Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình
Message Icon Chủ đề: MƯỜI ĐIỀU RĂN NGƯỜI GIÀ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 70 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 08/Nov/2022 lúc 10:31am

"Những Thay Đổi Ở Tuổi 73" 

 

Trần Văn Giang, Orange County, ở tuổi 73

1. Tôi đã thay đổi.  Tôi không còn nghĩ là tiếng nói hay quan điểm của tôi quan trọng nữa.  Tôi đã viết trên 500 bài với đủ các vấn đề, phần lớn là các đề tài chống Cộng tới cực đoan.  Nhìn lại, vì các lý do riêng ở cuộc sống trên đất tạm dung, có rất ít người quan tâm và nhiều khi tôi còn bị chỉ trích là chỉ làm chuyện “tào lao.”  Dân Việt ngàn năm vẫn là dân Việt, nhưng chế độ Công sản y như tã lót, sẽ phải bị thay không sớm thì muộn.  Tôi không hề trở cờ, nhưng không tiếp tục dóng cao tiếng nói chống Cộng nữa.  Chính nghĩa là của chung, không phải của một vài người như tôi.  Tôi để mọi người tự nhận ra. 

2. Tôi đã thay đổi.  Ngoài việc yêu thương Bố Mẹ (cả hai đã mất lâu rồi!), anh em, vợ con và chó mèo nuôi trong nhà, tôi bắt để ý và yêu thương chính bản thân của tôi hơn: quan tâm về vấn đề sức khỏe trong việc ăn uống, nghỉ ngơi, đi bộ mỗi ngày... (hàng tuần tôi cũng không quên mua vài đồng "lottery"  thử thời vận tuổi già !).  Sức khỏe của tôi dù không khá hơn, nhưng cũng không tệ hơn! That is a big improvement!? 

3. Tôi đã thay đổi.  Tôi không còn lên tiếng (qua Social Media) sửa sai bất cứ ai dù cho tôi thấy là họ đã sai rõ ràng (!)  Đối với tôi bây giờ, làm cho người khác toàn hảo hơn không phải là nhiệm vụ của tôi.  Tôi thấy sự hòa thuận còn quý hơn là sự toàn hảo. 

4. Tôi đã thay đổi.  Tôi không ngớt và rất rộng rãi khen ngợi những thành quả lớn hay bé của mọi người thân quen chung quanh.  Cố gắng làm cho họ phấn khởi thêm và như thế cũng làm tôi vui hơn. 

  5. Tôi đã thay đổi.  Tôi không còn tức giận hay nổi nóng khi có người nói xấu tôi vì họ tưởng tôi ganh đua vói họ.  Thực ra, tôi không còn sức lực để ganh đua với ai hết trơn hết trọi.  Tôi đã từ bỏ tất cả các ganh đua từ lâu rồi hè! 

  6. Tôi đã thay đổi.  Tôi không quan tâm hay mắc cở về chuyện vẫn mặc quần áo cũ, mang giầy dép cũ, lái cái xe cũ (xe của tôi đã 12 tuổi và chạy trên 125 ngàn miles).  Tôi thấy tư cách quan trọng hơn là bề ngoài. 

  7. Tôi đã thay đổi. Tôi hoàn toàn tránh nhắc nhở người già về việc họ nói những câu chuyện mà tôi đã nghe họ nói nhiều lần rồi. Những câu chuyện lập lại như vậy giúp trí nhớ của họ sống động hơn, tránh được vấn đề lú lẩn. 

  8. Tôi đã thay đổi, Tôi không còn thấy xấu hổ hay giận hờn nếu có người nói là tôi sai. Sự sai lầm của tôi làm tôi thấy gần gũi với họ hơn (I feel more human!). 

  9. Tôi đã thay đổi. Tôi không còn mặc cả về 15-20 xu với các bà mẹ bán rau, trái cây trước các chợ Việt Nam. Vài chục xu không thể làm lủng ngân sách gia đình tôi, nhưng có thể giúp nhưng người nghèo buôn thúng bán bưng kiếm thêm chút bạc cắc nuôi gia đình. 

  10. Tôi đã thay đổi. Tôi cũng không còn thương lượng khắt khe, sát ván về giá cả “estimate” với các ông thợ sửa xe, thợ sửa ống nước… vì họ làm được những việc mà tôi không tự làm lấy một mình được. 

  11. Tôi đã thay đổi. Tôi cho “Tip” rộng rãi hơn tại nhà hàng ăn, tiệm hớt tóc… Tôi thấy họ cười nhận vui vẻ hơn và tôi hiểu rắng công việc của họ vất vả hơn đời sống của tôi. 

  12. Tôi đã thay đổi. Tôi nhận thấy cái tâm trạng “bị mất mặt” không quan trọng bằng chuyên phải “duy trì tình thân."  Tôi không hề phải sống cô đơn. 

  13. Tôi đã thay đổi. Tôi đang sống những ngày còn lại như … “những ngày còn lại” - Những ngày rất quý báu của cuộc đời. 

  Ngày biến thành tuần lễ rồi thành tháng, thành năm… Thời gian tiếp tục thay đổi giống như tôi thay đổi.  Tôi cảm thấy cuộc sống của tôi thoải mái, hạnh phúc hơn với những thay đổi kịp thời này. 

  Quý vị có những thay đổi gì hay không nhỉ? 

    

Trần Văn Giang 
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 11/Nov/2022 lúc 8:39pm
Tâm Sự Người Tuổi Hoàng Hôn Xa Xứ

1979%20TamuNguoiTuoiHoangHonSAC
     Tôi ở Mỹ sao nghe buồn quá, chẳng thấy gì vui lúc cuối đời. Con cháu giờ đây đã lớn khôn rồi, mỗi đứa gia đình ở mỗi nơi. Tuổi già bóng xế chỉ nằm ngồi, ra vào ngoài ngỏ trông lên trời, nhìn vầng mây trắng thảnh thơi trôi. Phải mình được như vầng mây trắng, trôi bốn phương trời để thảnh thơi. Không chỉ ở đây căn nhà vắng, nhìn quanh, nhìn quẩn chỉ mình tôi.
     Giờ đây chịu cảnh phải xa nhà, ở Mỹ mà tôi sao buồn quá, ngồi nhìn xe cộ chạy mau qua. Nhớ lại ngày xưa ở quê nhà, nơi vùng sông nước Hậu Giang ta, với chiếc xuồng con bơi theo lòng rạch, hái bông điên điển đem về nhà, nấu nồi canh chua, con cá lóc, với tộ cá rô kho nước dừa, bữa cơm đạm bạc, sao ngon quá!.
      Bây giờ da diết nhớ chuyện xưa, ở đây cuộc sống đã dư thừa, vật chất phủ phê, nhưng vẫn thấy thiếu. Thiếu tình, thiếu nghĩa, thiếu yêu thương. Bỏ nước ra đi tưởng chung đường, nhưng qua xứ lạ rồi ai nấy, cắm đầu cắm cổ kiếm đồng tiền, xênh xang giàu có rồi lên mặt, mất tình mất nghĩa mất yêu thương.
     Cuối đời lại nhớ đến quê hương, ngồi nhìn mây trắng trôi bàng bạc, con hạc kêu chiều vọng cố hương, nghìn trùng xa cách chưa về được. Vọng tưởng ngày về nơi quê cũ, nhìn khoảng trời xanh ở sau vườn, nhìn hàng cau, ngọn đơm bông trái, hái lá trầu xanh ngoại đã trồng. Bây giờ ngoại mất, mất người trông, chăm lo tưới nước cả việc vun trồng, tỉa lá trầu ngon đem ra chợ bán, mua trà, mua thuốc, mua rượu về cho ông. Nay ông cũng đã về chín suối, chắc gặp bà tôi lúc lìa đời, thiên đàn hạ giới đâu ai biết, nếu có gặp nhau cũng vui rồi!
     Bao năm xa xứ nhớ quê nhà, nhớ đàn em nhỏ, nhớ mẹ già, nhớ trường làng cũ ngày đi học, cùng bạn vui đùa dưới góc đa. Nhớ những trưa hè, ngày nắng hạ, cùng bạn bè đánh đáo bắn bi, những trò chơi vui, không thiếu gì, thời trẻ thơ sao vui vẻ quá!
     Ngoài đời, người ta thường nói khi già nhớ đến chuyện xưa, nhớ lại thời mình chưa già, còn son trẻ. Bây giờ, tuổi mình đã quá “thất thập cổ lai hy” không còn gì nữa, như ánh sáng mờ nhạt của buổi hoàng hôn chờ ánh chiều tắt nắng, không còn vui cười như thời trẻ, chỉ là những tháng ngày buồn tẻ sống cho hết đời này, rồi mai đây cũng trở về cát bụi. Thôi rồi một kiếp trần ai, cũng xong một đời nơi dương thế….
 
Song An Châu
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 29/Nov/2022 lúc 1:18pm
Bố Đi Nhé - Nguyễn Thị Thanh Dương

<<<<<<

Funerals%20Penrith%20-%20Cremations%20&%20Funerals%20in%20Penrith%20-%20Supremacy%20Funerals


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 29/Nov/2022 lúc 1:23pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 12/Dec/2022 lúc 3:41am

Hạnh Phúc Tuổi Già 

 

Những đêm trăng, bà có thú nhìn lên bầu trời cao để hồn mình chơi vơi theo ánh trăng, và những đêm trăng sáng vằng vặc trên nền trời nhung thẫm như thế này, bà lại nhớ ông thật nhiều.  Bà nhớ những buổi tối ngồi bên chồng ngoài hiên sau nhà, nhấm nháp phong bánh đậu xanh với tách trà sen trong không gian huyền hoặc, ngát hương đêm, hương Ngọc Lan lẫn với hương hoa Nhài, hoa Hồng thoang thoảng.

Hôm nay ngày rằm, bà đã mua trái cây và hoa.  Sau bữa cơm chiều bà nấu thêm một nồi chè sen để cúng Phật và cúng tổ tiên.  Trước khi múc chè ra chén để lên bàn thờ, bà bỏ vào nồi vài bông hoa nhài tươi mới hái, khói bốc lên thơm nhè nhẹ, mùi hoa nhài quyện với mùi hạt sen. Thắp nhang đứng trước bàn thờ chồng trong không gian yên tĩnh của căn nhà vắng lặng, bà thật sự cô đơn.  Sang năm nay bà cảm thấy yếu đi nhiều, buổi sáng ngủ dậy người nhức mỏi, uể oải.  Tuổi già thật khổ, dù bà đã cố giữ gìn sức khoẻ, tập thể thao đều đặn và ăn uống thật lành mạnh.  Một hôm, đang lúi húi làm vườn bà choáng váng rồi ngất đi, khi tỉnh dậy bà tự gọi 911 rồi gọi báo cho các con.  An, cô con gái sợ quá, tha thiết mời mẹ về ở chung:

-     Mẹ ơi, hai cháu lớn rồi, thằng Cu Tý đã lên bảy, bé Cún đã lên năm, sắp đi học Mẫu giáo, mẹ không phải bận rộn với các cháu nhiều, mẹ dọn về ở với chúng con, mẹ nhé.  Mẹ ở một mình con không yên tâm đâu, như bữa nay nè, mẹ thấy nguy hiểm không?

Bà không biết thời gian còn lại của mình là bao lâu, một tháng, một năm, năm năm, hay mười năm, hoặc lâu hơn thế nữa.  Con gái thương mẹ nhưng còn anh chồng, liệu chúng nó có thể hy sinh những sự riêng tư của gia đình nhỏ để đón bà về.  Còn gia đình nhà chồng nó nữa, hai ông bà bên đó cũng già.  Chúng không mời cha mẹ chồng mà lại đón mẹ vợ về ở chung thì liệu họ có suy nghĩ, có buồn không.

Đêm thật khuya bà vẫn thao thức, trằn trọc.  Ngày ông mới mất bà cũng dự tính thu xếp về ở với các con.  Không biết là vô tình hay cố ý, trong lúc trò chuyện tại nhà bà, cô con dâu đã tuyên bố là ở bên này sống chung với cha mẹ già là chuyện khôi hài, gia đình chỉ gồm có cha mẹ và các con, ông bà là khách, đến chơi ít ngày rồi về hay là chỗ để thỉnh thoảng cho chúng gửi con.  Chúng nó thản nhiên nói chuyện, cười đùa với nhau, diễu cợt những cảnh chung đụng trong nhà, phê bình hoàn cảnh nhà này, nhà kia khóc dở, mếu dở vì có cha mẹ già ở chung.

Biết ý tuổi trẻ như vậy bà đành lủi thủi trong căn nhà vắng, một mình bà nên nhà càng rộng mênh mông.  Hàng ngày bà đi dạo quanh vùng, về nhà đọc sách, xem TV, may vá lặt vặt, soạn lại hình ảnh của gia đình, sắp xếp thứ tự dán vào album.  Rảnh rỗi bà ra chăm chút mảnh vườn mà ông bà đã bỏ bao công sức trồng trọt, tưới bón.  Thỉnh thoảng nhớ các cháu thì bà sang nhà chúng nó chơi hay điện thoại nhắn bố mẹ nó đưa cháu sang cho bà.  Cuộc sống của bà tương đối thảnh thơi nhưng bước sang năm nay bà thấy yếu đi nhiều và khi đi ngủ hay có những cơn ác mộng, giật mình thảng thốt trong đêm.

Bà gác tay lên trán nghĩ về lời đề nghị của cô con gái, hay là bà thu xếp bán nhà, chia tiền đều cho các con rồi về ở với gia đình nó.  Bà nghĩ đến nhà của vợ chồng An, căn nhà có ba phòng vừa vặn cho gia đình hai vợ chồng với hai đứa con.  Nếu bà về chiếm hữu một phòng, hai anh em phải dồn vào một phòng, các cháu mỗi ngày mỗi lớn nên cũng bất tiện.  Sân sau bố mẹ nó tráng xi măng hết cho các con chơi và cho dễ quét dọn, chỗ nào cho bà trồng cây...  Không ổn rồi, bà lại trăn trở...  Hay nói chúng nó bán nhà đi, về ở với bà.  Căn nhà này ông bà mua đã hơn hai chục năm, không còn nợ nần gì cả.  Hai đứa con của bà đã sống và lớn lên ở đây.  Trên lầu có ba phòng ngủ và một phòng đọc sách với dãy kệ lớn bao quanh.  Dưới nhà có một phòng ngủ rộng với nhà tắm riêng bên trong dành cho khách.  Bà sẽ dọn xuống dưới nhà, để phòng ngủ chính và hai phòng trên lầu cho gia đình nó.  Ờ nhỉ, như thế có đẹp đẽ và tiện lợi hơn không.  Bà suy nghĩ rồi sắp xếp, sắp xếp... mong trời mau sáng để gọi điện thoại bàn với con gái.  Cu Tý và bé Cún sẽ ở phòng của Hoà, An ngày xưa, bà sẽ được ôm con bé Cún cả ngày, kèm cu Tý học như đã kèm bác Hòa của nó, bà sẽ dạy Cún may vá, nấu nướng, bà sẽ rủ nó ra vườn hái hoa và hai bà cháu cùng trưng bày phòng khách, phòng ăn.  Bà có thì giờ chơi với cháu mà không phải lo đi làm như ngày xưa, có những lúc vì bận rộn công việc bà bỏ bê mẹ nó.  Cứ như thế bà chìm dần vào giấc ngủ êm ả, phơi phới mộng đẹp.

 

xxx

 

Đúng theo như sự mong ước của bà, gia đình An đã dọn về ở chung với mẹ gần một năm rồi, Huy chồng của An lại khéo tay và chịu khó, chàng đã bắc cho mẹ giàn cây bọc hai bên hông nhà, một bên bà trồng hoa, bông giấy tím đã trèo lên đến nóc, tiếp nối là giàn Tigon với những chùm hoa chúm chím những nụ tim hồng.  Phía bên kia là vườn rau, bầu, bí, dưa leo, khổ qua chen chúc leo trên giàn và trái thòng xuống trông thật vui mắt.  Dưới đất sát hàng rào, Huy đóng những thùng hình chữ nhật làm bồn cho mẹ trồng rau thơm; mỗi ô một loại, kinh giới, tía tô, húng quế, ngò gai, rau răm, rau dấp, xả, ớt... chả thiếu thứ rau thơm, gia vị nào.  Vườn sau bà vẫn giữ nguyên, những cây Hồng, Đào, Mơ, Mận đã thành những cây lão, hàng năm ra biết bao nhiêu trái.

Căn nhà vợ chồng An để cho thuê, mỗi tháng thu nhập thêm gần ba ngàn.  Ngày mới dọn về An đề nghị đưa mẹ tiền nhà, bà nhẹ nhàng nói:

-     Vì thương mẹ các con về đây, mẹ rất vui.  Nhà mẹ cũng như nhà con, mẹ không còn nợ nhà, các con để dành tiền đó lo cho các cháu.

-     Vậy mẹ cho chúng con gửi mẹ tiền chợ.

-     Mẹ không nhận trách nhiệm chợ búa cơm nước hàng ngày.  Các con có thể mua thêm tủ lạnh để ngoài nhà xe, cất những đồ ăn riêng, khi tiện thì mẹ nấu cả nhà cùng ăn, khi mẹ bận thì các con tự lo lấy.

Tuy nói thế nhưng gần như ngày nào bà cũng nấu sẵn bữa cơm chiều ngon lành, cả nhà quây quần ăn uống vui vẻ.

Hơn năm năm sống thui thủi một mình, nhà có tiếng trẻ thơ như ấm áp hẳn lên.

Buổi sáng hai đứa bé ríu rít:

-     Thưa bà ngoại con đi học!

Buổi chiều:

-     Bà ngoại ơi, con đói bụng!


Bà vui vẻ hầu cháu.

Và cuối tuần thì:

-     Bà ngoại ơi, cho con “ngủ bà”, bà kể chuyện con nghe.

Hai đứa rúc hai bên nghe bà kể chuyện Phạm Công-Cúc Hoa, chuyện Thạch Sanh-Lý Thông, chuyện Thánh Gióng...

Hạnh phúc sao khi nhà có già, có trẻ, có ông bà, cha mẹ, con cái quây quần bên nhau như hình ảnh tuổi thơ của bà ngày xưa...  Bà nhớ bà nội, cha mẹ, anh chị em và ông chồng yêu quý của bà thật nhiều.  Bà thầm cảm tạ Trời Phật đưa đến cho bà một giải pháp tốt đẹp.  Bà được ở lại căn nhà cũ với bao kỷ niệm, được ôm cháu hít hà.  Vợ chồng Huy đỡ tốn kém lại yên tâm đi làm vì các con đi học về có bà săn sóc.  Buổi chiều có sẵn bữa cơm ngon lành, bổ dưỡng.  Buổi tối vợ chồng con cái có nhiều thì giờ với nhau hơn.  Nếu bà dọn về ở với con thì chưa chắc được tốt đẹp như thế vì nhà cha mẹ là nhà của con, nhà của con không phải là nhà của cha mẹ.  Tiền bạc dành dụm của bà, bà tiêu xài cho con cháu vì trước sau gì khi bà nhắm mắt xuôi tay cũng của chúng nó mà thôi.

Trăng tròn xoe treo trên tấm thảm nhung trên cao. Như thói quen, bà ngồi bên cửa sổ nhìn ra mảnh vườn sau, cây cối êm ả, loang loáng dưới ánh trăng thanh.  Hôm nay Rằm Tháng Chạp, chỉ còn hai tuần nữa là Tết, bà sẽ sửa soạn một cái Tết truyền thống cho các cháu của bà, bà sẽ gói bánh chưng, gói vài cặp cỡ trung đủ để nhà thơm mùi bánh khi nồi bánh sôi sùng sục trên bếp; bà sên vài món mứt như mứt dừa, mứt sen; kho một nồi thịt ăn với dưa giá. Hai đứa bé lụng thụng trong áo dài khăn đóng, đón Giao Thừa với bà và cha mẹ. Không gian đượm mùi Tết trong ngôi nhà đầy hoa với những bàn thờ nhang thơm ngát, đèn nến lung linh và mâm ngũ quả tốt tươi.

 


Đỗ Dung
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 19/Dec/2022 lúc 9:45am

Tình Như Lá Thu

 

Tới tháng ba năm nay là bà tròn tám mươi mốt tuổi.. Nhưng với mái tóc nhuộm đen nhánh, với hàng lông mày được xâm theo hình lá liễu cong cong, với cặp môi tô son đỏ – màu của sự gợi cảm, người đối diện nghĩ rằng bà chừng bảy mươi lăm là cùng.

Vốn là nhà thời trang nổi tiếng của thành phố Sài Gòn trước đây, bà cố gắng ăn uống điều độ và tập thể dục hàng tuần để thân hình không phì nhiêu cũng không nhão nhét. Trời cũng không phụ lòng mong đợi của bà. Càng nhìn bà, người ta càng kinh ngạc, cứ tưởng thời gian đã quên đi, không hề nhớ tới sự hiện hữu của bà trên cuộc đời này.

Cách đây tám năm, chồng bà mất. Mất chồng ở tuổi bảy mươi ba đúng là một bi kịch. Ban ngày bà loay hoay đi ra đi vào một mình, ban đêm bà trằn trọc không ngủ vì nhớ tiếng ho nhè nhẹ của ông, nhớ tiếng dép lẹp xẹp trên sàn gỗ, nhớ tiếng nước chảy vào ly thủy tinh mỗi khi ông rót trà… Mất chồng ở tuổi bảy mươi ba, bà không khóc lóc như những phụ nữ trẻ tuổi, bà chỉ bàng hoàng trong im lặng, đôi mắt bà ráo hoảnh nhưng đôi môi bà cứ run run như muốn gọi tên ông.

Rồi những ngày tháng lạnh lùng kinh khủng đó đóng chặt lại và trở thành quá khứ sau khi bà gặp ông Luân trong một cuộc tiệc cưới cháu ngoại của người bạn.. Hôm đó bà ngồi bên cạnh một người đàn ông có mái tóc bạc được hớt cao gọn ghẽ, có giọng nói chậm rãi nhưng ấm áp, có sự quan tâm chăm sóc đặc biệt tới bà khiến bà cảm thấy lạ lùng trước điều đó. Ông Luân chỉ phục vụ một mình bà, thỉnh thoảng ông gắp thức ăn để vào trong chén của bà, ông hỏi bà ngon miệng không, ông lựa những phần gỏi bắp cải không có ớt vì sợ bà cay, thậm chí ông thận trọng lột vỏ từng con tôm xú luộc rồi đưa bà ăn. Bà cảm kích nên hỏi tên ông, hỏi tuổi ông. Ông không giấu diếm, ông nói ông đã bảy mươi bảy tuổi rồi.

Bà nhìn ông cười, ánh mắt lẳng lơ:

-Bảy mươi bảy tuổi còn yêu được không nhỉ?

Ông Luân cũng nheo nheo mắt nhìn bà, cười đáp lại:

-Sao lại hỏi vậy? Cứ yêu thử đi rồi biết.

Tối hôm đó bà đi lòng vòng trong cư xá nửa tiếng đồng hồ để suy nghĩ thật chín chắn rồi quyết định gọi điện thoại cho ông. Chuông vừa reng lên một tiếng ngắn là ông mở máy trả lời liền, cứ như suốt cả buổi tối ông chỉ làm mỗi một việc là ngồi rình cái điện thoại, đợi nó reng lên là bấm nút “A-lô” ngay. Ông hỏi bà đang làm gì, bà nói bà đang đi bộ trong cư xá. Ông nói ông sẽ đến để cùng đi bộ với bà. Bà không tin lắm, nhưng chỉ cười cười. Vậy mà ông đến thật. Ông đưa cho bà một ly giấy to tướng đựng đầy bắp rang, bà chìa tay cầm lấy và trong một thoáng bà cứ ngỡ vẫn còn đang ở tuổi mười tám đôi mươi. Bà hít một hơi dài rồi ngước lên nhìn ông bằng đôi mắt có hàng trăm vì sao trời đang lấp lánh trong đó.

-Em thấy bắp rang ở đây không thơm như bắp rang ở Sài Gòn.

-Ừ, bắp rang trên con đường Hai Bà Trưng thơm mùi bơ. Anh nhớ mỗi lần đi ngang xe bắp rang bơ là phải dừng lại, mua một gói, rồi vừa đi vừa ăn vì không thể nhịn thèm nổi.

Bà cười khẽ. Giọng cười của bà dù có khàn đi nhưng nghe cũng còn quyến rũ lắm.

-Có những món ăn ngày xưa em thích mê tơi, thí dụ món ốc leng xào dừa, ngày nào em cũng phải ăn một dĩa đầy mới đã, còn bây giờ mới nhìn thấy là ngao ngán liền. Em không hiểu tại sao nữa.

-Vì bây giờ mình trưởng thành hơn, mình hưởng thụ cũng nhiều hơn nên cơ thể cảm thấy không cần thêm nữa. Chỉ mới vài năm trước anh còn khoái ngồi uống bia với bạn bè, tối nào cũng phải một chai ướp lạnh mới ăn cơm được, nhưng từ sau lần anh bị ói ra mật xanh phải vào bệnh viện, nghe nhắc tới bia hay nhìn thấy chai bia là anh xanh mặt liền.

Không khí ban đêm lành lạnh nên bà đi sát vào người ông, nép vai bà bên vai ông, nhưng bà vẫn cố ý đút hai bàn tay vào trong túi áo khoác để có một lần vải ngăn cách giữa hai người. Ông Luân nhận ra điều đó. Ông tìm ngón út của bà và giữ chặt nó một lát trong tay ông. Xuyên qua lớp vải dày của chiếc áo khoác, bà vẫn cảm nhận được sự rung động nhẹ nhàng của người đàn ông có độ tuổi đã chấm tới con số bảy mươi bảy. Bà im lặng, không rụt ngón tay lại, để mặc cho trái tim đột nhiên thay đổi nhịp đập rộn ràng như pháo nổ ngày Tết. Bà cần tình yêu như đũa có cặp, bà cần một người đàn ông bên cạnh bà như dép có đôi. Bà sẵn sàng thú nhận bên tai ông điều đó mà không cảm thấy xấu hổ.

Ông Luân có tiền hưu, có tiền con cái chu cấp, có tiền tiết kiệm trong ngân hàng nên cứ đến cuối tuần là ông dẫn bà đi ra khỏi thành phố, tận hưởng một không gian vắng lặng chỉ có hai người. Những nụ hôn hiếm hoi ông dành cho bà thật nồng nàn trên trán, trên má, nơi khóe môi. Bà cũng đáp lại cuồng nhiệt, bà ôm ghì lấy đầu ông, vừa hôn vào mép tai ông vừa vò vò mái tóc bạc được hớt cao gọn ghẽ. Ông Luân thích thú trước tình cảm của bà, bấu bấu những ngón tay có móng hình vuông được cắt ngắn vào vai bà. Họ ngồi trên băng ghế đá âu yếm nhau mười lăm, hai mươi phút giữa khung cảnh thiên nhiên lãng mạn, tĩnh mịch và đồng lõa. Tình yêu mà họ dành cho nhau chỉ có vậy thôi, có muốn hơn nữa thì cũng không được bởi vì ở tuổi bảy mươi bảy, khả năng tình dục của ông đã hết rồi – đã chết rồi!

Hai người thuê một ngôi nhà gỗ ở bìa rừng để họ có thể lái xe đến đó bất cứ lúc nào họ muốn. Chiều cuối tuần, ông Luân ngồi bên bờ suối câu cá, bà ngồi bên cạnh nép vào ông, theo dõi từng con cá vô tư lượn lờ qua qua lại lại nhưng chẳng con cá nào tỏ vẻ thích miếng mồi trùn sống đang ngo ngoe của ông.Thỉnh thoảng bà cười tủm tỉm khi thấy ông sốt ruột thở dài vì cá không cắn câu. Bà đặt bàn tay phải của bà lên đùi ông như khích lệ, thấy vậy ông cũng đặt bàn tay trái của ông lên bàn tay bà và giữ thật lâu. Đột nhiên bà nhổm người lên chỉ xuống dòng suối, khuôn mặt bà hớn hở với giọng nói vang vang như xé toạt sự yên tĩnh của thiên nhiên:

-Kìa, cá dính câu rồi kìa anh! Giựt lên đi! Giựt lên đi!

Ông Luân dùng cả hai tay giựt chiếc cần lên cao, miệng nở nụ cười thật rộng khi nhìn thấy một con cá đang vùng vẫy dữ dội nơi đầu sợi dây. Bà mở nắp máy chụp hình ra và chụp ông vài tấm hình cùng với “chiến lợi phẩm”. Sau đó ông vụng về loay hoay gỡ con cá tội nghiệp ra khỏi chiếc lưỡi câu và nhẹ nhàng thả nó xuống nước. Con cá sung sướng quẫy mạnh cái đuôi, lướt sang chỗ khác sau khi bị một phen hoảng hốt.

Hai ông bà sống hạnh phúc với nhau được ba năm thì ông Luân tỏ ý muốn đi du lịch sang Canada để thăm con cháu. Bà vui vẻ để ông ra đi. Nhưng sau đó con cháu ông viện cớ ông đã tám mươi tuổi rồi, sức khỏe yếu kém lại bị thấp khớp nên họ không cho ông quay trở về với bà nữa. Khi nghe ông thông báo tin tức đó qua điện thoại, bà chưng hửng – nhưng đành thở dài cam chịu. Một lần nữa bà chấp nhận cảnh cô đơn, nhưng lần này sống cô đơn ở độ tuổi bảy mươi sáu, ở độ tuổi bà nhận ra mình đang già đi thật nhanh, là điều bà không thể quen thuộc nổi. Tạo hóa đã sinh ra muôn vật sống phải có đôi, có cặp, bà không thể sống trái với quy luật sinh tồn của Tạo hóa. Bà cần một người đàn ông, cho dù người đàn ông đó đang lọm thọm chống gậy ở tuổi tám mươi thì ông cũng vẫn là một người đàn ông!

Trong một buổi tiệc cưới của đứa cháu ngoại của một người bạn khác, bà tình cờ ngồi bên cạnh ông Nguyện và một lần nữa duyên số lại kết hợp hai ông bà với nhau. Tuổi tám mươi nhưng ông Nguyện còn khỏe mạnh, còn lái xe được và đi đứng thẳng thớm chứ chưa đến nổi phải vịn tường lết đi từng bước. Ông Nguyện sống một thân một mình, đám con lớn có vợ có chồng ra riêng hết chẳng thèm ngó ngàng tới cha gì, thỉnh thoảng cuối tuần bọn họ ghé vào thăm ông, hỏi han mấy câu: “Ba có mạnh giỏi không?”, “Ba có cần ăn uống gì không?”, rồi lên xe dông đi mất.

Thấy tội nghiệp ông, bà mở lời đề nghị:

-Anh dọn qua ở với em luôn đi.

Ông nhìn bà, ngỡ ngàng rồi lắc đầu:

-Cảm ơn em, nhưng anh không muốn làm phiền em đâu.

-Phiền gì mà phiền? Coi như anh với em góp gạo nấu cơm chung. Anh nấu cơm thì em rửa chén. Em quét nhà thì anh lau nhà.

Ông bóp bóp bàn tay bà, giọng nói tràn ngập cảm xúc:

-Cảm ơn em. Để anh thu xếp rồi anh sẽ trả lời em sau.

Nhưng rồi ông Nguyện giải quyết theo cách khác, ban ngày ông ở nhà bà, ban đêm ông về nhà ông, họ sẽ sống với nhau không hẳn như hai người tình mà là như hai người bạn, dù sao “tương kính như tân” vẫn hơn “thân quá hóa lờn”. Bà lắc đầu chịu thua, đành phải làm theo quyết định của ông. Nhưng rồi bà lại thấy ý kiến đó hay ho và thú vị. Buổi sáng ông lái xe đến, nhẹ tay mở cửa và bước vào trong nhà cùng với một món ăn điểm tâm cho hai người. Tính bà thích trang điểm kỹ lưỡng cho nên sau khi son phấn lượt là xong bà mới bước ra khỏi phòng ngủ để đón ông. Bà quàng tay ôm cổ ông và đi vào bếp pha cho ông một tách cà phê nóng, pha cho bà một tách sữa ca cao. Nơi bàn ăn, chỗ ngồi của ông phải là chiếc ghế đối diện với bà, ông không bao giờ muốn ngồi ở chỗ khác cho dù đó là chiếc ghế đặt bên cạnh bà.

-Tại sao kỳ cục vậy anh?

-Kỳ cục gì đâu? Tại vì anh thích vừa ăn vừa ngắm em vừa nghe em nói. Nhan sắc của em vẫn còn mượt mà và trẻ đẹp trong mắt anh. Giọng nói của em vẫn còn ngọt ngào và êm ái trong tai anh.

Bà biết ông nói thật. Người đàn ông ở lứa tuổi nào cũng có thể nói dối hoặc nói cho qua chuyện, nhưng khi đã bước qua tuổi bảy mươi, họ chỉ thích nói thật. Bởi vì nếu hôm nay họ không nói thật lòng, biết đâu ngày mai họ chẳng còn cơ hội để làm điều đó nữa.

Bà và ông Nguyện ngồi đối diện nhau, vừa nhâm nhi ăn sáng vừa rủ rỉ nói chuyện. Chuyện tuyết rơi ở New York . Chuyện hoa mộc lan nở tím trên cành. Chuyện mấy con quạ kêu ầm ĩ mỗi khi kéo nhau bay ngang qua mái nhà. Chuyện ông Bill đi lượm chai trong bồn rác để mang đi bán kiếm vài đồng. Họ ăn xong bữa sáng rồi mà câu chuyện vẫn chưa dứt.

Buổi trưa nếu bà làm biếng nấu nướng thì ông đi bộ tới tiệm cơm ở bên kia đường để mua hai hộp cơm mang về. Sau đó ông cầm bịch rác to tướng mang ra khỏi nhà, lững thững đi tới bồn rác ở cách nhà khoảng bốn trăm thước, vừa đi vừa hít thở cho tiêu cơm.

Buổi chiều hai ông bà rủ nhau đi lòng vòng quanh cư xá để tập thể dục. Họ bước chầm chậm trong ánh nắng chiều vàng vọt, trong sự im lặng và tĩnh mịch của buổi hoàng hôn.

-Anh có thấy lạnh không anh?

-Không, em. Anh mặc đủ ấm rồi em.

-Một lát nữa mình ăn tối với cái gì nong nóng nghen anh.

-Nếu em thích ăn mì vịt tiềm thì anh đi mua cho.

-Mì vịt tiềm của tiệm Lục Đỉnh Ký ăn được lắm đó anh.

-Ừ. Lát nữa anh đi mua về cho em.

Ông Nguyện chìu chuộng bà như thuở vẫn còn đôi mươi, còn bà thì mềm mỏng và dịu dàng như cô thiếu nữ mười tám. Họ nói chuyện thủng thẳng với nhau, không cáu kỉnh cũng chẳng giận hờn, cứ hết lòng “tương kính như tân” với nhau. Khi bà mệt thì ông đứng sau lưng bà, bóp vai, bóp lưng. Khi ông mệt thì bà đỡ ông nằm xấp xuống, xoa dầu, cạo gió cho ông. Bà nương vào ông, ông tựa vào bà, họ cần có nhau như đũa phải có cặp, dép phải có đôi, không cần biết ngày mai ngày mốt ai sẽ là người ra đi trước, ai là người khóc ai trước, ai sẽ là người tiễn đưa ai trước.

Sau bữa ăn, bà đứng trong khung cửa sổ nhìn theo ông tay cầm bịch rác to tướng, đi chầm chậm tới bồn rác. Mái tóc ông bạc trắng như cước làm trái tim bà gợn lên chút xót thương. Sống với nhau hơn gần hai ngàn ngày (chỉ là ngày thôi, không hề có đêm) bà nhận được biết bao sự chăm sóc tự nguyện mà ông dành cho bà. Bữa điểm tâm sáng nóng hổi. Bữa cơm trưa nhẹ nhàng với dĩa trái cây ngọt ngọt, chua chua. Bữa ăn tối nóng sốt dưới ngọn đèn chùm màu vàng cùng với một ly rượu chát nhỏ chia đôi. Những hình ảnh ấm cúng giữa ông với bà như cuộn phim quay chậm cứ hiện về rõ mồn một trong trí óc khiến có lúc bà mỉm cười một mình khi vân vê tấm rèm vải trong tay, chờ đón ông đẩy cửa bước vào trong nhà.

Tình yêu của người già mong manh như chiếc lá úa vàng trong mùa thu. Lúc đó những chiếc lá khô quắt queo lại chỉ dính một chút xíu vào cành cây chực chờ một cơn gió nhẹ thoảng qua là rơi rụng lả tả. Bà hiểu điều đó nên rất trân quý tình yêu, tình bạn của ông Nguyện dành cho bà. Đi đâu (đi shopping, đi mua sắm) bà cũng năn nỉ ông đi theo, để bà được nắm tay ông, để bà có thể làm bộ hỏi ý kiến ông về món đồ muốn mua, để bà được hưởng cảm giác bà vẫn là một nhân vật quan trọng, quan trọng nhất trong đôi mắt ông.

Tới tháng ba năm nay là bà tròn tám mươi mốt tuổi. Còn ông Nguyện thì được tám mươi lăm. Già thì già, họ vẫn cảm thấy hạnh phúc – hạnh phúc hơn một tỷ người khác – cho dù hạnh phúc đó vẫn được họ đếm từng ngày sau mỗi buổi sớm mai thức dậy…


NGUYỄN THỊ BÍCH NGA
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 28/Dec/2022 lúc 9:02am

Khi Ta Già Đi...

 

Hai tuần lui tới bệnh viện, tận mắt chứng kiến những bệnh nhân cao tuổi ở Khoa tim mạch, tiếp xúc, nói chuyện với những bệnh nhân già, chợt nghĩ, đến một ngày ta già đi, ta sẽ tự nhủ mình rằng:

Khi ta già đi, ta sẽ không lo nghĩ mấy cái chuyện bao đồng của con cháu 3 đời như cha mẹ ta thường lo lắng. Bởi con cháu đứa nào cũng có cuộc sống riêng của nó, ta cần sự tĩnh lặng để thư thái, nghỉ ngơi và cứ để mọi thứ thuận theo quy luật tự nhiên của cuộc sống.

Khi ta già đi, ta sẽ không nhắc nhở con cháu về một điều gì đó quá cũ, rót vào tai chúng mãi một câu chuyện xa xưa, hay dặn dò chúng những điều hết sức lạc hậu. Cho dù nói nhiều hay ít thì con cháu nó vẫn cho rằng, đó chỉ là lý lẽ vớ vẩn của người già.

Khi ta già đi, ta học cách buông tay, ta chẳng cần phải nghĩ ngợi những người trẻ mỗi ngày nó lướt qua đời ta một cách nhẹ nhàng như thế nào, ta chỉ mong mình đủ sức để tự nấu một món ăn thật nhừ, đủ sức để tự tắm rửa hàng ngày, ta cũng không câu nệ mọi ngóc ngách trong nhà đều phải tinh tươm sạch sẽ, mà chỉ chú ý đến sức khỏe của bản thân mình, nhằm giảm bớt áp lực cho con cháu khi phải chăm sóc ta.

Khi ta già đi, ta cũng mong trời thương, nằm xuống, nhắm mắt một phát là đi ngay. Bởi ta đã nhìn thấy nhiều cảnh đau lòng xảy ra khi con cái chăm sóc cha mẹ già. Có nhiều chuyện bấy lâu nay ta cứ nghĩ nó chỉ có trong văn học thời hiện thực phê phán, nhưng không, nó vẫn được diễn ra trong cuộc sống thường nhật. Mà nghĩ đi rồi cũng nghĩ lại, thực ra thì con cái ai cũng tốt và có hiếu với cha mẹ cả thôi, nhưng khi bố mẹ trở thành gánh nặng hàng ngày, nhiều ngày thì tình cảm sẽ mai một dần đến mức không còn thấy thương yêu nữa, chỉ còn thấy chịu đựng, thấy khổ sở, nhất là con rể hoặc con dâu và các cháu, những người không trực hệ, không được ông bà trực tiếp đẻ ra.
Và khi ta già đi, ta muốn chẳng nợ nần gì nhau trong cuộc đời này, chỉ cần được an yên, bởi ta nghĩ bất cứ ai, cho dù một thời trẻ hoài bão, ngang dọc, vội vã, và rồi cũng đến lúc già, chỉ cần hai chữ an yên mà thôi.


Sưu tầm

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/Jan/2023 lúc 8:31am

Hãy Để Cha Sống Những Ngày Cuối Cùng Như Mong Muốn

Hình minh họa

Tình yêu của cha mẹ giống như mảnh đất phì nhiêu thầm lặng, không cần hương hoa để tô vẽ, cũng không cần phải thể hiện ra ngoài. Mảnh đất ấy chỉ lặng lẽ, âm thầm, nhưng lại dưỡng thành nên thứ tình yêu vĩnh cửu. 

Hôm cha tôi được bác sĩ chẩn đoán ung thư phổi, mẹ không hề tỏ ra quá đau thương. Bà chỉ ngẩn người ra một lúc rồi nhẹ nhàng lau đi những giọt nước mắt trên khoé mi. Cha cũng rất bình tĩnh, sau khi trao đổi với bác sĩ về quá trình hoá trị và kết quả sau hoá trị, cha đã nhốt mình trong phòng một ngày. Sau đó ông tuyên bố sẽ không hoá trị. Cả tôi và vợ đều gắng sức khuyên nhủ cha nhưng mẹ lại không nói lời nào, bà chỉ lặng lẽ gắp thức ăn cho ông.

Cha tôi có bảo hiểm y tế, chi phí trị liệu gia đình hoàn toàn có thể gánh vác được, nhưng ông vẫn kiên quyết không đồng ý. Cha nói có trị liệu thì thời gian kéo dài thọ mệnh cũng chỉ được tính bằng tháng bằng ngày, cha không muốn những ngày còn lại của đời mình bị nhốt trong bốn bức tường bệnh viện, ở đó hết lần này lần khác chịu đựng những đớn đau của các đợt hóa trị. Cha muốn những ngày cuối cùng sẽ được sống cuộc đời mà cha mong muốn.

Mẹ im lặng hồi lâu rồi nói:“Để cha mẹ về quê đi, cha con luôn thích được về quê sinh sống”. Sau khi kết hôn tôi đã đón cha mẹ lên thành phố sống cùng chúng tôi. Nhưng cha mẹ vẫn thường xuyên nhớ về thôn quê, ra khỏi cửa là có thể ngắm cảnh ruộng đồng sông nước, cha không thích cuộc sống nơi thành phố chật chội và ngột ngạt này.

Cha mẹ vẫn thường xuyên nhớ về thôn quê 

Sang ngày thứ ba, tôi và vợ đưa cha mẹ về quê, và quả thật cha mẹ đã được sống những tháng ngày vui vẻ. Khu vườn bỏ hoang lâu ngày được cha làm lại, cha ra chợ mua rất nhiều loại hoa về trồng, hoa hồng, hoa cúc, hoa lan đủ cả, cha thậm chí còn mua hẳn một xe ba gác về nhà để trồng. Cứ cuối tuần vợ chồng tôi lại về thăm cha mẹ, thấy khu vườn nhỏ mỗi lần về mỗi khác, ngày càng tươi đẹp hơn.

Dáng cha hao gầy ốm yếu nhưng luôn chân luôn tay ngoài vườn làm lụng, mẹ thì phụ cha tưới nước chăm cây. Tôi khuyên mẹ:“Sức khỏe cha con không tốt, mẹ khuyên cha đừng bận tâm mấy việc này nữa”.Mẹ nói rằng khuyên không được:“Con xem, cha con làm có vui vẻ không kìa, cứ kệ cho cha con làm”.

Trước khi về hưu mẹ là giáo viên dạy môn sinh vật, cả một đời bà chỉ yêu hoa. Cha nói nhỏ với tôi:“Đây đều là những loại hoa mẹ con thích nhất, mẹ con luôn mơ ước có một khu vườn như thế này. Nhưng khi cha còn trẻ thì vì quá bận rộn, cha lại cho rằng thời gian còn dài nên cứ lần lữa khất lần khất lượt, cuối cùng ngoảnh đầu lại thì đã mấy chục năm rồi, giờ nếu không nhanh thì e rằng không còn kịp nữa”. Hoá ra tâm nguyện của mẹ mấy chục năm qua cha vẫn nhớ trong lòng.

Trong bữa ăn, tôi thấy cha thích ăn thứ gì thì mẹ đều làm cho cha ăn, không hề vì bệnh tật mà kiêng khem.

Lúc sắp đi, tôi hỏi cha mẹ có muốn đi cùng tôi không, nhưng cả hai đều từ chối. Cha nói với tôi rằng:“Con trai à, cha đã đi cùng con gần nửa đời người, cũng đã đến lúc phải biết đủ rồi. Mẹ con đã ở với cha gần cả cuộc đời vất vả lo toan, cha muốn dành chút thời gian ngắn ngủi sống với mẹ con những ngày tháng vui vẻ, cha mẹ sống ở đây rất tốt”.Cha chọn những ngày sau cùng của cuộc đời mình để ở riêng bên mẹ.

Mỗi cuối tuần tôi và vợ đều về thăm cha mẹ, nhưng có một lần mẹ gọi điện kêu tôi không cần về nữa, vì cha mẹ vắng nhà. Sau đó tôi nói chuyện với cô ba thì được biết cha mẹ đi du lịch 8 ngày, vì sợ con cái lo lắng nên đã giấu vợ chồng tôi.

Tôi khẽ trách cha chủ quan với sức khỏe bản thân mình, và trách mẹ quá chiều cha. Sau đó mẹ nói với tôi:“Ngày tháng không còn dài, chúng ta nên tôn trọng ý kiến của cha con, để cha con được làm những điều mình thích. Đời người trước sau đều phải chết, nếu như có thể làm được những điều không để lại tiếc nuối vậy thì hoàn mỹ rồi”. Nghe xong tôi không thể nói được lời nào thêm nữa…

Sau khi cha mẹ trở về, sang tuần thứ hai, bệnh tình của cha chuyển biến thêm nặng. Lần này tôi tôn trọng ý kiến của cha, không đưa ông đến bệnh viện. Cha ở lại nhà và được mẹ và vợ chồng tôi chăm sóc chu đáo cho đến khi ông nhẹ nhàng nhắm mắt. Lúc sắp đi, cha khe khẽ gọi một tiếng tên mẹ, mẹ đưa tay cho cha, hai người nắm chặt tay nhau đến khi cha qua đời.

Trong đám tang, mẹ nhẹ nhàng quan sát mọi việc, tuy có đau buồn nhưng không hề mất đi sự kiểm soát, có lúc bà còn dùng đôi tay gầy yếu của mình vỗ vào đôi bờ vai đang run rẩy của tôi:“Con trai, đừng khóc nữa, cha con đi rồi, đến một thế giới mà ở đó sẽ không còn bệnh tật nữa”.

Tang lễ kết thúc, mọi người ra về hết nhưng mẹ vẫn không chịu về, mẹ để chúng tôi về trước:“Các con về đi, mẹ muốn ở lại đây với cha con thêm một lúc nữa, dưới lòng đất tối đen kia chắc cha con cô đơn lắm”.

Sau khi cha mất, mẹ đi du lịch khắp nơi, trong khoảng thời gian ngắn ngủi nửa năm mẹ đã đi rất nhiều nơi như đảo Hải Nam, Tây Hồ, Vịnh Hạ Long, Yên Tử,…

Khi về nhà thăm mẹ, tôi được mẹ cho xem những bức ảnh chụp khi đi du lịch. Tôi thấy ảnh chụp trên một ngọn đồi, tuy sức khỏe cha rất yếu nhưng thần thái và sắc mặt luôn thể hiện sự mãn nguyện, cha ôm mẹ vào lòng đứng bên bờ sông ngắm cảnh. Tôi còn nhìn thấy những bức ảnh sau này mẹ đi du lịch một mình, trên tay mẹ đều cầm bức ảnh chụp chung hai người. Mẹ nói rằng đó đều là những nơi mà khi còn sống cha muốn đi mà chưa đi được, mẹ giúp cha đi tiếp cuộc hành trình.

Tới lúc này, lần đầu tiên trong đời tôi mới cảm nhận được tình yêu sâu đậm của cha và mẹ dành cho nhau.

Mẹ nói:“Mỗi lần thấy những người cầu sống không được mà cầu chết cũng không xong, mẹ thấy may mắn vì lúc trước không để cha con phải chịu khổ. Mẹ hiểu cha con, cả một đời điều quan trọng nhất với ông ấy chính là sự tự tôn, cha con không sợ chết, chỉ sợ chết không có thể diện. Cha con mất đi, người tổn thương nhất chính là mẹ, nhưng mẹ thà rằng nhìn thấy cha con vui vẻ ra đi còn hơn thấy ông ấy ở lại mà chịu khổ trong lòng. Mẹ tin rằng nếu đổi lại là mẹ thì cha con cũng sẽ làm như vậy”.

Mẹ còn nói:“Mỗi người cuối cùng đều phải ra đi, như trăm sông đều phải đổ về biển lớn, mẹ bằng lòng cho cha con vui vẻ ra đi, đến nơi đó trước chờ đợi mẹ”. 

Tình yêu của cha mẹ giống như một mảnh đất phì nhiêu thầm lặng, không cần hương hoa để tô vẽ, cũng không cần sự biểu hiện hời hợt bề ngoài. Ngược lại, tình yêu đó lại khiến con người có được cảm giác an toàn đáng tin cậy, nó cũng là nền tảng thiết thực nhất mà mỗi một con người đều cần đến trong kiếp nhân sinh…


 Minh Vũ biên dịch

 https://m.daikynguyen.tv

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 13/Jan/2023 lúc 12:52pm

Tuổi 70, Chán Mớ Đời!


Trong cái không khí Tết mà đọc báo Xuân nghe nhạc Xuân khiến quá khứ đời lính chiến hiện về, nhớ thương đồng đội xưa, những người đã trả nợ xong Tổ Quốc thì nay hồn vật vờ nơi đâu? Đã có anh nào lọt được vào Niết Bàn hay Thiên Đàng chưa? Còn những anh chưa trả xong nợ non sông thì nay trôi dạt phương nào? Tị nạn xứ người hay sống trên quê hương mà như trên đất lạ! Dù ở đâu thì chắc hẳn đã là “phế” nhân cả rồi, dù không què không cụt, đời lính chiến mà thọ tới tuổi 70 là hiếm lắm đấy, nhưng chán mớ đời!

Đầu óc đang lang thang trên chiến trường xưa, miệng nghêu ngao: “Nếu mai không nở thì anh đâu biết…” thì tôi bỗng tiếng ai cao giọng:

– Anh ơi! Ra “hép” (help) em tí nào.

À thì ra không phải chiến trường, mà đang tị nạn trên đất Mỹ, tiếng quát không phải của cấp chỉ huy mà là “nội tướng” nên tôi vội vã trả lời:

– Cái gì thế, anh đang bận.

– Lúc nào cũng bận, lúc nào anh không bận*gì thì cho em nhờ anh tí, anh cứ ôm riết cái của nợ labtop. (*Bận có nghĩa là bận rộn, nhưng tiếng địa phương quê tôi “bận” còn có nghĩa là “vận”-mặc quần áo-không bận gì có nghĩa là không có gì làm hoặc không mặc gì)

– Có ôm cái gì đâu, anh đang đọc các đặc san Đa Hiệu, Biệt Động Quân, Sóng Thần Thủy Quân Lục Chiến, Đặc san Hậu Nghĩa, Báo Xuân. Thôi được rồi, anh ra đây, nào “heo với hép” em cái gì nào?

– Anh kéo cái bàn này vào trong kia, xoay lại bộ salon để có chỗ cho em trưng mấy chậu hoa tết. Nhớ hút giùm bụi cho sạch để em đặt chậu hoa lan mà mấy chị ấy tặng hôm thượng thọ, xong rồi anh đi rửa tay và tiện tay thì thanh toán luôn mấy cái bát đĩa mà tụi nhỏ ăn xong còn bỏ đó, xong rồi anh …

Không cần nàng nói tiếp, tôi nói thay cho nàng những gì đã từng nghe nhiều lần:

– Xong rồi anh mở máy giặt, vặn load size về large, nước chảy một chút là cho 2 thìa Tide, chờ cho tan savon rồi cho từng cái áo vào v.v..  có đúng không nào, anh thuộc lòng rồi.

– Thì toàn là quần áo của anh chứ của ai, quần áo thay ra rồi cứ vất cả đống trong hộc tủ, không nhắc giặt thì hết áo sạch rồi anh lại nhặt áo cũ lên mà mặc, hôi như cú. Nhớ là sau khi máy giặt chạy thì anh thêm một chút clorox vào cho áo nó trắng.

Tay nàng xoay-xoay mấy chậu bông, ngắm nghía, miệng thì dặn điều này điều kia, nàng không cần biết tôi có nghe, có hiểu và có làm hay không nhưng cứ nói và nói, cứ dặn mãi. Nếu tôi không giặt, đống quần áo vẫn còn đó thì nàng lại đem giặt, không hề thắc mắc, vì nàng của tôi cũng đang đi vào độ tuổi “nói trước quên sau”.

Đem quần áo ra máy giặt, tôi làm theo lời nàng dặn, trong khi máy chạy, nhìn sang vườn hàng xóm, thấy hai ông bạn già đang trà đạo. Một ông lang Tây tên Đông, một thầy lang Ta tên Vân, Đông-Tây luôn khắc khẩu về nghề nghiệp nhưng lại thân nhau. Thấy vui lại có bình trà nóng, hộp mứt sen trần hương thơm, tôi liền quên máy giặt mà ghé lại chỗ hai ông kiếm câu chuyện làm quen:

– Sáng Thứ Bẩy sao hai ông rảnh rang thế này, không sợ bị các bà chiếu tướng à?

– Mấy bà ấy đi mua lá chuối, nếp, đậu, thịt về gói bánh chưng rồi, sớm lắm cũng phải chiều mới về, “không gì quý hơn tự do”, làm một hớp “móc câu” đi, Thái Nguyên đấy, không phải Thái Đức đâu mà lo, mà sao ông cũng rảnh quá vậy?

Hỏi nhưng không chờ tôi trả lời mà hai ông tiếp tục câu chuyện dang dở. Thèm cái không khí tự do, tôi ngồi yên lặng nhâm nhi ly trà, ngậm hột mứt sen, trệu trạo miếng kẹo lạc để nghe hai ông Đông Vân tranh luận:

***

– Vân: Thấy vợ con người ta mà ham!

– Đông: Nói năng cẩn thận tí nghe bố, không phải ỷ già rồi muốn nói sao thì nói, lạng quạng bọn trẻ nó nghe được nó bảo mình già dịch.

-Vân: Ừ, thì mình cũng “dịch” thật, dù dịch ít hơn xưa. Nhưng nói thật ông nghe, sao dạo này bà nhà tôi đổi tánh ghê quá, đôi khi tôi phải bỏ nhà đi vòng vòng ngoài vườn, ngoài phố cho nó thoáng cái đầu, chứ ngồi gần là bả cẳn-nhẳn, cằn-nhằn làm tôi giảm tuổi thọ. Tạp chí Y Khoa số 195 năm 2018 của trường đại học Oxford vừa cho phổ biến một bản nghiên cứu trên 300 anh “đần” ông thì cứ mỗi lần uống 1 thìa café dấm-xủ** thì tăng thêm tuổi thọ 1 ngày, nhưng ngược lại mỗi lần bị vợ cằn nhằn là giảm tuổi thọ 1 ngày hoặc đần thêm 10%.

-Đông: Tôi có đọc bài nghiên cứu đó rồi. Nhưng ông làm như chỉ có một mình bả ấy đổi tánh, còn ông thì không, hãy tự xét mình xem cánh đần ông chúng ta đã thay đổi như thế nào? Thí dụ ăn cơm xong vào giường nằm đọc sách, chưa đầy 5 phút đã ngáy o-o. Ngày xưa tụi mình còn trẻ đâu có thế, đã không chịu ngủ lại còn phá giấc ngủ người nằm bên cạnh.

-Vân: Không phải vậy, bà nhà tôi tự nhiên trở nên kỳ cục, hồi nào tới giờ có khi nào bả ghen tương gì đâu, dù bóng gió. Mấy mươi năm rồi, lúc nào cũng hoà hợp hết sức vui vẻ, bả cũng biết tính tôi mà, tôi muốn đi đâu, lúc nào thì cứ đi, bây giờ gần đất xa trời tự dưng bả lại kiếm chuyện. Mỗi lần tôi ra Bolsa, Phước Lộc Thọ, café Factory, Tip Top, Coq Au Vin tìm mấy người bạn lai rai cà phê, tán dóc là bả cằn nhằn: “Đi đâu đi hoài vậy, ở nhà một chút có được không?”, nghe riết bực cả cái mình.

-Đông: Bực mình rồi ông có cự lại bả không? Ông không thấy ghen là biểu hiện của tình yêu còn nồng ấm, chưa cần “hấp hôn” hay sao? Sở dĩ hồi này mấy bà “đổi tánh ghê quá” vì chính cánh đàn ông chúng ta cũng hóa ra “đần” ông cả rồi. Hãy mở to mắt nhìn quanh ta xem có bao nhiêu trâu già tìm về quê cũ gặm cỏ non, mà cỏ non toàn là loại tẩm hóa chất, toàn là nylon plastic, thế là các ông mang “ếch” (aid) về xứ tị nạn để gieo rắc đó đây những mầm mống bệnh hoạn. Tôi là lang Tây nên tôi rành mấy ông quá mà, trước khi về quê nhà, các ông đi xin thuốc vai-a-ra sau khi trở lại Mỹ thì xin thuốc điều trị ếch.

-Vân: Ai thì tôi không biết, nhưng tôi thì “jamais-never”, vậy mà cứ bị cằn nhằn, lúc đầu thì không cãi, một sự nhịn là chín sự lành, nhưng thét rồi phải cự, con giun xéo lắm cũng phải quằn, giun tôi quằn là chuyện đương nhiên.

-Đông: Ông đã già rồi, không còn sức mà bả lại gặp con “giun” quằn của ông thì bả ấy sợ hết hồn là phải rồi, nên bả cằn nhằn là quá đúng. Tội nghiệp bà già nhà ông.

-Vân: Ông chưa lâm cảnh tôi thì chưa biết nên mới mạnh miệng đó thôi. Ngày xưa tôi đeo bả miết, đi xa là nhớ, lúc nào cũng muốn ở bên nhau, mi nhau, có nói câu nào đâu. Nhưng nay thì khác, cứ cho là tình yêu còn nồng ấm, bả không muốn cho tôi đi ra ngoài, lúc nào cũng muốn gần nhau, nhưng ấm quá thì “hot”, bả không “I love you” mà “take care” tôi quá kỹ! Này nhá, tôi vừa vào phòng vệ sinh thì bả đã nói: “Đi cho gọn gàng, đừng có vung vãi, coi chừng ướt đôi giầy tôi mới mua cho ông đấy!” Tôi để cuộn giấy cho thuận tay thì bà ấy xoay lại. Tôi vừa mở tủ thì bả nhắc: “Nhớ đóng cái cánh cửa lại nghe không!” Tôi mới ngồi vào computer check emails, đọc tin tức thì bả hỏi: “Ông coi hình gì thế?” Thế có “hot” không chứ.

-Đông: Vậy chỗ anh em, tôi hỏi thật ông nhá, có bao giờ ông “clean up” cái phòng vệ sinh chưa? Chắc chắn 99% là không rồi. Ông không ngồi đái như các bà mà lại đứng, xong rồi còn vẩy-vẩy… vì cái nhiếp hộ tuyến nó phình to khiến nước đái văng tứ tung, khai ai mà chịu nổi. Có bao giờ ông mở tủ ra lấy cái gì đó rồi bỏ đi khi cửa tủ cứ mở toang-hoác? Có bao giờ ông check emails nhưng lại tò mò đi tìm hình con gái nhà nghèo không?

-Vân: Đôi khi cũng quên đóng của tủ, còn đi tìm hình con gái nhà nghèo thì không cố ý, nhưng tại mấy thằng bạn già “Yamaha” nó cứ forward hình ấm ớ thì tôi phải check để còn delete đi chứ.

-Đông: Đấy đấy, “lỗi tại ông, lỗi tại ông mọi đàng”, toàn là tuổi 70 chán mớ đời! Tại ông không biết chớ bà nhà tôi cũng như bà nhà ông, bà nhà ông thì cũng không khác bà nhà các ông khác, như thiên hạ cả thôi, nhưng tôi thì không bao giờ tôi cự nự lại bà nhà tôi cả. Không phải tôi không “nhạy cảm”, mà cũng bực mình lắm chớ, nhưng tôi hiểu rằng mấy bà thuộc giai cấp “cổ lai hy” đều mắc phải cái bịnh than, bịnh cằn nhằn, bịnh lo, bịnh sợ. Họ sợ những bất trắc đang rình rập, nào tai nạn, nào bịnh tật, nào chết chóc. Họ sợ có chuyện gì không ai giúp đỡ, nên cần có người bên cạnh, nhưng có người bên cạnh thì có cằn nhằn! Tóm lại họ sợ cô đơn. Ông cũng còn may là bà nhà chưa nuôi chó, nuôi mèo để thay thế ông hủ hỉ cho đỡ buồn.

– Vân: Thì đồng ý, nhưng đi một chút cũng không xong thì chẳng lẽ tôi phải ngồi ở đầu giường nghe bả “tụng kinh” và canh chừng bả hay sao? Mà có ngồi gần thì bả lại chê hàm răng không trắng, mùi thuốc lá 555 sao hôi thế, cái lông mày dài quá sao không cắt đi, sao không bôi chút “lotion” cho cái da mặt bong-bóng một tí. Tôi vẫn phục cái tài tỉnh bơ của ông, tôi thì rất dễ nổi cáu

– Đông: Thì ai lại chẳng thế, nhưng phải nín nhịn, thú thật tôi không bao giờ lên giọng với bà xã, tôi cũng chẳng khi nào cằn nhằn cử nhử gì hết. Khi có chuyện không bằng lòng làm tôi bực mình thì tôi đi chỗ khác chơi, cắn chặt hai hàm răng lại, không cãi gì hết. Khi nào trời yên biển lặng tôi sẽ đi đường lưỡi sau. Vậy là vui vẻ cả nhà và vui vẻ dài dài, có gì khó đâu. La hét ngay tại chỗ chỉ mất hòa khí, chẳng ích lợi gì. Những cái sứt mẻ tí ti đó lâu ngày tụ lại thành bể nát.

-Vân: Khổ nỗi khi bả cằn nhằn mà tôi im lặng bỏ đi chỗ khác cho êm nhà thì bả lại cho là tôi mình coi thường bả, không thèm nghe bả nói, thế mới chết. Biết sứt mẻ dồn nén có ngày bể nát, lành làm gáo, bể làm muôi, biết vậy nhưng không nhịn được.

– Đông: Ông nói chuyện ngộ thiệt, biết vậy mà không chịu nhịn là sao?

– Vân: Không phải ai cũng làm như ông được. Tôi nói thiệt cho ông nghe, tuy già nhưng vẫn còn tình cảm, tôi vẫn thấy bả đẹp, khi thấy bả cười là tim tôi cũng đập loạn nhịp vậy, tôi mon men đến gần, toan xoa-xoa đôi vai gầy, xoa-xoa cặp mông xệ thì bả lên giọng: “Muốn cái gì đây?” khiến tôi quê một cục, xìu! Tôi đang muốn hạnh phúc nhưng tiếng cằn nhằn cự nự của bả đốt tan hết mọi tình cảm hứng thú. Tụi tôi đều biết ông không giống ai. Mấy thằng chưa biết ông, nghe nói vợ chồng ông không bao giờ cãi nhau, tụi nó đếch tin và cho là ông “pas normal” (không bình thường).

– Đông: Họ nói có khi đúng, ở đời cái gì mà bất bình thường nhưng có nhiều người nghe, nhiều người làm thì cái đó đúng, còn cái thật sự đúng, là chuyện bình thường nhưng vì chẳng có mấy người “chấp nhận được” thì nó trở thành chuyện không bình thường. Đó cũng chính là cái cốt lõi của dân chủ: “Thiểu số phục tùng đa số”, đa số thắng.

– Vân: Sẵn đây tôi hỏi ông luôn, ông làm sao mà nhịn hay vậy?

– Đông: Chẳng có gì khó hết, tôi đặt mọi việc trên căn bản tình yêu, nếu ông thật tâm thương yêu bà xã thì phải luôn nhớ không bao giờ nói lời xúc phạm đến tình yêu kia, và ngược lại, bả cũng phải thế, cả hai đều phải nhớ kỹ điều đó, nói gì thì nói, nhưng xúc phạm đến tình yêu thì không được. Trong tình yêu còn có sự kính trọng nhau, nếu ông ý thức đúng mức điều nầy thì ông sẽ chẳng bao giờ xài xể người mà khi xưa ông đã từng quì gối, ôm chân, bắt giò, theo đuổi trong hồi hộp, lo âu, sầu khổ, ăn không ngon, ngủ không nhắm…

– Vân: Nghe ông nói sao dễ quá…

– Đông: Thật ra thì chẳng dễ cũng chẳng khó, chỉ có chịu khó suy nghĩ và luyện tập hay không mà thôi. Chí công mài sắt có ngày nên kim. Tôi đã suy nghĩ từ thuở vừa lớn khôn, và tôi cũng đã sớm hiểu câu “văn ôn võ luyện”, không có gì mà ngày trước ngày sau là đạt được, đặc biệt cái hạnh phúc gia đình đòi hỏi phải biết mình, hiểu đời, phải biết cách thương vợ, thương con. Nói đến việc yêu đương thì ngoài những “kiểu”, còn phải biết “cách” nữa, chớ không phải muốn yêu thế nào thì yêu, muốn yêu lúc nào thì yêu. Mà muốn biết được cái “kiểu cách” đó thì phải hiểu “đối tượng”, tức phải “biết người biết ta”. Cũng như bất cứ chuyện gì, muốn biết thì phải chịu khó bỏ công quan sát, suy nghĩ, chỉ có vậy thôi, có gì rắc rối đâu. Cái rắc rối chính là mình không biết giúp “đối tượng” biết, không chịu chuẩn bị tư tưởng cho đối tượng hiểu như mình hiểu.

-Vân: Ở đời khi bánh “ích” đi mà bánh quy không lại thì chuyện cơm không lành canh không ngọt gần như là hậu quả đương nhiên, khó lòng tránh khỏi, bởi vì sức người có hạn, nhường nhịn nhau cũng chỉ tới chừng mực nào đó thôi chứ.

-Đông: Nghĩ cho cùng thì “vạn sự khởi đầu nan”, thuở ban đầu chỉ biết có cái đẹp, sau đó đa số đều gặp phải lắm vấn đề nan giải, có khi phải đi tới tan vỡ. Thường những người trời cho đẹp lại hay lo chăm sóc cái đẹp bên ngoài nhiều hơn cái tâm.

-Vân: Nghe ông triết lý kinh bỏ mẹ! Làm thế quái nào mà biết được ai chăm lo cái tâm? Chăm lo cái sắc thì lộ liễu dễ biết và dễ lôi cuốn hơn. Một người không đẹp ông lấy gì bảo đảm tâm họ đẹp, và ngược lại?

-Đông: Ai bảo đảm được chuyện đó cho ông? Chỉ có ông ráng mở to mắt ra mà quan sát, suy nghĩ. Ông quên câu “xấu đẹp tùy người đối diện” rồi à? Ông nên nhớ rằng cái tâm không dễ gì bị tàn phá, chớ còn cái đẹp thì nó như sương như khói vậy. Chẳng lẽ ông không hiểu chuyện đó? Ông phải biết rằng muốn hiểu được cái tâm của đối tượng thì phải dày công theo dõi. Quen nhau trong thời gian ngắn, mê tít thò lò rồi lo cưới hỏi ngay kẻo trễ thường rất dễ chết. Vả lại ông bà đã dặn “dạy vợ từ thuở ban sơ mới về”. Chờ đến lúc cổ lai hy thì chẳng còn gì để nói nữa.

-Vân: Vậy bây giờ ông bảo tôi phải chịu… cho tới chết à?

– Đông: Bộ ông tính bỏ bả vô viện dưỡng lão cho rảnh nợ hay sao?

– Vân: Đôi khi bực quá tôi cũng có ý nghĩ đó, không thì chính tôi sẽ phải vô.

-Đông: Nầy, tôi nói cho ông biết, làm như vậy là bất nhân, bất nghĩa đó nghe.

– Vân: Tại sao vậy?

– Đông: Không những bất nhân bất nghĩa mà còn bất xứng nữa. Ông đã cưới bả chớ bả có cưới ông đâu? Nhờ bả ông mới có một thời gian sướng đời, hạnh phúc. Những lúc chúng ta xa nhà vì chiến cuộc, rồi vì Quốc Nạn mà ông phải đi tù mà bọn ngu gọi là “học tập cải tạo” thì ai lo cho đàn con? Ai lo thăm nuôi ông khi bị đói khổ trong lao tù? Ai sầu ai khổ trong cô đơn? Bây giờ ông định phủi tay quên hết tình nghĩa ấy ư? Tôi nói cho mấy ông nghe, đây chính là lúc các ông đền ơn đáp nghĩa người mình từng yêu thương và họ cũng vẫn yêu thương mình, dù nay có chút khó tánh vì tuổi tác. Tôi thấy cũng cần nhắc ông một chuyện, ngoài tình yêu lứa đôi, ông nên “đính kèm” tình thương thân phận làm người, rồi ông sẽ hiểu ra mọi việc dễ dàng hơn. Tôi có cảm tưởng đã đòi hỏi mấy ông quá nhiều. Giờ chỉ cần khuyên ông ăn ở sao cho đáng mặt “anh hùng”, thế thôi (Lời của ông lang Tây Đông Vân).

***

Ngồi bên hai ông, môi tôi nhâm nhi ly trà móc câu, hàm răng giả trệu trạo nhai miếng kẹo lạc mùi nhang, nghe hai ông bạn già “già mồm” lắm chuyện với nhau, tôi cũng học được vài điều hay hay. Đứng dậy ra về tôi mới sực nhớ đến cái máy giặt, nhưng lại không nhớ đã cho hết quần áo vào máy chưa? Khổ thế đấy, làm trước quên sau, bị bả cằn nhằn đâu có oan.

Ơ! Quần áo trong máy giặt đâu rồi nhỉ? Mở máy sấy, tôi thấy đầy trong đó và đã khô cả rồi. Ai làm việc này thay tôi thế nhỉ? Còn “ai trồng khoai đất này” nữa, chính bà nhà tôi. Liếc thấy bả đang lau cái bếp, hình như chuẩn bị cho ông bà Táo sắp về chầu Ngọc Hoàng, tôi giả đò như không biết, huýt sáo toan lên lầu mở laptop ghi chuyện của hai ông Lang để làm cẩm nang thì nàng gọi giật lại:

– Ông đi đâu đi hoài vậy? Ở nhà một chút có được không? Đưa giùm em chai cleaner 409.

Hình như bả quên chuyện cái máy giặt, nhưng thấy mặt tôi thì bả lại đặt tên, lại gọi, sai liền. Biết lỗi bỏ cái máy giặt cô đơn, tôi không dám cự lại mà vui vẻ nhận lời:

– Yes, Mom.

Miệng lẩm bẩm: “Tuổi 70… chán mớ đời”!!!

Tô Văn Cấp

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Jan/2023 lúc 9:22am


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 23/Jan/2023 lúc 9:23am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 25/Feb/2023 lúc 6:32am

KHI TA GIÀ ĐI  <<<<<<

Điều%20kiện,%20mức%20lương,%20hồ%20sơ%20và%20thủ%20tục%20hưởng%20chế%20độ%20hưu%20trí



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 25/Feb/2023 lúc 6:38am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 70 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.508 seconds.