Bài mới Thành viên Lịch Tìm kiếm Hỏi/Đáp | |
Ghi danh Đăng nhập |
Tâm Tình | |
Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình |
Chủ đề: ĐỜI SỐNG GIA DÌNH | |
<< phần trước Trang of 130 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung | ||||||
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 27/Aug/2019 lúc 8:45am | ||||||
06/DEC0818 - THẤT BẠI LỚN NHẤT CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ <<<<<Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 27/Aug/2019 lúc 8:50am |
|||||||
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|||||||
IP Logged | |||||||
Nhom12yeuthuong
Senior Member Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7120 |
Gởi ngày: 29/Aug/2019 lúc 8:15am | ||||||
Cha Xin Lỗi Vì Đã "Dạy" Con Làm Ô-Sin Cho Chồng
Từ hôm nay, cha sẽ tự lo cho mình những việc cá nhân, cha sẽ không vứt
đồ bừa bãi rồi để mặc mẹ con thu dọn, cha sẽ rửa bát và lau nhà, trong
khi mẹ con thổi cơm và giặt đồ.
Trong cuộc sống gia đình, những câu chuyện xoay quanh
việc chồng hay vợ sẽ đảm trách những phần việc vụn vặt mang tên "việc
nhà" vẫn thường là đề tài thu hút đông đảo sự quan tâm với vô vàn ý kiến
trái chiều nhau. Ngày trước, việc nhà thường được mặc định là những
công việc dành cho phụ nữ, những người vợ, người mẹ, người chị. Tuy
nhiên, đi cùng với đà phát triển của xã hội, khi phụ nữ có nhiều cơ hội
hơn trong cuộc sống, quan điểm này cũng dần thay đổi. Nhiều người cho
rằng, việc nhà nên được chia sẻ một cách đồng đều cho cả vợ lẫn chồng.
Mới đây, trên mạng xã hội, những dòng bộc bạch của một người cha từ
quê nghèo lên thăm con gái để rồi chạnh lòng chứng kiến cảnh con quần
quật, tất tả với những công việc nội trợ trong khi con rể vẫn còn khá
thảnh thơi đã khiến dân mạng chú ý.
"Cha xin lỗi vì đã "dạy" con làm ô-sin cho chồng.
Mấy hôm trước, tôi từ quê lên thăm con gái. Vợ tôi bận trông cháu
nội nên mình tôi khệ nệ xách mấy món quà quê lên cho con. Con tôi lấy
chồng đã năm năm, có hai đứa con một trai một gái, sống trong một căn
chung cư mua trả góp. Hai vợ chồng cùng đi làm công sở, cuộc sống nhìn
chung thoải mái, êm đềm. Thường thì con về thăm cha mẹ nhưng đợt này con
bận quá, lâu chưa về nên vợ giục tôi đi thăm con.
Tôi lên ngay tối thứ sáu, đúng lúc con tan sở. Con thấy tôi lên
thì mừng lắm, tíu tít mời cha ngồi rồi vội chạy đi làm bếp. Dăm phút sau
thì chồng con cũng về tới, chào hỏi cha vợ xong xuôi thì ngồi xuống bàn
ăn, mở tờ báo ra đọc và hỏi vợ bao giờ có cơm tối. Con gái tôi vừa trả
lời chồng, vừa chạy đi chạy lại như con thoi để thổi cơm, xắt rau củ,
làm cá…
Trong lúc đứa con gái lớn ngồi chơi lego, con gái tôi tranh thủ
thời gian chờ cơm canh sôi thì đưa con trai nhỏ đi tắm, rồi lại giục con
gái lớn đi tắm và thu dọn quần áo bẩn trên sàn. Chồng con gái tôi vẫn
ngồi đó, điềm nhiên xem báo, như không trông thấy vợ đang ba đầu sáu tay
tất bật với việc nhà. Hai con tắm xong thì con rể tôi mới đứng dậy, đi
vào tắm rửa và cũng không quên "tiện tay" để mặc tờ báo, cốc nước trên
bàn, áo vest vắt ngang thành ghế. Con gái tôi đưa hai con vào bàn ăn,
mời tôi ngồi vào bàn dùng cơm rồi dọn dẹp các thứ linh tinh hộ chồng.
Bữa cơm tối diễn ra trong cảnh con rể tôi vừa ăn vừa trò chuyện
với cha vợ rôm rả (mà không biết tôi đang rất khó chịu), còn con gái tôi
tất bật với hai đứa nhỏ. Bữa ăn kết thúc lúc 8h00 tối, con gái tôi chỉ
kịp và vội miếng cơm rồi đi dọn rửa chén bát, con bé vẫn chưa được nghỉ
ngơi và vẫn còn nguyên bộ đồng phục đi làm trên người. Con rể tôi dùng
bữa xong thì thong thả dắt hai con xuống chung cư tản bộ, không quên rủ cha vợ đi cùng nhưng tôi từ chối.
Tôi ở lại, giúp con dọn dẹp chén bát nhưng con gái cứ xua tay bảo
cha đi lên nghỉ ngơi đi, con làm nhoáng cái là xong. Tôi hỏi: "Ngày nào
đi làm về, con cũng làm từng này việc nhà à?". Con gái tôi cười xòa:
"Dạ, làm có chút mà cha, như mẹ hay làm ở nhà vậy thôi. Mẹ đi làm đồng
về thì cũng lo việc nhà như con mà. Con quen rồi!". Xong con lại chạy
đi, chúi mũi vào rửa bát, quét nhà, bỏ mặc tôi đứng như trời trồng bởi
câu con vừa nói: "Như mẹ hay làm ở nhà vậy thôi".
(Ảnh minh họa)
Ừ phải, vợ tôi ở nhà cũng y vậy. Sáng dậy là dở cơm cho chồng rồi
đi chăm heo, chăm gà, chạy ra đồng phụ chồng cấy lúa… Chiều về, vợ tôi
lại tất bật thổi cơm, lau nhà, rửa bát… luôn tay luôn chân. Còn tôi,
cũng y như con rể của mình, về đến nhà là thong thả ngồi uống nước chè
xanh, ăn tối xong là đi đánh cờ với mấy ông bạn, còn vợ ở nhà làm gì,
tôi chẳng mấy quan tâm.
Sáng hôm sau, tôi trở về quê. Ngồi trên xe, nhớ lại cảnh con gái
sáng nay tiếp tục quần quật lo cho hai đứa con và chồng, rồi tất tả đưa
cha ra bến xe, dúi cho cha vài triệu, mà thương con rớt nước mắt. Con
gái, cha xin lỗi vì sau một ngày cùng làm việc vất vả như nhau ở ngoài
đồng, cha đã cho phépép mình được ngồi chơi nhàn nhã và xem chuyện mẹ con một mình tất
bật với việc nhà là chuyện hiển nhiên. Chính cha đã "dạy" con rằng
chồng có quyền hưởng thụ, còn vợ có nghĩa vụ phục vụ chồng.
Cha xin lỗi vì cha đã luôn ngồi đó, chờ mẹ con phục vụ từng bát
cơm, cốc nước đến cái tăm xỉa răng, soạn cho cha từng cái áo cái quần,
thu dọn cho cha từng mẩu thuốc lá mà cha tiện tay vứt bừa. Chính cha đã
"dạy" con rằng chồng có quyền làm một đứa trẻ lớn xác, còn vợ có nghĩa
vụ làm một "bà mẹ" thứ hai cho chồng.
Cha xin lỗi vì ngày hôm qua, cha chỉ có thể ngồi đó mà nhìn con
như ô-sin trong nhà mình, trong khi chồng con cứ như ông hoàng mà cha
chẳng thể nói, chẳng thể làm được gì, vì chính cha cũng đã và đang cư xử
với mẹ con y như vậy. Chính cha đã "dạy" con rằng những bất công mà con
đang chịu là chuyện bình thường của phụ nữ.
Từ hôm nay, cha sẽ không cư xử với mẹ con như vậy nữa. Cha sẽ tự
lo cho mình những việc cá nhân, cha sẽ không vứt đồ bừa bãi rồi để mặc
mẹ con thu dọn, cha sẽ rửa bát và lau nhà, trong khi mẹ con thổi cơm và
giặt đồ. Cha sẽ dạy lại con rằng vợ chồng là phải cùng chia sẻ với nhau
và con, con là một người mẹ, người vợ, chứ không phải là người hầu của
chồng.
Cha xin lỗi con và mẹ con, ngàn lần xin lỗi!".
Ngay sau khi được chia sẻ, tâm sự này của người cha đã nhanh chóng
thu được sự chú ý của đông đảo người dùng mạng. Xót xa và chạnh lòng là
cảm xúc chung của nhiều người sau khi đọc xong bức thư. Vô vàn những
bình luận bày tỏ sự đồng cảm với cô con gái trong câu chuyện cũng đã
được để lại:
"Mình vốn cũng san sẻ nhiều với vợ các công việc nhà. Thế nhưng
khi đọc xong lá thư này, mình thấy rằng những chia sẻ đó chưa là gì so
với những hy sinh của những người phụ nữ trong gia đình. Cảm ơn em và
cảm ơn tất cả những người phụ nữ trên thế giới".
"Đọc xong những dòng tâm sự này, mình lại nhớ bố da diết. Bố lúc
nào cũng mong mình sẽ sống thật tốt, nên mình cố gắng chẳng để bố phải
nhìn thấy những giây phút vất vả, khó khăn của bản thân mình".
"Bố mình cũng thường xuyên dặn dò con lấy chồng là phải lo cho
gia đình, lo cho chồng cho con, có trách nhiệm với gia đình bên nhà
chồng. Nhưng mình không làm được".
Những bậc làm cha, làm mẹ, ai cũng yêu thương con cái và mong cho con
có cuộc sống sung túc, hạnh phúc, thảnh thơi và được như ý muốn. Những
khoảnh khắc con vất vả, cực khổ với cuộc sống chính là những giây phút
khiến cha mẹ chạnh lòng và lo lắng nhất.
Quay trở lại với dòng tâm sự của người cha trong câu chuyện trên mới
thấy, tình cách và lối sống của con cái sau này chịu ảnh hưởng không nhỏ
từ bố mẹ ngày trước. Do đó, có những thứ chẳng tự nhiên sinh ra và cũng
chẳng tự nhiên mất đi, mà chỉ truyền từ đời này, sang đời khác. Thay
đổi, nếu có, cũng chỉ có thể bắt nguồn từ những người trong cuộc. st.
|
|||||||
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|||||||
IP Logged | |||||||
Nhom12yeuthuong
Senior Member Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7120 |
Gởi ngày: 04/Sep/2019 lúc 4:30pm | ||||||
Gió Mồ Côi... Tác giả đã góp cho Viết Về Nước
Mỹ năm thứ 12 nhiều bài viết đặc biệt. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái,
sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biên đến Mỹ 1979, hiện định
cư tại San Jose, CA. Bài viết mới của tác giả cho mùa Mothers Day là
một tự sự cảm động về Mẹ. Lần đầu tiên cầm tập thơ và thấy hàng chữ "Ví mà tôi đổi thời gian được. Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười" của ông Trần Trung Đạo, tôi nhủ thầm: Chà! cái ông này đúng là nhà thơ, văn chương bóng bẩy. Đồng ý thì ai không thích được nhìn thấy mẹ cười? Tôi cũng vậy. Nhưng làm gì mà phải đổi cả thiên thu cơ chứ. Mẹ ở đó khi nào vui thì mẹ cười, khi nào giận mẹ la ráng chịu. Việc gì mà ông phải đem cả thiên thu để đổi lấy tiếng mẹ cười? Nhưng đó là hai mươi năm về trước. Mạ tôi vẫn còn trẻ và khoẻ lắm.Vài ngày một lần mạ xách giỏ đi bộ ra chợ. Vừa đi và về khoảng một tiếng, như không. Đồ ăn mạ nấu để sẵn trong tủ lạnh. Cháu nội cháu ngoại gởi cho mạ trông, chiều đón về thỉnh thỏang lại thêm cái cà mèn đựng thức ăn… Vậy đó, chị em chúng tôi đón nhận tình thương của mạ, mặc nhiên như chim sẽ bay, và cá sẽ lội. Khi vui mạ cười, khi buồn thì… thôi. Nhưng rồi năm tháng qua. Chim bay có lúc mỏi cánh, cá lội sẽ có ngày vương câu. Và mạ tôi rồi cũng có lúc vắng tiếng cười. Tôi lại nhớ tới lời thơ năm nào của ông Trần Trung Đạo. Bây giờ nếu được, tôi xin góp thêm với ông rằng: nếu bỗng nhiên được ba điều ước, điều trước tiên xin nghe tiếng mạ cười. Bởi vì mạ đã vắng tiếng cười từ lâu lắm rồi. Mạ tôi bệnh nằm trên giường cả mấy tháng nay, im lặng và mỏi mệt. Mỗi ngày mạ chỉ nói chút ít khi nào cảm thấy thiệt khoẻ và nhớ lại một câu chuyện cũ nào đó, mạ sẽ kể cho bất cứ đứa con nào đang ở bên cạnh. Mạ nói mà đôi mắt xa xăm như đang trở về sống lại với quảng đời xa xưa nào đó. Tôi thường ngồi nghe mạ kể và cảm thấy rằng mạ như cái máy chiếu phim cũ, nhớ cái gì, tới đâu, thì phát ra cái đó, để rồi lại quên ngay… Mạ nói thì có, nhưng cười thì không. Hình như bệnh tật và già yếu đã làm tan biến tất cả sinh khí và niềm vui nào của mạ đủ để tạo một nụ cười. Vậy mà một lần vô tình tôi đã làm được cho mạ cười. Trong mấy chị em, tôi là thằng chịu giỡn mặt vói mạ nhiều nhứt. Tuy trên tôi có mấy bà chị, nhưng tôi hay ỷ mình là con trai trưởng được mạ cưng và …nể, nên tôi hay nói giỡn ba trợn với mạ cho mạ vui. Mạ tôi bệnh yếu nằm đó thôi chứ vấn đề tiền bạc vẫn rất sáng suốt. Trong nhà, tôi là người có nhiệm vụ quản lý tài sản “nổi” của mạ trong nhà bank. Mỗi tháng cái check tiền già đưọc chia ra : tiền nào cúng chùa, tiền giúp trẻ mồ côi, người già neo đơn ở VN…mạ đều nhớ hết. Một lần, tôi mới ra nhà bank lấy tiền về cho mạ, thấy mạ có vẻ khoẻ, tôi lại giỡn - Mạ giàu quá à. Con thì dạo này nghèo lắm. Mạ cho con một trăm sài chơi. Mạ hỏi - Chơ tiền mi đi làm bỏ mô mà phải xin? Tôi nói - Tiền đi làm vợ nó giữ hết mạ ơi. -Rứa à? Bộ "hắn" không cho mi đồng mô để tiêu à? -Không! "hắn" giữ hết trơn Tôi nói giọng chắc chắn. Tôi thấy mạ nhìn thằng con với ánh mắt thương cảm, rồi sau đó mạ bỗng trở giọng bực bội -Xí , cái đồ sợ vợ. Lâu lắm rồi tôi mới thấy mạ khoẻ và có hứng nói chuyện lâu như vậy nên cũng vui lây -Mạ ơi, con mà không sợ vợ mới là lạ đó. Mạ coi, giòng họ nhà mình từ trên xuống dưới có ai mà không sợ vợ? Tôi thấy mạ suy nghĩ. Dĩ nhiên rồi, vì những lời tôi mới nói cũng không xa sự thực là mấy. Được một chút, mắt mạ sáng lên nói - Có. Có đưá không sợ vợ. - Ai? Tôi ngạc nhiên - Thằng Lộc. Thằng Lộc hắn không sợ vợ. “Hahaha!” Tôi ôm bụng bật cười nghiêng ngửa. Cười thiệt. Trời ơi thằng em tôi mục này nó phải là… sư phụ của tôi lận. Vậy mà tới đây nói chuyện với mạ làm sao mà mạ tôi tin nó là một cây xanh rờn không hề sợ vợ thì quả là siêu đẳng. Không biết vì thấy tôi cười say sưa quá, hay là mạ mới chợt nhận ra thằng con kia của mạ cũng thuộc loại thứ thiệt giống thằng anh nó. Tôi thấy mạ há miệng to muốn cười theo tôi mà không thể phát ra tiếng. Nhưng ánh mắt của mạ đã nói lên tất cả. Mạ nhìn tôi, ánh mắt rực niềm vui tươi. Đã lâu rồi anh em tôi chưa thấy được ánh mắt này. Em tôi đang ngồi gần đó cũng la lên - A mạ cười. Mạ cười đó. Tôi phải quay đi, bởi vì bỗng nhiên tôi muốn khóc. Nếu một lần trong đời tôi được mừng đến phát khóc thì đó là giây phút này đây. Mạ đã yếu lắm rồi. Những việc vệ sinh tiêu hóa phải dùng tả cho mạ, và phải thay luôn luôn vì mạ rất sạch sẽ. Những việc này tôi không phải lo vì mạ có đến 6 cô con gái. Tuy ai cũng công việc sinh nhai, chồng con bận bịu, nhưng đã chia giờ túc trực, khi nào cũng có một đứa bên cạnh để lo cho mạ. Một ngày kia tôi đi làm về sớm ghé qua nhà gặp lúc em gái tôi đang loay hoay thay tả cho mạ. Thông thường thì chỉ cần mạ hợp tác tự mình nghiêng bên này một chút, co cái chân một chút…thì một người cũng có thể làm được. Hôm đó mạ bỗng yếu quá không thể tự mình làm những động tác trên khiến cho em tôi xoay tới xoay lui mãi vẫn không thay được. Thấy tôi tới nó mừng rở kêu tôi vào phụ. Mạ tuy yếu nhưng đầu óc vẫn tỉnh táo. Thấy tôi vào mạ lắc đầu không chịu đòi đuổi tôi ra. Mạ quen có con gái làm vệ sinh cho mạ, bây giờ có thằng con, mạ không quen. Anh em tôi phải nói một hồi, may mạ vốn ghét dơ dáy nên cuối cùng cũng chịu cho tôi phụ với em tôi. Đúng ra em tôi chỉ muốn tôi phụ đỡ mạ nghiêng qua nghiêng lại chút xíu cho nó làm việc dễ dàng vậy thôi, nhưng tôi nói nó đổi cho tôi tự tay thay tả cho mạ. Còn nó chỉ đỡ phụ. Bỗng nhiên tôi muốn tự tay mình thay tả cho mạ. Đây có thể là cơ hội cuối cùng tôi làm được việc này. Tôi cắn răng ráng không để cho nước mắt trào ra. Tôi muốn nói với mạ tôi lúc đó rằng: mạ ơi, ngày xưa mạ thay cho con biết bao nhiêu cái tả, để cho đến hôm nay, khi mà tháng ngày còn lại của mạ có lẽ không còn được bao nhiêu nữa, và khi mà trên đầu con tóc cũng đã muối tiêu hai màu mới thay lại cho mạ được một cái tả. Người ta nói cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng, con nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày. Tôi không cần tính cũng biết rằng cả đời tôi chỉ được một lần này thay cho mạ tôi được một cái tã. Một hôm…
Có gió Mồ Côi Thổi cho mạ rụng Tôi thành mồ côi. Vài tuần sau ngày chôn cất mạ xong, em tôi dọn lại căn phòng của mạ. Nó vừa dọn vừa sụt sùi. Tôi biết mạ có nhiều đồ lắm, nhưng không ngờ mạ có nhiều quần áo và ví xách như vậy. Mấy cô con gái của mạ mỗi lần đi shopping sắm sửa cho mình hay cho con, thấy cái gì hay- hay, tiện tay mua về cho mạ, dù biết rằng mạ chỉ để đó có xài bao giờ đâu. Mấy cô biết vậy mà …vẫn mua. Một hai cô thì chưa chắc đã nhiều, nhưng đến sáu cô cùng sắm bao nhiêu năm nay thì cả một cái closet phòng mạ chật cứng những quần áo, giày dép, xách tay,…là cái chắc. Rất nhiều món còn nguyên trong gói. Nhiều cái áo thiệt đẹp mà tôi biết mạ chưa bao giờ mặc, hay những đôi giày còn nguyên trong hộp chưa cắt giây. Gom lại khoảng 6, 7 gói lớn tôi chở quần áo của mạ, cả cũ lẫn mới, tới bỏ ở một trạm Recycle quần áo của city. City để những cái thùng lớn gôm quần áo cũ lại. Họ sẽ chọn lựa và cho về kho recycle để tái tạo thành sản phẩm khác. Tiền thu được từ những thùng recycle này, city ghi rõ là sẽ được dùng trong những phúc lợi của thành phố như góp quỷ giúp bữa ăn cho những người homeless vô gia cư chẳng hạn. Cầm cái áo cũ của mạ trước khi bỏ vào trong thùng. Cái mùi hăng hắc quen thuộc của mạ ập vào mũi làm tôi muốn chảy nước mắt. Cái mùi dầu Gió, dầu Cù Là này là biểu tượng của mạ những tháng ngày nằm trên giường bệnh. Mỗi một cái áo trên tay, tôi đều chần chừ không nỡ bỏ vào bởi vì có những cái áo quen thuộc mạ vẫn hay mặc. Tôi cầm chiếc áo, ngửi mùi dầu quen thuôc mà có cảm tưởng như mạ tôi đang ở đâu đây. Như mạ đang ở trong cái áo ...tôi nỡ nào quăng vào trong cái thùng này? Mười năm trước đây sau khi ba tôi mất, tôi vào bệnh viện nhận lại bộ quần áo và một số đồ tùy thân của ba tôi mặc ngày nhập viện. Tôi nhớ đã ngồi im ôm bộ quần áo cuối cùng của ba tôi trong lòng và cũng ngửi thấy cái mùi này. Cái mùi của người bệnh, mùi dầu, mùì thuốc… và tôi biết thế là hết. Ba đã ra đi vĩnh viễn. Cái cảm giác của sự chia ly sinh tử đó hôm nay lại trở về với tôi. Nặng nề hơn nhiều. Ngày đó tôi mất ba nhưng vẫn còn mạ. Bây giờ thì mất cả mạ, đâu còn ai. Mỗi một cái áo bỏ vào trong thùng như một lời vĩnh biệt, bởi vì tôi sẽ không bao giờ còn nhìn thâý nó nữa. Tôi đã bỏ gần hết quần áo của mạ vào thùng Recycle. Còn lại cái cuối cùng. Một cái áo dài rất đẹp, và quen thuộc. Tôi biết chắc chắn mạ tôi rất thích và từng mặc cái áo dài này nhiều lần trong những dịp quan trọng. Không biết chừng mạ đã từng mặc trong một vài lễ cưới hay hỏi nào đó của con cái. Tay kia của tôi đã giở nắp thùng lên nhưng bỗng ngừng lại. Hay là mình giữ lại cái áo này của mạ làm kỷ niệm? Có nên không? Tôi tần ngần suy nghĩ một hồi, rồi không hiểu sao quyết định bỏ nốt vào bên trong. Quay xe đi, tôi ngoảnh đầu nhìn lại cái thùng recycle và chợt nghe lòng quặn đau. Tôi chỉ bỏ lại đó những quần áo cũ của mạ thôi, mà sao có cảm tưởng như đang lái xe đi để lại mạ tôi trong đó. Chiều Chủ Nhật. Nắng đã tắt hết rồi. Đèn đường ngoài kia bắt đầu lên. Cả khu đất trống trải chỉ có cái thùng recycle này nằm trơ trọi. Tôi cho xe chạy quanh cái thùng một vòng để chào mạ. Rồi một vòng nữa, một vòng nữa… không biết là mấy vòng . Tôi không muốn về. Không nỡ về. Tôi không bỏ được ý tưỏng mạ tôi đang ở trong đó. Đến khi có một chiêc xe khác đang đổ đến . Tôi cuối cùng đành phải cho xe đi. Mạ ơi ! ThaiNC |
|||||||
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|||||||
IP Logged | |||||||
Nhom12yeuthuong
Senior Member Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7120 |
Gởi ngày: 05/Sep/2019 lúc 10:52am | ||||||
CHỒNG TÔIThực
sự càng vào tuổi già chàng càng “ ngớ ngẫn” và hay quên. Ngày xưa khi
chàng còn trai trẻ thì có lẽ có “hạnh kiểm” hơn trong những ngày tháng
muộn màng. Thưở ấy (dưới mắt chàng) tôi có một dáng dấpkhông đến nỗi tệ.
Bây giờ chàng đã quên mất cô vợ ngày ấy; thay vào đó là những cái nhìn
ngẩn, nhìn ngơ cho những cô gái chân dài bất tận, không liên hệ chi với
chàng, mà còn khen rối rít,“con nhỏ đó có cặp giò ngon dễ sợ!” hoặc" Cô
ta có bộ ngực núi lửa". Có phải ông cha ta đã nói: “Gìa thì phải nên nết”. Hình như đây chỉ là một giả thuyết? “Cụ” nhà tôi bây giờ còn “tinh nghịch” hơn xưa. Cụ đã cùng với những cụ khác dấu diếm gởi cho nhau những tấm hình táo bạo, những khúc phim “đặc sắc” để chiêm ngưỡng, rồi cười đùa khoái trá như những cậu học sinh trung học ngỗ ngáo. Nếu bị phát giác thì cụ lại chối leo lẻo “No, I'm a good guy!” "Không, tôi là một người tốt!" Mỗi lần có hình khỏa thân hấp dẫn hay phim “nghèo” là trong làng bằng hữu của chồng tôi thật nhộn nhịp, rộn ràng:- Mày cho tao xin phim này đi. Mày upload lên megaupload thì rất thuận tiện vì tao có premium account với thằng này. Ngay cả những anh thường hơi thẹn thùng trong chuyện đóng góp và tán dóc cũng trồi lên, “Thằng .......trồi lên chỉ khi nào nó ngửi thấy mùi : dâm , vú.... Tôi còn nhớ khi cụ nhà tôi gởi tựa đề của cuốn sách 365 sex positions lên mail group của cụ thì gần như suốt một tuần các cụ đã tranh cãi và thảo luận sôi nổi về đề tài nầy còn hơn những bài luận văn chính trị cuối mùa văn hóa hồi các cụ còn mài đũng quần ở Đà lạt! Chưa đủ, có cụ còn chôm nguyên cuốn sách trình làng với đầy đủ hình ảnh chi tiết. Có cụ còn muốn vớt vát cho cái lém lĩnh của mình bằng sự trấn an của khoa học:- Nói có sách, mách có chứng. Mỗi ngày chỉ cần 10 phút coi hình thiếu vải thì hạ huyết áp, tránh được bệnh tim. Bí quyết sống lâu đây rồi, mỗi ngày chỉ 10 phút thôi, không phải tin đồn bậy bạ mà có nghiên cứu đàng hoàng. Đã có gan coi hình tươi mát mà còn sợ “thượng mã phong!” Đàn ông, theo y học chứng minh là đầu óc của họ lúc nào cũng đầy dẫy chuyện gió trăng và hơi hám đàn bà lúc nào cũng vương vấn trong những cuộc đối thoại. Không sai tí nào! Khi chồng tôi dự định mua máy hình, anh hỏi loại máy hình gì tốt, đẹp và bền, thì ngay lập tức các đồng môn của anh xúm lại khuyên bảo :-Nhu cầu của mỗi người khác nhau, vấn đề là mình phải biết nhu cầu của mình là gì thì mới chọn lựa được sản phẩm thích hợp. Có người thích em trắng, kẻ thích em đen, người chuộng da rám nắng,
kẻ thích vú bự, người mê ăn quýt. Tùy theo khẩu vị mà chọn hàng. Nhưng
nói gì thì nói họ vẫn thuộc làu câu ca dao tục ngữ gối đầu giường “Ta về
ta tắm ao ta...” Rồi lại phụ đề thêm Việt Ngữ: Cái này là nói mấy em
chân dài, nói phở thôi. Cơm nhà dù sao vẫn chắc bụng, no lâu. Phở dĩ
nhiên, nấu vừa mất thời gian lại còn tốn kém nhưng anh nào cũng khoái
“ăn vụng”. Điều nầy không phải không đáng sợ. Trên bảo dưới không nghe.”
Đây là điều đáng quan tâm nhất của các đấng mày râu khi họ đến tuổi về
già. Tôi thấy đức lang quân của tôi thường nhận được những lời chia xẻ
của bạn bè để làm thế nào mà “ trẻ mãi không già” Chưa đủ, họ còn truyền
cho nhau những loại Chồng tôi có một đặc điểm là biết “vâng lời” vợ. Một phần là nhờ anh ở
phương tây khá lâu nên không ít thì nhiều anh cũng có tiêm nhiễm về nếp
sống văn minh nơi xứ người. Kỷ niệm ngày cưới, sinh nhật hoặc ngày của
tình yêu mà quên là anh “lãnh nợ”. Để tránh khỏi mua quà tầm bậy anh
thường cẩn thận hỏi trước (thà mất lòng trước được lòng sau!) , “ Em
thích qùa gì cho sinh nhật của em?”. Tiền đâu anh mua hột xoàn, kim
cương; tiền đâu anh mua xe hơi, nhà lầu hay những món quà đắt giá! Nhưng
dại gì mà nói, anh phải tự suy nghĩ để đem lại sự ngạc nhiên vui thích
cho mình- “Không cần đâu anh! Em đâu thiếu gì!” Ông chồng tôi thở phào
nhẹ nhõm, cứ thế mà làm theo, chẳng quà cáp gì ráo.Tưởng vâng lời như
thế thì được điểm tốt, nhưng chiến tranh lạnh đã xảy ra. Anh lại ngây
thơ thăm hỏi, “ Sao em lạnh lùng như băng giá?” Khi chiến tranh bùng nổ
thì anh trả lời “ Em nói em không cần gì hết mà tại sao bây giờ không
vui! Em nói sao thì anh nghe vậy có gì mà hờn giận, trách móc.........?.
Về nghệ thuật, chồng tôi có một cái nhìn rất khác người. Khi đi mua
sắm, tôi thường “mời” anh đi theo, trước thì để xách đồ, sau là làm “cố
vấn thời trang”. Có lẽ là vì được nhờ nên anh đóng góp ý kiến rất nhiệt
tình. Áo quần hơi có bông ba màu sắc thì anh bảo “sao không mua thêm vài
cái lư hương lập miếu lên đồng cho đủ bộ”. Khi mua nịt da bản bự cho
hợp thời trang thì anh đến bên tôi nói nhỏ “anh thấy tiệm kia bán nịt
còn cho thêm cái khiên, cây kiếm và đôi sandal. Em để đóng phim
Gladiators coi được lắm”. Còn mua quần nhiều túi thì anh chêm vào: “
Được đó! Mua cái quần này thì đi chợ khỏi cần trolley”. Tức muốn chết
người. |
|||||||
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|||||||
IP Logged | |||||||
Nhom12yeuthuong
Senior Member Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7120 |
Gởi ngày: 09/Sep/2019 lúc 7:32am | ||||||
Sống Ở Mỹ, Nói Tiếng Việt
Đây là một đề tài tôi muốn viết từ lâu nhưng chần chừ mãi, phần vì lười
biếng, phần vì thiếu tự tin không biết viết ra có báo nào chịu đăng bài
của mình không, không biết có ai chịu đọc không và vì do dự mãi không
biết đặt tựa đề như thế nào cho gọn cho đúng với ý muốn của mình. Nay
nhân đọc cuốn "Rừng mắm văn nghệ" của Võ Đình, một họa sĩ kiêm văn sĩ
tôi sung sướng tìm được nhan đề bài viết của tôi phỏng theo bài viết của
ông Võ Đình nhan đề "Sống ở Mỹ viết tiếng Việt". Tôi xin phép ông Võ
Đình được đạo văn, thuổng của ông nguyên con tựa đe,à chỉ sửa lại chữ
"viết" thành chữ "nói".
Cách đây một năm tôi lên San Jose dự đám cưới
đứa cháu, con cô em họ. Trong câu chuyện hàn huyên sau bữa ăn tối, cô
em của tôi thuật lại câu chuyện khá vui, nhân tôi khen thằng cháu qua Mỹ
từ lúc còn bé tí mà vẫn nói được tiếng Việt mà lại là tiếng Huế nữa. Cô
em tôi kể rằng trong một cuộc phỏng vấn nghề nghiệp (interview Job)
người phỏng vấn đại diện cho công ty là một người Việt Nam nên ông ta
vui miệng hỏi thằng cháu tôi ở nhà nó nói tiếng Việt hay tiếng Mỹ, thằng
cháu đã vui vẻ trả lời rằng nó nói tiếng Việt. Người phỏng vấn lại hỏi:
- Anh nói tiếng Việt vùng nào"
- Tôi nói tiếng Huế mọi.
Người
phỏng vấn chào thua vì không biết tiếng Huế mọi là tiếng vùng nào. Số
là cháu tôi nói tiếng Huế nhưng âm điệu pha lẫn giọng Huế, giọng Saigon
và giọng Mỹ thành một thứ tiếng lơ lớ mà dân Huế chúng tôi thường gọi
đùa là "Huế mọi" do các sắc dân vùng thượng du ở Huế nói, vì thế cô em
của tôi thường chế nhạo thằng con là:
- Mi nói tiếng Huế mọi.
Tội
nghiệp cháu tôi cứ nghĩ là có một thứ tiếng Huế mọi trong ngôn ngữ Việt
Nam, do đó nó trả lời người phỏng vấn là nó nói tiếng Huế mọi làm ông
này cứ ngẩn tò te chẳng biết thứ tiếng gì và ở vùng nào trên dãi đất
Việt Nam.
Người Việt Nam tuy sinh sống ở Mỹ nhưng vẫn dùng tiếng mẹ đẻ để giao thiệp với nhau dù tiếng Mỹ có nhiều người còn thông thạo hơn là tiếng Việt. Đây là trường hợp các thanh thiếu niên sinh trưởng tại Mỹ hoặc qua Mỹ lúc còn bé khi chưa có một vốn liếng tiếng Việt khá. Loại tiếng Việt này khá lý thú! Chúng ta nghe thế hệ này nói tiếng Việt tất phải phì cười. Nhưng đây là một căn bệnh rất dễ chữa. Chỉ cần một thời gian chịu khó trau dồi thì sẽ nói tiếng Việt lưu loát và dùng tiếng Việt trong sáng ngay. Tôi có quen một ông bác sĩ thú y trước đây đã từng giữ chức vụ quan trọng trong Bộ canh nông VNCH nên qua Mỹ ngay từ những ngày sôi động năm 1975. Ông có một vài đứa con sinh trưởng tại Mỹ nên có thể xem chúng như những thằng Mỹ con và tôi đã từng được nghe những đứa bé này nói những câu tiếng Việt thật ngộ nghĩnh như:
- Bố bảo con canh chừng không cho ông nội ngồi ngoài vườn lâu nhưng con nói mà nó không nghe nó cứ ngồi ngoài đó mãi.
Hoặc là khi có người gọi phone vào thì thằng bé bảo với mẹ nó rằng:
- Mẹ ơi có ông nào muốn mẹ nè. Con nói mẹ chưa sẵn sàng nhưng nó nói là nó muốn mẹ liền ngay bây giờ.
Con nhỏ em của thằng bé lại nói tiếng Việt thông thạo hơn anh và lại còn dùng văn phạm một cây xanh dờn như:
- Em muốn anh cầm (hái) cho em trái kia kìa, nó ngồi trên cái cành bên kia kìa.
Chúng ta phải chấp nhận cách nói tiếng Việt này của con cháu chúng ta và cố gắng dạy cho chúng nói năng lưu loát hơn.
Nhưng thật khó chấp nhận thứ tiếng Việt lai căng của một số người Việt chỉ mới sống ở Mỹ một vài năm mà lại ở tại đất Cali trong cộng đồng Việt Nam đông nhất thế giới này. Hàng ngày họ nói tiếng Việt trong gia đình, trong xã hội họ cũng tiếp xúc với đồng hương nhiều hơn với người Mỹ. Lưỡi của họ cũng nếm toàn nước mắm trong bữa ăn thường nhật nên chúng ta khó có thể nghĩ là lưỡi của họ đã bị ríu lại nên không thể nói tiếng Việt lưu loát được nữa. Tôi đã từng nghe họ nói một thứ tiếng Việt 7 phần Việt 3 phần Mỹ hay là tứ lục tức là 6 Việt 4 Mỹ. Trong các câu nói bao giờ họ cũng cố gắng chêm vào một số từ ngữ Mỹ cứ y như là họ đã quên tiếng mẹ đẻ và trong lúc nói chuyện thì tiếng Mỹ đã đến trước trong trí óc đã dày đặc tiếng Mỹ. Họ muốn cho ta nghĩ là họ am hiểu tiếng Mỹ, là họ rất giỏi tiếng Mỹ. Nhưng chẳng lẽ nói chuyện với người Việt mà lại xài toàn tiếng Mỹ mà thực ra họ cũng chưa đạt đến trình độ lưu loát tiếng Mỹ như họ mơ tưởng, nên họ bèn chọn phương thức khoe tài tiếng Mỹ bằng cách nói nửa nạc nửa mỡ tức là nửa Mỹ nửa Việt trộn lại với nhau thành một thứ tiếng lai căng, đầu Ngô mình Sở chả ra cái quái gì. Chúng ta hãy nghe những phát ngôn sau đây để thấy sự kệch cỡm, kênh kiệu và đôi khi lại còn để lòi cái dốt ra nữa. Đây là một cán sự sở xã hội quận Cam nói chuyện với khách hàng Việt Nam, một người không rành tiếng Mỹ:
-
Anh chỉ báo cáo chậm một ngày là tôi do something rồi. Nhưng mà Ok,
anyway tôi cho anh một cái chance. OK để anh try, OK cho next time, OK"
Trong
một câu ngắn mà cô OK tía lia như lính nhảy dù của chúng ta bắn súng
đại liên thì thật hết chỗ chê. Lại một hôm tôi vào một cửa hiệu bán
sách, may mắn được nghe một ông chủ tiệm nói tiếng Mỹ vi vút như thế
này.
- Hiện nay tôi không thể trả lời anh right now được. But anyway
tôi sẽ write down cho anh một cái check. Anh yên chí tôi sẽ mail cho
anh ngay today.
Nghe những câu nói chắp vá như những cuộc tình của trai tứ chiếng gái giang hồ, tôi bỗng muốn bắt chước hai nhân vật Hứa Do, Sào Phủ bên Tàu chạy vội về nhà để rửa tai. Tiếng Việt Nam ta mà nói đến trình độ này thì thật "Ấy là bệnh nặng" không còn thuốc chữa được nữa. Thử tưởng tượng ngày nào bạn cũng nghe những câu nói tả pín lù, hú hồn, hằm bà lằng, loạn xà ngầu như thế thì chắc là bạn phải đi khám lỗ tai vì bị viêm màng nhĩ. "Speak tiếng Việt" như vậy thì chẳng khác nào ta ăn bánh mì với mắm ruốc trộn với butter.
Tôi đồng ý là có những từ
ngữ Việt Nam dùng không đạt, không tới bằng tiếng Mỹ thì ta có thể dùng
tiếng Mỹ để thay thế chẳng hạn như: đi shopping, đi dự party, gọi phone
vv… trái lại tôi thấy dị ứng với thứ tiếng Việt lai căng kênh kiệu, như
động một tí là Wow! My God! Hay Really hay I see vv…thậm chí có người
lại dùng tiếng Mỹ một cách kỳ lạ chẳng hạn họ đã dùng tiếng Việt rồi lại
kèm theo tiếng Mỹ diễn tả cùng một ý. Ví dụ "Nhưng dù gì thì anyway..."
hoặc là "tôi đã cố gắng try..." hay "Xin quý vị đi follow theo sau
tôi".
Các bạn có thể nghe một câu như thế này mà không khó chịu thì tôi xin đầu hàng cả hai tay lẫn hai chân: "Mẹ không có free time để talk cho you nghe. Hẹn you some day me sẽ talk more hơn, OK""
Những gì
tôi viết trên đây là muốn trình bày với các bạn một khía cạnh trong đời
sống trên đất Mỹ. Xin bạn đọc xem như là một câu chuyện khôi hài. Tôi
không có tham vọng dạy đời mà chỉ mong mang đến cho các bạn một niềm vui
nho nhỏ trong những lúc trà dư tửu hậu. Nếu quý vị say yes thì tôi
thank kiu quý vị còn nếu quý vị say No không đồng ý với tôi thì tôi xin
sorry quý vị. See you later nhé quý vị.
HOÀNG ĐỨC Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 09/Sep/2019 lúc 7:42am |
|||||||
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|||||||
IP Logged | |||||||
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 14/Sep/2019 lúc 7:30am | ||||||
Sức mạnh của người mẹ <<<<< |
|||||||
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|||||||
IP Logged | |||||||
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 19/Sep/2019 lúc 1:24pm | ||||||
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|||||||
IP Logged | |||||||
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 23/Sep/2019 lúc 11:09am | ||||||
Hy Sinh Nhiều Nhất Là Vợ Và Chịu Nhiều Vất Vả Nhất Cũng Là VợLà phụ nữ khi bước vào cuộc sống hôn nhân sẽ phải chia tay cuộc sống tự do, đồng nghĩa với việc họ sẽ gánh lên vai trách nhiệm làm vợ, làm dâu rồi làm mẹ.
Kỳ thực, trên đời này nghề làm vợ có lẽ
là nghề khó làm nhất, cũng là nghề vất vả nhất và được trả lương rẻ mạt
nhất. Phụ nữ khi gặp được người đàn ông mình yêu và khoác lên trên mình
chiếc váy cưới họ cứ ngỡ mình đã gặp được chân tình.
Nhưng
kết hôn rồi nhiều người mới vỡ lẽ ra đó chính là chân tường. Nhiều phụ
nữ bao năm tự mình gồng gánh trách nhiệm nặng nề trên tay, làm vợ nhưng
việc gì cũng đến tay. Họ còn không biết ngày nghỉ là gì, ban ngày đi làm
tối về bận con cái bếp núc và nghìn công việc khác.
Có
những người may mắn gặp được chồng tốt và được chia sẻ nhưng cũng có
những người lúc nào cũng 1 mình làm hết tất cả. Phụ nữ luôn nghĩ cưới
chồng rồi thì mình mình sẽ có chỗ dựa, sẽ có người để sẻ chia, an ủi
cùng nhau trải qua mọi buồn vui trong cuộc sống.
Nhưng
khi bước vào cuộc sống hôn nhân rồi, họ mới nhận ra căn nhà tuy có 2
người nhưng đôi lúc cô đơn đến lạ. Họ sợ hãi những đêm phải chờ chồng về
trong mòn mỏi.
Chồng đi nhậu với
bạn bè còn đỡ chứ đi ngủ với bồ thì vợ đau đớn khóc cạn nước mắt. Có
những người lấy phải chồng vô tâm, vô trách nhiệm thì nụ cười trên môi
họ còn hiếm hơn cả lá mùa thu rụng.
Hơn
nữa, có người bầu bí tự lo, sinh con tự vật lộn, chăm con tự tay và
kiếm tiền cũng tự mình. Có chồng mà cứ như không đôi lúc còn làm gánh
nặng cho vợ. Thế nên người ta mới bảo trên đời này, người cô độc nhất là
vợ.
Phụ nữ lấy chồng rồi sẽ phải
chia tay cuộc sống tự do, họ sẽ gánh lên vai trách nhiệm làm vợ, làm dâu
rồi làm mẹ. Làm tốt thì không ai khen nhưng hễ vụng về, hay nói gì
không phải hoặc lỡ làm gì chướng tai gai mắt thì lại bị chê bai, xắt
xéo. Lấy chồng rồi phụ nữ dùng nhưng năm tháng đẹp nhất để vất vả sinh
con rồi chăm con.
Họ hi sinh thân hình đồng hồ cát đẹp đẽ
để mang lên mình những chiếc bụng rạn đầy mỡ và những nỗi đau mà cơn
vượt cạn để lại. Lúc nhớ lúc quên, cơ thể yếu đi nhiều và lúc nào cũng
phải bận rộn. Vì chồng vì con nhiều lúc ốm lăn ra vẫn phải cố trườn dậy
để đi làm kiếm tiền nuôi gia đình.
Phụ
nữ, họ không cho phép mình ốm, không được phép kêu than, làm vợ thì dù
có bị đánh mắng chửi bới cũng phải chịu. Có những người bị chồng phản
bội vẫn phải cắn răng nuốt nước mắt vào trong, vì con vì gia đình mà tha
thứ dù nỗi đau vẫn còn đó.
Người
ta thường nói đằng sau thành công của người đàn ông luôn có bóng dáng
của người phụ nữ. Nhưng khi chồng thành công mọi người đều ca ngợi chồng
mà quên đi rằng để chồng có được thành công như hôm nay, người vợ đã
làm hậu phương hi sinh vất vả đến nhường nào.
Đặc
biệt, đàn ông chỉ giỏi đổ lỗi cho vợ nhà thiếu gì cũng kêu vợ không
sắm, bữa ăn không có gì ăn là kêu không ngon. Lúc hết tiền lại do vợ
tiêu hoang? Chồng đi sớm về khuya là hết lòng vì công việc. Vợ đi sớm về
muộn tí là “không biết đường về sớm mà lo việc gia đình, hết mình vì công việc làm gì?”. Lúc lương thấp vợ kêu ai?
Nói cho cùng, trong gia đình vợ là người
hi sinh nhiều nhất nhưng lại được ca tụng ít nhất. Con cái học giỏi thì
chồng mở mày mở mặt: ‘Con tôi đấy”, nhưng không may con học dốt thì lại bảo: “Tại mẹ mày đấy”. Cái gì tốt chồng nhận hết công về mình, cái gì xấu thì đổ lỗi hết cho vợ.
Nhiều
lúc bạn bè ngồi nói tâm sự với nhau 10 người thì có đến 9 người tiếc rẻ
tuổi thanh xuân. Họ chỉ ước nếu thời gian quay lại họ sẽ chẳng lấy
chồng mà ở vậy cho sướng.
Bởi vì
hôn nhân khắc nghiệt hơn họ nghĩ, buồn có vui có, đau khổ có hạnh phúc
có và thứ mà phụ nữ mong muốn là 1 người chồng luôn yêu thương và có
trách nhiệm với họ.
st.
|
|||||||
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|||||||
IP Logged | |||||||
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 27/Sep/2019 lúc 4:03pm | ||||||
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|||||||
IP Logged | |||||||
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 29/Sep/2019 lúc 9:57am | ||||||
|
|||||||
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|||||||
IP Logged | |||||||
<< phần trước Trang of 130 phần sau >> |
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |