Bài mới Thành viên Lịch Tìm kiếm Hỏi/Đáp | |
Ghi danh Đăng nhập |
Sức Khỏe - Y Tế | |
Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Khoa Học - Kỷ Thuật :Sức Khỏe - Y Tế |
Chủ đề: CÁC THÔNG TIN VỀ SỨC KHỎE | |
<< phần trước Trang of 183 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22890 |
Gởi ngày: 08/Aug/2019 lúc 3:57pm |
Lời Nói Thật Của Một Bác Sĩ
Nguyên tắc thứ nhất: Đừng tin những gì quảng cáo trên báo đài, truyền thông, và thế giới mạng về thuốc. Vì không độc thì không gọi là thuốc, người ta chỉ uống thuốc để tự tử, chứ không ai uống nước để tự tử bao giờ. Chính vì thế, mà ở các quốc gia tiên tiến, cấm quảng cáo thuốc trên phương tiện truyền thông dân dụng, chỉ được quảng cáo thuốc ở tạp chí và hội thảo chuyên ngành Y. Nguyên tắc thứ hai: Khi đi khám bệnh bất kỳ ở đâu, người bệnh cần có 1 câu hỏi phải hỏi: “Bệnh của tôi do nguyên nhân gì?” Vì chỉ có thầy thuốc giỏi mới điều trị nguyên nhân bệnh, còn lại những thầy thuốc kém hiểu biết chỉ biết điều trị hậu quả – hay còn gọi là chữa triệu chứng – của bệnh. Nguyên tắc thứ ba: Đừng bao giờ tin những gì mình tìm kiếm trên mạng internet rồi tự suy diễn, tự làm bác sĩ cho mình và gia đình mình. Vì như thế chỉ làm hại chính mình và gia đình mình. Hãy cứ nghĩ, nếu bản thân bạn đủ khả năng được các trường Y nhận vào học thì các bạn đã trở thành bác sĩ, chưa kể các bác sĩ đã được đào tạo chính quy một thời gian dài về bộ máy tinh vi nhất của quả đất – con người – bình thường và bất thường từ tế bào đến bao nhiêu rối loạn khác về cả thể chất lẫn tinh thần, nhưng chưa chắc họ đã giỏi, thì các bạn chỉ vài cú enter với google, không có kiến thức căn bản về y khoa, thì các bạn như người điếc không sợ súng và tự hại mình thôi. Nguyên tác thứ tư: Đừng bao giờ tin những quảng cáo về các loại thức ăn, thức uống bổ, giúp chữa bệnh này hay bệnh khác – Ví dụ, sữa chống loãng xương, thực phẩm chức năng, thức uống collagen, v.v... – chỉ là những trò kinh doanh kiểu đa cấp để kiếm lãi. Loãng xương là một trong những tiến trình của một quá trình lão hóa của bất kỳ động vật nào được diễn ra ở mức độ phân tử sinh học, tiến trình này cho tới nay, y học vẫn còn mò mẫm và bất lực. Nguyên tác thứ năm: Ăn uống và làm việc là thuốc. Ăn uống và làm việc đúng thì không hoặc ít bệnh tật. Ăn uống và làm việc sai là tự đưa mình vào nơi khổ đau của bệnh tật, vì sức khỏe qúy hơn vàng. Chúc cộng đồng người Việt sức khõe dồi dào, khỏe mạnh, hạnh phúc và phồn vinh! Dr Hồ Hải /Dr Trinh Kim *Kinh nghiệm bản thân :
( đối với người già ăn uống cần đủ chất bổ dưỡng chớ nên ăn uống cầu kỳ
! Điều cần nhất phải luôn vận động hàng ngày như đi bộ , đạp xe,thể
dục thể thao đừng bao giờ nãn ! ) st.
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22890 |
Gởi ngày: 12/Aug/2019 lúc 9:29am |
17 Động Tác Yoga Vặn Xoắn Nên Tập Mỗi Sáng Để Chống Lão Hóa
Các bài tập vặn xoắn giúp tăng sự dẻo dai, củng cố sức khoẻ xương khớp, ngăn ngừa các dấu hiệu lão hoá sớm.
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Nhom12yeuthuong
Senior Member Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7120 |
Gởi ngày: 14/Aug/2019 lúc 8:17am |
6 Bài Tập Đơn Giản Giúp Bạn Nữ Có Cánh Tay Thon Chắc Một thân hình mảnh mai cùng với đôi tay thon chắc là điều mơ ước của các chị em phụ nữ. Vậy đừng chần chừ gì nữa hãy bắt đầu bài tập này ngay từ bây giờ! Có rất nhiều bài tập bụng, mông, chân… và với cánh tay cũng vậy. Điều quan trọng là bạn chọn được những bài tập phù hợp nhất với mình. Nếu những bài tập đó đảm bảo đủ cả yếu tố “đơn giản, dễ tập nhưng hiệu quả” thì lại càng tốt. Bright Side đã tập hợp được 6 bài tập cho cánh tay của bạn đảm bảo được các tiêu chí nói trên. Chăm chỉ tập 6 bài tập này, bạn sẽ sớm có cánh tay khỏe đẹp, hấp dẫn. Điều đáng nói là bạn còn hoàn toàn có thể tập mà không cần người huấn luyện.
Đứng thẳng, 2 chân rộng ngang vai. Dang rộng cánh tay ra sang 2 bên cơ thể, song song với sàn nhà, bàn tay nắm lại. Bắt đầu xoay tay với những chuyển động nhanh theo chiều kim đồng hồ. Làm 20 vòng và sau đó thư giãn trong 15 giây. Lặp lại bài tập này 10-15 lần.
Đứng thẳng, 2 chân rộng ngang vai. 2 tay dang sang ngang và đưa về phía trước mặt sao cho tay này chồng chéo lên tay kia (giống với chữ X). Quay trở lại vị trí ban đầu. Làm 20 lần như vậy thì thư giãn tay trong 15 giây. Lặp lại bài tập 10-20 lần.
Đứng thẳng, 2 chân rộng ngang vai. Dang rộng cánh tay ra sang 2 bên cơ thể, song song với sàn nhà. Tạo vòng tròn bằng tay theo chiều kim đồng hồ, như thể bạn đang vuốt ve quả bóng. Lặp lại các động tác này 20 lần thì đặt tay xuống, và thư giãn trong 10-15 giây. Lặp lại bài tập 8-10 lần.
Đứng thẳng, 2 chân rộng ngang vai. Dang rộng 2 tay sang 2 bên cơ thể, bàn tay nắm lại. Co khuỷu tay lại và đưa 2 nắm đấm về phía nách. Đẩy tay trở ra vị trí ban đầu. Lặp lại 20 lần thì thư giãn tay trong 15 giây. Lặp lại bài tập 10-15 lần.
Đứng thẳng, và giơ tay lên cao. Cong khuỷu tay lại để cánh tay ra phía sau đầu, 2 bàn tay chắp lại với nhau. Di chuyển bàn tay xuống dưới, sau đó nâng chúng lên mức giữa đầu và lại đẩy xuống. Lặp lại các động tác này 20 lần với một tốc độ nhanh thì hạ tay xuống và thư giãn trong 15 giây. Lặp lại bài tập 10-15 lần.
Trùng đầu gối của bạn xuống một chút, và nghiêng cơ thể về phía trước. Nâng cánh tay lên phía trước theo đường chéo phía trên đầu. Sau đó uốn cong khuỷu tay xuống và lại đẩy lên. Di chuyển cánh tay của bạn như thể bạn đang đẩy và kéo thứ gì đó. Làm các động tác này 20 lần. Sau đó đứng thẳng và nghỉ ngơi trong vòng 20 giây. Lặp lại 5-10 lần. sưu tầm |
|
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22890 |
Gởi ngày: 19/Aug/2019 lúc 8:10am |
9 Cách Tự Vệ Kỳ Lạ Của Cơ Thể Mà Chẳng Ai Nhận Ra
Cơ thể chúng ta là một tổ hợp sinh học phức tạp mà
ít người hiểu hoàn toàn. Chẳng hạn bộ máy tự vệ, bảo vệ cơ thể chúng ta
24 tiếng mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần, bạn đã biết gì về nó nào?
Dưới đây là 9 cơ chế tự vệ quen thuộc và kì lạ của cơ thể, điều thứ 5-6-7 sẽ khiến bạn ngạc nhiên đấy: 1. Ngáp
Mục đích chính của hành động này là làm mát não sau một thời gian nó phải làm việc quá tải.
2. Hắt hơi
Chúng ta thường hắt hơi khi hốc
mũi bị tràn ứ chất gây dị ứng, vi sinh vật, bụi và những tác nhân gây
khó chịu khác. Hắt hơi là cách giúp cơ thể tống "rác bẩn" ra ngoài.
3. Duỗi người
Một cách hoàn toàn tự nhiên,
chúng ta thường duỗi người vào buổi sáng để chuẩn bị cho cơ thể sẵn sàng
đón tiếp khối lượng hoạt động thể chất chất diễn ra trong ngày. Duỗi
người cũng giúp thư giãn cơ bắp, tăng tuần hoàn máu và cải thiện tâm
trạng.
4. Nấc cụt
Khi ăn nhanh, nuốt miếng thức ăn
lớn hoặc ăn nhiều, dây thần kinh phế bị sẽ bị kích thích khó chịu. Dây
thần kinh này liên kết chặt chẽ với dạ dày và cơ hoành, hậu quả là bạn
phải chịu đựng một tràng nấc cụt không dứt.
5. Giật mình lúc ngủ (giật cơ lúc ngủ)
Đó là cảm giác kì lạ khi chúng ta
đang lim dim chìm vào giấc ngủ, đột nhiên cơ thể bạn bị co giật đột
ngột trong 1 giây (như thể bị điện giật). Lúc này, tất cả các cơ đều
giật mạnh khiến bạn suýt rơi khỏi giường, và bạn tỉnh giấc ngay lập tức.
Hiện tượng này
là kết quả của việc khi bắt đầu ngủ, nhịp thở của bạn giảm gấp, các
mạch hoạt động rất chậm và cơ bắp hoàn toàn thư giãn. Thật kì lạ, não
lại hiểu những diễn biến này nghĩ là cơ thể sắp chết. Do đó, não cố gắng
cứu sống bạn bằng cách giật cho một phát.
6. Da nhăn nheo
Những nếp nhăn trên da tay/da
chân của bạn có ý nghĩa rất quan trọng. Đây là hiện tượng xảy ra khi cơ
thể bạn tiếp xúc với lượng lớn chất ẩm (chẳng hạn nước), cơ thể hiểu
rằng môi trường có thể trơn trượt. Vì vậy, da tay/da chân bạn ngay lập
tức nhăn lại sần sùi để giúp bạn cầm nắm dễ dàng hơn, tránh té ngã.
7. Mất ký ức
Việc mất ký ức thường xảy ra khi
chúng ta phải trải qua những chuyện không vui. Lúc này, não bộ sẽ xóa bỏ
những ký ức kinh hoàng nhất ra khỏi trí nhớ của chúng ta.
8. Nổi da gà
Chức năng tiên phong của da gà là
làm giảm lượng nhiệt mà cơ thể thất thoát qua lỗ chân lông, giúp làm ấm
cơ thể trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
9. Khóc
Nước mắt dùng để bảo vệ niêm mạc
mắt khỏi những vật thể lạ. Bên cạnh đó, nước mắt còn là công cụ tự vệ
của cảm xúc . Các nhà khoa học tin rằng trong những tình huống căng
thẳng, cơ thể sẽ tạo ra một nguồn kích thích mạnh mẽ để phân tán chúng
ta khỏi nỗi đau mà chúng ta đang chịu đựng.
Vì vậy hãy biết ơn cơ thể, nó đang cố gắng bảo vệ bạn mỗi ngày đấy. st.
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22890 |
Gởi ngày: 21/Aug/2019 lúc 8:58am |
Đây là thứ tiêu diệt tế bào ung thư mạnh hơn nhiều so với hóa trị Tiến sĩ còn tiết lộ thêm, các bệnh nhân không áp dụng phương pháp xạ trị, hóa trị có tuổi thọ dài gấp 4 lần bệnh nhân áp dụng phương pháp này. Tiến sĩ Hardin B. Jones thuộc Viện Y Khoa Academy of Medical Science (New York, Mỹ) bất ngờ tiết lộ thông tin gây chấn động trên toàn thế giới “chanh có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư mạnh mẽ hơn nhiều lần các loại thuốc hóa trị”
Kể từ năm 1970 tới nay đã có hơn 20 công trình nghiên cứu khẳng định chanh có thể tiêu diệt 12 tế bào ung thư ác tính, bao gồm ung thư vú, ruột kết, phổi, tuyến tụy, tuyến tiền liệt… Đặc biệt hợp chất limonoid có trong quả chanh cũng như trái cây họ cam quýt có thể làm chậm tốc độ phát triển của các tế bào bướu thụ thể estrogen dương tính và âm tính.
Các thành phần có trong chanh mạnh mẽ hơn Adriamycin, đây là một loại thuốc hóa trị dùng để ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư, thông tin này được xác nhận bởi Viện Khoa học Sức khỏe Baltimore’s Health Sciences (Mỹ). Tuy nhiên, chỉ vì lợi ích, những người làm trong ngành dược lại nhẫn tâm thao túng kết quả này nhằm che giấu sự thật để tạo ra ngành công nghiệp hóa trị bệnh ung thư với lợi nhuận khủng khiếp. Phát hiện này đã khẳng định tầm quan trọng của trái cây họ cam quýt cũng như chứng minh các nghiên cứu cũ là đúng (tức việc tiêu thụ rau củ quả có thể làm giảm nguy cơ ung thư). Trong cuốn sách The Big Cancer Lie được phát hành năm 2014 của nhà xuất bản Lulu đã vạch trần thủ đoạn của các cơ quan dược phẩm Mỹ nhằm che dấu cách chữa bệnh ung thư cực kỳ rẻ tiền mà hiệu quả này.
Trên thực tế, nguyên nhân gây ra bệnh ung thư đã được nhà khoa học đoạt giải Nobel Otto Heinrich Warburg phát hiện vào năm 1923, và kể từ đó cho tới nay đã có hơn 300 loại thuốc chữa trị ung thư từ hàng trăm nghìn người trên thế giới với hiệu quả đạt tới 95%… nhưng tất cả đều không được thừa nhận. Hiện nay đang tồn tại hai cách điều trị ung thư phổ biến nhất là xạ trị và hóa trị. Nhưng trong một cuộc điều tra cho thấy, cứ 3 trên 4 bác sĩ được hỏi đều khẳng định rằng nếu họ bị ung thư, họ sẽ không đời nào sử dụng phương pháp hóa trị vì họ biết rõ hiệu quả của nó rất hạn chế, không chỉ vậy, việc hóa trị còn làm suy giảm trầm trọng hệ miễn dịch của con người. Tiến sĩ Hardin B. Jones còn tiết lộ thêm, các bệnh nhân không áp dụng phương pháp xạ trị, hóa trị có tuổi thọ dài gấp 4 lần bệnh nhân áp dụng phương pháp này. Cách sử dụng chanh để điều trị ung thư như thế nào? Các làm vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần lấy 1 quả chanh rửa thật sạch và bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh chờ đến khi chanh đông cứng lại thì lấy ra và thái thành những lát mỏng để ăn hoặc ăn kèm, làm gia vị cho các món ăn thường ngày. Một mẹo nho nhỏ đó là nếu bạn rắc chanh cả vỏ lên kem, salad, súp, mì, ngũ cốc, sốt hay bất kì thực phẩm nào khác, hương vị của thức ăn có thêm chanh sẽ vô cùng đặc biệt và khác lạ.
Ăn chanh bỏ vỏ là một sự lãng phí…kinh khủng Vỏ chanh chứa hàm lượng vitamin gấp 5-10 lần nướt cốt chanh, nhưng đây lại là thứ mà chúng ta thường vứt đi, không chỉ vậy, vỏ chanh có tác dụng cực kỳ hiệu quả trong việc đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Bỏ đi vỏ chanh là thói quen vô cùng lãng phí của chúng ta… Một điều thú vị khác mà bạn cũng biết đó là chanh có mùi vị rất dễ chịu và không gây ra các tác dụng phụ kinh khủng như hóa trị, không chỉ có khả năng tiêu diệt nhiều loại ung thư mà chanh còn có khả năng chống viêm nhiễm vi khuẩn, nấm và các ký sinh trùng, giúp điều hòa huyết áp, giảm đau, chống rối loạn thần kinh và làm giảm stress. Các bác sĩ Việt Nam nói gì về tiết lộ này? Bác sĩ Phạm Đình Tuần – Khoa Nội – Trung tâm Y tế lao động Thái Hà: “Nên dùng khoảng 75g chanh mỗi ngày để phát huy tối đa khả năng ngừa ung thư” Bác sĩ Đông y Hoàng Hải – Học viện Y dược cổ truyền Việt Nam : “Tốt nhất vẫn là dùng tươi” Bạn có còn nhớ Otto Heinrich Warburg, một nhà sinh lý học, bác sĩ y khoa người Đức. Ông đạt Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1932 đã công bố: Ung thư hình thành do thói quen ăn uống và có thể bị tiêu diệt triệt để nếu thay đổi thói quen ăn uống? Điều kỳ diệu thoát khỏi bệnh ung thư, nan y… chấn động y học toàn cầu: Liên quan tới bệnh ung thư nan y, rất nhiều người trên thế giới đã thoát khỏi “án tử” sau khi tập luyện môn khí công cổ truyền Pháp Luân Công. Môn khí công hiện đang được ưa chuộng và truyền rộng hơn 114 quốc gia.
Kết quả nghiên cứu chuyên gia y tế thế giới gần 99,1% phục hồi sức khỏe, 85% bỏ được thói quen không lành mạnh nhờ tập Pháp Luân Công Mới đây, trong khuôn khổ của hội nghị chuyên ngành Ung thư tổ chức ở Chicago (Mỹ), Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ đã cho công bố báo cáo nghiên cứu đưa ra kết luận rằng tập luyện Pháp Luân Công có khả năng kéo dài sự sống cho người mắc bệnh ung thư. Hội nghị có sự tham dự của hơn 30.000 chuyên gia ung thư khắp thế giới đã được tiếp cận với nghiên cứu chứng minh sự kỳ diệu của Pháp Luân Công, môn tu luyện khí công Phật gia với những động tác thiền định tĩnh tâm, có khả năng giúp người tập Pháp Luân Công kéo dài sự sống sau khi được chuẩn đoán mắc bệnh ung thư. Đồng tác giả nghiên cứu làm việc tại Novartis, Thạc sĩ Y khoa Đồng Vũ Hồng nói với truyền thông quốc tế trong cuộc phỏng vấn rằng, những bệnh nhân ung thư sau khi khỏi bệnh không chỉ cải thiện sức khỏe mà còn “cải biến về tinh thần và tính cách, phấn chấn và lạc quan hơn. Họ luôn nhìn nhận sự việc theo hướng tích cực và đối đãi mọi việc từ bi hơn”. Theo bác sĩ Đồng, mặc dù Pháp Luân Công không được áp dụng làm biện pháp điều trị ung thư, nhưng thực tế rất nhiều trường hợp đã chứng minh rằng tập Pháp Luân Công khỏi ung thư, vốn là căn bệnh mà y học hiện đại vẫn phải đầu hàng. st. Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 21/Aug/2019 lúc 8:59am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22890 |
Gởi ngày: 24/Aug/2019 lúc 8:21am |
NHỮNG TÁC DỤNG TỐT CỦA CHUỐIĂn chuối theo cách này, cả đời không phải uống một viên thuốcTPO - Có thể bạn đã biết rõ tác dụng tốt của chuối, nhưng bạn vẫn chưa đủ động lực để ăn chuối hàng ngày, trong khi thói quen này lại có thể mang đến 5 thay đổi lớn đến các bộ phận cơ thể. Hãy tạo thói quen ăn chuối càng sớm càng tốt.Ảnh minh họa : Internet Theo các nhà khoa học Nhật Bản, chuối càng chín, vỏ càng có nhiều đốm đen thì càng chứa nhiều TNF (tumor necrosis factor) là chất có khả năng chống ung thư, chống lại các tế bào phát triển bất thường trong cơ thể bằng cách gây trở ngại cho sự phát triển của chúng và khiến chúng tự diệt. Đó là chưa kể trong chuối còn chứa lượng chất chống oxy hóa cao sẽ giúp cải thiện hệ miễn dịch, tăng bạch cầu bảo vệ cơ thể. Vậy nên, khi thấy những trái chuối chín rục quý giá, bạn đừng dại mà bỏ đi nữa nhé! Duy trì sự cân bằng của huyết áp Mọi người đều biết rằng, nếu lượng natri trong chế độ ăn quá nhiều sẽ khiến huyết áp tăng cao. Do đó, nếu bạn ăn một số lượng chuối hàng ngày đúng cách, bạn có thể giúp cơ thể có được sự cân bằng giữa natri và kali, từ đó có thể duy trì sự cân bằng huyết áp. Đặc biệt, bệnh nhân bị huyết áp cao được các chuyên gia khuyến cáo là nên duy trì ăn một quả chuối mỗi ngày, có thể ổn định huyết áp hiệu quả. Đảm bảo cung cấp đều đặn lượng kali thiết yếu cho cơ thể Những người có kiến thức về sức khỏe nhất định đều biết rằng, có rất nhiều kali trong một quả chuối. Lời khuyên dành cho bạn là, kể cả những người khỏe mạnh cũng nên ăn một quả chuối mỗi ngày để đảm bảo lượng kali theo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Kali là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta. Bởi vì cơ thể sử dụng kali để tạo ra điện tích, nó có thể đảm bảo hoạt động bình thường của tế bào người. Ăn chuối đúng cách mỗi ngày có thể duy trì nhịp tim bình thường, thúc đẩy giải phóng insulin, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì chỉ số huyết áp ổn định.
Ăn 1-2 quả chuối mỗi ngày trước khi tập luyện sẽ giúp bạn có đủ năng
lượng cho đến hơn 1 tiếng đồng hồ vận động. Kali chứa trong chuối bảo vệ
cơ bắp của bạn khỏi chuột rút, trong khi carbohydrate cung cấp cho bạn
đủ năng lượng để chịu đựng các hoạt động nặng. Ảnh minh họa: Internet
Chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ tim mạchNếu có quá nhiều yếu tố natri trong cơ thể, nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của tim. Do đó, việc giảm hàm lượng natri và tăng lượng kali có thể bảo vệ tim và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Do đó, ăn chuối là cách tốt nhất để bổ sung kali. Nó không chỉ có thể bổ sung kali mà còn có thể bổ sung vitamin C và vitamin B6, giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim. Ngăn ngừa ung thư hiệu quả Các chuyên gia cho rằng, hầu hết mọi người đều biết đến việc ăn nhiều rau và trái cây tươi có thể làm giảm nguy cơ ung thư, vì các nguyên liệu thô, chất xơ trong rau và trái cây khá phong phú, chứa nhiều loại vitamin và nguyên tố vi lượng, không có quá nhiều muối và đường, chất tạo màu. Kiên trì ăn chuối mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ ung thư trực tràng, bởi vì chất xơ trong chuối có thể cải thiện chức năng hoạt động của đường tiêu hóa. Những người có nguy cơ cao mắc ung thư đường ruột, đại trực tràng thì nên ăn từ 1-2 quả chuối mỗi ngày để hỗ trợ và phòng chống ung thư. Kiên trì ăn chuối mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ ung thư trực tràng, bởi vì chất xơ trong chuối có thể cải thiện chức năng hoạt động của đường tiêu hóa. Ảnh minh họa: Internet Thúc đẩy nhu động ruột, tăng cường chức năng tiêu hóa, hấp thụ hiệu quả Nhiều người cao tuổi sẽ có các triệu chứng liên quan đến khó tiêu và táo bón. Trong trường hợp này, bạn nên duy trì thói quen ăn chuối để giúp nhuận tràng. Chuối là một loại trái cây tương đối thanh đạm, rất giàu chất xơ, có thể thúc đẩy nhu động của đường tiêu hóa, thúc đẩy nhu động ruột hoạt động trơn tru, tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. Giảm chướng bụng đầy hơi và ợ nóng Chuối có tính chống axit tự nhiên, có thể giảm tình trạng trào ngược axit và ợ nóng, chỉ cần bạn ăn 2 quả chuối mỗi ngày thôi cũng có thể thấy dễ chịu hơn hẳn. Tăng năng lượng Ăn 1-2 quả chuối mỗi ngày trước khi tập luyện sẽ giúp bạn có đủ năng lượng cho đến hơn 1 tiếng đồng hồ vận động. Kali chứa trong chuối bảo vệ cơ bắp của bạn khỏi chuột rút, trong khi carbohydrate cung cấp cho bạn đủ năng lượng để chịu đựng các hoạt động nặng.
Ăn chuối đúng cách mỗi ngày có thể duy trì nhịp tim bình thường, thúc
đẩy giải phóng insulin, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì chỉ
số huyết áp ổn định.
Ngăn ngừa thiếu máuThiếu máu gây xanh xao, mệt mỏi, và khó thở. Đó là kết quả của việc giảm tế bào hồng cầu và mức Hemoglobin thấp trong máu. Chuối cung cấp chất sắt, kích thích sản sinh các tế bào hồng cầu và hemoglobin nên những người bị thiếu máu cũng rất cần ăn. Cải thiện hệ tiêu hóa Chuối rất dễ tiêu hóa và không gây kích ứng đường ruột. Kháng tinh bột (loại tinh bột không được tiêu hóa khi đi qua ruột non) có trong chuối không bị tiêu hóa và được giữ lại trong ruột già, nơi nó trở thành nguồn dinh dưỡng cho các loại vi khuẩn lành mạnh. Chuối cũng rất tốt cho người bị viêm dạ dày, ợ nóng và giúp khôi phục các khoáng chất bị mất đi đối với người mắc bị tiêu chảy. Chữa căng thẳng, trầm cảm Lượng trytophan cao trong chuối sẽ được cơ thể chuyển hóa thành serotonin – chất dẫn truyền thần kinh giúp con người cảm thấy thư giãn, thoải mái, hạnh phúc hơn… Không chỉ thế, chuối còn điều hòa đường huyết, giàu vitamin B có thể trấn tĩnh hệ thần kinh, giúp cải thiện tâm trạng lo âu buồn bực thường gặp do hội chứng tiền kinh nguyệt PMS.
Chuối cũng rất tốt cho người bị viêm dạ dày, ợ nóng và giúp khôi phục
các khoáng chất bị mất đi đối với người mắc bị tiêu chảy. Ảnh minh họa:
Internet
Ngừa táo bónChuối có nhiều chất xơ nên sẽ kích thích nhu động ruột, là bài thuốc tự nhiên giúp bạn phòng ngừa táo bón. Giảm béo và kiểm soát cân nặng Chuối chứa nhiều chất xơ và một loại tinh bột làm giảm sự thèm ăn của bạn và ngăn bạn tăng cân. Nó làm giảm lượng đường trong máu và tăng sự nhạy cảm của cơ thể với insulin. Nếu tế bào của cơ thể không nhạy cảm với insulin, chúng không thể hấp thụ glucose, và tuyến tụy bắt đầu sản sinh ra nó với số lượng lớn hơn. Cơ thể có tích tụ chất béo hay không phụ thuộc vào lượng insulin hiện có. Bổ sung sự thiếu hụt Vitamin trong cơ thể Chuối giàu vitamin B6. Trung bình, một quả chuối đáp ứng khoảng 20% nhu cầu Vitamin B6 hằng ngày của cơ thể. Điều này giúp cơ thể sản sinh ra Insulin, Hemoglobin và các Axit Amin cần thiết duy trì sự khoẻ mạnh của các tế bào. Chúng ta thường nghĩ rằng cam và dâu tây chứa lượng Vitamin C lớn nhất, tuy nhiên, chuối mới là loại thực phẩm chứa tới 15% định mức hàng ngày của chúng ta về chất quan trọng này. st. Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 24/Aug/2019 lúc 8:33am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22890 |
Gởi ngày: 26/Aug/2019 lúc 7:11am |
“Về Thu Xếp Lại”
Hãy vui hỡi bạn trẻ ở tuổi 65-75 vì tuổi này là tuổi tuyệt vời nhất.
Mời các bạn đọc bài viết của bác sĩ kiêm nhà văn Đỗ Hồng Ngọc.
Lời Ngỏ
Người ta nói đúng. Mình đang ở tuổi nào thì đó là cái tuổi đẹp nhất,
không thể có tuổi nào đẹp hơn! Một người 40 mà cứ tiếc mãi tuổi 20 của
mình, một người 60 mà tiếc mãi tuổi 40 thì đến 75 họ sẽ tiếc mãi tuổi
60… thật là đáng thương!
Tôi nay ở tuổi 80. Thực lòng… đang tiếc mãi tuổi 75! Thấy những bạn
trẻ… trên dưới bảy mươi mà “gato”! Mới vài năm thôi mà mọi thứ đảo ngược
cả rồi. Bây giờ có vẻ như tôi đang lùi dần về lại tuổi ấu thơ, tuổi
chập chững, tuổi nằm nôi…
Vòng đời rất công bằng. Chỉ còn cách tủm tỉm cười một mình mà thôi!
Cái tuổi đẹp nhất của đời người theo tôi có lẽ ở vào lứa 65-75. Đó là
lứa tuổi tuyệt vời nhất, sôi nổi nhất, hào hứng nhất… Tuổi vừa đủ chín
tới, có thể rửa tay gác kiếm, tuyệt tích giang hồ, “nợ tang bồng trang
trắng vỗ tay reo” (NCT), nhưng cũng là tuổi có thể lại vướng víu, đa
đoan nhiều nỗi, để một hôm ngậm ngùi ta là ai mà còn khi giấu lệ/ ta là
ai mà còn trần gian thế? (TCS)
Nhớ hồi ở tuổi 55, mới hườm hườm, tôi ngẫm ngợi, ngắm nghía mình rồi
lẩn thẩn viết Gió heo may đã về. Đến 60 thì viết Già ơi… chào bạn! như
một reo vui, đến 75 còn… ráng viết Già sao cho sướng?… để sẻ chia cùng
bè bạn đồng bệnh tương lân. Nhưng 80 thì thôi vậy.
Đã đến lúc phải “Về thu xếp lại…”, bởi “chút nắng vàng giờ đây cũng vội”… rồi đó thôi!
Chu trình “khép kín” đó bắt đầu tăng tốc ở lứa 65-75 tuổi. Tăng tốc
khô héo, tăng tốc nhăn nheo. Sự tăng tốc của lứa tuổi này cũng làm ta há
hốc, muốn kêu lên kinh ngạc… như ở tuổi dậy thì, tuổi mới lớn. Cái vòng
đời nó diễn biến tuyệt vời đến vậy, liên tục đổi thay đến vậy thì có gì
đáng phàn nàn đâu! Nhiều bạn cùng lứa than với tôi sao thế này sao thế
khác, tôi thường chỉ nói “Ai biểu già chi?” rồi cười xòa với nhau mà
không khỏi có chút … ngậm ngùi.
Anh chàng Alexis Zorba nói: “Cũng phải chăm nom đến thân thể nữa chứ,
hãy thương nó một chút. Cho nó ăn với. Cho nó nghỉ với. Đó là con lừa
kéo xe của ta, nếu không cho nó ăn, nó nghỉ, nó sẽ bỏ rơi mình ngang
xương giữa đường cho mà coi” (Nikos Kazantzaki). Từ ngày biết thương
“con lừa” của mình hơn, tử tế với nó hơn, thì có vẻ tôi… cũng khác tôi
xưa. Tôi biết cho con lừa của mình ăn khi đói, không ép nó ăn lúc đang
no, không cần phải cười cười nói nói trong lúc ăn. Món gì khoái khẩu thì
ăn, chay mặn gì cũng tốt. Cá khô, mắm ruốc gì cũng được, miễn là đừng
nhiều muối quá, đừng nhiều mỡ quá!
Mỗi người có đồng hồ sinh học của riêng mình. Không ai giống ai. Như
vân tay, như mống mắt vậy. Cho nên không cần bắt chước. Chỉ cần lắng
nghe mình. Phương pháp này, phương pháp nọ của người này người kia bày
vẽ chẳng qua cũng chỉ để tham khảo. Nắm lấy nguyên tắc chung thôi, rồi
áp dụng vào hoàn cảnh riêng cụ thể của mình, tính cách mình, sinh lý
mình. Phương pháp nào có sự ép buộc cứng ngắc thì phải cảnh giác!
Thời tôi học y khoa được học tế bào thần kinh không thể sinh sản, mất
là mất luôn, hư hỏng thì không thể tự sửa được, không như tế bào ở các
mô khác. Ngày nay người ta biết có khoảng 100 tỷ neuron thần kinh và 100
nghìn tỷ kết nối giữa chúng, nhưng thật ra não bộ còn rất nhiều điều bí
ẩn chưa thể biết hết. Khoa học ngày nay tiến bộ, cho thấy tế bào thần
kinh chẳng những rất nhu nhuyến (plasticity), có khả năng tự thích nghi,
tự điều chỉnh mà còn có thể sinh sản tế bào mới (neurogenesis). Chúng
có thể kết nối tự bên trong, hoán chuyển vị trí… chứ không phải tập
trung từng khu vực cứng ngắc như ngày xưa đã tưởng. Khả năng thay đổi và
thích nghi này của não không bị mất đi, tuy khi có tuổi thì các khả
năng nhận thức, ngôn ngữ, trí nhớ, suy luận cũng kém đi theo tiến trình
chung. Nghiên cứu gần đây cho thấy ở tuổi 80 não bộ vẫn còn tiếp tục tạo
nên những con đường mới nối kết bên trong nên vẫn phát triển được.
Bây giờ thời đại cái gì cũng “thông minh” đáng ngại. Không lâu nữa,
chắc con người sẽ có đủ “tam minh lục thông” chăng? Tam minh là Túc mạng
minh (biết rõ kiếp trước của mình), thiên nhãn minh (biết rõ… kiếp sau
của mình), lậu tận minh (dứt tất cả lậu hoặc); lục thông gồm thiên nhãn
thông, thiên nhĩ thông, tha tâm thông, thần túc thông,…
Từ ngày có trang web riêng mình. (www.dohongngoc.com/web/) do một bạn
trẻ giúp cho, tôi bận bịu với nó nhiều hơn. Rồi nhờ nó mà tôi lần mò
học cách post bài, đưa hình ảnh, chỉnh sửa tùm lum… Nó giúp tôi như quên
ngày tháng, quên đi những buổi mai buổi chiều buổi trưa buổi tối… Nhưng
cũng nhờ nó, tôi mở rộng việc học hỏi, mở rộng giao tiếp, thấy quả đất
chỉ còn là một hòn bi xanh trong lòng bàn tay… Và chiếc điện thoại thông
minh cũng giúp mình nhiều việc, dù thực tế nhiều lúc thấy nó thiệt là…
ngu!
Mắt kém, đọc mỏi, tôi bắt đầu ít đọc báo, ít xem TV – ngày trước, mỗi
ngày ngốn chục tờ báo là thường! Nay chỉ đọc lướt qua cái tựa là xong.
Thời đại cần cái gì, gõ gõ vài cái có người đưa tới tận nhà! Hy vọng
không lâu nữa, họ gởi các thứ qua mạng, bấm nút in ba chiều, muốn gì
cũng có… Nghe nói người ta đã có thể “fax” một con người từ nơi này sang
nơi khác… giúp ta không phải đợi chờ lâu! Máy móc, kỹ thuật, phương
tiện nghe nhìn ngày càng chiếm ngụ trong ta, “thay mãi đời ta”…
Bác Sĩ Đỗ Hồng Ngọc “chú thích:
Cần ghi nhận rằng chữ “gato” trong đoạn trên là tiếng lóng trong
nước, có nghĩa “ghen ăn tức ở” dùng trong giới trẻ. Như thế, hình ảnh
tuổi già dưới mắt ĐHN rất mực độc đáo: Phải cao niên tới một tuổi nào
đó, mới thấy mình như tuổi ấu thơ (vì trí nhớ lãng đãng rồi), thấy mình ở
tuổi chập chững (vì đi lụm khụm rồi), thấy mình như tuổi nằm nôi (vì
phần nhiều là nằm bệnh)…”
BS. Đỗ Hồng Ngọc
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22890 |
Gởi ngày: 28/Aug/2019 lúc 1:49pm |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Nhom12yeuthuong
Senior Member Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7120 |
Gởi ngày: 30/Aug/2019 lúc 9:03am |
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22890 |
Gởi ngày: 03/Sep/2019 lúc 4:44am |
Hít Thở Đúng Cách
Hít thở là phản xạ tự nhiên vô điều kiện của con người, nhưng không
phải ai cũng biết cách thở để phát huy tối đa khả năng của cơ quan hô
hấp. Đa số chúng ta thở không đúng cách, chúng ta thường thở nông và
cạn, chỉ dùng cơ ngực và cơ vai trong lúc thở, chính vì vậy không khí
không thể vào làm đầy hai lá phổi. Theo cách thở thông thường, khi ta
hít vào, thở ra chúng ta chỉ dùng 1/3 hay một nửa thể tích của phổi, tức
là ta chỉ sử dụng phần giữa và phần trên của phổi, còn phần dưới của
cuống phổi và đáy phổi thì không hoạt động, vì vậy mà phổi của ta luôn
luôn chứa đầy không khí cũ tồn đọng. Với cách thở thụ động như trên, sẽ
làm cho tế bào của ta luôn luôn thiếu dưỡng khí, và đương nhiên là tế
bào sẽ bị lão hoá nhanh. Các chức năng tiêu hoá, chức năng loại bỏ các
chất thải, các độc tố sẽ bị ngăn trở. Đó cũng là nguyên nhân phát sinh
gây ra cảm lạnh và các bệnh thuộc về hô hấp.
Với một con người có
sức khoẻ bình thường, dung tích của phổi có sức chứa khoảng 5 lít không
khí. Khi chúng ta hít vào, thở ra một cách thụ động [tức là thở tự
nhiên] thì có khoảng 3 lít không khí được lưu chuyển, như vậy sẽ còn 1
lít rưỡi đến 2 lít không khí không được lưu chuyển và nó sẽ nằm tù hãm
trong phổi và hoàn toàn không được sử dụng đến.
Theo báo cáo của ngành Y khoa, lao phổi là do giảm sinh khí, do dưỡng khí không được cung cấp đầy đủ, vì vậy quá trình trao đổi khí cần phải có một thời gian nhất định. Các nhà sinh lý học cho rằng một hơi thở tốt nên kéo dài khoảng 20 giây cho một lần hít vào, thở ra. Nếu ta thở nhanh quá hoặc cạn quá thì thời gian trao đổi khí quá ngắn, không tận dụng được lượng dưỡng khí ở trong máu đưa vào tế bào, cũng như không thải được thán khí ra khỏi cơ thể. Các nhà khoa học đã nghiên cứu trong giới sinh vật rằng “loài sinh vật nào có chu kỳ hô hấp dài, đều là những loài có đời sống rất lâu”. Chẳng hạn như con chó trung bình mỗi ngày thở 50.400 lần, và nó có đời sống khoảng 12 năm. Con ngựa một ngày thở 29.000 lần, và có đời sống khoảng 25 năm. Con rùa một ngày thở 8.200 lần, và có đời sống trên một thế kỷ hoặc hơn nữa.
Cơ chế thở bụng
Trong tất cả
các họat động nội tạng, chỉ có thở là vừa tự phát vừa có thể tùy ý. Động
tác thở bụng được thực hiện chủ yếu bởi cơ hoành, một cơ chắn ngang
giữa ngực và bụng. Mặt trên tiếp giáp tim và phổi, mặt dưới với gan và
khoang bụng. Khi chúng ta hô hấp, cơ này cử động lên xuống, đồng thời
dồn ép hoặc kéo giãn các cơ quan nội tạng.
Cơ hoành (Diaphragm) là màng cơ mỏng màu đỏ
Theo cách thông thường, người ta thường hay thở cạn, nhanh và không có
sử dụng cơ này. Chỉ có cách thở bụng mới tận dụng được nó, theo cách thở
này khi ta hít vào thật chậm, sâu thì không khí đi vào phần dưới đáy
phổi, cơ hoành đẩy xuống làm cho thận, gan, dạ dày bị ép liên tục. Khi
thở ra nó lại co lên kéo giãn các tạng phủ. Như vậy toàn bộ các cơ quan
nội tạng bên trong được m***age liên tục.
Nói theo lời của B/S Đỗ
hồng Ngọc thì sự “hô hấp sâu sẽ tác động trên từng tế bào của cơ thể chứ
không phải chỉ là ở hai lá phổi”. Phổi thực chất là một cái bơm, bơm
không khí vào ra “phình xẹp” vậy thôi. Để cho cái máy bơm đó làm việc
tốt, ta cần phải biết một chút về cơ chế của nó
Lồng ngực là cái
xy-lanh (cylindre), còn pít-tông (piston) chính là cơ hoành, một cơ trơn
nằm vắt ngang giữa bụng và ngực. Khi cơ hoành nâng lên và hạ xuống thì
không khí được hút vào đẩy ra ở phổi. Khi cơ hoành hoạt động càng mạnh
thì trái tim càng khỏe, cơ hoành được xem là “trái tim thứ hai”, là một
thành phần tưởng không giữ vai trò nào nổi bật trong cơ thể, ấy vậy mà
lại có thể trở thành đòn bẩy cho trái tim khỏe mạnh.
Và nói theo lời
của các đạo sư Yoga: “Không phải sự hô hấp sinh ra vận động của phổi,
mà ngược lại chính sự vận động của phổi và cơ hoành mới tạo ra sự hô
hấp”. Điều này ta có thể chứng minh bằng cách là “dùng hai ngón tay bóp
vào hai lỗ mũi một người đang ngủ” ta sẽ thấy phần ngực và cơ hoành
chuyển động rất mạnh.
Bác sĩ Dean Ornish, tác giả cuốn sách nổi
tiếng “Program for Reversing Heart Disease” (Chương trình phục hồi bệnh
tim) hướng dẫn cách thở bụng rất đơn giản, dễ làm. Hãy đặt một bàn tay
lên bụng, khi thở vào thở ra, ta thấy bàn tay mình di chuyển lên xuống
là được.
Ngày nay, ở phương Tây, rất nhiều trung tâm dạy thiền,
yoga, khí công… để chữa bệnh cũng chủ yếu là dạy phương pháp thở bụng.
Các phương pháp trị liệu nổi tiếng của các bác sĩ như Dean Ornish,
Deepak Chopra v.v… căn bản cũng không ngoài cách… thở bụng. Phương pháp
thở bụng không chỉ giúp để chữa một số bệnh tim mạch, hô hấp, tiêu hóa…
mà còn làm cho tâm được an lạc, giảm stress trong cuộc sống hiện tại.
Việc thở bụng phải tuân thủ 4 nguyên tắc sau: Chậm, êm, dài, sâu. Cách
thở này không những tăng cường nội lực mà còn giúp điều hòa các rối loạn
tạng phủ.
Thời 1: Hít vào
Hít vào, từ từ phình bụng ra, cơ
hoành hạ xuống, có tác dụng đẩy các tạng phủ xuống thấp, làm áp lực ổ
bụng tăng lên, máu ở bụng được đẩy về tim dễ dàng. Dạ dày, gan, thận
được mát xa liên tục.
Khi hít vào sâu, sẽ giúp cho oxy đến đầy đủ tận
cùng toàn bộ tế bào trong cơ thể, do đó sẽ có sự chuyển hóa hoàn toàn
nhất, tránh được khả năng đào thải những chất có gốc tự do gây bệnh và
các chất oxy hóa từ tế bào tự hủy vì thiếu oxy, đó là mầm mống của bệnh
tật. Hít vào sâu, sẽ làm cho lượng bọt khí nitric oxide li ti xuất hiện
nhiều trong máu, các chất này tác động lên đầu các nơron thần kinh, làm
tăng trao đổi điện hóa giữa các dây thần kinh, tăng chất dopamine và
endorphin trong máu.
Thời 2: Ngưng thở
Ngưng thở có tác dụng giữ
lượng không khí trong phế nang một thời gian để tăng sự khuếch tán oxy
vào máu, máu sẽ tràn đầy các tế bào và các mô, làm giãn nở các mạch máu
và bắp thịt, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Đối với những người thường
trì trệ, kém năng động, hay buồn rầu, chán nản v.v… với cách thở này
(hít vào, ngưng thở) sẽ làm hưng phấn hệ giao cảm và ức chế đối giao
cảm, giúp đẩy lùi được những căn bệnh trên rất có hiệu quả.
Thời 3: Thở ra
Thở ra bụng từ từ xẹp xuống, đẩy cơ hòanh lên cao hơn, các tạng phủ dồn
lên, các khoang liên sườn thu hẹp lại, thể tích lồng ngực giảm tối đa
nhằm tống khí độc ô nhiễm carbon dioxide ra khỏi đáy phổi. Giúp cho tim
và phổi hoạt động tốt hơn. Thở ra nếu có cố gắng thêm một chút, sẽ làm
hưng phấn đối giao cảm, giúp tăng tiết insulin rất có lợi để chữa bệnh
tiểu đường và có thể thay thế thuốc chích insulin từ ngoài vào cơ thể.
Thời 4: Ngưng thở
Ngưng thở tạo ra sự thay đổi ngược lại phản xạ sinh lý bình thường.
Ngưng thở còn làm cho lượng Co2 trong máu tăng lên, có tác dụng kích
thích trung tâm hô hấp ở hành tủy, điều khiển hít vào sâu hơn. Khi thở
ra, ngưng thở kết hợp với nhíu hậu môn sẽ giúp cho lưu thông máu ở vùng
tầng sinh môn được dễ dàng, vì vậy sẽ phòng và tránh được bệnh trĩ rất
hiệu quả, hỗ trợ cho việc hấp thu năng lượng âm và làm dễ dàng cho việc
nâng khí nhằm bổ trợ cho thận thủy khí sung mãn. Đối với những người
thường hay nóng nảy, căng thẳng hoặc quá hưng phấn v.v… với cách thở này
(thở ra, ngưng thở) sẽ làm hưng phấn hệ đối giao cảm và ức chế giao
cảm, có tác dụng làm giảm mọi sự căng thẳng, giận hờn bực tức.
Cơ chế hít thở bụng
Lợi ích của việc thở bụng 4 thời
Cung cấp thêm nhiều oxy cho các tế bào, và tăng cường tuần hoàn não.
Tăng cường hệ miễn dịch.
Xoa bóp nội tạng.
Nâng cao hiệu quả trong quá trình hô hấp.
Tác động đến hệ thống tuần hoàn máu và bạch huyết, khiến những hệ thống
này tạo ra những kháng thể để tiêu diệt vi trùng, vi khuẩn và những
sinh vật khác trong cơ thể. Giúp cho ta tiêu trừ được một số bệnh kinh
niên hay nhất thời.
Tư thế chuẩn bị: Nằm ngửa, hai chân thẳng, thả
lỏng tự nhiên, tay trái xuôi theo thân, lòng bàn tay mở ngửa. Bàn tay
phải đặt ở vùng bụng dưới. Ngón giữa tay phải đặt ở luân xa 3 (dưới rốn 3
phân). Mắt và miệng khép nhẹ, lưỡi để tự nhiên. Hít thở bằng mũi.
Trước khi tập bài tập thở này, bạn có thể tập bài tập để ổn định tâm mình bằng cách:
Niệm thầm trong đầu: “Tôi đang theo dõi hơi thở… Tôi đang theo dõi hơi
thở…” hoặc niệm chữ “Hít thở” theo từng nhịp hít vào thở ra của bạn.
Niệm liên tục.
Chú tâm vào vùng bụng dưới và cảm nhận sự phồng lên xẹp xuống của bụng thông qua hơi thở. Thời gian từ 3 đến 5 phút.
Đếm hơi thở:
+ Thở 2 thời: Thở vào, thở ra đếm 1… Thở vào, thở ra đếm 2… Lặp đi lặp lại cho tới 10 lần.
+ Thở 3 thời: Thở vào, ngưng thở, thở ra đếm 1… Thở vào, ngưng thở, thở ra đếm 2… Thở 10 lần.
+ Thở 4 thời: Thở vào, ngưng thở, thở ra, ngưng thở đếm 1… Thở vào, ngưng thở, thở ra, ngưng thở đếm 2… Thở 10 lần.
Các bạn chú ý tập thở dần dần từ đơn giản đến phức tạp, từ 2 thời lên 4
thời theo hướng dẫn như trên vì nếu thở 4 thời ngay từ đầu sẽ khiến bạn
mệt và không đạt hiệu quả.
Ngoài thời gian luyện thở như hướng dẫn,
các bạn cũng chú ý thở bằng bụng mọi lúc mọi nơi nhé! Chú ý vào hơi
thở, cách thở đúng cũng là cách để các bạn loại bỏ những suy nghĩ không
cần thiết khiến thân tâm ta mệt mỏi, khả năng tập trung giảm sút.
Chúc các bạn tập luyện thành công phương pháp thở này và thu được những lợi ích thiết thực từ nó nhé!
Hít Thở Đúng Cách
Hít thở là phản xạ tự nhiên vô điều kiện của con người, nhưng không
phải ai cũng biết cách thở để phát huy tối đa khả năng của cơ quan hô
hấp. Đa số chúng ta thở không đúng cách, chúng ta thường thở nông và
cạn, chỉ dùng cơ ngực và cơ vai trong lúc thở, chính vì vậy không khí
không thể vào làm đầy hai lá phổi. Theo cách thở thông thường, khi ta
hít vào, thở ra chúng ta chỉ dùng 1/3 hay một nửa thể tích của phổi, tức
là ta chỉ sử dụng phần giữa và phần trên của phổi, còn phần dưới của
cuống phổi và đáy phổi thì không hoạt động, vì vậy mà phổi của ta luôn
luôn chứa đầy không khí cũ tồn đọng. Với cách thở thụ động như trên, sẽ
làm cho tế bào của ta luôn luôn thiếu dưỡng khí, và đương nhiên là tế
bào sẽ bị lão hoá nhanh. Các chức năng tiêu hoá, chức năng loại bỏ các
chất thải, các độc tố sẽ bị ngăn trở. Đó cũng là nguyên nhân phát sinh
gây ra cảm lạnh và các bệnh thuộc về hô hấp.
Với một con người có
sức khoẻ bình thường, dung tích của phổi có sức chứa khoảng 5 lít không
khí. Khi chúng ta hít vào, thở ra một cách thụ động [tức là thở tự
nhiên] thì có khoảng 3 lít không khí được lưu chuyển, như vậy sẽ còn 1
lít rưỡi đến 2 lít không khí không được lưu chuyển và nó sẽ nằm tù hãm
trong phổi và hoàn toàn không được sử dụng đến.
Theo báo cáo của ngành Y khoa, lao phổi là do giảm sinh khí, do dưỡng khí không được cung cấp đầy đủ, vì vậy quá trình trao đổi khí cần phải có một thời gian nhất định. Các nhà sinh lý học cho rằng một hơi thở tốt nên kéo dài khoảng 20 giây cho một lần hít vào, thở ra. Nếu ta thở nhanh quá hoặc cạn quá thì thời gian trao đổi khí quá ngắn, không tận dụng được lượng dưỡng khí ở trong máu đưa vào tế bào, cũng như không thải được thán khí ra khỏi cơ thể. Các nhà khoa học đã nghiên cứu trong giới sinh vật rằng “loài sinh vật nào có chu kỳ hô hấp dài, đều là những loài có đời sống rất lâu”. Chẳng hạn như con chó trung bình mỗi ngày thở 50.400 lần, và nó có đời sống khoảng 12 năm. Con ngựa một ngày thở 29.000 lần, và có đời sống khoảng 25 năm. Con rùa một ngày thở 8.200 lần, và có đời sống trên một thế kỷ hoặc hơn nữa.
Cơ chế thở bụng
Trong tất cả
các họat động nội tạng, chỉ có thở là vừa tự phát vừa có thể tùy ý. Động
tác thở bụng được thực hiện chủ yếu bởi cơ hoành, một cơ chắn ngang
giữa ngực và bụng. Mặt trên tiếp giáp tim và phổi, mặt dưới với gan và
khoang bụng. Khi chúng ta hô hấp, cơ này cử động lên xuống, đồng thời
dồn ép hoặc kéo giãn các cơ quan nội tạng.
Cơ hoành (Diaphragm) là màng cơ mỏng màu đỏ
Theo cách thông thường, người ta thường hay thở cạn, nhanh và không có
sử dụng cơ này. Chỉ có cách thở bụng mới tận dụng được nó, theo cách thở
này khi ta hít vào thật chậm, sâu thì không khí đi vào phần dưới đáy
phổi, cơ hoành đẩy xuống làm cho thận, gan, dạ dày bị ép liên tục. Khi
thở ra nó lại co lên kéo giãn các tạng phủ. Như vậy toàn bộ các cơ quan
nội tạng bên trong được m***age liên tục.
Nói theo lời của B/S Đỗ
hồng Ngọc thì sự “hô hấp sâu sẽ tác động trên từng tế bào của cơ thể chứ
không phải chỉ là ở hai lá phổi”. Phổi thực chất là một cái bơm, bơm
không khí vào ra “phình xẹp” vậy thôi. Để cho cái máy bơm đó làm việc
tốt, ta cần phải biết một chút về cơ chế của nó
Lồng ngực là cái
xy-lanh (cylindre), còn pít-tông (piston) chính là cơ hoành, một cơ trơn
nằm vắt ngang giữa bụng và ngực. Khi cơ hoành nâng lên và hạ xuống thì
không khí được hút vào đẩy ra ở phổi. Khi cơ hoành hoạt động càng mạnh
thì trái tim càng khỏe, cơ hoành được xem là “trái tim thứ hai”, là một
thành phần tưởng không giữ vai trò nào nổi bật trong cơ thể, ấy vậy mà
lại có thể trở thành đòn bẩy cho trái tim khỏe mạnh.
Và nói theo lời
của các đạo sư Yoga: “Không phải sự hô hấp sinh ra vận động của phổi,
mà ngược lại chính sự vận động của phổi và cơ hoành mới tạo ra sự hô
hấp”. Điều này ta có thể chứng minh bằng cách là “dùng hai ngón tay bóp
vào hai lỗ mũi một người đang ngủ” ta sẽ thấy phần ngực và cơ hoành
chuyển động rất mạnh.
Bác sĩ Dean Ornish, tác giả cuốn sách nổi
tiếng “Program for Reversing Heart Disease” (Chương trình phục hồi bệnh
tim) hướng dẫn cách thở bụng rất đơn giản, dễ làm. Hãy đặt một bàn tay
lên bụng, khi thở vào thở ra, ta thấy bàn tay mình di chuyển lên xuống
là được.
Ngày nay, ở phương Tây, rất nhiều trung tâm dạy thiền,
yoga, khí công… để chữa bệnh cũng chủ yếu là dạy phương pháp thở bụng.
Các phương pháp trị liệu nổi tiếng của các bác sĩ như Dean Ornish,
Deepak Chopra v.v… căn bản cũng không ngoài cách… thở bụng. Phương pháp
thở bụng không chỉ giúp để chữa một số bệnh tim mạch, hô hấp, tiêu hóa…
mà còn làm cho tâm được an lạc, giảm stress trong cuộc sống hiện tại.
Việc thở bụng phải tuân thủ 4 nguyên tắc sau: Chậm, êm, dài, sâu. Cách
thở này không những tăng cường nội lực mà còn giúp điều hòa các rối loạn
tạng phủ.
Thời 1: Hít vào
Hít vào, từ từ phình bụng ra, cơ
hoành hạ xuống, có tác dụng đẩy các tạng phủ xuống thấp, làm áp lực ổ
bụng tăng lên, máu ở bụng được đẩy về tim dễ dàng. Dạ dày, gan, thận
được mát xa liên tục.
Khi hít vào sâu, sẽ giúp cho oxy đến đầy đủ tận
cùng toàn bộ tế bào trong cơ thể, do đó sẽ có sự chuyển hóa hoàn toàn
nhất, tránh được khả năng đào thải những chất có gốc tự do gây bệnh và
các chất oxy hóa từ tế bào tự hủy vì thiếu oxy, đó là mầm mống của bệnh
tật. Hít vào sâu, sẽ làm cho lượng bọt khí nitric oxide li ti xuất hiện
nhiều trong máu, các chất này tác động lên đầu các nơron thần kinh, làm
tăng trao đổi điện hóa giữa các dây thần kinh, tăng chất dopamine và
endorphin trong máu.
Thời 2: Ngưng thở
Ngưng thở có tác dụng giữ
lượng không khí trong phế nang một thời gian để tăng sự khuếch tán oxy
vào máu, máu sẽ tràn đầy các tế bào và các mô, làm giãn nở các mạch máu
và bắp thịt, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Đối với những người thường
trì trệ, kém năng động, hay buồn rầu, chán nản v.v… với cách thở này
(hít vào, ngưng thở) sẽ làm hưng phấn hệ giao cảm và ức chế đối giao
cảm, giúp đẩy lùi được những căn bệnh trên rất có hiệu quả.
Thời 3: Thở ra
Thở ra bụng từ từ xẹp xuống, đẩy cơ hòanh lên cao hơn, các tạng phủ dồn
lên, các khoang liên sườn thu hẹp lại, thể tích lồng ngực giảm tối đa
nhằm tống khí độc ô nhiễm carbon dioxide ra khỏi đáy phổi. Giúp cho tim
và phổi hoạt động tốt hơn. Thở ra nếu có cố gắng thêm một chút, sẽ làm
hưng phấn đối giao cảm, giúp tăng tiết insulin rất có lợi để chữa bệnh
tiểu đường và có thể thay thế thuốc chích insulin từ ngoài vào cơ thể.
Thời 4: Ngưng thở
Ngưng thở tạo ra sự thay đổi ngược lại phản xạ sinh lý bình thường.
Ngưng thở còn làm cho lượng Co2 trong máu tăng lên, có tác dụng kích
thích trung tâm hô hấp ở hành tủy, điều khiển hít vào sâu hơn. Khi thở
ra, ngưng thở kết hợp với nhíu hậu môn sẽ giúp cho lưu thông máu ở vùng
tầng sinh môn được dễ dàng, vì vậy sẽ phòng và tránh được bệnh trĩ rất
hiệu quả, hỗ trợ cho việc hấp thu năng lượng âm và làm dễ dàng cho việc
nâng khí nhằm bổ trợ cho thận thủy khí sung mãn. Đối với những người
thường hay nóng nảy, căng thẳng hoặc quá hưng phấn v.v… với cách thở này
(thở ra, ngưng thở) sẽ làm hưng phấn hệ đối giao cảm và ức chế giao
cảm, có tác dụng làm giảm mọi sự căng thẳng, giận hờn bực tức.
Cơ chế hít thở bụng
Lợi ích của việc thở bụng 4 thời
Cung cấp thêm nhiều oxy cho các tế bào, và tăng cường tuần hoàn não.
Tăng cường hệ miễn dịch.
Xoa bóp nội tạng.
Nâng cao hiệu quả trong quá trình hô hấp.
Tác động đến hệ thống tuần hoàn máu và bạch huyết, khiến những hệ thống
này tạo ra những kháng thể để tiêu diệt vi trùng, vi khuẩn và những
sinh vật khác trong cơ thể. Giúp cho ta tiêu trừ được một số bệnh kinh
niên hay nhất thời.
Tư thế chuẩn bị: Nằm ngửa, hai chân thẳng, thả
lỏng tự nhiên, tay trái xuôi theo thân, lòng bàn tay mở ngửa. Bàn tay
phải đặt ở vùng bụng dưới. Ngón giữa tay phải đặt ở luân xa 3 (dưới rốn 3
phân). Mắt và miệng khép nhẹ, lưỡi để tự nhiên. Hít thở bằng mũi.
Trước khi tập bài tập thở này, bạn có thể tập bài tập để ổn định tâm mình bằng cách:
Niệm thầm trong đầu: “Tôi đang theo dõi hơi thở… Tôi đang theo dõi hơi
thở…” hoặc niệm chữ “Hít thở” theo từng nhịp hít vào thở ra của bạn.
Niệm liên tục.
Chú tâm vào vùng bụng dưới và cảm nhận sự phồng lên xẹp xuống của bụng thông qua hơi thở. Thời gian từ 3 đến 5 phút.
Đếm hơi thở:
+ Thở 2 thời: Thở vào, thở ra đếm 1… Thở vào, thở ra đếm 2… Lặp đi lặp lại cho tới 10 lần.
+ Thở 3 thời: Thở vào, ngưng thở, thở ra đếm 1… Thở vào, ngưng thở, thở ra đếm 2… Thở 10 lần.
+ Thở 4 thời: Thở vào, ngưng thở, thở ra, ngưng thở đếm 1… Thở vào, ngưng thở, thở ra, ngưng thở đếm 2… Thở 10 lần.
Các bạn chú ý tập thở dần dần từ đơn giản đến phức tạp, từ 2 thời lên 4
thời theo hướng dẫn như trên vì nếu thở 4 thời ngay từ đầu sẽ khiến bạn
mệt và không đạt hiệu quả.
Ngoài thời gian luyện thở như hướng dẫn,
các bạn cũng chú ý thở bằng bụng mọi lúc mọi nơi nhé! Chú ý vào hơi
thở, cách thở đúng cũng là cách để các bạn loại bỏ những suy nghĩ không
cần thiết khiến thân tâm ta mệt mỏi, khả năng tập trung giảm sút.
Chúc các bạn tập luyện thành công phương pháp thở này và thu được những lợi ích thiết thực từ nó nhé!
st. |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
<< phần trước Trang of 183 phần sau >> |
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |