Bài mới Thành viên Lịch Tìm kiếm Hỏi/Đáp | |
Ghi danh Đăng nhập |
Tâm Tình | |
Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình |
Chủ đề: NIỀM TIN & HY VỌNG&GƯƠNG TỐT&CHIA SẼ | |
<< phần trước Trang of 141 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 01/Apr/2022 lúc 10:08am |
Chào Mẹ
Tôi không khó khăn nhận ra mẹ khi bà vừa bước ra khỏi trạm kiểm soát an ninh phi trường. Một tay kéo chiếc va ly nhỏ, một vai mang chiếc xách tay, mẹ thong dong như trôi theo dòng người. Dáng mẹ trông mảnh mai, thanh nhã, linh hoạt dù đã ở tuổi tám mươi. Tóc đã bạc phơ. Chiếc áo sơ mi màu trắng như giúp khuôn mặt mẹ tươi tắn hơn ngày tôi gặp mười lăm năm trước. Mẹ đưa mắt tìm kiếm. Tôi giơ tay vẫy. Bà mừng rỡ vẫy lại.
Tôi cười khi mẹ đến gần: “Chào mẹ!”
Mẹ buông rơi chiếc va ly, mở vòng tay ôm ghì lấy tôi. Tôi cũng ôm xiết mẹ mà sao không cảm nhận chút nồng ấm nào. Từ khi chưa đầy một tuổi, ba mẹ tôi đã đành đoạn bỏ rơi tôi.
Thôi nôi, ngoại cúng kiến van vái. Lên ba, ông ngoại mất.
Lên năm, bà ngoại lìa đời. Cậu mợ tôi thừa hưởng gia sản nên… thừa hưởng luôn việc săn sóc dưỡng dục tôi. Vì vậy mà khi khôn lớn, tôi hầu như quên hẳn mình còn đủ cha đủ mẹ.
Tôi lái xe vào trung tâm thủ đô, chạy vòng vòng cho mẹ xem phố xá rồi quẹo sang đường Constitution. Tôi chỉ mẹ xem đài tưởng niệm Washington, tòa Bạch ốc và hứa một ngày khác sẽ đưa mẹ vào xem tận bên trong. Mẹ nói mẹ muốn ưu tiên gặp em của mẹ, còn việc tham quan chừng nào cũng được. Tôi cho mẹ biết cậu mợ đang chu du Âu châu, hai tuần nữa mới về.
Sợ mẹ hiểu lầm, tôi giãi bày: “Cậu mợ ghi tên du hành trước ngày mẹ báo tin qua đây nên không hủy bỏ được. Con đã xin nghỉ một tháng. Trong tháng đó mình sẽ đi một vòng sơ khởi nước Mỹ. Mẹ sẽ gặp em trai mẹ vào tuần lễ thứ ba...”
Tôi ngưng nói khi thấy mẹ xoay mặt về khung cửa kính.
Nhân lúc xe qua cầu, tôi cất cao giọng: “Đây là sông Potomac. Đi xuôi dòng sẽ trông thấy một phần hình ảnh rất đẹp của thủ đô. Nhà của con phía thượng dòng cách đây độ nửa giờ.”
Mẹ vẫn nhìn quang cảnh thành phố, chỉ có tiếng “thế à” hờ hững vang lên. Tôi nhìn đồng hồ và mừng là đã tới giờ cơm chiều.
Tôi nói nhỏ nhẹ: “Suốt ngày đêm trên máy bay, chắc mẹ thèm cơm. Khu thương mại Eden của người Việt vùng này có một nhà hàng nấu món canh chua cá bông lau, cá kho tộ ngon lắm!”
Bà nói giọng mệt mỏi: “Nói chung thì mẹ thèm một tô phở.”
Một cái gì nghẹn ngào đột ngột trào dâng trong tôi. Hai mươi năm tập kết ra Bắc mẹ đã bị đồng hóa. Không chỉ thay đổi cả giọng nói, ngôn từ mà lơ là luôn cả món ăn ưa thích của miền Nam.
Tôi ngờ rằng bà không phải là người sinh ra tôi…
Tôi đưa mẹ vào tiệm Phở Xe Lửa và gọi tô đặc biệt. Mẹ khen ngon hơn phở ở Sài Gòn. “Nhưng vẫn thua phở Hà Nội”, tôi nhanh nhẩu tiếp lời. Mắt mẹ thoáng chút ngạc nhiên rồi lặng lẽ quan sát xung quanh…
Tôi cũng quan sát bà. Tôi giống mẹ lạ lùng. Chắc chắn nhìn chúng tôi, không ai nghĩ khác hơn là mẹ và con. Mà giống mẹ để làm gì khi tâm hồn chúng tôi không có chút gì hòa điệu…
Tôi nhấn một chiếc nút trên trần khi xe sắp quẹo vào driveway và lái thẳng vào garage. Trong khi tôi mở cóp nhấc xuống các hành lý, mẹ đi ra phía trước đường.
Tôi bước đến bên mẹ khi bà ngắm nghía ngôi nhà, trầm trồ: “Nhà của con đây hả? To và đẹp quá, ngoài tưởng tượng của mẹ. Quang cảnh cũng thật sáng sủa tươi mát.”
Tôi cười buồn: “Chúng con mới mua năm ngoái và chắc cũng sắp bán…”
Giọng mẹ thảng thốt: “Tại sao thế?”
Tôi nắm cánh tay mẹ dìu đi: “Mẹ vào nhà nghỉ ngơi. Từ từ rồi mẹ sẽ biết...”
Tôi bấm số liên hợp và mở toang cánh cửa. Mẹ bước vào, đứng sững người trên tấm thảm nhỏ mang chữ welcome. Dường như mẹ không tin những gì mẹ đang thấy. Mẹ ngập ngừng bước đi, mắt dừng lại từng vật trang trí ở phòng khách, phòng gia đình, miệng lẩm bẩm lời tán thưởng. Khi mẹ hướng về khu bếp, tôi biết mẹ sẽ ở đây lâu hơn nên lặng lẽ trở ra ngoài mang hành lý vào nhà. Khóa cửa xong, tôi đảo mắt tìm mẹ. Bà đang ở trong phòng đọc sách, đứng lặng yên trước bàn thờ. Mẹ không nhìn các tượng Phật rất đẹp thỉnh tận Thái Lan. Mắt mẹ đang đăm đăm nhìn di ảnh của Huy. Anh mặc áo tiểu lễ hải quân với dây biểu chương, trên một nắp túi là chiếc huy hiệu hạm trưởng và bảng tên Lê Quang Huy. Bên kia là hai hàng huy chương nhiều sắc màu khác biệt. Và Huy đang tươi cười…
Mẹ nói bằng giọng ngạc nhiên mà bình thản: “Sao con không nói gì với mẹ?”
Tôi lắc đầu: “Để làm gì? Mẹ có biết gì về ảnh đâu và chắc cũng không ưa ảnh!”
Mười lăm năm trước, khi về chịu tang ba tôi, tôi đã từ chối trả lời mọi câu hỏi của mẹ. Tôi muốn cho thấy khi bà đã có can đảm bỏ rơi tôi thì tôi cũng có can đảm coi như đời tôi không dính dáng gì tới bà. Mãi gần đây, khi mẹ ngỏ ý muốn qua thăm chúng tôi, Huy khuyên tôi nhận lời, dù gì bà cũng là người sinh thành ra mình. Tôi nghe lời khuyên nhưng chỉ một mình tiếp đón mẹ. Huy chết bất thần vì cơn đột quỵ.
Mẹ nhìn khắp bàn thờ rồi quay phắt sang tôi: “Sao không thấy con thờ ba con?”
“Thờ ba? Tại sao con phải thờ ba?”
Mặc dù đã tự nhủ, tôi vẫn không dằn được cơn bực tức bùng vỡ. Mẹ quay đi, lặng lẽ thắp nén nhang cắm vào lư hương, nhìn Phật Bà, nhìn Huy rồi thở dài lặng lẽ bước lên thang lầu. Tôi đã từng nghe nhiều tiếng thở dài tương tự của mẹ trong suốt thời gian mười ngày về dự đám táng ba tôi.
Tôi đã cho bà thấy tôi không chỉ dửng dưng với người chết mà còn lạnh lùng với cả người còn sống. Liệu có ai cư xử khác tôi khi suốt quãng đời dài gần bốn mươi năm mà chỉ vài lần được nghe nhắc đến mẹ cha mình bằng lối bông đùa.
Năm tôi lên mười bốn, sau trận Mậu Thân khói lửa khắp Chợ Lớn Sài Gòn, một bữa, lần đầu tôi nghe cậu nhắc tới ba mẹ.
Trong bộ đồ trận rằn ri mang lon trung tá, cậu ra vẻ trịnh trọng: “Nè, Phượng! Con có biết là suýt nữa con đã có dịp trùng phùng ba mẹ con không?”
Trong khi tôi tò mò lắng nghe, cậu tỉnh bơ tiếp: “ Nhưng vì cậu thấy họ không xứng đáng làm bậc cha mẹ, cậu đã đuổi họ về mật khu rồi!”
Tôi thường cười với mỗi cợt đùa của cậu nhưng lần đó tôi mím môi muốn khóc.
Năm hai mươi mốt tuổi, khi tôi đưa Huy về nhà giới thiệu nhân buổi tiệc mừng cậu thăng cấp tướng, cậu nói nhỏ vào tai tôi: “Chà chà! Như vầy là kẹt cậu rồi! Con mà chọn tên hải quân đó làm chồng thì chị cậu thêm một kẻ thù. Tuy nhiên, nếu con… năn nỉ, cậu cũng liều cho con làm… bà thiếu tá.”
Tôi vẫn cười thầm về chuyện này vì bốn tháng sau, sự thể đảo ngược. Chính cậu lại là người phải “năn nỉ” tôi để cả gia đình được lên tàu của Huy rời khỏi Việt Nam.
Chúng tôi thành hôn ở Mỹ. Huy trở lại đại học, tôi đi làm ngày đêm.
Rồi lần lượt hai đứa con ra đời. Huy ra trường đi làm. Tôi vào đại học. Vất vả mà hạnh phúc. Tôi quá bận rộn để nhớ về quê cha đất tổ, cho tới mười năm sau tôi mới lại nghe tin tức ba mẹ.
Lại vẫn do cậu đưa tin. Cậu tôi cho biết đã liên lạc được với chị của mình. Không lâu sau đó tôi liên tiếp nhận được thư ba mẹ tôi bày tỏ lòng khao khát mong nhận được thơ tôi và hình ảnh gia đình.
Và tiếp đến là những lá thư mong mỏi tôi về Việt Nam. Tôi nhận thư, tôi đọc, lòng ngơ ngẩn, bâng khuâng nhưng không có chút hứng thú trả lời. Thậm chí nhiều năm sau, cái tin ba tôi đau nặng cũng chỉ được đón nhận với lòng dửng dưng.
Huy bảo tôi nên về. Cậu mợ gọi điện bảo tôi phải về. Tôi thưa với cậu mợ rằng tôi không có cha mẹ nào khác ngoài cậu mợ nhưng cậu mợ tiếp tục thúc bách và giảng đạo lý. Tôi rủ cậu mợ cùng về. Cậu bảo cậu không muốn giỡn mặt với chính quyền cộng sản. Cuối cùng tôi khăn gói một mình lên đường. Thời điểm này chúng tôi còn nghèo nên Huy đành ở lại với hai con.
Nhưng đoạn đường quá xa để ba tôi không thể chờ. Ông vĩnh viễn ra đi vài giờ trước lúc tôi bước vào ngôi nhà xưa. Dù vậy tôi vẫn còn kịp nhìn mặt ba tôi. Nhìn chỉ một lần mà vẫn đủ để khuôn mặt già nua, khắc khổ, hoàn toàn xa lạ đó theo tôi về tận xứ Mỹ.
Thỉnh thoảng nhân một liên tưởng về dòng họ ai còn ai mất, khuôn mặt của ông lại hiện ra cùng với những tiếng thở dài của mẹ. Thế mà tuyệt nhiên, tôi không hề nghĩ đến việc thờ phượng ông…
Mẹ nằm trong buồng riêng suốt đêm ngày, mãi đến tối hôm sau mẹ mới tươi tỉnh hẳn. Tôi rủ mẹ đi ăn đồ biển. Mẹ ăn tự nhiên, ngon lành. Nếm đủ tôm cua nghêu sò ốc hến. Luôn cả hào tươi. Lâu lắm mới có dịp ăn ngoài, tôi cũng tận lực nuốt.
Trên đường về nhà, mẹ hỏi: “Cậu bảo con có hai thằng con trai. Chúng nó đâu mà mẹ chưa gặp?”
“Tụi nó đều đã lập gia đình. Mỗi đứa ở mỗi tiểu bang khác nhau, khá xa. Đứa lớn ở Georgia, có hai con, đứa nhỏ ở Texas, đang chờ con đầu lòng. Con đã sắp xếp để mẹ đến chơi với chúng nó, mỗi đứa vài ngày, sau khi mẹ gặp cậu mợ.”
Mẹ nhìn tôi, dò hỏi: “Con ở đây một mình sao?”
Tôi gật đầu: “Vì vậy mà con có ý muốn bán nhà này về sống với mấy đứa nhỏ, luân phiên mỗi đứa một thời gian. Tụi nó đang năn nỉ con về ở chung.”
Giọng mẹ ngập ngừng: “Phải thú nhận rằng mẹ vừa trông thấy căn nhà này là mê ngay. Nếu con bán thì bán cho mẹ. Mẹ con ta sẽ ở đây, mãi mãi tới ngày mẹ chết…”
Tôi đăm đăm nhìn mẹ. Tôi đã biết từ ngày về dự tang là mẹ rất giàu, chỉ ngạc nhiên về ý cuối. Nó đến quá bất ngờ như là một nhánh gai quẹt vào người. Tôi nghe xót đau, khó chịu. Tôi không chuẩn bị việc này, cũng không muốn nó xảy ra. Đầu óc tôi đông cứng.
Chợt hình ảnh Huy hiện ra, miệng cười cười. Ba tháng nay, từ ngày anh mất, khi tôi gặp điều gì khó xử là anh lại hiện về. Nụ cười của anh luôn luôn giúp tôi tìm giải pháp. Tôi thấy bao nhiêu phiền phức nếu cho mẹ ở chung. Tôi đã quen với cuộc sống không có mẹ. Chỉ mới hai mươi bốn tiếng đồng hồ “có mẹ” mà tôi đã chịu đựng biết bao gượng ép.
Mẹ nhìn tôi dò hỏi.
Tôi nói: “Con mới mất anh Huy. Con cần một thời gian yên tĩnh.”
“Mẹ cũng cần có thời gian sắp xếp mọi việc ở Việt Nam. Năm tới mẹ trở qua sống hẳn với con. Con đồng ý chứ?”
Tôi không biết nói gì hơn. Tôi như nghe tiếng Huy văng vẳng: “Đừng làm mẹ buồn!”
Tôi cố nhìn vào bóng đêm loang loáng tìm hình bóng Huy nhưng chỉ thấy ánh đèn đỏ vừa bật ở ngã tư…
Sau năm ngày dạo chơi phố xá và ngắm cảnh Nữu Ước, chúng tôi dành hai đêm thử thời vận ở sòng bạc Atlantic City. Thánh nhân đãi kẻ khù khờ, cả hai mẹ con thắng lớn.
Chúng tôi về đến nhà, tẩy rửa xong lớp bụi đường thì trời tối hẳn.
Tôi thấy mệt mỏi nhưng mẹ tỉnh bơ đề nghị để mẹ nấu ăn ở nhà. Tôi nói sẽ ăn ở nhà nhưng mẹ khỏi nấu. Mẹ không tỏ gì ngạc nhiên khi tôi gọi thức ăn bằng điện thoại. Bà ngồi thoải mái trong bộ ghế êm ái, xem truyền hình đưa tin thế vận hội. Tôi sắp đặt chén đũa, khăn ăn và nước ngọt rồi ngồi xuống cạnh mẹ.
Chợt mẹ quay sang tôi, giọng ngập ngừng thiếu tự nhiên: “Mẹ phải nói với con chuyện này. Em trai con muốn nhờ mẹ hỏi con giúp nó một việc.”
Em trai tôi? Tôi từ từ hình dung đứa em trai của mình. Tôi đã nhớ ra một hình dáng hiền hòa thường quanh quẩn gần tôi. Cũng như cậu và mẹ, em tôi nhỏ thua tôi năm tuổi. Nhưng nó khác với tất cả chúng tôi là đã không chào đời ở miền Nam.
Tôi nhìn mẹ chờ đợi. Giọng mẹ đều đều: “Đứa con gái út của nó học rất giỏi. Năm tới lên đại học. Nó muốn nhờ con giúp cháu qua học bên này. Nó không muốn cho cháu ở nội trú. Nó xin cho cháu ở với con. Cơ bản là con không phải tốn kém gì hết. Mẹ sẽ lo đi chợ, nấu ăn cho cả nhà...”
Cơn giận chợt ứ lên ngực làm tôi khó thở. Tôi hít vào một hơi thật sâu. Tôi biết là mở miệng lúc này tôi sẽ nói ra lời cay độc. Tôi nhìn ra ngoài trời đang đổ mưa với những ánh chớp liên hồi. Tôi nhớ tới những cơn mưa đầy sấm sét trong căn nhà thênh thang thuở lên mười. Thuở đó cậu tôi đổi đi đơn vị xa và mợ theo cậu. Người giúp việc thì ngủ gần bếp, xa căn buồng riêng biệt của tôi. Tôi đã vô cùng sợ hãi và từng ước ao có được một đứa em. Bây giờ tôi đâu còn cần.
Tôi nói chầm chậm: “Thì ra mẹ qua đây không phải vì con mà vì tương lai cháu nội của mẹ!”
Bà nhìn tôi tỏ vẻ ngạc nhiên: “Con nói gì lạ vậy. Tất nhiên mẹ qua đây là vì con, bởi vì mẹ muốn bù lại thời gian ba mẹ bỏ bê con. Mẹ không hề vì cháu nội. Nó chỉ ngỏ lời sau khi biết ý định của mẹ.”
Mẹ đưa tôi lá thư cầm sẵn: “Đây là thư nó gửi cho vợ chồng con.”
Tôi hững hờ nhận.
Mẹ tiếp: “Thật ra nó cũng đã hỏi các thủ tục xin ở nội trú. Không có con ở đây, con của nó vẫn qua đây học. Mẹ thấy điều quan trọng là có người ruột thịt cận kề, coi sóc, nhắc nhở.”
Tôi cười chua xót, không còn ngăn được lời mai mỉa: “Ruột thịt? Có là ruột dư với thịt thừa! Và mẹ đã từng cắt bỏ không thương tiếc!”
Mẹ nhìn tôi đăm đăm: “Con vẫn còn giận mẹ đến thế sao? Lần con về, mẹ đã hết lời giải thích…”
“Con vẫn nhớ các lời giải thích đó: Ba mẹ đâu có muốn xa con, chẳng qua chỉ vì muốn góp phần giành độc lập, thống nhất đất nước. Thì đất nước đã độc lập thống nhất, sao mẹ và cháu nội không ở Việt Nam mà hưởng, mà lại qua sống với kẻ thù của nhân dân thế giới?”
Mẹ buông tiếng thở dài.
Tôi cũng chợt nhận ra mình vừa buông lời xỉa xói hỗn hào.
Tôi trầm giọng: “Con xin lỗi. Hễ nhớ đến những ngày con bị bỏ rơi là cứ muốn nổi xung thiên…”
“Mẹ phải làm gì để được con tha thứ, quên đi chuyện cũ. Con nghĩ lại đi. Ba mẹ đâu có gửi con cho ai xa lạ. Người đó chính là ba mẹ ruột của mẹ. Con lúc nào cũng nhận được trọn vẹn tình thương và chăm sóc…”
Tôi cố giữ giọng bình thường: “Ba mẹ ruột của mẹ chớ đâu phải ba mẹ ruột của con! Suốt tuổi thơ của con, con bị bạn bè cười nhạo là đứa trẻ mồ côi, là con không cha không mẹ!”
Nước mắt tôi tự dưng ứa ra, rơi dài xuống.
Mẹ đứng lên, bước lại ôm choàng lấy tôi.
Tôi khóc nức nở trên vai mẹ.
Khi muộn phiền đã dịu xuống, tôi nhìn thẳng vào mắt mẹ: “Mẹ không thấy là mẹ không công bằng sao? Lúc con ở cái tuổi rất cần sự săn sóc của ba mẹ thì ba mẹ bỏ đi biền biệt. Còn bây giờ, khi mẹ muốn ở gần con thì mẹ đã bước vào cái tuổi gần đất xa trời, cái tuổi mẹ cần con chớ con không cần mẹ. Thật lòng mà nói, cho tới giờ phút này, con không một mảy may cảm thấy chút gì thương yêu mẹ, thì nói chi thương yêu cháu.”
Mẹ ôm mặt, thân hình thả rơi lên ghế. Tôi nghe tiếng nấc của mẹ và nghe lòng chùng xuống.
Tôi nói nhanh như sợ không còn nói được: “Nhưng có điều chắc chắn là con cũng không thể chối bỏ mẹ không phải là mẹ của con. Chừng nào mẹ muốn ở với con, mẹ cứ ở. Chừng nào mẹ muốn đi, mẹ cứ đi. Điều em con muốn, cháu con muốn, con khó mà nói được lời từ chối!"
Mẹ vẫn ngồi yên, thút thít khóc. Đúng lúc tôi muốn ngồi xuống ôm lấy mẹ thì tiếng chuông reo. Tôi thở hắt ra, bước về phía cửa nhận thức ăn mang tới…
Rời San Francisco trên chiếc xe chở khách chúng tôi ôn lại những địa điểm đã viếng thăm qua ba ngày ở vùng vịnh. Mẹ tỏ vẻ hài lòng đã được chính mắt chiêm ngưỡng chiếc cầu nổi danh Golden Gate. Mẹ cũng yêu thích cái công viên cùng tên với khung cảnh nên thơ thanh bình mà mẹ gọi là hồ Tịnh Tâm. Hai ngày ở San Jose, ấn tượng nhất đối với mẹ là những hình ảnh sinh động, huy hoàng và lạ mắt của vô số loài sống dưới nước hiển hiện ngay trước mắt trong Monterey Bay Aquarium.
Khi chúng tôi về tới quận Cam. Cậu và các con cháu đón chúng tôi ở bến xe, chỉ thiếu có mợ. Khi tôi thông báo mẹ sẽ sang thăm gia đình cậu, cậu nói sẵn sàng gặp mẹ nhưng từ chối cho chúng tôi tạm trú. Nhà cậu mợ rất rộng, nhiều buồng ngủ. Vợ chồng con cái tôi mỗi khi qua Cali là ở nhà cậu mợ hà rầm. Cậu mợ hẳn phải đau lòng khi lần này để tôi ở khách sạn chỉ vì… có mẹ!. Mợ không muốn chứa mẹ trong nhà. Hai đứa em trai của mợ đều bị tập trung, một bỏ xác trong rừng Yên Bái.
Mỗi ngày trong suốt một tuần, cậu lái xe đến khách sạn đón chúng tôi đi viếng thăm hết nơi này đến nơi khác. Ngày đầu, cậu dành cho khu Little Saigon. Mẹ thú nhận là rất ngạc nhiên về mức phát triển quy mô và sự phồn vinh sang giàu của người Việt tỵ nạn. Những ngày kế dành cho danh lam thắng cảnh. Có ngày chúng tôi bay khỏi thành phố đỏ đen Las Vegas về phía Bắc để chiêm ngưỡng Grand Canyon vô cùng kỳ vĩ ngoạn mục.
Cậu thường dùng khoảng thời gian di chuyển để hỏi mẹ về gia đình và dòng họ ở quê nhà. Cậu cũng kể về cuộc đời của cậu trong suốt nửa thế kỷ không gặp chị. Tôi vô cùng thú vị được nghe hai chị em nhắc lại những kỷ niệm thời họ sống bên nhau. Thỉnh thoảng cậu và mẹ “đụng” nhau về đề tài chính trị thường là do cậu khởi xướng.
Một lần đang lái xe, cậu bỗng nhái cái giọng bắc của mẹ: “Thật đáng tiếc! Nếu chị cả đừng… vớ phải cái ông trí ngủ nằm vùng thì giờ chị em gặp lại dung dăng dung dẻ biết bao!”.
Mẹ nở ngay nụ cười đáp trả: “Thì cũng lỗi ở em. Phải chi em không làm tay sai cho Mỹ Ngụy”. Cậu gật gù ra vẻ tán thưởng rồi bắt sang chuyện khác.
Hôm đứng trước trường đại học California ở Los Angeles cậu cười nói: “Ngắm nhìn trường này chị có nhớ đến những năm chị dạy ở trường Đảng không? Phải công nhận duy vật biện chứng pháp hay tuyệt. Đảng Cộng sản chủ trương “không có người bóc lột người”.
Thế mà ngày nay bản thân Đảng hóa thành “đảng bóc lột người”. Y chang… hủy thể của hủy thể!”
Mẹ bật cười giòn tan: “Đúng ra là… phủ định của phủ định!”.
Một buổi tối về khách sạn còn sớm, cậu lân la ở lại. Không biết dẫn dắt từ đề tài gì, hai chị em bắt đầu bàn về Hoàng Sa, Trường Sa và sự hiếp đáp của Trung cộng.
Bỗng cậu đặt câu hỏi: “Ông Bush hứa với ông Dũng là sẽ ủng hộ sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Vậy giả sử Trung cộng tấn công Việt Nam và Mỹ đem quân qua giúp đánh lại Trung cộng, thì đối với hai quân đội ngoại nhập đó, theo chị thì phải gọi là gì? Tàu là quân xăm lăng, Mỹ là bọn xâm lược?”
Mẹ cười duyên dáng: “Gọi thế là…đúng sách vở đấy”.
Vào ngày thăm viếng Getty Center, một công trình chi phí hàng tỷ đô la, vừa đồ sộ về kiến trúc tân kỳ, vừa là viện bảo tàng nghệ thuật cổ vật hàng thế kỷ, lại vừa quy mô về tổ chức, tất cả chi phí do nhà tỷ phú Paul Getty đài thọ, cậu tôi bất ngờ hỏi mẹ: “Nghe đâu chị đang có tiền rừng bạc biển. Ngày xưa chị chống Mỹ cứu nước, ngày nay nhà tỷ phú đỏ đã đóng góp được gì để dựng nước? Hay là tính mang tiền qua đây mua nhà xịn rồi rời bỏ quê hương? Ngày xưa đánh cho Mỹ cút ngụy nhào. Ngày nay ngụy đã nhào Mỹ đã cút nhưng vô số người đánh Mỹ lại cút theo Mỹ! Mẹ nhìn tôi, cười gượng như cho là tôi đã báo với cậu cái ý mẹ muốn mua lại ngôi nhà: “Em nói gì thì nói, ý chị là muốn dành quãng đời còn lại đến để đền bù thời gian chị xa con gái lớn của chị".
Cậu gật gù: "Tình mẹ bao la như biển Thái Bình"
Tôi cố nghĩ đó không phải là câu mỉa mai!
Đêm chót trước khi rời Quận Cam trở lại Maryland chúng tôi được cậu mời bữa tiệc chia tay. Khi chúng tôi đến nhà hàng, tôi thật sự ngạc nhiên và vui mừng khi thấy có cả mợ hiện diện. Mợ đứng lên vui vẻ chào hỏi và mời mẹ ngồi bên cạnh. Mợ vốn hoạt bát, nên mẹ lúc nào cũng cười tươi. Tôi nghĩ là cậu đã thuyết phục được mợ đổi thái độ.
Tuy nhiên lời lẽ của cậu vẫn ít nhiều chăm chọc: "Tôi cho rằng chị còn rất nhớ thời ở bưng biền nên hôm nay đãi chị ăn cá 7 món". Tôi bật cười nhưng kịp hãm khi thấy mặt mẹ sa sầm…
Về Maryland, theo dự trù chúng tôi nghỉ ngơi ba ngày trước khi bay xuống Georgia và Texas. Nhưng chỉ mới qua đêm, buổi sáng mẹ buồn rầu đổi ý. Mẹ muốn về ngay Việt Nam. Tôi ngỡ ngàng. Nhưng tôi chợt hiểu ra. Câu trêu chọc của cậu đã chạm tự ái mẹ.
Tuy nhiên tôi vẫn không muốn thay cậu ngỏ lời xin lỗi mẹ. Tôi cũng không có ý định van xin mẹ khoan vội về Việt Nam. Tôi biết chắc nếu tôi năn nỉ, mẹ sẽ ở lại. Gần tháng qua tôi đã cảm thấy chút gì gần gũi mẹ nhưng xem ra vẫn còn một bức vách vô hình ngăn cản sự thoải mái, tự nhiên, thân mật. Thậm chí còn có cái gì khác nữa khiến tôi có lúc bứt rứt, bực mình.
Không có mẹ, tôi ngủ nghê, ăn uống thế nào lúc nào tùy thích. Có mẹ, tôi phải hầu hạ, e dè, trông trước ngó sau. Mẹ ở lại lần này, lần tới sẽ ở lại mãi mãi. Mà xem ra thời gian để xây đắp tình mẫu tử chẳng còn bao nhiêu. Luật đời vốn trói buộc tôi vào kiếp nạn mồ côi từ đầu đời. Có gặp lại cha thì chỉ khi cha mất. Gặp lại mẹ thì mẹ lại bỏ đi. Thôi thì hãy coi mươi ngày bên mẹ đã là một hồng ân.
Phải mất một tuần tôi mới đổi được vé máy bay. Trong tuần cuối đó, mẹ chỉ thích đi mua sắm, không nhớ gì đến hai đứa cháu ở Georgia và Texas mong được gặp bà ngoại lần đầu. Mỗi ngày tôi đưa mẹ vào một trung tâm thương mại khác nhau. Ăn thì mỗi bữa một nhà hàng khác xứ. Mẹ đã thưởng thức các món ăn Mỹ, Nhật, Thái, Đại Hàn, Mã Lai, Nam Dương. Đêm cuối cùng, tôi hỏi mẹ có muốn ăn phở lần chót ở Mỹ không, mẹ cười bảo muốn ăn canh chua cá kho tộ. Tôi thấy chút ấm lòng…
Hôm đưa mẹ ra phi trường, chúng tôi im lặng suốt đoạn đường. Gửi xong hành lý, tôi kéo chiếc va ly, tay kia nắm bàn tay mẹ bước chầm chậm về trạm kiểm soát an ninh cá nhân. Khi gần đến dòng người ngoằn ngoèo chờ qua trạm, mẹ dừng lại.
Tôi nhìn mẹ dò hỏi. Ánh mắt mẹ ngập tràn âu yếm mà giọng cất lên trầm buồn: “Chắc mẹ sẽ không qua đây thăm con nữa.”
Tôi nghe xao xuyến nhưng vẫn lặng thinh.
Lời mẹ êm như tiếng thở dài: “Và khi mẹ chết, con cũng không cần phải về…”
Tôi đứng chết lặng. Tôi có cảm tưởng như tôi đã cư xử quá tệ hại với chính mẹ mình.
Ý nghĩ trở thành đứa con bất hiếu khiến tôi buột miệng: “Mẹ! Con sẽ về. Thế nào con cũng về. Cậu đã dạy con nghĩa tử là nghĩa tận.”
Bà vòng tay ôm lấy tôi thật chặt, giọng êm đềm: “Còn đây là lời mẹ dạy, lần đầu mà cũng là lời cuối. Con hãy luôn luôn ghi nhớ: “Chú như cha, cậu như mẹ”. Con gắng giữ sức khỏe. Thôi mẹ đi.”
Mẹ nắm chiếc cần va ly từ tay tôi. Tôi vụng về ôm lấy mẹ. Mẹ áp má vào má tôi. Tôi nghe chừng thân mình bay bổng. Khi tôi mở vòng tay, mẹ quay mặt bước đi.
Tôi thấy mình quá bất nhẫn, khẽ gọi: “Mẹ!”
Bà quay lui, chân vẫn bước, đôi mắt hiền từ.
Tôi lúng túng vẫy tay, cố nở nụ cười: “Chào mẹ!”
Vũ Thất Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 01/Apr/2022 lúc 10:34am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 04/Apr/2022 lúc 10:27am |
Những ngôi nhà không có đàn bàỞ đây là xóm toàn đàn ông sinh sống nên cả một dãy phố bình yên, vắng lặng. Không có cảnh vài người ngồi tán gẫu chuyện trên trời dưới đất như bên xóm đàn bà ở dãy phố ngoài kia. Nguyên nhân việc không có đàn bà trong các ngôi nhà này sẽ được kể dưới đây. o O o Buổi sáng những người đàn ông đóng cửa vội vàng rồi rời nhà đến nơi làm việc, khu phố chìm vào sự yên tĩnh. Chỉ có chú Tám là ở nhà vì chú đã hết tuổi lao động. Nhà có hai cha con, nhưng con trai của chú sáng cũng đi làm chiều mới về. Chú thành người gác dan cho cả xóm khi các chủ nhà đi vắng. Rảnh rỗi chú cứ tản bộ từ đầu xuống cuối dãy dòm dòm, ngó ngó thấy nhà nào có sự gì là chú ra tay liền. Có nhà cổng bị bật ra thì chú đến cài chốt lại, có nhà đèn còn sáng thì chú tiện tay kéo cái cầu dao điện gắn ở vách ngoài xuống. Hiền lành và tốt bụng như thế nhưng chú bị vợ bỏ vì chú quá thật thà, ai nói gì cũng tin, vì vậy người quen lợi dụng chú, thay vì lãnh lương về nộp hết cho vợ thì chú có thể trích bớt cho bạn mượn mà không nghĩ người đó có nhớ để trả lại không. “Tiền là thước đo lòng người…” vợ chú không tốt và cả tin như chú nên bả chia tay chú để đi lập cuộc đời mới, may mà bả không cần dắt con theo, nên thằng cu Tí đẹp trai được chú nuôi nấng từ đó và giờ đã là một chàng trai hoàn hảo, giống tính hiền lương như chú. Chú Tám thề ở vậy nuôi con, không dính tới đàn bà nữa vì chú đã nếm đủ rắc rối từ bà vợ nên..ngán!. Kế nhà chú Tám là nhà lão Quang, lão này rất keo kiệt! Vợ lão đã goodbye từ lâu vì cái tính thương tiền của lão. Ðối với lão, hôn nhân cũng giống kinh doanh nên phải tính cho kỹ, nếu không là lỗ vốn như chơi. Nhà có hai vợ chồng nhưng lão luôn đề phòng cẩn mật. Tiền lão gởi ngân hàng không dám cất ở nhà, cuốn sổ tiết kiệm cũng cất kỹ trong két sắt mà mật mã là một bí mật chỉ lão biết. Chi phí trong gia đình lão so đo với vợ từng chút. Chị vợ hận nên trước khi ly hôn ra đi, chị hết nhịn, kiếm chuyện đánh nhau với lão một trận cho bỏ những ngày cắn răng chịu đựng đến nỗi hai hàm răng của chị…rơ hết trơn!. Sau khi vợ bỏ đi, lão không rước bà nào về nữa, lão luôn nghi ngờ không tin ai nên chỉ bồ bịch qua đường. Nhưng không cô nào được nhận gì từ lão dù chỉ là một đóa hồng. Lão cho rằng các cô chỉ thích thông qua lão để đi tới két tiền của lão chứ yêu đương cái nỗi gì. Khi biết tính lão như thế, cô nào cũng chạy mất dép! Ðó là lý do lão cô đơn bền vững. Ai nghe chuyện của lão cũng nói “Mơi mốt để lão ôm tiền mà sưởi ấm đêm Ðông!”. Họ còn xầm xì “Ðàn ông như vậy đừng hòng có đời vợ thứ hai!” Kế nhà lão Quang là nhà anh Thư, một người ít nói. Nhưng vợ của anh thì nói nhiều, còn có giọng nói lớn hơn bình thường. Lỡ có chuyện gì không ưng ý, thì chị vợ “phát thanh” cho cả xóm nghe. Anh Thư xấu hổ vì điều đó nhưng không muốn thi thố tài xem ai nói lớn hơn để áp đảo đối phương dù tinh thần anh bị vợ khủng bố dài dài. Anh luôn tự an ủi: “Người sợ vợ là người yêu hòa bình”, cứ cho là anh sợ vợ cũng được. Vợ mình, mình sợ chứ có sợ vợ ông hàng xóm đâu. Nghĩ vậy nên anh lúc nào cũng ngọt ngào, dùng hết những câu yêu thương để vuốt ve cơn tam bành của vợ. Nhưng cái gì xài nhiều cũng phải cạn, lời yêu thương cũng vậy. Ðến lúc anh mệt mỏi nên cảm thấy con là nợ, vợ là oan gia, cửa nhà là nghiệp báo, vậy là anh ra đi bỏ lại khối tình biết ngỏ cùng ai cho vợ. Duyên tiền định thế nào anh lại đến “định cư” ở cái xóm toàn đàn ông, không thấy một bóng đàn bà! Nhiều người nhận xét rằng cô nào khôn nên kết duyên với anh sẽ hạnh phúc, vì một người có tính chịu đựng và hiểu biết như anh sẽ không làm ai tổn thương.
Bảo Huân Kế nhà anh Thư là nhà Quận, anh chưa có vợ lần nào vì yêu mãi ngàn năm mối tình rất sâu đậm nhưng không được kết hợp, do lần đầu ra mắt nhà gái đã bị chê vì làm mếch lòng má vợ tương lai! Ngày ấy, vừa được giới thiệu, anh liền chào hỏi vui vẻ: “Dạ…nếu không được giới thiệu con cứ tưởng cô là bà ngoại của em Thy đó ạ…” Vẻ mặt của má vợ tương lai sậm lại, nhưng chưa đến nỗi bất lịch sự tiễn khách ngay. Quận biết mình lỡ lời nên trong lòng cũng áy náy nên tìm cách “gỡ”. Sau một hồi chuyện trò, Quận cũng nghĩ ra câu để khen: “Con thấy cô già hơn vài tuổi thôi, nhưng nghe cô nói chuyện thì lại duyên dáng tưởng trẻ hơn vài chục tuổi. Cô nói chuyện nhí nhảnh như thế không biết cô già đâu ạ…” Một đứa thật thà bằng ba đứa dại! Có những người nếu im lặng lại tốt hơn là nói. Má của Thy nói riêng với con gái: “Nếu con lấy nó, khi có con nhan sắc thường tàn phai không chừng nó lại nói nhìn con giống bà ngoại của má cho mà xem”. Thy vẫn yêu Quận. Nhưng tình yêu đó bị trở lực vì sự chân chất của Quận. Họ đành đợi chờ ngày tái sử dụng những thứ có thể. Còn bây giờ Quận nằm trong “sào huyệt” với một trái tim chưa kịp vá lại mà đau! Nhưng gặp là duyên, lấy nhau là nợ. Nên Quận cứ trông mong mình là con nợ càng sớm càng tốt, Thy ơi!…bà chủ nợ ơi!. Ai cũng mong thuyền xưa cập bến để Quận thôi lẻ loi, lẽ nào bến nước thứ mười ba không dành cho Quận, anh thật thà thôi chứ có tội gì đâu! Kế nhà Quận là nhà Vũ. Anh có vợ là một người hơi đẹp nhưng điệu đà. Ngày nào đi làm về Vũ cũng nghe vợ khoe: “Hôm nay em đi chợ, có một anh chàng cứ chạy xe theo sát sau em. Anh chàng ngắm em đến nỗi cán cục đá té nhào”. Hôm nữa: “Trời ơi! Sao em lại đẹp quá như vầy không biết. Em vào quán uống nước mà có một anh đến xin số điện thoại, nói rằng vì thấy em đẹp nên muốn liên lạc…” Mỗi ngày mức ảo tưởng mỗi tăng: “Em gặp lại anh bạn cũ, anh ấy tỏ tình với em!” Ðôi khi Vũ cũng bực mình hỏi lại: – Em cho anh ta biết là em có chồng rồi chứ? – Có! Nhưng ảnh vẫn nói rằng “Có chồng thì mặc có chồng! Yêu cứ yêu…” – Như vậy là họ khinh em đó! – Hả? Theo đuổi em sao lại vì khinh em? – Vì một người đàn bà đoan chính đã có chồng thì không bao giờ còn yêu người khác! Trừ loại lăng loàn trắc nết. Anh ta tỏ tình vì nghĩ em là loại đàn bà dám phản bội chồng để đáp lại, đàn bà như thế không đáng khinh thì còn là gì nữa???. Thế là “chiến sự” xảy ra, chị vợ tuyên bố bỏ Vũ sẽ dư sức lấy một người hơn Vũ. Ðôi khi lý do chia tay đơn giản vậy thôi nhưng người ta không biết kiềm chế nên mới xảy ra cớ sự. Nghe đâu chị vợ không tìm được người hơn Vũ, mà tệ hơn anh cũng không có, nên chị rất muốn quay lại với anh nhưng nhà xưa đã bít cửa. Chị đang ăn năn, tu sửa bản thân mình, biết rằng nhan sắc là thứ sẽ mất theo thời gian, chỉ có tình thương yêu và sự hiểu biết mới giữ được mái ấm của mình. Nếu từ đầu chị đừng tự đề cao mình bằng ảo tưởng thì chị không mất đi người chồng mà chị yêu thương. Nếu chị đừng xem thường những cái lỗ đinh chị đóng vào con thuyền hạnh phúc mỗi ngày thì nó không đắm, để bây giờ phải hối tiếc muộn màng. Kế nhà Vũ là nhà anh Mây. Anh là nhà báo có đời sống tự do bay bổng như cái tên của mình, mọi thứ ràng buộc đều khiến anh khó chịu. Nhưng rồi anh gặp chị! Sự dịu dàng, hiểu biết và nhất là tình yêu của chị khiến anh thay đổi “sở thích” độc thân của mình. Anh rước chị về bằng tình yêu không kém phần lãng mạn trong anh. Chị là người biết sống cho người khác, chị quan tâm, chăm sóc anh từng ly từng tí, mới đầu anh thấy hạnh phúc vì điều đó, nhưng rồi… …Lại phải đổ tội cho thời gian! Sống với nhau lâu mọi thứ chợt trở nên nhàm chán, Mây không muốn nói những lời ngọt ngào với chị nữa, cũng không cần giữ gìn những lời phê bình, chê trách chị. Và một điều đáng nói là Mây không cho phép chị chen vào suy nghĩ của anh! Lúc này chị mới biết Mây là một người đa tình, nhưng không hề… dại gái. Ða tình và dại gái rất khác nhau, nhưng ở với nhau lâu sự đa tình đã hết. Họ không còn muốn tâm sự thâu đêm suốt sáng như thuở ban đầu. Thời gian đi qua họ chả thấy gì, chỉ thấy già. Vậy thì níu kéo làm chi! Chị chia tay Mây với một trái tim thổn thức vì còn yêu anh nhưng không thể chịu được sự trái tính của anh. Nhưng Mây không bao giờ chịu nghĩ tình yêu và tình vợ chồng luôn cần sự chia sẻ, không thể phân biệt việc của ai thì người ấy quyết định. Và chừng nào Mây còn chưa hiểu ra điều đó, thì căn nhà của anh sẽ “…nhiều Ðông lắm Hạ, nối tiếp đi qua, thiếu bóng đàn bà…” o O o Xóm đàn ông được hình thành từ những nhiêu khê, rắc rối của cuộc đời cộng lại như thế. Rồi bóng râm sẽ phủ xuống cuộc đời của họ, mà có hoàng hôn nào không chứa nỗi buồn. Bên kia là xóm toàn đàn bà, bên này là xóm của các ông. Mong sao ma đưa lối, quỷ dẫn đường…ủa lộn…duyên đưa lối, tình dẫn đường cho hai cái xóm kỳ lạ kia có khúc cua để gặp nhau mà đồng ca bản “Tình Bắc duyên Nam”! (Muốn được như thế chỉ có tác giả kể chuyện này mới làm được điều “kỳ diệu” đó!?). HTMH |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 13/Apr/2022 lúc 2:34pm |
Tôi Và Những Khổ HìnhCuối cùng thì tôi biết mình phải làm gì. Tôi phải ra đi.
Chỉ có việc rời khỏi căn nhà nầy là tôi sẽ không còn nghe những tiếng khóc rấm
rức từ trong lòng ngực của mọi người. Nhất là không phải thấy những ánh mắt. Ánh mắt mờ mịt như ướt đẫm sương mù của mẹ tôi đâu đó nơi góc nhà bếp,
hay đâu đó nơi mái hiên sau nhà. Trong mỗi căn phòng kín cửa của mỗi người,
tôi vẫn thấy ánh mắt mỏi mệt đượm vẽ âu lo của ba bà chị cả goá bụa cằn cỗi
của tôi. Cô em gái út thì bên cạnh tôi đây, đang nắm chặt tay tôi như sợ tôi biến
mất, nó không nói lời nào, chỉ có khóc âm thầm và cứ hướng mắt nhìn tôi. Còn
ba tôi thì đang ngồi thẳng lưng như một pho tượng, không một tiếng động, không
có cả một tiếng thở, nhưng tia mắt thì thấu suốt sắt gỗ gạch ngói đá cát cây cảnh
từ gian phòng khách ra tới đường phố bên ngoài. Tất cả mọi người đang nhìn tôi
kìa. Cả nhà như chỉ thấy tôi là vật duy nhất trong căn nhà rộng thênh thang nầy
để mà nhìn. Những bàn, những ghế, những TV, tủ lạnh, radio, c***ette đã biến
mất hết rồi sao? Tôi có phải là Từ Hải đâu mà phải chịu đứng trời trồng như
vậy? Mẹ tôi đó, bà đã khóc với tôi hằng mấy tháng nay rồi. Ba tôi đó, cũng mấy
tháng nay, ông đã pha trộn những ấm ức với biết bao là nước mắt để nuốt vào
ngực mình. Ông đã đè nén bao nhiêu là tức giận để không nói với tôi một lời
nào, tôi biết chắc là như vậy. Ngày xưa, lúc ở quê nhà, con bé tí xíu là tôi cứ
thấy trước mắt mình hết chị hai rồi chị ba đến chị tư đứng khoanh tay trước
ngực hàng giờ để nghe ba tôi ngồi trên tràng kỹ dạy Gia huấn ca. Phận con gái
ở cùng cha mẹ, lòng phải chăm học khéo học khôn. Một mai xuất giá hồi môn,
phận bồ liễu gía trong như ngọc. Khéo là khéo bánh trong bánh lọc. Thời đó đã
qua rồi, nhưng ba tôi đâu có dễ gì mà để cho các cô con gái của ông quên học
Gia huấn ca. Học thì học mà chắc gì ai cũng thuộc. Ba người chị của tôi thì tôi
biết chắc khi về nhà chồng chẳng giá trong như ngọc như ngà gì hết. Có lẽ vì
vậy mà ba tôi không muốn tôi đi theo con đường đục ngầu của ba người chị. Mà
cũng có thể vì con đường chồng con sau nầy của đứa em gái út của tôi. Chắc
ông không muốn cô gái út cũng bỏ ngoài tai Gia huấn ca như các chị. Ông không
muốn nó bắt chước tôi mà có một người chồng không thể nào chấp nhận được,
theo ông. Tôi biết nỗi khổ của mọi người về tôi. Mỗi người có một nỗi khổ riêng
về tôi. Tôi, một vật thể từ bao nhiêu năm trầm mình dưới đáy vực, trùm phủ từng
từng lớp lớp rêu phong. Tôi, một trái phá có ngòi nổ chậm hằng mấy mươi năm.
Tôi, một trái tim đã ngủ vùi suốt mấy mươi mùa đông chưa một lần thức dậy để
thấy mùa xuân rực rỡ cỏ hoa và những cánh én bay lượn trên vòm trời trong
như ngọc. Mắt tôi đã mù quá lâu để không hề thấy lá vàng thu đậu khẽ trên vai
mấy tượng đá sau nhà. Lòng tôi phải chăng đã tàn tạ khô héo để không thấy
nắng hè rực rỡ trên những đôi vai trần trên biển ấm. Đâu có ai ngờ tôi bỗng
nhiên là cơn địa chấn, là trận phong ba, là cơn thác lũ. Mọi người, không trừ một
ai trong căn nhà nầy chỉ có thể chống lại tôi bằng ánh mắt và bằng tiếng khóc.
Còn những cái nhìn thương hại thì tôi thấy trên ánh mắt của hàng trăm đồng
nghiệp của tôi trong cái cao ốc nằm giữa khu Medical Plaza có quá nhiều áo
blouse trắng lúc nào cũng vào ra tất bật giữa những tường vôi trắng tẩm mùi ê-te
nầy. Hơn mười năm tôi đã xem đây là nhà. Tôi đã tán mỏng đời tôi trên những
gương mặt ung thư trắng bệt thiếu máu ốm o gầy mòn. Có người khóc không
phải vì chống báng tôi, mà khóc vì thông cảm hoàn cảnh của tôi. Như mẹ tôi,
chẳng hạn. Hay như em gái út của tôi. Hai người đàn bà, một gìa gần bảy mươi,
một trẻ quá hai mươi, chắc chắn phải thấy tôi đã không còn trẻ để mà chọn lựa
người chồng theo ý mọi người trong nhà. Còn tôi nữa, chắc gì tôi có thể chọn
được người chồng? Lại là người chồng theo ý mình? Mỗi người chỉ có một lần
tuổi trẻ, phải không? Vậy mà tôi đã bỏ trôi tuổi trẻ của tôi để chạy theo giòng
chảy của cuộc đời. Thật ra thì tôi có biết tuổi trẻ là gì đâu. Tôi chỉ biết sống như
con mọt sách. Tôi đã thâu đêm suốt sáng nơi bàn học. Mưa giông hay tuyết giá
tôi đã tất bật leo lên những chuyến mêtrô sớm nhất để có mặt nơi giảng đường,
nơi phòng thí nghiệm, rồi uể oải lên chuyến mêtrô cuối ngày trở về căn chung cư
tiếp tục ngồi vào bàn học. Một bóng. Một mình. Cứ như vậy mà tôi không biết tới
tuổi trẻ của tôi. Tệ hơn nữa, tôi đã quên trên đời nầy còn có cái gọi là ái tình.
Hình như có những lúc nào đó nhìn thân thể mình trước gương trong bồn tắm
thấy có điều khang khác, tôi đã mơ hồ nghe tiếng lá lao xao ngoài khung cửa sổ.
Có những lần nghe tiếng còi tàu khắc khoải giữa đêm, tôi thấy hình như mình
đang chờ một bước chân ai đang tiến lần đến khung cửa khép. Hình như tôi có
nghe chút rạo rực len lén đi qua hồn khi tình cờ thấy một bộ ngực đầy lông, bắp
thịt cuộn vồng phơi trần trên cát ướt . Có bao nhiêu lần một mình trong thang
máy với một người đàn ông giữa đêm khuya thanh vắng là bấy nhiêu lần tôi thấy
mình như chết ngộp. Và hình như có lúc tôi khắc, tôi tạc, tôi vẽ cho mình một
dáng hình đàn ông mập mờ trong trí tưởng. Những cái hình như như vậy rồi
cũng qua mau, để tôi không còn nhớ gì hết. Tôi cũng đã quên tôi, người thiếu nữ
đang chực chờ hay là đang tiến vào cuộc đời của một thiếu phu nửa chừng
xuân. Điều nầy thì càng ngày càng thấy rõ khi những nếp nhăn bỗng một sớm
một chiều có mặt trên trán, trên hai đuôi mắt và trên khóe môi, đến nỗi tôi phải
bắt đầu làm quen với Lancôme hay Apogée để che bớt vết hằn năm tháng. Tôi
thấy ngượng nghịu khi phải xưng em với vài đồng nghiệp. Họ thì gọi tôi bằng chị
thật là tự nhiên. Có những sinh viên nội trú còn gọi tôi là cô ra cái điều lễ phép.
Và điều tôi thấy rõ nhất là mình chẳng có người tình nào từ khi sực nghĩ tới tình
yêu, từ những ngày mới bước qua tuổi ba mươi. Những đồng nghiệp của tôi,
hằng ngàn hằng vạn người đàn bà như tôi trên trái đất nầy cứ tha hồ mà đào với
kép, mà anh với em, mà tình với tự. Có ai như tôi đã phải chờ cho đến bây giờ.
Tôi đã chờ cho đến bây giờ. Không phải. Ánh mắt ấy đã chờ cho đến bây giờ
mới xuất hiện. Tôi biết chắc, không phải bây giờ mà đã lâu rồi tôi nhận biết đâu
đó quanh tôi có một ánh mắt đang nhìn mình. Người xưa đã nghe tiếng hát trên
dòng trường giang để tơ tưởng một bóng dáng người tình. Còn tôi, mỗi ngày một
bông hồng trên bàn làm việc để cho tôi tưởng nghĩ đến một bàn tay thật gần,
một ánh mắt không ở đâu xa. Những khi tôi phải rời xa thành phố đi dự những
hội thảo y học thì ánh mắt ấy dường như cũng ở gần, tôi có cảm tưởng như vậy
khi mỗi ngày vẫn nhận một đóa hồng nhung. Mỗi ngày một chút, rồi lần lần
những bông hồng đã đánh thức tuổi trẻ tôi, đã vực tôi dậy để trở lại làm người
thiếu nữ đang xuân. Tôi nghe tiếng chim hót vui. Tôi thấy mình đang có những
bước nhởn nhơ trên đường đời. Tôi đã biết yêu bốn mùa xuân hạ thu đông đầy
hoa thơm bướm la. Cũng như chuyện xưa, giòng trường giang sao chẳng đưa
con thuyền của nhà nghệ sĩ trôi về tận non ngàn bể thẳm, mà ghé làm chi bến
bờ định mạng để nước mắt ai làm tan vở chén quỳnh. Chuyện của tôi hôm nay
phải chăng cũng là định mạng? Tôi bắt gặp làm chi con người có đôi mắt ấy. Biết
đâu sự gặp gỡ đã nhuốm màu quan san? Tôi không phải là người có kinh
nghiệm trên tình trường, nhưng với chàng thì cuộc tình nầy tôi biết sẽ gặp nhiều
cam go.
Quả thật điều tệ hại nhất bắt đầu sau hơn một năm tôi có chàng, đúng hơn là khi
chúng tôi trở về sau một tháng nghỉ hè tại vùng biển Cape Coast trên quê hương
Ghana của chàng. Suốt một tháng trời tôi ngao du, hình như cả nhà tôi đã chuẫn
bị một trận đánh lớn, chỉ chờ tôi khăn áo trở về là phát pháo ra quân. Điều nầy
thì tôi không ngạc nhiên chút nào hết. Nhiều tháng trước, tại nhà tôi, Jeremiah
đã được tôi giới thiệu như là người bạn trai rất thân của tôi, từng là bệnh nhân
được tôi thay thận vài năm trước, là người chuyên viên sửa thang máy trong
bịnh viện nơi tôi làm việc, là người cha ly dị vợ, đang sống với 2 con tuổi teen.
Tôi cũng biết, và chắc ai cũng biết, với ngần nầy lý lịch thì chàng của tôi chắc
khó mà một lần trở lại, nếu không cần nhắc màu da như đồng đen của chàng.
Ba bà chị thì mắng tôi như tát nước ngay sau khi chàng tới nhà lần đầu. Mẹ tôi
bắt đầu khóc hoài từ đó. Em gái tôi thì năn nỉ tôi đủ điều. Ba tôi còn tệ hại hơn:
ông bắt đầu cấm khẩu, mỗi ngày cứ ngồi thẳng lưng trên ghế sofa nơi phòng
khách, mắt như có nhiều tia máu bắn thẳng ra cánh cửa suốt ngày đóng kín.
Những chống đối nầy tôi biết phải có. Những người thân của tôi sống ở đây mới
vài năm thì làm sao họ chấp nhận được tình yêu lạ đời như vậy. Ba má tôi lại là
những nhà giáo gần trọn đời gắn với ngôi trường tiểu học trong làng, tư tưởng, ý
nghĩ đã thành sạn, thành nếp. Lễ nghĩa trí tín. Công dung ngôn hạnh. Tứ đức
tam tùng. Chuyện tình của ba bà chị tôi đã làm ba mẹ tôi quá buồn khổ, nay lại
tới chuyện của tôi. Tôi thương ba mẹ tôi, mà tôi cũng rất tha thiết với mối tình
nầy. Phải làm sao? Làm sao bây giờ? Nhiều lúc tôi tự hỏi mình. Trong vòng tay
rắn chắc đen mun của Jeremiah tôi càng thấy mình u mê. Dưới những tia nhìn
của chàng tôi đã không còn là tôi của phần đời trước; và tôi không muốn nhìn
phần đời sau. Tôi đang hạnh phúc hay tôi đang đau khổ, tôi không biết. Tôi
nhắm mắt lầm lũi đi trên con đường tình chông gai hiểm trở nầy. Những khi mở
mắt tôi thấy trong ngôi nhà ấm cúng của gia đình tôi từ mấy năm nay sao
giờ đây có quá nhiều nước mắt. Tình yêu của tôi sao giống như những vết đâm
vết chém mà tôi cứ ngửa mặt gồng mình chịu đựng một cách tài tình. Tôi lăn lộn,
gào khóc mà nào có thoát ra được đâu. Nhưng tôi biết có một lúc nào đó tôi sẽ
thoát. Phải thoát. Không biết bằng cách nào.
Tôi ra khỏi nhà mà không biết mình sẽ đi đâu. Cánh cửa đóng lại. Tôi biết phía
sau cánh cửa có quá nhiều những ánh mắt buồn ngó theo. Và những giòng lệ. Trần Bang Thạch
Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 13/Apr/2022 lúc 2:36pm |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 14/Apr/2022 lúc 8:32am |
Để trở thành một người hàng xóm hoàn hảoCho dù chúng ta sống trong một ngôi nhà hay một căn hộ, chúng ta vẫn luôn có mối quan hệ láng giềng. Tuy nhiên, mối quan hệ này không tự nhiên tốt đẹp mà cần có sự chăm chút và nuôi dưỡng. Và cố gắng của chúng ta sẽ nhận được những thành quả xứng đáng.
Hãy thân thiện Hãy cố gắng tận dụng những cơ hội hoặc tạo ra những cơ hội gặp gỡ những người người hàng xóm của bạn, chẳng hạn như việc thường xuyên dắt chó đi dạo. Nếu bạn nhìn thấy họ trong sân, một lời chào hoặc một một cái vẫy tay cũng là cơ hội tuyệt vời để các bạn có thể dễ dàng bắt chuyện. Thậm chí bạn còn có thể phát hiện ra rằng bạn và họ có nhiều điểm chung với nhau và có thể trở thành bạn bè.
Hãy sẵn sàng giúp đỡ Hãy cư xử lịch thiệp Bí quyết để có những người hàng xóm tốt là trở thành một người hàng xóm tốt. Nếu bạn nhận được thư của họ do bưu tá phát nhầm, hãy ân cần chuyển thư cho họ. Nếu bạn nhìn thấy họ, bạn có thể giải thích, nhưng nếu không, chỉ cần để thư lại vào hộp thư của họ. Dọn dẹp sạch vết bẩn do vật nuôi và bé nhà mình gây ra, và lưu ý không để các bữa tiệc diễn ra quá muộn hoặc quá ồn ào (trừ khi bạn mời toàn bộ khu phố).
Giữ gìn vẻ mỹ quan nơi bạn sinh sống Tình trạng và diện mạo ngôi nhà bạn có ảnh hưởng đến vẻ mỹ quan nơi cộng đồng bạn sinh sống, đặc biệt là với những những ngôi nhà gần bạn. Hãy cắt tỉa gọn gàng bãi cỏ, cây cối quanh nhà, thường xuyên dọn dẹp vệ sinh ngoại thất để bảo đảm cho ngôi nhà của bạn luôn trong tình trạng sạch sẽ. Việc này vừa khiến cho chất lượng cuộc sống của bạn nâng cao, giá trị bất động sản của bạn thăng hạng, vừa thể hiện sự tôn trọng đối với những người hàng xóm của mình. Đầu tiên bạn hãy tự mình là một hình mẫu, sau một đoạn thời gian, công việc bảo trì nhà sẽ trở nên quen thuộc. Khi có những người láng giềng mới dọn đến, bạn hãy giúp đỡ họ.
Dễ nhận ra những điều khả nghi Gặp gỡ những người hàng xóm, quen biết con cái, vật nuôi và thậm chí cả xe của họ, bạn sẽ dễ dàng nhận ra khi có điều gì đó không ổn tại nơi bạn sinh sống. Không nên để kẻ xấu quan sát hàng xóm qua ống nhòm và viết ra biển số xe, hãy để ý những chiếc xe đang đậu ở những ngôi nhà trống hoặc những người lạ liên tục lái xe qua khu vực xung quanh. Nếu bạn thấy một người hàng xóm, con của họ hoặc thú cưng của họ gặp nạn, hãy đề nghị hỗ trợ — nếu là bạn cũng muốn họ đối xử như vậy.
Bill Lindsey _ Nam Anh |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 16/Apr/2022 lúc 3:05pm |
CHUYỆN CHIẾC CẦU TRÊN SÔNG MỸ THUẬNĐã lâu lắm tôi không về lại Việt Nam. Nói vậy không có nghĩa là tôi không nhớ quê hay nhớ ít hơn những người đi đi về về từ mấy năm nay. Không, tôi nhớ quê tôi lắm chớ. Tôi nhớ đâu ngay.. CAO VI KHANH Đọc tiếp <<<<< |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 28/Jul/2022 lúc 8:26am |
NƯỚC MẮT CHẢY XUỐNG <<<<< |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 29/Jul/2022 lúc 9:49am |
Chuyện Xưa Tích Cũ: Cứu Vật, Vật Trả Ơn. Cứu Nhân, Nhân Trả OánNgày xưa, có một anh chàng không có tài nghề gì cả, chỉ được cái hiền lành hay thương người. Từ lúc vợ chết, anh ta trở nên túng bấn tợn. Có dạo phải ngửa tay ăn xin. Thấy nghề này hèn hạ lại không nuôi nổi tấm thân, anh chàng mới xoay sang đi làm thuê. Nhưng chỉ làm được một ngày anh đã thấy nhọc mệt và bị chủ la mắng nhục nhã, nên lại dự định làm nghề đi câu là nghề anh cho là thong thả tự do hơn. Chiều hôm đó, người ta trả công cho ba mươi đồng kẽm. Anh chàng bèn lấy số tiền đó làm vốn, mua lưỡi mua dây quyết chí làm ăn bằng nghề nghiệp mới. Sáng hôm sau, anh ra ngồi ở bờ sông câu cá. Nhưng mãi đến trưa chả kiếm được một tý gì. Mồi cứ mất toi. Mãi đến chiều mới thấy phao chìm xuống, anh giật lên thì được một con rắn nước. Lấy làm bực mình, anh chàng gỡ con rắn ra rồi quẳng xuống sông. Lần thứ hai giật lên thì lại chính con rắn nước hồi nãy mắc vào lưỡi. Anh than thở với rắn: “Rắn ôi! Tao nghèo lắm, chỉ được ba mươi đồng kẽm thôi. Mày đừng hại tao hết cả mồi, rồi đây biết lấy gì kiếm ăn”. Anh chàng lại quẳng rắn xuống nước. Lần thứ ba cũng lại con rắn đó mắc lưỡi câu. Lần này hắn giận lắm không thả rắn xuống nước nữa mà nắm lấy cổ rắn định mang đi giết. Qua cửa đền bà thần Khai Khẩu, tự nhiên con rắn nước kêu lên: -Đừng giết tôi. Tôi là con vua Thủy phủ, vì muốn đánh bạn với anh nên mới tự cắn câu nhiều lần như thế. Hãy cho tôi đi theo, tôi sẽ giúp anh vượt qua cảnh nghèo. Anh nghe lời, cho rắn theo mình. Từ đó hắn câu được nhiều cá: thứ ăn, thứ bán, cuộc sống rất dễ chịu. Anh chàng với rắn ngày một tương đắc. Một hôm rắn cho anh biết chỉ ba ngày nữa sẽ có một trận lụt lớn xưa nay chưa từng có. Anh nghe lời rắn đóng một chiếc bè nứa để phòng tai nạn. Anh lại còn loan báo cho mọi người xung quanh biết. Nhưng chả một ai thèm nghe. Ba ngày sau, quả nhiên gió bão nổi lên đùng đùng, mưa to như trút, nước dâng lên như biển cả. Người, vật, đồ đạc và mùa màng, v.v… đều trôi băng băng mất tích. Mãi đến ngày cơn bão tạnh, anh mới dám chống bè tìm về chốn cũ. Thấy một cái tổ kiến đang lênh đênh trên dòng nước, con rắn bảo anh chàng: -Anh hãy cứu chúng nó một chút. Anh trả lời: -Vớt làm gì bầy kiến nhỏ mọn ấy để nó bò khắp bè. Nhưng rắn khẩn khoản: -Không, anh hãy nghe lời tôi đi. Rồi chúng nó sẽ trả ơn anh. Nghe lời rắn, anh chàng vớt cái tổ kiến lên bè của mình. Đi được một đoạn, lại gặp một con chuột đang lội bì bõm sắp chết đuối. Rắn lại giục anh vớt lên. “ồ -hắn đáp -Con chuột thì cho nó chết chứ cứu nó mà làm gì?” “Không, anh hãy nghe tôi đi. Rồi nó sẽ trả ơn anh”. Nghe lời rắn, anh chàng vớt con chuột lên bè của mình. Đến một chỗ khác họ lại gặp một con trăn đang nằm cuộn tròn trên một ngọn cây giữa dòng nước đợi chết. Rắn cũng giục anh giúp trăn thoát nạn: “ồ -hắn đáp. -Con trăn kinh lắm, cứu nó mà làm gì? “ -“Không. Anh hãy nghe tôi đi. Rồi nó sẽ trả ơn anh”. Nghe lời rắn, anh chàng lại giúp cho con trăn lên bè. Sau cùng họ gặp một người đàn ông đang bám vào một cây gỗ nổi bập bềnh giữa dòng nước. Anh không đợi rắn bảo, định vớt lên bè, nhưng con rắn cản lại: -Anh đừng vớt nó lên làm gì. Nó sẽ làm hại anh đấy. Anh đáp: -Người ta thường nói cứu một người dương gian bằng một ngàn âm ti. Sao lại chỉ cứu vật mà không cứu người kia chứ. Nói đoạn, mặc kệ lời rắn can ngăn, anh nhất định thực hiện ý nghĩ của mình, vớt người sắp chết đuối đó lên bè, cho sưởi lửa ấm và cho ăn uống tử tế. Sau mấy ngày nước rút đi hết, anh thả tất cả những con vật lên bờ. Còn người nọ vì gia đình phiêu bạt, nhà cửa trôi mất cả nên anh cho ở lại với mình cùng câu cá nuôi nhau và coi như em ruột. * * * Đến lúc con rắn nước trở về thủy phủ thì nó mời anh cùng đi theo xuống giang sơn của cha mình. Dọc đường, rắn bảo bạn: “Nếu cha tôi có cho gì thì anh nhớ đừng nhận, mà chỉ xin lấy cây đàn thất huyền. Đàn ấy nếu có giặc, gảy một bài là có thể làm cho giặc phải tan”. Vua Thủy thấy có bạn của con tới chơi lấy làm mừng rỡ, đãi anh chàng rất hậu. Khi vua Thủy sai quân hầu mang vàng bạc châu báu đến biếu, anh nhớ lời rắn cố khước từ, chỉ xin có mỗi một chiếc đàn thất huyền. Vua Thủy nể chàng, thuận cho ngay. Anh trở về cõi đất, quý chiếc đàn vô hạn. Một hôm anh có việc phải đi xa. Trước khi đi, anh giấu chiếc đàn thần dưới cót thóc, dặn người bạn chớ có bén mảng đến chỗ cót thóc đó. Nhưng người kia nghe dặn, đồ rằng dưới ấy tất có vật quý bèn cố tâm kiếm tìm, quả bắt được cây đàn. Hắn đã biết sự mầu nhiệm của chiếc đàn ấy bèn lấy trộm rồi trốn đến kinh đô để lập công danh. Hồi ấy quân đội nhà vua phải đối địch với một nước láng giềng luôn luôn kéo quân sang quấy nhiễu bờ cõi. Hắn vào xin vua đi tiễu trừ giặc dữ. Nhờ có chiếc đàn thần, hắn đã làm cho quân đội của đối phương thua liểng xiểng. Lúc thắng trận trở về, hắn được nhà vua hết lời khen ngợi, phong làm đại tướng, ban lộc rất hậu. Được giàu sang, hắn không còn nghĩ gì đến ân nhân của mình nữa. Nhà vua toan gả công chúa cho đại tướng nhưng vừa hứa hôn thì bỗng dưng công chúa bị câm. Vì thế hôn lễ đành phải hoãn lại chờ lúc công chúa lành bệnh mới cử hành. * * * Lại nói chuyện anh chàng câu cá khi trở về thấy mất bạn lại mất cả cây đàn thất huyền thì vội bỏ nhà đi tìm. Vào đến kinh đô, một hôm anh gặp người kia bây giờ đang ngồi trên kiệu sơn son thiếp vàng, có quân gia theo hầu đông nghịt. Anh đón kiệu lại, cất tiếng hỏi thăm bạn cũ. Nhưng người kia vừa gặp ân nhân của mình đã vội thét lính bắt trói lại. Thế rồi, để khỏi lộ chuyện, hắn vu cho anh làm giặc, sai nhốt một chỗ kín đáo, không cho ăn, để chờ ngày đưa ra pháp trường. Trong ngục tối, giữa khi anh chàng đang than thân trách phận thì bầy kiến ngày xưa đã tìm được cách lọt vào hỏi thăm: “Tại sao ông bị giam ở đây?”. Anh chàng ngơ ngác không hiểu tiếng ai hỏi mình, bèn hỏi lại: “Ai đó? Tại sao tôi chỉ nghe tiếng mà không thấy người?” -“Chúng tôi là bầy kiến mà ông cứu khỏi nạn lụt ngày xưa, hiện đang ở dưới chân ông đây!”. Anh chàng cúi xuống tìm kiến rồi kể chuyện cho kiến nghe nông nỗi của mình. Kiến nói: “Chúng tôi không thể làm được gì nhưng để chúng tôi đi kiếm con chuột ngày ấy, may chuột có kế gì chăng”. Lũ kiến bèn chia nhau mỗi con một phương đi kiếm chuột và báo tin không may của ân nhân cho chuột biết. Chuột bảo: “Bây giờ chắc ông ấy đói lắm, để tôi mang vào ngục một ít thức ăn đã. Rồi tôi sẽ đi kiếm con trăn xem thử nó có mưu mẹo gì chăng”. Chuột liền đưa khoai và bánh lấy trộm được của một nhà hàng vào ngục cho anh chàng ăn. Anh tỏ lời cám ơn. Rồi cả gia đình nhà chuột lại kéo nhau đi tìm trăn. Lúc sắp đến nhà trăn, cả bầy chuột sợ trăn ăn thịt bèn trèo lên cây cao gọi xuống: “Bác trăn ơi! Bác trăn ơi!”. Khi trăn ra, một con chuột già đánh bạo xuống kể chuyện cho trăn biết. Trăn nhả ra một viên ngọc bảo chuột đưa về cho ân nhân mà rằng: “Viên ngọc này mài ra thành bột có thể chữa lành câm. ‘Ân nhân của chúng ta có thể đem chữa bệnh cho công chúa rồi nhờ đó mà thoát nạn”. Khi được ngọc, anh chàng gọi người cai ngục đến nói mình có phép cứu công chúa khỏi câm. Người ta dẫn anh đến trước vua. Quả nhiên sau khi công chúa uống nước ngọc mài bỗng nói được, và câu đầu tiên của nàng là đòi lấy người cứu mình làm chồng. Vua rất 85 86 khen ngợi, hỏi anh ta vì sao có thứ thuốc thần diệu đến thế. Anh chàng kể lại đầu đuôi câu chuyện, từ lúc câu được rắn, cứu được các con vật và người, cho đến lúc bị người phản bội, còn các con vật lại tìm cách trả ơn, trong đó có con trăn cho mình viên ngọc quý. Vua nghe xong tắc lưỡi: “Thật là bụng dạ con người sâu hiểm hơn cả những con vật nguy hiểm!”. Lập tức vua sai lính bắt giam tên đại tướng bất nghĩa kia để chờ ngày phán xử. Còn anh chàng đi câu được vua cho làm quan và gả công chúa. Anh ta sống một cuộc đời sung sướng hơn trước. Sưu tầm |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 30/Jul/2022 lúc 12:19pm |
Bài Học Từ Đứa Gái Điếm Và Mụ Ăn Mày
Ông Bảy mơ hồ muốn thay đổi không khí, muốn tìm đến một khung cảnh sống nào khác.Đối với tay thương gia lọc lõi, bao lâu nay đầu óc chai sạn với toàn những tính toán thực dụng trong kinh doanh làm giàu, đất làm ăn là cáithành phố tỉnh lẻ quen thuộc đã nhuốm toàn gam màu đen tối thảm thiết bởi cái chết đột ngột của bà vợ nhỏ mà ông Bảy vô cùng quí yêu. Thêm lý do nữa khiến ông xuống dốc tàn mạt là, ngoài chuyện rất khéo chìu ông chồng già về chuyện chăn gối, bà vợ còn khá thanh xuân này còn là một trợ thủ rất đắc lực cho chồng trên thương trường, tính toán rất khôn ngoan, nhanh nhạy… Nay mất bà rồi, việc làm ăn của ông Bảy đã có ngay chiều hướng sa sút. Xong công việc thương thảo giá cả với chành vận chuyển hàng trong Chợ Lớn, ông Bảy thẩn thờ trở về khách sạn, chẳng thiết tha chuyện đi ăn cơm tối. Ngồi một mình trong căn phòng ‘một giường’, chẳng buồn mở đèn, người đàn ông giàu có, xưa nay rất cứng cỏi cảm thấy cô đơn, cô độc khủng khiếp. Người đàn bà mà ông yêu quí, thích gần gũi nhất trên đời đã ra đi mãi mãi. Đêm đã xuống. Khi khóa cửa phòng bước ra đường, trời mưa lâm râm nhưng ông Bảy không hề để ý tới chuyện mang theo áo mưa hay cái dù. Trong lòng lãng đãng phiền muộn, ông không có ý định tìm đến một nơi nào rõ rệt, chỉ mơ hồ đi về phía bờ sông. Từ một khoảng tối xa ngọn đèn đường, một cô gái bước ra, cười hỏi: “Sao mà buồn vậy? Đi chơi không anh?”. “Hả? Cô hỏi gì?” “Chậm hiểu quá vậy? Phòng ở gần đây thôi mà…” Lơ đãng hỏi giá rồi đi theo cô gái,
ông Bảy bước vào một khách sạn lụp xụp, căn phòng dành cho hai người
cũng tồi tàn y như những thứ khác ở đây, từ mặt tiền nhà, quầy tiếp
khách cho tới cái bản mặt trơ lì của gã quản lý. Đèn trong phòng bật lên
khiến ông Bảy hơi bị chóa mắt nên bảo cô gái chỉ mở đèn ngủ. “Chà, năm nay anh niên kỷ bao nhiêu mà tóc bạc dữ vậy, bố già?” Ông già sáu mươi tuổi mới nhớ ra là sau tang vợ, mái tóc hoa râm của ông đã bạc nhiều hơn mà ông không hề nhận ra. Trước con nhỏ có vẻ dữ mồm dữ miệng này, tự nhiên ông lại muốn xưng “qua” theo lối người già Nam bộ, nghe cho dịu dàng, mềm mỏng: “Ừ, qua già rồi em à, còn em bao nhiêu tuổi?” “Mới hăm lăm. Thôi đi lẹ đi anh!” Ông Bảy ngăn không cho cô gái tuột quần lót: “Không em à, qua chỉ muốn nằm nói chuyện với em một lát. Qua trả tiền đủ cho em mà…” Hơi ngạc nhiên, cô gái trở lại với nhận xét ban đầu khi mới bắt được ông khách hơi lạ lùng này ở bờ sông: “Nói chuyện thôi chớ không chơi? Cũng được. Hầu chuyện, giúp anh đỡ buồn thì anh có thưởng cho em thêm chút đỉnh không? Mà sao bố già buồn dữ vậy?” Vậy là trên chiếc giường hết sức bẩn thỉu, ông khách giữ nguyên áo quần nằm sát bên cạnh cô gái ở trần. Vì trong cuộc đời mình, ông Bảy không hề có thói quen bộc lộ ý nghĩ, tâm sự với bất cứ ai nên ông cứ nằm xuôi xị, không nói gì khi cô gái có vẻ ngã ngớn, kéo cánh tay của khách kê làm gối và nhắc lại: “Có chuyện gì mà anh buồn? Vợ bỏ theo trai? Hay… bả mới chết?” Ông khách chợt thở dài, trả lời cô gái mà cũng như nói ra lời với chính mình: “Ừ, vợ qua mới chết.” Cô gái có vẻ cảm động, giọng thương hại chứ không còn lẻo lự, phá chọc nữa: Triết lý vừa rồi của một đứa gái điếm vô danh – nãy giờ ông không hề hỏi tên cô gái – mới gặp lần đầu lại chợt đánh động thật sâu vào tâm can ông Bảy. Mình chắc cũng giống con nhỏ này thôi. Mai mốt nằm xuống thì không biết có ai khóc mình…, khóc mình thật lòng không nữa? Vô tình mà với một thoáng cảm nghĩ liên hệ bản thân như thế, người đàn ông cô độc chợt tự làm tổn thương nặng nề. Ông Bảy nằm im với tâm can quặn đau, nhưng vô tình đôi mắt ông lại hướng vào cặp vú ngồn ngộn của cô gái. Hiểu lầm cái nhìn của ông khách, đứa gái lại trở lại với giọng lưỡi giang hồ: “A…buồn, thiếu vợ nên thèm, muốn đi ngủ với gái hả? Tự nhiên đi, đừng màu mè nữa bố già!” Cô gái vừa trêu chọc ông khách vừa làm một cử chỉ khiêu dâm: tuột quần lót thì ông Bảy giữ chặt bàn tay cô. Vô tình một lần nữa, bàn tay ông lại đặt vào chỗ dưới rốn cô gái, rất gần với cái bộ phận đàn bà mà lúc nào khác, ông đã chủ động thò tay chiếm đoạt chứ không hề để cho những bạn tình tự mở cửa thân thể ra hầu tiếp ông: “Thôi em à. Qua đã nói là bữa nay qua không muốn…” Cô gái nẩy bụng, nẩy háng lên như tăng liều lượng khích dâm: “Không muốn à? Chắc là sợ em lây bịnh
chớ gì? Không sao đâu, bảo đảm là em sạch lắm, không có tiêm la, phong
tình gì đâu. Nhưng… bố già ơi, già như anh mà cũng còn sợ chết vì bịnh
phong tình sao? Anh đã sống, đã hưởng đủ thứ trên đời rồi, có chết thì
anh cũng đã quá lời rồi, còn muốn gì nữa mà e dè? Kỹ quá mất vui bố già
à!” “Cũng sợ chút chút, nhưng số chết là chết. Chết vì bịnh, vì xe cán, vì thất tình thắt cổ, nhảy sông tự tử…, cũng đều là chết. Trời phạt, trời đày em phải làm nghề này thì kể như em đã chết mất đất từ hồi bị bán cho tú bà rồi. Em còn sợ chết cái gì nữa, hả bố già?” Trời phạt, trời đày… Ông Bảy đau nhói trong lòng. Thì chắc mình cũng đang bị Trời phạt đây, mới ra nông nỗi này. Ông vội vã chỗi dậy, không nói một lời nào, lẵng lặng móc tiền trong túi áo ra trao nhanh cho cô gái. Xô cửa phòng bước ra, thậm chí không đóng cửa lại như thói quen, ông Bảy muốn bước thật nhanh ra khỏi khách sạn, như muốn lập tức trốn khỏi nỗi ám ảnh bị ‘Trời phạt’ mà ngẫu nhiên cô gái điếm lắm lời kia đã gợi nhắc.
Đang thẩn thờ bước chậm chạp dưới trời đêm thì từ một mái hiên tối đen, ông Bảy nghe một giọng nói – cũng giọng đàn bà – van nài: “Làm ơn làm phước đi ông ơi! Cho tui xin chút đỉnh mua cơm…” Một mụ ăn mày bẩn thỉu hôi hám, chắc đang bị đau ốm, bại liệt gì đó nên duỗi chân ngồi bệt dưới đất, ôm ghịt lấy một thằng bé có đôi chân khỏng khoeo như cẳng một con chó ốm. Cái mặt suy dinh dưỡng nặng của thằng bé, lộ hẳn đôi mắt ra như ốc nhồi và đầy góc cạnh gảy khúc như khuôn mặt một lão già đói ăn thiếu thuốc, khiến người lạ có muốn cũng không thể nào đoán được nó bao nhiêu tuổi. Què quặt, khó nuôi như vầy thì thà để nó chết hồi mới lọt lòng là tốt hơn hết cho nó và cho cha mẹ nó! Ông Bảy thầm nghĩ như thế rồi mường tường đến cái việc mà người đời thường gọi là ‘đành đoạn’ đối với đứa bé tật nguyền bẩm sinh, rằng nếu ông là mụ ăn mày, có lẽ ông sẽ làm thẳng tay, chẳng chút phân vân. Vậy mà, mụ ăn mày đã hiểu lầm khi thấy ông khách nhìn chăm chú vào con mình, tưởng người lạ đã xúc động, chạnh lòng thương xót con mình.Bà vừa cúi đầu cám ơn khi nhậntờ bạc lẽ, vừa thố lộ – giọng đầy hãnh diện: “Coi nó xấu xí vậy chớ nó là cục vàng của tui đó ông ơi!” Ông khách, dù nãy giờ đúng ra là không để tâm nhiều lắm về dung mạo hay tình trạng của đứa nhỏ, nhưng đã phản bác ngay: “Cục vàng à? Bà phải khổ sở lết đi ăn xin để nuôi nó mà còn nói nó quí giá như vậy hử? Tôi nghĩ, gặp những cha mẹ khác, dù giàu dù nghèo gì thì chắc họ cũng đã bỏ nó vô trại mồ côi rồi. Gặp nhà giàu, nếu trại mồ côi từ chối đứa nhỏ họ gởi thì họ quăng tiền ra đút lót là xong. Còn khổ nghèo, bệnh tật như bà, trại họ nhận dùm là cái chắc. Như vậy, nó có nơi nuôi nấng, chăm sóc, còn bà đỡ vất vã biết bao? Bà chỉ còn lo đi ăn xin để nuôi chính mình thôi.” Bà già trố mắt, như xưa nay bà chưa hề nghe ở đâu lại có kiểu lý luận lạnh lùng, vô tâm như ông khách hiện giờ: “Đâu được! Dù con mình có què, có xấu tới cỡ nào đi nữa thì nó cũng là con mình, làm cha làm mẹ ai lại đành đạn phủi tay, bỏ nó vô trại mồ côi cho được? Mình đã đẻ con ra thì dù nó có ra sao chăng nữa mình cũng nhất định phải có trách nhiệm nuôi nấng, chăm nom con mình chớ? Mà con tui xấu xí là đâu phải do nó muốn, chỉ tại tui vô phước, kiếp trước có gây tội, gây lỗi nên kiếp này Trời phạt, chỉ cho sanh được một mụn con thôi mà nó còn phải chịu tội thế cho mẹ nó, phải mang cái hình hài què quặt như ông Trời đày đọa. Nghĩa là tại mình hết, con mình mới khổ. Chỉ vậy thôi!”. Rồi mụ ăn mày nói như hét, quả quyết xua đuổi ông Bảy: “Thôi ông ơi, ông bố thí cho tui đồng bạc thì tui cảm ơn, chớ tui không nghe theo cái lời ác đức, bất nhơn của ông đâu. Người gì mà tàn độc quá! Ông đi chỗ khác dùm cái đi. Ông đi đi mà!” Trong một buổi tối ảm đạm và cô quạnh, ông đại phú gia đầy bạc tiền, danh vọngđã ngẫu nhiên như chó dắt là gặp gỡ hai người dân nghèo, thuộc hạng cùng mạt dưới đáy xã hội: đứa gái điếm và mụ ăn mày. Điều đáng nói là những lời lẽ chơn chất, nghĩ-sao-nói-vậy của hai người đàn bà này lại vô tình dạy miễn phí cho ông một bài học nhân sinh thật ngắn gọn mà dễ hiểu… PHẠM NGA Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 30/Jul/2022 lúc 12:23pm |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 03/Aug/2022 lúc 10:23am |
Đời NgườiĐời người tựa như cánh cửa, có người lạc quan khi ở bên trong, có người lại vui vẻ khi đứng bên ngoài. Kỳ thực, có rất nhiều thứ không biết như thế nào mới là tốt nhất, chỉ cần bạn cho là đáng giá thì mới là tốt nhất… 1. Bốn cái khổ Một là nhìn không thông: Không nhìn thấy được bản thân mình lạc trong vòng luẩn quẩn, không thấy vết thương của mình sau mỗi lần tranh đấu, không nhìn thấy nơi yên tĩnh ở phía sau sự sầm uất vô vị, chính là một nỗi khổ lớn của đời người. Hai là luyến tiếc: Luyến tiếc sự ưu việt của bản thân trong quá khứ, luyến tiếc những sự việc không tới nơi tới chốn đã từng làm, luyến tiếc những hư vinh, những tiếng vỗ tay đắc thắng. Sống trong luyến tiếc thì cả đời sẽ dằn vặt không yên. Ba là không thể đứng dậy sau thất bại: Cuộc sống ai mà chưa từng thất bại, nhưng nếu thất bại mà lại gục ngã, không thể đứng dậy được thì phần đời còn lại có lẽ chỉ là những lời than trách mà thôi. Bốn là không thể vứt bỏ: Không buông bỏ được người và sự việc đã đi xa, không vứt bỏ được những mặc cảm về tội lỗi trong quá khứ sẽ giống như mang theo tảng đá khi đi đường dài vậy, thật khổ, thật mệt. 2. Nỗi đau Một đời người, không phải tốt đẹp như trong mơ, cũng không xấu như trong tưởng tượng. Phía sau mỗi người đều có nỗi đau ẩn chứa, đều có nỗi khổ không thể nói ra bằng lời. Mỗi người đều bước đi trên con đường của mình. Chỉ cần nhớ: – Khi lạnh hãy mặc thêm áo khoác cho mình; – Khi đói mua cho mình một cái bánh; – Khi đau hãy tự cho mình một chút kiên cường; – Khi thất bại thì tự đặt cho mình một mục tiêu, hãy chịu đau đứng dậy sau khi bị té ngã, hãy đích thực là chính mình. 3. Tiêu chuẫn Không nên lấy tiêu chuẩn của mình để đặt yêu cầu cho người khác, cũng không nên đeo kính màu để nhìn người khác. Bởi vì mỗi người đều có sở thích, cá tính, cũng như giá trị của riêng họ. Những điều bạn thấy không thuận mắt, cũng không nhất định là điều không tốt. Lý giải về hạnh phúc có hàng ngàn vạn loại, quan niệm về hạnh phúc của mỗi người cũng không giống nhau. Hạnh phúc lớn nhất của cuộc đời chính là có thể được làm chính mình. Tin tưởng chính mình, đi theo tiếng gọi của tâm hồn mình, không viễn tưởng đặt ra mục tiêu vượt xa khả năng bản thân, không mù quáng ganh đua, bạn chính là người hạnh phúc nhất. Không có vàng nguyên chất, cũng không có người hoàn mỹ, bởi vì không hoàn mỹ mới là chúng ta đích thực nhất. 4. Hạnh phúc Hạnh phúc là sự gom góp từng chút từng chút, là được thực hiện từng ngày từng ngày. Đừng làm tổn thương người yêu mến bạn, cũng đừng làm người bạn yêu mến bị tổn thương. Một người dẫu có tốt đến mấy, nhưng nếu họ không nguyện ý cùng bạn đồng hành cho đến hết cuộc đời, thì họ chính là người khách ghé thăm bạn mà thôi. Một người dẫu có nhiều nhược điểm, nhưng lại có thể luôn nhường nhịn bạn, chăm sóc bạn, nguyên ý suốt đời ở bên bạn, đó chính là hạnh phúc của bạn. Ai cũng muốn tìm một người thập toàn thập mỹ, nhưng con ngươi ai cũng có khuyết điểm. Yêu chính là nhường nhịn, thành thật với nhau, trọn đời bên nhau. Có được một người có thể làm cho bạn vui vẻ cả đời, mới chính là mục tiêu của cuộc sống. 5. Buông bỏ Khi những thứ mà ta sở hữu và những chấp nhất của chúng ta trở thành một loại “vũ khí” gây tổn thương, thì buông bỏ chính là giải pháp tốt nhất cho cuộc đời. Mấy ai có thể biết được mình có bao nhiêu đau khổ, ai biết được mình bị bao nhiêu tổn thương. Nếu nước mắt không đọng lại ở trên mặt thì không ai biết được nó lạnh giá đến chừng nào, cái đau không nằm trên thân thể thì không thể biết nó đau đớn nhường nào. Bạn có thể nhìn thấy giọt lệ đọng nơi khóe mắt, vết sẹo ở trên thân nhưng không nhất định hiểu được nỗi đau buồn và bi thương ở trong tâm hồn. Hãy ngoảnh mặt bước đi trước khi rơi lệ, để lại sau lưng một hình bóng kiên cường, bạn sẽ thấy tâm hồn thật nhẹ nhõm trên hành trình kế tiếp của cuộc đời mình. 6. Được và mất Khi còn trẻ không hiểu biết, trung niên sẽ luyến tiếc. Có một số thứ, khi bạn hoàn toàn sở hữu được, lại cảm thấy buồn tẻ vô vị; có một số thứ, khi vĩnh viễn mất đi, mới phát hiện ra nó trân quý vô cùng. Khi lâm vào giai đoạn khốn khổ của cuộc đời, cái gì tới thì muốn ngăn cản cũng không ngăn được, cái gì đi thì muốn giữ cũng giữ không được. Trong cái được và mất, có những sự việc nhỏ bé không đáng kể, nhưng chúng khiến bạn đau, khiến bạn yêu, bạn hận, khiến bạn cả đời phải đau khổ, cả đời phải khác cốt ghi tâm. 7. Cánh cửa cuộc đời Đời người tựa như một cánh cửa, có người cảm thấy bi quan khi ở trong cánh cửa tối om, có người lạc quan khi được ở trong cánh cửa tĩnh mịch, có người ưu sầu vì mưa gió khi đứng bên ngoài cánh cửa, có người thấy vui vẻ bởi vì được tự do khi đứng ngoài cánh cửa. Kỳ thực trong đời người, có rất nhiều thứ không biết như thế nào mới là tốt nhất, chỉ cần bạn cho là đáng giá thì nó là tốt nhất. Thành công và thất bại, hạnh phúc và bất hạnh, định nghĩa trong nội tâm của mỗi người là không giống nhau. Mấu chốt là phải năm chắc được điều bạn muốn là cái gì, đừng để nó tuột khỏi tay bạn, đừng để mình phải hối tiếc quá nhiều. 8. Tình bạn Tình nghĩa bạn bè, cuối cùng sẽ dần dần phai nhạt. Để có một người bạn đích thực thường phải mất vài năm hoặc vài chục năm, mà đắc tội với một người bạn có thể chỉ trong vài phút, hoặc chỉ vì một chuyện. Thế tục phù phiếm, lòng người phức tạp, rất mẫn cảm với những lặt vặt nhỏ nhoi, đều là trở ngại cho sự tiến triển của tình bạn. Có lẽ bởi vì là bạn bè, nên đã thiếu đi một chút băn khoăn, thiếu đi một chút tôn trọng, vì thế mới thành ra như vậy. Giữa bạn bè với nhau khi thân cận quá, quan hệ sẽ trở nên phức tạp, khoảng cách quá xa thì lại mất đi liên lạc. Hãy biết quan tâm, trân quý, che chở cho tình bạn. Cho dù không trường tồn muôn thủa, thì ít nhất đã từng có một tình bạn khắc cốt ghi tâm. 9. Thấu hiểu “Thấu hiểu” là thuật ngữ thâm tình nhất, khắc sâu nhất trong thế giới tình cảm. – Thấu hiểu, chính là dùng ánh mắt của ta để an ủi nỗi ưu thương của người khác. – Thấu hiểu, chính là để nhịp tim đập theo nhịp tim của người khác. – Thấu hiểu, chính là im lăng lắng nghe âm thanh của tâm hồn. – Thấu hiểu, chính là trong mắt của tôi luôn có hình bóng của bạn. – Người thấu hiểu, chính là yêu hết mức có thể. Bởi vì chỉ có “thấu hiểu”, mới có thể trầm tĩnh, mới có thể ung dung, mới biết thế nào là trân quý. 10. Lựa chọn Người coi cuộc đời người như một hành trình, thì sẽ luôn nhìn thấy phong cảnh. Người coi cuộc đời như một chiến trường, thì gặp phải luôn là những tranh đấu. Cuộc đời chính là như vậy, lựa chọn cái gì thì sẽ gặp cái đấy, không có đúng hay sai, chỉ có chấp nhận hay không. Học cách quên đi những chuyện làm mình không vui, học cách rời xa những người làm cho mình trở nên hèn mọn. Chỉ cần vẫn có ngày mai, thì ngày hôm nay mãi mãi vẫn là khởi điểm. Những điều đáng quý: – Gặp gỡ nhiều người thì biết sự đáng quý của tình bạn. – Va vấp nhiều thì biết được sự đáng quý của hiểu biết. – Thất bại nhiều mới biết sự đáng quý của tư tưởng. – Thành công nhiều thì biết được sự đáng quý của dũng khí. – Mâu thuẫn nhiều thì biết sự đáng quý của ý chí. – Không thuận mắt nhiều thì biết sự đáng quý của tu dưỡng. – Nịnh nọt nhiều mới biết sự đáng quý của chân thành. – Danh lợi nhiều mới biết sự đáng quý của xem nhẹ. – Xã giao nhiều mới biết sự đáng quý của thanh tịnh. |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 04/Aug/2022 lúc 8:20am |
ĐÔI BÀN CHÂN TRẦNChiều hôm ấy, theo thiệp mời, Tân đến dự tiệc cưới con gái một cựu giáo chức tỉnh Bình Long. Tiệc cưới tổ chức tại một nhà hàng tại vùng Little Saigon, miền Nam California. Cũng như phần lớn các tiệc cưới khác do người Việt tại đây tổ chức, khách tham dự thường đến trễ, nên chờ mãi mà buổi tiệc vẫn chưa bắt đầu. Trong lúc chờ đợi, những người ngồi cùng bàn có dịp làm quen nhau. Họ gợi lại kỷ niệm cũ về những người từng làm việc chung một nhiệm sở, sống chung một địa phương. Nhân khi nhắc đến những giáo chức đã làm việc ở Bình Long, một cựu giáo viên lớn tuổi ngỏ lời với các đồng nghiệp cũ: -Tôi được tin cô giáo Hồng bị bệnh cả năm nay ở Việt Nam. Cô đang chữa chạy bằng phương pháp hoá trị. Chúng ta nên đóng góp tiền, gởi về cô ấy lo thuốc men… Các bạn nghĩ sao? Các đồng nghiệp trong bàn tiệc đều đồng ý. Khi Tân lên tiếng muốn tham gia việc đóng góp thì người cựu giáo chức trưởng tràng mỉm cười nhìn anh: -Việc góp tiền giúp đồng nghiệp ở Việt Nam là nghĩa vụ của anh chị em cựu giáo chức chúng tôi. Nhưng nếu ông còn nhớ đến cô giáo Hồng từng dạy học ở Lộc Ninh, trong địa hạt ông từng cai quản, chúng tôi xin hoan nghênh lắm. Tân nhìn người giáo chức mà anh đã có dịp quen biết mỗi lần về tỉnh hội họp. Đã lâu lắm rồi, hai người mới có dịp gặp nhau tại đất Mỹ này. Còn cô giáo Hồng, bao giờ anh mới có dịp gặp lại nơi đây? * * * Tân nhớ lại một buổi sáng cách đây hơn bốn mươi năm, khi anh đang ngồi làm việc tại văn phòng quận Lộc Ninh, người tùy phái báo tin có cô giáo Hồng muốn vào gặp. Anh đang bận túi bụi với lịch trình công tác trong ngày. Tuy bận nhưng anh không thể từ chối đón tiếp bất cứ một người dân nào, nhất là một cô giáo. Trong gần một năm làm việc tại địa phương này, ngoài công tác kiểm tra xã ấp, anh thường thăm viếng các cơ sở tôn giáo, trường học … Khi cô Hồng bước vào văn phòng, Tân nhận ra cô giáo trẻ người Huế, mình hạc xương mai, gương mặt sáng sủa xinh đẹp mà anh đã gặp một lần khi thăm trường tuần trước. Với nụ cười tươi, hơi e dè, đôi mắt long lanh nhìn người đối thoại như muốn cuốn hút vào câu chuyện. Cô cúi chào và nhỏ nhẹ nói: -Xin chào Ông. Chắc ông bận rộn nhiều công việc, em chỉ xin ông ít phút thôi... Em mới từ tỉnh đổi về đây, chưa có nhà, phải ở chung với người vài bạn. Nhà nhỏ nên hơi chật, thiếu yên tĩnh để soạn bài cho buổi dạy; ngoài ra em còn phải học hành thêm nữa. Em nghe nói cư xá công chức còn trống nhiều căn. Ông có thể cho em ở tạm một căn ? Tân nhìn cô giáo ngạc nhiên. Cô gái trẻ có lẽ mới ra làm việc, mới tiếp xúc với đời mà ăn nói ngọt ngào, bạo dạn đến thế ? Nhưng liệu cô có biết: sở dĩ cư xá còn trống chỗ, vì gần bờ suối rậm rạp, nên mọi người e ngại thiếu an ninh chăng? Tuy nhiên Tân cũng chấp thuận cho cô giáo đến ở. Khi anh lưu ý cô giáo về vị trí của căn cư xá có thể gặp nguy hiểm về đêm, cô vẫn điềm nhiên cả quyết: -Dạ em có đến xem căn cư xá và có gặp Trung úy Đức đang ở một căn. Ông ấy bảo cứ xin ông chấp thuận là được. Ông Đức cũng ở cư xá này đã lâu, thấy không có gì đáng lo ngại cả, thưa Ông! Từ đó thỉnh thoảng Tân ghé thăm cô giáo Hồng. Thảng hoặc có những buổi tối, nhân khi cùng Trung úy Đức đi kiểm soát các toán Nhân Dân Tự Vệ canh gác, Tân thường ghé nhà thăm cô. Anh muốn cô giáo trẻ được an tâm, không lo sợ khi màn đêm buông xuống. Cuối năm ấy, Tân thuyên chuyển về Tỉnh nhận nhiệm vụ mới. Ngày lên đường, Trung úy Đức lái xe đưa anh về Tỉnh. Anh ta có ý nhắc Tân ghé qua cư xá thăm cô Hồng trước khi rời quận. Khi hai người bước vào nhà, Tân không thấy cô chủ đâu cả, mà chỉ có mùi thức ăn bay lên sực nức khắp nơi. Sau đó tiếng gọi thì có giọng nói thanh tao từ bếp vọng lên: -Mời hai ông ngồi chơi. Em sắp xong, sẽ lên ngay. Sau đó cô bưng lên một mâm thức ăn, với ba bát bún bò Huế, một dĩa chả giò - loại chả giò thon nhỏ, được chiên vàng ngậy, dòn tan. Cô đặt mâm thức ăn giữa bàn, tươi cười nhìn Tân: -Dạ… Trung úy Đức mới cho biết hôm nay ông rời quận. Em có nhờ ông Đức mời ông đến chơi. Em làm gấp vài món Huế đãi các ông. Em sợ khi về Tỉnh rồi không còn dịp cám ơn lòng tốt của ông nữa. Mời hai ông xơi, kẻo nguội mất ngon. Tân nhìn cô Hồng. Hôm nay cô giáo trẻ trang điểm thật xinh. Chiếc áo màu vàng nhạt bó sát thân hình “mình hạt xương mai” của cô. Chiếc quần “jean” xanh lơ hơi ngắn, ôm lấy cặp đùi dài; và bên dưới ẩn hiện đôi bàn chân trắng muốt, lồng trong đôi dép quai nhung đen. Sau bữa tiệc nhỏ chia tay, Tân cám ơn cô giáo rồi lên xe rời quận. Cô giáo Hồng đứng ở cửa trông theo, đưa tay lên vẫy. Anh quay lại nhìn hình dáng mảnh mai của cô, cô đơn độc trong dãy cư xá trống vắng, đằng sau là bờ suối rậm rạp cây cối hoang . Anh bỗng thấy trong lòng dâng lên niềm e ngại, lẫn thương nhớ bâng khuâng. * * * Nửa năm sau, Tân thuyên chuyển về phục vụ tại địa phương khác - tỉnh Long Khánh. Tại đây anh được cử lên làm việc tại quận Định quán. Đầu tháng Tư năm 1972, anh nghe tin địch quân đã chiếm Lộc Ninh. Đồng thời chúng cũng bắt đầu đánh vào An Lộc, cắt đứt giao thông giữa Lộc Ninh với tỉnh lỵ Bình Long… Cuối năm ấy, Tân đi tham dự khóa hội thảo Cải cách Hành chánh tại Vũng Tàu. Tại đây anh được biết thêm chi tiết việc địch quân đánh chiếm thị trấn Lộc Ninh. Phó Quận trưởng - một đồng môn Hành chánh với anh – bị mất tích. Thiếu tá quận trưởng trốn thoát và theo đường rừng chạy về trình diện ở An Lộc, tỉnh Bình Long. Tân cũng được biết một số viên chức, giáo chức đã trốn khỏi Lộc Ninh, hiện tạm cư ở một trường học gần Vũng Tàu. Nhân cuối tuần tạm nghỉ hội thảo, Tân đi tìm nơi tạm cư đồng bào chiến nạn Lộc Ninh. Khi anh đến nơi, đã thấy cô giáo Hồng đang bận rộn giúp đỡ các bà mẹ có con nhỏ. Trông cô mệt mỏi và gầy ốm hơn trước. Cô mặc bộ quần áo nhàu nát, mang đôi dép Nhật đã cũ, không che nổi đôi bàn chân gầy ốm, sẫm màu. Cô giáo ngạc nhiên lẫn vui mừng khi gặp lại Tân. Cô cho biết có một số các viên chức, giáo chức đã trở về nhà. Riêng cô, vẫn chưa liên lạc được với gia đình. Bởi khi chiến cuộc bùng nổ, gia đình cô đã “tan đàn lạc nghé”, không biết tin tức nhau. Tân ngỏ ý mời cô Hồng đi ăn ngoài phố để tiện thăm hỏi thêm về gia đình cô. Cô giáo trẻ cúi xuống nhìn áo quần của mình, tỏ ra ngần ngại. Và khi Tân nhắc lại lời mời, cô phân vân một chút, nhưng cũng gật đầu đồng ý. Trong khi chờ đợi, Tân đi một vòng để tìm người quen, thăm hỏi đồng bào chiến nạn. Khi cô Hồng từ bên trong bước ra, áo quần tươm tất, nhưng đôi dép da không che dấu được đôi bàn chân gầy ốm khẳng khiu. Tân thoáng nhìn và cảm thấy đau lòng. Chỉ có mấy tháng chạy loạn mà cô thay đổi hình hài đến thế sao? Sau bữa ăn trưa, anh đưa cô trở lại trạm tạm cư và hứa sẽ trở lại thăm cô. Hôm mãn khóa hội thảo, Tân đến thăm cô Hồng lần nữa để xem cô cần giúp đỡ gì không; nhưng tìm mãi chẳng thấy. Từ đó anh không còn gặp lại cô giáo Hồng lần nào nữa. * * * Buổi tiệc cưới đã tàn. Tân đứng lên bắt tay từ giã các cựu giáo chức ngồi cùng bàn, những người vừa cho biết cô Hồng đang bị bệnh tại Việt Nam. Anh bước ra khỏi nhà hàng thì trời đã về khuya. Anh thở dài, nhìn lên bầu trời xanh thẫm lấp lánh ánh sao đêm. Một vì sao đổi ngôi, vụt rơi xuống chân trời. Tân nghĩ đến cô Hồng đang đau đớn chống trả căn bệnh hiểm nghèo nơi quê hương, bên kia bờ Thái Bình Dương. Anh cầu mong cô không bị vắn số như ngôi sao vụt tắt kia. Cuộc đời cô đã khổ nhiều rồi. Đôi chân cô đã di chuyển từ cố đô Huế, vào vùng đất đỏ Bình Long, rồi lên dạy học nơi địa đầu giới tuyến Lộc Ninh. Anh đã gặp cô và đã có kỷ niệm đẹp với cô nơi đó. Hôm nay, nơi xứ sở Tự do này, anh nhớ lại hình bóng cô giáo trước căn cư xá năm xưa, khi cô vẫy tay chào từ biệt. Hôm ấy trông cô xinh đẹp, đôi chân trắng trẻo trong đôi dép nhung đen quý phái! Rồi anh nhớ lại hình ảnh của cô khi anh đến thăm nơi trại tạm cư gần Vũng Tàu. Anh vẫn không quên được nét mặt tiều tụy, y phục nhàu nát, và nhất là đôi bàn chân khẳng khiu của cô- một người tỵ nạn sau trận chiến kinh hoàng Lộc Ninh. Anh thở dài, lắc đầu như muốn quên đi hình ảnh không đẹp ấy. Anh tự hỏi, cô giáo Hồng năm xưa bây giờ ra sao? Anh thầm mong cô thoát khỏi căn bệnh hiểm nghèo, trở lại cuộc sống khoẻ mạnh, với đôi chân trắng trẻo, quý phái như thuở anh mới gặp cô cô nơi cố quận heo hút năm xưa… Tam Bách Đinh Bá Tâm Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 04/Aug/2022 lúc 8:28am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
<< phần trước Trang of 141 phần sau >> |
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |