Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: ĐỜI SỐNG GIA DÌNH Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 130 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 02/Apr/2024 lúc 1:06pm

Tục ngữ: “Ép dầu ép mỡ ai nỡ ép duyên”

 BM

Note: Hình trong bài là minh họa


Trên thực tế xưa kia còn ở quê nhà, đã có biết bao nhiêu cặp vợ chồng sống bên nhau, tuy không mấy hạnh phúc nhưng vẫn sống với nhau cho đến đầu bạc răng long, để rồi cùng nhau từ giã cõi đời. Nhưng thời nay với lối sống chỉ biết hưởng thụ vật chất cho thỏa mãn những nhu cầu cá nhân đòi hỏi, nên vấn đề hy sinh vật chất lẫn tinh thần cho nhau trong tình nghĩa vợ chồng như trước kia càng ngày càng hiếm thấy. Chính vì lý do đó mà câu ca dao trên đây làm chúng ta cần nên chú ý đến ý nghĩa sâu xa của nó. Mặc dầu đời sống văn minh tự do của thời nay, có lẽ câu ca dao này không còn thích hợp nữa. Nhưng đôi khi nó vẫn thường xảy ra tại đây vì một trong những lý do có liên quan đến pháp luật Hoa Kỳ, mà cách đây ít lâu, có một trường hợp tương tự như ý nghĩa của câu ca dao đã xảy ra như sau:


BM


Một nữ sinh viên Việt Nam sang du học Hoa Kỳ đã được gần 1 năm. Cô này sang đây với diện bảo trợ vợ chồng. Vì Cha Mẹ cô này ước muốn đầu tư cho cô đi du học lấy mảnh bằng đại học ở Mỹ và sau khi tốt nghiệp về nước, hy vọng cô sẽ được chính quyền trọng dụng. Tình cờ có người giới thiệu với Cha Mẹ của cô một ông Người Mỹ gốc Việt đang về thăm quê hương VN, tuổi còn trung niên, độc thân tại chỗ nhưng trước kia đã có một đời vợ không có con, có quốc tịch Hoa Kỳ.


Cha Mẹ cô thấy đây là một dịp may mắn để có thể gửi con gái mình đi du học Hoa Kỳ theo sự ao ước của ông bà từ bấy lâu nay trong lòng, nên đã thương lượng với ông Người Mỹ gốc Việt này là xin ông hãy làm ơn làm phước giả vờ lấy con gái của ông bà làm vợ trong giá thú, để ông Người Mỹ gốc Việt bảo trợ cho cháu mau chóng được phép sang Hoa Kỳ du học và ngay khi đặt chân tới Hoa Kỳ, cháu sẽ vào nội trú trong trường học cho tới đủ 2 năm sau, cháu sẽ nộp đơn xin ly dị ông theo như Luật Di Trú Hoa Kỳ cho phép . Ông Người Mỹ gốc Việt hoàn toàn đồng ý với những điều kiện của Cha Mẹ cô đưa ra; đồng thời Cha Mẹ cô liền trao tận tay 20 ngàn Mỹ kim tiền mặt cho ông Người Mỹ gốc Việt, tiêu biểu cho số tiền thù lao ngay sau khi cuộc thương lượng chấm dứt, mà hai bên đã ưng thuận với nhau.  


BM


Chưa đầy 4 tháng sau, cô con gái ông bà đã đặt chân đến Hoa Kỳ và được ông Người Mỹ gốc Việt đón ở phi trường để đưa cô đến thẳng ký túc xá đại học. Trong lúc cô sinh viên này đang tiếp tục học hành trong trường chưa đầy 1 năm, thì vào một ngày đẹp trời, ông chồng hờ này đến ký túc xá thăm cô, và ngắm nhìn thấy cô quá xinh đẹp, nói năng dịu dàng, thì đột nhiên trong lòng ông nổi cơn gió bụi, ông liền cao hứng bày tỏ nỗi lòng thương yêu cô từ tận đáy lòng ông, ngỏ lời yêu cầu cô hãy dọn về ở chung một nhà với ông làm vợ, theo như trong tờ giá thú đã ghi; chứ ông không muốn cô cứ tiếp tục đóng vai trò người vợ hờ của ông từ bấy lâu nay trên giá thú nữa. Nếu cứ tiếp tục như thế, ông cảm thấy phí của trời đã tặng cho ông một bông hoa quý giá mà ông chẳng được hưởng mùi thơm ngát của một bông hoa tươi thắm biết nói, trong khi chính ông đã phải bỏ ra biết bao nhiêu công lao khó nhọc, để bổ túc hoàn tất hồ sơ bảo trợ vợ chồng của ông cho Sở Di Trú đòi điều kiện như đã kể trên đây. Do đó ngày nay cô mới có mặt tại Hoa KỲ. Vậy giờ đây cô có chấp nhận hay không chấp nhận ý muốn thay đổi lời hứa trước kia của ông với Cha Mẹ cô cũng không đặt thành vấn đề. Vì trong giấy giá thú cô cũng đã là vợ chính thức của ông trên giấy trắng mực đen rồi. Ông cho cô biết là ông sẵn lòng chờ đợi thêm 2 tuần lễ nữa, để cho cô có đủ thời gian thu xếp mọi chuyện riêng tư của cô và xong đâu đấy rồi, ông sẽ đến rước cô về nhà ở với ông.


Ông nhấn mạnh nếu vì lý do gì cô cưỡng lại lời đề nghị này của ông, thì ông sẽ tìm cách trực tiếp hay gián tiếp giết chết cô, rồi ông sẽ tự sát theo cô sang bên kia thế giới. Lẽ dĩ nhiên một người trẻ đẹp, duyên dáng, học hành bậc đại học như cô, thì làm sao cô có thể bằng lòng lấy một người chồng như ông, miệng luôn luôn xổ chữ nho "DM", không những thế trình độ học thức của ông thấp kém, chưa đáng là học trò của cô nữa, thì làm sao ông có thể đòi làm chồng cô được; hơn thế nữa giữa hai người chưa hề bao giờ tỏ tình yêu nhau, thì làm sao hai người có thể trở thành vợ chồng được. Vậy điên khùng gì để chấp nhận lời đe dọa thiếu suy nghĩ, đòi ép buộc cô phải lấy ông làm chồng. Như thế chẳng khác nào ông coi cô như đứa trẻ con nít, cho ăn cứt gà cũng phải ăn sao? Chẳng lẽ ở cái tuổi trung niên như ông lại quên câu nói để đời: "Ép dầu ép mỡ ai nỡ ép duyên".


BM


Chờ đợi 2 tuần rồi vẫn không thấy cô trả lời, làm ông tức giận liền đến Sở Di Trú tố cáo cô sinh viên du học là vợ ông, mà kể từ khi cô sang Hoa Kỳ cho đến nay, đã không hề sống chung một nhà với ông một ngày nào cả. Mục đích sự tố cáo của ông với Sở Di Trú Hoa Kỳ là mong sao cô sẽ bị trục xuất trả về Việt Nam về tội lừa dối tình yêu với ông, qua sự tuyên thệ gian dối đối với chính quyền Hoa Kỳ, để cho cô được phép vào Hoa Kỳ với mục đích du học sinh.


BM


Khoảng hơn một tháng sau qua những lời tố cáo của ông với Sở Di Trú, cô nhận được lá thư của Sở Di Trú ra lệnh trục xuất cô phải trở về nguyên quán VN trong vòng 3 tháng nữa. Lệnh trục xuất ghi rõ vì lý do tội phạm của cô vừa nêu trên đây. Ngay sau khi cô nhận được thư của Sở Di Trú, cô liền đến gặp một chuyên gia cố vấn về di trú và cô được chỉ dẫn chi tiết cần phải hành động sớm chừng nào tốt chừng ấy như sau: 


1_ Lấy hẹn (Make appointment) với Sở Di Trú để xin được gặp vị Giám Khảo Di Trú (Immigration Examiner). Hãy kể rõ hết sự thật đầu đuôi câu chuyện về cuộc thương lượng với những điều kiện đã được Cha Mẹ cô và ông Người Mỹ gốc Việt này chấp thuận với nhau, hoàn toàn với mục đích chỉ để cho cô có cơ hội đi du học Hoa Kỳ theo diện bảo lãnh vợ chồng. Chứ không phải cô sang đây để lấy ông Người Mỹ gốc Việt này làm chồng như lời ông tố cáo.


2_ Cô nhớ kể rõ lại cho ông Giám Khảo Di Trú nghe một sự việc xảy ra trước mắt cô, làm cho cô muốn đứng tim. Đó là trong thời gian 2 tuần lễ ông chờ đợi cô sẽ trả lời xác nhận với ông là cô sẽ dọn về nhà chung sống với ông như vợ chồng, thì một hôm ông đến gặp cô, ông móc khẩu súng lục trong túi áo choàng của ông ra cho cô xem.


BM

Thực ra khẩu súng này là khẩu súng bắn bi giả cho trẻ nhỏ nhưng trông giống như súng thật, làm cho cô quá hoảng sợ, muốn đứng tim trong giây phút và nghe ông nhắc lại lời ông đe dọa cô trước đây: Nếu còn 1 tuần lễ nữa mà em không đồng ý về ở chung với anh làm vợ, thì khẩu súng này sẽ kết liễu mạng sống của hai chúng ta trên thế gian này. 


Sau khi cô sinh viên này đến Sở Di Trú được gặp vị Giám Khảo để trình bày mọi sự thật diễn tiến trong cuộc thương lượng tại Việt Nam trước kia, giữa Cha Mẹ cô với ông chồng hờ này, theo như lời chỉ dẫn của vị cố vấn, mà đáng lý cô ta phải trả 2 ngàn đồng cho một vị luật sư chuyên về di trú để xin cho cô tạm thời được phép gia hạn lệnh trục xuất thêm 3 tháng ở lại Hoa Kỳ và rồi trước khi hết thời gian 6 tháng phải về nước, vị luật sư đó sẽ lập thủ tục pháp lý để đưa cô trình diện trước vị Quan Tòa Di Trú, xin cho cô được tiếp tục ở lại Hoa Kỳ  học xong lấy bằng cử nhân BA hay BS thì khi đó mới phải trả tiền thêm cho luật sư bênh vực cho cô trước Tòa Án Di Trú( Immigration Court). Câu chuyện trên đây quả đúng như câu nói: "Gậy ông đập lưng ông" vì ông chồng hờ này đi tố cáo cô với Sở Di Trú như đã trình bày trên đây. Nhưng sau cuộc điều tra của Sở Di Trú xem có thật là Cha Mẹ cô sinh viên này đã trao cho ông số tiền 20 ngàn Mỹ kim, để ông bằng lòng ký giá thú giả vờ lấy cô làm vợ, rồi bảo trợ cho cô sang Hoa Kỳ du học hay không thì đúng 100% là như thế. Do đó ông này đang bị Sở Di Trú truy tố ra tòa án về tội phạm hình sự vì đã tuyên thệ man trá (Perjury) trước giới chức chính quyền của Sở Di Trú Hoa Kỳ. 


BM


Tiếp theo sau câu chuyện trên đây, có một bà góa phụ nhan sắc, nhưng lại nổi tiếng là người đàn bà dâm đãng siêu đẳng, đêm bảy ngày 3 ra vào chưa kể, tại một tiểu bang Hoa  Kỳ có đông người Việt cư ngụ. Nên chẳng có ai dám rước bà về làm vợ vì e sợ không chịu đựng nổi sức dẻo dai sinh lý mãnh liệt của bà. Nhân một dịp bà trở về thăm quê hương VN và bà lấy một ông chồng là cựu Sĩ Quan Pháo Binh QLVNCH. Ông này trước kia đã từng nổi danh là cấp chỉ huy tài ba, ra lệnh cho anh em binh sĩ pháo kích vào các tọa độ của các hầm trú ẩn địch quân rất chính xác, pháo đâu trúng đó. Bà bảo trợ cho ông sang Hoa Kỳ sống với nhau đã được gần 1 năm, ban ngày ông phải đi làm 8 tiếng cho một hãng chế tạo máy lạnh và cuối tuần ông đi sửa máy giặt máy sấy tại tư gia, để kiếm thêm chút tiền gửi về cho 2 đứa con có gia đình còn kẹt lại ở VN.


Thế rồi như đã kể trên đây, đêm bảy ngày ba ra vào chưa kể, làm sao ông chồng pháo binh tài ba này chịu nổi sự đòi hỏi tình dục của bà mỗi ngày mỗi đêm, làm cho ông càng ngày càng gầy yếu xanh xao, nhiều lúc ông đi đứng không vững, có những ngày ông phải gọi điện thoại vào hãng xin nghỉ nằm nhà vì không dạy nổi.


Đã thế còn bị bà thường xuyên đe dọa là sẽ ly dị ông vì lý do này lý do khác, để ông sẽ bị Sở Di Trú trục xuất trả ông về Việt Nam vì ông chưa đủ 2 năm thường trú ở Hoa Kỳ theo luật di trú ấn định. Thế rồi cuộc tình của đôi trai tài gái sắc trên nửa chừng xuân này cũng đến chỗ phải tan vỡ, kẻ thì đòi hỏi tình dục nhiều quá, người thì không đủ sức khỏe để cung phụng.  Mặc dầu vài tháng sau này ông chồng biết rõ vợ mình ngoại tình ăn nằm với một chàng trai khỏe mạnh như voi nhưng ông đành phải biết thân biết phận mình như con cá nằm trên cái thớt, nhắm mắt âm thầm chịu đựng, ngậm bồ hòn làm ngọt để cho mọi chuyện éo le trôi qua, ráng chờ đợi cho đủ 2 năm rồi sẽ chia tay bà đâu có muộn màng gì, để tránh khỏi bị ôm khăn gói quả mướp đắng trở về quê xưa, làm xấu mặt con cái, họ hàng, bà con láng giềng nơi quê nhà. Bà cũng đoán ra được ý định của ông như vậy thì cũng vui vẻ cho cả đôi bên và bà sẽ không bị cắn rứt trong lương tâm là nếu bà phải ly dị chồng mình ngay bây giờ, để đến nỗi chồng mình phải bị trục xuất trả về nguyên quán theo luật di trú như vừa giải thích trên đây.


BM


Nhưng sự suy đoán như thế của bà cứ tưởng là mình khôn nhưng không ngoan. Thế rồi tình cờ một hôm, trong lúc ông đang nằm lắng nghe tiếng hát " Biết ra sao ngày sau? what will be will be? thì tình cờ có người bạn gọi điện thoại giới thiệu ông đến gặp vị cố vấn về luật di trú cho cô sinh viên vừa kể trên. Ông được khuyên nhủ tốt hơn hết là ông nên nhờ luật sư nộp đơn ra tòa xin ly dị vợ với những bằng chứng cụ thể là vợ ông phạm tội ngoại tình (Adultery). Hơn thế nữa bà cũng không phản đối ông ly dị bà đâu mà có lẽ bà còn mừng là đàng khác vì sống với chồng mà không được thỏa mãn về tình dục đòi hỏi mỗi ngày, thì thà ly dị quách đi cho xong. Nhưng khổ một nỗi lương tâm bà không nỡ làm như thế, nên bà đành phải chờ đợi cho đủ 2 năm mới dám ly dị ông, để ông không bị Sở Di Trú trục xuất trả về nguyên quán. Đấy là bà nghĩ như thế; chứ vị cố vấn di trú kể lại cho ông chồng này nghe, cách đây hơn 10 năm cũng có một trường hợp tương tự giống như trường hợp của ông xảy ra và ông này không cần chờ đợi cho tới lúc vợ ông ly dị ông dưới 2 năm, mà ông đến ngay Sở Di Trú khai báo mọi sự việc xảy ra giữa vợ chồng ông, nên sau khi vợ ông ly dị ông dưới 2 năm, Sở Di Trú không những không trục xuất ông mà còn cấp thẻ thường trú vĩnh viễn 10 năm cho ông.


BM


Nói tóm lại ở đời muôn sự tại nhân, thành sự tại thiên. Con người chỉ có thể che mắt thế gian được nhưng không thể che mắt Thánh được.




PT. Nguyễn Mạnh San
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Apr/2024 lúc 3:21pm
CĂN NHÀ XƯA

Ai%20đưa%20ai%20nhẹ%20gót%20về%20xanh%20rêu…
       
 Sau 45 năm xa quê, nhìn tấm hình chụp căn nhà xưa do mấy đứa em ở bên nhà gởi qua làm tôi giựt mình. Thời gian thật khủng khiếp, nó như bàn tay quỷ mị mọc ra lạnh lùng úp chụp các thứ rêu phong ẩm mốc lên tường nhà trông giống như một bức tranh vụng về của thiên nhiên. Tuy nhiên, vách tường vẫn đứng vững kiên trì tỏa ra một sức mạnh kỳ lạ dù đen đúa vì mốc meo, cũ mèm đến tội nghiệp và thê thảm hệt như một người bạn thất chí lâu năm gặp lại. Nhưng mà nhìn kỹ lại một ký ức xa vời tôi có cảm tưởng như căn nhà thật quen thuộc, thật bình yên, tự nó vẫn lặng lẽ đứng đó dưới bầu trời xám xịt, vững chắc trong cơn nắng lụt mưa lầy, ngạo nghễ vươn lên mặc cho con tạo xoay vần, thế sự đổi thay.
        Căn nhà này đã từng diễn ra biết bao là buồn, vui, tốt, xấu, bình yên và dữ dội, xiết bao là nỗi niềm ẩn chứa những kỷ niệm khôn nguôi. Căn nhà có ban công kia, đứng trên đó dựa vào lan can ta có thể nhìn bao quát chung quanh khu phố cũng như nhìn thẳng xuống suối sâu; xa hơn là dãy Trường Sơn nằm ở phía Tây lãnh thổ Việt Nam đổ dài về phía biển Đông theo hình cánh cung một màu xanh thẳm.
      Cả một dãy phố với những cấu trúc sát liền nhau lại xẻ ra một con hẻm không tên. Con hẻm là điểm chốt cặp hông căn nhà này, tuy nhỏ nhưng vô cùng tiện lợi trong đời sống hàng ngày của bổn phố đi ngược về xuôi.
   Mưa nắng từng đổ xuống và gió từng luồn qua con hẻm này, lâu năm đất hẻm trở thành đất nện khô cứng khá bằng phẳng đa phần cũng vì dấu chân người qua. Nhưng tội nghiệp cho con hẻm cũng thường bị ẩm ướt vì nước thải, vì rác rưởi và khai nồng vì nước tiểu. Phố núi chúng tôi xưa nay không có nhà xí công cộng nên con hẻm không tên vô tình lại trở thành một vị trí địa lý vĩ đại cho những ai mắc tiểu. Thập niên 1950, những người đàn bà Thượng lưng mang gùi, bụng địu con trong buôn ra phố đi chợ lúc mắc tiểu thường ghé vô con hẻm này dạng chân đứng tiểu thật tự nhiên.
      Có lẽ ông bà ta xưa quan sát thấy chị em ta đái ngồi mới phán một câu xanh dờn: "Đàn bà đái không qua ngọn cỏ". Tôi nhận thấy câu tục ngữ này ngày nay không còn chính xác vì đã lỗi thời. Cũng có thể các cụ ta xưa chưa từng nhìn thấy đàn bà miền núi mặc yêng (váy) đứng đái, đương nhiên là… ướt hết ngọn cỏ.
    Họ, những người đàn bà trong buôn ra chợ lúc mắc tiểu không tiện cởi yêng nên phải tiểu đứng. Cái dáng đứng tiểu của họ liếc qua cũng đã thấy gọn gàng, kín tiếng và khá ngộ nghĩnh. Tôi nghĩ rằng vì ảnh hưởng phong thổ khí rừng khí núi cộng với công việc nương rẫy đã nung đúc họ có một dáng dấp thon thả, thân hình săn chắc, mạnh mẽ và đằm thắm.
      Có thể nói phụ nữ tiểu đứng là một nghệ thuật hiếm thấy ở các dân tộc khác. Nhằm bảo đảm an toàn hoặc giảm thiểu tối đa không để yêng bị ướt người phụ nữ miền cao phải đứng hơi dạng chân, đầu gối chùn xuống, lưng hơi khum đâu vào đấy xong mới đái nhín từng đợt sao cho dòng nước tiểu lặng lẽ chảy dọc từ đùi xuống đất. Hẻm hào phóng và bao dung những ai cần giải quyết mọi rắc rối một cách ổn thỏa. Nghệ thuật tự nhiên này chỉ xẩy ra trong hẻm ít người nhìn thấy nên không ảnh hưởng gì đến cái gọi là công xúc tu sỉ, một Hình luật Canh cải 330 của nhà nước thời phong kiến. Hơn nữa, nghệ thuật tuyệt vời độc đáo này phụ nữ người Kinh không tài nào bắt chước được vì kỳ cục quá, thẹn quá, ngại phạm thuần phong mỹ tục.
       Tôi không sinh ra trong căn nhà rêu phong này như các em tôi, nhưng dưới nền móng của nó lại là nơi chôn nhau mình. Sáu mươi bốn năm trước, tiền thân của nó là căn nhà gỗ đơn sơ mái tôn, vách ván, không có trần nhà, nền nhà ngăn trước tráng xi-măng, nhưng nhà bếp ngăn sau là nền đất.
    Đặc biệt, phía sau hè, nhà nào cũng có một cái cầu tiêu còn gọi là nhà cầu hoặc nhà vệ sinh. Tuy bình dị nhưng cực kỳ phổ biến và vô cùng hữu ích trong đời sống hàng ngày của mọi người. Thời đó, dựng nhà vệ sinh không có gì khó. Sau khi đào một cái hố vuông vức sâu chừng 1, 2 thước xong người ta dựng kín quanh miệng hố bằng bốn tấm ván hoặc phên tre, cửa cũng bằng vật liệu thô sơ này, mái lợp lá hoặc tôn. Sàn cầu được khoét một cái lỗ hình vuông hoặc hình chữ nhật khoảng một gang tay, hai bên lót hai viên gạch để ngồi thả chất thải thẳng xuống hố sâu.
      Thập niên 1940- 1950, đời sống của người dân hiền hòa trên phố núi cứ thế trôi dần theo thời gian. Cho đến một hôm, nửa đêm khuya khoắt, cả một khu phố đang ngủ say thình lình bị bà hỏa nổi lửa cùng cơn gió lớn thiêu rụi không chừa bất cứ một căn nhà nào, cho đến rạng sáng ngày hôm sau mới hạ hỏa. Không nghe nói có ai chết cháy trừ gia súc, rắn rít và lúc nhúc dòi bọ dưới hố phân. Riêng con Kiki lông vàng, đuôi xoắn ốc chạy theo chúng tôi là may mắn thoát nạn.
     Mãi đến năm 1960 nhà cửa mới được khởi công xây dựng lại. Thời đó, má tôi, suốt một đời sớm khuya tần tảo, hạp mệnh tuổi nên bà tự đứng ra theo dõi, đốc thúc công việc xây nhà mới. Chính cái sinh khí tốt của má tôi giúp cho nhà cửa không phạm phải tam tai, hoàng ốc, kim lâu mà tồn tại cho đến tận ngày nay.
     Căn nhà xưa kia và con hẻm không tên mà độc đáo này từng là nơi in dấu chân tôi từ thuở ấu thời cho tới một ngày, vì thời thế tôi phải lìa xa. Đi xa mà không biết bao giờ mới trở lại để đến ngày nay, ở tuổi về chiều, bằng hết cả tâm tình, chăm chú nhìn căn nhà rêu phong ẩm mốc kia tôi có cảm tưởng như nó cũng lặng lẽ giương mắt nhìn lại cố nhân. Trang Chu ngày xưa nằm mơ hóa bướm (Hồ điệp chi mộng vi Chu dư?) có khác nào tâm trạng của tôi ngày nay.
    Căn nhà xưa vẫn đứng đó như một bức tượng bám đầy rêu phong; còn con hẻm không tên kia đến nay tôi không hề nghe ai nhắc tới, dù xưa kia nó từng có một vị trí địa lý vĩ đại cho những ai cần giải quyết khẩn cấp mọi rắc rối ở người.
Căn nhà nay đã xưa, con hẻm kia cũng đã cũ, ở đó chứa đựng rất nhiều thương nhớ của tôi.

PHAN NI TẤN


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 05/Apr/2024 lúc 3:22pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 11/Apr/2024 lúc 11:18am

Những Cuộc Hôn Nhân Đồng Sàng Dị Mộng

Cuộc sống lứa đôi là một thoả hiệp (compromise) giữa hai bên nếu muốn lâu dài.

Dong%20sang%20di%20mong

 Sáng nay không ai rủ ra cà phê ngồi, tuổi này tự nhiên thích mỗi ngày buổi sáng được ngồi trong quán cà phê nhìn ra đường phố, ngắm người qua lại, chắc mình giống mấy ông già rồi, ngồi đó mơ màng nghĩ về những tháng ngày xưa cũ.


Chẳng lẽ ra ngồi một mình mấy người độc mồm độc miệng lại nói ra đó ngồi để kiếm kép, thôi ở nhà viết chuyện phiếm đọc chơi giết thì giờ vì trời cũng đang u ám đe dọa mưa lớn.

Ôm con chó vào lòng viết chuyện là sướng nhất đời, hôm nay nói về những cuộc hôn nhân đồng sàng dị mộng, đây chỉ là nhận định của riêng tôi về một tình trạng thực tế đang xẩy ra khá nhiều, chứ không đưa ra lời khuyên gì đối với các bạn nhé vì ai “trong chăn mới biết chăn có rận”, hi hi…

 Có những cuộc hôn nhân mang lại hạnh phúc cả đời cho hai người trong cuộc nhưng có những cuộc hôn nhân chỉ mang lại những phiền muộn cho cả hai phía nhưng người ta không dứt áo ra được vì nhiều lý do, đặc biệt ở Mỹ.

Theo một trình tự như đã được lập trình sẵn, ở Mỹ khi kết hôn thường hai vợ chồng lập ra một joint account tức là một tài khoản ngân hàng chung, rồi ai kiếm được bao nhiêu tiền cứ bỏ vào đó, cả hai đều có thể quản lý số tiền chung và biết người phối ngẫu của mình tiêu bao nhiêu vào mục gì, đặc biệt ở Mỹ điều này rất minh bạch vì đa số xài tiền thông qua credit card (thẻ tín dụng).

Nhưng nếu cứ hạnh phúc trôi chảy thì không sao, hay người phối ngẫu mình là người tự trọng có mê ai, muốn chấm dứt hôn nhân ràng buộc cũng minh bạch chia đôi, thì đã không có chuyện để nói.

Đằng này có những người tàn nhẫn, đừng trách chỉ có đàn ông mà đàn bà cũng thế, tiền dành dụm của hai vợ chồng vài trăm ngàn đô la, mụ vợ mê chơi bời có bồ, một ngày đẹp trời rút hết tiền saving ra, đóng tài khoản chung rồi về quăng cho ông chồng chừng 10.000 đô, biết làm gì mụ vợ đây chẳng lẽ đi thưa mà cũng không thưa được vì đã là vợ chồng, tài khoản chung có quyền một mình rút ra bất cứ lúc nào, chỉ biết ngậm ngùi mở tài khoản mới một mình và bắt đầu làm lại cuộc đời.

Cũng có đàn ông tàn nhẫn bỏ vợ, bỏ con mang tiền đi cho gái hết, rồi gái trẻ nó gạt cho hết tiền và bỏ rơi, lúc đó lại quay về với vợ con vì không ai chứa.
Vụ này xảy ra hoài nhưng các ông cứ lý luận “thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt, họ có tuổi trẻ mình có tiền, trao đổi sòng phẳng thôi”, những người này cũng có lý của họ, nhưng ham vui nhớ giữ lại chút đỉnh phòng thân già.

 Có khi tiền cũng không phải là vấn đề khiến cho người ta thôi nhau, mà tình nghĩa có khi tự động phai lạt đi. Khi lấy nhau, người ta đang hăm hở vì yêu đâu có bao giờ nghĩ tới ngày chia tay.
Họ hăng hái mua nhà, lập tài khoản chung…sau một thời gian chung sống, dĩ nhiên những tật xấu mới lòi ra, thí dụ ông hay bà quá so đo với gia đình cha mẹ mình, gởi tiền về tiếp tế cho gia đình ở VN cũng phải dấu không thì ông chồng hay bà vợ cứ càu nhàu.

Ông chồng có máu đỏ đen, bao nhiêu tiền làm ra đều hết vì tình cờ bạc, bà vợ mê sửa sắc đẹp bao nhiêu tiền cúng cho BS giải phẩu thẩm mỹ hết mà càng ngày nhìn càng giống hình nộm không còn nét tự nhiên nữa, bà vợ không luyện tập và không chăm sóc thân mình nên càng ngày cứ càng phát tướng, hay những lý do hết sức đơn giản như sau một thời gian bà vợ chán vì ông chồng chỉ thích nhậu nhẹt không có chút máu văn nghệ trong người, ông chồng ngáy to như sấm khiến bà vợ không ngủ được…

 Tuy nhiên vấn đề chính ở đây là tuy có nhiều vấn đề làm họ chán nhau nhưng vì có quá nhiều ràng buộc giữa hai bên nên họ không thể dứt ra.

Trước hết nói về phương diện pháp lý, đang mua cái nhà chung bây giờ chán nhau ly dị chia đôi làm sao đủ tiền mua nhà khác, nhà mua ở Mỹ thường là trả góp và đòi hỏi phải có hai thu nhập mới trả nổi và mới được ngân hàng duyệt cho vay, không như ở VN mua nhà thường paid off (trả hết tiền ngay).
 Sau đó một lý do khác khiến họ cứ phải sống chung vì yếu tố emotion (xúc cảm), họ sợ buồn khi phải rời xa căn nhà mình đã sống mấy chục năm nay, nơi chứa đầy kỷ niệm, nơi các con ra đời và lớn lên.

Thế là họ cứ tiếp tục sống chung trong một căn nhà mà đi ra đi vào như người câm điếc chẳng nói gì với nhau, chẳng quan tâm về nhau.
Những đứa con thấy không khí gia đình lạnh lẽo như thế cũng chán và từ từ bỏ ra ngoài sống nếu đã trưởng thành.

 Một ‪khía‬ cạnh khác là nếu con còn nhỏ thì cứ cố giữ nhau cho con còn đủ cha đủ mẹ, sợ chúng shock rồi lao vào những chuyện bậy bạ, trẻ con mới lớn hay lấy việc bất hoà của cha mẹ làm lý do để hư hỏng, hút xách hay sống buông thả.

 Không chỉ ở Mỹ, ở Việt Nam tôi biết cũng có vài trường hợp ly dị rồi nhưng chia hai căn nhà đang ở, đi ra đi vào vẫn thấy nhau và đôi khi lườm nguýt nhau mỗi ngày, con cháu vẫn đề huề ghé thăm cả cha lẫn mẹ, cả ông lẫn bà, riết rồi chúng cũng quen với lối sống đó của cha mẹ và còn trở thành người messenger giữa cha mẹ chúng, khi cha mẹ muốn thông tin gì với nhau, dù ở chung nhà, nhưng đều thông qua con để truyền đạt.

 Có người khôn ngoan, trước khi lập gia đình, ở Mỹ họ thường hay ký vào một khế ước tiền hôn nhân gọi tắt là prenup (prenuptial agreement) tức là quy định tài sản của riêng của người nào trước khi lập gia đình, nếu ly dị tài sản hay số tiền trong ngân hàng đó không đưa vào tranh chấp hay phân chia.
 Nhưng nếu cả hai bên đều có của thì còn không nói gì, không ai tự ái, chỉ minh bạch trước khi hiểu rõ hơn về nhau.

Trong trường hợp một bên giầu có, bên kia tay trắng thì hơi khó và khá là bị tổn thương, có trường hợp tôi biết người nữ đã từ chối cuộc hôn nhân đó vì cho rằng mình bị xúc phạm khi ông chồng tương lai đòi lập khế ước tiền hôn nhân.
 Thế nên một gia đình hạnh phúc từ lúc trẻ cho đến khi lên hàng lão vẫn là mơ ước của nhiều người, nếu bạn đang có hạnh phúc trong tay hãy cố mà giữ lấy mà chăm sóc khi cuộc đời chẳng còn bao lâu nữa là chấm dứt, đèo bồng chi cho mệt óc.

Cuộc sống lứa đôi là một thoả hiệp (compromise) giữa hai bên nếu muốn lâu dài.
Còn ai sống theo kiểu đồng sàng dị mộng như nói ở trên vì bất cứ lý do gì, tôi cũng thông cảm và nể phục, bởi vì tôi không tài nào sống như vậy được vì không dễ gì đi ra, đi vô mà cứ phải nhìn mặt nhau khi đã hết yêu nhau và thậm chí còn ghét nhau.

Thôi nghen, dừng đây vì hết ý rồi, chúc các bạn một ngày cuối tuần vui cùng gia đình.

Chung Dao
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 12/Apr/2024 lúc 9:14am

Giọt%20nước%20mắt%20thành%20người%20-%20Tuổi%20Trẻ%20Online


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 12/Apr/2024 lúc 9:16am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/Apr/2024 lúc 10:26am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Apr/2024 lúc 7:29am

Còn Chăng Lối Quay Về?

 

Mình ơi! mười một giờ rồi, ngủ đi. Có gì thì để mai làm. Thức khuya hoài không tốt cho sức khỏe đâu! 

– Ừ! gõ cái này xong anh vào liền. Mình ngủ trước đi. 

Tiếng dép xa dần. Lần ra ngoài, nhìn theo cho đến lúc bà vợ bước hẳn vào phòng, ông Hiền mới khép cửa, khóa chốt lại. Ông làm đúng theo lời căn dặn của anh bạn già “nhớ khóa cửa cẩn thận, kẻo bà xã đột nhập, đứng lù lù phía sau, đọc hết nội tình thì bỏ mạng”. Ông Hiền lẩm bẩm “Yes Sir” với nụ cười hóm hỉnh rồi háo hức ngồi xuống ghế, bật máy. Tim ông như run lên khi nhìn những hàng chữ đầy nghịt trên màn ảnh – những hàng chữ mà ông thấp tha, thấp thỏm chờ đợi mấy ngày nay. Vói tay lấy cặp kính lão đeo vào mắt, ông chậm rãi đọc từng chữ, từng câu, như nuốt từng giọt hạnh phúc ngọt lịm vào cổ họng đang khô khát. Thứ hạnh phúc nồng cháy mà sống với vợ gần hết đời người, ông chưa lần nếm trải.


Anh yêu dấu,

Mấy ngày nay chắc anh chờ thư em lắm phải không? (Nếu anh trả lời “không” em sẽ khóc suốt đêm nay đó nha!!!). Xin lỗi anh, cơn cảm cúm đã quật ngã em ba ngày liền không ngóc đầu dậy nổi. Nằm trên giường bệnh mà em cứ mãi nghĩ về anh và nhớ anh vô hạn. Chắc anh đang cười “chưa biết mặt mũi ra sao thì nhớ cái gì?”. Anh có cười em cũng đành chịu, vì đó là chuyện của trái tim, làm sao giải thích được. 

Không biết anh nghĩ thế nào về em, chứ còn em, qua lời thư nồng nàn, tình tứ, em đã hình dung ra anh, một người đàn ông đa tình với đôi mắt thiết tha, với dáng dấp phong trần, quyến rũ. Chỉ tưởng tượng thôi mà em đã cảm thấy yêu anh thật nhiều (anh có nhớ, em đã từng nói, em là người phụ nữ lãng mạn nhất thế giới không?).

Ghét anh lắm! tự dưng ở đâu lại tìm đến, rồi nhốt người ta vào nỗi nhớ như cào xé ruột gan. Anh ơi! có lẽ đã đến lúc mình phải hủy bỏ lời cam kết buổi ban đầu Hãy mãi mãi là người tình ảo, đừng tìm gặp nhau. Biết đâu… nhờ thế mà mình có thể nói với nhau tất cả: những cảm xúc, những mơ ước, những khát khao thầm kín… ” 

Cho em hỏi “sẽ có một ngày nào mình được mặt đối mặt, tay trong tay, trao nhau lời yêu thương, không phải bằng những dòng chữ vô tri mà bằng ngôn ngữ ngọt ngào không anh?” 

Anh yêu! em đang chờ một câu trả lời tựa như lòng em mong ước!

Honey! I love you.

Mỹ Nữ

 

Lời tình thư như ướp hương mật ngọt, ông Hiền đọc biết bao nhiêu lần mà trái tim rộn ràng vẫn chưa ngơi nhịp đập. Trong giây phút choáng ngợp với tình yêu mới, không hiểu sao hình ảnh vợ ông lại thoáng hiện. Một người vợ xinh đẹp, hiền hậu và đoan trang. Nhưng chính cái đoan trang mà ngày xưa mẹ ông thường ca tụng lại khiến vợ ông không dám biểu lộ tình cảm. Chưa bao giờ bà dành cho ông một cử chỉ âu yếm. Chưa bao giờ bà bày tỏ tình yêu bằng lời thì thầm, êm ái như ông hằng mong muốn. Ngược lại, “người tình ảo”, dù chỉ mới “trò chuyện” vài lần qua “email” nhưng đã cho ông tất cả. Không e thẹn. Không ngại ngần. Ông mê mệt, đắm đuối trong trò chơi như ảo, như thật, cuốn hút khó rời. Có đôi lúc, ông cũng chột dạ khi nhớ đến lời mình thường nhắc nhở mấy thằng em “ráng sống đàng hoàng, tử tế, để làm gương cho con cháu”, nhưng rồi ông tự bào chữa “đùa một chút cho cuộc đời thêm hương vị, chứ mình có ý phụ rẫy vợ con đâu mà sợ”. Thế là ông lại tiếp tục dùng cái khiếu viết thư tình sẵn có từ lúc còn đi học, để tán tỉnh yêu đương với người phụ nữ của xứ Huế mộng mơ.


''Em yêu của anh, 

Có thể, em sẽ không tin khi đọc dòng chữ này “anh vô cùng lo lắng và xót xa khi biết tin em bị bệnh”. Nhưng đó là sự thật. Như cái thật của nỗi nhớ niềm thương – mà anh tin là tiếng nói từ trái tim – em đã dành cho anh. Em yêu, ước gì ngay giây phút này anh được tận tay mang cho em viên thuốc nhỏ, nấu cho em chén cháo nóng và hơn hết… một ao ước rất con người đang đốt cháy lòng anh, là được ôm em vào lòng, hôn lên đôi môi hồng phụng phịu, dỗi hờn của người tình trong mộng anh rất yêu thương. 

Cám ơn em đã trải lòng để anh được nhìn thấy tình cảm thắm thiết, đậm đà em vừa trao cho anh. Ôi! còn hạnh phúc nào hơn nữa…'' 

Những ngón tay của ông Hiền miên man gõ đều trên bàn phiếm. Bao nhiêu từ ngữ mượt mà, trau chuốt, ông mang ra dùng hết để chinh phục người phụ nữ – ông chưa hề biết khuôn mặt và vóc dáng ra sao- đang ngự trị trong trái tim mềm yếu của ông và cũng để thỏa mãn niềm khát khao của riêng mình mà không chút đắn đo, ngại ngùng. Ngay giây phút này, ông chẳng khác nào chàng thanh niên tuổi đôi mươi với ngọn lửa tình đang ngùn ngụt cháy.

 

Một giờ sáng, ông rón rén đi vào phòng giữa tiếng thở đều đặn, vô tư đến tội nghiệp của người vợ tấm mẳn, mấy mươi năm cận kề bên ông, từ khi ông còn chức tước, cho đến lúc gian nan, khốn khó trong thân phận tù đày. Ông nằm xuống thật nhẹ nhàng, nhưng cũng đủ cho bà thức giấc để nhắc nhở ông bằng giọng ngái ngủ: 

– Mình uống thuốc cholesterol chưa? 


o O o 

– Ba à! tháng này ba gọi điện thoại cho ai mà bị lố phút quá trời. Hơn hai trăm đô, con trả tiền muốn ẹo xương sống. 

Ðang theo dõi trận football trên TV, Kim quay sang, nháy mắt với cô em gái, giọng đùa cợt: 

– Em phải theo dõi cho kỹ, coi chừng ba gọi điện thoại cho bồ nhí giống ba của Chúc đó nha. Mới tuần rồi, ổng đưa đơn ly dị cho má Chúc ký. Chị em nó khóc quá chừng. 

Bà Hiền đặt tờ báo đang xem xuống bàn, gỡ kính ra, giọng nghiêm nghị: 

– Sao con lại đem ba ra mà so sánh với hạng người đó. 

Hai đứa con gái rút vai, le lưỡi. Ông Hiền cảm thấy nhột nhạt, nên sau vài câu giả lả, chẳng ăn nhập vào đâu, ông cười gượng gạo rồi đi vào phòng. Bây giờ, tâm trí ông đang tập trung vào cuộc gặp gỡ cuối tuần, hơi đâu mà để ý ba câu nói vặt vãnh của tụi nhỏ. 

Lần trước, khi Mỹ Nữ đề nghị gặp mặt, ông Hiền đã viện cớ không nghỉ phép được để né tránh. Vì trót nói dối về tuổi tác, nên ông sợ khi đối mặt, Mỹ Nữ sẽ khám phá ra sự thật. “Ðể ‘câu con ‘ghệ’ trẻ thì mình cũng phải trẻ lại chứ”. Nghe lời ông Niên cố vấn, ông Hiền cho phép mình sụt tuổi từ hàng sáu xuống hàng năm. “Có gặp nhau đâu mà sợ!?”. Mấy tháng trước ông cũng nghĩ như thế, nhưng bây giờ ông mới thấy, mười con số chênh lệch giữa thật và giả có thể nhận ra dễ dàng, dù ông đã đề phòng bằng câu than thở “nhiều người nói anh trông già hơn tuổi”. Viễn ảnh tan vỡ “cuộc tình net” làm cho ông lo sợ, nên cố gắng thuyết phục Mỹ Nữ “Hãng vừa ký thêm mấy cái hợp đồng, nên ngưng cấp phép cho nhân viên. Vậy, tạm thời mình liên lạc bằng điện thoại để có thể nghe được tiếng nói của nhau nghe em. Khi công việc bớt bận rộn, anh hứa sẽ sắp xếp một cuộc gặp gỡ thật lãng mạn cho hai đứa mình”. Từ đó, đêm nào ông cũng chờ vợ ngủ say rồi khe khẽ bước ra hiên ngoài trò chuyện với người tình trong mộng cho đến nửa khuya. Càng trò chuyện ông càng mê mẩn cái giọng Huế nũng nịu, êm ái – dù trước kia ông thường chê giọng Huế nặng nề. Và khi sự đam mê làm lu mờ lý trí, thì ông là người náo nức muốn diện kiến cái dung nhan mà ông hằng ôm ấp bằng trí tưởng tượng.

 

Ngoài kia, tiếng cười vui tươi, rộn rã của ba mẹ con vẫn vang đều với câu chuyện thú vị nào đó. Thông thường, những lúc như thế này, ông sẽ nhanh chân chạy ra để nhập cuộc. Nhưng hôm nay còn một chuyện quan trọng hơn mà ông phải làm, là chọn sẵn bộ quần áo trẻ trung, hợp thời trang để chuẩn bị cho cuộc tao ngộ thật ly kỳ mà vừa nghĩ đến ông đã cảm thấy nôn nao. Ông Hiền ướm thử lên người chiếc áo khoác thật kẻng, quay một vòng trước tấm gương lớn, rồi nở nụ cười tự tin khi tự chấm điểm cho mình “vẫn còn phong độ như thuở nào”.

 

o O o 

Ông Hiền lảo đảo bước vào nhà. Nhìn căn phòng “family room” vắng tanh, người ông bỗng nhiên lạnh toát. Hơn bao giờ hết ông thèm nghe tiếng nói nhẹ nhàng của vợ, tiếng cười giòn tan của con. Ông nhớ bầu không khí ấm cúng, quen thuộc đó đến chảy nước mắt, khi thầm hỏi “sẽ còn không những ngày vui vẻ, hạnh phúc?”. Tựa đầu vào chiếc ghế bành rộng lớn, ông Hiền nhắm nghiền đôi mắt, muốn ngủ một giấc cho quên đời, nhưng sao tất cả những gì vừa xảy ra, như một cuốn phim quay chậm, cứ lần lượt trôi qua trí nhớ của ông.

… Khi người phụ nữ với chiếc áo đầm màu hồng tím quay lại thì bàn tay ông Hiền vừa chạm phía sau vai cô ta cũng rơi xuống một cách ngỡ ngàng, hoảng hốt. Ai đây? Mỹ hay Mỹ Nữ? Hai tên chỉ là một người sao? Ðôi mắt ông như đứng tròng và nụ cười trên đôi môi đỏ chót của người phụ nữ cũng tắt ngúm. Ông Hiền vịn tay vào thành ghế mà thấy trước mắt mình mọi vật như quay cuồng. Cúi đầu xuống, khép mắt lại, ông nghe tiếng giày cao gót nện trên nền gạch một cách vội vã rồi xa dần. Oan gia nghiệp chướng gì đây, hỡi trời? Ông Hiền than thầm khi thất thểu lê từng bước chân nặng nề ra bãi đậu xe, lòng không dám tin những gì vừa xảy ra là sự thật. Cái giọng Huế đặc sệt của Mỹ Nữ khác xa với giọng Nam ông vẫn nghe khi tiếp xúc với Mỹ, nên làm sao ông có thể ngờ được Mỹ Nữ chính là Mỹ, người đàn bà ông vẫn thường gặp, khi hai người cùng đến chùa làm công quả. Bây giờ, ông Hiền mới nhớ lại lời nhận xét của ông Vịnh về trò chơi nguy hiểm này.

 

“Viết nhăng, viết cuội, gửi qua, gửi lại, bằng địa chỉ email thì không ai biết tung tích của mình. Khổ nỗi, lâu ngày lại động tâm, rồi mê mê, muội muội, cứ muốn đến với nhau cho thỏa tình. Nhưng trăm phần nguy hiểm là ở chỗ gặp mặt. Vì “người tình ảo” mà ta không hề biết tên thật, tuổi thật có thể là “bà tám” nào đó trong sở làm mà ta rất ghét. Có thể là vợ của bạn ta. Mà cũng có thể là bà mẹ vợ hồi xuân của ta, nếu những người này cũng có máu thích “tìm của lạ” như ta. Nói thiệt, ai còn biết xấu hổ thì khi ấy chỉ muốn độn thổ cho xong. 

Lúc đó, không những không tin, ông Hiền còn trêu ghẹo:

 “Kinh nghiệm bản thân của anh đó hả? Mà thôi, lo chi xa quá cho cuộc đời mất thú vị”. 

Giờ thì… cái thú vị mà ông đang nếm sao nó cay xé lưỡi, đắng chát môi.


Ông Hiền vò đầu, bứt tai khi nghĩ đến ông Niên. Ðúng là cái xui không hẹn giờ nó cũng lù lù đến. Có một hôm, ông Hiền vào quán café để chờ vợ đi chợ thì gặp ông Niên ngồi trong đó với chiếc laptop trên bàn. Sau một hồi chuyện vãn, ông Niên mở máy, khoe những email của “người tình ảo” gửi cho ông với lời văn ướt át, mùi mẫn. Ông Hiền tỏ ý khâm phục khi biết ông Niên không phải chỉ có một, mà có đến ba “người tình ảo”. Một tuần sau, ông Niên gọi điện thoại ngỏ ý “Tôi ‘sang’ lại cho ông một em, ông chơi cho biết mùi đời”. Ông Hiền quyết liệt từ chối. Nhưng sau nhiều lần nghe bạn thuyết phục ông xiêu lòng với ý nghĩ “Ừ! thì chơi một chút cho vui, có ai biết ai đâu mà sợ”. Nhưng ông đâu ngờ cái vui ngắn ngủi đã trở thành đại họa lâu dài khi người tình trong mộng của ông là người nằm ở vế thứ nhất trong thí dụ của ông Vịnh – có thể là “bà tám” nào đó mà ta rất ghét. 

Ðúng! ông Hiền không ưa Mỹ. Lý do khiến ông có ấn tượng không tốt về người đàn bà đã một lần ly dị này là cách ăn mặc không phù hợp với môi trường đang sinh hoạt. Làm việc trong khâu nhà bếp, nên Mỹ thường xuyên ra vào chùa vào cuối tuần. Mà cứ đến mùa Hè là cô ta lại mặc áo hai dây, hở ngực, trống lưng. Người ngoài đời, đôi khi còn phải ngượng ngùng khi ánh mắt vô tình chạm vào cái mình không muốn nhìn mà phải thấy, huống chi các thầy là bậc tu hành. Ðã có nhiều người nhắc khéo, nhưng cô nàng để ngoài tai, đôi khi còn nghênh mặt thách thức “Tôi mặc vậy đó, ai làm gì được tôi?”. Lần đó, trước mặt thầy, Mỹ còn cúi xuống sửa dây giày, khiến ông Hiền không ngăn được sự bực tức, nên xẵng giọng “Ðây là chùa, chứ đâu phải quán bar mà cô ăn mặc hở hang như thế ”. Mỹ quay đi, không trả lời. Nhưng sau đó, ông nghe có người kể lại giọng điệu cong cớn của cô ta “Ổng hổng nhìn sao thấy tôi hở. Cho ngắm miễn phí còn bày đặt lên giọng đạo đức”. 


Ngoài việc ăn mặc, Mỹ còn thể hiện khả năng “buôn chuyện”. Chuyện đời tư của ông A làng trên, bà B xóm dưới, Mỹ kể vanh vách như người trong cuộc, lại còn thêm mắm, giặm muối, cho thêm phần hấp dẫn, khiến ai cũng ngao ngán tránh xa, sợ sẽ có ngày tới phiên mình. Vậy mà… lần này, coi như ông Hiền rơi vào ổ kiến lửa. Vốn đã “cay” ông từ trước, nay Mỹ sẽ có dịp rêu rao khắp cùng thiên hạ. Tệ hơn nữa, nếu cô ta cho vài người bạn cùng dạng “loa phóng thanh” đọc những lời tình tứ táo tợn – trong đó, có lúc hứng chí ông còn đề cập cả chuyện phòng the, thì… ông không dám nghĩ thêm nữa. Dù ông Hiền tự an ủi “miệng mồm cô ta ai cũng biết, nên chắc chẳng mấy người tin”, nhưng ruột gan ông lại rối bời khi nghĩ đến tâm lý con người là thích nghe chuyện giật gân, nhất là chuyện ấy lại liên quan đến nhân vật mình quen biết. Như vậy… không sớm thì muộn, bạn bè, hàng xóm, anh em, vợ con ông sẽ biết hết. Lúc đó, ông giấu mặt đi đâu? Nghĩ đến đây, mồ hôi ông vã ra như tắm. Sao mình có thể ngu dại đến mức không nghĩ đến hậu quả của trò chơi quái quỷ này chứ! Mấy mươi năm qua, ông đã sống một cuộc sống gương mẫu, cẩn thận trong từng lời ăn tiếng nói, từng cử chỉ hành động – những thứ thể hiện tư cách của một con người – giờ đây, chỉ một phút mê muội tất cả đã tan thành mây thành khói. Rồi… những người xưa nay vẫn kính trọng, quý mến ông, họ sẽ nghĩ gì ngoài ánh mắt ngỡ ngàng, thất vọng. Còn những ai từng có thái độ ganh tỵ đối với ông vì lý do nào đó, chắc sẽ ném cho ông nụ cười chế giễu. Ông Hiền ôm đầu trong nỗi khổ đau và hối tiếc – tựa như sự hối tiếc của đứa con gái trẻ người, non dạ khi đắng cay tự trách mình “Ðúng là khôn ba năm, dại một giờ” .


Và cũng chính lúc này ông Hiền mới nhận ra sự tàn nhẫn của mình. Nhiều khi ngồi cạnh vợ mà hồn vía ông bay tận đâu đâu, mắt cứ nhìn chầm chập vào chiếc điện thoại trên tay. Khi tiếng kêu báo hiệu một cái text vừa gửi tới, thì ông vội vội, vàng vàng mở ra đọc, miệng tủm tỉm cười, những ngón tay hí hoáy gõ những lời tán tỉnh yêu đương. “I love you. I miss you”. Những lúc ấy, đã không cảm thấy áy náy, ông còn ngầm thích thú, vì dễ dàng qua mặt bà vợ dốt nát, không biết gì về kỹ thuật điện tử, lại còn tin tưởng ông một cách tuyệt đối. Nhưng bây giờ ông cảm thấy lạnh xương sống. Nếu chuyện tồi tệ này đến tai con gái ông, nó sẽ đoán được ông gọi cho ai, đến nỗi vượt quá số thời gian hãng điện thoại quy định theo hợp đồng đã ký, để nó phải còng lưng trả thêm tiền bằng đồng lương ít ỏi. Còn vợ ông nữa, người vợ hiền lành, nhưng rất cương quyết đã từng nói với ông “Lỗi lầm nào của anh, em cũng có thể bỏ qua, nhưng tội ngoại tình thì em không bao giờ tha thứ”.


Mấy mươi năm chung sống, vợ ông chưa một lần lớn tiếng cãi vã, cằn nhằn ông như những người đàn bà khác. Ông có khác chi một ông vua không ngai, được chìu chuộng, phục tùng hết mức. Vậy mà ông không biết tận hưởng cái hạnh phúc đang có trong tay, lại bày đặt đèo bồng, thả mồi bắt bóng. Rồi đây số phận của ông sẽ ra sao? Ông Hiền cảm thấy trên cổ mình như có một bản án nặng trịch đang treo trên đó. Án tử hay án tù ông vẫn chưa biết, nhưng chỉ nghĩ đến những giọt lệ đau đớn, bẽ bàng của vợ và ánh mắt oán trách của con, ông thấy mọi vật chung quanh mình dường như đang sụp đổ tan tành ./.

 

Ngân Bình

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 16/Apr/2024 lúc 7:30am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 17/Apr/2024 lúc 10:51am

Phú%20xích%20lô%20-%20Quinhon11


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 17/Apr/2024 lúc 10:58am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/Apr/2024 lúc 11:43am

Người Mỹ Già Homeless 


Ở một ngã tư trên đường từ hãng làm về nhà mỗi khi ngừng xe chờ đèn xanh, mấy lúc gần đây tôi thường thấy một ông già người Mỹ đứng đó xin tiền, chờ khi đèn đỏ tất cả xe ngừng lại thì đi ngược theo đoàn xe dọc lề đường cầm một tấm carton có mấy chữ nguệch ngoạc trên đó: "I am hungry. Will work for food. God Bless". Những hình ảnh tương tự như vầy tôi vẫn hay thấy ở những ngã tư đèn xanh đèn đỏ rải rác trong thành phố, nên gần như tôi không chú ý gì tới người Mỹ già này. Một vài lần dừng xe ở một ngã ba, ngã tư nào đó, khi thấy một người homeless nào đến gần xe tôi đậu, nhìn dáng vẻ khổ sở tôi cũng động lòng cho ông ta 1 dollar. Rồi thôi! Xe chạy và tôi không mảy may để ý gì tới người đó nữa. Người Mỹ già homeless này cũng vậy. Xe tôi chạy qua ngã tư này hàng ngày và đậu chờ đèn xanh không biết bao nhiêu lần rồi. Tôi nhìn thấy ông Mỹ này chắc cũng 5,7 lần gì đó… nhưng có bao giờ tôi để ý tới ông ta đâu và có lẽ sẽ chẳng bao giờ để ý đến ông cho tới một hôm…
 
Hôm đó là một ngày tháng Năm, như mọi lần tôi đậu xe ngay sát lề chờ đèn xanh, nơi ông già Mỹ đang đứng. Tháng 5 là mùa Hè ở Texas, trời rất nóng. Bên ngoài cũng khoảng 92, 93 độ F chứ không ít. Ông già Mỹ cũng vẫn cầm tấm carton giơ lên trước ngực. Trời nóng như vậy mà ông ta mặc một cái áo lính rằn ri 4 túi kiểu của quân đội Mỹ. Nhưng cái đập vào mắt tôi ngày hôm đó là, trên ngực áo của ông ngoài mấy phù hiệu binh chủng, còn có huy hiệu một lá cờ vàng ba sọc đỏ. Chính điều này làm tôi chú ý. Khi ông bước đến cửa xe, tôi không cưỡng được nên hạ cửa kiếng xuống móc ra tờ giấy 1 dollar đưa cho ông:
Hello, hình như ông là cựu quân nhân?

Ông nhận tờ giấy bạc:
Cám ơn ông. God Bless. Phải! Tôi là cựu quân nhân đã từng tham chiến ở VN trước đây. Ông là người Việt hả? Bắc Việt Nam hay Nam Việt Nam? Tôi cười, nheo mắt với ông:
Đúng. Tôi là người Việt. Nam Việt Nam chớ không phải Bắc Việt Nam.
 
Ông giơ một ngón tay cái lên, mỉm cười qua hàm râu quai nón xồm xoàm lâu ngày không cạo:
God Bless you. Good! Good! Nam Việt Nam tốt lắm.

Ông ta chào tôi và tiếp tục đi qua xe khác.
 
Chỉ có thế! Đèn bật xanh. Xe tôi lại chạy nhưng đầu óc tôi cứ lưu lại hình ảnh người Mỹ già này suốt con đường về nhà. Không hiểu tại sao một cựu quân nhân Mỹ lại sa vào cuộc sống khó khăn đến thế? Ở xứ này, người dân vẫn tôn trọng cựu quân nhân lắm mà? Lần đầu tiên tôi thắc mắc về một người homeless. Có lẽ chính vì cái huy hiệu lá cờ vàng ba sọc đỏ đeo ở trước ngực áo ông ta cứ lãng vãng trong đầu óc tôi hoài.
 
Hai hôm sau, cũng tại ngã tư quen thuộc. Tôi gặp lại ông Mỹ này vẫn đang mặc chiếc áo trận rằn ri đi tới khi tôi đậu xe chờ đèn. Tôi hạ kiếng xe xuống:

Chào ông. Tôi có thể hỏi thăm ông một chút được không?
Ông già nhìn tôi với một thoáng ngạc nhiên:

Chào ông. Được chứ. Ông muốn hỏi gì?

Ở đây không tiện. Đèn xanh rồi, xe tôi phải đi ngay đây. Tôi sẽ qua cây xăng bên kia đường. Tôi gặp ông ở đó trong vài phút nữa. Được không?

Được chứ. Được chứ. Tôi chờ ông bên đó nghe. Tôi quay xe ngược trở lại và tắp vào cây xăng Shell bên kia đường nơi ông già Mỹ đang đứng chờ. Tôi xuống xe bắt tay ông:

Chào ông. Tôi tên là Khanh. Tôi có gặp ông trước đây. Ông có nhớ tôi không?

Ông già Mỹ cười làm rung động hàm râu quai nón xồm xoàm. Gương mặt ông trông giống như một tài tử xi nê nào đó mà tôi đã có dịp xem qua:
Chào ông Khaan (Ông chào tôi bằng tiếng Việt và phát âm tên tôi như 2 chữ Kha An ) Nhớ chứ, nhớ chứ. Ông là người Việt tôi gặp hôm trước đây mà… Nam Việt Nam.
Ông lại cười, giơ ngón tay cái lên khi nói đến chữ Nam Việt Nam và nói tiếp:

Tôi tên là Bill. Ông muốn hỏi tôi chuyện gì.

Ồ! Cũng không có gì quan trọng. Thật ra… thật ra…
Tôi bỗng trở nên lúng túng, ấp a ấp úng khi thình lình nhận ra chính mình cũng không biết tại sao lại muốn nói chuyện với ông già Mỹ này. Có lẽ một sự ràng buộc vô hình nào đó với cái phù hiệu ông ta đeo trên ngực áo đã khiến tôi không cưỡng lại được và có lẽ sự thắc mắc trong lòng hai hôm nay cộng với thời gian đứng chờ đèn xanh quá ngắn ngủi có thể sẽ bỏ lỡ một dịp may hỏi ông ta vài câu mà mình thắc mắc. Nhưng khi cơ hội đến thì mới biết là tôi đã chẳng chuẩn bị gì hết, vì thế đâm ra lúng túng. Cuối cùng tôi cũng nói lên được một câu:

Tôi cũng là lính ở trong thời chiến tranh VN.

Vậy hả! Tốt! Tốt! Anh cũng là cựu chiến binh chiến tranh VN hả. Tốt! Tốt!
Tôi nhìn gương mặt ông, thấy toát lên một vẻ rất chân thật khi nói lên câu trên. Hình như những hình ảnh về thời đi lính xa xưa ở VN vẫn còn để lại trong lòng ông nhiều kỷ niệm. Buổi chiều ở Round Rock mùa này trời nóng kinh khủng. Tôi chỉ mới đứng bên ngoài nói mấy câu với ông già Mỹ mà đã thấy khó chịu rồi. Vậy mà ông ta đứng ở ngoài trời cả ngày như thế thì thiệt là… Một thoáng xót xa dấy lên trong lòng tôi:

Này Bill, ông có bận quá không? Nếu ông không bận, tôi muốn mời ông đi đến một nơi nào đó, chúng ta vừa ăn uống vừa nói chuyện. Được không?

Không. Tôi không bận gì cả. Tốt. Tốt. God Bless.
Bill xách theo cái túi đeo vai đựng những vật dụng cá nhân của ông lên xe. Tôi chở Bill đi ngược lại đường May, con đường chính của thành phố Round Rock và sau đó rẽ trái qua đường 620:

Mình ghé vào tiệm Fried Chicken phía trước được không?

Tốt! Tốt. Fried Chicken ngon lắm.

Tôi nheo mắt nhìn Bill, cười:

Nhưng ở đây không có bia đâu nhé.

Không sao. Cám ơn ông. Ăn Fried Chicken tốt lắm rồi.

Chúng tôi ghé vào tiệm Golden Fried Chicken gần đó, gọi phần ăn cho hai người và chọn ngồi vào góc khuất trong tiệm. Buổi chiều giờ này quán còn vắng vẻ lắm. Không khí mát dịu của máy điều hoà bên trong làm tôi khoan khoái, dễ chịu hẳn lên sau khi vừa từ bên ngoài bước vào. Nhìn Bill làm dấu thánh giá trước khi ăn, tôi thấy ở ông toát ra một điều gì đó hiền hoà khác hẳn cái bề ngoài có vẻ "dữ dằn" qua quần áo, râu tóc rối tung của ông, tôi nói để bắt chuyện:

Ông cứ ăn tự nhiên nhé.

Tốt. Tốt. Cám ơn ông.

Vừa nhai ngồm ngoàm miếng gà chiên, ông vừa hỏi tôi:

Khaan. Trước đây trong chiến tranh VN, ông đi binh chủng nào? Đóng ở đâu?

Tôi hả? Tôi ở trong binh chủng Không Quân. Trước đây đơn vị tôi đóng ở Phan Rang. Tôi ở trong quân ngũ không lâu, chỉ từ 1972 cho đến ngày miền Nam nước tôi rơi vào tay CS miền Bắc. Còn ông?

Tôi là lính Thủy Quân Lục Chiến sang VN năm 1966. Ở tại căn cứ Long Bình một thời gian. Sau đó đơn vị tôi chuyển ra Đà Nẵng và cuối cùng đóng tại Khe Sanh.
 
Ông vừa ăn vừa kể tôi nghe về một vài kỷ niệm ở VN trước đây, ông nói một vài tiếng Việt còn nhớ được với cách phát âm lơ lớ như những từ: "Chào ông, chào bà, chào cô… con gái VN đẹp lắm, nước mắm… đi đi…mau…cám ơn ông…"
Chúng tôi vừa ăn vừa nói cười thật cởi mở. Tôi cũng kể cho Bill nghe về đơn vị của tôi trước đây và một vài kỷ niệm vui thời lính tráng. Trong thoáng chốc, chúng tôi nói chuyện, cười đùa với nhau như hai người bạn hồi nào không hay. Bill kể tôi nghe thêm nhiều kỷ niệm về đời lính của ông và trận đánh ông tham dự lần cuối ở Khe Sanh:

Trong trận đánh ngày 21 tháng Giêng năm 1968, tôi bị thương nặng và được đưa về bệnh viện Dã Chiến chữa trị tạm thời, sau đó họ đưa tôi về bệnh viện ở Đà Nẳng tiếp tục chữa trị. Cuối năm 1968, tôi được giải ngũ và về lại Mỹ.

Bill giở áo lên chỉ cho tôi thấy những vết sẹo còn để lại sau mấy ca phẫu thuật. Nhìn những vết sẹo dài còn để lại trên ngực và bụng của Bill, tôi có thể đoán vết thương của ông lúc đó chắc là ghê gớm lắm. Lấy tay chỉ chỉ vào những vết sẹo đó, ông nói:

Những vết sẹo này từ năm 1968 đã là một phần cơ thể gắn bó thân thiết với tôi. Tôi tự hào đã có những vết sẹo này, tuy nhiên rất lấy làm tiếc là chúng ta đã không đạt được mục đích. Cái giá tôi trả và phần thân thể tôi để lại ở chiến trường VN đã không được đền bù xứng đáng. Tiếc thật!

Bill cho tôi biết trong lần bị thương đó, để cứu ông các bác sĩ quân y đã phải làm nhiều cuộc phẫu thuật lấy mảnh đạn trong người, cũng như cắt bớt và may vá nhiều khúc ruột. Ngoài ra các bác sĩ còn phải đặt một thanh sắt, bắt vít nối xương ống chân phải của ông.
 
Tôi nhìn gương mặt Bill, cặp mắt ông không biểu lộ một nét thù hận hay bực bội nào cả khi nói về những vết thương cũ! Hình như thời gian đã phôi pha và xoa dịu đi những đớn đau, mất mát mà ông đã trải qua. Chúng tôi im lặng tiếp tục ăn, không ai nói với ai thêm lời nào nữa một lúc khá lâu. Có vẻ như Bill đang nhớ lại một vài kỷ niệm cũ trước đây. Tôi nghe thấy ông lẩm bẩm hai chữ Khe Sanh, Khe Sanh... vài ba lần trong khi đang ăn và đôi mắt ông hình như đang mơ màng về một cõi xa xăm nào đó. Đầu óc tôi ngập tràn nỗi xúc cảm không tả được. Trước mặt tôi là một người Mỹ già xa lạ. Một người mà nếu không có chiến tranh xảy ra ở đất nước tôi, có lẽ ông ta sẽ không hề biết tới VN là gì, nói chi tới những địa danh như Long Bình, Đà Nẳng, Khe Sanh… vậy mà cho tới bây giờ, sau mấy chục năm ông vẫn còn nhớ và phát âm khá chuẩn tên những địa danh này bằng tiếng Việt. Chiến tranh đã tình cờ mang ông đến với một quốc gia có cái tên gọi Việt Nam nghe thật xa lạ, nơi ông đã chiến đấu để bảo vệ lý tưởng Tự Do cho người dân nơi đó và ngay cả đã hy sinh xương máu cho một đất nước mà trước đó ông không hề biết tới. Trước mặt tôi, người Mỹ đó giờ đây lại là một người không nhà cửa, sống một cuộc sống lây lất không có ngày mai. Còn tôi, một kẻ tị nạn đang ăn nhờ ở đậu nơi xứ sở của chính ông, lại là người may mắn hơn ông nhiều. Ít ra tôi có được một ngôi nhà xinh xắn, một mái ấm gia đình, một công việc đàng hoàng và con cái tôi đang thọ hưởng nền giáo dục tốt đẹp nơi xứ sở của ông… Tôi không thể nào ăn được nữa, một điều gì đó đang dâng lên trong lòng khiến tôi nuốt không vô nữa:

Này Bill. Tôi có thể hỏi ông một vài câu liên quan tới cá nhân ông được không?

Bill ngước mắt lên nhìn tôi, ngạc nhiên:

Cá nhân tôi? – Ông cười – Cá nhân tôi thì đâu có gì đâu mà không hỏi được.

Sau khi ông giải ngũ, ông đã làm gì? …và tại sao …tại sao ông lại trở nên… thế này? Xin lỗi Bill. Ông không cần phải trả lời câu hỏi này, nếu ông không thích. – Tôi hỏi và cảm thấy không được tự nhiên lắm với câu hỏi đường đột này –

Với tay lấy tờ giấy napkin lau miệng, Bill cười:

Ồ! Không sao cả. Lâu lâu có dịp ôn lại chuyện cũ cũng thú vị lắm. Ông hỏi tôi sau khi tôi giải ngũ hả?? Tôi làm lặt vặt một vài việc để kiếm sống rồi quyết định quay lại college lấy cho xong bằng 2 năm, sau đó vào làm việc cho một hãng chế biến đồ nhựa. Tại đây tôi gặp một người đàn bà và sau một thời gian quen biết đã kết hôn với người này. Năm đó là năm 1974 và lúc đó tôi đang ở Houston. Vợ chồng chúng tôi có một đứa con gái và sống hạnh phúc lắm. Nhưng sau 6 năm chung sống hạnh phúc, sóng gió bắt đầu nổi lên khi tôi bị laid off. Những cuộc cãi vã xảy ra, ban đầu thì còn ít và còn có lý do chính đáng, nhưng sau đó thì xảy ra gần như mỗi ngày mà toàn là những cuộc cãi vã không đâu ra đâu! Chuyện gì chúng tôi cũng có thể gây gổ với nhau được. Cuối cùng vợ tôi lấy cớ tôi hay uống rượu không lo kiếm việc làm và nộp đơn ly dị. Toà án phán mọi chuyện lỗi ở nơi tôi. Như ông biết đó, ở xứ này cứ 100 vụ ly dị là gần như 99 vụ đàn ông là người gây ra lỗi. Thế rồi vợ tôi được phép giữ đứa con gái và tôi phải trợ cấp nó cho đến khi nó đủ tuổi thành niên. Từ đó những việc làm kế tiếp của tôi bao nhiêu lương lãnh về, sau khi trừ chi phí trợ cấp cho con gái, còn thì chỉ đủ để tôi sống qua ngày mà thôi. Dù vậy tôi cũng cố gắng làm tròn bổn phận của mình và trợ cấp con gái tôi cho đến khi nó trưởng thành. Bây giờ nó đã có chồng và nghe nói đang sống tại một nơi nào đó ở Florida thì phải.

Thế ông không gặp con gái thường xuyên sao? – Tôi hỏi chen vào khi thấy ông ngưng lại nửa chừng.

Lần cuối tôi gặp nó lúc đó nó chưa có chồng, cách đây cũng hơn 10 năm rồi. Từ đó tôi không gặp nó nữa. Nhiều năm trước tôi nghe có người nói nó đã lập gia đình với một tay nào đó bán insurance và di chuyển về Florida. Như vậy cũng tốt. Xin Chúa ban phước lành cho vợ chồng nó.

Con gái ông có biết ông gặp khó khăn như thế này không? Và có giúp đỡ gì cho ông không? – Tôi tò mò hỏi -

Không. Nó hoàn toàn không biết - Bill nhún vai nói tiếp – Tôi cũng không cần nó phải giúp tôi. Nó cứ lo cho thân nó với chồng con nó là tốt rồi. Tôi nghĩ tôi OK.

Tôi không khỏi ái ngại nhìn Bill, gương mặt ông vẫn bình thản khi nói về người con gái duy nhất của mình:
Ngoài cô con gái và người vợ trước ra, ông còn người thân nào không?

Người thân của tôi hả? Còn chứ. Nhưng xin ông chờ tôi một chút, để tôi lấy thêm nước uống rồi trở lại kể tiếp cho ông nghe.

Không đợi tôi trả lời, Bill cầm ly giấy nước ngọt đã uống hết, đứng dậy đến chỗ mấy bình nước ngọt bày sát vách tường và bắt đầu "refill". Nhìn ông ta đang đứng lấy thêm nước ngọt và nghĩ về câu chuyện dở dang ông vừa kể, tôi thật khá ngạc nhiên với lối sống của người Mỹ. Tôi cứ tưởng ông ta không còn ai thân thuộc nên mới sa vào cảnh khó khăn đến thế. Đâu ngờ ông ta còn có con gái và người thân khác. Còn đang suy nghĩ lang mang thì Bill quay trở lại:

Xin lỗi đã bắt ông đợi. Tôi đang kể đến đâu rồi nhỉ?

Về người thân của ông….

À. À. Người thân của tôi. – Ông chậm rãi uống nước ngọt – Chà! Hôm nay thật là thoải mái. Cám ơn ông Khaan. God Bless. Về người thân của tôi hả? Tôi hiện còn cô em gái đang sinh sống với chồng con ở Kentucky. Gia đình cô ta cũng OK. Thỉnh thoảng đi đâu ngang qua, tôi cũng có tạt qua ghé thăm vợ chồng cô ta. Ngoài ra, tôi có mấy cousins ở rải rác đâu đó tôi cũng không biết rõ nữa. Lâu quá rồi không gặp họ.

Xin lỗi cho tôi hỏi thẳng câu này. Tại sao ông không kiếm một việc làm để đỡ phải vất vả?

Đâu có ai muốn mướn tôi mà làm. Chắc ông nghĩ là tôi làm biếng không chịu đi kiếm việc làm phải không? Để tôi kể cho ông nghe tiếp. Sau cuộc hôn nhân lần đầu và sau nhiều năm trợ cấp cho con gái tôi đến khi trưởng thành. Cuối cùng tôi cũng thoát được sự ràng buộc của luật pháp để lo cho mình tôi thôi. Vào khoảng năm 1995- 1996 gì đó, tôi kiếm được một công việc tài xế xe tải lương rất khá, lại hợp với sở thích đi đây đi đó của tôi nữa. Cuộc sống của tôi sung túc dần và tôi nghĩ tới chuyện sống chung với một người đàn bà khác lần nữa. Cuối năm 1997, tôi gặp Christina trong một Country Club ở Dallas và chúng tôi mau chóng say mê nhau. Thú thật chưa có người đàn bà nào mà tôi chết mê chết mệt như Christina. Nàng có hai đứa con trai với một đời chồng trước. Hai đứa con trai này sống riêng với bạn gái, thỉnh thoảng mới về gặp nàng một lần. Sau một thời gian hẹn hò, chúng tôi quyết định chung sống với nhau. Chúng tôi mua một căn nhà nhỏ và sống thật hạnh phúc bên nhau ở một khu ngoại ô Dallas. Tôi vẫn còn giữ chân tài xế xe tải và Christina đang làm thư ký cho một kho hàng. Với lợi tức của hai chúng tôi phải nói là sống khá thoải mái. Tôi nghĩ là sau bao vất vả, cuối cùng Chúa cũng ban cho tôi một tình thương và mái ấm gia đình như ý muốn. Dự tính của hai đứa chúng tôi là ráng làm thêm vài năm nữa thì tôi sẽ thôi không lái xe tải và sẽ mở một cửa hàng nhỏ nào đó sống yên bình bên nhau. Nhưng…

Kể tới đây, giọng của Bill như chùng lại, lần đầu tiên tôi thấy đôi mắt ông biểu lộ một nỗi buồn man mác. Ông ngưng lại nửa chừng, nhìn ra ngoài qua khung cửa kính tiệm Fried Chicken nơi có mấy con chim bồ câu từ đâu đang sà xuống trước bãi đậu xe tìm thức ăn. Nắng ở bên ngoài đã bớt đi cái gay gắt khi nãy. Một vài thực khách bước vào gọi những phần gà chiên mang về nhà cho buổi ăn chiều. Tôi nhìn Bill, biết ông đang xúc động, nên không dám làm kinh động ông. Thú thật cá nhân tôi như bị cuốn hút vào câu chuyện của ông già Mỹ này. Ở ông có một nét gì đó tôi thấy cảm thông lắm, điều này phải chăng do buổi nói chuyện ngày hôm nay có sức thuyết phục tôi về một câu nói ai đó đã từng nói: "Đằng sau mỗi một người, ai cũng đều có một tâm sự riêng." Tôi rất tò mò muốn biết câu chuyện của ông ta như thế nào, nhưng nhận thấy ông đang xúc động nên đành nén lại:

Bill? Ông có sao không? Ông có muốn về chưa? Tôi sẽ chở và thả ông xuống bất cứ nơi nào ông muốn trong thành phố.

 Ồ không. Tôi không sao. Xin lỗi ông. Lâu quá không có dịp nhớ về chuyện cũ nên cảm thấy hơi xúc động. Tôi chưa kể ông nghe hết mà. Tôi sẽ kể ông nghe nếu ông không có bận gì. Rất cám ơn ông đã đối với tôi tốt đẹp thế này. Thật là một buổi chiều tuyệt vời. Đã lâu rồi tôi không có được một buổi chiều đẹp và cũng lâu lắm rồi không có ai đối tốt với tôi như vậy. Cám ơn ông. God Bless.

Tôi nói mấy câu khách sáo lại với ông và hỏi ông có muốn dùng gì thêm không. Ông cám ơn tôi lần nữa và bắt đầu kể tiếp câu chuyện dở dang:

Tôi những tưởng sẽ có cuộc sống an lành bên Christina suốt cuộc đời còn lại với những dự tính tương lai rất bình dị như bao người dân lương thiện khác. Nhưng không ngờ những gì tôi tính toán chỉ là trong mơ mà thôi vì thực tế không bao giờ tôi có được những gì tôi đã mơ ước. Ông biết không. Tôi đâu có bao giờ ngờ vì cứ hay xa nhà trên những chuyến xe tải giao hàng xuyên bang… mỗi tuần chỉ về nhà 1, 2 ngày rồi lại đi tiếp. Khoảng thời gian trống vắng ở nhà một mình, Christina đã có bạn trai khác bù đắp vào. Khi tôi về thì nàng tiếp tôi ra điều yêu thương tôi lắm, nhưng hễ khi tôi xa nhà thì nàng lại có người khác đến. Tôi vẫn cứ một mực làm ăn và không hề hay biết gì về chuyện này cho đến một hôm… vì chuyến xe tải đi giao hàng của tôi bị đình hoãn theo yêu cầu của khách hàng, nên tôi trở về nhà… và bắt gặp ngay tại trận Christina với nhân tình của nàng ở trong phòng ngủ đang làm chuyện mà họ muốn làm. Tôi thật choáng váng với những gì phác giác được và thế là tôi điên tiết lên quất cho đôi gian phu dâm phụ một trận nên thân. Christina lúc đó chống cự lại tôi và lên tiếng bênh vực cho bạn trai của nàng nên càng làm cho tôi nổi điên hơn lên. Sau một cú tát của tôi Christina đã ngã vào con dao do chính nàng cầm lên hăm dọa tôi. Gã bạn trai của nàng lúc đó cũng nằm ngất ngư dở sống dở chết. Nhìn hiện trường, cõi lòng tôi hoàn toàn tan nát, nhưng đầu óc thì lại tỉnh táo vô cùng. Tôi gọi điện thoại 911 báo cáo sự việc xảy ra … Xe cảnh sát và cứu thương tới. Họ bắt tôi ngay sau đó và không may cho Chirstina đã chết trên đường đưa tới bệnh viện, còn thằng bạn trai của nàng thì chỉ bị thương nặng. Sau đó ra tòa… tôi bị khép vào tội cố ý hành hung người gây thương tích, kèm theo tội ngộ sát. Cuối cùng nhận bản án 9 năm về hai tội trạng này.

Tôi được thả về sau hơn 7 năm thụ án với hạnh kiểm tốt, tuy nhiên cuộc đời tôi thay đổi hẳn từ đó. Việc làm chẳng những khó kiếm vì ai nấy khi thấy lý lịch của tôi cũng đều né tránh. Tôi đã nộp đơn xin việc ở nhiều nơi, nhưng không chỗ nào nhận! Những việc làm tay chân họ cũng chỉ mướn tôi khi cần thiết 1, 2 ngày rồi thôi. Cuối cùng chính bản thân tôi cũng không còn muốn phấn đấu hoặc tha thiết đến chuyện kiếm việc làm nữa. Để làm gì? Khi người ta đã không muốn thuê mướn mình thì có đi van nài cũng vô ích! Từ đó, nếu ai cần mướn tôi làm gì thì tôi làm nấy. Còn không thì mỗi ngày với số tiền khách vãng lai bố thí cho, tôi cũng đủ sống rồi. Hoặc cùng lắm thì cũng có những nơi từ thiện giúp chúng tôi thực phẩm lây lất qua ngày cũng không sao. Bây giờ thú thật tôi không nghĩ gì nhiều cho bản thân nữa hết. Chúa muốn tôi thế nào thì tôi vâng lời thế đó, không bận tâm làm gì cho mệt. Xin ông đừng tìm cách khuyên lơn tôi. Nếu ông có lòng tốt hoặc thương hại, giúp tôi được chút gì, tôi hoan hỉ nhận lấy và cầu ơn Chúa ban phước cho ông. Nhưng xin đừng cố gắng khuyên tôi vì tôi sẽ không nghe đâu. Tôi tự biết tôi đang làm gì và bằng lòng với những gì mình đang làm.

Tôi im lặng nghe ông kể hết câu chuyện mà trong lòng cảm khái vô cùng. Thành thật mà nói, không đợi ông dặn trước. Nếu muốn khuyên một câu, tôi cũng không biết phải khuyên như thế nào nữa. Tôi nghĩ nên im lặng và tôn trọng ý của ông thì hơn. Có thể vì mình là người ngoài cuộc, nên không cảm nhận được hết cái phẫn uất của cuộc đời và những bất hạnh dành cho ông. Chúng tôi ngồi yên một lúc thật lâu. Sau khi kể xong câu chuyện đời mình, đôi mắt Bill có vẻ đăm chiêu hơn. Tôi nhìn ông và lái sang chuyện khác:

Này Bill. Tại sao ông vẫn còn mang trên ngực áo huy hiệu lá cờ VNCH của chúng tôi?

Bill cúi xuống nhìn ngực áo của mình, miệng nở lại nụ cười hiền hoà như trước:

Khi tôi đến VN tuổi còn rất trẻ, khái niệm về độc lập, tự do, chiến tranh, hoà bình tôi chưa rõ ràng lắm. Là một người lính, lệnh bảo như thế nào thì làm theo như thế đó. Quân đội mà! Nhưng thời gian chiến đấu tại VN, tôi đã thực sự hiểu rõ ý nghĩa của những điều này và thực sự trưởng thành nhiều. Tôi thấy rõ bản chất hiền hoà của người dân miền Nam ở đây và tại sao người dân miền Nam phải chiến đấu để bảo vệ cho sự Tự Do của họ. Tôi hiểu và thấy rõ ý thức hệ của hai miền Nam, Bắc ở VN khác nhau như thế nào và dần dần tôi ý thức được nhiệm vụ của mình và rất tự hào đã góp phần vào công cuộc bảo vệ Tự Do cho miền Nam VN. Ngay cả khi tôi bị thương suýt bỏ mạng tại Khe Sanh và mãi cho tới bây giờ, tôi không mảy may hối tiếc chút nào cả vì tôi nghĩ tôi đã phục vụ cho đất nước tôi khi chiến đấu bảo vệ lý tưởng Tự Do tại chiến trường VN. Chỉ tiếc là chúng ta đã thất bại. Chúng ta đã thất bại bởi vì những dị biệt chính trị của các chính khách ở đất nước tôi cuối cùng đã thay đổi và nhượng bộ luôn chính sách ở chiến tranh VN. Chúng ta đã thất bại vì đường lối và ý muốn của các cấp lãnh đạo, nhưng những người lính chiến như tôi và ông thì không hề thất trận. Tôi không nghĩ thế. Cho tới giờ phút này, tôi vẫn hãnh diện về những gì đồng đội và cá nhân tôi đã làm ở VN. Chúng tôi chiến đấu vì một lý tưởng tốt. Tôi mang phù hiệu lá cờ VNCH như một tự hào đã có lần chiến đấu cho sự Tự Do của quốc gia này.

Tôi không tránh khỏi xúc động với những lời của Bill. Đây đúng là lời nói chân tình của một đồng minh đã từng sát cánh với quân đội VNCH trong lý tưởng bảo vệ Tự Do cho quê hương tôi:

Cám ơn ông đã nói lên những lời nói khẳng khái vừa rồi. Lời nói của ông làm tôi kính phục và cảm thấy chúng tôi đã nợ ông và đất nước của ông quá nhiều trong nhiệm vụ bảo vệ lý tưởng Tự Do qua cuộc chiến ở VN trước đây. Ông nói đúng. Chúng ta thất bại vì có những dị biệt trong chính trường ở nước ông nhưng quả thật quân đội của Hoa Kỳ và quân đội VNCH của chúng tôi không hề thất trận.

Đột nhiên gương mặt Bill trở nên buồn bã và giọng nói chùn hẳn xuống:

Tuy thế, chiến tranh VN đã để lại cho chúng tôi nhiều đau buồn mãi cho tới hôm nay. Trong trận đánh Khe Sanh mà tôi đã bị thương và may mắn được cứu sống, có hai người bạn thân thiết nhất của tôi đã tử trận. Mỗi năm vào ngày lễ Memorial Day, tôi đều về Washington DC nơi có tấm bia tưởng niệm các chiến sĩ đã bỏ mình trong chiến tranh VN. Tên hai người bạn nằm xuống của tôi được khắc trên đó. Mỗi năm vào ngày lễ này, tôi đều đến tưởng niệm hai người bạn tôi dưới tấm bia đó. Sắp tới lễ Memorial Day nữa rồi, nhanh thật. Gần tới ngày này là tôi mặc lại chiếc áo trận ngày xưa để tưởng nhớ tới những người đã ngã xuống và để chứng tỏ trong bất kỳ hoàn cảnh nào, tôi vẫn là một Veteran trong chiến tranh VN.

Lời nói của Bill làm tôi sực nhớ sắp tới ngày lễ cựu chiến binh rồi. Ở Hoa Kỳ, ngày lễ này được tổ chức mỗi năm vào ngày thứ Hai cuối cùng của tháng 5. Memorial Day năm nay sẽ rơi vào ngày thứ Hai, 29 tây tháng 5 năm 2006. Tôi nói:

Ông nói đúng. Chiến tranh đã để lại biết bao mất mát, đau buồn cho những người còn lại. Tôi cảm thông sâu sắc những gì ông vừa nói và thành thật chia buồn về sự mất mát hai người bạn thân của ông. Bao giờ ông sẽ đi Washington DC? Ông có đi diễn hành trong ngày lễ này không?

Hai hôm nữa tôi sẽ đi. Ông nói diễn hành hả? – Bill lúc lắc đầu - Không. Tôi không cần những thứ đó. Trước đây tôi có tên trong hội Cựu Chiến Binh nhưng lâu rồi không còn liên lạc, sinh hoạt gì với hội nữa. Tôi chỉ mang đến cho hai bạn tôi hai cành hoa đặt dưới chân bức tường lưu niệm có khắc tên họ và ngồi tưởng nhớ lại những kỷ niệm xưa giữa tôi và họ khi còn ở chiến trường VN. Thế thôi! Tôi tự hứa sẽ đến thăm họ mỗi năm một lần nếu sức khoẻ tôi cho phép.

Tôi nhìn Bill, càng lúc càng kính phục ông hơn qua những gì ông nói:

Hai hôm nữa ông sẽ đi à! Ông đi Washngton DC bằng phương tiện gì? Ông có trở về lại đây không?

 Bill cười lớn, hàm râu quai nón rung rung theo tiếng cười:

 Dễ mà. Tôi sẽ đi bằng bất cứ phương tiện nào tôi có thể kiếm được. Quá giang, xe bus… đi tới đâu cũng sẽ có người giúp đỡ tôi cả. Ông đừng lo.

Ông nheo mắt nhìn tôi một cách hóm hỉnh rồi nói tiếp:

Tôi đi đâu cũng sẽ gặp người tốt như ông mà, lo gì. Ông tin tôi đi. Tôi sẽ tới Washington DC đúng vào dịp lễ Memorial Day. Ở đó một vài ngày, sau đó lại lang thang. Ông biết đấy. Homeless như tôi thì ở đâu chẳng được. Có thể tôi sẽ về lại đây. Có thể sẽ đến một nơi nào đó tôi cũng chưa biết được.

Chúng tôi ra khỏi quán Golden Fried Chicken thì đã chiều lắm rồi. Nắng gần như tắt hẳn mặc dù mặt trời tháng Năm ở Texas như vẫn còn tiếc nuối chút ngày hè và còn lãng vãng đâu đó ở chân trời xa chưa chịu chìm xuống hết. Những con chim bồ câu tìm mồi trên bãi đậu xe lúc nãy đã bay đi đâu mất. Tôi hỏi Bill nơi ông muốn tôi chở trở về khi hướng xe ra phía xa lộ 35. Ngồi bên cạnh, Bill có vẻ thoải mái với không khí mát dần lên của máy lạnh trong xe. Ông luôn miệng cám ơn tôi về "một buổi chiều đẹp tuyệt vời" và lập đi lập lại nhiều lần hai chữ God Bless. Tôi tắp vào bãi đậu xe của một siêu thị ở góc ngã tư North Lamar và Braker Lane nơi Bill muốn tôi thả ông xuống. Tôi bước xuống xe, đặt vào tay Bill tờ giấy bạc $20 và bắt tay từ giã ông:

Bill. Cám ơn ông. Hôm nay chính ông mới là người đã cho tôi một buổi chiều đẹp tuyệt vời qua câu chuyện của ông. Tôi xin chúc ông đi Washington DC được bình yên và gặp nhiều may mắn. Hy vọng chúng ta còn có dịp gặp lại nhau.

Hình ảnh Bill với cái túi đeo trên vai bước xa dần, lẩn khuất giữa những hàng xe trong bãi đậu xe của siêu thị Albertson khi màn đêm từ từ buông xuống và câu chuyện đời ông vẫn cứ bám theo tôi trên đường lái xe về nhà. Từ hôm đó đến nay, tôi không gặp lại Bill nữa. Ở ngã tư trên đường tôi đi làm về mỗi ngày, bây giờ có một người Mễ đứng bán hoa hồng cho những xe qua lại. Tuy nhiên như một thói quen, hễ gần đến ngã tư này là tôi lại đưa mắt tìm xem Bill có đứng đó không.

Hình ảnh người Mỹ già homeless ngày nào và câu chuyện của ông ta vẫn là một kỷ niệm khó phai mờ trong tôi. "May God Bless you, Bill."

                                                                                                    Vĩnh Khanh

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 29/Apr/2024 lúc 2:59pm

Hàn Gắn Vết Thương 30/04/1975 


Chỉ còn vài ngày nữa là đến Ngày Quốc Hận 30 tháng Tư!


 Trong khi nhiều bài viết về Ngày Quốc Hận được bạn hữu chuyển đến tôi, tôi không dám đọc thì làm thế nào tôi đủ can đảm viết về 30/04/1975 để tự đào sâu vào vết thương không bao giờ lành trong trái tim mang nhiều thương tổn của tôi?


Rất nhiều người trong tập thể người Việt tỵ nạn và những người thoát khỏi ngục tù cộng sản Việt Nam (csVN) theo diện H.O. (Humanization Organization, tổ chức nhân đạo) hay diện Đoàn Tụ O.D.P. (Orderly Departure Program) cũng mang trái tim nhiều thương tổn như tôi. Nhưng, không hiểu tại sao tôi lại nghĩ rằng: Quý vị tỵ nạn theo điện H.O./O.D.P. được may mắn hơn chúng tôi – lớp người tỵ nạn đầu tiên được Hoa Kỳ và các nước Tự Do tiếp nhận.

Thật vậy, khi quý vị H.O./O.D.P. đến Hoa Kỳ hoặc các nước Tự Do khác thì những khó khăn và nhục nhằn mà chúng tôi phải gánh chịu lúc ban đầu đã được “hóa giải” rất nhiều.

Sự “hóa giải” đó là: Ngay sau khi rời bất cứ phi trường nào tại Hoa Kỳ, quý vị H.O./O.D.P. cũng có thể thoải mái vào chợ Việt Nam hoặc chợ Á Đông, mua chai nước mắm; vào tiệm phở gọi tô phở. Quý vị học lái xe hay bất cứ nghề gì hoặc cần liên lạc với văn phòng di trú/tòa đô chính/trường học, v.v... đều gặp được nhân viên người Việt hướng dẫn. Quý vị bị bệnh, cần bác sĩ/nha sĩ hoặc phải vào bệnh viện cũng có y tá/bác sĩ/nha sĩ người Việt...


Tôi vẫn nhớ, cuối thập niên 70, vài tờ báo ở California và Houston đã nhận xét rằng: Đa số người Việt tỵ nạn đầu tiên được xem là thành phần ưu tú của miền Nam Việt Nam. Nhớ lại, trong những lúc sắp hàng lãnh thức ăn tại trại tỵ nạn hoặc lên xe “bus” chuyển trại, quả thật, tôi đã gặp/thấy rất nhiều nhân vật ưu tú của miền Nam Việt Nam.

 tTheo tôi hiểu, đa số thành phần ưu tú của miền Nam Việt Nam thường xuất thân từ trường Pháp. Đã học chương trình Pháp mà còn mang trong lòng niềm tự trọng lớn lao của một công dân dưới chính thể Việt Nam Cộng Hòa (VNCH),  cho nên, đa số người tỵ nạn đầu tiên đều phải chấp nhận làm bất cứ ngành/nghề nào lương thiện, miễn có tiền nuôi gia đình bên này và gửi – qua ngã Canada và Pháp – nhờ chuyển về thân nhân còn “kẹt” bên Việt Nam chứ không hề “mánh mung” để xin tiền trợ cấp của chính phủ Hoa Kỳ.

Nhờ sự hy sinh vô bờ của những người tỵ nạn đầu tiên mà thế hệ người Việt di tản thứ II mới vươn lên, tạo được nhiều thành quả tốt đẹp!

Trong khi những người Việt tỵ nạn đầu tiên chưa kịp vui với thành quả ngoạn mục do thế hệ di dân thứ II tạo nên thì những người Việt tỵ nạn đầu tiên đã bị csVN sĩ nhục bằng những câu đầy xấc xược và vô giáo dục: “Bọn ‘niếm’ gót giày đế quốc Mỹ” / “‘Nũ’  phản động ‘đu càng’ theo bọn sen đầm quốc tế”/ “Bọn ‘nính’ ‘đánh thuê’” / “Bọn ‘Ngụy’ Saigon” / “Bọn ‘ba que’”...

Thế mà, khi Việt Nam gặp thiên tai, người csVN lại không biết ngượng, gọi người Việt tỵ nạn là “khúc ruột ngàn dặm”!

Nếu người Việt tỵ nạn thực hiện được khẩu hiệu Tam Vô – vô gia đình/vô Tổ Quốc/vô tôn giáo – như người csVN thì làm thế nào toàn nước Việt Nam “qua” được những cơn thiên tai và thời “bao cấp”?

Đến thập niên 90, nhận ra sự vươn lên rực rỡ của người Việt ty nạn, người csVN kêu gọi “Việt kiều” về Việt Nam góp sức xây dựng đất nước.

Tôi không rõ có bao nhiêu người Việt đã tin lời csVN, trở về Việt Nam giúp xây dựng quê hương. Nhưng tôi nhớ nhân vật Trịnh Vĩnh Bình – “vua chả giò” tại Hà Lan đã cùng gia đình vượt biên đến Hà Lan, năm 1976 – lại bán hãng chả giò, đem tài sản về Việt Nam đầu tư.

Chỉ sau một thời gian không dài, tin Trịnh Vĩnh Bình bị csVN bắt, nhốt tù, tài sản bị csVN tịch thu được loan truyền. Chính quyền Hà Lan phải can thiệp, Trịnh Vĩnh Bình mới được tại ngoại.


Tôi chưa kịp vui khi đọc tin Trịnh Vĩnh Bình được tại ngoại thì con tôi cho biết con tôi sắp về Việt Nam dạy tại đại học Kinh Tế trong ba tháng Hè!

Tôi hoảng hốt tột độ! Minh – Bố của các con tôi và cũng là cựu Hải Quân trung tá – và tôi đều hết lời khuyên ngăn; nhưng con tôi cũng vẫn không thay đổi quyết định! Tôi than:

-Con biết rồi, ông Ngoại đã bị Việt Minh – tiền thân của csVN – chiêu dụ, đi theo kháng chiến chống Tây. Sau khi csVN chiếm được miền Nam Việt Nam, ông Ngoại và các Cậu của con bị csVN nhốt tù; bà Ngoại, các Dì và cậu Út bị đuổi đi kinh tế mới; nhà/đất của ông bà Ngoại bị csVN tịch thu. Cậu Út và các Dì không được đi học; vì ông Ngoại là Phó Thị Trưởng Nội An thị xã Cam Ranh! Con đã về Việt Nam, đi ngang ngôi nhà của ông bà Ngoại và con cũng đã ghé nhà của mình ở Thị Nghè, con thấy ai ở trong đó rồi. Như vậy chưa đủ hay sao mà bây giờ con lại muốn quay về giúp những người đã cướp đoạt tất cả rồi đưa gia đình ông bà Ngoại đến đường cùng?

-Theo luật đào thải của thiên nhiên, thế hệ của người csVN đã tàn phá quê hương Việt Nam sẽ không còn. Con chỉ nghĩ đến những thế hệ người Việt kế tiếp. Mình nên tiếp xúc và hướng những thế hệ kế tiếp xa dần cái ác.

Minh và tôi chỉ biết đi chùa/cầu nguyện cho con tôi.

Hai mùa Hè, con tôi rời Hoa Kỳ và trở về bình an và đúng hẹn.

Mùa Hè thứ ba, lớp học chỉ mới bắt đầu được vài tuần, con tôi đột ngột trở về Mỹ và cho biết, sẽ không về Việt Nam dạy nữa.

Tôi mừng quá! Trong bữa cơm sum họp gia đình, con tôi kể lại:

-Sáng hôm đó, con đang giảng bài và sinh viên đang chăm chú nghe giảng bình thường như mọi ngày. Bất ngờ, một nhóm người mặc sắc phục công an xông vào, không nói năng gì cả, đi vòng quanh lớp, lục tung mọi thứ. Con bảo: “Đây là lớp tôi đang dạy, tôi chịu trách nhiệm. Các Bác/các Chú cần gì, phải cho tôi biết, trước khi các Bác các Chú hành động.” Một ông trả lời: “Cô dạy thì cô cứ dạy; kiểm soát là bổn phận của chúng tôi.” Con đáp: “Các Bác/các Chú vui lòng chờ một tý để tôi liên lạc với ông Hiệu Trưởng.” Nói xong con rời lớp, đến văn phòng Hiệu Trưởng, trình bày sự việc. Ông Hiệu Trưởng đáp: “Cô chờ cho nhân viên công quyền thi hành bổn phận xong rồi cô dạy cũng được, có sao đâu.” Con đáp: “Bao nhiêu năm dạy học tại một nước văn minh, tiên tiến nhất thế giới, chưa bao giờ tôi gặp trường hợp nào tương tự như trường hợp này. Tôi sẽ không dạy tại trường này nữa. Bye!”

Kể đến đây, con tôi nhìn tôi, đùa:

-“Bà Già” hết lo chưa?

Tôi cười vui. Minh hỏi:

-Con có biết tại sao công an bất ngờ vào lớp con đang dạy để lục tung mọi thứ như vậy hay không?

-Dạ, không.

Minh tiếp:

-Con có hiểu tại sao khi hay tin con nhận lời về Việt Nam dạy học Măng đã hoảng hốt/lo sợ hay không?

-Dạ, bây giờ thì con hiểu!

-Con hiểu như thế nào?

-Dạ, vì Ba từng là một sĩ quan cao cấp và Măng viết báo, có thể csVN sẽ không để con yên!

Trên đây là hai câu chuyện thật về những người Việt tỵ nạn đã tin theo lời kêu gọi của người csVN để trở về Việt Nam xây dựng lại quê hương; còn bao nhiêu người tỵ nạn khác bị csVN lừa, tôi không biết, tôi không viết.

Gần đây, bạn hữu chuyển đến tôi Quyết Định số 1334-QĐ-TTg, ký tại Hà Nội ngày 10 thang 11 năm 2023, nhưng tôi không đọc; vì tôi không muốn bị csVN lừa.

Viết đến đây, tôi chợt nghĩ, có thể người csVN – sau thời gian dài tiếp xúc với nền văn minh Tây phương – đã bớt xảo trá. Thế là tôi đọc Quyết Định 1334.

Đọc xong Quyết Định số 1334 của csVN, tôi cười mỉm, lắc đầu! Tổng thể của Quyết Định số 1334 gồm gần 5,000 – năm ngàn – chữ, tôi không thấy được dòng nào nhắc đến nỗi bi thương/sầu thảm/uất hận của người Việt tỵ nạn trong giai đoạn đầu khi phải lìa xa quê hương, đi làm với đồng lương tối thiểu $2.10 đô la một giờ! Chưa có ai trong chúng tôi có được chiếc xe hơi “cà tàng”! Đi làm, có người phải đi bộ/đi xe “bus”/đi xe đạp “mượn”, như Minh và tôi.

Tôi cũng không thấy Quyết Đinh 1334 đề cập đến số tài sản khổng lồ của người miền Nam Việt Nam mà người csVN đã tịch thu và chiếm ngụ.

Số tài sản này tuy vô cùng lớn lao và quý giá, nhưng, tôi không tiếc bằng sức khỏe/kiến thức/tuổi thanh xuân/và cuộc đời của không biết bao nhiêu trí thức và tinh hoa của miền Nam Việt Nam phải bị hao mòn/tàn tạ/hủy hoại dưới bàn tay sắt máu của người csVN trong các trại tù trá hình, gọi là trại cải tạo!

Tôi cũng không thấy Quyết Định 1334 nhắc lại lời csVN kêu gọi “Ngụy quân/Ngụy quyền” trình diện “học tập” đem theo tiền ăn cho 10 ngày!

Năm 1975, người csVN xâm phạm Hiệp Ước đình chiến, vượt vĩ tuyến 17 giết hại chúng tôi; chúng tôi đã “bỏ của chạy lấy người”. Nhờ Hải Quân VNCH cứu và chúng tôi trở thành người Việt tỵ nạn tại Hoa Kỳ. Người csVN dùng nhiều danh từ rất hạ cấp để mạc xác chúng tôi.

Gần nửa thế kỷ sau, năm 2024, con cháu của người Việt tỵ nạn thành đạt; chúng tôi đang nhàn hạ hưởng già, thì, một lần nữa, người csVN lại dồn toàn lực với ý đồ cưỡng đoạt tất cả tài sản vật chất và tài sản trí tuệ mà chúng tôi đã đổ mồ hôi và nước mắt để tạo dựng nên!

Sự tham tàn của người csVN được ghi rõ trên Quyết Định 1334, bằng những “cụm từ” (danh từ của csVN) mạnh bạo như sau: “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN)...” / “Bám sát chủ trương tranh thủ tối đa nguồn lực của NVNONN...” / “Thu hút nguồn lực NVNONN...” / Xác định nguồn lực kiều bào là một nguồn lực có ý nghĩa quan trọng trong tổng thể các nguồn lực từ bên ngoài, cần được tranh thủ để phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.”/ Tăng cường thống nhất nhận thức NVNONN là nguồn lực ngày càng quan trọng ...” / “Thu hút chuyên gia, trí thức, nhân tài NVNONN và lao động người Việt trở về nước...” v.v.

Nguồn lực và tiềm năng của “người Việt Nam ở nước ngoài” – cũng như sự thành đạt tuyệt vời của thế hệ Việt Nam di dân thứ II / thứ III tại hải ngoại – không dễ gì để người csVN “tịch thu” đâu!

Nếu người csVN thật tâm muốn hàn gắn vết thương còn mưng mủ giữa người Việt trong nước và người Việt tỵ nạn thì người csVN – bắt đầu từ năm nay, 2024 – hãy thể hiện bằng thái độ/ngôn từ và hành động khi người csVN tổ chức mừng ngày 30 tháng Tư!

 

 Điệp Mỹ Linh 
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 30/Apr/2024 lúc 10:28am
5107%201%20ChuyenThangTuDenVLiem

Thật kinh hãi khi nhớ hoài chuyện cũ!
Tháng Tư Buồn – Vâng, chuyện Tháng Tư Ðen.
Ðất nước tôi đã có những người hèn,
Vì sợ chết nên âm thầm chạy trước.

Cũng có kẻ vì tham quyền, nhu nhược,
Nên đầu hàng, quy phục… để an thân.
Mặc quân hùng, tướng giỏi, cả thường dân…
Sống hay chết – chả cần! Thây kệ chúng!

Trước tang tóc, họ chẳng hề nao núng,
Miễn làm sao thân họ được an toàn.
Vinh thân rồi thì họ phải lo toan,
Ðể bảo vệ gia tài khi lúc biến.

Chuyện đất nước như chuyện người đi biển,
Hễ sóng to thì neo bến nằm nhà.
Khi bình minh ló dạng, hết phong ba,
Thì rời bến, dong thuyền ra biển cả.

Làm mất nước, họ chẳng hề nhục nhã,
Nay quay đầu quy phục kẻ thù chung.
Nếu không ngu, thì cũng bị khật khùng,
Thôi hết chuyện, chẳng còn gì đáng nói!


Vĩnh Liêm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 130 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.363 seconds.