Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh  
Message Icon Chủ đề: THÁNG TƯ ĐEN...... VÀ TẤT CẢ.. Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 100 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 13/Apr/2024 lúc 8:09am

Một Đoạn Lịch Sử Nhắc Lại 

Hình khu vực nơi có cuộc thảm sát 


Đúng 49 năm về trước vào đêm 3/4/75 sau khi Tuy Hòa bị rơi vào tay cộng sản, những người du kích đang trong cơn khát máu đã bắt tổng cộng là 125 người gồm quân nhân, viên chức VNCH còn kẹt lại trong thị xã Tuy Hòa trói lại và cột xâu chuỗi dẫn đến khu vực Núi Đất thuộc xã Hòa Định, Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên (gần mương dẫn thủy số 1, gần nơi Lù Đôi), dùng AK và trung liên thảm sát tập thể, trong đó có bạn của tôi là Trung úy Nguyễn Văn Nê, trưởng cuộc thị xã Tuy Hòa.Tội ác này sẽ là mot bí mật lịch sử được che giấu nếu không có người sống sót kể lại. Khi còn bị nhốt ở Trại A30 đám tù nhân chúng tôi đều nghe kể chuyện này. Hiện nay mỗi năm vào những ngày này gia đình của 125 viên chức oan mạng đó vẫn làm đám giỗ trong âm thầm. Dân làng Hòa Định lớp thế hệ trước 75 không ai là không biết chuyện này nhưng không dám nói ra vì sợ bị chụp mũ phản động.

Mùa hè đỏ lửa năm 1972 chúng tôi gồm có 54 sĩ quan cấp bậc Thiếu úy được tuyển chọn từ 14 tỉnh thị xã trực thuộc vùng II chiến thuật nhận sự vụ lệnh về trình diện Bộ chỉ huy CSQG Khu 2 tại NhaTrang để theo học khóa tư pháp cảnh tại Trung tâm huấn luyện CSQG Khu 2 cây số 8 Cam Ranh. Trung úy Nguyễn Văn Nê và tôi trong số sĩ quan biệt phái này. Hai chúng tôi có 3 tháng ở chung phòng trong suốt khóa học. Sau khi mãn khóa tôi đổi về Bình Định còn Trung úy Nê đổi về Tuy Hòa.  Đầu năm 1974 tôi từ Bình Định cầm công vụ lệnh về tu nghiệp tại Học Viện CSQG ở Thủ Đức. Tôi lại gặp Trung úy Nê cũng về tu nghiệp tại đây. Chúng tôi có thêm 2 tháng sống cùng phòng với nhau trước khi kết thúc khóa tu nghiệp trở về đơn vị. Không ngờ đó là lần cuối gặp nhau và bạn tôi bị thảm sát ngay những ngày đầu Tuy Hòa rơi vào tay cộng sản. 


Con người được sinh ra đời để sống và để rồi cuối cùng cũng chết theo qui luật sinh lão bệnh tử nhưng Trung úy Nê chết không theo qui luật đó mà chết thảm bởi sự khát máu của những người cùng đồng loại với mình. Trong chuỗi thời gian ở tù có những lúc cùng quẫn nhiều khi tôi muốn dùng cái chết để thanh toán nợ đời nhưng nhớ lại ai đó có nói ở đâu dù trước mặt là đường cùng nhưng hy vọng vẫn còn ở khúc quanh. Tôi cố trấn an mình như thế để mà sống sót. Trong dòng cuộc sống bạn có thể quên 1 người bạn đã từng cùng nhau cười nhưng bạn không thể quên được người bạn đã từng cùng nhau khóc. Giờ đây sau nhiều năm đôi lúc ngồi suy gẫm lại mới thấy rằng đời người khi được sinh ra đều kèm theo 1 số mệnh. Số mệnh như những viên kẹo đựng trong chiếc hộp. Khi chưa mở ra không biết viên tiếp theo mùi vị gì. Nhưng khi biết mùi vị gì cũng vẫn phải bỏ vào miệng mà nhai. Đó là chấp nhận số mệnh. 

Thế hệ của chúng tôi như những con sông từ những ngõ ngách trong vùng quê hương chật chội len lách chảy tràn về phố thị. Để rồi những cơn mưa bão đổ xối xả lên mình đẩy chúng tôi qua vùng biển rộng, những dòng sông ra biển.Bốn mươi mấy năm sau những dòng sông lạc nhớ về. Trong mỗi lòng sông đều chứa đầy vết cắt của đá sỏi cuộc đời khi nhìn lại.

 

Quan Dương

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 13/Apr/2024 lúc 1:56pm

 Chuyện của một thời


Thằng bạn Việt kiều mới đây gửi mail cho tôi: “… Sàigòn dạo này còn nhiều xích lô không? Cứ đến những ngày tháng tư này, tao lại nhớ đến xích lô. Bây giờ, mày chạy 2 bánh nổi không?….” . Chạy 2 bánh ở đây là nghiêng xe, giữ thăng bằng, thì xích lô 3 bánh có thể chạy bằng 2 bánh.

Tên Việt kiều này có thời là đồng nghiệp xích lô của tôi. Nó đang theo học ban triết (Tây) thì đứt phim. Sau 75, mọi ngành học bên văn khoa (trừ ngoại ngữ) đều có vấn đề, môn triết lại càng có vấn đề hơn nữa. Nó (phải) bỏ học, sống lông bông đủ kiểu. Tôi theo ngành khoa học nên được chiếu cố cho học nốt những môn còn thiếu, ra trường và làm việc tại một trung tâm nghiên cứu.

Một buổi chiều cũng dạo tháng tư thế này, lang thang ngoài phố, tình cờ gặp nó đang đạp xích lô. Tay bắt mặt mừng. Y ra hiệu cho tôi bước lên xe, chở thẳng ra quán nhậu lề đường. Chén thù chén tạc, đời xích lô lắm chuyện ly kỳ bụi bặm. Y bảo: “Tao mướn xe tháng, xài không hết công suất, chiều tối hay sáng sớm gì đó, khi nào rảnh, mày lấy xe tao chạy kiếm thêm tiền”. “Tao chưa thử xích lô lần nào. Có dễ chạy không?”, tôi hỏi. “Không khó lắm”.

“Không, tôi tự nguyện “mất dạy”. Tôi thà “mất dạy”…”, ông cựu giáo chức cười méo miệng. Tôi không hỏi thêm nữa, sợ ông buồn.
Nói vậy cũng hơi ngần ngừ, ngoài giờ làm việc cho cơ quan nghiên cứu, tôi còn dạy kèm thi đại học cũng kiếm thêm được chút đỉnh đủ nhậu lai rai. Một bà bước đến bên bàn nhậu hỏi:

– Xích lô! có đi không?

– Nghỉ rồi dì, thằng bạn lắc đầu

Vài ly rượu đủ làm tôi bốc lên:

– “Để tao! Ngồi đó chờ một chút”, tôi quay qua bà khách: “Dì đi đâu?”

Hình như tôi có khiếu… đạp xích lô. Chẳng cần tập tành gì cả, mọi thứ đều an toàn, trót lọt. Nửa tiếng sau, tôi trở lại quán rượu, đặt số tiền của cuốc xe đầu tiên lên bàn, cười sảng khoái: “5 giờ rưỡi chiều mai, tao ghé nhà mày lấy xe”.

Những năm sau 75 mọi thứ đều đổi đời. Leo lên chiếc xích lô tôi cũng phải ăn mặc và ứng xử như một người đạp xích lô thứ thiệt. Xắn cao ống quần chân phải để khỏi bị xích xe nghiến nát kẻo tai nạn dập mặt cũng không chừng. Nhưng điều quan trọng là phải đội nón, tránh nắng là chuyện nhỏ, tránh gặp mặt người quen mới là chuyện lớn. Thành phố Sàigòn đông người mà ngõ hẹp, không ít lần tôi đã “đụng” phải học trò, đồng nghiệp, thậm chí cả bạn (gái) ngoắc xe. Đời lắm nỗi oái oăm!

Có lần tôi chở hai bà khách, mà trọng lượng của cả hai chắc cũng trên tạ rưỡi. Trưa nắng, dốc cầu Thị Nghè dài như vô tận. Tôi chợt thấm thía câu thơ của Cao Bá Quát: “Trời nắng chang chang người trói người…”. Trời ơi! Hai bà khách vẫn vô tư cười nói, sao họ không xuống xe đi bộ một quãng cho mình đỡ khổ! Cho dù thế nào, có Chúa làm chứng, tôi đã tận lực làm tròn nhiệm vụ của thằng đạp xích lô. Dốc mỗi lúc mỗi cao, lực bất tòng tâm, tôi không còn ghì nổi tay lái, chiếc xe đổ nhào về phía trước… Đôi khi con người cũng nên biết lắng nghe những lời chửi rủa mà tưởng như đang nghe nhạc... trữ tình, cuộc đời nhờ đó sẽ đỡ khổ hơn chăng?

Một trường hợp khác, tôi chở một bà khách ăn mặc quý phái, túi da, vòng vàng, son phấn sáng rực. Thỏa thuận địa điểm và giá cả xong, tôi khởi hành, dù giá hơi hẻo, nhưng chở một người thì xe cân bằng, dễ chịu hơn đi xe trống. Khi tới nơi, bà khách nói đi xích tới nữa, sắp tới, và tới nữa… cũng cả hơn 2 cây số. Đến đây thì tôi hiểu mình bị lừa vặt, dừng xe lại, và lịch sự mời bà khách xuống. Bả sừng sộ: “Mày là thằng đạp xích lô, chứ là cái thá gì mà đòi nói bà xuống….”. Tôi nổi nóng, nhảy xuống xe, định ăn thua đủ, nhưng thoáng thấy quần mình đang mặc, ống thấp ống cao… Trong nháy mắt, tôi chợt nhận ra đúng thân phận, mình chỉ là thằng đạp xích lô. Tôi xua tay: “Tặng bà cuốc xe đó”, rồi lên xe đạp thẳng, còn kịp nghe tiếng nguýt đuổi theo: “Xí….! Nghèo mà còn làm phách…”

Những năm cuối thập niên 70, đầu 80 chẳng ai sống bằng lương nhà nước nổi. Lương kỹ sư khoảng 73 đồng. Nhu yếu phẩm gạo (13kg), đường (0,5kg), thịt mỡ (0,6kg)... được mua theo giá chính thức. Cũng phải kể, đàn ông được thêm mua 3 gói thuốc đen, phụ nữ vài thước vải mùng. Mấy thứ này ngốn hơn nửa tiền lương rồi. Còn giá thị trường đại khái thế này: 3 đồng/ tô phở bình dân, 3 đồng/xị rượu hạng bét, 0,5 đồng/ly cà phê bắp... Đó là mức sống tiêu chuẩn cán bộ (kỹ thuật) là thế. Còn dân thường hầu như phải vật lộn theo giá thị trường, sổ gạo khi có khi không, chen lấn, khoai mì, bo bo, hàng độn đủ thứ… Vậy mà thiên hạ vẫn sống, vẫn loay hoay kiếm cái gì đó để ăn, để tồn tại. Sức đề kháng của con người để sinh tồn trong nhiều trường hợp thật không tưởng tượng nổi. Sau này tôi mới hiểu vì sao mấy ông tù cải tạo, phải chờ thả về nhà mới chịu… đổ bệnh.

La cà trong giới xích lô tôi mới biết ra rằng, không ít người là trí thức (cũ) đã chọn con đường mưu sinh này. Khá bộn cái gọi là “ngụy quân, ngụy quyền” cũng tham gia vào nghề này. Họ khó có chọn lựa nào khác. Ai cũng tìm cách che giấu thân phận, nhưng “phát hiện” ra nhau không phải là điều khó. Lúc ế độ, không có khách, táp xe vào bóng mát nào đó, nằm khểnh trên xe đọc sách: tri thức vẫn là một nhu cầu, ngoài chuyện ăn uống.

Tôi biết có nhiều nhà giáo sau 75 bỏ nghề để đi hớt tóc dạo, bán thuốc lá lẻ, sửa giày dép... Tôi hỏi một vị: “Bộ không được lưu dụng hay sao mà bỏ nghề giáo, làm nghề này chi cho cực?”. “Không, tôi tự nguyện “mất dạy”. Tôi thà “mất dạy”…”, ông cựu giáo chức cười méo miệng. Tôi không hỏi thêm nữa, sợ ông buồn.

Có một nghề mà mấy ông cựu thầy giáo rất thích, đó là nghề bơm mực bởi vì nó dính dáng tới văn phòng tứ bảo, cũng gần gần với cái “nghiệp” năm xưa của mấy ổng. Tôi xin mở ngoặc một chút để các bạn trẻ có thể hình dung về cái nghề lỗi thời này. Bút bi mà các bạn đang dùng, xài hết mực thì vất đi. Sau 75, bút bi thuộc loại “quý giá” và là hàng dễ hỏng. Bút nào mà xài được tới hết mực, được xem là hàng… chất lượng cao, xài hết thì mang ra ngoài đường bơm mực, xài tiếp. Nói tới bút dỏm, mà không nói tới giấy dỏm thì có vẻ hơi thiếu. Giấy vàng khè, còn lộm cộm những bã rơm rạ nghiền chưa kỹ, đè bút mạnh tay một chút để ra chữ, có khi văng cả bi ra ngoài. Tôi còn lưu giữ khoảng vài trăm trang giấy như thế, đó là các báo cáo và bản dịch tài liệu kỹ thuật. Đôi lúc ngậm ngùi khi nhìn lại bút tích của chính mình. Quả là một thời kiên nhẫn không cần thiết.

Không phải khách đi xích lô nào cũng hãm tài như tôi vừa kể ở trên. Khách đàn ông dễ chịu hơn, ít kì kèo. Khách nhi đồng thì miễn trả giá, cỡ nào tôi cũng chạy. Khách hào phóng nhất, mà đôi khi cũng xù tỉnh queo nhất là mấy em đi… khách. Sập tối 6-7 giờ là ra quân, hôm nào trúng mánh thì trả đậm, trật mánh thì hẹn… kiếp sau. Có khách hàng lên xe, buông một câu: “Anh chở tôi đi đâu loanh quanh cũng được, đi đủ 2 tiếng đồng hồ”. Thời buổi lúc đó, lên voi xuống chó, tình người đẩy đưa, tình đời đen bạc, tâm tư chất chứa đủ chuyện. Người khách im lặng suốt cuốc xe. Tôi chở khách, chở luôn nỗi buồn thời cuộc của họ.

Một buổi sáng chủ nhật, tôi chở bà khách từ chợ An Đông. Bà bao xe nguyên ngày, đi nhiều nơi trong Sàigòn, mỗi nơi đi vào khoảng nửa tiếng, rồi trở ra đi tiếp. Đi kiểu này thì khỏe, tôi khỏi tốn công cảo xe lòng vòng kiếm khách. Tới nơi, khách đi công chuyện của khách, tôi ngả người lên xe nằm chờ, và lấy sách ra đọc. Chặng cuối cùng, bà yêu cầu đi ra bến xe miền Tây để đón xe đò về Rạch Giá. Có vẻ như đã xong công việc, bà khách ngồi trên xe vui vẻ bắt chuyện:

– Anh đạp xích lô lâu chưa?

– Chừng vài tháng.

– Tôi thấy anh đâu có dáng đạp xích lô, mặt mũi như thế phải là người có ăn học.

– Tôi đang kiếm sống bằng nghề đạp xích lô mà.

– Ban nãy tôi thoáng thấy anh đọc truyện tiếng Anh, quyển gì, à… 16 skeletons in closet.

Bà khách này đáo để quá… Tôi im lặng hồi lâu.

– Sao anh không đi?

– Đi đâu? tôi vờ ngớ ngẩn.

– Ở đây khó sống. Bên kia còn thấy tương lai…

Tới bến xe, bà trả tôi gấp đôi số tiền thỏa thuận. “Anh không muốn đi thật sao?”. Tôi lờ mờ hiểu ra công việc của bà sáng nay, “Tôi có hoàn cảnh riêng. Chúc chị đi bằng an”.

Đi vài bước, bà khách chợt quay lại, rút ra trong túi xách quyển sách:“Anh cầm cuốn này mà đọc”. Tôi chưa kịp cám ơn bà đã quầy quả đi ngay vào bến. Đó là quyển tiểu thuyết “Nhịp cầu trên sông Drina” của Ivo Andric

Sáu tháng đạp xích lô, tôi hiểu ra được nhiều mảng đời, nhiều số phận. Cuộc sống đảo điên và kỳ lạ, một chút tàn nhẫn, một chút thánh thiện, không đơn giản như những gì tôi chúi mũi trong phòng lab.

Trong những ngày gian khổ đó, bên cạnh những mảng tối, vẫn còn đâu đó vài điểm coi được. Thèm miếng thịt, thèm lắm, vậy mà dĩa thịt trong mâm cơm nhiều khi còn đầy, người này nhường người nọ, không ai nỡ gắp. Tuổi trẻ thời nay không hình dung nổi chuyện lẻ tẻ đó. Thế hệ @ là phải nhanh như điện xẹt, yêu cuồng sống vội. Đối với họ, cuộc sống là hưởng thụ, là đề cao cá nhân, là ứng xử bầy đàn. Chia sẻ cái gu ăn chơi thì được, chứ chia sẻ tấm lòng thì hơi khó. Thanh niên thiếu nữ giành giựt ở hội chợ hoa Hà Nội năm nào chẳng phải là điều đáng suy nghĩ hay sao? Hay chỉ cách đây vài hôm, báo chí đưa tin, cả ngàn fan nữ thảng thốt vì vẻ đẹp của một ngôi sao Hàn quốc. Cũng chả trách bọn trẻ được, một khi triết lý giáo dục đã không xem con người là cứu cánh, mà chỉ xem con người là phương tiện cho mục tiêu nào đó.

Còn biết bao chuyện để nói. Tóc bạc rồi, không nói bây giờ thì lúc nào sẽ nói đây? Và nói để ai nghe? Bọn trẻ không chừng vừa nghe vừa bấm facebook, twitter, hờ hững với quá khứ. Nói ra không phải để chứng tỏ ta đây đã từng một thời khổ cực, mà đâu chỉ có chuyện cơm áo gạo tiền mới làm mình khổ cực. Còn nhiều thứ khổ khác nữa, khổ tinh thần thì đến giờ vẫn còn phải chịu đựng. Tôi nhớ câu nói của một người bạn đã khuất núi: “Nghèo thì ăn bắp ăn khoai cũng chịu được, nhưng chịu nhục thì không”. Có cách nào khác không?

