Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Lịch Sử - Nhân Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Lịch Sử - Nhân Văn  
Message Icon Chủ đề: MỘT THỜI ĐỂ NHỚ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 12 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23200
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 13/Mar/2023 lúc 2:07pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23200
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Mar/2023 lúc 9:18am

Những biểu tượng của Sài Gòn trong ký ức tuổi thơ của tôi

Tuy không phải sinh ra ở Sài Gòn nhưng tôi sống ở Sài Gòn khi còn rất nhỏ khoảng 2 hay 3 tuổi. Đến khi trí óc tôi có thể ghi nhận những hình ảnh và sự kiện chung quanh mình thì ngày nay những thứ đó không còn thấy nữa. Tất cả chỉ còn là những kỷ niệm và bây giờ đối với tôi  đó là những kỷ niệm đẹp.

 

XE CHIẾU BÓNG THÙNG

image001

 

Lúc tôi 6 hay 7 tuổi, tức là khoảng năm 1950, 1951 thì thời đó chưa có TV. Điện ảnh Việt Nam còn trong trạng thái phôi thai, các rạp chiếu bóng thì chỉ chiếu các phim nói tiếng Pháp và lâu lâu tôi mới được ba tôi dẫn đi xem. Nhưng tôi rất mê các phim hoạt họa và phim diễu của Charlot. Vì thế dù chỉ được má tôi cho 5 cắc cho buổi học sáng và 3 cắc cho buổi học trưa, tôi cũng ráng để dành vài cắc chờ chú có xe chiếu bóng thùng đến để bỏ tiền xem những phim mình ưa thích.

 

Chú này đi một chiếc xe đạp chở ở phía sau porte-bagage một cái thùng sắt mà hai bên hông và phía sau thùng có đục những cặp lỗ để khán giả con nít đặt hai mắt vào xem phim chiếu từ một máy chiếu phim quay tay  đặt phía trước thùng. Ngoài những phim hoạt họa hay phim Charlot, chú còn chiếu phim phong cảnh đẹp trên thế giới. Lúc đó chú sẽ “thuyết minh” cho các khán giả con nít tên của thắng cảnh và đặc điểm của chỗ đó.

 

Có khi không đủ tiền xem hát tôi và một thằng bạn hùn lại để mỗi đứa xem một con mắt. Khi tới pha cụp lạc trong phim chúng tôi cũng biết vỗ tay tán thưởng.

 

CHÚ BÁN KẸO KÉO

KẸO%20KÉO%20NGÀY%20XƯA


“Cô kia chồng bỏ chồng chê,

“Ăn cây kẹo kéo chồng mê tới già”

 

Con nít thường thích ăn kẹo. Tôi cũng không là ngoại lệ. Mỗi khi nghe chú người Bắc bán kẹo kéo rao hàng bằng hai câu thơ trên thì dù đang bắn bi hay tạt lon với các bạn, tôi cũng bỏ cuộc chơi chạy ra bỏ vài cắc để dành để mua một khúc kẹo kéo.

Trên một tấm gỗ cột ở cái porte-bagage của chiếc xe đạp là một bao vải đưng một khối kẹo kéo thật to. Sau khi bỏ tiền vào túi chú bán kẹo kéo, mở miệng bao ra lấy tay nắm phần đầu khối kẹo và kéo ra thành một khúc dài và nhỏ đoạn bún tay cắt một đoạn kẹo giao cho khách. Người khách nhỏ tuổi sẽ tiếp lấy ngậm một phần kẹo vào miệng để thưởng thức vị ngọt lịm bên ngoài rồi cắn đứt phần đó ra để nghe vị béo của các hột đậu phọng bên trong.

Khi nào không có tiền mua, nhìn mấy đưa bạn đang mút những khúc kẹo kéo béo ngọt mà tôi thèm đến chảy nước miếng.

 

SƠN ĐÔNG MÃI VÕ
Hội%20Ái%20Hữu%20Petrus%20Trương%20Vĩnh%20Ký%20Úc%20Châu

Con nít có tính hiếu kỳ, thuở nhỏ tôi cũng vậy. Tôi mê những màn quảng cáo thuốc cao đơn, hoàn tán, thuốc trị đau nhức hay xổ lãi, dầu cù là hay nhổ răng dạo có kèm những màn xiệc, ảo thuật hay múa võ.

 

Nhưng hấp dẫn nhứt là màn con khỉ mặc quần áo đỏ cỡi xe đạp chạy vòng vòng hay những màn phóng dao. Giữa những màn đó, người ta đem sản phẩm ra rao bán hay mời một người trong đám khán giả vào thử thuốc hay nhổ răng.

Còn màn tôi phục nhứt là vận nội công chặt bể một chồng gạch. Nghe nói xuất xứ của nghề Sơn Đông mãi võ là từ môn phái Bắc Thiếu Lâm ở tỉnh Sơn Đông bên Trung Quốc. Ban đầu, là những võ sĩ đi rong biểu diễn võ thuật để xin tiền như chúng ta trông thấy trong các phim bộ võ thuật Hồng Kông. Sau khi du nhập vào Việt Nam nghề đó trở thành bán thuốc dạo có biểu diễn vỏ thuật rồi dần dà trở thành như  một gánh hát lưu động diễn đủ trò như nói trên.

image004

Màn “đứng tim” nhứt là phóng dao. Một thiếu nữ đẹp đứng dang tay trước một tấm bảng gỗ. Đứng trước cô vài thước là một người đàn ông lần lượt phóng những con dao cắm vào bảng gỗ sát thân người của thiếu nữ. Ai cũng khen tài phóng dao của người đàn ông nhưng không quên phục sự can đảm của cô thiếu nữ.

Khán giả con nít chúng tôi hào hứng vổ tay từng chập cho những màn gay cấn.

 

GÁNH NƯỚC PHÔNG TÊN

Thuở%20Sài%20Gòn%20xài%20nước%20phông-tên

“Trăng đêm nay dìu dịu cả không gian.
Tôi với em đi gánh nước cạnh đình làng”

 

Thời thơ ấu, bài vọng cổ Gánh Nước Đêm Trăng của Viễn Châu với giọng ca “não ruột” của Út Trà Ôn từ nhà bên cạnh vọng sang lúc ban đêm làm tôi thao thức không ngủ được trong căn gác nhà tôi ở quận 4. Nhưng đó là cảnh gánh nước giếng ở vùng quê, ở Sài Gòn khi tôi còn nhỏ thì ở các khu lao động có những vòi nước công cộng mà người dân gọi là phông tên nước âm từ tiếng Pháp fontaine.

Tôi còn nhớ mỗi đêm tôi phải mang hai thùng thiếc, loại thùng dầu ăn đã dùng hết dầu, đục bỏ nắp thùng rồi đóng một cán gỗ để gánh hay xách, ra chỗ phông tên sắp hàng đợi đến lượt mình hứng nước.

 

image005

 

Sở dĩ má tôi sai tôi sắp hàng hứng nước ban đêm vì ban ngày người lấy nước đông hơn, hàng thùng chờ hứng nước có khi dài cả trăm thước. Khi hứng nước xong thì người chị họ tôi (ở dưới quê lên ở nhà tôi để đi học) gánh về.

Phông tên ở khu vực nhà tôi nằm trên đường Tôn Đản gần ngả tư Tôn Đản và Đỗ Thành Nhân (nay là Đoàn Văn Bơ). Ở đây có những tay anh chị làm “đầu nậu” bắt chúng tôi phải nhường cho gia đình họ lấy nước trước.

 


 

Từ ngữ “Marie phông tên” xuất xứ từ những vòi nước công cộng này để chỉ những người phụ nữ giúp việc nhà cho những  gia đình giàu có.

Cái nhiệm vụ sắp hàng chờ hứng nước ở phông tên được tôi vui vẻ  thi hành vì  là con nít nên “khoái” thức đêm chơi.

 

CHIẾC XíCH LÔ MÁY VÀ BÀ NGOẠI TÔI

Ký%20ức%20Sài%20Gòn:%20thao%20thức%20tiếng%20xích%20lô%20máy

 

Tôi còn nhớ, khi còn nhỏ, có những buổi chiều một chiếc xích lô máy dừng trước cửa nhà tôi với tiếng kêu quang quác của những con gà. Đó là những lần bà ngoại tôi từ Trà Vinh lên thăm gia đình người con gái đầu lòng là má tôi.

 

Lần nào cũng vậy, bà đem lên những bao gạo, những con gà và những đòn bánh tét. Và đối với tôi, quan trọng nhứt là những đòn bánh tét, mùi nếp thơm, vị nhân đậu xanh với một cục mỡ ở giữa thật là béo ngậy, hấp dẫn.

 

Vào thời đó, xe xích lô máy rất thông dụng trong việc di chuyển nhứt là để chuyên chở các hành khách có hành lý cồng kềnh khá nặng. Những người dưới quê lên Sài Gòn tiếp tế cho gia đình, khi bước xuống xe đò ở bến xe lục tỉnh lúc nào cũng gọi một xe xích lô máy để chở mình và đồ đạc về nhà người thân.

 


 

Bây giờ ở Sài Gòn, xích lô đạp còn tồn tại một ít, trang trí hoa hoè để chở khách ngoại quốc hay xập xệ để chở đồ cho bạn hàng các chợ. Còn xe xích lô máy thì đã biến mất có lẽ vì quá ồn ào và ô nhiểm nên bị cấm lưu hành.

 

Trước 1975, tôi thường gặp quái kiệt Trần Văn Trạch với mái tóc dài bất hủ ngồi xe xích lô máy chạy quanh các đường phố Sài Gòn chắc là để tìm nguồn cảm hứng cho những bài hát hài của ông.

 

Lúc còn học tiểu học, tôi thích các cuốn tập hiệu xích lô máy vì các trang giấy trắng và láng.

 

MÔ TÔ BAY

Hiện nay một đoàn xiệc nổi tiếng khắp thế giới là đoàn Cirque Du Soleil của Canada. Người sáng lập ra đoàn xiệc này là Guy Laliberté. Ban đầu, ông ta và một vài người nữa lập thành một nhóm nhỏ chỉ biểu diễn ngoài đường phố ở Montréal. Về sau, ông ta quy tụ thành một gánh xiệc lớn biểu diễn khắp nơi trên thế giới. Dieexnvieen của đoàn xiệc nà đa số là người Nga, Trung Quốc và Mông Cổ. Ông ta giàu đến nổi dám bỏ ra vài triệu để lên phi thuyền du lịch trên không gian và mua một cái đảo ở Thái Bình Dương.

 

Lúc còn nhỏ tôi được ba má tôi dẫn đi xem xiệc mô tô bay. Khán giả lên cầu thang đứng trên một sàn gỗ quanh một tường thành hình cầu đường kính 7, 8 mét ghép lại bằng những mãnh gỗ. Một người biểu diễn chạy một chiếc mô tô quanh vách thành tròn từ thấp lên cao rồi từ cao xuống thắp. Có khi người ấy buông hai tay hay đứng trên yên xe để chạy quanh như vậy. Màn trình diễn làm khán giả toát mồ hội lạnh.

 

Một trong nghệ sĩ mô tô bay nổi tiếng là danh ca Bạch Yến (tên tuổi cô gắn liền với bản nhạc Đêm Đông của Nguyễn Văn Thương).

 

image008

 

Lớn lên, học vật lý tôi mới hiểu sở dĩ xe mô tô và người lái không bị trọng lực làm rơi xuống là nhờ sức ly tâm và tốc độ càng cao thì sức ly tâm càng lớn làm bánh xe hít chặt vào thành khối cầu.

 

Ngày nay, xiệc mô tô bay đã mai một chỉ còn một vài đoàn ở miền Bắc và miền Tây nước ta.

 

XE NGỰA

 

“Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo,

Nền cũ lâu đài bóng tịch dương”

 (Thăng Long thành hoài cổ-Bà Huyện Thanh Quan)

 

Tôi ở quận 4, gần ngả tư Tôn Đản và Đỗ Thành Nhân nơi có chợ chồm hổm Cầu Cống. Thuở nhỏ, mỗi sáng tinh sương, còn nằm trên giường tôi đã nghe tiếng lốc cốc của chân xe ngựa từ xa tiến dần tới rồi ngừng lại. Những chiếc xe ngựa từ dưới đường Tôn Thất Thuyết chạy lên đón khách và bạn hàng ở chợ Cầu Cống để chở sang chợ Cũ và chợ Bến Thành.

 

image009

Xe ngựa tại bến chợ Cũ


Xe ngựa chở khách còn có tên là xe thổ mộ (mã đất) vì khoang xe do ngưa kéo để hành khách ngồi có mái vòm như một ngôi mộ. Mã phu (người đánh xe ngựa) ngồi trên càng xe để dành tối đa chỗ cho hành khách, một tay cầm cương, một tay cầm roi. Hai bên hông xe có chỗ để hành lý của khách hay treo quang gánh của bạn hàng. Tôi thường được má tôi dẫn qua chợ Cũ ăn cơm thố bằng xe ngựa.


image010Xe ngựa quảng cáo phim Ấn Độ cho rạp Thành Chung

Nhưng tôi thích nhứt là những chiếc xe ngựa được các đoàn hát cải lương thuê để quảng cáo cho các tuồng hát hay các rạp chiếu bóng mướn để phổ biến một cuốn phim đang hay sắp chiếu. hai bên hông xe có những áp phích (bảng quảng cáo bằng hình vẻ tên tuồng hay phim cũng như hình các diễn viên). Tiếng trống từ xe ngựa dồn dập, thúc giục bọn trẻ chúng tôi chạy theo xe để lượm những tờ chương trình người ta quăng xuống đường.

Ngày nay tìm đâu những hình ảnh đó?

 

CÁNH DIỀU THỜI THƠ ẤU

 

Ngày tôi còn nhỏ, thành phố Sài Gòn không quá đông dân như ngày nay. Quận 4 của tôi còn nhiều đồng ruộng nhìn mút mắt. Tôi thường đi vô ruộng để bắt dế đá, bắt cá thia thia và nhứt là để thả diều.

Vài trang giấy tập hay một tờ giấy bóng màu, hai đoạn tre chuốt nhỏ, một ít cơm nguội và một cuộn dây là tôi có thể làm một con diều. Muốn thả cho diều bay lên thì phải làm dây lèo cho đúng và phải chạy một đoạn đường đồng thời thả lần dây ra. Nhờ gió nên diều lên cao nhưng đôi khi  gió mạnh quá diều bị đứt dây bay mất. Cũng có lúc diều tôi bị diều khác “câu” vì diều đó có dây chắc hơn.

image011

 

Ngày nay, dân số thành phố lên trên 10 triệu người, đất đai không còn chỗ nào trống, ở đâu cũng là “đất vàng”. Nghe nói có chỗ 1 mét vuông giá 350 triệu đồng (khoảng 15 ngàn đô, mắc hơn cả New York và Tokyo) thì còn chỗ đâu để thả diều. Trò chơi trẻ thơ này chỉ còn ở vùng quê.

Cánh diều trẻ thơ của tôi chỉ còn trong ký ức.



Tùy bút Huỳnh Công Ân



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 16/Mar/2023 lúc 9:27am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23200
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Mar/2023 lúc 2:03pm

NGƯỜI SÈ GOÒNG GIỜ Ở ĐÂU ? (PHẦN 1)


1Cũng tình trạng giống như Hà Nội, sau 1954, số người xưa cũ Hà Nội lãng phai dần.  Vì lý do này hay lý do khác, thời thế thế thời, nên đã có biết bao thay đổi xảy ra. 

Tuy đường phố Hà Nội vẫn như cũ, thậm chí các bảng hiệu đắp xi măng chưa kịp tẩy xóa hết, nhưng chắc chắn những con người đã từng sinh sống và làm ăn ở đó không còn trụ lại nhiều.

Hà Nội vẫn còn làng nhàng những ký ức ngày trước, có thể người ta đôi khi còn nhắc đến cà phê Nhân ở phố Cầu Gỗ, gánh phở Tư Lùn ngoài rào trường Nguyễn Trãi, hay hàng bánh tôm bà Béo ở Bờ Hồ, song đích thực tìm lại được những người đó hẳn là quá khó.

Sè Goòng cũng không tránh được sự nhốn nháo do thời cuộc đẩy đưa.  Những ngày cuối tháng Tư 75, người Sè Goòng thất sắc, ào ào rủ nhau chạy loanh quanh.  Người lên Lăng Cha Cả, kẻ vào Tân Sơn Nhất, anh chạy ra Bạch Đằng, chị vào trong Tân Cảng, đông, rất đông, thi nhau leo rào vào khuôn viên tòa Đại sứ Mỹ ở Thống Nhất.  Lúc ấy chưa hẳn tất cả nắm rõ sự tình đầu đuôi, nhưng ai cũng cố tìm cho mình, cho gia đình một sinh lộ mà không biết vì sao nữa.

Để rồi những phút cuối cùng đám đông ê chề thất vọng vì không sao leo lên được một chiếc trực thăng, một con tàu lớn hay nhỏ, một khoang phi cơ, đành ngơ ngác quay về, coi như chịu trận.  Kết thúc cuộc chiến tranh, đầy đường của cải vứt tràn.  Chẳng ai buồn nhặt, hốt, vì tất cả xem như không còn giá trị đích thực.

Lềnh khênh vứt khắp nơi nào là quần áo trận, giày, vũ khí, va ly Samsonite, xe Honda, Vespa, xe đạp, thậm chí cả ô tô, vì chủ nhân đã bỏ đi đâu đó, hay ê chề chẳng còn muốn vác về lại nhà.  Trải qua nhiều tháng năm tiếp theo, người Sè Goòng tự ên tìm cho mình một phương cách đi khỏi thành phố.

Người trở lại quê, người dấm dúi sắm thuê thuyền vượt biển, hay bị chuyển về sống các vùng kinh tế mới.  Người cũ Sè Goòng thưa thớt dần, có người ra đi biền biệt 40 năm, có người lâu thật lâu không thấy quay về thành phố, để rồi chẳng một ai biết rõ hiện giờ họ ở nơi đâu ?

Thản hoặc đôi khi bất chợt có người từ đâu đến hỏi thăm về một cư dân nào đó đã sống ở phố này, nhà này, thì cũng ít ai biết để cung cấp một vài tin tức cỏn con.  Đại để chỉ kháo với nhau “ hình như nhà ấy dọn đi rồi “, hay tỏ ra không biết gì cả.

Bây giờ, nếu có một người Sè Goòng nào đã lâu không về thăm lại thành phố chắc sẽ ngạc nhiên và lạ lẫm biết bao.  Bởi vì Sè Goòng thật sự thay đổi hoàn toàn khác.  Phố xá rộng ra, nhà cửa cao lên, cầu treo cầu vượt nhằng nhịt, đường cao tốc tràn đầy, thậm chí các tên đường cũng nghe lạ hoắc.

Đối với khách, giờ muốn hỏi thăm hẻm ông Cọp, hay đường này đường kia mang tên ngày trước, có khi sẽ phải đón nhận sự hờ hững, vì những người tuy mang tiếng là cư dân thành phố hiện giờ, nhưng họ không nghe, không biết vì họ hoàn toàn là người mới đến sau 75.

Hiện người ta đã quen với những tên Trần Đình Xu, Võ Thị Sáu, Nguyễn Văn Trỗi, Võ Văn Tần để đâu còn nhớ đến có một thời đó là đường Trương Minh Giảng, Trần Quí Cáp, Hiền Vương v.v…  Thậm chí, nếu người ở thành phố cũ giờ có muốn tìm lại những nơi thân quen, xưa đã gửi gấm nhiều kỷ niệm thì cũng khó, hay không còn thấy lại được.  Bến đò Thủ Thiêm, thương xá Tax, hành lang Eden, hiệu sách Xuân Thu, nhà sách Vĩnh Bảo, nhà hàng Brodard, Pagode, chợ Vườn Chuối, chợ Cầu Kho, chợ Thiếc, tất cả đều phế mất, đổi tên, hay quên bẵng, còn nói chi những cái tên nghe thân yêu như Cây Mai, Da bà Bầu, Cây Quéo thì lại càng bặt vô âm tín.

Có người đặt câu hỏi vậy thì người Sè Goòng giờ ở đâu ?  Lớp họ đã ra đi khắp các phương trời, hoặc gửi thân nơi biển cả, sau những lần “ đường đi không đến “, hoặc là họ gặp nạn bị cướp, hiếp và bắt mất tích từ những năm nảo năm nào từ bọn hải tặc, để giờ không còn rõ họ sống chết ra sao.

Một số trải năm tháng cơ cực tuổi đời đã phủi tay từ giã trần gian trở về với cát bụi, yên nghỉ giấc thiên thu, hay vẫn còn nán sống nơi những miền nào đó ngay trên đất nước.  Có người chợt một hôm nào được hỏi “ hồi xưa ở Saigon, anh/chị làm gì, sống ra sao thì cũng nghe người ấy thờ ơ, dường như mình không phải là người Sè Goòng cũ “.

Nước phèn, đồng ruộng, dầm mưa giãi nắng đã làm cho bao sắc nét của Saigon biến đi.  Tóc trở nên cứng còng, da đen nhẻm và tay chân nhiều vết chai cứng.  Đối với họ, chắc Saigon là một dư âm xa tít tắp, dù họ còn đang sống ngay trên quê hương mình mà vẫn thấy lạc lõng làm sao.

Nhiều người cũng quên mất xuất xứ, bởi vì cuộc sống “ ngày bán mặt cho đất, tối bán mặt cho trời “, rồi trải qua bao phũ phàng sóng gió, chính họ cũng đánh rơi cái căn cước sống một thời ở Sè Goòng đi và chỉ còn mang máng thấy hình như mình đã bị gạc ra ngoài sổ sách của nơi cũ.

Thản hoặc có một hôm nào bất chợt được làm một chuyến trở lại chốn trước kia, họ cũng sẽ ngơ ngẩn tự hỏi có phải đây là Sè Goòng cũ chăng !  Tôi thuộc vào hàng ngũ một trong những người như thế.

Theo trí nhớ và hiểu biết của tôi, dân nước tôi đã có đến 3 lần sống chuyển vùng, suốt từ thế kỷ 20 đến giờ.  Đầu tiên là những người được nhà nước Phú Lang Sa gọi mời đi “ tân thế giới “.  Họ được tuyển mộ làm phu cho các đồn điền cao su do người Pháp mới mở khắp miền Đông Nam Bộ.

Có người tham gia một mình, có người đem theo cả vợ con, có ngưởi rủ rê nhau cả làng, cả họ vào sống chung cho có tình đông hương, đồng khói.  Bố tôi là một trong những người được mộ đi khai phá, cạo mủ ở nơi đồn điền mới lập đó.

Dần dần những địa danh Xa Cam, Xa Cát, Bù Đăng, Bù Đốp, Hớn Quản, Bà Rá, Lộc Ninh, Quản Lợi kéo dài thành một chuỗi liên hoàn tài sản và nguồn lợi khổng lồ cho những quan tham gia việc mở đường đi lập nghiệp bày ra.

Những người phu như thế có thể sẽ lưu cữu mãn đời với cái nghề bạc bẽo, bán thân cho sốt rét ngã nước, chết dấm chết dúi và bị lãng quên đi.  Một số lanh tay lẹ chân, có óc tháo vát, thông minh, khéo léo thì nhẫn nhục làm, tích cóp dần đồng ra đồng vào và thoát ra về Sè Goòng đổi đời sống kiểu khác.

Dần dần họ thành những hạt giống, ăn nên làm ra, đầu tư vào một số ngành nghề : guốc mộc, chạm trỗ, đồ gỗ, buôn bán để gây cơ sở và lôi kéo bà con, quen biết, người làng vào sinh sống đông thêm cho có bè có bạn.  Có những khu phố rặc toàn người Bắc, như quanh quanh các con đường gần chợ Bến Thành, họ sống với nghề kim chỉ, rao mời tơ lụa Hà Đông, sản xuất bánh kẹo, bán hàng ăn, chụp ảnh, cũng để lại được ít tiếng tăm và sự tin cậy.

Cũng từ những bước đầu tiên đó, họ lập hội tương tế để cưu mang nhau, hoặc để tựu họp vào các ngày lễ truyền thống của làng, chia sẻ với nhau niềm vui nỗi buồn nơi đất mới.  Họ lấy tên làng làm danh xưng của hội, hoặc họ lấy tên miền để gọi cho hội có vẻ bề thế hơn.  Có một dạo người ta  nghe các tên như Giác Quang tương tế, Bắc Việt tương tế, Phù Lưu tương tế, Vũ Bản tương tế (hay cái tên riêng biệt Nhà sách Vĩnh Bảo chẳng hạn).

Đến khi người Pháp thua trận Điện Biên Phủ phải rút đi, hiệp ước Geneva chấp thuận chia đất nước thành 2 miền, chờ 2 năm sau sẽ có tổng tuyển cử thì lại một phen nhốn nháo di cư.  Người Hà Nội có 300 ngày để chọn lựa nơi sinh sống của mình.

Tiếng là tự do chọn lựa muốn ở đâu thì ở, nhưng khi có bóng dáng chính trị đổ xô vào thì chuyện đi hay ở không dễ dàng như ta tưởng.  Càng gần ngày hết hạn thì con đường 5 càng có những trạm kiểm soát gắt gao.  Người ta dùng tình cảm ràng buộc nhau, hoặc ve vãn, hoặc gây khó khăn để hạn chế bớt số người gánh gồng rủ rê nhau tếch.

Những chuyến tàu há mồm, những chuyến vận tải cơ bay dồn dập, người ta choàng cho sự kiện đó cái tên “ di cư 54 “, hẳn nhiên cũng không khỏi bị kèm theo hay đánh giá mỉa mai, như chỉ có tứ Công mới bỏ quê hương đất nước như thế.  Người ta gói gọn 4 Công để ám chỉ : Công giáo, Công An, Công chức và Công nợ.

Ai nói cứ nói, ai dèm cứ dèm, nhưng một đi là cứ đi.  Có người cũng vì tiếc căn nhà mới tậu hay còn thân nhân đau ốm thì ở lại, cứ tự nhiên.  Lại một lần Sè Goòng giang tay ra đón, thu vén nơi ăn chốn ở, điều tiết việc ổn định gia cư.  Những địa danh mới được đặt ra như Cái Sắn, Hố Nai, Tầm Vu, Gia Kiệm hoặc những cái tên kèm một loạt chữ Tân đứng đầu (Tân Bùi, Tân Hà, Tân Phát v.v…)

Bẵng đi 20 năm trôi theo nhau, chiến tranh vẫn ùng oàng, nhưng vết thương dần dần kín, tuy cái sẹo thì không sao xóa được.  Người Sè Goòng hào hiệp, bao dung, khó giúp nhau lấy thảo.  Những ngày đầu còn rải rác khích bác, cà khịa nhau, chọc trêu nhau kiểu “ Bắc Kỳ dzốn, ăn rau muống… “, thế nhưng chẳng mấy chốc đã hòa tan vào nhau đến đỗi lằn ranh ngăn cách tự dưng bị lu mờ.

Người Sè Goòng chính thống không còn hiềm khich mà thậm chí người mới nhập cư cũng thấy mình bị loãng ra và loáng thoáng hình dáng Sè Goòng đã ngự trị trong người lúc nào chả biết nữa.  Có người cũng đã tập dẻo giọng trêu đùa nhau : cô Hai, chèn ui, cô ngộ chi ngộ ác, giờ mà nghe cô câu dzọng cổ, chắc tui uên mất đường dzìa, cô ui !…

(còn tiếp)

Đỗ Thành

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23200
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Mar/2023 lúc 2:04pm

NGƯỜI SÈ GOÒNG GIỜ Ở ĐÂU ? (PHẦN 2)


1Có thể từ bản chất dễ dãi, ít câu mâu và sẵn lòng giúp đỡ, nên người Sè Goòng chủ động chóng xóa đi bờ vực ngăn cách giữa người Nam và Bắc Kỳ. 

Cuộc di cư hàng triệu người có làm xáo trộn phần nào cuộc sống yên ả của miền Đồng Nai, Bến Nghé, bước đầu cũng có xảy ra dăm ba cuộc xô xát cỏn con, thế nhưng vốn tính mau hòa hợp, lằn ranh trên tự nhiên khép gần lại và xóa bỏ hồi nào không hay.

Thậm chí những gia đinh định cư nơi Tân Mai, Cái Sắn, Dốc Mơ, Tầm Vu lần lần còn được chính bà con sở tại cưu mang, giúp dựng lên những căn nhà, hay chỉ vẽ cho đường đi nước bước trong việc mưu sinh, hoặc phục hồi các nghề truyền thống.

Một dạo, loại chiếu Bát Tràng, gỗ Vụ Bản hay bánh gai Hàng Than cũng đã chen chân vào sinh hoạt ẩm thực và đời sống của miền Nam.  Những cánh đồng cò bay thẳng cánh lần lần xóa đi những lằn ranh chia cách và mặc nhiên trở thành tình nghĩa đồng bào thương yêu và lo lắng cho nhau.

Đất lành chim đậu, cái nắng Sè Goòng làm nhạt phai chuyện nói móc, xỏ xiên nhau, cơn mưa sông Tiền sông Hậu làm phai đi giọng nói cưng cứng miền ngoài.  Sự tiếp xúc tự nhiên làm cho tình làng nghĩa xóm tự ên kết tụ, lòng người miền Nam hào phóng vốn dĩ đã quen.

Người Bắc Kỳ hết còn lạ về nghĩa cử truyền thống miền Nam, nhà nào ở miệt vườn cũng đều đặt sẵn cái khạp chứa nước và cái gáo dừa có cán ở đầu hè để trưa nắng bạn làm đồng ngoài kia từ ruộng bước lên có ngay hớp nước uống vô dễ thấy mát ngọt mà tan đi nỗi mệt nhọc.

Sinh hoạt hằng ngày khiến cho người hai miền càng ngày càng sát lại gần hơn, chẳng mấy chốc sự ghẹo trêu nhau bị mất đi hồi nào cũng chẳng biết.  Rồi tình cảm nảy sinh, gió mát trăng thanh, những bữa nhậu, những câu hò, vọng cổ làm cho ruột gan nhau thấm đậm tình người.

Cuộc di cư hàng triệu người một sớm một chiều bỗng tan đi chớp nhoáng.  Đã có những cuộc tình đẹp thiệt đẹp nảy sinh, trai Bắc chọn gái Nam vì các cô hiền từ, ngoan, biết chiều chồng, giỏi bếp núc, và có giọng hò, thả câu lý, ca vọng cổ mượt mà hết xảy.  Ngược lại anh trai Nam chọn chị Bắc vì cái nết hay lam hay làm, chịu đựng, hi sinh, sẵn sàng gánh vác công lênh nhà chồng như chính nhà mình.

Chả thế mà chiều chiều đã có những chiếu rượu dưới gốc cây ô môi để nghe các cô em Nam Bộ rỉ rả câu tình lang lả lướt, và khối anh Bắc cũng mon men học bằng được món luyến láy của cách nói lối để vào câu vọng cổ dạ lang hay vọng cổ hoài lang rất ngọt ngào.

Ai dám cả quyết lòng mình không rung động khi nghe các nường thỏ thẻ gọi mời : anh Hai ui, có mệt dzô nghỉ chút cho phẻ, gồi đi típ. Và giữa bộn bề của cuộc sống, ai chẳng sẽ chùng lòng khi nghe câu lửng của cô em : nếu có thương nhau, anh dzìa thưa cha thưa mẹ, đừng để em mỏi mòn chờ đợi nhe anh.

Báo sao các ông nhà thơ, nhà văn không thấy mình rạt rào vì đất nước Sè Goòng ?  Ta đã từng ngẩn ngơ vì câu hát nghe như giọng hò văng vẳng : Nhà Bè nước chảy chia hai; ai dzìa Gia Định, Đồng Nai thì dzìa.  Hoặc : nắng Saigon em đi mà chợt mát, bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông…

Cho đến nay, dù vật đổi sao dời thì mỗi lượt có dịp đi ngang Kẻ Sặt, Phương Lâm, Lâm Hà, Bình Phước ta vẫn còn bắt gặp dấu ấn của một thời người Bắc chuyển vùng vào sinh sống trong Nam.  Ở những địa phương đó ít nhiều họ cũng góp phần vào dựng xây kinh tế và nét văn hóa đặc thù của cái nôi sông Hồng nơi mảnh đất đã rộng tay đùm bọc, cưu mang.

Có nhiều người đơn giản nghĩ rằng đề cập đến Sè Goòng là chỉ khoanh vùng vào một địa giới cỏn con cũng đổi thay tên gọi trải qua thời thế.  Chẳng hạn có người đã nhắc tới tên Sài Côn của một vương triều nào đó, có người ám chỉ vùng đất mới được khai phá vòng vòng quanh những khu phố được dựng xây từ những năm cuối thế kỷ 18, sau khi người Pháp chiếm Nam Kỳ.

Riêng với tôi, Sè Goòng không chỉ hẹp như vậy, bởi vì tuy địa danh Saigon được khoanh vùng trong tâm tưởng là như thế, nhưng khi nói về người Sè Goong giờ ở đâu thì ta phải hình dung ra cái nghĩa rộng lớn vô cùng.

Bởi vì nhiều người vì lẽ này hay lý nọ giờ không còn ở lại nơi đất nước mà phiêu bạt khắp các nơi thì trong trí óc họ Sè Goòng là tất cả, là Bến Tre, Cà Mau, Long Khánh, Bạc Liêu, là bến Bạch Đằng, cầu Ba Cẳng, là Phước Tỉnh, Phú Xuân v.v… và v.v… của những đêm hồi hộp nằm ém chờ chạy ồ ra biển, hay ngay cả Tân Sơn Nhất đĩnh đạc lên chuyến bay ra đi.

Trong những cuộc chuyển vùng bất đắc dĩ đó, phải nói cuộc tháo chạy 75 là vô cùng bi thảm.  Dư luận rêu rao lên án về một sự phản bội gì đó, về những sự khiếp sợ không rõ ràng, bởi vì chính thực những người xô đẩy nhau trốn chạy, hay đành ở lại cũng không hiểu nguyên do đã có lúc khiến họ hãi đến vậy.

Bây giờ có người xa Saigon đã 40 năm tròn, có người vẫn đi về năm một vài bận, nhưng Sè Goòng vẫn nằm đâu đó trong suy nghĩ của từng cá nhân.  Con số hằng triệu người phân rải rác ở khắp nơi, chỗ nào mở rộng lòng nhân từ giơ tay cứu vớt họ, tạo cho họ một cơ hội sống, giúp họ lập lại cuộc đời từ bước đầu.

Thấm thoắt giờ đã hình thành thế hệ 2 hoặc 3 của những người ra đi đó.  Nơi đất tạm dung, họ đã có cuộc sống ổn định, con cái học hành đến nơi đến chốn, có công ăn việc làm, có tư hữu, có đóng góp công lao mọi mặt vào dòng chính.  Một vài nơi họ còn lưu lại nhiều dấu tích về một nền văn hóa của dân tộc vì họ nghĩ rằng các vật thể này nói lên lòng biết ơn của họ với quê hương tạm dung.

Phần lớn họ đã thành công dân của nước sở tại, thụ hưởng mọi quyền lợi như dân dòng chính.  Có thể đời sống họ có khác đi, họ Tây hơn, Mỹ hơn, Úc hơn, song một phần hồn của họ vẫn chưa sao quên đi SAIGON của một thời đã sống.

Đối với họ SAIGON vẫn là một ký ức chưa phai nhạt.  Người ta có thể đùa gọi trệu tên của miền đất hồi nào, hoặc Sè Goòng, hoặc Sài Ghềnh, hoặc Sầu Thành, hay gì gì khác, nhưng nhất định lảng vảng những chiều thứ bảy tay trong tay dạo phố, lần đầu tiên trao nụ hôn tình, hay một lần chờ đón nhau nơi cổng trường thì chắc chắn họ vẫn chưa quên.

Có một điều lạ khiến người viết băn khoăn là bất kỳ cuộc di dân chuyển vùng nào cũng bắt nguồn từ phía Bắc dồn vào Nam mà ít khi thấy ngược lại.  Kể cả từ khi phong trào mộ phu đi tân thế giới, khổ chứ có sướng gì đâu thì việc ra đi vẫn là từ con đường ấy.

Phải chăng vì Sè Goong có một sự vẫy gọi âm thầm nào đó mà không ai có thể dùng lời lẽ để phân tách ra được.  Thôi thì cứ biết thế đi, vì dẫu có sao thì SAIGON vẫn là một phần của giải đất hình chữ S kia mà.

ĐỖ THÀNH

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23200
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/Mar/2023 lúc 10:06pm

SÀI GÒN CỦA TÔI (Đ.Văn)

4750%201%20SG%20CuaToiLyThuyY

Sài Gòn vẫn rất dễ thương,

Cái tên dù lạ con đường vẫn quen...

4750%202%20SGcuaToiLyThuyY

      Tôi hay “viện dẫn” hai câu thơ của mình mỗi khi phải hồi âm một cánh thư xa nào đó, thường là câu hỏi “Sài Gòn bây giờ ra sao?”

      Thật ra trong cảm nhận của tôi, Sài Gòn vẫn thế. Bởi dù trải qua nhiêu bao biến cố thăng trầm, thì Sài Gòn, Hòn Ngọc Viễn Đông, thủ đô trong những trái tim miền Nam ngày nào vẫn không bao giờ thay đổi.

      Sài Gòn của một thời tôi mới lớn, những “con đường tình ta đi” Duy Tân, Trần Quý Cáp, Tú Xương, Công Lý. Những chiều bát phố Lê Lợi, Tự Do. Những rạp cine. Món bánh tôm hẻm Casino (Sài Gòn).

      Những xe bò viên Nguyễn Thiện Thuật. Bánh mì thịt trước chợ Trương Minh Giảng, gỏi đu đủ - khô bò - nước mía Viễn Đông (góc Lê Lợi - Pasteur)…

      Sài Gòn của tôi “sáng nắng chiều mưa”. Mưa như được lập trình sẵn. Hoặc chiều hoặc sáng, có khi… cùng giờ nên người Sài Gòn có thể nhởn nhơ bát phố khi “cơn mưa qua”, rất ít khi mưa như… đòi nợ, điều này những năm gần đây hình như thay đổi, mưa dầm và mưa… mất trật tự, người Sài Gòn vốn quen kiểu “xưa” chẳng biết đâu mà lần! Nắng Sài Gòn không quá gắt. Có lẽ nhờ thế nên mới chợt mát chỉ qua màu áo lụa Hà Đông.

4750%203%20SGCuaToiLyThuyY

      Sài Gòn của tôi có những ngôi trường đi vào thơ và nhạc như Văn Khoa, Luật, Gia Long, Trưng Vương, những con đường địa chỉ báo như Lê Lai, Phạm Ngũ Lão… Hồn đất và hồn người quyện nhau hồn hậu, chân tình.

      Sài Gòn của tôi quốc vương Cam-bốt từng du học, người Sài Gòn chê hàng Thái, không thèm xài Colgate vì đã có kem Hynos “anh yêu em, anh yêu luôn kem” xịn hơn.

      Sài Gòn của tôi trẻ - luôn luôn trẻ. Không phải vì thiếu phố cổ hay người Sài Gòn không thích “ra vẻ cụ” mà vì Sài Gòn luôn luôn mới, hồn nhiên và dễ thương, không điệu đà, kệch cỡm.

      Sài Gòn của tôi còn nhiều hơn thế. Không diễn tả hết dù văn hóa cách mấy. Chỉ giản dị như lời hát “Sài Gòn đẹp lắm! Sài Gòn ơi! Sài Gòn ơi!” Không lớn lao gì, kỷ niệm chỉ chứa đầy ngăn cặp học trò. Sự ồn ào sống động, dễ thương của vùng đất và con người. Đi xa, cứ về đến cầu Sài Gòn hay cầu Bình Điền là coi như đến nhà.

     Như bạn bè cùng trang lứa, tôi giữ Sài Gòn như giữ chính cuộc đời mình. Khóc một ngày khi thương xá Tam Đa bị thiêu rụi. Thức một đêm khi Eden bị đập bỏ. Có thể thay vào sẽ là một tòa nhà đẹp hơn, nhưng Eden của ngày nào:

“Qua hành lang Eden ghi kỷ niệm

Buổi chiều mưa hai đứa đứng bên thềm

Anh che cho em khỏi ướt tà áo tím

Anh quen rồi, không lạnh - lính mà em!”

Thì không bao giờ còn nữa !!!

       Vẫn biết có những sự đổi thay tốt hơn, đôi khi cần thiết, nhưng sao vẫn thấy chạnh lòng. Hơn sáu mươi năm hãnh diện làm “dân Sài Gòn”.

      Bỗng chợt giật mình tự hỏi, có khi nào người ta phù phép để Sài Gòn biến mất không nhỉ? Có khi nào Vương Cung Thánh Đường, chợ Bến Thành, bưu điện Sài Gòn, một sớm mai thức dậy người Sài Gòn ngơ ngác hay tin sẽ trở thành trung tâm thương mại, cao ốc chọc trời…

Ôi! Sài Gòn của tôi !!!

      Tôi vẫn nói vui rằng mình giữ lại “Sài Gòn xưa”. Từng tên đường, góc phố, giữ lại những buổi chiều hẹn hò: “Uống ly chanh đường, uống môi em ngọt” và giữ lại mãi mãi,những dấu yêu xưa!

      Và rồi lại buốt tim khi nghĩ đến một ngày nào “Sài Gòn của tôi” sẽ chỉ còn là hoài niệm. Vô tình ai đó sẽ tìm thấy trong những trang sách hằn dấu thời gian ở một hiệu sách cũ.

Sài Gòn ơi !!!

      Tôi gặp lại họ rất tình cờ, trong một… tiệm sách cũ, nơi thường lưu lại những gì mà ta còn nhớ hay đã quên.

      Những trang giấy đã không còn nguyên màu trắng. Những dòng chữ như cũng nhạt theo năm tháng. Nhưng hình ảnh, dù phôi pha, thì nụ cười, ánh mắt cũng gợi nhớ một thời ta đã sống. Thời mà tên tuổi họ trên môi người hâm mộ Nghệ thuật thứ bảy, và họ được gọi một cách trang trọng là tài tử minh tinh.

      Chưa xa lắm nhưng cũng đủ để quên những gì không muốn nhớ. Khi mà muốn xem phim người ta không thể làm gì khác hơn là đến rạp, và cứ có phim hay là rạp chật như nêm… Và rạp hát nào cũng treo đầy ảnh minh tinh tài tử, không phải Hồng Kông, Hàn Quốc như bây giờ mà toàn Việt Nam. Tôi say mê điện ảnh, dù chưa tới tuổi “đến rạp một mình” và yêu họ, dĩ nhiên…

      Dạo đó chưa có những chương trình giao lưu, tài tử điện ảnh, ca sĩ tân nhạc cũng chưa phải “chạy sô” như bây giờ. Họ coi nghệ thuật như cứu cánh của đam mê và cả cuộc sống thực tế, nghề tay trái hầu như không có.

      Chẳng ai nghe nói Thẩm Thúy Hằng phải đi… biểu diễn tân nhạc để kiếm thêm, cũng không thấy Kiều Chinh tham gia chương trình “đại nhạc hội”. Họ cũng chẳng đóng cùng lúc hai, ba phim như các diễn viên “đắt khách” bây giờ. Dù đó là những tên tuổi lớn của điện ảnh Sài Gòn thuở ấy, những tên tuổi mà lứa tuổi 40, 50 hôm nay, nếu yêu điện ảnh khó mà quên được.

      Một Kiều Chinh tuyệt vời trong “Hồi Chuông Thiên Mụ”, Thẩm Thúy Hằng với “Người Đẹp Bình Dương”, Kiều Nguyệt Nga - Thu Trang trong “Lục Vân Tiên”, Túy Phượng diễm kiều với vai Công chúa của “Thạch Sanh - Lý Thông”… Tôi yêu nét thùy mị của Thu Trang, vẻ sắc sảo của Kiều Chinh, và nét đẹp duyên dáng Thẩm Thúy Hằng. Nam tài tử có La Thoại Tân, Anh Tứ, Lê Quỳnh, Anh Sơn, Đoàn Châu Mậu, Tâm Phan, Huy Cường, Trần Quang… Vân Hùng chuyên đóng kịch với kỳ nữ Kim Cương, thỉnh thoảng cũng “lên phim”. Rất nhiều, thời nào thì nghệ thuật cũng cần rất nhiều. Dù trong số họ không phải ai cũng đến được vinh quang, và để hoàn thành tác phẩm nghệ thuật, không chỉ có diễn viên chính.

      Tình cờ gặp lại họ trong tiệm sách cũ. Nơi mà quá khứ lẫn với hiện tại, nơi mà thời gian chừng như bất lực, tôi thấy chút vui pha lẫn ngậm ngùi khi bắt gặp Lê Hoàng Hoa thời “mới làm quen với máy quay”, một Lê Mộng Hoàng hơn ba mươi năm về trước vẫn nhăn nhó… như bây giờ. Nụ cười Kiều Chinh và ánh mắt Thu Trang vẫn còn đó.

      Một thời tôi đã lớn lên cùng với tên tuổi họ. Rồi tất cả bỗng như không còn, bỗng như chưa từng có. Người ta trôi theo nhịp sống bằng những cách khác nhau, và lưu giữ hay xóa đi dĩ vãng tùy thuộc mỗi người. Có điều chắc chắn rằng những gì đã có thì vẫn còn đâu đó, và ta sẽ gặp khi tình cờ một lúc nào đó đảo ngược được thời gian…

Và… thời gian đã đảo ngược với tôi, trong một tiệm sách cũ… Tình cờ !!!

Lý Thụy Ý

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23200
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 29/Mar/2023 lúc 3:14pm

CÓ MỘT SAIGON RẤT RIÊNG



“Hồi 54, cả trăm ngàn dân di cư mang theo đủ loại kiểu sống bó trong luỹ tre làng đem nhét hết vô mảnh đất nhỏ xíu này, cũng gây xáo trộn cho người ta chứ.
Phong tục, tập quán, ở đất người ta mà cứ như là ở đất mình. Nhưng người Sài Gòn chỉ hiếu kỳ một chút, khó chịu một chút, rồi cũng xuề xoà đón nhận.
Lúc đầu tụi bạn ghẹo tôi là “thằng Bắc kỳ rau muống”.
Con nít đổi giọng nhanh mà, trong nhà giọng Bắc, ra ngoài giọng Nam. Thế là huề hết.
Rủ nhau đi oánh lộn phe nhóm là chuyện thường. Khỏi cần biết đúng sai, mày đánh bạn tao, thì tao đánh lại, oánh lộn tưng bừng. Vài ngày sau lại rủ nhau đi xem xinê cọp. Dễ giận dễ quên.
Hè, tụi bạn về quê, Bến Lức, Vĩnh Long, Kiến Hoà… Cũng chia tay hứa hẹn, tình cảm ra rít : “Tao về quê sẽ mang lên cho mày ổi xá lỵ, xoài tượng…” Tôi ngóng cổ chờ bạn, chờ quà. Thực ra, tôi thèm có quê để về.
Tết đến, thầy cô, bạn bè về quê, nhiều người Sài Gòn xôn xao về quê. Tôi ở lại Sài Gòn mà thấy mình vẫn không phải dân Sài Gòn. Vậy ai là dân Sài Gòn chính hiệu đây ? Chẳng lẽ phải tính từ thời mấy ông Pétrus Ký hay Paulus Của ?
Sài Gòn trẻ măng, mới chừng hơn 300 tuổi tính từ thời Chúa Nguyễn xác lập chủ quyền ở đây.
Sài Gòn khi cắt ra khi nhập vào, to nhỏ tuỳ lúc. To nhất khi nó là huyện Tân Bình, kéo dài đến tận Biên Hoà.
Nhỏ nhất là vào thời Pháp mang tên Sài Gòn. Ngay trước 1975, Sài Gòn rộng chừng 70km2, có 11 quận, từ số 1 – 11. Hồi đó Phú Nhuận, Tân Bình, Thủ Đức… còn được xem là nhà quê (tỉnh Gia Định).
Bây giờ Sài Gòn rộng tới 2.000km2.
Sài Gòn đắc địa, có cảng nối biển, là đầu mối giao thương quốc tế, tiếp cận văn minh Tây phương sớm.
Dân Sài Gòn không có địa giới rõ rệt. Nói tới họ có vẻ như là nói tới phong cách của dân miền Nam.
Họ là những lưu dân khai phá, hành trang không có bờ rào luỹ tre nên tính tình phóng khoáng, trọng nghĩa khinh tài, nói năng bộc trực… Ai thành đại gia thì cứ là đại gia, ai bán hàng rong thì cứ bán.
Sài Gòn không tự hào mình là người thanh lịch, không khách sáo, không mời lơi. Họ lấy bụng đãi nhau.
Sài Gòn có mua bán chém chặt ? Có, đúng hơn là nói thách. Cứ vô chợ Bến Thành xem mấy bà bán mỹ phẩm, hột xoàn hét giá mát trời ông Địa. Không cứ khách tỉnh, dân Sài Gòn lơ mơ cũng mua hớ như thường.
Ít nơi nào nhiều hội ái hữu, hội tương tế, hội đồng hương như Sài Gòn. Có máu lưu dân trong người, dân Sài Gòn thông cảm đón nhận hết, không ganh tị, không thắc mắc, không kỳ thị. Người ta kỳ thị Sài Gòn, chứ Sài Gòn chẳng kỳ thị ai.
Nhiều gia đình người Bắc người Trung ngại dâu ngại rể Sài Gòn, chứ dân Sài Gòn chấp hết, miễn sao ăn ở biết phải quấy là được.
Dân Sài Gòn làm giàu bằng năng lực hơn là quyền lực. Người ta nói “dân chơi Sài Gòn”. Trời đất ! Sài Gòn mà “tay chơi” cái nỗi gì. Tay chơi dành cho những đại gia giàu lên đột xuất từ đâu đó đến.
Sài Gòn a dua thì có, nhưng a dua biết chọn lọc. Coi vậy chứ dân Sài Gòn đâu đó còn chút máu “kiến nghĩa bất vi vô dõng giả”.
Cứ xem dân Sài Gòn làm công tác xã hội thì biết, cứu trợ lũ lụt thấy người ta lạnh quá, cởi áo len đang mặc tặng luôn. Họ làm vì cái bụng nó thế, chứ không phải vì PR, đánh bóng bộ mặt.
Biết bao văn nghệ sĩ miền Bắc, miền Trung vào đất này “quậy” tưng, tạo ra cái gọi là văn học miền Nam hậu 54 coi cũng được quá chứ ?
Nhạc sĩ Lam Phương, quê Rạch Giá, mười tuổi đã lưu lạc lên Sài Gòn kiếm sống. Năm 17 tuổi nổi danh với bản Kiếp nghèo và khá giả từ đó.
Tiếp cận văn minh phương Tây sớm, nên dân Sài Gòn có thói quen ngả mũ chào khi gặp đám ma, xe hơi không ép xe máy, xe máy không ép người đi bộ, chạy xe lỡ va quẹt nhau, giơ tay chào ngỏ ý xin lỗi là huề.
Những thói quen này giờ đây đang mất dần, nhưng dân Sài Gòn không đổ thừa cho dân nhập cư. Họ cố gắng duy trì (dù hơi tuyệt vọng) để người mới đến bắt chước.
Chợ hoa là một chút văn hoá của Sài Gòn, có cả nửa thế kỷ nay rồi, có dân nhập cư nào “yêu” hoa mà ra đó cướp giựt hoa đâu.
Sài Gòn nhỏ tuổi nhiều tên, nhưng dù thế nào Sài Gòn vẫn là Sài Gòn. Nhiều người thành danh từ mảnh đất này.
Sài Gòn nhớ không hết, nhưng mấy ai nhớ đến chút tình của Sài Gòn ? May ra những người xa Sài Gòn còn chút gì nhức nhối.
Tôi có người bạn Bắc kỳ chín nút, xa Việt Nam cũng gần 40 năm. Tên này một đi không trở lại, vừa rồi phone về nói chuyện lăn tăn, rồi chợt hỏi :
- “Sài Gòn còn mưa không ?”
- “Đang mưa”.
Đầu phone bên kia thở dài :
- “Tao nhớ Sài Gòn chết… mẹ !”
Sài Gòn nay buồn mai quên, nhưng cũng có nỗi buồn chẳng dễ gì quên.
Mới đây đi trong con hẻm lầy lội ở Khánh Hội, chợt nghe bài Kiếp nghèo vọng ra từ quán cóc ven đường. Tôi ghé vào gọi ly càphê. Giọng Thanh Thuý sao da diết quá:
“Thương cho kiếp sống tha hương, thân gầy gò gởi theo gió sương…”
Chủ quán, ngoài 60 cầm chồng báo cũ thẩy nhẹ lên bàn “Thầy Hai đọc báo…” Hai tiếng “thầy Hai” nghe quen quen…
Tự nhiên tôi thấy Sài Gòn như máu chảy từ tâm, Sài Gòn bao dung. Tôi chợt hiểu ra, mình đã là người Sài Gòn từ thuở bào thai rồi, cần gì xin nhập tịch.”
Lạng trên mụn.
Ca khúc thật đẹp mà buồn, quá khứ huy hoảng xa lắm rồi.
Chia sẻ từ fb Hoang Giang
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23200
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 29/Mar/2023 lúc 3:22pm
NHỮNG CHIẾC XE MÌ CỦA QUÁ KHỨ

ĐIỂN%20TÍCH%20TẦU%20TRÊN%20XE%20MÌ%20+%20Cái%20ghế%20sắt%20xếp%20mặt%20gỗ%20của%20xe%20mì%20Tàu%20-%20%20vietnamngaymai.com

Sài gòn từ khi hình thành là nơi đất lành chim đậu, là nơi giao thoa các nền văn hoá khác nhau. Đó không chỉ là nơi hội tụ của người Việt từ ba miền Nam, Trung, Bắc mà còn là nơi đón nhận nhiều phong tục, lối sống của nhiều dân tộc khác nhau trên thề giới nữa. Đặc biệt là văn hoá ẩm thực. Ở Sài Gòn ta có thể thưởng thức món gan ngỗng béo ngậy của Pháp, món lẩu chua cay của Thái, mắm bò hóc và chè Kampuchia, món sushi của Nhật, món piza của Ý, món cari của Ấn, món nướng của Hàn, món soup rau của Địa Trung Hải, món cháo ếch của Singapore, món Dim sum Hồng Kông...và đặc biệt không thể không nhắc đến những món ăn của người Hoa Chợ Lớn.
Ẩm thực của người Hoa thì vô cùng phong phú, kể ra cũng vài trang giấy. Ở đây, trong phạm vi những dòng ngắn ngủi đầu xuân, tôi chỉ nói tới món hủ tíu và mì của họ. Những món ăn luôn hấp dẫn tôi từ trước đến nay.
Nhắc tới món ăn này trước hết phải kể đến chiếc xe mì.
Đó là những chiếc xe thường xuất hiện vào lúc xẩm tối, bên vỉa hè, nơi góc chợ, chỗ có đông người qua lại. Đó là những chiếc xe chuyên dụng, chỉ dùng để bán hủ tíu, mì. Trên chiếc xe này được trang bị đầy đủ như một quán ăn, có bếp đốt bằng than củi, có chỗ xài bình ga, lửa xanh lét phì phì, có nồi nước lèo hai ngăn to bự chảng, một bên để trụng hủ tíu, mì, ngăn còn lại chứa nước lèo sôi sùng sục. Nước lèo thường được hầm với xương, củ cải trắng, mực, tôm khô, có nơi còn có cả sá sùng. Bên trên có tủ kiếng chia ngăn để thịt, rau hành. Đặc biệt luôn luôn bên cạnh thùng nước lèo có mặt một cái vịm bằng gốm, trong chứa mỡ nước và những miếng mỡ heo thái hạt lựu đã được thắng vàng. Tôi có mấy người bạn làm nghề này bảo rằng thứ làm cho tô mì ngon hay dở đều nằm trong cái vịm thắng mỡ này. Theo họ thì cái này không chỉ chứa mỡ mà còn được gia cố thêm bột nêm, bột ngọt và bí quyết riêng của mỗi xe mì. Trụng xong mì hay sợi hủ tíu, bỏ vào tô, cho thịt, xá xíu, hành, rau, lúc đó múc một muỗng mỡ vào rồi mới chế nước lèo lên. Không có cái muỗng mỡ này, tô mì ăn lạt nhách. Hơn nữa, nồi nước lèo nếu nêm nếm gia vị nhiều quá sẽ mau thiu, không thể để lâu được. Còn cái vịm mỡ gia vị đó thì để bao lâu cũng chẳng hư. Âu đó cũng là kinh nghiệm gia truyền.
Ba mặt của xe mì thường có ba tấm thiếc, nhôm hoặc inox hay ván gỗ, mở ra, cài hai cái móc, để thêm mấy cái ghế xếp nữa thành bàn. Trên đó để chai giấm, chai nước tương, hủ ớt dầm giấm và lon guigoz đựng muỗng đũa. Ông bà nào dân Việt thuần tuý đi ăn mì Tàu mà muốn kiếm nước mắm sẽ không bao giờ tìm thấy ở đây. Nếu quán đông khách, người ta kê thêm mấy cái bàn, vài cái ghế đẩu và quán hoạt động đến khuya.
Nhắc xe mì mà không nói đến những tranh kiếng đủ màu trang trí trên xe là một thiếu sót lớn. Đó là những tấm tranh vẽ những điển tích của văn hóa dân gian Trung Hoa. Đó là những cảnh minh họa truyện Tam Quốc như nhân vật Quan Công mặt đỏ râu dài cỡi ngựa đỏ, Trương Phi râu rậm, mắt lồi dữ tợn, Triệu Tử Long múa đao, đó là cảnh Bát tiên phó hội, Bát tiên quá hải, Tôn ngộ không, Thất hiền, rồng phụng tương giao, cảnh sơn thuỷ.....
Tất cả đều tô màu sặc sỡ, với một kỹ thuật đặc biệt và nét vẽ điêu luyện tuy chỉ do những người thợ mỹ nghệ làm ra. Đến nay, nghề này đã bị thu hẹp lại, các nghệ nhân xưa đã già hay đã qua đời, nghề lại ít người theo nên tranh kiếng ngày nay thiếu mất cái hồn, cái uy nghi, vũ dũng trong nét bút của thời xưa. Hồi đó, mỗi lần đi ăn mì, tôi say sưa ngồi ngắm những tranh vẽ đó, về nhà học vẽ theo đầy cả vở, bị ba tôi phạt hoài.
Ngày nay, những xe mì với tranh kiếng vắng bóng dần trên các vỉa hè, đôi khi lại tìm thấy trong các nhà hàng, người ta để như là một biểu tượng. Chiếc xe mì tranh kiếng nằm nơi góc chợ, bên lề đường có vẻ hay hơn, đắc địa hơn, có sinh khí hơn nhiều.
Ngoài những xe mì cố định, còn có xe mì lưu động. Đó là những chiếc xe nhỏ hơn, trang bị gọn hơn, ít khi có tranh kiếng, nếu có cũng vẽ đơn giản, sơ sài hơn. Ông chủ xe thường là tuổi trung niên, mặc cái áo thun ba lỗ, vai vắt khăn. Bên cạnh thường có những đứa bé cầm hai thanh tre đã lên nước nâu bóng gõ theo nhịp điệu muôn đời không đổi sực ..tắc, sực...tắc. Tiếng gõ vang một góc đường, một con hẻm giữa đêm gợi cho ta thèm muốn một bát mì nghi ngút giữa đêm, giúp cho người đi chơi khuya về có bát mì ngon, giúp kẻ lỡ đường với số tiền ít ỏi qua cơn đói. Bởi những xe mì lưu động này bán giá rất bình dân, tuy vậy cũng có những xe mì lưu động rất ngon không khác gì những xe, những quán cố định.
Nhiều người đi xa có lúc nhớ về quê nhà lại nhớ tiếng sực tắc đêm khuya. Có những người đã già, nhớ lại thời bé dại, cũng có lúc lại nhớ tiếng gõ đều đều của hai thanh tre của chiếc xe mì đi qua ngõ quá khứ.
Tô mì hay hủ tíu thường được ăn cùng với xá xíu, những miếng thịt heo nạc màu đỏ xắt mỏng ăn thơm thơm mùi ngũ vị hương, ngòn ngọt của mật ong phết lên lúc quay lúc nướng. Cũng có mì hủ tíu ăn với cật, gan heo và con tôm hồng hào hấp dẫn. Còn có mì hoành thánh, sủi cảo chấm tương ớt hoặc nước tương. Bỏ vào miệng cảm được cái mềm mại của bột, cái dai dai béo béo đậm đà của thịt, cái ngọt lừ của nước lèo, tất cả hoà thành một hương vị đặc biệt khó quên. Người Hoa Chợ Lớn có người Tiều, người Quảng, người Hẹ, Phúc Kiến, người Hải Nam...Người vùng nào cũng có người làm nghề bán hủ tíu mì. Nhưng riêng tô hủ tíu mì của người Quảng thường có miếng bánh tráng mỏng nho nhỏ chiên vàng ươm, trên có một vài con tôm nhỏ để nguyên chân cắng, râu càng. Cắn miếng bánh dòn rụm, húp thêm niếng nước lèo, đưa thêm vài sợi mì, ngon!
Sau này còn có Hủ tíu sa tế, gồm bò hoặc nai ăn với một loại sauce cay cay trộn đậu phụng giã nát. Hình như những quán bán loại này đa phần là người Triều Châu, không biết đúng không bởi món này cũng không phổ biến lắm?
Tô mì ngon ngoài nước lèo ngọt, đậm đà, thịt chế biến giỏi còn có yếu tố quan trọng là sợi mì phải dai, ăn đến muỗng cuối cùng, mì vẫn không nhão nát. Mì được làm từ bột mì, thêm màu vàng óng của nghệ hoặc phầm màu và nghe đâu phải có tro tàu sợi mì mới dai ngon. Có loại sợi mì nhỏ như sợi bún, cũng có loại to dẹp, ngon dở tuỳ khẩu vị mỗi người mà lựa chọn. Khi trụng mì cũng là một kỹ thuật. Có nơi trụng bằng nước sôi, xong lại qua một lượt nước lạnh, rồi trụng sơ lại nước nóng lượt nữa mới cho vào tô. Trụng như thế sợi mì sẽ dai lâu mà không nát. Mì được khoanh từng vắt nhỏ dáng tròn tròn như hột vịt. Có người muốn ăn no, thường kêu ba hoặc bốn vắt một tô. Nhìn tô mì đầy nhóc thấy ớn. Cũng có đôi chỗ bán mì tươi, kéo mì tại chỗ thành những sợi dài, kiểu mì này cũng ít nơi bán vì rất mất thì giờ chở đợi.
Sợi hủ tíu làm bằng bột gạo, sợi hủ tíu ngon là sợi hủ tíu không bị nhão khi ăn, nuốt vào miệng nghe trơn tuột và cũng cần kỹ thuật khi trụng.
Cũng có nhiều xe mì bán thêm món há cảo, bột được bọc với con tôm, đem hấp chín, khi ăn chấm với tương ớt và xì dầu.
Có người thích ăn chung một tô có mì lẫn hủ tíu, cũng là một cái thú vì ăn được hai thứ trong một tô. Thế nhưng có nhiều xe mì không chịu làm thế, hủ tíu là hủ tíu, mì là mì, không thế có thứ hỗn hợp như thế.
Đi năm châu bốn bể, kể cả một thời gian khá dài ở bên Trung quốc, tôi vẫn không thấy đâu ngon bằng tô hủ tíu mì ở Việt Nam, đặc biệt là tô mì ở Chợ Lớn. Họ cũng gọi là mì nhưng thiếu cái hương vị mình đã dùng qua, cái cảm giác mà mình đã hưởng thụ. Ngay khi ra Hà Nội, hay về Đà Nẵng, vẫn thấy tô mì không giống tô mì Chợ Lớn. Bởi tô mì của quá khứ là tô mì quen thuộc, đã theo ta suốt một quãng đường dài của cuộc đời.
Bây giờ ở Sài Gòn, Chợ Lớn rong chơi, cũng chẳng khó khăn gì để kiếm một bát mì ngon, nhưng ăn trong quán, trong nhà hàng máy lạnh lại không có được cảm giác thú vị của ngọn gió đêm hiu hiu, ngọn đèn đường hắt hiu và phố xá có người qua, ăn trong âm thanh rộn rã của cuộc sống.
Tìm tô mì dễ dàng nhưng không còn thấy những chiếc xe mì lưu động, thay vào đó là những xe mì gõ mới không như cũ, tiếng sực tắc cũng chẳng còn âm thanh cũ, chất lượng, hương vị cũng đổi thay và tiếc nhất là những xe mì vỉa hè có những bức tranh kiếng. Giờ vẫn còn rải rác đâu đó để kiếm tìm, nhưng chắc chắn mốt mai, nó chỉ còn trong kỷ niệm.
Ai cũng có một món ngon của quá khứ, và chằc hẳn món đó là món ngon nhất trong tâm tưởng của riêng mình.

DODUYNGOC


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 29/Mar/2023 lúc 3:50pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23200
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 03/Apr/2023 lúc 10:14am

Hương Sài Gòn & Tôi Yêu Sài Gòn 


Hương Sài Gòn, không phải cô gái tên Hương ở SG! Mà là cái Hương vị Sài Gòn.

Tôi là dân Bắc Kỳ 2 nút, chẳng có gì liên quan đến SG, cũng chẳng liên quan đến những người SG là Bắc Kỳ 9 nút đã ở SG từ trước 75.

Tôi thường xuyên đi SG làm việc, làm ăn buôn máy tính những năm 2006-2009, trước đó từ năm 2000 cũng hay có những chuyến du hí SG vào dịp cuối năm nghỉ hè.

Kể cả sau này sống gần 2 năm ở SG trước khi qua Thái cho nên cũng biết ít nhiều về SG.

Có những lúc một tuần bay vào SG đến 4 lần. Nhưng có một điều tôi không thể diễn tả nổi là mỗi lần dù từ ga tàu, bến xe hay sân bay vào đến SG thì lòng rất rộn ràng một cảm xúc khó tả, cảm xúc của năng động, vui vẻ, hiếu khách, bụi bặm đời thường...

Tôi yêu những ly café SG đen đá, tôi yêu cả những tiếng rao hủ tiếu gõ, tiếng rao tẩm quất đêm đêm vang lên trong những con hẻm nhỏ.

Tôi yêu mùi cá nướng rộn ràng ngậy béo.

Tôi yêu cả mùi thuốc bắc ở những khu phố người Hoa cạnh chợ Lớn.

Tôi yêu nhũng cơn gió bên cạnh sông SG hay những bờ kênh vào chiều tối.

Tôi yêu nụ cười người SG trong nắng vàng của Miền Nam luôn nhiệt tình với khách. Nó khác hẳn với sự bon chen của xứ Bắc nơi tôi sinh ra.

Tôi yêu cả những gánh hàng rong nơi có những giọng ca nhạc Vàng không chuyên nhưng say đắm lòng người... Và yêu cả những cơn mưa bất chợt của xứ sở Miền Nam.

Tôi đã trót yêu cái Hương Sài Gòn bởi tính cách tôi có một thứ gì giống thế!...

Xin được nhớ đến Sài Gòn và gọi tên Sài Gòn chứ không phải tên gọi nào khác bởi đơn giản, mỗi khi tới SG tôi lại thấy xốn xang...

25/05/2020

******

Tôi Yêu Sài Gòn

Tôi đã từng viết hai bài "Hương Sài Gòn" và "Tản mạn Sài Gòn, Hà Nội" để nói lên cái Hương vị không thể lẫn vào đâu của SG mà tôi đã trót yêu, trót nhớ.

Và cũng để nói lên sự khác biệt trong cách sống chân tình, mộc mạc, dễ gần, hiếu khách của người SG.

Hôm nay, tôi kể một chuyện nữa về SG.

Khi tôi còn nguyên cơ nghiệp, đi SG làm ăn, thăm thân nhân dường như là cơm bữa. Ăn nhậu, hát hò, vui chơi đủ cả. Ấy là lúc mình có tiền, có quan hệ thì dễ lắm, ai cũng có thể tiếp đãi mình tốt nếu mình không làm điều gì tồi tệ.

Nhưng bắt đầu từ cuối 2010, khi tôi mất tất cả từ tiền tài đến gia đình, bước chân đi mang bên mình hai chữ "Phản động" thì mảnh đất tôi nương náu chính là Sài Gòn.

Thời điểm đó tôi chẳng có tiền, chẳng có nhà và chẳng có xe. Người thân cũng chẳng có. Nhưng Sài Gòn với cơm bụi bình dân, trà đá miễn phí, tình người thuong mến, không soi mói ...

Thật dễ sống! Sài Gòn chính là mảnh đất ấm áp tình người che chở cho tôi những tháng ngày cơ cực nhất của cuộc đời.

Các bạn có biết, 3/4 cuốn sách "Những sự thật cần phải biết" đã được viết ở Sài Gòn trong xóm trọ nghèo ở Bình Thạnh, hoặc ngay ở quán Internet công cộng đường Lê Quang Định với bữa cơm 7k đến 10k... đôi khi thiếu nợ cô chủ quán tuần sau mới trả.

Vậy mà cô chẳng cáu gắt với thằng Bắc Kỳ nghèo khổ, mà ngược lại đôi khi còn cho thêm miếng canh khổ qua cho đời bớt... Khổ quá!

Đấy! tình người SG là thế, Sài Gòn là thế. Tôi đã yêu Hương Sài Gòn, thích cái tính ăn ra ăn, chơi ra chơi của SG.

Và nhờ SG bao bọc những lúc hoạn nạn, tôi mới có tự do ngày hôm nay, mới có sách "Những sự thật cần phải biết"...

Cảm ơn Sài Gòn! và tôi yêu Sài Gòn! Mãi mãi là như vậy...

Đặng Chí Hùng
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23200
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/Apr/2023 lúc 1:34pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23200
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/Apr/2023 lúc 1:35pm

Chia sẻ: 60 NĂM NHỚ LẠI... SÀI GÒN 1962 - Nhạc VỀ QUÊ -   <<<<<<

Hoài%20niệm%20đẹp%20về%20Tết%20Sài%20Gòn%20xưa


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 06/Apr/2023 lúc 1:36pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 12 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.246 seconds.