Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: NIỀM TIN & HY VỌNG&GƯƠNG TỐT&CHIA SẼ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 141 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/Nov/2022 lúc 2:47am

Tấm Lòng Vàng Của Một Cô Giáo

 Heart%20candle,%20red,%20candle,%20rose,%20love,%20heart,%20flower,%20black,%20nature,%20HD%20%20wallpaper%20|%20Peakpx

Nghề dạy học là một nghề khiêm tốn, nhưng hết sức quan trọng. Có những thầy cô giáo tạo được ảnh hưởng lâu dài, ảnh hưởng đến cả đời của học sinh. Câu chuyện dưới đây là một ví dụ điển hình về những thầy cô giáo tạo được sự khác biệt đến cuộc đời của học sinh. Chúng tôi mượn tựa đề “Tấm Lòng Vàng” của nhà văn Nguyễn Công Hoan để miêu tả câu chuyện.

**** 

Hồi năm 1968, tôi còn là một học sinh ở trường trung học Levon & Sophia Hagopian Armenian ở Beirut. Vào lúc ghi danh theo học lớp 10, tôi phải đến văn phòng hiệu trưởng nói với người thư ký rằng cha mẹ tôi không có đủ tiền để đóng học phí. Mặc dù lúc đó tôi là một học sinh giỏi, đứng đầu lớp, nhưng tôi vẫn bị đuổi đi, cho về nhà. Sự việc này làm tôi đau lòng vô cùng, tôi rất thích đi học, và muốn có mặt ở trường ngay từ ngày đầu niên học.

Tôi về nhà, không được đi học nữa. Mỗi ngày tôi phải phụ với cha tôi làm việc trong xưởng vá bánh xe hơi. Cha tôi chỉ kiếm đủ tiền nuôi gia đình, gồm mẹ tôi và ba đứa con, ông không có tiền để đóng học phí cho tôi.

Một ông già trông thấy tôi ở tiệm sửa xe, và thắc mắc không hiểu vì sao tôi không đi học. Tôi nói với ông rằng tôi phải bỏ học vì không có tiền đóng học phí. Ông đề nghị để ông gọi điện thoại cho một vị hiệu trưởng trường khác, không phải trả học phí, để tôi có thể tiếp tục đi học. Mặc dù trường sau này ở rất xa nhà tôi, nhưng tôi vẫn không bỏ lỡ cơ hội theo học tiếp, tôi lấy xe buýt đi rất lâu để đến trường tiếp tục học. Tôi nói với ông hiệu trưởng rằng tôi đã được thu xếp không phải đóng học phí, hay chỉ đóng với giá đặc biệt. Nhưng tôi vô cùng kinh ngạc khi vị hiệu trưởng sỉ vả, mắng nhiếc tôi, và nói rằng không hề có chuyện học miễn phí, hay mặc cả tiền học.Tôi lập tức quay đầu trở về, và đi thẳng đến nơi sửa xe của cha tôi. 

Ba ngày sau, một người bạn cùng lớp với tôi ở trường Sophia Hagopian đến gặp tôi. Ông hiệu trưởng sai nó đến gặp tôi và nói tôi nên quay trở lại trường. Khi đến trường, tôi nói với người thư ký học vụ rằng tôi không có tiền đóng học phí. Nhưng bà ấy báo cho tôi biết tiền học phí của tôi đã được trả hết rồi, và tôi có thể đi học bình thường với bạn bè như trước. Tôi hỏi bà thư ký ai đã đóng tiền học cho tôi, để tôi có thể cám ơn con người tử tế ấy. Nhưng bà thư ký nói rằng người đóng học phí cho tôi muốn giữ kín tên của họ. 

Tôi vào lớp học mà trong đầu cứ quanh quẩn suy nghĩ mãi xem ai là người đã đóng học phí cho tôi. Ai là người đã có tấm lòng vàng cho tôi cơ hội may mắn này. Tôi quanh trở lại văn phòng hiệu trưởng và năn nỉ bà thư ký học vụ xin bà vui lòng cho biết ai đã đóng học phí cho tôi. Vì tôi năn nỉ qúa, bà thư ký dặn tôi rằng bà sẽ tiết lộ danh tánh người đóng học phí cho tôi với điều kiện tôi phải giữ bí mật, và không được đến cám ơn người ấy. Nếu không, bà thư ký học vụ có thể bị mất việc vì không giữ bí mật tin tức. Bà cho tôi biết người có lòng tốt đóng học phí cho tôi chính là cô giáo dạy Anh Văn, cô Olivia Balian.

Bà thư ký học vụ kể cho tôi nghe rằng khi niên học bắt đầu, bà thấy ghế ngồi của tôi ở trong lớp bị bỏ trống, không thấy tôi đi học. Bà hỏi thăm vì lý do gì. Bà thư ký học vụ nói rằng cha mẹ em học sinh này không có tiền đóng học phí, nên em đó phải nghỉ học. Bà Balian nói với ông Hiệu trưởng yêu cầu nhà trường trừ tiền học phí cho học sinh đó vào tiền lương hàng tháng của bà. 

Trong suốt cả niên học, tôi ngồi học trong lớp của cô Balian, suy nghĩ về tấm lòng tử tế của cô, mà không thể nói lời cảm ơn.  

Một năm sau, gia đình tôi được sang định cư ở Hoa Kỳ. Ở đây, tôi lấy được hai văn bằng Master, một ở trường Columbia University, và một ở trường Pepperdine University.

Tôi không bao giờ quên được tấm lòng tử tế, rộng lượng của cô giáo Balian.  

Gần 40 năm sau, tôi quanh trở lại Beirut lần đầu tiên, và tặng $4.5 triệu đô la cho Quỹ Giáo Dục Kirk Kerkorian’s Lincy Foundation, cấp học bổng cho 28 trường học của người Armenian hoạt động ở Beirut. 

Một trong những trường tôi đến thăm, có trường trung học cũ của tôi. Khi trao tấm chi phiếu vài trăm ngàn đô la cho ông Hiệu trưởng, tôi dặn dò ông chớ bao giờ đuổi học sinh về nhà vì em đó không có tiền đóng học phí. Bởi vì không ai có thể biết được trong tương lai em bé đó sẽ trở thành con người như thế nào. Em học sinh đó có thể trở thành một bác sĩ, một nhà ngoại giao tài giỏi, hay trở thành một tỉ phú tặng tiền rất nhiều cho các trường học. 

Trong lúc lưu lại Lebanon, tôi đi thăm cô giáo cũ của mình, là cô Balian. Bây giờ cô đã nghỉ hưu, không còn đi dạy nữa. Cô đang sống một mình trong một căn nha nhỏ bên ngoài Beirut. Cô hết sức vui mùng khi gặp lại tôi. 

Cuối cùng thì tôi cũng có dịp ngỏ lời cảm ơn cô vì sự tử tế, rộng lượng của cô trong nhiều năm tôi đi học. Nhưng cô rất khiêm tốn, không màng để ý đến việc tôi cảm ơn cô, cô tìm cách đổi đề tài câu chuyện đi hướng khác. Tôi ngỏ lời xin được giúp đỡ cô về mặt tài chánh, hay làm một buổi lễ vinh danh cô vì cô đã dành nhiều năm để dậy dỗ học sinh gốc Armenian. Nhưng cô từ chối tất cả mọi đề nghị của tôi.

Tôi viết câu chuyện này để tôn vinh cô giáo của tôi, bà Olivia Balian. Bà qua đời vào năm 2017. 

Nhưng cũng nhân dịp này tôi xin được nói ra một điều là người ta có thể tạo ra sự khác biệt rất lớn cho cuộc đời của một người khác. Nếu không có cô giáo Balian, tôi đâu có dịp học tiếng Anh, và có lẽ chẳng bao giờ có cơ hội sang Hoa Kỳ, để rồi trở thành một nhà xuất bản nhật báo Anh Ngữ The California Courier. Rất có thể tôi đã suốt đời làm việc trong tiệm vá bánh xe của cha tôi ở Beirut.

 

Nguyễn Minh Tâm dịch theo Reader’s Digest tháng 9/2019

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Nov/2022 lúc 10:10am

Nỗi Buồn Mùa Tạ Ơn 

Còn%20Bao%20Nhiêu%20Ngày%20Nữa%20Lễ%20Tạ%20Ơn?%20–%20Đếm%20Ngược%20Đến%20ThanksGiving%20Day%20Ở%20Mỹ%20-%20%20Cửa%20Hàng%20Bảo%20Hộ%20Lao%20Động%2020

Năm nào cũng vy, c đến ngày l T Ơn, sau khi đi nhà th, tôi lin phóng xe mt hơi đến đường 50, tn East-San Diego. Ti căn nhà nh c kính, có đám bìm bp xác xơ th ngn ph kín mái sau, tôi mi tp vào l, tt máy xe, ri bun bã ngó vào căn nhà mà trm ngâm nh đến nhng người ơn, bây gi đã bit tăm, không biết chng nào mi gp li.

Tháng Chín năm 1993, gia đình tôi qua M theo din HO. Nhng ngày đu tiên San Diego, trong căn apartment rng rãi đy đ tin nghi, gia đình tôi có cm giác như va đến mt x s thn tiên nào đó. Vài ngày sau, mt bà M già đến gõ ca. Bà t nhiên tiến đến bt tay chúng tôi và ôm tng người mt vào lòng.

- Sao? Các con thế nào? Có khe không?

Tôi ngơ ngáo như người t cung trăng va rt xung. Bà già M nào đây? Bà đi ln nhà? Bà nhìn lm người chăng? Ti sao bà t nhiên quá c th mc, và thân thiết vi mình quá đt ngt như đã tng quen biết vi nhau t lúc nào? V tôi cũng hong lên, chy vi đến bên tôi, nói nh:

- Ông ơi! Ông phi cnh giác nha! Không chng đây cũng ging như Sài Gòn. Người ta lường gt nhau ghê lm!

Bà M già vn nhon ming cười vi chúng tôi. Bà âu yếm xoa đu thng con tôi, và chm chm nói:

- Sao? Các con thế nào? Các con không biết nói tiếng Anh à? Good or no good?

Tôi lnh nht nhìn Bà:

- Bà có lm ai vi chúng tôi không? Chúng tôi va mi đến đây, t Vit Nam.

- Đúng ri. Các con gm ba người. Có phi các con tên này không?

Bà móc trong túi ra t giy, lt lên, đưa tôi coi:

- Tên các con này! Đây, đúng không?

Tên ca chúng tôi tht ri. Trong giy, người ta còn ghi rõ đa ch và s phòng apartment ca chúng tôi na. Tôi chưa kp rõ ngun cơn, bà già M đã tiếp li:

- M cơ quan thin nguyn, có nhim v giúp đ các con . M tên là Maurice. Còn con, tên là en phi không?

M Maurice t nhiên quá, thân mt quá, khiến tôi gi tr li bà la mom chng chút ngượng ngùng.

- Con xin li M. M ti thăm chúng con, vy mà chúng con vô tình không biết. Tên con là AN, không phi đc là EN, M !

Bà xuýt xoa quay qua v và thng con tôi:

- Còn cô này và thng này? Cái tên cũng khó kêu quá!

- V con tên là TUYETCòn thng con tên là CUONG

M Maurice va cười va lc đu. Bà đc ti đc lui, vn lng cng, vn không th gi tên v và thng con tôi mt cách chính xác. Cui cùng, M dt tôi ra xe, mang vào nhà lnh knh nhng túi xách. M vui v bày tng món lên chiếc thm màu vàng rc.

- Đây là bình trà và sáu cái tách d thương. Đây là lô dĩa chén cho các con dùng ba. đây là chu ra rau, bình pha cà phê, máy xay sinh t, máy xay tht. Còn cái này là ni nu cơm, ni hm tht, cho chiên trng

V tôi tr mt nhìn tng cái. Nàng rt đi vui mng vì được làm ch nhng vt dng mà t trước ti gi nàng chưa bao gi chm tay ti.

- Con rt cám ơn M. M đã tng các con nhng vt dng quí giá. Khi xài chúng, chc con s luôn nh đến M.

- Mẹ không cần cần các con nhớ Mẹ đâu. Mẹ muốn phần nào hàn gắn lại vết thương mà thời gian qua chính phủ Mỹ đã bạc đãi các con trong chiến tranh Việt Nam.
Tôi cm đng đến rưng rưng nước mt. M Maurice đã làm tôi nh li chiến trường, nh đến đng đi. Ti nghip cho tui tr chúng tôi, va ln lên, xếp b bút nghiên đ hiến thân bo v đt nước. Và đau đn thay, chúng tôi b bc t, b lùa vào ngc tù mt cách tc tưởi.

- Bây gi M có vic phi đi ngay. Ngày mai hai đa con ca M: thng David và con Ann s đến đây dn các con đi ch. Chào các con nha! Chúc các con mt ngày tt đp.

Tôi đưa M Maurice ra cng. Nhìn dáng M tt bt, vi vã tôi cht nh đến M tôi Vit Nam. Ôi! Nhng bà M, dù khác ging nòi, khác màu da…đu có chung mt tm lòng ging nhau mt tm lòng bao dung, đ lượng cao như núi non, rng như bin c.

Đúng như li M Maurice ha, trưa hôm sau, có hai v chng tr người M đến gõ ca phòng tôi.

- Chào ông bà. Xin gii thiu tôi là David, còn v tôi là Ann. Chúng tôi đến đây đ đưa ông bà đi ch. Mi ông bà ra xe.

Ann đưa v tôi vào mt ngôi ch M. Còn David ch tôi đi lòng vòng. Hn tp xe vào nhng khu có cng đng người Vit sinh hot, gii thiu vi tôi tng chi tiết. Trò chuyn mt lát, hn và tôi thân thin nhau ngay.

- Mày có thích ra biên gii M nhìn cho biết không?

Tôi ngp ngng, ngn ngi:

- gn đây không? Xa thì thôi. S làm phin mày.

- Gn đây. San Diego sát vi biên gii M mà. Mày chưa coi bn đ sao?

David chy mt hơi đến biên gii. Hn lái xe gii tht! Hn xàng qua lách li điêu luyn như tên nài chơi nga trong trường đua. Cui cùng, hn dng li trên mt đnh cao.

- Nhìn kìa! Mày có thy border/biên gii phía tay phi không? Bên kia là M. Mày s có dp qua đó du lch, khi mày cm th xanh trong tay.

Tôi nhìn border phía trước. Border ch là mt cánh cng rng cho s ra vào hp pháp gia hai bên. Mù m tít xa là nước M bao la. Cũng nhng cm mây xám sà xung vi hàng lot dãy núi kéo dài.

David đưa tôi v Apartment cũng va lúc Ann và v tôi xách lnh knh nhng túi thc ăn vào nhà. V tôi không giu được ni vui mng, c cười toe toét:

- Gn năm chc đng thc ăn đó anh ! Mình không dám mua nhiu, nhưng ch Ann c bo: ly đi, ly đi! Ch s tr tin cho. Mình ngi quá anh à!

T đy, gia đình tôi và gia đình M Maurice gn lin vi nhau như bóng vi hình. Cui tun, David lái chiếc truck đến nhà gi tôi đi làm công tác thin nguyn. Công tác ch vn vn vài tiếng đng h.Chúng tôi thường đến giúp đ nhng người già neo đơn. Đôi khi giúp h ăn ung. Đôi khi dn dp rác rến trong garage. Đôi khi ct c xung quanh nhà. Đôi khi di chuyn mt món đ nào đó qua nơi khác Ln đi nào, M Maurice cũng dành cho tôi mt phn ăn to t b.

Và sau chuyến công tác, M luôn thân thin đt vào túi tôi nhng t giy bc mười đng.

Một hôm, David lù lù tới, trao tận tay tôi một chiếc xe đạp mới toanh, và một tấm giấy của Mẹ Maurice:
“Certificate chng nhn
chiếc xe đp này ca AN
do M Maurice thân tng.

Trước khi v, David còn nhn mnh:

- M có dn, mày nh đp xe đến thăm M vào mi ngày cui tun.

Nghe li M, c mi cui tun, tôi đp xe t đường 43 đến đường 50 thăm M. M vi v chng David trong mt ngôi nhà nh nhn, nhưng rt xinh xn. Tôi thích nhng hàng cây xung quanh nhà, David trng đ loi, t cam, quít, chanh đến nho, lê, táo.

Bui sáng, M Maurice thường ngi ung cà phê vi Ann nơi chiếc bàn bng đá, dưới bóng mát ca tàng cam xum xuê trái. Lúc nào M cũng đ dành cho tôi mt phn hot dog vi tách cà phê sóng sánh hương v. M luôn xem tôi như mt người con trong gia đình. Tôi cũng vy. Tôi t nhiên như anh em vi David t lâu, tôi cn cù bu tng nhánh cam, chiết t cành quít cho David trng thêm trên phn đt trng xung quanh nhà. Nhìn nhng nhánh cây mc r trng xóa trong bu, M Maurice thích chí cười ha h:

- Thng này gii tht! Vy mà thng David không biết c xách tin đi mua tng cây v trng. Nh con, bây gi M ch cn chiết nhánh, ri ch ngày bén r đem xung đt vun phân tưới nước. Va tiết kim tin, va tiết kim công. Hay quá!

Ngày qua ngày, tám tháng tr cp ca chính ph M vùn vt trôi qua. Tôi chưa kp có ý đnh tìm vic làm thì M Maurice đã nhc David:

- Thng An sp hết tr cp. Ngày mai con dt nó xin vic làm đi!

David nheo mt, ngó tôi t đu ti chân:

- Ê, Vit Nam mày làm ngh gì?

Tôi cười h h, ri đưa ngón tay tr lên, cong li:

- Bóp cò.

- Tri đt! Mày đùa hay nói tht, thng qu?

M Maurice chêm vào:

- Thì nó đi lính, ngày xưa

David nhy chm lên, hn h:

- Vy, tao có job cho mày ri.

- Job gì?

- Security.

Ngày mai, sáng sm, chưa kp nhâm nhi ly cà phê đu ngày, tôi đã thy chiếc truck ca David sà ngay cng apartment. Hn tc tc bc tôi lên xe, chy mt mch đến các hãng security nm trong vùng San Diego. Đi ti đâu, khi nhìn b vó chưa đy 48kg ca tôi, ai ai cũng lc đu t chi. Tc quá, David ni khí xung thiên, va ch vào người tôi, va ln tiếng vi ông M, ch huy toán security:

- Ê! My ông đng coi thường thng này nha! Nó chuyên môn bóp cò x nó đó. Ê! Nó là sĩ quan ch huy, thâm niên công v My ông biết không?

Toán security lao nhao, tên ch huy phi chy đến gn David, xung nước nh:

- Khi nào opening job, tôi ha, tôi s gi đin thoi cho ông.

David lôi tôi phóng lên xe, trước khi r máy chy, hn còn nói vói theo tên ch huy:

- Ê! Ha gi li nha! Tao ch đin thoi ti bây đó.

M Maurice bun ru khi nghe David k li chuyn tìm job ca tôi. M cũng rưng rưng nước mt khi nhìn li thân th gy gò m nhách m nhom ca tôi.

- Con phi ung sa, ăn tht bò hàng ngày đ có da có tht mt chút. Có sc kho, con mi làm vic được.

Nghe li M dn, sau vài tun tm b, tôi đã lên cân vù vù. Và kế đó, tôi cũng đã tìm được vic làm mt hãng golf. Mc dù đng lương gii hn, nhưng công vic bn rn liên miên. Tôi làm overtime lu bù. Có khi làm luôn c ngày ch nht.

Ln đu tiên là nhân viên mt hãng xưởng, nên tôi rt thích thú và đam mê công vic, vì vy mt thi gian dài tôi đã không đến viếng thăm M Maurice. Có l vì bt tin tôi, nên ngày ch nht hôm đó, M Maurice l m đến tìm tôi. Tri ơi! M Maurice đây sao? Mt bà già M yếu t, chng gy liêu xiêu gõ ca apartment.

- M ơi! Làm sao M ra nông ni này hi M?

- M b stroke con ! M đến thăm con ln này, ri M s v New York, gn gũi vi đa con gái ca M.

- Chuyn gì đã xy ra cho M?

- Không. Chng có chuyn gì hết. M mun đi thăm con gái.

Tôi ôm M Maurice vào lòng, và cht nghĩ đến nhng ni đau âm thm mà nhng người M đã mt mình gánh chu. S hy sinh vô b bến đó ch có trong trái tim, trong tm lòng người M. M Maurice và M rut ca tôi ging nhau đim này.

Thi gian dài sau na, tôi hoàn toàn mt liên lc vi M Maurice, David và c Ann. Ri mt hôm, trong lòng tôi bng xn xang bc rc, như có linh tính báo v đim xu nào đó, tôi vi xách xe chy lên đường 50. Căn nhà xinh xn vn còn đây. Nhng hàng cây xum xuê trái vn dày đc bóng mát. Cái bàn đá vn ch cũ. Nhng nhánh cây do bàn tay tôi chiết cho David gi đã mơn mn xanh, phơi phi đón gió chiu. Ch có căn nhà là đi ch.

Người ra tiếp tôi là mt ông M bng ph. Ông ta cho tôi biết David và Ann đã ly d nhau, và h đng ý bán căn nhà này li cho ông. Còn bà Maurice mt ri, hình như bà mt lúc đang New York thăm con gái. Tôi xin phép hi thêm vài câu na, nhưng ông ta lc đu và khép cánh ca li.

Như có ai cm dao đâm thu tim gan mình, tôi lo đo ra xe, gc mt vào tay lái, thn thc tng cơn. Tri ơi! Tôi đã vô ơn vi M Maurice. Tôi đã bi nghĩa vi David và Ann. Nim hi hn này, không biết bao gi mi xoa du được.

Thưa Mẹ Maurice,
Hôm nay, con viết bài này như nén nhang kính dâng lên M, như ngàn li t li cùng M, và rt mong M rng lượng th tha cho đa con nuôi vô ơn và bc nghĩa này.

Cho ti bây gi, tôi vn chưa gp li David và Ann. Chng biết h đã ni li tình xưa hay mi người mi nơi vi cnh ng khác nhau?

Và mùa l T Ơn nào cũng vy, tôi luôn phóng xe đến đây vi chai rượu trong tay, c gng xóa đi ni bun khi tưởng nh.


Phm Hng Ân

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/Nov/2022 lúc 8:32am

Những Dấu Chân Lưu Lạc


Như vậy là tôi sẽ phải rời xa Na-Uy, đất nước đã cưu mang tôi và sẽ còn mãi in đậm những dấu chân tôi trong cả một quãng đời hơn 30 năm lưu lạc. Cũng như tâm trạng của những ngày tìm cách vượt biên, rời khỏi Việt Nam, nơi chôn nhau cắt rốn, câu hỏi này đã làm tôi ưu tư trằn trọc nhiều đêm, như sắp phải cắt đi một phần máu thịt ràng buộc với chính sự sống của mình.

Sau bậc trung học ở Na-Uy, bốn đứa con lần lượt được học bổng sang Mỹ du học từ năm 1990. Có việc làm sau khi tốt nghiệp, nên ba cháu đã chọn ở lại đây lập nghiệp và trở thành công dân Mỹ, mong muốn bảo lãnh cha mẹ, khi về hưu, sang sống với các cháu những năm cuối đời, và với khí hậu ấm áp của vùng biển Cali sẽ làm người già đỡ căn bệnh đau nhức các khớp xương khi mùa đông Bắc Âu mang cái lạnh trở về. Mấy năm nay, sau khi về hưu, chúng tôi cũng chỉ sang Cali ở với các con sáu tháng mùa đông, còn sáu tháng mùa hè về lại với Na-Uy. Vậy mà trong những ngày mùa đông nắng ấm Cali, tôi vẫn da diết nhớ về Na-Uy với cả khung trời ngập đầy tuyết trắng, những hàng cây trước nhà, vào đêm Giáng Sinh, đóng băng, trở thành những cây thủy tinh lung linh dưới ánh đèn đường. Tôi nhớ cả cái không khí yên bình tĩnh mịch và những người bản xứ láng giềng tốt bụng. Nhiều lúc tôi ngồi bất động, thả hồn về Na-Uy, tìm lại từng dấu chân lưu lạc của mình.

Hơn ba mươi năm trước, khi phải đành lòng bỏ lại quê hương, bao nhiêu người thân và mồ mả cha mẹ ông bà, ra đi trên chiếc thuyền đánh cá mong manh, cũng như rất nhiều người, tôi không hề nghĩ là mình sẽ đến một đất nước xa lạ có tên Na-uy. Cái tên Norway, Norvège, tôi chỉ nhớ loáng thoáng qua phim The Vikings mà tôi đã xem qua lúc còn đi học, và cái giải Nobel Hòa Bình năm 1973 trao lầm cho Kissinger – Lê Đức Thọ, đã từng gây cho tôi cái ác cảm với đất nước xa xăm lạ lẫm này. Đặc biệt, năm 1978, khi đang ở tù ngoài Yên Bái, nhân một ngày lễ lớn của Cộng sản, tổ tù chúng tôi được phát một hộp thịt cá voi. Thấy ngoài hộp thiếc có ghi “Made in Norway”, bọn tôi càng ghét thêm cái tên này, vì nghĩ đó là một quốc gia thân Cộng.

Chiếc thuyền nhỏ chở theo 52 người, gần một nửa là đàn bà và con nít, ra khơi hai ngày thì gặp bão. Cả bầu trời phủ kín mây đen. Những ngọn sóng bạc đầu từ trên cao phủ xuống, như muốn nuốt chửng con thuyền nhỏ mong manh. Mệnh số 52 con người chỉ còn biết phó thác cho trời nước mênh mông. Bóng tối tử thần bủa vây khắp phía. Con thuyền bây giờ như cánh bướm nhỏ rơi giữa dòng thác lũ, chìm xuống ngoi lên tả tơi, thoi thóp. Chưa khi nào con người lại quá nhỏ bé và bất lực trước thiên nhiên như lúc này đây. Người điều khiển chiếc thuyền là anh bạn tù, một sĩ quan Hải Quân trước 75. Dù từng làm hạm trưởng, giàu kinh nghiệm hải hành, nhưng bây giờ chỉ còn biết cố giữ cho chiếc thuyền không nằm ngang để bị sóng đánh vỡ. Khả năng đó trong lúc này đã là một điều tuyệt vời, nhưng lại quá nhỏ nhoi trước sức mạnh của phong ba. Đám thanh niên thi nhau tát nước tràn vào liên tục có lúc gần ngập cả con thuyền. Chỉ sau một ngày đêm, tất cả đều mệt lã, đuối sức. Mọi người chỉ còn biết nhắm mắt, miệng lâm râm lời cầu nguyện. Bất ngờ có người hét lên và chỉ ra phía trước mặt. Tất cả nhốn nháo nhìn về hướng ấy. Một cái gì to lớn màu đỏ chói chập chờn xuất hiện giữa trùng khơi sóng gió. Mới đầu chỉ thấy mấy cái bồn lớn, tưởng như những cây trụ cao to trong một ngôi chùa vĩ đại, cho mọi người cái cảm giác như đang ở trên một thế giới nào đó, huyễn hoặc, mơ hồ. Khi nhận ra chiêc tàu thật lớn, ai cũng thầm nghĩ là có điều gì màu nhiệm được Thượng Đế gởi đến để cứu vớt chúng tôi trong cơn khốn nguy tuyệt vọng.

Chiếc tàu mang cái tên với vài mẫu tự rất lạ (Høegh). Có người nghĩ là chữ Nga. Nhưng trong hoàn cảnh này dù là tàu nước nào, cũng phải sống trước đã. Nhưng khi chúng tôi cố gắng cho thuyền đến gần tàu, thì họ lại tránh ra xa. Bao lần như vậy làm chúng tôi thất vọng và thầm oán trách. Nhưng cuối cùng chiếc tàu ngừng hẳn lại, hụ còi làm dấu hiệu cho thuyền chúng tôi chạy đến. Khi chiếc thuyền con cặp vào thành tàu cao chót vót, một số thủy thủ trên tàu thòng những chiếc thang dây và đu mình xuống để bồng những đứa con nít hoặc cõng trên vai những người đàn bà yếu mệt lên tàu. Một số khác, có cả vài người đàn bà, đứng trên thành tàu, đưa tay đón lấy từng người. Chúng tôi đã nhận ra đây phải là những con người từ tâm, đến từ một quốc gia giàu lòng nhân đạo.

Tôi và anh bạn Hải Quân là hai người cuối cùng lên tàu. Khi nói chuyện với vị thuyền phó, được biết chiếc tàu này thuộc Vương Quốc Na-Uy (Kingdom Of Norway) và đang trên hải trình công tác chở dầu từ Nhật sang Singapore. Và cơn bão chỉ mới bắt đầu. Trận bão chính khuya nay mới tới. Nếu tàu không vớt, chắc chắn chúng tôi không thể nào sống sót qua đêm nay. Ông cũng cho biết sở dĩ ông không cho chiếc thuyền nhỏ của chúng tôi lại gần khi tàu lớn đang chạy, vì lo ngại thuyền sẽ bị nhận chìm bởi sóng từ chiếc tàu lớn tạo ra, nên ông phải cho tàu dừng hẳn lại trước khi cho chúng tôi cặp vào.

Chúng tôi đem tặng cho ông thuyền trưởng chiếc hải bàn, nói lời cám ơn và để làm kỷ niệm. Ông đưa hai chúng tôi ra sàn tàu để chứng kiến và từ biệt chiếc thuyền con, khi ông cho nhận chìm bằng cách cho rú mạnh máy tàu. Đứng nghiêm đưa tay chào vĩnh biệt, lòng chúng tôi thật bùi ngùi, khi nghĩ là chiếc thuyền mong manh ấy đã đưa chúng tôi vượt bao sóng gió, từng chạm mặt với tử thần, nhưng cuối cùng tất cả chúng tôi đã được an bình để tới bến bờ, còn chiếc thuyền thì lại bị nhận chìm vào đáy của đại dương. Và cũng kể từ giờ phút ấy, hai tiếng Na-Uy gắn liền với phần đời còn lại của chúng tôi.

Sau khi tắm rửa xong, đám đàn ông con trai thì được phát cho những bộ quần áo kaki màu vàng của thủy thủ, phụ nữ thì những chiếc áo blue trắng của các cô y tá. Còn đám con nít thì được áo thun đủ màu và quần short. Chúng tôi được đưa xuống các phòng ngủ nghỉ ngơi, và chiều hôm đó được ăn một bữa cơm Tây thịnh soạn. Vị thuyền trưởng cho biết là sẽ đưa chúng tôi sang gởi tại trại tị nạn Singapore, và cho mỗi người được gởi ba cái điện tín về ba địa chỉ khác nhau để báo tin cho gia đình. Ông còn cho biết thêm, trước đây chiếc tàu này do ông làm hạm trưởng cũng đã từng cứu vớt bốn chiếc thuyền tỵ nạn từ Việt Nam. Đọc danh sách những thuyền nhân trong bốn chiếc thuyền này, hầu hết phát xuất từ miền Tây, chúng tôi không nhận ra có người quen biết.

Hai ngày đêm trên tàu với chúng tôi là cả một thiên đường. Mặc dù bên ngoài, cơn bão cấp sáu nhiều lúc làm con tàu lắc lư, nhưng trên tàu chúng tôi cảm thấy thật yên ả hạnh phúc. Chúng tôi được bác sĩ khám bệnh, cấp thuốc, ăn uống thịnh soạn. Đám con nít có quà, bắt đầu đừa giỡn, vui chơi.

Đêm cuối cùng, ông thuyền trưởng mong muốn có một buổi cơm chung với tất cả thủy thủ trên tàu cùng những người tỵ nạn. Chúng tôi thành lập một tổ nhà bếp. Họ cung cấp mọi thực phẩm theo yêu cầu. Một bữa ăn với thực đơn hoàn toàn Việt Nam. Vừa  thích thú vừa cảm động.

Sau hơn hai ngày đêm, tàu cặp vào cảng Singapore. Tất cả thủy thủ đoàn đứng thành hai hàng dài từ đài chỉ huy xuống tận cầu tàu, bắt tay và ôm từng người chúng tôi tiễn biệt. Nhiều người đã bật khóc. Tôi vừa cảm động vừa đau đớn trong lòng. Cảm động vì phải chia tay những ân nhân của mình, nhưng đau đớn vì nghĩ họ là những người xa lạ, không cùng ngôn ngữ, màu da màu tóc, mà đã cứu vớt, hết lòng yêu thương lo lắng cho chúng tôi, trong lúc những người anh em cùng một nhà lại thẳng tay đàn áp hành hạ đuổi xô chúng tôi đến bước đường cùng, đến nỗi phải đánh đổi cả mạng sống để bỏ nước ra đi. Nếu không có chiếc tàu Na-Uy này cứu vớt, chắc chắn 52 người chúng tôi đã bỏ mình trên biển khơi, cũng giống như hàng trăm ngàn người bất hạnh khác, không một ai hay biết.

Chúng tôi được gởi vào trại tị nạn Hawkins Road, một doanh trại cũ của quân đội Anh tại Singapore. Tòa đại sứ Na-Uy tại đây đến thăm nom, chăm sóc và gởi hai cô giáo thiện nguyện đến để sinh hoạt và dạy ngôn ngữ Na-Uy. Sau ba tháng, chúng tôi được chuyển sang trại chuyển tiếp Bataan ở Phi Luật Tân. Trại chia ra 9 Vùng. Riêng Vùng I được dành cho những người được tàu Na-uy vớt, và hầu hết sẽ đi định cư tại Na-Uy. Ông Đại sứ Na-Uy tại Phi Luật Tân thường xuyên đến thăm nom giúp đỡ chúng tôi. Có lẽ không có một vị đại sứ nào hiền lành, phúc hậu, và bình dị như ông đại sứ Na-Uy này.  Một toán cô thầy giáo được chọn lọc, từ Na-Uy sang để dạy tiếng Na-Uy cũng như hướng dẫn chúng tôi về lịch sử, địa lý, văn hóa, tập quán và nhiều hiểu biết khác về xã hội và đất nước này. Một số người tỵ nạn được chọn ra, học riêng thêm một số giờ, để làm phụ giảng và thông dịch. Tôi là một trong vài người may mắn được chọn.

Sau tám tháng, chúng tôi lần lượt được đưa sang định cư chính thức tại Na-Uy.  Gia đình tôi lúc ấy có 10 người, gồm vợ chồng tôi, 6 đứa con và 2 đứa cháu, đến phi trường Fornebu Oslo vào buổi chiều cuối hè. Trời nắng đẹp. Chúng tôi được hai người đàn bà thuộc văn phòng Thư ký Tỵ nạn và Phòng Xã Hội kommune Skedsmo, địa hạt nơi tôi đến định cư, đón chúng tôi tại khu nhận hành lý của phi trường. Khi bước ra cổng, tôi được một số phóng viên báo chí và đài truyền hình phỏng vấn. Hai người đàn bà mời gia đình chúng tôi đến ăn tại một nhà hàng Tàu. 

Khi về đến nhà, bất ngờ chúng tôi thấy các phóng viên lúc nãy đang chờ trước cổng. Căn nhà rộng, loại rekkehus (townhouse) hai tầng, có cả sân trước sân sau được trồng hoa và lát cỏ, trang bị đầy đủ nội thất, có cả một TV mới và trong tủ lạnh đầy đủ thức ăn nước uống. Các phóng viên mời chúng tôi vào phòng khách, vừa uống cà phê vừa để họ quay phim, chụp hình và phỏng vấn. Họ hỏi về nhiều đề tài, đặc biệt là chiến tranh Việt Nam và chuyện tù đày, khổ ải của người miền Nam sau ngày VNCH thất thủ vào tay Cộng Sản, cùng cảm tưởng khi đến Na-Uy. Với mớ vốn liếng tiếng Na-Uy và cả tiếng Anh ít ỏi, tôi cố gắng trình bày và chỉ hy vọng họ hiểu được những điều chính yếu mà mình muốn nói. Trước khi từ giã, mọi người đều cảm động ôm lấy chúng tôi cùng với những lời chúc tốt lành cho một đời sống mới. Tôi rất ngạc nhiên, khi bà Trưởng Phòng Tỵ Nạn đưa chúng tôi một xâu chìa khóa, và trao cho chúng tôi tờ giấy chủ quyền ngôi nhà, mà bà cho biết kommune đã đứng ra mượn tiền mua trước, và họ sẽ trả mọi thứ tiền cho đến khi nào chúng tôi đi làm và có khả năng tự trả được. (Vì họ được mượn từ quỹ gia cư của chính phủ nên tiền lời rất thấp).

Buổi tối, cơm nước xong, cả nhà quây quần trước cái TV. Thằng con trai lớn ra điều mới học được văn minh, bấm tới bấm lui tìm đài. Cả đám bất ngờ nhìn thấy dung nhan của mình trên màn ảnh. Thì ra chương trình phóng sự. Họ đang kể về gia đình chúng tôi: “những công dân mới của Na Uy, mà ông bố đã từng ở tù nhiều năm, giống nhiều người Na Uy bị nhốt trong các trại cải tạo của Đức quốc xã, cái thời Hitler làm mưa làm gió ở Âu Châu, và đã can đảm dắt theo mấy đứa con nhỏ vượt đại dương trên một chiếc thuyền đánh cá mong manh”.

Nghe họ ca ngợi mình mà tôi xấu hổ. Dù gì tôi cũng là kẻ bỏ nước tha phương, với họ ít nhiều gì cũng là một cành tầm gởi. Còn chuyện vượt biển, vượt biên, đến bước đường cùng thì ai cũng phải liều mạng thế thôi, chứ có hàng triệu người còn can đảm gấp vạn lần tôi. Nhiều người đi bằng đường bộ, trèo núi, băng rừng, lội suối, bơi sông, qua Cam Bốt, Thái Lan, sống chết với bọn hải tặc, để vài năm sau mới đến được Singapore. Và dĩ nhiên đã có biết bao nhiêu người chẳng bao giờ tới bến.

Khi cả nhà ngủ vùi sau hai ngày di chuyển mệt nhọc (từ trại Bataan đến Manila và từ Manila đến Na-Uy), tôi một mình xuống ngồi ở phòng khách, suy nghĩ thật nhiều về những tháng ngày sắp tới, ưu tư cho chính bản thân mình và nhất là đám con nhỏ dại, sẽ lớn lên và chấp nhận xứ sở xa lạ này như một quê hương mới. Nước mắt tôi bỗng trào ra khi nghĩ đến quê nhà, hồi tưởng một quá khứ có quá nhiều biến đổi thăng trầm và mất mát, dù đã xa khuất sau lưng, nhưng chắc chắn mãi mãi không thể nào mờ nhạt. Tôi cũng nghĩ tới thân phận của những người bạn tù còn ở lại, rồi cuộc đời sẽ không biết ra sao. Thầm cầu mong cho họ sẽ gặp được nhiều may mắn.

Hôm nay, cả gia đình tôi đang ở trên một đất nước tận vùng Bắc Âu xa lạ để gầy dựng lại cuộc đời. Các đứa con thơ dại sẽ lớn lên ở đây. Tất cả sẽ bắt đầu học ngôn ngữ mới, tập quán mới. Tôi thực sự đã mất quê hương. Tất cả, nếu có còn chỉ nằm sâu một nơi nào trong tâm tưởng. Nhưng chúng tôi may mắn được đất nước này mở rộng vòng tay, để được nhận nơi đây làm quê hương mới. Cái diễm phúc ấy hy vọng sẽ xoa dịu vết thương còn đang đau đớn trong lòng, mà tôi biết sẽ mãi mãi không bao giờ lành được. 

Sáng hôm sau, bà trưởng phòng tỵ nạn trở lại thăm chúng tôi, dắt theo hai người đàn bà khác, mà bà giới thiệu là đến từ phòng giáo dục và phòng xã hội Thị Xã. Hai người sẽ đến thăm gia đình tôi thường xuyên trong hai tuần, để lo việc học hành cho các con, đưa chúng tôi đi khám bệnh, làm răng và sắm sửa thêm những gia dụng theo nhu cầu. Bà đưa tôi đến một ngân hàng gần nhà, mở cho tôi một trương mục, bỏ vào đó tiền ăn và mọi khoản chi tiêu dành cho gia đình chúng tôi trong hai tháng đầu. Sau đó, bà sẽ gởi tiếp, nhưng bà dặn bất cứ khi nào cần cứ ra rút tiền. Và nếu tiền hết vì bà chưa kịp gởi vào, ngân hàng này sẽ phải ứng trước theo giao ước của bà.

Thêm một điều rất may mắn cho tôi. Thời gian ở trại tị nạn, tôi đã được các thầy cô giáo dạy riêng thêm ngôn ngữ Na-Uy để giúp làm phụ giảng và thông dịch, nên khi sang Na-Uy tôi đã có một ít vốn liếng tiếng Na-Uy, dù chưa thông thạo lắm. Ngày đầu tiên khi chúng tôi cùng một số gia đình tỵ nạn khác được bà Trưởng Phòng Tỵ Nạn  đưa đến Phòng Cảnh Sát Ngoại Kiều Thị Xã để được phỏng vấn làm thủ tục di trú. Vào giờ chót người thông dịch không đến được, nên tôi đã tình nguyện đứng ra giúp. Không ngờ đó lại là một cơ hội cho tôi sau này. 

Tôi được giới thiệu theo học khóa “Ngôn ngữ Mùa Hè” tại Đại Học Oslo. Sau đó được làm thông dịch cho Văn Phòng Xã Hội và Phòng Cảnh Sát, và được gởi theo học một khóa tài chánh kế toán trong 13 tháng, mà đa số học viên là những công chức hoặc nhân viên của các phòng sở, công ty gởi đến. Biết thân phận là người tị nạn, nên tôi cố gắng hết sức để theo kịp, nên khi mãn khóa nhận được chứng chỉ với số điểm ưu hạng.

Khi cả nhà đang hái dâu ở vùng Drammen, vừa tiêu khiển vừa kiếm thêm tiền gởi về Việt Nam giúp cha mẹ vợ, bà cô, cùng một số bạn tù ngày trước, tôi nhận được thư của kommune thu nhận tôi làm việc tại Kommune K***eren (Phòng Tài Chánh Thị Xã) trong một năm. Công việc thật nhàn nhã, nên tôi được phép đi làm thông dịch thêm theo yêu cầu của các cơ quan khác và được nhận thêm tiền trả riêng. Đặc biệt việc di chuyển đều được dùng Taxi do cơ quan ấy đài thọ. Có những ngày chẳng có việc gì làm, tôi lại ngồi đọc sách để học thêm ngôn ngữ mới. Sau một năm, tôi nộp đơn xin theo học và làm trong ngành Ngân hàng Bưu Điện (Postbanken) cho đến ngày về hưu.

Đến Na-Uy tôi mới biết đây là một Vương quốc có dân số chỉ hơn bốn triệu rưởi, nhưng đời sống khá cao và giàu lòng nhân đạo. Gia đình tôi được chăm lo đủ thứ. Tiền phụ cấp hằng tháng quá đầy đủ. Với chúng tôi có thể nói là thừa thãi. Ngay sau khi học xong, tôi được việc làm. Khi đi học vẫn được nhận đủ lương lại còn thêm phụ cấp. Vợ tôi được đi học thêm ngôn ngữ tại một trường trung học dành cho người lớn và sau đó học nghề tại trung tấm huấn nghệ dành cho người tỵ nạn, và ngay sau khi học xong cũng nhận được việc làm chuyên môn về điện tử tại Siemens, một công ty lớn của Đức. Lương bỗng hằng tháng của hai vợ chồng cộng lại chỉ hơn một nửa số tiến trợ cấp trước kia. Phòng Xã Hội có nhã ý giúp chúng tôi thêm vì có đông con, nhưng chúng tôi từ chối vì thấy đã đủ trả mọi chi phí cho đời sống gia đình. Điều thú vị hơn, đất nước này gồm rừng núi, sông hồ thơ mộng và quanh năm tĩnh mịch, thích hợp với những người cần sự yên tĩnh để chữa nhiều vết thương trong lòng còn đang đau đớn như tôi.

Mùa đông đầu tiên, khi tuyết bắt đầu rơi trắng bầu trời, chúng tôi được cấp áo quần, dụng cụ trượt tuyết, và có người đến dạy các con tôi trượt tuyết. Sau một năm, trong một kỳ thi dành cho tuổi thiếu niên, cậu con trai út của tôi được lãnh cúp hạng nhất, trở thành cậu bé trượt tuyết có tiếng trong vùng. Sau đó, chúng tôi còn được biết thêm, Nauy là quốc gia thường chiếm nhiều huy chương vàng nhất tại các Thế Vận Hội Mùa Đông. 

Định cư được hơn ba năm. Lúc kinh tế gia đình và việc học hành của mấy đứa con tạm ổn định, hơn nữa các con đã lớn cần một ngôi nhà rộng rãi có đủ phòng ốc hơn, chúng tôi quyết định mua một ngôi nhà lớn nằm dưới thung lũng nhỏ Harabakken, bên bờ sông Nitelva yên tĩnh, bên kia sông là cánh đồng cỏ mênh mông tiếp giáp với núi rừng. Cái khung cảnh có mang một chút hình dáng và màu sắc quê nhà giúp tâm hồn tôi yên ả hơn mỗi khi thấy lòng trăn trở, nhung nhớ một điều gì. Những lúc buồn, tôi ngồi hằng giờ trong bao lơn nhìn ra cánh đồng và rừng núi phía xa xa, để ngỡ là quê hương mình như đang ở phía bên kia triền núi đó. Và cũng chính nơi đây, tôi đã bắt đầu tập tễnh cầm bút viết lại cuộc đời mình, thế hệ mình, cuộc chiến bất hạnh và cuộc tang thương dâu biển mà cả miền Nam Việt Nam đã trải qua.

Ở đất nước bé nhỏ này và với số người Việt tị nạn khi ấy khoảng 10.000 người, nhưng có một số nhà văn, nhà thơ tiếng tăm: Nguyễn Thị Vinh, Dương Kiền, Hoài Mỹ, Nguyễn Hữu Nhật, Tâm Thanh, Khánh Hà, Cung Vĩnh Viễn, Nguyễn Văn Thà… Bán ngôi nhà cũ của kommune mua giúp lúc ban đầu mới đến, chúng tôi may mắn lời được một khoản tiền đủ để trả hơn một nửa số tiền mua ngôi nhà mới. Ngôi nhà này nằm ở một kommune khác. Khi vừa dọn về nhà mới được hai tuần, tôi nhận được một Ngân Phiếu Trả Tiền (Utbetalingskort) gởi từ Phòng Xã Hội của kommune cũ, cấp cho tôi một số tiền gần bằng 10 tháng lương của tôi lúc ấy. Tôi ngạc nhiên, vì số tiền khá lớn nên nghĩ là có điều gì nhầm lẫn. Cầm tấm Ngân Phiếu Trả Tiền, tôi đến gặp ông Trưởng Phòng Xã Hội. Ông cho biết đó là món tiền mà Sở Tỵ Nạn cấp để lo cho gia đình tôi, nhưng kommune không chi tiêu hết cho chúng tôi, vì con đông nên không đủ phòng ốc và đồ dùng ở ngôi nhà cũ, hơn nữa chúng tôi đã đi làm quá sớm sau khi đến Na-Uy, nên ông quyết định gởi cho chúng tôi để sắm sửa cho ngôi nhà mới. Đã vậy ông còn xin lỗi, vì đã không lo lắng đủ cho chúng tôi trong thời gian mới tới. Tôi bắt tay ông từ giã mà trong lòng cảm thấy ngậm ngùi, khi nghĩ là ở trên quê hương mình bây giờ biết tìm đâu ra những công chức chính quyền thanh liêm và giàu tấm lòng như thế?

Trong thung lũng nhỏ này chỉ có bốn ngôi nhà. Ngoài gia đình tôi, một gia đình người bản xứ, còn có gia đình người Thụy Điển và một gia đình người Đức. Tất cả những người láng giềng này rất tốt bụng, sau này đều trở thành những người bạn thân thiết của gia đình tôi.

Gần 30 năm làm việc, tôi may mắn được sắp xếp làm ở những chi nhánh rất gần nhà. Được hưởng bậc lương tính theo thâm niên từ khi bắt đầu làm việc tại Việt Nam. Hầu hết những đồng nghiệp người bản xứ đều luôn thân tình, giúp đỡ. Điều làm tôi cảm phục hơn là sự thành thật và tin tưởng lẫn nhau của họ. Công việc mỗi ngày liên quan tới tiền bạc. Có thời gian mấy năm tôi được giao cho trách nhiệm thủ quỹ. Vào những ngày trước Giáng Sinh hay thời điểm trả thuế, số tiền trong tủ sắt lên đến nhiều chục triệu kroner. Mới đầu, tôi rất ngạc nhiên, khi giao một số tiền lớn cho mỗi k***e (quày), mà họ chẳng bao giờ kiểm lại. Có khi, một vài cô cậu sinh viên làm thêm vào các ngày thứ bảy, hay ngày lễ, làm mất đến mấy chục ngàn, họ vẫn không bị la rầy hay đuổi việc. Chúng tôi được học và dặn dò, nếu có cướp (cho dù biết vũ khí là đồ giả), hãy luôn làm theo yêu cầu của kẻ cướp, đừng bao giờ có ý chống lại. Nhưng điều này chưa hề xảy ra. Họ rất quý sinh mạng con người. Không phải như dưới chế độ Cộng Sản trên quê tôi, sinh mạng con người chẳng khác gì cỏ rác!

Trong gần 30 năm làm việc, tôi chưa hề thấy những ông “sếp” nặng lời với bất cứ một nhân viên nào cho dù khi họ làm sai, thất thoát ít nhiều tiền bạc. Chỉ cần viết một đôi dòng giải thích là đủ. Ngược lại, đôi lần, trong các buổi họp, tôi thấy một vài nhân viên lại khiển trách “sếp” chỉ vì một đôi điều không được hài lòng. Phải nói, đây là một quốc gia có tinh thần dân chủ cao độ. Tôi nhớ mãi chuyện vợ chồng ông chủ tịch quốc hội bị nhân viên quan thuế phi trường Oslo chặn lại và buộc nộp tiền phạt khi hai ông bà đi công cán ở nước ngoài về, và bà vợ mang trên tay một chiếc nhẫn hột xoàn quên khai báo. Một bà bộ trưởng quốc phòng, mặc bộ quân phục khi đến thăm binh sĩ Na-Uy đang tham gia chiến trường khói lửa A Phú Hãn, bị nhiều quân nhân phê phán, bảo bà không phải là quân nhân, nên không có quyền mặc quân phục. Bà đã phải lên truyền hình chính thức xin lỗi. Tôi nghĩ chẳng có quốc gia nào dân chủ hơn. Điều này làm tôi rất hãnh diện để được trở thành công dân của đất nước này. Và biết đến khi nào mới có được trên quê tôi?

Sau bậc trung học, bốn đứa con của chúng tôi muốn sang Mỹ du học. Khi được một đại học ở Mỹ chấp nhận, tất cả đều được chính phủ Na-Uy cấp học bổng đủ để trả học phí, tiền bảo hiểm và di chuyển, đến bậc Cao Học.Vợ tôi làm công nhân cho một công ty điện tử. Có lẽ vì nhiều năm chỉ làm một động tác, nên vai cánh tay phải bị đau nhức. Bác sĩ xí nghiệp cho nghỉ một năm có lương để điều trị và sau đó được một hội đồng giám định y khoa quyết định cho nghỉ vĩnh viễn với hưu bệnh. Lại được công ty bảo hiểm của xí nghiệp bồi thường một số tiền sai biệt so với lợi tức hằng tháng trước đó. Bây giờ, tuổi đã già, nhìn lại quá khứ thăng trầm khốn khó, nhớ lại từng bước chân lưu lạc, lòng tôi bùi ngùi xúc động. Quê hương vẫn còn mịt mờ xa, khốn đốn trong bàn tay cai trị của bọn người CS không còn nhân tính. Mai này, tôi cũng sẽ gởi lại trên quê hương thứ hai này nắm xương tàn, hướng đầu về cố quốc mà tạ tội cùng núi sông tiên tổ.

Những đứa cháu nội, ngoại của chúng tôi sinh ra và lớn lên ở Na-Uy, dù không có một kỷ niệm nhỏ nhoi nào với Việt Nam, nhưng vẫn mãi có những ràng buộc máu thịt, bởi cha ông là người Việt. Dù nói được tiếng Việt, nhưng các cháu không thể thấy gần gũi với quê cha đất tổ. Nhiều lúc tôi thấy chạnh lòng khi nghĩ rồi các thế hệ sau này càng lúc càng xa dần nguồn cội. Nhưng tôi cũng tự an ủi mình, vì các cháu lớn lên, nhận đất nước này là quê hương, sẽ cố gắng chăm chỉ học hành để vừa đóng góp phần trách nhiệm, nghĩa vụ của mình, vừa trả cái ơn cưu mang từ những ngày đầu thời ông bà cha mẹ lưu lạc đến đây. Quan trọng hơn, sẽ học tấm gương những người Do Thái, nối tiếp công việc dang dở của cha ông, góp sức đấu tranh cho no ấm tự do trên quê hương tiên tổ.

Xin cám ơn Na-Uy, đất nước xa xôi, lạnh lẽo, nhưng rất nồng ấm tình người. Nơi in đậm mãi những dấu chân lưu lạc của tôi và cả gia đình. Đã cho chúng tôi, nhất là các con cháu tôi, một tương lai tốt đẹp như hôm nay, mà nếu còn ở lại trong nước sẽ phải khốn cùng dưới chế độ phân biệt đối xử của chính quyền Cộng Sản. Xin cám ơn Na-Uy, nơi mà tất cả những người Việt tỵ nạn đến đây sung sướng và hãnh diện để được nhận là quê hương thứ hai của mình sau ngày phải đành lòng bỏ nước ra đi.


Một ngày buồn cuối tháng 4, sau đúng 38 năm lưu lạc

Phạm Tín An Ninh

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 03/Dec/2022 lúc 11:02am

Bàn Về Thái Độ Vô Ơn!


Tiếng Việt rất phong phú bởi vì từ ngữ phân biệt rõ ràng. Ai có lòng biết ơn người, tiếng Việt gọi là “Người biết ơn”, kẻ nào dễ dàng quên ơn người bị gọi là “Đồ vô ơn”. Bài này được viết vào mùa “Lễ Tạ Ơn” (Thanksgiving), nhưng lúc nào quý bạn đọc cũng có thể đọc được. Người viết muốn có dịp trình bày một số điều theo kiểu nói ra cũng ngại, nhưng im lặng cũng không xong.

Mỗi mùa “Lễ Tạ Ơn”, các Tín Hữu Tin Lành hay Giáo Dân Công Giáo, nói chung là Thiên Chúa Giáo, có dịp chứng kiến những vị lãnh đạo trong giáo quyền viết bài dài sọc, hoặc giảng lê thê về ý nghĩa của ngày Lễ Tạ Ơn và tinh thần tạ ơn. Bao nhiêu câu Kinh Thánh liên quan đến hai chữ “tạ ơn” từ sách Sáng Thế Ký cho đến Khải Huyền đã được mang ra trưng dẫn để hỗ trợ cho những bài giảng luận. Tuy nhiên, chuyện đáng buồn là những điều tốt đẹp đó chỉ được lặp đi lặp lại hằng năm, nhưng ngay những người hùng hồn giảng dạy về điều đó cũng không thiếu những thành phần thuộc loại “vô ơn Trời” và “bạc bẽo với Người”. Đứng trước hiện tượng đó, lòng chúng ta thấy buồn, nhưng điều này cũng không có chi là lạ bởi vì Kinh Thánh đã có khuyến cáo trong sách 2 Ti-mo-the 3 (một vài ý chính): Trong ngày sau rốt sẽ có những thời kỳ khó khăn. Vì người ta đều tư kỷ, tham tiền, vô tình, thù người lành, lừa thầy phản bạn… Cho nên, thái độ vô ơn của một số người hay nhiều người là chuyện đương nhiên phải xảy ra. Theo tôi, nếu ai đó, bị người khác phản bội, vẫn còn hạnh phúc hơn khi mình trở thành kẻ phản bội hay “đồ vô ơn”.

Trong mùa lễ, mọi người dành để tạ ơn Trời và cảm ơn người. Thiết nghĩ, mỗi người trong chúng ta cần phải nghiêm chỉnh suy xét lại từng hành động của mình qua đời sống hằng ngày cho đến khi mình tắt thở. Kẻ nào có thái độ quên ơn Trời và bội ơn người không thể nào được xem là người tốt, hay người “ có đạo” biết kính Chúa và yêu người một cách chân thật, nhưng đáng liệt vào hạng “đồ vô ơn”. Nói như vậy chắc có người sẽ khó chịu hoặc thắc mắc: Ai là “đồ vô ơn”? Xin thưa! “Đồ vô ơn” cũng khá đông, nhưng tôi chỉ xin tạm liệt kê khoảng mười tám điểm tiêu biểu để hầu quý bạn đọc: 

1. “Đồ vô ơn” – là thứ bạc bẽo với ông bà, cha mẹ giống như câu ca dao, “Mẹ nuôi con như Biển Hồ lai láng, con nuôi mẹ, tính tháng tính ngày”. Thành phần này luôn ung dung tự tại, sống trong nhung lụa với vợ con, hay chồng con của mình, để mặc cha mẹ sống trong túng quẫn, cô đơn, cả năm không thăm viếng được một lần, giống y như câu vè, “Mẹ già hết gạo treo niêu, mà anh khăn đỏ khăn điều vắt vai”. Họ không quên cha mẹ, bỏ ông bà luôn đâu; bằng chứng là có người chờ đến khi ông bà, cha mẹ qua đời rồi mới bày tỏ lòng hiếu thảo. Họ tranh nhau xây mộ ông bà, cha mẹ to lớn như lăng tẩm. Có đứa xây rồi nhưng vì mộ ông bà, cha mẹ của người cùng làng, cùng xóm xây sau to hơn, nên chúng phải đập phá xây lại, hầu có thể trội hơn “lòng hiếu thảo”. Đúng là khi cha mẹ còn sống để ở “nhà lá”, chết thì cho ở “nhà lầu”. 

2. “Đồ vô ơn” – là kẻ nhẫn tâm ruồng bỏ anh chị em của mình, gồm những người từng giúp đỡ, cưu mang mình thời niên thiếu, lúc mình sa cơ thất thế, nhưng khi mình trở thành những nhà khoa bảng, đạt được danh vọng trên đường đời, rồi tự thấy mình văn minh, còn anh chị em mình là bọn thất học cần phải xa lánh, hầu giữ được thanh danh của “con dòng, cháu giống”, quý phái, và sang trọng.

3. “Đồ vô ơn” – là kẻ nhẫn tâm phản bội người phối ngẫu sau khi đạt được những bằng cấp và địa vị trong xã hội. Họ được như thế là nhờ công lao của vợ, của chồng, nhưng họ đã vội quên. Vì có học, vì sang trọng nên họ bổng thấy vợ mình hay chồng mình “không giống ai” cần phải ly dị. Họ không còn thấy hợp khẩu, hợp tánh, hợp kiến thức, và hợp chuyện gối chăn, nên đã làm công việc “giàu đổi bạn, sang đổi vợ”.

4. “Đồ vô ơn” – là những người từng bị Vc giam cầm trong các nhà tù, vợ nhà một lòng thủy chung “chờ đợi anh về”, nhưng sau khi được tự do và ra hải ngoại, họ lại nhẫn tâm ruồng bỏ vợ nhà hay “vợ già” để tìm vợ trẻ, vợ đẹp, hay vợ sang. Có người “khéo léo” hơn, họ ra vào Việt Nam bằng các vỏ bọc “báo hiếu”, “từ thiện”, và “niềm tin tôn giáo”, nhưng thực chất là để hưởng thụ. Họ về Việt Nam để du hí với những cô gái trẻ đáng tuổi con cháu mình; đây là những cô gái vì nghèo khổ nên phải bán tiết trinh cho những ông già dư tiền trợ cấp xã hội, hoặc hưu trí, cần có bồ nhí trong tuổi hồi xuân.

5. “Đồ vô ơn” – là thành phần nhờ chồng, nhờ cha, nhờ ông bà của họ, nên họ mới ra được hải ngoại, nhưng khi “đủ lông, đủ cánh”, họ vội quay lại xem thường chồng, xúc phạm cha, ruồng bỏ ông bà chỉ vì những vị đó không còn sự hào hùng thời trẻ tuổi, hay không còn “hào quang” như xưa để con cháu có thể dựa hơi, hay nhờ cậy.

6. “Đồ vô ơn” – là cái bọn dám xem thường Thầy cũ, hoặc người chỉ huy ngày xưa sau khi trở thành người có địa vị trong xã hội tại hải ngoại. Có kẻ đã không ngần ngại lên án cha anh mình là “ngu dại để cho nước mất nhà tan”. Bọn này dù nhiều hay ít cũng nhờ lá phiếu của người tỵ nạn để có vị trí trong chính quyền bản xứ, nhưng chúng đã vội quên ơn lá phiếu của cử tri. Chúng không ngại sử dụng quyền tự do ngôn luận tại các nước dân chủ, để trịch thượng mạt sát cha anh của chúng là chỉ giỏi biết chuyện “bóp cò súng” chứ biết gì chuyện chính trị của thời đại mới.

Có những đứa thuộc con nhà có đạo mấy đời gọi Thiên Chúa là Cha, thế mà khi ra tranh cử chúng lại đi đại diện cho cái đảng quái đản tại Hoa Kỳ. Đây là cái đảng có những chủ trương tận diệt thai nhi và làm những điều phản lại Kinh Thánh. Chúng đã ngang nhiên chà đạp những gì Chúa phán để chọn những thứ tạm bợ của đời hầu có thể tiến thân. Chúng nhẫn tâm “đâm sau lưng” chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa. Chúng thách thức, “bẹo gan”, và bỉ mặt đồng hương Việt Nam tị nạn cộng sản, khi chúng công khai hay lén lút đón tiếp cán bộ Vc tại hải ngoại. Chúng muối mặt trở về Việt Nam làm ăn hay giao du với đảng cướp Vc trong vị trí của một viên chức chính quyền bản xứ. Chúng bất chấp việc làm tổn thương về mặt tinh thần cho những nạn nhân Vc đang sống những ngày cuối đời tại hải ngoại. 

7. “Đồ vô ơn” – thích “quơ đũa cả nắm” khi có lời lẽ trịch thượng, xúc phạm ngay cả những người từng đổ máu xương để bảo vệ miền Nam. Trong thời điểm “máu người khác đổ, xương người khác phơi” để cho họ và gia đình được tự do thong dong đến nhà thờ, thánh đường, chùa chiền, thánh thất bày tỏ sự “thiêng liêng”, và tuyên bố “không làm chính trị”. Thành phần này có cơ hội học hành, đạt nhiều bằng cấp trong xã hội; khi giặc đến cái đám này vội dẫn bầu đoàn thê tử giành giật để được lên phi cơ hay xuống tàu lánh nạn cộng sản trong thời điểm đen tối nhất của dân tộc vào ngày 30-4-75. Nhờ sự hy sinh bằng chính máu xương của bao người đã giúp cho bọn này còn sống sót để ra hải ngoại tiếp tục hùng hồn tuyên bố “tôi không làm chính trị” hay “tôi không thích chuyện chính trị” như đã nói. 

8. “Đồ vô ơn” – là cái đám chỉ thích tụ năm, tụ ba để lý luận suông, và hay nổi gân cổ bàn cãi chuyện thời cuộc bên ly cà phê, chén trà chứ không hề bỏ ra một cắc, một xu, hoặc tốn một giọt mồ hôi cho chuyện chung của cộng đồng, của đất nước. Bọn này không tiếc lời miệt thị, chê bai thậm tệ những người có lòng vì đại cuộc đã hy sinh, hay chưa thành công. 

9. “Đồ vô ơn” – là thành phần vội quên những người từng bảo lãnh, giúp đỡ lúc mình chân ướt chân ráo, đến vùng đất tự do để lánh nạn cộng sản, bằng nhiều hình thức sau ngày 30-4-75; hoặc những năm gần đây họ được rời khỏi Việt Nam bằng đủ mọi loại “ưu tiên” để cho đời sống bớt cơ cực và cho tương lai con cháu sau này. Lúc mới ra hải ngoại, họ trông bèo nhèo, rất đáng tội, và rất dễ thương, nhưng sau khi ăn nên làm ra, lại phách lối, kiêu căng, điệu hạnh, và vênh mặt với cả những người đã từng ân cần tiếp đãi, hay mang mình đến vùng đất tự do. Có đứa sau khi “chân mới vừa hết phèn” đã ra vẻ cao sang, quý phái, thích nói ngoại ngữ hơn tiếng Việt, và quay lại khinh thường luôn cả ân nhân mình. Có kẻ còn kỳ thị ngược lại người bản xứ, gọi người bản xứ là tụi Mỹ, tụi Tây, và cho rằng “chúng nó ngu”, hoặc “không ra chi” nên cả đời phải ở chung cư hay nhà mướn. 

10. “Đồ vô ơn” – là kẻ nhanh chóng quên ơn chồng mình hay vợ mình, từng có công mang mình ra khỏi nơi đói nghèo, lạc hậu, luôn bị chế độ độc tài khủng bố tinh thần, để đến một nơi thật sự có tự do, với đời sống sung túc bằng tình yêu chân thật chứ không phải theo kiểu mua bán ái tình. Có đứa chóng quên quá khứ, phản bội người phối ngẫu một cách dễ dàng, thích nói cái giọng “tanh tanh” như thể mình từng là ông hoàng, hay bà chuá lúc còn ở Việt Nam. Hình ảnh này không khác chi loài bướm không có lương tri, nên sau khi có được màu sắc rực rỡ lại quên rằng nó từng có những ngày là con sâu xấu xí. 

11. “Đồ vô ơn” – là những tên lúc nào cũng nói giọng nhân nghĩa, đạo đức nhưng lại ruồng bỏ vợ con, mang tiền về Việt Nam cưới vợ khác, trẻ hơn, đẹp hơn, và đem ra hải ngoại, sử dụng như những nô lệ. Sau khi chán chê, “vứt đi” một cách tàn độc bằng các mánh khoé hay kẽ hở của luật pháp. 

12. “Đồ vô ơn” – là những đứa xem cha mẹ chồng, cha mẹ vợ, hoặc cha mẹ ruột đang ở trong nhà mình như thể những “đầy tớ giữ nhà”, có bổn phận phải làm tất cả công việc như người ở đợ để trừ nợ, hay để được ăn chén cơm thừa, cá cặn, trong lúc tuổi già bóng xế. Bọn này là thành phần có lẽ hồi còn nhỏ thiếu sự giáo dục của cha mẹ nên không hề biết trân quý công khó của người khác, hoặc biết kính trọng và thương yêu người có tuổi. 

13. “Đồ vô ơn” – là cái phường nịnh bợ bọn Vc khi quay lại miệt thị, chỉ trích bừa bãi chính phủ hay quốc gia từng chia sẻ đời sống tự do với chúng. Bọn này không ngần ngại lên án chính quyền nơi chúng định cư một cách vô tội vạ. Giống như tại Hoa Kỳ, có những tên hồ đồ lớn tiếng nguyền rủa nước Mỹ như kẻ thù của Mỹ. Bằng chứng là có kẻ đã reo hò khi thấy nước Mỹ bị bọn khủng bố quốc tế tấn công. Hành động này y hệt thái độ phản trắc của đám cướp trong đảng Vc tại Việt Nam ngày nay. 

14. "Đồ vô ơn" – chúng có trí nhớ tồi tệ đến độ sau khi thành công, sau khi đạt được điều mình mong muốn, sau khi no cơm, ấm áo, hoặc đỏ da thắm thịt, chúng lại vội quên ơn người khác, quên luôn cái thời hàn vi của mình để rồi trở nên hống hách và kiêu ngạo. Có đứa đê hèn đến nỗi thẳng tay “đâm sau lưng” những người từng giúp đỡ, cưu mang mình trong các chức vụ, vị trí quan trọng ngoài đời hoặc trong giáo hội. 

15. “Đồ vô ơn” – là cái đám muốn mình trông “thiêng liêng” hơn người khác nên hùng hồn tuyên bố rằng tôi “không làm chính trị” hoặc “không dính dấp đến chính trị”, hoặc tỏ ra xem thường, lên án ngay cả những người từng tranh đấu cho mình được ra khỏi nhà tù Vc. Có đứa lúc còn ở Việt Nam từng xòe tay nhận tiền những người có lòng với công cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ tại Việt Nam, nhưng khi được tự do, chúng không hề biết nói một lời bênh vực nạn nhân của Vc, trái lại còn “đâm sau lưng chiến sĩ”. Chúng “khôn ngoan” chui sâu, trèo cao. Chúng xa lánh những ân nhân của chúng, hầu không bị vạ lây vì cái tội “giao du” với những người “làm chính trị”. 

16. “Đồ vô ơn” – là cái đám nhờ đồng hương Việt Nam tại hải ngoại mà ăn nên làm ra, nhà cao, cửa rộng, con cái học hành đổ đạt thành tài nhưng không hề biết ơn những người đóng thuế cho gia đình mình hưởng. Bọn này mang tiền về Việt Nam móc ngoặc làm ăn với Vc. Chúng thích ra vào Việt Nam theo kiểu “áo gấm về làng”, hoặc về Việt Nam ngồi chung bàn, ăn chung mâm, tiệc tùng đú đởn ăn chơi với đảng cướp Vc qua các vỏ bọc từ thiện, tôn giáo, hoặc báo hiếu ông bà cha mẹ. Bọn này luôn từ chối tranh đấu, hoặc công khai cầu nguyện cho đất nước Việt Nam hay cầu nguyện cho các nạn nhân của Vc. Đám người này cũng né tránh lên tiếng qua các thỉnh nguyện thư để đòi hỏi ôn hoà cho sự tự do của người khác dù bản thân mình cũng từng sống sót là do máu người khác đã đổ ra. Chúng luôn ngoảnh mặt làm ngơ khi chế độ Vc vẫn ngày đêm ngang nhiên cướp của, giết người, tạo bao nhiêu cảnh oan khiên tại Việt Nam. Chúng để mặc cho nhiều người nhẹ dạ và người ngoại quốc tiếp tục tưởng lầm rằng Việt Nam đã có thay đổi, đảng cướp Vc đã biết “ăn năn”. Bọn này dễ dàng tin tưởng kẻ gian nhưng lại nghi ngờ những người tử tế. Chúng thích làm thinh trước điều quấy, để mặc cho kẻ gian quậy phá cộng đồng. Chúng thích sử dụng những phần tử bất hảo để tấn công những ai không thuộc phe nhóm của chúng. Chúng không dám hy sinh đời sống cá nhân vì đại cuộc. Chúng sợ Vc hơn cả Thiên Chúa hay ông Trời. Chúng thích ngồi nhà công khai hoặc nặc danh viết bài nguyền rủa, xách mé những nhân sĩ có lòng, những vị lãnh đạo tôn giáo đáng trọng, những cá nhân yêu nước bằng những từ ngữ ác độc như “tội đồ dân tộc”, “đại bịp”, “giả hiệu” hoặc “dỏm”. 

17. “Đồ vô ơn” là cái tập đoàn “khôn nhà, dại chợ” mơ hồ và nhu nhược với kẻ thù Vc nhưng lại hung hãn với anh chị em cùng “một nhà” và cùng chung lý tưởng. Đám này thẳng tay loại trừ những người tử tế đã từng “sống chết” với mình cho mục tiêu cao cả, nhưng nay có sự bất đồng về đường lối đấu tranh. Bọn này có hành động y như thái độ bất nhân của đám lãnh đạo Vc, hèn với giặc Tàu nhưng lại ác với dân. 

18. “Đồ vô ơn” – là những tên lợi dụng lòng tốt của người khác để trục lợi, nhờ đồng hương ủng hộ nên công việc thương mại được phát triển nhanh chóng. Chúng “trả ơn” khách hàng hay thân chủ bằng cách bất chấp luật pháp của người và của Trời để lợi dụng lòng tin hay sự dễ tính của người khác hầu tìm kiếm những đồng tiền bất chính. Có kẻ sử dụng vị trí lãnh đạo để cấu kết nhau gian lận tiền bạc và hại người. Dù bị vạch mặt hay bị “sa lưới”, chúng không bao giờ biết thức tỉnh ăn năn. Chúng vẫn tiếp tục sử dụng những nơi thờ tự của các tôn giáo để trâng tráo nói điều “thiêng liêng” hầu có thể dối đời, gạt người, và xúc phạm Đấng Thượng Đế bởi những việc làm tồi tệ của chúng.

 

Kết luận

Người biết ơn Trời hay nhớ ơn người là thành phần xứng đáng cho chúng ta làm bạn, xứng đáng cho chúng ta kính trọng, và xứng đáng cho chúng ta học hỏi. Đồ vô ơn, bạc bẽo, không thể là người có đủ tư cách làm “cha”, làm “thầy” hay làm “sư”, hoặc “lãnh đạo” người khác, hoặc làm bạn với ai. Thái độ vô ơn là cung cách của phường “ăn cháo đá bát”, thiếu lòng tự trọng mà người đời gọi là “đồ vô ơn”.

Nói về lòng biết ơn hay thái độ vô ơn, có một câu truyện trong sách Phúc Âm Lu-ca 17 như sau: Có mười người bị phong cùi, họ nài xin Chúa Cứu Thế Jesus chữa lành cho họ và Chúa đã thương xót mà phán cho họ được lành bệnh. Kết quả, chỉ có một người duy nhất trở lại tạ ơn Ngài, còn chín người kia thì biệt tăm, khiến Ngài phải thốt lên rằng, “Không phải mười người đều được sạch cả sao? Còn chín người kia ở đâu? Chỉ có người ngoại quốc này trở lại ngợi khen Ðức Chúa Trời ư!” (câu 17-18). Chúa Cứu Thế Jesus hỏi và chắc chắn Ngài cũng đã có câu trả lời: Chín người kia đang sống lẫn lộn trong xã hội loài người ngày nay.

Cầu xin Đức Chúa Trời ban cho quý độc giả và tôi có ý thức về lời Kinh Thánh hầu chúng ta không trở thành những con người mà người đời gọi là “đồ vô ơn” giống như chín người phong cùi đó, hay ít nhất những kẻ nằm trong 18 điểm mà tôi vừa liệt kê trong bài viết này.


Huỳnh Quốc Bình
Ngày 21 Tháng Mười Một, năm 2022
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Dec/2022 lúc 9:48am

LÀM ĐĨ - Câu chuyện xúc động và đầy sự nhân văn đáng suy ngẫm      <<<<<<

Hình%20ảnh%20cây%20thông%20Noel%20và%20lễ%20hội%20giáng%20sinh%202020%20-%20DTA%20City


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 05/Dec/2022 lúc 9:54am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/Dec/2022 lúc 10:15am
Người Sài Gòn khoái mần chuyện ... bao đồng.
SÀIGÒNXƯA
Ba lần đi ăn sáng mà hổng biết ai trả tiền, khi kêu tính tiền, quán nói, của chú có người trả rồi . Đi chợ mua đồ đưa tiền lớn , người bán nói , chú đi mua cái gì đi lát chú ghé trả, không thì bữa nào chú trả cũng được . Sài Gòn sao mà kỳ ghê .
Bắc Nam một dãy sơn hà
Saigon thủ phủ của người Miền Nam
Giang sơn một dãy đều chung
Saigon cũng chỗ quê hương nhiều người
SÀI GÒN KỲ VẬY ĐÓ
Luôn chia sớt và đùm bọc nhau!
Lá rách đùm lấy lá tả tơi!!
Đúng rồi rất kỳ cục đến dễ thương
Và không bao giờ quên được cái kỳ cục này.
Cái kỳ cục của người Sài-Gòn, sao mà nghe nó rất dễ thương cũng như đặc trưng cái giọng điệu quá mộc mạc, êm ái làm sao đó, lúc còn nhỏ tí teo không ăn sáng ở nhà, gia đình cho năm cắt (50 xu) tiền lúc đó có giá trị lắm, ra quán bà ba ở đầu hẻm, hỏi mua tô bún riêu, tô bún bự chà bá lửa, làm sao ăn cho hết, nhưng cũng ráng nuốt cho hết, bây giờ nhớ lại cảnh này sao mà nhớ cảnh xưa quá , nhớ giọng nói, cứ chỉ, cũng như nghĩ lại sao nó quá thân thương làm sao, hy vọng những kỷ niệm khó quên đó không bao giờ quên được, mặc dù tuổi đã già, cảm ơn nhiều, tác giả ơi.
SÀI GÒN TÁNH KỲ
Con nhỏ hỏi dĩa cơm nhiu
Bả kêu 25k nha
Cái nó biểu bỏ bớt thịt ra được hông dì, con hông đủ tiền.
Cái bả hỏi chớ mày có nhiu
Con nhỏ kêu dạ 20k
Bả phủi tay xời, thì ăn đi mốt trả tao sau.
SÀI GÒN TÁNH KỲ
Thằng sinh viên ra chợ hỏi mua cá
Chị bán cá hỏi em ở ngoải mới vô học hả
Thằng nhỏ dạ
Cái chỉ kêu thương hen, vô mình ên hả cưng, mốt mua gì nói chị, chị chỉ chỗ mua cho ngon nghe hơm. Cá của cưng nè, đưa 10k được rồi. Mai ghé nha!
SÀI GÒN TÁNH KỲ
Lái xe buýt lương tháng nhiu hổng biết, nhưng cứ để ngay cửa lên xuống cái rổ nho nhỏ, có tiền lẻ, có kẹo, có bao nilon, cho ai cần thì lấy mà xài. Mà kỳ hơn là hổng cho ai bỏ vô thêm. Bao đồng thấy ớn!!!
SÀI GÒN TÁNH KỲ
Đi Thảo cầm viên chơi thấy có cái bà kia bả khùng muốn chết. Bán đồ hông lo bán, tối ngày đi cho mấy con sóc ăn. Chắc bả giàu lắm há?! Nhìn mấy con sóc chạy lon ton theo bả, thấy cũng cưng!!!
SÀI GÒN TÁNH KỲ
Đi 1 khúc là thấy nước uống miễn phí, đi 1 khúc là thấy bánh mì miễn phí. Lâu lâu lại thấy cắt tóc miễn phí cho người nghèo, trẻ lang thang, hay đánh giày, sửa giày miễn phí cho người bán vé số, người già neo đơn... Làm như dư tiền quá hông biết làm gì hay sao á ha?!?
SÀI GÒN TÁNH KỲ
Tết nhà người ta đông thiệt đông, dzui thiệt dzui.
Tết Sài Gòn vắng hoe!!! Một hai bữa đầu thấy thích thích, vì chạy sướng rơn. Bữa sau bắt đầu thấy buồn buồn, thấy nhớ cái đặc sản kẹt xe, nhớ mấy xe hủ tíu gõ, nhớ luôn mấy tiếng lạch xạch-lạch xạch cạo gió giác hơi...
Sài Gòn nó cũng kỳ lắm!!! Kỳ lắm luôn...
Nên mới nói..."Đi đâu cũng nhớ Sài Gòn."
Nguồn: Nguyễn Thái Sơn
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 10/Dec/2022 lúc 2:12am
 

Trong cuộc sống hằng ngày có những vấn đề tưởng như rất đơn giản và dễ thực hiện, nhưng thực tế thì là không dễ nhưta tưởng...

Dễ là khi bạn có một chỗ trong sổ địa chỉ của một người, nhưng khó là khi bạn tìm được một chỗ trong trái tim của người đó.
Dễ là khi đánh giá lỗi lầm của người khác, nhưng khó là khi nhận ra sai lầm của chính mình.

Dễ là khi nói mà không suy nghĩ, nhưng khó là khi biết kiểm soát những lời nói của mình.

Dễ là khi làm tổn thương một người mà bạn yêu thương, nhưng khó là khi hàn gắn vết thương đó.

Dễ là khi tha thứ cho người khác, nhưng khó là khi làm cho người kháctha thứ cho mình.

Dễ là khi đặt ra các nguyên tắc, nhưng khó là khi làm theo chúng.

 Dễ là khi nằm mơ hàng đêm, nhưng khó là khi chiến đấu vì một ước mơ.

Dễ là khi thể hiện chiến thắng, nhưng khó là khi nhìn nhận một thất bại.

Dễ là khi vấp phải một hòn đá và ngã, nhưng khó là khi đứng dậy và đi tiếp.

Dễ là khi hứa một điều với ai đó, nhưng khó là khi hoàn thành lời hứa đó.

Dễ là khi chúng ta nói rằng chúng ta yêu thương, nhưng khó là khi  làm cho người khác cảm thấy như thế hàng ngày.

Dễ là khi phê bình người khác, nhưng khó là khi cải thiện chính bản thân mình.

Dễ là khi để xảy ra sai lầm, nhưng khó là khi học từ những sai lầm đó.

Dễ là khi buồn bực vì một điều gì đó mất đi, nhưng khó là khi quan tâm đủ đến điều đó để đừng làm mất.

Dễ là khi nghĩ về một việc, nhưng khó là khi ngừng suy nghĩ và bắt đầu hành động.

Dễ là khi nghĩ xấu về người khác, nhưng khó là khi cho họ niềm tin.

Dễ là khi nhận, nhưng khó là khi cho.

Dễ là khi đọc những điều này, nhưng khó là khi bạn thực hiện nó. *

Nếu cơ hội mãi không gõ cửa, bạn phải xem mình đã xây một cánh cửa chưa đã...


Sưu tầm

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 13/Dec/2022 lúc 9:20am

Mỗi khi ông đi qua bà đi lại là Thịnh mời chào đon đả trong tiếng chợ búa huyên náo:

– Mua gà không bác ơi, chị ơi, anh ơi…

Thịnh cứ nhìn mặt đặt tên mà gọi, cô bác đi chợ đã dừng chân ngồi xuống bên lồng gà của Thịnh lựa chọn mua mua bán bán. Nghe giọng miền Trung của nó rao hàng bà Cam ngứa cả tai, bên này bà Cam cũng gân cổ lên réo mời:

– Gà ngon đây… bảo đảm giá cả rẻ hơn những hàng gà khác đây.

Có bà nội trợ ghé lồng gà bà Cam xem không vừa ý bèn sang bên “con đó” mua làm bà Cam tức bà khách thì ít mà…hận con Thịnh thì nhiều. Xưa nay bà Cam bán gà chợ An Ðông nổi tiếng, khó có ai…thoát khỏi tay bà một khi đã sà vào hỏi mua là phải mua xong mới đi khỏi được. Nay có những khách quen đã…né mặt bà, họ đến thẳng hàng con Thịnh mua bán lẹ làng mau chóng hơn, vừa ý hơn. Rõ ràng là con Thịnh đã cướp khách hàng của bà.

Hôm anh quản lý chợ dắt con nhỏ này đến ngồi cạnh chỗ bà Cam, Thịnh đội nón lá sùm sụp và mặc áo ngắn trong, áo dài tay ngoài che nắng trông luộm thuộm đã mất cảm tình. Thịnh xê dịch ba cái lồng gà to tìm chỗ đặt cho gọn gàng không xâm lấn sang chỗ bên cạnh. Bà đã liếc xéo và chỉ muốn Thịnh nhích sang phần đất của bà là bà sẽ sinh sự chửi té tát cho nó biết tay. Bà Cam thêm một đối thủ cạnh tranh buôn bán từ đấy.

Chợ An Ðông không chỉ mình bà Cam bán gà nhưng xưa nay mức độ bán hàng của bà vẫn khấm khá đều đặn, từ khi có con Thịnh từ xó xỉnh miền Trung nào đến đây thì lợi tức của bà kém hẳn, vì Thịnh ngồi ngay bên cạnh, lời chào mời lanh lảnh và ngọt ngào chiều khách bảo sao khách chẳng mua gà của nó. Con Thịnh tuổi đáng con cái bà, kinh nghiệm ở đâu ra mà buôn bán giỏi thế. Bà ghét con Thịnh, ghét cả cái tên như con trai của nó. Cầu cho nó ế chồng tàn đời. Bà Cam rủa thế.

                                                                                                    …


Tuấn đi xe đạp mang chiếc lồng gà nhỏ trong có mấy con gà ra chợ cho mẹ. Bà Cam không có đó, Thịnh bên cạnh thấy Tuấn đứng lóng ngóng liền nhanh nhẩu nói:

– Bà Cam đi tiểu đằng kia rồi, chốc bà quay lại.

Tuấn lễ phép:

– Chị cho em gởi mẹ em 3 con gà này, nói của bác Sính chung cư là mẹ em hiểu.

– Xời ơi… sao anh ăn nói lịch sự quá vậy. Chẳng bù…

Thịnh định nói “chẳng bù cho mẹ anh chua ngoa lắm cơ” nhưng vội dừng lại kịp thời. Tuấn quay đầu xe đạp:

– Cám ơn chị. Em về..

Bà Cam lù lù đi tới:

– Tuấn hả con..chị ..chị….em..em….gì..con nhỏ này thua con 1 tuổi.

Tuấn giao gà cho mẹ xong đạp xe về ngay không biết “cô em” bán gà thua 1 tuổi đang tủm tỉm cười nhìn theo.

Hôm qua bà Sính ở cùng chung cư Ngô Gia Tự than thở với bà Cam mấy con gà nhà nuôi có vẻ…lờ đờ, bà Sính đã nhét tỏi cho gà ăn, tỉnh lại, hôm nay nhờ bà Cam mang ra chợ bán tống táng giùm được đồng nào hay đồng ấy nên bây giờ Tuấn phải mang gà ra chợ cho mẹ. Vụ này khá béo bở, kiếm lời ngon lành, bà Cam vừa mồm mép vừa chèo kéo mọi cách sẽ bán được mấy con gà sắp rù này.

                                                                                                  …..

Bà Cam nghỉ chợ hai ngày vì bị cảm, nằm nhà bà lo cho mình thì ít mà lo cho mấy con gà nhốt trong lồng nuôi trong nhà sẽ xuống cân mất giá thì nhiều. Thịnh hỏi thăm ai đó nên đã biết địa chỉ nhà bà.

Thấy “địch thủ” đến thăm bà Cam ngạc nhiên và …nghi ngờ cảnh giác hay là nó đến xem mình ốm đau thế nào, sắp…chết chưa để nó ăn mừng? Nhưng bà cảm động quá khi thấy Thịnh mang túi quà tới và ân cần hỏi han. Hôm nay Thịnh ăn mặc đẹp, trông xinh đẹp hẳn ra, Tuấn không nhận ra “chị” bán gà đầu đội nón lá lụp xụp ngoài chợ hôm nọ nữa và chàng cũng cảm động không thua gì mẹ. Thịnh còn biết nhà bà Cam chỉ có một mẹ một con trai, nên nàng đã mua đồ tới đây lăng xăng nấu bồi dưỡng cho bà Cam nồi cháo thịt bò kiểu miền Trung ăn thật ngon miệng, bà Cam phục tài con này nấu ăn ngon. Trước khi ra về Thịnh còn đề nghị mang mấy lồng gà của bà ra chợ bán giùm, chứ để ở nhà tốn thóc gạo lỗ vốn.

Bà Cam biết gia cảnh con nhỏ miền Trung này thật đáng thương và đáng nể, em trai thi đậu đại học nhưng cha mẹ không có tiền cho con vào Sài Gòn học hành. Thịnh đã trải qua nỗi buồn này, học xong trung học Thịnh không dám mơ gì hơn vì biết nhà mình nghèo, nên hiểu em, thương em, quyết cùng em vào Sài Gòn, Thịnh kiếm đủ thứ nghề làm ăn buôn bán dù cực nhọc để nuôi em ăn học, khi xin được một chỗ bán gà trong chợ An Ðông thì Thịnh đã kiếm tiền ổn định hơn và mỗi ngày mỗi đông khách, khấm khá thêm vì mua bán ngay thẳng thật thà.

Bà Cam cũng là người xông pha từ trong nhà ra ngoài ngõ, bà đã ra chợ An Ðông buôn bán kiếm thêm tiền lo cho gia đình, chồng bà là nhà giáo sau 1975 được lưu dụng lương ba cọc ba đồng hiền lành an phận. Thời buổi bao cấp cuộc sống khó khăn nhưng bữa cơm nhà bà vẫn là cơm gạo trắng có tôm cá thịt thà đầy đủ. Ông qua đời khi thằng Tuấn vừa đậu vào đại học sư phạm.

Hai tâm hồn đồng điệu gặp nhau thông cảm nhau hơn bao giờ, bà Cam và Thịnh không còn kèn cựa nhau ngoài chợ nữa mà trái lại Thịnh hay qua lại nhà bà Cam như chỗ thân tình. Bà Cam tinh ý biết Thịnh thích Tuấn và Tuấn cũng thích Thịnh. Hai đứa đã yêu nhau nên khi Tuấn đòi lấy vợ, lấy Thịnh, thì bà Cam không ngạc nhiên. Nay mai Tuấn ra trường là thầy giáo cũng hiền lành an phận như bố, Tuấn cần có một người vợ lanh lợi giỏi giang bên cạnh như chồng bà đã có bà. Không ai khác ngoài Thịnh đủ tiêu chuẩn cho bà kén chọn để nên duyên với con trai bà. Thịnh tài giỏi tay trắng từ miền Trung nghèo khổ tha phương vào Sài Gòn nuôi em ăn học và có ít vốn liếng trong tay.

Lấy chồng, nhờ mẹ chồng giúp thêm vốn Thịnh đã sang được một sạp vải trong chợ An Ðông, nàng ngồi chảnh chọe bên đống vải đủ màu sắc thơm tho không còn là con nhỏ bán gà phơi mặt ngồi ngoài chợ bên mấy lồng gà nhếch nhác nữa.

                                                                                               …

Với tài sản của nhà chồng và của nàng, Thịnh đã móc nối hùn vốn trong một chuyến vượt biên, mang được gia đình nhỏ của nàng gồm hai vợ chồng hai đứa con nhỏ, bà mẹ chồng và đứa em trai của nàng cùng theo.

Sang Mỹ trong khi Tuấn học lại thì Thịnh đi làm nails. Khi Tuấn ra trường kỹ sư thì Thịnh đã làm chủ một tiệm nails đông khách, nàng biết cách làm ăn, luôn giá cả hợp lý thì khách hàng sẽ tín nhiệm và lâu dài. Ðiều này chính bà Cam cũng phải phục con dâu, ngày xưa bán gà bà chuyên qua mặt khách hàng, gà sắp toi, sắp rù bà vẫn đẩy đưa hay bắt chẹt khách phải mua bằng được hèn gì càng về sau hàng gà của bà càng ế. Lúc còn ở Việt Nam Tuấn là thầy giáo nàng bán vải ngoài chợ, nay Tuấn là kỹ sư nàng là chủ tiệm nails, thời nào vai vế nàng cũng không bằng chồng nhưng kiếm tiền không thua gì chồng.

Hiện nay chị em Thịnh đã bảo lãnh kẻ trước người sau tất cả gia đình còn lại sang Mỹ, nhóm người miền Trung ấy ai cũng đến tiệm nails của Thịnh khởi đầu kiếm tiền sau đó chăm chỉ học hành, chịu khó làm việc nên ai phận nấy đều có cuộc sống riêng đầy đủ.

Bà Cam sống chung với vợ chồng Tuấn – Thịnh. Hai bà bán gà chợ An Ðông ngày xưa, một nhỏ tuổi, một lớn tuổi là đối thủ của nhau có ngờ đâu sẽ là tình thân ràng buộc và sống chung nhà mấy chục năm như thế này. Bà Cam hài lòng thấy con dâu cùng chồng nó nên nhà nên cửa, hai đứa cháu nội ngoan học giỏi, bà thầm cám ơn Trời Phật, số phận đưa đẩy cho bà gặp Thịnh, dù thuở ban đầu ấy bà chỉ muốn băm vằm nó ra mấy chục mảnh mỗi khi mất khách hàng vào tay nó.

Nhưng cuộc sống không sao tránh khỏi những va chạm bất đồng. Bà Cam đã 90 sức khỏe vẫn tốt so với tuổi tác, thỉnh thoảng bà dở chứng, dở hơi, giận hờn sinh sự, lải nhải la mắng con dâu. Ngày xưa chỉ là người dưng cạnh tranh nhau buôn bán, bà Cam liếc nguýt, chửi cạnh khóe xỏ xiên Thịnh còn nhịn được, thì ngày nay Thịnh chấp nhất làm gì bà mẹ chồng tuổi già tính nết thất thường. Nàng thường nói:

– Ôi… cứ để bà đanh đá chửi cho sướng miệng. Thế mới đúng là bà Cam bán gà chợ An Ðông ngày xưa chứ.


Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Dec/2022 lúc 8:51am

Vì Sao Tôi Không Về Việt Nam Sống? - 


Thỉnh thoảng, một số bạn của tôi ở Việt Nam (và cả ở nước ngoài) hỏi rằng mai kia mốt nọ khi nghỉ hưu tôi có về Việt Nam sống không. Tôi có khi cũng nghĩ đến câu hỏi này, và lần nào thì câu trả lời đều là KHÔNG. Có lẽ cuộc sống ở đây khổ cực, nhưng tôi đã quen với cực khổ rồi, và đã nhận đây là quê hương thứ hai rồi.

Có lẽ các bạn ngạc nhiên hỏi: Ủa, cuộc sống ở Úc cực khổ à? Thì, tôi nói như vậy là theo một nhận xét của một anh ca sĩ đình đám trong nước thôi. Anh ấy từng đi nước ngoài như đi chợ, và có dịp quan sát nhiều nên có thể so sánh. Anh ấy nói rằng cuộc sống ở Việt Nam 'sướng hơn nước ngoài nhiều'.

Sướng như thế nào? Anh ấy nhận xét rằng ở Việt Nam ngày nay cái gì cũng có, muốn gì cũng có, kể cả mướn tài xế riêng và mướn người giúp việc. Anh ấy đi nhiều nơi và có dịp so sánh, và đi đến nhận định rằng ở Việt Nam cái gì cũng nổi trội: bar hay club thì đẹp, máy bay thì bự, điện thoại thì toàn thứ xịn, mĩ phẩm thì toàn hạng nhứt, v.v. (Mấy cái này thì Úc tôi đúng là kém hơn Việt Nam thiệt.)

Những nhận xét trên của anh ca sĩ cũng được độc giả trong nước đồng tình. Có độc giả viết rằng ai chưa đi nước ngoài thì mong ước được đi, nhưng đi rồi thì mới thấy Việt Nam mình là sướng nhứt. Sướng như thế nào? Theo độc giả này, sướng là "Ở Việt Nam muốn ăn gì cũng có, bước chân ra khỏi nhà là có đồ để ăn, lai còn ăn ngon. Ra nước ngoài đi kiếm đồ ăn phải chay xe vòng vòng rồi gửi xe này nọ rất là rắc rối."

Phải nói rằng đọc những dòng trên tôi mới biết rằng mình đã quá khổ đau trong 40 năm qua. Mình khổ mà mình không hề biết! Thiệt là tội nghiệp vậy.

Vậy mà tôi không về Việt Nam sống?

Nhiều khi tôi tự phân tích câu hỏi trên, và đi đến nhận xét rằng mình sống đâu phải vì vật chất. Tôi không có nhu cầu đi máy bay bự, vào club đẹp, xài điện thoại mắc tiền, xức nước bông ngàn đô. Không có những nhu cầu đó. Nhưng tôi muốn sống trong một môi trường thân thiện và xanh tươi, và trong một xã hội mà:

• người với người tin tưởng nhau, không đòi phải có con mộc đỏ hay gì đó;

• người với người thương yêu và giúp đỡ nhau mà không hề hỏi vì động cơ gì;

• không ai phải mệt mỏi với 'ghen ăn tức ở';

• bình đẳng, không ai phải 'cạnh tranh' với 5C (con cháu các cụ cả);

• không ai phải bị đày đoạ vì khác chánh kiến;

• không ai phải đi tù 23 năm 6 tháng vì câu nói 'ngu như bò';

• không ai phải mua chức bán quyền;

• công chức nhà nước là đầy tớ thực sự cho dân;

• người trí thức có trách nhiệm với xã hội và cộng đồng, chứ không xu phụ nhà cầm quyền;

• chánh phủ và cảnh sát biết sợ dân;

• luật pháp vừa nhân đạo vừa nghiêm minh;

• không phải bị tra tấn tinh thần bằng những khẩu hiệu nhồi sọ;

• vân vân.

Và, tôi chợt nhận ra một trong những điều trên qua vụ việc liên quan đến ông cụ Danny Lim và mới đây là vụ Chánh phủ tiểu bang New South Wales phải hoàn trả hơn 10 triệu đôla cho những người bị cảnh sát phạt trong thời gian phong toả vì dịch covid.

Trong thời gian phong toả, cảnh sát NSW đã phạt hơn 62000 người. Một số bị phạt đến 3000 đôla chỉ vì đứng xếp hàng cách nhau dưới 1.5 m! Ngay lúc đó, đã có người phê phán cảnh sát là mất nhân tánh. Một số luật sư doạ rằng họ sẽ kiện chánh phủ ra toà.

Quả thật, đã có một nhóm luật sư kiện chánh phủ NSW ra toà, vì họ lí giải rằng chủ trương đó là vi hiến hay vi phạm luật pháp gì đó. Và, họ đã đúng. Hôm qua, chánh phủ NSW thú nhận rằng họ đã sai, và toà án ra lệnh chánh phủ phải trả lại tiền cho hơn 33,000 người bị phạt. Số tiền phải hoàn trả lên đến hơn 10 triệu AUD.

Các luật sư cho biết số còn lại (khoảng 32000 người bị phạt) thì còn trong vòng tranh cãi. Hiện nay, những người này vẫn phải trả tiền phạt, nhưng nếu toà án phán việc phạt là bất hợp pháp thì chánh phủ cũng phải hoàn trả tiền cho họ.

Tôi nghĩ trong tương lai, chánh phủ sẽ còn phải ra toà về chủ trương ép buộc tiêm vaccine.

Chúc mừng

các bạn tôi đã bị phạt trong thời gian lockdown và được hoàn tiền! Cám ơn các luật sư đã đem lại lẽ phải cho nạn nhân bị phạt.

Phải nói là qua vài sự việc trên tôi nhận ra rằng sống trong một xã hội thượng tôn pháp luật và dân chủ (như Úc này) thiệt là một ‘privilege’. Giá trị của một xã hội không phải phản ảnh qua vật chất mà xã hội đó chỉ lệ thuộc vào nước ngoài (như máy bay bự, siêu xe, quán bar đẹp, điện thoại mắc tiền, nước bông ngàn đô), mà là qua chất lượng sống và con người cư xử với nhau trong tình thân.

Hình: "Only a life lived for others is a life worthwhile" (có thể hiểu là: Sống để phụng sự người khác là một cuộc sống đáng sống).


Nguồn: Fb Nguyễn Tuấn



Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 17/Dec/2022 lúc 10:08am

Điều Kỳ Diệu Và May Mắn Sẽ Đến Với Người Sẵn Lòng Cho Đi

Heart%20candle,%20red,%20candle,%20rose,%20love,%20heart,%20flower,%20black,%20nature,%20HD%20%20wallpaper%20|%20Peakpx

Câᴜ chᴜyện 1 : Cây nến yêu thương

Có một cô gái tɾẻ chᴜyển nhà mới. Cô pнát hiện hàng xóm nhà mình là một phụ nữ nghèo goá chồng, sống với hai đứa con nhỏ. Một ngày nọ khᴜ phố bị mất điện đột ngột. Cô gái tɾẻ phải dùng nến để thắp sáng.

Khi vừa mới chᴜẩn bị thì chỉ một lát saᴜ, đã có tiếng gõ cửa. Hoá ɾa là đứa bé con nhà hàng xóm. Nó hồi hộp hỏi: “Cô ơi cô, nhà cô có nến không ạ?”

Cô gái tɾẻ nghĩ: “Nhà nó nghèo đến mức nến cũng không có mà dùng ư? Cho nhà nó một lần, lần saᴜ lại sang xin nữa cho mà xem!” Thế là cô gái sẵn giọng: “Không có!”.

Nói ɾồi cô định đóng cửa lại, đứa tɾẻ nhà hàng xóm nghèo chợt mỉm cười nói: “Cháᴜ biết ngay là nhà cô không có mà!”.

Nói xong, nó chìa ɾa hai cây nến: “Mẹ cháᴜ với cháᴜ sợ cô chỉ sống có một mình, không có nến nên bảo cháᴜ mang nến sang cho cô dùng tạm!”.

Cô gái tɾẻ nghe xong lặng người…

Tɾong cᴜộc sống của chúng ta cũng sẽ có những lúc như thế. Dù con người sống tɾong hoàn cảnh khó khăn hay giàᴜ có, họ đềᴜ cần sự an ủi từ ai đó.

Đừng ích kỷ, hãy lắng nghe âm thanh cᴜộc sống. Cᴜộc sống của ta sẽ không xấᴜ, mà thậm chí nó còn đẹp hơn khi chúng ta cho đi. Bởi… cho đi cũng chính là nhận lại!


Câᴜ chᴜyện 2 : Ly Sữa ân tình

Tiến sĩ Howard Kelly

Tɾưa hôm đó, có một cậᴜ bé nghèo bán hàng ɾong ở các khᴜ nhà để kiếm tiền đi học. Bụng đói cồn cào mà lục túi chỉ còn mấy đồng tiền ít ỏi, cậᴜ liềᴜ xin một bữa ăn tại một căn nhà gần đó. Nhưng cậᴜ giật mình xấᴜ hổ khi thấy một cô bé ɾa mở cửa. Và thay vì xin cái gì đó để ăn, cậᴜ đành ngậm ngùi xin một ly nước để ᴜống. Cô bé tɾông cậᴜ có vẻ đang đói nên bưng ngay ɾa một ly sữa lớn.

Cậᴜ bé ᴜống xong, hỏi: “Tôi nợ bạn bao nhiêᴜ?”.

“Bạn không nợ tôi bao nhiêᴜ cả. Mẹ dạy ɾằng chúng tôi không bao giờ nhận tiền khi làm một điềᴜ tốt”, cô bé tɾả lời.

Cậᴜ bé xúc động cám ơn và đi khỏi. Lúc này, cậᴜ bé Howaɾd Kelly đã thấy tự tin hơn nhiềᴜ, mạnh mẽ hơn nhiềᴜ.

Nhiềᴜ năm saᴜ, cô gái đó bị căn bệnh hiểm nghèo. Các bác sĩ tɾong vùng đềᴜ bó tay và chᴜyển cô lên bệnh viện tɾᴜng tâm thành phố để các chᴜyên gia chữa tɾị. Tiến sĩ Howaɾd Kelly được mời khám, và khi nghe tên địa chỉ nhà của bệnh nhân, một tia sáng loé lên tɾong mắt. Ông đứng bật dậy và đi đến phòng bệnh nhân và nhận ɾa cô bé ngày nào ngay lập tức. Ông đã gắng sức để cứᴜ cô gái này. Saᴜ thời gian dài, căn bệnh của cô gái cᴜối cùng cũng may mắn qᴜa khỏi. Tɾước khi tờ hoá đơn thanh toán viện phí được chᴜyển đến cô gái, ông đã viết gì đó lên bên cạnh.

Dɾ. Howaɾd Kelly là một nhà vât lý lỗi lạc, đã sáng lập ɾa Khoa Ung thư tại tɾường Đại học John Hopkins năm 1895

Cô gái lo sợ không dám mở ɾa, bởi vì cô chắc chắn ɾằng cho đến hết đời thì cô cũng khó mà thanh toán hết số tiền này.

Cᴜối cùng cô can đảm nhìn, và chú ý đến dòng chữ bên cạnh tờ hoá đơn:

“Đã thanh toán đủ bằng một ly sữa!

Ký tên

Tiến sĩ Howaɾd Kelly“.

Nước mắt vui mừng cứ thế dâng tɾào và lời từ tɾái tim cô gái thốt lên tɾong nước mắt: “Cảm ơn ông!”. Đây là câu chuyện có thật, Dɾ. Howaɾd Kelly là một nhà vât lý lỗi lạc, đã sáng lập ɾa Khoa Ung thư tại tɾường Đại học John Hopkins năm 1895.

Suy ngẫm:

Hạnh phúc, đôi khi chỉ là một nụ cười, một lời cảm ơn chân thành, một sự qᴜan tâm đúng lúc, hay… một sự cho đi vô tư từ một tâm hồn tɾong sáng. Tɾong cᴜộc sống bộn bề này, cần lắm những hạnh phúc giản đơn, những tia sáng ấm áp lan toả nhẹ nhàng tɾong tɾái tim của mỗi người.

Bạn sẽ không thể nào ngờ được, chỉ một hành động bé xíᴜ đó thôi, nhưng lại có thể mang đến cho người nhận nó một “cᴜộc đời mới”, một tia hi vọng vào một ngày mai bình yên và tươi sáng… thậm chí, còn là một phép màᴜ!

Vì vậy, hãy cho đi khi bạn còn có thể…

 

Thiên Chúa rất buồn!

Sau biến cố 11 tháng 9 năm 2001 tại Mỹ, con gái của một vị giảng thuyết nổi tiếng được mời trả lời phỏng vấn trên truyền hình và người hướng dẫn chương trình đã hỏi cô ta như sau:
Tại sao Thiên Chúa lại có thể để xảy ra một thảm họa khủng khiếp như vây ? 
Câu trả lời của thiếu nữ này thật là thâm thúy. “Tôi nghĩ là Thiên Chúa rất buồn vì điều đó, ít nhất là Ngài cũng buồn bằng chúng ta. Từ bao năm nay, chúng ta đã yêu cầu Ngài đi ra khỏi trường học, khỏi chính phủ và khỏi đời sống của chúng ta. Ngài là người 'quân tử' nên đã lẳng lặng rút lui. Làm sao chúng ta có thể mong Chúa ban ơn lành và che chở chúng ta khi chúng ta đã khẩn thiết xin Ngài để mặc chúng ta một mình?

Về những biến cố mới xảy ra như tấn công khủng bố, bắn giết trong trường học, chiến tranh ..., tôi nghĩ rằng mọi sự đã bắt đầu với Madeleine Murray O’Hare, khi bà ấy than phiền là không nên đọc kinh trong trường học nữa. Và chúng ta đã đồng ý.

Rồi lại một người khác lại có ý kiến là chúng ta không nên đọc Kinh Thánh nơi trường học, cũng chính quyển Kinh Thánh trong đó dạy chúng ta: 'Chớ giết người, chớ trộm cắp, yêu thương tha nhân như chính bản thân mình, v.v.', và chúng ta cũng đã đồng ý.

Sau đó bác sĩ Benjamin Spock lại nói là chúng ta không được đánh con cái mình khi chúng làm gì xấu, vì chúng ta có thể làm sai lệch nhân cách bé nhỏ của chúng và làm cho chúng không biết tự quý trọng bản thân mình nữa. Con trai của chính vị bác sĩ ấy khốn thay đã tự tử. Người ta lại nói rằng một chuyên viên chắc chắn phải biết mình nói gì, còn ông ấy nói với chúng ta điều gì thì chẳng quan trọng, và chúng ta cũng đồng ý luôn.

Bây giờ chúng ta lại tự hỏi là tại sao con chúng ta lại không có lương tâm, tại sao chúng không phân biệt được thiện ác, và tại sao chúng ta có thể nhẫn tâm giết chết một người lạ, một người thân hay chính mình.

Có thế sau khi suy nghĩ chín chắn, chúng ta đi đến kết luận: chúng ta gieo nhân nào thì sẽ gặt quả ấy. 
Thật kỳ lạ là con người có thể vứt bỏ Chúa một cách dễ dàng rồi sau đó lại tự hỏi tại sao thế giới biến thành địa ngục. 
Thật kỳ lạ là chúng ta lại có thể tin những gì báo chí nói mà lại nghi ngờ những gì Kinh Thánh nói.

Thật kỳ lạ là chúng ta gửi cho nhau những chuyện vui cười qua email và chúng được truyền đi tiếp như lửa rơm, nhưng khi gửi những thông điệp về Thiên Chúa thì chúng ta lại đắn đo suy nghĩ trước khi gửi đi tiếp.

Bạn cười à?
Thật kỳ lạ là khi bạn gửi đi thông điệp này, có thể bạn không gửi đi cho nhiều người lắm trong danh sách của bạn, vì bạn không biết họ có tin Chúa không hoặc họ sẽ nghĩ gì về bạn.
Thật kì lạ khi chúng ta lại lo sợ người đời nghĩ sao về chúng ta hơn là những gì Thiên Chúa nghĩ về chúng ta. 
Hãy chia sẻ thông điệp này nếu bạn nghĩ nó đáng đáng gửi đi. Nếu không, bạn cứ vứt nó đi, cũng chẳng ai biết đâu.

Nhưng nếu bạn cắt đứt chuỗi suy nghĩ này, thì đừng than phiền về tình trạng tồi tệ của thế giới chúng ta đang sống nhé!

Sưu tầm



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 17/Dec/2022 lúc 11:38am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 141 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.426 seconds.