Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh  
Message Icon Chủ đề: Việt Nam- Về tất cả Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 119 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22908
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Feb/2024 lúc 9:29am

Thời Thượng


Anh muốn về thăm Việt Nam, chị cũng vậy.

Anh nói với chị:

– Em à, cũng 2 năm rồi, tụi mình chưa về thăm Việt Nam. Anh thấy nhớ quá, nhớ hàng cây dâm bụt, gốc ổi, cây dâu đất ngoài quê anh. Nhất là ngôi nhà có bức tường thành và cái cổng bằng xi măng. Anh đã đem theo hình ảnh đó suốt mấy mươi năm rồi, nhưng lúc nào cũng nhớ nó. Mình đi về thăm một chuyến em hè.

Nàng có vẻ do dự:

– Em lo quá, nếu về, mình chỉ về dưới 1 tháng thôi, anh đi trên 1 tháng rất phiền phức về chuyện tiền hưu.

Anh trấn an nàng:

– Thì đi dưới 1 tháng là được rồi, thế cũng đủ để bù đắp cho vơi đi nổi nhớ quê.

Nàng nói:

– Vậy thì em duyệt. Nhưng nhớ là anh về lúc nào em cũng kèm theo anh nghe, không rời xa nửa bước. Ai cũng nói, để đàn ông đi về Việt Nam là hư hết, hư ngay. Bên đó mấy cô có mắt xanh mỏ đỏ,  năm đầu sáu tay, bu lại hút máu mấy ông liền.

Chàng trấn an:

– Em làm bộ như anh còn trẻ trung lắm, trả bài cho em còn chưa thuộc, một tuần một lần, nay lại khất hẹn em 10 ngày, em không thấy sao?

Nàng:

– Thì ai cũng biết vậy, nhưng anh không biết câu người ta thường nói sao?

– Câu gì?

– Câu có 4 chữ thôi.

– 4 chữ gì?

– 4 L.

Chàng cười xòa:

– Thì thiên hạ nói cũng đúng, nhưng anh thì khác.

– Anh cũng đàn ông mà.

– Anh hết xí quách rồi.

– Thiệt hông đó?

– Thiệt mà.

– Vậy thì cấm đừng nguậy ngọ chèo kéo em nữa nghe.

– Thôi mà, với em thì khác. Con mèo cưng của anh.

Chàng và nàng cười vui. Chàng chém gió, quyết định:

– Vậy mai anh ra chỗ bán vé máy bay hỏi thử xem sao. Nghe nói mùa này vé đang xeo mà.

– Ừ mai anh đi đi. 

Trong giấc ngủ, cả hai đều nhắm mắt mà không ngủ. Chàng có nhiều mộng tưởng và nàng cũng có nhiều mộng tưởng tương tự.

Chàng nghĩ đến Tầm ngay. Thế là anh dù hứa với Tầm là anh sẽ về thăm em một ngày gần nhưng anh chưa chắc chắn lắm. Quyết định về Việt Nam không phải ở anh mà ở vợ. Người vợ nào cũng sợ chồng về Việt Nam quậy. Quậy ở đây có nghĩa là gái gú. Ở Việt Nam có hàng  ngàn, hàng triệu cô gái hơ hớ tươi non mơn mởn, làm ở các quán bia ôm, quán nhậu, quán hớt tóc cạo mặt, quán hớt tóc máy lạnh không dao kéo, không tông đơ. Mà lời truyền miệng này là sự thật, qua những tấm gương tày líp trên báo chí, hay ngoài đời nói với nhau nhan nhản. Mà cũng đúng thôi, Sài Gòn với gần 10 triệu dân, con người chen chúc sống như con kiến, tiền ở đâu cung cấp nổi cho các cô gái mơn mơn vừa mới dậy thì. Thì các quán bar, bia ôm, quán nhậu... đủ mọi nơi mọi chốn, chỗ nào cũng được sắp sẳn để các cô làm việc. Các đại gia mới, các quan chức... nhất là các Việt kiều hồi hộp là miếng mồi ngon cho các cô nhắm đến, cho nên mấy bà vợ lo lắng là phải. Nhưng nàng lo lắng trật lất, trật đường rầy. Chàng đâu có mơ màng đến những cô nàng mắt xanh mõ đỏ đó, mà chàng mơ màng đến  em Tầm, em Linh và em Mận thôi. Đó là những trang tình sử mà chàng cất giấu tận đáy lòng, quyết không hở môi cho ai biết. Vì chàng biết và kinh nghiệm đầy mình rồi, chuyện có kín đến đâu, có người thứ hai biết thì trước sau gì cũng lộ tẩy ngay. 

Em Tầm là tầm ngắm thứ nhất.

Đó là những ngày anh lê thê lếch thếch đi kinh tế mới bởi vì chàng mới đi tù về vì tội sĩ quan chế độ cũ. Vợ chàng bị ép đi kinh tế mới để chồng được thả ra, nhưng đó là lời đường mật của bọn công an dụ dỗ vợ chàng  cùng với những người đàn bà nhẹ dạ. Nhưng phải đợi 5 năm sau, chàng mới trở về bằng thân xác ma trơi. Chàng trở về ngày hôm trước, ngày hôm sau là chun vô rẩy ngay. Chàng trở thành người nông dân chính hiệu thật sự từ đấy. Thời gian này, Tầm khoảng 11,12. 

Lúc đó, gặp nhau, Tầm lúc nào cũng nhìn chàng lấm la lấm lét, một điều chú, hai điều chú.

Cho đến khi Tầm 21, 22, chàng vẫn còn ở kinh tế mới, vẫn chun vào rẩy sáng sớm, đến tối mịt mới về. 

Tầm cũng bắt đầu đi làm rẫy từ tuổi 15, 16. Cha mẹ Tầm không có tiền của để cho Tầm tiếp tục học, mà con gái ở kinh tế mới học cao làm gì. Lớn lên cố kiếm một tấm chồng làm rẫy để nương tựa là được rồi. Sáng chun vô rẫy, tối mịt ra về. Cuộc đời có thể nói đó là trôi chảy, xuôi chèo mát mái.

Năm Tầm trên 20, nàng đã qua tuổi dậy thì. Tuổi con gái lúc này là đẹp nhất. Tâm hồn phơi phới, thân thể nở nang. Với nước da rám nắng màu nâu sẫm, bầu ngực vun cao đầy sức sống, mái tóc dài, nàng mơ ước đến những chàng trai trẻ, nhưng ở kinh tế mới này nàng tìm đâu ra.

Một buổi trưa, Tầm ở trong rẫy, thì gặp chàng. Chàng lúc này trên 40. Chàng vẫn còn những nét đẹp của chàng phi công thuở nào, dù bộ đồ bay màu cam ngày xưa bây giờ được thay bằng bộ đồ xám lao động. Hai người gặp nhau dưới tàng cây dăng bóng mát trong rẫy. Chàng nói:

– Con Tầm vào rẫy làm việc một mình hả?

Tầm trả lời:

– Dạ, ba con chạy xe ôm suốt ngày. Mẹ đi chợTây Ninh bán nấm rơm. Con cũng thường vô rẫy một mình mà.

– Vậy hả? Con ăn cơm trưa chưa? Chưa ăn đem qua đây ăn luôn cho vui. Chú ăn một mình cũng buồn.

– Dạ.

Buổi trưa rẫy bái vắng hoe. Chỉ có tiếng chim hót trên những cành cao, chim trày trãy, chào mào, chắc quạch, chìa vôi, nghe vui tai lạ. Rẫy với rừng cây bạt ngàn, muốn tìm chỗ nào ngồi nghỉ mát, ăn cơm cũng  được cả. Chàng nói:

– Lại đây cháu, vào lùm cây này là mát nhứt.

Hai công đất rẫy của hai người gần sát nhau, chàng vẫn nghĩ, Tầm là đứa con nít, nên chàng chẳng để ý.

Sống chung trên kinh tế mới đã mười mấy năm, Tầm từ một đứa trẻ lần hồi lớn lên theo thời gian. Thời gian cũng làm cô bé trổ mã, cô bé lọ lem trở thành thiếu nữ lúc nào không hay. Bây giờ ngồi đối diện ăn cơm với Tầm ở một nơi vắng vẻ, riêng biệt trong khu rừng bạt ngàn, chàng thấy lòng mình hơi xao động. Với lại khi Tầm cởi bỏ chiếc áo nhà binh dài tay màu cứt ngựa bạc màu ra khỏi người, nàng chỉ còn bên trong cái áo cánh bằng vải phin đen, trông nàng hấp dẫn lắm. Chàng tự nhiên hồi hộp và rung động.

– Chú ăn canh mướp không, con đem theo nhiều lắm, canh mướp ăn mát lắm chú.

Con Tầm choàng tay qua người chàng lấy cái tô của chàng đang ăn, giằng lấy và múc canh cho chàng. Cái choàng người qua như vậy, khiến làm chàng nghẹn thở. Hai thân thể sít rịt nhau, mùi mồ hôi, mùi da thịt của Tầm phả vào mũi chàng. Chàng để im cho Tầm múc canh. Tầm đặt cái tô lên tay chàng, rồi nói:

– Chú ăn đi chứ, làm gì nhìn sững con vậy?

Chàng lính quýnh:

– Thì chú ăn đây.

Vừa húp tô canh của Tầm vừa múc vào tô cho chàng, chàng thấy tim mình đập loạn nhịp. Tầm ngồi bên chàng hơi thở nàng có vẻ nặng hơn, chàng cũng cảm thấy vậy. Chàng nhìn chung quanh, ở đây chỉ có cây rừng giăng bóng mát, những con chim hót trên cao, không có ai, đúng là buổi trưa quá vắng vẻ, chỉ có hai người, đàn ông và đàn bà. Máu đàn ông nổi lên trong người chàng, sôi sục. Chàng nghĩ nhanh, dịp may đã tới, trong đời chắc chỉ có một lần. Tầm đã ăn xong, rót nước cho chàng uống, chàng thấy khô ở cổ.

Khi Tầm cầm chén nước đưa chàng với đôi mắt lúng liếng, mời gọi, giọng nói nũng nịu hơn:

– Chú uống nước đi chú, gì mà thừ người ra thế!

Chàng liền cầm tay nàng giật mạnh, kéo về phía mình, khiến chén nước sắp đổ, chàng giằng lấy chén nước để xuống đất và kéo nàng ngã vào người chàng. Chàng chỉ kêu được một tiếng:

– Tầm ơi!

Và chàng cúi xuống khuôn mặt nàng, hôn tới tấp vào môi, vào mắt. Cô gái trên 20 tuổi trong cơn háo hức đầu đời đã không giữ nổi mình và đã cho chàng trưa hôm ấy.

Cuộc tình kéo dài lén lút nhiều năm, trước mặt mọi người họ vẫn chú chú, cháu cháu, nhưng khi thì họ gặp ở Đồng Nai, Thủ Đức hay Sài Gòn, không ai biết chuyện này đến khi chàng xuất cảnh.

Với Tầm, chàng là người xuất hiện đầu đời trong trí óc non tơ của nàng, nhưng nàng vẫn biết rằng, chàng đã có vợ con, những đứa con chàng là bạn của nàng, nên chuyện hai người đến với nhau là chuyện không thể, chỉ phía sau thôi, lén lút. Lén lút cũng có cái hấp dẫn, thú vị  riêng của nó.

Chàng đi Mỹ, Tầm ở nhà quen với một chàng thanh niên cùng xóm, hai người cưới nhau. Rồi có 2 con, một gia đình nhìn bên ngoài rất hạnh phúc. Nhưng nàng vẫn nhớ chàng, nhớ trong tâm tưởng, trong giấc mơ.

Chàng đi biền biệt, 10 năm. Chàng nghĩ sẽ quên, hãy quên, nhưng một hôm chàng nghe điện thoại reo, chàng bắt máy, tiếng bên kia là của Tầm:

– Anh đó phải không, em Tầm đây.

Chàng lặng người. Cũng may là người vợ đi làm, mấy đứa con không có ở nhà. Nhưng chàng vẫn ngó quanh quất, không có ai cả. Chàng trả lời:

– Anh đây.

Tiếng bên kia:

– Em đây, anh khỏe không? Em nhớ anh quá.

Họ bây giờ không còn xưng là chú cháu nữa, mà là anh em, rất ngọt ngào như những cặp tình nhân khác.

– Anh khỏe, anh vẫn nhớ em, em khỏe không?

– Em khỏe. Cảm ơn anh.

– Sao em biết số phone của anh vậy?

– Thì em tìm mà, em hỏi cô Ngọc, em gái anh đó.

– Thế à.

Rồi họ ríu rít như chim, nàng kể lể những ngày xa chàng, sống với chồng, cũng hạnh phúc, người chồng tuổi bằng nàng, rất cưng chìu nàng, nhưng sao nàng vẫn đau đáu nghĩ về mối tình xưa, nàng quay quắt, nên tìm mọi cách để liên lạc với chàng.

Chàng cũng kể những ngày anh xa em, anh đang ở một nơi 6 tháng mưa, 6 tháng nắng, vào hãng làm việc như con bò kéo xe, sống bên vợ nhưng anh vẫn nhớ em, đó là sự thật, em tin không?

Họ nói chuyện qua điện thoại gần 2 tiếng đồng hồ. Thời điểm này, các điện thoại thông minh có những chương trình gọi viễn liên không tốn tiền, thế là khi người vợ lái xe đi làm, các con cũng đi làm, vì tụi nó đã lớn ngồng, có đứa có gia đình riêng, sống riêng, chàng và nàng tự do đấu hót. 

Và đến hôm nay, nàng, người vợ, duyệt chuyện về thăm Việt Nam, chàng mừng rơn trong bụng. Mình sẽ có những giờ phút tuyệt vời bên em. Em 42, còn sung độ chán. Chuyện bình thường như bao chuyện bình thường khác....

Về Việt Nam, chàng nói với vợ:

– Em muốn đi Nha Trang nghỉ mát hả? Cho anh tháp tùng theo với nhe. Ngoài đó tắm biển, ăn cua luộc, uống bia là nhất.

Vợ chàng hơi bối rối:

– Em ra thăm con Trang, bạn cũ học ở Võ Tánh đấy mà, cũng lâu quá tụi em không gặp nhau, tụi nó nói em về, sẽ tụ họp lớp em lại, điểm danh coi thử đứa nào còn đứa nào mất. Anh đòi theo làm chi. Bọn em mấy bà già quá đát hết rồi.

Chàng mừng thầm trong bụng vì kế hoạch sắp thành tựu. Chàng nói với vợ:

– Em không cho anh tháp tùng thì anh solo ở Sài Gòn, anh sẽ kêu thằng Nhu đi nhậu bia ôm đó.

Nàng:

– Cho anh tự do.

Nàng làm bộ nũng nịu:

– Nhưng em biết ông xã của em mà, trung thành với tổ quốc số một mà.

Chàng cười cầu tài:

– Anh trung thành số một, có giấy chứng nhận hẳn hoi.

Nàng:

– Em về sẽ khám điền thổ anh, mất dấu là chết với em đó nghe.

Chàng cũng vui mà nàng cũng vui. Nàng cũng sẽ đi gặp Hùng, người tình của nàng thuở mới lớn. Lần nào về hai người cũng gặp nhau ở Nha Trang hay Đà Lạt, chuyện tình kín bưng chả ai biết.

Người vợ lên máy bay đi Nha Trang, chàng bắt đầu chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ với Tầm.

Hai người lại gặp nhau qua điện thoại thông minh. Trước khi đi Tầm thỏ thẻ với chồng:

– Anh cho em đi thành phố mấy ngày nhe. Em đi đến bịnh viện Hòa Hảo để siêu âm, sẳn dịp xuống Thanh Đa thăm chị Hoa, chị Bình. Hai chị này trước cũng ở đây. Lâu quá, từ ngày 2 chỉ về Sài Gòn đến nay em chưa gặp lại.

Người chồng gật đầu đồng ý. Nàng nhảy cỡn lên, hôn đánh chụt lên má chồng, nhõng nhẽo:

– Chỉ có anh yêu em nhất thôi, chồng yêu quý của em.

Tầm xuống thành phố  trên chiếc xe 7 chỗ ngồi, có máy lạnh. Trước tiên nàng đến thăm mấy người quen đã nói với người chồng như một thủ tục, để rủi người chồng có điện thoại hỏi, như chị Hoa ở Thanh Đa. Tầm có xuống nhà chị không? Chị Hoa sẽ trả lời, ờ, cô ấy mới ở đây ra. Hoặc hỏi chị Bình ở Phú Nhuận, chị cũng trả lời tương tự, còn nói thêm, tui cố nài cô Tầm ở lại chơi với tôi mấy bữa, chị em bạn bè lâu ngày mới gặp nhau, mà chị nói có chuyện gấp phải đi, rồi chiều sẽ trở lại. Nếu chiều cô Tầm trở lại, anh cho cô Tầm ở lại chơi với tôi vài hôm nghe. Người chồng yên chí, nói, dạ. Chị Bình còn kể lể thêm, anh không biết chứ, hồi ở kinh tế mới tui với Tầm là đôi bạn thân nhứt, cũng mười mấy năm rồi, mỗi người một nơi.

Thế là Tầm yên tâm, mọi chuyện nàng đã chuẩn bị xong xuôi, trót lọt. Nàng kêu xe taxi chở nàng lên con đường ở quận Bình Tân, ở đây nàng nghĩ sẽ không gặp người quen. Nàng cũng biết "thủ" cho mình.

Và giờ sau thì chàng cũng đi taxi đến, nàng đã gọi chàng, cho biết địa chỉ khách sạn, số phòng, chàng ung dung đi lên phòng số... và gõ cửa.

Sau 3 ngày với em Tầm, cô nàng vẫn quấn quít bên anh, nhưng chàng thì đã chán. Người đàn bà 42 tuổi, đã có những vết nhăn dưới đuôi mắt, vòng bụng thì đầy mỡ, nhũ hoa thâm, dĩ nhiên chàng chỉ nghĩ trong bụng như vậy thôi, chứ trước mặt nàng, chàng vẫn xuýt xoa, em đẹp lắm. 

Đến ngày thứ ba thì người chồng gọi điện thoại:

– Em về ngay nhe. Tiệm đông khách quá anh lo không xuể.

Nàng cũng nóng lòng về chuyện làm ăn, nên nói với anh.

– Mai mình về nhe anh.

Anh trố mắt:

– Mai sao?

– Dạ mai, em phải về để lo cửa hàng. Ông xã mới gọi cho em.

Chàng mở cờ trong bụng, thế cũng đủ rồi. Nhưng chàng cũng cố vớt vát:

– Em về anh sẽ nhớ em lắm. Em luôn nhớ anh nghe.

– Dạ, nhớ anh nhiều nhất.

– Vậy thì mình mai trả phòng.

Ngày mai hai người chia tay. Nang kêu taxi chở về bến xe Tây Ninh, chàng kêu taxi về hướng Gò Vấp.

Trên đường về, chàng thở phào và nghĩ tiếp:

– Phải gấp rút gặp em Linh, rồi đến em Mận.

Mỗi cô gái này đều có một chuyện "tình sử" với chàng. Với chàng tất cả các cô gái qua đời, đều là một mối tình có nguồn có ngọn. Chàng đem những nguồn ngọn đó ra kể với mỗi em, làm cô nào cũng cảm động run rẩy quả tim.

Bà xã chàng nói, 10 ngày nữa mới về. Thôi mình chia thời khóa biểu cho hai em này mỗi em 5 ngày. Thế thì cũng OK.

 

****** 

Chàng về Mỹ, viết ngay một bản tường trình về xã hội Việt Nam. Chàng quảng cáo về bản tường trình sống của mình, vì chàng nói rằng, chàng đã đi thực tế, đã xâm nhập vào giới ăn chơi ở Việt Nam, nào nhà hàng, khách sạn, khiêu vũ trường. Những ngóc ngách riêng của đời sống con người dưới góc độ nhà biên khảo.

Chàng kết luận:

– Việt Nam hiện thời là 1 ổ điếm khổng lồ, bằng chứng tôi quen 5 cô, mà khi nào "xong" tôi đều phải trả tiền và còn "bo" thêm nữa. Đó không phải là xã hội điếm sao?

Chàng dự định sẽ lên TV nữa. Giọng chàng nói cũng hay, vẫn còn sang sảng. Và gương mặt chàng vẫn còn hồng hào mà. Chàng mới 73.


