![]() |
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
![]() ![]() |
Tâm Tình | |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() ![]() |
<< phần trước Trang of 146 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung |
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23632 |
![]() ![]() ![]() |
VẺ ĐẸP THẬT SỰ
VẺ ĐẸP THẬT SỰ KHÔNG NẰM TRONG DÁNG VẺ BÊN NGOÀI, MÀ Ở BÊN TRONG TRÁI TIM Người mẹ hạnh phúc hỏi bác sĩ sau khi tỉnh dậy: “Tôi có thể nhìn con được không?”. Bác sĩ đặt đứa trẻ bên cạnh mẹ… Người mẹ nhẹ nhàng mở các nếp khăn để nhìn khuôn mặt nhỏ bé, chợt người mẹ kinh hoàng. Bác sĩ vội quay nhìn ra cửa sổ… Đứa bé sinh ra không có tai…! Tuy nhiên, thời gian đã cho thấy thính giác của đứa bé hoàn hảo. Chỉ có hình dáng bên ngoài là không hoàn thiện. Cậu bé lớn lên, đẹp trai, bất chấp sự khiếm khuyết. Một học sinh được bạn bè yêu thích, lẽ ra cậu có thể làm lớp trưởng, thế nhưng chỉ vì đôi tai… Một ngày kia, cậu bé từ trường chạy ào về nhà và lao vào trong đôi tay của người mẹ. Cậu bé nức nở: “Có đứa gọi con là đồ quái thai”, tim người mẹ đau như cắt. Cậu bé ngày càng bộc lộ tài năng thiên bẩm về âm nhạc và văn chương. Mẹ cậu ân cần động viên: “Còn nhiều người tốt để con có thể hòa đồng… con ạ”. Thế nhưng, trong tim người mẹ vẫn đau buồn vì thương con… Cha cậu đã liên hệ với một nhà phẫu thuật. Bác sĩ khẳng định: “Tôi tin chắc tôi có thể ghép đôi tai nếu mua được…” Sau đó là cuộc tìm kiếm người có thể hiến tặng đôi tai… Hai năm trôi qua, người cha nói: “Con sắp được phẩu thuật. Cha mẹ đã tìm được người tặng tai cho con. Nhưng đó là một bí mật”. Và rồi… cuộc giải phẫu thành công rực rỡ… Một nhân vật mới bắt đầu nổi lên. Tài năng anh nở rộ xuất chúng, cuộc đời ở trường trung học và đại học là những chuỗi ngày hân hoan. Anh lập gia đình và làm công việc ngoại giao. Anh luôn van nài cha: “Ai đã tặng con quá nhiều như thế? Con không bao giờ có thể đền đáp xứng đáng cho người ấy”. Người cha trả lời: “Cha cũng tin là con không thể… nhưng cha phải giữ lời hứa là chưa được nói ra…”. Nhiều năm trôi qua với điều bí mật của họ, nhưng ngày ấy vẫn đến… Một trong những ngày tối tăm nhất chưa từng có trong đời đứa con. Anh cùng cha đứng nghiêng mình trước quan tài người mẹ. Dịu dàng và chậm rãi, người cha đưa tay vén mái tóc dài màu nâu dày để lộ ra… đôi tai không còn của người mẹ. Ông thì thào vào tai con trai: “Mẹ từng nói rằng mẹ hạnh phúc khi không bao giờ cắt tóc, và không ai có thể nghĩ mẹ bớt đẹp đi phải không?” Vẻ Đẹp Thật Sự Không Nằm Trong Dáng Vẻ Bên Ngoài, Mà Ở BÊN TRONG TRÁI TIM.❤. |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23632 |
![]() ![]() ![]() |
Sống Sao Không Thẹn Với Lòng..
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23632 |
![]() ![]() ![]() |
Hàng xómNgày 29 tháng Tư- 2023 đọc tin một anh chàng Texas sang nhà hàng xóm bên cạnh bắn chết 5 mạng vì “tội” họ đã phàn nàn với anh ta bắn súng ở sân sau làm ồn khi con họ đang ngủ. Vụ này tôi giật mình vì cũng có trường hợp tương tự nhưng may mắn hơn những nạn nhân này. Hồi tôi mới dọn đến căn nhà đầu tiên, hàng xóm bên cạnh nuôi một con chó to lớn, mỗi lần thấy tôi ra vườn sau nó chồm chân lên hàng rào thấp ( loại mắt cáo bằng kim loại) vừa sủa vừa như muốn nhảy sang ăn tươi nuốt sống tôi làm tôi hết hồn và ngại không dám ra sân sau vì sợ chó. Vợ chồng tôi hậm hực bàn tính phải sang nói chuyện với chủ nhà để họ xích con chó lại kẻo có ngày mình thành nạn nhân của con chó dữ tợn này. Ngay như sân trước nhà tôi chưa kịp cắt khi cỏ hơi cao thì ông hàng xóm đối diện đã sang nhà nhắc nhở kẻo ảnh hưởng đến cảnh quan nhà ông ta và khu phố. Tôi đã vui vẻ cám ơn ông và hôm sau sân cỏ được cắt gọn gàng sạch sẽ, thì nay tôi cũng có quyền sang nhắc nhở hàng xóm nuôi chó kia chứ. Ở xứ Mỹ dân chủ này ai cũng có quyền phát biểu ý kiến, cả với tổng thống nói chi với hàng xóm quèn. Tôi nghĩ thế và hăm hở đợi dịp sang “phàn nàn” nhà hàng xóm. Chiều hôm sau tôi nghe thấy tiếng ông Mỹ đang lao xao ở sân sau nhà ông, thế là tôi liền mở cửa ra vườn sau nhà mình, chuẩn bị tuôn ra hết những bực dọc lo âu bấy lâu. Tôi hăng hái tiến về phía hàng rào thì thấy ông Mỹ to con mặc áo thun sát nách, hai cánh tay ông ta xăm trổ đầy những hình thù quái dị, tay cầm ly bia uống dở mặt đỏ gay và bà vợ ngồi bên cạnh, gương mặt thuộc loại “bà chằn” đang hút thuốc lá phì phèo, chắc họ đang ăn nhậu và tôi là người phá đám cuộc vui của họ. Ông ta ngạc nhiên thấy tôi đến gần hàng rào và nhìn tôi bằng đôi mắt đỏ ngầu như thách thức tôi lên tiếng, con chó to lớn của họ đủng đỉnh đi qua đi lại như…dằn mặt tôi, nhưng dù con chó to cao dữ dằn bao nhiêu chắc cũng… thua ông chủ. Bức tranh toàn cảnh gia đình ông Mỹ hàng xóm làm tôi phát… ớn, những bực bội khó chịu trong tôi bấy lâu bỗng tan biến mất. Tôi khép nép líu ríu mỉm cười và… lễ phép: – Xin chào… chào… ông bà. Ông Mỹ hất hàm hỏi: – Bạn có vẻ như muốn nói điều gì ? Tôi… hiền dịu trả lời: – Từ ngày gia đình tôi dọn đến đây tôi chưa gặp ông bà lần nào. Hôm nay tôi chỉ muốn chào ông bà một tiếng thôi. Chúc vui vẻ nhé. Nói xong tôi vội quay vào nhà. Từ đó tôi không dám mơ ước khiếu nại vụ con chó nữa. Hai vợ chồng tôi bàn tính khi nào có tiền sẽ thay hàng rào khác cao hơn, an toàn hơn để không sứt mẻ tình hàng xóm. Nhờ…sợ hàng xóm mà yên chuyện, nếu không biết đâu tôi cũng lãnh mấy viên đạn như vụ kia rồi. “Tránh voi chẳng xấu mặt nào”, ông bà ta đã dạy thế. Là hàng xóm với nhau, mỗi người một chút chịu đựng, một chút hiểu chuyện thì cuộc sống an vui biết bao. Hàng xóm ở Việt Nam tôi từng sống và lớn lên thật hiền hòa thân thiện, vì người ta sống lâu dài ở một địa chỉ, một khu xóm, có khi từ đời ông bà cha mẹ cho tới đời con cháu nên tình hàng xóm càng ngày càng gần gũi thân thuộc, đúng với câu “Tắt lửa tối đèn có nhau”. Ðầu trên xóm dưới đều là quen biết, người ta biết rõ ngọn nguồn gia cảnh của nhau, sang nhà hàng xóm mượn con dao, cái búa, cái thang hay mượn lon gạo, xin chén nước mắm khi nhỡ nhàng là chuyện thường tình. Có những anh hàng xóm, cô hàng xóm thuở nào còn làm ta nhớ mãi. Dĩ nhiên cũng có những hàng xóm không ưa nhau, bất hòa cãi vã nhưng không động chút là chém giết nhau. Hàng xóm ở Mỹ thì ngược lại, may ra ta chỉ biết tên quen mặt vài nhà bên cạnh, họ không tình cảm như hàng xóm ở Việt Nam, có lẽ vì cuộc sống riêng tư khép kín của mỗi nhà, vì họ hay di chuyển dọn nhà đi, vì do khác màu da, khác ngôn ngữ nên chỉ có xã giao bề ngoài. Bởi thế thấy hàng xóm Mỹ luôn mỉm cười chào hỏi ta đừng vội mừng nhé. Gia đình chị Linh bạn tôi khi mới dọn đến căn nhà vừa mua, chị hàng xóm người Mỹ bên cạnh đã ân cần bước sang nhà với một hộp bánh cookie và lời chúc mừng hàng xóm mới. Chị Linh cảm động lắm. Thế rồi sau một thời gian quen biết nhau hơn, có dịp chuyện trò nhiều hơn chị Linh tưởng như gặp người tri kỷ, cao hứng và có cả chân tình kể cho chị hàng xóm Mỹ nghe nào căn nhà này vợ chồng chị mua tiền mặt, chỉ tốn vài trăm tiền ký giấy tờ là dọn vào ngay, nào chồng chị là kỹ sư lâu năm của hãng máy bay, nào con gái chị đang là sinh viên y khoa năm cuối, Linh kể tới đâu thì chị Mỹ kêu lên thán phục tới đó: ”Wow…very good”, “Wow, wonderful”.
