Bài mới Thành viên Lịch Tìm kiếm Hỏi/Đáp | |
Ghi danh Đăng nhập |
Chuyện Linh Tinh | |
Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh |
Chủ đề: NHỮNG ĐIỀU CẦN NÊN BIẾT | |
<< phần trước Trang of 9 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22908 |
Gởi ngày: 02/Feb/2019 lúc 2:13pm |
ĐI DU LỊCH …CẨN THẬN COI CHỪNG BỊ PHẠT !Đi du lịch đã tốn tiền rồi, mà đôi khi vướng mắc vào những luật lệ địa phương, phải chi thêm một số tiền phạt nữa, khiến cuộc đi mất vui. Sau đây là một số luật lệ ở mấy nơi trên thế giới bạn nên chú ý trước khi lên đường. 1. Ngồi nghỉ chân tại Venice (Ý). Tiền phạt: $588 Khi đi du lịch, đôi chân có lúc mỏi hoặc đau, muốn ngồi xuống một chỗ để nghỉ ngơi. Hành động đơn giản đó, khi bạn ở Venice (Ý), mà làm không đúng chỗ đã chỉ định, có thể bị phạt tới $588 (theo một đề án chưa thành luật) nếu một ông polizia bắt được. Lý do? Thành phố chật ních người, các viên chức cố tìm cách hạn chế du khách. Giải pháp: tìm quán cà phê, gọi ly cà phê, hoặc trà, vừa nhâm nhi vừa nghỉ chân.> 2. Ăn uống trên đường phố Florence (Ý). Tiền phạt: tới $570 Ở Mỹ, nhiều người thích vừa đi vừa ăn (nên mới có fast food drive through!), nhưng đừng làm thế ở Florence, ở đây mọi đường phố đều là khu vực đỏ đối với việc ăn uống. Muốn ăn, bạn phải ngồi, bên trong hoặc ngoài tiệm cà phê hay nhà hàng.> 3.Đi vào con đường đông đúc ở Amsterdam (Hòa Lan). Tiền phạt: ? Vùng Wallen ở Amsterdam là khu vực đèn đỏ, các đường phố này đều đông cứng nên phải “điều tiết” bằng mã số. Nếu một con đường được quy định mã số đỏ, thì đã quá chật ních, không ai được đi vào nữa; màu xanh là đi vào được (nhưng phải “chen vai thích cánh”); còn màu cam là vào được nhưng “có gì ráng chịu”. Luật mới này chưa quy định tiền phạt, nhưng nếu kèm theo vi phạm khác, như uống rượu nơi công cộng là bị phạt $109, xả rác: $160. 4. Lấy cát ở Sardinia (Ý). Tiền phạt: có thể tới $3,482 Tới du lịch ở mấy bãi biển, nhiều người thường lấy vỏ sò, sỏi, và chút ít cát đem về làm kỷ niệm. Nhưng đừng nghĩ tới chuyện đó ở Sardinia. Nếu bị bắt gặp lấy cát (hoặc những thứ khác) từ bãi biển, tiền phạt (từ $580 tới $3,482) có thể trở thành món chi tiêu quá lớn cho một cuộc du lịch. 5. Lấy đá cuội từ các bãi biển Cornwall (Anh). Phạt tới $1,283. Một trong những lý do du khách tới Cornwall là để coi Crackington Haven, một bãi biển ở St. Gennys Parish. Đừng làm thay đổi hiện trạng (những gì bạn thấy); lấy đá là làm cho bãi biển dễ bị xói mòn. Một du khách bị theo dõi và bị bắt đã phải lái xe hàng trăm dặm từ nhà đến bãi biển để trả lại số đá đã lấy. 6. Xả rác ở Hong Kong. Tiền phạt: $1,500 Đa số mọi người đều có ý thức recycle (khi có thể) hoặc bỏ rác vào thùng chứa. Nếu bạn xả rác – dù là miếng giấy gói bánh burger – trên đường phố Hong Kong, bạn có thể bị phạt số tiền nói trên. Đừng cãi là không biết luật bằng tiếng Tàu, vì chính phủ đã trương ra những hình vẽ cảnh báo mà ai cũng hiểu được. 7. Ăn hoặc uống khi lái xe ở Anh, tiền phạt: $128 Đây có lẽ là luật khắt khe nhất đối với người Mỹ, vì lúc nào họ cũng ăn uống trong xe. Nếu bạn bị bắt gặp, phải đóng $128 mà còn bị phạt 3 điểm trên hồ sơ lái xe! 8. Hết xăng trên xa lộ Autobahn ở Đức. Tiền phạt: $34 Chắc bạn đã biết con đường expressway nổi tiếng này, có lẽ vì tốc độ giới hạn là 81 mph (và trong vài khu vực thôn quê, không có giới hạn tốc độ), nhưng bạn có biết rằng nếu hết xăng giữa đường, bạn sẽ bị phạt $34 vì ngừng xe bất hợp pháp? 9. Chửi thề nơi công cộng tại Sydney (Úc). Tiền phạt tới $500. Giả sử bạn đang đi bộ ở Sydney, đột nhiên thấy mình quẹo lầm vào đường khác, đi lố cả dặm dài. Hoặc thấy mình bị mất bóp. Hãy cố nuốt lời chửi thề vào bụng, vì nếu la to mà cảnh sát nghe được thì bị phạt tới số tiền nói trên. 10. Đánh bắt cá trong những “trường hợp khả nghi” ở Anh. Tiền phạt: Không quy định Luật về Cá Hồi của Anh năm 1986 quy định nếu một người “đánh bắt, giết hoặc thả” lươn, cá hồi, cá mút đá (lampreys), cá smelt, hoặc cá nước ngọt tại các xứ Wales, Anh hoặc Scotland, sẽ bị phạt tùy theo nặng nhẹ. Lần tới khi đến Vương quốc Anh, bạn nhớ đừng đi bắt cá, có thèm thì đến tiệm mà mua. 11. Đi bộ khỏa thân ở vùng núi Alpes Thụy Sĩ. Tiền phạt: $100 Rong ruổi đường trường ở vùng rừng núi này mà thích sống theo thiên nhiên – “không mặc gì” – là chính phủ Thụy Sĩ phạt bạn $100. Năm 2011 một người dạo chơi ở Appenzel như vậy mà không chịu đóng phạt, nhưng cuối cùng cũng thua. Vậy dù có nóng nực đến mấy cũng nhớ phải mặc áo mặc quần. 12. Say tại một quán bar ở Alaska. Tiền phạt? Hãng rượu nào cũng quảng cáo: “uống vừa phải để giữ trách nhiệm”, nếu không thì, như ở Alaska, bạn có thể bị bắt vì say sưa tại quán bar. Số tiền phạt không được xác định, nhưng xin khuyên bạn đừng thử xem cho biết 13.Bán chewing gum ở Singapore. Tiền phạt: $100,000 Nhai kẹo cao-su đã là bất hợp pháp (vì bã nhổ ra làm xấu và hư hại mặt đường), mà đưa nó vào xứ sở này cũng trái luật nữa. Nếu bị bắt vì bán chewing gum, có thể bị phạt tới số tiền rất lớn nói trên. Đó là luật có từ năm 1992. Vậy trước khi đi Singapore, nhớ coi xem trong hành lý có sót lại thanh Juicy Fruit nào không. st. |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Nhom12yeuthuong
Senior Member Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7120 |
Gởi ngày: 29/Mar/2019 lúc 8:19am |
CẨN THẬN KHI SỬ DỤNG THANG MÁY
Vào một hôm tôi đang ở trong một thang máy thì bất thình lình thang bị hư và rơi từ lầu 13 xuống với một tốc độ thật nhanh. May mắn là tôi nhớ đã coi trong TiVi về trường hợp này nên vội dùng tay nhấn vào mọi nút nhấn của tất cả mọi tầng lầu. Và thang máy đã ngừng ở lầu 5. Nếu thang máy bị hư và rơi xuống, có thể bạn nghĩ là mình chỉ có "chờ chết" mà thôi. Tuy nhiên nếu ta bình tĩnh và biết áp dụng một số lời khuyên sau đây thì tình thế sẽ khác hẳn. 1. Nhanh chóng nhấn mọi nút nhấn trong thang máy. Khi bộ cung cấp điện khẩn cấp được kích động thì thang máy sẽ không rơi thêm nữa. 2.Nắm chặt thanh nắm (handle) nếu có. Việc này làm bạn giữ được vị trí đứng của mình và không bị ngã hay bị va chạm vào thang máy khi mất thăng bằng. 3. Dựa lưng và đầu vào tường thang máy, tạo thành một đường thẳng đứng. Tựa vào tường để bảo vệ lưng/cột sống. 4. Cong đầu gối lại để tạo thế uyển chuyển, giảm thiểu sự chấn động mạnh có thể làm gãy xương chân trầm trọng khi bị va chạm. Hãy chia sẻ lời khuyên này cho mọi người cùng biết, bạn nhé! Posted by: Dupont Nguyen |
|
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22908 |
Gởi ngày: 13/May/2019 lúc 11:28am |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22908 |
Gởi ngày: 14/May/2019 lúc 7:45am |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22908 |
Gởi ngày: 13/Jul/2019 lúc 4:08am |
Phong Tục, Tập Quán Nước Mỹ
Mỗi quốc gia có tập quán, văn hóa riêng biệt, việc gì người trong nước
thấy bình thường chắc chắn sẽ có người ngoại quốc trợn mắt trừng trừng
không hiểu.
Xóm tôi ngày xưa có vợ ông Tôm Càng bán chè rong. Tôi không hiểu tại sao hàng xóm lại gọi là ông Tôm Càng vì tôi đã nghe người ta gọi như thế khi tôi còn nhỏ. Một lần bố tôi và tôi ngồi trên ban công nhìn xuống hẻm xem một bà gánh rong bán tầu hủ ngọt, ông Tôm Càng và đứa con nhỏ ngồi mà chỉ có ông ta ăn. Bố tôi chỉ trích ông ta thậm tệ, nói là làm sao một người cha có thể ăn một mình trước mặt con mà không cho con ăn. Nếu ăn thì, theo bố tôi, cả hai cha con phải cùng ăn.
Bài học ngụ ngôn bố dạy tôi nhớ mãi nên khi tôi lập gia đình,
có con, mỗi lúc tôi thèm ăn món gì thì tôi trốn ăn... một mình, không
bao giờ cho con biết!
Mỗi trưa khi nấu chè xong, bà ta đặt gánh ở
hiên nhà trước khi đi bán. Một hôm tôi chơi rượt bắt, chạy luồn dưới
gánh khi bị mấy đứa nhỏ khác rượt. Bà tóm tôi lại, bắt đi ngược trở lại
dưới gánh. Bấy giờ tôi không hiểu tại sao, sau này lớn lên tôi mới biết
những người bán hàng tin dị đoan là nếu chưa có ai mua mở hàng mà có
người chui qua dưới gánh là xui. Một niềm tin vô căn cứ.
Đây là
những phong tục tập quán ở nước Mỹ khác biệt với Á Châu hay Âu Châu, tôi
xin liệt kê -không xếp theo thứ tự- để người ngoại quốc đến Mỹ du lịch
sẽ không bỡ ngỡ:
1. Thuế hàng hóa (sales tax): Rất nhiều người
ngoại quốc than phiền khi mua sắm ở Hoa Kỳ: họ tưởng giá niêm yết trên
món hàng là giá phải trả, nào ngờ khi ra tính tiền thì bị tính thêm
sales tax.
Giá niêm yết của một món hàng ở Mỹ chưa kể sales tax,
sẽ được cộng vào khi tính tiền. Trong khi ở hầu hết các quốc gia khác
trên thế giới, giá niêm yết bán đã bao gồm thuế VAT -Value Added Tax. Ở
Âu Châu, thuế VAT là 21.5%. Ở Việt Nam thuế VAT là 10%, đôi lúc cộng
thêm thuế SCT - Special Sales Tax, 70%.
Nếu ai không thích trả thêm sales tax ở Mỹ thì đến bốn tiểu bang này mua sắm vì hoàn toàn không có thuế hàng hóa, giá sao bán vậy: Delaware, Montana, Oregon và New Hampshire. Có thêm tiểu bang thứ năm Alaska cũng không đánh thuế hàng hóa, nhưng cho chính quyền địa phương tùy ý quyết định nên ở Alaska thuế hàng hóa rất thấp: chính quyền địa phương đánh thuế sales tax 1.69%.
Còn
lại 45 tiểu bang kia thì nơi nào cũng có sales tax. Thuế này bao gồm
thuế tiểu bang, địa phương (như county), thành phố, và khác nhau khắp
nơi. Thí dụ như ở Las Vegas (tiểu bang Nevada), sales tax là 8.25%; ở
New York City (tiểu bang New York), sales tax là 8.875%.
Ở
California, tiểu bang và địa phương ấn định sales tax là 7.25% (tiểu
bang 6% + địa phương 1.25%). Thế nhưng không phải chỉ có 7.25% vì thành
phố cộng thêm thuế riêng của họ vào. Tôi liệt kê sau đây sales tax ở các
thành phố California có người Việt đông nhất, thứ tự từ cao đến thấp:
Los Angeles: 9.50%
San Jose: 9.25%
Garden Grove: 8.75%
San Diego: 7.75%
Simi Valley: 7.25%
Nói
thí dụ một người mua một chiếc xe hơi ở California giá là $100,000
dollars. Giá này phải cộng thêm sales tax. Ở Los Angeles, sales tax là
$9500 dollars. Ở San Jose, sales tax là $9250 dollars. Ở Garden Grove,
sales tax là $8750 dollars. Ở San Diego, sales tax là $7750 dollars, và ở
Simi Valley, sales tax là $7250 dollars.
2. Nghỉ hè: Dân Mỹ đi nghỉ hè ít so với Âu Châu. Theo Hiệp Hội Du Lịch Hoa Kỳ, vào năm 2017 dân Mỹ đi vacation chỉ có 17.2 ngày.
Đây là các quốc gia mà dân đi du lịch nhiều nhất thế giới, tính theo ngày trong một năm (theo trang mạng Travel Channel):
- Đi nghỉ hè 30 ngày/ một năm: Ba-Tây, Phần Lan, Pháp, Đức, Tây Ban Nha.
- Đi nghỉ hè 28 ngày/ một năm: Đan Mạch.
- Đi nghỉ hè 27 ngày/ một năm: United Arab Emirates.
- Đi nghỉ hè 25 ngày/ một năm: Thụy Điển, Áo, Na Uy, Thụy Sĩ.
Ba quốc gia nói tiếng Anh người Việt ở nhiều nhất lại là một trong những quốc gia đi nghỉ hè ít nhất:
- Đi nghỉ hè 17 ngày/ một năm: Hoa Kỳ.
- Đi nghỉ hè 14 ngày/ một năm: Úc, Canada.
Những
quốc gia dân đi vacation nhiều nhất, 30 ngày nghỉ hè trong một năm, thì
được sở làm trả một năm 30 ngày vacation có lương. Trong khi ở Hoa Kỳ
và Canda, nhân viên mới làm một năm chỉ được hãng trả 10 ngày (hai tuần)
vacation có lương, 5 năm được hãng trả 15 ngày (ba tuần) vacation có
lương, và 20 năm thì được hãng trả 20 ngày (bốn tuần) vacation có lương.
Ở Úc, nhân viên mới bắt đầu làm năm thứ nhất đã được trả 20 ngày (bốn
tuần) vacation có lương.
3. Nhà thuốc Tây: Ở khắp nơi trên thế
giới, nhà thuốc Tây chỉ bán thuốc, không bán gì hơn. Trong khi ở Mỹ, nhà
thuốc Tây thường chỉ là một góc nhỏ của một tiệm thật to bán chạp phô
đủ thứ hầm bà lằng khác: thuốc, đồ chơi, đồ trang điểm, quần áo, nước
uống, thức ăn, báo chí, thiệp chúc mừng, rửa hình..., trăm thứ khác
nhau. Nói tóm lại là nếu cần những thứ lặt vặt dùng trong nhà thì đến
nhà thuốc Tây mua.
4. Nước soda uống thêm mấy lần cũng không
tính tiền: Một khi đã trả tiền mua một ly nước soda, những tiệm ăn fast
food như MacDonald's, Burger King, và ngay cả phần lớn các nhà hàng đều
cho uống thêm vô giới hạn, miễn phí. Trái lại, vào năm 2017, Pháp cấm
tiệm ăn không cho khách uống ly soda thứ hai miễn phí vì không muốn dân
Pháp... mập.
5. Mua mà không thích? Trả lại!: Hầu hết các hãng
lớn ở Hoa Kỳ đều cho phép khách mua trả lại món hàng nếu không thích.
Amazon, Costco, eBay, WalMart, Sam's Club, Lowe's, Home Depot.., đều cho
phép khách trả lại hàng đã mua.
Tôi mua hầu hết mọi thứ cần dùng
trên Internet. Khi tiệm gửi hàng đến nhà, bên trong hộp ngoài hóa đơn
thì còn có giấy tờ, nhãn hiệu địa chỉ, để phòng trường hợp tôi không
thích thì gửi trả lại, họ sẽ hoàn tiền. Costco có lẽ là tiệm số Một vô
địch cho phép khách trả lại món đã mua thật dễ dàng: ngoài việc mất hóa
đơn và những món hàng đã mở không còn hộp như TV vẫn trả lại được, tôi
thấy có người ăn trái cây nửa chừng đem trả lại, thế mà Costco cũng hoàn
tiền!
6. Tip - Tiền “bồi dưỡng”: Tất cả dịch vụ đều trông đợi
khách cho tip: nhà hàng, taxi, cắt tóc...Không như ở Japan hay Úc thì
ngược lại: khách đừng bao giờ để lại tip.
7. Coffee to go: Ở
Việt Nam và Âu Châu, người ta đến quán cà phê ngồi nhâm nhi tán chuyện
gẫu, ngắm ông đi qua bà đi lại. Quán cà phê là nơi tụ tập của các đại
văn hào bàn thảo đủ mọi đề tài, từ chính trị đến thể thao, xã hội, gia
đình, chuyện tình Lan và Điệp. Thế nhưng ở Mỹ, phần đông người ta mua cà
phê to go, họ vừa đi, vừa lái xe vừa uống, mang vào sở, hoặc đem về
nhà.
Một người Mỹ cầm ly cà phê Starbucks đi ngoài đường hay ngồi
trong xe hơi là chuyện thường tình. Có thể lý do người Pháp không cầm
ly cà phê đi ngoài đường vì người Pháp uống tách cà phê expresso rất
nhỏ, trong khi cà phê Mỹ thì ly to bằng thùng phi, không thể nào có thì
giờ ngồi trong quán uống hết ly cà phê được.
8. Uống nước lạnh
phải có đá: Người Mỹ qua Âu Châu ai cũng than phiền là khi vào tiệm mua
soda hay uống nước lạnh, người ta không cho đá cục. Phải xin thì mới
được, và nếu cho thì chỉ được vỏn vẹn vài cục đá nhỏ. Người Mỹ thì khác,
uống soda hay nước lạnh thì ly phải đầy đá cục, như thế mới thỏa chí
tang bồng.
9. Tiền giấy: Tất cả tiền giấy của Mỹ từ 1 dollar đến
100 dollars có cùng một kích thước chiều rộng và chiều dài như nhau.
Ngay cả mầu tiền cũng chỉ là một mầu xanh lá cây, hơi khác đậm nhạt một
tí. Năm 1929, vì lý do nếu tất cả tiền tệ cùng một kích thước thì dễ
nhận diện tiền giả mạo và ấn phí đỡ tốn kém, Hoa Kỳ đổi tiền như hiện
giờ: tất cả cùng cùng một khổ dài và rộng.
10. Ngày/Giờ và Số với
dấu chấm/phẩy: Người Mỹ viết Tháng/Ngày/Năm, 06/15/2019, trong khi cả
thế giới viết Ngày/Tháng/Năm, 15/06/2019. Giờ giấc thì Mỹ không dùng giờ
quân đội 19 giờ là 7 giờ tối, mà dùng AM/PM để phân biệt sáng và chiều,
7AM là 7 giờ sáng, 7PM là 7 giờ tối.
Dấu chấm phẩy trong con số ở
Mỹ cũng dùng ngược lại thế giới: 1,000.15 là một nghìn, lẻ 15, trong
khi cả thế giới viết là 1.000,15.
11. Baby shower: Người Việt,
người Tầu, và ngay cả người Pháp, không tổ chức party mừng đứa bé sắp
sinh ra đời vì sợ xui có thể có chuyện không may xẩy đến bào thai (mình
chỉ tổ chức ăn đầy tháng sau khi đứa bé sinh). Ở Mỹ khi người mẹ có bầu
vào khoảng tháng thứ 7 hay thứ 8, các cô gái bạn bè tổ chức một buổi
party gặp nhau - chỉ có phụ nữ, không có đàn ông - để tặng quà con nít
cho người mẹ. Party này gọi là baby shower. Trước đó, người mẹ viết
xuống những thứ mình sẽ cần dùng chẳng hạn như nôi, quần áo, đồ chơi,
car seat.... Bạn bè sau đó cứ theo danh sách ấy phân chia nhau chọn một
thứ để mua và tặng bà bầu ở buổi baby shower party.
12. Ăn cơm và
ngủ tối sớm: Người Mỹ ăn cơm tối rất sớm, vào khoảng 6:30 chiều. Chúng
tôi có đi cruise hai lần với vợ chồng anh vợ tôi, sống ở Paris. Giờ ăn
tối trên tầu có hai suất, 6 và 8 giờ tối. Chúng tôi chọn 6 giờ tối. Hai
người Tây này than trời như bọng vì nói ăn tối 6 giờ, ngay cả 8 giờ là
quá sớm. Họ muốn ăn vào lúc 9 giờ!
Ăn sớm, ngủ sớm. Ban tối 9 giờ, 10 giờ ở Mỹ đường phố vắng tanh như chùa bà Đanh vì mọi người đã vào chuồng ngủ.
13.
Sữa, bình một gallon: Tủ lạnh nhà người Mỹ nào cũng có một bình sữa
tươi to tướng. Lần đầu tiên tôi có kinh nghiệm uống sữa tươi của Mỹ là
khi học Tiểu học Phan Đình Phùng. Song song với được phát bánh mì không
ăn cho đỡ đói, lớp nào cũng phải xếp hàng vào khu nhà bếp của trường để
uống sữa tươi. Nhà bếp của trường tiểu học Việt Nam bẩn kinh khiếp,
chung quanh đen đúa, nhớp nháp. Một hàng ly có sẵn sữa đã chờ đón sẵn.
Mỗi cậu đi ngang qua chỉ có việc lấy một ly uống. Uống sữa là một việc
bắt buộc, không có sự chọn lựa không muốn uống nên có giám thị đứng
ngoài kiểm soát mồm của mỗi đứa để biết chắc là không đứa nào được
thoát. Nhiều đứa không quen sữa tươi quái đản này nên vừa qua khu vực
giám sát bức tường Đông Bá Linh là nhổ toẹt phần sữa còn ngậm trong mồm
xuống đất. Đến giờ tôi vẫn còn nhớ hiệu công-ty làm sữa tươi chúng tôi
uống: Foremost.
Khi mới sang Mỹ, hai anh em tôi ở chung với một
cặp vợ chồng Mỹ. Ở Việt Nam ngày nào cũng ăn cơm, sang Mỹ không có cơm
nên lúc nào tôi cũng thấy đói. Bữa cơm tối mỗi người đều có một ly sữa
tươi nên tôi "nốc" hết không còn dư một giọt để được "no". Cùng một loại
sữa tươi ngày xưa Tiểu học tôi uống không nổi thì ở Mỹ chỉ một năm sau
là tôi ghiền nó hơn ghiền xì-ke, ăn cơm tối lúc nào cũng phải uống sữa.
14.
Nhận quà nên mở ngay: Ở Việt Nam sau khi nhận quà, mình đem về nhà mở
ra xem trong sự kín đáo. Trái lại ở Mỹ, một khi nhận quà thì mình mở ra
xem trước mặt người tặng mình món quà, và dĩ nhiên là ngoài tiếng cảm
ơn, mình nên khen lấy khen để là món quà quá đẹp, có ý nghĩa nhiều hơn
là bánh chưng Tiết Liêu nấu.
Tôi thấy phong tục này của Mỹ hay
hơn phong tục của Việt Nam. Một người đã có lòng tặng quà thì mình nên
cảm ơn người ta ngay tại chỗ để người ta không thấy phí thời giờ và bạc
tiền mua tặng.
15. Mạnh ai nấy trả: Khi đi ăn tiệm chung một
nhóm, với người Việt thì thông thường người rủ ngu muội anh dũng hy sinh
(đáng được phong cho huy chương anh dũng bội tinh) trả tiền cho tất cả
mọi người. Rất thường tình là cũng có lúc người khác giành trả, và dĩ
nhiên là người ấy cũng ngu muội trả cho tất cả chứ không chỉ trả riêng
cho vợ chồng mình.
Người Mỹ thì khác hoàn toàn. Không cần biết ai
rủ, mỗi người chỉ trả riêng cho phần của mình. Thành ra nếu ai có bạn
Mỹ rủ đi ăn, uống nước, nhớ mang tiền dollar theo.
Ngày xưa khi
còn đi làm, tôi và ông chủ người Nhật đi ăn trưa chung, và mỗi lần trả
tiền thì một người luôn luôn trả cho cả hai. Một hôm tình cờ ngồi ở bàn
sau lưng tôi là một cặp vợ chồng Mỹ cùng làm trong sở. Hai người đều rất
thành công và có chức vụ quan trọng, nhưng đều đã ly dị một lần bây giờ
mới lấy nhau. Cả hai đều đã có nhà; nhà ai người nấy giữ, không đổi
thành của chung. Đến lúc trả tiền, tôi nghe họ nói chuyện mà không tin
vào chính tai của mình. Bà vợ nói không mang theo tiền. Ông chồng nói
được không sao, ông ta sẽ trả, và nhắc bà ta là hôm nay bà ấy thiếu mấy
dollars, số tiền ăn trưa hôm đó!
Một người có thể đoán mức độ văn
minh của một quốc gia qua phong tục của họ. Việt Nam còn quá chậm tiến
so với Hoa Kỳ. Sự chậm tiến đó biểu lộ qua tập quán của chúng ta còn
nhiều điều mê tín dị đoan, phần lớn là bắt chước theo người Tầu. Điển
hình là phong tục đốt giấy tiền vàng mã, bắt nguồn từ Trung Quốc. Những
người đốt vàng mã tin rằng thứ gì họ đốt thì thân nhân của họ sẽ lãnh đủ
ở dưới âm phủ: tiền, vàng, xe hơi, nhà lầu.
Hành động này không
những chứng tỏ sự mê tín mà còn tham lam, chỉ tốn vài xu đốt giấy mà
người chết được của cải vàng bạc? Sách vở nào nói có âm phủ, và dưới âm
phủ dùng tiền hay vàng? Làm sao biết người chết còn sống dưới âm phủ? Ở
trần gian một người muốn gửi tiền cho người khác thì phải có địa chỉ,
tên tuổi, ngày sinh thì tiền mới đến tận tay người nhận. Đốt mà không
ghi địa chỉ ở đâu thì làm sao đến tay người nhận?
Điều đáng ngạc
nhiên là sự mê tín của người Việt chúng ta vẫn tồn tại không mấy phần
thuyên giảm từ thời đại này sang thời đại khác. Hay có thể là họ đúng
chứ không sai?
Nếu thế thì tôi sẽ dặn vợ là khi tôi chết, đốt
cho tôi vài chục cô da trắng tóc vàng bằng giấy để tôi sống đời vua chúa
với nhiều cung phi dưới địa ngục, một ước mơ của quý ông mà trên trần
gian không thể nào thực hiện được.
Nguyễn Tài Ngọc
Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 13/Jul/2019 lúc 4:11am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22908 |
Gởi ngày: 05/Aug/2019 lúc 9:28am |
TỰ CỨU MẠNG MÌNH !NHỮNG BÍ QUYẾT CẦN NHỚ SẼ CỨU MẠNG BẠN (Bài được viết bởi cảnh sát Mỹ, ad dịch lại từ tiếng Anh sang tiếng Việt cho các bạn dễ tham khảo) Mỗi người nên dành vài phút để đọc bài viết này, và chia sẽ cho những người thân quen đều biết. Thế giới này thật đáng sợ và tình hình tội phạm ngày càng nhiều, thế nên cẩn thận vẫn hơn. 1. Nếu một kẻ cướp tiến lại đòi bạn đưa ví tiền hay giỏ xách, ĐỪNG ĐƯA TRỰC TIẾP CHO HẮN mà hãy cố gắng ném nó ra xa càng xa càng tốt. Hắn có thể sẽ vì cái ví mà chạy lại hướng đó thay vì là tiếp tục tấn công bạn, hãy tranh thủ chạy ngược chiều xa khỏi đó càng nhanh càng tốt. 2. Phụ nữ thường hay có kiểu là sau khi đi mua sắm, hay đi công việc xong lúc chui vào xe thường hay loay hoay sắp xếp giỏ xách, check đt hay dò đường các kiểu rồi mới đóng cửa xe hay khóa cửa xe. ĐỪNG LÀM VẬY. Kẻ gian có thể quan sát và tấn công bạn từ ghế phụ. Ngay khi vào xe hãy đóng cửa xe và khóa ngay trước khi làm gì. 3. Nếu kẻ xấu đã chui được vào xe, dí súng bắt bạn lái đi thì cứ nổ máy chạy và ráng kiếm cái gì mà đâm mạnh vào. Túi khí sẽ cứu mạng bạn và kẻ kia sẽ bị nặng hơn. Ngay khi xe bị nạn thì hãy bung cửa thoát ra. Chẳng thà bị một chút thương tích còn hơn người ta tìm thấy xác bạn ở một nơi xa nào đó. 4. Khi tiến vào xe ở chỗ đậu xe, hãy nhớ chú ý nhìn quanh xe, nhìn vào xe, cả ở ghế phía sau. Nếu xe đang đậu gần một xe tải lớn thì hãy tránh chui vào giữa 2 xe để vào xe mình mà có thể trèo vào xe từ ghế phụ bên hướng kia (nhiều xe của bọn bắt cóc kéo nạn nhân vào xe tải kiểu này mà ít ai nhìn thấy). Trong trường hợp thấy một xe nào đó có những gã đàn ông trong xe và xe đang nổ máy đậu gần xe bạn, hãy thụt lùi và trở lại vào mall hay chờ ai đó đi cùng ra. CẨN THẬN VẪN HƠN. 5. Trong các nơi công cộng hay tòa nhà, ĐI THANG MÁY VẪN AN TOÀN HƠN LÀ ĐI THANG CHÂN. Khu vực cầu thang chân luôn vắng vẻ và là nơi phạm tội lý tưởng (nhât là ban đêm) 6.Nếu kẻ tấn công bạn có súng nhưng bạn không nằm trong vòng kiểm soát của hắn thì hãy cố gắng CHẠY. Xác suất hắn có thể bắn trúng bạn chỉ có 4/100, và cũng không chắc gây nguy hiểm tính mạng. Ở lại nguy cơ của bạn cao hơn. Nhớ chạy theo kiểu Zig Zac thì càng tôt. 7. Cảnh sát Mỹ đã nhận những tin báo rằng có nhiều phụ nữ nghe tiếng trẻ em khóc bên ngoài nhà mình vào ban đêm nên muốn mở cửa ra xem vì họ sợ có ai đang bỏ rơi đứa trẻ nào ở ngoài nhà. Tương tự, là tình trạng tiếng nước chảy như kiểu vỡ ống nước sẽ làm nhiều người mở cửa ra ngoài xem xét. cảnh sát cảnh báo rằng có những kẻ xấu thu âm những âm thanh này nhằm dụ người ra ngoài để tấn công vào nhà. ĐỪNG MỞ CỬA RA NGOÀI BAN ĐÊM, HÃY GỌI CẢNH SÁT NẾU THẤY NGHI NGỜ ! |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22908 |
Gởi ngày: 14/Sep/2019 lúc 8:14am |
Tại Sao Có Câu “Dở Như Hạch”? "Hạch" Là Gì?
Nhóm người Chà chuyên thức đêm giữ cửa và canh gác mấy hãng buôn,
Hồi nhỏ hay nghe câu “Dở như hạch” mà không hiểu …. “Hạch” là gì ?
Chà và “Hạch” là nhóm người Chà chuyên thức đêm giữ cửa và canh gác
mấy hãng buôn, họ từ Á Rập đến và thường theo đạo Hồi nên dân Saigon
còn gọi là người Hồi.
Cụ Vương Hồng Sển giải thích: bởi thấy danh tánh của họ đều có chữ
Hadj đứng đầu nên Dân Saigon bèn đặt luôn cho họ một cái tên rất kêu là
“hạch gác cửa”.
Nhóm Chà hạch này ngoài chuyên môn làm nghề gác dan (gardien), thì chẳng biết làm ăn gì khác, cho nên cái câu “dở như hạch” là từ nhóm người Chà hạch này mà ra.
Chữ Hadj của người Á Rập có nghĩa là “hành hương”. Những ai trong
đời đã đến thánh địa Mecca đều được phong tặng cho chữ đó ghép vào tên,
đây là một vinh dự.
Nhiều năm sau… giờ mới hiểu ra…. “Thiệt là… dở như Hạch!“
st.
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22908 |
Gởi ngày: 30/Oct/2019 lúc 6:55am |
Coi chừng các cú gọi điện thoại lừa đảoTrung tâm chống gian lận thuộc cảnh sát RCMP cho biết nếu bạn nhận được các cuộc gọi viễn liên từ một số điện thoại mà bạn không quen biết, thì đừng gọi lại cho họ. Nó có thể là một phần của kế hoạch có thể khiến bạn dính phải các khoản phí điện thoại quốc tế rất đắt tiền. Một số cư dân Montréal trong những ngày gần đây đã báo cáo nhận được các cuộc gọi liên tục trên điện thoại di động của họ hoặc những ‘cuộc gọi nhỡ’ mà chuông chỉ reo một lần. Nhiều người đã đăng lên các nhóm Facebook nói rằng họ nhận được cuộc gọi từ Congo, Argentina, El Salvador, Cộng hòa Trung Phi và nhiều nơi khác. Một người có thể nhận được hàng chục cuộc gọi từ nhiều nơi. Jeff Thomson, nhà phân tích tình báo và thanh tra cao cấp của Đơn vị Yểm trợ hoạt động tại Trung tâm chống gian lận Canada, cho biết, bạn có thể muốn gọi lại, nghĩ rằng bạn có thể đã bỏ lỡ một cuộc gọi quan trọng, nhưng đừng làm như vậy. Ông nói nếu bạn gọi lại, bạn có thể bị tính phí theo giá quốc tế. Ông cho biết, trong khi trung tâm không có đủ thông tin để nói chắc chắn, nhưng có thể chúng là một phần của một vụ lừa đảo “chia sẻ doanh thu quốc tế”. Thomson nói, trung tâm đã nhận được nhiều báo cáo vào cuối tuần từ các khách hàng của Fido, những người này đã nhận được các cuộc gọi viễn liên lặp đi lặp lại từ các số mà họ không biết. Thomson cho biết “chia sẻ doanh thu quốc tế” là một vấn đề lớn, ông lưu ý rằng những kẻ lừa đảo đôi khi xâm nhập vào các hộp thư thoại của công ty vào cuối tuần để tạo ra các cuộc gọi điện thoại đến các số điện thoại viễn liên. Những kẻ lừa đảo dễ dàng ngụy trang một số điện thoại quốc tế thành một số điện thoại địa phương, vì vậy ngay cả khi bạn nhận được một cuộc gọi địa phương từ một số mà bạn không biết, thì cũng đừng gọi lại. LT (Theo The Gazette) |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22908 |
Gởi ngày: 30/Dec/2019 lúc 7:58am |
Chuyện về nghi thức Quả cầu Giao thừa ở New York
Khi những
giờ khắc cuối cùng của năm 2019 đến, có một triệu người sẽ tập trung
tại Quảng trường Thời đại ở New York. Ở những nơi khác, ước tính một tỷ
người sẽ bật tivi để theo dõi cảnh tượng hàng năm được chào đón trên
toàn cầu.
Giúp việc đi lại trên biển
Khi thập
kỷ này bước tới 60 giây cuối cùng, tất cả sự chú ý sẽ tập trung vào quả
cầu pha lê Waterford nặng năm tấn lấp lánh với hơn 30.000 ngọn đèn LED
được thả xuống.
Khi quả
cầu chạm đến đáy của một cột cờ được thiết kế đặc biệt, nút chai
Champagne sẽ bật lên. Sau đó sẽ là những tiếng reo hò, tiếng cụng ly
chúc mừng và những nụ hôn khi mọi người chào đón một năm mới đầy hứa
hẹn.
Một phát minh có từ thời Victoria đã tạo cảm hứng cho nghi thức thả quả cầu ở Quảng trường Thời đại đêm Giao thừa
Nhưng
không mấy ai biết đến công lao của người thực sự xứng đáng với lời khen
ngợi của họ, một sĩ quan Hải quân Hoàng gia Anh rất sùng đạo có tên là
Robert Wauchope.
Wauchope
được cho là đã có công tạo ra quả cầu thời gian, một cỗ máy tài tình từ
thời Victoria vốn truyền cảm hứng cho sự kiện bùng nổ trên Quảng trường
Thời đại.
Phát minh của lấy cảm hứng từ việc đi biển, và nhằm mục tiêu làm cho việc đi lại trên biển an toàn hơn.
Đầu Thế
kỷ 19, biết thời gian chính xác là kiến thức quan trọng đối với các thủy
thủ. Chỉ bằng cách giữ cho đồng hồ trên tàu được điều chỉnh chính xác,
các thủy thủ mới có thể tính toán kinh độ của họ và di chuyển chính xác
trên các đại dương.
Quả cầu
của ông, lần đầu tiên được trình diễn tại Portsmouth, Anh, vào năm 1829,
là một hệ thống phát sóng thô sơ, một cách để chuyển tiếp thời gian tới
bất cứ ai có thể nhìn thấy tín hiệu.
Thông
thường, vào lúc 12:55, một cái máy cọt kẹt sẽ nâng một quả cầu lớn được
sơn phết lên giữa một cái cột hay cột cờ; lúc 12:58, nó sẽ tiến lên
đỉnh; và vào đúng 13:00, một công nhân sẽ thả cho nó rơi xuống cột.
"Đó là
tín hiệu rõ ràng," Andrew Jacob, người phụ trách vận hành quả cầu thời
gian tại Đài thiên văn Sydney ở Úc, nói. "Chuyển động đột ngột khi nó
bắt đầu rơi xuống thật dễ thấy."
Quả cầu Greenwich
Trước khi
quả cầu thời gian được phát minh, thuyền trưởng tàu thường sẽ lên bờ và
ghé qua đài thiên văn để kiểm tra đồng hồ của mình so với đồng hồ chính
thức. Sau đó, ông ấy đem thời gian trở lại con tàu gần như theo đúng
nghĩa đen. Phát minh của Wauchope cho phép các thủy thủ điều chỉnh đồng
hồ trên tàu của họ mà không cần rời tàu.
"Chúng ta
đã quá quen với việc ở đây lúc nào cũng biết rõ thời gian và có sẵn
những cách để xem giờ, nhưng trước kia không phải lúc nào cũng vậy,"
Emily Akkermans, người có danh hiệu đáng ghen tị là 'người coi sóc thời
gian' tại Đài thiên văn Hoàng gia ở Greenwich, London, nói.
Bảo tàng
và di tích lịch sử ở đây lưu giữ quả cầu thời gian còn hoạt động lâu đời
nhất thế giới, vốn được thả xuống hàng ngày kể từ năm 1833, trừ phi
thời tiết có gió dữ dội, chiến tranh hoặc sự cố kỹ thuật.
Đài quan sát Thiên văn Hoàng gia tại Greenwich, London, là nói có quả cầu thời gian hoạt động cổ nhất thế giới
Mặc dù
giữa trưa có vẻ là thời điểm phù hợp để báo hiệu, nhưng thời điểm đó
từng là giờ cao điểm đối với các nhà thiên văn ở đài vốn phải theo dõi
vị trí Mặt Trời vào giữa trưa để chỉnh đồng hồ của họ. Đợi một tiếng
nữa, đến 13:00, sẽ ít chộn rộn hơn nhiều.
Quả cầu ở
Greenwich đã truyền cảm hứng cho hàng trăm quả cầu khác trên khắp thế
giới, từ Jamaica đến Nhật Bản. Các quả cầu thường được đặt trên một điểm
cao gần cảng, trên đỉnh đài quan sát, ngọn hải đăng hoặc tháp.
Và chỉ dưới một thế kỷ, các thiết bị báo hiệu thời gian này đã phát triển mạnh mẽ.
Ý tưởng
này thậm chí đã cất cánh trong đất liền. "Không phải toàn bộ chỉ là để
phục vụ cho đi biển," Akkermans nói. "Một số quả cầu thời gian được các
chủ cửa hàng bán đồng hồ vận hành."
Tại
Barbados, một quả cầu thả xuống vào lúc 09:00 báo hiệu lớp học bắt đầu
cho các sinh viên trên khắp hòn đảo, bà cho biết, dẫn lời một bài báo
trên tờ Illustrated London News hồi năm 1888.
Nhưng ngày nay, chỉ có một vài nơi còn quả cầu thời gian vẫn trong tình trạng hoạt động.
Cách
Greenwich tám mươi dặm, một quả cầu thời gian khác được thả thường xuyên
tại thị trấn ven biển Deal, gần vị trí eo biển Manche gặp Biển Bắc.
Đây là
tòa tháp đầu tiên được kết nối với Greenwich bằng đường dây điện, cho
phép nó chuyển tiếp thời gian chính thức của Đài Greenwich cho các thủy
thủ, mặc dù ngày nay nó dựa vào tín hiệu phát đi từ đồng hồ nguyên tử
Anh.
Từ tháng
Tư đến tháng Chín, quả cầu được thả xuống mỗi giờ từ 09:00 đến 17:00. Và
nó cũng đánh dấu năm mới với màn trình diễn nửa đêm đặc biệt vào ngày
31/12.
Jeremy
Davies-Webb, chủ tịch của Deal Museum Trust, nói ông biết có bốn quả cầu
thời gian khác đang hoạt động ngoài Greenwich, Deal và Sydney, mặc dù
vào một ngày bất kỳ thì rất có thể là chúng sẽ không hoạt động do điều
kiện thời tiết hoặc hỏng hóc.
Những quả cầu khác
Quả cầu thời gian tại Đài tưởng niệm Nelson cho phép các thủy thủ biết đích xác giờ giấc khi họ đang ở ngoài khơi xa
Những quả cầu khác nằm ở Edinburgh, Melbourne, Christchurch và Gdansk.
Ống đã
đến thăm tất cả những quả cầu đó trừ quả ở Melbourne, và đặc biệt thích
quả cầu ở Ba Lan, vốn đánh dấu mỗi lần nó được thả xuống với hồi kèn
vang dội.
"Chúng tôi muốn làm điều đó, nhưng những người ở gần chúng tôi sẽ phàn nàn gay gắt," ông nói.
Anna Rolls là người coi sóc Bảo tàng Đồng hồ ở London và đã làm việc với quả cầu thời gian Greenwich trong vài năm.
"Đó là
một thứ trông ngồ ngộ," bà thừa nhận, một cơ chế tinh vi đem đến 'điều
dễ dàng làm được ngày nay'. Tuy nhiên, chính là điều đó, bà phỏng đoán,
đã giải thích cho sự hấp dẫn của nó.
Thật ra, mỗi quả cầu thời gian đang hoạt động đều có câu chuyện riêng của chúng.
Quả cầu
Greenwich, có đường kính khoảng 1,5m và được làm bằng nhôm với bề mặt
đầy những vết lõm vốn là kết quả của sự hiểu lầm. Vào năm 1958, người ta
đã nhìn thấy các nhân viên ở đài, rõ ràng không biết rằng quả cầu đã bị
gỡ xuống để sửa chữa tạm thời, đang đá quả cầu quanh sân đài trong một
trận bóng đá không chính thức.
Ở Scotland, quả bóng thời gian ở Đài tưởng niệm Nelson bị Súng Một giờ bắn từ Lâu đài Edinburgh lấn lướt.
Khẩu súng
này cũng nhằm để báo hiệu thời gian cho tàu bè nhưng kém chính xác hơn
quả cầu thời gian bởi vì âm thanh di chuyển với tốc độ tương đối chậm là
1.235km/giờ. Điều này có nghĩa là phải mất thêm vài giây các thủy thủ
mới có thể nghe thấy.
Ở khu ngoại ô Williamstown của Melbourne, tháp quả cầu thời gian đã trải qua nhiều vai trò khác nhau.
Ngọn hải
đăng đá xanh hình vuông tại Point Gellibrand mở cửa vào năm 1849, đúng
lúc xảy ra cơn sốt vàng của thành phố, nhưng một thập kỷ sau đó nó đã
được chuyển đổi thành tháp quả cầu thời gian.
Vào năm
1926, người coi giữ, vốn đã tận tụy thả quả cầu trong vòng 37 năm, qua
đời và do không có ai phàn nàn về việc ngưng thả quả cầu, nó đã được cho
về hưu, theo nhóm bảo tồn Các ngọn hải đăng của nước Úc.
Gần đây, các tổ chức từ thiện địa phương đã trùng tu lại máy móc và quả cầu thời gian lại được thả xuống hàng ngày.
Tại
Lyttelton, New Zealand, tháp quả cầu thời gian đã sụp đổ sau trận động
đất năm 2011 ở Christchurch. Nhưng một chiến dịch gây quỹ đã giúp xây
dựng lại cấu trúc di sản đá tráng lệ này, và việc thả quả cầu đã được
nối lại vào tháng 11/2018.
Và người
ta nói rằng binh lính Đức vào năm 1939 đã chiếm những tầng trên của tòa
tháp Gdansk, nơi họ lắp đặt một khẩu súng máy và bắn những phát đạn đầu
tiên, mở màn Đệ nhị Thế chiến.
Những quả
cầu thời gian không hoạt động khác vẫn nằm trên đỉnh các tòa nhà trên
khắp thế giới, từ bờ sông ở Cape Town cho đến Đài thiên văn Hải quân Hoa
Kỳ ở Washington, DC.
Lễ mừng Năm Mới
Cả triệu người đổ tới Quảng trường Thời đại của New York để đón Giao thừa hàng năm
Về sự liên hệ với lễ ăn mừng Năm Mới, câu chuyện bắt đầu vào năm 1907.
Tờ New
York Times đã sắp đặt một buổi lễ đón giao thừa ở Quảng trường Thời đại
vài năm trước đó, được đánh dấu bằng thuốc nổ và pháo hoa.
Sau khi
nhà chức trách cấm chất nổ, các nhà tổ chức cần một thứ gì đó lấp lánh
để đánh dấu giao thừa và họ tìm thấy cảm hứng ở quả cầu thời gian nổi
tiếng của Western Union Telegraph, vốn đã hoạt động trên nóc trụ sở công
ty ở Broadway từ năm 1877.
New York
Times đã chế tạo một quả cầu ấn tượng nặng 700 pound và phủ lên nó 100
bóng đèn 25 watt. Nhưng trên tinh thần trình diễn, các nhà tổ chức đã
thay đổi nghi thức quả cầu thời gian để cho thời điểm xác định trọng đại
là lúc quả cầu chạm đích chứ không phải khi nó được thả xuống.
Chiêu tiệc tùng này đã thành công ngay lập tức. Như tờ báo đã đưa tin vào ngày hôm sau:
"Tiếng
hét lớn vang lên đã nhấn chìm những tiếng huýt sáo trong một phút. Sức
mạnh âm thanh của những người ăn mừng áp đảo cả tiếng còi xe, tiếng
chuông và tiếng leng keng. Trên tất cả mọi thứ là âm thanh náo loạn của
con người mà từ đó phát ra tiếng mờ nhạt: 'Hoan hô năm 1908'."
Ý tưởng đánh dấu năm mới bằng cách thả một vật thể ngoại cỡ vào thời khắc giao thừa kể từ đó đã lan rộng khắp thế giới.
Bermuda
thả một củ hành được chiếu sáng. Ở tỉnh New Brunswick của Canada, đó là
chiếc lá phong; và ở Boise, Idaho, đó là củ khoai tây.
Nhưng trong khi nghi thức thả quả cầu vào thời khắc giao thừa đang được củng cố thì quả cầu thời gian ngày càng biến mất.
Cho đến
thời thập niên 1920, công nghệ này đã lỗi thời và nhanh chóng được thay
thế bằng radio, đồng hồ thạch anh và giờ là GPS. Hầu hết các tháp quả
cầu thời gian đã bị phá sập, và các cỗ máy sắt bị vứt bỏ.
"Hiện
không có điểm thực tế nào trong hệ thống quả cầu thời gian," ông Jacob ở
Đài thiên văn Sydney, nơi từng cung cấp thời gian cho bang New South
Wales, cho biết.
Nhưng nhà
thiên văn này, người thừa nhận rằng ông thường kiểm tra thời gian trên
điện thoại di động, tin rằng điều quan trọng là phải gìn giữ nghi thức
hàng ngày đã bị lãng quên này.
"Tái hiện
nó mỗi ngày nhắc nhở chúng ta rằng trước đây mọi thứ phức tạp và có tổ
chức hơn nhiều so với chúng ta nghĩ. Nó là nền tảng cho nhà nước, thương
mại, giao thương quốc tế," ông nói.
Ngày nay,
những người ngắm nhìn quả cầu thời gian có lẽ chỉ là vài ba du khách
trên tàu du lịch dạo bước từ Cảng Sydney và các nhóm học sinh đi tham
quan theo chương trình của trường học.
Tuy
nhiên, vẫn còn sự hồi hộp nhất định đối với việc thả quả cầu để đánh dấu
một giờ. "Nó kêu một tiếng vút và chạm xuống đáy," ông nói. "Rất vui."
Và ngay cả khi tháp quả cầu thời gian không trụ được, truyền thống này vẫn đứng vững.
Mặc dù
Wauchope có thể thấy ác cảm với sự ăn mừng náo nhiệt, đến ngày 31/12,
phát minh của ông một lần nữa sẽ chiếm lĩnh sân khấu toàn cầu, làm đúng
những gì theo mục đích ban đầu của nó: đánh dấu thời gian trôi qua một
cách đơn giản và chính xác.
Larry Bleiberg
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22908 |
Gởi ngày: 02/Jan/2020 lúc 9:31am |
Bài được viết bởi cảnh sát Mỹ, dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt cho các bạn dễ tham khảo. Mỗi
người nên dành vài phút để đọc bài viết này, và chia sẻ rộng rãi cho những người
thân quen đều biết. Thế giới này thật đáng sợ và tình hình tội phạm
ngày càng nhiều, thế nên cẩn thận vẫn hơn.
1.
Nếu một kẻ cướp tiến lại đòi bạn đưa ví tiền hay giỏ xách, ĐỪNG ĐƯA
TRỰC TIẾP CHO HẮN mà hãy cố gắng ném nó ra xa càng xa càng tốt. Hắn có
thể sẽ vì cái ví mà chạy lại hướng đó thay vì là tiếp tục tấn công bạn,
hãy tranh thủ chạy ngược chiều xa khỏi đó càng nhanh càng tốt.
2.
Phụ nữ thường hay có kiểu là sau khi đi mua sắm, hay đi công việc xong
lúc chui vào xe thường hay loay hoay sắp xếp giỏ xách, check đt hay dò
đường các kiểu rồi mới đóng cửa xe hay khóa cửa xe. ĐỪNG LÀM VẬY. Kẻ
gian có thể quan sát và tấn công bạn từ ghế phụ. Ngay khi vào xe hãy
đóng cửa xe và khóa ngay trước khi làm gì.
3.
Nếu kẻ xấu đã chui được vào xe, dí súng bắt bạn lái đi thì cứ nổ máy
chạy và ráng kiếm cái gì mà đâm mạnh vào. Túi khí sẽ cứu mạng bạn và kẻ
kia sẽ bị nặng hơn. Ngay khi xe bị nạn thì hãy bung cửa thoát ra. Chẳng
thà bị một chút thương tích còn hơn người ta tìm thấy xác bạn ở một nơi
xa nào đó..
4.
Khi tiến vào xe ở chỗ đậu xe, hãy nhớ chú ý nhìn quanh xe, nhìn vào xe,
cả ở ghế phía sau. Nếu xe đang đậu gần một xe tải lớn thì hãy tránh
chui vào giữa 2 xe để vào xe mình mà có thể trèo vào xe từ ghế phụ bên
hướng kia (nhiều xe của bọn bắt cóc kéo nạn nhân vào xe tải kiểu này mà
ít ai nhìn thấy). Trong trường hợp thấy một xe nào đó có những gã đàn
ông trong xe và xe đang nổ máy đậu gần xe bạn, hãy thụt lùi và trở lại
vào mall hay chờ ai đó đi cùng ra. CẨN THẬN VẪN HƠN.
5.
Trong các nơi công cộng hay tòa nhà, ĐI THANG MÁY VẪN AN TOÀN HƠN LÀ ĐI
THANG BỘ. Khu vực cầu thang bộ luôn vắng vẻ và là nơi phạm tội lý tưởng
(nhât là ban đêm)
6.Nếu
kẻ tấn công bạn có súng nhưng bạn không nằm trong vòng kiểm soát của
hắn thì hãy cố gắng CHẠY. Xác suất hắn có thể bắn trúng bạn chỉ có
4/100, và cũng không chắc gây nguy hiểm tính mạng. Ở lại nguy cơ của bạn
cao hơn. Nhớ chạy theo kiểu Zig Zac thì càng tôt.
7.
Cảnh sát Mỹ đã nhận những tin báo rằng có nhiều phụ nữ nghe tiếng trẻ
em khóc bên ngoài nhà mình vào ban đêm nên muốn mở cửa ra xem vì họ sợ
có ai đang bỏ rơi đứa trẻ nào ở ngoài nhà. Tương tự, là tình trạng tiếng
nước chảy như kiểu vỡ ống nước sẽ làm nhiều người mở cửa ra ngoài xem
xét. cảnh sát cảnh báo rằng có những kẻ xấu thu âm những âm thanh này
nhằm dụ người ra ngoài để tấn công vào nhà. ĐỪNG MỞ CỬA RA NGOÀI BAN
ĐÊM, HÃY GỌI CHO CẢNH SÁT NẾU THẤY NGHI NGỜ!
HÃY LƯU TIN LẠI VÀ CHUYỂN TIẾP CHO NHỮNG NGƯỜI PHỤ NỮ THÂN YÊU CỦA BẠN. HỌ CẦN PHẢI ĐƯỢC NẮM NHỮNG THÔNG TIN QUÝ GIÁ THẾ NÀY. st.
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
<< phần trước Trang of 9 phần sau >> |
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |