Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: ĐỜI SỐNG GIA DÌNH Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 130 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 30/Nov/2018 lúc 4:09pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/Dec/2018 lúc 5:46pm

Chuyện Tình Xóm Ven Sông    <<<<<


Image%20result%20for%20song%20nuoc%20mien%20tay


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 04/Dec/2018 lúc 6:04pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/Dec/2018 lúc 4:49pm

Tỉnh Ngộ - Truyện ngắn của Hải Ngữ        <<<<<


Related%20image


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 06/Dec/2018 lúc 4:50pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 11/Dec/2018 lúc 12:40pm
KHÔNG THỂ THA THỨ


Image%20result%20for%20beautiful%20christmas%20candlepictures

Hai giờ sáng, từ chợ đầu mối Long biên, tôi lao xe lên cầu trở về nhà. Cầu vắng ngắt, trời mưa lâm thâm, gió sông lồng lộng thổi khiến cho tôi thấy lạnh. Tôi kéo khóa lên tận cổ, dựng cổ áo, kéo hết tay ga. Chiếc xe lao đi như một mũi tên.

Đột nhiên trong ánh sáng chói lòa của ánh đèn pha, tôi thấy một cô gái bế một đứa con đang tìm cách leo qua thành cầu cúi đầu nhìn xuống dòng nước. Không kịp suy nghĩ, tôi vội vã phanh x e lại. Chiếc xe máy đang phóng nhanh bị phanh gấp lạng đi tý nữa thì hất tôi xuống đường. Tôi bỏ xe , nhảy bổ lại chỗ cô gái, nắm áo cô ta giữa lại.


--Cô điên à?


Cô gái dãy dụa, cố gắng thoát ra khỏi tay tôi.


--Buông ra! Kệ tôi.


Cô gào lên. Tôi thẳng cánh giáng cho cô ta một cái tát lật mặt, giằng lấy đứa bé trong tay cô rồi chỉ tay xuống giòng nước mênh mông chảy xiết. Giọng tôi đanh lại.


-Bây giờ thì cô nhảy đi


Không biết là do cái tát quá mạnh hay do giọng nói đầy giận dữ của tôi đã làm cô gái tỉnh lại, cô cứ thế gục đầu vào vai tôi òa khóc. Người cô rung lên trong một nỗi đau đớn đến tột cùng. Tôi một tay bế đứa bé, tay kia vòng ôm lấy vai cô gái vỗ về.


--Cô không có chỗ để về đúng không? Bây giờ hãy về tạm nhà tôi rồi từ từ ta sẽ tính.

Tôi đưa đứa bé cho cô ta bế đi lại dựng chiếc xe máy của mình lên bảo cô ta lên xe rồi nổ máy đưa cô gái về nhà.

Về đến nhà, tôi mở cửa, bật đèn. Bây giờ, bình tĩnh lại, tôi mới có điều kiện để quan sát kĩ cô gái. Phải nói ngay rằng cô ta rất đẹp. Một vẻ đẹp mê hồn đầy quyến rũ, những đường cong mềm mại, trẻ trung nổi hằn dưới bộ quần áo sang trọng đắt tiền khiến toàn thân cô gái như bốc lửa. Lộ dưới cái cổ áo khoét hơi sâu một chút, một chút thôi là một cái cổ trắng ngần và dưới một chút nữa , một phần rất nhỏ của bầu vú trắng mịn, căng phồng đầy sức sống lộ ra cùng với toàn bộ bầu vú mềm mại mờ mờ hiện ra dưới làn áo mỏng như khêu gợi, như mời chào khiến cho tất cả những người đàn ông chỉ thoáng gặp , trong họ đã cháy lên một ngọn lửa khát khao khám phá và chiếm đoạt. Một khuôn mặt thanh tú, khả ái, một làn da trắng hồng, một làn môi mọng chín , tất cả đều như đang có một ngọn lửa thanh xuân ở trong đang rừng rực cháy. Nhìn cô, tôi chợt nhớ đến câu thơ của Xuân Diệu

Mùa xuân ngon như một cặp môi gần.

Không phải ai cũng có thể được cảm nhận câu thơ một cách thực thể như tôi đêm nay.

Cô ta bước vào trong nhà, nhìn quanh ngôi nhà tồi tàn của tôi. Vẻ thất vọng lộ rõ trên vẻ mặt cô gái.


--Anh làm xe ôm à?


Tôi gật đầu.


.—Tôi làm cho một công ty nhà nước nhưng sáng nào tôi cũng chở một bà buôn hoa quả sang chợ Long biên. Mà có việc gì khiến cô quẫn trí đến vậy?


Tôi hỏi. Cô gái cúi đầu nhìn xuống đất không trả lời. Tôi bỗng thấy hối hận. Lẽ ra tôi không nên hỏi câu đó. Nhìn vóc dáng nõn nà như ngọc như ngà và bộ quần áo đắt tiền cô ta đang mặc tôi lờ mờ hiểu điều gì đã xảy ra với cô ta sao tôi lại còn buông ra câu hỏi đó? Tôi tự trách mình và vội vàng khỏa lấp đi câu hỏi vô duyên của mình.


.—Thôi ! Muộn lắm rồi, đi ngủ đi ,có gì ngày mai sẽ tính. Nếu cô không có chỗ nào để đi thì cô có thể ở lại đây. Hàng ngày tôi sẽ chở cô sang bên chợ đầu mối cất hàng buôn bán lặt vặt lo gì hai mẹ con không sống được.

Cô gái ngước lên nhìn tôi với một ánh mắt biết ơn sâu sắc. Tôi nhường cho hai mẹ con chiếc giường độc nhất của mình, còn bản thân thì cầm chiếc chiếu trải ra gian giữa. Trăng sáng vằng vặc, ánh trăng dãi đầy một mầu vàng thanh khiết lên mảnh vườn nhỏ nhà tôi. Gió sông lồng lộng thổi. Tuy rất mệt mỏi sau một ngày làm việc cật lực nhưng không hiểu sao đêm nay tôi lại khó ngủ đến vậy. Tại trong nhà có hơi một người đàn bà? Không! Tuyệt đối không phải. Lòng tôi trong sáng nhưng có yên tĩnh không thì chính tôi cũng không biết nữa. Tôi nằm nghiêng người nhìn ra ngoài sân. Hình như những giọt nước mắt của cô gái vẫn còn ấm nơi ngực áo. Lạ thật! Tôi cứ luôn nghĩ rằng những cô gái đẹp không bao giờ phải chịu khổ. Làm sao họ có thể khổ được khi mà mỗi bước họ đi có bao nhiêu những chàng trai giàu có, có địa vị vây quanh.Những thằng đàn ông nghèo như tôi có các kẹo cũng không dám lại gần nói chi đến việc tán tỉnh những cô gái ấy. Đấy thử xem, những cô hoa hậu có cô nào chịu lấy chồng nghèo. Cô gái tối nay của tôi tuy không phải là hoa hậu nhưng tôi dám chắc nếu cô ta đi thi thì cũng phải nằm trong tốp mười cô gái dẫn đầu. Thế mà cô gái ấy lại định tự tử. Tôi kéo chỗ ngực áo, nơiđã thấm đẫm những giọt nước mắt của cô đưa lên hít một hơi dài. Một mùi hương đàn bà, một mùi hương của son phấn, một mùi nước mắt nhan nhát mặn, tất cả những mùi ấy quyện vào nhau tràn ngập trong tôi làm cho tôi thao thức không sao ngủ được.

Đột nhiên tôi nghe thấy một tiếng động nhẹ. Tôi quay người lại. Không tin nổi vào mắt mình nữa, trong cái ánh sáng khuyếch tán của ánh trăng mờ mờ hắt vào trong nhà, một nàng tiên lỗng lẫy hiện lên. Nàng khỏa thân, mái tóc buông xõa , tha thướt ôm trọn lấy tấm lưng mảnh dẻ.Trăng sáng quá, trong cái ánh sáng khuyếch tán tôi vẫn nhìn rõ bầu vú căng tròn với hai núm vú nhỏ hơi hất lên trên như khiêu khích như mời gọi. Thấy tôi quay người lại, nàng đứng lại như muốn để tôi chiêm ngưỡng một tác phẩm kì diệu của tạo hóa. Tôi nằm im, dán mắt vào cơ thể nàng. Nàng đứng im, hơi cúi đầu như e thẹn. Chao ơi, cái dáng vẻ e thẹn của nàng càng làm cho thân hình tuyệt mỹ ấy như bốc cháy. Thấy tôi vẫn nằm im, nàng tiến lại phía tôi chậm chạp, ngập ngừng. Đến sát chỗ tôi nằm nàng đứng lại một lúc như suy nghĩ rồi vén màn lên, chui vào.

Thằng đàn ông trong tôi bùng nổ. Tôi ôm riết lấy nàng. Đôi môi, đôi bàn tay tham lam của tôi cuồng loạn khám phá khắp nơi trên cơ thể nàng. Nàng nằm im, không nói một lời, thân hình không hề động đậy. Tôi trườn lên trên người nàng. Thằng nhỏ của tôi căng cứng. Mặt tôi cúi xuống áp sát vàp mặt nàng, đôi môi thèm thuồng khao khát của tôi vươn tới đôi môi hồng tươi của nàng. Bỗng tôi gặp một đôi mắt vô hồn, băng giá, đầy chịu đựng. Cái băng giá của đôi mắt ấy làm ngọn lửa dục vọng trong tôi vụt tắt ngấm. Tôi lăn xuống chiếu, nằm ngửa im lặng nhìn lên đình màn. Một lúc sau, tôi nói với nàng bằng một giọng khó nhọc.


-Cô mặc quần áo vào và về với con đi. Cô không cần phải làm như thế. Tôi không phải là loại người ấy.


Nói xong tôi ngồi dậy, mặc quần áo, vén màn định chui ra ngoài. Người tôi chưa chui ra khỏi cái màn thì cô gái nhỏm ngồi dậy ôm chặt lấy tôi, đầu cô gục vào vai tôi. Không nghe thấy tiếng khóc nhưng người cô rung lên và vai tôi ấm nóng. Chúng tôi cứ ngồi im như thế rất lâu. Cô xoay người tôi quay lại, nép vào ngực tôi một cách tin cậy rồi thầm thì.


-Em xin lỗi. Anh hãy ở lại đây với em đêm nay. Em xin anh.


Mùa xuân gần lại môi tôi và lần này thì đến lượt nàng cuồng nhiệt. Ánh mắt của nàng nồng nàn, thiêu đốt. Nàng rên lên khe khẽ, người cong lên đón nhận và dâng hiến.


°


°


Tiếng ọ ụe của trẻ con đã lôi tôi tỉnh dậy. Ngôi nhà vắng ngắt. Cô gái đã bỏ đi. Trên mặt bàn uống nước một lá thư để lại. Tôi cầm lá thư lên đọc


Anh gì ơi


. Em tin điều đêm qua anh nói là em có thể ở lại nhà anh để buôn bán lặt vặt nuôi con là điều anh nói thật lòng. Em biết anh là người tốt. Thời buổi này những người tốt như anh chẳng còn nhiều. Nhưng anh ơi, em phải thú thật một điều là em không thể sống nổi trong hoàn cảnh của anh. Em quỳ xuống cầu xin anh hãy nuôi giúp đứa con nhỏ của em , đừng mang nó đi cho ai . Em sẽ gửi tiền về nuôi nó. Em xin lỗi đã bỏ đi và đã đặt lên vai anh một lời cầu xin không dễ thực hiện. Nhưng linh cảm mách bảo em rằng : Anh là người mà em có thể nhờ cậy.


Anh ơi! Em là một đứa con gái hư hỏng nhưng đêm hôm qua là lần đầu tiên trong đời em được sống trong cảm giác dâng hiến nhưng em biết, em không đủ tư cách để nói “ Em yêu anh” nhưng em muốn nói với anh rằng :”Em tin anh”


Em


Thúy


TB: Em mượn tạm anh một ít tiền. Nhất định em sẽ trả lại.

Tôi cầm bức thư đọc lại hai ba lần. Những hình ảnh đêm qua lại chợt quay lại. Ánh mắt mê đắm, đôi vòng tay riết chặt, những đầu ngón tay cào lên tấm lưng trần của tôi đau nhói , tiếng rên rỉ và tấm thân quằn quại trong đê mê hạnh phúc. Tất cả những cái đó không thể là sự trả giá cho một lá thư như thế này. Không! Tôi tin! Tôi muốn gào lên. Đấy là sự dâng hiến.

Con bé cất tiếng khóc. Tôi đi lại phía chiếc giường bế con bé lên. Nhìn gương mặt bầu bĩnh thiên thần của nó, những tình cảm tốt đẹp về đêm qua trong tôi tan biến. Một nỗi căm giận bốc lên trong tôi. Một con quỷ trong một cơ thể thiên thần. Trời ơi! có Thiên thần nào dám bỏ lại đứa con còn đỏ hỏn cho một người không quen biết?. Tôi rung rung, cố dỗ con bé nhưng nó vẫn ngằn ngặt khóc. Chắc nó đói lắm. Không sao được, tôi đành bế con bé sang cô hàng xóm vừa đẻ xin bú chực. Tôi vắn tắt kể cho cô ta nghe câu chuyện tối qua và bảo.


-Em cho nó bú chực một bữa nhé. Anh chạy đi mua các thứ cho nó.


Cô gái đón lấy con bé miệng nựng.


-Nào ! cún con ra cô, cô cho bú nào. Khổ thân cún con của cô quá.


Nhìn con bé bú lấy bú để, cô gái thở dài lắc đầu bảo tôi.


-Sao lại có loại mẹ như thế được nhỉ?Con bé đẹp quá. Nếu là em, em sẵn sàng bán máu của mình để nuôi nó chứ không thể vứt bỏ đứa con của mình..


Tôi cũng lại thở dài.


-Tối hôm qua tôi cũng bảo với cô ta rằng nếu không có chỗ nào đi thì cô ta có thể ở lại nhà tôi , hàng ngày tôi đưa đi cất hàng bên chợ Long Biên mà nuôi con. Nhưng sáng nay thì cô ta bỏ đi mất,


-Cô ả bỏ đi là may cho anh đấy. Loại đàn bà ấy mà ở lại thì anh chỉ có chết.

“Ừ! Có lẽ thế thật” Tôi thầm nghĩ. Tôi sờ tay lên túi, định lấy tiền đi mua mấy thứ cho con bé mới phát hiện ra túi tôi đã rỗng không. Số tiền hơn một triệu hôm qua tôi vừa lấy về đã biến mất.

Tôi định mang cho đứa bé đi, nhưng không hiểu sao, bức thư của cô gái để lại cứ ám ảnh mãi trong tôi. Ba từ “Em tin anh” ở cuối bức thư đã giữ tay tôi lại. Thỉnh thoảng, cái ánh mắt băng giá, nhẫn nhịn, chịu đựng và ánh mắt bừng bừng đam mê, tiếng rên rỉ và tấm thân ngà ngọc cong lên như một sự trao gửi lại hiện về vật lộn trong tôi. Tôi không thể tin đấy chỉ là một khoái cảm nhục dục của một sự trả giá. Trong cái ánh mắt đam mê ấy, tôi còn nhìn thấy một cái gì đó mà tôi không thể cắt nghĩa nổi còn cao hơn cả nhục dục. Tất cả những cái đó đã giúp tôi vượt qua được mọi khó khăn để nuôi con bé.

Hai tháng sau khi cô ta bỏ đi, tôi nhận được một phiếu gửi tiền. Trong phần gửi thư, cô ta chỉ viết có mấy chữ “Em cám ơn anh. Mẹ yêu con”. Tôi lần theo địa chỉ ghi trong phiếu gửi tiền nhưng ở cái phố ấy không có số nhà mà thư chuyển tiền đã ghi. Tôi đành chịu. Cô ta gửi tiền rất đều đặn, tháng nào cũng gửi và thư nào cũng chỉ vẻn vện có bảy chữ như lá thư đầu tiên. Thời gian cứ trôi đicho đến khi con bé được bốn tuổi, bắt đầu đi lớp mẫu giáo bé. Một hôm tôi đến đón con bé thấy nó ôm một con búp bê rất đẹp. Tôi hỏi nó thì nó bảo


-Một cô đến chơi cho con.


Tôi lặng người đi. Thì ra cô ta vẫn thường xuyên đến thăm con mình mà tôi không biết. Một hôm, cơ quan tôi mất điện, tôi được về sớm, tôi đến trường mẫu giáo đón con bé, Hai bố con tôi dắt tay nhau đi nói chuyện vui vẻ. Đột nhiên tôi có linh cảm rằng có ai đó đang theo dõi mình. Tôi đột ngột quay đầu lại. Thoáng thấy một cái đầu thụt lại rất nhanh ở góc đường. Tôi gọi to.


-Thúy!


Tôi bế thốc con bế lên chạy vội lại chỗ ấy. Chỉ thấy bóng một người con gái đang phóng xe bỏ chạy. Tôi đứng thừ người bên góc đường. con bé hỏi.


-Ai đấy hả bố?


Cái yết hầu ở cổ tôi giật giật mấy cái mà vẫn không làm sao trả lời được con bé. Tôi biết trả lời với con tôi thế nào đây? Tôi riết chặt lấy con bé. Một nỗi thương cảm xen lẫn với giận dữ dường như bóp nghẹt lấy con tim.


-Không! Bố cứ tưởng là bạn bố.


Tháng ấy, trong tờ phiếu gửi tiền cô ta viết vẻn vẹn có ba chữ. “Em xin lỗi”

Năm con bé vào lớp một, tôi nhận được một gói bưu phẩm trong đó có mấy bộ váy trẻ con , một cặp sách, sách vở và đặc biệt là một chiếc áo len đan bằng tay. Chiếc áo len thì tốt nhưng đan rất vụng, bị lỗi rất nhiều. Cầm cái ao len lên, tôi gọi con bé vào mặc thử cho nó. Chiếc áo vừa in. Tôi lặng lẽ thở dài. Em là ai? Yêu tinh hay thiên thần?


Cuối năm ấy tôi xây lại nhà, cô ta gửi về giúp ba mươi triệu, sau lần ấy, một khoảng thời gian rất lâu, chừng hơn một năm gì đó không thấy cô ta gửi tiền về nữa.


°


°


Một buổi chiều, hôm ấy tôi được nghỉ. Hai bố con tôi dắt nhau đi chợ. Lúc trở về, đang đi, bỗng con bé giữ tay tôi đứng lại


-Bố! Có ai định vào ăn trộm nhà mình kìa.


Tôi nhìn theo tay con bé. Một người đàn bà đang thập thò ở ngõ nhà tôi. Người ấy kiểng chân, cố nhìn qua cánh cổng đưộc bịt kín bằng tôn hoa nhìn vào trong nhà. Khu nhà tôi ở giống như một làng quê, mọi người sống với nhau rất thanh bình, từ xưa đến nay không bao giờ có chuyện trộm cắp nên hai bố con tôi đi chợ nhưng cửa nhà vẫn mở toang chỉ khép cánh cổng lại. Nhìn một lúc, có lẽ do mỏi chân người ấy đứng xuống nghỉ rồi lại kiểng chân, tay vịn vào song cửa nhìn vào trong nhà. Lần này do cô ta túm vào cánh cổng nên cánh cổng từ từ mở ra. Cô ta vội đứng xuống, lấy tay đóng cánh cổng lại rồi lại kiễng chân nhìn vào trong nhà. Tôi lặng đi. Cô ta! Người ấy chỉ có thể là cô ta. Tôi vội vàng bảo với con bé.


-Không phải kẻ trộm đâu. Bạn của bố đấy. Con sang nhà cô Thắm chơi để bố nói chuyện với bạn. Con bé đi rồi, tôi nhẹ nhàng đi đến đằng sau lưng cô ta. Cô ta vẫn không biết vẫn cứ kiễng chân nghển cổ nhìn vào trong nhà.


-Muốn gặp con sao không vào hẳn trong nhà?


Tôi cất tiếng hỏi, cô ta giật bắn mình quay lại. Tôi cũng giật mình. Trời ơi! Mới có mấy năm không gặp sao cô ta có thể thay đổi đến mức ấy?Những nét thiên thần đã biến mất. Nhìn cô ta, tôi cứ ngỡmình đang đứng trước một cô gái gần bốn mươi tuổi. Những nếp nhăn hằn sâu trên đuôi mắt, người dăn dúm, tàn tạ. Tôi mở to cánh cổng bảo cô ta


-Vào đi.


Cô ta ngần ngừ rồi hỏi tôi.


-Con bé không có nhà hả anh?


-Không!

Nghe thế cô ta mới yên tâm bước vào nhà. Cô ta nhìn quanh ngôi nhà, có lẽ sự khang trang của ngôi nhà đã gợi trong cô ta một điều gì đó. Tôi thấy cô ta khẽ thở dài. Một cái gì đó như là một sự tiếc nuối, ân hận lộ rõ trong ánh mắt âm u của cô. Trong lúc tôi pha nước, cô ta vắn tắt kể cho tôi nghe chuyện của mình. Vài năm đầu sau khi rời khỏi nhà tôi, cô ta làm gái bao cho một đại gia nhưng rồi bị vợ anh ta phát hiện thuê người đánh cho một trận. Rồi cô ta bị đẩy ra làm gái đứng đường và rồi bị bắt. Cô ta vừa được ra trại, lần đến đây để muốn nhòm mặt đứa con của mình.


-Bây giờ thì chắc cô không thể làm gái được nữa. Vậy cô định làm gì?


Vừa đưa chén nước cho cô ta, tôi vừa hỏi. cô ta cầm chén nước trong tay, xoay xoay cái chén. Từ trong đôi mắt mờ đục do bụi bẩn cuộc đời của cô ta, một dòng nước mắt ân hận muộn màng từ từ ứa ra lăn xuống đôi má đã bạc mầu.


-Em cũng không biết.—Cô ta dừng lại ngẫm nghĩ một lúc rồi đột nhiên nhìn tôi hỏi.—Anh có thể cho em ở lại đây buôn bán lặt vặt được không? Em chỉ muốn hàng ngày được nhìn thấy con bé.


Tôi lắc đầu.


-Muộn rồi! Ngày xưa nếu….


Tôi định nói tiếp nhưng rồi tôi đã kịp dừng lại. Nói cũng chẳng ích gì. Giá cô ta phải trả đã quá đắt rồi


-Tôi có thể giúp cô một điều cuối cùng trong cuộc đời mình. –Nói rồi tôi rút trong túi áo ra một thẻ ATM đưa cho cô gái.—Đây là toàn bộ số tiền cô gửi về trong mấy năm. Cô hãy cầm lấy làm vốn để thay đổi cuộc đời mình.


Cô ta nhìn tôi ngỡ ngàng


-Những năm vừa qua anh khó khăn thế sao anh không dùng tiền nuôi con em gửi về?


Tôi nhìn cô ta , thương hại xen lẫn với căm giận


-Cô tưởng đồng tiền không có mùi sao? Không! Đồng tiền có mùi và rất nặng mùi nữa. Con bé là thiên thần. Nó không thể được nuôi bằng những đồng tiền bẩn thỉu.


Cô gái chết lặng. Cô cầm cái nón lên, chậm chạp đội lên đầu rồi từ từ quay người đi ra cổng. Đến cổng cô ta đột nhiên quay lại. Quỳ sụp dưới chân tôi. Giọng cô nghẹn tắc


-Em cầu xin anh một lần cuối cùng trong đời. Đừng kể gì về em với con bé cả. Nếu nó hỏi anh cứ bảo mẹ nó đã chết rồi.


Nói xong cô ta vùng bỏ chạy. Tôi nhìn theo cô gái. Sông Hồng lồng lộng gió



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 11/Dec/2018 lúc 12:50pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 12/Dec/2018 lúc 11:23am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 18/Dec/2018 lúc 2:18pm

Khi Tóc Không Còn Xanh


Image%20result%20for%20beautiful%20christmas%20lights
   Ngày mái tóc không còn xanh được nữa,
                                                             Ngày đôi tay thôi dệt mộng phù hoa,
                                                            Thì em sẽ vì anh mà mở cửa,
                                                           Trông lên trời đếm hàng vạn sao sa.
                                                                                              
( Nguyên Sa)

      Tôi thu xếp ít quần áo và vài thứ lặt vặt cần thiết vào trong chiếc va ly nhỏ, sửa soạn cho một chuyến đi vài ngày. Bác ruột tôi vừa qua đời tại thành phố Wichita, tiểu bang Kansas. Gia đình bác mới từ tiển bang Washington D.C. dọn về đây được mấy tháng nay.
      Lòng tôi buồn vời vợi đang nghĩ nên nói cách nào cho đám anh chị em họ của tôi về chuyện hạnh phúc của gia đình mình đang đến hồi sụp đổ?
Chồng tôi về tới nhà, thấy tôi bên chiếc va ly anh chỉ hỏi một cách bình thường:
- Em sắp đi đâu?
- Bác Lân em vừa qua đời, em phải về tham dự tang lễ.
Anh lạnh lùng, ngắn gọn:
- Cho anh gởi lời chia buồn đến họ.

     Chúng tôi đang làm đơn ly hôn. Anh, người đàn ông thành đạt của tôi cũng là một người bay bướm trăng hoa. Suốt thời gian hơn 10 năm chung sống tôi đã cố gắng chịu đựng vì các con, vì muốn gìn giữ tài sản của gia đình không thể để mất vào tay người đàn bà khác.
      Nhưng cho tới hôm nay thì sức chịu đựng của tôi đã cạn kiệt, như giòng nước lũ làm vỡ bờ chảy xối xả những giận hờn và tủi nhục. Anh đã về Việt Nam du lịch nhiều lần và gian díu với một cô gái trẻ đẹp, chính anh thẳng thắn đề nghị ly hôn với tôi, để cưới cô gái đó làm vợ.

alt
     
***
 
      Sau những ngày tang lễ bác, và những lần tâm sự với các anh chị họ về tình trạng gia đình của tôi hiện nay. Các anh chị đều nói hạnh phúc của tôi không thể cứu vãn được nữa, chia tay là giải thoát cho cả hai.
      Wichita thành phố không qúa lớn cũng không qúa nhỏ, và cũng chẳng có gì hấp dẫn tôi vào lúc này, mà còn hai ngày nữa tôi mới phải trở về nhà, dù là ngôi nhà bất hạnh, có người đàn ông tôi từng yêu thương, qúy trọng, nay đã quay mặt phản bội hất hủi tôi.
Đến tiểu bang Kansas, thành phố Wichita lại không xa mấy thành phố Liberal, chỉ 4 tiếng lái xe, làm tôi bỗng dưng tha thiết nhớ đến thành phố Liberal, nơi mà ngày đầu tiên đến Mỹ gia đình chúng tôi đã ở đây, và trong ký ức tôi mơ hồ nhớ đến John, người bạn thân thuở đó. Thuở tôi mới 15 tuổi.
      Gia đình chúng tôi đi vượt biển, đến trại tị nạn Bidong, Mã Lai. Sau 9 tháng gia đình chúng tôi đến Mỹ nhờ sự bảo trợ của một gia đình người Mỹ. Đó là ông bà Smith, nhà truyền giáo, họ chỉ có 1 người con trai, anh tên John, lớn hơn tôi 1 tuổi.

      Nhà chúng tôi ở không xa căn nhà của ông bà Smith, nơi hứơng Nam của thành phố Liberal nhỏ bé. Nhà ông bà Smith đúng là một căn nhà nông thôn, mảnh sân rất to rộng phía trưóc khi mùa Xuân đến là trồng trọt dưa hấu, xung quanh nhà những cây lê, cây táo và cây đào lần lượt thi nhau nở hoa.
      Tôi không có ai để chơi ngoài John hay sang nhà trò chuyện, mấy đứa em tôi cũng thích xúm vào hóng chuyện, và thỉnh thoảng tôi cũng chạy sang nhà John vào những lúc cây có trái chín trên cành. Ôi, tôi mê cây táo chẳng biết loại táo gì mà cành cây khi chĩu trái thì xà xuống thấp đến nỗi tôi chỉ việc ngồi xổm mà tha hồ hái trái. Lại còn vườn dưa hấu trước sân, tôi hay cùng John háo hức vạch tìm trong đám lá những trái dưa hấu nhỏ vừa hiện ra và thích thú theo dõi chúng cho đến khi lớn lên, to tròn vươn lên khỏi đám lá. Không gì ngon ngọt bằng trái dưa hấu vừa cắt cuống trong vườn, bổ ra ăn ngay tại chỗ trong một buổi trưa hè mà John thường làm cho hai đứa cùng ăn.

      John nói chuyện với tôi đủ thứ, từ những chuyện hàng ngày của anh cho đến những ước mơ mai sau, anh lấy vợ thì sẽ về sống ở một nông trại. Anh say sưa tả cái nông trại của gia đình anh trước kia ở tiểu bang Texas, có một căn nhà gỗ dài, bên cạnh là chuồng bò bằng hàng rào gỗ sơ sài, anh khoe biết cách vắt sữa bò.
     Anh đã chạy rong trên cánh đồng có khô hay đi trên con đường đất mà mỗi khi gío mùa hè lồng lộng thổi làm tung bụi mịt mù.

      Đất Texas khô cằn gần như sa mạc, cả mấy chục acre đất nhà anh chỉ toàn là những bãi cây lúp xúp thấp lè tè chưa vượt qua đầu thàng bé lên 10 như anh thuở đó, và những bụi xương rồng rải rác. Nhưng anh vẫn yêu thích ở nông trại, một trời một cõi như của riêng mình.
      Tôi cũng say sưa nghe John kể, như đi lạc vào một cảnh trong phim ảnh, vì nó xa lạ với tôi, chứ tôi chẳng đời nào thích sống ở những nơi khỉ ho cò gáy như thế.
      Tôi luôn mơ nước Mỹ với những thành phố nhộn nhịp phồn hoa như New York , tôi sẽ dạo bước trên những vỉa hè có những cửa hàng sang trọng. Cuộc sống sẽ là một chuỗi ngày vui..
      Hai năm sống ở Liberal thì cha mẹ tôi quyết định sẽ dọn đi tiểu bang khác, vì tương lai của mấy chị em tôi, để chúng tôi được sống ở thành phố lớn, học ngôi trường lớn và có cộng đồng người Việt Nam đông hơn. Tôi qúa chán thành phố Liberal nhỏ bé này rồi, và đã đợi chờ quyết định này của cha mẹ từ lâu.
      Ngay chiều hôm đó, tôi hí hửng chạy sang nhà John để báo tin vui này. Đó là một buổi chiều mùa hè đầy nắng. Tôi quen thuộc thò tay mở chốt cánh cổng bằng rào gỗ ngoài sân, và đi bộ trên con đường dài mà hai bên là vườn dưa hấu đang độ chín. May qúa John có nhà, mà mấy khi John đi vắng đâu, anh thích ở nhà giúp cha mẹ làm vườn, ngoài những khi thỉnh thoảng theo cha mẹ đi truyền đạo trong thành phố vào dịp cuối tuần.

      Trời nắng nên tôi và John  không hẹn mà cùng bước về phía những cây táo trồng quanh mảnh sân trước, như chúng tôi thường đến đó ngồi hái trái ăn và tán chuyện gẫu.
Tới một cây táo to lớn, cành rậm rạp mang nhiều trái, John ngồi xuống trước rồi đến tôi. Hôm nay tôi chẳng cần hái những trái táo mà lên tiếng khoe ngay:
- Anh John, gia đình tôi sắp rời khỏi thành phố này rồi.
Mặt Johm hoảng hốt như vừa nghe một tin kinh khủng lắm:
-Sao? Em sẽ đi…có thật không?
- Thật đấy, bố tôi nói cuối tuần này sẽ dọn đi. Ngày mai cha mẹ tôi sẽ sang từ gĩa cha mẹ anh. Bây giờ tôi cũng sang để chào tạm biệt anh.
Giọng John vẫn bàng hoàng:
-Có bao giờ em trở lại đây không?
Thấy gương mặt buồn lo của John, tôi tội nghiệp hứa liều:
- Chắc chắn tôi sẽ trở lại thăm John và cha mẹ của John chứ.
John bỗng vụt đứng dậy:
- Hãy đợi anh ở đây, anh sẽ trở lại ngay.
John chạy bay vào nhà và lại chạy bay ra chỗ cây táo, không để tôi phải đợi lâu, anh đưa cho tôi một mảnh giấy nhỏ có ghi sẵn tên John và số điện thoại nhà anh, mà chắc là anh vừa ghi vội, giọng anh tha thiết như năn nỉ:
- Em hãy giữ lấy số điện thoại này, khi nào đến nơi ở mới thì liên lạc với anh. Em hứa đi!
Tôi cảm động, một lần nữa tôi hứa liều:
-Vâng, khi có nơi ở mới tôi sẽ gọi cho anh.
- Đừng thất lạc nhau nhé. Em hứa đi!
-  Vâng, không bao giờ !

***
alt

 
 
      Nhưng khi đến California thì tôi bận rộn với cuộc sống mới, và những lời hứa vội vàng với John bỗng chỉ là một trò đùa, tôi vứt đi mảnh giấy mà anh đã kỳ vọng trao vào tay tôi, đã dặn dò tôi và chắc là đã chờ đợi mỏi mòn kể từ ngày tôi rời thành phố nhỏ!
      Nối lại nhịp cầu liên lạc với John làm gì trong khi ở cái tuổi 17 tôi mơ hồ hiểu John đã yêu thích tôi, mà tôi dù có cảm tình với anh thì tôi cũng không thể nào lấy anh, vì mộng ước của anh và tôi hoàn toàn trái ngược. Đành rằng gia đình anh là người ơn của gia đình tôi, họ hiền lành đạo đức, John sẽ là người chồng, người cha tốt như tấm gương của cha mẹ anh, nhưng tôi không thể lấy người chồng ít học, làm nông trại và tôi chỉ quanh quẩn sống với chồng trong mấy chục acre đất hoang vu, chốn đồng khô cỏ cháy với mấy con gà, con bò như anh đã vẽ ra..
      Tôi đã từng nghe chuyện nhà nông khốn khổ, trồng 1 acre bắp chỉ bán được khỏang 80 đồng theo gía sỉ, hay những vụ cam trúng mùa ở Florida, gía cam bán ra mà như cho không, chỉ 50 cent cho một thùng cam to, và những vụ khoai tây trúng mùa ở Idaho cũng xuống gía rẻ bèo như thế.
      Giấc mơ tuổi mới lớn của tôi là giàu sang phú qúy, lấy người chồng có địa vị, học cao hiểu rộng.
Ở thành phố mới tôi đã miệt mài học hành, chính bản thân tôi cũng sẽ vươn cao. Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi đi làm và kén chọn người chồng tương lai. Tôi đã bỏ qua nhiều cơ hội lập gia đình vì chê họ không xứng đáng với tôi, cho đến khi gặp người chồng hiện tại. Năm ấy tôi đã 30 tuổi, chồng tôi là một người thành đạt trong học vấn và trong kinh doanh. Tôi đã đạt được ước mơ và vui hưởng trong hạnh phúc trong vài năm đầu.

  ***
 
      Tôi quyết định thuê xe để lái từ thành phố Wichita đến thăm thành phố Liberal, nói cho đúng hơn để thăm lại gia đình ông bà Smith và John của ngày xưa xem họ thế nào?
Sau 4 giờ lái xe, tôi đã trở về nơi chốn cũ.
Thanh phố nhỏ, đường kính lớn khỏang hai miles thì có gì là khó mà không tìm ra ngôi nhà của ông bà Smith nơi cuối phố, dù tôi đã xa cách hơn 20 năm rồi. Tôi hỏi thăm người ta nói nhà ông bà truyền giáo Smith vẫn ở chỗ cũ.
      Khi tôi xuống xe, đứng ngẩn ngơ nơi cánh cổng rào gỗ năm xưa, bỗng thấy ngậm ngùi, có thể cánh cổng gỗ đã từng hư cũ, từng thay đổi, làm lại cái khác, và cái chỗ mở chốt cửa không phải là miếng gỗ mà tay tôi đã từng chạm vào năm xưa, nhưng vẫn giống thế, và như thể vẫn chờ đợi tôi chạm tay vào.
      Tôi run run thò tay vào mở chốt cửa, lại ngậm ngùi hơn vì ngẫu nhiên bây giờ đang là mùa hè, hai bên lối đi của mảnh sân vẫn trồng dưa hấu, lá xanh rậm rạp, và xung quanh vẫn là những cây đào, cây lê, cây táo… Thế giới đổi thay bao nhiêu thứ mà nhà ông bà Smith dường như không hề thay đổi.
      Tôi đi vội trên con đường dài, hồi hộp nhìn chăm chăm vào ngôi nhà trước mặt đang đóng cửa, không còn tâm trí nào nhìn ngắm vườn dưa hấu xem có nhiều trái hay không. Rồi tôi gõ cửa và chờ đợi.

      Mãi sau mới có tiếng mở cửa, hiện ra trước mặt tôi là bà Smith, bà đã gìa đi -dĩ nhiên-  Sau vài phút ngỡ ngàng nghe tôi tự giới thiệu thì bà đã nhận ra tôi, bà mời tôi vào nhà, rưng rưng nước mắt bà trách móc:
- Thì ra là cô, tại sao mãi hôm nay cô mới trở lại đây? John đã chờ đợi cô mấy năm trời.
Tôi xúc động và nước mắt cũng rưng rưng như bà Smith:
-Tôi xin lỗi, tôi vô cùng xin lỗi vì đã không thực hiện điều đã hứa với John
-Cô đâu có biết, ngay khi gia đình cô đi được một tuần là John đã chờ đợi cô gọi phone về từng ngày.  Nó luôn tin tưởng cô sẽ gọi phone cho nó và một ngày nào cô sẽ trở về Liberal.
Bà Smith gục đầu xuống và khóc nấc lên, kể tiếp:
- Nó đau khổ và héo hon cho đến khi hoàn toàn tuyệt vọng…
Tôi vuốt ve cánh tay bà an ủi như an ủi cho chính mình, tôi cao giọng hỏi thăm:
-  Số phận tôi và John không thể gần nhau thôi mà. Bây giờ anh ấy ra sao?
- Sau đó John lấy vợ, Christine là con gái một nhà truyền giáo bạn thân của vợ chồng tôi, cô gái hiền lành ngoan ngoãn và rất yêu John, đã làm lành vết thương lòng của John. Nhà vợ chồng nó cũng ở gần đây.
- Thế anh ấy không muốn sống ở nông trại như anh ước mơ sao?
Bà Smith lau nước mắt, thoáng một niềm vui:
-  Đó chỉ là ước mơ của một thằng bé tuổi vị thành niên, một thằng bé nhà quê, mà suốt thời thơ ấu sống nơi trang trại. Khi John và Christine yêu nhau, cả hai cùng vào đại học. Họ đã tốt nghiệp y khoa và đang hành nghề bác sĩ ngay tại thành phố Liberal này.
Tôi ngạc nhiên và vui mừng reo lên:
- Không ngờ John học gỉoi và có chí đến thế!
- Tôi tin là nhờ có tình yêu của Christine.
- Với nghề nghiệp bác sĩ cả hai vợ chồng John có thể đi đến những thành phố lớn lập nghiệp dễ dàng, nhưng sao họ vẫn ở lại nơi đây?
-Chúng tôi đã quen sống ở thành phố nhỏ, từ ngày ông Smith mất đi, John càng không muốn xa mẹ. Nhưng nó dù bận hành nghề, vẫn không quên phụ giúp tôi gieo trồng và làm vườn mỗi khi mùa Xuân về. Đó là niềm yêu thích của John.
Tôi đứng dậy chào tạm biệt bà Smith. Bà bỗng nắm cánh tay tôi, lo lắng dặn dò:
-Phải đấy, cô nên về ngay đi, và xin cô hãy hứa với tôi một điều.
   Tôi nói với tất cả chân tình:
-Tôi xin hưá bất cứ điều gì tôi có thể.
-Cô hãy đi và đừng bào giờ trở về đây nữa, bao nhiêu năm qua, vết thương lòng của John đã lành. Tôi tin là John đã quên cô, nó đang sống yên vui hạnh phúc bên vợ con. Nhưng nếu cô xuất hiện sẽ gợi lại nỗi đau cũ.  Cô hãy hứa lại một lần nữa cho tôi yên lòng
Tôi chậm rãi nói từng lời rõ ràng cho bà Smith nghe rõ:
-Tôi xin hứa đây là lần cuối cùng đến đây. Thôi, xin chào bà.
      Tôi đi ra cửa, buớc trên con đường thân quen của thuở  tôi 17 tuổi lòng đầy tham vọng, và John 18 tuổi hãy còn ngây thơ và ngốc nghếch, muốn tán tỉnh tôi mà đưa ra một ước mơ nghèo nàn, đơn giản.

alt

      Tình yêu chân thật của anh John nhà quê chẳng mấy khi đi đâu xa khỏi cái tiểu bang Kansas với những cánh đồng lúa mì mênh mông, chỉ là một trò cười đối với tôi.
      Nhưng hôm nay, ở cái tuổi không còn trẻ nữa, khi mái tóc không còn xanh nữa, sau những vật chất phù hoa tôi đã nếm biết bao vị đắng, trải qua bao phũ phàng của tình nghĩa vợ chồng. Và sau cuộc trò chuyện với bà Smith, tôi chợt nhận ra một tình yêu hồn nhiên trong sáng của John dành cho tôi, và cái hạnh phúc mà bây giờ vợ của John đang hưởng tôi biết là vững chắc, đẹp đẽ biết bao nhiêu, điều mà tôi không hề có.
     Khi ra đến ngoài cổng, tôi quay lại khép cánh cổng rào bằng gỗ. Tôi biết mình vừa khép lại một qúa khứ, một bầu trời xanh, và mất nó vĩnh viễn.

Nguyễn Thị Thanh Dương
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 19/Dec/2018 lúc 8:51am
Người chồng tốt

Thanh Vân phóng tác

Hình minh họa

 

- Phong, hãy trả lời rõ ràng cho em ngay! Tiếng Phượng gắt gỏng ở đầu giây điện thoại- Em chỉ cần hỏi anh một câu, em  muốn anh trả lời ngắn và gọn: Anh đã thay nước hồ bơi chưa? Trả lời ngay cho em đi!

- Phượng, em hãy nghe anh...

- Sáng thứ bảy, nước hồ đã đục lắm rồi, anh đã hứa với em là sẽ thay nó. Hôm nay là thứ ba, anh đã làm chưa?

- Anh nhớ là anh đã hứa với em và anh cũng nhớ hôm nay là thứ ba, và cũng vì vậy mà anh cần nói chuyện với em...

Phong ghé sát miệng vào ống nói và hỏi nho nhỏ:

- Phượng, tối nay.... tối nay Hùng có về nhà cùng em không?

- Có chứ, thì cũng như mọi bận khác.

- Anh hiểu, nhưng chiều nay  ...lại khác.Anh cần nói chuyện với em.Đã lâu lắm rồi....

- Chào anh- Phượng nói và gác ngay máy xuống.

Phong cũng đặt máy xuống theo và đứng im lặng thật lâu trước chiếc điện thoại, chàng đang suy nghĩ thật nhiều, đang đắn đo từng quyết định một."Có chứ, thì cũng như mọi bận...'tiếng Phượng còn dội lại

trong tai chàng.  Khi nào thì chuyện này sẽ chấm dứt đây?

 Chưa bao giờ có một chuyện như vậy   xảy ra trong đời này, thật là chướng mắt và khó tha thứ: Một người đàn bà có chồng đem về nhà mổi tuần ba lần  một ông thầy dạy bơi thật trẻ, nói là để luyện bơi cho nàng nhưng thật ra hai người đã ở ngoài sân hàng giờ trong bóng tối mênh mông của những đêm Hè trong khi Phong ngồi chờ ở phòng khách, lòng ngổn ngang trăm mối , vừa lo sợ vừa hãi hùng vì chàng hiểu những màn học bơi kia chỉ là một hài kịch và hai người đang trêu gan chàng trong bóng tối,

    Phong là một người đàn ông vừa lùn vừa mập lại thêm bệnh hói đầu. "Một tên vô tích sự" Phượng thường phê bình chàng như vậy mặc dù chàng làm vườn rất giỏi và là một thợ hồ khá thiện nghệ. Hầu  như chỉ có một mình chàng xây căn nhà này cho Phượng. Chàng đã trồng cho nàng những khóm hồng tuyệt mỹ và trong căn nhà kiếng nhỏ xíu, chàng đã lập được một vườn hoa Lan thơm ngát quanh năm...cho vợ. Chàng đã xây cho vợ một sân thượng để nàng tắm nắng và một sân tennis cho nàng giải trí. Và sau cùng, năm ngoái, một hồ bơi hình trái tim cho nàng...Tất cả đều dành cho Phượng và... cái thằng trẻ tuổi đẹp trai và xấc láo...."Ông thần khỏe đẹp Vũ Hùng"!

    " Anh xin em Phượng, chiều nay đừng ...."Phong đi qua căn phòng khách và bước ra sân thượng. Đêm xuống dần, những con dế mèn bắt đầu gáy vang trong đám cỏ tối. Nhiều đám mây đen đang vần vũ trên trời, Phong thầm mong tối nay trời mưa thật  to, như vậy mọi chuyện sẽ được giải quuyết ổn thỏa, Phượng và Hùng sẽ không còn cách nào biểu diễn cảnh học bơi trong bóng tối được.

    Phong bước xuống sân và đi dần ra hồ bơi, chàng đứng lặng ngắm những tia sáng cuối cùng của mặt trời  đang lung linh trên mặt nước hồ xẫm màu. Chàng cố hình dung  những chuyện gì đã xảy ra vào những tối thứ ba, thứ năm, thứ bảy giữa ông thầy dạy bơi trẻ tuổi đẹp trai và bà vợ trẻ của mình. Tất cả những gì chàng thấy được từ trước đến nay từ phòng khách chỉ là những tia nước dội bắn lên và những gì chàng nghe được chỉ là những tiếng reo sảng khoái của Hùng khi hắn ta lộn nhào từ cầu nhảy trên cao xuống nước(lần nào Phượng cũng xuýt xoa khen ngợi"anh ta lộn hai vòng trước khi rơi xuống nước,thật là nguy hiểm và đẹp mắt). Sau đó là tiếng la của nàng "em xuống đây Hùng ơi". Tiếng động của cầu nhảy lại vang lên lần  nữa, nhẹ hơn và tiếng nước dội lại cũng bé hơn nhiều. Sau đó là sự im lặng nặng nề, đồng loã, một sự im lặng dài lê thê...

"Chúng nó làm gì dưới  mặt nước phẳng lặn và tối đen kia"Lần nào Phong cũng tự hỏi. "Anh ta dạy tôi bơi ngửa" hay" Chúng tôi bơi dưới nước" Phương thường trả lời những thắc mắc của Phong bằng giọng nói và nụ cười diểu cợt. Nhưng thật ra chúng nó làm gì? Tại sao Hùng lại bị vết cào ở trên lồng ngực nẩy nở của anh ta và tại sao có lần Phong thấy một dấu bầm đỏ trên cằm của Hùng? Nhưng tệ hại hơn cả là tại sao Phong, ừ chính chàng, không có cái can đảm, cái quyền làm chồng để ngăn chận sự đó, hay ít nhất chàng cũng phải ra hồ bơi để xem một lần sự gì đã thật sự xảy ra giữa vợ anh và tên Hùng kia?

Ồ đúng thật, Phong không có can đảm làm các việc đó  nên chàng đã định bụng từ lâu là sẽ  mắc một dàn đèn quanh hồ bơi, như vậy chàng có thể nhìn thấy hai người kia một cách  thật rõ ràng từ phòng khách.

"Ai cũng soi sáng hồ bơi của  họ cả" chàng nói với vợ và tiếp"Anh thấy như vậy thật đẹp và thật lịch sự". Phương chỉ cười mủi và trả lời ngang ngược:"Anh xây hồ bơi đó cho em, vậy nó thuộc quyền sở hữu của em, và em không muốn có dàn đèn chiếu sáng hồ bơi của em. Chỉ vậy thôi!

" Nhất định là không rồi. Không, chuyện này không phải dành cho em đâu Phượng ơi"! Phong vừa lẩm bảm vừa rời mắt khỏi mặt nước hồ đầy bí ẩn, chàng lắng nghe tiếng động của đêm hè xong trở lại phòng khách. Chàng ngồi xuống và chờ đợi , đắm mình trong những ý nghĩ riêng tư, trong những kỹ niệm...Một thời gian ngắn trôi qua , khi cơn giận và sự đau khổ làm chàng run rẩy cả người, Phong hấp tấp đứng lên, di lại mở ngăn kéo của bàn viết và lôi ra cây súng nhỏ. Đây chỉ là một cây súng do Nhật sản xuất, một kỹ niệm của thời chiến tranh. Kỹ thuật xấu, nòng nhỏ , sự chính xác không được bảo đảm.... nhưng  súng này cũng đủ sức giết một người đàn ông, mặc dù nó còn trẻ, còn sung sức. Súng này cũng có thể kết liểu đời sống một người đàn bà phản bội, lăng loàn....Có tiếng xe hơi vọng lại từ con đường dẫn vào nhà  và Phong vội vã cất ngay khẩu súng lục. Chàng thở phào nhẹ nhỏm vì khỏi tiếp tục nghĩ đến chuyện đó nữa. Mặc dù rất thù ghét Hùng đến có thể giết ngay hắn ta , còn Phượng thì cứ trêu gan chàng mổi ngày mổi nhiều thêm  đến có thể đưa chàng đến chổ loạn trí, nhưng chàng cũng còn đủ sáng suốt để khỏi nạp mình cho pháp luật và sau đó là lên ghế điện bằng một hành động ghen tương mù quáng.

    Cửa ra vào mở rộng, Phượng bước vào. Nàng mặc một áo đầm mỏng màu vàng nhạt khoe đôi tay trần trắng nỏn, mái tóc đen dài bao bọc khuôn mặt tươi trẻ với đôi mắt đen nhánh và cặp môi mọng khêu gợi,no tròn. Sau lưng nàng là Vũ Hùng, cao lớn với mái tóc hớt cao, dợn sóng, đa tình. Hùng mặc một chiếc quần thể thao, một áo thun ôm sát  người và một áo khoác ngoài màu sắc thật chói  chang mà chỉ có những người biết mình đẹp trai mới dám măc một cách thoải mái.

    - Anh thừa biết hôm nay là thứ ba và nước đã đục ngàu từ hôm thứ bảy -Phượng cau có nói với chồng- vậy thì cần gì phải làm to chuyện trong điện thoại như vậy....

    -Anh không làm to chuyện đâu cưng...

    -Vậy cái gì mà cứ  lảm nhảm trong máy?

    - Tại anh ước ao rằng .... có thể một hôm.... em sẽ về nhà một mình..

    -Vậy thì không có em rồi! Và em cũng xin anh đừng ăn nói như vậy trước mặt Hùng.

Phượng bỏ đi thay áo trong khi Hùng nói với Phong:

    -Tôi thừa biết là ông không có cảm tình với tôi nhưng nếu ông chịu nhìn nhận là tôi đã dạy bơi không công cho vợ ông....

Nói tới đây Hùng cười lớn, một cái cười đầy nam tính , trêu chọc, thách đố, xong chàng xoay lưng lại nói lớn:

    -Anh cá với em là anh sẽ xong trước đó Phượng ơi!

Nói xong chàng ra khỏi phòng.

Phong chờ đợi. Tiếng dế mèn vọng lại, yếu ớt, xa xăm....Ngăn kéo bàn viết vẫn còn mở, như vậy nếu chàng muốn  , nếu chàng bắt buộc phải làm, chàng vẫn có thể rút súng ra: Đừng bắt anh phải hành động như vậy Phượng ơi. Anh xin em,đừng bắt anh phải xuống tay "Phong nghĩ thầm".

Một phút sau Hùng bước ra.Như thường lệ, anh ta mặc một quần tắm màu đỏ dính sát vào người. "Như một pho tượng sống, Phong nghĩ thầm, một pho tượng thật nẩy nở với màu da rám nắng, những bắp thịt cứng ngắt và vô tri như đá vậy.

    Hùng chẳng thèm nhìn đến Phong, anh ta hét lớn:"Phượng, xong chưa?". Rồi bỗng nhiên anh ta chống hai tay xuống đất, hai chân đưa thẳng lên trời, rồi trong tư thế đó, anh ta đi khắp phòng khách một lúc thật lâu."Hắn tưởng đâu hắn đang ở nhà hắn chắc! Phong nghĩ thầm và hấp háy đôi mắt , chàng nghĩ nếu chàng muốn bắn vào đầu của Vũ Hùng đang ở dưới đất không biết có dễ dàng không?Chàng ngắm nghía rồi kết luận là phía đằng sau đầu, nơi cái gáy, có lẽ là mục tiêu dễ nhắm hơn.

    Phượng bước vào, nàng mặc chiếc áo tắm hai mảnh màu trắng để lộ những đường cong thật gợi cảm. Thấy Hùng nàng bật cười:

    -Trời ơi Hùng, sao anh giống trẻ con vậy?

Vũ Hùng vẫn giữ nguyên tư thế cũ trả lời:

    -Anh chỉ dãn gân cốt một tý để chút nữa làm những việc khác hấp dẫn hơn.

Phong chú ý đến cái nhìn đắm đuối của Phượng trên thân thể Hùng, đôi môi nàng hé mở, mọng nước, tham lam....

Chợt Vũ Hùng lộn người lại, nhìn Phượng bằng đôi mắt tán thưởng và thèm muốn, đầy hứa hẹn xong chạy nhanh ra ngoài. Phượng sửa soạn nối gót Hùng  nhưng Phong gọi giật lại:

    -Em, cưng ơi...

Phượng nhét những cọng tóc còn ở ngoài vào trong chiếc nón tắm màu trắng, nàng đứng một chân trông thật gợi cảm, chân kia giơ cao lên khỏi mặt đất. Điệu bộ duyên dáng của nàng nhắc lại cho Phong thời gian hai người, cái thời chưa cưới nhau, thuở mà Phượng đã thề thốt và hứa hẹn   với chàng thật nhiều điều mà nàng chẳng có ý định giữ lời chút nào hết.

    _ Anh xin em Phượng, đừng để anh ngồi một mình đêm nay...

Phượng bật cười. Ngoài kia có tiếng  rung rinh của cầu nhảy dưới những động tác thể thao của Vũ Hùng.

    _ Anh xin em, Phong năn nĩ. Anh xin em một lần thôi! Anh chắc là trời sắp mưa rồi....

    _ Không, trời sẽ không mưa đâu!

    _ Em hảy nghe đây, em hảy ngồi xuống một chút đi.ít nhất cũng một phút thôi....

    _ Cũng có thể lắm nếu anh biết bơi....Phương ngạo mạn trả lời.Nếu anh không cục súc như hòn gạch, không mập ú như con heo, không quá già, có thể chơi tennis và nhất là còn làm được bổn phận của người đàn ông...

    _ Nhưng anh cũng biết làm khối chuyện! Phong phản đối. Anh biết trồng hoa, biết xây nhà cửa. Tất cả chỉ vì anh lớn tuổi hơn Vũ Hùng mà thôi. Người đàn ông nào cũng biết tìm cho mình những thú vui khác với những thứ em kể.

    _ Anh chỉ là một ông già lẩm cẩm! Phượng khinh bỉ trả lời và đi ra ngoài.

Phong đứng phắt dậy và đi theo nàng:

    _ Anh xin em đừng đi, anh van em...

Phượng xoay người lại nhìn chồng, đôi mắt không dấu vẻ khinh thường và bất mãn:

    _Đừng bao giờ năn nỉ em, đừng bao giờ cả...

Tiếng rung chuyển của chiếc cầu nhảy vẫn tiếp tục cho đến khi có tiếng la "Yippy!" quen thuộc của Hùng vọng vào. Anh ta rung chiếc cầu nhảy một lần chót. Một sự im lặng, tiếp theo là tiếng thân hình rơi xuống mặt nước,

    _ Lại thêm một cú  lộn hai vòng thật nguy hiểm. Phong nói trống không...

    _ Tuyệt diệu! Phượng kêu lên. Thật ra Hùng làm cái gì cũng tuyệt cả.

Phượng xoay lưng lại  chỗ Phong đứng và chàng hiểu rằng, mặc những lời năn nỉ, Phượng sẽ không bao giờ nghe lời chàng và sẽ ra với Hùng như nàng đã từng làm tuần này qua tuần khác. Chàng lắng nghe, ngoài hồ bơi  thật im lặng và cả nghìn câu hỏi lại trở về ám ảnh chàng. Phong hiểu rằng chàng không thể nào chịu đựng thêm sự đó nữa.

    _ Phượng, chàng gọi bằng một giọng cáu kỉnh và rút khẩu súng từ ngăn kéo ra, chàng chỉa ngay vào mình vợ.

Phương hơi nghiêng người lại, thấy khẩu súng bèn xoay hẳn người đối diện với chồng:

    _ Đừng bao giờ nên đùa với súng cưng ơi! Nhiều khi nó cũng có thể nguy hiểm đó. -Nàng nói trong khi một nụ cười chế nhạo nở trên môi.

    Bàn tay Phong run lên. Hai mắt chàng ngắm kỹ chỗ da trắng ở giữa hai mảnh áo tắm. Chàng nghĩ thầm  nếu chàng ấn tay vào cò súng, một lổ nhỏ đầy máu sẽ hiện ra trên nền da mịn màng đẹp đẽ đó.

Phong nhắm chặt mắt lại xong mở ra ngay. Giọng chàng run rẩy:

    _ Phượng, anh đã xin em, đã năn nỉ em. Bây giờ thì anh đe dọa em  đây, đừng ra bơi tối nay...

Phượng lại mỉm cười:

    _ Anh có thể cho biết tại sao tối nay lại quan trọng như vậy?

    _ Phượng, em hiểu cho anh...chuyện nó đến từ từ, châm chạp cho đến khi người đàn ông nghĩ là không còn thể chịu đựng nữa.

    _ Ồ anh đừng lo, em biết là anh còn chịu đựng được nữa mà!

    _ Phượng, anh thề với em, nếu em bước thêm một bước nữa để đi ra ngoài anh sẽ...anh sẽ...

    Anh sẽ làm gì hở cưng?

    _ Anh sẽ giết em!

Đôi mắt của Phượng nhíu lại một phút để ngắm chồng. Xong nàng nổi lên cười, một cái cười cao ngạo không chứa đựng một sự sợ hãi nào.

    _ Anh muốn biết sự thật không anh Phong? Vậy thì để em nói cho nghe:Thà em chết ngay còn hơn là gần anh thêm một phút nữa.

Phong hạ nòng súng xuống:

    _ Em mê nó đến thế à?

    -Vâng đến thế đó! Phượng vừa cười vừa lùi ra phía cửa.

Khẩu súng lắc lư vô dụng trong tay Phong. Chàng hiểu rằng những lời hăm dọa của chàng  đã chẳng đem lại kết quả gì. Thật tình chàng đã cố gắng. Phong nghĩ thầm như vậy khi nghe tiếng cười nho nhỏ của vợ vọng vào, tiếng chân trần của nàng chạy trên nền xi măng để đi đến hồ bơi.

    - Em tới đây Hùng ơi! Hảy nhìn em đây này!

Có tiếng rung nhẹ của cầu nhảy xong tiếng nước bắn lên cao..... và rồi là sự im lặng đồng lõa mà tiếng dế mèn gáy trong đêm  làm tăng thêm phần bí mật đến độ làm cho Phong không thể nào chịu đựng thêm nữa....

Chàng đứng lên, để cây súng vào lại ngăn kéo và từ từ tiến ra hồ bơi. Hai chân chàng run rẩy như muốn xụm xuống và mồ hôi toát ra đầy người.Chàng dừng lại nghe ngóng, xong đi nhanh lại cạnh họ. Sự này chưa bao giờ chàng dám làm vì trong quá khứ chưa bao giờ chàng dám khuấy động sự thân mật của vợ chàng và Vũ Hùng. Tối nay tất cả đều khác hẳn. Tất cả đều được chàng giải bày . Chàng năn nỉ, chàng đã đe dọa  nhưng tất cả đều vô ích. Phượng đã lựa chọn Vũ Hùng , nàng bằng lòng chết còn hơn ở lại với chàng.

   "Phượng, chàng thầm thì, Phượng ơi...Giờ thì chàng phải làm một công việc cuối cùng. Chàng đứng sững sờ trong sự im lặng đã từng làm chàng đau đớn xong đưa mắt nhìn xuống hồ bơi đang bị bóng tối bao trùm.Thoạt đầu chàng chẳng nhận thấy gì ngoài mặt nước đen ngòm trong một màn đêm còn tối đen hơn nữa. Một vài phút sau, khi mắt đã quen với bóng tối, chàng thấy hai xác người nổi lềnh bềnh...

Phong thụt lùi. Chàng không đủ can đảm nhìn tiếp. Một tiếng nấc nghẹn ngào trong cổ họng chàng phát ra và Phong loạng choạng đi về lại phòng khách, chàng không còn giữ ý cho không có tiếng động. Phượng và Vũ Hùng đã vĩnh viễn có nhau và đâu thèm để ý đến chàng nữa.

Phong ngồi phịch xuống chiếc ghế bành ở phòng khách. Sự im lặng nặng nề thêm . Những con dế tiếp tục gáy và chàng tiếp tục chờ đợi. Chàng chờ đợi... chờ đợi  ..   run rẩy, mình toát đầy mồ hôi, chàng cảm thấy toàn thân như bị nhuốm bệnh, xong đến khi không còn chịu đựng được nữa, sự im lặng làm đầu óc chàng như muốn nổ tung lên, chàng nặng nề đứng dậy và lê chân đến máy điện thoại. Những ngón tay run rẩy bắt đầu bấm số   và lúc đầu Phong không làm sao nói được nên lời. Sau cùng với tất cả sự cố gắng, chàng đã bắt đầu nói được , chàng lắp bắp và nói không đầu không đuôi gì cả.

    _ Trời ơi, tôi đã hết sức cố gắng, đã làm hết sức tôi....nhưng đã quá muộn, ông hiểu không.. Tôi muốn nói, tôi có ý định gắn  một dàn đèn quanh hồ bơi nhưng vợ tôi không chịu. Tôi đã  xả nước hồ bơi như nàng mong muốn, nhưng nước bơm vào chưa xong, chỉ mới có một vài tấc thôi, ông hiểu không chỉ có một vài tấc  mà thôi, đêm thì tối đen  và họ không biết gì về chuyện đó cả....

Người trung sĩ cảnh sát nói sẽ cho một xe cứu thương và một xe tuần tiểu tới ngay  rồi nói tiếp"

    _ Ông đừng tự trách mình nữa ông Phong ạ.Ông không có lỗi gì, đây chỉ là một tai nạn , ông hoàn toàn không có lỗi gì cả.

    _ Cám ơn ông- Phong nức nở trả lời.

Chàng đặt điện thoại xuống và ngồi im lìm thật lâu, xong lấy hai tay bưng mặt, chàng khóc không ngừng, chàng nhớ đã làm tất cả để cứu nàng... Tất cả những cái gì mà một người đàn ông yêu vợ có thể làm được. Chàng đã binh vực cho mình, đã năn nỉ, đã dọa nạt, đã van xin nàng nhưng nàng đã muốn chọn Hùng. Chết đối với nàng còn hơn ở lại với chàng. Vậy thì Phong không được trách móc mình nữa ... Chàng không bao giờ được nghĩ là mình đã giết vợ, đã làm một điếu gì ghê tởm....

    Phương đã lựa chọn theo Hùng, còn Phong chàng hoàn toàn vô tội. Từ khi lấy Phượng, chàng đã chiều chuộng, đã tôn thờ nàng, vậy chàng phải luôn luôn nghĩ rằng chàng là Một Người Chồng Tốt.

                             

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 21/Dec/2018 lúc 5:52pm
Thằng Tý con…
là con của thằng Tý







1.

Tôi với anh Tỵ là bạn làm chung hãng từ những ngày mới qua Mỹ. Chúng tôi làm chung với nhau được bảy năm thì tôi xin nghỉ để đi làm hãng khác. Sau đó anh cũng đi hãng khác vì lương công nhân ở hãng xưởng thời ấy đã không còn lên nổi nữa vì đã lên tới hết mức của lương công nhân.

Những năm tháng mà chúng tôi ăn trưa chung bàn, làm việc chung xưởng; cuối tuần tôi hay đến chơi, ăn uống ở nhà anh. Năm ấy thằng Tý mới đi lớp một. Nó là một đứa bé trai có nhiều nét con gái. Nó trắng trẻo, mắt mũi đều đẹp như con gái đến nỗi dì Út của nó tức thằng cháu trai không nhường cho dì…

Thằng bé ngoan vì được giáo dục kỹ nên tôi cũng thường ẵm bồng, cho quà nó khi gặp gỡ cuối tuần.

Rồi bẵng đi một thời gian ít gặp vì tôi với anh Tỵ đã làm khác hãng, khác giờ giấc. Chúng tôi chỉ gặp lại khi cùng đi đám cưới, đám tang ở địa phương hoặc thỉnh thoảng gọi điện thoại thăm hỏi nhau. Nếu tình cờ gặp nhau ở chợ búa thì đi ăn, uống cà phê với nhau; và nếu gặp nhau ở hàng quán thì cả hai bận việc gì cũng bỏ, để làm vài chai bia kể lể tâm tình…

Nhưng bất ngờ nhất là tôi gặp lại thằng Tý ở tiệm bán đồ một đồng của Mỹ. Nó nhìn ra tôi chứ tôi không nhìn ra thằng bé mới năm nào nay đã là một thanh niên. Nó chào hỏi tôi trước: “Chú khoẻ không? Lâu quá không gặp, chắc là chú không nhìn ra con rồi! Con là thằng Tý, con của ba Tỵ nè!”

“Ồ, Tý. Đúng là chú không nhìn ra con. Bây giờ con lớn quá rồi! Con đi học sao rồi, mà giờ làm ở đây?”

“Dạ. Con đang học lớp 12. Ba con mua cho con xe, mẹ con mua cho con bảo hiểm. Con đi làm thêm ngày hai tiếng để kiếm tiền đổ xăng… Tại con muốn tập lái xe cho rành để sang năm con đi đại học thì con tự lái.”

“Ừ. Vậy cũng được. Nhưng có học bổng gì không?”

“Dạ. Con được học bổng toàn phần ở trường Austin rồi chú. Nên con mới tính tập lái xe cho rành để tự con lái đi học, lái về nhà…”

“Giỏi. Ráng lên nghe con.”

“Dạ chú.”

“Cho chú gởi lời thăm ba của mẹ con. Con về nói với ba con, hôm nào có dịp thì nhớ gọi chú đến nhà con chơi nha.”

“Dạ chú.”



Tôi chưa về đến nhà đã gọi anh Tỵ lúc lái xe. “Sao anh cho thằng Tý đi làm làm gì, chỉ đủ tiền đổ xăng thì sao không để cho nó ở nhà, lo học, sẽ có lợi hơn!”

“Biết vậy! Nhưng ý thức tự lập là điều đáng khuyến khích. Nó cũng trải qua mấy năm ương bướng trong nhà rồi. Nhưng qua tuổi đó thì chững chạc ra. Từ năm lớp 10 đã đi làm thiện nguyện nhiều. Lên lớp 11 thì mẹ chở đi làm thêm mỗi ngày hai tiếng để kiếm tiền đóng học phí học lái xe… ‘Tại sao chuyện con có thể tự lo mà ba mẹ cũng giành’. Nghe nó nói đã chưa? Mẹ nó xót ruột chứ tôi ủng hộ tính tự lập. Nó là con trai thì phải vậy thôi…”

Nói vậy với nhau rồi quên đi vì tôi với anh cùng cày tối mặt để trả tiền nhà, tiền xe, con cái tới tuổi đi đại học. Những tháng nóng đổ lửa ở xứ này vừa dịu bớt thì mùa lễ đã về. Chúng tôi chỉ biết đi làm cho tới hết sức thì về ngủ để mai lại đi làm. Khi chợt nhớ tới nhau thì gọi điện thoại thăm hỏi nhau đôi lời là cùng. Nhưng ấm lòng vô cùng khi cúp điện thoại là mình may mắn có một người bạn có thể nói nhau nghe bất cứ chuyện gì!

Đến hôm trời lại trở lạnh nữa rồi. Anh gọi mời tôi đến nhà anh ăn tiệc lễ Tạ ơn với gia đình anh. Vì mấy tháng trước thằng Tý tốt nghiệp trung học, chuẩn bị đi đại học. Anh có mời tôi ăn tiệc nhưng tôi bận quá, chỉ gởi cho cháu chút quà.

Lễ Tạ ơn năm ấy tôi đến nhà anh Tỵ. Vẫn căn nhà xưa đã cũ hơn xưa, anh chị già đi không nhiều vì đời sống của họ bình lặng lắm. Chỉ thằng Tý đã râu ria, trông ra dáng đàn ông. Thời gian tôi không lui tới nhà anh chị, không ngờ anh chị đã có thêm một cháu gái, em của thằng Tý đã mười tuổi, con bé xinh xắn, có vẻ mạnh dạn hơn cả thằng anh trai khi còn bé. Dì Út, người em gái của chị nhà khi xưa tôi thường gặp, người hay ganh tỵ với nhan sắc của thằng Tý, hồi đó cuối tuần thường về nhà anh chị Tỵ để ăn ké vì đang học đại học, thì nay đã có gia đình.

Thế là một bữa tiệc ấm cúng trong gia đình với người khách duy nhất là tôi, vừa thân với mọi người vì quen biết cũ, nhưng lại vừa xa vì cả chục năm mới gặp lại nhau.

Tiệc tàn. Bọn trẻ rút vô phòng chơi game. Còn lại vợ chồng anh Tỵ, vợ chồng cô em vợ của anh và tôi. Năm người ngồi trò chuyện như người nhà, bạn cũ gặp lại. Rồi thằng Tý với hai người bạn Mỹ của nó mới ra phòng khách xin phép cho chúng nó đi chơi một chút. Vì thế câu chuyện về hai người bạn Mỹ của thằng Tý mới được chị nhà kể ra. Chị nhà kể, “Hôm trước khi thằng Tý về nhà nghỉ lễ Tạ ơn. Nó gọi xin chị cho hai người bạn của nó được về nhà ăn lễ vì cả nhóm bạn ở chung ký túc xá đều tiệc tùng chia tay nhau để đứa nào về nhà đứa đó ăn lễ với gia đình. Nhưng hai đứa bạn này không có gia đình để về. Thằng Tý thấy tội nghiệp nên xin cho chúng về nhà này ăn lễ cùng gia đình…”

Trò chuyện thêm mới biết, người bạn trai Mỹ trắng của thằng Tý là một người đồng tính. Anh ta xuất thân từ Viện mồ côi. Học giỏi nên có học bổng toàn phần. Ngày anh bước chân ra khỏi Viện mồ côi cũng là ngày bước chân vào đại học. Anh hẹn với các Sơ đã nuôi dạy anh từ bé, “Con học xong bốn năm mới về thăm các Sơ, vì con không có tiền.” Thằng Tý thấy tội nghiệp nên xin cho nó về nhà nghỉ lễ, ăn tiệc… Hôm qua về tới nhà, thằng Tý nói nhà tao nè. Tụi bay vào đi. Con bạn gái không dám vào vì không tin là gia đình thằng Tý giàu quá vậy? Ở nhà xây bằng gạch! Còn thằng Mike thì ở Viện mồ côi nên chỉ cầm bằng hai tay, đưa miếng thịt bò bằng bàn tay lên miệng cắn. Thằng Tý phải dạy nó cầm dao, nĩa để cắt miếng thịt trên dĩa ăn. Ăn xong, nó biết dọn bàn. Rồi nó hỏi, có cần nó lau nhà không? Chị nhà trả lời: không cần. Thế là nó xin chị cho nó ôm chị một cái vì lời cảm ơn không đủ cho lần đầu tiên trong đời nó được ăn một mình một miếng thịt bò to như vậy!

Chị chậm nước mắt vì không kềm nổi xúc động dù chuyện đã thuộc về hôm qua. Hôm nay, chỉ kể lại thôi mà chị vẫn còn xúc động nhiều vì nhớ ra năm chị mười chín tuổi như nó bây giờ, chị cũng chưa từng được ăn qua một miếng thịt bò to như thế! Dù chị có cha mẹ, anh chị em, có gia đình, và cả họ hàng nội ngoại hai bên nữa. Nhưng tuổi nhỏ của chị rơi vào thời chiến tranh, tuổi trẻ của chị rơi vào thời nhà tan cửa nát; gia đình ly tan sau khi cộng sản cưỡng chiếm miền nam. Chị thấy thương thằng bé mồ côi, thật khó tin nổi một người Mỹ sinh ra trên nước Mỹ mà mười chín tuổi đầu mới được lần đầu tiên ăn miếng thịt bò to như bàn tay, không biết xài dao, nĩa ra làm sao? Chị nghĩ về mình, nếu vượt biên không thoát thì không chừng giờ này chị cũng chưa được ăn miếng thịt bò to như bàn tay dù con chị đã mười chín tuổi chứ không phải chị mười chín tuổi. Nếu anh Tỵ không vác thằng Tý như con mèo ướt trên vai, liều mạng vượt biên thì giờ đây chị đâu có đứa con trai ngoan hiền, nghị lực, giỏi giang mà lại biết thương bạn bè nghèo khổ mới càng đáng quý vì đọc báo về giới trẻ trong nước bây giờ thấy sợ quá!

Chị kể chuyện con bạn gái Mỹ trắng của thằng Tý. Nó phụ chị rửa chén dĩa sau bữa tối hôm qua. Một con bé hiền lành, học giỏi, nhưng nó như một khúc gỗ quý mới đốn ở rừng về. Nó không biết gì hết ngoài việc học.

Rửa chén dĩa xong, nó trò chuyện với chị đến rất khuya như một đứa trẻ gặp lại mẹ mình sau thời gian xa cách. Hoàn cảnh nó có cha mẹ, nhưng một hoàn cảnh gia đình còn tệ hơn là mồ côi như thằng Mike, thà đau lòng rạch ròi với thân phận mồ côi rồi từ đó nguôi ngoai còn hơn vết thương gia đình cứ từng ngày khôn lớn với nó. Nó có nhiều anh em nhưng hai người con riêng của ba không thích hai người con riêng của mẹ; nó là con chung của hai người nên bốn người anh em không thích nó. Chán nhất là khi nó bắt đầu hiểu biết thì cứ lâu lâu ba nó lại từ chối nó không phải con tôi mà là con của thằng nào… Mẹ nó đập phá tan cửa nát nhà, thì say xỉn tới mất việc làm, bị cảnh sát bắt vì uống rượu lái xe…

Con bé cũng ngày bước chân ra khỏi nhà để đi đại học là lần cuối cùng còn thấy mẹ mình. Cha thì kể như không vì ông ấy đã không về nhà nữa trước khi nó đi đại học.

Nó không dám xin chị đến lễ Tạ ơn năm sau lại cho nó được theo thằng Tý về nhà chị ăn lễ và nghỉ ngơi, vui chơi. Nó chỉ cảm ơn chị đã cho nó được sống trong thiên đàng một lần vào Lễ Tạ ơn trong đời nó là nhà chị.

Chúng tôi có năm người Việt nam, cùng ngồi chung bàn trà trong gian phòng khách của một căn nhà Mỹ trên nước Mỹ. Chúng tôi không hình dung nổi sự may mắn của mình là những người đã từng đói khổ từ một quê hương chiến tranh và hận thù. Nên lễ Tạ ơn năm đó rất có ý nghĩa với chúng tôi vì nơi ở, không khí gia đình của một gia đình tỵ nạn Việt nam được một cô bé người Mỹ bản xứ ví với thiên đàng mà cuộc đời mười chín tuổi của cô lần đầu được bước vào.

2.

Rồi thời gian với tuổi về chiều của tôi với anh Tỵ như bóng câu qua cửa. Đám trẻ thì học mờ mắt, trả nợ học ngập đầu. Tôi với anh thỉnh thoảng gặp nhau thì bù khú như mì ăn liền vì không ngờ mình đã già mau vậy ta! Nên hễ gặp là tranh thủ chén thù chén tạc…

Nhìn lại như hôm qua, thằng Tý đã lấy được bằng sáu năm ở Austin, rồi bằng tám năm.

Mùa lễ Tạ ơn năm ngoái. Anh chị Tỵ lại mời tôi đi ăn đám cưới thằng Tý. Nhìn nó tôi thấy được anh Tỵ của những năm chúng tôi mới qua Mỹ. Một thanh niên ở ngưỡng tuổi ba mươi, cao gầy, nhưng mạnh khoẻ, đẹp trai. Chỉ nhìn không ra con bé Mỹ quê mùa tới ngớ ngẩn vì thiếu giáo dục gia đình thì nay đã ra dáng một nữ lưu trí thức với học vị tiến sĩ; một cô dâu xinh đẹp trong ngày cưới đã đành; nhưng còn hơn nữa kìa, “một đứa con dâu Mỹ hiếu thảo trong gia đình Việt” qua cái cách cô ấy để mắt tới cha mẹ chồng, quan tâm thực sự tới họ và cả gia đình bên chồng; cách ứng xử với người Việt của cô gái Mỹ thật dung hoà giữa hai dân tộc khi cô nói hai tiếng “Thank you” với bất kỳ ai là nói tiếp luôn hai tiếng “Cảm ơn”.

Quả thật giữa hai dân tộc Việt – Mỹ nên nói liền sau hai tiếng “Thank you là hai tiếng “Cảm ơn”. Chúng ta cảm ơn nhau nhiều hơn nữa mới phải từ sự thông cảm và cưu mang nhau sau một cuộc chiến vô tiền khoáng hậu mà người Mỹ, người Việt đã cùng đổ máu chug một chiến hào.

Chiến thắng cuối cùng đã thuộc về nhân bản. Chuyện màu cờ sắc áo nhất thời thôi…

Lễ Tạ ơn năm nay tôi lại có dịp đến nhà anh chị Tỵ ăn bữa tối trong sự ấm cúng của tình thân dạt trôi. Nhìn lại tuổi đời khi đến đây và thời gian sống nơi đây như hai mảng màu trừu tượng mà thế hệ sau là ánh sáng làm cho nó tươi vui hay bức tranh buồn bã?

Năm nay thằng Tý gọi điện thoại mời tôi, nó bảo chú tới nhà ba mẹ con ăn Lễ Tạ ơn với gia đình con nha chú. Chú nhớ đến nghe chú… vì chú lên chức ông rồi đó! Con sẽ cho chú ẵm thằng Tý con… là con của thằng Tý mà hồi nó còn nhỏ chú cũng ẵm nó hoài.

Sáng nay trời lạnh. Ngày cuối tuần nên không phải đi làm. Tôi định gọi già Tỵ ra quán cà phê. Nhưng nghĩ lại để dành cho cuộc gặp tuần tới thêm đậm đà không khí hội ngộ. Nghĩ về Lễ Tạ ơn với đôi ba truyền thuyết còn lại trong sách sử cũng xuất phát từ lòng độ lượng trong mỗi người mà dân tộc nào cũng giàu lòng nhân ái như nhau. Càng đáng tin vào lòng nhân ái thuộc về nhân tính là khác biệc giữa con người với muôn loài. Những thể chế tuần hoàn sẽ hưng vượng rồi suy tàn, chỉ còn tồn tại trong vũ trụ bao la những tấm lòng tuy nhỏ bé nhưng đủ ấm để vượt qua mùa đông bằng sự thấu hiểu, thông cảm, chia sẻ giữa con người với nhau. Tạ ơn nhau mới là ý muốn của thượng đế. Ngài không cầu mọi người tạ ơn ngài mà quên nhau trong đời sống cộng sinh.


Phan



Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 21/Dec/2018 lúc 5:52pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 28/Dec/2018 lúc 8:40am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 29/Dec/2018 lúc 8:17am

Vợ Chồng Vì Sao Càng Ở Cạnh Nhau Lâu Thì Càng Lạnh Nhạt?

Vợ chồng vì sao càng ở cạnh nhau lâu thì càng lạnh nhạt?


Có bao giờ bạn hỏi chồng/vợ của mình một câu  “Anh/em đã vất vả rồi” hay chưa?. Vợ chồng sống với nhau càng lâu không phải sẽ trở nên lạnh nhạt, mà vì quá quen việc nhận lấy của đối phương mà quên mất rằng bản thân mình cũng cần phải cho đi nữa.


Có hai kiểu vợ chồng khiến người ta kính trọng: 1) Người vợ cùng trải qua những ngày cực khổ với người chồng trong những tháng năm còn trẻ. 2) Người chồng trải qua những ngày tốt đẹp với người vợ trong những tháng năm sung túc.

Dù cho thời gian thoáng chốc trôi qua nhiều năm, tình cảm vợ chồng cũng từ tình yêu thời trẻ biến thành tình thân. Có lúc đột nhiên phát hiện tại sao các cặp đôi càng ngày càng lạnh nhạt? Thật ra không phải tình cảm trở nên nhạt hơn mà vì đã quá quen thuộc, không cảm thấy cần biết ơn những gì đối phương bỏ ra nữa. Quen với việc nhận lấy nhưng lại quên trả lại, quen với việc lựa chọn hưởng thụ nhưng lại bỏ qua lời báo đáp.

Con người luôn là theo thói quen mà thành tự nhiên, đặc biệt là giữa những người thân thiết, bạn gửi cho người lạ một nụ cười nhưng lại đem sự bực tức trả lại cho người yêu thương bạn nhất.
Khi bạn quen với việc cô ấy ở nhà giặt đồ nấu cơm, bận rộn cả ngày, khi bạn ăn món ăn cô ấy làm, mặc những bộ đồ sạch sẽ, liệu có nói câu: “Em đã vất vả rồi” hay chưa? Không có điều gì là hiển nhiên, cô ấy là vợ của bạn chứ không phải là người bảo hộ của bạn.

Khi bạn quen với việc anh ấy ở ngoài cực khổ bôn ba, quen với việc anh ấy vất vả và khó khăn ở bên ngoài, bạn luôn nói rằng người khác ở bên ngoài kiếm tiền còn nhiều hơn anh ấy. Nhưng lại không biết rằng anh ấy ở ngoài vất vả kiếm tiền, cũng là vì bạn và đứa con sống một cuộc sống tốt hơn, sự cổ vũ và động viên của bạn mới là động lực cho anh ấy chiến đấu bên ngoài. Khi anh ấy về nhà, bạn có từng nói “Anh đã vất vả rồi” hay chưa? Anh ấy là chồng của bạn, không phải là túi tiền của bạn.

Mối quan hệ tốt nhất của một vợ chồng chính là: Vợ biết sự vất vả kiếm tiền của chồng ở bên ngoài, chồng hiểu rõ vợ ở nhà chăm con không dễ dàng. Vợ chồng không phải là kẻ thù, không nên gây sức ép cho đối phương, cũng đừng đổ lỗi là ai đúng ai sai, tình yêu thì không có ai đúng ai sai, không có ai cao hơn ai, cũng không có ai tài giỏi ưu tú hơn ai, càng không có ai xứng đáng hơn ai.

Công việc không giống nhau, trách nhiệm cũng khác nhau, hai người đều bình đẳng, bạn là người thế nào thì sẽ xứng với người như thế đó. Mối quan hệ khôn ngoan nhất giữa các cặp vợ chồng chính là không nên tính toán, trong cuộc sống không nên so đo thì mới yêu thương tôn trọng lẫn nhau!

Bởi mối quan hệ giữa người với người, rất dễ trở thành một mối quan hệ thiệt hơn. Làm cha mẹ, nếu bạn không thể đáp ứng nhu cầu của con cái, không thể đưa cho chúng nhiều thứ tốt đẹp, chúng sẽ không đáp ơn nuôi dưỡng mười mấy năm qua mà nói rằng bạn không xứng làm bố mẹ chúng.

Làm thầy giáo, khi bạn không thể cung cấp nhiều kiến thức, học trò sẽ bỏ qua những sự yêu thương tỉ mỉ ân cần mà bạn đã từng cho chúng, để nói rằng bạn không xứng làm thầy giáo.
Làm bạn bè, khi bạn không thể đưa ra sự giúp đỡ hoặc lợi ích mà người khác cần, có người sẽ quên tình nghĩa đồng cam cộng khổ mười mấy năm qua, và bảo rằng bạn không xứng đáng.
Làm vợ chồng, khi anh ta đi đến đỉnh cao của đời người, cảnh rộng bao la, và bạn trở nên già nua, anh ta sẽ phản bội những lời thề non hẹn biển, vứt bỏ bạn như một tấm giẻ. Và dĩ nhiên là bạn không xứng làm vợ anh ta nữa…
Xứng hay không xứng, phải xem có lợi và đáng giá hay không. Khi một đứa trẻ đối xử với bố mẹ nuôi dưỡng đều là khuôn mặt này, vậy thì đối với những người bình thường trong cuộc sống, sẽ chỉ càng máu lạnh vô tình.

Vợ chồng với nhau không sợ cãi nhau to tiếng, chỉ sợ không hiểu đối phương, không thể liên kết nhau. Hôn nhân tốt nhất chính là phải thấu hiểu, cổ vũ, động viên nhau, như thế thì dù có mưa sa bão táp, lận đận trập trùng cũng đều bước qua được.
Phụ nữ hiểu tương trợ, đàn ông hiểu cảm ơn, đời này có thể ở bên nhau cũng chính là duyên phận kiếp trước vun đắp, phải nâng đỡ dìu dắt lẫn nhau. Chúc cho những cặp đôi trên thế giới này nên vợ nên chồng.

Còn những cặp vợ chồng nếu có thể tương thân tương ái, sống đến bạc đầu, tin tưởng đi đến cuối đời, thì hãy tự mình nói với đối phương một cách bình thản: “Đời này có anh, thật là đáng trân quý!”

st.
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 130 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.662 seconds.