Bài mới Thành viên Lịch Tìm kiếm Hỏi/Đáp | |
Ghi danh Đăng nhập |
Âm nhạc | |
Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Âm nhạc |
Chủ đề: Trịnh Công Sơn | |
Người gởi | Nội dung |
lo cong
Senior Member Tham gia ngày: 30/Oct/2007 Đến từ: Canada Thành viên: OffLine Số bài: 2596 |
Chủ đề: Trịnh Công Sơn Gởi ngày: 16/Feb/2011 lúc 7:03pm |
.
Tôi nhân được email nầy với câu chú thích sau đây:
"Tôi có người bạn, biết rõ về gia đình cô nầy. Cha mẹ là người Bắc, dời vào làm việc tại Huế. Cô chị là Quỳnh Dung, học tại Quốc gia Hành Chánh. lấy một người học Đại Học Sư Phạm, hiện ở lại VN. Cô thứ hai là Bích Diễm, cũng học Quốc gia Hành Chánh, hiện ở miền Nam Ca Li và đã Ly dị. Cô Dao Ánh là em thứ 3 trong gia đình, hiện cũng đã ly dị. TCS quen thân với cả 3 chị em. Khi TCS quen với gia đình thì cô Quỳnh Dung đã lớn tuổi và đi học xa nhà, anh ta thi1ch cô Bích Diễm nên khi cô Bích Diễm về Saigon học thì mới làm bài "Diễm Xưa". Và anh ta lại thích cô Dao Ánh, lúc đó vừa mới lớn, và nhỏ hơn TCS rất nhiều tuổi. Người nghệ sỉ chỉ yêu thích tuổi thanh xuân và sắc đẹp. Đó cũng là lẽ thuờng tình, chứ không tính tới chuyện gì khác."
Thư tình gửi một người - Trịnh Công Sơn
Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 17/Feb/2011 lúc 8:36pm |
|
Lộ Công Mười Lăm
|
|
IP Logged | |
Nhom12yeuthuong
Senior Member Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7120 |
Gởi ngày: 28/Feb/2014 lúc 12:51pm |
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
IP Logged | |
Nhom12yeuthuong
Senior Member Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7120 |
Gởi ngày: 27/Jun/2015 lúc 3:32pm |
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23127 |
Gởi ngày: 04/Apr/2019 lúc 9:17am |
Giải Thích Những Ca Từ “Bí Hiểm” Và Gây Khó Hiểu Trong Các Bài Nhạc Trịnh Công SơnNhạc Trịnh Công Sơn không được xếp vào loại nhạc vàng, không phải ngẫu nhiên mà một số trang web âm nhạc ưu ái để hẳn một thể loại nhạc riêng, đó là thể loại Nhạc Trịnh. Nhắc đến Nhạc Trịnh Công Sơn, có lẽ người ta sẽ nghĩ đến những triết lý, sự mông lung trong nhiều tầng lớp ý nghĩa của ca từ bài hát.
Ngay cả những người sâu sắc và từng trải nhất cũng không dám khẳng định là “mình hiểu hết ý nghĩa nhạc Trịnh”.
Bài viết này không có tham vọng giải thích cặn kẽ, chi tiết những ca từ
nhạc Trịnh, chỉ viết lại những hiểu biết gom nhặt được trong quá trình
tìm hiểu nhạc Trịnh. Hy vọng khi đọc qua bài viết này, người yêu nhạc
Trịnh sẽ có cảm giác: À, thì ra là thế…
Nghe Những Tàn Phai
Chắc hẳn là ai cũng đã từng nghe “tụi trẻ” ngày nay thường để câu “thính” quen thuộc trên facebook: Cuộc đời là những chuyến đi… khi nhắc về các chuyến du lịch bụi. Không biết câu này xuất phát từ đâu, nhưng có lẽ những người yêu nhạc Trịnh sẽ thấy quen, vì nó rất giống với một câu trong bài Nghe Những Tàn Phai: Chiều nay em ra phố về Thấy đời mình là những chuyến xe…
Có ai giải thích được cặn kẽ ý nghĩa của bài hát này?
Chiều nay em ra phố về Thấy đời mình là những đám đông Người chia tay nhau cuối đường
Ngày đi đêm tới trăm tiếng hư không.
Có ai đang về giữa đêm khuya,
rượu tàn phai dưới chân đi ơ hờ
Vòng tay quen hơi băng giá,
Nhớ một người tình nào cũ,
Khóc lại một đời người quá ê chề.
Chiều nay em ra phố về
Thấy đời mình là những quán không
Bàn in hơi bên ghế ngồi
Ngày đi đêm tới đã vắng bóng người.
Chiều nay em ra phố về
Thấy đời mình là con nước trôi,
Đèn soi trên vai rã rời
Ngày đi đêm tới còn chút hao gầy.
Nguyên
bài là những lời lẽ có vẻ mông lung, như là không nhắc đến một điều gì
cụ thể, giống như là tác giả đang nói về những chiêm nghiệm nào đó về
cuộc đời?
Không
phải vậy, thật ra bài hát này được nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết về một
đối tượng cụ thể: Nhân vật chính là một cô gái làng chơi. Điều đó được
ca sĩ Khánh Ly thừa nhận, bà đã được Trịnh Công Sơn trực tiếp giải thích
ý nghĩa của bài này khi tập cho bà hát.
Đó
là một người kỹ nữ, một gái giang hồ đã về già và hết thời, với những
bước chân trở về nhà trong đêm sau 1 ngày rã rời. Cô gái đôi khi thấy
đời mình là những đám đông, những chuyến xe… rồi rốt cuộc chỉ là tiếng
hư không, vắng bóng người trong 1 đời người đã quá ê chề.
Rốt cuộc, từ một câu hát trong bài hát về cô gái điê’m, giới trẻ biến thành một câu nói có vẻ rất ngầu: Cuộc đời là những chuyến đi…
Dấu Chân Địa Đàng Bài hát Dấu Chân Địa Đàng, ban đầu có tên là Tiếng Hát Dạ Lan, được Trịnh Công Sơn viết trong thời gian ông dạy học ở B’Lao – Lâm Đồng. Trong bài này có hình ảnh ẩn dụ vô cùng khó hiểu như “loài sâu ngủ quên trong tóc chiều”, “lời ca dạ lan”…
May quá, những hình ảnh đó sẽ được chính tay tác giả giải thích, nếu bạn đọc được cuốn Thư Tình Gửi Một Người
(tổng hợp những bức thư tình ông Trịnh gửi cho Dao Ánh). Khi hiểu được
những ca từ này, người nghe sẽ thấy bài hát sẽ trở nên hay hơn.
Loài sâu
này chính là một phiên bản khác của phận người, ôm chất chứa những buồn
vui của nhân sinh, điều này càng được thấy rõ hơn trong những bức thư
của Trịnh Công Sơn gửi Dao Ánh: “Ngôn ngữ đã mất đi với những ngày nằm co như một loài – sâu – chiếu ở Blao” (thư Đà Lạt, 19.9.1964), “Ở đây cũng có loài sâu đất reo đêm” (thư Đà Lạt, 19.9.1964), “Đêm sáng mờ bên ngoài. Sâu đất reo rất trong ở bãi cỏ” (thư Blao, 23.10.1964), “Đêm đã lạnh và đã buồn. Cây cỏ lao xao. Anh chỉ còn nghe rõ tiếng sâu đất và tiếng dế reo…” (thư Blao, 29.12.1964), “Đêm rất dày đen. Sâu đất của núi rừng cũng đã reo lên âm thanh rất nhọn” (thư Blao, 23.9.1965).
Hình ảnh “dạ lan” cũng được nhắc tới trong bài này: “Nửa đêm đó lời ca dạ lan như ngại ngùng”. Dạ lan là gì?
Nhà
cô gái 16 tuổi Dao Ánh ở Huế (cách nhà Trịnh Công Sơn ở Huế một cây cầu
là cầu Phú Cam) trồng nhiều hoa dạ lan và loài hoa này không chỉ thơm
ngát trong vườn nhà Dao Ánh mà còn lừng hương trong nhạc Trịnh và trong
nhiều bức thư tình tha thiết, da diết của Trịnh Công Sơn gửi Dao Ánh: “Dạ lan giờ này chắc đã ngạt ngào cả một vùng tối đó rồi, đã cài lên từng sợi tóc của Ánh” (thư Blao, 31.12.1964), “Anh
ao ước bây giờ mở cửa ra bỗng dưng có chiếc cầu bắc qua dòng sông và
anh bước qua cầu rồi rẽ về phía tay phải đi đến căn nhà có mùi thơm dạ
lan và đứng đó gọi tên Ánh thật thầm để chỉ vừa đủ Ánh nghe” (thư Blao, 26.9.1965).
Dĩ
nhiên, “dạ lan” trong vùng kỷ niệm của Trịnh Công Sơn cũng như trong
nhạc Trịnh, là hiện thân của vẻ đẹp và tình yêu thầm kín, thanh tao,
thắm thiết của Dao Ánh, là biểu tượng, là hiện thân của cõi “địa đàng”,
cõi “Thiên Thai”, cõi mơ ước hạnh phúc bất tuyệt muôn đời của nhân loại:
“Mưa đã trở về cùng với đêm. Như một ngày nào Ánh rời xa anh để trở về
với nếp sống bình thường, ở đó Ánh đi trên lối đi quen thuộc của những
người đã đi trước mà không cần phải nhìn những bảng số hai bên đường. Sẽ
bình thường và thản nhiên quên đã một lần dẫm chân qua một vực – thẳm
địa đàng mà anh đã linh cảm trước từ lâu, như “địa đàng còn in dấu chân
bước quên” của một thời anh đã âm thầm nghĩ rằng biết đâu Ánh không lớn
lên từ một loài dạ lan nào đó” (thư Blao, 27.10.1964), “Bây giờ là tiếng nói đêm của anh với Ánh. Với Ánh dạ lan… ” (thư Blao, 22.11.1964).
Có Một Dòng Sông Đã Qua Đời Bài hát này, Trịnh Công Sơn đã nhân cách hóa “một dòng sông” và cho nó qua đời luôn. Có lẽ bạn sẽ thắc mắc: Dòng sông sau khi qua đời thì nó sẽ trông như thế nào?
Trịnh Công Sơn giải thích: “Hôm
đó mình ở Đà Lạt đi qua cầu, bắt qua cầu Hồ Xuân Hương thì gặp người
tình cũ đi với người yêu qua cầu. Mình nhìn thấy. mình cảm thấy sự mất
mát quá lớn trong cuộc đời này…
Bên
cạnh đó khi đi qua cây cầu mình nhìn xuống thấy dòng nước chảy, mình
nghĩ không chỉ mất người đó thôi mà mất cả dòng sông, dòng nước… mất hết
cả. Cho nên cái mất mát tưởng là nhỏ nhưng cuối cùng lại lớn.
Cho
nên có một dòng sông đã qua đời không phải chỉ là mình ví von người
tình của mình là dòng sông, nhưng mà nàng đi qua một dòng sông, và mình
mất nàng và mất luôn dòng sông.
Lúc
đó dòng sông nó không còn ý nghĩa gì nữa, trước đó đẹp vô cùng tận
nhưng mà từ phút đó trở đi thì không có ý nghĩa gì cả. Nó cũng là mang
đến cho mình một nỗi buồn giống như sự mất mát kia. Cho nên vì vậy mới
có bài có một dòng sông đã qua đời.
Mình
nghĩ như thế này, khi ta đi qua một nơi trốn nào đó, tình cờ bạn đi qua
một cái núi, bạn gặp người tình của bạn cùng đi với một người khác, thì
cái núi đó cũng qua đời rồi chứ không phải dòng sông đã qua đời, núi
cũng qua đời luôn”.
Cát Bụi Trong bài Cát Bụi, nhạc sĩ họ Trịnh có cái câu này, chắc hẳn nhiều người nghe cho qua chứ không hiểu lắm ý nghĩa:
Ôi cát bụi phận này
Vết mực nào xóa bỏ không haỵ
Bà
Đặng Tuyết Mai (vợ cũ của ông Nguyễn Cao Kỳ) trong một dịp gặp gỡ văn
nghệ đã được Trịnh Công Sơn giải thích và mô tả sự khai sinh và khai tử
(như được ghi lại trong bài hát “Cát bụi”) ở trong các làng xã xa xôi ở
miền quê Việt Nam là:
“Khi một đứa bé được sinh ra thì bố mẹ đứa trẻ báo cho làng xã biết. Người ta ghi tên đứa bé vào một cuốn sổ bằng viết mực… thế rồi khi đứa bé lớn lên sau lũy tre xanh, trưởng thành, già… nếu chết đi thì người nhà cũng báo cho làng xã biết; người ta cũng lấy cái bút gạch tên người chết trong cuốn sổ đinh này là xong một đời người.”
Chính vì vậy mà sau khi một cuộc đời được chấm dứt câu “Vết mực nào xóa bỏ không hay” là thật chứ không phải là chuyện “mông lung” như chúng ta vẫn nghĩ.
Đêm Thấy Ta Là Thác Đổ Đây là một bài hát, một bài thơ thuộc dạng nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, mà đảm bảo từ cái tựa đề bài hát thôi là đã làm người nghe thấy mông lung, chóng mặt rồi. Sao tự nhiên đêm thấy ta là thác đổ? Nghe có vẻ siêu nhiên kỳ bí quá.
Có một vị đã thiền lâu năm đã thốt lên: “Trịnh Công Sơn phải là sư tổ môn thiền học mới ‘đạt’ được cái trạng thái ‘thác đổ’ này”.
Những
ai theo thiền môn lâu năm đều biết, mỗi khi thiền xong, khi mở mắt ra
là nghe thấy trong đầu còn có “âm vang như có tiếng thác đổ”. Thành ra “Nhiều đêm thấy ta là thác đổ” cũng là thật chứ không phải là chuyện siêu nhiên kỳ bí gì cả. Khi tỉnh ra, thì “vẫn như còn nghe”.
Một Cõi Đi Về
Con tinh yêu thương vô tình chợt gọi…
Câu
hát này sử dụng từ ngữ rất… Trịnh Công Sơn. Nhiều ca sĩ trẻ không biết
“con tinh yêu thương” là gì, nên tự ý đổi lại thành “con tim yêu thương”
cho nó thơ mộng.
Sinh
thời, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã rất nhiều lần giải thích cái hay, cái
chất Huế độc đáo của từ “con tinh” trong bài này. Theo Trịnh Công Sơn
thì các cô gái nhỏ, xinh đẹp và nghịch ngợm ở Huế hay bị gia đình, người
thân mắng yêu là “đồ yêu tinh”.
Cái “con tinh” đó đã đi vào văn học và đi qua dòng nhạc Trịnh trong bài
hát Một Cõi Đi Về mà ông yêu thích nhất, nhưng đa số ca sĩ lại hát là
“con tim”, làm cho câu hát không còn gì đặc biệt.
Có khi nắng khuya chưa lên
Mà một loài hoa chợt tím…
Ông Trịnh này lạ thật, đêm khuya thì làm gì có nắng, nên có 1 số ca sĩ đã đổi lại thành “có khi nắng mưa chưa lên” cho hợp lý, làm cho câu hát nghe rất khiêng cưỡng và buồn cười.
Thật
ra đó là một sự ẩn dụ tinh tế của nhạc sĩ. Bài hát có bối cảnh buổi
chiều, đường phố chưa lên đèn. Nhạc sĩ ví von đèn đường là một loại
“nắng khuya”. Ý nghĩa của hai câu này là mới có buổi chiều, trời chưa
tối, đường chưa lên đèn, mà loài hoa quỳnh tím ban đêm đã nở sớm rồi.
Trịnh Công Sơn có lẽ bị ám ảnh bởi loài hoa đêm này, nên có hẳn hai bài
hát dành cho loài hoa quỳnh là bài Quỳnh Hương và Chuyện Đóa Quỳnh
Hương.
Em đi về cầu mưa ướt áo
Đường phượng bay mù không lối vào
Hai câu hát nổi tiếng này trong bài Mưa Hồng thực ra không có chứa đựng câu chữ nào là đánh đố hay khó hiểu. Nhưng nếu giải thích rõ ràng câu hát này ra thì sẽ có nhiều điều thú vị đằng sau đó.
Bài
hát này được nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết tặng cô Dao Ánh, với bối cảnh ở
Huế. Mưa ở Huế thì buồn lắm, có nhiều bài hát đã nói lên nỗi buồn của
cơn mưa xứ Huế rồi. Những ai sống ở đất cố đô đều biết con “đường phượng bay” nổi tiếng trong Thành Nội với hai bên trồng toàn cây phượng vĩ.
Còn câu hát: “Em đi về cầu mưa ướt áo”, nếu ghi rõ nghĩa hơn thì sẽ là: em đi về, cầu cho mưa ướt áo em.
Một người con gái đi ngoài mưa mù mịt, mưa rơi ướt sủng áo mỏng, lớp áo
dán sát vào cơ thể. Không cần nói thì ai cũng biết hình ảnh đó gợi cảm
biết nhường nào. Vấn đề ở đây là “ai cầu cho mưa ướt áo em?”. Hẳn nhiều người sẽ cho rằng chắc chắn đó là “anh”, để anh còn có dịp “thưởng thức” nữa chứ.
Tuy
nhiên, cũng trong một buổi tiệc có mặt bà Đặng Tuyết Mai và Trịnh Công
Sơn (đã nhắc đến bên trên), thì bà Mai đã đưa ra ý kiến của bà như sau:
“Riêng
tôi (bà Tuyết Mai) thì cho rằng chính cô gái mới là người cầu mong cho
mình bị mưa ướt, bởi lẽ người xứ Huế rất coi trọng gia phong lễ nghĩa,
nhất là trong cách ăn mặc – lúc nào cũng phải thật kín đáo, không bao
giờ dám để lộ thân thể dù chỉ là một chút xíu. Cô gái trong bài hát tự
biết mình có hình dáng đẹp, muốn khoe nhưng không biết làm cách nào nên
chỉ dám cầu mưa cho mình bị ướt áo để khoe vẻ đẹp cơ thể một cách tự
nhiên mà vẫn giữ được sự ngượng ngùng, e ấp… Khi nghe tôi giải thích như
thế, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã đứng dậy, với tay qua bàn tiệc bắt tay
tôi kèm theo một nụ cười mãn nguyện".
Nếu
bạn đọc có góp ý gì thêm về ý nghĩa của những ca từ trong nhạc Trịnh có
vẻ cao siêu bí hiểm, xin vui lòng để lại lời bình luận (comment) bên
dưới để người nghe, người đọc thưởng ngoạn được nhiều hơn.
Đông Kha (tổng hợp từ các bài viết) Mời thưởng thức những bản nhạc được đề cập ở trên Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 04/Apr/2019 lúc 9:18am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23127 |
Gởi ngày: 01/Apr/2021 lúc 11:33am |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |