Bài mới Thành viên Lịch Tìm kiếm Hỏi/Đáp | |
Ghi danh Đăng nhập |
Âm nhạc | |
Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Âm nhạc |
Chủ đề: VIDEO NHẠC | |
<< phần trước Trang of 124 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 26/Aug/2023 lúc 8:27am |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 30/Aug/2023 lúc 11:44am |
Nghệ Sĩ Tùng Lâm: Danh Hài Cuối Cùng Của Miền Nam Yêu DấuNghệ sĩ Tùng Lâm (file photo) Tháng Tám 2023, nghe tin nghệ sĩ Tùng Lâm lại đau. Từ 10 năm nay, các chứng bệnh trong người của ông cứ thay nhau làm khó tuổi già khiến nghệ sĩ lẫy lừng từng làm cho Việt Nam cười ngả nghiêng giờ đây không thể nở nổi một nụ cười. Ông cứ im lặng gượng chịu những cơn đau ập đến qua từng ngụm nước. Saigon Nhỏ vừa có cuộc viếng thăm và chia sẻ với gia đình trong ngôi nhà nhỏ ở đường Ngô Tùng Châu (nay là đường Nguyễn Văn Đậu), quận Phú Nhuận. Năm sau, theo đúng trên khai sanh, nghệ sĩ Tùng Lâm bước vào tuổi 90, và là danh hài cuối cùng trong những gương mặt tài danh của nền sân khấu-kịch nghệ Việt Nam Cộng Hòa còn sót lại. Những tên tuổi, và là bạn bè thân thiết với ông, như Khả Năng, Phi Thoàn, Xuân Phát, La Thoại Tân… đều đã rời trần thế ra đi từ lâu. Có lần, lúc còn khỏe, nhắc về những người bạn và thời oanh liệt trên sân khấu, nghệ sĩ Tùng Lâm nói trong giọt nước mắt chực rớt xuống “Mấy người đó bỏ tui đi hết rồi. Có lúc ngủ nằm mơ thấy họ ngồi với nhau cười nói, rồi quay qua hỏi tôi là ‘sao lâu quá chưa thấy lên đây?’, tôi giật mình ngồi dậy mà bần thần, vì không biết lúc nào đến lượt mình”. Nghệ sĩ Tùng Lâm sinh Tháng Ba 1934 tại Sài Gòn, trên giấy khai sinh lúc đó còn ghi là Liên Bang Đông Dương. Ông gốc người Hoa, tên thật là Lâm Ngươn Phẩm. Tuy là người Hoa truyền đời, nhưng đến đời ông, thì không còn biết đọc, biết nói tiếng Hoa nữa, và yêu thương Sài Gòn như quê hương duy nhất của mình. Gia đình nghệ sĩ Tùng Lâm là dòng dõi trọng chữ nghĩa. Tất cả 10 anh chị em của ông đều được đi học và khuyến khích làm người trí thức. Ba của ông làm nghề luật sư và nghiêm khắc trong việc giáo dục con cái. Dòng họ Lâm Ngươn tỏa đi khắp nơi sau năm 1975, trong đó có người chú là ông Lâm Ngươn Tánh (1928-2018) là Thiếu tướng Hải quân của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Ông Tánh cũng là người tham gia cuộc hải chiến Hoàng Sa chống Trung Cộng trên cương vị Phó Tư lệnh Hải quân kiêm Tư lệnh chiến dịch. Do gia đình nề nếp nên thú ham mê sân khấu từ nhỏ của ông Tùng Lâm bị ba ông cấm tiệt, không cho tập tuồng diễn trò. Chỉ có anh chị là thương, giấu ba, để đứa em út ca hát. Thậm chí người chị thứ chín còn bí mật rèn luyện ông đánh đàn mandolin, mà người cha sau này bất ngờ khi thấy ông cầm đờn biểu diễn. Năm 1948, thấy có cuộc thi hát của Đài Pháp Á, tuyển lựa giọng ca thiếu niên, ông Tùng Lâm quyết đi thi và được anh chị theo bí mật cổ vũ. Sau khi đoạt giải nhất với bài An Phú Đông, ông dè dặt báo tin cho ba mình biết. Mới đầu người cha giận định đánh đòn vì thấy con cứ đi theo nghề đờn ca hát xướng, nhưng rồi khi biết ông Tùng Lâm đoạt giải nhất thì đành thở dài, cho theo số phận. Bà Thu Trang, người vợ sau này của ông kể rằng, chỉ từ khi đoạt giải thi hát, ông mới chính thức tập hát, tập trình diễn ở nhà, chứ trước đó, toàn trốn ra đồng để tập hát, sợ bị la. Tới năm 1952, ông lại chiếm giải nhất trong cuộc thi tuyển ca sĩ cho Đài Sài Gòn với bài Tiếng dân chài của tác giả Phạm Đình Chương. Từ đó, ông mới chọn nghệ danh là Tùng Lâm. Ít ai biết là nghệ sĩ Tùng Lâm từng có ban tam ca, cùng với nghệ sĩ Vân Hùng và nhạc sĩ Lam Phương. Ông Lam Phương lúc đó tập tành sáng tác nhưng chưa ra mắt tác phẩm mà chỉ nhập cuộc sân khấu bằng trình diễn. Cả ba ông hát cũng ăn khách, nhưng ông Tùng Lâm nhìn lại mình, nhận ra rằng với vóc dáng không cao ráo và cũng không đẹp trai như các tài tử lúc bấy giờ nên ông nghĩ mình cần tìm ra một con đường riêng và cuối cùng xin nghỉ. Tùng Lâm – Túy Hồng –
Xuân Phát – Vân Hùng (file photo)
Từ đó, sự nghiệp của danh hài có chiều cao chưa tới 1m55, nhỏ con, lanh lợi và có lối diễn xuất duyên dáng với cái môi trề bắt đầu cuộc chinh phục khán giả miền Nam. Bằng sáng tạo, với các câu chuyện thú vị hài hước của thể loại Standup Comedy, pha trộn một số tiểu xảo sân khấu, cái tên Tùng Lâm rực sáng ở các sân khấu miền Nam. Đến giữa năm 1958, trong một đại nhạc hội có tên “Minh tinh – Quái kiệt” tổ chức trong khuôn viên Dinh toàn quyền Norodom, nghệ sĩ Tùng Lâm được chính thức quảng cáo với biệt hiệu Tiểu quái kiệt Tùng Lâm. Tại sao là Tiểu quái kiệt? Theo lời nghệ sĩ Tùng Lâm, quái kiệt thật sự của sân khấu Việt Nam, có thể nói cho đến bây giờ, chỉ có duy nhất là nghệ sĩ Trần Văn Trạch (1924-1994), em của nhạc sĩ Trần Văn Khê (1921-2015). Giai đoạn thuở nhỏ lúc còn lang thang ở các gánh hát, ông có đi theo học nghề nghệ sĩ Trần Văn Trạch. Ông học được từ ông thầy này rất nhiều ngón nghề. Sự nghiệp phát triển mãi đến về sau vẫn có nhiều thứ ông rút tỉa từ những bài diễn của nghệ sĩ Trần Văn Trạch. Đặc biệt trong loạt chương trình Tiếu Vương Hội phát trên truyền hình và ghi âm, những kiểu gây cười bằng cách bắt chước các loại âm thanh, tiếng động cũng từ ông thầy Trần Văn Trạch. (file photo) Là người luôn có nhiều sáng kiến trình diễn, nghệ sĩ Tùng Lâm đứng ra tổ chức các đại hội tiếu lâm hài hước (theo cách nói của ông), quy tụ nhiều cây hài hàng đầu Việt Nam cùng tham gia, tạo ra cơn sốt với khán giả. Đi cùng sự phát triển xã hội dân chủ ở Việt Nam từ thời Đệ nhất sang Đệ nhị Cộng Hòa, các tiết mục biểu diễn của nghệ sĩ Tùng Lâm ngày càng đi vào đời sống với các câu chuyện, ngôn từ châm biếm xã hội, phê phán đời sống. Không chỉ sân khấu, vào lúc truyền hình ở miền Nam phát triển, nghệ sĩ Tùng Lâm được mời tổ chức các tiết mục trình diễn thường xuyên trên đài, ghi âm kịch hài, đóng phim, đi biểu diễn ca nhạc… Gần như lĩnh vực nào ông cũng tham gia và được tán thưởng. “Thời đó, ổng làm ra tiền ghê lắm. Sau mỗi lần đi diễn, hay đóng phim là ôm bao tiền về đổ vô tủ gạc-măng-rê (garde-manger), không đếm nổi. Rồi đi chơi hay đánh bài, ông cứ xách cái Samsonite, ém tiền vô cho chặt rồi mang đi”. Bà Trang kể, “Thời đó đâu có ai nghĩ sẽ tới ngày 30 Tháng Tư, nên có tiền thì cứ xài thôi”. Trong thời kỳ miền Nam sản xuất phim màu và màn ảnh đại vĩ tuyến, nghệ sĩ Tùng Lâm tham gia cùng các bạn diễn Khả Năng, Thanh Việt và La Thoại Tân trong bộ phim Tứ quái Sài Gòn. Đây là một trong những bộ phim được báo chí Philippines, Nhật Bản, Hong Kong nhắc tới như một hiện tượng. Theo tâm tình của Châu Tinh Trì, vào lúc thực hiện phim Đội bóng Thiếu Lâm (2001), các “miếng” diễn hài của các danh hài Việt trong phim này được Châu Tinh Trì nghiên cứu rất kỹ, đặc biệt là kiểu diễn của nghệ sĩ Tùng Lâm, để áp dụng trong trường đoạn trên sân bóng. 30 Tháng Tư 1975 là cột mốc khó quên với tất cả nghệ sĩ miền Nam. Với ông Tùng Lâm, đó cũng là lúc ông không thể tự nhiên lên sân khấu được. Dù được miễn quân dịch Việt Nam Cộng Hòa do một lần đi diễn thời thanh niên, ông bị xe quẹt làm gãy tay, nhưng không có nghĩa là ông thoát khỏi danh sách lớp văn nghệ sĩ cần bị kiểm soát. Bạn thân của ông, danh hài Thanh Hoài, làm nhân viên Cục Xây dựng Nông thôn – một cơ quan mà chính quyền mới vô cùng không thích – bị ngừng diễn hoàn toàn, cho đến khi qua đời vào năm 2014 ở Sài Gòn. Lý do là kịch bản hài khi lên sân khấu, khó kiểm soát hơn ca nhạc hay văn chương, và hơn nữa, hài luôn rơi vào tình huống bị xét nét bởi ngụ ngôn và các câu ẩn dụ. Xã hội lúc đó căng thẳng và không biết đùa. Nghệ sĩ Tùng Lâm, thời biểu diễn sau 1975 (file photo) Nhờ người quen giới thiệu, từ năm 1983, ông về miền Tây, Hậu Giang để tham gia vào đoàn trình diễn của tỉnh. Thấy ông giỏi quản lý, quen biết nghệ sĩ và biết tổ chức chương trình, phía đoàn hát giao cho ông chức Phó đoàn, tức làm hết mọi việc, thay cho lãnh đạo. “Hầu hết nghệ sĩ cũ (trước năm 1975) phải chịu thôi. Mình đã nhất định theo nghề thì dù là cực khổ cách mấy cũng phải vượt qua”, ông Tùng Lâm nói. Ông chọn về quê vì ít bị rầy rà, và ngoài đi diễn thì còn được đoàn hát cho ăn cơm ngày hai bữa, đỡ cực hơn rất nhiều người. Cũng nhờ ẩn nhẫn mà nghệ sĩ Tùng Lâm sống được với nghề hơn mười năm, và gặp người vợ thứ hai của mình là diễn viên Thu Trang trong đoàn (người vợ đầu của ông là nghệ sĩ Bạch Lan Thanh, hiện vẫn còn ở Sài Gòn). Nghệ sĩ Tùng Lâm là người không muốn rời xa quê hương. Ông thương Sài Gòn từ những ngày lang thang tập hát đớt đát cho đến lúc đã là một nghệ sĩ thượng thừa của miền Nam, và ngay cả lúc đau yếu hiện nay. Ông không muốn rời xa, ngay trong giai đoạn đời mình khó khăn nhất. “Nếu chết thì tôi muốn được chết ở quê hương Việt Nam”, ông có lần tâm tình vậy. Bà Trang kể khi ở miền Tây, nhiều người hâm mộ thấy ông cực quá nên đề nghị cho ghép đi chung vượt biên mà không cần tiền bạc gì hết nhưng ông trằn trọc rồi từ chối. Có lúc, ông nói sợ mình đi không gặp được đứa con gái trong lúc còn gia đình với nghệ sĩ Bạch Lan Thanh, có lúc ông tin đời sẽ phải có lúc đổi thay… nhưng chung quy, điều giữ ông lại, là ông sợ cô đơn và phải lìa xa nơi ông đã sinh ra. Bà Trang và con gái chăm sóc hàng ngày cho ông Tùng Lâm (ảnh: Tuấn Khanh) Trong thời gian đi Mỹ diễn tái ngộ bà con, tôi có đến viếng mộ nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ, thấy ông ấy nằm đó cô đơn quá, lạc lõng quá. Tôi cũng đã đến thăm người bạn diễn thân thiết năm xưa, danh hài La Thoại Tân, ở viện dưỡng lão. Khi trở về Việt Nam, đọc báo biết tin La Thoại Tân qua đời. Tội quá! (ông khóc…). Tứ quái Sài Gòn: Khả Năng, Thanh Việt, La Thoại Tân chết hết rồi… Chị Túy Hoa, Phi Thoàn cũng “đi” rồi chỉ còn lại một “thằng quái” này, ông lại khóc khi nhắc đến. Đầu thập niên 1990, đời sống ở Việt Nam có cởi mở hơn. Nghệ sĩ Tùng Lâm quay lại Sài Gòn và cộng tác với một số hãng đĩa để ghi âm tiết mục hài, nhập cuộc đi diễn sân khấu cùng với những người cùng thời như quái kiệt harmonica Tòng Sơn, danh ca Giang Tử… Ông được mời dựng nên một nhân vật hài mới, tương tự nhân vật Tư Ếch trước năm 1975, đặt tên là Hai Nhái. Tuy nhiên, loạt ghi âm này cũng không bùng nổ được như các tiết mục ông đã sáng tạo trước 1975. Mệt mỏi và mất dần phương hướng, nghệ sĩ Tùng Lâm buồn và khó khăn hơn trong ánh hào quang của mình. Nghệ sĩ Tùng Lâm, Tháng Tám 2023 (ảnh: Tuấn Khanh) Đến năm 2005, ông bị đột quỵ nặng và đành từ giã sân khấu. Ông nằm nhà, và thỉnh thoảng nghe bạn diễn thời xưa gọi điện thoại thăm hỏi, có người ở Việt Nam, có người ở Mỹ… Mọi thứ nuôi sống ông bằng kỷ niệm. Nghệ sĩ Kim Tuyến, người đưa số điện thoại, thúc hối Saigon Nhỏ nên ghé thăm ông. Đời người đi qua thăng trầm, đôi khi chỉ cần chút tình hôm nay đã là vui. Năm sau, nghệ sĩ Tùng Lâm bước vào tuổi 90. Cây cổ thụ cuối cùng của tiếng cười sân khấu miền Nam đang trút những chiếc lá cuối của cuộc đời tận hiến cho khán giả miền Nam. Dành cho ông một lời hỏi thăm, cũng như làm sáng lại một góc di sản của văn hóa miền Nam Việt Nam tự do, ắt cũng làm ấm lòng người nghệ sĩ đã rất hao gầy. Nếu được, xin hãy dành chút thời giờ để gọi qua số 0937 983 839, bà Thu Trang, hiền thê của ông, để góp thêm một lời chia sẻ cùng Saigon Nhỏ. Tuấn Khanh Nghệ sĩ Tùng Lâm: Danh hài cuối cùng của miền Nam yêu dấu (saigonnhonews.com) Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 30/Aug/2023 lúc 11:49am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 07/Sep/2023 lúc 12:09pm |
HOÀNCẢNH SÁNGTÁC VÀ CẢM NHẬN VỀ CA KHÚC “THU, HÁT CHO NGƯỜI” -MÙA THU NÀO CHO NGƯỜI VỀ THĂM BẾN XƯA? <<<<<<Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 07/Sep/2023 lúc 12:12pm |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 13/Sep/2023 lúc 9:50am |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 20/Sep/2023 lúc 12:58pm |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 27/Sep/2023 lúc 4:05am |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 27/Sep/2023 lúc 10:12am |
VĨNH BIỆT Nhạc Sỹ QUỐC DŨNG Người Nhạc Sỹ Tài Hoa (1951 - 2023) <<<<<<Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 27/Sep/2023 lúc 10:14am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 29/Sep/2023 lúc 8:50am |
CHỈ VÌ MÊ NHẠC BOLERO Tôi không biết hát nhưng thích nghe nhạc và thuộc cả một “kho tàng” nhạc đủ loại của nhiều tác giả như Phạm Duy, Văn Phụng, Hoàng Trọng, Trịnh Công Sơn…( còn nhiều nữa, không thể kể hết) và đặc biệt tôi cũng mê dòng nhạc Bolero. Tuổi lên 10 chẳng biết gì thế mà tôi đã biết yêu nhạc Bolero rồi. Bản nhạc đầu tiên tôi thích là “Mấy độ Thu về”. Hôm theo bố mẹ đến nhà người bác chơi ở Thị Nghè, trước khi đi vào con hẻm nhà bác, tôi thấy một tiệm sách báo ngay vỉa hè để một kệ gỗ kẹp những tờ bản nhạc, thế là trong lúc người lớn mải chuyện trò tôi xin tiền mẹ và đi ra tiệm sách báo ở ngoài đường để tìm mua bài hát “Mấy độ Thu về” và còn ngắm nghía lật xem những bài hát khác, tôi không hiểu nhạc, chẳng quan tâm đến những nốt nhạc cao thấp trên những dòng kẻ ấy là gì mà chỉ đọc lời, hết bài này đến bài kia và ước gì có nhiều tiền thì sẽ mua thêm nhiều bài hát nữa cho đến khi mấy chị con bác phải chạy ra ngoài ngõ tìm tôi vì tưởng tôi đi lạc.
Thời đó chưa có ti vi chỉ có radio mà sức lan truyền âm nhạc đến với thính giả cũng thật mãnh liệt. Tôi …già trước tuổi, không biết, không thuộc một bản nhạc thiếu nhi nào mà nhạc tình cảm Bolero đi thẳng vào tim tôi từ lúc bé .
Hàng xóm cách nhà tôi một con hẻm có mẹ con anh Ngâu, nhà chỉ có hai mẹ con. Anh Ngâu lớn hơn tôi đúng một con giáp, tôi gọi anh bằng “Chú” vì anh Ngâu bằng tuổi chú ruột của tôi chứ tôi chưa biết đến bài hát “Đừng gọi anh bằng Chú”.
Là hàng xóm từ lâu nhưng năm 15 tuổi tôi mơí phát giác ra chú Ngâu biết đàn biết hát nhờ một hôm đi qua nhà chú chợt nghe tiếng đàn vọng ra một điệu nhạc quen quen :” Đường về đêm nay vắng tanh. Dạt dào hạt mưa rớt nhanh …” tôi thấy chú Ngâu ngồi bên chiếc bàn con cạnh khung cửa sổ, dáng chú gầy gầy với mái tóc lòa xòa đang cắm cúi với cây đàn. Tôi đẩy cánh cổng thấp bằng gỗ, hấp tấp bước vào nhà đến bên chú ngạc nhiên và mừng rỡ: - Cháu không ngờ chú Ngâu đàn hát hay thế. Xong bản “kiếp nghèo” chú đàn cho cháu nghe bài “Mấy độ Thu về” đi.
Chú Ngâu cũng ngạc nhiên vì tôi xông vào nhà bất ngờ, nhưng chú vẫn nhớ ra và bảo tôi: - Cháu ra khép cổng lại kẻo chó vào nhà chú, con chó con nhà bác Tài đối diện hay lẻn sang nhà chú ăn vụng lắm. Tôi thật đoảng tự nhiên vào nhà người ta mà còn quên đóng cổng. Khi tôi trở vào chú Ngân từ chối: - Chú không có bản nhạc ấy nên không đàn hát được.
Thế là tôi chạy về nhà lấy tờ nhạc “Mấy độ Thu về” mua đã mấy năm nay mà tôi vẫn giữ gìn cất làm kỷ niệm, thỉnh thoảng mang ra hát một mình và đưa cho chú Ngâu rồi ngồi nghe chú đàn hát say sưa. Tiếng đàn guitar réo rắt êm đềm và tiếng chú hát trầm ấm rất hay.
Nhà có bài nhạc nào tôi lần lượt mang sang đưa cho chú Ngâu đàn hát cho tôi nghe mà không biết chán. Nhưng chú Ngâu đã chán: - Cháu à, chú còn phải đi làm chứ có rảnh ở nhà đâu mà đàn hát cho cháu nghe chơi hết bài này đến bài kia, mà cháu lại tốn tiền mua nhạc nữa. Đài phát thanh Sài Gòn có mục “Tân Nhạc Yêu Cầu”, cháu tha hồ yêu cầu bản nhạc nào mình muốn.
Tôi thích quá hỏi chú cách gởi thư về tiết mục nhạc yêu cầu này. Đến bây giờ tôi mới biết chú Ngâu làm việc ở đài phát thanh Sài Gòn, xưa nay hàng ngày tôi vẫn thấy chú Ngâu đi làm bằng chiếc xe mobylette rồi tiến tới chiếc xe Honda cũ mèm mua lại của ai, nhưng tôi không biết chú làm gì ở đâu. Chắc thấy tôi mê nghe nhạc quá chú Ngâu thông cảm “giúp đỡ”: - Cháu muốn yêu cầu bài hát nào đưa chú khỏi phải tốn tiền tem thư, bạn chú làm ở phần này sẽ “ưu tiên” sớm cho cháu.
Thế là tôi yêu cầu liên tiếp mấy bài hát ruột: Mấy độ Thu về, Giòng An Giang, Nhớ Bến Đà Giang, Lối về Xóm nhỏ, Trăng rụng xuống cầu. Bài nào cũng ghi “Thân tặng chú Ngâu” ngầm để trả công chú đã đưa thư tôi đến mục nhạc yêu cầu này. Lần đầu tiên tôi nghe từ đài radio đọc tên Nguyễn Thị Bông yêu cầu bài hát này để tặng chú Ngâu tôi đã sung sướng vui mừng như trúng sổ số.
Tuần nào tôi cũng có những bài hát để yêu cầu và chờ đợi nghe, chờ đợi tên tôi được đọc lên cùng với lời tặng tên chú.
Tôi lớn thêm 1 tuổi tôi càng yêu thêm nhiều bản nhạc Bolero. Thời chinh chiến tôi yêu những bài tình ca về người lính và những bản nhạc tình yêu đôi lứa mơ mộng , lãng mạn. Chưa yêu ai, chưa thất tình mà tôi đã u sầu với: Tình yêu trả lại trăng sao, Sao chưa thấy hồi âm, Lẻ bóng…. Tôi vẫn đưa tận tay chú Ngâu lá thư gởi cho mục “Tân nhạc yêu cầu” của đài phát thanh Sài Gòn, như thói quen thường lệ bấy lâu nay, bài nào dù nhạc lính hay nhạc tình yêu tôi cũng ghi tặng chú Ngâu vì ngoài chú ra tôi chẳng biết tặng ai. Nhưng hình như chú Ngâu có vẻ ngại ngùng chú nhắc nhở tôi: - Từ giờ đừng ghi tên chú trong bản nhạc cháu yêu cầu nữa .
Tôi cụt hứng và không hiểu tại sao hơn một năm nay tôi vẫn ghi tặng chú mà bây giờ chú mới lên tiếng chối từ? tôi có làm gì sai không? Có làm chú buồn gì không?
Người ta yêu cầu nhạc ai cũng ghi lời tặng người yêu hoặc bạn bè, tôi cũng thế, tôi xem chú Ngâu vừa là tình hàng xóm vừa là tình chú cháu. Bây giờ chú không thích thì tôi sẽ tìm cách khác để tặng vậy.
Tôi liền nghĩ ra cách, vẫn yêu cầu những bài hát Bolero trữ tình và với lời ghi tặng mơ hồ là “ Cho một người anh trong mộng” hay “Gởi tặng anh dấu tên” cho thêm phần lãng mạn, cho giống người ta, cho lửng lơ bí mật chứ người anh ấy, người trong mộng ấy tôi nào có.
Thế mà vẫn không yên, chú lại nhắc nhở: - Cháu mê nhạc thì không sao nhưng ghi lời tặng …chỉ làm khổ người ta.
Tôi vẫn chẳng hiểu sao chú bỗng khó tính thế, ít lâu sau chú bảo tôi: - Bạn chú không còn phụ trách mục “Tân Nhạc yêu cầu” nữa. Từ giờ trở đi cháu gởi thư thẳng tới đài phát thanh Sài Gòn.
Chắc chú bận không muốn đưa thư giùm tôi nên nói thế, lúc này tôi đã 16 tuổi, viết vài dòng thư, ghi địa chỉ, dán một con tem gởi đi quá dễ dàng, tôi không làm phiền chú Ngâu nữa.
Nhưng một hôm tôi đi qua nhà chú lại thấy chú ngồi đàn bên khung cửa sổ, với mái tóc lòa xòa ấy. với dáng dấp gầy gầy ấy, bài hát mà tôi đang yêu thích: “Ai cho tôi tình yêu”, tôi lặng người đứng yên ngoài cổng, đến câu cao trào tha thiết lâm ly: “ Nhưng biết chỉ là mơ, nên lòng nức nở…” tôi mở cổng xồng xộc vào nhà làm chú Ngâu bừng tỉnh giật mình vì bị phá vỡ phút giây đang thăng hoa cảm hứng với bài hát. Thấy mặt chú ngơ ngẩn tôi vội trấn an chú: - Cháu đã đóng cổng rào, con chó nhà bác Tài không vào được đâu.
Chú Ngâu gắt nhẹ: - Cháu vào đây làm gì?
Tôi trả lời dõng dạc như một điều đương nhiên: - Vào nghe chú hát. Chú hát nốt bài “Ai cho tôi tình yêu” đi. Đến câu “ Thương còn đi, yêu thì chưa đến. Tên gọi tên tình chưa đổ bến, nẻo mô mà tìm”
Chú Ngâu bỗng nghiêm trang: - Chú hết hứng hát rồi, cháu về đi. Lần sau đừng tự tiện vào nhà chú nữa. Rõ ràng là chú Ngâu đuổi tôi. Tôi có làm gì lỗi đâu? Tôi vẫn từng vào nhà chú như thế này mà, chú vẫn từng đàn hát cho tôi nghe mà. Tôi ấm ức vì bài ca dang dở, vùng vằng bước nhanh ra cửa, cố tình mở toang cánh cổng và cầu mong con chó nhà bác Tài chạy sang để trả thù chú Ngâu. …………………..
Tôi lấy chồng, rời xa xóm. Hai năm sau gia đình cha mẹ tôi cũng rời xa xóm, dọn lên ở vùng Khánh Hội. Khi tôi có dịp về thăm xóm cũ, nhà chú Ngâu đã đổi chủ, chủ mới xây nhà hai tầng, làm hàng rào song sắt cao hơn hàng rào gỗ thấp ngày xưa.
Tôi hỏi thăm bác hàng xóm thân quen thì được biết chú Ngâu lấy vợ muộn màng lúc ngoài 40 tuổi dù có vài mai mối, ai cũng tưởng chú ấy tuổi vừa già vừa xấu nhà lại nghèo mà kén chọn nhưng hóa ra chú Ngâu thất tình. Mãi sau mới chịu lấy vợ.
Tôi mỉm cười: - Bác đùa chứ? Ngày xưa cháu thấy chú ấy rất yêu đời lúc nào cũng đàn hát bên song cửa.
Bác hàng xóm quả quyết: - Thì bởi yêu đàn yêu hát và yêu cả người con gái nào đó cũng thích nhạc như mình nhưng mặc cảm chênh lệch tuổi tác, nhà lại nghèo rớt mồng tơi nên chẳng bao giờ dám ngỏ lời, đành ôm mối tình câm. Chính bà mẹ kể tôi nghe thế đấy.
Tôi bàng hoàng. Không lẽ ngày ấy chú Ngâu đã yêu tôi?! Sao ngày ấy tôi không đọc trong đôi mắt buồn buồn của chú, không lắng nghe trong giọng nói ngại ngùng của chú đã ẩn chứa những gì?
Tôi đã vô tình và ngây thơ đi vào cuộc đời chú, thân mật gần gũi, từ tình hàng xóm chú đã nảy nở tình yêu và biết đâu chú ngộ nhận tưởng rằng tôi cũng có cảm tình với chú qua những lần đến nhà nghe chú đàn hát và qua những lời tôi tặng nhạc yêu cầu. Chỉ vì mê Bolero mà tôi là người có tội, đã cho chú Ngâu một tình yêu vô vọng.
Dưới mắt tôi chú Ngâu chưa bao giờ xấu, tôi thích dáng vẻ nghệ sĩ của chú khi ôm đàn cất tiếng hát, tâm hồn chú trẻ trung đầy năng lượng. Nhưng chú Ngâu ơi, xin lỗi chú, cháu không hề yêu chú.
Tôi đi qua căn nhà chú Ngâu lần nữa. Bỗng ước rằng căn nhà này vẫn là căn nhà năm cũ với tôi tuổi 16 mới lớn và với chú Ngâu 28 tuổi. Chú Ngâu đang ôm đàn hát bên khung cửa sổ, tôi sẽ đẩy cánh cổng rào thấp bước vào nhà, nhất định tôi sẽ bắt chú hát hết bài “Ai cho tôi tình yêu” mà hôm ấy chú đã mặc cảm ngại ngùng chối từ và đuổi tôi về. Chú sẽ hát với cả nỗi niềm và tôi sẽ hiểu, sẽ bâng khuâng xúc động. Xúc động vì tình yêu chú dành cho tôi, vì ân hận đã làm trái tim chú bị thương.
Từ bé đến lớn tôi đã yêu dòng nhạc Bolero và tôi sẽ yêu đến hết cuộc đời những bài hát tình cảm quê hương, tình đời, những bài hát sầu thương bao chuyện tình hợp tan, chuyện tình đơn phương không trọn vẹn của muôn triệu người trên thế gian này trong đó có chú Ngâu hàng xóm của tôi.
Nguyễn Thị Thanh Dương Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 29/Sep/2023 lúc 8:54am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 04/Oct/2023 lúc 9:23am |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 11/Oct/2023 lúc 8:47am |
Nhạc CÒN MỘT CHÚT GÌ ĐỂ NHỚ... - Thơ Vũ Hữu Định - Nhạc P Duy 1970 - Ca sĩ Vũ Khanh - 10/2023 <<<<<<Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 11/Oct/2023 lúc 8:48am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
<< phần trước Trang of 124 phần sau >> |
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |