Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh  
Message Icon Chủ đề: THÁNG TƯ ĐEN...... VÀ TẤT CẢ.. Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 100 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/Feb/2024 lúc 10:19am

Đón Tết Lần Cuối Trên Quê Hương 


Trong một bài văn gửi đăng trên trang này, tôi đã kể về 6 chị em chúng tôi đón đêm Noel cuối cùng trên quê hương tại Rạch Giá ra sao. Không ngờ hơn một tháng sau, chúng tôi vẫn còn mắc kẹt tại đó, vì bọn công an cứ hứa lần hứa lửa: “Tàu sắp được đi rồi” nên chẳng ai dám bỏ về Sài Gòn. Vậy mà lạ lắm, không ai buồn rầu, nhớ nhung những ngày sắp Tết. Có lẽ do tinh thần rất phấn chấn vì sắp được thoát khỏi Việt Nam rồi!? Một Việt Nam sau 3 năm thống nhất: lam lũ, nghèo đói tràn lan khắp nơi bất kể nông thôn hay thành phố; hầu như gia đình nào cũng có cha, anh, chú, bác đang bị trù dập, tẩy não trong những trại cải tạo nơi rừng thiêng nước độc; biên giới Việt Trung căng thẳng và nhà nước lại rục rịch bắt thanh niên thiếu nữ đi nghĩa vụ quân sự cho chiến trường Campuchia … Thử hỏi trong bối cảnh đó, ai đã có được một chân trên tàu vượt biển bán chính thức, lại còn õng ẹo, bày đặt nhớ nhà, nhớ Sài Gòn làm chi!?


Chị em chúng tôi cũng vậy, ngày ngày lo ăn ngủ để lấy sức cho chuyến hải hành sắp tới đầy sóng gió. Sáng sáng, sau khi cuốn mùng và chăn chiếu vào một góc nhà để căn phòng 11 cô thiếu nữ chia với nhau được thoáng mát sạch sẽ, chúng tôi học ôn tiếng Anh với nhau. Không có sách nên chị lớn của tôi nhớ đến đâu thì dạy cho mấy em nhỏ như tôi đến đó. Đến trưa, thời gian đầu lúc còn tạm đủ tiền, cả bọn đi bộ đến quán cơm người ta nhận nấu cơm tháng cho. Về sau, khi không còn dư dả, chị tôi liều lĩnh dẫn cả bọn đi ăn tại quán cơm quốc doanh xéo nhà lồng chợ Rạch Giá. Thực đơn quanh đi quẩn lại chỉ có thịt kho lõng bõng nước, nhiều hột vịt hơn thịt heo; tô canh cải bẹ xanh lơ thơ vài cọng cải, tép khô thì … tuy … chết rồi, nhưng không nổi lên, lại lặn tuốt luốt đâu mất tiêu?! Nhưng như đã nói, chị em chúng tôi vẫn cứ vô tư lự, lại còn không biết sợ, không giữ ý, giữ kẽ. Lúc đầu còn kín tiếng, không dám cho người ta biết mình là người Việt, đi bằng giấy tờ giả làm người Hoa, nhưng chỉ được vài tuần, bọn tôi “m‘ en fout” hết, dần hồi nói cười tỉnh queo. Chúng tôi đi ăn ở tiệm cơm quốc doanh nhiều tới nỗi quen cả một chị tiếp viên ở tuốt miền Bắc đưa vào đây. Chị nghe ra giọng Bắc của chị em chúng tôi nên lân la trò chuyện, chắc chị cũng nhớ nhà, nhớ quê và cảm thấy gần gũi với các cô em nói được giọng dễ nghe cho chị chăng? Quen khá thân tới nỗi đến đầu tháng Tư, khi chúng tôi được đi, bọn tôi tiếc của, đã gửi lại chị chỗ nồi niêu chén diã còn rất tốt đã mua ở chợ Rạch Giá để sau đó Mẹ chúng tôi ghé qua lấy. (Sau đó, Mẹ tôi có ghé qua chị thật, nhưng Mẹ gởi tặng lại chị hết) Nghĩ lại, thấy bọn tôi đúng là “điếc không sợ súng!” Cũng may, chắc chị ta chỉ là cán bộ quèn, hoặc tâm hồn cũng còn chất phác nên không tố giác chúng tôi hay làm tiền trực tiếp. (Nếu chị có đọc được những dòng này, xin ghi nhận lời-cảm-ơn chân thành của chúng em nhé!)


Cơm nước xong, chúng tôi về lại nhà trọ đánh giấc nghỉ trưa. Thị xã Rạch Giá thời đó đúng là “nửa chợ nửa quê”, ít xe cộ ồn ào nên không khí khá trong lành, hơn hẳn Sài Gòn. Vì ở gần biển nên không nóng nực lắm, lúc nào cũng có ngọn gió hiu hiu. Nhưng trưa nắng gắt, ai cũng trốn trong nhà, đó đây, thỉnh thoảng có chú gà trống giựt mình gáy bậy, liền có vài tiếng chó sủa vu vơ đáp trả. Tuyệt nhiên không nghe tiếng xe máy, không có tiếng Radio, vì những hàng này dù có, người ta cũng không dám xài một cách phô trương nữa. Những công việc nhà như gánh nước, giặt giũ, phơi phóng, chợ búa, quét dọn, … người ta đã làm vào buổi sáng hết rồi. Còn những nông dân, chài lưới hay công nhân họ sinh sống ra sao, tôi không được biết, vì bọn tôi chỉ dám quanh quẩn ở nhà trọ mà thôi.


Có lẽ Rạch Giá là xứ trù phú, tự cung cấp thực phẩm cho chính mình được, nên cuộc sống người dân nơi đó không vất vả lắm như ở Sài Gòn. Độ 3-4 giờ chiều trở đi, thị xã mới lao xao thức giấc. Đó đây nghe tiếng nước máy, tắm rửa, nồi niêu lách cách, chắc người ta chuẩn bị bữa cơm chiều. Tôi nhớ hoài trong nhà trọ hai tầng lầu, phòng bên kia có một gia đình người Tiều khá đông đúc, có đủ “tồ-hia”, “chế” và cháu chắt, của mấy gia đình cùng nhau đi vượt biển,… có một chị tên Đ, siêng đi tắm sớm (để khỏi dành nhà tắm với nhiều người lúc chiều?), lúc nào tắm xong, chị cũng đứng trước cái gương nhỏ treo ở cửa sổ để uốn tóc bằng những cuốn tóc bằng ny-lon, màu xanh, đỏ. Chị vừa ngắm nghía mình vừa ca nho nhỏ: “Chỉ còn gần em một giây phút thôi! Một giây nữa thôi là xa nhau rồi … Biển xanh vẫn xanh người đi sao đành? …” Lúc đó tôi còn nhỏ, đâu có biết bài hát đó của ai viết, nhưng tôi thấy tự dưng lòng mình xao xuyến kỳ lạ, mặc dù chẳng có ai để “một giây nữa thôi là xa nhau rồi”, chỉ mơ hồ thấy như một cái gì đó rất quan trọng sắp xảy ra!


Chiều chiều, chị em chúng tôi lại thả bộ đến quán cơm tháng bình dân. Phải công nhận là bọn chúng tôi lúc đó sống thiệt vô tư, hết sức “tiểu tư sản”, bởi vậy bà chủ nhà trọ ghét chúng tôi ra mặt. (Thưa dì Năm, những gì con sắp viết ra đều là sự thật, nếu Dì đọc được những dòng này, xin niệm tình tha thứ!) Chắc trong mắt bà, bọn tôi là một lũ con gái làm biếng, lại không biết điều, chẳng biết xun xoe lấy lòng “dì Năm” gì hết. Quý vị phải hiểu là người chị lớn nhất trong đám chị em chỉ mới 20 tuổi, tính tình quá hiền hậu, không biết “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn”, chẳng biết giả lả biếu xén dì Năm gì sất mà dì lại là người rất thực tế; “Dạ thưa dì Năm” chay tịnh như thế không đủ cho dì hài lòng. Bà Năm “chiếu tướng” chúng tôi không rời mắt! Suốt ngày bà ngồi trên bộ ngựa hay đong đưa trên võng ngay chỗ cầu thang dẫn lên lầu. Tại nơi chiến lược đó, bà có thể quan sát nhất cử nhất động của mọi người ở trọ: ai khiêng mấy thùng nước, đầy hay vơi, hứng từ vòi nước ngoài hàng ba nhà bà để vô tắm; ai ngồi quá lâu trong nhà xí và xối bao nhiêu lon nước, v.v.. Tôi không nói ngoa đâu! Ai cũng ngán bà Năm, riêng với chúng tôi bà là “hung thần” một thời!


Chúng tôi ngồi nhà ăn như thế, núi Hy Mã Lạp Sơn cũng lở nữa là tiền Mẹ chắt chiu gởi cho! Thế là gần Tết, Mẹ tôi cử người chị lớn nhất trong nhà xuống Rạch Giá tiếp tế cho lũ em. Chị hai khéo léo “Dạ má con gởi dì Năm 2 cục xà bông Camay xài thử”, dì Năm vui vẻ liền. Thời đó, mặt hàng ấy bắt đầu hiếm hoi, là xa xí phẩm, chỉ còn mua được ở chợ trời. Được thế, chị hai tôi ỏn ẻn xin dì Năm “cho mấy em con kê 2 ông Táo trên sân thượng của dì để tự nấu ăn”. Từ đó, tụi tôi sống dễ thở hơn, không còn hồi hộp khi đi ngang chỗ dì Năm ngồi nữa. Từ đó, chị thứ 5 lo phần cơm nước. Cũng “may”, nhờ 3 năm sau ngày thống nhất, chị tôi bất đắc dĩ được huấn luyện biết nấu cơm bằng bếp dầu hôi, rồi đến bếp than và cả bếp củi, nên chị không bỡ ngỡ, lo được cho đàn em ngày 2 bữa cơm tươm tất, nóng sốt. Tội nghiệp chị, nấu cơm chiều còn đỡ vì nắng đã khuất sau bức tường cao, nhưng cho bữa trưa chị phải giang nắng chang chang, lần nào chị cũng mặt đỏ bừng bừng, mồ hôi mồ kê nhễ nhại … Giờ nhớ lại, thấy thương chị ghê!


Chúng tôi mau chóng chia công việc cho nhau: người lo giặt quần áo, kẻ đi chợ, đứa nhỏ như tôi được giao nhiệm vụ rửa chén bát. Sáu chị em chỉ có độ 15mét vuông để “sống”, có nghĩa là sáng sáng xếp dọn mùng mền chiếu gối vô góc phòng, tối tối lôi ra, nằm xếp lớp cạnh nhau, đầu quay vô tường, chân duỗi ra giữa phòng, bên phía kia là 5 cô gái Hoa kiều đi bán chính thức cùng trong tàu. Từ khi bà Năm bớt hầm hầm với tụi tôi, “hàng xóm” đang ở trọ phòng kế bên mới dám lân la qua chơi, trò chuyện với “6 cô tiểu thơ” - tên họ tặng cho tụi tôi mà sau này tụi tôi mới biết. Đêm về, bà Năm chỉ cho thắp một ngọn đèn tối mù mù nên tụi tôi không học hành chi, không có Tivi, ti-viếc, cũng không biết mùi Ciné ra sao, quý vị biết chúng tôi giết thì giờ ra sao không? Dĩ nhiên là ca hát, đụng đâu nhớ đó thì bắt giọng. Ca hát riết cũng mệt và hết bài, may mà có một cậu hàng xóm mặt mũi rất thư sinh, hoá ra là một Fan lớn của Kim Dung! Cậu ta lại có một trí nhớ đáng khâm phục, chịu khó ngồi kể lại cho tụi tôi nghe Lục Mạch Thần Kiếm là bộ các chị tôi chưa được đọc. Nhớ hồi trước 75, Sài Gòn lên cơn sốt vì truyện chưởng, mấy chị lớn trút hết tiền bỏ heo ống ra để đi mướn các bộ kiếm hiệp kỳ tình đó về đọc. Vì nhỏ nhất nhà, đọc chậm, nên tôi chỉ được lướt qua vài trang là bị lấy lại vì đã hết thời hạn mướn, các chị mau mau trả lại nhà sách để “thỉnh” cuốn kế tiếp! Tuy không được “luyện chưởng chính tông” nhưng tôi cũng biết hết Hoàng Dung, Quách Tĩnh là ai? Vô Kỵ, Triệu Minh là thường, tôi còn biết cả Chu Chỉ Nhược, Kim Hoa Bà Bà nữa là. Cũng nhờ công các chị lớn say sưa bàn luận với nhau những đoạn lâm ly, hấp dẫn nên tôi cũng biết kha khá. Những đêm nằm bẹp tại Rạch Giá đợi công an cho đi, trở nên bớt tẻ nhạt nhờ “cậu hàng xóm” phòng bên kia chịu khó ngồi kể lại tình sử Đoàn Dự vs Vương Ngọc Yến. Tôi nhớ lúc đó tôi không thích nhân vật Đoàn Dự lắm vì thấy sao hắn ta có vẻ say mê “thần tiên nương tử” quá độ, nhưng người kể chuyện không chịu nhận yêu cầu khác của thính giả nên tụi tôi đành chăm chú ngồi nghe, thỉnh thoảng cười rộ vì những chi tiết ngôn tình!


Lụi hụi rồi năm hết, Tết đến. Tụi tôi cũng không suy tư, nhớ nhung gì nhiều. Tình hình chiến sự Campuchia ngày càng lao xao nên dân tình có lẽ cũng e dè, thắt hầu bao. Tôi không còn nhớ Rạch Giá có chợ hoa, chợ Tết như Sài Gòn không? Mãi đến khi còn độ một tuần trước Tết, cô con gái lớn của bà Năm quậy bột đổ bánh kẹp thơm lừng khắp nhà, tôi mới ý thức được Tết sắp đến rồi. Còn nhớ, tôi lăng xăng bên chị xin phụ và bây giờ thì má chĩ tức bà Năm không còn dữ dằn với chúng tôi nữa nên chị ấy cũng cho tôi tập đổ thử. Phải đổ trong một cái khuôn bằng sắt, kẹp chặt lại, nướng trên bếp than nên phải lật lẹ tay để không bị cháy khét. Khi bánh vừa chín, ụp ra là phải nhanh tay cuộn bánh lại bằng một khúc gỗ tròn. Bánh được cuộn lại như cái xì-gà, rồi xếp nhẹ nhàng, lớp lang vô hộp thiếc. Được cho phụ cuộn bánh, tôi vui lắm và trong lòng có chút hy vọng lát hồi chị sẽ cho tôi vài cái bánh ăn. Rốt cuộc tôi chỉ được hưởng vài cái bánh cuộn không khéo, bị bể hay bị cháy sém.

Buồn năm phút!

Chiều 30 Tết tôi mới biết buồn thật sự; Không gói bánh chưng, không cúng Giao Thừa, không dọn nhà dọn cửa, chà sân trước cho sạch sẽ và được để sẵn cái áo đầm hồng ba tôi mua cho từ Hồng Kông để mặc vào sáng Mùng Một. Sáu chị em buồn bã đi ngủ sớm, cả thị xã cũng im ắng vì không được đốt pháo.

Sáng Mùng Một tại nhà trọ cũng như mọi ngày trước, không đứa nào nhìn đứa nào, cũng không dám nhắc lại “Hồi đó … “. Nhắc làm chi nữa khi không có bao lì xì đỏ tươi; không có “Bầu Cua Cá Cọp” cho bọn con nít và “Tam Cúc“ cho người lớn; không có lén Mẹ bóc bánh chưng ra đem chiên - một điều Mẹ tôi la hoài vì theo ý bà, bánh chưng mới nấu còn dẻo, thơm lừng, ăn như thế mới ngon. Chính thức thì sau ba ngày Tết bà mới cho phép chúng tôi đem bánh chưng ra chiên, một món khoái khẩu cho bọn trẻ. Nhưng năm nào cũng vậy, thấy mẹ dắt xe đạp đi đến nhà bà con, họ hàng chúc Tết là tụi tôi lôi bánh ra chiên ngay!


Chị thứ 5 lo phần nấu nướng cho cả bọn uể oải không thiết đụng nồi, đụng niêu. À quên, theo tập tục, 3 ngày Tết ta không nên nấu nướng nhiều vì Ông Bà Táo còn đang bận dâng Sớ Táo Quân, thực chất là “mách lẻo” với Ngọc Hoàng Thượng Đế về gia cảnh chủ nhà cơ mà?! (Nói đùa chút chơi!) Chắc vì vậy nên chị tôi quyết định dẫn lũ em ra nhà lồng chợ Rạch Giá tìm món ăn. Lạ quá! Nhà lồng chợ khá đông đúc. Ngày xưa, buôn gánh bán bưng có cực khổ mấy cũng không bao giờ làm lụng vào 3 ngày tết. Thế mà hôm nay có nhiều hàng quán mở đón thực khách. Nhìn kỹ thì thấy thực khách đa số là người trong tàu và của 2 tàu khác cũng đang chờ được cho đi bán chính thức. Cảm ơn những người dân chợ Rạch Giá, không có quý vị, chúng tôi không biết ăn uống làm sao vào ngày Mùng Một Tết.


Chúng tôi sà vào sạp bánh cuốn, húp lấy húp để nước mắm pha ngòn ngọt và lần này chị tôi hào sảng cho mỗi đứa thử món bánh cống có con tôm đỏ au với vị bánh bùi bùi vì có đậu xanh - một đặc sản của miền Tây mà gia đình gốc Bắc như chúng tôi ở Sài Gòn chưa được nếm thử. Bỗng thấy đời đẹp trở lại!

Xế trưa hôm đó, cô con gái út của bà Năm lấy hết can đảm ghé qua, nhờ chị tôi dạy hát bài “One Day When We Were Young” của Richard Tauber đã được Phạm Duy phổ lời Việt. Lắc léo một chút là cô ấy muốn học bằng tiếng Anh cơ! Chị tôi cũng tận tâm dạy từng câu, tập phát âm từng chữ cho đúng. Phải mất gần ba tiếng cô con gái bà Năm mới hát được sao cho người ta nghe ra được lời! Cũng tội, nơi đây nước phèn lờ lợ hay sao nên lưỡi chị ta hơi cứng, nhất là chữ “e-rờ” thật đúng là thử thách lớn cho trò lẫn thầy. Nhưng nhìn nét mặt rạng rỡ, sung sướng của chị ta, chúng tôi cũng vui lây!


Mùng Một của cái Tết cuối cùng trên quê hương chúng tôi như vậy đó. Không mai vàng, không bánh chưng xanh, không bao lì xì đỏ, nhưng chúng tôi cũng có những giây phút vui cười nên lòng thấy phơi phới. Nhất là viễn ảnh “sắp được đi” khiến chúng tôi nguôi ngoai nỗi nhớ nhà, nhớ Ba Mẹ, Thầy Cô và bạn bè sắp bỏ lại hết sau lưng.

NTTK

Chùa Lá, 12/01/2024, Nttk cám ơn Rạch Giá đã cho chúng tôi những ngày ấm áp cuối cùng trên quê hương.

Hình lượm trên mạng, xin miễn bản quyền.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 09/Feb/2024 lúc 11:18am

TRONG TÙ KHÔNG CÓ XUÂN


Tù%20cải%20tạo%20VNCH%20—%20Bài%20Mới%20—%20Bức%20Tranh%20Vân%20Cẩu


“Viết theo tâm sự thi&văn sĩ

Cựu Tr/Tá Dù Hoàng Ngọc Liên”

 

Gió đông lạnh buốt thổi
Mây trắng từng cụm bay
Cây lá hoa cằn cỗi
Bướm cợt đùa nắng mai

Trắng, hồng, xanh, hoàng yến
Hoa thắm nở ven rừng
Mới biết mùa xuân đến
Cõi lòng, ôi bâng khuâng!

“...Nhớ mùa xuân năm đó
Chiều ba mươi dừng quân
Đình chùa vang trống mõ
Rước ông bà, đón xuân…

Chuông giáo đường lồng lộng
Đêm giao thừa tưng bừng
Không gian như ngừng động
Xuân ơi đẹp vô cùng

Bàn thờ nhang nghi ngút
Thoang thoảng tỏa hương trầm
Hoa đào cắm bình lục
Mứt, bánh, trà… đầy mâm

Dưa hấu hồng xuân mới
Ngày Tết khách viếng thăm
Họ hàng, con cháu tới
Chúc hạnh phúc tròn năm...”

Nay giữa rừng giá lạnh
Tết chỉ là dư âm…
Và cõi lòng hiu quạnh!
Rai rức nhớ thương thầm

Trại tù rào kín mít
Toàn bằng loại tre gay
Cành nhánh đương chằng chịt
Thành tường lũy chạy dài

Tù nhân không buồn trốn
Bởi bao quanh rừng già
Núi chập chùng lởm chởm
Qua suối... máu rướm da

Vào rừng thiêng nước độc
Cọp, beo… chờ người qua
Vùng núi đồi hiểm hóc
Khó vẹn toàn đi ra…

Tù nhân không lành áo
Gió bấc cắt thịt da
Ơi mùa xuân áo nảo
Se thắt nỗi nhớ nhà!

Chén bo bo lạnh ngắt
Lũ ruồi nhặng bay rong
Hơi núi rừng hiu hắt
Không bằng nỗi lạnh lòng

Đè nặng lưng liềm búa
Đập đá hay phá rừng
Đào mì hay cấy lúa
Trong tù không có xuân

Lao dịch dưới bưng lãng
Mười mấy độ xuân tàn
Người tù không bản án!
Ước mơ gì xuân sang(?)

DƯ THỊ DIỄM BUỒN


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 09/Feb/2024 lúc 11:20am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 12/Feb/2024 lúc 3:59pm

ĐỂ NHỚ MỘT THỜI ĐÃ ĐI QUA

 

Cơm%20chiên%20–%20Wikipedia%20tiếng%20Việt

CHÉN CƠM CHIÊN NGÀY TẾT NĂM 1976

Tết năm 1976, vợ tui chưa về theo tui, tui ở Sài Gòn trên căn gác nhỏ ở hẻm 220 Trương Minh Giảng sát bờ kinh Nhiêu Lộc với mấy người bạn cùng quê. Trong đó có nhân vật tui viết trong truyện Bước không qua số phận. Nhân vật trong truyện tên Nhân. Đã qua gần mười tháng sau ngày bộ đội miền Bắc vào tới Sài Gòn. Đồng hồ, mắt kính, quần áo, giày dép lần lượt ra đi ở chợ trời. Rồi đến sách vở cũng ra vỉa hè đổi lấy bữa cơm. Đã đến thời gian đói. Bữa có bữa không, có nhiều ngày nhịn, có bữa chỉ có củ khoai. Bạn bè bắt đầu tản mát, mỗi đứa đi một phương kiếm ăn. Tui chẳng biết đi đâu, bám trụ căn gác gỗ có cầu thang gãy. Trước 75 tui đi làm cũng có lương cao, thuê căn phòng lớn trong ngôi nhà nhiều phòng ở số 220/100 Trương Minh Giảng. Làm ra tiền gởi vào nhà băng, mất sạch. Bộ đội vào, phường ra lệnh tiếp quản ngôi nhà vì chủ đã di tản, chuyển tui qua căn gác này. Bạn bè thấy thế đi theo nên diện tích căn gác nhỏ xíu mà có lúc chứa cả chục thằng, kể cả hai cặp vợ chồng thằng bạn mới cưới vợ. Trong đó có bạn Phan Ngọc Chiến vừa cưới vợ, ưu tiên một góc phòng. Vợ chồng Dũng Hội An một góc. Chen chúc nhau sống trong lặng lẽ.
Bình thường khi có chút tiền, tui mua gạo nấu ăn chung với Nhân. Món ăn thường xuyên là trứng vịt. Luộc chín, cắt làm tư, ngâm vô chén nước mắm dằm ớt thật cay. Mỗi bữa mỗi thằng ăn một phần tư hột vịt, như vậy, cái hột vịt luộc hai thằng ăn được hai bữa cơm sáng chiều. Được như vậy là ngon rồi, khỏi phải nhịn đói. Thế mà có giai đoạn gạo cũng chẳng có mà nấu, hột vịt cũng chẳng có mà ăn. Đói vàng cả mắt, người xanh như tàu lá, đi liêu xiêu thấy gì cũng thèm. Lúc đó tui đang sinh hoạt trong đoàn kịch của Hội Văn nghệ Thành phố, hôm nào cũng tập kịch ở ngôi nhà của mẹ ông Tổng thống Thiệu chỗ 81 Trương Minh Giảng. Trưởng đoàn văn nghệ lúc đó là chị Kim Hạnh, vốn là trưởng đoàn Văn nghệ Vạn Hạnh trước 1975, sau này chị chuyền qua làm báo. Lúc đó gần Tết, không biết ai biết chuyện tui đang đói, mấy người trong đoàn họp lại quyên góp mua gạo cứu đói cho tui. Sau này nghe kể chị Kim Hạnh bảo tui sĩ diện lắm nên nếu đưa trực tiếp tui sẽ không nhận đâu, do vậy bọn họ phải lên kế hoạch. Những người thực hiện kế hoạch này giờ đa số ở nước ngoài cả. Đó là Châu Bảo( Bill Nguyen), Susan Nguyen đang ở Mỹ, Tô Công Tròn đang lưu lạc bên Pháp, Dục đã mất ở Úc..Họ canh tui vừa ra khỏi nhà là chạy lên để bao gạo, chai nước mắm và mấy món linh tinh nữa ngay góc cầu thang. Họ trốn ở mấy góc hẻm chờ tui đi về mang gói quà ấy vào nhà rồi mới tản hàng. Tui không quên gói quà ấy dù đã hơn bốn mấy năm rồi. Tình cảm của các bạn quý báu biết bao vì lúc đó ai cũng nghèo và khó khăn. Nhờ mấy kí gạo đấy, Tết năm 1976 tui có gạo ăn. Có gạo nhưng chẳng có tiền để sắm đồ ăn, Tết nên cũng chẳng kiếm được công việc gì để làm, cũng chẳng còn ai buôn bán để bán mua. Ngày mùng một Tết, vét trong lon guigoz còn muỗng mỡ, tui xé sách làm củi, tui chiên cơm. Phải mất gần ba cuốn sách mới xong chén cơm chiên.
Năm đó còn pháo nổ ì xèo, trưa mùng một tui ngồi ăn chén cơm chiên mà nước mắt ướt cả mặt. Tui ngóng về Đà Nẵng, nơi đó Ba Mạ các em tui đang hân hoan đón Tết, dù đất nước đã bắt đầu nghèo, nhưng gia đình tui chắc chắn vẫn có những món ăn không thiếu của ngày Tết. Còn ở phương xa này, tui đón Tết bằng món cơm chiên độc nhất, chỉ có chén cơm chiên với mỡ và nước mắm. Tui tủi thân, thương thân mình nhưng vì hoàn cảnh cũng không dám về nhà vui Tết với gia đình. Mà muốn về cũng chẳng có tiền mà mua vé xe.
Mấy mươi năm qua rồi, bao nhiêu dâu bể, bao nhiêu đổi thay. Ba Mạ mất, anh trai mất rồi vợ mất, anh em xao xác bốn phương trời. Bữa nay, lại một cái Tết nữa đang đến, bỗng dưng nhớ chén cơm chiên của cái Tết đã xa lăng lắc. Nhớ đến tình cảm của những người bạn một thời. Nhớ đến một thời khốn khó sau năm 1975. Có người bảo tui sao cứ nhớ mãi cái thời nghèo khổ ấy, tui không bao giờ quên được. Có người ngày xưa cũng rất khó khăn, giờ khá lên, giàu lên cứ tìm cách che dấu quá khứ, ai nhắc đến cứ tìm cách khoả lấp. Đáng ra phải tự hào vì đồng tiền kiếm được là từ mồ hôi, nước mắt, tim óc mà có. Mắc chi lại dấu. Sao lại phải mắc cỡ nhỉ?

DODUYNGOC


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 12/Feb/2024 lúc 4:02pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 17/Feb/2024 lúc 4:03pm

NHỮNG NGÀY THÁNG KHÔNG QUÊN: TÙ CẢI TẠO

Đỗ%20Ngọc%20Uyển:%20Tù%20Cải%20Tạo:%20Tội%20ác%20chống%20nhân%20loại%20của%20Cộng%20Sản%20VN

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, lúc 11 giờ tôi chạy về nhà ba tôi ở đường Hiền Vương (Võ Thị Sáu) sau khi nghe Đại Tướng Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Ba tôi và em gái tôi vừa mừng vừa lo, mừng vì được gặp lại tôi, vì tưởng tôi đã ra đi rồi, nhưng cũng ngậm ngùi, không biết số phận tôi sẽ ra sao.

Tôi chạy về nhà phía bên vợ tôi, tôi thấy nhà đóng cửa, tôi phân vân không biết thế nào nên đã ra chỗ làm của ông già vợ thì biết ông, bà và các con tôi đang tạm trú ngụ tại đây. Tôi gặp lại các con tôi, tôi rất vui mừng, nhưng em bà xã tôi rất ái ngại cho tôi, không biết số phận tôi sẽ ra sao, và khuyên tôi nếu được lo thoát thân một mình, còn các con tôi và mọi việc khác ở nhà có bên vợ tôi lo liệu. Nhưng tôi còn biết đi đâu được nữa. Quân đội cộng sản đã treo cờ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam ở dinh Độc Lập rồi! Tôi về nhà riêng ở đường Hoàng Đạo thì thấy một số nhà đã treo cờ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Nhà tôi ở sát nhà văn Vũ Hạnh thì nhà ông là nhà đã treo cờ sớm nhất. Tôi băn khoăn, bàng hoàng và thiếp đi. Sau khi tỉnh giấc ngủ trưa, tôi đem các bộ quân phục, mấy bộ lon Hải Quân và các giấy tờ đốt hết, tôi thấy giữ những giấy tờ nầy không có lợi cho tôi.

Ngày hôm sau, tôi đến Bộ Tư Lệnh Hải Quân ở bến Bạch Đằng để trình diện, tôi có vào Bệnh viện Hải Quân đã do quân giải phóng tiếp thu rồi để trình diện. Anh thủ trưởng bộ đội tiếp thu có nói chuyện với tôi vì trước đây vào năm 1945, khi đi theo kháng chiến, anh có phục vụ dưới quyền của hai giáo sư bác sĩ Trần Vỹ và Phan Đình Tuân, nên có hỏi thăm tôi về hai vị giáo sư trên. Sau đó, cho tôi về và cho phép tôi được vào bệnh viện tạm thời làm việc trở lại.

Ngày 2/5, tôi đã theo lệnh của Ủy Ban Quân Quản ra trình diện ở trường Gia Long.

Tôi đến đây thật sớm, khoảng 5-6 giờ sáng thì thấy rất nhiều sĩ quan chế độ cũ sốt sắng trình diện, hưởng ứng nồng nhiệt lời kêu gọi của Ủy Ban Quân Quản. Tôi thấy có cả bác sĩ Vũ Quí Đài, cựu khoa trưởng Y khoa (cựu bác sĩ quân y biệt phái) cũng đi trình diện và không chen lấn được để vào bên trong. Tôi đã vào trong và lấy được một bản tự khai dùng để khai, tôi lấy thêm một bản nữa và tôi đi ra ngoài đưa cho ông để ông tự khai và nộp lại cho các cán bộ phụ trách.

Về nhà tôi phải kiếm một chiếc xe đạp để đi, may quá, có một người quen còn một chiếc xe tốt (loại xe đàn bà) nhường lại cho tôi.

Sau khi trình diện hai ngày, tôi vào bệnh viện Hải Quân cũ và làm việc vài ngày. Sau vài ngày, họ cho tôi một số tiền lương và lương thực, kêu tôi về nhà chờ lệnh của Ủy Ban Quân Quản. Tôi chờ lệnh và ở nhà, sống, ăn uống rất dè dặt.

Khi trở lại làm việc tại bệnh viện Hải Quân (cũ), tôi được biết bác sĩ Nguyễn Thanh Trước, nguyên y sĩ trưởng Bệnh Viện Hải Quân, rời bệnh việc về nhà chiều ngày 30/4, thì ngày 1/5/75, ông đã trở lại bàn giao đầy đủ cho bộ đội giải phóng. Trên đài phát thanh đã nêu tên bác sĩ Trước đã có công bàn giao đầy đủ và rất được tín nhiệm với chánh quyền mới.

Tôi cũng được biết trong bệnh viện Hải Quân có một y tá mà tôi rất thân là người nằm vùng của cộng sản, họ đã báo cáo các bác sĩ cũ cho bộ đội, nhưng may cho tôi, khi tôi làm việc ở bệnh viện Hải Quân cũ, tôi đã làm việc tận tình, rất tốt, nên được y tá nầy báo cáo tốt lên thủ trưởng mới. Vị thủ trưởng nầy vì muốn sử dụng những máy móc, dụng cụ mà bệnh viện Hải Quân có mà các anh không biết dùng, nên đã định cho tôi đi làm việc và học tập tại chỗ.

Theo lệnh của Ủy Ban Quân Quản, các sĩ quan cấp úy phải trình diện để đi học tập và phải đem đầy đủ lương thực dùng trong 10 ngày.

Ngày 23/6/75, tôi đã đi trình diện, nhưng tối hôm đó, công an phường đã đến nhà tôi để kiểm tra xem tôi đã trình diện chưa, thì sáng ngày 24/6/75, có xe jeep của bộ đội Hải Quân đến nhà tôi nói có lệnh chở tôi vào Hải Quân Công Xưởng để tôi được học tập tại chỗ, nhưng tôi đã vào trình diện tại trường Trưng Vương.

Đầu tháng 6/75, chúng tôi, tất cả sĩ quan của chế độ Saigon đã phải đi trình diện để theo học lớp “tập trung cải tạo”, cấp úy thì phải đem lương thực đủ dùng trong 10 ngày. Tôi và một bạn cùng xóm, đã trình diện tại trường Trưng Vương ngày 23/6/75 (có 2 ngày 23/6 và 24/6 để trình diện). Chúng tôi được ăn ngủ, nghỉ một đêm tại trường nầy và ngày 24/6, lúc nửa đêm, chúng tôi được gọi ra để làm thủ tục lên đường. Sau khi giảng thuyết về chính sách “khoan hồng của cách mạng”, chúng tôi được đưa lên xe molotova bít bùng và thấy có các anh bộ đội lên cò súng kêu răng rắc thì chúng tôi đã hiểu rõ những chuyện gì sẽ xảy ra cho chúng tôi.

Xe chạy trong thành phố và chạy nhiều vòng, nhiều khi chạy trở lại gần như vị trí cũ và đưa chúng tôi đến một địa điểm gọi là Long Giao thuộc tỉnh Long Khánh.

Các anh bộ đội không cho chúng tôi biết địa điểm, nhưng trong số anh em sĩ quan trình diện, đã từng ở Sư Đoàn 18 Bộ Binh, nên biết rõ địa điểm nầy (Long Giao, thuộc tỉnh Long Khánh). Trước đây, Sư Đoàn 18 Bộ Binh đã đóng ở căn cứ nầy. Tôi đã trải qua 3 trại Long Giao (từ 25/6/75- tháng 6/78), trại Katum (Tây Ninh, gần biên giới Miên), trại Trảng Lớn (căn cứ cũ của Sư đoàn 25 Bộ Binh).

Nhiều tác giả đã viết về trại tù cải tạo, tôi không muốn lặp lại những điều đã cũ mà chỉ muốn ghi lại một số đặc điểm của trại tôi đã trải qua, và những sự kiện lịch sử.

Đa số các trại cải tạo do bộ đội cộng sản quản lý, hình thức cũng giống nhau cách tổ chức, chỉ thị, điều động và cách sinh hoạt cũng giống nhau. Chính tôi muốn ghi ra một số nét đặc biệt nơi các trại mà chúng tôi trải qua mà thôi.

Trại đầu tiên là trại Long Giao, như tôi viết ở trên, đó là doanh trại của Sư Đoàn 18 Bộ Binh của VNCH. Nơi tôi đến là một dãy nhà lợp tôn, vách tôn, dài khoảng 25m, ngang 10m. Mỗi nhà mà các anh bộ độ gọi là lán. Lán tôi là lán 10 và địa chỉ là Hòm Thư L2T1. Mỗi lán chứa 70 người trong một căn nhà chia làm hai dãy và chỗ giữa là một con đường đi qua lại độ 2m, cho nên mỗi người được khoảng rộng 8 tấc để xoay trở. Thật là chật hẹp. Trại của chúng tôi gồm 12 lán (12 căn).

Lúc đầu trại chúng tôi chỉ ở cách trại của các sĩ quan cấp tá một hàng rào, bên cạnh một giếng nước. Ở nơi đây, tôi đã gặp lại bác sĩ Nguyễn Thanh Trước, y sĩ Trung Tá, chỉ huy trưởng bệnh viện Hải Quân, bác sĩ Nguyễn Văn Hoàng, y sĩ Trung Tá, trưởng khu X-Ray Tổng Y Viện Cộng Hòa và các linh mục giám đốc Nha Tuyên Úy Công Giáo QL/VNCH.

Một lán được tổ chức như sau: một lán trưởng, một lán phó và 4 tổ học tập, mỗi tổ có một tổ trưởng và một tổ phó.

Mỗi chiều, lán trưởng lên nhận lệnh từ ban chỉ huy Trung Đoàn và về truyền lại cho các tổ viên và phân chia công tác.

L2T1 gồm 12 lán chứa khoảng 700-800 người, mà có đến hơn 25 bác sĩ, 8 dược sĩ, 3 nha sĩ, 2 linh mục tuyên úy Công giáo, 3-4 đại đức Phật giáo.

Lán tôi gồm 5 bác sĩ: Nguyễn Minh Khiêm, (YK66, hiện dịch 13), Đặng Nha Khánh (YK66, Trưng tập 9), Hà Hiển Thắng (YK67, Trưng tập 10), Nguyễn Thanh Hà (YK68, hiện dịch 15) và tôi Trần Văn Nam (YK68, Trưng tập 12).

Ngoài ra lán khác còn có các bác sĩ như Nguyễn Sơ Đông, Lê Xuân Lộc, Hoàng Xuân Tài, Hoàng Bá Ước Gioanh, Vương Bình Dzương, Nguyễn Văn Dõng, Đào Bá Ngọc, Lại Ngọc Hoàn, Trần Vinh Hoa, Nguyễn Cẩm Thạch, Nghiêm Xuân Sơn, Trần Văn Mân… Ngoài ra còn độ 10 bác sĩ thuộc Y Khoa Huế, Y Khoa Saigon, các khóa đàn em…

Có một chuyện vui là có một bác sĩ giả (không phải bác sĩ thiệt, mà chỉ là hạ sĩ quan Không Quân) khai là bác sĩ để đi học tập (vì lỡ khoe với bạn gái là bác sĩ, nên phải cắn răng đi học tập, anh còn khoe là có giấy về làm giám đốc bệnh viện Chợ Rẫy, mặc dầu tuổi chưa tới 30. Trong trại có danh thủ bóng bàn Lê Văn Tiết (vô địch Pháp quốc 1959), bên cạnh lán tôi còn có nhà thơ Thanh Tâm Tuyển (đại úy Dzư Văn Chất).

Sau khi ổn định chỗ ăn ở như phải làm nhà cầu, phải đào giếng…. thì chúng tôi phải làm tờ khai lý lịch. Phần nầy xong rồi thì chúng tôi phải chuẩn bị học tập và đóng những ghế nhỏ dùng để ngồi học tập (10 bài) và đi lao động.

Khai lý lịch.

Quan trọng nhất là khai lý lịch. Mỗi người được phát 10 trang giấy để khai lý lịch. Phải khai lý lịch ba đời, về quê quán, trình độ học vấn, có tham gia cách mạng hay tham gia chế độ Mỹ ngụy… và quan trọng là tại sao các anh trở thành sĩ quan tay sai Mỹ ngụy và phải khai báo tội của các anh đối với cách mạng. Khó khai nhất là phần nầy, phải khai báo thành khẩn mới mong được “khoan hồng của cách mạng”.

Nhiều người như các cha Tuyên úy, Thượng Tọa Phật giáo cũng phải khai tội của mình, nhiều người không biết khai tội như thế nào cũng bịa ra tội để khai.

Riêng tôi, tôi cũng phải khai đại khái như sau: Gia đình tôi nghèo, nên thời niên thiếu, tôi cố gắng học hành để mai sau có việc làm tốt nuôi gia đình. Tôi may mắn học giỏi và đã được vào học đại học y khoa Saigon. Khi tốt nghiệp, tôi đã bị động viên vào quân đội VNCH rồi trở thành sĩ quan. Tôi được mang cấp bậc trung úy rồi đại úy. Tuy tôi không cầm súng để chống lại cách mạng, nhưng tôi đã tận tâm chữa bệnh cho sĩ quan, binh lính ngụy mau lành bệnh để họ cầm súng chống lại cách mạng, vì thế tôi đã có tội đối với nhân dân và cách mạng”.

Nhưng trong số sĩ quan học tập có một số cương quyết không nhận tội là bác sĩ Nguyễn Văn Dõng, và 1, 2 bác sĩ khác. Anh Dõng can đảm nhất, nhất quyết không nhận tội. Mấy anh nầy bị chúng ghi vào sổ bìa đen và phải học tập lâu hơn các bạn khác.

Khai xong rồi phải nộp cho quản giáo. Độ vài ngày sau quản giáo xuống các trại và tuyên bố: các anh làm chưa đạt và phải khai báo lại. Như vậy, chúng tôi phải khai lại nhiều lần. Anh em chúng tôi đều phải ghi chép vào một trang giấy trong một cuốn sổ nhỏ để mỗi lần phải khai đúng như lần đầu không thời bị các anh đó kêu lên làm việc lại.

Về ăn uống:

6 người thành một nhóm. Tôi nhớ tới hôm nay là bữa cơm gồm 6 người chia nhau một quả trứng, một chén canh (gồm rau muống và muối mặn). Gần một năm tôi ở Long Giao, ngày nào cũng có canh rau muống, một miếng thịt (bằng một đốt của ngón tay) hoặc một miếng cá nhỏ. Vào ngày lễ lớn, chúng tôi được bồi dưỡng và được ăn thịt gà. Lán chúng tôi gồm 70 người và được ăn một con gà, mỗi người được một miếng thịt gà nhỏ xíu, ăn cho đỡ thèm.

Việc nấu ăn giao cho cải tạo viên, các lán, các tổ thay phiên nhau dùng dụng cụ gồm một chảo lớn để nấu cơm, một chảo để nấu canh, một chảo để nấu món ăn mặn…

Gạo lúc đầu, còn ăn được gạo cũ, nhưng sau là gạo của Trung Cộng, bị mốc rất nhiều nên phải sạn lọc đi lấy gạo tốt mà ăn và loại bỏ gạo bị mốc. Khẩu phần gạo rất ít chỉ độ 300 gram mỗi ngày, ai cũng bị đói, do đó chuột là loại anh em được để “cải thiện”, rồi rau gì cũng ăn, kể cả rau sam… Người nào có tiền có thể nhờ quản giáo ra chợ để mua đồ “cải thiện”. Sau nầy có vấn đề gởi quà thì ai nấy cũng tạm đỡ.

Riêng tôi, tôi không được tiếp tế nhiều, cho nên rất ốm. Sau đó được tiếp tế, tôi phục hồi lại, mặt mày hóp xuống rồi phồng lên trở lại, tất cả là ba lần.

Cũng vì có sự giao lưu giữa cải tạo viên và quản giáo, cho nên cũng có nhiều quản giáo hiền lành, tốt bị đổi đi xa.

“Miếng khi đói, bằng gói khi no”. Vì đói quá, nhiều anh đã ra lấy trộm khoai mì, do cải tạo viên trồng trọt và thu hoạch sau nầy… và nhiều người gồm đủ thành phần trong xã hội phải kiểm điểm trước tổ và trước lán…

Để trồng rau cho tươi tốt vì không có phân, cho nên chúng tôi phải dùng phân người làm phân bón cho rau cải. Đội thường cắt khoảng 2 đến 4 người để gánh những thùng (thùng fuy) chứa phân và dùng một đòn gánh để gánh, hai người phải gánh một thùng phân. Tôi nhớ một lần, tôi phải gánh một thùng phân với người bạn, khi đi, tôi nói với anh là phải đi rất chậm để phân khỏi bắn ra ngoài. Anh nầy không nghe lời tôi, đi mau đế bớt mùi hôi thúi thì phân bắn vào thân anh và có một con giòi bò ngay sát miệng anh. Anh thấy nhột nhột, lấy lưỡi liếm môi, ngờ đâu trúng con giòi. Anh nầy cũng là một sĩ quan Hải Quân cũ.

Còn tôi, vì thiếu dinh dưỡng nên bị phù, mỗi ngày tôi phải xin nước gạo nấu để uống cho bớt sưng và có lần bị phù thũng nặng, nên đã phải ăn cám heo…

Tại Long Giao, sau nầy tại các nơi khác nữa, tôi thấy có phong trào làm lược chải đầu cho vợ, cho người yêu cải tạo viên. Các anh em dùng những mảnh nhôm của M113, mảnh các máy bay và tự đục, đẽo, biến nó thành những lược và vòng đeo tay…rất đẹp.

Tại Katum, thì lại có làm những xách tay mà chúng tôi thường gọi đó là samsonite, giống một cái xách tay làm việc của các giám đốc xí nghiệp hoặc văn phòng. Quản giáo đi tìm một tấm tôn rồi giao cho một cải tạo viên, buổi chiều là có ngay một samsonite cũng giống như samsonite thiệt. Không có búa, kềm, đinh… các dụng cụ do các anh em tự chế lấy, thế mà cũng hoàn thành một cái xách tay đẹp mắt. Trong lán ai cũng biết có bác sĩ Nguyễn Sơ Đông (YK65) làm hay lắm. Có anh khác như bác sĩ Đoàn Minh Quang (YK66) lại có tài đan những phên, mái nhà bằng tranh rất nhanh. Anh Đông đã leo lên mái nhà để ráp thành mái phên rất đẹp.

Rồi vào Trảng Lớn, anh em lại làm những dụng cụ âm nhạc như trống, đàn guitar bằng những miếng tôn và những dây điện. Khi đàn hay khi đánh trống, cũng phát ra âm thanh không thua gì mấy cây đàn thiệt. Thường thường trong buổi tối, tiếng đàn réo rắt khiến lòng chúng tôi cũng tan nát.

Trong thời gian trên, ở các trại, các bác sĩ không được hành nghề hay làm việc tại bệnh xá. Mọi công tác y tế, chữa bệnh đều do các y sĩ bộ đội phụ trách. Các bác sĩ phải lao động và làm việc như các cải tạo viên khác.

Ở Long Giao có một trường hợp bất khả kháng, các bộ đội đã cho phép tôi chữa bệnh một cải tạo viên. Có lần trong trại có cho anh em ăn một con cá mà chúng tôi không biết gọi là loại cá gì chỉ biết rằng con cá có nhiều râu dài, và bề dài con cá hơn một thước. Có một anh ăn cá bị dị ứng mạnh, ngứa ngáy, toàn thân bị đỏ và chảy nước vàng với mùi hôi thối do nước vàng chảy ra. Bác sĩ bộ đội đã chữa và chích thuốc péniciline mà không khỏi. Anh em trong trại chịu không nổi mùi hôi, nghi là bệnh cùi hoặc bệnh da liễu nên báo cáo cho quản giáo để tống xuất anh ra khỏi lán, hoặc phải đi nhập bệnh viện. Anh bệnh nhân nầy là sĩ quan Hải Quân biết tôi là bác sĩ chuyên khoa Da Liễu, nên đề nghị bộ đội kêu tôi ra để xem ý kiến chữa trị của tôi. Tôi được mời lên tiểu đoàn và các bộ đội cho phép tôi chữa bệnh. Lúc đầu, tôi từ chối vì tôi là một cải tạo viên như các anh em khác. Nhưng cuối cùng, các anh đồng ý cho tôi chữa bệnh. Những thuốc chữa ngoài da lúc đó ở phòng khám đã không có, tôi đề nghị cho tìm mua thêm thuốc ở pharmacy bên ngoài để chữa. Các anh cũng đồng ý cho tôi chữa bệnh cho bệnh nhân nầy (lúc đó còn cho mở pharmacy cũng còn một số nhà bán thuốc). Để không mất mặt các bộ đội, tôi cũng dùng các thuốc do bộ đội dùng và thêm một số thuốc khác như thuốc trị dị ứng, rồi rửa thuốc tím…. Còn péniciline dư trong chai rắc vào chỗ chảy nước cho mau khô… và phước chủ may thầy anh ấy đã lành lặn lại như thường. … anh cảm ơn tôi và sau nầy anh đi trồng rau và thỉnh thoảng cho tôi một chén canh rau ăn cho đỡ đói.

Một anh khác thuộc Công Binh bị bệnh ghẻ do ký sinh trùng. Bệnh nầy ngứa ngáy và lây lan dữ lắm. Anh nầy cũng nhờ tôi chữa bệnh và tôi dùng DDT (thuốc trừ sâu diệt chuột còn sót lại trong trại) pha loãng, chấm vô chỗ ngứa. Anh nầy sau khi đã lành, đã đóng cho tôi một thùng chứa nước tôi dùng để hứng nước mưa và tắm mỗi ngày nên không bị ghẻ ngứa.

Qua các trại khác, tôi cũng được các các bạn chiếu cố nhờ tôi chữa một số bệnh như mụn cóc, mổ áp xe. Tôi dùng dao cạo râu để mổ. Tôi lau chùi, hơ lửa, chấm một chút alcohol rồi rạch và nặn mủ. Tôi có mổ cho giáo sư Lâm Thanh Liêm, giáo sư đại học Văn Khoa, ông nầy tưởng đi học có 10 ngày, nên xách theo một samsonite thứ thiệt rất xịn khi đi học.

Về tinh thần:

Ngày 30/4/75 tôi đã lỡ chuyến đò sang Mỹ vì tin tưởng sẽ có chính phủ 3 thành phần do Đại Tướng Dương Văn Minh lãnh đạo và cũng nghĩ rằng chắc mình là bác sĩ cấp bậc Đại Úy quèn, nên cộng sản vào thì chắc mình cũng không đến nỗi nào. Sau nầy, tôi mới thấy mình “ngu” và không biết gì về tình hình chính trị. Lúc đó, tàu bè trước mặt, chỉ cần đi bộ vài trăm thước và lên tàu rồi đi thôi. Tôi đã biết rõ giờ đi, do Đại Tá Tư Lệnh Hạm Đội Hải Quân cho tôi hay và tôi quen hết các hạm trưởng Hải Quân, tôi muốn lên tàu nào cũng được vì trên tàu cũng cần có bác sĩ để lo sức khỏe của mấy ngàn người. Tôi bị kẹt lại, âu cũng là số phận không may của tôi.

Bởi vậy, trong trại tù cải tạo, tôi cũng cố gắng vui vẻ học tập “vui là vui gượng kẻo mà” vì vợ tôi lúc đó ở Hawaii. Vợ tôi là dược sĩ, giảng nghiệm trưởng môn vi trùng học ở khu Vi Trùng Học của Giáo sư Vũ Quí Đài. Chính bác sĩ Đài đã gởi vợ tôi đi tu nghiệp tại Hoa Kỳ trong vòng một năm, cuối năm 1975 mới về. Tôi có 3 con lúc đó 5 tuổi, 3 tuổi và 1 tuổi, phải gởi các cháu bên ngoại. Đêm nào cũng nhớ đến ba tôi, vợ, 3 con…

Mỗi lần, tôi nhận được thơ nhà do quản giáo trao lại của ba tôi, tôi đã khóc thầm và tôi phải che mặt, không cho ai thấy. May cho tôi là trong phòng tôi có một cha tuyên úy tên là Nguyễn Quốc Túy cũng mang cấp bậc đại úy, Tuyên úy của Hải Quân Vùng 4 Sông Ngòi, nên mỗi chủ nhật hoặc ngày lễ tôi được xem lễ chui vào 3 giờ sáng, làm lễ trong mùng. Nếu không được dự lễ thì tôi cũng được rước lễ. Tôi nói: xin anh cho tôi một viên thuốc cảm là cha Túy… hiểu ý ngay. Và trong năm 1975 vào dịp lễ Giáng Sinh chúng tôi được dự lễ nửa đêm do cha Túy cử hành và sau đó đã bị kiểm điểm, cha không được làm lễ nữa.

Thỉnh thoảng cha cũng giải tội chui cho chúng tôi. Tôi nhớ có một lần, sau khi được giải tội, được rước lễ chui, tôi ngồi một mình ở cái lều bên cạnh lán (dùng để ăn và ngồi học tập) thì trên trời mây đen nghịt rồi mưa gió, sau đó hết mưa. Lúc đó tôi ngồi cầu nguyện, tôi khóc lên vì tủi thân mình, nhớ vợ, con, cha già… bỗng tôi nghe có tiếng nói gì đó ở trên đầu tôi, tôi không nhớ rõ lắm… tôi ngất đi trong mấy giây rồi trời lại quang đãng, tâm hồn tôi, đầu óc tôi trở nên sáng suốt, thấy ấm áp lại, tôi thấy có sự bình an trong tâm hồn. Tiếng đó là tiếng Chúa phán và Chúa đã hiện ra và tôi đã được gặp Chúa lần đầu tiên trong đời tôi. Nếu có ai hỏi tôi, có gặp Chúa lần nào không? Tôi nói “có” ở trong trại cải tạo.

Về ăn uống, có người hỏi tôi: có bữa ăn nào là bữa ăn ngon nhất của đời tôi? Tôi nói rằng: bữa ăn đó là bữa ăn bên trong trại tù cải tạo.

Số là sau gần một năm, các cải tạo viên được nhận quà do gia đình gởi, trước đó tôi phải gởi thơ về nhà xin tiếp tế. Tôi không dám xin nhiều và ba tôi cũng sợ, nếu gởi nhiều thì quản giáo để ý và sẽ ảnh hưởng đến việc “học tập”. Tôi được một lon guigoz trong đó có thịt chà bông, mấy con khô, một số lạp xưởng… Vào trại chúng tôi lấy lạp xưởng làm cơm chiên mà chúng tôi gọi là cơm chiên Dương Châu. Tôi ăn cùng các bạn như Liêu Mỹ Tuấn, Trần Văn Mân là hai bác sĩ Hải Quân cùng cải tạo. Vì đói lâu ngày nên mỗi khi tôi nhai một miếng lạp xưởng thì nó ngon làm sao không thế nào tả nổi. Tôi thấy mát ruột mát gan vô cùng.

Ba tôi cũng có gởi cho tôi một cuốn sách về bệnh ngoài da và một cuốn Thánh Kinh thế mà cũng có ăng ten báo cáo. Một hôm, quản giáo gọi tôi ra hỏi “anh có đọc sách nước ngoài phải không? và hỏi tôi về cuốn Thánh Kinh. Tôi phải nói rằng tôi đọc sách thuốc để chữa bệnh mà thôi. Tôi cũng có đem theo một xâu chuỗi và do đó mỗi ngày tôi đều đọc kinh chui vào nửa đêm.

Về Katum thì chúng tôi phải đốn cây để làm nhà cho tổ chúng tôi và cho quản giáo. Cây ở rừng nhiều, to lắm, đường kính cũng phải 3, 4 tấc và dài khoảng 15, 20 thước. Phải có 10 người mới khiêng nổi đem về trại và những người khiêng phải có chiều cao gần bằng nhau mới khiêng được. Tôi hơi lùn nên bị mấy anh loại tôi ra không cho khiêng và cho tôi làm nhà bếp. Nơi đó, tôi cũng đỡ khổ vì tránh được những lao động nặng.

Tại Katum có cho thăm nuôi, chúng tôi phải làm một số lều để làm nơi tiếp đón và một số phòng để vợ chồng có thể tâm sự. Một số gia đình được ở lại ban đêm, sáng ra, gặp chúng tôi, chúng tôi hỏi: “Đêm qua làm ăn ra sao?” Có anh nói: “tôi làm ăn 3 quả, anh thì 4 quả…” và cười nói vui vẻ lắm.

Về sau, có anh đi tù cải tạo về, thì chị vợ đã bồng con, lối xóm chửi thậm tệ chị đó, nhưng anh lại cười vì biết tác giả là ai rồi… Đó là kết quả của “học tập cải tạo” (thăm nuôi).

Một chuyện khác xảy ra: bộ đội cộng sản không phân biệt đâu là kính mát và kính cận. Đầu tiên, chúng tôi đi trình diện ở trường Trưng Vương, tôi đi cùng một anh bạn cũng cận thị như tôi và đeo kiếng. Anh đến ghi danh trước tôi, còn tôi lẽo đẽo theo sau. Anh bộ đội phán cho chúng tôi một câu xanh rờn: “Hai anh kia sao bất lịch sự quá, khi nói chuyện với chúng tôi, anh phải bỏ kiếng mát ra”. Chúng tôi phải đính chánh là chúng tôi đeo kính cận thị, chớ không phải bất lịch sự. Hai chúng tôi bị cận thị nặng nên phải đeo kiếng mới nhìn rõ được.

Một lần nữa, trong trại cải tạo ở Katum, tôi và bác sĩ Đặng Nha Khánh phải lên ban chỉ huy Trung Đoàn làm tạp dịch. Chúng tôi được phân công đi chăn trâu. Tôi và Khánh bị bộ đội chê trách: “Các anh đi chăn trâu mà lại đeo kính mát”. Tôi và Khánh nói: Hai chúng tôi bị cận thị, nếu không đeo kính, không thấy đường và không làm việc được.

Đó là những câu chuyện vui mà chúng tôi nhớ đời.

Ở trại Long Giao có một sự kiện mà tất cả cải tạo viên không bao giờ quên: Một anh bị xử tử vì có “hành động chống phá cách mạng, tư tưởng phản động mặc dầu đã được cách mạng khoan hồng”. Đó là anh Lê Đức Thịnh, thuộc trường Bộ Binh Thủ Đức. Số là ở Long Giao, một số cải tạo viên được điều động ra ngoài đi khiêng những khúc gỗ về trại để làm củi. Thông thường, các anh ra ngoài, có tiếp xúc với dân làng, lợi dụng cơ hội để nhờ gửi thư về nhà. Anh Thịnh có nhờ một anh bạn gởi thư về nhà. Chẳng may anh nầy không biết lính quính ra sao, làm rớt thư và quản giáo bắt được. Anh nầy bị giam vào conex còn anh Thịnh bị đưa ra tòa xử. Thơ của anh Thịnh gởi về cho vợ có lời chửi bới chế độ cộng sản, thề không đội trời chung và khuyên vợ con vượt biên sang Thái Lan liên lạc với đồng đội cũ của anh.

Hôm xử án, tôi được lệnh của quản giáo lên Trung Đoàn để xem xử án. Các tổ được đề cử một người và phải ăn mặc chỉnh tề. Khi đi tôi cũng hơi lo âu vì không biết lên trên đó “làm việc” với cán bộ có nguy hiểm gì không hay là sắp được cho về. Trên đường đi, tôi thấy có một quan tài mới làm xong, thì tôi cũng hiểu rằng sắp có chuyện gì xảy ra.

Khi ngồi nghe xử án, tôi ngồi im thin thít, cũng có quan tòa buộc tội, có sĩ quan làm luật sư bào chữa, và cuối cùng tòa tuyên án tử hình. Rời khỏi hội trường chừng 5 phút, tôi nghe nhiều phát súng nổ rền, tôi hiểu là đã xảy ra chuyện gì rồi: anh Thịnh bị bịt miệng và đem ra bắn liền.

Khi về trại, hồn vía tôi còn lên mây nên tôi chỉ nói vắn tắt cho các bạn biết sự kiện xảy ra mà thôi. Nhưng tối hôm đó, lại xảy ra hai anh trốn trại, một anh ở an ninh phủ Tổng Thống và một anh là Đại Đức Tuyên úy Phật giáo.

Cả hai anh đã đi thoát và về sau, chúng tôi không nghe nói gì cả. Hôm sau, các trại, các tổ có một màn khám xét và họp lán để kiểm điểm.

Việc tử hình các cải tạo viên, việc vượt thoát của anh em, tôi nghe thấy các trại khác đều có xảy ra, nhưng có anh bị bắt lại và chịu nhiều cực hình.

Chuyện ở tù cải tạo đã có nhiều người viết, viết rất rõ ràng và văn chương rất hay. Theo tôi cuốn sách hay nhất là cuốn Mảnh Da Vàng của Chu Lynh vừa mới xuất bản.

Ở Katum có sự việc xảy ra làm các anh em bác sĩ rất đau lòng. Số là ở Katum, có nhiều hố bom và có một loại bom chưa nổ là bom Pi. Thông thường, có một số dân bên ngoài lặng lẽ vào trại đi tìm bom Pi và bán ra bên ngoài, nghe nói rất được giá.

Hôm đó bác sĩ Nguyễn Phúc Hải 40 tuổi chưa vợ con, rất hiền lành, cùng học lớp tôi, được phân công ở nhà. Nhưng hôm đó có một anh được phân công đi lao động, bị bệnh, nên quản giáo cử anh Hải đi thế. Anh Hải được phân công đến một gốc cây, để đốn cây về cho trại. Anh được phân công một cây bên trái, nhưng không biết vì lý do gì anh lại xin đổi qua cây bên phải, cách nhau độ 10 thước. Khi anh giơ cuốc đào cây nầy lên anh cuốc đúng vào quả bom Pi và quả bom phát nổ, anh chết tại chỗ. Âu cũng là số phận. Anh bạn đổi chỗ cho anh thoát chết và anh bạn ở nhà cũng thoát chết.

Quả thật có ăng ten trong các lán, các tổ, nhưng không ai biết được. Tổ tôi có một anh bạn là bác sĩ, anh bị quản giáo để ý, bị chê là lao động yếu và khi làm bài kiểm điểm, anh cũng bị cho là không đạt yêu cầu. Anh sợ quá, sợ phải đi học tập lâu, anh gặp riêng quản giáo để phân trần, nhưng không may cho anh, có 1, 2 anh thấy được và nghi anh là ăng ten và các anh ấy định tổ chức “bề hội đồng bằng cách trùm mền”. May thay, tôi có biết chuyện đó và khẳng định anh không phải là ăng ten nên mọi việc đều êm đẹp.

Trại tù, có anh Lê Văn Tiết, danh thủ bóng bàn, vô địch Á Vận Hội 1958, được quản giáo kêu lên đi phụ giúp và chỉ dẫn về bóng bàn, anh cũng thỉnh thoảng được quản giáo cho vài tin tức, khi về anh truyền lại cho chúng tôi. Chúng tôi cũng hơi phấn khởi một chút rồi thôi. Mọi việc đâu vào đó. Thỉnh thoảng chúng tôi có tin là có tù cải tạo sắp được thả ra, “Mỹ đã có giao kèo rồi, sẽ cho tất cả sĩ quan học tập đi Thái Lan, rồi sang Mỹ, được lãnh tiền rappel”, lúc đó anh em mừng lắm. Nhưng sau đó mới biết tin nầy là cái bánh vẽ để anh em hy vọng một chút mà thôi.

Khi đi học tập, một số anh em có hỏi là bao giờ chúng tôi được về thì các anh cho biết, là khi các bạn học tập tốt, thì trên sẽ chiếu cố và thả ra. Nhưng đâu cũng vào đó, chẳng có tin tức gì cả.

Đợt về đầu tiên là ngày 2-9-1975 là lễ Quốc Khánh của cộng sản. Được ra trại lần nầy thuộc thành phần gia đình cách mạng và có công với cách mạng như: bác sĩ Nguyễn Văn Hoàng (y sĩ Trung Tá, Trưởng Phòng Quang Tuyến X – Tổng YViện Cộng Hòa, là con rể luật sư Trịnh Đình Thảo), bác sĩ Nguyễn Thế Lạc (y sĩ Thiếu tá, em rể Cao Đăng Chiếm, Trưởng Ban An Ninh Nội Chính, Ủy Ban Quân Quản)… và các bác sĩ nằm vùng như bác sĩ Trương Thìn (y sĩ Đại Úy, Thủy Quân Lục Chiến), bác sĩ Trang Vĩnh Thuận (y sĩ Đại Úy Nhảy Dù), rồi đến Noel, Tết Tây cũng có một số khác được về: bác sĩ Nguyễn Thanh Trước (y sĩ Trung Tá, CHT Bệnh Viện Hải Quân, Từ Văn Tư (Đại Úy, em bác sĩ Trần Thị Mỹ), Nguyễn Thúc Cường (y sĩ Đại Úy)…

Mỗi năm, vào ngày 2 tháng 9 là ngày lễ Quốc Khánh, lễ Độc Lập, thì nhà nước cộng sản sẽ cho khoan hồng một số phạm nhân như đã có ăn năn, hối cải trong thời gian ở tù, cho nên các cải tạo viên của chế độ cũ cũng không ra khỏi trường hợp đó. Khoảng hai tuần lễ đầu của tháng 8, một số anh em được gọi để chuyển trại (chuẩn bị về), tôi nhớ có anh Nguyễn Sơ Đông và 1, 2 anh em khác. Anh Đông và các bạn đã may mắn được gọi và đã về Trại Sóng Thần để cùng một số anh em ở trại khác được tha và chánh quyền cộng sản có làm lễ rầm rộ để quảng cáo cho “chánh sách khoan hồng của cách mạng”.

Vài hôm sau, tôi cũng được gọi để chuyển trại, kỳ nầy cũng không khác kỳ trước, khoảng 10 người và ngày 19/8, chúng tôi được xe molotova chở đến một địa điểm tập trung tối đen. Tôi thấy cũng có một số anh em ở các hộp thư khác, tổng số khoảng 100 người và sau đó chuyển chúng tôi về Trảng Lớn, bản doanh của Sư Đoàn 25 Bộ Binh. Về tới đây, chúng tôi vô cùng phấn khởi, và được lăn tay… Tại đây, chúng tôi cũng gặp lại một số anh em lúc trước ở các trại khác được chuyển về đây. Rồi anh em chúng tôi được biên chế trở lại thành lán, tổ. Trại chúng tôi được tổ chức thành 1B. B trưởng là bác sĩ Võ Thành Thời. Tôi cũng được chọn làm tổ trưởng một tổ và tôi thấy có nhiều bác sĩ như Lê Long Ngân, Huỳnh Kim Chung, Nguyễn Huỳnh Anh, Lê Quan Tín, Nguyễn Phong Nghi, Nguyễn Phan Khuê…

Đáng lẽ vào ngày 2/9, chúng tôi được tha về. Nhưng vì tình hình bên ngoài có thay đổi: Chu Ân Lai băng hà, có đảo chánh ở Thái Lan, bên Trung Cộng có thay đổi… nên chúng tôi bị giữ lại, chỉ cho ra về từng đợt mà thôi.

Ngày 2/9/76 chỉ có nha sĩ Nguyễn Tư Cảo và một vài anh khác được về mà thôi, và đa phần phải ở lại. Thỉnh thoảng cứ 2, 3 tuần mới có một đợt về với khoảng 5, 10 người.

Những người được thả ra đa phần là thuộc gia đình cách mạng, có công với cách mạng và có bảo lãnh. Riêng trường hợp tôi, là ba tôi đã theo lệnh của chánh quyền địa phương xin cho tôi về vùng kinh tế mới sau khi cải tạo nên tôi được tha về.

Cuối cùng ngày 5/1/77, khoảng 20 người được kêu lên ban chỉ huy trại để làm lễ mãn khóa có đông đủ bộ chỉ huy trại và đông thân nhân các cải tạo viên.

Sau những lời huấn từ, khuyên bảo chúng tôi về cố gắng làm tốt, lao động tốt để trở thành công dân của Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa, chúng tôi được phát một giấy ra trại do ông xếp trại phát. Chúng tôi cũng được cấp một số tiền nhỏ để đón xe về với gia đình.

Mọi người rất vui và ra về với thân nhân, còn tôi ra về có một mình, vì gia đình tôi không nhận được thơ mời, xem lại giấy ra trại có ghi tôi phải về huyện Long Phước, Long Thành (vùng kinh tế mới). Tôi rất vui nhưng khóc trong lòng. Ngồi xe từ Tây Ninh về Saigon, tôi đã che mặt khóc. Không biết tương lai thế nào, vì tôi không biết sinh sống ra sao tại vùng kinh tế mới, đó cũng là một hình thức lao động khổ sai. Một số người ngồi gần, không hiểu vì sao tôi khóc.

Sau khi về gặp gia đình tôi và các con, hôm sau tôi ra công an phường để trình diện. Công an phường đã cho tôi tạm trú qua Tết mới đi kinh tế mới. Vài hôm sau, tôi không đi, nhưng người nhà tôi đến vùng kinh tế mới để thăm hỏi và có cầm một bản sao giấy ra trại của tôi. Nhưng ở đây, ủy ban xã không muốn cho sĩ quan chế độ cũ về sinh sống và quản lý các sĩ quan chế độ cũ. Thế là tôi rất mừng để khỏi phải đi kinh tế mới nữa.

Sau đó, tôi đã nộp đơn ở sở y tế để làm việc.

Cũng rất gian nan, vì có hộ khẩu thì mới đi làm việc được, và mới mua thực phẩm được. Tôi cũng làm tạm và sau đó, nộp đơn xin ở lại thành phố vì lý do thuộc diện Khoa Học Kỹ Thuật. Sau một thời gian, tôi được giấy phép của Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố cho phép được ở lại thành phố. Tôi thấy cùng nhận giấy phép với tôi có nhiều anh là kỹ sư công chánh, kỹ sư cầu cống, tiến sĩ và giáo sư đại học.

Với giấy nầy tôi xin được hộ khẩu để thường trú ở Saigon.

Bắt đầu từ năm 1977, chánh quyền cộng sản cho thả ra từ từ các tù cải tạo, mỗi lần độ 50 tới 100 người, đa số là có bảo lãnh và có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Sau khi được thả ra, mỗi tuần phải trình diện công an phường và hứa là sẽ đi vùng kinh tế mới. Nếu xin được việc làm thì khỏi phải đi vùng kinh tế mới và mới xin lại được hộ khẩu.

Tuy có việc làm, nhưng thỉnh thoảng tôi cũng phải lên công an trình diện và tôi thấy rất nhiều sĩ quan cựu tù cải tạo, gồm cả bác sĩ, dược sĩ. Công an phường thúc giục mọi người phải đi vùng kinh tế mới. “Đi kinh tế mới” là một cụm từ mà anh em sĩ quan tù cải tạo về rất sợ, đó là một hình thức đày đọa khổ sai. Chính vì thế nên có phong trào vượt biên rất nhiều. Nhiều sĩ quan tù cải tạo mới về nhà thì gia đình đã chuẩn bị sẵn sàng để vượt biên. Gia đình đã xin phép phường đi vùng kinh tế mới và lúc đi đã rẽ qua đường khác để vượt biên.

Theo như công ước quốc tế, trong chiến tranh, dù có bị bắt tại mặt trận thì phe thắng trận cũng không được hành hạ, làm nhục các bác sĩ. Chúng tôi, các bác sĩ chỉ lo chữa bệnh cho bệnh nhân, không phân biệt phe nào. Chúng tôi, các bác sĩ cải tạo nên khi đi cải tạo, cũng làm việc, lao động như các bạn khác. Một bạn mới của tôi, Chu Lynh đã viết cuốn Mảnh Da Vàng với máu và nước mắt. Tôi không phải là văn sĩ, văn chương chữ nghĩa cũng không hay ho gì, nhưng những ngày tháng trong tù cải tạo là những ngày tháng không quên với nước mắt của tôi.

Trần Văn Nam

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 19/Feb/2024 lúc 12:18pm

Hành Trang Cuộc Đời

Những chiếc lá vàng rời cành, trước khi bay xuống đất, trượt lên vai áo tôi, tôi chợt bắt lấy nó, quan sát thật gần, những đường gân lá, to và rõ nổi hẳn lên, những đốm màu nâu đen như những đốm đồi mồi trên da của người lớn tuổi lỗ chỗ đầy trên chiếc lá, còn xung quanh bị sâu ăn nên bị khuyết lõm; có phải cây cỏ hoa lá cũng có tuổi và quá trình biến đổi theo thời gian như cuộc đời con người?? Thực vật không biết nói, không biết suy nghĩ nên bớt đau đớn hơn loài người!?

 

Tôi ngẩng đầu nhìn lên cây phong cao to, trồng trong sân nhà từ khi gia đình tôi dọn đến đây, nó đã hiện hữu, chắc cả hơn 30 năm! Nó chết đi trơ trụi, khẳng khiu vào mỗi mùa đông và sống lại vào mỗi độ xuân về tràn trề năng lực....

Nó chắc phải chứng kiến cuộc đời của con người qua bao nhiêu phong ba bão táp, nhưng vẫn cứ im lặng như một chứng nhân biết tôn trọng đối phương, không chỉ trích, cũng chả cho ý kiến mà ung dung, tự tại “nhảy vọt” tăng trưởng như tấm gương bình thản cho người noi theo.

Khi chỉ có một mình trong vườn, tôi lại nhớ đến lời ngoại kể từ khi mới lên 7:

Mẹ tôi là người con gái có sắc, hiền lành, đặc biệt có cặp mắt to, trong veo như hồ nước, khi nhìn ai thì dường như người ấy như bị cuốn trôi theo dòng nước ấy. Năm 1975 khi miền Nam bị giặc đỏ chiếm đóng là lúc ông ngoại bị bắt đi học tập cải tạo. Như đoán trước định mệnh, ông đã thu xếp cho bà ngoại và mẹ tôi, người con gái rượu duy nhất của gia đình, đi vượt biên với hy vọng làm lại cuộc đời bên xứ người, còn hơn bị bắt bớ đày đọa dã man của giặc cộng!

Vì là một trong số những người đầu tiên phiêu lưu vượt biên theo đường biển, nên chẳng ai có kinh nghiệm nhiều, thuyền không được trang bị đủ dụng cụ cho những ngày bị lạc hướng, mà chỉ rất sơ xài và tối thiểu để đừng bị bắt lại khi ra đến cửa khẩu. Trên thuyền vỏn vẹn chỉ khoảng 10 người, mẹ tôi giả dạng làm cô gái quê mùa, xấu xí, mặt bôi đầy lọ nghẹ. Bà ngoại cũng giả làm dân quê lam lũ. Khi mọi người thoát được đôi mắt cú vọ của đám hải quân, cũng đã trút được một phần của gian nan. Ra đến bên ngoài hải phận thì mới thấy trời mịt mờ tối, chỉ một màu nước đen ngòm, không bến bờ, không định được hướng nào để đi cả! cả tàu náo loạn mà theo bà ngoại kể lại như một trận hồng thủy trên tàu, người thì giằng lái, người thì chỉ hướng bắc, người nói đi hướng nam, còn ông chủ tàu thì không biết phải tin ai, vì cái la bàn bị sóng đánh nên đã rơi tỏm xuống biển!! Tất cả đàn ông ai có sức thì nhào lên giành bẻ lái, la lối, đánh nhau, tranh giành được thua, bảo vệ ý kiến của mình ...còn đàn bà và trẻ con thì chỉ mới một vài cơn sóng con đã nôn thốc nôn tháo nên mệt phờ người....Lúc ấy mới thấy con người hiện nguyên hình không hơn gì những con thú ranh mãnh, tranh giành quyền lợi nhỏ mọn và bủn xỉn!! Đánh nhau một hồi tất cả không còn sức nữa, lăn ra mệt nhoài nằm thở dốc dưới bầu trời đen kịt, từng cơn sóng mạnh đánh vào mạn thuyền, làm những tấm vải che tàu đã bị thấm nước và rách nát!

Thức ăn mang theo chỉ đủ cho 3,4 ngày thôi, những người lúc trước mạnh miệng đánh nhau nhiều chừng nào thì bây giờ là người đuối sức trước nhất, cái đói làm tất cả lừ đừ mệt mỏi nằm la liệt, cho đến khi tàu Mã Lai đến “cứu”.

Bà ngoại không ngưng chậm nước mắt đau thương kể cho tôi nghe tiếp:

- Tàu từ xa xuất hiện, ai cũng quá sung sướng mừng vui vẫy gọi họ đến cứu! Khi tới nơi họ cặp vào tàu nhỏ của mình, mọi người mới biết là họ chỉ là những người nghèo khó đi săn mồi trên biển chứ không giúp gì được cho mình ngoài việc ném cho mình ít lương khô. Trước khi bỏ đi họ đã ngoái nhìn lại một lần cuối xem còn gì để vơ vét không, thì ...có một tên ...thật đã mất tính người, nó đã nhìn thấy mẹ con!...cho dù mẹ con đã bôi mặt đen đúa xấu xí, nhưng đôi mắt không thể nào thoát được những tên háo sắc! Nó đã bắt mẹ con! và....chuyện gì xảy ra ...phải xảy ra!!! Nó đã lấy mất đi đời con gái của mẹ con... và còn muốn bắt mang về tàu nữa, trên tàu có mấy người đàn ông phải giằng co lắm mới giữ được cái xác không hồn của người con gái ấy lại cho bà!!! Thật đau đớn làm sao, bà cứ tưởng chừng như trái tim mình bị ai móc lôi ra và banh xẻ nó!! Cả thần kinh bà thật căng thẳng và tưởng như đã đứt từng đoạn một!! Tội nghiệp lúc ấy nó chỉ mới 17 tuổi!!

 

Bà vừa kể cho tôi nghe, vừa đau đớn nhớ lại kỷ niệm xưa...từng giọt nước mắt lả chả rơi:

- ....Sau đó tàu tiếp tục đi được một đoạn khá xa, lại gặp một chiếc tàu to lớn từ đàng xa, lần này ai cũng có vẻ sợ hãi vì đã không may ở lần trước, nên tất cả mọi người yên lặng đưa mắt nhìn nhau, sau đó vài người đã cho ý kiến là họ thấy có cờ Mỹ!! Cả đám người lại xôn xao, quên cả mệt nhọc đói khát, lấy tất cả sức lực còn lại vẫy gọi; lần này cả tàu được cứu và đưa lên tàu Mỹ....Sau vài tháng trên đảo làm thủ tục và khám xét, mọi người đã có một chỗ trú thân tạm, thì bà mới biết được mẹ con đã mang ....thai! Không đủ can đảm để trục cái thai, nên đã giữ lại đứa bé trong bụng, nhưng bên cạnh đó.... mẹ con không có tình mẫu tử thiêng liêng như những bà mẹ hạnh phúc khác! Trong suốt thời gian mang thai trên đảo, bà cứ thấy mẹ con tay thì soa bụng bầu, như mong đứa bé khi ra đời được suông sẻ, còn cặp mắt thì vô hồn thẫn thờ như người đã chết, những giọt nước mắt dài ngắn không ngừng, vừa khóc lóc vừa nguyền rủa....

 

Con ra đời là một đứa bé đáng yêu, thật đáng yêu, ngoan và chỉ biết cười, gặp ai cũng chỉ nhoẻn cười, đôi mắt giống y như mẹ, tròn to và long lanh như hồ nước; nhưng màu tóc hơi hoe vàng của người Mã Lai, chiếc mũi nhỏ nhắn cao cao, và khuôn mặt trái soan.... ai nhìn thấy là không thể nào không muốn nựng! Con là một hạt trai, hạt ngọc hiếm hoi trên đảo, ở mỗi tháng lớn của con, chỉ nghe tiếng cười ngây thơ vô tư của con mà chẳng bao giờ nghe tiếng khóc như những đứa bé trạc tuổi khác. Nhưng dù vậy, mẹ con vẫn không giành trọn tình thương yêu cho con, nó nhìn con như đứa con rơi, một đứa con không chờ đợi, một giọt máu hoang của cuộc đời!! nó cũng chả màng đến cái tên đặt cho con gái, bà gọi con là Bình An. Mẹ lạnh nhạt khi con lại gần, có những lần bà thấy mẹ hất con ra khỏi người của nó như chính con không phải do nó sanh ra, bà đau lòng quá, chạy lại bế con đi!!

Trong thời gian ấy, có một người đàn ông trên đảo khá giàu có, cả gia đình vượt biên rất thuận buồm xuôi gió, thuyền của ông ta đến đảo sau khi mẹ con đã phục hồi sức khỏe. Với sắc đẹp của người con gái một con, ai nhìn cũng không thể không ngoái lại, mẹ con đã lọt vào cặp mắt của gia đình ông ta, ông rất yêu quý mẹ con, không hề biết chuyện mẹ con bị nạn trên tàu, cũng không biết nó đã con!! Mẹ con đã giấu nhẹm câu chuyện nhục nhã này và coi như con không phải là con của nó! Mẹ con đã khóc rất nhiều, van xin bà hãy giữ kín để nó làm lại cuộc đời và van xin bà hãy ráng sống nuôi con dùm nó!!! Bà đã phải giả làm người vú nuôi khi ông ta đến lều thăm nó!

 

Thật không điều gì làm bà xót xa hơn khi nhớ lại những ngày tháng ấy! Bà đã vì con gái, hy sinh, sống tất cả cho nó! Vì đời nó đã quá khổ nhục! Bà bằng lòng đổi tất cả những gì còn lại cho con gái mình được hạnh phúc!!.... Và khi ông ta được định cư ở Texas thì bảo lãnh mẹ con qua luôn, nó đã nhẫn tâm bỏ lại giọt máu rơi cho bà!! Nỡ bỏ lại đứa con gái nhỏ thật ngoan, dễ yêu, thông minh cho bà nuôi, lúc đó con mới chỉ một tuổi rưỡi!! Bà biết trong lòng nó nhiều đắn đo, nhiều đau khổ lắm, nên không muốn ép nó! Và đành quay mặt làm ngơ, rứt ruột để đứa con gái yêu thương của mình xa rời mình, làm lại cuộc đời riêng!!

Bao nhiêu năm sống, bà cứ tự hỏi không biết mình hành động đúng hay sai, đã không ngăn cản hành động trái lương tâm ấy, đã không đủ sức dạy bảo nó con đường ngay đúng!!!

Nó đã muốn giấu đi cái đau đớn, cái tủi nhục của quá khứ thì bà làm sao ép nó phải mỗi ngày đương đầu với vết sẹo chưa lành ấy!!

Từ ngày nó bỏ ra đi, muốn trốn vết thương lòng ấy, bà cũng không đủ can đảm nhận tiền của nó gởi về cho bà nuôi cháu nữa, thấy đau lòng quá, nhục nhã quá; thấy mình không tròn bổn phận làm mẹ nên bà đã không trả lời thơ mẹ cháu, bà đã tự mình đi làm nuôi cháu và trốn luôn ở một nơi nắng khét da Austin này.

Từ dạo đó bà biệt tăm tin tức mẹ cháu!!

Tôi ngồi yên, gục đầu vào lòng bà, nghe tiếng bà kể thật trìu mến, khi thì tức tưởi như đang sống trong hoàn cảnh của ngày xưa, đôi bàn tay gầy gò, nhăn nheo của bà vuốt nhẹ trên mái tóc dài của tôi. Lớn lên bên cạnh bà, tất cả chỉ có vỏn vẹn hai bà cháu trong một ngôi nhà nhỏ ở mãi tít miền Trung Nam của nước Mỹ, bà đã phải một mình tảo tần đi làm nuôi tôi khôn lớn, tôi không dám đi chơi khuya, cũng không dám đua đòi theo chúng bạn sợ làm bà phải bận tâm thêm...

Tuổi thơ trôi qua trong sự lo lắng, sầu khổ vì tôi cứ tự cho là mình là người mang lại điềm xui cho kẻ khác, nên tôi cứ trốn tránh chỗ đông người, hoặc đi dạo một mình ở những nơi thật vắng vẻ.

Đến 18 tuổi, tôi khá chững chạc, khôn sớm hơn những bạn trang lứa! Tôi đã không còn hận mẹ đã bỏ tôi ra đi nữa, cũng không hận người đã tạo nên tôi, thay vì giết tôi khi chỉ mới hình thành trong bụng! Tôi nghĩ mỗi người có một số phận và mỗi người phải có nghiệp quả trên cuộc đời này.

Chiếc lá phong vàng nhẹ nhàng lìa cành, trên mình nó lỗ chỗ những đốm đen như da bàn tay của người lớn tuổi, tôi cứ nhìn mãi và nghĩ rằng: tuổi đời sẽ chồng chất, con người cũng như chiếc lá...rồi sẽ có ngày rời nơi mình đang hiện hữu....thì mẹ tôi cũng không ngoài quy luật này!! Vậy tại sao tôi phải hận người???chỉ là chúng tôi không đủ duyên may mà thôi!

Bà từ trong nhà bước ra sân sau, trên tay cầm mấy cái que xiên thịt:

- Bình An! Sao ngồi thừ ngoài sân làm gì thế? Có nhớ cậu Thiện đến nhà mình ăn cơm chiều nay không?

Tôi giật mình trở về thực tại, nhớ ra anh Thiện sẽ đến nhà dùng cơm, anh và tôi quen nhau trong cùng khóa học, anh hơn tôi 4 tuổi, học rất giỏi, anh đã có một bằng cử nhân toán, anh nói với tôi không thấy có ích lắm cho nhân loại, nên anh quay lại trường học thêm vài năm nữa về bào chế thuốc, tại đây chúng tôi quen nhau.

Anh có tài làm thơ và đàn hát rất hay, mỗi lần trường tổ chức văn nghệ thì anh là một ngôi sao sáng. Anh ở nơi đâu là các bạn cả trai lẫn gái đều quấn lấy, vì anh niềm nở, ân cần và ăn nói thật có duyên. Tôi cũng nghe nói anh là con trai độc nhất của một gia đình rất giàu có, cũng là cháu đích tôn của cả dòng họ Hà đầy quyền thế từ bao đời nay của tỉnh Đà Nẵng; ông bà nội của anh tuy đã đến Mỹ từ lâu nhưng vẫn giữ truyền thống giáo dục con cái rất nghiêm khắc.

Anh đã năn nỉ tôi bao lần để được đến nhà thăm bà ngoại, đến hôm nay tôi mới đồng ý, mời anh đến dùng cơm tối với chúng tôi. Bà đang nướng thịt xườn để ăn với bún, bà nhờ tôi ra vườn hái rau thơm, thế mà từ nãy đến giờ tôi đã mơ mộng ngồi thiền ngoài này hết nửa ngày rồi, tôi vội vàng chạy vào nhà với nắm rau thơm mới hái.

Tiếng bấm chuông vang lên, anh hiện ra trước mặt tôi với một bó hoa hồng đỏ rực, và một lẵng trái cây vùng nhiệt đới thật hấp dẫn! Anh trịnh trọng trong bộ đồ veste xanh dương tươi tắn và trẻ trung:

- Anh tìm nhà hai bà cháu có khó khăn không vậy?

- Không hề gì! Anh có gps mà, bấm một cái chạy vèo tới và đậu ngay trước nhà!...Bà có nhà không em?

Bà nghe tiếng nói nên đã xuất hiện ngay ngưỡng cửa bếp, hai tay lau vào tạp dề trước bụng:

- Cháu Thiện phải không? Bà nghe Bình An nhắc, hôm nay mới hân hạnh gặp cháu!

- Cháu mới hân hạnh gặp bà đấy! Cháu xin mãi Bình An, hôm nay mới được nàng chấp thuận cho cháu đến thăm bà... Bà ơi! Bây giờ đến rồi cháu không muốn rời đây nữa đâu! Nhà bà thật ấm cúng, thật dễ thương quá! Toàn những khóm hoa dại trong góc nhà, lại trên vách những tấm hình chụp cảnh, người đầy nghệ thuật...

- Ôi chao! Con bé Bình An cứ thích chụp bậy bạ, tốn tiền rửa rồi mua khung treo lên đấy! Bà chỉ thấy mất thì giờ thôi! ... cháu cứ tự nhiên ngồi chơi nhé, bà xuống bếp sửa soạn một chút rồi mấy bà cháu mình cùng dùng cơm!

Buổi chiều dần xuống, mặt trời đỏ ửng bao quanh căn nhà gỗ nhỏ của chúng tôi, xung quanh tiếng chim Cu lục tục về tổ, gõ mỏ gọi nhau; những chiếc lá của rừng cây đan kín cả căn nhà, chỉ trừ ánh đèn vàng hắt ra giữa bóng đêm trông thật ấm cúng! Từ đấy âm vang của tiếng guitar trải nhẹ hòa với tiếng hát trầm ấm của Thiện làm cả khu rừng nhỏ bừng lên sức sống! Chàng ngồi giữa hai bà cháu, cất tiếng hát tặng cho chúng tôi thật hồn nhiên. Lần đầu tiên tôi thấy bà ngoại nở nụ cười hạnh phúc vui tươi, và cũng lần đầu tiên một thứ tình cảm khác lạ làm rung động trái tim tôi ....Chàng say sưa hát, bà vỗ tay theo, đôi mắt bà híp lại vì cười vui quá, tấm hình hạnh phúc ấy chắc chắn sẽ không thiếu trong bộ album kỷ niệm của hai bà cháu....

Từ đàng xa, căn nhà lớn như tòa lâu đài sừng sững hiện ra trước mắt, chiếc xe Mercedes của Thiện chở hai bà cháu tôi từ từ chậm lại, chàng trấn an:

- Bà và Bình An đừng lo lắng gì cả nhe, bố mẹ con hiền ghê lắm, lại rất thương con, bố mẹ con cứ mời bà và Bình An tới chơi hoài mà chưa bao giờ có dịp!

- Thiện này! Bà coi cháu như con Bình An nhưng không biết bên gia đình cháu có phiền gì không, bà sợ ...cho con Bình An....

Chàng quay hẳn người lại, nắm lấy tay bà:

- Bà ạ! Hãy đừng sợ gì cả, có cháu đây mà!!

Nói xong chàng nháy mắt với bà, nụ cười thật tự tin. Chàng cũng không quên quay qua bên tôi:

- Em ... cười xem nào! Có gì mà ...căng thẳng thế! Cười đi!!

Tôi đành nhoẻn cười cho chàng vui lòng, nhưng trong bụng vẫn lo sợ. Lần đầu tiên bà cháu chúng tôi đến nhà chàng thăm bố mẹ chàng, chàng cứ năn nỉ mãi; bà cũng khuyên tôi nếu thực sự chọn chàng rồi thì phải ghé sang bên ấy thăm thì mới phải đạo!! Tôi chỉ lo một chuyện lỡ họ hỏi nguồn gốc xuất xứ của tôi thì biết ăn nói làm sao?? Tôi không dám chia xẻ nỗi lo lắng này cho bà, sợ làm bà buồn thêm. Nhưng rồi... xe cũng ngừng lại, chúng tôi bước ra. Xung quanh cảnh bài trí cây cối ngoài vườn đẹp hơn cả trong trí tôi tưởng tượng. Tôi cứ tưởng mình như cô bé lọ lem đang lạc vào vườn thượng uyển của hoàng tử. Tôi ngây ngất với mùi hoa dạ lý hương ngạt ngào thơm cả khu vườn. Từng viên sỏi trắng sột soạt reo vui theo từng tiếng chân bước, tôi nghĩ thầm “thiên đường đang trước mắt”. Chàng hiên ngang nắm tay đỡ bà bước vào cửa chính, tôi vẫn bước theo sau chàng, lòng tràn ngập lo lắng!

Cánh cửa phòng khách rộng mở đón bà ngoại, bố mẹ chàng đã có mặt từ bao giờ, mong mỏi gặp được bà cháu tôi, chàng dõng dạc nói:

- Bố mẹ ơi! Con xin giới thiệu đây là bà ngoại của Bình An! Và đây là....

Vừa nhìn thấy mẹ của Thiện, bà tôi đã ôm chầm lấy và từng giọt nước mắt như chất chứa bao lâu nay, vỡ òa:

- Con tôi, đúng là con gái tôi rồi!....Mười tám năm tưởng sẽ không bao giờ gặp lại, tưởng sẽ suốt cuộc đời này mẹ mất con gái! Ông Trời đã thương cho mẹ hội ngộ lại con nơi này....Đây không phải là lỗi của con, mà là con gặp nạn! Con bị hải tặc hại, chứ có phải con làm chuyện bậy đâu mà tủi nhục đến trốn tránh? Con ơi! Mẹ đã tự giận mẹ, đã tự trách mình không khuyên lơn con cho rõ ràng, mẹ để mặc con quyết định số phận mà không dám nói vào vì sợ lại khơi lên vết thương lòng mà con đang muốn che đậy nó!! suốt 18 năm nay, không ngày nào mẹ không ăn năn hối lỗi, mẹ cầu khẩn Phật Trời cho mẹ gặp lại con cho dù chỉ là vài tiếng ngắn ngủi cuối đời để cầu xin con hãy nhận lại đứa con gái tội nghiệp của con đã bỏ đi, đã vứt nó bên lề của cuộc đời con mà nó thật là đứa cháu ngoan, hiếu nghĩa, đẹp nết và đẹp cả người!! Con gái của mẹ! Ngày nào mẹ còn sống, xin con hãy thương yêu nó, hãy vì mẹ mà giang tay nhận lấy đứa con gái của con, nó không một chút lỗi lầm nào, tại sao con lại bỏ rơi nó? Hình hài nó do con tạo ra, hãy có trách nhiệm với nó chứ!! Mẹ đã già, mẹ sẽ không còn sống được lâu nữa, rồi nó sẽ ra sao nếu trên cõi đời này nếu không có người thân hả con??

Bà nức nở khóc và nói không ngừng tưởng như không còn cơ hội nói nữa, tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, tôi không ngờ người đàn bà mà Thiện gọi bằng mẹ...lại là mẹ đẻ của chính tôi!! Có thật không? Có nhầm người không? Cả khuôn mặt tôi cũng nhạt nhòa nước mắt. Thiện hét lên:

- Như vậy... tức là sao? Con ...chính là anh cùng mẹ khác cha với Bình An hả mẹ? Mẹ nói đi!! Không thể đâu, không thể nào đâu! Con không chịu như thế đâu!! Trên đời này không thể có sự bất công như thế đâu!! Mẹ nói đi!! Bố sao đứng yên vậy??

Lần đầu tiên tôi được mẹ ôm vào lòng, bà âu yếm vuốt ve tôi, từng giọt nước mắt yêu thương như đẫm cả tóc, bà xiết chặt lấy cả thân người bé bỏng của tôi, và nắm chặt tay bà ngoại, nấc lên trong màn lệ :

- Con lạy mẹ hãy tha thứ cho đứa con bất hiếu này!... Hãy bỏ lỗi cho mẹ, con nhé! mẹ đã thiếu suy nghĩ, đã quá hồ đồ ngông cuồng bỏ đi! Mẹ hối hận ăn năn bao năm nay, mẹ cầu nguyện để được gặp lại ngoại, gặp lại con, mẹ vô cùng buồn chán vào lúc đó!! Chỉ muốn quyên sinh! Mẹ xin lỗi con, mẹ đã bị trừng phạt trong những tháng ngày lặng lẽ sống mà không thể nào sanh thêm được đứa con nào cho nhà họ Hà cả!! May mắn bố con là người hiểu rộng, thông cảm cho mẹ, nên không trách cứ mà vẫn yêu quý mẹ như xưa!! Mẹ sống mà như đã chết rồi, không có đêm nào mà mẹ không nằm mơ thấy đứa con mà mẹ đã đành đoạn rứt bỏ! tâm hồn của mẹ không bao giờ được an lạc!! Con gái của mẹ, hãy tha thứ cho mẹ có được không? Con hãy nói đi....

Tôi nghẹn cổ nói không thành lời :

- Mẹ ơi! Mẹ ơi!! Con đã lén gọi hai chữ êm đềm thắm thiết này trong những giấc mơ, bây giờ mới thành sự thật, mẹ đừng bỏ con nữa nhé, hãy cho con ở bên cạnh mẹ, con không muốn xa cách mẹ nữa đâu, cũng không bao giờ dám giận mẹ!!

Anh Thiện đứng bên cạnh thêm vào :

- Lúc nãy mẹ nói không sanh được đứa con nào cho nhà họ Hà, vậy...con là con của ai?

Mẹ quay đầu nhìn bố, lúc ấy người mới lẳng lặng tháo mắt kiếng xuống, lau đi những giọt lệ vui mừng hội ngộ của gia đình, bố chậm rãi :

- Mẹ con từ ngày về ở với bố lúc nào cũng buồn, rầu rĩ ghê lắm, cũng không dám tâm sự với bố, sợ bố quở trách việc làm thiếu nhân đức của bà. Bố mẹ làm đủ mọi cách vẫn không sao sanh được một mụn con nào cả. Cho đến một đêm nọ, bà ấy hét thật to trong cơn mơ, khi được lay tỉnh dạy bà còn khóc nấc lên nói là nằm mơ thấy con gái của bà bị bắt bán cho bọn buôn người! Bố cố dỗ dành mãi cũng không được, chỉ là một giấc mơ cỏn con ấy thôi, mà bà như bị dằn vặt và tinh thần ngày càng yếu; cho nên bố quyết định xin một đứa con nuôi cho vui cửa vui nhà.

Nghĩ mãi mới nhớ ra rằng người em của bố gia đình đông con, sanh đôi lần đầu tiên, chú ấy làm việc ở xa nên thím trông mấy đứa con không xuể, hay gởi thằng cháu đầu lòng ở với bà nội từ khi mới lọt lòng, thỉnh thoảng cả năm mới lên thăm cháu bé vài lần, nó cũng không theo bố mẹ ruột của nó, mà chỉ quấn quít ông bà nội và gọi bố bằng bố! Từ lúc mẹ con về ở với bố thì cháu bé ấy về sống với ông bà nội mà cứ đòi bà nội cho về ở với bố đây cho bằng được vì nó đã quen hơi, quen chỗ rồi. Nhân tiện đúng lúc này bố mẹ muốn nhận con nuôi thật sự, nên đã không ngần ngại đem cháu bé về ở hẳn và làm giấy tờ chính thức; lúc đó cậu bé đã được 5 tuổi và ...chính là con trai Thiện của bố đây!!...Cho nên con không lo, con không phải con ruột của bố mẹ....

Chưa nói hết lời, chàng đã ôm chầm lấy bố hôn rối rít :

- Bố số một! cám ơn bố, cám ơn mẹ đã nuôi con, cho con đi học, dạy dỗ con, con thật có phúc quá...

Chàng rất tự nhiên, đến bên tôi, nắm lấy bàn tay tôi :

- Anh cứ tưởng sẽ là anh hai của em.... như thế thì chắc sẽ buồn lắm, sẽ phải... ở giá thôi!!

Lời nói bồng bột của anh làm cả nhà cùng cười vang trong màn lệ chưa khô. Mẹ kể về anh cho mọi người nghe :

- Thiện về nhà cứ khoe mãi là đã quen được một cô gái perfect, không bao giờ biết ăn chơi, tiêu xài, chỉ biết đi học và về nhà, đảm đang vá may, làm bếp thật khéo, trên đời này không có người thứ hai nữa!! mẹ lúc đầu không tin, nhưng với ngày tháng mẹ cũng tò mò và phải năn nỉ để thấy mặt người nào đã chiếm được vị trí trong trái tim của chàng trai đào hoa này!! Thật mẹ không ngờ người perfect ấy lại là người con gái của mẹ đã đứt ruột sanh ra và ...hất hủi nó!!!... Từ nay mẹ con chúng mình sẽ không xa nhau nửa bước!

Chúng tôi đang đắm chìm trong hạnh phúc đoàn viên, Thiện ôm đàn, hướng về chúng tôi, ánh mắt long lanh vui sướng, cất tiếng ca nhẹ nhàng cảm động:

 

...len qua từng con phố

Phố đông người như nêm

Lắng tai trong vô thức

Người bất chợt dừng chân

Ước trời ban hạnh phúc

Ta mỉm cười hân hoan.... 

 

Sỏi Ngọc
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Feb/2024 lúc 11:33am

CON MẸ HÀNG XÓM của Tiểu Tử, diễn đọc Thanh Phương <<<<<<

Woman%20Walking%20Away%20Silhouette%20Images%20–%20Browse%203,825%20Stock%20Photos,%20Vectors,%20%20and%20Video%20|%20Adobe%20Stock


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 23/Feb/2024 lúc 11:54am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/Feb/2024 lúc 3:30pm

Pulau Galang

Galang%20Refugee%20Camp%20-%20Swiss-Inn%20Batam

Trong ngôn ngữ Malay(dùng ở Malaysia và Indonesia) thì Pulau có nghĩa là đảo. Có lẽ cũng từ chữ “pulau” đã đưa đến chữ “cù lao” trong tiếng Việt (ở miền Nam).

Refugee%20Camps

Pulau Galang là một cái tên khá quen thuộc với những người Việt đã từng ra đi bằng đường vượt biển. Hòn đảo này nằm ở phía Nam Singapore nên hầu như ít thuyền tị nạn nào chạy được đến đây trực tiếp. Hồi đó, đa số các thuyền tị nạn, nếu không tấp vào được đất liền ở Mã Lai hay Thái Lan, thì đều đâm vào vô số các hải đảo rải rác trên biển Đông của Indonesia. Có thuyền may mắn vào được đảo có cư dân, được dân làng Indo cho đồ ăn, nước uống và giúp xây trại ở tạm (như được Đỗ Quang Trình kể trong cuốn Saigon To San Diego). Nhiều thuyền khác tấp vào các đảo hoang, nhiều khi thuyền nhân phải tự vào rừng đốn cây về dựng trại và lo tìm đồ ăn nước uống.

Trong hoàn cảnh đó, Cao Ủy Tị Nạn LHQ đã dựng nên một trại tị nạn “có tổ chức” trên đảo Galang (lúc đó còn là đảo hoang). Thỉnh thoảng, LHQ và các Hội Thiện Nguyện đem tàu đi rước người tị nạn đang ở rải rác trên các đảo về tập trung lại nơi đây. Sau này, trại Galang còn nhận luôn người tị nạn từ các trại Songkla và trại đường bộ Sikhew bên Thái Lan chuyển qua bớt.

Mình đến Galang vào tháng 10 năm 1980, sau khi được chuyển từ đảo Kuku qua. Cho đến giờ mình vẫn chưa xác định được đảo Kuku nằm ở chỗ nào trên biển Đông. Chỉ biết là đi tàu bệnh viện của hội World Vision từ Kuku qua Galang mất gần một ngày.

Trại tị-nạn Galang giống như một thị trấn, thậm chí có thể còn lớn hơn vài quận lỵ ở Việt Nam. Con đường huyết mạch từ cầu tàu chạy vào trại Galang 1 (và Galang 2 sau này) được tráng nhựa đàng hoàng. Xe cộ đều chạy bên tay trái theo kiểu Anh. Đa số xe là xe tải của các công nhân Indo đến đây làm các công tác xây cất, tiếp liệu. Thỉnh thoảng là xe của các phái đoàn ngoại quốc.

Từ cầu tàu vào đến trại cũng khá xa (phải đi xe). Vừa đến trại là sẽ thấy chùa Quan Âm Tự của người tị nạn xây, đứng trên một đỉnh đồi. Chùa này tuy đơn sơ nhưng có hình dáng một ngôi chùa đàng hoàng. Trong chính điện có đầy đủ hình Phật. Từ sân chùa có thể nhìn thấy toàn cảnh trại bên dưới và nhũng ngọn đồi xanh vây quanh. Kế đó qua Zone 7, Zone 8 là khu “barrack” của người tị nạn bên Thái Lan chuyển qua, sơn màu cam và xanh dương. Khu trung tâm trại có một bệnh viện nhỏ, khá tiện nghi. Bên cạnh đó là chợ có nhà lồng hẳn hoi.

Đa số người bán là người Indo gốc Hoa từ các đảo khác qua và bán những thứ nhu yếu như thịt cá, rau quả, gia vị, quần áo, túi xách, và đồ dùng hàng ngày. Bên cạnh là Văn Phòng Ban Đại Diện người Việt của trại. Nơi đây cũng là Phòng Thông Tin để đọc các tin tức, thông cáo hàng ngày trên loa phóng thanh. Có thể nói đây là phương tiện thông tin duy nhất của trại. Khi cần gọi ai lên cho phái đoàn phỏng vấn hay sửa soạn đi định cư cũng đều phải đọc trên loa phóng thanh.

Phía sau bệnh viện là Khu Văn Hóa và Huấn Nghệ (CVC). Đây là những dãy nhà xây bằng gỗ, sàn đất 100% được dùng làm lớp học, thư viện, Hội Trường. Gần đó là Văn Phòng Cảnh Sát Indonesia. Nhờ trung tâm CVC này mà mình đã tạo được một mớ vốn tiếng Anh trong thời gian 5 tháng. Từ chỗ biết rất ít English lúc ra đi đến chỗ không cần học ESL khi đến Mỹ. Ngoài ra, cũng có các lớp ôn tập toán, lý, hóa, văn do các thầy cô giáo vượt biên phụ trách. Các cô nàng học sinh đi học đều mặc đồ bộ nên khá distracting khi ngồi học trong lớp. Điểm đặc biệt là ở đây mỗi tối thứ bảy đều có nhạc sống với micro, đàn điện, trống hẳn hòi. Ca nhạc sĩ dĩ nhiên là từ những người tị nạn trong trại. Ông Cảnh Sát Trưởng Indo lúc đó cũng là tay mê văn nghệ. Lâu lâu là ông ta lại qua hát mấy bài chacha của Indo với người Việt.

A%20history%20of%29%20containment%20on%20Galang%20Island%20-%20Inside%20Indonesia:%20The%20peoples%20%20and%20cultures%20of%20Indonesia

Các zone còn lại, từ 1 đến 6, đều là những dãy nhà dài, bằng gỗ, sơn trắng, nền xi-măng, được gọi là “barrack”. Trong mỗi barrack, dọc hai bên tường là mấy tấm gỗ được đóng thành tấm phản dài từ đầu này đế đầu kia. Mỗi gia đình được chia một diện tích sinh hoạt trên tấm phản. Ăn uống ngủ nghỉ gì cũng trên đó. Mỗi barrack có 2 cửa chính 2 đầu và nhiều cửa sổ dọc 2 bên hông. Tuy nhiên bà con thường ra vào bằng ngã cửa sổ vì nhanh hơn, do bệ cửa sổ rất gần mặt phản, và nền đường bên ngoài cao hơn nền barrack. Bên ngoài các “cửa sổ” này, bà con thường kê các thùng phuy để hứng nước mưa từ máng xối chảy xuống.

Nhà vệ sinh được xây tương đối tươm tất cho mỗi barrack. Tuy nhiên, nước thì thiếu. Mỗi ngày, mỗi người được phát một can nước (bằng chừng thùng can đựng xăng). Vì vậy, nếu muốn có nước xài đủ thì phải hứng nước mưa. Còn tắm rửa hay giặt giũ thì… ra suối. Hồi đó chiều chiều thì mình lại cầm khăn cầm xô ra suối tắm. Nước suối màu cam nhưng sao tắm xong vẫn thấy mát mẻ sạch sẽ. Các bà các cô cũng tắm ở đây, chỉ tội nghiệp là đi tắm mà vẫn phải mặc nguyên bộ quần áo thì có lẽ hơi khó chịu. Và đi về với nguyên bộ đồ ướt trên người thì thật là… sexy.

Ban đêm, chỉ có các khu công cộng là có điện. Còn trong barrack phải đốt đèn cầy hay đèn dầu. Mỗi khu đều có TV công cộng. Hồi đó lần đầu tiên nhìn thấy TV màu quả là một điều thích thú. Bà con thường xem các phim series Mỹ như Incredible Hulk, Charlie’s Angels hay phim bộ Tàu (lúc nào cũng có một ông người Hoa làm thuyết minh tình nguyện cho bà con)

Ở bìa bên kia của trại là nhà thờ Công giáo và Tin Lành. Nhà thờ Công giáo được xây trên đỉnh đồi và cũng rất trang trọng. Đêm Noel, các giáo dân đốt hai hàng đuốc dọc trên đường lên đồi, tạo ra một cảnh rất ấn tượng. Nhà thờ Tin Lành thì nằm xa hơn. Cả Linh Mục Dominici và Mục Sư Flemming lúc đó đều nói tiếng Việt rất sành sõi. Dưới chân ngọn đồi này là văn phòng Cao Ủy để các phái đoàn Cao Ủy và các nước đến phỏng vấn người tị nạn.

A%20history%20of%29%20containment%20on%20Galang%20Island%20-%20Inside%20Indonesia:%20The%20peoples%20%20and%20cultures%20of%20Indonesia

Trong trại, nhiều người tìm cách có thêm thu nhập bằng cách mở  “quán cà phê”. Ban Đại Diện trại còn có cả một ao rau muống để thỉnh thoảng cung cấp “chất xanh” cho đồng bào vì khẩu phần lương thực của LHQ toàn là đồ hộp. Muốn có rau cải tươi thì phải trồng hay mua của dân Indo gốc Hoa.

Cuối tuần có thể ra tắm biển. Đi bộ theo đường mòn chừng 30 phút thì ra tới bãi biển. Bãi biển Galang cát rất trắng và mịn. Biển rất êm, hầu như không có sóng, có lẽ nhờ những hòn đảo xa xa cản gió. Rừng mọc ra đến sát bãi nên bãi nhìn rất hoang vu. Gần đây, nghe nói Indonesia đã xây cầu nối liền các đảo quanh Galang. Người ta có thể đi xe thẳng đến Galang nên bãi biển Galang xinh đẹp ngày xưa bây giờ đầy rác. Thật đáng buồn.

Khi mình sắp đi định cư vào tháng 3/81 thì trại Galang 2 đã xây xong. Các ngôi nhà trong trại mới có vẻ tươm tất hơn. Nhà 2 tầng giống như nhà sàn, trên để ăn ngủ, dưới để nấu nướng. Nghe nói là mỗi nhà cũng có điện…

Lê Minh Tân (PK 1974-81)



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 24/Feb/2024 lúc 3:35pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/Feb/2024 lúc 10:31am

XÓM CŨ TÌNH XƯA | Hồi Ký Miền Nam | Văn Học Miền Nam   <<<<<<


Xóm%20cũ%20–%20Wikipedia%20tiếng%20Việt


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 27/Feb/2024 lúc 10:33am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 02/Mar/2024 lúc 2:31pm

Người Tị Nạn Sung Sướng Nhứt


The Happiest Refugee nhận được nhiều giải thưởng danh giá như “2011 Australian Book of the Year, Biography of the Year, và Newcomer of the Year, Non-fiction Indie Book of the Year 2011, từng nằm trong danh sách trao giải thưởng “2011 NSW Premier’s Literary Awards”, “Community Relations Commission Award.”

 

Đúng 42 năm trước vào ngày này (26/1) tôi tới Úc làm người ‘refugee’. Hôm nay, nhân ngày Quốc Khánh Úc, tôi đọc cuốn hồi ky' ‘The Happiest Refugee’ (Người tị nạn sung sướng nhứt) của Đỗ Anh cho các bạn thưởng lãm. Đây là tấm gương của một người gốc Việt thành đạt ở Úc.

"Tôi đang lái xe như bay trên Đại lộ Hume với tốc độ 130 km/h. Tôi đã mất kiểm soát một vài lần nhưng tiếng brrrrrr của những dãy phân cách màu trắng giữ cho tôi đi đúng làn xe. Nước mắt tôi dàn dụa làm ướt đẫm cái volant xe, rất trơn trợt. Tôi khóc như mưa.

Liệu ông ấy có nhận ra tôi? Nếu không, tôi sẽ quay đầu và bỏ đi. 

Đã 9 năm nay tôi chưa một lần gặp ông ấy. Thực tế là từ khi tôi lên 13 tuổi. Tôi thấy ông bước ra khỏi nhà vào một đêm, và từ đó, tôi không thấy hoặc nghe gì từ ông nữa, ngoại trừ một cú điện thoại lạ vào đêm sinh nhựt 18 tuổi của tôi. Ông say xỉn, và tôi cúp máy. Tôi ghét khi ông ấy say... thậm chí là sợ hãi ông.

 

Bây giờ, tôi đang ở tuổi 22, đang lao đầu vào để gặp ông. Tôi cao hơn nhiều so với lúc ông ấy bỏ nhà ra đi. Và quan trọng là tôi mạnh mẽ hơn. Bây giờ, tôi có thể đối mặt với ông ấy... dễ dàng. Tôi đang lưỡng lự giữa ảo tưởng về một cuộc tái hợp hạnh phúc với ông và việc đánh ông ấy một trận.

Tôi đang xem xét các tình huống khác nhau để đụng đầu vào tên Việt Nam nhỏ thó này. Ngay khi ông ấy mở cửa - Bàng! Phải tấn công ông ấy trước khi ông có cơ hội chống trả. Máu sẽ chảy từ mũi ông ta và ông ta sẽ hối hận. Tôi sẽ khiến ông ta trả giá cho tất cả. Cho việc bỏ nhà ra đi. Cho việc bỏ má tôi phải chăm sóc ba đứa trẻ với mức lương của một người nhập cư không biết đọc biết viết, dưới 10 đôla một giờ. Nhưng tôi cũng rất nhớ ông ấy." 

Đó là đoạn đầu của cuốn hồi' ky 'The Happiest Refugee' của Đỗ Anh viết về thân phụ anh. Thân phụ anh tên là Đỗ Thành Tâm, một người bạn vong niên của tôi.


'Lên voi xuống chó'

Tôi quen biết với anh Tâm cũng khá lâu, nên có thể nói rằng những gì Đỗ Anh viết trong cuốn sách như là viết cho những người thuộc chúng tôi, thế hệ tới đây vào đầu thập niên 1980. Trong những buổi cà phê và tiệc nhậu, anh Tâm vẫn hay kể về người con trai Đỗ Anh của anh, và hành trình cuộc đời của anh, một hành trình có thể tóm lược bằng 4 chữ: 'lên voi xuống chó'.


Lúc tới Úc anh Tâm chẳng có nghề gì cụ thể, còn bà xã anh thì từng là cựu nữ tu Công giáo. Nhưng nhu cầu sống sót trong xã hội mới buộc họ phải làm đủ thứ công việc hãng xưởng. Chỉ sau vài năm định cư, trào lưu may gia công đang lên cao, anh Tâm và bà xã liền nhảy vào ky nghệ này (dù họ chẳng am hiểu nghề may) và làm gia công cho các hãng may mặc ở Úc. Nghề may gia công giúp anh có khá khá nhiều tiền, và anh bắt đầu nghĩ tới đầu tư. Anh đầu tư vào bất động sản ở Sydney và ngoại ô Sydney. Vào cuối thập niên 1980, anh ấy đã làm chủ một khu shop ngay trên con lộ chánh Parramatta trị giá hơn 1 triệu đôla. Một triệu đôla vào thập niên 1990 là rất lớn đối với người tị nạn, những người đến đây với tay trắng và cái áo trên lưng (mượn cách nói của người Úc). Chẳng những thế, anh còn bỏ tiền ra mua nông trại ở ngoài Sydney để sản xuất trứng vịt lộn. Anh là người Việt đầu tiên sản xuất trứng vịt lộn ở Úc.
 

Công việc kinh doanh đang khấm khá, thì đùng một cái, kinh tế Úc lâm vào tình trạng suy thoái. Tiền lời ngân hàng tăng rất cao. Lúc đó, tôi còn nhớ vay tiền ngân hàng để mua nhà, chúng tôi phải trả tiền lời cả 15% một năm! Doanh nghiệp của anh Tâm bắt đầu có vấn đề. Anh không đủ khả năng tài chánh để trả tiền lời, và bị ngân hàng siết nợ. Cuối cùng thì anh vỡ nợ. Từ một triệu phú, anh quay về mẫu số lúc đầu: trắng tay. Anh lâm vào tình cảnh nghiện rượu, hay gắt gỏng với vợ con. Sau cùng thì anh và bà xã chia tay. Đỗ Anh và hai người em ở với má, còn anh Tâm bỏ nhà ra đi, mà sau này bạn bè mới viết là anh về Việt Nam.

 

Về Việt Nam, anh gặp một cô giáo, và hai người thành hôn. Sau khi thành hôn, hai người sang Úc lập nghiệp. Là một cô giáo và anh thì từng là một triệu phú, nhưng nay phải bắt đầu với hai bàn tay trắng. Họ đi hái trái cây ở nông trại. Mỗi ngày phải tiêu ra cả 10 giờ đồng hồ 'bán mặt cho đất, bán lưng cho trời' dưới cái nắng 30 độ C, mà chỉ được vài chục đôla. Khóc ròng. Nhưng phải cố gắng. Sau khi đã có chút tiền, họ quay về thành phố Melbourne, có con, và được Nhà nước cấp cho một căn nhà khiêm tốn để sống.


Cuốn hồi ky' mở đầu với một câu chuyện ... 'câu view' như tôi lược dịch trên. Đỗ Anh kể rằng anh ta, lúc đó 22 tuổi, tưởng tượng rằng khi cánh cửa mở ra, anh sẽ đấm vào mặt ba anh và tưởng tượng máu sẽ chảy ra từ mũi, ba anh sẽ hối hận vì đã bỏ rơi má anh và 3 người con trong hoàn cảnh khốn cùng. Nhưng khi đến nơi, nhìn cái cảnh nghèo khổ mà ba anh và người dì cùng đứa em cùng cha khác mẹ mới 1 tuổi (cũng tên Anh) trong căn nhà hôi thối và xuống cấp, lòng anh chùng xuống. Anh tự nhủ 'thôi thì mình thăm ông ấy lần cuối, vì chắc ông cũng sắp chết. Hãy xem mọi chuyện xảy ra như một cơn ác mộng.'

 

Quay lại câu chuyện anh Tâm. Sau này hai vợ chồng dọn về Sydney sống. Họ bắt đầu làm chả lụa và nhờ các tiệm bán thực phẩm Á châu bán. Công việc làm chả lụa khá thành công, và họ dần dần ky nghệ hoá các công đoạn làm chả, cho phép họ sản xuất hàng ngàn chả lụa mỗi ngày. Hãng làm chả lụa của anh ngày nay có hơn 30 người làm và mỗi năm bán cả triệu đủ loại chả cho các tiệm thực phẩm Á châu.


Vượt biên

Sau chương 'câu view' nhanh như chớp như trên, Đỗ Anh quay một cuốn phim chậm về hành trình tị nạn của ba má anh.

Sài Gòn trong những ngày sau 1975 rất hỗn độn và hoang mang. Ai cũng nghèo và gặp đủ thứ khó khăn. Trong môi trường đó, ba anh đã gặp má anh lúc đó bán hàng rong trong một toa xe lửa, và cái nghĩa cử hào hiệp của ba anh đã làm cho má anh siêu lòng. Hai người thành hôn. Nhưng cuộc sống càng lúc càng khó khăn, với cái 'ly' lịch vàng', cả nhà nghĩ rằng sẽ khó sống với thể chế mới, nên họ quyết định vượt biên.


Năm 1980, họ vượt biên từ Rạch Giá bằng ghe đánh cá dài 9 mét, ngang 2.5 mét, chở 40 người. Lúc đó, Đỗ Anh mới lên 3. Sau 5 ngày đêm lênh đênh trên biển, sóng gió nguy hiểm tưởng chết rồi, và thậm chí đụng độ với hải tặc Thái Lan hai lần, cuối cùng họ được một tàu chở hàng mang cờ Đức cứu giúp và đưa vào trại tị nạn Pulau Bidong (Mã Lai).


'Xứ gì mà giàu dữ vậy'

Chỉ 3 tháng sau, cả gia đình được Chánh phủ Úc chấp nhận cho định cư ở Úc như là những người tị nạn. Nhưng phải chờ đến tháng 8/1980, cả nhà mới được sang Úc định cư, và nơi họ ở là khu Yagoona, cách trung tâm thành phố Sydney khoảng 30 km. Yagoona là một khu mà giá nhà cửa tương đối rẻ nên là mảnh đất ly' tưởng cho những người tị nạn, những người nghèo, hay nói chung là giới lao động.

Những trang hồi ky' viết về thời gian mới tới Úc rất cảm động (và làm tôi nhớ đến trường hợp của mình). Vài ngày sau khi tới trung tâm tị nạn East Hill Migrant Hostel, có 2 người soeur thuộc Hội St Vincent de Paul đến thăm, và họ mang theo một cái bao rác lớn. Nhưng đó không phải là rác, mà toàn là quần áo, mền, giày vớ cho cả gia đình. Hoàn toàn miễn phí. Đỗ Anh kể rằng khi 2 người tu sĩ chào từ biệt, ba má anh mở cái bao rác ra và ôi thôi đủ thứ quần áo và vật dụng cho người lớn và trẻ con. Mà, đặc biệt là tất cả đều rất sạch sẽ, thậm chí có cả quần áo mới toanh! Cả nhà thử qua và ai cũng hài lòng. Má anh thốt lên "Trời ơi! Xứ gì mà giàu dữ vậy. Sao họ cho mình toàn những đồ tốt như vầy?" Ba má anh cứ xuýt xoa nói (dịch sang tiếng Anh):

'What a great country!' 

Những ngày sau đó, cả gia đình còn khám phá nhiều điều mới lạ. Nào là nếu trong gia đình có người mắc bệnh thì cứ đi khám bác sĩ và ... miễn phí. Cứ mỗi hai tuần, Chánh phủ lại cho một số tiền trợ cấp, mà không hề nghe nói là cho vay hay là cho luôn! Ở cả tháng trời mà chẳng thấy bóng dáng cảnh sát đâu, chẳng ai đến kiểm tra hộ khẩu. Hai người lại thốt lên: 

'What a great country!'


Những ngày sau đó, Đỗ Anh ghi danh học tiểu học, và lại cả một trải nghiệm khó quên. Anh kể rằng khi vào lớp học, thầy giáo yêu cầu học trò viết xuống rằng trong tương lai họ muốn theo đuổi nghề nào. Học trò người bản xứ và gốc di dân khác (như Bồ Đào Nha, Li Băng, Hi Lạp, Ý) thì có mộng làm thợ điện, thợ sửa ống nước, cảnh sát, lính cứu hoả, phi hành gia, v.v. Nhưng khi đến các học trò gốc Việt thì đa số đều muốn làm bác sĩ, ky sư, luật sư, phi công. Đến phiên cậu học trò Đỗ Anh, anh đấm tay xuống bàn và tuyên bố "Tôi muốn làm thủ tướng". Buổi chiều về nhà, Đỗ Anh thuật lại cho cả nhà nghe, ai cũng phì cười. 

Sau tiểu học, ba anh rất quan tâm đến giáo dục và quyết tâm cho con một cơ hội tốt nhứt. Đỗ Anh được gởi đi học nội trú tại trường [trung học] St Aloysius' College, một trong những trường tư thục nổi tiếng ở Sydney. Đây là trường dành cho giai cấp trung thượng lưu trong xã hội. Vậy mà một cậu học trò xuất thân từ Việt Nam, ở một vùng ngoại ô lao động được học ở đây, và đó chính là ly' do Đỗ Anh thấy không thoải mái.


Trong môi trường của các 'công tử' và 'tiểu thơ', thì cậu học trò tị nạn Đỗ Anh thỉnh thoảng thấy mình lạc lõng, lạc lỏng từ cách ăn mặc, ngôn ngữ cơ thể đến cách phát ngôn. Nhưng để bù đấp vào cái khoảng trống của giai cấp trung lưu, Đỗ Anh học giỏi, và khả năng khoa bảng này làm cho các công tử phải nể phục. Nhưng cũng trong thời gian này, Đỗ Anh đã có năng khiếu hài kịch, và được nhà trường phát hiện sớm. 

Nhưng vì nhà nghèo, và Đỗ Anh muốn làm một cái gì đó để giúp ba má. Anh nghĩ là sau trung học thì anh sẽ tòng quân. Lương của lính lúc đó là 15,000 đôla mỗi năm, một số tiền lớn. Sau khi kiểm tra thể lực và IQ, anh được vào vòng phỏng vấn. Nhưng đến vòng phỏng vấn, người ta phát hiện Đỗ Anh mắc bệnh suyễn, và thế là rớt đi lính.

Từ luật sư đến danh hài

Không đi lính được, Đỗ Anh quyết định tập trung vào việc tiếp tục học hành. Nhờ điểm tú tài cao, anh được nhận vào học luật của Đại học Công nghệ Sydney (UTS). Nhưng chỉ vào học ngày đầu tiên ở UTS, anh đã có suy nghĩ khác về giáo dục đại học.

Sau khi tốt nghiệp UTS, anh được công ty tư vấn Andersen Consulting nhận vào thử việc, nhưng khi nghe qua anh phải làm từ 60 đến 65 giờ mỗi tuần là anh hơi hoảng. Tuy nhiên, Đỗ Anh cho biết rằng ngay từ giây phút anh được nhận vào làm cho Andersen Consulting thì má và em của anh sẽ thoát nghèo. 

Trong thời gian làm việc, Đỗ Anh vẫn tìm cơ hội khác. Anh quen biết với một người bạn Úc tên Dave, lúc đó là một kịch sĩ có tiếng. Anh hỏi Dave mỗi tuần làm việc khoảng mấy tiếng đồng hồ và thu nhập bao nhiêu, và được Dave cho biết là làm chừng 4-5 giờ một tuần với thu nhập 60,000 đến 65,000 đôla một năm, có năm may mắn lên đến 100,000 đôla! Nghe xong, Đỗ Anh quyết định ... chuyển nghề. 


Thế rồi anh theo đuổi nghề kịch, đặc biệt là tấu hài. Tiếng Anh gọi là standup comedian, tức là hài độc thoại. Đây là hình thức diễn hài rất khó vì chỉ một mình và khán giả có khi chỉ đếm đầu ngón tay. Đó là chưa nói đến một người xuất thân từ văn hoá Á châu lại diễn hài cho người Úc. Khi về nhà, Đỗ Anh báo cho má anh biết, và bà lo lắng hỏi 'Con làm được không?' Anh xin phép Andersen Consulting để đi diễn hài một thời gian ngắn, và công ty đồng ý với một thời gian ngắn thôi. Không ngờ cái thời gian ngắn đó đã làm thay đổi cuộc đời của Đỗ Anh và làm nên lịch sử cho cộng đồng người Việt ở Úc.

Đỗ Anh kể rằng có đêm anh diễn hai ba nơi, mỗi nơi anh kiếm được chừng 20 đến 50 đôla. Rồi nhờ sự cố vấn của Dave và 'nghề dạy nghề', anh trở thành một diễn viên hài chuyên nghiệp hồi nào mà không hay. Anh có lần diễn hài trước cử toạ là các tu sĩ Công giáo, mà rất hồi hộp vì sợ họ ... không cười. Thế nhưng lần diễn đó rất thành công. 

Sau đó, anh ghi danh đi thi tấu hài cấp quốc gia, mà nếu thắng anh sẽ được 5,000 đôla. Và, anh đã được trao giải nhứt. Đỗ Anh xem đó là một thời điểm đẹp trong cuộc đời của anh. Từ một luật sư trở thành một danh hài.

Đỗ Anh kể chuyện rất cảm động rằng sau khi ban giám khảo tuyên bố anh đoạt giải nhứt, người chủ toạ cầm một bao thư dày cộm tiền đưa cho anh. Anh nói chưa bao giờ trong đời anh có nhiều tiền như vậy. Anh sợ mất số tiền đó, nên khi về khách sạn, anh khoá cửa cẩn thận, để cái bao thư đó dưới gối và ngủ. Sáng hôm sau, mặt anh bị móm một bên vì cái bao thư đựng 5000 đôla! 

Việc đầu tiên anh làm với 5000 đôla là đưa đứa em gái tên Trâm đi làm răng. Số là Trâm có vấn đề về răng từ lúc mới sanh ra, nên cô ấy mất tự tin, ít khi nào cười. Do đó, Đỗ Anh thề rằng khi anh có tiền, thì việc đầu tiên là chỉnh lại hàm răng cho đứa em gái. Và, anh đã thực hiện được lời thề đó, đem lại nụ cười rạng rỡ cho cô em gái.


Thành công nối tiếp thành công. Đỗ Anh được nhiều nhựt báo quốc gia (như Age, Sydney Morning Herald) ca ngợi và mời diễn. Thậm chí tạp chí Women's Forum cũng mời anh diễn. Rồi anh được mời xuất hiện trên các chương trình tivi nổi tiếng cấp quốc gia. Cái tên Đỗ Anh trở thành 'household name' trong các gia đình người Úc. Anh còn được mời quảng cáo cho các thương hiệu nổi tiếng của Úc. Có lẽ đa số không biết anh là người gốc Việt và đến Úc với không một chữ tiếng Anh.

Sau thành công trong nghề diễn hài, Đỗ Anh 'lấn sân' sang lãnh vực hội hoạ. Ở lãnh vực hội hoạ, Đỗ Anh cũng đạt được nhiều thành tựu đáng chú ý. Anh từng từng được chọn vào vòng chung kết cho giải thưởng danh giá Archibald Prize suốt 3 năm (2014, 2017 và 2019) và từng được trao giải People's Award.

'Người tị nạn sung sướng nhứt'

Câu chuyện của Đỗ Anh, có thể xem như là người thuộc thế hệ thứ hai vì anh lớn lên ở Úc. Có lẽ nói không ngoa rằng anh là một người thành công thuộc vào nhóm 'elites', và anh cũng thuộc vào nhóm người thiểu số trong cộng đồng người Việt ở Úc. 

Tuy nhiên, quá trình học hành và trưởng thành anh ấy mô tả trong sách thì phải nói là rất tiêu biểu cho thế hệ thứ hai. Đó là những trải nghiệm về sự ky` thị chủng tộc khi mới bước vào trường học như anh ấy mô tả hành động phân biệt của người thầy dạy môn sử năm lớp 9 cùng những bình luận mang tính định kiến chủng tộc từ đội bóng đá đối thủ. Trong sách, Đỗ Anh cũng kể về việc gần như không được phép vào một địa điểm mà anh đã đặt để trình diễn chương trình hài đứng; an ninh không cho anh vào trong câu lạc bộ, và tuyên bố, 'Chúng tôi không thực sự thích loại người như bạn ở đây'. Đó là những trải nghiệm rất thật mà tôi nghĩ nhiều người Việt đã từng trải qua.


Tôi thích đọc sách như cuốn này của Đỗ Anh, bởi vì qua đó, mà độc giả Úc có thể hiểu được hoàn cảnh của người Việt tị nạn trên đất Úc. Đối với đa số người Úc, họ không hiểu tại sao người Việt có mặt ở đây, và họ có được Chánh phủ Úc cho tiền hay không. Có thời, người ta đồn đại rằng Chánh phủ Úc cho tiền để 'bọn Việt Nam' mua xe hơi mới! Đọc về gia đình của Đỗ Anh, họ sẽ hiểu và biết được sự quyết tâm và làm việc chăm chỉ, và lòng biết ơn chân thành cho cuộc sống mà họ đang có, họ cũng có những đóng góp quan trọng vào xã hội mới. 

Một điểm tích cực khác được thể hiện qua cuốn hồi ky' của Đỗ Anh là tấm lòng hào phóng của người Úc. Câu chuyện hai nữ tu từ hội St Vincent de Paul đã thể hiện điều này khi họ tặng những bao quần áo miễn phí khi họ đầu tiên đến Úc mà không có tiền. Điều này cho thấy Đỗ Anh lớn lên trong môi trường có những người hào phóng và điều này đã khiến Anh trở nên hào phóng với người khác.


Có lẽ Đỗ Anh là danh hài, nên cách viết của anh cũng ... hài hước. Thật vậy, đây đó trong sách có nhiều đoạn tôi đọc mà bật cười một mình vì thích thú. Chẳng hạn như đoạn anh mô tả cả đại gia đình anh đem theo con heo quay để đi hỏi dâu ở một vùng giàu có phía Bắc Sydney, làm cho bà mẹ cô dâu kinh ngạc hỏi 'Trời ơi! Chuyện gì đây, Suzie?' Suzie là tên của bà xã Đỗ Anh, người mà anh quen lúc còn học đại học. Cô sinh viên Suzie là người Úc gốc Anh, xuất thân từ một gia đình thượng lưu. Anh kể rằng ngày cả đại gia đình kéo đi hỏi dâu mà lái xe toàn là loại Nissan, Toyota, Daewoo, v.v. còn bên gia đình vợ thì toàn là Rolls-Royce, Mercedes, BMW, Masteri, v.v. Má anh cằn nhằn là 'Tại sao con không cho má biết họ giàu như thế này'. Tuy nhiên, chẳng ai nao núng vì mình cứ là mình. 

Đoạn vừa vui, vừa cảm động là khi má của Đỗ Anh đọc 'diễn văn' trong buổi lễ hỏi dâu. Vì không biết tiếng Anh, bà phải học thuộc lòng từ cô con gái để nói. Bà nói bằng kiểu tiếng Anh bồi:

“My son lup your dotter berry much. Anh tek care of Suzie like he tek care of us. He will lup her like he lup his family. Anh has very big lup. When he lup someone he mek sure dey happy forever.” (My son loves your daughter very much. Anh takes care of Suzie like he takes care of us. He will love her like he loves his family. Anh has very big love. When he loves someone he makes sure they [are] happy forever. Con trai tôi thương con gái ông bà nhiều lắm. Nó sẽ chăm sóc Suzie như nó chăm sóc chúng tôi. Nó sẽ thương vợ như nó thương gia đình nó vậy. Nó có tình thương bao la. Khi nó thương ai, nó sẽ làm cho người đó hạnh phúc.)

Cô dâu nghe mà khóc. Mẹ cô dâu cũng khóc. Họ khóc vì tấm lòng chân thành của bà mẹ chồng đối với cô dâu mà không cần phải có văn hay chữ tốt gì hết.

***

Tóm lại, 'The Happiest Refugee’ là một cuốn hồi ky' hay. Tuy Đỗ Anh tuy viết về gia đình anh, nhưng thật ra là cho rất nhiều người Việt ở Úc vào thời đó (thập niên 1970 và 1980). Đó là câu chuyện về những cuộc vượt biên mạo hiểm và trải qua những thảm cảnh kinh hoàng trên Biển Đông. Đó là những câu chuyện xung đột trong gia đình đầy sóng gió. Đó là tuổi thơ đau khổ, nghèo đói. Đó là lòng dũng cảm để tồn tại trên quê hương mới. Đó là sự đấu tranh chống lại bọn ky` thị chủng tộc và những định kiến của người Úc. 

Đọc 'The Happiest Refugee’ để hiểu những gia đình tị nạn gốc Việt đã vượt qua những khó khăn như thế nào để đến Úc. Sự khó khăn của họ không kết thúc khi họ đến, nhưng tánh lạc quan, hài hước, cùng sự kiên trì và lòng biết ơn của họ thực sự làm cho bất cứ người đọc nào, Úc hay Việt Nam, đều thấy ấn tượng.


Người tị nạn sung sướng nhứt – Tuan V. Nguyen AM (nguyenvantuan.info)

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/Mar/2024 lúc 2:54pm

Hồi%20Ký%20Miền%20Nam%20|%20Người%20Tù%20Binh%20Đêm%20Giao%20Thừa%20-%20YouTube


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 04/Mar/2024 lúc 2:56pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 100 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.359 seconds.