Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh
Message Icon Chủ đề: VUI TẾT Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 9 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23135
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 10/Jan/2024 lúc 11:07am

Ký ức miền quê | Nhớ tết quê xưa | THKG  <<<<<<


Ký%20ức%20miền%20quê%20|%20Nhớ%20tết%20quê%20xưa%20|%20THKG%20-%20YouTube


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 10/Jan/2024 lúc 11:14am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23135
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 13/Jan/2024 lúc 10:44am

MÙI CỦA TẾT   <<<<<<

MÙI%20CỦA%20TẾT%20-%20YouTube
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23135
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Jan/2024 lúc 9:54am

Chợ tết phong vị xưa


Năm hết Tết đến, không thể thiếu những phiên chợ cuối năm. Ở các đô thị, giờ đây cảnh mua sắm trước Tết nhộn nhịp, tươi vui đổ hết về các thương xá và các siêu thị. Vừa xong Noel, vừa xong Tết Tây đã thấy các khu thương mại “thay áo” nhanh chóng. Ông già Noel bỏ chiếc nón đỏ, mặc chiếc áo dài hóa thành ông Thọ. Cây thông năm mới cất vào kho, thế chân bởi cành đào, cành mai bằng giấy, bằng vải. Pháo giả lớn nhỏ, bánh chưng bánh tét cũng giả tràn ngập các khung cửa sổ và cổng ra vào. Chợ Tết hiện đại diễn ra trong khung cảnh nhà cao cửa rộng, hàng hóa sáng choang, nhạc xuân cả ta lẫn Tây réo rắt. Tưởng chừng dư dả nhưng sao lại thấy thiếu thiếu gì đó.

Ở tuổi trung niên, có lẽ tôi lẩm cẩm song những năm gần đây có dịp ra Hà Nội giáp Tết, tôi nhận ra một phiên chợ Tết khác.

Hoa đào năm ngoái…

Phố cổ Hà Nội lúc nào cũng chật chội nhưng lại “rộng rãi” cảnh tượng đặc sắc. Ra Hà Nội đúng ngày đưa ông Công-ông Táo, có thể bạn sẽ ngỡ ngàng trông thấy trên vỉa hè những mâm vàng mã nhiều màu sắc xếp cùng những chiếc thau đựng cá chép còn tung tăng trong nước. Các bà cụ phố cổ vẫn tiễn thần linh lên trời bằng một nghi thức trang trọng và huyền bí. Và rồi, mặc dù cả khu 36 phố phường đã là một ngôi chợ Tết khổng lồ nhưng vẫn có riêng một ô phố nhỏ cho hai phiên chợ vừa quen vừa lạ, nằm liền bên nhau. Đó là chợ hoa Hàng Lược và chợ đồ cổ ngã năm, mỗi năm chỉ họp một lần từ 20 đến 30 Tết.

Chợ hoa Hàng Lược đủ sắc hoa xuân đất Bắc, từ vương giả đến bình dân. Nào là bích đào, thủy tiên, bạch mai, phong lan. Nào là đại cúc, kim quất, lay-ơn… Phố nhỏ, chợ nhỏ, mỗi gian bán hoa có khi chỉ là một chiếc xe máy, một chiếc xe đạp, một đôi quang gánh. Trên xe là hoa, trên tay là hoa, chung quanh là hoa, muôn hồng nghìn tía. Người bán, người mua trong những bộ quần áo ấm đủ màu, đủ kiểu cũng là hoa đó thôi!

Tài lộc người xưa

Nối tiếp chợ hoa là chợ đồ cổ, khéo họp ở cái ngã năm bé xíu Hàng Lược – Hàng Cân – Hàng Mã – Hàng Đồng – Thuốc Bắc. Mỗi cái tên ở phố cổ đơn giản nhưng cũng đầy bí ẩn. Chợ này chưa tới 20 gian, mỗi gian đều có “hàng độc”. Nói là gian nhưng không có vách ngăn, hàng hóa trưng bày ngay trên mặt đường. Có gian chuyên về đồ đồng, nào là lư hương, đỉnh đồng, hoa lá, đèn tượng lớn nhỏ. Hay lạ trong mắt người nay là những con gà, con cá ngậm tiền, con hạc đứng trên lưng rồng, con lân hùng dũng, con nai ngơ ngác…

Cả chợ đầy ắp đồ vật, gọi là đồ cổ và giả cổ hay đồ xưa, kiểu xưa đều được. Khách xem hàng không chỉ xem chất lượng hay giá trị món hàng mà còn thích thú được chạm tay, được bước vào đời sống ngàn năm của các thế hệ trước. Ô hay, đó chính là một cái thú mà các tủ kiếng của bảo tàng không cách nào tạo ra được. Khách mua nếu là dân chơi sành sõi, đến đây săn tìm những món đang cần cho bộ sưu tập. Còn khách bình thường, thấy cái gì ngồ ngộ hay hay, vừa túi tiền thì rước về nhà. Coi như rước tài lộc tặng mình, tặng bà xã, tặng ông bà, hoặc tưởng nhớ tổ tiên!

Người dạo chợ hoa và chợ đồ cổ tấp nập. Chợ Tết Hà Nội cổ truyền giờ đây có đủ giọng Trung, Nam, Bắc. Có cả mai vàng e ấp giữa giá rét mưa phùn. Có ở đâu những phiên chợ Tết hiện đại mang phong vị ngày xưa, gợi nhớ những hoài niệm đã đi vào văn chương như hai ngôi chợ chị em này?

(Chợ Tết vòng quanh chợ Bến Thành ngày xưa (ảnh tư liệu).

hình%20ảnh%20Tết%20Sài%20Gòn%20Archives%20-%20Happy%20New%20Year

Nhớ chợ Tết lộ thiên Sài Gòn

Trong lúc thích thú dạo chơi chợ Tết phố cổ Hà Nội xưa, tôi chợt nhớ chợ Tết Sài Gòn ngày xửa ngày xưa. Đó là những ngôi chợ sôi động, huyên náo song vẫn xinh đẹp, chân thực, hòa quyện những giá trị muôn thuở và tân thời. Nhớ lắm, tuổi thơ chúng tôi cho đến bây giờ vẫn luôn có hình ảnh một chợ hoa Nguyễn Huệ trải dài suốt đại lộ, từ tòa Đô chánh (trụ sở UBND TP.HCM) ra đến bến tàu. Hoa từ các nhà vườn lục tỉnh và Đà Lạt, kể cả hoa từ Hong Kong “nhập cảnh”, hội ngộ chốn này với muôn màu muôn vẻ. Cả Sài Gòn diện Tết, chơi Tết không thể không đến đây. Vào thập niên 1970 trở đi, tại giao lộ quanh tháp đồng hồ Orient trước khách sạn cao tầng Palace, người người nườm nượp kéo về chụp ảnh. Những bức ảnh tiêu biểu cho Tết Sài Gòn, bối cảnh là “rừng hoa” tươi thắm, là nhà cửa tân kỳ. Chung quanh là những gương mặt hớn hở, những tà áo dài đủ kiểu, càng làm nổi bật hơn hình ảnh một Sài Gòn kiều diễm.

Trong khi ấy, trên vỉa hè dọc theo thương xá Tax, chợ bán hàng “xôn” ngày thường trở thành chợ bán đồ chơi, quần áo, vật dụng gia đình rất nhộn nhịp. Chợ Tết vỉa hè còn lan ra suốt đại lộ Lê Lợi dẫn đến chợ Bến Thành. Tại đây, chợ Bến Thành có thêm một chợ Tết “song sinh” lộ thiên, viền quanh khuôn viên chợ. Ở rải rác các quận cũng mọc lên chợ Tết chung quanh các chợ nhà lồng hay các điểm công cộng, kể cả trường học. Các chợ Tết ở Sài Gòn và vùng quê miền Nam thuở xưa là những gian hàng dán giấy hoa hay giấy hồng điều, họp từ chiều đến tối. Người dân đến đây mua bánh mứt, rượu chè và trái cây, mua pháo, mua bông, đồ chơi, quần áo làm quà Tết cho nhau.

Chợ hoa và chợ đồ cổ Hàng Lược, Hà Nội, ảnh chụp giáp Tết 2018.
Chợ%20hoa%20Hàng%20Lược%20-%20Điểm%20hẹn%20văn%20hoá%20mang%20"vị%20Tết"%20xưa%20của%20người%20Hà%20thành

Chợ Tết Sài Gòn xưa càng không thể thiếu các gian hàng lô tô, bầu cua cá cọp, quay số, ném lon, bắn đạn giả… Tối đến, chợ Tết tràn ngập ánh đèn, tràn ngập âm thanh vọng cổ, tân nhạc. Trẻ con đi chơi chợ Tết như đi vào một thế giới thần tiên, hồi hộp và vui nhộn.

Ôi, những phiên chợ Tết phong lưu và mộc mạc như thế, bước vào thế kỷ 21 đã biến mất dần. Dĩ nhiên, đời sống hiện đại không thể thiếu các mall, các shopping center ngồn ngộn hàng hóa và dịch vụ, ngồn ngộn trang trí và quảng cáo. Nhưng bên cạnh đó, lúc xuân về, đô thị Việt Nam ngày nay nếu không có những không gian mang sắc thái văn hóa, phong tục xưa, trong đó có các ngôi chợ Tết ngoài trời phong phú thì có khác gì với những đô thị nước ngoài.

Đã đến lúc cần duy trì và khôi phục các phiên chợ Tết phong vị xưa ở thành phố thủ phủ phương Nam và các nơi khác như cách Hà Nội đang làm. Không chỉ chợ Tết mà còn nhiều sinh hoạt Tết xưa có thể phục dựng hay tái tạo chân thực, thay vì chỉ có hội chợ tại các trung tâm thương mại hay các đường hoa dàn dựng đang trở nên nhàm chán. Tôi mơ Tết 2020, thành phố Hòn ngọc Viễn Đông làm sống lại chợ Tết cổ truyền vòng quanh chợ Bến Thành. Các con đường quanh chợ sẽ là phố đi bộ mới – nơi giao lưu không những hàng hóa Tết mà còn là kỷ vật, ký ức, phong tục, nghệ thuật hay đẹp của nhiều thế hệ hôm qua và hôm nay!

Ngẫm nghĩ, đó không phải là hoài cổ mà chính là cách tân, là đem thêm cái mới bằng vốn đẹp văn hóa xưa cho cái Tết hiện đại để nó đừng biến dạng thành một kỳ nghỉ dài vô vị!

PHÚC TIẾN



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 16/Jan/2024 lúc 10:02am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23135
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 17/Jan/2024 lúc 11:43am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23135
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 18/Jan/2024 lúc 12:32pm
Tết nơi xứ lạnh – nhớ quê nhà

Tết%20Nơi%20Xứ%20Lạnh%20–%20Nhớ%20Quê%20Nhà%20–%20Đỗ%20Trường%20|%20Nhật%20Báo%20Calitoday

Đã là cái Tết thứ 35 ở châu Âu, vậy mà không hiểu sao cứ mỗi độ xuân về làm tôi khắc khoải đến khôn cùng. Nỗi nhớ dồn trong nỗi nhớ. Nén chặt lòng mình, có lúc tưởng chừng muốn nổ tung như xác pháo trước hiên nhà. Dù năm nào cũng vậy, chúng tôi cùng nhau ngả lợn, rồi quây quần bên nồi bánh chưng, thoảng mùi khoai nướng sau vườn. Cái sự đầy đủ về vật chất, hương vị ấy, dường như chúng tôi vẫn còn cảm thấy chông chênh, thiếu vắng một cái gì đó. Không chỉ tôi ngơ ngác, mà mọi người ở đây đều suy tư, rồi tự vấn: Có lẽ, nơi chúng ta ngồi thiếu cái hồn và hương đất của quê nhà chăng?

Thật vậy! Mới hôm qua thôi, tôi tạt qua chợ xây dựng (Toom baumarkt) thật may mắn mua được cây đào đang nở hoa thật đẹp. Từ thân đến hoa lá như hình hài thu nhỏ của những cây đào trước sân nhà ở làng Trung Phụng Hà Nội, hay những ngày ở Nam Định của nửa thế kỷ trước trong ký ức tôi. Cây đào đến từ Á Châu chăng? Tôi hỏi. Gã nhân viên nháy mắt cười hóm hỉnh: Có thể, đến từ Việt Nam đấy, và chúng tôi chỉ có một cây duy nhất dành cho ông thôi. Tôi ôm chậu đào về, như thể ôm cả mùa xuân, cả cái Tết của đất Việt vào lòng vậy.

Gần chục năm nay, cuộc sống của tôi dường như chậm lại, nhất là những ngày Tết đến xuân sang. Sự thư thái ấy, càng làm cho con người sống thiên về hoài niệm, với những ký ức đã xa vời vợi. Do vậy, về miền ký ức, tìm lại dĩ vãng, tìm lại kỷ niệm, dù rằng rất nhỏ, song luôn thôi thúc, ám ảnh trong tôi. Dường như, viết cả một cuốn sách gần 300 trang Về miền ký ức, làm sống lại cả cái thuở ấu thơ ấy vẫn chưa đủ, mà phải đợi đến nồi bánh chưng đang sôi, tỏa ra mùi hương quê nhà, dưới ngọn lửa hồng ta vừa nhóm, mới làm hồn người dịu lại giữa ngày xuân, ngày Tết chăng? Vâng! Giữa trời Âu xa xôi và giá lạnh này, tưởng chừng không thể tìm ra cái hương vị đó. Và nhiều người cũng đã hỏi tôi như vậy. Nhưng quả thật, từ bao gạo nếp hoa vàng, thùng đậu xanh cho đến từng chiếc lá dong, hay cái lạt tre, ta có thể tìm thấy thật dễ dàng ở các cửa hàng thực phẩm, siêu thị Á Châu. Và có một nồi bánh chưng xanh rờn ở trời Âu này đơn giản lắm, chứ không hề vất vả và khổ cực như những ngày ấu thơ tôi…

Ngoài vườn tuyết vẫn rơi, trắng xóa, nhìn như đồng muối nơi quê nhà. Lửa đã tắt, bánh đã dền nhừ, hương khói quyện lên ấm hồn người, lẫn mảnh đất nơi ta đang đứng. Vậy mà bất chợt làm ta sững lại. Một tích tắc đó thôi cũng đủ kéo hồn ta về với những ngày ấu thơ khi còn cả cha lẫn mẹ…

Những thập niên sáu, bảy, tám mươi của thế kỷ trước ở miền Bắc, ngày Tết có được nồi bánh chưng, ngoài ki cóp gạo, đậu thịt ra, cái chất đốt cũng là một vấn đề gian nan, khổ cực. Nhớ ngay từ ngày hè, tôi được bố cho đi cùng mua than vụn. Than mang về, bố tôi đổ ra giữa sân. Rồi ra hồ móc đất bùn về nhào trộn đều với than, nắm thành viên cứ như trái cam đen vậy. Phơi nắng, phơi sương cho đến khô cong mới xếp vuông vức vào cạnh cái lò đất ở chái bếp. Chẳng biết từ khi nào, bố tôi kiếm, hay mua đâu đó được cái thùng tôn cũ mỏng, không có nắp. chứa khoảng chừng hai chục chiếc bánh chưng. Cái thùng mảnh khảnh vậy, nhưng xoay vòng luộc, nấu bánh cho cả xóm trong những ngày giáp Tết. Do vậy, nó bị rò rỉ nhiều chỗ, bố tôi phải hì hục giã lá dong (hay lá gì đó?) thật nhiễn bịt, chít vào đó, trông cám cảnh, long đong như cuộc đời của bố vậy. Nhưng khi luộc nấu lâu nó lại bong ra, nước nhỏ xuống than hồng nghe cứ xèo xèo, như rán mỡ vậy…Mấy năm sau trở về Hà Nội, mẹ tôi vẫn đắp lò than, gói bánh chưng. Tôi vẫn phải lội xuống hồ cạnh nhà móc đất bùn nhào than cho mẹ. Mãi sau này, khi chuyển nhà ra Ô Chợ Dừa, mẹ tôi mới không đắp lò đất nữa.

Những năm gần đây, tôi thảnh thơi hơn. Tuy ở Đức, song Tết nào tôi cũng gói bánh. Củi nồi, gạo thịt…quá nhiều và thuận tiện. Lần nào luộc bánh cũng nghĩ đến bố, nước mắt tôi như muốn trào ra.

Ngày Tết không cứ trẻ con, mà dường như người lớn khoái đốt pháo. Tôi khoái nhất là cái món lì xì, mừng tuổi, có tiền mua pháo đì đẹt suốt những ngày Tết. Ông anh trên cũng vậy, còn máu pháo hơn tôi. Có lần, mẹ sai anh đi đâu đó. Lúc trở về, thấy tôi chôm hết pháo của mình vừa mua bằng tiền mừng tuổi, ra đường đốt, anh bực lắm. Nắm chặt tay tôi, anh giơ cùi chỏ. Tôi nhắm mặt chịu trận. Nghĩ thế nào, anh lại đẩy tôi ra, lững thững đi về nhà. Mấy hôm sau, thấy anh hết giận, tôi hỏi sao không đánh. Anh bảo, nắm tay mày thấy gầy quá, nên tao không nỡ.

Hôm 23 ngày ông Công ông Táo về trời vừa rồi, anh gọi điện cho tôi. Bật màn hình, thấy anh đang ngất ngưởng với ông em rể bên cạnh cái đùi heo muối lberico Tây Ban Nha, tôi gửi về. Anh bảo, chai Chivas bọn anh tẩn gần hết rồi, chỉ còn cái đùi heo không nuốt được, mặn lắm. Có lẽ, phải thái nhỏ trộn nộm mới ăn được… Tôi nhắc lại chuyện chôm pháo ngày xưa, anh sụt sùi khóc: nhớ chú lắm…nhớ chú lắm, gần chục năm không gặp nhau rồi…Qủa thực, 35 năm nay, tôi chỉ về nước có 4 lần. Lần sau cùng ở nhà được chục ngày, tôi bị trục xuất về Đức, bởi can tội viết văn, làm anh buồn lắm. Anh khóc làm cho tôi cũng chảy nước mắt. Có lẽ, không có gì day dứt, khổ tâm bằng nhìn người (đàn ông) già khóc. Không chịu nổi, tôi đành cắt ngang điện thoại của anh.

Thật vậy, với tôi, đường về nhà, về với anh vẫn còn khó khăn lắm. Và Tết con hổ này, vẫn phải nhắc lại cái giấc mơ từ gần hai chục năm trước tôi đã viết: Ôi! Giấc mơ, vẫn chỉ là những giấc mơ. Đời người như một dòng sông, có đôi bờ khi bồi khi lở. Có hoa lá rất nhiều, nhưng ta cảm thấy cháy ở trong lòng. Bão tố của mùa xuân, bão tố của lòng người biến thành dòng suối trắng đi qua bao năm tháng dài chờ đợi. Và lời hứa kia cũng tan như những bọt bèo. Bởi, đường về nhà còn xa vời vợi:

“ Anh bảo em mùa xuân

Sao chẳng thấy hoa hồng.

Anh bảo rằng yêu em

Sao chưa thấy lời hẹn.

Anh bảo sẽ có ngày

Đưa em về quê mẹ

Mà chờ hoài chẳng thấy.

Có lẽ nào tình yêu

Là đồng khô cỏ cháy

Và những lời anh hứa

Tan theo những bọt bèo.

Mái tóc dài chấm lưng

Anh thường khen thuở ấy

Hóa thành dòng suối trắng.

Em nhìn về nơi ấy

Bão tố đang thét gào.

(Bão Tố- Đỗ Trường)

*Có lẽ, cái Tết 1981 cho tôi sự ám ảnh nhất, bởi suýt chết vì bom nổ thời bình. Cuối năm 1980 Thành (Khâm Thiên) rủ lên xưởng của nhà Nghĩa Chột (Hàng Chiếu) đánh bóng potang xe đạp. Đang đói, và vật vờ, tôi nhận lời ngay, dù chỉ làm đêm và thông cho đến tận đêm 29 Tết. Công việc không vất vả cho lắm, nhưng bụi sắt, bụi gang hơi khó chịu. Đêm 30 được nghỉ, Nghĩa Chột rủ tôi đến nhà bạn hắn cũng thương binh nặng, sống độc thân ở khu tập thể Vĩnh Hồ khật khừ cho vui, rồi quay về xông đất. Đúng lúc pháo rộ lên đùng đoàng, ông Nguyễn Hữu Thọ đọc thư chúc tết, một tiếng nổ như xé trời, làm rung chuyển nơi chúng tôi ngồi. Trần vữa đổ ụp xuống mâm cơm cúng giao thừa. Chúng tôi chạy bổ ra ngoài, thấy mấy căn hộ bên sụp đổ, tiếng la hét trong bụi gạch đất mịt mù. Mọi người ngơ ngác, chỉ biết tiếng nổ phát ra từ nhà ông giám đốc của một nhà máy đóng trên địa bàn Thượng Đình, hay Thanh Xuân gì đó.

Sáng mùng một, trên đường chở mẹ xuống chúc tết bà ngoại ở Nhân Chính, tôi gặp gã bạn thời phổ thông công an Quận Đống Đa, quần xắn móng lợn, đạp xe ngược chiều. Dừng xe, hắn bảo, vừa ở hiện trường, và kể: Nguyên nhân, do gã giám đốc đuổi việc một công nhân là bộ đội phục viên. Tuy nhiên, hoàn cảnh người công nhân rất khó khăn, và nhiều lần cầu khẩn giám đốc cho làm việc tiếp, nhưng đều bị khước từ. Đã đến đường cùng, do vậy, đêm ba mươi, người công nhân này đến nhà giám đốc mang theo ba lô bộc phá, và vẫn năn nỉ xin được hủy cái quyết định đuổi việc lần cuối. Nhưng người giám đốc dứt khoát nói không, rồi ngầm sai con trình báo công an. Và người con chưa kịp quay về, công an cũng chưa kịp đến, thì người công nhân đã cho ba lô bộc phá phát nổ. Vậy là, giám đốc và gia đình, cùng người công nhân tan tành như xác pháo.

Nghĩ, thân phận con người quê tôi, sao mà rẻ mạt đến vậy. Và sau cái đêm giao thừa tang thương, suýt chết đó, tôi rất sợ tiếng nổ và sợ cả pháo…



Đỗ Trường



Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23135
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 20/Jan/2024 lúc 10:16am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23135
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Jan/2024 lúc 9:57am

Thưởng ngoạn Tết Sài Gòn

Thưởng%20ngoạn%20Tết%20Sài%20Gòn%20-%20Tuổi%20Trẻ%20Online

TTO – Sài Gòn được gọi là đô thành từ thập niên 1950. Dân số bùng nổ, hội tụ người từ khắp Bắc Trung Nam. Từ ấy đến năm 1975, Tết Sài Gòn mang khí vị mừng xuân của cả một quốc gia chứ không riêng một vùng miền.


Các thế hệ sinh ra hoặc lớn lên ở đô thành vào thuở ấy nay đã trên 60 tuổi, chắc không quên những cái Tết xưa đan xen cả nét cổ truyền sâu lắng với những sinh hoạt tân tiến sôi động.

Chợ hoa Nguyễn Huệ mỹ lệ

Cho đến nay, đại lộ Nguyễn Huệ không chỉ đẹp vì to rộng và trải dài đến bến sông bát ngát. Nhiều bức ảnh và thước phim hơn 50 năm trước cho thấy, mỗi lần Tết đến, đại lộ càng trở nên mỹ lệ khi xuất hiện ngàn hoa xuân thắm và cả “hoa biết nói’.

Nhà báo Nguyễn Công Thành, vào những năm 20 tuổi, đã đến “săn ảnh” tại đây. Ông từng chụp được cảnh “minh tinh” Thẩm Thúy Hằng cùng “tài tử” La Thoại Tân – hai ngôi sao màn bạc dạo chơi chợ hoa Nguyễn Huệ. Phóng viên các báo cũng thường đến chợ hoa để chụp ảnh cho số tân niên hay nhiều trang báo đặc biệt khác.

Ông Thành kể không chỉ các ngôi sao mà nhiều nam thanh nữ tú và gia đình lớn nhỏ đều thích đi chợ hoa Nguyễn Huệ để ngắm hoa, mua hoa và chụp ảnh. Phần lớn người dạo chợ đều diện quần áo đẹp và nói năng lịch sự. Hiếm thấy cảnh bứt hoa, bẻ trái hay đi lại xô bồ.

Người bán hàng cũng rất nhã nhặn, thường cho khách thoải mái chụp hình với hoa và cây trái. Trong mắt của nhà báo về hưu này, chợ hoa Nguyễn Huệ là một sinh hoạt rất đặc sắc của Sài Gòn! Quả thật, đó là hình ảnh tiêu biểu của Tết Sài Gòn mà Đường hoa Nguyễn Huệ ngày nay, theo người viết, chỉ tiếp nối một phần nào đó.

Chợ Tết Bến Thành rộn rã

Cách không xa chợ hoa Nguyễn Huệ là chợ Tết Bến Thành đầy quyến rũ không kém. Ngày ấy Sài Gòn chưa có các trung tâm thương mại nhà cao cửa rộng, chỉ có hai thương xá sang trọng là Crystal Palace và Tax. Cho nên dân đô thành từ khá giả đến bình dân đều thích đi “sắm Tết” ở chợ Bến Thành.

Bà Trần Thị Bình, tiểu thương chợ An Đông năm xưa, nay đã sắp 80 tuổi, nói rằng ở chợ Tết Bến Thành cái gì cũng có và rất vui nhộn. Người khá giả thường vào trong nhà lồng chợ để mua thực phẩm và quần áo thượng hạng.

Còn người bình dân thích dạo quanh các sạp hàng dựng tạm ở mặt tiền chợ, trước công trường Quách Thị Trang và hai con đường Phan Châu Trinh và Phan Bội Châu. Tại đây, có bạt ngàn hàng Tết từ bánh mứt, rượu chè, hoa vải đến mỹ phẩm, vật dụng trang hoàng bàn thờ và nhà cửa.

Kể cả pháo các loại từ “pháo tép” đến “pháo đại”, “pháo cối”, “pháo nồi”. Sau Tết Mậu Thân 1968, việc đốt pháo và bán pháo đều bị cấm vì vấn đề an ninh. Bảng hiệu trên các sạp là loại “băngrôn” (băng vải kẻ chữ) đủ kiểu, đủ màu ghi tên hãng sản xuất và logo hàng hóa. Nhiều “băngrôn” không quên chạy hàng chữ “Cung chúc tân xuân”.

Từ sáng đến đêm, chợ Tết Bến Thành rộn rã tiếng rao hàng trong các điệu nhạc xuân náo nức. Những người bán dạo bong bóng, đồ chơi, hát rong và người bán hàng giày dép, quần áo “mại zô” (đại hạ giá) tỏa ra khắp chợ, càng làm khung cảnh chợ Tết huyên náo, tưng bừng.

Người đi “sắm Tết” đổ về nơi đây, không chỉ có dân đô thành mà còn có đông đảo dân “ngoại ô” và các tỉnh. Bởi chợ nằm sát nhà ga xe lửa (nay là công viên 23-9) và bến xe buýt, xe lam trung tâm.

Đi chợ Tết Bến Thành mang về chút “thơm thảo” của Sài Gòn đô hội, đã trở thành một thú vui cho không ít gia đình “lục tỉnh” và xa gần. Ngày nay, đi thăm các nước Âu Mỹ, nếu dạo qua các chợ Giáng sinh truyền thống, hẳn nhiều du khách Việt lớn tuổi lại chạnh lòng nhớ chợ Tết Bến Thành đã vắng bóng!

Báo xuân người lớn và báo xuân học trò

Vào các ngày Tết ở miền Nam, bánh tét, bánh chưng và các loại trái cây – “cầu dừa đủ xoài” là những sản vật có mặt thường xuyên trong nhà. Tuy nhiên, còn một “đặc sản” không thể thiếu là báo xuân!

Ông Trần Trọng Thức, một cây bút kỳ cựu trong làng báo Sài Gòn trước 1975, cho biết báo xuân thuở đó được coi là một “giai phẩm”, một món quà Tết cho bạn đọc. Bìa báo phần nhiều không phải là hình ảnh thời sự mà thiên về nghệ thuật.

Thông thường đó là tranh mang hương vị dân tộc hay mơ ước thanh bình, no ấm như cảnh đồng quê, đền chùa, thiếu nữ áo dài, trẻ em tóc để chỏm.

Hoặc hình ảnh các mỹ nhân là ngôi sao ca nhạc, điện ảnh, cải lương. Đặc biệt, gắn với năm con vật nào thì ngoài bìa và nhất là bài vở bên trong đều có hình và chuyện kể liên quan con vật đó.

Các “bài đinh” (bài hấp dẫn nhất) của báo xuân là “sớ Táo quân” (nhìn lại chuyện đời một năm với con mắt hài hước), phóng sự, truyện ngắn, thơ và những bài viết mang tính phát hiện kỳ thú.

Ông Thức nói báo xuân bán chạy là nguồn thu nhập chính cho tòa báo chứ không phải quảng cáo. Trên báo hiếm có những bài viết theo dạng phỏng vấn nhân vật này, nhân vật kia để nhận tiền “lăng xê” (như kiểu “bài PR” ). Người được mời viết bài và có bài đăng báo xuân đều cảm thấy “sướng lắm”, coi đấy là một niềm hãnh diện nghề nghiệp.

Bà Lê Thị Thu Ba – một người đang bán báo ở khu Cư xá Đô Thành, quận 3 – cho biết bà mê báo xuân từ lúc mới vào đệ thất (lớp 6). Nhà nghèo, không có tiền mua báo xuân, bà thường đọc báo “ké” của chị bạn hàng xóm.

Không chỉ mê đọc báo xuân, bà Thu Ba còn mê làm báo xuân ở trường mình qua hình thức bích báo (báo tường). Ở Sài Gòn, nhiều trường trung học lớn như Petrus Ký (Lê Hồng Phong hiện giờ), Gia Long (Minh Khai), các ban đại diện học sinh đều làm thiệp Tết, “đặc san” hay “giai phẩm” xuân, in ấn rất chuyên nghiệp. Làm báo xuân và rồi đem báo xuân đi giao lưu với các trường khác là một nét son tài hoa và năng động của tuổi học trò Sài Gòn!

Rộn%20ràng%20các%20hoạt%20động%20vui%20Xuân%20đón%20Tết%20Canh%20Tý%20tại%20TP.%20Hồ%20Chí%20Minh%20|%20Tin%20%20nhanh%20chứng%20khoán

Nhạc xuân và tâm linh ngày Tết

Nhà văn Lưu Vĩ Lân nhớ về Tết Sài Gòn xưa với hai ấn tượng có vẻ tương phản. Ông sôi nổi nói về “hiện tượng” giới trẻ và giới trung niên thường háo hức tìm mua hay thâu lại các băng “nhạc xuân” mới ra lò tại thương xá Crystal Palace hay các kiosque ở đại lộ Nguyễn Huệ. Nhiều người mê những giọng ca “vàng” như Thái Thanh, Hoàng Oanh, Hà Thanh trình bày những bài hát xuân bất hủ…

Nhiều người khác thích những ban nhạc hiện đại như Shotgun, The Dreamer và những giọng ca như Duy Quang, Elvis Phương, Thanh Lan, đem đến những giai điệu trẻ trung. Các băng đĩa “nhạc xuân” đều có bao bì được thiết kế mỹ thuật công phu.

Đó thực sự là món quà đầu năm quý giá được người yêu nhạc săn đón. Ngoài nhạc xuân, dịp Tết cũng là cảm hứng và cơ hội “vàng” cho giới văn nghệ đô thành từ âm nhạc đến cải lương, điện ảnh, truyền hình… Trong đó, tươi vui và nhân ái là đường nét chính của văn nghệ Tết cho đại chúng!

Mặt khác, vào thời đó tuy chỉ là một học sinh 16-17 tuổi nhưng ông Lân vẫn thích đi lễ Lăng Ông vào các ngày Tết như nhiều người lớn. Theo nhà văn, bên cạnh một Sài Gòn nguy nga và tân thời, khu vực Lăng Ông và khu vực Bà Chiểu (trung tâm của tỉnh Gia Định) là một chốn xưa cổ, rất thuần Việt.

Đêm 30, chàng “thư sinh” thả bộ đến Lăng Ông để thắp nhang và hái lộc, qua đó “đắm mình” trong những tình cảm và suy ngẫm rất Việt. Nhiều thế hệ Sài Gòn “đồng cảm” với ông Lân, bởi đi lễ Tết ở Lăng Ông khấn vái, hay “xin xăm” cũng nhằm ký thác niềm tin và mong muốn vào những điều tốt lành và chính trực.

Cổng tam quan của Lăng Ông, một kiến trúc chỉ mới xây dựng từ đầu thập niên 1950 nhưng đầy tính dân tộc trang trọng và lạc quan. Hình ảnh đó từng được đưa lên giấy bạc, poster cổ động du lịch, sách báo, trở thành một ký ức đẹp của người đô thành từ già đến trẻ.

Tết Sài Gòn xưa, từ thuở Phiên An đến đô thành hoa lệ vẫn còn nhiều điều chưa thể kể hết trên những trang báo ngắn ngủi.

Tất cả di sản Sài Gòn xưa đều đáng được nâng niu và tái hiện qua các phương tiện triển lãm, lễ hội, phim ảnh và sách báo… Hiện tại rất vui được chứng kiến nhiều nhóm bạn trẻ đang phục dựng “cổ phục”, “cầm ca”, tranh ảnh, lễ hội xưa, trong đó có Tết Sài Gòn!

PHÚC TIẾN



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 23/Jan/2024 lúc 10:09am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23135
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 25/Jan/2024 lúc 11:15am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23135
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 31/Jan/2024 lúc 11:46am

Táo Quân cưỡi cá chép về Trời

 BM

Lễ mừng năm mới thường bắt đầu từ “Tiểu niên”, tức ngày 23 tháng Chạp. Trong sách “Việt Nam phong tục”, Phan Kế Bính viết: “Hai mươi ba tháng Chạp là Tết Táo quân. Ta thường cho hôm ấy là ngày vua bếp lên chầu trời. Nguyên ở trong đạo Lão Tử có nói rằng: ngày hai mươi ba tháng Chạp thì Táo quân lên chầu trời để tâu việc thiện ác của nhân gian.”


Táo Quân (灶君); Táo Vương (灶王), Ông Táo (翁灶) hay Thần Bếp (神灶), Vua Bếp (𢂜灶) trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam và Trung Hoa được xem là vị thần cai quản việc bếp núc trong mỗi nhà; Táo (灶) có nghĩa là bếp. Táo quân là một vị thần có lịch sử lâu đời trong văn hóa tín ngưỡng truyền thống Á Đông, vẫn được lưu truyền đến tận ngày nay.

 

Huyền tích “hai ông, một bà”


image


Truyền thuyết kể rằng, xưa có hai vợ chồng nghèo nhưng rất yêu thương nhau. Một năm mất mùa, cuộc sống rất khó khăn. Hai vợ chồng đi tìm việc ở các nhà giàu nhưng chẳng mấy ai thuê. Nạn đói kéo dài nên người chồng đành phải đi xa kiếm ăn, hẹn 3 năm sau trở về. Người chồng dặn dò vợ, rằng sau 3 năm nếu không thấy chàng trở về thì chắc đã bỏ mạng nơi xa, nàng cứ thành thân với người khác.


Sau khi tiễn chồng, người vợ ở lại may sao kiếm được việc làm ở một nhà kia. Nhà họ tuy không giàu có nhưng thương cảnh ngộ nàng, có ý giúp đỡ cho qua những ngày thảm đạm.


3 năm trôi qua nhưng chồng nàng thì bặt vô âm tín. Giữa lúc ấy người chủ đã từng bao bọc nàng trong lúc đó, vừa chết vợ. Người ấy ngỏ ý muốn được nối duyên cùng nàng. Nàng xin khất thêm ba năm coi như nếu chồng nàng quả thực đã chết thì nàng cũng để tang cho trọn đạo.


Ba năm nữa lại trôi qua, chồng nàng vẫn không về. Người chủ có ý thúc giục, người vợ đành chấp thuận lời khẩn cầu của người chủ đã cưu mang nàng lúc hoạn nạn.


Đột nhiên sau đó ba tháng, người chồng cũ khăn gói trở về quê hương, tìm gặp người vợ xưa, không ngờ giờ đã là vợ người khác. Người chồng cũ không biết đi đâu, trong lúc tuyệt vọng, chàng tự vẫn.


Người vợ quá bàng hoàng, xấu hổ, thương chồng, nên cũng gieo mình xuống sông. Người chồng mới sau khi làm ma cho vợ, trở nên như người mất trí. Rồi một hôm, sau khi đem hết gia sản chia cho họ hàng và cúng vào chùa, chàng uống thuốc độc tự tử.


Ngọc Hoàng nghe câu chuyện của họ thấy ba người đều có nghĩa, nên sắc phong cho làm Táo Quân, gọi chung là: Định Phúc Táo Quân nhưng mỗi người giữ một việc: một người là Thổ Công, trông coi việc bếp, một người làm Thổ Địa, trông coi việc nhà cửa, một người trông coi việc chợ búa.


Một lễ tế Thần quan trọng


BM


Thời xưa, mọi nhà đều sắp đặt bài vị Thần Táo. Mỗi năm vào ngày 23 tháng Chạp, người dân sẽ làm lễ cúng tiễn Thần Táo lên trời trình tấu với Ngọc Hoàng Đại Đế việc thiện ác, công đức của gia chủ trong năm qua ở nhân gian. Ngọc Hoàng Đại Đế sẽ quyết định cát hung họa phúc cho nhà này vào năm sau, sau đó giao lại cho Táo Quân phụ trách khi quay về nhân gian vào đêm giao thừa.


Tại Trung Hoa, việc cúng tế thần Táo quân được coi là một lễ tế quan trọng của triều đình. Các thư tịch cổ của Trung Quốc có nhiều ghi chép về phong tục tế thần Táo quân. Tên đầy đủ của vị thần này theo tiếng Hán là “Đông trù Tư mệnh Cửu linh Nguyên vương Định phước Thần quân”, tục xưng Táo quân hoặc Táo vương.


Theo truyền thuyết, Ngọc Hoàng sắc phong cho ngài là “Ngọc thanh Phụ tướng Cửu thiên Đông trù Tư mệnh Táo vương Chân quân”. Đông trù và Táo trong tiếng Hán đều mang nghĩa chỉ “nhà bếp, bếp”. Nghi thức cúng Thần Táo là một trong “ngũ tự”, tức là cúng tế 5 vị Thần: Môn (cổng), Hộ (cửa), Trung Lựu (phòng giữa), Táo (bếp) và Hành (đường đi). Năm vị Thần này đều là những vị Thần có ân đức với dân chúng.


Không chỉ Việt Nam có tục thờ Táo Quân. Trong vùng văn hóa quyển Đông Á, các nước như Trung Quốc, Nam Hàn, và Nhật Bản đều có truyền thuyết về thần bếp tương tự. Trong văn hóa Nhật Bản, vị thần Daikokuten (Đại Hắc Thiên) là thần cai quản chuyện nhà nông, bếp núc. Tại Nam Hàn cũng có truyền thuyết về Jowangshin (Táo Vương Thần), là vị thần quản bếp lò, nội trợ, người giữ lửa trong gia đình.


Cá chép – “Thần thú” đưa Táo Quân bay về trời


BM


Vì sao lại là cá chép mới đưa được Táo Quân về Trời? Trong các loài dưới nước, duy chỉ có cá chép mới có thể hóa thành rồng. Cá chép hóa rồng liên quan đến sự tích vua Đại Vũ trị thủy. Vào thời cổ đại Trung Hoa, thấy nhân dân khốn khổ vì thiên tai, lụt lội, mất mùa, đói kém, vua Thuấn quyết định xẻ núi khơi thông dòng chảy để sông lớn thông ra đại dương. Có một đoạn núi rất hiểm trở là Long Môn. Ngọc Hoàng Đại Đế đặt ra thể lệ thi tài, “trong các loài thủy tộc, loài nào có thể vượt qua được Long Môn có thể biến thành rồng, làm công việc cai quản mưa gió.” Cuối cùng, chỉ có cá chép đã nỗ lực hết mình vượt qua nhiều tầng thác rồi nhả ra một viên ngọc trai và biến thành rồng, vùng vẫy bay lên trời.


Cá thuộc hành Thủy, hình tượng Táo quân cưỡi cá chép, chính là biểu tượng của quẻ Hỏa Thủy Vị tế trong kinh Dịch. Đây là quẻ cuối cùng kết thúc một chu kỳ 64 tư quẻ Dịch. Biểu tượng cho chu kỳ tuần hoàn của tạo hóa trong một năm đã kết thúc và chuyển sang một chu kỳ mới và mọi việc vẫn còn tiếp tục để một năm mới tốt lành.


Trên đầu ba thước có Thần linh


BM


Trong văn hóa truyền thống người Việt, căn bếp là nơi giữ lửa, cung cấp năng lượng sống, cũng là biểu tượng cho sự gắn kết trong gia đình. Người xưa tin rằng căn bếp có ấm lửa thì gia đạo hưng thịnh.


Thế nên việc cúng Thần Táo cai quản bếp có một ý nghĩa tâm linh quan trọng.


Thần Táo là vị thần theo sát cuộc sống gia đình, mang trọng trách cầu nối giữa Ngọc Hoàng Đại Đế với hạ giới, ghi chép lại hết thảy những việc thiện ác, công đức, tội nghiệp của gia chủ để trình tấu với Ngọc Hoàng.


Theo “Kính Táo toàn thư”: “Táo Thần hưởng nhang khói của một nhà, gìn giữ sức khỏe cho người trong gia đình, theo dõi việc thiện ác của gia đình, tâu trình công tội của nhà đó” (thụ nhất gia hương hỏa, bảo nhất gia khang thái, sát nhất gia thiện ác, tấu nhất gia công quá). Với nhiệm vụ bảo hộ sinh mạng cho gia chủ nên Táo Quân còn được gọi là Tư mệnh Thần quân.


Phong tục lễ Táo quân thể hiện tín ngưỡng của người Việt xưa vào các vị Thần và tin rằng mọi sự trên đời được cai quản bởi một Đấng Sáng Thế (Ngọc Hoàng). Bởi tâm kính Thần nên người xưa luôn gắng giữ mình, không làm điều xấu, gắng làm việc Thiện, vun vén cửa nhà an hòa, hưng vượng.


BM


Ngày nay, phong tục tiễn ông Công ông Táo về Trời thường bị sa vào hình thức, như mua cá rồi thả sông, cũng không màng tới sự sống chết của nó sau khi ‘bị phóng sinh’ một cách bừa bãi. Cũng bởi nguyên do việc Lễ mà không còn Kính làm gốc, dẫu bề ngoài giữ được đủ các lề lối, nhưng quên mất cái tinh thần, vốn là cái hồn cốt giữ cho lòng người ở trong Đạo.




Tùng Quân

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23135
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 01/Feb/2024 lúc 2:23pm

Bánh Chưng Ngày Tết

Ý%20nghĩa%20nhân%20sinh,%20văn%20hóa%20sâu%20sắc%20của%20tục%20gói%20bánh%20chưng,%20bánh%20dày%20ngày%20Tết

Ngày Tết ai ai cũng nhớ đến bánh chưng, bánh dầy. Bánh chưng là biểu hiệu của đất trời, là tất cả của vũ trụ và của lòng hiếu thảo, có tự truyện từ lâu đời, từ đời vua Hùng Vương xa xưa. Người trong Nam còn gọi là bánh tét, có lẽ là do chữ tiết hay Tết, ý là bánh của ngày Tết.

    Bánh chưng hay bánh tét đều giống nhau, bên ngoài gói bằng lá chuối hay lá dong bên trong thân bánh là gạo nếp và đậu xanh nghiền nhuyễn. Giữa bánh là nhân thịt heo xào thơm với hành và tiêu. Nêm nếm vừa ăn.

    Bánh chưng thì vuông, theo truyền thuyết dân gian sơ khởi như là hình thể trái đất. Bánh tét làm y hệt bánh chưng, mà làm thành hình ống, dài, là nghe đồn rằng khi xưa vua Quang Trung rong ruổi quân binh từ đàng trong ra đàng ngoài đại phá quân Thanh, nhu yếu phẩm, binh lương là những đòn bánh tét, ngon, gọn, dễ mang, dễ ăn cho việc hành quân. Vậy bánh tét, coi như món ăn nuôi quân, mang tính cách lịch sử ít nhiều trong trận đánh thần tốc, đại chiến, đại thắng mùa Xuân năm Kỷ Dậu, 1789.

    Người Việt Nam, ngày Tết, nhà ai cũng có bánh chưng, bánh tét, vừa để cúng, để trưng và để ăn Tết… Tết mà thiếu bánh chưng coi như thiếu thốn lắm. Thiếu cái hồn của Tết. Ngày còn ở quê hương, mỗi gia đình có tập tục hay tự gói bánh chưng, tuy công việc làm bánh có vất vả lích kích, nhưng mà chuẩn bị gói bánh nấu bánh rất vui, rất Tết. Đêm 28, 29 hay 30 Tết mà cả gia đình ngồi quây quần quanh nồi nấu bánh chưng thì còn gì ấm cúng và hạnh phúc hơn. Mọi tâm sự vui buồn, mọi hàn huyên ấm lạnh quanh bếp lửa đêm cuối năm là không bao giờ và không ai có thể quên. Mỗi người Việt Nam nào, đoan chắc, cũng ôm ấp ít nhiều kỷ niệm nấu bánh chưng ăn Tết. Bếp lửa cuối năm.

    Ông nội tôi cũng là một ông lão có tài gói bánh chưng rất khéo, rất vuông vắn, khít khao, góc vuông góc, cạnh ra cạnh. Ông cứ kể nhiều lần rằng trong những năm 1945-1946, giặc Tây lên càn quét làng quê vào mỗi dịp Tết, trước khi chạy giặc, ông còn dịp dìm một số bánh tét xuống ao trong mấy ngày, vậy mà cả mười ngày sau, trở về, vớt bánh lên ăn, bánh bóc ra vẫn thơm ngon.

    Rồi năm năm tháng tháng qua đi. Khi Việt Cộng lấn chiếm Miền Nam năm 1975, thì nội tôi đã già yếu, mà không hiểu sao, một năm sau đó, vào dịp Tết năm 1977 ông cụ cứ nhất định đòi Tết Tân Tỵ này, ông phải gói bánh chưng một lần nữa, có thể ông đinh ninh đó là lần cuối cùng.

    Từ 2, 3 tháng trước cuối năm, ông đã nhờ chị em và các cô chú trong nhà đi bòn mót mua lén được 10 kí nếp, 3 kí đậu xanh, thịt ba rọi và hành, tiêu, gần Tết may đã mua được dù khó khăn, ông cứ nói với các cháu có khó khăn ăn mới ngon. Lá chuối thì trong vườn nhà đã có sẵn, có nhiều là khác, vì chuối nhà trồng, cây nhỏ trổ ra rất mau và cho vô số lá. Mọi thứ như ngâm nếp và để ráo nước, đậu nấu chín xay nhừ, thịt làm nhân phải làm sẵn từ hôm 28 Tết. Ngày 29 là ngày quan trọng: gói bánh. Chiều cùng ngày là bánh đã gói xong, mọi thứ lá, dây cột, dao, thớt đã thu cất gọn gàng, đồ thừa đã vất bỏ kín đáo.

    Suốt cả ngày hôm gói bánh, phải đóng cổng vườn kỹ, có lúc đóng cả cửa nhà và lối xuống bếp, chỉ là gói bánh vụng, giấu giếm hàng xóm thì ít, mà để che mắt công an khu vực thì nhiều, nên làm gì, nhất cử nhất động phải nhẹ tay và không nói chuyện, cứ gọi là làm bánh chưng « câm »!

    Khen thay ông nội tôi đã già mà còn làm việc lanh tay lẹ mắt và gọn nhẹ, từ xếp lá ra mâm, đổ gạo, đậu, nhân thịt rồi phủ gạo lớp ngoài, cuốn, bẻ lá, ông cụ khéo tay và làm êm ru, không một tiếng động mạnh, tụi tôi toàn làm thợ vịn và thợ nhòm. Thỉnh thoảng ông ngừng tay gói, sửa, chỉnh vài góc cạnh rồi mỉm cười làm tiếp. Tôi phải nể cái ý chí của cụ già. Cụ già đã 78 tuổi mà gói xong cả chục cái bánh khá nặng và đẹp trong có nửa, hơn nửa ngày trời. Khoảng 6 giờ chiều chạng vạng, thì bánh được xếp ngăn nắp, đều, vô một thùng phi nhôm dầy, đó là nồi nấu bánh, đổ đầy xâm xấp nước qua mặt bánh, nồi tổ chảng đặt trên bếp nấu, sau cửa sau nhà bếp. Bên cạnh lò lửa, có hai ba ấm nước quây quanh lò cho nước luôn luôn nóng, để cứ thấy nồi bánh rút cạn, thì chêm thêm nước sôi vô bánh đang nấu.

    Cả nhà tôi lặng lẽ như đang ăn vụng. Mà chưa ăn đã thấy ngon và vui rồi. Chúng tôi quần tụ quanh nồi bánh của ông nội. Cô chú ba, anh chị em tôi, ba mẹ tôi và hai cháu nhỏ gồm cả thảy 11 người. Mọi người hớn hở và không ai nói với ai điều gì, nhưng chúng tôi đều mừng rỡ khấp khởi trong tâm, vì thấy ông nội vui ra mặt, thỉnh thoảng người xoa xoa tay cười, ông cười với nồi bánh tét đang sôi reo vui, ông cười với đàn con cháu và ông cười hình như cả với khoảng không gian kín đáo đồng hành trong ngách bếp, giữa vườn chuối và một bên là tường gạch xây. Vườn chuối sau hè rậm rạp và kín đáo.

    Khuya khuya thì sợ ông mệt, ba mẹ tôi mời ông đi nằm nghỉ. Ba mẹ tôi sẽ trực tiếp canh lửa cho đều, châm nước thêm cho đủ. Ông dặn là nấu bánh khoảng 12 giờ, tới 6 giờ sáng mai mới vớt bánh ra. Chúng tôi không làm ồn, không nói chuyện, nhưng không đứa nào chịu đi ngủ. Ngồi loay hoay nghịch gạt than củi vun gọn một vòng tròn quanh bếp. Con chó Tô Tô mà cả nhà tôi rất yêu quý, từ sớm tới cuối ngày, dường như cảm thấy cái gì đó long trọng lan truyền, nó cũng im re, cứ lởn vởn sau hè và cửa bếp, đi qua đi lại, nằm nghe ngóng động tĩnh. Ông nội rất quý con Tô, ông xoa đầu nó vuốt ve an ủi: « Tội nghiệp Tô Tô, nhà sắp có bánh ăn Tết mà con thì không ăn được, vì là chó mà ăn nếp là dính răng nằm đầu hè! »

    Hồi tối thì ông nội nói con em út tôi cho chó ăn sớm sớm đi và cho nó kha khá đồ ăn ngon vô, vì là ngày Tết mà. Con út cho chó ăn, vuốt ve một hồi rồi mang xích nó ngoài cây cọc vẫn chăng dây phơi quần áo như thường lệ, cạnh đó là một cây chanh sai trái. Con chó rất thích thú, chờn vờn, chơi giỡn với những quả chanh rụng sớm.

    Buổi tối sâu hơn, lối 8 giờ, chị em tôi ra cài then cổng ngoài, thì bất ngờ gặp ba chú bộ đội đi sát bờ rào, họ thấy tụi tôi thì chạy lại nói hớt hải:

    — Mấy em ơi, cho tụi anh xin một nắm lá chanh!

    Em tôi nhanh ý, chặn họ lại, hỏi bâng quơ xem họ xin lá chanh làm cái giống gì. Còn tôi, tôi lăng xăng cản đường:

    — Chờ đấy, chờ đấy, tôi hái cho ít lá chanh, nhiều hay ít đây?

    — Khoảng một nắm tay con nít nhỏ.

    — Đợi, đợi chút, có ngay.

    Tôi bọc vội nắm lá chanh trong miếng lá chuối, xé lẹ tay, rồi tuồn cho họ qua khe hàng rào, họ cũng vội vã đi ngay, có lẽ do bận rộn Tết nhứt mà. Mọi việc êm đềm trôi qua, rồi bánh chưng trên bếp vẫn reo vui đều đều trên bếp lửa ấm áp, lửa than thêm lửa củi thỉnh thoảng bắn lách tách, gợi nhớ một thời thanh bình pháo nổ xa xưa.

    Đến mờ sáng 30 Tết thì tắt lửa, bánh đã chín. Ba mẹ và chú tôi vớt bánh ra, xếp lên chõng, lấy miếng ván đè phía trên rôi khuân vài cục đá xanh nén cho nước thoát ra. Bất ngờ chú ba tôi từ vườn chuối chạy lẹ vào như bị ma đuổi, trên tay chú còn cầm toòng teng sợi dây cột con Tô Tô.

    — Trời ơi, trời, họ bắt trộm mất con Tô Tô rồi!

    Mọi người ngơ ngẩn nhìn nhau, mẹ tôi nói như phát cáu:

    — Họ họ nào, mấy thằng bộ đội xin lá chanh hồi hôm, chúng trở lại ăn trộm chó, chớ ai vô đây!

    — Giờ mình phải làm sao?

    Làm sao? Hu hu, tội nghiệp con Tô! Cha tôi thành thạo:

    — Mình không bắt quả tang thì làm gì được chúng nó? Chúng nó biết cả đấy, biết hết đó. Lũ tinh ma đó, nó để cho mình làm bánh vụng, rồi nó đến ăn trộm chó!

    Tức thời, cô ba tôi lột vỏ một cái bánh chưng còn nóng hổi, bốc khói hừng hực, cô dang tay đập nguyên cái bánh nóng đánh bốp dính chặt vô cột nhà:

    — Đó đó, con phải đập cái này vô bản mặt cái thằng ăn cắp chó cho nó bể toang cái mặt sát nhân hại vật của nó ra! Tội nghiệp con Tô Tô nhà mình quá!

    Ông nội tôi, chừng đến lượt ông, thức giấc và nghe tỏ mọi việc, thì ông đỏ bừng mặt, rồi rưng rưng hai hàng nước mắt, nước mắt của người già coi thiệt nghẹn ngào.

 

Chúc Thanh
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 9 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.144 seconds.