Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh  
Message Icon Chủ đề: THÁNG TƯ ĐEN...... VÀ TẤT CẢ.. Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 100 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 02/Apr/2024 lúc 12:09pm

Người Vợ Của Tù Cải Tạo VC

 
Hình minh họa 

Tôi trở về nhà với một thân xác rã rời, một đầu óc rỗng không, biếng ăn, mất ngủ, chả nói năng gì, mắt mở to mà không nhìn thấy gì. Tôi đã phải ra, vào nhà thương Chợ Quán mấy lần. Rất may cho tôi và các con là lúc đó tôi có một cô em và một người bạn lo lắng và chăm sóc mẹ con tôi tận tình.

Vài tháng sau, tôi nhận được 2 thùng quà trả lại với hàng chữ “Người nhận đã chết. Trại yêu cầu hoàn.” Đến bưu điện lĩnh 2 gói quà xong, vừa ra đến cửa tôi lại ngất đi. Rất may có anh bạn hàng xóm đạp xe xích lô đang chờ để chở tôi về nhà. Tới bữa ăn, nhìn bốn đứa con ngồi ăn ngon lành với tóp mỡ ngào đường và nước mắm, quà của bố trả lại, nước mắt tôi lại chảy như mưa. Rồi tới gần cả năm sau, phường trưởng mới cử đại diện đến chia buồn và đưa cho tôi biên bản “phạm nhân chết”.

Nhờ mảnh giấy này mà mẹ con tôi mới được đi Mỹ theo diện HO. (Tôi vẫn còn giữ mảnh giấy này, xin gửi kèm theo đây để mọi người biết “tội ác” của chồng tôi!) Can tội: Giảng viên tâm lý chiến xã hội học Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt. "Án phạt tù: 3 năm"; nhưng khi chết đã 3 năm 7 tháng. Nếu họ giữ đúng lời nói chắc chồng tôi không thể chết trong tù.

Thế là xong, là tuyệt vọng cả đời. Lúc đó tôi sống cũng như chết rồi, nhưng vì bốn đứa con nhỏ, chúng đâu có tội tình gì. Bên nội bên ngoại ai cũng muốn nuôi dùm 1, 2 đứa nhưng tôi không thể nào chịu được nếu để 1 đứa con xa tôi. Tình thương con đã thắng cái “điên” của tôi để lo lắng cho chúng nhưng với phường khóm thì tôi thật là một “mụ điên dữ dằn”. Tôi không chịu đi họp tổ, họp phường gì cả. Công an khu vực tới tận nhà bắt đi họp. Tôi nói: “Người mà các anh thấy có tội là chồng tôi thì anh đã chết rồi, tôi và 4 con nhỏ không còn gì phải họp với hành nữa”.

Lúc trước mình ngu nên cứ tin là phải họp hành cho tốt thì họ xét cho chồng về sớm. Nay tôi không còn gì để sợ nữa thì họ lại để tôi được yên thân.

Tôi bắt đâu tính chuyện vượt biên, mấy mẹ con dắt díu nhau đi tìm đất hứa không biết bao nhiêu lần. Hết đi từ Nhà Bè, Vũng Tàu, Mỹ Tho đến Rạch Giá, Sóc Trăng nhưng đều không thoát, ở tù cũng mấy lần. Xuống ghe ra biển lại thấy hối hận vì thương con, chưa thấy thoát mà chỉ thấy chết tới nơi. Bị bắt tù đày thì lại càng hối hận hơn vì các con không có thức ăn, nước uống chỉ có một ca nhỏ. Trong trại chỉ có 1 cái ao tù, ăn cũng đó mà tắm giặt cùng nơi. Bẩn thỉu không thể tả cho nên trẻ con không bị đau bụng ỉa chảy thì cũng ghẻ lở ghê hồn. Tôi sợ quá đến không dám nghĩ đến đi nữa. Phải cậy nhờ xin đi dạy lại dù biết là nhà giáo chỉ húp cháo thôi. Nhưng dù sao đi nữa cũng còn có chỗ để mua “nhu yếu phẩm” và được “thầu” để bán quà cho học trò trong trường.

Thời gian này tạm ổn định, lo cho các con tới trường cũng phải chạy chọt vì “nhất thân, nhì thế” của xã hội lúc bấy giờ. Phận mình thì xong rồi, bạn bè tôi còn rất nhiều có chồng đang tù tội. Thỉnh thoảng chúng tôi họp nhau để “lá rách nát đùm lá tả tơi” đứa nào có thứ gì cho tù ăn được thì mang tới gom lại để chia cho những bạn sắp đi thăm. Trong cái tình đó tôi lại thấy được nhiều sự đau khổ mà người vợ tù phải chịu đựng nhục nhằn mà không ai có thể chia xẻ với họ. Chẳng hạn như một chuyện rất thật của một người bạn thân của tôi, chúng tôi đã chia sẻ từng bó rau muống từng chén nước mắm “muối + nước màu” cho các con ăn. Từng viên đường thẻ để mang vào tù cho chồng. Chỗ chồng bạn tôi ở lại có “nhà hạnh phúc” và các anh tù phải làm việc thật tốt thì cán bộ mới cho phép gặp vợ tại đó. Lẽ dĩ nhiên chồng bạn tôi làm khổ sai cật lực để được ân huệ đó. Chị cũng là một cô giáo, sống rất đạo dức và thành tín, thương chồng vô cùng, nhưng khi vào thăm đã thấy “nhà hạnh phúc” có mấy cái chõng tre và mấy anh cán bộ ngồi canh. Chị đã không thể “cho anh” và điều này đã khiến anh nổi giận nghĩ là chị đã có “ai khác” ngoài đời. Chị đã bị anh chửi bới tơi bời còn gì thê thảm hơn nữa không? Thời gian đã qua tôi hy vọng anh đã thông cảm với chị về cái “không thể cho anh” đó. Mặc dù giờ thì anh chị cũng đã xa nhau, thật là một điều rất đáng tiếc.

Lại thêm một cô bạn láng giềng, may mắn có ông chồng được thả về sau bảy năm tù tội. Những tháng ngày trong lao tù khiến con người cũng thay đổi nhiều lắm. Dễ nóng giận và mặc cảm đầy mình. Một hôm cô bạn tôi được nhà nước cho mua một khúc vải may quần với giá rẻ dành cho các công nhân viên nhà nước. Cô mang về khoe nói là bán đi sẽ lời được sáu ngàn đồng. Ông chồng lại muốn may để mặc vì ông ta thấy cũng cần phải có một cái quần mới. Bạn tôi ngần ngại nửa muốn cho chồng may, nửa muốn bán đi để thêm tý tiền lo cho gia đình nên nói với chồng: “Khúc vải này sáu ngàn lận đó anh.” Chưa nói dứt lời là bạn tôi bị một cái tát tai choáng váng mặt mày, sự việc xảy ra quá sức tưởng tượng của mọi người. Anh chồng rất hối hận về hành động vũ phu của mình; tuy nhiên anh vẫn đổ lỗi cho bạn tôi cái tội “coi cái quần hơn chồng”. Đó lại là một trong muôn ngàn cảnh ngộ trớ trêu của vợ tù "cải tạo".

Thắm thoát đã qua 7 năm lúc này cuộc sống mấy mẹ con tôi đã dễ thở vì chị em bạn bè ở ngoại quốc đã bắt đầu gửi tiền về cứu trợ. Tôi được mẹ chồng cho theo đi để bốc mộ Anh. Tâm trạng tôi thật rối bời và lo sợ liệu bốc lên có phải là Anh không hay lại là mồ của ai khác?!! Trên đường đi cũng không kém gian nan cực khổ như khi đi thăm nuôi tại Kà Tum.

Lần đầu tiên trong cuộc đời, tôi mới biết bốc mộ là gì và nhất là thấu hiểu được câu nói “cát bụi trở về với cát bụi”. Thịt da đã tan vào với cát, chỉ còn bộ xương trắng mà các bạn anh đã từ từ cầm lên từng cái đầu, xương vai, xương cổ ống tay ống chân, và ngay cả những đốt xương nhỏ họ cũng mò tìm cho đủ. Một sợi dây làm bằng giây thép nhỏ, cái mặt làm bằng kính máy bay có hình dáng 2 người đứng bên nhau đã được anh bạn lấy lên trao cho tôi và nói chính chồng tôi đã làm để tặng cho tôi khi nào tôi lên thăm gặp mặt. Anh đã phải cất giấu bao ngày vì nếu "cán bộ" thấy là bị tịch thu ngay. Rất may là có mẹ tôi và người cháu lo lắng lấy rượu rửa xương rồi quấn vào vải bỏ vào trong một cái bị to để chúng tôi mang về . Còn tôi ngồi chết cứng với nước mắt rơi sầu tủi. Xót thương anh!

Trên đường về mới gặp toán người thăm nuôi. Gặp cô bạn cũng đi với mẹ già, đang chuyển quà từng khúc một, tôi chạy lại đỡ một tay. Khi tôi dắt bà cụ qua một người tù đang cuốc đất dưới ruộng, ngẩn nhìn và khẽ gọi mẹ. Tôi quay lại giúp cô bạn còn vài giỏ đồ ăn, chúng tôi vừa đi ngang thì lại nghe anh ta gọi “em Liễu”. Cô bạn tôi nghe tên, ngoảnh mặt lại nhìn và lại bỏ đi luôn. Chạm mặt nhau rồi mà Liễu vẫn không nhận ra. Tới khi anh ta quên cả sợ "cán bộ", chồm lên đường kêu “Liễu. Anh đây”. Lúc đó bà cụ cũng đã trở lại và nhận ra con, cụ khóc oà ôm lấy anh tù, còn Liễu cũng khóc nhưng la “Không phải anh mà, không phải anh đâu”. Người chồng yêu quý vì tháng năm đói khổ phải ăn khoai mì nên mặt anh ta biến dạng vì quai hàm bạnh ra và nhựa độc của khoai mì làm cho tất cả tù nhân đều có cái mặt vuông gần giống nhau cả. Tôi cũng không cầm được nước mắt lại nghĩ rằng chắc chồng tôi còn sống thì mặt mũi cũng chỉ như vậy mà thôi.

Từ trại về chỉ có độc nhất một chiếc xe đò, mọi người ngồi chật cứng trong xe, còn có nhiều người phải đứng bám vào cửa xe rất là nguy hiểm. Mẹ con tôi về đến ga Vinh là trời đã tối, lại ôm cồng kềnh một cái bị hài cốt của chồng tôi. Ngồi sân ga đợi tàu rất là nguy hiểm vì mẹ con tôi ngơ ngác với xứ lạ quê người. Mẹ tôi phải lấy dây buộc cái bị và cuốn quanh người. Chỉ sợ lỡ mất đi thì khổ lắm. Tôi hồi hộp sợ hãi còn hơn khi đi vượt biên nữa. Tôi đánh liều vào nhà nghỉ mát của nhân viên xe lửa. Sau một lúc nói chuyện gây cảm tình và nhờ có “thủ tục đầu tiên” (xin trả tiền trước) nên mẹ con tôi được vào tạm trú qua đêm yên lành. Sáng hôm sau cũng nhờ có ông "quản lý" nhà nghỉ đó mà chúng tôi được lên tàu ở trong toa xe của các nhân viên đi nghỉ mát. Tôi phải tin tưởng là chúng tôi đã có ơn trên che chở nên đã mang thoát được bộ xương của chồng tôi về đến nơi đến chốn. Vì nếu không được ở trong xe đó chắc chắn chúng tôi không thể thoát khỏi xự khám xét trên tàu. Họ phát giác ra là có xương người là lập tức đuổi chúng tôi xuống giữa rừng hoặc quăng bỏ mớ hài cốt đó. Sau đó lại nằm xuống với nước mắt trào ra không thể ngăn nổi vì nhớ thương anh và tủi phận mình đơn độc.

Hiện tại thì chồng tôi đã được yên nghỉ tại nghĩa trang Thiên Chúa Giáo ở Bình Dương. Nhưng cũng không biết được bao lâu nữa vì họ còn tính dẹp cả nghĩa trang mặc dù đó là đất tư mà gia đình tôi đã phải mua bằng những cây vàng lúc họ dẹp nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi ngay trong thành phố Saigon.

Bốn mẹ con tôi xuống phi trường Dulles vào một buổi tối mưa tầm tã của tháng 6 năm 1994. Được gia đình cô em ra đón, tôi mừng quá nhưng vẫn chưa hết lo sợ, không biết đây là thật hay mơ. Nỗi ám ảnh bị bốc đi vùng kinh tế mới và sự không nói có, có nói không của nhà nước công sản đã khiến tôi mất hết niềm tin. Tôi chỉ còn biết cầu Đức Mẹ ban cho tôi một phép lạ.

Chúng tôi cố gắng học hỏi để hoà nhập vào cuộc sống mới ở Mỹ. Nay các con tôi đã lớn, đã thành đạt và rất hiếu thảo. Chúng hết lòng lo lắng, chăm sóc tôi. Tôi thật mãn nguyện, nhưng tôi biết tôi không thể ôm giữ chúng mãi được. Chúng phải có cuộc sống riêng, hạnh phúc riêng. Dù biết vậy, nhưng mỗi khi chúng vắng nhà, còn lại một mình tôi, tôi lại thấy sợ hãi. Những năm tháng khổ cực, hãi hùng của thời dĩ vãng lại kéo đến ám ảnh tôi. Hình ảnh chồng tôi lúc oai hùng, mạnh mẽ trong bộ quân phục, lúc rách nát, tả tơi, thoi thóp trên chõng tre lại chập chờn quanh tôi. Tôi đã thì thầm với anh: “Đợi em đi cùng!” Vâng, tôi ước mong được sớm ra đi bình yên dể được xum họp với chồng tôi. Chúng tôi chỉ mới được hưởng hạnh phúc gia đình có 4 năm 5 tháng. Tôi chắc chồng tôi cũng nuối tiếc như tôi và đang chờ tôi đi với anh. Chúng tôi phải nối tiếp lại những ngày hạnh phúc ngắn ngủi xa xưa. Tôi không thể sống mãi trong cô đơn để run sợ trước những ám ảnh của dĩ vãng và những nhung nhớ khôn nguôi người chồng mà tôi mãi mãi yêu thương như buổi đầu gặp gỡ.


Kính tặng Giáo Sư Tố Lan, người đã cho tôi can đảm để thực hiện bài viết này.

Trần Thanh Minh


Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 02/Apr/2024 lúc 1:21pm

Mất Đà Nẵng!

 
 
Tình hình quân sự ngày càng có nhiều biến chuyển sau tết Ất Mão (1975). Trong khi Đà Nẵng cũng như mặt trận vùng hỏa tuyến vẫn không có triệu chứng gì xấu đi cả, tin thất thủ Ban Mê Thuột cùng với việc triệt thoái các lực lượng quân sự theo Tỉnh Lộ 7B nối liền các tỉnh cao nguyên trung phần Việt Nam: Pleiku, Kontum với Phú Yên đã đem đến cho người dân bao nhiêu bàng hoàng sửng sốt.

Cuộc triệt thoái không được phối hợp chặt chẽ và điều nghiên kỹ càng của cả một quân đoàn đi qua một tỉnh lộ bỏ hoang từ nhiều năm được báo chí, các phương tiện truyền thông trong và ngoài nước tường thuật như là một sự thất bại nặng nề. Không những bao nhiêu lực lượng quân sự, mà còn cả đoàn dân chúng chạy nạn kéo theo sau đoàn quân đã làm cho cuộc triệt thoái rơi vào một tình trạng hỗn loạn gần như không người chỉ huy.

Thay vì chỉ kết thúc an toàn trong vài ngày nhờ vào yếu tố bất ngờ, cuộc triệt thoái đã phải đương đầu với bao khó khăn chồng chất trên một con đường hai trăm năm mươi cây số xuyên qua núi rừng hiểm trở, trái với dự liệu đã kéo dài trong nhiều ngày. Binh sĩ ngày càng quá mệt mỏi, mất hết tinh thần chiến đấu. Thêm vào đó, sự bất mãn và sợ hãi đã tạo nên rối loạn ngay trong hàng ngũ của chính mình, làm cho đoàn di tản trở thành miếng mồi ngon cho đối phương trong các cuộc tập kích. Cộng quân đã phối hợp lực lượng kịp thời để nắm lấy thời cơ thuận tiện gây tử vong nặng nề cho lực lượng triệt thoái, đến nỗi nhiều đơn vị khi đến được Phú Yên đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc bổ sung quân số trước khi có thể hoạt động trở lại.

Minh vẫn ngày hai buổi lái xe đến làm việc tại Trung tâm Huấn luyện Hòa Cầm. Tình hình quân sự ở vùng địa đầu giới tuyến không thấy có gì thay đổi theo sự hiểu biết của Minh. Tuy vậy trên đường lái xe đi làm hoặc về, Minh nhận thấy chuyển biến mỗi ngày mỗi khác.

Từ hạ tuần tháng ba trở đi, xe cộ ngày càng tấp nập và lượng lưu thông ngày càng tăng. Hình như dân chúng ở các tỉnh lân cận đã nhận thấy có một cái gì bất ổn; quá lo lắng, sợ hãi, họ đã tìm về Đà Nẵng, nơi mà họ nghĩ sẽ được an toàn hơn. Mỗi ngày Minh càng mỗi thấy tăng không những về số lượng hành khách, xe cộ mà còn cả vận tốc nữa. Ai ai cũng như hối hả, sợ sệt chờ đợi một biến chuyển không lường trước được sẽ xảy đến.
Dầu cố gắng giữ bình tĩnh cách mấy, Minh cũng không sao ngồi yên với những gì chứng kiến hằng ngày. Để an toàn cho gia đình, khỏi phải vướng mắc trong công việc, Minh quyết định sẽ lo vé máy bay cho Hường và các con di chuyển về Sàigòn trong khi Minh tiếp tục ở lại chiến đấu. Phương tiện di chuyển duy nhất nối liền Đà Nẵng – Sàigòn vẫn là đường hàng không. Phòng bán vé hàng không Việt Nam tại Đà Nẵng chen chân không lọt. Ai ai cũng hốt hoảng tìm cách rời xa thành phố đang có nhiều biến động.

Sau một ngày dài mệt mỏi chầu chực với ước vọng kiếm được cho Hường và các con mấy cái vé máy bay về Sài gòn trôi qua không một kết quả, chiều của ngày thứ hai, khi Minh cùng mọi người đang chen chúc trước các quày vé. Hàng không Việt Nam thông báo cho biết thủ tướng Trần Thiện Khiêm ra lệnh ngưng bán các chuyến bay ra khỏi Đà Nẵng, thay vào đó Hàng không Việt Nam sẽ được chính phủ trưng dụng vào một chiến dịch di tản dân chúng ra khỏi Đà Nẵng trong thời hạn ba mươi ngày.

Chính quyền không đề cập gì đến một chiến dịch di tản cụ thể, trong khi người dân từ các tỉnh kế cận vẫn tuôn về ngày càng đông, tạo nên một tình trạng bất ổn làm cho người dân càng hoang mang hơn. Thông cáo di tản dân chúng đã không đem lại một chút nào tin tưởng, an tâm trái lại còn làm cho mọi người nghĩ đến cảnh rồi đây Đà Nẵng cũng sẽ bị bỏ rơi như các thành phố khác, thông cáo chỉ là kế hoãn binh để chính quyền dùng phương tiện hàng không Việt Nam di chuyển thân nhân và người nhà ra khỏi Đà Nẵng.

Rời phòng bán vé cùng Hường trở về nhà, Minh đang phân vân không biết phải tính toán như thế nào thì một chiếc xe Jeep cảnh sát vội vã trờ tới đậu trước nhà. Một vài giây thắc mắc và nhận định trôi qua, Minh đã nhanh chóng nhận ra người chị họ cùng chồng trên xe. Anh phụ trách một chi khu cảnh sát ở Huế. Minh bàng hoàng với những gì mắt mình chứng kiến: Mười tám người lần lượt từ xe bước xuống! Làm sao ngần ấy người, trẻ con và người lớn, từ ba bốn gia đình khác nhau có thể chen chúc trong chỉ một chiếc xe như vậy! Trên khuôn mặt của mỗi người hiện rõ nét hốt hoảng, sợ hãi và mệt mỏi.
Họ cho biết Huế đã mất và đã may mắn nhanh chân thoát được. Dừng chân nghỉ ngơi trong chốc lát, kiếm một chút gì lót bụng, tất cả lại cùng nhau lục đục lên đường. Họ lại ra đi, không biết sẽ đi về đâu, có lẽ đi về con đường mà định mệnh đã an bài cho họ. Bực tức và buồn chán đến cùng cực, Minh cũng không buồn hỏi!

Mệt mỏi sau bao ngày chầu chực không hiệu quả, bị cuốn hút vào trong cơn lốc lo âu, sợ hãi trước tình trạng không những dân chúng mà ngay cả các quân nhân từ các tỉnh kế cận xuất hiện ngày càng nhiều trên đường phố. Tình hình xoay chiều quá nhanh, bao nhiêu biến chuyển dồn dập xảy đến, tâm trí Minh rối loạn không còn biết phải xử trí như thế nào!

Nếu một mình, chỉ việc nhảy vào phi trường, thế nào Minh cũng có cơ hội rời khỏi Đà Nẵng, nhưng với cả một gia đình sáu người thì quả là hết sức khó khăn, nhất là các con của Minh hẳn còn quá nhỏ dại, tuy Anh Tuấn bảy, Bích Huyền sáu, nhưng Mộng Điệp chỉ ba và Anh Bình vừa mới lên hai!
Những người lính chiến đổ xô về từ các tỉnh thất thủ, y phục xốc xếch, tinh thần sa sút, uất ức, mặt mũi hốc hác, bàng hoàng, họ không biết phải làm gì trước tình thế, lại nữa không người chỉ huy, đi lê thê lếch thếch trên đường phố trông thật não lòng.
Đài phát thanh tiếng nói Hoa kỳ và BBC tiếp tục đưa những tin tức ngày càng xấu làm nản lòng mọi người: Sau Ban Mê Thuột đến Quảng Trị rồi đến Huế, Quảng Ngãi, Chu Lai, Quảng Tín lần lượt rơi vào tay cộng quân.

Từ ngày ra Đà Nẵng đến nay, gia đình Minh vẫn sống với người cậu vợ, vốn là một Linh mục cai quản một họ đạo công giáo trong thành phố từ nhiều năm qua, gia đình Minh rất quý mến ông, tuy vậy cuối cùng Minh quyết định cùng gia đình ra đi sau khi những cố gắng thuyết phục ông rời Đà Nẵng bị thất bại. Ông cương quyết không bỏ rơi giáo dân, đi tìm tự do và an thân cho chính mình, mặc dầu ngoài việc coi sóc một giáo xứ, ông còn là tuyên úy trung đoàn 56, sư đoàn 3 bộ binh, một đối tượng có tầm cỡ của đối phương.

Trưa ngày thứ sáu 28 tháng 3, nhờ ông chở cả gia đình xuống Thanh- Đức (Thanh Bồ - Đức Lợi) một họ đạo nằm trên bờ tây sông Hàn, từ đó Minh thuê một chiếc thuyền máy đưa gia đình ra khơi với hy vọng tìm phương tiện thoát thân bằng đường biển. Khi thuyền rời bến, Minh nhìn thấy binh sĩ mang sắc phục nhiều binh chủng khác nhau với súng ống đầy đủ ngồi trên các ghềnh đá dọc bờ sông. Sau này nhiều người cho biết họ là những cán binh Việt Cộng đội lốt quân nhân quân lực Việt Nam Cộng Hòa để thực hiện những công tác đặc biệt giao phó.

Trên đường tiến đến gần cửa biển, thuyền gặp hai ba chiếc xà lan thật lớn đang thả neo trên sông. Xà lan nào cũng chứa đầy người. Xa hơn về phía cửa biển, một đoàn ba, bốn chiếc tàu hải quân đang đậu ở đó. Người lái thuyền đưa cả gia đình Minh đến một chiếc đầu tàu dùng để kéo xà lan đang đậu, có lẽ vì boong tàu không cao dễ dàng hơn trong việc chuyển người. Trên tàu dày đặc những người và người: đàn ông, đàn bà, trẻ em và có cả quân nhân.

Sau khi trả tiền thù lao cho người chủ thuyền, Minh nhảy vội lên tàu. Mặc dầu tàu chật như nêm, nhờ sự tiếp tay của một vài người tốt bụng, Minh đã nhận được qua tay người chủ thuyền và đem được lên tàu lần lượt từ Anh Tuấn, Bích Huyền đến Mộng Điệp. Khi người chủ thuyền trao Anh Bình, Minh chưa kịp ẵm thì đột nhiên chiếc đầu tàu kéo nổ máy. Sức quay của chân vịt tạo thành những lớp sóng thật lớn. Chiếc thuyền bị chao đảo và chồng chành thật mạnh vì nằm ngay vị trí chân vịt. Người chủ thuyền, rất bình tĩnh, một tay giữ chặt Anh Bình, tay kia đẩy mạnh chiếc thuyền ra xa và đã cứu được chiếc thuyền khỏi bị nạn, Anh Bình khỏi bị rơi tõm xuống nước. Hường vẫn còn ở trên thuyền, hoảng hốt chứng kiến những gì đang xảy ra, mà cũng chẳng có một phản ứng gì được để cứu vãn tình thế!

Thật là một phen hú vía! Thấy tình hình trên đầu tàu kéo quá xô bồ, không một chút an toàn. Hơn thế nữa, Minh lại không chuẩn bị bất cứ một thức ăn hay uống gì cả. Sự hiện diện của các tàu hải quân ở cửa biển làm Minh nảy sinh một ý định khác: trở lại thông báo cho người cậu vợ linh mục, cho giáo dân và những người quen biết để cùng tìm cách rời khỏi Đà Nẵng bằng các tàu hải quân Việt Nam đang thả neo ở cửa biển. Thế là chàng cùng Hường và các con trở lại bờ.

Người cậu vợ rất ngạc nhiên thấy gia đình Minh về lại. Càng ngạc nhiên hơn khi ông được biết tất cả giáo dân đã bỏ ông chỉ còn lại vỏn vẹn có hai gia đình mà thôi!

Hôm ấy là ngày thứ sáu tuần thánh. Sau khi cố gắng hoàn tất nghi thức ngày lễ một cách vắn tắt, hoàng hôn bắt đầu buông xuống, gia đình Minh lần này chuẩn bị đầy đủ hơn, cùng người cậu và hai gia đình còn lại lên xe, một của Minh, một của người cậu trở lại Thanh Đức, với dự định sẽ cùng nhau thuê thuyền ra khơi tìm các tàu hải quân để trốn khỏi thành phố.
Không an toàn khi phải di chuyển vào lúc trời tối nhất là trên sông, trên biển, vả lại cũng đã quá mệt mỏi, Minh và tất cả đã quyết định ngủ qua đêm tại nhà một người quen ở cạnh bờ sông Hàn, sáng hôm sau sẽ dậy sớm để thực hiện chương trình như dự tính.

Đêm hôm đó, khi bóng tối đã hoàn toàn bao phủ xuống thành phố, máy bay trực thăng bay vần vũ trên bầu trời loan báo việc đặt quân trấn và thị xã Đà Nẵng dưới quyền chỉ huy của một sĩ quan cao cấp một binh chủng nổi tiếng trong quân lực. Tiếng loa phóng thanh từ chiếc máy bay trong nỗ lực cuối cùng, nhằm đem lại niềm tin và trật tự cho dân chúng, không làm sao át được tiếng nổ chát chúa của hàng loạt đạn pháo kích cộng quân đang trút như mưa xuống phi trường Đà Nẵng.
Những trái hỏa tiễn rơi trong đêm trường thanh vắng nghe thật rợn người làm Minh xót xa nghĩ đến thân phận Đà Nẵng, bao nhiêu chiến sĩ, công nhân viên chức và người dân trong đó có Minh, gia đình cùng với bao người thân yêu đang bị bỏ rơi lại trên thành phố đang giẫy chết này. Sáng hôm sau khi thức dậy, bóng dáng những chiếc xà lan, đầu tàu kéo cũng như các tàu hải quân cũng đã biến mất khỏi cửa biển Đà Nẵng đem theo bao nhiêu kỳ vọng không những của Minh mà còn của biết bao người!

Nhìn cửa biển trống vắng lòng Minh tan nát! Minh, gia đình và bao nhiêu người đã bị bỏ rơi lại đằng sau! Minh không tin, nhưng đó là sự thật. Thế là bao nhiêu hy vọng thoát khỏi Đà Nẵng đã tiêu tan thành mây thành khói! Trong một nỗ lực cuối cùng, Minh chở hai gia đình tháp tùng và người cậu chở gia đình Minh. Tất cả cùng cố gắng đi về hướng Nam vượt qua cầu “De Lattre” để qua bãi biển Mỹ Khê hay Sơn Trà, tìm cách rời xa thành phố đang trong cơn hấp hối.
Thật đau lòng khi nhìn thấy bao cảnh vật xé nát tim gan lúc Minh lái xe đi qua những con đường chính của thành phố. Chiếc tàu Trường Thành, mới chiều hôm trước vẫn thả neo ở ngay cạnh bờ sông cũng đã rời xa thành phố từ bao giờ! Khói đen đang bốc lên từ tòa lãnh sự Mỹ. Dọc đường nón sắt, quần áo, quân cụ, giày cao cổ của quân nhân xen lẫn với mũ nón, túi xách, vali, guốc dép của người dân chạy loạn vương vãi khắp nơi.

Đường phố thật vắng. Không còn bóng dáng người thường dân. Các thương bệnh binh không thuốc men, không ai coi sóc chăm nom, nhận thức được thực trạng phũ phàng đã cố gắng tự cứu lấy mình, kẻ chống nạng, người xe lăn, những người khác trong nỗ lực “người mù cõng người què” họ kéo nhau đi từng đoàn, nơi này hai, chỗ khác ba, áo quần lôi thôi lếch thếch, hốt hoảng, tuyệt vọng; họ lê lết trên các đường phố dọc theo bờ sông Hàn, không biết đi về đâu!
Trước hãng Bia Larue, một số người mang quân phục biệt động quân và thường dân đang tranh dành khuân những thùng bia ra khỏi hãng. Họ hành động không khác gì trong cơn điên loạn! Vỏ chai và thùng nằm la liệt khắp nơi, trên đường, vỉa hè, lối đi. Nhìn thấy cảnh hỗn loạn, Minh không những ngậm ngùi xót thương, mà còn sợ cho sự an toàn của chính bản thân và toàn thể gia đình, mặc dầu vẫn mang bộ quân phục với vỏ khí đạn dược đầy đủ.

Con đường đi qua cầu “De Lattre” bị phong tỏa. Minh và người cậu phải lái xe trở về lại Thanh- Đức (thanh Bồ - Đức Lợi). Không còn biết giúp gì được cho hai gia đình tháp tùng, Minh và người cậu vợ quyết định để cho họ tự xoay xở, rồi cùng lấy thuyền vượt sông Hàn đến Nhượng Nghiã, một xứ đạo nằm bên bờ sông của sông Hàn, hy vọng sẽ tiếp tục kiếm được phương tiện rời thành phố. Khi tất cả lên đến được trên bờ phía đông, ngoảnh mặt nhìn lại, chính mắt Minh chứng kiến cảnh chiếc máy bay phản lực cuối cùng rời khỏi Đà Nẵng, khoảng trưa ngày 29 tháng Ba năm 1975. Chiếc máy bay cất cánh một cách khác thường! Nhìn chiếc phi cơ rời thành phố mà lòng Minh thấy xót xa, nuối tiếc!

Tối hôm đó cùng với tin thành phố Đà Nẵng thất thủ đài BBC cho biết những chi tiết thật đau lòng về chuyến bay: Trong cơn hỗn loạn, không giữ được trật tự, số người ùa lên quá đông, không những quá trọng tải, mà máy bay còn không thể đóng cửa được. Vì an toàn của cả chuyến bay, người phi công đã phải dùng những chuyển động ít khi sử dụng, cố tình làm cho số người thặng dư trên máy bay, đeo ở cánh hoặc cửa bị sức gió cuốn hút ra ngoài. Số người rơi từ phi cơ xuống đất khá nhiều trước khi phi công có thể đóng được cửa, để lái chiếc phi cơ về đến Sài gòn an toàn. Quả là một chuyện thật đau lòng ngoài sức tưởng tượng của con người!

Một người giáo dân quen biết trong vùng hứa sẽ giúp tìm thuyền để thuê chở cả gia đình Minh và người cậu về Cam Ranh hay Sài gòn, đem lại một tia hy vọng cho Minh đang mò mẫm trong con đường hầm đầy tăm tối và không lối thoát.
Đêm 29 tháng Ba, nhằm ngày thứ bảy tuần thánh, khá yên tĩnh. Không tiếng pháo kích. Trong đêm trường vắng lặng, Minh có thể nghe thấy nhịp tim mình đập và hơi thở mình phập phồng trông ngóng. Mãi đến sáng hôm sau, người nhận sứ mệnh giao phó mới trở lại cùng với tin làm bao nhiêu hy vọng cuối cùng vỡ tan thành từng mảnh: Không tìm kiếm được bất cứ một ghe thuyền nào! Tất cả mọi cố gắng để được rời thành phố đều trở thành tuyệt vọng. Minh thở dài não nuột!

Sau khi vứt đi những gì liên quan đến binh nghiệp, thận trọng đào hố chôn khẩu súng Colt 45 trong tiếc nuối, tìm một chỗ để cất giấu khẩu P38 bé xíu, quà tặng người anh cả trong xót xa, Minh mặc vào người bộ áo quần dân sự trong rã rời, đắng cay và chua xót!
Nghĩ đến số phận dành sẵn cho người chiến bại, sợ rằng sẽ bị hành quyết, vì là sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng Hòa, Minh tâm sự và giao phó mọi việc trong gia đình nhờ người cậu trông coi, nếu lỡ có chuyện gì xảy ra cho bản thân, vì nghĩ rằng không ai lại hãm hại một người chân tu như người cậu vợ. Minh cũng dặn dò Hường, ôm hôn các con và gửi đến những lời tâm huyết, ít nhất là cho Anh Tuấn và Bích Huyền. Thế rồi cùng người cậu, gia đình Minh lại lên thuyền vượt sông Hàn trở về lại Đà Nẵng, đối diện với một tương lai không biết đi về đâu đang chờ đón!

Hôm ấy là ngày Chúa Nhật Lễ Phục Sinh, 30 tháng Ba năm 1975.

B.S.Tống Viết Minh
(Trích “Một Thời Để Nhớ”).


Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Apr/2024 lúc 9:49am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Apr/2024 lúc 9:50am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Apr/2024 lúc 10:54am
5096%201%20thangba%20thanhduong

(Designed by Túy Hà)

Tháng Ba trên tỉnh lộ 7B,
Đoàn người chạy loạn dài lê thê,
Người mẹ tất tả đôi quang gánh,
Gia tài là những đứa con kia.

Thằng anh túm áo mẹ bước theo,
Thằng em ngồi trong thúng thơ ngây,
Bên kia thúng, đồ dùng chất đống
Mẹ gánh con đi giọt lệ đầy.

Theo dòng người, mẹ nó bước mau,
Cha con chồng vợ vắng tin nhau,
Người lính tan hàng không đơn vị,
Những ngày cuối cùng anh ở đâu ?

Người ta di tản từ Pleiku,
Phố núi nên thơ bỗng hận thù,
Hoa Dã Quỳ vàng loang máu đỏ,
Nước mắt đầy thêm nước Biển Hồ.

Người ta di tản từ Kontum,
Đạn bom xé nát rừng cao nguyên,
Người dân ngơ ngác rời thành phố,
Oán hờn cao như đỉnh Ngọc Linh.

Người ta gọi nhau trong hãi hùng,
Kẻ ngược người xuôi, đường mịt mùng ,
Về Tuy Hòa hay đi Phú Bổn ?
Có nơi nào bình yên hơn không?

Tiếng khóc, tiếng súng, tiếng còi xe,
Rợn người như từ ác mộng về
Xác người đồ đạc nằm vương vãi
Người bên người mà đã phân ly.

Bao quân, dân, cán chính miền Nam,
Trên tỉnh lộ này đã hi sinh,
Quân đoàn 2 rút quân triệt thoái,
16 tháng Ba năm 75.

Đường liên tỉnh lộ 7B ơi,
Bao tháng Ba qua, bao ngậm ngùi,
Bốn phương tám hướng đời dâu bể,
Ai có thể quên kỷ niệm này.!!

Nguyễn Thị Thanh Dương.

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Apr/2024 lúc 11:13am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 08/Apr/2024 lúc 11:30am

Em bé gái trên Đại Lộ Kinh Hoàng của Mùa Hè Đỏ Lửa 1972

 

Em%20Bé%20Trên%20Đại%20Lộ%20Kinh%20Hoàng%20Năm%20Xưa%20&%20Nay%20–%20Saigonnese


Em bé ngày xưa, nay là Trung Tá Kimberly M. Mitchell
Vào mùa hè đỏ lửa năm 1972, một em bé 4 tháng tuổi nằm trên xác mẹ
trên Đại Lộ Kinh Hoàng; em đang trườn người trên bụng mẹ tìm vú để bú
nhưng mẹ đã chết từ bao giờ. Một người lính Quân Cụ chạy ngang, bồng
em bé bỏ vào chiếc nón lá rồi chạy qua cầu Mỹ Chánh, trao lại cho một
Thiếu úy Thủy Quân Lục Chiến đang hành quân.

Bao năm trôi qua, em bé mồ côi mẹ nay trở thành Trung Tá trong Quân
Lực Hoa Kỳ còn người Thiếu úy TQLC sang Hoa Kỳ theo diện HO nay đang
định cư tại tiểu bang New Mexico. Hai người vừa gặp nhau sau 41 năm
bặt vô âm tín. Ngày Thứ Ba 2 tháng 4, 2013 vừa qua, nhân dịp sang
California dự lễ cưới, người Thiếu Úy TQLC này đã kể cho phóng viên
Viễn Đông câu chuyện cảm động và ly kỳ ngay tại khách sạn nơi ông đang
tạm cư ngụ.

Người Thiếu Úy TQLC tên là Trần Khắc Báo. Vào thời điểm 1972 ông còn
độc thân và phục vụ tại Đại Đội Vận Tải Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến,
được biệt phái sang Phòng 4 của Sư Đoàn làm sĩ quan phụ trách chuyển
vận. Vào sáng 1 tháng 5 năm 1972, Thiếu Úy Báo được lệnh cấp trên,
cùng một số đồng đội mở cuộc hành quân để giúp di chuyển Tiểu Đoàn 7
TQLC ra khỏi vùng vừa bị thất thủ thuộc tỉnh Quảng Trị vì một số đông
quân nhân bị thất lạc không tìm thấy vị chỉ huy của họ. Ngoài ra, ông
cũng xin lệnh giúp di tản các Quân, Dân, Cán, Chính khác đang tìm
đường chạy về phía nam sông Mỹ Chánh là nơi quân đội VNCH còn đang
trấn giữ; ông được cấp trên chấp thuận.

Khi đơn vị ông đến cầu Mỹ Chánh (Quảng Trị) thì nơi đây là phòng tuyến
cuối cùng của VNCH để ngăn chặn quân Bắc Việt tràn xuống phía Nam. Ông
đã chỉ huy 20 quân xa GMC thực hiện cấp tốc cuộc di tản suốt ngày. Đến
khoảng 4 hay 5 giờ chiều ông Trần Khắc Báo nhìn thấy thấp thoáng bên
kia cầu còn một người đang ôm chiếc nón lá thất thểu đi qua với dáng
điệu hết sức mỏi mệt. Ông định chạy qua giúp người này nhưng vị Thiếu
Tá Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 5 TQLC đang trách nhiệm trấn giữ tại đó
la lớn:

 ông Trần Khắc Báo trong ngày hội ngộ
“Cây cầu tao đã gài mìn, có thể nổ và sẵn sàng phá hủy khi thấy chiến
xa Việt Cộng xuất hiện, đừng chạy qua, mày sẽ bị bỏ lại bên đó không
về lại được đâu nghe!”
Ông cố nài nỉ:
“Đại Bàng chờ em một chút, cho em cứu người cuối cùng này.”
Và ông chạy đến đưa người này qua cầu. Thấy người này đi không nổi,
thất tha thất thểu mà tay còn cố ôm vòng chiếc nón lá, Thiếu Úy Báo
nói đùa:
“Đi không nổi mà còn mang theo vàng bạc châu báu gì nữa đây cha nội?”
Người ôm vòng chiếc nón lá nói:
“Em là lính Quân Cụ thuộc Tiểu Khu Quảng Trị, trên đường chạy về đây
em thấy cảnh tượng hết sức thương tâm này, mẹ nó đã chết từ bao giờ
không biết và nó đang trườn mình trên bụng mẹ nó tìm vú để bú, em cầm
lòng không được nên bế nó bỏ vào chiếc nón lá mang đến đây trao cho
Thiếu Úy, xin ông ráng cứu nó vì em kiệt sức rồi, không thể đi xa được
nữa và cũng không có cách gì giúp em bé này.”

Nói xong anh ta trao chiếc nón lá có em bé cho thiếu úy Báo.
Ngừng một chút, ông Báo nói với chúng tôi:
“Mình là người lính VNCH, mình đã được huấn luyện và thuộc nằm lòng
tinh thần ‘Tổ Quốc – Danh Dự – Trách Nhiệm’ nên lúc đó tôi nghĩ trách
nhiệm của mình là lo cho dân nên tôi nhận đứa bé và nói với người lính
Quân Cụ: ‘Thôi được rồi, để tôi lo cho nó, còn anh, anh cũng lo cho
sức khỏe của anh, lên GMC đi để chúng tôi đưa anh về vùng an toàn.’”


Sau đó, người sĩ quan TQLC ôm em bé leo lên chiếc xe Jeep chạy về
Phong Điền, cách đó khoảng 20 cây số. Trên đường đi, ông Báo cảm thấy
rất bối rối vì em bé khóc không thành tiếng vì đói, khát mà ông thì
còn là một thanh niên trẻ (lúc đó mới 24 tuổi) chưa có kinh nghiệm gì
nên ông hỏi người tài xế, bây giờ phải làm sao? Người tài xế tên Tài
trả lời:
“Ông thầy cho nó bú đi! Ông thầy không có sữa thì lấy bi đông nước
chấm đầu ngón tay vào nước để vào miệng nó cho nó bú.”

Ông Báo làm theo lời chỉ và em bé nín khóc rồi nằm im cho đến khi ông
đưa em vào Phòng Xã Hội của Lữ Đoàn TQLC. Tại đây, gặp Thiếu tá Nhiều,
Trưởng Phòng 4 TQLC, ông trao em bé cho Thiếu tá Nhiều và nói:
“Thiếu tá, tôi có lượm một em bé ngoài mặt trận, xin giao cho Thiếu tá.”
Ông này nhìn ông Báo cười và nói:
“Mày đi đánh giặc mà còn con rơi con rớt tùm lum!”
Ông Báo thanh minh:
“Không! Tôi lượm nó ngoài mặt trận; nó đang nằm trên xác mẹ nó.” Thiếu
tá Nhiều bảo:
“Thôi, đem em bé giao cho Phòng Xã Hội để họ làm thủ tục lo cho nó.”
Sau đó, ông Báo đưa em bé cho một nữ quân nhân phụ trách xã hội. Cô
này nói với ông:

“Thiếu úy giao thì Thiếu úy phải có trách nhiệm, vì em bé này ở ngoài
mặt trận thì Thiếu úy phải cho nó cái tên và tên họ Thiếu úy nữa để
sau này nó biết cội nguồn của nó mà tìm.”
Lúc đó, ông còn độc thân nhưng trong thâm tâm ông vốn nghĩ rằng sau
này khi ông cưới vợ, nếu có con gái ông sẽ đặt tên là Bích, nếu con
trai ông sẽ đặt tên là Bảo, nên sau khi nghe người nữ quân nhân nói,
ông Báo đặt ngay cho em bé cái tên là Trần Thị Ngọc Bích.

Sau đó ông trở về đơn vị và cuộc chiến ngày càng trở nên khốc liệt cho
tới tháng 3/1975, đơn vị ông bị thất thủ cùng Lữ Đoàn 2 TQLC ở Huế và
ông Báo bị bắt làm tù binh. Mãi đến năm 1981 ông được thả về. Tháng
9/1994 ông được sang định cư tại thành phố Albuqueque, tiểu bang New
Mexico…

EM BÉ MỒ CÔI GẶP MAY MẮN
Em bé Trần Thị Ngọc Bích được Phòng Xã Hội Sư Đoàn TQLC đem đến Cô Nhi
Viện Thánh Tâm Đà Nẵng giao cho các Dì Phước chăm sóc. Số hồ sơ của em
là 899.
Một hôm có ông Trung Sĩ Hoa Kỳ thuộc binh chủng Không Quân phục vụ tại
phi trường Đà Nẵng tên là James Mitchell vô Cô Nhi Viện xin nhận một
trong các em tại đây làm con nuôi. Em Trần Thị Ngọc Bích may mắn lọt
vào mắt xanh của ông James Mitchell và trở thành thành viên của gia
đình này từ đó đến nay.

Sau khi rời khỏi binh chủng Không Quân, ông James Mitchell trở về Hoa
Kỳ vào cuối năm 1972. Ông quyết định mang theo đứa con nuôi Trần Thị
Ngọc Bích, lúc đó em mới được 6 tháng.

Hai ông bà Mitchell đặt tên Mỹ cho em là Kimberly Mitchell. Em ở tại
trang trại của gia đình tại Solon Springs, tiểu bang Wisconsin.
Kimberly Mitchell lớn lên tại đây và được bố mẹ nuôi rất thương yêu,
coi như con ruột. Em được đi học, tham gia thể thao và vào hội thanh
niên. Lớn lên em vừa đi học vừa phụ giúp cha mẹ nuôi bò và làm phó
mát. Cái tên Trần Thị Ngọc Bích đã bị quên lãng từ đó, và Kimberly
Mitchell cho biết, mỗi khi nghe ai nói gì về Việt Nam, cô thường tự
hỏi, Việt Nam là đâu nhỉ?
Khi đã có trí khôn, Kimberly Mitchell nhận thấy mình không phải người
Mỹ như bố mẹ, không phải con lai, không phải người Tàu. Cô không biết
mình là người nước nào và cứ mang cái thắc mắc đó mãi mà không ai có
thể trả lời cho cô.

Một hôm, Kimberly Mitchell đánh bạo hỏi bố:
“Con muốn biết con người gì, nguồn gốc con ở đâu? Tại sao con lại là con bố mẹ?”
Bố nuôi James giải thích cho cô:
“Con là người Việt Nam, bố mẹ xin con từ trong viện mồ côi ở Đà Nẵng,
Việt Nam. Nếu con muốn tìm nguồn cội của con, con có thể về Đà Nẵng,
may ra tìm được tông tích của gia đình con.”
Ngay từ khi Kimberly còn học lớp ba, bố nuôi em đã muốn sau này cho
Kimberly gia nhập Không Quân nhân khi cô được chọn tham dự hội thảo về
nghệ thuật lãnh đạo dành cho những học sinh xuất sắc. Nhưng rồi định
mệnh xui khiến, cô lại theo Hải Quân. Trong thời gian theo học,
Kimberly Mitchell phải bỏ học một năm vì bố nuôi qua đời năm 1991
trong một tai nạn tại trang trại của gia đình. Sau đó cô trở lại
trường và tiếp tục học. Năm 1996 cô tốt nghiệp Cơ Khí Hàng Hải và phục
vụ trong Hải Quân Hoa Kỳ và hiện nay mang cấp bậc Trung Tá, Phó Giám
Đốc Văn Phòng Trợ Giúp Quân Nhân và Thân Nhân tại Ngũ Giác Đài.
Năm 2011, Kimberly Mitchell trở về cố hương với tư cách một nữ Trung
Tá Hải Quân, Quân Lực Hoa Kỳ, mong gặp lại người thân. Đến Viện Nuôi
Trẻ Mồ Côi Thánh Tâm ở Đà Nẵng, cô may mắn gặp được Sơ Mary, người
tiếp nhận cô năm 1972 từ một nữ quân nhân Phòng Xã Hội Sư Đoàn TQLC.
Giây phút thật cảm động, nhưng Kimberly chỉ được Sơ Mary cho biết:
“Lúc người ta mang con tới đây, con mới có 4 tháng và họ đặt tên con
là Trần Thị Ngọc Bích. Họ nói mẹ con đã chết trên Đại Lộ Kinh Hoàng,
con được một người lính VNCH cứu đem đến đây giao cho Cô Nhi Viện rồi
đi mất, vì lúc đó chiến tranh tàn khốc lắm.”

Kimberly không biết gì hơn và cô quay trở lại Mỹ. Sau khi đã biết mình
là người Việt Nam, thỉnh thoảng cô viết trên website câu chuyện của
mình.

GẶP LẠI CỐ NHÂN
Ông Trần Khắc Báo đưa cho chúng tôi xem một số hình ảnh, một số báo
tiếng Việt và mấy tờ báo tiếng Anh đăng hình cuộc gặp gỡ giữa gia đình
ông và cô Trần Thị Ngọc Bích, và nói:

“Sau khi ra tù Việt Cộng, tôi cũng cố tìm hiểu xem em bé Trần Thị Ngọc
Bích nay ra sao, kể cả người lính Quân Cụ năm xưa, nhưng tất cả đều
bặt vô âm tín. Một hôm tình cờ tôi đọc được một bài viết của tác giả
Trúc Giang trên tờ Việt Báo Hải Ngoại số 66 phát hành tại New Jersey,
tác giả kể lại câu chuyện đi Mỹ của một em bé trong cô nhi viện Đà
Nẵng mang tên Trần Thị Ngọc Bích. Đọc xong tôi rất xúc động pha lẫn
vui mừng, vì có thể 80, 90% cô Ngọc Bích đó là do mình cứu và đặt tên
cho cô.”
Sau đó, ông nhờ người bạn tên là Đào Thị Lệ làm việc trong New York
Life, có chồng người Mỹ và có em cũng ở trong Hải Quân Hoa Kỳ, liên
lạc tìm kiếm Mitchell. Và chính cô Đào Thị Lệ là người đầu tiên trực
tiếp nói chuyện với Trần Thị Ngọc Bích đang làm việc tại Ngũ Giác Đài.
Theo ông nghĩ, có thể cô Mitchell bán tín bán nghi, không biết chuyện
này có đúng không hay là chuyện “thấy người sang bắt quàng làm họ”
như ông cha mình thường nói. Nhưng sau khi nói chuyện với ông Trần
Khắc Báo, Mitchell quyết định tổ chức một cuộc hội ngộ trước các cơ
quan truyền thông. Cô xin phép đơn vị và mời được 7 đài truyền hình
cùng một số phóng viên báo chí từ Washington, D.C cũng như nhiều nơi
về tham dự.

Cuộc hội ngộ, theo ông Báo cho biết, hoàn toàn do cô Kimberly Mitchell
quyết định, địa điểm là trụ sở Hội Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia New
Mexico vào Thứ Sáu, ngày 29.8.2012. Cô đến phi trường vào tối Thứ Năm
28.8, gia đình ông Báo ngỏ ý ra phi trường đón nhưng cô cho cô Đào Thị
Lệ biết là cô không muốn gia đình đón ở phi trường cũng như đưa vào
khách sạn. Cô muốn dành giây phút thật cảm động và ý nghĩa này trước
mặt mọi người, đặc biệt là trước mặt các cơ quan truyền thông, và cô
muốn ông Báo mặc bộ quân phục TQLC như khi ông tiếp nhận cô đưa đến
Phòng Xã Hội Sư Đoàn TQLC cách nay 41 năm.


ông Trần Khắc Báo và Kimberly Mitchell

GIÂY PHÚT XÚC ĐỘNG
Gia đình ông Trần Khắc Báo gồm vợ và con gái cùng có mặt. Khi ông Chủ
Tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia hỏi cô Kimberly Mitchell:
“Cô đến đây tìm ai?”
Cô trả lời:
“Tôi muốn tìm ông Trần Khắc Báo.”
Vị Chủ Tịch quay sang ông Báo đang mặc quân phục và giới thiệu:
“Đây là ông Trần Khắc Báo.”
Lập tức, Kimberly Mitchell Trần Thị Ngọc Bích tiến lại ôm lấy ông Báo
và cả hai cùng khóc nức nở.
Giây phút xúc động qua đi, cô Kimberly hỏi ông Trần Ngọc Báo:
“Ông là người đã cứu mạng tôi, tôi mới có ngày hôm nay; tôi xin cám ơn
ông, và bây giờ ông muốn gì ở tôi?”
Ông Trần Khắc Báo nói :
“Thực sự bây giờ tôi chỉ muốn cô nói với tôi một lời bằng tiếng Việt,
cô hãy kêu tôi là “Tía”. Vì tất cả các con tôi đều gọi tôi bằng Tía,
tôi xem cô cũng như con tôi, tôi chỉ mong điều đó.”
Và Kimberly Mitchell đã gọi “Tía”.

Ông nói với chúng tôi:
“Bấy giờ tôi thực sự mãn nguyện.”
Trả lời các câu hỏi của chúng tôi, ông Trần Khắc Báo cho biết, cô
Kimberly chưa lập gia đình và cô có hứa sẽ thường xuyên liên lạc với
gia đình ông. Ông có nhắc cô Kimberly điều này, rằng cô không phải là
đứa trẻ bị bỏ rơi. Cô đã được những người lính VNCH có tinh thần trách
nhiệm cứu sống trên bụng mẹ cô đã chết, và chính ông đã đặt tên cho cô
là Trần Thị Ngọc Bích. Ông cũng mong rằng sau này, cô có thể trở lại
Quảng Trị, may ra có thể tìm ra tung tích cha cô hoặc người thân của
mình. Ông Trần Khắc Báo cũng cho biết, ông mất liên lạc với người lính
Quân Cụ từ lúc hai người giao nhận đứa bé đến nay.

Trong cuộc hội ngộ, trả lời câu hỏi của các phóng viên Hoa Kỳ, nữ
Trung Tá Kimberly Mitchell cho biết, cô có hai cái may. Cái may thứ
nhất là cô được tìm thấy và mang tới trại mồ côi. Cái may thứ hai là
được ông bà James Mitchell bước vào trại mồ côi và nói với các Sơ
rằng, ông muốn nhận em bé này làm con nuôi.”

Câu chuyện sau 41 năm kết thúc tốt đẹp, cô Trần Thị Ngọc Bích đúng là
viên ngọc quý trên Đại Lộ Kinh Hoàng như ý nguyện của người đã cứu
mạng em, vì chính cô đã làm vẻ vang cho dân tộc Việt khi cố gắng học
hành để trở nên người lãnh đạo xuất sắc trong Quân Lực Hoa Kỳ, một
quân lực hùng mạnh vào bậc nhất thế giới.
Người quân nhân binh chủng Quân Cụ và người sĩ quan TQLC Trần Khắc Báo
đã thể hiện tinh thần của một quân nhân Quân Lực VNCH, luôn đặt Tổ
Quốc – Danh Dự và Trách Nhiệm trên hết.

THANH PHONG


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 08/Apr/2024 lúc 11:36am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 09/Apr/2024 lúc 8:44am

Vui Sao Nước Mắt Lại Trào

Muốn biết một đất nước có văn minh hay không, người ta thường quan sát nhiều khía cạnh khác nhau với một tinh thần phóng khoáng, một tâm trạng cởi mở, không thiên vị, về xã hội, cách điều hành đất nước (governance), việc bảo tồn và thăng tiến văn hóa, về mức sống người dân như việc chăm sóc sức khỏe, môi trường, giáo dục, và trên hết là sự hạnh phúc (well-being) của người dân. 

Những điều trên vượt quá khả năng và hiểu biết của một người tầm thường như tôi, vì vậy tôi chỉ xin kể bạn nghe một chuyện vui, rất tự hào của đất nước mình. Từ những chiếc xe chở khách chạy bằng than củi vào cuối thập niên 70, nay có đến mấy hãng hàng không chở khách, thật tiến bộ vượt bậc, nhưng sao vẫn thấy ngậm ngùi “rằng hay thì thật là hay, nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào”.

Hồi còn đi học, môn lịch sử thế giới có kể về hoàng đế La Mã Julius Cesar, năm 47 BC trước Công Nguyên, khi ông dẫn quân đi chinh phạt và thu phục được Thổ Nhĩ Kỳ. Sau khi chiến thắng, ông có nói một câu để đời: veni, vidi, vici. I came, I saw, I conquered. Tôi đã đến, đã thấy, đã thắng (chinh phục).

Tôi về Việt Nam vài lần, mỗi lần ở khá lâu, đi khắp 3 miền đất nước. Tôi cũng đã đến, đã thấy, và đã có được cảm nghiệm rất sâu, rất gần gũi với ngưởi dân đủ mọi thành phần, những người giàu có ở những nơi sang trọng, và gần gũi nhất là những người nghèo khó bị chính quyền, bị xã hội bỏ quên, trong đó có cả những người phong cùi trên vùng cao nguyên. 


Ngày nay, đất nước đã quy về một mối, năm 1975 đất nước đã được “giải phóng”, người dân Việt Nam được giải thoát ra khỏi sự nghèo khổ, ngu dốt, nô dịch về văn hóa của Tư Bản, được đảng đem ánh sáng tri thức và văn minh đến cho người dân trong nước. Sau 49 năm, thử nhìn lại, dân tôi đã được gì và mất gì? Mời bạn đọc theo tôi về Việt Nam, chứng kiến câu chuyện về chữ nghĩa, chuyện học hành, cách giao tiếp bằng tiếng Anh của một ông xếp trẻ một hãng hàng không trong nước. Một chuyện rất đáng tự hào vì đất nước ta “chưa bao giờ được như hôm nay” như lời một “ông bác" tóc bạc đã tuyên bố trên đài truyền hình.

Chuyện lẽ ra phải đáng vui mừng vì ông này được học hành, đào tạo đến nơi đến chốn, là hình ảnh tiêu biểu của đất nước, hằng ngày ông phải nói chuyện, gặp gỡ với du khách trong và ngoài nước, trình độ tiếng Anh chắc phải lưu loát, tệ lắm thì cũng nói được và khiến du khách hiểu được mình muốn nói gì. Câu chuyện có vẻ tiếu lâm nhưng khiến tôi phải ngậm ngùi buồn cho nền giáo dục của nước nhà.   

Trong chuyến bay của hãng hàng không Vietjet, một hãng hàng không nổi tiếng là Delayed-Airlines của Việt Nam, nổi tiếng với rất nhiều chuyến bay trễ đến vài giờ đồng hồ mà tôi là một nạn nhân đến 2 lần. Trong khi chờ đợi chuyến bay lúc 20:00 giờ, từ Cam Ranh về Sài Gòn, theo thói quen, tôi luôn đến phi trường sớm trước 2 giờ với phương châm “thà mình chờ họ, chứ họ chẳng bao giờ chờ mình”. 

Tôi kiên nhẫn ngồi nhấm nháp ly cà phê ở khu chờ đợi, mở điện thoại cầm tay ra đọc tin tức ở quê nhà. Chán chê, tôi coi đồng hồ: còn 40 phút nữa đến giờ bay. Tôi đứng dậy, đi lại cho dãn gân cốt, nhìn về phía cửa ra thang máy bay, chắc mẩm giờ này nhân viên đã chuẩn bị cho hành khách lên phi cơ.

Đi qua đi lại nhiều lần, tôi nhìn đồng hồ chỉ còn 25 phút nữa là đến giờ bay, sao họ vẫn chưa có dấu hiệu gì là chuẩn bị cho khách “boarding”. Tất cả hành khách, kể cả hành khách ngoại quốc, đều có vẻ nôn nóng, đứng ngồi không yên. Riêng tôi, dù đã chuẩn bị cho tình huống xấu nhất là chuyến bay sẽ bị đình hoãn, tôi vẫn không ngăn được mình ngó về hướng cửa. Mấy thằng bạn thân trong nước đã nhắc nhở và khuyên tôi đừng bay hãng Vietjet, chỉ thêm bực mình, nhưng tôi quyết không nghe, muốn tự “trải nghiệm để có kinh nghiệm”.

Nhiều hành khách bồn chồn, chờ không được, đã cùng nhau xếp thành một hàng dài trước quầy dịch vụ, hy vọng sẽ gây chú ý, khiến nhân viên cũng phải “bức xúc” như mình. Trước nay, người ta cứ tin rằng phớt tỉnh Ăng-Lê là tính chất của người Ăng-Lê; ngày nay, danh hiệu đó phải dành cho người Việt Nam mới đúng. Dù rất nhiều nhân viên Vietjet Airlines đi qua đi lại, nhưng tất cả bọn họ đều phớt tỉnh hơn cả người Ăng-Lê và chẳng thèm để ý đến “một bộ phận” hành khách đang như ngồi trên đống lửa.

Còn 15 phút nữa đến giờ bay, bỗng một anh nhân viên trẻ, tướng tá coi khá “đẹp giai”, áo sơ mi trắng, cà vạt đen, quần đen, tướng đi đứng ra dáng là một ông xếp, bước đến quầy dịch vụ, kéo từ hộc bàn ra một cây bút lông. Anh ta bước tới bảng cập nhật thông tin chuyến bay, cúi người xuống viết gì đó lên tấm bảng, rồi anh ta quay ngoắt đi thật nhanh, đến ngồi vào cái bàn có máy tính. 

Tất cả hành khách thở ra một hơi dài như trút được gánh nặng chờ đợi từ nãy giờ. Ai cũng nghĩ anh ta lo mở máy tính chuẩn bị thủ tục cho hành khách xuống phi cơ. Nhưng không, anh ta thò tay vào túi sau, móc cái phone ra và bắt đầu bấm bấm gì đó, thỉnh thoảng lại cười mỉm chi ra vẻ thích thú lắm. Kim đồng hồ trên tường vẫn lặng lẽ xê dịch từng giây và hành khách vẫn nhấp nhổm xếp hàng chờ đợi từng khắc, với những khuôn mặt “cực kỳ hình sự” như cách nói của người dân trong nước.

Tôi tò mò bước lại gần bảng thông tin coi anh ta viết những gì: chuyến bay VJ 607 từ Cam Ranh đi Sài Gòn bị dời lại 1 tiếng 20 phút, lý do: khai thác. Tôi đọc đi đọc lại đến 4 lần mà vẫn không hiểu cái “lý do khai thác” nghĩa là gì. Một số hành khách trong nước cũng bu quanh tấm bảng và buông ra những tiếng than lẫn tiếng chửi thề. Vài người khách ngoại quốc chỉ hiểu được một nửa, nhưng phân vân, không biết lý do. Tôi quay qua người đứng kế bên, hỏi lý do khai thác nghĩa là làm sao. Anh ta cũng ngớ ra một hồi rồi trả lời không biết.

Tôi đọc lại cái lý do đến lần thứ 5 mà vẫn như người đang đi trong đêm đen, vẫn không sao hiểu nổi hai chữ “khai thác” rất bình thường đó. Hay tại ngôn ngữ Việt Nam mình đã vươn lên một “đỉnh cao chói lọi” của chữ nghĩa mà mình dốt nên bị tụt lại phía sau?

Sau một hồi suy nghĩ, bóp trán đến méo cả đầu, tôi quyết định đến hỏi anh chàng xếp đẹp giai đó để “đả thông tư tưởng” của mình. Sợ hỏi bằng tiếng Việt, anh ta sẽ chê tôi ngu, người Việt mà không hiểu tiếng Việt, tôi bèn bập bẹ bằng tiếng Anh cho khỏi lòi cái dốt của mình:

- Excuse me, sir, would you tell me why the flight has been delayed?

Anh ta ngước lên nhìn tôi vẻ bực mình nhưng ấp úng không trả lời được bằng tiếng Anh, chỉ đưa tay ra hiệu chờ. Anh ta bấm lia lịa trên cái điện thoại cầm tay, và chìa cái phone cho tôi coi vừa luôn miệng xổ một tràng “reason mining, reason mining”. Thì ra anh ta xài Google translation và đưa kết quả cho tôi coi. Trời ạ! Tôi chỉ biết cười mếu. Chữ “khai thác” trong tiếng Việt khi qua Google thì được dịch ra “mining” là phải rồi. 


Ông du khách ngoại quốc đứng kế bên tôi, nãy giờ sốt ruột theo dõi, cũng ghé mắt nhìn vào cái điện thoại của anh “đẹp giai”, một thoáng ngẩn tò te, cặp mắt ông ta đứng tròng một hồi lâu, rồi lắc đầu hỏi tôi nghĩa là gì. Ông ta thắc mắc chữ “mining” có gì liên quan đến chuyến bay của mình hay không? Tôi trả lời là chính tôi cũng mất 10 giây đồng hồ để gặm nhấm và giờ mới hiểu ra nghĩa của chữ này.

Google dịch chữ “khai thác” ra chữ “mining” như sau: the process or industry of obtaining coal or other minerals from a mine. (tiến trình hay kỹ nghệ lấy được than đá hay khoáng sản ra từ một hầm mỏ).

Chữ “khai thác” nếu đứng một mình thì người ta sẽ hiểu là khai thác hầm mỏ, cho nên Google dịch thành chữ “mining” từ chữ “mine” thuộc về hầm mỏ là đúng chứ không sai. Cái cười ra nước mắt là anh chàng xếp của Vietjet Airlines, vì học sai hoặc thày dạy tầm bậy, nên sử dụng không đúng chỗ. Than ôi, tôi chỉ còn biết than thở như cụ Tú Xương ngày xưa: cái học ngày này đã hỏng rồi!

Cái học ngày nay đã hỏng rồi 

Mười thằng đi học, sáu thằng chơi

Ba thằng thất học làm quan lớn

Sai thằng có học chạy tả tơi


Tôi cám ơn anh ta vì đã nhọc công, “vận dụng tư duy” một cách quyền biến và sáng tạo, biết cách sử dụng công nghệ tiên tiến để trả lời du khách nước ngoài mà vẫn không cần mở miệng. Tội cho ông du khách ngoại quốc, và thật tội nghiệp cho tôi, một người An-Nam-Mít chính gốc, không lai căng một tí ti ông cụ nào, cả hai chúng tôi vừa bước đi vừa lẩm bẩm “Thank you, but I don’t get it”.

Sau đó, chuyến bay lại bị đình trệ thêm hơn 1 tiếng nữa, vẫn cùng một lý do: khai thác. Đêm đó chúng tôi về đến Sài Gòn lúc 23:30, đón taxi về tới nhà hơn nửa đêm. Chuyện vui, chuyện tự hào dân tộc văn minh, khả năng giao tiếp “nói” tiếng Anh như gió, mà vui không nổi.

Đọc báo Việt Nam, ai cũng biết nhà nước mình muốn nâng cấp trình độ của cán bộ, công nhân viên nhà nước để chứng tỏ chủ nghĩa cộng sản “ưu việt” hơn các nước láng giềng bằng cách cho đi học tại chức, còn gọi là học “chuyên tu”. Theo thống kê của bộ khoa học-công nghệ, Việt Nam có 24,300 Tiến Sĩ và 101,000 Thạc Sĩ, gấp 5 lần nước Nhật và cao nhất Đông Nam Á. Vậy mà ngày nay, người dân vẫn truyền tai nhau câu ‘dốt như chuyên tu, ngu như tại chức”. Riêng tôi chỉ biết kêu “Trời”, chuyện vui mà cứ …  buồn đến trào nước mắt. 

Ông xếp Vietjet Airlines 

 
NGUYỄN VĂN TỚI. 

Nhân dịp 49 năm sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975 – 2024.

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 11/Apr/2024 lúc 9:03am

Sài Gòn Tháng Tư 1975 


Ngày 30/04 lại sắp đến . Mới đó mà đã hơn 40 năm rồi . Mỗi khi ngày này sắp đến , không ít thì nhiều trong lòng mỗi người Việt tha hương đều dấy lên một nỗi ngậm ngùi không tả được và những kỷ niệm cũ vào những ngày cuối cùng trước khi mất nước lại hiện về . Không biết ai là người đầu tiên đã dùng từ Tháng Tư Đen để ám chỉ cho Tháng Tư năm 1975 ? Nghe sao thấm thía quá !  

Riêng đối với những người đã trải qua mấy ngày cuối cùng tại Sài Gòn thì còn đặc biệt hơn nữa , vì đã cùng với Sài Gòn sống những giờ phút thấp thỏm , lo âu nhất trong cuộc đời của họ và đã chứng kiến giây phút cuối của Sài Gòn như thế nào ! Mỗi người có thể nhìn và cảm nhận sự kiện ở những góc độ khác nhau , nhưng có một điểm chung mà có lẽ ai cũng có thể thấy được : Đó là sự phản bội , bỏ rơi VN của Đồng Minh mà đại diện là Chính Phủ Mỹ , cộng với hàng lãnh đạo kém tài trong chính quyền VNCH đã đưa tới sự bế tắc , sụp đổ toàn diện và cuối cùng chấm dứt bằng một lệnh đầu hàng vô điều kiện . 

* * * 

Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ muốn ghi lại những gì mình đã trải qua vào mấy ngày cuối Tháng Tư oan nghiệt và vài hình ảnh của Sài Gòn sau khi thất thủ mà đối với cá nhân tôi, khó lòng có thể quên được. 

Tình hình Sài Gòn vào những ngày cuối Tháng Tư năm 1975 rất là căng thẳng. Tin tức chiến sự bất lợi loan ra hàng ngày và những tin đồn làm cho người Sài Gòn có thể cảm nhận được không khí chiến tranh đang càng lúc càng nhích gần tới thủ đô, cộng thêm sự thay đổi trong hàng Tướng Lãnh đã làm cho dân chúng bấn loạn thêm hơn.  

Không ai bảo ai nhưng nhà nào nhà nấy cũng đều cố gắng mua trữ gạo, mắm muối phòng hờ loạn lạc xảy đến. Chưa bao giờ người dân Sài Gòn cảm nhận được không khí chiến tranh chết chóc đến gần với họ đến như vậy, nên ai nấy đều nhốn nháo không yên.

Hầu như gia đình nào cũng có người thân liên quan tới cuộc chiến và còn đang kẹt ở một nơi nào đó. Hy vọng duy nhất của họ là Chính Phủ và Quân Đội. Tuy nhiên niềm tin trong dân chúng cũng mất dần khi tin tức các hàng lãnh đạo cao cấp trong Chính Phủ và một số Tướng Lãnh bỏ trốn gần như mỗi ngày. Thêm vào đó tin tức những cuộc di tản chiến thuật liên tục đưa về, làm cho người dân Sài Gòn càng bấn loạn hơn.  

Kể từ khi Phan Rang, được coi là tuyến phòng thủ quan trọng cuối cùng bị sụp đổ, nối tiếp theo các thành phố Phan Rí, Phan Thiết cũng rơi vào tay giặc, đã bắt đầu phác hoạ trong đầu người dân Sài Gòn một viễn ảnh đen tối của Sài Gòn thất thủ. Chính Phủ đã cố gắng trấn an dân chúng trên đài phát thanh, truyền hình về mật trận cố thủ mới ở Long Khánh, Xuân Lộc… nhưng hình như vẫn không đủ sức làm an lòng mọi người. 

Sau khi phi trường Phan Rang thất thủ ngày 16/04/1975, tôi còn bị kẹt lại ở Phan Rang. Khi nghe tin Phan Thiết bị mất, tôi liền đón xe đò đi Phan Thiết rồi tìm cách mướn ghe về Long Hải. Tại đây đã thấy lính tráng và dân chúng từ các tỉnh miền Trung chạy về cắm lều ở đầy trên bãi biển và mọi ngã đường. 

Một số lớn quân nhân tan hàng từ các nơi tìm cách len lõi về Sài Gòn đều bị chận lại từ nhiều nút chận của quân cảnh hỗn hợp ở ngã ba Vũng Tàu và trên xa lộ Biên Hoà. Xe đò của tôi cũng bị chận lại. Tôi may mắn còn giữ được giấy Chứng chỉ tại ngũ và vì đơn vị Không quân của tôi hiện nay là đơn vị thặng số phải trình diện tại Tân Sơn Nhất nên được Quân cảnh cho đi qua.


Tôi về tới Sài Gòn khoảng 10 giờ sáng ngày 24/04/1975, khỏi nói thì cả nhà vui mừng biết là chừng nào! Nhất là vợ tôi đang mang bầu sắp sanh, mấy ngày qua đã lo lắng cho tôi vô cùng khi nghe tin Phan Rang thất thủ mà tôi vẫn còn kẹt chưa về được. Tình hình Sài Gòn lúc này đã xôn xao lắm rồi. Đi đâu cũng gặp người dân với gương mặt lộ vẻ bất an, lo sợ cho một tương lai đen tối trong những ngày sắp tới. Kể từ khi Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức ngày 21/04/1975, tiếp theo đó hàng loạt các cán bộ cao cấp trong Chính Phủ và các Tướng Lãnh nối đuôi nhau trốn chạy ra nước ngoài càng gây thêm hoang mang lo sợ cho người dân.

Người ta nói nhiều tới chuyện di tản vào những ngày này. Những ai có liên hệ ít nhiều với Mỹ trước đây đều hy vọng được Mỹ bốc đi. Ở bên ngoài Toà Đại Sứ Mỹ thì lúc nào cũng đông nghẹt người chờ cơ hội để được di tản. Vàng và đô la tăng giá vùn vụt gần như mỗi giờ. Tất cả những giấy tờ gì có liên quan tới Mỹ như p***ports, giấy chứng nhận công nhân viên làm việc cho hãng Mỹ … tất cả đều được nhiều người sẵn sàng bỏ tiền, vàng ra mua với giá thật cao … Người ta hy vọng rằng những thứ này sẽ là bằng chứng cụ thể chứng minh cho sự liên hệ của họ trước đây với người Mỹ và nhờ thế người Mỹ sẽ bốc họ đi.


Ngày 26/04 tôi vào Tân Sơn Nhất trình diện. Bên trong Tân Sơn Nhất, tình trạng cũng rất lộn xộn. Quân nhân các cấp từ những đơn vị khác ở phi trường Đà Nẳng, Phù Cát, Nha Trang, Phan Rang đều tập trung về Tân Sơn Nhất đông nghẹt. Tất cả quân nhân ở những phi trường này đều trở thành đơn vị thặng số. Đa số không có việc gì làm. Buổi sáng tất cả phải vào trình diện điểm danh, đến chiều điểm danh lần nữa rồi được phát giấy xuất trại ngày mai vào trình diện tiếp… cứ đều đều như thế. 

Tôi phải hỏi thăm 2-3 lần mới tìm được đến nơi tôi trình diện. Đó là một dãy lều lớn, bên trong đầy cả người đang bu quanh những chiếc bàn nhỏ đại diện cho Phòng Nhân Viên của các đơn vị. Tôi chen chúc đến trước một bàn giấy dành cho phòng nhân viên CC20CTKQ. Sau khi trình diện báo cáo lý do, thời gian bị kẹt ở Phan Rang vừa qua phải chạy đường bộ và đường ghe về… tôi được cấp cho một giấy chứng nhận. Sau đó tôi đi tìm ban Quân Lương của đơn vị để lãnh lương, vì thông thường ngày phát lương của Chúng Tôi là ngày 24 Tây mỗi tháng.

Hôm đó đã là 26 Tây rồi. Đi vòng vòng hỏi thăm, cuối cùng có người cho biết vì những thủ tục và trường hợp đặc biệt của vấn đề di tản từ Phan Rang chạy về vừa rồi, nên ban Quân Lương chưa phát lương kịp cho quân nhân ở CC20CTKQ đầy đủ đượ . Một số may mắn đã có tên và được phát lương rồi, những ai chưa lãnh thì phải đợi tới mai. Những quân nhân có thân nhân, gia đình ở Sài Gòn thì còn đỡ, nhưng một số lớn Quân nhân ở xa chạy về , nhất là những người có gia đình vợ con, lại không có thân nhân ở Sài Gòn mà tiền bạc thì đã tiêu hết trong khi di tản đến nay… 


Nhưng có khiếu nại cũng không ai giải quyết được gì trong lúc này. Dù có lo lắng, hoang mang, hoặc thậm chí có nhiều người bực tức lớn tiếng khiếu nại… cũng chỉ được hứa hẹn là đợi đến ngày mai, nên tất cả cuối cùng cũng đành phải chịu thôi. 

Tôi gặp lại một số Sĩ Quan trong Đoàn Phòng Vệ cùng đơn vị với tôi ở Phan Rang là Trung Uý Trần Ngọc Bảo, Thiếu Uý Nguyễn Thành Lân, Thiếu Uý Nguyễn Văn Lộc, Thiếu Uý Nguyễn Văn Khoa và nhiều binh sĩ hạ sĩ quan khác trong đơn vị. Chúng Tôi mừng rỡ hỏi thăm tin tức lẫn nhau. Trung Uý Bảo theo trực thăng về trước khi Phi Trường Phan Rang thất thủ mấy tiếng đồng hồ vì em ruột của Anh bị tử trận, nhờ thế Anh không bị kẹt lại như tôi .  

Tôi cũng gặp Thu, người lính đã cùng với tôi chạy bộ và bị bắt trong rừng sau khi phi trường Phan Rang thất thủ . Hai đứa Chúng Tôi vui mừng hỏi thăm nhau và kể lại câu chuyện tháp tùng theo toán quân Nhảy Dù chạy trong rừng sau khi có lệnh bỏ phi trường… cho những người khác nghe.

Cả đám Quân Nhân thặng số Chúng Tôi quanh quẩn hồi lâu vẫn không có chỉ thị gì mới. Một Sĩ Quan phòng Nhân Viên đơn vị thặng số bảo Chúng Tôi có thể giải tán muốn đi đâu thì đi, chiều đến điểm danh trở lại. Tuy nhiên Chúng Tôi cũng chỉ lòng vòng ở những câu lạc bộ uống cà phê giết thì giờ chứ cũng không biết làm gì.

Lúc này đã có nhiều tin đồn về một cuộc di tản khổng lồ, không ai biết là sẽ đi đâu. Có người nói đi ra đảo Phú Quốc, có người nói đi Mỹ… Có người nói nếu ở lại , ban đêm C130 sẽ xuống bốc đi hết… Ôi thôi, đủ thứ tin đồn. Trong lòng tôi quả thật hoang mang lắm. Với tình hình hiện tại, tin đồn nào nghe cũng có lý cả! Thử hỏi cả một đám đông quân nhân thặng số hỗn tạp như vầy làm sao ở Tân Sơn Nhất có thể giải quyết hết nỗi. Chắc chắn phải có một giải pháp nào đó an bài cho Chúng Tôi thôi. Có người lại nói Chúng Tôi sẽ được phân phối đi đến khắp các phi trường còn lại như Biên Hoà, Bình Thuỷ, Trà Nóc … 

Nhưng không có một tin tức gì chính xác cả. Lúc này phải chi có vị Sĩ quan cao cấp nào đó trong đơn vị cũ xuất hiện, chắc cũng trấn an Quân Nhân thuộc quyền của mình rất nhiều! ! 

Buổi chiều Chúng Tôi lại trở về tụ tập trước dãy lều nơi trình diện, ngóng chờ tin tức. Vẫn không có lệnh lạc gì rõ ràng cả. Nếu có hỏi thăm thì cũng chỉ được trả lời là: “Chờ chỉ thị mới! Khoảng 3 giờ chiều sau khi điểm danh xong. Những quân nhân nào không có nhà hoặc thân nhân ở Sài Gòn thì nếu ở lại trong Tân Sơn Nhất sẽ được cung cấp chỗ tạm trú. Những người khác có thân nhân hoặc gia đình ở Sài Gòn thì được phát mỗi người một giấy xuất trại, ngày mai vào trình diện chờ lệnh tiếp. Tôi cảm thấy nhẹ nhỏm với tin này vì không muốn bị kẹt lại trong Tân Sơn Nhất chút nào hết. 


Qua hôm sau 27/04 tôi lại vào Tân Sơn Nhất trình diện tiếp và cũng vẫn không lãnh lương được. Lần này mọi người có vẻ xao động hơn vì có nhiều tin đồn đêm qua phi cơ C130 đã xuống và bốc đi một số Quân Nhân. Không biết số người được bốc đi là thành phần gì và không biết đi đâu? Rất nhiều người nói là đi Mỹ. Tin đồn đó không biết có thật hay không, nhưng rõ ràng làm mọi người hoang mang thật sự. Có nhiều người còn cho biết vị Sĩ Quan có nhiệm vụ phát lương cho Chúng Tôi đã được phi cơ bốc đi đêm qua rồi? 

Một số đông quân nhân bàn tán là sẽ ở lại đêm nay để xem có thể tìm cách đi được không? Riêng tôi thì chỉ mong sẽ không có lệnh cấm quân gắt gao để có thể về nhà với gia đình. Vợ tôi ở nhà mang bầu sắp sanh thì tôi còn lòng dạ nào mà nghĩ tới chuyện đi đâu. Khoảng 3 giờ chiều , giống như ngày hôm trước, sau khi điểm danh Chúng Tôi lại được phòng nhân viên đơn vị thặng số cấp giấy xuất trại ngày mai vào trình diện tiếp.

Tôi lái xe Honda ra khỏi cổng Phi Long, vừa đến khu Lăng Cha Cả thì gặp mấy chiếc xe bus chở gia đình Mỹ và Việt Nam đang bị kẹt xe dừng lại. Người bên đường gần khu Lăng Cha Cả đứng xem, chỉ trỏ bàn tán lung tung. Tôi ghé vào hỏi thăm thì nghe họ nói mấy chiếc xe bus này chở người di tản qua Mỹ. Tôi tò mò chạy theo sau thì thấy đoàn xe đi vào cổng của cơ quan DAO. Những người có danh sách đi Mỹ bị Quân Cảnh Việt, Mỹ phối hợp kiểm soát rất chặt chẽ trước khi cho vào cổng. Trên sân cỏ bên ngoài, xe hơi đậu ngổn ngang. 

Một số dân chúng đứng chờ bên ngoài tìm cơ hội vào lọt bên trong để được đi Mỹ. Không biết họ chờ đợi bên ngoài như vậy có cơ hội nào len vào được hay không? Tuy nhiên tôi thấy số người đứng chen chúc ở bên ngoài khá đông. 

Buổi chiều Sài Gòn những ngày này trời thường u ám như sắp chuyển mưa. Tuy thế vẫn không làm dịu bớt được sự ngột ngạt oi bức, cộng với tình hình bất ổn lúc bấy giờ càng làm cho người dân Sài Gòn có cảm tưởng như không khí nặng nề, khó thở hơn. Người ta có thể ví Sài Gòn vào những ngày cuối Tháng Tư này như một cái chảo đặt trên lửa , đang nóng dần lên và dân chúng như đàn kiến loi ngoi trong đó, không lối thoát ! Những cửa ngõ duy nhất có thể thoát ra khỏi Sài Gòn như Toà Đại Sứ Mỹ, khu DAO ở gần Air Vietnam và bến Bạch Đằng thì lúc nào cũng đông nghẹt người chen chúc chờ đợi một cơ hội cuối cùng. Đa số là thành phần trong chính quyền cao cấp, hoặc những người có liên hệ với Mỹ trước đây …

Còn người dân bình thường khác chỉ biết hy vọng một giải pháp nào đó của Chính Phủ và tất cả hy vọng, chờ đợi trong nỗi hoang mang lo âu. Nhưng giải pháp nào có thể cứu vãn được đây?? Tôi lái xe đi qua những con đường quen thuộc của Sài Gòn mà có cảm tưởng như đang lạc lõng trong một thành phố xa lạ nào khác. Không khí vẫn ngột ngạt, oi bức một cách khác thường. Phải chi trời có thể mưa một trận thật lớn thì hay quá!


Sáng ngày 28/04 tôi lại vào Tân Sơn Nhất để trình diện như hôm trước thì bị Quân Cảnh ngăn không cho vào nữa . Lần này lệnh cấm quân gắt gao hơn. Cho dù tôi đưa giấy tờ ra chứng minh và nói là tôi được lệnh trình diện hôm nay, vẫn bị Quân Cảnh đuổi trở ra. Chỉ có Quân nhân cơ hữu của Tân Sơn Nhất mới được phép vào và sẽ không trở ra được nữa. Tôi và một số Quân nhân khác cũng thuộc đơn vị thặng số đứng lố nhố một chút rồi đành phải giải tán mà lòng thì lo lắng vô cùng. Có tin nhiều phi cơ chiến đấu phản lực từ Biên Hoà đã phải dời về Tân Sơn Nhất để tránh áp lực pháo kích của địch. Điều này cho biết tình hình chiến sự không thuận lợi chút nào và càng lúc quân CSBV càng áp lực nặng nề hơn lên thủ đô Sài Gòn.


Lại có tin đồn miền Tây sẽ là cứ điểm cố thủ, một số Tướng Lãnh đã nhận nhiệm vụ di chuyển quân và khí giới về miền Tây lập phòng tuyến cố thủ nếu Sài Gòn có mệnh hệ gì… Chưa bao giờ người Sài Gòn phải sống với nhiều tin đồn đến như thế . Buồn thay! Không có tin nào lạc quan cả… Đầu óc trống rỗng, tôi lái xe đi giữa Sài Gòn nơi tôi đã sinh ra và lớn lên. Nhìn thành phố thân yêu đang giẩy dụa một cách tuyệt vọng trong khi vòng vây của địch quân bên ngoài đang siết dần mà lòng cảm thấy bất an vô cùng vì biết rằng chính mình cũng đang bị dồn vào một ngõ cụt không lối thoát! 

Tin tức trên đài phát thanh cho biết Chính Phủ Trần Văn Hương công bố sẽ bàn giao chức vụ Tổng Thống lại cho Đại Tướng Dương Văn Minh. Khoảng 17G30 chiều ngày 28/04/75, trong lúc lễ bàn giao Tổng Thống đang xảy ra trong dinh Độc Lập thì bên ngoài trời bỗng đổ mưa. Bầu trời u ám như báo trước một điều không may sắp xảy ra . Chính Phủ mới sẽ làm gì được đây? Một Chính Phủ Hoà Giải có thực sự cứu vãn được cục diện không? Người dân Sài Gòn lúc này gần như đã mất lòng tin vào Chính Phủ rất nhiều. Sự thay đổi thành phần nội các trong Chính Phủ và Tướng Lãnh trong Quân Đội nhanh đến độ người dân chưa kịp nhớ tên một Bộ trưởng hoặc Tổng Tham Mưu Trưởng thì đã có sự thay đổi mới nữa rồi!! 

Đêm 28/04/1975. Lần đầu tiên Chúng Tôi nghe rõ tiếng nổ vang vọng của nhiều đợt pháo kích liên tục bắn vào. Hình như quân CS đã bắn pháo vào phi trường Tân Sơn Nhất. Nhà tôi ở kế bên Đại Học Kỹ Thuật Phú Thọ, không xa vòng đai Tân Sơn Nhất, nên trong đêm tối nghe tiếng đạn pháo kích rất rõ. Vòng đai phòng thủ của Sài Gòn hình như không còn đủ sức bảo vệ an toàn cho thủ đô nữa. Chiến tranh đã thực sự tiến vào sát cửa ngõ Sài Gòn rồi. Trong đêm tối nghe tiếng đạn pháo kích và thỉnh thoảng chen vào những tràng súng nhỏ khiến tôi không khỏi liên tưởng đến Tết Mậu Thân 1968.  

Trận chiến Mậu Thân, Chúng Ta đã đẩy lùi được địch quân ra khỏi thành phố thân yêu. Còn trận chiến này sẽ ra sao?? Chắc chắn nhiều người dân Sài Gòn đã tự hỏi như thế, nhưng không ai có thể trả lời! Chỉ có tiếng thở dài trong đêm chen lẫn tiếng pháo kích và tiếng súng từ xa vọng về.

Sáng sớm ngày 29/04. Thỉnh thoảng vẫn còn nghe tiếng pháo kích vẳng lại. Thiết quân lực 24/24 được ban ra, tuy nhiên trên đường phố vẫn lảng vảng có dân chúng qua lại và xe cộ vẫn thấy chạy trên đường phố. Tổng Thống Dương Văn Minh lên đài đọc diễn văn yêu cầu người Mỹ rút khỏi VN trong vòng 24 tiếng đồng hồ vì không còn bảo đảm an ninh cho họ được nữa. Như vậy là người Mỹ đã có cớ rút lui và danh chính ngôn thuận bỏ rơi VN rồi !! Nằm trong nhà Chúng Tôi nghe rõ tiếng trực thăng vần vũ liên tục trên bầu trời mà lòng lo lắng , cảm thấy không còn hy vọng gì hết. 

Ngày 29/04/1975 này có thể coi như ngày Sài Gòn thực sự giẩy chết, sau khi Tổng Thống đọc diễn văn yêu cầu người Mỹ rút lui dọn đường cho ngày kế tiếp 30/04 tủi nhục nhất trong lịch sử cận đại của người dân miền Nam Việt Nam. Đồng thời chấm dứt cột mốc của tình hữu nghị Đồng Minh giữa Việt Nam và Hoa Kỳ sau bao năm sát cánh chiến đấu bên nhau. Chức vụ Tổng Thống bàn giao cho Tướng Dương Văn Minh rốt cuộc chỉ là một sự dàn xếp để lót đường cho Mỹ rút lui trong danh dự và một sự đầu hàng đã được dự tính từ trước!! 


Rạng sáng ngày 30/04/1975, chung quanh khu cư xá Tô Hiến Thành, Phú Thọ không biết bên ngoài có chuyện gì mà súng cứ râm rang nổ cả đêm. Mới sáng sớm đã có mấy người hàng xóm qua nhà tôi cho hay là mọi ngã đường từ khu cư xá Tô Hiến Thành nơi Chúng Tôi đang ở ra bên ngoài trường Đại Học Kỹ thuật Phú Thọ, hoặc đi ngược lại hướng chợ Hoà Hưng đều bị lính gác giăng kẽm gai chận lại không cho bất cứ ai ra vào. Cả nhà tôi rất lo âu với tin này. Với tình hình Vợ Tôi sắp sanh hiện nay mà đường xá bị ngăn cấm như thế bảo sao không lo âu cho được. Cuối cùng Má Tôi phải chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng cho một cuộc đỡ đẻ tại nhà để phòng hờ nếu Vợ Tôi chuyển bụng mà không đưa đi Bệnh Viện được.

Không còn đi đâu được , cả nhà chỉ biết bám vào màn ảnh truyền hình và mở radio ra theo dõi tin tức. Đến khoảng 10 giờ sáng thì có lệnh của Tổng Thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng. Tôi bàng hoàng như người mất hồn bởi cái tin đầu hàng vô điều kiện của Tổng Thống. Như vậy Sài Gòn đã thật sự thất thủ rồi sao? Mấy ngày qua, cũng như bao người dân Sài Gòn khác, tôi đã lo lắng, hoang mang và đau đớn khi nhìn thấy thành phố thân yêu của mình đang oằn oại trong cơn hấp hối.  

Tuy nhiên tôi vẫn không bao giờ nghĩ một lệnh đầu hàng như thế lại có thể xảy ra. Tôi vẫn thầm mong một giải pháp nào đó có thể cứu vãn được tình thế. Dù tin tức chiến cuộc đưa về nhiều bất lợi , dù súng đạn không đủ, nhưng biết bao chiến sĩ vẫn còn đang ghìm tay súng và chưa hề bỏ cuộc. Tại sao lại phải bức tử Sài Gòn của Chúng Tôi như thế này!! Sài Gòn đã chết thật rồi sao? Sau khi từ Phan Rang về được Sài Gòn ngày 24/04/1975, tôi đã có cảm giác an toàn trong lòng Sài Gòn.

Ngay sau đó tôi cũng đã thấy được sự bế tắc của Chính Phủ qua những thay đổi thành phần nội các cũng như chức vụ của các Tướng Lãnh cộng thêm áp lực nặng nề của quân địch bên ngoài… nhưng chưa bao giờ tôi nghĩ rằng Sài Gòn phải bị bức tử một cách tức tưởi như vậy! Tôi vẫn hy vọng Quốc Tế cũng như Quân Đội Đồng Minh sẽ không bỏ mặc Sài Gòn và một giải pháp nào đó được đưa ra kịp thời để cứu vãn tình hình! Tuy nhiên sự thật phủ phàng cuối cùng cũng đã xảy ra rồi!


Người ta đã biện minh cho lệnh đầu hàng vào lúc này như là biện pháp hay nhất nhằm cứu vãn Sài Gòn tránh khỏi một biển máu! Nhưng than ôi! có biết đâu nó đã khởi đầu một nỗi đau khổ triền miên khác cho dân chúng miền Nam VN mà muôn ngàn lần còn tồi tệ hơn cái chết!! 

Gia đình tôi lo sợ không biết tương lai của tôi rồi sẽ ra sao? Tôi phải an ủi người thân để mọi người yên lòng mà trong bụng rõ ràng đang bấn loạn, chưa biết phải tính như thế nào? Đến xế trưa, tôi nói với gia đình để tôi ra ngoài xem tình hình ra sao, chứ ở trong nhà đâu biết được tin tức gì. Cả nhà ngăn cản không cho đi. Tôi phải trấn an là nếu thấy chuyện gì không ổn sẽ đi về ngay… Chiếc Honda Dame của tôi mới ra tới Quân Y Viện Trần Ngọc Minh thì một cảnh tượng vừa hỗn loạn vừa thương tâm đang bày ra trước mắt.  

Dân chúng ở khu vực lân lận đang tấp nập ùa vào Quân y viện để “hôi của”. Thôi thì mạnh ai vác được gì thì vác , khuân được gì thì khuân. Thậm chí có những trẻ em không lấy nổi vật nặng, cũng ráng ôm những vật nhẹ như quần áo bệnh nhân, chiếu gối … Trong khi đó một đoàn thương bệnh binh âm thầm lặng lẽ dìu nhau từ trong Quân Y Viện đi r .

Người thì chống nạng tay chân còn băng bó tùm lum, kẻ thì ngồi xe lăn được một thương binh khác đẩy đi… Có thương binh đầu còn băng bó kín mít chỉ còn chừa một mắt, vừa khập khiểng đi, vừa ráng đẩy một thương bệnh binh khác ngồi trên xe lăn với một thanh sắt cắm bên cạnh treo lơ lửng một bình nước biển còn đang chuyền vào cơ thể của anh ta. Cứ thế người còn khoẻ dìu người yếu bước từng bước lặng lẽ đi, bên cạnh đám đông dân chúng đang la hét chạy tới chạy lui, vui mừng dành giựt nhau những món đồ lấy cắp được. 

Cảnh tượng bi thương này là một cảnh tượng suốt đời tôi khó mà quên được. Thân phận của người lính chiến VNCH sau mà đau đớn quá vậy. Họ đã hy sinh tánh mạng, xương máu bảo vệ quê hương, đến khi bị thương tích nằm trong bệnh viện cũng không yên.

Dân chúng chung quanh hình như không hề biết đến đoàn thương bệnh binh này trước đây đã từng xả thân ngoài chiến trường để cho họ có được những giây phút ấm êm với gia đình. Nay chỉ mới những giờ phút đổi đời đầu tiên , đã không còn ai ngó ngàng tới họ nữa!! Hai mắt tôi cảm thấy cay cay trước cảnh tượng đó, trong lòng dâng lên một nỗi chua xót, đau buồn không tả được trước hình ảnh quá phủ phàng này!!


Tôi chạy lòng vòng qua những đường phố một cách bất định. Đâu đâu cũng thấy những hình ảnh đau lòng tương tự: Ở những cửa tiệm lớn và những kho hàng, những thành phần bất hảo lợi dụng cơ hội này ra tay cướp bóc thẳng tay. Mạnh ai nấy lấy. Mạnh ai nấy khiêng… Nhìn những gương mặt hí hửng của họ khi khuân vác những món hàng béo bở từ trong kho hoặc cửa hàng nào đó đi ra mà thấy thật buồn. Một số bọn thời cơ 30/04, tay đeo băng đỏ mang súng ống trên những chiếc xe Jeep chúng lấy được ở đâu đó, chạy nghênh ngang trên đường. Còn người dân hiền hoà của Sài Gòn thì đa số chỉ biết từ trong nhà giương mắt nhìn những giây phút đổi đời đầu tiên trong cảnh hỗn loạn với một trạng thái e dè, thụ động.  

Một điều mà tôi không bao giờ ngờ là lá cờ MTGPMN nửa đỏ nửa xanh không biết ở đâu được tung ra bán ngay trên nhiều ngả đường. Đúng là tụi CS nằm vùng đã âm thầm làm chuyện này ngay lúc Sài Gòn chưa thất thủ. Tôi không khỏi thở dài! Một trong những nguyên nhân làm cho Sài Gòn sụp đổ là đã quá dung dưỡng cho bọn ăn cơm Quốc Gia thờ ma Cộng Sản này bấy lâu nay.

Trên đường phố thì đâu đâu cũng thấy súng ống , quân trang, quân dụng, giày vớ lính vứt đầy khắp cả. Tôi lái xe gần như lúc nào cũng phải né tránh những quân trang quân dụng này, nếu không sẽ chạy dẫm lên ngay. Càng đau lòng hơn khi đến gần cầu Thị Nghè, tôi thấy xác của một người lính nằm ở ven đường. Một người dân tốt bụng nào đó đã phủ lên một chiếc chiếu nhỏ không đủ che hết thân xác anh. Qua màu áo rằn ri anh mặc , tôi biết anh thuộc binh chủng Biệt Động Quân. Nhìn bát cơm trắng, đôi đũa và mấy nén nhang còn đang cháy để trên đầu của người lính bạc số, tôi đã rướm nước mắt khi đi ngang qua.  

Ôi ! Còn hình ảnh nào thê lương hơn những hình ảnh người Sài Gòn đã chứng kiến trên đường phố ngày 30/04/1975 hay không? Những bài ca kể về một ngày thanh bình lúc tàn cuộc chiến mà tôi biết trước đây sao hoàn toàn trái ngược với những gì tôi đã thấy vậy?

Qua khỏi ngã tư Bảy Hiền, ngang qua trại Hoàng Hoa Thám tôi không khỏi bùi ngùi. Hình ảnh kiêu hùng của người chiến sĩ mũ đỏ ngày nào nay không còn nữa. Phía trước cổng cũng thấy cảnh dân chúng đang hối hả ra vào khiêng những đồ “hôi của”! Tôi định quay trở về nhà vì sợ gia đình lo lắng, thì bỗng nhớ tới một người bạn thân là anh Huỳnh Văn Đông. Anh Đông này là một trong hai người bạn thân tôi kết giao ngay ngày đầu tiên khi tôi ra nhận đơn vị ở phi trường Phan Rang. Nhà ba anh ở gần khu ngã tư Bảy Hiền. 


Tôi ghé vào hỏi thăm thì nghe người nhà anh cho biết một tin thật chới với: Lúc sáng này, sau khi lệnh đầu hàng đưa ra không bao lâu, anh Đông lấy xe gắn máy đi đến nhà một người bà con, thì một trong những quả đạn pháo kích cuối cùng bắn vào Sài Gòn đã rơi vào khu vực gần đó và một mảnh đạn đã chặt đứt tay lái bên trái của chiếc Honda Dame anh đang lái và … chặt đứt luôn bàn tay trái của anh. Vết cắt ngọt lịm như người ta dùng dao chặt lên một trái chuối!  

Chuyện xảy ra nhanh đến nỗi anh không kịp nhận thức chuyện gì đã xảy ra và chưa cảm thấy đau đớn chút nào cả thì đã ngã nhào xuống đường rồi. Phải mấy giây sau anh mới cảm thấy đau và phát giác bàn tay trái của mình đã bị chặt đứt bay đi mất!! Lúc đó những người chung quanh nghe tiếng đạn pháo kích nổ thì lo chạy kiếm chỗ núp hết. Anh vừa cởi áo ôm chặt vết thương cho bớt chảy máu vừa kêu to cầu cứu.


Một người đi đường chở anh đến Bệnh Viện gần đó trong khi anh cứ ôm chặt tay trái với cái áo đã đẫm ướt đầy máu, sợ hải đến độ không còn cảm giác đau đớn nữa. Khi vừa đến nơi gặp Bác Sĩ và Y Tá thì bao nhiêu sức đề kháng của anh đã hết. Anh xỉu liền ngay sau đó. Tình hình ở bệnh viện lúc bấy giờ hỗn loạn vô cùng nên sau khi anh được băng bó, Bác Sĩ và Y Tá bỏ đi đâu mất. Nằm nghỉ ngơi tạm ở bệnh viện một chút cho đỡ mệt, chờ hoài không thấy ai đến săn sóc hoặc cho thuốc men gì cả. Anh cảm thấy không an tâm bèn quyết định ra đón xe ôm về nhà. Gia đình anh không ai hay biết gì cả cho đến khi anh ôm vết thương vào nhà…

Số của anh bạn tôi quả đúng là xui thật! Đó là một trong những trái đạn pháo kích cuối cùng của Cộng Sản Bắc Việt bắn vào thành phố sau khi lệnh đầu hàng đưa ra và anh đã không may trở thành nạn nhân của nó. Tôi nghe người nhà anh kể lại mà lòng buồn vô cùng. Anh sắp sửa cưới vợ mà bị tai nạn này thì tội nghiệp quá! Tôi muốn hỏi thăm , an ủi anh mấy câu nhưng lúc đó anh đã uống thuốc và đang ngủ, nên tôi chỉ biết đứng bên giường nhìn gương mặt trắng bệt vì mất nhiều máu của anh mà cảm thấy hai mắt mình cay xè. Ngồi nói chuyện với gia đình anh một lúc tôi kiếu từ ra về , hẹn sẽ trở lại thăm anh sau.


Về đến nhà vừa mở Radio lên, lại nghe lải nhải bài hát   Nối vòng tay lớn” được phát đi phát lại hoài từ sáng mà thấy lòng buồn như vừa đi dự đám tang của một người thân về. Tôi tắt Radio và ước gì mình có thể khóc được thật lớn.

 

Vĩnh Khanh
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 11/Apr/2024 lúc 9:09am

Làm Sao Mà quên Được? 


Không biết tự lúc nào sau ngày 30 tháng tư năm 1975, mỗi năm vào dịp nầy lòng tôi lại thêm một lần chùng xuống sâu hơn. Trước khi về hưu vào năm 2012, công việc hàng ngày vẫn chu toàn 8 giờ để trả nợ áo cơm, một vài giờ cho dịch vụ tư vấn về môi trường của tôi, cũng như thì giờ cho các buổi phỏng vấn hay ngồi suy tư và viết bài hoặc đi đó đi đây…tôi đã cảm nhận được một nỗi niềm u uẩn nào đó trong tôi. Nhưng bây giờ, mặc dù đã giã từ nợ áo cơm, nhưng niềm u uẩn trên vẫn tiếp tục còn trong tôi ngày càng…dai dẳng hơn thêm.

Tại sao lại có hiện tượng như vậy trong tôi?

Có lẽ, vì tuổi đời ngày càng cao, và niềm hy vọng về một ngày mùa xuân nở hoa trên quê hương vẫn còn xa vời vợi…cho nên nỗi buồn của tôi càng thêm ray rứt và dường như còn điểm thêm đôi nét tuyệt vọng trong tâm tư … (?)

Cũng có lẽ, sức cùng lực tận, không còn khả năng chiến đấu kiên cường trong hơn 30 năm qua nữa chăng?

Hoặc có lẽ, có lẽ tôi đã … bất khiển dụng rồi chăng?

Bỏ qua những ngày tháng nghiệt ngã sau 30/4/1975 lúc còn lại ở Việt Nam trước khi vượt biên, phải thành thật mà nói, lúc đó tôi không có thì giờ để “buồn” như hôm nay, vì miếng cơm manh áo và mãi lo “ tìm đường ra đi”  (cứu thân) cho một gánh nặng gia đình với 4 đứa con dại…

Bỏ qua những năm đầu tiên sống đời tị nạn, tôi cũng chưa thực sự quan tâm gì mấy cũng như không có thì giờ để buồn…như nỗi buồn hôm nay vì một đời sống tạm dung nơi xứ người.

Nhưng chỉ trong vòng 30 năm trở lại đây, khi gia đình tương đối ổn định và sau khi bắt đầu bước vào con đường tranh đấu cho Việt Nam qua ngã môi trường, tôi mới thực sự cảm thấy buồn. Và mỗi năm nỗi buồn đó càng se sắc hơn, ngậm ngùi hơn và sâu đậm hơn.

Buồn để mà buồn một mình!

Không thể nào nói tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn được. Mà tôi hiểu và hiểu rất rõ nỗi buồn thực sự của tôi vì hai lý do: – Ðất Nước còn điêu linh, – và Bà con mình vẫn còn chìm đắm trong nỗi nhục nhằn làm công dân hạng hai cho một chế độ phản dân tộc chưa từng thấy trong lịch sử Việt Nam.

Làm sao không buồn được khi một đất nước xuất cảng hàng năm 6,7 triệu tấn gạo, nhưng người dân trong nước vẫn thiếu ăn, ngay cả chính nơi sản xuất gạo là Ðồng bằng Sông Cửu Long vẫn phải mua gạo lậu… từ Cambodia!

Nhìn lại những ngày bắt đầu từ giữa tháng tư năm 75, có thể nói cả thành phố Sài Gòn đang lên cơn sốt. Nào là chạy đôn chạy đáo thăm dò tình hình…mặc dù biết rằng miền Nam đang trong cơn hấp hối, nhưng cũng mong tìm và hy vọng một phép lạ. Nào là, đối với những người có chút tiền, lo chạy đi đổi tiền, làm…áp phe, hay dò la tin tức tìm đường ra đi.

Tin tức đồn đãi nhiều khi trái ngược nhau, tin vui lẫn với tin buồn. Các hãng thông tin ngoại lại đưa tin trái ngược nhau. Ðài BBC lại đưa tin CS Bắc Việt tiến như  “chẻ tre”,chiếm thành phố Nha Trang làm cho dân chúng bò chạy trước khi người lính cộng đặt chân vào thành phố ngày 1/3/1975.

Nhưng nỗi buồn của tôi thực sự buồn khi rời trụ sở USAID ở đường Lê Văn Duyệt sau khi làm “ thủ tục” …ra đi. Cầm tấm thẻ vô tri có hình của một “ông giáo trẻ” đầy nhiệt huyết, khi về lại Việt Nam năm 1973, nguyện sẽ làm một cái gì cho thanh niên Việt. Tôi không thiết ăn cơm chiều hôm đó. Nếu tôi nhớ không lầm, đó là ngày thứ tư 09/4/1975.

Tới thứ hai tuần sau đó vào khoảng tuần lễ thứ hai của tháng tư, lên Ðại học Cao Ðài Tây Ninh, tôi lại được mấy anh chàng “CIA”  trẻ đóng trên đài phát tuyến ở đỉnh Núi Bà cho tôi biết rằng ngày mai, họ sẽ rút về Mỹ và khuyên tôi nên rời bỏ quê hương qua một giọng Bắc rất rành rọt. Suốt các buổi lên lớp sau đó, tôi nói như người mất hồn, một tâm trạng mà chính giờ phút viết lên dòng chữ nầy, tôi lại thêm một lần  “phiêu diêu” nữa.

Ði hay Ở?

Hai chữ nầy ám ảnh mãi nơi tôi trong suốt thời gian còn lại cho đến ngày 30/4 năm đó. Nhớ lại, trong những buổi hoàng hôn trước ngày 30/4/1975, tâm trạng một thanh niên trẻ, mang bầu nhiệt huyết hầu mong đóng góp một chút gì cho quê hương, đang bị dằn co bởi ý tưởng ÐI hay Ở. Sau cùng quyết định ở lại đã chiến thắng, xóa đi nỗi khắc khoải của nội tâm vì một suy nghĩ rất “lãng mạn” 
rằng: “ Cho dù CS Bắc Việt có chiếm miền Nam đi nữa, mình cũng có thể đối thoại được với họ, vì cùng chung chủng tộc và cùng một ngôn ngữ”.

Nhưng tôi đã lầm, cũng như nhiều người đã lầm, vì họ và tôi không nói cùng một tiếng nói mặc dù cùng phát âm tiếng Việt. Trước bế tắc của cuộc sống và tương lai con cái, phải đành liều chết vượt biên mà thôi. Không còn một giải pháp nào khác.

Hình ảnh Ba tôi lẩn quẩn trong đầu. Hình ảnh một ông giáo già đã về hưu, căm cụi viết thư cho con mình đi du học mỗi buổi sáng thứ năm trong tuần, để rồi, sang sáng thứ bảy đem thư ra Bưu diện gửi đi cho kịp chuyến máy bay Air France bay về Pháp, để cho con mình nhận được thư đúng ngày thứ hai. Việc nầy xảy ra đúng như in, không hề sai sót suốt hơn hai năm trời sau khi tôi du học bên Pháp cho đến khi Ba tôi mất. Ba tôi mất ngày Chủ nhựt và thứ hai sau đó tôi vẫn nhận được thư ba viết trước khi nhận được điện tín của anh tôi.

Còn Má tôi. Một người mẹ già vừa gặp lại sau 10 năm xa quê và sống chung với con chưa đầy hai năm…Mà cũng chính trong thời gian nầy, tôi luôn bận bịu với những  “ đam mê”  cho cuộc sống, chuẩn bị cho con đường “ công danh”   của mình… thì làm sao tôi có thì giờ chăm sóc hay hỏi han đến mẹ già. Và mỗi khi nhìn lại mình, chính tôi cũng phải tự thú rằng mình cũng không có thì giờ để nghĩ đến mẹ mình nữa trong thời gian nầy. Tôi thật có lỗi với má tôi nhiều và nỗi ân hận vẫn còn ray rứt mãi trong tôi. Và giờ đây, khi viết những dòng chữ nầy, tôi chỉ còn biết mỗi đêm nhìn ảnh mẹ để sám hối.

Trở lại thời gian giữa tháng 4 năm xưa. Tâm trí tôi luôn bị ray rứt với tâm trạng nửa Ở, nửa Ði. Và tôi đã sai lầm khi quyết định Ở lại dù có đủ phương tiện để ra đi trước khi” chúng nó”  vào Saigon.

Cái sai lầm nầy cũng giống như cái sai lầm của người thầy giáo Tạ Ký khi đi học tập về cùng ngồi uống rượu với Gs Tôn Thất Trung Nghĩa và tôi tại Chợ Ðuổi nằm tại góc đường Lê Văn Duyệt và Trần Quý Cáp năm 1981 như sau:
“ Hai mươi năm mới biết chuyện xưa lầm. 
Thì tuổi trẻ đã biến thành uất hận!”

Chiều thứ hai 28/4, khi một tên phi công (tôi không muốn nhắc tới tên nầy lên đây, vì làm sao tôi quên được tên những kẻ phản bội quê hương) dội bom dinh Ðộc Lập, và từ đó lịnh giới nghiêm 24/24 được ban hành. Tôi liền chạy lên nhà một người bạn vong niên trên cư xá giáo chức đại học ở đường Tự Ðức.

Qua ngày thứ năm 1/5, lệnh trên radio yêu cầu (bắt buộc thì đúng hơn) mọi công chức phải đến trình diện tại trụ sở làm việc của mình. Sáng đó, tại cư xá có mặt Ông Khoa trưởng, Ông Phó Khoa trưởng và một số giáo sư, tôi và một giảng nghiệm viên tình nguyện vào Trường Sư phạm xem tình hình.

Mọi sự có vẻ êm xuôi vì 
“ họ” chưa có người vào tiếp quản, ngoài một số  “cơ sở” địa phương thôi. Nhưng một hình ảnh khác làm bẽ bàng và làm đảo lộn những suy nghĩ tốt đẹp trong tôi khi nhìn thấy một số đồng nghiệp của mình mới chỉ vừa cách đây một ngày, nay đã mang “  băng đỏ cách mạng”  từ cung cách hướng dẫn chỗ để xe, cho tới thái độ trong lúc nói chuyện. Ðáng phỉ nhổ nhứt là những người nầy ngày nào thưa anh, xưng em với tôi, mà nay trở mặt dương dương tự đắc tự xưng tôi, tôi, anh, anh một cách trơ trẽn

Có những chị giáo sư thướt tha, dịu hiền trong khi lên lớp mà nay ngoài băng đỏ, thậm chí còn để lá cờ vàng ba sọc đỏ dưới chân bàn đạp ga xe nữa. Và hơn nữa, có giáo sư trong suốt thời gian chưa đầy hai năm ngắn ngủi của tôi, đã xem tôi như “ thần tượng” mặc dù biết tôi đã lập gia đình rồi, thường xuyên đi ăn uống chung; thậm chí đã dám cùng tôi “ nhậu thịt chó” nữa…Người đó bây giờ là một “ công thần”  của chế độ.

Làm sao tôi quên được lần đổi tiền đợt I ngày 22/9/1975, đổi 1đ tiền “chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam”  tức tiền “ ngân hàng Việt Nam”  lấy 500 đ tiền Việt Nam Cộng Hòa hay
“tiền Ngân hàng Quốc gia Việt Nam”.

Người dân chỉ đổi được mỗi gia đình 100.000 đ mà thôi.

Làm sao tôi quên được cảnh đốt sách tại một khu phố ở Sài Gòn trong tháng 5/1975.

“ Một cửa hiệu chuyên cho thuê truyện tại đường Huỳnh Quang Tiên bên cạnh nhà thờ Ba Chuông tại Phú Nhuận phát nổ khi đoàn thu gom sách mang băng đỏ xâm nhập tiệm. Ông chủ nhà sách mời tất cả vào nhà. Rồi một trái lựu đạn nổ. Chuyện xảy ra không ai ngờ. Ðương nhiên là có đổ máu … Cả chủ tiệm cũng mạng vong”.

Câu chuyện ông chủ hiệu sách uất ức thà chết còn hơn nhìn  “ băng đỏ” gom và ném sách đi đốt chỉ là một trong những bi kịch của miền Nam sau 1975.

Làm sao tôi quên được lần đổi tiền đợt II ngày 3/5/1978, đổi 1 đ  “ tiền thống nhứt XHCN”   tức tiền  “  ngân hàng nhà nước” lấy 1 đ tiền  “ ngân hàng Việt Nam”và mỗi gia đình chỉ được đổi 100 đ mà thôi.

Làm sao tôi quên được lần đổi tiền đợt III ngày 14/9/1985, đổi 1 đ tiền ngân hàng nhà nước cũ lấy 1đ tiền ngân hàng nhà nước mới (tiền thống nhứt Bắc Nam).

Làm sao tôi quên được lần đánh tư sản đợt I ngày 11/9/1975, cướp của và tịch thu nhà những người được cho là tư sản cùng bắt đi vùng kinh tế mới. Chiến dịch nầy gọi là X1.

Làm sao tôi quên được lần đánh tư sản đợt II, tức chiến dịch X2, từ tháng 3/1978 tới cuối năm 1990 nhắm vào tư sản tiểu thương, những nhà tiểu thủ công nghệ, ước tính trên 14.000 gia đình tại Sài Gòn.

Làm sao tôi quên được lần đánh tư sản đợt III tức chiến dịch X3, song hành với chiến dịch X2 tại Sài Gòn nhằm mục đích trục xuất người cũ ra khỏi nơi ở và điền khuyết vào bằng gia đình cán bộ ngoài Bắc vào. Ðây là một âm mưu thâm độc nhằm “Bắc kỳ hóa” thành phố Sài Gòn. Tính đến tháng 9/1989, ước tính có đến 950.000 người bị đuổi khỏi Sài Gòn, và có khoảng 150.000 gia đình cán bộ Bắc Việt được điền khuyết vào.

Làm sao tôi quên được những đợt học tập cải tạo, đáng kể nhứt là đợt cuối cùng vào tháng 6/1975, kêu gọi công quân cán chính tập trung mang theo lương thực cho một tháng…để rồi tất cả bị lường gạt và phải chịu lao động khổ sai từ một hai năm cho đến hơn 17 năm đối với những cán bộ hành chánh và quân đội cao cấp của Việt Nam Cộng hòa….

Trên đây, xin diễn lại bức tranh vân cẩu chập chùng những ý nghĩ lộn xộn trong những ngày quốc phá gia vong.

Xin chia xẻ cùng bà con.

Ðây không phải là lời tự thú hay than thở, hay nói về mình.

Nơi đây tôi chỉ muốn nói lên vài điều suy nghĩ của một người con Việt mà thôi.

Ðó là:

•     Truyết, đừng bao giờ mơ tưởng những người cộng sản Bắc Việt là người Việt Nam.

•      Matin Luther King từng nói: “ Trong thế giới này, chúng ta không chỉ xót xa vì những hành động và lời nói của người xấu mà còn cả vì sự im lặng đáng sợ của người tốt"…

Từ đó, chắc chắn sẽ có một ngày tất cả người con Việt và Tuổi Trẻ trong nước cùng vùng lên, …đứng dậy đòi lại quyền sống và quyền làm người theo Ðiều 3 của luật Quốc tế Nhân quyền  “ Mọi người đều có quyền sống, tự do và an toàn cá nhân”.

Và với những chuyển biến trên thế giới hiện tại, nhứt là thế giới cộng sản đang đi vào giai đoạn cuối của một niềm tin không tưởng, thời điểm nầy chính là cơ hội ngàn vàng cho chúng ta, những người con Việt trong và ngoài nước …làm LỊCH SỬ.

Nói với những người Cộng sản Bắc Việt đang cầm quyền ở Việt Nam

Xin nói ngay là những dòng chữ sau đây không phải là lời nhắn gửi hay trao đổi với họ mà chính là một vài suy nghĩ về họ trong cung cách quản lý toàn thể đất nước hơn 46 năm qua.

Trong suốt hơn 30 năm thực sự dấn thân vào con đường tranh đấu dù dưới danh nghĩa cá nhân hay thành viên của Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam (VAST) hay dưới danh nghĩa Ðại Việt, hay Nhóm Chống Tàu Diệt Việt Cộng, hay Hội Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam, qua trên 40 cuốn sách viết riêng hay viết chung với các bạn như GS Trần Minh Xuân, TS Phan Văn Song, tôi đã trang trải trong đó, nỗi lòng của người con Việt, nói lên những vấn nạn môi trường do sự phát triển không ứng hợp với chiều hướng toàn cầu hóa và bảo vệ môi trường cùng những chính sách y tế, giáo dục hoàn toàn đi ngược lại trào lưu tiến bộ của văn minh thế giới.

Từ đó, đưa đến tệ trạng là Ðất và Nước ngày hôm nay đang đứng bên bờ vực thẳm về phát triển, chưa nói đến vấn nạn làm
“ nô lệ”  cho Trung cộng qua các thỏa hiệp ngầm giữa hai đảng cộng sản Việt và Trung. Hiện nay, trên thực tế và dưới sự quản lý của đảng cộng sản Bắc Việt, Việt Nam vô hình chung đã là một tỉnh phía Nam của Trung Cộng từ lâu rồi!

Ngày hôm nay, nhân danh cá nhân của một người con Việt, nếu còn lại một chút nhứt điểm lương tâm, những người CS Bắc Việt hãy trở về với dân tộc đúng nghĩa thật sự.

Tài sản và quyền lực chỉ là phù du!

Hãy can đảm vứt bỏ VÔ MINH trong tâm khảm để trở về với dân tộc đúng nghĩa. Một khi nhắm mắt và ngừng hơi thở, quyền lực sẽ là hư không và tài sản sẽ trở về cát bụi mà thôi!

Sẽ có một ngày, những người con Việt trong và ngoài nước về dựng lại cờ vàng trên Cổ thành Quảng Trị!

Niềm hy vọng trên sẽ trở thành một quyết tâm khiến mỗi người trong chúng ta tiếp tục giữ ngọn lửa thiêng của Dân Tộc luôn tỏa sáng trên quê hương thân yêu.

Giờ khởi hành đã điểm!


MAI THANH TRUYẾT
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 100 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.330 seconds.