Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: NHÓM 12 YÊU THƯƠNG Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 156 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 11/Apr/2024 lúc 11:37am

Học Làm Chồng


 

Trời mưa tầm tã như thế ! Thằng Mỹ hàng xóm tay cầm dù thong thả, chậm rãi đứng mở cửa xe cho vợ, hôn nhẹ trên môi, rồi cầm dù che cho vợ bước vào nhà


chim13Ngày mà tôi đến Mỹ  mọi sự đều cảm thấy lạ mắt. Tất cả chung quanh tôi đều là những bí mật cần phải khám phá. Gay cấn nhất là vụ phải học làm... chồng.

Vừa an cư được sáu tháng, bài học đầu tiên là ông Mỹ hàng xóm tôi, là một “điển hình.” Cứ mỗi lần vợ hắn đi chợ về, vợ tôi lại gọi tôi ra nhìn gia đình hắn mà học gương làm chồng.
Hắn nhanh nhẹn đon đả khi thấy vợ đi chợ về, mặt mày hí hửng ra phiá xe của vợ, mở cừa xe, đợi vợ xuống xe hôn nhẹ trên môi, sau đó tíu tít hỏi han. Sau đó bà vợ ung dung đi vào nhà, trong khi hắn phải mở trunk xe bê hết thứ này đến thứ khác mang vào, để cẩn thận thứ nào ra thứ đó vào trong các kệ của garage. Hôm nào thấy xe vợ hắn bẩn một chút là hắn “khuyến mãi” thêm lau chùi xe cho sạch, vừa làm vừa huýt gió, ra điều rất vui sướng phục vụ cho vợ.

Đấy là chưa tính đến buổi sáng hắn mở cửa garage warm up xe cho vợ, đứng mở cửa xe, hôn nhẹ trên môi, đứng vẫy tay tiễn vợ đi làm miệng liên tục nói những lời chúc tốt đẹp, khi nào vợ đi khuất mới vào nhà…

Tôi ở bên nhà nhìn qua mà thấy ứa gan. Vợ tôi cười khẩy, ra điều đắc ý, nàng khẽ nói nhỏ làm như cố tình để tôi nghe thấy. “Chồng thế mới là chồng chứ”. Tôi đành phải nuốt giận vào trong, cười lên một tiếng cho vợ vừa lòng, làm như mình thần phục người đàn ông Mỹ ga lăng.

Rồi một lần khác ngoài trời đang mưa lớn, ra nhìn trời mưa tôi còn lười không muốn ngó. Thế mà vợ tôi cứ gọi tôi ra để nhìn ngoài trời mưa, để học bài học mới. Tôi đành miễn cưỡng ra nhìn để khỏi phải làm phật lòng mụ vợ đang được đổi đời…

Trời mưa tầm tã như thế ! Thằng Mỹ hàng xóm tay cầm dù thong thả, chậm rãi đứng mở cửa xe cho vợ, hôn nhẹ trên môi, rồi cầm dù che cho vợ bước vào nhà, trong khi hắn thì bị ướt, thế mà miệng hắn vẫn toe toét cười nói như sáo, hớn hở làm như cả đời mới thấy cơn mưa, và hắn thích thú được dầm trong mưa, như làm của lễ hy sinh toàn mưa dâng cho vợ

Tôi chăm chú nhìn hắn ta. Rồi thầm chửi. “Đồ mũi lõ nịnh đầm. Vợ tôi hỏi ngược lại.”Anh phục hắn lắm hả?” Tôi nói to “Sát đất”.
Tôi vẫn quen thói gia trưởng như ở Việt Nam, Mình làm việc gì to tát, chứ ai lại đi chợ, lau nhà, nấu ăn. giặt quần áo…Ăn uống phải được vợ dọn bưng ra tận nơi, ăn xong tỉnh bơ đứng lên để vợ dọn dẹp, hôm nào ngon miệng tặng nàng vài lời khen cho nàng phổng mũi, hôm nào dở chê cho tối mặt…Nhưng từ hôm nhìn lóm được cách người Mỹ cư xử, tôi cảm thấy hơi chột dạ, nên cũng phải thay đổi đôi chút…

Hôm lễ Thanks giving, chàng Mỹ hàng xóm mang qua nhà tôi biếu cho một con gà tây nướng, mừng tôi mới đến ở xóm này. (Đây là Thanks giving đầu tiên của chúng tôi đến Mỹ). Vợ tôi nhanh nhẩu hỏi hắn ai làm, và nướng gà đấy?, sao mà ngon thế!

Hắn tỉnh bơ, “Tôi làm,” rôi bồi luôn một tràng. Tôi hằng ngày nấu cơm cho vợ, giặt quần áo, làm hết mọi chuyện trong gia đình. Bà vợ chỉ việc ngồi vào ăn và cho điểm…
Tôi há hốc mồm định cầm con gà nướng của hắn ném vào góc nhà. Mụ vợ vội liếc xéo, để xem như tôi có nghe điều đó không. Tôi giả vờ cười gượng, miệng nói cám ơn, đi thẳng vào trong nhà làm như không thèm nói chuyện với hắn. Thế mà hắn vẫn không biết ý… Cứ thao thao bất tuyệt khoe khoang thành tích nịnh đầm của hắn với vợ.

Mụ vợ nhà tôi nghe không sót một lời nào. Nàng còn bạo mồm ước ao một người chồng giống hắn. Tôi nghe mà muốn điên cả máu, tính trở ra gặp hắn tiễn hắn về sớm cho tôi nhờ, để mụ vợ hết ba hoa…

Một năm sau thấy bên nhà chàng Mỹ hàng xóm bỗng có người đàn bà khác, lúc đầu tôi tưởng là em của hắn nên không để ý. Nhưng rồi có một lần vừa đi làm về thấy hắn đứng ở cửa như đang đợi vợ về chợ. Hắn chào tôi. Đúng lúc bà Mỹ mà tôi nghĩ là em hắn vừa về tới. Hắn trìu mến giới thiệu với tôi bà đó là vợ hắn.

Tôi ngạc nhiên, định hỏi người đàn bà trước, vợ hắn đâu. Nhưng tôi kịp thời dừng lại, cáo lui đi vào trong nhà.
Hắn ta không biết rằng cả năm qua tôi đã thay đổi và lột xác như rắn hổ mang lột da theo chu kỳ chỉ vì  bài học của hắn mà tôi phải thực hành. Vào ngày Tết cổ truyền, mụ vợ nhà tôi sáng ý mời hắn đến nhà ăn Tết. Tôi ngạc nhiên hỏi, sao không mời mấy anh em của tôi, bà vợ tỉnh bơ trả lời, “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”. “ông ta lịch sự cho mình gà nướng mỗi năm anh không nhớ à?” Không dám làm phật ý nàng, tôi trả lời, thôi thì tùy em…

Hôm đến nhà tôi ăn hai vợ chồng hắn bước vào nhà, ăn mặc lịch sự như đi dự tiệc cưới, sức dầu thơm phưng phức, vào trong nhà tôi, hắn lịch sự cởi áo khoác cho vợ mắt ráo giác nhìn chung quanh nhà tôi coi cây hang ở chỗ nào. Lúc đầu thực sự tôi cũng không hiểu hắn muốn gì? Nhưng tôi nhanh ý cầm lấy từ tay hắn mang vào trong phòng, treo trong closet… Hắn luôn miệng nói Thank you.

Còn mụ vợ nhà tôi miệng cười hớn hở, cứ liếc xem tôi có chú ý học việc vừa rồi hắn làm không. Tôi thì quần short áo thung bận tíu tít dọn bàn ghế chuẩn bị thức ăn, còn hơi đâu mà học với hành.
Đến bàn ăn, tôi chỉ chỗ cho hắn và bà vợ hắn ngồi. Hắn lịch sự kéo ghế cho vợ, rồi trịnh trọng sửa tướng khi đã ngồi xuống. Tôi mở rượu tính đổ vào ly  mời khách, hắn đỡ chai rượu đỏ từ tay tôi, muốn chính tay rót rượu cho vợ. Rót một ít vào ly cho vợ hắn,  tay hắn nhẹ nhàng xoáy chai rượu  ngược lên để giọt rượu khỏi rơi xuống bàn rất điệu nghệ. Bà vợ hắn nâng ly lên ngửi tỏ vẻ hài lòng rồi gật đầu, lúc này hắn mới châm thêm rượu vô ly. Hắn tính rót cho vợ tôi, nhưng tôi cũng làm bộ ga lăng như hắn, đỡ chai rượu từ tay hắn, rót ào vào ly của vợ tôi, mắt nàng cứ chăm chăm nhìn tôi như trách sao mà xỗ sàng đến thế! Làm tôi chợt nhớ ra điệu bộ của hắn lúc nẫy. Nhưng làm như tự nhiên tôi rót rượu cho hắn và tôi.

Trong khi ăn hắn lịch sự từng lời ăn tiếng nói với vợ hắn. Miệng nhai chẳng bao giờ mở miệng. Tất cả những cử điệu khoan thai nhẹ nhàng thỉnh thoảng lại cầm cái khăn đưa lên miệng chấm chấm hai bên mép. Liên tục khen từng món ăn làm vợ tôi phổng cả mũi. Tôi biết món sào hôm nay qúa tay hơi mặn, nhưng hắn cứ luôn miệng tuyệt vời! tuyệt vời! Bà vợ hắn cười đắc ý như muốn phụ họa thêm với chồng. Từ tốn hỏi chuyện chúng tôi, quan tâm đến từng đứa con của chúng tôi. Vợ tôi cứ liên tục liếc tôi coi tôi có để ý mà học điều đó không?

Sau bữa ăn tôi mới biết đó là thâm ý của vợ tôi. Tôi tự trách mình sao mà dại thế. Thì ra mụ vợ nhà tôi, nhờ bữa tiệc đó để dạy cho tôi cách ăn uống ở bên Mỹ, cố ý để dằn mặt tôi.
Tôi tự trách mình sao lại bị trúng kế, từ nay ăn uống phải dè chừng rồi!

Mụ vợ từ ngày dạy tôi, biết làm người chồng văn minh, thì lấy làm mãn nguyện như đã thuần hóa được giống cọp giữ, biết canh nhà, và làm việc hầu hạ như nô lệ.

Tôi thầm tiếc cho thời oanh liệt khi còn ở Việt Nam qúa! Nhưng lại nghe hết người này đến người kia hù, “Cãi vã lại vợ, coi chừng vào tù như chơi”.

Tôi thấy mà thương cho tôi quá vì bà vợ tôi được đổi đời, chỉ mỗi bài học của thằng hàng xóm.
Tôi bây giờ đảm đang lắm! chăm chú việc nhà, chỉ biết cơm ngày hai bữa, không bao giờ dám  nghĩ tới phở, vì sợ làm mệt đêm ngủ nằm mơ nói lảm nhảm bà cho một đạp xuống giường thì toi đời.

Thời gian thấm thoát đã năm năm đến Mỹ, chúng tôi tổ chức tiệc gia đình, định mời ông Mỹ hàng xóm thầy dậy trường đời của tôi, đã truyền cho tôi bí kíp chiều vợ, mà không phải tốn tiền tới lớp. Nhưng lạ một điều không thấy bà vợ tôi nhắc nhở học tập gương sáng trước mặt nữa, làm như mụ đã phát hiện ở ông hàng xóm điều gì, nhưng dấu không cho tôi biết.

Thời gian gần đây vì bận rộn công việc, nên tôi cũng không để ý đến ông hàng xóm tốt bụng nữa. Hôm nay Tôi đứng ở nhà nhìn ra trước cửa nhà, cố ý nếu thấy ông Mỹ hàng xóm đợi ra mở cửa xe cho vợ, sẽ xông ra mời ông ta luôn.

Khi vừa thấy ông bước ra cửa tôi vội đi ra lễ độ chào ông. Vừa lúc đó chiếc xe Lesus đời mới xuất hiện, cửa garage cũng vừa mở, tôi thấy một người đàn bà gốc Á trẻ trung bước xuống, tôi tưởng người realtor bán nhà, chưa kịp định thần thì thấy ông Mỹ trắng ra mở cửa hôn nhẹ trên môi như mọi khi ông gặp vợ. Chưa kịp định thần, ông đến bên tôi lịch sự giới thiệu với tôi người vợ mới cuả ông ta…
Tôi á khẩu lắp bắp nói lời từ biệt, cũng không kịp mời ông ta đến nhà dự kỷ niệm năm năm đến Mỹ.

Sau bữa ăn tôi mới biết đó là thâm ý của vợ tôi. Tôi tự trách mình sao mà dại thế. Thì ra mụ vợ nhà tôi, nhờ bữa tiệc đó để dạy cho tôi cách ăn uống ở bên Mỹ, cố ý để dằn mặt tôi.
Tôi tự trách mình sao lại bị trúng kế, từ nay ăn uống phải dè chừng rồi!

Mụ vợ từ ngày dạy tôi, biết làm người chồng văn minh, thì lấy làm mãn nguyện như đã thuần hóa được giống cọp giữ, biết canh nhà, và làm việc hầu hạ như nô lệ.

Tôi thầm tiếc cho thời oanh liệt khi còn ở Việt Nam qúa! Nhưng lại nghe hết người này đến người kia hù, “Cãi vã lại vợ, coi chừng vào tù như chơi”.

Tôi thấy mà thương cho tôi quá vì bà vợ tôi được đổi đời, chỉ mỗi bài học của thằng hàng xóm.
Tôi bây giờ đảm đang lắm! chăm chú việc nhà, chỉ biết cơm ngày hai bữa, không bao giờ dám  nghĩ tới phở, vì sợ làm mệt đêm ngủ nằm mơ nói lảm nhảm bà cho một đạp xuống giường thì toi đời.

Thời gian thấm thoát đã năm năm đến Mỹ, chúng tôi tổ chức tiệc gia đình, định mời ông Mỹ hàng xóm thầy dậy trường đời của tôi, đã truyền cho tôi bí kíp chiều vợ, mà không phải tốn tiền tới lớp. Nhưng lạ một điều không thấy bà vợ tôi nhắc nhở học tập gương sáng trước mặt nữa, làm như mụ đã phát hiện ở ông hàng xóm điều gì, nhưng dấu không cho tôi biết.

Thời gian gần đây vì bận rộn công việc, nên tôi cũng không để ý đến ông hàng xóm tốt bụng nữa. Hôm nay Tôi đứng ở nhà nhìn ra trước cửa nhà, cố ý nếu thấy ông Mỹ hàng xóm đợi ra mở cửa xe cho vợ, sẽ xông ra mời ông ta luôn.

Khi vừa thấy ông bước ra cửa tôi vội đi ra lễ độ chào ông. Vừa lúc đó chiếc xe Lesus đời mới xuất hiện, cửa garage cũng vừa mở, tôi thấy một người đàn bà gốc Á trẻ trung bước xuống, tôi tưởng người realtor bán nhà, chưa kịp định thần thì thấy ông Mỹ trắng ra mở cửa hôn nhẹ trên môi như mọi khi ông gặp vợ. Chưa kịp định thần, ông đến bên tôi lịch sự giới thiệu với tôi người vợ mới cuả ông ta…

Tôi á khẩu lắp bắp nói lời từ biệt, cũng không kịp mời ông ta đến nhà dự kỷ niệm năm năm đến Mỹ.

Về đến nhà tôi vẫn còn bàng hoàng. Nghĩ quẩn, thì ra chàng Mỹ hàng xóm có chiêu độc mà mình quên không chịu hoc.

Bà vợ tôi càng ngày càng điệu đà, rảnh rang đi tán chuyện, ăn nói có vẻ tự tin, lâu lâu lại điệp khúc cũ, “Sao anh chẳng chịu chiều vợ, cứ sao nhãng công việc, để nhà bừa ra thế !

Có lần Nàng trách Tôi. “Anh chẳng biết ga lăng chút nào, vợ về chợ cứ lờ đi, không chịu ra giúp. Chưa có giây phút nào lãng mạn. Chẳng bao gìơ đi chung với gia đình, đi cạnh vợ con thì cứ  như sợ người ta nhận dạng.  Sinh nhật, hay ngày cưới, chẳng thèm quan tâm tí nào.”

Tôi vội cười trừ cho qua. May mà kỳ này không còn thấy nàng đưa nhân vật điển hình tiên tiến của nước Mỹ nữa.
Nhưng tôi lại ghen tức với ông Mỹ trắng hàng xóm. Hắn lấy vợ lần này là lần thứ ba rồi. Cô vợ nào hắn cũng một bài ga lăng lịch sự, như muốn hàng xóm chứng kiến giây phút hạnh phúc của hắn từ ngoài cửa vào tới trong nhà.

Mà không hiểu sao hắn lại  ly dị dễ đến thế? Hai bà vợ đầu là Mỹ trắng đẹp rất dễ thương, bà vợ hiện giờ là Trung Hoa, đẹp gái dáng cao như người mẫu. Nhờ hắn đổi khẩu vị thường xuyên, mà người hắn cứ hây hây ra.

Rồi có một lần cũng một điệp khúc chê đàn ông Việt Nam, thế này thế kia…như ám chỉ. Tôi mạnh bạo lấy ông Mỹ trắng, hàng xóm ra làm điển hình ngay.
Em đừng vội lên mặt. Em coi cái ông Mỹ trắng hàng xóm, mà em lấy làm điển hình cho đàn ông Mỹ ga lăng. Hắn lấy con vợ này, là lần thứ ba rồi đấy! Con vợ nào đi chợ về là hắn cũng săn be cứ hôn chùn chụt, honey ! honey !, ra chiều thương vợ và chung tình lắm. Hai vợ chồng hắn sang nhà mình chơi ăn tối, hắn lịch sự kéo ghế cho vợ ngồi, dùng những cử điệu, vuốt ve ra chiều cưng vợ hết ý, khoe khoang tặng vợ hết món qùa này đến món qùa khác. Nhưng hắn đã thay tới ba đời vợ rồi đấy !!!!

“Còn chồng của em đây này, tuy có gia trưởng một tí nhưng cũng biết thế nào là bổn phận và trách nhiệm, chung thủy suốt bao nhiêu năm suốt ngày quanh quẩn ở xó nhà. Cầy ruộng khô cứ trợn cả mắt. Đấy em ngon thì kiếm thử thằng Mỹ cho biết mặt.” Chẳng hiểu sao hôm đó tôi vùng lên nói hăng thế.

Ấy nhờ vậy như gáo nước lạnh tạt vào mặt Nàng. Hình như bà vợ tôi biết gương trước mắt. Đàn ông Mỹ không chung thuỷ hay thay đổi mà Nàng bớt lên mặt với Tôi.

Cô ấy như tỉnh ra, và đã thay đổi rất nhiều. Bây giờ Nàng hiền hậu như xưa, cúc cung tận tụy với chồng con, hết dám lên mặt. Nhưng Tôi cũng đã phải cố gắng thay đổi để sống cho phù hợp, nhưng vẫn giữ lại tính cách chung thuỷ của đàn ông Việt.

st.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 12/Apr/2024 lúc 8:46am

Chiếc Xe Thổ Mộ

5114%20ChieXeThoMoMienThuy

       Mùa thu năm 2012 tôi trở về Việt Nam thăm gia đình. Dịp này tôi gặp lại 2 người bạn học từ những ngày xa xưa lắm. Khi đó chúng tôi 3 người thuộc nhóm học sinh tập tễnh viết thơ văn để kịp đăng trên tờ bích báo của trường sắp ra mắt số đầu tiên. 2 bạn viết truyện vui và truyện tuổi học trò; còn tôi làm thơ... tình. Sau rất nhiều năm xa cách, bây giờ gặp lại 2 bạn và được 2 bạn khuyến khích, tôi quyết định, 3 tuần cuối cùng tôi sẽ không đi ra khỏi thành phố vào 2 ngày thứ bảy và Chúa nhật. 2 ngày này tôi sẽ có mặt tại quán café Ngọc Hân số 41 đường Lê Quý Đôn Quận 3 Thành phố Sàigòn. Tôi có mặt tại quán café từ 7 giờ 30 sáng đến 11 giờ trưa. Tại đây tôi sẽ được gặp những nhà văn đã lớn tuổi của Sàigòn cũ. Và, đó cũng là những người đàn anh của 2 bạn. Qua những nhà văn này, tôi sẽ được chỉ dẫn để có thể tạo ra thật dễ dàng rất nhiều cốt truyện hấp dẫn để viết về thế giới tâm linh. Tôi không muốn những gì tôi viết sẽ để lộ sự non nớt chưa có tay nghề, hoặc, không đáp ứng được nhu cầu của độc giả.

       Nhớ lại những tháng ngày “chân ướt chân ráo” mới đến định cư tại Vương Quốc Hòa Lan, tôi đã tiếp tục làm thơ. Thơ của tôi được đăng trên các báo của người Việt bên Mỹ, cùng báo Việt Nam Nguyệt San của Cộng Đồng Người Việt Nam Tỵ Nạn Cộng Sản tại Hòa Lan, và trên tạp chí điện tử Cái Đình. Tôi chưa từng viết truyện ngắn bao giờ. Bây giờ tôi muốn kết hợp thơ cùng truyện ngắn về thế giới tâm linh. Và, tôi tin tôi cũng sẽ thành công và cũng sẽ được độc giả khắp bốn phương... cùng độc giả tại Hòa Lan đón nhận.

       Hôm nay là ngày chúa nhật, tôi còn 8 ngày ở Việt Nam. Sáng hôm nay tôi đến quán nhưng không gặp 1 người anh nào có mặt. Vì là ngày chúa nhật nên quán đông khách quá. Tôi thất vọng nhưng quyết định sẽ chờ. Nhìn quanh từ trong quán ra đến ngoài sân, tôi thấy không còn bàn nào trống cả. Tôi định đi loanh quanh đâu đó một chút rồi quay lại. Thì, tôi thấy 1 người đàn ông lớn tuổi ngồi một mình bên cái bàn nhỏ mà tôi có thể xin ngồi cùng. Tôi đi đến và hỏi:

- Thưa bác, cháu có thể ngồi đây được không bác?

       Người đàn ông không nói mà chỉ gật đầu. Tôi kéo ghế và ngồi xuống. Tôi để quyển truyện lên bàn và gọi ly café sữa đá. Trong khi chờ café đem ra, tôi mở quyển truyện ra để đọc tiếp. Quyển truyện tôi đang đọc có tựa: “Liêu Trai Chí Dị” của tác giả Bồ Tùng Linh. Tôi đọc quyển truyện này vì tôi muốn xem cách viết, cách tạo cốt truyện của ‘lão tiền bối’ này ra sao.

       Tôi vừa thoáng nhìn thấy ông khách ngồi đối diện tôi nhếch môi cười. Một nụ cười như chế nhạo tôi? Hay có ý nào khác thì tôi chưa biết. Quyển truyện tôi đang đọc mà 2 người bạn của tôi cho là truyện tầm thường. Nên, nụ cười của ông đã làm cho tôi cảm thấy chút khó chịu.

Thật bất ngờ, ông lên tiếng nói với tôi làm cho mọi ý nghĩ không đúng về ông vụt trôi qua thật nhanh:

- Lâu lắm rồi tôi mới thấy lại quyển truyện này.

       Câu nói của ông cho tôi biết, ông không lạ gì với quyển truyện tôi đang đọc. Tôi muốn biết ông nghĩ thế nào về nội dung quyển truyện. Tôi hỏi:

- Bác... có lẽ bác cũng đã đọc qua những truyện trong sách này rồi, phải không bác?

Ông gật đầu và nói:

- Quyển truyện cô đọc, tôi đã đọc từ... từ khi cô còn là cô bé... tắm truồng dưới mưa. Những truyện ngắn trong quyển đó kể ra cũng không tệ mà cũng không có gì gọi là đặc sắc cả. Vừa nhìn thấy quyển truyện thì tôi... cười vì tôi nghĩ, nếu tôi biết viết văn tôi sẽ viết truyện về thế giới tâm linh, thì truyện của tôi sẽ... sẽ... “được” hơn truyện của Bồ Tùng Linh nhiều lắm. Một con... ma nữ hiện lên làm người thật 100%. Con... ma nữ đó và tôi... ly kỳ lắm cô à.

       Nhìn ông nói, tôi tin ông nói thật. Tôi nghĩ, phải làm sao để ông chịu kể câu chuyện có thật và đã xảy ra với ông thì đúng là tôi... “đang buồn ngủ mà gặp được chiếc chiếu hoa.” Tôi đang muốn tìm đề tài để viết cho có cái gọi là tác phẩm đầu tay. Tôi nói như van xin ông:

- Thưa bác, cháu từng làm thơ, nhưng, hiện nay cháu đang tập sự viết văn. Cháu muốn viết truyện ngắn về thế giới tâm linh. Nếu bác đồng ý kể câu chuyện thật đã xảy ra với bác, cháu sẽ mang ơn bác nhiều lắm. Cháu muốn có... tác phẩm đầu tay để làm kỷ niệm. Cháu mong bác đừng từ chối.

Và, người đàn ông mà tôi gọi là bác, đã nhìn ngay mắt tôi rồi lại... nhếch môi cười. Ông hỏi:

- Cô nói cô từng làm thơ à! Thế... bút hiệu của cô là gì?

- Dạ thưa bác, là Miên Thụy ạ.

Ông không... nhếch môi cười mà lại cười thành tiếng thật lớn. Ông nói làm cho tôi ngạc nhiên, làm cho tôi hãnh diện và vui mừng vô cùng. Ông nói:

- Ô! Thế ra... cô là nhà thơ Miên Thụy ở Hà...ở Hòa Lan đấy à! Thơ của cô hay lắm. Thơ của cô tình cảm và mượt mà lắm. Bút hiệu Miên Thụy rất hay và... cũng đã là thơ đấy. Tôi đã đọc nhiều bài thơ của cô từ trước năm 1975 trên các tờ báo phát hành tại Sàigòn. Sau này tôi đọc thơ của  cô do đứa cháu của tôi cũng đang sống ở Hà... đang sống ở Hòa Lan về thăm ba má nó. Cháu tôi mở internet cho tôi xem và tôi đã đọc thơ của cô trên đó.

- Bác đọc báo nào trên mạng vậy, thưa bác?

- Báo Cái Đình.

Tôi hỏi:

- Cháu của bác cũng viết bài…?

- Không. Cháu tôi chỉ là độc giả thôi. Nhưng nó rất thích thơ văn.

       Ông ngưng nói và cầm ly lên uống hớp café cuối cùng còn trong ly. Tôi hồi hộp chờ đợi để được nghe câu chuyện... ma có thật. Sau khi ông uống xong hớp café, ông từ từ rót nước trà vô ly rồi chậm rãi ông nói và ông kể câu chuyện dài có thật của chính ông cho tôi nghe:

“Cô Miên Thụy à! Câu chuyện mà tôi sắp kể là chuyện thật 100% đã xảy đến với tôi, tuy không rùng rợn,không làm tôi phải bị đứng tim; nhưng, rất đặc biệt đối với tôi vào những năm xa xưa lắm cô Miên Thụy à. Đó là vào cái thời mà vùng ven Sàigòn còn nhiều ruộng lúa, còn nhiều sông rạch và ao hồ; cũng như còn nhiều thú dữ. Đó là cái thời mà tôi mới lớn; thời mà tóc tôi còn xanh và tình tôi còn nồng vì đang độ tuổi yêu cuồng nhiệt. Thế rồi... thế rồi cách nay gần 1 tháng. Chính xác đó là ngày 13 tháng 9 năm 2012, khi đó tôi đang trên đường đi đến quán café này. Tôi vừa bước chân vô trong quán, tôi đã giật mình khi nhìn thấy người thiếu nữ có đôi con mắt thật đặc biệt đang ngồi trong góc quán và... nhìn tôi.” Bác ngưng kể và chỉ tay đến cái bàn trong góc bên tay phải của tôi và nói tiếp: “Người thiếu nữ ngồi đó và nhìn tôi đến không chớp mắt. Cô gái nhìn tôi như thể cô muốn thôi miên tôi vậy, buộc tôi phải nhìn lại cô. Và, tôi đã nhận ra cô là người mà tôi đã gặp qua lần trước đó. Lần này là lần thứ hai tôi gặp lại cô. Lần trước, cách chỉ 1 ngày, khi đó tôi cũng đang đi bộ từ nhà đến quán café này và thấy cô ta đang đứng trước cổng Công Viên Tao Đàn. Cô gái đứng đó như thể cô đang chờ đợi người nào đó sẽ đến với cô. Có một điều lạ là, đôi mắt của cô như có 1 sức thu hút, như có 1 ma lực mạnh mẽ buộc tôi phải nhìn ngay mặt của cô; mặc dù tôi rất ngại nhìn những cô gái trẻ.

       Đôi mắt của cô, dù tôi chỉ nhìn thoáng qua thôi, nhưng, tôi có cảm nhận đôi mắt đó là của người tôi từng quen biết. Tôi sợ có người thấy tôi nhìn cổ cách quá sỗ sàng và sẽ cho tôi là... “già rồi mà còn ham gái trẻ”. Già hết xí quách rồi mà còn muốn... tò tí te; muốn gặm cỏ... măng. Một ông già 82 tuổi, răng cỏ chỉ còn đúng 3 cái... đang lung lay chưa biết giờ phút nào nó sẽ vĩnh biệt cái miệng của tôi. Hơn nữa tôi ăn mặc lại tuềnh toàng như ông già nhà quê... thì còn ham muốn gì nữa mà nhìn gái trẻ chứ. Phải vậy không cô Miên Thụy?”

       Tôi chỉ biết mỉm cười chứ không dám có ý kiến. Bác kể tiếp: “Cô gái vẫn ngồi đó và vẫn đang nhìn ngay tôi. Nhưng, hai tay của cổ lại đang mân mê 1 vật mà thoạt nhìn, tôi đã nhận ra ngay đó là chiếc xe thổ mộ – chiếc xe có 1 con ngựa kéo để chở hàng hóa và chở người rất thông dụng vào những năm của thập niên 40-50 của thế kỷ thứ 20, là thời của tôi khi mới lớn. Nay thì chiếc xe đó đã đi vào quá khứ rồi... cô Miên Thụy à.

       Tôi là khách thường xuyên của quán café này, nên mỗi lần đến đây các nhân viên của quán đã biết “gu” của tôi uống gì rồi. Vì vậy khi tôi ngồi vô ghế chưa được một phút, một cô tiếp viên đã đem đến đặt trên bàn của tôi ly café sữa. Ngồi một lúc, tôi muốn biết cô gái ngồi đó một mình hay với người nào khác, nên tôi quay đầu qua để nhìn cổ. Nhưng, cô gái đã “biến” đi đâu mất tiêu rồi. Trên bàn thì chiếc xe thổ mộ xưa vẫn còn để đó. Đây cũng là điều làm cho tôi phải bị đau đầu. Cô gái không thể đi vô nhà vệ sinh được vì người lao công đang làm vệ sinh mà cửa nhà vệ sinh thì đang mở ra toang hoác. Cô gái đó cũng không thể đi ra khỏi quán được, vì khi cô đi cô phải đi ngang qua trước mặt tôi. Nhân có 1 cô tiếp viên đi ngang qua chỗ tôi ngồi, tôi chận cô lại. Tôi vừa chỉ tay về cái bàn có chiếc xe thổ mộ vừa hỏi: “Cô ơi, cho tôi hỏi cô một chút. Cô gái ngồi ở cái bàn kia đi đâu cô có thấy không?” Cô tiếp viên nhìn theo hướng tay tôi chỉ rồi quay lại nói nhỏ với tôi: “Bác ơi. Có lẽ đèn trong quán mờ quá nên làm cho bác tưởng tượng chứ không có ai ngồi ở cái bàn đó đâu bác.” “Ơ... tôi mới nhìn thấy....” “Cái bàn đó không có khách bác à.” Tôi lại chỉ tay về hướng cái bàn và hỏi: “Thế cái xe ngựa... cái xe thổ mộ đó là của ai?” Nghe tôi nói, cô tiếp viên liền đi đến cái bàn đó và cầm chiếc xe thổ mộ lên ngắm nhìn với vẻ ngạc nhiên. Cô tiếp viên liền hỏi cô ngồi ở quầy tính tiền: “Bàn này có khách không chị?” Người kia lắc đầu. Thấy vậy tôi ngoắc cô tiếp viên lại và cầm cái xe thổ mộ rồi cũng nhìn ngắm thật kỹ. Chiếc xe và con ngựa được làm bằng cây và đánh vẹc-ni bóng loáng. Tôi nhìn thấy bên hông chiếc xe có ghi ngày tháng và năm, 13/9/1947. Tôi định đưa chiếc xe lại cho cô tiếp viên thì, ngay lúc đó tôi bỗng giật nẩy cả người lên. Mồ hôi trong người tôi liền tuôn ra như thể tôi đang ở trong phòng tắm hơi vậy. Tôi vội vàng nhìn lại những con số một lần nữa cho chắc chắn. Tôi ngước nhìn nhanh lên tấm lịch treo tường, tờ lịch của ngày hôm đó cho tôi thấy là 13-9-2012. Tôi hoảng hốt khi vừa nhớ ra khuôn mặt của cô gái mà tôi đã gặp tổng cộng 2 lần là người nào rồi. Tôi lại nhìn chiếc xe thổ mộ đến không chớp mắt. Mặt của tôi lúc đó chắc chắn phải nhợt nhạt lắm vì mồ hôi cứ chảy dầm dề từ trên trán xuống làm cho cả hai con mắt bị cay sè. Tôi như người bị mê sảng nên lảm nhảm nói đi nói lại chỉ một câu với cô tiếp viên: “Trời ơi cô ơi! Vậy là tôi sắp chết rồi. Trời ơi là trời! Tôi sắp chết rồi..cô ơi!”

       Tôi liền đứng lên và bước đi ra khỏi quán đến quên cả uống café và quên trả tiền ly café. Có lẽ cô tiếp viên của quán cũng ngạc nhiên khi nghe tôi nói lảm nhảm... mà chắc chắn cô không hiểu gì cả. Tôi đi ra khỏi quán và đi thật lẹ về nhà. Khi tôi bước chân vô hẳn trong nhà, tôi liền nằm vật ra giường. Và, câu chuyện về chiếc xe ngựa – chiếc xe thổ mộ của những năm xa xưa lắm, đang như cuốn phim hiện ra từ từ và thật rõ ràng trong cái đầu của tôi....

*****

       Đã 4 tháng trôi qua kể từ ngày ba mẹ tôi dọn về ở trong khu đồng ruộng vắng vẻ vùng Đa Kao này. Chung quanh khu nhà tôi, tôi đếm được chỉ có 8 căn nhà và tổng cộng có 21 nhân khẩu. Thời gian đó toàn thành phố Saigon Gia Định dân cư vẫn còn rất thưa thớt, nên ngoài những khu trung tâm thị tứ ra, những vùng chung quanh phần nhiều vẫn còn là những khu hoang vắng với đầm lầy và ruộng lúa cùng sông ngòi chằng chịt. Tôi là con trưởng trong gia đình có 4 người em. Năm đó, năm 1947 tôi đã 17 tuổi nên, tôi cũng muốn phụ giúp gia đình bớt gánh nặng trong sinh hoạt thường ngày. Tôi đã nhờ bạn bè kiếm giúp tôi một chỗ dạy kèm cho trẻ em vào buổi chiều. 1 ngày kia tôi được bạn bè giới thiệu 1 công việc đúng như ý muốn, dạy kèm cho 2 anh em ruột còn nhỏ nhà ở vùng Phú Nhuận. Ngày đầu đến nói chuyện,tôi không giấu nổi vẻ thất vọng khi được cho biết công việc chỉ bắt đầu vào lúc 7 giờ tối và kết thúc lúc 9 giờ 30. Thất vọng là vì nơi mà tôi mỗi tối đến dạy kèm cách nhà tôi cũng khoảng 6 cây số mà lại là khu vực quá vắng vẻ. Căn nhà tôi sẽ dạy kèm nằm cách cánh đồng trồng lúa khoảng hơn trăm thước và nằm sau dãy nhà mặt tiền ở con đường chính. Con đường chính từ ngã tư dẫn đến chợ Phú Nhuận không có, hoặc có rất ít xe chạy vào thời gian tôi chấm dứt công việc. Và, nếu phải đi bộ về nhà thì tôi không dám vì đường quá xa và quá vắng vẻ âm u. Thật sự thì tôi cũng sợ ma lắm vì tôi tin có cuộc sống ở bên kia thế giới. Thấy tôi có vẻ lo lắng nên ông bà chủ muốn biết tôi bị những trở ngại gì. Ông chủ hỏi: “Có điều gì không vừa lòng thì cậu cứ nói cho chúng tôi biết... xem sao, may ra chúng tôi có thể giúp cho cậu.” Tôi nói ngay ra điều tôi lo sợ: “Dạ, kính thưa hai bác, 9 giờ rưỡi thì trễ quá vì cháu không có phương tiện để di chuyển...”

       “Chuyện đó cũng không có gì làm cậu phải lo lắng lắm đâu. Ngay ngã tư Phú Nhuận có bến xe ngựa. Nếu cậu đồng ý công việc và điều kiện thì chúng tôi sẽ chịu luôn tiền xe cho cậu. Cậu cứ hỏi xem giá cả như thế nào rồi cho chúng tôi biết.” “Cháu cám ơn sự ưu ái của hai bác. Như vậy thì ngày mốt cháu sẽ bắt đầu công việc, cũng như sẽ cho hai bác biết về tiền xe mà cháu phải đi.”

Đi bộ từ nhà ông bà chủ ra đến ngã tư Phú Nhuận, tôi nhìn thấy 1 chiếc xe thổ mộ đã đậu ở ngã tư từ lúc nào rồi. Vị chi tôi mất đúng 6 phút đi bộ từ chỗ làm việc ra đây. Thấy tôi nhìn chiếc xe, người xà ích già lên tiếng mời chào: “Cậu đi về đâu... cậu?” “Về Đa Kao... bao nhiêu bác?” “Dạ, 4 cắc.” Nhìn thấy trong xe không có khách nên tôi hỏi: “Còn bao lâu nữa thì chạy vậy bác?”

          “Dạ, cứ đúng 10 giờ 30 dù có hay không có khách tôi cũng chạy cậu à. Vì đó là chuyến cuối cùng.” “Mỗi đêm đều đúng giờ như vậy hả bác?” “Dạ, đúng vậy.” Đường xá Sàigòn vào những năm cuối của thập niên 1940 còn rất vắng vẻ, cả ban ngày cũng vậy. Xã Phú Nhuận thời gian đó thuộc vùng ngoại ô. Đường thì có trải nhựa và rộng thênh thang nhưng rất ít xe cộ chạy qua lại trên đường. Người bộ hành cũng rất ít. Mỗi đêm tôi đi bộ từ nơi làm việc ra đến bến xe thổ mộ luôn luôn cũng chỉ một mình tôi chứ tuyệt nhiên không thấy một người nào trên đường. Thảng hoặc, tôi mới thấy 1 chiếc xe chạy qua. Nhà ở hai bên đường Paul Blanchy – Võ Di Nguy sau này – từ ngã tư Phú Nhuận lên đến chợ Tân Định thì hầu hết sau 9 giờ đều đã then cài cửa đóng. Những cây đèn điện ở hai bên đường không đủ soi sáng lắm, nhất là khoảng từ chợ Phú Nhuận lên đến cầu Kiệu. Có lần tôi đã nghĩ quẩn là, nếu chẳng may có 1 bọn cướp ra chận chiếc xe thổ mộ bắt người xà ích và tôi lôi vô con hẻm để khảo của thì cũng chẳng ai dám đến cứu chúng tôi. Cảnh sát chưa chắc đã dám đến can thiệp nữa nói chi đến người dân. Có những lúc tôi cũng sợ khi nghĩ vu vơ về những chuyện ma quỉ hiện ra nhát người đi đường mà tôi thường được nghe ba má tôi kể lại, cũng như đã đọc trong những quyển truyện. Nhưng, tôi vội gạt những ý nghĩ đó ra khỏi đầu ngay. Tôi không muốn tự mình nghĩ ngợi huyễn hoặc rồi làm cho mình nhút nhát lo sợ vu vơ. Từ đêm đầu tiên cho đến đêm hôm nay, đã 2 tuần trôi qua rồi, nhưng cũng chỉ một mình tôi là khách duy nhất của chuyến xe thổ mộ cuối ngày. Có đôi lúc tôi nhìn người xà ích từ phía sau lưng và cảm thấy tội nghiệp cho ông. Không biết mỗi ngày ông có bao nhiêu người khách? Cuộc sống quả là quá cơ cực đối với người lao động như ông. Đúng 5 tuần làm việc trôi qua trong êm đềm thì,một đêm kia, thường thì tôi ngồi quay lưng lại với người xà ích và để 2 chân được thòng xuống cái bàn đạp dùng để cho khách bước lên xe, tôi đang nhìn trời và cảnh vật hai bên đường, mặc dù cảnh vật vẫn giống như mọi đêm, nghĩa là ở những nơi có đèn đường thì còn sáng, chứ từ chợ Phú Nhuận lên đến cầu Kiệu thì không. Đột nhiên chiếc xe thổ mộ từ từ chạy chậm lại. Tôi quay nhìn ra phía trước thì thấy có người đứng bên đường đang đưa tay đón xe. Tôi chuyển chỗ ngồi và tránh qua một bên thì cũng vừa lúc người xà ích lên tiếng: “Cô về đâu cô?” “Qua khỏi cầu Kiệu bao nhiêu tiền hả bác?” “Dạ, 2 cắc cô ạ.” Khách là cô gái mặc áo dài trắng mà quần cũng trắng.Chỗ cô gái đứng đón xe không có ánh đèn đường nên tôi không nhìn thấy được rõ mặt. Cô gái thoáng nhìn tôi với cử chỉ hơi lúng túng khi cô tìm cách bước lên xe. Cái bàn đạp có hơi cao. Nhưng, vì hai tay của cô đang ôm mấy quyển sách nên cô chưa biết phải làm sao để bước lên. Thấy vậy tôi nói: “Cô đưa mấy quyển sách tôi cầm giúp cho.” Sau khi đưa mấy quyển sách cho tôi, cô gái đặt một chân lên cái bàn đạp và tay cô cầm cái vịn tay rồi leo lên ngồi cạnh tôi. Nghĩa là cô cũng để hai chân thòng xuống chỗ bàn đạp. Có lẽ cô gái không muốn ngồi hẳn vào bên trong xe vì như vậy hai chân của cô phải bị co lại. Tôi rất vụng về trong giao tiếp với phái nữ. Có thể nói là chưa bao giờ tôi có dịp trò chuyện thân mật với một cô gái nào cả. Tuy đang là ban đêm và trời lạnh, nhưng tôi cảm thấy mặt của tôi nóng bừng lên, và, khi xe chạy ngang qua chỗ có ánh đèn điện tôi liếc nhìn thật nhanh mặt của người con gái để nhận ra là, nàng rất đẹp. Đẹp lắm! Tuổi của cô gái có lẽ cũng bằng tuổi của tôi thôi. Mùi thơm da thịt từ người của cô gái tỏa ra làm tôi ngây ngất và càng làm cho tôi rụt rè hơn. Người con gái từ khi thấy tôi nhìn lén thì từ đó nàng cứ cúi mặt nhìn xuống đường như thể cô muốn tìm kiếm vật gì đó dưới đường. Cô gái luôn ôm mấy quyển sách sát vô ngực như thể cô muốn những quyển sách đó luôn được sưởi ấm từ người của cô. Thỉnh thoảng cô gái cũng có ngước mặt lên một chút và rồi lại nhìn xuống mặt đường ngay. Mỗi lần chiếc xe thổ mộ nghiêng qua nghiêng lại vì mặt đường gập ghềnh rồi sự đụng chạm giữa cô và tôi làm cho cô giống như con giun vậy. Cô co hai chân lên và thân mình thì muốn thu nhỏ lại để... ẩn mình. Những lần như vậy tôi chỉ biết nói lí nhí trong miệng hai tiếng xin lỗi mà tôi không biết cô nàng có nghe được hay không.Xe vừa chạy lên giữa cầu thì cô gái quay đầu lại nói với người xà ích: “Ngừng ngay dốc cầu bên kia nghe bác.” Sau khi trả tiền, cô gái bước xuống xe rồi thoăn thoắt đi xuống những bực thềm để đi vô xóm nhà mà tôi cố giương hai con mắt lên cho thật lớn để nhìn theo chiếc áo dài trắng của cô cho đến khi mất hút. Gần chỗ cô gái mất bóng, tôi nghe nói nơi đó có ‘bãi tắm ngựa’ của quân đội Pháp nên tôi không nhìn thấy căn nhà nào cả. Đêm tối... mù mù như vậy mà cô gái bước đi thoăn thoắt như vậy chứng tỏ cô đã quá quen đường lối đi trong đêm tối. 3 đêm kế tiếp, cũng đúng tại địa điểm cũ, cũng người con gái mặc áo dài trắng, cũng ra đón xe và người xà ích cũng lập lại lời mời khách như ông đã từng mời tôi và cô gái lần đầu tiên. Ngày mai thứ bảy cuối tuần tôi được nghỉ. Nhưng, ông bà chủ muốn mời tôi ăn bữa cơm với gia đình. Nếu không vì muốn gặp lại cô gái cùng đồng hành 4 đêm liền thì tôi đã từ chối, vì công việc ở nhà và bài vở ở trường quá nhiều. Cả ngày thứ bảy tôi cứ nhớ mãi về người con gái cùng đồng hành trên một đoạn đường ngắn ngủi và tự hỏi, nàng làm gì và từ đâu đi ra đón xe vào thời điểm mà trên đường gần như hoàn toàn không còn một người bộ hành nào qua lại. Hay... cũng có thể lắm. Có thể cô gái cũng đi dạy kèm như tôi chăng? Rõ ràng cô gái có ôm một chồng sách giống như tôi vậy mà. Nhưng, cô gái trú ngụ ở căn nhà nào trong cái khu còn đầy ruộng nước hoang vắng mà cách phục sức của cô thì lại quá sạch sẽ với cái áo dài trắng tinh? Chắc chắn cô gái không thể là... tôi vội xua đuổi ý nghĩ kinh dị vừa thoáng qua trong đầu và tin rằng cô gái không thể là người của cõi âm hiện lên với mục đích... để chọc ghẹo, để nhát tôi. Chắc chắn cô gái cũng đang dạy học như tôi vì tối nay thứ bảy mà cô gái không ra đón xe như 4 hôm trước tức là tôi đã nghĩ đúng. Và, đúng như tôi đã suy đoán, tối thứ bảy hôm đó cô gái không ra đón xe. Tối ngày thứ hai đầu tuần bà chủ cho tôi về sớm 1 tiếng rưỡi vì lũ trẻ sẽ được bà đưa đi đâu đó. Được về sớm hơn 1 giờ, tôi thả bộ ra ngã tư Phú Nhuận. Người xà ích và chiếc xe thổ mộ chưa đến. Thời gian còn hơn cả tiếng đồng hồ nên tôi đi dọc theo đường Võ Di Nguy để nhìn ngắm các cửa tiệm. Ngay tại ngã tư phía tay trái tôi hướng về cầu Kiệu có 1 vườn ươm cây rất lớn hiện đã đóng cửa. Đối diện phía bên kia đường là nhà may Âu phục Bảo Toàn mà tôi định đến kỳ lương tôi sẽ đến đó may vài bộ... hiện cũng đã đóng cửa. Xa hơn 1 chút là ngã ba đường chưa được trải nhựa và rất nhỏ. Xa hơn 1 chút nữa có ngôi trường làng tên Võ Tánh. Sát ngay bên phải ngôi trường là tòa nhà của Hội Đồng Xã PhúNhuận mà tôi thấy có 1 người lính đứng gác phía trước cổng. Xa hơn chút nữa về phía bên trái có 1 khu đất rộng lớn mà người ta đang xây rạp chiếu phim mà ông bà chủ của tôi đã có nói cho tôi biết, đồng thời ông bà cũng nói là sau khu đất rộng lớn đó là khu nhà của nông dân sinh sống bên những cánh đồng lúa chạy dài đến khu nhà của ông bà. Phía trước khu đất rộng, bên kia đường có 1 cái đình mà tôi không biết tên vì nơi đó không có ánh đèn. Phía trước đình có 1 cái phông tên nước mà giờ này vẫncòn nhiều người đến gánh nước. Đi thêm 1 quãng nữa tôi đã đến chợ Phú Nhuận. Giờ này dĩ nhiên chợ cũng không còn buôn bán nên vắng tanh và tối thui. Từ chợ Phú Nhuận đến cầu Kiệu, hai bên đường là hai dãy nhà lá, nhà tôn nhưng không có căn nhà nào có ánh đèn. Phía sau những căn nhà đó cũng là những cánh đồng ruộng mênh mông nước. Bất chợt tôi nhìn về phía xa xa nơi mà đã 4 đêm có người con gái cùng tôi trên chiếc xe thổ mộ. Tôi nghĩ người con gái có lẽ giờ này cũng đang ngồi đâu đó trong các căn nhà ở khu đó và đang dạy kèm cho mấy em nhỏ. Nhìn đồng hồ thấy đã gần đến giờ nên tôi quay trở lại ngã tư Phú Nhuận.

       Từ xa tôi đã thấy chiếc xe thổ mộ đậu sẵn tự bao giờ. Người xà ích có lẽ quá mệt suốt một ngày lao động nên ông nằm ngã lưng ra sàn xe và chân này gác lên lên chân kia còn cánh tay phải đang vắt ngang trán. Người xà ích già có lẽ đang ngủ. Con ngựa thì thỉnh thoảng co cái chân trước lên rồi nhịp nhịp xuống mặt đường như thể nó đang bực bội vì phải đứng yên một chỗ quá lâu. Đêm nay, với sự háo hức trong lòng mong được gặp lại người con gái đi cùng trên chiếc xe trong mấy đêm qua thì chiếc xe thổ mộ đã bình thản chạy qua địa điểm nơi có người con gái vẫn thường đứngđón mấy đêm trước. Tôi cảm thấy hụt hẫng, cảm thấy buồn như vừa bị mất một vật rất quý. Tôi quay nhìn ông xà ích nhưng gương mặt của ông vẫn bình thản như những ngày qua. Ông cầm dây cương và mặt nhìn thẳng về phía trước như không cần phải thắc mắc làm gì đến việc thiếu vắng một người khách quen đêm nay.

       Đêm hôm nay khi tôi vừa ra đến chiếc xe thổ mộ thì trời cũng vừa bắt đầu rơi những giọt mưa nhỏ xuống trần gian; những giọt mưa đầu mùa. Tôi uể oải bước lên xe và ngồi co chân trong lòng xe vì tôi không muốn đôi giày bị ướt. Tôi dựa đầu vào thành xe và nhắm mắt lại. Tiếng vó ngựa vẫn nhịp đều trên mặt đường và cái âm thanh ‘lộp cộp lộp cộp’ nghe quen tai mà mọi khi tôi rất thích. Nhưng, đêm nay tôi cảm thấy cái âm thanh đó nó làm phiền tôi vô cùng.Tôi nhắm mắt lại nhưng trong cái đầu của tôi lại cứ nghĩ về cô gái. Chiếc xe ngựa bỗng từ từ giảm tốc độ làm cho tôi giựt mình và ngồi thẳng người lại. Tôi ngoái cổ nhìn về phía lề đường vì biết chắc người xà ích cho con ngựa giảm tốc độ để đón người khách mà tôi đang mong đợi. Tôi vui mừng quá đỗi. Vui như lúc còn bé đón mẹ đi chợ về vì biết chắc sẽ được mẹ mua cho cái bánh hoặc cái kẹo. Người con gái kia sẽ không cho tôi bánh hay kẹo, nhưng, đích thật sẽ cho tôi niềm vui và hy vọng. Cô nàng có vẻ lúng túng vì không biết phải ngồi như thế nào vì trời đang mưa thì, tôi đã lẹ làng ngồi ra phía ngoài như tôi vẫn thường ngồi để chỗ cho cô nàng ngồi được rộng rãi. Khi người xà ích chuẩn bị cho con ngựa cất vó chạy thì cô nàng lên tiếng nói khơi khơi, nhưng chắc chắn là nói cho người xà ích và tôi cùng nghe: “Cả tuần nay... bị cảm mà bây giờ lại gặp mưa nữa... Xui xẻo quá!” Ôi chao, giọng nói của cô nàng nghe sao mà nhẹ nhàng nghe sao mà vi vút giống như cơn gió nhẹ thoảng qua tai. Giọng nói sao mà ngọt còn hơn cả mật ong, ngọt hơn cả mía hấp nữa; tuy cô nàng đang bị cảm như cô nàng vừa cho biết. Tôi quay nhìn qua phía cô nàng nhưng cô nàng đang hướng mặt nhìn về phía trước. Cơ hội đang có. Dịp may sẽ không đến... hai lần nếu như tôi không lên tiếng về những gì đã ấp ủ trong lòng cả tuần qua thì sợ sẽ không còn dịp nữa. Và, thế là tôi hít một hơi cho không khí vào đầy 2 cái lá phổi rồi... rụt rè lên tiếng nói:

       “Cô... cô nên cầm theo cái áo mưa...” Rõ ràng là tôi vừa thốt ra một câu thật hết sức vô duyên. Chính tôi cũng không ngờ có cơn mưa bất chợt đến như đêm nay để đem theo áo mưa thì làm sao cô nàng biết trước được mà đem theo chứ. Nhưng, thật may mắn là cô nàng lại nở nụ cười và nói: “Em... em cũng không ngờ đêm nay lại có mưa.”Tôi nhìn cô nàng và muốn mở miệng ra nói, nói bất cứ chuyện gì nhưng, cái “hột thị” quái ác nó cứ nằm ngay cổ họng làm cho tôi cứ trơ hai con mắt ra nhìn cô nàng mà trong lòng xao xuyến... mà vẫn không thốt ra được lời nào. Cô nàng có nụ cười quá xinh với hai hàm răng trắng muốt và thật đều. Dưới ánh sáng của những ngọn đèn đường hắt vào trong xe làm cho gương mặt của cô nàng thoáng ẩn thoáng hiện trông thật thanh tú và thật huyền ảo. Hai hàm răng của cô nàng trắng tinh. Tôi không biết cách nào để bắt chuyện nên hai bàn tay cứ hết chắp vô với nhau rồi lại xoa xoa vô với nhau như thể là đang bị lạnh vậy.Sự im lặng thật dài, thật lâu, chỉ nghe tiếng vó ngựa gõ đều đều trên mặt đường giữa đêm khuya vang lên. Phút chốc chiếc xe thổ mộ đã lên đỉnh cầu và đang đổ dốc. Người xà ích đang ghìm cương để chiếc xe từ từ dừng lại. Tự nhiên tôi buột miệng: “Cô hãy đi mau về nhà kẻo ướt. Tôi xin được trả tiền xe đêm nay giúp cô.” Một lần nữa, cô nàng nhìn tôi và nở nụ cười thật tươi đồng thời cô nàng cũng lí nhí nói 3 tiếng cám ơn anh, rồi bước nhanh xuống những bực thềm dẫn vô khu nhà tối tăm không có đến một chút ánh sáng chiếu rọi đến....

       Từ phía xa tôi đã nhìn thấy cô nàng đứng ngay chỗ đón xe mỗi đêm. Tự nhiên trái tim của tôi cứ đập liên hồi và đập thật mạnh. Cô nàng nhìn tôi gật đầu chào và đồng thời cũng ban phát cho tôi nụ cười. Mãi một lúc sau tôi mới mở được miệng ra nói: “Có lẽ... cô cũng đi dạy ở gần chỗ cô đứng đón xe?” “Dạ, đúng vậy anh à. Sao... anh biết hay vậy?” “Tôi chỉ đoán...mò vậy thôi. Tôi... Tôi cũng đang dạy kèm cho mấy em ở khu ngã tư Phú Nhuận nên... Tôi xin tự giới thiệu, tôi tên Ngọc.” “Ô, vậy ra anh Ngọc và em có cùng một công việc giống nhau. Mình là đồng nghiệp anh Ngọc há.” Tôi liền đổi cách xưng hô: “Nhà... em ở... ở dưới đó hả?” “Dạ, đúng rồi anh. Đi xuống hết mấy bậc thềm rồi quẹo phải sau đó quẹo trái đi theo mé sông đến căn nhà cuối cùng là nhà của em. Em sống với ba vì mẹ em mất lâu rồi. Em tên Thơm. Ban ngày em đi may tới chiều mới về. Ăn cơm xong nghỉ một chút là em lại đi đến gần chỗ mà em thường đứng đón xe. Em dạy kèm cho hai em bé gái.”

“Còn bến tắm ngựa...” “Qua khỏi nhà của em một đoạn ngắn là đến “bến tắm ngựa”… anh à.”

Xe đã đến chỗ mà Thơm phải xuống. Thơm nhoẻn miệng cười và nói lời từ giã: “Hẹn anh Ngọc đêm mai… mình gặp lại. Cám ơn anh Ngọc đã trả tiền xe cho em hôm qua. Hôm nay anh Ngọc để em được tự trả nghe anh.” “Không đáng bao nhiêu mà... Thơm. Em cứ đi về đi. Chúc em ngủ ngon... em nhé.” “Cám ơn anh Ngọc nhiều lắm. Em... muốn mời anh Ngọc đến nhà em cho biết nhưng... em ngại vô cùng vì nhà em nghèo quá.”

       “Được em mời đến nhà là quý lắm rồi. Gia đình anh cũng đâu phải thuộc loại giàu có sang trọng gì mà dám chê ai.” “Vậy anh cứ hỏi trước... ông xe ngựa xem có chịu chờ để đưa anh về không thì đêm mai em mời anh đến nhà cho biết nhà. Thôi bây giờ em về nghen. Chúc anh Ngọc ngủ ngon.”.....

       Tôi lẽo đẽo đi theo sau Thơm như cái bóng. Tôi đi theo phía sau Thơm là vì đường đi nhỏ mà lại quá tối. Đoạn đường bằng đất nên có nhiều chỗ “gồ ghề”. Thơm vừa vấp vào 1 vật gì đó nằm trên đường và như muốn ngã chúi về phía trước. Nhưng, tôi đã kịp thời đưa tay ra đỡ lấy người của Thơm. Cánh tay của tôi chạm đến thân thể của người con gái rồi chuyền qua tôi một cảm giác.. lạnh buốt. Tôi thấy thật ái ngại cho Thơm. Vì sao đêm hôm khuya khoắt như thế này mà Thơm lại không cầm hờ theo cái áo lạnh khi mà cô vừa trải qua 1 cơn bệnh kéo dài cũng cả tuần lễ. Tôi vừa nhớ lại là mấy đêm vừa qua, Thơm thường hay ngồi co ro và ôm sát chồng sách vô lòng như để cho hơi ấm không thoát được ra khỏi thân thể của Thơm. Tôi nghĩ và thấy thương Thơm nhiều hơn. Tôi nghĩ là tôi sẽ tặng Thơm cái áo thật ấm và thật đẹp vào đêm mai.Đi hết 1 dãy nhà khoảng 8 căn mà mỗi căn cách nhau cũng có đến...năm mười thước, Thơm dừng lại trước 1 căn nhà ở cuối dãy. Căn nhà khá nhỏ được che chắn chung quanh bằng ván cây mỏng và nóc nhà được lợp lá.Thơm đẩy nhẹ cánh cửa rồi gật đầu với tôi ra hiệu bước theo nàng vô bên trong. Gần ngay cửa ra vô có đặt 1 cái bàn nhỏ, trên bàn đặt 1 cây đèn dầu cũng nhỏ đang cháy leo lét. Kế bên cái đèn là bình nước được đựng trong cái vỏ của trái dừa đã khô; với 4 cái ly nhỏ và được đựng chung trong một cái dĩa bằng nhôm. Sau cái bàn là cái giường được che chắn bởi một tấm màn màu trắng. Phía bên trái là nhà bếp. Cạnh cái bếp có treo 1 cái võng và trên đó có người đàn ông đang nằm mà tôi đoán là ba của Thơm. Thơm lên tiếng khi người đàn ông bỏ chân xuống khỏi võng. “Con có mời anh Ngọc ghé nhà mình cho biết. Anh Ngọc là người đã trả tiền xe cho con mà con đã có kể cho ba nghe rồi đó.” Tôi không thấy rõ được mặt ba của Thơm vì ánh đèn dầu không đủ soi sáng khắp căn nhà. Tôi khoanh tay lại và gật đầu chào đại: “Chào bác ạ.” Thơm nói: “Anh ngồi xuống đó đi. Em pha trà anh uống cho ấm nhé. Em bị lạnh quá. Em sợ bị bịnh quá anh Ngọc ơi.” Trong lúc Thơm nấu nước tôi nói như lo lắng cho Thơm: “Người của em... lạnh lắm. Lạnh cứ như là... vừa trong hầm chứa nước đá đi ra vậy. Em đi làm đêm mà ăn mặc như vậy dễ bị bịnh lắm.” “Em định tới đầu tháng khi lãnh lương, em sẽ mua 1 cái áo lạnh thật dầy chứ mỗi đêm cứ như vầy thì sợ sẽ không kéo dài được lâu.” Niềm cảm xúc trổi dậy trong lòng tôi. Thơm nghèo nhưng thật thà quá. Thơm nói chuyện thật tự nhiên và rất thân tình. Thơm cầm bình nước sôi đến châm vô ấm trà. Thơm rót nước từ trong cái ấm trà ra và mời tôi: “Mời anh Ngọc uống ly nước trà cho ấm. Trời... lạnh quá anh há.” Tôi đón ly nước từ tay Thơm. Bàn tay của Thơm tuy đang cầm ly nước nóng, vậy mà cũng lạnh ngắt. Hớp nước vừa trôi qua cuống họng, tôi liền cảm thấy trong người nóng ran lên như có cả ngàn ngọn lửa đốt bên trong và lòng tôi bỗng rạo rực khi thấy Thơm nhìn tôi với ánh mắt như của người yêu nhìn người tình vậy. Bỗng Thơm đưa cả hai bàn tay... lạnh ngắt về phía tôi mà không nói gì cả. Tôi liền nắm chặt lấy hai bàn tay lạnh như ướp nước đá của Thơm, tôi muốn ôm Thơm vì tôi muốn truyền hơi ấm từ người tôi qua cho nàng. Thơm chỉ tay đến cái giường. Trên giường có một cái gối và cái mền, Thơm nói như mời gọi: “Anh Ngọc lên giường nằm một lúc cho ấm... rồi hãy về.” Tôi làm một cách máy móc mà không một chút nghĩ ngợi nào. Tôi đi đến giường rồi nằm xuống. Thơm bước theo sau tôi và đồng thời Thơm cởi cái áo dài ra. Sau khi treo cái áo, Thơm đứng lên giường.Thơm bước một chân qua người tôi rồi đứng im nhìn tôi. Tôi đang nằm giữa hai chân của Thơm. Hai con mắt của tôi nhìn ngay ngực của Thơm vì Thơm đang cởi cái nịt vú ra. Tôi nhìn thấy rất rõ dưới bên vú trái của

       Thơm có một cái thẹo. Thơm nhìn tôi với ánh mắt như mời gọi. Liền ngay đó Thơm cởi luôn cái quần ngoài và quần lót ra. Thơm nằm xuống bên cạnh tôi. Thơm ôm tôi. Tấm thân trắng nõn nà không còn một mảnh vải che thân và lạnh như tảng nước đá mà giờ đây tôi không còn thấy lạnh nữa, bởi vì toàn thân tôi đang nóng bừng bừng. Tôi hồi hộp đến tim đánh thình thịch và thở dồn dập. Tôi liền ôm chặt lấy Thơm. Tôi hôn lên khắp mặt của Thơm. Tôi hôn lên cái ngực săn chắc của Thơm. Tôi hôn vô vết thẹo dưới vú.. Thơm ghì chặt đầu tôi vô ngực của nàng hơn. Thơm đón nhận những cái hôn của tôi bằng cách hôn lại tôi. Thơm và tôi hôn nhau thật nồng cháy, đồng thời bàn tay của nàng cũng thoăn thoắt cởi bỏ tất cả những gì trên người tôi ra.Trong cơn ngây ngất đê mê tôi đã nói vô tai Thơm những lời xuất phát tự con tim đang yêu say đắm: “Thơm ơi... anh yêu em. Anh muốn chúng mình chung sống với nhau. Anh muốn em và anh chung sống suốt đời... với nhau.” Thơm vẫn siết chặt tôi và thì thầm bên tai tôi những lời mà suốt cả cuộc đời còn lại của tôi, tôi luôn bị ám ảnh đến không bao giờ quên được: “Anh Ngọc à. Hôm nay là ngày 13 tháng 9 năm 1947. Bây giờ là 12 giờ 18 phút. Ngay bây giờ em sẽ trao cho anh cái quý nhất của đời em. Em cũng sẽ trao tặng anh 1 món quà mà không một người nào trên thế gian này có được. Khi thời điểm đến ngày.. anh sẽ phải từ giã tất cả để đi về một nơi hoàn toàn xa lạ, em sẽ đến trước đúng 1 tháng để báo cho anh biết. Khi anh nhìn thấy em và nhìn thấy chiếc xe thổ mộ được thu nhỏ, chiếc xe mà mỗi đêm ba của em vẫn đưa anh về nhà. Anh sẽ hiểu là, thời gian của anh chỉ còn đúng 30 ngày để giải quyết mọi việc. Anh sẽ được em đến đón anh đi cũng đúng giờ này.” Tôi nghe rõ những lời Thơm nói, nhưng, cái đầu của tôi đang như có ngọn lửa đốt cháy bừng bừng nên tôi không hiểu kịp. Tôi muốn hỏi, tôi muốn nói, nhưng tôi lại không thể há miệng ra được. Tôi chưa hiểu tại sao lại có cái hiện tượng lạ lùng như vậy, thì, Thơm kéo tôi nằm hẳn lên người của nàng. Tôi quên hết mọi chuyện khi tôi ôm chặt lấy tấm thân săn chắc của cô gái mới lớn.

       Chúng tôi ôm chặt lấy nhau như hai con Sam... Tôi tận hưởng thân xác của Thơm với các cảm giác vô cùng đê mê ngây ngất. Thơm và tôi buông nhau ra. Tôi chìm ngay vô giấc ngủ thật sâu....3 ngày sau tôi mới trở lại khu đất có căn nhà của Thơm. Khu đất không có căn nhà nào cả. Nhưng... có 2 ngôi mộ nằm cách ‘bãi tắm ngựa’ của lính Pháp khoảng 1 trăm thước. Những người đi làm ruộng buổi sớm mai đã nhìn thấy tôi nằm cạnh bên một ngôi mộ và đã đưa tôi đến bệnh viện.Hỏi thăm rất nhiều người, cuối cùng tôi cũng gặp được 1 gia đình khi xưa sống ngay khu đất đó rất lâu năm, và, nay gia đình đó đã dọn ra ngoài mặt lộ và mở tiệm bán xe đạp. Ông chủ tiệm kể cho tôi nghe về 2 ngôi mộ như sau: “Cô tên Thơm thì tôi... tôi có gặp cô nhiều lần lắm. Ngay chỗ có hai ngôi mộ đó, khi xưa chỉ có 1 gia đình có 2 cha con sinh sống với nhau. Người cha làm nghề chạy xe thổ mộ. Cô Thơm còn đi học. Cô Thơm hiền và rất đẹp. Người dân sống gần đó kể lại rằng, vào một đêm tối... đâu giữa năm 1945, họ nhìn thấy có mấy người lính Nhật Bản đã đến khu đất đó. Mấy người lính Nhật Bản đến ‘bãi tắm ngựa’ của quân đội Pháp lúc đó cũng đã khuya lắm. Đám lính Nhật thấy cô Thơm còn ngồi may vá gì đó nên đã định hãm hiếp cô rồi đổ cho lính Pháp. Nhưng, cô Thơm đã chống cự và rồi cô lấy cây kéo cắt vải tự đâm vô ngực. Vừa lúc đó người cha đi làm về và có lẽ bọn Nhật Bản sợ chuyện đổ bể nên họ giết luôn người cha. Sau khi giết người xong, bọn chúng đốt căn nhà với 2 cái xác bên trong rồi bắn nhiều phát súng như là đang đụng với lính Pháp. Căn nhà đang cháy dở dang thì bất ngờ một cơn mưa lớn đổ xuống và làm tắt đám cháy. Sáng ngày hôm sau, những người đi làm ruộng nhìn thấy xác của hai cha con nhưng chưa bị cháy hết nên họ đã chôn ngay tại nền của căn nhà đó. Ngày đó loạn lạc và người dân còn nghèo khó lắm nên đâu có phương tiện để chôn cất hai cha con cho đàng hoàng được.” Từ ngày đó, tôi đã hiểu vết thẹo dưới vú trái của Thơm từ đâu mà có. Và, cũng từ đó... tự nhiên tôi thích cuộc sống độc thân. Tôi đã sống độc thân cho đến tận ngày hôm nay.Tôi biết thời gian của tôi chỉ còn.. dăm ngày nữa là tôi sẽ từ giã cuộc sống ở cõi tạm này. Lúc mới nhìn thấy lại Thơm và chiếc xe thổ mộ được thu nhỏ trong quán café, tôi đã quá sợ hãi. Nhưng, bây giờ tôi đã hoàn toàn bình tâm rồi. Tôi đã sắp xếp mọi chuyện đâu vào đó cả rồi. Tôi bình thản chờ đón điều sẽ phải xảy đến với tôi. Đã là con người thì ai ai rồi cũng phải một lần chết. Tôi chết trong tâm thái bình an, vì tôi luôn nói và làm những điều phải. Trong khi chờ đón điều sẽ đến, mỗi ngày tôi vẫn đều đặn đến quán này uống café một lần. Nhưng, tôi đã không còn gặp lại Thơm lần nào nữa. Có 1 điều chắc chắn là, chỉ có một mình tôi trên thế gian này là người biết trước đúng tháng đúng ngày và đúng giờ mình từ giã cõi đời... là món quà mà Thơm đã tặng cho riêng tôi. Như vậy, chỉ còn vài ngày nữa là tôi sẽ phải từ giã tất cả để ra đi như Thơm đã nói như vậy với tôi vào cái đêm.. thần tiên của ngày xa xưa lắm. Tôi chắc chắn sẽ được gặp lại Thơm ở bên kia thế giới. Tôi mong và tin tưởng chắc như vậy, cô Miên Thụy à”.

Bất chợt ông hỏi tôi:

- Cô Miên Thụy khi nào về lại bên kia?

- Dạ, thứ hai 15 tháng 10 cháu sẽ rời Việt Nam.

- Hôm nay là ngày chúa nhật 7 tháng 10, tôi còn 5 ngày đến quán café này. Thứ bảy tới là ngày 13 tháng 10 năm 2012. Cô Miên Thụy nhớ đến nhà tôi để... chia buồn với vợ chồng người em út của tôi nhé. Vì, vào lúc 12 giờ 18 phút sáng sớm ngày hôm đó, là đúng ngày giờ tôi từ giã cõi tạm này rồi. Giờ đó là giờ tôi sẽ đi gặp em Thơm yêu quý của tôi.

Ông ngưng kể và lấy cây viết cùng tờ giấy ra và viết địa chỉ nhà của ông lên đó. Ông đưa tờ giấy đó cho tôi và nói:

- Đây là địa chỉ nhà của người em út tôi. Cô Miên Thụy phải đến để được chứng kiến cái chết của tôi... ứng với câu chuyện tôi kể hôm nay là sự thật.Và, rất xứng đáng để cho cô Miên Thụy viết thành truyện ngắn về thế giới tâm linh... có một không hai trên cõi đời này. Tôi tin độc giả người Việt Nam tại Hà... tại Hòa Lan sẽ rất hài lòng và đón nhận “tác phẩm đầu tay’ của cô”.

Topa (Hòa Lan)

Miên Thụy

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/Apr/2024 lúc 10:45am

ĐỨA CON CỦA BIỂN của Trần Trung Đạo, diễn đọc Thanh Phương  <<<<<<

ĐỨA%20CON%20CỦA%20BIỂN%20của%20Trần%20Trung%20Đạo,%20diễn%20đọc%20Thanh%20Phương


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 15/Apr/2024 lúc 10:48am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 17/Apr/2024 lúc 3:24pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 25/Apr/2024 lúc 11:12am

Cái Giá Của 400 Đồng Bạc


Trong thế giới do cộng sản lãnh đạo hầu như không có việc gì lại không thể xảy ra. Tại Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của những người đầu óc không được lành lặn thì những câu chuyện đi ngược lại lương tâm nhân loại lại càng nhiều hơn những nước cộng sản anh em khác. Quá nhiều chuyện vừa khôi hài vừa đáng căm phẫn đã xảy ra trong quá khứ nhưng vẫn tiếp tục xảy ra chừng như thách thức sức chịu đựng của người dân. Câu chuyện mới nhất tại Đầm Dơi, Cà Mau khiến người nghe không thể giữ im lặng. Nếu đứng trước mặt những nhân vật trong câu chuyện này người dân chắc không thể nào kiềm chế để chỉ tay vào mặt những kẻ lộng quyền và ngu dốt cho họ biết thế nào là con người và thế nào là thú vật. 

Bởi tất cả bọn họ là con người nhưng cách hành xử không khác gì thú vật. 

Đầu tháng 2-2020, giáo viên Nguyễn Văn Thanh dạy tại Trường THCS Nguyễn Huân (huyện Đầm Dơi, Cà Mau) đưa con lên Thành phố Cà Mau để nhập học. Trên đường về lại Đầm Dơi, thầy Thanh có ghé dọc đường mua hai hộp khẩu trang giá 130 nghìn đồng/hộp/50 cái. Khi về đến nhà một số học sinh ngỏ ý muốn thầy Thanh chia lại số khẩu trang này và thầy Thanh đã bán 20 cái với giá 3000 đồng một cái. So với giá vốn mỗi khẩu trang là 2600 đồng một cái, thầy Thanh lời được 400 đồng một cái tổng cộng là 8000 đồng.


Tuy nhiên theo sự bày tỏ của thầy Thanh thì thầy không hề tính tới việc kiếm lời. Số tiển 400 đồng đáng lẽ phải thối lại thì lại không có tiến lẻ để thối và vì thấy số tiến 400 đồng quá nhỏ bé nên thầy giữ lại. Tuy nhiên số tiền đáng được gọi là nhỏ lẻ ấy lại làm cho thầy Nguyễn Văn Thanh thất điên bát đảo trong mấy ngày qua.

Trước tiên thầy bị quản lý thị trường áp tải về văn phòng ở đó hạnh họe rằng thầy không phải là pháp nhân có quyền mua bán khẩu trang y tế vì hiện đang xảy ra dịch Covid-19. Việc buôn bán khẩu trang là sai nguyên tắc và thầy Thanh có biểu hiện đầu cơ, gian dối kinh doanh trái phép.

Tiếp theo đó là màn đấu tố thầy Thanh tại cơ quan làm việc. Trường THCS Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi, Cà Mau dưới dự chủ trì của hiệu trưởng đã họp thống nhất kiểm điểm thầy Thanh đã bán khẩu trang y tế không đúng giá quy định. Kết quả, các thành viên dự họp nhận định thầy Thanh có vi phạm như trên, lý do nhận thức chưa đầy đủ về việc bán khẩu trang giá cao cho học sinh là sai quy định của cơ quan chức năng trong thời gian phòng, chống dịch cúm corona. 

Ông Võ Lợi – Trưởng phòng GD-ĐT huyện Đầm Dơi cho biết việc kiểm điểm thầy Thanh là đúng quy định. 

Một bản quyết định kiểm điểm được gừi cho báo chí hy vọng các tờ báo lề phải sẽ tiếp tay đấu tố “nhà giáo đầu cơ” Nguyễn Văn Thanh nhưng hầu như không báo nào tiếp sức cho hành vi mất nhân tính này, ngược lại bản tin mang đến cộng đồng người đọc một luồng không khí nóng bức giữa cơn đại dịch.


Câu chuyện thầy giáo Thanh làm nhiều người nhớ lại thời gian sau giải phóng, lúc quản lý thị trường làm bá chủ khắp mọi miền đất nước. Đi bất cứ nơi đâu cũng thấy những kẻ mang chiếc băng vải màu đỏ trên tay kẻ bốn chữ QLTT. Những khuôn mặt đầu trộm đuôi cướp từ hẻm hóc tăm tối trồi ra đường phố, vênh váo bắt giữ tất cả những ai mang trên mình bất cứ loại lương thực thực phẩm nào. Từ những ký thịt heo ở chợ đến từng ký gạo trắng từ miển Tây mang về Sài Gòn. Những hạt cà phê giấu trong người bị QLTT xé tung vung vãi trên đường mặc cho người dân kêu la thảm khốc. Có người đã tự tử vì mất trắng số vốn nhỏ nhoi nuôi sống gia đình. Có người điên khùng lê lết tại những bến xe miệng lẩm bẩm nhắc tới món hàng bị QLTT tịch thu. Những cơn ác mộng có tên Quản lý thị trường có lẽ nói không thể hết.

Hôm nay chúng lại xuất hiện trờ lại với khuôn mặt mới, có vẻ có “giáo dục” hơn, có “văn hóa” hơn vì những chiếc khẩu trang của thầy giáo Thanh không bị tịch thu, tuy nhiên bản chất vẫn y như cũ tức là cách đây hơn 40 năm: Thầy Thanh không bị tịch thu món hàng “quốc cấm” là những chiêc khẩu trang nhưng công ăn việc làm của thầy bị tịch thu. Hai chữ “tịch thu” không bao giờ được quên bởi những người vẫn mang chiếc băng vải màu đỏ kẻ 4 chữ QLTT. 

Nhưng Quản lý thị trường trong câu chuyện thầy giáo Thanh không phải là nhân vật chính. Nhân vật chủ yếu được nhắc nhở là tập thể giáo viên trường THCS Nguyễn Huân những người đưa tay bỏ phiếu “có tội” cho thầy giáo Thanh. 

Họ là những người được học hành tử tế và nghề nghiệp của họ là hướng dẫn cho học sinh điều hay lẽ phải trước khi bước vào đời. Họ có thể bị áp lực từ Hiệu trưởng mới cam tâm cắt đứt nồi cơm của đồng nghiệp một cách lạnh lùng. Những giáo viên ấy hôm nay có lẽ đã nhận đủ gạch đá từ dư luận. Gia đình, con cái và thân nhân của họ có lẽ đã thấm thía thế nào là sự nhẫn tâm bắt đầu từ lá phiếu khiến một người đang an lành trờ nên cùng quẫn. Trong thâm tâm mỗi người trong bữa họp kiểm điểm thầy Thanh đều biết rằng thầy Thanh không đi buôn kiếm lời và số tiến 8000 đồng nhỏ nhoi ấy không thể nuôi sống cho thầy dù chỉ một ngày ngắn ngủi.

 

Vậy mà cái đám đông có tên gọi là giáo viên ấy lạnh lùng cho rằng thầy Thanh đã vi phạm, tuy không xác định vi phạm điều gì một cách cụ thể nhưng cái đám đông hùa mị ấy đồng thanh luận tội một đồng nghiệp đáng thương chỉ để khoe rằng ta cũng có quyết định rất quan trọng cho một con người, cũng có nghĩa rằng ta cũng có quyền lực như ai.

Quyết định ấy không những chỉ giết chết con đường kiếm sống của thầy Thanh nó còn gián tiếp giết chết cái trường mang tên Nguyễn Huân tại Đầm Dơi cũng như những ngôi trường khác trên mảnh đất đầy phèn của xứ sở Cà Mau. 

400 đồng bạc Việt Nam chỉ trong một đêm trở thành nổi tiếng với hệ thống tiển tệ thế giới. Tuy tại Việt Nam nó không mua được bất cứ món hàng gì nhưng nó lại mua được sinh mệnh của một nhà giáo, bất kể ông ấy có đi buôn khẩu trang hay không.


Rất nhiều người tiếc cho ông nhà giáo đã không dám lên tiếng phản bác những lời buộc tội đối với ông. Thế nhưng những người này quên rằng tuy bề mặt chỉ có quản lý thị trường và giáo viên trường Nguyễn Huân có công trong việc bôi bẩn thầy giáo Thanh nhưng bên dưới câu chuyện ấy là cả một giai đoạn lịch sử kéo dài từ khi cộng sản chiếm chính quyền cho tới nhà lao. Cướp chính quyền để có sức mạnh đàn áp, cướp nhà lao để có chỗ giam cầm người lên tiếng

 

Cánh Cò

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 01/May/2024 lúc 8:51am

Sống Ảo 

Ảo thì không phải là sự thật, không có thật. Những từ ngữ mà chúng ta thường nghe  có liên quan xa gần đến việc sống ảo là ảo ảnh, ảo giác, ảo tưởng, ảo vọng, vân. vân...Ảo thuật nhằm đánh lừa giác quan chớ không phải là thật. Đó chỉ là một trò giải trí để mua vui chớ không có hại như ảo giác, ảo tưởng, ảo vọng của những người sống ảo, xa rời thực tế. Sống ảo là một căn bệnh tâm lý gây ra bởi nhiều lý do phức tạp khác nhau, tùy trường hợp của mỗi cá nhân. Có thể là do kém hiểu biết cùng với mê tín, mê muội, có thể do một tại nạn hay một biến cố xảy ra để lại một vết thương trong tâm hồn, có thể do một chấn động vì người thân đột ngột qua đời, có thể do sự thất bại ngoài xã hội, và trong gia đình, có thể vì ảo tưởng theo đuồi một mục tiêu không thật và cuối cùng chạm phải một thực tế phủ phàng. Những người lính sống sót trở về sau cuộc chiến thường mắc phải căn bệnh mà thuật ngữ chuyên môn gọi là  “Hội chứng hậu chiến” ( post traumatic stress disorder ) ( hay  syndrome ) như các cựu quân nhân Hoa Kỳ trờ về sau cuốc chiến Việt Nam, như các cựu quân nhân người Việt được định cư ở Mỹ sau thời gian dài bị đày đọa trong các trại tập trung Cộng sản. Những người lạm dụng ma túy và lạm dụng rượu cũng thường mắc bệnh hậu chấn tâm lý, sống ảo và có hành động nguy hiểm. Dầu do bất cứ nguyên nhân nào, những người lâm vào tình cảnh sống ảo thì rất nguy hiểm cho chính họ và cho xã hội. Về mặt y học, bác sĩ nói những người sống ảo ngoài những căn bệnh thông thường như biến ăn , bỏ ăn, mất ngủ, nhức đầu, trầm cảm, lo lắng, mất trí nhớ, suy nhược thần kinh, tinh thần và thể chất,  họ còn có nguy cơ bị ung thư, đau tim, đột quỵ. Những người sống ảo khi đi đến bước đường cùng thì tìm cách giải thoát bằng cách tự tử không còn là chuyện lạ và  khó hiểu nữa. Tòa án Bình Dương ngày 3/7/2022 đã đưa ra tòa xét xử và kết án một trường hợp giết nhiều người do những kẻ ảo vọng gây ra, làm chấn động dư luận trong tỉnh và cả nước. Sống ảo do một nguyên nhân đã là “ mệt ” rồi. Nếu như cùng một lúc do nhiều nguyên nhân tác động vào thì càng nguy hiểm hơn. Cùng một lúc khó mà chống lại với nhiều kẻ thù.

Một vài trường hợp sống ảo điển hình :


1/ SỐNG ẢO LÀ DO MÊ TÍN VÀ MÊ MUỘI

Ai cũng biết ung thư là căn bệnh nan y mà y học hiện đại bây giờ vẫn chưa tìm được một phương thuốc nào hữu hiệu nhất để đẩy lùi một cách hiệu quả mà không để lại di chứng nguy hiểm trên người bệnh. Vậy mà cũng có người tin là khí công làm được bằng cách sờ tay vào người bệnh nhân và không cần dùng thuốc men gì cả. Đây là một sự ảo tưởng và hằng ngày họ sống với ảo tưởng đó cho đến khi người bệnh qua đời họ cũng không sáng mắt ra và không công nhận rằng mình đã sai lầm vì quá tin vào những lời tuyên truyền vô căn cứ, phản khoa học. Trường hợp này đã xảy ra trong gia đình của người em ruột mà tôi cùng sống chung và chứng kiến trong hai tháng khi về thăm quê nhà ở Việt Nam.


2/ SỐNG ẢO DO KÉM HIỂU BIẾT

Ông thày chữa bệnh là một trung niên đầu cạo trọc, mặc áo nâu sòng, ra vẻ là một nhà sư. Bệnh nhân là một người đàn bà lớn tuổi khai rằng bị đau ( thoái hóa) cột sống  mấy chục năm, thường xuyên bị đau nhức, hiện tại thì bị tê cả hai chân. Ông thày bảo bệnh nhân nằm ngữa, xoa một loại dầu ( dầu nóng ? ) lên hai chân rồi dùng hai tay vuốt và xoa bóp mạnh lên hai chân chừng 10 đến 15 phút. Xong, bệnh nhân ngồi dậy. Ông thày hỏi bệnh nhân có còn đau và bị tê chân nữa không. Bệnh nhân nói hết rồi. Ông thày lại hỏi hết bao nhiêu phần trăm. Bệnh nhân nói 90 phần trăm. Ông thày nói chị đến lần nữa là tôi chữa dứt luôn. Bênh nhân nói thày  tài giỏi quá. Rồi cả hai cùng cười ( một cách nham nhở). Cảnh tượng này tôi ( người viết) xem được trên You Tube Việt Nam. Khi về Mỹ tôi cũng còn nhìn thấy nó. Nhận định : Bệnh nhân nói hết đau nhức thật ra chỉ là ảo tưởng,  là một cảm giác nhất thời, một sự dễ chịu nhất thời sau khi cơ thể được làm nóng và xoa bóp ( m***age). Ông thày nói chữa hết bệnh hoặc sẽ chữa hết bệnh là ba xạo, là nói dóc. Thoái hóa cột sống là căn bệnh mãn tính, khoa học bây giờ chưa có cách nào để chữa khỏi hoàn toàn. Người ta dùng nhiều liệu pháp khác nhau cũng chỉ để hỗ trợ làm chậm sự phát triển của căn bệnh thôi. Nói rõ hơn, người ta chỉ tạm thời chữa triệu chứng bằng các phương pháp như chườm nóng, m***age, châm cứu..và cho uống các loại thuốc giảm đau như Aspirin, paracetamol, ở Mỹ thì có Tylenol, Ibuprofen, nhưng các loại thuốc giảm đau này đều có tác dụng phụ  (side affects ) là làm hại bao tử, thận. Cái gốc của căn bệnh thì vẫn còn đó.


Trải nghiệm bản thân : Tôi bị thoái hóa cột sống ( có khi gọi là gai cột sống, vôi cột sống) hơn bốn chục năm nay. Ở Việt Nam đi châm cứu ở bệnh viện Y Học Dân Tộc mà không hết. Qua Mỹ năm 1997 tôi đi làm, phải nói là rất cực nhọc, không có thì giờ quan tâm đến bệnh tật và tự nhiên căn bệnh biến mất cả chục năm, sau đó lại tái phát. Tôi đi bệnh viện chụp X ray, MRI và theo các liệu pháp điều trị khác nhau do bác sĩ chỉ định nhưng không hết. Đã hai lần tôi phải đi cấp cứu ở bệnh viện do cơn đau trổi dậy, hành hạ. Ngồi trên giường tôi không thể nào đặt chân xuống sàn nhà được, cũng không dám thở mạnh nữa vì thở cũng đau. Bác sĩ để tôi nằm yên và theo dỏi hơn một tiếng đồng hồ, chích cho tôi một mủi thuốc, tôi đoán là thuốc giảm đau rồi thôi. Khi ra về kê cho tôi một toa thuốc, cũng chỉ là Ibuprofen một loại thuốc giảm đau với nhiều tác dụng phụ, có hại cho bao tử và thận. Bác sĩ Việt Nam khuyên tôi không nên uống Ibuprofen, khi cần thì uống Tylenol. Tôi không uống gì cả mà chỉ tập thể dục hàng ngày thôi.  Chừng ba bốn năm nay cơn đau nhức cũng tự nhiên biến mất kể cả vào mùa Đông lạnh dưới 0 độ. Tôi không biết tại sao. Nếu có ai đó đọc được bài viết này và có kiến thức về y khoa hoặc một bác sĩ nào biết được trường hợp của tôi, xin giải thích giùm. Nếu trong thời gian này có ông đạo hay ông thày  nào sờ tay vào người tôi rồi nói tôi khỏi bệnh là nhờ phương pháp khí công của ông là nói láo. Nếu tôi tin vào lời nói của ông thì tôi là người sống ảo, là không hiểu biết. Trong y khoa người ta phân biệt triệu chứng và nguyên nhân. Nhiều trường hợp người ta đẩy lùi được triệu chứng ( tạm thời không còn đau nhức ) nhưng nguyên nhân gây bệnh thì vẫn còn đó. Bác sĩ giỏi là bác sĩ tìm ra được nguyên nhân dẫn tới căn bệnh và chữa được nó. Tôi có người bạn trạc tuổi tôi, có cùng căn bệnh như tôi, đã dùng nhiều loại thuốc,  từng đi chích và châm cứu nhiều lần nhưng bệnh ngày càng nặng. Lần này bác sĩ quyết định là phải mổ ( đốt sống ở thắc lưng). Có lẽ bạn tôi bị thoái vị đĩa đệm. Hy vọng lần này may mắn sẽ đến với anh.


3/ SỐNG ẢO VÌ MẶC CẢM TỰ TI

Mặc cảm tự ti (Inferiority) chính nó không phải là sống ảo nhưng đưa tới hệ quả tiêu cực như sống ảo, không hội nhập được với xã hội. Những người thất bại trong cuộc sống hoặc không đạt được mục tiêu trong nghề nghiệp, hôn nhân, gia đình sẽ có cảm giác không an toàn, bị thua thiệt, là nguy cơ tiềm ẩn của những trạng thái và hành vi tiêu cực như mất ngủ, lo âu, trầm cảm, thường hay cáu giận vì những lý do không chính đáng. Họ cắt đứt mọi quan hệ với người thân, bạn bè, không buồn trả lời mọi cuộc gọi điện thoại từ bên ngoài, họ không sử dụng các trang mạng xã hội như Face Book, Instagram và rút lui khỏi những hoạt động hàng ngày và các tình huống xã hội. Họ xa lánh người thân, có rất ít bạn bè nên rất cô đơn, đành phải thu mình trong một vỏ bọc của một loài ốc sên để sống đời nội tâm,  biệt lập với thế giới sinh động bên ngoài. Nếu có năng khiếu viết văn thì suốt ngày đắm chìm với những con chữ trên bàn phím để viết những truyện tưởng tượng, hư cấu xa rời thực tế, một đôi khi rất bệnh hoạn. Nếu biết vẽ thì họ vẽ toàn những bức tranh với gam màu tối hoặc là trừu tượng, siêu thực không ai hiểu được, một đôi khi lại trắng trợn vẽ những bức tranh tục tĩu và gọi đó là sáng tạo. Đến lúc này thì họ đạt tới đỉnh cao của sống ảo rồi. Nhìn những bức tranh này người ta cũng có thể đoán biết là vận mệnh của tác giả, người vẽ ra nó không cò gì sáng sủa.


Quan trọng hơn, để che đậy cảm giác hụt hẩng và thất bại, họ có phản ứng rất mạnh mẽ từ  thái cực này sang thái cực khác. Lúc này họ trở nên tự tôn ( superiority ), con người họ hình thành hai tính cách. Họ không bao giờ nhận lỗi  hay sai lầm mà đỗ lỗi cho người khác hay tìm lỗi của người khác để chỉ trích. Họ ảo tưởng rằng mình có tài năng mà không được người đời công nhận.

Có những người có một khuyết điểm về ngoại hình nhỏ thôi cũng làm họ bận tâm quá mức, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của họ, mặc dầu không có ai để ý đến khuyết điểm của họ đâu

Tóm lại tự ti hay tự tôn mặc cảm là một chứng bệnh tâm thần, rất cần được bác sĩ và những nhà tâm lý học giúp đỡ càng sớm càng tốt. Nếu không, sự yếu đuối, suy  sụp tinh thần sẽ kéo theo suy sụp về thể chất rất tai hại. Tôi có nhiều người bạn ở Mỹ cũng như người thân ở Việt Nam rơi vào hoàn cảnh này  mà không thể có lời khuyên nào dành cho họ. Chỉ họ mới có thể cứu họ mà thôi, đó là lúc họ phản tỉnh.


4/ HỘI CHỨNG HẬU CHIẾN

Hội chứng hậu chiến là một thuật ngữ chuyên môn tiếng Anh là Post traumatic stress disorder   (PTSD) hay syndrome là một thứ bệnh tâm thần, một chấn động tâm lý thường xảy ra cho những người lính sống sót trở về sau cuộc chiến khốc liệt mà họ từng tham dự, để lại cho họ hậu chấn tâm lý nặng nề, tác động lên suy nghĩ, cảm xúc, giấc mơ và nguy cơ tự tử vì không chịu nổi những ảo giác  ám ảnh, đêm ngày rình rập họ. Họ thường nghe thấy, nhìn thấy và cảm nhận những điều không có thật, về cuộc chiến đã qua. Giấc ngủ của họ không bao giờ bình yên vì họ gặp toàn ác mộng, sức khỏe suy yếu dần, trí nhớ giảm sút. Những người được bác sĩ về tâm thần chẩn đoán và kết luận mắc phải căn bệnh này ở Mỹ được chánh phủ trợ cấp hàng tháng cùng với những tiện ích cần thiết khác như nhà ở, phương tiện đi lại, tiền mua thực phẩm và chế độ y tế miễn phí vân. vân... Ở Chicago có cơ quan phụ trách, giúp đỡ, giải quyết những vấn đề của bệnh nhân thuộc diện PTSD . Nếu xét thấy cần thì chánh quyền cử người đến chăm sóc, giúp đỡ họ hàng ngày. Theo định kỳ, mấy anh em này tập trung lại sinh hoạt với nhau như trong một lớp học, dưới sự hướng dẫn của một chuyên gia về tâm thần.Trong sinh hoat anh em tự do phát biểu. Có người lớn tiếng giận dữ, có người thì ôm mặt khóc nức nở, có người suốt buổi cứ ngồi một chỗ, im lặng không nói gì. Bác sĩ cố gắng giúp anh em bớt căng thẳng thần kinh, giảm stress nhưng hiệu quả không nhiều.  Hầu hết anh em đều có bệnh trong người và lần lượt qua đời và lớp học cứ thưa dần.


5/ MÊ TÍN, ẢO TƯỞNG VÀ GIẾT NGƯỜI

Họ gồm có bốn người, là thành viên của Pháp Luân Công. Sinh trưởng trong gia đình giàu có và ai cũng có bằng đại học, cao nhất là Thạc sĩ, giảng viên đại học. Kẻ chủ mưu là Phạm thị Thiên Hà, 32  tuổi, sống tại tp ************, trình độ đại học, từng đi du học Nhật Bản, là thông dịch viên tiếng Nhật. Theo Pháp Luân Công từ năm 2018. Sau một thời gian, Thiên Hà tách ra  cùng với nhóm bạn lập hệ phái riêng để tu tập theo tài liệu và nguyên tắc Pháp Luân Công nhưng cao siêu hơn bằng cách chỉ ăn cơm trắng với nước tương cùng rau củ quả trong giai đoạn đầu gọi là “ Tẩy Tịnh ” kế đến là giai đoạn “tịch cốc ” trong  14 ngày khổ hạnh, nhịn ăn, nhịn uống, tự cô lập với thế giới bên ngoài, cắt đứt mọi quan hệ với người thân, bạn bè. Nhóm này mướn nhà để tu tập và liên tục thay đổi chỗ ở từ Khánh Hòa vào thành Phố ************, Bình Dương, Vũng Tàu. Nhiều thành viên trong nhóm không chịu nổi cách tu khổ hạnh  và kỳ dị của Hà nên đến tháng 10 năm 2018  tìm cách bỏ trốn, có người thành công như Lê Phú Hạnh, Phạm thị Việt An. Riêng Trần Đức Linh 50 tuổi, quê Nghệ An sau khi nhịn ăn 10 ngày thì kiệt sức. Ngày 19/1/2019  Linh tìm cách  trốn thoát bằng cách nhảy từ lầu một xuống đất, bị thương.  Đồng bọn bắt được không báo cảnh sát, không đưa đi cấp cứu mà đánh đập cho đến chết. Sau khi xác Linh bị phân hủy thì bỏ vào thùng phuy nhựa, đổ bê tông giấu xác nạn nhân. Thiên Hà nói là giữ xác Trần Đức Linh để dùng phép thuật cứu sống lại. Vào ngày 15/3/2019 thủ lãnh Thiên Hà kết tội Trần Trí Thành 27 tuổi ngụ tại TP ************ là không trung thành, không tuân thủ qui định, không bỏ được trần tục, nếu để sống sẽ là quỷ dữ, có hại cho xã hội. Hà đã cùng đồng bọn ra tay sát hại Thành bằng cách chích điện và dùng dây thừng xiết cổ nạn nhân đến chết rồi bỏ vào thùng phuy nhựa, đổ bê tông giấu xác trong căn nhà họ thuê mướn ở Bình Dương.  Ngày 18/5/2019 cả bọn bị bắt ở Vũng Tàu. Ngày 31/12/2020 Tòa Phúc Thẩm Bình Dương giữ y án của Tòa Sơ Thẩm ngày 3/7/2020 với nhận định hành vi của kẻ chủ mưu và đồng bọn là đặc biệt nghiêm trọng và tuyên phạt Phạm Thị Thiên Hà tử hình, các bị cáo khác về tội giết người và  không tố giác tội phạm, cụ thể  Nguyễn Ngọc Tâm Huyên 41 tuổi người Quảng Ngãi, thạc sĩ, giảng viên đại học 19 năm tù, Trịnh Thị Hồng Hoa, mẹ ruột của Thiên Hà, 67 tuổi,  13 năm, Lê Ngọc Phương Thảo 30 tuổi, ở Tiền Giang,  không kháng cáo, 22 năm. Trong lời nói sau cùng, Thiên Hà xin tha cho đồng bọn,  nhận hoàn toàn trách nhiệm về mình và xin được tha tội chết vì bản thân cũng có nhiều điều tốt. Khi tòa hỏi bị cáo giết người, xác đã phân hủy, bỏ vào thùng phuy đổ bê tông mà nói sẽ dùng phép thuật để cứu sống lại thì lập luận đó có phản khoa học không thì Thiên Hà im lặng không trả lời.

Câu chuyện mê tín, sống ảo và độc ác này tôi đã đọc được từ các bài tường thuật của báo chí  Sàigòn và tôi cũng được xem băng ghi hình trực tiếp phiên xử của tòa phúc thẩm Bình Dương. Không thể tưởng tượng trong thời đại ngày nay lại có chuyện như vậy xảy ra, rùng rợn và ly kỳ hơn cả tiểu thuyết kinh dị. Thế mới biết ảo tưởng đi với mê tín nó khủng khiếp tới mức nào.


KẾT LUẬN

Sống ảo, một từ ngữ khi đọc lên nghe nó êm ái nhẹ nhàng nhưng hậu quả của nó, những gì nó mang lại là vô cùng nghiêm trọng, thường xảy ra ở những nước lạc hậu chậm tiến, nhiều người vẫn còn mê tín dị đoan như ở Việt Nam hơn là những quốc gia tiên tiến có nền khoa học hiện đại như là Hoa Kỳ và châu Âu. Dầu sao, một sự nhìn lại, so sánh, đối chiếu bao giờ cũng là điều cần thiết.

Đức Đalai Lama ( Đạt La Lạt Ma thứ 14) có viết  “ Trong một năm chỉ có hai ngày không làm được gì cả. Đó là ngày hôm qua và ngày mai. Vì vậy ngày hôm nay chính là ngày để yêu thương, tin tưởng, để làm và để sống”. Ngày hôm qua là quá khứ, đã qua rồi, không lấy lại được, cũng như không ai kéo ngược thời gian lùi lại được. Vì vậy có tiếc nuối, có khóc than cho quá khứ cũng chỉ là vô ích, là sống ảo, không làm được gì cả. Đeo bám quá khứ để nuôi lòng thù hận dĩ nhiên là quá tệ hại rồi. Tây phương có câu “Let bygones be bygones ” cùng đồng nghĩa với thành ngữ Việt Nam “ Cái gì qua rồi thì cho nó qua” là thái độ sống tốt nhất vì nó bao hàm ý nghĩa tha thứ trong đó. Tại sao ngày mai cũng không làm gì được ?  Vì ngày mai là tương lai, là những gì chưa xảy tới. Có mấy ai biết được ngày mai sẽ ra sao ? Có chăng chỉ do tưởng tượng ! Có mặt ngày hôm nay để sống bằng tưởng tượng của ngày mai, nếu không phải là sống ảo thì là gi ? Có người không chỉ sống ảo lúc còn sống mà còn sống ảo sau khi chết nữa, chẳng hạn như muốn chết để gặp người thân mới qua đời, hoặc là hẹn nhau lúc “ tái sinh ”. Ngày mai còn chưa biết được thì làm sao biết được sau khi chết, lúc tái sinh ? Vì vậy, ngày hôm nay chính là ngày để sống, để tin tưởng, để làm và để yêu thương. Đó là thực tế. Ngày hôm nay, từ tiếng Anh là the present, cũng có nghĩa là món quà. Ngày hôm nay đúng là món quà mà Thượng Đế đã ban cho mỗi người chúng ta. Ai cũng chỉ có một cơ hội, một lần để sống. Hãy sống sao cho trọn vẹn và ý nghĩa từng ngày mà Thượng Đế đã ban cho. Sống có ý nghĩa, không tự cho mình là có tài, là quan trọng, không cần phải thực hiện những gì quá lớn lao, mà chỉ cần sống bình thường như mọi người khác. Sống là sống với người khác. Không ai sống một mình mà tồn tại được. Lúc nhỏ thì có cha, mẹ, ông bà. trưởng thành thì có mối quan hệ vợ chồng, con cái, anh chị em, hàng xóm láng giềng,  hội nhập với xã hội, sinh hoạt cộng đồng. Khi về già cũng không thể không có những người bạn già để cùng nhau ôn lại những thời kỳ tốt đẹp trong quá khứ và chia sẻ với nhau những rắt rối của cuộc đời, những phiền muộn trong gia đình, vì có những lúc mà vợ con ta chưa chắc đã hiểu và thông cảm với ta hơn là bạn bè. Quan trọng hơn hết, chỉ có những người bạn già mới có thể mang lại cho nhau những trận cười, những nụ cười sảng khoái nhất. Ông bà ta đã từng nói “ Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ ”.

 

Duy Nhân
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 07/May/2024 lúc 8:36am

Cầu Hôn

Broken%20Hearts%20Images%20Images%20–%20Browse%2011,762%20Stock%20Photos,%20Vectors,%20and%20%20Video%20|%20Adobe%20Stock

Chiếc Mercedes đen bóng loáng chạy vào khu nhà sang trọng, dừng lại trước cánh cổng sắt khép kín, người đàn ông trạc 35 tuổi cho cửa kính xuống, thò tay ra ngoài và bấm mật mã vào cổng với một vẻ quen thuộc. Cánh cổng sắt từ từ chạy sang một bên, anh ta sang số và chiếc xe lăn bánh về phía trước, chạy qua một vài ngõ quanh co, hai bên đường rợp bóng những hàng cây xanh mát rượi. Chiếc xe dừng lại trước một căn nhà xinh xắn với khu vườn nhỏ ngập tràn sắc hoa và cây cảnh được cắt tỉa kỹ càng. Cánh cửa nhà để xe từ từ cuốn lên, người đàn ông điều khiển xe rất khéo léo vào bên trong và cánh cửa lại từ từ khép xuống.

Người đàn ông tắt máy xe, bước ra ngoài; bên kia, người đàn bà trẻ độ chừng 45 tuổi, vai khoác bóp LV, bước vòng ra phía trước, ôm chầm lấy người đàn ông. Cả hai trao nhau những nụ hôn nồng nàn, vũ bão tưởng như không thể rời nhau được.

Chàng bế nàng trên đôi tay lực lưỡng, bước nhanh về phía phòng ngủ; nàng, một cánh tay quấn quanh cổ chàng, tay kia xoay nhanh nắm cửa. Đèn trong phòng bật sáng, một tia sáng dịu dàng chiếu thẳng về phía giường ngủ trong tiếng nhạc du dương, tha thiết, trầm bổng vang lên nhẹ nhàng của bài “Hello” (1). Căn phòng dường như mới được bàn tay ai trang trí lại, thật trang nhã, gọn gàng, nhưng đượm đầy nét lãng mạn.

Chàng vẫn bồng nàng trên tay, đứng ở bên ngoài ngưỡng của phòng ngủ với đôi mắt mở to, sửng sốt, như không tin ở mắt mình. Trên tấm vải trải giường màu xanh rêu, một cái hộp nhung đỏ thật đẹp mở nắp, trong đó một chiếc nhẫn kim cương chiếu những tia lấp lánh. Cái hộp được đặt giữa những cánh hoa hồng đỏ còn tươi, xếp thành hình trái tim. Cái màn hình TV 55” ở cuối giường hiện lên hai chữ thật to, cũng màu đỏ của tình yêu “Marry Me”.

Quá hoảng hốt và không dằn được cảm xúc, nàng la lớn:

-        Bỏ em xuống, mau lên!

-        Sao em nói là nó đang bay đến Chicago, tham dự một workshop cho công ty?

-        Chính em đưa thằng chả ra phi trường sáng nay mà.

Nói xong, nàng toan bước hẳn vào trong phòng, chàng đưa tay nắm vai nàng kéo lại.

-        Như vậy là có camera thu hình bên trong, em khoan bước vào.

Cả hai người nhìn quanh quan sát với đôi mắt đề phòng. Trên trần nhà, bên trong căn phòng ngủ, ngay cái hệ thống báo khói, có 1 ánh đèn đỏ nhấp nháy, phải để ý lắm mới nhận ra: một máy ghi hình cực nhỏ. Không gian trong nhà tuyệt đối lặng im, không có một tiếng động nào khả nghi ngoài tiếng nhịp tim của nàng đang dồn dập mà nàng không thể nào đè nén xuống được. Không ai bảo ai, cả hai người lặng lẽ quay lui, mở cửa đi ra nhà để xe, ngồi xuống bàn bạc.

Một lúc sau, hai người trở lại trước cửa phòng ngủ. Chàng đứng bên ngoài. Nàng bước vào bên trong, giả vờ ngạc nhiên, cặp mắt mở to, đưa hai tay đè lên trái tim, quay nhìn về phía màn hình TV rồi bước nhanh về phía giường ngủ. Nàng nhẹ nhàng cầm lấy chiếc nhẫn kim cương, đeo vào ngón tay áp út rồi hét lên sung sướng “yes, yes, yes”.

Màn kịch được diễn ra một cách xuông xẻ. Nàng bước ra khỏi phòng ngủ. Hai người nhìn nhau cười to khoái trá.

-        Thằng ngu này làm sao biết được, phải không anh?

-        Tương kế, tựu kế mà em. Có trời biết! Bây giờ mình đi ra khách sạn, uống một chai champagne, ăn mừng sự thành công của chúng ta, em nhé. 

   ***

Trường vượt biển đến Mỹ một thân một mình vào cuối thập niên 80, khi đó chàng vừa tròn 32 tuổi, cái tuổi chín mùi của sự trưởng thành. Chàng đã trải qua những tháng năm cùng cực nơi vùng Kinh Tế Mới và nhọc nhằn kiếm sống ở khu chợ trời Sài Gòn. Trên vùng đất Mỹ đầy cơ hội, chàng lao đầu vào đủ thứ nghề trong các hãng xưởng, vừa đi làm vừa đi học. Chàng quên gia đình, quên bạn bè, quên cả thằng bạn thân năm xưa đã cùng chia nhau từng điếu thuốc đen trong căn gác trọ tồi tàn. Chàng ăn uống kham khổ, dành dụm từng xu, không dám ăn thịt trên cái xứ sở thừa mứa đồ ăn này.

Chàng ra trường với mảnh bằng MBA và đi làm cho nhiều hãng khác nhau để lấy kinh nghiệm cho đến khi chàng cùng Chinh, một người bạn thân lúc còn ở đại học, cùng nhau mở một công ty đầu tư nhỏ cho riêng mình. Sau hơn 20 năm bền chí, giờ đây hai người bạn cũng gầy dựng được một công ty tư vấn đầu tư phát đạt và thành công.


Ngày nay, bước gần vào tuổi 60, nhìn lại đoạn đường đã qua, Trường tạm hài lòng về thành quả do bàn tay mình tạo ra. Nhưng tâm hồn chàng cảm thấy cô đơn, trống vắng lạ thường, cuộc sống như thiếu một điều gì. Chàng quyết định về quê hương thăm lại gia đình, anh em, bạn bè cũ ngày xưa và viếng mộ của song thân.

Trong thời gian ở Việt Nam, chàng quen một cô gái tên Nga, 42 tuổi, đang làm nghề uốn tóc, dang dở một lần đò, hiện còn độc thân và không vướng bận con cái. Cả hai hẹn hò nhau, đi chơi, đi ăn uống với nhau trong những ngày còn lại của chàng ở Sài Gòn.

Trở về Mỹ, dù bận rộn, chàng và nàng vẫn thường xuyên liên lạc và gọi điện thoại để thấy mặt nhau cho thỏa lòng mong nhớ. Rồi chàng quyết định bảo lãnh nàng qua Mỹ theo diện hôn thê. Chàng mua một căn nhà thật đẹp trong một khu dân cư giàu có và an ninh để làm tổ ấm cho hai người. Thấm thoát mà đã gần 1 năm, Trường cảm thấy hạnh phúc ngập tràn, đời chàng chắc sẽ không còn khoảng trống nào cần lấp đầy vì chàng đã có một sự nghiệp vững vàng và một người mình yêu tha thiết.

Chàng muốn cầu hôn Nga với một phong thái lãng mạn mới, trẻ trung, bằng cách tạo sự ngạc nhiên cho nàng. Chàng bàn với Chinh, nhờ người bạn thân giúp làm cách nào để có được một cách cầu hôn đáng ghi nhớ nhất trong đời. Chàng biết Chinh giỏi về công nghệ, Chinh sẽ biết phải làm gì.

Theo sự sắp xếp của Chinh, sáng hôm nay, khi Nga đưa Trường ra sân bay qua Chicago tham dự một buổi hội thảo làm ăn, Chinh và một chuyên viên trang trí sẽ đến nhà gắn cho chàng 2 máy quay phim trong phòng ngủ, ở hai góc cạnh khác nhau, loại máy cực nhỏ thường dùng cho công tác gián điệp.                                                                     

*** 

Nga là một cô gái thích ăn chơi và chạy theo thời trang. Quê cô ở một vùng núi xa xôi phía Bắc Việt Nam. Nhờ có nhan sắc nên nhiều người muốn hỏi cô làm vợ. Ước mơ cháy bỏng của cô vượt cao khỏi những ngọn đồi trồng chè xanh, vươn xa hơn những ruộng lúa bậc thang nơi gia đình cô đang sống. Cô muốn đổi đời.

Cô bỏ làng ra đi và sống ở Hà Nội một thời gian, rồi lập gia đình với một thanh niên ở đó. Năm năm sau, vợ chồng ly dị. Thêm vài ba cuộc tình với hai, ba ông chồng nữa, mỗi ông cũng được vài ba năm, họ lại chia tay nhau, không vướng bận con cái, đường ai nấy đi, vì các đức ông chồng không chịu nổi sở thích mua sắm và thói lẳng lơ của nàng.

Nghe nói miền Nam là đất dễ sống, cô quyết định di cư vào Sài Gòn để che dấu quá khứ và làm lại cuộc đời một lần nữa. Cô học nghề uốn tóc và đi làm. Cô giao du với một nhóm bạn chuyên kết bạn phương xa. Nhờ đó, cô quen được Trường trong chuyến về thăm Việt Nam của chàng và hôm nay cô đang có mặt trên đất Mỹ. Giấc mộng đổi đời của cô sắp thành hiện thực.

Trong lúc sống với Trường, Nga được chàng dẫn đi dự nhiều buổi party ở những nơi sang trọng, gặp gỡ nhiều thân chủ và bạn bè trong giới làm ăn; nhưng nàng bị lôi cuốn bởi Minh, một anh bồi phục vụ với dáng người cao lớn, bắp thịt cuồn cuộn dưới lớp áo đồng phục trắng. Khi Minh đến gần mời rượu, cô liếc đôi mắt ướt rượt, đưa tình với Minh, rồi việc gì tới cũng phải tới. Hai người xáp lại với nhau mà Trường không hề hay biết.

Minh là một du học sinh ở Mỹ đã có thẻ xanh. Minh mới 30 tuổi, tướng tá vạm vỡ, dễ coi, có sở thích tập thể dục thể hình, tập tạ để khoe cơ bắp. Anh này đi học cho có để được ở lại Mỹ. Anh ta đã tốt nghiệp cử nhân, nhưng không rõ là ngành nghề gì. Do bản tính thích ăn chơi, hưởng thụ nên việc làm cũng thất thường, lúc có lúc không.

 ***

Theo kế hoạch, sau khi Nga lái xe về nhà một lúc, Trường cũng đón Uber theo sau về nhà. Chàng sẽ bất ngờ xuất hiện trong nhà với một bó hoa Hồng trong tay để tạo sự ngạc nhiên cho nàng.

Trong lúc Nga và Minh đang hôn nhau đắm đuối bên ngoài cửa phòng ngủ thì cái phone trong giỏ xách của Nga vang lên một âm thanh nhỏ báo hiệu cửa garage vừa được mở lên. Hoảng quá, Nga vội kéo tay Minh đi thật nhanh đến cái pantry, chỗ chứa đồ ăn khô ở nhà bếp và nhét chàng vào bên trong, đóng cửa lại; vừa lúc Trường xuất hiện ngay hành lang phòng ngủ, tươi cười với bó Hồng trong tay. Nga giả vờ vui sướng, lao vòng vòng tay chàng. Cả hai hôn nhau say đắm và dìu nhau vào phòng ngủ.

                                                                          

*** 

Buổi tiếp tân “Pre-wedding” do Trường đứng ra tổ chức tại khu resort sang trọng mà chàng và Nga thường lui tới. Khách mời là những thân chủ có mở tài khoản với công ty và một số bạn thân quen trong giới làm ăn. Ai nấy đều cầm trên tay ly rượu vang đỏ, đi lại và nói cười vui vẻ trong tiếng nhạc đệm nhẹ nhàng trong sảnh đường rộng lớn của khu nghỉ dưỡng. Minh là một trong những người bồi phục vụ ở đây, anh ta mặc áo đồng phục trắng, cổ thắt nơ đen, quần đen, quấn một cái tạp dề quanh bụng, tay cầm khay rượu vang đỏ đang đi mời quan khách.

Nga trong chiếc áo đầm trắng rất cầu kỳ và đắt tiền, nàng đi lại tươi cười chào khách khứa, trên môi lúc nào cũng nở một nụ cười thật tươi. Trường khoác chiếc áo sport-vest, đi cạnh nàng, cũng bắt tay bạn bè và luôn miệng cám ơn những lời chúc mừng. Minh thỉnh thoảng đi ghé lại gần Nga và mỉm cười thì thầm gì đó mà không ai nghe được.

Trường bước lại cầm micro và gõ muỗng vào thành ly, âm thanh trong trẻo của ly thủy tinh khiến tất cả quan khách đều quay về phía chủ nhân của buổi tiệc.

-        Thưa quý khách, xin mời quý khách an vị. Hôm nay Nga và tôi hân hạnh được đón chào quý vị nơi đây để loan báo lễ thành hôn sắp tới của chúng tôi. Mời quý khách nhìn lên màn ảnh ghi lại giây phút tuyệt vời khi tôi mở lời cầu hôn với nàng.

Trên màn ảnh, một khúc nhạc du dương cất lên, Nga xuất hiện với một dáng vẻ tươi trẻ, bước vào phòng, vẻ mặt ngạc nhiên tột cùng, đưa cả hai tay đưa lên chặn ngực, mắt mở lớn nhìn vào cái hộp nhung đỏ trên giường. Và với một sự ngạc nhiên thích thú, nàng cầm lấy chiếc nhẫn đính hôn, đeo vào ngón tay và hét lên sung sướng “yes, yes, yes”.

Quan khách đồng loạt vỗ tay chúc mừng. Nhưng phim không dừng lại ở đó mà chuyển sang góc nhìn hướng ra phía cửa phòng, nơi Minh đang đứng, dơ ngón tay cái lên trời, tỏ ý tán thưởng. Nga bước tới cửa phòng, huơ tay nói gì đó, rồi hai người hôn nhau đắm đuối.

Tất cả khán thính giả trong bữa tiệc ồ lên ngạc nhiên, nhìn nhau không hiểu chuyện gì đã xảy ra. Khuôn mặt tươi tắn của Nga giờ đây biến sắc, từ hồng hào chuyển sang tái mét. Minh, tay bưng khay rượu, đang đứng từ đằng xa cũng thất thần. Chỉ có Chinh, bạn thân của Trường, khuôn mặt điềm tĩnh, ôn hòa, cẩn thận như mọi lúc, chàng đứng lên, hướng về phía quan khách và từ tốn giải thích.

-        Thưa quý khách, tính tôi vốn cẩn trọng và chu đáo, khi nhận lời giúp bạn, tôi đã đặt 2 camera ở hai góc cạnh khác nhau để ghi lại những khoảnh khắc mà tôi nghĩ rằng bạn tôi sẽ trân trọng nhất. Bạn tôi vẫn thường tâm sự: những chuyện tốt nhất và đẹp nhất trong cuộc đời, không những chỉ được nhìn, được chạm đến, mà còn được cảm nhận với cả trái tim. Tôi xin lỗi bạn tôi vì tôi vô tình đã làm tan vỡ trái tim của bạn.

Trường lúc đó mới đứng dậy, một tay nâng ly rượu thủy tinh sóng sánh rượu vang đỏ, tay kia cầm micro, với một khuôn mặt hiền lành nhưng quyết liệt, chàng lên tiếng:

-        Thưa quý vị và các bạn, tôi biết tất cả các vị đang bối rối không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Xin quý vị bình tĩnh và tiếp tục nâng ly chia vui với tôi. À, tiện thể, một nhân vật không kém phần quan trọng trong khúc phim mà các bạn vừa coi, đang đứng đằng kia, với khay rượu, vẫn sẵn sàng phục vụ quý khách. Xin nhân vật đó cứ tiếp tục rót đầy ly cho tất cả quan khách ở đây.

Nói xong, Trường buông tay cho ly rượu rơi xuống sàn nhà vỡ tan. Mảnh thủy tinh lấp lánh lẫn trong màu rượu vang đỏ lan rộng trên nền gạch trắng ngà của gian phòng. Chàng lại cất giọng trầm buồn nhưng vừa đủ nghe.

-        Thưa quý vị, trái tim tôi đã vỡ tan như ly rượu vừa rồi, nhưng nó cần thiết phải bị tan vỡ một lần. Tôi sẽ cố gắng xây dựng lại niềm tin vào niềm đam mê mà tôi đang theo đuổi mà trong đó sẽ không bao giờ có hình bóng của người vừa làm tan vỡ trái tim tôi.

 

Minh tái mặt quay đi, bước ra sau quầy rượu, đặt khay xuống bàn, cởi bỏ tấm tạp dề và bước khuất vào sau kệ rượu trong khi Nga vẫn còn ngơ ngác chưa biết phải làm gì, nàng hết nhìn Trường rồi nhìn tất cả mọi người như chưa thể tin rằng đây là sự thật.


Sau một thoáng, hiểu ra sự việc, Nga đi như chạy ra khỏi buổi tiệc, khuôn mặt thất thần, ngón tay vẫn còn mang chiếc nhẫn đính hôn. Chinh đến gần ôm vai bạn, an ủi vài câu. Trường bình thản nâng ly rượu bạn mới rót cho mình, đưa lên môi uống cạn, nuốt nhanh nỗi buồn vào tận đáy sâu tâm hồn. Quan khách, sau giây phút bàng hoàng, lại tiếp tục nâng ly mừng cho sự may mắn của Trường.

 

Nguyễn Văn Tới  

CHÚ THÍCH:

1  Bài hát “Hello” do Lionel Richie sáng tác. https://www.youtube.com/watch?v=Axx9IMdL4jc



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 07/May/2024 lúc 9:48am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 10/May/2024 lúc 11:30am

Ta Chẳng Về Chi

 

Nhân thấy có một bài viết "Về VN có sướng không ?" đã đăng trước đây, tôi thấy rất đúng và cảm thấy đau lòng vì bao nhiêu người bỏ nước ra đi, chạy nạn cộng sản, giờ lũ lượt kéo nhau về vui chơi và hưởng thụ,  quên đi hiện thực của một chế độ độc tài thối nát, buôn dân bán nước, đang giam hãm cả một dân tộc suốt gần nửa thế kỷ. 

Tôi xa xứ đã 56 năm rồi, trước ngày mất nước, nhớ biết bao quê hương thân yêu, nhưng vẫn chưa về thăm nhà vì không thể nhắm mắt, câm miệng trước những bất công xã hội, những đám tham quan làm giàu trên xương máu dân lành...

Trước đây đã lâu tôi có làm bài thơ sau đây, bây giờ thì tình hình có vẻ khả quan hơn một chút, nhưng tựu trung vẫn là độc tài cộng sản.   


Ta Chẳng Về Chi

 

Bạn hỏi ta sao chẳng trở về

Về chơi nối lại mối tình quê

Theo bạn bên nhà giờ vui lắm

Tha hồ du hí, sướng hả hê!

 

Ta nghe bạn tả, dạ nao nao

Bao năm biệt xứ nhớ là bao

Vẫn hằng mơ ước về quê cũ

Cho thỏa chờ mong tự thuở nào

 

Nhưng rồi nghĩ lại ta chẳng về

Xá gì một phút chốc đam mê!

Để rồi phải thấy bao ngang trái

Bao cảnh tang thương luống não nề

 

Bạn rủ ta về thăm phố phường

Thăm mái nhà xưa, những người thưong

Nhà xưa bị chiếm còn đâu nữa

Người thương thời tản mác bốn phương

 

Bạn bảo quê hương giờ thanh bình

Danh lam, thắng cảnh thật đẹp xinh

Lòng ta còn đâu mà du ngoạn

Khi thấy bên đường cảnh điêu linh

 

Bạn nói về chơi, ăn đả đời!

Sao ta có thể nuốt cho trôi

Khi thấy chung quanh bao đứa bé

Chẳng có miếng ăn, đứng chực chờ

 

Bạn kể ta nghe rất mê hồn!

Các em mơn mởn, hãy còn son

Ta thấy xót thương thân nhi nữ

Mới từng ấy tuổi phải bán trôn

 

Bạn khoe về xứ thật vẻ vang

Chừng như quan trạng trở về làng!

Ta thà cam phận nơi đất khách

Le lói, huênh hoang rồi lại tàn

 

Bạn trách bao người đã hồi hương

Cứ ngồi tiếc nuối với vấn vương!

Ta đã ra đi trong hận tủi

Về chi gợi dĩ vãng đau thương

 

Bạn giục tội gì không về chơi

Đất nước giờ đây đổi thay rồi

Ta thấy vẫn ngục tù, bắt bớ

Đàn áp không ai được hé môi

 

Bạn khuyên lo sướng cho thân mình

Dại gì để ý chuyện linh tinh!

Ta chẳng thể nào câm nín được

Trước sự trái tai, cảnh bất bình

 

Bạn có thể vui thú nhởn nhơ?

Mặc ai rên xiết, cứ làm ngơ

Ta không nỡ sống trên đau khổ

Ôm mối hoài hương ở xứ người.

Nguyễn Duy Phước

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 17/May/2024 lúc 10:17am

Anh Tư Ếch 

 
Tranh Bảo Huân

Chiều cuối năm, anh Tư Ếch ghé tệ xá. Em yêu xào cho một dĩa bê thui đậu phộng với bún tàu; vì uống bia, mồi không cần có nước. Mời anh Tư Ếch ra nhà xe vừa nhậu vừa bàn luận chuyện văn chương.

Gắp miếng thịt bê, chấm nước tương có ớt xắt, anh Tư Ếch đưa vô miệng nhai sừn sựt. Nốc gần nửa lon bia nghe cái ót, đài phát thanh của Tư Ếch nóng máy bắt đầu lên sóng: “Tui tên Ếch, thứ Tư, dân Mỹ Tho”.

Tui ngứa miệng chen vô: “Mỹ Tho là thủ phủ, cửa ngõ của Miền Lục tỉnh Nam Kỳ”. Anh Tư Ếch nạt ngang làm tui mất hứng: “Tầm bậy! Mỹ Tho là thủ phủ của tỉnh Ðịnh Tường. Mỹ Tho (Định Tường) cùng với Gia Ðịnh và Biên Hòa hợp thành ba tỉnh Miền Ðông”.

“Còn 3 tỉnh Miền Tây là: Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên.” “Chính vì vậy mới có cái vụ Tây chiếm ba tỉnh Miền Ðông. Ông Phan Thanh Giản lui về Miền Tây giữ thành Vĩnh Long. Giữ không được nên ông mới uống thuốc độc quyên sinh đó”

“Ủa? Vậy mà tui thấy trong Chợ Lớn có đường Lục Tỉnh chạy vô Bến Xe Miền Tây nên tui cứ tưởng Lục tỉnh là 6 tỉnh Miền Tây chớ?”.

Anh Tư Ếch, giọng thầy đời, rầy tui: “Quê mình mà địa lý anh không thông; sử ký anh không biết lại dám vỗ ngực ta đây là người yêu nước?” Bị xài xể quá tay, tui nín khe luôn, để thằng chả mặc sức ba hoa chích chòe.

Anh Tư Ếch giảng rằng: “Thời Việt Nam Cộng Hòa mình gọi Nam Kỳ Lục tỉnh là Nam Phần. Thời CS nó gọi Nam Bộ.

“Viết văn thời nào phải dùng địa danh của thời ấy. Không được viết lung tung. Như nhà biên khảo Sơn Nam từ thời VNCH mà gọi ổng là “Ông già Nam Bộ” là gọi tầm bậy.”

Vì vậy kẻ nào nói Mỹ Tho là miền tây là kẻ đó nói tầm bậy, dốt (không thuộc) lịch sử.

Nhân nhắc tới ông Sơn Nam, tui kể vài cái giai thoại cho anh nghe chơi. Xin lỗi hồi nãy tui hơi quá lời với anh.” Tui trả lời đẩy đưa: “Ôi chuyện nhỏ! Ðừng để bụng. Thùng bia của tui. Dĩa bê thui của vợ tui. Cái miệng của anh. Anh muốn ăn, muốn nhậu, muốn nói gì thì nói. Mình ở xứ tự do mà! Xin anh cứ tự nhiên” Tui xỏ ngọt đau như vậy nhưng thằng cha Tư Ếch lù đù nầy đâu sức hiểu, nên giả tiếp tục lải nhải: “Giai là đẹp, Giai nhân là người đẹp. Thoại là câu chuyện, chuyện thần thoại. Giai thoại văn học là chuyện về các nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo, nhà văn học có tiếng tăm.

Ðó là về người; còn câu chuyện có thể là có thật; mà cũng có thể là phịa. Cũng có thể là thật một phần; rồi phịa một phần. Do truyền miệng, viết lại tất nhiên sẽ bị tam sao thất bổn.

Phần chúng ta có tập quán quá giang, ăn theo, hưởng xái, thấy sang bắt quàng làm họ. “Ổng là bạn vong niên của tao. Tuần rồi, tao dắt ổng đi uống bia ôm ở ngã ba Chú Ía …bla bla…

Nên giai thoại là: vàng thau lẫn lộn! Thiệt giả bất minh. Vì vậy: Giai thoại: Ai nói? Nói với ai? Nói ở đâu trong hoàn cảnh nào? Nói lúc nào không quan trọng. Quan trọng là cái giai thoại đó muốn nói cái gì?

Anh Tư Ếch bèn kể cho tui nghe một cái giai thoại về cách dùng chữ Miền Tây của nhà biên khảo Sơn Nam.

“Một ông đạo diễn viết: “Ði hái bông súng nấu canh chua”. Ông Sơn Nam gạch chữ hái, thay vào chữ nhổ. “Trời ạ, một thằng Huế như tôi làm sao biết được người ta chỉ nhổ chứ không hái bông súng. Hái chỉ có cái bông thì lấy gì để nấu canh?”

Tui bèn xía vô, xin ‘xạo xạo’ thêm một chút. Chưa nhổ thì gọi là cây bông súng, nó còn cái bông. Nhổ lên ăn để ăn cái cọng không có bông. Theo tui, không phải khác biệt về tiếng địa phương như ông đạo diễn Huế nầy nói đâu. Vì ngoài Trung, ngoài Bắc cũng có động từ nhổ chớ sao không? Bà Hồ Xuân Hương có câu thơ: “Cột nhổ đi rồi lỗ bỏ không”. Ðơn giản là ông đạo diễn nầy dùng chữ trật lất thế thôi.

Anh Tư Ếch quả là dân cà chớn chống xâm lăng. Ảnh cà khịa ông đạo diễn đã rồi ảnh quay qua cà khịa ông nhà thơ. Ông nhà thơ viết bài: ‘Phải lòng con gái Bến Tre”. Bài thơ nầy được phổ nhạc, hát rùm từ trong nước ra tới hải ngoại.

Là dân Mỹ Tho giáp mí với Bến Tre, anh Tư Ếch không chịu cái chữ ‘phải lòng’ của ông nhà thơ xứ Quảng có vẻ coi thường con ghệ Bến Tre của ảnh quá?! Dân ngoài Trung không hiểu chữ ‘phải lòng’ trong quê Tư Ếch. Nếu một mình thì gọi là khoái em. Phần em khoái mình thì cái đó gọi là chịu đèn.

Theo tự điển, động từ ‘phải lòng’ là phải có hai người, trai và gái khoái lẫn nhau! Bậu có cái lòng của bậu. Qua có cái lòng của qua. Ðem hai cái lòng đó đọ vừa khớp với nhau mới gọi là phải lòng.

Còn chỉ mới rượt theo em Bến Tre xuống Phà Rạch Miễu, tính dê hỗn! Mà em đẹp cỡ Phi Nhung chắc có kép lâu rồi đâu có huỡn mà phải lòng với mấy cha?

Rồi chữ ngoe nguẩy nữa. Anh Tư Ếch cũng hổng chịu luôn.

Khi một người con gái hờn mát chuyện gì đó mới ngoe nguẩy. Ngoe nguẩy không phải là làm điệu, làm duyên như ông nhà thơ đã nghĩ!

Rồi từ Sài Gòn xuống Bến Tre là đúng. Vì bà con Lục tỉnh Nam Kỳ luôn lấy đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ làm điểm đứng

Mỹ Tho cách Bến Tre 11 cây số, bà con mình nói qua Bến Tre; chớ không nói xuống bao giờ. Còn nếu nói điểm xuất phát là Sài Gòn thì không ai xuống Bến Tre hơn 100 cây số mà đi xe thổ mộ tức xe ngựa cả!

Rồi dùng chữ Phà ở đây cũng trật lất. Thời đó, đi xe ngựa làm gì có chiếc Phà mà là chiếc Bắc!

Thế nên làm thơ, đặt lời cho bản nhạc về cái vùng đất mình chưa rành thì nên kiếm Hồ Biểu Chánh, Vương Hồng Sển, Sơn Nam mà học. Xin mấy ông đừng phang ẩu nữa được không nè? Chuyện chữ nghĩa không thể giỡn chơi cho được!

Giảng bài xong. Dĩa mồi đã hết. Thùng bia chỉ còn vỏ lon bia. Ðêm đã khuya. Ðài phát thanh vẫn phát. Phát thanh viên Tư Ếch vẫn đía. Thính giả vẫn ngồi đó, mắt nhắm híp, tui đã ngủ tự thuở nào. Ðêm cuối năm, tui mơ về quê cũ.


Đoàn Xuân Thu

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 20/May/2024 lúc 12:51pm

Mấy Sông Cũng Lội...

 

Tình yêu thì ở nơi đâu cũng có, mùa nào cũng có, hoàn cảnh nào cũng có, nhất là trong trại tị nạn khi mà nỗi buồn niềm vui mong manh luôn luôn hiện hữu. Nhưng đừng nghĩ rằng ở trại tạm dung, lộn xộn, thì được tự do thoải mái hẹn hò yêu đương, mà còn có những trường hợp bị cấm đoán, ngăn cản. Không cách núi ngăn sông mà lòng phải nhớ nhung, gặp nhau lén lút, bí mật như câu hát của Trịnh nhạc sĩ: vội vàng thay những lúc yêu người.

Chàng và nàng là cư dân cùng lô nhà với tôi. Nàng qua trại cùng với bố mẹ, bà ngoại và hai đứa em trai. Là con gái mới lớn, con gái cưng của gia đình nên khi biết nàng quen với chàng thì cả nhà phản đối, lý do rất rõ ràng: chàng đã có một đời vợ bên Việt Nam.
Dù chàng có giải thích đã ly dị vợ cũ, đường ai nấy đi, nhưng mấy ai tin ở cái hoàn cảnh trại tỵ nạn xô bồ xô bộn này, quá khứ ai mà kiểm chứng được thực hư! Cho nên kể từ đó, nàng bị gia đình “kìm kẹp” sát nút, nhất cử nhất động đều có người đi theo, giám sát, cận kề. Mà cái trại thì nhỏ xíu như cái lỗ mũi, đâu thể giữ nàng mãi trong “căn nhà” chật chội tù túng, mà hổng lẽ cả nhà cứ phải mất thời gian đi theo nàng cả ngày lẫn đêm? Nhưng làm gì làm, nhiệm vụ “canh gác” con gái rượu vẫn được ưu tiên một. Vậy mà đùng một cái, tin đồn nàng …có bầu râm ran cả khu nhà.

Bà ngoại nàng qua nhà chúng tôi kể lể than van:
- Trời ơi là trời, nhà tui canh chừng nó không hở phút giây nào, chỉ có điều thỉnh thoảng phải cho nó đi bộ ra ngoài đi…vệ sinh, đi tắm rửa, hoặc buổi chiều cho nó đi dạo vài vòng co giãn chân cẳng, trước giờ giới nghiêm luôn có mặt ở nhà, chẳng bao giờ đi đâu qua đêm, giờ chẳng hiểu sao nó lại mang bầu?!
Tuị tôi hỏi lại ngoại:
- Ái chà, ngoại hỏi tui, tui biết hỏi ai, nhất là cái vụ “không qua đêm mà vẫn mang bầu”, ai biết đâu nà!
Còn câu chuyện tiếp theo đây, mới thực sự kỳ lạ, yêu hay không yêu, cuối cùng cũng vướng đường tơ. Có bác lớn tuổi kia, qua trại với cô con gái xấp xỉ tuổi băm (ba mươi). Chị ấy khá xinh nên được một anh chàng trong Ban An Ninh trại theo đuổi, nhưng chị không thích. Tuy nhiên, bác ấy thấy chàng ăn nói ngọt ngào, lại có “chức sắc”, mỗi lần đến chơi đều mang theo những tin tức nóng hổi về tình hình tỵ nạn, về cuộc thanh lọc khó khăn, nên bác nghĩ rằng biết đâu sẽ giúp ích được hai mẹ con trong cuộc thanh lọc và được đi định cư nước thứ ba. Bởi vậy bác cứ ép uổng chị. Mỗi lần chàng đến chơi, chị trốn qua nhà tôi, còn bác đem trà bánh ra tiếp khách rất ân cần nồng hậu. Chờ tối mịt, khách ra về rồi, chị mới về nhà, lần nào cũng bị bác càm ràm cả đêm, nghe nhức cái đầu. Mấy lần chị kêu tôi giải thích cho bác:
- Bác ơi, ép dầu ép mỡ ai nỡ ép duyên. Hơn nữa, chàng An Ninh trại cũng như tất cả chúng ta, phải trải qua cuộc Thanh Lọc bởi Bộ Nội Vụ Thái, chàng ấy chẳng có quyền lực gì giúp bác và chị đậu thanh lọc đâu nha.
- Nhưng tao cũng thấy nó hiền lành, chân thật.
- Đó lại là chuyện khác, mà chị không ưng, không hợp thì thôi bác ơi.
Ai dè, ông bà ta nói “nước chảy đá mòn”, “đẹp trai không bằng chai mặt” quả chẳng sai. Một thời gian sau, chị lại dần dà cảm mến chàng. (Ủa, mà lần nào chàng đến chơi, chị cũng tránh mặt, vậy cảm mến lúc nào cà? Tôi thắc mắc lắm mà chưa có dịp hỏi).
Nhưng đời ai biết được chữ ngờ, oái ăm thay, lúc đó mẹ chị cũng vừa nghe được tin đồn về quá khứ “lợn cợn” của chàng, nên đã trở mặt như trở bánh tráng nướng. Hễ chàng đến nhà là bác lạnh lùng, cầm cây chổi chà đuổi thẳng tay, mà còn kèm thêm mấy câu chửi mới ghê. Thế là hai anh chị phải hẹn hò lén lút. Vì tôi cũng có chút “chức sắc” đi làm thiện nguyện trong trại, nên được chị nhờ vả:
- Loan ơi, em giúp chị, đến rủ chị đi chơi để chị được gặp ảnh.
- Ai nỡ lòng nào nói dối bác, em hổng dám đâu chị, tội lỗi lắm á.
- Em thấy rồi đó, má chị thành kiến quá quắt, chớ chị cũng đâu còn bé nhỏ gì mà canh giữ, chị cũng có quyền tìm hiểu, yêu đương chớ!

Nghe chị năn nỉ giải bày, tôi cũng mủi lòng. Tội cho bác ấy, nào có biết đã “nuôi ong tay áo” là tôi. Bác nấu ăn rất ngon và rất quý mến tôi, thường để dành cho tôi những món mà tôi yêu thích. Chiều chiều sau giờ làm ở bưu điện về, thỉnh thoảng tôi ghé qua nhà bác báo tin mỗi khi bác có tên trong list lãnh thư ngày hôm sau, và y như rằng tôi luôn được thưởng công, có khi là miếng bánh xôi vị, bánh tai yến hoặc bánh khoai mì do chính tay bác làm.
Giờ tôi ở “ngã ba đường”, biết phải làm sao đây? Thôi thì “một liều ba bảy cũng liều”, thấy chàng và nàng nhớ nhau như Ngưu Lang Chúc Nữ, ray rứt quá, tôi cầm lòng hổng đặng. Tôi đành phải…phản bội niềm tin tưởng của bác, đến xin cho nàng đi chơi, dẫn nàng ra điểm hẹn chàng đã đợi sẵn, rồi tôi đi về, để cho chàng và nàng tự do tâm tình “buồn vui đời tị nạn”.

Câu chuyện thứ ba sau đây, là câu chuyện tình cũng không kém ...gian nan chỉ vì đứa con.
Tôi quen khá thân với anh bạn làm bên văn phòng Cao Uỷ. Anh qua trại với đứa con gái bảy tuổi. Rồi “tình yêu không hẹn trước” cũng đã đến với anh giữa những chênh vênh hàng ngày của đời tạm dung. Nhưng đứa con gái luôn là... kỳ đà cản mũi, không hẳn vì muốn bảo vệ mẹ của nó, đã qua đời mấy năm trước bên Việt Nam khi nó mới lẫm chẫm biết đi, mà vì trái tim bé bỏng sợ bố san sẻ tình thương cho người phụ nữ khác, nó chỉ muốn bố của riêng nó thôi. Ngoài giờ anh đi làm thì thôi, chớ về đến nhà là nó không rời anh nửa bước, phụng phịu nhõng nhẽo khi cô bạn gái của bố đến chơi. Anh cầu cứu tôi:
- Loan ơi, em có “uy tín” với cháu lắm, là cô giáo lớp Việt Ngữ tỵ nạn của nó, em đến nhà đưa nó đi chơi loanh quanh cỡ... hai tiếng, để anh và bạn gái có thời gian gặp nhau, nhe!?
- Ủa, vậy là em phải lừa dối đứa con nít ư, vậy thì còn gì uy tín của cô giáo?
- Đâu đến nỗi vậy em, chỉ là nó chưa hiểu chuyện đời, còn ngây thơ sợ mất tình cảm của bố, nên anh cần em ở bên nó cho nó vui.

Thế là, một lần nữa, tôi lại yếu lòng. Để đền đáp sự yếu lòng của tôi, mỗi khi đến đón bé, anh đưa tôi mớ tiền, bảo hai cô cháu đi ăn hủ tíu đêm lót dạ, rồi uống sinh tố cho ...mát dạ. Úi cha, chắc ảnh sợ tôi không biết làm gì trong ngần ấy thời gian, mà quên rằng tôi có biệt danh là cô “TámTina” tức là cô Tám Tị Nạn. Đầu tiên, tôi dẫn bé đi lễ nhà thờ cũng hết 1 tiếng, sau đó ghé ăn hủ tíu ngắm cảnh “tỵ nạn by night” cũng vui ra phết, bé vui vẻ hớn hở, quên hết chuyện về sớm để canh chừng bố. Rồi hai cô cháu đi bộ xung quanh bãi đá, ghé vào nhà thờ xem các hội đoàn nhóm họp, tập ca tập múa, cuối cùng là về nhà của tôi ở chung với 3 cô bạn gái, chúng tôi xúm lại tán gẫu, kể chuyện vui. Thế đó, lần nào đưa bé về giao lại cho bố, tôi cũng “vượt chỉ tiêu” một cách xuất sắc, không phải hai tiếng như thỏa thuận ban đầu, mà có khi kéo dài đến 3 - 4 tiếng. Bởi vậy, ảnh cảm động, mua chiếc áo thun ngoài chợ Lào tặng tôi, gọi là “thưởng bonus”, làm tôi ngại quá chừng, dù vẫn ... nhận chiếc áo!

Trong ba câu chuyện trên, chỉ có câu chuyện đầu tiên tôi không dính dáng liên quan và họ đã có happy ending. Chàng đậu thanh lọc, nàng ôm con hồi hương về Việt Nam, sau đó chàng bảo lãnh nàng và con qua Úc đoàn tụ, câu chuyện chàng đã ly dị vợ trước khi đi vượt biên là có thật trăm phần trăm. Một thời gian sau, khi làm ăn thành công, ổn định cuộc sống, chàng bảo lãnh cả bố mẹ vợ, em vợ, bà ngoại vợ qua bên xứ Kangaroo, đại gia đình sum vầy hạnh phúc. Chàng là đại gia, làm đại lý hãng xe hơi tại Perth, cuộc sống sung túc khá giả, gia đình bên vợ ai cũng nở mặt nở mày. Có lần tôi “gặp” bà ngoại nàng trên facebook, nhắc lại kỷ niệm xưa, chuyện đời chuyện tình, tôi hỏi ngoại đã tìm ra câu trả lời tại sao hồi đó canh chừng cháu gái cả ngày, không bao giờ cho nó đi qua đêm mà vẫn dính bầu chưa nà, ngoại cười sặc: “Quỷ sứ, chuyện xưa như trái đất, nhớ dai dữ đa!”

Riêng hai câu chuyện sau, tôi có nhúng tay vào, làm “ông tơ bà nguyệt”, làm “cây cầu Ô Thước”, âm thầm hỗ trợ hết mình “tình yêu trong gian khó” của họ, thì kết quả là họ…tan vỡ, mỗi người một phương trời, nghìn trùng xa cách.
Chẳng lẽ tôi là một “bà mai” vô duyên?!

Kim Loan

Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2024

Lan Man Theo Bão


New York vừa trải qua hai sự kiện mà theo ghi nhận có tính lịch sử trong suốt thế kỷ qua: trận động đất 5.9 độ Richter, và "nàng" bão Irene đổng đảnh.

Về cơn địa chấn thì New York chỉ bị ảnh hưởng chút chút thôi vì tâm chấn nằm dưới DC ,và có lẽ bị bất ngờ nên không có dự đoán nào được đưa ra trước đó , ngay cả hệ thống truyền thông cũng không biết trước nên khi lệnh báo động được đưa ra,mọi người đã rời các cao ốc,ra ngoài sân trống mà chưa có tin gì trên truyền hình cả. Đa số không có cảm giác gì đặc biệt để có thể cảm nhận được rằng mình vừa trải qua một cơn động đất , vài người đang ngồi trên ghế thì nhớ lại là lúc đó hình như có ai đang lắc nhẹ , vài người khác thì có cảm giác như bị say sóng, choáng váng khó chịu, nhưng cũng chỉ thoáng qua mà không rõ nguyên nhân, tới khi biết là có địa chấn thì cố ghi lại như một chút trải nghiệm nho nhỏ gắn liền với thiên tai này.

Nhưng với nàng Irene thì khác, Hầu như mọi người, mọi nơi đều biết nàng sẽ "thăm" nước Mỹ với tất cả sức mạnh của mình bằng sức gió lên tới hơn 100 miles, nhất là những hình ảnh ghi nhận được từ lúc nàng tàn phá Bahamas trước đó ít hôm .Từ Tổng Thống Obama phải cắt ngắn chuyến nghỉ hè, tới các vị Thống Đốc,Thị Trưởng các Tiểu Bang nằm trên đường bão sẽ đi qua đều lên tiếng cảnh báo, hướng dẫn người dân những đối phó cần thiết, rồi lịnh di tản đuợc ban bố cho cư dân ở những vùng có thể bị ảnh hưởng .Trên hệ thống truyền thông tất cả các chương trình khác đều bị cắt để nhường cho các phóng viên tường trình tại chỗ theo từng bước đi của "người đẹp Irene", khắp nơi nín thở dõi theo cơn bão "thế kỷ" này kể cả các Phi hành Gia đang ở trên trạm không gian!

Đúng chính xác như lập trình trên Computer, Thứ sáu, người đẹp đặt chân lên North Carolina, nhưng có lẽ đã trút hết giận lên quần đảo Bahamas nên nàng di chuyển chậm rãi tà tà với vận tốc 13 miles/giờ nên sức gió cũng giảm nhiều 60-65 miles thay vì trên 100 miles như dự báo và khi "viếng" New York ngày hôm sau thì chỉ còn hiu hiu 40-45 miles! mưa không lớn nên tác động cũng không dữ dội , tuy nhiên cũng đủ bẻ gãy khá nhiều những cành cây quăng đầy khắp nơi và làm mất điện nhiều nơi, nhiều chỗ , giao thông bị gián đoạn, hệ thống đèn đường chỗ có, chỗ không, nhường nhau đi là chính!

" Cái gì mất đi thì mới quý " ai đó nói vậy nhỉ? giam mình trong nhà, ngoài trời mưa gió vần vũ, không điện, không internet, không cellphone đúng như Mây Trắng cảnh báo ,hết ngồi lại nằm, nhìn nàng Irene múa may quay cuồng, tuy đã giảm nhẹ nhiều ( có lẽ do lời nguyện cầu chân tình của ... nhiều M,Pleiku, M,TPH) thấy sự cuồng nộ của thiên nhiên, sự nhỏ bé, hạn chế của con người, lại càng quý hơn những tấm chân tình của biết bao người quen biết mới, cũ.Từ xa xôi bên quê nhà, từ hơn nửa vòng trái đất tận Melbourne của xứ Úc ,đến Cali "xứ ấm tình nồng" và những đâu nữa...không biết , chỉ biết là trong cái lẻ loi, lạc lõng cô lập của cơn bão, cái ấm áp bằng những lời chúc lành của ACE đã sưởi ấm ,vỗ về an ủi biết bao nhiêu !!! Xin đừng tiết kiệm những xẻ chia cho nhau,dù chỉ là trên mạng.. ảo. Xin cảm ơn tất cả, kể cả Mây Trắng mà bây giờ mới biết là chỉ-cách nhau cái dậu mồng tơi xanh rì-

Cám-Ơn Đời, Bên Ta Còn Có Bạn.

Cám ơn đời,bên ta còn có bạn 
Qua thăng trầm,chia sớt những buồn vui 
Nâng chén rượu ta cùng nhau nốc cạn 
Mặc cho người với mưu tính, lo toan 

Dẫu có lúc vang trời ta ca hát
Khúc mộng du, khúc hát của một thời,
Con dế gáy, mắt trào tuôn đẫm lệ 
Phổi đầy căng, tiếng hát trả cho đời 

Dẫu có lúc bụng rỗng, chân run:đói,
Bắp, khoai,mì,cóc ,nhái sống cầm hơi,
Rừng hiu quạnh, suối tuôn, mưa róc rách,
Khói nương chiều ,hiu hắt bóng ma trơi .

Có lúc xích lô, xe thồ,xe kéo 
Bên hiên đời ,nhặt nhạnh chút của rơi 
Ly rượu nhạt, soi mình trong nước mắt 
Chén cơm hờ, trộn lẫn với mồ hôi 

Rồi có lúc, nhìn nhau thân ly khách,
Giữa tiếng cười, tiếng hát dấu lệ rơi 
Nghe xa lạ, đếm từng con phố lạ 
Bập bẹ lời đứa trẻ mới thôi nôi 

Gặp lại nhau,lưu lạc bốn phương trời 
Dẫu giờ đây tóc bạc với da mồi 
Có sá gì ,bên ta còn có bạn 
Cám ơn bạn,cám ơn,cám ơn đời.!!!

Nam Chi
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 156 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.408 seconds.