Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: Hãnh diện Người Việt Nam ! Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 17 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 01/Oct/2020 lúc 9:23am

Vinh Danh Hạ Sĩ Jason Khai Phan


danh%20vinh


Thống Đốc Gavin Newsom,
Mới vinh danh một Hạ sĩ Mỹ, gốc Việt Nam!
Jason Khai Phan
Là người ở Tiểu bang Cali.
Đã vì Đất Nước Hoa Kỳ, hiến thân!

Jason Khai Phan!
Anh đã ra đi!
Tiễn Anh, phủ kín CaLi sương mờ.
Đời người như một giấc mơ,
Đời Anh, cả một bài thơ can trường!
Cấp bậc tuy rất khiêm nhường,
Nhưng Anh chiến đấu kiên cường oai phong!

Trong đặc nhiệm SFS 66, tại Kuwait
Diệt trừ khủng bố Iraq, Syria
Để bảo vệ Thế giới Hòa bình..
Ngày 12 tháng 9 vừa qua,
Anh đã dũng cảm hi sinh,
Trên một phi vụ hành trình tuần tra!

               Trần Quốc Bảo

Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 01/Oct/2020 lúc 9:24am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23127
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 29/Mar/2021 lúc 2:35pm

Thêm Phát Minh Mới Của Bà Dương Nguyệt Ánh


Duong%20Nguyet%20Anh
Nữ khoa học gia gốc VIỆT CHẾ TẠO RA MÁY “TRUY TÌM CHIẾN BINH” CHO QUỐC PHÒNG MỸ.

Trong một bài viết của Thùy Trang nói về chuyện nước Pháp đang truy tìm khủng bố, đã đề cập đến một loại máy “tối tân” có khả năng truy tìm các “chiến binh” hay khủng bố.

“Chiến Binh” tạm gọi là những người từng sử dụng vũ khí, từng cầm súng hoặc tiếp xúc với các loại bom đạn.
 “Chiến Binh” chưa chắc là khủng bố, nhưng khủng bố đa số là những “Chiến Binh”.

Cần nhắc lại là nữ khoa học gia Dương Nguyệt Ánh, một người nỗi tiếng chế tạo ra Bom Áp Nhiệt để tiêu diệt khủng bố trốn trong các đường hầm ở những dãy núi chập chùng tại Afghanistan.
Trước đó, nhiều quả bom nặng cả tấn cũng không thể nào phá nỗi các đường hầm ăn sâu vào núi.

Bom Áp Nhiệt của chị Dương Nguyệt Ánh đã giúp Mỹ quét sạch khủng bố trong các hang ổ chuột ở các dãy núi bằng cách tỏa nhiệt hằng nghìn độ ở cửa hầm và thổi vào các ngỏ ngách nằm sâu trong vách đá, quét sạch các phiến quân Hồi Giáo trốn tại nơi đây.

Vào năm 2007, trong lúc cuộc chiến leo thang tại Trung Đông và Afghanistan, quân đội Mỹ khó lòng phân biệt được ai là dân thường và ai là chiến binh.
Nhiều lúc các chiến binh đã giả làm thường dân, tìm cách lọt vào các khu quân sự mà không phải dễ dàng để truy tìm.

Nữ khoa học gia Dương Nguyệt Ánh đã đưa ý kiến phát họa, sáng chế ra một loại máy đặc biệt kết nối với vệ tinh và nơi chứa dữ liệu ở West Virginia để có thể hoạt động từ các nơi xa xôi tại Trung Đông.

 Loại máy đặc biệt có khả năng phát hiện ra dấu vân tay, dấu vết (analyzing biometric data) nhiều nơi trên cơ thể con người, hoán chuyển sang data của hơn 1 triệu người Iraq trong một thời gian ngắn.
 Sau đó thì những dữ liệu nầy sẽ thu gọn lại để chứa trong những chiếc hộp nhỏ mà lính Mỹ có thể vác trên mình như một loại máy truyền tin.

Với sáng kiến độc đáo nầy đã giúp Mỹ phát minh thêm các loại máy truy tìm Sinh Hóa trên con người và sau nầy trở thành một chương trình gọi là “BioWatch” của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ.

Từ năm 2014, loại máy BioWatch của Mỹ có thể dò dễ dàng những “chiến binh” đã từng sử dụng súng ống, các loại thuốc nổ – Nếu trên người của “chiến binh” chỉ cần một hạt thuốc súng nhỏ li ti còn dính vào tay, áo thì máy dò có thể phát hiện và báo động.

Bài nầy cho các bạn biết được là người Việt mình rất giỏi, những phát minh của người Việt có thể thay đổi cả thế giới.

Theo tvvn.org
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23127
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/Sep/2021 lúc 11:27am

Câu chuyện về Jacky Ly

 BM

Jacky Ly bên cạnh một xe tăng Liên Xô ở chiến trường Afghanistan

 

Khó có thể biết Lý Vĩnh Thắng – tên tiếng Việt của Jacky Ly – sẽ trở thành người như thế nào nếu Thắng và gia đình vẫn còn ở một ngôi làng nghèo miền núi ở Phó Bảng, Hà Giang.


BM


Có thể Thắng là một “học sinh nghèo vượt khó” xuất sắc nhưng cũng có thể Thắng chỉ là một anh nông dân chăn bò, làm nương rẫy, như thời niên thiếu, và chôn cuộc đời ở một ngôi làng nhỏ đến mức thậm chí gần như “không có tên” trên bản đồ các tỉnh vùng núi phía Bắc Việt Nam. Câu chuyện về Jacky Ly là trường hợp điển hình của vô số gia đình Việt Nam trong đó việc quyết định tìm kiếm tự do bằng con đường vượt biên là chọn lựa duy nhất và quyết định đó đã mang lại những bước ngoặt thay đổi khó có thể ngờ…

 

Băng rừng vượt biên


Việc chuẩn bị được thực hiện chu đáo và cẩn thận. Trước khi đưa cả nhà đi, ông Lý Hội Quyền – cha của anh Lý Vĩnh Thắng – đã một mình lẻn sang Vân Nam-Trung cộng để dò xét và tìm chỗ ở tạm. Một đêm năm 1987, Thắng – lúc đó 10 tuổi – cùng hai chị và đứa em gái được bố mẹ chở trên xe đạp. Hành lý mang theo chỉ là vài bộ đồ và ít thức ăn. Họ bắt đầu cuộc hành trình bí mật. Phải kín đáo và thận trọng tuyệt đối. Chỉ một dấu hiệu đáng ngờ, họ cũng có thể bị hàng xóm trình báo và bị công an bắt. Đây là lần thứ hai họ vượt biên. Lần thứ nhất, đi từ Hải Phòng, trước đó vài năm (1979), đã thất bại. Sau chuyến đi không thành đó, gia đình ông Lý đến sống ở Tân Mỹ, Chiêm Hóa, Tuyên Quang. Họ lầm lũi sinh nhai bằng nghề nông. Tuy nhiên, ông Lý vẫn âm thầm tìm cách thoát. Hành trình vượt biên lần thứ hai khởi hành từ đây, cách biên giới Việt-Trung đến 400 km.


BM

Jacky Ly cùng bố và em gái

 

Băng qua biên giới một cách an toàn là điều không đơn giản. Vết tích cuộc chiến Việt-Trung 1979 vẫn còn in đậm. Cả hai bên biên giới đều đầy mìn và bẫy chông. Để tránh bị phát hiện bởi lính biên phòng của cả hai bên, gia đình ông Lý phải len lỏi đi trên những con đường mòn nhỏ, xuyên rừng. Có những đoạn ông Lý phải cõng đứa con gái sáu tuổi gần như suốt ngày lẫn đêm (sau này khi kể lại, ông nói rằng nếu không phải là cô con gái của ông mà là khối vàng thì ông cũng sẵn sàng vứt bỏ vì quá cực nhọc).

 

Sau 14 ngày, gia đình ông Lý vào đất Vân Nam-Trung cộng. Thở phào. Nhưng chưa nhẹ nhõm. Không giấy tờ tùy thân, họ có thể bị nghi ngờ, tố giác và bị công an Trung cộng bắt đuổi trở về Việt Nam. Cả nhà ông Lý phải di chuyển liên tục và có khi phải chia ra ở rải rác. Họ chỉ tá túc một chỗ trong vài tuần rồi lại tìm nơi khác. Cuối cùng, họ đến Phòng Thành, Quảng Tây. Tại đây, ông Lý cùng một số người Việt khác, cũng vượt biên trốn khỏi Việt Nam, tìm cách đi khỏi Trung cộng. Họ tìm được một đầu mối giới thiệu mua thuyền và thuê tài công. Họ dự tính thoát đến Macau. Nếu Macau từ chối nhận tị nạn, họ sẽ đi Hong Kong. Nếu Hong Kong khước từ, họ sẽ đi Nam Triều Tiên. Nếu lại bị từ chối, họ sẽ đi Nhật Bản!


BM


Ngày 18-6-1988, 72 người tị nạn, trong đó có sáu thành viên gia đình ông Lý, lục tục xuống chiếc thuyền đánh cá cũ nát. Con thuyền dài 12m-rộng 3m chỉ có mái che sơ sài cho khoang động cơ. Mọi người mang theo lương thực cho khoảng 30 ngày và phó mặc số phận cho hai tài công. Sau vài ngày lênh đênh, giữa cái nắng lột da và những cơn đói dữ dội, họ bị một trận bão dập tơi bời, những tưởng thuyền bị lật úp và tất cả chết đuối giữa biển. Khi đến Bắc Hải, thành phố phía Tây Nam Trung cộng, họ lại bị một “cú sét đánh” thậm chí choáng váng hơn: qua radio, họ biết tin Macau lẫn Hong Kong vừa tuyên bố ngừng nhận người tị nạn Việt Nam. Bất kỳ người tị nạn Việt Nam nào đến Hong Kong sau ngày 16-6-1988 đều bị đưa vào trại tập trung để trả lại quê nhà. Không lẽ quay về? Họ liều mạng đi tiếp.


BM

Ảnh ID của Vĩnh Thắng-Jacky tại trại tị nạn Hong Kong

 

Sau 13 ngày “nướng” mình dưới nắng biển, họ đến gần Macau. Hai tài công rời thuyền. Họ được thuê chỉ để đưa mọi người đến đây, như thỏa thuận. Một người Việt, tên Thái, bất đắc dĩ trở thành người lái thuyền. Sự thiếu kinh nghiệm đi biển lập tức được “trả giá” sau đó khi thuyền va vào đá ngầm. Hỗn loạn và sợ hãi. Thật may là họ được cảnh sát biển Macau phát hiện và cứu. Sau khi giúp sửa thuyền, cảnh sát Macau yêu cầu tất cả rời đi. Mọi người lại ra khơi, gần như trong vô vọng. Cuối cùng, ngày 1-7-1988, thuyền đến Hong Kong. Đây là con thuyền thứ 47 của người tị nạn Việt Nam đến sau khi Hong Kong ban bố chính sách mới dành cho người tị nạn kể từ ngày 16-6-1988.


BM

Jacky Ly (đi hàng đầu) vào thời điểm chỉ huy một đại đội nhảy dù


Những năm tháng ở trại tị nạn Hong Kong in sâu ký ức Thắng. Nếu không được bố mẹ và hai chị dạy bảo và che chở, Thắng rất có thể đã trở thành đứa bé hư hỏng đi theo đám băng nhóm giang hồ thuộc thành phần tị nạn đến từ các tỉnh khác của Việt Nam. Trại tị nạn chật chội, đông đúc, với đủ thành phần phức tạp, đã tạo thành một xã hội Việt Nam thu nhỏ nơi người ta không chỉ giành giật miếng ăn mà còn gây ra những hành vi tội phạm. Hãm hiếp và đâm chém xảy ra như cơm bữa. Sau hơn hai năm sống trong cảnh nhốn nháo, gia đình ông Lý cuối cùng được Chính phủ Mỹ đồng ý cho tị nạn. Họ được đưa qua Philippines sáu tháng để học tiếng Anh trước khi đến Mỹ…


BM

 

Bắt đầu từ tay trắng


Nước Mỹ. North Carolina. Cuộc hành trình dài đã đến đích. Tuy nhiên, một chặng mới lại bắt đầu. Tất cả đều chỉ có hai bàn tay trắng. Họ đã rời con thuyền rách nát số 47. Họ đã rời khu ổ chuột tị nạn Hong Kong. Họ đang đặt chân đến một vùng đất xa lạ và tiếp tục đi trên những con đường thậm chí khó khăn và khó lường hơn cả những con đường mòn vượt rừng xuyên bóng đêm băng qua Vân Nam ngày nào. Phần tiếp theo của câu chuyện là chuỗi nỗ lực điển hình của gần như mọi người Việt tỵ nạn giai đoạn đó. Chen chúc trong căn nhà nhỏ được cấp tạm cho người tị nạn, gia đình ông Lý lao vào xã hội Mỹ với vốn liếng tiếng Anh gần như bằng không. Ông Lý phải làm ba “job” để giúp gia đình. Ban ngày ông làm thợ hàn. Ban đêm ông làm công nhân xưởng lắp ráp. Và cuối tuần ông làm nhân viên phục vụ nhà hàng. Trong khi đó, vợ ông lãnh quần áo gia công về nhà may; và hai chị của Thắng-Jacky đi làm nail sau khi học xong trung học. Jacky cũng phải đi làm thêm vào cuối tuần, từ chạy bàn đến rửa chén, cho đến khi vào đại học và vào quân đội…


BM

Jacky Ly thời gian đóng quân ở Afghanistan


BM

Jacky Ly và Bộ trưởng Quốc phòng (lúc đó) James Mattis


BM

Jacky Ly (phải) thời gian làm việc tại Việt Nam (gần bốn năm) với nhiệm vụ Chánh Văn phòng hợp tác quốc phòng

 

Khó có thể biết ông Lý Hội Quyền nghĩ gì về tính mạng của mình cũng như vợ con vào thời điểm ông quyết định đưa cả nhà đi vượt biên. Nhưng có điều chắc chắn rằng ông không thể tưởng tượng có ngày mà cậu con trai duy nhất của ông, Vĩnh Thắng – Jacky, lại thành đạt hơn cả sự mong đợi, với không chỉ hai bằng master (từ National War College và Đại học Johns Hopkins), mà còn trở thành một sĩ quan cấp cao quân đội Hoa Kỳ. Ông Lý Hội Quyền (từ trần năm 2012) – người mà Jacky luôn xem như là tấm gương vĩ đại đối với mình – cũng khó có thể tưởng tượng một ngày mà con trai ông trở về lại Phó Bảng với tư cách một sĩ quan quân đội Mỹ, ở cương vị Chánh Văn phòng hợp tác quốc phòng Mỹ-Việt, thực hiện các dự án hợp tác và tìm kiếm cơ hội hỗ trợ những gia đình nghèo miền núi Việt Nam, nơi có bóng dáng những đứa trẻ lếch thếch hệt Vĩnh Thắng ngày nào…

 

Tôi phải cố gắng, luôn cố gắng, phải “work extra hard” – Jacky nói. Ngày 1-1-2021, Jacky Ly trở thành đại tá quân đội Hoa Kỳ (lễ gắn lon chính thức được tổ chức chiều ngày 23-4-2021). Sau hơn 20 năm phục vụ quân đội Mỹ, Jacky Ly vẫn muốn tại ngũ. 42 tuổi, Jacky sẽ còn đi xa, thậm chí có thể xa hơn cả những điểm đến mà người cha không bao giờ có thể nghĩ tới, khi ông cõng cô em gái của Jacky lên đường trong đêm tối cùng gia đình ra đi chỉ với một thôi thúc: tìm kiếm tự do và một tương lai sáng sủa hơn cho các con của mình.

 

***

 

Đại tá Jacky Ly


See%20the%20source%20image


Từng chỉ huy đại đội lính nhảy dù mũ đỏ (thuộc 82nd Airborne Division) và tham gia chiến trường Afghanistan, Iraq, cũng như công tác tại Hàn Quốc, Hawaii…, cuộc đời Jacky Ly gắn liền với binh nghiệp. Nhập ngũ năm 18 tuổi khi vào Vệ binh North Carolina với dự tính ban đầu chỉ phục vụ quân đội ba năm nhưng sau đó Jacky không rời bộ quân phục. Jacky tốt nghiệp bằng cử nhân quản trị doanh nghiệp về hệ thống thông tin máy tính từ Đại học Appalachian State.

 

Trong thời gian quân ngũ, ngoài những khóa đào tạo chuyên biệt trong quân đội, Jacky còn học National War College, Đại học Johns Hopkins, và Trường tham mưu quân sự Malaysia. Từng là Chánh Văn phòng hợp tác quốc phòng (Chief of the Office of Defense Cooperation) trực thuộc Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội, Jacky còn là cố vấn quân sự cấp cao và chánh Văn phòng Hợp tác An ninh trực thuộc Phái bộ Hoa Kỳ tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ở Jakarta, Indonesia. Đại tá Jacky Ly sắp nhận nhiệm vụ mới tại Đông Nam Á với tư cách tùy viên quốc phòng.

 

BM

Jacky Ly trong lễ tuyên thệ và gắn lon đại tá, với sự chủ trì của Thiếu tướng Lương Xuân Việt (qua màn hình video từ Nhật) vào chiều 23-4-2021

 

BM

Đại tá Jacky Ly cùng vợ và con

 

BM

Mẹ và em gái út của Jacky

 

BM

(Trái sang) Đại tá Jacky Ly cùng mẹ vợ, chị của mẹ vợ và Phó Đề đốc Nguyễn Từ Huấn trong lễ gắn lon của Jacky

BM
Ba phụ nữ quan trọng trong cuộc đời Jacky Ly (trái sang): mẹ ruột, mẹ vợ và vợ

 

 

 

 

Mạnh Kim


See%20the%20source%20image
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 14/Mar/2022 lúc 11:15am
Nữ quân nhân Không quân Hoa Kỳ gốc Việt
đầu tiên thi hoa hậu Miss Louisiana USA







Trà Nhiên





Lần đầu tiên một nữ quân nhân Không Quân Hoa Kỳ gốc Việt tham dự cuộc thi sắc đẹp Miss Louisiana USA 2022. Đó là cô Darcy Nguyễn, 21 tuổi, hiện đang đóng quân ở phi đội Không Quân Barksdale Air Force Base, thành phố Bossier-Shreveport, Louisiana.

Cô nàng quân nhân Darcy Nguyễn tham gia thi hoa hậu để đại diện phụ nữ gốc Việt và giới thiệu “cái đẹp” Việt đến mọi người. (Hình: Facebook Darcy Nguyễn)

Vì đây là lần đầu phi đội này có một nữ quân nhân thi hoa hậu nên cô Darcy hiển nhiên trở thành Miss Barksdale đầu tiên.

“Em rất hào hứng với cuộc thi này vì nếu thắng giải Miss Louisiana, em sẽ được đại diện phụ nữ gốc Việt tham gia cuộc thi hoa hậu Mỹ,” cô Darcy cười nói.

Điều thú vị là lúc trả lời phỏng vấn với phóng viên nhật báo Người Việt, cô gái trẻ chưa cho chỉ huy trưởng trong đội biết về quyết định thi hoa hậu của mình.

“Chỉ có những người rất thân với em biết thôi chứ em chưa dám nói cho chỉ huy biết, nhưng chắc mai em phải nói rồi. Chắc ông ấy ngạc nhiên lắm!,” cô cho biết.

Chuyện quân nhân đi thi hoa hậu

Cô kể cơ duyên đưa đẩy đến việc đi lính cũng rất tình cờ.

“Lúc em còn học trung học, một sĩ quan Không Quân đến giới thiệu và mời học sinh tham gia đi lính. Sau khi suy xét kỹ lưỡng em thấy đi lính là một việc tốt. Sinh ra ở xứ tự do nên em muốn làm một điều gì đó để phục vụ nước Mỹ vì đã cưu mang gia đình em vì cha em là một thuyền nhân. Thêm vào đó, đi lính có nhiều phúc lợi và có thể làm việc toàn thời gian sau này,” cô gái trẻ kể.







Cha mẹ cô thì không vui lắm với quyết định có phần táo bạo của con gái.

“Gia đình sợ em cực khổ và gặp nhiều nguy hiểm. Cha mẹ muốn em học đại học như bao người nhưng em thì muốn khám phá thế giới,” cô nhớ lại.

Gia đình cô kinh doanh nhà hàng ở Minnesota và cô bé phụ giúp công việc trong nhà hàng từ năm lên 9 cho đến 18 tuổi.

“Nếu em học đại học ở Minnesota chắc cha mẹ sẽ bắt em làm ở nhà hàng hoặc chỗ làm gần nhà quá,” cô cười ngặt nghẽo.

Giờ đây cô gái cũng thỏa ước mơ khám phá những điều mới khi cô được sống ở Đức trong hai năm, và được sống ở nhiều tiểu bang của Hoa Kỳ theo lệnh quân ngũ.

Cô gái quân nhân 21 tuổi Darcy Nguyễn mạnh dạn thực hiện ước mơ thi hoa hậu với mong muốn truyền đạt một thông điệp ý nghĩa về sắc đẹp. Đối với nam đi lính đã là một quyết định khó, với nữ thì càng gian khổ hơn. Đã thế trong phi đội Barksdale có đến 70% quân nhân là nam giới.

Cô Darcy kể phải chạy bộ mỗi ngày để rèn luyện thể lực, phải tắm nước thật lạnh, và còn phải cắt tóc ngắn. Nhưng không vì thế mà cô nàng quân nhân vơi đi vẻ nữ tính, mà ngược lại cô còn hay trang điểm và hiện gấp rút chuẩn bị tham gia đấu trường nhan sắc đầu tiên trong đời.

Do sống trong quân ngũ nên việc tập luyện để chuẩn bị thi hoa hậu của cô Darcy cũng hơi lạ một chút.

“Em tự tìm huấn luyện viên online và tập đi, tập đứng, tập ứng xử cho đến thử các trang phục cho cuộc thi đều trực tuyến qua Google Meet. Mỗi ngày sau khi đi làm về là em chăm chỉ luyện tập theo hướng dẫn của huấn luyện viên,” cô tâm sự.

Cô cho biết thêm rằng phải tập online vì lúc đó cô đang đóng quân ở Đức và huấn luyện viên hướng dẫn “đường đi nước bước” cho cô thì ở tiểu bang Montana.

“Em cũng xem nhiều chương trình Hoa Hậu Hoàn Vũ và Hoa Hậu Mỹ để tập cách các cô hoa hậu ‘catwalk’ và ứng xử để ráo riết chuẩn bị cho cuộc thi,” cô kể.







Đi lính còn giúp cô Darcy Nguyễn chu du khắp nơi để khám phá cuộc sống.

Thi hoa hậu với thông điệp ý nghĩa

“Em và mẹ rất thích xem các chương trình thi hoa hậu. Lúc ấy, em mong ngày nào đó được sải bước đầy tự tin để đại diện phụ nữ Việt,” cô bộc bạch.

Cô gái trẻ cũng kể rằng hồi nhỏ cũng thường bị bắt nạt vì cân nặng của mình nên cô muốn truyền tải một thông điệp ý nghĩa đến phái nữ.

“Thông điệp của em là muốn các bạn nữ hãy tự tin với hình thể của mình vì không có tiêu chuẩn sắc đẹp hoàn hảo cả. Em thấy nhiều người luôn tự ti cố gắng nhịn ăn để ốm và trang điểm theo người nổi tiếng nhưng không nên làm thế vì sẽ khiến chúng ta ngày càng mất tự tin. Chính chúng ta là hoàn hảo rồi!,” cô bày tỏ.

Cô con gái lớn của gia đình cũng tâm sự là muốn thành công để có thể giúp cha mẹ nghỉ hưu sớm.

Cuộc thi Miss Louisiana USA sẽ diễn ra lúc 6 giờ tối (Central Time), vào Chủ Nhật, 20 Tháng Hai, và khán giả có thể xem trực tiếp qua trang web https://watch.pageantslive.com/programs/live-tkqs2j65cfq?categoryId=27644.

Ngoài ra, khán giả có thể bầu cho cô Darcy Nguyễn trong hạng mục “People Choice Award” ở trang web www.misslouisianausa.com/contestants-miss/, trước 12 giờ trưa ngày 20 Tháng Hai. Người thắng giải sẽ được vô thẳng vòng bán kết cuộc thi.

Cô Darcy cũng cho biết rằng các thí sinh tham gia Miss Louisiana USA toàn là ứng cử viên sáng giá vì các cô gái đều là người mẫu hoặc chuyên tham gia các cuộc thi sắc đẹp.

Điều này cũng khiến cô hơi lo ngại một chút nhưng cô cũng nhận xét rằng ban giám khảo không chỉ tìm người có hình thể đẹp, mà cần một hoa hậu toàn diện có nhiều tố chất và câu chuyện thú vị.

“Em tự tin với cuộc thi này. Nếu em không đoạt giải thì cũng không sao. Điều quan trọng là em mạnh dạn thử sức với điều em muốn và mong rằng sẽ tạo cảm hứng cho các cô gái cũng như các nữ quân nhân khác,” cô nàng quân nhân cho biết.


Trà Nhiên
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23127
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 25/Apr/2023 lúc 8:47am

Dương Thu Hương vừa được trao giải thưởng Cino-Del-Duca 2023

 BM

Giải Cino-Del-Duca 2023 trị giá 200.000 euro đã được trao cho tác giả 'Đỉnh cao chói lọi' để "tôn vinh một nhà văn lớn vì nhân cách và sự nghiệp xuất sắc, truyền đi thông điệp về chủ nghĩa nhân văn hiện đại", theo Institut de France


21 tháng 4 2023


Ngày 21/04, nhà văn Dương Thu Hương đã được trao Giải Toàn cầu 2023 (Cino-Del-Duca 2023), trong khuôn khổ Lễ hội Sách Paris (Festival du Livre de Paris).


Giải Cino-Del-Duca 2023 trị giá 200.000 euro đã được trao cho tác giả 'Đỉnh cao chói lọi' để "tôn vinh một nhà văn lớn vì nhân cách và sự nghiệp xuất sắc, truyền đi thông điệp về chủ nghĩa nhân văn hiện đại".


Giải thưởng Cino-Del-Duca 2023 là một giải thưởng quan trọng, chỉ sau giải Nobel Văn học, theo một số đánh giá của các tạp chí văn chương châu Âu.


BM


Theo đề xuất được thông qua tuyệt đối, Ban Giám khảo giải Cino Del Duca, do bà Hélène Carrère d'Encausse, Thư ký trọn đời của Viện Hàn lâm Pháp ngữ, Ủy ban Quỹ hội Del Duca, Chủ tịch của Ủy ban là ông Xavier Darcos, Chưởng ấn của Pháp quốc Học viện (Institut de France) đã trao giải thưởng cho bà Dương Thu Hương, tác giả của Terre des oublis (Chốn vắng).


Ông Daniel Rondeau từ Viện Hàn lâm Pháp đã xướng tên bà Dương Thu Hương vào ngày 21/04 trong Lễ hội Sách Paris.


Nhà văn 'dấn thân'


image


Theo đánh giá của Hội đồng giám khảo giải Cino-Del-Duca, nhà văn Dương Thu Hương, sinh năm 1947 là một nhà văn dấn thân. Bà đã có hàng chục tiểu thuyết được dịch sang tiếng Pháp, chủ yếu là do nhà xuất bản Sabine Wespieser lưu hành.


BM

Terre des oublies (Chốn vắng, năm 2016) là tác phẩm được đọc nhiều nhất của bà, đến Eucalyptus Hills (Đồi bạch đàn, năm 2014), Au zénith (Đỉnh cao chói lọi, năm 2009) viết về ************.


BM


Nhà văn Thu Hương đã mô tả cuộc sống thường nhật của nhân dân Việt Nam, gánh nặng từ quá khứ và một xã hội bị chiến tranh hằn sâu.


Giải thưởng Cino-Del-Duca được doanh nhân người Pháp Simone Del Duca sáng lập vào năm 1969 để tôn vinh tác giả người Pháp hoặc người nước ngoài có công trình văn chương hay khoa học truyền tải thông điệp về chủ nghĩa nhân văn hiện đại.


Ban giám khảo của giải thưởng gồm 14 thành viên, đa số từ Institut de France, thuộc Viện Hàn lâm Pháp.


BM


Cino-Del-Duca được ví như một "antichambre" (phòng chờ) của giải Nobel Văn học.


Một số nhà văn đã được trao giải Cino-Del-Duca trước khi được nhận giải Nobel Văn học như nhà văn Peru, Mario Vargas Llosa (năm 2008), nhà văn Pháp Patrick Modiano (năm 2010).


Năm 2022, nhà văn nổi tiếng của Nhật Bản là Haruki Murakami cũng được trao giải Cino-Del-Duca.


image


Nhà văn Dương Thu Hương sẽ nhận giải thưởng danh giá Cino-Del-Duca tại Hội trường Mái Vòm của Institut de France, Viện Hàn lâm Pháp vào ngày 21/06 tới đây.


Nhà văn quê tại Thái Bình, đã sống tại Pháp từ năm 2006. Một số tác phẩm của bà bị cấm lưu hành tại Việt Nam vì lý do chính trị.


Năm 2012, một người Việt Nam đã được trao giải Cino-Del-Duca là Giáo sư vật lý thiên văn Trịnh Xuân Thuận, hiện đang là giảng viên tại Đại học Virginia.


st.

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23127
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/Apr/2023 lúc 10:07am

Người kỹ sư trẻ gốc Việt và nước mắm cá hồi tinh khiết

 

28 March 2023

Người kỹ sư trẻ gốc Việt và nước mắm cá hồi tinh khiết



Tác giả: PHẠM TÍN AN NINH

Người ta thường nói, người Việt đi đâu cũng mang theo quê hương. Câu nói ấy mang một ý nghĩa trừu tượng có tính văn hóa. Tuy nhiên có một thực thể mang biểu tượng đặc thù quê hương của hầu hết người Việt hải ngoại chính là nước mắm. Thiếu nước mắm trong bữa ăn của một gia đình người Việt là thiếu vắng cái hương vị đậm đà mang tính dân tộc, mất đi một di sản của văn hóa ẩm thực Việt. Vì vậy người Việt dù lưu lạc bất cứ nơi nào trên địa cầu đều có nước mắm đi theo. Đặc biệt sau ngày 30 tháng 4, 1975 khi có hằng triệu người Việt bỏ nước ra đi, định cư tại nhiều quốc gia xa lạ, các ngôi chợ Việt nam nhanh chóng được hình thành để đáp ứng nhu cầu ẩm thực, và chợ nào cũng có các quầy chưng bày đủ loại nước mắm, từ các nhãn hiệu trong nước cho đến những nhãn hiệu được ghi là Made in Hong Kong, Taiwan, Thailand… (?).

Mãi đến đầu năm 2017, lần đầu tiên cộng đồng người Việt ở Na Uy nghe nói đến cái tên khá lạ: Nước Mắm Noumami. Đây là loại nước mắm rất đặc biệt tinh khiết, được sản xuất ngoài Việt Nam, tại Vương Quốc Na Uy, một đất nước Bắc Âu có bờ biển dài hướng ra Bắc Đại Tây Dương cùng nhiều sông hồ, băng tuyết, và đời sống người dân luôn được đánh giá cao nhất hoàn cầu. Lợi tức chính của đất nước này, ngoài dầu hỏa, thương thuyền, khoáng sản, phải kể đến thủy sản, Đặc biệt cá hồi (Salmon) và cá tuyết (Cod) của Na Uy nổi tiếng từ lâu đời trên thế giới.

Và đến nay, nước mắm cá hồi, cá tuyết mang nhãn hiệu Noumami Made in Norway đang có mặt trên thị trường Âu Châu và nước Mỹ. Điều đặc biệt, đây lại là sản phẩm của một thanh niên Việt Nam tỵ nạn Cộng Sản.

Người có sáng kiến và can đảm đứng ra nghiên cứu, sản xuất loại nước mắm đặc biệt này là anh Trung Nguyễn (Nguyễn Văn Trung), kỹ sư chuyên về Kỹ Thuật Biến Trình Hóa Học (Master Engineering of Chemical Process technology), tốt nghiệp từ NTNU (Norwegian University of Science and Technolog), một đại học danh tiếng hàng đầu của Na Uy

Cùng gia đình vượt biển đến Malaysia năm 1989, được nhận sang định cư tại Na Uy vào giữa năm 1991, thời gian đầu Trung sống cùng gia đình ở thị xã Tønsberg, sau đó chuyển lên Trondheim để theo học đại học NTNU.

Cuối năm 2003, sau khi tốt nghiệp kỹ sư về Kỹ Thuật Biến Trình Hóa học, Trung Nguyễn di chuyển xuống Stavanger, thành phố dầu hỏa cực Nam Na Uy, làm về dầu khí (O & G) cho nhiều hãng dầu trước khi bắt đầu dự án nước mắm và mở hãng Noumami vào tháng 3, 2017.

Cơ duyên và ý tưởng làm nước mắm

Vào khoảng giữa năm 2016 Trung Nguyễn tình cờ đi dự một cuộc hội thảo về ngành cá và thủy sản Na Uy khi họ mời rất nhiều chuyên viên bên ngành dầu khí đến tham dự. Mục đích của cuộc hội thảo này nhằm kêu gọi ngành dầu khí hỗ trợ, hợp tác để nâng cao kỹ nghệ cá và thủy sản Na Uy, vì ngành cá và thuỷ sản là một kỹ nghệ đã có từ lâu đời, với một nguồn tài nguyên lớn lao, hầu như vô tận nhưng chưa có được một công nghệ qui mô như ngành dầu khí.

Anh đi tham dự hội thảo chỉ vì… ham vui, muốn biết thêm một kỹ nghệ của Na Uy, chứ thật ra không có mục đích gì, khi nghĩ rằng khả năng một vài người, hay một vài nhóm cũng chẳng thay đổi được điều gì. Hơn nữa biết người Na Uy khá thủ cựu và bảo thủ trong công nghệ, kỹ thuật, khó tiếp nhận một phương thức quá mới lạ chưa được thử nghiệm và qua sử dụng, ngoại trừ khi có riêng một sản phẩm hoàn toàn mới.

Mà một sản phẩm mới thì quá phức tạp, nhiêu khê, nên ý nghĩ này vừa thoáng qua, anh liền gạt bỏ ngay. Tuy nhiên có cái gì đó vẫn cứ ở mãi trong đầu, thôi thúc, cần phải làm cái gì có giá trị cho mình và cho xã hội Na Uy, nơi đã cưu mang mình cùng gia đình và rất nhiều đồng hương khác; đặc biệt khi nghe số lượng khổng lồ về cá, trong khi sản phẩm từ thủy sản thì rất “nghèo nàn”, ít ỏi, chưa được khai thác đúng mức cũng như những khó khăn, bất cập, thử thách về cá và thủy hải sản Na Uy…

Một vài tuần sau đó, trên đường lái xe về thủ đô Oslo thăm con… trong lúc rảnh rỗi (sinh ra nông nổi như lời anh diễn tả), Trung Nguyễn chợt nghĩ đến nước mắm hình như chưa ai ở đây làm qua, nên sau khi về lại nhà, anh bắt đầu tìm hiểu, tra cứu.

Và đúng như vậy, vào năm 2016 thì chưa có một hãng nước mắm nào sản xuất ngoài Á Châu, và điều làm anh hứng thú, thôi thúc để bắt tay vào dự án này lại chính là nỗi “hổ thẹn”:

Một người Việt, được ăn nước mắm từ khi còn nằm trong bụng mẹ, nhưng bản thân cùng rất nhiều bạn bè chưa từng được ăn qua nước mắm thật 100% từ cá một lần nào.

Đây là một vô lý, nghịch lý vô cùng, nhưng lại đang xảy ra.  Vì là người Việt ai cũng biết nước mắm là một món ăn không thể thiếu và cũng chính nước mắm tạo nên sự khác biệt của ẩm thực Việt Nam so với ẩm thực của các quốc gia Á Châu khác…

Theo thống kê mà TrungNguyễn đi tìm và tính toán được thì khoảng 90% nước mắm đang bán khắp thị trường là nước mắm công nghiệp (tên đẹp, nhưng nói cách khác là nước mắm giả) và khoảng 10% là nước mắm làm theo truyền thống, nhưng vì cạnh tranh quá khốc liệt với nước mắm công nghiệp nên đã phải pha  chế lại, và theo anh nghĩ thì khoảng 20 năm nữa ngành nước mắm truyền thống sẽ mất đi, vì:

– Nguồn nguyên liệu (cá) cạn kiệt vì đánh bắt vô tội vạ không có quy hoạch

– Dân số tăng lên, theo đó nhu cầu cũng tăng theo

– Cá được sử dụng nhiều ở những sản phẩm khác và xuất khẩu để kiếm lợi nhuận.

– Nhiều nơi trên thế giới đã biết đến nước mắm và các nhà hàng Việt mọc lên khắp nơi ở phương Tây, nên nước mắm trở thành nhu cầu không thể thiếu.

Tuy nhận biết những điều trên, nhưng khi bắt đầu nghiên cứu cách lên men truyền thống để ủ thì anh gặp nhiều khó khăn mà không có cách giải quyết ở thời điểm ban đầu, nên anh đã muốn bỏ cuộc nhiều lần, vì:

– Na Uy lạnh quanh năm, không có nắng và thời tiết như Việt Nam, nên không phải là môi trường tối ưu để làm nước mắm

– Tất cả các loại cá ở Na Uy chưa từng được áp dụng để ủ, chưa từng có truyền thống hay kinh nghiệm. Cá Na Uy lại nhiều dầu mỡ, dễ ôxy hoá, phức tạp hóa quá trình ủ và khi thành phẩm

– Vì cá Na Uy chưa từng được làm nước mắm, nên cần một kỹ thuật hoàn toàn mới

– Luật lệ khắt khe trong sản xuất và kiểm định thực phẩm (Na Uy tuy thuộc Âu châu, nhưng không thuộc Liên Minh Âu châu (EU) nên Na Uy thường khắt khe, khó hơn luật Âu Châu để có uy tín giao thương với Châu Âu, đặc biệt trong lãnh vực sản xuất thực phẩm.)

Tháng 3, 2017, sau khi đã có những kế hoạch với kết quả tạm thời, cùng với sự ủng hộ của gia đình, Trung Nguyễn mở xí nghiệp Noumami. Mục đích là không muốn mình “quay đầu” khi gặp phải khó khăn, mà chỉ có tiến thẳng khi gặp trở ngại, thử thách. Đây lại là một quá trình dài mà có lẽ trong giới hạn bài viết, không đủ để trang trải hết…

Lý tưởng

Thông thường người ta xác định là phải có mục tiêu để theo đuổi thì mới đến được thành công. Trung Nguyễn lại nghĩ rằng,  tuy chưa có gì là thành công, nhưng nếu mục tiêu không có giá trị thì cũng chẳng mang nhiều ý nghĩa. Chính lý tưởng mới là điều giúp anh vượt qua những khó khăn, những lúc mệt mỏi và tồi tệ nhất.

Nhờ có sự cố gắng, nỗ lực, cùng sự khuyến khích giúp đỡ từ nhiều anh em, người thân, bạn bè cùng chung chí hướng nên Trung Nguyễn đã gầy dựng Noumami được phần nhiều vào giữa năm 2019.

Năm 2019, khi một hãng cá lớn ở Na Uy biết Trung Nguyễn đang làm dự án này, qua vài lần thăm viếng, quan sát thương thảo, họ chấp nhận đầu tư để anh tiếp tục hành trình.

Năm 2020, với sự giúp đỡ của hội đoàn cá Pelagic, nên Quỹ Nghiên Cứu Thủy Sản của Na Uy đã  tài trợ cho Viện Nghiên Cứu Nofima để họ có thể giúp, hỗ trợ Trung Nguyễn và Noumami.

Noumami với định vị là dòng nước mắm cao cấp được làm từ cá hồi, cá tuyết và nhiều loại cá khác được khai thác từ vùng biển Na Uy, đây được xem là nơi có cá hồi, cá tuyết ngon nhất thế giới, là nước mắm nhĩ thật 100%, tiêu chuẩn cao, an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng tuyệt vời, không hóa chất, phụ gia, với sự đánh giá của Nha Kiểm Định Thực Phẩm Na Uy, một cơ quan kiểm định có tiếng khắt khe bậc nhất hoàn cầu.

Hiện nay Noumami, đang có mặt tại thị trường Âu Châu và Hoa Kỳ (qua nhà phân phối –  hệ thống chợ Thuận Phát), được đồng hương người Việt đánh giá cao và ủng hộ. Trong vài tuần tới, cũng sẽ có mặt tại các siêu thị Úc Châu và Canada. Điều đặc biệt lý thú hơn, khi nước mắm Noumami (có khả năng) xuất hiện trong các bữa ăn của người Na Uy bản xứ.

Tuy nhiên vì là những sản phẩm đầu tay lại được áp dụng kỹ thuật mới nên chắc chắn có nhiều thiếu sót chưa hoàn chỉnh, do đó toàn bộ đội ngũ Noumami của Trung Nguyễn, cùng viện nghiên cứu Thủy Sản Na Uy đang có mặt trong dự án này, hết sức nỗ lực để mỗi một ngày một tốt hơn hầu làm vừa lòng, đáp ứng sự ủng hộ của  đồng hương Việt Nam cùng mọi người khách tiêu dùng.

Thế hệ trẻ người Việt hải ngoại đã rất thành công và đóng góp nhiều sáng kiến, phát minh đáng kể. Kỹ sư Trung Nguyễn, với nước mắm Noumami cũng là một đóng góp thực tiễn và lý thú cho nhu cầu của hầu hết người Việt hải ngoại trong đời sống hằng ngày, là một cách duy trì hồn Việt trong ẩm thực. Rất đáng được hoan nghênh và ủng hộ.

PTAN
(Viết từ Vương Quốc Na Uy)
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23127
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 18/Mar/2024 lúc 10:52am

Đại tá Elizabeth Phạm _ Không Quân Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ

 BM

Theo thông báo từ trang nhà marines.mil/News/Messages – OFFICER PROMOTIONS FOR MARCH 2024 AND PROJECTED OFFICER PROMOTIONS FOR APRIL 2024, nữ Trung tá Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ Elizabeth Phạm (TQLC) đã được chính thức thăng cấp Đại tá ngày 26 tháng 2 năm 2024. Trung tá Elizabeth Phạm được đề cử thăng cấp Đại tá hồi tháng 11 năm 2023 cho tài khoá ( YF25 ), Trung tá Elizabeth Phạm là 1 trong 144 Trung tá TQLC được đề cử thăng cấp Đại tá và đã được Uỷ ban quân vụ Thượng viện Quốc hội Hoa Kỳ bầu chọn ngày 30 tháng 11 năm 2023.


Đại tá Elizabeth Phạm là nữ phi công gốc Việt đầu tiên bay chiến đấu cơ F-18 của Không quân thủy quân lục chiến, cô là phụ nũ gốc Việt thứ hai mang cấp đại tá TQLC Hoa Kỳ, trước cô là đại tá TQLC Ly T. Fecteau nay đã hồi hưu. Đặc biệt, phu quân của Elizabeth Phạm cũng mang cấp bậc Trung tá cùng phục vụ trong quân chủng TQLC.


BM


Elizabeth Phạm sinh năm 1978, cô tốt nghiệp đại học University of San Diego. Sau đó cô thụ huấn tại trường sĩ quan TQLC, và được tuyển chọn thụ huấn ngành phi công TQLC trở thành phi công chiến đấu cơ F-18. Cô đã từng phục vụ trong các Phi đoàn chiến đấu cơ F-18 của Không quân TQLC vùng Thái Bình Dương. Từ năm 2006 đến năm 2008, cô đã bay 130 phi vụ yểm trợ tiếp cận, yểm trợ cho các đơn vị bộ chiến TQLC tại chiến trường Trung Đông, đặc biệt là tại Iraq. Sau đó cô được thuyên chuyển về phục vụ tại bộ quốc phòng trong vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Các nhiệm sở tiếp theo, cô phục vụ trong một phi đoàn chiến đấu cơ F-18 TQLC tại Nhật Bản, và đơn vị không quân TQLC tại căn cứ Camp Pendleton, San Diego.


Từ năm 2022-2023, Trung tá Elizabeth Phạm tu nghiệp tại trường đại học hải chiến hải quân Hoa Kỳ ( United States Naval War College ), niên khoá 2022-2023.


BM

Đại tá Elizabeth Phạm được thăng cấp Thiếu tá năm 2011, Trung tá năm 2019. Trong suốt thời gian phục vụ TQLC, cô được ân thưởng nhiều loại huy chương cao quý của TQLC và hải quân Hoa Kỳ. Tháng 6 năm 2023, cô thắng giải thưởng danh dự nghiên cứu AFCEA về đề tài: “Khám phá hệ thống vũ khí an ninh mạng xã hội: Phòng thủ chống lại ‘Vũ khí thuyết phục đại chúng’” của Trung Quốc”, từ giải thưởng học thuật cho niên khoá 2022–2023 của đại học hải chiến hải quân Hoa Kỳ ( United States Naval War College ).


Theo hệ thống thăng cấp sĩ quan Hoa Kỳ ( Military Commissioned Officer Promotion ), thì sau 3 năm mang cấp Trung tá, khoảng 50% sĩ quan Trung tá sẽ được thăng cấp Đại tá. Và cũng theo Defense Primer: Military Officers – Updated November 23, 2022, thì TQLC Hoa Kỳ có 1950 Trung tá và 655 Đại tá.


Sĩ quan gốc Việt phục vụ trong quân chủng TQLC hiện nay gồm có ( không tính sĩ quan cấp Trung uý và Thiếu uý ): 1 Thiếu tướng, 4 đại tá, 7 Trung tá ( không tính 5 vị hồi hưu ), 26 Thiếu tá và khoảng 40 Đại úy.


BM

Cho đến nay vẫn chưa có phụ nữ gốc Việt mang cấp Tướng trong quân đội Hoa Kỳ, nhưng có một số vị nữ công chức cao cấp liên bang Hoa Kỳ (Senior Executive Service) gốc Việt đang phục vụ trong các ngành an ninh và quốc phòng Hoa Kỳ như bà Giao phan; bà Dương Nguyệt Ánh, và một số phụ nữ khác đang phục vụ tại các bộ sở liên bang Hoa Kỳ. Ngạch công chức cao cấp liên bang Hoa Kỳ (SES) tương đương với cấp tướng trong quân đội Hoa Kỳ, tuỳ theo thứ bậc ngạch thâm niên của họ. Họ đảm nhận những chức vị quan trọng trong quân đội như những vị Tướng, như trường hop của bà Giao Phan hiện nay là cấp chỉ huy thứ hai trong Bộ tư lệnh kỹ thuật hàng hải hải quân Hoa Kỳ (NAVSEA), vị trí của bà chỉ sau Phó đô đốc James P. Downey.


BM


Chúng ta hy vọng sẽ có phụ nữ gốc Việt mang cấp tướng quân đội Hoa Kỳ trong thời gian sắp tới như một số phụ nữ gốc Hoa, Hàn, Nhật, Phi Luật Tân và các quốc gia Á châu-Thái Bình Dương mang cấp tướng trong quân đội Hoa Kỳ theo tài liệu tham khảo*.


Chúc tân Đại tá Elizabeth Phạm thăng tiến trên đường binh nghiệp.




Nguyễn Quân

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23127
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 29/Mar/2024 lúc 10:25am

Cô gái gốc Việt thay đổi luật pháp nước Mỹ

 BM

Sau khi bị tấn công tình dục, cô gái gốc Việt đã biến đau thương trở thành động lực để xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn cho những nạn nhân rơi vào hoàn cảnh như mình.


Amanda Nguyễn, 30 tuổi, hiện đang là một hiện tượng của cộng đồng người Việt ở nước ngoài, trở thành một nhân vật truyền cảm hứng cho hàng triệu người trên thế giới. Cô gái trẻ này là người gốc Việt duy nhất cho đến nay được đề cử giải Nobel Hòa bình năm 2019. Amanda cũng lọt vào danh sách 100 nhân vật ảnh hưởng tương lai toàn cầu.


Bên cạnh đó, cô gái gốc Việt còn có mặt trong danh sách 30 nhân vật xuất chúng dưới 30 tuổi; 100 nhân vật đối ngoại xuất chúng; được trao giải Nelson Mandela; giải Lãnh đạo Thế Giới; giải Phụ Nữ Trẻ,... cùng nhiều giải thưởng vinh dự khác. Ít ai biết rằng, để có được những thành tựu đáng ngưỡng mộ như ngày hôm nay, Amanda đã phải nỗ lực hết mình, biến đau thương trở thành sức mạnh để thay đổi thế giới theo hướng tốt đẹp hơn.


Cô gái gốc Việt hiếm có khó tìm


BM

Amanda sinh năm 1991 và ngay từ nhỏ đã thể hiện mình là một đứa trẻ có tố chất thông minh, luôn cố gắng đến cùng để làm những việc mình thích và có lối suy nghĩ khác với mọi người. Thời tiểu học, Amanda đã bộc lộ rất sớm khả năng lãnh đạo và thích hướng ngoại của mình. Khi ngồi trên ghế nhà trường, Amanda đã mạnh dạn tự tin phát biểu trước đám đông và đảm nhận nhiều vai trò trong trường học. Cô gái trẻ cũng tham gia rất nhiều các công tác thiện nguyện. Với Amanda, việc tham gia các hoạt động tình nguyện có thể giúp cô tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống và giúp đỡ mọi người nhiều hơn.


Amanda tốt nghiệp thủ khoa trường trung học Centennial, Corona, California năm 2009. Hầu hết các trường đại học nổi tiếng như Harvard, Stanford, UCLA, Berkeley, UPenn,… đều mong đợi cô vào nhập học. Cuối cùng, cô gái trẻ tài giỏi đã chọn ngôi trường bấy lâu cô ao ước - Đại học Harvard. Trong thời gian học Harvard, Amanda là một sinh viên xuất sắc và đa năng trong học tập, sáng tạo và xây dựng nhiều công trình nghiên cứu ấn tượng.


Năm 19 tuổi, cô chọn đi tình nguyện ở Bangladesh, một đất nước nghèo đói xa xôi. Tại đây, Amanda đã không quản ngại khó khăn cùng người dân ra đồng làm việc, giúp đỡ những phụ nữ không có tiếng nói ở nơi đây. Amanda cũng là người đồng sáng lập ra Viện mồ côi Wema tại Kenya, châu Phi trong thời gian cô tình nguyện làm công tác xã hội ở đó.


BM

Đặc biệt, trong khi đang học đại học, cô gái xinh đẹp này đã được chọn làm thực tập viên tại Nhà Trắng. Amanda cho biết, dù có hứng thú với chính trị nhưng mơ ước lớn nhất của cô vẫn là trở thành nhà du hành vũ trụ.


“Từ bé, tôi đã luôn cảm thấy kinh ngạc với vẻ đẹp của bầu trời đêm. Nó vừa khiêm tốn, vừa vĩ đại. Đứng trước sự kỳ diệu ấy, tôi nhận ra bản thân nhỏ bé, chỉ là cái nháy mắt của vũ trụ”, Amanda chia sẻ.


BM

Amanda từng đăng ký làm thực tập sinh tại Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) và làm việc cho Học viện Vũ trụ Smithsonian. Mong ước của cô dường như đã có thể nhanh chóng trở thành hiện thực nếu như không có một sự cố tồi tệ xảy ra năm 2013.


Biến đau thương thành sức mạnh, "viết lại" luật pháp Mỹ


BM


Vào năm 2013, khi đang là sinh viên năm cuối tại Đại học Harvard, Amanda Nguyễn không thể ngờ có một sự việc đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc đời cô. Tại ký túc xá, cô trở thành nạn nhân của một cuộc tấn công tình dục vào năm 22 tuổi. Sau vụ việc kinh hoàng, cô gái đã đến bệnh viện để làm xét nghiệm, trình các bằng chứng y tế để có thể truy tố tội phạm tấn công tình dục.


Tuy nhiên, quá trình này khiến cô nhận ra lỗ hổng của luật pháp đối với nạn nhân bị tấn công tình dục. Vào thời điểm đó, sau khi cô gái nộp bộ bằng chứng y tế lên chính quyền bang M***achusetts, Mỹ, nơi vụ việc xảy ra, cô đã nhận được một cuốn tài liệu nhỏ, trong đó nói rằng bộ bằng chứng sẽ bị hủy nếu cô không nộp đơn gia hạn nhưng lại không có hướng dẫn cụ thể về việc phải thực hiện như thế nào.


Dù có một quy chế cho phép những người sống sót trong các vụ tấn công tình dục có 15 năm để quyết định nộp hay không nộp đơn kiện, cơ quan chức năng vẫn sẽ hủy bộ bằng chứng y tế trên sau 6 tháng nếu các nạn nhân không nộp đơn xin gia hạn. Đó là việc mà Nguyễn phải làm 6 tháng một lần. "Về cơ bản, hệ thống này khiến tôi luôn phải sống cuộc đời của mình như cái ngày bị cưỡng hiếp", cô nói với The Guardian.


Nhận thấy sự bất cập trong luật pháp hiện hành, Amanda đã quyết định thực hiện một ý tưởng đầy táo bạo đó là "viết lại" luật pháp Mỹ. Cô gái gốc Việt cho hay công việc áp lực của một phi hành gia rất hữu ích cho cô khi làm việc với các nghị sĩ về dự luật tấn công tình dục, giúp cô kiên nhẫn và lạc quan.


"Tôi chỉ có một lựa chọn: Chấp nhận bất công hoặc viết lại luật. Tôi chọn viết lại luật", cô gái nói.


Hành trình gian khổ, thành quả ngọt ngào


BM

Hiểu được những khó khăn trong hành trình đòi lại công lý cho người từng bị tấn công tình dục từ chính trải nghiệm của mình, Amanda Nguyễn quyết định nghiên cứu những luật lệ chi phối cách mà chính quyền các tiểu bang giải quyết cáo buộc tấn công tình dục để tạo ra sự thay đổi. "Nếu muốn thay đổi cuộc chơi, bạn phải hiểu rõ luật của nó", cô nhận định. Đặc biệt, cô không hành động một mình mà kêu gọi sự giúp đỡ từ những người cùng chí hướng.


Cô gái này đã lên một danh sách hơn 20 quyền lợi mà những người bị xâm hại tình dục có trong nhiều bang và thấy rằng mức độ bảo vệ khác nhau rất nhiều. Điển hình như ở một vài tiểu bang, chính quyền sẽ không hủy bằng chứng, trong khi ở bang M***achusetts thì ngược lại.


"Tôi là người bị cưỡng hiếp nhưng may mắn còn sống sót và khi tôi vấp phải một hệ thống tư pháp hình sự thiếu sót, tôi cho rằng trường hợp của tôi không phải là duy nhất. Tôi đã cố gắng tìm hiểu để biết những quyền lợi của tôi là gì sau khi tôi bị hãm hiếp và thật khó để tìm được thông tin có cơ sở nào", cô gái cho biết.


Amanda Nguyễn đã kiên trì theo đuổi đến cùng để thay đổi luật nước Mỹ


BM


Vì vậy, cô đã nỗ lực soạn thảo "Dự luật bảo vệ quyền lợi của các nạn nhân bị xâm hại tình dục", trong đó bao gồm các luật lệ và thủ tục nhất quán để truy tố tội phạm tấn công tình dục. Mục đích của Dự luật là để bảo đảm rằng những người rơi vào trường hợp giống cô sẽ biết dùng các quyền căn bản của họ và để bảo vệ bằng chứng không bị hủy trước thời hạn. Đối với cá nhân nộp bằng chứng y tế, dự luật sẽ cho họ quyền được biết bằng chứng ở đâu và các kết quả xét nghiệm như thế nào.


Dự luật này cũng nhằm tạo ra nhiều thay đổi cần thiết đối với quy trình trình báo tấn công tình dục ở Mỹ, đảm bảo cho các nạn nhân cảm thấy an toàn và được lắng nghe khi họ công khai vụ việc của mình. Quan trọng nhất là họ có được công bằng và sự bình an mà họ xứng đáng được có.


Sau nhiều lần đi vận động tại các bang, dự luật của Amanda đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của người dân và được Quốc hội Mỹ nhất trí thông qua. Vào tháng 10/2016, cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ký quyết định thực hiện dự luật của Amanda, sau khi được Quốc hội chấp thuận. Theo luật mới, nạn nhân của các vụ tấn công tình dục cần được thông báo 60 ngày trước khi hồ sơ, chứng cứ bị hủy.


BM

Các nạn nhân cũng được trợ giúp pháp lý dễ dàng hơn, tiếp cận với các dịch vụ tư vấn và thông tin rõ ràng liên quan đến quy trình pháp lý. Với các cá nhân đã trình bộ bằng chứng y tế, theo luật mới, họ có quyền được biết bằng chứng đang được lưu trữ ở đâu, nó có được kiểm nghiệm hay không và kết quả ra sao.


Sau khi được chấp thuận, bộ luật đã nhận được những phản ứng tích cực từ các cá nhân, tổ chức, cơ quan lập pháp. Amanda đã ghi tên mình là người gốc Việt duy nhất soạn thảo và thúc đẩy bộ luật đặc biệt về quyền lợi của nạn nhân bị xâm hại tình dục. Tính đến nay, bộ luật này đã được thông qua tại nhiều bang khác của Mỹ và thay đổi cuộc sống của ít nhất 25 triệu nạn nhân. Không ít ngôi sao nổi tiếng cũng công khai ủng hộ bộ luật này như Patricia Arquette, George Takei, Gina Rodriguez và Tatiana Maslany.


Nỗ lực không ngừng nghỉ và ước mơ


BM

Năm 2014, cô gái gốc Việt đã sáng lập Rise, một tổ chức phi lợi nhuận bảo vệ những người sống sót sau khi bị tấn công tình dục. Trên thực tế, có rất nhiều nạn nhân bị xâm hại tình dục hoặc bạo hành tình dục luôn sợ bị người khác kỳ thị khi nói lên câu chuyện của mình, nhất là khi họ chia sẻ những đau đớn chưa bao giờ nguôi ngoai. Bởi lẽ bị cưỡng hiếp không phải là nỗi đau kéo dài vài phút, mà là một cái chết từ từ.


"Quyết định thành lập Rise được nảy ra vào một thời khắc rất đặc biệt. Đó là vào ngày 1/11/2014, sở dĩ tôi nhớ chính xác như vậy là vì ngày hôm đó tôi đã hạ quyết tâm chia sẻ câu chuyện của mình trên Facebook và điều đó chưa bao giờ dễ dàng cả. Khi tôi bước vào Trung tâm xử lý khủng hoảng tấn công tình dục ở địa phương, nhìn thấy phòng chờ được lấp đầy người, lúc ấy tôi nhận ra không chỉ có mình tôi phải trải qua những chuyện này", Amanda chia sẻ.


Amanda Nguyễn thành lập Rise để bảo vệ các nạn nhân bị tấn công tình dục


BM


Với những thành tựu đạt được, Amanda Nguyễn vinh dự là 1 trong 8 phụ nữ trẻ được vinh danh tại sự kiện Young Women's Honor lần thứ nhất (2016) của tạp chí thời trang hàng đầu thế giới Marie Claire. Tại buổi trao giải, cô khẳng định: "Tiếng nói chính là thứ công cụ quyền năng nhất mà chúng ta đang sở hữu. Đó là lý do tôi sử dụng tiếng nói của mình chiến đấu cho điều tôi tin tưởng".


Năm 2017, Amanda được tạp chí Forbes xếp vào danh sách "30 người dưới 30 tuổi có sức ảnh hưởng lớn nhất thế giới". Ngoài ra, cô còn nhận giải Heinz danh giá của Mỹ và giải Nelson Mandela cho những đóng góp làm thế giới trở nên tốt đẹp hơn. Với những nỗ lực không ngừng nghỉ của mình trong việc đem lại công bằng xã hội, Amanda đã được đề cử cho giải Nobel Hòa bình năm 2019.


BM


"Cô ấy xứng đáng được ca ngợi cho những nỗ lực phi thường và sự cống hiến chưa từng có, trong việc bảo vệ bình đẳng giới theo luật pháp và các quyền cơ bản của con người đối với những ai đã bị xâm hại tình dục trên khắp thế giới", thông cáo báo chí viết.


Tuy nhiên, ước mơ lớn lao của người phụ nữ gốc Việt này là trở thành phi hành gia của Cơ quan Hàng không Vũ trụ NASA. Song song với việc theo đuổi mơ ước từ tấm bé, Amanda khẳng định rằng cô vẫn sẽ tiếp tục cất lên tiếng nói nếu nhìn thấy bất công trong xã hội.


"Tôi vẫn muốn trở thành nhà du hành vũ trụ trong tương lai. Vài người lo ngại rằng nếu bạn đứng lên để bảo vệ điều gì đó, đặc biệt là biện hộ cho các vấn đề tấn công tình dục thì bạn sẽ làm công việc này cả đời. Nhưng tôi muốn mọi người biết rằng việc cất lên tiếng nói của mình sẽ chẳng làm giảm đi thành tựu hay tham vọng nào của bản thân cả. Giống như tôi vẫn đang miệt mài theo đuổi đam mê vũ trụ của mình", Amanda khẳng định.

BMBM



Diệp Lục

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23127
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 25/Sep/2024 lúc 3:22pm

Cậu Bé Vô Gia Cư KHUYẾT TẬT & Tấm Bằng Đại Học HARWARD Danh Giá

5257%201%20Tran%20TRung%20SonDHST

(Trần Tôn Trung Sơn)

       TCVM - Với bàn tay chỉ có hai ngón, tuổi thơ phiêu bạt nơi ghế đá công viên, con đường không trải hoa hồng, nhưng bằng nghị lực và ý chí, Trần Tôn Trung Sơn đã trở thành sinh viên trường đại học danh tiếng bậc nhất thế giới và hiện tại đang làm cố vấn cao cấp cho Tập đoàn IBM tại Mỹ.

Những Ngày Tháng Vô Gia Cư

       Trần Tôn Trung Sơn sinh năm 1992 trong một gia đình nghèo tại bờ sông Bến Hải, Quảng Trị. Ngày Sơn ra đời, cả nhà ai cũng buồn vì cánh tay trái ngắn tũn teo lại, không có bàn tay, còn tay phải thì cũng chỉ có 2 ngón. Ba mẹ Sơn rất đau buồn khi biết đó là di chứng của chiến tranh để lại, khi đó thay bằng việc nhận được những lời chia sẻ động viên thì dân làng lại luôn xì xào bàn tán về đứa con có thân hình bất thường.

       Vào một đêm, khi Sơn mới được 20 ngày tuổi, ba mẹ em đã gạt đi những giọt nước mắt, cùng nhau ôm con rời bỏ quê hương lên tàu vào Sài Gòn với hy vọng có thể thay đổi tương lai cho con. Anh chị không muốn con phải chịu thêm những ánh mắt soi mói của những người xung quanh và mong con tự do lớn lên và phát triển như những trẻ em bình thường khác.

5257%202%20TrTrgSonDHST

Sơn bên em trai

       Cuộc sống nơi phố thị thật không dễ dàng. 3 năm đầu, “ngôi nhà” của gia đình Sơn là công viên Tao Đàn, “giường” chính là tấm chiếu trải xuống đất. Ba mẹ Sơn ban ngày gửi Sơn tại làng Hòa Bình (Bệnh viện Từ Dũ ngày nay) để đi làm thuê, đi học nghề. Đêm xuống, cả nhà lại về công viên ngủ. Trong hoàn cảnh ngặt nghèo ấy, ba mẹ Sơn vẫn ngày đêm không nguôi giấc mơ nuôi con ăn học nên người.

       “Những chiếc ghế công viên đã trở thành ngôi nhà mới của chúng tôi, nơi hành trình của tôi bắt đầu. Bố tôi làm việc cả ngày trong nhà hàng, trên lưng vừa cõng tôi vừa rửa bát đĩa và lau chùi nhà vệ sinh. Đêm đến, hai cha con tôi ngủ trên bất kỳ chiếc ghế nào tìm thấy. Để giữ ấm cho tôi, bố tôi cởi áo trải lên ghế và ôm chặt lấy tôi… Trong 3 năm, bố tôi chưa một đêm ngủ yên. Trong 3 năm đó, ông đã không ngừng từ bỏ hy vọng sẽ tìm ra cuộc sống tốt hơn cho tôi” – Trần Tôn Trung Sơn, sinh viên Đại học Havard viết.

Nghị Lực Phi Thường

       Mãi đến năm Sơn 7 tuổi, ba mẹ em mới tiết kiệm được chút tiền để thuê một phòng trọ nhỏ. Sơn đến tuổi đi học là lúc ba mẹ lại tiếp tục đối mặt với những khó khăn mới. Khi đến các trường xin cho con đi học, hiệu trưởng trường nào cũng đều lắc đầu với đứa trẻ không lành lặn. Thương con nên ba Sơn nhẫn nhịn lặn lội ngược xuôi, quyết tìm bằng được cho con một nơi để có thể được học con chữ.

       Tấm lòng thương con của cha Sơn dường như đã cảm động trời xanh. Khi cô Hiệu trưởng Trường tiểu học dân lập Vạn Hạnh khi nhìn thấy ánh mắt vô vọng của cha Sơn, cô đã xúc động và đồng ý nhận Sơn vào học. Trường cách chỗ ở của gia đình Sơn 20 km, ba Sơn lại phải chuyển chỗ làm. Cuộc đời của ba hy sinh tất cả để mong Sơn có thể được học hành tốt nhất. Hết giờ học ở trường, ba chở Sơn đến nhà một cô giáo dạy trẻ khuyết tật cách trường 15 km để học viết chữ. Hành trình đó diễn đều trên cái vòng quay của bánh xe mỗi ngày, cho tới 9h đêm hai cha con mới về đến phòng trọ.

       Những tháng ngày ngồi bên nhìn con tập viết bằng 2 ngón tay vô cùng đau đớn, ba của Sơn đau nhói lòng nhưng vẫn thủ thỉ động viên con… Không phụ sự kỳ vọng và tình yêu thương của ba mẹ, càng lớn Sơn càng thông minh và nghị lực.

5257%203%20TrTrgSonDHST

      Sơn luôn cố gắng hết mình để xứng đáng với tình yêu vĩ đại của cha mẹ. Năm lớp 5, Sơn là học sinh giỏi cấp thành phố môn Toán và Tiếng Việt, là một trong 5 học sinh giỏi nhất Q.Tân Bình, thủ khoa đầu vào Trường Nguyễn Gia Thiều, thủ khoa kỳ thi vào lớp chuyên Anh Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa. Lên THPT, Sơn đậu vào trường Phổ thông Năng khiếu (ĐH Quốc gia TP.HCM) và liên tục là học sinh xuất sắc của trường trong nhiều năm.

      Sơn đã bước đi và trưởng thành một cách mạnh mẽ, phi thường hơn cả những người bình thường khác. Năm 2010, sau khi học xong lớp 11 trường Phổ thông Năng khiếu TP.HCM, Sơn nhận được học bổng 2 năm tại trường Trung học Fairmont (Mỹ). Sơn cũng tham gia rất nhiều hoạt động thiện nguyện tại châu Phi, dạy học cho trẻ em nghèo, gây quỹ giúp đỡ người vô gia cư.

       Ba Sơn tự hào chia sẻ về những cố gắng của em khi bài luận của Sơn khi nộp đơn vào ĐH Harvard đã làm vị giáo sư bật khóc. Đó chính là bài luận bằng tiếng Anh của cậu bé bị chất độc da cam cướp đi sự lành lặn của đôi tay, tựa đề “Nhìn đời qua bàn tay”, có đoạn:

       “Khi còn là đứa trẻ, bàn tay này đã víu chặt mặt đất để giúp tôi cân bằng. Nó đã nắm chặt lại để giúp tôi có những cú đấm mạnh nhất khi chơi võ. Nó bám chặt vào thành chiếc xe đạp đua 4 bánh của tôi. Khi lớn lên, bàn tay này đã chịu đau đớn viết nên những con số, những nét chữ cho đến khi tôi có thể viết nên bài luận đầu tiên của mình về mẹ. Sau này, nó đã cầm bút để diễn tả những ý nghĩ tôi có trong đầu và giúp tôi giải những bài toán khó. Bàn tay duy nhất này đã từng tháo rời chiếc xe đạp của bố tôi ra để xem nó hoạt động thế nào, giúp tôi xoay tròn chiếc thước lên không trung giống như các nhà sư Thiếu Lâm, hay thích thú vẽ nên những bức tranh người que. Nó đã cầm viên phấn khi tôi dạy toán cho trẻ em nghèo, gõ lên bàn phím khi tôi làm việc cho một công ty máy tính trong kỳ nghỉ hè, và nắm lấy tay của bất cứ ai tôi gặp…”.

       Khi đọc xong bài luận, các giáo sư của ĐH Harvard đã bật khóc trước chàng trai nhỏ bé có nghị lực phi thường. Cùng với thành tích học tập và các hoạt động đáng nể trong quá trình học trung học của Sơn, năm 2011, Trường ĐH Harvard đã đón Sơn bằng học bổng toàn phần ngành công nghệ thông tin.

       Sơn lớn lên trong những đêm không ngủ của ba, sự âm thầm chăm sóc của mẹ, những yếu tố căn bản của sự yêu thương, khích lệ và động viên Sơn trong những năm tháng muôn vàn khó khăn ấy. Ba mẹ Sơn đã gieo được niềm tin và hy vọng trong em, niềm tin về bản thân mình, về tất cả những gì mình cố gắng đều có thể làm được.

       Sơn chia sẻ về những lời thì thầm của ba mình ngày xưa: “Bàn tay con có thể viết chữ, làm văn, giải toán, có thể ôm ba mẹ, có thể chơi võ và bơi… Nghĩa là con không có gì khác thường với bạn bè cả. Con hãy sống chân thành, vui vẻ, bạn bè sẽ hiểu và đón nhận con”.

Cố vấn của Tập Đoàn IBM, Mỹ

       Tốt nghiệp ĐH Harvard, Sơn nộp hồ sơ vào Tập đoàn IBM. Vượt qua hàng ngàn ứng viên, Sơn đã được chọn để thể hiện khả năng của mình. Trong 2 ngày, Sơn phải chứng minh thực tài trước 4 hội đồng qua các bài thuyết trình, kiểm tra trình độ chuyên môn và hoạt động khác với các yêu cầu khắt khe. Cuối cùng, Sơn là một trong 8 ứng viên được nhận vào Tập đoàn IBM với vai trò cố vấn.

5257%204%20TrgSonvaMe9DHST

(Trung Sơn và Mẹ)

       Thời gian vút qua thật nhanh, bây giờ xuất hiện là một Trần Tôn Trung Sơn chững chạc, trưởng thành đã thực hiện trọn vẹn giấc mơ của ba mẹ dưới vòm trời công viên năm nào. Tất cả đều làm nên từ một đôi tay khuyết thiếu ấy!

       Hiện tại, với những thành tích luôn tốt sau một năm công tác, Sơn được Tập đoàn IBM thăng chức, trở thành quản lý vùng, làm việc tại Atlanta, bang Georgia (Mỹ).

       Những gì Sơn có hôm nay là sự cộng hưởng của sự cố gắng bản thân, học tập, lớn khôn và ý chí, niềm tin, nghị lực mà ba đã truyền cho Sơn, theo cái cách rất riêng của ba!

       Vui hơn nữa Sơn cũng đã kịp truyền lại ngọn lửa yêu thương của ba mẹ, của Sơn cho em trai mình. Trần Tôn Đại Nghĩa hiện đang học lớp 11 tại Mỹ. Giống như anh trai, Đại Nghĩa cũng thông minh, học giỏi và sắp tới có ý định nộp hồ sơ vào Đại học Harvard như anh trai mình.

5257%205%20Trung%20SonDHST

       Đằng sau thành công của Sơn là hình bóng của ba mẹ, ba bắt đầu cho Sơn nguồn gốc, lý tưởng và tương lai. Mẹ bắt đầu cho Sơn sự sống, tình yêu và hạnh phúc. Tất cả đã giúp Sơn thành một người con trưởng thành hoàn hảo. Nguồn cội của sự yêu thương luôn bắt đầu từ gia đình, làm cha mẹ hãy luôn sát cánh bên con, động viên, chia sẻ và giúp con có niềm tin vào chính mình, tin vào những khả năng kỳ diệu mà tất cả chúng ta ai cũng sẽ làm được nếu có đủ sự quyết tâm và luôn cố gắng.

Nguồn: Theo Tạp Chí ViệtMỹ

ĐH ST - (TKH VL)

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23127
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 11/Oct/2024 lúc 10:53am

Phó Đề Đốc Hải Quân Hoa Kỳ Nguyễn Tuấn

 BM

Thời điểm Đại Tá Tuấn Nguyễn sắp mãn nhiệm chức vụ phụ tá tham mưu trưởng đặc trách kế hoạch và chính sách tại Hạm Đội 7 thuộc Bộ Tư Lệnh Hoa Kỳ, ông chợt nhận ra bản thân đang bước vào thời điểm quan trọng trong cuộc đời binh nghiệp, khi suy gẫm về những kinh nghiệm và thành tựu góp phần đưa đường dẫn lối giúp ông có được ngày hôm nay, theo bài phóng sự do Bộ Tư Lệnh Hạm Đội Thái Bình Dương CPF đăng tải hôm Thứ Ba, 8 Tháng Mười.


BM

Đại Tá Tuấn Nguyễn đứng trên đường băng của chiến hạm USS Blue Ridge (LCC 19) thuộc Hạm Đội 7 trước gia đình, bạn bè và đồng đội trong buổi lễ thăng cấp Phó Đề Đốc vào ngày 1 Tháng Tám 2024, chuẩn bị trở thành một trong những sĩ quan cao cấp nhất trong cộng đồng Sĩ Quan Hải Quân Ngoại Quốc FAO. Mặc dù việc được thăng cấp lên sĩ quan chỉ huy luôn luôn là một thành tựu quan trọng, nhưng điều này có ý nghĩa đặc biệt to lớn hơn cả, vì Blue Ridge là chiến hạm chỉ huy và kiểm soát từng dẫn đầu trong Chiến Dịch Frequent Wind đã cứu mạng ông 49 năm trước.


“Lúc đó tôi nhớ có một chiếc xe tấp vô lề đường, và gia đình bên nội tôi nói rằng chúng tôi phải đi thôi. Mẹ tôi bắt đầu rơi nước mắt lã chã và chạy lên lầu để sửa soạn hành lý… gồm có vài bộ phục trang và hình cưới của bà ấy,” ông Tuấn kể lại. “Lúc đó bố tôi đang ở tiền tuyến sâu trong rừng rậm, vì vậy chúng tôi đành phải đi trước.”

BM
Tuấn và gia đình lỉnh kỉnh đồ đạc leo lên một chiếc thuyền ngư phủ và rời khỏi quê hương Vũng Tàu, Việt Nam, xuôi về phía Đảo Côn Sơn, cách vùng duyên hải miền Nam Việt Nam 50 dặm (80.4 kilometer). Tại đó, họ tìm được tia sáng hy vọng vì khu trục hạm hộ tống lớp Knox USS Kirk (DE 1087) đang tiến về Đảo Côn Sơn.


“Tôi nằm bên dưới một tấm lưới chở hàng hóa dài thòng, và tôi không cách nào leo lên mặt thuyền vì những người khác cũng đang loạng choạng leo lên sợi dây thừng hoặc rơi xuống đại dương,” ông Tuấn thuật lại. “Tôi chỉ có một thân một mình, không nơi nương tựa cho tới khi gặp được một thủy thủ trẻ của Hải Quân Hoa Kỳ leo xuống mành lưới, kéo tôi lên và đưa tôi đến nơi an toàn trên tàu Hương Giang của quân lực Việt Nam Cộng Hòa.”


Khi Tuấn được đoàn tụ với mẹ và anh ruột trên tàu Hương Giang, từng là USS Oceanside (LSM-175), hạm đội tiếp tục hành trình và cuối cùng đặt chân tới Chicago, nơi gia đình ông bắt đầu gây dựng cuộc sống mới, ở một quốc gia mới.


BMBM

“Hôm nay, tôi thật may mắn khi được thăng chức trên chính con tàu lịch sử này, nơi từng đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch tản cư khỏi Sài Gòn,” Tuấn nói. “Trong đợt tuần tiễu diễn ra vào mùa Hè năm nay, việc trở lại Việt Nam trên USS Blue Ridge giúp tôi được về thăm quê cha đất tổ khi từng ly hương với tư cách là cậu bé tị nạn năm tuổi trên tàu USS Oceanside.”


Tuấn là một trong 30,000 dân tị nạn từng được giải cứu trong Chiến Dịch Frequent Wind, một nhiệm vụ huy động hơn 20 chiến hạm Hải Quân trong cuộc tản cư khỏi Sài Gòn. Sau ngần ấy thời gian lênh đênh trên biển, hạm đội về tới đất liền Hoa Kỳ, cập bến ở Chicago, nơi Tuấn và gia đình làm lại từ đầu.


Tuấn dấn thân vào binh nghiệp từ năm 1996 khi được phong hàm Thiếu Úy trong Quân Đoàn Kỹ Sư Dân Sự. Trong mười năm tiếp theo, ông tận hiến cho quân đội và thường hồi tưởng về những kỷ niệm đáng nhớ nhất suốt thời gian làm sĩ quan thuộc Tiểu Đoàn Công Binh Hải Quân Hoa Kỳ (hay còn gọi là lực lượng Seabee) và sĩ quan Quân Đoàn Kỹ Sư Dân Sự.


Ông có được những kỷ niệm này từ loạt nhiệm vụ đầu tiên tại các lực lượng gồm có Đơn Vị Tương Trợ Xây Cất Hải Quân Số Hai tại Hải Cảng Hueneme, California, Chiến Dịch Kỹ Thuật Tây Bắc, Văn Phòng Bremerton và hoạt động với tư cách là sĩ quan công trình công cộng và sĩ quan thường trú đặc trách xây cất cho Căn Cứ Hải Quân Hoa Kỳ tại Singapore.


BM

Sau mười năm, Tuấn chuyển qua phục vụ cộng đồng Sĩ Quan Ngoại Quốc FAO năm 2006. Ông mở đầu sự nghiệp FAO với cương vị là Sĩ Quan Lục Sự tại khu vực Cambodia, Philippines và Việt Nam phục vụ cho Đơn Vị Kế Hoạch và Chính Sách Quốc Tế thuộc Bộ Tư Lệnh Hạm Đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ.


Các nhiệm vụ tiếp theo ông được giao phó gồm có phụ tá tùy viên hải quân tại Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ ở New Delhi, Ấn Độ, tùy viên hải quân tại Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ ở Bắc Kinh và gần đây nhất là hoàn tất chuyến công du với tư cách là phụ tá tham mưu trưởng đặc trách các kế hoạch và hoạt động tại Bộ Tư Lệnh Hạm Đội 7 Hoa Kỳ. Hiện nay, ông đang giữ chức vụ Sĩ Quan Quốc Phòng Cấp Cao, Tùy Viên Quốc Phòng Trung Quốc tại Bắc Kinh.


“Những hành động phi thường của Hải Quân trong giờ phút định mệnh đó là khoảnh khắc hào hùng nhất của Hải Quân Hoa Kỳ, điều đó không chỉ cứu mạng tôi mà còn cứu mạng nhiều dân tị nạn khác,” ông Tuấn nói, “Tôi là chứng nhân sống cho thấy Hải Quân Hoa Kỳ ảnh hưởng to lớn ra sao trên khắp các vùng đại dương thế giới. Tôi rất vinh dự khi được phục vụ và khoác lên người bộ quân phục quốc gia.”


Sau 49 năm lưu vong, người Việt tại Hoa Kỳ đã có tám vị quân nhân thăng cấp tướng hoặc tương đương, gồm có:


BM

***

Những vị Tướng Hoa Kỳ gốc Việt trong tương lai.

BM
Trong hàng trăm Sĩ quan cao cấp Hoa Kỳ gốc Việt hiện nay, sẽ có một số vị trở thành Tướng lãnh.
Những gương mặt nam, nữ người Việt Quốc Gia Hải ngoại đang chiến đấu trong Quân lực Hoa Kỳ đã trở nên quen thuộc với giới truyền thông và công chúng Mỹ, nhiều phóng sự và tin tức từ giới truyền thông đã tạo nên những hình ảnh đẹp đầy thiện cảm về những quân nhân gốc Việt được biết đến như:
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 17 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.184 seconds.