Bài mới Thành viên Lịch Tìm kiếm Hỏi/Đáp | |
Ghi danh Đăng nhập |
Tâm Tình | |
Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình |
Chủ đề: NHÓM 12 YÊU THƯƠNG | |
<< phần trước Trang of 156 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 04/Aug/2022 lúc 8:49am |
MƯA CHIỀU Dạo này sao thường có những cơn mưa chiều, sáng bầu trời u ám như đang giận dỗi ai, mặt trời trốn biệt chẳng thấy dung nhan bác đâu cả, u ám nặng nề nhưng ông trời không mưa. Kéo dài bộ mặt não nề ấy tới chiều ông trời mới trút nỗi giận hơn u ám từ sáng xuống với muôn ngàn hạt mưa trong veo rớt lên mái nhà nghe xào xào, sao mà khung trời lúc đó buồn làm sao, nhìn bầu trời chiều lúc đó với tiếng mưa êm đềm rì rào trên mái ngói tự dưng bỗng chán đời vô cùng, tâm hồn trở nên đăm chiêu lạ lùng vô cùng như ai hớp hồn hớp vía, kéo giật hồn về cửa địa ngục nào xa xôi. Thấy đời sao vô vị buồn tẻ. Ừ, cơn mưa chiều quái lạ ở một ngôi nhà rộng thênh thang, loại nhà xưa mái ngói gạch đỏ đã phai màu theo sương gió nắng mưa, trong nhà những miếng gạch tàu mòn dần trở nên nhẵn thín. Ngoài sân mười mấy cây dừa xiêm bao quanh gian nhà, lá dừa rũ xuống nặng nề trong tiếng mưa, bờ sân đất lầy lội buồn phiền, dăm ba cây mận, dăm ba cây ổi, hàng dậu xiêu xiêu sắp đỗ, con sông cạnh nhà nước cạn sát đất chỉ còn một dòng nước ngoằn ngèo như con rắn khổng lồ. Ngồi trong mái hiên nhìn bao nhiêu cảnh vật đó, từng hạt mưa đó với khung trời mây đen giăng kín mít. Không khí tối hẳn, tiếng mưa đập đều tên mái lá nghe mà buồn đứt ruột, nghe mà muốn khóc. Trời mới bốn giờ mà chừng như đã sáu giờ. Rõ chán đời chưa, buồn thúi ruột thúi gan chưa ? Ừ, mà sao tháng này trời hay mưa chiều nhỉ ? Tháng trước đâu có hay mưa, nắng vẫn tốt, vẫn xinh thế mà giờ đây lại mưa, mưa rĩ rả trong từng giờ từng phút. Ừ, phải vào hỏi nội mới được. Hỏi nội sao trời mưa hoài mới được, gần đi học rồi, mưa hoài sao đi được. Nội ngòi cạnh bếp xem nồi khoai lang luộc, co rút trong cái áo bà ba, nội ngồi buồn như tượng đá, buồn như cội cây già trơ cành khẳng khiu. Nội ơi, mới tháng này sao hay mưa chiều quá vậy nội, mưa muốn khóc, muốn tu, muốn chết vậy nội ??? Lắc đầu khe khẻ, chép miệng khe khẻ, nội nhìn trời nhìn mây mà nói…”từ đây sắp tới trời hay mưa lắm, bước vào tháng tám đây, ổng mưa cho mà thúi đất thúi đai, mưa sáng, mưa trưa, mưa tối, rĩ rả, rĩ rả ổng mưa hoài cho coi. Mưa hoài cho coi hả nội, mưa thúi đất thúi đai, mưa sáng, mưa trưa, mưa tối, mưa rĩ rả hoài hả nội ??? Buồn quá hả nội. Nội ừ rồi lại chỗ nồi khoai xem chín chưa, hơi khói tỏa ra nóng hôi hổi nghe sao ấm cúng ghê, nồng nàn ghê. Không thèm nhìn trời mua, không thèm nghe mưa rì rào, không thèm nhìn trời u ám nữa. Buồn lắm, chán đời lắm, vào bên nội, bên bếp lửa ấm, xem nồi khoai ngon lành hỏi nội chuyện ngày xưa, nội đi cấy đi cày như thế nào, nội học hành hồi xửa hồi xưa như thế nào ? Mà quên nữa, nội già rồi, lớn tuổi rồi, mắt nội lem nhem, dáng nội run run chậm chạp, đầu óc nội chắc cũng quên cả rồi, mờ phai chuyện ngày xưa xửa cả rồi chắc chẳng còn nhớ gì đâu. Thôi không thèm hỏi đâu.. Còn vài hôm nữa đi học lại rồi, ừ sao tự dưng mà chẳng còn hăng hái nữa, chẳng còn nôn nao nữa, thấy cũng như bình thường, cũng như ngày nào. Sao kỳ ghê ha. Lạ lùng ghê ha, đáng lẽ phải nôn nao, phải trông đợi từng giờ từng phút chớ. Sao mà cứ vẫn như bình thương, chẳng có một chút gì rộn rã cả. Ừ phải rồi, tại trời u ám, tại mây não nề, tại muôn ngàn hạt mưa rơi rớt buồn bã lòng người. Thấy mưa mà sợ mà chán, mai mốt đây đi học, những cơn mưa chiều dai dẵng không muốn cho đi. Học đêm khổ ghê, khổ như trời mưa lạnh lẽo mà bắt ta tắm mưa. Đây rồi mai mốt nhập học, trời chào mừng bằng những trận mưa, học trò con gái, áo dài nhét hai bên hông làm áo dài mini, quần đen, mặc áo mưa, sang cả có, nghèo nàn có đem ra chưng diện với ông trời với giọt mưa. Tay xách cặp, chân mang guốc, đi từng bước, nhón từng bước kẽo sình văng lên. Trước cỗng trường chắc cũng vắng học trò, vô hành lang trường mà đụt, mà trú, bạn bè gặp lại chắc cũng chẳng thèm mừng, thèm vui, chẳng cười nói chi cả, cong lưng lên mà kiếm phòng, kiếm lớp, chạy laị dành chỗ ngồi, ngồi bàn nhứt bàn nhì chứ chẳng thèm bàn ba bàn tư, chăm chú chọn lựa như vậy đó.. Thôi nghĩ tới bao nhiêu đó mà phát rầu phát sợ. Trời đón chào thầy cô học trò một niên khóa mới như vậy đó, học trò loi ngoi, tóc tai ướt nhem, thầy cô cũng loi ngoi ướt át. Thấy mà đau khổ dùm chưa. Thương dùm chưa ? Người ta đi học về ăn cơm chiều rồi nghỉ ngơi còn mình lại xách cặp đội mưa mà đi học và về nhà ăn cơm khuya, nghĩ mà buồn cười ngộ nghĩnh ghê.. Mà thôi, nghĩ chi hoài, nhớ chi hoài, chỉ biết lúc đó mà mình thương cái không khí ấy, thích cái không khí ấy thì chắc nực cười lắm. Ừ mà mưa cũng hơi hơi dễ thương, êm êm thánh thót nhè nhẹ, nghe như tiếng đàn dìu dặt ru hồn. Nằm trong chăn ấm thì phải biết. Sướng mê tơi đi chứ. Mưa dai ghê, chừng này vẫn chưa thôi, chắc mưa suốt đêm nay quá. Nội kêu vào ăn khoai, sướng chưa. Chắc khoai ngon lắm vừa ăn vừa thổi tuyệt cú mèo. Con vào đây nội ơi… ÁI KHANH Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 04/Aug/2022 lúc 8:50am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 05/Aug/2022 lúc 11:38am |
Mùa Hè và con thuyền nhỏMột câu chuyện cảm động về tình cảm gia đình và quê hương bản quán. Mùa hè thứ mười của ấu thơ tôi trôi qua ở một nông trại miền núi thuộc miền tây Na Uy, nơi mẹ tôi chào đời. Ðó là những ngày tháng đáng nhớ nhất của đời tôi. Vâng, tôi không bao giờ quên những lúc tôi và ông ngoại ở bên nhau. Ðiểm đầu tiên khiến tôi chú ý đến ông tôi là bộ ria mép dày, rậm và đôi vai rộng của ông. Ðiểm thứ hai là cách ông làm việc. Tôi đã quan sát ông suốt cả mùa hè. Ông cắt cỏ bằng những nhát hái mạnh và khéo léo, vun tất cả lại rồi đem phơi khô. Ông lại bó củi khô thành từng bó lớn, lần lượt vác về vựa. Ông còn làm thịt một con lợn, bắt cá và đem muối, xay lúa mạch trong một cối xay chạy bằng sức nước, trồng và dự trữ khoai tây. Nội trong mùa hè ngắn ngủi, ông phải chuẩn bị đầy đủ mọi thứ cho gia đình và lũ gia súc qua được mùa đông dài băng giá. Ông chỉ ngơi tay chốc lát để ăn uống và chợp mắt vài phút. Tuy vậy, ông tôi vẫn tìm được thời gian riêng cho hai chúng tôi. Ngày kia, sau chuyến đi sang làng bên, ông trao cho tôi một con dao nhỏ có vỏ bọc và nói: “Những thứ này cho cháu đây. Bây giờ cháu xem ông nhé!” Ông rút dao ra khỏi vỏ, cắt một nhánh cây nhỏ còn tươi, ngồi xuống bên cạnh tôi. Với đôi tay đầy vết chai, ông chỉ tôi cách làm ống sáo. Cho đến hôm nay, đã 63 năm trôi qua, cứ mỗi lần tôi nghe những âm điệu trong trẻo của ống sáo, tôi lại nhớ đến tiếng nhạc phát ra từ ống sáo bằng cây của ông tôi. Sống ở một nông trại miền núi hẻo lánh, ông đã phải học cách tạo ra tất cả với những gì mình có trong tay. Ngày đó, tôi suy nghĩ đơn giản là người ta cần cái gì thì mua cái đó. Tôi không rõ ông có biết điều này không, nhưng hình như ông muốn dạy tôi một điều gì khác. Một hôm, ông bảo: “Ði với ông, ông có cái này cho cháu”. Tôi theo ông xuống hầm, đến bên một cái bàn mộc gần cửa sổ. “Cháu sẽ có một chiếc thuyền nhỏ. Cháu có thể thả nó ở Storv***dal”. Ý chừng ông muốn nói cái hồ nhỏ cách nhà tôi vài dặm. Tuyệt thật, tôi thầm nghĩ, rồi nhìn quanh tìm chiếc thuyền. Nhưng chẳng thấy đâu. Ông nhặt một khúc gỗ dài độ 18 inch lên. “Chiếc tàu ở đây” – ông nói – “Cháu sẽ tự làm ra nó”. Ðoạn ông trao cho tôi một lưỡi rìu nhỏ sắc như dao cạo. Tôi không rõ phải làm thế nào nên ông hướng dẫn tôi. Tôi bắt đầu đẽo phần mũi tàu. Sau đó ông lại chỉ cho tôi cách sử dụng búa và dùi đục, tôi chuyển sang làm khoang thuyền. Thỉnh thoảng, ông lại xuống tầng hầm, sửa lại vài chỗ vụng về, hoặc mài sắc lại các dụng cụ. Ông trả lời câu hỏi của tôi, gợi ý thêm, nhưng hầu như mọi việc tôi đều làm cả. “Nó sẽ là một chiếc thuyền tốt. Cháu đã làm nó bằng chính đôi tay của cháu.” Ông nói. “Không ai có thể cho cháu những gì cháu tự làm cho bản thân”. Lời của ông vang vang trong đầu tôi lúc làm việc. Cuối cùng, tôi đã hoàn thành phần khoang thuyền. Tôi làm tiếp một cột buồm và một mái chèo. Chiếc thuyền không có gì đặc sắc, nhưng tôi thấy hãnh diện vì mình đã tạo ra nó. Rồi với con thuyền nhỏ trong tay, tôi hướng đến Storv***dal. Trèo lên sườn núi dốc đứng, tôi vào rừng và đi theo một lối mòn khá dốc. Tôi băng qua các con suối nhỏ, giẫm lên lớp rêu xanh đẫm nước và đi lên những bậc thang đá trơn trượt – cao hơn, cao hơn nữa cho đến khi tôi ở phía trên hàng cây rừng. Cuối cùng, sau khoảng 4-5 dặm đường, tôi đã đến nơi. Tôi thả chiếc thuyền xuống nước và bắt đầu mơ mộng. Một làn gió nhẹ đưa chiếc thuyền sang bờ bên kia. Khí trời thật trong lành. Xung quanh im ắng, ngoại trừ tiếng líu lo của một chú chim non.
Tôi trở lại hồ nhiều lần. Rồi gia đình tôi chuẩn bị quay về Mỹ. “Con không thể mang chiếc tàu về nhà. Chúng ta có quá nhiều hành lý”- mẹ bảo tôi. Tôi van nài mẹ nhưng chỉ hoài công. Lòng buồn bã, tôi đến Storv***dal lần cuối cùng, tìm tảng đá mòn lớn, đặt chiếc tàu vào khoảng trống bên dưới tảng đá, rồi dùng đá nhỏ chất đống lấp lại, quyết định ngày nào đó tôi sẽ quay lại tìm kho tàng của mình. Tôi từ biệt ông tôi, không biết rằng đó cũng là lần vĩnh biệt. “Tạm biệt cháu,” ông nói và siết chặt đôi tay tôi. Mùa hè năm 1964, tôi đến Nay Uy với cha mẹ và vợ con tôi. Một hôm, tôi rời nông trang; đi bộ đến Storv***dal ý muốn tìm lại tảng đá lớn ngày xưa. Nhưng sao đá xung quanh nhiều quá! Tôi đã gần bỏ cuộc thì chợt trông thấy một đống đá nhỏ chèn dưới một tảng đá mòn lớn. Chậm rãi, tôi dời các viên đá ra và thò tay vào khoảng trống bên trong. Tay tôi chạm vào một vật gì đó nhúc nhích. Tôi lôi chiếc tàu ra. 34 năm qua nó đã nằm ở nơi đây, chờ đợi tôi quay về. Khoang tàu và cột buồm gỗ dày hầu như không hề bị suy suyển, riêng có lớp vải buồm đã mục nát. Tôi sẽ không bao giờ quên được giây phút ấy. Khi tôi mân mê con thuyền, tôi cảm thấy như ông tôi đang hiện diện đâu đây. Ba chúng tôi lại được ở bên nhau, và giữa ông tôi, tôi và chiếc thuyền nhỏ thực sự có một mối dây liên kết gắn bó với nhau. Tôi mang chiếc thuyền về trang trại cho mọi người xem và khắc lên trên mạn thuyền 2 con số 1930-1964. Có người gợi ý tôi nên mang chiếc thuyền về Mỹ. “Không được,” tôi đáp. “Chỗ của nó là dưới tảng đá ở Storv***dal”. Và tôi vẫn mang nó về chỗ cũ. Tôi trở lại nhiều lần nữa. Mỗi lần như vậy, tôi lại khắc số năm lên mạn thuyền. Ông tôi như gần gũi với tôi hơn. Lần cuối tôi đến Storv***dal vào năm 2000. Lần này, tôi dắt theo hai đứa cháu gái: Catherine 15 tuổi và Claire 13 tuổi. Trên đường lên núi tôi nghĩ đến ông tôi và thầm so sánh cuộc đời ông và cuộc đời hai đứa bé. Catherine và Claire là mẫu người quyết đoán và độc lập hệt như tổ tiên khi xưa. Có điều không biết chúng có lỡ mất những thú vị thật sự của cuộc sống khi chúng được sinh ra trong hoàn cảnh đầy đủ hay không? Bằng thái độ không mệt mỏi trên nông trại hẻo lánh này, ông tôi đã dạy cho tôi rằng chúng ta nên chấp nhận và phải biết ơn những gì ta có, dù ít hay nhiều. Chúng ta phải chịu đựng khó khăn và biết thụ hưởng niềm vui. Ðiều quan trọng nhất là phải dựa vào sức của bản thân để tiến lên trong cuộc sống. Cháu tôi tuy cũng lớn lên ở vùng ngoại ô với những nông trại, nông trang, nhưng cuộc sống rất đầy đủ và tiện nghi. Nhưng tôi vẫn hy vọng. Mong sao chúng hiểu được bài học ông tôi đã dạy tôi nhiều năm trước – bài học về con thuyền nhỏ cùng bức thông điệp về sự tự lực cánh sinh. Trên núi cao, tôi ngập ngừng không mở lời e ngại mình sẽ phá tan sự yên tĩnh. Chợt Claire cắt ngang dòng suy nghĩ của tôi. Cô bé ngước lên nhìn tôi rồi nhẹ nhàng nói: “Ông ơi, ngày nào đó cháu sẽ quay lại đây.” Một thoáng ngập ngừng. “Cháu sẽ mang theo cả con của cháu nữa”. Như Sao |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 06/Aug/2022 lúc 3:39pm |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 10/Aug/2022 lúc 10:50am |
Trở Về Mái Nhà Xưa - Vũ Khanh <<<<<Bố
muốn dẫn con về , về lại căn nhà xưa , trong con hẻm nhỏ , để
con nhớ lại quãng ngày thơ dại , từ khóc chào đời , đến khi
tập đứng tập đi , học ăn học nói , chơi đùa cùng với các anh
các chị trong nhà và các bạn ở trong chòm xóm thân thương ,
với ông Phán , bà Tư, chú Năm , cô Tám ... cho đến ngày bố con
mình bỏ xứ ra đi ̣ Bố muốn dẫn con về , thăm lại ngôi trường vỡ lòng học chữ của con , mà ông bà Giám Đốc còn là 2 người bạn già kính mến của bố , và cô giáo lớp mẫu giáo dạy con cũng còn là người học trò lớp luyện thi Tú Tài Toán của bố , để nhớ lại một khoảnh khắc kỳ diệu của một đời người , gửi con vào lớp rồi , trên đường về nhà , sao nước mắt bố bỗng dưng .... ướt lệ ! Bố muốn dẫn con về , theo bố lại thăm một ngôi trường cổ đã khoảng 100 năm tuổi , nơi bố đã tự nguyện trải đời mình làm viên gạch lót đường để cho lớp trẻ bước lên ,cho một ngày mai tốt đẹp hơn thế hệ cha anh ,để con hiểu được phần nào thời gian sau này ở nơi xứ người , bất chợt thấy bố đôi lúc thẫn thờ ... tưởng nhớ ngày xưa , ôi những ngày xưa yêu dấu đến tội tình của bố ̣ Bố
muốn dẫn con về ,thăm lại bến xe hơi đầu tỉnh , nơi 2 bố con
mình ,một chiều cuối năm lóng ngóng đón Nội cho đến chuyến xe
cuối cùng ,mãi đến mấy ngày sau mới hay Nội đã ngã bệnh bất
ngờ không đi được và đã mất vào mấy năm sau để bố con mình ,
từ năm đó , đã không còn dịp nào nữa ,chúc tuổi mừng Nội ,
mỗi dịp Tết đầu năm ̣ Bố muốn dẫn con về , qua thăm bên Ngoại , một thành phố nhỏ hiền hòa bên dòng sông thơ mộng , quanh năm vang tiếng âù ơ , nơi bố tưởng là đã tìm được chốn ẩn thân cho qua thời loạn , để cho con nhớ lại quãng ngày vui sống với Ngoạị , với Cậu , với Dì , và để mong cho con nhớ được mãi đừng quên , một phần đời mình đã được nuôi sống bằng nước sông Cửu Long , cơm gạo Tháp Mười , và vú sữa Sa Giang ̣ Phụ Chú : Giữa thập niên 1980 , trong 1 lần dọn nhà , trong lúc thu xếp sách vở , tình cờ đọc được một bài viết của người con út thời trung học , viết về ngày dời xứ , lúc cháu mới vừa được 6 tuổi , đoạn cuối : "I did not look back . I never wept . I never mourned . I knew we were going to America ,but it never occurred to me that we were also leaving Vietnam . At the time of my departure , I did not know what I had to lose in order to gain . I did not realize that the people , language and culture that I had known so well and had taken for granted would in time become foreign to me . I was too young to understand . Not only did my parents make their own personal sacrifices , but they were also forced to deny me a large part of my heritage for the sake of a better future . I may be able to visit my native country someday ,but I can never truly return to the place where I tasted my first experience of life and joy . The Vietnam that I once knew now exists only in fragile childhood recollections ! Trong xúc động thương con , thương mình , bài "Bố Muốn Dẫn Con Về " đã được viết liền một mạch sau đó ̣ Hôm nay, nhàn lão , nhớ con , nhớ cháu , nhớ thân quen , ngồi chép và sửa lại cho chỉnh gửi đi để đọc cho vui thôi ̣ Nhưng khi xong , lại cười mình , tuổi già đi lại đã cảm thấy bắt đầu khó khăn rồi , đâu còn được như xưa nữa ̣ "Bố Muốn Dẫn Con Về " thật ra nên đổi là "Bố Muốn Được Con Dẫn Về " mới phải ̣Cũng đã bao nhiêu nước chảy qua cầu ̣ "Sông xưa rày đã nên đồng / Chỗ làm nhà cửa chỗ trồng ngô khoai / Vẳng nghe tiếng ếch bên tai / Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò " ̣(Thơ Tú Xương) ̣ Người xưa cảnh cũ chắc đâu còn nữa mà vẫn muốn đòi con dẫn về ? Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 10/Aug/2022 lúc 11:29am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 16/Aug/2022 lúc 10:54am |
ANH VÀ MẸ
Một chút
về nhà văn Nguyễn Thị Thanh Dương : NTTD là Bắc kỳ di cư năm 1954 từ khi
còn con nít , sống và lớn lên ở Hóc Môn nên ảnh hưởng rất nhiều về Nam
Viet Nam từ cách sống nên Văn sao thì Người vậy
NTTD viết rất đơn sơ , mộc mạc y hệch tính cách của người miền Nam .
Ngoài viết Văn , NTTD còn là một nhà Thơ. Hiện nay NTTD cùng gia đình
sống Dallas - USA và là thành viên của Nhóm Thân Hữu , được tất cả các
ACE trong NTH đều quý mến.
Tôi và Sang học cùng trường đến lớp nhất. Sang mặt mũi sáng sủa và luôn ăn mặc gọn gàng sạch sẽ nên tôi thích chơi với Sang. Nhà tôi xóm trên, nhà Sang xóm dưới chỉ cách nhau mấy khúc đường nhưng với tôi, xóm nhà Sang cũng xa lạ vì tôi chưa bao giờ đi sâu vào xóm đó. Thỉnh thoảng đến trường, Sang hay lôi trong cặp ra chia cho tôi những món mẹ làm, khi cái bánh bò, bánh thuẫn, lúc bánh ít hay gói xôi. Tôi ăn thấy ngon và thành thói quen ngày nào đi học tôi cũng mong Sang sẽ mang cho tôi món gì đó. Hôm nào không có là tôi… buồn. Sang hãnh diện khoe mẹ rất thương Sang, mẹ biết làm nhiều thứ bánh ngon, biết nấu cơm ngon và hào hứng rủ tôi hôm nào đến nhà chơi thì biết. Tôi tò mò muốn biết mẹ Sang, người đàn bà tài giỏi, món nào cũng làm tôi ngon miệng, ưa thích. Một hôm như đã hẹn, tan học tôi theo Sang về nhà để được gặp mẹ Sang và ăn bánh. Sang đã dặn mẹ trước, mẹ sẽ làm món bánh ít để đãi tôi. Tôi thích bánh ít này lắm, nhân đậu xanh trộn dừa nạo và đậu phộng rất ngon. Mẹ Sang sẽ làm bánh trước mắt cho tôi xem nên tôi càng thích thú. Ðầu hẻm vào nhà Sang có cái am. Trước cửa am có lu nước với chiếc gáo dừa cho người đi đường khát ghé vô uống. Tôi chưa bao giờ dám uống nước lu này, tôi sợ lu nước có bụi bay vào và sợ có lăng quăng trong đó. Có lần mấy đứa trò nhỏ chúng tôi đi bộ ngang qua đây, các bạn giành nhau cái gáo dừa để múc nước uống nhưng tôi thì không, dù cũng đang khát nước như các bạn. Một đứa bảo tôi con nít mà bày đặt kén chọn. Lần đầu đến nhà Sang, quanh co qua con hẻm. Hầu hết người dân ở đây là người miền Nam. Trước sân nhiều nhà trồng hoa dâm bụt và có bàn thờ Thiên. Nhà Sang cũng thế, mảnh sân rộng có bàn thờ Thiên với bình hoa trang đỏ bên cạnh bình nhang đầy những chân nhang cây cao cây thấp. Sát mé nhà có một cây chùm ruột trái đeo đầy cây. Sang khoe ngày nào mẹ cũng thắp nhang bàn thờ Thiên vái trời cho Sang học giỏi, cho mẹ mạnh khỏe để nuôi Sang khôn lớn, bao nhiêu chân nhang là bấy nhiêu tình mẹ thương yêu Sang. Sân rộng thế mà căn nhà gỗ thì nhỏ bé. Bước vào trong nhà, tôi ngạc nhiên và thất vọng ngỡ ngàng vì nhà Sang nghèo và mẹ Sang thì xấu quá. Ðồ đạc trong nhà cũng xấu như mẹ Sang, chiếc bàn và những chiếc ghế cũ bẩn, tôi không muốn để cặp sách của tôi chứ đừng nói ngồi xuống. Gian bếp nhỏ xíu, chật chội với những nồi chảo méo mó, nắp nồi chênh vênh và rổ bát xộc xệch. Nơi này mẹ Sang đã làm ra những món ngon đây sao? Mẹ Sang làn da ngăm ngăm đen, gương mặt choắt thô như đàn ông. Dù bà vui vẻ chào đón tôi nhưng tôi không thấy bà dễ thương chút nào. Nhìn bà trộn bột nhồi bột bằng hai bàn tay gân guốc đen sạm tôi đã thấy ghê ghê không muốn ăn bánh rồi. Nếu tôi biết trước thì những bánh trái trước đây Sang mang cho, tôi chẳng thèm ăn. Tội nghiệp mẹ con Sang. Họ đâu biết tôi đang chê bà mẹ xấu xí dơ dáy. Tôi đang giận Sang có một người mẹ xấu mà Sang cứ khen hoài làm tôi tưởng tượng về bà toàn những điều đẹp đẽ. Sang thì hớn hở, lăng xăng phụ mẹ lấy cái này cái nọ, còn mẹ Sang thì vừa làm vừa ngọt ngào hỏi thăm tôi, kể cho tôi những mẩu chuyện làm quà. Hai mẹ con cùng vui vì tôi đến nhà. Bánh ít chín, ăn nguội mới ngon nên mẹ Sang bỏ bịch cho tôi mấy cái mang về. Tôi vâng dạ cám ơn bà nhưng tôi sẽ không ăn những bánh ít này. Khi ra tới ngoài sân bà chỉ cây chùm ruột âu yếm hỏi tôi: – Con thích ăn mứt chùm ruột không? Mai mốt bác làm con ăn. – Cháu không thích. Bà chiều chuộng: – Hay con ăn chùm ruột chua ngọt nha. Món này ngâm với cam thảo muối đường và ớt khô ngon lắm, bác làm cả thau bự bán vèo hết liền. Tôi lại trả lời: – Cháu không thích. Sau hôm đó, mỗi lần Sang mang bánh đến trường cho tôi, tôi giả vờ nhận cho Sang vui nhưng không ăn tại chỗ mà nói để dành về nhà ăn nhưng sau đó, tôi vứt vào thùng rác. Tôi và Sang cùng thi đậu đệ thất vào một trường trung học công lập. Hai đứa lại chung lớp chung trường suốt nhiều năm. Thời trung học chúng tôi đã lớn nên Sang không mang bánh trái trong cặp đi học và chia cho tôi nữa. Không thích mẹ Sang nhưng tôi càng ngày càng mến Sang vì Sang học giỏi và biết Sang cũng mến tôi. Sang đẹp trai cao ráo khác hẳn người mẹ, chắc Sang giống cha! Sang có lần tâm sự chuyện buồn của mẹ: cha Sang đẹp trai con nhà giàu dưới quê, lên thành phố làm ăn thất bại lại thêm thất tình nên cha lấy mẹ để… giải sầu. Ông bỏ rơi bà, đi biệt tăm khi bà đã mang thai và người đàn ông bội bạc đó không biết rằng, ông có một đứa con trai với người phụ nữ đã hết lòng yêu thương tôn thờ ông. Mẹ Sang không oán hận cha, bà luôn nhẫn nhục và an ủi là ông không có lỗi chi vì bà không xứng với ông thôi, ông cho bà một đứa con trai ngoan và đẹp đẽ như Sang là bà sung sướng mãn nguyện cả đời rồi. Bà đặt tên con là Sang là muốn sau này nó sẽ sang giàu như cha nó. Tuy không nói ra nhưng tôi thấy cha Sang bỏ đi là… đúng! Tốt nghiệp trung học, Sang thi đậu vào trường đại học bách khoa dễ dàng; còn tôi thì vào học trường cao đẳng mỹ thuật mộng mơ là họa sĩ. Khi anh ngỏ tình yêu với tôi và hẹn sang năm tốt nghiệp có việc làm anh sẽ cưới tôi. Tôi sung sướng đáp lại tình anh. Nhưng khi chúng tôi vẽ vời tương lai, anh muốn chúng tôi sẽ ở chung với mẹ thì tôi phản đối ngay. Bây giờ anh mới biết tôi không hề thích mẹ anh. Anh cố gắng thuyết phục tôi nhiều lần rằng, mẹ và anh từ nào tới giờ luôn sống bên nhau, mẹ anh đã hy sinh cả tuổi thanh xuân cực nhọc buôn gánh bán bưng, làm thuê trong xóm nuôi anh ăn học, anh không thể rời xa mẹ. Thấy anh một lòng bênh vực mẹ, tôi nổi giận ném vào mặt anh những lời kiêu ngạo và cay độc, rằng mẹ anh xấu xí nên ngày xưa cha anh không muốn ở với mẹ anh, tôi cũng thế. Và tôi giận dỗi chia tay anh. Tôi ra nước ngoài để tìm quên anh và để tìm cơ hội phát triển cho ngành hội họa mà tôi yêu thích, tưởng vài năm sẽ trở về. Thế mà đã 20 năm, tôi mới về thăm Việt Nam. Tôi đã trải qua vài cuộc tình khác, tình yêu đầu đời của tôi với Sang cũng nhạt nhòa theo thời gian nhưng chắc chắn là tôi chưa hề quên anh. Tôi đã kinh nghiệm đời, chín chắn già dặn hơn. Tôi biết mình khó tính và quá kén chọn như lời một đứa bạn trẻ con ngày xưa đã nói. Tôi biết mình đã làm tổn thương anh nặng nề, xúc phạm đến người mẹ mà anh yêu quý. Nếu cho đi lại từ đầu, tôi sẽ làm ngược lại những gì trước kia. Tôi tò mò muốn biết về Sang sau bao năm không tin tức, nếu gặp, tôi sẽ xin lỗi Sang và có thể giúp đỡ họ chút gì đó nếu mẹ con Sang vẫn còn nghèo như xưa. Sài Gòn cũ, xóm cũ của tôi đã thay đổi quá nhiều. Ðến xóm anh thì căn nhà nhỏ xấu của mẹ con anh đã thay đổi thành căn nhà to rộng khang trang và cũng đã thay chủ từ bao giờ. Hỏi ra mới biết mẹ con Sang đã rời khỏi đây từ lâu rồi. Tôi càng áy náy không biết họ đang phiêu bạt nơi nào, Sang còn giận tôi không? Tôi xuống Thủ Ðức thăm người chị họ. Chị Nguyên đưa tôi đến một nhà hàng nổi tiếng của quận Thủ Ðức. Chị sống và lớn lên ở đây, chị thường đến nhà hàng này. Khi chúng tôi bước vào nhà hàng đã đông người, đó là căn nhà lầu mấy tầng, những tầng trên để ở, tầng trệt kinh doanh. Trong lúc tôi xem thực đơn chọn món thì chị Nguyên kể: – Nhà hàng nhiều món ngon, giá cả phải chăng nên lúc nào cũng đông khách. Ðồ ăn mang đến, những món đời thường mà ngon miệng quá, cá rô kho tiêu, canh khổ qua nhồi thịt, rau muống xào tỏi. Người đầu bếp nào đã nấu những món ăn này phải có năng khiếu và hai bàn tay giỏi giang bếp núc lắm đây! Ăn xong tôi nhâm nhi chén trà hoa lài tráng miệng, nhìn ra quầy hàng, tôi bỗng giật mình khi thấy một bóng dáng quen quen, bóng dáng này, nhan sắc này không bao giờ tôi quên được dù bà đã già đi. Người phụ nữ đen đen xấu xấu mẹ của Sang đang đứng trong quầy hàng luôn tay làm đồ ăn cho khách hàng, bên cạnh bà một chị tuổi trung niên cũng luôn tay phụ bà. Chị Nguyên nhìn theo hướng tôi, thong thả kể: – Mẹ chồng nàng dâu đấy. Nhà hàng này một tay bà mẹ chồng giỏi giang kia làm nên. Họ về đây buôn bán khi chỉ là căn nhà cũ vách gỗ, từ một xe bán đồ ăn trước cửa thành nhà hàng to lớn ngày nay. Tôi bồi hồi hỏi: – Thế con trai bà ấy có phụ mẹ buôn bán không mà chỉ thấy cô con dâu? – Anh ta là kỹ sư làm ngay thành phố này. Tôi cảm nhận họ là một gia đình gắn bó và hạnh phúc. Mẹ Sang đã đạt được ước nguyện khi đặt tên con. Chúng tôi gọi tính tiền và rời khỏi tiệm, khi tôi đi ngang qua chỗ quầy, người đàn bà xấu xí đã mỉm cười tiễn khách lịch sự vui vẻ: – Cám ơn hai chị đã đến tiệm chúng tôi. Bà không hề nhận ra tôi, con bé bà chỉ gặp một lần và bao nhiêu năm đã trôi qua. Mẹ anh đó, vẫn là người phụ nữ xấu, vẫn nụ cười vui vẻ hiền hậu. Anh và mẹ vẫn luôn bên nhau, đứa con ngoan với người mẹ hiền. Tôi bâng khuâng tiếc nuối vu vơ, tôi đã đánh mất anh và mẹ anh chỉ vì một điều vô lý và ích kỷ của thời tuổi trẻ suy nghĩ nông cạn. Giây phút này tôi chợt nhận ra tôi đã vẽ biết bao màu sắc cho cuộc đời mà vẫn còn thiếu sót hình ảnh tôi đã từng biết, từng gần gũi. Mẹ anh là người phụ nữ đẹp nhất, đáng yêu nhất, người vợ bị tình phụ nhưng vẫn vị tha bao dung, người mẹ nghèo một mình lam lũ nuôi con và gây dựng cho con suốt cả cuộc đời. Ðây sẽ là nguồn cảm hứng tôi vẽ lên tranh để thay lời xin lỗi, ngàn vạn lời xin lỗi đến anh và mẹ của anh. Nguyễn Thị Thanh Dương |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 19/Aug/2022 lúc 1:58pm |
Thuở Nào Tôi Yêu Người
Sau khi ra khỏi lớp học Nghệ Thuật Cắm Hoa ở Hội Việt Mỹ, Mai và Thúy
ghé Khai Trí để tìm mua sách trình bày những kiểu cắm hoa của người
Nhật. Những thiếu nữ xứ hoa anh đào có tài cắm hoa rất đặc sắc, tuy đơn
sơ nhưng màu sắc hài hòa và trang nhã. Hôm thi bán khóa, Mai đã xử
dụng kiểu ‘’Mẫu tầm tử’’ của người Nhật, nàng thay đổi lọai hoa và màu
sắc theo ý muốn. Sau khi nhánh hoa cuối cùng được cắm vào bàn chông đặt
trong chiếc điã sâu hình bầu dục màu trắng ngà trông rất thanh tao,
nàng rất hài lòng với tác phẩm của mình và đặt cho điã hoa một tên rất
gợi hình: ‘’Bình Minh’’. Mai thường ngắm vườn hoa sau nhà vào buổi sáng
khi mặt trời vừa ló dạng, khi giọt sương đêm còn đọng trên những cánh
hoa thắm sắc, tỏa hương thơm diù diụ. Mai đã đọat giải nhất trong kỳ
thi. Ngắm ‘’Bình Minh’’, khách thưởng lãm sẽ tìm thấy nét kiêu sa, lộng
lẫy từ những đóa hồng nhung mầu đỏ thẫm nổi bật bên cạnh những chiếc lá
lay ơn ẻo lả, xanh mướt được khéo léo uốn cong, điểm thêm vài cành
ty-gôn với những đóa hoa cánh mỏng vàng tươi thắm. Sau ngày được giải
thưởng, Mai và Thúy đã bắt đầu sưu tầm những kiểu cắm hoa của người
Nhật.
Nhà sách chiều thứ sáu thật đông khách, nam thanh nữ tú ra vào nhộn
nhịp. Xen lẫn với nhóm người đứng tuổi đang chăm chú đọc những quyển
sách biên khảo là những quân nhân oai phong trong bộ quân phục, họ cũng
đang dán mắt vào chồng sách chính trị dầy cộm. Đó đây, còn có những tà
áo thướt tha như cánh bướm đang lượn quanh nhà sách. Tiếng cười khúc
khích của các nữ sinh thỉnh thoảng lại vang vọng, họ hồn nhiên và duyên
dáng như tà áo trắng trinh nguyên. Khi đi ngang qua ‘’Vườn thơ tình
muôn thuở’’, kệ sách mà Mai và các bạn đã đặt tên, Mai không thể không
dừng bước. Tiếng Thúy càu nhàu:
- Lại thơ với thẩn! Thôi Mai ở đó đi nha, Thúy qua bên dãy truyện kiếm hiệp.
Mai nhìn bạn mỉm cười, gật đầu không đáp. Cầm quyển thơ Xuân Diệu, có
nhan
đề ‘’Đây Chùm Thương Nhớ’’, Mai đọc lời giới thiệu của nhà thơ Huy Cận ở
trang đầu. Những áng văn nhẹ nhàng, lãng mạn của thi sĩ tiền chiến đã
nhanh chóng thu hút Mai. Đang say mê đọc, chợt nghe có người hỏi:
- Cô cũng thích thơ Xuân Diệu nữa sao?
Quay lại, thấy một ông lính Hải Quân đang mỉm cười, mắt mở to như chờ
câu trả lời của Mai. Mai hơi lính quýnh vì cảm thấy bị theo dõi lại còn
bị hỏi đột ngột, nàng bẽn lẽn đáp:
- Ô! ... Dạ, thích! Tôi muốn nói ... tôi cũng như nhiều người trẻ
khác, rất chuộng những dòng thơ của các nhà thơ tiền chiến.
- Chắc cô cũng thích thơ của Huy Cận, Nguyễn Bính chứ? Riêng tôi, ...
còn yêu cả thơ Nguyên Sa, TTKH, Nhất Tuấn, và nhiều nhà thơ hiện đại
khác.
- Vâng, tôi yêu cảnh thanh bình của đồng quê nên lời thơ của thi sĩ
Nguyễn Bính rất thích hợp với tôi. Tôi... cũng mến thơ Nguên Sa nữa.
Các bạn tôi rất thích bài Áo Lụa Hà Đông.
- Còn cô? Cô thích bài nào?
- Có lẽ tôi thích cả bài ‘’Tuổi Mười Ba’’ và ‘’Tháng sáu Trời Mưa’’.
- Ô! ... Một tâm hồn phong phú! Những người yêu thơ Nguyên Sa, Nguyễn
Bính, thường là những người giầu tình cảm. Nếu là con gái thì người ấy
ắt phải hiền dịu và dễ mến. Phải không cô?
Mai cúi đầu không đáp, nàng nghĩ: Người này lì thật, nói chuyện cứ như
đã quen biết từ thuở nào. Hải Quân có khác ! Chắc anh chàng đang tính
chuyện làm quen? Nghĩ thế nên Mai tìm cách cáo từ:
- Xin lỗi ông, tôi phải đi tìm người bạn.
Không đợi phản ứng của người đối diện, Mai vừa bước vội về góc bên phải
và đưa mắt tìm Thúy, Mai còn nghe tiếng người sĩ quan nói vọng theo:
‘’Ô! Rất tiếc ….’’ Mai không hiểu ông ta muốn nói ‘’tiếc’’ điều gì,
nhưng nàng phải tìm Thúy đã, không có Thúy ở khu Tiểu Thuyết. A kia
rồi! Thúy đang ở bên dãy Nữ Công Gia Chánh. Hôm nay cô nàng không muốn
luyện chưởng’?! Thúy mê truyện kiếm hiệp còn hơn con gái mê ô mai, mê
đồ chua, mê bát phố với... chàng. Thế mà hôm nay lại không thèm đọc ké
truyện kiếm hiệp! Thúy còn mê cả nhân vật Hoàng Dung và Quách Tỉnh
trong Thần Điêu Đại Hiệp và ước có một ngày đẹp trời nào đó, Thúy sẽ gặp
được ‘’Quách Tỉnh’’ trong mộng của nàng. Mai đi nhanh về hướng có
Thúy, Thúy đang copy vào quyển vở của mình một kiểu cắm hoa của Nhật
Bản. Duyên biết ngay Thúy đang triệt để áp dụng chính sách tiết kiệm để
dành tiền ăn qùa! Vừa thấy bạn, Thúy lém lỉnh hỏi:
- Tìm thấy bài thơ trữ tình nào không ? Ngồi xuống đây phụ Thúy ghi
chú mấy trang này đi Mai. Thúy định mua nhưng tiếc tiền, quyển sách
mỏng te mà những hai trăm bạc! Uổng ghê!
Mai hạ thấp giọng, nàng cười đáp:
-Chưa ..., Mai bị Quan Hai Tàu Biển phá đám!
-Vậy hả? Có thế mà cũng quýnh cả lên, Mai đừng lo, nếu ‘’hắn’’ lạng quạng tới đây thì để Thúy trị cho.
Biết Thúy rất tinh nghịch, thích chọc cho người ta dở khóc dở cười.
Mai không muốn chuyện rắc rối, lại càng không muốn người đàn ông kia trở
thành nạn nhân của Thúy. Mai chép vội những chú thích trên họa đồ cho
Thúy và hối Thúy đi ra. Thúy trả quyển sách lại vị trí cũ rồi bước theo
Mai. Ra đến cửa, Mai thấy người sĩ quan ban nãy đang trả tiền mua sách
cho thâu ngân viên, anh chàng cũng vừa nhìn thấy Mai và Thúy. Mai vội
kéo tay bạn kéo ra cửa. Thúy càu nhàu:
- Hôm nay mi mắc chứng gì mà lính quýnh như gà nuốt dây thung vậy? Bộ bị ai ‘’điểm huyệt’’ hả?
Ra khỏi tiệm sách, không thấy người sĩ quan đi theo, Mai cảm thấy an
tâm. Mai và Thúy chen chân trong rừng người trên đại lộ Lê Lợi, băng
qua đường và đi về hướng đường Tự Do. Tự Do cũng đông đúc và sống động
không kém gì Lê Lợi. ‘’Một buổi chiều xuân thật dễ thương’!’’ Ý nghĩ
thoáng qua làm Mai thấy vui vui. Những cụm mây trắng bồng bềnh trôi
dưới nền trời xanh ngát, vài cánh én lượn ngang lưng trời như báo tin
xuân. Những giọt nắng hanh vàng đong đưa trong làn gió thoảng rơi rắc
xuống suối tóc của các xuân nữ. Đường phố lung linh hoa nắng, tô điểm
cho những tà áo lụa thêm kiều diễm. Vài khách nhàn du dừng bước, ngẩn
ngơ ngắm những bóng hồng e thẹn trong vành nón bài thơ. Thúy đi bên cạnh
Mai, liến thoắng kể về chuyện phá mấy ông anh của Thúy rồi cười khúc
khích rất hồn nhiên.
Thúy có ba người anh: Người anh cả, anh Thụ, rất tự hào mình là ‘’Thiên
thần mũ đỏ’’. Anh Thành, người hùng bộ binh. Anh Thúc, đang học bên y
khoa và Thúy là con gái út. Mai và Thúy học cùng lớp từ thuở nhỏ, lại ở
cùng xóm và sinh hoạt cùng nhóm trong một xứ đạo, do đó tình bạn càng
thêm thắm thiết. Thành rất qúy mến Mai, đã nhiều lần Thành muốn thố lộ
tâm tư nhưng vì mặc cảm: Mai là bạn của em gái! Nên mặc dù ‘’nhà nàng ở
cạnh nhà tôi’’ Thành vẫn lòng giặn lòng ‘’Tôi yêu nàng như tình yêu em
gái’’ (1) và quyết định ôm mối tình câm. Đôi lúc Thành có chung tâm
trạng với Nguyễn Bính, và tự dối lòng: ‘’Cái gì như thể nhớ mong, Nhớ
nàng? Không! Quyết là không’nhớ nàng" . Cho đến một hôm, nhìn sang nhà
Mai thấy bóng một thanh niên lạ và được cô em gái bùi ngùi báo tin: Đó
chính là Tùng, người hùng hải quân và cũng là người yêu của Mai thì
Thành thẫn thờ, ‘’nghẹn ngào tôi khóc, qủa tôi yêu nàng!’’ Thành gom
góp những vần thơ thất tình:
‘’Trái tim tôi vẫn để dành
Cho em - người vẫn vô tình với tôi
Còn em lại đến với người
Tôi không ghen chỉ buồn thôi thật buồn.’’ (2)
Thành nắn nót ghi vào trang đầu của quyển nhật ký những vần thơ của
Nguyễn Đăng Trình, bài ‘’Bài Thơ Tình Không Gởi’’ và nhủ thầm sẽ tặng
Mai quyển nhật ký trước khi trở về đơn vị.
‘’Thân lành lặn mà vòm tim rướm máu
Ta gượng vui nhưng chẳng lẽ không buồn
Bài thơ cũ nhưng tình ta không cũ
Bởi ngày xưa em chưa đọc một lần
Ta không gởi, nghiã là ta muốn gởi
Nụ tầm xuân tím mãi với thời gian.’’
Dù tim đau như bị ai nhẫn tâm bóp vỡ, tâm tư rối bời, chàng cũng ghé
nhà cô bé hàng xóm và chúc nàng ‘’tình đẹp duyên may’’ trước khi rời xa
phố áo lụa. Cô bé hàng xóm vẫn vô tình, nàng vô tư căn dặn: ‘’Anh Thành
nhớ mua nón bài thơ ở Huế mang về cho bọn em nha. Còn nữa, em với nhỏ
Thúy thích kẹo mè xửng kỳ trước anh mang về ghê, anh nhớ mua thật nhiều
nghe. Chưa hết, nếu ghé Đà Lạt thì hái cho bọn em chùm mimosa tuyệt đẹp
nha.’’ Thành đã không trao tặng quyển nhật ký cho Mai như lòng đã
muốn, Thành nhủ thầm: ‘’Nàng qúy mến ta như người anh cả, ta không thể
phá vỡ hình ảnh cao qúi ấy, ta không nhẫn tâm đánh mất ánh mắt vô tư,
triù mến của nàng.’’ Kể từ đó Thành rất ít khi về thăm nhà.
Mải nói chuyện, Mai và Thúy trở lại tiệm kim hòan lúc nào không hay.
Chuỗi cẩm thạch của Mẹ đã được người thợ bạc làm lại cái móc mới, Mai
cẩn thận bỏ vào hộp và cất vào cặp. Sau khi trả tiền công cho người
thợ, Mai vẫn còn dư tiền, đủ cho một chầu bún thang và hai ly nước hột é
có bỏ thạch và dầu dừa thơm thơm; còn tiền của Thúy sẽ mua được mấy
trái xoài tượng xanh. Hai nàng nhanh chóng làm một bài tính như hai bà
nội trợ’ chuyên nghiệp! Mai hối bạn:
- Đi nhanh lên Thúy ơi, bữa nay tới phiên Mai nấu cơm chiều. Còn phải dẫn
lũ em đi lễ nữa. Tối nay học bài xong Thúy qua bên Mai nha, bọn mình ăn xòai tuợng chấm muối ớt nghe Thúy.
-
Ừa ! Thúy mang bài qua nhà Mai học luôn cho vui. Xoài tượng phải có
mắm ruốc bà Giáo Thảo mới đúng điệu Mai ơi, bỏ thêm chút ớt thì tuyệt.
Quên hẳn mình đang ở trong chiếc áo dài mà những lúc khác hai nàng rất
thướt tha, yểu điệu. Họ tung tăng trên con phố đượm hương xuân. Chẳng cần để ý đến những người chung quanh. Chợt Thúy kêu:
- Chết rồi Mai ơi! Ông Hải Quân nào đang hướng về phiá mình kìa ?
Không phải là anh Tùng của mi. Còn cười mím chi nữa! Khiếp, chàng có
nụ cười ‘’giết người’’ Mai ạ.
- Chúa ơi ! Ông Hải Quân ban nãy đó Thúy, mình phải làm sao?
Thúy chưa kịp phản ứng thì người sĩ quan trẻ tuổI đã đến trước mặt hai
nàng, vẫn giữ nguyên nụ cười, vừa nói vừa trao hai bọc giấy cho Thúy và
Mai.
- May qúa, gặp lại được hai cô rồi, nếu không tôi phải đến trường LBT để đón và trao qùa tặng này cho hai cô đó.
Tặng qùa? Bọn mình đâu quen biết với anh chàng hồi nào đâu mà đòi tặng
qùa! Người này là vua lì, phải để nhỏ Thúy trị mới được. Nghĩ thế,
Mai đưa mắt nhìn Thúy. Ơ hay! Nhìn nhỏ Thúy kìa, nó nổi tiếng là bạo
dạn cơ mà, sao hôm nay nhát như thỏ đế thế ?! Mặt ửng hồng, mắt chớp
chớp làm duyên, miệng cười túm tím. Nhỏ Thúy biết e thẹn! Một chuyện
lạ! Thúy mắc cở, ấp úng mãi không nói thành câu. Nhìn nhỏ Thúy bây
giờ dễ thương ghê, duyên dáng làm sao, ai bảo Thúy là ‘’Tom boy’’ như
mấy đứa bạn thường gọi. Sao ông ấy biết mình học bên LBT nhỉ ? Ô đúng
rồi, phù hiệu trường vẫn còn gắn trên cổ áo. Mai tự hỏi và tự trả lời,
nàng tìm cách chống đỡ:
-Thưa ông chúng tôi không thể nhận qùa của người lạ.
Thúy nói theo một câu rất ngớ ngẩn:
- Mai nói đúng đó, Thúy... Thúy cũng không nhận đâu, ai lại nhận qùa
của người... người lạ bao giờ. Mà cái gì ở trong bao giấy vậy ông? Phải
sách không?
- Đúng đó Thúy, những quyển sách này tôi biết các cô rất thích. Tôi...
tôi đâu phải người lạ, gặp đã hai lần rồi mà! ‘’Hữu duyên thiên lý năng
tương ngộ’’ phải không Mai, Thúy?
Ông này ranh mãnh lắm, biết trường mình học, lại biết cả tên nữa, cũng
tại nhỏ Thúy ngu ơi là ngu, đứng một hồi chắc nó khai lết lý lịch thì
khổ. Mai nghĩ và nàng muốn nói : ‘’Vô duyên đối diện thấy ghét liền
!’’ Nhưng nhìn khuôn mặt duyên dáng của Thúy với đôi mắt long lanh sáng
một niềm vui, Mai lại thôi. Nàng tìm cách tháo lui:
- Phiền ông giữ lại qùa tặng này và bây giờ chúng tôi phải đi... công chuyện.
Thúy lại điệu bộ đáp:
- Nhỏ Mai không nhận quyển sách của ông đâu, tại... tại Mai có người yêu rồi! Cũng Hải Quân Trung Úy như ông đó.
Thắng sững sờ đôi phút rồi khẽ hỏi:
- Hải Quân Trung Úy? Qủa đất tròn! Anh ấy ở đơn vị nào?
Thúy nhanh nhẩu trả lời hộ Mai:
- Anh Tùng đang ở Đà Nẵng đó ông.
Đong đưa chiếc cặp sách, liếc nhanh qua Mai, Thúy tủm tỉm cười, nàng tiếp:
-
Bữa hôm Noél Anh Tùng về phép bất ngờ làm nhỏ Mai mừng hết lớn. Ơ mà
ông khôn ghê, biết tên bọn tôi rồi mà bọn tôi chưa biết tên ông. Sao
ông không có bảng tên trên túi áo như mấy ông anh của tôi?
Người sĩ quan ra vẻ thân mật và xưng ‘’anh’’ rất ngọt:
- Anh tên Nguyễn Cao Thắng, độc thân vui tính! Rất thích được làm quen với hai cô. Hai cô học ban nào?
Khiếp, anh chàng có kiểu làm quen rất ‘’nhà binh’’. Mai nghĩ thế nhưng chưa kịp có phản ứng thì Thúy lại khai:
- Bọn Thúy học lớp 12 B-1 ban toán buổi sáng, gần ngày thi rồi nên Thúy
còn học thêm lớp Luyện thi Tú Tài ở Nguyễn Thượng Hiền.
- Nhìn hai cô, anh cứ ngỡ hai cô học ban văn chương, nữ sinh ban B khô
cằn như sỏi đá nhưng hai cô thì lại trái ngược, tươi thắm như những đóa
hoa xuân. Anh bị thu hút bởi những nét thông minh đặc biệt của hai cô
đó. Bây gìờ anh có thể mời hai cô một chầu kem ở Givral được không?
Sợ Thúy nhận lời, Mai vội nói:
- Cảm ơn ông có nhã ý, chúng tôi phải đi công chuyện ngay bây giờ.
Thúy ỡm ờ:
- Hôm nay thì không, nhưng … thôi để ... dịp khác nhé ông Thắng.
Nghe Thúy hứa hẹn, không để lỡ cơ hội, Thắng cười rất tươi quay qua Thúy, chàng khách sáo:
- Cho phép anh đến đón hai cô tại trường nhé? Biết không thể ép Mai
nhận quyển sách, trao cho Thúy cả hai bọc giấy. Thắng tiếp: - Gói màu
trắng là qùa của Thúy và gói mầu tím là qùa của Mai.
- Cảm ơn anh Thắng, chào anh.
Giọng Thúy run run, có vẻ xúc động, không biết vô tình hay cố ý
Thúy
đã đổi chữ ‘’Ông’’’ ra chữ ‘’Anh’’’ rất diụ dàng và hữu tình. Dường
như Thắng cũng nhận ra điều này. Hướng về Thúy, Thắng ngọt ngào hứa
hẹn:
- Chiều thứ sáu tuần sau nhé Thúy!
Thúy e thẹn đáp:
- Vâng ! ... Chiều thứ sáu!
Vui lây với tình cảm mới của Thúy, và con người hoàn toàn mới lạ của
bạn. Tiếng sét ái tình! Sức mạnh nhiệm mầu của tình yêu! Ý nghĩ
thóang qua làm Mai mỉm cười chợt nhớ lại lần đầu gặp Tùng, Mai cũng ngây
ngô như Thúy.
Nhìn khuôn mặt rạng rỡ với nụ cười yêu đời tươi như hoa xuân của Thúy. Mai ghẹo bạn:
- Bộ ‘’cảm’’ rồi hả Thúy? Bảo sao hôm nay mi ăn nói lộn xộn, mất cả phong độ Tom boy.
- Đừng kể lại cho anh Thục nghe nha Mai, ảnh mà biết được thì quê xệ.
Ảnh cải lương cho thì chỉ có nước độn thổ. Mà ông Thắng cũng dễ mến hả
Mai? Thúy thích nhất giọng nói trầm ấm của ông ấy! Mai nghĩ sao?
- Mai thấy ông ấy thông minh, có phong độ nhưng cũng rất ranh mãnh.
Thúy mơ màng :
- Nụ cười! Thúy mê nụ cười rất đàn ông của chàng, xứng với khuôn mặt đượm vẻ phong trần, dễ yêu há Thúy?.
Tâm trạng của Thúy hiện giờ cũng như tâm trạng của Mai dạo nào. Mai
nhớ da diết bài thơ Tùng viết tặng nàng trong những ngày đầu gặp gỡ:
Thuở nào tôi yêu đời,
Bây giờ tôi yêu người.
Ai làm tôi bối rối!
Ánh mắt nào xao xuyến cõi lòng tôi ? (3)
Kể
từ buổi chiều hôm ấy, đã có một sự thay đổi lớn nơi Thúy. Thúy không
còn lém lỉnh, nghịch ngợm nữa. Thúy bây giờ là Thúy của mộng mơ, của
bâng khuâng, trông ngóng. Thúy đã biết yêu, biết nhớ vu vơ và buồn vơ
vẩn. Mai thầm mong cho bạn gặp được duyên lành.
Dù chưa đến ngày hẹn, buổi tan trường nào Thúy cũng trông ngóng bóng
dáng ‘’Vua lì’’, tên mới của Thắng do Thúy và Mai đặt. Mai trêu bạn,
chưa gì mà tâm hồn đã vương vấn, đã tương tư hình bóng ai. Hôm nay mới
thứ ba, còn ba ngày nữa mới đến ngày hẹn của Thắng. Nhớ hôm thứ sáu
tuần trước, vừa về đến nhà Mai, Thúy mở tung gói qùa có bọc giấy trắng,
nhớ lời Thắng dặn: ‘’Gói màu trắng là qùa của Thúy.’’ ‘’—! Một tập thơ
Xuân Diệu! ‘’Đây Chùm Thương Nhớ’’. Tuyệt! Vua lì tuyệt qúa Mai nhỉ
?’’ Thúy ôm tập thơ vào lòng, mặt hớn hở vui mừng. Mai tủm tỉm cười
gật đầu nhưng vẫn giữ im lặng. Bên trong gói bọc tím là tập thơ chọn
lọc của Nguyên Sa. Mai viện cớ đã có tập thơ của Tùng tặng và bảo Thúy
giữ cả hai tập thơ Thắng tặng.
Thúy
như khoác lên tâm hồn một chiếc áo mới, tâm tư nàng vương vấn những vần
thơ tình mật ngọt. Dù nhận rõ sự thay đổi của bạn, Mai cũng không khỏi
giật mình khi nghe Thúy say đắm đọc bài ‘’Hoa Nở Sớm’’ của Xuân Diệu.
Hoa chẳng chờ em, nở sớm hơn,
Một vùng xao xuyến dạ lan hương.
Bỗng đêm dào dạt qua khung cửa,
Ấy dạ-lan-hoa hội giữa vườn
...
Muốn cầm hương qúy, đợi em anh,
Anh cất hoa hương giữa ái tình.
Muôn vạn hương triều thơm tựa biển,
Em về thở lại giữa hồn anh.’’
Bài thơ Cỏ Hồn Nhiên của Thanh Nguyên mà Mai rất thích nên nàng dán lên
tường chỗ bàn học, trước đây Thúy vẫn dửng dưng nhưng lạ lùng thay, bây
giờ Thúy đã thuộc làu. Mai ngạc nhiên khi nghe Thúy nghêu ngao:
Hái một ngọn vô tư thảo
Ép vào quyển tập học trò
Để mãi hồn nhiên như cỏ
Một thời chưa biết âu lo
Em đi bước hiền chim sẻ
Để quên dấu guốc dọc đường
Có ngọn cỏ mềm thức dậy
Đêm còn đọng lại giọt sương
Trắng tinh từng trang giấy tập
Mong manh cánh cỏ không sầu
Ước đời em xanh như cỏ
Tuổi này đừng vội qua mau.
***
Thứ tư, chuông tan trường vừa reo, cổng trường rộng mở, học trò ùa ra
như đàn bướm trắng. Thúy và Mai, mỗi người dắt chiếc xe của mình, vừa
ra khỏi cổng, Thúy hốt hoảng kêu:
- ‘’Vua lì’’ đứng bên kìa đường kià Mai !
Nhìn theo hướng Thúy chỉ, Mai thấy Thắng đang tiến về phía hai nàng. Hẹn
thứ
sáu mà thứ tư đã đến, Chắc cũng bị cảm như Thúy. Hai kẻ đồng bệnh gặp
nhau mừng rỡ. Thúy hai má ửng hồng, làn mi dài chớp khẽ làm duyên, môi
nở nụ cười thật tươi. Thắng cũng vui mừng không kém, chàng xin lỗi Mai
và Thúy vì đã đến sớm hơn ngày hẹn, chàng tiếp:
- Chính anh cũng không biết tại sao, chỉ biết anh cần phải đến đứng đợi
trước cổng trường này. Bước chân của anh nghe theo tiếng gọi của con
tim. Tha lỗi cho sự đường đột của anh nhé.
Câu
cuối hình như Thắng muốn nói riêng với Thúy, ánh mắt Thắng ân cần nhìn
Thúy. Thúy và Mai chào Thắng, họ chuyện trò vui vẻ, những ngỡ ngàng lúc
ban đầu dường như không còn nữa. Thúy vô tư khoe với Thắng những bài
thơ trong tập thơ Xuân Diệu mà nàng thích, Thúy dịu dàng nói:
- Sáng nay Thúy thấy thật nóng lòng. Thúy linh cảm anh sẽ đến hôm
nay. Ngước nhìn Thắng, Thúy bẽn lẽn tiếp: -Và anh đã đến! Thúy mừng
lắm.
Thắng nhìn Thúy, tỏ vẻ cảm động, chàng đáp:
- Thực ra anh đã đến đây mỗi ngày, từ hôm thứ hai và thứ ba, hai cô
không thấy anh, nhưng anh thì thấy hai cô. Anh chỉ còn bốn ngày phép,
thứ hai tuần sau anh phải trở về chiến hạm, trở về với biển cả. Anh ao
ước được gặp Thúy. Được không Thúy?
Thúy lặng thinh, cúi đầu không đáp, đôi mi chớp nhẹ. Vì có người yêu
là lính biển nên Mai cảm thông cho tâm trạng của Thắng và thấy thương
Thúy, tình yêu vừa chớm nở đã vội sầu chia ly. Nhìn Thắng, Mai nói:
- Thúy cũng mong anh mấy ngày nay đó.
Niền vui hiện rõ trên gương mặt của Thắng, chàng buột miệng kêu:
- Thúy ...
Thắng ngập ngừng tiếp:
- Anh có thể mời hai cô đến quán cà-phê Văn Lang gần đây được không? Ở đó có sinh tố mít tố nữ rất đặc biệt.
Như đọc được tâm trạng của Thúy, Mai vội từ chối, nàng bảo phải về đúng giờ kẻo mẹ trông
Mai chào Thắng và chúc hai người vui vẻ. Thắng chúc Mai một mùa xuân
trọn
vẹn và hẹn gặp lại trong kỳ về phép tới. Thắng hỏi thăm Mai về Tùng và
đơn vị của Tùng để Thắng liên lạc. Thắng bảo: ‘’Mặc dù chưa biết nhiều
về Mai và Tùng, nhưng anh có thể qủa quyết: Anh Tùng là người đàn ông
rất diễm phúc!’’ Mai thầm nghĩ: ‘’Trong đời người, có bao lần tao ngộ
đầy thi vị!’’ Thúy xiết tay Mai như muốn chia xẻ niềm vui đang đong đầy
trong mắt, rạng rỡ trên môi.
***
Đạp xe ra khỏi con lộ nhỏ, bỏ lại sau lưng hai tâm hồn hạnh phúc. Ngọn
gió xuân vi vu thoáng nhẹ, xao động những đóa hòang mai. Hương thơm
ngạt ngào từ những cánh lài làm hồn ai ngây ngất! Phải chăng mùa xuân
đang hiện diện? Phải chăng tâm tư Mai vẫn hoài mong hình bóng ai đang
lênh đênh trên sóng nước đại dương? Mai đang miên man nghĩ về Tùng nơi
miền trùng dương xa thăm thẳm, Mai ước Tết này Tùng sẽ về để mừng Mai
thêm một tuổi đời và chúc Mai mãi hồn nhiên tươi thắm, để Mai hớn hở reo
vui khi nhìn Tùng đốt những tràng pháo dài trước cửa và mơ ước chuyện
vu qui. Uớc mong Tùng sẽ dành cho Mai một ngạc nhiên như trong kỳ lễ
Giáng Sinh vừa qua. Tùng đã về vào đúng đêm Noél đưa Mai đi lễ nửa đêm,
Tùng đã nghe Mai cùng ca đoàn hát thánh ca giáng sinh, ‘’Đêm thánh vô
cùng, giây phút tưng bừng, đất với trời, xe chữ Đồng ...’’ tiếng hát
thánh thót nương theo tiếng đàn trầm bổng lôi cuốn Tùng dự phần trong
thánh lễ trang nghiêm. Tùng và Mai đã qùy bên hang đá và khấn nguyện cho
nhau, cầu xin Thiên Chúa cho họ mãi mãi là của nhau. Có thể Tùng sẽ
đến vào sáng mùng một tết để đưa Mai đi hái lộc đầu xuân! Hay là ...
Tùng sẽ không xin được phép và chẳng thể về để lì xì cho Mai một đóa hoa
xuân? Vạt nắng chiều bỗng rưng rưng buồn. Vài chiếc lá me bay là đà
trong gió vương vấn trên tà áo Mai. Mai chợt thấy yêu lời thơ của Mường
Mán trong bài ‘’Về’’ :
Về ngang qua trường cũ
Lá vẫn xanh nguyên màu
Có đôi chùm hoa lạ
Chợt tím vì mong nhau
Về ngang qua quán cũ
Nhạc vẫn vang trong chiều
Lời ca như sóng vỗ
Cuốn lòng ai bay theo
Về ngang qua sông cũ
Đò xưa nay đã già
Trăng hẹn hò thuở nọ
Giờ tách bến nào xa …
Một thoáng bâng khuâng. Mai nghe như giọt sầu đang len nhẹ vào hồn và con tim nhỏ bé đang nhỏ lệ nhớ thương!
Ghi Chú:
(1) Thơ ‘’Màu Tím Hoa Sim’’ Hữu Loan
(2) Thơ ‘’Đơn Phương’’ Phạm Đức
(3) Thơ Lê Ngọc Trùng Dương
Lê Phạm Kim Phượng
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 23/Aug/2022 lúc 10:57am |
Đi sau bóng mìnhBình dừng xe ngang trước cửa nhà Duyên để tiện dòm chừng trộm, cẩn thận khóa xe rồi mới bước vào nhà. Không đợi gọi, Duyên nghe tiếng xe của anh thì vội rời khỏi bếp bước lên, thấy anh nàng tươi cười hỏi: – Hôm nay anh về sớm vậy? Bình buông mình xuống ghế, thái độ không buồn, không vui: – Anh xin về sớm, chiều nay phải đi dự tiệc cưới… – Của ai? Im lặng một chút rồi Bình mới trả lời gọn lỏn: – Ánh! Duyên đưa mắt nhìn anh, không biết nói lời an ủi gì cho phù hợp. Nàng ngập ngừng hỏi: – Vậy thì anh về chuẩn bị đi, chớ còn tới đây thì trễ sao? Bình đưa cho Duyên chiếc giỏ có tên một Shop thời trang nổi tiếng: – Anh muốn em cùng đi với anh. Ðây là chiếc đầm em sẽ mặc… Duyên tự nhiên cầm lấy và mở ngay ra xem. Nàng tròn mắt khi thấy đó là chiếc đầm kiểu rất đẹp và hợp thời trang, lại là màu trắng mà nàng thích: – Wow! Anh mới mua hả? Sao anh biết em thích màu trắng? Bình không đáp, Duyên cũng chỉ hỏi cho có, vì họ là bạn của nhau đã lâu, nếu Bình biết một số sở thích của Duyên cũng không lạ, ngược lại một số chuyện khác về Bình, anh cũng không giấu Duyên, như chuyện tình đã tan vỡ của anh và Ánh. Nhưng Duyên có chút ngạc nhiên vì đây là lần đầu tiên Bình mua quà cho nàng. Thời gian gần đây mỗi lần buồn chuyện riêng, Bình đều tìm đến Duyên để trút hết mọi suy nghĩ cho nàng nghe, Duyên ân cần chia sẻ, nói với anh những lời có thể xoa dịu được lòng anh. Bình và Duyên ở hai tỉnh khác nhau, sau khi học xong cả hai cùng ở lại thành phố tìm kiếm cơ hội để đổi đời, nhưng tìm hoài chưa thấy cơ hội đến. Rồi thời gian thấm thoắt thoi đưa, tuổi trẻ của họ lùi về phía sau. Ba má của Bình bắt đầu nhắc con trai về chuyện hôn nhân, họ muốn anh về quê lập nghiệp, rồi lấy vợ nếu không thành công ở thành phố. Nhưng lúc đó Bình đang “vướng bận” tình cảm với Ánh, một cô gái có gia thế hơn hẳn anh lại là dân ở thành phố, nên Bình chưa thể đưa Ánh về ra mắt cha mẹ vì e ngại người yêu chê gia cảnh của mình khi tình cảm giữa hai người chưa đến hồi thắm thiết. Lần đó Bình đã nhờ Duyên đóng vai người yêu của anh để về quê do sự thúc bách của ba má anh. Duyên đồng ý giúp để anh “câu giờ” với ba má mình, một phần nàng cũng muốn Bình ở lại thành phố. Sự thân thiết của hai người khiến nàng tự nhiên khi về nhà Bình, anh định khi nào có thể tuyên bố chính thức với Ánh, Bình sẽ xin lỗi và giải thích với ông bà sau. Nhưng nửa đường đứt gánh tình yêu, Ánh và Bình chia tay. Duyên lại đồng hành với anh suốt chặng đường sau đó. Họ giống một đôi tình nhân hơn là đôi bạn, đôi lúc nàng tự hỏi “Có phải đây là một tình yêu biến thể từ tình bạn? Có những mối tình không có khúc dạo đầu bằng những lời tỏ tình…”. Từ ý nghĩ thầm kín đó, Duyên có lúc “tưởng” mình là người yêu của Bình, hay cũng gần như vậy và nàng chờ đợi từ Bình một sự xác định nữa thôi. Bỗng nhiên hôm nay anh có sự khác lạ này khiến Duyên không khỏi ngạc nhiên trong lòng: – Gì mà ngẩn ra vậy người đẹp? Duyên cười mỉm: – Em đang ngược thời gian trở về quá khứ phút giây chạnh lòng… – Quá khứ đó có anh chứ? Duyên gật gật: – Có lúc ẩn, lúc hiện…hihihi… Bình quay ra cửa: – Em sửa soạn đi, nhớ trang điểm thật đẹp nhé, hôm nay em phải thật nổi bật đó. Anh cũng về chuẩn bị, một lát sẽ đến đón em… Bình không ngỏ lời mời Duyên cùng đi với anh, có vẻ anh xem đó là việc hẳn nhiên Duyên tự biết. Và thật là không đợi anh phân trần, nàng tự cho mình hiểu hết ý nghĩ của anh, cố gắng làm anh hài lòng trong một số việc mà nàng có thể. Khi Bình vừa rời đi là Duyên lập tức trang điểm, rồi mặc chiếc đầm mà Bình mang tới, trong lúc chờ đợi nàng cứ xoay người nhìn mình trong gương với sự hài lòng. Thường ngày Duyên không trau chuốt nhan sắc cho lắm, nên hôm nay với dung mạo này nàng cảm thấy như mình thành một người khác, tấm gương phản chiếu một khuôn mặt rất xinh đẹp nên nàng thích ngắm nghía… Bình trở lại không lâu sau đó, anh trố mắt nhìn Duyên: – Có phải là em không vậy? Duyên cười vui vẻ: – Dạ! Chính là em đây! Bình gật gù: – Người ta nói “Người đẹp nhờ lụa” quả không sai. – Vậy ra nếu không nhờ cái áo này thì em xấu sao? (Duyên phụng phịu) Nói rồi Duyên lại quay nhìn vào gương. Bình buột miệng: – Ngắm mãi không sợ mòn cái gương sao? Duyên lườm Bình khi thấy anh vẫn chăm chăm nhìn mình: – Vậy anh ngắm em mãi không sợ mòn con mắt ư? Bình không đáp, lấy một cái hộp nhỏ có cặp nhẫn trong túi áo ra, anh gỡ một chiếc đeo vào ngón áp út của mình, với thái độ thản nhiên anh đưa chiếc còn lại trong hộp cho Duyên. – Em đeo đi! Duyên trố mắt nhìn Bình vì không hiểu ngụ ý gì khi anh muốn nàng đeo nhẫn đôi với anh như vậy. Nhưng Bình chỉ chăm chú nhìn chiếc nhẫn trên tay mình. Tần ngần một chút rồi nàng cầm lấy chiếc hộp, lấy nhẫn xỏ vào ngón áp út của mình vừa lẩm bẩm “Chả lãng mạn tí nào”, dù nghĩ vậy nàng vẫn thấy trong lòng có một niềm vui không nhỏ. o O o Tiệc cưới của Ánh tổ chức ở một nhà hàng sang trọng. Tiền sảnh đẹp và mọi người đang tạo dáng chụp ảnh. Bình và Duyên đến chào Ánh và tân lang của cô, xong anh tỏ cử chỉ âu yếm nắm tay Duyên ra ngoài chọn những cảnh đẹp chụp ảnh cho nàng. Ánh đang đón khách nhưng thỉnh thoảng vẫn đưa mắt quan sát người tình cũ đang vui vẻ với “người yêu” mới của anh ta. Ánh không lạ gì Duyên, đó là một người trước đây nàng không mấy thích vì thấy Bình thân thiết nhưng anh luôn giải thích là em gái! Lý do Ánh chia tay với Bình không phải vì Duyên, mà là do Ánh gặp được người có thể đem đến cho cô một đời sống tốt mà Bình không có. Anh chỉ có cái mã ngoài đẹp trai, phong lưu thì chưa đủ. Trong khi Ánh là người thực tế, hôn nhân với nàng không phải là một mái nhà tranh có hai trái tim vàng, mà là một đời sống có mọi thứ vật chất mà một người được sinh ra trong một gia đình giàu có như nàng tiếp tục được hưởng, Bình không phải là người có thể đem đến cho nàng điều đó. Ánh hiểu “Yêu và lấy nhau thì quá dễ, nhưng ăn đời ở kiếp với nhau mới là khó…”, với Ánh phụ nữ hơn nhau ở tấm chồng, mọi thứ chỉ có thể quyết định bởi tiền và quyền, và nàng đã gặp được người đó nên Bình trở thành quá khứ! Bây giờ Ánh đang là cô dâu của một người có chiều cao thấp hơn cô nửa cái đầu nhưng tài sản và địa vị giúp anh ta cao lên trong mắt cô. Ánh là người quyết định chia tay với Bình, nhưng nhìn Bình lịch lãm bên cạnh người khác. Nhất là vẻ đẹp dịu dàng của cô gái kia có vẻ nổi trội hơn cả cô dâu, khiến Ánh khó chịu. Ánh có cảm giác Bình đang muốn trêu ngươi cô, muốn tỏ ra anh cũng đang hạnh phúc với người mới. Tâm trạng của Ánh thật kỳ lạ, giống như cô bị ai đó cướp mất khỏi tay mình một thứ mà cô cũng rất thích. Sự háo thắng của một người chưa bao giờ nghĩ mình thua cuộc hôm nay bị thách thức khiến suốt bữa tiệc Ánh không còn thấy vui vẻ, hứng thú trong vai cô dâu của mình, cô gượng gạo cho đến tàn tiệc. Rồi cơ hội tiếp cận với hai kẻ đang làm Ánh chướng mắt cũng có: – Ồ! Chiếc đầm anh mua tặng em lúc trước em không nhận, giờ Duyên mặc vừa vặn nhỉ? Vậy là vóc dáng chúng ta bằng nhau…(Ánh nhìn Duyên đầy vẻ giễu cợt) Cả chiếc nhẫn kia nữa, anh phải cảm ơn vì em đã từ chối nhận nó, nên bây giờ người này có để đeo! Xin chúc mừng, chừng nào thành hôn nhớ mời vợ chồng em nhé… Nghe Ánh nói, đôi mắt Duyên như sẫm lại, nàng cười ngượng cúi mặt xuống bối rối vừa hổ thẹn. Còn Bình thì đưa tay quàng vai Duyên: – Phải mời chứ, vắng mặt em sao được. Trên đường về, Bình vui vẻ nói với Duyên: – Em giỏi lắm, vào vai rất tuyệt! Duyên ngạc nhiên: – Vai gì ạ? – Những cử chỉ thân mật của chúng ta y như là tình nhân, bởi vậy cả đám đang tưởng tụi mình là một cặp đó thôi. Duyên sửng sốt vì nàng đã hiểu ý của Bình. Nhờ ngồi sau xe nên anh không nhìn thấy vẻ thất vọng của Duyên. Vì vậy anh thản nhiên nói: – Ánh nghĩ rằng anh sẽ tôn thờ cô ấy mãi ư? Anh tin rằng với bản chất của Ánh, nàng sẽ tức tối lắm khi thấy tụi mình…như vậy! Duyên định nói “Rất tiếc, em không phải là kịch sĩ, Tình yêu không thể giả, nên em không hề đóng kịch, mà do đã chủ quan, ngộ nhận khi tưởng anh có tình cảm với em…”, nhưng nàng im lặng. Duyên nhớ lại những câu nói của Ánh, rồi nghĩ nếu là người hiểu biết thì Ánh không nên nói. Có một số trường hợp người ta muốn họ cao hơn người khác bằng cách hạ đối phương xuống, đôi khi chỉ chứng tỏ bản chất tiểu nhân, Duyên không quan tâm đến thái độ của Ánh, vì nàng xếp Ánh vào loại người đó. Quan trọng là Bình, giờ nàng đã hiểu ra, Duyên thấy ngay Bình tầm thường khi mượn nàng để lấy lại cái mà anh cho là sĩ diện khi bị Ánh phản bội, đó mới là điều nàng suy nghĩ. Sự chân thành trước nay nàng dành cho anh không hề tính toán, ngay lập tức bị anh phá vỡ. Người ta biết nhau là duyên, nhưng nếu không nợ để gắn bó thì chia tay nhau là bình thường, làm tổn thương nhau chỉ sinh ra lòng oán hận. Trong chuyện này Bình đã dùng mảnh vỡ tình yêu của anh để cứa vào tim Duyên một vết thương, Duyên không đáng bị như vậy và nàng biết mình phải làm gì. Vừa bước xuống khỏi xe, Duyên tháo ngay chiếc nhẫn trả lại cho Bình. Anh vẫn chưa hiểu là Duyên vừa thoát khỏi cơn mộng do anh tạo ra: – Ồ! Em cứ đeo đi, chừng nào cần anh sẽ nói… Duyên lắc đầu, nàng không cho phép mình cầm trong tay những thứ không phải của mình, trong trường hợp này lại là cầm giùm cho người khác. Từ lâu sự dễ tính của Duyên khiến Bình không giữ ý, và lần này anh đã phạm phải sai lầm mà người quá hiền như Duyên cũng khó lòng chấp nhận, nhưng nàng không tỏ sự bất bình quá mức đang đến trong tâm thức. Chỉ buột miệng: – Chúng ta là “tình nhân có thời hạn”, giờ đã đến hồi kết rồi. Em chỉ “giúp” anh đến đây, và đừng lặp lại một lần nào nữa. Những gì không thuộc về em, em không thích giữ, cả chiếc áo này em sẽ gởi lại anh sau. Phần anh nên buông bỏ hình ảnh người đã phản bội anh đi, đó không phải là thứ có thể đem lại cảm giác dễ chịu. Dĩ vãng dù không vui cũng hãy biến nó thành kỷ niệm chứ đừng thành nỗi hận… Nói rồi nàng bước vội vào nhà. Bình ngơ ngác vì thái độ khác lạ của Duyên, nhưng không còn sớm nữa nên anh chào nàng rồi quay xe đi, định hôm khác sẽ giãi bày cho Duyên hiểu. Duyên vào nhà với cảm giác rất mệt mỏi, chỉ muốn gục xuống, nằm xuống ôm lấy sự bẽ bàng của mình cho thấm thía một cơn đau. Nàng không hối hận vì đã dành tình cảm cho Bình, dù tình yêu mà cô tưởng, lúc như có, lúc như không, còn bây giờ Duyên hiểu rõ tất cả là do mình ngộ nhận. Nàng nghĩ khi Bình còn cố chấp nghĩa là chưa quên Ánh. Duyên không trách Bình, cũng không tự trách mình. Không phải ngày nắng nào cũng đẹp, trách chi bầu trời! Duyên chưa đủ từng trải để nhận ra và hiểu được những thâm sâu trong lòng người. Nàng sống chân thật và nghĩ ai cũng như mình, nhưng một khi đã nhận ra chân tướng của sự việc thì giống như ly nước bị hất đổ, tiếc làm gì những thứ không thể hốt lên. Giữa Duyên và Bình tình yêu không phải, mà tình bạn cũng không xong, chẳng có gì rõ ràng trong tình cảm nhập nhằng đó, thì thà làm người lạ, còn hơn ở bên cạnh nhau mà không là gì của nhau. o O o Mấy ngày sau Bình không gọi điện thoại cho Duyên, đúng hơn là anh ngại. Thái độ của Duyên cho thấy là nàng đã bị tổn thương, anh biết mình có lỗi! Anh đã quen với việc trút hết cho Duyên mọi suy nghĩ, cho tâm trạng nhẹ nhõm, nhưng không quan tâm khi nàng ôm giữ có nặng nề, quá sức chịu đựng không. Nhớ lại thái độ kiêu hãnh của Ánh và vẻ dịu hiền của Duyên trong bữa tiệc, buộc Bình phải so sánh, rồi chợt thấy Ánh quay lưng là may mắn cho anh, hình bóng người mà anh một thời mong sánh đôi trên đường đời với mình chợt tan biến. Mấy ngày qua không gặp Duyên, Bình mới có thời gian để tự vấn lòng mình, có một nỗi nhớ rất rõ hướng về Duyên. Ðúng rồi, anh đã chậm, chậm ngỏ lời đúng lúc với Duyên bởi sự thất bại trong trong tình yêu với Ánh khiến anh thận trọng, nhưng những gì phát xuất từ trái tim chân thật tự nó phải đến. “Anh không hề có ý định xúc phạm em, chỉ vì không kịp suy nghĩ để kềm chế được cảm giác bị phản bội nên anh đã hành động sai. Anh vì sĩ diện của mình mà làm tổn thương em, hãy tha thứ cho anh..” Không chần chờ nữa, phải đi gặp Duyên, anh cần nói rõ lý do với nàng và anh biết Duyên sẽ bỏ qua sai lầm của anh, nàng vốn luôn là người hiểu anh mà. o O o Bình nhìn căn phòng khóa cửa im lìm, rồi xem đồng hồ. Ðã quá giờ làm việc sao Duyên chưa về nhà? Chưa kịp lấy điện thoại gọi cho nàng, thì một chị ở bên cạnh phòng Duyên bước ra khi thấy anh: – Duyên gởi cho anh cái này. Cô ấy về quê mấy hôm nay rồi, phòng cũng đã trả. Nếu có lên lại chắc cũng không ở đây nữa… Bình nhận chiếc giỏ từ tay chị, đó là chiếc giỏ đựng chiếc áo anh đã đem tới cho Duyên. Anh cám ơn rồi đứng thừ ra, đưa tay mở chiếc cúc áo và xoay xoay cổ tìm sự dễ chịu. Bình đã chậm thêm một lần nữa sao? Không! Với một báu vật, thì nhất định phải tìm lại cho được khi lỡ tay làm rơi nó. Bình quay ra ngõ, ánh đèn sau lưng soi bóng anh ngã dài trước mặt. Chợt thấy ngay cả chiếc bóng của mình, anh cũng đi sau nó… Đơn Phương Thạch Thảo |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 25/Aug/2022 lúc 8:37am |
Trả lại nụ cườiTrung tuần tháng Mười, thời tiết North Dakota đi vào giữa mùa Thu. Hôm nay trời lộng gió, lá vàng bay lả tả ngoài đường, và không khí về chiều se lạnh. Cả buổi chiều tôi làm việc mà lòng bồn chồn đứng ngồi không yên vì cha mẹ từ trại tỵ nạn Ðồn Chaffee thuộc tiểu bang Arkansas bay đến Bismarck lúc ba giờ chiều. Ðúng năm giờ, tôi liệng ngòi bút lên bàn giấy rồi chạy vội về nhà, mong gặp mẹ sớm; tôi xa mẹ đã gần sáu tháng nay rồi. Trong nhà, ba em Bình, Lâm và Trọng ngồi xếp ve mỗi đứa một góc và nhìn tôi với ánh mắt lo âu. Mẹ và Quỳnh Châu nấu nướng sau nhà bếp, cha mặt hầm hầm đi lui đi tới trong phòng khách. Tôi rụt rè chào, “Thưa cha mới tới.” “Cha con chi với mi? Mi tới đây thì họ đạo mấy trăm người kèn trống ra phi trường đón rước, còn cha mẹ mi tới thì chỉ có thằng Gardner với con Châu ra đón như vợ chồng thằng ăn mày. Anh em mi không đứa mô thèm ló mặt, coi tau là đồ bỏ hay răng?” Tôi hiểu ra lý do khiến cha giận dữ. Lúc mới tới Bismarck và được họ đạo nhà thờ Ba ngôi Lutheran tiếp đón nồng hậu, tôi vui mừng viết thư vào trại Ðồn Chaffee kể hết ngọn ngành để mẹ mừng mấy đứa con thương yêu của mẹ đã định cư an lành nơi xứ người, quên mất rằng dưới mắt cha tôi là thằng con “bất hiếu bất mục” ở Sài Gòn bỏ cha mẹ ra đi trước. Tôi hối hận đã tạo cơ hội cho cha ganh tị trách mắng, nhưng gắng gượng giải thích, “Cha mẹ đến buổi chiều, bên nhà thờ ai cũng phải đi làm. Mấy đứa nhà mình đi học ba giờ rưỡi chiều mới về. Con đang tập sự, gọi là ‘thời kỳ thử thách,’ không thể bỏ sở mà đi. Thằng Sang cũng bận đi làm bây giờ chưa về.” Thực ra tôi biết thằng Sang ra ba (bar) uống bia với bạn và cố tình về trễ để khỏi gặp cha ngay. Ngày ở Tuy Hòa, nó hay bị cha kiếm cớ đánh đập tàn nhẫn đến độ mẹ xót con chịu không nổi phải gửi nó vào Sài Gòn ở với tôi. Tôi ra bếp chào mẹ, nhưng mẹ mắc làm cơm tối cho cha ăn và đi ngủ sớm, và xua tay bảo tôi đi lên nhà trên. Giống như ngày nào, cha ăn riêng một mâm một cỗ, Lâm và Trọng túc trực để cha sai vặt và thỉnh thoảng bị mắng vì không làm đúng ý cha. Tôi ngồi xớ rớ trong phòng khách để lỡ cha gọi tới. Cha chậm rãi thưởng thức bữa cơm Việt Nam mẹ nấu, uống nước trà, và lấy tăm xỉa răng rồi chửi trổng, “Con tau là con quỷ con yêu. Cha hắn một đời đem xương máu nuôi hắn ăn học để chừ hắn giam cha mẹ nằm dưới hầm như ri. Trời ơi là trời!” Cha trút cơn thịnh nộ lên đầu tôi vì ông Gardner và họ đạo bảo trợ sắp đặt cho cha mẹ ở dưới tầng hầm. Tầng này là một apartment riêng biệt có phòng ngủ, phòng tắm, bếp nấu ăn, và lối đi riêng ra bên ngoài. Cách xếp đặt theo nếp sống Mỹ khiến cha thấy bị xúc phạm vì từ trước đến nay cha luôn luôn chiếm căn phòng lớn nhất và sống tự do một mình một cõi ở nhà trên, mặc mẹ và anh em tôi chui rúc dưới nhà sau chật hẹp tù túng. Mắng mỏ chán chê, cha đứng dậy ho khan và khạc nhổ một hồi rồi vùng vằng đi xuống hầm. Bấy giờ mới đến lượt chúng tôi ngồi vào bàn ăn, và mẹ mới rảnh tay nhìn rõ mấy đứa con. Mẹ khóc vuốt mặt tôi, “Ai ăn đồ Mỹ cũng béo trắng ra mà răng mi cứ doi doi (không mập không ốm) rứa?” Tôi thương mẹ ứa nước mắt. Cả nhà vừa ăn cơm vừa sung sướng nói chuyện lung tung, thỉnh thoảng mẹ nhắc, “Nói dỏ dỏ (nho nhỏ) thôi, để ‘ông già’ mi ngủ.” Sau nửa đêm mẹ nhìn đồng hồ giục tôi, “Chết cha, mi đi ngủ để mai đi làm,” và vào phòng Bình ngủ chung với em. Trong căn phòng nhỏ nhất nhà, hai mẹ con ngủ trên chiếc giường đơn một người nằm vì cha giữ độc quyền phòng ngủ dưới hầm. Tuần lễ kế tiếp, cha kê ra các chuyện tôi làm ngày mới đến và đòi phải làm giống y như thế. Thí dụ, tôi được mời lên bục giảng nhà thờ nói vài lời trong buổi lễ sáng Chủ Nhật, và được tờ Bismarck Tribune (Bismarck Diễn đàn) phỏng vấn. Cha vênh mặt, “Mi là thằng kỹ sư quèn mà được trọng vọng như rứa, huống chi tau đã từng giữ chức vụ tối quan trọng, coi toàn một tỉnh, và chỉ huy hàng ngàn thằng lính. Thằng thống đốc (tiểu bang) ở đây ăn thua chi.” Cha viết bằng tiếng Việt bài diễn văn đọc ở nhà thờ và bản trả lời cho các câu hỏi mà cha đoán chừng sẽ được hỏi trong cuộc phỏng vấn, và biểu tôi dịch ra tiếng Anh. Cha đọc bản dịch, bắt bẻ từng chữ, và chê tôi dịch “sai bét sai be.” Cha chê thì chê, tôi “Dạ, dạ” mà không giải thích, cãi lại, hay thay đổi một chữ nào. Cha được thể lên mặt, “Tau biết mà, bọn kỹ sư mi chữ nghĩa được mấy mô. Làm răng bằng tau học tiếng Anh từ khi mi học tiểu học, đi Mỹ du học hai lần, và nói chuyện hằng ngày với mấy thằng cố vấn Mỹ?” Trong buổi lễ nhà thờ, cha đọc diễn văn với giọng Pháp pha lẫn âm Quảng Bình nên không ai hiểu. Một bà ngồi cạnh tôi quay sang hỏi, “Ông ấy là cha anh, phải không? Ông ấy nói gì vậy?” Cuộc phỏng vấn với tờ báo cũng không suôn sẻ. Cô ký giả hỏi một đằng, cha không hiểu bèn làm bộ cười cười và cầm bản trả lời đọc một nẻo. Hai bên không ai hiểu ai, nhưng sau đó cha khoe mình, “Chữ tau nói, con Mỹ béo nớ phải về nhà tra tự điển mới hiểu nổi.” Ðể chuẩn bị kiếm việc làm, cha dùng bản tóm lược (bối cảnh học hành và làm việc) của tôi làm mẫu, thảo bằng tiếng Việt giặm thêm tiếng Pháp, và biểu tôi -viết lại bằng tiếng Anh. Mặc dù cha không tiếc lời chỉ trích chê bai bản tóm lược tôi soạn, tôi không buồn lòng vì nhờ đó tôi biết sơ lược về chuyện học hành và làm việc của cha thời niên thiếu, một quá khứ bí ẩn cha chưa hề tiết lộ với ai trong gia đình. Trong 15, 16 năm đầu đời của tôi, mỗi năm cha về nhà (nơi mẹ và anh em tôi sống) một lần; lần nào cũng gieo rắc kinh hoàng khủng khiếp. Cha chỉ tử tế với mẹ được vài tiếng đồng hồ. Sau bữa cơm chiều, cha trổ ngón nã tiền với bài bản quen thuộc: Trước tiên, năn nỉ mẹ đưa tiền để trang trải nợ nần vì “lỡ thua” bạc, nếu không chủ nợ sẽ kiện cho mất chức và có thể vào tù. Dễ dầu gì mà mẹ xùy đồng tiền mồ hôi nước mắt chắt chiu dành dụm cho đàn con dại sống còn đến ngày mai. Cha bèn nổi cơn đập phá các thứ đồ dùng trong nhà rồi thượng cẳng tay hạ cẳng chân, mẹ chạy trốn và ẩn nấp khắp các xó xỉnh, và khi tìm ra cha cầm súng lục lên đạn răng rắc kê vào đầu mẹ dọa bắn. Mẹ sợ chết đi để con bơ vơ, đành bằng lòng với một đọi (tô) nước mắt. Ẵm được tiền, cha lại đàng hoàng nhỏ nhẹ với mẹ một đêm trước khi ra đi, để lại sau lưng căn nhà tan hoang. Về sau, cha mẹ và các con ở chung. Cha làm chức vụ cao hơn, lương tiền và bổng lộc khá hơn, nhưng máu mê cờ bạc nhiễm vào các thớ thịt sâu hơn và cha dễ bị các con bạc khác bịp hơn. Trước khi cha đi đánh bài, mẹ thường hay hờn mát, “Thôi ôông ơi, ngồi đánh bài làm chi cho đau lưng mỏi cổ? Ôông lấy cái khay để tiền lên và quỳ xuống dưng cho hắn có phải có ơn hơn không?” Cha cũng ra tay đập vỡ đồ đạc, khủng bố gia đình, và nã tiền mẹ thường xuyên hơn. Nhiều lần, tối hôm trước anh em tôi ngủ trong nhà mình, sáng ra nhà thành ra nhà người khác vì đêm qua cha về nhà gí súng vào đầu mẹ buộc phải ký văn tự bán nhà. Ngày nay, trên đường đi tỵ nạn, chắc hẳn cha là vị cựu sĩ quan cao cấp giữ chức vụ quan trọng trong chính phủ Việt Nam Cộng Hòa độc nhất không có lấy một chỉ vàng phòng thân. Trước khi cùng với ông Gardner lên nha Chức nghiệp North Dakota tìm việc, cha gật gù, “Kỹ sư chỉ với vài năm kinh nghiệm như mi mà lương chín trăm rưỡi ($950) một tháng, ít nhất hắn phải trả cho tau gấp đôi, chừng hai ngàn, tau mới nhận.” Cha quên nói cha sẽ làm công việc gì. Nha Chức nghiệp phỏng vấn, cho thi trắc nghiệm khả năng, và khoảng một tháng sau mời cha đi phỏng vấn với công ty ráp và chế tạo đồ phụ tùng máy cày. Công ty cần tuyển tống thơ văn làm ở phòng công văn và có nhiệm vụ thu nhận, phân phát, và gửi đi các thư từ và gói đồ. Sau khi ăn cơm tối, cha ca tụng dài dòng việc làm “lý tưởng,” mặc cho chúng tôi đói meo đợi ăn cơm. Cha nói công ty trả lương hai đô la ($2.00) một giờ (vào khoảng $350 một tháng), trả lệ phí bảo hiểm sức khỏe cho cá nhân cha, và hàng năm cho nghỉ hai tuần vào dịp Giáng sinh và Tết tây. Hai tuần lễ cuối năm, công ty kiểm kê hàng hóa và vật liệu tồn kho, xưởng dây chuyền lắp ráp đóng cửa, và nhân viên nghỉ có lương. Cha hãnh diện, “So với thằng Sang làm trạm xăng một đồng bảy mươi lăm xu ($1.75) mà không có quyền lợi chi hết, việc ni tốt gấp mấy lần chớ phải chơi mô.” Tuy nhiên, công việc đòi hỏi khả năng nâng kiện hàng nặng ít nhất 40 pound (khoảng 18 ký). Hôm sau, cha đem hồ sơ đi khám sức khỏe. Kết quả ai cũng biết trước, mẹ trề môi, “’Ông già’ mi chừ 52 tuổi, chỉ giỏi tài ôm mấy con bài, làm được chi mà nói tướng (nói huênh hoang, khoác lác)?” Cả ngày cha đi ra lại đi vào, cái nhà là nhà của “cha,” cha muốn vào phòng nào thì hồn nhiên vặn cửa xông vào, không thèm gõ cửa, và không cần biết trong phòng có ai và người đó đang làm gì. Cha tung hoành khắp nhà như chốn không người, vì chúng tôi không ai dám hó hé mở miệng mà không được cha hỏi trước. Cuối tuần cha biểu tôi chở đi mua sắm áo quần ở thương xá bằng chiếc xe cũ bạn tôi vừa bán vừa cho với giá $100. Tôi làm tài xế, cha ngồi chễm chệ bên phải băng sau, giống như thời cha cầm đầu một tỉnh, ra ngoài có tiền hô hậu ủng, và trước có xe hụ còi sau có xe hộ tống. Vào tiệm, cha không thèm mở miệng nhờ tôi giúp mà tự đi tìm áo quần đem vào phòng thử và chọn lựa món ưng ý rồi ra quầy trả tiền. Cha cũng tiết kiệm lời nói, không thèm đếm xỉa tới mấy người bán hàng vì khi nói về y phục, rào cản ngôn ngữ giữa cha và người bán hàng rất khó vượt qua. Về đến nhà, cha xé vụn biên lai và liệng ngay vào thùng rác. Khi mặc lại nếu thấy áo quần mua về không còn vừa ý, cha tức tốc kêu Lâm hay Trọng đem cho kho đồ cũ bên nhà thờ Ba ngôi. Nhà thờ nhận đồ cũ tín hữu tặng để mỗi Chủ Nhật cuối tháng mở rummage sale (cuộc bán đồ cũ linh tinh) bán với giá tượng trưng cho người nghèo. Quỳnh Châu và em Bình thi nhau đoán: Cha không biết ở Mỹ hàng mua ra khỏi tiệm trong vòng 30 ngày có thể mang trả lấy tiền lại, hay cha biết mà “sợ” không dám mang đi trả? Không cô nào biết giải đáp. o O o Tháng Ba năm 1984, vào năm 61 tuổi cha mất vì cơn liệt tim. Hậu quả của những năm đánh bạc thâu đêm, chơi bời trác táng, uống rượu như hũ chìm, và hút thuốc nhả khói như đầu máy xe lửa. Ngồi trong nhà quàn với mẹ và đông đủ các em, tôi hồi tưởng mối liên hệ giữa tôi và người vừa nằm xuống và không tìm thấy một thoáng tình cảm nào ngoài những ràng buộc của văn hóa Khổng Mạnh, các bài học luân lý, và câu ca dao, Công cha như núi Thái sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Tôi không nhớ, trong 36 năm hiện hữu trên cõi đời, có bao giờ được ngồi ăn cơm gia đình chung mâm với cha hay không, nhưng chắc chắn tôi chưa bao giờ nghe một lời nói dịu dàng thương yêu hay săn sóc từ miệng cha. Ngược lại, tôi chưa bao giờ hỏi cha một câu. Cha hỏi, tôi trả lời. Cha ra lệnh, tôi thi hành. Cha chửi mắng, tôi nín khe tôi nghe. Cha đánh đập, tôi nghiến răng tôi chịu. Và tuyệt nhiên không hỏi hay xin cha điều gì. Cha nghiêm khắc và khó lường trước, trông thấy cha là mấy anh em tôi sợ mất vía im thin thít. Không bao giờ chúng tôi dám nói cười khi cha hiện diện. Hôm nay là lần đầu tiên, và lần cuối cùng, tôi và các em vui cười thoải mái trước mặt cha, vì cha nằm yên trong quan tài. Cám ơn cha đã trả lại nụ cười cho tụi con.
Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 25/Aug/2022 lúc 8:47am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 27/Aug/2022 lúc 9:42am |
Hôm qua
nhà vợ có đám giỗ, vợ bảo nhà không làm cỗ, chỉ bày chút hoa quả cúng tổ
tiên thôi. Anh về cũng được, nếu bận thì thôi. Vợ nói thì nói vậy, tôi
tự thấy vẫn nên về.
Vợ chồng tôi sắp li hôn, sau 2 năm yêu nhau và 16 năm chung sống. Chúng tôi đến với nhau từ thời tôi còn hai bàn tay trắng. Hai vợ chồng trầy trật tạo dựng sự nghiệp, cuối cùng rồi cũng có ngày phát triển như hôm nay. Nhưng khi kinh tế đã đủ đầy thì tình yêu cũng thay đổi. Thực ra là do tôi đã nguôi dần cảm xúc với vợ. Tôi ngoại tình và tự thấy cuộc sống hôn nhân quá tẻ nhạt. Sống chung thực ra chỉ làm vợ tôi thêm đau khổ, vậy nên tôi nghĩ li hôn là giải pháp. Vợ tôi ngày xưa rất cá tính và ương bướng, giờ làm ăn nên cũng trở nên khá gan lì.Cô ấy tất nhiên không chịu, nhưng sự im lặng kéo dài cũng khiến cô ấy ngột ngạt. Phụ nữ thực ra không giỏi chịu đựng như người ta tưởng, nhất là về phương diện tình cảm, nếu không níu được họ vẫn biết sẵn sàng buông. Bố mẹ vợ đón tôi vẫn bằng nụ cười như mọi khi nhưng có vẻ hơi khách khí. Có lẽ vì biết chúng tôi sắp chia tay nên họ đón tôi như khách, không cho tôi động tay động chân việc gì. Mẹ vợ nhìn tôi lạnh nhạt, còn bố vợ đối với tôi vẫn thân tình niềm nở. Bố vợ tôi là người ít nói. Từ ngày làm rể ông, chưa bao giờ tôi thấy ông can thiệp vào chuyện gia đình con cái. Nhưng lần này có vẻ như ông muốn nói. Ông bảo: Từ trước giờ bố vẫn đối với tôi như hai người đàn ông với nhau. Nhưng hôm nay bố muốn nói chuyện với tôi là tư cách bố vợ. Giọng ông chậm rãi, đều đều, nhỏ đủ để tôi nghe: “Ngày xưa hồi cái Bống nó yêu con, bố mẹ không đồng ý. Bố mẹ chỉ có mình nó là con, bao yêu thương chăm sóc dồn cho nó cả. Tính nó từ bé đã ương bướng vì được bố mẹ nuông chiêu, cưng như hoa như trứng. Bố vẫn nghĩ nó lớn lên trong đủ đầy sẽ không thể nào chịu được khốn khó. Ngày nó nói yêu con và muốn lấy con, bố đã cản ngăn, không phải vì chê con mà vì sợ con gái bố nông nổi. Nó quen ăn sung mặc sướng, con thì thiếu thốn khổ nghèo. Nó vốn quen đón đưa, con thì một mái nhà để ở cũng không có. Nó yêu con, tưởng tình yêu là vĩ đại lắm, tưởng phong ba gì cũng vượt được, nhưng khi đối mặt với thực tại cơm tiền có chịu nổi không? Bố chỉ sợ nó lấy con rồi, được dăm bữa nửa tháng sẽ chạy về nhà than rằng con không quen chịu khổ, như vậy sẽ rất thiệt thòi cho con. Dù vậy nó vẫn kiên quyết lấy, nó khóc lóc suốt ngày, nó quỳ lạy van xin. Làm cha mẹ, không thể thấy con mình yêu sống yêu chết mà nỡ can ngăn. Thôi thì nó lớn rồi, tự làm tự chịu. Các con về với nhau, nhà phải đi thuê. Ba lần bảy lượt bố nói các con về sống chung, nó bảo không về. Nó không muốn con cảm thấy xấu hổ vì cậy nhờ nhà vợ, ăn không dám ăn, nói không dám nói. Rồi trong lúc khốn khó, con tập tành kinh doanh. Nó cũng nghỉ việc nhà nước hỗ trợ con. Nó mang bầu trong thời gian làm ăn nhiều thất bại. Đôi bận nó về nhà, người lả đi vì suy nhược, nhưng nó giấu con, không muốn con nghĩ ngợi mông lung. Cuối cùng thì có công trồng cây cũng đến ngày hái quả. Các con dần có của ăn của để. Đứa trước lớn lên, đứa sau ra đời. Bố mẹ nhìn vào, cảm thấy hạnh phúc vì con mình đã trưởng thành, cứng cáp. Lâu rồi nó về nhà, mấy lần trốn trong nhà tắm khóc. Mẹ con biết mới cố tra hỏi, nó bảo chồng con ngoại tình. Nó bảo nó không khóc trước mặt chồng, không muốn tỏ ra yếu đuối. Bố cũng không ngờ đứa con gái cá tính và bướng bỉnh ngày xưa nay lại trở nên yếu mềm như vậy. Từ bé tới lớn, người có thể làm nó khóc cũng chỉ có con. Người ta nói, khó khăn thử thách lòng chung thủy của đàn bà. Giàu có thử thách lòng chung thủy của đàn ông. Khó khăn không làm lung lạc ý chí và tình yêu của vợ con, nhưng tiền bạc đã làm con thay đổi. Bố không biết rốt cuộc là con gái bố đã làm sai điều gì với con, nó không biết ăn ở hay đối nhân xử thế tệ bạc? Nó ăn chơi trác táng hay bỏ bê chồng con? Là nó không tốt ở chỗ nào, hay chỉ vì đơn giản là con khát thèm sự mới mẻ? Con nhìn xem, người phụ nữ đầu ấp tay gối với con 16 năm qua. 16 năm tuổi thanh xuân đẹp nhất cuộc đời nó dành để cùng con mưu sinh bươn chải. 16 năm nó bận bịu cho chồng cho con đến quên cả đòi hỏi. Giờ đến khi kinh tế đủ đầy rồi thì lại đối diện với cảnh chia ly. Người phụ nữ đã vì con mà từ bỏ đầy đủ ấm êm. Vì con mà cam tâm chịu khổ. Vì con mà mạnh mẽ, cũng vì con mà yếu đuối. Cuối cùng con lại làm khổ nó chỉ vì một người phụ nữ chưa một ngày vì con mà hao tâm tổn sức. Người phụ nữ con đang yêu hiện tại, bố nghĩ nó chẳng có gì hơn vợ con, ngoại trừ tuổi trẻ. Tuổi trẻ vợ con cũng đã từng có, nhưng nó đã dành hết cho con rồi. Tiền bạc mà người phụ nữ kia đang được hưởng từ con, cũng có một phần mồ hôi và nước mắt của vợ con trong đó. Là đàn ông bố biết, bản năng chinh phục ẩn giấu trong mỗi người. Nhiều khi chúng ta nhìn con mồi nằm gọn trong hang của mình rồi thì thèm khát những con mồi đang tung tăng ngoài kia. Ta thường đứng bên này đồi rồi ngó sang bên kia đồi xuýt xoa “ở bên kia cỏ sao mà xanh thế”. Thực tế thì đứng núi này chắc chắn sẽ thấy núi khác cao hơn. Bố không muốn trách móc con. Nhưng bố là bố, cũng như con đối với con của mình. Làm bố, không thể thấy con mình khổ đau mà làm ngơ, không thể thấy con mình chịu ấm ức mà không lên tiếng. Làm bố của một cô con gái, ngay cả khi thấy nó cười vẫn cảm thấy bất an”. Chưa bao giờ tôi thấy bố vợ tôi nói nhiều như vậy, cũng chưa bao giờ ông uống nhiều như vậy. Cả buổi tôi không nói một lời nào, chỉ sợ mỗi câu mình nói ra sẽ trở nên vô duyên vô dụng. Vợ tôi từ đâu chạy ra, giật chén rượu trên tay bố: "Bố ạ, bố đừng uống nữa, đừng nói những chuyện vô nghĩa như thế nữa. Con đã giữ đúng lời hứa với bố ngày xưa, dù khổ cực đến đâu cũng không phụ anh ấy. Bố xem con gái bố mạnh mẽ thế này, con có khóc đâu mà bố lại khóc". Trong giây phút ấy theo lời kể của ông, bao nhiêu kí ức hiện về trong trí nhớ như một cuộn phim quay chậm lại từng chi tiết. Người ta vẫn thường nói “khi bình yên, người ta thường quên đi những lời thề trong giông bão”, quả không sai. Dù sao thì ngày mai tôi vẫn phải đến tòa án. Đến tòa để rút lại đơn li hôn. INTERNET |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 03/Sep/2022 lúc 10:21am |
Vai kịch cuối cùngMẩu chuyện được kể lại dưới đây đơn giản thôi, không có chút gì kịch tính, nhưng nó chứa đựng một ý nghĩa nhân sinh sâu sắc, khiến người đọc cảm động. Đây, mời các bạn theo dõi. NS Có một người diễn viên già đã về hưu và sống độc thân. Mùa hạ năm ấy, ông tìm về một làng vắng vẻ ở rừng núi, sống với gia đình người em của ông là giáo viên trường làng. Mỗi buổi chiều, ông thường ra ngồi chơi nơi bãi cỏ vắng lặng ngoài thung lũng. Ở đây chiều nào ông cũng thấy một chú bé đợi đoàn tàu hỏa chạy ngang qua. Có một đường tàu hỏa đi qua thung lũng rộng này, trước khi rẽ vào những núi đá um tùm phía ga trên. Chú bé hồi hộp đợi. Ðoàn tàu phủ đầy bụi đường với những toa đông đúc hành khách như một thế giới khác lạ ầm ầm lướt qua thung lũng. Chú bé đứng vụt dậy, háo hức đưa tay vẫy. Chú mong có một hành khách nào đó vẫy lại chú. Nhưng hành khách – mệt mỏi vì suốt một ngày trên đường – chẳng ai đi vẫy lại chú nhỏ không quen biết. Hôm sau, hôm sau, rồi hôm sau nữa, hôm nào ông già cũng thấy chú bé ra vẫy và vẫn không hành khách nào vẫy lại. Nhìn nét mặt thất vọng của chú bé, tim người diễn viên già như thắt lại. Ông nghĩ : “Không có gì đau lòng bằng thấy một em bé thất vọng, đừng để cho trẻ con mất lòng tin ở đời sống, ở con người.” Hôm sau, người em thấy ông già giở chiếc vali chứa đồ hóa trang diễn viên của ông ra. Ông dán lên mũi một bộ râu giả, đeo kính, mượn ở đâu một chiếc áo vét cũ mặc vào, rồi chống gậy đi.
Thắm Nguyễn Ông đi nhờ chuyến xe ngựa của trạm bưu điện xuống ga dưới, cách đó 20 km. Ông mua vé lên tàu đi ngược lên ga trên. Ngồi sát cửa sổ toa tàu, ông thầm nghĩ: đây là vai kịch cuối cùng của mình, cũng như nhiều lần nhà hát phân cho mình – một vai phụ, một vai rất bình thường: một hành khách giữa bao hành khách đi tàu. Qua cái thung lũng có chú bé đang đứng vẫy, người diễn viên nhoài người ra, cười và đưa tay vẫy lại chú bé. Ông thấy chú bé mừng cuống quít, nhảy cẫng lên, đưa cả hai tay vẫy mãi. Con tàu đi xa. Ông diễn viên già cảm động hơn bất cứ một đêm diễn huy hoàng nào ở nhà hát. Ðây là vai kịch cuối cùng của ông, một vai phụ, một vai không có lời, một vai không đáng kể nhưng đã làm cho chú bé kia vui sướng, đã đáp lại tâm hồn chú và chú sẽ không mất lòng tin vào cuộc đời. Như Sao (theo Chicken Soup for the Soul) |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
<< phần trước Trang of 156 phần sau >> |
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |