Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Lịch Sử - Nhân Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Lịch Sử - Nhân Văn  
Message Icon Chủ đề: MỘT THỜI ĐỂ NHỚ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 12 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22946
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 10/Nov/2021 lúc 10:17am

Dầu "Bác Sĩ Tín" không biết có ai còn nhớ không.

Dầu%20Bác%20sĩ%20Tín:%20Mùi%20bà%20đẻ%20đặc%20trưng%20|%20Hồ%20sơ%20-%20Phóng%20sự%20|%20PLO

 Dầu "Bác Sĩ Tín" không biết có ai còn nhớ không.

Dầu bác sĩ Tín chính là tiền thân của dầu khuynh diệp OPC “mẹ bồng con” ngày nay, dầu khuynh diệp Bác sĩ Tín có một thời lừng lẫy suốt từ cuối thập niên 1940 đến năm 1975, không nhà nào mà không thủ sẵn vài chai.
Mua dầu khuynh diệp Bác sĩ Tín trúng xe hơi Austin
Hiện nay, chuyên gia kinh tế tài chính-TS Bùi Kiến Thành – con trai cả của ông chủ dầu khuynh diệp Bác sĩ Tín, tức ông Bùi Kiến Tín, đang suy nghĩ cố gắng phục hồi phần nào thương hiệu dầu mà cha mình gầy dựng. Ở tuổi ngoài 80, TS Thành vẫn còn nhớ cặn kẽ nhiều chi tiết xung quanh chuyện cha mình sản xuất và buôn bán dầu gió.
Tài quảng bá thương hiệu, quảng cáo sản phẩm của ông Bùi Kiến Tín là một trong những điều mà ông Thành tự hào lẫn thích thú, ông Bùi Kiến Thành kể ở cái thời từ năm 1942 đến năm 1956, khi một chiếc xe đạp cũng là cả một gia tài với nhiều người thì “ông papa” của ông đã mua một chiếc xe tải lớn, dài 7-8 m nhưng không đóng tải mà dùng mặt bằng để chất lên đó một chiếc xe hơi Austin mới cáu cạnh.
Gắn kèm chiếc xe là cái bảng to ghi Giải thưởng Bác sĩ Tín.
Ai mua dầu của BS Tín cũng được cho một con số kèm theo. Đi cùng với chiếc xe là đoàn múa lân đánh trống tùng tùng xèng. Xe chạy từ Nghệ An, Hà Tĩnh suốt cho tới Cà Mau. Một chiếc xe quá lạ lùng và tưng bừng như vậy bảo sao dừng ở bãi chợ nào trẻ em, người lớn đều không xúm coi rần rần. Xổ số trúng thưởng sau đó được tổ chức rất nghiêm túc, ngoài xe hơi Austin còn có mấy chục giải phụ là xe đạp. Đó là chiêu mà BS Tín nghĩ ra để từ Nam chí Bắc ai ai cũng biết đến dầu khuynh diệp Bác sĩ Tín cũng như nhà thuốc Bác sĩ Tín.
Dầu khuynh diệp Bác sĩ Tín cứ thế làm mưa làm gió, có năm nhà thuốc Bác sĩ Tín bán ra đến 25 triệu chai dầu khuynh diệp, trong khi dân số Việt Nam lúc đó chỉ có 20 triệu người.
Dầu khuynh diệp Bác sĩ Tín có màu xanh rất đặc trưng đựng trong những chai nhỏ từ 5cc đến 100cc. BS Tín, ảnh chụp trong giai đoạn 1955-1960.
Bán dầu gió từ ước ao… phát triển dân số Việt Nam
Từ hồi còn học bên Pháp, trong luận án tốt nghiệp bác sĩ của mình, ông Bùi Kiến Tín đã nêu vấn đề của dân tộc ông. Ông có một ước ao được góp phần xây dựng một đất nước Việt Nam hùng mạnh. Làm sao 20 triệu dân hiện tại có sức khỏe tốt để nâng dân số lên 50 triệu cho đúng với tầm cỡ lãnh thổ? Dân Việt Nam lúc đó không có đủ tiền để mua thuốc Tây. Đông dược rất tốt nhưng sản xuất chưa đúng với phương pháp khoa học, chưa hiệu quả. Và ông muốn thay đổi thực tế này. Khi sản xuất và bán thuốc, trên các loại dầu gió, dầu nóng xoa bóp và dầu cù là, BS Tín đều cho dán logo là ảnh một anh lực sĩ Việt Nam nâng cả đất nước Việt Nam lên.
Bên dưới logo là ba chữ “Đại Cường Việt”, kinh doanh, trước tiên là để làm giàu, hẳn nhiên. “Nhưng với ông papa tôi, làm giàu không chỉ cho cá nhân ông mà còn là làm giàu cho đất nước, cho ích nước lợi dân. Thí dụ, khi ông papa làm thuốc ho Bác sĩ Tín, ông đã có ý thức về chủ quyền với câu khẩu hiệu “uống thuốc ho Bác sĩ Tín thở không khí tự do”. Bán thuốc không chỉ để dân khỏe ra mà ông còn muốn xây dựng nhận thức, xây dựng ý thức chủ quyền cho dân” – ông Thành nói về cha mình.
Người vợ “nữ tướng”
Dù là hôn nhân mai mối cho môn đăng hộ đối, lấy nhau từ thuở bà mới 15 tuổi, ông cũng chỉ 18 nhưng vợ chồng BS Tín đúng là một cặp “song kiếm hợp bích”, đồng vợ đồng chồng từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn, bà Nguyễn Thị Hòa, vợ BS Tín, có một tiểu sử đặc biệt. Là con gái của một đại điền chủ ở Quảng Nam, bà thay người anh cả đi học xa, thay cha mẹ lo công việc nhà, gồm cả việc trồng trọt, khai khẩn cơ man đất đai vùng Quảng Huế, Đại Lộc.
Từ năm 13 tuổi, cứ tinh mơ 3-4 giờ sáng mỗi ngày, bà đã thức dậy dẫn hàng trăm “quân” lên ruộng đồng các ấp làm việc. Ông Thành tự hào: “Bà má tôi có phong cách của một vị tướng, của một người lãnh đạo chứ không phải là một cô gái quê bình thường. Lấy chồng sớm, tiếp cận với ông papa tôi thì bà ảnh hưởng tầm nhìn của ông chồng. Bà là cô gái quê nhưng không phải ngồi ở đáy giếng mà nhìn lên trời và nhảy ra khỏi miệng giếng”.
Khi công việc kinh doanh dầu khuynh diệp Bác sĩ Tín phát triển, bà đưa các em ruột của mình, tức người em thứ bảy Nguyễn Phan vốn có tài quản lý, vào Sài Gòn giao cho nhiệm vụ quản lý điều hành nhà thuốc, như là giám đốc sản xuất của nhà thuốc. Hay người em thứ tám Nguyễn Sang thì có nhiệm vụ phân phối thuốc, đưa bốn đoàn xe chở thuốc về các tỉnh, từ Nghệ An trở vào. “Bà má tôi không khác một nữ tướng điều quân khiển tướng, còn các cậu và mọi người xung quanh là “tá”. Bà không nói nhiều nhưng khi nói thì như quân lệnh, nói gì cũng đúng.
Ai cũng sợ, cũng nể bà, kể cả ông papa tôi” – ông Bùi Kiến Thành cho hay, trong chuyện phân phối dầu Bác sĩ Tín, bà có những cách thức mềm mỏng của riêng bà khiến cho hàng triệu chai dầu có mặt ở những nơi mà người ta nghĩ phải qua kiểm soát gắt gao, như rừng U Minh hay chiến khu D. Bà cho xe tải chở dầu gió băng băng vào đó cung cấp cho bộ đội.
Trước khi sản xuất dầu khuynh diệp Bác sĩ Tín, ông Bùi Kiến Tín khởi nghiệp ở Quy Nhơn, làm các loại thuốc ho, bổ huyết, thuốc trị táo bón. Bà Hòa tích cực tham gia cùng chồng ngay từ những ngày này. BS Tín nói cần một cái nồi đồng thật lớn để nấu thuốc thì bà liền nhận nhiệm vụ đi kiếm cho ra cái nồi như thế, bà đi về quê ngay lúc đám giỗ ở một nhà thuộc tộc họ Bùi thì gặp ông Bùi Thuyên, người nghèo nhất tộc, là cha ruột nhà thơ Bùi Giáng. Nghe chuyện, ông Bùi Thuyên gợi ý cho bà mượn cái nồi: “Nhà tôi có cái nồi không lớn lắm nhưng mà nó cũng lớn”. Như vậy, sự nghiệp làm thuốc của BS Tín khởi thủy xem ra lại có dây mơ rễ má với “thi sĩ điên” Bùi Giáng.
Tốn kém khủng khiếp để có “mùi bà đẻ”
Dầu gió được BS Tín bào chế có công thức đặc biệt bao gồm các loại dầu tràm, dầu bạc hà, dầu hương nhu… và không thể thiếu tinh dầu khuynh diệp. Đây là loại tinh dầu có mùi rất đặc trưng, người bình dân quen gọi “mùi bà đẻ” bởi nó được các “bà đẻ” cực kỳ ưa chuộng, theo ông Lê Hữu Sanh, người năm xưa làm thư ký riêng của BS Tín, thì khi bắt tay sản xuất dầu khuynh diệp, ông chủ mình lúc đó chú ý tới những nhà sản xuất hương liệu của Hà Lan với các loại hương liệu làm nước hoa, sau đó ông phát hiện ở Bồ Đào Nha có sản xuất Eucalyptus là tinh dầu khuynh diệp. Độ tinh khiết của nó đạt đến 99,9%, khử được tất cả loại độc tố có hại cho da.
Và như vậy cho dù loại dầu này rất đắt tiền, nếu dầu khuynh diệp trong nước bán 0,5 USD/kg thì dầu nhập về phải tốn đến 9 USD/kg, gấp chục lần dầu trong nước nhưng BS Tín vẫn quyết định nhập về. Ông Lê Hữu Sanh là người trực tiếp chịu trách nhiệm từ đặt hàng, xử lý giao dịch, khai đóng thuế đến nhận hàng về. “Hồi đó dầu khuynh diệp nhập về bằng đường tàu thủy, đựng trong các thùng phuy. Mỗi lần nhập khoảng 30-40 tấn, chiếm hai container. Mỗi năm tôi nhập dầu về cho ông ấy 4-5 lần. Tốn kém phải nói là khủng khiếp” – ông Sanh nhớ lại.
Và hôm nay chúng ta lại nhớ về ông chủ với nhiều điều “huyền thoại”, ngoài cách giao việc rất độc đáo, đó là ghi âm lời dặn với những điều mục 1, 2, 3, 4… vào băng c***ette, soạn bằng miệng cả những bức thư, những văn bản bằng tiếng Pháp cho thư ký đánh máy ra, ông Lê Hữu Sanh còn nể phục những sáng kiến và năng lực của ông Bùi Kiến Tín khiến ông phải nhiều phen bật ngửa: “Nhiều người nghe qua đều nói ông ấy nghĩ chuyện điên rồ nhưng với tôi, ông ấy là một người tài hiếm có”, ông Sanh kể trong những năm 1950, BS Tín từng nêu ý tưởng triển khai khu Disney Land sao cho giống y chang Disney Land của Mỹ ở khu đất rộng 290 ha tại Biên Hòa nhưng dự án này dở dang vì thời cuộc.
Ông liên doanh với Ngân hàng Crocker Bank của Mỹ sáng lập ra Doanh Thương Ngân hàng với mục đích huy động vốn của các nhà nhập khẩu Việt Nam.
Ngân hàng này hoạt động từ năm 1963 đến 1966. Ông sáng lập và đưa vào hoạt động một loạt cơ sở, như: Cát Thủy Triều ở Bình Thuận khai thác cát tinh bán cho Nhật, Muối Cà Ná sản xuất muối công nghiệp, Công ty Nông nghiệp Khánh Hòa bán cơm dừa cho các cơ sở sản xuất xà bông.
Ông cũng được coi là người sáng lập Công ty Sản xuất Bình điện ắcquy Prestolite do thương hiệu ắcquy Autolite thuộc hãng xe Ford của Mỹ nhượng quyền.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22946
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 12/Nov/2021 lúc 1:29pm

Nhà sách Khai Trí xưa – Kỷ niệm của cậu học trò ăn cắp sách

Hoatinhthuong


Bạn đang sao chép nội dung của Trí Thức VN. Nếu là cá nhân sử dụng, vui lòng ghi rõ nguồn trithucvn.org. Nếu là website, kênh truyền thông, vui lòng chỉ sử dụng nội dung khi có sự cho phép của Trí Thức VN.

Nếu tôi nhớ không lầm, đó là vào khoảng giữa năm 1959 hay 1960, báo chí đăng tin về một cậu học sinh khoảng chừng 14 -15 tuổi, gương mặt thông minh đĩnh ngộ và câu chuyện ở nhà sách Khai Trí (báo chí giấu tên và cũng không cho biết trường cậu bé học, thật ra cậu là học sinh trường Pétrus Ký).

Thời chúng tôi còn học trung học, tức dưới thời Tổng thống Ngô Đình Diệm, sách tiếng Việt ít nên muốn thi đậu bắt buộc phải dùng sách tiếng Pháp, như Toán hình học, Toán đại số, Toán vật lý… Học lớp Đệ tứ (lớp 9 bây giờ) mà làm hết cuốn Toán Hình học và Đại số của Réunion de Professeurs gồm 1.144 bài thì nhất, đi thi trung học chắc ăn như bắp.

Ông%20Nguyễn%20Hùng%20Trương%20và%20Nhà%20sách%20Khai%20Trí%20%28Nguyễn%20Ngọc%20Chính%29%20|%20Thanh%20Thúy

Thời ấy các tiệm sách lớn như Khai Trí chẳng hạn không có nhân viên bảo vệ mặc đồng phục ngồi gác ở cửa như bây giờ, mà có các nhân viên giả làm khách hàng, trông nom, ngăn chặn những người muốn ăn cắp sách.

Buổi sáng hôm ấy, cậu học sinh này cứ lang thang mở coi hết cuốn này đến cuốn khác ở chỗ các giá sách tiếng Pháp. Việc lấm lét nhìn tới nhìn lui của cậu bé khiến nhân viên trông coi khu sách tiếng Pháp nghi ngờ. Lúc cậu đi ra, họ giữ lại, sờ ngực áo cậu và lôi ra một cuốn Toán Hình học và Đại số của Réunion de Professeurs quý giá đã nói ở trên.

– Tại sao cậu ăn cắp sách?

Cậu bé tái mặt không nói nên lời. Chiếc phù hiệu trên ngực áo cậu cho biết cậu học trường Pétrus Ký, một trong bốn trường trung học công lập lớn nhất rất nổi tiếng tại Sài Gòn lúc bấy giờ: Gia Long, Trưng Vương, Pétrus Ký, Chu Văn An.

– Hừ, học sinh trường Pétrus Ký mà ăn cắp sách! Tôi gọi cảnh sát đến bắt để cậu chừa cái thói đó đi!

Họ lôi cậu bé tới chỗ quầy thâu tiền của cô thâu ngân viên, nhờ cô giữ cậu giùm rồi đi gọi cảnh sát. Cậu bé sợ hãi khóc như mưa như gió:

– Lạy chị, nhà em nghèo không có tiền mua sách, chị nói với chú ấy tha cho em đừng gọi cảnh sát…

Cậu bé khóc quá khiến cô thâu ngân viên cũng thấy mủi lòng:

– Ba má em làm gì mà nghèo?

– Ba em chết, má em quét chợ An Đông…

– Mẹ quét chợ An Đông mà con học Pétrus Ký? Em học đến đâu rồi?

– Dạ thưa quatrième année. Chị tha cho em, nếu cảnh sát bắt, đưa giấy về trường em bị đuổi học tội nghiệp má em…

– Các em quen với tiếng Pháp lắm phải không?

– Dạ.

– Bởi vậy nên mới lấy trộm sách Pháp. Bằng bấy nhiêu mà đã học lớp Đệ tứ, sắp thi Trung học là giỏi lằm. Nhưng chú ấy đã đi gọi cảnh sát thì biết làm sao…

Cậu bé sợ quá lại khóc…

Từ đầu đến giờ có một ông đã lớn tuổi, ăn mặc lịch sự vẫn đứng theo dõi câu chuyện. Thấy cô thâu ngân nói thế, ông bảo cô ta:

– Thôi được, cuốn sách giá bao nhiêu để tôi trả tiền. Học trò nghèo mà, lấy một cuốn sách, lỡ bị đuổi học tội nghiệp…

Cô thâu ngân viên chưa biết giải quyết thế nào thì đúng lúc đó ông Nguyễn Hùng Trương, chủ nhà sách mà mọi người vẫn gọi là ông Khai Trí, từ ngoài đi vô.

Sài%20Gòn%20xưa:%20Chuyện%20về%20nhà%20sách%20Khai%20Trí%20-%20Trí%20Thức%20VN

Ông Khai Trí (trái).

Thấy chuyện lạ, ông dừng lại hỏi chuyện gì. Cô thâu ngân viên thuật lại sự việc và ông khách cũng đề nghị trả tiền như ông đã nói với cô thâu ngân. Ông Khai Trí cầm cuốn sách lên coi sơ qua rồi nói:

– Phải học trò giỏi mới dùng tới cuốn sách này chứ kém không dùng tới. Cám ơn lòng tốt của ông nhưng để tôi tặng cậu ta, không lấy tiền và sẽ còn giúp cậu ta thêm nữa…

Ông trao cuốn sách cho cậu bé, thân mật vỗ vai khuyên cậu cố gắng học hành rồi móc bóp lấy tấm danh thiếp, viết vài chữ, ký tên và đưa cho cậu:

– Từ nay hễ cần sách gì cháu cứ đem danh thiếp này đến đưa cho ông quản lý hay cô thâu ngân, cô ấy sẽ lấy cho cháu. Ngày trước bác cũng là học sinh trường Pétrus Ký mà…

Ông bắt tay, cám ơn ông khách lần nữa rồi đi vào trong.

Ba năm sau, nghe nói cậu bé đậu xong Tú tài phần II, được học bổng du học nước ngoài, hình như sang Canada.

Thời gian qua đi. Một năm sau biến cố lịch sử 1975, nhà sách Khai Trí bị tịch thâu, mới đầu người ta đặt tên là nhà sách “Ngoại văn”, sau đó đổi thành nhà sách “Fahasa” (viết tắt của 3 chữ “Phát hành sách”), hiện nay lại đổi lần nữa thành nhà sách “Sài Gòn”. Hồi ấy nhà sách Khai Trí là nạn nhân của nạn hôi của, đốt phá, sách vở tung toé khắp nơi từ trong nhà sách ra ngoài đường, nhiều người đã chính mắt chứng kiến cảnh ấy trong nỗi bất lực… Kho sách 60 tấn bị tiêu hủy.

Ông Khai Trí bị đi cải tạo. Sau khi được thả, ông sang định cư bên Hoa Kỳ. 10 năm sau, cùng 2.000 đầu sách quý, ông Khai Trí ở Mỹ về Việt Nam một lần nữa, mang theo hy vọng làm được một chút gì cho đất nước. Sách ông lại bịch tịch thâu hết cả. Phần lớn sách bị tịch thâu là các loại sách Học Làm Người, báo chí quý hiếm trước 1954, như bộ Loa rất nổi tiếng. Sách ông mang về ai cũng biết là sách về giáo dục, sách hiền, sách tốt cả…

Ông Khai Trí những năm cuối đời.

Ông đau lòng vì sách, ôm đơn đi kiện. Kết cục chẳng đi đến đâu. Ông buồn bã nói:

– Chắc… năm 3.000 thì họ trả…

Ông Khai Trí mất năm 2005 tại Sài Gòn.

Một buổi chiều, người ta thấy một “ông già” khoảng ngoài 70 tuổi, ăn mặc theo lối Việt kiều, đứng ngắm trước cửa nhà sách Sài Gòn với nét mặt buồn buồn rồi bước vào hỏi thăm các cô bán sách về ông Khai Trí, các cô nói hình như ông đã mất cách đây đến hàng chục năm. “Ông già Việt kiều” lại ra đứng ngắm trước cửa tiệm sách hồi lâu, lấy khăn giấy lau nước mắt, chắp tay hướng lên trên trời khẽ vái ba vái rồi đi. Không ai biết ông ta là ai cả…



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 12/Nov/2021 lúc 1:35pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22946
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 13/Nov/2021 lúc 9:42am

Thuốc lá điếu của thời VNCH






Cách đây hơn 1OO năm có một số loại thuốc lá điếu từ nước ngoài nhập vào Sài Gòn phục vụ nhiều tầng lớp và những người lính..., lúc này nhu cầu sử dụng thuốc lá điếu ngày càng tăng, ngày 8-7-1929, một nhóm các nhà tư bản người Pháp qua Công ty Hàng hải và Vận tải Sài Gòn (Compagnie Saigonaise de Navigation et de Transport) thuộc Công ty Vận tải Đường sông Nam Kỳ (Compagnie des Messageries Fluviales de Cochinchine) đã ra văn bản chính thức thành lập Công ty vô danh với tổng số vốn 6 triệu frăng được chia làm 60.000 cổ phần để lập một nhà máy sản xuất thuốc lá điếu theo công nghệ Âu Tây, đây là nhà máy thuốc lá đầu tiên của Đông Dương mở rộng sự thu hút đầu tư của tư bản nước ngoài (BAT của Anh, Ford, Rockefelle của Mỹ), năm 1932, số vốn đã tăng gấp 3 lần (18 triệu frăng).

Lúc mới thành lập, nhà máy có công suất 100.000 bao/ngày, đến năm 1932 đã tăng 4 triệu bao/tháng; 1939: 44.800.000 bao/năm. Lãi năm 1938: 1.134.000 fran 1941: 4.729.000 fran, công ty này sau có tên là hãng thuốc lá MIC nằm trên đường Nguyễn Hoàng ở khu vức Chợ Lớn xưa, sản phẩm của hãng nầy nhắm vào giới trẻ, trung lưu, và gồm các mặt hàng như: COTAB, Mic EXTRA, RUBY, khoảng gần cuối thập niên 60 cho ra thêm các sản phẩm như CAPSTAN không đầu lọc, rồi PRESIDENT, CAPSTAN loại có đầu lọc gói bìa cứng. đến năm 1975 đã có hơn 100 triệu bao hàng năm mang đậm dấu ấn của hãng thuốc lá MIC.

Ngoài hãng MIC ở miền Nam Việt Nam còn có hãng thuốc lá BASTOS, hãng thuốc JUAN BASTOS nằm trên đường Tôn Thất Thuyết, Quận Tư, sản phẩm của hãng nầy được giới thiệu vào miền Nam Việt Nam vào năm 1936, sản phẩm của Bastos nhắm vào giới bình dân vì đa số là loại thuốc lá sợi đen, gồm có Melia vàng, Melia trắng loại hơi nhẹ, Bastos xanh và Bastos đỏ. Khoảng giữa thập niên 60 Melia vàng ngưng sản xuất, qua đầu thập niên 70 hãng Bastos làm thêm các mặt hàng có đầu lọc như Bastos DELUXE, Melia trắng có mùi vị bạc hà được đóng gói bằng bìa cứng, còn loại Melia xanh là loại thuốc đen đầu lọc được đóng gói bằng giấy thường. Hãng Bastos cũng cung cấp cho Quân Tiếp Vụ sản phẩm của mình đó là BASTOS trắng có dấu hiệu con CHUỒN CHUỒN.

Sau ngày "phỏng giái" dân Miền-Nam cho nên có bài hát chế theo giai điệu bài "PHỎNG GIÁI": “Mở nắp nồi cơm, chúng ta cùng lấy chén bới...” Đoạn kết là: “Miền Bắc hút thuốc Lào, miền Trung hút thuốc Rê, miền Nam Sa-mít, cáp-tăng, con mèo” .., một thời gian sau ngày đánh tư sản hai hãng thuốc lá này bị cộng sản tịch thu và được quốc hữu hóa và đổi tên thành Nhà máy thuốc lá Sài Gòn và Nhà máy thuốc lá Vĩnh Hội thuộc Liên hiệp Thuốc lá miền Nam, sau đó bọn này lấy phần chế biến của Miền-Nam đem ra Bắc và sau này ở miền Bắc có hai Nhà máy Thuốc lá có tên "Thăng Long và Bắc Sơn", ngoài ra, còn có một số nhà máy thuốc lá khác ở Thanh Hóa, Nghệ An nhưng các nhà máy này cho sản lượng thấp và cực tệ, trình độ khoa học kỹ thuật và thiết bị còn lạc hậu so với Miền-Nam khi đó.

- Ngày hôm nay nếu ai còn đang hút thuốc lá mà sản xuất tại Thăng Long và Bắc Son chính là ngày xưa các "ANH" ăn cắp của người miền Nam đem ra Bắc đấy rồi sau này nói là tự mình chế biến và sản xuất.

Sài Gòn Xưa
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22946
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 02/Dec/2021 lúc 1:31pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22946
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/Dec/2021 lúc 1:11pm


Tân Định & DaKao những ngày xưa cũ

Trần Đình Phước





… Ai về Tân Định xóm tôi Cho tôi nhắn nhủ đôi lời nhớ thương Xa rồi những sáng mù sương Hoàng hôn nhạt nắng giáo đường thánh ca Tôi quỳ hồn bỗng mưa sa … (Bích Vân, Đakao.)

Hình trên: Chợ Tân Định - Đường Đinh Tiên Hoàng (đường này hình chụp lúc còn là đường Cường Để). Bên trái là Đại Học Nông Lâm Súc, cạnh ngã tư Đinh Tiên Hoàng – Hồng Thập Tự.



Cho đến bây giờ, dù đã xa Tân Định và Dakao nhiều năm, nhưng trong tôi hai cái tên Tân Định và Dakao lúc nào cũng là một nỗi nhớ khôn nguôi. Chúng cứ thôi thúc tôi hoài. Đã bao năm qua, tôi muốn tìm về chốn này, để sống lại với kỷ niệm thuở học trò, mà tình yêu khi đó, chỉ biết, đôi mắt nhìn nhau cũng đủ rồi. Tôi cứ hẹn đi, hẹn lại, nhưng vẫn chưa bao giờ thực hiện được ước mơ này. Rồi một dịp tình cờ đưa đến, vào tháng 5/2010, tôi đã toại được ý nguyện. Tôi đã có hai tuần lễ đi qua, đi lại trên những con đường kỷ niệm của Tân Định và Dakao.

Điều làm tôi rất đỗi ngạc nhiên và thích thú là tên nhiều con đường trong khu vực này vẫn như cũ.

Thật vậy, sau 1975, một số tên đường của thành phố Saigon thân yêu đã bị đổi bằng những cái tên khác. Nay được thấy lại các tên đường ở khu Tân Định và Dakao không bị thay đổi nhiều, trong lòng tôi bỗng nhiên dâng lên một sự xúc động mãnh liệt và niềm sung sướng vô cùng.

Mời các bạn cùng tôi tìm về những con đường kỷ niệm của khu Tân Định và Dakao với những bồi hồi, rung động khó quên của thời niên thiếu và không bao giờ phôi pha, dù năm tháng có qua đi.

Trước hết, xin bắt đầu là Cầu Kiệu với con đường Hai Bà Trưng đi về phía Saigon. Khoảng đường này bên tay phải có hẻm vựa gạo, bác sĩ khám mắt tên Kính, tiệm bán bông cườm, thuốc cam Hàng Bạc và tiệm cà phê Hải Nàm. Phía bên phải có hẻm bán chó, tiệm trà Phật Tổ và tiệm bán xe đạp Đoàn Văn Thẩm.

Quẹo trái ở ngã ba là đường Trần Quang Khải. Phía tay trái là con đường nhỏ dẫn vô hẻm có tiệm bánh cuốn Thanh Trì ngay đầu ngõ, đối diện là Hảng Sáo Công Ty, rồi tới trường Việt Nam Học Đường và trường Văn Lang số 51 Trần Quí Khoách do thầy Ngô Duy Cầu làm Hiệu trưởng. Thầy mất đúng ngày 30/4/1975. Đối diện trường Văn Lang là Cư Xá Kiến Ốc Cục Tân Định, dành cho công chức. Đi vào phía trong là chùa Vạn Thọ và một số chùa nhỏ khác. Phía tay phải là quán cơm Cây Điệp, kế bên là hãng gạch bông Vân Sơn. Nhìn sang bên đường là trường Trung Học Tân Thạnh của thầy Phan Út. Trước khi vào cổng trường, phải đi ngang bảo sanh viện Ngô Liêng. Bảo sanh viện này mang luôn tên bà.

Đi tiếp khoảng hai trăm thước sẽ gặp một ngã tư. Đường Bà Lê Chân bên tay phải. Ngay góc đường Bà Lê Chân là quán cơm tấm của vợ chồng con trai nghệ sĩ Bảy Nhiêu. Đối diện là đình Phú Hoà, nơi các đoàn hát bộ và cải lương tập dượt. Nằm trên đường Bà Lê Chân phía bên trái có nhà in Bùi Văn Tạ, bảo sanh viện Hà Đông Hà. Trước mặt có con đường mang tên Mã Lộ. Con đường này chạy ngang phía sau chợ Tân Định. Phía đầu đường Bà Lê Chân là ngã ba Hai Bà Trưng và Bà Lê Chân. Nằm ngay góc là Y Viện Tân Định.

Từ đình Phú Hoà nhìn sang bên kia đường là đường Trần Nhật Duật. Xe chè Huỳnh Thị Ngà nổi tiếng một thời, nằm ngay góc ngã tư đường Trần Quang Khải và Trần Nhật Duật. Đường này chạy dài tới khu nông cơ cũ. Trên đường Trần Nhật Duật có bốn con đường nhỏ đâm ngang qua. Thứ tự như sau: Đặng Dung, Đặng Tất, Trần Quí Khoách và Trần Khánh Dư. Riêng hai đường Đặng Dung và Trần Khánh Dư thì chạy dài được đến đường Trần Khắc Chân, còn gọi là xóm Cầu Mới. Trên đường Trần Nhật Duật, hẻm số 21 có tiệm ảnh Nguyễn Kỳ nổi tiếng một thời trong giới học sinh, thích chụp hình chân dung, nhà số 10 là trường Huỳnh Thị Ngà.

Bà Huỳnh Thị Ngà là một phụ nữ giỏi và đảm lược. Bà biết chèo chống và điều hành ngôi trường Huỳnh Thị Ngà, mà kế bên có nhiều trường trung học tư thục khác, lúc nào cũng sẵn sàng cạnh tranh với trường của bà. Nhờ thế trường của bà mới có thể tồn tại hơn hai mươi năm. Bà mất khoảng cuối năm 1992 tại tiểu bang Virginia (Hoa Kỳ). Đối diện trường Huỳnh Thị Ngà, xéo về đường Đặng Dung là nhà giáo sư khiêu vũ, phía trước nhà có cây me to. Cách đó vài căn là nhà giáo sư Pháp văn Huỳnh Văn Mĩ. Thầy Mĩ nổi tiếng về dạy Pháp văn và là một trong những võ sư sáng lập môn phái Hàn Bái Đường. Không nghe nói về vợ thầy, chỉ thấy thầy đi chợ một mình, hai tay xách cái gà mên. Thầy qua đời ở Nam Cali năm 2004, hưởng thọ 93 tuổi. Học sinh trường Huỳnh Thị Ngà rất nể sợ thầy. Trong giờ của thầy dạy, không em nào dám hó hé vì thầy Mĩ rất nghiêm và khó. Ngoài ra, thầy cũng là thầy dạy cô hiệu trưởng Huỳnh Thị Ngà hồi nhỏ.

Bây giờ trở ngược ra đường Trần Quang Khải đi về phía Dakao. Trước khi đến một ngã năm, phía bên phải là phòng nha khoa của một đôi vợ chồng. Vợ là Nha Sĩ tên Hạnh. Chồng là Không Quân Thiếu Tá Nha Sĩ Dương Quảng Định (Trung Tâm Giám Định Y Khoa Không Quân). Đi thêm khoảng ba mươi thước gặp một depot rác nhỏ. Đối diện là chỗ cho thuê sách, tiểu thuyết và truyện hiếm hiệp Đức Hưng, kế bên là tiệm hàn gió đá Sáu An. Cách đó vài căn là nơi chuyên sản xuất xích lô đạp và xe ba bánh có tên Ngọc Quế.

Khi đến ngã năm, bên tay trái là đường Trần Khắc Chân, nhìn xéo về phía tay phải là đường Nguyễn Phi Khanh. Căn nhà nằm ngay góc đường của ông Bùi Ngọc Phương. Ông tự phong cho mình là vua dầu hỏa Việt Nam và dự định ứng cử Tổng Thống VNCH. Nếu đi ngược chiều trên đường Nguyễn Phi Khanh, ngã ba đầu tiên là đường Huyền Quang, có đình Sơn Trà. Đường Huyền Quang mang tên một vị sư. Con đường dài khoảng hai mươi thước, đi hết đường Huyền Quang, quẹo trái là Chả cá Lã Vọng.

Ngã ba kế tiếp là Lý Văn Phức, có một depot rác rất lớn, nơi mà các công nhân vệ sinh đưa rác về đây, trước khi các xe lớn đến chở đi tái chế và phế thải. Cuối đường là quán cà phê bà Chi, mà các bài viết về cà phê Saigon đều nhắc đến. Quẹo trái gặp rạp hát Casino Dakao, tiệm may Cao Minh và tiệm thạch chè Hiển Khánh. Đối diện là nhà hàng Pháp tên Casino, tiệm bán quân trang Quế Anh và kế bên là tiệm Phúc chuyên làm con dấu, thêu cờ và huy hiệu. Nếu quẹo phải sẽ gặp Đền Thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo.

Đoạn đường Trần Quang Khải từ đây ra đến đường Đinh Tiên Hoàng tuy không dài lắm, nhưng có rất nhiều cửa hiệu buôn bán. Phía bên phải, ta thấy có Pharmacy Duyệt, rồi đến bảo sanh viện Chung Nam Quế. Nơi đây các bà bầu khu Dakao và Gia Định thường đến để khai hoa nở nhụy. Nhà kế bên là nhà của bà thầy bói mập, chuyên môn coi bói bài, tiếp đó có hai tiệm bán phụ tùng và sửa xe Honda, rồi cà phê Ngọc Dung số 77 Trần Quang Khải, của hai chị em tên Ngọc và tên Dung.

Đi thêm một chút nữa sẽ gặp Đình Nam Chơn. Trước đình có thờ hình ông cọp. Bên trái cổng vào trong sân đình có cây đa to, có lẽ đã trên trăm tuổi. Thêm vài bước nữa cũng có một Phật đường nhỏ, thuộc Giáo Hội Phật Đường Nam Tông, được gọi tên là Minh Sư Đạo Quang Nam Phật Đường. Kế bên là tiệm vàng Bảo Thành, cũng nổi tiếng về bánh Trung Thu, giò lụa, giò thủ và bánh mứt. Trước 1975, bà Bảo Thành là chủ thầu các bãi giữ hai bánh lớn nhất Saigon như: Trường Đại học Luật khoa ở đường Duy Tân, Nha Xổ số Kiến Thiết ở đại lộ Thống Nhất, rạp hát Đại Nam trên đường Trần Hưng Đạo, và dọc theo hai bên đường Lê Lợi. Cách một căn là tiệm cơm Tàu có tên Dân Thiên, với các món mì xào dòn và cơm chiên Dương Châu tuyệt vời.

Tiếp tục phía bên trái. Đầu tiên là chi cục cảnh sát Tân Định. Kế bên là đình Công Thành Ban, chuyên trình diễn hát bộ. Trước đình cũng có thờ một ông cọp, kế bên là một ngõ hẻm, đi ra được đường Trần Khắc Chân. Sau đó sẽ đến một dãy phố, có tiệm quay Ronéo Lửa Hồng, nơi đây quay ronéo và photocopy bài vở cho các học trò và thầy cô giáo. Ngoài ra cũng bán nhạc quay roneo sẵn, giá rất bình dân. Cách đó vài căn là một tiệm hòm. Có tiệm may Của, rồi đến nhà bà con với ông chủ rạp hát Văn Hoa. Nổi tiếng ở đoạn này là tiệm cầm đồ bình dân có tên là Kim Ngân. Bà chủ lúc nào cũng trang điểm lộng lẫy như các cô đào cải lương Thanh Nga hay Bạch Tuyết sắp lên sân khấu trình diễn. Nơi đây lúc nào cũng đông khách vì tiệm cho cầm và chuộc đồ với giá tương đối dễ thở và thủ tục thì đơn giản hơn so các nơi khác.

Cách khoảng mười căn nhà, bên trái có một con hẻm lớn, nổi tiếng nhất vùng Tân Định - Dakao. Đó là hẻm xóm Vạn Chài. Đây là địa điểm quy tụ anh hùng hào kiệt tứ xứ. Mỗi lần có hành quân cảnh sát để bắt thanh niên trốn quân dịch thì xe cộ, súng ống rầm rộ, ca nô, thuyền nhỏ chạy dài dọc theo sông cầu Bông, đèn pin chiếu pha sáng cả một vùng. Cuối cùng kết quả chẳng đi đến đâu, vì thanh niên trốn quân dịch đã nhảy xuống sông, lặn qua bên phía Gia Định, hoặc trốn trong các con hẻm sâu, tối tăm, chằng chịt. Lực lượng kiểm soát cũng không muốn vào chỗ này, vì không an toàn cho lắm. Đặc biệt, trong hẻm có một trường trung tiểu học tư thục mang tên Văn Hiến do Thầy Phan Ngô làm Hiệu trưởng. Thầy cũng từng ra ứng cử và đắc cử Nghị viên thành phố Saigon.

Ra khỏi hẻm, quẹo trái là ngay rạp hát Văn Hoa. Rạp hát này đã từng một thời là một rạp hát sang trọng của Saigon vì có trang bị máy lạnh, màn ảnh rộng và giá vé vào cửa cũng tương đối bình dân. Rạp Văn Hoa chiếu đủ các loại phim. Những lúc chiếu phim mới và hấp dẫn, bà con sắp hàng rồng rắn, kéo dài tới ngõ xóm Vạn Chài. Khán giả nào không muốn sắp hàng, không muốn chen lấn đổ mồ hôi, để bị rách quần, rách áo hoặc bị rạch bóp, thì có thể mua chợ đen, đôi khi phải trả gấp đôi.

Cũng nên nói thêm ở đây, cạnh bên rạp hát Văn Hoa là một quán cà phê cũng đã đi vào lịch sử của cà phê Saigon. Đó là cà phê Văn Hoa. Quán được trang bị dàn âm thanh tối tân, nhạc ngoại quốc hấp dẫn luôn luôn mới nhất, chỗ ngồi thanh lịch, vị trí thuận lợi và do hai chị em ruột là bà con với ông bà chủ rạp Văn Hoa đứng bán. Cô chị có tên TBD và cô em có tên TBH. Hai chị em đều là nữ sinh trường trung học Huỳnh Thị Ngà. Lúc nào đi học, cả hai cô đều mặc đồ đầm rất xinh xắn. Trông giống búp bê không tình yêu. Nghe đâu cũng có khối anh đến uống cà phê thường xuyên mỗi ngày, trong số đó có anh là ca sĩ một ban kích động nhạc nổi tiếng về bài hát Sunday Morning. Ngày nào anh ta cũng đến quán ngồi đồng, vừa thưởng thức cà phê, vừa trồng cây si cô em TBH. Gia đình cô TBD hiện ở Montréal, còn gia đình cô TBH từ Montréal chuyển về Pleasanton (California) vì phu quân cô có công việc làm thích hợp ở đây.

Đoạn đường còn lại, phải nhắc đến một quán cơm xã hội, chuyên phục vụ cho giới bà con lao động, xe ba gác, xe xích lô, công tư chức và học sinh, sinh viên nghèo. Giá rất bình dân, chỉ duy nhất năm đồng. Thức ăn gồm ba món, thay đổi mỗi ngày. Cơm ăn thoải mái, ăn cho đến khi nào no thì thôi. Ngoài ra, còn được tặng thêm một trái chuối tráng miệng và ly trà thơm, nóng bốc khói.

Sau đó phải kể thêm hai tiệm bán xi măng, gạch, cát và đá cha truyền con nối là Tấn Phát và Tâm Long. Nay chỉ còn tiệm Tâm Long tiếp tục, địa chỉ số 8 Trần Quang Khải, có lẽ cửa hàng đã hơn nửa thế kỷ. Một chút nữa thì bỏ sót tiệm may áo dài tương đối nổi tiếng là Phương Luân và hiệu ảnh Ngọc Chương ở kế bên. Hết đường Trần Quang Khải thì gặp đường Đinh Tiên Hoàng. Quẹo trái sẽ gặp một quán bán thịt gà, thịt vịt và thịt heo quay. Cạnh đó là một tiệm chuyên sửa xe Vespa và Lambretta. Nhìn sang bên kia đường là tiệm may áo dài Thanh Châu. Tiệm mang tên người con gái lớn nhất. Tiệm may Thanh Châu rất nổi tiếng, chuyên may áo dài cho các ca sĩ và áo cưới cô dâu. Hiện nay tiệm may Thanh Châu vẫn còn và có rất nhiều khách đến may mỗi ngày. Kế bên là tiệm bán và đóng giầy Đông Hưng.







Bên kia đường Trần Quang Khải là đường Nguyễn Huy Tự. Phía tay phải có chợ Dakao. Trước khi tới chợ Dakao, sẽ gặp một gánh chè chỉ bán đậu đen. Bà bán chè, người miền bắc di cư. Bà chỉ bán vào buổi chiều. Chè đậu đen bà nấu, hạt rất dẻo, hương vị ngọt đậm đà. Thú vị nhất là ngồi chồm hỗm ăn chè nóng dưới cơn mưa lất phất của Saigon, vì không có ghế cho khách. Một con đường chạy ngang chợ Dakao là đường Trương Hán Siêu. Bên trong có đền thờ Phan Chu Trinh và quán bánh cuốn tráng hơi, mang tên Tây Hồ. Bà chủ bánh cuốn có tên là bà Cà. Bà khởi nghiệp năm 1960, bằng một cái quán xập xệ, một ít bàn ghế thấp lè tè và mấy tấm bạt cũ để che mưa. Bên phải có Tín Nghĩa Ngân Hàng. Khi chiều đến, có quán cháo lòng, mà bà chủ rất khó tánh. Bà luôn luôn ưu tiên bán trước cho nam giới, còn nữ giới thì bà cho đợi mút chỉ cà tha. Cô hay bà nào không chờ được thì đi kiếm chỗ khác. Nếu thắc mắc, khiếu nại thì bà sẽ từ chối, không bán. (Hình trên: Đường Hai Bà Trưng - nhà thờ Tân Định).

Đường Nguyễn Huy Tự rất ngắn, khoảng chừng ba mươi thước. Chấm dứt khi đụng đường Nguyễn Văn Giai. Chạy thẳng là Viện Nhu Đạo Quang Trung của Thượng Tọa Thích Tâm Giác. Nguyên Giám Đốc Nha Tuyên Úy Phật Giáo. Đối diện với Viện Nhu Đạo Quang Trung là một ngôi chùa lâu đời của người Hoa, mang tên chùa Ngọc Hoàng. Đặc biệt, trong chùa có một cái hồ lớn và sâu. Nhà chùa thả rất nhiều rùa, có những con sống đã vài chục năm trở lên.

Đường Nguyễn Huy Tự, quẹo trái là đường Bùi Hữu Nghĩa. Có một cây cầu sắt cũ. Nếu quẹo phải sẽ gặp đường Nguyễn Văn Giai. Trên đường Nguyễn Văn Giai số 57 - 59 có LỚP TOÁN LÝ HÓA MINH TRUNG, chuyên dạy Luyện Thi Tú Tài 1 & 2 do Giáo sư Trần Văn Trung làm Giám Đốc. Đi hết đường Nguyễn Văn Giai sẽ gặp đường Đinh Tiên Hoàng, nhìn sang phía bên kia đường là đường Huỳnh Khương Ninh. Bên trái là rạp hát Asam, nay đã xây thành chung cư và tiệm thuốc tây Lịch Cường. Pharmacy mang tên của Dược Sĩ Tống Lịch Cường. Đầu đường Huỳnh Khương Ninh, có xe bánh mì Bảy Quan với bánh mì thịt dăm bông và ba tê rất độc đáo. Trên con đường này còn có trường trung học Huỳnh Khương Ninh.

Ngoài ra cũng phải kể thêm hai quán cà phê đã đi vào gia phả cà phê Saigon trước năm 1975. Quán thứ nhất là cà phê Hân mà tất cả mọi thứ đều làm bằng inox từ phin, muỗng, tách đựng đưòng, đựng sữa. Quán thứ hai là cà phê Duyên Anh. Quán mang tên nhà văn Duyên Anh, nhưng hoàn toàn không dính dáng đến nhà văn này. Cô bé ngồi tính tiền tên Q. có nụ cười xinh xinh, đôi mắt tròn, đen láy và tóc dài thắt bím rất dễ thương. Cô làm cho bao nhiêu đấng anh hùng mê mệt. Cô cũng còn là đề tài cho các chàng thi sĩ tài tử đến vừa thưởng thức cà phê, vừa làm thơ sầu mộng.

Khu Dakao có thể kể thêm những con đường tên vẫn như cũ là: đường Nguyễn Bỉnh Khiêm với hai trường trung học công lập Trưng Vương, Võ Trường Toản và hồ bơi Nguyễn Bỉnh Khiêm, Tân An Đình.

Đường Nguyễn Thành Ý, đường Phan Kế Bính có Hội Văn Hoá Bình Dân do ông Huỳnh Văn Lang Tổng Giám Đốc Viện Hối Đoái làm Chủ Tịch, đường Mạc Đĩnh Chi với Billards Trường Cang, nhà hàng Trường Cang, Hội Việt Mỹ và Ty Cảnh sát Quận 1, đường Trần Cao Vân, Phan Tôn, Phan Ngữ, đường Phùng Khắc Khoan với tư gia Đại Sứ Hoa Kỳ. Đường này cũng là một con đường đẹp, có nhiều lá me bay của Saigon.

Cuối cùng trở về khu Tân Định. Xin chỉ ghi ra những con đường không bị đổi tên là: Nguyễn Văn Mai nối hai đầu đường Hai Bà Trưng và đường Huỳnh Tịnh Của. Một đường nữa là Đinh Công Tráng, với món bánh xèo nổi tiếng, các trường (Tân Thịnh, Les Lauries, Văn Minh) và tiệm chụp hình Duy Hy.

Ngay góc Hai Bà Trưng và Đinh Công Tráng là tiệm thuốc Kính Tiên. Phía đối diện là trường Thiên Phước, nhà thờ Tân Định và cách nhà thờ Tân Định khoảng hơn mười thước là cà phê Thu Hương danh tiếng một thời.

Ngoài ra, cũng xin kể thêm đường Pasteur. Nơi đây có nhiều tiệm phở, có quán cà phê Hồng và có viện Pasteur chiếm một chu vi rất rộng, có bốn con đường bao quanh, với những cây cổ thụ to đến nỗi năm, sáu người ôm vẫn không xuể. Ngay ngã ba Nguyễn Đình Chiểu và Pasteur, có một cái mả đá rất lớn được xây bằng đá ong đã bị giải tỏa, nhìn đối diện là đường ngõ hẻm vô trường Anh Văn Khải Minh.

Xin phép được dừng ở đây. Hy vọng các bạn đã tìm lại được một chút hương xưa của ngày tháng cũ năm nào. Một lần nữa Tân Định & Dakao mãi mãi trong tiềm thức của chúng ta.


Trần Đình Phước (San José, California)
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22946
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/Dec/2021 lúc 1:22pm



Trần Phan





Ngày trước 75 hầu hết ca sĩ hát Tân nhạc bằng giọng Bắc ngoại trừ quái kiệt Trần văn Trạch hát giọng Nam qua bài: Chiều mưa biên giới của Nguyễn văn Đông được ban nhac Pháp Hòa âm:

Chiều mưa biên giới anh đi DỀ đâu?
Sao còn đứng ngóng nơi DANG đầu.

Giọng trầm ấm của quái kiệt Trần văn Trạch nghe mộc mạc rất dễ thương.

Còn nữa : Ban thoại kịch KIM CƯƠNG phát âm toàn giọng Saigon qua tác phẩm Lá sầu riêng được khán giả 3 miền tán thưởng nhiệt liệt.Trong Lá sầu riêng Kim Cương vai cô Diệu nói giọng Sài Gòn, hát giọng Saigon bài Duyên Kiếp do nhạc sĩ Lam Phương viết nhạc nền :

Anh ơi nếu mộng không thành thì sao.
Non cao đất rộng biết đâu mà tìm.

Ngày nay, sau 45 năm Bắc Nam thống nhất tìm lại giọng Saigon xưa e rất khó.

Nghe tiếng "Dạ" sao mà thương đến lạ. Người Sài Gòn nói riêng và miền Nam nói chung, có thói quen dùng từ "dạ" khi nói chuyện, khác với người miền Bắc lại dùng từ "vâng". Để ý sẽ thấy ít có người Sài Gòn nào nói từ "vâng". Khi có ai gọi, một người Sài Gòn nói "vâng!" là trong dáng dấp của câu nói đó có giọng đùa, cười cợt.

Khi nói chuyện với người lớn hơn mình, người dưới thường đệm từ "dạ" vào mỗi câu nói:

''Mày ăn cơm chưa con ?

- Dạ, chưa!"

"Mới dìa/dzề hả nhóc?

- Dạ, con mới!"…

Cái tiếng "dạ" đó, không biết sao trong cảm giác nghe của một người Sài Gòn với một người Sài Gòn thấy nó "thương" lạ.....dễ chịu mà gần gũi, nhẹ nhàng mà tình cảm lắm lắm. Cảm giác nó thật riêng so với những nơi khác. Nghe một tiếng "dạ" là biết ngay tên này là dân miền Nam cái đã rồi hẵng hay...

Một người miền khác, có thể là Bắc hoặc Trung, diễn tả một khoảng thời gian ngắn vài ngày thì nói:

"Từ bữa đó đến bữa nay", còn người Sài Gòn thì nói: "Hổm rày", "dạo này"…

Người khác nghe sẽ không hiểu, vì nói chi mà ngắn gọn ghê. (Lại phát hiện thêm một điều là người Sài Gòn hay dùng từ "ghê" phía sau câu nói để diễn tả một sắc thái tình cảm riêng. Tiếng "ghê" đó chẳng hàm ý gì nhiều, nó mang ý nghĩa là "nhiều" là "lắm". Nói ''Nhỏ đó xinh ghê!", nghĩa là khen cô bé đó xinh lắm vậy. Lại so sánh từ "hổm nay" với "hổm rày" hay nghe ở các vùng quê Nam Bộ, cũng một ý nghĩa như nhau, nhưng lại không hoàn toàn giống nhau. Nghe người Sài Gòn dùng một số từ "hổm rày, miết…" là người Sài Gòn bắt chước người miền sông nước vậy. Nhưng nghe vẫn không trái tai, không cảm thấy gượng, vì trong người Sài Gòn vẫn còn cái chất miền Nam chung mà.

Nghe một đứa con trai Sài Gòn nói về đứa bạn gái nào đó của mình xem… "Nhỏ đó dễ thương ghê!", "Nhỏ đó ngoan!"… Tiếng "nhỏ" mang ý nghĩa như tiếng "cái" của người Hà Nội. Người Sài Gòn gọi "nhỏ Thuý, nhỏ Lý, nhỏ Uyên" thì cũng như "cái Thuý, cái Uyên, cái Lý" của người Hà Nội thôi.

Nói một ai đó chậm chạp, người Sài Gòn kêu "Thằng đó làm gì mà cứ cà rề cà rề… nhìn phát bực!" Nghe cứ như là đùa, chẳng làm câu nói nặng nề lắm. Một người lớn hơn gọi: "Ê, nhóc lại nói nghe!" Hay gọi người bán hàng rong: "Ê, cho chén chè nhiều nhiều tiền ít coi!"… "Ê" là tiếng Sài Gòn đó, coi gọi trổng không vậy mà chẳng có ý gì đâu, có thể nói đó là thói quen trong cách nói của người SàiGòn.

Mà người Sài Gòn cũng lạ, mua hàng gì đó, thường quên mất từ "bán", chỉ nói là:

"Cho chén chè, cho tô phở"…

"Cho" ở đây là mua đó nghen.

Nghe người Sài Gòn nói chuyện với nhau, thường bắt gặp thế này:

"Lấy cái tay ra coi!"

"Ngon làm thử coi!"

"Cho miếng coi!"

"Nói nghe coi!"…

"Làm thử" thì còn "coi" được, chứ "nói" thì làm sao mà "coi" cho được nè ? Vậy mà người Sài Gòn lại nói, từ "coi", cũng chỉ như là một từ đệm, dân Sài Gòn nói dzậy mà.

Ngồi mà nghe người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau thì quái lắm, lạ lắm, không ít người sẽ hỏi:

"Mấy từ đó nghĩa là gì dzậy ta ?"

– Mà "dzậy ta" cũng là một thứ "tiếng địa phương" của người Sài Gòn à.

Người Sài Gòn có thói quen hay nói:

"Sao kỳ dzậy ta?"

"Sao rồi ta?"

"Được hông ta?"…

Nghe như là hỏi chính mình vậy đó, mà...hổng phải dzậy đâu nghen, kiểu như là nửa hỏi người, nửa đùa đùa vậy mà.

Tiếng Sài Gòn là thế đó, nếu bạn giả giọng Sài Gòn nói chuyện, dù có giống cách mấy mà bỏ quên mấy tiếng đệm, mấy tiếng Sài Gòn riêng riêng này thì đúng là… "bạn hông biết gì hết chơn hết chọi!"

Mà giọng Sài Gòn đã thế, cách người Sài Gòn xưng hô, gọi nhau cũng có phần mang "màu sắc" riêng.

Người Sài Gòn có cái kiểu gọi "Mày" xưng "Tao" rất "ngọt". Một vài lần gặp nhau, nói chuyện ý hợp tâm đầu một cái là người Saigon mày tao liền. Nếu đúng là dân Sài Gòn, hiểu người Sài Gòn, yêu người Sài Gòn sẽ thấy cách xưng hô ấy chẳng những không có gì là thô mà còn rất ư là thân thiện và gần gũi. Mày-tao là kiểu xưng hô hay thấy trong mối quan hệ bạn bè của người Sài Gòn. Cách xưng hô này thấy dàn trải từ đủ các mối quan hệ bạn bè; từ bạn học giữa mấy đứa nhóc chút xíu, cho đến mấy bác mấy anh lớn lớn tuổi. Hổng biết cái máu dân Sài Gòn nó chảy mạnh quá hay sao mà thấy mấy cách gọi này nó... tự nhiên và dễ nói hơn là mấy từ như "cậu cậu - tớ tớ" của miền Bắc. Nói chuyện bạn bè với nhau, thân thiết mà gọi mấy tiếng mày mày tao tao thì nghe thật sướng, thật thoải mái tự nhiên, và khoai khoái làm sao ấy. Gọi thế thì mới thiệt là dân Sài Gòn.

Đấy là ngang hàng, ngang vai vế mà gọi nhau, chứ còn như đám nho nhỏ mà gặp người lớn tuổi hơn, đáng bậc cha, chú thì khác. Khi ấy "tụi nhỏ" sẽ gọi là chú, thím, cô, dì, hay bác và xưng "con" ngọt xớt. Có vẻ như người Sài Gòn "ưa" tiếng chú, thím, dì, cô hơn; cũng như đa phần dân miền Nam khác vậy mà. Mà có lẽ cách gọi này cũng còn tuỳ vào việc ước lượng tuổi của người đối diện.

Gặp một người phụ nữ mà mình nhắm chừng tuổi nhỏ hơn mẹ mình ở nhà thì:

“Dì ơi dì...cho con hỏi chút.....!"

Còn lớn hơn thì dĩ nhiên là "Bác ơi bác..." rồi.

Những tiếng mợ, thím, cậu,..... cũng tuỳ vào vai vế và người đối diện mà gọi. Có người chẳng bà con thân thuộc gì, nhưng là bạn của ba mình, lại nhỏ tuổi hơn, thế là gọi là chú và vợ của chú đó cứ thế gọi luôn là thím.

Gọi thì gọi thế, còn xưng thì xưng "con" chứ không phải "cháu cháu" như một số vùng khác.

Cái tiếng "con" cất lên nó tạo cho người nghe cảm giác khoảng cách giữa mình với đứa nhỏ đang nói kia tự dưng… gần xịt lại. Nghe sao mà quen thuộc, và gần gũi đến lạ lùng. Tự dưng là thấy có cảm tình liền. Nói tiếp chuyện xưng hô, người Sài Gòn có kiểu gọi thế này :

Ông đó = Ổng
Bà đó = Bả
Dì đó = Dỉ
Anh đó = Ảnh
Chị đó = Chỉ
Cô đó = Cổ

Còn nữa:

Ở bên đó = Ở bển
Ở trong đó = Ở trỏng
Ở ngoài đó = Ở ngoải
Hôm đó = Hổm.

Nói chung, khi cần lược bỏ chữ "đó", người ta chuyển thanh ngang hoặc thanh huyền thành thanh hỏi. Không hiểu sao mà dấu hỏi tự nhiên cái trở nên giữ vai trò quan trọng... ngộ nghĩnh dzậy nữa. Nhưng mà kêu lên nghe hay hay đúng hông? Gọi vậy mới đúng là chất miền Nam - Sài Gòn á nghen. Người Sài Gòn cũng có thói quen gọi các người trong họ theo... số. Như anh Hai, chị Ba, thím Tư, cô Chín, dượng Bảy, mợ Năm... Mà nếu anh chị em họ hàng đông đông, sợ gọi cùng là chị Hai, anh Ba mà hổng biết nói về ai thì dzậy nè, thêm tên người đó vào.

Thành ra có cách gọi: Chị Hai Lý, chị Hai Uyên, anh Ba Long, anh Ba Hùng... Thêm nữa, nếu mà anh chị em cùng nhà thì tiếng "anh-chị-em" đôi khi được....giản lược mất luôn, trở thành: "Hai ơi Hai, em nói nghe nè..." và "Gì dzạ Út ?"... Tôi thích cách gọi này, đâm ra ở nhà gọi Dì Út tôi chỉ là một tiếng Út gọn lỏn. Có chuyện nhờ là cứ "Út ơi...con nhờ chút!" hoặc với mấy chị tôi thì "Hai ơi Hai... em nói nghe nè!".

Cách gọi này của người Sài Gòn nhiều khi làm người miền khác nghe hơi... rối. Cách xưng hô của người Sài Gòn là vậy. Nghe là thấy đặc trưng của cả một mảnh đất miền Nam sông nước. Cứ thế, không sang trọng, điệu đà như giọng người dân đất Bắc, cũng chẳng trầm lắng, thanh thanh như tiếng Huế Kinh Thành, cái giọng Sài Gòn đi vào tai, vào lòng, vào cách cảm, và nỗi nhớ nhung của người Sài Gòn lẫn dân miền khác bằng sự ngọt ngào của sông nước miền Nam, bằng cái chân chất thật thà của truyền thống xa xưa, và bằng cả cái "chất Sài Gòn" chảy mạnh trong từng mạch máu người dân Sài Gòn.

Đi đâu, xa xa Sài Gòn, bỗng dưng nghe một tiếng "Dạ!" cùng những tiếng "hen, nghen" lại thấy đất Sài Gòn như đang hiện ra trước mắt với những nhớ thương...


Trần Phan
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22946
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/Jan/2022 lúc 4:07pm
Xưa rồi diễm     <<<<<

Ghim%20của%20Painturous%20trên%20What%20The%20Pho%20|%20Thiệp,%20Bài%20hát,%20Instagram
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22946
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/Jan/2022 lúc 1:50pm

Tết đến xuân về, Hoài niệm sài gòn xưa.


Cứ mỗi năm qua đi chúng tai lại chào đón 1 cái tết với bao niềm hân hoan chờ đón, sum họp, quây quần. Cầu mong những điều thật tốt đẹp trong năm mới. Và nó càng ý nghĩa hơn so với những người làm ăn xa nhà. Mong mỏi một dịp để có thể đoàn tụ bên gia đình. Và những cái tết cũ đã qua là những kỷ niệm, hồi ức của bao thế hệ.

Em đứng chờ tôi trước song thưa

Tôi đi qua đầu ngõ

Hỏi nhau thầm xuân đã về chưa…

Khi những câu hát ngân nga trong cái nắng ấm nhè nhẹ những ngày cuối năm, thì người Saigon biết rằng Tết đã về tràn ngập khắp phố phường. Ai đó đã từng nói rằng, cuộc sống càng hiện đại, Tết lại càng mất đi niềm vui. Phải chăng trong nhịp sống hối hả của hôm nay, cái Tết của Saigon xưa luôn hiện về trong tâm trí những con người mang đầy tâm tư hoài niệm. Tết Saigon xưa có gì mà khiến biết bao nhiêu người tương tư đến thế? Mời quý vị cùng tìm hiểu Tết Saigon xưa qua những hình ảnh hiếm hoi dưới đây.

Saigon Feb 1967 – Chợ hoa Tết Đinh Mùi – Tòa nhà góc Nguyễn Huệ-Ngô Đức Kế – Vélo Solex

Nhà nghiên cứu Vương Hồng Sển cho rằng, tết Bắc – Trung – Nam, mỗi miền đều có mỗi đặc trưng khác nhau. Tết trong Nam mộc mạc sơ sài, không như tết ở miền Bắc và miền Trung giữ nhiều phép tắc và kiêng cử,… Tuy có sự khác biệt về phong tục và văn hóa, nhưng trong tâm trí của người Việt, tết là mùa đoàn viên, là dịp để đoàn tụ gia đình, để tưởng nhớ, cúng bái ông bà tổ tiên,…

Saigon là nơi đất lành chim đậu, là nơi hội tụ của người dân tứ xứ đến học tập, làm việc và đinh cư. Vì vậy, tết nơi đây cũng là sự kết hợp của văn hóa nhiều vùng miền hòa vào dòng chảy của nhịp sống và con người Saigon làm nên một mùa xuân độc đáo, khác biệt nhưng vẫn mang đậm bản sắc dân tộc.

Những ngày giáp tết

Hằng năm, cứ mỗi lần thấy mấy bác hàng xóm tay cầm thùng vôi, tay cầm cây chổi là người ta bắt đầu cảm nhận không khí Tết đang tràn về. Quan niệm người xưa cho rằng, đầu năm mới, nhà cửa có sạch sẽ thì mới đón rước Phúc Lộc vào nhà. Thế là bắt đầu từ giữa tháng Chạp, người ta đã bắt đầu chuẩn  bị sơn phết tường cổng, dọn dẹp nhà cửa, đánh lại bộ lư đồng, thay cát trên bàn thờ để chuẩn bị cho ngày lễ rước ông Táo về trời và đón ông bà tổ tiên và ăn Tết cùng.

Phụ nữ Saigon những ngày giáp Tết cũng phụ giúp trang trí lại cửa nhà bằng cách mua vài ba bức tranh giấy về treo lên tường, khiến ngôi nhà thêm tươi mới. Những người có điều kiện hơn, thường mua mấy bức viết chữ nhũ vàng Ngũ Phúc Lâm Môn, Hiệp Gia Bình An, Phước Lộc Thọ trên những tờ giấy hồng của mấy ông người Hoa ngồi viết ở chợ về dán trước cửa.

Tết Ất Mùi – Lễ vật cúng ông Táo bày trên mâm, 3 con cá chép sống trong bình

Từ sau ngày 23 tháng Chạp, tức sau ngày đưa ông Táo về trời, không khí chuẩn bị tết rộn ràng hơn hẳn. Các mẹ, các chị đi chợ về luôn kèm theo mấy thứ củ quả để làm mứt đón Tết. Rồi cứ sau bữa cơm chiều, mẹ bắt đầu bày cóc, me, khoai, cà rốt,…ra gọt vỏ. ngâm vôi rồi sên với đường đến khi khô lại rồi hôm sau mang phơi là có ngay mấy hũ  mứt ngon lành đón tết.

Các khu chợ Saigon thường ngày đã đông người, đến những ngày giáp Tết lại nhộn nhịp và đông vui hơn hẳn. Có thể nói Tết bắt đầu từ chợ, các cửa hàng bày bán đủ thứ mặt hàng. Từ sạp nhỏ đến hàng lớn, chất đầy hàng hóa Tết. Nào là mứt bánh, lạp xưởng, rượu tây rượu ta, nước ngọt, bia, hoa nhựa, hoa giấy, hoa tươi, khăn trải bàn, chén đĩa, áo quần, veston, áo dài, áo đầm,…không thiếu bất cứ thứ gì. Ai muốn đi mua sắm thì đến chợ Bình Tây, ai muốn đi thăm thú thì đến chợ Bến Thành. Hai khu chợ đặc trưng của Saigon mỗi dịp Tết đến. Nếu chợ Bình Tây nổi tiếng với hàng hóa đa dạng phong phú với giá cả phải chăng thì chợ Bến Thành lại là khu vực của những gia đình có điều kiện với những mặt hàng chất lượng và giá cả không hề rẻ.

Chợ Hoa Tết đông vui và nhộn nhịp ngày Tết

Từ ngày 27 trở đi, học sinh bắt đầu được nghỉ học, công nhân viên chức cũng được nghỉ làm. Những đứa trẻ con trong xóm bắt đầu tụ nhau lại, Người về quê, kẻ về nhà, nhà nhà lúc này đều rộn ràng tiếng cười nói. Đến tối 28, người ta bắt đầu dựng một nồi bánh chưng lớn trước nhà để nấu bánh. Cả nhà quây quần bên nồi bánh, nói chuyện rôm rả, cười đùa bên nhau để nhắc về chuyện xưa, chuẩn bị đón một cái tết bên cạnh gia đình.

Đi chùa cầu nguyện

Thăm chùa ngày Tết, cầu mong một năm mới bình an đã trở thành một điều quen thuộc của người Saigon. Sau giao thừa, người ta thường tập trung đến Lăng Ông Bà Chiểu, chùa Ông hoặc chùa Bà,… để cầu may mắn, cầu bình an, cầu tình duyên, cầu gia đạo,… Những hờn giận trong năm cũ đều được cho qua bằng một cái nhoẻn miệng cười dành cho nhau. Thế là năm mới, mọi thứ đều mới mẻ và tuyệt vời.

Đi lễ chùa đầu năm mới để cầu mong những điều tốt đẹp.

Ngoài đi chùa cầu nguyện, người Saigon xưa còn có tục đi coi bói đầu năm để xem vận mạng năm nay của họ sẽ ra sao. Cách thức xem bói của người Saigon xưa rất đa dạng: xem bói bằng hoa mai, bằng quẻ xăm,… Đặc biệt, xem bói tuồng là một hình thức độc đáo của vùng đất Saigon vốn có nhiều gánh hát rạp hát.

Thăm viếng người mọi người

Người xưa quan niệm rằng: Mồng một tết Cha, mồng hai tết Mẹ, mồng ba tết Thầy. Tết với người Saigon xưa ngoài là dịp sum họp với gia đình, thì còn là dịp để thăm viếng những người thân quen. Người Saigon vốn chăm chỉ, hăng say làm việc. Nhịp sống Saigon vội vã khiến nhiều người không có lấy thời gian rảnh rỗi để thăm viếng nhau. Tết là thời gian thích hợp nhất để mọi người đến nhà, gặp mặt nhau, ôn lại đôi ba chuyện cũ và chúc nhau những lời chúc tốt đẹp trong năm mới.

Chợ Hoa ngày tết

Tết Saigon không thể thiếu hoa. Từ những ngày giáp Tết, hoa từ các nhà vườn ở Hóc Môn, Gò Vấp, Thủ Đức,… và cả những tỉnh miền Tây đều được tập trung về Saigon để bán và trang trí khắp các đường phố. Đủ loại cây cảnh như mai, cúc, sanh, si, lan, vạn thọ,… với đủ màu sắc, đủ kiểu dáng lung linh dưới ánh nắng ấm áp của mùa xuân Sài Gòn luôn thu hút ánh nhìn của những vị khách du xuân. Một trong những dấu ấn đặc biệt nhất của ngày Tết Sài Gòn đó chính là đường Hoa Nguyễn Huệ. Đi chợ hoa Nguyễn Huệ trong những ngày Tết cũng phải chen chúc nhau bởi hàng trăm loài hoa đang đua nhau khoe sắc, tỏa hương thơm ngát như đang gột rửa tâm hồn con người sau một năm bộn bề và mỏi mệt để đón mừng một năm mới hạnh phúc và tốt đẹp hơn.

Múa lân ngày tết

Nếu múa lân ở miền Trung và miền Nam chỉ được biểu diễn vào dịp tết Trung Thu, thì ở Saigon, múa lân ngày Tết cũng chính là một món ăn tinh thần không thể thiếu nhất là ở khu vực người Hoa sinh sống. Kỹ thuật múa lân thời kỳ đó đã đạt đến một trình độ cao. Chủ nhà thường treo thưởng ở vị trí rất cao và khó khăn để thử thách những nghệ nhân múa lân – sư – rồng phải vận dụng kỹ thuật để lấy được. Kỹ thuật Thanh Long Bạch Hổ lúc ấy được nhiều người khen ngợi và tán thưởng. Tiếng trống, tiếng chiêng rộn rã khắp nơi cũng góp phần tạo nên một mùa xuân Saigon rộn ràng và độc đáo.

Tết của thời hiện đại Saigon vắng hoe. Những người xa xứ thì về quê ăn tết với gia đình. Người Sài Gòn lại chọn cách đi du lịch thư giãn sau một năm vất vả. Sài Gòn nhộn nhịp hằng ngày bỗng trở nên vắng lặng và êm đềm. Cũng chính vì vậy, câu hát: “Đón xuân này tôi nhớ xuân xưa” vẫn cứ luôn vang vọng mãi tron tâm trí của những người Sài Gòn xưa để nhớ về những mùa xuân tươi đẹp trong một miền ký ức xa xôi không thể quay về.

ρнáσ иổ đì đùng khắp các thôn xóm mỗi dịp Tết đến.
Cậu bé bịt tai xem ρнáσ иổ.

Pháo tép dây nổ giòn giã trong những ngày tết

Ngày 8 tháng 8/1994, Thủ tướng chính phủ Võ Văn Kiệt đã ký Chỉ thị số 406-TTg, về việc cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo. Kể từ sau Chỉ thị này, từ năm 1995 đến nay không khí Tết trầm lắng và lặng lẽ hơn. Đêm giao thừa, các miền quê im lìm trong giấc ngủ vì không còn tiếng pháo thúc giục mong chờ. May mắn các thành phố còn có pháo hoa, nhưng lại mang cái không khí tập nập xe cộ với khói bụi vì nhiều người đổ ra đường xem pháo hoa có khi mệt mỏi hơn là vui. Và chỉ những ai sinh từ năm 1994 trở về trước mới từng được nghe đến tiếng pháo Tết thực sự.

Đêm giao thừa, thay vì nô nức ra đường để đến những tụ điểm bắn pháo hoa, người Việt nhà nào cũng tự sắm cho mình đôi ba bánh pháo. Khi kim đồng hồ điểm thời khắc giao thừa, mỗi nhà không ai bảo ai đều mang pháo ra trước cửa nhà mình đốt. Tiếng ρнáσ иổ cứ thế giòn giã khắp các ngõ xóm, liên tục, liên hồi không dứt, trẻ con cũng thế mà thức cho đến gần sáng chạy đi khắp xóm xem nhà nào đốt pháo.

Ngày mùng một tết đầu năm mới, nhà nào cũng treo trước cửa một dải pháo tép. Nhà này châm lửa đốt xong thì lại đến nhà khác đốt tiếp, tiếng ρнáσ иổ cứ thế lan truyền khắp cả khu phố. Bọn trẻ con trong khu phố, thường không đợi cho đến khi đám khói của ρнáσ иổ tan, chúng nô đùa ùa ra để nhặt những tép pháo, những đoạn pháo lép.

Được một lúc sau, những đứa trẻ sẽ mang những viên pháo lép đó chạy đến một góc sân, chúng buộc những viên pháo vào một que nhang đang cháy dở và đợi cho đến khi ρнáσ иổ rồi cười thích thú. Việc đó cứ lặp đi lặp lại cho suốt 3 ngày tết.

Bấm vào hình để xem clip

Những ngày mùng 1, mùng 2 tết, khắp các con đường trong làng, trong phố đều là những xác pháo đỏ. Người người mặc áo đỏ, nhà nhà khoác lên mình những câu đối đỏ, con đường con phố cũng mang màu đỏ của xác pháo. Hình ảnh tết hiện lên đậm đà mà rộn ràng vui tươi.

Rộn ràng tiếng pháo kèm múa lân trong những ngày tết xưa

Tiếng pháo tết có lẽ chỉ kết thúc sau tháng giêng, tháng 2, khi mọi người quay lại nhịp sống thường ngày. Còn sau tết, lại đến những ngày hội làng, tiếng pháo vẫn tiếp tục nổ đì đùng trong tiếng hân hoan, tiếng lễ hội, tiếng hát, tiếng dò hô của những người đi chơi lễ.

Kí ức này, giờ với những đứa trẻ đã lớn chỉ còn là hoài niệm. Cảm giác về những hình ảnh đỏ hồng của những đoạn pháo tép, về những tiếng nổ đì đùng và cái mùi của khói pháo khi tan vẫn còn vô cùng đậm nét.

Ngày tết, trong cái lãng đãng của tiết trời xuân, của cái rét vô cùng nhẹ nhàng, của những bộ quần áo mới, nồi bánh chưng đang sôi, những lời chào câu thăm hỏi đầu xuân không thể thiếu được tiếng nổ đì đùng, rộn ràng của những bánh pháo. Những hình ảnh ấy, giờ là kỉ niệm để kể cho con, cháu chúng ta về một thời tết xưa rộn ràng khác với ngày nay như thế nào.

Mỗi thời đại một khác, chúng ta hoài niệm về pháo không phải là cố gắng để mang tiếng pháo quay lại thời hiện đại này, mà đơn giản chỉ là chúng ta yêu thương hơn những kỉ niệm đẹp trong ngày tết của chính chúng ta ở trong tuổi thơ mình.

Trẻ con xúm lại cùng người lớn chiêm ngưỡng Pháo
Tiệm bán đầy đủ các loại pháo hoa, ρнáσ иổ.
Đại lý pháo với đủ loại pháo

Nguồn: thoixua.vn



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 26/Jan/2022 lúc 1:51pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22946
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/Jan/2022 lúc 1:51pm

Tết đến xuân về, Hoài niệm sài gòn xưa.


Cứ mỗi năm qua đi chúng tai lại chào đón 1 cái tết với bao niềm hân hoan chờ đón, sum họp, quây quần. Cầu mong những điều thật tốt đẹp trong năm mới. Và nó càng ý nghĩa hơn so với những người làm ăn xa nhà. Mong mỏi một dịp để có thể đoàn tụ bên gia đình. Và những cái tết cũ đã qua là những kỷ niệm, hồi ức của bao thế hệ.

Em đứng chờ tôi trước song thưa

Tôi đi qua đầu ngõ

Hỏi nhau thầm xuân đã về chưa…

Khi những câu hát ngân nga trong cái nắng ấm nhè nhẹ những ngày cuối năm, thì người Saigon biết rằng Tết đã về tràn ngập khắp phố phường. Ai đó đã từng nói rằng, cuộc sống càng hiện đại, Tết lại càng mất đi niềm vui. Phải chăng trong nhịp sống hối hả của hôm nay, cái Tết của Saigon xưa luôn hiện về trong tâm trí những con người mang đầy tâm tư hoài niệm. Tết Saigon xưa có gì mà khiến biết bao nhiêu người tương tư đến thế? Mời quý vị cùng tìm hiểu Tết Saigon xưa qua những hình ảnh hiếm hoi dưới đây.

Saigon Feb 1967 – Chợ hoa Tết Đinh Mùi – Tòa nhà góc Nguyễn Huệ-Ngô Đức Kế – Vélo Solex

Nhà nghiên cứu Vương Hồng Sển cho rằng, tết Bắc – Trung – Nam, mỗi miền đều có mỗi đặc trưng khác nhau. Tết trong Nam mộc mạc sơ sài, không như tết ở miền Bắc và miền Trung giữ nhiều phép tắc và kiêng cử,… Tuy có sự khác biệt về phong tục và văn hóa, nhưng trong tâm trí của người Việt, tết là mùa đoàn viên, là dịp để đoàn tụ gia đình, để tưởng nhớ, cúng bái ông bà tổ tiên,…

Saigon là nơi đất lành chim đậu, là nơi hội tụ của người dân tứ xứ đến học tập, làm việc và đinh cư. Vì vậy, tết nơi đây cũng là sự kết hợp của văn hóa nhiều vùng miền hòa vào dòng chảy của nhịp sống và con người Saigon làm nên một mùa xuân độc đáo, khác biệt nhưng vẫn mang đậm bản sắc dân tộc.

Những ngày giáp tết

Hằng năm, cứ mỗi lần thấy mấy bác hàng xóm tay cầm thùng vôi, tay cầm cây chổi là người ta bắt đầu cảm nhận không khí Tết đang tràn về. Quan niệm người xưa cho rằng, đầu năm mới, nhà cửa có sạch sẽ thì mới đón rước Phúc Lộc vào nhà. Thế là bắt đầu từ giữa tháng Chạp, người ta đã bắt đầu chuẩn  bị sơn phết tường cổng, dọn dẹp nhà cửa, đánh lại bộ lư đồng, thay cát trên bàn thờ để chuẩn bị cho ngày lễ rước ông Táo về trời và đón ông bà tổ tiên và ăn Tết cùng.

Phụ nữ Saigon những ngày giáp Tết cũng phụ giúp trang trí lại cửa nhà bằng cách mua vài ba bức tranh giấy về treo lên tường, khiến ngôi nhà thêm tươi mới. Những người có điều kiện hơn, thường mua mấy bức viết chữ nhũ vàng Ngũ Phúc Lâm Môn, Hiệp Gia Bình An, Phước Lộc Thọ trên những tờ giấy hồng của mấy ông người Hoa ngồi viết ở chợ về dán trước cửa.

Tết Ất Mùi – Lễ vật cúng ông Táo bày trên mâm, 3 con cá chép sống trong bình

Từ sau ngày 23 tháng Chạp, tức sau ngày đưa ông Táo về trời, không khí chuẩn bị tết rộn ràng hơn hẳn. Các mẹ, các chị đi chợ về luôn kèm theo mấy thứ củ quả để làm mứt đón Tết. Rồi cứ sau bữa cơm chiều, mẹ bắt đầu bày cóc, me, khoai, cà rốt,…ra gọt vỏ. ngâm vôi rồi sên với đường đến khi khô lại rồi hôm sau mang phơi là có ngay mấy hũ  mứt ngon lành đón tết.

Các khu chợ Saigon thường ngày đã đông người, đến những ngày giáp Tết lại nhộn nhịp và đông vui hơn hẳn. Có thể nói Tết bắt đầu từ chợ, các cửa hàng bày bán đủ thứ mặt hàng. Từ sạp nhỏ đến hàng lớn, chất đầy hàng hóa Tết. Nào là mứt bánh, lạp xưởng, rượu tây rượu ta, nước ngọt, bia, hoa nhựa, hoa giấy, hoa tươi, khăn trải bàn, chén đĩa, áo quần, veston, áo dài, áo đầm,…không thiếu bất cứ thứ gì. Ai muốn đi mua sắm thì đến chợ Bình Tây, ai muốn đi thăm thú thì đến chợ Bến Thành. Hai khu chợ đặc trưng của Saigon mỗi dịp Tết đến. Nếu chợ Bình Tây nổi tiếng với hàng hóa đa dạng phong phú với giá cả phải chăng thì chợ Bến Thành lại là khu vực của những gia đình có điều kiện với những mặt hàng chất lượng và giá cả không hề rẻ.

Chợ Hoa Tết đông vui và nhộn nhịp ngày Tết

Từ ngày 27 trở đi, học sinh bắt đầu được nghỉ học, công nhân viên chức cũng được nghỉ làm. Những đứa trẻ con trong xóm bắt đầu tụ nhau lại, Người về quê, kẻ về nhà, nhà nhà lúc này đều rộn ràng tiếng cười nói. Đến tối 28, người ta bắt đầu dựng một nồi bánh chưng lớn trước nhà để nấu bánh. Cả nhà quây quần bên nồi bánh, nói chuyện rôm rả, cười đùa bên nhau để nhắc về chuyện xưa, chuẩn bị đón một cái tết bên cạnh gia đình.

Đi chùa cầu nguyện

Thăm chùa ngày Tết, cầu mong một năm mới bình an đã trở thành một điều quen thuộc của người Saigon. Sau giao thừa, người ta thường tập trung đến Lăng Ông Bà Chiểu, chùa Ông hoặc chùa Bà,… để cầu may mắn, cầu bình an, cầu tình duyên, cầu gia đạo,… Những hờn giận trong năm cũ đều được cho qua bằng một cái nhoẻn miệng cười dành cho nhau. Thế là năm mới, mọi thứ đều mới mẻ và tuyệt vời.

Đi lễ chùa đầu năm mới để cầu mong những điều tốt đẹp.

Ngoài đi chùa cầu nguyện, người Saigon xưa còn có tục đi coi bói đầu năm để xem vận mạng năm nay của họ sẽ ra sao. Cách thức xem bói của người Saigon xưa rất đa dạng: xem bói bằng hoa mai, bằng quẻ xăm,… Đặc biệt, xem bói tuồng là một hình thức độc đáo của vùng đất Saigon vốn có nhiều gánh hát rạp hát.

Thăm viếng người mọi người

Người xưa quan niệm rằng: Mồng một tết Cha, mồng hai tết Mẹ, mồng ba tết Thầy. Tết với người Saigon xưa ngoài là dịp sum họp với gia đình, thì còn là dịp để thăm viếng những người thân quen. Người Saigon vốn chăm chỉ, hăng say làm việc. Nhịp sống Saigon vội vã khiến nhiều người không có lấy thời gian rảnh rỗi để thăm viếng nhau. Tết là thời gian thích hợp nhất để mọi người đến nhà, gặp mặt nhau, ôn lại đôi ba chuyện cũ và chúc nhau những lời chúc tốt đẹp trong năm mới.

Chợ Hoa ngày tết

Tết Saigon không thể thiếu hoa. Từ những ngày giáp Tết, hoa từ các nhà vườn ở Hóc Môn, Gò Vấp, Thủ Đức,… và cả những tỉnh miền Tây đều được tập trung về Saigon để bán và trang trí khắp các đường phố. Đủ loại cây cảnh như mai, cúc, sanh, si, lan, vạn thọ,… với đủ màu sắc, đủ kiểu dáng lung linh dưới ánh nắng ấm áp của mùa xuân Sài Gòn luôn thu hút ánh nhìn của những vị khách du xuân. Một trong những dấu ấn đặc biệt nhất của ngày Tết Sài Gòn đó chính là đường Hoa Nguyễn Huệ. Đi chợ hoa Nguyễn Huệ trong những ngày Tết cũng phải chen chúc nhau bởi hàng trăm loài hoa đang đua nhau khoe sắc, tỏa hương thơm ngát như đang gột rửa tâm hồn con người sau một năm bộn bề và mỏi mệt để đón mừng một năm mới hạnh phúc và tốt đẹp hơn.

Múa lân ngày tết

Nếu múa lân ở miền Trung và miền Nam chỉ được biểu diễn vào dịp tết Trung Thu, thì ở Saigon, múa lân ngày Tết cũng chính là một món ăn tinh thần không thể thiếu nhất là ở khu vực người Hoa sinh sống. Kỹ thuật múa lân thời kỳ đó đã đạt đến một trình độ cao. Chủ nhà thường treo thưởng ở vị trí rất cao và khó khăn để thử thách những nghệ nhân múa lân – sư – rồng phải vận dụng kỹ thuật để lấy được. Kỹ thuật Thanh Long Bạch Hổ lúc ấy được nhiều người khen ngợi và tán thưởng. Tiếng trống, tiếng chiêng rộn rã khắp nơi cũng góp phần tạo nên một mùa xuân Saigon rộn ràng và độc đáo.

Tết của thời hiện đại Saigon vắng hoe. Những người xa xứ thì về quê ăn tết với gia đình. Người Sài Gòn lại chọn cách đi du lịch thư giãn sau một năm vất vả. Sài Gòn nhộn nhịp hằng ngày bỗng trở nên vắng lặng và êm đềm. Cũng chính vì vậy, câu hát: “Đón xuân này tôi nhớ xuân xưa” vẫn cứ luôn vang vọng mãi tron tâm trí của những người Sài Gòn xưa để nhớ về những mùa xuân tươi đẹp trong một miền ký ức xa xôi không thể quay về.

ρнáσ иổ đì đùng khắp các thôn xóm mỗi dịp Tết đến.
Cậu bé bịt tai xem ρнáσ иổ.

Pháo tép dây nổ giòn giã trong những ngày tết

Ngày 8 tháng 8/1994, Thủ tướng chính phủ Võ Văn Kiệt đã ký Chỉ thị số 406-TTg, về việc cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo. Kể từ sau Chỉ thị này, từ năm 1995 đến nay không khí Tết trầm lắng và lặng lẽ hơn. Đêm giao thừa, các miền quê im lìm trong giấc ngủ vì không còn tiếng pháo thúc giục mong chờ. May mắn các thành phố còn có pháo hoa, nhưng lại mang cái không khí tập nập xe cộ với khói bụi vì nhiều người đổ ra đường xem pháo hoa có khi mệt mỏi hơn là vui. Và chỉ những ai sinh từ năm 1994 trở về trước mới từng được nghe đến tiếng pháo Tết thực sự.

Đêm giao thừa, thay vì nô nức ra đường để đến những tụ điểm bắn pháo hoa, người Việt nhà nào cũng tự sắm cho mình đôi ba bánh pháo. Khi kim đồng hồ điểm thời khắc giao thừa, mỗi nhà không ai bảo ai đều mang pháo ra trước cửa nhà mình đốt. Tiếng ρнáσ иổ cứ thế giòn giã khắp các ngõ xóm, liên tục, liên hồi không dứt, trẻ con cũng thế mà thức cho đến gần sáng chạy đi khắp xóm xem nhà nào đốt pháo.

Ngày mùng một tết đầu năm mới, nhà nào cũng treo trước cửa một dải pháo tép. Nhà này châm lửa đốt xong thì lại đến nhà khác đốt tiếp, tiếng ρнáσ иổ cứ thế lan truyền khắp cả khu phố. Bọn trẻ con trong khu phố, thường không đợi cho đến khi đám khói của ρнáσ иổ tan, chúng nô đùa ùa ra để nhặt những tép pháo, những đoạn pháo lép.

Được một lúc sau, những đứa trẻ sẽ mang những viên pháo lép đó chạy đến một góc sân, chúng buộc những viên pháo vào một que nhang đang cháy dở và đợi cho đến khi ρнáσ иổ rồi cười thích thú. Việc đó cứ lặp đi lặp lại cho suốt 3 ngày tết.

Bấm vào hình để xem clip

Những ngày mùng 1, mùng 2 tết, khắp các con đường trong làng, trong phố đều là những xác pháo đỏ. Người người mặc áo đỏ, nhà nhà khoác lên mình những câu đối đỏ, con đường con phố cũng mang màu đỏ của xác pháo. Hình ảnh tết hiện lên đậm đà mà rộn ràng vui tươi.

Rộn ràng tiếng pháo kèm múa lân trong những ngày tết xưa

Tiếng pháo tết có lẽ chỉ kết thúc sau tháng giêng, tháng 2, khi mọi người quay lại nhịp sống thường ngày. Còn sau tết, lại đến những ngày hội làng, tiếng pháo vẫn tiếp tục nổ đì đùng trong tiếng hân hoan, tiếng lễ hội, tiếng hát, tiếng dò hô của những người đi chơi lễ.

Kí ức này, giờ với những đứa trẻ đã lớn chỉ còn là hoài niệm. Cảm giác về những hình ảnh đỏ hồng của những đoạn pháo tép, về những tiếng nổ đì đùng và cái mùi của khói pháo khi tan vẫn còn vô cùng đậm nét.

Ngày tết, trong cái lãng đãng của tiết trời xuân, của cái rét vô cùng nhẹ nhàng, của những bộ quần áo mới, nồi bánh chưng đang sôi, những lời chào câu thăm hỏi đầu xuân không thể thiếu được tiếng nổ đì đùng, rộn ràng của những bánh pháo. Những hình ảnh ấy, giờ là kỉ niệm để kể cho con, cháu chúng ta về một thời tết xưa rộn ràng khác với ngày nay như thế nào.

Mỗi thời đại một khác, chúng ta hoài niệm về pháo không phải là cố gắng để mang tiếng pháo quay lại thời hiện đại này, mà đơn giản chỉ là chúng ta yêu thương hơn những kỉ niệm đẹp trong ngày tết của chính chúng ta ở trong tuổi thơ mình.

Trẻ con xúm lại cùng người lớn chiêm ngưỡng Pháo
Tiệm bán đầy đủ các loại pháo hoa, ρнáσ иổ.
Đại lý pháo với đủ loại pháo

Nguồn: thoixua.vn



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 26/Jan/2022 lúc 1:52pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22946
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 07/Feb/2022 lúc 1:54pm
Ò e rô be đánh đu!


Bài%20hát%20Auld%20Lang%20Syne%20“ò%20e%20rô%20be%20đánh%20đu…”%20|%20MediaOnline%20Magazine


Tui nhớ hồi tui 8, 9 tuổi, tía tui làm nghề tay trái là ký giả chuyên phê bình tuồng cải lương cho trang kịch trường báo Tiếng Dội của ông Trần Tấn Quốc ở thủ đô Sài Gòn.

Hồi đó gánh cải lương nào có tuồng mới dựng thường về rạp Vĩnh Lợi của thầy Năm Tú gần chợ Mỹ Tho để hát phúc khảo. Hát phúc khảo là tổng dượt lại. Thầy tuồng tức soạn giả coi lại từng cảnh, từng màn, nên thêm chỗ nào; bớt chỗ nào để vở tuồng được hay hơn. Tuồng hay, sau về rạp Nguyễn Văn Hảo ở đường Trần Hưng Ðạo, Sài Gòn hát tất ăn khách hơn; hát được nhiều suất hơn, hát lâu hơn. Hát phúc khảo cũng là dịp để đào kép hiểu tích, thuộc tuồng. Có vậy, nghệ sĩ mới nghĩ ra cách diễn xuất như thế nào để lấy được nước mắt của bà già trầu ở chợ Cầu Ông Lãnh hay mấy em bán mì ở chợ Nancy. Mà muốn có ai chỉ ra được cái hay, cái dở của tuồng tích không ai bằng ký giả kịch trường. Ðó là nghề của chàng.

Rồi những lời khen tặng của ký giả kịch trường sẽ in trên báo nhằm lăng-xê trước cho vở hát, được bầu gánh cho in ra giấy quảng cáo để xe ngựa đi phát ra, dụ khị bà con đi coi hát tối nay.

Sau khi cánh màn nhung khép lại, vãn tuồng rồi, soạn giả mời ký giả đi ăn cháo khuya. Hai người lai rai ba sợi, rượu vô lời ra, nhắc nhỏ nhau nghe, kêu thêm thắt chỗ nầy mà bỏ chỗ kia. Còn bài lên báo là hổng có cái vụ chê; chỉ có khen. Vì giết kẻ thù chớ giết bạn đành sao!

Chính vì thế mà soạn giả rất trọng vọng ký giả kịch trường. Mời ổng đi xem hát hai ghế thượng hạng. Ghế ngồi chính giữa, gần xịt bên sân khấu. Kép lấy hơi lên gân cần cổ để xuống vọng cổ tới sùi bọt mép mình còn nhìn thấy nữa đó!

Những lần như vậy, má kêu tía phải dắt tui theo. Mãi sau nầy lớn lên, tui mới hiểu má tui làm vậy là để bắn tiếng cho mấy cô đào thinh sắc là tía tui đã vợ con đùm đề rồi, sẽ không dám rủ rê tía tui đi “ăn chè” bất tử.

Tám giờ tối mới mở màn. Coi chưa hết màn đầu là tui buồn ngủ híp hai con mắt. Kèn thổi tò te, trống của dàn nhạc Tây nó đánh rầm rầm, đang mơ màng giấc điệp, ke chảy đầy mồm, bỗng giựt mình thức giấc. “Ò e Rô Be đánh đu, Tạc Zăng nhảy dù, Zô Rô bắn súng” là tui biết màn nhung đã khép lại rồi. Tuồng đã vãn. Mình thức dậy, đi về!

Sau nầy bèo dạt hoa trôi tới nước Úc này đây, đêm giao thừa đi nhậu, tui gặp lại bản “Ò e Rô Be đánh đu”. Té ra nó là dân ca “Auld lang syne” xứ Scotland.

Hồi chưa có dịch, mỗi chiều cuối năm, tui thường lang thang thả bộ ra pub (quán rượu) ở Footscray chỉ cách nhà tui khoảng 10 phút đi bộ, nhậu. Lúc đó còn đi cày, mệt thiệt nhưng tiền bạc cũng hơi rủng rỉnh.

Tui lại quầy mua bia để uống chơi, ngồi tán dóc để học thêm chút đỉnh tiếng đường phố của bọn Úc đá cá lăn dưa.

Người ta nói hổng có sai mà. Muốn giỏi tiếng Úc hãy học trên giường với con vợ Úc. Nếu không có con nhỏ Úc nào chịu làm vợ mình hết ráo thì nên học ở quán nhậu hàng đêm. Không phải tốn tiền học phí; chỉ phải tốn tiền bia. Tốn tiền nhiều chừng nào bụng bự và tiếng Úc mau giỏi chừng nấy.

Chính vì nghe cái giọng tiếng Úc lơ lớ, tá lả như xổ tràng đạn đại liên M60 của tui, con nhỏ Úc gốc Ý phục vụ bia bọt, “sexy” vì em cổ nhũ, mắt xanh mỏ đỏ nó rất khoái nói chuyện với tui.

Nhưng năm rồi nè, dịch bùng phát dữ dội, tiểu bang Victoria (trong đó có thủ phủ Melbourne của tui) mông xừ Thủ hiến Daniel Andrews ra lịnh đóng cửa quán nhậu một lèo tới 112 ngày.

Chiều chiều không đi nhậu tán dóc được với em, ở nhà cuồng cẳng, cuồng chân. Tui nhớ cái không khí ồn ào của quán nhậu vui hết biết chiều cuối năm mà buồn biết bao trong tấc dạ.

Giao thừa năm nay được thằng cha Thủ hiến tiểu bang xả cảng, tui vội vác càng tôm đến quán để gặp lại người xưa.

Em nháy mắt với tui rồi hỏi xỏ: “Bộ sút chuồng hả?”. Tui trả lời: “Tại nhức đầu!”. Em có vẻ lo lắng: “Nhức đầu sao đi nhậu?”. Tui trả lời: “Tui sung lắm! Nhức đầu là con vợ của tui”.

Em đặt trước mặt tui một ly bia đầy bọt. Tui ngửa cổ làm một hơi nghe cái ót, cạn hết nửa ly. Xong, tui kể cho em nghe câu chuyện tựa đề Thượng đế cho con hỏi như vầy nè:

Thượng đế ra lịnh: “Adam, ta muốn con làm một chuyện rất quan trọng này cho ta”. Adam đáp: “Tâu Thượng đế! Ngài muốn con làm gì?”. “Ði xuống thung lũng”. Adam hỏi lại: “Thung lũng là gì?”.

Thượng đế cắt nghĩa cho Adam nghe, rồi nói: “Qua sông”. “Sông là gì?”. Thượng đế lại cắt nghĩa cho Adam nghe, rồi nói: “Ði qua ngọn đồi”. “Ðồi là gì?”. Thượng đế lại cắt nghĩa cho Adam nghe, rồi nói: “Ở phía bên kia của ngọn đồi, con sẽ tìm thấy một cái hang cỏ mọc um tùm”. “Hang là gì?”. Thượng đế cắt nghĩa cho Adam nghe, rồi nói: “Trong hang, con sẽ tìm thấy một con nữ”. Adam hỏi: “Nữ là gì?”.

Thượng đế lại kiên nhẫn cắt nghĩa cho Adam nghe, rồi nói: “Ta muốn con sản xuất bé bi”. “Làm thế nào để con làm được chuyện đó?”. “Trời ạ!”. Thượng đế thở hào hển. Sau đó, ngài thở dài và đem hình ảnh con ong, con bướm ra làm giáo cụ trực quan để cắt nghĩa cho Adam nghe. Adam rất thích cái chuyện đó. Nên Adam háo hức xuống thung lũng, băng qua sông, qua đồi và chui vào một cái hang. Nơi đó Adam tìm thấy một con nữ. Một lúc sau, Adam quay lại và hỏi: “Tâu Thượng đế, nhức đầu là gì ạ?”.

Con nhỏ phục vụ bia bọt khoái chí cười hí hí. Tui bèn ướm lời: “Ðêm nay em có nhức đầu hông?”. Nó thè lưỡi nói: “Hổng dám đâu!”.



Trong lúc tui đón Giao thừa trong quán nhậu thì dân Úc lại túa ra đường xem bắn pháo bông. Mèo chuột ôm nhau hun hít và cười vui như con nít.

Khi nửa đêm ập đến, năm 2021 đáng để quên, lùi vào lịch sử. Màn bắn pháo bông đêm giao thừa dài 12 phút, nổi tiếng trên toàn thế giới tại cầu cảng Sydney, thủ phủ của tiểu bang New South Wales đông dân nhứt Úc Châu bắt đầu.

Mọi năm cả triệu người bu lại để xem bừng sáng pháo bông nói lời tạm biệt năm cũ. Nhưng năm rồi con Delta gây chết người nhiều quá. Năm nay con biến thể Omicron lây lan dữ quá, dân Sydney không còn xúm lại chùm nhum một đám. Tụi nó đổ ra đầy bãi biển Bondi. Vì nơi đó thông thoáng hơn; nguy cơ lây nhiễm cũng thấp hơn.

Rồi sau đó, những cảnh tượng hùng vĩ tương tự lần lượt nổ tung ở Adelaide, thủ phủ tiểu bang Nam Úc, Darwin thủ phủ lãnh thổ Bắc Úc và Perth, thủ phủ tiểu bang Tây Úc vì khác múi giờ.

Không chịu thua kém Sydney, bầu trời đêm Melbourne cũng bừng sáng pháo bông.

Úc này cũng vui! Cưới vợ là đặt dấu “on bon phi nan” cho đời sống độc thân tự do. Chấm dứt những ngày vui. Những ngày muốn làm gì làm. Giờ làm bất cứ cái gì cũng phải xin phép. Nghĩa là bắt đầu một cuộc đời nô lệ. Vậy mà cũng có một thằng Úc cho rằng mình là một người may mắn mới cưới được một con vợ thổ dân. Ðêm Giao thừa, nó dắt con vợ mới ra đứng giữa đường. Hai đứa ôm nhau xà nẹo. Chụp hình rồi post lên facebook khoe với bàn dân thiên hạ là tao vừa bị con vợ tao tuyên án chung thân.

“Ò e Rô be đánh đu”, thiệt là ngu như một con kangaroo!


Đoàn Xuân Thu
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 12 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.203 seconds.