống một xị chớ không chơi!

Tôi mãi ham nói mà quên món quốc tuý là món bò bún, sẽ kể nơi sau:

Bò tín, bún bò, tín bung.

Ngày nay, người trong này khỏi cần đi đâu xa, vẫn có thức ngon kề miệng: phở như phở Hà Nội, bún bò ngon như ở Gia Nội, nhưng tôi nhớ đây là bò bún của ông già bò bún. Ngoài Bắc có “bún bung”, món nay tôi từng nếm, trước ở hè đường Lê Thánh Tôn, ngó qua Chợ Mới, gần gần hiệu giày Bata. Người bán là một mụ Bắc, mụ thường ngồi trước nồi bung nên tôi chưa rõ mụ cao bao cao, duy nhớ câu “… một người bước ra, thoát trông lờn lợt màu da, ăn gì cao lớn đẫy đà làm sao” (Kiều). Lấy câu Kiều mà ví, thì cũng tội cho mụ, và vẫn chưa đúng hình thức của mụ. Tiếng rằng “bún bung” nhưng bung đâu không thấy, chỉ thấy một cái nồi nhôm to tố nái, kêu một tô, thấy bưng lại quả một tô, đĩa bún để riêng, trong tô có vài miếng thịt heo còn dính với xương cho khách gặm, năm ba miếng chuiối non còn để vỏ cắt khúc, năm ba miếng xắt sẵn dai dai mềm mềm, – chết tôi rồi, vì không nói được đây là cọng bạc hà hay cọng khoai môn (?), học giả cái con khỉ gì, biết ăn mà không biết đã ăn thứ gì, nhưng thôi, để đó nhờ người khác sau này sẽ dạy, một tô như vậy luôn và bún, chầl xưa là mười đồng (1982), nay có lẽ gần hai chục hay sẽ hơn, khi thả bún vào, và lùa vào miệng nghe sồn sột, nước cốt thật ngơn và vừa khẩu vừa miệng – “tôi khoái mụ này” (chữ khoái tôi dùng với nghĩa trong sạch, ai hiểu lầm thì tội cho tôi) – khoái mụ ở chỗ tuy tôi ít năng đến quán, nhưng vì mớ tóc trắng, mỗi lần thấy tôi, mụ đảo cái vá vào vung bằng allminium, lựa cho tôi toàn thịt thật mềm thêm có chút gân non, tuy đã hết răng, nhưng thật là khoái khẩu.

Mấy lần sau, đầu tháng năm tháng sáu 1983, lần chót tôi đến đó, xin nhớ đây là đường Thủ Khoa Huân, không phải mụ ngồi bán bún bung, và món này chỉ bán ngày thứ hai và thứ năm trong tuần nhựt, (ngày thường bán thịt nướng), bán bún bung bữa ấy là một cô nhỏ mỹ miều, cháu hay người trong thân không cần tọc mạch, duy biết mụ “to lớn đẫy đà” (chưa đến tuổi về hưu đâu) mụ hưu một bữa xa hơi, nhưng vắng mụ, riêng tôi đã thấy tô bún kém ngon đi nhiều.

Bún bung là thế ấy, đến bún bò xứ Huế, nay cũng đã biết chạy vào đây quán danh tiếng ở đường Gia Hội (Huế) những năm xưa, nay chễm chệ dời quán về Sài Gòn, đường Trần Quang Diệu từ một tô mười đồng (bạc Thiệu), hôm gần đây tôi ăn, trả hai chục đồng (tiền mới), nhưng vị kém hơn lúc còn tại Huế khá nhiều, vẫn bún to sợi xương heo, giò heo, cho khách gặm, gặm xong đã có con cẩu chực sẵn dưới bàn, vẫn có vài miếng thịt bò, để đúng danh gọi “bún bò”, nước cốt thật dịu, xưa là xương heo thịt bò làm ngọt, nay là bột ngọt, mà ngọt thua, gia vị phải có ớt băm nhỏ phơi khô, nêm ớt đỏ vô càng cay sặc mới đủng là món ăn xứ Huế, tràng rau sống để trên bàn, khách tự ý cứ lựa, để chêm vào bún cho mau đầy bụng, nào rau thơm rau muống xắt và chẻ nhỏ sợi đều có đủ, duy thiếu mấy lát trái vả là món rau đặc biệt đất Thần Kinh, vừa chát như trái chuối sứ, chuối hột non gọi chuối chát, vữa giòn và ngon hơn chuối chát ấy rất nhiều – không có vả chưa phải đúng là món ngon xứ Huế, nhưng miễn có xương gặm là đủ, cũng không nên kén ăn cho lắm buổi này, và nếu thật người cầu kỳ kén ăn, thì phải nhớ bún bung xứ Bắc, bún bò xứ Huế, đều là món ăn mùa rét lạnh, khi nhập đất Sài Gòn mà không đem cái mát lạnh hai xứ kia vào, thì quả muốn khoe “thú vị” thì đã là “một thú”.

– Hai tiếng “bún bò” đã làm cho tôi đi xa đề tài và xuýt lạc đề, sở dĩ tôi viết bải này, cốt ý của tôi là để ca tụng tô “bò bún” đã thưởng thức khi còn đầu xanh tuổi trẻ, đặc biệt đây là “bò bún của ông già bò bún”, người quê đất Thủ Đức, nhưng chuyên bán bò bún, bánh hỏi thịt bò nướng” nội con đường La Grandière và Espagne luôn Taberd cũ, tức khu phố hội đồng Trạch gần chợ Mới Sài Gòn, những năm tiền đệ nhị thế chiến, lối 1920 và trước 1945. Như đã nói, ông là người Thủ Đức, mỗi sáng ông trả 0$16, một cắc sáu tiền xe đáp chuyến xe từ Phan Thiết vào, đến ga Sài Gòn độ chín, mười giờ sáng, xe đến bến, ông rút gánh ra khỏi nhà ga, và từ ấy, gánh gánh trên vai, ông bắt đầu rao, tiếng lảnh lót khắp xóm đều nghe: “Bò bún bánh hỏi hao”, vì ông ăn trầu không ngớt, mặc dầu tiếng rất trong, nhưng câu nguyên chữ “Ai ăn bò bún bánh hỏi hay không” vọng từ xa, tôi đã để lọt vào tai, còn lại như trên đã viết, hay không biến thành hheeoo, nghe hao mà thật ra ông bán thịt bò. Những năm ấy tôi còn độc thân, và chính khi đã có bạn rồi, tôi vẫn ít ăn cơm nhà và trưa trưa chỉ thích làm một bụng bánh hỏi thế cơm, vì tôi vẫn mắc nợ ông già bò bún này, mỗi lần nghè tiếng ông rao, tôi đều rạo rực bỏ cơm chợ xơi bánh hỏi thịt bò nướng. Thuở ấy, món ăn này, bò bún bánh hỏi, chưa phải duy một mình ông bán độc quyền, vì những năm 1920 đến trước 1945, trọn con đường Nguyễn An Ninh, (xưa gọi đường Amiral Courbet) vẫn có nhiều quán Ba Tàu, chuyên bán thịt bò nướng ăn với bánh hỏi. Khi ăn thức ăn này thì nước chấm là nước mắm của ta, thế mà Ba Tàu vẫn giành nghề và chuyên bán cứ mỗi tràng bánh ăn no thế cơm được, giá là hai cắc (0$20), nhưng kể về vị, làm sao ăn qua thịt nướng do ông già Thủ Đức này được? Lúc nhỏ tôi ở Sốc Trăng, tôi đã từng ăn “bò bún” do một ông già khác họ Tăng, gánh gánh bán, lối những năm 1915-1919, vẫn thơm ngon, mỗi tô sáu xu (0$06), ăn một tô vẫn chưa thấm tháp nhưng tiền đâu còn nữa hầu muốn ăn thêm, vẫn có đậu phộng rang đâm nhỏ, thơm bùi, bún Sốc Trăng to sợi hơn và theo tôi vẫn ngon hơn bún và bánh hỏi nhỏ sợi đất Sài Gòn Gia Định, nhưng Sốc Trăng bán với giá đậu xanh luộc chín, còn thịt bò vẫn xào trên soon nhỏ, vị rất khác, và theo tôi, có thể nói kém và thua món thịt nướng đặc biệt của ông già Thủ Đức này. Nay tôi có tuổi và nghiệm ra, món ăn này không phải của ông tự chế, có lẽ ông là người ngoài kia vào đây lập nghiệp, và món thịt nướng này nay vẫn thiếu gì chỗ bán thật ngon, tỷ như “thịt nướng” xóm Chơ Sài Gòn, gốc người Bắc, của bà Bụng bán bún bung là một, lại nữa như thịt nướng đất Huế nơi chợ Âm Phủ, lối sang gánh bán dạo xóm bán sách chợ trời thành phố Bác Hồ ngày nay (1983), truy ra có lẽ cùng chung một gốc “thịt nướng Việt Nam” vậy. Đi lên đất Mọi ăn mắm con gián đất, thịt con chàng hiu, bù tọt, nướng để nguyên da không cần làm sạch, trèo qua đất Kam-pu-chia, phải học ăn mắm bò hóc bún rau, lên xứ Lào ăn mắm Lào, rồi nào xa tê bà lai chanh xứ Xiêm xứ Mã Lai, ca-ri Chà cay xé miệng, ra gu bít tết, trứng cá Caviar của Nga, thịt súc xích, jambon, chúng ta đều xực tự do thong thả, duy tội nghiệp thay cho dân nước thờ đạo Hồi, phải chính con vật tự mình cắt cổ mới được nếm mới được dùng, và còn chi cái thú phong lưu của người Việt bất cứ tiệm nào Tây-miên-chà-chệc đều đánh tửu và tha hồ gắp, nhậu! Nhưng giang hồ càng nhiều, vẫn nhớ món ăn quê hương xứ sở, mắm tôm đất Bắc, mắm tép trong Nam, và món rẻ tiền ăn chung thuở “hai mươi cái xuân” hát câu “j’ai vingt ans, ét cest le printemps” (hai mươi tuổi đầu, một mùa xuân rực rỡ), ông già bò bún năm xưa đâu còn, em Sáu Ngọc Anh đâu còn, tuổi hai mươi đâu còn, dư giả tiền đây thừa bứa, nhưng đâu còn cái xuân hơ hớ, và không nên quá tham lam, hãy biết nhường cho kẻ khác (viết 21-10-1983). Ông già bò bún, bán đến chiều là sạch gánh, ghé chợ Bến Thành mua thịt tươi và đón xe lửa trở về Thủ Đức tiền xe một cắc đã không còn.

Cũng đường Trần Quang Diệu nơi có quán “bún bò Huế” từ Gia Hội di cư vào, ở mé tay phải cùng một con đường, cách ngã tư Trương Minh Giảng một trạm bán xăng, năm 1982, có một quán vừa pha cà phê thật ngon, cứ mỗi chiều vừa xế bóng là bay mùi thịt nướng nhột mũi: đó là quán “bún chả Bắc” của nhóm cầm bút thường tựu hội để “ủng hộ” Kim Dung, hiền nội trợ của lão làm thơ “một vạn lần an”, có mặt quen gặp nào “Sông Trình”, nào “Chim Linh”, nào “người kéo xe Chàng Ba”, nào “Mây mùa Thu, nữ sĩ” thịt chả thật ngon, nước chấm pha thật khéo, nhưng thi sĩ đều lên ruột, “ẵm hộ” mãi không kham, quán kia đã dẹp không đợi thuế tăng, lý do vì quán ở quá xa, thêm chỉ bán vào chiều, bụng nào thưởng thức “bún chà”, bụng nào về nhà “thời cơm” “xực phàn” (2).

Cũng từ đường Trần Quang Diệu, nhảy lên xe buýt vô Chợ Lớn, đường Nguyễn Trãi gần ngã tư Triệu Quang Phục, có quán Tàu bán “cà ri vịt”, thuở nay cà-ri là “độc quyền Ấn Độ”, nhưng lão Cố Lũ (Cao Lão) Tàu nầy đã đoạt nghề, nay lão ta đã đi Tây phương tìm thánh Gandhi, vợ và con gái lão kế nghiệp, cà ri vịt ăn với bún Việt, ba nước đề huề “Ấn-Trung-Việt”, bún lạnh, xẩm ta đặt vào tô, giội nước sôi cho bún nóng, xong rồi mới múc thịt và huyết vịt đông đặc, vài miếng thịt, ai muốn ăn thức gì phải dặn trước, ké khoái lòng, người thích phao câu, kẻ khác ham gặm đầu và cẳng, mỗi tô răng rắc ba chục đồng (30 bạc ngày nay 1983), nhưng vừa no vừa khoái khẩu, vào giấc ngọ, có thêm m ón ruột vịt thật giòn, giờ khác chưa có và không hiếu xẩm ta làm thế nào mà ruột vịt vữa trắng, vừa giòn, và không mùi tanh, ngon thật và khó bắt chước.

Muốn nếm cà ri Ấn Độ chính cống, trước giải phóng, nơi đường Tôn Thất Thiệp, nơi đường Lý Tự Trọng gần rạp Long Phung, và gần đây nơi đường Trần Bình Trọng, vẫn có quán người Ấn bán thức ăn của họ, trước kia giao thông thuận tiện, họ mua được ngũ vị hạt thơm từ Ấn Độ gởi qua, gọi tắt là “bột cà ri”, đem về đây, mỗi lần nấu là họ “cà ca-ri” trước, phân biệt rành rẽ, nấu với thịt dê, gà, vịt, chim rừng, cá, nấu khô hoặc nấu có nước, nấu chay không cá thịt, vân vân, mỗi mỗi đều cà hột khác khi dùng, mùi vị vẫn khác, có thứ cà ri dê là sang trọng, ca-ri nấu chim mỏ nhát nấu khô để đem ăn khi đi đường xa, là ngon đặc biệt, nhưng nay tàu thuyền máy bay không đem qua nữa, và món ca-ri bản xứ đã chế biến tạm, nhiều nghệ và nhiều dầu hột điều pha thêm ngũ vị hương (đinh hương, quế vụn) và thêm ớt thật nhiều, không phải là ca-ri Ấn Độ nữa.

– Phở lai, nay có phở gà, bánh ăn sáng nay có nhiều, danh xưng bánh cuốn Thanh Trì, bánh đúc, bánh khoái, kẹo kiếng đất Quảng, rươi, mắm tôm, gói, chả cá, thịt cây, tiết canh, cháo lòng, khách trải mùi muốn chi đều có nấy, nghiệt nỗi không chính cống. Đời đã tạm bợ, cà phê không cần quán sang, ngồi chồm hổm giùm năm ba, góc đường, mé chợ, lính càng đuôi càng dời chỗ khác, không biết khách có chuyện gì mà nói hoài không hết, kêu một ly nhó, uống cạn cà phê gọi một bình trà, ngồi uống đến trà hoá trắng bạch mà chuyện chưa hết chuyện… Đường Lý Tự Trọng có quán lề đường của chị Mai, cà phê thơm không chỗ nào bì, đường Cách Mạng Tháng Tám có quán “Gió Bắc”, Đakao trước đây có quán của nữ thi sĩ Ngân Giang, nhưng nay đã hoàn cựu vị Hà thành, và xiết bao quán lành mạnh mọc như nấm mà cũng tan như nấm.

Ra khỏi vòng Sài Gòn, khỏng vô Chợ Lớn thì lên Thủ Đức, Thủ Đức năm canh thức đủ”, xứ ăn chơi, quán nem: nem nướng, nem cuốn, nem bún, thêm có món “nem o” là nem đã gần hư, đã quá thời, nay o bế lại, sửa lại bằng cách chiên mỡ trên chảo nóng, làm cho mất mùi “nem hư” và gọi “nem chiên ăn bánh hỏi” cháo khuya có cháo gà, cháo đầu cá hấp, có chè giò, gỏi cuốn, bánh đập, bánh nghệ, nhưng trước ngày giải phóng, bác sĩ Nguyễn Ngọc Minh (đã mất năm 1982), có mở ra một quán chuyên bán “gà quay” theo Ma-ní, ăn với xôi, là một món kể lạ miệng phải kể luôn lạ cảnh”, thửa dịp trăng trong gió mát, thả xe một vòng tiêu khiển, thưởng thức một bữa xôi “gà quay”, đúng là phong lưu, nhưng sau khi dẹp quán, bác sĩ ta chưa hết phương lược sanh nhai, lăng xê (lancer) thú thưởng thức “hột gà lộn trái vải”, ấp được mười hay mười một ngày, “vừa úp mề”, bổ không gì bằng, thêm được khoái khẩu. Minh là bạn cũ đồng song, học nghề thú y kể rằng trên đời có bốn món là “bổ bực nhứt”: 1) Mộng lúa mạch lúa mì, chữ gọi “mạch nha”, 2) óc tươi khỉ sống, 3) Mật ong do ong tạo chế để biến con ong thường ra con ong chúa tể (reine) và 4) là “hột gà lộn trái vải”, nhưng lấy gì có hột gà ấp kịp, nay thay thế bằng hột vịt lộn, vừa to vừa béo, và bổ không thua hột gà, nhưng phải nói cho sửa, “hột vịt lộn” mà dấu nặng nghe ra dấu huyền thì khiếm nhã!

Bốn lạc thú trên đời, thú “ăn” đứng đầu. Cho phép múa rìu chút chơi, có câu: “Nhứt ẩm nhứt trác, giai do tiền định”, mà cũng có câu “bịnh tùng khẩu nhập, hoạ tùng khẩu xuất”, vì ham ăn mà nuốt vi trùng vào thân, cũng như vì cố ham nói, nói mãi ắt có khi lầm vấp, cố nhiên mua chuốc hoạ vào mình. ăn phải có chừng độ, nói phải có chốn dừng, là nói phải có ngăn nắp. Có câu ví: “Chim khôn tránh bẫy tránh dò, người khôn ăn nói dặn dò trước sau”. Phép tiết thực, kiêng ăn (diététique) sống lâu nhờ đó. (Viết ngày 22-10-1983).

Chuyện cũ nhắc lại đây: trong quyến “Chuyện cười cổ nhân”, mở trang đầu, thấy chuyện ông Ký Viên, một hôm ra đồng gặp ba ông lão trên bảy tám mươi còn làm việc đồng áng khỏe như trai tơ lấy làm lạ hỏi về khoa cấp dưỡng, ba ông dạy:

Ông thứ nhất: Thất nội cơ thô xứ (vợ nhà thô kém);

Ông nhì: “Vãn phạn giảm sổ khẩu” (cơm chiều bớt và miếng);

Ông ba: “Dĩ ngoạ bất phúc thủ” (đêm nằm chẳng úp đầu) (nghĩa tục, chữ rất thanh);

Ký Viên tóm tắt lại: “Chỉ tai tam tẩu ngôn, sở dĩ thọ trường cửu” (ý chỉ thay lời ba ông già, chỗ do sống sâu xa). Chính là lởi dạy Á Đông có thua gì khoa học phương Tây; và vẫn hợp với lởi xưa. Tiền Kiên ca rằng: “Thương sĩ di phòng, trung sĩ dị bị phục dược bách loả, bất như độc ngoạ”, (kẻ thượng sĩ riêng phòng, kẻ trung sĩ riêng mền, uống thuốc trăm viên, chẳng bằng nằm riêng), muốn vui lâu ép buộc ba điều: già không nên có vợ đẹp, không nên ráng ăn quá sức, vào buổi tối, và không nên nằm sấp mặt, tức cữ cái kia kia, áp dụng đủ ba phương pháp ấy, tránh khỏi đau lưng, khỏi đau dạ dày và không cỡi gió. Xấu mặt hơn hết là bún nấu theo Thổ nêm mắm đồng, trước gần đình Minh Phụng (Chợ Lớn) có bán. Ăn để nhớ quê nhà Sốc Trăng.

Vương Hồng Sển



Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22943
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/May/2024 lúc 8:03am
Cháo lòng - món ăn dĩ vãng

Chia%20sẻ%20hơn%2089%20về%20hình%20cháo%20lòng%20hay%20nhất%20-%20coedo.com.vn


Ông già cháo huyết hay bà cháo lòng có khác gì những người muôn năm cũ. Họ là phần ký ức nhỏ trong một quãng hành trình nào đó của đời người, đầy nhọc nhằn biến động, gắn liền với bao chuyện vụn vặt, không sao quên được… Nhớ đâu viết đó.

Xe cháo huyết… đêm

Mùa đông năm 1975, Sài Gòn lạnh khủng khiếp, lòng người cũng lạnh. Chiều xuống là… nhậu. Còn biết làm gì lúc đó bây giờ? Nuối tiếc quá khứ, hoang mang với hiện tại và nghi ngờ ở tương lai. Vô vài xị với bè bạn cho ngấm mùi đời. Nửa đêm lửng lơ đạp về nhà, tấp vô xe cháo huyết gần trường Lê Bảo Tịnh, đường Trương Minh Giảng (bây giờ là Lê Văn Sỹ). Chủ quán, một ông già Tàu, không biết nấu cháo kiểu gì, mà ngon kinh khủng…

Cháo huyết ngon, ngon từ cháo tới huyết. Cháo ngọt thịt và huyết mềm và dai, với vài khoanh quẩy mỏng dính, cho ớt bằm thiệt cay, ấm lòng say xỉn. Hình như cháo huyết này được nấu với tôm khô và mực khô. Cháo đã ngon, mà sao miếng huyết vừa dai vừa mềm thế!

7%20tiệm%20cháo%20với%20đủ%20món%20khác%20nhau%20ở%20Sài%20Gòn%20-%20iVIVU.com

Chỉ là hình minh họa thôi. Làm sao có thể chụp được dĩ vãng…

Ông già Tàu tính kỹ, kích thước tô cháo nhỏ xíu, cháo múc chỉ tới nửa tô. Phải ăn tới năm tô mới tạm đủ… Hôm nào hẻo, kêu một tô, cho ớt thiệt cay, uống nhiều trà đá, cũng đỡ vã.

Mười năm sau, ông già Tàu không bán nữa, để xe cháo lại cho vợ chồng người con trai. Thằng con vẫn nhận ra khách quen, bàn tay múc cháo của nó nhuần nhuyễn như ông già, vẫn “cháo nửa tô”, đúng chuẩn!

Rồi mười năm sau nữa, vật đổi sao dời… Xây cất nhiều, cảnh đổi thay, chẳng biết xe cháo trôi dạt về đâu…
Năm nay Sài Gòn lạnh, lạnh bất thường. Mỗi tối, tôi vẫn đi bộ qua con đường cũ, đôi khi nhớ ông già Tàu, nhớ “cháo nửa tô”, nhớ ớt cay che khuất cơn đói, nhớ cả tâm trạng của thằng say xỉn lỡ cỡ…

Tôi có thể nói mà không lưỡng lự, cháo huyết ở đó ngon, chắc chắn ngon nhất đời…

Quán cháo lòng… chiều

Gọi là quán cho bảnh, chứ đó chỉ là cái sạp, ngó xéo sang chợ Đa Kao ở đường Nguyễn Huy Tự. Quán chỉ bán buổi chiều, từ hai giờ đến năm giờ là vãn.

Bà chủ quán trạc ba lăm, chưa chồng, chảnh… Khách chiều bả, chưa thấy bả chiều khách bao giờ. Mặt lạnh, dễ quạu, ít cười. Ít không có nghĩa là không, thỉnh thoảng cũng thấy cười với… đàn ông.

Cháo lòng là phải đủ bộ: Huyết, tim, gan, phèo, phổi… Huyết không có gì đặc biệt, thua xa cháo huyết đêm của ông già Tàu, nhưng tim gan phèo phổi, bả cắt nhát nào ra nhát nấy, to và dày. Dồi làm mới… tuyệt! Khúc dồi to như ống nước, và chỉ nhồi thịt, không biết bả làm cách nào mà chiên giòn, ăn đã không chịu được, nhất là những khúc đầu dồi. Khách thích, muốn mua dồi về nhậu, không bán! Mua cháo và dồi, cũng không bán! Chảnh thế đó!

Cháo hầm xương, nên ngọt, nhưng hậu vị không dai dẳng như cháo huyết hầm tôm khô mực khô nói trên. Cháo lòng ăn với hành củ tím thái mỏng, ngâm dấm, ớt bằm…

Cháo ngon, nhưng hơi đắt, tới 4 đồng/tô. Lương tôi hồi đó 73 đồng, trừ tiền gạo, nhu yếu phẩm này nọ, còn chừng 35 đồng, làm sao đủ… nhậu cho cả tháng đây?

Tiêu chuẩn tháng, gạo (13kg), đường (500gr), bột ngọt (50gr), thịt mỡ (600gr)… mang về nộp cho bà già gọi là… trả hiếu (để tối về còn có cơm nguội lục ăn). Còn mấy thứ khác thẩy ra chợ trời tuốt. Thuốc lá đen (ba gói), đẩy ra lấy thuốc rê hút. Sữa hộp, làm phòng lab nên nhà nước “bồi dưỡng độc hại” mỗi tháng một hộp. “May” quá, bà già tôi không biết uống sữa, nên sữa cũng chạy ra chợ trời luôn… Đẩy hàng ra chợ trời hồi đó cũng dễ, có bà bán thuốc lá ngồi trước cổng cơ quan (đối diện chợ Đa Kao) thu gom… Đắt rẻ một chút, thôi kệ, hơi đâu trả giá…

Tô cháo lòng 4 đồng là xa xí phẩm. Thèm, nhiều khi thèm, xuân thu nhị kỳ mới dám rớ tới. Hồi đó thèm đủ thứ, thèm thịt, thèm cá, thèm chả lụa, thèm phở, thèm điếu thuốc thơm… Coi như trên đời không có protein. Bỏ hết! Nhịn hết! Nhưng nhịn rượu, thì không. Mỗi tối, không ngồi bên quán cóc, không đong đưa vài ly rượu, không san qua xẻ lại nỗi lòng với mấy thằng bạn, người đi kẻ ở, tù tội chín phương, lừa vàng mất bạc, tình người điên đảo… Không ngấm qua men rượu, không nói được ra lời, làm sao ngủ được, sức đâu mà chịu nổi những bế tắc trước mắt, những giả dối của ngày mai khi bước chân vào cơ quan…

Lương kỹ sư hồi đó đại khái là vậy. Thời hậu chiến, người ta cho rằng, trong ba dòng thác cách mạng, thì cách mạng khoa học kỹ thuật là then chốt. Thứ then chốt này được “ưu đãi” đại khái như thế, còn sống sao thì tùy. Mỗi năm ôm một đề tài nghiên cứu, sáng chiều mặc áo blouse, nghía qua nghía lại mấy cái ống nghiệm, becher, burette… Tối về đi “cảo” xích lô kiếm tiền… nhậu. Thường thì tôi đi dạy luyện thi đại học nhiều hơn. Hồi đó chưa có… lò, nên chỉ dạy kèm, dạy nhóm. Học trò đa phần là con cán bộ từ rừng, trình độ quá yếu, dạy phải hạ thấp, hạ thấp nữa, căn bản của căn bản. Vậy mà tụi nó đậu, đậu Y Dược hẳn hoi. Có vài em rất giỏi, nhưng lại rớt. Học tài thi phận, cái phận lý lịch buồn từ trong nhà ra tới ngoài đời. Mấy em bây giờ ở đâu?

Viết tới đây bỗng dưng khựng lại. Đang nói tới cháo lòng heo, sao lại quay sang nói lòng… người thế này?

Quán cháo lòng nằm ngay trước cửa cơ quan tôi, coi như chòm xóm, vậy mà lâu lâu cũng phải “hót” bả một chút mới được việc. Bà chủ chảnh, nhưng cũng có khi dễ chịu. Cuối tháng lãnh lương, cỡ hai giờ chiều, đang dọn hàng còn ít khách, tôi ra quán gạ bả:
Chị cười, sao tôi thấy ngồ ngộ…

Ngộ cái gì?

Ngộ là đẹp đó, chẳng lẽ tui nói huỵch toẹt ra. Chị coi được mắt, làm đồ mồi ngon, sao giờ chưa chịu lấy chồng? Thằng nào phụ chị, đâu chị nói tui nghe thử, tui đá cho nó mấy cái…

Thế là bả xả ra hàng chùm hàng loạt, nào là bả đào hoa thế nào, nào là thằng nào thầm yêu trộm nhớ mà bả không chịu… bla… bla…

Khách tới đông, tôi xin kiếu vô làm việc lại, nhưng không quên bỏ nhỏ bà chủ, Hôm nay tui lãnh lương, đãi mấy thằng bạn nhậu. Tui quảng cáo món dồi chiên của chị quá xá. Chị bán cho tui một tô, không lấy cháo, chỉ lấy lòng và dồi, càng nhiều đầu dồi càng tốt. Cho vào bao nylon, lát về tui lấy… Chất lượng hàng hóa hôm đó, ngon rẻ đẹp bền (bền là lần sau mua cũng khuyến mãi như thế), vượt trên mức mong đợi.

Lắm khi tôi tự hỏi, phịa đại một câu, vô thưởng vô phạt, làm người khác sướng, mà mình cũng có lợi, có phải là hành vi… đạo đức không? Thế giới này cả ngàn nhánh khổ rồi. Giây phút nào buồn, giây phút nào vui đây?

Năm 84, tôi chuyển chỗ làm khác, chỉ thỉnh thoảng mới ghé quán cháo lòng Đa Kao. Giữa thập niên chín mươi, trở lại quán cũ, thì người khác ngồi bán. Nghe nói, bà chủ cũ chơi đề, vỡ hụi hay sao đó, đã bỏ đi xa rồi…

Ông già cháo huyết hay bà cháo lòng có khác gì những người muôn năm cũ. Họ là phần ký ức nhỏ trong một quãng hành trình nào đó của đời người, đầy nhọc nhằn biến động, gắn liền với bao chuyện vụn vặt, không sao quên được… Nhớ đâu viết đó.

Lúc đầu định viết Món ăn dĩ vãng, viết hết đủ món, viết một lần cho xong, nhưng mới tới cháo huyết cháo lòng đã thấy dài, thấy mỏi tay… Rồi tôi sẽ viết tiếp nếu còn người muốn… đọc. Mà dù không còn người đọc, tôi cũng viết. Viết để trả nợ quá khứ, một quá khứ chẳng đâu vào đâu.

Còn gỏi khô bò, còn sò lông, còn bia lên cơn, còn rượu Cây Lý… Những thứ này xa lắc rồi. Mấy ai còn nhớ đâu, nhưng có khi lại thấy chúng gần, thật gần… tưởng chừng như mới đâu đây thôi, như hôm nay tôi ngồi viết bài này.

Chạm tay vào dĩ vãng, sao thấy ngậm ngùi quá!

VŨ THẾ THÀNH





Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 04/May/2024 lúc 8:31am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22943
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 17/May/2024 lúc 10:27am

Sài Gòn Ngồi Nhớ Xa Xăm 


Mỗi khi nhớ về Sài Gòn người ta hay nhắc đến những cơn mưa chóng vánh, chợt đến chợt đi, hiếm khi nào có những cơn mưa dai dẳng. Thế nhưng, trong mắt nhiều người vẫn thích cái nắng ấm Sài Gòn hơn.

Chẳng biết nhà thơ Nguyên Sa cảm nhận hoặc yêu cái nắng Sài Gòn đến thế nào khi ông viết: “Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát …”. Riêng tôi, dân Sài Gòn chính hiệu “con nai vàng” thì Sài Gòn giống như những cô tiểu thư đỏng đảnh kiêu kỳ nhưng thật dễ thương.

Sài Gòn nỗi nhớ không tên

Em còn nhớ hay em đã quên

Nhớ Sài Gòn mỗi chiều gặp gỡ

Nhớ món ăn quen nhớ ly chè thơm

Nhớ bạn bè chào nhau quen tiếng

Phố em qua gạch ngói quen tên

Sài Gòn ngày xưa còn là thành phố của sự khập khiễng. Một bên là những biệt thự kín cổng cao tường với các cô tiểu thư cành vàng lá ngọc, một bên là khu ổ chuột, chênh vênh trên dòng kinh nước đen với thằng Chí con Mén, thằng Sớm con Mơi … đen nhẻm, mình trần trùi trụi, suốt ngày rong ruổi phơi nắng gió ngoài đường để nhặt từng đồng bạc lẻ.

Vậy đó, giữa những gì được coi là văn minh, văn hóa là những tiếng chửi thề “như hát”, và bên cạnh một không gian im vắng của “nỗi buồn cư xá” là những ồn ào, bụi bặm của một đường phố vội vã, hối hả xuôi ngược cho cuộc mưu sinh đời thường.

Sài Gòn đáng yêu lắm! Tuy cuộc sống đơn giản, phóng khoáng thế nhưng, người Sài Gòn lúc nào cũng luôn tất bật, vội vã như sợ đánh mất thời gian. Người Sài Gòn không màu mè hoa lá hẹ, cũng chẳng cần triết lý sâu xa. Sài gòn là những buổi trưa hè hiu hiu gió nhẹ, là những cụm mây trời trôi lang thang. Sài Gòn những đêm nằm nghe mưa rơi tí tách bên hiên nhà như từng giọt buồn thánh thót, mênh mang trong đêm dài cô quạnh.


Sài Gòn có tiếng rao đường phố của những gánh hàng rong dưới sương đêm nghe đến nao lòng. Có rất nhiều tiếng rao đường phố mà thoạt nghe ta chẳng hiểu ý nghĩa, nhưng cứ nghe mãi cái giai điệu ấy thì thành quen, và cũng biết được họ bán thứ gì. Cái thói quen ăn khuya còn là nét văn hóa của người Sài Gòn. (Sài Gòn trong tôi/ Phan Văn Thanh)

Vì thế, những gánh hàng ăn khuya cũng được đem đến tận cửa, nóng bốc khói, từ chiếc bánh giò, bánh chưng, chè đậu trắng nước dừa, tàu hũ, mì gõ … bây giờ Sài Gòn không còn thấy ai bán kẹo kéo, bánh bao chỉ, sương sa hạt lựu hay mía ghim, mía hấp nữa.

Em còn nhớ hay em đã quên

Nhớ Sài Gòn mưa rồi chợt nắng

Nhớ phố xưa quen biết tên bàn chân

Nhớ ngựa thồ ngoại ô xa vắng

Nối xôn xao hàng quán đêm đêm

Sài Gòn tuổi thơ tôi

“Một ngõ vắng xôn xao

Nằm trong lòng phố lớn …”

Tôi được sinh ra và lớn lên tại Sài Gòn. Nhà tôi ở trong một con hẻm nhỏ của trại định cư gần ngã ba ông Tạ, nhà cửa san sát, cư dân trong hẻm hầu hết đều biết nhau và chỉ cách vài chục mét là cánh đồng rau muống Sơn Tây. Ban đêm gió từ cánh đồng thổi lồng lộng đến độ muốn cuốn bay mọi thứ.

Ngày ấy, hầu như mọi ngôi nhà còn lợp mái lá. Buổi trưa hè, đặt cái lưng trần xuống nền xi măng mát lạnh, rồi cơn gió từ đâu về cứ hiu hiu thổi ru ta vào giấc ngủ mơ ngoan. Ngoài kia, bầu trời cao xanh ngát, từng chùm mây trắng trôi lãng đãng, phiêu bạt về một phương trời nào đó xa xăm, cho ta cảm giác một cuộc sống thanh bình mà không hề cô đơn, lạc lõng.


Sài Gòn trong nỗi nhớ của tôi là những buổi chiều thả diều, đá bóng ngoài cánh đồng rau, là những trưa hè tụ tập nhau đi bắn chim, hái trộm xoài, trộm ổi. Sài Gòn là những lần bấm chuông nhà người ta cho tới khi nghe chửi và bị rượt chạy vắt giò lên cổ.

Sài Gòn là những lần hùn tiền đi bơi ở hồ tắm Chi Lăng bên Phú Nhuận, là ổ bánh mì xịt tương ớt chia nhau ăn đỡ đói để đạp xe về nhà, là chơi bắn bi mo-răng-co với những giao ước đến khó hiểu như câu thần chú: “lang cang báng dội ăn tiền”. Đôi khi chỉ vì nói sai hay nói thiếu một chữ là có thể lao vào đánh nhau chí chết để rồi ngày mai lại gọi nhau í ới chơi tiếp.

Sài Gòn là những chú dế “hộp quẹt” xách râu lên quay, thổi phù phù đá “bắt xác”. Những ngày hè, ngoài trò chơi cù, chơi khăng với dích-táng-gà, hoặc chơi chọi đáo…bọn trẻ con chúng tôi còn lang thang khắp phố xá, tìm những vỏ bao thuốc lá về chơi, mỗi loại bao thuốc lá mang một mệnh giá riêng, loại thuốc lá càng hiếm thì mệnh giá càng cao như thuốc lá Camel có hình con lạc đà, thuốc Salem, Pallmall, Lucky… những loại có mệnh giá thấp là Ruby, Capstan, Cotab …

Đó là chưa kể đến trò chơi “tạt hình”, hay “bật tường” bằng những chú lính nhựa. Mùa nào trò chơi đấy, bọn nhóc chúng tôi ngày đó có biết bao trò nghịch phá, bao nhiêu thứ để chơi, trò chơi của những đứa trẻ con nhà nghèo.

Rồi thời gian lặng lẽ trôi qua dần, chúng tôi giã từ thơ ngây, giã từ dòng sông tuổi nhỏ để bước vào thế giới của tuổi trăng tròn với chút mơ mộng, chút bâng khuâng, ngại ngùng và một chút nhớ nhung mong manh trước cái nhìn của người con gái. (Sài Gòn trong tôi/ Phan Văn Thanh)


Thuở ấy, Sài Gòn là những ngu ngơ nắng lụa, là những lần hái hoa phượng ép vào vở thành cánh bướm tặng nhau, Sài Gòn là những ngày không sách vở cầm tay, có tâm sự đi nói cùng cây cỏ. Sài Gòn là buổi chiều tan học theo bước chân nhau về … Sài Gòn là:

Áo nàng vàng tôi về yêu hoa cúc

Áo nàng xanh tôi mến lá sân trường

Sợ thư tình không đủ nghĩa yêu thương

Tôi pha mực cho vừa màu nhớ thương

Sài Gòn hiền lành và đáng yêu hơn thế nhiều. Người Sài Gòn luôn ngắn gọn nhưng dễ hiểu! Khi Yêu là hết mình. Sài Gòn có góc sáng, góc tối. Có những giọt nước mắt len lén rơi lặng lẽ mà chỉ người Sài Gòn mới cảm nhận được. Sài Gòn đêm về, trong những nhà hàng, tiệm ăn sang trọng rực rỡ ánh đèn màu, nơi khách sạn xa hoa lộng lẫy với những người xài tiền không cần đếm.


Thế nhưng, bên cạnh đó vẫn có một cuộc sống khác, những mảnh đời của người lao động nơi xóm nhỏ khó nghèo, quanh năm vất vả cuộc mưu sinh, vật vã chuyện cơm áo để tồn tại.

Sài Gòn, cái xứ sở rất lạ, lạ như cái nắng cái gió phương Nam vậy. Phóng khoáng, hào sảng nhưng chân tình và sẵn sàng chia sẻ.

Người Sài Gòn có thể nghèo tiền nghèo bạc nhưng không nghèo tình nghĩa. Không chỉ người giàu có, mà cả những người nghèo lo chạy ăn từng bữa cũng chắt chiu chia sớt, một em bé bán vé số, ông ba gác, bác xich lô, anh xe ôm cũng vui vẻ “nhường cơm xẻ áo” cho những người đói hơn mình. (Sài Gòn trong tôi/ Phan Văn Thanh)

Cả những chị gánh hàng rong cũng chia bớt chút tiền lời còm cõi trong ngày cho đồng bào các vùng thiên tai bão lũ. Làm sao có thể đong đếm hết được nghĩa tình của người Sài Gòn.

Sài Gòn ngoài cuộc sống hối hả, bụi bặm, ồn ào đến chóng mặt thì vẫn còn đó một không gian êm đềm và thơ mộng với cỏ cây, hoa lá, vẫn có những khoảnh khắc lãng mạn cùng âm nhạc với giai điệu ngọt ngào như đang thì thầm những buồn vui, trăn trở …

Sài Gòn không bao giờ thiếu bóng dáng của những quán ăn, quán cà phê vì đó chính là cái hồn của người Sài Gòn, là hương sắc, sự quyến rũ ngọt ngào, là nỗi nhớ tuyệt vời nhất cho những ai đã một lần đến với Sài Gòn.

Sài Gòn có con đường Duy Tân, cây dài bóng mát cho những đôi tình nhân đi bên nhau thả hồn mơ mộng để chợt nghe bâng khuâng. Sài Gòn chợt mưa chợt nắng chẳng vì đâu cho người yêu thương nhớ nhau vơi đầy.

Con đường Tú Xương với những hàng cây cao vút, lặng thinh đã từng một thời in dấu chân người tình, những chiếc lá me vàng vào mùa thay lá bay bay trong gió chiều, thoảng rơi trên làn tóc những thiếu nữ áo dài trắng sau tiếng trống tan trường như còn chất chứa biết bao kỷ niệm êm đềm, ngây thơ của tuổi học trò với tháng ngày xa xưa ấy. Sài Gòn bây giờ tìm đâu thấy con đường tình ta đi … còn đâu nữa chút nắng hanh vàng nơi cuối phố ngả nghiêng … đợi.

Sài Gòn ơi! Thôi hết rồi những ngày hát nhớ nhau

Như trường xưa mất tuổi thiên thần

Hy vọng xa hay mộng ước gần

Đã ngậm sầu ngang môi lắng im …


Thời còn học lớp đệ thất đệ lục, những ngày nghỉ của 3 tháng hè, các bạn tôi lại vác sào bong bóng có in cái thương hiệu Thanh Dung, hoặc ôm xấp báo Xây Dựng của cha cố Nguyễn Quang Lãm rong ruổi khắp đường phố, bệnh viện nhi đồng … để kiếm tiền phụ giúp gia đình, và để dành đóng học phí cho năm học tới. (Sài Gòn trong tôi/ Phan Văn Thanh)

Còn lại ít tiền lẻ dành dụm cả tuần. chúng tôi tụ tập nhau đi bơi, cứ 3 đứa một chiếc xe đạp chở nhau từ ông Tạ qua bên hồ bơi Chi Lăng tít bên Phú Nhuận. Hôm nào rủng rỉnh thì bơi hai xuất (1 xuất là 1 giờ) sau khi vùng vẫy chán chê, cả bọn ra về với cái bụng lép kẹp, con mắt đỏ hoe vì nước sát trùng hồ bơi, giờ đứa nào cũng thấy đói cồn cào, rã rượi.

Gom tiền lại, vào hàng của bà bán bánh mì ngay trước cổng hồ bơi, mua mấy ổ bánh mì không (không có nhân) nhờ bà xẻ cho một đường rồi cứ thế xịt nước tương với tương ớt đỏ lòm, chia nhau mỗi đứa một mẩu, vừa đi vừa ăn, lúc đó sao thấy ngon chi lạ.

Bánh mì không chỉ dành riêng cho người nghèo, mà còn là món ăn khoái khẩu với người giàu. Tiệm bánh mì Như Lan trên đường Hàm Nghi rất nổi tiếng ở Sài Gòn dù giá cả cũng không “mềm” chút nào nếu không muốn nói là quá xa sỉ so với thu nhập của người lao động.

Tiệm bánh mì Như Lan có xuất thân từ một xe bán bánh mì nơi lề đường, vỉa hè, thế nhưng, bây giờ nó đã trở thành một thương hiệu lớn và lừng lẫy với đủ món ăn chơi như đùi gà chiên, bánh bao, xôi lá sen, xôi khúc, xúc xích, giò chả … Nhưng ai cũng gọi cái tiệm to đùng ấy là Bánh Mì Như Lan, theo kiểu “ra bánh mì Như Lan mua cái bánh bao”. (Sài Gòn trong tôi/ Phan Văn Thanh)

Tất cả mọi con đường Sài Gòn từ hang cùng ngõ hẻm cho đến quán hàng sang trọng đều có xe bán bánh mì kẹp thịt chỉ với giá năm, bảy ngàn đồng. Bánh mì với đặc tính xốp, thẩm thấu nước nên ngon khi kẹp thịt, pa tê hay thậm chí kẹp miếng trứng ốpla ở giữa, vài lát dưa leo, mấy cọng đồ chua, thêm chút ớt, chút hành ngò, muối tiêu hay xì dầu … là đã có một bữa ăn “bụi” vẫn ngon đến mê mẩn khi ngồi nhẩn nha gặm trong một quán cà phê vỉa hè, ăn xong thấy khô cổ, nhấp một miếng cà phê đá còn gì thú vị hơn nữa.


Sài Gòn theo dòng chảy thời gian đã trở thành rong rêu, hoang phế. Thế nhưng, Sài Gòn vẫn sống mãi trong tôi, trong nỗi nhớ bạn bè với bao hoài niệm như còn mới nguyên những mơ ước thuở nào. Nhiều đứa giờ đã ngủ yên nơi miền quá khứ, một số khác tha phương nơi xứ người để cứ mãi thắc thỏm mỗi khi nhớ nhau … Sài Gòn giờ chỉ là chiếc bóng bên dòng sông dĩ vãng, để người Sài Gòn mãi khắc khoải ngàn năm thương nhớ.

Em còn nhớ hay em đã quên

Quê nhà đó bao năm có em

Có bóng dừa

Có câu hò

Có con đò chở mưa nắng đi

Con gái Sài Gòn có khuôn mặt thanh thoát, đôi mắt hơi tinh ranh, cái miệng lém lỉnh, khác xa với cô gái Hà Nội sắc sảo mặn mà, và các cô gái Huế với nét trầm buồn…con gái Sài Gòn nước da cũng rất khác, không trắng bóc như con gái Hà Nội, không hồng hào, má đỏ hây hây như con gái Đà Lạt, cũng không mặn mà như em gái miền Tây.

Tính tình các cô gái Sài Gòn giống như cơn mưa rào, đỏng đảnh kiêu kỳ nhưng lại mau quên, giận hờn đấy rồi lại quên đấy (vội vàng nhưng chóng quên, rộn ràng nhưng biến nhanh) không giống các cô gái Hà Nội, âm ỉ và dai dẳng.

Con gái Sài Gòn luôn mang một nét đặc trưng rất riêng biệt, là một biểu tượng của miền Nam. Họ không khác nhiều so với những cô gái vùng lân cận, có chăng là lịch lãm hơn và đương nhiên cái nhìn cũng thoáng hơn.

Ngày nay, dân nhập cư vào Sài Gòn quá nhiều, vì thế, sự pha trộn của nông thôn vào Sài Gòn cũng ít nhiều làm phôi phai cái tính cách của con gái Sài Gòn. Nhưng tinh ý một chút bạn vẫn có thể nhận ra và phân biệt được con gái Sài Gòn với những cô gái nhập cư.

Không như con gái bắc bán buôn tần tảo, khéo ăn khéo nói. Cũng không kín đáo và e ấp như con gái Huế. Con gái Sài Gòn dạn dĩ, tự nhiên trong tính cách, chân thành, cởi mở trong giao tiếp. Có lẽ điều đó đã tạo cho người đối diện một cảm giác dễ chịu, thoải mái nhẹ nhàng khi tiếp xúc.

Bởi chính sự mộc mạc trong lối sống và đơn giản trong cách cư xử của họ là cái cớ làm cho người khác dễ gần, còn giọng nói của người Sài Gòn thì không thể lẫn vào đâu được, cũng trong sáng như chính tâm hồn của họ vậy. (Sài Gòn trong tôi/ Phan Văn Thanh)


Hôm nay, giữa lòng Sài Gòn, với những dòng xe cộ mịt mờ khói bụi, con gái Sài Gòn vẫn đẹp lạ lùng một dáng vẻ thời trang với nhiều kiểu trang sức, áo quần mà chẳng nơi nào có thể sánh kịp. Áo quần xe xua là vậy, thế nhưng, không hiểu vì sao tôi vẫn cứ thích dược ngắm những cô gái Sài Gòn thướt tha, dịu dàng trong chiếc áo dài trắng học trò lúc tan trường.

Cứ nhìn những tà áo trắng bay bay trong gió chiều như những cánh bướm, hỏi ai không thấy lòng bồi hồi, xao xuyến. Cô gái Việt đẹp lung linh đến ngút ngàn chỉ khi mặc áo dài, con gái Sài Gòn cũng vậy thôi …

Chuyện con gái Sài Gòn có đỏng đảnh, kiêu kỳ hay không thì chưa biết, nhưng nếu có điệu đà, õng ẹo một chút thì mới đúng thiệt là con gái Sài Gòn. Đó còn là cái duyên ngầm của người con gái đất Gia Định xưa, mà nếu ai hiểu được sẽ thấy sao mà thương mà nhớ đến vậy.

Sài Gòn ơi! Đâu những ngày mưa mùa khoác áo đi

Tay cầm tay nói nhỏ câu gì

Những quầy hoa quán nhạc đêm về

Ta hỏi thầm em có nhớ không!


Sài Gòn với tất cả những cái phức tạp của một thành phố lớn nhất Việt Nam, có thể nói ở nơi đây có tất cả mọi thứ nhu cầu cần thiết, bạn thích điều gì cũng có … và không ở đâu dễ kiếm vợ hơn ở Sài Gòn, thích thì chiều, yêu thì gả, nhưng cũng không ở đâu nuôi vợ khó như ở Sài Gòn, vì mảnh đất này cái gì cũng phải trả tiền.

Long An – Bình Dương và Cần Thơ hay thành phố biển Vũng Tàu cũng là nơi sản sinh ra nhiều người đẹp nổi tiếng của miền Nam, họ là những bông hoa đáng yêu và bạn dễ dàng “say nắng” khi gặp họ, thế nhưng, muốn gần gũi và kết thân với họ, điều quan trọng nhất là: Bạn phải mê hát cải lương! Nếu không muốn nghe câu: Ý mèng ơi! Hổng dám đâu!


PHAN VĂN THANH
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22943
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 30/May/2024 lúc 3:04pm

Có thực "Sài Gòn cái gì cũng có" không? 

 Hè%20Phố%20Sài%20Gòn%20Và%20Vùng%20Phụ%20Cận%20Trước%20Năm%201975Quy%20hoạch%20Sài%20Gòn%20trước%201975%20như%20thế%20nào?%20-%20Tuổi%20Trẻ%20Online

Có thực "Sài Gòn cái gì cũng có" không? 

Tác giả Nguyễn Gia Việt 

Một đề tài đã thành nhiều chủ đề và có bạn còn lấy làm tựa cho những cuốn sách in ra và bán,Sài Gòn không thiếu cái gì,cái gì cũng có 

Mà thiệt,Sài Gòn không thiếu cái gì hết.Bạn ra Nha Trang,ra Vũng Tàu ăn hải sản,ốc này nọ,nhiều khi phát bực vì nó mắc mà không như ý,nhưng về Sài Gòn thì bảo đảm có quán vừa lòng hả dạ,đồ vừa tươi,vừa ngon,vừa phải chăng,bà chủ quán hề hà xởi lởi,mấy em phục vụ vừa đẹp vừa nết na duyên dáng nữa 

Bạn sống giữa Sài Gòn,bạn thèm cái gì cũng có,đặc sản mọi miền có hết.Dân Bắc thèm thịt chó mời qua Bảy Hiền,Phan Huy Ích,Quang Trung,thèm bánh đa cua qua sân bay.Còn thèm đồ Huế thì đầy ,từ quận 1 qua Phú Nhuận đầy đủ bánh bèo,bánh nậm kiểu Huế luôn,bún bò cũng kiểu Huế với cọng bún nhuyễn rức nhỏ xíu,có luôn trái vả chát chát 

Ẩm thực Sài Gòn đặc biệt ở chổ dù là món đặc sản vùng miền,nhưng qua tay người Sài Gòn cover lại,món đó thành hoàng hậu,thứ phi lộng lẫy 

Thí dụ bún bò Huế đã vô tới  Sài Gòn mà kết duyên với phong cách ẩm thực Sài Gòn mà hòa quyện ra một tô bún bò Huế Sài Gòn vang danh thiên hạ 

Bún bò Huế  Sài Gòn cọng bún phải bự ,và có rất nhiều rau,cái vị nó cũng ngọt ngay dìu dịu đặc trưng.Dân Huế ăn  cay,ớt bột cho vô nổi đỏ lòm,dân Nam Kỳ không ăn cay ,bún bò Huế Sài Gòn không cay nồng,một ít ớt bột cho vị bắt mùi,chỉ có ớt xắt để dĩa kế bên,ai thích ăn thì lấy vài khoanh 

Bún bò Huế của người Huế có hai cục huyết heo,bún bò Huế  Sài Gòn không có 

Chính người Sài Gòn sau khi gia giảm dư vị cho phù hợp dân Nam Kỳ đã khuếch trương bún bò Huế lên cao

Phở Sài Gòn cũng là một cung bậc không hề lẫn lộn với ai,kiêu sa,hãnh tiến và ung dung tự tại một cõi thinh thang 

Sài Gòn là đô thành cả miền Lục Tỉnh,là kinh đô món kiểu Miền Nam.Thành ra bạn có ở Bạc Liêu lên hay Biên Hòa xuống cũng tìm ra được món bạn thích .Ẩm thực Sài Gòn không quá mặn,không quá ngọt,không quá chua,không quá cay,nó là trung hòa cái bao tử của thực khách 

Sài Gòn đủ món ăn và đủ món chơi .bất kể giờ giấc,bạn muốn là sẽ được toại nguyện,với điều kiện ...có chút xíu tiền,không nhiều,chắc ôm chừng 2 tháng lương là ấm hồn thôi ha 

Khi nói  về các vùng,ta phải kể về con người vùng đó,nếu đa tình,nếu là người Việt nhẹ dạ,bạn đi mỗi tỉnh yêu một người .Vì có thể thích giọng trọ trẹ không quá nặng kiểu Đà Lạt,giọng Huế dịu dàng,giọng Nhe Treng ngồ ngộ ,giọng Phen Reng rổng rẻng ,giọng Cần Thơ,giọng Bến Te,giọng Mỹ Tho ....

Đố bạn giọng Nha Treng và Phen Reng khác nhau sao nè? nhìn gần nhau ,nhưng khác đó,muốn biết thì quen hai người hai xứ đó đi sẽ biết 

"Đường trải dài thênh thang

Như hồn anh mở ngõ tuôn tràn

Đếm thầm từng bước em đi

Anh ước mình như lá thu vàng"

Sài Gòn là xứ tụ hội,ở Sài Gòn bạn  không những ăn đặc sản mọi miền mà bạn cũng có thể "nên duyên" với người mọi miền giữa đất Sài Gòn,cơ hồ Trời gom hết người đẹp lại cho bạn nên duyên  

Đi qua năm tháng,ở Sài Gòn có thể lên tột đỉnh và xuống cũng thinh thang  ,nhưng nó vui,nó thấm,có nhiều kỷ niệm cuộc đời 

Thương cái kiểu "Sáng ăn cơm sườn, chiều ăn nước tương, tối lên trên giường nằm ca cải lương"

Nhớ có lần khi còn sinh viên thèm ...hột mít lùi tro và lấy xe đạp đi kiếm cùng Sài Gòn mà không ai bán

Qủy thiệt,ai bán hột mít lùi tro bao giờ.Rồi thèm chùm ruột đăm nước mắm ớt cũng bó tay .Tôi có một người bạn ở Pháp về ,nó thèm me non chấm mắm ruốt ,mà khi đó làm gì vào mùa me,chạy lòng vòng Sài Gòn không có bán,ra mấy "con đường có lá me bay" cũng không 

Đó,làm gì Sài Gòn có hết,có những món thiệt quê,thiệt bần hàn thì kiếm không hề có.Cái kiểu Thạch Sùng thiếu mẻ kho 

Mà không sao,không có me non ,cho mày ăn me lon,có đủ me lon nha mậy 

Ai cũng thương Sài Gòn .Chúng ta từng học ở đó,nó dạy khôn chúng ta,nó vui buồn cùng chúng ta,nó khắc khoải cùng thời thế ,Sài Gòn chứng kiến những lúc ta thất tình,ta hờn ta lẫy,chứng kiến những cuộc chia ly và hội ngộ 

Nhớ hồi đó,cái thời xưa thiệt xưa 

Chúng ta yêu Sài Gòn xưa,Sài Gòn của lòng ngay dạ thẳng,vì ngay quá mà bị bóp nghẹt trong lịch sử 

Bạn thân yêu ! Sài Gòn mưa nắng đó vẫn sáng đi chiều về,vẫn ngựa xe như nước,vẫn vươn lên cùng lịch sử 

“Nắng mưa đâu chẳng là mưa nắng

Sao nắng mưa này da diết hơn?”

Bạn yêu Sài Gòn hông?Chị yêu Sài Gòn hông?Anh yêu Sài Gòn hông?Yêu thì làm gì cho nó đi chứ

Thành phố của chúng ta đã tỉnh giấc sau một đêm dài,nắng đã lên xóa hết bóng đêm,nắng thiêu cháy những con vi trùng sống bám ,nắng lên đem lại sức sống cho Sài Gòn 

Sài Gòn phải sống và chúng ta phải sống.

Nguồn Nguyễn Gia Việt

Ảnh Sưu Tầm

Có thực "Sài Gòn cái gì cũng có" không?
Tác giả Nguyễn Gia Việt
Một đề tài đã thành nhiều chủ đề và có bạn còn lấy làm tựa cho những cuốn sách in ra và bán,Sài Gòn không thiếu cái gì,cái gì cũng có
thiệt,Sài Gòn không thiếu cái gì hết.Bạn ra Nha Trang,ra Vũng Tàu ăn hải sản,ốc này nọ,nhiều khi phát bực vì nó mắc mà không như ý,nhưng về Sài Gòn thì bảo đảm có quán vừa lòng hả dạ,đồ vừa tươi,vừa ngon,vừa phải chăng,bà chủ quán hề hà xởi lởi,mấy em phục vụ vừa đẹp vừa nết na duyên dáng nữa
Bạn sống giữa Sài Gòn,bạn thèm cái gì cũng có,đặc sản mọi miền có hết.Dân Bắc thèm thịt chó mời qua Bảy Hiền,Phan Huy Ích,Quang Trung,thèm bánh đa cua qua sân bay.Còn thèm đồ Huế thì đầy ,từ quận 1 qua Phú Nhuận đầy đủ bánh bèo,bánh nậm kiểu Huế luôn,bún bò cũng kiểu Huế với cọng bún nhuyễn rức nhỏ xíu,có luôn trái vả chát chát
Ẩm thực Sài Gòn đặc biệt ở chổ dù là món đặc sản vùng miền,nhưng qua tay người Sài Gòn cover lại,món đó thành hoàng hậu,thứ phi lộng lẫy
Thí dụ bún bò Huế đã vô tới Sài Gòn mà kết duyên với phong cách ẩm thực Sài Gòn mà hòa quyện ra một tô bún bò Huế Sài Gòn vang danh thiên hạ
Bún bò Huế Sài Gòn cọng bún phải bự ,và có rất nhiều rau,cái vị nó cũng ngọt ngay dìu dịu đặc trưng.Dân Huế ăn cay,ớt bột cho vô nổi đỏ lòm,dân Nam Kỳ không ăn cay ,bún bò Huế Sài Gòn không cay nồng,một ít ớt bột cho vị bắt mùi,chỉ có ớt xắt để dĩa kế bên,ai thích ăn thì lấy vài khoanh
Bún bò Huế của người Huế có hai cục huyết heo,bún bò Huế Sài Gòn không có
Chính người Sài Gòn sau khi gia giảm dư vị cho phù hợp dân Nam Kỳ đã khuếch trương bún bò Huế lên cao
Phở Sài Gòn cũng là một cung bậc không hề lẫn lộn với ai,kiêu sa,hãnh tiến và ung dung tự tại một cõi thinh thang
Sài Gòn là đô thành cả miền Lục Tỉnh,là kinh đô món kiểu Miền Nam.Thành ra bạn có ở Bạc Liêu lên hay Biên Hòa xuống cũng tìm ra được món bạn thích .Ẩm thực Sài Gòn không quá mặn,không quá ngọt,không quá chua,không quá cay,nó là trung hòa cái bao tử của thực khách
Sài Gòn đủ món ăn và đủ món chơi .bất kể giờ giấc,bạn muốn là sẽ được toại nguyện,với điều kiện ...có chút xíu tiền,không nhiều,chắc ôm chừng 2 tháng lương là ấm hồn thôi ha
Khi nói về các vùng,ta phải kể về con người vùng đó,nếu đa tình,nếu là người Việt nhẹ dạ,bạn đi mỗi tỉnh yêu một người .Vì có thể thích giọng trọ trẹ không quá nặng kiểu Đà Lạt,giọng Huế dịu dàng,giọng Nhe Treng ngồ ngộ ,giọng Phen Reng rổng rẻng ,giọng Cần Thơ,giọng Bến Te,giọng Mỹ Tho ....
Đố bạn giọng Nha Treng và Phen Reng khác nhau sao nè? nhìn gần nhau ,nhưng khác đó,muốn biết thì quen hai người hai xứ đó đi sẽ biết
"Đường trải dài thênh thang
Như hồn anh mở ngõ tuôn tràn
Đếm thầm từng bước em đi
Anh ước mình như lá thu vàng"
Sài Gòn là xứ tụ hội,ở Sài Gòn bạn không những ăn đặc sản mọi miền mà bạn cũng có thể "nên duyên" với người mọi miền giữa đất Sài Gòn,cơ hồ Trời gom hết người đẹp lại cho bạn nên duyên
Đi qua năm tháng,ở Sài Gòn có thể lên tột đỉnh và xuống cũng thinh thang ,nhưng nó vui,nó thấm,có nhiều kỷ niệm cuộc đời
Thương cái kiểu "Sáng ăn cơm sườn, chiều ăn nước tương, tối lên trên giường nằm ca cải lương"
Nhớ có lần khi còn sinh viên thèm ...hột mít lùi tro và lấy xe đạp đi kiếm cùng Sài Gòn mà không ai bán
Qủy thiệt,ai bán hột mít lùi tro bao giờ.Rồi thèm chùm ruột đăm nước mắm ớt cũng bó tay .Tôi có một người bạn ở Pháp về ,nó thèm me non chấm mắm ruốt ,mà khi đó làm gì vào mùa me,chạy lòng vòng Sài Gòn không có bán,ra mấy "con đường có lá me bay" cũng không
Đó,làm gì Sài Gòn có hết,có những món thiệt quê,thiệt bần hàn thì kiếm không hề có.Cái kiểu Thạch Sùng thiếu mẻ kho
Mà không sao,không có me non ,cho mày ăn me lon,có đủ me lon nha mậy
Ai cũng thương Sài Gòn .Chúng ta từng học ở đó,nó dạy khôn chúng ta,nó vui buồn cùng chúng ta,nó khắc khoải cùng thời thế ,Sài Gòn chứng kiến những lúc ta thất tình,ta hờn ta lẫy,chứng kiến những cuộc chia ly và hội ngộ
Nhớ hồi đó,cái thời xưa thiệt xưa
Chúng ta yêu Sài Gòn xưa,Sài Gòn của lòng ngay dạ thẳng,vì ngay quá mà bị bóp nghẹt trong lịch sử
Bạn thân yêu ! Sài Gòn mưa nắng đó vẫn sáng đi chiều về,vẫn ngựa xe như nước,vẫn vươn lên cùng lịch sử
“Nắng mưa đâu chẳng là mưa nắng
Sao nắng mưa này da diết hơn?”
Bạn yêu Sài Gòn hông?Chị yêu Sài Gòn hông?Anh yêu Sài Gòn hông?Yêu thì làm gì cho nó đi chứ
Thành phố của chúng ta đã tỉnh giấc sau một đêm dài,nắng đã lên xóa hết bóng đêm,nắng thiêu cháy những con vi trùng sống bám ,nắng lên đem lại sức sống cho Sài Gòn
Sài Gòn phải sống và chúng ta phải sống.

Tác giả Nguyễn Gia Việt



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 30/May/2024 lúc 3:10pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22943
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 31/May/2024 lúc 12:26pm

Cà phê không đường

cafe

Quán cà phê nằm trên đường Đinh Tiên Hoàng, hướng về phía Đa Kao. Lần đầu tiên đến cùng Huỳnh Trọng Mẫn, tôi đã ngạc nhiên vì tên của quán: cà phê Duyên Anh. Cứ tưởng đây là quán của nhà văn nổi tiếng, nhưng khi biết ra thì không phải. Có lẽ chủ quán là người đọc và hâm mộ nên lấy tên nhà văn đặt cho quán cà phê của mình? Quán cà phê Duyên Anh lúc nào cũng đông nghẹt khách, có khi phải đợi bàn cả buổi trời. Không phải chỉ vì tên quán, mà vì hai cô con gái xinh đẹp của chủ quán. Khách toàn là công tử thư sinh, anh hùng hảo hán. Từ những bác sĩ tương lai của trường đại học y khoa, đến các sĩ quan không quân vẫn mặc đồ bay ngồi uống. Chưa kể so với Mẫn, ngay lần đầu vào quán tôi đã mang nhiều mặc cảm, vừa là sinh viên sư phạm nghèo lại chẳng được đẹp trai! Trái với mặt "búng ra sữa" của tôi, Mẫn cao to da ngâm đen và có nụ cười má lún đồng tiền thu hút người đối diện, nhất là phái nữ. Đã vậy, Mẫn còn được mệnh danh là "công tử Cầu Ngang" của xứ Trà Vinh. Nghe nói gia đình Mẫn làm chủ hai nhà máy xay lúa, một tiệm vàng và một vựa thu mua trái cây nổi tiếng trong tỉnh.
            Mẫn và tôi chọn được chiếc bàn khá gần quầy tính tiền. Phía sau quầy tính tiền là người con gái ốm dong dỏng và có khuôn mặt trái soan rạng ngời. Một ly cà phê phin đá không đường cho Mẫn và một cà phê sữa đá, nhiều sữa cho tôi. "Đó là cô em. Toa đợi cô chị thì biết thế nào là nhan sắc!", Mẫn cười nói nhỏ. Học trường nội trú chương trình Pháp ở Sóc Trăng, Mẫn luôn "moa, toa" với bạn bè. Được hắn ca ngợi là nhan sắc, chắc hẳn phải là "chim sa cá lặn" rồi. Mà quả thật không sai. Quán cà phê sáng hẳn lên khi người con gái bước ra. Mái tóc lỡ lưng, dáng thon thả với đôi mắt long lanh rạng ngời, nàng như một người bước ra từ bức tranh tố nữ. Có lẽ đây chỉ là sự so sánh vụng về nhưng tôi không biết phải dùng chữ nghĩa nào hơn trong lúc này! Nàng đưa ánh mắt to tròn nhìn mọi người khách trong quán, nhưng chừng như cũng không nhìn ai? Mẫn đưa tay vẫy chào và nàng mỉm cười đáp lại. Người con gái đẹp như một pho tượng, tôi chợt nghĩ. "Toa thấy thế nào?". "Rất đẹp, nhưng không phải gu của tui", tôi thật lòng. Cuộc sống đời thường đã cho tôi vài lớp da non những vết xước của nhan sắc, của cái đẹp chỉ nên chiêm ngưỡng từ khoảng cách.
            Mẫn thưởng thức từng ngụm cà phê đen sánh, không đường. Tôi chào thua và thật sự khâm phục. Chỉ có một vị đắng và đắng. Có lẽ tuổi trẻ của Mẫn đã quá nhiều vị ngọt, cần đắng để thêm hương cuộc đời? "Moa đã coi tướng số toa rồi. Duyên phận của toa dính toàn là nữ tướng không hà", hắn nói chắc nịch. Mà thật vậy, tôi chưa bao giờ có "cô bồ" nào liễu yếu đào tơ, mà toàn là tuyển thủ bóng bàn hay trong đội bóng chuyền của trường. Nghĩ cũng lạ, câu "nồi nào úp  vung nấy" chẳng biết có ứng trường hợp của chúng tôi? Mẫn cao lớn to con thì luôn cặp kè mấy cô  nàng mình hạc sương mai. Còn trói gà không chặc như tôi, thì luôn gặp đối thủ to con lớn xác. Hay luật bù trừ cũng không biết chừng! Nhiều lần Mẫn rủ rê tôi về thăm quê hương Cầu Ngang của hắn, nhưng tôi vẫn chần chờ chưa sẵn dịp. Hơn nữa dường như Mẫn không có nhiều cảm tình với T. Hương, người bạn gái của tôi và ngược lại. Tính tình phóng khoáng, mạnh mẽ T. Hương có nhiều sắc thái "con trai" với khuôn mặt hoa khôi của khoa hóa sinh. Nên khi đi cà phê với Mẫn là không có Hương và khi lang thang nghe nhạc cùng nàng thì chẳng bao giờ có sự tham gia của hắn. Ngày tháng cứ vậy mà trôi qua. Mẫn và tôi vẫn thân nhau, vẫn cà phê Cheo Leo, Duyên Anh, Năm Dưỡng. T. Hương và Mẫn vẫn không "ưa nhau" ra mặt mỗi lần tình cờ gặp gỡ.
            Chung quanh chàng "công tử cầu Ngang" lúc nào cũng thấp thoáng vài bóng hồng, nhưng chưa thấy Mẫn mặn mà với một người. Hỏi, thì được hắn cười cười "Chắc tại chưa tới duyên nợ"! Tôi đã thấy Mẫn đăm chiêu, lặng lẽ dù bên cạnh là người bạn gái xinh đẹp vô cùng. Và nhiều lần hắn nói đến chuyện muốn đi Pháp du học, "Bộ tính tìm em gái  tóc vàng mắt xanh sao", tôi nói theo. Mẫn chỉ yên lặng, không hưởng ứng. Đây không phải chuyện "mơ" mà Mẫn đã có một học bổng của Trung tâm văn hóa Pháp. Đôi lúc tôi ganh tị và ước muốn được một trong ba phần Mẫn có. Đẹp trai, con nhà giàu và học rất giỏi... Mặc dù học sư phạm khoa Pháp văn, nhưng Mẫn rất giỏi Anh ngữ và cả Hán văn. Nhiều ngày tôi phải ghé nhà của Mẫn để nhờ hắn chỉ dạy thêm và dịch một số văn tự bằng chữ Hán.
 
            "Theo em xuống phố trưa nay đang còn chất ngất cơn say
            Theo em bước xuống cơn đau, bên ngoài nắng đã lên mau
            Cho nhau hết những mê say, cho nhau hết cả chua cay
            Cho nhau chất hết thơ ngây, trên cánh môi say
            Trên những đôi tay, trên ngón chân bước về tình buồn, tình buồn…"  (1)
           
Tiếng hát chơi vơi, quyện chặc vào nhau của đôi uyên ương âm nhạc như khoảng không gian của tận cùng nỗi nhớ. Đêm chìm theo tiếng còi giới nghiêm kéo dài trong băn khoăn, khắc khoải. Trên tầng ba căn nhà mướn của Mẫn, tôi chợt nhớ T. Hương vô cùng. Nhớ bàn tay xiết chặc, nhớ quấn quít môi hôn. Mối tình tưởng chừng như không có mà yêu người trĩu nặng. Có lẽ tình yêu tha thiết nhất, đầm thấm nhất luôn đến từ tình bạn? Tôi và T. Hương quen nhau, chơi trong nhóm bạn gần cả năm không có chuyện gì. Nàng thường gọi tôi là "công tử bột", còn tôi đặt cho T. Hương cái tên "bà chúa ăn hàng". Mưa dầm thấm đất, một ngày người đẹp tỏ tình: "Để đợi anh nói trước, chắc em thành bà lão"... T. Hương mang phân nửa dòng máu của mẹ, một Công Tằng Tôn Nữ và phân nửa của cha, một công chức người Long Xuyên. Dáng dong dỏng cao, T. Hương mang tính tình cởi mở của vùng sông nước Cửu Long và cả tính dè dặt, “kiểu cách” của người con gái Huế. Nàng có khuôn mặt thật đẹp, thu hút người đối diện và thắp sáng cả căn phòng khi bước vào...
            Căn lầu của Mẫn rộng và đầy đủ tiện nghi. Chẳng so với căn gác nhỏ hẹp thiếu thốn của tôi. Đêm nay tôi ở lại nhờ Mẫn giúp viết bài Hán văn, phải nộp trình vào tuần tới. Tôi loay xoay mấy ngày chưa xong, hắn chỉ cần vài giờ là hoàn tất bài luận văn trôi chảy, gẫy gọn. Nói sao không ngưỡng mộ Mẫn cho được. Đêm đó hắn nhường giường nệm cho tôi và ngủ trên chiếc ghế bố bên cạnh. Chuyện qua chuyện lại rồi tôi thiếp đi lúc nào không hay...
            Chợt giấc giữa đêm, tôi cảm chừng hơi ấm của bàn tay người mơn trớn, choàng vai chân gác. Tôi ý thức ngay thân người to lớn đó là Mẫn. Chút cảm giác bất ngờ, chút cảm giác hoang mang. Chưa kịp phản ứng thế nào, tôi nghe bên ngoài trời đang đổ cơn mưa lớn và hình như Mẫn vẫn còn đang thức qua hơi thở bên tai. Đi cắm trại, đêm không ngủ ngoài trời đám con trai chúng tôi co rúc vào nhau ngủ gà ngủ gật là chuyện thường tình. Nhưng đêm nay, dưới chân gác và vòng tay của Mẫn, tôi có chút cảm giác gì đó không tự nhiên, sờ sợ... Tôi đẩy nhẹ cánh tay Mẫn và nhốn ngồi dậy. Tất cả bất ngờ và diễn tiến khá nhanh. Mẫn vẫn nằm yên như ngủ say, không hay biết. Chừng như trong tôi có chút ngượng ngùng, có chút thương hại. Trên chiếc ghế bố sát bên, tôi cũng nằm lặng yên và cả đêm dài không ngủ.
 
          Cuối hè 2021, tình hình đại dịch Covid-19 trở nên căng thẳng và trầm trọng ở Việt Nam, nhất là thành phố Sài Gòn. Giãn cách khắp nơi, phong tỏa cùng khắp. Con số lây nhiễm và tử vong đã lên đến con số đáng lo ngại trên cả nước. Hầu hết bạn bè, người xưa năm cũ đều ở tuổi về hưu, an phận. Mỗi người một hoàn cảnh,  mỗi người một định mệnh. Những năm tháng mệt nhoài của cuộc bể dâu trí nhớ dần dà đã có sự lựa chọn, quên ai nhớ ai hay cả trong lúc nhớ lúc quên... Đã hai năm nhân loại phải đương đầu với cơn đại dịch Coronavirus của thế kỷ. Chuỗi ngày dài sống trong âu lo và sợ hãi, con người đã có những thay đổi, có những cái nhìn khác về cuộc đời, về tham vọng, về lợi danh. Con người sẽ thấm hơn về lẽ vô thường. Những cái chết nhanh chóng chỉ vì một hơi thở, chỉ vì thiếu sự chăm sóc kịp thời. Lằn ranh sinh tử chỉ là một khoảnh khắc, chỉ là một phút giây. Con người chừng như ngộ ra một điều: tất cả là vô nghĩa. Buông hai tay là chẳng còn gì. Một thân xác mới thấy đó, hiện diện trong cõi đời với một số phận bỗng chốc chỉ còn là một nắm tro tàn. Một con người, một cái tên trong phút chốc đã biến mất vĩnh viễn trên cõi đời này.
            Tôi bàng hoàng khi nhận được dòng tin nhắn ngắn ngủi: "Anh Hoàng còn nhớ Huỳnh Trọng Mẫn không? Anh ấy vừa mất vì nhiễm Covid 19 ở Đồng Nai. Sẽ thư chi tiết cho anh sau. Em, T. Hương". Huỳnh Trọng Mẫn, làm sao mà quên được. Người bạn "đặc biệt" của một thời sinh viên, của một thuở Sài Gòn cà phê không đường và những tiếng còi giới nghiêm... Sau tháng 4, 1975 thì Mẫn về dạy Pháp văn tại Bình Dương. Vài năm sau nghe hắn lấy vợ, rồi thưa dần tin tức. Thời kỳ bao cấp, ngăn sông cấm chợ cuộc sống co cụm, tản mát khắp nơi mạnh ai mấy sống. T. Hương lấy chồng, về dạy và sinh sống ở Củ Chi. Còn tôi thì chuyển về dạy trường cấp 3 Rạch Sỏi, lấy vợ và vượt biên vào giữa năm 1981. Tất cả tưởng chừng chấm dứt, đứt hẳn cuốn phim cuộc đời thoáng chốc... Vậy mà hai mươi năm sau, ở tuổi "tri thiên mệnh" tôi bắt đầu cuộc hành trình tìm lại bạn cũ người xưa một thuở. Lúc đó mạng xã hội chưa có, nhưng nhờ các tổ chức cựu sinh viên sư phạm Sài Gòn nên cũng không khó. Tuy nhiên một số bạn học, người xưa chợt biến mất, bặt vô âm tín. Người đầu tiên tôi ra công tìm kiếm và liên lạc được là T. Hương. Người tôi yêu một thuở, người từng nói lời yêu tôi hết kiếp đời này. Mừng vui, ngậm ngùi để biết được phận người, duyên nợ. Tình yêu đã lấp kín, còn lại là tình bạn, là hình bóng người xưa... Qua Hương tôi biết thêm nhiều cuộc sống, hoàn cảnh của nhiều người bạn khác. Trong đó có Huỳnh Trọng Mẫn. Điều ngạc nhiên là bấy giờ T. Hương và Mẫn lại trở thành đôi bạn chí thân. Sau hơn 5 năm chung sống có với nhau một đứa con gái, vợ chồng Mẫn chia tay. Mẫn sinh sống ở Đồng Nai, mở lớp dạy thêm ngoại ngữ và trở nên khá giả. Những năm Việt Nam mở cửa, phát triển kinh tế "thị trường" Mẫn cùng vài người bạn mở trung tâm dạy ngoại ngữ ở Biên Hòa. Được thời, chi nhánh trung tâm ngoại ngữ mọc ra cùng khắp các thành phố lân cận. Nhiều lần Mẫn mời mọc vợ chồng T. Hương về giám đốc cơ sở nhưng Hương từ chối. Mẫn không chịu "đi thêm" bước nữa và sống độc thân đến cuối đời.
            Nếu bạn để ý, ở cuối mỗi con đường là những khoảng đất trống. Cũng không khác hơn, ở cuối mỗi cuộc đời là nỗi lấp đầy của cô đơn? Mẫn ra đi lặng lẽ, đơn độc trong bệnh viện dã chiến cách ly của huyện. Gần hai tuần sau mới hỏa táng và tro cốt được chuyển về cho một người chị ở quận 7, Sài Gòn. Một đời ầm ĩ, ngang dọc rồi cũng chẳng qua lẽ vô thường. Một kiếp người âm thầm bên lề xã hội, cũng không thể nhỏ con số không cuối nẽo. Cái chết là điểm hẹn duy nhất, mà dù bạn là ai cũng trắng tay bước vào. Mẫn đã vĩnh viễn ra đi là phủ trắng mọi u uẩn đời này... Mấy buổi sáng hôm nay, tôi đều pha thêm một tách cà phê đen không đường để tưởng nhớ bạn. Tất cả rồi cũng xuôi theo một dòng đời luân lưu không trôi ngược. Chỉ một lần, chỉ một lần thôi phải không bạn tôi! Có yêu thương, có giận ghét, có hờ hững, có oán hờn... đến đâu chăng nữa, cũng vô nghĩa lúc xuôi tay.
            "Ta nghiêng tai nghe lại cuộc đời, thì hãi hùng hoàng hôn chợt tới
            Ta nghiêng vai soi lại tình người, thì bóng chiều chìm xuống đôi môi
            Đang đam mê cho đời nở hoa, chợt bàng hoàng đến kỳ trăn trối
            Đang nâng niu cuộc tình lộng lẫy, bỗng ngỡ ngàng hụt mất trên tay..."  (2)
 
            Cuối đông, gió thoáng về nhè nhẹ. Trời giao mùa luôn ấp ủ những hương xưa. Tôi dấu kín chuyện "mơn trớn" trong đêm đó của Mẫn với T. Hương và kể cả bà xã tôi bây giờ. Tình yêu là điều có thật và không thể thấy được bằng mắt thường. Như nụ hôn ngày đó ngất ngây, nhắm nghiền đôi mắt. Tình yêu luôn trước hết và sau cùng, là sự mù lòa của ý thức. Cảm nhận được tình yêu là niềm hạnh phúc lớn nhất của một đời người. Dù chỉ một lần, dù chỉ một sát na! Tách cà phê không đường trước mặt tôi đang nghi ngút khói. Làn khói mong manh tan loãng vào khoảng không bất chợt. Tôi bỗng thấy mắt mình se nhẹ, cay cay. Làm sao đây để tôi không chớp mắt? Làm sao đây, để giấu được ngấn lệ lưng tròng đang rơi mặn trong tôi?
 

– Nguyễn Vĩnh Long


(1) Vũng Lầy Của Chúng Ta - Lê Uyên Phương

(2) Tưởng Niệm - Trầm Tử Thiêng


Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22943
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/Aug/2024 lúc 7:32am

Chuyện Một Thời Để Nhớ 


Thằng bạn Việt kiều mới đây gửi mail cho tôi: “Sài Gòn dạo này còn nhiều xích lô không? Cứ đến những ngày tháng Tư này, tao lại nhớ đến xích lô. Bây giờ, mày chạy hai bánh nổi không?” Chạy hai bánh ở đây là nghiêng xe, giữ thăng bằng, thì xích lô ba bánh có thể chạy bằng hai bánh.

Tên Việt kiều này có thời là đồng nghiệp xích lô của tôi. Nó đang theo học ban Triết (Tây) thì đứt phim. Sau 75, mọi ngành học bên Văn khoa (trừ Ngoại ngữ) đều có “vấn đề”, môn Triết lại càng có “vấn đề” hơn nữa. Nó phải bỏ học, sống lông bông đủ kiểu. Tôi theo ngành khoa học nên được chiếu cố cho học nốt những môn còn thiếu, ra trường và làm việc tại một trung tâm nghiên cứu.

Một buổi chiều cũng dạo tháng Tư thế này, lang thang ngoài phố, tình cờ gặp nó đang đạp xích lô. Tay bắt mặt mừng. Y ra hiệu cho tôi bước lên xe, chở thẳng ra quán nhậu lề đường. Chén thù chén tạc, đời xích lô lắm chuyện ly kỳ bụi bặm. Y nói: “Tao mướn xe tháng, xài không hết công suất, chiều tối hay sáng sớm gì đó, khi nào rảnh, mày lấy xe tao chạy kiếm thêm tiền.” – “Tao chưa thử xích lô lần nào. Có dễ chạy không?” – “Không khó lắm”.

Nói vậy cũng hơi ngần ngừ, ngoài giờ làm việc cho cơ quan nghiên cứu, tôi còn dạy kèm luyện thi đại học cũng kiếm thêm được chút đỉnh, đủ nhậu lai rai. Một bà bước đến bên bàn nhậu hỏi: “Xích lô! Có đi không?” “Nghỉ rồi dì”, thằng bạn lắc đầu. Vài ly rượu đủ làm tôi bốc lên: “Để tao! Ngồi đó chờ một chút”. Tôi quay qua bà khách: “Dì đi đâu?”

Hình như tôi có khiếu… đạp xích lô. Chẳng cần tập tành gì cả, mọi thứ đều an toàn, trót lọt. Nửa tiếng sau, tôi trở lại quán rượu, đặt số tiền cuốc xe đầu tiên lên bàn, cười sảng khoái: “Năm giờ rưỡi chiều mai, tao ghé nhà mày lấy xe.”

Những năm sau 75 mọi thứ đều đổi đời. Leo lên chiếc xích lô, tôi cũng phải ăn mặc và ứng xử như một người đạp xích lô thứ thiệt. Xắn cao ống quần chân phải để khỏi bị xích xe nghiến nát, kẻo tai nạn dập mặt cũng không chừng. Nhưng điều quan trọng là phải đội nón, tránh nắng là chuyện nhỏ, tránh gặp người quen mới là chuyện lớn. Thành phố Sài Gòn đông người mà ngõ hẹp, không ít lần tôi đã “đụng” phải học trò, đồng nghiệp, thậm chí cả bạn (gái) ngoắc xe. Đời lắm nỗi oái oăm!

Có lần tôi chở hai bà khách, mà trọng lượng của cả hai chắc cũng trên tạ rưỡi. Trưa nắng, dốc cầu Thị Nghè dài như vô tận. Tôi chợt thấm thía câu thơ của Cao Bá Quát: “Trời nắng chang chang người trói người…” Trời ơi! Hai bà khách vẫn vô tư cười nói, sao họ không xuống xe đi bộ một quãng cho mình đỡ khổ! Cho dù thế nào, có Chúa làm chứng, tôi đã tận lực làm tròn nhiệm vụ của thằng đạp xích lô. Dốc mỗi lúc mỗi cao, lực bất tòng tâm, tôi không còn ghì nổi tay lái, chiếc xe đổ nhào về phía trước… Đôi khi con người cũng nên biết lắng nghe những lời chửi rủa mà tưởng như đang nghe nhạc trữ tình. Cuộc đời nhờ đó sẽ đỡ khổ hơn chăng?

Một trường hợp khác, tôi chở một bà khách ăn mặc quý phái, túi da, vòng vàng, son phấn sáng rực. Thỏa thuận địa điểm và giá cả xong, tôi khởi hành, dù giá hơi hẻo, nhưng chở một người thì xe cân bằng, dễ chịu hơn đi xe trống. Khi tới nơi, bà khách nói đi xích tới nữa, sắp tới, và tới nữa… cũng cả hơn hai cây số. Đến đây thì tôi hiểu mình bị lừa vặt. Tôi dừng xe lại, và lịch sự mời bà khách xuống. Bả sừng sộ: “Mày là thằng đạp xích lô, chứ là cái thá gì mà đòi nói bà xuống…” Tôi nổi nóng, nhảy xuống xe, định ăn thua đủ, nhưng thoáng thấy quần mình đang mặc ống thấp ống cao… Trong nháy mắt, tôi chợt nhận ra đúng thân phận, mình chỉ là thằng đạp xích lô. Tôi xua tay: “Tặng bà cuốc xe đó”, rồi lên xe đạp thẳng, còn kịp nghe tiếng nguýt đuổi theo: “Xí…! Nghèo mà còn làm phách…”
Những năm cuối thập niên 70, đầu 80 chẳng ai sống bằng lương nhà nước nổi. Lương kỹ sư khoảng 73 đồng. Nhu yếu phẩm gạo (13kg), đường (0,5kg), thịt mỡ (0,6kg)… được mua theo giá chính thức. Cũng phải kể, đàn ông được mua thêm 3 gói thuốc đen, phụ nữ vài thước vải mùng. Mấy thứ này ngốn hơn nửa tiền lương rồi. Còn giá thị trường đại khái thế này: 3đồng/tô phở bình dân, 3đồng/xị rượu hạng bét, 0,5đồng/ly cà phê bắp… Mức sống tiêu chuẩn cán bộ (kỹ thuật) là thế. Còn dân thường hầu như phải vật lộn theo giá thị trường. Sổ gạo khi có khi không, chen lấn, khoai mì, bo bo, hàng độn đủ thứ… Vậy mà thiên hạ vẫn sống, vẫn loay hoay kiếm cái gì đó để ăn, để tồn tại. Sức đề kháng của con người để sinh tồn trong nhiều trường hợp thật không tưởng tượng nổi. Sau này tôi mới hiểu vì sao mấy ông tù cải tạo, phải chờ thả về nhà mới chịu… đổ bệnh.

La cà trong giới xích lô tôi mới biết ra rằng, không ít người là trí thức (cũ) đã chọn con đường mưu sinh này. Khá bộn cái gọi là “ngụy quân, ngụy quyền” cũng tham gia vào nghề này. Họ khó có chọn lựa nào khác. Ai cũng tìm cách che giấu thân phận, nhưng “phát hiện” ra nhau không phải là điều khó. Lúc ế độ, không có khách, tấp vào bóng mát nào đó, nằm khểnh trên xe đọc sách. Tri thức vẫn là một nhu cầu, ngoài chuyện ăn uống.
Tôi biết có nhiều nhà giáo sau 75 bỏ nghề để đi hớt tóc dạo, bán thuốc lá lẻ, sửa giày dép… Tôi hỏi một vị: “Bộ không được lưu dụng hay sao mà bỏ nghề giáo? Làm nghề này chi cho cực?” – “Không, tôi tự nguyện ‘mất dạy’. Tôi thà mất dạy…”, ông cựu giáo chức cười méo miệng. Tôi không hỏi thêm nữa, sợ ông buồn.

Có một nghề mà mấy ông cựu thầy giáo rất thích, nghề bơm mực, bởi nó dính dáng tới văn phòng tứ bảo, cũng gần gần với cái “nghiệp” năm xưa của mấy ổng. Tôi xin mở ngoặc một chút để các bạn trẻ có thể hình dung về cái nghề lỗi thời này. Bút bi mà các bạn đang dùng, xài hết mực thì vất đi. Sau 75, bút bi thuộc loại “quý giá” và là hàng dễ hỏng. Bút nào mà xài được tới hết mực, được xem là hàng… chất lượng cao. Xài hết thì mang ra ngoài đường bơm mực, xài tiếp. Nói tới bút dỏm, mà không nói tới giấy dỏm thì có vẻ hơi thiếu. Giấy vàng khè, còn lộm cộm những bã rơm rạ nghiền chưa kỹ, đè bút mạnh tay một chút để ra chữ, có khi văng cả bi ra ngoài. Tôi còn lưu giữ khoảng vài trăm trang giấy như thế, là các báo cáo và bản dịch tài liệu kỹ thuật. Đôi lúc ngậm ngùi, nhìn lại bút tích của chính mình. Quả là một thời kiên nhẫn không cần thiết.
Không phải khách đi xích lô nào cũng hãm tài như tôi vừa kể ở trên. Khách đàn ông dễ chịu hơn, ít kì kèo. Khách nhi đồng thì miễn trả giá, cỡ nào tôi cũng chạy. Có khách lên xe, buông một câu: Anh chở tôi đi đâu loanh quanh cũng được, đi đủ hai tiếng đồng hồ. Thời buổi đó, lên voi xuống chó, tình người đẩy đưa, tình đời đen bạc, tâm tư chất chứa đủ chuyện. Người khách im lặng suốt cuốc xe. Tôi chở khách, chở luôn nỗi buồn thời cuộc của họ.

Một buổi sáng chủ nhật, tôi chở bà khách từ chợ An Đông. Bà bao xe nguyên ngày, đi nhiều nơi trong Sài Gòn, mỗi nơi bà đi vào khoảng nửa tiếng, rồi trở ra đi tiếp. Đi kiểu này thì khỏe, tôi khỏi tốn công cảo xe lòng vòng kiếm khách. Tới nơi, khách đi công chuyện của khách, tôi ngả người lên xe nằm chờ, và lấy sách ra đọc. Chặng cuối cùng, bà yêu cầu đi ra Bến xe Miền Tây để đón xe đò về Rạch Giá. Có vẻ như đã xong công việc, bà khách ngồi trên xe vui vẻ bắt chuyện:
– Anh đạp xích lô lâu chưa?
– Chừng vài tháng.
– Tôi thấy anh đâu có dáng đạp xích lô, mặt mũi như thế phải là người có ăn học.
– Tôi đang kiếm sống bằng nghề đạp xích lô mà.
– Ban nãy tôi thoáng thấy anh đọc truyện tiếng Anh, quyển gì, à… “16 skeletons from my closet”
Bà khách này đáo để quá… Tôi im lặng hồi lâu.
– Sao anh không đi?
– Đi đâu? – Tôi vờ ngớ ngẩn
– Ở đây khó sống. Bên kia còn thấy tương lai…
Tới bến xe, bà trả tôi gấp đôi số tiền thỏa thuận. “Anh không muốn đi thật sao?” Tôi lờ mờ hiểu ra công việc của bà sáng nay. “Tôi có hoàn cảnh riêng. Chúc chị đi bằng an.”
Đi vài bước, bà khách chợt quay lại, rút ra trong túi xách quyển sách: “Anh cầm cuốn này mà đọc.” Tôi chưa kịp cám ơn bà đã quầy quả đi ngay vào bến. Đó là tiểu thuyết “Nhịp cầu trên sông Drina” của Ivo Andritch.
Sáu tháng đạp xích lô, tôi hiểu ra được nhiều mảng đời, nhiều số phận. Cuộc sống đảo điên và kỳ lạ, một chút tàn nhẫn, một chút thánh thiện, không đơn giản như những gì tôi chúi mũi trong phòng thí nghiệm.

Trong những ngày gian khổ đó, bên cạnh những mảng tối, vẫn còn đâu đó vài điểm coi được. Thèm miếng thịt, thèm lắm, vậy mà dĩa thịt trong mâm cơm nhiều khi còn đầy, người này nhường người nọ, không ai nỡ gắp. Tuổi trẻ thời nay không hình dung nổi chuyện lẻ tẻ đó. Thế hệ @ là phải nhanh như điện xẹt, yêu cuồng sống vội. Đối với họ, cuộc sống là hưởng thụ, là đề cao cá nhân, là ứng xử bầy đàn. Chia sẻ cái gu ăn chơi thì được, chứ chia sẻ tấm lòng thì hơi khó. Thanh niên thiếu nữ giành giựt ở hội chợ hoa Hà Nội năm nào chẳng phải là điều đáng suy nghĩ hay sao? Hay chỉ cách đây vài hôm, báo chí đưa tin, cả ngàn fan nữ thảng thốt vì vẻ đẹp của một ngôi sao Hàn Quốc. Cũng chả trách bọn trẻ được, một khi triết lý giáo dục đã không xem con người là cứu cánh, mà chỉ xem con người là phương tiện cho mục tiêu nào đó.

Còn biết bao chuyện để nói. Tóc bạc rồi, không nói bây giờ thì lúc nào sẽ nói đây? Và nói để ai nghe? Bọn trẻ không chừng vừa nghe vừa bấm facebook, twitter, hờ hững với quá khứ. Nói ra không phải để than vãn một thời khổ cực, mà đâu chỉ có chuyện cơm áo gạo tiền mới làm mình khổ cực. Còn nhiều thứ khổ khác nữa, khổ tinh thần thì đến giờ vẫn còn phải chịu đựng. Tôi nhớ câu nói của một người bạn đã khuất núi: “Nghèo thì ăn bắp ăn khoai cũng chịu được, nhưng chịu nhục thì không.” Có cách nào khác không?

Quyển tiểu thuyết bà khách để lại, chiếc cầu trên sông Drina được xây từ thế kỷ XVI, nối liền Bosnie và Serbie, khi đó Nam Tư còn thuộc đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ. Viên tể tướng của đế quốc lại mang dòng máu Nam Tư, đã cho xây chiếc cầu bắc ngang dòng sông ngăn cách đó. Máu và nước mắt, thù hận và nhẫn tâm. Biết bao biến cố xảy ra chung quanh cây cầu trải dài suốt bốn trăm năm, từ chiến tranh, bệnh dịch cho đến cái chết của một thiếu nữ lao mình xuống sông Drina vào ngày hôn lễ, hay tâm tư của cô chủ quán già Lotika ê chề vì tình đời bạc bẽo. Rồi chiếc cầu cũng đến ngày kết thúc số phận của nó khi Thế chiến thứ Nhất bùng nổ. Số phận của chiếc cầu và thân phận của con người. Bốn trăm năm có là giấc mộng?

Thằng bạn xích lô bỏ đi từ giữa thập niên 80, từ đó chưa một lần trở về Việt Nam. Ra nước ngoài, nó đi học lại và trở thành chuyên viên máy tính, bỏ lại sau lưng một thời mưa gió và lý sự cùn về triết học Hiện sinh, nhưng một thời xích lô chắc chưa đến nỗi quên, mặc dù có thể nó không hình dung nổi xích lô ở Sài Gòn lúc này được trang hoàng lộng lẫy như xe hoa để chở khách du lịch Tây.
Người Đà Lạt nói: “ba chiều, chín chiều”, nghĩa là ba chiều mưa, qua đến chiều thứ tư vẫn còn mưa, thì sẽ mưa thêm năm buổi chiều nữa. Đà Lạt lúc này đang mưa đến chiều thứ ba rồi, và có lẽ trong những ngày cuối tháng Tư này, mai sẽ còn mưa nữa, mưa cho đủ chín chiều, có khác gì “cửu hồi trường”, chín chiều quặn đau?

Tôi nhìn ra sân vườn, mưa vẫn rơi rả rích. Mưa rơi trên khóm trúc sát bên cửa sổ, rơi từng giọt một, chẳng vội vàng gì. Vậy là 38 năm đã trôi qua, rồi câu chuyện bốn trăm năm chiếc cầu trên sông Drina, và còn biết bao chuyện của một thời chưa nói hết. Buồn!


VŨ THẾ THÀNH

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22943
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 07/Sep/2024 lúc 7:42am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 12 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.238 seconds.