Thế mà tình hàng xóm đang nồng ấm bỗng hóa ra “hận thù” vợ chồng nhà Mỹ lạnh lùng ra mặt và thay đổi thái độ, bắt bẻ, khó dễ nhà hàng xóm Việt đủ điều. Vợ chồng Linh chán ngán đã nghĩ đến chuyện bán nhà đi nơi khác, may quá Linh chưa kịp thực hiện rao bán nhà thì gia đình nhà Mỹ đã …âm thầm dọn đi mất tiêu. Ít hôm sau thấy căn nhà của họ đã dán giấy “ foreclosed”. Họ trả nợ mortgage không nổi nên nhà bank lấy nhà. Biết đâu cả ti vi tủ lạnh, bộ sofa trong nhà cũng …toàn đồ trả góp? Thì làm sao họ vui vẻ cho được với nhà Châu Á di dân tị nạn trên đất nước họ đã thành công thế kia. Linh đã học được một bài học vô cùng quý giá. Sống ở đâu phải theo nếp sống nơi ấy. Tôi chỉ muốn là một hàng xóm bình thường và dễ chịu của họ. Tôi đã bán căn nhà trước và ở căn nhà hiện nay với vài kinh nghiệm về tình hàng xóm. Một buổi chiều ngày lễ Tạ Ơn vợ chồng tôi đã trễ giờ hẹn, vội vàng mang món ăn ra xe để tới nhà người em, vừa lùi xe xuống đường thì một bà hàng xóm cách nhà tôi mấy căn chạy đến chặn xe lại nhờ vả. Có lẽ bà đứng ngoài sân nãy giờ chờ gặp ai thì nhờ người đó, bà làm mất cái cell phone đang tìm không ra nhờ tôi đến nhà giúp. Tôi thật sự đang nôn nóng tới nhà người em vì mọi người đang chờ nhưng chỉ vài giây suy nghĩ tôi quyết định xuống xe đi bộ theo bà vào nhà, lấy cell phone của tôi ra bấm số cell phone của bà, tiếng phôn của bà reo lên và bà đã tìm ra nó, bà cám ơn tôi rối rít. Thôi thì đằng nào cũng trễ giờ, cũng đến bữa tiệc muộn mà giúp được hàng xóm cũng vui, lòng khỏi áy náy. Nhà tôi nằm đối diện ngay góc cua quẹo trái. Ðịa thế đẹp sáng sủa cho lũ trẻ bước vào xin kẹo mùa Halloween, bởi thế Halloween nào nhà tôi cũng sáng đèn cho trẻ đến nhà, hao kẹo nhưng vui người vui mình. Tôi thích trồng hoa lá trước sân nhà, từ mùa Xuân cho tới tàn Thu có hoa Hồng, hoa Sứ, hoa Crepe Myrtle thay nhau nở hoa. Trước cửa nhà có thùng thư chung của dãy phố, ai đến lấy thư sẽ được ngắm hoa lá sân trước nhà tôi nở đẹp theo mùa. Không biết hàng xóm có ý nghĩ ấy không? Nhưng tôi vẫn cứ vui và tin rằng tôi trồng hoa làm đẹp nhà mình và làm đẹp lòng hàng xóm trong phút giây họ ra lấy thư. Căn nhà đối diện nhà tôi là gia đình người Mỹ trẻ tuổi họ mới đến thuê căn nhà, khi bên này bên kia thấy mặt nhau họ đều giơ tay chào lịch sự. Họ cắt cỏ sạch sẽ làm đẹp một góc phố, thùng rác và thùng recycle tới ngày đổ họ mang ra để phía trước gọn gàng trước khi rời nhà đi làm. Một hôm trời đầy gió, thùng recycle sau khi đổ xong đã lăn lóc ra ngoài đường và gió lôi đi xa, tôi đã chạy theo kéo thùng recycle để ngay ngắn trở lại trên sidewalk nhà họ, vừa giúp nhà hàng xóm vừa…giúp đời, không còn vật cản trên đường cho xe cộ đi qua an toàn. Chẳng ai nhìn thấy, chẳng ai hay biết, chỉ có chồng tôi biết và khen “Hoan hô bà hàng xóm tốt bụng ”. Nhà hàng xóm bên trái là một người mẹ độc thân với hai đứa con, thỉnh thoảng họ đi vacation đều qua nói với tôi một tiếng nhờ trông nhà giùm, tôi cảm thấy ấm áp lòng khi được hàng xóm tin tưởng…giao việc trông nhà giùm họ. Nhà hàng xóm bên phải là gia đình người Mễ cũng trẻ tuổi ( Vậy là có mình gia đình tôi…già cả nhất góc đường này) Nhà Mễ làm phiền tôi nhiều nhất. Gia đình Mễ đông người, ngoài mấy đứa con còn có cha mẹ già, đã thế họ còn giữ trẻ kiếm thêm thu nhập, mỗi lúc mấy bà mấy cô đồng hương Mễ của họ mang con tới gởi và đón con về là xe đậu tràn lan sang cả lề đường nhà tôi và nhà đối diện. Có lần tôi lùi xe từ sân nhà mình để xuống đường, ngó phía sau bên phải, bên trái và đối diện bên kia đều có xe đậu lề đường quây lại thành một hình chữ U làm tôi de xe vất vả khó khăn chỉ sợ đụng chạm xe họ. Tôi hồi hộp lo lắng nhưng khi chị Mễ bên cạnh lơn tơn ra sân thấy tôi de xe nhúc nhích từng chút một chị ái ngại hỏi “Are you OK ?” tôi cũng ráng nở nụ cười trả lời ngon lành: “Ok No problem”. Vẫn còn bản tính người Việt Nam khách sáo nhún nhường để làm vừa lòng người khác, thay vì “mặt sưng sỉa lên” nói thẳng nói thật lòng mình rằng:” Tôi chán cảnh đậu xe của khách khứa nhà chị lắm rồi”. Thoát ra khỏi vụ de xe tôi sung sướng chạy thong dong trên đường tới chợ và hy vọng rằng lúc quay về nhà thì xe hàng xóm Mễ cũng đã “di tản” bớt, trả lại không gian lòng lề đường nhà tôi cho tôi dễ dàng lái xe lên drive way an toàn. Nhà Mễ này lại có máu văn nghệ nữa cơ, qua khe hở hàng rào sân sau tôi thấy trong cái patio rộng là dàn trống to như một ban nhạc. Thỉnh thoảng họ tụ tập bạn bè ăn uống và ca hát đàn trống rộn ràng tới khuya. Căn phòng ngủ của tôi “vô phước” nằm gần ngay hàng rào nên tôi phải thưởng thức nhạc ngoài mong muốn, có hôm âm nhạc ru hồn tôi lạc vào giấc ngủ muộn, có hôm tôi lơ mơ ngủ nửa thức nửa tỉnh. Những ngày cuối tuần tôi thường tha hồ thức khuya dậy muộn, nhưng có buổi sáng sớm tôi đang say ngủ bỗng choàng tỉnh giấc vì tiếng máy cắt cỏ giòn giã vang lên. Thì ra anh Mễ hàng xóm đang cắt cỏ khi mới 8 giờ sáng. Chắc anh ta muốn cắt cỏ giờ này cho mát mẻ vì trời Texas mùa hè nóng sớm mà vô tình phá hủy giấc ngủ ngon trớn của tôi. Chưa bao giờ tôi có ý nghĩ sẽ sang nhà hàng xóm Mễ “phàn nàn” họ làm ầm ĩ khiến tôi mất ngủ cả. Vụ con chó dữ trước kia tôi còn chào thua thì vụ thỉnh thoảng mất ngủ chỉ là chuyện nhỏ. Ngoài nhà anh Mễ, thêm một hàng xóm mà tôi chưa biết mặt bao giờ cũng góp phần làm tôi mất ngủ. Ðằng sau vườn nhà tôi là một khu apartment, chỉ cách nhau một hàng rào, có đêm tôi nghe ai đó to tiếng cãi vã, đêm vắng lặng nên những âm thanh dữ dội vọng sang càng rõ, có vẻ như hai vợ chồng cãi nhau, họ lôi nhau chạy ra ngoài chửi bới nhau cả khu xóm cùng nghe. Nhưng dù nhà Mễ bên cạnh chơi nhạc tới khuya hay bên kia apartment người ta cãi nhau nửa đêm về sáng thì hàng xóm làm tôi mất ngủ vẫn ít hơn …chính tôi làm tôi mất ngủ, trằn trọc thao thức chỉ vì một câu văn chưa vừa ý hay một câu thơ chưa tròn. Hàng xóm của tôi dù là màu da nào, dù họ là ai, dưới mắt tôi họ vẫn là những hàng xóm dễ thương cho tôi thêm niềm vui trong cuộc sống này. Nguyễn Thị Thanh Dương |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23632 |
![]() ![]() ![]() |
Mỹ Đã Làm Được Gì Cho Nhân Loại?VỚI TINH THẦN KHAI PHÓNG, XIN ĐĂNG LẠI NGUYÊN VĂN BÀI VIẾT "MỸ ĐÃ LÀM ĐƯỢC GÌ CHO NHÂN LOẠI" - Facebook TV (Thay lời muốn nói : Tôi, bạn, chúng ta có thể thích hay không ưa Mỹ nhưng vẫn xài đồ Made in USA! Ok! * Có thể bạn không quan tâm tới nước Mỹ, coi người Mỹ như kẻ thù, thì Mỹ vẫn ảnh hưởng chi phối rất nhiều đến mọi sinh hoạt bình thường của bạn đấy. Cùng thống kê một vài cái của Mỹ mà người Việt chúng ta hay dùng nhất nhé. Khi bạn đọc status này có nghĩa là bạn đang dùng một sản phẩm của Mỹ đấy! Mạng xã hội Facebook được thành lập vào năm 2004, người sáng lập ra mạng này là Mark Zuckerberg, cùng với các sinh viên Đại học Harvard và bạn cùng phòng là Eduardo Saverin, Andrew McCollum, Dustin Moskovitz, Chris Hughes (tất cả đều là công dân Mỹ). Facebook thuộc sở hữu của Meta Platforms có trụ sở tại Menlo Park, California. Mỹ. Câu thơ vui của dân mạng nói rằng: "Dân ta phải biết sử ta Cái gì không biết thì tra Google"; mà Google là một phát minh vĩ đại của Mỹ. Google được thành lập vào năm 1998 bởi Larry Page và Sergey Brin trong khi họ là nghiên cứu sinh đã có bằng tiến sĩ tại Đại học Stanford, California. Mỹ. Mạng internet bạn đang dùng hiện nay là một phát minh của Mỹ. Internet khởi nguyên từ năm 1960 bởi quân đội Mỹ. Họ giữ kín dùng riêng suốt 20 năm, mãi đến những năm 1980 thì bắt đầu thương mại hóa và 1990 trở đi thì bắt đầu phủ kín toàn cầu. Mỗi ngày bạn nhận và gửi email cho người khác. Trời ơi… lại đụng tới Mỹ luôn. Email được nghĩ ra từ năm 1971 bởi lập trình viên Ray Tomlinson của Bộ Quốc phòng Mỹ nhằm giúp nhân viên trong cơ quan trao đổi thông qua một mạng lưới liên kết thay cho việc trực tiếp cầm thư từ văn bản "giao tận nơi". Đang đi đường mà thấy đèn xanh đèn đỏ là của Mỹ đó. Đây là phát minh được tạo ra vào năm 1912 của người Mỹ nhằm giúp giảm thiểu các vụ tai nạn giao thông cũng như nạn ùn tắc xe cộ. Nóng quá bật máy lạnh lên cái nào. Chiếc máy điều hòa nhiệt độ đầu tiên được chế tạo bởi kỹ sư người Mỹ Willis H. Carrier vào năm 1902. Về nhà bật lò vi sóng lên để hâm đồ ăn. Thôi rồi cũng gặp Mỹ! Năm 1945, kỹ sư Percy Spencer đã chế tạo ra một thiết bị phát cao tần cho radar cho công ty Raytheon, nhằm giúp radar nhạy hơn qua các bước sóng khác nhau. Cuối cùng ông vô tình nhận ra thanh chocolate bị biến dạng và nấu chảy khi được đặt bên trong thứ mà sau này chúng ta gọi là lò vi sóng. Nếu trên tay của bạn đang dùng iPhone thì cũng là của Mỹ. Chiếc Smartphone đầu tiên được hãng IBM chế tạo năm 1992 với tên Simon Personal Communicator. Chiếc điện thoại di động cầm tay đầu tiên trên thế giới là chiếc Motorola DynaTAC 800x được chế tạo năm 1983 tại Mỹ. 15 năm sau, iPhone mới ra đời ở Mỹ. Nếu bạn không dùng iPhone vì nó là của Mỹ mà chuyển qua dùng Samsung của Hàn Quốc... nhưng cách này cũng không thoát Mỹ được vì Samsung phải sử dụng hệ điều hành Android của Mỹ đó. Android là một hệ điều hành dựa trên nền tảng Linux thiết kế dành cho các thiết bị di động có màn hình cảm ứng như điện thoại thông minh và máy tính bảng. Ban đầu, Android được phát triển bởi Android Inc một công ty của Mỹ với sự hỗ trợ tài chính từ công ty lớn khác của Mỹ là Google và sau này Android Inc được chính Google mua lại vào năm 2005. Android ra mắt vào năm 2007 cùng với tuyên bố thành lập Liên minh thiết bị cầm tay mở, một hiệp hội gồm các công ty phần cứng, phần mềm, và viễn thông với mục tiêu đẩy mạnh các tiêu chuẩn mở cho các thiết bị di động. Chiếc điện thoại đầu tiên chạy Android được bán vào năm 2008 tại Mỹ. Các kênh truyền hình và TV màu bạn đang xem là phát minh của người Mỹ à nha. Hệ thống truyền hình màu đầu tiên thiết kế bởi công ty Radio Corporation of America bắt đầu phát sóng ngày 17.12.1953. Chiếc TV màu đầu tiên cũng được chế tạo bởi hãng này được xuất ra thị trường năm 1954 tại Mỹ. Bạn giải trí bằng cách xem video nghe nhạc trên nền tảng Youtube cũng là của Mỹ luôn nè… he he Soạn thảo văn bản bằng Word, Excel, trình chiếu Power Point trong bộ Microsoft Office cũng là của Mỹ đó nha. Đi đường bị lạc bấm Google Maps lên cũng là đang dùng sản phẩm người của Mỹ luôn! Các bộ phim, video bạn đang xem đa số đều dùng phần mềm Adobe Premiere của Mỹ để dựng…à nha! Photoshop để chỉnh sửa ảnh cũng của Mỹ luôn đó nghe. Bất kể chiếc máy tính bạn dùng nhãn hiệu gì, sản xuất ở đâu thì "bộ não" CPU của nó chỉ có thể là sản phẩm của Intel hoặc AMD, hai hãng điện tử của Mỹ. Nếu không có nó thì bó tay. Bạn đi máy bay là nhờ phát minh của ngườ Mỹ. Vào năm 1903 hai anh em nhà Wright sống tại Dayton, bang Ohio, Mỹ đã làm thay đổi lịch sử thế giới bằng sự phát minh ra chiếc máy bay đầu tiên. Đèn điện mà bạn đang thắp là phát minh của ông Thomas Edison một người Mỹ. Chính phát minh này đã mang lại ánh sáng và sự văn minh cho cả thế giới loài người, đồng thời đã khai sinh cho ngành công nghiệp điện của thế giới. Kể chừng đó thôi...
vẫn còn rất nhiều cái của Mỹ nữa... st.
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23632 |
![]() ![]() ![]() |
Nói Ra Xấu Hổ Nhưng Phải Nói· Ở Việt Nam nếu bạn đi ăn tiệm, thấy ngon, đừng khen vì người ta sẽ tăng giá gấp hai. · Khi mua hàng, bạn phải trả giá. Dù có trả giá bao nhiêu thì cũng vẫn hớ. Nhưng cũng tự an ủi là: có người còn hớ hơn mình. · Để quên iPhone hay ví tiền, đừng cất công quay trở lại, hỏi có ai lượm được không. Nên nhớ bạn đang ở Việt Nam, không phải ở Nhật. · Đi đường, chỉ nên đeo nhẫn hay đồ trang sức giả. Có thể bị mất ngón tay, nhưng ít ra không mất nhẫn vàng thứ thiệt. · Đừng lễ phép, chào hỏi, cám ơn, xin lỗi làm chi cho tốn công. Đó là dấu hiệu của người yếu. Không có chỗ sống cho người yếu trong một xã hội Việt Nam. Ở đây toàn những anh hùng. · Nếu mất giấy tờ, khi khai báo với cơ quan chính quyền phải biết điều. Người công chức ngồi trước mặt bạn đã tốn nhiều tiền mới được ngồi đó. Hãy giúp họ thu lại số tiền đã bỏ ra. Đơn của bạn cũng chẳng có ai xét, nhưng nếu biết điều thì cũng đỡ mất công chờ đợi. · Khi có người hỏi: "Có biết bác Hồ không?" thì đừng kể lể những điều bạn biết về ông Hồ qua Wikipedia. Khổ lắm, biết rồi, nói mãi! Người ta chỉ nhắc khéo là bạn đã quên chi tiền. · Gặp một người lần đầu, cứ nói: Chào tiến sĩ! Rất hiếm người Việt Nam không phải là tiến sĩ. Ít nhất cũng là phó tiến sĩ; nhưng người Việt không thích làm phó cho ai cả. · Nếu gặp một ông tiến sĩ có trình độ hiểu biết thấp hơn học sinh tiểu học thì đừng ngạc nhiên. Có "khả năng" là ông ta chưa hề học xong tiểu học. · Nếu người ta đưa một tờ giấy khổ lớn, chằng chịt những chữ, đừng nghĩ đó là một thực đơn. Đó là một danh thiếp, liệt kê bằng cấp, chức vụ, thành tích. · Đừng hỏi chức vụ này nghĩa là gì, bằng cấp kia của trường nào. Chính ngay đương sự cũng không biết! · Nếu muốn mua tơ lụa hay đặc sản Việt Nam làm kỷ niệm, đừng mua tại chỗ, vác nặng mệt xác. Chờ khi về, mua trong một tiệm ở phố Tàu gần nhà. · Đừng làm gì, nói gì, nếu không muốn bị phiền phức. Nên nhớ ở nước bạn, người dân có quyền làm bất cứ điều gì luật pháp không cấm. Ở Việt Nam chỉ có quyền làm những gì đảng và nhà nước cho phép. · Đừng làm gì, ngay cả khi luật pháp cộng sản cho phép. Nhiều người ở tù mọt gông vì tưởng luật pháp cộng sản làm ra để áp dụng. · Nếu muốn biết ai thuộc giai cấp nào trong xã hội chỉ cần nhìn móng tay họ. Ở Việt Nam, có câu nói nổi tiếng: "Tôi làm thối móng tay mới xây được nhà cửa". Nếu thấy ai có móng tay thối, nên bày tỏ sự kính trọng. Ít ra đó là một anh chủ tịch xã, làm chủ một dinh cơ lớn gần bằng dinh tổng thống Mỹ. · Nếu bạn thấy một người diện complet, cà vạt trong khi trời nóng như lửa, nói những câu ngớ ngẩn khiến thiên hạ ôm bụng cười, xin đừng nghĩ đó là những anh hề. Đó là những đỉnh cao trí tuệ loài người, đang mô tả một thiên đường XHCN trong tương lai. · Đừng ngạc nhiên khi thấy một người làm 100 dollar mỗi tháng mà xài iPhone giá trên ngàn đô, xe hơi trên trăm ngàn. Tại sao không? · Thấy hàng trăm người tụ tập ồn ào, đừng nghĩ họ biểu tình đòi nhân quyền hay tranh đấu cho môi sinh. Họ đang tranh nhau chỗ trong một tiệm McDonald’s, Starbucks... · Thấy hàng ngàn người ngoan ngoãn xếp hàng cả buổi, đừng nghĩ họ chờ vào thư viện, coi triển lãm... Họ chờ giờ mở cửa H&M hay GAP. · McDonald’s, H&M... đối với bạn là những tiệm bình dân, ăn cho mau, mặc cho tiện. Với người Việt, đó là những nơi sang trọng, dấu hiệu của thành đạt. Cái gì dính dáng tới ngoại quốc cũng sang trọng. Chụp được cái hình nằm chờ trước cửa H&M là bằng chứng bạn thuộc thành phần cách mạng ưu tú trong xã hội. · Nếu thấy một người quỳ gối, hôn chân một người khác, người quỳ gối là người Việt. Vì không thể có chuyện ngược lại. Đó là một hành động vinh quang, nếu người ngoại quốc là tỉ phú và là niềm hãnh diện nhất khi người ngoại quốc là... người Tàu. · Thử nêu tên Mandela, Gandhi: nhiều người trẻ nghĩ đó là một tên hiệu quần áo tây, hay tên thuốc lác, chữa ghẻ. Nhưng họ sẵn sàng kể cho bạn tất cả những giai thoại về thần tượng Jack Ma, một thương gia Tàu nhìn xấu trai hết biết. Nên biết, hắn trở thành tỷ phú nhờ cấu kết với nhà nước làm và bán hàng giả, hàng nhái. · Đi Air Việt Nam, nếu chờ quá một giờ trước WC, đừng nghĩ có người bị táo bón nặng ở bên trong. Nhân viên hàng không đã khóa cửa để lấy chỗ chứa đồ lậu. · Tại sao nhiều người Việt - kể cả quan chức nhà nước - bị bắt vì ăn trộm ở các cửa hàng nước ngoài? Bởi vì họ biết xài đồ "xịn" và biết hàng hóa ngoại quốc có phẩm chất. · Tại sao ở Nhật có những bảng lớn, viết bằng tiếng Việt, nơi công cộng: "Ăn cắp là xấu?" Bởi vì ngày nay tiếng Việt được dùng tại khắp nơi trên thế giới cho mục đích nầy · Bạn thắc mắc: "Tại sao phải để 10 dollar vào sổ thông hành khi qua hải quan?" Sự thực, không bắt buộc phải để 10 dollar. Người ta bịa đặt ra để nói xấu chế độ đó thôi! Hai mươi đô cũng được. Nhưng chuyện đó là chuyện giữa người Việt. Bạn không cần làm. Người Việt giỏi bắt nạt nhau, nhưng rất kính nể người ngoại quốc! · Bạn nghe dân Việt thường xuyên dùng chữ "đéo". Đừng tra từ điển. Chỉ nên biết đó là một chữ rất thơ mộng, rất lịch sự, trang nhã. Nếu không, tại sao họ xài trong bất cứ lúc nào? · Muốn băng qua đường, đừng chờ xe cộ dừng lại. Cứ nhắm mắt lao đầu đi. Nếu gặp tai nạn, biết ngay. Đây cũng nằm trong chiến dịch bôi xấu chế độ. Thiếu gì người băng qua đường mà không bị thương tích hay mất mạng mỗi ngày, tại sao không báo nào loan tin? Vả lại, theo triết lý Đông phương, chết sống là do số mệnh. · Tại sao ở Việt Nam có nhiều nơi dành cho người Tàu, cấm người Việt? Bởi vì nếu cho người Việt vào, đâu còn là "đặc khu" cho Tàu? · Tại sao thí mạng hàng triệu người - nói là để tranh đấu cho độc lập - để ngày nay nước Việt thành nước Tàu? Bởi vì, khi tranh đấu, không ai nói rõ là giành độc lập cho ai? cho người Việt hay người Tàu. · Người ta nói nước Việt đang trở thành Tàu? Đó là tuyên truyền để chống phá chế độ! Trên thực tế, người Việt vẫn đông hơn người Tàu. Trên TV, thỉnh thoảng vẫn có những chương trình văn hóa Việt Nam. Lố lăng thực, lai căng thực, nhưng vẫn là Việt Nam. · Tại sao người Việt chặt hết cây, phá hết rừng để gây lũ lụt, nhà trôi, người chết ngập đồng? Bởi vì gỗ bán được giá. · Tại sao khi đốn rừng, người ta không trồng cây để thay như ở các nước khác? Bởi vì người Việt không ngu như thiên hạ. Trồng cây, mấy chục năm mới lớn. Đổ mồ hôi trồng cho thằng cán bộ phe khác nó chặt à? Nếu lúc đó, hết cộng sản, trồng cây cho phản động nó chặt à? · Tại sao rừng núi Việt Nam có nhiều sinh vật quí, hiếm, ngày nay gần như tuyệt chủng? Bởi vì nhậu thịt bò, thịt chuột, thịt chó, thịt mèo mãi cũng chán. · Tại sao người ta chặt cây, đốn rừng mà ít người phản đối? Bởi vì theo túi khôn của người Việt "Ăn cây nào, rào cây đó". Anh đã hái trái cây ở ngoài đường bao giờ chưa? Nếu có trái thì thằng khác nó cũng hái trước rồi. · Tại sao xúc cát (đọc đúng giọng hà lội; không phải ngữ âm Huế!) Thôi, đừng hỏi vớ vẩn nữa. Anh là bạn tôi hay bạn của cây, của rừng, của cát? · Người bị tai nạn hay bị đả thương nằm chờ chết trên đường, tại sao không ai dừng lại? Bởi vì chuyện thường tình; coi người bị xe cán chết hoài cũng chán. Còn nhân viên công lực áo vàng ở đâu? Bạn đã thấy có ai sắp chết (hay chết hẳn hoi rồi!) rút tiền tặng công an cảnh sát không? · Đừng thắc mắc tại sao người Việt hung bạo, tìm mọi cớ để đánh nhau vỡ đầu, bể trán. Suốt đời, họ bị những người có quyền đè nén cho nên lúc rảnh họ đánh giết nhau là một cách để giải trí, xả hơi. · "Những người con gái buồn không nói. Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì?" (Xuân Diệu) · Dấy là họ tự hỏi sẽ được xuất cảng đi đâu: Trung Cộng, Đài Loan, Đại Hàn... · Tại sao tàn nhẫn với trẻ con? Bởi vì khùng hay sao mà đi kiếm chuyện với thằng tàn nhẫn, khỏe, hung bạo, quyền thế hơn mình. · Tại sao tàn nhẫn với đàn bà? Tại sao không? Tát tai một cô bán hàng, hôm sau nổi tiếng. Van Gogh bỏ cả đời vẽ tranh, chết mới nổi danh. Too late! · Tại sao khi người Việt quét sân hay xả rác ra đường vẫn đùn sang hàng xóm? Bởi vì nếu cứ phải giữ rác trong nhà thì quét dọn làm cái gì? · Tại sao có quán lấy nước rửa chân pha trà cho khách? Bởi vì mỗi người một sở thích. Có người thích trà hoa lài, trà sen, có người thích trà rửa chân. · Tỉ số thất nghiệp chính thức ở Việt Nam là 2.3%, trong khi ở các nước tân tiến là 5% hay 10%, có tin được không? Cố nhiên là phải tin, nếu không làm thống kê làm gì? Số thất nghiệp thấp, vì Việt Nam là một nước bình đẳng, nghề nào cũng được coi trọng và cũng được nhìn nhận. Đánh giầy là một nghề, ăn xin là một nghề, rước mối là một nghề. Đánh ghen mướn, đòi nợ thuê, đánh bả chó... · Việt Nam đứng thứ 175 trên 180 nước về tự do báo chí? · Đừng có luận điệu của phản động. Ở Việt Nam, trên lý thuyết cũng như trên thực tế, báo chí được hoàn toàn tự do ca tụng chế độ. Bạn đã thấy dư luận viên nào gặp khó dễ hay đi tù khi hành nghề chưa? · Việt Nam bị xếp hạng trong những nước đội sổ về nhân quyền, tự do tôn giáo, về lương bổng... So what? Nếu ai cũng ngang nhau thì xếp hạng làm gì? Ngoài ra cũng nên biết Việt Nam cũng đứng đầu nhiều địa hạt. Thí dụ: tỉ số người bị ung thư, thành phố ô nhiễm; Sài Gòn là một trong những thành phố nguy hiểm nhất thế giới; Việt Nam là một trong ba nước có tiềm năng xuất cảng nô lệ tình dục, đàn bà mại dâm lớn nhất thế giới. · Cùng với Trung Cộng, Việt Nam là một trong 2 nước sản xuất và tiêu thụ nhiều phong bì nhất tính trên đầu người. · Tại sao Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần thị Nga, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn văn Đài, Anh Ba Sàm... nằm tù hàng chục năm? Bởi vì họ làm chính trị chống nhà nước. Tại sao Việt Nam nói không có tù nhân chính trị? Bởi vì khi vào tù, họ trở thành thường phạm; hay tù hình sự. · Tự do tôn giáo? Việt Nam là nước tự do nhất thế giới. Cán bộ muốn thành sư, hôm sau cạo đầu thành sư. Ai không tin tôn giáo, cứ tự do vác súng đi hỏi tội linh mục! · Tại sao ai cũng muốn dân chủ, nhưng Việt Nam vẫn là một nước độc tài? Bởi vì người nọ chờ người kia. Nếu anh làm, anh đi tù, người khác hưởng. Tiện nhất là chờ Tây, Mỹ nó làm giùm. Tây, Mỹ không hiểu sao người Việt Nam thích buôn bán hơn là làm dân chủ. Khi nào Mỹ nó thay đổi, hết ham đô la, Việt Nam sẽ có dân chủ. Đó là vấn đề của Mỹ, không phải của người Việt! Trần Văn Giang (ghi lại) |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23632 |
![]() ![]() ![]() |
Lòng Đầy Giếng Vơi - Bán Cái Giếng, Không Bán Nước“Trời đất bao la nhưng lòng tham của con người còn mênh mông hơn thế!” rồi lẳng lặng quay đi, không bao giờ quay trở lại quán nữa. Giếng nước từ ấy cũng cạn dần. Một vị thiền sư đi ngao du thiên hạ, khi đến một vùng núi nọ thì bị ốm nặng. Ông được một bà goá là chủ quán trà cứu và đưa về nhà chăm sóc.Mặc dù không biết tung tích vị thiền sư, quán nghèo thưa thớt khách,không có tiền nhưng người phụ nữ vẫn tận tình chăm sóc và cứu chữa cho ông. Hơn 3 tháng ròng vị thiền sư mới bình phục. Cảm động ân tình của bà chủ quán, vị thiền sư trước khi rời đi dành một tuần liền để đào một cái giếng cạnh quán cho bà goá tiện dùng nước, không phải ra tận suối gánh nữa. Không ngờ, từ khi dùng nước giếng mà vị thiền sư đã đào để pha trà bán, trà của bà goá có mùi thơm thật đặc biệt và vị của trà cũng rất ngon. Ai uống một lần cũng phải quay lại. Tiếng lành đồn xa, quán trà của bà goá khách đến đông nườm nượp. Người đàn bà goá trở nên giàu có từ đó. Ít lâu sau, vị thiền sư có dịp
ghé qua quán để thăm lại ân nhân của mình, thấy cơ ngơi khang trang, vị
thiền sư rất mừng cho bà goá. Khi hỏi về giếng nước, bà goá than phiền với
thiền sư: “Giếng nước này tốt lắm, có điều nước cạn liên tục, vài ngày mới
lại đầy nên tôi chẳng bao giờ đủ để bán cho khách”. Vị thiền sư nghe xong
lắc đầu, nói: “Không tốn kém gì cả, từ nguồn nước trời cho rồi kiếm ra nhiều
tiền mà bà vẫn không thấy hài lòng ư?” . Ông viết lên tường một câu: “Trời đất bao la nhưng lòng tham của con người
còn mênh mông hơn thế!” rồi lẳng lặng quay đi, không bao giờ quay trở lại
quán nữa. Giếng nước từ ấy cũng cạn dần. – Chúng ta phần lớn giống như bà goá kia, không bao giờ hài lòng với cái mình có mà thường đứng núi này trông núi nọ. Chúng ta thường hay so sánh, hay mong ước viển vông mà quên vui hưởng hiện tại của mình. Hãy nhìn lại để thấy mình đã được may mắn hơn bao nhiêu người chẳng có gì, để biết vui sống, để bớt “lòng tham”, để không phải hối hận về sau.
Nguồn: phatgiaodoisong********** Bán Cái Giếng, Không Bán Nước Ở làng nọ có một người đàn ông thông minh sở hữu một cái giếng nhưng anh ta không dùng gì đến nó nên quγết định bán cho bác nông dân gần nhà. Một hôm, khi đi ngang qua thấγ bác nông dân đang múc nước từ giếng lên để nấu ăn, tưới hoa màu, nuôi gia súc…, gã thông minh lậρ tức ngăn lại và không cho ρhéρ bác nông dân múc nước từ giếng lên. Gã thông minh lên tiếng: – Tôi chỉ bán cho ông cái giếng, tôi không bán nước cho ông. Vì thế, ông không thể lấγ nước từ cái giếng nàγ được. Bác nông dân rất buồn mà không biết ρhải làm sao. Giếng thì mình đã mua rồi, nhưng đúng là mình không trả tiền mua nước từ cái giếng. Giờ giếng có đầγ nước mà không được dùng, trong khi cả gia đình mình, hoa màu và gia súc đều cần đến nguồn nước sạch từ cái giếng này. Nghĩ mãi không biết làm thế nào để giải quγết với người đàn ông kia, bác nông dân quγết định mang lên trình quan huyện xét xử, mong lấy lại công bằng. Lên cửa quan, bác nông dân tường thuật lại đầu đuôi câu chuyện, không giấu giếm bất cứ điều gì, hòng mong lấy lại được công bằng cho gia đình mình. Quan huγện gọi người đàn ông thông minh kia lên và hỏi: – Tại sao ngươi không cho ông ta dùng nước trong giếng? Chẳng ρhải ngươi đã bán cái giếng đó rồi sao? – “Dạ, bẩm quan. Con chỉ bán cái giếng cho ông này, chứ con không bán nước trong giếng. Do đó, ông ta không có quyền lấy nước của nhà con. Giờ nếu muốn lấγ nước, ông ta ρhải trả thêm tiền mua nước chứ” – Người đàn ông đáρ, chắc bẩm lý lẽ đã thuộc về taγ mình. Quan huγện nhìn người đàn ông, khẽ mỉm cười và trả lời: – Ồ, ngươi nói rất có lý. Thế nhưng, khi ngươi đã bán cái giếng cho người nông dân nàγ, cái giếng đã thuộc quγền sở hữu của anh ta; còn nước trong giếng vẫn thuộc sở hữu của ngươi. Vậy thì ngươi không có quyền được để nước dự trữ trong giếng của người nông dân nữa. Quan tòa ngẩng lên nhìn gã thông minh và khẳng định đanh théρ: – Bâγ giờ chỉ có 2 lựa chọn: Một là ngươi ρhải trả tiền cho bác nông dân để thuê cái giếng dự trữ nước. Hai là ngươi ρhải mang toàn bộ nước ra khỏi cái giếng ngaγ lậρ tức. Gã thông minh cúi đầu buồn bã, không biết làm gì để biện minh cho hành động của mình nữa. Anh ta đã bị chính trí thông minh của mình Һạι rồi. Thế mới nói, trong cuộc sống, dù bạn thông minh đến đâu cũng sẽ luôn có những người khác thông minh hơn bạn. Ðó là lý do con người sinh ra luôn ρhải học hỏi không ngừng, dù là lúc ở tuổi thanh niên hay khi đã về già. Vậy nên đừng để trí thông minh sẽ ρhản tác dụng và khiến bạn “tự mình hại mình” nếu không biết sử dụng đúng cách nhé. |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23632 |
![]() ![]() ![]() |
Một Người Không Chân Nhưng Đứng Rất Cao(Hình minh họa) Đây là câu chuyện của cậu tôi. Một câu chuyện bi thảm với những tình tiết khó có thể tưởng tượng cho dù đường đời muôn nẻo luôn không thiếu những chuyện xúc động lòng người. Chuyện cậu tôi cho thấy nghịch cảnh và định mệnh dù khắc nghiệt tàn nhẫn như thế nào vẫn có khi phải gục đầu khuất phục trước ý chí mãnh liệt của con người. 1/ Xã Bình Đào, Huyện Thăng Bình, Tỉnh Quảng Nam. Một buổi trưa hè định mệnh, năm 1947. Ở cái xứ sở cằn cỗi nóng bỏng da này, sỏi đá nhiều hơn cơm gạo, xương rồng nhiều hơn cây lá. Dân tình nghèo xác xơ, cơm bữa no bữa đói. Bình Đào nằm trong vùng thả bom oanh tạc của Pháp, vì có nhiều căn cứ Việt Minh. Nhà nào cũng có cái hầm trú bom để lao xuống núp mỗi khi nghe tiếng máy bay, cái thứ âm thanh chẳng khác gì khúc nhạc hiệu của thần chết. Vậy mà trưa hôm đó, máy bay tới quá nhanh, bất ngờ, không ai trở tay kịp. 2 quả bom xé toạc không trung với tiếng rú rít ghê hồn, đâm thẳng xuống nơi một nhóm trai làng đang chất rơm. 5 người đàn ông chết tức tưởi. Xương thịt quyện với rơm, máu tươi trộn vào đất. Chưa hết, 1 mảnh bom văng vào ngôi nhà sát bên, giết thêm 1 phụ nữ bụng chửa vượt mặt, và 1 em bé gái mới 2 tuổi. Chỉ trong vòng vài phút, 8 sinh linh vô tội, trong đó có 1 hình hài chưa một lần kịp thấy ánh mặt trời, bỗng chốc trở thành tro bụi. Tất cả đều là người nhà của cậu Hai Nhật tôi, lúc ấy vừa 4 tuổi. Trong chớp mắt, cậu bé nói còn chưa rành phải mồ côi cha mẹ và mất đi luôn 2 người em nhỏ. Từ đó, cậu Hai Nhật về ở với ông bà ngoại của cậu. Trưa hôm đó, cũng nhờ chạy qua nhà ông bà ngoại chơi mà cậu thoát chết. 2/ Năm 1963, Tổng thống Ngô Đình Diệm bị giết. Bình Đào lọt vào tay Cộng sản. Không còn gì níu chân ở quê, cậu lên Sài Gòn, gia nhập quân đội, mang trong tim mối thù không đội trời chung với Cộng sản. Tiểu đoàn 1 của cậu đóng quân tại thị trấn Phú Thứ thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế. Lại một buổi chiều định mệnh. Trên đường hành quân, 1 quả mìn Cộng sản gài đã nổ tung dưới chân cậu. Tỉnh dậy trong bệnh viện, nhìn xuống tấm drap mỏng đắp trên người, cậu đau đớn nhận ra đôi chân đã bị quả mìn cướp mất. Hai chân bị cưa đến gần háng. Tủi thân và đau đớn tột cùng, cậu chỉ nghĩ đến cái chết. 20 tuổi, không cha mẹ anh em, chưa một lần nắm tay một người con gái. Tại sao số phận có thể bất công như vậy! Nghiệt ngã hơn, khi vết thương bắt đầu khép miệng thì hai cái xương đùi bướng bỉnh lại mọc, chọc thủng da thịt để trồi ra ngoài. Bác sĩ phải cưa, rồi ít lâu sau chúng lại mọc tiếp... Cuối cùng cậu ra viện, sau vô số lần mổ xẻ tan nát da thịt. Cậu ngồi xe lăn, và tập làm quen với đôi nạng gỗ. 1 người bà con giúp cậu có được 1 căn hộ nhỏ tại chung cư Phạm Thế Hiển ở Sài Gòn và gửi cậu đi học sửa điện tử gia dụng. Cậu ra nghề, mở một tiệm nho nhỏ ngay trong căn hộ mình. 3/ Mỗi ngày cậu ngồi nơi cửa sổ, cặm cụi sửa máy. Cậu lặng lẽ quen với cuộc sống mới. Một ngày kia, số phận vốn khắc nghiệt bắt đầu mỉm cười với cậu. Một cô gái nết na trong xóm sáng nào cũng xách giỏ đi chợ ngang ô cửa sổ cậu ngồi… Như trong chuyện cổ tích, họ yêu rồi cưới nhau. Cậu không còn thui thủi một mình. Mợ làm ấm áp căn hộ nhỏ. Cậu yêu quý mợ vô vàn vì mợ là tất cả những gì cậu có trên đời này. Mợ yêu cậu khôn tả. Rồi những đứa con lần lượt ra đời. 2 cô con gái đầu đẹp như thiên thần. Rồi đến 2 anh con trai. Tên của 2 anh là địa danh mà cậu đã gửi lại đôi chân: Phú và Thứ. Rồi 1 người con gái nữa. Cậu mợ có tất cả 5 người con. Sau 1975, như bao nhiêu người miền Nam khác hứng chịu thảm kịch “giải phóng”, cậu mợ xoay sở đủ thứ để nuôi đàn con. Cậu mua máy dệt vải. Nhà cậu lúc nào cũng xoành xoạch tiếng con thoi. Cậu mợ làm thêm kem chuối bán trong xóm. Một tay cậu coi sóc hết tất cả máy móc. Máy dệt, tủ kem, tủ lạnh... cậu sửa được hết. Cậu thoăn thoắt nhảy qua lại giữa xe lăn và chiếc ghế đẩu mà làm đủ việc. Khi cần ra ngoài, cậu có hẳn một chiếc xe máy ba bánh tự chế. Một đêm nọ, cô con gái giữa – lúc ấy chừng 5,6 tuổi – đột nhiên lên cơn sốt dữ dội. Cậu mợ bế vô bệnh viện thì hôm sau cô bé qua đời. Cậu mợ như muốn điên lên, đau khổ tột cùng. Tôi vẫn còn nhớ rõ bàn thờ nhà cậu có khung ảnh cô bé mặc áo đầm bông xinh như 1 búp bê, bên cạnh khung hình là đôi giày màu trắng. Mỗi lần đi ngang bàn thờ, tôi len lén nhìn gương mặt bầu bĩnh ấy, đôi giày như giày của búp bê ấy, với một cảm giác sờ sợ chen lẫn cảm thương. 4/ 10 năm sau bi kịch 1975, cậu biết mình không thể sống chung với Cộng sản. Cậu xoay sở đủ cách để có thể mua được đủ “vé” cho chuyến tàu vượt biên đi cùng cả nhà. Cuối cùng, gia đình cậu đến được nước Mỹ. Họ định cư ở Seattle. Không tiền bạc, tiếng Anh không rành, hai vợ chồng chỉ có... một đôi chân, với 4 đứa con nhỏ. Cậu mợ làm đủ mọi việc có thể để kiếm tiền. Mợ còng lưng từ sáng đến tối bên chiếc máy may. Cậu ngồi cạnh, dưới sàn, giữa đống áo quần vải vóc. Mợ may xong cái nào thì thảy qua; cậu cắt chỉ xếp lại ngay ngắn. Như lúc còn ở Việt Nam, cậu tôi, người đàn ông không chân, vẫn là trụ cột của cả gia đình. Cậu xông xáo không nề hà bất cứ việc gì. Để có thể lái xe hơi, cậu có chiếc xe van đặc chế, “đạp” thắng hay ga đều dùng tay. Vậy mà cậu lái bon bon chở mợ đi chợ, đi giao hàng, hay đưa rước các con ở trường. Nhà cậu có 2 chiếc ghế gỗ bóng nhẵn: Đó là “đôi chân” trong nhà của cậu. Cậu dùng tay thoăn thoắt di chuyển thân mình trên 2 chiếc ghế. Thế mà cậu làm được hết, từ cắt cỏ, nấu ăn, rửa chén đến sửa chữa điện nước… Mấy anh chị không phụ lòng cậu mợ. Tất cả đều học rất giỏi. Đặc biệt anh Thứ. Năm đó khi ra trường, anh được bằng khen của Tổng thống Bill Clinton, và được chọn đọc diễn văn trong lễ tốt nghiệp. Chiều hôm trước lễ ra trường, 3 anh em chở nhau đi mướn complet cho anh Thứ... 5/ Và không ai có thể tin nổi, một lần nữa số phận nghiệt ngã lại giáng xuống gia đình cậu tôi. Một tai nạn giao thông thảm khốc xảy ra. Chiếc xe chở 3 người con của cậu bị 1 xe khác vượt đèn đỏ tông vào nát bấy. Khi được báo tin, cậu mợ như muốn chết đứng. Khi họ đến bệnh viện, 3 đứa con nằm ở 3 chuyên khoa khác nhau. Tôi không biết trong cuộc đời cậu, giây phút nào là kinh hoàng nhất? Khi cha mẹ và 2 em bị thịt nát xương tan vì bom Pháp? Khi nhận ra mình mất đôi chân? Khi ôm xác đứa con gái bé bỏng? Hay cảnh tượng 3 đứa con yêu giờ đang nằm trong bệnh viện? Dường như lịch sử cứ qua một khúc quanh thì cậu lại bị cắt đi 1 khúc ruột. Lần qua Seattle thăm cậu mợ, sáng thức dậy, tôi nghe tiếng máy cắt cỏ ngoài vườn. Mợ tôi đang đẩy máy cắt cỏ đi trước; sau lưng mợ là cậu, ngồi bệt trên đôi chân cụt. Cậu di chuyển bằng tay. Cỏ vừa cắt đến đâu, cậu dùng tay quây lại rồi hốt bỏ vào bao đến đó. Trong đời, tôi chưa bao giờ chứng kiến một cảnh tượng nào đẹp hơn vậy, cảm động hơn vậy. Tôi nhớ lại lời cô con gái của cậu kể: Quả mìn năm xưa lấy đi đôi chân vẫn không buông tha cậu. Thân thể cậu vẫn còn vô số mảnh kim loại li ti không thể lấy ra hết, khiến thỉnh thoảng làm cậu đau nhức kinh khủng. Nhưng rất ít người biết điều đó, vì chẳng bao giờ cậu than van kể lại. Cô chị họ của tôi nói, trên phim chụp x-quang, có thể thấy vô số mảnh kim loại ấy khắp cơ thể cậu. ******* Khi tôi đang viết những hàng này, tôi không thể cầm được nước mắt: Số phận cậu tôi vẫn chưa dứt được bi ai. Người vợ yêu quý của cậu đang bị ung thư não giai đoạn cuối! Tôi không dám hình dung gì thêm. Tôi không thể miêu tả cảm giác và tâm trạng hiện tại của cậu, khi cậu ngồi bên mợ cạnh giường bệnh. Tôi không thể viết thêm bất cứ gì về cậu. Điều duy nhất làm tôi nhẹ lòng và có phần an ủi, có lẽ cũng an ủi cậu: Quanh cậu bây giờ là 8 người con, dâu rể, và hơn chục cháu nội ngoại. Cậu tôi – một đứa trẻ mồ côi – giờ đã có một tổ ấm lớn. Cậu như một gốc đa to. Người đàn ông không chân ấy đã đi một quãng đường rất dài, vượt qua không biết bao nhiêu tai ương nghịch cảnh. Người đàn ông không chân ấy đã đến đích. Trên con đường đời đầy chông gai khốc liệt, cậu cùng mợ cuối cùng cũng gặt hái được thành quả hạnh phúc. Mợ hẳn đã có thể mãn nguyện, mỉm cười tự hào và thanh thản sau bao nhiêu năm tháng thăng trầm với một người chồng luôn đứng cao trên “đôi chân” của sức mạnh ý chí phi thường. |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23632 |
![]() ![]() ![]() |
Hạnh Phúc Ở Đâu?Mỗi bước
giang hồ đều bi lụy Từ ngàn xưa đến nay, con người vẫn khổ công đi tìm hạnh phúc. Tuy không muốn bộc
lộ sự tìm kiếm này cho bất cứ một ai, dù thân thiết đến thế nào chăng nữa,
nhưng việc đi tìm hạnh phúc vẫn thể hiện thường ngày với hầu hết mọi người, qua
những tiếng thở dài, qua cặp mắt nhìn đăm đăm vào một khoảng trống, qua sự cúi
đầu bên trên trang giấy trắng, hoặc một nụ cười không trọn. Rất hiếm khi nghe
thấy câu nói: “Tôi không được hạnh phúc!” cho dù với một người đang ngồi một
mình bên ly cà phê tại một quán nhỏ, trong một buổi tối lạnh lẽo.
Trong khi đó, thì sự diễn tả việc đi tìm kiếm hạnh phúc một cách công khai – loại
hạnh phúc nông cạn, bề ngoài, có tính cách trang điểm - lại tràn lan trong các
câu nhạc, các bài thơ. Các nhạc sĩ, thi sĩ đôi khi kêu lớn tiếng về sự thiếu vắng
hạnh phúc của họ, và các ca sĩ cũng diễn tả sự thiếu thốn hạnh phúc này một
cách đam mê, nhưng thật ra, đó chỉ là hạnh phúc tạm của tình yêu đôi lứa mà
thôi. Mà tình yêu đôi lứa, thì có bao giờ bền vững?
Cho dù khi mới yêu thì tha thiết, nồng cháy tưởng có thể gom tình yêu ấy thành
lửa để đốt cháy thành La Mã như Neron xưa, nhưng khi đã thỏa mãn bằng sự xum họp
vợ chồng rồi, thì sau môt thời gian, nếu may mắn, Tình Yêu ấy biến thái thành
Tình Nghĩa hoặc trở thành bạn thân, một số tình yêu lại biến thành tình thù khi
có cảm giác là “vật sở hữu của mình” sẵn sàng để cho người khác chiếm đoạt, còn
lại là thất vọng, và chán nản. Nhiều trường hợp cho là mình đang ở tù chung
thân với người từng làm cho đam mê bốc lửa. Và lúc đó lại mơ tưởng đến môt tình
yêu khác rồi than thở là “tôi không có hạnh phúc”. Vì thế, tình yêu đôi lứa, chỉ
có thể là hạnh phúc khi cùng chung một nhu cầu: chia xẻ cho nhau. Nếu chỉ nghĩ
đến tình yêu đôi lứa là phương thức lấp chỗ trống của thể xác mình, thì không
bao giờ có hạnh phúc.
Vậy, hạnh phúc ở đâu?
Người xưa nói: Một miếng bánh mì, mà đem chia xẻ, thì miếng bánh nhỏ đi. Một
mái nhà mà đem chia xẻ, mái nhà không nhỏ đi. Còn một niềm vui, mà đem chia xẻ,
niềm vui sẽ lớn lên. Như vậy, hạnh phúc chính là sự chia xẻ vì không có niềm
vui nào lớn hơn là niềm vui khi thấy người khác vì mình mà được vui vẻ. Thực tế,
không có Hạnh phúc nào lớn hơn khi mình làm cho người khác hạnh phúc! Biết được
người khác vì mình mà có niềm vui, có nụ cười rồi thì hạnh phúc sẽ chan hòa
trong mình mãi mãi, không có người nào, thế lực nào, hoàn cảnh nào giật được niềm
hạnh phúc ấy mà vất đi được. Chuyện đã xẩy ra rồi, thì cũng như thời gian, một
phút giây qua đi là qua đi mãi, giây phút kế tiếp là một giây phút mới, vĩnh viễn
không thể lôi ngược trở lại được. Đã giúp cho một người hoạn nạn đứng dậy, đã tạo
hoàn cảnh tốt cho một người đang đau thương, đã tặng một món quà quý giá có thể
cứu được một mảnh đời đau khổ, thì mãi mãi chuyện ấy, sự việc ấy sẽ ở trong ký ức
mình, ký ức người vĩnh viễn.
Hạnh phúc, vì thế, ở trong những người có Bồ Đề Tâm, có trái tim Hạnh Nguyện,
có lòng nhân từ Bác Ái luôn muốn giúp đỡ những người nghèo, những nạn nhân bất
hạnh của chế độ và thiên tai. Hạnh Phúc ở trong tâm hồn những Sơ tình nguyện phục
vụ tại những giường bệnh nghèo khổ, máu mủ, phân và nước tiểu hôi thối nồng nặc.
Hạnh phúc có mãi trong tim những mầu áo chàm phục vụ tại các trại cùi tuyệt vọng,
và chấp nhận rồi mình cũng trở thành những bệnh nhân lở lói như thế. Hạnh phúc ở
trong những người chồng hay người vợ biết nhường nhịn nhau, chịu phần thua thiệt
về mình chỉ để cho nửa trái tim kia vui vẻ. Hạnh phúc ở tại những tâm hồn trẻ
thích làm việc tình nguyện phục vụ cho xã hội, cho cộng đồng. Hạnh phúc đến với
các y sĩ tận tụy với bệnh nhân bằng hết khả năng của mình mà không nhìn đến lợi
tức cá nhân. Hạnh phúc ở với những chiến sĩ, chấp nhận hy sinh thân mình cho Tổ
Quốc thân yêu.
Như vậy, hạnh phúc chính là cái bóng của mình. Nếu chạy theo bóng, bóng sẽ biến
mất. Nhưng nếu không đuổi theo bóng, bóng sẽ đứng bên cạnh mình mãi mãi.
Hạnh phúc chỉ đơn giản như thế thôi.
Chu Tất Tiến.
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23632 |
![]() ![]() ![]() |
Hành Động Tử Tế Của Một Người Đàn Ông Khiến Cả Nước Mỹ Cảm ĐộngĐây là một câu chuyện có thật xảy ra ở Hoa Kỳ. Câu chuyện được lan truyền trên Internet này nói với mọi người rằng: Thiên lý thiện ác hữu báo đối với bất cứ ai đều có tác dụng, thuận theo thiên lý chính là phúc báo. Dưới đây là câu chuyện của Seine Marne. Đó là một buổi tối đầu xuân tháng hai, trên trời có chút mưa tuyết lất phất, Seine Marne đang lái chiếc xe Ford từ Portland đến Sheridan để ký hợp đồng đặt hàng. Hợp đồng này rất quan trọng, nó gần như quyết định số phận của công ty ông, là kết quả của hơn ba tháng đàm phán gian khổ. Seine Marne vô cùng vui vẻ, ngâm nga một giai điệu trên suốt quãng đường. Trên đường không có nhiều xe, đèn xanh nên ông lái xe rất nhanh. Khi đến nơi hẹn, lúc dừng xe, ông dường như nhìn thấy điều gì đó qua ánh đèn? Seine Mane cúi xuống nhìn kỹ hơn và phát hiện có gì đó kỳ lạ ở bánh trước bên phải. Khi đến gần, ông ngửi thấy mùi máu tanh nồng nặc. Khi ông chạm vào nó, nó thực sự là máu! Seine Marne giật mình, đột nhiên trở nên căng thẳng, chẳng lẽ ông đã tông vào ai đó khi đang lái xe với tốc độ cao? Ông cố gắng nhớ lại nhưng dường như không có ấn tượng gì về việc chiếc xe tông vào vật thể nào. Nhưng vết máu trên bánh xe là có thật! Nhưng Seine Marne, giữa sự giàu có sắp đến gần và vụ tai nạn xe hơi, ông gần như không hề do dự, nếu không nhanh chóng quay ngược lại để tìm người có thể đã bị mình làm bị thương thì hậu quả sẽ khủng khiếp biết bao! Có lẽ mạng sống của họ còn có thể cứu được? Dựa theo lương tâm của mình, ông lập tức lên xe, nổ máy, quay đầu xe và quan sát kỹ con đường mình đã đi. Lúc này, đối tác kinh doanh đang chờ ký hợp đồng đã gọi điện hỏi ông tại sao không để ý đến thời gian? Họ thúc giục ông nhanh lên! Seine Marne giải thích rằng ông ấy đang vội và sẽ đến đó ngay, đồng thời cầu xin sự tha thứ của họ. Đối tác kinh doanh đang đợi ở đó rất tức giận và hét lên: “Cút đi, đồ không đúng giờ!” rồi cúp điện thoại. Seine Marne sững sờ, đó là một hợp đồng trị giá 3 triệu đô la Mỹ! Ông thật muốn chạy tới, bản hợp đồng này có ý nghĩa sống còn với ông! Có lẽ số phận của cuộc đời ông sẽ được thay đổi, bởi bản hợp đồng này! Tuy nhiên, ông vẫn lái xe đi tiếp. Trong mắt ông dường như nhìn thấy người bị thương đang nằm trên vũng máu, rên rỉ đau đớn, mạng sống của họ đang bị đe dọa. Trong đêm sương mù, Seine Marne vừa lái xe vừa nhìn dọc đường. Cuối cùng đi gần nửa đường, ông nhìn thấy bóng một người nằm ở đó! Ông nhanh chóng đỗ xe rồi bước ra ngoài. Một cô bé mười ba, mười bốn tuổi đang nằm bất tỉnh trên đường. Cô bé bị thương ở đầu và máu chảy rất nhiều. Seine Marne bế bé gái lên và đưa bé đến bệnh viện. Sau khi được giải cứu, cháu bé tạm thời thoát khỏi cơn nguy kịch nhưng vẫn bất tỉnh. Cảnh sát đã liên lạc với cha mẹ của cô bé, cặp vợ chồng vô cùng yêu thương con gái đã gầm lên và đánh Seine Marne. Seine Marne không bào chữa và âm thầm chịu đựng trong nước mắt. Ông nghĩ rằng nếu mình là cha mẹ của đứa trẻ, ông cũng sẽ đấm đá hung thủ! Ông bị đánh đến mức mũi bầm tím, mặt sưng vù, nhổ ra hai chiếc răng đầy máu. Khi về nhà, gia đình nói ông thật ngu ngốc, vì không có bằng chứng chứng minh ông là hung thủ nên tại sao ông phải làm vậy? Tại sao lại nhận trách nhiệm về mình? Seine Marne không giải thích nhiều, ông gác lại công việc kinh doanh trong tay, hàng ngày hộ tống bé gái bị thương tên Catherine đến bệnh viện, đồng thời thanh toán mọi chi phí y tế kịp thời. Catherine hôn mê trong 26 ngày và Seine Marne đã bảo vệ cô bé trong 26 ngày, tiêu tốn 38.000 USD chi phí y tế. May mắn thay, đến ngày thứ 27, Catherine cuối cùng cũng tỉnh dậy và nói cho mọi người biết sự thật: Vào ngày xảy ra sự việc, cô bé đang mang tập hồ sơ tranh về vùng quê để phác họa, trên đường về, cô nhớ rất rõ mình bị một chiếc xe máy màu đỏ đang chạy rất nhanh đụng ngã! Cảnh sát đã ghi lại lời kể của cô và gọi đến video giám sát trên đường phố ngày hôm đó, từ video giám sát họ xác nhận được lời kể của cô bé và đã tìm ra chủ nhân của chiếc xe máy màu đỏ gây tai nạn! Vết máu trên bánh xe Seine Marne chỉ là vết máu nhỏ giọt trên mặt đất khi Catherine bị xe máy tông. Sự tình trở nên rõ ràng. Cha mẹ cô gái ôm ông khóc, ông không phải người gây tai nạn, mà là ân nhân cứu mạng của cô gái này! Nếu như không phải ông ấy quay lại kịp thời, đưa cô gái đến phòng cấp cứu của bệnh viện thì có lẽ cô gái đáng yêu này đã sớm không còn! Câu chuyện của ông đã khiến cả nước Mỹ cảm động, và vận mệnh của ông cũng vì thế mà thay đổi. Những hợp đồng kinh doanh đến như mưa tuyết, khiến ông choáng ngợp. Mọi người đều tin rằng đồng hành cùng một doanh nhân như vậy sẽ dẫn đến thiên đường! Trong cuộc phỏng vấn với đài truyền hình địa phương, câu trả lời của Seine Marne với phóng viên rất đơn giản: “Lúc đó, tôi chỉ nghĩ nếu không quay lại kiểm tra thì tôi sẽ không bao giờ cảm thấy thoải mái trong cuộc đời. Tôi làm điều này chỉ để thỏa mãn lương tâm của mình, tôi không có quyền lựa chọn giữa sinh mạng của người khác và lợi ích kinh doanh”.
Theo Triệu Tử Hinh - Sound Of Hope Nguyên Anh biên dịch #8saigon |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23632 |
![]() ![]() ![]() |
Bàn Tay Sáu NgónMới nhận được cú điện thoại của anh bạn. Giọng anh hào hứng, vui vẻ lạ thường: "Tao gốc Ý mày ơi! Italian hẳn hòi! Tao mới nhận được kết
quả thử DNA sáng nay. Tao có 20% DNA Âu Châu, loại Mediterranean gốc Italian.
Không sai vào đâu được!" Anh bạn tôi là dân Việt chính cống, Bắc Kỳ di cư, đạo Công Giáo
đặc sệt từ thời mấy ông cố Tây sang đây truyền đạo. Nhưng anh có một vẻ gì khác
lạ, không giống ai! Trông hơi có vẻ lai lai, không nhiều lắm. Anh có mũi khá
cao, đôi mắt hơi gần nhau, mang một sắc thái hơi Tây Phương! Anh bạn kể lại có
người bà, em của ông nội anh, là một nữ tu đứng đầu một giòng tu, trông như một
bà soeur Tây, ai nhìn cũng tưởng là bà sơ từ bên Pháp được cử sang để cai quản
tu viện. Nhưng người bà của anh là Việt Nam thuần túy, hồi nhỏ đã theo phong tục
sơn đen hàm răng. Nên ai nhìn cũng lạ! Bà sơ người cao lớn, mũi cao thẳng,
đẹp thanh tú, trông uy quyền như một bà sơ Tây cai quản tu viện. Nhưng lúc cười
lại để lộ hàm răng đen tuyền của người Việt cổ xưa!
Lý do anh bạn đi thử DNA để tìm hiểu về tông tích của mình, vì một
câu chuyện tình cờ lạ lùng, anh bạn đã kể cho tôi nghe một tháng trước đây: Tao mới đi du lịch bên Spain về! Có câu chuyện này hay lắm, kể
cho mày nghe chơi! Đoàn du lịch của tao có hơn ba chục người. Tao đi một mình,
nên để ý xem có cô nào đẹp, ngon lành mà available, tao tìm cách tán cho đời
thêm hương! Trong đoàn chỉ có tao là Á Châu, còn lại đa số là Mỹ trắng. Tao để
ý ngay hai cô gái khá đẹp đi với một bà già, chắc là bà cháu dắt nhau đi du lịch,
thưởng ngoạn. Tao tìm cách làm quen ngay. Cô chị đẹp hơn, đang học về Fine Arts
ở New York University, thích nói chuyện nghệ thuật, đúng sở trường của tao. Thế
là tao thao thao giảng về hội họa, kiến trúc, âm nhạc cho ba bà cháu nghe. Tới
Alhambra, tao nhờ đọc sách trước nên chỉ dạy mọi chuyện về văn minh Hồi Giáo hồi
chiếm cứ Spain thuở xưa. Hai cô nàng trầm trồ, ngưỡng mộ. Nhất là cô chị, có vẻ
chịu đèn lắm rồi! Nhưng bà già có vẻ gì rất lạ. Bà cụ không nói gì, lặnh thinh
nghe tao ba hoa. Nhưng cứ chăm chú nhìn vào ngón tay dư thứ sáu của bàn tay
trái của tao. Mày chơi với tao từ nhỏ mày biết rồi đấy. Tao có bàn tay 6 ngón,
bị tụi chúng mày chọc ghẹo suốt cả thời niên thiếu. Nhưng tao đâu care chuyện
chúng mày chọc đâu! Vì tao thương ngón thứ sáu này vô cùng! Tao không bao giờ
chịu đi cắt, nó sinh ra với tao, nó sẽ ở với tao đến lúc chết!
Hồi đó là mùa hè, bên Spain nóng chảy
mỡ, tao có lần mặc chiếc áo mỏng, cởi khuy phía trên cho mát. Tao đang đi với
ba bà cháu, chợt thấy bà cụ như khụyu xuống, miệng lắp bắp nói không nên lời, mắt
dán chặt vào cái bớt trên ngực của tao, vì áo cởi khuy trên nên lộ rõ ra. Bà dơ
tay chỉ vào cái bớt đỏ thẫm, có hình 5 cạnh như ngôi sao, nằm ở ngực trên phía
trái của tao. Bà cố gắng lắm mới nói ra lời, hỏi tao có chiếc bớt đỏ này có phải
từ lúc mới sinh ra không? Tao gật đầu. Bà cụ nắm chặt lấy bàn tay trái của tao,
mân mê ngón thứ sáu nhỏ xíu, lỏng lẻo, nâng niu như một thứ báu vật lạ thường.
Rồi bà nói nho nhỏ: "We are related!"
Tao ngẩn người, không hiểu gì cả. Làm sao related được. Tao dân Việt, ba bà cháu Mỹ trắng ở New York, hoàn toàn không dính líu gì. Làm sao có họ hàng với nhau được! Bà cụ giải thích: Tôi có người em trai, cậu
ruột của hai cô này đây. Ông trông giống em tôi lắm, dù là chủng tộc khác nhau.
Cũng một kiểu khuôn mặt, dáng dấp giống nhau. Nhưng điều làm tôi chú ý đến ông
ngay ngày đầu tiên chúng ta gặp nhau là bàn tay trái 6 ngón của ông. Em tôi
cũng có bàn tay trái 6 ngón như thế. Nhưng nhiều người cũng có tật này, dù bây
giờ hầu hết ai cũng đi cắt ngón dư này từ thuở còn nhỏ. Em tôi không chịu
đi cắt, như ông giữ ngón tay dư này. Nhưng đến hôm nay khi thấy
vết bớt đỏ hình ngôi sao trên ngực trái của ông, tôi mới chắc chắn hẳn. Vì em
tôi cũng có vết bớt đỏ y hệt như của ông. Và trong gia phả họ hàng của tôi có ghi
lại, đã từ nhiều đời hàng mấy trăm năm nay, một số người đàn ông trong họ của
tôi có đặc điểm này. Là có bàn tay trái 6 ngón và vết bớt đỏ hình ngôi sao trên
ngực trái! Em trai tôi có đi hỏi một số nhà chuyên môn về di truyền học trên
New York về hiện tượng này. Họ giải thích đây là một đặc điểm di truyền theo
nhiễm thể X do người mẹ truyền xuống cho con trai. Tính cách di truyền này giống
như bệnh hemophilia. Đặc điểm này nhảy một đời
vì người đàn bà không có bệnh hay không phát hiện ra dù mang nhiễm thể X có
gene này. Chỉ khi nào có con trai với nhiễm thể X này do người mẹ truyền xuống mới
sinh ra bệnh. Hay như đặc điểm di truyền của giòng họ tôi. Là có bàn tay 6 ngón
và vết bớt đỏ hình sao trên ngực phía trái, chỉ do người mẹ truyền đặc tính di
truyền này xuống cho người con trai mà thôi. Ông là người Việt Nam phải
không? Tôi có nghe nói lại, hồi thế kỷ 18, trong giòng họ nhà tôi có người đi
tu và sang truyền giáo ở Indochina. Không biết chúng ta có dính líu liên hệ họ
hàng với nhau do vị tu sĩ truyền giáo này hay không, tôi không hiểu. Nhưng tôi
chắc chắn là bàn tay trái 6 ngón và bớt đỏ hình sao của ông phải là do đặc tính
di truyền như trong giòng họ tôi! Anh bạn kể đến đây ngậm
ngùi: Mày biết không? Tao nghe bà
cụ nói, tao lạ lùng quá đỗi! Đủ mọi cảm xúc đến với tao. Chuyện đầu tiên là
chuyện cô gái đẹp tao đang tán lại có họ với mình. Phiền phức quá! Nhất là lại
có chuyện di truyền quái đản này. Làm tao nguội luôn chuyện tán tỉnh! Rồi nếu
đúng là tao có đặc tính di truyền của giòng họ bà cụ già. Đây là do ông tu sĩ
truyền giáo kia làm bậy với một nữ tín đồ là bà cố tổ của tao mấy trăm năm trước!
Có thể đúng lắm! Ông tu sĩ truyền giáo này chắc là dân gốc Ý vì ba bà cháu đi
du lịch với tao ở New York trong khu Little Italy ngay ttrong Manhattan, tổ
tiên đến từ Ý. Dân Ý tóc đen, nếu pha với máu dân Việt mình, đẻ con chắc cũng
nhập nhằng không thấy lai nhiều lắm! Cùng quá, bà cố tổ nhà tao chắc lấp liếm
là vì nhìn tượng Chúa, tượng thánh đúc hình theo người Tây Phương nhiều quá nên
nhập tâm, đẻ con trông cũng hơi lai lai! Tóc vẫn đen mà! Tao về đến Mỹ, đi theo ngay
ba bà cháu tới New York để gặp ông cậu của hai cô gái. Tao với ông này trông giống
nhau thật! Nhất là với bàn tay 6 ngón và vết bớt đỏ hình sao. Không thể tưởng
tượng là sau vài trăm năm, cách xa mấy lục địa, mà đặc tính di truyền truyền xuống
tao và ông cậu kia làm như hai người sinh đôi như vậy! Dù tuổi tác cách nhau một
chút, nhưng chúng tao thành bạn chí thiết ngay! Một giọt máu đào hơn ao nước lã
mà! Dù là giọt máu này chảy từ biển Địa Trung Hải, truyền sang tới Thái Bình
Dương! Kể cũng lạ thật! Tao vẫn đi thử DNA như thường!
Dù tao tin tới 99% là chuyện đúng như vậy thật! Tao tính ra là 5 đời. Từ thời
ông tu sĩ truyền giáo gốc Ý làm bậy bà cụ tổ của tao đến nay, đến bây giờ phải
qua 5 thế hệ rồi. Và DNA của tao phải có 20% gốc Ý. Tao sẽ gọi cho mày biết
ngay khi nhận được kết quả. Và sẽ bao mày một chầu du lịch
nước Ý, gọi là để tao đi về nguồn! Cũng chẳng sao! Mình là dân chơi, giang hồ bốn
bể, tứ xứ là nhà. Đâu cũng là quê hương! Việt Nam hay Italy cũng vậy mà thôi! Ciao nghe mày! Nguyễn Đình Phùng
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
<< phần trước Trang of 146 phần sau >> |
![]() ![]() |
||
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |