Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh
Message Icon Chủ đề: NHÀ HÀNG GÒ CÔNG Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 98 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23160
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 29/Nov/2023 lúc 1:29pm

Ngon Sao Bánh Hỏi Thịt Quay






 

Người Mỹ Tho chuyển

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23160
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 30/Nov/2023 lúc 10:19am

Bột ngọt (MSG) thực sự có hại không?

 BM

Bột ngọt (MSG) là loại phụ gia thực phẩm thường được dùng để tăng hương vị. Tuy nhiên, cuộc tranh luận về tác động tiềm ẩn của bột ngọt đối với sức khỏe vẫn đang tiếp diễn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu xem liệu bột ngọt có thực sự là mối đe dọa cho sức khỏe của chúng ta hay không.

Thành phần của bột ngọt


BM


Thành phần chính của bột ngọt là acid glutamic tự do, giúp tăng hương vị của thực phẩm. Tuy nhiên, khi acid glutamic kết hợp với các acid amin khác sẽ trở thành một phần của protein và không có tác dụng tăng hương vị.


Nhiều loại thực phẩm có chứa acid glutamic tự do, chẳng hạn như cà chua, phô mai, nấm, đậu xanh, và một số loại ngũ cốc.


Bột ngọt không phải là acid glutamic tự nhiên và cũng không phải là sản phẩm hóa học tổng hợp. Bột ngọt được sản xuất thông qua quá trình thủy phân hoặc lên men thực phẩm. Cơ thể con người không thể phân biệt được acid glutamic trong bột ngọt và acid glutamic tự nhiên nên quá trình trao đổi chất trong cơ thể của hai dạng này là giống nhau.


Nguồn gốc và tranh cãi xung quanh bột ngọt


BM


Vậy ai đã phát minh ra bột ngọt? Năm 1908, một giáo sư người Nhật tên là Kikunae Ikeda đã phát hiện ra món súp tảo bẹ do vợ ông nấu có hương vị đặc biệt với vị chua, ngọt, đắng, cay không thể tả được. Sau đó, ông chiết xuất những nguyên liệu tạo nên mùi vị đó và chế biến thành gia vị – mà thời nay được gọi là bột ngọt. Kể từ đó, trong hơn thế kỷ qua, MSG đã trở thành một phần gần như không thể thiếu trong các bữa ăn của con người.


Tiếng xấu của bột ngọt đến từ đâu? Quay trở lại những năm 1960, một giáo sư người Hoa Kỳ đã dùng bữa tại một nhà hàng Trung Hoa. Sau bữa ăn, ông cảm thấy không khỏe và xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, tê chân tay, đầu óc choáng váng và buồn nôn. Sau đó, ông đã viết một bức thư ngỏ nêu chi tiết các triệu chứng và suy đoán rằng những triệu chứng này có thể là do ăn bột ngọt. Kể từ đó, người ta đã đặt ra một thuật ngữ cho cụm triệu chứng này là “Hội chứng nhà hàng Trung Hoa.”


BM


Kết quả là nhiều nhà hàng Trung Hoa đã bị ảnh hưởng. Nhiều người bắt đầu liên kết ẩm thực Trung Hoa với bột ngọt, tin rằng bột ngọt gây ra nhiều nguy cơ cho sức khỏe. Một số thậm chí còn bắt đầu tẩy chay thực phẩm Trung Hoa. Cho đến thời nay, trong nỗ lực duy trì hoạt động kinh doanh của mình, một số nhà hàng Trung Hoa vẫn tuyên bố rõ ràng rằng họ không dùng bột ngọt.


Tiêu thụ bột ngọt có gây ra tác dụng phụ không?


BM

Việc tiêu thụ bột ngọt có thực sự gây ra một loạt các triệu chứng? Trên thực tế, gần như không thể tìm ra bằng chứng nào chứng minh tình trạng trên. Vị giáo sư người Mỹ được đề cập ở trên đã không có phản ứng gì sau khi ăn trực tiếp một thìa bột ngọt; nhưng lại xuất hiện các triệu chứng sau khi ăn nhiều món ăn có bột ngọt. Vì vậy, không thể kết luận chắc chắn rằng việc tiêu thụ bột ngọt đã gây ra phản ứng bất lợi cho ông.


Trên thực tế, nhiều nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu về bột ngọt và không ai có thể tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào cho thấy bột ngọt gây ra “Hội chứng Nhà hàng Trung Hoa.”


BM


Vậy tại sao một số người lại gặp phải những phản ứng như vậy? Theo quan điểm thông thường, mỗi người sẽ có độ nhạy cảm khác nhau với các chất khác nhau. Vì vậy, có thể một số người có thể gặp các phản ứng dị ứng như đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn, nôn hoặc phát ban trên da sau khi tiêu thụ thực phẩm có bột ngọt. Tuy nhiên, không rõ có bao nhiêu trường hợp xảy ra phản ứng này. Điều này có thể sẽ khiến một số người đặt câu hỏi về cơ sở cho tin đồn về tác hại của bột ngọt.


Một số kết quả nghiên cứu về bột ngọt


BM

Mặc dù bột ngọt chưa được chứng minh là có hại cho sức khỏe nhưng một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc tiêu thụ bột ngọt thường xuyên có thể dẫn đến tăng cân và ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất.


Điều này là do bột ngọt có hương vị thơm ngon, kích thích sự thèm ăn, dẫn đến nạp quá nhiều calorie và muối, do đó gián tiếp gây ra các vấn đề về tăng cân và trao đổi chất.


Những người tiêu thụ bột ngọt có chỉ số khối cơ thể (BMI) cao hơn và dễ bị thừa cân hơn những người không dùng bột ngọt. Ngoài ra, những người tiêu thụ bột ngọt thường ăn nhiều protein động vật, chất béo, cholesterol và calorie cao hơn trong khi lượng protein thực vật, tổng lượng carbohydrate, chất xơ, tinh bột và magnesium thấp hơn so với những người không ăn bột ngọt.


BM


Một nghiên cứu từ Đại học Harvard thực hiện đã khám phá các phản ứng do ăn bột ngọt. Sau nhiều vòng thử nghiệm, các nhà nghiên cứu kết luận rằng không quan sát thấy tác động lâu dài hoặc trầm trọng nào từ việc ăn bột ngọt và các phản ứng không nhất quán khi kiểm tra lại.


Những điều cần cân nhắc khi ăn bột ngọt


%20BM


Mặc dù không có bằng chứng trực tiếp nào chứng minh rằng bột ngọt có hại nhưng cũng cần phải cân nhắc kỹ khi ăn.


Đầu tiên, glutamate (acid glutamic) là một chất dẫn truyền thần kinh kích thích, rất quan trọng đối với trí nhớ, nhận thức và điều chỉnh cảm xúc. Ăn quá nhiều bột ngọt vào bữa tối có thể gây ra vấn đề về giấc ngủ.


Thứ hai, nếu bạn cảm thấy khó chịu sau khi ăn thực phẩm chứa bột ngọt thì nên tránh ăn bột ngọt trong tương lai.


BM


Trên thực tế, bột ngọt không chỉ có trong thực phẩm Trung Hoa mà còn có trong hầu hết các loại thực phẩm chế biến sẵn. Tuy nhiên, đôi khi nhãn thực phẩm thậm chí còn không ghi rõ sự hiện diện của bột ngọt. Chỉ khi bột ngọt là thành phần chính thì mới được liệt kê trên nhãn.




Dr. Jingduan Yang  _  Khánh Nam

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23160
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 07/Dec/2023 lúc 12:53pm


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 07/Dec/2023 lúc 1:05pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23160
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 11/Dec/2023 lúc 12:44pm

Đã Mắt Với Hàng Chục Loại Bánh Đặc Trưng Miền Tây Tại Lễ Hội Bánh Dân Gian Nam Bộ

Hết ngày 2/5, Lễ hội bánh dân gian Nam bộ 2023 tổ chức tại Cần Thơ chính thức khép lại. Hàng ngàn khách du lịch, người miền Tây đi làm ăn xa trở về địa phương được thỏa thích thưởng thức hàng chục loại bánh dân gian đặc trưng của miền Tây sông nước.

Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ năm nay tổ chức từ 28/4 đến 2/5 tại TP. Cần Thơ, với chủ đề "Bảo tồn và phát huy giá trị Bánh dân gian Nam Bộ". Có hơn 300 gian hàng, 29 đơn vị dự thi, hơn 100 nghệ nhân đến từ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất bánh cùng tham gia biểu diễn làm bánh. Ngoài trưng bày và mua bán các loại bánh dân gian Nam Bộ, lễ hội còn có các hoạt động khác như lễ dâng hương và dâng bánh giỗ Tổ Hùng Vương, hội thi làm bánh dân gian, biểu diễn cách làm các loại bánh...

Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ là sự kiện thường niên tại TP Cần Thơ, 2023 là năm thứ 10 tổ chức. Ngoài bảo tồn, phát huy, quảng bá giá trị văn hóa ẩm thực Việt Nam và bánh dân gian Nam Bộ, đây cũng là dịp để doanh nghiệp, nghệ nhân gặp gỡ, giao lưu và xây dựng thương hiệu bánh dân gian địa phương, tăng cường liên kết trong việc xúc tiến thương mại, du lịch, phát triển văn hóa ẩm thực, đặc sản vùng miền... Ảnh: BTC

Nam bộ nói chung và miền Tây nói riêng vốn là nơi có nền ẩm thực phong phú, đa dạng. Đây cũng là nơi khởi nguồn của rất nhiều loại bánh dân gian đặc sắc, thể hiện sự khéo léo, sáng tạo của người thợ làm bánh. Các loại bánh dân gian Nam bộ nổi tiếng được yêu thích như bánh xèo, bánh khọt, bánh bò thốt nốt các loại, bánh tằm, bánh ít, bánh ướt ngọt, bánh chuối hấp, nướng, bánh da lợn... Ảnh: BTC


Nhiều loại bánh đã được vinh danh trên khắp thế giới như bánh chuối nếp nướng, bánh da lợn được chuyên trang ẩm thực hàng đầu thế giới TasteAtlas bình chọn vào tốp 100 loại bánh ngọt ngon nhất thế giới. Ảnh: BTC

Bánh bò đường thốt nốt, loại bánh đặc sản rất đặc biệt của An Giang. Ảnh: BTC

Bánh pía, đặc sản của riêng Sóc Trăng nổi tiếng khắp nước, vươn ra cả nước ngoài. Ảnh: BTC

Bánh da lợn miền Tây, loại bánh được làm từ bột, nước cốt dừa, đậu xanh... được chuyên trang ẩm thực hàng đầu thế giới TasteAtlas bình chọn vào tốp 100 loại bánh ngọt ngon nhất thế giới. Ảnh: BTC

Quầy bánh đậu xanh đủ hình dáng, màu sắc không khác một... hàng trái cây. Ảnh: BTC

Bánh tét lá cẩm trứng muối... Ảnh: BTC

Người miền Tây gói bánh tét không chỉ có nhân đậu xanh thịt mỡ, mà còn có nhân chuối, dừa, đậu đen, trứng muối... Ảnh: BTC

Bánh đúc, bánh ít trần vốn không có gốc miền Tây nhưng qua bàn tay khéo léo của các nghệ nhân địa phương, lại mang đặc trưng riêng với hình dáng, màu sắc bắt mắt. Ảnh: BTC

Bánh khọt nhân tôm, đậu xanh quyến rũ. Ảnh: HC

Người miền Tây kết hợp dừa và nước cốt dùa trong hầu hết các món ăn. Ảnh: BTC

Bánh đúc lá dứa. Ảnh: BTC

Bánh cuốn ngọt là một trong những món bánh đặc sản của miền Tây với phần vỏ dẻo, mềm kết hợp với vị ngọt béo của nhân dừa và nhân đậu xanh. Ảnh: BTC

Bánh xèo miền Tây không lẫn với nơi nào khác khi vỏ bánh thật mỏng, giòn, khi ăn sẽ cuốn với rau cải, các loại rau thơm và chấm nước mắm chua ngọt... Ảnh: BTC

Không chỉ sáng tạo ra những loại bánh ngon mà người Nam Bộ còn nâng tầm giá trị bánh dân gian theo nhiều cách khác nhau. Ảnh: BTC


Lễ hội bánh dân gian Nam bộ 2023 là nơi để du khách thưởng thức nhiều loại bánh dân gian truyền thống, hòa mình và không khí lễ hội với những trải nghiệm khó quên khi về Cần Thơ. Dịp này, Cần Thơ cũng tổ chức Lễ hội Khinh khí cầu với chủ đề “Bay lên Cần Thơ! Tự hào quê hương gạo trắng nước trong” . Ảnh: BTC

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23160
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 12/Jan/2024 lúc 4:46pm

Bông Hoa- Thức ăn Nam Bộ



Những loài hoa được nằm trong danh mục các món ăn Việt Nam thể hiện được sự kết hợp tài tình và thông minh giữa thực vật và động vật trong khoa dinh dưỡng cổ truyền.

Bông, đọt là phần tinh túy, phần cốt lõi nhứt của thực vật. Ăn bông tức là ăn cả phấn hoa. Mà phấn hoa thì các nhà khoa học đã thừa nhận chứa nhiều sinh tố, nhiều vi lượng khoáng chất, các hocmon rất cần thiết cho cơ thể con người.
Bông bí


Mẹ mong gả thiếp về vườn
Ăn bông bí luộc, dưa hường nấu canh.



Miệt vườn, thường ăn bông bí đỏ luộc (bí rợ, bí ngô) như một loại rau. Lựa những bông búp, còn nhụy non, tước lớp xơ cứng xung quanh đài hoa, gần cuống, đem luộc. Ăn với mắm kho thịt ba chỉ. Đôi khi ăn với mắm bằm với thịt mỡ, chưng hột vịt. Lạ miệng, ăn được nhiều cơm.

Cầu kỳ hơn, dồn vào lòng hoa thịt heo bằm nhuyễn đã trộn với các thứ gia vị. Cột túm lại, đem hấp. Khi ăn, cắt ra từng khúc. Nhai, nghe lạ miệng. Bùi, thơm, béo mà không ngấy, vì chất mỡ đã rút vào các cơ xốp của cánh hoa rồi.

Tuy nhiên, đâu chỉ miền Nam mới biết ăn bông bí. Ở Quảng Nam, thường luộc bông bí để chấm với các thứ mắm kho, nhứt là mắm mòi dầu Phan Thiết.
Hẹ và bông hẹ




Hẹ còn có tên nén tàu, cứu thái. Theo Đông y, hẹ có chất kháng sinh thực vật cao. Chẳng thế mà có vùng, người ta xào bún với nhiều hẹ, nghệ giã lấy nước, tiêu, hành với đủ loại lòng heo (gan, phèo, phổi, lá lách, tim, ruột non, v.v…) mỗi thứ một ít, để có được một món ăn ngon, lạ miệng. Còn chữa trị được những cơn ho cứng đầu dai dẳng.

Giản đơn hơn, canh hẹ huyết heo, vừa rẻ tiền, vừa dễ nấu, cũng có cái thú vị của nó. Ngon nhất là bông hẹ. Mua bông non, còn búp về lặt kỹ và rửa sạch, xào với tôm và đậu hủ miếng.
Kim châm




Một loại bông phơi khô mang nhiều danh xưng nghe rất hay và cũng rất ý nghĩa. Hoàng anh, kim trâm thảo, huyên thảo hay cỏ huyên, hoa niên và “vong ưu thảo” nghĩa là cỏ tiêu sầu.

Sách vở xưa truyền lại rằng nếu nấu món canh cỏ huyên ăn thì sẽ quên hết ưu tư, phiền muộn, lòng được yên ổn, tỉ như có được mẹ già bên cạnh an ủi, vỗ về. Mẹ trồng cây cỏ huyên, mẹ săn sóc sức khỏe con bằng tô canh kim châm, nên thành ngữ xưa thường dùng “huyên đường”, “huyên thung”, “nhà huyên” để chỉ người mẹ, vốn bao giờ cũng lo lắng, thương yêu con cái.

Kim châm thường đi cặp với nấm mèo (mộc nhĩ), phù chú (tàu hủ ki) trong các món ăn. Canh thịt heo bằm, nấu với bún tàu, bỏ kim châm, nấm mèo, không phải chỉ ngọt nước, thơm canh mà còn mát cả dạ nữa. Trong các món cá hấp, cá chưng với tương, với thịt thì không bao giờ vắng mặt kim châm, nấm mèo, bún tàu được.

Món chay hầm hay nấu rối (cách gọi ngoài Huế), nấu kiểm (cách gọi trong Nam) là một món chay tổng hợp. Kim châm, đậu ve, cà rốt, bí đỏ, khoai môn cao, khoai lang, đọt măng, đậu hủ miếng chiên, nấm mèo, bột khao, phù chúc.
Bông so đũa




So đũa thuộc cây họ đậu. Thân ốm và cao, mọc thẳng, có khi cao đến 10 mét, trông lêu nghêu.

Bông so đũa thường được sử dụng nhiều để chế biến các món ăn. Có hai loại: loại trắng và loại hường; luộc, chấm mắm, nước cá, nước thịt. Xào tôm thịt, cũng là món ăn có hạng và lại bổ. Canh chua so đũa nấu với cá trê trắng là một đặc sản đồng quê vào mùa nước rút.
Dạ lý hương




Dạ lý hương còn có tên là dạ lai hương, bông lý. Dạ lý hương là loại cây nhỏ, mọc leo. Bông mọc từng chùm, màu vàng pha lục. Chỉ nở về đêm, hương thơm ngát, tỏa rất xa. Thường lấy lá non hay bông còn phong nhụy nấu canh tôm, thịt, ăn rất mát.

Bông lý còn được xào với tôm, thịt, ăn đã ngon, còn thêm thơm miệng.

Ở Trung, thường nấu canh bông lý với hến.
Bắp chuối




Trong các loại bông thường ăn, có lẽ bắp chuối là phổ biến và được chế biến thành nhiều món nhất. Ăn sống, luộc, trộn gỏi, nấu canh, lăn bột chiên. Thường người ta chọn bắp chuối hột, vì bắp chuối hột đã mềm, mịn, lại trắng muột và không có vị chát. Bắp của các loại chuối khác ăn cũng được.

Ở miệt đồng, bà con lựa bắp chuối non, bỏ phần già, phần xơ, đập giập, rồi để sống chấm với tương, mắm kho hay ăn kèm với mắm chưng.

Đặc biệt là các món gỏi bắp chuối. Bắp chuối hột trộn với thịt gà xé phay, hành tây, rau răm, bắp chuối trộn với tép luộc hay với da heo luộc mềm, xắt nhỏ, làm nước mắm pha đường, giấm, tỏi, ớt rưới lên.

Thịt gà nấu canh chua với bắp chuối hột là một món canh chua có cỡ, ngon hết biết. Bắp chuối nấu với lươn cũng là một món nhậu “can không nổi”.

Trong cỗ chay, bắp chuối hột xé ra từng miếng nhỏ, ướp gia vị, nhúng bột chiên, ăn hổng thua món tôm lăn bột chiên.
Bông lẻ bạn




Cây lẻ bạn có tên là lão bạng (nghêu già), sò huyết hay bang hoa (hoa sò, hoa nghêu) là loài cỏ sống dại, thường trồng làm cảnh.

Hái về nấu canh với thịt hay hầm lâu với xương heo, là một món canh ăn mát, giải nhiệt, trị ho và món hầm bồi dưỡng cơ thể suy nhược.
Bông điên điển




Còn tên gọi là điền thanh hoa vàng, thường mọc ở nước nhiễm mặn hay nước chua phèn.

Hái bông điên điển về ăn với mắm kho, kèm với các loại rau khác như đọt tra, đọt vừng, bông súng, rau dừa, thơm v.v… Miền Tây Nam bộ, ở những vùng điên điển mọc nhiều…, đến mùa nở rộ vàng rực rỡ cả một vùng, ăn không hết, hái xuống muối dưa, để dành ăn hay đem ra chợ bán.
Sầu đâu




Các cây sầu đâu, sầu đông, xoan đều nằm trong một họ: họ xoan. Cho nên, xoan (ở Bắc), sầu đông (ngoài Trung) là những cây hoang hay được trồng để lấy gỗ, lấy bóng mát.

Sầu đâu trong Nam (trồng nhiều ở Châu Giang, Châu Đốc và phần lớn ở Campuchia đem về bán) chỉ cao độ 4-5 mét, lá nhỏ. Bông sầu đâu trổ từng chùm ở đầu cành, đầu ngọn, nhỏ xíu bằng hột mè, màu trắng, điểm lưa thưa những chấm xanh lợt. Chỉ ăn chồi non và nụ búp của cây và có khi ăn cả lá tơ. Mua về lấy phần non, giã và chỉ trộn với muối ớt ăn… Đó là cách ăn thô sơ nhứt của người Khơme. Ăn ngon hơn, mua về lặt lá non và nụ bông vừa nhú ra, trụng trong nước sôi hay nước cơm sôi, trộn với khô lóc nướng, xé nhỏ hay cá lóc nướng kẹp với thịt heo luộc, chấm nước mắm me hay nước mắm tỏi ớt. Nếu mua được cá trên sấy (cũng ở Campuchia) trộn với đọt non và bông nụ sầu đâu thì rất đúng bài bản.

Trong nghệ thuật ăn uống, ông cha ta từ xa xưa đã mày mò, tìm tòi ra được nhiều cuộc “hợp hôn xứng đôi, vừa lứa” – giữa các món thịt động vật và các thứ cây cỏ, bông hoa như thế.

MinhHuong
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23160
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 18/Jan/2024 lúc 10:25am

Ăn Cay Cho Sướng Cái Miệng, Có Làm Hại Cái Thân ?
Top%20Thai%20Dishes%20Filled%20with%20Fresh%20Herbs%20and%20Spices!%20|%20R&G%20Fresh


Đối với nhiều người, vị cay giúp cho món ăn trở nên hấp dẫn và ngon miệng hơn, có người ăn ớt như ăn rau. Ăn cay, có nguy hiểm không?

Thật ra không phải ai cũng ăn cay được, có người chỉ cần cắn tí xíu vào đầu trái ớt, là đã… tê hết cả người. Trong khi người khác nhai ớt rột rột, cứ như nhai dưa leo, cà rốt!

Trong khi đó, luận điểm về việc thức ăn cay có khả năng ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe: tích cực? tiêu cực?, lại khá trái chiều.

Vào Tháng Chín năm 2023, khi tham gia cuộc thi ăn ớt ‘One Chip Challenge’, một cậu bé 14 tuổi không chịu nổi khi ăn Carolina Reaper và Naga Viper, một trong những loại ớt cay nhất thế giới, và qua đời. Trong khi cái chết của cậu bé vẫn đang được các quan chức y tế điều tra, một số loại khoai tây chiên cay được sử dụng trong những thử thách này bị cấm bán tại các cửa hàng.

Vậy, thức ăn cay có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe con người như làm trầm trọng thêm các triệu chứng liên quan đến các bệnh mãn tính như bệnh đau bao tử, viêm ruột như thế nào? Ăn đồ ăn cay có làm tăng hoặc giảm tuổi thọ không?

Đồ ăn cay được nói đến là những món ăn có nhiều hương vị từ gia vị, chẳng hạn như cà ri châu Á, các món ăn Tex-Mex hay ớt bột Hungary. Ngoài ra, còn có các loại thực phẩm có độ cay Capsaicin-một hợp chất hóa học được tìm thấy ở các mức độ khác nhau. Khi hàm lượng Capsaicin tăng lên thì thứ hạng của nó trên thang Scoville, thang đo định lượng cảm giác nóng rát cũng tăng theo.

Thức ăn cay gây ra sẽ kích thích cơ thể phóng thích endorphin và dopamine, mang lại cảm giác nhẹ nhõm hoặc thậm chí là mức độ hưng phấn.

Ở Mỹ, Anh và nhiều quốc gia khác, thức ăn cay ngày càng hấp dẫn, thậm chí họ tìm ăn những thực phẩm cay, và rất cay.

Ăn thức ăn cay, lúc đầu sẽ là cảm giác dễ chịu, vì lưỡi, môi, miệng có cảm giác tê tê, nhưng khi đã xuống đường ruột, thức ăn cay có thể gây ra khó chịu, như mắc ói, đau bụng, đau đầu. Nếu gặp các triệu chứng này khi ăn cay, bạn không nên ăn cay. Thức ăn cay có khả năng gây ra những triệu chứng này ở những người mắc bệnh viêm ruột.

Ớt không thể thiếu trong nhiều món ăn của người Việt. (Minh họa: Max Griss/Unsplash)

Trên thực tế, bất chấp những thách thức của đồ ăn cay, đối với nhiều người, việc ăn cay là một phần của lối sống lâu dài chịu ảnh hưởng của địa lý và văn hóa. Ví dụ người miền Trung ở Việt Nam, ăn cơm mà không có ớt thì coi như… dẹp! Ớt cay mọc ở vùng khí hậu nóng, điều này giải thích tại sao có nhiều thức ăn cay ở miền nhiệt đới.

Các nhà dịch tễ học dinh dưỡng nghiên cứu những rủi ro và lợi ích tiềm ẩn của việc tiêu thụ thực phẩm cay lâu dài trong nhiều năm. Một số kết quả được kiểm tra liên quan đến việc ăn cay, gồm béo phì, bệnh tim mạch, ung thư, bệnh Alzheimer, viêm loét, sức khỏe tâm lý, nhạy cảm với cơn đau và tử vong do mọi nguyên nhân.

Những nghiên cứu này báo cáo các kết quả khác nhau, với một số kết quả như chứng ợ chua có liên quan chặt chẽ hơn đến việc ăn những món cay. Một số chuyên gia khẳng định chắc chắn rằng thức ăn cay không gây loét bao tử, mối liên quan giữa thực phẩm cay và ung thư bao tử cũng không rõ ràng.

Khi xem xét bệnh tim, ung thư và tất cả các nguyên nhân gây tử vong khác trong đối tượng nghiên cứu, câu hỏi đặt ra là liệu thức ăn cay có làm tăng hay giảm nguy cơ tử vong sớm hay không?

Các nhà khoa học vẫn chưa hoàn toàn biết lý do tại sao nhiều người thích đồ ăn cay trong khi những người khác thì không, mặc dù có rất nhiều suy đoán liên quan đến các yếu tố tiến hóa, văn hóa và địa lý, cũng như các yếu tố về y tế, sinh học và tâm lý. Có điều, các nhà nghiên cứu nhận ra rằng, nhiều người thích ăn cay, đơn giản là “ăn cho sướng cái miệng”.

Bằng chứng từ các nghiên cứu có quy mô lớn cho thấy thức ăn cay không làm tăng mà có khi còn làm giảm nguy cơ tử vong. Tất nhiên, ăn nhiều quá cũng không tốt, sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu về dài.

Bảo Duy



Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23160
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 22/Mar/2024 lúc 11:51am
Cháo cá Bóng kèo

Hướng%20dẫn%20cách%20nấu%20cháo%20cá%20kèo%20cho%20bé%20ăn%20dặm%20vừa%20nhanh%20vừa%20ngon%20-%20Nhà%20thuốc%20%20FPT%20Long%20Châu

Những năm đầu thập kỷ 70 (thế kỷ 20), chúng tôi đang theo học bậc phổ thông trung học. Khi liu riu mùa gió chướng về, cũng là dịp chúng tôi về quê chơi để... ăn cháo cá Bóng kèo.

Quê thằng Minh (Trưởng lớp) tên gọi làng Thạnh Phước hoặc thường gọi theo tên khác là Bến Thủ - Bến đò sang Tân Xuân (Ba Tri), cách Thị trấn Bình Đại non non sáu cây số về hướng Đông-Nam. Hồi đó đường đất đi lại còn lắm gian truân, nhiều đoạn xe đạp phải cỡi ngược lên người và cảnh đi lại rất vắng vẻ, chỉ một ít thường dân có việc hoặc vì sinh kế buộc phải lên Thị trấn; riêng việc đi lại của bọn "thứ ba" chúng tôi là ngoại... hết chỗ nói.

Cư dân nơi đây sống dọc trên trục giồng cát và hầu như nhà nào, nhà nấy đều lo đấp sẳn "tảng sê" kiên cố ngay trong nhà ở, đề phòng tai nạn chiến tranh luôn luôn có thể xảy ra bất trắc. Trước mặt và sau lưng trục giồng chính là hàng trăm mẫu ruộng muối hoang hoá, cầm thuỷ ắp lẳm, cỏ năng um tùm, chính là cái nôi lý tưởng cho lũ cá Bóng kèo trú ngụ và tha hồ sinh sản.

Ngày ấy chưa có kiểu ngăn vuông nuôi tôm như bây giờ. Ruộng ai thì nhà ấy cứ chặn đăng mà đón cá. Việc xây "rọ", đặt "nò" là cả một nghệ thuật dẫn dụ cá, thật khó nói hết cách nếu không nhìn được thực cảnh - Phải chăng vì thế mà dân gian đã ví von người đàn ông như cái "đăng", còn phụ nữ là cái "đó". Vào thời điểm mùa rộ tháng mười một, tháng chạp hàng năm, cứ cách độ mươi phút, hút tàn vài sâu thuốc vấn là bà con dân mình có thể chống xuồng ra mà kéo lên... cá Bóng kèo "vô thiên lũng", có khi khẳm cả xuồng.

Do hoàn cảnh chiến tranh khắc nghiệt và điều kiện thiên nhiên ưu đãi lúc bây giờ, bà con dân mình đã hình thành một tập quán dễ thương, bằng cách tự phân công mỗi nhà luân phiên nấu cháo cá và suốt con nước cứ an nhiên "vần công ăn uống" hết sức vui vẻ.

Mấy bà và các cô thích bày vẽ cầu kỳ. Họ làm cá sạch mới bỏ vào nồi cháo sôi có: bún Tàu, cải Bắc thảo, hành, ngò, đậu phọng, hồ tiêu, gia vị nêm nếm cẩn thận và họ cũng không quên tuốt cá (bỏ xương lấy thịt) riêng cho cháo được nhiều thịt cá mỡ màng thật "lền" để... ăn "cho đã".

Cánh đàn ông "bợm nhậu" chính hiệu hổng thích cá Kèo mần sẵn, họ bắt riêng nồi cháo sôi đã được nêm nếm, rồi đi kéo cá Kèo đang nước chạy nò, đem lên rửa sạch, trút thẳng vô nồi cháo, gọi là cách nấu "cháo rồ" (Có lẽ do cá đang sống nhăn được trút thẳng vô nồi cháo, nhảy kêu nghe rồ rồ nên gọi tên nôm na như vậy). Cách nấu trực tiếp như vậy làm cho thịt cá Bóng kèo mềm hơn, ngọt hơn, tuy có nguynh kỳ, nguynh vy, mà khách thị thành không quen ăn, nhìn cảm thấy ơn ớn. Ngoài cái khoái ăn "nhớt" cá Kèo nấu cháo rồ, đặc biệt còn phải biết ăn mật liền với gan cá, nó béo và hậu vị đăng đắng, đầm đậm, tương tự các cụ thưởng thức trà Tàu, trà Bắc vậy. Anh nào mà ngại đắng cái mật, bỏ khúc đầu, chỉ ăn khúc đuôi thì coi như hỏng biết... ăn và bị mấy cô thôn nữ cười cho thúi mũi.

Những năm đó ngoài khoái món cháo cá Kèo, thú thiệt tui còn khoái lắm thứ khác do nặng máu lãng tử. Khung cảnh ghê ghê, lạnh lạnh của cuộc chiến tranh đầy chết chốc bất trắc, lại được tận mắt nhìn con nước hây hây dâng tràn, đồng năn dập dềnh nhấp nhô theo từng cơn gió chướng từ biển dội thẳng về, hoà với không khí nhộn nhịp, í ới với nét rạng rỡ trên từng gương mặt người nông dân thật thà, chất phác; đặc biệt là những gương trăng e ấp sau áo lụa hồng thôn nữ phất phơ, có cái gì đó rạo rực, hấp dẫn vô kể đối với bọn trai tân.

Học trò nhỏ, chúng tôi nào đã thiết gì đến rượu, nên hễ cứ bị nài ép một vài ly rượu nho 12 độ, là em nào em nấy say lắc lư như tàu đêm. Có lần không hiểu do rượu hay tắm sông say nắng, đã khiến tui "say quá mạng", may nhờ bàn tay săn sóc của cháu gái thằng Minh mà tai qua, nạn khỏi. Nhưng hỡi ơi ! thoát khỏi bệnh nầy, lại vương bệnh khác nặng hơn mới ác, có phải là bệnh tương tư hay không chẳng biết, mà suốt hàng tuần tui cứ nhớ bàn tay người ta xứt dầu, cạo gió, đến biếng ăn, quên ngủ, rồi luôn tìm cớ rủ tụi bạn đi... ăn cháo cá Kèo hoài no muốn chết. (Cô gì ấy ơi ! Bi giờ chắc hẳn cô đã chồng con đề huề, nếu lỡ có đọc được mấy dòng nầy, xin thương tình niệm thứ cho thằng học trò tui, mắc dịch thương thầm người ta mà đâu dám nói !).

Gần bốn mươi năm đã trôi qua, mà dư vị và tình đất, tình người Bến Thủ (Thạnh Phước, vẫn còn trong tui nguyên vẹn như chỉ mới vừa xa. Sau nầy nhiều lần về lại quê xưa hoặc lang thang... ăn cháo cá Bóng kèo nhiều nơi trên suốt quãng dài đất nước, tui chẳng thể nào tìm lại được dư vị xưa, dư vị mà cả đời người ta chỉ nhận được có mỗi lần để rồi cả đời luyến nhớ./.

Cát Hoàng
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23160
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 25/Mar/2024 lúc 9:22am

Chuyện Hủ Tiếu Hay Hủ Tíu

 Hu%20Tieu%20Nam%20Vang%20%28Vietnamese%20Pork%20and%20Prawn%20Clear%20Noodle%20Soup%29%20|%20Wok%20and%20Kin

Tui thấy Tây khi ăn xài muỗng, nĩa, dao. Nhưng theo cuốn” L’histoire culturelle de la Chine” nói người Tàu trước thời Tần Thủy Hoàng) vẫn còn ăn bốc.

Chỉ có các dân tộc Bách Việt phía Nam làm lúa nước, có hột gạo để nấu cơm ăn.

Có rừng tre, trúc làm đũa. Ăn phải xài đũa để và cơm vô miệng. Cơm phải ăn nóng mới ngon. Ăn cơm bốc bằng tay thì phỏng tay. Đút vô miệng thì phỏng miệng. Ông bà mình thực tế, thực tiễn đơn giản như đang giỡn vậy.

Có một tác giả nịnh ông bà mình quá độ tán thêm: “Đũa một cặp thể hiện âm dương, đực cái trong văn hóa"

Tui không tin chuyện tào lao Bắc đế như thế. Đũa dĩ nhiên là phải có hai chiếc gọi là một đôi đũa mới gắp được.

“Đũa vàng dộng xuống mâm sơn

Thấy em có ngãi, anh thương mặn nồng”

(Ngãi đây là nghĩa là có tình nghĩa chớ không phải em có bùa ngãi mình mê em đâu nhe ?)

"Chim đa đa đậu nhánh đa đa;

Chồng gần không lấy đi lấy chồng xa; Một mai cha yếu mẹ già;

Chén cơm, đôi đũa, bộ kỷ trà ai dưng."

Cây tre ở xứ Việt Nam là tre mỡ, tre gai hay tre tàu. Miễn là tre phải già nó cứng xài mới được lâu, lóng tre thẳng là cho mình đôi đũa tre!

Dùng mác chuốt, vót, chẻ theo chiều dọc của lóng tre ra thành từng thẻ tre, mỗi cạnh tương đối vuông góc nhau và bằng nhau.

Mỗi thẻ tre sẽ được vót thành một chiếc đũa, tay cầm hơi lớn hơn và nhỏ dần về phía đầu đũa ăn.

Bữa cơm dọn chén, đũa. Cầm nắm đũa ăn, dộng nhẹ đầu đũa xuống mặt bàn để chọn ra hai chiếc đũa đều nhau.

Do đó, nếu lỡ làm gãy một chiếc đũa thì họ đem luôn chiếc đũa còn lại chụm vào bếp để tránh hai vợ chồng bất hòa, bỏ nhau.

Gạo nấu cơm là chánh. Nhưng gạo cũng ngâm nước cho mềm; xay nhuyễn ra phơi làm bộ gạo. Bột gạo làm ra nhiều món ăn, món bánh ngon.

Một món ngon bá chấy bù chét là hủ tiếu. Hủ tiếu có nước phải đựng bằng cái bự hơn cái chén kêu là cái tô. Hủ tiếu có bánh ông bà mình dùng đũa gắp. Nước lèo thì ông bà mình chế ra cái muỗng. Muỗng làm bằng đất sét mềm xèo. Muốn nó cứng thì đem nung, rút bớt nước trong đất sét ra là cái muỗng nó cứng hè.

Có ông cắc cớ hỏi “Hủ tiếu” hay “Hủ tíu? Cái nào trúng ?

Trước 1954, Miền Nam viết là “hủ tiếu”.. Sau đó sách giáo khoa, sách báo phần đông do người Bắc di cư 54 họ viết là “hủ tíu”

Tui thì nghĩ hủ tiếu là phiên âm tiếng Tàu (Quảng hay Tiều đều là dân Quảng Châu lưu lạc qua nước ta). Lỗ tai mỗi người mỗi khác tất nghe cũng khác. Phiên âm hơi khác nhau là chuyện nhỏ như con thỏ đang ăn cỏ.

Nhưng mấy Ba ke 75 hai nút nhứt định hổng chịu. Mấy chả nói: “Hủ tíu” phải khác “Hủ tiếu” cũng như "Chim" phải khác "Chiêm".

Chuyện rằng "Em tên Chim lấy chồng xong bữa trước , bữa sau đi làm hôn thú. Hộ tịch hỏi em tên “Chim” có ê không?”

Em trả lời: “Cũng hơi ê ê”.

Tui thấy viết chữ nào cũng được. Nhưng tui quen và khoái chim có "ê". Ê mới đã chớ .

Tiếu có "ê" nhắc tui nhớ tiếu là vui, là cười. Nên lúc tui ăn hủ tiếu của con vợ tui (là một á xẩm) nấu tui vừa ăn vừa cười. Con vợ tui thấy vậy rầy tui như rầy con nó : "Lo ăn đi! Vừa ăn vừa cười sặc thấy bà!"

Tui nịnh sảng: "Ăn hủ tiếu ăn cười vì anh nhớ ngày anh theo ba má qua nhà em để hỏi cưới em cho anh. Em mắc cỡ núp sau chuồng heo nhìn anh với nụ cười hàm tiếu.

Con vợ tui nghe vậy nó khoái quá trời. Nên suốt tuần sau đó tui không được ăn cơm. Sáng hủ tiếu. Trưa hủ tiếu. Tối ngủ mớ tui thấy toàn là hủ tiếu. Quay qua em không còn thấy nụ hoa hàm tiếu nữa mà chỉ thấy em yêu ngủ mớ chắc đi đánh ghen hay sao mà nghiến răng trèo trẹo nghe ghê quá!

Người mình hay gọi đàn bà Tàu bằng Thím: Thím ba. Gọi đàn ông Tàu bằng chú. Chú ba! Chú là vai vế. Nếu mình lớn tuổi hơn gọi nó là chú tức em mình. Nếu thấy tuổi lớn hơn mình kha khá mình gọi là chú ba tức em của ba mình. Chẳng hạn chú ba tên Phu, phu tức phú, tức giàu mình không gọi chú ba nữa khi đã biết tên, mình gọi là chú Phu!

Nói người Hoa là nói chung. Miền Nam người Hoa có tới 5 bang khác nhau : Quảng Đông, Phúc Kiến, Triều Châu, Hẹ (hay còn gọi là Khách gia, Hà Cá) và Hải Nam.

Ở Lục Tỉnh Nam Kỳ:

• Ba tỉnh Miền Tây người Tiều (Triều Châu) nhiều Vì Mạc Cửu, Mạc Thiên Tích, Mạc Tử Sanh...với bộ hạ là người Tiều lưu dân tới đất Hà Tiên.

•Ba tỉnh Miền Đông (kể cả Chợ Lớn) người Quảng (Đông) nhiều. Đa số là người Quảng. Vì Dương Ngạn Địch, Trần Thắn Tài là người Quảng phản Thanh phục Minh thất bại nên vượt biên, vượt biển tới đây lập Cù lao Phố, rồi Mỹ Tho đại phố.

▪︎ Mỹ Tho có nhiều tiệm hủ tiếu như: Phánh Ký, Vĩnh Ký, Hưng Ký, Gia Ký, Tuyền Ký. Ký là tiệm. Phánh tên chủ tiệm. Phánh Ký là tiệm của Chú Phánh.

▪︎Cần Thơ trước 75, có tiệm Hoạt Ký ở đường Phan Đình Phùng là tiệm của Chú Hoạt.

- Người Quảng gọi bánh sợi gạo trắng là “hồ phảnh” (河粉), âm Hán Việt là “hà phấn”. Khi xào thì họ cắt gọi là “tài phảnh” (大粉), âm Hán Việt là “đại phấn”, nghĩa là sợi gạo trắng to hay chảo phảnh, tức là hủ tíu xào.

- Món có nước xắt sợi mảnh gọi là hồ phảnh.

Dách cô phảnh: Một tô hủ tiếu. Ăn hủ tiếu là xực phảnh.

- Mì là mìn. Phảnh mìn là hủ tíu mì! Một tô hủ tíu có thêm xương, dách cô phảnh thím xực xí quách.

▪︎ Tiều là Triều Châu. Vương Hồng Sển viết: Tiều (Triều Châu) gọi món nầy là "Củi tíu”.

- Củi tíu nấu kiểu Tiều có tôm tươi, chả cá, gan heo, bao tử luộc ram lại gọi là “phá lấu”

- Chút ít thịt gà, thì gọi “củi tíu cá gà”, hoặc vài miếng thịt heo thì gọi “củi tíu thịt”

- Sau đó ta chế lại, và gọi “củi tíu Nam Vang” hoặc “củi tíu Mỹ Tho” (Trích Sài Gòn Tạp Pín Lù).

•Pháp gọi hủ tíu là soupe chinoise (súp Tàu).

•Úc gọi là chinese soup.

Ông Vương Hồng Sển khoái chữ "hủ tíu" hơn. Cũng như ông viết quê ông là Sốc Trăng. Ổng cho quê của ổng đội thêm cái nón. Trong khi ông bà mình viết Sóc Trăng. Sóc tiếng Miên Srok như phum sóc, là xứ. Trăng là hâm bạc. Sóc Trăng là xứ bạc, xứ giàu. Tui không theo ông Sển; tui theo ông bà mình!

Hủ tiếu chú Sồi, với một chiếc xe ba bánh chở theo thùng nước lèo là lúc chạy bán dạo! Còn đậu một chỗ có bốn bánh nhỏ thôi để dễ đẩy tới đẩy lui.

Thành vách xe hủ tiếu ba bên, vẽ tích truyện Tam Quốc như: Quan Công phò nhị tẩu, Giang tả cầu hôn, Đương Dương trường bản, Khổng Minh tọa lầu…trên mặt kiếng.

Ở giữa xe là một thùng có hai ngăn. Một là nước để trụng bánh hủ tiếu . Một là nước lèo. Những thúng, rổ nhỏ đựng hủ tíu, mì, bột nặn hoành thánh, dầu chá quẩy (Sau này Ba ke hai nút chỉ gọi tắt là quẩy). Tô chén muỗng sành gốm Lái Thiêu; đũa cây, chai xì dầu, dấm, hột cải…”

Tàu chỉ có mì làm bằng bột mì. Qua Việt Nam thổ nhưỡng không trồng được lúa mì. Tàu chuyển món mì qua hủ tiếu. Vì nước ta trồng lúa nước có gạo. Người Tàu có nhớ quê cha đất tổ muốn ăn mì là phải bột mì nhập cảng. Nên tô hủ tiếu cũng của Tàu là từ tô mì mà ra. Cái món hủ tiếu nầy cũng như á xẩm đầu gà đít vịt vậy mà!

Hủ tiếu Nam Kỳ, bánh hủ tiếu làm bằng bột gạo. Hủ tiếu nước và khô. (Tô nước lèo múc riêng). Hủ tiếu Mỹ Tho, hủ tiếu Sa Đéc nổi danh.

Sợi hủ tiếu của người Tàu sợi to bản, mềm xèo như bánh phở của Ba Ke.

Bánh hủ tiếu Mỹ Tho sợi dai dai, thơm mùi gạo Gò Cát. Nồi nước lèo ninh bằng xương ống, thêm tôm khô, mực khô, củ cải trắng, đỏ. Thịt heo, sườn, mực, tim, gan hay con tôm lột chẻ đôi, xá xíu, trứng cút.

Hủ tiếu Nam Kỳ quê mình có nêm nước mắm. Tàu không "húp" nước mắm. Tàu "húp" xì dầu.

Hủ tiếu mì lớn, mì nhỏ, hủ tiếu hoành thánh, hủ tiếu xá xíu, hủ tiếu thịt bằm, hủ tiếu sườn heo, hủ tiếu lòng heo, hủ tiếu cá, hủ tiếu cua, hủ tiếu tôm, hủ tiếu gà, hủ tiếu gà ác, hủ tiếu bò kho, hủ tiếu bò viên, hủ tiếu bò tái, hủ tiếu bò sa tế, hủ tiếu nai sa tế, hủ tiếu vịt quay, hủ tiếu nấm, hủ tiếu măng, hủ tiếu chiên, hủ tiếu hồ, hủ tiếu gõ trong hẻm đất Sài Gòn và hủ tiếu chay bên Cồn Phụng, Hoà đồng tôn giáo của ông Đạo Dừa Nguyễn Thành Nam ngày cũ.

Tùm lum loại hủ tiếu! Nhưng nổi tiếng hơn cả là: Hủ tiếu Nam Vang, hủ tiếu Mỹ Tho, hủ tiếu Sa Đéc và hủ tiếu của em yêu!

Tô hủ tiếu của em yêu nấu, tui ăn với giá sống, hẹ, cải xà lách thêm chút xì dầu, dấm đỏ chớ không phải dấm sửu (xin đừng nói lái) vài lát ớt rồi rắc tiêu! Chảy nước miếng hè! "Nị à! Dách cô phảnh đi em!" He he!


Đoàn Xuân Thu



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 29/Mar/2024 lúc 11:18am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23160
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 29/Mar/2024 lúc 11:04am

CHÁO HUYẾT, CHÁO LÒNG


CHÁO%20HUYẾT%20CHÁO%20LÒNG%20NGON%20TUYỆT%20.%20NGUYỄN%20THI%20BICH%20LIÊN%20.%202015%20.%20-%20YouTubeCách%20nấu%20cháo%20lòng%20miền%20Tây%20đơn%20giản%20thơm%20ngon%20khó%20cưỡng%20cho%20gia%20đình

Ở miền Nam, đặc biệt là ở Sài Gòn, không ai là không biết món cháo huyết và cháo lòng. Thật ra hai món ăn này miền Bắc, miền Trung cũng đều có cả, chỉ là hình thức hơi khác nhau chút và hình như miền Bắc thịnh món cháo lòng hơn cháo huyết. Miền Trung cũng thế thì phải. Cháo ở Bắc và Trung thì nấu đặc hơn ở miền Nam. Miền Bắc ăn cháo lòng từ sáng sớm, nhiều tay bợm nhậu mới tinh mơ đã kêu dĩa lòng lợn ngồi nhắm với rượu rồi. Sài Gòn thường ăn cháo huyết, cháo lòng từ trưa cho đến tối. Cháo Sài Gòn nói riêng và miền Nam nói chung lỏng bỏng hơn. Gạo được rang vàng trước khi nấu, nhiều nước.
Cháo huyết là món ăn bình dân dành cho người nghèo. Thường là xe đẩy trên có nồi cháo, dưới lửa âm ỉ. Tô cháo huyết thường có cháo ít khi múc đầy tô, vài miếng huyết heo, giá sống, mấy lát gừng xắt sợi, sang chút nữa thì thêm miếng giò cháo quẩy (dầu chá quẩy). Đừng quên cho chút nước mắm ớt. Cháo huyết thường được nấu với tôm và mực khô. Miếng huyết ngon là miếng huyết dai mà mềm, bỏ trong miệng không nhũn.Nguyên liệu cháo huyết tuy rẻ tiền nhưng nước cũng rất ngọt. Khác với cháo lòng nấu bằng xương heo và nước luộc lòng có độ béo và ngọt xương, đậm mùi hơn.
Cháo huyết cho dân nghèo thì cháo lòng dành cho người có chút tiền dằn túi. Cháo huyết chỉ có huyết heo, còn cháo lòng có đủ bộ sậu của lòng nào tim, lưỡi, ruột non, ruột già, gan, lá lách, bao tử, cật... và không bao giờ thiếu dồi chiên. Dồi miền Bắc thường luộc, dồi miền Nam chiên dầu. Nhiều quán cháo lòng ở Sài Gòn nổi tiếng nhờ cái món dồi chiên. Ăn với cháo cũng ngon mà nhậu không cũng đã. Miếng dồi chiên vàng óng, ruột được dồn nhiều thứ như thịt nạc, sụn, gan được chiên ngập dầu. Cắn một miếng, nhai từ từ mới thấy sướng rên mé đìu hiu.
Hồi xưa tôi sống quanh quẩn khu Trương Minh Giảng. Ngoài giờ học thường đi lang thang suốt con đường này đến tận Lăng Cha Cả. Hồi đó ở góc gần cây xăng Trần Quang Diệu, trước khu hẻm trường Lê Bảo Tịnh có ông già Tàu bán cháo huyết rất ngon. Thời ấy nghèo, nhất là năm đầu mới vô Sài Gòn đi học. Không tiền, thiếu ăn nên ăn được tô cháo huyết của ông Tàu thấy ngon gì đâu. Giá tô cháo huyết chẳng bao nhiêu tiền nhưng cũng rất nhiều lần không đủ tiền mua tô cháo, đi ngang qua nghe mùi cháo thơm rồi lướt đi, dằn cơn thèm xuống ngực.
Lúc đấy làm gì ăn nổi cháo lòng nên tô cháo huyết hồi ấy trở thành kỷ niệm khó quên. Sài Gòn nhiều xe cháo huyết nhưng tôi chỉ nhớ mãi cái xe ám muội khói với dáng lam lũ của ông Tàu ở khu này. Xe cháo không có ghế, khách cứ thế mà đứng ăn. Bưng tô cháo húp một cái, nhai miếng huyết thấy ấm lòng. Giờ xe cháo không còn, chủ xe chắc cũng đã hoá thành người thiên cổ lâu rồi. Hơn nửa thế kỷ còn gì.
Sài Gòn có quán cháo lòng Bà Út ở đường Cô Giang, Quận nhất đã tồn tại mấy đời gần 80 năm. Giờ vẫn là một trong những quán cháo lòng ngon và đông khách. Quán này có món dồi đã ăn một lần thì khó mà quên. Lòng cũng ngon mà cháo cũng không chê vào đâu được. Cô chủ bây giờ là đời thứ ba thứ tư gì đó, mũm mĩm và hay cười đúng với phong cách của một bà chủ quán cháo lòng. Người ta hay gọi gánh cháo lòng, quán cháo lòng và xe cháo huyết. Chứng tỏ cháo huyết thường được bán di động, di chuyển trên mọi nẻo, chủ thường nhìn lam lũ hơn chủ của quán cháo lòng.
Thành phố cũng còn nhiều quán cháo lòng ngon và khá ngon như Cháo lòng Võ Thị Sáu ở 150/44 Nguyễn Trãi, phường Bến Thành, quận 1 và 170B Võ Thị Sáu, phường 8, quận 3. Quán sạch sẽ, không gian thoáng mát, lòng, dồi khá ngon dù giá cũng hơi cao so với các quán khác.
Cháo lòng 26 ở 26 Rạch Bùng Binh, quận 3. Giá bình dân, đặc biệt có cháo lòng ăn với bánh hỏi hơi là lạ.
Cháo lòng Vạn Kiếp, ở đầu hẻm 106 Vạn Kiếp, quận Bình Thạnh. Đây là quán cháo lề đường nhưng khá đông khách vì thoáng, sạch.
Cháo lòng Nguyễn Thị Minh Khai ở hẻm 153 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1. Quán có tô cháo nhiều lòng và dồi lại là dồi luộc theo cách miền Bắc nên cũng được nhiều thực khách ưa thích.
Cháo lòng 374 Lê Văn Sỹ, phường 2, quận Tân Bình cũng là một nơi nên ghé khi muốn ăn một tô cháo lòng.
Còn nhiều quán nữa ở đất Sài Gòn bán cháo lòng. Đầu hẻm, ngay góc ngã tư, trong chợ hay trong quán sạch sẽ tinh tươm. Ở đâu cũng tuỳ khẩu vị mà tìm đến. Ăn rồi quen thành khách thường xuyên. Đi xa lại nhớ.
Lại có món nữa cũng cháo lòng mà người ta hay gọi là quán cháo Tiều. Nghe qua là biết món do người Tiều nấu rồi. Cháo đặc hơn cháo lòng Việt, nhiều lòng đầy ắp tô cháo nhưng giá cũng không hề rẻ. Đôi khi nhiều quá lại ăn hết ngon. Phải còn chút thòm thèm thì mới mong trở lại. Quán ở địa chỉ 51/33 Cao Thắng, quận 3.
Ngày trước lúc là sinh viên nghèo, đến khi đi làm có chút tiền được thời gian ngắn thì tới 75, rồi đến thời bao cấp, thiếu ăn, ăn gì cũng thấy ngon. Ăn được tô cháo huyết đã thấy hạnh phúc, nói chi được ngồi thưởng thức dĩa tim, gan, phèo, phổi, dồi với tô cháo bốc khói thơm ngát. Giờ thức ăn ê hề, sức khoẻ lại không cho phép ăn nhiều món này, gout nó hành. Tuy thế, lâu lâu cũng muốn tìm lại góc phố, bưng một tô cháo huyết để nhớ những kỷ niệm. Để nhớ về một thời khốn khó, thời thiếu ăn nên thèm đủ thứ.

ĐỖ DUY NGỌC


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 29/Mar/2024 lúc 11:13am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23160
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Apr/2024 lúc 8:34am


Các loài hoa không chỉ đẹp mà còn ăn được

 BM

Hoa thường dùng để trang trí, làm đẹp, thế nhưng việc dùng chúng để nấu ăn thì không phải ai cũng biết. Và trong nền ẩm thực phong phú và đa dạng của Việt Nam có rất nhiều loài hoa được dùng để chế biến thành món ăn vừa hấp dẫn, vừa có lợi cho sức khoẻ.

 

Hoa thiên lý


BM


Ngoài tác dụng trang trí như một loại cây cảnh đẹp mắt, hoa thiên lý còn có thể ăn được, chúng có vị ngọt dịu, mùi thơm nồng đậm dễ ngửi. Đặc biệt giá trị dinh dưỡng trong hoa thiên lý rất cao, với đa dạng các loại vitamin, chất xơ, chất đạm,... Chúng có tác dụng tích cực đến chất lượng giấc ngủ, hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp, chống viêm hiệu quả,...

 

Bạn có thể sử dụng hoa thiên lý để chế biến các món xào hay các món canh, hoa thiên lý có thể dễ dàng kết hợp cùng với hầu hết các nguyên liệu mà không phải lo về vấn đề ngộ độc thực phẩm. Hầu như tất cả món ăn từ hoa thiên lý đều mang đến vị ngon khó cưỡng, rất đáng để thử.


BM


Tuy nhiên khi chế biến, bạn không nên để cho hoa thiên lý quá chín để có thể giữ trọn giá trị dinh dưỡng cũng như hương vị của loài hoa thơm ngon này nhé.

 

Hoa điên điển


BM


Hoa điên điển còn có tên gọi khác là hoa điền thanh, hoa muồng rút, sinh trưởng và phát triển tại vùng đất đầm lầy, dưới các ruộng nước. Chúng xuất hiện nhiều tại vùng Tây Nam Bộ vào mùa nước nổi, khu vực phía Bắc như các tỉnh Hải Dương, Ninh Bình, bạn vẫn có thể tìm thấy những bó hoa điên điển vàng rực, bắt mắt.

 

Khi ăn hoa điên điển thường tiết ra vị ngọt dịu, xen lẫn chút hậu đắng nhẹ, bạn có thể thử thực hiện món hoa điên điển xào tép, hoa điên điển nấu canh chua cá linh,..


BM


Không chỉ đơn thuần là một loài hoa ăn được, hoa điên điển còn chứa thành phần dinh dưỡng cao. Thích hợp dùng để thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu và có tác dụng hữu hiệu trong việc an thần.

 

Hoa hồng


BM


Hoa hồng từ lâu đã được xem là loài hoa mang vẻ đẹp quyến rũ, lộng lẫy trên từng cánh hoa, nhưng không phải ai cũng biết hoa hồng còn là nguyên liệu cho nhiều bài thuốc điều hòa kinh nguyệt, chữa trị viêm da, hỗ trợ làm giảm mụn nhọt hay trị đau bụng một cách hiệu quả.

 

Ngày nay bạn có thể thấy nhiều loại sản phẩm trà hoa hồng với nụ hoa sấy khô dùng để pha cùng với nước nóng, khi uống còn có công dụng an thần, giảm căng thẳng. Hoa hồng còn có thể dùng làm siro.


BM


Trong hoa hồng còn có rất nhiều vitamin C và các dưỡng chất khác rất tốt cho cơ thể, do đó bạn có thể thử tìm hiểu sâu hơn về tác dụng của hoa hồng cũng như các cách sử dụng sao cho thật phù hợp.

 

Hoa atiso


BM


Ở Việt Nam bạn có thể tìm thấy những đóa hoa atiso tươi mới nhất ngay tại Đà Lạt, Sapa, được người nội trợ ưa chuộng sử dụng như một nguồn thực phẩm mang đến giá trị dược liệu tuyệt vời dành cho cơ thể con người.

 

Hoa atiso khi dùng chế biến món ăn có thể giúp cơ thể cung cấp thêm nhiều năng lượng, các thành phần chất khoáng, vitamin phù hợp để bồi bổ cơ thể, làm mát gan, rất tốt với người bị bệnh tiểu đường,.. công dụng mà hoa atiso mang lại là khó có thể phủ nhận.


BM


Cùng với cách chế biến đa dạng, bạn có thể dễ dàng thực hiện món canh atiso thanh mát, món mứt atiso ngon ngọt, hay tinh tế với món trà hoa atiso thanh mát.


Hoa cúc (Chrysanthemum)


BM


Không chỉ mang vẻ đẹp dịu dàng với cánh hoa trắng tinh, khá mỏng và nhỏ, phần nhụy hoa to hơn có màu vàng ươm hút mắt.

 

Bên cạnh tác dụng trang trí, những đóa hoa cúc còn được biến tấu thành loại nguyên liệu ăn được, mang đến cho người dùng những trải nghiệm hương vị mới lạ.

 

Trong hoa cúc có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao, thúc đẩy quá trình chống viêm trong cơ thể người, chúng được đánh giá là một loại thảo mộc dành để điều trị mất ngủ, rối loạn xương khớp,..


BM


Trà hoa cúc được sản xuất và bày bán khá đại trà, khi nếm thử có mùi thơm thoang thoảng dễ chịu, vị thanh mát. Nếu thích bạn có thể dùng để nhâm nhi cùng với 1 ít bánh ngọt.

 

Hoa ban


BM


Hoa ban nổi tiếng của vùng núi rừng Tây Bắc, mang vẻ đẹp trong trẻo thuần khiết, cánh hoa mỏng manh, vô cùng đẹp mắt. Bên cạnh đó, hoa ban còn là nguyên liệu chính cho các món ăn mang đậm nét văn hóa ẩm thực dân tộc Thái.

 

Một số món ăn quen thuộc được người phụ nữ Thái chế biến thường xuyên là món xôi hoa ban, hoa ban xào cải, hoa ban còn được dùng để nấu canh thịt hoặc sườn non cực kì hấp dẫn.


BM


Theo Đông Y, nước đun từ hoa ban tươi hoặc hoa ban khô có tác dụng tích cực trong việc hạ sốt, ngừa viêm, trị mụn nhọt, đau bụng và tiêu chảy,...


Hoa thì là


BM


Có thể bạn đã từng nghe đến, rau thì là thường được sử dụng như một loại nguyên liệu tạo mùi thơm cho các món ăn thêm hấp dẫn. Nhưng thật ra cây thì là có thể ăn được từ hoa đến thân lá, khi ăn bạn có thể nhận thấy chúng có mùi vị tương tự như cam thảo, dễ chịu.


BM


Trong hạt của cây có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, cuống hoa có nhiều chất xơ, chúng có chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa hỗ trợ làm chậm quá trình lão hóa, rất có ích với sức khỏe của con người.

 

Hoa sen


BM


Trong khi những loại hoa khác có thể chế biến thành các món ăn dân dã, thì hoa sen chỉ thích hợp với món ăn tinh tế, vương giả. Hầu hết các bộ phận của cây sen như hạt sen, nhụy sen, tim sen, củ sen hay ngó sen đều ăn được.


BM


Hoa sen có sẵn vị ngọt, lại lành tính rất tốt cho sức khỏe. Có một món ngon từ hoa sen thuộc hàng cao lương mĩ vị chốn cung đình là vịt hấp hoa sen. Bên cạnh đó, rất nhiều món ăn có sự kết hợp của hương sen như cơm sen, nộm sen hay chè sen,… tất cả đều mang hương vị đặc trưng của ẩm thực Việt Nam.

 

Hoa chuối


BM


Hoa chuối hay còn được gọi là bắp chuối, là 1 trong các bộ phận của cây chuối mà người Việt Nam ưa thích.

 

Với một chiếc bắp chuối bạn hoàn toàn có thể thực hiện các món ăn khác nhau từ các món gỏi trộn bắp chuối tôm thịt chua ngọt bắt vị, đến các món canh chua tuyệt vời, hương vị độc đáo, lạ miệng với món hoa chuối kho tiêu mà ngon đến ngất ngây.


BM


Vốn là nguồn nguyên liệu đậm nét mộc mạc nhưng hoa chuối lại chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, có tác dụng hỗ trợ điều trị thiếu máu, điều hòa kinh nguyệt, giảm viêm, còn có tác dụng kích sữa sau sinh,…



Lưu ý về việc sử dụng hoa trong ẩm thực


BM


Chỉ ăn những loài hoa nào bạn đã có đủ thông tin và cơ sở để chắc chắn rằng chúng ăn được. Một số loài hoa tuy khác nhau nhưng lại có hình thức từa tựa nhau và rất dễ nhầm lẫn. Hãy nhận diện thật kỹ loài hoa mình lựa chọn trước khi ăn hoặc chế biến.


Chỉ ăn những bông hoa được gieo trồng một cách sạch sẽ và hữu cơ. Phần lớn hoa được bày bán trong các cửa hàng hoa tươi kỳ thực được phun thuốc trừ sâu vì chúng vốn không được trồng để ăn.


Rửa hoa thật kỹ trước khi ăn sống hoặc chế biến.


Với hầu hết các loài hoa ăn được, cánh hoa là phần an toàn nhất và ngon nhất để ăn.


Nếu bạn không chắc một loài hoa nào đó có ăn được không, hoặc không yên tâm về nó, tốt nhất không nên ăn.


BM
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 98 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.335 seconds.