Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: ĐỜI SỐNG GIA DÌNH Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 130 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Dec/2021 lúc 3:39pm

Câu%20chuyện%20của%20một%20Người%20Chị


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 16/Dec/2021 lúc 3:42pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/Dec/2021 lúc 9:53am

Chiêu Độc Kiếm Vợ Của Anh Phụ Hồ

SỰ%20THỰC%20CHÙM%20ẢNH:%20Anh%20Tú,%20Quán%20quân%20Cười%20xuyên%20Việt,%20đi...%20phụ%20hồ!%20|%20TTVH%20%20Online

Hắn hơn 20 tuổi, lên thành phố làm phụ hồ, trẻ khỏe và có nét rất đàn ông nên không ít cô gái ở thành phố dù biết hắn là thợ hồ vẫn chết mê chết mệt.

Ở quê lam lũ từ nhỏ nên hắn rất chín chắn và khôn lỏi hiếm ai bằng.

Lên thành phố với đồng lương chỉ dư dả chút ít, sau khi thuê nhà trọ, có sẵn cái xe máy mang ở quê ra, hắn chăm chỉ làm việc và nhận thấy người ở thành phố sướng thật, có đủ mọi thứ chứ không như ở quê.

Hắn mơ ước đến một ngày nào đó "trời cho" một cô vợ con nhà khá giả, có nhà cửa đàng hoàng, vậy là mãn nguyện như gặp được tiên. Dù viển vông nhưng hắn vẫn ước mơ.

Điều đầu tiên để thực hiện mơ ước là hắn không ăn nhậu như đám thợ làm cùng, luôn chỉn chu sau giờ làm việc và đặc biệt là biết thu vén từ tiền lương không lấy gì cao cho lắm.

Hắn không nói tục, chửi thề, càng không tham gia ba cái chuyện gái gú, cờ bạc mà mấy cha dù là lao động tiền lương còm cõi nhưng xa quê đều dính phải.

Cuối ngày mỗi khi đám thợ cùng làm sát phạt đỏ đen mỗi ván vài nghìn hay chém gió nói tục, kể chuyện hoang, khoe khoang chiến tích tán tỉnh, lừa tình cô này cô khác, hắn đều im lặng, không tham gia hay kiếm cớ lảng tránh. Hắn nhận ra, đã "phàm phu, tục tĩu" thì khó mà bỏ được tính xấu, hễ mở miệng ra toàn những lời nói, câu chuyện, cười cợt người tử tế nghe khó mà "tiêu hóa" nổi.

Ở đời, cái gì cũng có cái giá cả. Hắn tu chí nên vài tháng đều tích lũy đủ tiền mua được chỉ vàng.

Nhiều lần đến tiệm "đổ vàng" hắn phát hiện con bà chủ tiệm hiền và xinh thi thoảng xuất hiện, tự dưng hắn "chết" và ngày đêm mơ tưởng.

Nhưng hoàn cảnh của hắn, làm sao có thể chinh phục nổi trái tim cô chủ tiệm nhà giàu luôn có cả tá "cây si" trồng quanh nhà, bà chủ tiệm còn khó hơn bởi đó cũng là "khối tài sản" mà vợ chồng bà tích góp được. Cái đầu khôn ranh của hắn nghĩ ra một kế rất hiểm.

Cứ đều đặn vào cuối tuần, hắn đến tiệm "đổ" chiếc nhẫn 2 chỉ, với bà chủ có khách mua thì bán, miễn là có tiền.

Sau vài ba tháng, bà chủ dần quen và tò mò, thằng này có vóc dáng ngon lành, cao to đến gần mét tám chứ ít đâu, chí thú làm ăn và biết lo toan mới có tiền đổ vàng thường xuyên.

Một bận bà hỏi:

"Cháu làm nghề gì mà thu nhập cũng khá", hắn đáp tỉnh rụi:

"Thưa bác, con làm bên xây dựng, nhà con ở quê'.

Bà chủ không hỏi nữa và tự dưng cảm mến hắn. Bà là dân kinh doanh nên tính rất nhanh, mỗi tuần "đổ" 2 chỉ, mỗi tháng có 8 chỉ, mỗi năm chục cây, không tài giỏi nhưng hiếm có đứa nào còn trẻ mà tu chí, không ăn chơi, tự lập, ở thành phố dễ gì tìm ra.

Đều đặn suốt nửa năm, tuần nào hắn cũng "đổ" 2 chỉ. Không biết bà chủ nói gì, chỉ thấy cô con gái xuất hiện nhiều hơn và thay mẹ thu tiền, giao vàng cho hắn.

Hắn vẫn giả nai coi như chuyện bình thường, sau nhiều lần trao đổi vài câu giá cả, giao vàng, cảm ơn. Một lần cô chủ mạnh dạn hỏi:

“Anh tên là gì" rồi như thân quen lúc nào không hay biết.

Chỉ thời gian ngắn, cả hai quấn quýt, cà phê, pinic, đi chơi... tất cả đều được bà chủ "bao" hết vì nghĩ nhà mình giàu có, ai lại bắt nó trả tiền.

Cô gái vui ra mặt, “lửa gần rơm lâu ngày ắt cháy to", bà chủ phải tổ chức vội đám cưới.

Không có chỗ ở và vì là con một, bà chủ yêu cầu ở rể để tiện quản lý hắn và để hắn không "thoát" vì thời buổi này kiếm được chàng trai khỏe mạnh, có nét và giỏi thu vén như hắn đâu dễ, đám thanh niên ở thành phố bây giờ hầu hết ăn chơi, phá gia hay phụ thuộc hoàn toàn vào cha mẹ.

Ở rể và khi đã là vợ chồng, một thời gian khi cái thai đã lớn, cô gái mới dám hỏi:

"Anh ơi, nhà em tuy khá nhưng là của bố mẹ, vợ chồng mình cũng phải có trách nhiệm chuẩn bị, sắm sửa để sau này sinh em bé còn chăm sóc, nuôi nấng. Số vàng anh tiết kiệm lâu nay nên gửi mẹ kinh doanh, sinh lợi, gửi ở ngân hàng coi như đồng vốn chết".

Ngẫm ra mấy năm qua, mỗi tuần "đổ" 2 chỉ, trong tay hắn ít nhất có dăm cây vàng chứ đâu ít. Hắn không từ chối, rất vui vẻ:

"Ngày mai anh sẽ rút ở ngân hàng về, tùy em sử dụng. Của chồng công vợ chứ mất đi đâu".

Chiều hôm sau hắn mang về cho vợ đúng 4 chỉ vàng, cô vợ tròn mắt :

"Sao chỉ có vậy thôi anh, hơn 4 năm, tuần nào anh cũng đổ 2 chỉ, không lẽ anh cho ai hết". Hắn tỉnh rụi:

"Anh có cho ai bao giờ đâu, mỗi tuần đổ 2 chỉ là bị lỗ mấy chục nghìn, vì anh làm gì có nhiều tiền, vì yêu em nên mua của mẹ xong, ngày hôm sau anh mang qua tiệm khác, bán lỗ. Tuần sau phải thêm mấy chục, lại mua 2 chỉ. Vị chi hơn 4 năm lỗ mất một chỉ, nhưng được rất nhiều vì có em và con".

Cô gái chết sững, không dám nói gì, lẳng lặng đem 4 chỉ vàng giao cho mẹ và nói dối, còn lại chồng con cho bạn vay làm nhà.

Linh tính của người làm kinh doanh khiến bà mẹ lắc đầu, ngao ngán, hóa ra nó tinh ranh quá mức, lừa quá cao thủ. Rồi bà cũng ngẫm ra, nó hơn mình và cũng biết cách để đạt mục đích chứ đâu có trộm cắp của ai, lỗi do mình ảo tưởng, suy diễn mà ra. Dù có vẻ man trá nhưng còn hơn mấy đứa thanh niên suốt ngày ăn chơi, lêu lổng. Tự dưng hắn có vợ đẹp, nhà mặt tiền giàu có và cha mẹ vợ coi hắn như báu vật.

Ở đời có ai nghĩ anh thợ nghèo lại chinh phục con bà chủ tiệm vàng dễ như vậy.

Để giữ thể diện và danh giá cho con mình, ông bà chủ "nghiến răng" mua cho vợ chồng nó cái ôtô gọi là "thằng rể nó tự tích lũy, chỉ dám mua sau khi có vợ", thi thoảng hắn lại chở vợ con về quê.

Cả làng lác mắt, đám bạn hắn dù là kỹ sư, cử nhân cũng lắc đầu bái phục. Chỉ có hắn và gia đình vợ hiểu rõ nhất nhưng chẳng ai dại nói ra nên ở đời sẽ còn không ít cô gái chấp nhận "mắc lừa" chiêu độc của hắn.


Công / vnexpress.net



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 21/Dec/2021 lúc 9:55am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Dec/2021 lúc 3:19pm

Thơ QUÀ GIÁNG SINH GỬI NGƯỜI PHƯƠNG XA - Silent Night Saxophone ĐôngHòa - V2018    <<<<<


Pretty%20Christmas%20Wallpaper%20%20%20Beautiful%20Christmas%20Pictures%20Hd%20Hd%201000x751


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 23/Dec/2021 lúc 3:23pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 28/Dec/2021 lúc 9:13am

Yêu Thương Thầm Lặng

Finding%20Postpartum%20Wellness%20-%20Baby%20Delight,%20Inc

Cậu sinh ra không có vành tai như bao người khác, trông vào gương thì trông rất là kỳ dị. Trước khi đi học thì cuộc sống của cậu trong gia đình vẫn ổn vì cha mẹ yêu thương cậu hết mực và họ cố gắng bình thường hoá mọi vấn đề về cậu. Nhưng kể từ khi bắt đầu biết đến bạn bè, trường lớp thì cậu biết thế nào là bị trêu chọc, cô lập, mặc cảm...Một ngày nọ, cậu chạy vội từ trường về nhà, úp mặt vào đùi mẹ mình mà khóc nức nở. Trông cậu thật thảm thương làm sao, cậu tự thốt ra bị kich của mình:

- Chúng nó gọi con là...đồ quái vật

Mẹ xoa đầu và an ủi cậu với một giọng ngẹn ngào:

- Con vẫn là con trai ngoan của mẹ, mặc kệ bọn chúng có nói gì thì con vẫn sống tốt mà. Hãy tìm ra những điều đặc biệt ở chính bản thân mình để xoá đi khiếm khuyết đó.

Cậu ngước mặt lên nhìn vào đôi mắt ngân ngấn lệ của mẹ và dường như hiểu ra được điều gì đó.

Từ đó cậu bỏ ngoài tai những trò đùa của đám bạn và tiếp tục hoà nhập với cuộc sống mới. Mẹ cậu bắt đầu dạy cậu cách chơi piano, học những nối nhạc cơ bản để giúp cậu quên đi những cay đắng vấp phải trong cuộc sống khi hoà mình vào âm nhạc.Dù không có vành tai nhưng cậu vẫn được tạo hoá ưu ái cho một gương mặt hoàn mỹ, thân hình cao lớn cùng trí óc nhanh nhạy. Rồi trong những giờ học nhạc cụ, cậu nhận thấy mình cảm thụ âm rất tốt và yêu thích chúng. Giáo viên và các bạn quý mến cậu hơn. Khi lên lớp khác, đáng lẽ ra cậu sẽ được bầu làm lớp trưởng nếu như cậu không kỳ dị về đôi vành tai. Cậu sẽ được đại diện lớp tham gia vào buổi hoà nhạc của trường nếu như cậu giống như bao người khác. Mọi người sợ cậu sẽ làm kháng giả giật mình, hoảng hốt khi xuất hiện, họ sẽ chẳng nghe nhạc được khi đôi mắt cảm thấy khó chịu.Điều đặc biệt mà cậu yêu thích là chơi nhạc và biểu diễn cho mọi người nghe giờ chỉ có riêng cha mẹ cậu lắng nghe cậu chơi đàn. Mọi thứ bắt đầu làm cậu chán nản, cậu cứ lẩn quẩn ở nhà với chính niềm đam mê âm nhạc ấy.

- Con không thể hoà nhập với mọi người mẹ ạ, con vẫn luôn bị xem là một loài khác với họ.

Người mẹ trách nhẹ khi thấy cậu buồn tủi, nhưng tim bà cũng đau xót chẳng khác gì cậu. Bà thương con bà biết bao! Bà sẽ tìm mọi cách để biến đổi cậu thành một người có đôi tai bình thường như mọi người để cậu tiếp tục với ước mơ của mình.

- Chẳng lẻ không còn cách nào khác để giúp con tôi sao? Người cha hỏi vị bác sĩ của gia đình . Bác sĩ nói:

- Tôi tin rằng tôi có thể phẫu thuật ghép vành tai nếu nhưng phải có người hiến nó cho cậu ấy.

Họ tìm khắp nơi, đưa tin nhưng không có một ai chịu dâng hiến hay bán vành tai vào thời điểm đó, riêng cậu trong lòng khấp khỏi hy vọng. Đã hai năm trôi qua mà không có kết quả gì, cha cậu gọi ra khỏi phòng:

- Con chuẩn bị đến bệnh viện làm phẫu thuật. Bố mẹ đã tìm được người hiến tai cho con rồi. Nhưng người ta bắt phải giữ bí mật.

Sau ca phẫu thuật thành công rất tốt đẹp, cậu mừng rỡ nhìn mình trong gương rồi ôm chầm lấy ba mẹ và mừng vui, hạnh phúc. Cuộc sống mới thật sự của cậu chính thức bắt đầu, người ta đồng ý cho cậu vào ban nhạc của thành phố rồi chẳng bao lâu sau cậu được lên vị trí nhạc trưởng. Niềm vui mà cậu bị cướp mất từ khi sinh ra bỗng dưng xuất hiện, cậu muốn tìm đến người đã cho cậu đôi tai để cảm ơn chân thành, báo đáp nhưng ba mẹ cậu không biết người đó, ngay cả bác sĩ cũng không.

- Con cần phải biết chứ! Cậu thúc ép cha, con cần biết ai đã cho con quá nhiều như thế? Nếu không con sẽ không thể đền đáp đủ công ơn cho người ta.

- Cha không nghĩ rằng con có thể đền đáp được cho người đó đâu...Nhưng con vẫn chưa được biết con ạ.

Những bước tiến trong sự nghiệp của cậu được tất cả mọi người công nhận rõ rệt, tài năng của cậu không còn bị lãng quên như trước. Rồi cậu cũng lấy vợ sinh con, điều may mắn là con trai của cậu không khuyết vành tai như cậu. Nếu nó giống cậu trước đây thì cậu biết phải làm sao? Liệu có một người như thế xuất hiện ban tặng món quà quý giá đó cho con trai cậu không? Nhiều năm nữa lại trôi qua, bí mật sau kín đó chưa hề hé mở.

Có một điều thay đổi làm cậu đôi chút buồn phiền đó là mẹ. Dường như bà ít khi nghe cậu chơi nhạc như trước nữa, mỗi khi cậu vui vẻ mời bà nghe cậu đánh đàn tặng thì dường như bà ít để tâm đến. Cậu nói chuyện gì với mẹ thì cũng phải nhắc lại hai ba lần bà mới chú ý. Nếu có một nhà báo nào hỏi cậu về năng khiếu âm nhạc của cậu được thừa hưởng từ ai thì cậu không dám nói là từ mẹ dù trước kia bà là người chỉ cho cậu những nốt nhạc đầu tiên.

Rồi cái ngày cậu mong mỏi cũng đến, bí mật về người hiến tặng. Buổi chiều mà cậu cảm thấy buồn nhất, mất mát lớn nhất trong đời mình, cậu đứng cạnh ba bên chiếc quan tài mẹ.Cậu thấy ông nhẹ nhàng đưa tay ra từ từ, nâng khẽ mái tóc nâu đỏ dày của bà lên lên: Bà đã không còn đôi tai.

- Mẹ con nói rằng bà rất vui nếu để tóc dài. Mẹ con để tóc như vậy rất đẹp đúng không? – Người cha thì thầm- Mẹ biết con sẽ không bao giờ chấp nhận phẩu thuật khi người tặng cho con là bà.

Cậu lặng nhìn gương mẹ người mẹ yêu thương của mình thật kỉ để khắc ghi vào trong tim. Người cha đã nói đúng, vẻ đẹp thật sự của con người không nằm ở bề ngoài mà là ngày trong chính trái tim của họ. Điều thật sự đáng giá không phải ở những gì ta có thể nhìn tháy mà là ở những điều vô hình. Tình yêu thật sự không nằm trong những gì được thể hiện và đươc biết đến, mà chính ở những điều làm được mà không ai biết đến. Món quà mẹ tặng cậu có lẻ chỉ có tình yêu thương mới tạo ra được. Cậu đã viết riêng một bản nhạc dành cho người mẹ để mỗi ngày lại đàn trước mộ của bà.


Sưu tầm

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 28/Dec/2021 lúc 3:45pm

Bất Chiến Tự Nhiên Thành

Surrendered%20Wife%20Sample%20Chapter%20|%20Laura%20Doyle

« Ba đồng một mớ đàn ông
Đem bỏ vào lồng cho kiến nó tha
Ba trăm một vị đàn bà
Đem về mà trải chiếu hoa cho ngồi » (Ca dao)

Có nhiều người giải thích sự bất bình đẳng giữa nam/nữ trong bài hát thể hiện tinh thần phản kháng của nữ giói trong dân gian, chống lại cái trật tự gia đình và xã hội dưới chế độ quân chủ nho giáo « Nhứt nam viết hũu, thập nữ viết vô » .

Đến cuối thế kỷ XIX, nền học thuật theo Tống Nho thật sự chấm dứt, nhường chổ cho chế độ Tây học, với chữ quốc ngữ phổ biến trên cả nước, thì địa vị người phụ nữ chẳng những được phục hồi mà còn có bề thế uu đải . Phải biết trọng phụ nữ hay « nịnh đầm» là nét văn minh mới du nhập vào từng lớp thị dân và tây học . Nhưng đà văn minh này không chỉ dừng ở đó, mà nó từng bước thay đổi hẳn thân phận người đàn ông . Không phải bình đẳng Nam/Nữ, mà địa vị người đàn ông tuột xuống hàng chót, tức không còn hạng nào nữa hết. 


Ở Pháp, xứ của văn minh « nịnh đầm », thì trong gia đình, công việc hằng ngày lo đời sống gia đình được phân chia đồng đều giữa vợ và chồng . Đó là phước đức cho ngài đàn ông . Vì thường, đàn ông phải lảnh những công việc phức tạp và mất nhiều thì giờ hơn . Khi đàn ông thất nghiệp thì thân phận của chàng không khác gì một chị ở . Có khi còn tệ hơn !


Đã vậy, khi bực mình gây nhau, chị vợ kêu cảnh sát, bảo anh chồng muốn hành hung . Lập tức, cảnh sát đưa anh chồng về bót . Lập biên bản . Và cũng để cô lập kẻ nguy hiểm . Khi cảnh sát cho về, vợ không cho vô nhà . Thân phận đàn ông bắt đầu thắm thía thật sự . Có tiền ở Hotel . Không tiền, không có một hội, một tổ chức xã hội nào giúp đở . Cho tới nay, chỉ có hội phụ nữ, hội bảo vệ nữ quyền . Chánh quyền cũng tổ chức những chổ đón tiếp phụ nữ, cung cấp chổ ngủ, bửa ăn, áo quần, giúp giải quyết khó khăn bất ngờ cho phụ nũ . Đàn ông chưa có . Hay không bao giờ có !


Nghe nói ở Huê kỳ, nấc thang giá trị xã hội được xếp : trẻ con và người già, phụ nữ, chó mèo, rồi mới tới đàn ông !

Có lẽ điều này đúng nên gần đây, ở Huê kỳ mới vừa xuất hiện quyển sách bán chạy hơn tôm tươi

« The Surrendered Wife » của bà Laura Doyle ?  Bestseller liền được Jean-Pierre Ricard dịch ra tiếng pháp dưới tựa vô cùng hấp dẩn « Các bà đầu hàng » (Les femmes soumises - Các bà khuất phục) .

Một trái bom nguyên tử nổ ! Bỡi xưa nay, thử hỏi có một người đàn ông nào dám vổ ngực nói lớn tôi là người chưa hề bị đàn bà xài xể ? Các bà luôn luôn cho rằng đàn ông là người hung bạo, lười biếng, vô cảm, vô trách nhiệm, bất lực, … 

Thì nay quyển sách «The Surrendered Wife » của bà Laura Doyle đã làm cho người đàn ông cảm thấy đúng mình xứng đáng là đàn ông . 


Bất chiến tự nhiên thành 

The%20Surrendered%20Wife-%20Laura%20Doyle%20|%20Your%20Superior%20Self%20|%20Podcasts%20on%20%20Audible%20|%20Audible.com

Huê kỳ và thế giới đều biết cuộc diển hành vĩ đại của phụ nữ ngay sau khi Donald Trump thắng cử, bà Laura Doyle, nhà tạm lý học huê kỳ, liền lên tiếng kêu gọi đình chiến, chấm dứt ngay trận chiến Nam/Nữ . 

Lịch sử nữ quyền chỉ mới bắt đầu ở Pháp từ thế kỷ XX . Tới giữa thế kỷ XX, người phụ nữ pháp mới có quyền bầu cử, mới có quyền đi làm việc mà không cần giấy cho phép của chồng, mới có quyền đứng tên chương mục ngân hàng .


Nay, điều kỳ lạ là bà Laura Doyle đi khắp nước Mỹ để vận động cho Câu lạc bộ « Những ngưởi phụ nữ đầu hàng » của bà .  Trong lúc vận động, bà Laura Doyle không quên phổ biến một cẩm nang để giúp các ông chồng trước giờ quá ê càng bà vợ của mình, nay thấy có thể yêu bà ấy trở lại.  Quyển sách « The Surrendered Wife » liền đó vượt Đại dương qua Pháp phổ biến giúp khôi phục lại địa vị đàn ông và đồng thời hàn gắn bao nhiêu gia đình sắp đỗ vở .


Trong suốt nhiều năm dài, người chồng bị hạ bệ . Đời sống vợ chồng lâm nguy . Nay bà tìm cách giúp cải thiện . Bà sẳn lòng giúp người phụ nữ tìm thấy lý đo đẹp là chịu khuất phục chồng . 

Bà không làm điều gì mới lạ hay phi thường . Bà chỉ vui vẻ, có khi khôi hài, khuyên vợ chồng hảy trở về với những giá trị truyền thống : « Anh, Đàn ông, anh hảy quyết định » . Em, Đàn bà, em sẽ bảo  « Em theo ý của anh » . Nghĩa là tốt nhứt, để giữ chồng, các bà luôn luôn biết nói

« Amen » trong mọi trường hợp, trong mọi việc ! 

Và điều cực kỳ hệ trọng trong đời sống vợ chồng là phải « yêu nhau » một lần trong tuần, mặc dầu các bà không cảm thấy thích đi nữa .


Các bà đừng bao giờ lấy sáng kiến, mặc dầu mình có đầy sáng kiến tuyệt vời đi nữa . Các bà hảy giao cho chồng ngân sách gia đình . Như đừng thèm làm GPS . Cứ để cho anh ta lạc đường hoặc sụp ổ gà vài lần cho ê càng .

007:%20Laura%20Doyle%20on%20Marriage%20and%20&quot;The%20Surrendered%20Wife&quot;%20-%20Mark%20Pattison%20%20Speaker,%20Former%20NFL%20Player,%20Mountaineer%20&amp;%20Sports%20Illustrated%20Executive

Bà Laura Doyle nhiều lúc đưa ra những lời hướng dẩn trái ngược với chủ thuyết nữ quyền nhưng đồng thời, nó lại làm cho người đàn ông suy nghĩ và vụt  thấy nền tảng gia đình không vững, tự nhiên họ sẽ hỏi tại sao mình cư sử như vậy ?
 

Đôi khi trong việc hướng dẩn các bà trong Câu lạc bô, bà Laura Doyle giải thích ngay trong việc lựa chọn mua quần áo, cứ để cho hắn tự do chọn lựa cho hắn . Như vậy, mình cư sử với hắn là người lớn, người trưởng thành . Chớ không phải như một thiếu niên cần sựhướng dẩn . Đừng quên đàn ông có tự ái lớn tự cho mình là ngon lành từ lúc còn con nít . Chị em mình nên biết từ khước sử dụng khả năng nhạy cảm vượt trội của phụ nữ mà nên thấy mình có ý muốn làm vui lòng anh chồng . Nếu chị em mình cứ để các anh chàng có trách nhiệm, chắc chắn chúng ta sẽ ngạc nhiên vì sẽ có nhiều điều hay bất ngờ .


Ở Pháp, trước phong trào nữ quyền Femen (những phụ nữ thoát y biểu tình xông vào Nhà Thờ Đức Bà Paris, xông vào Vatican), một nhóm đông phụ nữ pháp, mặc y phục trắng, biểu tình, kêu gọi hảy tôn trọng lý thuyết « Đàn ông và Đàn bà là sự bổ túc cho nhau » như là chơn lý . Vì nếu chỉ có đàn ông hoặc đàng bà mà thôi thì vũ trụ sẽ đi đến tự hủy diệt .

Và thiên chức của đàn bà là hướng về sự sống, sự tồn tại . Nói cách khác, đàn bà không có chọn lựa nào khác hơn là làm mẹ .

Phải thừa nhận quyển «The Surrendered Wife» của bà Laura Doyle dám  đưa ra những ý tưởng ngược trào luu và quá táo bạo đã không tránh khỏi làm cho nhiều người, cả đàn ông, phải sửng sốt và bàng hoàng .

Báo chí và các đài truyền hình ở Huê Kỳ đều hết lời ca tụng tác phẩm của bà . Tuy nhiên vẫn không tránh khỏi rất nhiều người, đặc biệt là giới nữ quyền, đả kích và chống đối kịch liệt .
Còn các ông nghe thông tin xong, vổ trán, xoa tay, không dám tin ngay đây là thực tế . Chẳng lẽ, bổng một hôm, lại xảy ra sự thật chấm dứt cảnh vợ xỏ mủi chồng dẩn đi hay sao ?

 

Cuốn sách chính là bản thân tác giả . Từ vai trò một người phụ nữ cấp tiến, quậy phá, thứ bà chằn lửa, chỉ huy, kiểm soát, khống chế, sai khiến chồng thẳng tay, xem chồng như tấm thảm chùi chân ngoài ngạch cửa, nay thì Laura Doyle bổng trở thành một người ăn năn hối cải như chính bà đã tự nhìn nhận (féministe et emmerdeuse répentie).

Đúng vậy .Tác giả đã hồi tâm và đã "ngộ" ra là mình cần phải thay đổi cách cư xử với chồng mới khỏi đi đến chỗ đổ vỡ hạnh phúc gia đình.

Bà thú nhận là từ khi lấy chồng lúc 22 tuổi, bà không ngớt ra lệnh, gắt gỏng, nói xỏ xiên, bươi móc chuyện nhỏ nhặt, hạ nhục chồng về bất cứ mọi sơ xuất, xem chồng như một đứa con nít cần phải bộp tai, đá đít để dạy dổ nếu ông ta làm không đúng như ý bà muốn.


Nhưng càng ngày ông chồng càng có khuynh hướng tách rời ra xa bà. Vợ chồng mất dần đi sự đồng cảm của buổi ban đầu. Tình yêu phai lợt. Cay đắng chán chường chồng chất thêm lên mãi, từ cả hai phía. Viễn ảnh ly dị đang trở thành thực tế không còn xa ...
Để cứu vãn tình trạng sắp đổ vở, bà cố tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm từ những cặp vợ chồng thật sự gắn bó yêu thương nhau và đang có cuộc sống hạnh phúc. Bà rút tỉa ra những kinh nghiệm quý báu của họ và đem áp dụng cho trường hợp của bà.
Lạ thay, sau một thời gian ngắn, ông chồng của bà ngày càng trở nên vui vẻ trở lại, tự tin hơn và bắt đầu quan tâm đến trách nhiệm gia đình. Phần bà thì cũng cảm thấy thanh thản, hạnh phúc hơn xưa nhiều.
Tình yêu vợ chồng đã được hàn gắn nhờ bà đã biết thay đổi tư duy, thái độ và cách ứng xử với chồng.
Chơn lý của đời sống gia đình không gì khác hơn phải tự mình thay đổi chính bản thân mình chớ không phải mong đợi sự thay đổi ở phía người khác.
Bà đã trở nên một «người đàn bà đầu hàng » tuyệt đẹp ! Bà quyết định đem chia sẻ kinh nghiệm của mình với các chị em phụ nữ qua tác phẩm « The Surrendered Wife » .

 

Lời sau cùng của Cỏ May tôi « Chị em nào chưa đọc, nên đi mua ngay về đọc, học luôn thuộc lòng, để ở đầu giường, kịp xua đuổi con sư tử thoát ra khỏi người của mình » .

 

 

Nguyễn thị Cỏ May



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 28/Dec/2021 lúc 3:54pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 29/Dec/2021 lúc 9:57am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 31/Dec/2021 lúc 8:17am

Bệnh Di Truyền… Lạ 

59pct%20men%20&#39;go%20deaf&#39;%20when%20asked%20to%20do%20chores%20-%20Indian%20Express

Lúc này việc làm của tôi nhiều, bị áp lực công việc thì không nhưng cũng không thoải mái được với hoàn cảnh những người khác phải chờ mình. Bà sếp đến thương thảo với tôi phải nhận thêm người mới và chỉ dẫn họ làm phụ với tôi. Nhưng đó là chuyện tôi sợ nhất vì những người mình xin thường không được bởi họ cũng đang đầu tắt mặt tối như mình ở một xó khác, cái xó qủy tha ma bắt này cũng không ai muốn tới vì việc khó nên sai trật nhiều, trách nhiệm cũng nhiều mà lương cũng vậy. Chính vì lẽ đó mà tôi sợ một con gấu mẹ vĩ đại, hay một ông kẹ nào đó bị những nơi khác chờ dịp tống đi mà sếp đưa đến đây thì tôi chết chắc. Và bà sếp thì lúc nào cũng giỏi hơn những ông sếp trong cách dụng người. Vậy là từ đó, những người đang làm những việc làm khác mà rảnh tay là bị sếp điều đến giúp tôi, dù hết người này đến người khác đều không ai thích nên việc giữ hoà khí với đồng nghiệp, đồng hương càng khó cho tôi…

Hôm nay có hai người bạn làm chung được điều tới với tôi nguyên ngày. Ông bạn già thì cố gắng bằng thừa vì mắt kém, tay run. Người bạn trẻ lại quen làm việc nặng chứ không thích công việc đòi hỏi tỉ mỉ, một chút khéo tay và nhẹ nhàng…

Tôi nói hai người bạn, “hai ông cứ làm rể cho qua ngày, sếp mình là má vợ thì hai ông biết rồi, không bao giờ để cho ai được rảnh tay vì bà đã gả con gái thì nhà bà khỏi mua trâu…” Họ tán đồng ngay, anh em đều muốn làm việc chung với tôi cho vui, chỉ ngặt sếp ưa đì tôi làm việc khó nên họ ngại trách nhiệm. 

Thôi thì họ làm được gì làm, chỗ đồng nghiệp, đồng hương lại anh em cột chèo chung một mái nhà bà nhạc chằn ăn trăn quấn. Đến nửa ngày, hai người rách việc ngồi tán dóc. Tôi nghe người bạn trẻ nói với ông già, 

“Anh chị lớn tuổi rồi mà cãi nhau mỗi ngày như vậy thì làm sao sống nổi?”

Ông già thở dài, “Chứ anh hỏi em, tức ói máu mà không cãi thì anh ói ra lục phủ ngũ tạng anh luôn hả?”

“Cũng khổ cho anh, còn em khác. Em lấy vợ cũng lâu rồi, con em mười lăm tuổi rồi còn gì. Nhưng vợ em chưa bao giờ cãi em một tiếng…”

“Thiệt không vậy?” Ông già hỏi với cái nhướn mắt đầy nghi hoặc…

Người bạn trẻ trả lời chắc nịch, “Má vợ em có cãi, nhưng vợ em thì không bao giờ. Như cuối tuần nào đó, về nhà ngoại ăn hủ tiếu. Má vợ em nấu hủ tiếu Nam vang cho cả nhà ăn. Em khen, ‘má nấu hủ tiếu ngon quá, làm con nhớ hủ tiếu gõ ở Sài gòn…’ Má vợ em cãi liền, ‘cái anh này, má nấu hủ tiếu Nam vang đặc biệt cho cả nhà ăn, vậy mà nói giống hủ tiếu gõ được hà…’ Vợ em nói với má, ‘cứ ăn bằng tô, trong tô có sợi sợi và nước lèo nóng hổi thì ảnh gọi là hủ tiếu. Hơi đâu má cãi ảnh không biết phân biệt bún bò huế với bún mắm; bún riêu, búng mộc, bún nước lèo, mì quảng… ảnh gọi là hủ tiếu hết. Hủ tiếu gõ là ngon nhất đối với anh ấy…’

Anh thấy không, má vợ em không hiểu ý em nên mới cãi, chứ vợ em đi guốc trong bụng em rồi nên đâu có gì để cãi nữa.”

“Anh không tin đâu! Đàn ông còn nhịn vợ chứ đàn bà không bao giờ nhịn chồng.”

“Anh nói cũng đúng, vì em cũng thấy nhiều rồi. Hình như vợ chồng nào cũng cãi nhau thì mới ăn cơm được, nhưng vợ em chưa hề cãi em một tiếng? Sống với nhau mười mấy năm rồi, tính luôn mấy năm quen biết là có hai mươi năm hơn, vợ em chỉ biết ‘dạ’…”

Ông già thêm kinh ngạc nên phiền đến tôi, “Anh có tin nổi không?”

“Tin chứ sao không!” Tôi trả lời rồi nói tiếp, “… thấy vợ định làm bất cứ chuyện gì thì chồng cũng đều nói: Em để đó anh. Việc đó cực lắm, để anh làm cho…” Hay nói với vợ, “em thích ăn tôm hùm hả, ăn hết hai con luôn đi. Anh ăn mì gói, anh không thích tôm hùm lắm…” Thì vợ nào chẳng ‘dạ’; ‘dạ anh’ ngọt như Điêu Thuyền ‘dạ’ Lữ Bố thì Đổng Trác mới chết. Ngọt mật chết ruồi, giơ cao đánh khẽ… đều là đàn bà cả.”

Ông già tâm đắc với câu trả lời của tôi, nhưng vẫn hoài nghi anh bạn trẻ nên anh ta đưa ra dẫn chứng nhằm thuyết phục ông già…

“Như em đi làm về, em thường la lối om xòm, ‘em dọn dẹp hết mớ giày dép của hai má con chỗ máy giặt dùm anh, không là anh vụt hết vô thùng rác đó…’ Vợ em ‘dạ’ liền. Em chưa hết bực mình nên nẹt thêm, ‘có cần phải mua giày dép cả đống như vậy không, vừa hoang phí vừa chật chội, bừa bộn cả nhà…’ Vợ em ‘dạ’ lần nữa, ‘để em dọn liền’.

Nhưng em đi ra đi vô, ở nhà em lại thường đi chân không cho mát nên giẫm đạp lên mấy đôi giày cao gót làm mình đau chân muốn chết. Bực quá, em ngồi xuống, xếp hết giày dép lên kệ để giày dép cho thật ngay ngắn, ngăn nắp đúng ý em mới thôi.

Thường cuối tuần ở nhà, vợ nấu bữa ăn ngon cuối tuần là phải, nấu vài món cho tuần tới giỡ cơm đi làm là đúng quá rồi. Nhưng tuần nào cũng nấu chè, làm bánh… Lúc nào cái bồn rửa chén cũng tù lu tới em muốn rửa cái ly cà phê để uống trà cũng không được. Em la làng ỏm tỏi, “em rửa hết cho anh cái bồn rửa chén này liền lập tức. Cái gì mà tù lu tới anh muốn rửa cái ly cà phê để uống trà cũng không xoay được cái vòi nước qua bên nào hết.” Vợ em ‘dạ’ liền. ‘Dạ’ chắc như đinh đóng cột. Vậy mà em đi cắt cỏ vô, cái bồn rửa chén vẫn tù lu như cũ. Em la dữ hơn thì vợ em ‘dạ’ thêm lần nữa. Tới lần thứ ba thì em bực hết chịu nổi… em xắn tay áo.”

“Vậy là đầu hàng vô điều kiện rồi còn gì mà kể…” Ông già cười rất vui nhưng rõ là không vui kết luận.

Người bạn trẻ cũng không thua, “Em đâu có đầu hàng. Vì lúc mình giận thì la lối om xòm theo bản năng hay la, nhưng hồi bình tĩnh, ngẫm nghĩ mới thấy thương vợ. Vì không muốn con ăn chè, bánh bán ngoài chợ nên mới tự nấu ở nhà. Vì thương Phật bà, tổ tiên trên bàn thờ phải coi nhà cho vợ chồng đi làm, con đi học suốt cả tuần thì cuối tuần cũng nên mời Phật bà, mời tổ tiên ăn chén chè, miếng bánh bò nướng, miếng khoai lang chiên… Em cũng mặc cảm tội lỗi với bề trên lắm chứ. Hồi nhỏ thì muốn gì cũng nói với bà ngoại. Bây giờ ngoại ngồi trên bàn thờ thì thằng cháu cả năm không đốt được cây nhang. Em nói đúng không? Cả năm không đốt được cây nhang cho Phật bà, nhưng cứ hễ cáp độ cà na trong hãng với anh em là khấn Phật bà cho con thắng; dù chỉ cáp độ hộp bia, hay dĩa cánh gà cay đâu có bao nhiêu tiền…

Cứ như vậy, họ đã quên hẳn việc làm. Một già một trẻ chắc không nhớ cả hai đang còn trong hãng, đang giờ làm. Họ tiếp tục tâm sự râm ran…

“Anh biết không? Ăn cơm trưa xong là em nhắc, “giặt đồ đi em. Ngày mai đi làm rồi, anh hết vớ rồi đó.” Vợ em ‘dạ’. Nhưng chiều chủ nhật, mặt trời lặn tới mắt cá biển rồi, cũng không nghe tiếng máy giặt, máy sấy chạy gì hết. Em vô nhà tắm, thấy đống quần áo dơ như đồi thông hai mộ. Em bực quá… ôm hết đi giặt; cho vợ nấu mấy loại chè, làm mấy thứ bánh, cho Phật bà tiểu đường chơi, cho tổ tiên béo phì với nước cốt dừa thì chưa chắc nhưng ông ba má vợ ở gần nhà là có cơ hội hơn… ”

Ông già khoái chí, cười nắc nẻ. “Hay. Hay. Chiêu này hay. Anh học em đó. Từ nay vợ anh nói gì anh cũng ‘dạ’… rồi kệ mồ bả. Ba má vợ anh chết rồi chứ không anh cũng xúi vợ nấu chè, làm bánh nhiều nhiều vô vì má vợ anh người Quảng, ba vợ người Bình định thì em biết rồi…”

Đến anh bạn trẻ cười đồng tình vì trúng ý anh hay sao. Anh nói tiếp, “Hèn gì anh chị cãi lộn không biết mệt. Theo em thấy ‘cãi’ là bệnh di truyền, vì hầu hết anh chị em người Quảng trong hãng mình đều là thầy ‘cãi’. Em chỉ không ngờ ‘dạ’ cũng là bệnh di truyền. Để em kể cho anh nghe về một buổi trưa chủ nhật ở nhà em. Em đang coi trận banh cà na trên tivi thì nhỏ con gái em cứ gọi giật giọng mấy lần em cũng không rời mắt khỏi tivi vì đội nhà sắp ghi điểm, tới nó đến chỗ em đang ngồi, nắm tay em – dắt ba đi.

Hai cha con ra garage, nó kê sẵn cái ghế đẩu cao. Kéo, lược sắp sẵn. Nói, ‘ba cắt tóc giùm con. Con nực quá!” Em nói, ‘sao không nói mẹ, sao mẹ không cắt tóc cho con?’ Nó nhìn em thách thức thấy ghét, ‘vợ ba mà ba hỏi con! Con nói mẹ hai tuần rồi…’

Em cắt tóc cho con gái em xong. Em nói nó, ‘con quét dọn chỗ này rồi đi tắm gội. Nhắc mẹ trả tiền nhà cho ba, tới ngày rồi đó…” Nó ‘dạ’ rồi biến. Em quét dọn cho con mình thì có sao đâu, nhưng hồi em vô nhà thì thấy nó lên mạng, nó vô trang nhà của mortgate để trả tiền nhà, nhưng nó không biết p***word nên lúng túng. Em nói, ‘ba nói con nhắc mẹ trả tiền nhà chứ ba đâu có sai con làm.’ Nó ‘dạ’… rồi biến vô phòng. Bỏ cái laptop trên bàn ăn cho em.

Em ngồi xuống cái laptop, trả tiền nhà mà tức vợ vì em đã nói nhiều lần, ‘em phải biết hết mọi chuyện dính tới gia đình như tiền lương đi làm có vô trương mục nhà băng của mình đúng không? Rồi hằng tháng phải lên mạng trả tiền điện nước, tiền nhà ra làm sao, bao nhiêu, ngày nào là hạn chót trả tiền thẻ nhựa… Đâu phải cái gì cũng bỏ đó cho anh. Anh chết bất tử thì hai mẹ con ra chùa ở cho thầy lo hả?’ Nhưng cứ ‘dạ’ rồi đâu có làm. Nay truyền nhân đời thứ hai đã lộ diện, em nói con em là p***word trả tiền nhà, ba dán trên tủ lạnh cho mẹ con đó. Nó ‘dạ’ rồi biến vô phòng chứ đâu có làm. Càng giống mẹ hơn là con em cũng không bao giờ cãi, nói gì nó cũng ‘dạ’… nhưng không có làm. 

Tới hôm em giận quá, sáng nào vợ cũng đi làm trước, tới em rời nhà đi làm rồi con đi học sau. Hôm đó trời lạnh nên em nói con, ‘con nhớ mặc áo lạnh rồi mới ra xe buýt nha. Hôm nay càng về chiều trời càng lạnh đó. Nó ‘dạ’ nghe chắc nịch luôn. Nhưng em tin em hơn nên lấy cái áo lạnh của nó trùm lên cái ba lô đi học nó để trên sofa cho nó đừng quên. Chiều về, nó bị cảm vì không mặc áo lạnh. Em giận quá, ‘sao hồi sáng ba đã trùm cái áo lạnh lên ba lô của con rồi ba mới đi làm, sao không mặc?’ Nó… ‘dạ’. Em tức quá, ‘dạ cái gì mà dạ. Áo lạnh để sẵn cũng không mặc cho bị cảm rồi còn dạ dạ cái gì?’

Nó cười… ‘dạ con quên.’

Từ đó em tin, ‘dạ’ cũng di truyền như ‘cãi’ vậy anh ơi! Mình đừng để bụng thì không có chuyện gì xảy ra. Anh vô tới chỗ làm rồi còn tức chị nhà sáng nay cãi anh là anh tự hại anh làm việc thiếu tập trung vì phân tâm; chút nữa tới giờ nghỉ, uống ly cà phên cũng không ngon vì còn tức giận trong lòng…”

Ông già một chiều vì ông không biết mọi người cũng nghĩ về ông là một người hay cãi. Nhưng hôm nay ông thấm đòn, trúng quả anh bạn trẻ; ông tự nói tự nghe hơn là lẩm bẩm, ‘nhường nhịn cũng phải, nhưng sức người có hạn…’

Tôi vừa làm vừa hóng chuyện của hai người bạn, nhìn lên vách tường có đồng hồ, không ngờ đã tới giờ về. Thật cảm ơn họ đã giúp tôi một ngày làm qua mau, cảm ơn họ nhiều hơn về hiểu biết về những người hay cãi và cả những người không cãi nhưng họ đâu có làm. Hai căn bệnh lạ là bệnh ‘cãi’ và bệnh ‘dạ’ nhưng không làm có lẽ lạ với tôi vì mới biết…


Phan

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 31/Dec/2021 lúc 8:20am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 03/Jan/2022 lúc 3:01pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/Jan/2022 lúc 11:24am

Một Người Đàn Bà 

Estimation%20of%20foreign%20women%20giving%20birth%20in%20US%20-%20Visa%20restrictions:%20%20Planning%20to%20give%20birth%20in%20US%20for%20p***port?%20Think%20again%20|%20The%20Economic%20Times


Tôi vượt biển một mình, đau quằn quại đến không còn thiết sống. Tôi như đi trong sương mờ, mải miết vươn đến chỗ mẹ tôi đang vẫy gọi. Tôi thèm được vùi vào lòng bà, khóc nức nở như một đứa trẻ thơ để quên hết những nỗi đau thể xác và tâm hồn. Bà mở rộng vòng tay ôm lấy tôi.

Tôi khóc nức lên và choàng tỉnh dậy. Mẹ tôi đã tan biến, chỉ có dì đang ôm tôi. Tôi gào lên:

- Dì làm gì vậy? Tại sao dì dám ôm tôi?

Dì lật bật lùi ra xa, lắp bắp :

- Dì xin lỗi. Dì thấy con đau quá mà không biết làm gì. Dì thấy tội nghiệp con quá...

- Ai cần dì tội nghiệp. Tôi đã bảo dì đừng vào đây mà. Hãy để cho tôi một mình, tôi không cần ai hết.

- Làm sao dì để cho con một mình được. Ba con không đi đến được, em trai thì đi mất. Không có dì con làm sao đây?

- Dì quan trọng quá nhỉ? Vì ai mà em tôi thành bụi đời, ba tôi buồn rầu mà sinh bệnh, còn tôi thì bị tống cổ ra khỏi nhà?

- Con nghĩ sao cũng được nhưng bổn phận làm mẹ dì phải lo cho con.

- Làm mẹ à! - tôi hét lên - Dì lấy tư cách gì làm mẹ của tôi? Dì tự xem lại mình có xứng với hai tiếng ấy không? Dì làm tổn thương đến vong linh của mẹ tôi đấy. Dì đi đi, dì ở đây làm tôi đau đớn hơn. Ôi, mẹ ơi, sao mẹ lại bỏ con, mẹ ơi!

Hoảng sợ trước lời kêu khóc của tôi, dì lóng ngóng chạy ra ngoài.

 

***

Năm tôi mười lăm tuổi mẹ tôi qua đời. Mẹ tôi là một phụ nữ tài năng, xinh đẹp. Chính vì vậy mà năm năm sau khi ba tôi cưới dì, một y tá lỡ thời, cục mịch, quê mùa, tôi bị sốc thực sự. Điều đó không chỉ làm tổn thương đến tâm hồn non trẻ của tôi mà còn xúc phạm đến vong linh của mẹ tôi. 

Đối với tôi, dì là một người thuộc tầng lớp khác nếu không muốn nói là thấp hèn hơn. Ba tôi là một bác sĩ giỏi lại rất tài hoa. Ba và mẹ là một cặp xứng đôi đến nỗi trong cả triệu cặp vợ chồng chắc mới có một. Vì vậy sự khập khiễng giữa ba và dì làm tôi lúc nào cũng sôi sục, hễ cứ gặp mặt dì là mọi uất ức dâng lên trong tôi. Tôi không cấm ba lấy vợ kế nhưng biết bao người xứng đáng ba không chọn, lại chọn một bà y tá lỡ thời, quê mùa, thất học. 

Em tôi còn phẫn uất hơn tôi nên đã bỏ nhà đi hoang, không tìm lại được. Tôi nói năng hỗn xược, xúc phạm cả ba lẫn dì, bị ba giận đuổi đi vào một đêm mưa tầm tã. Rồi ba hối hận chạy đi tìm tôi nhưng tôi nhất định không chịu về, đến ở hẳn nhà bạn trai. Trong ngày đám cưới của tôi, một cuộc hôn nhân ba không chấp nhận, ông bị lên huyết áp và bị liệt nửa thân người. Tôi sớm rời trường đại học, sống vất vưởng với một cuộc hôn nhân vội vã bốc đồng và chẳng mấy chốc cũng ly hôn khi đang bụng mang dạ chửa. 

Khi con gái tôi ra đời, chẳng rõ chầu chực ở đâu sẵn, dì lao vào bệnh viện với nào tã, nào nón, nào khăn chẳng biết dì sắm sửa từ bao giờ. Chẳng đếm xỉa gì đến vẻ tức giận của tôi, dì nâng con bé lên nựng nịu :

- Ôi, cháu của ngoại, cục cưng của ngoại. Ngoại mong cháu từ lâu lắm rồi, viên kim cương của ngoại. Nào, nào mẹ cho bé mum tí nào. 

Dì lăng xăng líu xíu ủ chân tay cho tôi, lấy nước nóng chườm bụng rồi lại chạy băng về nhà vừa báo tin mừng cho ba tôi, vừa mua thức ăn tẩm bổ cho tôi. 

Biết không thể xua đuổi được dì, tôi đành phải chấp nhận sự săn sóc của dì với vẻ xa cách lạnh lùng. Ngày hôm sau ba tôi đi xe lăn vào. Nhìn thấy ông, tôi bật khóc. Vị bác sĩ phong độ ngày nào nay tàn tạ vì bệnh tật, vì gia cảnh tan nát. Ông chỉ điềm đạm nói với tôi: 

- Ba không bắt con phải vì ba, phải vì dì cũng không vì bản thân con mà phải vì con bé này. Con đã tạo ra nó trong sai lầm của mình thì cũng đừng để nó lớn lên trong sự sai lầm. Hãy trở về với ba, cho con của con những gì tốt đẹp nhất dù bản thân con có phải đối diện với những thử thách đau lòng. Mẹ con mãi mãi là một hình ảnh đẹp không ai có thể làm hoen ố hình ảnh ấy 

Những lời ông nói cứ thấm vào lòng tôi đau buốt. Ôi, con gái của tôi, lẽ nào vì tôi mà cuộc đời nó cũng chẳng tốt đẹp gì hơn. 

Tôi trở về nhà, lòng lạnh giá hơn. Dì là người vui nhất. Tôi chẳng hiểu được nỗi vui mừng ấy. Lẽ ra dì phải vui khi tống được cái gai nhọn như tôi ra khỏi nhà mới phải. Tôi nhận sự chăm sóc rất mực chu đáo của dì như nhận một thói quen, thậm chí như một sự ban ơn. Dì không chú ý gì đến vẻ xa cách, kẻ cả của tôi mà chỉ tìm mọi cách để tôi vui. Dì lăng xăng suốt ngày, quần xắn đến gối, mắt lấp lánh tia cười, miệng líu ra líu rít.

- Hoàn ơi, con xem con bé này đã biết cười rồi đấy.

- Ấy, ấy, con đừng đi sãi chân như vậy, khép chân lại nào. Này, quấn cái khăn lên đầu, gió lùa đấy.

- Dì đã giặt đồ cho cháu rồi. Giặt đồ cho em bé không nên vắt, sẽ làm em vặn vẹo suốt đêm.

- Ôi cục vàng của ngoại sao lại khóc... Bé khó chịu hả? Ứ ừ, em không chịu nằm nữa à? Thế ngoại bế con ra sân chơi nghen? 

Suốt ngày nhà chỉ văng vẳng tiếng dì. Dì tự hỏi rồi cũng tự trả lời. Dì đoán được ý của tất cả mọi người, từ ba tôi đến con bé chỉ biết khóc kia. Dì phục vụ tất cả chúng tôi với lòng tận tâm hồ hởi. Nhưng có lúc dì lại ngồi thần người ra, vẻ ủ dột trầm ngâm. Rồi không nén nổi, dì thở dài:

- Tội nghiệp thằng Quang, mưa gió thế này không biết nó ở đâu.

Quang là em trai tôi, mười tám tuổi. Tôi lén nhìn dì, nỗi đau của dì giống hệt nỗi đau của người mẹ xót thương con. Nếu là mẹ tôi hẳn cũng chỉ đau khổ đến thế là cùng.

Đêm đêm sau khi làm xong mọi việc, dì lại quày quả đi tìm Quang. Dì đã đi tìm nó suốt hai năm qua. Ba tôi và tôi đã không còn hy vọng vì rõ ràng biết nó còn quanh quẩn đâu đây nhưng nó không muốn gặp ai trong gia đình. Nó đã không muốn gặp, không muốn trở về nhà thì dù có tìm được nào có ích gì. Nhưng dì không nản lòng - Một ngày kia dì chộp được nó khi nó ngủ gà ngủ gật trong công viên. Nói đúng ra khi nó đang đói ma túy. Thế là từ đó cả nhà tôi, hay đúng hơn là chỉ có dì, chiến đấu giành giật lấy nó từ tay của nàng tiên nâu.

Dì trói nó vào góc nhà, áp dụng đủ mọi phương cách, mọi bài thuốc từ tây lẫn ta, bồi bổ cho nó đủ mọi thứ sơn hào hải vị. Khi mập mạp béo tốt trở lại, nó lại bỏ nhà ra đi. Dì tiếp tục cất công đi tìm và lại tìm thấy khi nó đang thân tàn ma dại ở đâu đó. Lại cột nó ở góc nhà, lại những bài thuốc, những món ăn ngon… Cái vòng luẩn quẩn ấy cứ lặp lại không biết bao nhiêu lượt. Đến như tôi cũng phát chán, còn ba tôi thì gần như đã buông xuôi, đau đớn vì bác sĩ như mình mà không cứu nổi con. Chỉ riêng dì vẫn cứ bền bỉ đi tìm nó mãi. 

- Hoàn này - dì rụt rè bảo tôi khi thằng Quang bắt đầu một vòng cai nghiện mới - con phải nói điều gì với em chứ. Dì là người quê mùa, chỉ biết làm, không biết nói gì để khuyến khích động viên nó. Còn con là người có kiến thức, lại hiểu biết tâm lý của em, con phải giúp em con vượt qua những thử thách này. Con không thấy em con còn quá trẻ sao? Lẽ nào chúng ta để cho nó chôn vùi cả cuộc đời...

Tôi tìm thấy Quang đang nằm úp mặt khóc trên giường. Tôi không vỗ về nó mà ngồi xuống mép giường, đều đều nói:

- Mẹ không mong muốn chị em mình trở thành như thế này. Chị đã sai lầm và em cũng vậy. Ta có thể giữ nguyên những cảm nghĩ của mình về dì mà không cần hủy hoại bản thân mình. Đứng dậy đi em, xây cho chính mình một tương lai mà không cần phụ thuộc bất cứ điều gì. Hãy làm sao cho xứng đáng với mẹ.

Tôi nói với nó cũng là đang nói với chính mình. Rồi tôi trở lại giảng đường đại học. Nó cũng đã thoát khỏi vòng kềm tỏa đáng sợ của nàng tiên nâu. Dù thực tế công sức của dì đối với chị em tôi rất lớn nhưng tôi vẫn không muốn thừa nhận. Dì nuôi con cho tôi đi học. Dì chăm sóc từng li từng tí cho Quang để nó có đủ sức khỏe trở lại trường. Dì lại là hộ lý của ba.

Nhiều khi trong thâm tâm tôi chợt chạnh lòng thương dì. Làm sao dì có thể làm ngần ấy công việc trong một ngày, phục vụ cả bốn con người. Nhưng rồi niềm kiêu hãnh trong tôi lên tiếng: đó là nhiệm vụ của dì. Dì không có tài để làm những việc lớn lao thì phải làm những việc vặt ấy. Như đọc được suy nghĩ của tôi - nhiều khi tôi rất kinh ngạc về khả năng đọc được suy nghĩ người khác của dì - dì bảo:

- Dì đã quen với những công việc này rồi. Ai chẳng muốn an nhàn nhưng cuộc sống bắt buộc mình phải sống hết mình với nó.

Tôi mở to mắt nhìn dì; câu nói của dì không phải của một y tá tầm thường mà là của một triết nhân. Ngôn ngữ của dì càng lúc càng khác xa con người dì. Một lần nữa dì lại đọc được suy nghĩ của tôi: - Con tự hỏi tại sao dì lại nói năng văn hoa như vậy phải không? Dì là người không được học hành đến nơi đến chốn. Nhưng mấy mươi năm qua chiến tranh đã dạy cho dì từng con chữ, từng lời nói, từng cách cư xử… Dì học ở khắp nơi, bên chiến hào, trong nhà dân, trong nhà tù… Mấy năm làm y tá trong bệnh viện, làm việc dưới quyền ba con dì cũng học hỏi được rất nhiều. Con hãy ráng học lên, sự học làm người ta mở lòng với nhân loại hơn.

Trời ơi! “Sự học làm người ta mở lòng với nhân loại hơn”. Một người như dì lại có thể nói câu đó ư? Tôi vụt chạy vào phòng ba, thảng thốt nhìn ông :

- Ba, rốt cuộc dì là người thế nào? Làm sao ba có thể quên mẹ để yêu dì được?

- Con ngồi xuống đi con gái - ba dịu dàng bảo - Tuổi trẻ các con hay có một quan điểm tuyệt đối. Không có cái gì là tuyệt đối cả. Tại sao con lại nghĩ ba lấy dì nghĩa là ba đã quên mẹ con? Tại sao con lại nghĩ vẫn yêu mẹ thì ba không thể lấy dì? Cuộc đời là thế giới muôn màu. Vì sao con chỉ nhìn vào tài sắc của mẹ con mà cho rằng dì không xứng với ba, chứ không đánh giá dì bằng chính con người dì. Mẹ con là một thế giới khác, dì là một thế giới khác. Và - không ai dám cho rằng thế giới nào đầy màu sắc và thế giới nào đầy bóng đêm. 

Dì đã trải qua nhiều nỗi gian truân nhưng không hoàn cảnh nào có thể đánh gục được dì. Điều đó không dễ gì có được ở lớp người như ba, như mẹ, như con. Con thấy đấy, mẹ con là một bác sĩ, an ủi nâng đỡ cứu sống không biết bao nhiêu người nhưng khi biết mình bị bệnh thì suy sụp hẳn, không gượng dậy nổi. Khi mẹ chết, nếu không có dì chắc ba cũng đã trở nên bệ rạc, bê tha. Còn con, tự cho mình là thông minh, bản lĩnh nhưng chỉ vì một việc bất như ý mà thả trôi cuộc đời mình. Còn dì là người vào sinh ra tử, vào tù ra khám, từng làm vợ làm mẹ nhưng bị tước hết những quyền thiêng liêng ấy.

- Dì từng làm vợ, làm mẹ? - tôi ngỡ ngàng.

- Con lạ lùng lắm sao? Nỗi đau ấy dì giữ cho riêng mình, không mấy ai biết được. Chồng của dì đã hy sinh, đau đớn quá dì đã sinh non và đứa bé đã chết sau khi sinh vài giờ. Dì đã đem nỗi đau mất chồng, mất con vào cuộc hành trình lặng lẽ của mình. Dì đã đem tình thương của người vợ người mẹ dành cho tất cả mọi người, cho ba, cho các con với lòng cao cả vô biên. Dì đã sống cho người khác, vậy mà khi có ai khác sống cho dì thì con lại bảo dì không xứng đáng. Huống chi đây không phải là sự hy sinh của ba mà là sự đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu. Con hãy đem tấm lòng mình để gần gũi với dì hơn, khi đó con sẽ thấy ba không nói quá đáng. Những gì ở ba ở mẹ không có thì ở dì có, vậy không phải là bổ sung cho nhau sao? Con còn đòi hỏi nơi dì điều gì nữa?

Tôi đòi hỏi gì ư? Tôi được sinh ra bằng mối tình tuyệt diệu của ba mẹ, lớn lên trong tình yêu nhưng rốt cuộc lại trở thành một người không có tình thương yêu dù với một người đã xem mình còn hơn đứa con rứt ruột đẻ ra. Tôi sắp trở thành một bác sĩ nhưng lại không đủ lòng nhân ái của một y tá bình thường như dì. Tôi cứ mãi đau đớn vì mối mâu thuẫn giằng xé nên thường ngồi lì trong thư viện không về nhà sau buổi học. Dì lại tất tả tìm tôi. Cái vẻ hốt hoảng lo âu của một người mẹ vừa làm nhói lòng tôi vừa làm tôi uất hận. Tôi không biết mình hận cái gì? Hận dì sao không là một người tầm thường cho tôi căm ghét mãi? Hận dì sao dần dần rõ nét một nhân cách lớn làm tôi thấm thía sự nhỏ nhoi của mình. 

Tôi theo dì vào nhà. Bé Uyên sà vào lòng tôi, líu lo đủ mọi chuyện. Dì bảo:

- Con đừng quá mải mê với công việc, với những ý thích riêng mình mà bỏ quên cái quyền làm mẹ. 

Dì không bảo “Bổn phận làm mẹ” mà lại bảo “Quyền làm mẹ”. Tôi ngước mắt nhìn dì. Dì lại đọc được câu hỏi trong mắt tôi, cười đôn hậu:

- Con không thấy được làm mẹ là một hạnh phúc lớn hay sao?

Tôi thấm thía câu ấy. Dì bị tước đi cái quyền làm mẹ từ khi rất trẻ và được ban trở lại khi tuổi về già nên dù chị em tôi đã đối xử thật tệ bạc với dì nhưng dì chỉ thấy niềm hạnh phúc được sống với thiên chức của người mẹ. 

***

Mừng Quang thi đậu vào đại học, dì thưởng cho cả nhà một chuyến đi picnic xa bất chấp con bé Uyên quấy dì suốt cuộc hành trình, bất chấp ba tôi mới tập đi lại được, chân rất yếu, lúc nào cũng cần dì dìu đỡ. Chỉ có niềm vui bất tận của một gia đình hạnh phúc trong chuyến đi chơi ấy. Tôi hỏi dì:

- Cái gì làm dì vui nhất hôm nay?

- Dì vui vì Quang đã đủ bản lĩnh để trở lại đời. Dì vui vì đã trả lại cho mẹ con những đứa con nguyên vẹn như ngày nào, còn lời thêm cục vàng này nữa nè - dì cười chỉ vào bé Uyên. 

Ngày tôi xúng xính lên nhận bằng tốt nghiệp, dì dẫn theo một chàng trai trẻ lên tặng hoa cho tôi. Trẻ là vì anh ta chưa có vợ, so với tôi đã có con gái lên năm, chứ thật ra anh ta đã hơn ba mươi tuổi, là một bác sĩ trong khoa của ba tôi, đã âm thầm theo đuổi tôi từ nhiều năm nay. Mắt dì lấp lánh vẻ tinh nghịch và bí hiểm của bà mẹ đang mưu toan kiếm chồng cho con gái. Tôi vừa buồn cười vừa... tức, ngùng ngoằng bỏ đi:

- Con không thích cái trò mai mối ấy. Con đâu có sợ lỡ thì...

- Ây dà, cái giọng này dì đã nghe ở rất nhiều cô gái tân thời rồi. Nhưng cuối đời nhiều người mới nuối tiếc vì bỏ qua cơ may hạnh phúc gia đình. Con ơi! nghe dì đi. Con còn lỡ dở vầy mãi dì không yên tâm. Khi nào con với em Quang có gia đình yên ấm hết thì dì mới hả lòng. 

***

Ước mơ của con người quá nhiều. Ước mơ của bà mẹ dành cho con còn nhiều hơn. Dì trù liệu đủ mọi kế hoạch cho tôi, cho em Quang. Dì còn tính sẵn một tương lai dài thăm thẳm cho con bé Uyên vừa tròn năm tuổi, cho cả ông già gần đất xa trời là ba tôi, chỉ riêng mình dì không dự định một điều gì. 

Một buổi sáng đẹp trời, mọi người đều đã tỉnh giấc, chỉ riêng dì đi vào cõi vĩnh hằng. Dì từ giã cuộc đời nhẹ nhàng bình yên đến nỗi cả ba, cả tôi - hai bác sĩ trong nhà, đều không muốn truy lùng nguyên nhân để không làm tổn hại đến thân xác dì. Dì đang ngủ yên lành hay dì đang đi tìm mẹ tôi, hãnh diện khoe với bà rằng dì đã làm xong ước nguyện của bà. 

Bên mộ dì, thằng Quang gào khóc nức nở. Khi mẹ tôi chết, nó còn quá bé để có thể đau đớn thống thiết như thế. 

Còn tôi - cả hai đám tang tôi đều không khóc. Chỉ có những giọt lệ chảy trong tim tôi không ai thấy được. Vì nó đọng ở trong tim nên lòng tôi luôn nhức nhối...

 

TRƯƠNG THỊ THANH HIỀN

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 04/Jan/2022 lúc 11:52am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/Jan/2022 lúc 2:44pm

Gởi chiếc xe và bốn bánh chạy trên tuyết cho tiệm xong, trong khi chờ mấy cậu thợ trẻ giúp thay bánh xe, tôi tản bộ quanh khu phố. Sắp đi ngang đám đông tại trạm xe công cộng, tôi lấy miếng mặt nạ vải trong túi ra, đeo lên mặt mình cho đúng luật. Trời chưa có tuyết, nhưng sáng này thời tiết lạnh buốt. Hơi thở của mình bị miếng vải che bít mũi, không có lối thoát ra bên ngoài một cách thoải mái tự nhiên, và dưởng khí hít vào cũng bị ngăn chận bớt. Từng chập, hơi thở của mình bị lớp vải mặt nạ bịt ngang mũi, phát thành những tiếng phì phì mệt mỏi. Luồng hơi nóng từ mũi thoát ra lại bị cái mặt nạ lùa lên phía trên mắt, bám vào tròng kính đang lạnh giá, tạo thành đôi vòng sương mù, làm cảnh vật quanh mình tự dưng mờ mờ, ảo ảo; khung cảnh quanh tôi như trời mùa đông mù sương.

Chợt thấy phía trước mình có bóng dáng ai đó đi ngược chiều đến. Cả hai chúng tôi đi cùng một bên lề đường. Theo luật của Bộ Y Tế, trong cơn dịch cúm lạ còn tràn lan này, tôi ép sang một bên cho trống đường. Người đàn ông phía trước tôi cũng lịch sự né sát qua phía bên kia. Vậy là giữa chúng tôi, có một khoảng cách đủ cho chiếc xe nhà loại nhỏ chạy qua. Từ cả năm nay, gặp nhau ngoài đường phố, không còn thấy nụ cười thân thiện như bình thường; nếu có chăng, nó cũng đã bị khuất mất bên dưới miếng mặt nạ. Khác với những nơi người ta đã phải bịt mũi, che miệng, chỉ vì không khí bị ô nhiễm; cái mặt nạ nơi đây nó là hiện diện của những … lo ngại bệnh hoạn, sợ sệt lây nhiễm, tránh né nhau!

Người đàn ông chắc từ đám đông mới xuống xe ở trạm đi đến. Trông thì cũng có nét quen quen, nhưng ai nấy bây giờ phải bịt mặt, lại thêm cái nón mùa đông trùm kín, chỉ trông thấy cặp mắt; tôi không dám đoán bừa. Còn chừng năm ba bước phía trước, tôi ngó nhanh sang người đối diện thì thấy ông ấy cũng đang tò mò nhìn tôi. Hình ảnh người đối diện tuy không rõ, nhưng tôi vẫn nhận ra ánh mắt có vẻ quen và có vẻ … cũng tình cảm lắm.

Tôi đứng lại, lấy cặp kính mù sương ra. Thà là nhìn không kính như thế này, thấy còn rõ hơn là mang cặp tròng bị lờ mờ hơi thở của mình. Giờ thì, rõ ràng là ông ấy trông quen lắm. Tôi bèn lột miếng mặt nạ, trình trọn khuôn mặt mình và lên tiếng thăm hỏi bằng tiếng Việt; không quên kèm theo nụ cười xả giao, phòng hờ … mình đoán lầm người:

- Anh Vy đấy phải không?

Người đàn ông nghe gọi tên, cũng đứng lại, lột cái miếng vải trên mặt như tôi và cười thật tươi:

- Thì tôi đây!... Thấy ông quen quen mà không chắc nên đâu dám gọi …

- Tôi cũng thấy anh quen quá, nhưng không nhìn rõ mặt nên cũng không dám chào anh sớm! Đi đâu … mà đi bộ vậy anh Vy?

- Xe nằm trong tiệm từ hôm qua. Nhưng sửa xong rồi, đi lấy xe đây … Anh đi đâu đó?

- Tôi đem xe thay bánh mùa đông, chắc cùng tiệm với anh…

Ông bạn già gật gù:

- Ừ, cùng tiệm rồi! Có mỗi tiệm Việt Nam mình trên đường này thôi… Thiệt tình! … bây giờ che mặt khó nhìn ra nhau, mà nhìn lâu thì lại ngại!

- Thì vậy! Lại thêm đã già rồi, mình cũng nên tránh … để mắt vào người khác, phải không anh!

Chúng tôi cùng cười vui, thông cảm nhau. Đứng cách xa để nói chuyện, xe cộ ồn ào, nên nói như la. Để ông bạn già đi lấy xe cho xong, chúng tôi chia tay, và chỉ nói chia tay khơi khơi thôi; từ lâu rồi, cái bắt tay thân mật như thời còn an lành, chưa có con vi trùng lạ, đã trở thành kiểu cách xa xưa, hết còn hợp thời rồi …

Đi một lúc thấy có quán cà phê, tôi qua bên kia đường và ghé vào. Quán này cẩn thận lắm, không cho khách vào bên trong, dù là khách mua mang đi; họ chỉ bán hàng qua chỗ dành cho xe chạy ngang. Tôi đứng sắp hàng xa xa, sau chiếc xe. Khi xe phía trước mình chạy đi, tôi bước tới, lom khom nhìn qua khung cửa nhỏ, để nhìn thấy cô bán hàng theo thói quen khi nói chuyện, dù ai cũng đang bịt mặt. Tôi mua cho mình ly cà phê và tiếp tục đi lanh quanh, cho hết giờ hẹn của tiệm sửa xe. Có ly cà phê ấm lòng và ấm bàn tay. Tôi rẽ vào con đường nhỏ vắng người, để khỏi mang cái mặt nạ bịt cả mũi và miệng, hít thở thiếu sảng khoái và không thưởng thức cà phê được.

Cơn dịch cúm lạ làm mọi thứ bình thường trở thành lạ thường!

Rồi đến một ngày nào đó, được trở lại bình thường, không biết mình có thấy đó là bình thường hay không?

Đã là mùa đông. Qua Lễ Giáng Sinh và Tết dương lịch thì Tết mình gần kề. Hồi còn nhỏ, Ba tôi dạy học nên được nghỉ Tết sớm như học trò, thường chạy xe về chăm sóc mộ cha mẹ mình trước Tết. Hồi ông Nội tôi mất, Ba tôi phải bỏ học, rời trường Petrus Ký, ở Sài Gòn, về quê nhà để chăm sóc mẹ già và ruộng vườn. Sau đó, quê hương ruộng vườn nơi Ba và bà Nội ở, về đêm hết còn yên bình. Đêm nghe tiếng chó sủa, biết là quân du kích lẻn về làng. Sáng ra, lại thấy người trong xóm bị giết, xác trôi trên sông hay thây bị bỏ ngoài phố chợ; kèm với tờ bản án dành cho “kẻ thù của nhân dân”, cột theo thi hài không toàn vẹn của người bất hạnh. Ba tôi đành phải bỏ ruộng vườn, đem mẹ mình trốn ra thành phố sinh sống và làm nghề dạy học. Thỉnh thoảng, Ba chạy xe về thăm viếng mộ cha mình và chăm sóc ruộng vườn, trong ban ngày mà thôi. Rồi bà Nội cũng rời phố phường nhộn nhịp, về thôn xóm nằm an nghỉ nghìn thu bên ông Nội. Mỗi năm hai lần, mẹ tôi thay Ba, dẫn anh em chúng tôi về thăm vườn nhà và dạy cho chúng tôi quét dọn cỏ hoang và thắp nhang nơi mộ ông bà Nội, theo nghi lễ ngày Giáp Tết. Với tuổi thơ, đấy là kỷ niệm vui nhất; được về thôn quê thì mùa nghỉ hè hay nghỉ Tết, đều vui như Tết!

Chuyến đi về thôn xóm thời đó rất xa đối với tuổi thơ, lại thêm rất lý thú vì chúng tôi được đi bằng tàu đò và xe đò. Phương tiện chở người bằng đường bộ ở Việt Nam ngày xưa có nhiều loại xe, nên có nhiều tên gọi khác nhau theo địa phương. Nói chung, xe loại lớn có khoảng 50 chỗ ngồi, với người miền Trung đó là “xe đò”, với người miền Bắc là “xe hàng” hoặc “xe khách”. Loại xe nhỏ hơn, nhưng chèn nhét chở chen chúc từ 15 chỗ trở xuống, thì dân chúng miền Trung cho là “xe lô”, dân ở miền Bắc có chỗ kêu là “xe lô-ca-xông”, có chỗ kêu là “xe ca”. Trước ngày Sài Gòn bị mất tên, người từ miền Bắc vào miền Nam đã lâu, cũng như người ở miền Trung, sau này cùng dùng theo tên gọi của dân miền Nam, gọi là “xe đò”.

Rời thành phố, xe cộ thưa vắng hơn. Khung cảnh hai bên đường mở rộng ra với đồng quê yên bình, tươi vui, ruộng đồng mênh mông, các rặng cây xanh nối nhau như bất tận. Đường chạy ra ngoại ô càng lúc trống trải hơn. Tài xế tăng tốc độ, cho xe chạy vun vút. Hai lơ xe đứng bên hong và sau xe, thêm tai và thêm mắt cho tài xế. Họ tiếp tài xế ngó chừng đường xá cùng người và xe bên lề, và trông chừng hành khách trong xe. Họ rất linh hoạt, khi thì rút người vào, khi đứng tung người ra. Lúc xe sắp qua cầu hay xe qua mặt nhau thì lơ xe vỗ thùng xe thình thịch, rồi hô lên báo tin và nhắc chừng hành khách nhớ rút tay, rút đầu vào bên trong xe để tránh nguy hiểm. Lơ xe chỉ rút vào bên trong xe khi hai xe qua mặt nhau trong đoạn đường hẹp, hoặc khi xe qua cầu mà thôi; hầu như lúc nào thân người của họ cũng đứng đu đưa, dang tay, bung chân và miệng thì oang oang các thứ diển biến cho hành khách và tài xế biết, hay chỉ chào đùa hoặc chọc ghẹo người bên đường cho vui. Thấy có người đón xe thì lơ xe báo cho tài xế chậm lại để rao mời kiếm thêm khách, nếu xe có chỗ trống. Hai lơ xe lanh lẹ và tậm tâm lắm; phụ nhau đưa giúp người lên xe hay xuống xe được nhanh chóng và an toàn; nhất là khách với hành lý cồng kềnh, có dẫn theo trẻ con, hoặc người lớn tuổi … Chừng như ai cũng có bà con, thân thuộc với lơ xe; từ anh rễ, chị dâu, bác, chú, ông ngoại, bà ngoại, khách có con gái trẻ đẹp đi theo thì thường sẽ được gọi là “Ba”, “Má”. Hoạt cảnh trên xe, trên đường, cùng tiếng động cơ, kèn xe, tiếng hô la, kêu gọi … đối với trẻ con chúng tôi thật là vui mắt và vui tai; không hề chán và quên mất những tù túng chật chội trong xe. Tuy ồn ào như thế, nhiều hành khách vẫn ngồi ngủ ngon lành; chắc có một số người lớn cũng thấy thú vị, nhưng thú vị một cách khác, có khi lại tình tứ và nhớ thương như tác giả Lê Duy Đoàn trong bài thơ “Ngày xưa, xe đò”:

Hồi xưa đi học xe đò,
Ngó lui anh đã lò dò theo sau.
Lên xe chẳng biết ngồi đâu,
Đành ngồi xuống ghế gần nhau vai kề,
Hương thầm người ấy lạ ghê,
Thoáng hương người ấy mà mê mẫn người,
Xa nhau mấy chục năm trời,
Tưởng chừng như vẫn còn ngồi gần nhau.

Xe đến bến, chúng tôi phải lấy một chuyến đò đi tiếp. Không phải là đò ngang, chỉ bơi chèo đưa người ngang qua bến sông bên kia; mà là một chuyến đò dọc, chở khách chạy dọc theo dòng sông một đoạn khá xa, mới tới đất vườn của gia đình. Trong khi chiếc tàu đò chờ đủ khách, chúng tôi được ăn quà vặt. Tôi thích nhất là món nước mía. Nước mía tươi thật thơm ngon, ngọt lịm, mát rượi với đá lạnh và thoang thoáng hương vị của trái hạnh.

Đi tàu đò cũng thú vị không kém xe đò. Đối với trẻ con thành phố, được đi tàu đò thích vô cùng. Thời trước năm 1960, sông nước miền Nam mình chưa có “vỏ lãi”; loại ghe tàu hình dáng dài và hẹp, nên luồn lách và lướt vùn vụt trên mặt sông. Tàu đò lúc bấy giờ sâu và rộng nên vững vàng, nhưng chạy chậm hơn nhiều lắm. Tuy vậy, những người từ thành phố về làng, mà không biết bơi như mẹ tôi thì nét mặt căng thẳng, lo cho mình cùng đám con trẻ trên sông nước. Mấy đứa em của tôi thì bị mẹ tôi nắm giữ tay chằng chằng. Mẹ không lo cho tôi lắm vì tôi biết bơi, không bắt tôi phải nắm tay bà như mấy đứa em, nhưng mỗi khi tôi lãng vãng quá gần mé sông là nghe mẹ tôi gọi giật lại. Trẻ con chúng tôi chưa biết lo lắng, chỉ thấy vui và nôn nao mong cho mau được xuống tàu. Hành khách ngồi trên băng ghế gỗ, đóng dọc theo hai bên thành tàu. Chính giữa dành cho lối đi. Khung mui tàu thấp, người lớn phải đi lom khom. Hàng hóa cồng kềnh được chất trên mui. Máy đặt giữa khoang tàu. Tài công ngồi ghế đầu gần mũi tàu, nhưng phía bên phải, có tay lái trông giống như lái xe đò. Tốc độ tàu đò chậm hơn xe đò, sông rộng dễ tránh né nhau, nên người làm lơ tàu đò có vẻ nhàn hạ, không phải đong đu người hô la như lơ xe; nhưng cũng rất tận tình giúp hành khách rời tàu hay lên tàu, vì những cầu gát lên bờ hẹp và khó đi hơn bước đi trên mặt đường. Khi tàu chạy, sóng cuộn rào rạt; ngồi thò tay ra cửa sổ, vói xuống sông đùa với sóng, sóng lướt qua kẻ ngón tay mát lạnh ...

Khung cảnh thôn làng hiền hòa thân ái, khác hẳn với chốn thành thị. Chuyến thấp nhang mộ ông bà nội, thường là năm ba ngày trước Tết. Dù chưa hẳn là Tết, chúng tôi thấy mùa Xuân đã đến trên từng cánh hoa, trái cây tươi mọng và nụ cười, ánh mắt của mọi người quanh mình. Chỉ có những năm xưa ấy, tôi mới thấy Ba tôi thật tươi vui trong ngày Tết. Nhưng chỉ được vài ba năm, thì làng nhà bị đánh chiếm. Quân chiếm đóng làng mình xếp Ba tôi vào loại kẻ thù số một, vì ông là “công chức” và là “trí thức”. Do đó, mẹ và anh em tôi cũng thuộc thành phần “có tội với nhân dân”. Năm ấy, mẹ cũng dẫn chúng tôi về thăm viếng và thấp nhang mộ ông bà Nội vào dịp Tết, nhưng chỉ ở mới vài giờ, thì phải theo dân làng xuống ghe chạy giặc, chạy ra ngoài chợ ngay. Hè đến, Ba tôi đạp xe chở tôi về làng, định đột ngột lẻn về thăm mộ cha mẹ. Như trong câu chuyện “Khi Tôi Về”, chỉ mới vừa qua chợ đầu làng thì gặp đoàn ghe xuồng của dân làng chạy tản cư ra chợ; nơi có đồn bót của quân đội mình bảo vệ. Tôi nghe bà con trong xóm nói với ba tôi, phía trước là hầm chông và mìn bẩy; đã lâu lắm rồi, không ai dám dùng đường bộ, chỉ chèo chống xuồng đi lại trên sông mà thôi. Thật vậy, con đường mòn phía trước trông âm u quá; cỏ dại, cây hoang mọc um tùm, chỉ còn chừng bàn chân người bước đi. Ba thẫn thờ, quay chiếc xe đạp về hướng chợ. Tôi leo lên yên xe ngồi. Ba tôi chậm chậm đạp xe, như luyến tiếc xa rời thôn xóm của mình. Tôi chưa hiểu hết ngọn ngành, chỉ thấy Ba tôi buồn lắm, nên ngồi yên lặng, không dám nói hay hỏi han một lời.

Thế rồi, từ mùa hè đó, mộ phần ông bà Nội tôi không may lọt vào vùng bên kia chiến tuyến, gia đình chúng tôi không còn về thôm xóm như trước. Từ đó, gia đình tôi chỉ làm lấy có, theo vài nghi thức cần có trong ngày Tết tại thành phố. Ba tôi không còn tha thiết đón Xuân cho lắm. Tết đến, nhà không có nhiều khách. Hàng xóm, đồng nghiệp và Ba qua lại, gọi là chúc Xuân. Về “Mừng Tuổi” bà Ngoại thì nhà bà cũng vắng, hai cậu của tôi trong quân đội, xa xôi nơi đóng quân, không được về phép. Tôi cũng không còn cảm thấy Tết là vui hay đặc biệt cho lắm, như trong thời miền Nam còn yên bình và mình được về trong làng. Có tiền, cùng bạn bè đi xem phim, đi ăn uống lặt vặt,… những thứ này ngày thường trong năm cũng có, không phải chờ đến Tết. Không có gì thay thế được cho niềm vui của tuổi thơ, nơi thôn xóm có mộ phần ông bà, đã bị chiếm đoạt. Và rồi sau cái Tết Mậu Thân năm 1968; cái Tết tang tóc, kinh hoàng. Qua Tết, yên tiếng súng, học trò trở lại trường. Tường vách loang lổ vết đạn. Tuổi học trò thật bàng hoàng khi biết chú Phú, làm lao công cho trường, một ông già hiền hòa, sinh sống tại một căn nhà nhỏ trong trường để tiện trông nom phòng lớp, đóng mở cổng trường, lại bị quân giặc xử tử.

Từ đó, ngày Tết lại càng thêm khác!

Khác nhiều lắm!

Tết đã không còn là Tết của miền Nam, với niềm vui trong an lành hạnh phúc, như trước đây. Tết trở về nhắc nhớ lắm tang thương. Đến sau tháng Tư năm 1975, chốn tù đày đã không có mùa xuân, đó là điều hiển nhiên. Khi về xã hội bên ngoài nhà tù thì cũng vẫn thế. Quanh tôi, cũng vẫn các thứ giống như trong trại tù. Cũng lá cờ đỏ. Cũng các băng đỏ. Cũng tiếng loa phát ra từ khóm phường với các âm thanh nheo nhéo, nối nhau xuyên xéo vào tai vào óc suốt ngày đêm. Nghe như trong tù, cùng một kiểu cách nói với ngôn ngữ mới, chữ nghĩa kỳ lạ, nghe như đã pha trộn với sắt thép, kiêu hãnh, đe dọa, … Trong khu phố tại đây, hầu hết đều có chủ mới. Những người chủ nhà xa lạ, như những tên đường xa lạ. Người quen và người không quen, như đang mang cùng một mặt nạ với hình nét lạnh lùng, xa tránh...

Tôi vẫn còn nhớ mùa Xuân!

Nhưng Sài Gòn đã mất tên và đất nước mình đã tuần tự nối theo Hoàng Sa, bị nhà cầm quyền dâng hiến cho quan thầy nơi phương Bắc. Trên quê hương Việt Nam bây giờ, Xuân chỉ còn là những chữ “mừng đảng mừng xuân”, “đại thắng mùa xuân”… Những câu tuyên truyền được chế độ cầm quyền lập đi lập lại từ năm này sang năm khác; người ta viết vẻ, sơn phết chúng trên nền màu đỏ, treo trên căn phố, cơ quan, cột ngang qua đường, qua hẻm. Chúng nó trông giống như những lớp băng nhuốm ướt máu, che đậy các vết thương chưa hề lành của hàng triệu người dân miền Nam.

Từ đó, Tết đã không còn là Tết!

Trời mùa đông lạnh, cà phê trong ly bị lạnh theo nhanh lắm. Thành phố nơi đây đang là mùa đông và rồi mùa xuân cũng sẽ đến. Mùa xuân cũng sẽ trở về trên vạn vật. Nhưng Tết đã vẫn không còn là Tết trên quê hương Việt Nam mình, mà là … “nhiều niềm đau thương bi hận tràn đầy”, như nhạc sĩ Ngô Thụy Miên đã ghi lại trong dòng nhạc “Em Còn Nhớ Mùa Xuân”, được sáng tác tại Sài Gòn sau năm 1975:

“… Trời Sài Gòn chiều hôm nay còn nhiều mưa bay
Nhiều niềm đau thương bi hận tràn đầy
Gượng nụ cười giọt lệ trên môi
Nhìn đất nước tơi bời một thời em có hay …”

Có đâu bằng Sài Gòn hôm qua,

Và … Sài Gòn đã mất!

Bùi Đức Tính
 

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 130 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.379 seconds.