Bài mới Thành viên Lịch Tìm kiếm Hỏi/Đáp | |
Ghi danh Đăng nhập |
Quê Hương Gò Công | |
Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Quê Hương Gò Công |
Chủ đề: GÒ CÔNG...VỀ TẤT CẢ | |
<< phần trước Trang of 210 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23135 |
Gởi ngày: 07/Feb/2024 lúc 10:33am |
Cô ĐơnAi có ở một mình trên gác trọ Mới cảm thông tâm trạng kẻ cô đơn Ngày ngày giam mình trong giang phòng hẹp Như một tên tù, không kém, không hơn Sáng nhìn bình minh bên ngoài song cửa Chiều ngấm hoàng hôn xuống cuối chân mâyMuốn chuyện trò, biết nói vớ ai đây? Đêm lên đèn thấy bóng mình trên vách Thế giới bên ngoài, với mình chia cách Lòng cứ ước mong có khách đến thămNhưng ngày qua ngày, suốt tháng quanh năm Vẫn một mình trong gian phòng vắng vẻ. Người cô đơn sợ mưa chiều buồn tẻ Sợ những đêm Đông tuyết đổ ngoài songLà những lúc nghe lòng mình quạnh quẽ Nỗi buồn cô đơn ray rứt cõi lòng. Muốn vơi buồn, mượn rượu nồng khuây khỏa Chỉ có một mình, ta cụng ly taNgày nào đó, ta lên tàu thiên cổ Cô đơn sẽ đưa tiễn tận sân ga. Trần Gò Công/Lão Mã Sơn |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23135 |
Gởi ngày: 08/Feb/2024 lúc 12:24pm |
Hơi lạnh cuối năm cơn gió Bấc, Thổi vào lòng điệu nhớ cố hương, Mịt mờ một kiếp người phiêu lãng, Ngoảnh lại giang sơn hun hút buồn! Rực sáng đèn đêm họp chợ khuya, Bóng ai thấp thoáng thềm Xuân cũ, Sực nức mùi hương đoá dã quỳ. Ta cũng mơ thấy dáng Mẹ già, Lưng còng, tóc bạc, bóng ngày qua,Người ta Tết đến vui đoàn tụ, Mẹ đón Xuân buồn nhớ thiết tha. Ta lại mơ tiếng pháo tạch đùng, Bao lì xì đỏ trẻ vui chung, Những tà áo mới đi trong nắng, Và nụ cười em xinh: Rất Xuân! Ta vẫn mỏi mê giấc mộng dài, Mơ về tổ Quốc: Việt Nam ơi! Xuân đến còn nghe sầu viễn xứ, Giữa bóng hoàng hôn của cuộc đời. Hoàng Yến
Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 08/Feb/2024 lúc 12:52pm |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23135 |
Gởi ngày: 10/Feb/2024 lúc 11:15am |
Sao Em Không Nhớ Gò Công <<<<<<Tác giả: Lê DinhCa sĩ trình bày: Mộng Thi Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 10/Feb/2024 lúc 11:27am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23135 |
Gởi ngày: 17/Feb/2024 lúc 2:54pm |
Sợi tình sợi nghĩa Chuông điện reo. Cửa mở. Người phát thư đưa sổ bắt ký giấy nhận quà.
Ngạc nhiên nhìn tên người gởi, từ phương trời Úc xa xôi. Vội đóng cửa
lại, hồi họp khui thùng ra, lần giở hai lớp báo Việt cuộn tròn phía trên
thì hiện ra một màu hồng dịu mát gợi nhớ gợi thương, hũ mắm tôm chà với
gói tôm khô to bắt mắt. Quê hương đang trải ra truớc mặt, món ‘tam bảo
vị’ khơi lại dĩ vãng kỷ niệm thân thương.
Nói đến Gò công, ngoài lúa nặng hột vì nước mẵn chỉ trồng có một mùa,
thịt heo thơm ngon vì được tẩm bổ bằng lá keo, rau lang, rau muống,
chuối cây xắt nhỏ trộn hèm, nước cặn thức ăn với cám xay ít lẫn trấu
càng, sơ ri Gò công chắc ít vùng nào tranh nổi. Khác hẳn với sơ ri Âu
châu với hạt tròn cứng, sơ ri Gò công xinh xắn màu cam đỏ rực chia ba
múi như ba miền đất nước và ba hột xơ xơ như ba lá phổi Bắc Trung Nam. Mắm
tôm có thứ tôm chà thứ loại tôm chua trộn đu đủ chín hườm hườm bào
thành sợi nhỏ với lá chùm ruột tươi non, tỏi ớt sừng trâu xắt mỏng. Món
mắn tôm chua nầy ăn rất ngon nhưng không để dành lâu được, thịt tôm rả
đi chỉ còn trơ lại vỏ hồng. “Gò công giáp biển, nổi tiếng mắm tôm chà, Mắm tôm chua ai ai cũng chắt lưỡi hít hà, Saigon, chợ Mỹ ai mà không hay.” (Ca dao) Tôm
đất, tôm bạc luôn được ướp rươu đỏ gay lên như má cô gái thẹn thùng mắc
cở hay thí sinh trúng tuyển trong các kỳ thi. Mắm tôm chà là do chất
thịt nguyên thủy của tôm được giả mịn, chà lọc nêm muối cho mặn môi,
thêm ớt cay cay kích thích giác quan khẩu vị. Còn
lại được đem ra phơi nhiều nắng biến thịt tôm chín hồng đậm đặc thơm
ngon. Vỏ tôm nấu sôi lên tạo ra nước mắm tôm, chất còn lại thêm vào thức
ăn cho heo gà hay làm phân cho rau cây xanh tốt. Mắm
còng lột sau ngày mùng 5 tháng 5 thường được dân Gò mang biếu bạn bè xa
gần quen thuộc, hảnh diện có thứ mắm ‘đậm mùi’ mà thơm ngon, ăn thử rồi
thường là nhớ hoài không chán, cho đến khi nào bị Tào Tháo rượt một lần
mới ngán tởn một thời gian. Rồi tật nào cũng khó kiêng, tật nấy cũng
khó chừa, bổn cũ soạn lại mà tưởng như món lạ, quí hiếm. Viếng Gò công một lần đi bạn, bạn có dịp thử nghiệm câu : ‘’ Đèn nào cao bằng đèn Châu đốc, Gió nào độc bằng gió Gò công ‘’ Mà ‘độc’ thật bạn ơi nhưng là ‘độc nhất’ vì nếu không làm sao có đến hai hoàng hậu nổi danh Từ Dũ, Nam Phương ! Hoặc
để ngừa ‘phong’gió theo ông bà ta thường dạy ‘phòng bệnh hơn chữa
bệnh’, bạn hãy dò la săn tin tức trước, rút tỉa kinh nghiệm của các
chàng rể, nàng dâu xứ Gò, hay bạn bè quen thuộc dân, quân, cán, chính,
những ai đã có lần sống qua một thời gian ở vùng đất mẵn đồng trơ nầy.
Chắc độc đáo mà không độc ác vì Gò công thường chỉ ‘đi dễ khó về’, ‘
Trai đi có vợ gái về có con’ thôi.
Dân ở đây lại biết ‘hô phong hoán võ’, sành ‘bắt gió’(inhalation) ,
‘cạo gió’ (fumigation), đấm bóp, cắt, giác (révulsion) rành mạch có ‘bài
bản’ gia truyền. Bạn có lỡ bị ‘trúng gió’ cũng đừng lo, ‘m***age’ đúng
cách, khoẻ khoắn vô sự bình an.
Vùng nước mẵn nên người dân Gò luôn ý thức nước ngọt tối cần. Bạn đừng
ngạc nhiên khi thấy người ở đây quí từ bụm nước mưa, ao. Nhà nhà đều
phải biết hứng, xách, gánh, lọc nước vì thế tình yêu nước như đã thắm
nhuần trong huyết quản của mỗi công dân. Về đây, bạn còn có dịp ngắm
những con trâu ‘nghé ngọ già đời quen nghé ngọ’ với cặp sừng cong to
nhọn đầm mình trong vũng nước sình lầy, miệng không có chewing gum mà
luôn luôn nhơi không ngớt. Băng
đồng khô bạn có thể sụp lỗ chân trâu khám phá các củ năng nhỏ bằng đầu
ngón tay tròn xinh dòn ngọt, những con rạm đầy gạch đỏ rang muối ớt dòn
rụm phát thèm, hay con cà cuống làm tăng mùi vị nước mắm nhỉ mà tục ngữ
có câu ‘ăn búng thang cả làng đòi cà cuống’! Mệt mỏi, bạn có thể tựa
lưng bên cây rơm khô thơm mùi lúa mới thấp cao định giá mức thu nhập của
chủ nhân, bên cạnh những ‘con cúi’ thắt bằng rơm ngắn dài làm mồi giữ
lửa. Nếu
‘yếu bóng vía’, sáng sớm, bạn hy vọng bất ngờ thích thú tìm được vài
mảng nấm rơm tươi lú nhú dưới lớp rơm rạ ủ rã còn ẩm nước, dùng lá nghệ
gói kèm với gan heo tim cật, nướng lửa rơm, chấm tương ớt, các ông lai
rai với ‘nước mắt quê hương’ là đế vương rồi.. Đất
lại khô cằn nứt nẻ trong mùa nóng bức, dù không đến đỗi cháy da phỏng
trán như Phi châu, cũng đủ làm tê liệt nửa năm cho chăn nuôi trồng trọt.
Những đám rau cải, cần, cà ...đâm chồi nẩy lộc đòi hỏi bao công sức
tưới vun mỗi ngày hai ba lượt. Cha mẹ trồng, con cái tưới. Học sinh ở
đây sau giờ học thường phụ giúp gia đình Nhìn
thanh thiếu niên, đầu đội nón lá, ống quần xoắn cao lên gần tới gối,
quảy hai thùng nước có vòi, bước thung dung trên chiếc cầu gập ghềnh lắt
lẻo ướt nhem, ngồi thụp xuống chân trước chân sau giữ thế, một đầu gối
chạm ván cầu ghép bằng vài thân gỗ gồ ghề lem nhem chưa tróc hết vỏ, đòn
gánh quay ngang vai tựa trên ót cổ, nghiêng một bên múc nước sóng sánh
đầy thùng, sang bên khác khỏa bọt bèo thêm thùng nước đầy phản chiếu mây
trời xanh lặng gió, nhẹ nhàng vững chãi lấy thăng bằng đứng lên, thoăn
thoắt quảy nhanh. Rồi giữa những luống rau xanh, hai vòi rồng phun nước
ngọt ít nhiều theo tuổi thọ dáng dấp của cây. Động tác đứng lên ngồi
xuống, xuôi ngược dọc ngang nầy được lập đi lập lại nhiều lần tùy kinh
nghiệm thời tiết đổi thay. Cảnh tượng trên làm liên tưởng đến những cảnh
tập võ Thiếu lâm sôi động, dày công của trường phái ‘công phu’(kungfu)
Shaolin Trung quốc. Nước
da các cô gái ở đây ngâm ngâm nhưng chưa bánh mật, mà cũng không trắng
trẻo tươi mát như các thiếu nữ xứ dừa, nhưng có nét duyên dáng ngấm ngầm
riêng. Nhìn các cô kẹp tóc dài đen nhánh đầu đội nón lá buông bài thơ
với quai nón lụa màu nghiêng nghiêng đùa gió, má hồng căng phồng sức
trẻ, uyển chuyển vui đùa đua nhau gánh hai thùng nước ao làng đầy, nhịp
nhàng dao động nhẹ dưới vài lớp lá chuối tươi xanh, hay hai thúng giỏ
cải, rau, cà còn đọng nước, bạn sẽ thấy người dân ở đây chịu khó, cần
cù, cả gái lẫn trai. Gòcông
như một hòn đảo luân lưu với các tỉnh lân cận bằng hai chiếc phà Mỹ Lợi
và Chợ gạo. Sông Bao ngược giáp ranh hai dòng nước biển sông trong đục,
một thời oanh liệt đưa du khách qua lại viéng bãi biển Tân thành cát
nâu sẫm lài dài ra xa tít. Bắc
Chợ Gạo mang người sang Mỹ...Tho nay là Tiền giang thuộc hàng ‘cổ lỗ
xĩ’ nhất thế giới, gần cuối thế kỷ thứ 20 rồi mà vẫn còn kéo giây cáp
bằng tay. Các bác ‘thợ máy’ gầy nhom, mỗi người một cái móc gỗ kéo giây
cáp giăng ngang dòng sông sâu hẹp, chen chúc người xe mà từ bên bờ nầy
có thể nhận diện bạn bè bên bờ khác. Chiếc phà già nua lịch sử từ từ
tách bến chậm chạp nặng nề không vội vã làm khách sang sông nôn nả muốn
phụ đẩy cho nhanh. Sau
đó trước 75, chiếc phà nầy được thay bằng chiếc cầu nối liền xa lộ từ
Saigon, Mỹ tho đến tận Gò công. Và kế hoạch đặt ống cống dẫn nước ngọt
từ Tiền giang về ‘ngọt hoá’ vùng nước mẵn nầy bắt đầu thực hiện. Mà ở
đâu có sự đổi thay thì đãy cũng là nơi gặp gở, có chia cắt tất có hạnh
phúc manh nha, kết tụ. Từ đó cũng là nhịp cầu thông cảm, gắn bó, hợp
tan, lẫn lộn buồn vui. Thăm Gò công môt phen đi bạn, bạn sẽ thấy dân Gò cần nước đến dường nào ! “Lạy trời mưa xuống, Lấy nước tôi uống Lấy ruộng tôi cày, Lấy đài bắc cơm, Lấy rơm đun bếp” thể hiện đúng tâm tình người dân Gò rõ nét. Mùa
nắng, ao làng là nơi tập trung thanh niên thiếu nữ quảy thùng gánh
nước, thi đua, chọc phá, tán tỉnh, hẹn hò. Hình ảnh chiếc đòn gánh còn
gợi lên hình thể chữ S, dáng đứng của Mẹ Việt nam với hai thúng gạo quê
hương hoặc cha anh với hai thùng nước sông Hồng và Cửu long. Từ tấm bé
đã được thuấm nhuần ơn ‘mưa móc’ nên người dân thường trọng nghỉa biết
ơn.. Viếng
Gò công một chuyến đi bạn, bạn sẽ thấy người dân hiếu khách như thế
nào. Ở đây bạn không tìm được nhiều vườn trái cây ngon tươi mát, cũng
không có tôm cá chim chóc bạt ngàn nhưng tình người không thiếu. Họ đãi
bạn bằng món ăn ngon nhất của họ qua cách nấu nướng trình bày riêng theo
địa phương, với tâm tình ‘nghèo cho sạch rách cho thơm’, ân cần, niềm
nở, không môi miếng, khách sáo, chứ không phải ‘miệng mời vái trời đừng
ăn’ đâu. Cũng có lẽ vì ‘cảm’ tấm lòng chân chất ấy mà tỉnh nhỏ đất mẵn
đồng khô nầy có thêm bao rể quí dâu hiền và bạn bè đồng hương mới.
Tuy nhiên phải công nhận ở đây trái cây tuy không nhiều nhưng thường lạ
và đặc biệt ngon vì vị ngọt mặn càng ăn càng thấm. Không những chỉ có
sơ ri mà còn táo nữa, táo ta táo Tàu táo Thái lan hột tròn hột hình thoi
dòn rụm ngọt mẵn chua chua. Ngay
cả trái bần mà giàu sụ vitamine C, cũng có loại bần rạch bần sông bần
ổi, quẹt với mắm ruốc sậm nâu, cắn ‘nhí’ một tí miếng ớt cay xé miệng
chảy nước mắt, nhâm nhi thêm chút rượu nếp nhum, rượu đế làm quên bẵng
đi mùi vị chát chua của đặc sản nầy. Còn
me nữa, me ván cong như vòng liềm lưỡi hái, bản dầy mắt to từng chùm
nặng quằng sai quả, me đậu phộng hình dáng như hạt đậu phộng được kéo
dài ra. Me vốn là chua thế mà ở đây có thứ me ngọt lịm ít vùng nào trồng
được. Gần
Mỹ tho, người dân Gò vẫn thích lên Saigon hơn qua Mỹ tho dù bao lần Gò
công thuộc hàng quận lớn của tỉnh Tiền giang vì: ‘’Đèn Saigon ngọn xanh ngọn đỏ Đèn Mỹ tho ngọn tỏ ngọn lu. Anh về anh học chữ Nhu, Chín trăng em cũng đợi, mười thu em cũng chờ.” (Ca dao) Cũng
có thể là niềm tự hào vùng địa linh nhân kiệt đã thấm khắc vào tâm khảm
của ngưòi dân nên dường như ở họ luôn luôn có hai dòng tư tưởng như
khắc chế nhau vừa cầu tiến và vừa bảo thủ. Người trẻ thường đi học hoặc
làm ăn xa, thường mọc gốc rể ở vùng đất khác. Nhưng những ngày giỗ chạp,
quan hôn tang tế, ngày Tết họ luôn về bên nội ngoại thăm viếng, trở về
nguồn. Hàng xóm láng giềng lâu đời trở thành như thân thuộc, và bà con
từ mấy thế hệ mà tưởng chừng như trực hệ chú bác cô dì.
Ngày xưa, gia đình giàu có thường có nhà thờ Tổ, nhà Từ
Đường cho cả mấy đời dòng họ. Họ dành riêng một số ruộng đất gọi là
‘hương hỏa’ cho người thừa tự phụng thờ. Nếu con trai đông, mỗi ‘chi’
trai được ‘luân phiên’ nhau cúng giỗ hằng năm. Do đó đại gia đình ở đây
nói chung không chỉ gồm từ ông nội, ngoại trở xuống mà thôi. Vậy khi nào
bạn nghe trả lời là ‘bà con từ đời Hồng Bàng’ tức là không họ hàng gì
cả, còn bà con mấy đời từ đời ông cố, ông sơ là có họ hàng thật sự, và
bà con từ hồi ông ‘cố lỷ cố lai’ tức là xa ‘tí mú tí tè’ không có gia
phả để xác định. Hơn
thế nữa, người quen dễ nhận diện được dân Gò công qua cách dùng vài từ
ngữ đặc biệt, ngày nay thì không còn nữa, như ‘đeo giày, đeo guốc’, tên
thường thêm chữ ‘bé’ như Bé Hai, Bé Tí..., nói trại vì cử tên như ‘đồng
giờ’ thay vì ‘đồng hồ’, đà đạc thay vì đồ đạc... Có
lẽ vốn đã được hun đúc theo gương người trước nên người dân ở đây
thường biết giữ tiếng tăm, chịu khó, siêng năng, tự lập, thẳng ngay,
trung hậu và ham học hỏi. Bằng chứng là ngay cả phụ nữ như cô Nguyễn thị
Châu là Hiệu trưởng Việt đầu tiên ở Nữ Trung học Gialong (Saigon), nữ
sĩ Manh Manh Nguyễn thị Kiêm với phong trào thơ mới đã gây bao cuộc bút
chiến sôi nổi...
Thật ra quê hương nơi nào cũng có điểm độc đáo của nơi ấy nhưng quê
mình thì mình biết rõ ràng hơn. Việt nam ta bao lần bị lệ thuộc xâm lăng
nên chứng tích anh hùng tràn đầy khắp nẻo. Đây
cũng là mồ chôn của bao dân tộc khác đủ giống màu đau khổ như nhau. Đâu
đâu cũng có những trang sử oai hùng, dấu vết thịnh suy của thời dựng
giữ nước. Thành phố làng mạc xa xôi đầu non góc bể, bạn cũng sẽ được
nghe bao chuyện kể về thành tích vẻ vang vui buồn đủ loại.
Bạn cũng như tôi, người dân nào cũng thế, tự hào ngầm về nơi chôn nhao
cắt rún của mình, tưởng chừng như độc nhất vô nhị, bất cứ ở đâu thành
thị hay thôn quê, núi non hay biển cả. Có dịp viếng thăm vùng đất khác
trao đổi kiến thức tâm tình, gia vị biến thiên của cuộc đời phong phú
hóa tâm hồn khi thì làm mặn môi cay mắt, khơi dậy bao sợi luyến thương
cảm phục, khi khỏa lấp chôn dấu dứt khoát với bao kỷ niệm buồn vui. Anh
và tôi kể chuyện quê mình cho nhau nghe như anh em cùng mẹ, dù ở phương
trời nào hay xa xôi cách trở luôn luôn vẫn nhớ đến gốc gác cội nguồn. Quê
hương mình giăng mắc đầy sợi tình sợi nghĩa, những mắt võng làng mạc
tỉnh thành đan quyện đong đưa. Anh thương quê anh, tôi quê tôi. Anh
viếng quê tôi để tìm thấy cái hay lạ của mỗi vùng đất nước, tôi đến quê
anh để học, suy bao chứng tích kinh nghiệm hào hùng. Lịch sử nước mình
là kết hợp của bao cuộn sóng thủy triều lan dần từ Bắc vào Nam, từ màu
nước đỏ của sông Hồng, trong êm của Hương giang trầm mặc, đến chín cửa
ngọt ngào trù phú Cửu long. Quê của anh hay của tôi tuy hai mà là một vì
đều phát xuất từ mẫu đất Việt nam. Trần Thành Mỹ |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23135 |
Gởi ngày: 19/Feb/2024 lúc 4:06pm |
Tập hát... Rồi Xong Chiến Tranh<<<<<<Lưu Quang Diệp
Hồi đó, bà ngoại bảo gia đình mình nên về quê làm ruộng để khỏi đi vùng Kinh Tế Mới.
Làm
ruộng ? Lấy tiếng là đi làm ruộng chứ thật ra mình chỉ ngồi trên bờ ven
xem người ta làm thôi. Ôi ! Cái thân “dài lưng tốn vải” đó mà.
Có
những đêm, mình ngồi bên hè cầm cây đàn giải khuây tới khuya. Mà ở quê
đâu có quán xá như ở chợ đâu. Buổi sáng đâu có điểm tâm mà chỉ uống cà
phê thôi. Bên kia rạch có một quán cà phê nho nhỏ. Bơi xuồng qua sông,
lên căn nhà sàn của hai mẹ con chủ quán, gọi một ly “xây chừng”. Cô chủ
quán, có lẽ nhỏ hơn mình ba bốn tuổi, hồn nhiên, vui tính nheo mắt cười
và nói :
- “Nhướng” đi chứ đừng có “chừng”.
- Ừ, “chừng” “nhướng” gì cũng được hết.
Khi đến bên bàn, đặt ly cà phê xuống, cô ta lại cười :
- Hồi hôm, bên sông có ai đàn nghe “tủm tủm” như chó lội ngang sông.
- Hihi ! Thì con chó sáng nay đi uống cà phê đây nè.
Về
nhà, nhớ cô hàng cà phê chọc quê mình bèn lấy tờ giấy lịch chép lời bài
hát. Hôm sau, lại đến quán và đưa bài hát cho cô ta. Cô ta xem xong bảo
:
- Lời ca hay quá đi, nhưng…buồn thật
.- Ừ buồn lắm. Giai điệu thì êm ái, nhẹ nhàng như ru, nhưng lời ca buồn, buồn vì có chữ “sẽ” đó.
Đến nay, hơn bốn mươi năm rồi. Nhớ lại ngày đó ngẫm thấy nhiều người còn “NỢ” nhau lắm. Mà cái NỢ này chắc không thể trả được. NGÔ QUANG HÒA Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 19/Feb/2024 lúc 4:24pm |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23135 |
Gởi ngày: 22/Feb/2024 lúc 3:45pm |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23135 |
Gởi ngày: 23/Feb/2024 lúc 3:41pm |
TẾT THA HƯƠNG Vui chi ngày Tết, sống phương xa Xuân trên quê Mẹ, Đông nước Mỹ Tuyết ngập đường đi, trắng mái nhà. Một mình đơn chiếc trên gác trọ Chẳng biết lấy chi, rước Ông, Bà.Ba mươi tháng Chạp mua cơm chỉ Tối đến dọn ra cúng Mẹ, Cha. Cháu thì đi học, con đến sở. Điện thoại, điện thư chúc thọ Cha Ngoài song tuyết đổ thay xác pháo
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23135 |
Gởi ngày: 24/Feb/2024 lúc 1:39pm |
Giáp Thìn thương nhớ Gò Công. Nhạc Hoàng Phương, giọng ca Bảo Yến: “Dưới nắng hồng, tôi đi giữa Gò Công. Đất như cao, trời như thấp lại. Trong khoảng không trên sóng biển chập chùng, Chỉ còn lại dáng mẹ hiền Gò Công …” Gò Công?! Mùng Một Tết Nguyên Đán là thứ Bảy, ngày10, tháng Hai, năm 2024. Năm Giáp Thìn, làm tui nhớ bão lụt năm 1904, cách nay đúng 120 năm, tàn phá đất Gò Công. Trên giồng, chỗ đất nhô lên, nước không bao giờ ngập tới gọi là Gò. Như Sài Gòn có Gò Vấp, nhiều cây vấp. Cách Mỹ Tho 35 cây số, có Gò Công mà nhiều người cho rằng là vùng gò, đất có nhiều chim công đến đậu. Theo tui, thế đất cao không thẳng, hơi cong, nên gọi Gò Cong (Công) đấy thôi. Còn trong đám ruộng có cái gò nhỏ chủ điền không bang đất xuống mà cho làm đất cúng để nhà nghèo có nơi mà chôn cất. Nhà thơ Kiên Giang gọi là ‘đất nghĩa’, nửa Nôm nửa Hán. Chế chữ không ai cấm; nhưng phải cho hay. Đừng đầu Ngô mình Sở. Tui cho rằng chữ ‘đất cúng’ của ông bà mình toàn chữ Nôm hay gần chết thì chế chữ mới dở hơn để làm gì? Chữ ‘phúng điếu’ toàn từ Hán Việt cũng hay. “Phúng” là lễ vật: nhang đèn, phong bì đến đám tang nhằm phụ giúp gia đình phần nào trong nỗi mất mát đau thương. “Điếu” là người sống gặp người chết lần cuối cùng. Bên Úc cũng có ‘phúng’ (Gofundme) quyên góp. ‘Điếu’ là đến đám tang, đi vòng vòng quan tài nhìn mặt người đã chết một lần cuối cùng. Ao Trường Đua Gò Công là nơi đồng chua nước mặn. Pháp đào một cái ao vuông, chu vi khoảng 3,000 mét, sâu 5 mét, bờ lề rộng 5 mét. Một lấy đất để xây các công trình. Hai chứa nước mưa cho dân có nước ngọt mà xài. Ao sâu nên hầu như không bao giờ cạn nước. Thỉnh thoảng làng cho bơm nước ra hết để vét sạch bùn. Pháp mở một con đường đua ngựa để hàng năm, cứ đến ngày 14/7, ngày Quốc khánh Pháp, kỷ niệm phá ngục Bastille năm 1789, những cuộc đua ngựa diễn ra quanh ao rất rầm rộ cho dân coi. Tên ao Trường Đua từ đó mà ra. Pháp thời đó còn cấp cho nhà Dây Thép (Bưu điện) 4 chiếc xe đạp để phát thư. (Hồi đó gọi là xe máy; dù không có máy gì ráo, phải đạp bằng chưn). Khi 4 bưu tá biết chạy, một cuộc đua xe đạp kỳ thú đã diễn ra vòng quanh bờ Ao Trường Đua. Thời đó, xe bánh đặc. Một người phải bỏ cuộc vì bánh bị bung không gắn vào được. Hai người té liên tục; sợ cũng bỏ cuộc. Còn người cuối cùng ráng gò lưng đạp quanh quẹo về tới đích. Phần thưởng gồm gạo, vải và cái vinh dự ‘Hạng nhất cuộc đua xe đạp đầu tiên ở Gò Công’’. VC vô, giờ nước Ao Trường Đua dơ lắm. Làm tui nhớ Hồ Xáng Thổi Cần Thơ có từ năm 1957, nước hồ rất trong, tắm được. Giờ như kinh Nhiêu Lộc ở Sài Gòn, Ao Bà Om ở Trà Vinh, Hồ Chung Thủy ở Bến Tre, Ao Trường Đua ở Gò Công cũng từ sạch sang dơ như thế. Như vậy chế độ bây giờ dơ hơn hồi xưa. Hết cãi! Rồi có một ông nón cối, chụp mấy cái hình xuồng tam bản chở bông bán Tết và ông chú thích “Hồ Sáng Thổi’ để khoe quê ta Tết về giờ đẹp quá trong gông cùm CS. Có một độc giả rầy ông: “Viết ‘sáng thổi’ sai chánh tả?’ Xà lan hoặc ‘xáng’, tiếng Pháp ‘chaland’. Máy để thổi hoặc múc được đặt trên chiếc xà lan mà người dân quen gọi là xáng, nếu thổi thì gọi là xáng thổi, nếu múc thì gọi là xáng múc. Bà con mình để ý thấy mặt nước hồ rác nổi lềnh bềnh thì đẹp cái giống gì? Nó giống như son phấn lòe loẹt mà cả 48 năm rồi từ khi CS chiếm được Cần Thơ em quên đi tắm. Cầu Tây Ban Nha Đầu năm 1967, Gò Công cất một cây cầu mới, rộng 1.4 thước, đủ xe lam ba bánh chở khách, (kiểu Lambro do thuộc dòng xe Lambretta sản xuất ở Ý) qua được và có tấm bảng ghi tên cầu bằng chữ Tây Ban Nha ‘PUENTE ESPANA’ ở đầu cầu để ghi công chánh phủ Tây Ban Nha đã cử một phái đoàn y tế vào ngày 10 tháng 9 năm 1966 đến phục vụ người dân tại Bịnh viện Tỉnh Gò Công Cây trái Gò Công Sơ Ri (Cherry) Gò Công gốc Trung Mỹ. Thổ nhưỡng Gò Công rất thích hợp với cây sơ ri. Có 2 loại sơ ri: Một chua, giàu vitamin C, một ly nước ép sơ ri 180 ml có vitamin C tương đương 14 lít nước cam ép. Loại kia ngọt. Sơ ri khi chín mọng có màu đỏ cam hoặc đỏ sậm. Ăn tươi hoặc làm mứt sơ ri, rượu sơ ri, cocktail, nước ép sơ ri v.v. Năm 1969, tui có quen em Năm, xuất sắc trong vai tì nữ, dân xóm Cao Ðài, Gò Công. Từ Mỹ Tho, tui giang hồ vặt xuống Gò Công thăm em. Nhà em ở Xóm Đạo gần Thánh thất Cao Đài Đại đạo Tam Kỳ Phổ độ, hệ phái Tây Ninh, cách chợ Gò Công cây cầu Long Chánh. Em dắt tui đi vườn sơ ri và đi chơi Đèn Đỏ, một trong 11 ấp thuộc xã Tân Thành. Đèn đỏ vì ban đêm đèn lân tinh nó đỏ. Ngày trước, do Cửa Tiểu hẹp, để cho tàu thuyền không bị vướng cồn, Tây làm một cột hải đăng trên trụ sắt vững chãi cao cả chục thước ở bờ Bắc xã Tân Thành. Đèn lân tinh tầm sáng hơn 20 mét, giúp tàu thuyền ra vào Cửa Tiểu. Nhưng sau này bị sạt lở nó đã đổ sụp xuống biển. Gò Công, đất cát pha trồng mãng cầu tròn và “Dưa Cồn Đèn Đỏ”. Dưa Cồn Đèn Đỏ vỏ xanh, mỏng, bóng mướt, ruột đỏ, ít hạt và nhất là có “cát” nên rất ngọt. Ngọt có chút vị mặn của mạch nước ngầm và hơi biển mặn mòi. Tui ăn miếng Dưa Cồn Đèn Đỏ với Em Năm Gò Công từ năm nẳm mà tui nhớ cái vị ngọt ngào của tình em hơn nửa thế kỷ trôi qua, tui đã lạc em rồi phía bên kia biển. Tháng Tư, 1975, VC chiếm Gò Công, tui vô hộp. Còn em Năm, con gái ông xã trưởng làng Tân Thới quận Hoà Bình, Gò Công “Từ khi em đi lấy chồng. Anh ăn bánh vá Chợ Giồng với ai?” Đoàn Xuân Thu Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 24/Feb/2024 lúc 3:15pm |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23135 |
Gởi ngày: 27/Feb/2024 lúc 12:53pm |
GA CHIỀU <<<<<<Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 27/Feb/2024 lúc 12:54pm |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23135 |
Gởi ngày: 02/Mar/2024 lúc 12:10pm |
Ru Ðời Trên Sông - Thơ Ðông Quyên
(dial-up) <<<<<<
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
<< phần trước Trang of 210 phần sau >> |
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |