Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Lịch Sử - Nhân Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Lịch Sử - Nhân Văn  
Message Icon Chủ đề: MỘT THỜI ĐỂ NHỚ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 12 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23194
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 19/Oct/2022 lúc 9:30pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23194
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/Oct/2022 lúc 5:53am

Nguồn gốc ý nghĩa tên gọi 10 địa danh nổi tiếng ở Sài Gòn

<<<<<
Bộ%20ảnh%20đẹp%20về%20Sài%20Gòn%20xưa,%20trước%20năm%201975%20-%20Hình%20ảnh%20Việt%20Nam%20xưa%20&%20nay

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 11/Nov/2022 lúc 3:59pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23194
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/Oct/2022 lúc 5:55am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23194
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 22/Oct/2022 lúc 11:33am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23194
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 11/Nov/2022 lúc 4:02pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23194
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 30/Nov/2022 lúc 4:49pm

Xe gì phổ biến ở Sài Gòn trước 1975? | Ký ức Sài Gòn  <<<<<<

Sài%20Gòn%20xưa%20và%20Câu%20chuyện%20về%20những%20chiếc%20Xe%20Lam


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 30/Nov/2022 lúc 4:52pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23194
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Dec/2022 lúc 1:18pm

Xóm Nhỏ Thời Thơ Ấu


Hẻm 58 – Đường Yên Đổ – Tân Định

Trần Đình Phước

– Kính dâng lên hương hồn song thân, các ông bà, cô chú bác, và các bạn cùng trang lứa. Những người đã đến và ra đi vĩnh viễn từ con hẻm này. 

– Thân tặng các bạn đã từng có một tuổi ấu thơ, trong những con hẻm nhỏ thân yêu của thành phố Sài Gòn.

Dù đã bao nhiêu năm rời xa nơi đã cho tôi rất nhiều kỷ niệm. Nhưng, ký ức về tuổi thơ không thể nào nhạt nhoà trong tôi! Xin có vài hàng ghi lại về môt con hẻm nhỏ ở vùng Tân Định. Đó là hẻm 58, nay là hẻm số 52, còn gọi là Xóm Giếng.

Hẻm nằm trên đường Yên Đổ (tên cũ là Champagne, và tên mới là Lý Chính Thắng.) Đối diện với đường Huỳnh Tịnh Của (Monceaux). Hẻm cách đường Hai Bà Trưng (Paul Blanchy), khoảng hơn một trăm thước, đi ra được hẻm 60 Cù Lao. Phía cuối xóm, cách một cái giậu, được xây bằng gạch xi măng, đi ra được đường Hai Bà Trưng. Trước kia, hẻm 58 là một nghĩa trang. Một người Việt mua, cất thành hai mươi bốn căn nhà gỗ, lợp ngói âm dương, để cho bà con lao động thuê. Sau vài năm, vì hoàn cảnh khó khăn, nên bán lại cho một công ty Ấn Độ. Mỗi đầu tháng có một anh thư ký Chà Và, giọng nói lơ lớ, cái bụng phệ, và hai con mắt tròng trắng nhiều hơn tròng đen, đến gõ cửa từng nhà để thu tiền mướn phố. Mỗi khi thấy ông.Trẻ con trong xóm, thường lấy ngón tay cái để lên trên mũi, rồi ngoắc bốn ngón tay còn lại, cùng chọc:” Chà Già, Ma Ní, tí te. Cái bụng thè lè, con mắt ốc bu. Hù!Hú!Hu!”

Xin được giới thiệu Xóm Giếng của tôi như sau: 

Từ ngoài hẻm đi vào:

Bên trái là phòng mạch Bác Sĩ Trần Đình Ngân, tốt nghiệp ở ngoại quốc về. Ông mất khi tuổi đời còn rất trẻ. Sau khi ông mất. Bác Sĩ VB đến tiếp tục. Bệnh nhân của Bác Sĩ VB  đa số là phụ nữ. Có lẽ ông đẹp trai, cao ráo, dáng người hào hoa, phong nhã. Đặc biệt, đối với bệnh nhân nghèo. Ông đều giúp đỡ tận tình, chẳng những không lấy tiền, mà còn cho thêm thuốc mang về nhà. Ngoài ra, Bác Sĩ VB cón là Chủ Tịch Phù Luân Hội Sài Gòn và Dân Biểu Quốc Hội VNCH.

Bên phải là tiệm may Xuân Liên, cũng là tên con gái duy nhất của ông bà chủ. Cô có gương mặt trái xoan, đẹp, thùy mị và học giỏi. Sau này tiệm may Xuân Liên sang lại cho một phụ nữ gốc Huế, được đổi tên thành Nhà May Phương Mai. 

Hẻm 58 có một cây Mận cho trái to và ngọt. Một cây Vú Sữa với trái cũng to, màu tím. Khi mùa mận và vú sữa đến. Con nít trong xóm thường lén leo lên hái, hoặc dùng dép, guốc, gạch liệng lên cây. Khi những trái mận, vú sữa rớt xuống đất. Cả đám cùng nhau chạy đến giành giựt. Mạnh thì được, yếu thì thua. Chưa kể là quần áo bị nhàu rách, dính đầy đất cát. Có em còn bị “lỗ mũi ăn trầu, cái đầu xỉa thuốc.”

Cuối xóm có bốn cầu tiêu thùng. Cứ ba đêm, một người đàn ông ngoài năm mươi tuổi đến dọn vệ sinh. Tên thật của ông không ai nhắc đến. Bà con trong xóm thường gọi ông là ông Đổ Thùng. Miệng ông lúc nào cũng nhai trầu bỏm bẻm và thường say xỉn. 

Chính giữa xóm là một cái Giếng. Vì thế hẻm còn được gọi là Xóm Giếng. Cái giếng nằm cạnh cây mận, phía trước nhà số 58/10. Đó là nhà ông bà Tám Phùng. Ông bà có tất cả mười một người con thứ tự như sau: Tánh, Thu, Xuân, Bé, Phụng, Huệ, Mai, Hường, Quang, Hiền và Liêm. Khoảng giữa thập niên 60. Ông bà thầu đóng thùng cho một cơ quan Hoa Kỳ để chuyển hàng về nước. Nên tạo công ăn việc làm cho bà con trong xóm. Nam, phụ, nữ, ấu đều được thuê tháo, đóng, gói thùng. Những lúc cần thùng gấp. Đèn điện sáng suốt đêm, chuyện trò huyên thuyên.Tiếng búa, tiếng đinh nện rầm rập như hò kéo gỗ, nhưng không thấy ai khiếu nại hay than phiền gì hết!

Một gia đình đông con thứ hai là nhà ông bà Tư Bụng – 58/22. Các con của ông bà được đặt tên rất có vần, tựa như thơ: Hồ, Sơn, Hải, Hà, Lâm, Chung, Thủy. Theo bà con lớn tuổi trong xóm cho biết. Ông bà sinh đứa con gái đặt tên Chung là coi như khoá sổ, không tiếp tục sanh nữa. Nhưng năm sau, bể kế hoạch, thêm người con gái út ra đời là Thủy.

Xóm Giếng có bốn gia đình làm bánh cuốn tráng hơi. Vừa bán lẻ cho bà con trong xóm và các xóm lân cận, vừa bỏ mối cho bạn hàng ở các chợ Tân Định, Đa Kao và Phú Nhuận:  Bà Thọ (58/5), Bà Tỵ (58/6), Bà Thi (58/12) và Bà Trỉển (58/24). Cả bốn bà đã lần lượt, cùng hẹn gặp nhau dưới suối vàng mở Câu Lạc Bộ Làm Bánh Cuốn Tráng Hơi. Trong bốn bà tráng bánh cuốn, chỉ có nhà bà Thọ có cối xay bột bằng đá. Chồng bà và các con thay phiên nhau xay cho khách, để về làm bánh xèo, bánh bèo…Riêng ba bà kia phải nhờ nơi khác xay.

Muốn tráng thành một cái bánh cuốn. Phải trải qua nhiều công đoạn và kỹ thuật. Bắt đầu từ chọn gạo thích hợp, ngâm nước trước. Sau đó xay thành bột. Nhưn bánh cuốn gồm: hành tím, củ sắn, nấm mèo, tóp mỡ. Gạo không đúng, pha nước nhiều, pha không đúng cách, đến khi tráng sẽ không ra được bánh. Nếu nhưn băm không nhuyễn, lúc cuốn lại bánh sẽ rách. Tay mà lọng cọng, khi lấy bánh từ khuôn trong nồi ra, sẽ rơi xuống bếp lửa. Khuôn được làm bằng tre hay kim loại, cuốn vòng tròn theo miệng nồi.Vải bọc khuôn thường dùng loại Popeline ba trái đào. Thời đó chỉ nấu bằng củi. Nên luôn luôn phải thật cẩn thận. Lơ đễnh một chút là có thể gây ra hoả hoạn. Sau khi tráng bánh cuốn xong. Củi lửa được dập tắt, còn lưu lại một ít than vụn. Than này được bán lại cho những người quạt bánh tráng, bán bắp nướng, bán hột vịt lộn…Sau này không còn dùng củi, chuyển sang nấu bằng dầu hôi, nên đỡ vất vả hơn.

Bà Cà, còn có tên là bà Bản là chủ bánh cuốn Tây Hồ – Đa Kao, đã từng đến đây học nghề, trước khi mở quán bánh cuốn bình dân ở đền thờ Phan Chu Trinh từ năm 1960. Sau năm 1975. bánh cuốn Tây Hồ chuyển ra đường Đinh Tiên Hoàng, góc Huỳnh Khương Ninh, nằm đối diện xe bánh mì Bảy Quang. Bà Cà mất năm 2005. Hiện nay hai người con gái và một con trai phát triển thành ba tiệm bánh cuốn Tây Hồ. 

Căn nhà ông bà Thọ – 58/5 tuy nhỏ. Nhưng vào năm 1954 đã chứa được bốn gia đình. Trong số đó có gia đình ông bà Dậu và con trai tên Bình, tên gọi ở nhà là Dậu, vì tuổi con Gà (Ất Dậu – 1945). Một thời gian sau. Ông bà Dậu dọn qua xóm Lách. Sau đó chuyển sang hẻm số 288. Còn được gọi là hẻm Bắc Kỳ Di Cư. Có lẽ, hầu hết bà con trong hẻm đều đi cư từ miền bắc vào?  Phở Bà Dậu – Công Lý bắt đầu từ đây. Khởi nghiệp với một chiếc xe nhỏ, hai cái bàn cũ kỹ, vài cái ghế thấp lè tè, được che bằng tấm bạt nylon, núp dưới tàn cây trứng cá. Phở bà Dậu có hương vị đặc biệt và bí quyết riêng so với các nơi khác, nên khách kéo đến thưởng thức mỗi ngày một đông hơn. Giá bán một tô phở không thuộc loại bình dân, nên đa số khách đến thưởng thức đều khá giả, có thêm một số khách từ phương xa nghe tiếng đến ăn cho biết.

Bà Dậu Công Lý và Bà Cà Bánh cuốn Tây Hồ đã mất. Tuy nhiên, các con của hai bà vẫn tiếp tục sự nghiệp Phở và Bánh Cuốn tại Sài Gòn. Hai bà không có con cháu đang sống ở nước ngoài! Nếu như ở nhiều nơi. Chúng ta thấy các nhà hàng treo bảng hiệu và quảng cáo Bánh Cuốn Tây Hồ và Phở Bà Dậu chính gốc. Đó chỉ là bắt chước tên. Có lẽ! Các chủ nhân thấy hai cái tên này có tiếng tăm, nên tự động đặt tên cho quán mình, nhằm hấp dẫn, lôi cuốn khách, và nhân tiện nhắc lại một chút kỷ niệm về ăn uống của Sài Gòn trước năm 1975.

Một căn nhà khác là nhà ông bà Tư Đun – 58/21. Ông hành nghề hớt tóc ở hẻm 32, đường Yên Đổ, kế bên nhà thuốc Đông Y Trần Gia Viên và lò bánh mì Thuận Thái. Đồ nghề của ông gồm: một cái ghế, một cái kiếng, một cái thùng nhỏ đựng tông đơ, kéo, dao cạo, chai xịt nước, cái khăn lông và một sợi dây nịt bằng da để mài dao cạo. Vào dịp tựu trường hay sắp Tết, khách hàng của ông rất đông. Ngoài 80 tuổi, ông vẫn chưa chịu nghỉ. Ông mất năm 2010, lúc chín mươi chín tuổi rưỡi. Ông thích chơi số đề và thường chọn con số 11(con chó nhỏ.) Hôm nào ra số 11 là coi như 100% ông trúng. 

Nếu ra con chó lớn 51 và 91 thì ông lầm bầm, tiếc hùi hụi. Vợ ông, bà Tư khô mực, bán đủ các loại khô. Bắt đầu từ sáu giờ chiều cho đến nửa đêm về sáng, trước hẻm 60 – Cù Lao. Bà chọn khô mực rất kỹ. Con nào, con nấy đều đáng đồng tiền bát gạo. Khô được nướng trên than hồng. Sau đó, dùng búa đập khô trên cục đá hình tròn, giống như cái thớt. Rượu Đế Gò Đen chính hiệu con nai vàng. Các con khô được treo lủng lẳng rất hấp dẫn. Rượu được bày trên một cái bàn nhỏ, được chứa trong các chai loại một lít. Khách của bà hầu hết là dân lao động. Ban ngày lo đi cày. Chiều tối về ghé lai rai vài chung lấy sức, quên đi một ngày mệt nhọc. Cuối tuần rủng rỉnh thì chơi vài xị cho quên sầu đời! Sau đó về nhà la lối vợ con, rồi đi ngủ. Bà Tư đã mất. Hiện nay sự nghiệp khô mực, do hai con gái bà vẫn còn độc thân quán xuyến. Bàn khô mực của bà Tư Đun, tính ra đã trên nửa thế kỷ. Cục đá dùng đập khô mực vẫn bền bỉ, chịu đựng theo thời gian. Có lẽ, nó được xếp vào loại đồ cổ.  

Một gia đình nữa, mà bà con lối xóm và các xóm chung quanh kiêng nể là gia đình bà Chín Thủng – 58/4. Bà Chín cùng hai con gái là Lùn và Queo, hành nghề gánh nước mướn, chuyên cung cấp nước cho các xe bán hàng ăn uống trong vùng và một số nhà trong xóm. Nhà bà có mấy chục đôi thùng loại hai mươi lít, dùng đựng dầu hôi, hiệu con gà. Tất cả xếp dọc theo máy nước, chưa kể là những thùng móp, méo, thùng rác cũng được gia đình bà đem sắp hàng. Tự cho mình chiếm lãnh độc quyền máy nước một vòi, nằm ở đầu hẻm 60 – Cù Lao. Lúc nào cũng dành ưu tiên hứng trước. Chỉ nhường lại cho thiên hạ, khi phải quảy gánh đi giao nước. Ai cự nự, yêu sách, lý sự, đòi hứng trước là cả gia đình bà nhào tới. Hai tay cầm đòn gánh khua như múa võ Sơn Đông, miệng chửi thề, đập thùng, khiến ai ai cũng xếp re. Vì thế, để tránh đụng chạm, nhiều người phải chờ đến ban đêm mới dám ra hứng.

Sau này, nhiều gia đình trong xóm được gắn vòi nước vô trong nhà, nên ít ai thuê gia đình bà bỏ nước nữa! Từ đó công việc gánh nước mướn của gia đình bà Chín bị ảnh hưởng. Các con bà chuyển sang bán rượu bình dân trước mái hiên nhà. Khách nhậu ngồi trên bộ ván nhỏ. Vài cái bàn và các chiếc ghế xập xệ đặt choán cả lối đi. Bà con trong xóm không ai dám lên tiếng, vì ngán những cái miệng dữ dằn của gia đình này. Các anh xích lô, ba bánh, xe ôm, thợ nề, thợ mộc, mua ve chai…thường kéo đến nhậu từ sáng cho đến tối. Say quá, nên xả súp bắp ngay đầu hẻm, làm ô uế cả xóm. Chưa kể lúc quá say, hát hò, rượt đuổi con nít và phụ nữ đi ngang qua chạy có cờ. Đôi khi cùng bàn nhậu, lời qua tiếng lại. Ai cũng cho mình đúng, người khác sai. Thế là xảy ra ẩu đả, làm ồn ào, mất trật tự, náo loạn cả xóm. Phường, khóm phải đến giải quyết và cảnh cáo. Im im được vài ngày. Rồi đâu cũng vào đó! 

Quán nhậu vẫn tồn tại cho đến ngày nay, do cháu nội gái bà tiếp nối. Một cháu nội trai của bà tên Ngh.., tức Ngh.. chó, cầm đầu  một đám đàn em ở cầu Kiệu, chuyên săn bắt chó từ trong thành phố, ra đến ngoại ô, và các vùng lân cận, để cung cấp cho các quán cờ Tây. Chó kiểng, chó đẹp thì cho chủ nhân chuộc theo luật giang hồ. 

Đối diện nhà bà Chín Thủng là nhà ông bà Sáu Hạnh – 58/8. Căn nhà nằm cạnh một khoảng đất trống, sát bên cái giếng. Con nít trong xóm thường kéo đến đây chơi: bắn đạn, tạt lon, tạt hình, đá banh, đánh đáo, năm mười, bắt cú, giựt khăn, u bắt mọi, nhày dây, nhảy lò cò, đá cầu, đánh bông vụ… Nên la hét, ồn ào. Do đó, ông Sáu thường lấy vòi nước ra xịt, làm ướt đất, không thể nào chơi được. Đôi khi đang lum khum kè đạn vô lỗ, đang lừa banh, chuẩn bị sút, hay đang quất bông vụ. Thình lình, ông Sáu xuất hiện, tay ông lẹ làng tịch thu các chiến lợi phẩm. Dân chơi con nít chỉ biết lo bỏ của chạy lấy người. Sau đó, đứng từ  xa. Đếm một, hai,ba. Cùng la:” Ông Sáu Già, Bẹt Cà Na. Chết thành Ma. Là Lá La.!”Lâu lâu, ông phục kích chộp được một em nào chậm chân. Ông lôi xềnh xệch, đem tới nhà méc cha mẹ. Thế là em bé nạn nhân bị cha mẹ đánh đòn, để cho ông Sáu mát lòng, hả dạ. Có trường hợp đang lôi gần đến nhà. Các em cắn vào tay ông Sáu. Bị đau quá, nên ông buông tay ra. Thế là! Em thoát nạn. Ông chỉ còn nước, đứng chửi thề, đưa tay lên trời và hứa hẹn. Lần sau các con sẽ không bao giờ thoát tay QUA đâu! Có thể nói ông Sáu là hắc tinh, là hung thần của con nít xóm Giếng. Bây giờ ông đã đi xa! Lâu lâu nhắc lại về ông, cũng thấy một thoáng chút bùi ngùi! 

Con trai duy nhất của ông bà Sáu Hạnh là Trưởng Hướng Đạo Việt Nam kỳ cựu, Nguyễn Hiếu Trung . Đạo Trưởng Đạo Bến Nghé, thuộc châu Gia Định. Lúc đó, hầu hết thanh thiếu niên trong xóm đều được khuyến khích tham gia hướng đạo với sự giúp đỡ của Trưởng Trung và các Trưởng khác trong Đạo Bến Nghé. Nhưng thời gian sau rơi rụng dần. Có lẽ hơi tốn kém, mất thời giờ, cha mẹ không thể nào lo xuể vì phải tìm kế sinh nhai. Tuy nhiên, nhờ phong trào Hướng Đạo, mà đã thay đổi được một số trẻ em trong xóm, được sống tốt, đàng hoàng. biết lễ phép và có tấm lòng tha nhân. 

Hiện nay vẫn còn vài em, ngày xưa tham gia hướng đạo, đang còn tiếp tục cuộc chơi HĐ, để giữ lửa cho phong trào. Trưởng Trung có giọng hát rất hay, cao vút, thuộc ca đoàn nhà thờ Tân Định. Sau này, gia đình chuyển vô cư xá Nha Căn Cứ Hàng Không, nằm trong phi trường Tân Sơn Nhất. Hai ông bà cũng có nhiều con: Nga , Hoàng, Long , Lân, Phụng…

Xin viết thêm ở đây. Gia đình cua rơ xe đạp Nguyễn Văn Châu đã từng thuê căn gác nhỏ của số nhà 58/8, để trú ngụ. Cua rơ Nguyễn Văn Châu đã làm rạng danh nền thể thao nước nhà, mà cho đến nay, chưa có bất cứ tay đua xe đạp nào của Việt Nam làm được như ông “Thành tích lẫy lừng và vang dội của ông là trong cùng năm 1961. Ông đoạt chức vô địch xe đạp nước rút Á châu ở Đông Kinh và Vô địch Đông Nam Á Vận Hội ở Ngưỡng Quang.” 

Bây giờ tay đua Nguyễn Văn Châu đã ngoài 80 tuổi. Hiện ông phụ con trai, bán bánh bèo bì, bánh canh và cơm tấm trên đường Hai Bà Trưng, dưới dốc cầu Kiệu, gần thuốc cam Hàng Bạc, hướng về phía chợ Tân Định. Quán cũng tương đối đông khách, nhờ ngon, giá bình dân và tiếng tăm của tay đua vô địch Nguyễn Văn Châu hồi xưa, còn lại một chút dư âm.

Tiếp đến số nhà 58/17 của ông bà Yến. Vì ông bà có hai người con gái tên Yến: Yến chị và Yến em. Cô Yến chị lập gia đình rất sớm. Yến em đẹp hơn, có chồng là Đại úy Địa Phương Quân tên H.. tử trận ở Long An. Yến em là quả phụ ở tuổi chưa đầy ba mươi. Với sắc đẹp dễ nhìn, có nhiều người muốn đi tới. Nhưng Yến em ở vậy thờ chồng nuôi con. Hiện nay đã là bà ngoại. Ba của hai cô Yến là ông HĐM  là thư ký trường Đại học Luật Khoa Sài Gòn. Năm nào cứ sắp đến mùa thi là sinh viên thường ghé thăm, tặng quà cho ông. Chắc là có bàn tay ông đã giúp đỡ gì đó cho họ? 

Bà Yến bán hủ tiếu bò kho bình dân. Bà con trong xóm kéo đến ăn đông vào buổi sáng, vì giá rất rẻ. Người nào đi làm, sau khi ăn xong, mua bỏ vào gà mên mang theo ăn trưa. Bếp nấu của bà nằm phía sau, gần sát bên xóm Giậu. Đặc biệt, bà rất mát tay. Ai đau yếu, tứ thời cảm mạo. Dù đêm hôm, mưa gió. Bà cũng sẵn sàng đến nhà để cạo gió, cắt lể. Đồ hành nghề của bà là đồng xu nhỏ bằng bạc để cạo, cái móc tai để lể và lọ dầu cù là Mác Xu để thoa. Nhiều người nhờ bà, khỏi tốn tiền thuốc men hay đi bác sĩ. Sau đó, họ đến ăn ủng hộ bò kho của bà.

Cháu ngoại bà tên Trung, con gái đầu lòng của chị Hảo (con gái thứ hai của bà), đang bán chè bình dân trước hẻm. Chỉ bán vào ban đêm từ 8 giờ đến khoảng nửa khuya. Lúc đầu rất ế ẩm. Bây giờ tiếng tốt đồn xa. Ngon và rẻ. Khách kéo đến ăn nườm nượp, ngay cả những người nước ngoài cũng đến thưởng thức. Hôm nào ế ẩm thì các công nhân làm vệ sinh đêm,  hay không nhà được cô Trung đãi chè miễn phí. Chỉ quán chè xập xệ, mà nuôi các con đều học thành tài.

Căn nhà tiếp theo số 58/23. Nhà ông bà Đĩnh hay còn gọi là Chung. Nhà toàn là con gái. Ông bà chỉ có một quý tử tên Chung. Ông bà rất nuông chiều cậu quý tử này. Anh Chung muốn bất cứ gì cũng được ông bà tối đa thoả mãn. Vùng Yên Đổ, có lẽ anh Chung là người chạy Lambretta màu đỏ trắng đầu tiên. Đi lính anh cũng là lính kiểng. Quanh năm suốt tháng đều thấy tà tà ở Sài Gòn. Anh là dân chơi thứ thiệt, nhưng không mang tai, mang tiếng. Tứ thứ ăn chơi trên cõi đời ô trọc, anh đều tham gia tới nơi, tới chốn. Năm nay, tuổi đã ngoài bảy mươi. Con cái anh đều thành công. Không đứa nào noi gương anh. Đúng là “Hổ phụ sanh. Nhưng, Hổ không tử.“ 

Kế bên là căn nhà 58/24 của ông bà Triển. Gia đình ông bà kiếm thêm thu nhập nhờ hai bàn đá banh tay. Con nít trong xóm và các xóm lân cận đến chơi từ sáng đến tối. Hai con trai chủ nhà tên Tân và Mậu có cú lừa banh tuyệt cú mèo. Lừa tới, lừa lui, lừa xuôi, lừa ngược. Khi thấy đối thủ hơi lơ là, không cảnh giác, bèn đưa ngay một cú “dít” ngọt xớt như cơm sườn vào lỗ, làm bể thùng nước lèo đối phương. Thế là bên ngoài khán giả con nít vỗ tay tán thưởng rầm rộ. Muốn chơi đá banh bàn, phải bỏ đồng năm cắc có hình Tổng Thống Ngô Đình Diệm vào lỗ ở phía dưới, nằm giữa bàn. Sau đó giựt mạnh thì banh mới xuống. Có nơi chủ bàn để năm trái banh, có nơi bảy hay chín trái. Luôn luôn là số lẻ. Kết thúc những trận đá banh. Hầu hết các đấu thủ, quần áo, mặt mũi dính dầu nhớt tùm lum.Về nhà không thể nào giấu cha mẹ được. Đương nhiên là bị đòn!

Kể thêm một căn gia đinh chuyên làm bìa lịch cho các công ty, hãng xưởng, dùng làm quà quảng cáo cuối năm – số 58/11. Do anh Phú làm chủ. Vì làm lịch, nên bà con gọi anh là anh Phú Lịch. Mỗi năm gia đình anh chỉ cần làm vài tháng là dư sống cho suốt năm. Vào mùa làm lịch đến. Bà con trong xóm có thì giờ rảnh, thường được anh thuê để phụ. Kẻ dán hồ, người cắt bìa, đục lỗ. Nếu tay nghề cao hơn thì được giao phụ trách mạ chữ vàng. Làm thâu đêm, suốt sáng để cung cấp cho kịp thời cho khách hàng. Xích lô, ba bánh vô ra nườm nượp để chuyển lịch vừa làm xong.

Căn nhà tiếp theo – 58/14 của ông ba Hoá. Ông chuyên môn ráp kiếng gió xe và lót cao su đệm cửa cho xe hiệu Peugeot. Lúc đầu, ông làm cho Sàigòn Xe Hơi Công Ty, nằm trên Đại Lộ Thống Nhất, đối diện Nhà Thờ Đức Bà – Sài Gòn, hay còn được gọi là Vương Cung Thánh Đường. Về sau, ông xin nghỉ ở đây, để làm tại nhà. Các chủ xe thường tìm đến nhà ông làm, vì giá rẻ và không phải chờ lâu. Ông bà không có con. Nên, nhận ba đứa con của người em, về làm con nuôi và cho ăn học đàng hoàng. Nhưng, chẳng đứa nào ra cơm cháo gì hết! 

Và căn nhà cuối cùng là nhà của vợ chồng anh Chính – 58/22. Anh là võ sư Thái Cực Đạo. Cựu quân nhân Không Quân VNCH. Các con anh đều được học võ từ nhỏ. Anh bắt các con anh tập miệt mài: đấm, đá, giựt cùi chỏ, lên gối vào bao gạo, nhét đầy vải vụn. Anh hy vọng các con sẽ nối nghiệp võ của mình. Anh qua đời ở San José, vì căn bệnh ung thư, khi tuổi ngoài 50. Con trai đầu lòng của anh là Võ Sư Nguyễn Thạc. Hiện mở võ đường Thái Cực Đạo, mang tên Thanh Long, thuộc thành phố Milpitas – miền bắc California. Số võ sinh đến thọ giáo rất đông. 

Chuyện hẻm 58 – Xóm Giếng cũng giống như muôn ngàn con hẻm nhỏ bình dân của Sài Gòn trước kia. Sáng, trưa, chiều, tối với những tiếng rao hàng lanh lảnh: bánh giò, bánh chưng, bánh cúc, bánh gai, bánh xu xê, khoai mì chà bông, huyết heo luộc, xôi nếp than, bánh bèo, bánh ít trần, bánh ướt, chuối xào dừa, chuối chiên, chuối nấu, cốm dẹp, chè đậu xanh bột bán, chè thưng, chè táo xọn, chè hột me, bắp nấu, me ngào, bánh tráng kẹo, bánh bò, bánh da lợn, bánh căn bà ba, ốc gạo, ốc len xào dừa,…Tiếng thu mua zàng zụng, pạc zụng, ve chai, quần áo cũ, tủ giường cũ, đồ sắt, đồ đồng, đồ nhôm, hằm bà lằng bán hôn !…Ngoài ra, còn tiếng lóc cóc, có nhịp, có điệu của các xe mì bình dân, gõ trên hai miếng tre, vào giữa đêm thanh vắng.

Trẻ con thích nhất là tiếng rao của ông bán kẹo kéo:” Ông Tây mà lấy bà Đầm. Thấy hàng kẹo kéo, chạy ầm ra mua. Ông thì bảo bà mua. Bà thì bảo túa lua hết tiền,” hay” Cô kia, vừa thấp, vừa lùn. Ăn đồng kẹo kéo, nó đùn cô cao.” 

Xóm Giếng, hay các xóm nhỏ ở Sài Gòn không khác nhau là bao nhiêu! Thanh thiếu niên dễ bị cám dỗ, sa đoạ bởi nhiều thói hư, tật xấu và tệ đoan xã hội. Từ đó sinh ra lêu lổng, đàn đúm, kết bè, kết đảng, bỏ học và phạm tội. Rồi sau đó vào tù, ra khám. Thanh thiếu niên xuất thân nơi đây, khó có cơ hội và điều kiện, để tiến bước trên đường học vấn. Cha mẹ thì lao động chân tay, chữ nghĩa kém cỏi, không có thì giờ gần bên con cái, để dạy dỗ và săn sóc. Quanh năm, suốt tháng, quần quật chạy toát mồ hôi, mới lo được miếng ăn cho gia đình, thì làm sao có thể lo được cho con cái mình được cái chữ, cái nghĩa với đời! Tuy nhiên, vẫn có một số em đã vượt qua được nghịch cảnh của gia đình. Cố gắng, chăm chỉ học hành trong hoàn cảnh khó khăn. Tránh xa mọi sự lôi kéo đưa đến hư hỏng. Nên thoát khỏi vòng dây oan nghiệt này! và tìm được chỗ đứng trong xã hội! 

Còn rất nhiều điều để viết về con hẻm số 58, Yên Đổ.  Xin được phép dừng ở đây! Xin cầu chúc những người Xóm Giếng cũ đã đi xa. Giờ này, họ đang sống an bình nơi cõi vĩnh hằng như: ông bà Cả, ông bà Hai Miên, ông bà Ba Hoá, ông bà Tư Bụng, Ông Tư Đen, Ông bà Tư Đun, ông bà Năm Quí, ông bà Sáu Báu, Ông bà Sáu Lộ, ông bà Sáu Chái, ông bà Sáu Hạnh, Ông bà Bảy Lô, Ông bà Tám Phùng, Ông bà Chín Thủng, ông bà Mười Lác, ông bà Thọ, ông bà Triển, ông bà Thi, ông bà Tỵ, ông bà Đội Phổ, ông bà Yến, ông bà Sĩ, ông bà Chung, ông Hai On, bà Hai Mập, bà Ba Thông, bà Tư bún Tàu, Bà Năm Đủ, ông Năm Tỵ, ông Bày Bò, bà Bảy Long, bà Tám Xuân, anh Tánh, anh Hồ, anh Hà, anh Lâm, anh Sơn, anh Tụ, anh Thành Ba Lù, anh Thành mập, Chị Lùn, chị Viễng, Chị Nguyệt, chị Bé, chị Ba… 

Hầu hết các căn nhà trong xóm đã đổi chủ mới. Được xây dựng lại thành các căn phố lầu. Chỉ còn lại khoảng vài căn trước kia giữ dáng dấp cũ. Bây giờ, xóm Giếng không còn khoảng đất trống cho trẻ em vui chơi như ngày xưa. Cái Giếng cũng đã lấp, cây cối đã bị chặt bỏ hết. Người lớn tuổi đã theo Trời, theo Phật, theo Ông Bà về bên kia thế giới. Một số khác đã giã từ con hẻm đi nơi khác lập nghiệp, hoặc đang sống tha phương nơi xứ người. 

Cuối cùng. Xóm Giếng chỉ còn trong nỗi nhớ khôn nguôi mà thôi! 

Xin được chào Xóm Giếng thân yêu của tôi!

Trần Đình Phước 

(San José, California)



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 16/Dec/2022 lúc 1:21pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23194
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/Dec/2022 lúc 9:59pm

Đức tính ân cần của người Sài Gòn    <<<<<<

Đức%20tính%20ân%20cần%20của%20người%20Sài%20Gòn%20|%20tach%20ca%20phe



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 24/Dec/2022 lúc 10:02pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23194
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 10/Jan/2023 lúc 7:00pm
https://petruskyaus.files.wordpress.com/2023/01/saigon-nhung-con-hem-nho-01.jpg

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 10/Jan/2023 lúc 7:01pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23194
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 19/Jan/2023 lúc 7:07am

Tết Sài Gòn xưa trước năm 1975 - Những hình ảnh quý hiếm  <<<<<<

Tết%20Sài%20Gòn%20xưa%20trước%20năm%201975%20-%20Những%20hình%20ảnh%20quý%20hiếm%20|%20Go%20Vietnam%20✓%20-%20%20YouTube

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 19/Jan/2023 lúc 7:08am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 12 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.150 seconds.