Quyển tiểu thuyết để lại, chiếc cầu trên sông Drina được xây từ thế kỷ 16, nối liền Bosnie và Serbie, khi đó Nam Tư còn thuộc đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ. Kẻ trị vì, viên tể tướng của đế quốc, mang dòng máu của kẻ bị trị đã cho xây chiếc cầu bắc ngang dòng sông ngăn cách đó. Máu và nước mắt, thù hận và nhẫn tâm, biết bao biến cố to nhỏ xảy ra chung quanh cây cầu trải dài suốt 400 năm, từ chiến tranh bệnh dịch cho đến cái chết của một thiếu nữ lao mình xuống sông Drina vào ngày hôn lễ, hay tâm tư của cô chủ quán già Lotika ê chề vì tình đời bạc bẽo. Rồi chiếc cầu cũng đến ngày kết thúc số phận của nó khi thế chiến thứ nhất bùng phát. Số phận của chiếc cầu và thân phận của con người. Bốn trăm năm có là giấc mộng?

Thằng bạn xích lô bỏ đi từ giữa thập niên 80, từ đó chưa một lần trở về Việt Nam. Ra nước ngoài, nó đi học lại và trở thành chuyên viên máy tính, bỏ lại sau lưng một thời mưa gió và lý sự cùn về triết học hiện sinh, nhưng một thời xích lô chắc chưa đến nỗi quên sạch, mặc dù có thể nó không hình dung nổi xích lô ở Sàigòn lúc này được trang hoàng lộng lẫy như xe hoa để chở khách du lịch Tây.

Người Đà Lạt nói: “ba chiều, chín chiều”, nghĩa là ba chiều mưa, qua đến chiều thứ tư vẫn còn mưa, thì sẽ mưa thêm 5 chiều nữa. Đà Lạt lúc này đang mưa đến chiều thứ ba rồi, và có lẽ trong những ngày cuối tháng tư này, mai sẽ còn mưa nữa, mưa cho đủ chín chiều, có khác gì “cửu hồi trường”, chín chiều quặn đau?

Tôi nhìn ra sân vườn, mưa vẫn rơi rả rích. Mưa rơi trên khóm trúc sát bên cửa sổ, rơi từng giọt một, chẳng vội vàng gì. Vậy là 38 năm đã trôi qua, rồi câu chuyện 400 năm chiếc cầu trên sông Drina, và còn biết bao nhiêu chuyện của một thời chưa nói hết. Buồn!

Vũ Thế Thành
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/Apr/2024 lúc 10:02am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/Apr/2024 lúc 10:05am

Đà Nẵng Những Ngày Cuối Tháng Ba 1975! - 


Sau khi thỏa hiệp Paris ký kết, Mỹ xuống thang chiến tranh. Dân sự bị thương cũng giảm. Các bác sĩ AMA giảm dần. Ban mê Thuột rồi Pleiku mất. Cao nguyên di tản. Quảng trị, Thừa thiên mất. Những ngày cuối tháng ba, 1975, Đà nẵng đầy người chạy giặc. Cộng sản có biết tại sao mà lắm người sợ họ thế? Ông bác tôi đã từng nếm mùi trại giam cộng sản, đã đứng tim chết khi nghe cộng sản trở lại. Cha tôi cũng thế. Lính khắp nơi ùn về đầy đường. Tôi gặp 1 tiểu đội Địa phương quân. Họ vẫn còn kỷ luật lắm. Anh tiểu đội trưởng đi đầu, súng mang trên vai. Các đội viên đi hàng một, mũi súng chúc xuống đất. Chắc họ từ một đồn nhỏ ở ngoại ô vào thành phố. Mắt họ buồn và sợ sệt. Họ đi mất hút ở cuối đường. Có súng nổ lẻ tẻ. Xe tăng, súng ca-nông bỏ lại trên đường phố. Dân sự di tản từ Quảng Trị, Huế, Quảng Tín, Quảng Ngãi, ngủ trên lề đường. Một thiếu phụ gia tài chỉ là đôi thúng gánh trên vai. Trong mỗi thúng là một em bé 2 đến 4 tuổi. Rất nhiều gia đình đã đi bộ vượt đèo Hải vân 20 km đường dốc núi. Bên Sơn Chà xe nhà binh nghẹt đường.


Ngoài bờ biển, bến cảng mọi người ùn ra tìm ghe để có thể ra tàu lớnđậu ngoài khơi.Gia đình tôi lên phi trường. Lúc gần đến, gặp cả đoàn xe cộ của một ông tướng sư đoàn cũng chạy giặc, phải tránh ra bên đường, nhường cho họ qua. Ngay cổng phi trường, xe dân sự sắp hàng dài hai bên đường, chỉ đi bộ vào cổng. Một ký giả ngoại quốc chận tôi lại phỏngvấn.Tôi đã nói gì, bây giờ chẳng nhớ. Song 1 người bạn ở Thụy sĩ lúc đó có thấy tôi xuất hiện trên truyền hình. Máy bay hàng không dân sự đã ngừng bay. Một nhóm người thiện chí đứng ra liên lạc với Saigon. Họ tổ chức ra máy bay trong trật tự. Có hai chuyến cất cánh suông sẻ.Song Việt cộng bắt đầu pháo kích vào phi trường. Mọi người tìm chỗ núp, rồi ùn ùn rời phi trường vì Saigon cho biết là máy bay không ra nữa. Chúng tôi đi bộ về nhà. Nửa đường gặp xe của 1 nha sĩ bạn. Anh ta chở gia đình tôi về đến nhà. Súng lính vất lại, nghẹt cả đường cống sâu trước nhà. Vào nhà, vợ tôi chia cho mỗi đứa con 1 xách áo quần và 1 ít tiền. Tất cả quì xuống trước bàn thờ Chúa. Nhà tôi dặn: “Đang loạn lạc như thế nầy, chúng ta có thể bị ly tán. Nếu may ra các con đi chung với nhau, nhớ đứa lớn che chở đứa bé. Anh em nhớ yêu thương nhau”. Thấy cảnh đau lòng, tôi rời nhà lên bệnh viện, định phi tang những bài viết chống cộng mà tôi bỏ lại ở văn phòng, trong ấy có một bài đả kích Hồ chí Minh.Vào hành lang, thấy người ta nằm la liệt, kẻ thủng bụng, ruột lòng thòng. Người bể đầu, gảy tay chân, băng quấn sơ sài, đẫm máu. 1 bạn giáo sư trung học, ôm chầm lấy năn nỉ:

- Vợ tôi bị bắn thủng ruột đã 6 giờ rồi, chưa được ai chăm sóc. 


Lúc ấy nhà thương không còn 1 bác sĩ nào cả. Tôi ghé văn phòng làm việc trống trơn, hủy diệt bức thư điều trần, đưa kế sách cứu miền Nam, và những bài báo chống Cộng do tôi viết. Tôi xé nhỏ, bỏ vào nhà cầu và dội nước. Xong tôi vào khu giải phẫu. May sao nhân viên còn tại chỗ một nửa. Tôi cho mang vợ người bạn vào mổ. Sau đó các ca khác lại tuần tự mang vào. Chiều hôm đó BS Phạm văn Lương vào phòng mổ thăm tôi. Tôi hỏi sao không lo trên BV Duy Tân mà xuống đây. Ông y tá trưởng nói nhỏ vào tai tôi là BS Lương nay làm thị trưởng, đi thị sát BV toàn khoa đó. Sau nầy tôi mới biết là BS Lương được tỉnh hội Phật Giáo đưa lên làm thị trưởng Đà Nẵng trong những ngày cuối tháng 3, 1975 (đài BBC có loan tin).

Một mình mổ đến chiều hôm sau thì ông y tá trưởng gỏ cửa phòng mổ và nói: “Có ông sĩ quan cách mạng nói bác sĩ hãy ngừng mổ cho dân sự, và mổ cho các chiến sĩ cách mạng bị thương”. Hởi ôi, thế là cộng sản đã vào thành phố! Tôi nói với ông y tá trưởng là cứ ca nào nặng thì đem vào trước, không phân biệt dân sự, cách mạng. Đó là va chạm đầu tiên mà sau nầy tôi bị kiểm điểm là có lập trường nhân đạo chung chung, không có quan điểm cách mạng. Chừng 10 ngày sau, thì các bác sĩ cách mạng ở trên núi xuống tiếp thu bệnh viện. Lúc đó các ca cấp cứu đã giải quyết xong. Cả khu giải phẩu nhận giấy khen của Ủy ban quân quản Đà nẵng là đã có công trong sự ổn định y tế thành phố.


Các bác sĩ bị kẹt lại dần dà đến nhận việc và được gọi là lưu dung. Xưa kia đi làm hơi tùy tiện vì đôi khi phòng mạch tư nhiều khách. Nay ai đến cũng đúng giờ. Bắt đầu là giao ban, toàn thể bác sĩ họp lại với bác sĩ giám đốc để trình bày phiên trực ngày hôm trước, nghe chỉ thị mới và phê bình những thiếu sót nếu có. Cách làm việc nặng phần trình diễn, phí phạm thì giờ. Sau giao ban, đi khám bệnh phòng rồi đi mổ những ca lên chương trình từ cuối tuần trước. Có điều đặc biệt là bác sĩ cách mạng chuồn đâu mất lúc 10 giờ sáng tìm không ra. Sau nầy hỏi ra mới biết đó là thói quen đã có tự ngoài Bắc. Vì sáng không ăn, hoặc ăn ít nên 10 giờ đói, phải tìm chỗ kín nằm nghĩ. Có một bác sĩ thuốc mê đã được đào luyện ở Tiệp khắc, được nhân viên phòng mổ cho ăn xoài. Anh ta trầm trồ khen ngon hết lời vì chưa bao giờ nếm thứ trái cây ngon như thế. 1 anh khác kể là ngày Tết được chia bồi dưỡng 1 gói tiêu nhỏ. Về nhà rủi làm đổ. Phải thắp đèn lên kiếm từng hạt. Họ nói ở ngoài Bắc nghe tuyên truyền là trong Nam cực khổ lắm. Bây giờ mới tỉnh ngộ. Vào Saigon chơi về, họ khoe là như ra ngoại quốc. Nói là phồn vinh giả tạo, song toàn là đồ thiệt đẹp và tốt.


Những ngày đầu tháng tư, 1975, các bác sĩ VC trên núi về, tiếp thu TTYTTK Đà Nẵng và Bệnh viện Đức. Họ chỉ lo về hành chánh, chứ chuyên môn thì đợi các bác sĩ Hà Nội vào.Về giải phẫu thì họ chỉ đứng xem.Vài người tỏ ra hiếu học, vào phụ mỗ với các bác sĩ lưu dung. Tôi nhớ có Bác sĩ cấp bực Đại úy, vào phụ tôi để tái tạo một ống chân vỡ nát vì mìn. (Hắn ta là bác sĩ riêng cho thầy cũ Tám Trinh, nay đổi tên Nguyễn xuân Hữu, Phó bí thư đảng bộ Liên khu V). Phải mất 3 giờ và nhiều cố gắng mới giữ được cái chân. Cuối ca mỗ, đáng lý nói: ca nầy khó ác liệt, tôi tự nhiên buông câu nói theo thói quen: ca nầy khó ác ôn côn đồ Việt Cộng. Anh ta nhìn tôi không nói gì. Các y tá quanh tôi đều sững sốt. Không biết anh ta có báo cáo gì không. Song sau nầy không thấy ai nhắc đến chuyện đó.


Trong suốt hơn 1 năm làm việc với CS, tháng ngày cũng qua nhanh, vì rất bận rộn. Những ngày đầu, mổ liên miên để giải quyết xong nhiều ca cấp cứu. Những tháng kế tiếp là mổ cho dân quê trở về làng khai khẩn nhưng đồng ruộng bỏ hoang trong chiến tranh, vướng phải mìn hay đạn ca nông chôn dưới đất. Giải phẩu tái tạo tiếp theo cho những tật nguyền do vết thương chiến tranh gây ra.Ngoài ra nào giao ban,nào học chính trị mỗ tuần vài lần.Làm việc trong không khí u uất, vì nghe lắm lời phi lý, ngu xuẩn của bọn cán bộ,lắm chế độ hà khắc, kiểm soát tư tưởng,việc làm,những tranh cải lý thuyết.. 


Bất hạnh thường không đến một mình. Đã buồn bực vì phải kẹt ở lại với CS, lại càng buồn thêm vì sự ra đi của người cha thân yêu. Ngày tôi chở vợ con lên phi trường để di tản, tôi đã năn nỉ cha mẹ tôi cùng đi, nhưng cha tôi một mực từ chối vì ông đã bị bại hai chân từ 3 năm nay, hậu chứng xuất huyết não, và phải di chuyển trên xe lăn. Ông không muốn là gánh nặng cho tôi. Mẹ tôi thì chỉ chịu đi khi cha tôi cùng đi, vì bà phải săn sóc cha tôi tật nguyền. Khi chúng tôi không di tản được, từ phi trường trở về, 2 ông bà đã khóc sướt, và lo cho tương lai chúng tôi. 2 ngày sau cha tôi chết êm thắm. Ông đã bị đứng tim trong giấc ngủ. Buổi sáng mẹ tôi mang sữa lại cho ông uống, thì thấy ông nằm bất động, tay chân lạnh ngắt. Cũng như bác tôi, cha tôi vì sợ quá, tim già đã ngưng đập khi nghĩ đến những hình phạt khủng khiếp trong tù CS. Mặc dù mới trải qua một cuộc đổi đời chưa hết bàng hoàng, tôi vẫn tổ chức ma tang thật chu đáo, với rất nhiều bà con thân thuộc theo linh cửu ra nghĩa địa. Tôi phải mướn nhiều xe ca,vtrong khó khăn hiện tại. Cha ơi, xin yên nghỉ bằng an trong nước Chúa.


Lúc say sưa làm việc những năm chiến tranh, theo lời khuyên của 1 bác sĩ Mỹ, tôi gom góp hồ sơ các ca chữa thương vơí đầy đủ phim, ảnh, ghi chú theo dõi. Ông cho tôi 1 máy ảnh, và tôi thuê 1 thợ chụp ảnh phụ tá cho tôi chụp hình bệnh nhân trước và sau khi mổ, diễn tiến bệnh khi nằm tại nhà thương và tái khám. Hồ sơ được lưu trử trong một căn phòng lớn của bệnh viện. Tôi định khi nào rảnh rổi sẽ viết bài, dựa trên nhận xét lâm sàng để rút ra những kết luận hữu ích. 2 tháng sau khi cộng sản vào, thấy rảnh, tôi xuống phòng lưu trữ hồ sơ thì thấy các hộc trống trơn. Hỏi ra mới biết là tổ nhà bếp trên núi xuống nấu cơm cho bệnh nhân,vì thiếu củi đun, nên lấy hồ sơ nhóm lửa. Bao nhiêu tâm huyết đổ sông. Xưa kia nhà thầu cung cấp cơm nước cho bệnh nhân. Họ đâu có nấu nướng trong bệnh viện.


Tôi có nhiều giấc mơ đơn giản. Song đều thất bại. Lúc còn hoạt động trong đoàn Sinh viên công giáo, có đọc thuyết “Kinh tế và nhân bản” (économie et humanisme) của cha Lebret, có dự định cùng các bạn đồng chí hướng lập những đoàn thiện chí gồm nhiều chuyên viên về thôn quê chia xẻ đời sống của nông dân. Bác sĩ lo chữa bệnh, truyền bá vệ sinh. Kỷ sư nông nghiệp, cơ khí, chăn nuôi, tìm cách nâng cao sản xuất. Tổ chức hợp tác xã, tiếp xúc với công ty ngoại quốc, tìm thị trường, vốn đầu tư... mong cho dân giàu, nước mạnh. Song khi ra trường, thì chiến tranh tràn lan, thôn quê không còn an ninh. Cuối năm 1974, thấy tình hình miền Nam sắp có nguy cơ rơi vào tay Việt cộng, mà trí thức thì chơi mạt chược và trùm chăn quá nhiều, định đi khắp các tỉnh, diễn thuyết, kết hợp những người thiện chí, cố nổ lực tối đa để trong sạch hóa bộ máy chính quyền, tất cả mọi người có thể cầm súng được phải chia phiên nhau ra trận. Không có nạn con ông cháu cha. Trí thức phải xuống xã ấp, phá vòng vây nông thôn bao vây thành thị. Chính phủ tuyên bố tình trạng quốc gia lâm nguy, đóng cửa Trung học và Đại học. Đưa người qua Mỹ diễn thuyết hầu giành hậu thuẩn dân Mỹ. Nếu cần cầu viện Tây âu. Sắp xếp các ý tưởng, trình bày trong1 bức thư điều trần gửi quốc hội và tổng thống với đề tài “Tổ Quốc lâm nguy, đề nghị biện pháp giải cứu”. Giáng sinh 1974, tôi vào Sài gòn, đưa thư điều trần cho bạn bè xem, song không ai hưởng ứng, vì họ đoan chắc với tôi là Mỹ sẽ không bỏ miền Nam. Sau đó tình hình Miền Nam suy sụp quá nhanh.Tuy thế lúc Việt cộng vào, đã có người muốn lập công, đưa cho chúng tài liệu, nên bị hạch hỏi. Phải làm kiểm điểm vài lần, nhận có nêu lên vấn đề, song chưa phổ biến sâu rộng. Cuối cùng muốn viết vài bài về chuyên môn mình cũng không được, vì tài liệu đã bị đốt cháy ra tro.

Khi sang Canada, đi Mỹ chơi gặp một đồng nghiệp cũ ở Bệnh viện Đà nẵng,nay hành nghề ở Westminster, Cali. Anh ta nói với tôi: “Người chống cộng có hệ thống như anh, thì lại kẹt ở lại. Còn lè phè như chúng tôi, thì lại thoát. Oái ăm thiệt!”

Kể ra cũng tại số mình long đong, chạy trời không khỏi nắng. Tôi đã bỏ lở nhiều dịp may: năm 1973, cộng đồng người Hoa ở Đà Nẵng muốn có 1 nhà thương riêng cho họ, nên dạm hỏi tôi có muốn bán dưỡng đường của tôi với giá 20 triệu. Vì đang làm ăn phát đạt tôi từ chối. Nếu tôi chịu bán, tôi sẽ trích ra độ 1 triệu, mua thông hành cho cả gia đình, lấy cớ đi Mỹ học rồi ở lại luôn. Một bác sĩ bạn tôi đã ra đi như thế.


Cuối 1974, nhân có người cháu, Đại úy lái phi cơ trực thăng, đóng ở Cần thơ, chuyển về không đoàn 1. Anh ta nhờ tôi xin về xưởng sữa chữa trực thăng, vì thấy đi bay, có nhiều hiểm nguy. Nhờ quen biết tôi đã thoả mãn cho anh ta. Nhận thấy miền Nam sắp mất, tôi bảo anh ta sữa chữa thật tốt 1 trực thăng, đổ đầy nhiên liệu, sẵn sàng chở gia đình anh ta với gia đình tôi đi Sàigòn hoặc Thái Lan, khi Đà Nẵng có nguy cơ mất. Hôm 27/03/75, vì quen biết với gia đình Giám đốc Hàng không Việt Nam Đà Nẵng, chúng tôi được họ mời chia xẻ một chuyến bay chót đặc biệt dành riêng cho gia đình họ. Trong khi chờ đợi máy bay từ Sài gòn ra, tôi đến thăm người cháu gần đó, để xin ít nước uống cho các con tôi, vì đêm qua ra đi vội vã quên mang nước theo. Vào nhà tôi thấy gia đình nó chuẩn bị lên trực thăng mà tôi đã dặn để dành cho việc tẩu thoát, nếu Đà Nẵng mất. Nó nói: “Con có điện thoại lại nhà dượng, kêu dượng lên đi, nhưng không ai trả lời. Thế bây giờ dượng đi với chúng con?”. Tôi từ chối vì cho rằng đi máy bay tiện lợi hơn là trực thăng. Tôi trở lại với gia đình và ra ra sân bay, vì máy bay đã đáp xuống ở một chỗ hẹn trước. Nhưng chuyến bay ấy bị quân nhân phi trường tước đoạt. Cảnh súng bắn đì đoàng, người đạp lên người, chen lấn lên máy bay, làm cả 2 gia đình chúng tôi đứng xa mà ngó. Cuối cùng máy bay cất cánh có cả người đeo tòn teng vào bánh xe, rụng rơi dần. Cùng lúc ấy, đạn pháo Việt cộng nổ gần phi đạo chúng tôi hoảng hốt dắt díu nhau chạy. Sau nầy gặp lại ở Mỹ, nó tiếc hùi hụi là hôm đó trực thăng nó trực chỉ Sài gòn mà không có gia đình ông dượng ân nhân, có sáng kiến hay.


Cơ hội chót là ngày 29/03/75 vẫn còn 1 bác sĩ Mỹ, môn đồ Quaker, sang Đà Nẵng làm từ lâu, với tư cách cá nhân, và anh ta không chịu di tản, chỉ ưng ở lại làm việc truyền đạo, chia ngọt bùi với bệnh nhân khu bài lao. Máy bay từ hạm đội Mỹ không ngại hiểm nguy đáp xuống trên nóc bệnh viện Việt Đức. 2 lính Mỹ vào mời bác sĩ ấy ra đi, nhưng anh ta một mực từ chối. Khi thấy tôi đi ngang qua, anh ta kéo tôi vào và năn nỉ tôi đi theo trực thăng ra tàu hạm đội Mỹ. Nhưng lúc ấy gia đình tôi không có mặt ở đó và tôi không muốn ra đi một mình, nên cũng từ chối. Nếu ngày ấy tôi ra đi, sang Mỹ trở lại nghề và phát đạt, sẽ có phương tiện bảo lãnh cho gia đình qua sau, chậm lắm là vài năm sau và thoát đi tù cải tạo 12 năm. Nhưng đó chỉ là nếu, thực tế thì bi thảm vô kể.


Bác sĩ Phùng Văn Hạnh
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Apr/2024 lúc 8:58am

5118%202%20ThoiKhacCuoiCungNTTD

(Designed by Túy Hà)

       Những ngày cuối tháng tư quân trường Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung vẫn đang cắm trại, chồng tôi chưa về, nhưng trước khi đi anh đã bảo tôi ở nhà có gì thì bám theo cha mẹ và các em để đùm bọc lẫn nhau. Gia đình cha mẹ tôi ở gần nên hai nhà như một.

Cha tôi cũng đang “cắm trại” tại phủ thủ tướng. Ông là cảnh sát viên an ninh ở đó.

       Từ sáng đến giờ những tiếng súng to súng nhỏ vẫn thỉnh thoảng vang rền khắp thành phố, hình như cộng quân sắp tràn vào Sài Gòn.

       Chị em tôi bàn bạc phải chia ra chạy nạn kẻo chết chùm cả đám vì pháo kích của việt cộng từ phía An Phú Đông sang phi trường Tân Sơn Nhất phải đi qua hướng xóm mình. Tôi sẽ mang con và dắt theo mấy đứa em lên ngã bảy ở nhờ nhà gia đình người anh chồng.

Mấy đứa em lớn còn lại sẽ ở nhà với mẹ tôi để…giữ nhà.

       Thuê được chiếc xe xích lô máy với giá cả đắt đỏ. Con nhỏ 5 tuổi, ba đứa em cũng còn nhỏ, một đứa 10 tuổi,  9 tuổi và một đứa 6 tuổi . Chúng thích thú giành nhau chỗ ngồi trên xe, dưới sàn xe và…sung sướng cứ y như đang được chở đi du ngoạn, ngắm cảnh phố phường đang rối loạn xe chạy qua lại, người hối hả chạy ngược xuôi trên đường.

       Đưa được “ phái đoàn” con em đến nhà anh chồng ở quận 10 . Thở phào nhẹ nhỏm tôi vào nhà thấy vắng vẻ, ngạc nhiên hỏi mẹ chồng gia đình anh chị  đâu thì bà thểu não:

- Con đến đây làm gì, gia đình anh con cũng vừa đi xuống…. nhà con tị nạn. Ở đây nghe đạn pháo rầm rầm sát bên tai sợ lắm con ơi...

Tôi hoảng sợ:

- Trời ơi, ở đây cũng bị pháo kích nhiều hả mẹ? con cứ sợ chỗ con ở nên xuống đây lánh nạn. Ai ngờ…

- Anh con nghe người ta nói Việt Cộng tiến vào thủ đô Sài Gòn từ cửa ngõ Phú Lâm. Họ pháo kích phòng thủ mở đường nên sợ quá phải đi…

       Thế là chỉ vì sợ hãi mà người ta chạy quanh chạy quẩn. Biết nơi nào bình an khi miền Nam Việt Nam đang trong cơn hấp hối này??

Tôi buồn bã nhìn mẹ chồng và hỏi sao bà còn ở đây một mình thì bà nói:

- Mẹ ở lại trông nhà, loạn ly này đi hết thì thành nhà hoang không chủ sao.

       Mẹ chồng cũng như mẹ tôi đều yêu quý căn nhà của mình, cố bám lấy hi vọng nguy hiểm sẽ qua và các con sẽ trở về nhà.

       Thôi thì đã trót đến đây phải ở lại đây. Mẹ con, chị em tôi ngủ lại tại nhà với mẹ chồng tôi. Cả ngày rồi đến đêm vẫn nghe đạn pháo ầm ĩ  tôi trằn trọc không ngủ được và tự hỏi giờ này gia đình người anh chồng đang tạm trú lánh nạn ở nhà tôi có ngủ ngon giấc không ?

       Sáng sớm tôi lại quyết định đưa “phái đoàn” nhà mình “hồi hương” về Hạnh Thông Tây, Gò Vấp. Có khi còn an toàn hơn khu ngã bảy quận 10 nếu cộng quân tấn công vào từ cửa ngõ Phú Lâm.

       Khó khăn lắm mới vẫy được một chiếc xe taxi, ông tài xế đòi giá bao nhiêu tôi cũng đồng ý miễn là được trở về nhà. Lũ trẻ lại được hốt lên xe, lần này xe 4 bánh “sang” hơn xe 3 bánh xích lô hôm qua, con và các em càng thích, chúng ríu rít tranh nhau lên xe. Xong chúng níu áo tôi đòi hỏi:

- Mẹ ơi con đói bụng..

- Chị ơi, mình ra phố ăn phở không?

- Em muốn ăn xôi cơ.

Tôi điên tiết gắt lên:

- Mấy đứa có im đi không, sắp chết cả đám đây nè…

Thấy mặt chúng nó xụ xuống tiu nghỉu, tôi không có thì giờ mà giải thích, chỉ…năn nỉ:

- Minh về nhà rồi tính.

       Xe chạy ngang qua bến cảng Sài Gòn thì phải đi chậm lại vì cả một đám đông vẫn đang nhốn nháo ngơ ngác đứng đầy đường. Có lẽ họ đang tiếc con tàu đã rời bến. Nhiều thứ như xe cộ, đồ dùng đắt giá nằm ngổn ngang bừa bãi trên bờ, chủ nhân không thể mang theo lên tàu đành bỏ lại mà cũng chẳng thấy ai lấy đi. Giờ phút này ai cũng lo đi tìm nơi trú ẩn, lo di tản trốn chạy……

       Tôi nghiệp ông tài xế taxi, thời khắc sống chết cuối cùng của tháng Tư mà ông còn chạy xe kiếm tiền hoặc là ông quá lạc quan hoặc là ông quá nghèo khổ vẫn cần tiền để sống. Giá mà ông ra lượm đại chiếc xe gắn máy vô chủ đẹp đẽ nào đó đang nằm trên bến tàu, đáng giá hơn biết bao lần cuốc xe chở gia đình tôi từ Ngã Bảy về Hạnh Thông Tây quận Gò Vấp.

       Tôi cũng ngẩn ngơ nhìn ra bến sông, nếu tôi đi ngang qua đây, ra đến bến tàu sớm hơn, tôi có dám bước xuống tàu không? Đi đâu về đâu và sẽ ra sao, sẽ xa cách người thân đến bao giờ? Đó là một quyết định khó khăn cho tất cả mọi người trong cơn hoảng loạn binh biến này.

       Khi về đến nhà thì gia đình ông anh chồng tị nạn đêm qua cũng…..ân hận khi xuống nhà tôi vì suốt đêm nghe tiếng súng từ phía An Phú Đông vọng về. Thế là nhân tiện anh thuê xe taxi này để gia đình anh trở lại nơi tôi vừa trú ẩn. Một cuộc trao đổi ngoạn mục. Ông taxi…trúng mối.

       Đến trưa thì chồng tôi về. Anh nói quan quân ở trung tâm huấn luyện Quang Trung tan hàng rã đám rồi. Trên đường từ Quang Trung về nhà anh thấy những người lính đã cởi bỏ quân phục vứt đầy đường, những đám rác gồm quân dụng quân trang hay bất cứ giấy tờ vật liệu gì liên quan đến Việt Nam Cộng Hòa và Mỹ đang bị đốt cháy cho thành tàn tro. Anh đã bơ vơ lạc lỏng với quân phục huấn luyện viên về tới nhà an toàn là may.

       Cả nhà đầy đủ, chỉ còn thiếu bố tôi. Chẳng biết giờ này ông làm công việc gì ở phủ thủ tướng  khi mà từ thủ tướng tới các thuộc cấp chức vị cao chắc chắn đều đã di tản. Hay bố bị Việt Cộng bắt vì tưởng ông là một nhân  vật cao cấp còn chậm chân ở lại? Cả nhà tôi cùng lo lắng đứng ngồi không yên, riêng tôi giàu tưởng tượng hay là Việt Cộng đã…thủ tiêu bố mất rồi?

May quá đến chiều tối thì bố tôi lò dò về đến nhà, ông bình thản kể:

- Mấy ngày ở phủ thủ tướng bố và các nhân viên còn lại ..…làm chủ nhân cả phủ thủ tướng vì các ông lớn đi hết rồi, bố tha hồ uống các loại rượu  

- Bố không sợ bị Việt Cộng tấn công sao?

- Nếu sợ thì bố đã lên máy bay rời khỏi Việt Nam rồi. Máy bay trực thăng đáp xuống nóc phủ thủ tướng để đón mọi nhân viên, bố từ chối vì không thể đi một mình khi vợ con còn ở lại.

       Tôi đã hiểu tâm trạng bố, y như tâm trạng tôi sáng nay đi ngang qua bến tàu Sài Gòn. Giá có thể bước xuống tàu chắc tôi cũng không dám vì còn mẹ và các em, còn chồng kẹt trong trại chưa về.

Thế là ngày 30 tháng tư 1975

- Ai may mắn đi thoát khỏi Việt Nam.

- Ai tan nát nhà cửa, chia lìa người thân.

- Ai còn ở lại.

       Gia đình tôi, không biết may hay rủi, không sứt mẻ gì, đầy đủ cả nhà ở lại Việt Nam để rồi sau đó …lãnh đủ, bắt đầu một cuộc sống mới xã hội chủ nghĩa đầy bất công, gian nan vất vả, đắng cay tủi hờn suốt nhiều năm.

       Chồng đi tù "cải tạo", bố bị bắt vì hàng xóm xấu bụng chỉ điểm ông là “mật vụ” cảnh sát viên đi làm toàn mặc thường phục. Hơn một tháng biệt tăm bố tôi được tha về có lẽ họ không điều tra được gì cả ngoài chức vụ cảnh sát viên bình thường.

       Mẹ tôi mất 1975 vì bệnh viện thiếu bác sĩ, thuốc men. Con tôi sau này đi học bị phân biệt lý lịch. Các em tôi đi vượt biên mấy lần thất bại và tù tội, có đứa mất công ăn việc làm, mất hộ khẩu sống vất vưởng và trốn chui trốn nhủi tiếp tục vượt biên vài lần nữa cho đến khi may mắn đến bến bờ tự do.

Đã 49 năm qua. Đã 49 tháng Tư qua.

       Nhưng tôi không bao giờ quên những khoảnh khắc cuối tháng tư đau thương ấy. Tôi không bao giờ quên một khoảng đời đen tối ấy.

Nguyễn Thị Thanh Dương.

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Apr/2024 lúc 10:06am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Apr/2024 lúc 10:09am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 17/Apr/2024 lúc 8:26am

Mẹ Tôi- Người Vợ Lính Miền Nam


Mẹ tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình giàu có, ông bà ngoại là điền chủ ruộng cò bay thẳng cánh ở miệt Phú Xuân Nhà Bè. Mẹ được ăn học ở thành phố, sau thời trung học ở trường Gia Long rồi đến Đại học Chính Trị Kinh Doanh Đà Lạt.

Ba tôi lại sinh trưởng trong gia đình nông dân nghèo khó, gia đình lại đông anh em, nhưng được cái Ba tôi học giỏi, hiền lành và rất có hiếu. Cũng vì gia đình bên ngoại ngăn cản nên Ba tôi "thất tình", đăng lính dù cổng trường Đại học Văn Khoa, Sư Phạm đang rộng mở. Bà Ngoại làm mối cho Mẹ nhiều người nhưng Mẹ đều lắc đầu. Khi Ba tôi học xong khóa sĩ quan Thủ Đức 16 và được thăng cấp bậc Đại Úy, và Mẹ tôi thì cũng "chưa có ai" khi tuổi gần ba mươi. Có thể vì vậy mà bà ngoại tôi xiêu lòng và đồng ý cho Ba Mẹ tôi lấy nhau vào những ngày cuối năm 1969.

Dù bị ngăn cản từ đầu và phải qua nhiều khó khăn, thử thách, Ba Mẹ tôi mới đến được với nhau, nhưng sau đó, Ba tôi lại là người con rể được bà Ngoại yêu quý nhất.

Cưới xong là Ba tôi ra mặt trận, đi khắp các chiến trường miền Nam từ Quảng Trị, Khe Sanh đến Long Giao, Long Khánh, Bình Long, Phước Long. Ngày tôi chào đời, Ba tôi còn chiến đấu tận bên Lào, bên Cam Bốt. Ôi! Những người vợ lính thời chiến!

Chiến tranh leo thang trong giai đoạn 70-74 thật khốc liệt. Mùa hè đỏ lửa 72, những trận đánh dữ dội ở Khe Sanh, Bình Giã, Đồng Xoài..., tin tử trận dồn dập về từng giờ, từng ngày. Mẹ như ngồi trên đống lửa. Mẹ vừa đi làm ở Tòa Đô Chánh vừa nuôi dạy chúng tôi và trông ngóng tin tức của Ba ngoài mặt trận, đứng ngồi không yên.

Ngày mất miền Nam, Ba tôi đi tù. Mẹ bụng mang dạ chửa, một mình sinh nở. Thằng em tôi ra đời vào tháng Sáu năm đó, đúng lúc gia đình đau thương và túng quẫn nhất. Mẹ một thân một mình, mấy đứa con còn nhỏ xíu, không tiền bạc. Với cái lý lịch "ngụy quyền" và có chồng đi "học tập cải tạo" không còn nơi nào dám nhận Mẹ vào làm. Mẹ xoay sở mọi cách để chúng tôi có cái ăn hàng ngày, đồ đạc trong nhà lần lượt ra đi đến khi không còn gì có thể bán được, Mẹ phải đi bán hàng rong cực nhọc đủ điều, nhưng Mẹ không có nửa lời than van.

Tôi còn nhớ, mỗi lần tết đến, vì không có tiền mua quần áo mới cho chúng tôi, Mẹ ngồi cắt từng chiếc áo dài của Mẹ khi xưa để may cho chúng tôi những bộ đồ mới đi chúc Tết họ hàng. Mẹ không muốn chúng tôi buồn và tủi thân, một mình Mẹ cam chịu.

Sau vài năm bặt tin của Ba, gia đình nhận được tin về người ở tận trại tù vùng Hoàng Liên Sơn Yên Bái, mẹ tôi lại lo khăn gói lên đường thăm Ba. Thời đó, từ Nam ra Bắc quả là "gian khổ chập chùng", phải đổi bao nhiêu chuyến tàu, chuyến xe, băng rừng lội suối mới tới chỗ Ba tôi bị giam giữ. Thân trong lao tù, nhưng Ba luôn an ủi khích lệ gia đình, cứ mỗi độ xuân về Ba lại gởi cho chúng tôi những bài thơ Ba làm, khuyên nhủ dạy bảo chúng tôi.

Suốt tám năm ròng, Mẹ tôi tảo tần nuôi con, nuôi chồng không quản thân mình. Có thời ngăn sông cấm chợ, Mẹ phải gởi chúng tôi cho bà Nội, đi buôn chuyến Sài Gòn Phan Thiết. Sau mấy lần bị tịch thu hàng, Mẹ tôi không còn vốn liếng đi buôn nữa nên tiếp tục việc chạy hàng rong ngoài chợ. Tôi cũng ôm thùng cà-rem ngồi bán ở góc đường đầu ngõ cùng mấy thứ bánh kẹo lặt vặt bán cho mấy đứa con nít trong xóm để kiếm thêm ít tiền phụ mẹ phần nào.

Khi tới mùa lúa, Mẹ tôi về Nhà Bè làm ruộng với gia đình cô tôi để được chia chút gạo trắng cho chúng tôi có những bữa cơm không độn khoai mì, bo bo. Từng là tiểu thư thành phố, có ăn có học, nhưng công việc nặng nhọc đã cướp đi vẻ quý phái của Mẹ tự khi nào. Nhìn mái tóc điểm sương, đôi tay thô ráp, gương mặt hằn nỗi nhọc nhằn sớm tối của Mẹ, chúng tôi thấy thương Mẹ vô cùng.

Hàng đêm trước khi ngủ, mấy mẹ con trên một chiếc giường chật như nêm nhưng chúng tôi rất thích, không ai chịu đi ra chỗ khác ngủ. Chúng tôi lớn dần theo những câu chuyện cổ tích của Mẹ kể. Mẹ tôi đã bươn trong rác rưởi đọa đày mà đi, nhưng Mẹ vẫn dành cho chúng tôi những niềm vui trẻ thơ, con cái vẫn là tài sản quý giá và quan trọng nhất đối với Người. Mẹ muốn chị em chúng tôi biết yêu thương nhau, biết hy sinh chia xẻ cho nhau; có ký ức tốt đẹp về tuổi thơ của mình; có kỷ niệm về gia đình êm ấm. Mẹ nói "Con người ta nghèo nàn về vật chất không sao, nhưng ai nghèo nàn về tâm hồn và tâm linh thì đáng tiếc lắm các con ạ. Mẹ muốn các con dù trong hoàn cảnh hiện tại khó khăn đói nghèo, nhưng tâm hồn mình không nghèo nàn". Mẹ là người đi góp nhặt từng niềm vui, tiếng cười cho chúng tôi trong những hoàn cảnh bi thương nhất của cuộc đời.

Cuối cùng, sau bao nhiêu năm mỏi mòn trông ngóng, Ba tôi trở về từ trại tù. Nhưng gia đình chúng tôi đoàn tụ chẳng bao lâu thì Ba tôi từ trần, khi Mẹ mới vào cái tuổi bốn mươi hai. Nhiều tai nạn dồn dập đổ xuống gia đình tôi, nhưng một lần nữa, vì chúng tôi, Mẹ không ngã gục.

Sau khi chúng tôi tới được đất Mỹ, một lần nữa, vì con cháu, Mẹ đành bỏ lại quê hương, nơi Mẹ đã sống gần bảy mươi năm; sang một đất nước xa xôi, lạ lẫm, bất đồng ngôn ngữ, văn hóa. Lòng Mẹ đau đáu nhìn về nơi chôn nhau cắt rốn, đau xót; nơi ấy Ba tôi đã nằm xuống, mồ im mả lạnh.

Cuộc đời của Mẹ tôi, cũng như của tất cả những bà Mẹ Việt Nam cùng thời, buồn nhiều hơn vui. Thời chiến thì mất chồng, mất con, sống trong cảnh đạn bom khói lửa và những cuộc di cư lánh nạn triền miên; đến “thời bình” thì bị giam cầm, nghèo khổ trong trại tù lớn là cả quê hương Việt Nam. Sang đến Mỹ, một đất nước giàu có, tự do thì lại làm những công việc chân tay cực khổ, nuôi con ăn học. Nhưng khi con khôn lớn, lập gia đình, thì cũng chỉ một mình mẹ trong căn nhà trống vắng.

Trong mùa lễ Vu Lan, tôi tự hứa với lòng mình là sẽ làm mọi thứ để giữ nụ cười và chút niềm vui còn sót lại trên gương mặt đã già nua và hằn những vết đau khổ của Mẹ.

Cầu mong cho những tháng ngày còn lại của các bà mẹ được yên bình, vui vẻ bên cháu con.


Trang Diệp
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 18/Apr/2024 lúc 8:36am

Vài Câu Hỏi Nhức Nhối Ngày 30 Tháng 4 

 

48 năm !

Gần một nửa thế kỷ trôi qua, vết thương vẫn chưa lành. Và chắc sẽ không bao giờ lành đối với hàng triệu gia đình, trong khi có những người khác, đứng đầu là nhà nước, có cơ hội "hát trên những xác người" để ăn mừng chiến thắng. Có cơ hội để khoe khoang, đánh bóng quá khứ, để dân quên thực tại đất nước không có gì đáng kiêu hãnh.

Vài câu hỏi nhức nhối nhiều người đặt ra, hay tự hỏi.

Thứ nhất, có nên tổ chức tưởng niệm ngày 30/4, nửa thế kỷ sau?

Thứ hai, có nên tiếp tục hoạt động chống Cộng, trong khi "càng chống, Cộng sản càng mạnh?" 

Thứ ba, mỗi người, dù chân yếu tay mềm, dù không phải là anh hùng, có thể làm gì, đóng góp gì cho công cuộc chung? (1)


1. CÓ NÊN TƯỞNG NIỆM MỖI NĂM?

Có người nghĩ nửa thế kỷ sau, có lẽ nên quên chuyện cũ, để hướng về tương lai. 

Trái lại, muốn chuẩn bị tương lai, phải ôn lại quá khứ. 

Một cộng đồng, một dân tộc không có quá khứ, sẽ không biết mình là ai, không biết phải đi ngả nào. Không có quá khứ, sẽ không có hiện tại, không có tương lai. Ôn lại quá khứ, rút tỉa những kinh nghiệm xương máu, để tìm đường đi cho mình và cho thế hệ sau.

Tưởng niệm ngày 30 tháng Tư để không quên hàng trăm ngàn người đã bỏ mạng trên rừng, trên đường mòn biên giới, trên biển cả với hy vọng được sống tự do.

Quốc gia văn minh nào cũng tưởng niệm những người đã hy sinh trong các cuộc chiến tranh Đệ Nhất, Đệ Nhị Thế chiến, hay xa hơn nữa, bởi vì người chết bị quên lãng sẽ chết lần thứ hai.

Forgive, but not forget. Có thể tha thứ, không có thể quên. 

Người Việt có phong tục rất hay, là cúng giỗ. Đặt bàn thờ, hương hoa, hay cả thức ăn, không phải là dấu hiệu của mê tín dị đoan, trái lại, là một cách rất văn minh, để chứng tỏ người chết vẫn ở đâu đó, bên cạnh. Người chết không bao giờ thực sự chết. 

Ngày 30/4 là ngày giỗ của hàng triệu gia đình.

Người ta hy vọng, nhưng chắc khó toại nguyện, trong khi hàng triệu đồng bào của mình đang khóc những người chết oan, tức tưởi, những người khác, nhất là những người cầm quyền, không nên nhẫn tâm reo hò, nhẩy múa. Đó là một thái độ man rợ nhất.

Dù hăng say chiến thắng tới đâu, vẫn còn 364 ngày mỗi năm, để tha hồ reo hò, mạ lỵ, chửi rủa, đấu tố, oán thù.

Một lý do nữa để tưởng niệm ngày 30/4: nhắc lại cho thế hệ sau những gì đã xẩy ra nửa thế kỷ trước, cho gia đình, cho cha mẹ của họ. 

Hàng triệu người đã liều mạng vượt biển, với cái hy vọng mơ hồ là trôi dạt đến một nơi nào đó có tự do. 

Bỏ nước ra đi là một chuyện kinh thiên, động địa với một dân tộc gắn liền với đất nước - đất và nước - đa số chưa hề rời làng mạc, khu phố mình đã sinh ra, lớn lên.

Hàng trăm ngàn người bỏ mạng trên biển cả.

Người Cộng Sản, sở trường trong việc viết lại lịch sử, đã bôi nhọ những người ra đi là chạy theo Mỹ, và sau đó, khi cần tiền họ gởi về, thân ái phong cho họ là những "khúc ruột ngàn dậm". 

Howard Zinn nói "khi những con thỏ chưa có sử gia, lịch sử sẽ được viết bởi những người đi săn". 

Tưởng niệm ngày 30/4 là nhắc lại sự thực lịch sử. Lịch sử của chiến tranh, lịch sử của một trong những cuộc di cư lánh nạn khủng khiếp, kinh hoàng nhất trong lịch sử nhân loại.


2. CÓ NÊN TIẾP TỤC TRANH ĐẤU CHO TỰ DO?

Nhiều người tự hỏi: có nên tiếp tục tranh đấu chống Cộng hay không, bởi vì nửa thế kỷ sau, Cộng sản vẫn còn đó, hung hăng, tàn bạo? Chưa thấy một hy vọng tự do nào le lói cuối đường hầm.

Điều đó khó chối cãi.

48 năm sau, xã hội VN băng hoại hơn bao giờ hết.

Biển đảo bị chiếm đóng, môi trường bị huỷ hoại, bất công tràn lan, tham nhũng khủng khiếp, khiến người Việt, sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, "tự do, dân chủ, cộng hoà, độc lập, tự do, hạnh phúc", chỉ hy vọng được trốn ra nước ngoài, để lấy chồng, để trồng cần sa, bán dâm, để làm nô lệ.

Trong bối cảnh đó, người Việt hoàn toàn thụ động.

Sau nửa thế kỷ cai trị miền Nam, 3 phần tư thế kỷ miền Bắc, Cộng Sản đã thành công trong công cuộc "thụ nhân" (trồng người), đào tạo một thế hệ vô cảm. 

Một mặt, sự đàn áp dã man, chà đạp nhân quyền, ngồi xổm trên những quyền tự do tối thiểu của con người, chế độ đã tạo một dân tộc biết sợ. Và trên cả cái sợ, cái cùm tự kiểm duyệt, coi như đó là một nhân sinh quan, một triết lý sống
Mặt khác, kinh tế phát triển nhờ nhân công rẻ, ngoan ngoãn, trong một thời đại hoàn cầu hoá, nhờ hàng chục tỷ dollars của các "khúc ruột ngàn dậm" đổ về, nhờ tiền xuất cảng lao động, xuất cảng phụ nữ, VN biến thành một xã hội tiêu thụ.

Một số người được tiêu pha, chơi bời thả cửa, có ảo tưởng được tự do, hài lòng với thân phận của mình, chấp nhận hay ủng hộ chế độ. VN trở thành một nhà tù lộ thiên, trong đó tù nhân không muốn vượt ngục nữa (2).

Trong bối cảnh đó, những phong trào tranh đấu cho tự do, dân chủ yếu dần.

Trong nước, những người tranh đấu bị đàn áp dã man; 10, 15 năm tù, cái án dành cho những người cướp của giết người ở những nước bình thường, chỉ vì đã lên tiếng chống cướp nhà, cướp đất, hay đòi quyền thở, quyền sống.


Ở đây, phải bày tỏ sự khâm phục đối với những người vô danh, hay nổi tiếng, đã can đảm tranh đấu trong hoàn cảnh khắc nghiệt, và nhất là trong sự cô đơn, giữa một biển vô cảm. 

Ở hải ngoại, phong trào cũng yếu dần, vì chia rẽ, vì bệnh cá nhân chủ nghĩa, vì cái tôi quá lớn (3), vì tổ chức luộm thuộm, khái niệm rất mơ hồ về dân chủ, rất mơ hồ về sự hữu hiệu của mỗi hành động. 

Nhiều người cho cảm tưởng họ chống nhau, hơn là chống Cộng. Sẵn sàng chụp mũ nhau là Cộng Sản, chỉ vì một câu nói vụng về, một câu trích khỏi một bài, trái hẳn với ý của người viết. Đôi khi chỉ vì tỵ hiềm cá nhân, vì ganh ghét, vì độc ác. Trong khi đó, Cộng Sản gộc, thứ thiệt, ngang nhiên mua nhà cửa, họp hành, ra báo, lập đài phát thanh, truyền hình, lộng hành trước mắt bàn dân, thiên hạ, ngay giữa cộng đồng tỵ nạn. 

Nhiều khi những người chống Cộng hăng say chống nhau, quên cả chống Cộng. 

Quả thực là tình trạng đáng ngao ngán, khiến nhiều người muốn bỏ cuộc.

Nhưng suy nghĩ lại, có quả thực là các hoạt động có hoàn toàn vô bổ không ?

Nếu Việt Nam chưa phải là Bắc Hàn, bởi vì CS không muốn đóng cửa để mất nguồn ngoại tệ khổng lồ, nhưng cũng bởi vì có những người kiên trì tranh đấu ở hải ngoại, tiếp tay với những người tranh đấu trong nước, lên tiếng tố cáo các chính sách đàn áp, các hành động đàn áp dã man của nhà nước.

 Cộng sản chùn tay, không phải vì muốn được kính trọng đôi chút, nhưng bởi vì còn muốn làm ăn, buôn bán với thế giới bên ngoài. 

Những hoạt động hải ngoại, dù chưa đạt kết quả mong muốn, dù có nhiều khuyết điểm, vẫn chứng tỏ có những người không bỏ cuộc, nửa thế kỷ sau ngày 30/4/75.


Tại sao không thể bỏ cuộc lúc này. Bởi vì cuộc chiến trở thành một mặt trận văn hoá. Ai cũng nghĩ và mong có thay đổi chính trị ở VN, bởi vì một nhóm người cai trị gần 100 triệu dân, vô thời hạn, là một chuyện quái đản ở thế kỷ 21. 

Nhưng chỉ có thay đổi nếu hội đủ 2 điều kiện.

Thứ nhất, người dân ý thức mình đang sống trong một nhà tù không tường, mặc dù được hưởng những tự do phù phiếm như ăn chơi, tiêu thụ. Thứ hai, mọi người nghĩ những thay đổi sẽ có hậu quả tốt cho chính mình, cho gia đình mình.

Dân chủ đối với đa số vẫn còn là một ý niệm mơ hồ, nếu không phải là đề tài để nhạo báng. Đa số vẫn chưa ý thức rằng tất cả những vấn đề của VN, từ bất công khủng khiếp, tới tham nhũng kinh hoàng, giáo dục bế tắc sẽ không bao giờ giải quyết được, nếu không có một thể chế dân chủ.

Việc thuyết phục người đồng hương là chuyện của mỗi chúng ta, mỗi ngày.


3. MỖI NGƯỜI CÓ THỂ LÀM GÌ?

Không phải ai cũng là anh hùng, không phải ai cũng là những nhà hoạt động, sẵn sàng hy sinh. Nhưng mọi người đều có thể đóng góp.

Khi tôi gỉải thích cho con cháu lịch sử cận đại của VN, tôi đóng góp cho việc chống lại âm mưu viết lại lịch sử của tập đoàn cầm quyền.

Khi tôi kể cho bạn bè trong nước những sinh hoạt dân chủ nơi tôi đang sống, tôi đóng góp vào việc phát triển ý thức, và kiến thức dân chủ. 

Khi tôi liên lạc với các giới chức, các hội đoàn nơi tôi đang sống, hay với những du khách tới VN, để nói về những vi phạm nhân quyền, tôi đóng góp vào việc cho thế giới bên ngoài biết về thực trạng VN.

Đó chỉ là những thí dụ. Còn hàng ngàn những chuyện khác, mọi người có thể làm. Nếu một triệu người làm những việc nhỏ, kết quả sẽ rất lớn.

Một câu nói nổi tiếng mà người ta gán cho Lão Tử: Hãy thắp một ngọn nến, còn hơn là ngồi nguyền rủa bóng tối. Đôi khi chúng ta quên cả nguyền rủa bóng tối, vì còn say sưa nguyền rủa nhau. 

Những khuyết điểm, những sai lầm của những người chống Cộng đã khiến hai chữ "chống Cộng" mất dần ý nghĩa.

Nhiều người xa lánh, không muốn liên luỵ tới những chuyện đánh phá cá nhân, bè phái.

Albert Camus nói cuộc đời là những cuộc tranh đấu, nếu không tranh đấu cho lẽ phải, không nổi giận trước những bất công, cuộc đời chẳng còn ý nghĩa gì nữa. Nhưng Camus nói thêm: nổi loạn, hay  phẫn nộ phải có đối tượng, không bao giờ mù quáng, vô vạ, miễn phí (la révolte est ciblée, jamais aveugle ni gratuite). 

Chống Cộng, nửa thế kỷ sau, không phải vì oán thù, không phải vì bị cướp nhà cướp đất, nhưng bởi vì nghĩ rằng, biết rằng chế độ Cộng Sản đưa tới bế tắc cho dân tộc. Bế tắc và diệt vong.

Tôi chống Cộng bởi vì không muốn nước tôi không có giáo dục, chỉ có nhồi sọ; không có văn hoá, chỉ có tuyên truyền; không có quyền làm người, chỉ có quyền tuân lệnh; không có quyền suy nghĩ, chỉ có quyền ăn chơi.

Hiểu theo nghĩa đó, chống Cộng là một nghĩa vụ trong sáng nhất, khẩn cấp nhất. Không phải là chuyện phù phiếm, như nhiều người nghĩ. Có người thành thực nghĩ như vậy, có người mượn đó là một cái cớ để buông tay, hay đồng loã với cái ác.

TỪ THỨC

tuthuc-paris-blog.com


(1) Bài này ghi lại và bổ túc bài nói chuyện trong cuộc hội luận ngày 29/4/2023 do Cộng Đồng Người Việt Quốc gia Tự Do tổ chức, tại Paris, Pháp.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 18/Apr/2024 lúc 8:45am

415- LK- Còn nhớ SAIGON không -HD    <<<<<<


Hình%20ảnh%20Sài%20Gòn%20%28Vietnam%29%20trước%201975%20|%20Old%20photos,%20Street%20view,%20Saigon


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 18/Apr/2024 lúc 8:46am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 100 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.313 seconds.