Trần Yên Hòa
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22908
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 29/Feb/2024 lúc 4:53pm
10 món ăn đặc sản Bến Tre tạo nên nét ẩm thực bình dị, độc đáo của xứ dừa

 

Bến Tre hay còn được gọi là xứ dừa, được biết đến là vùng đất miền Tây sông nước với nhiều cảnh vật bình yên, nhẹ nhàng. Chính vì vậy mà nơi đây đã trở thành điểm tham quan du lịch sinh thái đầy hấp dẫn của nhiều du khách ở trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó, với sự bồi đắp của miền sông nước đã tạo ra nguyên liệu đa dạng cho các món ăn tại Bến Tre. Đặc biệt những món từ nguồn dừa tại đây luôn nổi tiếng và được biết đến rộng rãi. Không chỉ vậy, đây còn là nét ẩm thực rất riêng của người dân nơi đây.

Xứ dừa Bến Tre nổi tiếng với loại hình du lịch sinh thái và nhiều món ăn đặc sản hấp dẫn
1/ Cơm Dừa
Cơm%20dừa%20tôm%20rang%20Bến%20Tre%20-%20VnExpress%20Cooking



Du lịch về xứ dừa, thưởng thức những món ăn đặc sản Bến Tre thì làm sao bỏ qua được món cơm dừa. Tưởng chừng chỉ là món ăn đơn giản, nhưng cơm dừa lại có quá trình chế biến phức tạp, cầu kỳ. Để đem lại món cơm ngon nhất, người dân Bến Tre sẽ lựa chọn thứ gạo ngon, tròn, to và có màu trắng tinh khiết. Kết hợp với phần cơm dừa chín sẽ đem lại hương thơm nhẹ, vừa ngọt thanh, beo béo và gây được ấn tượng ngay từ lần ăn đầu tiên.
Khi về Bến Tre, du khách sẽ được thưởng thức món đặc sản cơm dừa này với mức giá bán chỉ khoảng 15.000 VND/quả.

Chỉ cần nhìn hình thôi là bạn đủ thấy độ hấp dẫn của món cơm dừa ngon này rồi chứ

2/ Đuông dừa

BVXA%20–%20VL:%20SUÝT%20MẤT%20MẠNG%20VÌ%20ĂN%20CON%20ĐUÔNG%20DỪA%20-%20Bệnh%20Viện%20Đa%20Khoa%20Xuyên%20Á%20|%20%20Xuyen%20A%20General%20Hospital

Đuông dừa từ lâu đã nổi tiếng là món ăn ngon tại Bến Tre rất quen thuộc và được nhiều người yêu thích. Được chế biến từ ấu trùng của bọ cánh dương trong phần mềm của cây dừa, chúng có nhiều chất dinh dưỡng và mang hương vị béo béo, bùi bùi rất riêng biệt và đặc sắc.
Trong số những món ăn với đuông dừa thì việc ăn sống chấm với nước mắm rất được ưa chuộng. Mặc dù không phải ai cũng dám nếm thử món ăn này, nhưng sau khi đã thưởng thức chắc hẳn bạn sẽ mê ngay hương vị đặc trưng của loại đặc sản này.
Giá tham khảo: Mức giá của đuông dừa thông thường sẽ được bán theo con và tùy vào số lượng sẽ có giá khác nhau.
Nếu là đuông dừa đông lạnh có giá khoảng 10.000 - 15.000 VND/con.
Nếu là đuông dừa to bằng đầu ngón tay cái bèo tròn có giá khoảng 22.000 - 25.000 VND/con.

Hãy thử thưởng thức những con đuông dừa béo ngậy một lần trong đời

3/ Bánh canh bột xắt

Bánh%20canh%20bột%20xắt%20đặc%20sản%20Bến%20Tre%20|%20Asian%20cooking,%20Pork%20soup,%20Cambodian%20food

Không nằm ngoài các món ăn đặc sản Bến Tre ngon hiện nay, bánh canh bột xắt là món bánh canh vịt, ăn cùng nước mắm gừng rất đơn giản. Nhưng từng chi tiết, yếu tố tạo ra món ăn này đã mang lại sự độc đáo, mới lạ cho người ăn khi thưởng thức.
Phần bánh canh được làm từ nguyên liệu gạo ngon, quy trình làm ra từng sợi bánh canh đều thủ công bằng tay. Đặc biệt phần nước lèo trứng đục từ bột tiết ra khi nấu, kết hợp gia vị nêm nếm vừa phải tạo nên hương vị không lẫn vào đâu được. Thịt vịt được ướp và mang đi xào nên có độ thơm rất riêng. Chỉ từ 30,000 - 40,000 VND/tô, bạn đã có thể cảm nhận một hương vị rất riêng từ sự kết hợp độc đáo của các nguyên liệu ở miền sông nước này.
Du khách có thể tìm thấy món ăn này tại chợ Lạc Hồng, hoặc dưới chân cầu Cá Lóc tại Bến Tre để thưởng thức món bánh canh đúng tiêu chuẩn và hương vị nhất.

Món bánh canh bột xắt thịt vịt mắm gừng siêu cuốn hút

4/ Canh chua cá linh với bông so đũa

2%20cách%20nấu%20canh%20chua%20bông%20điên%20điển%20đúng%20vị%20miền%20Tây%20Nam%20Bộ



Canh chua cá linh với bông so đũa là món ăn đặc sản nổi tiếng và được biết đến khá rộng rãi tại Bến Tre. Được chế biến từ những nguyên liệu thân thuộc như cá linh bông, bông thiên lý, thân cây súng,... Kết hợp cùng phần nước lèo thanh thanh, chua ngọt vừa phải mang lại một món ăn vừa lạ, vừa quen khiến bạn khó mà quên được.
Giá tham khảo: Khoảng 120,000 - 150,000 VND/phần(tùy thời điểm và số lượng người ăn).

Hương vị đậm đà, nguyên liệu tươi ngon chính là sức hấp dẫn lớn nhất của món ăn này

5/ Chuột Dừa
Về%20xứ%20dừa%20Bến%20Tre,%20thưởng%20thức%20những%20đặc%20sản%20độc%20lạ%20hiếm%20có%20khó%20tìm%20-%20Vĩnh%20%20Long%20Online

Đặc sản Bến Tre là gì? Nếu bạn còn thắc mắc điều này thì Chuột dừa sẽ là món ăn bạn không nên bỏ qua. Mặc dù là chuột nhưng cũng giống như đuông dừa, chuột dừa sinh sống trên cây dừa và ăn dừa. Nên để bắt được chúng không phải là chuyện đơn giản, dễ dàng.
Sau khi chuột được bắt và sơ chế, sẽ được tẩm ướp gia vị rồi mang đi nướng trên bếp than hồng. Từ đó mang lại thành phẩm là thịt chuột có độ vàng, dai vừa phải, mang mùi thơm rất riêng mà không phải loại thịt nào cũng có được. Hiện nay, chuột dừa dần trở thành món đặc sản được dân sành ăn lựa chọn cho các buổi tiệc và thường được bán với giá từ 80,000 - 110,000 VND/kg.

Các món ngon từ chuột dừa sẽ không làm bạn thất vọng

6/ Bánh Xèo Ốc Gạo

THDT%20-%20Bánh%20xèo%20ốc%20gạo%20-%20Đặc%20sản%20miền%20sông%20nước%20-%20YouTube

Tiếp theo, trong số các món ăn đặc sản Bến Tre không thể thiếu món Bánh Xèo Ốc Gạo, đây là món ăn đặc trưng tại cồn Phú Đa. Cũng là một chiếc bánh xèo thông thường, nhưng tại Bến Tre phần nhân sẽ được thay thế bằng ốc gạo thơm ngon, ăn kèm chút rau sống, chấm vào nước chấm chua ngọt là cả hương vị vùng Tây Nam Bộ như ùa về.
Ốc gạo có màu trắng đục, cùng vị béo thơm, có thể dùng chế biến trong nhiều món ăn khác nhau. Đặc biệt, sự có mặt của ốc gạo khiến cho món bánh xèo bớt ngán và trở nên thu hút hơn. Giá tham khảo: 55.000 VND/cái

Món ngon dân dã bình dị này sẽ khiến cho bạn nhớ mãi

7/ Gỏi Củ Hủ Dừa Tôm Thịt

BÍ%20QUYẾT%20LÀM%20MÓN%20GỎI%20CỦ%20HỦ%20DỪA%20|%20ThuVienAmThuc.vn
Không chỉ là món ăn độc đáo, mà Gỏi Củ Hủ Dừa Tôm Thịt còn mang lại nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể, hỗ trợ cho sức khỏe và hệ tiêu hóa. Củ hủ chính là phần nằm sâu bên trong thân cây dừa, kết hợp cùng thịt ba chỉ, tôm, hành tây, đậu phộng,... mang lại món ăn vừa giòn, vừa bùi bùi, ngọt ngọt rất riêng.
Du khách có thể tìm thấy món ăn này ở nhiều hàng quán tại Bến Tre, vì đây là món ăn khá phổ biến, và được xem là món khai vị trong thực đơn. Tùy theo số lượng người ăn mà bạn có thể gọi phần ăn phù hợp. Thông thường sẽ có phần gỏi thường với giá khoảng 190,000 VND và phần đặc biệt có giá 350.000 VND.

8/ Kẹo Dừa Bến Tre
Kẹo%20dừa%20Bến%20tre%20đặc%20sản%20truyền%20thống%20không%20thể%20bỏ%20qua

Khi nhắc đến Bến Tre thì kẹo dừa sẽ là loại đặc sản không thể thiếu. Với hương vị thơm ngọt và béo béo đặc trưng của dừa giúp cho loại kẹo này trở nên hấp dẫn, không hề ngán. Kẹo có độ mềm và dễ tan trong miệng, được đóng gói kỹ lưỡng nên có thể bảo quản trong thời gian dài.
Nếu có dịp đến thăm Bến Tre thì đây chắc chắn sẽ là lựa chọn làm quà cho người thân, bạn bè không nên bỏ qua. Giá kẹo dừa Bến Tre tầm 40,000 VND/hộp.

Món kẹo dừa quen thuộc, càng ăn càng ghiền

9/ Cá lóc nướng trui
Cách%20Làm%20Cá%20Lóc%20Nướng%20Trui%20Ai%20Ăn%20Cũng%20Phải%20Khen

Cá lóc nướng trui tiếp tục sẽ là đặc sản Bến Tre đáng thử mà du khách không nên bỏ qua, Đây là món ăn rất dân dã nhưng lại chứa đựng sự hấp dẫn khó tìm. Cá được sử dụng là cá Lóc đồng được bắt sống và sơ chế sạch sẽ, sau đó để nguyên con và dùng cây xiên qua mình cá rồi mang đi nướng bằng cách chất rơm chung quanh.
Thịt cá sau khi nướng xong sẽ có mùi thơm rất riêng, ngọt thịt. Nếu ăn cùng chút rau sống, bún, chấm cùng nước mắm tỏi ớt đơn giản thôi thì không còn gì bằng. Mức giá trung bình cho một phần cá lóc nướng trui khoảng 140,000 VND/con.

10/ Bánh Phồng Sơn Đốc
Lễ%20công%20bố%20di%20sản%20văn%20hóa%20phi%20vật%20thể%20quốc%20gia%20“Nghề%20làm%20bánh%20tráng%20Mỹ%20Lồng”

Bánh Phồng Sơn Đốc là một món ngon có hương vị thơm của nếp, kết hợp cùng dừa béo béo, ngọt thanh rất đơn giản nhưng lại khiến cho người ăn thấy nhớ mãi. Món bánh này là đồ ăn vặt phổ biến tại Bến Tre, chỉ cần từ xa nghe mùi thơm của bánh thôi là cũng đủ khiến cho bạn khó lòng mà cưỡng lại rồi.
Bánh có độ xốp, mềm và hơi dẻo của gạo nếp hảo hạng, mùi dừa thơm phảng phất giúp món bánh càng thêm cuốn hút. Đây sẽ là gợi làm quà cho gia đình, bạn bè sau khi đi Bến Tre về mà bạn không nên bỏ qua. Để mua bánh du khách có thể đến chợ Sơn Đốc hoặc các lò bánh lân cận. Chỉ khoảng 60,000 VND/túi 10 cái, bạn sẽ có thể cảm nhận trọn vẹn hương vị dân dã xứ dừa Bến Tre.
Nhiều du khách chọn bánh phồng Sơn Đốc làm quà tặng cho gia đình, bạn bè
Ẩm thực Bến Tre không cầu kỳ hay phức tạp nhưng lại "gây thương nhớ" vô cùng do chính sự dân dã, mộc mạc khó quên. Với những thông tin về những món đặc sản Bến Tre ngon nhất hiện nay, mong rằng bạn đọc sẽ có được những thông tin hữu ích, và chọn được món ngon khi có dịp đến thăm quan xứ dừa qua đó giúp chuyến du lịch thêm ấn tượng và ý nghĩa.

ST

 

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 01/Mar/2024 lúc 4:08pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22908
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Mar/2024 lúc 8:55am

Đường Vượt Biên Vào Mỹ Hôm Nay Của Người Việt


Trong một bản tin của Đài RFA vào đầu tháng Một 2024 cho biết người Việt đang có mặt ở Canada và nhiều quốc gia Trung Mỹ để tìm cách vượt biên giới, nhập cư lậu vào Mỹ. Trong một đoạn video ngắn của một trong những người tham gia đi lậu, xuyên qua hàng rào biên giới để đến với giấc mơ Mỹ post trên facebook, có vài người thoáng qua trước ống kính, cho thấy p***port đeo trước ngực là của Việt Nam. Như vậy là sau 50 năm được gọi là thống nhất đất nước, người Việt đã tạo ra nhiều con đường để đi khỏi đất nước, tìm đến một vùng đất mới trong nhiều thân phận như du lịch, lao động, du học…. và nay thì có cả vượt biên bằng đường bộ vào Mỹ, qua biên giới Mexico, Nicaragua, Canada…

Ai đã tạo ra các tuyến đường này, và đã trở thành những hướng dẫn viên “đen” để vạch ra lộ trình đầy mới mẻ này cho số đông người Việt? Một phóng sự mới đây của CNN cho biết, dẫn đầu của ngành công nghiệp bí mật đưa người sang Mỹ, là Trung Quốc, và nhiều người Việt Nam (chủ yếu là phía Bắc) đã tìm và gõ cánh cửa này.

Khác với miền Nam, vốn là nơi cứ vài gia đình là có một người ở nước ngoài, và cũng là nơi có kết nối chặt với nguồn tiền kiều hối giàu có hàng năm, người Việt miền Bắc tìm một con đường đến các nước tư bản phát triển it nhiều khó khăn hơn, đặc biệt là họ phải bỏ ra những số tiền cho những đường dây buôn người và kết quả rất khó đoán. Mục đích của những người Việt ở miền Bắc là để thay đổi cuộc sống, tương lai, chủ yếu với việc làm ra tiền.

Trong các số liệu nhập cư lậu bằng đường bộ vào Mỹ, CNN ghi nhận đứng đầu là người Trung Quốc. Các biến động ở Trung Quốc là do người Trung Quốc vay mượn, đánh liều những số tiền dành dụm cả đời, cho một chuyến đi quyết không quay về. Điều khó nghĩ, là những người di dân bất hợp pháp (phần lớn là tuổi trẻ) đang chạy trốn khỏi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và là một siêu cường mới nổi. Người Việt Nam xuất hiện trong những đoàn quân đó, cũng từ một quốc gia luôn quảng bá về mình là một quốc gia thăng tiến và đầy hứa hẹn sẽ nằm trong top các cường quốc kinh tế.

Những hình ảnh ghi nhận, cho thấy những nhóm người chia nhau tiến vào các chặng đã hẹn trước, nằm bên kia bờ rào biên giới nước Mỹ. Họ mang theo ba lô, mang theo một ít quần áo dự phòng một ít tiền và điện thoại không quá đắt tiền, để không bị bọn tội phạm hoặc băng đảng cướp trên đường đi đến biên giới. Hầu hết đều kiệt sức vì căng thẳng của hành trình về phía bắc.

Giống như hàng trăm ngàn người xung quanh cũng phải đi bộ hàng tuần để đến được Hoa Kỳ, họ bị thúc đẩy bởi nỗi tuyệt vọng phải trốn thoát và tạo dựng một cuộc sống mới, bất chấp những gì không chắc chắn ở phía bên kia. Hoa Kỳ nhưng một chiếc chén đựng những ước mơ mà họ đã đọc, đã nói với nhau. Vì vậy, phải làm mọi thứ để vào được nước Mỹ rồi thì mới định được phần tiếp theo.

Một người Việt giấu tên, nói anh có người thân đã đi vào Mỹ bằng cách này. Người nhà anh may mắn có hẹn trước với một người đưa đón với giá $1200, ngay khi đặt chân đến biên giới gần San Diego, thì được nhận diện và chở đi ngay. Nhưng không phải nhóm người Trung Quốc nào cũng may mắn tìm được đường dây đưa đón nhanh như vậy. Đi theo chân một nhóm di dân lậu, phóng viên Yong Xiong cho biết khi vào được đất Mỹ, nhiều nhóm dựng lều, mặc áo hoodie và thêm áo khoác; họ tụ tập quanh đống lửa và chỉ chờ cho đến khi các nhân viên kiểm soát biên giới Hoa Kỳ đi tuần và phát hiện, đưa họ đi xử lý. Với họ, đó là thành công bước đầu, vì họ tin như vậy sẽ là khởi đầu cho cuộc sống của họ ở Mỹ, nhờ vào các chính sách nhân đạo của chính phủ.

Những người Trung Quốc, xen lẫn Miến Điện, Ấn Độ, Việt Nam đi dọc theo biên giời Mexico -Mỹ (Screenshot CNN Video)

Dữ liệu của chính phủ cho thấy trong 11 tháng đầu năm 2023, hơn 31.000 công dân Trung Quốc đã bị cơ quan thực thi pháp luật bắt giữ khi vượt biên trái phép vào Hoa Kỳ từ Mexico – so với mức trung bình khoảng 1.500 người mỗi năm trong thập kỷ trước. Ngoài người Trung Quốc, người ta còn thấy khoảng 400 người Miến Điện, Ấn Độ, Việt Nam… vào danh sách hồi giữa tháng Năm 2023.

Câu hỏi đặt ra, là vì sao Trung Quốc lại dẫn đầu trong các đường dây buôn người đi lậu vào Mỹ? Ba năm phong tỏa và hạn chế vì Covid-19 đã khiến người dân khắp Trung Quốc mất việc làm – và vỡ mộng trước sự kiểm soát ngày càng chặt chẽ của Đảng Cộng sản cầm quyền đối với mọi khía cạnh của cuộc sống dưới thời Tập Cận Bình. Giờ đây, hy vọng rằng hoạt động kinh doanh sẽ phục hồi hoàn toàn sau khi các hạn chế kết thúc một năm trước đã tan biến, khi tốc độ tăng trưởng kinh tế đáng ghen tị của Trung Quốc đang chững lại.

Một phần khác trong số những người ra đi, là sự nhận thấy những hạn chế đối với đời sống cá nhân ở Trung Quốc, nơi Tập Cận Bình đã giám sát một cuộc đàn áp sâu rộng về tự do ngôn luận, xã hội dân sự và tôn giáo ở đất nước 1,4 tỷ dân này. “Chúng tôi là những người theo đạo Cơ đốc”, một người đàn ông trung niên ăn mặc chỉnh tề trả lời đơn giản khi được hỏi điều gì đã dẫn anh đến đó – một khu trại trống trải cách nhà hàng ngàn dặm.

Những lời tâm tình này làm chúng ta nhớ đến hàng ngàn người Việt đang tị nạn vất vưởng ở Thái Lan, trong đó có hơn 1000 người các sắc tộc thiểu số khai trong hồ sơ đệ nạp Cao Uỷ nhân quyền, là họ muốn được sống yên ổn với niềm tin tôn giáo của mình. Khoảng 10% những người Việt tỵ nạn ở Thái, là về vấn đề chính trị. Lý do của việc những người Việt ở đây không thể tham gia vào làn sóng di dân lậu đường bộ vào Mỹ, bởi yếu tố đầu tiên là họ không được cấp đủ giấy tờ ở quê nhà, và không đủ tiền cho một hành trình dài như vậy. Hơn nữa, các chuyến đi của họ đều bí mật và cấp bách.

CNN đã phát hiện ra thông tin về một loạt các lựa chọn và gói du lịch được tiếp thị cho những người đến từ Trung Quốc muốn thực hiện chuyến hành trình đến biên giới Mỹ. Với giá từ $9.000 đến $12.000, khách có thể trả tiền cho những kẻ buôn lậu để sắp xếp phương tiện di chuyển cho các phần của hành trình về phía bắc, cũng như một chiếc thuyền và hướng dẫn viên để băng qua rừng nhiệt đới tùy chọn, bao gồm tất cả.

Những người tị nạn chờ các nhân viên biên phòng Mỹ xét hỏi và cho vào trại tị nạn (Screenshot CNN Video)

Đối với những người có khả năng chi tiêu nhiều hơn, ít nhất là 20.000 USD, lộ trình sẽ trở nên dễ dàng hơn: ví dụ: trợ giúp xin thị thực nhập cảnh nhiều lần vào Nhật Bản, cho phép nhập cảnh miễn thị thực vào Mexico và vận chuyển đến biên giới.

Hầu hết những người vào Mỹ đều làm giấy xin tị nạn chính trị và tôn giáo, nhưng xác suất thành công đang trở nên ngày càng thấp, vì số người nộp đơn mỗi lúc một nhiều. Nhưng đơn tị nạn vì tự do, là một chuyện thực tế – nhiều nhất được nhìn thấy. Một phụ nữ tên Chen nói với Reuters rằng họ ra đi vì chồng cô bị chính quyền Trung Quốc giam giữ và đánh đập vì anh ta lên tiếng về chính trị và đi nhà thờ.

Năm 2023, Việt Nam cũng chứng kiến nhiều luật sư và trí thức trẻ chạy ra khỏi nước, tị nạn để tìm sự an toàn chính trị cá nhân. Nói sau khi ra đi, một luật sư nói ông không cảm thấy yên ổn hành nghề trong nước, và bản thân mình có thể bị bắt bất cứ giờ nào.

(tổng hợp từ CNN, Reuters,…và các số liệu của chính phủ Mỹ)


Nguồn:    https://nhacsituankhanh.com/2024/01/13/duong-vuot-bien-vao-my-hom-nay-cua-nguoi-viet/

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22908
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/Mar/2024 lúc 10:03am

Làng Hồ Và Làng Đuôi

Các cháu mồ côi người Thượng đi học về, Yá (Sơ) Lach,và chúng tôi
Một cháu gái đeo gùi toàn chai nhựa đi lấy nước về xài, không còn trái bầu nước như ngày xưa. Họ mất dần phong tục và truyền thống buôn làng.

Tôi xin kể bạn nghe câu chuyện về hai ngôi làng, một của người Bahnar và làng kia của người J’rai trên vùng cao nguyên Trung phần Việt Nam, bây giờ được nhập chung là tỉnh Gia Lai-Kontum. Nói rõ hơn một chút, Làng Hồ, ngôn ngữ Bahnar là Kontum; Làng Đuôi, tiếng J’rai là Pleiku.

Kon là ngôi “Làng”, Tum là cái “Hồ”. Kontum nghĩa là Làng Hồ.

Plei là ngôi “Làng”, Ku là cái Đuôi. Pleiku nghĩa là Làng Đuôi.

Những người sống trong hai ngôi làng này được gọi là dân Làng Hồ và dân Làng Đuôi.

Cuối năm 2022, tôi và vài người bạn có dịp về thăm lại chủng viện Thừa Sai Kontum, nơi chúng tôi trải qua một thời hoa niên êm đềm trong những năm trung học. Một ngôi nhà rộng lớn, hai tầng và một tầng hầm, có tuổi đời gần 100 năm, được xây dựng bằng gỗ và đất bùn trộn rơm, với mái ngói đỏ thắm, lối kiến trúc pha lẫn nét Tây phương và dáng vẻ một ngôi nhà Sàn của đồng bào Thượng Bahnar. Chúng tôi đã sống, đã học hành trong ngôi trường đẹp đẽ thân yêu đó cho đến khi biến cố năm 1975 xảy ra.

Đầu năm 2024, dịp may lại đến khi vợ chồng người bạn, cô NL và anh L có nhã ý muốn góp một ít tiền bạc của anh chị em trong gia đình họ để làm việc từ thiện và anh chị đã chọn Làng Hồ và Làng Đuôi. Chúng tôi nói chuyện với nhau và NL sẽ thay mặt gia đình đi với chúng tôi về hai ngôi làng này để được tận mắt thấy những gì đang xảy ra nơi đây. Chúng tôi đi vào những buôn làng xa xôi, làng phong cùi, và những nơi bị quên lãng, nơi mà ánh sáng văn minh không rọi tới, nơi mà những người bình thường như chúng ta ít khi hoặc chưa bao giờ nghe nói đến.

Trước đây khi còn đi làm, tôi suy nghĩ rất đơn giản về việc làm từ thiện. Mỗi năm cứ gởi một số tiền cho KMF, Kontum Missionary and Friendship (1), một hội đoàn mà tôi tin tưởng, rồi phó mặc cho họ muốn làm gì thì làm. Nhiệm vụ của mình vậy là xong. Luơng tâm yên ổn và bình thản vì mình đã có chút gì đó đóng góp cho xã hội, cho người nghèo, và cho người kém may mắn hơn mình. 

Bây giờ, khi đích thân lặn lội đến tận nơi, mắt thấy, tay sờ, tôi mới cảm nhận được sự thay đổi lớn lao trong tâm hồn mình. Chuyến đi này đã chuyển biến tâm hồn tôi từ một người cái gì cũng theo một lối mòn xưa cũ: ai làm gì, mình cũng làm theo cho có với người ta, cho xong bổn phận một người có đạo, một người có tấm lòng. 

Chúng tôi được Yá (2) Lach, một Sơ người Thượng phụ trách nhà Mồ Côi Vinh Sơn ở làng Dak Ro Wa, trán đẫm mồ hôi vì đang cho heo ăn, Yá dẫn chúng tôi đi theo một lối mòn nhỏ trong khu rừng cao su của nhà nước. Yá nhìn đồng hồ tay và nói chắc các cháu cũng sắp đi học về. Chỉ vài phút sau, chúng tôi nhìn thấy một đàn trẻ em, hầu hết là bé gái, tuổi từ 7 đến 10, đang tung tăng bước trên con đường đất đầy bụi đỏ. Khi thấy chúng tôi, các cháu khoanh tay lại cúi chào và nói to “Chúng con xin kính chào chú, chào các cô”.

Chúng tôi cũng chào lại và xoa đầu các cháu, chúng ôm lấy chúng tôi, tôi cảm nhận được vòng tay nhỏ bé đang khao khát một tình thương gia đình êm ấm; tôi ôm lấy đôi vai gầy guộc, ngón tay chạm được bờ vai xương xẩu của các cháu. Trái tim tôi nhói lên. Tôi bỗng thấy nao nao và ray rức cõi lòng. Tôi cố nuốt giọt lệ sắp chực chờ tuôn rơi. 

Khi phát quà cho các cháu gái là những con búp bê đủ màu sắc, nhìn ánh mắt các cháu sáng lên niềm vui hạnh phúc và đôi bàn tay nhỏ bé của các cháu ôm lấy búp bê vào lòng mà chúng tôi không dằn được cảm xúc. Cô bạn NL tiến đến gần một em bé và hỏi sao con không mở gói quà, lấy búp bê ra chơi? Cháu rụt rè thưa:

- Con sợ nó sẽ bị cũ đi.


Các cháu gái vui mừng lần đầu tiên, tuổi thần tiên các cháu có được búp bê. Các cháu trai có đồ chơi xe hơi. Đa số các cháu mặc quần áo “si đa”, có cháu mang dép quá khổ, có cháu chân không dép. 


Đôi mắt các cháu, những đôi mắt đen trong trẻo chưa vương bụi đời, những đôi mắt thánh thiện chan hòa nắng ấm, những đôi mắt có cả màu xanh của rừng núi đại ngàn, thanh khiết mênh mông, mà sao lại như ẩn khuất một nỗi buồn mênh mang. Tôi nhận ra đó là nỗi buồn của những đứa trẻ không cha không mẹ, nỗi buồn thiếu vắng một mái ấm gia đình. 

Rau do các Yá và các cháu lớn tự trồng để cải thiện bữa ăn                                                                                                                
Bên nồi canh Nấm không có thịt  
Xe cải tiến để các cháu lớn chuyên chở lúa, rau, khoai tự trồng                                                                              

Các cháu lớn đi kiếm củi về 

Sau này tôi mới tìm hiểu tại sao các cháu mồ côi đa số là con gái mà lại ít con trai. Người Thượng theo chế độ Mẫu Hệ nên con gái được chú ý và được ưu tiên hơn con trai. Họ lại có hủ tục kỳ lạ như nếu người mẹ mới sinh con nhỏ, chẳng may mẹ bệnh chết, đứa con sẽ bị chôn theo người mẹ. Hội KMF là một tổ chức từ thiện của giáo hội Công Giáo thuộc địa phận Kontum. Các thiện nguyện viên của hội thường xuyên đi vào làng Thượng và hợp tác chặt chẽ với các linh mục coi xứ để giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần. Khi hay tin có trẻ phải bị chôn theo người mẹ, họ can thiệp và xin những đứa trẻ này về cho các Yá ở nhà Mồ Côi nuôi dưỡng.

Năm 2022, tôi về lần đầu và đã vào làng Thượng thăm người bạn cùng lớp làm linh mục đang coi một giáo xứ Thượng rất nghèo. Tôi chứng kiến người Thượng đang bị đẩy lùi sâu vào rừng, không còn đất canh tác, không còn lúa bắp đủ ăn. Năm nay tôi quyết định dành thêm thời gian đi vào sâu hơn trong rừng và đi nhiều nơi hơn, tôi mới thấy được họ sống cơ cực đến mức nào.

Yá Lach kể một câu chuyện pha chút hài hước và bi thương. Không có đất trồng trọt lại thêm thiếu hiểu biết, gia đình kia có đến 18 đứa con, họ cứ “ăn rồi đẻ cho đến hết trứng thì thôi”. Đẻ xong, không nuôi nổi, họ đem cho các Yá đem về nuôi dùm. Cứ như vậy, các nhà mồ côi vừa nhận các cháu không cha mẹ và nhận cả các cháu mồ côi “tỵ nạn kinh tế”.

Trong kinh 14 Mối đạo Công Giáo, có 7 Mối dạy về thương người mà trong đó có 3 Mối rất thực tế: thứ nhất cho kẻ đói ăn, thứ 2 cho kẻ khát uống, thứ 3 cho kẻ đói rách ăn mặc. Con người khi đói, cho họ ngắm nhà thờ xây cao to để làm chi? Chi bằng ta cho họ cái ăn, cái mặc, cái áo ấm khi mùa đông cao nguyên tràn về. Đó là những cử chỉ thiết thực nhất của một người biết san sẻ yêu thương.

Bok Binh, người bạn linh mục đang coi xứ Kon Mahar tâm sự: bị chính phủ quên lãng, nếu muốn giúp họ, phải có kế hoạch lâu dài là cố gắng giúp người dân nâng cao nhận thức và thay đổi cách sống bằng cách giúp con em họ đi học, mà đi học phải có nơi ăn ở, phải có thuốc men và rất nhiều nhu cầu khác; nếu ở nhà, cha mẹ vui thì cho đi học, buồn thì ở nhà ẵm em, đi rẫy, hay đi lấy nước. Sau này, có kiến thức, các cháu sẽ trở về và phục vụ cho chính bản làng của mình, chứ chúng ta không thể nào cứ cho họ con cá mãi được, phải giúp họ cái cần câu.

 

LÀNG HỒ. KONTUM

Theo truyền thuyết về Làng Hồ thì ngày xa xưa lắm, con sông Dakbla là con sông chính chảy giữa, chia đôi hai ngôi làng Bahnar và làng J’rai, làng bahnar ở đầu nguồn và làng J’rai ở cuối nguồn.  Một chàng trai J’rai đem lòng yêu thương một cô gái Bahnar đầu nguồn, bên kia bờ. Thời gian này, hai làng đang có chiến tranh với nhau, hận thù ngút trời. Hai người yêu nhau say đắm như mối tình Romeo và Juliet cách đây vài thế kỷ ở phương Tây.

Khi núi rừng khoác lên mình lớp áo mùa Thu vàng rực rỡ, khi mùa màng đã gặt hái xong, ánh trăng trải một màu vàng nhạt trên huyền ảo trên núi đồi, chàng trai bơi qua sông tìm đến với người mình yêu, cả hai cùng tận hưởng vị ngọt ngào và cả vị đắng của tình yêu, họ trao cho nhau biết bao lời thề hứa dưới sự chứng giám của Yàng và sự bao la, bàng bạc của hồn thiêng sông núi.  

Khi quá tuyệt vọng vì biết mối tình của họ chắc chắn sẽ chẳng được buôn làng chấp nhận, họ lại hẹn nhau vào một đêm trăng sáng sẽ ra sông, nàng bên bờ này, chàng bên bờ kia, đúng vào lúc mây che mờ vầng trăng, sẽ cùng nhau tự sát bằng dao và cùng nhảy xuống sông để cùng được chết bên nhau, hy vọng sẽ hóa giải được mối thù hận giữa hai buôn làng.

Dòng máu chàng trai J’rai ngược dòng nước, chảy về phía thượng nguồn tìm về nơi cô gái Bahnar ở. Dòng máu của nàng chảy xuôi dòng về phía ngôi làng của chàng trai. Đến giữa sông thì hai dòng máu gặp nhau, máu chàng quyện vào máu nàng rồi chảy ngược dòng về phía thượng nguồn. Máu của hai người yêu nhau nhuộm đỏ nước sông Dakbla. Lạ thay, hai bên bờ sông trước đây thẳng tắp, nay bỗng biến thành quanh co, uốn khúc như minh chứng cho mối tình đau thương và trắc trở của cặp tình nhân .

Ngày hôm sau, khi dân làng ra sông lấy nước, họ thấy nước sông đỏ ngầu mà nước lại chảy ngược giòng. Khi các trưởng làng hai bên bàn bạc với nhau và biết được uẩn khúc tình yêu của đôi trai gái, họ ngồi xuống bên ghè rượu Cần, cùng uống và cùng khóc với nhau, quyết định gạt bỏ quá khứ hận thù, kết nghĩa anh em. Từ đó hai làng sống hòa thuận yêu thương trong hòa bình cho đến bây giờ, nhưng giòng sông không bao giờ đổi giòng được nữa. 

Ngày nay, du khách có dịp đến Kontum, xe chạy đến cầu sông Dakbla, trước khi vào thành phố, xin hãy ngừng xe, đứng bên thành cầu nhìn xuống giòng sông đỏ phù sa chảy ngược dòng, dành một phút để lòng tưởng nhớ và tìm về mối tình Romeo và Juliet của Làng Hồ và Làng Đuôi. 


Nguyễn Văn Tới

PREFERENCES:

1. https://giupkontum.org/english/organization-en

2. Yá trong ngôn ngữ Bahnar nghĩa là Ma soeur. Bok nghĩa là Cha.

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22908
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 25/Mar/2024 lúc 10:38am
Đi Ăn Ở Hà Nội

.


 


*

Hà Nội có nhiều món ngon; chuyện ấy ít người cãi. Nhưng món ăn ngon Hà Nội tập trung ở Phố cổ; mà nhà ở Phố cồ thì bé tẻo teo, thế nên hàng quán bày bán đầy vỉa hè, muốn ăn thì ngồi ngay đường đi, ghế thấp lè tè, toàn ghế nhựa. Món ăn cũng bày tràn ra đường mặc cho bụi đường và vi trùng ồ ạt.  Hà Nội nổi tiếng là thành phố ô nhiễm bậc nhất cho nên thức ăn cũng thế thôi.

Ra Hà Nội tìm món ăn ngon của một thời trong văn của Thạch Lam, của Vũ Bằng và cả ông Nguyễn Tuân, những người được cho là sành ăn, thế nhưng khi thấy mọi người chen chúc ở vỉa hè và món ăn bày tràn cả lề đường thì ngại ngùng. Cũng có một số quán bán trong nhà, nhưng chật chội và bẩn cộng với muỗng đũa nhầy nhụa cả mỡ. Căn nhà ám khói và tràn giấy lau bay như bướm, trắng cả sàn. Chủ tiệm và người phục vụ có lẽ đắt khách quá nên chẳng cần lịch sự với khách.  Họ trả lời cứ nhấm nha nhấm nhẳng. Chủ và tớ nhễ nhại mồ hôi cứ thế mà bưng bê thức ăn. Đặc biệt khi đi ăn ở các quán ăn Hà Nội, nhớ tuyệt đối đừng bao giờ đi vệ sinh, bởi đã vào đấy đi ra thì không thể ra ăn tiếp được vì nhà vệ sinh quá xá bẩn, bẩn tới phát khiếp.

Một lần tui vào Phở Thìn ở Phố Lò Đúc, ngồi một lát chẳng thấy ai hỏi mà quán thì nóng hầm hập, người chen chúc.  Bàn ăn của quán là một dãy dài, ngồi chung chạ nhau. Đợi một hồi thấy chả có ai hỏi dù đã ra dấu nhiều lần với người phục vụ, nhưng các cậu ấy cứ tảng lờ. Ông khách ngồi chung bàn thấy thế mới bảo:

- “Ông phải ra ngoài kia gọi phở và trả tiền thì nó mới bưng vào.”

À ra thế!  Gọi mấy bát phở, bảo chín, gầu.  Cậu phục vụ lắc đầu:

- “Ở đây chỉ có một món tái lăn.  Một bát 60 ngàn.”

Khi tô phở bưng ra, tui thử một muỗng nước lèo, đầy bột ngọt, thế là chỉ ăn được một vệt. Nhìn lui, một cặp vợ chồng trẻ và đứa con đang đứng chờ ngay sau lưng, tui đành đứng dậy.  Ở đây không bán nước uống.  Thôi thì để miệng nham nháp bột ngọt mà đi ra khỏi quán.

Người ta bảo Phở Bát Đàn ngon, tui lại không thích quán đó, dù có ngon, bởi cái kiểu cầm tô xếp hàng và thái độ khinh khi khách của tên lùn múc phở là tui không chịu được. Lại nghe Phở Dư, Phở Sướng, Phở Hàng Da… ăn cũng được lắm (?)  Tui thuê xe đi ngang qua các quán này lại không dám vào vì quán nào cũng chen chúc, chỗ nào cũng chật chội.

Không ăn phở thì ăn bánh cuốn vậy!  Nghe bảo ở Hàng Gà có bánh cuốn ngon, chợt nhớ cô bạn nhắn bảo ở phố Hàng Cót có quán bánh cuốn ăn được lắm.  Tui hí hửng đi lộn về, gọi một dĩa nhưng rất thất vọng. Chạy qua Thanh Vân ở Hàng Gà, quán sạch sẽ, có quầy thu tiền ở cửa. Được giới thiệu “dĩa combo” gồm bánh cuốn và hai miếng chả cắt xéo giá 60 ngàn. Tui gọi ngay một đĩa, rồi cũng đành bỏ vì ăn không ngon; có lẽ khẩu vị của tui khác chăng? Tui bị cái tật là cảm thấy không ngon là bỏ, không ăn. Thà nhịn đói chứ không chịu ăn thứ dở.

Tui đành kêu cuốc xe trở về khách sạn. Đi ngang hàng quán bún, miến, cháo, gà, vịt, ngan, bún thang, bún ốc, chân gà, lòng lợn, cua, ốc, giò, nộm, chả cá…  đẩy phố, nhưng thấy quán chiếm chật vỉa hè đành nhịn mà đi.

Một tối tui đi ăn bún chả gần khách sạn tui đang ở, đương nhiên là ngồi vỉa hè rồi.  Đang ăn chợt thấy trước mặt, chị giúp việc rửa tô bằng cách nhúng vào một xô nước lợn cợn bún và rau, rồi cầm một cái khăn đã ngã màu theo tháng năm lau quanh, sắp thành chồng. Nhìn thế, tui phát nhợn, không ăn tiếp được.

Buổi sáng thức dậy sớm, một anh bạn người Hà Nội đem xe chở tui đi về làng Ước Lễ, nơi còn có cái cổng làng chụp hình. Anh bảo ghé Lý Thường Kiệt mua mấy gói xôi xéo ăn sang.  Theo anh, đây là nơi bán xôi ngon nhất Hà thành. Tới nơi, thấy xôi, hành phi, giò chả để ngay dưới đất trên lối đi của người đi bộ, không sạp, không bàn ghế là đã thấy oải. Có ngon cũng thành dở.

Hà Nội vẫn có nhiều nhà hàng lịch sự và vệ sinh, nhưng người Hà Nội bảo rằng các món ăn ở đó không ngon, không đúng chất Hà Nội. Ăn ở các nơi đó là chưa thưởng thức được món ăn Hà Nội và chứng tỏ là không biết ăn.

Có lẽ Hà Nội là nơi có nhiều quán lề đường nhất nước và cũng có lẽ đó là phong cách ẩm thực của người Hà Nội. Tui ra Hà Nội rất nhiều lần từ thập niên 90 đến nay, nhận thấy cung cách mua bán hàng ăn ở Hà Nội không đổi mà ngày càng xô bồ và nhếch nhác hơn.

Đây là ý kiến và cách nhìn của một cá nhân, có thể chưa bao quát hết, nhưng cũng là nhận định của một người phương xa yêu Hà Nội viết vội về việc ăn ở Hà Nội.

 

Đỗ Duy Ngọc

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22908
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 09/Apr/2024 lúc 8:38am

Kinh Tế Hàng Rong

 

Hình như chưa khi nào tôi thấy dân mình đổ ra đường kiếm sống nhiều như bây giờ. Mọi nghề, mọi lứa tuổi. 

Có cái gì như mâu thuẫn giữa những vị đại biểu tai voi mặt lợn, mày trơn trán bóng, bưởi to bụng bự, veston cà vạt, áo dài lụa là, khăn tơ quấn cổ ngồi êm đềm giữa Ba Đình mát lạnh, nguy nga tráng lệ, thơm ngát hương hoa, trái ngược với cảnh rất, rất nhiều đồng bào tôi đang phơi nắng dầm mưa, hít bụi ô nhiễm, chen lấn giữa ngập ngụa dòng đời để kiếm miếng ăn từng ngày. Kiếm miếng ăn thực sự, ăn bữa nay lo bữa mai, trằn trọc qua đêm để sáng mỏi mệt thức dậy chưa biết hôm nay sống bằng gì. Đó đang là hiện thực, thực sự đang là hiện thực. 


                     

Bây giờ ai ra đường Sài Gòn sẽ thấy, không muốn nhìn, không cần để ý cũng thấy. Xe ôm, shipper đủ màu áo chạy rong ruổi khắp nơi trên mọi nẻo phố phường, áo xanh đỏ vàng bạc màu mưa nắng, rất nhiều em đã tốt nghiệp trường này, ngành nọ. Vé số đủ lứa tuổi, đủ loại người từ kẻ lành lặn đến người tật nguyền, từ em bé đến những cụ già, phơi mình ở những góc ngã tư dưới cái nắng nóng nung người trưa hè nhiệt đới. Bia ôm, m***age ôm, hớt tóc ôm cũng “bày hàng” la liệt ra lề đường để chiêu dụ. Chuyện da thịt, môi miếng tưởng cần góc tối kín đáo nhưng ế ẩm thì cũng phơi ra mời chào, sĩ diện xấu hổ cho mà đói rã họng ư. Chợ nhỏ di động thì xe ba gát lớn bé, thúng, mủng, thau, rổ, miếng ni lông, tận dụng hết… xuống đường. Vài trái ổi, dăm nải chuối, mấy trái thơm, khoai lang, bắp cải, dưa leo, cà chua, thậm chí cả chó, mèo, … ui chu choa, nhất là trước mấy Cty, Xí nghiệp tiếng loa với đủ giọng Bắc, Trung, Nam mở hết công suất tạo nên một bản hoà tấu chát chúa dội vào tai, nghe mà đau lòng… 

Còn hàng ăn, mà đám youtuber chuyên đi thổi lên câu view kiếm tiền, và mấy anh Tây ba lô gọi là street food “ngon nắm, ngon nắm” thì tràn ngập hè phố. Mì xào chay, phở áp chảo, mì Quảng trộn, xôi vò xôi xéo xôi ngắt, chè chén chè ly chè bịch, chuối chiên, bánh tiêu dầu cháo quẩy, cháo lòng cháo huyết, hột vịt lộn, bánh mì chả cá chiên, cà phê mang đi (cà pháo mang về), cơm tấm sà-bì-chưởng,… (ôi, “thiên la địa võng”, kể tới mai cũng không hết), tất cả tràn ra lề đường “đông như quân Nguyên”, nối đuôi nhau sắp hàng dọc, xếp hàng ngang. Tất cả là những mảnh đời đang bế tắc mưu sinh bằng nỗi thất vọng, và tương lai vô định. 


              

Đại đa số đồng bào tôi đang “xâm chiếm lòng lề đường” mưu sinh, nuôi thân, nuôi gia đình và nuôi một thiểu số đang ngồi giữa nghị trường tráng lệ, có xe đưa rước, ngủ khách sạn 5 sao, ăn nhà hàng sang trọng, bàn… những chuyện tào lao, tầm ruồng mà hình như ít ai quan tâm đến họ. 

        “Dễ trăm lần không dân cũng chịu,

           Khó vạn lần dân liệu cũng xong”.



Kệ! Cứ để cho dân tụi nó “liệu”! Bọn mình cứ lo chuyển tiền qua Mỹ…cho kịp. Mấy đứa con có Thẻ Xanh chưa? Chuyện nhập thêm quốc tịch Sip, Malta, Barbuda,…sao rồi? Thôi, mình bàn tiếp chuyện…nước Mỹ đi! Thằng Mỹ sao nó để thằng Trung Quốc thả khinh khí cầu bay lang thang vậy hè? Đô La lại xuống nữa rồi! Ông mua nhà ở Ohio à, sao không mua bên Cali. Con bà học Columbia à, sao không ráng vô Berkeley… Họ rôm rả, sôi nổi, hưng phấn cả lên khi nói về nước Mỹ, chẳng như lúc thảo luận về dân đen sao mà buồn ngủ. Bấm, bấm, dậy bấm đi: GDP 8%! OK salem!

Còn xa lắm hoặc không bao giờ!

Ptt

Tra Phan 
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22908
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 12/Apr/2024 lúc 9:00am

Top 9 Hoa Quả Đặc Sản Miền Nam Ngon Nức Tiếng

       Được thiên nhiên ưu ái về điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng, miền Nam hiện là vựa hoa quả lớn nhất cả nước. Với sự đa dạng cũng như chất lượng tuyệt vời, top các loại hoa quả đặc sản miền Nam dưới đây sẽ khiến bạn thêm yêu vùng đất này.

       Đặc sản miền Nam không chỉ nổi tiếng với các địa danh du lịch như đảo Phú Quốc, Tây Ninh, Đà Lạt…món ăn đặc sản miền Nam như gỏi cuốn, hủ tiếu, phá lấu, bánh mì…hay đặc sản bánh kẹo miền Nam mà trái cây đặc sản miền Nam cũng là một trong những món ngon không thể bỏ qua khi du lịch đến vùng đất này. Cùng PasGo khám phá tiếp nha.

5099%201%20HoaQuaMienNamNCaliST

Việt Nam với những đặc sản trái cây độc đáo

  1. Sầu riêng

       Sầu riêng – trái cây đặc sản miền Nam khó ngửi nhưng “gây nghiện”. Khi nhắc đến hoa quả đặc sản miền Nam, chắc hẳn bạn sẽ nghĩ ngay đến sầu riêng. Đây là loại trái cây đặc biệt với hương vị không thể nhầm lẫn đặc trưng cho mùa hè. Miền Tây với những vườn trồng sầu riêng khổng lồ cung cấp sản lượng lớn từ các loại sầu Thái, sầu riêng Ri6 thơm ngon, béo ngậy.

       Tuy không phải ai cũng có thể thưởng thức loại quả này thế nhưng nếu bạn trót “yêu” sầu riêng thì khó lòng từ bỏ được. Nếu có cơ hội ghé thăm các tỉnh thành khu vực phía nam, chắc chắn sầu riêng chính là loại quả mà bạn không nên bỏ qua.

5099%202%20SauRiengNCaliST

Hình 1: Sầu riêng là loại trái cây đặc biệt với hương vị không thể nhầm lẫn

  1. Măng cụt

       Măng cụt – trái cây đặc sản miền Nam hấp dẫn từ vị “chua ngọt”. Hương vị mà trái măng cụt mang đến cho người thưởng thức quả thực rất tuyệt vời.Vị ngọt ngọt vừa phải, chua chua không hề gắt hòa quyện với hương thơm của hoa quả tươi khiến măng cụt trở thành loại trái cây đặc sản miền nam không thể chối từ.

       Măng cụt – trái cây đặc sản miền Nam tốt cho sức khỏe. Mùa hè chính là mùa của măng cụt. Thời điểm này, măng cụt ngọt và ngon nhất vụ. Không chỉ là loại quả thông thường, măng cụt còn có nhiều tác dụng đối với sức khỏe và làm đẹp như hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch, tốt cho hệ tiêu hóa, giảm mệt mỏi, chống lại tác động của quá trình oxy hóa,...

5099%203%20MangCutNCaliST

Măng cụt là loại trái cây giải nhiệt lý tưởng cho mùa hè

  1. Chôm chôm

       Một loại quả không thể bỏ qua trong danh sách đặc sản miền Nam đó chính là quả chôm chôm. Chôm chôm được trồng nhiều tại các tỉnh như Bình Dương, Bến Tre, Đồng Nai,... và có nhiều loại. Trong số đó, chôm chôm tróc hạt, chôm chôm nhãn được yêu thích hơn cả nhờ vị ngọt và thịt giòn.

       Với vẻ ngoài xù xì, đỏ tươi rất khác lạ, chôm chôm là món ngon miền nam lại mang trong mình hương vị ngọt chua thanh thanh. Bạn nên chọn những quả còn tươi, râu xung quanh còn xanh và cứng để đảm bảo độ tươi ngon nhất.

5099%204%20ChomChomNCaliST

Chôm chôm mang trong mình hương vị chua ngọt thanh thanh

  1. Dừa Sáp Trà Vinh

       Một ly nước dừa, thêm chút đá và thưởng thức giữa cái nóng nực của mùa hè là điều không thể tuyệt vời hơn. Dừa sáp ngon nhất là được trồng tại Trà Vinh, một tỉnh ven biển của đồng bằng sông Cửu Long. Dừa sáp Trà Vinh chính là một loại hoa quả đặc sản miền Nam với hương vị thơm ngon, sệt hơn so với các loại dừa khác.

       Dừa sáp Trà Vinh - Trái cây đặc sản miền Nam ngon đến từ lớp “cùi”. Thêm một điều đặc biệt nữa đó là lớp cùi của dừa sáp chiếm phần lớn của lõi. Lớp cùi này mềm và xốp chứ không chắc và cứng. Thế nhưng nhìn hình dáng bên ngoài trái dừa bạn khó lòng có thể phân biệt được đâu là dừa sáp. Một cây dừa sáp nhưng chỉ có khoảng 20% dừa là sáp nên bạn đừng bỏ qua cơ hội thưởng thức nhé.

5099%205%20DuaSapNCaliST

Dừa sáp là món quà tuyệt vời của vùng đất phía nam

  1. Dừa Nước

       Dừa nước là thức quả đặc sản miền sông nước. Dừa nước là loại cây mọc dại nhiều dọc hai bên các dòng sông tại miền Tây từ vùng biển Cần Giờ, Gò Công tới cửa sông Tiền, sông Cố Chiên, Hàm Luông, Vàm Cỏ…. Loài cây này không chỉ mang lại vẻ đẹp cho vùng đất mà còn là món giải khát tuyệt vời vào mùa hè. Dừa nước còn góp phần làm nên bao món ngon miền Nam như: chè, làm mứt dẻo, pha chế cocktail. Nước dừa ngọt thanh, ăn kèm với cùi dừa sần sật chính là những gì bạn có thể thưởng thức từ loại quả đặc biệt này.

5099%206%20DuaNuocNCaliST

Hạt dừa nước được chế biến thành nhiều món ăn độc đáo

  1. Quýt Hồng Đồng Tháp

       Đồng Tháp là nơi cung ứng quýt hồng tươi ngon và chất lượng mà không nơi nào có thể sánh được. Những trái quýt hồng Đồng Tháp có lớp vỏ ngoài căng mịn, vàng ươm phớt hồng với hương thơm thoang thoảng rất tươi mát.

       Khi bóc lớp vỏ, từng múi quýt tròn mọng lộ ra với mùi vị không thể cưỡng lại được. Với nhiều thành phần tốt cho sức khỏe như các loại vitamin và khoáng chất, quýt hồng Đồng Tháp xứng đáng là loại hoa quả đặc sản miền Nam đáng để thử khi ghé thăm vùng đất này.

5099%207%20QuytHongNCaliST

Quýt hồng Đồng Tháp là trái cây đặc sản miền Nam thơm ngon đặc biệt

  1. Bưởi Da Xanh

       Bưởi da xanh có nguồn gốc từ Bến Tre cũng không nằm ngoài danh sách đặc sản miền Nam. Bưởi da xanh Bến Tre là một loại quả quý và vô cùng thơm ngon, bổ dưỡng với nhiều thành phần dinh dưỡng có khả năng tăng cường sức khỏe và phòng chống bệnh tật.

       Với vẻ ngoài xanh đậm ngay cả khi chín, bưởi da xanh cầm rất chắc tay và có hương thơm nhẹ. Các múi bưởi bên trong có màu hồng, thường rất ít hạt, thưởng thức có vị ngọt đậm đà và thanh mát.

5099%208%20BuoiDaXanhNCaliST

Bưởi da xanh là một trái cây đặc sản miền Nam quý và bổ dưỡng

  1. Vú Sữa Lò Rèn

       Nếu bạn vẫn còn thấy thiếu sót cho câu trả lời của câu hỏi miền nam có đặc sản gì thì đó chính là vú sữa. Vú sữa là loại quả khá phổ biến vào mùa hè tại các tỉnh phía trong. Thế nhưng vú sữa Lò Rèn lại có hương vị rất riêng. Vú sữa Lò Rèn có vỏ khá mỏng màu xanh hơi ngà. Quả khi chín đi thường căng bóng và cho chút phớt hồng. Phần thịt của vú sữa Lò Rèn dày và ngọt đậm đà hơn hẳn so với vú sữa thông thường. Giống vú sữa này có hương thơm của sữa và vani rất đặc biệt.

5099%209%20VuSuaLoRenNCaliST

Vú Vú sữa Lò Rèn có hương thơm của sữa và vani rất đặc biệt

  1. Thanh Trà

       Khi ngửi mùi hay vừa ăn thanh trà bạn sẽ liên tưởng ngay đến xoài. Thanh trà là trái cây đặc sản miền nam có vỏ màu vàng tươi đẹp mắt, khi ăn có độ giòn và tuyệt vời hơn khi chấm với muối ớt. Bạn cũng có thể thưởng thức thanh trà bằng cách xay sinh tố cùng đường và đá để thưởng thức trong mùa hè.

5099%2010%20TraiThanhTraNCaliST

Thanh trà có vỏ màu vàng tươi đẹp mắt có thể thưởng thức bằng nhiều cách

       Mùa hè chính là thời điểm tuyệt vời nhất để thưởng thức các loại hoa quả đặc sản miền Nam. Dù những loại trái cây này có được trồng tại những vùng đất khác nhưng vẫn không thể sánh được hương vị tại “thiên đường” phía Nam

       Ngoài ra, nếu bạn muốn tìm hiểu thêm thông tin thú vị về các chủ đề như món ngon và công thức, đặc sản vùng miền, địa điểm ăn uống, sức khỏe và làm đẹp,...bạn tham khảo tại Blog PasGo nha.

Chúc các bạn có thêm những kinh nghiệm bổ ích.

Minh Phương



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 12/Apr/2024 lúc 9:01am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22908
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 13/Apr/2024 lúc 8:53am

Đặc sản "Bông Bần trộn gỏi Tép Rong" Lai Rai trên Sông Nước Miền Tây | Nét Quê #496 <<<<<<


Thử%20ngay%20món%20gỏi%20bông%20bần%20lạ%20miệng%20đặc%20sản%20miền%20Tây


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 13/Apr/2024 lúc 8:56am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22908
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 19/Apr/2024 lúc 8:01am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22908
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 02/May/2024 lúc 9:53am

Mưa đá ở Nghệ An chiều 01/05 2024

 BM

Khoảng 16 giờ 15 phút hôm 01/05, một trận mưa đá đã trút xuống các mái nhà ở 2 xã Yên Thắng, Yên Hòa (huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An).


Mưa đá với kích thước 3-4 cm tạo ra tiếng động lớn, một số chỗ đá phủ dày 2-3 cm trên mặt đất.


BM


Tại xã Yên Thắng, mưa đá kéo dài hơn 10 phút kèm giông lốc trong 2 tiếng quét qua 7 bản, khiến hơn 200 ngôi nhà bị vỡ ngói, thủng mái tôn.


Cũng tại Nghệ An trong chiều cùng ngày, các huyện Kỳ Sơn, Anh Sơn, Đô Lương, Thanh Chương cũng có mưa giông sau nhiều ngày nắng nóng, oi bức. Người dân huyện Đô Lương ví đây như “cơn mưa vàng giải nhiệt.”


Một tháng vừa qua, các huyện biên giới phía tây Nghệ An thường có mưa đá kèm lốc xoáy. Trong đó, huyện Kỳ Sơn địa hình núi cao, rừng đan xen, là điều kiện lý tưởng hình thành mây vũ tích, gây mưa đá.


BMBM


Theo các chuyên gia khí tượng, mưa đá thường xuất hiện ở miền Bắc và miền Trung vào thời điểm giao mùa từ nóng sang lạnh (tháng 9-11) và từ lạnh sang nóng (tháng 3-5).


Mưa đá xuất hiện khắp nơi, từ vùng núi đến đồng bằng


BM


Tại Việt Nam, chưa năm nào xuất hiện nhiều mưa đá như năm nay. Mưa đá được ghi nhận trên khắp các vùng miền, từ vùng núi đến đồng bằng, và vùng vịnh.


Ở miền Bắc, mưa đá xảy ra tại Lào Cai, Hà Giang, Sơn La, và Hòa Bình khiến hàng ngàn căn nhà bị hư hỏng, thủng mái, nhiều diện tích hoa màu bị ảnh hưởng.


Tại miền Trung, mưa đá xảy ra ở nhiều tỉnh như Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Trị, và Quảng Ngãi gây nhiều thiệt hại cho người dân và nông sản.


Một người bị sét đánh, hơn 600 nhà hư hại sau mưa dông


BM


Tại miền Bắc, sáng sớm 01/05, các tỉnh miền núi xảy ra mưa dông lớn khiến một người tử vong do bị sét đánh, hơn 600 nhà bị bị tốc mái, hư hại, tập trung chủ yếu ở Bắc Kạn và Lào Cai.


Mưa dông cũng khiến hơn 100 hecta lúa, hoa màu bị đổ, một trường học và 2 nhà văn hóa bị hư hại. Mưa dông cũng được ghi nhận tại các tỉnh Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên.


Miền Bắc mưa dông nhiều ngày


BM


Hôm 01/05, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến các tỉnh, thành phố Đông Bắc Bộ, cùng một số nơi ở Tây Bắc Bộ và Thanh Hóa.


Cơ quan khí tượng dự báo, trong những giờ tới, không khí lạnh này tiếp tục ảnh hưởng đến các nơi khác ở phía Tây Bắc Bộ và Thanh Hóa – Nghệ An gây mưa rào kèm dông rải rác. Cục bộ có mưa lớn, có nơi trên 50mm.


Mưa rào và dông có thể kéo dài đến hết ngày 03/05, sau đó miền Bắc tăng nhiệt trở lại và nắng nóng tái diễn vào cuối tuần ở Tây Bắc Bộ.


Miền Trung tiếp diễn nắng nóng, miền Nam thời tiết vẫn gay gắt


BM


Trong khi đó tại miền Trung, các tỉnh từ Quảng Bình đến Phú Yên tiếp tục nắng nóng và nắng nóng gay gắt trong ngày 02/05. Nhiệt độ có xu hướng giảm nhẹ, dao động 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C.


Đến ngày 03/05, nắng nóng giảm từ vùng núi phía tây Nghệ An đến Đà Nẵng, nhiệt độ xuống 35-37 độ C. Mức nhiệt tại các tỉnh từ Quảng Nam đến Phú Yên duy trì trong khoảng 35-38 độ C.


Tại Nam Bộ, thời tiết vẫn chưa được cải thiện. Nhiệt độ cao nhất duy trì ở mức 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C. Sau ngày 04-05/05, nắng nóng tại đây mới có thể suy giảm.




Băng Băng

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 119 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.305 seconds.