Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22890
Gởi ngày: 09/Sep/2020 lúc 12:25pm
Quán cơm "Bà cả Đọi"
"Bà cả Đọi"
là tên một quán cơm bình dân trên lầu, nó như quán cơm gia đình trong
hẻm số 53 đường Nguyễn Huệ, ngay trung tâm Saigon mà nhiều người cố cựu
từng gắn bó và có những kỷ niệm khó quên.
Bài viết của Trường Kỳ để nhớ lại một trong những điều "dễ yêu" Saigon ngày nào đã trở thành hoài niệm.
Saigon ngày xưa, từng góc phố, từng cái tên, dù nhỏ, đều ít nhiều gắn liền kỷ niệm người xưa.
Buồn và tiếc, giá như những người lạ mặt ở đâu đó đừng đặt chân
tới đây, giờ cỡ Bangkok, Kuala Lumpur, S’pore, Jakarta... có lẽ chẳng ai
nghĩ tới để so sánh.
“Bà cả Đọi” trong hình cũng đã là người thiên cổ vài năm trước,
tên bà do Trường Kỳ đặt, “Đọi” ví von là đói, mà túi tiền không rủng
rỉnh nên giới công chức, văn nghệ sĩ hay tìm tới một quán cơm có bà chủ
người bắc di cư tốt bụng với mọi người, tiền ít mà cơm vẫn ngon.
Bài chia sẻ của Trường Kỳ để biết thêm một thế giới thu nhỏ văn, nghệ sĩ Saigon.
Tôi là người đã phổ biến ngay cái tên hấp dẫn và rất kêu do mình đặt ra này, đến các anh em ban nhạc thường tụ họp ở Jo Marcel.
Ngay ngày hôm sau, quán Bà Cả Đọi đã bị xâm lấn bởi một đội quân
gồm những anh chàng tóc dài, áo quần đủ kiểu, và các nàng choai choai
với những chiếc mini jupe, chị em dần trở nên quen thuộc như ở nhà, cứ
đến giờ cơm là ào tới ăn uống linh đình, trong khi chỉ chi một số tiền
rất khiêm nhượng nhưng được no nê căn rốn.
Bà Cả Đọi trở nên nổi tiếng ngay tức thì sau khi được các anh
chị em nhạc trẻ phổ biến bằng cách vô tuyến truyền tai tùm lum tà la, để
trở thành một quy luật là, không biết quán Bà Cả Đọi không phải là tay
chơi.
Thoạt đầu, là những anh em trong ban nhạc THE PAPAS, THE
SHAKERS. Sau, đến ông ca sĩ tóc dài đen thui KASIM, và mười ngón tay
vàng TRUNG NGHĨA của ban THE ENTERPRISE, cùng cô ca sĩ THANH TUYỀN con
gái tài tử Đoàn Châu Mậu. Kế đó là TRUNG HÀNH, CAO GIẢNG, TUẤN DŨNG, TỨ
ĐỆ, ĐỨC VƯỢNG, PHÙNG THUẬN …của những ban THE NEW FLINSTONES, THE FORTY
SIX, MÂY TRẮNG. Những năm sau đó, có mặt LÊ HỰU HÀ, NGUYỄN TRUNG CANG,
ELVIS PHUONG, VINH, HIỂN của ban PHƯỢNG HOÀNG. Rồi thì The BLACKSTONES,
THE JETSET, THE BLUE JET, THE UPTIGHT, KHÁNH HÀ, TUẤN NGỌC, ANH TÚ,
CANDY XUÂN …
Tóm lại, gần như không thiếu một mống nào trong làng nhạc trẻ mà không từng nhận quán Bà Cả Đọi là quê hương một thời gian.
Ngay cả những ông bạn tôi là JO MARCEL, TÙNG GIANG cũng rất
thiết tha với Bà Cả Đọi. Không có Bà ấy thì đọi chỏng gọng cả lủ, khi
túi tiền xẹp lép không còn đủ khả năng mua vài ổ bánh mì Ba Lẹ hay Sáu
Voi để cầm hơi chờ ngày huy hoàng hơn.
Những BA CON MÈO với UYÊN LY, KIM ANH, MỸ HÒA , hay BA TRÁI TÁO
TUYẾT HƯƠNG, TUYẾT DUNG, VY VÂN …ai nấy đều đã say sưa với món ăn Bà Cả
Đọi.
KHÁNH LY, NGỌC MINH chắc cũng khó quên được những bữa cơm rau
đay và cà pháo. Sau khi tôi phổ biến tên quán Bà Cả Đọi trên báo chí,
thì nơi đây bắt đầu có mặt những tay viết báo như NGỌC HOÀI PHƯƠNG,
HUYỀN ANH, TRẦN QUÂN, NGUYỄN TOÀN …rồi các tài tử điện ảnh cũng như các
diễn viên kịch cũng kéo dến đây nườm nượp nào TRẦN QUANG, HUY CƯỜNG, NHƯ
LOAN, MINH LÝ, TÚ TRINH …cứ như là một đại hội nghệ sĩ và báo chí diễn
ra thường xuyên tại quán Bà Cả Đọi.
Những khách khứa cũng như những người con của Bà Cả Đọi, tha hồ
ngắm nghía và xuýt xoa khen ngợi những khuôn mặt trước đó chỉ được nghe
nhắc nhở tới trên báo chí hay trên truyền hình hoặc màn bạc .
Con đường hẻm dẫn lên quán Bà Cả Đọi trở nên tấp nập lạ thường,
và nó đã trở nên nơi dừng chân của giới văn nghệ sĩ Saigon. Bà Cả bận
rộn hơn xưa và tỏ ra rất hài lòng với số khách đông đảo này đã mang lại
cho quán Bà nhiều màu sắc tươi trẻ và một bầu không khí sống động hơn
nhiều.
Nếu Givral, La Pagode, hay Brodard là nơi phát xuất nhiều nguồn
tin tức liên quan đến thời sự và chính trị, thì quán Bà Cả Đọi phải được
coi là một đài phát thanh văn nghệ, qua những mẫu chuyện được loan
truyền từ nơi đây, qua sự phát ngôn của các anh hào thuộc các giới nhạc
trẻ, tân nhạc, điện ảnh, kịch nghệ, văn chương và báo chí. Chỉ cần đến
đúng giờ phát thanh vào buổi trưa, là có thể biết được rất nhiều tin tức
đủ loại. (Trường Kỳ)
TQD sưu tầm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22890
Gởi ngày: 26/Nov/2020 lúc 5:07am
Sài Gòn xưa:
Bia La De trái Thơm
Đã
từ lâu rồi anh chị em bạn bè khi gặp tôi, sau khi biết tôi đã từng làm
việc tại hãng BGI (Br***eries, Glacières d’Indochine), công ty chủ nhà
máy nấu bia La De ở Chợ lớn, cạnh sân vận động Cộng Hòa; thì đều yêu cầu
tôi phải kể những giai thoại về bia La De.
Câu chuyện thường được mọi người nhớ về bia La De, thường hỏi tôi, là
chuyện chai La De lớn đặc biệt gọi là La De Trái Thơm. Theo lời đồn,
trong mỗi thùng 6 chai chỉ có một chai Trái Thơm, giá đặc biệt và cũng
là quà tặng đặc biệt mỗi khi có khách quý. Ai đã được uống bia La De
Trái Thơm đều khen là ngon đặc biệt, và khen ngon hơn chai La De thường.
Từ La De được đọc trại từ cái tên LARUE tiếng Pháp mà ra.
Thiệt tình mà nói là La De Trái Thơm, La De thường, La De Quân Tiếp Vụ
cũng là một thứ, vô chai có hình trái thơm thì nó Trái Thơm, vô chai
thường thì nó là La De thường, gặp chai Quân Tiếp Vụ thì nó biến thành
La De Quân Tiếp Vụ. Hãng BGI lúc ấy chỉ có nấu hai loại bia La De thôi :
La De thường, vào chai lớn (dung tích 66) thường gọi La De Con Cọp vì
chai có cái đầu con cọp màu vàng và để nhãn hiệu Bière Larue, và
La De 33, nấu thơm hơn, độ rượu nhiều hơn, vị uống đậm đà hơn, vô chai
nhỏ (dung tích 33), tên thường gọi là Bia Băm Ba, nhãn hiệu là Bière 33
Export.
Vậy mà có người khen chê, cho La De Trái thơm là ngon nhứt, xong đến La
De Con Cọp và hạng chót là La De Quân Tiếp Vụ; nói Quân Tiếp Vụ dở nhứt
vì là cho Quân đội uống. Thật ra đó chẳng qua là cái mã ở ngoài cả. Thế
mới biết ở đời chỉ trọng cái bề ngoài. Quý vị nghĩ coi nấu 2 loại bia đã
tóe phở, học xì dầu hơi đâu, BGI đâu có quởn nấu ba bốn loại còn vô
chai vô cộ, đổi kíp đổi người. Phức tạp lắm. Nội cách đổi vỏ chai cho
hạp với rượu cũng đủ hao tiền. Nhưng cắt nghĩa hổng ai tin.
Ông bà tui, hễ khi tui đến nhà chơi, chẳng may lấy La De Quân Tiếp Vụ
uống (vì ổng có hàng QTV do mấy chú em tui đem về) thì bà bảo: “Nhà hết
La De để mẹ đưa tiền chú Thanh, (chú Thanh là anh tài xế phục vụ ông cụ)
đi mua La De về cho con uống chứ uống chi đồ QTV dở lắm, để các em của
con lính tráng nó uống, nó quen rồi.” Tôi có trả lời cắt nghĩa cho bà
hiểu là chỉ có một thứ mà bà cũng không tin. Thiệt là…
Câu chuyện La De Trái thơm
Lúc ấy là năm 1973, tôi làm chánh sở Tiếp thị (Chef du Service
Marketing), coi luôn phần quảng cáo. Để hà tiện tiền làm nhãn ở Pháp,
tôi sử dụng văn phòng quảng cáo của hãng. Bấy giờ anh họa sĩ văn phòng
quảng cáo chuyên vẽ những fond cho các xe của hãng rồi các anh thợ sơn
đồ chép lại, nên tôi nghĩ anh đủ tài nghệ chép lại cái nhãn đặt ở Pháp.
Và tôi nhờ anh. Trên nhãn cái đầu con cọp vàng ở giữa hai bên có hai
tràng hoa houblons, là loại hoa dùng để thêm cái vị đắng vào bia. Nấu
bia ngon dở là do cái tài thêm ít hoa houblon, cũng như gia vị ngũ vị
hương trong nghề bếp núc Việt Nam ta vậy.
Nhãn vẽ xong đại khái cũng tạm ổn, vì anh họa sĩ nhà chưa bao giờ nhìn
thấy hoa houblon, nên đinh ninh thấy hoa houblon giống trái thơm, cho là
trái thơm, và vẽ giống trái thơm. Các ông giám đốc Tây cũng ba chớp ba
nháng, kể cả anh chánh sở trách nhiệm là tui, cũng thế. Vì thiệt tình mà
nói thì có ông nội nào thấy hoa houblon tươi đâu? Biết là houblon nhưng
chỉ nhìn thấy hoa dưới dạng khô. Còn các anh kỹ sư nhà máy, các anh nấu
rượu (br***eurs – đây là một cái nghề riêng), dân La De thiệt, thì ở
nhà máy. Bọn quyết định là dân Văn phòng, dân làm Marketing quyết định
mọi việc. Bổn phận các anh kỹ sư là sản xuất, chỉ sao làm đúng vậy thôi.
Quý vị thấy không, không phải chỉ có trong quân đội mới có cảnh lính
văn phòng và lính chiến trường.
Nhãn xong rồi, gởi đi làm décalques, đưa qua Công ty Thủy tinh Việt Nam (Khánh Hội) dán vào chai: 100 ngàn chai mới.
Khi đưa vào nhà máy Chợ Lớn, các lão kỹ sư cười vỡ bụng: “Hoa houblon
sao giống trái thơm thế nầy!”. Nhưng đã nói các quan văn phóng là chánh
mà, nên quyết định, cứ trộn chai mới vào với đám chai cũ, lẫn lộn chả ai
biết gì đâu, người ta uống La De có ai thèm nhìn nhãn đâu. Chẳng lẽ vất
bỏ 100 ngàn chai hay sao? Vài ông giám đốc còn thày lay dạy đời: “Dân
Việt Nam không biết uống bia, uống quá lạnh, nhiều khi còn để đông đặc
lại (bia đặc), còn thêm nước đá, ngon lành gì, vì vậy trái thơm hay hoa
houblon có ai biết chi mô mà ngại ngùng, a-lê ta cứ thế mà làm”. Chàng
chánh sở biết thân, im miệng thin thít, ngậm miệng ăn tiền, phải bảo vệ
danh dự anh họa sĩ nhà và danh phong Marketing, dù sao cũng… quê rồi.
Nhưng không ai lường được cái tài doanh nhân của người Hoa, của con
buôn. Thời đó hãng rất nhiều nhân viên người Việt gốc Hoa, buôn bán ở
Sài Gòn biết “cỏn Tung Hỏa”, chẳng những biết nói “Quảng Đông Ngữ” mà
cũng phải vài tiếng “Tiều châu ngữ” nữa, cũng phải “Kít tèo” hay “Mai
xín xắn bù chằn ếch” cho giống người ta, nói tóm lại con buôn giới
thương mại phần đông là người gốc Hoa nếu không nói là một số rất đông.
Các chú Chệt nhà mình ở hãng bắt đầu đồn ầm lên.
Tiếng lành đồn xa, tiếng dữ đồn gần, hãng La De vừa sản xuất được một
thứ bia La De hảo hạng: La De trái thơm, một thùng chỉ một chai, để tặng
các bạn hàng thứ thiệt, thứ ngon lành, thứ chịu chơi.
Cái luật may rủi, tình cờ, thì khi ra chai và vào thùng thì bao giờ Trái
thơm cũng có mặt ở mỗi ngày sản xuất. Mấy tay cao thủ bán hàng của hãng
cứ thế mà sắp cho mỗi thùng một chai, rất là điệu nghệ, và tuyên truyền
nguyên tắc của hãng mỗi thùng một chai. Nhưng khi đi giao hàng (bán sỉ)
quý vị ấy tự nhiên đề nghị với các bạn hàng biết điệu nghệ thì có thể
thêm 2 hoặc 3, thậm chí cả thùng toàn La De trái thơm tùy theo nét điệu
nghệ và chịu chơi của thân chủ. “Phép vua thua lệ làng” mà lỵ, phép hãng
đấy, nhưng thua nghề của chàng. Và cứ thế dòng sông thương mại trôi
theo dòng điệu nghệ, ăn nhậu.
Các bars, các quán nhậu cũng tùy điệu nghệ với các ông Thầy, ông Xếp,
đàn anh… mà điệu nghệ giành chai La De Trái thơm cho người mình muốn
nâng bi, ca tụng hay ca bài con cá.
Cá nhân tui đây, dân La De thứ thiệt, thế mà khi đi nhậu vẫn được bạn
hàng và nhiều khi cả nhân viên thương tình tặng một chai Trái Thơm.
Nhưng mình cũng phải ngậm miệng khen ngon và cám ơn các cảm tình giành
riêng ấy, và vì huyền thoại đã đến hồi quyết liệt, làm vỡ “mộng ban
đầu”, e có thể “lãnh thẹo”. Đó là khi cái dỏm trở thành huyền thoại thì
cái dỏm trở thành cái thiệt.
Huyền thoại vẫn dai dẳng đến sau 30/4, dân bộ đội, hay người “Hà Lội”
cũng bị huyền thoại Trái Thơm. Nhiều tay nón cối dép râu, cũng chạy vào
văn phòng ông giám đốc, (sau Tết 1975, tôi được bổ nhiệm làm Giám Đốc
Thương mại) làm quen, và xin ông đặc biệt “tặng không” vài chai Trái
Thơm, hoặc thưởng thức bia La De Trái Thơm “cho biết”. Tội nghiệp, rất
nhiều tay vượt Trường Sơn chỉ muốn uống Coca Cola “cho biết” (Tiếng Tây
có thành ngữ “pour ne pas mourir idiot” – để khỏi chết ngu đần). Vì họ
là phe thắng cuộc nên chỉ xin thôi, và chỉ nhận quà cáp, của tặng, chứ
không có mua bán gì cả.
Năm 1975, BGI cũng vừa đủ 100 tuổi. Sau khi Sài Gòn đổi tên, chính quyền
tịch thu tài sản của chủ Pháp và Nhà máy bia Chợ Lớn trở thành Bia Sài
Gòn, nhưng vẫn là nhà máy sản xuất nước giải khát. Về sau BGI cũng từ từ
rút các cơ sở nhà máy, bán dần dần và nay không còn gì cả. Chỉ còn có
mỗi Bia 33, chai nhỏ 33 phân khối. Tên bia 33 khai sanh tại Hà Nội năm
1949.
Ngày hôm nay Bia 33 cũng tỵ nạn tại Đan Mạch (do Hãng Carlsberg – Đan
Mạch sản xuất). Bia 33 vì sanh ở Hà Nội nên dân Sài Gòn vẫn gọi “Bia 33”
(gọi theo dung tích), hay vắn tắt “Băm Ba”. Còn chai bia lớn gọi La De
Con Cọp, hay La De lớn (vì dung tích 66 phân khối).
Còn bia 333 bây giờ, nếu nhìn kỹ cái nhãn của 333 và 33 hồi xưa thì chỉ
thêm số 3 thôi, cái người tác giả của 333 đó là anh Chương lúc bấy giờ
làm trong hãng Marketing với tui (cũng là người vẽ nhãn cho bia La De
trái thơm), vẽ quẹt thêm số 3 nữa. BGI đã tự hào là “Một loại bia 5 châu
lục” thông qua việc xuất cảng Bia 33 ra khắp thế giới.
TS.Phan Văn Song
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22890
Gởi ngày: 27/Nov/2020 lúc 8:34am
Một chút mặn mà trong cà phê Năm Dưỡng
Cà phê Năm Dưỡng nằm trong một góc của Ngả Sáu Sài Gòn, một bên là đường Hùng Vương, bên kia là đại lộ Lý Thái Tổ.
Năm
1965 tôi là thằng chân ướt chân ráo lên Sài Gòn như thằng Mán về thành,
may mắn được thầy Trần Ngọc Thái lúc đó làm hiệu trưởng trường Pétrus
Trương Vĩnh Ký nhận vào lớp Đệ Nhất B2. Tôi
nói may mắn là vì tôi không phải thi vào như mấy học sinh khác, một
phần là nhờ anh chị tôi quen biết với thầy gởi gấm, một phần nữa cũng
nhờ tôi là học sinh khá mà thầy Thái từng biết qua khi thầy còn làm hiệu
trưởng trường Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá trước kia. Thầy vui vẻ cười
hiền – nụ cười thầy sao giống quá nụ cười của Tổng Thống Kennedy – nói
với anh chị tôi, tưởng ai chớ thằng Niên thì khỏi phải thi, nó là học
trò giỏi của trường Nguyễn Trung Trực mà ! Tôi nghe qua mà khoái cái lỗ
nhĩ !
Thực
ra hồi còn học ở Nguyễn Trung Trực, lớp tôi có rất nhiều anh chị em học
giỏi. Nhưng tôi ngán nhất là Hoàng Thị Tố Lang. Cô bé hạt tiêu ( nhỏ
con và nhỏ tuổi nhất lớp ) nhưng học giỏi không ai bằng ! Nếu tôi tự
khen mình là Đông Phương Bất Bại thì phải công nhận cô bé nầy là Độc Cô
Cầu Bại ! Hai đứa tôi chia nhau hạng nhất hạng nhì mỗi tháng !
Được
thầy Thái khen phồng cả lỗ mũi, vậy mà khi vào học rồi mới nhớ lời thầy
Phạm Văn Giáo nói khi xưa về tôi ” xứ mù thằng chột làm vua ” . Có phải
khi xưa tôi tự cao tự đại quá chăng !? Chắc là vậy ! Cho nên tôi đã bị
truất mất hai lần lãnh thưởng ! Đáng đời !!! Bây giờ tôi là dân Pétrus,
sợ thua chúng bạn tôi gạo bài cả ngày lẫn đêm, nhưng so với tụi Pétrus
gốc tôi cũng chỉ ở hạng xoàng. Có lần tôi leo lên tới hạng 5 trong tháng
là hết.
Kể
ra thì tôi không tệ lắm đâu. Tôi cũng là một trong những thằng giỏi
toán nhất nhì lớp, chỉ thua tụi nó về sinh ngữ thôi. Nhờ vậy mà tôi có
một đống bạn thân dù là tôi chỉ mới học năm đầu mà cũng là năm cuối của
trường Pétrus.
Lớp
tôi có tới ba con lân ( ba thằng trùng tên Lân ) . Lân Lùn ( Nguyễn văn
Lân ), Lân Cao ( Trần Ngọc Lân ), Lân Võ Sĩ ( Nguyễn Hữu Lân ). Cả
ba đứa tôi đều chơi thân, nhưng thân nhất là Lân Võ Sĩ. Thằng dẫn tôi
tới quán Cà Phê Năm Dưỡng đầu tiên là Lân Võ Sĩ. Thật ra Cà Phê Năm
Dưỡng đâu xa, nó nằm cách trường tôi một cái bồn binh Ngả Sáu .
Nếu
Sài Gòn thuở ấy có rất nhiều quán cà phê, từ quán trang trí rất hippi
của Jo Marcel ở đại lộ Nguyễn Huệ đến quán Hầm Gió của Nam Lộc
trên đường Võ Tánh hoặc văn nghệ hơn như quán Thằng Bờm của Vũ Thành
An ở đường Đề Thám v.v…thì tôi chỉ chấm có hai quán là Thu Hương
trên đường Hai Bà Trưng ở Tân Định và Cà Phê Năm Dưỡng gần trường tôi mà
thôi vì nó vừa túi tiền và mỗi nơi một vẻ. Cà phê Thu Hương dành để
dẫn đào mà không sợ sạch túi vì ngoài cà phê phin còn có thức uống khác
cho đào…Còn cà phê Năm Dưỡng nếu dẫn đào vào thì chắc nàng ” ngàn năm
mây bay ” !
Nói
vậy không có nghĩa là Cà Phê Năm Dưỡng dở hay dơ. Đúng ra Cà Phê Năm
Dưỡng là cà phê bình dân pha bằng vợt chớ không bằng phin và dành cho
dân ghiền cà phê như học sinh và sinh viên chúng tôi.
Lần đầu
tới quán Năm Dưỡng nhấp chút cà phê chợt thấy có mùi vị quen quen. Hình
như có một chút mặn mà trong ly cà phê NămDưỡng. Vâng ! Tôi chợt nhớ
tới quán cà phê anh Xía ở đường Gia Long kế khách sạn Giang Nam, xéo xéo
bên kia là nhà sách Tấn Hoá ở Rạch Giá quê tôi. Nhớ tới tiệm Tân Nam
Dương chuyên bỏ mối cà phê rang sẵn. Tôi còn lạ gì mùi cà phê Moka mà
tiệm Tân Nam Dương rang pha với bơ hàng ngày bay qua khiêu khích khứu
giác của tôi vì nhà tôi ở sát vách. Còn cà phê anh Xía thì trưa nào
trước khi tới trường tôi với Huỳnh Nhựt Hồng ( vị quốc vong thân ) cũng
ghé ngang làm một ly hắc xịt ( cà phê đá ).
Bạn ơi
! Dù có đi đâu nếu là dân ghiền thì khó mà quên mùi cà phê Rạch Giá.
Nó đặc biệt là nhờ nước sông Kiên lờ lợ pha vào làm ly cà phê đậm đà .
Nhấp
ly cà phê làm tôi bạo gan hỏi người có nước da ngâm ngâm tuổi chừng bốn
mươi ngoài có cái tên là Năm Dưỡng đang chọt chọt chiếc đũa vào khuấy
khuấy chiếc vợt cà phê, có phải ông là người Rạch Giá không ? Ông cười !
Sao chú biết ?
Thưa ông
! Ly cà phê mà tôi đang uống tôi biết ông có pha chút muối để giữ hương
vị đậm đà mùi gió biển quê hương làm sao đánh lừa được vị giác của
thằng ghiền nặng như tôi. Gặp ông và nhấp ly cà phê tôi mới thấm thía
mấy chữ THA HƯƠNG NGỘ CỐ TRI !
Nếu ông còn sống tuổi chắc đã cửu tuần ! Than ôi ! Người muôn năm cũ, hồn ở đâu bây giờ !
st.
Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 27/Nov/2020 lúc 8:37am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22890
Gởi ngày: 09/Jan/2021 lúc 9:29am
CÀ PHÊ SAIGON
Hồi
xửa hồi xưa… có một Sài Gòn người ta gọi cà phê là “cà phe”, đi uống cà
phê là đi uống “cà phe” với giọng điệu rất là ngộ nghĩnh.
Tiếng Tây gọi cà phê là Café, tiếng Anh là Coffee nhưng mấy xì thẩu Chợ Lớn thì gọi là “cá phé”. Vậy
thì café, coffee, cà phê, cà phe hay là cá phé muốn gọi sao gọi nhưng
ai cũng hiểu đó là món thức uống màu đen có hương vị thơm ngon, uống vào
có thể tỉnh người nếu uống quá đậm có thể thức ba ngày không nhắm mắt…
TRỞ VỀ THẬP KỶ 50: CÀ PHÊ VỚ
Năm một ngàn chín trăm… hồi đó người Sài Gòn chưa ai biết kinh doanh với nghề bán cà phê cả. “Xếp
sòng” của ngành kinh doanh… có khói nầy là do các xếnh xáng A Hoành, A
Coón, chú Xường, chú Cảo… chủ các tiệm hủ tíu, bánh bao, há cảo, xíu
mại. Vô bất cứ tiệm hủ tíu nào vào buổi sáng cũng có bán món cá phé,
cà phê, cà phe đi kèm để khách có thể ngồi đó hàng giờ nhăm nhi bàn
chuyện trên trời dưới đất. Hồi đó chẳng ai biết món cà phê phin là gì đâu? Các chú Xường, chú Cảo, A Xứng, A Hía chỉ pha độc một loại cà phê vớ. Một
chiếc túi vải hình phểu được may cặp với một cọng kẻm làm vành túi và
cán. Cà phê bột đổ vào túi vải (gọi là bít tất, hay vớ đều được).
Vì chiếc vợt cà phê nầy hơi giống như chiếc vớ dùng để mang giày nên “dân chơi” gọi đại là cà phê vớ cho vui. Chiếc
vớ chứa cà phê nầy sau đó được nhúng vào siêu nước đang sôi, lấy đũa
khuấy khuấy vài dạo xong đậy nắp siêu lại rồi… “kho” độ năm mười phút
mới có thể rót ra ly mang ra cho khách.
Chính cái “quy trình”
pha chế thủ công đầy phong cách Tàu nầy mà dân ghiền cà phê còn gọi nó
là cà phê kho bởi chỉ ngon lúc mới vừa “kho nước đầu”. Nếu ai đến chậm bị kho một hồi cà phê sẽ đắng như thuốc Bắc.
Có
mấy khu vực có những con đường quy tụ rất nhiều tiệm cà phê hủ tíu. Ở
Chợ Cũ có đường Mac Mahon (đọc là đường Mạc Má Hồng, nay là đường Nguyễn
Công Trứ) có rất nhiều tiệm cà phê kho từ sáng đến khuya. Khu Verdun – Chợ Đuỗi (nay là Cách Mạng Tháng 8) cũng đáng nể bởi cà phê cà pháo huyên náo suốt ngày.
Ở
bùng binh Ngã Bảy (góc Điện Biên Phủ và Lê Hồng Phong bây giờ) có một
tiệm cà phê hủ tíu đỏ lửa từ 4 giờ sáng cho đến tận 12 giờ đêm. Còn
nếu ai đi lạc vào khu Chợ Lớn còn “đã” hơn nhiều bởi giữa khuya vẫn còn
có thể ngồi nhăm nhi cà phê, bánh bao, bánh tiêu, dà–chả–quải đến tận
sáng hôm sau.
TRANG TRÍ CHUNG CỦA CÁC TIỆM CÀ PHÊ HỦ TÍU TÀU
Sách
phong thủy Tàu thường khuyên không nên cất nhà ở ngã ba, ngã tư đường
vì dễ bị nạn xui xẻo nhưng các chú Xường, chú Hía, A Hoành, A Koón… thì
đều chọn các nơi nầy làm chổ kinh doanh.
Tuy Sài Gòn, Chợ Lớn,
Gia Định, Phú Nhuận, Đa Kao có hàng trăm tiệm cà phê, hủ tíu Tàu nhưng
nhìn chung chúng đều có một “mô–típ–made in China” khá giống nhau, tức
là quán nào ở phía trước cửa cũng có một xe nấu hủ tíu được làm bằng gỗ
thiết kế một cách cầu kỳ. Phần trên của xe được trang trí bằng những
tấm kính tráng thủy vẽ những nhân vật Quan Công, Lưu Bị, Triệu Tử Long,
Trương Phi trong truyện Tam Quốc Chí khá vui mắt.
Bên trong quán
hoặc xếp bàn tròn hoặc vuông. Khách vừa vào trong gọi “cá phé”, song
mấy tay phổ ky vẫn bưng ra một mâm nào bánh bao, xíu mại, há cảo, dà chá
quải đặt trên bàn. Khách dùng hay không cũng chẳng sao “pà–con–mà!”.
UỐNG CÀ PHÊ PHẢI BIẾT CÁCH
Như đã nói ở trên, hồi đó không có cà phê ta mà chỉ có cà phê Tàu. Vì thế uống cà phê Tàu phải có một phong cách riêng. Cà
phê được mang ra dân ‘sành điệu” hồi đó ngồi chân dưới chân trên, sau
khi khuấy nhẹ cho tan đường bèn đổ ly cà phê ra cái đĩa đặt phía dưới.
Chưa uống vội, khách chậm rãi mồi điếu thuốc rít vài hơi để chờ cà phê
nguội.
Ông Sáu “trường đua” nay đã 80 kể rằng hồi ông còn là một
chú nhóc nài ngựa ở trường đua Phú Thọ ông cũng uống cà phê theo phong
cách nầy, tức uống bằng đĩa chớ không uống bằng ly. Bàn tay phải
nhón lấy cái đĩa đưa lên miệng và húp sì sụp: “Uống vậy mới khoái, mới
đúng kiểu của dân từng trải”, ông Sáu “trường đua” nói với vẻ tự hào.
Ông
còn kể cho tôi nghe chuyện ông từng ăn mảnh ở mấy tiệm hủ tíu bánh bao
hồi năm sáu chục năm về trước với giọng khoái trá: “Hồi đó tao làm nài
ngựa. Hôm nào ngựa thắng độ thì nài được chủ ngựa thưởng cho bộn tiền.
Hôm nào ngựa thua thì coi như đói. Không sao, 73 gần trường đua có
một tiệm hủ tíu cà phê. Vào búng tay chóc chóc gọi cà phê. Cứ cho mấy
thằng phổ ky mang bánh bao xíu mại ra bày trên bàn. Đợi đến khi nó mang
cà phê ra rồi bỏ chạy sang bàn khác thì nhanh tay gở miến giấy phía dưới
cái bánh bao ra và khoắng ngay cái nhân phía trong tọng vào miệng rồi
đậy bánh lại như cũ. Thế là chỉ tốn ly cà phê vài xu mà đã có cái nhân bánh bao to đùng ngon lành trong bụng rồi”.
Theo
ông Sáu “trường đua” thì các chủ tiệm cà phê hủ tíu hồi đó rất chiều
khách. Sì sụp húp cà phê bằng đĩa xong muốn ngồi bao lâu cứ ngồi, hết
trà cứ hô lên “xà dẵm” là có người mang ra bình trà mới, uống chừng nào
chán thì đi. Khi được hỏi tại sao dân “sành điệu” lại không uống
bằng ly mà lại… húp cà phê bằng đĩa, ông sáu “trường đua” lắc đầu nói
không biết chỉ biết dân “sành điệu” chơi vậy mình cũng bắt chước chơi
vậy thôi, vậy mới là… sành điệu!
CÀ PHÊ PHIN HAY CÀ PHÊ ‘NỒI TRÊN CỐC”
Dòng
cà phê… vớ cà phê kho lững lờ trôi như thế hằng thế kỷ của thiên kỷ
trước là như thế, cứ vào tiệm hủ tíu mà uống cà phê đổ ra đĩa rồi sì sụp
húp thì được xem như đó là phong cách của dân chơi sành điệu. Một
người tên ông Chín “cù lủ”, một tay bạc bịp nay đã hoàn lương cho rằng
dân cờ bạc, dân giang hồ hồi đó chẳng đời nào bưng ly mà uống như ngày
nay. Kẻ ngồi nghiêm túc, nâng ly lên uống như uống rượu bị các đàn
anh “húp” đĩa xem khinh bằng nửa con mắt, coi như hạng… “bột” lục hục
thường tình không đáng kết giao.
Nhưng rồi cái quan điểm húp cà
phê trên đĩa mới… “sang” cũng đến lúc phải lụi tàn, vì bị chê là kiểu
uống bẩn, uống thô vụng khi trào lưu cái phin “filtre” bắt đầu xuất hiện
và đã làm biến dạng cái kiểu uống cà phê trong tiệm hủ tíu.
Vào
thập niên 60 nhà hàng Kim Sơn (nằm trên góc Lê Lợi – nguyễn Trung Trực)
mở cú đột phá ngoạn mục bằng cách bày bàn ghế ra hàng hiên dành cho các
văn nghệ sĩ trẻ chiều chiều ra đó bàn chuyện văn chương và… rửa con mắt.
Hồi đó cà phê Kim Sơn chỉ có một đồng một cốc bằng giá vé xe
buýt dành cho học sinh. Mặc dù chủ quán Kim Sơn lúc đó vẫn là người Hoa
nhưng đã tiếp thu phong cách cà phê hè phố của dân Pari (Pháp). Theo
lý thuyết, những giờ uống cà phê là những giờ giải tỏa căng thẳng hoàn
toàn, vừa nhâm nhi từng ngụm nhỏ cà phê dặc sánh vừa ngắm quang cảnh sôi
động đông vui của đường phố.
Thuở ấy con đường Lê Lợi vẫn còn
những hàng me. Vào những ngày me thay lá, dưới ánh nắng chiều phớt nhẹ,
lá me vàng khô rơi tản mản như hoa “com – phét – ti” lấp lánh làm cho
đường phố trở nên… “mộng mị” và thơ… Kim Sơn biết tận dụng ưu thế chiếm lĩnh một góc ngã tư, tầm nhìn rộng bao quát để khai thác dịch vụ cà phê hè phố. Cái phin đã trở nên quen thuộc, cao cấp hơn cái vợt cái vớ của cà phê kho trên cái siêu đất “phản cảm” xưa.
Thời
điểm nầy những nhà văn, nhà báo, các nhà doanh nghiệp tên tuổi cũng có
những quán cà phê sang trọng xứng tầm với địa vị của họ. Những La Pagode, Brodard, Givral, Continental là nơi gặp gỡ, giao lưu của giới thượng lưu Sài Gòn.
CÀ PHÊ TÂY
Cà
phê La Pagode khách không ngồi ghế sắt ghế gỗ mà ngồi trên những salon
bọc da để phóng tầm mắt nhìn ra con đường Catinat (nay là Đồng Khởi) con
đường đẹp và sang nhất của Sài Gòn. Cách La Pagode độ trăm mét nhà hàng Continental cũng mở một không gian cà phê sang trọng đúng phong cách “Phăng–se”.
Đối
diện Continental là tiệm cà phê Givral nơi nổi tiếng với những món bánh
ngọt tuyệt hảo. Tiệm tràn ngập ánh sáng bởi những khung cửa kính nhìn
ra Nhà Hát Lớn (nay là Nhà Hát TP) với một bầu trời khoáng đãng. Những nhà báo, văn nghệ sĩ thường ghé đây uống cà phê trước khi tỏa đi khắp nơi cho công việc riêng của họ.
Còn
một quán cà phê với một phong cách phương Tây như bàn ghế, trang trí
bên trong sang trọng cũng nằm trên con đường nầy là quán cà phê Brodard.
Với một phong cách cũng gần giống với La Pagode, không gian Brodard
yên tĩnh, ánh sáng thật nhạt để khách có thể thả hồn êm ả bên tách cà
phê nóng hổi quyện hương thơm.
Có thể nói từ giai đoạn nầy người
Việt Nam ở Sài Gòn “thức tĩnh” trước thị trường buôn bán cà phê mà từ
lâu họ đã bỏ quên và đã để cho các chú Hoành, chú Koón, chú Xường… tự do
khai thác. Khi qua tay người Việt quán cà phê không còn luộm thuộm
những cái ‘đuôi” mì, hủ tíu, hoành thánh, xíu mại, há cảo, bánh bao… nữa
mà nó thuần túy chỉ có cà phê nhưng được chăm chút một cách tỉ mỉ hơn,
biết tạo ra một không gian tao nhã hơn, thu hút hơn…
CAFÉTÉRIA CA NHẠC
Để
gần gủi hơn, thu hút khách hơn và cũng mang tính giải trí hơn, một số
nơi đã ổ chức hình thức phòng trà ca nhạc theo dạng Cafétéria. Cafétéria
rộng thoáng hơn những “Tháp ngà” La Pagode, Brodard, Givral,
Continental… nơi đây không phải chổ để trầm tư, bàn luận chuyện đời mà
hoàn toàn là chổ vui chơi giải trí.
Trên đường Bùi Viện đầu những
năm 60 mọc ra một cái quán với tên là phòng trà Anh Vũ. Tuy là phòng
trà nhưng có thiết kế một sân khấu nhỏ vừa cho một ban nhạc bỏ túi đệm
đàn cho những ca sĩ tăm tiếng được mời đến trình diễn như Bạch Yến, Mai
Hương, Duy Trác, Cao Thái… Lúc đó phòng trà Anh Vũ là điểm hẹn của nhiều người dân Sài Gòn cũng như những văn nghệ sĩ sinh sống tại đây. Con đường chật hẹp Bùi Viện bổng đêm đêm sáng lên rực rở ánh đèn Anh Vũ, người xe tấp nập đông vui.
Một
Cafétéria khác theo cách của Anh Vũ cũng đã mọc lên bên cạnh rạp Ciné
Việt Long (trên đường Cao Thắng) với tên phòng trà Đức Quỳnh. Ca sĩ
kiêm nhạc sĩ tóc dài Đức Quỳnh là chủ nhân của cái Cafétéria nầy. Đức
Quỳnh với cây Piano và giọng ca trầm ấm của ông và những ca sĩ Minh Hiếu
– Thanh Thúy, Phương Dung đã thu hút một số đông người yêu nhạc đêm đêm
đến đây vừa giải khát vừa giải trí một cách tao nhã.
Rồi tiếp
theo là cà phê Cafétéria Jo Marcel, trên đường Hai Bà Trưng, Đêm Màu
Hồng trên đường Tự Do (nay là đường Đồng Khởi) thi nhau mọc lên đẩy “Nền
văn hóa ẩm thực” cà phê lên một tầm cao hơn, tức vừa uống cà phê vừa
được thưởng thức những ca khúc do các ca sĩ, nhạc sĩ có tiếng trình bày.
Một
phòng trà ca nhạc khác cũng khó quên chính là phòng trà Bồng Lai nằm
trên sân thượng của Nhà hàng Kim Sơn mở cửa hàng đêm từ 9 giờ tối. Ở đây
khách thường xuyên được nghe giọng ca vàng đương thời, ấy là ca sĩ Anh
Tuyết với bài hát “Ánh Đèn Màu”.
Cũng như ca sĩ Cao Thái nổi
tiếng với bài “Mexico”, ca sĩ Anh Tuyết mỗi lần trình diển “Ánh Đèn Màu”
là bà hát với những dòng nước mắt. Nội dung ca khúc là nói về tâm
trạng của người nghệ sĩ là ca hát để người mua vui để rồi khi ánh đèn
màu tắt người nghệ sĩ lại một mình giữa cô đơn… Có lẽ do cái nội
dung u buồn ấy đụng chạm vào nỗi lòng của bà nên bà rất ít khi chịu hát
nhạc phẩm ấy. Nhưng hầu như đêm nào cũng có người yêu cầu, trừ những
người thân quen bắt buộc phải đáp ứng, còn thì Anh Tuyết xin lỗi từ chối
khéo.
LẠI QUAY VỀ CÀ PHÊ VỚ ĐÔNG VUI
Sau ngày 30/4/75
mừng vui trước ngày đất nước “thanh bình”, Sài Gòn TP.HCM lại rộ lên
phong trào cà phê hè phố. Những quán cốc che tạm tấm bạt bên lề đường
với những chiếc ghế gỗ lùn làm chổ tụ họp của các thanh niên… Vòng
quanh Hồ con Rùa, xuống đến Phạm Ngọc Thạch, quẹo qua Nguyễn Đình Chiểu
có hàng mấy chục “túp lều” cà phê như thế mọc lên san sát bên nhau.
Trên
đường Trần Quốc Thảo gần Hội Văn Nghệ TP, một số anh em văn nghệ cũng
mở quán cà phê cóc bên vệ đường để anh em hội tụ, gặp gở sau khi chiến
tranh đã kết thúc, thành phố Sài Gòn hoàn toàn được “giải phóng ?”. Chỉ là cà phê hè phố nhưng đông vui, uống một cốc cà phê siêu, cà phê vớ nhưng thoải mài ngồi cả ngày cũng chẳng ai rầy rà.
Sau
khi hết tiếng súng nổ, hết hỏa châu đầy trời, hết bắt lính, thanh niên,
sinh viên Sài Gòn vui vẻ chào đón những ngày cách mạng đông vui ngoài
phố. Và các “quán cốc liêu xiêu một câu thơ” bên các vĩa hè là chổ dừng chân để… “tám” đủ thứ chuyện trên trời dưới đất. Chỉ
có ai ở tuổi thanh niên vào thời điểm lịch sử có một không hai đó mới
thấy được cái thú ngồi quán cà phê bụi lụp xụp mà hầu như đường nào cũng
có. Có người còn có thuốc Ruby, Con Mèo để phì phà bên ly cà phê vớ
nhưng để… phiêu bồng hơn một số lớn thanh niên chơi… “bốc–lăn–se” tức
thuốc vấn. Anh nào cũng thủ sẵn một bọc trong túi xách để sẳn sàng bày
ra cho bạn bè tha hồ vừa bốc vừa lăn vừa se vừa liếm vừa dán rồi phì
phèo nhả khói.
Cà phê quán cóc (nhảy nay chổ nầy mai chổ khác như
cóc nhảy ấy mà) thời ấy được coi như thời huy hoàng lãng mạn nhất của
nền… văn hóa ẩm thực cà phê cóc Sài Gòn. Ban ngày đã rộn ràng như
thế đến đêm bên những ngọn đèn dầu lù mù loanh quanh những con đường
trong thành phố cũng có những quán cóc để dân mê cà phê, mê hòa bình
được tận hưởng những giờ phút, sảng khoái, yên ả nhất của đời mình.
VÀ CÀ PHÊ ĐƯƠNG ĐẠI
Cà phê vốn cùng đi với con đường lịch sử, mỗi một thời kỳ nó có một hình thức thể hiện bản chất và hình thái riêng. Trong khoảng 30 năm sau ngày đất nước thống nhất bước đường của cà phê đã có những bước tiến rõ rệt.
Bây
giờ là thời kinh tế thị trường, nghề kinh doanh cà phê không còn ở giai
đoạn cà phê Tàu ngồi chân trên chân dưới mà húp cà phê vớ trong chiếc
đĩa sứ cũ kỷ hay kiểu cà phê lề đường tuy vui nhưng vi phạm luật giao
thông lấn chiếm lòng lề đường. Kinh doanh cà phê bây giờ phải có vốn
hàng tỷ bạc. Vì nó không còn ở dạng Cafétéria nữa mà nó là Bar café, bề
thế hơn, sang trọng hơn. Cơ ngơi kinh doanh mỗi nơi mỗi thể hiện một
phong cách riêng để lưu giử một số khách hàng riêng.
Chỉ cần đến
Bar café Gió Bắc, Ciao café, Window’s café, Spa café ở vòng quanh hồ Con
Rùa thôi đủ thấy người kinh doanh phải bỏ ra một số tiền lớn cở nào để
kinh doanh dịch vụ buôn bán món hàng đơn giản từ những hạt cà phê đen
tuyền thơm ngát đó. Ngoài việc uống cà phê khách còn có thể nhăm nhi
một ly Cocktail thấm mát đầu lưỡi hay một cốc rượu nhỏ Martell,
Hennessy nồng nàn vào những buổi chiều.
Cà phê Sàigòn TP.HCM bây giờ sang hơn, thời thượng hơn dành cho một thành phần của cư dân có thu nhập cao hơn.
Và bạn có bao giờ thử một buổi chiều đi vào một Bar café chưa? Đó sẽ là một không gian mát rượi chờ đón bạn. Gọi
cà phê hay một cốc rượu nhỏ ngồi đó nghe tiếng nhạc nho nhỏ và bạn cũng
chẳng cần nhìn ra khung cảnh bên ngoài làm chi. Ở đây có biết bao “cánh
hoa” đẹp: Các cô phục vụ bàn, các em PR và những người đẹp từ bốn
phương trời ‘đáp nhẹ” về đây.
Cà phê và rượu sẽ còn phê hơn khi
bạn sẽ mãn nhản với những đôi chân dài chập chờn trong thứ ánh đèn mờ ảo
như ru bạn vào những giấc mơ đến dại khờ…
Giá cà phê ở những nơi
nầy tất nhiên là hơi đắt, không biết vì tại chổ ngồi sang, vì cà phê sản
xuất từ trên Sao Hỏa hay tại các chiếc áo lửng hai dây và những cái
chân dài…
Trương Đạm Thủy
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22890
Gởi ngày: 05/Apr/2021 lúc 9:33am
Nguyễn Tường Thiết
LTS:
Nhà văn Nguyễn Tường Thiết là con trai thứ của văn hào Nhất Linh, Tạp
Chí Hợp Lưu hân hạnh giới thiệu cùng qúi độc giả bút ký "Căn nhà An Đông
của mẹ tôi" của ông.
Chợ An Đông và khu chung cư chung quanh chợ được xây cất vào năm 1954,
năm đất nước chia đôi, trên một khu đất trống và rộng thuộc Quận 5 Chợ
Lớn. Toàn bộ khu vực này nằm ở giữa hai đại lộ Hùng Vương có con đường
sắt chạy song song ở phía bắc và đại lộ Hồng Bàng ở phía nam; tiếp giáp
hai mạn đông, tây là hai con đường nhỏ Yết Kiêu và Nguyễn Duy Dương.
Chung cư An Đông gồm bốn khu ba từng, mỗi khu hình chữ L, bao quây lấy
chợ nằm ở chính giữa, tổng cộng gồm khoảng bốn năm trăm đơn vị gia cư.
Tôi rời Hà Nội vào Nam rất sớm. Năm 1951 tôi đã theo bố tôi và người chị
cả vào định cư ở Sài Gòn trong khi mẹ tôi và các anh chị tôi vẫn còn ở
Hà Nội cho đến ngày di cư. Vào Nam ba bố con tôi ở chung với gia đình
người bác ở đầu đường Hồng Thập Tự gần sở thú Sài Gòn. Thời gian chúng
tôi ở đó tôi thường theo các anh họ tôi đạp xe đi tắm ở hồ bơi mà hồi đó
chúng tôi gọi là "đi pít-xin". Hồ bơi ở xa lắm, mãi tuốt trong Chợ Lớn.
Tôi nhớ là để tới hồ bơi chúng tôi phải dắt xe đi ngang một con đường
sắt, rồi lại phải băng qua một bãi đất trống rất rộng mấp mô đầy những
mồ mả.
Năm di cư mẹ và các anh chị tôi kẻ trước người sau lục tục vô Nam. Mẹ
tôi mua một đơn vị trong chung cư chợ An Đông để ở và lấy chỗ buôn bán.
Đơn vị ấy hai từng, từng dưới mẹ tôi mở tiệm bán cau khô, tên hiệu là
Cẩm Lợi, từng trên mẹ con chúng tôi ở khá chen chúc vì diện tích căn nhà
không rộng bao nhiêu. Bố tôi chê nhà vừa chật lại vừa gần chợ ồn nên
không ở, chỉ thỉnh thoảng lắm mới tạt về. Trên đầu chúng tôi là lầu ba.
Lầu ba thuộc một đơn vị gia cư khác. Tất cả những đơn vị ở trên lầu ba
đều đi chung một cầu thang riêng, nằm bên hông đường Nguyễn Duy Dương.
Căn nhà chúng tôi ở một góc trông ra hai mặt đường nên rất thuận tiện
cho việc buôn bán của mẹ tôi.
Nếu tôi chỉ nói cái số nhà 39 thì chắc chẳng một ai hình dung căn nhà
của mẹ tôi nằm ở chỗ nào trong khu chợ An Đông. Nhưng nếu nói nó ở ngay
sát cạnh quán cơm gà nổi tiếng Siu Siu thì có thể nhiều người hình dung
ra ngay. Siu Siu là một quán cóc nằm sát bên hông nhà mẹ tôi. Ông Siu
Siu khi mở quán này đã thương lượng với mẹ tôi câu điện từ trong nhà
chúng tôi để thắp đèn trong quán, lại dùng cái vỉa hè ngay trước cửa nhà
chúng tôi để đặt bàn ăn. Bù lại ông Siu Siu mỗi tháng trả cho cho mẹ
tôi một khoản tiền. Trong suốt hai mươi năm trời chúng tôi ăn cơm gà trừ
dần vào khoản tiền này, ăn nhiều phát ớn, đến độ tôi phải tự hỏi cơm gà
Siu Siu thì ngon quái gì mà đông người đến ăn như thế. Mỗi buổi chiều
từ trên ban công nhìn xuống dưới hè ở trước nhà tôi thường quan sát thực
khách ăn ở phía dưới. Tôi nhận diện không biết bao nhiêu những khuôn
mặt nổi tiếng, từ minh tinh tài tử, văn nhân nghệ sĩ cho đến những nhân
vật chính trị và quân sự quan trọng của miền Nam, và tôi thường tự hỏi
trong số những thực khách ấy có mấy ai biết là mình ngồi ăn ở ngay trước
cửa căn nhà của mẹ tôi, bà Nhất Linh.
Năm 1954 khi chúng tôi dọn đến ở thì khu chung cư An Đông này chưa hoàn
toàn xây xong. Chúng tôi là một trong số rất ít những người đầu tiên đến
cư ngụ. Tôi khám phá ra là cả cái chợ này lẫn khu chung cư được xây
ngay trên cái bãi đất tha ma rộng mênh mông mà mấy năm trước tôi đã phải
dắt xe đạp đi ngang qua mỗi lần tắm "pít-xin". Bây giờ thì cái hồ tắm
ấy gọi là hồ tắm An Đông nằm ngay cạnh chung cư chúng tôi ở cách con
đường nhỏ Yết Kiêu.
Năm đó tôi được mười bốn tuổi. Kỷ niệm của tôi về những ngày đầu tiên
đến ở căn nhà ấy là một trận ốm kịch liệt khiến tôi phải nằm bẹp trên
giường tới hơn một tuần lễ. Căn nhà mới tinh, phòng ốc còn trống trơn vì
chưa có nhiều đồ đạc. Tôi ngửi thấy từ nhừng bức tường cái mùi nồng
nồng của nước vôi mới quét. Những ngày ốm tôi nằm hầu như một mình trong
căn gác trống trải, tai nghe từ một cái máy phóng thanh đặt trên nóc
chợ phát ra những bài hát cổ trong một tuồng tích Tàu, chắc hẳn là để
quảng cáo cho cái chợ và khu chung cư mới xây cất. Tiếng phèng la inh ỏi
xen lẫn tiếng hát giọng Quảng Đông léo nhéo nghe chua như tiếng mèo gào
động đực. Cheng hoèng... e... ếng, e.. ê... pẩy... coong... Trong cơn
mê bệnh tôi thấy mình nằm trên một bãi tha ma (mà quả là tôi đang nằm
trên bãi tha ma thật) có tiếng kèn nhão nhoét và tiếng hát ỉ ôi vẳng lại
nghe hệt như từ một đám ma Tàu tôi vẫn thường thấy ở trong Chợ Lớn.
Thời gian ấy bố tôi ở bên Pháp. Bố tôi ở Paris sáu tháng. Có anh cả tôi
là anh Việt đang du học bên đó. Đầu năm 1955 khi bố tôi trở về Sài Gòn ở
căn nhà chung cư thì khu vực này đã tấp nập, chợ An Đông ồn ào tiếng
người mua bán và tất cả cả đơn vị gia cư đã kín người ở. Đa số người ở
chung cư An Đông là người Việt gốc Hoa và người Bắc di cư.
Bố tôi về nước mang theo cây kèn clarinet ông mua ở bên Pháp. Thỉnh
thoảng ông lấy kèn ra thổi dăm ba bản nhạc Tây. Tiếng hắc tiêu của ông
được đệm bởi tiếng chợ búa ồn ào ở dưới nhà, lâu lâu lại phụ họa những
tiếng chửi nhau rất là thô tục của đám người trong chợ đang giành nhau
một cái sạp hàng. Tôi không ngạc nhiên khi thấy chỉ ít lâu sau bố tôi
giã từ đám thính giả ở chợ An Đông và xách kèn lên Đà Lạt ở liền trên đó
mấy năm. Tôi cũng được gửi lên đó sống bên cạnh bố. Ở trên Đà Lạt quả
nhiên tiếng kèn của ông được lắng nghe. Mỗi buổi chiều thứ bẩy bố tôi tổ
chức hòa nhạc tại gia, ngoài tiếng hắc tiêu của ông lại có sự phụ họa
tiếng đàn lục huyền cầm của giáo sư Vĩnh Tường. Khách đi đường, người
ghếch xe đạp kẻ ngừng chân bước, lắng nghe tiếng nhạc hòa tấu vẳng ra từ
trên lầu căn nhà chúng tôi ở trên đường Yersin trong bầu không khí êm ả
của buổi chiều Đà Lạt.
Năm 1958 bố tôi trở về Sài Gòn làm báo Văn Hóa Ngày Nay. Cố nhiên là bố
tôi không ở căn chung cư của mẹ tôi. Ông thuê một căn gác trên đường
Trương Minh Giảng để ở và lấy chỗ làm việc. Còn tôi thì dính liền với
chợ An Đông và căn nhà của mẹ tôi cho đến ngày di tản qua Mỹ. Tính ra
tôi đã căn nhà đó tròn hai mươi năm, giữa hai cuộc di cư, từ cuộc di cư
năm 1954 cho đến cuộc di tản năm 1975.
Hai mươi năm sống dưới một mái nhà thật ra chẳng lâu gì cho lắm, còn
thua cả thời gian chúng tôi từng sống ở một ngôi nhà trên đất Mỹ. Nhưng
không hiểu sao mỗi lần nhớ về quá khứ tôi có cảm tưởng như thời gian ở
đấy dài lắm, dài nhất trong đời tôi. Sao lạ thế nhỉ? Phải chăng vì thời
gian ấy tôi ở Việt Nam và trải qua nhiều biến động nhất trong đời? Hay
chỉ vì đó là thời gian tôi ở giữa lứa tuổi từ 14 đến 35, tức là lứa tuổi
mà có lẽ ở bất cứ người nào cũng đều cho là đẹp và đáng ghi nhớ nhất?
Chợ An Đông mỗi sáng họp rất sớm. Mới ba bốn giờ trời còn tối người ta
đã sửa soạn họp chợ. Từ dưới nhà vẳng lên gác tiếng động lạch cạch của
những người phu khuân vác đóng xếp những sạp hàng bầy trên mặt đường
quanh chợ. Trong bao nhiêu năm tiếng lạch cạch đều đặn ấy đã thấm sâu
vào trong giấc ngủ của chúng tôi. Đến khi tỉnh giấc thì tiếng ồn ào của
chợ đã òa vỡ ở bên ngoài. Từ ban công lầu hai nhìn xuống dưới đường
những chiếc bạt vải che mưa nắng dựng lên chi chít; qua những khoảng hở
giữa hai cánh bạt là đầu và vai của những người đi chợ chen nhau qua lại
giữa những sạp hàng. Đến trưa thì tiếng ồn tắt. Chợ vãn. Bạt che, sạp
hàng thoắt cái biến mất, mặt đường quanh chợ bỗng vắng te, một vài con
chó sục sạo trong đống rác. Trong cơn nóng hực của thành phố Sài Gòn chợ
An Đông cũng theo người lịm vào giấc nghỉ trưa. Trôi đi trong giấc ngủ
nặng nề tôi nghe có tiếng chổi quét uể oải "lẹt xẹt lẹt xẹt" của mấy
người phu quét đường. Cho đến năm giờ thì chợ lại thức dậy bởi tiếng
động lạch cạch bầy bàn của quán cơm gà Siu Siu.
Chiều đến khi cơn nắng đã dịu tôi thường bắc ghế ra ngồi ở ban công nơi
mẹ tôi có trồng ở góc một cây hoa giấy, cành lá và hoa giấy đỏ leo trên
một tấm lưới sắt thưa. Điếu thuốc lá Capstan trên môi tôi thường nhìn
qua những bông hoa giấy ngắm cảnh chợ vãn từ trên cao. Phía bên kia
đường Nguyễn Duy Dương là trường trung học Trí Dũng quét màu vôi đỏ, giờ
tan trường những cô cậu học sinh Tàu trong bộ đồng phục xanh trắng cà
vạt đỏ đi túa ra khỏi cổng. Trên hè lề đường ngay phía dưới ban công
những thực khách của quán Siu Siu ngồi ăn uống ngon lành, trên mặt bàn
ăn những chai lớn chai nhỏ bia Larue đầu cọp, bia "33", những đĩa thịt
gà trắng nuột nà, những bát cơm gà nóng bốc khói. Thỉnh thoảng tôi thấy
mẹ tôi bước ra cửa gọi cơm để đãi khách và bao giờ cũng vậy ông chủ Siu
Siu đích thân bưng cơm và thịt gà vào trong nhà cho mẹ tôi. Biết ý mẹ
tôi ông luôn luôn mang vào một khẩu phần đặc biệt: một đĩa đùi gà được
chặt rất khéo có thêm vài ba cái phao câu và một đĩa lòng gà gồm gan,
mề, lòng, điểm mươi quả trứng bé bé xinh xinh màu vàng ngậy.
Khách đến chơi nhà mẹ tôi vào buổi sáng nếu đi xe hai bánh thì phải dắt
xe luồn lách giữa những sạp hàng trước khi có thể tách lên lề dựng xe
trước cửa. Vì ở vị trí góc trông ra hai mặt đường nên nhà có hai cánh
cửa lớn, loại cửa kéo ra kéo vào bằng sắt, cửa trông ra phía chợ thường
xuyên đóng, chỉ mở cửa sắt bên hông phía cơm gà Siu Siu. Nếu khách đến
vào buổi chiều hay tối thì có thể đậu xe sát lề đường rồi đi qua bàn của
quán cơm gà để vào nhà. Một tấm bảng đề hiệu "CẨM LỢI chuyên bán sỉ cau
khô" gắn trên cánh cửa sắt, ngay phía dưới ban công.
Những bồ cau khô chất cao gần đụng trần chiếm nửa diện tích căn nhà dưới
của mẹ tôi, một cái cân khá lớn đặt ngay cửa, một cái sập gỗ thấp và
một cái két sắt nặng nề. Phần còn lại để trống chừa lối đi vào nhà
trong. Nhà trong là một khoảng hẹp dùng làm bếp, cạnh có cầu thang bậc
cao, hẹp, gấp khúc ở giữa để lên gác. Dưới lòng cầu thang là cầu tiêu
phòng tắm. Đấy, hiệu cau Cẩm Lợi của mẹ tôi như thế đấy. Nó bé và chật
chội lắm, không thể nào sánh được với hiệu cau khá rộng của bà ở số 15
hàng Bè Hà Nội trước ngày di cư.
Căn trên gác là thế giới của chúng tôi. Chúng tôi là tất cả mọi người
trong nhà ngoại trừ mẹ tôi. Rộng 4x12 mét vuông căn gác để mấy thứ sau
đây đã chật cứng: một cái sập gụ to bằng gỗ quí, một cái đi văng, một
tấm phản, một bộ bàn ăn, một tủ gương đựng quần áo, một cái tủ chè dùng
làm bàn thờ. Cạnh chiếc bàn ăn đóng sát vào thành tường là một cái giá
đựng sách. Treo trên cao là hai bức tranh chân dung bố mẹ tôi do họa sĩ
Nguyễn Gia Trí vẽ, bức họa bố tôi tay cầm bao thuốc lá và mẹ tôi cầm một
miếng cau. Đồ đạc ở trong nhà có bốn thứ mẹ tôi đã mất công thuê chở từ
Hà Nội vào, đó là cái cân, cái két sắt để ở dưới nhà và cái sập gụ, cái
tủ chè để ở trên gác. Gác là chỗ để chúng tôi ăn ngủ. Còn chỗ để chúng
tôi mơ mộng là hai cái ban công nhỏ được làm đẹp bằng những giàn hoa
giấy. Những phút mộng mơ hiếm hoi của chúng tôi tuy thế chẳng bao giờ
trọn vẹn vì ban công lúc nào cũng thoảng mùi cứt mèo chua loét mà mũi
chúng tôi không tài nào làm quen nổi. Chả là chợ An Đông có cả một đạo
quân những con mèo hoang, chúng cứ nhè những khoảng đất trồng cây rất
hiếm hoi để đào bới ỉa bậy. Hàng đêm vào mùa động đực những con mèo
hoang này thường đuổi nhau trên thành ban công, những ban công nối sát
nhau chạy dài suốt dọc lầu hai của mấy chục căn chung cư. Vì nhà mẹ tôi ở
góc nên con mèo bị săn đuổi chạy đến trước nhà chúng tôi là cùng đường,
nó quay lại cong mình gầm gừ, rồi tiếng mèo gào động đực ré lên chọc
thủng giấc mơ của chúng tôi đánh thức chúng tôi dậy nhiều lần trong đêm.
Mẹ tôi có cả một thế giới riêng của bà ở nhà dưới. Quanh bà là những
người giúp việc. Một người lo việc cơm nước và một người chuyên làm việc
nặng khuân vác cau. Trong số những người giúp việc ấy có bà Hai và chú
Tiều là hai người mà tôi nhớ đến nhất mỗi khi hồi tưởng về căn nhà cũ
của mẹ.
Bà Hai già lắm, đầu vấn khăn, miệng móm mém, người nhỏ thó, đi đứng lòm
khòm vì lưng còng, có tật nói năng lung tung chẳng kiêng nể một ai vì
thế ai cũng ngán bà. Mỗi tối bà có thể cong người nằm gọn lỏn như một
con tôm trên mặt cái bàn cân. Vì vậy cái cân trở thành giường ngủ của
bà.
Chú Tiều ở tuổi trung niên người Hoa, đầu hói, quanh năm mặc cái quần xà
lỏn phô tấm thân lực lưỡng, nhưng chú lại bị bệnh khùng, suốt ngày nói
năng lảm nhảm không thua bà Hai nhưng nói bằng tiếng Tàu chả ai hiểu chú
nói gì. Không như bà Hai được mướn thường trực và ở luôn tại nhà, chú
Tiều sống lây lất trong chợ, được mẹ tôi kêu tới mướn mỗi khi cần có
người làm việc nặng. Sau này vì tội nghiệp muốn giúp đỡ thêm cho chú nên
ngay cả những công việc nhẹ như xấy cau, sàng cau hoặc dọn dẹp nhà cửa
mẹ tôi cũng nhất nhất gọi chú tới làm, thành thử chú có mặt ở nhà mẹ tôi
hầu như thường xuyên. Chú làm việc gì cũng rất kỹ lưỡng từng li từng tí
lại rất lương thiện không tơ hào của ai một đồng bạc cắc nên rất được
mẹ tôi thương. Không ai biết thật rõ tông tích chú Tiều. Dân trong chợ
kháo nhau là chú có gia đình ở đường Nguyễn Trãi nhưng cha mẹ chết hết.
Chú ở với anh chị nhưng chị dâu không thương, khinh rẻ hành hạ chú vì
thấy chú khùng, chú giận bỏ nhà ra đi, sống lây lất trên các đường phố
rồi cuối cùng đến chợ An Đông lượm của dư của đổ của mấy bà gánh bún cơm
phở mà ăn. Tối đến chú ngủ ngoài hiên bên hông nhà mẹ tôi. Mẹ tôi thấy
tội nên sai người làm mang cái mền nhà binh đắp cho chú để chú đỡ lạnh
và đỡ muỗi cắn. Sau này thì chú tìm được chỗ ngủ tốt hơn ở trong chợ.
Mẹ tôi mặc chiếc áo cánh, đầu vấn khăn, ngồi trên chiếc sập gỗ dưới nhà
đôn đốc người làm và tiếp khách. Bà hình như bận bịu suốt này với khách
khứa. Khách gồm cả người bán cau lẫn người mua cau. Mẹ tôi từ khi vào
Nam không ôm đồm bán lẻ bán sỉ cau khô lẫn cau tươi như hồi còn ở ngoài
Bắc, bà chỉ chuyên bán sỉ cau khô. Nguồn cung cấp cau chính là tỉnh
Quảng Nam ở miền Trung và tỉnh Bến Tre ở miền Nam. Mẹ tôi thường xuyên
mua cau từ các đại lý của hai vùng ấy mà người đại diện là bà Năm Dung
(chúng tôi thường gọi là cô Năm Dung) ở Hội An và bà Thái Nguyên ở Bến
Tre. Ngoài ra mẹ tôi cũng mua cau từ đại lý của ông Cơ Tấn ở trong Chợ
Lớn. Qua mấy chục năm buôn bán và giao hảo tốt đẹp những người đó đã trở
thành những người bạn cau thân thiết của mẹ tôi. Còn chúng tôi xem cô
Năm Dung, bà Thái Nguyên, ông Cơ Tấn như người nhà. Mẹ tôi cũng có nhiều
dịp đi Hội An và Bến Tre để tìm hiểu tình hình cau và mua cau thẳng từ
nguồn. Cau khô mẹ tôi mua về được phân loại, cau tốt để riêng, cau mốc
được tẩy trắng bằng diêm sinh, được đóng bao rồi bán lại cho các bạn
hàng chợ trong vùng Sài Gòn - Chợ Lớn.
Mỗi lần xe hàng tới là một ngày bận rộn. Chú Tiều được gọi đến. Chiếc xe
cam nhông quay đít vào lề đường (xe bao giờ cũng giao hàng vào buổi
chiều vì buổi sáng chợ họp không vào được), cảng phía sau mở, một tấm
ván bắc từ sau xe xuống hè làm cầu thang. Quàng một tấm khăn đỏ lên vai
chú Tiều lên xe cúi mình kê vai vác từng bao tải cau lớn bước xuống
thanh ván. Vào nhà chú nghiêng vai thẩy lên bàn cân để cân trước khi bao
cau được chất đống trong nhà. Mẹ tôi lắp cặp kính lão vào mắt đứng bên
cạnh bàn cân, cúi xuống xê dịch quả tạ trên cán cân, xê qua xê lại cho
tới khi hai cái mũi cân thăng bằng, rồi bà rút cái que chổi cắm trong
một lọ mực tím bắt đầu nghệch ngoạc viết lên trên bao cau: "Cau Mỹ Lợi
41,8 ký". Chú Tiều trong lúc chờ đợi mẹ tôi cân cau thì ngửa mặt nhìn
trần nhà, đầu nghếch một bên, ngón tay đưa cao chỉ vào một góc tường,
miệng nói lảm nhảm tiếng Tiều Châu, như thể chú đang nói chuyện với một
con thạch sùng nào đó trên trần nhà. Mặc dù chú có vẻ hoàn toàn lạc hẳn
trong thế giới riêng nhưng chú Tiều tỉnh lắm, chú biết rất chính xác khi
nào mẹ tôi cân xong. Mẹ tôi vừa cắm cái que chổi vào lại lọ mực thì tức
thời chú cúi xuống sát bàn cân, nghiêng vai vác bao cau lên chất cao
trên đống bao tải rồi chú lại lững thững đi ra ngoài, cái đầu nghiêng
nghiêng, miệng xùi nước miếng, một cánh tay giơ cao dứ dứ lên trời, chú
bước lên tấm ván để sửa soạn vác một bao cau khác.
Mẹ tôi cân và đánh dấu các bao cau xong thì giơ một ngón tay đẩy cặp
kính lão xuống sống mũi, khẽ cúi đầu nhướng mắt nhìn quanh quất. "Mấy
đứa nó đâu hết cả rồi? Này! bà Hai, bà lên gác bảo mấy cô cậu xuống tính
sổ". Bà Hai lầm bầm câu gì trong miệng, lững thững đi qua nhà bếp để
lên gác. Cầu thang hẹp lại dốc, bà đã cao tuổi nên rất ngại mỗi lần phải
lên gác, tiếng lầm bầm chắc là để rủa chúng tôi. Khi chúng tôi bước
xuống cầu thang tay cầm sẵn giấy bút thì ở dưới nhà ồn lên tiếng tranh
cãi. Quá quen cảnh đôi co về giá cả giữa mẹ tôi và khách nên chúng tôi
thường kiên nhẫn chờ cho đến khi đôi bên tỏ vẻ đồng ý nhau mới bắt đầu
tính sổ. Hồi đó làm gì có máy tính chúng tôi phải làm hàng chục những
con tính nhân. "Cau Mỹ Lợi một bao nặng 41, 8 ký, mỗi ký giá.... đồng...
Thành tiền là.... Cau Mỹ Lồng 35.9 ký... Mỗi ký giá... Cau Xuồng...".
Vừa tính toán xong thì mẹ tôi và khách lại đổi ý, hai người lại cò kè
thêm một bớt hai, khách thì bảo cái cân nhà chúng tôi sai, mẹ tôi thì
chê cau đắt, cau xấu, cứ ồn cả lên. Thành thử chúng tôi phải tính lại có
khi đến vài lần. "Bà tính đắt thế thì chúng tôi làm sao sống nổi". Mẹ
tôi hay nói thế nếu mẹ tôi là người mua cau. Còn nếu mẹ tôi là người bán
cau thì câu nói trên lại được chuyển qua miệng khách hàng. Cứ như thế
cảnh đôi co được lập đi lập lại trong suốt mấy chục năm buôn cau của mẹ
tôi.
Không ai để ý đến chú Tiều lúc ấy đang đổ cau ra sàng để phơi. Khách đã
quen với tính khùng của chú nên mặc kệ chú nói lảm nhảm. Nhưng chú Tiều
ngoài bệnh tâm trí lâu lâu lại lên cơn nhức đầu búa bổ. Lúc lên cơn chú
thường ôm đầu trợn mắt, miệng rú lên khiến mẹ tôi phải quát: "Tiều, mày
điên quá làm khách của tao sợ... Đây này cầm lấy mấy chục đi đâu khuất
mắt, khi nào hết điên trở lại". Mẹ tôi cũng dốc vào tay chú mấy viên
thuốc nhức đầu Opthalidon từ trong một hộp thuốc chúng tôi mua sẵn cho
chú để trên nóc cái két sắt. Chú nhét tiền và thuốc vào cạp quần rồi
lững thững vừa hú vừa đi vào trong chợ.
Mẹ tôi mỗi khi đi khỏi nhà thì hai cánh cửa sắt ở nhà dưới được khép
chặt lại. Cửa ấy khi sập vào nhau thì cái móc sắt ở cánh bên này quàng
vào cánh bên kia và cửa tự động khóa. Muốn mở cần một chiếc chìa khóa
lớn. Nhưng chiếc chìa khóa này đã bị mất từ thời tám đại nào rồi. Mẹ tôi
nhiều lần bảo chúng tôi gọi thợ đến làm cái chìa khác nhưng chúng tôi
lười chẳng ai chịu đi. Chúng tôi bảo bà rằng chẳng cần chìa chiếc gì ráo
trọi, một con dao phay lớn nậy xoẹt một cái là cửa bung ngay. Vì thế
trong bao nhiêu năm cánh cửa sắt của hiệu cau Cẩm Lợi được mở bằng con
dao phay. Khách vô phúc đến chơi nhà tôi nhằm đúng lúc cửa đóng đang
rung cửa để gọi thì bắt gặp một ông Tàu lừng lững từ trong nhà tiến lại,
tay dứ lên trời con dao phay sáng quắc, cảnh tượng ấy trông thật hãi
hùng!
Chú Tiều khi không có việc gì làm ở nhà mẹ tôi thì lang thang ngoài chợ.
Chú tự động quét sân chợ và lượm rác rất sạch sẽ. Hễ đói bụng là chú la
cà mấy gánh phở, bún riêu. Khách ăn xong còn thừa là chú bưng tô húp.
Có khi chú lại thò tay vào cả cái sô mà mấy bà bán bún phở đổ đồ ăn thừa
để đem về cho heo ăn. Chú bốc đồ trong sô bỏ miệng ăn tỉnh khô. Mấy bà
bán bún thấy tội nghiệp nên thường để dành đồ dư trong tô cho chú. Buổi
chiều chú phụ dọn bàn dùm cho ông Siu Siu. Ông Siu Siu cho chú 5 đồng
uống cà phê và để dành cho chú cơm và thịt gà dư của khách. Vì vậy chú
Tiều càng ngày càng béo trắng ra, trông như con nhà giầu vậy.
Thuở ấy tôi có nhiều bạn bè đến chơi lắm. Như tất cả những thanh niên
khác cùng trang lứa lũ chúng tôi năm ba mống thân nhau từ thời niên
thiếu, cùng trải qua thời trung học, cùng vào đại học, để rồi sau rốt
đứa trước đứa sau cùng lên đường nhập ngũ. Mẹ tôi coi những người bạn
của con mình như con đẻ nên ai cũng thích đến nhà tôi chơi. Nhiều đứa
còn ở lại ăn ngủ dầm dề nhiều ngày. Mẹ tôi thấy bạn tôi ở lại thì rất
vui, bà dặn người làm mua thêm thức ăn thức uống. Chỉ "thêm bát thêm
đũa" thôi mà. Bà nói. Lòng hiếu khách của mẹ tôi không phải không có lý
do: bà rất cần có người giúp bà trong việc tính sổ sách và viết thư cho
bạn hàng cau. Bà rất ngại phải sai mấy đứa con trai lười chẩy thây của
bà. "Mỗi lần nhờ đến chúng nó là mặt chúng nó nhăn như bị". Mẹ tôi than
thở với mấy thằng bạn của tôi, những đứa mà - cố nhiên - lúc nào cũng tỏ
ra rất vui được tính sổ cho bà.
Bà Hai thì trái lại rất ghét mấy đứa bạn tôi, ghét ra mặt, bảo chúng nó
là lũ ăn hại. Thằng nào đến chơi gặp bà Hai ở dưới nhà là y như bị bà
chặn lại hỏi ngay: "Này cậu Hùng, cậu có ăn cơm không thì bảo cho tôi
biết trước". Thằng bạn cười giả lả: "Ăn cũng được không ăn cũng không
sao mà, có gì đâu quan trọng bà Hai" . "Này này tôi bảo cho cậu biết. Ăn
thì nói ăn. Không ăn thì nói không ăn. Chứ cái kiểu đến giờ cơm cứ lỉnh
lỉnh ngồi vào bàn là không được với tôi đâu nhá" . "Ư,Ừ bà đã nói thế
thì tôi ăn vậy". Nói xong nó lỉnh lên gác. Đằng sau lưng nó có tiếng lầm
bầm: "Ăn thì cứ như hạm ăn ấy. Đâu có phải chỉ là thêm bát thêm đũa!".
Còn bạn gái của tôi thì ố hỡi trời!, năm thì mười họa mới được nàng hân
hạnh đặt bước tới thăm, gặp bà Hai thì cạch tới già không bước chân trở
lại. Bà Hai hỏi thẳng, sỗ sàng: "Cô gặp cậu ấy để làm gì?". Lúc tiễn cô
bạn ra cửa tôi còn nghe phía sau lưng tiếng nguýt lẫn tiếng lẩm bẩm (may
mà cô bạn không nghe thấy): "Thế này thì nát một đời hoa rồi còn gì
nữa!". Anh Triệu tôi sau này lấy vợ anh mua căn chung cư số 41 ngay sát
cạnh để ở. Mẹ tôi và anh đồng ý cho thợ đục vách tường chỗ cầu thang để
hai nhà ăn thông với nhau. Trước khi đưa vợ về ở anh lo nhất là bà Hai
có thể nói điều gì làm phật ý cô vợ trẻ của mình. Anh bèn dúi bà một số
tiền, năn nỉ bà giữ miệng không được ăn nói lung tung. Bà Hai nghoẻn nụ
cười móm: "Thế tôi khen cô ấy có được không?" . "Không! Khen cũng
không!". Anh tôi la lên. "Bà cứ ngậm miệng cho tôi nhờ!".
Phía trước nhà mẹ tôi trên mặt đường mỗi buổi sáng bầy một dẫy sạp hàng
bán đủ thứ, nhiều nhất là sạp trái cây, vải vóc và quán ăn. Ngay trước
cửa nhà là ba quán bán cà-phê, cháo huyết và bánh cuốn.
Cà-phê bít tất của ông ba Tàu là chỗ lũ bạn bè chúng tôi ngồi thường
trực. Mẹ tôi thấy chúng tôi thích tụ họp ở đó thì ngạc nhiên lắm, bà nói
sao không bảo họ bưng cà-phê vào trong nhà ngồi uống có phải sạch sẽ
hơn không? Mẹ tôi đâu biết rằng tâm lý bọn trẻ chúng tôi là chỉ chờ trực
để có dịp "thoát ly" khung cảnh gia đình. Ngồi ở quán, cho dẫu chỉ cách
nhà vỏn vẹn ba bốn thước, cũng đủ làm chúng tôi thoải mái như ngồi ở
một chốn xa lạ nào khác. Cạnh quán cà-phê là hàng cháo huyết do một mụ
Tàu ngồi bán. Gọi là cháo huyết hay cháo hến cũng đúng vì cháo có cả
huyết lẫn hến. Buổi sáng sớm nào mà trời còn hây hây lạnh, húp bát cháo
hến nóng nóng cay cay mùi gừng, nhai miếng huyết sần sật và để tan trong
miệng miếng dầu cháo quẩy mềm nóng, đã lắm chứ!
Ngay cạnh quán cháo là hàng bánh cuốn. Không biết cô chủ quán này tên là
gì nhưng chúng tôi cũng cứ gọi là quán bánh cuốn cô Mùi. Cô bán hàng
người Bắc này ngồi ngay trước mũi chúng tôi trong bao nhiêu năm không
làm chúng tôi chú ý, cho tới khi truyện Cô Mùi trong tác phẩm Xóm Cầu
Mới của bố tôi được đăng lần đầu trên tập san Văn Hóa Ngày Nay vào năm
1958.
Hồi đó cảnh làng quê đất Bắc mà bố tôi tả trong truyện Xóm Cầu Mới xa lạ
với chúng tôi quá. Nó thuộc một thế giới rất xưa cũ không liên hệ gì
đến đời sống thực của chúng tôi ở chợ An Đông. Vì vậy để "thực tế hóa"
chúng tôi tưởng tượng Xóm Cầu Mới là Xóm Cầu Muối (một cái cầu có thật
trong thành phố Sài Gòn, gần cầu Ông Lãnh) và cô bán bánh cuốn trước nhà
thay thế cô Mùi trong truyện, mặc dù cô ta không có một tí nào nét đẹp
duyên dáng của cô Mùi trong mộng tưởng của chúng tôi khi đọc truyện.
Người cô mập tròn lại lùn tịt. Khi cười đôi mắt ti hí của cô nhắm tít
lại.
Tôi không biết là bố tôi có lần nào trông thấy "cô Mùi" chợ An Đông này
chưa, nhưng chắc hẳn là bố tôi có nghe chúng tôi nhắc tới cô nhiều lần.
Từ dạo cô có tên gọi chúng tôi không bảo người làm mua bánh cuốn mang
vào nhà ăn như trước nữa mà ra ngồi hẳn cái sạp hàng của cô để có dịp
nói chuyện và trêu chọc cô. "Này cô Mùi, cô bán cho tôi một đĩa bánh
cuốn" . "Các anh cứ gọi em như thế, em đâu phải tên Mùi" . "Thế tên cô
là gì?... Mà thôi! Dẫu cô có tên là gì gì đi nữa tôi cũng cứ nhất định
gọi cô là Mùi vì tôi thích thế".
Dĩ nhiên là cô Mùi này không hiểu vì sao chúng tôi lại gọi cô bằng cái
tên ấy vì chúng tôi không bao giờ giải thích. Như hầu hết dân chợ cô ta
chưa chắc đã biết ông Nhất Linh là ai, chứ đừng nói gì đến đọc truyện Cô
Mùi của Nhất Linh. Ngay cả khi bố tôi mất năm 1963, trong khi cả thành
phố Sài Gòn xôn xao trước cái chết của bố tôi thì dân buôn ở chợ không
mảy may hay biết là ở trên cái căn lầu số 39 chung cư An Đông ấy, bố tôi
đã lặng lẽ uống độc dược tự tử để phản đối một chế độ.
Phải mãi nhiều năm sau ngày bố tôi mất, khoảng năm cuối của thập niên
60, thì tên Nhất Linh mới được mọi người dân chợ biết đến. Hồi ấy có một
dạo cứ mỗi lần tôi đi vào trong chợ là y như có tiếng xầm xì to nhỏ:
"Đấy! Con ông Nhức Linh đấy!" . "Nhức Linh là ai vậy mày" . "Tao đâu có
biết ổng là ai. Nghe cổ nói dzậy thì biết dzậy thui! Cổ vô tận đây tìm
nhà ổng thì chắc ổng cũng phải là dân cỡ bự!".
Người được nhắc tới với cái tên "cổ" không phải ai xa lạ mà là nữ minh
tinh màn bạc Thẩm Thúy Hằng. Cái ngày mà cô Thẩm Thúy Hằng xục xạo vào
chợ An Đông để hỏi nhà của ông Nhất Linh là một biến cố lớn cho dân
trong chợ.
Sáng hôm ấy mẹ tôi đi vắng và - thiệt may - tôi lại tình cờ có mặt ở nhà
dưới. Vì có tôi nên cửa sắt không đóng. Nếu cửa đóng thì cô tài tử màn
bạc này chắc hẳn sẽ được chú Tiều nghênh đón bằng con dao phay và cảnh
này chắc sẽ làm cô tởn tới già còn hơn những cảnh rùng rợn trong phim
xi-nê.
Đi sau Thẩm Thúy Hằng là một lô một lốc những đứa trẻ con bận quần xà
lỏn mình trần trùng trục. Tôi cũng mặc quần xà lỏn nhưng lịch sự hơn
chúng nó một tí là có cái áo sơ mi cộc tay khoác lên. Cô Thẩm Thúy Hằng
thì cố nhiên ăn mặc sang trọng lộng lẫy lắm. Minh tinh điện ảnh mà! Vừa
bước vào nhà cô nói oang oang: "Trời đất ơi! Cả cái chợ An Đông này hổng
ai biết nhà ông Nhứt Linh ở đâu. Mãi sau tôi mới nhớ ra là bà Nhứt Linh
bán cau. Thế là mấy đứa nhỏ ùn ùn dẫn tôi tới đây". Đoán biết ngay cô
nữ tài tử này đến nhà tôi về chuyện gì nên tôi nói: "Mẹ tôi không có
nhà. Nhưng cô có thể nói chuyện với tôi nếu có liên quan đến bản quyền
những tác phẩm của ba tôi" . "Đúng dzậy! Tôi đến để điều đình về việc
thực hiện cuốn phim dựa trên cuốn tiểu thuyết Đoạn Tuyệt của nhà văn
Nhứt Linh". Rồi cô Thẩm Thúy Hằng chìa tấm danh thiếp mời tôi đến tư gia
của cô để bàn về chi tiết. Cô nói chưa có quyết định ai sẽ là người
đóng vai Loan còn vai Dũng thì có thể do nghệ sĩ La Thoại Tân đóng. Lúc
tiễn cô ta ra ngoài tôi nhìn tấm thân khá đẫy đà của cô và thầm nghĩ
trong bụng cô này mà đóng vai Loan thì hỏng béng nó cả cuốn tiểu thuyết
của bố tôi. Tuần lễ sau tôi gặp Thẩm Thúy Hằng lần thứ hai tại nhà cô ở
đường Duy Tân. Mấy tháng sau không hiểu vì lý do gì cô cho biết bỏ ý
định thực hiện cuốn phim Đoạn Tuyệt.
Chuyện cô Thẩm Thúy Hằng đến nhà mẹ tôi làm xôn xao dân chợ một dạo.
Nhưng đó không phải là lần đầu tiên họ được dịp chiêm ngưỡng tận mắt
những nghệ sĩ nổi tiếng. Cặp nghệ sĩ cải lương Kim Cương - Hùng Cường
một buổi chiều nọ cũng làm náo động đám trẻ con khi họ đến ăn ở quán cơm
gà Siu Siu.
Bữa đó tôi đang ngồi học bài trên gác thì có tiếng gọi ơi ới ở dưới
đường: "Kim Cương tụi bay ơi!" . "Hùng Cường tụi bay ơi!". Tôi bèn ra
đứng ở ban công nhìn xuống. Trẻ con mấy chục mạng từ trong chợ chạy túa
ra đường đứng thành hình vòng cung lớp trong lớp ngoài chung quanh quán
cơm gà. Có vài người lớn trong đám nhưng họ chỉ đứng nhìn ở xa. Mấy đứa
nhỏ đứng hàng đầu tiến sát lại gần cái bàn ăn của hai thực khách nhìn
trân trân vào tận mặt cô Kim Cương, thần tượng của chúng mà trước đó
chúng chỉ được thấy trên màn ảnh TV. Rồi bất ngờ trong đám con nít đồng
loạt có tiếng vỗ tay, vừa vỗ tay vừa reo hò, rất đúng nhịp: "Kim Cương
nhai! Kim Cương nuốt!". Tức mình, tài tử Hùng Cường đang ăn đứng lên
phùng má trợn mắt nhìn đám trẻ. Tưởng nghệ sĩ này làm trò hề, lũ trẻ lại
rộ lên cười. Ông Siu Siu đang chặt thịt gà, xách con dao phay chạy ra
xua tay nói lớn: "Hê! Để cho người ta ăn lớ! Để cho người ta ăn lớ!".
Đám trẻ rãn ra xa thôi hò hét nhưng không chịu đi, cứ đứng quanh đó mà
nhìn cho tới khi cặp nghệ sĩ ăn xong lên xe.
Cứ như thế từ trên ban công căn nhà của mẹ tôi tôi ngắm cảnh sinh hoạt
phía dưới không bao giờ chán mắt. Nội nhìn ông Siu Siu chặt thịt gà đã
thấy mê! Con gà bóng mỡ nằm ngửa trên thớt. Một nhát dao phay bổ ngọt
trên bụng. Rồi phập phập! Hai cái đùi gà văng ra. Bằng bốn đầu ngón tay
trái ông Siu Siu chặn cái đùi gà, chặn kín chỉ chừa một khoảng hở. Phập!
Con dao phay bổ sát móng tay. Rồi cứ thế các ngón tay ông ta lùi dần,
lùi đến đâu con dao phập sát tới đó. Phập! Phập! Phập! Thoắt cái, đùi gà
đã được chặt thành từng khúc nhỏ đều đặn. Xúc những miếng gà đã chặt
bằng lườn con dao phay ông trải thịt gọn ghẽ lên một chiếc đĩa trắng,
rắc một ít hành lá lên trên, thế là đĩa gà được mang cho khách, cùng với
những bát cơm gà nóng vàng ngậy bốc khói cộng thêm hai thứ nước chấm,
một chén xì dầu có những lát ớt đỏ và một chén gừng băm trộn dấm. Trong
bao nhiêu năm quan sát ông Siu Siu chặt thịt gà tôi cứ bị ám ảnh bởi một
ý nghĩ và ý nghĩ này không ngớt theo tôi cho tới tận ngày nay, hơn bốn
mươi năm sau. Đó là có bao giờ ông ta lơ đễnh trong lúc chặt thịt? Tôi
không dám nghĩ tiếp vì cái hậu quả mà tôi hình dung thấy nó kinh khiếp
quá!
Ngày nọ qua ngày kia trải qua hai mươi năm cái sinh hoạt ở dưới quán cơm
gà Siu Siu đã in vào trí nhớ tôi như là những hình ảnh sống động khó
phai mờ. Hình ảnh ấy phản ánh một bức tranh xã hội thu nhỏ của thành phố
Sài Gòn qua thời gian. Khi cuộc chiến bắt đầu nở lớn lan rộng ở vùng
quê thì ở những chiếc ghế dưới kia đã có thêm nhiều màu áo trận trong số
thực khách. Tôi đã nhìn thấy những nữ sinh e ấp trong chiếc áo dài
trắng gắp miếng thịt gà âu yếm bỏ vào trong bát của người yêu, một người
lính rất trẻ ngồi đối diện; tôi đã nhìn thấy dẫy bàn ăn đầy ắp những
chai bia của những người lính trận đến đây ăn uống trong một lần về
phép. Chợ An Đông cũng bắt đầu có bóng dáng những người lính Mỹ. Vào năm
1966 khi quân đội Mỹ đổ nhiều vào Việt Nam thì chủ nhân của chung cư
này là tay tài phiệt Huỳnh Siêu đã cho xây cất thêm lầu bốn và dành
nguyên lầu này để cho Mỹ thuê. Ở trên lầu bốn của chung cư là lầu thượng
có mở câu lạc bộ là chỗ giải trí cho lính Mỹ. Đêm đêm tiếng nhạc và
tiếng trống thình thình từ trên đầu chúng tôi dọng xuống.
Quân đội Mỹ đi đến đâu thì thế nào mà chẳng có đoàn nữ binh lén lút hoặc
công khai lảng vảng đâu đó để phục vụ. Nhưng tôi chỉ phỏng đoán thế
thôi chứ không tài nào phát hiện được. Chợ An Đông bề ngoài trông vẫn
nghiêm túc. Không một bóng dáng chị em ta nào lảng vảng. Thuở ấy nhóm
bạn của tôi chia đôi. Một số ít đậu Tú Tài xong thì nhập ngũ. Số còn lại
đông hơn có tôi trong đó tiếp tục đại học và được "hoãn dịch vì lý do
học vấn". Có một thông lệ là mỗi lần có đứa nào từ mặt trận về phép Sài
Gòn thì đám hậu phương chúng tôi phải chung tiền để bao nó đi chơi bời
mà chúng tôi gọi là đi "xả xui". Xả xui thì độc có hai chỗ chúng tôi
biết đến là Ngã Ba Chú Ía và ngõ Lê Văn Duyệt đối diện Quân Vụ Thị Trấn.
Cả hai chỗ này đều dơ dáy kinh khiếp nhưng tụi nó ở trong rừng cả năm
kẹt quá cỡ, được xả là khoái rồi, chẳng bao giờ chê bai.
Thế rồi bất ngờ một hôm tôi được dẫn đến một cái động rất sang mà lại
chẳng phải đi đâu xa xôi. Nó ở ngay trên đầu chúng tôi, lầu ba chung cư
An Đông!
Anh bạn văn Trần Phong Giao của tôi ơi! Anh ở dưới suối vàng hãy thứ lỗi
cho tôi tiết lộ chuyện này. Nói đến chung cư An Đông mà không nhắc đến
anh và kỷ niệm này thì quả thiếu xót. Anh Giao hồi đó là chủ bút của tạp
chí Văn. Anh là một người thật dễ mến, thật "tình thân" như anh luôn
luôn viết thế khi kết thúc một bức thư gửi bạn bè. Năm đó anh xuất bản
cuốn Tuyển tập Nhất Linh, trong đó có đăng bài Niềm Vui Chết Yểu của
tôi. Sách xuất bản xong, một bữa anh lái xe mô-bi-lét đến tìm tôi ở chợ
An Đông. Gặp tôi ở trước cửa nhà anh móc ngay trong túi một cái phong
bì, nhưng anh không đưa phong bì cho tôi, chỉ nói: "Trong này có 500
đồng tiền nhuận bút của anh. Anh có hai lựa chọn. Một là anh nhận cái
phong bì này. Hai là anh nhận một món quà khác tương đương với giá
tiền". Thấy tôi lưỡng lự anh nheo mắt bảo tôi: "Món này độc đáo lắm. Bảo
đảm anh sẽ thích". Rồi không để tôi lựa chọn anh ra lệnh: "Đi theo
tôi!". Nói xong anh khóa xe mô-bi-lét, lững thững bước đi trước. Ra
đường Nguyễn Duy Dương anh dẫn tôi đến một cái cầu thang lên lầu ba của
khu chung cư chúng tôi ở. Tôi đi theo anh mà lòng ngờ ngờ vực vực. Chưa
bao giờ tôi bước chân lên lầu ba. Chúng tôi đi qua một hành lang rất
dài, hai bên hành lang là một dẫy cửa phòng đóng kín, tôi có cảm tưởng
như là mình đang đi trong hành lang của một khách sạn lớn. Đến một phòng
nọ anh gõ cửa. Cửa mở. Đầu của một cô gái Tàu thò ra. Chúng tôi vào
phòng. Anh Giao nói mấy câu với cô gái rồi đưa cho cô ta cái phong bì.
Xong anh lui ra, nháy mắt với tôi một cái, rồi khép cửa lại. Tôi nhìn
căn phòng rộng trống hổng chỉ có một cái giường nệm lớn trải khăn trắng ở
giữa phòng trong lòng phân vân không biết phải làm gì. Trong lúc đó cô
Tàu vào buồng tắm mở nước vặn vòi hoa sen. Lát sau cô trở ra không mặc
quần áo gì cả chỉ quấn một cái khăn tắm quanh người rồi cô ta ra hiệu
tôi cởi quần áo để vào phòng tắm chung với cô.
Một tiếng đồng hồ sau bước xuống cầu thang tôi lẩm bẩm: "Thằng cha Giao
này tài thiệt! Hắn ở xa tít thế mà biết hết mọi chuyện ở ngay trên đầu
mình". Trong đời viết văn vốn không nhiều nhặn gì cho lắm của tôi đây là
lần đầu tiên cũng là lần duy nhất tôi có tiền nhuận bút. Mà may quá tôi
lại không nhận cái tiền nhuận bút ấy!
Biến cố Mậu Thân xẩy đến đột ngột làm thay đổi cuộc sống của bọn thanh
niên chúng tôi. Thằng trước thằng sau khóa 1/68 rồi khóa 2/68 chúng tôi
lần lượt trình diện Trung tâm Nhập ngũ Quang Trung. Mồng hai Tết năm ấy
chợ An Đông kinh hoàng trong tiếng súng nổ chát chúa từ phía đường Minh
Mạng bên kia con đường sắt. Việt Cộng đang chiếm đóng và trấn thủ chùa
Ấn Quang, nơi mà chỉ hai đêm trước mẹ tôi và tôi dắt tay nhau đi bộ qua
những con đường tối vắng giữa tiếng pháo nổ ran để đến chùa hái lộc đầu
năm.
Kể từ biến cố đó lũ bạn bè chúng tôi tan tác mỗi đứa mỗi ngả trong đời
quân ngũ. Riêng cá nhân tôi sau khi tốt nghiệp khóa 2/68 tại quân trường
Thủ Đức tôi được tuyển vào ngành Chiến Tranh Chính Trị và phục vụ tại
Tổng Cục CTCT ở Sài Gòn, vì vậy mà sau này tôi vẫn tiếp tục sống tại
chung cư An Đông cho đến ngày di tản sang Mỹ cuối tháng Tư năm 1975.
Năm 1973 tôi lập gia đình. Thái Vân và tôi sống ở từng dưới trong căn
nhà số 41 kế cạnh tiệm cau Cẩm Lợi, trong khi anh chị Triệu tôi ở trên
gác. Năm sau khi nhà tôi sinh đứa con đầu lòng, nhà tôi phải đưa thằng
bé về nhà mẹ đẻ một tháng vì lúc ấy chúng tôi chưa mướn được người làm.
Mẹ tôi rất mong ngày con dâu và cháu về lại chợ An Đông. Ngày vợ tôi
bồng con trở về mẹ tôi mừng lắm. Bà nói với nhà tôi: "Mợ biết ngay là
con sắp về vì mấy hôm nay mợ thấy thằng Tiều dọn dẹp thật sạch sẽ cái
phòng của con, nó lau chùi kỹ lưỡng bàn ghế từng li từng tí không còn
một hạt bụi".
Vào những năm chót của cuộc chiến chợ An Đông phản ánh đời sống đầy khó
khăn của dân chúng miền Nam. Đám người từ vùng quê kém an ninh đổ về
thành phố sống lây lất trong chợ, trên vỉa hè ngay trước cửa nhà chúng
tôi. Những người ăn xin bu quanh thực khách để xin tiền hoặc để chờ
khách ăn xong lấy đồ ăn thừa khiến ông Siu Siu phải vất vả đuổi họ đi.
Vào năm 1974 tên tuổi của mẹ tôi được nhắc đến nhiều lần liên quan đến
một vụ kiện giữa một bên là mấy trăm cư dân sinh sống trong chung cư An
Đông và một bên là tài phiệt Huỳnh Siêu.
Tưởng cũng nên nói là năm 1954 khi mẹ tôi và tất cả những người khác mua
những căn trong chung cư của tài phiệt Huỳnh Siêu thì không phải là mua
đứt mà là mua trong thời hạn hai mươi năm. Chính cái điều khoản "mua 20
năm này" ghi rất nhỏ trong tờ hợp đồng khiến tay tài phiệt này vào năm
1974 đã vin vào đó đòi trục xuất ra khỏi chung cư tất cả những cư dân
đang sinh sống làm ăn tại đó. Sau nhiều lần nhóm họp mẹ tôi được đề cử
làm người đại diện cho cả chung cư An Đông đứng ra kiện Huỳnh Siêu, có
luật sư Trần Văn Tuyên biện hộ. Tên mẹ tôi, bà Nguyễn Tường Tam, được
báo chí hồi đó nói tới khá nhiều lần.
Vụ Huỳnh Siêu chưa ngã ngũ thì biến cố Tháng Tư 1975 xẩy ra.
Chợ An Đông bề ngoài xem ra có vẻ bình lặng nhưng bên trong cư dân hoảng
hốt mỗi người lo toan cho mình một cách riêng để đối phó với viễn cảnh
bắc quân sắp tràn vào thành phố. Vài ngày trước biến cố trọng đại này vợ
chồng tôi không tài nào ngủ được vì đêm khuya có tiếng đục "kịch kịch"
của những nhát cuốc nện xuống sàn nhà từ căn nhà kế cận. Chúng tôi đoán
là họ đào đất để chôn của. Ban ngày tôi thường xuyên vắng nhà để đi tìm
đường vượt thoát. Buổi trưa ngày 29 tháng Tư, một ngày sau khi vợ con
tôi đã rời Việt Nam bằng máy bay của không lực Mỹ, tôi trở về căn nhà An
Đông với mục đích từ biệt mẹ tôi đồng thời báo cho bà biết là tôi đang
tìm đường trốn khỏi nước. Mẹ tôi không có nhà.
Thời gian lúc ấy thật gấp rút. Tôi chạy lên gác nhìn quanh quất xem có
thể mang những thứ gì theo. Có quá nhiều thứ để mang nhưng cuối cùng tôi
chỉ đủ thì giờ gói hai tập bản thảo hai tác phẩm sau cùng của bố tôi là
bản thảo cuốn Xóm Cầu Mới và Giòng Sông Thanh Thủy cho vào một bao ny
lông đem đi. Xuống dưới nhà thì vừa vặn người em họ tôi, nhà văn Thế
Uyên, ghé thăm. Tôi chỉ kịp nói mấy câu với Thế Uyên rồi đi ngay. Trước
khi đi tôi lục trong túi xách tay có một xấp bó giấy bạc 500 đồng lấy
một bó đưa cho Thế Uyên. "Ông ở lại chắc cần tiền". Tôi nói. Thế Uyên
chúc tôi: "Ông đi may mắn".
Chúng tôi chia tay. Đó là hình ảnh sau cùng tôi ghi nhớ trước khi tôi
giã từ vĩnh viễn căn nhà chúng tôi đã sống suốt 20 năm, căn nhà An Đông
của mẹ tôi.
Hai mươi mốt năm trôi qua trên đất Mỹ nhanh như một chớp mắt.
Năm 1996 chúng tôi trở về Việt Nam lần đầu tiên và có dịp ghé chợ An
Đông thăm căn nhà cũ. Căn nhà nay đã đổi chủ. Bảng hiệu cau Cẩm Lợi thay
thế bằng bảng tiệm vàng Kim Xuyến. Trong lúc vợ con tôi đi sắm đồ trong
chợ An Đông (nay được tân trang phía trong với một dẫy cầu thang cuốn)
tôi đứng trước cửa tiệm vàng nhìn lên cái ban công trên cao nhớ lại
những giờ phút xa xưa đứng trên đó nhìn xuống cái quán Siu Siu ở dưới
này bây giờ không còn nữa, nhớ lại cả một thời thanh xuân, thời tuổi trẻ
của mình mà lòng bồi hồi.
Đã bao nhiêu nước chẩy qua cầu.
Mẹ tôi không còn nữa. Sau biến cố năm 1975 mẹ tôi đã sống thêm được 6
năm tại căn nhà An Đông ấy và chứng kiến bao nhiêu cảnh tang thương của
cuộc đổi đời. Tuy mẹ tôi được nhà cầm quyền mới để yên không làm khó dễ
như bà vẫn hằng lo ngại (do tên tuổi bố tôi), nhưng bà đã trải qua bao
cảnh chia ly tử biệt trong gia đình. Mẹ tôi chứng kiến chị cả tôi, chị
Thư, chết trong một tai nạn xe cộ vào năm 1976, anh Thạch tôi bị đi tù
cải tạo ở miền Bắc, anh chị Triệu tôi vượt biên, bị bắt, bị tù, rồi vượt
biên nữa. Những người con của bà, người chết người bỏ đi xa, căn nhà
vắng dần bóng người, mẹ tôi nhiều lúc sống thui thủi một mình trong căn
nhà An Đông. Người chăm lo hầu hạ bà sau này nhiều nhất là chị Thạch
và... chú Tiều. Vâng, chú Tiều, con người điên điên khùng khùng ấy không
ngờ lại là người rất có tình nghĩa, tận tụy chăm lo cho mẹ tôi cho đến
những ngày cuối của đời bà.
Theo lời chị dâu tôi, chị Thạch, sau năm 1975 chú Tiều ở hẳn trong nhà
mẹ tôi. Chú giặt dũ, nấu cơm, đóng cửa, mở cửa, coi nhà và trông nom mẹ
tôi. Hồi đó trộm cướp nhiều lắm, mẹ tôi nhiều lúc ở nhà một mình nên sợ,
may mà có chú Tiều bảo vệ. Đêm đêm chú giắt con dao phay sáng quắc đi
tới đi lui trước nhà khiến đám bụi đời và lũ trộm cắp rất ngán không ai
dám bén mảng đến cửa. Anh Thạch tôi sau 5 năm trời cải tạo trở về sống ở
chợ An Đông. Ngày anh trở về là ngày vui nhất của mẹ tôi. Anh là người
duy nhất trong số các con của mẹ tôi được sống với mẹ trọn một năm chót
của đời bà. Tháng Tư năm 1981 mẹ tôi bị bệnh nặng. Anh cả tôi từ bên
Pháp về Việt Nam đưa mẹ tôi sang Paris chữa bệnh. Đến phi trường Orly mẹ
tôi được chở thẳng đến bệnh viện. Bà qua đời tại đó ít lâu sau, thọ 74
tuổi.
Trong cuộc đổi đời khủng khiếp ấy tội nghiệp nhất phải nói là ông chủ
quán cơm gà Siu Siu. Vào năm 1975 sau 20 năm làm ăn phát đạt ông Siu Siu
trở nên giầu có. Ông đã tậu 3 căn nhà sát nhau trong một dẫy phố đường
Nguyễn Duy Dương, cạnh trường Trí Dũng, và biến 3 căn này thành một nhà
hàng bán cơm gà thật lớn, trong khi ông vẫn duy trì cái quán cóc nhỏ ở
sát cạnh nhà mẹ tôi. Vẫn theo lời kể của chị Thạch thì khi những người
cộng sản vào trong Chợ Lớn họ niêm phong và tịch thu tất cả những nhà
hàng lớn của hoa kiều, chỉ cho hoạt động những nhà hàng nhỏ bán buôn lẻ
tẻ. Ông Siu Siu bỗng nhiên một lúc bị tước đoạt cả 3 căn nhà. Còn quán
cóc thì ông sang lại cho chú Sáng, một người bà con của ông. Tháng 6 năm
1978 những thương gia trong Chợ Lớn hùn nhau tổ chức một cuộc vượt biên
bằng tàu. Ông Siu Siu và toàn gia đình ông tham dự trong chuyến đi ấy.
Ra khơi không may tàu chìm. Toàn thể gần trăm người trên tàu không một
ai sống sót chỉ trừ một mình ông Siu Siu. Ông bám vào một tấm ván theo
sóng biển trôi tấp vào bãi biển tỉnh Bến Tre. Dân chúng địa phương báo
cho công an biết và ông được chở vào bệnh viện cứu sống. Sau khi điều
tra lý lịch biết ông Siu Siu ở chợ An Đông họ điện cho công an phường An
Đông để xin giải ông về quận 5. Ông Siu Siu sau đó trở thành người mất
trí. Không còn nhà cửa để ở ông sống lây lất ngay dưới mái hiên căn nhà
cũ của mình ở đường Nguyễn Duy Dương. Rồi giống như chú Tiều ông bắt đầu
điên khùng nói năng lảm nhảm. Nhưng tệ hơn chú Tiều ông phải ngửa tay
xin từ gói xôi, gói bắp của những người qua đường để sống, những người
mà chỉ mấy năm trước đã là thực khách thường xuyên của quán cơm gà rất
nổi tiếng của ông.
Còn chú Tiều nhờ trời thương nên có hậu vận khá. Sau khi mẹ tôi qua Pháp
chị dâu tôi và anh Thạch là hai người sau cùng ở lại chợ An Đông. Khi
anh chị Thạch quyết định về ở Thủ Đức anh chị đã sang căn nhà 39 An Đông
cho bà Kim Xuyến. Bà Xuyến sửa lại căn nhà để mở một tiệm vàng khang
trang đẹp đẽ. Theo lời chị Thạch thì căn trên gác được sửa sang gắn cửa
kính lắp máy lạnh và đặc biệt để dành riêng cho chú Tiều ở. Chả là bà
Kim Xuyến có nhà riêng 3 tầng ở đường Lý Hồng Phong nên bà không ở tiệm
vàng. Mỗi sáng bà đến chợ An Đông bán hàng. Chiều đến bà cho vàng vào
trong két sắt (cái két sắt lớn của mẹ tôi để lại) khóa két lại rồi giao
nhà cho chú Tiều coi giữ. Đêm đêm chú Tiều giắt con dao bên lưng, đi tới
đi lui, giống như trước kia chú đã làm thế để bảo vệ mẹ tôi, do đấy mà
không một tên bất lương nào dám bén mảng đến trước cửa căn nhà số 39. Bà
Xuyến về nhà riêng có thể yên tâm ngủ vì tiệm vàng đã có chú Tiều canh
giữ. Một người khùng điên, không tài cán, không người thân thích, mà lại
được tín nhiệm giao phó trông coi cả một tiệm vàng... Đúng là chuyện
khó tin nhưng có thực!
Sáu năm sau, năm 2002, chúng tôi lại trở về Sài Gòn và đến thăm lại căn
nhà cũ một lần thứ hai. Tiệm vàng Kim Xuyến không còn ở đó nữa. Từng
dưới nhà nơi chỗ hai cửa sắt trông ra hai mặt đường đã bị bịt tường kín
bưng. Trên lầu những ban công được che bằng những song sắt chắc chắn.
Chúng tôi đoán chủ nhân mới là sở hữu chủ của cả hai căn 39 và 41, họ
dùng căn 41 làm chỗ buôn bán và dùng căn nhà cũ của mẹ tôi làm kho chứa
hàng.
Lần đó cũng là lần sau cùng tôi nhìn thấy căn nhà An Đông cũ của mẹ tôi.
Bức tường kín mít đã hoàn toàn chắn tôi với quá khứ. Tôi bâng khuâng tự
hỏi không biết số phận của chú Tiều bây giờ ra sao, còn sống hay đã
chết?
Nguyễn Tường Thiết
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22890
Gởi ngày: 06/Apr/2021 lúc 7:26am
'Đọc "Sài Gòn Một Thuở - Dân Ông Tạ Đó"
Thời Việt Nam Cộng hòa, Thủ đô Sài Gòn có 9 quận, sau thêm quận 10, rồi 11. Như tôi còn nhớ.
Các khu vực được nhiều người biết, hay nghe nói đến là Bàn Cờ, Xóm Chiếu, Thị Nghè, Tân Định, Vườn Chuối, Ngã ba Ông Tạ.
Tôi
sinh ra và lớn lên trong một xứ đạo ở khu vực Ngã ba Ông Tạ, mà sau này
những lúc khai hồ sơ, đơn từ về nơi sinh tôi vẫn không biết là ghi thế
nào cho đúng vì ấp, xã nhà tôi lúc thì thuộc về Gia Định, lúc thuộc về
Sài Gòn, bây giờ là một phường của TP ************.
Mới
đây có sách “Sài Gòn một thuở - Dân Ông Tạ đó!” [Nxb. Trẻ, 2021] của
nhà báo Cù Mai Công ghi lại khá rõ lịch sử và con người của khu vực này.
Sách đã được đón nhận nồng nhiệt, được tái bản ngay và là “Best Seller”
trong nhiều tuần qua.
Nhà
báo họ Cù, hiện đang công tác tại báo Tuổi Trẻ, nổi tiếng từ những ngày
còn là “Cỏ Cú”, “Lí Lắc” bên “Mực Tím” với sinh viên học sinh và sau đó
có nhiều tác phẩm phóng sự xã hội qua 6 tập “Saigon by Night”.
Là
dân gốc Ông Tạ nên tôi cũng tìm đọc sách của Cù Mai Công để xem nơi
thân thương cũ đã có thay đổi trong địa chí, trong nếp sống, trong tâm
tình con người ở làng xưa xóm cũ ra sao. Nhất là khi tác phẩm do chính
người con của Ông Tạ viết ra, vì tác giả được sinh ra ở xứ đạo Tân Chí
Linh và sống ở đó cho đến nay.
Anh
Cù Mai Công đã trân quý gửi tặng tôi một bản. Cám ơn tác giả và chị
Thanh Thu, chủ quán Bánh cuốn Ông Tạ trong khu Vietnam Town ở San Jose,
đã tạo cơ hội cho tôi nhận được sách sớm nhất trong hoàn cảnh Covid-19
với nhiều khó khăn.
Tập sách mở đầu với bài viết về địa chí khu vực, có bản đồ phác hoạ ranh giới từ hơn 150 năm trước.
Trải
qua lịch sử, với trận đánh chiếm đại đồn Chí Hoà năm 1861, xem như thủ
phủ của khu vực Ông Tạ ngày nay, là trận đánh với quân Pháp và Tây Ban
Nha lớn nhất trước năm 1945 của dân quân triều Nguyễn, tuy thất bại, với
hàng nghìn người hy sinh và tướng chỉ huy Nguyễn Tri Phương bị thương
nặng.
“Địa
linh nhân kiệt” ngày xưa có ảnh hưởng đến người dân đến sống trên vùng
đất này, đó là bản tính: “chấp nhận, kiên cường đối đầu gian khó với máu
liều lĩnh trên vùng đất mới vốn toàn đầm lầy, mồ mả…” Theo nhận định
của tác giả.
Dân
Ông Tạ đã thể hiện những cá tính từ đó, qua bao thăng trầm lịch sử, dù
là dân gốc Nam sống lâu đời ở đó, hay người Bắc 1954 di cư và cả những
người đến đó sau năm 1975.
Về
địa dư, Ngã ba Ông Tạ là ngã ba đường Phạm Hồng Thái, nối dài Lê Văn
Duyệt (nay là Cách mạng Tháng 8) và đường Thoại Ngọc Hầu (nay là Phạm
Văn Hai), với tiệm chụp ảnh Á Đông cao sừng sững, một thời là dấu mốc để
nhận ra từ xa.
Khu
vực này trước khi tràn ngập người di cư là những đầm lầy, là vườn cao
su, vườn nhài, vườn lay-ơn mà tôi thường nghe thày u, cô chú bác nhắc
đến. Hoa nhài tôi không còn nhìn thấy, nhưng vườn cao su thì ngày còn bé
hay ra đó bắt dế, nhặt trái quay tung lên trời, xem cải mộ tây.
Qua
tác phẩm, tác giả dựng lại hành trình hội nhập của hàng vạn dân Bắc di
cư vào Nam, lập nên những xứ đạo Nghĩa Hoà, Nam Thái, Nam Hoà, An Lạc,
Sao Mai, Tân Chí Linh, Thái Hoà, Lộc Hưng mang theo nhiều gắn bó trong
tình đồng hương và nề nếp sinh hoạt từ quê Bắc.
Chẳng
hạn như Nghĩa Hoà là tên ghép của xứ Nghĩa Chính ngoài Bắc và vùng đất
mới Chí Hoà. Giáo xứ do cha Đinh Huy Năng trông coi hàng nghìn con
chiên, được thành lập ngày 1/11/1954 trên đầm lầy và sau đó trở thành
một xứ đạo rộng lớn nhất và đông giáo dân nhất vùng.
Xứ Nam Thái, nằm ngay trung tâm Ông Tạ, là tên ghép của hai tỉnh Nam Định và Thái Bình.
Qua
tác phẩm, hình ảnh những con người tiêu biểu của khu vực Ông Tạ hiện
lên, từ một phụ nữ buôn gánh bán bún nuôi con rồi trở thành ông bà chủ
quán bún chả Ngọc Hà thơm lừng. Từ những xe phở Mần, xe phở Phú Vinh đến
các tiệm phở Bình, Hồng Châu, Cường mà khẩu vị chuyển dần từ Bắc sang
Nam. Từ nhiều nhà làm giò bán trong vùng và phân phối đến nhiều nơi
trong thủ đô. Từ xôi Nam Thái đến phở tái An Lạc. Các tiệm vàng, tiệm
bánh các loại phù hợp và cần thiết cho việc cưới hỏi.
Khu
vực Ngã ba Ông Tạ ngày trước nằm lọt trong xã Tân Sơn Hoà, tuy không
phải là tên một đơn vị hành chánh hay tên đường, nhưng có thể nói đó là
trung tâm thương mại của quận Tân Bình từ thập niên 1950 tới nay.
Nhưng
dân Ông Tạ cũng không phải toàn những câu chuyện gầy dựng cơ sở thương
mại thành công trong tinh thần “phi thương bất phú”, hay toàn những
người hiền lành tử tế.
Kỹ
sư Đặng Đình Đáng trong thương vụ nhập cảng và lắp ráp xe máy Puch từ
châu Âu, với cơ sở lớn nhất vùng Đông Nam Á vào những năm giữa thập niên
1960, đã gặp thất bại kéo dài.
“Trùm Sơn Đảo” gốc Ông Tạ, khét tiếng du côn đã bị một trùm băng đảng khác thanh toán.
“Trai
Nam Thái” hăng say xuống đường biểu tình chống chính phủ, “gái An Lạc”
mang dao răng cưa chặt đá sẵn sàng chém đám thanh niên từ khu khác qua
cướp tiền bầu cua vào một dịp Tết.
“Dân Ông Tạ ra ngõ không đụng giang hồ thì gặp… văn nghệ sĩ” là tựa một bài viết về giới văn nghệ sĩ có gốc từ đây.
Các
nhạc sĩ Văn Giảng với “Ai về sông Tương”, “Hoa cài mái tóc”; Hoài An
với “Tâm sự ngày xuân”, “Ngày xuân thăm nhau” là những ca khúc đã đi vào
lòng người.
Ca
sĩ có Giang Tử, Duy Khánh, Đàm Vĩnh Hưng, Minh Thuận, Tóc Tiên. MC
Nguyễn Ngọc Ngạn, MC Đại Nghĩa. Nhạc sĩ có Hùng Lân, Ngọc Chánh, Ngọc
Trọng, Vũ Xuân Hùng.
Các
nhà văn Hoàng Hải Thuỷ, Nguyễn Đình Toàn, Võ Hà Anh – Dung Saigon,
Nguyễn Ngọc Thuần; thi sĩ Đỗ Trung Quân, hoạ sĩ Bùi Đức Lâm, nhà báo
Nguyễn Hồng Lam, Trương Bảo Châu; hoạ sĩ và nhà điêu khắc Lữ Thê (Đinh
Văn Rật) cũng là người Ông Tạ. Còn nhiều nữa.
Trong
bài viết, tác giả ghi nhầm về giải thưởng hội hoạ Việt-Mỹ của Lữ Thê.
Nhà ông ngay sau nhà tôi và tôi có học vẽ và làm trong tiệm vẽ quảng cáo
của ông vài năm, Lữ Thê được giải khuyến khích điêu khắc Giải Văn học
Nghệ thuật Việt Nam Cộng hoà 1971 với bức tượng “Một hướng”, cùng năm
với ca sĩ Thanh Lan được giải nữ tài tử điện ảnh có nhiều triển vọng
nhất.
Dân gốc Ông Tạ cũng một thời nổi tiếng là những tay vô địch đấm bốc trên võ đài với nhiều giải thưởng.
Đọc
“Dân Ông Tạ đó!” sẽ thấy lịch sử thành hình của những ngôi trường Nghĩa
Hoà, Thánh Tâm, Ngô Sĩ Liên. Hay trường Mai Khôi, Nguyễn Thượng Hiền là
nơi tác giả đã mài đũng quần nhiều năm.
Nghe
kể chuyện ma cũng rờn rợn tóc gáy. Khu vực là mồ chôn của hàng vạn
người trong chục nghĩa địa, nhưng vẫn có những bộ xương rải rác dưới nền
nhà vì thế mới có chuyện ma ám tác giả khi còn bé. Ma trong ao cá trước
nhà thờ An Lạc.
Lịch
sử xa xưa của khu vực gắn liền với tên tuổi của Giám mục Bá Đa Lộc,
được chôn trong “Lăng Cha Cả”, gần cổng vào phi trường Tân Sơn Nhất, mà
sau 1975 đã được cải táng mang về Pháp.
Gần
hơn là ông Huyện Sĩ Lê Phát Đạt, ông ngoại của Hoàng hậu Nam Phương, đã
cống hiến khu đất xây nhà thờ Chí Hoà hơn trăm năm trước.
Sau
đến Ông Tạ là thầy thuốc nam Thủ Tạ, tên thật là Trần Văn Bỉ
(1918-1983) hay giúp đỡ người nghèo, làm việc nghĩa nên đã lưu danh
trong lòng người.
Khởi
đi từ vùng đất bùn lầy nước đọng, Ngã ba Ông Tạ sau bao thăng trầm của
lịch sử vẫn hừng hực sức sống. Người Ông Tạ cũng đã trải qua bao nhiêu
khốn khó thời bao cấp, thời vượt biên, vượt biển mà tác giả chưa nhắc
đến trong tập sách này.
Ngày
nay người Ông Tạ có mặt ở nhiều nơi trên thế giới, tiếp tục vươn lên.
Trang “Hội đồng hương vùng Ông Tạ” trên Facebook, do anh Bùi Xuân Thái,
gốc giáo xứ Nghĩa Hoà, điều hành là một trang mang tên một khu vực của
Sài Gòn có đông thành viên, trên 9 nghìn và có những trao đổi trong tinh
thần tương kính nhau. Đó cũng là đặc tính của dân Ông Tạ.
Nhiều
người đang mong đọc tập sách kế tiếp của Cù Mai Công, vì với 172 trang
của “Sài Gòn một thuở - Dân Ông Tạ đó!”, đọc xong chỉ như mới cảm nhận
là phần giới thiệu về địa phương chí Ông Tạ.
Bùi Văn Phú
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
SAIGON - cái tên địa danh 1 trong 40
thành phố nổi tiếng trên thế giới được khắc tên trên mặt đồng hồ Thuỵ Sỹ từ
những năm 1953.
Chiều qua uống cafe với đứa em, buôn
chuyện khắp thế giới mới biết em cũng cùng sở thích mê đồng hồ (mình chỉ mê thôi
nha). Em gởi hình cái đồng hồ và hỏi có biết tin thú vị này không ? Xem
xong thật sự mình rất rất ngạc nhiên xen lẫn tự hào cái tên SAIGON được khắc trên
mặt đồng hồ của một thương hiệu nổi tiếng nhất thế giới - PATEK PHILIPPE -
model 2523 của Thuỵ Sỹ. Tin quá hay và quá thú vị không phải ai mê đồng hồ cũng
biết. Tối mình về nhà lật đật “lục tung” internet tìm hiểu mới càng “nổi da gà”,
khi biết nó được sản xuất
năm 1953, khi miền Nam lúc đó do Pháp đô hộ, nhưng thành phố SAIGON được khắc tên
1 trong 24 múi giờ thế giới. Cái tên được ngạo ngễ đứng chung với 40 thành phố
nổi tiếng đại diện trên thế giới: Sydney, Montreal, Moscow, New
York, California, Rio De Janeiro, London, Paris, Geneva, Tokyo,…..có cả
Singapore (mình hơi thắc mắc nước Singapore thành lập năm 1965, nhưng đồng hồ này
lại được sản xuất năm 1953 ?).
Tương truyền, vào năm 1876 sau khi
lỡ chuyến tàu ở Ireland, kỹ sư đường sắt người Scotland - Mr.Stanford Fleming
bắt đầu tìm cách chuẩn hóa thời gian. Phát biểu trước Viện Hoàng gia Canada ở
Toronto năm 1879, ông đề xuất chia trái đất thành 24 múi giờ, mỗi múi cách nhau
một tiếng với thời gian chung cho từng múi giờ riêng lẻ. Ý tưởng của ông đã vấp
phải sự phản đối đáng kể từ các chính phủ và cộng đồng khoa học nhưng sự kiên
trì của ông đã được đền đáp khi khái niệm mang tính cách mạng của ông cuối cùng
được thông qua vào năm 1884 tại Washington, khi 25 quốc gia tham gia hội nghị
Kinh tuyến Quốc tế quyết định rằng kinh tuyến gốc của kinh độ 0 ° sẽ đi qua
Greenwich, nước Anh.
Đồng hồ giờ thế giới dường như ít
được các tín đồ đồng hồ quan tâm cho đến khi nhà chế tác đồng hồ thiên tài
Mr.Louis Cottier thiết kế một bộ máy đồng hồ bỏ túi có giờ địa phương với kim
giờ và kim phút ở trung tâm, được liên kết với một vòng xoay 24 giờ và được bao
quanh bởi một vòng quay số cố định bên ngoài với tên của các thành phố khác
nhau được ghi trên đó. Đồng hồ bỏ túi giờ thế giới, tiền thân của tất cả đồng
hồ giờ thế giới, hiển thị đồng thời mọi múi giờ trên thế giới, đồng thời cho phép
xem giờ địa phương dễ dàng và chính xác, và tất cả trên một mặt số duy nhất.
Cottier đã thu nhỏ phát minh của mình
vào cuối những năm 1930, xuất hiện trên chiếc Patek Philippe model 1415. Đến
năm 1953, Patek Philippe model 2523 có hệ thống hai núm vặn mới, một để lên dây
cót và một ở vị trí 9h để điều khiển đĩa các thành phố. Khi được giới thiệu ra
thị trường, đồng hồ hai núm mới này không thành công về mặt thương mại, nên rất
ít sản phẩm được sản xuất. Chỉ có 7 cái được chế tác bằng vàng hồng, 5
cái có bản đồ thành phố Âu châu và Bắc Mỹ. Trong đó, 1 trong 2 cái duy
nhất dùng bản đồ Âu Châu & Á châu có mặt sứ màu xanh nước biển, khi
lặn xuống nước màu trên mặt có một chiều sâu như dưới biển. Đồng hồ duy nhất này
có cả 2 thứ trên mặt mà các nhà sưu tập đồng hồ mong muốn là mặt bằng men
Enamel (loại sứ trên cái mặt tròn ở giữa) phải nung 2 lần mới thành. Và mặt
trang trí vói những pattern bằng máy (do huyền thoại Louis Cottier phát minh,
sau đó hãng Patek Philippe sử dụng). Đặc biệt được sản xuất trong thập niên 50
thế kỷ trước, thập niên hoàng kim của chế tạo, thiết kế, kỹ thuật điêu luyện
của đôi tay những bậc thầy.
Và…..chiếc đồng hồ Patek Philippe
2523 giờ thế giới có khắc tên SAIGON được sản xuất năm 1953 trở thành chiếc
đồng hồ đắt nhất được bán ở Á châu. Nghe nói đâu tầm vài triệu đô chứ mấy ?!?
Ahihi...!
Minh Hòa
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài