Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: NHÓM 12 YÊU THƯƠNG Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 156 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 22/Nov/2021 lúc 9:32am

NHỚ GIÓ


Có khi nào chợt thèm gió. Không phải vì trời nực mà khát gió. Thèm gió vì muốn cùng với gió để chơi vơi. Để phanh ngực rú ga cho gió toả đầy người. Để nghe tiếng gió giữa đêm không ngủ được trên mái nhà, giữa vườn cây lắm lá. Thèm một ngọn gió bát ngát giữa mênh mông của đất với trời và ta chỉ là hạt bụi bé xíu bay theo gió. Cũng có khi muốn níu gió lại, ôm vào lòng nghe gió thổi theo nhịp đập của tim.
Có những hôm trời đầy gió, lướt qua những hàng cây, rung trên những tàng lá và phủ hết người. Gió thành bạn cùng đi trên đường, gió thổi cát bụi quấn mỗi bước chân. Cũng có lúc thiếu gió, thấy mình như cô quạnh một mình, bóng của chính mình cũng không thấy lắt lay. Thèm gió như một nỗi nhớ bởi gợi tóc ai bay dưới gió, thổi chiếc khăn quàng làm rộn rã lòng ai. Tuổi trẻ khát vọng những ngọn gió đưa đi xa mở ra những chân trời. Tuổi thanh xuân như con diều khát gió để đưa cánh diều lên cao, lên cao mãi với trời xanh.
Nhớ ngọn gió mang vị mặn của biển, những dấu chân trên cát bị gió cuốn đi. Nhớ những cơn gió núi mang hơi lạnh của rừng, đốt ngọn lửa dưới gió để kiếm chút hơi ấm. Những gió và đất trời của một thời.
Thế rồi tuổi già ập đến, lại ngại gió. Khát khao cũng đã tàn lụi, mộng ước cũng đã tan tành. Tay yếu, chân run, lồng ngực cũng chỉ là thoi thóp thở, sợ những ngọn gió buổi chiều. Buồn não lòng nghe tiếng gió vào đêm. Tóc ai cũng đã thôi bay, chiếc khăn quàng cũng đã thành ký ức. Lại trốn gió. Trốn và tiếc nhớ những ngọn gió một thời đã mang đến bát ngát trong lòng. Trí nhớ lại gợi một buổi chiều trên cầu, gió lồng trong tóc ai và bàn tay nào giữ tóc. Gió nằm trong bàn tay, gió đầy trong khoang ngực.
Đêm nay trời nổi gió, nằm nghe gió chạy suốt mái hiên. Lại thèm được đi trong gió và nghe được tiếng cười của một thời. Son đã nhạt, bờ môi không còn thắm nữa nhưng trong gió hình như còn mùi hương của nụ hôn đầu trên căn gác gỗ chiều mưa. Nhớ gió.
13.11.2021
DODUYNGOC
Ảnh chụp ở Blao, chiều lắm gió.




Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Nov/2021 lúc 12:36pm

Cậu bé nghèo và cốc sữa bò

baomai.blogspot.com

Nơi khu phố nọ, có một cậu bé 12 tuổi nghèo khổ, mồ côi mẹ từ sớm, sống với người cha là một công nhân lao động. Để có tiền học phí, cậu bé đã ngày ngày đạp xe đi giao hàng cho một ông chủ ở chợ.

Một hôm, trời đã tối, cậu rất đói bụng nhưng trong túi chỉ còn một chút tiền lẻ không đủ để mua bất kỳ một món ăn nào giữa khu phố này. Bụng đói, hàng vẫn chưa giao hết, nhưng cậu vẫn phải cố gắng hoàn thành công việc.

Đến nhà khách hàng cuối cùng, cũng là đến giờ ăn cơm tối, cậu định bụng sẽ xin họ một chút cơm để ăn cho đỡ đói. Nhưng khi nhìn thấy một cô gái con của chủ nhà cũng trạc tuổi mình ra mở cổng thì cậu lại mất hết dũng khí để mở lời. Cậu không dám xin cái gì ăn chỉ nói với giọng vừa nhỏ vừa ngại ngùng: “Bạn có thể cho tôi xin một cốc nước được không?”

Cô bé nhìn bộ dạng đói khát của cậu liền chạy vào nhà và mang ra cho cậu một cốc sữa bò to.

baomai.blogspot.com
  
Cậu bé không ngại ngùng gì mà uống một lúc hết cốc sữa bò rồi mới hỏi: “Vậy tính ra là tôi nợ bạn bao nhiêu tiền?”

Cô bé ngạc nhiên rồi nhẹ nhàng nói: “Bạn không nợ tôi đồng nào cả, mẹ tôi dạy rằng đừng vì làm việc thiện mà đòi hỏi báo đáp!”

Cậu bé trong lòng rất biết ơn và nói với cô bé một cách chân thành trước khi rời đi: “Như vậy, tôi chỉ có thể cảm ơn bạn từ tận đáy lòng mình!”

Trên đường đạp xe về nhà, cậu không chỉ cảm thấy khí lực của mình tăng lên rất nhiều mà niềm tin, niềm hy vọng đối với cuộc sống cũng dâng trào. Bởi vì, cuộc sống quá khó khăn trong những năm tháng qua thực sự đã khiến cậu muốn buông xuôi hết thảy. Cử chỉ đơn giản ấy đã giúp cậu bé khốn khó tin tưởng hơn vào sự tốt bụng của con người. Điều đó tiếp thêm cho cậu nghị lực và ý chí kiên cường, quyết không đầu hàng số phận, không từ bỏ ước mơ và vững tin trên đường đời.

Nhiều năm sau, cô gái tốt bụng mắc phải một chứng bệnh lạ nguy hiểm. Bác sĩ trong vùng đã cố gắng hết sức nhưng bệnh tình vẫn không thuyên giảm. Không còn cách nào khác, họ đành chuyển cô lên bệnh viện trung tâm thành phố.

baomai.blogspot.com
  
Trong số các bác sĩ tham gia buổi hội chuẩn hôm ấy lại có mặt của cậu bé năm xưa, nay đã trở thành một bác sĩ tài giỏi, bác sĩ Howard Kelly. Khi nghe đến tên và địa chỉ của bệnh nhân, ánh mắt vị bác sĩ trẻ bừng sáng lên. Anh đi thẳng đến phòng bệnh và không mấy khó khăn để anh nhận ra cô bé tốt bụng ngày nào nay đã trưởng thành.

Kể từ hôm đó, anh quyết tâm nghiên cứu tài liệu, hỏi kinh nghiệm từ những người thầy và những người đồng nghiệp để tìm cách cứu sống người phụ nữ kia. Sau 6 tháng tận tình cứu chữa, bệnh tình của cô đã hết nguy kịch và phục hồi.

Ngày cuối cùng trước khi người phụ nữ xuất viện, nhân viên bệnh viện đã mang hồ sơ bệnh và hóa đơn đến cho bác sĩ ký. Bác sĩ nhìn tờ hóa đơn, viết lên trên đó một dòng chữ rồi chuyển xuống phòng cho người phụ nữ kia.

Người phụ nữ không dám mở hóa đơn ra xem, bởi cô nghĩ rằng số tiền viện phí chắc chắn sẽ là một số tiền lớn mà có thể cả đời cô không thể trả được. Nhưng khi cô mở ra thì một dòng chữ ghi trên tờ hóa đơn như đập vào mắt cô: “Một ly sữa bò năm xưa đã đủ để thanh toán toàn bộ tiền thuốc men! Bác sĩ Howard Kelly.“


  
Trong đôi mắt cô, hai hàng nước mắt trào ra và trong lòng vô cùng cảm động rồi cô cầu nguyện: “Thượng đế ơi! Con xin tạ ơn Ngài! Cảm ơn những trái tim rộng mở và đầy tình người!“

Đúng là giúp người cũng chính là giúp mình! Hãy biết cho đi và giúp đỡ người khác, có thể điều bạn cho đi chỉ là một điều rất nhỏ bé nhưng đối với người khác nó có thể lại là điều giúp họ cải biến cả cuộc đời. Người xưa dạy con người sống phải tích đức hành thiện quả là rất sâu sắc!

baomai.blogspot.com
  
Đây là một câu chuyện có thật của tiến sĩ Howard Kelly (1858 – 1943), một trong 4 sáng lập viên thành lập Học viện nghiên cứu Y khoa Ung Thư và Đại Học Johns Hopkins lừng danh của nước Mỹ.


Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/Nov/2021 lúc 10:32am

GIẤC MƠ MÙA ĐÔNG


4288%201%20GiacMoMuaDonHHDiep 

     Tôi vừa lái xe ra khỏi đường Bolsa, quẹo phải vào khu chợ, dừng lại trước tiệm bán hoa của cô bạn thân. Nhung nhìn thấy tôi cười:

  • Ê, Giáng Ngọc! Đi đâu lạc vào vườn hoa vậy bồ!

     Tôi khóa xe bước vội vào tiệm nhìn Nhung:

  • Đi mua hoa tặng người yêu, bồ có bán không?

     Nhung ngạc nhiên nhìn tôi có vẻ không tin:

  • Từ trước đến giờ mình nghe người ta tặng hoa cho bồ, có bao giờ bồ tặng hoa cho ai đâu! Mình có nghe lầm không Giáng Ngọc?

     Tôi cười nhìn bạn:

  • Không lầm chút nào đâu! Cô bạn thân của tôi! Thế giới trong tôi đổi ngôi rồi! Bây giờ bồ có hoa nào đẹp và đặc biệt không? Giới thiệu cho mình nha!

     Tôi nhìn qua một vòng những bông hoa trong tiệm, chợt mắt tôi dừng lại bên bó hoa trắng tím xinh xinh, dễ thương, ẩn trong góc phòng:

  • Hoa này là hoa gì? Đẹp quá Nhung!

     Nhung không trả lời mà hỏi lại tôi:

  • Bạn trai bồ thích hoa gì, bồ chọn hoa đó!

     Tôi ngở ngàng nghe bạn hỏi, thật tôi cũng chưa biết anh thích hoa gì, mới quen anh hơn một tháng, chưa hiểu về anh nhiều, tôi nhìn Nhung như mong nàng thông cảm:

  • Mình nghĩ mình thích hoa gì, anh ấy thích hoa đó!

     Nhung nhìn tôi có vẽ tò mò:

  • Bồ quen ông này bao lâu rồi? Trong dịp nào vậy Giáng Ngọc?

     Tôi biết khó dấu cô bạn thân này nên tâm sự hết với cô ta:

  • Mình quen anh hơn một tháng, qua văn thơ trên online, mến nhau vì chữ, thương nhau vì hiền. Hôm nay anh từ Canada bay qua Cali thăm mình. Nên mình ghé bồ mua hoa để ra phi trường đón anh. Bây giờ bồ đừng hỏi mình nữa, mà chọn hoa cho mình kịp đi đón anh, để trể giờ, anh chờ. Chuyện tình nhiều tập này, mình sẽ tâm sự với bồ sau nha Nhung!

     Nhung vừa nghe xong trợn mắt nhìn tôi:

  • Bồ có tỉnh không Giáng Ngọc? Chuyện tình của bồ sao phiêu lưu quá vậy! Mình không thể tin được!

     Nhung biết không thể nói gì thêm với tôi lúc này. Nàng cầm bó hoa tôi chọn, bắt đầu giới thiệu:

  • Hoa này có tên là Colorado Columbine, hoa có năm cánh màu trắng vòng trong và năm cánh màu tím cà vòng ngoài. Hoa này chỉ tìm thấy ở vùng núi cao lộng gió Rocky ở Mỹ. Loài hoa nhỏ mang sắc tím, đôi khi là sắc vàng cam rực lữa này chính là “Vòng Nguyệt Quế” dành ngôi vị quán quân trong cuộc chinh phục đỉnh núi Rocky cao hơn 4,000m ở Mỹ. 

     Sau khi nghe bạn giới thiệu, tôi nghĩ hoa này có đặc tính hay hay! Tôi không biết ai chinh phục ai đây! Tôi mĩm cười nhìn Nhung:

  • Bồ gói giấy cho đẹp bó hoa này dùm mình nha!

Long%20Stem%20Red%20Roses%20-%20PicMix

     Tôi cầm bó hoa ra khỏi tiệm, nhìn đồng hồ, thấy gần đến giờ anh xuống phi trường rồi! Tôi chạy đến đường Brookhurst, quẹo phải ra Freeway, nghe tiếng còi xe cảnh sát hú sau lưng tôi. Tôi tấp xe vào lề dừng lại, đúng lúc cảnh sát cũng đến bên xe tôi, đòi xem giấy tờ và cuối cùng tôi nhận giấy phạt về tội vượt tốc độ quy định. Tôi yên lặng nhận giấy phạt rồi đi tiếp. Đến phi trường đúng lúc máy bay anh vừa đáp xuống. Tôi bở ngở cầm bó hoa trên tay với bảng tên Tú Uyên. Đây là lần đầu tiên trong đời tôi đi đón một người đàn ông, tôi chưa hiểu gì về anh nhiều. Tình yêu có thể đơm hoa kết nụ trong hoàn cảnh này sao? Tôi tự hỏi lòng mình nhưng tôi biết “Mình đã yêu anh”. Tiếng kêu gọi của hành khách chung quanh sân bay, đem tôi về với thực tại. Tôi nhìn dòng người đi ra từ cổng máy bay và giơ cao bảng tên lên, mong anh nhìn thấy. Tôi chợt bắt gặp đôi mắt của người đàn ông nhìn tôi từ xa. Tôi có linh cảm là anh, tôi giơ cao bảng tên tiến dần về phía anh hơn. Dường như anh cũng nhìn thấy tôi. Chúng tôi đã giao hẹn trước sắc phục mình mặc nên cũng dễ nhận ra. Dáng anh cao ráo, ăn mặc gọn gàng, giản dị, không kém phần sang trọng, trang nghiêm và có một chút phong trần. Tóc anh tuy bạc nhưng dáng anh đi còn mạnh mẻ, anh vẫn giử được nét trẻ trung hào hoa của thời trai trẻ. Anh kéo một sách tay và mang ba lô trên vai. Chúng tôi đi ngược chiều, mỗi lúc gần nhau hơn, rỏ nhau hơn vì đã có xem hình của nhau nên không khó nhận diện lắm. Chúng tôi chỉ còn cách nhau một khoảng cách nhỏ, anh nhìn tôi:

Có phải em là Giáng Ngọc không?

     Tôi nhìn anh tha thiết:

  • Dạ, em là Giáng Ngọc! Anh là…
  • Uyên đây!

4288%203%20GiacMoMuaDongHHD

     Hai chúng tôi ôm chặt nhau, mắt tôi cay cay. Qua giây phút xúc động, anh buông tôi ra. Tôi trao anh bó hoa:

  • Welcome anh đến Cali! Cali đi dễ khó về nha anh Tú Uyên!

     Anh nhìn tôi cười vui, chúng tôi song đôi bên nhau ra xe. Trên đường tôi đưa anh về khách sạn, không xa nhà tôi lắm! chúng tôi tâm tình đủ thứ chuyện như đã quen nhau từ bao giờ. Tôi dừng xe trước cổng khách sạn, mở cửa xe lấy hành lý xuống cho anh:

  • Anh Tú Uyên nhận phòng, nghĩ ngơi nha! Em sẽ quay lại đón anh đi ăn tối.

     Anh Tú Uyên ôm tôi:

  • Em đi đường cẩn thận nha! Anh chờ em quay lại.

     Tôi gật đầu, xiết chặt tay anh, rồi lên xe về nhà.

XXX

      Lễ Tạ Ơn sắp đến, đêm nay Phố Bolsa đầy nghẹt người qua lại, dòng xe nối đuôi nhau chờ đợi. Nên tôi gửi xe và cùng anh Tú Uyên đi bộ, chúng tôi tay trong tay, dạo quanh phố Bolsa về đêm, cảm giác ấm áp len vào tim tôi dù bên ngoài giá lạnh. Đây là lần đầu tiên tôi đi bên cạnh người đàn ông về đêm. Chúng tôi bước vào tiệm ăn nỗi tiếng món Việt Nam:

  • Anh Tú Uyên thích ăn món gì? Em gọi!

     Anh Tú Uyên nhìn tôi:

  • Em kêu món gì anh ăn món đó!

     Tôi nhìn anh cười:

  • Anh đừng để em làm Baby-Sit nha anh Tú Uyên!

     Anh cũng cười theo tôi, đúng lúc người phục vụ đem thực đơn đến. Anh Tú Uyên chọn Bún Bò Huế Chả Tôm, tôi chọn Bún Riêu Thập Cẩm và uống Trà Nóng. Trong lúc chờ đợi thức ăn, tôi đề nghị:

  • Anh Tú Uyên à! Anh đi đường có mệt không? Nếu không? Ngày mai chúng ta đi tham quan núi Big Bear nha anh! Thời tiết đã vào đông, chúng ta lên núi ngắm tuyết rơi. Đẹp lắm!

     Anh Tú Uyên nhìn tôi:    

  • Anh không mệt! Nếu em muốn, mai chúng ta đi! Big Bear là nơi như thế nào?

     Tôi cười giải thích:

  • Cali quanh năm không có tuyết, chỉ có Big Bear Mountain là có tuyết vào mùa đông, nó cũng là một thị trấn thuộc Cali đó anh! Chổ này cũng đẹp lắm! Người ta thường lên đó trượt tuyết. Em với anh trượt tuyết nha!

     Anh nhìn tôi đùa:

  • Anh từng tuổi này, chân run rẩy mà trượt tuyết gì em! Trượt té gẩy hết răng ăn cơm!

     Tôi cười theo anh:

  • Anh không ăn được cơm, thì em nấu cháo anh ăn!

     Anh cười nói:

  • Anh ôm em lăn trên tuyết thì được!

     Thế là chúng tôi vừa ăn vừa lên kế hoạch đi Big Bear Mountain.    Sau khi ăn tối xong, tôi đưa anh Tú Uyên đến chổ cho thuê xe. Chúng tôi chọn xe cao để có thể leo núi được. Anh Tú Uyên sẽ lái xe này, tôi duyên dáng nhìn anh:

  • Anh Tú Uyên ơi, mình phải mua bốn sợi dây xích để xích bốn bánh xe lại, nếu không, xe sẽ bị tuộc dốc bởi băng đá đó anh!

     Anh Tú Uyên cười:

  • Tôi còn khổ với cô bé này dài dài! Tự nhiên đòi leo núi làm chi đây!

     Tôi cười theo anh:

  • Tuy vất vả nhưng thú vị anh à!

     Chúng tôi mỗi người một xe, anh Tú Uyên lái xe thuê về khách sạn. Tôi từ giả anh:

  • Mai em đến anh sớm nha! Chúng ta cùng đi!

   Anh ôm hôn trán tôi! Một cảm giác êm ái đi nhẹ vào tim.

XXX

     Anh Tú Uyên đánh thức tôi vào lúc 6h sáng. Tôi chuẩn bị chỉnh tề với quần áo ấm đầy đủ và mang giầy ủng cao. Trước khi đến khách sạn, tôi ghé mua một vài thức ăn nhanh đem theo dọc đường. Tôi vừa tới khách sạn, anh Tú Uyên đã chờ tôi ở cổng. Nhìn anh cũng ấm áp trong bộ đồ anh mặc. Tôi chạy thẳng vào bải đậu xe, bỏ xe tôi ở đó, cùng đi chung xe với anh Tú Uyên. Tôi treo máy định vị vào xe và đưa anh bản đồ Big Bear, để anh Tú Uyên xem qua trước khi chúng tôi lên đường. Sáng sớm, chưa có quán ăn nào mở cửa nên chúng tôi dùng điễm tâm bằng thức ăn nhanh. Mỗi người một ổ bánh mì kẹp thịt và một ly cà phê sữa nóng. Trên đường đi, tôi yên lặng để anh Tú Uyên tập trung lái xe vì đường lạ, anh mới đi lần đầu nên chạy rất chậm. Bắt đầu đến chổ đường đóng băng, anh Tú Uyên dừng xe lại, dùng dây xích, xích bốn bánh xe rồi tiếp tục cuộc hành trình. Đường đi Big Bear nhỏ, một bên là núi, một bên là hố giống như đường đi Đà Lạt. Tuy đường tráng nhựa tốt nhưng bị đóng băng cũng rất nguy hiễm. Nếu lạc tay lái, xe có thể đâm vào núi hoặc lọt xuống hố. Thỉnh thoảng tôi liếc nhìn xem anh có buồn ngủ không? Đôi lúc, tôi đút anh ăn vài mẩu bánh để anh tỉnh táo lái xe.

     Theo thời gian dự tính, chúng tôi sẽ tới nơi khoảng hai tiếng lái xe nhưng anh Tú Uyên lái chậm quá, chúng tôi đến nơi đã xế trưa. Người ta đã chiếm đầy sân trượt tuyết và những cáp treo. Chúng tôi tìm chổ ngồi, bày thức ăn ra, cùng nhau ăn trưa và ngắm cảnh tuyết rơi. Ngọn núi Big Bear cao ngạo nghể với những mảng tuyết trắng bám vào đỉnh và sườn núi, trông oai nghi. Thật hùng dũng! Một dòng sông, nước trong xanh phẳng lặng, chảy dọc vào triền núi, tạo nên một bức tranh tuyệt tác của Đấng Tạo Hóa. Tôi ví giờ này anh Tú Uyên như núi, bên cạnh tôi là sông, rồi mĩm cười một mình! Sương tuyết bắt đầu thấm dần vào người, tôi cảm thấy lạnh, nép mình sát vào anh Tú Uyên. Anh biết tôi lạnh nên ôm chặt tôi, hơi ấm từ anh truyền qua thân thể tôi. Như một luồn điện êm ái, nhẹ nhàng, làm ấm lại trái tim tôi. Anh nhìn tôi trìu mến! Ánh mắt này sẽ theo tôi hết quảng đời còn lại. Tôi nhìn anh:

  • Mình đi thay đồ ra sân trượt tuyết nha anh!

      Anh nhìn tôi cười đùa:

  • Cô bé ui, tuổi của chúng ta mà trượt tuyết, chắc xương bánh chè, xương đòn, xương sườn rơi lủng củng xuống sân tuyết hết! Eo ôi, sợ muốn chít. Cô bé trượt một mình đi thui!

     Tôi cười ngất bởi câu nói dí dõm của anh:

  • Vậy chúng ta đi cáp treo ngắm tuyết nha!  

     Chúng tôi vào phòng dành cho khách tham quan, trang bị đầy đủ quần áo trượt tuyết xong, liền ra sân tuyết đón cáp treo để đi lên. Tôi thấy người ta từ trên cao nhảy xuống trượt tuyết rất nhẹ nhàng, tôi chỉ anh Tú Uyên:

  • Anh nhảy trượt thử nha anh Tú Uyên!

     Anh trợn mắt nhìn tôi:

  • Anh nhảy gẩy chân, ai chở em về!

     Anh vội quăng gậy ôm chặt lấy tôi quay vài vòng, làm tôi mất thăng bằng té xuống sân. Anh không tha tôi, tiếp tục ôm chặt tôi lăn nhiều vòng trên tuyết như cuốn chiếu vậy. Tôi cười thầm, anh này không còn trẻ nữa mà sao anh khỏe vậy ta! Tôi hốt một bụm tuyết liệng vào người anh. Anh hốt tuyết liệng vào tôi nhiều hơn. Tôi biết mình không đủ sức chơi trò này với anh. Tôi lấy một bụm tuyết khác nhét vào mồm anh, anh phung tuyểt ra, đè tôi xuống hôn mạnh vào miệng tôi, tôi ngộp thở đẩy anh ra, anh càng khóa chặt miệng tôi. Một luồng điện từ anh chuyền qua tôi, sức chống cự không còn nữa, tôi hòa mình vào nụ hôn của anh mỗi lúc một dài ra… Những giọt mưa phùn lấm tấm rơi, tôi giật mình ngồi dậy:

Lãng%20Phong:%20CÓ%20NHỮNG%20CƠN%20MƯA-Thơ%20Ngô%20Văn%20Giai

  • Trời mưa rồi! Anh Tú Uyên ơi! Làm sao chúng ta về!

     Anh vô tư trả lời:

  • Không về được! Chúng ta ngủ lại đây!

     Trời kéo mây đen dần, tôi biết không thể về đêm nay:

  • Vậy chúng ta phải đi thuê phòng anh à! Nếu không sẽ không có chổ cho chúng ta đêm nay!

Chúng tôi đi nhanh đến văn phòng khách sạn, vừa kịp chỉ còn một phòng duy nhất mà chỉ có một giường ngủ, không còn sự lựa chọn nào. Chúng tôi đành chấp nhận thuê. Mưa bắt đầu rơi nặng hột hơn, sân trượt tuyết thưa dần, chúng tôi cũng về phòng. Qua hai ngày vất vả với tuyết sương, chúng tôi bắt đầu thấm mệt, buổi ăn chiều qua loa. Chúng tôi tắm gội sạch sẽ, cảm thấy ấm áp trong chăn bên cạnh lò sưởi, trong khi bên ngoài mưa vẫn rơi và lạnh.

4288%205%20giac%20MoMuaDgHHD 

     Tôi xếp chăn chia hai chổ nằm:

  • Anh Tú Uyên ngủ đêm nay, không lăn qua đường ranh giới này nha anh!

     Anh nhìn tôi cười đùa:

  • Em xây thành có chắc không đó! Tối nay nó đổ xuống anh đè lên che chở em nha!

    Tôi vuốt nhẹ mũi anh:

  • Anh đừng có thừa cơ hội nha anh Tú Uyên! Anh mà đè lên em, em sẽ đạp anh lọt giường, anh đừng than với em là anh đau nha!

     Anh bẹo má tôi:

  • Cô bé đạp anh hay ôm chặt lấy anh vậy! Em m***age cho anh một chút đi! Anh ngồi lái xe chở em từ sáng đến giờ, anh thấm mõi rồi!

     Tôi đánh khẽ vào tay anh:

  • Anh trả công em bằng cái gì?

     Anh trả trước cho em mấy nụ hôn ở bải trượt tuyết đó!

     Tôi nhéo anh một cái. Anh kêu lên:

  • Đau mà em!

     Anh nằm xấp xuống, tôi bắt đầu m***age đôi chân cho anh trước, xoa bóp từng ngón chân và cù nhẹ vào gan bàn chân. Anh co chân lại cười:

  • Nhột mà em!

     Đôi tay tôi di chuyển dần lên lưng anh, những ngón tay nhẹ nhàng mơn man dọc sống lưng trần của anh. Tôi cúi nhẹ hôn vào vai anh rồi dần vào gáy anh vòng qua cổ xuống cằm anh. Anh như mảnh hổ, ngồi bật dậy ôm chặt lấy tôi, từng mảnh vãi trên chúng tôi dần dần rơi xuống. Bàn tay anh tự do di chuyển nhẹ nhàng trên người tôi. Những nụ hôn chúng tôi lướt khắp mọi nơi! Tôi mềm nhũng trong đôi tay rắn chắc của anh, không có một lực nào chống cự lại. Tôi ghì chặt lấy anh. Cơ thể lẫn tinh thần chúng tôi được thư giãn trong sự ngây ngất, đê mê kéo dài…đưa dần chúng tôi vào giấc ngủ trong âm hưởng bản nhạc “Trên Đỉnh Mùa Đông” vọng lại từ tâm tôi “Một lần yêu anh! Cho anh một lần! Anh được gì không? Em còn gì không?”

XXX

     Nghe tiếng reo của phone di động, tôi giật mình thức giấc, vội check mail, anh viết cho tôi từ Canada. “Bây giờ là 5:40am tức 3:40am nơi em, anh đã thức dậy, nghĩ tới em đang ngủ, chẳng biết trời trăng sông nước gì và đang ngáy khò khò”.

     Tôi mĩm cười, biết mình vừa trải qua một Giấc Mơ Mùa Đông.

Hương Hoài Điệp

Cali, Mùa Lễ Tạ Ơn

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 29/Nov/2021 lúc 12:25pm

Một thuở học trò


Chủ đề của bài viết này là những hồi ức học trò ngày xưa của một người bước vào tuổi 70. Thuở học trò này rất xa và rất khác với thời đại @ ngày nay, khi mà các tiện nghi vật chất phong phú hơn, phương tiện giải trí đa dạng hơn và quan niệm về giáo dục cũng khác hơn.

Những nét khác nhau là hậu quả của hoàn cảnh xã hội và chính trị, cụ thể hơn là chính sách giáo dục và chế độ chính trị qua nhiều thời kỳ, từ thờiPháp thuộc đến giai đoạn 30 năm chiến tranh tương tàn.


Thuở học trò của chúng tôi chỉ có một mục đích duy nhất là… học, nhưng đôi khi cũng pha lẫn những chuyện tình cảm theo kiểu mà người Mỹ gọi là “tình chó con” (puppy love). Ngày nay, ngoài việc học còn có những tác động, xấu cũng như tốt, từ Internet, phim ảnh, báo chí cho đến những ảnh hưởng của người lớn như các bậc phụ huynh trong gia đình và sự tác động của xã hội bên ngoài.



 

Học trò ngày xưa là mảng đề tài được khai thác rất “kỹ” qua văn chương, âm nhạc, hội họa. Vào thập niên 70, bản nhạc “Ngày Xưa Hoàng Thị” [1] của Phạm Duy, phổ thơ Phạm Thiên Thư [2] trở thành nổi tiếng với một mối “tình học trò”. Bài hát dẫn người thưởng ngoạn đến chuyện một cô nữ sinh tên Hoàng Thị Ngọ lúc tan trường, ôm nghiêng cặp, đi trong một cơn mưa phùn và phía sau cô… lẽo đẽo một “cây si” di động: 

“Em tan trường về, đường mưa nho nhỏ
Ôm nghiêng tập vở, tóc dài, tà áo vờn bay
Em đi dịu dàng, bờ vai em nhỏ
Chim non lề đường, nằm im dấu mỏ
Anh theo Ngọ về gót giầy lặng lẽ đường quê...”

Bức tranh học trò

Đó chưa phải là tình yêu theo đúng nghĩa. Chỉ là… “thích trộm, nhớ thầm” của một “cây si”. Và chỉ cần lẽo đẽo theo một tà áo dài trắng cũng đủ thỏa lòng, dù bước chân có “nặng nề”, dù trong lòng “nức nở” để hôm sau vào lớp sẽ còn “ngẩn ngơ”:

“Em tan trường về
Anh theo Ngọ về
Chân anh nặng nề
Lòng anh nức nở
Mai vào lớp học
Anh còn ngẩn ngơ, ngẩn ngơ…”  

“Ngày Xưa Hoàng Thị” là một kết hợp tuyệt vời giữa thơ Phạm Thiên Thư và nhạc Phạm Duy nhưng lại có một đoạn kết buồn cho… “mối tình câm”. Ở đoạn kết đưa ra hai hình ảnh của “ngày xưa” và “ngày nay” với câu kết “Ai mang bụi đỏ đi rồi…” khiến tôi nghĩ ngay đến Ban Mê Thuột, thị trấn đã từng gắn bó từ tuổi học trò. Chả là BMT vẫn nổi tiếng là vùng đất đỏ bazan, nắng thì BMT (Bụi Mù Trời) còn mưa thì… bùn đỏ ngập bước chân:



“Xưa theo Ngọ về
Mái tóc Ngọ dài
Hôm nay đường này
Cây cao hàng gầy
Đi quanh tìm hoài
Ai mang bụi đỏ đi rồi…”


 
Học trò Đồng Khánh trên cầu Trường Tiền

Trong một cuộc phỏng vấn của Đỗ Văn với Phạm Duy, nhạc sĩ cho biết trong số những bài hát cho tuổi trẻ, ông thích nhất là bài “Tuổi Ngọc”…” bài hát này ông viết cho con gái mới lớn Thái Hiền khi bước chân vào trung học. “Tuổi Ngọc” viết theo nhịp điệu nhí nhảnh với những câu được lập đi lập lại “Xin cho em…”. Những thứ cô xin là một chiếc áo dài, một mớ tóc dài và một chiếc xe đạp [3].

Đó là tất cả hành trang của một cô gái khi bước vào trung học. Chiếc áo dài “thơm dáng tuổi thơ”, mớ tóc nồng “êm như nhung” và, cuối cùng:

“Xin cho em còn một xe đạp
Xe xinh xinh, để em đi học
Từng vòng, từng vòng xe
Là vòng đời nhỏ bé
Đạp bằng bàn chân gót đỏ hoe”

Chắc nhà gần trường nên những học trò như cô Ngọ của Phạm Thiên Thư mới cuốc bộ để “cây si” có dịp lẽo đẽo theo sau. Nếu nhà ở xa thì chắc phải đến trường bằng xe đạp. Hình ảnh nữ sinh trên chiếc xe đạp sẽ khó có thể nào quên trong kỷ niệm, nhất là đối với những người nay đã xa xứ, không còn cơ hội nhìn thấy cảnh này.

Hồi xưa nữ sinh còn đội nón lá đến trường, ít có những kiểu mũ “mô đen” như ngày nay. Mỗi lúc tan học là cả một đàn bướm trắng bay ra rồi tỏa đi khắp các con đường. Nhà gần thì ôm cặp đi bộ để các anh như Phạm Thiên Thư đưa vào thơ. Nhà xa thì đạp xe theo từng nhóm như trong bức hình dưới đây trước Tòa Đô Chánh.






Gia đình khá giả thì có thể tậu một chiếc Velo Solex chạy bằng xăng, có cần khởi động máy ở phía trước và khi hết xăng có thể đạp như một chiếc xe đạp. Nhà thơ Nguyên Sa trong bài thơ "Tám phố Sài Gòn " [4] có một đoạn viết về chiếc Solex và cô học trò như sau:

“Sài Gòn phóng solex rất nhanh
Đôi tay hoàng yến ngủ trong gants
Có nghe hơi thở cài vương miện
Lên tóc đen mềm nhung rất nhung”

Ngày xưa, đã có nhiều nhà văn, nhà thơ không tiếc lời ca tụng hình ảnh nữ sinh trên chiếc Solex hoặc xe đạp. Ngày nay, họa hoằn lắm mới gặp những lời có cánh về những chiếc xe “tay ga” phóng vù vù trên đường… Ôi, thời thơ mộng của tuổi học trò nay còn đâu

Thuở học trò của tôi cũng có một chuyện tình thuộc loại “puppy love” như trong bài thơ của Phạm Thiên Thư. Tôi không có ý “thấy người sang bắt quàng làm họ” nhưng quả thật cả hai đều có nhiều điểm rất giống nhau [5].

Thứ nhất, tên “người trong mộng” của nhà thơ Phạm Thiên Thư là Hoàng Thị Ngọ, một cái tên không được đẹp cho lắm, còn người tôi “mê” lại có một cái tên “không thể xấu hơn”: Phan Thị Lụng. Cả hai cô Ngọ và cô Lụng tuy có xấu tên nhưng ngược lại, hai cô lại là những nữ sinh rất xinh.

Thứ nhì, Phạm Thiên Thư tả cô Ngọ “vai nhỏ tóc dài” còn cô Lụng “của tôi” thì tóc cũng dài nhưng lại cột theo kiểu “đuôi gà” mà người Pháp gọi là “queu de cheval”, tức… “đuôi ngựa”. Ở đây có thêm một sự trùng hợp, “ngựa” còn được gọi bằng cái tên “ngọ”!

 
Kiểu tóc đuôi gà đã hớp hồn tôi thuở học trò

Trong thơ Phạm Thiên Thư có cảnh nên thơ giữa hai học trò “trao vội chùm hoa, ép vào cuốn vở” còn tôi thì chơi trội hơn, viết luôn một cánh thiệp hồng báo hỷ bằng tiếng Pháp. Tôi không giỏi Pháp văn đến độ viết được thiệp hồng mà chỉ copy từ cuốn “Cours de Langue et de Civilisation Française” của Mauger đang học.

“Thiệp báo hỉ” mang tên Nguyễn Ngọc Chính và Phan Thị Lụng được để trên yên xe đạp của Lụng trong giờ ra chơi vì không đủ can đảm đưa tận tay nàng. Cho dù có đủ can đảm nhưng chắc cũng không dám đưa vì cái lối “tỏ tình” quá đường đột này.

Chắc chắn nàng đã đọc, không những thế, ngoài hai đứa còn có người thứ ba cũng đã đọc, đó là thầy tổng giám thị. Ông “tế nhị” gặp riêng tôi và cảnh cáo cần phải chấm dứt trò chơi “nguy hiểm” này, nếu tái phạm tôi sẽ bị “cấm túc” và thông báo về gia đình.

 
Nữ sinh miền thùy dương cát trắng Nha Trang

Thế là bao mộng đẹp bỗng tan thành mây khói, mái tóc “đuôi ngựa” mà trước đây tôi chết mê chết mệt bỗng nhiên biến mất khỏi tâm hồn tôi, còn tụi bạn trong lớp đã sửa một câu ca dao quen thuộc thành:

“Muốn người ta mà người ta không muốn,
Xách… ‘thiệp hồng’ chạy xuống chạy lên!”        

 

Thuở học trò ngày xưa của tôi là thế đấy. Học cũng nhiều và “nghịch tinh nghịch ngầm” cũng không ít. Chẳng thế mà người ta thường nói: “Nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò”. Đã mấy chục năm nay tôi chưa một lần gặp lại Phan Thị Lụng kể từ hồi học Đệ Ngũ.

Giờ này chắc nàng đã trở thành bà nội, bà ngoại… còn tôi thì đã là một ông già móm mén bên con đàn cháu đống. Ước gì cô học trò năm xưa đọc được những dòng chữ này để cùng cười cái thuở học trò "rắn mắt" ngày nào tại xứ Buồn Muôn Thuở…

 

Đặc điểm của nền giáo dục VNCH là có sự tách biệt giữa trường nam và trường nữ tại các thành phố lớn, một phần có lẽ là để tránh những “phiền phức” xảy ra trong tuổi học trò mới lớn. Những địa phương nhỏ như BMT thì học trò học chung, và đó cũng là lý do có những chuyện “mới nứt mắt” mà đã biết… tán tỉnh bạn gái cùng lớp như trường hợp của tôi!

Ngôi trường trung học đầu tiên tại miền Nam là Collège Ch***eloup-Laubat, thành lập năm 1874 sau này đổi thành trường Lê Quý Đôn, tiếp đến là Collège de My Tho (1879), sau đổi tên là Nguyễn Đình Chiểu. Ở Huế có trường  Quốc Học dành cho nam sinh được thành lập từ năm 1896 và trường Đồng Khánh được dành cho nữ, thành lập từ năm 1917.

Thoạt đầu trường Đồng Khánh chỉ có cấp  tiểu học với với đồng phục màu tím nên còn được gọi là “Trường Áo Tím”. Dưới thời Pháp thuộc đồng phục đổi sang màu xanh nước biển và bắt đầu từ Đệ nhất Cộng hòa có đồng phục màu trắng.

 


Nổi bật nhất tại Sài Gòn là hai trường Gia Long và Trưng Vương, những địa chỉ được các “cây si” thường xuyên lui tới. Gia Long còn được gọi là trường “Nữ sinh Áo Tím” ngày nay là trường Nguyễn Thị Minh Khai, được thành lập từ năm 1915 và thuộc loại “lão làng” trong hệ thống giáo dục củaHòn ngọc Viễn đông.

Xét về tuổi tác thì trường Trưng Vương là em vì phải từ Hà Nội “di cư” vào Nam năm 1954 sau Hiệp định Genève. Năm học đầu tiên Trưng Vương còn phải học nhờ Gia Long vào buổi chiều. Mãi đến năm 1957, trường Trưng Vương mới chính thức xây dựng xong trường ốc gần Sở thú cùng với Võ Trường Toản.

Gia Long và Trưng Vương tượng trưng hai chị em xuất xứ từ hai miền Nam – Bắc trong suốt thời kỳ VNCH. Sau năm 1975, hai trường mở cửa tiếp nhận cả nam lẫn nữ sinh. Và có lẽ những chuyện như cô Ngọ, cô Lụng lại tiếp diễn nhưng chắc ở mức độ “hiện đại” hơn thuở chúng tôi còn đi học.   

 
NGUYỄN NGỌC CHÍNH
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 02/Dec/2021 lúc 12:10pm

Chiếc Khăn Mu Soa 


Hôm đó, tôi nhận được một CD gởi từ Bruxelles (nước Bỉ) trên CD thấy đề: “À Monsieur Tiêu Tu”. Chữ viết bằng bút feutre rõ nét, nói lên người viết có trình độ. Tuy viết “Tiểu Tử” không có dấu, người gởi viết tên của mình lại có dấu đầy đủ: “Exp: Nguyễn Thị Sương”! Vừa ngạc nhiên vừa thích thú, tôi vội vã đặt dĩa vào máy, nghe. Đó là giọng một người con gái miền Nam, trong trẻo, phát âm rõ ràng. Những gì cô ta nói đã làm tôi xúc động, có lúc tôi ứa nước mắt! Tôi đã nghe nhiều lần và cố gắng ghi chép lại đây. Dĩ nhiên là tôi đã viết để đọc cho suông sẻ chớ cô gái nói còn nhiều chỗ nghe sượng hay dùng từ chưa chính xác …
…Thưa ông,

Con tên Nguyễn Thị Sương, con của Nguyễn Văn Cương, một trong những nhân vật trong truyện ngắn “Con Rạch Nhỏ Quê Mình” của ông.

Thưa ông. Con sanh ra và lớn lên ở Pháp, biết nói tiếng Việt nhưng không biết đọc và viết tiếng Việt. Vì vậy, con phải dùng cách nầy để liên lạc với ông. Xin ông thông cảm!

Hôm chúa nhựt rồi, chị Loan bà con bạn dì của con ghé nhà nói: “Sương ơi! Người ta nói về ba của Sương ở trong truyện ngắn đăng trên internet cả tuần nay nè! Chị in ra đem qua đây đọc cho em nghe.” Rồi chỉ đọc. Đó là truyện “Con Rạch Nhỏ Quê Mình”.

Thưa ông. Con chưa biết Việt Nam, nhưng những gì ông tả trong truyện làm như con đã thấy qua rồi! Bởi vì hồi con mới lớn ba con thường hay kể chuyện về cái làng Nhơn Hòa và con rạch Cồn Cỏ của ba con, về những người bạn của ba con hồi thời tuổi nhỏ, kể tỉ mỉ đến nỗi con có cảm tưởng như ba con đang cầm tay con dẫn đi coi chỗ nầy chỗ nọ (Nói đến đây, giọng cô gái như nghẹn lại vì xúc động. Ngừng mấy giây rồi mới nói tiếp…) Mà ba cứ kể đi kể lại hoài làm như là những hình ảnh đó nó ám ảnh ba dữ lắm. Sau nầy thì con mới hiểu khi ba con nói: “Hồi đó, ba đi Pháp quá sớm, ở cái tuổi chưa biết gì nhiều. Rồi qua đây, chóa mắt ngất ngây với những văn minh tiến bộ của xứ người làm ba quên đi cái làng nhà quê của ba. Điều ân hận lớn nhứt của ba là đã không viết gởi về một chữ để hỏi thăm bạn bè hồi đó. Ba phải về thăm lại Nhơn Hòa Cồn Cỏ, con à! “. Nói đến đó, ba ứa nước mắt nắm bàn tay con dặc dặc: “Mà con cũng phải về với ba nữa! Về để cho ba lên tinh thần! Về để thấy ba biết xin lỗi mọi người! Về để thấy ba biết nhìn lại cái quê hương của ba cho dầu nó có quê mùa xấu xí bao nhiêu đi nữa! Về để thấy ba chưa đến nỗi là thằng mất gốc!”. (Đến đây, không còn nghe gì nữa!) Xin lỗi ông! Con đã ngừng thâu để con khóc (Rồi giọng cô lạc đi) Con thương ba con! (Ngừng một lúc)

Thưa ông. Ba má con đều là giáo sư toán, dạy ở lycée. Má con mất hồi con mười tuổi. Bây giờ con làm chủ một tiệm sách ở Bruxelles, ba con dạy ở cách nhà không xa lắm. Một hôm, ba nói: “Ba được một thằng bạn học hồi ở đại học, người Phi Châu, mời qua xứ nó giúp tổ chức lại hệ trung học. Ba đã OK.”. Rồi ba đưa cho con một phong bì loại A4, nói: “Con ráng tìm cách về Nhơn Hòa Cồn Cỏ, trao cái nầy cho cô Hai Huê nói ba không quên ai hết!”. Con nhìn thấy trên phong bì ba viết “Mến trả lại Huê, kỷ vật của thời tuổi nhỏ. Cương”. Vậy rồi ba qua Phi Châu làm việc rồi mất ở bển trong mấy trận nội chiến (Chắc ngừng thâu ở đây nên không nghe gì nữa).

Thưa ông. Nhờ nghe đọc “Con Rạch Nhỏ Quê Mình” mà con biết được mối tình một chiều của cô Hai Huê, biết được cái khăn mu-soa mà cô Hai đã thêu tặng ba con thuở thiếu thời. Cái khăn đó, bây giờ thì con biết nó đang nằm trong phong bì A4 mà con đang giữ để trả lại cô Hai. Và bây giờ thì con thấy thương cô Hai vô cùng và cũng thấy tội nghiệp ba con vô cùng (Chỗ nầy giọng cô gái lệch đi, ngừng một chút mới nói tiếp) Con nhờ ông giới thiệu con cho bác Sáu Lân, người đã kể chuyện để ông viết về Nhơn Hòa Cồn Cỏ. Con sẽ xin bác Sáu đưa con về đó để con làm theo lời dặn của ba con …
Địa chỉ và số phôn của con như sau:

Mlle Nguyên …


Con cám ơn ông.
Con: Sương
* * *
Nhớ lại, cách đây khá lâu, một thằng bạn ở Marseille (miền Nam nước Pháp) gọi điện thoại lên Paris cho tôi, nói:
“Dưới nầy trời tốt, mầy xuống chơi, đi câu với tao. Sẵn dịp, tao giới thiệu mầy cho một ông bạn mới từ Việt Nam qua định cư ở đây. Tao có khoe với ổng là mầy viết lách khá lắm. Ổng nói ổng muốn nhờ mầy viết một chuyện nhỏ ở dưới quê của ổng để ổng tìm một người bạn. Tao thấy coi bộ ngộ à! Xuống, đi!”.
Vậy rồi tôi đi Marseille. Sau đó, tôi viết “Con rạch nhỏ quê mình” với câu gởi gắm của ổng:
“Tôi nhờ ông viết lại giùm. Biết đâu chừng thằng Cương sẽ đọc. Để nhắc nó đừng quên con rạch Cồn Cỏ, đừng quên thằng Đực Nhỏ, thằng Lân, con Huê …”
Sau khi nghe CD và ghi chép lại, tôi gọi điện thoại xuống Marseille thì thằng bạn tôi cho hay là ông Lân đã dọn về ở ngoại ô Paris, cách đây mấy năm. Nó cho tôi địa chỉ và số điện thoại của ổng. Vậy rồi ổng và tôi gặp nhau. Tôi kể sơ câu chuyện và đưa cho ổng mượn cái CD. Tôi thấy ổng rơm rớm nước mắt khi nghe tôi nói làm tôi cũng xúc động: người đàn ông hiên ngang, xông xáo trong trận mạc, gan lỳ đánh Việt cộng đến nỗi mang hỗn danh “thằng Lân ăn pháo”… vậy mà bây giờ cũng biết ứa nước mắt khi nhận được tin thằng bạn không bao giờ gặp lại!

Khi chia tay, ổng nói:
“Cám ơn ông! Nhờ có bài viết của ông mà hôm nay tôi mới có tin của thằng Cương! Tôi sẽ thay nó, đưa con gái nó về thăm Cồn Cỏ! Và thắp cho nó ba cây nhang ở đầu vàm để vong hồn nó nương theo đó mà tìm lại con đường về…”
* * *
Hơn một tháng sau, ông Lân gọi điện thoại cho tôi nói ổng vừa ở Việt Nam về, muốn gặp tôi để trả cái CD và để ổng kể chuyến đi nầy của ổng. Vậy là chúng tôi đã gặp nhau và tôi đã ghi những lời ổng kể…

… Nhờ cái CD ông cho tôi mượn mà tôi liên lạc được con Sương. Tội nghiệp! Biết được là tôi gọi, nó khóc ồ ồ ở đầu dây bên kia! Sau đó, nó kêu tôi bằng “Bác Sáu”, ngọt như tôi là bác ruột của nó vậy! Thấy thương quá!

Vậy rồi hai bác cháu tôi bay về Việt Nam. Ở Sài Gòn chúng tôi mướn một chiếc xe hơi có tài xế để về Nhơn Hòa Cồn Cỏ. Trên xe, tôi nói với con Sương:
“Ở Cồn Cỏ, ba của con không còn bà con gì hết, họ đã dọn lên tỉnh ở mấy chục năm nay. Bây giờ, ba con chỉ còn có một người bạn thân …”
Con nhỏ nói: “Cô Hai Huê!”. Tôi gật đầu “Ờ”. Nó nói tiếp:
“Cô Hai là người ba nhắc thường nhứt và ba hay thở dài nói ba có lỗi với cô Hai nhiều lắm! Thấy ba con như vậy, con cũng nghe đau lòng, bác Sáu à!”
Thấy thương quá, tôi cầm bàn tay nó bóp nhẹ. Con Sương nhìn cảnh vật bên ngoài nhưng vẫn để bàn tay nó trong long bàn tay tôi. Ông biết không? Tôi không có con, bây giờ, trong cái cầm tay nầy, tôi bỗng cảm thấy như thằng Cương vừa đặt vào tay tôi một đứa con. Trời Đất! Sao tôi muốn nói: “Sương ơi! Từ nay, bác Sáu sẽ thay ba con mà lo lắng bảo vệ con như con là con của bác vậy!”. Nhưng thấy có vẻ cải lương quá nên tôi làm thinh!

Xe ngừng ở chợ Cồn Cỏ. Bác cháu tôi vô chợ nhà lồng đến sạp vải của con Huê thì thấy một cô gái lạ. Cổ nói cổ là cháu kêu con Huê bằng dì và đến đây phụ bán vải từ mấy năm nay. Cổ nói:
“Dì Huê có ở nhà, ông bà vô chơi!”
Chúng tôi đi lần theo con đường nằm dọc bờ rạch. Đường nầy bây giờ được tráng xi-măng sạch sẽ. Tôi nói:
“Nhà cô Hai có cây mù u nằm trước nhà cạnh bờ rạch, dễ nhận ra lắm!”
Đến nơi, thấy còn nguyên như cách đây mấy chục năm: cũng hàng rào bông bụp thấp thấp, qua một cái sân nhỏ là ngôi nhà xưa ngói âm dương, kèo cột gỗ, ba gian hai chái với hàng ba rộng, một bên hàng ba có một bộ ván nhỏ… Tôi hơi xúc động vì bắt gặp lại những gì của thời cũ. Chỉ có bao nhiêu đó thôi – nhỏ xíu – vậy mà sao gợi lại được vô vàn kỷ niệm! Tôi gọi lớn: “Huê ơi Huê!”. Trong nhà chạy ra một người đàn bà tóc bạc nhìn tôi rồi la lên: “Trời Đất! Anh Lân!”. Tuy cô ta đang nhăn mặt vì xúc động, tôi vẫn nhận ra là Huê! Không kềm được nữa, Huê và tôi cùng bước tới nắm tay nhau vừa dặc dặc vừa nói “Trời Đất! Trời Đất!” mà không cầm được nước mắt!

Một phút sau, Huê buông tay tôi ra quay sang con Sương, hỏi:
“Còn ai đây?”
Tôi nói:
“Con Sương! Con thằng Cương!”
Nó hỏi:
“Còn anh Cương đâu?”
Con Sương thả rơi ba-lô xuống đất, bước lại phía con Huê, nói:
“Ba con chết rồi, cô Hai ơi!”
Con Huê chỉ nói được có một tiếng “Chết” rồi xiêu xiêu muốn quị xuống. Con Sương phóng tới đỡ con Huê, nói: “Cô Hai ơi!”. Rồi hai cô cháu ôm nhau khóc nức nở. Tôi đứng tần ngần một lúc mới bước lại đặt tay lên vai Huê bóp nhẹ:
“Tại cái số hết, Huê à! Thằng Cương đang dạy ở bên Bỉ, mắc gì mà qua Phi Châu làm việc để rồi chết mất xác trong chiến tranh ở bên đó. Tại cái số hết! Phải chịu vậy thôi!”
Con Sương dìu Huê lại ngồi ở bực thềm, vói tay mở ba-lô lấy phong bì A4, nói:
“Ba con gởi cái nầy cho cô”.
Huê cầm phong bì, nheo mắt đọc rồi lắc đầu nhè nhẹ: “Chắc là cái khăn mu-soa!”. Huê xé phong bì lấy khăn ra cầm hai góc khăn đưa lên nhìn: khăn còn thẳng nếp, chưa có dấu hiệu xử dụng! Huê nhăn mặt, đưa khăn lau nước mắt của mình rồi sang qua lau nước mắt của con Sương làm nó cảm động nấc lên khóc. Huê nói:
“Khăn nầy cô thêu tặng cho ba của con, nhưng không có duyên nên khăn lại trở về. Bây giờ, cô tặng cho con để kỷ niệm ngày cô cháu mình gặp nhau”.
Con Sương cầm lấy khăn rồi ngả đầu vào vai Huê, nói:
“Con cám ơn cô Hai”.
Huê vừa gật đầu vừa choàng tay ôm con Sương lắc nhè nhẹ như vỗ về đứa con! Tôi bước ra bờ rạch ngồi cạnh gốc cây mù u đốt thuốc hút. Tôi thấy trên thân cây có đóng một cây đinh dài đã gỉ sét đen thui, vắt lên cây đinh là một cuộn dây dừa cũ mèm như muốn mục. Tôi nghĩ chắc con Huê nó làm như vậy, nó vốn nhiều tình cảm và giàu tưởng tượng. Nó có ý nói con thuyền ngày xưa đã bỏ bờ đi mất, nếu một mai có trôi về được thì cũng có sẵn dây để cột con thuyền vào gốc cây mù u… Tôi đốt thêm một điếu thuốc rồi đặt lên cuộn dây dừa, vái lâm râm: “Cương ơi! Mầy có linh thiêng thì về đây hút với tao một điếu thuốc!”. Tự nhiên, tôi ứa nước mắt!

Khi tôi trở vô nhà thì cô cháu tụi nó ngồi cạnh nhau trên bộ ván, nói chuyện coi bộ tương đắc! Thấy tôi, Huê nói để vô làm cơm cùng ăn. Tôi từ chối vì phải về trả xe. Huê xin cho con Sương ở lại chơi với nó mươi hôm, còn con Sương thì hớn hở:
“Bác Sáu đừng lo! Con về một mình được!”.
Tôi bằng lòng nhưng đề nghị cùng ra đầu vàm thắp ba cây nhang cho thằng Cương. Con Huê vô nhà lấy nhang và một tấm ni-long để ra đó trải cho ba người ngồi. Khi đi ngang cây mù u, con Huê bước lại gốc cây lấy cuộn dây dừa liệng xuống rạch, rồi phủi tay, đi!

Sau khi cúng vái ở đầu vàm, cô cháu nó đưa tôi ra xe. Nhìn tụi nó cập tay nhau mà thấy thương quá, ông ơi!
* * *
… Bây giờ thì cô Sương đã đem cô Huê qua Bỉ ở với cổ. Nghe ông Lân nói hai cô cháu rất “tâm đồng ý hợp”. Còn chiếc khăn mu-soa thêu thì ông Lân nói cô Sương đã cho lộng vào một khuôn kiếng rất đẹp treo ở phòng khách, ở một vị trí mà ai bước vào cũng phải thấy!


Tiểu Tử
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/Dec/2021 lúc 2:41pm

Anh Thợ Cạo 

Hình minh họa 

Được tin cậu trai út vừa đậu thủ khoa kỳ thi tú tài, ông Nga hả hê gọi con đến khen:

– Khá lắm! Khá lắm con trai của bố. Bố mẹ rất tự hào về thành tích học tập của con. Rồi ông nghiêm giọng – Dũng này, con đã dự tính sẽ thi vào học ngành nào chưa?

Dũng gãi đầu ấp úng:

– Dạ… Dạ ngành… Ngành cắt tóc ạ!

Nghi ngờ thần kinh thính giác của mình đã có vấn đề, ông Nga nghiêng nghiêng tai hỏi lại:

– Ngành nào?

– Thưa bố, con sẽ học… Học nghề cắt tóc.

Tưởng cậu con cưng cậy vào thành tích học tập vừa đạt được trong kỳ thi nên nói đùa dọa bố, ông Nga cười độ lượng, mắng yêu:

– Mẹ mày! Bố hỏi nghiêm túc đấy con trai à. Giọng ông thoáng vẻ lo âu – Mặc dù bố rất tin tưởng vào con nhưng không phải vì thế mà không góp ý với con về việc chọn ngành học. Chị Cả và anh Hai con sau nầy tốt nghiệp biết có tìm được việc làm không, chứ hiện nay, thấy thầy giáo, bác sĩ thất nghiệp, có nhiều người phải bỏ nghề để làm việc khác khiến bố lo lắm!

Nâng tách trà lên chiêu một ngụm, ông Nga sôi nổi – Theo ý bố, con nên thi vào tin học hoặc kiến trúc, đây là những ngành mũi nhọn trong thời kinh tế mở. Ra trường sẽ có chỗ làm ngaỵ Cùng lắm ta làm tư.

Thấy bố nói chuyện nghiêm túc, Dũng cố thu hết can đảm để nói thực lòng mình dù biết bố sẽ rất buồn, có thể nổi cơn thịnh nộ. Dũng nói rành rọt:

– Thưa bố, con đã quyết định sẽ không thi vào đại học mà theo học nghề cắt tóc, vì…

Ông Nga thảng thốt cắt lời con:

– Cắt tóc! Không phải con nói đùa dọa bố đấy ư?

– Con nói thực lòng đấy bố. Con đã suy nghĩ rất kỹ trước khi chọn cho mình một hướng đi.

Ông Nga vỗ bàn đánh “rầm”, quát:

– Câm ngay! Cánh họ Trần ta xưa nay con cháu hầu hết đỗ đạt nên người, chưa ai làm nghề phó cạo. Cái bằng Tú tài hạng ưu của mầy là kết quả của sự quay cóp trong phòng thi hay do giám khảo lú lẫn trong lúc chấm bài?

Dũng vẫn từ tốn:

– Đấy là thực học của con bố ạ. Do vậy mà con muốn tự quyết định lấy tương lai của mình. Theo con nghĩ, nghề nào cũng quí, miễn cho tinh là sống tốt.

Ông Nga trợn tròn mắt, quát:

– Láo! Người ta học giả phá ngu còn mầy học giả quá ngụ Mới nứt mắt mà đã dám dạy khôn bố mẹ. Thật là uổng công nuôi dưỡng. Nếu mầy đã quyết thế thì cút khỏi đây ngaỵ Cút ngay!

Nghe tiếng chồng quát tháo ầm ĩ, bà Nga từ dưới bếp hấp tấp chạy lên, hỏi:

– Có việc gì mà ông giận dữ vậy?

Ông Nga lập tức trút hết cơn thịnh nộ lên đầu vợ:

– Cũng tại bà, tất cả đều do bà. Bà cưng chiều nó quá nên bây giờ đâm ra hư hỏng, cãi lời bố mẹ. Trong khi ai cũng cầu mong con cái đỗ đạt kỳ nầy để được thi vào bách khoa, tổng hợp. Riêng nó thì khăng khăng đòi theo nghề cắt tóc! Lao tâm giả trị nhân, lao lực giả trị ư nhân. Cánh họ Trần nhà ta từ xưa đến giờ được mọi người nể nang, trọng vọng không lẽ đến đời nó lại bị người ta đè đầu cưỡi cổ? Nhục ơi là nhục. Tại bà, tất cả đều do bà!

Bà Nga vẫn nhỏ nhẹ:

– Thôi, tôi xin ông. Con nó còn nhỏ dại, ông cứ từ từ mà khuyên giải. Quát tháo ầm ĩ càng làm cho nó quẫn thêm.

Bà quay sang Dũng:

– Sao con lại dại thế? Bố mẹ tuy già yếu vẫn tất tả ngược xuôi, quyết nuôi con học hành đỗ đạt để sau này làm ông nầy bà kia, mở mày mở mặt với thiên hạ. Bố mẹ có lột da sống đời với con được đâu. Thôi, con đừng cưỡng lời bố mẹ nữa.

Giọng Dũng xúc động:

– Con thấy bố mẹ đã quá nửa đời người lại thường hay đau yếu mà vẫn cứ lao khổ tất bật vì tương lai chúng con. Con nhất quyết không để bố mẹ phải vất vả thêm vì con nữa. Con đã lớn khôn rồi.

Câu nói đầy trách nhiệm của Dũng không những không làm cho ông Nga nguôi lòng mà còn khơi bùng thêm lửa giận. Ông quát muốn lạc giọng:

– Láo! Tử bất giáo phụ chi quá. Mầy… Mầy tưởng nói thế là tao bỏ qua cái ý nghĩ mất dạy của mầy đấy ư? Tuy tao là thương binh, mẹ mày hưu mất sức, nhưng vẫn quyết nuôi mày ăn học đến nơi đến chốn kia mà. Nhân bất học bất tri lý, rồi mầy sẽ làm… Ông quay ngoắt ra phía sau giựt phắt cây chổi lông gà đang treo trên vách, thét – Đồ bất hiếu tử, bất mục!

Bà Nga hoảng hốt vội ôm chặt lấy cánh tay chồng, mếu máo:

– Ông ơi, ông cho tôi xin. Con còn nhỏ dại, hãy từ từ mà răn bảo. – Bà lau nước mắt, quay sang Dũng – Con ra ngoài kia đi, đừng để bố mầy giận.

Dũng riu ríu quay đi. Bà Nga ở lại tiếp tục “gồng lưng” nghe chồng thuyết giảng về nghĩa phu thê, tình phụ tử của thánh hiền.


Ngay buổi tối hôm đó, mẹ và anh chị khuyên bảo hết lời nhưng Dũng vẫn cương quyết theo học nghề cắt tóc. Thế là niềm tự hào Dũng vừa mang đến cho gia đình sau kỳ thi tú tài bỗng tan biến như khói mây do sự bỏ học nửa chừng của nó. Ông Nga thề sẽ không nhìn mặt con nữa, chị cả và ông anh thứ hai cảm thấy nhục nhã vì có đứa em trai làm nghề phó cạo, họ hàng khinh rẻ, bè bạn cho là thằng hâm. Chỉ tội cho bà Nga, tình mẹ thương con sâu nặng khiến bà mất ăn mất ngủ và thầm cầu mong đứa con bé bỏng của bà sớm trở lại con đường học vấn để sau này nó mở mày mở mặt với đời. Ba xuýt xoa than thở, nước mắt lưng tròng thấy đứa con trai út cứ lặng lẽ đi về như chiếc bóng. Thỉnh thoảng bà dúi vào túi con năm ba ngàn đồng để tiêu vặt. Mấy tuần đầu, Dũng còn nhận tiền mẹ cho, nhưng sau đó lại từ chối và bảo mẹ giữ lấy để cải thiện bữa ăn cho gia đình. Dũng khoe là đang kèm trẻ ngoài giờ học việc, thù lao đủ trang trải khoản cơm nước hàng ngày.

 

Tuy giận con, nhưng đôi ba ngày Dũng không về nhà ông Nga lại thấy nhớ. Tình thương con của người cha không bộc lộ cảm xúc bằng hành động, cử chỉ như người mẹ. Hằng ngày, trên con đường đạp xe thồ kiếm khách, thi thoảng, ông bí mật dừng lại trước cửa hiệu cắt tóc sang nhất thành phố, nơi con trai ông đang học việc. Khi thì ông thấy Dũng ngồi trong một góc vắng, tay cầm kéo, tay kia cầm lược cứ chải chải, nhắp nhắp trong khoảng không. Lúc lại dùng dụng cụ ngoáy tai chọc chọc vào một ống trúc nhỏ xíu gắn chặt vào vách tường. Có lần, ông Nga thấy con đang chăm chú thực tập khoa cạo mặt trên một quả bầu non. Những lúc như vậy, ông muốn xông vào nện cho nó một trận rồi lôi cổ về nhà. Nhưng nghĩ sao ông lại thở dài não nuột rồi riu ríu đạp xe quay đi và thấy mắt cay xè.


Đành vậy thôi! Sinh con há dễ sinh lòng. Năm ngón tay còn có ngón ngắn ngón dài nữa là… Tuy nghĩ vậy nhưng lòng ông vẫn cứ ấm ức. Phải chi đứa kém cỏi hư hỏng thì bận tâm làm gì. Đàng này là thằng giỏi trai, thông minh, hiếu thảo mà ông đã đặt hết niềm tin vào nó. Nếu biết trước như thế nầy thì cái đêm hôm đó ông chẳng thèm…

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, ông Nga trở về ngực lấp lánh huy chương, nhưng một mảnh đạn còn trụ lại phía sau vai trái thì chẳng lấp lánh chút nào. Tuy lúc đó ông đang ở tuổi bốn ba, bà Nga vừa bước sang băm sáu, nhưng người lính sau nhiều năm chiến đấu xa nhà gặp vợ, tình vẫn đẹp như tuần trăng mật. Thế là đứa trai út ra đời. Đầy tháng, ông Nga dành cho vợ quyền đặt tên con. Bà Nga cười bẽn lẽn: “Cái đêm hôm ấy ông cứ như cọp về rừng. Bây giờ nghĩ lại vẫn còn phát khiếp. Thôi thì cứ đặt cho nó tên Dũng vậy”.

Càng lớn, Dũng càng thông minh học giỏi. Từ lớp một đến lớp mười hai, năm nào cũng đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện và từng đạt giải cao trong các kỳ thi Quốc gia hai môn Văn, Toán. Rồi kỳ thi tú tài vừa rồi lại trúng thủ khoa. Ông đinh ninh sau nầy Dũng sẽ lấy bằng tiến sĩ, tiến sĩ thực học chứ không phải “tiến sĩ giấy”, làm rạng rỡ tông môn.

Nhưng có ngờ đâu ông tiến sĩ của tương lai lại theo học nghề phó cạo! Mộng không thành, ông Nga xót xa lắm chứ!


Vốn có học thức lại thêm có tư chất thông minh nên sau ba tháng học việc, Dũng sớm trở thành anh thợ cắt tóc rất có uy tín với khách hàng thuộc mọi lứa tuổi. Đặc biệt, khoa ngoáy tai cạo mặt của Dũng đã đạt đến trình độ nghệ thuật hoàn hảo. Chính vì vậy, khách đến cửa hàng ngày càng đông: dân lao động có, giới thượng lưu trí thức có, quan chức có cỡ cũng có. Họ sẵn sàng ngồi đợi hàng tiếng đồng hồ trong cửa hiệu, miễn là được chính tay Dũng hớt tóc, ngoáy tai, cạo mặt cho mình. Phần lớn cán bộ cỡ bự thường gọi anh đến phục vụ tận nhà. Khoản thu nhập của cửa hiệu cắt tóc ngày càng tăng vọt nhờ vào uy tín và tài nghệ của Dũng.


Người chủ hiệu cắt tóc vốn có tính hào phóng lại rất quí tính cách và tay nghề của Dũng nên ngay từ tháng đầu thực sự đứng ghế, Dũng được trả lương rất cao, gấp hai ba lần lương tháng của một thầy giáo. Tháng nào Dũng cũng mang tiền về đưa tất cho mẹ và dặn mẹ cứ lấy đó cải thiện bữa ăn, giúp anh chị học thêm, chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp đại học sắp đến. Lần đầu tiên trong đời được cầm những khoản tiền lớn do con mình làm ra, bà Nga không ngăn được nước mắt. Riêng ông Nga vẫn cứ hậm hực và quyết không động đến một xu hào của thằng con làm nghề phó cạo. Nhưng dù sao thì gia đình ông Nga cũng thong thả hơn, các anh chị yên tâm học hết chương trình đại học, tất cả đều nhờ vào khoản lương hàng tháng thu được bằng nghề hớt tóc, cạo mặt, ngoáy tai của Dũng.


Tốt nghiệp đại học xong, chị cả và ông anh thứ hai mang hồ sơ xin việc chạy khắp các nơi suốt hơn năm trời mà vẫn không được chỗ làm. Thất vọng, chị cả theo bà Nga ra chợ bán rau, ông anh thứ hai định lên Tây nguyên xin làm nhân viên y tế tại các buôn làng. Vợ chồng ông Nga thì cứ băn khoăn day dứt, thở ngắn than dài.

Một hôm, thấy anh hai chuẩn bị ra đi Tây nguyên, Dũng vội ngăn lại:

– Anh chị đưa cho em hồ sơ xin việc, may ra em có thể giúp được gì cho anh chị không?

Ông Nga gạt phắt:

– Xí! Cử nhân, bác sĩ chưa ăn thua gì nữa là thằng phó cạo.

Anh hai và chị cả nhìn em một cách lạ lẫm. Cơm nước xong, trước lúc đi làm, Dũng gặp riêng anh chị:

– Anh chị cứ đưa hai bộ hồ sơ cho em.

Chị cả hơi bực dọc vì tự ái:

– Chú thì làm được gì? Không khéo đánh mất hồ sơ thì phiền lắm!

Dũng vẫn kiên nhẫn:

– Chị cứ yên tâm. Không được em hứa sẽ trả lại đầy đủ.

Cực chẳng đã, ông anh thứ hai đưa hai bộ hồ sơ cho Dũng, giọng không hài lòng:

– Xin việc khó lắm chứ không phải như việc húi tóc của chú đâu. Anh chị đã chạy chọt khắp nơi rồi. Nhưng thôi, để làm vui lòng chú vậy. Mà phải cẩn thận đấy. Để thất lạc hồ sơ là khổ anh.

Dũng nhét vội hai bộ hồ sơ vào chiếc túi đựng đồ nghề rồi lặng lẽ ra đi. Ba hôm sau, vừa bước chân vào nhà, Dũng đã nghe giọng dấm dẳng của người chị cả:

– Hồ sơ xin việc của anh chị đâu rồi Dũng?

Dũng chợt nhớ ra:

– À! Chị không nhắc thì em cũng quên.

Nói xong, Dũng rút từ trong túi đựng đồ nghề cắt tóc ra hai tờ giấy có dấu son đỏ chót đưa cho chị cả:

– Anh hai được phân công tác đến bệnh viện tỉnh, còn chị có quyết định về trường cấp ba trong thành phố.


Cầm tờ quyết định trong tay nhưng anh hai và chị cả vẫn chưa tin đó là sự thật. Ông Nga lại càng nghi hoặc hơn. Mãi đến khi cả hai được làm việc tại cơ quan một cách nghiêm chỉnh, họ mới tin đó là sự thật. Từ đó, chị cả và anh hai rất nể nang người em trai út. Nỗi lo âu phiền muộn của ông bà Nga cũng được giải tỏa. Giá như đứa con trai út ông đã đặt cả niềm tin hy vọng, biết đi theo con đường của anh chị thì ông sẽ hạnh phúc biết bao! Ông Nga thầm nghĩ như vậy.

Từ ngày anh chị đã có việc làm, được đồng lương ổn định, cuộc sống gia đình khá hơn, Dũng lại ít khi về nhà, mà nếu có về cũng rất khuya.

Thấy con làm việc quá sức, đi về thất thường, bà Nga lo lắm. Bà thường khuyên con phải dành thì giờ nghỉ ngơi, giữ gìn sức khỏe. Bà dọa sẽ không nhận tiền hàng tháng nếu như Dũng không nghe lời bà. Dũng cứ động viên mẹ hãy yên lòng…


Rồi thời gian thấm thoát trôi qua, mới đó mà đã hơn sáu năm kể từ ngày Dũng theo học nghề cắt tóc. Người chị cả đã lấy chồng giàu ngay trong thành phố. Ông anh thứ hai cũng sắp lập gia đình. Ông Nga đã nghỉ đạp xe thồ từ lâu.

Một hôm, nhân ngày sinh nhật thứ sáu mươi lăm của ông Nga, chị cả tặng bố một gốc mai xuân đúng sáu mươi năm tuổi. Ông anh thứ hai tặng một hộp nhân sâm Cao Ly chính hiệu. Đến phần Dũng, Dũng từ tốn thưa:

– Thưa bố, mấy năm qua, tuy làm nghề cắt tóc nhưng lúc nào con cũng nhớ lời bố dạy và quyết tâm làm tròn ý nguyện của bố.

Nói xong, Dũng đưa lên bố một phong bì hơi quá khổ bình thường. Ai cũng đinh ninh, bên trong phong bì là những tờ đô la xanh đỏ hoặc những tấm ngân phiếu có ghi tên ông Nga. Ông Nga giận tím mặt. Cho đến bây giờ mà nó còn cố tình làm nhục ông. Ngày xưa, ông rất cần tiền nên phải đạp xe thồ để nuôi con ăn học thành người chứ đâu phải cần cho riêng bản thân ông?


Còn bây giờ, dù nó có làm ông to ông lớn, cho ông tiền triệu bạc tỷ ông cũng cóc cần, đừng nói chi là tiền nó làm ra bằng cái nghề ngoáy tai cạo mặt cho thiên hạ. Nghĩ vậy, ông Nga định cầm chiếc phong bì ném trả lại Dũng. Nhưng qua nắp phong bì bỏ ngõ, ông Nga thấy thấp thoáng một tấm bìa dày màu đỏ có in chữ vàng.

Ông hồi hộp mở ra xem. Ông Nga bỗng lặng người khi nhận ra, đó là bằng cử nhân tin học ưu hạng của Dũng. Nước mắt của ông trào ra, những giọt nước mắt hạnh phúc mà đứa con trai út, đứa con từng bị Ông căm ghét, dòng họ rẻ khinh, một lần nữa lại đem đến cho ông. Ông Nga run run đưa mảnh bằng cho vợ con và họ hàng có mặt trong ngày mừng thọ.


Trong lúc mọi người còn đang ngỡ ngàng xúc động trước sự việc bất ngờ do Dũng mang đến, Dũng từ tốn thưa:

– Thưa bố mẹ, tuần trước, ông hiệu trưởng trường đại học có đích thân mời con vào giảng dạy Khoa tin học và hứa sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để con theo cao học. Nhưng con còn đang phân vân. Dù sao thì con cũng không thể bỏ nghề cắt tóc.


Cũng trong năm đó, Dũng được người chủ hiệu cắt tóc tốt bụng gả cô con gái trẻ đẹp đang dạy Anh văn cấp ba rồi giao cho anh trọn quyền quản lý cửa hiệu. Từ đó, Dũng vừa làm quản lý, thỉnh thoảng cũng đứng ghế phục vụ khách hàng, vừa giảng dạy tin học trong trường đại học.

Bè bạn và khách hàng thường gọi anh bằng cái biệt danh rất thân mật: Anh thợ cạo thành Séville (#1).



Chú thích:

(1-)Tên vở hài kịch của nhà văn Pháp: Bomacse


Trần Quang Lộc

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 14/Dec/2021 lúc 12:27pm

Vụ án ông già Noel


Ông%20già%20Noel%20là%20ai%20và%20đến%20từ%20đâu?

–Mẹ nhìn trong tủ kính kìa, chiếc tàu điện đẹp ơi là đẹp!

Ðó là ngày 19 tháng 12 năm 1978. Cậu bé Antonio, 6 tuổi, cùng mẹ đi trên đường phố Milan, nước Ý. Ở tuổi búp măng, Antonio muốn mẹ đưa đi phố mua sắm vào dịp lễ Noel là chuyện tự nhiên. Ðường phố được trang hoàng, thắp sáng bởi đủ loại màu sắc sặc sỡ, đặc biệt là những tủ kính với đủ loại hàng hóa, đồ chơi trẻ con. Nhưng chiều hôm ấy, đường phố Milan không đông người như thường lệ vì từ trưa, tuyết phủ một lớp dày khắp nơi.

Sau khi ngắm nhìn thỏa thích chiếc tàu điện trong tủ kính, Antonio, bấu vào tay mẹ:

-Mình lại đằng kia xem ông già Noel đi mẹ!

Cách nơi họ đứng khoảng 20 mét, một ông già Noel đứng bất động trong trang phục cổ truyền: quần áo, mũ màu đỏ viền ren màu trắng, đôi giầy bốt màu đen, bộ râu dài trắng xóa. Ông già Noel đứng trên một cái bệ cạnh vỉa hè, mặc cho tuyết rơi, trời lạnh giá. Antonio đến bên cạnh ông già Noel:

-Chào ông già Noel!

Ông già Noel đứng lặng im. Antonio cố nài nỉ:

-Xin chào ông già Noel! Sao ông không trả lời?

Ông già Noel vẫn im thin thít. Mẹ Antonio đến bên con, hơi ngạc nhiên trước thái độ là lạ của ông già Noel. Chị định hỏi một câu gì đó nhưng lại thôi vì không có nhiều thời giờ. Bất ngờ ông già Noel tiến về cửa chiếc xe vừa mới đỗ bên vệ đường. Chắn ngang trước mặt người đàn ông vừa ra khỏi xe, ông già Noel thò tay vào ống tay áo lấy ra một vật. Sự việc sau đó diễn ra trong chớp nhoáng: hai tiếng nổ vang trời, người đàn ông ngã gục xuống vỉa hè đầy tuyết, ông già Noel tẩu thoát mất dạng.

Sau khoảnh khắc sợ hãi, mẹ Antonio hồi tỉnh. Chị chạy đến bên nạn nhân bị hai viên đạn bắn trúng vào đầu. Mẹ Antonio tri hô cấp cứu.

Một giờ sau, Trung úy Signorelli, cảnh sát trưởng Milan, người trực tiếp điều tra vụ án ông già Noel, thẩm vấn mẹ của Antonio là nhân chứng duy nhất tại hiện trường. Bước vào tuổi ngũ tuần, mái tóc của Trung úy Signorelli đã ngả màu muối tiêu:

-Chị có thể mô tả vài chi tiết nhận dạng tên tội phạm?


Mẹ Antonio đưa tay lên bóp trán cố nhớ:

-Biết trả lời ông cảnh sát trưởng thế nào nhỉ? Ông già Noel là ông già Noel trong bộ đồ truyền thống màu đỏ viền trắng…

-Ví dụ gương mặt ông ta, già hay trẻ?

-Tôi không trông thấy rõ. Cái nón và bộ râu trắng che khuất gần hết gương mặt.

-Ðôi mắt hắn màu gì?

-Thực tình tôi cũng không mấy chú ý. Tôi chỉ nhìn hắn được có mấy giây trong khi tuyết rơi dày đặc.

-Thế thì chị có thể phỏng đoán chiều cao của hắn?

-Hắn hơi cao hơn tôi một tí.

Trung úy Signorelli quay sang Antonio. Cậu bé đang ôm lấy mẹ, gương mặt lộ vẻ sợ sệt.

-Cậu bé, cậu thấy nét gì đặc biệt ở tên sát nhân không?

Cậu bé lắc đầu:

-Thưa không ạ!

Nhận thấy cuộc thẩm vấn không có kết quả, Trung úy Signorelli kết luận:

-Tôi không muốn làm phiền hai mẹ con chị nữa. Cuộc thẩm vấn kết thúc tại đây. Xin cám ơn chị và cháu.

Sau khi tiễn mẹ con Antonio về, Trung úy Signorelli gọi người phụ tá đắc lực của mình là Thiếu úy Alberto Ponza, 28 tuổi.

-Chúng ta không thu thập được gì từ nhân chứng, phải bắt đầu từ nhân thân của kẻ bị hại thôi. Anh đã tập họp được chi tiết nào chưa?

Ponza rút ra tập hồ sơ:

-Vâng, thưa trung úy. Nạn nhân là Ricardo Negri, 51 tuổi, hoạt động trong ngành thời trang may mặc. Ông ta khá giàu có và nổi tiếng ở Milan. Ý kiến của trung úy thế nào?

-Tôi không mấy quan tâm đến nghề nghiệp của ông ta. Anh có chi tiết gì về quan hệ gia đình của ông ta không?

-Nạn nhân Ricardo đã có vợ và hai con. Cô con gái, Émilia, 23 tuổi, đang theo học ngành lịch sử nghệ thuật. Cậu con trai, Sergio, 18 tuổi, là một sinh viên rất năng động, có khả năng sẽ kế nghiệp gia đình sau này.

Signorelli lắng nghe báo cáo của Thiếu úy Ponza:

-Còn vợ của ông ta?

-Bà Antonella, 45 tuổi, rất đẹp. Thời con gái, bà từng là người mẫu thời trang. Hiện Antonella đang đi trượt tuyết ở Chamonix, Pháp, cùng với tình nhân Silvio Michaelli.

Chi tiết quan trọng nầy khiến Signorelli phải thầm khen tài tháo vát, nhanh nhạy của viên phụ tá:

-Tốt lắm, Ponza! Anh thu thập thông tin rất nhanh. Bằng cách nào anh có được nó?

-Thông qua gia đình, tôi biết bà Antonella đang ở Pháp và tôi đã trực tiếp gọi đến đó. Cả hai ở chung phòng trong khách sạn.

-Họ đã quay về Milan chưa?

-Antonella vẫn còn ở đó, nhưng tình nhân của bà ta đã trở về Milan. Hình như anh ta có việc gấp thì phải.

Cảnh sát trưởng Signorelli gật đầu hài lòng:

-Anh cho mời Silvio Michaelli đến ngay!

Bằng giọng khiêm tốn, Ponza đáp:

-Tôi dự đoán thế nào trung úy cũng yêu cầu điều này nên đã gọi anh ta đến. Anh ta đang chờ trung úy ở phòng ngoài.

Silvio Michaelli có dáng dấp một tay chơi. Anh ta khoảng 25-30 tuổi, trẻ hơn nhiều so với người tình. Ngoại hình của hắn thể hiện rõ một tay vô liêm sỉ chuyên sống nhờ váy đàn bà. Nhưng trước mặt Trung úy Signorelli, Silvio trở thành một kẻ nhu nhược: vai hắn trệ xuống, đôi mắt thất thần, hai tay run nhẹ:

-Tôi không giết ông ta, thưa ngài cảnh sát trưởng. Tôi xin thề không phải là tôi.

-Tại sao anh đột ngột quay về Milan?

-Vì công việc thôi ạ.

-Công việc gì? Anh sống bằng nghề gì?

Sau giây phút do dự, hắn ngẩng mặt lên:

-Tôi muốn thuật lại sự việc một cách minh bạch. Mọi người có thể đánh giá không tốt về tôi. Nhưng giết người là việc tôi không bao giờ làm. Thực sự tôi sống nhờ đàn bà chứ không có nghề ngỗng gì khác. Tôi quay về Milan vì tôi có cuộc hẹn với người tình khác ở Milan. Nghề của tôi là thế, phải phòng ngừa trước các cuộc chia tay để không phải sống cô đơn, không tiền…

-Tôi hiểu…

-Ông phải hiểu tôi. Tôi không bao giờ giết người, nhất là giết người vì ghen tuông.

-Tại sao không, bà Antonella Negri là một phụ nữ rất đẹp kia mà?

-Thế thì ông chưa thực sự hiểu tôi rồi, thưa ông. Những cuộc hẹn hò giữa tôi và phụ nữ chỉ là sự mua bán, trao đổi. Nếu có ai đó nói lời yêu đương với tôi thì tôi rút lui ngay.

-Thật thế không?

-Ðó là sự thật! Ông thử nghĩ xem, nếu tôi si mê Antonella, liệu tôi có nên ngủ chung phòng với bà ta trước khi ra tay sát hại người chồng chính thức? Khi viên phụ tá của ông gọi tới, chúng tôi xác nhận ngay đang vui vầy bên nhau, chúng tôi không giấu giếm điều gì cả.

-Ngay cả với ông Ricardo Negri?

-Không, ông Negri biết chúng tôi quan hệ với nhau. Ông có thể xác minh qua những người thân quen của ông ta.

-Vậy thì tại sao Ricardo Negri bị sát hại?

-Tại sao trung úy cứ quy kết ông ta bị giết vì ghen tuông? Ricardo Negri là nhân vật nổi tiếng, giàu có và đầy quyền lực. Có thể nguyên nhân dẫn đến án mạng là do cạnh tranh nghề nghiệp, do sa thải nhân viên…

Ðúng vào lúc đó, Alberto Ponza bước vào phòng thẩm vấn. Anh ta bước đến sát bên Signorelli nói nhỏ:

-Một nhân chứng khác vừa đến xin gặp trung úy.

-Khi nào xong tôi sẽ gặp.

-Thưa trung úy không cần phải tiếp tục với Michaelli nữa đâu ạ.

Signorelli lập tức cho Michaelli ra về với lời dặn, không được rời khỏi thành phố cho đến khi có thông báo mới.

Signorelli cau mày ngạc nhiên trước sự xuất hiện của nhân chứng mới. Ðó là một cậu bé cũng xấp xỉ tuổi Antonio. Cậu bé đến cùng với mẹ. Alberto Ponza giới thiệu:

-Xin giới thiệu, cậu bé Amedeo Berti. Amedeo đã gặp ông già Noel trước Antonio ít phút. Amedeo ghi nhận được một chi tiết rất quan trọng: cậu bé đã nghe giọng nói của ông già Noel.

Cảnh sát trưởng Signorelli:

-Cháu có trò chuyện với ông già Noel ư?

Vẻ rụt rè, Amedeo lắc đầu phủ nhận. Phụ tá Alberto Ponza đỡ lời:

-Cậu bé không trò chuyện với ông già Noel. Nó nhìn thấy ông già Noel bị vấp chân trong tuyết và nghe ông ta thốt lên lời ta thán. Lúc bấy giờ nó ở rất gần ông già Noel. Tốt nhất là để nó tự thuật lại điều tai nghe mắt thấy với cảnh sát trưởng.

Nở nụ cười thân thiện với Amedeo, Signorelli khuyến khích:

-Nào, cháu nghe thấy gì, kể cho chú nghe đi?

-Ðó là một phụ nữ.

-Cháu nói sao?

-Cháu nghe giọng nói một phụ nữ thốt ra từ miệng ông già Noel.

Signorelli ngồi bất động vì ngạc nhiên. Chi tiết mới ngoài dự đoán làm ông thật sự bất ngờ. Cuộc điều tra rẽ sang bước ngoặt mới.

                                                                                            oOo

Ngày 23 tháng 12 năm 1978, tức 4 ngày sau vụ án, cảnh sát trưởng Signorelli gõ cửa một căn nhà mà bề ngoài trông có vẻ nghèo nàn. Ra mở cửa là Gina Borgo, một phụ nữ ngoài 50 tuổi, nét mặt không có gì đặc biệt. Chị ta bắt đầu bằng giọng nói mệt
-Ông đến tìm tôi có việc gì không ạ, thưa ông cảnh sát trưởng?

Chậm rãi và trầm tĩnh, Signorelli đáp lại:

-Hẳn là bà đã biết lý do của cuộc viếng thăm, thưa bà. Và tôi nghĩ trong tận sâu đáy lòng, bà đang chờ cuộc hội ngộ này.

-Tôi không hiểu ông muốn nói gì?

-Viên phụ tá của tôi rất tài ba, thưa bà Borgo. Từ khi chúng tôi biết ông già Noel thực chất là một phụ nữ, chúng tôi chỉ việc áp dụng phương pháp loại trừ. Người phụ nữ nào có lý do để giết ông Negri? Vợ ông ta ở ngoài phạm vi điều tra vì lúc xảy ra sự việc bà ta đang ở Pháp. Chúng tôi cố tìm hiểu xem liệu ông Negri có tình nhân nào không, Không có! Ông Negri cũng chẳng cho một nữ thư ký hay nữ nhân viên nào nghỉ việc… Ðể kết luận, chúng tôi chỉ thấy có mỗi mình bà thôi, bà Borgo ạ!

-Ông kể với tôi cái gì thế, ông cảnh sát trưởng? Tôi chẳng biết ông Negri là ai cả.

-Ðúng vậy, thưa bà Borgo. Nhưng chồng bà thì biết ông Negri rất rõ. Và chính chồng bà là nguyên nhân dẫn đến vụ án mạng.

Bà Gina Borgo giữ im lặng. Signorelli nói tiếp:

-Chồng bà, ông Paolo Borgo, đã tự vận cách đây 6 tháng bằng một viên đạn bắn vào đầu. Chồng bà là chủ nhân xí nghiệp may mặc, cùng ngành sản xuất với ông Negri. Ông Negri có đề nghị chồng bà bán lại xí nghiệp cho ông ta, nhưng chồng bà từ chối. Và thế là bằng chiến thuật “cá lớn nuốt cá bé”, ông Negri đã làm chồng bà phá sản dẫn đến việc tự tử. Ðó là lý do tại sao bà giết ông Negri. Và nếu như giọng nói của bà không bị một cậu bé phát hiện thì có lẽ bà đã thoát khỏi lưới của pháp luật. Thật sự tôi cũng không ngờ kẻ phạm tội là một phụ nữ.

Bà Borgo điềm tĩnh đáp lời:

-Tôi không biết Negri là ai cả. Ông cảnh sát trưởng không có bằng chứng buộc tội nào cả, ngoại trừ lời lẽ lý luận dông dài.

-Cho đến bây giờ thì chưa, nhưng bằng chứng nằm trong tầm tay của chúng tôi. Bà biết đấy, mỗi vũ khí để lại vỏ đạn có đặc thù riêng giống như dấu vân tay. Ông Borgo tự tử bằng súng Smith & Wesson 12mm. Tôi chỉ cần khai quật mồ chồng bà lên và so sánh vỏ đạn thì biết ngay…

Bà Borgo lấy hai tay ôm đầu gào lên:

-Không, tôi không cho phép quật mồ chồng tôi! Không được đụng đến chồng tôi!

-Nếu thế thì chỉ có cách duy nhất là bà hãy tự thú.

Khoảnh khắc im lặng trôi qua. Giọng bà Gina Borgo nấc lên:

-Tôi xin tự thú. Ông già Noel chính là tôi!

                                                                                                    PIERRE BELLEMARE Đào Duy Hòa phỏng dịch

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Dec/2021 lúc 9:29am

Giáng Sinh Vẫn Vui Vẻ

Snow%20Christmas%20Tree%20GIF%20-%20Snow%20Christmas%20Tree%20Merry%20Christmas%20-%20Discover%20&amp;%20%20Share%20GIFs

Mỗi khi mùa Giáng Sinh về gia đình chị Bông đều đón mừng vui vẻ nhưng năm nay chị Bông vui nhiều hơn, nao nức nhiều hơn vì hai con sẽ trở về nhà..

Thằng lớn Chester tốt nghiệp đại học mới rời khỏi nhà vì nhận việc làm ở thành phố khác và thằng nhỏ Ben cũng vừa mới giã từ mái nhà cha mẹ vào ở dorm khi bắt đầu đại học ở Austin.

Căn nhà rộng hơn 3,000 Sqf.. bỗng trở nên trống trải khi chỉ còn hai vợ chồng mà hai vợ chồng lại làm hai ca khác nhau, anh Bông làm bưu điện đi làm từ sáng sớm còn chị Bông làm hãng xưởng ca hai khuya chị về thì anh đã đi ngủ, chỉ có cuối tuần hai vợ chồng mới ?xum họp? đầy đủ.

Trẻ con mỗi đứa một tính đôi khi cha mẹ cũng phải chiều theo ý con một khi nó không đi theo ý mình,.Ben tốt nghiệp trung học loại giỏi được học bổng trường UTA gần nhà chỉ mười phút lái xe nhưng nó thích đại học ở Austin dù học bổng cho ít hơn, tiền ở dorm và ăn uống lại là một món tiền chi phí lớn, hết khoảng 26,000 đồng một năm chưa kể công bố mẹ sẽ lại rong ruỗi từ thành phố Arlington đến Austin thăm con trong suốt 4 năm đại học như thằng anh nó hồi học ở thành phố Houston.

Thăm con bao nhiêu dặm đường xa cả lượt đi lẫn lượt về thì chiếc xe mới sẽ lên miles đủ tiêu chuẩn của Mỹ để liệt vào hàng đồ cũ

Cha mẹ nào cũng đầu tư cả tiền bạc lẫn tình yêu thương cho các con ăn học vậy mà khi con học xong đi làm có biếu cha mẹ chút tiền chút qùa cha mẹ cảm động và hãnh diện làm như con vừa cho mình món qùa lớn lao lắm từ trong túi tiền của nó.

Giáng Sinh năm nay nhất định sẽ là một Giáng Sinh vui vẻ khi lần đầu tiên các con xa nhà và trở về vào dịp lễ lạc này.

Cây Giáng Sinh màu xanh tươi đặt nơi phòng khách gần lò sưởi đã được treo đèn đủ màu sắc xanh đỏ tím vàng, lấp lánh những sợi dây kim tuyến như những hoa tuyết mùa đông bên cạnh dòng chữ ?Merry Christmas? cũng đủ thấy niềm vui rạo rực tràn ngập trong nhà.

Chị Bông đã chuẩn bị một tiệc Christmas Eve thật lộng lẫy, đặc biệt chị sẽ làm món ham với cam với dứa bỏ vào lò nướng theo lời chỉ dẫn của một cô bạn Mỹ làm chung hãng, miếng thịt ham sẽ thêm thơm phức ngọt ngào vì hai hương vị trái cây ấy.

Chị cũng không quên mua món caramel bắp rang và fruitcake, là những món Ben và Chester ưa thích từ thuở ấu thơ đến giờ nên mỗi cuối năm khi thấy ngoài chợ bày 2 món này ra là lòng chị Bông lại nao nao thương nhớ các con, chỉ muốn mua ngay về cho các con vui thích.

Ben đã nghỉ mùa Ðông và về nhà từ ngày16 tháng mười hai cho tới ngày 19 tháng một mới trở lại trường, để gần gũi con trong những ngày này chị Bông đã lấy vacation kết hợp với những ngày nghỉ lễ ở nhà với con.

Chị Bông đang loay hoay treo lại những tấm thiệp treo trên cành cây giáng sinh thì có tiếng chuông cửa reo, Ben hình như đang chờ đợi sẵn nó từ trong phòng computer chạy bay ra:

- Mẹ để con mở cửa, người này của con.

Không lẽ thằng Ben18 tuổi của chị đã có?bồ? chị Bông ngạc nhiện:

- Con nhỏ nào vậy?

- Con không biết.

- Nhưng con biết họ đến đây mà

- Phải, họ đến trao cho con học bổng?

- Con nói gì vậy? mẹ không hiểủ

Ben không kịp giải thích gì thêm, từ ngữ của hai mẹ con đều giới hạn khi nói chuyện với nhau, chị Bông không thể nói nhiều tiếng Anh, Ben không biết nói rành rẽ tiếng Việt, nhưng nó nghe và hiểu tiếng Việt..

Ben vui vẻ chào đón hai người khách lạ vào nhà trong khi chị Bông bàng hoàng lo ngại. Họ là hai thanh niên trẻ, chẳng biết quốc tịch gì mà cả hai đều đen thui, anh chàng cao lớn thì tóc xoăn xòe tròn như cái ổ chim trên đầu, đã thế anh ta còn để bộ râu quai nón ai trông mà không khiếp, anh chàng thấp hơn tuy đeo kính cận nhưng vẫn không làm anh ta trình độ lịch lãm tí nào, hình nhửvẫn có nét gian ác?..

Chị Bông đoán họ không phải là dân mỹ đen ở Mỹ từ đời ông cố ông sơ mà là dân Châu Phi mới định cư sau này. Thật sự họ là ai? đến gặp Ben với mục đích gì?

Nhìn kỹ hai thanh niên da đen chị Bông càng thêm lo sợ, thằng Ben nhà chị học giỏi, nó từng xin được vài học bổng lớn nhỏ, tất cả đều liên lạc giấy tờ thư từ qua bưu điện hay email làm gì có món học bổng nào mà cá nhân đến tận nhà trao tận tay thế này?

Chị xực nhớ đến những tin tức trên ti vi báo chí Việt Nam khuyên hãy cảnh giác với bao trò gian lận lừa đảo trong dịp lễ tết này.

Hai thằng kia đang mang cái ?học bổng mả đến để lừa thằng Ben nhà chị mục đích là chúng vừa trò chuyện vừa ngắm nghía cửa nẻo trong nhà để ra tay uy hiếp khống chế chủ nhà cướp bóc tiền bạc chăng ??. Xưa nay bọn xấu đều biết gia đình Việt Nam nào cũng có sẵn nhiều tiền mặt hay nữ trang trong nhà.

Càng nghĩ chị Bông càng lo sợ, anh Bông thì đã đi làm, chị không thể ngồi yên trước tình hình này nên vội bốc phone gọi cho bà chị chồng ở gần đây để cầu cứu, giọng chị Bông nói không ra hơi:

- Chị ơi, đến nhà em gấp?..gấp?

Bà chị chồng chuyện gì cũng muốn có đầu có đuôi:

- Nhưng em hãy kể chị vấn đề gì chứ?

Chị Bông bối rối diễn tả:

- Chị ôi, hình như nhà em?sắp có cướp ! nhà em đang có hai người lạ, họ là Mỹ đen, chắc có ý đồ?đen tối gì đó?em đang?canh chừng họ, chị đến ngay với em. Có nhiều người chúng sẽ không dám ra tay.

Nói xong chị Bông cúp phone không cho bà chị chồng hỏi thêm nữa. Bà ấy tỉ mỉ hỏi chưa xong chuyện thì tại họa đã đến rồi.

Thế là chỉ vài phút sau bà chị chồng đã sồng sộc đến bấm chuông cửa, vừa thấy chị Bông mở cửa chị chồng đã than:

- Chị vội đi đến nỗi không kịp khoác cái áo lạnh lên người. Chúng nó đâu rồi?

- Suỵt, chị đừng là ầm ĩ kẻo chúng phản ứng ngay mình trở tay không kịp?

Chị chồng hạ giọng nói nhỏ:

- Ừ, chị biết rồi, phen này hai chị em mình sẽ làm chủ tình hình với bọn gian kẻ xấu..

Chị chồng nói thế cho oai, khi vào nhà liếc nhìn hai người khách lạ đang rôm rã nói chuyện với thằng Ben chị chồng cũng thấỷhoảng vía, líu ríu bước vào trong, chị Bông kéo chị chồng đi ra phía cửa bếp thì thầm dù chắc gì hai người khách kia biết tiếng Việt Nam:

- Chúng ta đứng đây nói chuyện và canh chừng họ có bề gì dễ tẩu thoát, em có sẵn cell phone đây, nó mà có hành động gì khác thường thì em sẽ mở cửa chạy bay ra vườn và gọi 911 ngay lập tức.

- Chị cũng có cell phone đây, nếu em ?có bị nó khống chế thì còn chị, chị cũng?chạy bay ra vườn gọi 911 luôn.?

- Bởi vậy có chị em yên tâm hơn dù gì phe ta 3 người phe nó chỉ có 2 người.

Chị chồng thắc mắc:

- Bây giờ em hãy kể chị nghe vì sao thằng Ben biết tụi nó?..

- Thằng Ben lúc nãy chỉ kịp nói với em đây là hai người đến trao cho nó học bổng. Em cứ thắc mắc nãy giờ học bổng gì? sao lại có chuyện đến nhà trao học bổng chứ?

Bà chị chồng hùa theo:

- Chuyện gì cũng phải có giấy tờ văn thư đàng hoàng..Ðúng là phường lừa đảo, năm hết tết đến chúng lợi dụng lúc thiên hạ vui đón ngày lễ mà ra tay đây

Hai chị em nói chuyện mà mắt vẫn không ngớt liếc về phía phòng khách. Chợt anh chàng tóc quăn đứng dậy, chị Bông tim đập thình thịch định tông cửa sau ra ngoài để móc phone gọi 911 nếu thằng Ben không cùng đứng dậy với khách, nó nói với mẹ:

- Anh ấy muốn vào restroom

Ben dẫn anh ta vào một restroom và tiếp tục câu chuyện với người còn lại, vài phút sau anh tóc quăn ra ngoài. Họ vẫn nói chuyện bình thường vui vẻ mặc cho hai người phụ nữ đang sôi sục đề cao cảnh giác với họ?

Vài phút sau thì hai người khách đứng dậy ra về, chị Bông và bà chị chồng cùng chạy đến vờ tiễn khách để nhận dạng họ kỹ hơn có gì còn khai báo với cảnh sát.

Thằng Ben không hiểu nỗi lo sợ của mẹ và bác, khi khách về rồi nó chìa tờ check ra khoe:

- Họ đến trao con học bổng này, là 750 đồng cho năm nay.

Chị Bông cầm tờ cashier check mệnh gía 750 đồng từ nhà băng Chase, nhưng chị dửng dưng:

- Chắc gì có tiền.!

Bà chị chồng cũng cầm tờ check lên ngắm nghía và lạnh lùng nghi ngờ:

- Check gỉa đấy. Bọn lừa đảo còn làm được tiền dollar gỉa nữa kìa. Chắc chúng thấy nhà mình 3 người nên không dám hành động..

Ben ngạc nhiên trước thái độ của mẹ và bác nó:

- Mẹ và bác đang nói gì?

- Mẹ nói cái check này không là thật?bác nói chúng ta đang bị lừa đảo.

Ben bất bình ra mặt:

- Không, không?mẹ và bác không được nghĩ xấu cho họ, đây là real cashier check, không tin chúng ta ra nhà băng ngay bây giờ...

Bác nó phán:

- Ra nhà băng làm gì cho tốn công, tốn xăng.

Chị Bông than:

- Lại còn bị quê nữa chứ.

Ben chạy vào phòng computer lấy ra cái laptop, nó mở ngay ra một trang web và đưa đến gần hai người phụ nữ:

- Con sẽ chứng minh cho mẹ và bác mà không cần ra nhà băng, mẹ và bác đều đọc được tiếng Anh mà?

- Dĩ nhiên, bác còn nhận xét được trang web này giả hay thật nữa đấy..

- Ừ, đọc thì đọc, mẹ và bác sẽ vạch trần sự thật đen tối ra, con khờ lắm, không biết được trò đời đâu.

Hai người phụ nữ cùng tò mò xúm đầu vào đọc trang web theo tay Ben chỉ cố tìm ra bất cứ điều gì sai trái.

Thì ra đây là một foundation nhỏ do hai cá nhân lập ra, foundation của hai người mang tên họ Ấn Ðộ, họ là cựu học sinh của trường trung học Sam tại thành phố Arlington nơi Ben đã học.

Họ đã tốt nghiệp đại học và đi làm, mỗi năm họ đóng góp tiền để thưởng cho một em học sinh giỏi môn toán của trường khích lệ đàn em..

Những năm trước món tiền thưởng là 500 đồng, năm nay họ tăng lên 750 đồng,

Ben lấy tờ check ra và chỉ vào dòng chữ trên trang web:

- Bác và mẹ xem, người ký tên dưới tờ check chính là tên người sáng lập ra foundation này.

Hai người phụ nữ cùng thở phào nhẹ nhỏm và vui mừng. Chị Bông trách con:

- Sao con không kể cho mẹ nghe trước khi họ đến đây làm mẹ sợ qúa trời luôn, mẹ phải gọi bác sang hỗ trợ?..

- Con xin lỗi đã quên chưa kể với mẹ, trước khi họ đến con cũng không biết màu da của họ. Nếu họ không là màu da đen tối thì chắc mẹ không sợ hãi đến thế, phải không?. Họ là người Ấn Ðộ, một anh có bằng PH. D và một anh là kỹ sư, họ đều thành công trong nghề nghiệp. Ông thày dạy môn toán trường trung học của con năm vừa qua đã đề cử con với foundation này.

- Nhưng sao họ lại tử tế mang check đến tận nhà cho con, bởi thế mẹ mớỉhoang mang lo lắng..

- Vì họ liên lạc với con qúa trễ, không thể để qua năm mới nên họ đến nhà.khi biết con đang có mặt ở nhà, ở thành phố Arlington này, nơi họ cũng đang sinh sống và làm việc..

Chị Bông ân hận :

- Vậy mà mẹ đã nghĩ lầm cho người ta. Không biết lúc nãy mẹ mang nước ra mời khách, vẻ mặt lạnh và nặng nề như đá tảng của mẹ họ có nhận thấy không?

Ben kể:

- Hi vọng là họ không để ý. Họ hỏi thăm con về bố mẹ, họ khen cha mẹ người Việt Nam chăm sóc con cái giỏi lắm?

Chị Bông cảm động và ngượng ngùng không biết nói gì với con, lúc nãy lòng chị lo sợ và ghét khách bao nhiêu bây giờ lòng chị ân hận và thương khách bấy nhiêu. Bà chị chồng chắc cũng cùng tâm trạng:

- Chúng ta thật nông cạn và xớn xác, hai anh chàng này gốc Ấn Ðộ thuần chủng nên đen thủi đen thui. Chúng ta chỉ qua màu da mà thành kiến với họ, chúng ta chê người khác kỳ thị trong khi chính chúng ta kỳ thị . Tóm lại không nên đánh gía người khác qua bề ngoàỉ

Chị Bông ví von thực tế :

- Trái mít trái sầu riêng sù sì và gai nhọn mà múi bên trong thì thơm ngon đó?

Bà chị chồng khen ngợi:

-. Hai anh chàng trẻ tuổi này có tấm lòng, dù món tiền nhỏ nhoi nhưng ý nghĩa lớn lao. Thật đáng mến.

Chị Bông trách:

- Phải chi lúc nãy chị hiểu ra điều này, nói ra điều này thì em yên tâm biết bao, em lo sợ một, chị đến làm em lo sợ ?gấp mười lần vì chị còn bi quan và giàu tưởng tượng hơn em nữạlàm em nghĩ ra ngay một mùa Giáng Sinh?hoạn nạn, tiêu điều và thậm chí?đổ máu..

Bà chị chồng bào chữa:.

- Tạỉ bây giờ chị mới suy luận ra.. May qúa ngày Giáng Sinh vẫn vui vẻ với chúng ta

Chị Bông tươi vui nét mặt:

- Ðúng thế, một Giáng Sinh vui vẻ vì thằng Ben học giỏi từ trung học, nay lên đại học những tháng vừa qua nó đều đạt điểm cao..

- Chẳng mấy chốc mà 4 năm đại học sẽ qua đi thằng Ben sẽ ra trường và có việc làm như anh nó.

Chị Bông vui lắm nhưng cũng khiêm nhường:

- Chị chỉ khen các cháu chị chẳng khác nào mèo khen mèo dài đuôi

Chị Bông quay ra nói với Ben:

- Con ơi, con mời hai anh hồi nãy đến nhà mình được không?

Ben ngây thơ:

- Mẹ và bác vẫn chưa tin những gì con đã nói sao? Mẹ muốn kiểm tra họ lần nữa sao?

Chị Bông vui vẻ:

- Ý mẹ muốn mời hai anh ấy vài ngày nữa đến nhà mình dự tiệc Christmas Eve, mẹ rất mong được tiếp họ tại nhà, lần này mặt mẹ sẽ tươi như hoa để gỡ gạc lại hình ảnh mẹ lạnh lùng hôm nay . Có họ ngày Giáng Sinh của chúng ta sẽ càng thêm vui vẻ, chưa có năm nào Giáng sinh vui vẻ như năm này

Ben lại ngây thơ:

- Vì nhà mình có món qùa 750 đồng hả mẹ? vậy lát nữa con sẽ đi ra băng cash tiền đưa cho mẹ nhé.

- Con ơi, vì mẹ đã học được bài học trong cuộc sống, không nên đánh giá ai qua hình dáng bên ngoài và vì con ngoan và học giỏi. Ðó mới thật sự là món quà đặc biệt và niềm vui cho mẹ trong mùa Giáng Sinh này.

Nguyễn Thị Thanh Dương

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 18/Dec/2021 lúc 2:17pm

CHIỀU CAO NGUYÊN- MÙA GIÁNG SINH

Cách%20trang%20trí%20hang%20đá%20Giáng%20sinh%202017%20đẹp%20mê%20mẩn


Chiều Cao Nguyên Mùa Giáng Sinh (Tác giả: Nguyễn Ngọc Danh - Việt Linh diễn đọc)   <<<<<

. Xin gởi tặng Quý Thầy, quý Huynh đệ, quý ân nhân CT/QGS - 2012
. Đặc biệt xin gởi tặng anh chị Daklak- Dakba


Chiều Cao Nguyên vào tháng Mười Hai lạnh cóng chân tay, những cơn gió Bấc thổi về len lỏi qua những rặng núi xanh nhạt, mờ mịt trong sương càng làm cho không khí mùa Giáng Sinh thêm giá buốt. Cái buốt lạnh từ các lóng tay ngấm qua từng khớp xương, đi dần vào xương sống. Khuôn mặt chị Cúc càng lúc càng trở nên tái nhạt.

Từ sáng sớm mờ sương vùng Kontum, chị lầm lủi đi trong không gian tĩnh mịch của thành phố núi rừng. Những làn gió Lào thổi nhè nhẹ không đủ lay động hàng dã quỳ ướt đẫm sương đêm dọc hai bên đường, nhưng đủ sức làm cho tấm thân gầy còm trong chiếc áo kaki màu cứt ngựa rộng hơi quá khổ phải run lên từng chập. Chị Cúc thỉnh thoảng dừng lại nghỉ để lấy hơi chuẩn bị lên con dốc cuối cùng dẫn vào thành phố. Đôi giầy bata sờn cũ bị lũng lỗ bên dưới ngón cái nhiều lúc dẫm phải hòn đá làm chị đau buốt tới cột sống.. Chị lẩm bẩm “ Lạy Chúa sao Ngài bắt con cơ cực quá như thế này. Sức con đàn bà yếu đuối làm sao con có thể tiếp nối con đường còn lại. Con xin Chúa, xin Mẹ Maria phù hộ cho con hôm nay gặp may mắn bán hết những tập vé số”. Chị vừa đi vừa cầu nguyện, hai chân chị nhịp bước trong tê cóng. Bất giác vài giọt sương sớm bay đọng trên đôi gò má nhô cao vì thiếu dinh dưỡng. Chị rùng mình vì lạnh.

Chị bước vào phòng phân phối vé số cho những người nhận đi bán dạo. Tới phiên chị, người thanh niên hỏi với giọng nhát gừng, sắc lạnh:

- Hôm nay chị lãnh bao nhiêu vé số?

- Thưa chú cho tôi mười tập.

- Mọi hôm chị nhận có sáu tập, sao hôm nay chị nhận tới mười tập. Chị chắc có bán hết không?

- Đây là thời gian cuối năm, hy vọng có thêm nhiều người mua và cũng mua nhiều để cầu may. Chị Cúc trả lời.

Nhận xong mười tập vé số, chị Cúc bước ra khỏi phòng. Trời đã 6:30 sáng. Chị đi bán dọc theo vỉa hè khắp thành phố. Chị thường tới các quán hàng ăn, café mời từng người. Mỗi lần tới các tiệm ăn mùi thơm chiên xào, bánh xèo, phở bay ra nhập vào khứu giác, đánh thức cơn đói của chị. Miệng chị chảy nước miếng. Nhiều lúc chị phải nhắm mắt, quay ra phía khác nuốt nhẹ cho dòng nước miếng trôi xuống. Tới khoảng 02g45trưa, hai chân muốn bước không nổi. Chị nguyện thầm : “Lạy Chúa, Lạy Mẹ Maria xin cứu con. Hôm nay sao con mệt quá. Nếu con có bề gì thì tội nghiệp cho hai đứa con của con." Tình mẫu tử dâng trào mỗi chị khi nghĩ tới hai đứa con chỉ còn da bọc xương, suốt ngày quần quật với vữa hồ, gạch đá. Chị ngôi xuống bên vỉa hè lấy chiếc mũ tai bèo phủ trùm phần trước mặt, đầu gục xuống hai đầu gối. Chị lại lẫm bẫm: “Chúa ơi sao người ta ăn không hết, nhà cửa cao sang, thân thể được bao bọc bởi những chiếc áo êm ấm, còn thân phận khốn khổ này của con không đủ tiền cho môt bữa ăn tối, con cái con không đủ áo để che lạnh.”

Chị lấy bàn tay trái thấm vội giòng nước mắt, đứng lên đi lại quán bún quen thuộc. Vì không phải là giờ cao điểm, nên quán vắng. Chỉ có một người đàn ông trung niên đang ngồi im lặng từ lúc nào bên tô bún vơi đi một nửa, và chai nước ngọt. Ngay khi đó chị Cúc bước vào với giọng nhỏ nhẹ :

- Cô Bảy ! cho tôi tô bún như mọi hôm nghen !

- Trời! Chị Cúc ! Sao, bán được bao nhiêu vé số rồi ? Hôm nay em có nồi bún cá anh vũ sông Dăkbla ngon lắm. Cá bắt tuốt trên thượng nguồn, ngon và ngọt lắm. Chị ăn không ? Chị là khách quen, em chỉ tính hơn tô bún thường một chút thôi.

- Cô Bảy, tôi không đủ tiền đâu. Cô vui lòng cho tôi tô bún thường thôi. Ăn thứ mắc mỏ như vậy chiều về mẹ con lại mất đi một phần ăn.

Kể từ khi chị Cúc bước vào quán, người đàn ông trung niên thấy có gì hơi khác lạ ở người đàn bà dong dỏng cao, tiếng nói thanh nhẹ trong bộ quần áo lam lũ. Ông lặng lẽ quan sát lắng nghe cuộc đối thoại giữa cô chủ quán và bà khách.

- Bún của chị đây. Chị cần thêm rau không ? Quán hôm nay hơi vắng khách chị ạ !

Chị Cúc kéo tô bún vào gần thêm. Bỏ vào chút ớt, vài lá rau thơm. Chị từ tốn múc từng muỗng đưa lên miệng. Cử chỉ khoan thai nhẹ nhàng của chị làm cho người đàn ông thêm tò mò. Ông tự hỏi “ Tại sao một người đàn bà ăn mặc lam lũ như vậy lại có nhữnng cử chỉ một người nếu không phải quý phái thì cũng thuộc hàng trung lưu ?”. Vừa khi đó chị Cúc ngừng tay, trực giác của người đàn bà cho chị biết hình như có ai đang nhìn mình. Chị liếc qua người đàn ông trung niên thì ông ta cũng vừa quay qua chỗ khác. Từ đó chị bắt đầu để ý tới người đàn ông trung niên ngồi xế bên kia.

Uống xong chai nước, người đàn ông đứng lên đi lại trả tiền, ông và cô chủ trao đổi nhau chuyện gì đó cố gắng không cho ai nghe. Cô chủ quán gật gật đầu cười. Người đàn ông ra khỏi quán, qua bên kia đường nói chuyện với hai người xe ôm rồi bỏ đi. Tất cả mọi viêc đều được thu vào cặp mắt quan sát kín đáo của chị.

Ăn tô bún xong, chị lại quầy lấy tiền ra trả, cô chủ quán hỏi :

- Chị Cúc ! Chị có quen người đàn ông hồi nãy không ? Ông ấy trả tiền cho chị rồi ?

- Trời đất ! chị có quen ông ta hồi nào đâu ! Sao lại kỳ lạ vậy.

Cô chủ quán cười ý nhị nói với chị Cúc.

- Ở đời này cũng còn nhiều người tử tế chị ạ ! Theo tôi nhận xét, hình như ông ta từ miền dưới lên đây. Nhìn nước da ngăm ngăm đen tôi đoán ông ta người miền biển. Biết đâu ông ta mê chị thì sao.

Chị Cúc không trả lời, đứng lặng với khuôn mặt ưu tư. Bao nhiêu dấu hỏi chạy qua tâm trí chị. Chị lắc đầu vài cái như cố xua đuổi bao ý nghĩ, tay phải cầm chiếc mũ tai bèo đập nhè nhẹ mấy cái vào đùi rồi đội lên đầu. Ra khỏi quán, chị đi thẳng về phía phải rồi quẹo trái. Bóng chị xa dần, xa dần rồi nhạt nhòa trong thành phố miền Cao Nguyên.

5g 34 chiều chị Cúc vừa bán xong tập vé số cuối cùng. Chị đi thẳng tới văn phòng Vé số, thanh toán tiền xong. Chị đi tới hàng chạp phô phía bên kia đường mua vài lon gạo, vài củ khoai và hai con cá khô. Chị ra khỏi cửa hàng, đi nhanh về phía cuối phố. Bóng chị khuất dần sau đám hoa dã quỳ vàng óng tỏa mùi hương hăng hắc. Mùi hương hoang dã đặc thù của miền Cao Nguyên dãy Trường Sơn.



Nắng chiều trãi xuống phố núi thật nhẹ. Sương lam lãng đãng phủ đầy những ngọn đồi, những ngọn núi nhấp nhô xa mờ theo chiều Nam Bắc - Tây Nam. Cái lạnh xế chiều nhạt nắng của tháng mùa Đông, cái không gian mờ ảo của núi rừng trùng điệp Cao Nguyên đẹp và buồn như bức tranh thủy mặc. Nhưng sau khi mặt trời lặn nửa tiếng, chúng sẽ tràn vào phố, đem cái giá lạnh núi ngàn vào tận hang cùng ngõ hẽm, len lỏi vào những căn nhà tường vách liêu xiêu, mục rữa. Lúc đó nó không còn đẹp như cô gái miền cao nữa. Nó không còn cái lãng mạn của buồi chiều miền sơn cước Cao Nguyên trong thi ca. Nó sẽ là mụ phù thủy hành hạ thân thể những mảnh đời thiếu may mắn suốt đêm dài.

Chiếc xe ôm chạy đều đều qua từng khu phố, qua khỏi Nhà Thờ Gỗ khoảng nửa cây số, rẽ vào khu dân cư nghèo nàn trong ngõ xóm chật hẹp. Đường xá lổn chổm những ổ gà. Cuối cùng xe dừng lại trước căn nhà mái tôn ọp ẹp, bên ngoài là một hàng rào bằng mấy cây rừng mong manh lấy lệ. Người đàn ông trung niên hỏi lại anh tài xế xe ôm lần nữa :

- Anh có chắc đây là nhà chị Cúc không ?

- Phải mà, thằng Bửu thợ hồ con chị Cúc là bạn của tôi từ hồi nhỏ. Bây giờ chúng tôi vẫn là bạn. Nó tội lắm chú ơi !

Ông xuống xe nói với anh xe ôm đợi ông rồi đi thẳng lại hàng rào định mở cửa. Bỗng một cô gái độ 18 tuổi từ trong nhà bước ra. Nhìn thấy người đàn ông xa lạ, cô hơi chột dạ, lùi vào trong, giọng hơi hốt hoảng nói với mẹ.

- Mẹ ơi có ông nào lạ hoắc tới nhà mình, ổng đang đứng ngoài cửa. Có chuyện gì không mẹ ?

Chị Cúc từ trong bếp hớt hãi bước ra. Chị giật mình vì người đứng trước nhà chị là người đàn ông đã trả tiền tô bún cho chị hồi trưa. Chị muốn cứng người, lớ nga lớ ngớ, chân tay luống cuống không biết nói thế nào. Thâm tâm chị luôn đặt câu hỏi : Ông ta là ai ? Tại sao hồi trưa ổng lại trả tiền bún cho mình ? Đến đây làm gì ? Tại sao ổng lại biết mình ở đây? Mình có làm điều gì sai trái không? Giữa xã hội này chỉ một sợi tóc cũng thành trọng tội. Nghĩ tới đó chị rùng mình. Một cảm giác hồi hộp sợ sệt làm tim chị muốn thắt lại.

Trong khi đó người đàn ông tiếp tục bước tới. Khi còn cách chị Cúc khoảng hai bước, Ông dừng lại, đứng thẳng, hai tay khoanh lại trước ngực, cung cách lịch lãm trang nhã. Ông hơi nghiêng đầu về phía trước tỏ ra thân thiện rồi nhỏ nhẹ :

- Thưa chị ! Chị có phải là chị Cúc, vợ anh Hoàng Tấn Lộc không ?

- Thưa ông đúng ! Ông tới nhà tôi có chuyện gì ? Mẹ con tôi côi cút, tuy nghèo nhưng không khi nào làm những điều sai trái lương tâm đâu !

Vẫn với giọng nhỏ nhẹ, tỏ ra tình thân thiện. Tiếng nói của ông có sức thuyết phục chị Cúc trở lại bình tĩnh :

- Chị Cúc ! Em đến đây không phải vì chuyện như chị nghĩ đâu. Em đâu ngờ hồi trưa người ngồi bên cạnh em lại là chị. Em có một linh cảm. Nếu biết là chị, em đã theo chị về nhà từ hồi đó. Sau khi rời khỏi quán ăn, em tới gặp anh xe ôm hỏi thăm, đưa địa chỉ và tên của chị. Rất may anh xe ôm biết rõ xóm chị ở và tên của chị nữa. Anh ta nói anh ở xóm trên và là bạn của cháu Bửu từ hồi nhỏ. Anh khuyên không nên tới nhà chị lúc đó vì chẳng có ai ở nhà. Anh ta hẹn em 5:54 chiều đến đó anh sẽ đưa em lại nhà chị. Chị Cúc! em tên Tâm học dưới anh Hoàng Tấn Lộc hai lớp khi còn là đệ tử Dòng Thánh Giuse Nha Trang. Chị nên gọi em bằng chú thì đúng hơn, đừng gọi là ông nữa, người nhà cả mà.

- Lạy Chúa tôi, tại sao chú có địa chỉ và biết tôi ở đây. Nhà chị nghèo lắm. Trước kia ba chị và ba anh Lộc là sĩ quan, anh Lộc là công chức, chị đi dậy tại Nha Trang. Cuộc sống không dư giả, nhưng còn đủ ăn đủ mặc. Sau năm 1975, hai ông bị đi tù, người chết, người mất tích. Vì anh chị là con sĩ quan ngụy quân, ngụy quyền nên họ đuổi không cho dạy học nữa. Anh Lộc cũng mất việc. Họ bắt gia đình chị đi vùng kinh tế mới trên vùng Cao Nguyên giá lạnh này. Anh Lộc thất chí, đau buồn, bệnh tật liên miên rồi mất. Cơ cực quá chị trốn khỏi vùng kinh tế mới về đây sống lây lất trong cái thành phố này. Bây giờ thì Chú thấy đó, tồi tàn nghèo khổ lắm. Còn chuyện hồi trưa làm chị nhớ mãi. Chị cứ tự hỏi : “Sao ở trên đời này lại còn có người tử tế với mình như vậy ?”

- Chị Cúc ! Hồi trưa tuy chưa quen biết chị, nhưng nhìn chị em nhận thấy từ con người, lời nói, cử chỉ toát ra cái gì đó làm cho người đối diện phải suy nghĩ. Em có một linh tính về chị, và khi nghe cuộc đối thoại giữa chị với cô chủ quán, em càng thương chị hơn. Nhưng lúc đó em chỉ biết làm một chút xíu như vậy thôi. Không gian và thời gian không cho phép em làm gì hơn. Chiều nay em đến đây không phải vì chuyện cá nhân em, nhưng do các anh em CTS/GSNL Quốc Nội và Hải Ngoại nhờ em đến trao Quà Giáng Sinh cho Chị và hai cháu.

Nói tới đây Tâm rút từ trong túi ra chiếc phong bì...

- Chị Cúc đây là quà Giáng Sinh của ACE/CTS/GSNL Quốc Nội và Hải Ngoại gởi biếu chị và hai cháu…..Chị nhận lấy.

Chị Cúc hai tay run run nhận chiếc phong bì. Bờ vai gầy yếu trong chiếc áo lạnh cũ, hơi quá khổ rung lên nhè nhẹ, đầu chị cúi xuống, rồi từ từ đưa hai bàn tay lên ôm lấy khuôn mặt gầy khô. Tiếng nấc phát ra từ cõi lòng xúc động. Chị cố đè nén nhưng chúng vẫn thóat ra khỏi hai bàn tay bay vào không gian lạnh lẽo buồn hiu hắt của khu xóm nghèo miền Cao Nguyên. Tâm cũng không cầm được xúc động. Hai chị em đứng trong thinh lặng. Cái thinh lặng bao trùm căn nhà tôn lệ xệp. Cái thinh lặng sâu lắng nghe rõ từng âm thanh mỏng nhẹ đến mơ hồ của loài dế đâu đó vọng về . Nhưng lại là những đợt sóng ngầm làm chao đảo cõi lòng của hai chị em trong tình huynh đệ Cựu Tu Sinh. Chị Cúc lau nước mắt, ngước nhìn Tâm nói trong cơn xúc động còn hiện rõ trên khuôn mặt và trong cử chỉ của đôi tay đan vào nhau với chiếc phong bì Tâm mới trao.

- Chú Tâm, sáng nay chị đi từ nhà ra phố, vì quá nghèo và tủi thân, chị than thầm với Chúa; “Lạy Chúa sao con khổ cực đến thế này. Xin Chúa thương con”. Thì chiều nay chú đem quà Giáng sinh của quý Thầy, quý anh chị, quý ân nhân đến cho mẹ con chị. Nó là nguồn an ủi, như môt chiếc phao cho các cháu đang bị trôi lăn giữa dòng xoáy cuộc đời. Chị không ngờ quý Thầy và Anh Em /CTS vẫn còn nghĩ và thương tới thân phận hẫm hiu, côi cút nghèo hèn của mẹ con chị. Xin chú về thưa với quý Thầy, quý anh chị, quý ân nhân. Mẹ con chị sẽ một đời nhớ ơn.

- Chị Cúc! Trình thưa lại với quý Thầy, quý ACE và ân nhân là bổn phận của em.. Em hứa với chị, em sẽ trình thuật lại đầy đủ chi tiết câu chuyện hôm nay. Và đây là món quà của riêng em gởi tặng chị và hai cháu. Chị nhận lấy, chị đừng e ngại chi cả. Dù sao Chúa còn cho em có hoàn cảnh khá hơn chị một chút. Em sẽ không bao giờ quên được kỷ niệm này. Em sẽ nhớ tới anh Lộc, Chị và hai cháu trong Thánh Lễ Nửa Đêm mừng Chúa Giáng sinh năm nay. Quý Cha, quý Thầy, quý ACE/CTS/GSNL khi nghe về hoàn cảnh của chị sẽ cầu nguyện nhiều cho chị và hai cháu. Xin Chúa phù trợ cho chị và hai cháu. Chúa sẽ gìn giữ chị và hai cháu trong vòng tay yêu thương của Ngài, dù chị ở vào bất cứ hoàn cảnh nào của xã hội. Đói nghèo không là cái tội, nhưng Chúa muốn dùng nó như một sứ mạng để trắc nghiệm lòng yêu thương và tình bác ái của con người. Chúc chị và hai cháu nhiều ơn thánh trong những ngày sắp tới. Ngày mai em phải trở về Nha Trang. Rất hy vọng gặp lại chị và hai cháu trong mùa Hè năm tới khi em đi giảng tĩnh tâm cho quý sơ Dòng Ảnh Vảy. Chị có cần nhắn điều gì với người thân ở Nhatrang không ?

Chị Cúc như vừa nghe tiếng sấm giữ đêm khuya. Cử chỉ nói năng càng trở nên lúng túng.

- Lạy Chúa tôi! Em là linh mục ! Sao không cho chị biết sớm. Xin lỗi Cha. Bửu, Hoa, hai cho ra đây chào Cha.

Hai người con chị đứng phía trong đã nghe rõ từng chi tiết câu chuyện bước ra. Hơi khúm núm, hai tay khoanh lại để trước ngực nói nhí nhí “ Con chào Cha”. Bửu dựa vào cây cột đứng im lặng. Riêng Hoa, cô con gái mười tám cử chỉ rụt rè, nhưng trên khuôn mặt lúc này hiện rõ niềm vui, miệng mỉm nụ cười e lệ thoáng nhẹ. Có lẽ đây là nụ cười đầu tiên ẩn chứa niềm vui kể từ khi cô nhận thức được cuộc đời vì từ trước tới nay cô luôn nghĩ : “Từ linh mục tới gia đình cô có một khoảng cách vô hình, ngàn trùng diệu vợi. Tuy từ nhà thờ tới nhà mẹ con cô chỉ khoảng hơn nửa cây số và họ đi lễ Chúa Nhật hàng tuần.” Hôm nay bỗng dưng cái khoảng cách ấy không còn nữa. Hình ảnh vị linh mục sao thân thương quá . Ngài đến thăm căn nhà nghèo nàn của ba mẹ con cô hôm nay. Với cô nó như một phép lạ.

Hai tay chị Cúc đan chặt vào nhau vẫn để trước ngực. Chị và hai cháu cùng cúi đầu chào Cha Tâm một lần nữa.

- Chị Cúc ! Em là linh mục Nguyễn An Tâm, linh mục đặc trách hội Cựu Tu Sinh Giuse Ngôi Lời. Nhân chuyến đi giảng tĩnh tâm cho quý Sơ Dòng Ảnh Vảy, ACE/CTS nhờ em đến trao tặng quà Giáng Sinh cho chị và hai cháu. Em rất hạnh phúc khi thi hành nhiêm vụ này. Niềm vui lớn hơn nữa là được gặp gia đình người anh em cựu tu sinh năm xưa.

Nói xong, cha Tâm chắp hai tay trước ngực, ngước mắt nhìn lên chiếc bàn thờ thật sơ sài với cây thánh giá và hình Đức Mẹ Măng Đen, chiếc bình nhỏ cắm mấy bông hoa dã quỳ. Tay trái để trên ngực, tay phải dơ cao ban phép lành :

- Xin Chúa là Cha nhân lành, chúc lành và ban xuống cho gia đình này nhiều ơn lành hồn xác. Nhân danh Cha và Con, và Thánh thần. Amen.

Chị Cúc và hai người con cúi đầu nhận lãnh phép lành. Chị Cúc đâu ngờ người đàn ông trả tiền tô bún hồi trưa, rồi tới thăm căn nhà nghèo nàn của chị hôm nay lại là một linh mục bạn của chồng mình, bạn của Ba hai đứa con mình. Chị không thể tưởng tượng được nó có thể xảy ra trong cuộc đời của mẹ con chị.

Cha Tâm cúi đầu chào chị Cúc, nắm tay an ủi hai cháu:

- Xin Chúa chúc lành cho chị và hai cháu.

Nói xong cha quay lưng, đầu hơi cúi xuống, bước ra khỏi hàng rào, lên xe ôm. Cha quay lại vẫy tay chào lần cuối. Chiếc xe nổ máy bắt đầu lăn bánh.

Chị Cúc quá xúc động, đứng ngẩn ngơ. Hoa tiến tới đứng sát bên mẹ, hai tay đan vào nhau đặt trên vai phải rồi ngã đầu lên đó. Lọn tóc mềm chảy dài xuống phía trước che lấp hết nửa khuôn mặt thon gầy. Chị Cúc vòng tay ôm con, đặt nhẹ chiếc hôn lên mái tóc người con gái yêu quý suốt đời của chị. Tiếng thở dài thoát ra rất nhẹ nhưng đủ làm cho Bửu con trai của chị quay đi chỗ khác đưa bàn tay lên quẹt nhẹ trên đôi mắt. Chị ngước lên nhìn theo nhưng bóng Cha Tâm và chiếc xe ôm đã khuất ngoài ngõ hẻm. Miệng chị lâm râm: “Lạy Chúa xin Ngài chúc lành trên những ân nhân đã mở bàn tay ra chia sẻ với chúng con miếng cơm manh áo trong cơn túng thiếu nghèo nàn này. Từ chốn núi rừng khất ngàn, lạnh giá hôm nay, người đàn bà góa bụa và hai đứa con côi cút này xin chắp tay gởi tới quý Cha, quý Thầy, quý ACE/CTS, quý ân nhân tiếng nói từ cõi thâm tâm : Xin muôn vàn cám ơn."

Chị bước vào nhà, cẩn thận mở chiếc phong bì Quà Giáng Sinh, nhìn số tiền Cha Tâm tặng. Chị mơ một giấc mơ: Mình cố gắng làm một chút gì đó vì đôi chân đi bán vé số đã mỏi mệt lắm rồi. Chị gọi Bửu lại đứng bên Hoa, vòng tay ôm sát hai con vào lòng. Chị mơ màng hồi tưởng lại quãng đời đã qua.. Có lẽ ngày hôm nay, kể từ khi đặt chân lên vùng heo hút này, đây là lần đầu tiên chị cảm nhận được mùi hương thoang thoảng, nhè nhẹ của loài hoa dã quỳ mộc mạc nơi xứ Thượng thoảng về trong một buổi chiều Mùa Giáng Sinh trên vùng Cao Nguyên đất đỏ này. Ngước nhìn lên tượng ảnh Mẹ Mang Đen chị nguyện thầm : Mẹ ơi ! con xin cám ơn Mẹ.

Ngọc Danh
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/Dec/2021 lúc 11:46pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 156 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.422 seconds.