Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Thơ Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Thơ Văn  
Message Icon Chủ đề: TRUYỆN HAY CHỌN LỌC Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 194 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22688
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 01/Jan/2024 lúc 10:42pm

Người đàn bà cuối cùng | Truyện ngắn Sáng tác   <<<<<<

Người%20đàn%20bà%20cuối%20cùng%20|%20Truyện%20ngắn%20Sáng%20tác%20-%20YouTube


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 01/Jan/2024 lúc 10:45pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22688
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 02/Jan/2024 lúc 7:20pm

Ăn Cơm Mới, Nói Chuyện Cũ

 <
Học giả Vương Hồng Sển với sách của ông

Người Tàu sống chung với dân ta từ nhiều thế kỷ, nhưng các bạn có biết người Triều Châu sống ra sao? Người Quảng Đông sống thế nào? Và người Phước Kiến làm ăn cách nào? Muốn biết hãy chịu khó theo tôi tìm hiểu. Từ ngàn xưa phương pháp vẫn không đổi. Có đổi là đổi danh từ, thay vì gọi Tàu, Chệt, Khách, thì gọi thanh bai hơn là "người Việt gốc Hoa". Chớ làm sao đổi được lòng người? 

Phương pháp ấy là nuôi mộng: ban đầu là một cái lều con ở tận mũi Cà Mau xa mú tí tè, mặc cho đỉa đeo muỗi đốt, tụ tiểu thành đa, cách vài chục năm sau dời cái lều lên Chợ Lớn biến thành một cái lầu chọc trời có máy lạnh và có nhạc lùm tùm xùm. 


1. Người Phước Kiến: có vẻ thanh bai nhứt. Uống trà quạu, mà hút nha phiến cũng đậm. Hòn Vũ Di Sơn (ở Nam Bình, phía bắc tỉnh Phúc Kiến bên Tàu) là của họ, mà giao thiệp đầu tiên với bọn nha phiến Ăng-lê bên Tàu cũng là họ.  

Ở đây họ chuyên nghề mua lúa chà ra gạo. Ở tỉnh thì làm chủ chành lúa, ở Chợ Lớn - Bình Tây thì nhà máy xay của họ là phần nhiều. Người họ mảnh mai, vóc cao mà ốm. Gần hết đều sói đầu, không sói thì đầu phải có chốc. Xưa họ dám tự hào: "Không chốc trên đầu, chưa phải là người tỉnh Phước, chưa phải con cháu dòng Minh Thái Tổ, lên ngôi xưng hiệu là "Hồng Võ" (1368-1398). Nhưng ngày nay tắm gội mỗi ngày có mỹ nhơn xức nước hoa đắt tiền, làm gì còn các quốc túy "xái thạo Hồng Bú" (xài dầu Hồng Võ)?

Tôi là con cháu người tỉnh Phước, tôi nói ra đây xin ai đừng vội giận. Những tánh tốt của người đất Mân (閩 Mân vào thế kỷ thứ 10 là một nước nhỏ, xa xưa nữa thời Chiến Quốc là Mân Việt 閩越, nay là địa bàn tỉnh Phúc Kiến) dư che tiểu tật, tánh tôi ưa nói pha lửng, giận thì để bụng.  

Vả lại đây là tranh chấm phá, việc khen "phò mã tốt áo" tôi cho rằng thừa. Món ăn của người Phước Kiến gồm hải vị nhiều hơn là sơn trân, vì ta chớ quên xứ của họ ở gần duyên hải. Ai có nếm "tàu hủ thúi như phổ mác" (phổ mác "fromage" tức là phô mai) chưa? Ngon vô cùng, ăn rồi nhớ mãi. Nhưng thiện nghệ nhứt là thuật nấu đồ chay theo phái minh sư. Thiếu Lâm tự và môn võ thuật tuyệt luân "võ Thiếu Lâm" cũng ở trong vùng Phước Kiến. Thêm giỏi nghề vẽ vời, viết chữ đại tự. Các tiệm bán trà trong Chợ Lớn, hộp nào cũng có phóng bút đỏ xanh, hỏi ra đều gốc Phước Kiến.


Nói nhỏ: bán ve chai làm giàu cũng họ. Quách Đàm ngày xưa là ông vua. Nói luôn: vì họ ham gần cô Nha phiến, hễ khá thì hút, nên dân Việt ngày xưa ít gả con cho họ, duy người Miên lại thích, khen mặc dầu ghiền nhưng biết trọng chữ tín hơn ai. Có con gả cho bọn Phù dung, không bị bỏ xó, thì cũng chẳng nên cơm cháo gì. Có câu ví, nhưng hơi tục: "Địt như chệc".


2. Người Quảng: Xin đừng lầm với dân Ngũ Quảng ở miền Trung. Quảng ở đây là Quảng Đông, xứ của ông Triệu Đà. Người Quảng phần đông làm chủ các hiệu cao lâu lớn, ăn mỡ thật nhiều, đa số bụng phệ, ngày xưa đại đa số rất thích ở trần phơi rún sâu và đặc biệt nếu đi dép thì quét sạch sân nhà, còn khi đi guốc hoặc giày đế cứng thì họ kéo họ lê họ khua cho thật kêu họ mới bằng lòng. 


Không tin cứ vô Chợ Lớn giờ tan ciné và hãy xem thềm lát gạch bông đã mòn thế nào thì biết. Hình như bài matjong (mã chược), bài thín cẩu (thiên cửu) đều là của dân Quảng sáng chế; muốn chơi nó, không phương nào lọt khỏi tai thính của cảnh sát và đối với dân Quảng, cái gì không rầy rà không điếc tai là họ không ưa.


Nhạc Quảng nội một cái phèng la cũng đủ bịt lỗ tai, tà ma phải vắt giò bỏ chạy. Còn cái trống bắc cấu (bác cổ), không biết họ dùng thứ da gì, luôn cả cây đờn tam huyền (đờn tam), mỗi lần trống xổ đàn khua, thì ông cha mồ tổ luôn con ráy cũng muốn rời lỗ tai để tản cư nơi khác. Người Quảng Đông là dân tỉnh thành (xẻn xèn) nên thiện nghệ về ăn.  

Mì, hủ tiếu, bò vò viên, hà hứ, ầm cối quảy (Tần Cối quỷ) kêu trại ra dầu cha quảy (油炸鬼 du tạc quỷ tức quỷ bị thiêu ám chỉ Tần Cối), đều của họ. Đồ vàng nữ trang, vải lụa, đồ gỗ đồ mộc đắt tiền đều bởi họ làm. Họ giỏi chịu đựng, khó nhọc khổ tâm cách mấy cũng không nệ hà. Bán ra một cái tủ sắt chẳng hạn, nếu lao công cu li hè hụi khiêng không nổi, thì a-lê-húp, xì thẩu chủ tiệm cởi áo ra tiếp sức, không như đồng bào ta vừa da mắt bớt tái, làm ăn vừa khá, thì lên chưn lo sắm ô tô hay cô vợ bé. Người mình làm chủ tiệm mà khách lầm (gọi) "Ê mầy! Ê kia!" thì "Mầy sẽ biết tay tao!".


3. Người Tiều: Trong tập tôi không nói đến người Bắc Kinh, người Tô Châu, vì họ qua đây rất ít, tôi không dám nói càn. Tôi xin nêu ra một sắc dân điển hình dễ chung đụng và dễ dung hoà với chúng ta, đó là người Tiều. Tiều đây xin chớ nhầm lẫn với tiều phu đốn củi. 

Đây là một cách gọi tắt, vì làm biếng, của dân miền Nam, nhứt là giọng dân Chợ Lớn, để chỉ định người Triều Châu (潮州 Teochew, nay là một thành phố nằm phía đông của tỉnh Quảng Đông, cách ranh giới tỉnh Phúc Kiến khoảng 60 km về hướng đông bắc), bởi tiếng phát âm cho đủ chữ và gọi như thế cho khỏi đánh vần chữ "r", khỏi líu lưỡi đỡ ê răng. Và tôi xin thuật một chuyện đã xảy ra cho tôi, tuy mới đây nhưng dung tả được người Tiều xưa nay không thay đổi. 


Năm ấy, 1946, tôi chạy tản cư xuống Hoà Tú (Sóc Trăng) rồi xuống Bạc liêu và đi lạc vào vùng ruộng muối, đóng dàn theo bờ biển, ngó xa mú tí tè toàn là một màu trắng phếu như ai lấy bông gòn trải đầy mặt đất, và không có một bóng cây che nắng. 

Mà phải biết vào mùa hạn khô như vầy, cứ đếm mỗi một ngày nắng ráo như thế nầy, muối trên ruộng lọt vô túi các chủ sở bạc ức bạc triệu chớ không chơi. Và hễ trời âm u không nắng thì họ rầu thúi ruột non ruột già, vì thiếu nắng thì muối không thành muối. 

Và lạ thay cái xứ giàu muối ấy lại khan hiếm nước mưa để uống và nước mưa ở đây quý giá hơn bạc hơn vàng. Nhắc lại lần nữa, tôi đã nói mùa khô ráo vô bạc triệu cho chủ kho muối, vì hễ nắng càng gắt thì càng làm cho nước mặn trên ruộng mau bay hơi, mau khô và trở thành muối hột. Trái lại nếu trời chuyển mưa hay âm u vần vũ thì nước lâu bốc hơi, muối tự nhiên lâu thành hình. 

Người phu làm muối ở Bạc Liêu chuyên đi gánh muối ngoài ruộng phần đông là người Tiều tức là người Tàu ở phủ Triều Châu, quen nghề rẫy bái, qua đây vì ít vốn nên buổi đầu không làm nghề buôn bán như dân Quảng Đông, dân Phước Kiến, và họ lựa nghề làm rẫy trồng rau tưới cải, v.v... không cần có vốn nhiều.  

Họ chịu khó, xuống tận Cà Mau ra đến hải đảo cù lao trồng khoai lang rồi sắm ghe cà vom chở khoai bán khắp vùng Hậu Giang, hốc kẹt nào cũng tới. Họ trồng dưa nơi mé biển, phơi tôm khô, trồng nhãn, và nếu nghèo lắm thì nhào vô ruộng muối gánh muối cho Hội đồng Trạch (Trần Trinh Trạch), Hoàng Dù Kia (Huỳnh Như Gia), công tử Dù Hột (Huỳnh Như Phước) vân vân. Ở ruộng muối vì ít người lai vãng, họ đóng khố, tối ngày "lù coi", hoặc vận quàn xà lỏn (tà lỏn, tiếng Pháp pantalon) , luôn luôn họ để mình trần như nhộng, vì bận áo quần vào hơi muối bám rít làm sao chịu nổi thêm áo quần mau mục rách. 

Người Tiều có tính hiếu khách. Khi nào gặp họ, xin họ một bữa cơm, họ sẵn lòng không tiếc. Nếu muốn ăn dưa tại chỗ, ăn mấy trái họ cũng vui lòng và không tính tiền, ta vào vườn nhãn hái trái ăn no bụng họ cũng không hề cự nự, duy phải nhớ trái nào món nào mình xách trên tay đem về thì họ tính tiền rắc rắc.


Tánh họ hào hiệp làm vậy, nhưng đến khi mình vào ruộng muối thử thời xin họ một gáo nước uống giải khát, chính tôi bữa ấy gặp một thằng tửng con, nó trả lời làm vầy: "Lứ (ông) xin mí cái? Lứ xin nước mưa để uống hả? Ở đây hóa (tôi) không có nước mưa để rửa dái (ngoại thận), làm sao có nước mưa cho lứ uống?". Nghe vậy giận quá, ước sức muốn tát cho nó một bốp tai thật đau để sau chừa tật ăn nói không lựa lời, nhưng khi chủ nhà cắt nghĩa lại thì thương chú tửng con nầy quá, vì nước mưa đối với họ là thuốc tiên chớ không vừa.


Mùa mưa cũng như mọi nơi, ở đây họ hứng để dành dùng qua tới mùa hạn. Kẻ giàu thì xây hồ xi măng cốt sắt thật lớn để chứa bộn bề, nhưng nước chứa hồ xi-tẹt họ không thích mấy, chê không ngon ngọt bằng nước mái nước lu không có mùi xi măng cưng cứng và uống vào mát lạnh, nước tới đâu mát tới đó, đã khát còn hơn uống nước dừa xiêm. 

Gặp mùa hạn kéo dài, nước chứa đã cạn, khi ấy dẫu bốn năm đồng bạc (bằng cả ngàn đồng ngày nay (thập niên 60)) giá mỗi thùng thiếc đựng mười tám lít, họ cũng không tiếc tiền và cố mua cho được để mà dùng. Hiện thời đã có người thấy xa biết dùng ghe lớn chở nước ngọt sông Cái Cồn, Cái Cau miệt Kế Sách đem xuống đây bán, gọi "đổi nước" (vì tránh chữ "bán nước" nghe trái tai). Nhưng cho đến bao giờ, người phu làm muối vẫn đổi nước sông để uống để ăn và luôn luôn họ để dành nước mưa để "làm thuốc", và bởi thế mới có câu trả lời cộc lốc của chú tửng con bên Tàu mới qua nầy.


Số là khi ban ngày phơi lưng kệch ra gánh muối ngoài nắng, hơi nước mặn bốc lên vùn vụt gặp da thịt chỗ nào có mồ hôi ướt ướt thì bám vào khiến nên những nơi lắt léo, như nách non, khoé mắt, khớp cùi chỏ, khớp đầu gối, kẹt háng, kẽ bẹn, đều có muối bám vào, nếu không tẩy sớm thì muối ăn nứt da thấu thịt, đau nhức lắm, và cái vị thuốc trừ muối ăn không gì khác hơn là nước mưa vậy. 


Mỗi trưa giờ nghỉ hay chiều giờ về nhà thì phải có một chút nước mưa thấm bông gòn lau nhẹ những nơi muối đóng, lau cho sạch rồi thoa dầu dừa vào là êm mát như xưa, mà ác nghiệt thay phải đúng nước mưa rửa mới hiệu nghiệm. Không có nước mưa không lấy gì thay thế được, dẫu thuốc dán mát hay vaseline, pommade gì bôi vào cũng không linh ứng bằng. Cho nên khi chú tửng nói: "không có để rửa dái (ngoại thận)" là lời nói chơn thật chớ không phải nói đánh đầu.

 

Mà ngộ: người Tiều xấu xí ấy, là chỉ xấu xí bề ngoài, chớ bề trong họ có nhiều đức tánh để trở nên một người chồng tốt nhứt thế gian nầy. Họ hiền từ, giỏi giắn, biết nhịn nhục nhứt là có nước giỏi chịu cực hơn bất cứ ai. 


Nhờ vậy mà người dân bản xứ, nhứt là người Miên lai và người Việt quê mùa củi lụt rất ưng ý có thằng rể Tiều và hễ có con gái giỏi thì dành gả cho họ, vì như đã nói hắn giỏi chịu đựng, dầu vợ có ăn hiếp họ vẫn cười hề hề, thêm họ có tánh biết cưng đàn bà, không cho vợ làm lụng nhiều sợ sẽ xấu xí đi, và bao nhiêu công việc đồng áng, gánh phân bón rẫy, cày cuốc, đổ thùng xí ban đêm, giặt rửa cho con, thảy thảy họ đều "bao sổ" cho nên con gái miền Tây có chút nhan sắc, tuy không nói ra, chớ gả cho Tiều là họ ưng liền, các con trai trong làng làm không lại Chệt.


Mà trời sanh điểm nầy mới lạ cho chớ. Bố là cha Tiều nước da vàng, hình thù lớn xương gần như thô, thế mà khi pha với máu mẹ là Thổ lai, vốn vóc dáng nhỏ con hơn Tàu, nhưng chắc da chắc thịt, chắc như cua biển Bạc Liêu đêm tối trời, tuy đen đúa nhưng duyên dáng, ngực phồng lưng eo, nên khi hai người ráp nhau, hễ sanh trai thì tuấn tú đẹp trai, bằng sanh gái, thứ gái "đầu gà đít vịt" ấy, thế mà chu choa, mũi nó cao và ngay như treo trái mật (nhại văn truyện Tàu), nước da vàng dợt và mịn màng như ngà lâu năm lên nước.  

Ngực nở lưng ong, người thon thon dong dảy, cái đẹp lạ mắt nầy có phần lấn áp các cô gái vườn của đồng bào ta tuy vẫn đẹp không kém chút nào. Nhưng các trai làng không thích bằng vì thuộc thành phần đa số, không như cô gái "đầu gà đít vịt", không tốn tiền thuốc, gặp mưa gặp gió không bao giờ hề hấn, đẻ cả bầy mà thịt da săn cón như gái một con.


Gái Tàu lai có tánh thùy mị khả ái, giỏi nhịn chồng và không biết ghen xằng. Cô có cặp mắt phụng xiên xiên, quả là phụng nhãn của Hán Chiêu Quân, cặp phụng nhãn ấy lại đóng dưới đôi chân mày đều đặn như lá dừa mới trổ và mỗi lần rớm lệ, đôi má bỗng đỏ hây hây và đỏ tự nhiên chớ không phải vì năng lai vãng các lò "sát nhân" sửa sắc đẹp.

 

Đúng là tuyệt thế giai nhân, đẹp tự nhiên chớ không phải nhờ son phấn giả tạo. Đoá hoa lạ miền Tây ấy, khi cất tiếng lên hát, tượng trưng là cô Bảy Phùng Há, là những giọng oanh vàng của các ban hát Tiều nghe từ lúc nhỏ khi còn ở Sốc Trăng, vừa trong như ngọc vừa nhẹ nhàng như tiếng hạc trên mây, mới chết anh hùng cho chớ. 


Nhưng nay đã khác. Những nhân vật tôi kể nãy giờ đã thuộc thế hệ ông bà chúng tôi lớp trước, chớ người Trung Hoa ở miền Nam ngày nay, cả nam lẫn nữ đã Việt hóa rất nhiều và đáng với dân ta bắt tay làm bạn đời đời.

Vương Hồng Sển



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 02/Jan/2024 lúc 7:23pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22688
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Jan/2024 lúc 9:11am

Cõi Tạm

Trần%20gian%20là%20cõi%20tạm,%20thân%20xác%20này%20chỉ%20là%20tạm%20bợ

 

Nghỉ hè nghỉ phép, ta thường đi chơi xa, trú ngụ tạm tại khách sạn. Dăm ba bữa nửa tháng, lại trở về nhà. Thường khi về nhà, lọt vào khung cảnh cũ, ngả mình trên chiếc giường quen thuộc, ta luôn luôn cảm thấy thoải mái, thú vị. Khách sạn là cõi tạm, nhà là cõi thực. Cuộc đời này là một cõi tạm. Hầu như mọi người đều nghĩ như vậy. Nhưng cái cõi tạm này, chúng ta tạm trú hơi lâu, quen hơi quen tiếng, nên khó rời. Biết là tạm mà vẫn cứ thích ở… khách sạn!


Ông bạn da đen của tôi, rất tha thiết được chầu Chúa, đạo Cơ Đốc thuần thành, Chúa Nhật nào cũng đi nhà thờ, trong túi không bao giờ quên tờ giấy hai chục đô cúng dường, cuốn Thánh Kinh luôn luôn đeo theo người, nói câu nào cũng mời Chúa về góp tiếng cho chắc ăn. Một bữa, thấy ông vất vả với công việc, tôi giỡn.

“Này, Gabriel, cuộc sống coi bộ nhiều mồ hôi quá nhỉ?”

Bạn tôi cười nhe hàm răng trắng lạnh.

“Đời mà! Chúa đã phán “Con phải đổ mồ hôi trán lấy bát cơm ăn”. Mình cứ phải theo ý Chúa vậy chứ sao.”

Tôi làm bộ tỉnh phán theo.

“Tôi thấy cậu là con cưng của Chúa, sao không xin Chúa cất về ngồi bên chân Chúa cho nhàn hạ cái thân !”

Gabriel lắc đầu quầy quậy.

“Còn sớm quá! Tôi còn mấy đứa con nhỏ phải nuôi, chắc Chúa cũng hoãn cho một thời gian nữa chứ !”

Bạn tôi không nói rõ một thời gian là bao lâu, nhưng bằng vào cái lắc đầu hung hãn như vậy, tôi dè chừng chắc là phải lâu lắm!

Một ông bạn khác, ung thư thời kỳ cuối, con cái đã chồng vợ đâu vào đấy, đời chẳng còn gì phải lo lắng, cuộc sống rất thoải mái về vật chất, nhưng cái đau đớn của tật bệnh thật khôn lường, chép miệng than thở khi tôi tới chơi.

“Mình cũng tới tuổi rồi. Nhưng nếu Trời cho ít năm nữa thì quý hóa quá!”


Sống có vất vả, đau đớn đến thế nào chăng nữa, vẫn cứ thích bám vào cõi tạm. Sao vậy ? Bởi vì cái cõi mà người ta gọi là vĩnh hằng, miên viễn, vô ưu… ta chưa hề biết tới chăng? Hay là bởi vì từ cõi tạm bước qua cõi thật đó, người ta phải xuôi tay nằm dưới ba tấc đất hoặc uốn người trong ngọn lửa thiêu? Toàn những trò khó chơi cả.

Nhà sinh học Susanne Wiigh-Maesak, người Thụy Điển, vừa phát minh ra một trò mới. Trò này coi bộ dễ chịu hơn. Thi hài người chết sẽ được làm lạnh cực nhanh đến -18 độ C và sau đó nhúng vào nitơ lỏng có nhiệt độ -196 độ. Thi hài, sau khi được lấy ra khỏi dung dịch siêu lạnh, trở nên giòn tan như kính và vỡ vụn thành một hợp chất dạng bột. Tất cả số nước còn lại được hút vào một khoang chân không, trước khi cho chạy qua một màn kim loại để lọc bỏ tất cả những vật thể còn sót lại (những thứ cấy ghép trong thân thể) chưa phân hủy. Bột thi hài, sau đó, có thể được thiêu đốt, hoặc được chôn trong một quách làm bằng tinh bột bắp, đặt trong hố nông khoảng 30 phân. Sau khoảng một năm, oxy và vi khuẩn sẽ phá hủy chúng hoàn toàn, biến thi hài trở thành cát bụi. Bà Wiigh-Maesak cho biết bà đã đăng bạ bản quyền phương pháp này ở 35 quốc gia. Phương pháp này giúp tránh làm vẩn đục môi trường như hai phương pháp thông dụng hiện nay là hỏa thiêu và chôn dưới đất quá sâu làm trì trệ quá trình phân hủy.

Không phải là các nhà sinh học, mấy ông bạn tôi cũng bầy ra nhiều cách… vượt biên từ cõi sống qua cõi chết vui lắm.

Ông Luân Hoán cãi cọ với… thinh không.

Không từ đất sao phải về với đất

thịt xương này không thể mất khơi khơi

khi tôi chết xin đem giùm thi thể

chia cho thù lẫn bạn nhậu chơi

Ông Lưu Nguyễn cứ thiên thai lơ lửng.

Mai này ta sẽ ra đi

người ơi có nhớ có gì nhắn không

trăm năm mây trắng bềnh bồng

về nơi đã đến mà lòng thảnh thơi

Dặn dò rối rít xong các ông ấy đi… uống cà phê. Bởi vì cái chết vẫn chưa trong tầm mắt. Cõi tạm này mới đích thực trong tầm tay. Tạm lâu ngày dễ có ảo tưởng đây mới là cõi thật.


Đời người được bao lâu? Trăm năm trong cõi người ta. Trăm năm? Mấy người được trăm năm? Bà cụ 114 tuổi của kỷ lục Guinness vừa qui tiên, nhà cầm quyền Việt Nam đang vận động cho một cụ bà Việt nam, cũng 114 tuổi, được ghi vào thay thế. Lóng rày, coi bộ Việt Nam ham giữ kỷ lục thế giới dữ. Hết bánh dầy, bánh chưng, bánh tét lớn nhất thế giới (có ở đâu khác làm thứ bánh này không nhỉ?), nay muốn đầu tư vào kỷ lục tới sự sống của con người (bệnh kỷ lục có phải là một biến tấu thời mở cửa của bệnh thành tích ngày cũ chăng?). Kỷ lục là thứ xịn. Thường thường bực trung khó với tới. Ông anh tôi bảo cứ sáu chục cái xuân già là gỡ đủ sở hụi rồi. Thêm được năm nào là bonus của trời đất, cứ hân hoan mà cám ơn!


Trong cái thời gian sống chỉ là tích tắc so với đời sống của vũ trụ, con người quậy như điên. Đủ món ăn chơi. Kèn cựa, khích bác, tranh giành, lừa đảo, xô đẩy, chém giết… nhau. Mỗi người cố thu vén cho riêng mình. Nhà sang, xe xịn, lợi danh, tiền bạc… Mặc sức mà vung tay vung chân. Mặc sức mà lèn cho đầy túi tham. Nhiều người sống trong cái sân si tối tăm trong suốt cuộc sống. Trẻ, tiết vịt còn chảy rần rần trong người, hung hăng con bọ xít đã đành. Già, máu tưởng đã phải nhiễm lạnh mà vẫn cứ sân sân si si phát khiếp. Như Bà Margaret Ann Thomas-Irving, 58 tuổi, cư dân ở Hartford, Connecticut chẳng hạn. Từ tháng 10/2002 đến tháng 7/2003, trong vòng chưa đầy một năm, đã một mình cướp nhà băng tới 12 lần. Tổng cộng số tiền cướp được là 19 ngàn đô. Vũ khí của bà chỉ là khẩu súng đồ chơi con nít, hoặc ngon hơn, chẳng súng siếc gì cả chỉ dọa nhân viên ngân hàng là trong ví có súng là họ nộp tiền ngon ơ!


Cướp có nghệ thuật hơn là hai vợ chồng James Roland Clark, 71 tuổi, và Deloris Jane Clark, 66 tuổi, dân Florida. Ông chồng xách một bao cát vào ngân hàng dọa là chất nổ, bà vợ rồ sẵn máy xe chờ ở ngoài cửa. Cướp xong ông chạy ra phóng lên xe vù mất. Nhờ một gói thuốc nhuộm cho phát nổ sau đó cảnh sát mới tóm được hai ông bà già chịu chơi này.

Bà già Connie Parker, 74 tuổi, cư ngụ ở N***au, tiểu bang Nữu Ước vừa trúng số độc đắc 25 triệu. Khi đi lãnh thì, sau khi trừ thuế má, bà cầm tay được 7,3 triệu. Bà ôm chặt lấy tiền, nhất định không chia cho ông chồng Kenneth Parker, 77 tuổi, đang bị ung thư phổi thời kỳ cuối. Ông chồng cho biết là ông đã đưa cho bà 20 đô để bà đi mua số nhưng bà cãi lại bà đã mua số bằng tiền riêng của bà. Ông chồng tức giận đâm hai đơn một lúc. Một đơn đòi chia tiền, một đơn xin ly dị sau 16 năm rưỡi chung sống. Rút cục, cụ đi đường cụ tôi đường tôi, và bà Connie phải thỏa thuận chia cho ông chồng một số tiền không rõ là bao nhiêu nhưng, theo tiết lộ không chính thức, là một phần ba số tiền bà lãnh.

Thất thập cổ lai hy. Hiếm có thiệt ! Sống đã từng ấy tuổi tưởng tay chân đã làm biếng nhấc lên nhấc xuống, ai ngờ vẫn cứ chụp giật như máy. Để làm chi ? Ôm về cõi viên mãn chăng ? Cõi bình an đó có cần những thứ phù phiếm của cõi tạm này không ?


Một cặp vợ chồng già đã trên 80 tuổi mà vẫn khỏe mạnh. Họ ăn uống kiêng khem và tập thể dục hàng ngày. Không may hai cụ qua đời do một tai nạn xe buýt, họ lên thiên đàng và được thánh Phêrô đón tiếp nồng hậu. Thánh Phêrô đưa hai người đi coi nhà bếp khổng lồ, hồ bơi, phòng tắm hơi, sân chơi golf… Lóa mắt vì sự sang trọng của ngôi nhà, cụ ông hỏi thánh Phêrô.

“Chúng tôi có phải trả tiền cho những thứ này không ?”

“Tất cả đều miễn phí, đây là thiên đàng mà!”

Đến giờ ăn, thánh Phêrô đưa hai cụ đến môt phòng ăn sang trọng, thức ăn ê hề. Cụ ông hỏi.

“Thưa Ngài, tất cả các món ăn này cũng miễn phí cả sao ?”

“Tất nhiên!”

Cụ ông lại rụt rè hỏi tiếp.

“Chúng tôi có thể ăn tùy thích, không phải lo ngại dư mỡ, đường, cholesterol chứ ạ ?”

“Không, tôi đã bảo là cụ đang ở trên thiên đường cơ mà! Cụ có thể ăn uống no say tùy thích mà không sợ bị mập phì, đái đường hay nhồi máu cơ tim gì cả.”

Bỗng nhiên mặt cụ ông trở nên đỏ gay, quay sang cụ bà quát to.

“Tất cả do lỗi của bà! Nếu bà không ép tôi phải ăn uống kiêng cữ và tập thể dục hàng ngày thì tôi đã lên đây sớm hơn mười năm rồi!”

Cái cõi mông lung đó đâu phải chỉ có thiên đường. Những nơi khác có vui như vậy không ?

Hai bợm nhậu ngồi bên chai rượu đã cạn quá nửa. Một ông hỏi.

“Ông bạn nghĩ là có thế giới bên kia hay không?”

Ông bạn gục gặc đầu.

“Có chứ! Mà chắc ở bển cũng vui vẻ lắm, nhậu nhẹt lu bù.”

“Sao ông biết?”

“Thì ông thấy đấy. Mấy chả đi có cha nào thèm quay về đâu!”

Dương sao âm vậy… Dân gian vẫn cứ tin như thế. Cái cõi đầy bí ẩn đó được hiểu như là một nối dài của cõi tạm này, cũng có cuộc sống và những cung cách sống cụ thể như nhau. Vậy nên mới có dịch vụ gửi UPS không thiếu thứ gì qua cõi mờ ảo đó. Nhà cửa, xe cộ, quần áo, nồi niêu soong chảo, vàng bạc, tiền đô giấy lớn 100.000, và cả…. điện thoại di động nữa ! Mấy bà thương chồng cũng không quên gửi những nàng hầu trắng trẻo xinh đẹp xuống cho các ông chồng bớt cô đơn. Dĩ nhiên, trước khi hóa vàng, mấy bà không quên rạch mặt, chọc mù mắt hình nhân để thỏa cơn ghen kéo dài qua hai cõi !


Tin như thế bị coi là tin nhảm. Mê tín! Nhưng mâm cơm cúng ngày giỗ ngày tết chắc có ý nghĩa khác. Không ai nghĩ là người từ cõi kia về ăn như chúng ta ăn (cơm canh còn nguyên đó chứ có hụt đi chút nào đâu!) nhưng làn khói nhang ấm áp mời người quá cố về thụ lộc được hiểu như là một cách tưởng nhớ tới người thân đã bước sang cõi khác trước chúng ta. Tấm lòng thương tưởng của chúng ta thể hiện qua cách cúng những món ăn mà người thân quá cố ưa thích khi còn sinh tiền.

Trong nghĩa trang, một ông dọn cơm canh cúng trên mộ vợ. Một ông người bản xứ thành kính đặt bó hoa trên ngôi mộ bên cạnh. Lễ bái, cầu kinh xong, ông bản xứ hỏi ông Việt nam:

“Bộ ông tin rằng vợ ông có thể về ăn được những thức ăn ông cúng như vậy chăng?”

Ông Việt nam bình thản hỏi lại:

“Bộ ông cũng tin rằng vợ ông có thể về ngửi được bó hoa ông đặt trên mộ kia chăng?”

Chỉ một bước ngắn, chúng ta chuyển từ cõi này qua cõi khác. Ai cũng ngại ngần trước nhịp bước vô định này. Cõi tạm, cõi… khách sạn, chúng ta đã quen nếp sống. Cõi thực, cõi… nhà, chúng ta u u minh minh. Cái bước dùng dằng từ một chỗ đứng cân bằng trên mặt đất sang chỗ chênh vênh mây trời là cái bước mỗi con người phải trải qua. Cái điều chắc chắn sẽ xảy ra này chúng ta không muốn nghĩ tới. Càng thêm tuổi, chúng ta càng làm lơ không muốn nghĩ tới. Không nghĩ thì làm sao mà hiểu được.

Thế giới có triệu điều không hiểu

Càng hiểu không ra lúc cuối đời

Chẳng sao khi đã nằm trong đất

Đọc ở sao trời sẽ hiểu thôi. (Mai Thảo)

 

Song Thao

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22688
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/Jan/2024 lúc 10:56am

Hồi Tưởng

 
Sài Gòn xưa trước 75

1/ THUỞ BÉ

Mỗi chủ nhật, anh em tôi thường được bố mẹ chở đi chơi. Chỗ thường ghé nhất là quán kem Givral ở góc đường Tự Do và Lê Lợi. Chúng tôi được chọn món kem hay bánh ngọt mình thích, dù đó là phần mình ăn không hết. Mẹ tôi tiếc của, bảo lựa món nào hai đứa cùng ăn chung được. Thế là anh em cãi nhau loạn xị. Bố tôi chặc lưỡi “ Kệ ! Cứ để tụi nó lựa riêng đi” Mẹ tôi thở dài nhưng khỏi nói cũng biết là anh em tôi sướng đến phát rồ. Chủ nhật mà ! Nhiều khi chúng tôi còn được bố cho mấy đồng cắc để bỏ vào cái máy trong tiệm cho nó phát ra nhạc nữa. Ăn chán, các cụ dẫn chúng tôi qua công viên bên kia đường chơi , nơi có tượng một người lính mặt mũi đen sì, đầu đội nón sắt, tay cầm súng, dáng như đang tiến công. Hồi đó tôi sợ bức tượng này vì gương mặt rằn ri của người lính và vì nó to quá khổ so với đứa bé năm sáu tuổi như tôi. Bức tượng làm tôi nghĩ đến ông khổng lồ chuyên đi bắt con nít về ăn thịt trong truyện Cậu Bé Tí Hon.


Có khi chúng tôi được đi xem phim chưởng hay phim trẻ con nữa. Đến giờ tóc đã đổi màu, tôi vẫn còn nhớ cảnh Bạch Tuyết nằm chết trong hòm kính trong suốt rắc đầy hoa, xung quanh là Bảy chú lùn khóc tỉ tê hay chiếc áo đầm rực rỡ màu vàng Mặt Trời, lấp lánh màu trắng Mặt Trăng và lung linh màu xanh Biển của Công Chúa Da Lừa... Tôi mơ được gặp các diễn viên đó ngoài đời và mơ mình sẽ có những bộ váy đắt tiền ấy. Tối nằm ôm gối, tôi còn ước được nắm tay các chàng Hoàng Tử khôi ngô tuấn tú trong phim, rồi nhắm tít mắt lại cười rúc rích.


Saigon khi ấy, trước khi vào phim chính, người ta hay chiếu phim thời sự. Vài lần tôi nhìn thấy Bố mình trên màn ảnh trong khúc phim này. Số là ông được lãnh Giải Nhất Văn Học Nghệ thuật Toàn quốc của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa nên người ta làm phóng sự. Tôi nhớ Bố tôi mặc complet đen, tóc bôi keo bóng loáng, chải ngược ra sau khoe vầng trán rộng, mắt kiếng gọng sáng, lên bắt tay Tổng Thống. Mấy anh em lao xao “ Bố kìa ! Bố kìa !” cốt để khoe với người chung quanh nhưng rạp đã tắt đèn, chả ai thèm quay nhìn lũ con nít.


2/ TÁC PHẨM ÔNG ĐOẠT GIẢI "Áo Mơ Phai”, miêu tả chi tiết về quang cảnh Hà Nội. Chi tiết đến từng góc phố, từng con đường, từng mùi hương... 

Hà Nội qua ngòi bút của ông đẹp như tranh thế mà Cộng Sản lại BỎ TÙ ông vì tác phẩm này. Giải thưởng từ tay Tổng thống có nghĩa là bố tôi nợ máu với Việt cộng nhiều hơn ai hết thảy.  

Lẽ ra họ nên cám ơn bố tôi 

-đã viết về cái đẹp ở Hà Nội, trong cả một cuốn sách, hàng trăm trang giấy 

- mà ngay chính họ đã từng ở đến bao nhiêu đời vẫn không ra được cuốn nào. 

-Họ gọi ông là nhà văn phản động. 

-Họ thù hằn ông chưa đủ, họ thù luôn cả con cái ông. 

Bà hiệu trưởng trường tôi, Hồ Thị Bảnh, đôi mắt trợn lộ nhiều tròng trắng, môi đen xì và làn da tai tái, làm tôi, dù bé con, đã liên tưởng đến câu ngạn ngữ “Mắt trắng dã. Môi thâm sì. Da thiết bì.”. 

Bà búi tóc củ tỏi, bọc trong miếng voan đen có kẹp tăm chặn sau gáy. Tạng bà thấp, chân vòng kiềng làm dáng đi có vẻ khập khiễng. Bà luôn mặc quần đen, loại vải khi đi đứng sẽ cọ vào nhau nghe sột soạt và mấy cái áo Bà Ba màu lạnh, có hai túi trước bụng. Giờ ra chơi hay trước giờ vào lớp, bà thường ngồi chồm hổm trước văn phòng, hai chân dạng rộng, một cánh tay thả lỏng trên một đầu gối, tay kia chống cằm, cùi chỏ đặt trên gối bên kia, lia mắt vào đám học trò. Trông bà ngồ ngộ so với các giáo viên khác vì họ luôn mặc đồ Tây, có cô giáo còn mặc áo dài đi dạy vào thứ hai đầu tuần, dù phải đạp xe hơn chục cây số.  

Bà nói với học trò và phụ huynh trong trường rằng chị em tôi thuộc “Thành phần gia đình phản động, không nên quen biết.” Bà còn cài cắm ăng ten trong lớp để rình mò tôi.


Thời đó, đầu năm, trường bán rẻ hay phát cho học trò loại tập vở đen sì. Tập năm trước còn mấy trang chưa viết, tôi xé ra , đóng lại thành cuốn tập mới. Nếu có một quyển tập trắng, tôi kẻ thêm hai ba dòng ngoài lề để viết cho đỡ hao giấy và thường dành nó cho môn học hay thầy cô nào mình thích nhất. 

Khi biết bà Hồ Thị Bảnh dạy môn Chính Trị lớp mình, tôi nói bâng quơ với chúng bạn “Tui sẽ dùng cuốn tập đen nhất, xấu nhất để học môn bả.” Vài ngày sau, trong giờ chào cờ, bà nói trước cả trường “ Có em nói không thích học giờ chính trị của tôi, sẽ dùng cuốn tập xấu nhất để viết bài” Tôi run như cầy sấy. Lời bà nói làm tôi giống như kẻ phản động – dám ghét môn chính trị - Tôi sợ bị đuổi học, bạn bè sẽ nghĩ tôi hư đốn, học dở hay phá phách. Tôi sợ bị làm nhục trước cả trường.Cũng may thầy cô giáo bộ môn thường dành cho tôi một mối quan tâm đặc biệt, không rõ vì thấy tôi chăm chỉ hay vì tôi là con của một nhà văn- bị cho là phản động.

Tôi thích đi học và tôi cũng sợ đi học. Trẻ con nào có thể chống đỡ với những đòn thù như thế?


3/ PHẦN THƯỞNG VĂN HỌC của ông có một tấm huy chương hình tròn, mạ vàng ông để lăn lóc trong hộc tủ bàn làm việc. Theo thời gian, lớp mạ vàng tróc hết chỉ còn lộ màu đồng đen xỉn. Có lần bố tôi cầm nó lên bảo “ May mà nó bằng đồng nên còn. Nó bằng vàng thật thì mình đã ăn hết từ lâu.” Ý ông là đã bán nó đi kiếm tiền mua thức ăn vào cái thời gạo châu củi quế.

Một lần công an thành phố, quận, xã, đổ mấy xe hơi lính lác đến khám nhà. Chắc họ muốn tìm những bài hát do ông sáng tác để bỏ tù ông.  

Thời điểm ấy, bài “ Nước mắt cho Sài Gòn” - Sài Gòn ơi ! Ta mất người như người đã mất tên....- đã được phổ biến trên đài VOA và BBC dưới tựa đề “Sài Gòn niềm nhớ không tên” - Bài hát được đưa ra nước ngoài, do một người quen biết, ông cụ tập cho hát và bảo anh nhớ nằm lòng vài ngày trước khi anh đi vượt biên. Lời ca, anh nhớ chữ được chữ mất. Nhạc, nhiều chỗ không đúng. Còn cái tựa, anh quên mất tiêu nên nó được biết đến với một cái tên khác. Mấy bài mới, ông viết ra giấy. Khi nào thuộc thì đốt đi. Không rõ lần đó họ có lục được bài nhạc nào của ông không nhưng họ có chở đi nhiều thùng sách vở, giấy tờ. 

Vào thời điểm này, Hội Văn Bút Quốc Tế thỉnh thoảng có gửi mấy thùng thuốc tây cho nhà tôi và một số văn nghệ sĩ khác để cứu đói. Khi ra bưu điện lãnh hàng, mẹ tôi và các bác thường chào hỏi nhau. 

Đã không còn đường sống, có người cho mình cái ăn, Việt Cộng cũng không bằng lòng. Họ lùng sục xem bố tôi làm gì? Quen biết ai ? Mấy tấm hình khách khứa đến chơi nhà bị họ lấy hết. Họ bơi móc từng cuốn sách , từng khe giường. Hộc tủ riêng của tôi để mấy cuốn nhật ký, viết lăng nhăng tình cảm thuở mới lớn mà tôi rất sợ người nhà đọc được, họ cũng chọc mắt vào, trước mặt tôi. Tôi vừa xấu hổ vừa tức giận khi cái góc riêng tư nhất của mình bị xâm phạm, vừa hãi hùng nhìn cảnh nhà “Ào ào như sôi”. Họ lấy mất tấm huy chương của ông trong lần khám nhà đó. Cụ tôi vốn đã gầy còm, nhìn ông lọt thỏm trong đám công an, an ninh với súng ống, biên bản, tra khảo mà thương. 


Chúng không bắt ông nhưng các bác nhà văn bạn ông bị bắt rất nhiều trong cái ngày định mệnh ấy. Người lạ tránh xa gia đình tôi vì sợ liên lụy. Người quen truyền tai nhau, rằng bố tôi bắt tay với Việt cộng nên tránh được họa ở tù.

Hôm sau và nhiều hôm sau nữa, cả nhà căng mắt chờ một cuộc càn quét kế tiếp. Một tiếng xe chạy từ xa cũng làm mọi người nghe ngóng xem nó có đỗ xịch trước nhà mình không. Những tiếng nói lao xao của người qua đường cũng làm mình sợ đứng tim. Trời về đêm càng căng thẳng hơn khi nghe tiếng chó sủa. Gia đình sống trong tâm trạng sớm muộn gì họ cũng đến lần nữa.


4/ BỐ MẸ TÔI ĐI ĐỊNH CƯ Ở MỸ

Một chàng Việt kiều trẻ về nước, ra Bắc chơi, vô chợ lạc xoong mua đồ cổ. Anh nhìn thấy một mảnh đồng tròn có khắc chữ “ Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu - VNCH” .Tò mò giở lên xem, anh đọc được hàng chữ “ Giải Nhất Văn Học Nghệ thuật– Ông Nguyễn Đình Toàn” Thế là anh mua về chơi rồi post lên mạng hình ảnh món đồ cùng câu chuyện vì sao anh có nó trong tay. 

Trời xui đất khiến thế nào, Bố tôi đọc được mấy dòng chữ ấy. Ông tự giới thiệu và xin được chuộc lại tấm huy chương. Anh đến nhà, trò chuyện rồi gửi tặng lại ông cụ món đồ anh vớ được trong mớ lạc xoong rồi nói: '” Coi như cháu trao giải thưởng cho bác lần thứ hai.'” 

Ly kỳ! Một vật đã mất đi cả hai ba chục năm, lưu lạc từ trong Nam ra ngoài Bắc, vượt trùng dương đến tận Hợp chủng quốc Hoa kỳ để rơi trở lại chính tay chủ nhân của nó. “Của Caesar , trả lại cho Caesar.”

Buồn, vì họ đã đối xử với một nhà văn và tác phẩm của ông như đống ve chai dép mủ. 

Khi đã lớn và đi làm, tôi gặp lại bà hiệu trưởng thù hằn tôi năm xưa ngoài chợ. Vẫn “ Mắt trắng dã. Môi thâm sì. Da thiết bì.” với búi tóc củ tỏi có cài kẹp tăm sau gáy. Chả biết bà có thấy xấu hổ với tôi, đứa con nít bà rắp tâm hãm hại? Nó vẫn còn sống và sống rất đàng hoàng, sạch sẽ.  

Các ông chủ và các đồng chí của bà sau này đã đến tận cái “Gia đình phản động” bà miệt thị khi xưa, không phải một lần mà là ba lần để xin ông cho in lại tác phẩm. Cả ba lần đều bị ông từ chối. Ông bảo “ Các anh bắt tôi còn được, huống hồ gì in sách của tôi, nhưng đã xin phép thì tôi không cho. Bằng không, ghi rõ ngoài đầu trang “Tác giả đã bị bỏ tù vì cuốn sách này.” 


Lần mới nhất, năm 2016, người của nhà sách Phương Nam đến tư gia của ông bên Mỹ, lập lại lời yêu cầu. Ông bảo “ Nếu muốn, các anh phải công khai xin lỗi tôi ”. Ông chả lạ gì họ. Lúc cần thì năn nỉ ỉ ôi. Dăm ba bữa lại trở mặt cấm in hay lại thóa mạ ông. 

Họ nói tại ngày xưa, cấp dưới làm sai chứ họ không chủ trương như thế, sao ông cứ làm khó làm dễ họ. Ha ! Hóa ra bà Bảnh hiệu trưởng đã cố ý làm sai chủ trương của xếp bà.

Giả dụ như giờ đây, tôi thấy bà bị chiên trong chảo dầu sôi dưới bảy tầng Địa ngục tôi có thích không? 

-Không, tôi thấy sợ. 

Giả dụ như tôi thấy con cháu bà thất học, bưng rổ bánh mì đi rảo bán ngoài đường như anh chị em tôi ngày xưa tôi có thỏa mãn không? 

-Không, tôi thấy tội.  

Chuyện người lớn sao bắt con nít gánh chịu ? 

Vả lại, “Lấy oán báo oán....” để làm gì ?  

Hiện, tôi đi dạy Việt ngữ thiện nguyện đã hơn chục năm. Con cái người miền Bắc hay người miền Nam đều được tôi quan tâm như nhau. “Trẻ em như búp trên cành”, chúng sợ từ con sâu cái kiến, nỡ nào để chúng hứng chịu mưa bão, như mình ngày xưa. 

-Đất ngọt, cây sẽ sai hoa, trĩu quả. 

-Đất chua, hoa chột, trái còi.

Nếu phải thù ghét Việt cộng, tôi nghĩ tôi có đủ tư cách để thù ghét họ hơn ai hết thảy 

-nhưng tôi không chọn điều ấy. 


Chuyện qua rồi. Thù hằn chỉ làm chính mình nhớ lại và khổ sở, quằn quại. 

-Khổ thế chưa đủ sao ? 

-Quằn quại thế chưa đủ sao? 


Phải sống đến nửa đời người, tôi mới biết cách giúp cho tâm mình thanh thản bằng việc 

-bỏ qua

-quên đi 

-và tiến về phía trước.  

Cảm nhận đầy đủ và quý hóa những gì mình đang có trong tay, cho nó nhẹ nhàng và ít đau bệnh. 

Thế thôi !


NGUYỄN ĐÌNH PHƯỢNG UYỂN

Con gái Nguyễn Đình Toàn

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22688
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 08/Jan/2024 lúc 9:16am

Sài Gòn Bao Nhớ - Đàm Hà Phú <<<<<<

Trò%20chuyện%20với%20Đàm%20Hà%20Phú%20về%20Sài%20Gòn,%20bao%20nhớ%20...%20ELLE


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 08/Jan/2024 lúc 9:35am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22688
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 09/Jan/2024 lúc 9:28am

Thằng Ăn Cắp Xe Đạp

 

Mùa này trời tối nhanh, Tết sắp đến, trên con đường làng vắng vẻ, hai bên là những mái tranh nghèo xơ xác, thấp thoáng vài ngọn đèn dầu tù mù, nhìn xa như những đốm ma trơi thoắt ẩn hiện sau những hàng rào tre, càng làm tăng cái vẻ đìu hiu, quạnh quẽ. Ở đây, người dân lo ăn cơm cho nhanh trước khi mặt trời đi ngủ để còn thấy đường dọn dẹp và rửa chén; hơn nữa là để tiết kiệm nhiên liệu vì tiêu chuẩn mỗi gia đình một tháng, chỉ mua được 1 lít dầu hôi thắp đèn.

Trong bóng đêm, hai bóng đen đang bước đều bên nhau, người cao lớn hơn đang hăng say vừa vung tay vừa thuyết phục người kế bên làm một việc gì đó, người kia vừa lắc đầu vừa thoái thác. Những căn nhà tranh đang nằm im lìm trong đêm đen như không còn sức sống vì chẳng mấy nhà còn để đèn sáng. Chợt người nhỏ con hơn lên tiếng:

-        Tao run quá mày ơi. Thôi tao về.

-        ĐM, sao mày nhát như thỏ đế. Muốn có tiền mà sợ.

-        Từ nhỏ tới lớn, tao chưa bao giờ làm chuyện này.

-        Tao làm chứ mày có làm đâu. Mày chỉ việc canh chừng bên ngoài thôi.

-        Nhưng tao là đồng lõa.

Nói xong, người kia quay đầu lại, dứt khoát bỏ về, để người cao lớn đứng giữa con đường đất lẩm bẩm chửi thề trong miệng. Hắn ta tiếp tục bước đi trong đêm đen, những bước chân nặng nề như tâm hồn của hắn.

Từ lúc bỏ lại thằng bạn một mình trên đường, thằng nhỏ con vội vàng quay về túp lều tranh trên miếng đất rẫy, rất xa xóm làng, nơi người vợ yêu dấu và đứa con trai mới chào đời được vài ngày. Lòng nó ngổn ngang bao suy nghĩ giằng co. Những bước chân hoang mang bước xiêu vẹo ngang qua khu nghĩa trang của làng. Bụng nó đói meo, cái bao tử cứ sôi lên òng ọc vì từ sáng đến giờ chỉ vài miếng khoai mì luộc trong bụng, còn toàn nước và nước. Nó cứ lê những bước chân vô hồn như thế đến trước căn chòi ọp ẹp lúc nào không hay.

Nó nhìn cánh cửa xiêu vẹo được làm tạm bợ bằng tre, rồi nhìn chung quanh, những cây khoai mì mới cao đến thắt lưng, còn nhỏ lắm, chưa đến ngày nhổ, mờ mờ ẩn hiện trên những vồng đất thẳng tắp. Tết sắp đến rồi mà giờ này trong nhà nó không còn một chút gì để ăn. Nó không dám mơ đến một miếng thịt hay một miếng mứt tết. Nó chỉ mong có thêm vài lít gạo trong nhà. Nó có thể cải thiện bữa ăn bằng cách bắt rắn, thằn lằn, kỳ nhông hay bất cứ một con vật gì sống trên rẫy; rau là những loại rau dại mọc khắp nơi và đọt giây khoai lang, lá khoai mì mà nó trồng chung quanh nhà.

Nâng nhẹ cánh cửa, nó bước vào bên trong. Căn chòi chỉ độc nhất cái đèn hột vịt còn leo lét chút ánh sáng sáng chập chờn trên cái bàn ở góc nhà, soi lên vách cái ánh sáng vàng vọt. Vợ và đứa con sơ sinh đắp mền, đang say ngủ trên cái chõng tre. Không một tiếng động, chỉ thỉnh thoảng tiếng cựa mình của đứa bé kiếm đòi vú mẹ. Vợ nó đang kiệt sức lắm, sinh nở xong, không có cái gì tẩm bổ, chỉ toàn sắn khoai, nên mệt mỏi, ngủ vùi như chết. Nhìn cảnh này, nó cố nuốt ngược nỗi đau vào lòng, thẹn vì mình bất tài, hận vì chung quanh mình ai cũng đói như nhau.

Nó nhẹ nhàng ngồi xuống cạnh giường và đưa bàn tay chai sạm rờ vào đầu tóc rối bù và khuôn mặt gầy gò của vợ. Nó cảm giác ướt dưới mấy ngón tay, hình như vợ nó đang khóc trong giấc ngủ mỏi mệt. Vợ nó trở mình, qua ánh đèn vàng vọt, nó vẫn thấy được những giọt lệ long lanh còn sót lại trong mắt nàng, đứa con trong lòng chợt cựa quậy, khóc đòi bú. Thằng bé đang nhai vú mẹ cố tìm những giọt sữa cuối cùng. Giọng vợ nó yếu ớt:

-        Anh về hồi nào?

-        Về nãy giờ rồi.

-        Có kiếm được cái gì không anh?

-        Bữa nay không ai dám đi nhổ trộm khoai mì nữa vì nghe đâu tụi du kích, công an nó đi lùng dữ lắm. Anh tới nhà thằng bạn ngồi chơi hút vài điếu thuốc rồi về.

-        Thôi vậy cũng đành.

-        Để anh đi nấu cho em nồi cháo nóng, húp cho khỏe.

Tiếng lon sữa bò quẹt vào đáy cái hộp nhựa đựng gạo nhỏ xíu vang lên trong đêm nghe não lòng như những tiếng thở dài hằng đêm của hai thân phận khốn cùng. Vợ chồng nó đã kiếm hết cách rồi, từ đi rừng, bắt cua còng, làm thuê, mót lúa, kể cả đi kéo xe cải tiến, chồng kéo, vợ đẩy cả xe củi, đổ mồ hôi sôi con mắt. Không còn việc gì mà hai vợ chồng không làm. Sắp đến ngày sinh, vợ nó phải nghỉ ở nhà, chỉ mình nó bương chải nhưng vẫn không đủ ăn. Vốn là thằng học trò từ thành phố, đi kinh tế mới về vùng quê vài năm nay, nó đâu biết việc gì mà làm.

Căn chòi hai vợ chồng đang ở là do mấy thằng bạn phụ một tay, cất tạm bợ trên miếng đất rẫy của người bà con xa bên vợ, người ta thương tình cho nó vừa ở vừa trông coi vườn khoai mì của họ. Thời buổi mà con người lúc nào cũng đói, lúc nào cũng nghĩ đến ăn, làm sao để lấp đầy cái bụng; nhận thức không cao hơn bao tử, cuộc sống không bằng một con vật nên hở cái gì là mất cái đó. Người người ăn cắp lẫn nhau để sống còn.

Ăn cháo xong, vợ nó trở lại giường nằm bên con, nó cũng ra nằm trên chiếc giường tre, gian bên ngoài. Cứ lăn qua trở lại cả đêm mà không sao nhắm mắt được. Lúc vừa thiu thiu ngủ thì có tiếng đập cửa, một giọng nói cất lên:

-        Công an ấp. Mở cửa ra.

Nó vùng dậy, kéo chốt và nâng cánh cửa qua một bên. Một đám người võ trang súng ống, đèn pin, rọi thẳng vô mặt nó. Vài ba cánh tay xúm lại trói quặt hai cánh tay nó ra sau. Tên công an ấp nói to:

-        Mày bị bắt vì tội đồng lõa ăn cắp xe đạp.

Chưa kịp định thần thì đám người đã kéo nó đi ra khỏi căn chòi. Quay lại, nó chỉ còn thấy mờ mờ bóng dáng vợ nó đứng vịn cửa nhìn theo, tiếng đứa con trai khóc ngằn ngặt sau lưng. Đó là hình ảnh và âm thanh cuối cùng nó mang theo trong những năm tháng tù đày.

Khi bị chuyển lên công an huyện hỏi cung, nó mới biết rằng, đêm hôm đó, thằng bạn cao lớn đi chung với nó, ăn trộm một chiếc xe đạp, bị người ta phát giác và đuổi theo, phang cho một đòn gánh té lăn xuống đường. Bị đánh đau quá, hắn hèn nhát khai bậy ra nó là đồng lõa, mong người ta thương tình mà bớt đánh đập. Ngay trong đêm, công an xã, ấp đến tận căn chòi bắt nó đi dù thật sự nó không hề đi ăn trộm.

Sau một ngày bị hỏi cung, bị đánh bầm dập, dù không nhận, nó cũng bị bắt ép phải ký giấy nhận tội, còn không thì bị tra tấn dã man. Nó bị tống vào một phòng tạm giam ẩm ướt, hôi hám, nóng bức, nhung nhúc những người tù khác, đủ thành phần. Nó nghĩ chắc đây là đoạn cuối của cuộc đời mình. Cánh cửa tương lai đóng sập lại. Vợ con nó sẽ ra sao? Nó không dám nghĩ tới. Trời ơi là trời! Muốn khóc mà không khóc được. Muốn gào to lên để trời cao đất thấp hiểu được nỗi lòng nó.

Quá tuyệt vọng, nhìn quanh, nó thấy một chai cồn xức ghẻ của một bạn tù vừa được người nhà thăm nuôi. Nó chộp lấy, mở nút chai, uống liền một hơi cạn sạch. Nó lăn ra nền phòng giam, tay chân co giật, dãy dụa, đau đớn, la hét kinh hoàng, mũi, miệng sùi bọt trắng, mắt trợn trừng như con chó ăn phải bã thuốc độc. Có tiếng la kêu cứu, tiếng cửa phòng giam bật mở, người ta khiêng nó ra ngoài và vất nó nằm cạnh phòng hỏi cung.

Người ta cậy miệng và đổ nước vào. Nó sặc sụa, vừa ho vừa khóc, nước mắt lẫn nước bọt dàn dụa ướt cả khuôn mặt. Nó cảm thấy ruột gan bị thiêu đốt, như đứt ra từng đoạn, đau đớn oằn oại; một cảm giác nóng kinh khủng chưa bao giờ nó trải qua, vẫn cứ chạy rần rật toàn thân. Người ta để mặc cái thân hình gầy gò của nó nằm rên la thê thảm như vậy cho đến lúc kiệt sức, nó chỉ còn thều thào qua hơi thở yếu ớt. Bọt nước miếng vẫn tràn ra hai bên khóe mép như bọt xà bông.

Nó ước ao, nó van lạy, nó cầu xin cho được chết ngay lập tức để khỏi phải kéo dài cực hình khủng khiếp này, để nó không còn phải nghĩ đến tình cảnh vợ con nó hiện giờ ra sao. Đầu óc nó mê đi, lẫn lộn mơ với thực. Những hình ảnh hỗn độn, lần lượt lướt qua tâm thức nó trong im lặng sâu thẵm. Một tấm màn đen sụp xuống. Nó chìm vào hôn mê.

Lúc mở mắt, nó thấy mình nằm ở góc phòng giam cũ. Tiếng ngáy đều của các bạn tù lẫn tiếng ho khan của ai đó. Nó biết mình còn sống. Ruột gan nó vẫn còn buốt rát như ai xát muối bên trong, tuy không còn nóng bỏng, nhưng nó thấy cồn cào, nhộn nhạo như có ai vẫn đang cào cấu trong bao tử. Nó muốn ngồi dậy, nhưng cơ thể không còn sức. Cuối cùng nó lấy hết sức bình sinh, chống hai tay ngồi dựa vào tường, mắt nhắm nghiền.

Người ta đưa nó ra trại cưỡng bức lao động. Nó không biết tin tức gì của vợ con và cũng chẳng ai đi thăm nuôi nó. Nó sống như một cái xác không hồn. Ngày đi phá rừng làm rẫy, tối về nó không nói chuyện và không kết bạn với ai cả. Người ta thấy nó hay ngổi nói lảm nhảm một mình, cặp mắt nhìn thẳng phía trước nhưng không thấy ai. Được cái nó rất hiền lành, chẳng làm phiền ai; người nào được thăm nuôi, cho nó miếng đường, cục kẹo, nó nhận và cười hiền lành nói lời cám ơn.

Rồi hai năm trôi qua. Người ta kêu tên nó, đọc lệnh tha. Hờ hững cầm tờ giấy, nó không vui mà cũng chẳng biểu lộ một nét gì trên khuôn mặt đã già đi trước tuổi. Nó bước ra khỏi cổng trại, cái bị cói trên vai, ngơ ngác nhìn quanh, đứng thẫn thờ suy nghĩ hồi lâu, rồi chậm rãi bước đi. Tiền không có để đón xe, nó đi bộ.

Hai ngày sau, về đến làng cũ, nó đứng trước miếng đất rẫy ngày xưa, bây giờ um tùm một màu xanh cây khoai mì và cây Điều, cặp mắt lạc thần ngơ ngác. Nó không thấy nhà cũ, không thấy bóng dáng vợ con mình. Nó ngồi thụp xuống đất, khóc nức nở, khuôn mặt nhòe đi, lấm lem vì nước mắt và bụi đường.

Dân làng dẫn nó đến trước một ngôi mộ đất không ai chăm sóc, mọc đầy cỏ hoang. Người ta kể cho nó nghe, một người đi làm rẫy gần đó, nghe mùi hôi thúi xông lên nặng nề, ông tìm đến căn chòi và thấy hai mẹ con chết nằm kề bên nhau, đứa con trai vẫn còn ngậm vú mẹ. Người ta thương tình, bó chiếu, chôn hai mẹ con cùng một huyệt mồ. Nó ngã vật xuống đất, ngất đi một hồi lâu. Khi tỉnh dậy, cặp mắt nó khô queo, đỏ ngầu những đường gân máu. Nó không còn nước mắt để khóc nữa.

Hôm sau, nó trở lại với một cái cuốc, một cây thánh giá nhỏ, và một bó nhang. Khói hương nghi ngút bên nấm mộ đã được dọn dẹp sạch cỏ và vun đất ngay ngắn. Nó ngồi kế bên, từ sáng cho đến tối mịt, mắt vẫn ráo hoảnh. Nó thì thầm tâm sự, nó nói nhiều lắm, khi cười, khi nức nở, rồi nó nằm ôm ngôi mộ vào lòng. Sau ngày đó, không một ai trong làng biết nó đi đâu và không một ai thấy nó trở về thăm nấm mộ đất đìu hiu, giờ cỏ đã xanh rêu phủ đầy.


Nguyễn Văn Tới

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22688
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 10/Jan/2024 lúc 6:20am

Nỗi Niềm Riêng


Bấm xong cái thẻ giờ, anh lầm lũi đi ra bãi đậu xe vắng ngắt. Làm thêm 2 giờ phụ trội xong mệt lả người. Từ hồi làm job technician tới nay, anh lúc nào cũng đầu tắt mặt tối với mấy cái máy. Pay check có nặng thêm, nhưng phải vác thêm nhiều trách nhiệm mới lên vai. Đúng là tiền nào của nấy. Nhưng hôm nay lòng anh nặng thêm không phải vì đám máy móc phức tạp.


Ngày đó anh như bao nhiêu người di tản, cố chạy lấy mạng. Anh lái chiếc sà lan ra khỏi Tân Cảng đêm 30 tháng Tư. Tưởng chỉ đi tạm lánh nạn, nhưng khi tới Guam thì hy vọng trở về tan như khói đám cháy ở Tân Cảng chiều hôm đó.

Những lo âu mấy ngày đầu bây giờ thành nỗi tuyệt vọng mênh mông. Đứa con gái đầu lòng của anh mới được đầy tuổi tháng trước. Sau những tuyệt vọng thời di tản là những năm tháng cực nhọc trong đời sống tị nạn tại Mỹ.

Anh quen chị ngày đầu khi chị nhận việc chạy máy khu P&L. Đồng hương ở thành phố nầy không là bao nên không bao lâu anh và chị qua lại rất thân thiết.

Những ngày cuối tuần hay lễ nghỉ, chị nấu khi thì phở , khi thì bánh cuốn, rủ vài người bạn và anh tới căn chung cư của chị ăn uống cho vui. Thỉnh thoảng anh thăm dùm nhớt xe, thay dầu hoặc đổi mấy cái bugi xe cho chị.

Tội nghiệp chị, con còn nhỏ phiêu bạt xứ người. Sau cái job quét dọn trong khu đại học xá, chị được sponsor giới thiệu làm ***embly trong hãng anh làm, công việc đỡ cực hơn nhiều. Chị rất thầm lặng, nên phải một thời gian sau anh mới rõ tình cảnh của chị.

Tình cảm của anh và chị phát triển tự nhiên theo thời gian. Ở xứ lạ có nơi nương tựa chị đỡ lẻ loi, vả lại thằng Bé Tí cũng khắng khích với anh lắm. Tình yêu của anh chị tuy vậy không phải chỉ vì những tiện nghi hàng ngày. Anh và chị cảm mến nhau từ nét thanh tao kín đáo của chị, vẻ nhân từ bao dung của anh.

Gia đình gồm 3 người sống rất đầm ấm bắt đầu từ mùa đông năm đó. Anh dọn về chung cư của chị với một ít sách vở và chiếc xách nhỏ gọn gàng. Bộ máy stereo và mấy thứ gia dụng lỉnh kỉnh anh để lại cho thằng room mate.


Cuộc sống êm đềm và ấm cúng. Hàng ngày anh đưa Bé Tí tới lớp giữ trẻ trên đường ra sở mỗi sáng. Cha con khắng khít. Bé Tí không quên "bye daddy" sau khi ôm hôn anh ngọt lịm. Buổi chiều chị đón con về, lo cơm nước tươm tất thì anh về tới. Xong bữa cơm chiều, anh tới trường đại học cộng đồng kéo thêm mấy lớp học đêm.

Chị dọn dẹp nhà cửa, xấp 2 phần cơm trưa cho anh và chị hôm sau. Mỗi tuần 3 đêm chị chở con tới lớp học Anh Văn ở nhà thờ. Những hôm không có lớp, chị ngồi kèm Bé Tí đánh vần, hoặc mẹ con cùng giở mấy quyển sách hình nhi đồng. Chị dợt lại mấy chữ mới học được bằng sách của con. Còn Bé Tí thì thích mấy hình Pooh lắm, con gấu mập với hũ mật đầy.

2 năm sau, anh chị mua được một căn nhà. Dọn nhà lần này cực hơn lần trước nhiều. Anh phải dọn những thứ lủng củng, từ mấy cái lọ chị rửa sạch để dành, tới cái chậu rau thơm bà Giàu cho làm giống tháng trước. Còn chị thì vui ra mặt. Có an cư mới lạc nghiệp được. Chị định sanh thêm đứa nữa.

Khi Tí Hon ra đời, anh làm xong cái bằng cán sự và được hãng cho làm technician. "Chồng Tách (tech), Vợ Ly (***embly)" không gì hơn. Hạnh phúc thật là trọn vẹn.


Mấy năm nay anh chị gởi quà về nhà đều đặn. Những sấp vải xoa xuống tận Houston mua. Những lọ dầu xanh thứ thiệt. Thuốc Tylenol hũ trăm viên. Bịch bột ngọt nửa ký. Rồi tới mấy hũ kem dưỡng da. Kem đánh răng Colgate. Khi gởi tiền về được thì anh chị đỡ hơn, khỏi lo gói bọc. Anh chị chia nhau vui mừng tin nhà. Cha mẹ, anh chị em đều bình an và cuộc sống đỡ cực nhọc nhờ những thùng quà quí báu. Số tiền anh chị gởi về được dùng làm số vốn nhỏ giúp gia đình tạo dựng công việc mưu sinh.

Có những bao thơ màu xanh lợt viền đỏ, xanh, trắng với những trang giấy mỏng màu ngà đầy những hàng chữ thân yêu được đọc kín đáo hơn. Anh chị chia nhau lặng lẽ những dòng chữ viết về nổi nhớ thương của người vợ và đứa con không nhớ được mặt cha. Những dòng chữ của người mẹ kể lại nổi khó khăn trăm dặm thăm nuôi đứa con trai tù cải tạo ngoài Việt Bắc.

Chị là nữ sinh Đồng Khánh Huế thanh tao và nhỏ nhẹ với ước vọng trở thành một cô giáo hiền. Sau năm đầu sư phạm, chị gặp người hùng lực lượng đặc biệt ghé Huế thăm bạn, người anh họ của chị. Cuộc tình người hùng và giai nhân kết thúc vẹn toàn. Sau khi chị tốt nghiệp 2 năm sư phạm, người hùng và giai nhân lấy nhau. Chị theo chồng về một tỉnh lỵ ở cao nguyên gõ đầu đám trẻ khờ.

Bé Tí chào đời vào mùa hè đỏ lửa khi cuộc chiến tàn khốc nhất. Người hùng nhờ may mắn vẫn toàn mạng sau những sứ mạng hiểm nghèo. Nhưng vận nước cao hơn. Khi cao nguyên thất thủ, chị không được một tin tức gì của ba Bé Tí. Sợ hãi và hoang mang, chị cùng Bé Tí theo 1 gia đình người bạn di tản về Nha Trang và sau đó vào Sài Gòn nương náu gia đình người bác. 30 tháng tư, thêm một lần di tản kinh hoàng. Cùng gia đình người bác, chị và Bé Tí ngàn dặm ra đi.


Phần anh, gia đình riêng của anh trước ngày ra khơi cũng là chuyện canh cánh bên lòng. Từ hồi bụng nặng, vợ anh về ngoại chờ nằm ổ. Khi sanh xong ngoại giữ lại luôn, lấy cớ anh đi công tác thường xuyên, mẹ con so yếu không ai săn sóc.

Tân An cũng không xa xôi gì, anh đi lại thăm nom không khó khăn. Tháng bé Thu đầy thôi nôi, ngoại cũng chưa chịu cho đi, thương con, thương cháu. Anh tính chuyến nầy về bến sẽ đem vợ con lên Sài Gòn ngay. Tình hình không khả quan chút nào. Mất cao nguyên. Rồi Đà Nẳng. Rồi Nha Trang và duyên hải. Chiến lược tử thủ miền Nam, anh thấy không hy vọng gì.

Tổng thống từ chức. Sài Gòn giới nghiêm. Anh chỉ đủ thời giờ quay tàu khỏi Tân Cảng. Anh ra khơi đêm đó với hy vọng sẽ trở về.

Tới Mỹ lòng anh nặng trĩu. Chán chường. Một trời lạc loài. Ngày về đón vợ con chỉ là ảo mộng. Trôi theo dòng định mệnh. Một người bạn cũ kéo anh về ở chung. Rồi anh cũng phải tìm việc làm. Kiếm sống. Cuộc đời phải xuôi theo - Life must go on. Bây giờ anh không còn những cảm giác nặng trĩu nữa, nhưng hy vọng tìm lại vợ con cũng không còn.


Bức thơ hôm đó mang con tem Mã Lai với địa chỉ Red Cressent không đề tên người gởi. Hàng chữ viết tên anh rất quen nét. Nét chữ đó anh không bao giờ quên. Run run anh xé vội bao thơ. "Anh thương mến..." Anh như bay bổng. Vịn tay vào thành ghế, anh không thở nổi. Bao nỗi vui mừng. Trời thương anh. Trời thương vợ con anh. Vợ và đứa con gái đầu lòng của anh đã an toàn tới trại tị nạn ở Mả Lai sau 10 ngày trôi nổi biển đông. Anh mừng quá.

Chị nhìn anh theo dõi từng nét mặt đổi thay, từ ngạc nhiên đến mừng rỡ. Rồi anh ôm chầm lấy chị. Chị cũng vui theo với nổi hạnh phúc của anh. Bé Tí và Tí Hon đứng ngơ ngác nhìn cha mẹ.

Những ngày kế tiếp, anh rối rắm trăm bề. Chị vẫn lặng lẽ với những công chuyện hàng ngày. Vẫn chăm sóc anh và 2 đứa con như bao nhiêu năm nay. Anh thương sự nhẫn nại của chị vô cùng. Anh thương chị vô cùng.

Bức hình vợ anh gởi tới từ Pulau Bidong, con bé có đôi mắt tròn to dễ thương của mẹ và cái sống mũi cao đều đặn của cha. Người mẹ với nét mặt hiền hòa chịu đựng. Chịu đựng nuôi con bao năm chồng xa cách. Nhìn bức hình ấy, chị quyết định trả anh lại cho má bé Thu.

Trên bãi đậu xe trống vắng hôm đó, lòng anh mang nặng một nỗi niềm riêng.

 

Chúc Chân

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22688
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 11/Jan/2024 lúc 10:03am


Sáng sớm cuối tuần, ít người phải đi làm, ít người muốn ra khỏi nhà khi bên ngoài lạnh dưới không độ. Trời vào Đông, năm nay suốt từ tuần cuối thu, nhiều đợt tuyết nối nhau đến. Tối hôm qua, tuyết lại rơi thêm. Lớp tuyết mới phủ dày kín một lớp trắng tinh lên trên các lớp tuyết rơi từ hơn hai tuần nay, gặp lạnh không tan được. Hầu hết các tiệm quán ở khu Little Saigon, của thành phố Vancouver này, cũng bị ảnh hưởng thời tiết vắng khách hơn.

Hai người mới vào quán vừa ngồi xuống, người đàn bà đã quay sang bàn kế bên, ngạc nhiên

- Ủa!... sao hai ông bà còn ở đây?!... Năm nay không dìa ăn Tết à?

- Đi chứ!...

Bà bạn trả lời rồi hất mặt về hướng người đàn ông ngồi đối diện mình, đang lua cặp đủa vun đầy sợi mì vào miệng, nói tiếp:

- Chỉ tại ổng cứ bảo chờ "xeo" thêm, rốt rồi mua hỏng được cái vé nào hết!

Lột cái nón len dầy để lên mớ áo khoát ngoài nằm trên ghế bên cạnh mình, bà nói không chờ quay lại nhìn bạn mình:

- Thiếu cha gì vé, Bà!

- Ai hỏng biết vậy! Nhưng vé "xeo" kia kìa!... họ bảo chờ qua Giáng Sinh...

- Qua rồi! Mua chưa? ... Tui với ông này lấy xong chuyến bay tuần tới.

- Vậy à! Tui cũng tuần tới đây! Mà bà bữa nào bay?

- 14 tây. Còn bà?

- Tui cũng 14 tây!

- Hãng nào vậy?

Ông chồng hớp miếng trà rồi xen vào đỡ lời cho vợ:

- E chai na!

- Vậy là cùng máy bay rồi!... 13 triệu 7 phải hong?

Nghe bạn hỏi, bà quay sang lườm ông chồng đang ăn:

- Sao rẻ quá vậy!

- Ông bà trả hết bao nhiêu?

Người chồng lờ đi tia mắt sắc lẻm của vợ, gắt nhỏ:

- Lo mà ăn cho xong đi, nguội lạnh hết rồi!

- Ừ thì tui ăn đây chứ!

Nói xong, bà quay sang bàn vợ chồng người bạn, khẽ hất mặt và đưa mắt liếc nhanh về hướng ông chồng mình, hạ giọng:

- Ổng nói với tui tới 16 triệu hai lận!

- Ối!... xê xích chút đỉnh mà, bà ơi!

- Hứ!... hai triệu chớ ít oi à!

- Sớm chậm một chút, có khi hên, sui thì mua giá mắc... cuối năm mà, thiên hạ ai cũng muốn dìa ăn Tết!

Ờ!

“... cuối năm mà, thiên hạ ai cũng muốn dìa ăn Tết!”

Thiên hạ rất đúng!

Nhưng sao thằng Hai chợt nghe nghẹn thở. Nước từ mũi nén nghẹt xuống cuống họng. Mở mắt, mắt cay xè.

Nước! … Nước mặn đắng! … Nước đen ngòm!

Bản năng của một sinh vật vùng vẫy trước cái chết, thúc đẩy hai chân nó chòi đạp để ngoi lên bên trên mặt nước. Sự sống hối hả tìm lại sinh khí cho buồng phổi. Nước theo không khí len vào mũi, tràn vào miệng. Cái mặn đắng của muối trong nước biển làm nó sặc sụa. Giòng máu kịp mang dưỡng khí đến khối óc cho nó choàng tỉnh để biết mình đang còn sống, để nó thêm kinh hoàng khi thấy chiếc ghe của mình đã bị hai tàu hải tặc Thái húc gãy đôi. Một nửa thân ghe mang khối động cơ đã chìm mất biệt trong lòng đại dương. Chỉ còn mũi ghe nhấp nhô trên đầu sóng biển…. Ôm tấm ván vụn của chiếc ghe, nó bơi đi. Cứ bơi. Giữa đại đương mênh mông, chẳng biết đâu là bến, hướng nào là bờ. Cứ bơi. Bơi qua đêm đen. Lắm lúc nó tưởng sẽ được chết. Chết như đã nghĩ đến, khi vượt biển, thà được chết trong biển trời tự do. Nhưng rồi, trưa hôm sau, Ơn Trên đã cho chiếc tàu đánh cá thấy nó để cứu vớt, cho nó còn sống để biết 73 thuyền nhân cùng ghe, cùng trốn thoát ngục tù cộng sản, giờ chỉ có 17 người được vớt lên và đưa vào bến bờ tự do ở Mã Lai.

Rót thêm chút nước trà nóng, đưa lại gần vợ nó:

- Trà nóng, em!

Nhìn vợ mình ngồi yên lặng nghe chuyện Tết của người ta, thằng Hai chợt nghe nhói trong tim.

Tết lại đến!

Gần bốn mươi năm rồi còn gì! Sang đây, làm người ly hương, hai đứa mới biết nhau và rồi nên vợ thành chồng. Vợ chồng nó tỵ nạn cộng sản, sống ở xứ người lâu hơn thời chào đời và lớn lên ở quê hương Việt Nam của mình. Hơn bốn mươi năm rồi, từ khi cộng sản cướp miền Nam tự do, hai đứa nó có ngày nào đúng nghĩa là Tết đâu!

Tết như ngày xưa ấy!

Tết trong an bình tự do như thời Sài Gòn còn là Sài Gòn!

Tết như kỷ niệm thật êm đềm của nhạc sĩ Trịnh Lâm Ngân đã ghi lại:

"ôi nhớ xuân nào thuở trời yên vui
nghe pháo giao thừa rộn ràng nơi nơi
bên mái tranh nghèo ngồi quanh bếp hồng
trông bánh chưng ngồi chờ sáng
đỏ hây hây những đôi má đào"

Từ khi bọn cộng sản tráo trở, xua quân giết người, biến những ngày an bình đón Xuân của dân tộc thành cuộc thảm sát Tết Mậu Thân. Tết nhắc nhớ lắm tang tóc, thương đau. Tết đã không còn là những giây phút an bình, nhất là cho những người khoác áo trận, nơi tuyến đầu. Lời nhạc đã làm biết bao những người lính như nó thấm thía vô vàn, buồn nát lòng khi "Xuân Này Con Không Về".

Hơn bốn mươi năm rồi còn gì!

Nơi xứ người, mỗi năm khi Tết đến, cơm chay để Rước Ông Bà cũng là giỗ nhớ ngày cha, mẹ, anh và em của vợ nó, cùng tất cả thuyền nhân trên con tàu đã mất tích từ năm 80. Từ đấy, Tết đến đã không còn là niềm vui đón Xuân sang cho vợ nó, cho nó và cho các con… Ngày giỗ mà!

Để thoát khỏi gông cùm của chế độ cộng sản man rợ, gần triệu xác người vượt biển tìm tự do đã nằm trong lòng biển, hay bị vùi dập trên hoang đảo. Biết là bao nhiêu cho đúng, hàng trăm ngàn người vượt rừng đã bỏ xác.

Vết thương tỵ nạn cộng sản chưa bao giờ lành, hãy còn rỉ máu.

Thảm cảnh người dân ồ ạt chạy trốn cái “nhà nước” và quân tự xưng là “giải phóng” và can đảm chọn cái chết vì tự do hơn là phải sống trong chế độ man rợ; tuy không sao kể ra được hết, đã thật sự lột trần tất cả các mặt nạ xảo trá của Việt cộng, của đảng cộng sản Việt Nam. Đảng và nhà nước cộng sản vô cùng bối rối kinh hoảng trước dư luận thế giới. Phạm Văn Đồng, thời làm Thủ tướng chính phủ của cái nhà nước gọi là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, đã quá độ bực tức mà lấp liếm và xấc xược tuyên bố với phái đoàn doanh thương và báo chí Mỹ, cùng các truyền thông thế giới, tại Hà Nội vào ngày 31-10-1985 rằng: “những người vượt biên, vượt biển là bọn chạy trốn tổ quốc, là bọn đĩ điếm, trộm cướp”

Đồng và cái đảng bất nhân của ông ta muốn nói gì thì cứ nói, nhưng rõ ràng là nhà nước cộng sản đã không thể giấu diếm, che đậy được nỗi sợ hãi tột cùng, trước làn sóng vượt biên tìm đến Tự Do của dân chúng trong nước!

Dĩ vãng, tự nó phai mờ theo thời gian!

Hàng chục năm nay, đảng cộng sản cứ luôn miệng khuyến dụ người tỵ nạn cộng sản hãy quên đi quá khứ. Thế nhưng, quá khứ tội ác của đảng cộng sản, tự nó đã ghi vào lịch sử bằng máu và nước mắt của dân tộc Việt Nam. Hơn nữa, tội ác của đảng cộng sản không phải là quá khứ, không phải chỉ có trong quá khứ mà vẫn tiếp diễn đến thời điểm hiện tại.

Kẻ phạm tội vẫn chối bỏ tội phạm, tất nhiên tái phạm tội ác!

Trên bàn có tờ báo cũ; nó mượn để đọc, khi mới vào quán. Tờ Thời Báo, số báo đã ra từ hôm cuối tháng 9. Trang bìa hình màu tươi sáng rực rỡ, dành cho tin mừng với chú thích "Freedom at last - VOICE Canada và 19 đồng bào tỵ nạn bị lãng quên ở Thái Lan gần 30 năm qua đặt chân lên bến bờ Tự Do hôm Thứ Sáu 23/09 tại phi trường Toronto."

Người tỵ nạn bên người thiện nguyện với nụ cười trên môi, niềm vui trong ánh mắt! Có trẻ thơ còn bồng trên tay. Có người như chị Lê Thị Ba, sĩ quan huấn luyện viên của trường Nữ Quân Nhân thuở nào, là một phụ nữ trẻ trung khi vượt biển năm 1989; nhưng nỗi nhục nhằn, gian truân trong cuộc sống lưu lạc, không tương lai trên đất Thái, đã sớm biến chị Ba thành một vị cao niên gầy yếu!

Trang trong, qua bài Người Vẫn Cứu Người, tác giả Nam Lộc có ghi lại:

"lúc ngồi trên chuyến bay từ Los Angeles đến Thái Lan qua ngã Hong Kong, tôi ngỡ ngàng khi nhận ra gần nửa chỗ ngồi là người Việt Nam từ Hoa Kỳ về thăm quê hương, ai cũng ngạc nhiên khi nhìn thấy tôi tưởng là bạn đồng hành và hỏi thăm rối rít “làm sao mà ông dám về VN”? Tôi nói đùa “đoán trước chuyện gì sẽ xẩy ra cho nên tôi chỉ mua vé một chiều”!

Hình ảnh trên làm tôi chợt nhớ đến một câu hát của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng trong nhạc phẩm “Kinh Khổ”: “Người về một ngày một đông hơn, người đi càng lúc càng thưa dần”!

Người về một ngày một đông hơn!

Trong những người về, chắc có người cũng đã từng phải thì thầm bàn chuyện "chôn dầu vượt biển"!

Bây giờ, câu chuyện “dìa ăn Tết” lời qua, tiếng lại, oang oang, rộn rã, nghe vui như ngày đang là Tết!

Người ta hớn hở bàn nói, từ các chiến tích vô cùng khéo léo để lòn lót tờ đô-la nơi cửa quan cộng sản ở phi trường, đến những kinh nghiệm ăn chơi trên khắp miền từ

Nam ra Bắc. Họ dặn dò nhau đừng mang nữ trang thật, cùng những cách cất dấu tiền bạc, và những con số tiền bạc là tiền hàng trăm ngàn, bạc triệu…

- Em uống thêm cà-phê.

Thằng Hai đưa tách cà phê sang vợ nó. Hai đứa nó chia nhau tách cà phê. Vợ nó không biết uống cà phê, nhưng từ khi thương nhau, cũng thích chia với nó vị đắng cùng chồng. Vị đắng của cà-phê hôm nay bổng dưng sao nghe đắng quá, vô duyên quá!

- Mình đi nghen em!

Thằng Hai nói nhỏ với vợ. Hai đứa cùng rời quán ăn.

Trời mùa Đông. Trời vẫn lạnh. Ngoài này, buổi sáng yên bình, coi vậy mà dễ chịu hơn trong quán…

Mẹ Việt Nam ơi!
“Con biết bây giờ mẹ chờ tin con
khi thấy mai đào nở vàng bên nương
Năm trước con hẹn đầu xuân sẽ về
nay én bay đầy trước ngõ
mà tin con vẫn xa ngàn xa”

Bùi Đức Tính
 

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22688
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 12/Jan/2024 lúc 9:08am

Từ Giã… Một Mùa Đông 

Top%20với%20hơn%2080+%20ảnh%20phong%20cảnh%20mùa%20đông%20đỉnh%20nhất%20-%20Go%20Ahead

"Yêu một khắc để mang sầu trọn kiếp

Tình mười năm còn lại mấy tờ thư"

...

Rượu chẳng ấm mưa hoài chăn chiếu lạnh

Chút hơi tàn lay lắt ngọn đèn khuya"

(Lá Thư Ngày Trước- Vũ Hoàng Chương)


Quang ngầy ngật bên chai rượu mạnh Chivas trên 40 độ, rót đầy ly rồi uống từng hụm nhỏ, nhâm nhi cho đến hơn nửa chai mà vẫn không để ý; đầu óc choáng váng vì nồng độ cồn cao của rượu, bồn chồn lo nghĩ, muốn đưa ra một quyết định mà mãi vẫn không làm được, không cam lòng! 


Từ ngày hai vợ chồng Quang về hưu, ông 68, bà 65, cả hai đều muốn biến những chuỗi ngày còn lại của mình là những ngày nghỉ ngơi, du lịch, hạnh phúc để bù lại cho 40 năm làm việc cật lực, kiếm tiền nuôi gia đình, con cái. Nay các con đã lớn, thành tài, lập gia đình, hai ông bà mới nghĩ đến cuộc sống của riêng mình. Chuyến du lịch đầu tiên sẽ là những nơi gần gũi trong nước Mỹ trước, từ tỉnh nọ đến tỉnh kia, rồi từ từ sẽ đi xa sau.

Một cuối tuần trời hơi se lạnh, mùa đông mới bắt đầu nhưng thật đẹp, nắng ấm, ông bà chuẩn bị lái xe từ Boston trên tuyến đường 20 đến thăm kỳ quan thiên nhiên của Yellowstone, Hoa Kỳ. Đến gần thác nước lớn nằm phía bên kia đường, bà Quang vui sướng reo lên như đứa trẻ:

-        Ồ cảnh chỗ này đẹp quá, mình dừng lại chụp vài tấm hình, nghỉ chân rồi đi tiếp nhe anh!

Ông Quang vui lây với lời đề nghị của vợ, vội vàng quay đầu xe lại tìm chỗ đậu, con đường lúc ấy rất vắng vẻ chả có xe nào cả khuất sau quả núi lớn dài, ông chủ quan làm U-turn qua bên đường đối diện để quành lại; bất thình lình một xe tải đi khá nhanh, lao vun vút vì thấy đường vắng, ông không trở tay kịp lúc đang quay đầu xe, chiếc xe tải cũng thắng không kịp tông ngay vào phía bà Quang ngồi, tiếng thét thất thanh của bà vang lên cùng tiếng va chạm thật mạnh của hai chiếc xe, hất ông văng ra khỏi xe và tất cả tắt lịm sau đó. Bà bị chấn thương nặng ở đầu, cả hai ông bà máu me khắp cơ thể, đều được xe cấp cứu đưa vào nhà thương.

Một tháng sau, ông đã bỏ nạng vì vết gẫy ở chân đã lành, và vết rách ở trán cũng hàn lại, còn bà thì mãi trong tình trạng hôn mê sâu, bác sĩ đề nghị :

-        Chúng tôi xin lỗi đã hết cách, bà nhà đã bị chết não, nếu ông ký vào tờ giấy này thì gia đình ông cho phép chúng tôi rút ống thở để bà ra đi nhẹ nhàng…

Ông bàng hoàng lặng người, cố nói trong tiếng nấc nghẹn :

-        Không được, tôi không ký, không chấp nhận rút ống thở đâu… Em à, hãy tỉnh lại đi mà! Anh không thể rút … không thể đâu! Lỗi tại anh… làm ơn cứu vợ tôi!

Bác sĩ đứng bên cạnh ông một lúc để trấn an rồi lẳng lặng bỏ đi ra ngoài.

Ông quằn quại đau đớn khổ sở, bứt tóc vò đầu, khóc lóc tự trách bản thân; bà vẫn nằm im bất động hai mắt nhắm nghiền.

Mỗi ngày người y tá đều thấy ông thất thểu, buồn hiu, xách một gà men cơm vào nhà thương, ngồi ăn cùng bà, nói chuyện cho bà nghe, kể những điều ông đã làm trong ngày, vừa cười vừa nói trong nước mắt; ông cầm tay bà đặt lên môi má ông, rồi hôn bàn tay bà nói trong nước mắt :

-        Mình chưa kịp đi chơi xa, chưa kịp hưởng những thú vui của cuộc đời thì em đã nằm xuống, nguồn vui của anh giờ đã không còn nữa… Con cái đã về thăm em, chúng bằng lòng để anh quyết định rút hay không rút ống cho em, anh làm sao có thể làm nổi đây!... anh biết em vẫn nghe tiếng anh nói, có phải vậy không? cho anh biết em vẫn nghe anh nói chuyện phải không?

Dòng nước mắt bà nhè nhẹ chảy ra từ hai khóe mắt, ông vuốt mái tóc trắng của bà, mừng mừng tủi tủi:

-        Anh biết mà, em vẫn nghe anh nói đấy chứ, hãy cố tỉnh dậy nhé, hãy cố tỉnh để cùng anh sống tiếp cuộc đời này, anh không thể sống thiếu em; ngôi nhà của chúng ta sẽ rộng thênh thang, anh như bị lạc trong ấy, không biết phải làm gì, anh chỉ muốn mãi ngồi ở đây với em thôi…

Bỗng cô y tá xuất hiện một cách bất đắc dĩ ngay cửa phòng :

-        Ông ơi, bệnh viện đã hết giờ thăm bệnh, ông về đi rồi mai sẽ vào tiếp nhé!

Ông bịn rịn chia tay bà mà lòng không nỡ rời đi. 

Về đến nhà, vừa bước vào cửa, đã thấy đèn đóm bật sáng choang, trong bếp mùi thơm của món gà chiên mà ông thường rất thích ăn bốc ra thơm phức, ông nhanh chân vào xem.

Cô Bình, người hàng xóm sống cách nhà ông vài căn xuất hiện với nụ cười bẻn lẻn, chiếc tạp dề đeo phía trước ngực, cô chuyển giọng lo lắng khi thấy dáng ông mệt mỏi ngay cửa bếp.

Ông đang vô cùng ngạc nhiên khi thấy cô Bình trong nhà mình, thay vì ông lên tiếng hỏi thì cô đon đả trước :

-        Anh Quang, anh mới đi thăm chị về đó hả? chị lúc này có khá hơn không?

Ông lắc đầu héo hắt :

-        …Bà ấy…bà ấy vẫn vậy, vẫn nằm yên với đôi mắt nhắm nghiền… Nhưng…

-        Nhưng sao hả anh? Chị cử động được hả anh?

-        Không! bà ấy hình như hiểu tôi nói chuyện, nghe tôi nói…

-        Sao anh biết?

-        Khi tôi nói thì bả… chảy nước mắt!

Nói đến đây, Quang không thể kềm nổi xúc động, hai dòng lệ nóng hổi chảy ra trên khuôn mặt cằn cỗi bơ phờ của ông. Bình để tay lên vai ông trấn tĩnh:

-        Anh Quang nè! Mỗi người một số… Anh và chị có của ăn của để, làm việc cực nhọc, mà không có số hưởng hết cái mình làm ra… Anh phải chấp nhận số phận, chứ anh cứ đau lòng mỗi ngày như thế này làm sao sống tiếp? em nghĩ nếu anh không phấn chấn lên thì nay mai cũng gục ngã thôi!.... Em… em là hàng xóm của anh chị, đến với anh chị thường xuyên khi còn khỏe, bây giờ thấy anh gặp nạn chả lẽ không giúp? Cả cái xóm nhà này ai đi chợ gặp em đều hỏi về anh chị, mà em có biết gì hơn họ đâu ... Lúc nãy thấy ông phát thư đi qua, ổng định đưa thư gì đó mà cần chữ ký của anh mà anh không có nhà, nên em làm bộ nói là người nhà của anh để nhận thư cho anh. Rồi tính để thư ngay phía sau nhà cho anh, vừa ra sau thì thấy nhà anh mở cửa toang hoang, chắc sáng anh đi gấp quá quên khóa cửa nhà, em mới vào làm dùm cho anh bữa cơm chiều…

-        Cám ơn cô Bình nhe, cô làm tôi ngại quá! …hay là cô mời chú qua đây ăn cơm với tôi luôn?

-        Dạ chồng em đi làm xa tuần này rồi… anh cứ dùng cơm đi,…Em về!

-        Thôi cứ ở lại ăn với tôi chứ, ai mà làm cơm xong lại bỏ về vậy, sao tôi dám ăn.

Một tuần liên tiếp, vì chồng đi làm xa nên cô Bình rảnh chạy sang giúp ông Quang làm cơm chiều, an ủi nỗi buồn thiếu vắng vợ của ông.

Bỗng một hôm, như thường lệ Bình đến làm cơm cho ông Quang, mở cửa ra đã thấy dáng ông ngồi một mình với chai rượu mạnh trên bàn, đầu tóc rối ren, hai con mắt thâm quầng như chưa từng chợp mắt cả đêm, ông gục xuống bàn, khuôn mặt nhợt nhạt.

Bình vội vàng đến lay ông :

-        Anh Quang!... Anh Quang… anh có sao không?

Thấy ông nằm yên bất động, Bình liền đưa tay lay vai ông, cả người ông mềm nhũn, đổ xuống đất, cô hốt hoảng ráng đỡ ông ra sofa cạnh đấy nằm. Cô vào nhà tắm tìm cái khăn ướt để lau mặt cho ông tỉnh, cô phát hiện ra một cái ly chỉ còn chút nước nhưng bên trong có một chất màu trắng đọng lại ở dưới đáy ly; cả người run lên khi cô nghĩ có thể ông Quang buồn chán đã nghĩ quẩn, cô vội vàng bấm số phone gọi ngay xe cấp cứu đến nhà đưa ông vào bệnh viện ngay lập tức và cũng không quên đem theo cái ly có chất bột trắng ấy.

Đúng như cô nghĩ, ông Quang đã muốn quyên sinh! Kết liễu cuộc đời bất hạnh ở đây!

Sau vụ tự tử không thành, ông Quang bỗng đổ quạu, thấy cô như cái gai trong mắt, lúc nào cũng có sự hiện diện của cô trong nhà, ông không thể nào làm chuyện ông muốn.

Ông đã bực tức hét thẳng vào mặt cô:

-        Cô làm phiền tôi quá,… Hãy mặc tôi!... về đi!

Bình bực tức uất nghẹn, quay lại nhìn ông, nước mắt quanh tròng:

-        Có bao giờ anh nghĩ cuộc sống này rất quý không? nếu anh chết đi…ai sẽ chăm sóc cho chị trong nhà thương? Và sẽ có người rất đau khổ khi anh bỏ thế giới này…

-        Chả còn ai yêu thương tôi nữa đâu, con cái mỗi đứa ở thật xa bận bịu. Không còn ai cần tôi nữa cả!... Tôi thật vô dụng!

-        Sao anh biết là không có ai cần anh chứ? Chỉ tiếc là trái tim anh không chịu mở ra đó thôi!

-       

Bình không thể nói hết được tâm sự thầm kín của mình nên bỏ vào bếp với đôi mắt nhòa lệ, vẫn ở lại bên cạnh ông, nấu đồ ăn ngon cho ông, dỗ ông ăn uống đúng giờ giấc, tẩm bổ cho ông, ông đi đến đâu cô cũng đòi đi theo, với lý do không muốn ông cô đơn rồi làm điều dại dột!

Ngay khi vào thăm vợ, cô Bình cũng đi với ông vào thăm bà. Bà vẫn nằm yên trên giường với những sợi dây cắm chằng chịt, khuôn mặt thật thanh thản, đôi mắt nhắm nghiền, đôi môi vẫn đượm hồng, cô Bình tự động ngồi bên xoa nắn chân tay cho bà, còn mang theo bộ đồ làm móng vào, làm cho bà tươi đẹp hơn, điều này làm ông thật cảm động, trái tim xao xuyến, ông thầm cảm ơn cô đã tận tình chu đáo với vợ chồng ông quá.


Từng chút một, những hành động nhỏ của Bình đã làm ông Quang cảm thấy mang ơn cô, bớt buồn hơn và chấp nhận cái định mệnh xót xa ấy! Bà thực sự đã từ giã những người thân, sống trong sự u mê riêng rẽ, còn ông sẽ phải sống tiếp những ngày tháng còn lại trong cô đơn.

Một buổi chiều sau khi từ nhà thương về, tay xách theo chai rượu Chivas với nồng độ cồn 46, ông vui vẻ nói với Bình :

-        Hai anh em mình hôm nay lai rai cho quên đời nhé!

-        Dạ thôi, em không biết uống đâu, anh cứ tự nhiên đi.

-        Ăn đồ ăn ngon của em làm mà không có chút rượu tôi thấy thiếu thiếu cái gì đó, em cứ uống với tôi chút chút thôi, chứ có ép em phải uống nhiều đâu mà lo.

Thế là ông Quang thì uống ly đầy, còn Bình thì uống ly nhỏ. Trong cơn ngà ngà say, Bình nói:

-        Em … em thấy tội nghiệp anh Quang cứ bận rộn ra vô nhà thương, hay…từ nay anh để em lo cơm nước việc nhà cho anh luôn nhe…

-        Anh… sợ người ta nói ra nói vô thấy em đến nhà anh hoài, trong khi chị chưa khỏe, còn chồng em thì lại vắng nhà…

-        Anh biết đó, chồng em chả lúc nào có nhà cả, khi mình cần đến thì hắn đang lái xe đường trường, còn khi có nhà thì lại bận bạn bè, thiệt chán! … Mà chả lẽ … anh ráng chịu đựng khổ sở lẻ loi từ bây giờ đến cuối đời hay sao? anh phải than khóc đau đớn suốt đời còn lại hả? … anh phải sống cho anh chứ! Anh đau khổ 3,4 tháng nay cũng đủ lắm rồi, không thay đổi được gì đâu! Anh buồn khổ vậy, chị có khỏe lại được không? hãy sống cho anh! ngày nào em cũng nghe anh than thở thật em cũng rầu rĩ lắm luôn!

Quang bỗng ngẩng đầu lên nhìn Bình, lần đầu tiên ông mới để ý đến người con gái đã vì mình, lo lắng cho mình từ mấy tháng nay không công, không trách móc, không đòi hỏi gì cả, vì lý do gì nhỉ? Tình hàng xóm? Tình người?...Ừ chắc thế! Cho là tình …nhân loại đi!

Bất chợt trong men say, Quang thấy Bình thật đẹp với mái tóc uốn cong lượn nhẹ, dài ngang vai màu nâu sáng, dưới ánh đèn vàng trong gian bếp nhỏ ấm cúng, ánh mắt cô như toát lên vẻ man dại liêu trai, ông cười đưa tay lên chạm khuôn mặt cô, thầm thì:

-        Em đẹp lắm! cái đẹp thật khó cưỡng!

Bình giữ chặt bàn tay Quang đặt trên má mình:

-        Em … em … muốn được chăm sóc cho anh…

Quang hình như chả còn nghe Bình nói gì nữa, những ly rượu Chivas quá đà từ nãy giờ như đốt cháy cả người ông, nóng ran, ông ngật ngừ muốn cởi bỏ tất cả cho bớt vướng víu, rồi té xấp xuống chả biết gì nữa cả. Hai mắt ông nhắm lại và để mặc cho Bình muốn kéo lết thân thể ông vào phòng trên lầu hay dưới nhà cũng mặc. 

Khi rượu đã rã, Quang tỉnh dậy nửa đêm, thấy nhức đầu, loạng choạng ngồi dậy để tìm ly nước; giật mình thấy Bình đang nằm cạnh mình trên cùng một giường, cùng đắp một chiếc mền và hơi thở nàng toàn mùi rượu nồng nặc, ông vén nhẹ chiếc mền để bước xuống đất thì mới hay là cả hai người không một mảnh vải trên người!

Quang lo lắng, không biết rõ ràng đã xảy ra chuyện gì, không biết … Bình có ý thức được chuyện đã xảy ra đêm qua không! 

Cố nhớ lại những ngày tháng cũ khi vợ còn khỏe, bà hay mời bạn bè đến nhà làm party ăn uống, vợ chồng Bình là hàng xóm cách nhà hai vợ chồng Quang không xa, chồng lái xe đường trường, lấy hàng hải sản từ Main giao khắp nơi trên đất nước Hoa Kỳ, nên ít khi có mặt ở nhà, Bình là một cô gái khoảng 50, có chút nhan sắc, làm đồ ăn khéo và nhận đến nhà làm nail cho khách. Bà Quang cũng hay gọi Bình đến làm móng nên hai người quen nhau khá thân thiết.

Bà Quang xem Bình như cô em gái nhỏ, điều gì cũng nhờ Bình làm hết, riết rồi bà đặt đồ ăn hàng tháng ở nhà Bình luôn cho khỏe, nấu cho nhà Bình thì nấu luôn cho nhà bà, rồi giao cho bà vào mỗi sáng, bà chỉ hâm lại cho chồng, thành ra Bình rất sành những món chồng bà Quang thích ăn.

Quang dù ở tuổi 68, hay chơi thể thao, đánh tennis nên dáng người rất chuẩn, khỏe và cơ bắp săn chắc, Bình đã có lần nói với bà Quang khi hai chị em ngồi xem mấy ông đánh tennis ngoài sân:

-        Chị Quang nè, anh coi tướng còn “ngon cơ” quá, chị mà không giữ thì có ngày bị xẩy mất đó nhe!

Bà Quang lúc ấy, cười vang tự tin:

-        Hahaha, em ơi tụi chị lớn tuổi rồi, ảnh cũng biết phải quấy chứ em, đâu còn trẻ nữa đâu mà phiêu lưu, phiêu lưu thì sẽ mất hết, chia đàn xẻ nghé thì chả lợi cho ai cả! Tụi em trẻ thì thay đổi được, lớn tuổi rồi không ai muốn thay đổi nữa, mà chỉ muốn chấp nhận như thế thôi… Còn em? Em và chồng hạnh phúc chứ?

-        Chồng em nhỏ hơn em 2 tuổi, chàng chưa chin chắn lắm, với lại tụi em cũng chưa có con cái, ở với nhau đó nhưng vẫn chưa đăng ký kết hôn… Thật ra tụi em lấy nhau sớm quá, hai đứa không hiểu nhau nhiều, nếu bây giờ cho em được làm lại thì em thích lấy người lớn tuổi hơn em để họ hiểu và bảo bọc em…

Quang nhớ lại vợ và Bình đã từng ngồi tâm sự với nhau, kệ cho chàng đi qua đi lại xung quanh, hai người vẫn tiếp tục nói không chút đắn đo.

Quang sực nghĩ:

-        Hay là… Bình đã có ý mến chàng từ trước, không nói ra, nên bây giờ thời cơ đã đến?


Chàng quay lại ngắm người con gái đang ngủ vùi trên giường chàng, thật êm đềm hạnh phúc lắm.

Chàng đưa tay vuốt vài sợi tóc lòa xòa che mất khuôn mặt bầu bĩnh của nàng, đã bốn tháng nay, nàng tự nguyện đến với chàng, nấu ăn, đi chợ, coi sóc nhà cửa, làm cơm cho chàng đem vào nhà thương thăm vợ, đã thế còn bị chàng hất hủi mắng nhiếc năng nhẹ…

Chả lẽ đó không phải là … tình yêu sao?

Nàng đã bất kể những lời đồn thổi, dị nghị của những kẻ rỗi nghề để đến với chàng với tấm lòng, tâm huyết và trái tim của kẻ đang yêu!

Trong phút chốc Quang cảm thấy yêu nàng con gái ấy, muốn đền bù cho nàng những thiệt thòi mất mát từ mấy tháng qua. Quang mang ơn nàng đã vực chàng dậy từ một hố sâu mất mát đau khổ, đã thổi luồng sinh khí mới, cho chàng tìm lại cuộc sống màu hồng mong manh còn lại vào cuối đời.

Chàng quyết định sẽ sống nốt những chuỗi ngày cuối đời một cách vui vẻ nhất với người con gái đã kiên quyết vì chàng.

Lần đầu tiên, Quang rút một điếu thuốc, ngồi ở một chiếc ghế cách xa giường ngủ, cảm động ngắm nàng ngủ thật an lành như nàng tiên đã được ông Trời cử xuống vỗ về cuộc đời bất hạnh của chàng.

  

Sỏi Ngọc
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22688
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 13/Jan/2024 lúc 10:21am

Cái Tóc, Gốc Con Người 

CÁI%20RĂNG%20CÁI%20TÓC%20LÀ%20GỐC%20CON%20NGƯỜI

Tóc em dài, em cài hoa thiên lí,
Mĩm miệng cười, để ý anh thương.

Người VN, rất chú ý đến mái tóc, nếu không, đã không có những câu ca dao trữ tình như:

Tóc mai sợi vắn, sợi dài,
Lấy nhau chẳng đặng, thương hoài ngàn năm.

Khi gặp một người, chỉ cần nhìn cái răng, cái tóc, cộng với làn da là ta có thể đoán được tình trạng sức khoẻ của người này.

Có nhiều thắc mắc về chuyện rụng tóc, tóc bạc. Bài viết này không nhằm mục đích đi sâu vào chuyên môn. Tác giả chỉ muốn nhấn mạnh về khía cạnh sinh lí của sợi tóc, giúp độc giả hiểu được sự khác biệt giữa phát triển bình thường và không bình thường của tóc, từ đó suy ra xem mình có vấn đề với tóc hay không, để đi gặp bác sĩ.

Mái tóc có các nhiệm vụ sau:

1-Giảm thoát nhiệt qua da đầu: áp dụng, mùa đông phải đội nón, giúp cơ thể ấm hơn, nhất là người trọc tóc.
2- Bảo vệ da đầu, mặt, cổ tránh tác động của tia UV.
3- Làm đẹp và lôi cuốn đối tác (cái này hại bạn lắm đây!)

Nhưng chuyện bảo vệ có thể thay bằng cái nón, còn chuyện sói đầu có ảnh hưởng lớn tới tâm lí con người, vì người ta coi việc sói đầu là sự bất thường, dấu hiệu của tuổi già, thiếu sức khoẻ, vì gợi đến hoá trị, xạ trị do bịnh ung thư.

Mỗi năm, dân chúng tiêu tốn hàng tỉ đô la để làm đẹp mái tóc.


1- Chu trình phát triển bình thường của một sợi tóc:
Tóc mọc từ một nang , nằm trong hạ bì (xin nhắc, da gồm 3 lớp, từ ngoài vào trong: biểu bì, trung bì, hạ bì hay còn gọi là lớp dưới da). Có một tuyến mồ hôi, tiết chất dầu, làm cho tóc mượt mà, nằm trong hạ bì và một cơ nhỏ làm dựng tóc (khi sợ hãi để dựng tóc gáy chơi)


2- Cuộc đời của sợi tóc trãi qua 4 giai đoạn:

a- Giai đoạn mọc (anagen): kéo dài từ 2 đến 6 năm, (trong khi tuổi của lông mày, lông mi là từ 1 đến 6 tháng ), chiếm đến 90-93 % số lượng tóc trên đầu, trong giai đoạn này tóc dài 1cm mỗi tháng, còn lại 7-10 % thuộc các giai đoạn sau.
b- Giai đoạn thoái triển (catagen) trung gian giữa giai đoạn mọc và giai đoạn nghỉ, kéo dài 2,3 tuần.
c- Giai đoạn nghỉ (télogen) kéo dài 100 ngày.
d- Tóc rụng (exogen).

Ở giai đoạn anagen, đã có sự hình thành một nang tóc mới, để đẩy sợi tóc cũ lên dần, và sau cùng rụng ra ngoài.

Để tìm nguyên nhân tóc rụng sớm, người ta nhổ tóc, so sánh các giai đoạn anagen, télogen, tìm tỉ lệ của các giai đoạn này.

Như vậy, cùng một lúc, trên mái tóc, các sợi tóc ở nhiều giai đoạn khác nhau.


3/ Có bao nhiêu sợi tóc trên đầu?

Có khoảng 100.000 – 200.000 sợi, do đó, có người tóc rậm, có người tóc thưa, tuỳ theo di truyền.


4/Tóc rụng bao nhiêu sợi mỗi ngày?

Trung bình, khoảng 50-100 sợi (có sách nói 80 sợi) mỗi ngày. Do đó, khi hút bụi, thấy đầy tóc trên sàn nhà là chuyện bình thường. Người nhiều tóc, có khi rụng tới 200 sợi mỗi ngày (đây là trường hợp ngoại lệ). Như vậy trong gia đình 5 người, có 250 tới 500 sợi tóc rụng mỗi ngày là chuyện bình thường!

Xin nói rõ, ở đây là một gia đình son trẻ, chứ trong chùa hay nhà toàn ông già bà lão không thôi, thì tóc đâu mà rụng nhiều như vậy.

Khi có bầu, cơ thể tiết ra nhiều kích thích tố, sinh nhiều tóc. Sau khi sinh, lượng kích thích tố giảm đột ngột, gây mất nhiều tóc. Vậy thì, ở giai đoạn hậu sản, khi thấy cả nùi tóc trong bồn tắm hay trên cây lược chải đầu thì chớ có sợ hãi, đó là chuyện bình thường sau khi sanh con trong vòng 3-6 tháng. Sau tháng thứ 6, nếu tóc tiếp tục rụng trên 100 sợi mỗi ngày thì mới coi là bất thường, cần gặp bác sĩ để tìm nguyên nhân.


5- Tóc rụng bất thường:

Có 2 kiểu rụng tóc khác thường 1/ Rụng tóc toàn đầu, 2/ Rụng tóc giới hạn một vùng (ví dụ kiểu Alopécia aérata).

Cần phải phân biệt tóc rụng bất thường ở giai đoạn phát triển nào của sợi tóc: giai đoạn mọc (anogen) hay giai đoạn nghỉ chờ rụng (télogen) vì nguyên nhân rất khác nhau.


6- Nguyên nhân rụng tóc bất thường:

6.1: Rụng toàn đầu.
a/ Rụng tóc ở giai đoạn nghỉ (télogen)
Do mất nhiều máu (xuất huyết vì nhiều lí do)
Nhịn ăn để ốm (thiếu protéine)
Thuốc : Coumadin, Héparine để chữa các bệnh đông máu, Propanolol, Vitamine A
Sốt cao (kinh nghiệm VN, sau khi bị sốt thương hàn, tóc rụng rất nhiều) cường tuyến
giáp, thiểu tuyến giáp.
Stress vì mỗ.
Stress vì tâm lí.
Bịnh nặng như Lupus
b/ Rụng tóc ở giai đoạn mọc tóc (anogen)
Sau hoá trị, xạ trị ung thư, tóc sẽ mọc lại.
Nhiễm  độc thuốc Arsenic.
Nhiễm độc thuốc chuột có chứa Thallium.
c/ Mất tóc dạng mối ăn (do bịnh Syphilis, giai đoạn 2)

6.2:Mất một vùng tóc:

Sói kiểu di truyền ở cả đàn bà lẫn đàn ông do Androgen.
Chứng rậm lông ở phụ nữ (Hirsutisme).
Alopécia aérata (mất tóc từng vùng).
Thói quen ngồi đâu nhổ đó, hoặc nhổ tóc ngứa.
Sói vì tóc bị căng do thắt bính thấy ở người da đen.
Sói do sẹo vì nhiểm trùng gây ra bởi nấm, virus, vi trùng, hoặc sẹo do Pemphigus,
Sclérodermia Lupus, Lichen planus.
Ung thư di căn, ung thư da dạng Basal cell.


7-Tại sao tóc bạc?

Trong sợi tóc có chứa mélanin, do các tế bào mélanocytes tiết ra.
Có 2 loại mélanin:
7.1: Eumélanin: màu đen nâu, nhiều ở người da đen, ít ở người da vàng.
7.2 Phéomélanin: từ vàng đến đỏ, ở ngừơi da trắng.
Khi lượng mélanin giảm theo tuổi đời, sợi tóc sẽ không còn đen nữa, thành ra bạc 50 %. Người lớn hơn 50 tuổi, có 50 % tóc bạc là chuyện bình thường.

8/ Tại sao người còn trẻ mà tóc đã bạc?

Phần lớn là do di truyền, không thuốc chữa.
Hoặc do thiếu các chất kẽm, đồng, vit B, B12, vit E. Chữa bằng cách bù các chất bị
thiếu.
Do hút thuốc lá, chữa bằng cách ngưng thuốc lá.
Điểm hết sức quan trọng, cần phải nhấn mạnh là stress làm bạc đầu là có thật, chứ không phải là huyền thoại.
Câu chuyện Ngũ tử Tư, đại phu nước Sở, sau một đêm trằn trọc vì lo nghĩ, đầu bạc trắng, lính canh cửa ải không nhận ra, giúp ông lọt qua ải.
Câu chuyện hoàng hậu Marie Antoinnette, vợ vua Louis 16, của nước Pháp, trước khi bị chặt đầu, tóc bà bạc trắng vì lo sợ, được sách sử ghi lại rõ ràng.
Các nhà khảo cứu Mỹ và Brazil, làm thí nghiệm trên chuột, gây stress bằng cách làm chuột đau đớn, chuột tiết ra CDK, chất này tác dụng lên tế bào mầm của mélanocyte làm giảm tiết mélanin, sau vài ngày, các mélanocyte bị chết và điều này có tính vĩnh viễn, nghĩa là suốt đời còn lại, chuột đen thành chuột bạch. Bài khảo cứu này được đăng trên tạp chí Nature danh tiếng nhất hoàn cầu.
Tóc mọc được điều hoà bởi Androgen (kích thích tố nam) cho cả 2 phái nam& nữ. Tétostérone kích thích làm mọc lông nách và vùng mu.
Dihydrotestostérone (DHT) kích thích râu càm và đặc biệt là làm rụng tóc, chính vì đặc tính này, kỷ nghệ dược phẩm chế thuốc gội đầu cho thêm chất phong bế (blocker) DHT , hi vọng sẽ giúp mọc tóc.
Dầu gội đầu có thêm Rogain (minoxidil ) 2%-5% để giúp mọc tóc.
Thuốc Finasteride, ngăn sự biến đổi từ Tétostérone thành DHT cũng được dùng để chữa tóc rụng.
Nếu không thành công với các phương pháp kể trên, vì lí do thẩm mỹ, thì phải đi cấy tóc, tuy tốn kém, nhưng hiệu nghiệm.
Về phần tóc bạc, nếu sau khi đã loại các nguyên nhân chữa được, mà thất bại, chỉ còn cách là nhuộm tóc.
Đặc biệt xin nói thêm về Hà thủ Ô, vì có nhiều thắc mắc về loại thuốc bắc này, mà nhiều người nói rằng nó là thần dược, tôi xác nhận là có hiệu quả, thật ngoạn mục, vì trong gia đình tôi có người đã dùng và hiệu quả thật rõ ràng, nhưng xin chớ đụng tới thứ này, vì nó cực độc cho gan, có thể làm chết người vì gây viêm gan do thuốc (hépatotoxic).
Nên nhớ, tất cả các thuốc mà ta dùng phải theo nguyên tắc đầu tiên là vô hại (primum non nocere).
Tóm lại, để có mái tóc đẹp, phải biết nâng niu từng sợi tóc, không làm tổn thương các sợi tóc, bằng cách đừng chải tóc quá mạnh bạo, không nhổ tóc gọi là tóc ngứa, vì nó sẽ không mọc lại được nữa khi bị nhổ sớm trước chu kì bình thường. Tránh trì kéo các sợi tóc như thắt bính quá căng. Khi thấy tóc rụng nhiều quá 100 sợi/ ngày phải đi gặp BS để tìm nguyên do.
Đừng lo nghĩ thái quá vì sẽ bị bạc đầu, nhưng không lo nghĩ sao được ở thời covid 19 này? Xin chấm dứt bài này bằng mấy câu thơ lãng mạn của nữ sĩ Sương Mai:
Em gởi cho anh sợi tóc mây,
Với lòng yêu mến vẫn không phai.
Gởi anh một chút mùi hương tóc,
Là cả ân tình anh có hay?

Ôi ! Anh nào may mắn quá !


Bs Tăng Quốc Kiệt


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 13/Jan/2024 lúc 10:23am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 194 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.581 seconds.