Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: ĐỜI SỐNG GIA DÌNH Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 130 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 26/Nov/2019 lúc 9:58am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 29/Nov/2019 lúc 5:49pm
ball Xó Bếp Quê - Tiểu Tử     <<<<<


Image%20result%20for%20Xó%20Bếp%20Quê"


Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 29/Nov/2019 lúc 5:50pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 30/Nov/2019 lúc 12:45pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 02/Dec/2019 lúc 8:33am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Dec/2019 lúc 12:23pm

Hạt Bụi Nào Trong Mắt


Chiều thứ Hai đi làm về Bill nhận được lá thư của gia-đình từ Việt-Nam. Vừa bóc thư Bill vừa lầm bầm:
– Không biết kỳ này ông già lại ca bản gì nữa đây.
Những hàng chữ viết nắn nót trên tờ giấy mỏng như đập vào mắt Bill:

Bân con,
Bố suy nghĩ mãi rồi mới viết lá thư này trong lúc buồn buồn nhớ tới các con. Bố đặt tên con là ‘Bân’, chữ ‘Bân’ (斌) có nghĩa là ‘lịch thiệp’ và có chữ ‘Văn’ đứng cạnh vì bố hằng mong mai sau lớn lên con sẽ theo con đường văn chương, làm rạng danh dòng họ Nguyễn Hữu, một giấc mơ mà bố ôm ấp nhưng biết đời mình không thể đạt thành.

Như con biết, 17 tuổi bố bỏ học ra chiến khu, theo kháng chiến chống Pháp. Tuổi trẻ của bố là những ngày nằm gai nếm mật, tưởng là đóng góp được chút gì cho quê hương, nhưng rồi một chiều chợt thấy mình bơ vơ lạc lõng trong đám người không còn lý tưởng quốc gia. Bố trốn về thành, mang nỗi buồn ‘sinh lầm thế kỷ’, dở thầy dở thợ, vất vả với đời sống, rồi cuối cùng trở thành anh công chức quèn, lấy vợ, nuôi con, và mong cho con nối được giấc mộng không thành của đời mình.

Khi con bước chân vào đại-học, bố đã vui mừng tưởng rằng con sẽ thành người như bố ước mơ. Tiếc thay vận nước điêu linh, con cũng như bao nhiêu thanh niên đều phải thi hành nghiã vụ, và rồi trôi nổi tới phương trời xa! Bố mẹ ngày ngày chờ con về, và ngày con trở về thăm nhà lần đâu tiên bố đã để rơi giọt nước mắt mừng vui trên đôi má nhăn nheo. Nhưng rồi Bố nghe con nói về nếp sống mới, và bố ngỡ ngàng. Không, bố không còn kỳ vọng có con làm rạng danh dòng họ Nguyễn Hữu như bố từng mơ ước trước đây, nhưng có gì như hụt hẫng mỗi lần cha con chuyện trò.

Ngày xưa có lần bố đạp xe đi làm, bị một chiếc xe chở đầy lính Mỹ vượt qua mặt, những người lính cười nói ồn ào, vứt xuống lòng đường thanh kẹo cao-su như bố thí, bố đã tức tủi nghẹn ngào. Ngày con về, nói cuời hả hê với những danh từ xa lạ, bầy ngổn ngang những món quà đắt giá cũng làm bố ngỡ ngàng. Nhưng bố chỉ thật sự chua xót khi dơ tay vuốt tóc đứa con trai của con. Tên nó là gì nhỉ, Tim hay Tím gì đó. Nó lắc đầu tránh bàn tay của bố và lầu bầu cái gì đó mà bố không hiểu. Bố biết là có lẽ từ đây giòng họ Nguyễn Hữu sẽ không còn trên thế gian!
Con à, có lẽ bố già quá rồi nên không còn thích nghi với những thay đổi của cuộc sống. Bố nhìn con, nhìn cháu và lòng bố xót xa. Con bây giờ là Bill chứ không phải là Bân. Tóc con cột đuôi gà chứ không còn hớt cao như xưa, thế nhưng tóc của vợ con lại ngắn ngủn, nửa nâu nửa vàng, ôm sát khuôn mặt kiêu kỳ . Thằng Tim ‘Hey man’ chứ không “Thưa bố’ như con thủa nào. Cuối đời mà bố vẫn bơ vơ. Bố nói thế, con hiểu không Bân?

Tuy nhiên bố cũng cám ơn các con rất nhiều. Tiền các con gửi về giúp bố mẹ hàng tháng đủ cho bố mẹ sống thoải mái lúc tuổi già. Căn nhà nhỏ gần rạch Thị-Nghè khang trang hơn cũng là nhờ các con. Chiều chiều bố đứng nhìn dòng nuớc bố thấy lòng mình cũng dịu dàng như con nước trôi.

Bây giờ đã gần ngày Noel. Bên phương trời đó có lẽ các con đang bận rộn mua sắm, hội hè. Bố bây giờ ít ra khỏi nhà. Ngay cả những ngày Tết bố cũng chỉ thắp hương khấn ông bà, xin các người tha thứ, và dù sao đi nữa cũng xin phù hộ cho các con ở phương xa.


Bố chỉ cầu mong sao cho gia đình con luôn luôn đưọc hạnh phúc, thuận vợ thuận chồng. Và nếu bố được khuyên con đôi lời thì bố mong rằng con hãy nghĩ tới cội nguồn. Dù sao đi nữa con vẫn là người Việt da vàng, cố giữ lấy phần nào nếp sống của tổ tiên.

Lần tới con có về thăm nhà con cố đưa bố ra ngoài Bắc. Bố muốn về thăm lại núi Ba Vì và quê Bất Bạt một lần trước khi nhắm mắt xuôi tay. “Bên này đất nước nhớ thương nhau”. Chúng mình cùng quê với Quang Dũng đó con.
Chúc các con những ngày vui.
Bố của con,
Nguyễn Hữu Cầu.

Gấp lá thư đút vào túi Bill thở dài:
– Ông già càng ngày càng lẩn thẩn. Không biết là sống thêm được bao năm nữa.
Bỗng nhiên Bill chợt bùi ngùi nghĩ thầm:

– Ngày xưa ông chỉ mong mình đậu Cử Nhân văn chương, đi dạy học, sống đời thanh bạch, thế nhưng lưu lạc sang xứ này mình lại kiếm ra khối tiền, nhưng chỉ có mỗi cái bằng Master … Card nên ông ấy vẫn buồn. Thôi, sang năm mình về một mình, không mang theo vợ con, nhất là cái thằng Tim cà-chớn, rồi đưa ông ra Bắc thăm quê hương như ông ấy muốn!
Bill ngồi xuống bàn, cầm bút định viết vài hàng trả lời bố, nhưng một ý tưởng chợt lóe ra trong đầu, Bill vỗ bàn:
– Tại sao mình không mời ông già sang chơi với mình ít lâu. Biết đâu chừng những gì ông già thấy tận mắt ông sẽ hiểu thêm về đời sống ở Mỹ, sẽ thông cảm và thương yêu con cháu hơn.

*****
Cụ Cầu leo lên chiếc xe Van, thắc mắc:
– Sao anh lại phải đi cái ‘xe tải’ như thế này? Không đủ tiền mua xe nhỏ hả con?
Bill mỉm cười:
– Ở đây ai có ‘xe tải’ là khá đó bố, còn xe nhỏ thì ai mà chả có! Cả nhà đều muốn ra phi trường đón bố nên con phải lái chiếc xe lớn này.
– Thế hả? Bố cứ tưởng …
Cụ Cầu nhướng mắt nhìn ra ngoài. Sao chẳng có ai đi bộ nhỉ, mà toàn xe hơi không à, lâu lâu mới có chiếc xe gắn máy, mà sao xe gắn máy lại chạy nhanh hơn cả xe hơi, ăn mặc thì cứ như thằng điên, đầu còn đội cả nón sắt!
Xa lộ 101 kẹt cứng, chầm chậm nhưng rồi Bill cũng về đến nhà ở San Jose. Bill thở phào đỡ bố ra khỏi xe:
– Nhà mình đây. Bố nghỉ cho đỡ mệt rồi sẽ tính sau.
Cụ Cầu ngơ ngắc nhìn căn nhà to lớn trên sườn đồi. Thế này thì ở sao cho hết. Nhà chúng nó có bốn người. Con thì một đứa đi học xa, chỉ còn một đứa ở nhà. Cụ nhìn con:
– Này anh Bân, thế cái nhà này bao nhiêu tiền?
Bân thở ra:
– Vài trăm ngàn bố ạ.
– Vài trăm ngàn? Thế tiền đâu mà lắm thế.
– Tiền nhà băng cho muợn. Ở đây ai cũng nợ cả, bố ạ. Mình trả góp hàng tháng mà!
– Thế anh làm bao nhiêu tiền một tháng cho đủ để trả tiền lời.
– Vài ngàn thôi. Nhưng con dặn bố thế này nhé. Bố hỏi con làm bao nhiêu một tháng thì được, chứ đừng hỏi người quen. Ở đây họ kỵ những câu hỏi như vậy, không như ở VN mình.
– Thế à. Lạ nhỉ …


Phải mất đến cả tháng cụ Cầu mới quen dần, mới không còn lúng túng với vòi nước nóng lạnh trong phòng tắm, mới biết làm thế nào để hệ thống báo động không kêu ầm ĩ khi mở cửa ra vào, mới hết giật mình vì tiếng điện thọai reo, và mới dám nhấc máy nghe xem có phải Bân gọi từ sở về. Những náo nức ban đầu khi Bân đưa cụ đi thăm Little Sài-Gòn, thử thời vận ở Las Vegas, đã nhạt nhoà. Cụ bắt đầu cảm thấy hiu quạnh. Hàng ngày hai vợ chồng Bân đi làm, và Tim đi học, chỉ còn mình cụ quanh quẩn trong nhà xem mấy cuốn băng nhạc cũ, hoặc thơ thẩn ngoài sân nhìn hoa cỏ. Hàng xóm chẳng quen ai. Lâu lâu có ông Ấn Độ già đi ngang nhà nhe hàm răng móm mém cười, nhưng hai người ngôn ngữ bất đồng, chẳng nói với nhau được một câu.

Buổi chiều Tim đi học về là nó trốn biệt trong phòng, có hỏi nó câu nào thì cũng như không. Thằng bé ú ớ khoa chân múa tay, hoặc chỉ toét miệng ra cười!
Bân thương bố nên dắt cụ đi bộ ra đường lớn, chỉ cách cho cụ đi xe buýt tới khu chợ VN để cụ đi dạo, và nhặt báo chợ về đọc cho đỡ buồn. Bân ghi số điện thoại nhà, điện thoại sở, đưa cho cụ và dặn dò:
– Bố cứ leo lên xe buýt, xuống phố chơi cho vui. Có lạc thì gọi điện thoại cho con, hoặc cứ ngồi trên xe buýt, cuối cùng xe cũng về đến chỗ cũ! Đừng sợ bố ạ.
Thấy Bân dặn dò mình như con nít, cụ Cầu vừa buồn cười, vừa tức:
– Có sợ cái ‘đếch’. Núi rừng Bắc-Việt tôi còn biết đường đi. Phố xá ở đây rộng rãi, đường trải nhựa, đi dễ như bỡn. Anh cứ để mặc tôi!

Cụ Cầu nói thế nhưng rồi hai lần Bân phải lái xe tới đón cụ về. Lần thứ nhất cụ nhởn nhơ đi bộ từ nhà ra đường lớn rồi lang thang sao đó đi luôn lên xa lộ 680! Cụ bị cảnh sát giao thông chặn lại, và mặc người cảnh sát nói gì cụ cứ lắc đầu, đưa cái ID card ra như thể là bị hỏi giấy tờ ở VN. Họ đành ‘bắt’ cụ về station, tìm thông dịch viên Việt-Nam, lúc đó cụ mới đưa số điện thoại ra để cho họ gọi Bân đến đón cụ về.

Lần thứ hai cụ ngồi trên xe buýt, nhưng quên chỗ xuống xe. Xe chạy tuốt lên đến tận Menlo Park rồi ngừng lại không chạy nữa vì cuối đường, và tài xế hết phiên! Cụ xuống xe, tìm điện thoại công cộng gọi cho Bân, nhưng không hiểu operator muốn nói gì nên đành chịu đứng đó, cứ thấy người da vàng nào là lên tiếng gọi “Ông ơi cho hỏi thăm” hoặc “Bà ơi cho hỏi thăm”. Mấy tiếng đồng hồ sau mới có một cô bé Việt-Nam đi qua, cô ấy giải thích cho cụ là cụ đã sang area code 650 rồi chứ không còn ở vùng 408 nữa nên opeartor nhắc cụ bỏ thêm tiền mới gọi được. Cô gái giúp cụ gọi Bân, và về đến nhà cụ cứ tấm tắc:
– Không biết con cái nhà ai mà tử tế thế. Lại không nhận cả tiền gọi điện thoại mình đưa trả.
Bân hỏi:
– Thế bố có hỏi tên và số điện thoại của cô ấy không để con gọi cám ơn.
Cụ Cầu cười:
– Sợ vãi đái nên chẳng nhớ gì!

Sau hai tai nạn đó cụ Cầu hết muốn đi ‘giang hồ’ một mình. Bân sợ bố buồn nên xin nghỉ phép nghỉ, đưa bố lên Seatle thăm người bạn già nhiều năm không gặp. Bác Bảo nằm liệt giường trong nhà già, bật khóc nức nở khi thấy bạn vào thăm. Cụ Cầu cũng rớt nước mắt nắm tay bạn:
– Cũng đến hơn chục năm rồi mới gặp lại bác. Nghe tin bác bị bệnh mà không ngờ đến nông nỗi này.
Bác Bảo cố cầm nước mắt:
– Khổ lắm bác ạ. Chỉ muốn chết cho nhẹ nợ.
– Giời bắt sao thì đành chịu vậy thôi. Thế các anh các chị ấy có vào thăm thường không?
– Có bác ạ. Cuối tuần nào chúng nó cũng thay nhau vào thăm. Ngày thường đứa nào cũng bận đi làm, đi học, chẳng có ai ra vô, chỉ có mấy bà y tá Mỹ đen lâu lâu vào lật mình như lật con nít ấy.


Bân và Phú, người con trai bác Bảo, bỏ ra ngoài để cho hai người bạn già nói chuyện tâm tình. Phú thở dài:
– Thế nào cụ cũng cho mình là bất hiếu. Nhưng không làm được gì hơn anh ạ. Tôi đã nghĩ đến chuyện đưa ba tôi về VN, nhờ một người họ hàng xa chăm sóc để cụ có người chuyện trò hàng ngày, thế nhưng vẫn không đành lòng vì xa xôi quá, chúng tôi làm sao mà thăm viếng thường xuyên. Đằng nào cũng khổ. Ông cụ nhà anh còn khoẻ quá, thân hình thẳng băng, và bước chân còn vững trãi.
Bân gật đầu:
– Vâng. Bố tôi còn khoẻ, nhưng tuổi cũng đã cao. Chỉ là vấn đề thời gian. Trước sau gì rồi chúng ta cũng sẽ có cùng một vấn đề.
Cụ Cầu mắt đỏ hoe, câm nín trên đường về. Lâu lâu cụ thở dài. Xe chạy qua một rừng thông cụ nói với con giọng buồn buồn:
– Cảnh ở đây đẹp quá. Cứ như Đà-Lạt ở Việt-Nam mình. Thế nhưng cô đơn trong nhà già thì thật là đáng sợ. Cảnh đẹp mà làm gì, và cuộc đời đến lúc này còn có gì để tiếc thương.
Bân cũng không biết nói gì hơn, nghĩ thầm, không biết mai sau chuyện gì sẽ xảy ra cho bố mình, và cho cả chính mình!


*****

Cụ Cầu nhất định đòi về VN ngay chứ không ở hết 6 tháng như dự trù. Cụ bảo vợ chồng Bân:
– Bố nóng ruột quá. Vẫn biết mẹ các con rất khỏe mạnh nhưng đi lâu bố chẳng yên tâm. Các con lấy chỗ máy bay cho bố về. Bố cũng đã thấy nước Mỹ. Ngày xưa có bao giờ nghĩ rằng có ngày mình được đến chơi đất nước này. Bà nội con suốt đời không ra khỏi cổng làng. Bố như thế cũng là mãn nguyện lắm rồi.


Bân nài nỉ mãi nhưng cụ Cầu không thay đổi ý muốn nên đành lòng đưa bố ra phi-trường. Nhìn bố vẫy ta giã từ Bân muốn khóc vì chẳng biết bao giờ mới gặp lại. Bân hứa với bố là sẽ về thăm nhà thường hơn, nhưng không biết là có giữ được lời vì cuộc sống quay cuồng trên đất nước người. Thằng Tim sống gần ông nội ba tháng nên cũng đã quen thân chứ không còn xa lạ như lúc ban đầu. Khi cụ Cầu vuốt tóc nó giã từ, nó không còn né tránh, trái lại Tim vòng tay ôm cụ như nó thường hug bố mẹ mỗi lần đi đâu về.
– Good bye, Grand-Pa.
Tim đưa tay vẫy ông nội, và khi bóng cụ Cầu đã khuất sau cánh cửa phi trường, Tim hỏi Bân:
– Are we going to see Grand-Pa again?
Bân vuốt tóc con:
– Yes, son. We’ll to see him again. Grand-Ma too.
Một tuần sau khi cụ Cầu ra về Bân lại nhận được thư bố. Từ ngày cụ Cầu ra về Bân cứ ngơ ngẩn buồn. Những ngày qua cha con gần gũi, Bân cảm thấy mình hiểu và yêu quí cha hơn. Hình như ông cụ đã đổi tính ít nhiều, không còn khó khăn như xưa, và có cái gì mơ hồ trong tình cảm của cụ mà Bân chưa nhìn ra.

Bân chậm trãi bóc lá thư. Bao giờ cũng vẫn vậy, thư trên giấy mỏng, nét chữ nắn nót như thể người viết để cả tâm hồn vào những dòng chữ.

Các con của bố,
Bố đã về tới Sài-Gòn, nhưng hơi mệt vì đường xa nên hôm nay mới viết cho các con. Mẹ con đón bố ở phi-trường, không ôm hôn như Mỹ, không cả cầm tay, nhưng nước mắt lưng tròng, đầy ắp ân tình. Bố mới đi có 3 tháng mà thấy như là đã xa mẹ con một đoạn đời.
Mẹ con cám ơn những món quà các con gửi. Vải vóc và bánh trái mẹ con đem biếu hàng xóm láng giềng, chỉ giữ lại mấy lọ dầu gió và hộp sâm, phòng khi trái gió trở trời. Hàng xóm ở VN mình dù sao cũng thân thiết chứ không như người xa lạ ở chỗ các con.Đi một ngày đàng học một sàng khôn. Sống gần các con có vài tháng ở bên đó nhưng bố đã hiểu các con nhiều hơn. Ngày xưa có lẽ bố đã quá khe khắt với các con mà không biết là mình đã lỗi thời, ôm mãi những giá trị cổ điển của những ngày tháng cũ.

Danh vọng làm khổ con người. Bố làm khổ bố, và cả con nữa Bân, vì những ước mơ hão huyền cho giòng họ Nguyễn Hữu. Nghĩ lại bố mới thấy những võng lọng vua ban cho tổ tiên cất dấu trong nhà từ đường ở quê nhà Sơn Tây không phải là những gì đáng hãnh diện trong khi đa số họ hàng nghèo đói, quanh quẩn trong mảnh đất khô cằn.
Các con tha phương, và cũng chẳng có danh vọng gì, nhưng dù sao các con cũng có đời sống vật chất đầy đủ, và yên vui. Lẽ dĩ nhiên các con cũng có những băn khoăn lo lắng về đời sống, nhưng đó không phải là những dằn vặt làm héo hon con người. Bố mừng cho các con, và cám ơn các con đã lo lắng cho bố mẹ vào lúc tuổi già.
Thấy tình cảnh bác Bảo bố cũng cảm thương, nhưng thôi, cứ cho đó là số phận. Bố mẹ chọn nơi này để sống hết cuộc đời thay vì sang ở với các con như các con đã yêu cầu. Đất nước này dù sao cũng là quê nhà, có anh có em, có hàng xóm láng giềng, và dù cho có chân yếu tay mềm thì cũng vẫn còn có người cho mình nương tựa lẫn nhau. Các con cứ yên tâm, đừng lo nghĩ cho bố mẹ lúc này.À, còn điều này nữa. Thằng Tim không phải là đứa trẻ hư hỏng như bố nghĩ trước đây. Qua bên đó bố mới biết là nó được nuôi dậy và lớn lên trong môi trường tự do nên hành động và cư xử phóng khoáng thế thôi chứ thực ra nó vẫn đầy tình cảm gia đình. Bố nghĩ lại những gì được dạy bảo như vòng tay thưa gửi, cúi đầu dạ thưa, chưa chắc đã là đường lối tốt. Bố không chắc nhưng biết đâu lối giáo dục đó đã chẳng đưa đẩy con người vào vòng quỵ luỵ, dễ trở thành tay sai cho ngoại bang!Bân con, bố chưa bao giờ khen con, cũng như ông nội không bao giờ khen bố, nhưng con cần biết là con không làm gì cho bố phải thất vọng hay buồn tủi đâu. Bố nói thế chắc là con cũng đã hiểu lòng bố lúc này.

Lúc nào rảnh, vợ chồng con về chơi với bố mẹ. Nhớ mang cả thằng Tim về, nghe con.
Bố của con,
Nguyễn Hữu-Cầu.


Bân gấp lá thư mắt mờ như muốn khóc. Bố ơi có bao giờ con oán trách bố đâu, nếu con làm gì được cho bố vui lòng thì con cũng làm hết sức mình. Thằng Tim ở trên lầu chạy xuống, nó hỏi:
– Daddy, are you crying?
Bân lắc đầu nói bằng tiếng Việt:
– Không, có hạt bụi nào bay vào mắt bố đó thôi.


Trần Quang Thiệu
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 13/Dec/2019 lúc 10:53am

Người Thua Cuộc 


Một năm trước, tôi và Kiệt làm chung hãng. Tuy biết nhau qua nhiều lần gặp gỡ trong những giờ cơm trưa nhưng chưa có dịp để trò chuyện. 

Một hôm, thấy Kiệt ngồi ăn trưa với gói xôi, hơi ngạc nhiên tôi hỏi:
– Bà xã đâu mà phải ăn xôi thay cơm vậy anh Kiệt?
Kiệt cười:
– Bả về Việt Nam rồi, phải chay tịnh kiểu này tới hai tháng lận, cô ơi!

Ngày hôm sau, khi chuẩn bị thức ăn trưa, tôi bỗng nảy ra ý nghĩ mang thêm một phần cơm cho Kiệt. Không chút khách sáo, Kiệt vui vẻ nhận lấy với lời cám ơn nồng nhiệt. Vậy là từ đó, chúng tôi có những bữa cơm trưa thân mật. Một vài tiếng xầm xì bắt đầu nổi lên, nhưng tôi lờ đi như không biết gì. Kiệt là một người thật thà, dễ tính, nên anh cũng chẳng quan tâm đến lời gièm pha của thiên hạ. Anh bảo tôi:
– Ai nói gì thì nói, mình không có thì thôi.
Tôi nhìn Kiệt đẩy đưa:
– Mà nếu có gì thì “đây” cũng chẳng ngán ai.
Kiệt cười phá lên một cách vô tư. Nụ cười thoải mái nhưng đầy hấp lực của Kiệt, làm khơi dậy trong tôi một ý tưởng táo bạo “hai tháng cũng đủ cho một cuộc tình manh nha”.

Tôi vốn là người đàn bà bất cần đời sau hai lần dang dở. Tôi đủ khôn ngoan để không “mắc cạn” như thuở đôi mươi. Và tôi cũng muốn thử sức chinh phục của mình vào độ tuổi bốn mươi. Vì thế, tôi bắt đầu tấn công Kiệt. Một cuối tuần tôi hỏi Kiệt:
-Ði biển chơi không?
Kiệt trầm ngâm do dự. Tôi gõ nhẹ vào tay anh:
-Coi vậy… anh cũng thuộc loại “thờ bà” há? Vợ vắng nhà mà cũng giữ kỷ luật nghiêm minh. Phục anh thiệt!
Kiệt nhướng mày, bặm môi với tôi:
– Ðừng có xuyên tạc. Tôi đang nghĩ xem có bận gì không?
Tôi cười nắc nẻ:
– Xin lỗi, tôi đánh giá anh quá thấp… Anh Kiệt chứ đâu phải đồ bỏ.

Kiệt đứng lên, nói vài câu đùa cợt trước khi bỏ đi, nhưng không đá động gì đến lời đề nghị của tôi. Quyết không chịu thua, tôi nghĩ đến việc mời Kiệt đến nhà, dự sinh nhật của tôi.
Buổi tối sinh nhật, khi bước vào nhà chẳng thấy một người khách nào, Kiệt có vẻ bối rối. Tôi vội vàng lên tiếng:
-Lâu lắm rồi tôi không tổ chức sinh nhật. Hôm nay, bỗng nhiên thấy hứng thú nên muốn mời bạn bè đến chung vui, nhưng vì bất ngờ quá, nên không ai sắp xếp để đến dự được, may còn có anh, để tôi cảm thấy ngày sinh nhật của mình ấm áp đôi chút.

Kiệt ngồi vào bàn với nụ cười quen thuộc. Bữa tiệc trong một khung cảnh lãng mạn với nến hồng, hoa tươi, với tiếng nhạc dìu dặt và rượu nồng, đã làm Kiệt quên giữ gìn ý tứ mà thường ngày anh vẫn có. Tôi cố ý. Kiệt vô tình. Vậy là anh lọt vào cái bẫy êm ái của tôi.
Buổi sáng, khi mở mắt dậy và nhận biết mình đang nằm trên giường của tôi, mặt Kiệt tái xanh. Cái vẻ lúng túng ngượng ngập như con trai vừa mới lớn của Kiệt làm tôi phì cười:
– Anh hối hận à?
Kiệt ấp úng:
– Tôi … tôi…
Thương hại Kiệt, nên tôi níu tay anh trấn tĩnh:
– Có gì đâu … Tôi và anh, không ai dụ dỗ ai hết, mình đồng ý cuộc chơi này mà.
Kiệt nhìn tôi bằng cái nhìn kinh ngạc. Nét hiền lành và thật thà trên khuôn mặt bảnh trai của Kiệt làm tôi xao động. Dù sao, Kiệt cũng là một người đàn ông, khi tôi đã quyết chí quăng mẻ lưới tình, thì làm sao anh có thể thoát được. Thế là tôi và Kiệt trở thành đôi tình nhân.

Thời gian vợ Kiệt vắng nhà quả là thời gian trăng mật tuyệt vời của chúng tôi. Với những kinh nghiệm trên tình trường của một người đàn bà “dám chơi, dám chịu” như tôi, Kiệt chỉ có nước xuôi tay, dấn thân vào cuộc chơi mà không cần biết đến hậu quả. 

Rồi cũng đến ngày vợ Kiệt trở về, anh như ngồi trên lò lửa vì không biết phải làm thế nào để chuyện “lăng nhăng” của anh đừng đến tai vợ và làm thế nào để anh có thể đến với tôi thường xuyên.
Tôi hỏi Kiệt:
– Em muốn hỏi, anh yêu em thật sự hay chỉ vì một lý do nào khác?

Kiệt cầm tay tôi, hôn nhẹ:
– Anh không biết nói những câu văn hoa, bóng bẩy, nhưng anh biết rằng anh không thể nào xa em và quên em được.
Sau nhiều ngày suy nghĩ, tôi nhận rõ được những cảm tình tha thiết mà tôi đã dành cho Kiệt, nên quyết định phải làm những việc tôi nên làm, để giành lấy tình yêu này.

Tôi gửi vợ Kiệt tấm ảnh tôi và Kiệt chụp chung trên bãi biển. 

Tôi tin chắc rằng, không một người vợ nào có thể ngăn được sự ghen hờn, tức giận, khi nhìn thấy chứng tích ngoại tình của chồng mình. Vợ Kiệt sẽ giày xéo, đay nghiến, hành hạ anh cho thỏa cơn tức giận. Có thể, bà sẽ tìm đến tôi để đánh ghen, để chửi bới. Có hình ảnh nào thê thảm, xấu xí hơn hình ảnh người đàn bà đỏ mặt, tía tai, la hét, khóc lóc trong cơn ghen tuông lồng lộn. ..

Còn tôi. Tôi sẽ kiêu sa, quyến rũ trong căn phòng xinh xắn, ấm cúng của tôi để chờ đợi Kiệt đến tạm trú trong cơn hoạn nạn. Tôi sẽ ngọt ngào an ủi, chiều chuộng Kiệt hết lòng. 
Và ai... Ai sẽ là người thắng thế? 
Tôi nghe lòng rộn rã với niềm mơ ước sắp thành tựu.

Mấy ngày sau, Kiệt hớt hải tìm tôi. Anh ôm đầu khổ sở:
– Không biết ai cho tin mà vợ anh có vẻ nghi ngờ!
Tôi thăm dò:
– Bà ấy có gặng hỏi, có đưa ra bằng chứng gì không?
– Không… nhưng anh biết, vợ anh là người rất bản lãnh.
Tôi cười mỉa mai:
– Vậy thì bà ta sẽ làm gì được mình?
Kiệt ra về với nét mặt âu lo.

Hai tuần sau, vợ Kiệt gọi điện thoại cho tôi, hẹn gặp ở một nhà hàng Mỹ. Với lòng tự tin, tôi hân hoan đi đến điểm hẹn sau khi trang điểm thật kỹ lưỡng với bộ quần áo thời trang rất “sexy”. Tôi quyết phải để cho người đàn bà này thấy rõ sự thua kém của mình, mà đừng lấy danh nghĩa là vợ của Kiệt để lấn át tôi.
Tôi đến nhà hàng khoảng năm phút sau thì vợ Kiệt xuất hiện. Người đàn bà trước mặt tôi thật xinh đẹp, tươi tắn và quý phái. Với nụ cười rạng rỡ, tự nhiên, bà chìa tay để bắt tay tôi và tự giới thiệu:
– Tôi tên Kiều Loan, bạn bè thường gọi tôi là chị Kiệt. Hân hạnh được biết chị.

Giọng nói dịu dàng, ngọt ngào và điềm tĩnh của vợ Kiệt làm tôi thoáng bối rối. Tôi đã có chuẩn bị. Nhưng chỉ chuẩn bị đối phó với một người đàn bà buồn thảm, hốc hác vì ghen tuông, bà sẽ khóc lóc, van xin tôi trả Kiệt lại cho bà, chứ không phải người đàn bà rất thong dong, tươi tỉnh, đang nhìn tôi bằng cái nhìn rất kẻ cả. 

Ngay lúc tôi chưa biết phải nói gì thì Kiệt bước vào. 
Mặt Kiệt biến sắc khi nhìn thấy tôi và vợ anh. 
Ðến lúc này thì tôi chợt hiểu. Vợ Kiệt đã sắp đặt cuộc gặp gỡ ngày hôm nay, để xem Kiệt sẽ xử sự ra sao trước mặt tôi, và cũng để xác định rõ vị trí của bà trong tình cảm của Kiệt. 
Bà nhìn Kiệt nhỏ nhẹ nói:
– Ngồi đây anh, có cần em giới thiệu người khách quý này không?

Kiệt vừa lắc đầu, vừa cười. Nụ cười của anh hôm nay trông thảm hại làm sao. Tôi nhìn Kiệt tức tối. Kể từ khi bước chân vào đây, anh không một lần liếc mắt đến tôi. Mới hôm qua anh còn nồng nàn, tình tứ. Mới hôm qua anh còn chất ngất đam mê, sao bây giờ phũ phàng đến thế? 
Tôi phóng một nụ cười chua chát về hướng Kiệt, nói rõ từng tiếng một, khi vợ Kiệt yêu cầu tôi chọn món ăn:

– Anh Kiệt có thể chọn món ăn cho tôi. Anh ấy biết rõ tôi thích gì.
Vợ Kiệt nghiêng đầu nhìn sâu vào mắt chồng:
-Em thích món nào anh cũng biết, phải không?
Rồi vợ Kiệt nheo mắt với tôi, thân mật đề nghị:
– Vậy thì tôi và chị cũng nên làm khó anh Kiệt một chút nha.
Quay sang Kiệt, bằng giọng nói thật mềm mỏng, nhưng ánh mắt của bà sâu thẳm, đầy cương quyết:
– Anh chỉ được chọn một món trong những món em và … khách thích.

Kiệt cười không thành tiếng. Thái độ lúng túng của Kiệt đêm nào trên giường ngủ của tôi dễ thương bao nhiêu, thì cái lúng túng của anh ngày hôm nay đáng ghét bấy nhiêu. 
Kiệt đã nói rằng anh không thể xa tôi, không thể quên tôi, nhưng món ăn anh lựa chọn ngày hôm nay đã làm đau buốt trái tim tôi. Vợ Kiệt âu yếm gắp từng món ăn cho Kiệt và luôn miệng khen:

– Món ăn anh chọn cho em ngày hôm nay ngon thật. Cám ơn anh vẫn còn nhớ vợ anh thích gì, dù em không ở cạnh anh mấy tháng nay.
Gắp một ít thức ăn đặt vào bát tôi, vợ Kiệt nói:
– Chị ăn thử món tôi thích xem có hợp với khẩu vị của chị không?
Chưa bao giờ môi miệng tôi lại bị khóa cứng như hôm nay. 
Tôi ngồi yên không cử động, quên cả lời cám ơn để chứng tỏ sự lịch sự của mình.

Giọng vợ Kiệt như sắc lại:
– Nếu không hợp khẩu vị của chị, là vì nó không phải là món ăn của chị. Chị nên gọi món khác, tôi sẵn sàng mời chị.
Tôi nhìn vợ Kiệt không chớp mắt. Cảm tưởng như mình đang tham gia một vở kịch trên sân khấu mà tôi là một diễn viên không diễn trọn vai trò, làm tôi bối rối, sượng sùng.

Tôi ra về trong nỗi đau và sự thán phục. 
Giá như vợ Kiệt mắng nhiếc, sỉ vả tôi, có thể tôi sẽ dễ đối phó hơn là thái độ nhẹ nhàng, lịch sự nhưng không kém phần cứng cỏi của bà. 
Tôi thua cuộc vì tôi đã khinh địch, đã xem thường câu nhắc nhở của Kiệt “vợ anh là một người đàn bà bản lãnh”, đồng thời tôi cũng nhận ra một điều, 
Thượng đế đã dành cho mỗi người một chỗ đứng. 
Và tôi. Tôi không thể giành lấy những gì không thuộc về tôi.../.


Ng,Binh
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 17/Dec/2019 lúc 9:37am

Những thằng già nhớ mẹ


Related%20image

“…Mà có thằng con nào, dù có làm tới cái ông gì vĩ đại đến đâu lại trưởng thành dưới con mắt của mẹ mình đâu nhỉ ? Có thằng 6 bó rồi, xách xe ra khỏi nhà, vẫn bị gọi lại “ Quên mang nón (bảo hiểm)”. Mùa mưa, trời chưa mưa, ngồi một chỗ, nhưng vẫn gọi vói  thằng con « Mang theo áo mưa ».

Vũ Thế Thành (tuyển tập “Những thằng già nhớ mẹ”)

Hai mươi năm trước, ông tổng giám đốc công ty tôi mất mẹ. Lúc đương quyền, ông đem mẹ vào Sài Gòn ở với ông. Khi ông về hưu, bà đòi về quê ở vùng ngoại ô Hà Nội và mất ở đó. Tôi đến thăm khi ông trở lại Sài Gòn được vài tháng.

– Tuổi già được về quê sống những năm tháng cuối đời, rồi mất nhẹ nhàng như thế thì còn gì bằng, tôi an ủi.

– Mất mẹ tớ cảm thấy như thiêu thiếu thế nào ấy…

– Thiếu cái gì?

– Tớ muốn trồng dàn bầu hay dàn mướp ở sau nhà cho mát, trồng cây nào khác hay hơn vì tớ sợ kiến… Tớ vẫn hay hỏi bà những chuyện lặt vặt như thế. Tớ sinh ra ở quê, nhưng có sống ở quê đâu. Bây giờ bà mất, tớ chẳng biết hỏi ai…

Related%20image


Những giọt lệ già mà nhớ mẹ, như nuốt ngược vào tim, mặn biết chừng nào!

Hồi đó tôi chưa quá 40, còn mẹ, thấy cái thiêu thiếu của ông đúng là lẩm cẩm. Mấy chuyện vặt đó hỏi đâu chẳng được. Bây giờ thì tôi mới cảm nhận được cái thiêu thiếu của ông là thế nào.

Tôi có thằng bạn hồi trung học. Tay này quậy phá thầy cô dàn trời. Trường đuổi học, mời phụ huynh đến thông báo. Mẹ nó đến, đứng khoanh tay như người phạm tội, nhẫn nhục nghe thầy tổng giám thị trút cơn thịnh nộ, hài tội thằng con gần nửa tiếng đồng hồ.

Mẹ nó chảy nước mắt: Nhà cháu nghèo, chạy cơm từng bữa cho anh em nhà nó có cái ăn. Nhà cháu lại không biết chữ, biết thế nào mà dạy nó. Nhờ thầy cô thương đến mà dạy dỗ. Đuổi học, thì nó học ở đâu? Ra trường tư làm gì có tiền. Trăm sự nhờ thầy thương cháu, roi vọt cho cháu nên người. Để rồi tối về, nhà cháu răn đe nó…

Cơn thịnh nộ trôi qua, dường như thương cảm với người đàn bà quê mùa trước mặt, thầy tổng giám thị rồi cũng bỏ qua. Tôi và thằng ông mãnh đó lấp ló ngoài văn phòng theo dõi. Nó cười hi hí khi biết mình tai qua nạn khỏi. Chưa hết, hôm sau nó hớn hở, may quá, bà già tao giấu biệt chuyện này với ông già, nếu không thì… hì…hì…

Nó tiếp tục quậy phá, nhưng kín đáo hơn, quậy phá cho đến khi vào lính vẫn còn, nên lãnh “củ” đều đều. Lần này thì chẳng ai nhẫn nhục thay cho nó. Hôm rồi, thằng ông mãnh về nhà sau ca làm đêm ở Mỹ, ngồi uống rượu một mình, lướt “net”, đọc được bài “Cá bống kho tiêu” nào đó trên mạng, gọi phone cho tôi từ Mỹ, nói rằng tự nhiên nhớ mẹ, rồi khóc hu…hu… qua điện thoại:Cả đời tao làm khổ bà già. Bà già bệnh, tao bận việc, cứ hẹn lần, không về chăm sóc được. Bà già mất, tao về, không kịp nhìn mặt… Tiền bạc bây giờ có ích gì… Mẹ nó mất cũng gần 10 năm rồi… Càng quậy phá, càng mềm nhũn. Nguôi ngoai gì nổi!

Mẹ tôi mất hồi đầu năm. Thấy tôi buồn, thằng bạn học rủ về quê nó ở Châu Đốc chơi cho khuây khỏa. Chén thù chén tạc, say túy lúy, cả bọn chuệnh choạng kéo nhau đi hát… karaoke. Thằng bạn cầm micro: Xin giới thiệu với các anh em Châu Đốc, thằng bạn tôi đây ở Sài Gòn vừa mất mẹ. Tôi xin hát tặng nó bài… “Bông hồng cài áo”…Rồi nó say sưa hát, động tác biểu diễn như một ca sĩ chuyên nghiệp. Bỗng nhiên giọng hát run run… Nó khóc nấc lên… Cách đây hai năm, tôi về Châu Đốc dự đám tang mẹ nó. Nó hát cho tôi hay hát cho nó?

Chuyện khác, lần này không phải thằng già, mà là…bà già. Tôi có cô bạn người Ý trạc tuổi, mỗi lần về Milan, ra nghĩa trang thăm mẹ, mang theo thỏi chocolate, ngày xưa bà thích ăn (mà cô ta cũng thích nữa), bẻ chocolate, cùng ăn với cái… bóng mẹ. Chocolate Tây thay cho nhang đèn Ta, cũng chỉ là tấm lòng. Mẹ cô ta mất cũng 10 năm rồi.

Lại có thằng, có thức ăn hay trái cây nào hay hay, lại mang để trên bàn thờ mẹ, và đặc biệt chỉ thích món ăn lấy từ bàn thờ mẹ. Khách đến chơi, thân thiết lắm, mới mang đồ cúng mẹ xuống đãi. Hỏi vì sao? Ừ, thì cũng như hồi xưa bà cho mình ăn vậy, có đồ gì ngon cũng để dành cho mình…

Mà có thằng con nào, dù có làm tới cái ông gì vĩ đại đến đâu lại trưởng thành dưới con mắt của mẹ mình đâu nhỉ? Có thằng 6 bó rồi, xách xe ra khỏi nhà, vẫn bị gọi lại, lại quên mang nón (bảo hiểm). Mùa mưa, trời chưa mưa, ngồi một chỗ, nhưng vẫn gọi vói thằng con, nhớ mang theo áo mưa.

Tôi có thằng bạn trẻ người Đức chừng… 50, ra ngoài đường cũng bị bà già “vịn” theo kiểu đó Alex, quên mang dù! Thằng này lúc nào cũng tự hào vì còn mẹ. Nó khoe: Từ hồi tôi qua Việt Nam, mẹ tôi lấy làm lạ vì tôi quan tâm tới bả khác xưa nhiều lắm. Bả vui! Alex làm ăn ở Việt Nam hơn 12 năm rồi.

Bông hồng đỏ hay bông hồng trắng cho Ngày-của-Mẹ, đối với tôi chỉ là biểu tượng, chẳng ép phê gì. Ký ức về mẹ, dù gần hay xa, mới là điều nhức nhối. Tuổi càng cao, càng dễ quên chuyện trước mắt, nhưng càng nhớ chuyện xa xôi. Tuổi đời, tình đời trải miết rồi, nay nhớ về mẹ, thấy mình còn biết bao điều thiếu sót và ray rứt, cứ giá mà… giá mà…

Hồi nhỏ học “Nhị thập tứ hiếu”, có chuyện lão Lai, già khú đế ra rồi mà còn làm trò hề, giả vờ té ngã như con nít để mẹ cười. Tôi thấy ông này giễu dở. Bây giờ tôi muốn giễu dở như ông cũng không được. Nụ cười của người già, dù là móm mém, dù là mù lòa, nghễnh ngãng… nhớ lại, sao thấy hiền quá. Nhớ tận đáy lòng. Ray rứt và ân hận là thế! Làm sao thời gian có thể lùi lại để ngồi giã trầu, đấm lưng và chiêm ngưỡng nụ cười móm mém?

Nụ cười của mẹ già không phải là nụ cười vì tiền vì bạc, vì chén cơm manh áo, vì quyền bính thế gian. Đó là là nụ cười mãn nguyện khi con cháu ở bên mình, vẫn chưa quên mình…

Các bạn trẻ hẳn có nhiều cơ may còn mẹ. Hãy biết trân trọng và tận dụng thời gian bên mẹ. Tôi biết (cũng như tôi ngày xưa), cách biện minh dễ nhất là bận việc và hẹn lần.

Thời gian chẳng quay lại, và cũng chẳng làm nguôi ngoai nỗi nhớ đâu! Những giọt lệ già mà nhớ mẹ, như nuốt ngược vào tim, mặn biết chừng nào!

Vũ Thế Thành
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 18/Dec/2019 lúc 4:46am

Đóa Hồng Muộn


Ly dị vợ rồi, ở một mình ên chịu sao thấu, đàn ông tuổi nào cũng cần phải được nâng khăn sửa túi. Lại có người hù dọa, già mà sống đơn độc, tuổi thọ sẽ teo lại ngắn ngủn. Không may đêm khuya đổ bệnh, nằm trơ mỏ như chó ốm, không có ai gọi cấp cứu, nghe khiếp quá, bác bèn về Sài gòn cưới vợ. 


Cô Kim kém bác mười tám tuổi, khoảng cách chắc ăn, bác sẽ không hụt hẫng trong chuyện chăn gối. Dù cô có một đời chồng, hai đứa con, không sao, điều quan trọng là cô còn trong độ tuổi ăn chơi bốn mùa. Cũng tại cái vụ bốn năm mùa chơi không ra chơi loạn lạc, lại thêm tính xấu của bác gái, dồn bác vào đường cùng phải ly dị. 

Cô Kim ngoan, siêng năng, chìu chồng, ai cũng khen làm bác nở mũi. Dạo mới qua Mỹ, cô đi học ESL kiếm vài trăm trợ cấp, thỉnh thoảng cô có thêm mấy buổi bán hàng trong chợ VN, có tháng cô thu vô gần một ngàn đô. 

Cô muốn kiếm tiền nhiều hơn, báo đăng cần người trông người già, bao ăn ở năm ngày, nghỉ hai ngày cuối tuần, lương tháng 1,200$. Sau khi liên lạc với chủ nhân và hẹn ngày gặp mặt, cô báo với bác, anh à, em vừa tìm được việc làm…, cuối tuần em về nhà với anh. 

Em tính rồi, làm việc ở đó em có tiền nhiều hơn lúc trước, ăn ở nhà chủ bớt được tiền chợ nhà mình. Em sẽ phụ anh trả tiền điện nước, gửi một ít về cho các con, phần còn lại để dành cho tụi mình sau này. 

Anh cho phép em đi làm chỗ này được không ? 

Cô nói năng nhỏ nhẹ, lễ độ như thế, làm sao bác có thể hẹp hòi từ chối được, vả lại cô đi làm chứ có đi chơi đâu mà bác can ngăn. Để trấn an bác, cô thỏ thẻ, em sẽ nấu sẳn thức ăn cho anh cả tuần, mỗi ngày anh chỉ mang ra hâm nóng thôi. Nếu anh có rủ thêm bạn đến ăn cho vui thì báo trước, em sẽ nấu dư ra.

Giời ạ, bác rinh cô qua đây đâu phải vì cái ăn. Cơm canh ba món nóng hổi vợ già của bác nấu ngon hơn hàng quán ngoài phố, tại bà cụ « hết hạn sử dụng », trái nết khó ưa, nên bác mới tìm đến cô. Bây giờ cô biến mất năm ngày trong tuần, bác thiệt thòi quá. Nói ra sợ người ta cười chê, già ham vui, lại kém nhân ái, nếu cô làm nhiều tiền, bác phải vui với cô, sao lại ích kỷ chỉ nghĩ cho riêng mình.

Thấy bác suy tư, cô sốt ruột, anh nghĩ sao. Bác phân trần, anh ngại em không quen việc, ở nhà người lạ đâu có thoải mái, chủ nhà đối xử ra sao, để em đi làm, bạn bè biết được họ sẽ chê trách anh.

Cô nài nỉ, anh cứ đưa em đến gặp chủ nhà đi, nếu họ đàng hoàng em mới nhận việc, thôi cứ thế mà làm nhe anh. 

Cô nói như ra lệnh, bác đành gật đầu, thầm mong chủ nhà sẽ là người khó ưa, bà cụ nằm liệt giường khó chịu, cô sẽ tự động rút lui.

Trời không chìu ý bác, buổi gặp gỡ hai bên thật suông sẽ, cô chủ nhỏ nhẹ lịch sự, bà cụ tám mươi tuổi, không liệt giường liệt chiếu, hơi đãng trí nhưng rất hiền. 

Từ dạo cô Kim đi làm xa, bác mong thời gian qua mau, đến cuối tuần vợ chồng bác trùng phùng hủ hỉ thời kỳ vợ chồng son. Thời gian lặng lẽ trôi mặc cho bác sốt ruột, rồi bác nghe ấm ức, nghèn nghẹn, có vợ cũng như không.

Hai ngày về nhà với bác, cô ưu tiên lên mạn chát với các con bên Sàigòn, sau đó cô đi chợ cho nhà, ghé qua dịch vụ gửi tiền cho các con. Nhân tiện, cô mua thêm bột, thịt, tôm, lá chuối, làm bánh này bánh nọ, đến thứ hai cô giao hàng cho khách bên xóm cô trông nom bà cụ, coi như kiếm chút đỉnh cho đầy hầu bao.

Với chừng đó việc phải làm, nghĩa vụ lúc màn đêm buông xuống, có lúc quá mệt mỏi, cô xù luôn. Chuyện chăn gối bỗng rối bời như như dạo bác gái bước vào quỷ đạo khô cằn sỏi đá, vụ này mà kéo dài, coi như bác chết héo. 

Bác giận lắm nhưng không biết làm sao để giải bày tâm sự, bác bèn « ngủ chay » hai cái week end liền tù tì, để biểu lộ sự phản kháng của bác.
Xui quá, cô không hề hay biết kiểu phản đối lặng lẽ của bác, cô tiếp tục lặng lờ « trốn việc ». Tội nghiệp cô, hai ngày nghỉ cô làm việc như trâu chứ có được xả hơi đâu. Đấu tranh ôn hòa không hiệu quả, bác mời cô họp hội nghị hai người, nhắc lại nhiệm vụ làm vợ của cô. Một tuần bác hy sanh năm ngày để cô kiếm tiền, cô phải xử sự cho đáng mặt quân tử của bác chứ, bác bỏ ngang buổi họp, ra phòng khách để tránh giọt nước sắp tràn ly.

Cô Kim nhanh nhẫu chạy theo bác, em xin lỗi, em tham công tiếc việc, vô tình bỏ quên anh, em xin đền bù thoải đáng. Phải thế chứ, bác hài lòng lắm, cô ăn đứt bác gái ở điễm này, dễ bảo, vợ chồng son có khác.

Gần đến ngày đi thi quốc tịch, cô chăm chỉ ôn bài, và xin nghỉ một tuần để chuẩn bị cho cuộc thử thách lớn trong đời cô. Lấy chồng, theo chồng đi Mỹ, chỉ mới là bước đầu của giấc mơ Mỹ, phải mang các con, rồi sau đó anh chị em qua hết bên này, như vậy mới bỏ công cô lấy chồng già.
Tính cô thật thà, có sao nói vậy người ơi, nên cô trình bày kế hoạch dài hạn của cô cho bác nghe. Sau năm năm lấy bác và có quốc tịch, cô bảo lãnh các con, mười mấy năm sau là gom đủ đại gia đình cô « quy mã » (qua Mỹ). 

Đến lúc đó cô tha hồ relax, vui chơi với bác, bác nghe lạnh buốt con tim. Vậy là bác phải trường kỳ chờ đợi cô Kim, giá trước khi cưới, cô Kim bộc bạch giải bày giấc mơ Mỹ của cô, bác đâu bị « hố hàng » như bây giờ.

Hồ sơ bảo lãnh cô nhờ văn phòng luật sư lo giúp, chi phí cô trả, không làm phiền bác. Chỉ có khoảng « trăng mờ bên chiếu » là không điều độ, cô xin khất nợ, lo cho gia đình xong, cô sẽ trả gấp bội. Tự nhiên bác lên hàng chủ nợ, món nợ khó đòi, vì thời gian qua rồi làm sao lấy lại được, bác tự an ủi, bù lại, bác có vợ trẻ, le lói với đời. 

Bác là việt kiều may mắn, cưới người chân thật như cô thật hiếm. Tiền bạc sòng phẳng, cô không tơ hào tiền hưu của bác, cô tự lo cho gia đình cô, biết điều như cô là nhất xứ thung lũng hoa vàng của bác rồi.


Ngày các con qua Mỹ, cô không ngủ được, giấc mơ Mỹ đã đạt được một nửa, cảnh mẹ con trùng phùng cảm động đến rơi nước mắt, bác cũng rơi lệ, xót phận mình từ nay bấp bênh vô bờ bến.


Cô xin nghỉ việc trông nuôi bà cụ, chạy xuôi ngược lo cho các con hội nhập vào cuộc sống mới, và tìm việc làm gần nhà, có hôm quá bận, cô mua cơm hộp cho cả nhà ăn. 

Lúc mới qua, cô bận đi làm xa, bác đành chờ cuối tuần vớt vát chút đỉnh, tuy anh đầu sông em cuối sông, nhưng rồi chúng mình lại bù đắp cho nhau. Bi chừ cô ở nhà với bác, một nách hai con, quay cuồng với cuộc mưu sinh hàng ngày, bác không giúp một tay thì thôi chứ làm sao than thở được. Mà than cái gì, mẹ con người ta xum họp, người ngoài còn chung vui, bác là chồng, là ba ghẻ, là người nhà, sao lại buồn phiền được.

Ngày các con của cô có nghề và ra riêng sinh sống, trả lại lâu đài tình ái cho hai người, bác mừng như con nít được ăn kẹo kéo. Chuyến này sướng nhé, nhà chỉ có hai đứa mình, bác tha hồ kéo dài hạnh phúc đến vô tận. 

Bác lại mơ nữa rồi, anh em bên nhà cứ réo cô liên tục, cô lên mạn chát và ra tay nghĩa hiệp. Cảnh này thấy quen quen, y chang dạo bác chán ngán bà vợ già, lên mạn giao lưu với anh em của bác bên Sàigòn. 

Cô lại thành thật khai báo với bác, Chúa thương cho em qua Mỹ (cô theo bác vô đạo Chúa), cho em cơ hội kiếm tiền, và chu toàn bổn phận với các con, bây giờ xin anh cho phép em lo cho anh em còn lại bên nhà.

Cô thủ thỉ, anh hai của em nói, thầy trụ trì chùa gần nhà mẹ em bảo, em lấy hết phần phước của anh em, nên em được đi Mỹ, có cơ hội làm giàu. Nghĩ lại em thấy ấy nấy, tại em hưởng phúc mà họ phải ở lại sống nghèo khó.

Không biết thầy chùa nghĩ sao mà phán một câu xanh rờn, khiến cô cảm thấy mình có tội tày đình. 

Thầy tìm ở đâu ra thuyết nhân quả siêu đến độ, làm siêu lòng những người như cô, may mắn định cư ở hải ngoại, cảm thấy mình phạm đủ thứ tội. Nào là tội vượt biên suýt mất mạng, tội đi Tây, đi Mỹ, đi Úc, tội cày siêng giàu lẹ. 

Để giải oan nghiệp chướng, mỗi người tự tìm cách tạo phúc phần cho kiếp sau, cô Kim có cách của cô.

Mười bẩy năm, sau khi theo bác qua Mỹ, cô Kim thực sự hoàn thành nhiệm vụ với các con và gia đình. 

Anh em cô đã định cư bên Mỹ, nghiệp chướng thầy trụ trì phán quyết lúc trước, nay đã được giải oan. 

Hú hồn, chuyến này bác hạnh phúc thật sự rồi nhe, hết đường đi bán than, nói ra mắc ghẹn chứ được tích sự gì. 

Ngày đó chúng mình cưới nhau, cô mới bốn mươi tuổi. Bây giờ cô đang bước vào thời kỳ đáng sợ nhất đời người phụ nữ, sức yếu vì lao lực quá nhiều, tính nết cũng theo đó mà nỗi chứng, buồn vui vật vờ vô cớ. 

Bác khuyên cô đi làm part time cho vui, chứ cô đâu cần tiền như lúc trước. Căn nhà của bác đã pay off, điện, nước, ăn uống đâu có là bao so với tiền hưu của bác, cô ngoan lắm, gật đầu một cái rụp. 

Sau bao nhiêu năm làm việc như goulag ở Xi Bê Ri, thân xác cô bắt đầu làm nũng cô, cô bị đau lưng, loét bao tử, cao máu... Tuy nhỏ tuổi hơn bác, nhưng sức khoẻ của cô kém bác đến cả một con giáp. Bác ngao ngán nhận ra, lúc cô thanh thản trở về bên bác, cũng là lúc khả năng ăn chơi bốn mùa của cô sắp cạn kiệt. 

Cũng tại phụ nữ xứ mình quen sống vì người khác mới ra nông nỗi. Bác là người giúp cô thực hiện giấc mơ Mỹ, và cũng là nạn nhân của giấc mơ đó. Biết sao bi giờ, ước mơ của người này, là ác mộng của người kia, như hai mặt của chiếc mề đai.

Sống với bác, cô thấy trống vắng, thiếu các con, nhớ anh em. Cô chợt ngộ ra, cô chưa hề yêu bác, cô cảm mến, cảm phục lòng tốt của bác, vị cứu tinh của cô, chỉ vậy thôi. Và không ngăn được tình cảm của mình, ngoài giờ làm việc, cô chạy đến với các con, hoặc ghé nhà anh em, cô có rủ, nhưng bác không đi với cô.

Bây giờ bác giận cô thật đấy, nhưng biết nói gì đây, tình cảm là chuyện tự nguyện, làm sao có thể ghi sổ để bắt người ta trả góp. Xét cho cùng, cô Kim cũng chả phạm lỗi gì trầm trọng đến độ bác phải ly dị, như đối với bác gái lúc trước. Cô đảm đan việc nhà, chí thú làm việc kiếm tiền, yêu con, yêu anh em, chỉ chưa yêu bác đắm đuối thôi. 

Mà tình yêu phải có thời gian nuôi dưỡng, mười bẩy năm qua cô bù đầu với những nhiệm vụ phải hoàn tất, từ nay bác kiên nhẫn mài sắc đi, có ngày bác sẽ được cô Kim yêu thương.

Bác nản quá, càng ngày cô càng xa cách bác, đồng sàng mà dị mộng. Bác đã hơn bẩy mươi, bác không đủ kiên nhẫn chờ đợi tình yêu của cô. Ly dị, bác có nghĩ đến, nhưng lý do ngớ ngẩn, chỉ vì chưa được yêu, ông già dị hợm. Mà cô Kim chắc cũng không đồng ý ly dị. Mười mấy năm nay, cô quen sống ở nhà bác, chia tay với bác, cô biết đi đâu, mọi người đã êm ấm, đâu dễ gì họ dành cho cô một góc nhỏ trong căn nhà hạnh phúc của họ.

Hôm qua các con của bác gọi điện thoại, ba nhớ thắp nén nhang ngày giỗ má, năm nào cũng chỉ một câu ngắn gọn, nhưng lần này bác thấy khác.

Bác lên Oak Hill, với bó hoa hồng đỏ sậm, đặt trước mộ bia bác gái, khói nhang  bay lượn lờ. Nụ cười phúc hậu của bác gái, an nhiên, như cười với mọi người đi ngang qua mộ phần người quá cố. 

Bác lướt ngón tay lên bờ môi trên tấm bia lạnh ngắt, bác lại thấy ấm lòng, bốn mươi năm tình cũ, tưởng đã lùi xa mất rồi, nay bỗng trổi dậy trong lòng bác. 

Số vợ bác hẫm hiu, lúc sống với nhau, vợ bác chỉ nghe những lời chê trách, già sinh tật, trái nết. Điều tệ nhất khiến bác ly dị vợ, bác gái chưa thật lòng yêu thương anh em của bác, khiến hai người xung khắc nhau.

Vậy bác đã yêu thương anh em cô Kim chưa, nếu bác thật lòng yêu họ, chắc bác không buồn như bây giờ. 

Lúc sống bên nhau, bác chưa bao giờ tặng hoa cho bà vợ cũ, đóa hồng hôm nay như lời tạ tội muộn màn.

Vai bác run lên, giọng bác tắc nghẹn, tôi thật bất công với mình.

Đoàn Thị
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/Dec/2019 lúc 10:21am

Mùa Giáng Sinh


관련%20이미지


Huy gặp Diệp lần đâu tiên trong buổi lễ kỷ niệm ngày thành lập binh chủng Không quân. Anh được đơn vị bình chọn là phi công đạt nhiều thành tích nổi bật trong năm.


Là một phi công trẻ, bô trai, hào hoa nên Huy được giới nữ sinh xếp vào loại “người yêu lý tưởng”. Anh có chiều cao vô địch trong nhóm phi công, vì thế bạn bè thường gọi anh là “Huy Bamboo”. Huy còn là tay chơi đàn dương cầm nổi đình đám trong các buổi trình diễn văn nghệ do đơn vị Không quân tổ chức.

Phần trao hoa cho các chiến sĩ xuất sắc do toán nữ sinh trường Trung học Sao Mai phụ trách. Lúc choàng vòng hoa cho Huy, Diệp không thể nào với tới, bởi anh cứ trong tư thế đứng nghiêm, thẳng lưng, ngẩng cao đầu. Bản Lục Quân Hành Khúc do ban quân nhạc hòa tấu đã chấm dứt. Mỗi quân nhân xuất sắc đều có vòng hoa trên cổ, riêng cặp Huy Diệp vẫn còn đứng tại chỗ giương mắt nhìn nhau. Sĩ quan phụ trách đến bên Huy nhắc khéo : “Ðưa đầu cho cô bé tròng vòng... vào cổ đi”. Huy lấy mũ, cúi xuống đặt trán mình trên mái tóc của Diệp, cả hàng quân cười khúc khích, khiến nàng ngượng chín người.

Thực ra, Huy cố ý trêu cô nữ sinh có mái tóc dài đen tuyền che một phần khuôn mặt trái soan với má lúm đồng tiền trông rất “liêu trai”. Hai người quen nhau từ đó. Sau khi đậu bằng tú tài, Diệp ghi tên vào đại học Huế.

Qua năm thứ hai họ làm lễ cưới. Dự tính lấy xong bằng cử nhân văn chương, Diệp mới chiụ sinh con. Nhưng vận rủi ập xuống. Cuối tháng 3/75, Vùng 1 chiến thuật mất vào tay cộng sản Bắc Việt. Chuyến bay cuối cùng không may bị đạn cộng quân bắn trúng, trực thăng của Huy phải đáp khẩn cấp và anh bị quân Bắc Việt bắt làm tù binh. Dù bị kẹt lại trong lao tù cộng sản, nhưng lòng Huy vẫn cảm thấy thỏa mãn vì đã kịp thời gởi vợ anh, Trương Hoàng Diệp ra đảo đảo Lý Sơn để di chuyển vào Sài Gòn.

Diệp được bạn của Huy tận tình đưa nàng ra hạm đội sớm sủa. Ðến Hoa kỳ, nàng được một gia đình người Mỹ da trắng ở tiểu bang Washington bảo trợ. Thời gian đầu, cuộc sống tuy có phần chật vật, nhưng đỡ hơn nhiều so với những gia đình còn ở trong khu tạm trú. Dù phải qua những năm dài vất vả vừa làm vừa học, Diệp đã tốt nghiệp đại học và đựơc giới thiệu vào làm trong hãng Boeing.

* * *

Ngày ra tù, cha mẹ vợ báo cho Huy biết Diệp vừa lấy chồng. Như mũi dao đâm vào tim, tay chân anh rụng rời, chẳng còn lòng dạ nào ở lại dùng cơm tối với gia đình vợ. Huy ra về với cõi lòng tan nát. Không có lý do gì để trách Diệp, anh chỉ buồn cho số phận hẩm hiu của mình. Huy đã có dự định sẽ vượt biên để được đoàn tụ với vợ. Giờ thì niềm hy vọng ấy đã tiêu tan. Nhưng lòng khao khát tự do vẫn không ngừng thôi thúc anh ra đi.

Tháng Chín năm 1985, Huy cùng với bảy người bạn tâm đồng ý hợp nhất, tổ chức vượt biển trên chiếc xuồng hai “lốc” mong manh giữa mùa mưa bão. Bảy ngày lênh đênh trên biển, thuyền mang tám kẻ dũng cảm ấy tấp được vào bờ của một làng ven biển thuộc Mã-Lai. Họ được tàu của Mã-Lai đưa đến hải cảng Trengganu và chuyển qua đảo Pulau Bidong.

Tại đây, chưa biết định cư tại quốc gia nào, nhưng Huy phải gởi thư về báo cho cả hai gia đình yên tâm. Hai tháng sau, bất ngờ, được thư của Diệp gởi đến, Huy vô cùng ngạc nhiên, làm sao cô ấy biết được mình ở đây? Có thể Diệp cần chữ ký của mình trong đơn ly dị chăng? Huy hồi họp mở thư ra xem :

“Kính gởi anh Huy,

Qua thư Thầy Me của em, Diệp mới biết được anh đang ở trại tị nạn Pulau Bidong, nhưng không biết anh có được vào Mỹ không. Nếu anh muốn định cư tại Hoa Kỳ em sẵn sàng đứng ra bảo trợ cho anh với tư cách của một cousin. Như anh biết đó, em không thể nào sống đơn chiếc mãi. Ðợi chờ anh chỉ là nỗi vô vọng. Càng nhớ anh, em càng thấy nỗi trống vắng xót xa. Cuộc sống lênh đênh của em trên xứ người, nhờ vào sự đỡ đầu của một người Mỹ và định mệnh đã đưa đẩy em vào một nẻo đường mới. Chồng em hiện nay là giám đốc trong phân xưởng Boeing, người đã nâng đỡ em ngay từ buổi đầu. Ông ấy ly dị vợ lúc năm mươi tuổi. Ban đầu chỉ là lòng kính trọng, sau thấy thương hại hoàn cảnh lẻ loi của ông, vì vậy em chấp nhận lời cầu hôn của ông ấy. Bà vợ cũ đã lấy chồng khác, giao lại đứa con gái cho ông chăm sóc. Hiện giờ nó đang học High school.

Giai đoạn đầu ở Mỹ khó khăn lắm anh ạ, thật lòng em muốn giúp anh vượt qua chặn đường đó. Cuộc sống của em hiện giờ tương đối ổn định. Em hy vọng anh bỏ qua tự ái của người đàn ông thường tình mà nghĩ đến tương lai sáng lạn của mình. Hãy quên đi những kỷ niệm đã qua. Giờ xin anh xem em như một người em họ. Với danh nghĩa nầy, em hi vọng sẽ giúp anh có nhiều cơ hội thành công...

Nhận được thư, anh nên trả lời gấp để em còn kịp làm thủ tục hồ sơ bảo trợ. Anh nhớ khai với Cao ủy tị nạn có người cousin là Diep Truong Thomas theo địa chỉ trong thơ. Em gởi anh cái check 500 USD để tiêu dùng.

Mừng cho anh đã thoát được cảnh lao tù khổ nhục và giờ đây đất nước tự do đang chờ đón anh.
Em Trương Hoàng Diệp

Thẫn thờ đặt bức thư trên bàn, nét chữ của Diệp như nhảy múa trước mắt Huy. Hình ảnh của nàng vẫn còn đầy ắp trong trái tim nồng cháy của Huy, thế mà trong thư Diệp viết lại thản nhiên, như không vướng bận chút tình cảm nào, thẳng thắn và thực tế đến độ tàn nhẫn.

Từ ngày đến đảo, Huy chẳng thiết tha gì được vào đất Mỹ mà sẵn sàng chấp nhận đi bất cứ quốc gia Tây phương nào. Tuy nhiên, khi đọc thư của Diệp, anh lại quyết định đến Hoa Kỳ. Huy muốn gặp Diệp một lần và muốn nhìn xem tận mắt cuộc hôn nhân mới của nàng hiện giờ ra sao. Dẫu biết lần chạm mặt trước thực tế bẽ bàng nầy có thể gây thêm thương tích cho trái tim mình. Lòng nhớ thương và tính tò mò đã thôi thúc Huy đồng ý đề nghị của Diệp đứng ra bảo trợ.

* * *

Ðúng ngày lễ Giáng sinh, Huy đến phi trường Seattle được Diệp cùng người chồng William Thomas và đứa con gái riêng của chồng, Christina đón tiếp. Cuộc hội ngộ với người “anh họ” khá niềm nở. Diệp ôm chàng trong phép xã giao của người Tây phương rất tự nhiên và chân tình như đứa em họ đích thực.

Kết hợp với lễ nửa đêm đón Chúa Hài Ðồng là buổi tiệc tiếp đón Huy đầy thân tình. Khách mời, người nào cũng mang quà Christmas đến chúc mừng Huy. Diệp không mời khách nhiều, chỉ giới hạn một số bạn bè thân thiết của chồng.

Trước cảnh gia đình hạnh phúc của Diệp, Huy nghe trái tim mình se thắt nhưng với lòng tự trọng, anh vẫn giữ thái độ bình thản. Mọi người hân hoan vào tiệc. Tiếng dương cầm ngân vang bản nhạc Ðêm Thánh Vô Cùng do cô bé Christina độc tấu, rồi tuần tự là những bản nhạc tình du dương, âm thanh êm đềm như quyện vào men rượu nồng làm tăng thêm nỗi ngất ngây cho thực khách.

Ðã ngà ngà say, tâm hồn nghệ sĩ bị kích thích, Huy đứng dậy đến bên chiếc piano xin phép cô bé được đàn một bản. Dù đôi bàn tay bị chai sần sau những năm lao động khổ sai trong tù, dù đã mười năm không tập luyện, mười ngón tay anh lướt trên phím ngà bản nhạc "Histoire d’un amour" như xuất thần trỗi lên âm điệu réo rắt làm say đắm lòng người.

Cô bé Christina trố mắt nhìn Huy đầy thán phục. Trái tim Diệp không biết có còn rung động trước âm thanh mang đầy những kỷ niệm xưa mà hai người đã từng bên nhau “anh đàn em hát” ? Bản nhạc vừa dứt, cơn say ập tới, Huy gục đầu trên bàn phím. Ông Thomas dìu Huy vào phòng ngủ đã chuẩn bị sẵn từ mấy ngày qua.

Buổi sáng thức dậy, Huy ngạc nhiên trước căn phòng được trang hoàng khá sáng sủa. Mấy bộ áo quần mới treo trong tủ và một số đồ dùng hàng ngày được sắp đặt rất tươm tất trên các kệ. Huy dạo quanh một vòng. Ðây là loại phòng dành cho người độc thân, có đủ tiện nghi từ phòng tắm đến bếp ga và cả lối đi riêng hoàn toàn biệt lập với căn nhà chính.

Hai ngày nghỉ lễ, William đưa Huy cùng với đứa con gái đi xem các thắng cảnh ở vùng Seattle được mệnh danh là thung lũng Hoa Hồng . Cô bé đi bên Huy líu lo giới thiệu tên của các thắng cảnh và về lịch sử của vài công trình xây dựng có tính tượng trưng cho thủ phủ của tiểu bang Washington. Diệp ở nhà mua sẵn thực phẩm để trong tủ lạnh cho Huy tự nấu ăn.

Vào ngày lễ đầu năm dương lịch, Huy cùng gia đình ông bà Thomas đến dự tiệc tại nhà bạn thân của vợ chồng họ. Anh được giới thiệu là cousin của Diệp từ đảo mới qua, mọi người bắt tay chúc mừng.

Sau hai tuần lễ nghỉ ngơi, Huy ngỏ ý với Diệp sẽ tìm thuê một nhà khác. Nàng ân cần khuyên nhủ :
- William rất quý mến anh. Ông ấy muốn giúp đỡ anh có hoàn cảnh thuận lợi để trở lại trường học. Nếu anh đặt nặng tương lai của mình và thắng được tự ái, chắc chắn anh sẽ có cơ hội tốt để tiến thân.

Diệp ngừng nói, nhìn Huy như dò ý rồi tiếp :
- Căn phòng đó là do ông ấy quyết định dành riêng cho anh ở hoàn toàn miễn phí. Khi nào cuộc sống ổn định, có việc làm hẳn hoi, chừng đấy anh muốn thế nào cũng được. Hôm qua Bill dự tính chờ khi anh lấy xong bằng lái sẽ tặng anh chiếc xe Ford đời cũ của ông để anh đi học và đi làm. Em thấy đó là phương tiện cần thiết đối với anh hiện giờ.

Qua những lời khuyên của Diệp, Huy cảm nhận được trong đáy lòng nàng, một tình cảm sâu kín nào đó bị ngăn chận vì hoàn cảnh. Diệp thật lòng không muốn Huy vấp ngã bởi những khó khăn mà nàng đã trải qua và những kinh nghiệm thất bại của những người đến trước. Ðó là lý do chính đáng thúc đẩy chàng ở lại. Và giờ đây, Huy biết mình phải làm gì. Ðối với anh, hiện tại là phương tiện, mà tương lai mới là cứu cánh. Cứu cánh đó sẽ là phần thưởng dành cho cả quãng đời còn lại của anh.

Dường như trong tiềm thức, Huy không muốn xa Diệp và cả Diệp cũng không muốn rời Huy, dẫu cuộc sống của hai người đã có lằn ranh phân định và tình cảm của cả hai có bức tường đạo nghĩa ngăn cách.

* * *

Huy đã tìm được công việc làm bán thời gian và ghi tên học tại trường college. Sáng đi, tối về, Huy và Diệp ít khi gặp nhau. Thỉnh thoảng, Diệp tổ chức những bữa ăn thân mật cuối tuần mời Huy cùng với gia đình dùng cơm tối. Sau những bữa cơm như thế, Huy thường được ông Thomas và Christina yêu cầu chơi đàn.

Có lần Huy giới thiệu bản nhạc Diễm Xưa của Trịnh Công Sơn đã được dịch lời qua nhiều thứ tiếng trên thế giới. Huy vừa đàn vừa hát, đến điệp khúc: “..Trời còn làm mưa sao em không lại. Nhỡ mai trong cơn đau vùi làm sao có nhau , hằn lên nỗi đau bước chân xin em về mau?

Diệp vội quay mặt nhìn qua khung cửa sổ. Huy vẫn tiếp tục hát :
“Mưa vẫn hay mưa cho đời biển động, Làm sao em biết bia đá không đau, Xin hãy cho mưa qua miền đất rộng, Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau !..” Diệp nhìn Huy với ánh mắt trách hờn, rồi bỏ vào phòng. Chỉ một lần ấy rồi thôi, Huy đã khước từ những bữa cơm sau nầy.
Cô con gái của William đã qua mấy khóa học piano, nhưng ngón đàn vẫn còn non kém, cô bé rất thích được nghe Huy đàn và nhờ anh chỉ vẽ thêm. Huy thì ngại ngùng mỗi lần vào phòng khách nên đã nhiều lần từ chối lời khẩn cầu của cô bé .

Christina vừa mới ghi tên vào đại học năm thứ nhất, nhưng sức học của nàng lại kém hơn Huy một bực. Vừa giỏi toán lại vững vàng về lý thuyết và thực hành môn đàn Piano nên Christina luôn quanh quẩn bên Huy , dần dà anh trở thành thầy dạy kèm bất đắc dĩ.

Chiếc dương cầm ở phòng khách cũng được mang xuống phòng của Huy để Christina tập luyện hàng ngày. Vào những đêm cuối tuần, tiếng dương cầm thánh thót và giọng cười rộn rã của cô bé vang lên từ phòng của Huy đã làm dịu bớt nỗi quạnh vắng của tháng ngày qua.

Lắng nghe tiếng đàn ngày một điêu luyện của con gái, ông Thomas rất vừa lòng và thầm cảm ơn Huy đã giúp ông bớt phần lo lắng.

Trong cuộc thi biểu diễn dương cầm toàn trường, Christina đoạt giải nhất về kỹ thuật và phong cách trình diễn. Hôm ấy, cô bé đã đích thân trao cho Huy một bó hoa hồng và cảm ơn chàng như một người thầy đã có công rèn luyện nàng tạo được thành tích ngày hôm nay.

Ông Thomas xem chừng rất hãnh diện. Riêng Diệp, dường như nàng không được khỏe, nụ cười có vẻ gượng gạo, và gương mặt bớt phần tươi tắn.

Sau hai giờ làm bài tập và chỉ thêm toán cho cô bé, Huy ngồi vào chiếc đàn piano dạo bản L’amour c’est pour rien. Ðiệu nhạc tango làm xao xuyến tâm hồn, Christina bỏ viết đến phía sau lưng Huy rồi thản nhiên choàng tay ôm cổ chàng. Bản nhạc vừa chấm đứt, cô bé xoay người Huy về phía mình rồi đặt nụ hôn nồng cháy vào môi chàng. Màu mắt xanh ánh lên nỗi đam mê, cô bé nhìn anh với cơn kích thích. Huy bàng hoàng đứng lên, vội vã bắt tay chúc ngủ ngon và tiễn nàng ra khỏi cửa.

Hôm sau, Huy ngỏ ý với ông Thomas và Diệp sẽ dọn đi ở nhà khác với lý do cho tiện đường đến sở làm và gần trường hơn. Ngày lễ Thanksgiving, Christina bay qua Virginia thăm bà mẹ ruột đang sống với ông chồng sau. Nhân đó, Huy cũng dọn nhà sang chỗ ở mới. Ông William tỏ ý luyến tiếc. Phần Diệp, nàng chẳng nói gì, chỉ đưa mắt nhìn Huy ngờ vực khi chàng bắt tay ngỏ lời cảm ơn.

Huy cố tình giấu Christina chỗ ở mới của mình, chỉ ghi riêng số điện thọai và địa chỉ để lại cho vợ chồng Diệp.

Từ khi Huy ra đi, Christina thường hay buồn bực, gắt gỏng với mọi người. Mỗi một biến đổi tình cảm nhỏ nhặt của cô bé cũng không thể nào lọt qua mắt của Diệp. Việc dời nhà của Huy đã giúp cho Diệp tin vào suy đoán của nàng là đúng.

* * *

Mùa Giáng sinh đã về, đánh dấu ba năm tròn trên đất Mỹ, Huy đã vượt qua được một cách dễ dàng những khó khăn ban đầu. Giờ đây, anh đang học năm thứ ba kỹ sư điện tại trường Ðại học UW. Huy đã lấy được giải học bổng của hãng Boeing dành cho sinh viên xuất sắc trong hai năm cuối cùng Ðại học.

Sáng Chúa Nhật, tâm trí thảnh thơi, Huy đang ngồi nhâm nhi ly cà phê và đọc tờ báo địa phương, chợt có tiếng gõ cửa thúc bách, anh vội vàng mở hé cánh cửa nhìn ra, Christina đột ngột tông cửa vào, với ánh mắt rực lửa cô nàng hét lên:
“Tại sao anh trốn em ? Tại sao anh bỏ em ? Tại sao ? Tại sao” ?

Vừa nói nàng vừa đẩy Huy lùi về phía sau. Anh cố đứng trụ lại, cô nàng càng xông tới. Miệng Huy không ngớt van lơn : “Xin cô bình tĩnh, xin cô bớt nóng..”. Nhưng Christina chẳng ngừng tay, vẫn ra sức xô chàng. Ðến cuối phòng, Huy bị chiếc sofa cản chân nên cú đẩy sau cùng khiến anh ngã nằm lên ghế. Christina nhào tới nằm đè lên mình Huy và ôm lấy đầu anh hôn tới tấp trên mắt, trên môi rồi úp mặt mình vào vai Huy. Cô bé thì thào trong hơi thở đứt quãng, nghẹn ngào :
- Em yêu anh và anh biết em yêu anh đến mức nào, sao nhẫn tâm với em

Huy cảm thấy mềm lòng, đưa tay vuốt mái tóc vàng óng mượt của cô bé, khuyên giải :
- Cô còn quá trẻ và có cả một tương lai sáng lạn đang chờ phía trước, còn tôi chỉ là bóng đêm mịt mùng, ngày mai là những tháng năm dài lao đao. Cô chẳng được gì khi vướng víu vào tình yêu không cân xứng.

Christina vụt đứng lên, chạy đến khóa cánh cửa còn hé mở từ lúc nàng vào và nhanh tay cởi bỏ hết áo quần. Một thân thể nở nang đầy hấp lực, lồ lộ làn da mịn màng với bộ ngực căng đầy như tượng thần Vệ Nữ đứng trước mặt Huy thách thức.

Anh vừa trở thế nằm dự định đứng lên. Không để vuột mất cơ hội, Christina sấn tới và tự tay lột bỏ bộ pyjama của chàng đang mặc. Huy hoàn toàn bị khuất phục bởi những kích thích tột độ của nàng.

Từ hôm đó, sau giờ tan học, Christina thường ghé vào nhà trọ của Huy mãi đến khuya mới về nhà. Thấy con gái độ nầy đi về thất thường, ông Thomas dò hỏi, cô bé cho biết đến nhà Huy nhờ hướng dẫn toán. Tin ở con gái mình và người anh họ của vợ, ông cảm thấy an tâm.

Ra khỏi sở làm, Diệp lái xe thẳng đến nhà trọ của Huy. Nàng đứng tần ngần một chặp lâu rồi đưa tay gõ vào cánh cửa. Christina xuất hiện nơi khung cửa. Diệp lạnh lùng hỏi :
- Cô làm gì ở đây ?
- Thăm anh Huy.
- Ðâu cần cô thăm ?

Christina bốp chát
- Tại sao không !
- Tôi cấm cô.
- Ô hay, bà ghen đấy à ?

Diệp dang tay tát vào má Christina toé lửa. Cô bé trố mắt kinh ngạc rồi dùng cả hai tay tấn công trả đũa. Từ trong phòng Huy nghe tiếng cãi vã và tiếng đánh nhau, vội vàng chạy ra. Huy thấy Diệp ôm mặt khóc, còn Christina giận dữ đóng sầm cửa lại, ra khỏi nhà.

Huy hấp tấp đến bên Diệp hỏi :
- Nó đã làm gì em ?

Thay vì trả lời, nàng đấm vào ngực Huy thùm thụp, tức tối la lên :
- Anh vô tình ! Anh tàn nhẫn ! Anh độc ác !

Huy nắm lấy đôi tay Diệp giữ lại nhưng nàng cố vùng ra rồi ôm chầm lấy Huy, vùi mặt vào ngực chàng khóc tức tưởi.

Huy ôm chặt Diệp vào lòng, lặng lẽ nghe hơi ấm của người yêu ngấm vào trái tim giá lạnh suốt mười bốn năm của mình. Từng giọt lệ nóng âm thầm lăn trên má chàng. Nước mắt tình yêu của hai người đã được chắt lọc từ trái tim thử thách ở hai phương trời giờ đây kết tụ.

* * *

Gia đình ông bà Trương Hoàng Mẫn đến phi trường Ðà Nẵng đón vợ chồng cô con gái Trương Hoàng Diệp từ Mỹ về thăm quê hương sau mười tám năm xa cách.

Ánh nắng của tiết trời sắp vào Xuân nhuộm vàng cả phi cảng. Chiếc máy bay Hàng Không Việt Nam vừa hạ cánh trên phi đạo, mọi người hồi hộp đợi chờ.

Ông bà Mẫn hết đứng lại ngồi, mắt đăm đăm nhìn ra phi đạo khi chiếc máy bay vừa dừng bánh. Hành khách lần lượt xuất hiện trên cửa phi cơ.

Những khuôn mặt rạng rỡ của người Việt ly xứ sắp được đoàn tụ với gia đình nổi bật giữa đám người địa phương trầm mặc. Trong đoàn người hối hả rời sân bay tiến vào khu hành khách, tuyệt nhiên không thấy bóng dáng của một người Mỹ mà gia đình ông bà Mẫn đặc biệt chú mục.

Chợt Diệp đột ngột xuất hiện, một tay kéo chiếc vali nhỏ, tay kia với túi xách đựng tả lót và bình sữa. Nàng đang dớn dác tìm người nhà.

Bỗng người em gái của Diệp reo lên :
- “ Chị Diệp kia kìa !” Cùng lúc cả nhà nhận ra, gọi to lên :
- “Cô Diệp ! Chị Diệp ! Thầy Me đứng đây nè !”

Trước nỗi vui mừng đoàn tụ không ai để ý đến Huy đang bồng con đứng phía sau vợ. Bà Mẫn ôm con gái vào lòng để rơi những giọt nước mắt mừng mừng tủi tủi.

Ông Mẫn là người đầu tiên nhận ra sự có mặt của Huy, vội vàng đến siết chặt tay chàng :
- Con Diệp về thầy me chỉ mừng một, khi thấy con cùng về là niềm vui tăng lên gấp mười lần hơn cho gia đình ta.

Bà Mẫn bồng cháu ngọai từ tay Huy trao qua, vừa nựng cháu vừa trách yêu :
- Bố mẹ cháu hư lắm, cái việc trọng đại một đời mà giấu ông bà suốt mấy năm nay.

Diệp nhoẻn miệng cười với mẹ :
- Chúng con bàn tính với nhau là dành cho thầy me một dịp bất ngờ, như một món quà để tạ lỗi Thầy Me suốt bao năm đã phải trăn trở về việc con lấy chồng khác.

Diệp âu yếm nhìn Huy rồi quay sang ông bà Trương,tiếp :
- Ông William Thomas là ân nhân của con, vì vậy con đặt ơn nghĩa lên trên tình yêu dành cho ông ấy. Cách đây ba năm, đứa con gái của ông bỗng nhiên bỏ nhà ra đi, ông lên cơn nhồi máu cơ tim rồi qua đời.

Mẹ Diệp thì thầm : “Nguyện cầu Thiên Chúa dìu dắt linh hồn ông ấy sớm về cõi thiên đàng”. Ông Mẫn cùng làm dấu Thánh giá với vợ rồi nói với vợ chồng Diệp :
- Không ai vuợt qua khỏi định mệnh con à !


Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 30/Dec/2019 lúc 8:21am

Bánh Chưng Mùa Xuân Cũ


관련%20이미지

Ngày thường cũng có bánh chưng bán ngoài đường ngoài chợ, nhưng bánh chưng ngày tết đối với chị Bông vẫn là miếng ngon miếng thèm dù rằng ăn thì chóng chán.

Ngày xưa ở Việt Nam nhà chị Bông đã từng gói bánh chưng mỗi khi tết đến, chị Bông không đi chợ Hạnh Thông Tây gần nhà mà đi chợ Xóm Mới xa hơn một chút để mua lạt tre và lá dong, chợ nằm khu dân cư toàn là người Bắc di cư, họ vẫn giữ nhiều phong cách sống và hình dáng cũ, vẫn có những bà gìa vấn khăn hay chít khăn mỏ qụa cắp rổ ra chợ, có ông gìa ngồi trước cửa nhà trong khu chợ hay trước các gian hàng hút thuốc lào với ống điếu với điếu cày là những nét Bắc kỳ hay hay.

Chị thích đi chợ Xóm Mới vì thế.

Chợ Xóm Mới bán lá dong rất nhiều, gía lại rẻ, nhìn các bà nội trợ người Bắc xúm xít chọn lựa lá dong chị Bông nghĩ bánh chưng và người Bắc không thể nào rời xa nhau, cũng như chị Bông, mùi bánh chưng thơm lá dong chị đã quen thuộc từ tấm bé..

Chị Bông đã phải tất bật từ sáng sớm để đãi đậu xanh, hấp chín gĩa nhuyễn xong nắm thành từng nắm tròn, rồi vo gạo nếp trộn đều với tí muối để ráo nước.

Đến phần thái thịt heo và ướp tiêu muối cho đềủ

Lá dong đã rửa sạch và lau khô từ hôm qua.

Tất cả nguyên vật liệu gói bánh chưng đã sẵn sàng

Nhưng người gói là ông anh họ chứ không phải chị Bông, anh Xây gói bánh chưng rất khéo, không cần khuôn chỉ gói bằng tay mà vuông vức đều đặn cái nào ra cái ấy.

Chị Bông đã lăng xăng gần bên anh Xây để lúc thì mang thêm lạt tre, thêm lá dong, lúc thì chuyển những bánh đã gói xong sang một chỗ khác cho gọn, và nhất là để tiếp tế ly nước chanh cho anh uống thấm giọng, anh vừa gói bánh vừa chuyện trò râm ran với cả nhà, hết chuyện tết nhất từ đời xưa đến đời nay thì lại sang chuyện thế sự cuộc đời, chuyện nào chị Bông cũng thích nghe cả, cái tật thích nghe chuyện từ hồi bé chị Bông từng bị mẹ mắng:? Này Bông, trẻ con không được hóng chuyện ?..

Những ngày gần tết và những bận rộn ấy thật vui và đáng yêu.

Buổi tối luộc bánh chưng lại có những bận rộn khác, những niềm vui khác..

Khi bánh chín anh Bông vớt ra bày lên một chiếc bàn và chồng chất vật nặng đè lên bánh để cho bánh mau khô ráo. Thế là chị Bông đã có những chiếc bánh chưng ngon lành để biếu họ hàng và bày lên bàn thờ nhà mình trong 3 ngày tết.

Ngày nay ở Mỹ món bánh chưng không thiếu trong các tiệm food to go, hàng ngày nhìn thấy nó, nhưng chị Bông vẫn mơ đến chiếc bánh chưng to đẹp vào dịp tết, vẫn nôn nao khi nhớ lại cảnh gói bánh chưng của những mùa Xuân đã qua.

Chị Bông đã nghĩ về món bánh chưng khi chỉ còn một tuần nữa là đến tết, tết ở hải ngoại không vui như ở quê nhà nhưng chẳng người Việt nào có thể quên được, vẫn sắm sửa, vẫn đầy đủ bánh trái, nghi thức.

Hàng năm chị vẫn mua bánh chưng tại chợ Việt Nam hay đặt mua nơi các hội tôn giáo, nhà thờ, nhà chùa, các hội đoàn cộng đồng người Việt đứng ra gói bánh chưng để gây qũy..

Tết năm nay chị Bông bỗng muốn sống lại cảm giác gói bánh chưng, muốn tìm lại những kỷ niệm ngày nào, chị không phải tỉ mỉ ngồi đãi một chậu to đầy ắp đậu xanh nữa, vì đậu xanh ở đây đã bóc vỏ sẵn, còn mọi thứ khác vẫn thế, thay vì rửa và lau lá dong thì là lá chuốịđông lạnh, thay vì buộc bánh bằng lạt tre thì buộc bằng dây ni lông..

Ông anh họ hiện sống ở Mỹ nhưng anh ở khác tiểu bang chẳng trông mong gì nhờ vả, chị Bông sẽ tự tay gói bánh chưng theo cách chỉ dẫn trên net thật đơn giản dễ dàng..

Đúng lúc sáng nay cô em dâu vừa gọi phone nhắc nhở:

- Chị Bông ơi, có đặt mua bánh chưng nhà thờ không để em cùng mua luôn ?

Chị Bông từ chối:

- Nghe này, năm nay chị sẽ gói bánh chưng và em khỏi cần mua, chị sẽ tặng.

Em dâu người miền Nam thật thà nghĩ sao nói vậy, nó ngạc nhiên và nghi ngại:

- Từ ngày em làm dâu nhà chị chưa thấy chị gói bánh chưng bao giờ, em chỉ thấy chị thích ăn bánh chưng thì nhiều. Gói bánh chưng ngày tết chứ không phải gói cái bánh ít bé xíu bằng nắm tay đâu, chị gói được không hay lại làm hư nếp hư đậu?

- Em đừng làm lòng chị? lung lay, chị đã nghiên cứu cách gói bánh chưng trên net rồi.

Em dâu định cúp phone, chị Bông vội khoe thêm:

- Chị gói bánh chưng và bánh tét nữa đó, chị sẽ tặng nhà em đủ hai thứ này.

Em dâu lại ngạc nhiên lần nữa:

- Hôm nay chị nói toàn chuyện ?động trời., gói bánh chưng lại thêm bánh tét. Bánh tét khó gói lắm à nghen, đòn bánh tét vừa dài vừa tròn.

- Làm gì mà em kinh ngạc ghê thế?, chị sẽ gói cả hai thứ, bánh chưng vuông, bánh tét dài tròn như em nói, nhà nào có vợ chồng hai miền Nam Bắc như nhà em chẳng hạn chị sẽ biếu chiếc nọ chiếc kia cho đề huề. Em ơi, bây giờ chúng ta muốn lấp sông vá biển gì thì cứ lên net là có sẵn hết.

- Chị liều mạng ghê, chỉ xem trên net mà ?dám gói bánh chưng và còn ý định biếu tặng bà con bạn bè nữa chứ.

- Em nói chị ?liều mạng? theo tiếng miền Nam của em, tiếng Bắc chị là ?cả gan? chứ gì, không sao chị đã tính kỹ rồi, nếu bánh ngon thì biếu người ta, nếu bánh dở thì chị sẽ?để dành làm món bánh chưng chiên cả nhà ăn dần trừ cơm, chẳng thiệt hại gì cả?

Bây giờ đến lượt chị Bông nghi ngại mất tự tin, trên net chỉ dẫn rõ ràng và dễ dàng coi vậy chắc gì chị làm được vậy?

.Chị thường xem những show nấu ăn trên ti vi thấy mấy tay đầu bếp chẳng cần dùng đũa hay thìa để xào nấu, họ chỉ cầm tay chảo và hất những món trong chảo cho thấm gia vị và trộn đều vào nhau thật dễ dàng và ngoạn mục, có lẽ đó là bí quyết làm cho món ăn ngon thêm nên chị đã bắt chước khi làm món tôm rim, chị hất chảo lên thì tôm và gia vị ?nhảy tung toé ra khỏi chảo làm chị phải lau chùi bếp và chừa luôn không dám làm thử lần thứ hai.

Anh Bông chứng kiến cảnh ấy đã thẳng thừng nói:

- Thôi em ơi, anh xin em đấy. Anh thấy em dùng đũa xào nấu mà có khi đồ ăn, dầu mỡ, mắm muối còn văng ra ngoài thì tài cán gì mà lắc chảo, hất chảo bắt chước các tay đầu bếp chuyên nghiệp trên ti vi .

Chị Bông đã quen bị chồng chê nên khỏi cần bào chữa vì ăn ở bao nhiêu năm chồng đã hiểu vợ qúa rồi, cũng như mẹ chị ngày xưa đã hiểu con gái, bà thường mắng con gái xớn xác hậu đậu làm cái gì cũng sai sót rơi vãi chẳng nên thân. Tuy nhiên chị được chút an ủi là bố chị đã bênh ? Tại bà chiều nó cái gì cũng không cho nó động tay vào còn than trách gì nữa?.

Nghe vợ nói phone với cô em dâu xong anh Bông cũng ngạc nhiên như cô em dâu: :

- Hàng năm nhà mình vẫn đặt bánh chưng của nhà thờ ăn ngon vừa miệng, sao năm nay em lại nổi hứng muốn làm cho mệt cả thân.

Chị Bông thoáng mơ màng:

- Em tìm niềm vui trong dĩ vãng mà, món bánh chưng của mùa Xuân xưa goị theo kiểu thơ văn hay âm nhạc là ?Hương Xưa? đấy anh, cảnh gói bánh chưng ở nhà mình em chưa bao giờ quên, chỉ khác là thay vì nhờ anh Xây gói bánh chưng bây giờ người gói là em.

Anh Bông lập lại và cười ruồi, lửng lơ:

- Người gói là em??

Chị Bông vênh mặt cũng lập lại:

- Người gói là em. đấy. Thì sao ?? Và người luộc bánh chưng vẫn là anh, anh sẽ sống lại cảm giác ?

Anh Bông ngắt lời:

- Biết rồi, anh sẽ sống lại cảm giác bận rộn và mất ngủ cho tới khi nấu xong nồi bánh chưng .

- Nhưng chúng ta sẽ có những chiếc bánh chưng ngon như ngày ấy với nhân bánh cho nhiều đậu xanh, nhiều thịt heo lại là thịt heo tươi thì sẽ ngon gấp mấy lần bánh đặt mua ấy chứ.

Gạo nếp, đậu xanh, thịt heo ướp đã bày ra bàn. Chị Bông để tờ giấy chị đã ghi chép lại từ trên net cách gói bánh chưng bánh tét ngay trước mặt và bắt tay vào việc, chị sẽ cố gắng, sẽ gói bánh bằng tất cả tâm tình.

Bắt đầu là bánh chưng, chị đặt hai lớp là chuối lên nhau và đổ nếp, trải đều ra trước khi bỏ nhân đậu nhân thịt vào, nhưng chị không sao gói nó vuông vức được, chị sửa đầu này thì đầu kia lá chuối rách ra, chị phải ?bổ sung thêm nhiều lá chuối cuối cùng ra cái bánh chưng chỗ dày chỗ mỏng và to tổ bố, nhưng chị cũng mừng, còn hơn càng gói càng rách lá chuối và gạo, đậu, thịt tuy không có chân mà cứ chạy ra ngoài.

Chị Bông phải tạm dừng gói bánh để gọi phone cầu cứu ông anh họ ở phương xa:::

- Anh Xây ơi, chỉ gấp cho em cách gói bánh chưng .

Ông anh gìa nghễnh ngãng:

- Ai đấy? Cô vừa bảo gì?

Chị Bông phải giới thiệu thân thế cho ông anh họ gìa cả nhanh chóng nhận ra mình:

- Em Bông đây, Nguyễn thị Bông đây, là vợ của em họ anh, anh chỉ em cách gói bánh chưng ngay bây giờ đi, nhanh lên, nhanh lên???

Anh Xây vẫn tuổi gìa đủng đỉnh:

- À, thì ra cô Bông ?Cô để tôi nghĩ ngợi đã, tôi đang ngủ trưa đùng một cái cô đánh thức tôi dậy, cô hỏi vội vã như đi bắt cướp bảo tôi trả lời ngay sao được.

- Sao ngày xưa anh gói bánh chưng cho nhà em nhanh thế, vèo một tí là xong một cái, em ngồi nhìn anh gói mà ngưỡng mộ luôn. Cho em xin lỗi cú phone đột ngột vì nếp đậu thịt đang nằm chờ đây. ?

Anh Xây thở dài:

- Cô ơi, hãy nhớ là thuở ấy tôi còn tương đối trẻ, gần 30 năm đã qua rồi cô nhé. Năm nay tôi đã gìa yếu tay run, mắt mờ, đầu óc thì lơ mở.?

Chị Bông cũng thở dài:

- Em quên mất, em cũng già còn nói chi anh, vậy anh bình tĩnh chưa? Anh tỉnh ngủ chưa? Em đang gói bánh chưng đây nè, em đặt lá chuối mấy lớp mà vẫn không gói được anh ơi. Hay là trên net nó ?lừa mình, người ta nói mạng ảo không nên tin nó, có bao nhiêu trò lừa bịp từ đơn giản đến tinh vi chúng ta cần cảnh giác.

Anh Xây mắng mỏ:

- Cũng tuỳ, trên net nó lừa cô cách gói bánh chưng thì nó được gì ? sao cô ác mồm ác miệng thế hử? Sao cô vô ơn bội nghiã thế hử? trên net nó giúp chúng ta bao nhiêu là kiến thức lợi ích, bao nhiêu thứ hay ho tiên.nghỉ.

Chị Bông nhắc nhở:

- Anh ơi, giờ này không phải lúc anh sưa? sai em, mà là anh chỉ em gói bánh chưng.kia mà.

- Chuyện nào phải ra chuyện nấy đã, cô ăn nói vô duyên thế bảo sao tôi im lặng cho được. Bây giờ là bánh chưng đây, thế cô đặt lá chuối làm sao đến nỗi mấy lớp lá còn rách hử?

- Hay tạỉlá chuối rổm kém chất lượng hả anh? Thời buổi này đến thực phẩm cũng gỉa dối độc hại nữa là?

- Cô chỉ được cái đổ vạ, hết bảo trên net lừa cô lại bảo tại lá chuối. Cô phải đặt lá chuối ngược chiều nhau, cái ngang cái dọc, lá to ở dưới, lá nhỏ hơn để trên, cô nghe rõ chưa?

Chị Bông kêu lên:

- Trên net cũng chỉ dẫn thế mà em? quên mất cứ đặt là chuối trên dưới cùng chiều. Hèn chi gói đến đâu lá rách đến đó.?

Anh Xây lo ngại dặn dò:

- Cái tính cô xớn xác thế, ba chớp ba nhoáng thế phải tập trung tinh thần khi gói bánh chưng nhé kẻo lại quên bỏ đậu bỏ thịt vào bánh chưng..

- Vâng, em sẽ không để tâm tư đi lạc bốn phương tám hướng nữa, chỉ nhìn thẳng vào trước mặt với nếp đậu thịt.. Bóc cái bánh chưng ngày tết mà thiếu đậu hay thiếu thịt thì chẳng vui tí nào..

Ông anh họ cẩn thận:

- Cô còn thắc mắc gì thì hỏi luôn đi, đêm qua tôi mất ngủ nên trưa nay mệt qúa muốn ngủ bù, cô đừng gọi lần nữa nhé.

- Vâng chúc anh ngủ ngon. À quên, nhưng làm sao cho bánh đều vuông vức hả anh?

- Cô phải dồn nếp vào mỗi góc lá cho đừng xô lệch và ấn mạnh cho đều bốn góc bánh.

- Vâng chúc anh ngủ ngon. À quên, em hỏi anh lần nữa là anh có biết gói bánh tét làm sao cho vừa dài vừa tròn không?

Anh Xây gắt lên:

- Cô đang hỏi cách gói bánh chưng lại tạt sang bánh tét, tôi có là thánh đâu mà cái gì cũng biết. Cô hỏi gì mà hỏi lắm thế?!!

Chị Bông cụt hứng lí nhí:

- Vì chốc nữa em sẽ gói bánh tét nên sẵn hỏi luôn ấy mà. Thôi, chúc anh ngủ ngon,

Ông anh họ cằn nhắn và khẳng định:

- Cô chúc tôi ngủ ngon mấy lần mà chưa cho tôi ngủ, bây giờ tôi ngủ đây, cô mà gói không xong cũng đừng gọi tôi, tôi thề không bốc phone đâu..

Ông anh họ đã gìa, đã đổi tính, càng ngày càng khó tính khó nết, anh không là người đàn ông trung niên vui tính hay đùa hay kể chuyện trong lúc gói bánh chưng giùm nhà chị Bông như ngày xưa nữa.

Chị Bông xếp lá chuối theo chiều ngang rồi chiều dọc của lá, tiếp tục gói bánh theo chỉ dẫn của anh Xây, cái bánh gói xong trông đỡ xấu hơn cái đầu tiên nhưng vẫn không thể nào vuông đều cho được.

Sang tới gói bánh tét cũng chẳng khá hơn gì, cũng tốn lá cho bánh khỏi lòi nếp ra ngoài.. Có lẽ khả năng gói bánh của chị chỉ tới đó không khá hơn được.

Đang gói thì thiếu lá chuối, thật là một cực hình khi chị phải bỏ dở dang nếp đậu thịt để lái xe ra chợ mua thêm bịch lá chuối, rồi rửa rồi lau.?

Càng gói càng mệt, càng gói bánh càng dở, càng xấu, những cái bánh tét sau cùng chị làm ?trả nợ qủy thần?cho mau hết gạo, cái thì mập cái thì gầy trông như một đàn heo con cùng cha khác mẹ chẳng cái nào giống cái nào.

Gói xong bánh chị Bông vừa mệt vừảchán, nỗi hào hứng ban đầu biến mất, cảm giác và kỷ niệm xưa chẳng thấy đâu, chị Bông chỉ thấy mắt mình hoa lên, lưng đau mỏi và hai tay rã rời, chị Bông chỉ muốn leo lên giường nằm nghỉ xả hơi cho sướng thân. .

May có anh Bông phụ một tay, anh phụ trách mục nhóm bếp và luộc bánh.

Anh đã nhóm bếp sẵn sau vườn với cái nồi to tổ chảng chị Bông mượn từ nhà một người quen dùng để luộc bánh. Khói bốc lên nghi ngút, chị Bông lo ngại dặn chồng:

- Anh bớt khói lửa được không? Em nghe nói có người luộc bánh chưng ngoài vườn khói bốc lên và hàng xóm nó gọi 911 đấy.. Phiền lắm.

- Nếu lửa không lớn thì làm sao chín nồi bánh.. Để anh vừa nấu bánh vừa khấn cầu trời Phật vậy.

- Em đi ngả lưng một chút đây. Trên net và anh Xây cũng nói phải luộc bánh ít nhất 8 tiếng đồng hồ mới chín, anh nhớ canh chừng lửa và chế thêm nước sôi vào nồi bánh mỗi khi nó vơi dần anh nhé.

Chị Bông nhìn đồng hồ:

- Bây giờ là 4 giờ chiều, khoảng 12 giờ đêm nay thì bánh chín, anh gọi em dậy nhé, mình ?gỉa bộ đón giao thừa bên nồi bánh chưng xanh cũng thú vị đấy.

Chị Bông vào nhà tắm rửa mát mẻ xong chị nằm xuống giường, giấc ngủ đến dễ dàng vì chị qúa mệt mỏi.

Trong bóng đêm chị Bông tỉnh dậy chợt nhớ ra nồi bánh chưng đang luộc ngoài vườn chị vội vàng vùng ngồi dậy, nhưng anh Bông đã nắm tay chị lại:

- Em định làm gì? Đang là nửa đêm?

Chị Bông hoảng hốt nửa tỉnh nửa còn mê ngủ:

- Nồi bánh chưng của em, nó ra sao rồi? anh bỏ mặc nó và đi ngủ đấy hả? đã 12 giờ đêm chưa? Chúng mình cùng đón giao thừa anh ơi?.

- Em nói mơ gì thế? Làm như em đang chờ đón giao thừa nơi quê nhà ngày nào? Hãy nằm xuống đây, anh đã hoàn thành tất cả rồi và vừa mới vào giường, lúc nãy 12 giờ đêm bánh chín anh vào thấy em ngủ say qúa anh không nỡ gọi em dậy bánh chưng bánh tét của em anh đã vớt ra và xếp trên bàn đàng hoàng và nhất là mọi thứ vẫn êm tĩnh chẳng có hàng xóm nào kêu 911, chẳng có người nào của city đến hỏi tại sao vườn nhà mình bốc khói và đỏ lửa cả.

Chị Bông thở phào nhẹ nhỏm và tỉnh ngủ::

- Thế anh có bóc cái bánh nhỏ em làm để nếm thử chưa?

- Chưa, suốt 8 giờ đồng hồ anh cho thêm củi và đổ nước thêm mấy chục lần, sái cả tay, còng cả lưng, hơi nóng từ bếp lửa, từ nồi bánh bốc lên rát cả mặt thử hỏi còn sức nào mà bóc bánh ăn thử. Em ngủ tiếp đi sáng ra hai vợ chồng mình cùng ra ngắm và ăn thử bánh chưng..

- Thì ra em đã ngủ lu bù từ lúc chiều đến giờ, mệt qúa em chẳng biết gì cả.

- Khi anh vào giường em đang nằm mợ luôn miệng kêu lên mừng vui ?bánh chưng ơi, bánh chưng ơỉ

Chị Bông bồi hồi nhớ lại:

- Em nằm mơ thấy cái tết xưa, nhà mình đã luộc một nồi bánh chưng, những cái bánh chưng xếp đầy trên bàn tại một góc bếp nhà mình, em đem biếu họ hàng và nhà mình ăn tết còn dư để dành đến ra giêng chiên lên ăn dần.. Em đã gặp lại cảm giác và mùa Xuân vui tươi trong qúa khứ rồi anh ơi

- Cả ngày hôm nay bánh chưng nó ám ảnh em mà

Chị Bông lại nằm xuống dỗ tiếp giấc ngủ khi trời gần sáng, lần này trong giấc ngủ chập chờn và nao nức chờ sáng chị Bông lại mơ thấy bánh chưng, những chiếc bánh do chính tay chị làm đã được bóc lá, bày ra đĩa, bánh chín mềm thơm tho mùi gạo nếp và mùi đậu mùi thịt đậm đà với hạt tiêu cay y như những chiếc bánh ngày xưa..

Chị Bông dậy trong khi anh Bông còn ngủ, chị đi ra vườn sau trong buổi sớm mai trong lành và se lạnh, chị đã thấy những chiếc bánh chưng bánh tét đủ mọi hình thù nằm yên trên chiếc bàn nhỏ trong patio, tất cả bánh đã nguội và khô ráo, chị Bông tìm chiếc bánh chưng nhỏ nhất mang vào nhà.

Chị bóc lá cắt bánh ra và ăn thử, bánh ngon như chị đã thấy trong giấc mơ, chị Bông mừng rỡ chạy vào phòng gọi chồng:

- Anh ơi dậy mà ăn điểm tâm với bánh chưng mới ra lò đêm qua.

Anh Bông còn ngái ngủ:

- Em làm gì mà hò hét lên như nhà khoa học vừa phát mình ra một điều vĩ đại thế?.

- Em sung sướng thật đấy, vĩ đại thật đấy vì cả đời em chưa biết gói bánh chưng là gì thế mà lần đầu tiên lại thành công vừa ý..

Anh Bông thấy vợ hào hứng qúa đã tỉnh ngủ, anh ngồi dậy:

- Chúc mừng em nhà ?phát minh? ra những chiếc bánh chưng, bánh tết đủ kiểu đủ cỡ.

- Tuy ngoại hình không đẹp mắt, bánh chưng thì cái vuông cái méo, bánh tét thì cái ngắn cái cao nhưng tấm lòng nó như tấm lòng em thật nhiệt tình thơm ngon..

Anh Bông nịnh vợ:

- Vì em gói bánh với tình quê nên có tâm hồn em làm gia vị chiếc bánh thêm ngon..

Chị Bông vui vẻ:

- Hôm nay em sẽ mang bánh tặng gia đình em mình và chị bạn thân, những người này sẽ thông cảm cho những chiếc bánh chưng bánh tét xấu của em. Phải là chỗ thân tình mới nhận được món qùa xấu bên ngoài ngon bên trong của em đấy nhá?

Anh Bông đi vào phòng tắm đánh răng rửa mặt, chị Bông lo chuẩn bị món bánh chưng để hai vợ chồng cùng ăn thử công lao của mình..

Ngoài khung cửa sổ gío vẫn se lạnh, mây vẫn trôi chậm âm u của mùa Đông chưa qua và mùa Xuân chưa đến nhưng chị Bông đã thấy một mùa Xuân khác, có nắng nhiệt đới ấm áp rực rỡ, có hoa Xuân nở tưng bừng.

Những chiếc bánh chưng mới làm hôm nay chị sẽ bày ra đón Tết. Ở quê người mà hương vị bánh chưng vẫn thơm ngon của những mùa Xuân cũ, của đất trời quê xa.


Nguyễn Thị Thanh Dương



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 30/Dec/2019 lúc 8:29am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 130 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.414 seconds.