Bài mới Thành viên Lịch Tìm kiếm Hỏi/Đáp | |
Ghi danh Đăng nhập |
Chúc Mừng - Chia Buồn - Cảm Tạ | |
Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Tổng Quát :Chúc Mừng - Chia Buồn - Cảm Tạ |
Chủ đề: NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM | |
<< phần trước Trang of 6 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung | |
Nhom12yeuthuong
Senior Member Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7120 |
Gởi ngày: 20/Nov/2019 lúc 5:33pm | |
Gặp Thầy Giữa Chiều Mưa <<<<< |
||
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
||
IP Logged | ||
Nhom12yeuthuong
Senior Member Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7120 |
Gởi ngày: 22/Nov/2019 lúc 12:34pm | |
Tình Thầy TròLần mở xem lại các tấm ảnh khá mờ cũ kỹ do "lớp bụi thời gian" bào mòn, Hiền đưa tay rút tấm ảnh trắng đen trong album ra, tấm ảnh chụp chung cả lớp dưới góc cây phượng già trong sân trường, đưa mắt nhìn từng khuôn mặt của bạn hữu thân quen, rồi nhìn đến các thầy cô ngồi hàng đầu trong tấm ảnh, chợt Hiền dừng lại vị trí nơi thầy Đặng ngồi, rồi bất chợt bao nhiêu kỷ niệm những ngày con theo học với thầy Đặng nó chợt ùa về khiến cho Hiền cứ ngỡ mới vừa xảy ra hôm qua. *** Quê Hiền miền biển mặn quanh năm lộng gió, xóm làng sống với nhau thật tình nghĩa, tuy cuộc mưu sinh phần lớn của người dân nơi đây phải cưỡi sóng dữ ra khơi mang về những sản vật của thiên nhiên ban tặng cho con người, nhưng không phải lúc nào họ cũng gặp cảnh trời quang mây tạnh, do đôi khi gặp phải tính khí thất thường của biển, đang êm đềm lặng sóng như mặt nước hồ thu, rồi bổng chốc hung hăng cuồng nộ khiến không ít ngư phủ phải nằm lại vĩnh viễn trong lòng đại dương, con em của ngư phủ cũng biết được cái gian nan vất vả của người thân nên mọi người cố tâm "Sách đèn" để khỏi phụ lòng cha mẹ mà Hiền là một trong số này. *** Sáng nọ vừa bước chân vào cổng trường, chưa kịp vào lớp Hiền đã nghe của tiếng nhỏ Thu réo lên: - Hiền nè, bồ lại đây tui nói cho cái này hay lắm nè, chờ bồ nãy giờ nóng ruột gần chết, sao hôm nay đi hơi trể vậy? Nghe nhỏ Thu sắp tiết lộ điều gì cho mình, Hiền ghé lại chiếc ghế đá nơi Thu đang ngồi, vén vạt áo dài Hiền ngồi bên cạnh và hỏi Thu: - Mới sáng sớm có vụ gì bí mật vậy Thu, bồ làm tui hồi hộp quá nè. Nói xong Hiền mở cặp ra lấy hộp Ô mai ra đưa lên gần mặt Thu rồi Hiền lên tiếng: - Bồ ăn không ? Biết hộp này đâu ra không, bồ nói trúng chút xíu vô lớp tui miễn cho bà phần quét lớp, chịu chưa? Thấy hộp Ô mai trên tay Hiền, bổng dưng nổi thèm thuồng dâng lên nhưng nhỏ Thu "Mại hơi" nói: - Cái bà Hiền này chơi ác nghe, biết tui khoái món này cứ dụ tui ăn hoài nhe. Nói xong không đợi Hiền mời thêm lần nữa Thu lấy một lúc hai viên bỏ vào miệng nhai ngon lành: Vừa nhấm nháp món ruột của mình Thu vừa trả lời: Nghe Thu đón trúng phóc , Hiền cười thật tươi, chừng nhớ chực đến cuối câu Thu nói như trách móc điều gì khiến cho Hiền hơi chột dạ, Hiền vội hỏi: - Tui thấy bồ nhai nuốt ngon lành vậy mà dám nói nuốt không trôi, ai mà tin bà cho được, mà vụ gì bồ lại nói như vậy cho tui biết đi. Thu thấy Hiền sốt ruột khi nghe câu nói của mình, nàng ta làm ra vẻ nghiêm nghị nói: - Bồ nhận quà của anh chàng Hải quân này hoài có người buồn "đứt ruột" luôn đó. Đến phiên Hiền hơi bất ngờ khi nghe cô bạn thân thiết của mình tiết lộ một điều mà Hiền chẳng ngờ, trầm ngâm đôi chút Hiền vặn hỏi: - Ai buồn, bồ nói tui nghe đi, sao ngộ vậy, tui nhận quà của ông anh kết nghĩa tặng cho em gái có gì đâu mà buồn với phiền. Thu chưa kịp tiết lộ những điều muốn nói cho Hiền nghe, bổng tiếng chuông reng ngân lên báo hiệu giờ vào lớp nên hai cô nàng đành bỏ dở câu chuyện chưa hồi kết, hai nàng cùng sánh bước đi nhanh vào lớp. *** Hai giờ đầu của buổi học trôi qua thật nhanh, Hiền thấy tiếc hùi hụi vì cô nàng rất thích môn Giảng văn, phải công nhận cô giáo Băng có giọng đọc êm như lời ru của các bà mẹ, chỉ cần à ơi, hoặc hò ơ vài ba câu hò là con của họ mau chóng chìm vào giấc ngủ, cô Băng chỉ cần giảng về một bài văn hoặc phân tích bài thơ nào đó khiến cho cả lớp chú ý lắng nghe và lãnh hội, riêng Hiền thì nâng lên một bước, hiền cảm thụ được nội dung và ý nghĩa của lời cô Băng giảng, Hiền như cố nhồi nhét hết những lời giảng của cô vào trong đầu của mình rồi có dịp Hiền sẽ chứng minh cho cả lớp biết cái tài làm văn của mình khiến các anh chàng nam sinh phải lé mắt nhìn . Hai giờ sau của buổi học thuộc về thầy dạy sinh ngữ, Thầy Đặng vốn là sinh viên tốt nghiệp loại tối ưu, quê mãi tận vùng trồng khóm Đức Hòa, ra trường Đặng được thuyên chuyển về dạy trung học ở một trường trên tỉnh, vài năm sau chàng lại cầm sự vụ lệnh đến nhận nhiệm sở tại ngôi trường Hiền và Thu đang theo học, thời bấy giờ các thầy giáo trẻ khi về dạy nơi đây thường hay bị các nàng nữ sinh "ăn hiếp", tội nhất là những thầy còn trẻ, vì tuổi đời hơn các nàng cũng không nhiều, nên các cô nàng "Kết bè kết đảng" xúm lại trêu ghẹo thầy, những lúc ấy các thầy trẻ này mới thấm thía câu" Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò", cũng nói rõ thêm ở đây các nàng ghẹo thầy với tính cách vui chứ không phạm phải khuôn phép của học đường, vì thầy và trò đều thấm nhuần việc "Tôn sư trọng đạo", đối với thầy cô có tuổi thì các em rất mực kính trọng và thật lễ phép chào hỏi khi đối diện. Bước vào lớp thầy Đặng nhìn bao quát lớp rồi đưa tay ra hiệu cho học sinh ngồi xuống, Hiền cầm cuốn sổ điểm danh đến dự định đặt trên bàn thầy Đặng rồi thưa: - Con chào thầy, sổ điểm danh đây ạ, tổng số ba mươi học sinh, hôm nay vắng trò Đinh văn Thọ do bệnh có xin phép ạ. Thầy Đặng gật gù rồi đón lấy cuốn sổ điểm danh, vô tình tay thầy chạm phải bàn tay của Hiền khiến cho Hiền cảm nhận như có luồng điện vô hình vừa chạm vào mình khiến Hiền đỏ bừng đôi má vì e thẹn, riêng thầy Đặng bối rối không kém vì cái chạm tay vô rình này nó khiến chàng ngất ngây nhưng Thầy cũng kiềm chế tức thì, vì cả chục cặp mắt đang dồn vào ông Thầy trẻ đẹp trai lần đầu mới ra mắt trong buổi học này, để tránh ngượng ngập cho nhau, thầy Đặng nhìn vào đôi mắt to đen láy của Hiền thầy nói: - Em là Hiền trưởng lớp phải không? Em đừng xưng bằng con làm thầy tưởng thầy lụm cụm lắm rồi, Hiền cứ xưng bằng em đi nhé. Nhỏ Hiền nghe thầy nói vậy nhỏ tủm tỉm cười rồi nhanh chóng về chổ ngồi, trên bảng thầy Đặng bận quay lưng vào để ghi mấy danh từ trong bài mới cho học sinh chép vào tập, bên dưới sau lưng Hiền là Phượng cô bạn cũng thuộc hàng cật ruột với Hiền, từ lúc thấy Hiền quay về chổ ngồi mà hình như tâm trí để đâu đâu, Phượng lấy cây thước kẻ khiều nhẹ lưng Hiền rồi nói nhỏ: - Bà Hiền nè, làm gì lên gặp thầy có chút xíu mà thờ thẩn quá vậy, bị thầy hốt hồn rồi hả, công nhận thầy Đặng "bô trai" dữ hén bà. Nghe nhỏ bạn ghẹo mình, Hiền quay đầu lại nhìn, tay cầm viên phấn nhỏ chọi vào Phượng khiến Phượng thích thú cười khúc khích. Chuông báo giờ tan học reo lên, không khí trong lớp đang im phăng phắc thì tự dưng ồn ào như vỡ chợ, đủ thứ âm thanh vang lên nhưng nhanh chóng trật tự trở lại sau cái nhịp thước của cô trưởng lớp: - Học sinh..... - Đứng dậy. Chúng em chào thầy Trên đường trở về nhà, bộ ba của Hiền vừa đi vừa bàn tán chuyện của thầy Đặng, nào là đẹp trai, học giỏi, con nhà giàu, mấy nàng còn thêm thắt đoán già đoán non, nhỏ Phượng nói: - Ai mà sau này được làm vợ thầy chắc thầy cưng lắm nghe mấy bồ. Nghe vậy Thu nhào vô liền: - Chứ còn gì, mình nhìn thầy biết ngay người tốt rồi. Lúc này Hiền mới nói: - Chưa chắc à, mấy bồ không nghe người ta ví hả: "Đừng xem mặt mà bắt hình dong " Lời ra tiếng vào chẳng mấy chốc ba cô nàng bề đến nhà lúc nào cũng chẳng hay... *** - Bà Thu nè, kể tiếp vụ hôm trước đi, bà nói tui nhận quà của anh Bình thì ai buồn đứt ruột. Thu nhoẻn miệng cười rồi cô nàng lí lắc nói: - "Ai trồng khoai đất này", Cái ông Rồng lớp kế mình nè. Nghe Thu nói xong, Hiền phá lên cười chừng cười đã rồi Hiền nói: - Cái thằng Rồng nó nhỏ hơn mình gần hai tuổi, nó thuộc hàng em út của tui đó bà ơi, bà có lộn không? Thu cố lên gân cổ cãi lại: - Ổng để ý bà thiệt luôn đó, ông Hải quân ghé nhà bà lần nào thì ông Rồng theo dỏi ổng lần đó, nhà ông Rồng ở sát vách nhà bà thì bên đó nói gì ổng nghe ráo hết . Để phá tan cái nghi ngờ của Thu, Hiền chậm rãi nói: - Không có đâu bà ơi! thằng Rồng nó qua nhà tui chơi hoài, nhà Rồng nghèo nên ba má tui cũng hay giúp đỡ, có lẽ vì thế nên Rồng mến thôi chứ làm gì có chuyện như bà nói . Thu cố vớt vát: - Mấy nhỏ lớp bên nó đồn rùm, tin không tùy bà nghe, thôi vào lớp đến giờ rồi kia. *** Lần nọ nhân mấy ngày lễ không phải lên lớp, nhận lời mời của ba mẹ Hiền thầy Đặng ghé thăm nhà, cũng có ý dò xét để tìm ý trung nhân cho Hiền nên ông Bà Sáu tổ chức bữa tiệc mời bạn bè thân hữu đến tham dự, thầy Đặng được xem là một trong những nhân vật mằm trong cái lựa chọn trên, anh chàng Hải quân cũng có mặt, Bình đến dự với bộ quân phục màu hoa biển với lon trung úy trên cầu vai áo, Bình thật sự nỗi trội trong đám khách đến dự tiệc. Trong suốt buổi tiệc, bà Sáu thì lúc nào cũng muốn Hiền quan tâm đến thầy Đặng, vì bà quan niệm có được thằng rể làm thầy giáo thì rạng rỡ cho gia đình thật nhiều, trái lại ông Sáu thì muốn Hiền gá nghĩa với Bình, dù muốn dù không có thằng rể sỹ quan thì còn gì oai bằng, lâu lâu kêu con rể lấy xe Jeep về chở cả nhà ra thị xã giật le với mọi người thì không phải ai muốn cũng được, chỉ tội cho Hiền nàng vẫn ngây thơ trong trắng, chưa nghĩ nhiều về cuộc sống lứa đôi nên này còn phân vân giữa hai làn nước... *** Từ lúc dự tiệc nhà Hiền cho đến nay, thầy Đặng lúc nào cũng đăm chiêu, trong lòng thầy ngổn ngang trăm mối tơ vò, cứ dằn vặt chuyện tình cảm với cô học trò dễ thương kia, tuy thầy muốn ngỏ lời trong một vài lần rất thuận lợi, nhưng mang nặng trong lòng cái đạo đức của nghề nghiệp, thầy quan niệm nếu mình ngỏ lời yêu Hiền thì mặc cảm tội lỗi vì từ xa xưa, xã hội khó chấp nhận tình yêu giữa người thầy một người đưa đò chuyên chở lủ học trò qua dòng sông tri thức với học trò của mình, đôi lúc thầy cũng định đánh liều bất chấp lời ong tiếng ve, bất chấp xã hội khắc khe lên án, thầy sẽ làm theo điều mà con tim mách bảo, nhưng bao lần trôi qua vì lý trí vẫn lấn át khiến con tim thầy đành lỗi nhịp đập. Riêng Hiền thì cũng có rất nhiều cảm tình dành cho thầy Đặng, nhưng thân phận phái yếu chẳng lẽ Hiền lại mở lời với thầy, không khéo lại mang tiếng "Trâu đi tìm cột", trong thâm tâm Hiền cũng chờ đợi sẽ có một ngày thầy sẽ nhận ra tình cảm của mình và nàng sẽ nhận được tình thư ngỏ ý... *** Đất nước ngày càng tràn lan cơn binh lửa, rồi thì chiến tranh cũng lụi tàn, vì hoàn cảnh Hiền đã cùng chàng Hải quân "dong thuyền ra biển lớn" và hai người đã thực sự kết duyên tơ tóc sống hạnh phúc bên kia bờ đại dương. Nơi quê nhà, chiều chiều thầy Đặng thẩn thờ ngồi trên bờ biển vắng, nhìn những con sóng vỗ bờ liên tục, nhìn những con dã tràng cố se những viên cát tròn trên bờ biển, chưa xây được xong lâu đài thì đã bị sóng biển kia xóa nhòa, bất chợt thầy thấy mình như lủ dã tràng kia bao lâu nay cố xây lâu đài trên cát mà chẳng hề hay... Đang bồi hồi nhớ lại hình bóng của Hiền, bổng bên tai thầy Đặng nghe tiếng gọi: - Thầy ơi! Thầy về Sài gòn rồi chắc ở đây tụi em sẽ nhớ thầy, và chắc tụi em khóc nhiều lắm thầy ơi. Giật mình thầy Đặng ngoái nhìn lại phía sau lưng, hai cô học trò Thu và Phượng với gương mặt thật buồn vừa bước đến, hai cô nàng ngồi cạnh thầy rồi lên tiếng an ủi tiếp: - Tụi em biết thầy thương con Hiền nhiều lắm, nó đi lâu rồi mà thầy vẫn còn nhớ. Thầy cứ ở lại biết đâu gặp người khác yêu thầy hơn thì sao. - Cảm ơn hai em, thầy dứt khoát rồi, sáng mai thầy đi sớm, hai em ở lại cố gắng học hành, gia đình gặp nhiều hạnh phúc, có duyên thầy trò mình sẽ gặp lại. Bất chợt cơn mưa tự dưng ập đến, dường như trời cũng buồn cho buổi chia tay này. *** Phi cơ đáp xuống phi trường Tân sơn nhất, ra khỏi phi trường Hiền như thấy mình sống lại những ngày xưa, nàng về ngay quê nhà trong đêm. Sau vài tuần thăm mồ mả ông cha, thăm lại bạn bè xưa cũ, ai cũng mái tóc hoa râm, ăn uống, mừng mừng tủi tủi cho ngày gặp nhau, nhưng vui nhất là Hiền, Phượng, và Thu đã sống lại cái thuở hồn nhiên như thời con gái... *** Tiếp thầy đặng và một vài bạn bè anh em, Hiền thật vui khi hội ngộ với thầy Đặng, biết thầy có được gia đình yên ấm Hiền rất mừng, trong lúc trà dư hậu tửu nhắc lại chuyện xưa ai nấy cũng bùi ngùi, riêng tôi khi biết được câu chuyện tình thầm kín của hai thầy trò ngày xưa tôi bèn hỏi: - Hồi xưa Hiền biết thầy Đặng thầm yêu mình không? Hiền cười rồi nói: - Biết chứ anh, trông cho ổng lên tiếng mà chờ hoài không thấy, hahaha. Tôi quay qua hỏi thầy Đặng: - Sao ngày xưa thầy không chịu mở lời. Thầy nói: - Con Hiền này hồi xưa cũng nói bóng nói gió với tui dữ lắm, tui biết hết trơn chứ, nhưng nghĩ lại Thầy mà nói tiếng yêu trò thì khó coi quá nên thôi. Tự dưng có sự trùng hợp, nhà hàng mở bản nhạc "Yêu một mình" có đoạn: " Ngày xưa tiếc sao mình không ngỏ, Để rồi chiều nay mình đâu thấy cô đơn, ván kia bây giờ đóng thuyền rồi. Còn gì đâu nữa, thôi đành hẹn trong mơ..." Nghe xong bản nhạc tôi hỏi vặn thầy Đặng một câu: - Nếu cho thời gian trở lại thì thầy có lên tiếng nói Yêu Hiền không? Với cái nghẹn ngào thật lòng thầy nói: -Tôi nghĩ mình quyết định như vậy là vừa hợp tình vừa hợp lý, nên sẽ không có lựa chọn nào khác cho dù thời gian có quay trở lại. *** Chia tay hai thầy trò trong buổi hội ngộ sau gần bốn mươi mốt năm, tôi thật sự xúc động và thương cảm cho "Tình thầy trò" này, tôi xin chúc mối tình này giữa thầy và trò được mãi mãi trường tồn với thời gian . Hai Hùng SG |
||
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
||
IP Logged | ||
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22933 |
Gởi ngày: 20/Feb/2020 lúc 7:59am | |
Thầy Giáo Của TôiTôi đi học sớm hơn so với các bạn cùng tuổi. Đầu tiên học vỡ lòng chữ nho với thầy Năm mà tôi quen gọi là ông cố vỉ là bạn với ông nội tôi, kế đến phải chạy Tây gần sáu tháng, vừa hồi cư thì trường lại đóng cửa, tôi về quê ngoại học với ông ngoại và cậu Tư, được hơn năm. Gia đình ngoại gặp tai biến, ngoại mất, tôi trở về nhà vì không có trường học, nên tối ngày được rảnh rang tha hồ cùng các bạn rong chơi. Xóm tôi ở bấy giờ do những người Việt Minh cai trị, họ bắt đầu mở trường dạy cho các trẻ trong xóm, tôi chuyển sang học chữ Quốc ngữ. Lớn nhỏ cùng ngồi chung một lớp, học cùng một thầy. Tôi yên tâm học hành không biết bao lâu, rồi một buổi sáng tôi cũng như bao đứa khác đên trường mới biết là thầy đã chạy Tây từ bữa trước. Ngày kế có cuộc ruồng bố lớn, Tây phá bỏ trường học, từ đó bóng dáng ông thầy cũng không còn. Ba má tôi và các người hàng xóm quyết định cho chúng tôi xuống chợ xã tiếp tục việc học.
Tôi nghe những bà con trong xóm thì thầm về các thầy giáo trường Tây ghê gớm lắm, nào là đánh học trò bằng roi mây, phạt quỳ sơ mít, thành thử ngày đầu tiên đến trường của chính phủ Pháp lập tôi và các bạn e ngại không muốn vào. Tôi đứng xớ rớ trước cửa một lớp học đợi má tôi vào nói chuyện với vị giáo chức. Không lâu má tôi ra gọi tôi vào chào vị Hiệu Trưởng. Ông nầy lớn tuổi nói năng dịu dàng dễ mến, chúng tôi sáu đứa được vị đốc học cho ngồi tạm hai bàn phía sau học sinh của ông. Các anh chị trong lớp quay sang hỏi chúng tôi ở đâu đến học. Các anh chị tỏ ra rất lịch sự dễ thương. Đến giờ chơi họ hỏi han tíu tít. Buổi học qua mau trong không khí vui tươi thích thú trái với những lời đồn đãi tôi đã nghe trước đây Suốt tuần lễ đầu tiên ông Đốc học cho tôi làm toán, viết chính tả, trả lời những câu Pháp văn đơn giản. Đến ngày thứ hai tuần tiếp theo tôi được vào học lớp Dự Bị, tức lớp Tư (ngày nay là lớp Hai). Chúng tôi học đúng sáu tuần lễ nữa lại tới kỳ nghỉ hè. Tôi được lên lớp Ba. Năm bạn cùng xóm tôi đều phải ngồi lại lớp cũ. Ba tháng bãi trường qua mau, hôm nay tôi lại vào lớp mới. Ông giáo lớp Ba là vị trung niên, tóc thưa, luôn đội nón Tây trắng khi ra đường, ông mặc bộ đồ tây cũng màu trắng, nhìn có vẻ sang trọng lắm. Ngày đầu tiên thầy căn dặn đủ thứ chuyện từ học hành, kỹ luật đến cách cư xử lễ độ với mọi người. Tôi ngồi gần Kịch, một học sinh xóm chợ, hắn luôn tỏ ra song toàn, luôn chê bai học sinh mới đến như tôi. Ban đầu tôi cố nhịn, nhưng càng ngày hắn càng hiếp đáp, trong lúc thầy giảng bài Kịch lấy chân đạp tôi đau điếng. Không kềm chế được, tôi cung tay tống cho hắn một đấm ngay mặt. Hắn la lên, thầy kêu hai đứa lên bàn viết, Kịch bị năm khẻ tay, tôi ngoài năm khẻ còn bị thầy dùng tay véo vào hông kéo tới, dằn lui một lúc mới cho về chỗ ngồi vì tội tự ý đánh lộn thay vì phải báo cho thầy. Tôi không phiền hà vì bị phạt, lỗi do tôi quá du côn. Có điều cú véo của ông thầy quá mạnh làm tróc lớp da suýt rướm máu khiến tôi không dám tắm cả hai ba bữa. Bình thường thầy rất dễ dãi và hiền lành, nhưng tới giờ Pháp văn, thầy tỏ ra rất nghiêm khắc Thầy sử dụng cả thước trong giờ tập đọc (lecture) và chính tả pháp văn (dictee) nếu ai đứng xa xa thỉnh thoảng nghe những tiếng chát chát, hoặc đôi khi như không thể kềm chế được ông thường thét lên; - Sao mầy (trò) bư quá vậy!! Tiếng “bư” dường như là ngu tôi chỉ lờ mờ hiểu như thế. Trong lớp vào hai giờ nói trên gần như học sinh, lớn nhỏ, trai gái ai cũng bị một hai thước, bên nữ thầy không dùng thước mà cú đầu. Chị Hai gần tới tuổi lấy chồng vẫn bị cú đầu như thường. Học hết năm chị nhập đoàn phụ nữ cứu quốc ở xã. Phía nam sinh, ba anh Chín, Hiền, Lợt, đã nhổ giò, tiếng bắt đầu khàn khàn giống tiếng vịt đực vẫn bị lãnh thước bảng vào mông vào vai như các học sinh khác. Tới giờ Pháp văn, cả lớp im phăng phắc, ai nấy đều chăm chú theo dõi bài học, trái lại tôi luôn được thầy khen. Có một buổi trưa, ông gọi tôi hỏi trước đó tôi học Pháp văn với ai mà khá thế. Tôi trả lời là tôi học với chú tôi. Sự thực không hoàn toàn như tôi nói. Chú tôi có dạy tôi chút ít. Phần lớn tôi học hỏi nơi ông thầy giáo trong hàng ngũ kháng chiến của Việt Minh. Vị giáo chức đó tên A. không biết ông học cỡ nào, tối ngày ông luôn nói tiếng Tây thậm chí chửi lộn bằng tiếng Tây với bạn ông. Ông ngụ tại nhà bác tôi, lớp học ông phụ trách cũng tại chành lúa nhà bác. Bình thường ông dạy học lơ là. Đứa nào siêng năng thì tiến bộ, ai lười ông cũng mặc kệ không rầy la, quở trách.
Chị họ tôi nghe ông nói tiếng Tây buộc miệng khen. Được dịp ông hỏi chị có muốn học không? Nếu muốn học ông sẽ sẵn lòng dạy. Chị tôi rủ tôi cùng học cho vui. Ông hết lòng dạy dỗ trong khoảng hơn sáu tháng khiến chị em tôi đọc trôi chảy tiếng Tây. Về sau khi tôi vào Trung học, tình cờ tôi gặp lại ông ở tỉnh, tôi chào hỏi tử tế nhưng ông lại làm lơ như thể không bao giờ quen biết với tôi. Có lẽ ông sợ tôi tố cáo ông chăng? Về phần thầy tôi khi biết tôi học có căn bản, từ đó ông sắp xếp hai anh Hiền, Lợt ngồi chung với tôi một bàn để tôi có thể giúp hai anh cùng học. Thầy ra lịnh tụi tôi phải theo chứ tôi nào đã giúp được gì cho hai anh. Thấy dạy Pháp văn quá khó, một hôm anh Hiền nói với tôi: - Ê Giang, tao nghĩ tao tối tăm quá, chắc học cũng không nên cơm nên cháo gì. Bắt đầu tuần tới tao nghỉ học ở nhà làm ruộng. Tôi tròn mắt ngạc nhiên mà không một lời can ngăn. Hiền thôi học, Lợt cũng lơ là rồi cũng theo chân Hiền. Một sáng thứ Hai thầy buồn buồn hỏi Chín: Thằng Lợt nghỉ học và cưới vợ, Chín em có sửa soạn cưới vợ chưa? - Chín bẽn lẽn trả lời: - Em còn nhỏ mà thầy Hiền, Lợt thôi học dường như gây cho thầy một ít hối hận, từ hôm đó cây thước bảng không còn trên bàn viết của Thầy. Thầy tôi ngoài việc nóng nảy trong giờ dạy Pháp văn, những việc khác như tiếp xúc với phụ huynh học sinh, giúp đỡ học trò, thầy được tiếng là tử tế và tận tâm. Phụ huynh ai có việc gặp thầy dù chỉ một lần sẽ nhớ mãi ngôn ngữ từ tốn của thầy. Một chuyện thầy làm giúp đám học sinh chúng tôi khiến tôi luôn nhớ ơn dù hơn nửa thế kỷ trôi qua, nhưng mỗi khi nhắc lại tôi vẫn canh cánh bên lòng. Vào khoảng những năm 1948-1950, học sinh vùng xôi đậu (vùng ban ngày do Tây kiểm soát, đêm đến Việt Minh cai trị) đa số đều không có khai sinh, một phần vì cha mẹ không biết cách xin sao lục, phần khác vì khi sinh con bậc làm cha mẹ quên khai sanh, hoặc đợi có dịp tới xã mới khai vì vậy những học sinh gần trường hay gần xã đa số đều có khai sanh, trong lớp của tôi chừng chín mười đứa không có khai sanh, mà không khai sanh thì không thể đi thi được. (Cuối năm lớp Ba học sinh phải ra tỉnh thi bằng Sơ Cấp, nếu đậu mới được lên lớp Nhì). Còn ba bốn tháng nữa tới kỳ thi giáo viên phải hoàn tất hồ sơ cho học sinh gởi lên ông Đốc học để mang nộp ở Sở Giáo Dục. Thay vì để phụ huynh tự lo khai sanh cho con cái, thầy tôi thấu hiểu tình cảnh của những bậc cha mẹ, quanh năm suốt tháng không biết đường đến tỉnh hay không dám đi vì sợ Tây bắt. Tội nghiệp thầy tôi gom những đứa không khai sanh lại ông ghi năm sanh của mỗi đứa, tên cha mẹ làng, xã, ông dành những ngày thứ năm nghỉ dạy ông đến tòa án nhờ chánh lục bộ tìm giúp. Ông vừa tốn công sức, vừa tốn tiền bạc mục đích giúp cho học sinh của mình có giấy khai sinh. Suốt hai tuần lễ thầy đã lục được gần như toàn bộ số khai sinh của chúng tôi, chỉ một bạn thầy không tìm thấy, Trường hợp khai sinh của tôi mới buồn cười, tên họ năm sinh đều đúng chỉ có tháng không biết hồi ba tôi đi khai ông lục bộ học tới cỡ nào khiến khai sinh của tôi như sau: Nguyễn Thanh Giang Sanh: ngày 10 tháng Arri`ere , 19..( tôi đã dịch lại theo tiếng Việt) Tiếng Tây làm gì có tháng Arriere, sau cùng thầy suy đoán chắc là tháng Avril mà ông chánh Lục bộ viết sai, nên ông thay mặt ba tôi xin điều chỉnh luôn. Đó là ơn lớn thầy đã giúp cho tôi.
Một năm chuẩn bị, ngày thi đến. Đây là dịp để chúng tôi thi thố tài năng. Thầy phát phiếu báo danh cho học sinh dự thí. Đối với các học sinh ở chợ xã thường xuyên đi tỉnh thì không có gì phải bàn, những học sinh chưa bao giờ đặt chân đến tỉnh đây lại là một thử thách lớn. Một số chưa từng đến tỉnh thì làm sao tìm chỗ trọ để thi. Tôi là một trong năm đứa phải nhờ thầy cưu mang. Thầy vẽ bản đồ cho chúng tôi tìm nhà thầy. Cũng may năm chúng tôi đều có mặt không ai đi lạc. Thầy cô tiếp chúng tôi rất thân tình chẳng khác người cùng gia đình. Hai chị con của thầy hướng dẫn chúng tôi tìm phòng thi để sáng hôm sau khỏi phải bỡ ngỡ. Chiều thầy cô cho chúng tôi ăn cơm sớm, sau đó thầy dặn lại những điều cần thiết phải làm khi thi. Tối đến hai chị dượt lại bài vở cho chúng tôi, sáng hai chị còn cẩn thận đưa mỗi đứa tới trường thi, trưa đón về. Kỳ thi nầy học sinh của thầy đậu trên năm chục phần trăm. Thật không uổng công dạy dỗ lo lắng của thầy đối với đám học sinh nhà quê chúng tôi. Mấy chục năm qua, nay tôi mới ghi lại đôi dòng tri ân thầy cô đã hết lòng dạy dỗ giúp đỡ chúng tôi học hành nên người. Tiếc thay những dòng tâm huyết nầy tôi không viết sớm hơn khi thầy cô còn sinh tiền. Suốt đời tôi luôn khắc cốt ghi tâm công ơn giáo huấn của Thầy. Nguyễn Thành Sơn |
||
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
||
IP Logged | ||
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22933 |
Gởi ngày: 18/Nov/2020 lúc 2:55am | |
|
||
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
||
IP Logged | ||
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22933 |
Gởi ngày: 18/Nov/2020 lúc 2:56am | |
Tình Thầy TròLần mở xem lại các tấm ảnh khá mờ cũ kỹ do "lớp bụi thời gian" bào mòn, Hiền đưa tay rút tấm ảnh trắng đen trong album ra, tấm ảnh chụp chung cả lớp dưới góc cây phượng già trong sân trường, đưa mắt nhìn từng khuôn mặt của bạn hữu thân quen, rồi nhìn đến các thầy cô ngồi hàng đầu trong tấm ảnh, chợt Hiền dừng lại vị trí nơi thầy Đặng ngồi, rồi bất chợt bao nhiêu kỷ niệm những ngày con theo học với thầy Đặng nó chợt ùa về khiến cho Hiền cứ ngỡ mới vừa xảy ra hôm qua. *** Quê Hiền miền biển mặn quanh năm lộng gió, xóm làng sống với nhau thật tình nghĩa, tuy cuộc mưu sinh phần lớn của người dân nơi đây phải cưỡi sóng dữ ra khơi mang về những sản vật của thiên nhiên ban tặng cho con người, nhưng không phải lúc nào họ cũng gặp cảnh trời quang mây tạnh, do đôi khi gặp phải tính khí thất thường của biển, đang êm đềm lặng sóng như mặt nước hồ thu, rồi bổng chốc hung hăng cuồng nộ khiến không ít ngư phủ phải nằm lại vĩnh viễn trong lòng đại dương, con em của ngư phủ cũng biết được cái gian nan vất vả của người thân nên mọi người cố tâm "Sách đèn" để khỏi phụ lòng cha mẹ mà Hiền là một trong số này. *** Sáng nọ vừa bước chân vào cổng trường, chưa kịp vào lớp Hiền đã nghe của tiếng nhỏ Thu réo lên: - Hiền nè, bồ lại đây tui nói cho cái này hay lắm nè, chờ bồ nãy giờ nóng ruột gần chết, sao hôm nay đi hơi trể vậy? Nghe nhỏ Thu sắp tiết lộ điều gì cho mình, Hiền ghé lại chiếc ghế đá nơi Thu đang ngồi, vén vạt áo dài Hiền ngồi bên cạnh và hỏi Thu: - Mới sáng sớm có vụ gì bí mật vậy Thu, bồ làm tui hồi hộp quá nè. Nói xong Hiền mở cặp ra lấy hộp Ô mai ra đưa lên gần mặt Thu rồi Hiền lên tiếng: - Bồ ăn không ? Biết hộp này đâu ra không, bồ nói trúng chút xíu vô lớp tui miễn cho bà phần quét lớp, chịu chưa? Thấy hộp Ô mai trên tay Hiền, bổng dưng nổi thèm thuồng dâng lên nhưng nhỏ Thu "Mại hơi" nói: - Cái bà Hiền này chơi ác nghe, biết tui khoái món này cứ dụ tui ăn hoài nhe. Nói xong không đợi Hiền mời thêm lần nữa Thu lấy một lúc hai viên bỏ vào miệng nhai ngon lành: Vừa nhấm nháp món ruột của mình Thu vừa trả lời: Nghe Thu đón trúng phóc , Hiền cười thật tươi, chừng nhớ chực đến cuối câu Thu nói như trách móc điều gì khiến cho Hiền hơi chột dạ, Hiền vội hỏi: - Tui thấy bồ nhai nuốt ngon lành vậy mà dám nói nuốt không trôi, ai mà tin bà cho được, mà vụ gì bồ lại nói như vậy cho tui biết đi. Thu thấy Hiền sốt ruột khi nghe câu nói của mình, nàng ta làm ra vẻ nghiêm nghị nói: - Bồ nhận quà của anh chàng Hải quân này hoài có người buồn "đứt ruột" luôn đó. Đến phiên Hiền hơi bất ngờ khi nghe cô bạn thân thiết của mình tiết lộ một điều mà Hiền chẳng ngờ, trầm ngâm đôi chút Hiền vặn hỏi: - Ai buồn, bồ nói tui nghe đi, sao ngộ vậy, tui nhận quà của ông anh kết nghĩa tặng cho em gái có gì đâu mà buồn với phiền. Thu chưa kịp tiết lộ những điều muốn nói cho Hiền nghe, bổng tiếng chuông reng ngân lên báo hiệu giờ vào lớp nên hai cô nàng đành bỏ dở câu chuyện chưa hồi kết, hai nàng cùng sánh bước đi nhanh vào lớp. *** Hai giờ đầu của buổi học trôi qua thật nhanh, Hiền thấy tiếc hùi hụi vì cô nàng rất thích môn Giảng văn, phải công nhận cô giáo Băng có giọng đọc êm như lời ru của các bà mẹ, chỉ cần à ơi, hoặc hò ơ vài ba câu hò là con của họ mau chóng chìm vào giấc ngủ, cô Băng chỉ cần giảng về một bài văn hoặc phân tích bài thơ nào đó khiến cho cả lớp chú ý lắng nghe và lãnh hội, riêng Hiền thì nâng lên một bước, hiền cảm thụ được nội dung và ý nghĩa của lời cô Băng giảng, Hiền như cố nhồi nhét hết những lời giảng của cô vào trong đầu của mình rồi có dịp Hiền sẽ chứng minh cho cả lớp biết cái tài làm văn của mình khiến các anh chàng nam sinh phải lé mắt nhìn . Hai giờ sau của buổi học thuộc về thầy dạy sinh ngữ, Thầy Đặng vốn là sinh viên tốt nghiệp loại tối ưu, quê mãi tận vùng trồng khóm Đức Hòa, ra trường Đặng được thuyên chuyển về dạy trung học ở một trường trên tỉnh, vài năm sau chàng lại cầm sự vụ lệnh đến nhận nhiệm sở tại ngôi trường Hiền và Thu đang theo học, thời bấy giờ các thầy giáo trẻ khi về dạy nơi đây thường hay bị các nàng nữ sinh "ăn hiếp", tội nhất là những thầy còn trẻ, vì tuổi đời hơn các nàng cũng không nhiều, nên các cô nàng "Kết bè kết đảng" xúm lại trêu ghẹo thầy, những lúc ấy các thầy trẻ này mới thấm thía câu" Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò", cũng nói rõ thêm ở đây các nàng ghẹo thầy với tính cách vui chứ không phạm phải khuôn phép của học đường, vì thầy và trò đều thấm nhuần việc "Tôn sư trọng đạo", đối với thầy cô có tuổi thì các em rất mực kính trọng và thật lễ phép chào hỏi khi đối diện. Bước vào lớp thầy Đặng nhìn bao quát lớp rồi đưa tay ra hiệu cho học sinh ngồi xuống, Hiền cầm cuốn sổ điểm danh đến dự định đặt trên bàn thầy Đặng rồi thưa: - Con chào thầy, sổ điểm danh đây ạ, tổng số ba mươi học sinh, hôm nay vắng trò Đinh văn Thọ do bệnh có xin phép ạ. Thầy Đặng gật gù rồi đón lấy cuốn sổ điểm danh, vô tình tay thầy chạm phải bàn tay của Hiền khiến cho Hiền cảm nhận như có luồng điện vô hình vừa chạm vào mình khiến Hiền đỏ bừng đôi má vì e thẹn, riêng thầy Đặng bối rối không kém vì cái chạm tay vô rình này nó khiến chàng ngất ngây nhưng Thầy cũng kiềm chế tức thì, vì cả chục cặp mắt đang dồn vào ông Thầy trẻ đẹp trai lần đầu mới ra mắt trong buổi học này, để tránh ngượng ngập cho nhau, thầy Đặng nhìn vào đôi mắt to đen láy của Hiền thầy nói: - Em là Hiền trưởng lớp phải không? Em đừng xưng bằng con làm thầy tưởng thầy lụm cụm lắm rồi, Hiền cứ xưng bằng em đi nhé. Nhỏ Hiền nghe thầy nói vậy nhỏ tủm tỉm cười rồi nhanh chóng về chổ ngồi, trên bảng thầy Đặng bận quay lưng vào để ghi mấy danh từ trong bài mới cho học sinh chép vào tập, bên dưới sau lưng Hiền là Phượng cô bạn cũng thuộc hàng cật ruột với Hiền, từ lúc thấy Hiền quay về chổ ngồi mà hình như tâm trí để đâu đâu, Phượng lấy cây thước kẻ khiều nhẹ lưng Hiền rồi nói nhỏ: - Bà Hiền nè, làm gì lên gặp thầy có chút xíu mà thờ thẩn quá vậy, bị thầy hốt hồn rồi hả, công nhận thầy Đặng "bô trai" dữ hén bà. Nghe nhỏ bạn ghẹo mình, Hiền quay đầu lại nhìn, tay cầm viên phấn nhỏ chọi vào Phượng khiến Phượng thích thú cười khúc khích. Chuông báo giờ tan học reo lên, không khí trong lớp đang im phăng phắc thì tự dưng ồn ào như vỡ chợ, đủ thứ âm thanh vang lên nhưng nhanh chóng trật tự trở lại sau cái nhịp thước của cô trưởng lớp: - Học sinh..... - Đứng dậy. Chúng em chào thầy Trên đường trở về nhà, bộ ba của Hiền vừa đi vừa bàn tán chuyện của thầy Đặng, nào là đẹp trai, học giỏi, con nhà giàu, mấy nàng còn thêm thắt đoán già đoán non, nhỏ Phượng nói: - Ai mà sau này được làm vợ thầy chắc thầy cưng lắm nghe mấy bồ. Nghe vậy Thu nhào vô liền: - Chứ còn gì, mình nhìn thầy biết ngay người tốt rồi. Lúc này Hiền mới nói: - Chưa chắc à, mấy bồ không nghe người ta ví hả: "Đừng xem mặt mà bắt hình dong " Lời ra tiếng vào chẳng mấy chốc ba cô nàng bề đến nhà lúc nào cũng chẳng hay... *** - Bà Thu nè, kể tiếp vụ hôm trước đi, bà nói tui nhận quà của anh Bình thì ai buồn đứt ruột. Thu nhoẻn miệng cười rồi cô nàng lí lắc nói: - "Ai trồng khoai đất này", Cái ông Rồng lớp kế mình nè. Nghe Thu nói xong, Hiền phá lên cười chừng cười đã rồi Hiền nói: - Cái thằng Rồng nó nhỏ hơn mình gần hai tuổi, nó thuộc hàng em út của tui đó bà ơi, bà có lộn không? Thu cố lên gân cổ cãi lại: - Ổng để ý bà thiệt luôn đó, ông Hải quân ghé nhà bà lần nào thì ông Rồng theo dỏi ổng lần đó, nhà ông Rồng ở sát vách nhà bà thì bên đó nói gì ổng nghe ráo hết . Để phá tan cái nghi ngờ của Thu, Hiền chậm rãi nói: - Không có đâu bà ơi! thằng Rồng nó qua nhà tui chơi hoài, nhà Rồng nghèo nên ba má tui cũng hay giúp đỡ, có lẽ vì thế nên Rồng mến thôi chứ làm gì có chuyện như bà nói . Thu cố vớt vát: - Mấy nhỏ lớp bên nó đồn rùm, tin không tùy bà nghe, thôi vào lớp đến giờ rồi kia. *** Lần nọ nhân mấy ngày lễ không phải lên lớp, nhận lời mời của ba mẹ Hiền thầy Đặng ghé thăm nhà, cũng có ý dò xét để tìm ý trung nhân cho Hiền nên ông Bà Sáu tổ chức bữa tiệc mời bạn bè thân hữu đến tham dự, thầy Đặng được xem là một trong những nhân vật mằm trong cái lựa chọn trên, anh chàng Hải quân cũng có mặt, Bình đến dự với bộ quân phục màu hoa biển với lon trung úy trên cầu vai áo, Bình thật sự nỗi trội trong đám khách đến dự tiệc. Trong suốt buổi tiệc, bà Sáu thì lúc nào cũng muốn Hiền quan tâm đến thầy Đặng, vì bà quan niệm có được thằng rể làm thầy giáo thì rạng rỡ cho gia đình thật nhiều, trái lại ông Sáu thì muốn Hiền gá nghĩa với Bình, dù muốn dù không có thằng rể sỹ quan thì còn gì oai bằng, lâu lâu kêu con rể lấy xe Jeep về chở cả nhà ra thị xã giật le với mọi người thì không phải ai muốn cũng được, chỉ tội cho Hiền nàng vẫn ngây thơ trong trắng, chưa nghĩ nhiều về cuộc sống lứa đôi nên này còn phân vân giữa hai làn nước... *** Từ lúc dự tiệc nhà Hiền cho đến nay, thầy Đặng lúc nào cũng đăm chiêu, trong lòng thầy ngổn ngang trăm mối tơ vò, cứ dằn vặt chuyện tình cảm với cô học trò dễ thương kia, tuy thầy muốn ngỏ lời trong một vài lần rất thuận lợi, nhưng mang nặng trong lòng cái đạo đức của nghề nghiệp, thầy quan niệm nếu mình ngỏ lời yêu Hiền thì mặc cảm tội lỗi vì từ xa xưa, xã hội khó chấp nhận tình yêu giữa người thầy một người đưa đò chuyên chở lủ học trò qua dòng sông tri thức với học trò của mình, đôi lúc thầy cũng định đánh liều bất chấp lời ong tiếng ve, bất chấp xã hội khắc khe lên án, thầy sẽ làm theo điều mà con tim mách bảo, nhưng bao lần trôi qua vì lý trí vẫn lấn át khiến con tim thầy đành lỗi nhịp đập. Riêng Hiền thì cũng có rất nhiều cảm tình dành cho thầy Đặng, nhưng thân phận phái yếu chẳng lẽ Hiền lại mở lời với thầy, không khéo lại mang tiếng "Trâu đi tìm cột", trong thâm tâm Hiền cũng chờ đợi sẽ có một ngày thầy sẽ nhận ra tình cảm của mình và nàng sẽ nhận được tình thư ngỏ ý... *** Đất nước ngày càng tràn lan cơn binh lửa, rồi thì chiến tranh cũng lụi tàn, vì hoàn cảnh Hiền đã cùng chàng Hải quân "dong thuyền ra biển lớn" và hai người đã thực sự kết duyên tơ tóc sống hạnh phúc bên kia bờ đại dương. Nơi quê nhà, chiều chiều thầy Đặng thẩn thờ ngồi trên bờ biển vắng, nhìn những con sóng vỗ bờ liên tục, nhìn những con dã tràng cố se những viên cát tròn trên bờ biển, chưa xây được xong lâu đài thì đã bị sóng biển kia xóa nhòa, bất chợt thầy thấy mình như lủ dã tràng kia bao lâu nay cố xây lâu đài trên cát mà chẳng hề hay... Đang bồi hồi nhớ lại hình bóng của Hiền, bổng bên tai thầy Đặng nghe tiếng gọi: - Thầy ơi! Thầy về Sài gòn rồi chắc ở đây tụi em sẽ nhớ thầy, và chắc tụi em khóc nhiều lắm thầy ơi. Giật mình thầy Đặng ngoái nhìn lại phía sau lưng, hai cô học trò Thu và Phượng với gương mặt thật buồn vừa bước đến, hai cô nàng ngồi cạnh thầy rồi lên tiếng an ủi tiếp: - Tụi em biết thầy thương con Hiền nhiều lắm, nó đi lâu rồi mà thầy vẫn còn nhớ. Thầy cứ ở lại biết đâu gặp người khác yêu thầy hơn thì sao. - Cảm ơn hai em, thầy dứt khoát rồi, sáng mai thầy đi sớm, hai em ở lại cố gắng học hành, gia đình gặp nhiều hạnh phúc, có duyên thầy trò mình sẽ gặp lại. Bất chợt cơn mưa tự dưng ập đến, dường như trời cũng buồn cho buổi chia tay này. *** Phi cơ đáp xuống phi trường Tân sơn nhất, ra khỏi phi trường Hiền như thấy mình sống lại những ngày xưa, nàng về ngay quê nhà trong đêm. Sau vài tuần thăm mồ mả ông cha, thăm lại bạn bè xưa cũ, ai cũng mái tóc hoa râm, ăn uống, mừng mừng tủi tủi cho ngày gặp nhau, nhưng vui nhất là Hiền, Phượng, và Thu đã sống lại cái thuở hồn nhiên như thời con gái... *** Tiếp thầy đặng và một vài bạn bè anh em, Hiền thật vui khi hội ngộ với thầy Đặng, biết thầy có được gia đình yên ấm Hiền rất mừng, trong lúc trà dư hậu tửu nhắc lại chuyện xưa ai nấy cũng bùi ngùi, riêng tôi khi biết được câu chuyện tình thầm kín của hai thầy trò ngày xưa tôi bèn hỏi: - Hồi xưa Hiền biết thầy Đặng thầm yêu mình không? Hiền cười rồi nói: - Biết chứ anh, trông cho ổng lên tiếng mà chờ hoài không thấy, hahaha. Tôi quay qua hỏi thầy Đặng: - Sao ngày xưa thầy không chịu mở lời. Thầy nói: - Con Hiền này hồi xưa cũng nói bóng nói gió với tui dữ lắm, tui biết hết trơn chứ, nhưng nghĩ lại Thầy mà nói tiếng yêu trò thì khó coi quá nên thôi. Tự dưng có sự trùng hợp, nhà hàng mở bản nhạc "Yêu một mình" có đoạn: " Ngày xưa tiếc sao mình không ngỏ, Để rồi chiều nay mình đâu thấy cô đơn, ván kia bây giờ đóng thuyền rồi. Còn gì đâu nữa, thôi đành hẹn trong mơ..." Nghe xong bản nhạc tôi hỏi vặn thầy Đặng một câu: - Nếu cho thời gian trở lại thì thầy có lên tiếng nói Yêu Hiền không? Với cái nghẹn ngào thật lòng thầy nói: -Tôi nghĩ mình quyết định như vậy là vừa hợp tình vừa hợp lý, nên sẽ không có lựa chọn nào khác cho dù thời gian có quay trở lại. *** Chia tay hai thầy trò trong buổi hội ngộ sau gần bốn mươi mốt năm, tôi thật sự xúc động và thương cảm cho "Tình thầy trò" này, tôi xin chúc mối tình này giữa thầy và trò được mãi mãi trường tồn với thời gian . Hai Hùng SG |
||
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
||
IP Logged | ||
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22933 |
Gởi ngày: 19/Nov/2020 lúc 9:09am | |
Đọc Lại Bài Thơ "Thầy Tôi "nhân ngày Nhà giáo 20 Tháng 11
Một đời tích nghĩa nhân Thầy đóng đò đưa người qua sông Chữ.Kẻ thất học đi qua sau một năm cầm rìu chặt đò làm đôi thầy ngậm ngùi đóng con đò mới. Kẻ tiểu nhân đi qua sau mười năm vung búa chặt đò làm ba thầy dằn lòng đóng con đò mới. Người tâm phúc đi qua sau ba mươi năm trở bút một lần mà đò tan vạn mảnh. Tôi về tìm thầy có người bảo lên sông Ngân mà hỏi, có người bảo thầy vẫn chèo đò đưa thiên hạ qua sông những mảnh vỡ lặng câm găm trong ngực. Sông Chữ ngầu ngầu khóc - Thầy ơi... Nguyễn Thúy Quỳnh
|
||
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
||
IP Logged | ||
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22933 |
Gởi ngày: 20/Nov/2020 lúc 8:56am | |
|
||
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
||
IP Logged | ||
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22933 |
Gởi ngày: 23/Nov/2020 lúc 9:37am | |
Trường Xưa
Thưa thầy! ngàn dặm xa con bay qua biển bắc tay con nắm chặt chiếc khăn tay nước mắt con rơi dài theo biển Thái Bình ơi! biển mãi chẳng êm đâu! Thưa thầy! cho con vào lớp cũ ngồi lại chiếc bàn xưa Này em yêu! em gái! em là tôi của thời thơ dại thuở áo dài tóc xỏa chấm bờ vai thuở thơ tình dấu hoài trong vở tím tình yêu tím cả giấc mơ phai thuở đại lộ Hòa Bình từng đêm nghe pháo giặc sáng vào lớp bạn kế bên không về được nữa xe trúng mìn hòm gổ nến lung linh chị đã tiển người yêu ra mặt trận đêm phập phồng chờ rạng sáng bình minh! chị đã sống những ngày căm giận tuổi dậy thì cháy rụi lửa chiến tranh chị vẫn còn cơ may mà sống sót cả triệu người mãi mãi đã ra đi Rồi đất nước gom về một mối để làm cuộc phân ly xẻ đàn tan nghé Này em yêu! em nhé! đông dẫu dài nhưng xuân đà đến ngỏ em sẽ có những điều em muốn có cơm áo tự do! nhưng có một điều rất khó tuổi học trò theo gió sẽ bay đi. đoàn xuân thu Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 23/Nov/2020 lúc 10:24am |
||
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
||
IP Logged | ||
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22933 |
Gởi ngày: 02/May/2021 lúc 5:57am | |
|
||
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
||
IP Logged | ||
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22933 |
Gởi ngày: 19/Nov/2021 lúc 1:25pm | |
|
||
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
||
IP Logged | ||
<< phần trước Trang of 6 phần sau >> |
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |