Bài mới Thành viên Lịch Tìm kiếm Hỏi/Đáp | |
Ghi danh Đăng nhập |
Chuyện Linh Tinh | |
Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh |
Chủ đề: NHÀ HÀNG GÒ CÔNG | |
<< phần trước Trang of 98 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 26/Nov/2020 lúc 9:50am |
HAPPY THANKGIVING |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 29/Nov/2020 lúc 4:55am |
* Người Việt gốc ruốc?
Ruốc
thì đem làm mắm, chứ sao lại chượp ra nước mắm ruốc được, nhiều người
hỏi tôi như thế. Nước mắm ruốc đúng là có thật! Vài nhà thùng gửi biếu,
và tôi đã nếm “chay”đôi lần. Nhưng chỉ mới đây ra Huế, tôi mới thử
“mặn”: thưởng thức đồ ăn chấm nước mắm ruốc.
Hai bạn ở Huế dẫn tôi đi thăm nơi làm mắm ruốc ở Phú Hải, cách Huế chừng non hai mươi cây số. Con ruốc nhỏ xíu vậy chứ nhiều tên lắm, có nơi gọi là con moi, con tép moi, tép biển… Ông chủ lò mắm (ruốc) nói, dân Huế gọi ruốc là con khuyếch. Ông cẩn thận đánh vần, sợ tôi hiểu nhầm qua chữ… khuyết. Tôi cắc cớ, sao dân Huế không gọi là mắm khuyếch luôn cho chuẩn “nguyên gốc”. Ông cười huề tiền, biết mô! Ruốc đem làm mắm thì ai cũng biết, nhưng nước mắm ruốc từ đâu ra – Thì từ mắm mà ra. Làm mắm là lấy thủy hải sản, tôm mực bạch tuộc, cá biển cá đồng, tép lớn tép nhỏ, cua cáy… đem ủ chượp với muối là ra mắm hết. Ra mắm rồi, mùi vị có vừa miệng, vừa mũi hay không lại là chuyện khác. Con ruốc có bà con xa với loài tôm tép, cũng vỏ cứng (giáp xác), cũng mười cẳng có khớp, nhưng tạng người nhỏ xíu, to lắm cũng chưa bằng cái đầu đũa dẹp. Ruốc lớn (thì cũng cỡ đầu đũa) được đem phơi khô rồi chế biến ra đủ món ăn như bắp xào ruốc, ruốc xào khế… Ruốc khô trở thành quý tộc khi rắc vài con đo đỏ vào món bò bía. Còn ruốc “nhi đồng”, bé tí tẹo, ăn đâu bõ bèn gì, chỉ có nước đem làm… mắm. Không chỉ ra mắm, mà còn ra nước mắm ruốc. Về mặt khoa học, làm mắm là cắt protein của ruốc thành acid amin với sự xúc tác của enzyme trong nội tạng thủy sản. Còn mùi mắm phát sinh ra muộn lắm, nhờ tác động của vi khuẩn kỵ khí khi ủ chượp. Quá trình này nôm na gọi là lên men, tương tự như ủ chượp làm nước mắm và các loại mắm khác. Mùi mắm là chuyện bí hiểm, khoa học còn lờ mờ chưa hiểu biết hết. Rõ ràng không mùi mắm nào giống mắm nào; mùi mắm cá linh khác mùi mắm cá lóc, mắm sà rinh khác mắm cà xỉu… Thậm chí, cũng là con ruốc đem làm mắm tôm cũng được, mà làm mắm ruốc cũng được. Dĩ nhiên, cách làm mắm tôm, mắm ruốc khác nhau một chút. Một đàng cứ ruốc mang về là chượp muối, một đàng phơi nắng sơ rồi mới chượp. Hai loại mắm này, đứng xa cả thước cũng phân biệt được mùi. Thế còn nước mắm ruốc? Trong quá trình ủ chượp, nước tiết ra từ mắm. Đem lọc cái ra cái, nước ra nước. Cái là mắm ruốc, nước là nước mắm ruốc. Cả trăm ký mắm ruốc, mới “thải”ra được hơn mười lít nước mắm ruốc. Làm mắm thì ra… mắm là chính. Mắm ruốc là chính phẩm. Nước mắm ruốc là phụ phẩm. Chính phẩm tung đi khắp nơi để bán, phụ phẩm chỉ tiêu thụ loanh quanh ở địa phương, nên ít người biết. Nước mắm ruốc là dịch tiết ra từ mắm, kéo theo rất nhiều đạm amin tan vào đấy. Con ruốc tí tẹo, vỏ nhiều hơn thịt, vậy mà độ đạm của nước mắm ruốc cũng khoảng 25-30, có khi hơn. Độ đạm cỡ đó là niềm mơ ước của nước mắm “thứ thiệt” (từ cá biển) ở các nhà lu, nhà lù ở Mũi Né (Phan Thiết), Cửa Khe (Quảng Nam), Mỹ Thủy (Quảng Trị), Vạn Phần (Nghệ An), Vạn Vân (Hải Phòng)… Ra được nước mắm “thứ thiệt”, bỏ xác lấy nước (mắm). Ra được nước mắm ruốc, ngược lại, bỏ nước lấy cái. Bỏ nước thì không đúng, nhưng nước bị đối xử như hàng… phụ phẩm! Phụ phẩm là thứ gì đó miễn cưỡng, tôi nói không quá đáng đâu. Một nhãn hiệu làm mắm tôm khá lừng lẫy ở Thanh Hóa, tôi nói tên luôn, là Lê Gia. Ủ chượp ruốc làm mắm tôm thì dịch cũng tiết ra. Ông chủ Lê Gia nói với tôi, cháu phải lọc bớt nước này ra, nếu không mắm tôm bị loãng, khách hàng tưởng mình ăn gian. Vứt nước đó đi à? Dạ không, cháu đem phơi tiếp làm nước mắm ruốc. Coi đó, làm mắm tôm mà phụ phẩm là nước-mắm-ruốc, chứ không chịu gọi là nước-mắm-tôm. Có điều nước mắm ruốc lấy từ mắm ruốc chỉ cần một năm là mùi đã chín dịu. Còn từ mắm tôm, thì phải đem nước đó đi phơi ủ thêm một năm nữa mùi mới đằm lại. Tính ra, làm mắm tôm một năm, ra nước mắm ruốc hai năm. Với dân làm mắm, có câu nói nghe quen quen, đó là, họ ăn của ruốc không từ (sót) thứ gì. Ruốc sống ở vùng nước lợ, cửa sông, ven biển. Việt Nam có bờ biển dài, nên vùng nào hầu như cũng có ruốc, nhưng ruốc ngon thích hợp để làm mắm lại tùy vùng. Vùng duyên hải miền Trung, từ Thanh Hóa, Nghệ An kéo dài xuống Phú Yên, Phan Thiết vào những tháng hè đầu thu là vào mùa ruốc, vỏ mỏng thịt dày, làm mắm mới ngon, mới bắt mắt, bắt mùi, bắt vị. Có điều dân Bắc lấy ruốc làm mắm tôm, dân Nam lấy ruốc làm mắm ruốc. Rừng nào cọp nấy! Mắm chỉ là thứ gia vị có đạm. Món nào ăn với mắm đó, dân vùng nào quen mắm vùng đó. Dân Bắc ngửi mùi mắm tôm thấy thơm, dân Huế ngửi mùi mắm ruốc thấy dịu. Tráo qua đổi lại, ngửi nhầm mùi mắm là coi như… đổ máu. Còn dân Sài Gòn (như tôi), chỉ biết xài chứ không biết làm, khẩu vị tạp nham, ưng gì xài nấy, huống gì nước mắm ruốc. Nước-mắm-ruốc coi vậy chứ lại là thứ trung dung, nói theo kiểu kinh tế học là, tận dụng cho bằng hết. Đạm chứ có phải bột đâu mà lãng phí. Chỉ là phụ phẩm, nhưng mấy ai biết, nước mắm ruốc chính là thứ tinh túy nhất từ ruốc. Độ đạm cao, cao hơn chính phẩm (mắm), do đó vị đậm đà, hậu vị ngọt rất rõ ở cuống họng. Còn mùi? Nước mắm ruốc không thơm nồng mùi nước mắm thông thường, mà chỉ thoang thoảng mùi ruốc khô. Mắm là mùi, mùi thoang thoảng thì cam phận loanh quanh ở quê nhà. Kẻ tha hương, ai nhớ thì đặt hàng, nước mắm ruốc mới có dịp đi xa chút đỉnh. Làm mắm ruốc (cũng là làm nước mắm ruốc) vất vả hơn làm mắm tôm, vì phải phơi ruốc trước khi chượp. Mưa Huế dài lê thê… Làm mắm phải trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, chỉ cần phơi sai ngày, sáng nắng chiều mưa, sáng mưa chiều nắng, chạy không kịp là hư ruốc, một ông chủ lò mắm ở Phú Hải nói thế. Hai bạn ở Huế chở tôi đi thăm vùng làm mắm ruốc, Long – giảng viên thủy sản Đại học Nông Nghiệp, và Minh – phân phối mắm ruốc. Minh trước đây làm cho Tổ chức Phát triển Kỹ nghệ của Liên Hiệp Quốc (UNIDO), đi sâu vào mảng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Dân làm mắm chỉ biết làm mắm, ai mua thì bán, có biết marketing mô tê gì đâu. Minh lập cơ sở kinh doanh, đặt hàng theo tiêu chuẩn riêng của mình, dán nhãn hiệu rồi tổ chức phân phối. Minh nói, em muốn mắm ở Huế đi xa, mắm ruốc thì dễ vì Huế nổi tiếng về thứ này rồi, nhưng nước mắm ruốc còn khó khăn, vì sản lượng ít quá, có bao người biết đến nó đâu. Ruốc ở Huế không có đủ, phải lấy thêm từ Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Định mới đủ để làm mắm. Mắm và nước mắm ruốc của Minh có nhãn hiệu Cơm Vàng. Ở Phan Thiết cũng có công ty làm nước mắm và mắm ruốc thương hiệu Cá Vàng. Họ mơ ước biến ruốc thành vàng. Còn mắm Lê Gia có sẵn thương hiệu rồi, họ không cần… vàng. Trên đường về lại Huế từ Phú Hải, tôi thấy nhiều nhà làm mắm ruốc, cả vài chục lu chượp phơi ở sân nhà. Các bạn Huế dừng xe bên biển Thuận An mênh mông, vài con diều bay trên bãi. Tôi đang đứng ở dải ngăn cách, một bên là biển, một bên là đuôi phá Tam Giang trước khi đổ vào sông Hương. Đến Huế người ta chỉ tìm đến hoàng cung lăng tẩm, bỏ qua nơi hẻo lánh này, thành thử nơi đây cảnh đẹp còn hoang dã, dân tình chất phác. Long nói, dân vùng này đi vượt biên nhiều lắm, họ gửi tiền về cho thân nhân, nên dân mới có vốn làm mắm, có nhà làm cả trăm lu mắm. Chượp cả năm mới ra mắm, nên cần vốn có khi cả tỷ. Dân vượt biên nhiều, hèn gì trên đường, tôi thấy rải rác vài nghĩa địa “lăng tẩm”. Người Huế nặng tình gia tộc, sĩ diện và có đời sống tâm linh cao, nên chuyện xây “lăng tẩm” đúng sai, thật khó nhận xét. Tôi đến Huế vào giữa tháng bảy, tính qua âm lịch là khoảng thời gian dân Huế cúng kiếng để tưởng nhớ những oan hồn khi kinh thành thất thủ năm 1885. Những kẻ võ biền, chủ chiến chỉ biết húc đại vào đồn Mang Cá bất kể mạng dân. Pháp chết 16 lính, còn quân dân Việt cả vạn, chưa kể cướp bóc, hãm hiếp… Còn những ngày tưởng nhớ khác nữa. Huế nhỏ tí tẹo, mà sao oan khiên lớn thế… Chiều đó, hai bạn Huế dẫn tôi đi quán vỉa hè, ăn bánh bột lọc, bánh nậm, chả cây Huế… chấm với nước mắm ruốc. Mấy món này tôi ăn đã ăn ở Sài Gòn, nhưng chấm với nước mắm ruốc thì chưa. Quả thật vị đậm đà hẳn lên. Tối hôm sau, “quan đi khám điền thổ”, tôi ghé quán vỉa hè ở Đập Đá, gọi món vả trộn tôm thịt. Vả là đặc sản của Huế, giống như trái sung, nhưng không chát, và to hơn sung nhiều. Nước chấm đi kèm là xì dầu và nước mắm. Tôi ngửi, rồi quay lại hỏi chủ quán, Ở đây không có nước mắm ruốc à? – Dạ có chứ, nhưng sợ khách du lịch không quen mùi nồng, nên không dọn ra. Tôi khoát tay sành điệu, Trả lại ông hai chén nước chấm này, lấy cho tôi nước mắm ruốc, loại chượp càng lâu càng tốt. Đon đả làm ngay. Một lời khiếu nại mà chủ nhân hài lòng. Người Huế nêm gì cũng chút mắm ruốc, món gì cũng chấm nước mắm ruốc. Mùi ruốc ngấm vào xương tủy dân Huế. Một o Huế nói, tôi là người Việt gốc ruốc. Ruốc thì được rồi, nhưng tôi không biết mùi o (nói) là mùi mắm ruốc, hay nước mắm ruốc. Có lẽ cả hai.
Vũ Thế Thành |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 30/Nov/2020 lúc 9:22am |
Bún Mọc “Chiêu Niệm”
Chủ Nhật, cả nhà dậy trễ, đứa em út vốn háu đói đã nhanh nhẩu – Hôm nay làm gì ăn đi mấy chị. – Bún mọc đi? – Bún mọc là bún gì? Tôi bật cười, năm nay mười tuổi em tôi chưa biết Bún Mọc là bún như thế nào, nó cũng khó tưởng tượng ra môt tô Bún Mọc đầy màu sắc và mùi vị. Tự nhiên luồng ký ức bỗng sống dậy trong tôi, ru tôi trở lại quãng đời của những năm về trước, tôi chợt nhớ đến Quán Bên Đường, cái tên thật là thơ mộng mà mấy nhỏ bạn của tôi đã đặt cho quán Bún Mọc dưới chân cầu Trương Minh Giảng, tôi chợt nhớ lại những lần dăm ba đứa rủ nhau đi thưởng thức hương vị tuyệt vời của tô bún Xứ Bắc Kỳ, tôi chợt muốn viết một bài để “vinh danh” bún mọc, trước là cho riêng tôi và sau là cho những người bạn đang cùng tôi mơ tưởng bát bún đậm đà bên kia bờ đất nước. Cái tên là lạ, cái tên khó hiểu đến với người sảnh ăn uống, nhưng nếu xét cho kỹ, ‘mọc’ ở đây có nghĩa là “nổi lên trên”. Giò sống thả vào nước sôi, khi chín nổi lên màu trắng ngần – nên gọi là “mọc”. Tôi đã được bà hàng ở chân cầu Trương Minh Giảng bỏ gần 10 phút để giảng, đã lâu nên tôi quên mất nội dung, chỉ nhớ đại khái là như vậy. Nhưng ‘mọc’ hay ‘nổi’ đối với tôi cũng đều có nghĩa là bún chả lụa, với đủ kiểu chả: chả chiên, chả lụa, chả hấp trong bát bún. Dưới chân cầu Trường Minh Giảng, quán bún mọc lâu đời và nổi tiếng “ngự trị” ở đó với khách “thập phương”. Đôi lần có ăn ở chỗ khác nhưng tôi vẫn phải công nhận bún mọc ở đây là ngon nhất. Hình như bún mọc không được phổ biển cho lắm, như phở, như bánh xèo nhưng “ngon phải biết”. Đầu tiên, tôi thích ăn bún mọc vì tôi thích ngốn chả, nên tôi nghĩ bún mọc ngon là vì chả -nếu không có những lát chả lụa bún mọc hết “linh hồn”. Nhưng sau thì tôi biết tôi lầm, vì có 1 lần ăn tô bún không có một lát chả ngoại trừ một miếng sườn heo, nhưng nó vẫn ngon, ngon lạ lùng. Có lẽ bún mọc ngon là nhờ nước lèo, ngọt ngào, húp 1 miếng vị ngon thấm tới phổi. Tôi tưởng người ta phải viết cả 1 bài để nói đến cái ngon của nước lèo bún mọc mới phải chứ, không biết nước lèo bún mọc được nấu bằng thứ gì nhưng nó trong thật trong, và óng mỡ. Có lần mấy chị em tôi thử nấu bằng xương heo và giò sống nhưng thất bại vì nước vẫn đục đục, nghe người ta nói là phải hớt bọt khi đang nấu nhưng chỉ biết ăn và biết ngó thôi nên đành chịu. Bún mọc không cay như bún bò cũng không nồng mùi như phở, nó dễ thương như một cô gái đến tuổi dậy thì làm dáng. Nước trong – như chưa hề vướng phải một vẩn đục nàoncủa trần gian. Bún mọc ăn với ớt tươi nên không sợ màu đỏ của ớt bột làm “hoen uế”, có người còn vắt chanh cho bớt mỡ nhưng tôi lại chúa ghét vắt chanh vào bất kỳ môt loại bún nào, có lẽ tôi ghét chanh chăng? Thường thì vài viên mọc, vài lát chả lụa là đủ một tô bún mọc, nhưng ở dưới chân cầu Trương Minh Giảng thì lại khác, hoàn toàn khác, vài lát chả lua, vài viên mọc, viên chả chiên, chả hấp, một miếng sườn heo….. Rất ư là cầu kỳ và xa xỉ và chỉ cần một miếng đầu tiên, người ta sẽ cảm thấy bao nhiêu phiền muộn tan biến. Rau muống chẻ cũng là đồ phụ tùng của bún mọc. Kế quán bún mọc ở dưới chân cầu Trương Minh Giảng là quán bún mọc trong chợ Ông Tạ. Bà hàng chỉ bán vào buổi sáng, sau l0 giờ coi như là “đóng cửa”. Dĩ nhiên là tôi không có dịp lặn lội lên tới đó để thưởng thức một cách thường xuyên nhưng phải công nhận là nó ngon không thua quán ở dưới chân cầu Trương Minh Giảng, lẽ dĩ nhiên là không thể hơn được rồi. Ăn bún mọc thì nhớ đến tâm tình của những người làm chả. Chả mà dở thì tô bún chẳng vui, thành ra chả cũng phải ngon như nước mọc. Viết đến đây tôi không đủ can đảm để viết tiếp. Đêm đã khuya, bụng thì đói cồn cào mà ngồi viết để nói về bún mọc qủa thật là một cực hình. Tôi ngừng bút nơi đây, trong nỗi niềm thương quê nhớ nước, nhớ bạn bè và nhớ bún mọc không nguôi. Tôi
luôn luôn nhắc tôi, tôi tự hứa với tôi là phải làm tất cả để sớm có một
ngày ngồi chễm chệ ở dưới chân cầu Trường Minh Giảng vừa ăn tô bún mọc
dậy tình vừa được nghe bà hàng «luận thuyết» tiếp tục về danh từ “bún
mọc”. : Hoài Như
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 06/Dec/2020 lúc 8:26am |
MỘT THỜI ĐỂ NHỚ ... ĐỂ THƯƠNG...😜 <<<<<Nguyễn Ngọc René - Phong Thủy diễn ngâmChỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 06/Dec/2020 lúc 8:30am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 27/Feb/2021 lúc 9:05am |
Dấm XủTừ hồi nào tới giờ vốn thích món hoành thánh mì. Đói bụng sẵn tiện trên đường, tạt ngang ghé tiệm mì của người Hoa gốc Chợ Lớn. Buổi trưa 3 giờ, tiệm mì vắng teo. Tô hoành thánh bốc khói được cô tiếp viên tuổi nhỡ nhỡ bưng ra. Vừa đặt xuống bàn là cô định quầy quả quay trở vào trong. Vội nói với theo:- "Chị ơi, chị làm ơn cho xin miếng dấm xủ & ít ớt chua nha chị..." - "Hả? Cần dzì?" - "Dấm đó chị. Dấm xủ để cho vào mì đó và ớt ngâm dấm..." Cô tiếp viên bỗng thay đổi nét mặt, quạu hẳn, nguýt cho một cái rồi hầm hầm bỏ đi một mách. Ngỡ cô ta đi lấy, ngồi đợi mãi chẳng thấy dấm cũng chẳng thấy ớt, mà bóng cô tiếp viên cũng bặt tăm! Ngoái vào trong bếp, ơi ới ngoắc mãi mới có một ông có lẽ đầu bếp mặt bóng loáng đầy mồ hôi dầu bước tới. - "Nị cần dzì?" - "Anh ơi, hồi nãy có xin chị kia miếng dấm & ớt chua mà chắc chị ấy quên. Anh làm ơn nhắc dùm chị ấy!" - "Nó dzận dồi. Nó hổng ra nữa đâu?" - "Ủa???" - "Cần dzấm phải hông?" - "Dạ đúng rồi, dấm xủ để cho vào mì & xin chút ớt chua nữa nha anh." - "Nói "dzấm xủ" thành ra nó giận đó!" - "Hả? Sao lại giận? Dấm xủ thì kêu dấm xủ, chứ không thì kêu là dấm gì?" Anh đầu bếp cũng dấm dẳng chẳng kém chị khi nãy, mặt vẫn lạnh như tiền: - "Dzấm đỏỏỏ. Zdậy nị hổng biết "dzấm xủ" là gì a? Nói ngược lại đi!" - "Nói ngược gì cơ??? "Dấm xủ", "Xú dẩm" "Xú dẩm"? "Dấm xủ", "dú xẩm" "dú xẩm"... Ơ..." Chết mồ chưa? Chết thật! Trầm giọng xuống, hỏi nhỏ: - "Ủa, thế tên nó không phải là "dấm xủ" sao? Từ nhỏ tới giờ mấy đứa bạn vẫn kêu như thế cơ mà..." - "Hỏng phải! Thôi để tui mang dza cho!" Rồi anh ta vào lấy cho chén dấm, vẫn quên ớt chua mà vờ luôn, không dám hỏi thêm! Vừa húp miếng hoành thánh, vừa lấm lét liếc vào trong nhưng tuyệt nhiên chẳng hề còn thấy bóng dáng chị tiếp viên, chẳng biết chị ta né đi đâu mất rồi. Để tiền tô mì và chút tips lại trên bàn cùng lời xin lỗi "đã không biết" biên trên miếng napkin (khăn giấy) xong rồi chuồn lẹ ra xe. Nguyên đoạn đường mấy chục phút lái xe về nhà cứ nghĩ mãi: Thuở nhỏ đi học trường trong Chợ Lớn, thỉnh thoảng kéo nhau đi ăn mấy vắt mì mấy đứa bạn cứ xin "dấm xủ", chẳng biết chúng cũng không biết, hay ... nham nhở giỡn?! Con nít mà, đâu để ý gì lại dễ tin và cứ thế mà tưởng tên của loại dấm đó như thế cho mãi đến tận bây giờ mới bị tổ trác! Vừa cáu mà cũng vừa lại buồn cười. Thôi thà bị một lần như thế để biết chứ không thôi cứ mãi suốt đời ... ngu ngơ khù khờ! Nghĩ xong tự phá lên cười há há. Liếc qua bên hông thấy con bé lái xe bên cạnh đang quay qua chằm chằm nhìn, cặp mắt trợn tròn vo như hai hòn bi ve... Kệ xác, cười tiếp... Don Hồ |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 11/Mar/2021 lúc 12:14pm |
BÚN THỊT NƯỚNG Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 11/Mar/2021 lúc 12:16pm |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 24/Mar/2021 lúc 9:16am |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 25/Mar/2021 lúc 11:19am |
Con Tôm TítNgày xưa tôm tít (bè bè) dân ở các vùng biển thường lựa nó ra khi đánh cá để cho heo ăn vì vị nó dở và nhiều vẩy cứng Tuy nhiên ngư dân không muốn phung phí bèn "phịa" câu chuyện về việc nó giúp tăng khả năng giường chiếu. Chả bao lâu nó trở nên đắc đỏ và tiêu thụ rộng rãi thậm chí đôi lúc giá nó còn cao hơn tôm sú. Chưa dừng lại ở đó, đám dân buôn thêm mắm muối vào cho đắt hàng bổ sung thêm khả năng chữa bệnh thần thánh như: Huyết áp, tim mạch, thận, tiểu đường.... mà chả cần ai chứng mình chỉ cần truyền miệng cho nhau nghe. Cũng ngày xưa, gạo lứt chính là dùng cho heo ăn hoặc nấu rượu vì đỡ mất công giã gạo bổng một ngày Chả biết từ đâu cái tin nó chữa bá bệnh, nhiều dinh dưỡng lan tràn trên mạng mà chả có ai kiểm chứng, chả cần nghiên cứu cứ thể truyền người này tới người khác. Khi đủ số đông người tin thì NÓ HIỂN NHIÊN thành sự thật và có nguyên đám con buôn giàu lên nhờ khả năng biết thị hiếu thị trường. Cho tới một ngày, trong khi kiểm tra thực hư dinh dưỡng trên gạo lứt của mấy chục nhãn hàng được cấp phép bán vào Mỹ mới nhận ra. Dinh dưỡng nó còn kém hơn cả gạo thường do việc làm quá phức tạp để giữ lại cái vỏ cám và loại bỏ chất độc hại trên đó (asen vô cơ ô nhiễm) cho vừa lòng người dân say mê gạo lứt chữa bệnh (dinh dưỡng). Báo hại tác giả bài viết bị vì cũng không ngờ mình cũng là đứa từng tin như ĐINH ĐÓNG CỘT là gạo lứt dinh dưỡng hơn gạo thường. Tác giả Hoang Tung |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 27/Mar/2021 lúc 7:37am |
Vì Sao Các Hãng Đồ Ăn Nhanh Không Ngóc Đầu Lên Nổi Ở Việt Nam?Vì sao các hãng đồ ăn nhanh không ngóc đầu lên nổi ở Việt Nam? Mới đây trên mạng của Phi Luật Tân có cuộc bàn luận về fast food như KFC, Jollibee,Lotteria, McDonald's ...không thể phát triển trên đất Việt Rốt cuộc dân mạng Philippines cho rằng người dân Việt Nam còn nghèo, dẫn đến việc các chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh không phát triển (??) Bằng chứng họ đưa ra là một thương hiệu thức ăn nhanh nổi tiếng của Mỹ đã mở hơn 600 cửa hàng tại Philippines trong khi đó, con số cửa hiệu của thương hiệu này tại Việt Nam chỉ là 22 “Người Việt Nam chuộng thức ăn truyền thống hơn vì họ nghèo, họ không có đủ tiền để ra những cửa tiệm đồ ăn nhanh, còn ở Philippines, chúng tôi có hàng ngàn cửa hàng đồ ăn nhanh. Các quốc gia nghèo khó như Việt Nam thì không phải là địa chỉ tiềm năng cho các thương hiệu đồ ăn nhanh đến” “Tôi thấy phần lớn người Việt Nam không đủ tiền mua những món ăn đắt tiền ở McDonald’s, vì thu nhập của họ rất thấp, thấp hơn rất nhiều so với thu nhập của người Philippines” “Việt Nam nghèo, đó là lý do vì sao McDonald’s không mở nhiều cửa hàng ở Việt Nam” Nói nghèo là khá mơ hồ,vì từ đầu đồ ăn fast food là cái chổ giành cho người nghèo trên chính các quốc gia Tây Phương ,không hiểu vì sao qua các quốc gia đang phát triển thành chổ của thượng lưu Nghèo mà tô bún mắm 80.000 đồng bán chạy không kịp,tô bánh canh cua 300.000 đồng vẫn có người ăn Và họ dẫn chứng là ,người Việt Nam không có thương hiệu đồ ăn nhanh nào nổi tiếng toàn cầu cả Người Philippines không hiểu "lòng dạ" dân tộc Việt ,và những nước khác cũng không hiểu Vì sao thức ăn nhanh không phát triển ở VN mà phát triển ở Philippines? Đơn giản thôi,vì Philippines có nền ẩm thực quá kém ,họ gốc thổ dân,sống theo Tây nên Tây áp cái gì cũng xong Việt Nam là dân tộc có văn hiến,có triều đình cổ,có nền ẩm thực phong phú,đa dạng ,trường phái "Vietnamese food" vang danh khắp thế giới Nói về ẩm thực Châu Á,trong khu vực Việt chỉ thua Tàu thôi nhen, mà thua về cầu kỳ chứ về món ăn dễ tiêu, nhiều rau thì đồ Việt hơn nhiều Một cái bánh hamburger nhỏ bé cùng miếng gà chiên không thể chen chưn vô làng ẩm thực Việt Nam Từ sáng ,trưa,chiều,tối người Việt Nam có hàng ngàn lựa chọn khi cần ăn từ món xào,nướng,chiên,hấp,nước ,bò,gà,vịt,hải sản và đồ chay nữa Người Việt không thích fast food cho lắm vì tính chất không bền của nó,dân tộc Việt có câu "ăn chắc mặc bền" là vậy Hủ tíu Nam Kỳ là món vô địch thế giới Có thể nói Nam Kỳ là "chúa trùm hủ tíu" của thế giới .Nói câu này không bậy dù biết nguồn gốc hủ tíu là từ Tàu ,do những người Minh Hương thời Trần Thượng Xuyên,Dương Ngạn Địch ,Mạc Cửu đem vô Nam Kỳ ,sau này lại có người Tiều Nhưng nhìn ra mấy chục loại hủ tíu đang làm mưa làm gió ở xứ Nam Kỳ ta thì ngó qua bên Tàu cũng chưa có nhiều hơn vậy Hủ tíu Nam Kỳ đã là hủ tíu Việt khi có sợi hủ tíu dai,thêm nước mắm,rau sống xanh tươi ,hai món này hủ tíu Tàu chánh gốc không đụng tới Có thể chia hủ tíu ra 2 trường phái nước và khô. Hoặc hủ tíu dai và hủ tíu mềm Liệt kê nha :Hủ tíu Mỹ Tho, hủ tíu Nam Vang, hủ tíu Sa Đéc, hủ tíu Lái Thiêu, hủ tíu mì, hủ tíu nui, hủ tíu hoành thánh, hủ tíu xá xíu, hủ tíu thịt băm, hủ tíu sườn heo, hủ tíu lòng heo, hủ tíu cá, hủ tíu cua, hủ tíu tôm, hủ tíu gà ta, hủ tíu gà ác, hủ tíu bò kho, hủ tíu bò viên, hủ tíu bò tái, hủ tíu bò sa tế, hủ tíu nai sa tế, hủ tíu vịt quay, hủ tíu nấm, hủ tíu măng, hủ tíu chay ,hủ tíu gõ , hủ tíu chiên,hủ tíu hồ..... Bùi Giáng có một bài thơ về hủ tíu "Kể từ Hủ Tiếu héo hon Xuân Sanh xá dị bún ngon hơn mỳ Chào mừng Hủ Tiếu lâm ly Tiếp nghênh từ thuở ra đi bên đèo Kể từ mộng mỵ hút heo Tiếu ôi tô hủ tiếu lèo tèo thơm Đèo bồng tận mỵ tàn cơn Phiêu bồng cuối cuộc còn thơm như là Giang Châu Hồ Dzếnh Như Hà Giang Tây Dương Tử Nguyệt Tà Huy Âm Bấy chầy chưa tỏ thì trân Bây giờ rất mực tiến Gần Gần Tô" Nam Kỳ mình,vô địch ẩm thực là hủ tíu ,đi đâu cũng đụng quán hủ tíu ,vài chục món hủ tíu cho bạn chọn Chưa có người Nam Kỳ nào chưa từng ăn hủ tíu và cháo lòng Cháo lòng là món bình dân Nam Kỳ có mặt từ mặt tiền tới hẻm sâu,từ nhà ngói tới nhà lá ,quán tân liều bên lề đường Là món bình dân nên cháo lòng không có mắc,một ít tiền mà được một tô cháo tha hồ ngồi húp hít hà Thời xưa khi Lộ 4 còn độc đạo về Lục Tỉnh Miền Tây ,khi xe đò từ Xa Cảng Miền Tây còn cà xịch cà lụi chạy thì qua cầu Bình Điền dài tới Bến Lức,Tân An đã có quán cháo lòng bán khuya rồi,từ Tân Hương,Tân Hiệp kéo dài xuống Mỹ Tho cũng nhiều quán cháo lòng Còn ghe thương hồ đi đường sông từ bến Bình Đông,bến Cầu Ông Lãnh trổ xuống Phú Định ra Bối Ba Cụm thế nào cũng ghé Chợ Đệm ăn cháo lòng Món đỉnh nhứt trong cháo lòng Lục Tỉnh có lẽ là dồi sả Cháo lòng Bắc cũng có dồi,nhưng kêu là "dồi lợn" làm bằng huyết tươi trộn mỡ cùng rau răm, rau ngổ, rau húng, lá mơ nhồi vô ruột heo ,sau đó luộc là xong Dồi Nam Kỳ có tên là "dồi sả" vì nó làm bằng thịt trộn với sụn ,da heo ,tiêu hột và sả ớt ,sau đó luộc rồi chiên vàng dòn rụm ,ăn vô dai dai ,có cái mùi đặc trưng riêng thơm ngon hết biết Cháo lòng Nam Kỳ lại nấu bằng gạo rang,hột gạo không quá nhựa như cháo nấu kiểu gạo trơn Bún riêu là món có xuất xứ từ Bắc Kỳ ngày xưa,nghe chữ riêu cua là hiểu nguồn gốc của ẻm rồi,không ai qua người Miền Bắc về các món riêu cua đồng Chẳng hiểu,chẳng biết bún riêu vô Nam kỳ hồi nào?Nhưng hỏi ông bà xưa thì nó rộ lên là sau 1954 với đợt di cư đó Bún riêu từ đó sánh bước với hủ tíu,cháo lòng ,bánh canh,bún bò Huế ,phở thành món ăn sáng và ăn chơi của dân Nam Kỳ Dân Nam Kỳ đã chấp nhận thâu nạp bún riêu thành món của xứ sở mình,nó xuất hiện trong những gánh hàng rong,xe đẩy và những quán bình dân ở lòng vòng Sài Gòn,Chợ Lớn .Bạn xuống Cần Thơ,Cà Mau cũng có bún riêu Bún riêu Nam Kỳ khác bún riêu Bắc ở chổ nó có thêm giò heo,chả lụa,chả lá ,nước lèo thì ngọt thanh ,có thêm huyết và màu dầu điều Bún riêu Nam có dĩa rau sống rất lớn,món không thiếu là rau muống bào và bắp chuối xắt nhuyễn cùng với giá sống Bún riêu Nam còn thêm gia vị là tương ớt,sa tế ,có nơi bỏ thêm nước mắm me chua chua Bún riêu là món duy nhứt dân Nam Kỳ ăn với mắm tôm Bà con bún nước còn có bánh canh,bún măng vịt,bún suông,bún tôm tích,canh bún,bánh đa cua Bánh canh còn chia ra trường phái riêng,nào là bánh canh giò heo,bánh canh cua,bánh canh ghẹ,bánh canh cá.Sợi bánh canh Sài Gòn,Long An lại khác sợi bánh canh Mỹ Tho,Cần Thơ Bún cá cũng vậy,trường phái Nha Trang,Phan Thiết khác hoàn toàn với trường phái bún cá Châu Đốc,Rạch Giá,khác nhau nhưng ăn vô là hít hà vì quá ngon Rồi bún mắm,lẩu mắm lại là món đinh nhứt trong các món bún nước,nó mặn mòi cái vị vừa bắt mắt người ăn khi tôm,cua,thịt có đủ,cộng với một rổ rau đủ màu sắc.Ăn tô bún mắm nhức nhối cả ngày là vậy Trường phái ăn bún tươi thì có bún thịt nướng,bún nem nướng chả giò thơm phứt Diễn đàn 'Memes_puaka' ở Mã Lai với hơn 6.000 lượt theo dõi năm 2020 đăng món gỏi cuốn Việt và so sánh bánh tráng với da ở bàn chân.Bài viết còn chú thích: "Xin lỗi nếu làm bạn không còn thích ăn món gỏi cuốn Việt Nam nữa" Nghe nói dân mạng Việt đã thò tay phá sập cái trang này rồi Thiệt là "Ếch ngồi đáy giếng" Ẩm thực Mã Lai không bằng một góc ẩm thực của VN Khi nói ra điều này có thể không chính xác vì trường phái hai nước là khác nhau.Nhưng nhìn số lượng món ăn,sự đa dạng thì Việt tộc sành ăn hơn Mã tộc Các món cuốn của Việt là đỉnh cao của văn minh ẩm thực thế giới,bánh tráng Việt thành một món cuốn cũng là đỉnh cao của ẩm thực Về cuốn như bánh cuốn kiểu Bắc ,tráng miếng bánh mỏng như tấm lụa trắng ngà ,thêm chút nhân bánh,rồi hành phi và nước mắm ngon,lại có tinh dầu cà cuống.Ăn không no,không đói,ăn lưng lửng .Ăn không béo vì mỡ,ăn không béo vì tinh bột ,nó no rất đằm thắm .Trên thế giới chưa có món nào ngon như bánh cuốn Văn minh món cuốn của Việt Nam là bánh tráng Bánh tráng có loại nướng trên lửa than và ăn dòn dòn cho nó vui Ngoài Bắc và Trung có bánh đa rất lớn ,dày và cứng,ăn trong những ngày mưa dông ngập lụt cũng no Trong Nam có "Bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc" .Bánh tráng có bánh tráng gạo và khoai,bánh tráng chuối,bánh tráng sữa ,rồi bánh phồng nếp dẻo quẹo thơm ngon.Tất cả đều có nước cốt dừa và mè thơm ngát Bánh tráng còn là một loại nguyên liệu để quấn món khác như bánh xèo ,cá lóc nướng trui,gỏi tôm thịt... Ta gọi là bánh tráng quấn hay cuốn Người Nhựt Bổn hay Hàn Quốc thích cuốn,quấn bằng rong biển ,người Nam Kỳ thích quấn bằng bánh tráng.Một dân tộc biết làm ra bánh tráng và quấn làm món ăn là rất hay, coi có nước nào giống vậy không Ẩm thực Nam Kỳ là văn minh của ẩm thực khi ăn rất nhiều rau, gỏi cuốn là món vua,hoàng hậu của trường phái này Một cái gỏi cuốn gồm có rau sống ba bốn loại,miếng gỏi chua,miếng bún tươi,vài lát chuối chát khế chua ,miếng thịt ,miếng tôm rồi quấn lại ,nước chấm là nước mắm chua ngọt hoặc tương bầm trộn ớt và đậu phộng ,có nơi ăn mắm nêm ngon,chấm một miếng chết điếng cái miệng liền Một ngày bạn ăn hai cái gỏi cuốn đó bảo đảm bạn sẽ quợt,tiêu hóa tốt,đủ chất tươi của rau và xơ của nhuận trường,mạch máu bừng bừng thanh xuân Rồi có thêm bánh tráng phơi sương Trảng Bàng nữa,ngon tê tái,quấn rau rừng cùng thịt ba tọi,sau này có thêm thịt bê thui Gỏi cuốn và bánh mì thịt là hai món Nam Kỳ,hai món Sài Gòn mà Tây nó thích ăn nhứt khi ở VN ,trong nhà hàng nó ngồi quấn chấm ăn khí thế Gỏi cuốn theo các cô gái Nam Kỳ ra khắp thế giới,coi youtube thấy rể Tây ,Tàu,Hàn,Nhựt ngồi quấn gỏi cuốn ăn hừng hực Tại Nam Kỳ chúng ta,đệ nhứt món điểm tâm là hủ tíu ,thì bánh mì là món tràn ngập Nam Kỳ lục tỉnh từ xưa tới nay Phải nói là từ lúc theo chưn người Pháp qua làm rể xứ Nam Kỳ,bánh mì đã gắn bó keo sơn cùng xứ sở này “ròng rã buồn vui đoạn trường năm tháng “,đi qua những giai đoạn lịch sử “ theo mệnh nước nổi trôi” của xứ này,ngày này làm bạn với cái bao tử của dân Nam Kỳ chúng ta Bánh mì Nam Kỳ là bánh mì dài,bà con bánh mì baguette thần thoại nước Phú Lang Sa ,theo chưn đội quân viễn chinh Pháp-Tây Ban Nha chiếm thành Gia Định năm 1859 mà Đồ Chiểu đã chỉ mặt ” Dao vàng cắt bánh mì Tây Cau non khéo bửa cau dầy Dù thương anh vô hạn, cha mẹ rầy cũng thôi.” Ổ bánh mì sau đó làm duyên với món Ốp La ( Oeufs au plat),Ốp Lết (Omelette),làm bạn với ly café và tờ nhựt trình sáng sớm của đất Sài Gòn Người ta có thể ăn sáng với một ổ bánh mì vừa ra lò vàng rụm ,xé nhỏ nó ra chấm với bò beefsteak ,chấm với sữa Ông Thọ,hoặc đơn giản chỉ là ăn không rồi uống ly nước sẽ no bụng Những năm 1950 Sài Gòn xuất hiện bánh mì kẹp thịt Người ta nhét thịt, chả lụa,chà bông, pate gan,xíu mại…vô giữa rồi chan miếng nước sốt thơm ngọt ,bỏ thêm miếng đồ chua ,vài lát cà,dưa leo,thêm cọng ngò rí để biến ổ bánh mì thành một kiệt tác về vị giác và khứu giác “Bánh mì phải có patê Làm trai phải có máu dê trong người” Đâu chỉ ăn sáng,người ta ăn bánh mì chiều,ăn bánh mì tối ,bánh mì làm bạn với tỉ phú và cả ông đạp xích lô ,nó bình dân,bình đẳng hết ráo trọi Không thể nào tả hết cái ngon của ổ bánh mì thịt ,chỉ biết là nó làm cho bạn kích thích hết tất cả các cơ quan trên cơ thể cha mẹ sanh ra của chúng ta Ăn bánh mì mà miệng chất ngất vì rau thơm xanh mát trộn chung với nước sốt mặn nồng chỉ có dân Việt Bánh mì kẹp thịt Sài Gòn được xướng danh là một trong 10 món ăn đường phố rẻ rề nhưng ngon nhứt thế giới Ngày nay người ta nhét vô bụng bánh mì thêm heo quay,thịt nướng và nó vẫn hoàn thành xuất sắc vai trò làm cái bụng dân lao động no mỗi buổi sáng dù tiết hè nóng nực hay lạnh buốt khi đông về Tây ba lô ăn một ổ,uống một chai nước ,vậy là đủ sức đi bộ,lết khắp Sài Gòn Chợ Lớn đã đời rồi ''Sài Gòn Chợ Lớn rong chơi Đi lên đi xuống đã đời du côn'' Những cái giỏ cần xé đựng bánh mì không huyền thoại và những chiếc xe bánh mì có khắp hang cùng ngõ hẻm của Nam Kỳ lục tỉnh đã thành một trường phái ẩm thực,một nét văn hóa sâu đậm trong lòng mỗi người chúng ta Những bà Tám Bánh Mì,bà Tư Bánh Mì thành những tên gọi thông dụng trong xóm làng chúng ta Bánh mì Sài Gòn vang danh vậy đó,nhưng đã thấy xuất hiện những danh xưng bá láp,nào là bánh mì Ai Cập,bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ ,bánh mì Thái Lan…nghe thiệt bực con ráy Không đâu ngon bằng bánh mì Sài Gòn ,ổ bánh mì thịt của chúng ta vô địch thiên hạ Hỡi em hamburger yêu quý ! em ở trời nào tới,em làm gì có cửa mà làm hàng xóm với ổ bánh mì kẹp thịt của đất Sài Gòn,Mỹ Tho này,bít cửa nhôn em Ốc là món tràn lan ở Sài Gòn chục năm gần đây.Đó là dân Sài Gòn,dân ghiền ăn ốc nhứt Việt Nam Bạn có đi khắp Việt Nam ăn ốc tưa cái lưỡi nhưng gọi là vừa tươi vừa ngon,giá vừa phải thì mời về Sài Gòn ,chỉ có vương quốc ốc ở Sài Gòn mới làm vừa lòng bạn đặng Tôi bảo đảm ăn ốc ở Nha Trang hay Vũng Tàu không thể bằng Sài Gòn ,cũng vậy,Sài Gòn là nhứt Các quán ốc mọc lên như núm ở Sài Gòn,từ bình dân tới cao cấp và không thiếu loại nào từ ốc sông tới ốc biển,từ sò tới ghẹ,tôm,cua,hàu và cá biển đặc sản,tất cả đều tươi rói Có ba cách chế biến món ốc cho ngon là hấp,chấy qua chảo và nướng trên lửa than Hấp thì không thể thiếu sả ớt ,chấy không thể thiếu bơ,đường ,ớt bột , hành tỏi xay nhuyễn và nướng thì không thể thiếu mỡ hành Có những loại ốc ngọt thịt với gia vị sẽ là lớp áo làm cho nó thơm ngon hơn ,có những loại ốc cơ bản có vỏ nhiều hơn ruột như ốc dừa thì có khi chỉ ngon là nhờ gia vị Gia vị làm dậy mùi thơm "giả tạo" xộc vào mũi của khách ,cái mùi quyến rũ ,làm khách phải thèm thuồng ,tạo ra cho quán ốc lúc nào cũng nườm nượp,thành ra quán ốc nào cũng đặt bếp ngay mặt tiền đặng thu hút khách Ốc ngon là nhờ nước chấm ngon,thường là nước mắm chanh tỏi đường và sả ,nước mắm phải nhiều độ đạm của cá cơm Phú Quốc Ốc Sài Gòn kinh khủng lắm về chủng loại và hình thức,từ ốc chảo tối ốc mẹt,ốc lon tới ốc xe đẩy Ốc là món ăn chơi cho vui,ăn để tụm năm tụm bảy,ốc không phải là ẩm thực "no" của người Sài Gòn nhưng nó có tín đồ riêng đông đảo và có mòi phát triển vượt bậc Đi làm xong thay vì hẹn quán cafe hay quán karaoke,nhiều người Sài Gòn hẹn nhau ra quán ốc,tất cả đều quần xà lỏn dép xẹp nhưng vui hết biết Người Việt quen ăn cơm,thành ra trưa chiều đều phải bỏ vài hột vô bụng Trong quá trình hội nhập,người Nam Kỳ đã chế biến ra "dĩa cơm tấm bì sườn chả " vang danh thiên hạ Cơm tấm "xà bì chưởng" này làm tốn không biết bao nhiêu bút mực của những người ghiền ăn xưa nay.Nhiều anh Bắc Kỳ cuối tuần mua cái vé máy bay vào Sài Gòn chỉ để ăn cơm tấm Vậy cơm tấm dĩa bì sườn chả có từ khi nào? Năm 1862, Vua Tự Đức buộc phải ký hiệp ước nhượng Sài Gòn và ba tỉnh lân cận cho Pháp.Năm 1869, Pháp chiếm ba tỉnh Miền Tây kế tiếp để tạo thành thuộc địa Cochinchine (Nam Kỳ) Tây nó ăn dĩa ,xài dao,muỗng và nĩa ,ngôn ngữ Nam Kỳ xuất hiện những chữ bơ (beurre), pho-mát (fromage), kem (crème)... Thiệt ra mấy ông Tàu Chệt Hải Nàm ở Sài Gòn là xài cái dĩa cơm đầu tiên .Vì dân Tàu Hải Nàm tiếp xúc với Tây từ bên Tàu lận,nó quen nên nó qua Nam Kỳ -trong món ăn nó bày cơm ra cái dĩa luôn,cơm chiên Hải Nàm Vương Hồng Sển trong ”Sài Gòn năm xưa” có một chương”Nhân vật bản xứ hồi Tây mới qua”,ông chép rằng” bọn dọn bàn làm bá chủ tại Sài Gòn thuở giao thời” Túm lợi là mấy ông bà bồi có công lấy cái dĩa của Tây và đem thói quen ăn dĩa,muỗng nĩa dao kéo ra ngoài dân gian Nam Kỳ Tại vì ẩm thực Nam Kỳ bắt đầu xuất hiện món Tây Thí dụ món bò bít tếch (beefsteak) và ăn gà trong đêm Giáng Sinh (Réveillon de Noël) Và nói luôn,dân Nam Kỳ theo Tây mới xài dao nĩa trên bàn ăn Dân Nam Kỳ gốc ,Nam Kỳ phần đông truyền thống kỵ để trên bàn ăn con dao,cái nĩa.Thịt heo,thịt gà,thịt vịt ,thịt bò đã chặt sẳn dưới bếp ,xắt sẵn dưới bếp dọn lên bàn thì gắp mà ăn. Người Nam Kỳ xưa không xài dao nhỏ để cắt thịt tại bàn ăn một lần nữa,cũng không dùng nĩa để chọt,đâm vô miếng thịt.Đó là mất lịch sự,thô thiển đối với người ngồi bên cạnh Nhìn chung tới những năm 1945 Sài Gòn vẫn chưa xuất hiện trò ăn cơm dĩa ngoài lề đường .Trong nhà hàng Tàu,cơm chiên Dương Châu ,cơm chiên Hải Nàm vẫn bỏ trong dĩa hột xoài và người ta xài muỗng múc ra chén ăn Trong dân gian Nam Kỳ xưa thì cơm tấm nhuyễn nhuyễn là món ăn của người bình dân, lao động ,vác banh,thợ hồ,bạn chèo ghe mướn Thập niên 1950 thì xuất hiện cơm tấm dĩa Cơm tấm xài dĩa là để trưng bày trước nhứt,nó có cơm,có đồ chua,một miếng sườn nướng vàng chóe ,một miếng chả thịt trộn bún Tàu với hột vịt,rồi bì heo xá xíu heo trộn đậu phộng,thêm miếng mỡ hành xanh tươi và một chén nước mắm màu cánh gián pha ớt đỏ Đây là món ảnh hưởng của Ta-Tây và Tàu đủ bộ Là bình dân đánh nhanh rút gọn,ăn mau mau đặng làm việc tiếp nên người ta ăn luôn trên dĩa ,miếng sườn phải có cái nĩa chọt cho nó đứt Nhưng dân Nam Kỳ vẫn không bày con dao nhỏ trên dĩa cơm tấm Cơm Tấm Sài Gòn là món tân cổ giao duyên ăn nhức nhối đặc trưng của đất Nam Kỳ ta đó Sao mà không thèm dĩa cơm tấm xứ Sài Gòn ? Bà tám hơn 90 tuổi nằm trên giường bịnh ,nói chung là thầy thuốc đã "bó tay" ,bà yếu lắm,con cháu hỏi "Bây giờ má thèm món nào nè?" thì bà thều thào không ra hơi .." Má....thèm cơm tấm bì sườn chả,miếng sườn thiệt bự nóng hổi , nước mắm chua chua ngọt ngọt thiệt ngon,mà phải cơm tấm chổ má bán hồi xưa nha con" ,nghe bà nói mấy đứa con òa khóc Quán cơm tấm "má bán" hồi xưa nằm ở gần bến xe Chợ Lớn Đôi lúc tự hỏi khi đi xa bạn sẽ nhớ cái gì của đất Sài Gòn nhứt ? Chắc không phải mấy cái quán bar,discotheque hay mấy cái tiệm m***age mà "thiên đường hạ giới"đều tới ,hay là cao ốc gì gì đó đâu ha, mà bạn sẽ nhớ tới cơm tấm trà đá Ai khi xa Sài Gòn đều nhớ cơm tấm và trà đá Cơm tấm nóng quết miếng mỡ hành ,miếng sườn nướng cũng nóng ,thêm miếng bì miếng chả,ly trà đá .Cái món này ăn hàng ngày mà không bao giờ thấy ngán Mấy bạn ở ngoài Bắc,Trung vào ,từ miệt Hậu Giang lên ,hay từ Mỹ ,Pháp về cũng bắt phải dẫn đi ăn cơm tấm SG ,ăn rồi đi xa cũng nhớ,cũng thèm Có đứa "Thèm chết mẹ".Nhứt là mấy đứa từng là sinh viên ở SG giờ đi làm xa,nữa đêm gọi điện thoại tâm sự thèm cơm tấm ,nhớ những lúc Sài Gòn mưa lớn trùm áo mưa đi ăn cơm tấm nóng ngon bá chấy bù chét Mà món này không cao cấp sang trọng gì đâu, từ 15.000 tới 50.000 đồng là ăn lòi bản họng.Cái quán bình dân bên đường xe chạy mù mịt ,ghế thấp lè tè, bà chủ quán mập thù lù ,vừa ăn vừa hít hà vì nóng,con mèo chạy kêu meo meo dưới chưn ,vậy đó mà ra bản sắc cơm tấm SG Đâu chẳng có bán cơm tấm,nhưng ăn ở SG mới ngon,mới nhớ,mới thèm mỗi lúc xa Sài Gòn "Sài Gòn ơi! Sài Gòn ơi! Dùng dằng giọt nhớ,buồn trôi nửa đời" Trong ẩm thực Nam Kỳ nước chan là món chiếm vị trí khoảng 70% độ ngon của món đó Các món chè Nam Kỳ phải có nước cốt dừa ,nước cốt dừa là món phụ liệu thần thánh trong món ngọt của người Nam .kêu là "nước cốt" tức là tinh túy,cốt tủy vắt ra từ trái dừa,cái độ béo của nó sẽ làm người ăn có cảm giác món chè đó ngon hơn,lôi cuốn và kích thích vị giác nhiều hơn Trong các món mặn,người Bắc thích xài mắm tôm ,Nam Kỳ thì xài nước mắm chua ngọt .Nước mắm ngon là nước mắm có nhiều độ đạm của Phú Quốc,Phan Thiết ,gia giảm thêm đường,ớt,tỏi và chanh sẽ ra thứ nước chấm tuyệt vời Trong món cơm tấm bì sườn chả kiểu Sài Gòn các món đi riêng với nhau dù có ngon vẫn không thể ngon tột đỉnh.Thí dụ món bì là món vốn không ngon ,người ta làm bì từ da heo xắt mỏng ra,ướp thêm đậu phộng đăm nhuyễn ,thêm thịt heo cũng xắt sợi ,nhưng bì heo chỉ ngon lên đỉnh khi có thêm miếng mỡ hành và chan vào miếng nước mắm chua chua ngọt ngọt đặc kẹo Cái dĩa cơm sườn dù bì,chả,thịt ngon cỡ nào mà không có nước mắm là thôi rồi Cho nên người nấu ăn giỏi,khéo tay là người nấu thiệt giỏi mà làm nước cốt dừa hay làm nước mắm cũng giỏi nữa Nước cốt dừa hay nước mắm pha được ví như cái áo choàng đẹp của một người đẹp Trong các món chế biến từ bò thì phở là một món áp đảo,là một trong những món ăn đặc trưng cho ẩm thực Việt Nam Thành phần chính của phở là sợi bánh phở và nước lèo cùng với thịt bò ,sau có phở bò viên và phở gà Phở thường dùng làm món ăn điểm tâm, hoặc ăn tối. Ở Miền Nam, phở được đẩy lên cao với khẩu vị người Sài Gòn với rau sống rất nhiều như húng quế, hành, giá và gò gai ,có thêm tương ớt và tương đen Bún bò Huế Sài Gòn là món dân gian nhưng sang trọng và đằm thắm.Thịt bò đã ngon mà còn nước lèo hầm xương heo trong vắt,thêm chả Huế,mắm ruốt Huế,mùi sả thoang thỏang làm người ta phải lưu luyến Người Sài Gòn ăn gà thì có cơm gà,cơm gà kiểu Tàu và cơm gà Tam Kỳ,đó là luộc và hấp.Còn gà chiên kiểu nguyên đùi thì mời qua bên cầu Nguyễn Tri Phương Người Việt có thói quen ăn đùi gà và ức gà nguyên cái ,khi ăn phải cầm nguyên cái đùi đưa lên miệng mà xé, mà chấm,ngon tuyệt vời Cái chữ "gà rán" xuất hiện từ những tiệm thức ăn nhanh kiểu Tây nhập vào VN những năm trước như KFC,Jollibee,Lotteria Khi các công ty ngoại quốc vào VN xin giấy phép chính Hà Nội ở bộ đã áp chữ "gà rán" vào giấy phép và sau đó tràn lan khắp Sài Gòn và các tỉnh Miền Nam Thú thiệt,giữa lòng Sài Gòn,giữa lòng Lục Tỉnh thấy cái hiệu "Gà rán" là không muốn bước vào chứ đừng nói là ăn gà kiểu thức ăn nhanh này Người Việt không thích thức ăn nhanh kiểu Tây vì họ có nhiều lựa chọn hơn với hàng trăm quán ăn gần kề vừa ngon,vừa rẻ,vừa dân tộc,đáp ứng tình cảm của họ Không riêng KFC,Jollibee,Lotteria, McDonald's bó tay mà cả những cửa hàng bánh Pizza cũng bó tay ở đất Việt này Bánh Pizza không sống nổi với bánh bò bánh tiêu,bánh xèo,bánh khọt,bánh khoai mì nướng Còn chưa kể hàng chục loại bánh kiểu Việt nữa,thí dụ bánh ú,bánh tét,bánh lá dừa,,bánh ít,bánh bèo,bánh đúc,bánh tằm.... Ăn thì phải uống,khi uống thì có từ trà đá,nước mía,nước chanh,nước sâm lạnh,cà phê,sinh tố.... Coca Cola,Pepsi không bao giờ cạnh tranh nỗi với quán trà đá,xe nước mía,xe sâm lạnh,xe sinh tố của người Nam Kỳ Starbucks Coffee, Highlands Coffee.với cách pha của họ không bao giờ hạ được những quán cafe lề đường với cái phin nhỏ từng giọt,cà phê vợt,ly cafe sữa ngọt ngào,ly bạc xỉu thần thánh của người Lục Tỉnh Thói quen ẩm thực của người Việt nói chung,người Sài Gòn nói riêng còn ảnh hưởng của tình cảm dân tộc nữa,cái "thương hiệu" này không bao giờ định giá ra tiền đặng Ăn uống và tinh thần dân tộc nó quyện vào Sẽ không bao giờ,sẽ mút mùa lệ thủy,các công ty fast food chỉ có teo tóp chứ không tài nào mở rộng ra ở đất Việt này được đâu Họ thậm chí còn thua mấy bà bán bánh tráng trộn luôn Dân tộc Việt độc đáo nhứt thế giới "Hò ơ cống cống xàng xê Mình em đứng đợi anh về bên sông Anh giờ xa xứ bỏ quê Cầu tre cuối xóm sông xưa hẹn hò" Trời ơi! Khi rời xa cái gì thân quen mới thấy nhớ Thương bài vọng cổ, buổi chạng vạng tiếng đờn nghe sao thê thiết,thương người ca,thương bến bắc,thương luôn thân phận người đang ngồi chờ bắc,mùi thịt nướng,tiếng rao hàng vang lừng ,tiếng Dì Hai lảnh lót "Ai ăn chè đậu xanh nước dừa đường cát trắng hôn" Người lữ khách đã có lần ngồi đó nhìn khung cảnh tù mù,khói sóng trên sông của bến bắc thấy lòng mình ray rứt Nhớ cái quán cơm tấm sườn bì chả 20.000 đồng,nhớ quán sinh tố,nhớ tùm lum,thậm chí nhớ luôn cái rổ bánh đúc có bà chủ mập thù lù lúc nào cũng bớt tiền ,tỉ dụ như 110.000 thì bớt còn 100.000 đồng thôi Ngộ lắm,khi xa Sài Gòn nhiều người cứ hỏi “Sài Gòn bây giờ trời mưa hay nắng?” dù trong lòng họ biết Sài Gòn chỉ có nắng và mưa,không mưa thì nắng Mưa thì ào ào rồi nín khe trong phút lát,bận áo mưa vô rồi cởi ra,lại mặc vô bực mình bực mẩy .Rồi nắng Sài Gòn táp da đen thùi lùi,che kín mít mà nhiều đứa còn sợ đen Rồi đi Sài Gòn hoài đó chớ,nhưng cứ la lên “Tui nhớ Sài Gòn”,có khi là nhớ cái xưa xưa,khi đó có một người thương còn hiện hữu .Bây giờ có về,có đứng lóng ngóng như thằng khùng,đâu còn ai nữa đâu,phố còn đó mà hơi hám em mất tiêu rồi Còn chăng là cái quán liêu xiêu trong buổi hoàng hôn.Có ai hiểu nỗi lòng của kẻ tha nhân Quê hương của mình là gì?là nơi đó có một mái nhà trong đó có người chờ mình về khi đi trễ,là một vài cái mả chôn ông bà,là một người thương thỏ thẻ ‘Em nhớ anh” Rút gọn lợi thì đôi lúc chỉ cần có một người mình thương mà mình có thể làm bất cứ cái gì vì người đó Bao nhiêu người đã chết điếng chỉ vì câu "Em nhớ anh" “Qua thương thương bậu quá Buổi sáng chờ buổi trưa Buổi chiều đợi buổi tối Ngày tháng không nhốt vừa” Sài Gòn là đất mở,dạng hề hà xởi lởi kiểu Nam Kỳ lục tỉnh,Sài Gòn không có khái niệm dân ngụ cư.Ai mà sống và tuân thủ luật chơi của xứ này thì thành dân Sài Gòn ráo trọi Người Sài Gòn dễ thương lắm đa,đồ ăn Sài Gòn rù quến người ta lắm nha ..... Nhung ai cũng yêu Sài Gòn hết,đó là xương ,là máu,là cố gắng của bao thế hệ kia mà Nói “Sài Gòn anh yêu em”,kêu Sài Gòn là em là hỗn hào,nói vậy đụng chạm,có khi phạm thượng với vong hồn hàng vạn tiền nhơn quá vãng đã cố công tạo ra Sài Gòn Nói vầy thì ok nè ”Anh yêu Sài Gòn vì ở đó có em,người anh thương nhớ và nhiều món anh ăn mà anh cứ nhớ hoài quỷ" st.
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 29/Mar/2021 lúc 10:39am |
Dầu Hào Không Phải Là…Dầu hào không phải loại dầu chất béo như dầu cá, mỡ heo… Đó là một loại nước sốt gia vị, dạng sền sệt, trong đó có chứa dịch chiết xuất từ hàu. Nhưng dầu hào trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại. Ngoại trừ loại dầu hào chay, còn dầu hào có hàu, là gọi cho có. Dầu có hàu thực hay không, có Trời mới biết. Một sự lơ đãng… vĩ đại Chuyện kể rằng, một ông chủ quán thức ăn nhẹ ở Hồng Kông, làm món hàu luộc cho khách. Lớ ngớ, lơ đãng thế nào đó, ông ta quên mất nồi hàu. Nước đun cứ thế cạn dần, cho đến khi ông chủ ngửi thấy mùi thơm lừng. Vội mở nắp nồi, thì nước đã cạn, chuyển sang dạng sền sệt có màu nâu đen. Nước sốt dầu hào khởi đầu từ sự lơ đãng của ông chủ quán ăn. Và sự lơ đãng này đã biến ông thành triệu phú nước sốt gia vị đủ loại. Nước sốt dầu hào thứ thiệt phải được chế biến từ nước luộc hàu. Đun riu riu hàu với nước, từ khi nước còn trong chuyển sang dạng đục. Cô nhẹ lửa tiếp cho đến khi nước hàu bị caramel hóa chuyển sang màu nâu có nhớt sệt. Không cần phải thêm bất cứ chất gia vị nào như muối, bột ngọt… vào, vì nước sốt dầu hào thứ thiệt này dư sức tạo hương vị đậm đà. Nhưng cách chế biến nước sốt dầu hào “thứ thiệt’ công phu như thế này đã chìm vào dĩ vãng. Hiện nay người ta dùng bột bắp để làm nước dầu hào trở thành dạng sệt, thêm đường, muối và bột ngọt để tạo vị, dùng caramel để tạo màu nâu… Hương liệu thì mùi nào cũng có, huống chi mùi… hàu. Tuy nhiên, hãng nào cũng kê khai dùng chất chiết xuất từ hàu (oyster extracts). Chất chiết xuất này được nhiều bao nhiêu, hay chỉ thêm vào chút đỉnh để gọi là có mùi… hàu, có Trời mới biết. Nhắc lại xì-căng-đan 3-MCPD trong dầu hào Năm 2001, Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm Anh Quốc phát hiện ra 22% mẫu nước sốt dầu hào và nước tương có chứa chất 3-MCPD vượt mức cho phép. Ngoài ra, 2/3 trong số các mẫu này còn chứa thêm chất 1,3- DCP. (1) Cả hai chất 3-MCPD và 1,3 DCP đều thuộc nhóm chloropropanol, được xác định là chất gây ung thư. Có một thời gian sốt dầu hào bị cấm ở châu Âu. Về nguyên tắc, bất cứ thực phẩm nào có chất béo, có muối (nguồn cung cấp clor) đều có thể phát sinh ra 3-MCPD ester. Chất này sẽ chuyển hóa thành 3-MCPD khi nấu nướng, hoặc dưới tác động của các men lipases trong hệ tiêu hóa. Cơ chế chuyển hóa này chưa được xác định rõ ràng. Vì thế 3-MCPD (hoặc 3-MCPD ester) có thể được tìm thấy trong các loại bánh nướng, phó mát, thịt chiên, salami, dầu tinh luyện, sữa bột, cà phê rang… Tuy nhiên, hàm lượng của chúng rất ít, có khi chỉ là dạng vết. Chỉ có nước tương và dầu hào là bị “chiếu tướng” kỹ vì hàm lượng 3-MCPD tìm thấy ở đây khá cao. Chưa có bằng chứng cho thấy độc tố 3-MCPD gây hại cho người, nhưng thử nghiệm ở chuột thì thấy rõ, chỉ cần hàm lượng rất nhỏ 1mg/kg thể trọng đủ để ảnh hưởng đến hệ sinh dục. Ở liều lượng cao hơn và tiếp xúc thường xuyên, thận sẽ bị tổn thương. Chất 3-MCPD được xem là chất gây ung thư. Vì thế, về mặt an toàn thực phẩm, 3-MCPD phải được loại bỏ cho chắc ăn, nhưng loại bỏ triệt để là điều không thể. 1,3 DCP được phát hiện ở mức ít hơn so với 3-MPCD, tìm thấy chủ yếu ở thịt bò bằm, jambon và xúc xích. Không hiểu vì sao cũng được tìm thấy ở dầu hào. Nhưng mức 1,3-DCP trong các sản phẩm trên, kể cả dầu hào, được xem là quá thấp để có ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Cơ chế hình thành 1,3-DCP hiện nay vẫn chưa được biết rõ. (2) Hãng làm dầu hào bị phát hiện có 3-MDCP vượt mức cho phép, cũng chính là “hậu duệ” của ông chủ quán lơ đãng tìm ra nước sốt dầu hào năm xưa. Hãng này giải thích là do chuyển đổi công nghệ nên mới ra nông nỗi thế. Xì-căng-đan phát hiện 3-MCPD trong dầu hào ở Anh Quốc là một cú sốc, và có một thời gian dầu hào bị cấm ở Âu châu . Hiện nay, mọi thứ đã lắng dịu. Các chất 3-MCPD và 1,3 DCP tìm thấy trong dầu hào chỉ mức rất nhỏ. Dầu hào lại được phép bày bán thoải mái trở lại ở Âu châu cả hơn chục năm nay. Bảo quản sốt dầu hào Sốt dầu hào làm tăng hương vị của nhiều món ăn, thêm sống rồi làm chín lại, hay trộn sống luôn vào món ăn là tùy vào khả năng… “khéo tay hay làm” của quý bà. Bất khả tư nghị! Nhưng về mặt an toàn, cần lưu ý những điểm sau: - Dầu hào thứ thiệt có tuổi thọ rất… mong manh, dễ bị hư hơn hàng “không thiệt”. Rất may mắn là hàng thứ thiệt lại khó tìm, trừ khi là “hàng nhà làm”, mà phải do chính tay thân chủ mua hàu về làm, chứ còn “hàng nhà khác làm” thì coi như hàng…lạc chợ. - Chai dầu hào nếu đã mở nắp, dùng dở dang, nên đậy chặt và lưu trữ trong ngăn mát tủ lạnh. - Nếu lưu trữ đúng cách, thì tùy vào thành phần ‘bí hiểm’ của dầu hào, mà tuổi thọ có thể kéo dài khoảng vài ba tháng, từ khi mở nắp. Tuy nhiên, nếu dầu hào bị biến màu, có mùi khó ngửi, hoặc độ sệt trở nên lỏng bất thường, thì nên bỏ. Vũ Thế Thành |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
<< phần trước Trang of 98 phần sau >> |
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |