Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Sức Khỏe - Y Tế
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Khoa Học - Kỷ Thuật :Sức Khỏe - Y Tế  
Message Icon Chủ đề: CÁC THÔNG TIN VỀ SỨC KHỎE Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 184 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/Mar/2024 lúc 12:45pm

Old%20Couple%20Walking%20Stock%20Photos,%20Images%20and%20Backgrounds%20for%20Free%20Download


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 27/Mar/2024 lúc 12:49pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 29/Mar/2024 lúc 9:17am

Rau ngò rí: Thải độc kim loại nặng đến thuốc chống co giật

 BM

Rau ngò rí là một loại thảo mộc phổ biến được dùng trong ẩm thực trên toàn thế giới nhờ hương vị cam quýt tươi sáng, tô điểm cho các món ăn như guacamole (sal quả bơ) của Mexico, cà ri của Thái và phở của Việt Nam. Nhưng nhiều người không biết rằng, rau ngò rí cũng là loại thuốc cực mạnh với khả năng làm sạch kim loại nặng ra khỏi cơ thể và trì hoãn khởi phát động kinh.


Dinh dưỡng


BM


Từ ‘cilantro’ và ‘coriander’ đôi khi bị nhầm lẫn với nhau nhưng có nguồn gốc từ cùng loại cây rau ngò rí ta – Coriandrum sativum (C. sativum). Cilantro dùng để chỉ lá và thân, trong khi coriander dùng để chỉ hạt.


Ngoài hương vị thơm ngon, rau ngò rí còn chứa nhiều chất dinh dưỡng thực vật và vitamin K, A, C dồi dào. Đây là chất chống oxy hóa mạnh với đặc tính sát trùng, kháng khuẩn, kháng nấm và chống viêm. Rau ngò rí cũng chứa các khoáng chất như folate, pot***ium, magnesium và manganese.


BM


Hạt ngò rí được dùng làm thuốc và có lượng vitamin C dồi dào cùng đặc tính chống oxy hóa, kháng khuẩn, kháng virus, kháng nấm, kháng khuẩn và sát trùng.


Một số tên gọi khác của rau ngò rí như ngò tây (parsley) Trung cộng và Mexico, và ở Anh được gọi là coriander và hạt là coriander seeds.


Y học cổ truyền nhận thức rõ về đặc tính chữa bệnh của rau ngò rí, với lá và thân được dùng để điều trị nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm cả rối loạn tiêu hóa. Rau ngò rí cũng giúp cải thiện giấc ngủ, kiểm soát lo âu, cân bằng đường huyết và thải độc cơ thể.


BM


Hạt ngò rí có hương vị khác với rau ngò rí, thường được dùng để điều trị các vấn đề về tiêu hóa (tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng và đau), nhiễm nấm và vi khuẩn, ngộ độc thực phẩm, giảm cholesterol và loại bỏ ký sinh trùng ra khỏi cơ thể. Trong y học Ayurvedic, hạt rau ngò rí thường được pha thành trà để điều trị cảm lạnh và cúm.


Một chất chelate tự nhiên


BM

Lợi ích đáng chú ý nhất của rau ngò rí là khả năng làm sạch các kim loại nặng độc hại ra khỏi cơ thể một cách mạnh mẽ thông qua quá trình chelate hóa.


Chelation (sự tạo chelate) xuất phát từ tiếng Hy Lạp “chele,” có nghĩa là móng vuốt, đặc trưng cho việc giữ chặt một thứ gì đó, trong trường hợp của rau ngò rí, mang ý nghĩa nhẹ nhàng tống khứ một chất ra khỏi cơ thể.


Một số kim loại nặng tự nhiên được tìm thấy sâu trong lòng đất và rất quan trọng cho sự sống nhưng trở nên nguy hiểm khi tích tụ trong các mô cơ quan của cơ thể. Các nguồn kim loại nặng khác, chủ yếu đến từ hoạt động của con người, gây độc cho sức khỏe, đặc biệt là trẻ em có cơ thể và trí não đang phát triển. Kim loại nặng có thể đến từ nhiều nguồn, từ hỗn hống kim loại trong chất trám răng cho đến chất thải công nghiệp được bơm vào không khí, thải ra đất đai trồng trọt và nguồn nước sinh hoạt.


Kim loại nặng bao gồm (nhưng không giới hạn) thủy ngân, chì, cadmium, nhôm và thạch tín.


BM

Một nghiên cứu được công bố vào năm 2020 mô tả bốn cách mà con người có thể nhiễm kim loại nặng:


·       Tiêu thụ thực phẩm bị ô nhiễm

·       Uống nước bị ô nhiễm

·       Hít từ bầu khí quyển

·       Hấp thụ qua da


Kim loại nặng có thể tích tụ trong mô, máu, xương và các cơ quan như gan, thận và não, từ đó dẫn đến biến chứng như rối loạn hệ thần kinh, miễn dịch, và cả ung thư.


Chất độc tấn công cơ thể con người hàng ngày và các chất chelate tự nhiên giúp thải bỏ thường xuyên kim loại nặng có hại để chúng không tích tụ và gây bệnh.


Rau ngò rí gắn với các kim loại nặng trong cơ thể và vận chuyển chúng ra ngoài qua hệ thống bài tiết.


Nghiên cứu khả năng thải độc kim loại nặng của rau ngò rí


BM


Các nghiên cứu trên chuột và người đã chứng minh khả năng thải độc kim loại nặng của rau ngò rí.


Một nghiên cứu được công bố trên Tập san Journal of Ethnopharmacology (Dân tộc dược học) đã cho chuột thí nghiệm tiêu thụ 1,000 phần triệu chì chứa trong nước uống trong 32 ngày. Các nhà nghiên cứu bắt đầu cho chuột ăn rau ngò rí vào ngày thứ bảy cho đến khi kết thúc thí nghiệm. Sau đó, họ phát hiện rau ngò rí làm giảm đáng kể lượng chì tích tụ ở xương đùi của động vật và giảm “tổn thương nghiêm trọng do chì gây ra tại thận.”


Một nghiên cứu khác trên chuột cho thấy rau ngò rí “có khả năng bảo vệ đáng kể giúp chống lại stress oxy hóa do chì gây ra” ở động vật bị phơi nhiễm.


BM


Vào giữa những năm 1990, Tiến sĩ Yoshiaki Omura, lúc đó là giám đốc nghiên cứu y học của Quỹ Nghiên cứu Tim mạch, đã có một khám phá hấp dẫn. Sau khi ông và đồng nghiệp không mấy thành công trong việc điều trị nhiễm trùng cho bệnh nhân bằng thuốc kháng sinh và kháng virus, Tiến sĩ Omura phát hiện những bệnh nhân này có nồng độ kim loại như chì, thủy ngân và nhôm được tập trung hóa. Khi kiểm tra một bệnh nhân, ông nhận thấy nồng độ thủy ngân tăng đáng kể trong nước tiểu sau khi người này ăn món canh Việt Nam có chứa rau ngò rí tươi.


Sau khi thử nghiệm sâu hơn, Tiến sĩ Omura phát hiện việc tiêu thụ rau ngò rí (hoặc uống nước ép rau ngò rí) giúp đẩy nhanh quá trình loại bỏ nhôm và chì ra khỏi cơ thể. Khi ông khuyên bệnh nhân ăn rau ngò rí tươi hoặc nước ép, rồi dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng virus tự nhiên, tình trạng nhiễm trùng của họ đã khỏi hoàn toàn.


Tiến sĩ Omura sau đó tiến hành hai nghiên cứu dựa trên những quan sát của mình.


BM

Nghiên cứu đầu tiên cho thấy sự tích tụ thủy ngân (Hg) và chì (Pb) ở những bệnh nhân bị nhiễm chlamydia (một loại vi khuẩn) và virus herpes. Nghiên cứu tiết lộ rằng khi thủy ngân được thải khỏi cơ thể bằng cách dùng rau ngò rí và các loại thuốc thích hợp, rau ngò rí giúp tăng tác dụng của thuốc và các bệnh nhiễm trùng sau đó được chữa lành. Kết quả khiến Tiến sĩ Omura và nhóm của ông đưa ra giả thuyết rằng các sinh vật tồn tại bằng cách dùng kim loại nặng để tự bảo vệ mình khỏi tác động của thuốc kháng sinh/thuốc kháng virus thường sẽ tiêu diệt chúng.


Trong nghiên cứu khác, ba miếng trám amalgam (nghiên cứu ghi nhận chứa khoảng 50% thủy ngân) được loại bỏ khỏi bệnh nhân bằng cách dùng các giải pháp phòng ngừa sẵn có để bảo đảm bệnh nhân không hấp thụ thủy ngân trong suốt quá trình thực hiện. Sau thủ thuật, bất chấp các giải pháp phòng ngừa, bệnh nhân vẫn nhiễm một lượng thủy ngân đáng kể trong phổi, thận, các cơ quan nội tiết, gan và tim – điều chưa từng có trước đây. Tiến sĩ Omura và nhóm của ông đã cho bệnh nhân uống một viên rau ngò rí 100mg bốn lần mỗi ngày cùng với các “phương pháp tăng hấp thu thuốc” khác, bắt đầu trước khi thực hiện thủ thuật và tiếp tục trong hai đến ba tuần từ đó loại bỏ gần như toàn bộ thủy ngân khỏi cơ thể người bệnh.


Rau ngò rí có tác dụng như một thuốc chống co giật


BM


Ngoài vai trò là một chất thải độc kim loại nặng mạnh mẽ, rau ngò rí còn là loại thuốc chống co giật được chứng minh là giúp làm chậm hoặc trì hoãn sự khởi phát của cơn động kinh và các rối loạn khác.


Một nghiên cứu được công bố vào năm 2019 đã tìm ra lý do tại sao.


Nghiên cứu được công bố trên tập san The Federation of American Societies for Experimental Biology Journal (Liên đoàn các Hiệp hội Sinh học thực nghiệm Hoa Kỳ), phát hiện ra cơ chế cho phép rau ngò rí trì hoãn một số loại động kinh nhất định – điều mà trước đây khoa học chưa hiểu rõ.


Các nhà khoa học phát hiện dodecenal, một thành phần trong rau ngò rí, kích hoạt nhiều kênh pot***ium trong não, bao gồm hai dạng đồng phân chịu trách nhiệm điều chỉnh hoạt động điện trong não và tim. Dodecenal mở các kênh pot***ium và làm giảm tính kích thích của tế bào. Dodecenal từ đó có tác dụng chống co giật và trì hoãn một số cơn động kinh do hóa chất gây ra.


Điều trị các tình trạng khác


BM

Rau ngò rí và hạt ngò được dùng để điều trị nhiều bệnh, bao gồm:


·       Lo âu

·       Nhiễm trùng đường tiết niệu

·       Ngộ độc thực phẩm

·       Viêm não

·       Các bệnh về da

·       Bệnh tiểu đường

·       Cholesterol máu cao và bệnh tim

·       Một số bệnh ung thư

·       Mất ngủ

·       Ký sinh trùng

·       Vấn đề về gan

·       Vấn đề về tiêu hóa


Lời kết


BM


Cho dù chúng ta cố gắng né tránh thế nào, kim loại nặng và các chất độc vẫn có mặt khắp nơi trong không khí, đất, nước và thực phẩm. Tiêu thụ các thực phẩm như rau ngò rí, tỏi, hành, quả hạch Brazil và dùng các chất thải độc kim loại nặng tự nhiên khác như chlorella và than hoạt tính sẽ giúp làm sạch cơ thể thường xuyên khỏi các độc tố này.


Nếu bạn đang cân nhắc dùng rau ngò rí để thải độc cơ thể và muốn dùng hàm lượng cao hơn mức tự nhiên trong thực phẩm, hãy thực hiện dưới sự giám sát của nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe để bảo đảm an toàn và có sự trợ giúp chuyên nghiệp.


Rau ngò rí là loại thảo mộc đa năng tạo nên hương vị thơm ngon cho nhiều món ăn như món pesto thơm ngon, nước sốt tuyệt vời và là cặp bài trùng với chanh. rau ngò rí có thể được trồng trong sân vườn hoặc trên ban công căn hộ, giúp món ăn của bạn thêm đậm đà cũng như mang lại vô số lợi ích sức khỏe. Với những người không thích hương vị rau ngò rí nhưng vẫn muốn tận dụng lợi ích kể trên, thực phẩm này có sẵn ở dạng bổ sung.




Emma Suttie  _  Thanh Ngọc

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 01/Apr/2024 lúc 9:09am

Các loại muối tốt nhất cho sức khỏe: nhiều dưỡng chất và ít sodium hơn

 BM

Ăn nhiều muối gây ra những tác động bất lợi lên tim là điều không thể phủ nhận, nhưng ngạc nhiên thay, tiêu thụ quá ít muối cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.


Sodium (natri) là một vi chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì các chức năng sống, nhưng một số ít người không bổ sung đầy đủ. Song, đại đa số mọi người đều lạm dụng khoáng chất này, từ đó có thể gây ra những tác động xấu.


Trong lượng sodium chúng ta tiêu thụ hàng ngày, 70% đến từ các thực phẩm chế biến hoặc nhà hàng. Ví dụ, lượng muối trong một chiếc bánh pizza có thể lên tới gần 2 muỗng cà phê (10g), trong khi một bữa ăn Trung Quốc chứa khoảng 8g.


Từ góc độ này, nấu ăn tại nhà bằng nguyên liệu tự nhiên có lẽ là cách tốt nhất để kiểm soát lượng muối ăn vào. Vì muối là thành phần thiết yếu nên việc biết loại muối nào tốt nhất cho sức khỏe là điều quan trọng.


Muối tự nhiên chứa nhiều khoáng chất hơn


Hiểu được nguồn gốc và phương pháp chế biến các loại muối khác nhau là rất quan trọng để đưa ra lựa chọn sáng suốt.


Muối ăn có nhiều loại, bao gồm muối biển, muối hồ, muối đá và muối giếng. Muối biển và muối hồ được chiết xuất bằng cách làm bay hơi nước biển hoặc nước hồ chứa nhiều muối, trong khi muối đá được lấy từ các mỏ muối dưới lòng đất. Muối giếng được lấy từ các giếng chứa nhiều muối ở các khu vực ngoài khơi.


Muối đá, một loại muối phổ biến, được khai thác từ các mỏ dưới lòng đất rồi nghiền thành hạt. Muối hồng Himalaya nổi tiếng có nguồn gốc chủ yếu từ vùng Punjab của Pakistan, cách dãy Himalaya khoảng 100 dặm (161km) về phía nam. Những mỏ muối này được hình thành từ 600 triệu đến 800 triệu năm trước khi các đại dương cổ xưa bốc hơi dần và để lại những lớp muối. Sau đó, các chuyển động địa chất đã vùi những lớp muối này vào lớp vỏ Trái đất, cuối cùng tạo thành những vòm muối lớn hàng trăm hoặc thậm chí hàng nghìn feet (1 feet tương ứng khoảng 0.3m) dưới mặt đất. Trong điều kiện hiện nay, muối hồng khai thác từ các mỏ ở Himalaya vẫn không bị tạp nhiễm bởi các chất độc hoặc chất ô nhiễm hiện đại.


Khi nhắc tới muối ăn, nhiều người thường nghĩ tới loại muối tinh màu trắng được nghiền mịn. Muối tinh luyện cũng được lấy từ biển, mỏ hoặc hồ nhưng trải qua quá trình xử lý bổ sung, bao gồm rửa bằng dung dịch sodium chloride (NaCl) bão hòa, sau đó đun nóng, sấy ly tâm và nghiền. Quá trình này làm mất phần lớn các khoáng chất và nguyên tố vi lượng khác, chỉ còn lại sodium chloride nghiền mịn với màu trắng tinh khiết. Để giữ hạt muối tách rời và khô trong thời gian dài, các nhà sản xuất còn bổ sung thêm các chất chống vón cục như sodium ferrocyanide, sodium silicate và aluminum ferrocyanide. Ngoài ra, trong muối iodine còn bổ sung thêm các hợp chất chứa iodua như sodium iodate, pot***ium iodide hoặc sodium iodate.


Những yếu tố này dẫn đến sự khác biệt trong thành phần của muối tinh và muối tự nhiên. Nói chung, muối ăn chứa 97% – 99% sodium chloride, trong khi muối tự nhiên có hàm lượng sodium chloride thấp hơn một chút và chứa nhiều khoáng chất và nguyên tố vi lượng hơn.


1g muối hồng Himalaya chứa khoảng 394mg sodium, 2.7mg calcium, 2.7mg magnesium, 2.4mg pot***ium (kali) và 64mcg iron (sắt). Ngoài ra, muối hồng còn chứa các nguyên tố vi lượng như crom, đồng, manganese, phosphorus, selenium, kẽm và các khoáng chất khác. Ngược lại, 1g muối ăn chứa khoảng 430mg sodium nhưng chỉ có 0.4mg calcium, 0.08mg magnesium và 0.15mg pot***ium, hầu như không có các nguyên tố vi lượng khác.


Tuy nhiên, việc hấp thu các khoáng chất cần thiết cho cơ thể qua việc tiêu thụ nhiều muối tự nhiên là không khả thi.


Bà Cindy Chan Phillips, một chuyên gia dinh dưỡng có giấy phép hành nghề, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với , “Nếu tôi dùng muối Himalaya, lượng pot***ium trong mỗi khẩu phần có thể gấp bốn lần so với muối thông thường.” Tuy nhiên, bà nhấn mạnh, “Xét trên tổng thể những gì chúng ta cần mỗi ngày, đây vẫn là một lượng rất nhỏ, không đủ để tạo ra sự khác biệt lớn đến sức khỏe.”


Muối càng thô càng có hàm lượng sodium thấp


BM


Yếu tố chính quyết định hàm lượng sodium không phải là loại muối mà là độ thô của quá trình xay. Bà Phillips lưu ý khi nói về sự khác biệt giữa các loại muối, “Bởi vì kết cấu muối càng thô thì lượng sodium trên mỗi muỗng cà phê càng thấp.”


Bà giải thích rằng vì muối thô chứa nhiều không khí hơn nên một muỗng cà phê muối thô thực sự có ít muối hơn một muỗng cà phê muối nghiền mịn, do đó hàm lượng sodium thấp hơn.


Vậy nên bà ấy khuyến nghị những người muốn giảm lượng sodium ăn vào hãy thử ăn muối xay thô hơn.


Muối biển có nguy cơ ô nhiễm vi nhựa


BM


Từ góc độ sản xuất, loại muối rẻ nhất là đến từ đại dương. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nghiên cứu sâu rộng đã tìm thấy sự hiện diện của các chất ô nhiễm vi nhựa trong đó. Lượng vi nhựa trong muối biển có liên quan trực tiếp đến mức độ ô nhiễm ở các môi trường biển khác nhau. Một số nghiên cứu cho thấy rằng lượng vi nhựa trong muối biển tương tự như trong muối đá. Các nhà nghiên cứu suy đoán rằng nguồn vi nhựa trong muối đá có thể được đưa vào trong quá trình sản xuất.


Vì vậy, nên chọn muối biển từ những vùng ít ô nhiễm và muối đá được sản xuất trong điều kiện có kiểm soát.


Chúng ta có nên lựa chọn muối iodine?


BM


Hầu hết muối iodine được bán trên thị trường là muối tinh luyện, trong khi hầu hết các sản phẩm muối tự nhiên không chứa iodine. Viện Y tế Quốc gia (NIH) tuyên bố rằng hàm lượng iodine trong muối biển không iodine là rất thấp, hầu như không cung cấp iodine.


Vậy có nên lựa chọn muối iodine để tốt cho sức khỏe? Để hiểu điều này, trước tiên chúng ta hãy nhìn vào nguồn gốc của muối iodine.


Iodine là một nguyên tố vi lượng được tìm thấy tự nhiên trong một số loại thực phẩm và rất quan trọng để cơ thể tổng hợp hormone tuyến giáp. Một người trưởng thành khỏe mạnh thường có khoảng 15mg – 20mg iodine, với 70% đến 80% tích trữ ở tuyến giáp. Khi iodide đi vào máu, tuyến giáp sẽ thu nạp lượng iodine phù hợp để tổng hợp hormone, phần còn lại sẽ được bài tiết qua nước tiểu. Thông thường, người lớn cần 150mcg iodine mỗi ngày.


Trước những năm 1920, tình trạng thiếu iodine tràn lan ở các vùng Appalachians, Great Lakes và Tây Bắc Hoa Kỳ, một khu vực được gọi là “vành đai bướu cổ.” Trong Thế chiến thứ nhất, Simon Levin, một bác sĩ ở Michigan, đã quan sát thấy rằng trong số 583 người đăng ký tham gia quân dịch, 30.3% có biểu hiện triệu chứng của bệnh tuyến giáp (bướu cổ hoặc viêm tuyến giáp), trong đó nhiều người bị loại khỏi quân đội do tình trạng bệnh của họ.


BM


Sau khi thực hiện thành công chương trình thêm iodine vào muối của Thụy Sỹ, Hoa Kỳ đã đưa muối iodine vào những năm 1920, giúp cải thiện đáng kể tình trạng dinh dưỡng iodine của quốc gia này. Các nghiên cứu quốc gia hiện nay nhấn mạnh rằng người Mỹ nhìn chung có đủ iodine. Muối iodine ở Hoa Kỳ chứa 45mcg iodine trong mỗi gram muối; các mẫu muối iodine đo được chứa trung bình từ 47.5mcg đến 50.7mcg iodine trên mỗi gram muối.


Ngoài ra, một số nhà sản xuất bánh mì sử dụng iodate hoặc calcium iodate làm chất phụ gia bánh mì, do vậy những loại bánh mì này cung cấp đáng kể lượng iodine. Theo Cơ sở dữ liệu sản phẩm thực phẩm có thương hiệu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) năm 2019, khoảng 20% nhãn thành phần của bánh mì trắng, bánh mì nguyên hạt, bánh hamburger và bánh xúc xích có chứa iodine.


Mặc dù muối iodine là cách đơn giản để có đủ iodine nhưng tốt nhất bạn nên lấy iodine từ thực phẩm tự nhiên. Một số nguồn iodine hữu dụng bao gồm rong biển (như tảo bẹ, wakame, kombu và nori), hải sản, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa.


BM


Ngoài những thực phẩm kể trên, ông James DiNicolantonio, một nhà khoa học nghiên cứu tim mạch và dược sĩ tại Viện Tim Saint Luke’s Mid America ở Thành phố Kansas, Missouri, đồng thời là tác giả cuốn sách “The Salt Fix” (Tạm dịch: Lượng Muối Cố Định), nói với trong một cuộc phỏng vấn qua thư điện tử rằng trái nam việt quất cũng chứa tương đối nhiều iodine.


Điểm mấu chốt là bạn có thể giảm đáng kể nguy cơ thiếu iodine bằng cách bổ sung các thực phẩm chứa nhiều iodine vào khẩu phần ăn uống.

Muối chất lượng cao ở Mỹ


Ông DiNicolantonio cho biết, “Loại muối ưa thích của tôi là Redmond Real Salt vì muối này có nguồn gốc từ Hoa Kỳ và chứa hơn 60 loại khoáng chất vi lượng.” Hơn nữa, ông lưu ý rằng “Thương hiệu này cũng có hàm lượng iodine cao hơn so với muối ăn thông thường hoặc muối biển.”


Vào thời tiền sử, vùng biển nội địa (Biển Sundance) đã bao phủ khu vực thời nay là Redmond, Utah. Mặc dù đã biến mất kể từ đó nhưng di tích nơi đây vẫn hình thành nên một mỏ muối nguyên sơ, rộng lớn dưới lòng đất qua các biến động địa chất. Nhờ sự bảo vệ của các lớp tro núi lửa và đất sét ở bên trên, mỏ muối trầm tích này được bảo tồn tốt và chưa bao giờ tiếp xúc với các chất ô nhiễm nhân tạo.


Theo ý nghĩa trên, muối ở khu vực này rất giống với muối Himalaya, nhưng được khai thác và sản xuất tại địa phương Hoa Kỳ, bảo đảm chất lượng và kỹ thuật sản xuất đáng tin cậy. Hơn nữa, do không cần vận chuyển đường dài nên giá thành thấp hơn 50% so với muối hồng Himalaya. Loại muối này cũng nổi tiếng vì có vị ngọt nhẹ.




Flora Zhao  _  Thanh Long

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 02/Apr/2024 lúc 1:14pm

Mỗi Ngày Một Củ Khoai Lang


Vâng, thưa quý vị, mỗi ngày chúng ta nên ăn một củ khoai lang. Biết ngay mà, sẽ có vị sẽ hỏi: có nhiều loại khoai lang, vậy thì ăn khoai lang nào ? khoai lang bí, khoai lang mật, khoai lang bột v..v…lại nữa …khoai lang chỉ để ăn độn khi không đủ gạo mà ăn chứ qua đến xứ này, gạo thịt ê hề, lỡ bữa nào thiếu gạo vì quên mua thì ăn cháo gà chứ ai ăn khoai làm gì?

Quý vị nhớ không, sau tháng tư 1975, trong mấy năm liền cả nước ăn độn. Miền Nam tuy là vựa lúa gạo nhưng gạo lúc đó còn phải đem trả nợ cho hai nước đàn anh Liên Xô và Trung Cộng. Những tháng đầu sau 1975, mỗi đầu người được mua 9 kí lô gạo mỗi tháng, ít lâu sau tụt xuống còn có 6 kí gạo; 3kg kia, mỗi kí gạo được thay bằng 3 kí bo bo hay 3 kí khoai hoặc 1kí bột mì khi có viện trợ bột mì của quốc tế. Bobo là loại thực phẩm có cái tên rất đẹp là cao lương thì phải, loại thực phẩm này chỉ dành cho ngưạ ăn, hạt tròn nhỏ rất cứng, phải ngâm lâu trong nước và nấu cũng lâu chín, ăn lại lạt lẽo chẳng ngon lành gì chỉ được cái là làm cho đầy bụng no lâu. Khoai thì có khoai lang hay khoai mì. Bobo, bột và khoai bắt buộc phải mua cùng với gạo dù là khoai hư, gạo mốc; dù sao chăng nữa giá vẫn rẻ hơn giá ngoài chợ. Gạo mốc thì đem về sàng sảy phơi lại để ăn, người nào còn vàng thì đem bán gạo dở, mua gạo ngon ngoài chợ dĩ nhiên là rất đắt mà ăn. Bobo thường được đem đi bán vì quá cứng nấu tốn củi. Bột mì thì đem đi đổi (gọi là gia công) thành mì sợi hay bánh mì. Tuy có bột mì nhưng bánh mì vẫn là xa xỉ phẩm do không lò, không men để làm thành bánh mì! Còn khoai? Rất ít khi có khoai ngon mà ăn vì đến khi đến tay người dân, khoai đã bị hà, bị thối, bị sùng, bị sượng quá nhiều tuy vậy ăn không kịp nên người ta cắt khoanh phơi khô rồi nấu độn với cơm. Coi vậy chứ dân mình lúc đó ăn sang lắm vì ăn cơm 3 tầng: bobo ở dưới, cơm trộn khoai ở giữa, mì sợi ở trên nên dân mình nhái bài ca mà ca :

… … Có ai qua vùng miền Đông đất đỏ, đừng quên chở về thành phố khoai mì, cả khoai lang rồi luôn khoai bí, để dân mình cân ký về ăn …. Tổ quốc ơi ăn khoai mì ớn quá, từ giải phóng đến nay ta ăn độn dài dài, ta ăn độn hoài hoài…

Nhà nước ta ngày đó đã nghĩ đến sức khoẻ của dân mà cho ăn cơm độn khoai vì theo nghiên cứu khoai lang rất tốt cho sức khỏe.
Trước hết khoai là tên gọi của những rễ củ như khoai lang, khoai từ, khoai mỡ, khoai sọ, khoai môn, khoai tây…
Rễ củ là rễ lớn nhất phát triển thành củ thường là ăn được, quanh và trên củ có rễ phụ để nuôi cây. Những loại có rễ củ như củ khoai, củ gừng, củ hành, củ nghệ, củ riềng, củ tỏi…
Khoai lang có tên khoa học là Ipomoea batatas, có rễ củ lớn mà ta gọi là củ khoai. Là loại cây thân thảo, dây khoai lang bò trên mặt đất mà người trồng vun lên cao cho khỏi úng nước gọi là giồng (nương khoai).

Khoai được trồng bằng cách cắt dây khoai mà cắm xuống đất, từ đó sinh ra rễ con để nuôi cây, thân dài ra bò trên mặt đất cùng lúc rễ củ lớn dần đến khi ăn được.

Sự tích khoai lang vì thế bắt nguồn từ câu chuyện : Sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông: Ngày xưa, có hai người bạn tên là Khoai và Lang chơi với nhau rất thân. Khi lớn, anh Khoai làm ăn thành công giàu có còn anh Lang thì thất bại nghèo xơ nghèo xác. Anh Khoai đem tiền cho bạn vay để làm ăn…Chờ lâu không thấy bạn đem trả nên một ngày kia anh Khoai mang theo một món tiền lớn đến thăm bạn. Anh Khoai định bụng nếu bạn còn nghèo thì đưa tiền giúp bạn lần nữa. Đến nhà bạn, thấy nhà cửa khang trang có vẻ khá giả, anh Khoai bèn giấu gói tiền trên nóc cổng rồi mới vào. Anh Lang tiếp bạn rất là vui vẻ nhưng nghĩ đến món tiền phải trả lại thì rất đau lòng. Tối đó, Lang phục cho bạn ăn uống no say rồi giết chết Khoai, đem chôn ngoài vườn. Ít lâu sau nơi đây mọc lên một loại cây bò lan, xanh mướt, lá non đem luộc ăn vào thật mát ruột, xới lên lại thấy có củ to, nấu chín ăn vừa ngọt vừa ngon. Con dâu anh Lang ăn vào, có bầu sinh được đứa con trai trông rất khôi ngô, chỉ tiếc là đứa bé chẳng nói năng gì cả. Một ngày kia có quan huyện về thăm dân, đứa bé bây giờ đã lớn, chạy ra quỳ bẩm quan xin xử nỗi oan :

Bẩm quan, con là bạn của anh Lang này!
Thằng này hỗn láo, cháu mà dám gọi ông bằng anh.

Bẩm quan, thật tình xưa kia con và anh Lang là hai người bạn thân. Xin quan cho con kể hết đầu đuôi câu chuyện. Con tên là Khoai, nhờ trời con làm ăn thành công trong khi bạn con thất bại nghèo khó. Thương bạn, con có cho anh Lang vay mười vạn quan để làm vốn. Chờ lâu không có tin tức, con ngỡ bạn con lại thất bại mất hết tiền nên đem theo 5 vạn quan tính cho bạn mượn thêm. Bẩm quan, số tiền này con còn dấu trên mái ngói của cổng nhà, xin quan cho người leo lên lấy để thấy lời con khai là sự thật.

Quan cho lính leo lên thì quả lấy được 5 vạn quan còn y nguyên trên đó.
Rồi sao mà mày lại trở thành đứa trẻ con như bây giờ?

Bẩm quan, anh Lang ngỡ con đến đòi tiền nên đã giết con và chôn sau vườn. Oan ức nên con xin Trời cho đầu thai trở lại; con dâu anh Lang ăn cái củ ngoài vườn nơi chôn con, có thai sinh ra con. Con tuy là cháu nhưng thực ra lại là bạn của anh Lang, từ ngày sinh ra đến nay con ngậm miệng không nói năng gì để chờ ngày được tỏ bày oan ức, xin quan mở lượng mà minh xét cho.

Quan huyện cho điều tra thì thấy đúng như lời khai. Quan bèn bỏ tù anh Lang và thả đứa bé trở về, lại dậy cho dân làng lấy giống cây đó mà trồng và đặt tên là củ khoai lang. Khi anh Khoai trở về thì con anh Khoai đã có vợ con, anh Khoai đã trở thành ông nội, bởi thế mới có câu sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông ví như cây khoai lang thoạt tiên là nhánh cây, đâm chồi thành rễ rồi sau cùng mới sinh ra rễ cái biến thành củ….

Thật ra khoai lang có nguồn gốc ở Nam Mỹ, sau đó khoai lang được trồng khắp các vùng ôn đới và nhiệt đới trên thế giới. Xứ Peru là nơi có nhiều loại khoai lang đủ màu thật đẹp. Khoai lang là lương thực chủ yếu của một số quốc gia nghèo với sản lượng hàng năm lên tới 127 triệu tấn (năm 2004) với 7007 mẫu khoai lang khác nhau (2005).

Sao Khuê lâu lâu mới ăn khoai lang và chỉ biết có vài loại như khoai lang bí (ruột vàng như bí rợ), khoai lang mật (củ khoai luộc chín chảy nước ngọt như mật, trồng ở Đà Lạt), khoai lang bột vỏ trắng, ruột trắng có nhiều bột ăn rất bùi; khoai lang dương ngọc vỏ đỏ ruột tím và trắng. Lá khoai lang xanh mơn mởn, lá non luộc, xào hay nấu canh ăn vừa ngon vừa mát dạ nhưng thầy thuốc Nam khuyên chớ ăn thường xuyên vì calcium (có lẽ dưới dạng oxalate) gây ra sạn thận. Phần quan trọng của cây khoai lang là củ khoai lang. Củ khoai lang ít lâu nay được khuyến khích ăn nhưng ở Việt Nam thì ngay trẻ chăn trâu đã biết từ lâu là khoai vùi bếp nóng ngon thơm ngọt ngào. 


Củ khoai lang được coi là thực phẩm tốt cho sức khỏe nhờ có chứa nhiều tinh bột, nhiều chất xơ tốt, nhiều sinh tố A, B2, B6, C, nhiều khoáng chất như kali, manganese, sắt ...và những chất có nhiều khả năng antioxydant để ngừa bệnh và làm tăng khả năng miễn dịch chống lại các tế bào bị bệnh như: 

*Anthocyanines chứa trong khoai nhất là khoai lang tím có tính kháng viêm, kháng ung thư nhờ tính antioxydant cao.
* Acide phénoliques có nhiều cả trong vỏ và ruột khoai giúp chống lại nhiều căn bệnh do lão hóa gây ra cũng do khả năng antioxydant (người già càng nên ăn khoai lang)
*Protéine inhibitrice de la trypsine dù có nấu chín cũng vẫn còn tác dụng.
*Caroténoïdes : người ta cho là có tác dụng tốt ngừa bệnh tim mạch và ung thư và mắt. Chất bêta-carotène sẽ sinh ra vitamine A mà chỉ cần ăn ngày một củ khoai lang cũng đủ cho luợng vitamine A trong ngày, rất tốt cho trẻ em nếu được ăn cùng 3g chất béo để giúp cho sự biến đổi từ bêta- carotène sang vitamine A. Ở Đông châu Phi, khoai lang có tên là cilera abana, có nghĩa là bảo vệ con nít vì chuyện thiếu vitamine A là vấn đề trầm trọng với trẻ con châu Phi. 

Khoai lang có nhiều Glycoprotéine mà những nghiên cứu mới cho thấy khoai lang có tác dụng giảm cholestérol và điều chỉnh insuline nên dù ngọt khoai lang lại tốt cho những vị mắc bệnh tiểu đường. Chính chất Caiapo chiết từ khoai lang trắng của Nhật được đem thử nghiệm và đã được bày bán trên thị trường có tính phòng ngừa và điều trị cho người mắc bệnh tiểu đường, tác dụng này nay đã được xác nhận ở Áo và ở Mỹ. Ngoài ra người ta cũng thấy khoai lang ở North Carolina (Mỹ) chứa nhiều caiapo hơn khoai Nhật, rất tốt cho người mắc bệnh tiểu đường loại II. Khoai lang xếp hàng thứ 5 trong các loại rau trái tốt cho người mắc bệnh tiểu đường. (Caiapo is a registered product name of Fuji Sangyo (FJI-120) Japan. This study was sponsored by a grant by Fuji Sangyo. Part of the this report has been presented as a poster (no. 467) at the 60th Scientific Sessions of the American Diabetes ***ociation, San Antonio, Texas, June 2000.)

Năng lượng cung cấp bởi khoai lang chỉ bằng 30% của gạo, 50% của khoai tây nên rất tốt cho vị nào muốn giảm cân, các vị này nên ăn 1 củ khoai lang trước bữa ăn chính sẽ không cảm thấy đói mà còn có thêm nhiều sinh tố, nhiều chất xơ, acid amino và diếu tố (enzyme) giúp cho tiêu hóa, tốt cho những người hay bị táo bón. 

Khoai lang ngoài giá trị dinh dưỡng còn là một vị thuốc quí: Trong y học dân gian người ta đã dùng khoai lang để:
- Trị bệnh thấp khớp
- Cảm sốt mùa nóng: nấu khoai lang trắng với cải bẹ xanh để ăn thay cơm hay nấu nhừ khoai lang với vài lát gừng và chút muối mà ăn.
- Táo bón: ăn chè khoai lang với mè, hoa húng quế (tức hạt é).
- Say xe: ăn củ khoai lang sống.
- Vàng da: ăn cháo đặc nấu gạo với khoai lang
- Quáng gà.

Có một bài đồng dao về khoai mà chúng ta thường ca hát chung với nhau khi còn bé, quý vị muốn nghe lại không. Lời bài ca thật là ngô nghê mà sao ngày đó trẻ con ai cũng thuộc :

Úp lá khoai
Mười hai chong chóng
Đứa bận áo trắng đứa bận áo đen
Đứa xách lồng đèn đứa cầm ống thụt
Chạy vô chạy xa
Có thằng đánh trống ếch
Có thằng té xuống sình, té xuống sình
Hít hà

Úp lá khoai
Mười hai chong chóng
Đứa bận áo tím đứa bận áo xanh
Đứa xách đèn cù đứa làm chú cuội
Chạy ra chạy vô
Có thằng xách cá chép
Có thằng núp dưới giường
Cúc cúc hà
Cúc hà 

Úp lá khoai
Mười hai con giáp
Có chuột có chó
Có ngựa có trâu
Đứa gáy gà cồ
Đứa cầm ống thọt
Rượt theo rượt dê
Bác rồng té xuống giếng
Chú mèo té xuống hầm
Chú khỉ cười
Cúc hà!

Còn sau này khi đã lớn thì :
Trăng rằm đã tỏ lại tròn
Khoai lang đất cát đã ngon lại bùi
Em gặp anh đây đã khỏe lại vui
Tam, tứ sầu giải hết mặt tươi như thường

Sao Khuê cũng thấy quý vị cứ cặm cụi đi tìm hạnh phúc, thực ra ‘ ngày hạnh phúc’ chỉ là … một bài ca như sau:

Ngày em lo nương khoai, dưới mưa dầm anh lo cày cấy
Dù cho bao gian lao nhưng tình nghèo góp sức mà vui
Cầu cho mai sau gió đưa thuyền tình về bến mơ,
Phút bạc đầu, đẹp bài ca này có tựa là «ngày hạnh phúc »

Khoai dù ngon ngọt nhưng không được coi là thực phẩm chính như lúa gạo vì ăn mau ngán, tuy vậy

Được mùa chớ phụ ngô khoai
Đến khi thất bát, lấy ai bạn cùng?

Sao khuê đã dày công tìm tòi chứng tỏ ích lợi của việc ăn khoai (giảm cân, hạ cholesterol, giảm đường, ngừa nhiều bệnh, tốt cho mắt…) nhưng dù ai cũng ‘khoái ăn sang’ mà bảo mỗi sáng ăn một củ khoai thì … mau ngán lắm, vậy thì ngoài ăn khoai luộc, khoai hấp, khoai nướng, bánh khoai (mà ngày xưa có ông bán bánh cứ rao là

ai bánh chưng, bánh gai, bánh khoai bánh nếp ,
ai bánh nếp, bánh chưng, bánh gai bánh khoai 

Sao Khuê vừa mò thấy trên ‘net’ một cách làm bánh khoai lang nhân chuối như sau:

Nguyên liệu:

Khoai lang 400gr; Bột gạo nếp 3 thìa to; Chuối chín 2 quả; Dầu ăn

Cách làm:

Khoai chọn loại bở, ngọt, chuối phải chín
Khoai lang gọt vỏ rửa sạch, thái miếng.
Cho khoai lang vào hấp chín mềm.
Lúc khoai còn nóng nghiền nhuyễn. Thêm bột nếp, nhào kỹ thành hỗn hợp mịn. Nếu hỗn hợp bột quá khô bạn có thể cho thêm một chút nước ấm.

Chia bột thành nhiều phần nhỏ. Chuối bóc vỏ, cắt thành từng lát tròn

Lấy từng miếng bột lăn thành hình tròn, ép bột dẹt ra. Đặt một lát chuối vào giữa miếng bột gói lại dùng tay miết mép bột cho dính chắc vào nhau tạo thành hình một chiếc bánh tròn bột khoai nhân chuối như bánh rán.
Làm lần lượt đến hết chỗ bột và chuối đã chuẩn bị.
Để chảo lên bếp, đun nóng một ít dầu ăn. Cho bánh vào rán, rán bánh vàng hai mặt là được.
Bánh chín ăn nóng hoặc nguội đều ngon vì có nhân chuối dẻo thơm phức. Quý vị cũng có thể thay chuối bằng nhân đậu xanh trộn dừa.
Vị khoai lang và chuối đã ngọt rồi nhưng nếu bạn thích có thể tưới mật ong lên trên rồi thưởng thức.

Chúng ta cũng có thể làm chè trôi nước với khoai lang tím, hoặc “chips” khoai lang (dễ ẹc hà: khoai lang bào mỏng rửa thật sạch, trộn tí muối, dầu olive rồi sấy khô tha hồ nhâm nhi thay chips khoai tây)

Dĩ nhiên giản dị nhất cho những ai không thích làm bếp là : Rửa sạch củ khoai, khứa nhiều khứa quanh củ khoai, bao ngoài bằng giấy chùi tay có thấm nước ướt, bỏ vào lò microwave 2 lần 2 phút, thì khoai chín ăn được, nếu muốn ngon thì khi khoai gần chín bạn bỏ vào lò nướng cho cháy xem xém càng thêm thơm ngon.

Có một cách cầu kỳ để ăn khoai lang là làm bánh tôm chiên Cổ Ngư:

Vật liệu

- Khoai lang cắt nhỏ (sau này Sao Khuê thấy nếu trộn chung 2 phần khoai lang với 1 phần khoai môn thì dòn hơn)
- Bột chiên tôm chuối (bán sẵn) : 2 cúp bột trong 2 cúp nước thêm chút muối và bột nghệ.
- Tôm

Cách làm

*trộn chút bột khô để chiên tôm chuối vào khoai
* hoà tan một muỗng nhỏ bột nghệ và 2 cúp bột chiên trong 2 cúp nước lạnh với một chút muối.
* Khi chiên: lấy một vá (muôi) khoai, cho tôm vào nước bột để tôm dính vào khoai, cho vào chảo ít dầu chiên cho chín sơ sơ, khi ăn chiên lại trong chảo nhiều dầu, chiên cho vàng.

Bánh tôm Cổ Ngư xuất phát từ Hà Nội, có lẽ từ các quán trên con đê Cổ Ngư, được ăn với rau sống, rau thơm nhất là kinh giới và tía tô cùng nước mắm chua ngọt.

Các bạn cũng đã từng ăn chè thưng nấu bằng khoai lang, khoai mì, đậu xanh nhiễn, bánh lọc và vừa ngon vừa béo vừa đầy cholesterol của nước dừa nhưng có nên ăn vỏ khoai không ? Người bảo có, kẻ bảo không nhưng mà Sao Khuê nhớ ngày xưa có câu ăn khoai cả vỏ, ăn chó cả lông, ăn hồng cả hột ý chỉ những người ăn uống cẩu thả vì vỏ khoai nào có ngon lành gì mà ăn, tuy vậy theo nghiên cứu thì vỏ khoai lang chứa nhiều anthocyanes nên khi nào đói bụng mà thiếu thức ăn có thể ăn luôn cả vỏ.

Ít lâu nay hàng tuần đi chợ Sao Khuê đều có mua khoai lang làm thức ăn dặm thay cho bánh ngọt, bao giờ đi thử cholestérol Sao Khuê sẽ báo cáo kết quả cho quý vị nghe nhưng bảo đảm là ăn dặm khoai lang cũng ngọt tuy không ngon nhưng ít cholestérol hơn bánh ngọt là cái chắc.

 

Người ta cũng trồng khoai lang làm cảnh vì màu lá xanh mướt.
Quí vị xiên ngang qua củ khoai và đặt vào ly nước, cây sẽ trổ mầm nếu khoai còn mới không bị tẩm quá nhiều hoá chất bảo quản.

Có một ngàn lẻ một (?) cách chế biến khoai lang: phơi khô, làm mứt, nấu chè, làm bánh…..và đố quý vị biết cái gì đây: bánh tráng khoai đó, quí vị ăn bao giờ chưa ? Chưa à, thì quý vị ăn thử đi, dẻo dẻo dai dai cũng hay hay khi buồn miệng và quý vị cũng nên làm thử mặt nạ khoai lang với sữa và mật xem da mặt có đẹp hơn không nhé.

Sao Khuê
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Apr/2024 lúc 11:17am

< method="post" ="http://www.thukhoahuan.com/index.php/y-hc/22549-l-i-i-ch-s-c-kh-e-c-a-th-c-ph-m-vi-da-ng-y-ho-c?hitcount=0" ="-inline">

Lợi Ích Sức Khỏe Của Thực Phẩm VỊ ĐẮNG (Y Học)

5094%201%20ThucPhamViDangThuAnh

       Tuy nhiên, vị đắng thực sự kích thích gan bài tiết dịch mật, ngăn ngừa sự tích tụ chất độc trong gan đồng thời làm giảm các triệu chứng táo bón, đầy hơi, đầy hơi, phân lỏng và dị ứng thực phẩm.

Tóm tắt nội dung:

       Các loại thảo mộc, gia vị và thực phẩm vị đắng mang lại những lợi ích quý giá và có thể giúp ích rất nhiều trong việc cải thiện sức khỏe tổng quát bằng cách cải thiện tiêu hóa, sức khỏe đường tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng.

       Trong lịch sử, các loại thảo mộc có vị đắng chủ yếu được sử dụng làm chất tẩy rửa, tăng cường sinh lực và bổ trợ tiêu hóa.

       Nhiều loại thuốc đắng đã được chứng minh là có hoạt tính chống nấm, sát trùng, chống động vật nguyên sinh và thậm chí chống khối u.

5094%202%20ThucPhamViDangThuAnh

       Tương tự như các hợp chất đắng giúp bảo vệ cây trồng khỏi những ảnh hưởng có hại, cũng có thể có ích cho cơ thể bạn bằng cách ức chế sự phát triển của vi khuẩn, quá trình oxy hóa và chứng viêm.

       Các loại cồn đắng có sẵn trên thị trường bao gồm Swiss Bitters và Underberg. Một cách dễ dàng khác để bổ sung thêm vị đắng vào thực đơn ăn uống của bạn đơn giản là thêm nhiều rau đắng vào món sal của bạn và ăn món salad trước.

       Vị đắng có lẽ ít được đánh giá cao và ít được ưa chuộng nhất, tuy nhiên các loại thực phẩm vị đắng như thảo mộc và gia vị lại mang lại những lợi ích quý giá và có thể giúp ích rất nhiều trong việc cải thiện sức khỏe tổng thể của bạn. Trong lịch sử, các loại thảo mộc có vị đắng chủ yếu được sử dụng làm chất tẩy rửa, tăng cường sinh lực và trợ giúp tiêu hóa.

       Thật không may là thực đơn ăn uống hiện đại của chúng ta dường như hoàn toàn thiếu các loại thực phẩm vị đắng hoang dã mà tổ tiên chúng ta coi là rất cần thiết cho sức khỏe của họ.

       Nhiều căn bệnh đang hoành hành trong nền văn hóa hiện đại của chúng ta từ chứng khó tiêu và trào ngược dạ dày đến rối loạn chuyển hóa, v.v… dường như đều ám chỉ đến việc thiếu thực phẩm vị đắng trong bữa ăn của chúng ta cũng như sự thiếu sự bảo vệ và điều hòa mà các loại thực phẩm vị đắng mang lại cho các chức năng tiêu hóa và trao đổi chất của chúng ta.

Thực phẩm vị đắng là một phần quan trọng của sức khỏe

5094%203%20ThucPhamviDangThuAnh

       Thực phẩm vị đắng không nhất thiết phải là “thuốc” mà là một phần cần thiết của thực đơn ăn uống lành mạnh, cung cấp cho cơ thể bạn những thành phần mà bạn không thể có được ở nơi khác và những thành phần này rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể.

       Thuật ngữ “đắng” là thuật ngữ chung để chỉ một tập hợp các chất chuyển hóa thực vật thứ cấp bao gồm iridoids, sesquiterpene lactone, hydrocarbon sesquiterpene, iridoids monoterpene, alkaloid và dầu dễ bay hơi, tất cả đều có vị đắng.

       Vị đắng có thể hữu ích cho cơ thể bạn bằng cách ức chế sự phát triển của vi khuẩn, quá trình oxy hóa và quá trình viêm. Điều quan trọng là các hợp chất này có xu hướng có tác dụng kích thích và tăng cường sức khỏe cho hệ tiêu hóa của bạn. Đây là một hiệu ứng gây ra bởi cái được gọi là “phản xạ đắng.”

Phản xạ đắng

5094%204%20ThuPhamViDangThuAnh

       Khi bạn ăn thực phẩm vị đắng, cơ thể sẽ được sẽ kích hoạt tiết ra một loại hormone gọi là gastrin có công dụng trợ giúp và tăng chức năng tiêu hóa bằng cách kích thích bài tiết:

  • Nước bọt, nơi bắt đầu quá trình tiêu hóa thức ăn.
  • Acid hydrochloric, cần thiết để phân hủy protein và tăng hấp thu khoáng chất từ thực phẩm.

       Acid hydrochloric cũng giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại, vì vậy uống thuốc đắng trước khi ăn không chỉ chuẩn bị cho dạ dày của bạn tiêu hóa tốt mà còn có thể bảo vệ chống lại bệnh tật do thực phẩm hoặc ít nhất là làm giảm tác động tiềm tàng của các chất gây ô nhiễm từ thực phẩm.

  • Pepsin, một loại enzyme phá vỡ các phân tử protein thành những mảnh nhỏ hơn.
  • Yếu tố nội tại, cần thiết cho sự hấp thụ vitamin B12.

       Thực phẩm vị đắng cũng kích thích dòng chảy của mật, giúp cải thiện quá trình tiêu hóa chất béo trong bữa ăn và giúp ngăn ngừa sự tích tụ chất thải trong gan. Theo thời gian, việc tiêu thụ thực phẩm vị đắng với liều lượng nhỏ một cách thường xuyên sẽ giúp củng cố toàn bộ hệ thống tiêu hóa của bạn, bao gồm dạ dày, túi mật, gan và tuyến tụy.

       Phản xạ đắng cũng có tác dụng kích thích sự thèm ăn và thực sự chuẩn bị cho cơ thể bạn tiếp nhận thức ăn bằng cách kích hoạt các cơn co thắt trong ruột. Đây có thể là lý do tại sao thuốc đắng thường được khuyên dùng khoảng nửa tiếng trước khi ăn.

       Phản xạ đắng cũng làm cho cơ thắt thực quản co lại, do đó ngăn chặn acid dạ dày di chuyển lên thực quản – một tình trạng được gọi là trào ngược acid

Thực phẩm vị đắng kích hoạt cơ chế sửa chữa đường tiêu hóa

5094%205%20ThucPhamViDang

       Điều quan trọng là phản xạ đắng kích thích cơ chế tự sửa chữa trong tuyến tụy và thành ruột của bạn, đó là một lý do khác tại sao vị đắng có liên quan đến chức năng tiêu hóa được cải thiện và tăng cường. Mặc dù không có nghiên cứu nào chứng minh điều này, nhưng vị đắng có thể hữu ích trong việc ngăn ngừa và/hoặc điều trị chứng rò rỉ ruột vì lý do này.

       Rò rỉ ruột là tình trạng xảy ra do sự phát triển của các khoảng trống giữa các tế bào (tế bào ruột) tạo nên màng lót thành ruột của bạn. Những khoảng trống nhỏ này cho phép các chất như thức ăn khó tiêu, vi khuẩn và chất thải trao đổi chất lẽ ra phải được giới hạn trong đường tiêu hóa của bạn thoát vào máu – do đó có thuật ngữ hội chứng rò rỉ ruột.

       Một khi tính toàn vẹn của niêm mạc ruột bị tổn hại, các protein và các phân tử khác không bao giờ được hấp thụ nguyên vẹn vào cơ thể sẽ rò rỉ vào máu, điều này có thể gây ra sự gia tăng đáng kể tình trạng viêm, dị ứng và các bệnh tự miễn dịch.

       Vị đắng cũng giúp ngăn ngừa đầy hơi – một tác dụng do tăng tiết các enzyme tiêu hóa giúp cải thiện quá trình phân hủy chất dinh dưỡng. Bằng cách chia nhỏ các phân tử thành các đơn vị mà cơ thể bạn thực sự có thể hấp thụ, sự hình thành khí sẽ được ngăn chặn. Vi khuẩn trong ruột non của bạn cũng có thể phá vỡ các đơn vị đó một cách hiệu quả hơn nữa, điều này cũng ngăn ngừa sự hình thành khí.

       Hãy nhớ rằng tất cả các hoạt động phản xạ đắng này đều được kích hoạt bởi việc bạn thực sự nếm được vị đắng trên lưỡi.

Chỉ định điều trị của thực phẩm vị đắng

5094%206%20ThucPhamViDangThuAnh

       Vị đắng được coi là “làm mát” và do đó, thích hợp với các tình trạng “nóng” như viêm (bao gồm cả tình trạng viêm khớp), khô, đỏ bừng, căng thẳng, nhức đầu và sốt chẳng hạn. Các chỉ định vị đắng khác gồm bệnh nấm candida mạn tính, rối loạn chức năng tuyến giáp và các tình trạng dị ứng như hen suyễn, nổi mề đay và bệnh chàm.

       Tập san European Journal of Herbal Medicine (Y học Thảo dược Âu Châu) viết, “Vị đắng có tác dụng bồi bổ tổng thể, kích thích hệ thần kinh giao cảm và cải thiện chức năng tim bằng cách giảm nhịp tim và thể tích nhát bóp của tim. Thực phẩm vị đắng kích thích cơ bắp và cải thiện lưu thông đến các cơ quan trong bụng.

       “Một số vị đắng có tác dụng chống trầm cảm. Một số là emmenagogues. Quinine (một loại alkaloid của cinchona) là thuốc chống sốt rét tiêu chuẩn trong nhiều năm và nghiên cứu bệnh sốt rét mới đang được thực hiện trên cả cây khổ sâm và cây ngải cứu.”

       Một trong những lợi ích cơ bản nhất của thực phẩm vị đắng là cải thiện khả năng chiết xuất và hấp thụ chất dinh dưỡng. Suy cho cùng, dinh dưỡng là nền tảng để xây dựng sức khỏe của bạn và bất cứ điều gì giúp cơ thể bạn sử dụng các chất dinh dưỡng bạn đưa vào đều sẽ có lợi.

       Trong lịch sử, thực phẩm vị đắng cũng được coi là một phần quan trọng của truyền thống ẩm thực, trước hết và quan trọng nhất, trái ngược với y học thực tế.

       Sử dụng lâu dài, thực phẩm vị đắng sẽ làm giảm các triệu chứng tiêu hóa kém như đầy hơi, táo bón, phân lỏng và dị ứng thực phẩm, tăng hấp thu vitamin và khoáng chất, cân bằng lượng đường trong máu cân bằng.

      “Bảo vệ gan và tăng chức năng bài tiết; chữa lành tổn thương viêm ở thành ruột; và giảm tỷ lệ mắc các bệnh dị ứng. Nói tóm lại, việc sử dụng thực phẩm vị đắng hàng ngày có thể giải quyết một số tình trạng sức khỏe và dùng nhiều thuốc nhất trong thời đại chúng ta.”

Chống chỉ định và tác dụng phụ

5094%207%20ThucPhamViDangThuAnh

Mặc dù nói chung là an toàn khi dùng theo chỉ dẫn, thực phẩm vị đắng bị chống chỉ định đối với:

  • Phụ nữ mang thai.
  • Những người có tình trạng ăn mòn hoặc loét nghiêm trọng ở đường tiêu hóa.
  • Tắc nghẽn đường hô hấp mạn tính.
  • Tuần hoàn máu kém.
  • Sự trao đổi chất bị suy giảm.

Ngoài ra, mặc dù tác dụng phụ rất hiếm nhưng một số người có thể gặp phải:

  • Đau đầu.
  • Đau cơ.
  • Cảm giác khó chịu nói chung khi bắt đầu điều trị lần đầu, có thể là do quá trình thải độc được cải thiện.

       Tác dụng phụ do hấp thu quá nhiều thuốc đã dùng, vì thuốc đắng có xu hướng làm tăng khả năng hấp thu không chỉ ăn chất dinh dưỡng thực vật mà còn cả thuốc.

       Ở liều lượng cao, vị đắng có thể có tác dụng ngược lại, ức chế dịch tiết dạ dày và ức chế sự thèm ăn hơn là cải thiện chúng. Quá liều sẽ gây buồn nôn và nôn mửa, và trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong.

Cách thêm thực phẩm vị đắng vào thực đơn ăn uống của bạn

       Về mặt lịch sử, vị đắng được uống trước bữa ăn, dưới dạng rau và rễ đắng tươi hoặc dưới dạng rượu khai vị đắng hoặc cocktail trước bữa tối về cơ bản là một loại đồ uống có cồn được pha với một chút thảo mộc đắng.

       Một loại khác và có lẽ tốt hơn có thể thay thế cho có thói quen uống cocktail trước bữa tối là dùng cồn đắng. Các loại cồn đắng có bán trên thị trường khá dễ tìm bao gồm Swiss Bitters và Underberg. Về cơ bản đây là những chiết xuất cô đặc trong nền rượu. Mặc dù bạn có thể lấy thẳng một thìa cà phê, nhưng để dễ uống hơn bạn có thể trộn với vài ounce nước thường hoặc nước soda.

       Một cách dễ dàng khác để bổ sung thêm vị đắng vào bữa ăn của bạn chỉ đơn giản là thêm nhiều rau đắng vào món sal của bạn và ăn món sal trước. Ví dụ như rau diếp xoăn, bồ công anh, arugula, ricchio, endive và cây ngưu bàng. Bắt đầu với một lượng nhỏ và tăng thêm khi vị giác và cơ thể bạn đã quen dần.

       Ngoài ra còn có atisô, măng tây, bưởi, trà bồ công anh, và thậm chí là cả cà phê và ca cao.

Joseph Mercola  _  Thu Anh

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 08/Apr/2024 lúc 9:56am

Chống lão hóa bằng 5 loại thực phẩm lên men truyền thống

 BM

Lên men là một quá trình tự nhiên trong đó các vi sinh vật, chẳng hạn như vi khuẩn hoặc nấm men, chuyển đổi đường thành axit hoặc rượu trong điều kiện yếm khí.


Quá trình lên men thực phẩm tạo ra vi khuẩn “tốt” được gọi là men vi sinh probiotics. Chúng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe và còn có công dụng chống lão hóa.

 

Có rất nhiều loại thực phẩm và đồ uống lên men ngon. Thực phẩm lên men có vị chua chua, thơm phức và có thể được thưởng thức vào bữa sáng, bữa trưa và bữa tối.

 

Các lợi ích sức khỏe được khoa học chứng minh của thực phẩm lên men giàu probiotic bao gồm:

 

·        Cải thiện tiêu hóa

·        Gia tăng khả năng miễn dịch

·        Hỗ trợ giảm cân

·        Điều trị và phòng ngừa các bệnh đường tiêu hóa

·        Giảm nguy cơ mắc bệnh tim

·        Cải thiện các triệu chứng lo âu và trầm cảm

·        Và hiệu ứng chống lão hóa được đặc biệt nhấn mạnh.

 

Sau đây là 5 loại thực phẩm lên men truyền thống có công dụng chống lão hóa:


1_ Sữa chua


BM

Hầu hết các loại sữa chua đều có chứa vi khuẩn có lợi cho tiêu hóa.


Hầu hết các loại sữa chua đều có chứa vi khuẩn, tuy nhiên, các sản phẩm có thể khác nhau về lượng probiotics. Nếu bạn mua sữa chua, hãy tìm nhãn có ghi “vi sinh vật sống và hoạt động” trên hộp đựng và tránh các nhãn hiệu chứa nhiều đường.

 

Nếu bạn không thể uống sữa vì bị rối loạn tiêu hóa thì các sản phẩm sữa lên men có thể là một lựa chọn thay thế. Quá trình lên men giúp phân hủy lactose, đường tự nhiên trong sữa, vì vậy ngay cả những người không dung nạp lactose cũng có thể tiêu hóa sữa chua và kefir mà không gặp khó khăn. Kefir là một thức uống giống như sữa chua nhưng loãng hơn và lượng protein cao hơn sữa chua và có cùng lợi ích về tiêu hóa.

 

Những người ăn chay trường và những người không thích sữa có thể tìm thấy một số loại sữa chua không sữa có lợi ích sức khỏe tương tự như sữa chua đậu nành, hạnh nhân và sữa dừa.


2_  Rau củ lên men


BM


Nhiều thế kỷ qua, các nền văn hóa từ khắp nơi trên thế giới đã có ghi chép về thực phẩm lên men từ rau củ bản địa. Đây là cách bảo quản thực phẩm lâu đời. Rau mới hái có thể chỉ để được vài ngày, nhưng rau lên men trong nước muối và bảo quản trong lọ kín có thể sử dụng trong vài tháng.

 

Bạn có thể dễ dàng tìm thấy cảm hứng này với kim chi Hàn Quốc. Kim chi ngoài đặc tính chống ung thư còn có tác dụng chống lão hóa do khả năng giảm sản xuất “gốc tự do” vốn là chất gây hại cho sức khoẻ và gây lão hoá.


BM

Món dưa leo muối kiểu cũ là lên men dưa leo trong nước muối.

 

Các lựa chọn rau củ lên men truyền thống khác gồm dưa cải, dưa chuột muối, súp lơ và thậm chí cả các loại rau lá xanh như mù tạt và cải thìa. Bạn có thể thêm các loại gia vị như thì là, rau mùi, tỏi, gừng và ớt làm cho món ăn thơm ngon hơn.


3_ Trà Kombucha


BM


Kombucha là một loại đồ uống lên men từ trà có vị chua khá phổ biến với những người quan tâm về sức khỏe ở mọi lứa tuổi.

 

Kombucha được ủ bằng cách sử dụng một mẻ trà ngọt và một loại bánh kếp có vi khuẩn và men được gọi là SCOBY (nuôi cấy cộng sinh giữa vi khuẩn và nấm men). Cả trà xanh và trà đen đều có thể được sử dụng, tuy nhiên trà đen và đường trắng được coi là nguyên liệu tốt nhất cho món kombucha truyền thống.


BM


SCOBY trôi nổi trong nước trà, ăn chất lỏng có đường, lớn dần về kích thước và cuối cùng bịt kín chất lỏng ở phía trên như một chiếc bè. Điều này ngăn chặn vi khuẩn có hại tiềm ẩn và tạo điều kiện yếm khí lý tưởng cho quá trình lên men. 

 

Hoạt chất chống oxy hóa của Kombucha cao hơn 100 lần so với vitamin C và 25 lần so với vitamin E. Vitamin C trong Kombucha tăng cường khả năng miễn dịch và khả năng chống oxy hóa, bảo vệ tế bào khỏi tổn thương, các bệnh viêm nhiễm, khả năng miễn dịch bị ức chế và phát triển khối u. 


BM


Ngoài ra, Kombucha cũng được chứng minh là có hiệu quả trong việc ngăn ngừa các rối loạn chuyển hóa và nhiễm trùng toàn thân.


4_ Giấm táo


BM

Giấm táo có tác dụng chống tiểu đường và chống oxy hóa


Giấm táo, được gọi tắt là ACV, là một thực phẩm chủ yếu của các đầu bếp về thực phẩm sức khỏe trên toàn thế giới. ACV được làm bằng cách lên men nước táo, và được sử dụng làm nước sốt salad và bánh nướng. 

 

ACV được cho là có tác dụng chống tiểu đường và chống oxy hóa. ACV còn có thể giúp cơ thể chúng ta cân bằng cholesterol và cung cấp hoạt động kháng khuẩn tự nhiên. 

 

Tuy nhiên do tính axit cao, tiêu thụ quá nhiều ACV có thể gây khó chịu cho răng, cổ họng và dạ dày của bạn. Bạn nên bắt đầu với không quá 2 muỗng canh ACV pha loãng với nước, uống khi bụng đói ngay sau khi thức dậy để khởi động quá trình tiêu hóa.


5_ Súp miso


BM


Súp miso được làm bằng cách lên men hỗn hợp đậu nành và ngũ cốc nghiền với muối biển và koji (men nấm mốc). Thời gian lên men từ ba tháng đến ba năm, tùy thuộc vào độ đậm đà của hương vị mong muốn. Sản phẩm thu được giàu enzyme, vitamin, muối, khoáng chất, protein thực vật, chất đạm, chất béo và vi sinh vật sống. Hương vị mặn nồng của miso là điểm đặc trưng độc đáo của món ăn này. 

 

Ăn súp miso lâu dài có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư vú và giảm nguy cơ bệnh tim. Các sản phẩm đậu nành lên men cũng đã chứng minh hiệu quả ngăn ngừa các bệnh về xương như loãng xương.

 

 

 

GreenMedinfo  _  Trúc Đoàn



Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 11/Apr/2024 lúc 9:11am

Dầu và chất béo tốt cho cơ thể – Cách chọn và sử dụng

 BM

Thêm một số chất béo vào trong khẩu phần ăn góp phần giúp mạch máu khỏe mạnh và ngăn ngừa các tình trạng như huyết áp cao và đường huyết cao.


Tuy nhiên, quảng cáo rầm rộ trong nhiều năm nhằm hạ thấp chất béo và nỗi lo sợ vấn đề gây tăng cân đã khiến một số người không ăn các chất béo lành mạnh.


Ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng việc tiêu thụ các loại dầu chất lượng cao góp phần cải thiện sức khỏe mạch máu và giúp ngăn ngừa các tình trạng như huyết áp cao, đường huyết cao và cholesterol cao. Việc thêm các loại dầu lành mạnh vào khẩu phần ăn giúp nuôi dưỡng da, bảo vệ niêm mạc dạ dày, kích thích tiêu hóa và điều hòa hormone, giảm cholesterol xấu, ngăn ngừa sỏi mật.


Táo bón, lão hóa sớm, sỏi mật


BM


Theo y văn cổ Trung Hoa “Kim Quỹ Yếu Lược,” mỡ heo có khả năng nuôi dưỡng đường ruột và điều trị chứng táo bón nặng. Chất béo là chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người. Chất béo chứa acid omega-3 và omega-6 cơ thể không thể tự tổng hợp mà phải bổ sung qua thực phẩm. Việc thiếu chất béo trong khẩu phần ăn kéo dài có thể dẫn đến các tình trạng như táo bón, lão hóa sớm và sỏi mật.


Một số người vì sợ tăng cân nên hạn chế tiêu thụ dầu và chất béo, kết quả là họ có thể cảm thấy đói ngay sau khi ăn. Việc nạp vào đủ chất béo sẽ làm tăng sự hiện diện của chất béo trong dạ dày, do đó làm tăng cảm giác no.


Dầu omega-3 góp phần dưỡng ẩm cho da, nếu khẩu phần ăn không cung cấp đủ có thể dẫn đến khô da, có khả năng đẩy nhanh quá trình lão hóa. Ngoài ra, sự tổng hợp nội tiết tố nữ phụ thuộc vào chất béo trong cơ thể, vì vậy việc kiêng dầu có thể đẩy nhanh quá trình thoái hóa buồng trứng và lão hóa.


Ăn không đủ chất béo cũng có thể góp phần hình thành sỏi mật. Túi mật là nơi dự trữ, cô đặc mật. Chất béo kích thích sự bài tiết mật. Ăn ít chất béo có thể cản trở việc tiết mật, dẫn đến mật ứ đọng theo thời gian và tăng nguy cơ hình thành sỏi mật.


Tất nhiên, không phải tất cả các loại dầu đều được tạo ra như nhau. Nhiều loại dầu được chế biến quá mức và dùng cho thực phẩm siêu chế biến. Chúng ta nên tránh những loại dầu này và sử dụng các loại dầu tốt cho sức khỏe.


Nuôi dưỡng dạ dày, cải thiện nhu động ruột, chống lão hóa


BM


Mỡ động vật có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày và nuôi dưỡng dạ dày. Ngoài việc sử dụng dầu ô liu thường xuyên, việc nấu ăn bằng mỡ động vật cũng rất tốt. Chất béo tự nhiên lành mạnh có thể bôi trơn ruột và kích thích nhu động ruột đều đặn, giúp cơ thể thải độc và duy trì sức khỏe đường ruột.

Nghiên cứu cho thấy rằng những người nấu ăn bằng dầu thực vật (chủ yếu là dầu hạt cải và dầu mè) có tỷ lệ mắc bệnh xơ vữa động mạch là 31.68%, so với 17.46% ở những người nấu bằng mỡ heo hoặc mỡ động vật khác. Dầu mè cho thấy nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch tăng đáng kể so với những người sử dụng mỡ heo/mỡ động vật khác. Điều này cho thấy rằng nấu ăn bằng mỡ heo hoặc mỡ động vật khác là lựa chọn tốt hơn cho người lớn tuổi.


Mỡ heo và hoa trà – Hai loại dầu mỡ tốt cho sức khỏe


BM

Hai lợi ích chính khi dùng mỡ heo bao gồm:


1_ Tăng sức khỏe tiêu hóa và cảm giác thèm ăn


Trong cuốn “Bản Thảo Cương Mục” của y học gia Lý Thời Trân thời nhà Minh có ghi mỡ heo có tác dụng thải độc, bổ trợ tiêu hóa, lợi tiểu, giảm phù nề, kích thích mọc tóc. Có thể dùng mỡ heo cho món xào hoặc trộn với cơm để giải quyết tình trạng chán ăn của cả người lớn và trẻ em. Các món ăn chế biến từ mỡ heo đặc biệt thơm, có thể kích thích ăn ngon, bổ khí, bồi bổ nội tạng. Ngoài ra, rưới một chút mỡ heo lên cơm và các món ngũ cốc và rau củ có thể làm cho bữa ăn ngon miệng hơn.


2_ Nuôi dưỡng da và điều trị rụng tóc


BM


Trong y văn “Bản Thảo Kinh Tập Chú” mỡ heo có đặc tính cải thiện làn da, được mô tả là “làm hài lòng làn da” và “có khả năng ngăn ngừa nếp nhăn khi dùng như một loại kem dưỡng da tay.” Mỡ heo giúp dưỡng ẩm da hiệu quả, góp phần duy trì làn da mịn màng, mỏng manh và đàn hồi, cũng như bổ trợ điều trị rụng tóc.


Dưới đây là công thức cho món rau lang chần mỡ heo – một món ăn cổ điển dùng mỡ heo:


Thành phần:

1 bó rau lang

1 đến 2 thìa cà phê mỡ heo

1 thìa cà phê nước tương

1/3 thìa cà phê muối


Chuẩn bị:

Nhặt những lá rau lang và thân non còn mềm, rửa sạch, để ráo nước. Chần rau lang trong nước nóng khoảng 3 phút, cho mỡ heo, nước tương, muối và một ít nước chần vào. Đảo đều tay, và thưởng thức.


Dầu hoa trà: Cải thiện sức khỏe tiêu hóa và ngăn ngừa sỏi mật


BM


Dầu hoa trà (hay dầu hạt trà) được mệnh danh là “dầu ô liu phương Đông” do thành phần dinh dưỡng tương tự dầu ô liu. Dầu hoa trà có tác dụng nuôi dưỡng niêm mạc dạ dày, giảm viêm, làm dịu vết loét. Thêm một lượng vừa phải dầu hoa trà vào món rau xào hoặc thịt rang thường xuyên có thể nuôi dưỡng và bảo vệ dạ dày hiệu quả. Trước đây, dầu hoa trà thường được sử dụng trong y học dân gian để giải quyết các vấn đề về đường tiêu hóa.


Một nghiên cứu về các yếu tố kháng khuẩn của dầu hoa trà do Hội đồng Khoa học và Công nghệ Quốc gia Đài Loan thực hiện cho thấy chiết xuất từ dầu hoa trà có tác dụng ức chế vi khuẩn Helicobacter pylori, làm dịu dạ dày. Hơn nữa, dầu hoa trà có thể cải thiện chức năng hệ tiêu hóa và ngăn ngừa sỏi mật.


Dưới đây là hai món ăn truyền thống được chế biến từ dầu hoa trà:


1_ Gà xào dầu trà


BM

Thành phần:

Một nửa con gà thả rông (khoảng 0.7kg)

3 ounce (150g) củ gừng già

3 muỗng canh dầu hoa trà

1/2 thìa cà phê muối

1 muỗng canh rượu gạo

1 thìa cà phê nước tương


Chuẩn bị:

·       Thịt gà rửa sạch, thấm khô, thêm muối và rượu gạo vào, trộn đều rồi để yên trong 20 phút.

·       Cắt gừng già thành miếng dày 0.2 inch (0.5 cm) và trải ra.

·       Làm nóng chảo, đổ dầu hoa trà vào và xào các lát gừng ở nhiệt độ cao trong 30 giây.

·       Xào gà ở lửa lớn trong 5 phút, sau đó giảm lửa vừa và tiếp tục xào thêm 15 phút nữa.

·       Để ráo dầu hoa trà, cho gà vào chảo xào trên lửa vừa với nước tương.

·       Xúc thịt gà ra khỏi chảo và rưới một ít dầu hoa trà trước khi dùng.


2- Mì dầu trà


BM

Thành phần:

·       Một vắt mì

·       Một nhúm muối

·       Một lượng dầu hoa trà thích hợp


Chuẩn bị:

Đun sôi 16.9 ounce chất lỏng (500ml) nước với lửa lớn, sau đó giảm xuống lửa vừa và thêm mì vào. Khi mì đã mềm, vớt bún ra và cho vào tô.


Tùy theo sở thích mỗi người, cho một lượng dầu hoa trà nguyên chất vừa phải, nêm muối, khuấy đều trước khi dùng, vì mì đã có chút mặn nên có thể không cần thêm muối.


Chọn loại dầu phù hợp cho các phương pháp nấu ăn khác nhau


Các loại dầu khác nhau có chất lượng và chức năng riêng biệt, vì vậy điều cần thiết là phải chọn loại dầu dựa trên nhu cầu cụ thể.


1_ Mỡ heo, bơ động vật hoặc bơ ghee để chiên ngập dầu


BM


Khi chế biến các món chiên ngập dầu, nên chọn các loại dầu mỡ thích hợp để chiên ở nhiệt độ cao như mỡ heo, bơ động vật, bơ ghee. Những loại dầu mỡ này có khả năng chịu nhiệt tốt nên ổn định hơn ở nhiệt độ cao hơn.


2_ Dầu ô liu, hướng dương hoặc đậu nành để trộn salad hoặc xào


BM


Đối với các món trộn sal hoặc rau củ xào nên chọn các loại dầu có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu hướng dương, dầu đậu nành… Những loại dầu thực vật này thích hợp cho các món ăn nguội hoặc xào nhưng không nên dùng để chiên ngập dầu ở nhiệt độ cao, vì có thể dẫn đến phân hủy chất béo, có khả năng gây hại cho cơ thể.


Cách chọn dầu ăn


BM


Khi mua dầu ăn, hãy cân nhắc thử các nhãn hiệu khác nhau và sử dụng nhiều loại khác nhau. Chọn loại dầu dựa trên các phương pháp nấu ăn khác nhau để giảm thiểu nguy cơ tiềm ẩn.


Bảo quản dầu ăn


Tiếp xúc với không khí và gần nhiệt độ cao có thể làm oxy hóa và hỏng dầu ăn. Để bảo đảm chất lượng dầu, hãy bảo quản ở nhiệt độ thấp và sử dụng trong vòng ba đến sáu tháng. Nếu gia đình bạn ít người hoặc không thường xuyên nấu ăn, hãy cân nhắc việc mua những chai dầu nhỏ hơn.


Nhu cầu về ăn uống có thể khác nhau tùy theo từng người. Vui lòng tham khảo ý kiến của chuyên gia về ăn uống hoặc sức khỏe để tìm ra điều phù hợp nhất với bạn.




Tú Liên

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 13/Apr/2024 lúc 1:17pm

6 Hóa Chất CỰC ĐỘC Gây UNG THƯ, TEO NÃO Ở Trẻ Nhỏ Mà Nhiều Gia Đình Vẫn Ăn Mỗi Ngày

       Những chất cực độc này thường được thêm vào thực phẩm để tăng thời gian bảo quản, giữ hương vị tươi ngon tuy nhiên tác hại với sức khỏe là không lường.

1-Hàn the

       Hàn the (tên hóa dược là borax) là một chất sát khuẩn và nấm yếu, được dùng trong y tế để làm săn, dùng ngoài để diệt khuẩn và nấm nhẹ.

       Hàn the được một số người buôn bán dùng để bảo quản thực phẩm.Nó có tác dụng giữ thực phẩm tươi lâu, làm chậm quá trình phân rã, nhất là làm cho thực phẩm trở nên giòn, dai.

       Những người buôn bánthường thêm hàn the vào các sản phẩm giò sống, chả lụa, mì sợi, bánh giò, phu thê, da lợn, bánh đúc...

       Các loại tôm, cá, thịt tươi bày bán ở các chợ được tẩm hàn the có thể giữ được màu sắc tươi ngon cả ngày dù bị để phơi nắng phơi gió.

5089%201%20HoaChatCucDocDHST

Ảnh minh họa

       Khoảng 5 gram hàn the có thể gây ngộ độc cho người sử dụng, thậm chí dẫn đến tử vong khi nồng độ cao hơn. Triệu chứng ngộ độc hàn the là rối loạn tiêu hóa, chán ăn, mệt mỏi khó chịu. Với trẻ em sẽ gây suy dinh dưỡng, chậm phát triển trí não. Ngoài ra, hàn the còn làm tổn thương các tế bào gan, teo tinh hoàn và là một trong những tác nhân gây ung thư.

       Lượng hàn the cho vào các loại thực phẩm thường không đủ cao nên ít gây ra ngộ độc cấp tính. Tuy nhiên, ăn các sản phẩm có chứa hàn the về lâu dài sẽ có ảnh hưởng nhất định đối với sức khỏe.

2- Phoóc môn

       Phoóc môn ( formaldehyde) tồn tại ở dạng khí hoặc dạng lỏng. Ở dạng lỏng, phoóc môncó tính sát trùng rất mạnh, kết hợp với chất anbumin tạo ra chất chống thối rữa, bảo quản.

       Phoóc môn thường được cho vào các loại thực phẩm như bánh phở, nầm lợn, cá khoai… Chất này giúp thực phẩm để từ ngày này qua ngày khác không bị ôi thiu, thối rữa.

       Khi phoóc môn xâm nhập vào cơ thể con người có thể từ gây khó tiêu hóa đến gây viêm loét các tế bào, thực quản, dạ dày, ruột… Nếu nhiễm phải một lượng cao có thể gây tử vong. Ở thể khí nếu hít phải phoóc môn có thể gây ngạt thở và mắc nhiều bệnh về hô hấp.

5089%202%20BunDHST

3-Tinopal

       Tinopal là một hóa chất tẩy rửa dạng bột màu hơi vàng được sử dụng trong công nghiệp có tác dụng làm tăng độ trắng quang học (OBA) sử dụng cho giấy.

       Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều sản phẩm bún, bánh phở, bánh ướt, hủ tiếu... trên thị trường nhiễm chất tinopal.

       Tùy theo lượng độc tố tinopal vào cơ thể với hàm lượng bao nhiêu mà có thể gây ngộ độc cấp tính hoặc mãn tính.

       Việc sử dụng thường xuyên thực phẩm có chứa tinopal sẽ gây hại đường tiêu hóa, niêm mạc thành ruột, thậm chí có thể dẫn đến viêm loét ruột, dạ dày. Nếu ăn thực phẩm chứa chất tinopal lâu dài sẽ gây suy gan, suy thận, cơ thể mệt mỏi và mắc cả bệnh ung thư.

4-Bột săm-pết

       Bột săm-pết (tên tiếng Pháp là salpêtre hay tên tiếng Anh là sanpet hoặc saltpetre, salt peter…) là một loại hóa chất tẩy trắng được dùng trong công nghiệp và không nằm trong danh mục phụ gia được sử dụng trong thực phẩm do Bộ Y tế cho phép sử dụng.

       Tuy nhiên, nó được một số người buôn bán dùng để tẩy thịt ôi thiu thành thịt tươi mới. Bột săm-pết cótính độc hại cao nhưng giá thành rẻ.

       Loại bột này có khả năng làm tăng nguy cơ gây ung thư ở cả người lớn và trẻ em. Nếu ăn phải thịt ôi thiu đã được tẩy rửa bằng bột săm-pết, trẻ em có thể sẽ bị mắc hội chứng da xanh xao (blue baby), ung thư, thậm chí tử vong.

5089%203%20RauDHST

5- Thuốc kích thích rau tăng trưởng

       Loại thuốc điều hòa kích thích sinh trưởng sử dụng trên rau mầm, giá đỗ, cây su su có hoạt chất chủ yếu thuộc về họ Cytokinins và họ Auxins. Các chất này chứa hàm lượng kiềm cao khi tiếp xúc trực tiếp có thể gây bỏng da, hỏng mắt, nếu nuốt hay hít phải có thể làm tổn thương bộ máy tiêu hóa và hệ hô hấp.

6- DEHP

       DEHP là một hóa chất hữu cơ, viết tắt của diethylhexyl phtalat, là một chất lỏng khan, trong suốt, gần như không có màu, có mùi khó nhận biết.

       Chất này tan rất tốt trong dầu (mỡ) và tan rất ít trong nước nên nó có khả năng tạo độ nhớt, đục, đặc cho các chế phẩm nước giải khát, nước uống, thạch...

DEHP được dùng trong thực phẩm thay thế dầu cọ vì là hóa chất công nghiệp rẻ tiền.

       Năm 2011, Cục an toàn thực phẩm mở rộng đã phát hiện chất này có ở tất cả các nhóm thực phẩm nhập khẩu từ Đài Loan như bánh kẹp, sữa, thạch, nước rau câu, đặc biệt là các nhóm nước giải khát (bột dùng để pha chế trà chanh).

Nếu sử dụng DEHP với lượng nhiều có thể gây ra ngộ độc cấp tính dẫn tơí tử vong tại chỗ.

       Bé gái bị nhiễm chất này có nguy cơ dậy thì sớm. DEHP làm suy giảm sự phát triển của bộ phận sinh dục nam, khiến cho cơ quan sinh sản của nam giới bị “teo” lại.

Theo Khỏe và Đẹp

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/Apr/2024 lúc 11:07am

Nước đun sôi & nước đóng chai

 BM

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các loại nước đóng chai hoặc nước đóng bình có chứa các hạt nhựa nano, chúng rất nhỏ và có thể xâm nhập vào ruột và phổi của chúng ta. Từ đó, chúng đi theo máu đến não và tim, nói chung là có thể xâm nhập vào cơ thể con người.


Nước là nguồn sống, và việc uống đủ nước mỗi ngày là vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của con người.

BM

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại nước đóng chai, và không ít người cho rằng nước máy không ngon, sạch và tiện lợi bằng nước đóng chai hoặc đóng bình, nên họ thường mua loại nước này để uống.

Vậy, câu hỏi đặt ra là: Liệu uống nước đun sôi hay uống nước đóng chai sẽ tốt hơn cho sức khỏe?

Để giải quyết vấn đề này, trước tiên chúng ta cần hiểu về một khái niệm, đó là vi nhựa.

BM


Vi nhựa hiện diện hầu như ở khắp mọi nơi, và nó gây ra mối đe dọa nhất định đối với môi trường sinh thái và sức khỏe của con người.

Uống nước đóng chai lâu dài có thể dẫn đến một số nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe, lý do chủ yếu là do vi nhựa.

BM


Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các loại nước đóng chai hoặc nước đóng bình có chứa các hạt nhựa nano, chúng rất nhỏ và có thể xâm nhập vào ruột và phổi của chúng ta. Từ đó, chúng đi theo máu đến não và tim, nói chung là có thể xâm nhập vào cơ thể con người.

Hơn nữa, khi nước đóng chai hoặc nước đóng bình bị nung nóng hoặc bị va đập, những mảnh vụn nhỏ bé này sẽ xâm nhập vào nước. Do đó, việc uống nước đóng chai thực sự tiềm ẩn một số nguy cơ nhất định cho sức khỏe.

BM


Tương tự, nước máy cũng chứa một lượng vi nhựa nhất định. Tuy nhiên, đa số mọi người khi sử dụng nước máy tại nhà sẽ đun sôi nước, sau đó uống nước nguội hoặc nước ấm.

Nước đun sôi có thể loại bỏ tới 84% vi nhựa nano. So sánh với nước đóng chai không đun sôi, rõ ràng việc sử dụng nước máy đun sôi tại nhà sẽ tốt cho sức khỏe hơn về lâu dài.

BM


Do đó, khuyến cáo nên đun sôi nước để loại bỏ vi nhựa, giảm lượng vi nhựa xâm nhập vào cơ thể, góp phần bảo vệ sức khỏe.

Như đã đề cập ở trên, vi nhựa hiện diện hầu như ở khắp mọi nơi. Vậy làm thế nào để giảm thiểu lượng vi nhựa xâm nhập vào cơ thể?

Đầu tiên, hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần. Xã hội hiện đại sử dụng rất nhiều đồ nhựa dùng một lần như: chén, muỗng, nĩa... Nên hạn chế sử dụng những vật dụng này và thay thế bằng các vật liệu khác.


Thứ hai, hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn có bao bì nhựa. Thực phẩm chế biến sẵn thường rất ngon miệng, nhưng thực phẩm đóng gói bằng nhựa dễ bị ô nhiễm vi nhựa.


BM
Đặc biệt, các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm có thể chứa vi nhựa chưa phân hủy.

Có thể nhiều người không ngờ rằng, uống nước đóng chai và nước đóng bình lại không tốt cho sức khỏe bằng cách đun sôi nước tại nhà.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết cách lựa chọn nước uống phù hợp trong tương lai.

Tất nhiên, nếu bạn muốn cải thiện hương vị nước, bạn có thể mua nước đóng chai hoặc nước đóng bình và đun sôi để uống. Vì quá trình đun sôi ở nhiệt độ cao có thể loại bỏ vi nhựa và các chất khác trong nước.

BM


Ngoài ra, hãy hạn chế sử dụng đồ nhựa trong sinh hoạt hàng ngày để giảm thiểu lượng vi nhựa xâm nhập vào cơ thể, bảo vệ sức khỏe tốt hơn.



Li Hua  _  Bảo Vy
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Apr/2024 lúc 7:52am

4 thói quen làm suy giảm sức khỏe lá gan

 BM

Bạn có thường xuyên nhìn chằm chằm vào điện thoại của mình không? Bạn có thường xuyên làm việc ngoài giờ hoặc thức khuya không? Bạn có chuyển sang dùng thuốc bất kể bệnh tật nhẹ đến mức nào không? Bạn có dễ mất bình tĩnh không? Tất cả những thói quen này đều là những hành vi có hại cho lá gan.


Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), bệnh gan mạn tính và xơ gan là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ chín ở Hoa Kỳ vào năm 2021, với tỷ lệ tử vong là 17/100,000. Dữ liệu này cho thấy rằng việc bảo vệ gan rõ ràng là rất quan trọng. Trung y (TCM) đưa ra một số kiến thức đơn giản và thiết thực để nuôi dưỡng lá gan giúp chống lại bệnh tật.


BM

Y học hiện đại xem lá gan là cơ quan giải độc thiết yếu, giúp loại bỏ chất thải và độc tố trong máu. Gan còn tiết ra mật hỗ trợ tiêu hóa và là nơi dự trữ chất dinh dưỡng. Theo thuyết tạng phủ của Trung y, gan là một cơ quan quan trọng lưu trữ máu và điều hòa năng lượng cũng như tuần hoàn máu. Lý thuyết tương tự cho rằng gan cũng đóng vai trò là trung tâm của hệ thống năng lượng.


Các loại trà bổ gan và mắt dành cho người thường xuyên dùng điện thoại di động


Việc sử dụng điện thoại quá nhiều có thể dẫn đến thiếu ngủ, tiếp xúc kéo dài với bức xạ ánh sáng xanh ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và gây ra các vấn đề về thể chất như cận thị nặng hơn, mờ mắt và khô mắt. Những triệu chứng này cũng là biểu hiện của tình trạng thiếu máu ở gan (can huyết hư).


Trung y tin rằng nếu thiếu máu hoặc ứ máu ở gan thì sẽ gây ra hàng loạt vấn đề về thể chất như chóng mặt, khô mắt.


Cổ y căn “Hoàng đế nội y” viết: “Can khí chảy qua mắt, giúp mắt có thể phân biệt được năm màu khi chúng hòa hợp với nhau.” Điều này có nghĩa là năng lượng của gan và mắt thông với nhau, khi gan được điều hòa tốt thì mắt có thể phân biệt được năm màu: xanh, đỏ, vàng, trắng, đen.


Đối với những người thường xuyên thức khuya hoặc hoạt động mắt quá mức, hai loại trà sau đây rất tốt cho việc nuôi dưỡng gan và nhờ đó có tác dụng bảo vệ mắt.


1_ Trà cam thảo kim ngân


BM


Lấy một nhúm kim ngân hoa (khoảng 6g) và hai hoặc ba lát cam thảo (khoảng 6g), pha với 300ml nước nóng trong 10 đến 15 phút và uống khi còn nóng.


Kim ngân hoa có tác dụng thanh lọc gan, sáng mắt, giải độc. Tuy nhiên những người dễ bị tiêu chảy, thường xuyên đau bụng, lạnh tay chân, phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt không nên uống.


2_ Trà hoa cúc


BM


Để pha trà hoa cúc, hãy lấy khoảng 10 miếng hoa cúc, pha với 300ml nước nóng trong 10 phút rồi uống.


Trà hoa cúc (hoa cúc trắng hoặc hoa cúc vàng) có tác dụng làm giảm mỏi mắt và thanh nhiệt. Trung y cho rằng nhiệt độ/lửa quá cao trong cơ thể sẽ gây ra các triệu chứng như đỏ mắt và khô mắt. Tác dụng thanh nhiệt của hoa cúc vàng mạnh hơn hoa cúc trắng, phù hợp hơn với những người thường xuyên thức khuya, mắt sưng đỏ. Những người bị khô mắt và đỏ mắt nhẹ thì uống trà hoa cúc trắng sẽ tốt hơn.


Món canh làm dịu tổn thương gan do tức giận


BM


Trung y cho rằng những cảm xúc khác nhau tương ứng với các cơ quan nội tạng khác nhau, và sự tức giận có liên quan đến gan. Trong “Nội y Hoàng đế” viết rõ ràng rằng “tức giận làm hại gan” và những người mắc bệnh gan có thể có tính khí nóng nảy.


Sự nóng giận giống như một trận động đất lớn trong cơ thể. Điều này ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan nội tạng, nhưng gan là bộ phận bị ảnh hưởng đầu tiên.


Nóng giận sẽ làm suy giảm dòng máu đến gan (can huyết hư), khiến con người khó kiềm chế cảm xúc hơn, tạo thành một vòng luẩn quẩn. Làm chủ cảm xúc của bản thân và bao dung với người khác là chìa khóa để đối xử tốt với bản thân và bảo vệ lá gan.


Bạn có thể thắc mắc, “Làm thế nào tôi có thể bớt tức giận hoặc không bao giờ tức giận?” Khi điều tồi tệ xảy ra và bạn cảm thấy cơn giận bùng lên, hãy cố gắng hết sức để bình tĩnh lại và ngừng trút cơn giận lên người khác. Nếu ai đó đang tức giận, có lẽ gan của họ đang bị bệnh; vì vậy đừng bận tâm đến họ. Bạn thậm chí có thể pha cho họ một tách trà hoa cúc nếu có thể. Điều này sẽ nhanh chóng dập tắt “lửa” gan của người đó, do đó sẽ giảm bớt cơn giận.


BM


Những người thường xuyên tức giận nên uống Thuốc sắc Gan Mai Da Zao, được làm từ cam thảo, lúa mì và táo tàu, có thể làm dịu cơn nóng giận. Một bệnh nhân từng phàn nàn rằng mẹ anh thường tức giận và la mắng anh mỗi khi nhìn thấy anh. Sau khi anh làm món canh này cho bà, bà đã ngừng mắng chửi anh mãi mãi.


Thuốc sắc từ cam thảo và táo tàu


BM


Để làm dịu sự lo lắng và giảm cảm xúc hỗn loạn:


Cho 6g cam thảo, 5 trái táo tàu và 23g Triticum aestivum (lúa mì) vào nồi. Thêm 1.5l nước, đun sôi, sau đó giảm lửa nhỏ và nấu trong 5 đến 10 phút. Để nguội rồi uống.


Trái cây, rau xanh thay thế thuốc, giảm gánh nặng cho gan.


Khi cảm thấy ốm, bạn có vội vàng uống thuốc hạ sốt, thuốc ho, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc ngủ, v.v.?


Uống quá nhiều thuốc sẽ làm tăng gánh nặng cho gan và thậm chí một số loại thuốc bổ gan cũng sẽ gây ra điều này.


Vậy thực phẩm nào tốt cho gan? Theo Trung y, ăn rau xanh và trái cây như rau bina, bông cải xanh, măng tây, lá khoai lang, ổi, trái kiwi… và uống canh đậu xanh có thể duy trì cơ thể khỏe mạnh.


BM


Theo lý thuyết của Trung y, năm màu – xanh lá cây, đỏ, vàng, trắng, đen – có sự tương ứng lần lượt với năm cơ quan nội tạng: gan, tim, lá lách, phổi, thận. Màu xanh lá cây tương ứng với gan, cả hai tương ứng với hành mộc trong ngũ hành. Bác sĩ Trung y thường dựa theo sự tương ứng này để hướng dẫn chẩn đoán và điều trị.


Vì ngũ vị tương ứng với ngũ tạng nên các vị khác nhau sẽ ảnh hưởng đến các nội tạng và các cơ quan khác nhau. Vị chua tương ứng với gan và được cho là có tác dụng cân bằng gan, chẳng hạn như chanh, mận, chanh dây, dứa, v.v. ., tốt cho gan. Tuy nhiên, nên ăn những thực phẩm này ở mức độ vừa phải, tránh ăn quá nhiều.


Thức khuya hại gan, 1 loại cây thông thường có thể giúp bảo vệ gan


BM


Tổn thương gan trong Trung y không nhất thiết giống với chức năng gan bất thường như trong y học hiện đại. Các vấn đề về năng lượng của gan cũng có thể gây ra tình trạng gan “xấu”. Lý thuyết Trung y gọi năng lượng của cơ thể con người là khí và mạng lưới vận chuyển khí và huyết là hệ thống kinh mạch.


Có 12 kinh mạch chính tương ứng với 12 cơ quan nội tạng, một trong số đó là kinh gan, chịu trách nhiệm điều chỉnh chức năng gan. Trung y tin rằng việc thông tắc kinh gan là điều cần thiết để duy trì chức năng gan và sức khỏe tổng thể.


Từ 1 giờ sáng đến 3 giờ sáng, khí và huyết chảy vào kinh gan. Đi ngủ vào thời điểm này giúp thanh lọc kinh gan. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn còn thức, bất cứ thứ gì đã tích tụ trong gan vào ban ngày không thể được đào thải, dẫn đến gan mệt mỏi, giảm khả năng phục hồi và tổn thương hệ tuần hoàn và miễn dịch. Điều này phù hợp với lập luận rằng chất lượng giấc ngủ có liên quan đến sức khỏe của gan trong nghiên cứu y học hiện đại.


BM


Là loại cây được trồng phổ biến ở vườn sau, bồ công anh được Trung y xem là có tác dụng đi vào kinh gan và loại bỏ ứ khí. Trong thế giới y học thực vật, bồ công anh cũng được sử dụng rộng rãi để ngăn ngừa hoặc điều trị các bệnh về gan khác nhau và đã được chứng minh là có tác dụng chống lại tổn thương gan.


Bồ công anh có thể có vị đắng, nhưng lại cung cấp chất xơ tốt cho nhu động ruột và cũng có tác dụng trị sưng tấy và viêm vú. Bồ công anh không thích hợp cho những người bị bệnh lá lách và dạ dày, phụ nữ sau sinh hoặc trẻ sơ sinh.


Làm việc và nghỉ ngơi theo 4 mùa, cố gắng thư giãn


BM


Trung y tin rằng thói quen hàng ngày của mọi người phải phù hợp với thời tiết, bốn mùa, chu kỳ ngày đêm và đặc điểm của mỗi người. Điều này giúp bạn có hệ thống miễn dịch mạnh mẽ và tránh xa bệnh tật. Một trong những bí quyết để duy trì lá gan là giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ và loại bỏ những cảm xúc tiêu cực. Điều này sẽ giúp gan khỏe mạnh một cách tự nhiên.


Sách “Hoàng đế nội kinh” nói rằng mùa xuân là mùa để nuôi dưỡng gan. Nếu một người có thể thư giãn thì sẽ tốt cho gan, không làm hại người khác mà còn có thể giúp đỡ người khác bất cứ khi nào có thể. Vì vậy, điều đầu tiên là hãy giữ bình tĩnh và những điều tốt đẹp sẽ đến với bạn. Tiếp đến là hãy ủng hộ và tôn trọng người khác. Việc tuân theo những quy tắc này sẽ giúp bạn có được sức khỏe tổng thể tối ưu.


Tôi hy vọng hôm nay độc giả sẽ chăm sóc bản thân thật tốt và trải nghiệm nhiều nụ cười và niềm vui hơn.


*Lưu ý: Các loại dược liệu Trung Hoa được đề cập trong bài viết này thường có sẵn ở các siêu thị và hiệu thuốc Trung Hoa. Vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn để biết kế hoạch điều trị và toa thuốc cụ thể.




Hồ Nãi Văn  _  Tú Liên

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 184 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.852 seconds.