Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh  
Message Icon Chủ đề: Việt Nam- Về tất cả Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 119 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/Feb/2019 lúc 1:46pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 01/Mar/2019 lúc 7:27am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 02/Mar/2019 lúc 9:44am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/Mar/2019 lúc 9:27am

Hương vị mắm đồng   <<<<<


Image%20result%20for%20Hương%20vị%20mắm%20đồng


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 06/Mar/2019 lúc 9:29am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 07/Mar/2019 lúc 9:37am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 08/Mar/2019 lúc 5:28am

Tai nạn giao thông VN: 'Đi đứng kiểu gì cũng chết'

baomai.blogspot.com

Quê tôi là một vùng trồng lúa thanh bình ở Miền Tây.

Chỉ trong vòng trên dưới 5 km trong khoảng cách ba ngày (từ mùng hai đến mùng bốn) trên đường đi chúc Tết tôi đã chứng kiến hai đám ma mà hỏi ra đều do tai nạn giao thông.

Một nạn nhân chỉ mới 19 tuổi trên đường ra thị trấn uống cà phê với bạn thì bị xe máy đi ngược chiều tông chết. Nạn nhân kia đã lớn tuổi tử vong ngay trước cửa nhà mình sau vì bị xe tông khi đang băng qua đường mua thuốc lá.

Trên đường từ thành phố về quê bánh xe của tôi lăn qua không biết bao nhiêu là chỗ quằn quện người ta dùng sơn ghi lại hiện trường vụ tai nạn.

baomai.blogspot.com
  
Nào là vệt bánh xe, vệt nạn nhân nằm, rồi không biết vệt gì mà vẽ dài từ chỗ này sang chỗ khác; rồi có chỗ còn vết máu thâm đen người ta lấy vôi rắc lên để đánh dấu một vụ tai nạn còn mới; có chỗ vệt sơn cũ chưa phai đã có vệt sơn mới chồng lên.

Cứ chạy một lát là thấy vệt sơn ngoằn ngoèo như thế thử hỏi sao không ớn lạnh?

Mấy ngày Tết, đi chúc Tết ai mà không uống? Ít cũng vài lon còn nhiều là quắc cần câu.

Uống xong thì ai cũng phải về, mà ai cũng đi phương tiện cá nhân thì ai cũng phải tự lái xe về. Vậy thì bất chấp say xỉn đến mức nào anh vẫn phải chạy xe ra đường. Mà đi chúc Tết mấy ai đi một mình mà nhiều người còn chở vợ con theo nữa.

Đến đây chúng ta mới thấy bức tranh giao thông ngày Tết ở Việt Nam nguy hiểm đến mức nào.

Biết bao nhiêu người đùa giỡn với số phận và đặt sinh mạng mình trước lưỡi hái tử thần.

Không cấm được tình trạng say xỉn?

baomai.blogspot.com
  
Đến hết mùng 6 Tết năm nay, tức ngày cuối cùng trong kỳ nghỉ Tết, thống kê của Bộ Công an được báo chí trong nước dẫn lại cho biết đã có 183 người chết trong 280 vụ tai nạn giao thông. Đó là chưa kể 245 người khác bị thương.

Nếu tính bình quân trong 9 ngày nghỉ Tết Kỷ Hợi thì mỗi ngày có trên 20 người bỏ mạng trên các con đường ở Việt Nam. Ngay cả thương vong mỗi ngày ở những vùng có chiến sự như Afghanistan hay Syria cũng không đến mức đó. Đó là chưa kể những nạn nhân bị mất khả năng lao động hay tàn phế cả đời.

baomai.blogspot.com
  
Thành ra mấy ngày Tết ở Việt Nam, tôi chạy xe mà tâm trạng căng như sợi dây đàn.

Người biết chuyện thì khuyên tôi mấy ngày Tết không nên ra đường vào giờ chiều vì giờ đấy đầy những người đi chúc Tết về người nồng nặc mùi rượu chạy lạng quạng.

baomai.blogspot.com
  
Cẩn thận là vậy nhưng tôi vẫn không thể lường hết được những kẻ băng ngang bổ ngửa. Có những lúc đang chạy ngon trớn bỗng có người muốn xẹt là xẹt, không xi nhan, không xin đường khiến người chạy sau chới với.

Có lần vào lúc nhá nhem tối từ trong đường ruộng bỗng xẹt ra một chiếc xe máy không đèn đóm phóng cái ào ra quốc lộ mà trên xe là một anh chàng cởi trần không đội nón bảo hiểm. Bữa đó tôi mà chạy nhanh chút thì giờ này có lẽ không còn ở đây mà viết những dòng này.

Mất mát ngay ở những người xung quanh

baomai.blogspot.com
  
Để thấy mức độ phủ sóng của tai nạn giao thông ở Việt Nam hãy thử hỏi trong chúng ta có bao nhiêu người có người thân, người quen hoặc người mình biết đã từng bị tai nạn?

Riêng bản thân tôi từ nhỏ đến lớn đã nghe thấy cả chục vụ.

Có bạn học mất cả cha lẫn mẹ trong một tai nạn xe khách rồi phải đứng ra gánh vác gia đình.

Có người đồng nghiệp mất một lúc nhiều người thân vì xe lật đèo.

baomai.blogspot.com
  
Có anh hàng xóm chỉ một lần bị té xe mà phải nằm như khúc gỗ một chỗ suốt mấy chục năm trời để cha mẹ hàng ngày chăm sóc.

Có một bác bạn ba tôi mới hôm trước còn nói chuyện mà hôm sau chỉ vì uống say không làm chủ tay lái mà bị tông xe đến nỗi phải lấy ra hộp sọ.

Cho nên mỗi lần nghe nói tai nạn giao thông là tôi lại rùng mình. Không chỉ làm chết người mà hậu họa để lại vô cùng lớn: làm tan nát cả gia đình, tước mất tương lai của trẻ thơ và để lại nỗi đau dai dẳng, nhức nhối không bao giờ thôi cho người ở lại.

Nói đâu xa, chỉ trong vòng một tháng đầu năm nay cả nước đã liên tục chấn động với các vụ tai nạn thảm khốc.

baomai.blogspot.com
  
Ở Long An, xe container cày thẳng vào đám đông dừng đèn đỏ phía trước làm bốn người chết và hàng chục người khác bị thương.

Tại Hải Dương, đoàn người đi bộ trên quốc lộ sau khi viếng nghĩa trang liệt sỹ bị xe tải nhào tới đâm tới tấp làm tám người tử vong.

Tới Bình Dương, ba đứa trẻ thơ ở tuổi cần cha cần mẹ nhất bỗng dưng mồ côi sau khi cha mẹ các em bỏ mạng dưới bánh xe container trên đường đi sắm Tết.

Và cho đến giờ, tôi vẫn không thể nào quên vụ đoàn xe rước dâu gặp nạn ở Quảng Nam hồi giữa năm ngoái làm chết gần như cả nhà, cả dòng họ với 13 mạng người. Nỗi đau thấu trời xanh!

baomai.blogspot.com
  
Rõ ràng ở nước ta hiện nay, không chỉ phóng nhanh vượt ẩu mới chết, mà đứng chờ đèn đỏ cũng chết, đi bộ dưới đường cũng chết, chạy đàng hoàng bị thằng chạy ẩu nó tông cho cũng chết, thậm chí ở trong nhà cũng bị xe container càn tới cũng chết.

Kiểu gì cũng chết!

baomai.blogspot.com

Tai nạn giao thông chính là một trong những lý do quan trọng làm giảm chất lượng cuộc sống ở Việt Nam, khiến nhiều người Việt ở nước ngoài ngần ngại không dám về quê ăn Tết, khiến nhiều người, trong đó có tôi, luôn trong cảm giác hồi hộp, bất an mỗi khi mình hay người thân mình phải đi ra đường.

Tai nạn như cơm bữa có nghĩa bất cứ ai trong chúng ta và những người thân yêu của chúng ta đều có thể trở thành nạn nhân bất cứ lúc nào - sống nay chết mai.

Vấn nạn này nghiêm trọng đến nỗi nó trở thành một vấn đề quốc gia và thu hút sự quan tâm ở cấp cao nhất với Ủy ban An toàn giao thông quốc gia hiện do phó Thủ tướng thường trực đứng đầu.

Nhưng mà tại sao năm này đến năm khác càng ngày chúng ta càng nghe thấy nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng?

Dân quen bừa bãi?

baomai.blogspot.com
  
Có khi nào do số lượng người và phương tiện ngày càng đông? Nói như vậy khác nào mặc định tai nạn là tất yếu.

Tuy nhiên, cần nhớ là đường sá giờ đây so với mấy chục năm trước đã tốt hơn nhiều: đường rộng hơn, có đường mới, có đường tránh thị tứ đông đúc, có đường cao tốc không cho xe thô sơ đi chung, có cầu vượt để người đi bộ tránh dòng xe phía dưới, còn dải phân cách, đèn hiệu, biển báo giao thông thì đầy đủ hơn…

Bản thân tôi hôm mùng 8 Tết cũng chứng kiến rất nhiều người vác mía chiều dài mấy lần chiếc xe máy của họ nghênh ngang trên đường; có khi đang chạy thì bị bụi từ những xe chở cát không che chắn bay mù mịt vào mắt làm phải dừng xe đột ngột giữa đường.

baomai.blogspot.com
  
Có lần tôi chứng kiến có người dừng xe ba gác giữa cầu để bán hàng, còn ngay dưới chân cầu có người thản nhiên băng qua ngay trước mũi những xe đang bon bon chạy xuống. Ở những chỗ đèn giao thông đếm giây, chưa hết thời gian đã có người bóp còi thúc đít inh ỏi.

Vấn đề là ở Việt Nam những hành động nguy hiểm đó ít nhiều được cảm thấy là bình thường.

Đơn cử như việc chợ búa họp sát lòng đường: bao nhiêu người trong chúng ta thích tạt vào mua con cá, mớ rau thay vì chạy vào chợ?

baomai.blogspot.com

Hay lề đường trở thành nơi để xe (thậm chí cho cơ quan Nhà nước), nơi bày hàng hóa, bày hàng quán thì ít nhất những ai lấn chiếm và những người sử dụng (đậu xe, gửi xe hay ăn hàng) có cho là sai trái hay không?

Bản thân tôi đã chứng kiến nhiều quán nhậu bày bàn ghế ra chiếm hết vỉa hè hay nguyên một con 'đường sủi cảo' Hà Tôn Quyền bị chiếm trọn để xe và để bàn cho khách ngồi.

Ra đường 'kiếm chác'

baomai.blogspot.com
  
Làm sao mà ai đó có thể chiếm trọn vỉa hè hay một con đường nếu không được công an hay chính quyền sở tại bật đèn xanh?

Trong một xã hội 'ăn không từ cái gì của dân' thì ắt phải có chung chi. Vậy là, người dân làm càn đã đành mà lực lượng thực thi pháp luật cũng góp phần thúc đẩy cho những hành vi càn quấy đó.

Nếu một tay lái quờ quạng vẫn được cấp bằng, một chiếc xe lỗi kỹ thuật vẫn được đăng kiểm tốt, một lỗi vi phạm giao thông vẫn được nhắm mắt cho qua thì hậu quả sẽ có bao nhiêu chết chóc, thương vong? Đồng tiền mà anh ăn được là thấm bằng máu và nước mắt của người dân vô tội.

baomai.blogspot.com
  
Ít có nước nào mà cảnh sát giao thông bị khinh như ở Việt Nam. Cũng cần thông cảm là họ không thể sống với đồng lương chết đói, và cần thấy rằng họ tha hóa đến mức như vậy ngoài thể chế tham nhũng từ trên xuống dưới cũng có một phần lỗi của người dân.

Tâm lý chung khi bị thổi phạt thì ai cũng chủ động tìm cách chung chi cho xong thay vì chấp nhận nộp phạt hoặc bị tịch thu phương tiện, bằng lái rất phiền phức.

baomai.blogspot.com
Lực lượng cảnh sát giao thông đóng vai trò quan trọng trong kỳ họp thượng đỉnh Trump-Kim tại Hà Nội vừa rồi

Riết rồi thành quen. Cảnh sát giao thông thay vì đường đường chính chính, thiết diện vô tư, giữ nghiêm kỷ cương để được dân nể, dân sợ đằng này hễ thấy đưa tiền thì ham - riết thành ra ra đường vì hám hơi tiền. Dân họ cho ăn xong rồi họ gọi chó này chó nọ hoặc nói những lời rất khó nghe như 'Tết đói quá nên tụi nó ra đường kiếm chác'.

Vì các lý do trên, việc giữ chuẩn mực trong giao thông ở Việt Nam rất thấp từ tất cả mọi phía.

Tính thiếu kỷ luật, du di, tùy tiện, xuề xòa, dễ dãi đâu đâu cũng có vì nó ăn sâu vào văn hóa nông nghiệp của người Việt. Ý thức thấp còn có thể nâng cao, nhưng nếu nó quyện chặt vào tâm tính, tình cảm, tập quán của người dân thì khó lòng mà thay đổi được.

Chính vì dễ dãi, xuề xòa như thế mà nhiều người vẫn chấp nhận hoặc chí ít là thông cảm việc uống rượu bia lái xe.

Khó nhưng không phải là hết cách. Việt Nam đã từng làm được những việc khó như cấm đốt pháo hay bắt buộc đội mũ bảo hiểm.


  
Cần quyết tâm rất lớn của toàn hệ thống chính trị. Lúc đầu sẽ rất vất vả vì đâu đâu cũng có vi phạm nhưng qua giai đoạn đầu mọi việc sẽ vào guồng. Chưa kể, khi thấy ai ai cũng chấp hành thì những người cứng đầu nhất cũng phải làm theo.

Ngoài ra, nếu lực lượng cảnh sát giao thông trở lại đúng vai trò của mình là đảm bảo an toàn giao thông chứ không phải rình mò kiếm chác, thì tôi nghĩ đại đa số người dân sẵn sàng chấp nhận bỏ tiền thuế ra trả lương cho cảnh sát giao thông xứng đáng hơn để họ làm việc đàng hoàng.

baomai.blogspot.com
  
Một ví dụ về làm quyết liệt là truy tố những quán nhậu đã bán rượu bia cho khách hàng lái xe gây tai nạn. Mặc dù người mua rượu bia phải hoàn toàn có trách nhiệm với quyết định của mình, nhưng người bán nếu biết khách hàng lái xe nhưng vẫn nhắm mắt làm ngơ vì đồng lời thì phải chịu liên đới.

Sẽ có người giãy nảy. Làm vậy khác nào đóng cửa hết quán nhậu? Nhưng đó mới là làm quyết liệt. Nếu chúng ta phản đối thì có nghĩa là chúng ta vẫn còn dễ dãi, du di. Như thế chúng ta phải vẫn sống chung với lũ dài dài.



Nguyễn Lễ

baomai.blogspot.com


Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 08/Mar/2019 lúc 5:31am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 12/Mar/2019 lúc 9:48am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 12/Mar/2019 lúc 10:07am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 22/Mar/2019 lúc 8:00am

Quê hương là mùi… nước mắm!


nuocmam%20phuquoc
Sản xuất nước mắm ở Phú Quốc, Việt Nam. (Hình: Getty Images)

Người ta định nghĩa quê hương bằng nhiều lối, đối với tôi, cũng không là chùm khế ngọt hay con diều biếc, mà quê hương chính là mùi… nước mắm!

Đã là người Việt Nam, ai cũng mê nước mắm. Thích thì còn bỏ được, nhưng mê thì có phần đắm đuối, khó xa rời.

Tôi có ba tháng ở Mỹ năm 1955 theo học một khóa chuyên môn ở tiểu bang Indiana, thời đó chưa có người Việt nhiều, nhớ nhà thì ít mà nhớ nước mắm thì nhiều. Bởi vậy chúng ta, người đến Mỹ trong vòng hai, ba mươi năm nay, nên thông cảm cho những người Việt đến quận Cam này trước, còn cái mừng nào bằng, mấy tháng sau mới đi Los Angeles, mua được chai nước mắm.

Chúng ta nghĩ sao về sức mạnh của nước mắm khi mấy bà có “rể Mỹ” khoe, “thằng này mê nước mắm lắm!” Chuyện mê này khó lòng mà dứt ra được.

Mà phải nước mắm có mùi vị thơm tho gì cho cam! Lỡ có một giọt nước mắm dính vào áo thì mười giọt nước hoa cũng không át mùi nước mắm đi được. Nhưng bữa ăn của người Việt làm sao thiếu được nước mắm. Trong dĩa cá kho, tô canh, món rau chấm và thêm một chén nước mắm pha hay nước mắm chanh ớt để bên cạnh. Trong mâm cơm người mình, đi từ căn bản là chén nước mắm với cái trứng vịt luộc, món rau muống hay cải luộc của nhà nghèo, rồi xa hơn mới có dĩa cá kho hay tô canh.

Trong đói nghèo, người ta còn làm được nước mắm giả để lừa con mắt mà không lừa được vị giác. Sau năm 1975, bị tù tập trung ngoài Bắc, tù nhân được cho ăn một bữa ba muỗng nước mắm giả. Nhà bếp nấu sôi nước muối trong một cái chảo chung với một nắm lá chuối khô, thứ đã ngả màu nâu vàng, từ đó màu nước mắm đậm lạt là tùy nhà bếp. Sáng kiến này đã cho chúng ta một thứ nước mà màu sắc rất giống nước mắm. Cứ nghĩ nó là nước mắm XHCN đi, nghe mặn trong miệng là được! Trong bao nhiêu thứ chiêu bài giả hiệu, thêm một vài muỗng nước mắm này cũng chẳng sao!

Đối với tôi, nước mắm là món quà của Trời Đất dành cho người Việt Nam! Những quốc gia có bờ biển dài, nơi nào cũng có kỹ nghệ đánh cá, như Canada, Indonesia, Nga, Philippinnes, Nhật Bản, kể cả Hoa Kỳ… nhưng không nơi nào có sáng kiến làm được nước mắm và biết ăn nước mắm như Việt Nam. Trong khi đó chiều dài của bờ biển, chúng ta chỉ được xếp hạng thứ 33 trên thế giới.

Một nước gần gũi với chúng ta nhất về văn hóa và địa lý là Trung Quốc, có bờ biển 14,500 km, dài gấp 4 lần Việt Nam mà cũng không biết làm một chất nước chấm từ con cá mà phải ăn… xì dầu! Thế mới biết không phải người ta giàu vì rừng vàng biển bạc, mà có trí tuệ biết khai thác tài nguyên của thiên nhiên.

Xa quê hương, không cần phải thấy “khói sóng trên sông,” chỉ nghe mùi nước mắm là cũng đủ nhớ nhà. Bạn đi Pháp, sang Ý, lên Bắc Âu hay Bắc Á, qua Úc hay Tân Tây lan, cũng không tìm đâu ra mùi nước mắm, nhưng khi nghe được mùi nước mắm là “cầm được tay, day được cánh” thấy quê nhà bên cạnh rồi.

Không thể nào nhầm lẫn! Tô phở là của người Việt, tô mì là của người Tàu! Cũng không ai ăn phở với xì dầu, cũng như không ai chan mì với nước mắm! Sau 1,000 năm bị lệ thuộc dân Tàu, dân tộc Việt vẫn không thể nào thích nghi với… xì dầu, mà vẫn nặng lòng với nước mắm!

Chúng ta không thể phủ nhận rằng, nước mắm truyền thống chính là “tinh hoa của dân tộc,” và cũng là món “quốc hồn quốc túy” của Việt Nam. Người Việt không thể thiếu nước mắm hay nói đến nước mắm là phải nghĩ đến người Việt.

Cá đem ướp muối trong vòng từ 6 tháng đến hơn một năm, trong những chiếc thùng bằng gỗ lớn, cho ta một thứ nước mắm tinh chất (nhĩ) đợt đầu, và sau đó là nước mắm các hạng, nhưng cũng là chất liệu làm từ cá biển. Vào thời nhiễu nhương, nước mắm bị pha chế bằng các loại phẩm bột màu, và “mùi” nước mắm, mà không cần đến cá biển. Ngày nay hóa chất có đủ loại hương vị, chúng ta có thể dễ tính, uống một ly sinh tố xoài mà không có chút xoài nào hay một ly cà phê không làm từ hạt cà phê!

Như vậy nước mắm Việt Nam không thể nào “made in USA” được mà may ra chúng ta chỉ có một thứ nước pha mùi và pha màu “giống như nước mắm!” tạm gọi là một thứ nước chấm, vì công đoạn ướp cá làm cho cá lên men và các nhà máy sản xuất nước mắm chưa đủ điều kiện vệ sinh thích hợp trong môi trường của nước Mỹ.

Người ta thấy bỗng nhiên, mới đây, nhà cầm quyền Việt Nam đặt chuyện nước mắm truyền thống và nước mắm công nghiệp. Một dự thảo về “quy phạm thực hành sản xuất nước mắm” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn soạn thảo có nhiều nội dung mang tính chất “bóp nghẹt” các cơ sở nước mắm truyền thống, có tính cách hướng dẫn, quy định, như cần kiểm soát các loại thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật trong khi nguyên liệu làm nước mắm là cá biển, không thể có thuốc thú y. Câu chuyện giữa các nhà sản xuất nước mắm và chính quyền chưa biết sẽ đi về đâu, nhưng dư luận cho rằng “Nhà Nước” đang muốn đưa bàn tay dẹp bỏ loại nước mắm truyền thống!

Việt Nam Cộng Sản đã từng kêu gọi dùng tiếng Tàu và bỏ chữ quốc ngữ, và bỏ Tây y dùng thuốc Bắc. Gần đây “quái thai” Bùi Hiền lại đề xuất viết quốc ngữ mới! Không lẽ giờ đây đảng Cộng Sản Việt Nam chủ trương bỏ nước mắm để ăn… xì dầu cho giống Tàu?

(Huy Phương)

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 28/Mar/2019 lúc 5:14am

Là Người Sài Gòn Từ Thuở Bào Thai Rồi, Cần Gì Xin Nhập Tịch! 

Sinh ra, lớn lên và sống gần hết đời ở cái đất Sài Gòn này mới thấy nó chán phèo. Hồi nhỏ thì chơi tạt lon, đánh đáo, giựt cô hồn… Thả diều không được vì ông già Mười, nhà có xe hơi xách baton rượt, sợ vướng dây điện. Tụi tui lấy kẹo cao su gắn dính vô chuông cổng nhà ổng rồi bỏ chạy. Lớn hơn chút nữa thì chơi bầu cua, cát tê, xập xám…

Mỗi tối mẹ sai tôi xách thùng rác ra gốc me ngoài đường đổ. Tối cúp điện, tôi vừa xách thùng rác vừa nghêu ngao: “…Đường về hôm nay tối thui, gập ghềnh em không thấy tui, em đụng tui, em nói tui đui…” Tội nghiệp bản “Kiếp nghèo” của Lam Phương, tôi chỉ cám cảnh a dua hát theo chứ đâu biết sửa lời. Trời nóng, để tạm thùng rác ở gốc me, chạy ra phông-tên nước gần đó, năn nỉ mấy chị ma-ri-sến gánh nước thuê, cho em thò cái đầu vô vòi nước một chút. Mát đầu có sức quậy tiếp.

Xóm nhỏ đôi khi lầy lội. Thỉnh thoảng mấy bà trong xóm cũng cãi nhau ầm ĩ. Hôm sau hai ông chồng lại ngồi khề khà nhậu với nhau, còn mấy bả đon đả tiếp mồi. Cãi nhau là chuyện nhỏ, chuyện hôm qua cho nó qua luôn. Đời sống nghèo ở Sài Gòn là vậy, có gì thơ mộng đâu?

Mà nói thiệt, tôi là dân Bắc kỳ… chín nút. Nhưng đó là chuyện của ba má tôi, dù sau này có về thăm quê nội ngoại tôi vẫn thấy hụt hẫng và hờ hững thế nào ấy. Tôi lớn lên ở Sài Gòn, không khí Sài Gòn, cơm gạo Sài Gòn, đầu Sài Gòn, tim Sài Gòn,… bao nhiêu thứ buồn vui với nó. Trong tôi cứ bám riết cái Sài Gòn chán phèo này, dù đôi lúc mặc cảm mình không phải là dân Sài Gòn.

Hồi 54, cả trăm ngàn dân di cư mang theo đủ loại kiểu sống bó trong lũy tre làng đem nhét hết vô mảnh đất nhỏ xíu này, cũng gây xáo trộn cho người ta chứ. Phong tục, tập quán, ở đất người ta mà cứ như là ở đất mình. Nhưng người Sài Gòn chỉ hiếu kỳ một chút, khó chịu một chút, rồi cũng xuề xòa đón nhận.
Lúc đầu tụi bạn ghẹo tôi là “thằng Bắc kỳ rau muống”. Con nít đổi giọng nhanh mà, trong nhà giọng Bắc, ra ngoài giọng Nam. Thế là huề hết. Rủ nhau đi oánh lộn phe nhóm là chuyện thường. Khỏi cần biết đúng sai, mày đánh bạn tao, thì tao đánh lại, oánh lộn tưng bừng. Vài ngày sau lại rủ nhau đi xem xi nê cọp. Dễ giận dễ quên. “Tao về quê sẽ mang lên cho mày ổi xá lỵ, xoài tượng…”. Tôi ngóng cổ chờ bạn, chờ quà. Thực ra, tôi thèm có quê để về.


Tết đến, thầy cô, bạn bè về quê, nhiều người Sài Gòn xôn xao về quê. Tôi ở lại Sài Gòn mà thấy hình như mình vẫn không phải là dân Sài Gòn. Vậy ai là dân Sài Gòn chính hiệu đây? Chẳng lẽ phải tính từ thời mấy ông Pétrus Ký hay Paulus Của?

Sài Gòn trẻ măng, mới chừng hơn 300 tuổi tính từ thời Chúa Nguyễn xác lập chủ quyền ở đây. Sài Gòn khi cắt ra khi nhập vào, to nhỏ tùy lúc. To nhất có lẽ khi nó là huyện Tân Bình, kéo dài đến tận vùng Biên Hòa. Nhỏ nhất là vào thời Pháp mang tên Sài Gòn. Ngay trước 1975, Sài Gòn rộng chừng 70km2, có 11 quận, từ số 1 đến 11. Hồi đó Phú Nhuận, Tân Bình, Thủ Đức,… còn được xem là nhà quê (tỉnh Gia Định). Bây giờ Sài Gòn rộng tới 2.000km2.

Sài Gòn đắc địa, có cảng nối biển, là đầu mối giao thương quốc tế, tiếp cận với văn minh Tây phương sớm. Đất lành chim đậu. Người miền Nam đổ về nhiều. Dân Sài Gòn không có địa giới rõ rệt. Nói tới họ có vẻ như là nói tới phong cách của dân miền Nam. Họ là những lưu dân, khai phá, hành trang không có bờ rào lũy tre nên tính tình phóng khoáng, trọng nghĩa khinh tài, nói năng bộc trực… Ai thành đại gia thì cứ là đại gia, ai bán hàng rong thì cứ bán. Sài Gòn không tự hào mình là người thanh lịch, không khách sáo, không mời lơi. Họ lấy bụng thiệt mà đãi nhau.

Sài Gòn có mua bán chém chặt? Có, đúng hơn là nói thách. Cứ vô chợ Bến Thành xem mấy bà bán mỹ phẩm, hột xoàn hét giá mát trời ông Địa luôn. Đối tượng nói thách của họ là khách hàng, chứ không cứ gặp khách tỉnh mới nói thách. Dân Sài Gòn lơ mơ cũng mua hớ như thường. Thuận mua vừa bán mà.

Ít nơi nào nhiều hội ái hữu, hội tương tế, hội đồng hương như ở Sài Gòn. Dân tứ xứ về đây lập nghiệp nhiều. Có máu lưu dân trong người, dân Sài Gòn thông cảm đón nhận hết, không ganh tị, không thắc mắc, không kỳ thị. Người ta kỳ thị Sài Gòn, chứ Sài Gòn chẳng kỳ thị ai. Nhiều gia đình người Bắc người Trung ngại dâu ngại rể Sài Gòn, chứ dân Sài Gòn chấp hết, miễn sao ăn ở biết phải quấy là được Dân Sài Gòn làm giàu bằng năng lực hơn là quyền lực.

Người ta nói “dân chơi Sài Gòn”. Trời đất! Sài Gòn mà “tay chơi” cái nỗi gì. Tay chơi dành cho những đại gia mới giàu lên đột xuất từ đâu đó đến. Đổi đời, Sài Gòn biết sợ. Sài Gòn a dua thì có, nhưng a dua biết chọn lọc. Coi vậy chứ dân Sài Gòn đâu đó còn chút máu “kiến nghĩa bất vi vô dõng giả”. Cứ xem dân Sài Gòn làm công tác xã hội thì biết, cứu trợ lũ lụt thấy người ta lạnh quá, cởi áo len đang mặc trên người tặng luôn. Họ làm vì cái bụng nó thế, chứ không phải vì PR, đánh bóng bộ mặt.
Biết bao văn nghệ sĩ miền Bắc, miền Trung vào đất Sài Gòn này “quậy” tưng, tạo ra cái gọi là văn học miền Nam hậu 54 coi cũng được quá chứ? Nhạc sĩ Lam Phương, quê Rạch Giá, 10 tuổi đã lưu lạc lên Sài Gòn kiếm sống. Năm 17 tuổi nổi danh với bản “Kiếp nghèo” và khá giả từ đó.


Tiếp cận văn minh phương Tây sớm, nên dân Sài Gòn có thói quen ngả mũ chào khi gặp đám ma, xe hơi không ép xe máy, xe máy không ép người đi bộ, chạy xe lỡ va quẹt vào nhau, giơ tay chào ngỏ ý xin lỗi là huề. Những thói quen này giờ đây đang mất dần, nhưng dân Sài Gòn không đổ thừa cho dân nhập cư. Họ cố gắng duy trì (dù hơi tuyệt vọng) để người mới đến bắt chước vì lợi ích chung. Chợ hoa là một chút văn hóa của Sài Gòn, có cả nửa thế kỷ nay rồi, có dân nhập cư nào “yêu” hoa mà ra đó cướp giựt hoa đâu.
Sài Gòn nhỏ tuổi nhiều tên, nhưng dù thế nào Sài Gòn vẫn là Sài Gòn. Nhiều người thành danh từ mảnh đất Sài Gòn này. Sài Gòn nhớ không hết, nhưng mấy ai nhớ đến chút tình của Sài Gòn? May ra những người xa Sài Gòn còn chút gì nhức nhối. Tôi có người bạn Bắc kỳ chín nút, xa Việt Nam cũng gần 40 năm. Tên này một đi không trở lại, vừa rồi phone về nói chuyện lăn tăn, rồi chợt hỏi: “Sài Gòn còn mưa không?”. “Đang mưa”. Đầu phone bên kia thở dài: “Tao nhớ Sài Gòn chết…mẹ!”. Sài Gòn nay buồn mai quên, nhưng cũng có nỗi buồn chẳng dễ gì quên.

Mới đây đi trong con hẻm lầy lội ở Khánh Hội, chợt nghe bài hát “Kiếp nghèo” vọng ra từ quán cà phê cóc ven đường. Tôi ghé vào gọi ly cà phê. Giọng Thanh Thúy sao da diết quá: “Thương cho kiếp sống tha hương, thân gầy gò gởi theo gió sương…” Chủ quán, ngoài 60 cầm chồng báo cũ thẩy nhẹ lên bàn “Thầy hai đọc báo…”. Hai tiếng “thầy hai” nghe quen quen… Tự nhiên tôi thấy lòng ấm lại. Sài Gòn từ tâm, Sài Gòn bao dung. Tôi chợt hiểu ra, mình đã là người Sài Gòn từ thuở bào thai rồi, cần gì xin nhập tịch…..


Vũ Thế Thành

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 119 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.469 seconds.