Bài mới Thành viên Lịch Tìm kiếm Hỏi/Đáp | |
Ghi danh Đăng nhập |
Lịch Sử - Nhân Văn | |
Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Lịch Sử - Nhân Văn |
Chủ đề: SÀI GÒN NGÀY XA XƯA | |
<< phần trước Trang of 11 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22940 |
Gởi ngày: 02/May/2021 lúc 5:49am |
“Văn Hóa Không Tên” Tạo Nên Linh Hồn Của Sài Gòn XưaBuổi sáng thứ Sáu tuần vừa qua, tôi được một ông bạn điện thoại đến rủ ra Givral uống cà phê. Tôi rất ngạc nhiên vì từ hơn 2 năm nay Givral nằm trong thương xá Eden đã bị đập phá tan tành để… làm một cái gì đó ở Sài Gòn này, chắc cũng “vĩ đại” như tòa nhà Vincom chiếm trọn khu vườn hoa trước mặt. Mỗi lần đi ngang qua đường Đồng Khởi, tôi không thể nào quên đó là đường Tự Do xưa kia của chúng tôi. Nhìn toàn bộ khu tứ giác Eden chỉ còn là đống gạch vụn với những hàng rào kiên cố xung quanh cứ như nhìn thấy cái gọi là “trại cải tạo”. Thì ra, sau hơn 12 năm, cái “trại cải tạo” ấy vẫn còn ám ảnh tôi ngay cả trong vô thức, đôi khi ngay cả trong giấc mơ. Thế nên mỗi khi đi qua khu Eden bị tàn phá đó, tôi bỗng cúi đầu, chẳng muốn nhìn lâu và cũng chẳng muốn tìm hiểu xem trong thời gian tới, nó sẽ mọc lên cái gì. Tôi cứ nghĩ Gival đã thuộc hẳn về quá khứ, như những người bạn tôi ra lò hỏa thiêu, không bao giờ gặp lại. Ông bạn thấy tôi khựng lại, bèn giải thích: “Nó mở lại Givral hôm qua (10-10-2012) ở chỗ cũ rồi ông ạ. Cũng điểm tâm, cà phê như xưa. Ra ngồi xem cho biết, nhớ lại chút kỷ niệm xưa.” Nghe bùi tai, tôi đồng ý ngay. Dù biết rằng ra đó ngồi sẽ rất ngậm ngùi nhớ bạn, nhớ tình, nhớ thời trai trẻ, nhớ đủ thứ… trong cái không gian ấy. Nói đến Gival là nhớ đến La Pagode, Brodard… chắc chắn những người đã từng sống, từng ghé qua Sài Gòn chưa ai quên. Nhất là những văn nghệ sĩ, nhà báo, dân biểu, thường ngồi ở đấy làm nơi trao đổi tin tức nghề nghiệp. Còn một số lớn khách du lịch, sĩ quan, quân nhân, công tư chức làm việc tại “thủ đô miền Nam” và các bạn trẻ Sài Gòn thập niên 60-75 cũng hay lui tới nơi này. Đây là một địa điểm trung tâm thành phố, rất thuận tiện cho mọi việc, từ hẹn hò, mua sắm vài thứ, đợi giờ vào rạp chiếu phim, hoặc chỉ đi “bát phố” mà hồi đó chúng tôi gọi là đi “hittuking”, tức là đi “hít tủ kính” chứ không mua bán gì. Hơn thế, thương hiệu bánh ngọt Gival rất nổi tiếng, thu hút nhiều khách sành ăn. Mấy bà đi ngang qua Lê Lợi – Tự Do ghé vào mua vài cái bánh mang về cho chồng con là chuyện bình thường. Givral, La Pagode, Brodard đã trở thành một cái “trục văn hóa không tên” phảng phất mà rất sâu đậm trong cái hồn của Sài Gòn. Sau năm 1975, Givral vẫn còn sống sót cho đến khi khu này bị “giải tỏa”, nhưng khách không còn “chọn lọc” như thời xưa. Khách hàng đủ mọi loại, ông Tây bà Đầm, ông Hàn Quốc bà Đài Loan, chân dài đẹp, chân dài xấu, nghệ sĩ thập cẩm ra vô thong thả và giá cả cũng vào loại trung bình, không “mềm” cũng không “cắt cổ”. Trong khi ông bạn tôi tìm chỗ gửi xe, tôi đứng trên đường Lê Lợi nhìn qua khung kính vào nhà hàng Gival mới. Nó vẫn ở cái góc Lê Lợi – Đồng Khởi, mấy cái cửa kính lớn vẫn cho khách có thể nhìn ngắm hai mặt đường phố và tất nhiên khách đường phố cũng Givral nằm trong thương xá Edencó thể chiêm ngưỡng những khách hàng “đẳng cấp” ngồi bên trong. Điếu đáng tiếc nhất là cái cột to tướng đúng vào góc đẹp nhất che lấp mất tầm nhìn nơi cửa chính trước kia, làm cho không gian có vẻ như chật chội hơn, không thể nhìn thẳng ra nhà hát lớn, khách sạn Continental với phong cách rất Tây và khách sạn Caravelle cùng cái vòng xoay và những con đường chảy vào giữa lòng thành phố. Chúng tôi bước vào nhà hàng với một vẻ lạ lẫm. Những chiếc bàn ghế mới toanh, những bộ salon kê hai bên góc khá đẹp. Tất cả đều mang dáng vẻ sang trọng như bất cứ một nhà hàng cà phê, điểm tâm “có hạng” nào ở những thành phố lớn. Khoảng 9 giờ sáng, khách đã chiếm hết số bàn trong tiệm. Số còn lại ngồi rải rác quanh chiếc comptoir hình móng ngựa. Những người hoàn toàn xa lạ ngồi riêng biệt, chẳng ai nhìn ai. Cái không khí ấy khiến tôi không thể quên những ngày xưa. Tuy ngồi khác bàn nhưng chúng tôi vẫn có thể biết xung quanh mình có những ai. Bàn bên kia là bốn năm anh ký giả chuyên làm tin hành lang Quốc Hội, bàn góc trái là mấy ông dân biểu Hạ Nghị Viện thời Đệ Nhị Cộng Hòa đang say sưa bàn về những “ý kiến” đã và đang chuẩn bị lên diễn đàn. Bàn giữa nhà là mấy “dân chơi” quen mặt, có lẽ ngồi đợi người đẹp… Thỉnh thoảng một cái gật đầu, một cái vẫy tay, một ánh mắt thân thiện. Sự gần gụi, quen thuộc ấy chính là cái linh hồn của Givral trước 1975. Bây giờ không tìm lại được nữa. Cái “trục văn hóa” từ La Pagode, Givral đến Brodard khác nhau thế nào? Nằm chung trên đường Tự Do xưa, có ba quán café cùng nổi tiếng như nhau. Bắt đầu từ nhà hàng La Pagode ở góc Lê Thánh Tôn – Tự Do, qua vài nhà hàng đến tiệm sách Xuân Thu, đến hành lang Eden, trong đó có rạp Ciné Eden từ hồi cựu hoàng Bảo Đại mới lên ngôi. Đến góc đường này là Givral nằm đối diện với khách sạn Continental, sát bên trụ sở Hạ Nghị Viện (nhà hát lớn TP cũ), nhìn chéo sang phải là khách sạn Carvelle sinh sau đẻ muộn. Đi quá chút nữa là nhà hàng Brodard. Ba tiệm cùng nằm trên một con đường rất gần nhau, chỉ cách khoảng trên dưới 100m và gần như có kiểu kinh doanh giống nhau.. Nhưng thật ra, nếu để ý kỹ, khách hàng thường chia làm 3 loại khác nhau. Ở đây tôi chỉ kể riêng về mặt “sinh hoạt văn hóa”. Nhà hàng La Pagode. Trước hết phải kể đến nhà hàng La Pagode, tôi cho là “cổ kính” nhất. Ngay từ những năm 1953, khi tôi mới biết taxi là “cái giống gì” (bởi ở miến Bắc hồi đó chưa có taxi), tôi đã biết La Pagode. Hồi đó Pagode còn bày hàng ghế salon bọc da ra ngoài hành lang, theo lời ông Nguyên Sa thì nó giống hệt nhiều nhà hàng ở Paris. Ngồi ở đây thoáng đãng. Khách đến thường chỉ dùng một ly cà phê, ngồi từ chiều đến tối mịt. Phía trong có một bàn đánh “tin” dành cho khách giải trí chứ không có mục đích cờ bạc kiếm tiền. Ông Hoàng Hải, anh ruột của cố Chuẩn Tướng Lưu Kim Cương, có thể kể là một “nhà vô địch về môn giải trí này. Chúng tôi chỉ cần mua một chục cái jeton, như đồng xu, bỏ vào khe là chơi triền miên. Cứ sắp hết lại kêu ông ông Hoàng Hải “cứu giá”, bonus lại đổ xuống hàng đống jeton tha hồ chơi. Khách hàng của La Pagode hầu hết là nhà văn nhà thơ, nhạc sĩ, ca sĩ. Cứ vào buổi chiều, sau giờ tan sở là tụ tập lại đây. Tất nhiên cũng ngồi thành nhóm. Những ngày đầu tôi thường đi cùng Thanh Nam, Thái Thủy, Hoàng Thư và đến đây thường gặp các anh Nguyên Sa, Trần Thanh Hiệp, Mặc Thu, Cung Trầm Tưởng, Mai Thảo, Phạm Đình Chương, Tạ Quang Khôi, Viên Linh, Nguyễn Đạt Thịnh, Phạm Huấn, Anh Ngọc, Nhã Ca, Trần Dạ Từ, Nguyễn Đình Toàn… Quá nhiều, tôi không thể nhớ hết. Thật sự cái nhu cầu chính là đến đây gặp nhau, để… nói dóc, “bình loạn” vài cái tin văn nghệ, thời sự chính trị cho vui thôi. Cả ba nhà hàng này với những cái “loa ngầm, loa không ai kiểm chứng” nên có thời người ta gọi những tin tức ấy là “radio catinat” (bởi con đường Tự Do, thời Pháp được đặt tên là đường Catinat). Tuy nhiên cũng có những nguồn tin “bí mật quốc gia” rất chính xác bên cạnh những nguồn tin chẳng bao giờ là sự thật. Nó cứ nhập nhằng như thế nên “radio Catinat” chưa chắc đã là “láo toét” như nhiều người kết tội nó. Vậy tạm gọi Pagode dành cho giới viết lách gặp nhau, xả stress. Còn Givral đông nhất và đáng kể nhất vào mỗi buổi sáng. Phóng viên trẻ thường tụ tập ở nhà hàng này vì nó ở ngay trước trụ sở Hạ Nghị Viện, các ông dân biểu thường ra ngồi giải lao tại đây và “thảo luận” đủ thứ chuyện bên lề. Và chuyện bên lề bao giờ cũng hấp dẫn hơn chuyện trong nghị trường. Chuyện “bí mật quốc gia”, chuyện phe nhóm, “gia nô” và không “gia nô”, chuyện tình bà nghị ông nghị…, cứ nghe mấy ông này là có đủ tin “giật gân” trong ngày. Cánh phóng viên thường bắt mối rất chặt chẽ với các ông bà dân biểu và nghị sĩ thượng hạ nghị viện. Thật ra họ có quyền lợi “hỗ tương”, anh cho tôi tin, báo tôi yểm trợ lập trường của anh. Trong số những phóng viên, ngoài người Việt Nam còn có một số phóng viên người Mỹ, Pháp từ khách sạn Continental trước mặt ghé sang. Hoặc cũng có một số phóng viên người Việt làm cho các đài truyền hình, truyền thanh nước ngoài săn tin tại đây. Có một nhà thơ hàng đầu Việt Nam thời đó là thi sĩ Đinh Hùng, bình thường ông hay ngồi ở La Pagode, nhưng khi “hữu sự” ông lại ngồi ở Givral. Dáng người “thanh thoát” nhỏ nhắn rất thư sinh. Lúc nào ông cũng chải chuốt, complet, cravate, đầu chải mượt gọn gàng, tay luôn xách chiếc cặp da, ông còn giữ nguyên vẻ đỏm dáng, lịch lãm của “công tử Hà Nội” những năm 50. Ông thường hẹn gặp những người ái mộ ở đây. Tôi để ý thấy hầu hết là những nữ độc giả rất trẻ, đẹp. Khi ông ngồi cùng 3-4 cô, khi ông lại rù rì với một người đẹp duy nhất. Đúng là ông có số đào hoa và dù đã ngoại ngũ tuần nhưng trái tim vẫn còn rất trẻ. Những lúc nhìn ông “say” như thế, tôi có cảm tưởng như ông cũng giống như những cậu trai 20 ngồi bên cô gái 18. Ông sống thật với rung cảm của mình. Có lẽ vì vậy thơ ông bao giờ cũng mang cái óng mượt, thần thoại rất đặc trưng. Có thể, Givral chính là nơi bắt ngưồn cho những cánh thơ thăng hoa của cảm xúc này. Hôm nay ngồi ở Givral, hình bóng anh Đinh Hùng vẫn quanh quẩn đâu đây. Nhớ lại, khi tôi viết truyện dài “Đời chưa trang điểm”, tiêu đề này chính là đã mượn trong câu thơ “đời chưa trang điểm mà xuân đã về” của anh. Lúc gặp nhau, anh Đinh Hùng nói với tôi: “Ừ, cái tít ấy có vẻ tiểu thuyết lắm, cứ lấy xài đi, đóng thuế cho tớ một cuốn thôi”. Mới đây mà đã hơn nửa thế kỷ rồi anh Đinh Hùng ơi! Còn nhà hàng Brodard nằm ở góc Tự Do – Nguyễn Thiệp, nhìn sang bên kia là vũ trường Tự Do của ông Cường lùn và chị “tài pán” Nhựt, bà chị này hành nghề cai quản các em “ca nhe” từ vũ trường Ritz Hà Nội vào Nam. Ở đây lại đông vui vào những buổi sáng muộn và buổi tối khi “gà lên chuồng”. Nơi lui tới của những “dân đi chơi đêm” Sài Thành. Những anh hùng “hảo hớn” như Khê – Thăng Long Xích Thố, anh em ông Kim đầu bạc, Kính tennis, Chương Marine cũng lui tới ngồi tán chuyện giang hồ. Các “đại gia, tiểu gia” thời đó không nhiều, chỉ vỏn vẹn một số ông dược sĩ, tu bíp, doanh nhân có “xế bốn bánh” đủ để chở các em đi ăn đêm. Thỉnh thoảng một vài em vũ nữ, thường là loại có hạng như Lệ Hằng, Thủy Điên, Mỹ Khùng… ở mấy cái vũ trường gần đó như Tự Do, Mỹ Phụng, Olympia cũng la cà vào đây tán dóc. Nhà hàng Bodard Ba nhà hàng ấy là 3 sắc thái riêng biệt làm nên cái trục “văn hóa không tên”, cái linh hồn của Sài Gòn, khó phai mờ trong ký ức của những người Sài Gòn. Còn một địa chỉ nữa ở gần chợ Bến Thành là nhà hàng Thanh Thế, nơi này là chỗ gặp nhau của những ký giả thể thao như đàn anh Huyền Vũ, Thiệu Võ và một số những nhà báo miền Nam Không thể tìm lại dĩ vãng Tóm lại, trong bài này, tôi chỉ muốn thông tin đến bạn đọc một nét “văn hóa xưa” vừa được khơi gợi lại giữa thành phố Sài Gòn. Nhưng với tôi, nó chỉ còn cái tên Givral của thời xa xưa thôi. Tất cả đều khác trước, giá cả lại quá cao không phù hợp chút nào với cánh phóng viên Việt Nam. Nó sẽ chỉ còn thích hợp với khách du lịch ghé ngang qua thành phố này. Dù sao cũng xin gửi đến bạn đọc nặng lòng với những hoài niệm cũ, với Sài Gòn xưa, một cái gì đã mất đi không thể tìm lại được. Văn Quang
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22940 |
Gởi ngày: 03/May/2021 lúc 9:24am |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22940 |
Gởi ngày: 06/May/2021 lúc 1:20am |
Người Hoa - Chợ LớnNgười Tầu, Ba Tầu, Các Chú, Khách Trú và Chệt hoặc Chệc. Gia Định Báo (số 5, năm thứ 6, phát hành ngày 16/2/1870) giải thích: “... An
Nam ta kêu là Tầu, người bên Tầu, là vì khách thường đi Tầu qua đây, lại dùng Tầu
chở đồ hàng hóa qua đây buôn bán; nên kêu là Tầu, hàng Tầu, đồ Tầu v.v. Từ Ba–Tầu
có cách giải thích như sau: Ba có nghĩa là ba vùng đất mà chúa Nguyễn cho phép
người Hoa làm ăn và sinh sống: vùng Cù Lao Phố (Đồng Nai), Sài Gòn–Chợ Lớn, Hà
Tiên, từ Tầu bắt nguồn từ phương tiện đi lại của người Hoa khi sang An Nam,
nhưng dần từ Ba Tầu lại mang nghĩa miệt thị, gây ảnh hưởng xấu...”.
...Kêu
Các chú là bởi người Minh hương mà ra; mẹ An Nam cha Khách nên nhìn
người Tầu là anh em, bằng không thì cũng là người đồng châu với cha
mình, nên mới kêu là Các chú nghĩa là anh em với cha mình. Sau lần lần
người ta bắt chước mà kêu bạy theo làm vậy...”. “... Còn
kêu là Chệc là tại tiếng Triều Châu kêu tâng Chệc nghĩa là chú. Người
bên Tầu hay giữ phép, cũng như An Nam ta, thấy người ta tuổi đáng cậu,
cô, chú, bác thì kêu tâng là chú là cậu, vân vân. Người An Nam ta nghe
vậy vịn theo mà kêu các ảnh là Chệc...” Cách
giải thích thuật ngữ nói trên của Gia Định Báo từ thế kỷ thứ 19 được
coi là tạm ổn vì đây là một trong những tài liệu xưa có xuất xứ từ miền
Nam. Theo Lê Ngọc Trụ trong Tầm nguyên Tự điển Việt Nam, chệc hay chệt
là tiếng Tiều gọi chữ thúc, nghĩa là “em trai của cha”. Người bình dân
gọi Chệc để chỉ chung người Hoa. Người Quảng Đông cho là gọi như thế có ý
miệt thị, người Triều Châu trái lại, chấp nhận vì họ được tôn là chú. Ở
miền Nam, “các chú” Quảng làm ăn buôn bán khá hơn “các chú chệc” người
Tiều lam lũ trong nghề làm rẫy, tằn tiện nên không biết có phải vì vậy
mới có câu: Quảng Đông ăn cá bỏ đầu Tiều Châu lượm lấy đem về kho tiêu! Người
Tiều lại chê dân Quảng không biết ăn cá. Họ nói món cháo cá Tiều khi ăn
có vị ngọt đặc biệt nhờ chỉ rửa sạch bên ngoài, giữ lại nguyên si vảy,
đầu và cả ruột! Dân Tiều ở miền Nam “chuyên trị” những món cá chim hấp,
bò viên, tôm viên, ruột heo nấu cải chua... và nhất là món hủ tíu Tiều
Châu. Người ta còn dùng các từ như Khựa, Xẩm, Chú Ba... để chỉ người
Tầu, cũng với hàm ý miệt thị, coi thường. Tuy nhiên, có sự phân biệt rõ
ràng trong cách gọi: phụ nữ Tầu được gọi là thím xẩm còn nam giới thì
lại là chú ba. Năm
1956, chính phủ Ngô Đình Diệm của nền Đệ nhất Cộng hòa (1955–1963) đã
có một quyết định khá táo bạo, buộc tất cả Hoa kiều phải nhập quốc tịch
Việt Nam, nếu không sẽ bị trục xuất. Thương nghiệp tại miền Nam sau thời
Pháp thuộc phần lớn nằm trong quyền kiểm soát của Hoa kiều. Vì vậy,
chính phủ cố tạo sức mạnh cho doanh nhân Việt bằng cách hạn chế quyền
lợi của người Hoa. Đạo luật 53 cấm ngoại kiều (nhắm vào Hoa kiều) tham
gia 11 nghề liên quan đến thóc gạo, điền địa, buôn bán thịt cá, than đá,
dầu lửa, thu mua sắt vụn... được Chính phủ Ngô Đình Diệm ban hành vào
tháng 9/1956. Đạo luật này đã làm xáo trộn kinh tế trong nước nhưng đã
có tác động mạnh đến nền công thương nghiệp của người Việt vào thời kỳ
đó. Đa số người Hoa đã nhập tịch Việt, tính đến năm 1961, trong số 1
triệu Hoa kiều ở miền Nam chỉ còn khoảng 2,000 người giữ lại Hoa tịch. Người
Tầu kiểm soát gần như toàn bộ các vị trí kinh tế quan trọng, và đặc
biệt nắm chắc 3 lĩnh vực quan trọng: sản xuất, phân phối và tín dụng.
Đến cuối năm 1974, họ kiểm soát hơn 80% các cơ sở sản xuất của các ngành
công nghiệp thực phẩm, dệt may, hóa chất, luyện kim, điện... và gần như
đạt được độc quyền thương mại: 100% bán buôn, hơn 50% bán lẻ, và 90%
xuất nhập cảng. Hoa kiều ở miền Nam gần như hoàn toàn kiểm soát giá cả
thị trường. Cũng vì thế, ở Sài Gòn có câu mỉa mai: “Sống phá rối thị
trường, chết chật đường chật xá” để ám chỉ người Tầu khi còn sống lũng
đoạn nền kinh tế và đến lúc chết lại tổ chức những đám ma một cách rình
rang. Cũng như người Tầu ở Hồng Kông và Macao, người Tầu ở miền Nam đa
số nói tiếng Quảng Đông (Cantonese) chứ không nói tiếng Quan
Thoại(Mandarin) mà ngày nay gọi là tiếng Phổ Thông. Cũng vì thế, ngôn
ngữ Sài Gòn xưa vay mượn từ tiếng Quảng Đông được khoảng 71 triệu người
Hoa trên khắp thế giới xử dụng. Người
Sài Gòn thường ví những người “ăn nói không đâu vào đâu” là “nói hoảng,
nói tiều” thực ra là “nói tiếng Quảng Đông, nói tiếng Triều Châu”. Điều
này cho thấy tiếng Quảng Đông xuất hiện rất nhiều trong ngôn ngữ miền
Nam trước năm 1975, kế đến mới là tiếng Triều Châu. Trên thực tế, người
Tầu có đến 5 nhóm Hoa kiều, được gọi là Ngũ Bang tại miền Nam: Quảng
Đông, Triều Châu, Phúc Kiến, Hải Nam và Khách Gia (người Hẹ). Trong lĩnh
vực ăn uống của Sài Gòn xưa, ảnh hưởng của người Tầu gốc Quảng Đông rất
đậm nét. Người ta thường nói về 4 cái thú: “Ăn cơm Tầu, ở nhà Tây, lấy
vợ Nhật Bản, đi xe Huê Kỳ”. Bên Tầu lại ví von: “Thực tại Quảng Châu, Y
tại Hàng Châu, Thú tại Tô Châu, Tử tại Liễu Châu” (Cơm ngon ăn tại Quảng
Châu, Áo đẹp may vải Hàng Châu, Vợ xinh cưới ở Tô Châu, Hòm chết chôn
không bao giờ mục ở Liễu Châu). Quảng Châu chính là thủ phủ của tỉnh
Quảng Đông. Kết
hợp ý nghĩa của hai câu nói Việt–Trung ở trên ta có thể kết luận: ăn
uống theo người Tầu gốc Quảng Đông là hết xảy hay số dzách (số một),
những từ ngữ đã quá phổ biến trong xã hội miền Nam. Về sau, vào thời
chiến tranh Việt Nam, “số dzách” được cải biên theo kiểu Mỹ thành
“nâm–bờ oăn” (number one)! Hành trình của ngôn ngữ xem ra rất thú vị.
Nói cho công bằng, bên cạnh số đông các tửu lầu, cao lâu của người Tầu
gốc Quảng Đông, ở Sài Gòn Chợ lớn cũng có lai rai một số tiệm Tầu khác
như tiệm Hủ tíu Triều Châu ở đối diện Chợ Lớn Mới, Cơm Gà Hải Nam ở Chợ
An Đông hay đường Tôn Thọ Tường. Theo
Bình–nguyên Lộc (1), thời tiền chiến trước 1945, các phổ ky trong tiệm
Tầu còn có kiểu kêu vào bếp những món ăn thực khách gọi y như người ta
gọi “lô–tô” (bingo), dĩ nhiên bằng tiếng Quảng Đông: – Bàn số 3, bên Đông, bà lùn, cà phê ít sữa nhiều! – Bàn số 4, bên Đông, hủ tíu không giá. – Bàn số 1, bên Tây, thêm bánh bao ngọt thằng nhỏ. – Bàn số 2, bên Tây, ông già râu, cà phê đen ly lớn, xíu mại to. Chủ
tiệm thường biết rõ tính nết và sở thích ăn uống của mỗi khách quen,
nên họ thường đặt cho mỗi người một cái tên thuộc loại... “hỗn danh”.
Khi khách ăn xong lại quầy trả tiền thì phổ ky rao những câu hóm hỉnh
bằng tiếng Quảng Đông, chẳng hạn như: – Ông đầu hói mang khăn rằn, một đồng hai cắc – Bà hai mập, ba đồng sáu cắc – Ông chủ ốm nón nỉ, tám đồng tư, hai bánh bao mang về Nổi
tiếng tại Sài Gòn xưa có các nhà hàng Đồng Khánh, Arc–en–ciel (sau này
đổi tên là Thiên Hồng), Soái Kình Lâm, Bát Đạt, Á Đông, Đại La Thiên,
Triều Châu... Tại đây còn phục vụ loại “ăn chơi” theo cung cách nhất dạ
đế vương. Quả thật người viết bài này chưa bao giờ được “làm vua một
đêm” nên đoán trong những bữa tiệc như thế phải có mỹ nữ hầu tửu, thực
đơn chắc chắn phải có nhiều món huyền thoại danh bất hư truyền về cái
chất bổ dương khích dục đi đôi với các thứ rượu quý như whisky, cognac
và Mao Đài tửu (Mao Đài hoàn toàn không có liên quan gì đến Mao Xếnh
Xáng dù ông có dùng rượu này để tiếp đãi các nguyên thủ quốc gia). Cơm
Tầu thường được để trong những cái thố nhỏ nên được gọi là cơm thố, chỉ
là cơm trắng dùng chung với các món ăn nhưng không nấu bằng nồi mà chỉ
hấp cách thủy để cho chín gạo. Thông thường một người ăn chừng một hoặc
hai thố là no. Có người lại ca tụng ăn cơm thố chỉ cần chan chút hắc xì
dầu (nước tương đen) pha với dấm Tiều thêm chút ớt là đã thấy ngon rồi.
Nghĩ lại cũng đúng nhưng nếu ăn kiểu này thì những tiệm nổi tiếng như
Siu Siu bên hông chợ An Đông hay Siu Siu ở đầu hẻm Nguyễn Duy Dương
(hình như ở số nhà 61) chắc đã dẹp tiệm từ lâu rồi! Hình dưới đây là
những thố cơm chụp tại Quán Chuyên Ký trong khu Chợ Cũ đường Tôn Thất
Đạm. (Những thố cơm ngày xưa nhỏ hơn nhiều, ngày nay tiệm dùng những cái
thố quá lớn, không lẽ bao tử của thực khách ngày nay lớn hơn ngày
xưa?). Cơm chiên Dương Châu cũng là món ăn du nhập từ Quảng Đông. Nhiều
người rất khoái cơm chiên nhưng ít người biết từ khởi thủy đây chỉ là
món tổng hợp các thức ăn dư thừa được chế biến lại. Này nhé, cơm vốn là
“cơm nguội” nấu dư từ hôm trước, các phụ gia khác như jambon, trứng
tráng, đậu Hòa lan, hành lá... còn dư được xắt lát rồi trộn với cơm mà
chiên lên! Cũng
thuộc loại thức ăn dư thừa có món tài páo (bánh bao). Bạn không tin ư?
Nhân bánh bao là thịt vụn được xào lên, trộn với lạp xng và trứng (sau
này được thay bằng trứng cút kể từ khi dịch cút lan truyền khắp Sài Gòn,
nhà nhà nuôi cút, người người ăn trứng cút). Vỏ bánh bao được làm bằng
bột mì, sau khi hấp chín bột nở phình ra trông thật hấp dẫn. Có người
bảo cơm chiên Dương Châu và bánh bao thể hiện tính tằn tiện và tiết kiệm
của người Tầu, không bỏ phí thức ăn thừa! Nói cho vui vậy thôi chứ từ
cơm chiên, bánh bao đến các loại sơn hào hải vị như bào ngư, vi cá, yến
sào... đều đòi hỏi cách chế biến, đó là nghệ thuật nấu ăn. Các tiệm “cà
phê hủ tiếu” của Tầu lan rộng ra nhiều nơi chứ không riêng gì trong Chợ
Lớn. Khắp Sài Gòn, Gia Định rồi xuống đến Lục Tỉnh đi đâu cũng thấy
những xe mì, xe hủ tiếu, chỉ nhìn cách trang trí cũng có thể biết được
chủ nhân là người Tầu. Họ có kiểu cách riêng biệt với những chiếc xe
bằng gỗ, thiết kế một cách cầu kỳ. Phần trên xe là những tấm kính tráng
thủy có vẽ hình các nhân vật như Quan Công, Lưu Bị, Trương Phi, Triệu Tử
Long... trong truyện Tam Quốc. Ăn
điểm tâm thì có mì, hủ tíu, bánh bao, há cảo, xíu mại... Khách thường
gọi một ly xây chừng, đó là một ly cà phê đen nhỏ hay tài phế (cà phê
đen lớn). Cà phê ngày xưa còn có tên “cá phé vớ (dzớ)”, pha bằng chiếc
vợt vải nên còn được gọi là “cà phê vợt” tựa như chiếc vớ (bít tất). Cà
phê đựng trong “dzớ” phải được đun nóng trong siêu nên còn có tên là “cà
phê kho”, có điều “kho” nước đầu thì có mùi cà phê nhưng những nước sau
có vị như... thuốc bắc. Sang hơn thì gọi phé nại (cà phê sữa) hoặc bạt
sửu (nhiều sữa nhưng ít cà phê) với sữa đặc có đường hiệu Ông Thọ (2)
hoặc Con Chim (3). Có người lại dùng bánh tiêu hoặc dầu–cha–quẩy (người
miền Bắc gọi là quẩy) nhúng vào cà phê để ăn thay cho các món điểm tâm
đắt tiền. Người
bình dân còn có lối uống cà phê trên đĩa. Mỗi tách cà phê thường được
để trên một chiếc đĩa nhỏ, khách “sành điệu” đổ cà phê ra đĩa, đốt điếu
thuốc Melia chờ cà phê nguội rồi cầm đĩa lên... húp. Nhà văn Bình–nguyên
Lộc trong Hồn Ma Cũ mô tả cách uống cà phê của người xưa: “... Người
cha đứa bé rót cà phê ra đĩa cho mau nguội, rồi nâng đĩa lên mà uống”.
Đây là cách uống của một số người Sài Gòn vào những thập niên 50–60, đa
số họ là những người lớn tuổi, “hoài cổ” nên vẫn duy trì cách uống đặc
trưng của Sài Gòn xưa. Vào một quán nước bình dân trong Chợ Lớn ta có
thể gọi một ly suỵt xủi và người phục vụ đem ra một ly đá chanh mát
lạnh. Có người gọi nước đá chanh là “bất hiếu tử” vì dám cả gan “đánh
cha” nhưng nói lái lại là... đá chanh! Tại các tiệm “cà phê hủ tiếu”
luôn luôn có bình trà để khách có thể nhâm nhi nhậm xà (uống trà) trước
khi gọi phổ ky đến để thảy xu (tính tiền). (Nhậm xà còn có nghĩa là tiền
hối lộ, tiền trà nước). Người sành điệu còn “xổ” một tràng “broken
Cantonese”: “Hầm bà làng kỵ tố?” (Hết thảy bao nhiêu tiền?). Những
từ ngữ vay mượn của người Tầu dùng lâu hóa quen nên có nhiều người
không ngờ mình đã sử dụng ngôn ngữ ngoại lai. Chẳng hạn như ta thường lì
xì cho con cháu vào dịp Tết hoặc lì xì cho thầy chú (cảnh sát) để tránh
phiền nhiễu, cũng là một hình thức hối lộ. Lạp xưởng là một món ăn có
nguồn gốc từ bên Tầu, tiếng Quảng Châu là lạp trường: ngày lễ Tất niên
và ruột heo khô. Cũng vì thế vào dịp giáp Tết các cửa hàng nổi tiếng như
Đồng Khánh, Đông Hưng Viên trưng bày la liệt các loại lạp xưởng, nào là
lạp xưởng mai quế lộ, lạp xưởng khô, lạp xưởng tươi... Chế
biến lạp xưởng là nghề của các Chú Ba trong Chợ Lớn. Lạp xưởng được làm
từ thịt heo nạc và mỡ, xay nhuyễn, trộn với rượu, đường rồi nhồi vào
ruột heo khô để chín bằng cách lên men tự nhiên. Lạp xưởng màu hồng hoặc
nâu sậm vì chắc hẳn có thêm chút bột màu. Lạp xưởng ở Sóc Trăng thuộc
miền Lục tỉnh cũng rất nổi tiếng cùng với món bánh pía, một món đặc biệt
của người Tiều gốc từ Triều Châu. Đôi khi bánh pía còn được gọi là bánh
lột da, thực chất có nguồn gốc từ bánh trung thu theo kiểu Tô Châu
nhưng khác với loại bánh trung thu mà ta thường thấy. Đây là loại bánh
có nhiều lớp mỏng và nhân bánh có trộn thịt mỡ. Bánh
pía do một số người Minh Hương di cư sang Việt Nam từ thế kỷ 17 mang
theo. Trước đây, việc làm bánh pía hoàn toàn mang tính thủ công và phục
vụ cho nhu cầu của từng gia đình. Bánh pía ngày trước cũng khá đơn giản,
vỏ ngoài làm bằng bột mì có nhiều lớp da mỏng bao lấy phần nhân, lớp da
ngoài dầy thường để in chữ, nhân làm bằng đậu xanh và mỡ heo chứ không
có lòng đỏ trứng muối và các loại thành phần khác như ngày nay. Do thị
hiếu của người tiêu dùng mà các lò bánh mới thêm các thành phần hương
liệu khác như sầu riêng, khoai môn, lòng đỏ trứng muối... Tại Sóc Trăng
hiện có gần 50 lò chuyên sản xuất bánh pía. Tuy nhiên, số lò bánh và cửa
hàng buôn bán tập trung đông nhất tại thị tứ Vũng Thơm (xã Phú Tâm,
huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng) nơi được xem là khởi thủy của làng nghề
bánh pía. Vịt
quay Bắc Kinh và vịt quay Tứ Xuyên là những món “đặc sản” nổi tiếng của
Tầu. Đặc trưng của món vịt quay là da vịt mỏng, giòn, màu vàng sậm. Tại
miền Nam, vịt quay và thịt heo quay cũng được người Quảng Đông đưa vào
danh sách ẩm thực. Bí quyết gia truyền của các món này là ướp ngũ vị
hương rồi quay sao cho da giòn tan trong khi phần thịt vừa mềm lại vừa
thơm. Vịt quay hoặc heo quay theo đúng kiểu Tầu là phải ăn với bánh bao
chay (không nhân) nhưng người Việt cũng chế thêm món bánh hỏi thịt quay
ăn với các loại rau, chấm nước mắm cho hợp với khẩu vị. Ngày xưa, trong
Chợ Lớn, nổi tiếng về heo quay, vịt quay có khu vực đường Tôn Thọ Tường,
ở Sài Gòn thì khu Chợ Cũ có vài tiệm heo quay của người Tầu. Chuyện kể
có một ông cà lăm đi mua thịt quay, khi ông lắp bắp: “Bán... cho tôi...
20 đồng... thịt quay...” thì Chú Ba với tay nghề chặt thịt cũng vừa chặt
xong đúng 20 đồng! Hết
“ăn” giờ lại sang đến “chơi” trong ngôn ngữ vay mượn của người Tầu.
Chuyện cờ bạc trong ngôn từ của người Sài Gòn xưa đã xuất hiện không ít
những từ ngữ từ tiếng Tầu. Tài Xỉu (phiên âm từ tiếng Tầu có nghĩa là
Đại–Tiểu) là trò chơi dân gian có từ rất lâu. Chỉ cần 1 cái đĩa, 1 cái
bát và 3 hạt xí ngầu cũng có thể lập sòng tài xỉu nên còn có tên là xóc
đĩa. Hột xí ngầu có sáu mặt, mỗi mặt có từ một đến sáu chấm, tương đương
từ một đến sáu điểm. Khi ráp sòng, người ta để cả ba hột lên chiếc đĩa
sứ, chụp bát lên trên rồi lắc. Tổng số điểm của ba hột từ mười trở xuống
gọi là xỉu, trên con số mười là tài. Sau khi chủ sòng lắc đĩa, người
chơi đoán hoặc tài hoặc xỉu mà đặt cược. Chuyện thắng thua trong tài xỉu
tùy thuộc vào tay nghề của người xóc đĩa, còn được gọi là hồ lỳ. Xác
suất chủ sòng là từ 60 đến 70% thắng nhưng vì lỡ mang kiếp đỏ đen nên
con bạc vẫn bị thu hút vào sòng xóc đĩa. Các
loại bài và hình thức chơi bài cũng có xuất xứ từ tiếng Tầu. Binh xập
xám (13 cây) có những thuật ngữ như mậu binh (không cần binh cũng
thắng), cù lũ (full house) là 3 con bài cùng số và một cặp đôi, ví dụ
như 3 con chín + 2 con K (lớn nhất là cù lũ ách (ace), nhỏ nhất dĩ nhiên
là cù lũ hai), thùng (flush) là 5 con cùng nước (suit) mà không theo
trật tự liền nhau, ngược lại là sảnh (straight) là 5 con theo trật tự
liền nhau nhưng không cùng nước. Kho từ vựng trong xập xám còn có xám
chi (3 con cùng loại – three of a kind), thú (two) hay thú phé (two
separate pairs) là 2 cặp và 1 con bất kỳ nào khác. “Thứ nhất tứ quý (4
con bài cùng số) thứ nhì đồng hoa (cùng một nước như cơ, rô, chuồn,
bích)” là một trong số cả rừng từ ngữ của dân binh xập xám. Ở
phần trên đã bàn về hai khía cạnh “ăn” và “chơi”, còn một khía cạnh
đóng vai trò không kém phần quan trọng là “làm” của người Tầu. Nghề
nghiệp được xếp thấp nhất của người Tầu là nghề lạc xoong hay nói theo
tiếng Việt là mua ve chai, người miền Bắc gọi là đồng nát. Chú Hỏa
(1845–1901), người Phúc Kiến, xuất thân từ nghề này nhưng về sau lại là
một trong 4 người giàu nhất Sài Gòn xưa: “Nhất Sĩ, nhì Phương, tam
Xường, tứ Hỏa”. Bốn triệu phú ngày xưa gồm các ông Huyện Sĩ (Lê Phát
Đạt), Tổng đốc Phương (Đỗ Hữu Phương), Bá hộ Xường (Lý Tường Quan) và
Chú Hỏa (Hui Bon Hoa hay Hứa Bổn Hòa). (Xem Triệu phú Sài Gòn xưa) Một
số người Tầu hành nghề bán chạp phô với các mặt hàng thuộc loại tả pín
lù nhưng sẵn sàng đáp ứng được mọi nhu cầu hàng ngày của người lao động
trong xóm. Tiệm chạp phô chỉ có mục đích lượm bạc cắc từ cây kim, sợi
chỉ đến cục xà bông Cô Ba, quả trứng, thẻ đường. Người Tầu kiên trì
trong công việc bán tạp hóa, ông chủ ung dung đếm tiền mỗi tối và ẩn
dưới tiệm chạp phô là cả một gia tài được tích lũy. Người ta chỉ phát
hiện điều này khi có phong trào vượt biên. Tính rẻ “3 cây một người” thế
mà cả gia đình chủ tiệm chạp phô vẫn thừa sức vượt biển để tìm đến bến
bờ tự do. Cao
cấp hơn là những xì thẩu, những người thành công trong kinh doanh mà
ngày nay ta gọi là “đại gia”. Điển hình cho giai cấp xì thẩu là Trần
Thành, bang trưởng Triều Châu, với hãng bột ngọt Vị Hương Tố rồi các mặt
hàng mì gói Hai Con Tôm, nước tương, Tầu vị yểu đã chinh phục thị
trường miền Nam từ thập niên 60 để trở thành “ông vua không ngai trong
vương quốc Chợ Lớn”. Xì thẩu Lý Long Thân làm chủ 11 ngành sản xuất và
dịch vụ, 23 hãng xưởng lớn: hãng dệt Vinatexco, Vimytex, hãng nhuộm
Vinatefinco, hãng cán sắt Vicasa, hãng dầu ăn Nakyco, hãng bánh ngọt
Lubico, Ngân Hàng Nam Việt, Ngân Hàng Trung Nam, khách sạn Arc en Ciel,
hãng Tầu Rạng Đông... Xì
thẩu Lâm Huê Hồ được nhiều người gọi là “chủ nợ của các ông chủ”. Ông
là người giữ nhiều tiền mặt nhất miền Nam, số tiền ông có tay bằng vốn
của nhiều ngân hàng tư nhân cỡ nhỏ như Nam Đô, Trung Việt gộp lại. Lâm
Huê Hồ còn nổi tiếng là vua phế liệu, chuyên thầu quân cụ và võ khí phế
thải rồi bán lại cho những doanh nhân trong ngành luyện cán sắt hay bán
lại cho Nhật Bản. Người Sài Gòn thường nói: “Trần Thành, Lý Long Thân
chỉ có Tiếng nhưng Lâm Huê Hồ lại có Miếng”. Xì
thẩu Vương Đạo Nghĩa, chủ hãng kem Hynos, là một người có óc làm ăn cấp
tiến. Ông là người có rất nhiều sáng kiến để quảng cáo sản phẩm trên
các cửa hàng ăn uống, chợ búa, hệ thống truyền thanh và truyền hình. Ông
cũng là người đầu tiên biết vận dụng phim võ hiệp và tình báo kiểu Hồng
Kông vào quảng cáo. Người dân miền Nam không thể quên hình ảnh tài tử
Vương Vũ giải thoát các xe hàng do đoàn bảo tiêu hộ tống thoát khỏi quân
cướp: mở thùng ra chỉ toàn kem đánh răng Hynos! Có rất nhiều xì thẩu
được Sài Gòn xưa phong tặng danh hiệu Vua. Trương Vĩ Nhiên, “vua ciné”,
là chủ hãng phim Viễn Đông và gần 20 rạp ciné tại Sài Gòn – Chợ Lớn:
Eden, Đại Nam, Opéra, Oscar, Lệ Thanh, Hoàng Cung, Đại Quang, Palace,
Thủ Đô...; Lý Hoa, “vua xăng dầu”, là đại diện độc quyền các hãng Esso,
Caltex, Shell phân phối nhiên liệu cho thị trường nội địa; Đào Mậu, “vua
ngân hàng”, Tổng giám đốc Trung Hoa Ngân Hàng (một trong hai ngân hàng
châu Á lớn nhất tại Sài Gòn cùng với Thượng Hải Ngân Hàng). Nguyễn Ngọc Chính (Hồi Ức Một Đời Người) |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Nhom12yeuthuong
Senior Member Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7120 |
Gởi ngày: 12/May/2021 lúc 12:07pm |
Chuyện Thành Ngữ “BỎ QUA ĐI TÁM!”Người Sài Gòn xưa có cách xưng hô thứ bậc thú vị: Công chức, người có học là thầy Hai, người Hoa buôn bán là chú Ba, đại ca giang hồ là anh Tư, lưu manh là anh Năm… người lao động nghèo xếp thứ Tám. Sao lại xưng hô vậy? Chiều muộn hôm qua có cậu bạn đi công việc ghé ngang nhà rủ làm ly cà phê tán dóc. Nói chuyện lan man một hồi, tự nhiên anh chàng kể công ty em có ông già gác cửa rất hay nói câu “bỏ qua đi Tám”… “Em không hiểu, có lần hỏi thì ổng nói đại khái là dùng khi can ngăn ai bỏ qua chuyện gì đó, nhưng sao không phải là Sáu hay Chín mà lại là Tám thì ổng cũng không biết”, cậu bạn thắc mắc. Dựa vào những câu chuyện xưa cũ, những giai thoại, nên kể ra đây chút nguyên cớ của câu thành ngữ có lẽ sắp “thất truyền” này… Trước hết, phải biết là câu này phát sinh ở khu vực Sài Gòn – Chợ Lớn từ thời Pháp thuộc, khoảng đầu thế kỷ 20. Thời đó, cách xưng hô thứ bậc trong xã hội rất phổ biến và phần nào phản ánh vị trí xã hội, giai cấp… một cách khá suồng sã và dễ chấp nhận. Thứ Nhất: Đứng trên hết là các “Quan Lớn” người Pháp hoặc các quan triều nhà Nguyễn, thành phần này thì không “được” xếp thứ bậc vì giới bình dân hầu như không có cơ hội tiếp xúc đặng xưng hô hay bàn luận thường xuyên. Thứ Hai: Kế đến là các công chức làm việc cho chính quyền, họ ít nhiều là dân có học và dân thường hay có dịp tiếp xúc ngoài đời, là cầu nối giữa họ với các thủ tục với chính quyền, hoặc đó là thành phần trí thức, đó là các “thầy Hai thông ngôn”, hay “thầy Hai thơ ký”… Thứ Ba: Là các thương gia Hoa Kiều, với tiềm lực tài chính hùng hậu và truyền thống “bang hội” tương trợ, liên kết chặt chẽ trong kinh doanh, các “chú Ba Tàu” nghiễm nhiên là thế lực đáng vị nể trong mắt xã hội bình dân Sài Gòn – Chợ Lớn thời đó. Thứ Tư: Là các “đại ca” giang hồ, những tay chuyên sống bằng nghề đâm chém và hành xử theo luật riêng, tuy tàn khốc và “vô thiên vô pháp” nhưng khá “tôn ti trật tự (riêng)” và “có đạo nghĩa” chứ không tạp nhạp và thiếu nghĩa khí như các băng nhóm “trẻ trâu” hiện đại. Các “anh Tư dao búa” vừa là hung thần, vừa ít nhiều lấy được sự ngưỡng mộ của giới bình dân (và cũng không ít tiểu thư khuê các) thời đó. Thứ Năm: Là vị trí của giới lưu manh hạ cấp hơn: các anh Năm đá cá lăn dưa, móc túi giật giỏ, hay làm cò mồi mại dâm… Thứ Sáu: Bị giới bình dân ghét hơn đám lưu manh côn đồ là các “thầy Sáu phú-lít (police)”, “thầy Sáu mã tà”, “thầy Sáu lèo”. Chức trách là giữ an ninh trật tự, chuyên thổi còi đánh đuổi giới buôn gánh bán bưng bình dân, nhưng các “thầy Sáu” này cũng không từ cơ hội vơ vét ít tiền mọn “hối lộ” của họ để “nhẩm xà” (uống trà). Thứ Bảy: Và trong giới buôn bán thì không thể thiếu chuyện vay vốn làm ăn, mặc dù Tàu hay Việt cũng đều có tổ chức cho vay. Nhưng phổ biến và “quy củ” nhất ở cấp độ trung – cao khu vực Sài Gòn – Chợ Lớn thời đó là các “anh Bảy Chà và”, các anh này là các nhà tài phiệt người Ấn, vừa giàu vừa ít bị “ghét”, vừa ít nhiều có quan hệ qua lại với giới chức người Pháp, lại làm ăn đúng luật lệ, ít thừa cơ bắt chẹt lãi suất nên khá được giới kinh doanh tín nhiệm. Thứ Tám: Xếp thứ Tám chính là lực lượng đông đảo nhất xã hội bình dân bấy giờ: họ là giới lao động nghèo chỉ có sức lực làm vốn nuôi miệng, từ bốc vác, gánh nước bồng em, đến “sang” hơn chút xíu là phu xe kéo… Tuy đông nhưng lại yếu thế nhất vì thất học, không có tiền như thầy Hai, anh Ba, cũng hiền lành chứ không bặm trợn phản kháng bạt mạng như các anh Tư anh Năm nên họ thường xuyên chịu sự áp bức, bắt nạt từ mọi phía. Cách để yên thân khả dĩ nhất với họ là khuyên nhau cắn răng nhẫn nhịn, quên đi để sống: “Bỏ qua đi Tám”, bây giờ chắc là đã dễ hiểu rồi. Thứ Chín: Không còn liên quan nữa, nhưng nhân tiện sẵn nói luôn về thứ bậc chót cùng trong xã hội thời đó : các cô, các chị Chín xóm Bình Khang chuyên “kinh doanh” bằng “vốn tự có”. Dài dòng tí để trình bày chút kiến giải về một câu thành ngữ đang dần bị quên lãng dùng để bày tỏ thái độ khuyên người hoặc tự an ủi mình hãy đừng để ý những chuyện không vui, hay bị ai đó “chơi không đẹp”. Nếu lỡ đọc thấy không có gì thú vị thì thôi, “bỏ qua đi Tám”. “Anh Hai Sài Gòn” thì là cách gọi vui, thân mật, nhưng cũng thể hiện tính cách phóng khoáng, dám làm dám chịu của dân Sài Gòn nói riêng và miền Nam nói chung. Vì sao lại là “Anh Hai” chứ không là “Anh Cả” ? Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa, bắt đầu gây dựng chính quyền Chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Đây là cái mốc quan trọng của quá trình “Nam tiến” trong lịch sử Việt Nam, cũng là quá trình hình thành văn hóa vùng đất phía Nam trong xu thế mang theo và gìn giữ văn hóa cội nguồn, đồng thời tiếp nhận những yếu tố văn hóa của cư dân vùng đất mới. Đến năm 1698, Phủ Gia Định được thành lập, Sài Gòn – Gia Định hình thành từ đó. Chỉ hơn 300 năm nhưng người Sài Gòn đã kịp định hình một bản sắc riêng dễ nhận biết giữa những người của vùng miền khác. Điều này hình thành từ nguồn gốc lưu dân và hoàn cảnh lịch sử xã hội của miền Nam /Sài Gòn. Lưu dân người Việt vào Nam trước hết và đông nhất là những người “Tha phương cầu thực” vì không có đất đai, không có phương kế sinh sống ở quê hương. Thành phần thứ hai là những người chống đối triều đình, quan lại địa phương bị truy bức nên phải tìm đường trốn tránh. Thứ ba là những tội đồ bị buộc phải ly hương (một hình phạt nặng của thời phong kiến). Ngoài ra, còn có số ít người tương đối giàu có, muốn mở rộng và phát triển việc làm ăn trên vùng đất mới nên nhập vào hàng ngũ lưu dân tới miền Nam… Khi Sài Gòn được hình thành như một trung tâm của vùng đất phía Nam thời chúa Nguyễn, một đô thị lớn thời thuộc Pháp thì nơi đây cũng là nơi dân tứ xứ tiếp tục đổ về. Người nhập cư là thành phần hữu cơ của bất cứ đô thị nào, Sài Gòn vốn hình thành từ những lớp “người nhập cư” rồi trở thành “người Sài Gòn”, rồi lại tiếp tục thu nhận và chia sẻ cho những lớp người nhập cư mới. Sống trong những điều kiện lịch sử luôn biến động, người dân miền Nam /Sài Gòn đã tạo dựng một nếp sống tinh thần ấm áp, bình đẳng, lấy tình nghĩa, nghĩa khí làm trọng… Người Sài Gòn không phân biệt “quê”, “tỉnh”, “đồng hương” hay không… Có thể nói, tính cách người Sài Gòn bắt nguồn từ yếu tố, điều kiện thực tế nhất ở Sài Gòn là “Làm”: “Làm ăn”, “Làm chơi ăn thiệt”, “Làm đại”, “Dám làm dám chịu”… được thể hiện một cách giản dị, thiết thực, “liều lĩnh” nhưng cũng đầy trách nhiệm Ở Sài Gòn, “dư luận xã hội” không nặng nề khe khắt với những cái khác, cái mới. Người Nam khá dân chủ trong các mối quan hệ xã hội và cả trong gia đình, từ cách xưng hô (người Nam thường xưng “tui”) đến việc cá nhân ít lệ thuộc, phụ thuộc vào cộng đồng. Chỉ vậy thôi, bất kể người tỉnh nào vùng miền nào, miễn là sống ở Sài Gòn, rồi có tính cách như vậy, thì đó là Người Sài Gòn… Có lẽ vì vậy mà người ta thường gọi người Sài Gòn một cách trìu mến là “Anh Hai Sài Gòn”. Ở miền Bắc con trai trưởng trong nhà gọi là Anh Cả nhưng miền Nam lại gọi Anh Hai. Vì sao là Anh Hai mà không phải là Anh Cả ? Có thể từ vài giả thuyết sau: Chúa Nguyễn Hoàng là người con trai thứ hai của Nguyễn Kim, mở đường vào Nam khai phá nên để tôn trọng ông, người dân gọi người con lớn của mình, trai hay gái, cũng chỉ là (thứ) Hai. Hoặc, có ý kiến cho rằng, khi có phong trào lưu dân vào Nam khai khẩn, trong gia đình thường để con trai thứ ra đi vì người con trai trưởng có vai trò ở lại quê nhà phụng dưỡng cha mẹ và thờ cúng tổ tiên. Cũng có người cho rằng, trong làng quê miền Nam xưa có ông Cả (Hương Cả) là người đứng đầu, vì vậy trong các gia đình chỉ có người thứ Hai… Tuy khác nhau về nguồn gốc “thứ Hai” của “anh Hai Sài Gòn” hay “anh Hai Nam Kỳ” nhưng có thể nhận thấy có chung một điểm: Đó là người con thứ không bị ràng buộc trách nhiệm nặng nề “giữ hương hỏa, nền nếp” như người con trưởng nên có thể “rộng chân” ra đi, tự do hơn khi tiếp nhận cái mới, thay đổi cái cũ lạc hậu, dễ thích nghi, có khi thử, liều. Nhưng vì không có gia đình họ hàng bên cạnh để mà dựa dẫm “tại, vì, bởi…” nên phải có trách nhiệm “dám chịu” nếu lỡ sai lầm. Nguyễn Thị Hậu
|
|
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22940 |
Gởi ngày: 10/Jun/2021 lúc 2:35pm |
CÓ MỘT SAIGON RẤT RIÊNG “Hồi 54, cả trăm ngàn dân di cư mang theo đủ loại kiểu sống bó trong luỹ tre làng đem nhét hết vô mảnh đất nhỏ xíu này, cũng gây xáo trộn cho người ta chứ. Lúc đầu tụi bạn ghẹo tôi là “thằng Bắc kỳ rau muống”. Con nít đổi giọng nhanh mà, trong nhà giọng Bắc, ra ngoài giọng Nam. Thế là huề hết. Rủ nhau đi oánh lộn phe nhóm là chuyện thường. Khỏi cần biết đúng sai, mày đánh bạn tao, thì tao đánh lại, oánh lộn tưng bừng. Vài ngày sau lại rủ nhau đi xem xinê cọp. Dễ giận dễ quên. Hè, tụi bạn về quê, Bến Lức, Vĩnh Long, Kiến Hoà… Cũng chia tay hứa hẹn, tình cảm ra rít : “Tao về quê sẽ mang lên cho mày ổi xá lỵ, xoài tượng…” Tôi ngóng cổ chờ bạn, chờ quà. Thực ra, tôi thèm có quê để về. Tết đến, thầy cô, bạn bè về quê, nhiều người Sài Gòn xôn xao về quê. Tôi ở lại Sài Gòn mà thấy mình vẫn không phải dân Sài Gòn. Vậy ai là dân Sài Gòn chính hiệu đây ? Chẳng lẽ phải tính từ thời mấy ông Pétrus Ký hay Paulus Của ? Sài Gòn trẻ măng, mới chừng hơn 300 tuổi tính từ thời Chúa Nguyễn xác lập chủ quyền ở đây. Sài Gòn khi cắt ra khi nhập vào, to nhỏ tuỳ lúc. To nhất khi nó là huyện Tân Bình, kéo dài đến tận Biên Hoà. Nhỏ nhất là vào thời Pháp mang tên Sài Gòn. Ngay trước 1975, Sài Gòn rộng chừng 70km2, có 11 quận, từ số 1 – 11. Hồi đó Phú Nhuận, Tân Bình, Thủ Đức… còn được xem là nhà quê (tỉnh Gia Định). Bây giờ Sài Gòn rộng tới 2.000km2. Sài Gòn đắc địa, có cảng nối biển, là đầu mối giao thương quốc tế, tiếp cận văn minh Tây phương sớm. Dân Sài Gòn không có địa giới rõ rệt. Nói tới họ có vẻ như là nói tới phong cách của dân miền Nam. Họ là những lưu dân khai phá, hành trang không có bờ rào luỹ tre nên tính tình phóng khoáng, trọng nghĩa khinh tài, nói năng bộc trực… Ai thành đại gia thì cứ là đại gia, ai bán hàng rong thì cứ bán. Sài Gòn không tự hào mình là người thanh lịch, không khách sáo, không mời lơi. Họ lấy bụng đãi nhau. Sài Gòn có mua bán chém chặt ? Có, đúng hơn là nói thách. Cứ vô chợ Bến Thành xem mấy bà bán mỹ phẩm, hột xoàn hét giá mát trời ông Địa. Không cứ khách tỉnh, dân Sài Gòn lơ mơ cũng mua hớ như thường. Ít nơi nào nhiều hội ái hữu, hội tương tế, hội đồng hương như Sài Gòn. Có máu lưu dân trong người, dân Sài Gòn thông cảm đón nhận hết, không ganh tị, không thắc mắc, không kỳ thị. Người ta kỳ thị Sài Gòn, chứ Sài Gòn chẳng kỳ thị ai. Nhiều gia đình người Bắc người Trung ngại dâu ngại rể Sài Gòn, chứ dân Sài Gòn chấp hết, miễn sao ăn ở biết phải quấy là được. Dân Sài Gòn làm giàu bằng năng lực hơn là quyền lực. Người ta nói “dân chơi Sài Gòn”. Trời đất ! Sài Gòn mà “tay chơi” cái nỗi gì. Tay chơi dành cho những đại gia giàu lên đột xuất từ đâu đó đến. Sài Gòn a dua thì có, nhưng a dua biết chọn lọc. Coi vậy chứ dân Sài Gòn đâu đó còn chút máu “kiến nghĩa bất vi vô dõng giả”. Cứ xem dân Sài Gòn làm công tác xã hội thì biết, cứu trợ lũ lụt thấy người ta lạnh quá, cởi áo len đang mặc tặng luôn. Họ làm vì cái bụng nó thế, chứ không phải vì PR, đánh bóng bộ mặt. Biết bao văn nghệ sĩ miền Bắc, miền Trung vào đất này “quậy” tưng, tạo ra cái gọi là văn học miền Nam hậu 54 coi cũng được quá chứ ? Nhạc sĩ Lam Phương, quê Rạch Giá, mười tuổi đã lưu lạc lên Sài Gòn kiếm sống. Năm 17 tuổi nổi danh với bản Kiếp nghèo và khá giả từ đó. Tiếp cận văn minh phương Tây sớm, nên dân Sài Gòn có thói quen ngả mũ chào khi gặp đám ma, xe hơi không ép xe máy, xe máy không ép người đi bộ, chạy xe lỡ va quẹt nhau, giơ tay chào ngỏ ý xin lỗi là huề. Những thói quen này giờ đây đang mất dần, nhưng dân Sài Gòn không đổ thừa cho dân nhập cư. Họ cố gắng duy trì (dù hơi tuyệt vọng) để người mới đến bắt chước. Chợ hoa là một chút văn hoá của Sài Gòn, có cả nửa thế kỷ nay rồi, có dân nhập cư nào “yêu” hoa mà ra đó cướp giựt hoa đâu. Sài Gòn nhỏ tuổi nhiều tên, nhưng dù thế nào Sài Gòn vẫn là Sài Gòn. Nhiều người thành danh từ mảnh đất này. Sài Gòn nhớ không hết, nhưng mấy ai nhớ đến chút tình của Sài Gòn ? May ra những người xa Sài Gòn còn chút gì nhức nhối. Tôi có người bạn Bắc kỳ chín nút, xa Việt Nam cũng gần 40 năm. Tên này một đi không trở lại, vừa rồi phone về nói chuyện lăn tăn, rồi chợt hỏi : - “Sài Gòn còn mưa không ?” - “Đang mưa”. Đầu phone bên kia thở dài : - “Tao nhớ Sài Gòn chết… mẹ !” Sài Gòn nay buồn mai quên, nhưng cũng có nỗi buồn chẳng dễ gì quên. Mới đây đi trong con hẻm lầy lội ở Khánh Hội, chợt nghe bài Kiếp nghèo vọng ra từ quán cóc ven đường. Tôi ghé vào gọi ly càphê. Giọng Thanh Thuý sao da diết quá: “Thương cho kiếp sống tha hương, thân gầy gò gởi theo gió sương…” Chủ quán, ngoài 60 cầm chồng báo cũ thẩy nhẹ lên bàn “Thầy Hai đọc báo…” Hai tiếng “thầy Hai” nghe quen quen… Tự nhiên tôi thấy Sài Gòn như máu chảy từ tâm, Sài Gòn bao dung. Tôi chợt hiểu ra, mình đã là người Sài Gòn từ thuở bào thai rồi, cần gì xin nhập tịch.” Lạng trên mụn. Ca khúc thật đẹp mà buồn, quá khứ huy hoảng xa lắm rồi. Chia sẻ từ fb Hoang Giang |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22940 |
Gởi ngày: 21/Jun/2021 lúc 12:13pm |
Xóm Lò Gốm Sài Gòn xưaLần theo sử sách và một vài dấu tích, chúng tôi đi tìm lại một “Sài Gòn Xưa” lâu nay chưa được nhiều người biết đến. Đó là một làng nghề nổi tiếng đã từng góp phần cho sự phát triển của vùng đất này: Xóm Lò gốm.
Kể từ mùa xuân Mậu Dần 1698 khi Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh được Chúa Nguyễn Phúc Chu cử vào Nam kinh lược, “lấy đất Nông Nại làm phủ Gia Định, lập xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên, lập xứ Sài Gòn…” đến nay đã hơn 300 năm. Ba trăm năm với bao biến cố thăng trầm, dấu tích của Sài Gòn xưa đã dần nhạt phai dưới lớp bụi thời gian. “Vật đổi sao dời”, đây đó còn lưu lại một vài ngôi đình, chùa miếu, lăng mộ… đã qua sửa chữa tu bổ nhiều lần dù có làm mất dần nét cổ kính nhưng phần nào còn thể hiện sự lưu tâm gìn giữ. Một lò gốm còn lại ở xóm Lò Gốm.
Là trung tâm của lưu vực Đồng nai rộng lớn và trù phú, Sài Gòn – Bến Nghé ngay từ khi mới hình thành đã sớm mang dáng vẻ của một đô thị sôi động bởi hoạt động thương nghiệp và sản xuất của nhiều ngành nghề thủ công. Khoảng cuối TK XVIII tại đây đã có 62 ty thợ do nhà nước quản lý và hàng trăm phường thợ trong dân gian. Nhiều ngành nghề tập trung trong các khu vực nhất định để rồi xuất hiện những địa danh như Xóm Chiếu, xóm Cốm, xóm Lò Rèn, xóm Dầu, xóm Chỉ, xóm Vôi, xóm Bột… riêng xóm Lò Gốm vẫn còn để lại một số địa danh như đường Lò Gốm – đường Lò Siêu – đường Xóm đất – bến Lò gốm – rạch Lò gốm – kênh Lò gốm – khu lò lu… thuộc khu vực quận 6,8,11 ngày nay. Sử liệu sớm nhất nói đến nghề làm gốm ở Sài Gòn xưa là sách “Gia Định thành thông chí” của Trịnh Hoài Đức viết khoảng năm 1820. Đoạn viết về Mã trường Giang-kênh Ruột Ngựa như sau: “Nguyên xưa từ cửa Rạch Cát ra phía Bắc đến Lò Gốm có một đường nước đọng móng trâu, ghe thuyền không đi lại được.Mùa thu năm Nhâm Thìn (1772) cho đào con kênh thẳng như ruột ngựa nên mới đặt ra tên ấy…” Kênh Ruột Ngựa đã giúp cho ghe thuyền đi lại giữa Sài Gòn với miền Tây thêm thuận lợi. Bản đồ Thành Gia Định do Trần Văn Học vẽ từ cuối năm 1815 đã có ghi địa danh Xóm Lò Gốm ở khoảng làng Phú Lâm-Phú Định (ngày nay là khu vực quận 6 tiếp giáp quận 8). Bài “Phú cổ Gia Định phong cảnh vịnh” sáng tác khoảng đầu TK XIX miêu tả “Lạ lùng xóm Lò Gốm, chân vò vò bàn cổ xây trời…” Trong 62 ty thợ tập trung tại Sài Gòn làm việc cho nhà nước vào cuối TKXVIII đã có các ty thợ Lò chum, ngói mộc, gạch mộc, lò gạch…
Một vài tài liệu của Pháp, tuy tản mạn và có phần phiến diện, cũng phản ánh về việc sản xuất gốm ở Chợ Lớn vào cuối TK XIX: Tại Chợ Lớn có khoảng 30 lò gốm tập trung ở Hòa Lục, Phú Định, Cây Mai… vùng Chợ Lớn sản xuất lu và các đồ gốm thông dụng như chậu vịm, siêu ấm, nồi trách, hũ khạp, cà ràng… vùng Cây Mai có một lò sản xuất đồ sành. Các lò này lấy nguyên liệu tại chỗ, tuỳ chất đất mà sản xuất thành các loại sản phẩm. Mỗi lò gốm hàng năm có thể sản xuất hàng trăm ngàn sản phẩm. Đến đầu TK XX vẫn còn nhiều lò gốm nổi tiếng như lò Tín Di Hưng, Quảng Di Thành, Hiệp Hưng, Bửu Nguyên, Đồng Hòa, các lò chuyên sản xuất lu, khạp và đồ gia dụng…Theo Vương Hồng Sển thì: “Từ khi lấp rạch Chợ Lớn thì rạch Lò gốm, kinh Vòng Thành không thông thương và lò gốm chỉ còn sót lại cái tên trơn và không sản xuất đồ gốm nữa…” Từ những tư liệu lịch sử trên và qua khảo sát thực tế có thể nhận biết địa bàn xóm Lò Gốm xưa khá rộng, gồm các làng Hòa Lục (quận 8), Phú Định-Phú Lâm (quận 6), Phú Giáo-Gò Cây Mai (quận 11) trải dài đôi bờ kênh Ruột Ngựa, kênh-rạch Lò Gốm. Những con kênh này là tuyến đường giao thông chính của khu vực Sài Gòn cũ-nay là Chợ Lớn: một vùng thấp trũng chằng chịt kênh rạch lớn nhỏ, mọi sự đi lại đều dùng ghe xuồng. Kênh Ruột Ngựa và rạch Lò Gốm còn nối liền rạch Chợ Lớn với rạch Cát (Sa Giang) và rạch Bến Nghé. Từ ngã ba “Nhà Bè nước chảy chia hai” xuồng ghe theo rạch Bến Nghé và kênh Tàu Hũ qua kênh Ruột Ngựa ra sông Cát về miền Tây.
Ngày nay rạch Chợ Lớn không còn nữa, nhiều đoạn rạch Lò Gốm biến mất – nhất là khu vực Gò Cây Mai hầu như không còn dấu tích con đường thuỷ quan trọng này. Kênh Ruột Ngựa không còn thẳng như tên gọi do bị bồi lấp lấn chiếm hai bên bờ. Kênh Lò Gốm ngày càng cạn hẹp dù đã nạo vét nhiều lần… Tuy nhiên ghe xuồng vẫn theo con nước mà xuôi ngược, dù nơi đây đã phát triển hệ thống đường bộ chằng chịt như mạng nhện, dù các làng nghề-phố nghề ven kênh rạch không còn nữa… đủ biết trước đây tuyến đường thủy này quan trọng như thế nào. Dấu tích vật chất của xóm Lò Gốm ngày xưa nay chỉ còn lại di tích lò gốm Hưng Lợi thuộc làng Hòa Lục (phường 16 quận 8), nằm ven kênh Ruột Ngựa. Đối diện là làng Phú Định cách đây vài năm còn một số gia đình làm nghề “nặn ông lò” – bếp gốm. Di tích là gò lớn chứa đầy mảnh gốm của các loại lu, khạp, siêu, chậu… Cuộc khai quật năm 1997-1998 đã tìm thấy tại đây phế tích 3 lò gốm kiểu lò ống (lò Tàu) là loại lò thông từ bầu lửa đến ống khói, dốc và hẹp, nền lò được gia cố nhiều lần, thành lò đắp dày bằng phế phẩm. Các đoạn vách lò còn lại được xây bằng loại gạch lớn chảy men dày, lòng lò chứa đầy mảnh sản phẩm mà qua đo có thể nhận biết một số loại sản phẩm đặc trưng của lò Hưng Lợi. Ba lò gốm này sản xuất nối tiếp nhau trong một thời gian khá dài nhưng có thể không liên tục vì lò gốm của giai đoạn sau được xây trên một phần lò cũ hoặc sửa chữa gia cố lại lò cũ. Giai đoạn đầu khu lò này chủ yếu sản xuất lu chứa nước bằng chất liệu sành nâu, dáng thuôn vào đáy hoặc bầu tròn, kích thước khá lớn: thường được gọi là “lu 3 đôi” hay “lu 5 đôi” ( mỗi đôi nước-2 thùng- khoảng 40 lít nước). Lu gốm làm bằng phương pháp nặn tay bằng “dải cuộn kết hợp bàn dập, bàn xoa” nên độ dày và dáng tròn đều, bên trong vành miệng lu còn dấu ngón tay để lại khi dùng tay vuốt cho vành miệng tròn và gắn chặt vào thân lu. Trong số hàng ngàn mảnh lu thống kê được thì mảnh nắp chiếm đến gần 2/3, cho biết nắp được sản xuất nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu vì nắp hay bị vỡ hỏng khi sử dụng. Do mảnh lu, nắp lu nhiều nên khu lò này còn được gọi là Lò Lu. Lò sản xuất lu đựng nước có niên đại sớm nhất ở khu lò này, khoảng nửa sau thế kỷ XVIII. Mảnh phế phẩm của lò lu còn phân bố trên một diện rất rộng xung quanh lò, đào sâu xuống hơn 1m vẫn gặp mảnh lu gốm.
Chiếm tỷ lệ lớn nhất là mảnh các loại sản phẩm gốm và sành men nâu, men vàng hoặc không men. Đó là hũ, khạp, hộp, siêu, nồi có tay cầm… dưới đáy có in 3 chữ Hán “Hưng Lợi diêu” (lò Hưng Lợi). Bên cạnh đó là các kiểu chậu bông hình tròn hay lục giác, bát giác phủ men xanh lam hay xanh đồng – màu men đặc trưng của “Gốm Sài Gòn”. Chậu bông phần lớn có kích thước nhỏ, hoa văn in nổi trong các ô không men là hoa mai, hoa cúc hoặc tứ quý, bát tiên… Đây là sản phẩm của giai đoạn thứ hai, giai đoạn có tên lò Hưng Lợi khoảng thế kỷ XIX. Các sản phẩm này vẫn dùng kỹ thuật nặn tay nhưng có kết hợp khuôn in, chất liệu gốm sành nhẹ lửa, không sử dụng “bao nung” (hộp nung) nhưng phổ biến các loại “con kê” trong việc chồng kê sản phẩm trong lò nung. Đặc trưng là “con kê” hình ống có thể chồng lên nhau tạo nhiều độ cao thấp khác nhau nhằm tận dụng thể tích lò nung.
Giai đoạn thứ 3 ở đây sản xuất gốm sứ gồm các loại chén, tô, đĩa, ly, cốc, muỗng, ấm trà, lư hương… men trắng hoa văn men xanh và men nhiều màu, chai men trắng ngà… Sản phẩm làm bằng bàn xoay, có nhiều loại bao nung cho một hay nhiều sản phẩm. Các loại đồ gốm gia dụng tuy đơn giản về kiểu dáng nhưng có nhiều kích thước khác nhau, theo thời gian có sự khác biệt nhỏ ở chi tiết tạo dáng hay hoa văn. Một số sản phẩm có chữ Hán như Việt lợi, Kim ngọc, Chấn hoa xuất phẩm, Nhất phiến băng tâm… các chữ này không phổ biến trên sản phẩm, không có chữ Diêu kèm theo nên chắc hẳn không phải tên lò sản xuất mà rất có thể là tên của vựa gốm lớn hay cửa hàng bán đồ gốm in lên các sản phẩm mà họ đặt lò sản xuất, tức là giai đoạn này lò sản xuất theo đặt hàng cả về số lượng và từng loại sản phẩm. Tình trạng sản xuất theo sự đặt hàng của chủ hàng là người buôn bán cho biết đã có sự chuyên hóa giữa sản xuất và lưu thông hàng hóa khi nhu cầu của thị trường ngày càng đa dạng và thay đổi thường xuyên. Chất liệu làm gốm là loại đất sét tương đối trắng không có tại chỗ mà chắc phải khai thác từ miền Đông về. Dựa vào loại hình sản phẩm và tính chất sản xuất nói trên có thể nhận thấy lò gốm này có niên đại khoảng nửa đầu thế kỷ XX.
Tuy có ba giai đoạn với những loại sản phẩm đặc trưng cho từng giai đoạn nhưng kỹ thuật sản xuất ở khu lò cổ này khá thống nhất: Cấu trúc lò gốm (loại lò ống-lò tàu), kỹ thuật tạo dáng (bàn xoay, in khuôn), hoa văn, phương pháp chồng lò và nung gốm, sản phẩm của hai giai đoạn đầu (lu, khạp, siêu, nồi có tay cầm…) đều mang đậm dấu ấn kỹ thuật làm gốm của người Hoa. Theo nhiều nhà nghiên cứu, nguồn gốc của nghề làm gốm mang tính chất sản xuất hàng hóa ở Gia Định-Đồng Nai là sự kết hợp nghề gốm của lưu dân người Việt với truyền thống kỹ thuật sản xuất gốm mà người Hoa mang vào vùng đất này trong bước đường lưu lạc kiếm sống. Từ khi được các Chúa Nguyễn cho vào định cư tại Cù Lao Phố, vùng Sài Gòn (cũ) và rải rác một số nơi khác, người Hoa sinh sống chủ yếu bằng thương nghiệp và thủ công nghiệp. Tại Cù Lao Phố trên sông Đồng Nai (nay thuộc thành phố Biên Hoà) cũng có Rạch Lò Gốm, bến Miểng Sành mà qua khảo sát, các loại sản phẩm hầu như không khác biệt với sản phẩm ở khu lò gốm cổ Hưng Lợi. Các phường thợ làm gốm của người Hoa thường gồm những người “đồng hương” và chuyên sản xuất một vài loại sản phẩm: người Hẹ chuyên làm lu, khạp, hũ men nâu và men vàng ( men da lươn, da bò); người Tiều (Triều châu) chuyên làm đồ “bỏ bạch” (không men) như siêu, nồi có tay cầm…; người Quảng (Đông) chuyên làm chén, đĩa có men trắng hay men nhiều màu…
Hiện nay truyền thống kỹ thuật này vẫn phổ biến ở những lò lu, lò gốm ở khu vực Quận 9-TP.HCM ( như lò Long Trường), ở Tân Vạn-TP Biên Hòa và Lái Thiệu-Bình Dương… dù các chủ lò có thể không phải là người Hoa. Cần nói thêm rằng, cho đến nay một số dân tộc ở miền Nam ( người Chăm, người Khmer…) vẫn bảo lưu kỹ thuật làm gốm cổ truyền Đông Nam Á là nặn tay, không dùng bàn xoay và nung gốm ngoài trời, sản phẩm là gốm đất nung ít có sự thay đổi về kiểu dáng, số lượng không nhiều, vì vậy sản xuất chỉ mang tính chất tự cung tự cấp. Đối với nghề làm gốm muốn tồn tại và phát triển thì phải có vị trí thuận lợi: là nơi có hoặc gần nguồn nguyên liệu, có hệ thống đường thuỷ tiện cho việc chuyên chở hàng hóa đi nhiều nơi, gần trung tâm thương nghiệp để nắm bắt nhanh nhu cầu thị trường… Xóm Lò Gốm của Sài Gòn xưa đã có những điều kiện thuận lợi đó: nguyên liệu ở đây thích hợp cho việc sản xuất các loại gốm gia dụng và gốm xây dựng. “Nhất cận thị, nhị cận giang”, làng nghề này lại ở giữa Sài gòn – nơi tập trung nhiều phố chợ nhất miền Gia Định khi ấy: “phố xá trù mật buôn bán suốt ngày đêm, là nơi đô hội thương thuyền của các nước cho nên trăm món hàng hóa phải tụ hội nơi đây”. Nam bộ khi ấy là vùng đất đang trong quá trình khai phá nên nhu cầu về đồ gốm gia dụng rất lớn, do vậy thị trường của Xóm Lò Gốm không phải chỉ là Sài Gòn-Bến Nghé mà còn là cả miền Tây rộng lớn.
Từ cuối thế kỷ XIX quá trình đô thị hóa diễn ra ở Sài Gòn-Bến Nghé và một số thị tứ ở Nam bộ, sản phẩm của Xóm Lò Gốm có thêm các loại hình mới phục vụ nhu cầu xây dựng, trang trí kiến trúc của Đình, Chùa, Hội quán, phố chợ, công sở, nhà ở… Khảo sát các di tích cổ ở nhiều tỉnh Nam bộ đều thấy phổ biến các loại gốm trang trí, thờ cúng, nhiều di tích nổi tiếng với những quần thể tượng trang trí trên mái nhà hay tượng thờ, đồ thờ trong nội thất… Khu lò gốm ở Gò Cây Mai , qua khảo sát của người Pháp cho biết, bên cạnh gốm gia dụng đã sản xuất đồ gốm mang tính mỹ thuật cao như tượng gốm trang trí, tượng thờ, đồ thờ, đồ gốm lớn như chậu kiểng, đôn… được gọi chung là Gốm Cây Mai. Khu vực Gò Cây Mai cũng chỉ là một trong nhiều khu lò của Xóm Lò Gốm ở Sài Gòn xưa. Vì vậy, chắc hẳn không chỉ có lò Cây Mai sản xuất đồ gốm trang trí mỹ nghệ mà còn có cả những khu lò khác nữa mới có thể đáp ứng nhu cầu rất lớn trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX. Vì vậy, có thể định danh các loại gốm được sản xuất ở vùng gốm Sài Gòn xưa – bao gồm nhiều khu lò, nhiều loại sản phẩm nhưng đặc sắc nhất là đồ gốm trang trí mỹ thuật – là Gốm Sài Gòn– tên gọi chỉ rõ địa bàn sản xuất một làng nghề thủ công đã từng được ghi vào sử sách và truyền tụng trong dân gian, giống như tên gọi của làng gốm Chu Đậu, Bát Tràng, Phù Lãng, Hương Canh… ở miền Bắc. Khoảng giữa thế kỷ XX, cùng với những biến cố chính trị-xã hội, quá trình đô thị hóa nhanh chóng và mạnh mẽ theo một quy hoạch nhất định cũng là nguyên nhân quan trọng làm cho các làng nghề thủ công ở Sài Gòn- Chợ Lớn không còn điều kiện tồn tại, hoặc phải tìm địa bàn mới để phát triển ở vùng ven ngoại thành hay xa hơn, đến các tỉnh lân cận. Đô thị hóa làm biến mất cảnh quan tự nhiên, vùng nguyên liệu không còn, kênh rạch bị lấp dần, phố xá mọc lên… Vị trí ưu đãi của một làng gốm không còn nữa, việc sản xuất không còn đáp ứng được những nhu cầu mới của thị trường mới, các lò gốm, lò gạch ngói cuối cùng của Xóm Lò Gốm ngừng sản xuất. Xóm Lò Gốm của Sài Gòn xưa phải kết thúc vai trò của mình, nhường bước cho sự phát triển của vùng gốm Biên Hoà – Lái Thiêu. Nguyễn Thị Hậu
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22940 |
Gởi ngày: 23/Jun/2021 lúc 9:34am |
Các Tiệm Ăn Với Những Món Ngon "Thời Thượng" Khó Quên Của Một Sàigòn Xưa -Sài Gòn xưa có hai tiệm Thanh Bạch, một ở đường Lê Lợi, bên rạp xi-nê Vĩnh Lợi. Tiệm Thanh Bạch thứ hai ở đường Phạm Ngũ Lão, trong dẫy phố trệt dưới tòa soạn nhật báo Sàigòn Mới Ngoài bánh mì ốp-la, ôm-lết, thịt nguội, Thanh Bạch Lê Lợi đặc biệt có bánh mì bò kho. Nhà hàng Thanh Thế bên Nguyễn Trung Trực có món suông ngon hết sảy. Bún suông dùng xương heo để nấu nước lèo, và đặc biệt ở đây là dùng tôm tươi lột vỏ, bỏ đầu, bằm nhuyễn sau đó vo lại thành sợi dài (như sợi bún). Nước lèo ở đây rất trong, ăn kèm với rau sống… Nhà hàng Tài Nam trên đường Ohier (Tôn Thất Thiệp) nổi tiếng với món đuông chà là chiên bơ rất ngon nhưng cũng rất mắc tiền. Theo nhà văn Sơn Nam, vua chúa cũng còn thèm “con đuông chà là”, tên chữ là “hồ đa tử”. Hồ đa là cây dừa rừng, tức cây chà là hoang thường mọc miền nước mặn Nam bộ, giống như cây cau kiểng. Cây dừa rừng có “củ hũ”, tức đọt non, đến mùa sau Tết thường xuất hiện con đuông, giống như con nhộng. Ðuông ăn đọt dừa non nên to, mập và thường được bắt trước khi nở thành bướm. Sơn Nam viết : “Ðem đuông nướng trên vỉ sắt, cho héo rồi ăn, chấm với nước mắm nhĩ nguyên chất. Con đuông béo ngậy vì tăng trưởng, ăn ròng củ hũ cây chà là”. Vùng Thanh Ða (Bình Thạnh) nổi tiếng khắp Sàigòn với món cháo vịt, gỏi vịt. Vào buổi tối người Sàigòn hay ra bán đảo Thanh Ða trước là để đón những luồng gió mát từ sông Sàigòn thổi vào và khi về, ghé mấy quán cháo vịt, gọi thêm đĩa gỏi vịt ăn kèm. Nếu là “bợm nhậu” thì gọi thêm chai bia Con cọp BGI để… đưa cay. Nếu ngại ra Thanh Ða thì trên đường Hồng Thập Tự cũng có khu bán cháo vịt thuộc loại… “ăn được”. Thịt vịt tại đây khá mềm, nhai kỹ thấy ngọt và đặc biệt không thấy mùi hôi vốn có của thịt vịt. Có thể họ tuyển loại vịt chạy đồng nên không hôi (?). Ðinh
Công Tráng là một con đường nhỏ gần nhà thờ Tân Ðịnh với món bánh xèo. Bí quyết
của bánh xèo nằm ở kỹ thuật pha bột, sao cho khi chiên lên, bánh giòn tan khiến
người ăn có thể cảm được cái thú nghe miếng bánh đang được nhai dưới hai hàm
răng. Lớp bột gạo pha chút nghệ khi đổ vào chảo dầu tạo nên một tiếng “xèo”
khiến ta hiểu được tại sao lại gọi là… bánh xèo ! Ngày nay, đường Ðinh Công
Tráng trở thành “đường bánh xèo” nhưng người sành ăn thì chọn quán bên
tay trái, nếu đi từ đường Hai Bà Trưng vào. Quán không tên nhưng người ăn vẫn
nhớ vì nó đã đi vào “bộ nhớ” của người Sàigòn từ bao năm nay. Những quán
đối diện bên kia đường trông có vẻ lịch sự hơn, sạch sẽ hơn nhưng vẫn chịu cảnh
vắng khách vì là kẻ… hậu sinh. Khu Ða Kao có tiệm bánh cuốn Tây Hồ (127 Ðinh Tiên Hoàng), gần chợ Ða Kao, quận 1, nổi tiếng. Tại đây, mỗi bàn có để sẵn một thẩu nước mắm và một chồng chén nhỏ để khách tùy nghi sử dụng, thêm nhiều hay ít ớt bằm theo sở thích riêng của từng người. Tuy nhiên, có khách lại thích chan luôn nước mắm vào đĩa để bánh cuốn thấm nước mắm, đậm đà hơn. Chả quế và giò lụa được cắt thành miếng lớn, để riêng trong một đĩa nhỏ. Khách có thể chỉ ăn bánh cuốn nhân thịt mà không đụng tới đĩa giò chả, như vậy người phục vụ nhìn vào đĩa chả còn nguyên mà không tính tiền. Nếu cần, có thể gọi thêm đĩa bánh tôm hoặc bánh cuốn không nhân. Sàigòn
cũng có bánh cuốn Thanh Trì kiểu Bắc, mỏng như tờ giấy, ăn với “ruốc” (chà
bông) và nước mắm phải kèm với vài giọt cà cuống mới là “sành điệu”! Còn bánh ướt là kiểu bánh cuốn bình dân ở Sàigòn, cũng ăn kèm với bánh tôm chiên, giò, chả và rau, giá. Những xe bánh ướt được đẩy đi khắp Sàigòn, có cả nồi hấp nên lúc nào bánh cũng nóng và người bán bao giờ cũng chan nước mắm vào đĩa thay vì chấm kiểu “thanh cảnh” như bánh cuốn Thanh Trì. Lại nói thêm, đường Albert (vào thời Ðệ Nhất Cộng Hòa đổi tên thành Ðinh Tiên Hoàng) khá dài nên dọc theo con đường này có nhiều địa chỉ ẩm thực nổi tiếng. Tiệm
ăn Chez Albert (lấy tên theo con đường), Cà phê Hân, Mì Cây Nhãn (tên
đặt theo cây nhãn hồi đó còn trồng trước sân), Thạch chè Hiển Khánh (nơi
sưu tầm rất nhiều thơ ca tụng thạch chè)… Tôi chắc chắn còn bỏ quên khá nhiều
điểm ăn uống khác nữa trên con đường này. Ở góc đường Tôn Thất Ðạm và Hàm Nghi, trước kia vào thập niên 30 có một quán cháo cá nổi tiếng một thời. Buổi chiều cho đến gần khuya, khách đến ăn rất đông, nhất là khi cải lương, hát bội, hát bóng vãn hát. Theo Vương Hồng Sển trong Sàigòn Tạp Pín Lù, quán cháo cá này của người Tàu, gốc Quảng Ðông, “cha truyền con nối suốt bốn năm thế hệ, trót trăm năm chớ không phải chơi… ”. Cháo tại đây nấu bằng gạo tấm hầm với cá, xương heo và thịt tôm hùm để thành một thứ hồ sền sệt khiến “người đau mới mạnh dùng không sợ trúng thực, người mệt mỏi ăn vào cảm thấy nhẹ bụng, mau tiêu". Tô cháo cá Chợ Cũ quả là một ‘tô thuốc tráng thần’… Cháo nóng hổi bốc hơi nghi ngút. Vừa thổi vừa húp xì xụp mới thấy được cái thú vị của món cháo cá Chợ Cũ. Thịt cá giòn, thơm, lẫn lộn hương vị của hành, tiêu, gừng và có thể ăn với “dầu cháo quẩy”. Thú thật, tôi là người thích thịt hơn cá nhưng thỉnh thoảng được thưởng thức món cháo cá vẫn thấy ngon đến toát mồ hôi !.Tại đây có Tiệm Cơm Tàu bán Cơm Thố nổi tiếng. Có một tiệm cháo giò heo khá nổi tiếng trong ngõ đường Phan Ðình Phùng (ngày nay là Nguyễn Ðình Chiểu). Tiệm không có tên, chuyên bán cháo từ 6 giờ tối tới một, hai giờ sáng. Khách của tiệm này đa số là khách chơi đêm, khách đi nhảy, khuya về đói bụng đến ăn tô cháo nóng. Tôi lại nhớ đến món phá lấu ở góc đường Lê Lợi-Pasteur, nơi đây còn có xe bò bía và nước mía Viễn Ðông. Bán phá lấu là một chú Tàu và “cửa hàng” của chú chỉ vỏn vẹn một cái khay tròn, trên đó bày đầy đủ nội tạng heo : lòng, dồi, gan, bao tử, ruột non, ruột già, tim, phèo, phổi… Trông thật hấp dẫn, ngửi thơm phức và ăn vào thì giòn tan. Phá lấu nói chung có vị hơi ngòn ngọt, gan thì bùi bùi, lòng thì hơi dai dai nhưng khi nhai kỹ mới thấy ngon… thấu trời xanh ! Nghệ thuật làm phá lấu chắc chỉ mấy chú ba mới đáng hàng sư phụ. Phá lấu làm tại nhà cũng ướp húng lìu, ngũ vị hương nhưng không thể nào so sánh với phá lấu góc nước mía Viễn Ðông. Từng miếng phá lấu được ghim sẵn bằng tăm, chấm với tương đỏ trộn tương đen. Khách ăn xong chú Ba chỉ nhìn tăm mà tính tiền nhưng tuyệt không bao giờ sai. Quá bộ vài bước là xe nước mía tươi mát
đang chờ… để kết thúc một chuyến ăn hàng bên lề đường. Gần nước mía Viễn Ðông có xe thịt bò khô của ông Năm (theo tên gọi của khách quen) và sau 1975 ông dời về đường Tự Ðức (nay đã đổi tên là đường Nguyễn Văn Thủ) thuộc khu Ða Kao. Dân chơi Sàigòn thường xếp hạng : “Ăn quận 5, nằm quận 3, xa hoa quận 1” nên viết về món ngon Sàigòn mà bỏ qua khu vực Chợ Lớn là cả một thiếu sót lớn. Dọc đường Trần Hưng Ðạo nối với đường Marins (Ðồng Khánh) thuộc địa phận quận 5 có những nhà hàng, tửu lầu nổi tiếng một thời như Arc-en-Ciel, Ðồng Khánh, Á Ðông, Bát Ðạt. Theo tôi, Chợ Lớn nổi tiếng hơn cả là đường Lacaze mà người Việt hay gọi trại là La Cai, tức đường Nguyễn Tri Phương sau này. Khu La Cai có mì vịt tiềm hầm thuốc bắc, một trong những món “tủ” của người Tàu. Bên cạnh đó còn có những tiệm hủ tiếu mang tên Mỹ Tiên, Cả Cần và tiệm bánh bao Bà Năm Sa Ðéc. Ðêm đến có các quán sò huyết dọc theo lề đường. Khách bình dân ngồi ăn nhậu thoải mái giữa dòng xe cộ ồn ào bên ánh đèn nê-ông từ các nhà hàng, vũ trường sang trọng của Chợ Lớn “by night” ! KẾT …Thôi thì đời người có lúc hưng lúc tàn, cũng như vận nước có khi thịnh khi suy. Viết lại món ngon Sàigòn chỉ để thỏa mãn kiểu “ăn hàm thụ” như đã nói ở trên. Giờ có cho ăn thực thụ chắc cũng chẳng thấy ngon như thời còn trai trẻ. Tất cả bây giờ chỉ còn là… hoài niệm !
Nguyễn Ngọc Chính Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 23/Jun/2021 lúc 11:51am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22940 |
Gởi ngày: 29/Jun/2021 lúc 12:43pm |
Món ăn dĩ vãngÔng già cháo huyết hay bà cháo lòng có khác gì “những người muôn năm cũ”. Họ là phần ký ức nhỏ trong một khoảng hành trình nào đó của đời người, đầy nhọc nhằn biến động, gắn liền với bao chuyện vụn vặt, không sao quên được… Nhớ đâu viết đó. Xe cháo huyết…đêm
Mùa đông năm 1975, Sài Gòn lạnh khủng khiếp, lòng người cũng..lạnh. Chiều xuống là… nhậu. Còn biết làm gì lúc đó bây giờ? Nuối tiếc quá khứ, hoang mang với hiện tại và nghi ngờ ở tương lai. Vô vài xị với bè bạn cho ngấm mùi đời. Nửa đêm lửng lơ đạp xe về nhà, táp vô xe cháo huyết gần trường Lê Bảo Tịnh, đường Trương Minh Giảng (bây giờ là Lê Văn Sỹ). Chủ quán, một ông già Tàu, không biết nấu cháo kiểu gì, mà ngon kinh khủng… Chỉ là hình minh họa thôi. Làm sao có thể chụp được dĩ vãng…
Cháo huyết ngon, ngon từ cháo tới huyết. Cháo ngọt thịt và huyết mềm và dai, với vài khoanh chào cháo quẩy mỏng dính, cho ớt bằm thiệt cay, ấm lòng say xỉn. Hình như cháo huyết này được nấu với tôm khô và mực khô, cháo đã ngon, mà sao miếng huyết vừa dai vừa mềm thế! Ông già Tàu tính kỹ, kích thước tô cháo nhỏ xíu, cháo múc chỉ tới nửa tô. Phải ăn tới 5 tô mới tạm đủ… Hôm nào hẻo, kêu một tô, cho ớt thiệt cay, uống nhiều trà đá, cũng đỡ vã.
Mười năm sau, ông già Tàu không bán nữa, để xe cháo lại cho vợ chồng người con trai. Thằng con vẫn nhận ra khách quen, bàn tay múc cháo của nó nhuần nhuyễn như ông già, vẫn “cháo nửa tô”, đúng chuẩn! Rồi mười năm sau nữa, vật đổi sao dời… xây cất nhiều, cảnh đổi thay, chẳng biết xe cháo trôi dạt về đâu…
Năm nay Sài Gòn lạnh, lạnh bất thường. Mỗi tối, tôi vẫn đi bộ qua con đường cũ, đôi khi nhớ ông già Tàu, nhớ “cháo nửa tô”, nhớ ớt cay che khuất cơn đói, nhớ cả tâm trạng của thằng say xỉn lỡ cỡ…
Tôi có thể nói mà không lưỡng lự, cháo huyết ở đó ngon, chắc chắn ngon nhất đời…
Quán cháo lòng … chiều Gọi là quán cho bảnh, chứ đó chỉ là cái sạp, ngó xéo sang chợ Đa Kao ở đường Nguyễn Huy Tự. Quán chỉ bán buổi chiều, từ 2 giờ đến 5 giờ là vãn.
Bà chủ quán trạc 35, chưa chồng, chảnh,… Khách chiều bả, chưa thấy bả chiều khách bao giờ. Mặt lạnh, dễ quạu, ít cười. Ít không có nghĩa là không, thỉnh thoảng cũng thấy cười với…đàn ông.
Cháo lòng là phải đủ bộ: huyết, tim, gan, phèo, phổi,… Huyết không có gì đặc biệt, thua xa cháo huyết đêm của ông già Tàu, nhưng tim gan phèo phổi, bả cắt nhát nào ra nhát nấy, to và dày. Dồi làm mới …tuyệt! Khúc dồi to như ống nước, và chỉ nhồi thịt, không biết bả làm cách nào mà chiên giòn, ăn đã không chịu được, nhất là những khúc đầu dồi. Khách thích, muốn mua dồi về nhậu, không bán! Mua cháo và dồi, cũng không bán! Chảnh thế đó! Cháo hầm xương, nên ngọt, nhưng hậu vị không dai dẳng như cháo huyết hầm tôm khô mực khô nói trên. Cháo lòng ăn với hành củ tím thái mỏng, ngâm dấm, ớt bằm,…
Cháo ngon, nhưng hơi đắt, tới 4 đồng/ tô. Lương tôi hồi đó 73 đồng, trừ tiền gạo, nhu yếu phẩm này nọ, còn chừng 35 đồng, làm sao đủ… nhậu cho cả tháng đây?
Tiêu chuẩn tháng, gạo (13kg), đường (500 gr), bột ngọt (50gr), thịt mỡ (600gr),.. mang về nộp cho bà già gọi là…trả hiếu (để tối về còn có cơm nguội lục ăn). Còn mấy thứ khác thẩy ra chợ trời tuốt. Thuốc lá đen (3 gói), đẩy ra lấy thuốc rê hút. Sữa hộp, làm phòng lab nên Nhà nước “bồi dưỡng độc hại” mỗi tháng 1 hộp. May quá bà già tôi không biết uống sữa, nên sữa cũng chạy ra chợ trời luôn… Đẩy “hàng” ra chợ trời hồi đó cũng dễ, có bà bán thuốc lá ngồi trước cổng cơ quan (đối diện chợ Đa Kao) thu gom,…đắt rẻ một chút, thôi kệ, hơi đâu trả giá…
Tô cháo lòng 4 đồng là xa xí phẩm. Thèm, nhiều khi thèm, xuân thu nhị kỳ mới dám rớ tới. Hồi đó thèm đủ thứ, thèm thịt, thèm cá, thèm chả lụa, thèm phở, thèm điếu thuốc thơm,… Coi như trên đời không có protein. Bỏ hết! Nhịn hết! Nhưng nhịn rượu, thì không. Mỗi tối, không ngồi bên quán cóc, không đong đưa vài ly rượu, không san qua xẻ lại nỗi lòng với mấy thằng bạn, người đi kẻ ở, tù tội chín phương, lừa vàng mất bạc, tình người điên đảo,.. Không ngấm qua men rượu, không nói được ra lời, làm sao ngủ được, sức đâu mà chịu nổi những bế tắc trước mắt, những giả dối của ngày mai khi bước chân vào cơ quan…
Lương kỹ sư hồi đó đại khái là vậy. Thời hậu chiến, người ta cho rằng, trong ba dòng thác cách mạng, thì cách mạng khoa học kỹ thuật là then chốt. Thứ then chốt này được “ưu đãi” đại khái như thế, còn sống sao thì tùy. Mỗi năm ôm một đề tài nghiên cứu, sáng chiều mặc áo blouse, nghía qua nghía lại mấy cái ống nghiệm, becher, burette.., tối về đi “cảo” xích lô kiếm tiền… nhậu. Thường thì tôi đi dạy luyện thi đại học nhiều hơn. Hồi đó chưa có…lò, nên chỉ dạy kèm, dạy nhóm. Học trò đa phần là con cán bộ từ rừng, trình độ quá yếu, dạy phải hạ thấp, hạ thấp nữa, căn bản của căn bản. Vậy mà tụi nó đậu, đậu Y Dược hẳn hòi. Có vài em rất giỏi, nhưng lại rớt. Học tài thi phận, cái phận lý lịch buồn từ trong nhà ra tới ngoài đời. Mấy em bây giờ ở đâu? Viết tới đây bỗng dưng khựng lại. Đang nói tới cháo lòng heo, sao lại quay sang nói lòng…người thế này?
Quán cháo lòng nằm ngay trước cửa cơ quan tôi, coi như chòm xóm, vậy mà lâu lâu cũng phải “hót” bả một chút mới được việc. Bà chủ chảnh, nhưng cũng có khi dễ chịu. Cuối tháng lãnh lương, cỡ 2 giờ chiều, đang dọn hàng còn ít khách, tôi ra quán gạ bả: -Chị cười, sao tôi thấy ngồ ngộ…
-Ngộ cái gì ?
-Ngộ là đẹp đó, chẳng lẽ tui nói huych toẹt ra. Chị coi được mắt, làm đồ mồi ngon, sao giờ chưa chịu lấy chồng? Thằng nào phụ chị, đâu chị nói tui nghe thử, tui đá cho nó mấy cái… Thế là bả xả ra hàng chùm hàng loạt, nào là bả đào hoa thế nào, nào là thằng nào thầm yêu trộm nhớ mà bả không chịu,..bla…bla….
Khách tới đông, tôi xin kiếu vô làm việc lại, nhưng không quên dặn nhỏ bà chủ “Hôm nay tui lãnh lương, đãi mấy thằng bạn nhậu. Tui quảng cáo món dồi chiên của chị quá xá. Chị bán cho tui một tô, không lấy cháo, chỉ lấy lòng và dồi, càng nhiều đầu dồi càng tốt. Cho vào bao nylon, lát về tui lấy…”. Chất lượng hàng hóa hôm đó, ngon rẻ đẹp bền (bền là lần sau mua cũng khuyến mãi như thế), vượt trên mức mong đợi. Lắm khi tôi tự hỏi, phịa đại một câu, vô thưởng vô phạt, làm người khác sướng, mà mình cũng có lợi, có phải là hành vi…đạo đức? Thế giới này cả ngàn nhánh khổ rồi. Giây phút nào buồn? Giây phút nào vui đây?
Năm 84, tôi chuyển chỗ làm khác, chỉ thỉnh thoảng mới ghé quán cháo lòng Đa Kao. Giữa thập niên 90, trở lại quán cũ, thì người khác ngồi bán. Nghe nói, bà chủ cũ chơi đề, vỡ hụi hay sao đó, đã bỏ đi xa rồi.. .
Ông già cháo huyết hay bà cháo lòng có khác gì “những người muôn năm cũ”. Họ là phần ký ức nhỏ trong một khoảng hành trình nào đó của đời người, đầy nhọc nhằn biến động, gắn liền với bao chuyện vụn vặt, không sao quên được… Nhớ đâu viết đó.
Lúc đầu định viết “Món ăn dĩ vãng”, viết hết đủ món, viết một lần cho xong, nhưng mới viết tới cháo huyết cháo lòng đã thấy dài, đã thấy mỏi tay. Rồi tôi sẽ viết tiếp nếu còn người muốn…đọc. Mà dù không còn người đọc, tôi cũng viết. Viết để trả nợ quá khứ, một quá khứ chẳng đâu vào đâu.
Còn gỏi khô bò, còn sò lông, còn bia lên cơn, còn rượu Cây Lý,… Những thứ này xa lắc rồi. Mấy ai còn nhớ đâu, nhưng có khi lại thấy chúng gần, thật gần…tưởng chừng như mới đâu đây thôi, như hôm nay tôi ngồi viết bài này.
Chạm tay vào dĩ vãng, sao thấy ngậm ngùi quá !
Dĩ Vãng - Trịnh Nam Sơn | ASIA 9 <<<<<
Vũ Thế Thành Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 29/Jun/2021 lúc 12:47pm |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22940 |
Gởi ngày: 02/Jul/2021 lúc 7:46am |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22940 |
Gởi ngày: 07/Jul/2021 lúc 9:30am |
Chuyện Thành Ngữ “BỎ QUA ĐI TÁM!”Xếp thứ Tám chính là lực lượng đông đảo nhất xã hội bình dân bấy giờ Người Sài Gòn xưa có cách xưng hô thứ bậc thú vị: Công chức, người có học là thầy Hai, người Hoa buôn bán là chú Ba, đại ca giang hồ là anh Tư, lưu manh là anh Năm… người lao động nghèo xếp thứ Tám. Sao lại xưng hô vậy? Chiều muộn hôm qua có cậu bạn đi công việc ghé ngang nhà rủ làm ly cà phê tán dóc. Nói chuyện lan man một hồi, tự nhiên anh chàng kể công ty em có ông già gác cửa rất hay nói câu “bỏ qua đi Tám”… “Em không hiểu, có lần hỏi thì ổng nói đại khái là dùng khi can ngăn ai bỏ qua chuyện gì đó, nhưng sao không phải là Sáu hay Chín mà lại là Tám thì ổng cũng không biết”, cậu bạn thắc mắc. Dựa vào những câu chuyện xưa cũ, những giai thoại, nên kể ra đây chút nguyên cớ của câu thành ngữ có lẽ sắp “thất truyền” này… Trước hết, phải biết là câu này phát sinh ở khu vực Sài Gòn – Chợ Lớn từ thời Pháp thuộc, khoảng đầu thế kỷ 20. Thời đó, cách xưng hô thứ bậc trong xã hội rất phổ biến và phần nào phản ánh vị trí xã hội, giai cấp… một cách khá suồng sã và dễ chấp nhận. Thứ Nhất: Đứng trên hết là các “Quan Lớn” người Pháp hoặc các quan triều nhà Nguyễn, thành phần này thì không “được” xếp thứ bậc vì giới bình dân hầu như không có cơ hội tiếp xúc đặng xưng hô hay bàn luận thường xuyên. Thứ Hai: Kế đến là các công chức làm việc cho chính quyền, họ ít nhiều là dân có học và dân thường hay có dịp tiếp xúc ngoài đời, là cầu nối giữa họ với các thủ tục với chính quyền, hoặc đó là thành phần trí thức, đó là các “thầy Hai thông ngôn”, hay “thầy Hai thơ ký”… Thứ Ba: Là các thương gia Hoa Kiều, với tiềm lực tài chính hùng hậu và truyền thống “bang hội” tương trợ, liên kết chặt chẽ trong kinh doanh, các “chú Ba Tàu” nghiễm nhiên là thế lực đáng vị nể trong mắt xã hội bình dân Sài Gòn – Chợ Lớn thời đó. Thứ Tư: Là các “đại ca” giang hồ, những tay chuyên sống bằng nghề đâm chém và hành xử theo luật riêng, tuy tàn khốc và “vô thiên vô pháp” nhưng khá “tôn ti trật tự (riêng)” và “có đạo nghĩa” chứ không tạp nhạp và thiếu nghĩa khí như các băng nhóm “trẻ trâu” hiện đại. Các “anh Tư dao búa” vừa là hung thần, vừa ít nhiều lấy được sự ngưỡng mộ của giới bình dân (và cũng không ít tiểu thư khuê các) thời đó. Thứ Năm: Là vị trí của giới lưu manh hạ cấp hơn: các anh Năm đá cá lăn dưa, móc túi giật giỏ, hay làm cò mồi mại dâm… Thứ Sáu: Bị giới bình dân ghét hơn đám lưu manh côn đồ là các “thầy Sáu phú-lít (police)”, “thầy Sáu mã tà”, “thầy Sáu lèo”. Chức trách là giữ an ninh trật tự, chuyên thổi còi đánh đuổi giới buôn gánh bán bưng bình dân, nhưng các “thầy Sáu” này cũng không từ cơ hội vơ vét ít tiền mọn “hối lộ” của họ để “nhẩm xà” (uống trà). Thứ Bảy: Và trong giới buôn bán thì không thể thiếu chuyện vay vốn làm ăn, mặc dù Tàu hay Việt cũng đều có tổ chức cho vay. Nhưng phổ biến và “quy củ” nhất ở cấp độ trung – cao khu vực Sài Gòn – Chợ Lớn thời đó là các “anh Bảy Chà và”, các anh này là các nhà tài phiệt người Ấn, vừa giàu vừa ít bị “ghét”, vừa ít nhiều có quan hệ qua lại với giới chức người Pháp, lại làm ăn đúng luật lệ, ít thừa cơ bắt chẹt lãi suất nên khá được giới kinh doanh tín nhiệm. Thứ Tám: Xếp thứ Tám chính là lực lượng đông đảo nhất xã hội bình dân bấy giờ: họ là giới lao động nghèo chỉ có sức lực làm vốn nuôi miệng, từ bốc vác, gánh nước bồng em, đến “sang” hơn chút xíu là phu xe kéo… Tuy đông nhưng lại yếu thế nhất vì thất học, không có tiền như thầy Hai, anh Ba, cũng hiền lành chứ không bặm trợn phản kháng bạt mạng như các anh Tư anh Năm nên họ thường xuyên chịu sự áp bức, bắt nạt từ mọi phía. Cách để yên thân khả dĩ nhất với họ là khuyên nhau cắn răng nhẫn nhịn, quên đi để sống: “Bỏ qua đi Tám”, bây giờ chắc là đã dễ hiểu rồi. Thứ Chín: Không còn liên quan nữa, nhưng nhân tiện sẵn nói luôn về thứ bậc chót cùng trong xã hội thời đó : các cô, các chị Chín xóm Bình Khang chuyên “kinh doanh” bằng “vốn tự có”. Dài dòng tí để trình bày chút kiến giải về một câu thành ngữ đang dần bị quên lãng dùng để bày tỏ thái độ khuyên người hoặc tự an ủi mình hãy đừng để ý những chuyện không vui, hay bị ai đó “chơi không đẹp”. Nếu lỡ đọc thấy không có gì thú vị thì thôi, “bỏ qua đi Tám”. “Anh Hai Sài Gòn” thì là cách gọi vui, thân mật, nhưng cũng thể hiện tính cách phóng khoáng, dám làm dám chịu của dân Sài Gòn nói riêng và miền Nam nói chung. Vì sao lại là “Anh Hai” chứ không là “Anh Cả” ? Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa, bắt đầu gây dựng chính quyền Chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Đây là cái mốc quan trọng của quá trình “Nam tiến” trong lịch sử Việt Nam, cũng là quá trình hình thành văn hóa vùng đất phía Nam trong xu thế mang theo và gìn giữ văn hóa cội nguồn, đồng thời tiếp nhận những yếu tố văn hóa của cư dân vùng đất mới. Đến năm 1698, Phủ Gia Định được thành lập, Sài Gòn – Gia Định hình thành từ đó. Chỉ hơn 300 năm nhưng người Sài Gòn đã kịp định hình một bản sắc riêng dễ nhận biết giữa những người của vùng miền khác. Điều này hình thành từ nguồn gốc lưu dân và hoàn cảnh lịch sử xã hội của miền Nam /Sài Gòn. Lưu dân người Việt vào Nam trước hết và đông nhất là những người “Tha phương cầu thực” vì không có đất đai, không có phương kế sinh sống ở quê hương. Thành phần thứ hai là những người chống đối triều đình, quan lại địa phương bị truy bức nên phải tìm đường trốn tránh. Thứ ba là những tội đồ bị buộc phải ly hương (một hình phạt nặng của thời phong kiến). Ngoài ra, còn có số ít người tương đối giàu có, muốn mở rộng và phát triển việc làm ăn trên vùng đất mới nên nhập vào hàng ngũ lưu dân tới miền Nam… Khi Sài Gòn được hình thành như một trung tâm của vùng đất phía Nam thời chúa Nguyễn, một đô thị lớn thời thuộc Pháp thì nơi đây cũng là nơi dân tứ xứ tiếp tục đổ về. Người nhập cư là thành phần hữu cơ của bất cứ đô thị nào, Sài Gòn vốn hình thành từ những lớp “người nhập cư” rồi trở thành “người Sài Gòn”, rồi lại tiếp tục thu nhận và chia sẻ cho những lớp người nhập cư mới. Sống trong những điều kiện lịch sử luôn biến động, người dân miền Nam /Sài Gòn đã tạo dựng một nếp sống tinh thần ấm áp, bình đẳng, lấy tình nghĩa, nghĩa khí làm trọng… Người Sài Gòn không phân biệt “quê”, “tỉnh”, “đồng hương” hay không… Có thể nói, tính cách người Sài Gòn bắt nguồn từ yếu tố, điều kiện thực tế nhất ở Sài Gòn là “Làm”: “Làm ăn”, “Làm chơi ăn thiệt”, “Làm đại”, “Dám làm dám chịu”… được thể hiện một cách giản dị, thiết thực, “liều lĩnh” nhưng cũng đầy trách nhiệm Ở Sài Gòn, “dư luận xã hội” không nặng nề khe khắt với những cái khác, cái mới. Người Nam khá dân chủ trong các mối quan hệ xã hội và cả trong gia đình, từ cách xưng hô (người Nam thường xưng “tui”) đến việc cá nhân ít lệ thuộc, phụ thuộc vào cộng đồng. Chỉ vậy thôi, bất kể người tỉnh nào vùng miền nào, miễn là sống ở Sài Gòn, rồi có tính cách như vậy, thì đó là Người Sài Gòn… Có lẽ vì vậy mà người ta thường gọi người Sài Gòn một cách trìu mến là “Anh Hai Sài Gòn”. Ở miền Bắc con trai trưởng trong nhà gọi là Anh Cả nhưng miền Nam lại gọi Anh Hai. Vì sao là Anh Hai mà không phải là Anh Cả ? Có thể từ vài giả thuyết sau: Chúa Nguyễn Hoàng là người con trai thứ hai của Nguyễn Kim, mở đường vào Nam khai phá nên để tôn trọng ông, người dân gọi người con lớn của mình, trai hay gái, cũng chỉ là (thứ) Hai. Hoặc, có ý kiến cho rằng, khi có phong trào lưu dân vào Nam khai khẩn, trong gia đình thường để con trai thứ ra đi vì người con trai trưởng có vai trò ở lại quê nhà phụng dưỡng cha mẹ và thờ cúng tổ tiên. Cũng có người cho rằng, trong làng quê miền Nam xưa có ông Cả (Hương Cả) là người đứng đầu, vì vậy trong các gia đình chỉ có người thứ Hai… Tuy khác nhau về nguồn gốc “thứ Hai” của “anh Hai Sài Gòn” hay “anh Hai Nam Kỳ” nhưng có thể nhận thấy có chung một điểm: Đó là người con thứ không bị ràng buộc trách nhiệm nặng nề “giữ hương hỏa, nền nếp” như người con trưởng nên có thể “rộng chân” ra đi, tự do hơn khi tiếp nhận cái mới, thay đổi cái cũ lạc hậu, dễ thích nghi, có khi thử, liều. Nhưng vì không có gia đình họ hàng bên cạnh để mà dựa dẫm “tại, vì, bởi…” nên phải có trách nhiệm “dám chịu” nếu lỡ sai lầm.
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
<< phần trước Trang of 11 phần sau >> |
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |