Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Sức Khỏe - Y Tế
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Khoa Học - Kỷ Thuật :Sức Khỏe - Y Tế  
Message Icon Chủ đề: CÁC THÔNG TIN VỀ SỨC KHỎE Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 184 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/Nov/2018 lúc 9:06am

Các Chứng Bệnh Của Phụ Nữ 


Dĩ nhiên, có những bệnh chỉ xảy ra cho phụ nữ mà thôi, thí dụ như các bệnh liên quan đến hệ thống sinh dục của phụ nữ. Phạm vi của bài viết nầy sẽ đề cập đến các bệnh có thể xảy ra cho tất cả mọi người nhưng nhiều hơn ở bên phía phụ nữ. So với đàn ông, cơ thể của người phụ nữ tuy nhỏ nhắn nhưng thật ra bền bỉ hơn, từ chuyện mang nặng đẻ đau, cho đến tuổi thọ trung bình dài hơn. Tuy nhiên, người phụ nữ cũng dễ có những bệnh, so ra ít khi xảy ra cho đàn ông.

Sau đây là một số bệnh tiêu biểu:
  1. Bệnh lo âu, sợ hãi (anxiety)
Là con người, ai cũng lo âu. Lo âu là điều không thể tránh khỏi, nhưng khi sự lo âu trở thành thường xuyên, quá độ, có khi vô cớ, làm ảnh hưởng đến đời sống bình thường, tình trạng này gọi là bệnh hay rối loạn sợ hãi.
Theo Bộ Y Tế Hoa Kỳ, khả năng bị rối loạn về lo âu tăng gấp đôi so với đàn ông. Đây là một căn bệnh có thật. Người bị rối loạn về lo âu cần được giúp đỡ để nhận biết căn nguyên và cách đối phó. Tập thiền định là một trong những phương pháp đáp ứng tốt cho vấn đề.
  1. Bệnh phiền muộn (depression)

Tương tự như bệnh lo âu, phụ nữ dễ bị phiền muộn gấp hai lần so với đàn ông. Có nhiều lý do dẫn đến phiền muộn kinh niên, nhưng vì sự thay đổi về hormone sinh lý của người phụ nữ khiến cho họ dễ bị phiền muộn hơn. Ví dụ như khi hành kinh, lúc mang thai, sau khi sanh, và thời kỳ mãn kinh, nguy cơ bị phiền muộn thường tăng cao hơn. Ngoài ra, stress, tiền sử bệnh trong gia đình, đau đớn kinh niên, bệnh tật kinh niên cũng là những yếu tố nguy cơ. Cũng như bệnh lo âu, bệnh phiền muộn có thể chữa trị được..
  1.  Bệnh xốp xương (osteoporosis)
Trong tình trạng xương bị xốp, xương trở nên yếu hơn và dễ bị gãy. Cao tuổi là nguy cơ chính, càng lớn tuổi càng dễ bị xốp xương, nhưng đàn bà bị nhiều hơn. Ở Mỹ có khoảng 10 triệu người bị bệnh xốp xương và 80% là đàn bà.

Có ba lý do phụ nữ dễ bị xốp xương. Thứ nhất, xương của đàn bà thường nhỏ hơn và mỏng hơn của đàn ông. Thứ hai, mức độ xương bị mất, hao mòn tăng cao sau khi nghỉ kinh do mất hormone estrogen. Thứ ba, đàn bà sống lâu hơn đàn ông, vì thọ hơn nên dễ bị xốp xương hơn.
Để giảm nguy cơ bị xốp xương, nên tránh hút thuốc lá hay uống rượu quá độ, tập thể dục thể thao, và ăn thức ăn có nhiều calcium với vitamin D.
  1.  Ung thư vú
Đàn ông cũng bị ung thư vú nhưng chỉ chiếm 1/100 so với phụ nữ. Hiện nay nguy cơ bị ung thư vú trung bình của phụ nữ vào khoảng 12%.
Một số yếu tố nguy cơ không thể tránh khỏi gồm có tuổi tác và có gene ung thư trong gia đình, nhưng thay đổi nề nếp sống hàng ngày như tăng cường vận động, ăn uống cẩn thận cũng giảm bớt nguy cơ.
  1. Tai biến não (stroke)
Bệnh tai biến đột quỵ não xảy ra khi mạch máu tiếp tế cho não bị nghẽn cấp thời, gây tử vong cho đàn bà nhiều hơn là đàn ông.
Một số yếu tố nguy cơ xảy ra cho mọi người, như bị cao huyết áp, cao cholesterol, hút thuốc lá, và có tiền sử bị bệnh tai biến não trong gia đình.
Nhưng một số nguy cơ khác chỉ có trong phụ nữ. Ví dụ như uống thuốc ngừa thai, có thai, dùng hormone sau khi nghỉ kinh, hay thường xuyên bị nhức đầu nửa bên (migraines headache).
  1. Bệnh nhức đầu nửa bên (migraines)

Migraines, chứng nhức đầu một bên, là tình trạng nhức đầu dữ dội đi kèm với nôn mửa, dễ bị kích động vì ánh sáng, âm thanh, và làm cho thị giác bị rối loạn. Có khoảng 30 triệu người Mỹ bị bệnh, nhưng đàn bà bị bệnh nhiều hơn.

Nguyên nhân của bệnh nhức đầu này chưa được biết hoàn toàn, nhưng trong phụ nữ, thay đổi về hormone estrogen trong chu kỳ kinh nguyệt có thể châm ngòi cho bệnh phát tác.
  1. Bệnh tuyến giáp (thyroid diseases)
Tuyến giáp trạng là một tuyến nhỏ xíu nhưng nhiệm vụ thì to. Tuyến giáp có hình thù như con bướm nằm phía trước cần cổ, tiết ra các hormone kiểm soát dự điều hòa năng lượng và tiêu hóa thực phẩm (metabolism). Đôi khi tuyến giáp sản xuất ra quá nhiều hay quá ít hormone.
Trong trường hợp suy tuyến giáp, hormone sản xuất ra không đủ, gây ra triệu chứng như tăng cân, người lúc nào cũng lạnh, và nhịp tim chậm lại. Ngược lại, bệnh cường tuyến giáp, hormone tăng cao làm cho sụt cân, tim đập nhanh và tay chân run rẩy.
Đàn bà thường dễ bị bệnh về tuyến giáp, trung bình cứ tám phụ nữ thì có một người bị suy hay cường tuyến giáp.
  1. Bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu
Do cấu trúc của hệ thống tiết niệu, phụ nữ dễ bị nhiễm trùng tiết niệu gấp 30 lần so với đàn ông. Lý do vì ống dẫn tiểu ngắn hơn, dễ cho vi trùng xâm nhập. Vi khuẩn gây ra nhiễm trùng nhiều nhất đến từ âm đạo và hậu môn. Vì thế sau khi đi vệ sinh, nên chùi từ trước ra sau thay vì từ sau ra trước.
Ngoài ra, phụ nữ cũng dễ bị són tiểu gấp hai lần so với đàn ông.
  1. Hội chứng mệt mỏi kinh niên (chronic fatigue syndrome)
Hội chứng mệt mỏi kinh niên là tình trạng kéo dài gây ra khó ngủ, khó tập trung tư tưởng, nhức mỏi, chóng mặt, và lúc nào cũng mệt cho dù đã thường xuyên nghỉ ngơi.
Khả năng bị mệt mỏi kinh niên cao gấp bốn lần so với đàn ông. Người ta vẫn không biết nguyên do nào gây ra bệnh nầy, cho dù nhiều phụ nữ dễ bị triệu chứng sau khi hành kinh hay khi bị stress.
  1. Bệnh vỡ tim “broken heart syndrome”
Takotsubo cardiomyopathy, còn được gọi là bệnh vỡ tim, xảy ra khi hormone stress làm cho bắp thịt cơ tim bị nhão ra, ngừng co thắt, vì thế tim không bơm máu được.
Hội chứng vỡ tim thường xảy ra khi bị stress đột ngột quá độ, ví dụ như cái chết của người thân yêu, tan vỡ cuộc tình, và có thể xảy ra cho người hoàn toàn mạnh khỏe. Theo Hội Tim Mạch Hoa Kỳ, bệnh này xảy ra cho đàn bà nhiều hơn là đàn ông.
Bệnh tim vỡ có thể gây ra tử vong, nhưng hầu hết bệnh nhân sẽ phục hồi. Triệu chứng của bệnh vỡ tim hơi giống như bị đột quỵ tim. Vì thế nếu có triệu chứng đau ngực, cần phải liên lạc bác sĩ ngay.

B.S Hồ Ngọc Minh
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 28/Nov/2018 lúc 8:04am

Đường với sức khỏe



Mặc dù đường cho vị ngon và được nhiều người ưa thích, nhưng sự lạm dụng chất ngọt, nhất là đường trắng sucrose có thể gây ra nhiều rủi ro cho sức khỏe.

Sau đây là những điều nên biết khi sử dụng đường:

baomai.blogspot.com  
Từ "đường" bao gồm hàng loạt các loại chất tạo ngọt, bao gồm cả đường fructose có thể tìm thấy trong trái cây tự nhiên

1_ Đường trắng không có giá trị như các thực phẩm khác, không mang lại chất bổ dưỡng cho con người, ngoại trừ một lượng calorie khá cao và một số bất lợi.

2_ Sau khi ăn, đường được chuyển ngay vào máu, biến thành glucose, làm ta cảm thấy như có nhiều sinh lực, thoải mái. Nhưng chỉ vài giờ sau cảm giác đó mất đi, và được thay thế bằng sự mệt mỏi, uể oải, gắt gỏng…

Nguyên do là khi thấy đường trong máu đột nhiên lên cao, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách ra lệnh cho tụy tạng sản xuất thêm insulin để cân bằng đường trong máu. Dưới tác dụng của insulin, đường giảm xuống mau, đôi khi dưới mức bình thường, năng lượng cũng theo đó bớt đi. Vì vậy, những người có gene bệnh tiểu đường không kiềm chế được sự lên xuống bất thường này của đường và rất dễ mắc bệnh.   

baomai.blogspot.com

3_ Đường các loại đều đưa tới hư răng, sâu răng vì phản ứng hóa học giữa đường và dịch vị miệng tạo ra chất chua, làm hỏng men răng. Đồng thời chất ngọt cũng tạo ra môi trường rất tốt cho vi khuẩn trong miệng tăng sinh, đưa tới nhiễm trùng răng miệng. Chất ngọt dính trong răng càng lâu thì răng càng mau hư và hư nhiều. Cho nên ta cần súc miệng, đánh răng càng sớm càng tốt sau khi ăn.

4_ Đường có nguy cơ gây mập phì vì cung cấp nhiều năng lượng. Sau khi ăn, năng lượng của đường được cơ thể dùng ngay thay cho năng lượng từ các chất dinh dưỡng khác. Khi không dùng đến, các chất dinh dưỡng này sẽ được tích trữ dười dạng mỡ béo, lâu dần dẫn đến béo phì. Đó cũng là kinh nghiệm dân gian: “ngọt môi một phút, mông mỡ suốt đời”.

Cho nên, không phải chỉ có chất béo mới làm ta mập như nhiều người vẫn tưởng, mà những món ăn ngọt như cà rem, bánh, kẹo cũng góp phần gây ra béo phì.

Kết quả một nghiên cứu kéo dài hai năm về việc uống nước giải khát của 548 học sinh từ 11- 12 tuổi tại tiểu bang M***achusetts, được công bố vào năm 1997, cho hay nếu uống thêm một chai nước ngọt mỗi ngày thì nguy cơ béo mập ở các em tăng lên đến 60%. Nước ngọt sử dụng trong nghiên cứu này gồm các loại nhước uống chế biến như nước soda thường, Hawaiin Punch, lemonade, Kool-Aid, nước trà ngọt và nhiều loại nước trái cây khác.

baomai.blogspot.com  
Một nghiên cứu phát hiện rằng uống hai ly nước trái cây mỗi ngày khiến não bộ già đi hai tuổi so với người không uống

Vấn đề này đã được bác sĩ John Yudkin, thuộc trường Đại hoc London, trình bầy chi tiết từ năm 1972 trong tác phẩm “Sweets and Dangerous” (Các chất ngọt và nguy cơ). Ông lưu ý rằng đường đã được thêm vào mọi đồ ăn, nước uống của trẻ em và đã gây ra chứng béo phì ở lớp tuổi này.

Theo bác sĩ Phillp James, nước giải khát mau tiêu, nên người ta uống nhiều, uống liên tục, do đó họ tiêu thụ một số calories đáng kể.

Theo bác sĩ France Bellisle, thuộc Viện Nghiên Cứu Y khoa và Sức khỏe (Institute of Health and Medical Research) bên Pháp, có nhiều bằng chứng về liên hệ trực tiếp giữa việc sử dụng chất ngọt và nguy cơ béo phì ở trẻ em. Béo phì ở trẻ em cũng được coi như có thể gây ra bệnh tiểu đường, bệnh tim, ung thư và phong thấp khớp về sau này.

baomai.blogspot.com  

5_ Kết quả nhiều nghiên cứu cho thấy là những sắc dân nào ăn nhiều đường, đồng thời lại ăn nhiều mỡ, đều có tỷ lệ cao về các chứng bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường.

6_ Đường có thể gây ra đầy hơi làm khó chịu bao tử vì phản ứng lên men. Bác sĩ Anthony Cerami, một chuyên viên về bệnh tiểu đường, còn cho là đường làm ta mau già vì đường lên cao làm hư hao tế bào trong cơ thể.

7_ Đường cũng được coi như làm tăng nguy cơ đưa tới các bệnh do nấm độc (yeast infection), nhất là ở vùng cơ quan sinh dục nữ giới.

8_ Ngoài ra, thức ăn có những vị ngon riêng biệt của nó. Khi thêm nhiều đường vào thì hương vị của thức ăn bị lu mờ đồng thời sự nhạy cảm của vị giác với thức ăn cũng bị tê liệt.

baomai.blogspot.com

9_ Mật ong, đường vàng, mật mía… đều gây phản ứng insulin như nhau, không khác gì đường trắng mà ta dùng hằng ngày. Tuy trong mật ong, đường vàng, mật mía có một chút khoáng chất và sinh tố nhưng số lượng quá nhỏ không đáng kể. Ngoài ra, mật ong và mật mía đôi khi chứa chất độc thiên nhiên ở các loại nhụy hoa mà ong hút để làm mật hoặc từ đất trồng mía.

Đường hóa học

baomai.blogspot.com
  
Năm 1985, hãng thông tấn UPI (United Press International) của Hoa Kỳ có loan tin là Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan đã ngưng không uống cà phê với đường trắng hoặc đường hóa học. Theo ông, không có lý do gì để thêm đường hóa học vào cà phê mà không biết thành phần của nó ra làm sao.

Đó cũng là ý kiến của nhiều người khác. Lý do là các đường này không có một giá trị dinh dưỡng nào, mà chỉ mang lại vị ngọt đánh lừa, thỏa mãn khẩu vị người thích của ngọt và quyến dụ họ ăn nhiều chất ngọt hơn.

Các loại đường hóa học, còn gọi là đường nhân tạo hay chất làm ngọt nhân tạo (artificial sweetener), được tạo thành bằng phương pháp tổng hợp. Tất cả đều ngọt hơn đường trắng tinh chế tới vài trăm lần, lại có rất ít calorie, nên thường được dùng để tránh béo phì và thay thế đường trắng khi bệnh nhân tiểu đường muốn dùng chất ngọt.

Có ba loại đường hóa học thường dùng: cyclamates, saccharin và aspartame… Nhiều nghiên cứu cho hay đường tổng hợp có thể gây ra một số phản ứng bất lợi cho sức khỏe.

Cyclamates

baomai.blogspot.com
  
Loại đường này bắt đầu xuất hiện từ đầu những năm 1950, đến năm 1969 thì bị cấm hẳn tại Hoa Kỳ vì nghi là có thể gây ung thư, khuyết tật ở trẻ sơ sinh và có tác dụng xấu vào bộ phận sinh sản của súc vật đực. Tại Canada, loại đường này vẫn được phép dùng trong một số mục đích hạn chế.

Saccharin

baomai.blogspot.com
  
Saccharin xuất hiện rất sớm, từ năm 1879 và được dùng phổ biến vào các thập niên 1950, 1960. Năm 1977, saccharin bị cấm hẳn ở Canada vì những kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy chất này có thể gây ra ung thư bàng quang ở loài chuột. Tại Hoa Kỳ, lệnh cấm saccharin cũng đã được ban hành, nhưng do tính cách phổ biến của nó, Quốc hội Hoa Kỳ đã chuần thuận cho phép lưu hành trên thị trường với điều kiện là phải kèm theo một nhãn cảnh báo người tiêu dùng về rủi ro của đường này. Vả lại cũng chưa có một dẫn chứng khoa học nào xác định nguy cơ gây ung thư của saccharin ở người, mà chỉ chuyện của chuột mà thôi!

Saccharin được biết tới qua tên thương mại Sweet’N Low, đựng trong túi giấy mầu hồng. Hóa chất này ngọt hơn đường trắng tới 300 lần, và có vị hơi đắng, không bị nhiệt tiêu hủy, dễ hòa tan trong nước, giữ được lâu mà không hư.

Saccharin không được cơ thể hấp thụ, không cung cấp một lượng calorie nào, và toàn bộ được thận bài tiết ra ngoài.

Aspartame

baomai.blogspot.com
  
Trên thị trường, nhóm đường này được bán với tên là Nutrasweet hoặc Equal, dựng trong gói giấy màu xanh, và đã được quảng cáo như một chất ngọt tự nhiên, không nhân tạo như saccharin. Đây là một tổng hợp của hai amino acid: aspartic acid và phenylamine.

Aspartame được dùng rất nhiều trong nước ngọt có gas, ngũ cốc chế biến khô, cà phê tan liền, hỗn hợp cocoa, món tráng miệng…

Người dùng nhiều aspartame thường hay than phiền chóng mặt, nhức đầu, mắt mờ, mau quên, kinh nguyệt không đều, tính tình thay đổi. Trẻ em thì quá năng động, hay gây gổ. Cũng có ý kiến e ngại là hóa chất này có thể tăng nguy cơ cơn kinh phong.

Nghiên cứu khác cho hay aspartame làm giảm hóa chất kiểm soát, điều hòa sự ngon miệng trong não bộ, do đó có thể khiến ta thèm ăn chất ngọt nhiều hơn.

Một vấn đề đáng lưu ý là phụ nữ có thai dùng chất ngọt này thì chất phenylalamine có thể được chuyển sanh thai nhi, làm tổn thương não bộ. Đây là trường hợp người mẹ bị bệnh bẩm sinh phenylketonuria (PKU), không chuyển hóa được chất phenyalamine quá cao. Bác sĩ Harvey Levy tại bệnh viện Nhi Khoa ở Boston cho là thương số trí tuệ của trẻ em này có thể giảm.

Acesulfame Pot***ium

baomai.blogspot.com
  
Hóa chất này ngọt hơn đường sucrose tới hai trăm lần và cũng có vị hơi đắng. Đường bán với tên Sunsett, Ace-K, Sweet One

Đường được nhiều người dùng trên khắp thế giới, trong nước uống, món ăn, trong kẹo cao su.

Sucralose

baomai.blogspot.com
  
Ngày 1 tháng 4 năm 1998, Cơ quan Quản lý Thực Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA) chính thức cho phép loại đường hóa học có tên là sucralose được lưu hành rộng rãi trên thị trường. Mặc dù sinh sau đẻ muộn, mới được tung ra thị trường, nhưng sucralose đã được niềm nở đón tiếp vì nó an toàn cho mọi giới, ngay cả phụ nữ có thai, nuôi con bằng sữa mẹ và an toàn cho cả trẻ em.

Sucralose là loại đường hóa học duy nhất được làm ra từ đường tự nhiên, nhưng có độ ngọt hơn đường tinh chế đến 600 lần. Mặc dù vậy, khi đưa vào cơ thể, loại đường này không cung cấp calorie và không bị biến hóa. Sucralose không có vị đắng như các đường hóa học khác và có thể dùng làm gia vị trong nhiều món ăn, thức uống.

Trên thị trường, đường này được bán với tên là Splenda.

Acesulfam K

baomai.blogspot.com
  
Hóa chất này được làm ra ở Đức và đã dùng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới trước khi được dùng ở Hoa Kỳ, với tên thương phẩm là Sunette. Đường này có độ ngọt hơn đường trắng tới 200 lần và được dùng trong nước uống, kẹo cao su, làm bánh và cho thêm vào thực phẩm trước khi nấu nướng.

Ngoài ra, còn có các đường hóa học khác như Poyols, Alitame, Neotame, Stevia, Beflora, Cyclamate, Stevioside, Thaumatin, Dihydrochalones, Glycyrhizin, L-Sugars…

Kết luận

Với những bất lợi của đường như đã nói, liệu có nên loại bỏ đường ra khỏi khẩu phần hằng ngày hay không?

Thực ra một chút đường mỗi ngày cho hương vị ly cà phê thêm đậm đà cũng không rủi ro gì. Nhưng cần phải biết rằng, cơ thể ta không bao giờ thiếu đường vì các chất dinh dưỡng khác đều có thể được chuyển hóa thành glucose. Hơn nữa, nếu thích ăn ngọt, ta có thể ăn các thực phẩm thiên nhiên có vị ngọt như các loại trái cây.

baomai.blogspot.com
  
Một miếng dưa hấu. một quả cam, một trái chuối không những mang lại khá nhiều đường mà còn nhiều chất khác như chất xơ, sinh tố, khoáng chất… Những đường này lan ra trong cơ thể một cách từ từ nhẹ nhàng chứ không tạo ra cảm giác “lên cao xuống thấp” bất chợt như đường trắng tinh chế.

Ngoài ra, các chất ngọt khác như còn mật ong, mật mía cũng có nhiều chất ngọt tương đối tốt lành mà ta có thể dùng thay cho đường tinh chế.

Vì như đã nói, đường tinh chế nhìn thì đẹp, mà khi ăn nhiều lại không mấy tốt cho sức khỏe.



Bác sĩ Nguyễn Ý Đức
***
Đường lợi hại cho sức khỏe ra sao?
Ăn gì khi bạn có lượng đường trong máu thấp
Bài hát ‘Không đường’ khiến nhiều người Việt thích...
Đường độc hơn trứng
Đường hóa học giết người không gươm dao
Đường hoá học lợi hay hại cho sức khoẻ?
Ghiền Đường & Đường giả và đường ruột
Hấp thụ quá nhiều đường làm gia tăng nguy cơ tử vo...

baomai.blogspot.com


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 28/Nov/2018 lúc 8:04am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 30/Nov/2018 lúc 4:13pm

Bí Quyết Đánh Bay Vết Lở Miệng Ngay Trong Một Đêm

Bệnh nhiệt miệng khiến việc ăn uống và nói chuyện trở nên cực kỳ vất vả. (Ảnh: Internet)


Các vết lở miệng, nhiệt miệng sẽ dịu đi ngay lập tức nếu các bạn áp dụng một trong các mẹo sau đây!


Bị lở miệng, nhiệt miệng là một trong những vấn đề thường gặp, nhất là khi chúng ta căng thẳng, thay đổi nội tiết tố, hệ miễn dịch suy yếu hay tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng. Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng chúng thường khiến chúng ta cảm thấy đau đớn, khó chịu. Đặc biệt, nếu không biết cách chăm sóc đúng cách, các vết lở có thể chuyển sang dạng viêm cấp, gây tấy đỏ và rất đau, thậm chí còn có thể gây sốt cao, nổi hạch góc hàm khiến cho việc ăn uống sẽ cực kì vất vả.

Vì vậy, để chữa trị bệnh lở miệng, nhiệt miệng một cách nhanh chóng, chúng ta hãy cùng khám phá 5 mẹo cực hay dưới đây. Đảm bảo, chỉ với những nguyên liệu từ thiên nhiên, các bạn sẽ cảm thấy vết lở dịu đi nhanh chóng chỉ trong vòng một đêm.

1. Sữa chua

Sữa chua có nhiều men vi sinh giúp cân bằng vi khuẩn trong miệng và cơ thể. Ăn nhiều sữa chua sẽ giúp liền vết loét miệng và phòng tránh vết nhiệt miệng mới. Ngoài ra, khi thoa sữa chua lên vùng rộp, vết lở sẽ dịu lại nhanh chóng.

Sữa chua không chỉ ngon mà còn rất tốt cho sức khỏe. (Ảnh: Internet)

2. Sữa tươi

Sữa tươi giàu canxi và dưỡng chất tốt kháng lại virus gây bệnh. Đặc biệt, chất béo trong sữa sẽ làm chậm quá trình phát triển của mầm bệnh. Khi thoa một chút sữa tươi lên vùng da bị viêm, giữ khoảng 15 phút, sau đó rửa sạch, áp dụng ngày 4,5 lần, các bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Chất béo trong sữa sẽ làm chậm quá trình phát triển của mầm bệnh. (Ảnh: Internet)

3. Nha đam

Theo nhiều nghiên cứu, chất nhựa trong nha đam có khả năng gây tê, tính sát khuẩn cao, có tác dụng sát trùng và thanh nhiệt. Vì vậy, sử dụng nha đam có thể giúp làm dịu, điều trị và chữa lành vùng da bị lở. Đồng thời, nó cũng thúc đẩy việc quá trình làm lành diễn ra nhanh hơn, từ đó giảm viêm sưng do mụn nước.

Chất nhựa trong nha đam có khả năng gây tê, tính sát khuẩn cao, có tác dụng sát trùng và thanh nhiệt. (Ảnh: Internet)

Để trị nhiệt, bạn có thể cắt một đoạn nha đam lấy phần nhựa bôi vào vết bị lở loét ở vùng miệng. Việc sử dụng nước thảo mộc chiết xuất từ lô hội, súc miệng hàng ngày cũng làm giảm nguy cơ mắc phải bệnh nhiệt miệng hơn.

4. Túi trà lọc

Không chỉ mang lại một li trà nóng thơm ngon, những túi trà lọc còn có tác dụng nhiều hơn vậy. Nhờ thành phần giàu chất ô xi hóa và acid tannic có đặc tính kháng khuẩn, túi trà lọc được dùng rất nhiều để chăm sóc sức khoẻ và sắc đẹp.  

Túi trà lọc có rất nhiều tác dụng trong việc chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp.

Đối với chứng nhiệt miệng, sau khi pha xong túi trà, các bạn chỉ cần chườm lên vùng miệng bị lở, giữ một lúc rồi hẳn rửa sạch. Các chất có lợi trong trà sẽ giúp làm lành vết thương, vết lở loét trong miệng.

5. Tỏi
Tỏi có chứa 3 thành phần chính là Allicin, Liallyl sulfide và Ajoene. Trong đó, Allicin là một trong những chất rất quan trọng, có khả năng diệt khuẩn, sát trùng rất tốt. Do đó, khi ép vài tép tỏi và đặt lên các mụn nhiệt hoặc vết lở trong miệng, khoảng 15 phút, các Allicin trong tỏi sẽ phát huy tác dụng, diệt bỏ những loại vi khuẩn, vi rút gây nên các vết lở, vết nhiệt miệng.

Các Allicin trong tỏi sẽ phát huy tác dụng, diệt bỏ những loại vi khuẩn, vi rút gây nên các vết lở, vết nhiệt miệng. (Ảnh: Internet)

Ngoài ra, chúng ta cũng có thể đem tầm 3 – 4 nhánh tỏi, giã nát, lấy nước cốt. Sau đó, ngậm trong miệng khoảng 10 – 15 phút thì nhổ ra và vệ sinh lại bằng nước muối loãng. Thực hiện liên tục cách này khoảng 3 – 5 ngày sẽ giúp vết nhiệt miệng không còn đau nữa và nhanh lành hơn hẳn.
st.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 01/Dec/2018 lúc 11:04am

Mâm cơm Việt Nam "độn hóa chất"   <<<<<


Related%20image


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 01/Dec/2018 lúc 12:19pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/Dec/2018 lúc 7:35am

Vitamin D lợi hại thế nào cho cơ thể

baomai.blogspot.com

Vitamin D được cho là giúp phòng ngừa mệt mỏi, trầm cảm và thậm chí cả ung thư. Nhưng với những người khỏe mạnh bình thường, bổ dưỡng chất này vào cơ thể liệu có thực sự cần thiết?

Ở Bắc bán cầu, thời gian ban ngày ngắn đi khiến người ta quan ngại về tình trạng thiếu ánh sáng mặt trời, đồng nghĩa với nguy cơ thiếu vitamin D. Đối với nhiều người, giải pháp khắc phục là dùng các vitamin bổ dưỡng.

baomai.blogspot.com
  
Các vitamin bổ dưỡng vốn đã được quảng cáo có tác dụng gần như thần dược. Vitamin D2 và D3 được bán tại quầy mà không cần bác sĩ kê đơn, và được cho là giúp cải thiện từ khả năng miễn dịch cho đến tình trạng mệt mỏi và yếu cơ, đến đau xương, rồi cả trầm cảm. Hai loại vitamin này cũng được cho là giúp khống chế ung thư và tình trạng lão hóa.

Hơi kỳ lạ là theo nghiên cứu của công ty phân tích thị trường Mintel, một phần ba số người trưởng thành ở Anh bổ dưỡng vitamin, trong đó có vitamin D, vào đồ ăn uống.

baomai.blogspot.com
  
Song, cuộc tranh luận về việc liệu tất cả người trưởng thành có cần bổ dưỡng vitamin D hay không vẫn đang chưa có hồi kết.

Vitamin D đóng vai trò quan trọng đối với xương, đó là điều hầu như không cần phải bàn cãi. Nó giúp điều tiết calcium và phospate trong cơ thể chúng ta, cho nên những người thiếu vitamin D được khuyên là phải đặc biệt chú ý khắc phục vấn đề này.

Mà số người thiếu vitamin D có lẽ là nhiều hơn bạn tưởng: một nghiên cứu ước tính rằng khoảng 20% dân số ở Anh thiếu hụt vitamin D trầm trọng.

baomai.blogspot.com  
Một phần ba số người trưởng thành ở Anh quốc bổ dưỡng vitamin, trong đó có vitamin D, vào chế độ ăn uống

Nhưng một số chuyên gia cho rằng những người khỏe mạnh ở một mức nhất định (hầu hết trong số chúng ta đều đạt mức đó) không cần bổ dưỡng vitamin D. Nói cách khác, họ cho rằng ở những người khỏe mạnh, vitamin D không có tác dụng ngăn ngừa bệnh tật như người ta vẫn kỳ vọng.

Vậy thực hư thế nào?

Nền tảng căn bản

baomai.blogspot.com
  
Mặc dù có tên là vitamin D nhưng thực sự chất này không phải là một loại vitamin.

Nó là một loại hormone kích thích sự hấp thụ calcium trong cơ thể.

Vấn đề ở đây là ngoài một số ít thực phẩm như các loại cá béo, vitamin D hầu như không tồn tại trong các món ăn thông thường. Tuy nhiên, với sự hấp thu ánh nắng có 'tia cực tím B', làn da của con người có thể tự sản sinh ra vitamin D từ một cholesterol thông thường.

Có hai loại vitamin D.

baomai.blogspot.com
  
Đầu tiên là vitamin D3, được tìm thấy ở động vật bao gồm cá và da người khi được hấp thu ánh sáng mặt trời. Loại thứ hai là vitamin D2, có nguồn gốc thực phẩm từ thực vật, chẳng hạn như nấm. Các nghiên cứu cho kết quả là D3 hiệu quả hơn, và kết luận của một phân tích tổng hợp năm 2012 cho rằng D3 là lựa chọn ưu tiên để bổ dưỡng.

Ngày nay, Cơ quan Y tế Công cộng xứ Anh (Public Health England - PHE) khuyến cáo mỗi người lớn nên uống bổ dưỡng 10 microgram vào mùa thu và mùa đông, khi mà góc chiếu sáng từ mặt trời tới trái đất khiến nhiều tia UVB bị chặn không xuyên qua được bầu khí quyển.

Chính phủ cũng khuyến cáo rằng những người có nguy cơ thấp hơn ngưỡng vitamin D trung bình, bao gồm cả những người có làn da sẫm màu, nên bổ dưỡng chất này quanh năm.

Các quốc gia khác cũng có các chỉ dẫn tương tự.

baomai.blogspot.com
  
Ở Canada, người lớn được khuyên nên uống 15 microgram vitamin D và hai suất sữa hoặc sữa đậu nành có vitamin-D mỗi ngày; Sữa bò và bơ thực vật cũng phải được bổ dưỡng sẵn vitamin D theo luật định.

Ở Mỹ, người lớn cũng được khuyên dùng 15 microgram, trong khi nhiều loại sữa, ngũ cốc ăn sáng, bơ thực vật, sữa chua và nước cam ở nước này cũng được bổ dưỡng sẵn vitamin D.

Những hướng dẫn và việc tăng cường vitamin D vào thực phẩm chủ yếu xuất phát từ nỗ lực chống lại bệnh còi xương vào giữa thế kỷ 20. Chúng ta đều biết rằng mức vitamin D thấp làm giảm lượng calcium trong cơ thể, dẫn đến giảm mật độ xương và có thể gây còi xương, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

baomai.blogspot.com
Vitamin D chỉ có trong một số loại thực phẩm như các loại cá béo, nhiều mỡ

Chúng ta cũng biết rằng lượng vitamin D thấp có thể gây yếu cơ và mệt mỏi.

Một nghiên cứu phát hiện ra rằng những người mệt mỏi thì có lượng vitamin D, và các triệu chứng của họ được cải thiện sau 5 tuần bổ dưỡng vitamin D, trong khi một nghiên cứu nhỏ từ Đại học Newcastle cho thấy vitamin D thấp có thể gây mệt mỏi và các ty thể - là các trung tâm hô hấp, sinh hóa, sản xuất năng lượng trong mọi tế bào - cũng sẽ hoạt động kém hiệu quả hơn.

Các nghiên cứu về bệnh nhân ung thư đã tìm thấy những hiệu ứng tương tự. Vitamine D cũng có thể giúp tăng cường và điều hòa hệ miễn dịch bằng cách làm sạch vi khuẩn.

Xương yếu

baomai.blogspot.com
  
Tuy vitamin D rất quan trọng, nhưng điều đó không nhất thiết có nghĩa là những người khỏe mạnh, có đủ lượng vitamin D vẫn cần bổ dưỡng. Hãy xem xét một trong những lý do phổ biến nhất để bổ dưỡng: tăng trưởng và duy trì xương.

Các hướng dẫn hiện tại về lượng vitamin D cần bổ dưỡng được đưa ra bởi nghiên cứu liên quan đến người già sống trong nhà dưỡng lão, những người không tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời và dễ bị gãy xương và loãng xương hơn so với dân chúng nói chung.

Nhưng Tim Spector, giáo sư dịch tễ học di truyền tại Đại học King's College London, cho rằng những nghiên cứu như vậy là "có thể có thiếu sót".

Đúng là các bằng chứng không chứng tỏ được điều gì rõ ràng. Một phân tích tổng hợp được công bố vào tháng 8/2018 kết luận rằng việc tăng mức vitamin D cho dân chúng nói chung sẽ không làm giảm nguy cơ gãy xương ở những người khỏe mạnh.

baomai.blogspot.com
  
Một phân tích tổng hợp từ 81 nghiên cứu cho thấy việc bổ dưỡng vitamin D không ngăn ngừa được tình trạng rạn xương hoặc yếu xương, cũng không cải thiện được mật độ chất khoáng trong xương. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng các hướng dẫn sử dụng bổ dưỡng vitamin D cần phải được cập nhật để phản ánh nội dung này.

Nhưng Sarah Leyland, chuyên gia tư vấn về bệnh loãng xương tại Hiệp hội Loãng xương Quốc gia của Anh, nói rằng các chất bổ dưỡng vitamin D có thể hữu ích cho các nhóm người không hề tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

baomai.blogspot.com  
Tại một số quốc gia, trong đó có Mỹ, Canada và UK, thức ăn như ngũ cốc và sữa đều đã được bổ dưỡng sẵn vitamin D

Theo Hệ thống Y tế Quốc gia của Anh (NHS), mọi người chỉ cần ở ngoài trời trong một thời gian ngắn, để bàn tay và cánh tay trần không bôi kem chống nắng, là đã có đủ vitamin D trong khoảng thời gian từ tháng Ba đến tháng Mười, là những tháng mà ban ngày thường xuyên có ánh nắng mặt trời.

"Chúng ta đều biết rằng những người khỏe mạnh không thể giảm nguy cơ rạn xương bằng cách bổ dưỡng canxi và vitamin D," Leyland nói. "Tuy nhiên, những người có thể không nhận được đủ ánh nắng mặt trời - chẳng hạn như những người thường xuyên ở trong nhà hoặc sống trong chỗ ở có mái che - thì nên bổ dưỡng vitamine D."

Nhưng các nhà nghiên cứu cũng chưa tìm thấy bằng chứng rõ ràng về điều đó. Một phân tích tổng hợp kiểm tra việc phòng ngừa rạn xương ở dân chúng, nhà dưỡng lão và bệnh nhân nội trú bệnh viện kết luận rằng chỉ riêng vitamin D với liều lượng và công thức được thử nghiệm cho đến nay không thể ngăn ngừa được tình trạng rạn xương ở những người cao tuổi.

baomai.blogspot.com
  
Và có một số bằng chứng cho thấy rằng sử dụng liều cao thậm chí còn có thể dẫn đến làm tăng mức độ rạn xương và yếu xương hơn.

Một nghiên cứu được thực hiện theo hình thức ngẫu nhiên phát hiện ra rằng bổ dưỡng vitamin D liều cao hàng tháng làm tăng 20-30% nguy cơ yếu xương trong số người già so với những người dùng liều thấp.

Vitamin D đối với bệnh tật

Có những nghiên cứu cho kết quả trái ngược nhau về mối liên hệ giữa vitamin D và các bệnh khác, kể cả lão hóa.

Một nghiên cứu kết luận rằng bổ dưỡng vitamin D sẽ tăng cường hệ thống miễn dịch.

Adrian Martineau, giáo sư về nhiễm trùng đường hô hấp và miễn dịch tại Trường Y khoa và Nha khoa London, thuộc Đại học Queen Mary London, người đứng đầu nhóm nghiên cứu về ảnh hưởng của vitamin D đối với sức khỏe, phát hiện ra rằng vitamin D đóng vai trò trong việc giảm nhiễm trùng đường hô hấp.

baomai.blogspot.com
  
Khi nhóm của ông phân tích dữ liệu thô từ 25 thử nghiệm lâm sàng liên quan đến 11.000 bệnh nhân từ 14 quốc gia, họ nhận thấy việc uống bổ dưỡng vitamin D hàng ngày hoặc hàng tuần có tác dụng chút ít trong việc giảm nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp, hen suyễn và viêm phế quản.

Bài báo nhanh chóng bị chỉ trích mạnh mẽ, nhưng Martineau chỉ ra rằng việc giảm nguy cơ, dù ít ỏi, vẫn là đáng kể và có thể so sánh với hiệu quả mà các biện pháp y tế khác đem lại. Chẳng hạn như để ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp, bạn chỉ cần cho 33 người vitamin D bổ dưỡng - so với việc tiêm vaccine cúm cho 40 người để phòng ngừa một trường hợp cúm.

baomai.blogspot.com  
Một lý do phổ biến để bổ dưỡng là làm khoẻ xương, nhưng không có những bằng chứng rõ ràng nào chứng minh điều này

Hãy xem xét việc ngăn ngừa lão hóa. Một bài báo tìm hiểu mối liên hệ giữa vitamin D và tuổi thọ phát hiện ra rằng vitamin D3 có thể giúp cân bằng protein trong cơ thể - là quá trình mà protein được điều tiết trong các tế bào để đảm bảo duy trì tế bào mạnh khỏe.

"Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy D3 cải thiện sự cân bằng protein và làm chậm quá trình lão hóa. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc duy trì nồng độ vitamin D thích hợp," các nhà nghiên cứu viết.

Nhưng các nghiên cứu khác thì không khẳng định chắc chắn như vậy. Một phân tích tổng hợp kết luận rằng cần có nhiều nghiên cứu hơn để làm rõ tác dụng của vitamin D đối với các trường hợp tử vong. Mối liên hệ giữa bệnh tim mạch và vitamin D cũng chưa được nêu ra đúng đắn: mối liên hệ này có thể là bệnh tim dẫn đến tình trạng lượng vitamin D thấp, chứ không phải là ngược lại, thiếu vitamin D gây ra bệnh tim.

Mối tương quan hay mối quan hệ nhân quả?

baomai.blogspot.com
  
Đây là một vấn đề mà hầu như nghiên cứu nào xem xét tới mối liên hệ giữa tình trạng thiếu vitamin D với các loại bệnh tật cũng đều đề cập tới.

Ian Reid, giáo sư y khoa tại Đại học Auckland, tin rằng bệnh tật là nguyên nhân gây ra mức vitamin D thấp, bởi khi không cảm thấy khỏe mạnh thì người ta thường ít ra ngoài tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, chứ không phải là mức vitamin D thấp gây ra bệnh tật.

"Nếu bạn xem xét bất kỳ nhóm bệnh nhân nào với bất kỳ bệnh gì, nồng độ vitamin D của họ đều thấp hơn so với một người khỏe mạnh. Điều này đã dẫn đến một số giả thuyết rằng vitamin D thấp dẫn đến bệnh tật, nhưng không có bằng chứng để chứng minh điều đó," ông nói.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng mức vitamin D cao có liên quan đến nguy cơ thấp về bệnh ung thư đại tràng - nó đóng một vai trò trong việc tạo thành các mạch máu mới và kích thích sự trao đổi tốt hơn giữa các tế bào. Vitamin D cũng được tìm thấy để giúp duy trì mức calcium bình thường trong ruột kết, làm chậm sự tăng trưởng của các tế bào có nguy cơ ung thư cao.

Các nghiên cứu khác, bao gồm cả nghiên cứu về mối liên hệ giữa vitamin D và các bệnh ung thư gan, ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt, cho thấy có lý do chính đáng để nghĩ rằng vitamin D thấp đóng một phần trong sự lây lan của các tế bào ung thư.

Tuy nhiên, việc bổ dưỡng vitamin D sau đó có thực sự giúp ngăn chặn ung thư hay không thì câu trả lời là một phân tích tổng hợp gần đây không tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào cho thấy việc bổ dưỡng vitamin D làm giảm nguy cơ ung thư.

baomai.blogspot.com  
Một số chuyên gia tin rằng những người không khỏe có hàm lượng vitamin D thấp vì họ dành ít thời gian ở ngoài trời hơn, chứ không phải mức độ vitamin D thấp của họ là nguyên nhân gây ra vấn đề sức khỏe

"Điều này giống như một con phố hai chiều, ung thư gây ra thiếu hụt vitamin D bằng cách tác động đến quá trình trao đổi chất, ăn uống và tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, và ngược lại thông qua tác dụng của vitamin D trong việc kiềm chế việc sinh sôi nảy nở nhanh chóng của tế bào ung thư. Hai chuyện này không loại trừ lẫn nhau," Martineau nói.

Vitamin D với vấn đề trầm cảm

baomai.blogspot.com
  
Một vấn đề khác được xem xét đến là tình trạng rối loạn tình cảm theo mùa (SAD), một loại rối loạn tâm trạng gây ra bởi sự sụt giảm tiếp xúc với ánh nắng mặt trời theo mùa. Mối liên hệ giữa việc tiếp xúc với ánh sáng và SAD đã được biết đến từ lâu. Tuy nhiên, một lần nữa rất khó chứng minh rằng có mối liên hệ trực tiếp với vitamin D.

Các bằng chứng cho thấy có thể giữa vitamin D và chứng rối loạn này có mối quan hệ với nhau, vì vitamin D liên quan đến nồng độ serotonin, là chất đóng vai trò quan trọng đối với việc điều chỉnh tâm trạng, và melatonin, là chất điều chỉnh giấc ngủ của chúng ta.

Nếu một trong hai loại hormon này chỉ đạt mức độ thấp, nó có thể góp phần gây ra các triệu chứng SAD.

Các nhà nghiên cứu đã thực hiện một thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên, song cơ chế chính xác của vitamin D trong việc thúc đẩy các hormone như thế nào vẫn chưa được xác định rõ.

Một giả thuyết là các thụ thể vitamin D - được tìm thấy ở nhiều phần của não và tập trung ở vùng dưới đồi - là vùng liên quan đến các chế độ sinh học của chúng ta - đóng vai trò kiểm soát mức độ hormone của cơ thể.

baomai.blogspot.com
  
Kết quả nghiên cứu cho thấy vitamin D đóng một vai trò rộng hơn trong sức khỏe tinh thần của chúng ta, từ trầm cảm đến tâm thần phân liệt, cũng như trong phát triển trí não, nhưng đóng vai trò như thế nào thì vẫn còn chưa rõ. Một phân tích tổng hợp được công bố đầu năm nay cho thấy dù cho có sự tương quan giữa mức vitamin D thấp và chứng trầm cảm, nhưng điều đó không nhất thiết có nghĩa là việc thiếu vitamin D gây ra trầm cảm.

Một lần nữa, có lẽ những người bị trầm cảm thì ngại đi ra ngoài hơn, do đó họ tiếp xúc với ánh mặt trời ít hơn.

Tầm quan trọng của ánh sáng mặt trời

baomai.blogspot.com
  
Dẫu chưa đưa ra kết luận gì, nhưng có lẽ các nghiên cứu đã không phản ánh đúng tầm quan trọng của vitamin D. Có lẽ là bởi hầu hết các nghiên cứu đều mới chỉ được thực hiện dựa trên kết quả của việc sử dụng bổ dưỡng vitamin D thay vì xem xét tới tác dụng của ánh nắng mặt trời.

Một số nhà khoa học nói rằng việc bổ dưỡng vitamin D từ các chất tổng hợp không hiệu quả bằng vitamin D hấp thụ trực tiếp từ ánh nắng mặt trời, vì tiến trình cơ thể tạo ra vitamin D từ việc tiếp xúc với ánh nắng và những gì xảy ra trước đó mang lại nhiều lợi ích hơn. Việc nghiên cứu để đi đến kết luận về vấn đề này hiện đang được tiến hành.

Ngay cả như vậy thì hầu hết các chuyên gia đều đồng ý rằng việc bổ dưỡng vitamin D cũng có thể có lợi cho những người có mức vitamin D rất thấp.

Martineau cho biết nghiên cứu của ông phát hiện ra rằng những người có hàm lượng vitamin D rất thấp dường như được hưởng lợi nhiều nhất từ việc bổ dưỡng vitamin D nhằm ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp, tuy nhiên ở những người có mức vitamin D thấp vừa phải thì việc này có tác dụng khiêm tốn hơn nhiều.

Reid cho biết các nghiên cứu của ông cũng cho thấy việc bổ dưỡng vitamin D đem lại những tác dụng tích cực cho những người có mức vitamin D thấp. Tuy nhiên, vì đa phần mọi người đều đạt mức vitamin D cao hơn ngưỡng đó, cho nên việc bổ dưỡng vitamin sẽ không có hiệu quả gì.

Một số chuyên gia tin rằng vitamin D có hiệu quả nhất khi nó là vitamin tự nhiên hấp thu từ ánh nắng mặt trời, không phải chất bổ dưỡng tổng hợp

baomai.blogspot.com
  
Vấn đề là rất khó có thể dự đoán như thế nào là người có có nguy cơ cao nhất thuộc nhóm có mức vitamin D thấp. Như sử gia y khoa Roberta Bivins thuộc Đại học Warwick chỉ ra, lượng vitamin D mà một người dự trữ, đủ để sử dụng qua mùa đông, không chỉ phụ thuộc vào tông màu da và lượng thời gian mà một người thường xuyên ở ngoài trời.

"Việc phải phơi nắng bao nhiêu là đủ trong mùa hè của từng cá nhân phụ thuộc vào cơ địa của từng người, tùy vào sắc tố trong da, lượng chất béo trong cơ thể và tùy vào việc cơ thể người đó tạo ra xương mới nhanh đến mức nào. Nó vô cùng phức tạp," bà nói.

Đó là lý do tại sao cách tốt nhất để xác định xem bạn có thuộc nhóm vitamin D thấp hay không thì không chỉ dựa vào triệu chứng mà cần phải dựa vào kết quả xét nghiệm máu.

Mức độ bổ dưỡng

baomai.blogspot.com
  
Tiếp đến là câu hỏi vậy chính xác thì một người cần bổ dưỡng vitamin D ở mức độ nào? Reid nói rằng "không nguy hiểm" khi dùng vitamin D, loại có bán không cần toa đơn của bác sỹ, dưới 25 nanomol mỗi ngày.

Nhưng với các chất bổ dưỡng vitamin D liều cao tới 62,5 microgram mà không được bác sĩ kê đơn thì có những lo ngại về nguy cơ lượng vitamin D vượt quá mức, là lúc mà trong một số trường hợp hiếm gặp có thể gây ra tác dụng phụ như buồn nôn và ói mửa.

Về lâu dài, một số nghiên cứu cho thấy quá nhiều vitamin D có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, mặc dù các nghiên cứu này không đưa ra kết luận.

Nhưng những người khác lại cho rằng cần nhiều vitamin D hơn nữa.

Vào năm 2012, cố vấn cao cấp về y tế trong chính phủ Anh, bà Sally Davies đã viết thư cho các bác sĩ gia đình, kêu gọi họ đề nghị bổ dưỡng vitamin D cho tất cả các nhóm có nguy cơ thiếu vitamin D, trong đó bà viết rằng có một "tỷ lệ lớn" dân Anh chắc chắn là không đủ vitamin D.

Vào tháng 6/2018, các nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Hệ thống Trao đổi chất thuộc Đại học Birmingham viết rằng cái chết của một em bé bị biến chứng suy tim là do thiếu hụt vitamin D trầm trọng, và các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng của hai bé khác chỉ là "phần nổi của tảng băng" thiếu vitamin D trong số những người có nguy cơ mắc bệnh.

Suma Uday, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại trường đại học và cũng là đồng tác giả của bài báo, cho biết có tình trạng thiếu hụt vitamin D là vì các chương trình bổ dưỡng vitamin D cho trẻ sơ sinh được lắp đặt yếu kém ở Anh và không được giám sát.

baomai.blogspot.com
  
"Ở các trường hợp trẻ sơ sinh mà chúng tôi đề cập tới, sự thiếu hụt xảy ra do việc khuyến cáo bổ dưỡng vitamin D cho các bé đã không được đưa ra, cũng không được theo dõi, giám sát. Tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ sơ sinh trong khoảng thời gian kéo dài có thể sẽ dẫn đến việc thiếu calcium, dẫn đến các biến chứng đe dọa tính mạng như co giật và suy tim," cô nói.

Với những kết quả trái chiều như vậy, không có gì gây ngạc nhiên khi trong giới chuyên gia y tế chia rẽ sâu sắc trong cuộc tranh cãi cung cấp bổ dưỡng vitamin D rộng rãi liệu có đem lại lợi ích gì hay không.

Một số người thậm chí còn nói rằng việc cổ suý cho tác dụng bổ dưỡng vitamin D chỉ nhằm khuếch trương cho ngành công nghiệp vitamin trị giá hàng tỷ đô la, và giáo sư Spector còn gọi các thành phần bổ dưỡng vitamin D là 'vitamin giả phục vụ bệnh giả'.

Trong khi cuộc tranh luận vẫn còn đang tiếp diễn thì nhiều chuyên gia đang để ý tới Bệnh viện Brigham và Phụ nữ, một chi nhánh của Trường Y Harvard ở Boston. Tại đây, các nhà nghiên cứu đang tiến hành một thử nghiệm ngẫu nhiên được chờ đợi từ lâu, VITAL, nhằm tìm hiểu xem việc bổ dưỡng vitamin D và omega 3 có tác dụng tới bệnh ung thư, đột quỵ và bệnh tim ở 25.000 người lớn ra sao.

baomai.blogspot.com
  
Người ta hy vọng rằng những kết quả này, dự kiến sẽ công bố vào cuối năm nay, sẽ đưa cuộc tranh luận sớm tới hồi kết thúc. Còn vào lúc này thì việc bổ dưỡng vitamin D, nhất là trong mùa đông, được nhất trí rộng rãi rằng chỉ là việc vô bổ phí tiền.

Có thể bạn sẽ không hấp thụ đủ vitamin D từ chế độ ăn uống trong khoảng thời gian từ bây giờ cho đến mùa xuân tới, nhưng điều đó có tác dụng thế nào thì vẫn là chủ đề đang còn được tranh cãi.


st.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Dec/2018 lúc 9:53am

Chất Béo Và Sức Khỏe 

Hamburger là món fastfood được yêu thích trên toàn thế giới. Một burger phô mai chứa 455 calorie, 26 gram chất béo và 13 gram chất béo bão hòa. Thật khủng khiếp! (Hình: tpt.org)

Theo các nhà dinh dưỡng thì ta chỉ nên tiêu thụ trong mỗi bữa ăn một số lượng chất béo đủ để cung cấp không quá 30% tổng số năng lượng trong bữa ăn đó.
Chúng ta có thể làm một phép tính nhỏ để thấy được ý nghĩa cụ thể của lời khuyên này.

Mỗi ngày chúng ta cần trung bình khoảng 2,000 calorie, tạm chia đều cho ba bữa ăn, mỗi bữa cần cung cấp 700 calorie. Như vậy trong phần ăn này, chất béo chỉ nên cung cấp không vượt quá 30% x 700 = 210 calorie.Chúng ta cũng đã biết, mỗi gram chất béo cung cấp 9 calorie. Như thế, để bảo đảm sức khỏe tốt, chúng ta không nên tiêu thụ quá 23 gram chất béo trong mỗi bữa ăn.
Về nhu cầu cholesterol, lá gan của chúng ta mỗi ngày tự sản xuất khoảng 1,000 mg dạng chất béo này, gần đủ để cung ứng cho nhu cầu của cơ thể. Vì thế, ta chỉ cần tiêu thụ khoảng 300 mg cholesterol trong thực phẩm là đủ.

Khi phần ăn không có đủ chất béo, sức nặng và nguồn năng lượng của cơ thể giảm sút, nếu hai chất dinh dưỡng đạm và carbohydrates không được gia tăng, bù vào phần khiếm khuyết. Ngoài ra, các sinh tố hòa tan trong mỡ cũng giảm theo.
Nếu thực phẩm có quá nhiều chất béo, chúng không được dùng đến và sẽ được tích trữ trong các tế bào mỡ, đưa đến béo phì.

Tuy nhiên cũng nên biết là không chỉ riêng chất béo mới được tích trữ trong các tế bào mỡ, mà bất cứ thực phẩm nào cung cấp dư thừa, không được chuyển ra năng lượng để tiêu dùng ngay thì đều được dự trữ dưới hình thức glycogen và mỡ. Khi cơ thể vận động nhiều, cần nhiều năng lượng hơn, hoặc nguồn cung cấp thực phẩm bị thiếu hụt, thì lượng dự trữ này sẽ được chuyển hóa để cho năng lượng.
Nói tóm lại, nếu vượt quá nhu cầu sử dụng hằng ngày của cơ thể thì mọi chất dinh dưỡng đều sẽ chuyển thành mỡ đóng ở vùng mông, vùng bụng…

Những điều bất lợi của chất béo 
Chất béo bão hòa (saturated fat) có khả năng làm tăng lượng cholesterol trong máu. Thí dụ điển hình là người dân Phần Lan tiêu thụ thực phẩm có lượng chất béo bão hòa cao thì có tỷ lệ cao nhất về bệnh tim.

Người Mỹ dùng những thực phẩm có chất béo bão hòa thấp hơn người Phần Lan thì có tỷ lệ bệnh tim thấp hơn người Phần Lan. Người Nhật dùng thực phẩm có tỷ lệ chất béo bão hòa thấp nhất thì có tỷ lệ người đau bệnh tim mạch thấp nhất.

Chất béo dạng đa bất bão hòa (polyunsaturated fat) có tác dụng hạ thấp lượng LD (low density pipoprotein) tức là thứ cholesterol có hại cho cơ thể. Ngoài ra chất béo đa bất bão hòa trong cá có tác dụng ngăn ngừa các phân tử máu dính kết với nhau khiến cho nguy cơ bệnh nhồi máu cơ tim được giảm bớt.
Chất béo đơn bất bão hòa (monounsaturated fat) như ở trong dầu olive, dầu canola cũng có tác dụng hạ thấp lượng cholesterol xấu LDL mà không hạ thấp lượng HDL (high-density lipoprotein), tức là dạng cholesterol có lợi cho sức khỏe.
Ngoài ra, nhiều mỡ béo cũng là nguy cơ gây bệnh ung thủ ruột già và tụy tang.

Nhu cầu về chất béo 
Quan sát chung cho thấy sự tiêu thụ thực phẩm béo có khuynh hướng tăng theo với mức thu nhập của người dân mỗi nước.
Tại các quốc gia đang phát triển, chỉ có từ 10% tới 20% năng lượng được cung cấp từ  chất béo, nhưng tại các quốc gia kỹ nghệ mở mang, sự tiêu thụ chất béo càng ngày càng tăng, lên tới 35 đến 45% tổng số năng lượng. Sự gia tăng này đã nâng cao các bệnh tim mạch, mập phì và ung thư khiến giới y khoa bắt đầu phải quan tâm.

Năm 1982, tại Hoa Kỳ, Viện Hàn Lâm Khoa Học Quốc Gia công bố bản khuyến cáo về “Chế Độ Ẩm Thực, Dinh Dưỡng và Ung Thư.” Kết quả là đã đưa đến sự thay đổi thói quen ăn nhiều thịt, mỡ của người dân.

Năm 1988, Bộ Y Tế Hoa Kỳ cũng công bố một bản báo cáo về dinh dưỡng và sức khỏe sau khi Hội Tim Mạch khuyên mọi người phải hạn chế số lượng calorie do chất béo cung cấp ở mức 30% tổng số calorie của bữa ăn, trong đó dưới 10% là do các chất béo bão hòa và mỗi ngày lượng cholesterol trong thực phẩm không nên vượt quá 300 mg.

Bảng chỉ dẫn dưới đây cho biết số lượng chất béo cần cho mỗi người:

-Nếu một người cần 1,200 calorie trong một ngày thì phải giới hạn chất béo ở số lượng 40 gram một ngày.
-Nếu cần 1,500 calorie thì chỉ nên ăn dưới 50 gram chất béo.
-Nếu cần 1,800 calorie thì chỉ nên ăn dưới  60 gram chất béo.
-Nếu cần 2,000 calorie thì chỉ nên ăn dưới 66 gram chất béo.

-Nếu cần 2,500 calorie thì chỉ nên ăn dưới 83 gram chất béo.

Nên ăn cá hai lần mỗi tuần để không tăng chất béo cho cơ thể. (Hình: heart.org)

Nói chung, 1/3 tổng số calorie phải do chất béo đa bất bão hòa cung cấp, 1/3 phải do chất béo đơn bất bão hòa và không được quá một 1/3 do chất béo bão hòa cung cấp.

Trong những thập niên vừa qua, giới tiêu thụ đã dùng nhiều chất béo thực vật hơn là động vật. Đó là nhờ giới truyền thông và giáo dục sức khỏe đã luôn luôn nhắc nhở dân chúng giảm chất béo bão hòa và cholesterol. Khẩu vị của dân chúng cũng đã thay đổi, kèm theo sự gia tăng sản xuất các dầu thực vật như dầu ngô, đậu nành, safflower, hướng dương và dầu dừa. Ngoài ra, dầu thực vật có nhiều sinh tố E tự nhiên mà nhiều người cho là có công dụng chống sự oxy hóa trong cơ thể.

Để cắt giảm chất béo 
Để hạn chế chất béo, chúng ta có thể áp dụng một số biện pháp như sau:
1-Nên nướng hoặc bỏ lò các loại thịt để mỡ chảy bớt ra trong khi nấu.
2-Chọn thịt nạc ít mỡ.
3-Lọc bớt mỡ ở thịt trước khi nấu.
4-Bóc bỏ da gà, vịt trước khi nấu.
5-Để nước dùng thịt đông lạnh rồi gạt bỏ bớt lớp mỡ ở trên.
6-Dùng loại chảo không dính hoặc xịt dầu thực vật lên chảo để chiên rán.
7-Luộc, hấp rau nhiều hơn là xào với dầu, mỡ.
8-Ăn cá hai lần mỗi tuần.
9-Trộn xà lách với nước trái chanh, giới hạn dầu giấm; làm tăng hương vị của rau với gia vị thực vật hơn là với bơ, margarine hoặc nước xốt thịt.
10-Dùng dầu thực vật nhiều hơn là mỡ động vật, bơ; margarine mềm nhiều hơn loại cứng.
11-Giới hạn thực phẩm làm sẵn được chiên với mỡ như các loại bánh doughnut, muffin, biscuit và croissant.
12-Dùng sữa và sữa chua đã giảm chất béo.
13-Giới hạn pho mát có nhiều chất béo.
14-Ăn bánh mì với mứt trái cây thay cho bơ và margarine.
15-Đọc kỹ nhãn hiệu thực phẩm để biết rõ thành phần và tỷ lệ các loại acid béo.
16-Khi ăn phở không nên cho thêm nước béo, hột gà.

Bơ quết trên bánh mì nóng dòn, mayonnaise trộn trong rau xà lách khoai tây, ăn thật hấp dẫn, nhưng cũng có nhiều chất béo bão hòa.
Với loại thực phẩm chế biến đóng hộp, chúng ta nên đọc kỹ nhãn hiệu để biết rõ số lượng calorie và thành phần các chất béo trước khi chọn mua.

Còn nếu chúng ta muốn đơn giản hơn trong việc chọn lựa một chế độ ăn có lợi cho sức khỏe, thì cũng có thể quên hết các danh từ phân loại phức tạp đi, chỉ cần theo đúng một nguyên tắc chung là: giảm bớt thịt, mỡ động vật, ăn nhiều rau trái cây và ăn cá hai lần một tuần. Như vậy đã là rất tốt cho sức khỏe rồi.

Chất béo thay thế 
Vì thực phẩm béo vẫn là món ăn hấp dẫn với con người, nên đã có những cố gắng của khoa học để chế biến chất béo thay thế.
Trên thị trường hiện nay có vài loại chất béo thay thế như Simplesse, Olestra. Simplesse được chế biến từ chất đạm của thịt, trứng hoặc sữa. Khi ăn, nó cho một vị tương tự như mỡ nhưng không có acid béo và rất ít calorie.
Simplesse được dùng trong món tráng miệng đông lạnh; thay thế cho chất béo trong dầu trộn rau, mayonnaise, sữa chua, pho mát. Simpless không dùng đề chiên, nấu vì nhiệt độ cao làm thay đổi cấu trúc của nó. Những người dị ứng với sữa, trứng không nên dùng chất béo thay thế này.

Olestra là một chất được tổng hợp bằng cách gắn acid béo vào đường sucrose. Khi ăn, Olestra không bị men tiêu hóa của người cũng như vi sinh vật trong ruột tiêu hóa, nên nó không sinh ra năng lượng. Hơn nữa, khi được bài tiết, nó lại kéo theo một số hợp chất có cholesterol, nên có thể hạ cholesterol trong máu.
Một trở ngại là Olestra giảm sự hấp thụ của ruột với các sinh tố hòa tan trong mỡ như E, D và A.
Chất béo thay thế này có thể dùng để nấu cũng như thay thế mỡ trong dầu giấm.

Việc phát minh ra các chất béo thay thế là một nỗ lực nhằm thỏa mãn khẩu vị con người mà vẫn bảo đảm sức khỏe. Tuy nhiên, việc cố gắng thay đổi thói quen ăn uống hợp lý, cân bằng dinh dưỡng từ các loại thực phẩm, giới hạn vừa phải về số lượng các món ăn vẫn là biện pháp tự nhiên tốt đẹp hơn nhiều. 

Bác Sĩ Nguyễn Ý Đức
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 07/Dec/2018 lúc 7:46am

Mẹo Vặt Y Khoa



Bị Ong Ðốt: hãy chà 1 viên Aspirin lên vết bị ong chích.

Cao Máu: ăn nhiều rau cần (Celery, Sellerie).

Cao Cholesterol: uống sinh tố E.

Hay Quên: hãy uống nhân sâm (gingsen) hay ginko biloba.

Hôi Nách: hãy ăn nhiều rau ngò (Parsley, Persil, Petersilie).

Khó Ngủ: uống sinh tố B6 sẽ dễ ngủ hơn.

Muốn Hết Ngáy: Hãy ôm gối khi ngủ, hoặc nằm nghiêng hẳn về phía tay trái.

Muốn Không Bị Muỗi Chích: uống sinh tố B1.

Mỏi Lưng: hãy uống sinh tố B5 và B-complex.

Mụn: hãy ăn nhiều đậu.

Mụt Cóc: dùng sinh tố A sẽ hết.

Mắt Cườm: dùng sinh tố B2.

Nấc Cục: Bịt kín hai lỗ tai lại sẽ hết ngay lập tức.

Nhức Răng: (như khi đi nhổ răng khôn): Để một cục nước đá trên huyệt hợp cóc giữa ngón trỏ & ngón cái sẽ bớt 80%.

Nổi Mụt Trong Miệng: lành trong 1-2 ngày với chất kẽm (Zinc, Zink).

Nôn Mửa: Uống trà gừng hoặc nhai sống vài lát gừng sẽ hết.

Ói Mửa Khi Mang Thai: uống sinh tố B6.

Rách Khóe Môi: lành trong 1-2 ngày với sinh tố B6.

Sạn Thận: tự chữa khỏi với sinh tố A và B6.

Say Sóng: bấm mạnh vào cổ tay sẽ hết.

Sổ Mũi: Súc miệng bằng nước muối sẽ hết.

Vọp Bẻ: (như khi đứng quá lâu trong nhà bếp) Hãy bấm mạnh vào môi trên sẽ hết.


Sưu tầm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 08/Dec/2018 lúc 7:16am

Mỗi Ngày Một Bữa - Tia Sáng Cuối Đường Hầm Bảo Vệ Sức Khỏe


Mỗi ngày một bữa là phương pháp tự nhiên bảo vệ sức khỏe, được đưa ra bởi bác sĩ người Nhật Yoshinori Nagumo.    

Với phương pháp này, bạn sẽ có một làn da đẹp cũng như diện mạo trẻ trung - những biểu hiện của sức khỏe nội tại dồi dào và tràn đầy năng lượng.

Bác sĩ Yoshinori Nagumo tốt nghiệp trường Đại học Y Tokyo Jikei, hiện là Tổng giám đốc phòng khám Nagumo, nổi tiếng trong lĩnh vực phẫu thuật ung thư, giải phẫu ngực tại nhiều bệnh viện lớn ở Tokyo, Nagoya, Fukuoka.

Kể từ khi công bố phương pháp ăn “mỗi ngày một bữa”, bác sĩ Yoshinori Nagumo đã tham gia chia sẻ ở nhiều nơi trên thế giới, trở thành Chủ tịch danh dự của Hiệp hội Y học Chống lão hóa quốc tế. Cuốn sách Kuufuku Ga Hito Wo Kenko Ni Suru (bản tiếng Việt do Thái Hà Books ấn hành có tựa Ăn ít để khỏe - 1 bữa là đủ sao cần phải 3?) là tài liệu đầu tiên của ông về phương pháp ăn mỗi ngày một bữa. Đây là một trong những cuốn sách hay nên đọc.

Những quan điểm trong Ăn ít để khỏe trái ngược với những kiến thức thông thường về sức khỏe mà chúng ta từng biết, trong đó, bác sĩ Yoshinori Nagumo đưa ra những căn cứ chứng minh ăn ít là phương pháp tự nhiên để bảo vệ sức khỏe. Tin hay không là do bạn, chỉ biết rằng với việc thực hiện nếp sống mỗi ngày ăn một bữa trong 10 năm qua, bác sĩ Yoshinori Nagumo nay đã gần 60 tuổi nhưng vẻ bề ngoài của ông chỉ như ngoài 20.

Theo bác sĩ Yoshinori Nagumo, “mỗi lần bụng reo lên vì đói, những điều có lợi cho sức khỏe sẽ được kích hoạt ở mức độ tế bào, tạo nên hiệu quả trẻ hóa”. Trước khi thực hiện chế độ ăn mỗi ngày một bữa, ông từng bị ung thư, không kiểm soát được cân nặng của mình, sức khỏe cũng xuống cấp trầm trọng. Nhưng kể từ khi giảm lượng thức ăn bằng phương pháp “Bữa ăn cơ bản” thì trọng lượng cơ thể ông giảm xuống và tình trạng cơ thể cũng ngày một tốt lên.
Dưới đây trích lược một số phân tích của bác sĩ Yoshinori Nagumo trong cuốn Ăn ít để khỏe, giải thích vì sao chúng ta nên theo phương pháp bữa ăn cơ bản - “mỗi ngày một bữa”.

Ngày nay, trong khi các quốc gia nghèo đói đang oằn mình với vấn đề bùng nổ dân số, thì các quốc gia phát triển lại không thể kiểm soát được vấn đề giảm tỷ lệ sinh nhằm gia tăng dân số, dù họ luôn cố gắng áp dụng những thành tựu khoa học tiên tiến nhất như thụ tinh nhân tạo… Đây chính là một vấn đề của nhân loại. Nhưng ở thời đại của tổ tiên chúng ta, vào những năm trước chiến tranh, việc một cặp vợ chồng có bốn, năm người con là điều bình thường. Có nghĩa là trong những con người hiện đại như chúng ta, con cháu của những người đã cố gắng vượt qua nguy cơ diệt vong của nhân loại, kéo dài sự sống đến ngày nay, luôn tiềm ẩn một loại năng lực được gọi là “khả năng sinh tồn”, thường trở nên sôi sục mãnh liệt vào những lúc gặp đói khổ, lạnh giá, dịch bệnh. Nguồn gốc của khả năng sinh tồn đó chính là “gen sinh mệnh” mà chúng ta thu nạp được sau mỗi lần loài người vượt qua được những mối nguy hại.

Gen sinh mệnh không phải là một loại gen thông thường. Đó là loại gen không thể đếm được như “gen đói” chiến thắng sự đói khát, “gen sống lâu” sinh ra khi cơ thể bị đói, “gen sinh sản” làm tăng tỷ lệ sinh khi ở tình trạng nghèo đói, “gen miễn dịch” chế ngự được bệnh truyền nhiễm, “gen chống ung thư” để chiến đấu với bệnh ung thư, “gen phục hồi” để điều trị bệnh tật và lão hóa… có sẵn trong cơ thể mỗi người chúng ta. Song, điều trớ trêu là nếu không bị rơi vào tình trạng đói khát, lạnh giá, “gen sinh mệnh” sẽ không làm việc. Hơn nữa, nếu không được ăn uống đầy đủ, cơ thể sẽ bị lão hóa, giảm khả năng sinh sản, khi đó hệ miễn dịch sẽ làm việc theo hướng tấn công lại chính cơ thể chúng ta.

Lý do chỉ uống nước vẫn béo
Nhiều người sau khi thất bại trong việc giảm cân, thường hay đùa rằng “Người như tôi chỉ uống nước vẫn cứ béo”. Trên thực tế, việc uống nước có làm ta béo lên hay không là vấn đề cần phải xem xét thêm, còn theo tôi, câu nói kia vẫn mang một ý nghĩa nhất định, đó có thể là đặc tính riêng của con người.

Khi con người sống sót qua thời kỳ đói nghèo kéo dài hơn nửa thời gian của lịch sử nhân loại, tổ tiên chúng ta đã thu nạp được loại gen giúp con người cố gắng hấp thụ phần lớn dưỡng chất dù chỉ từ chút ít thức ăn. Đó chính là “gen đói”, một trong những gen cấu thành nên bộ “gen sinh mệnh”.

Tuy tổ tiên chúng ta dần dần đã kiếm thêm được nhiều thức ăn hơn, nhưng vì không lường được lần tới sẽ no hay đói, cho nên nếu đã có thức ăn, dù rất ít ỏi, chúng ta cũng không bỏ phí chúng. Nhờ đó mà cơ thể biết hấp thụ các dưỡng chất, tích trữ trong cơ thể dưới dạng mỡ. Đây chính là lý do khiến cơ thể có thể bị béo lên dù chúng ta ăn rất ít. Nếu cơ thể không vận hành như vậy, có lẽ tổ tiên chúng ta không thể sinh tồn qua hàng vạn năm lịch sử trong cuộc chiến với nạn đói. Vì vậy những cơ chế khiến cho cơ thể bị béo lên dù ta chỉ ăn một lượng rất ít chính là thành quả tiến hóa của loài người. “Gen đói” đã điều hành chính xác hoạt động chuyển hóa và tích trữ thức ăn dưới dạng mỡ rất hiệu quả, nên nó còn được gọi là “gen tiết kiệm”.

Nếu nói “gen đói” giúp hấp thụ nguồn dưỡng chất nhiều nhất có thể từ chút ít thức ăn, thì nó cũng được xem là loại “gen tích trữ năng lượng”. Và cùng với “gen đói”, còn một loại gen quan trọng nữa cũng góp phần vào việc duy trì sự sống cho con người. Đó chính là “gen trường thọ”, một loại gen đang thu hút được sự chú ý của giới trẻ trong thời gian gần đây, có tên khoa học là “gen Sirtuin”. Vì nó đang là đề tài hay được nói đến trên ti vi, nên có thể rất nhiều người đã từng nghe đến tên của loại gen này, nhưng động cơ để tìm ra nó lại bắt nguồn là từ giả thuyết “khi chúng ta đói bụng, năng lực sinh tồn sẽ được kích hoạt, và cơ thể được trẻ hóa”.

Hiện nay, chúng ta có thể thấy trong “Pháp nhịn ăn” của đạo Phật hay “Tháng Ramadan” của đạo Hồi, thay vì ăn nhiều, ăn ít sẽ giúp kéo dài sự sống. Và đây chính là lý do khiến các nhà khoa học tiến hành quan sát thời gian sinh tồn thực tế của hầu hết các loài động vật khi thay đổi lượng đồ ăn. Họ thử nghiệm trên hầu hết các loài động vật như khỉ nâu Macaca, chuột bạch, hay chuột lang… và thấy, bằng cách giảm 40% lượng thức ăn, hiệu quả duy trì sự sống đạt mức cao nhất, kéo dài 1,4 - 1,6 lần so với thông thường.

Không chỉ vậy, khi tiến hành thử nghiệm ở khỉ, kết quả cho thấy những con khỉ háu ăn sẽ bị rụng lông và da mặt chảy xệ. Còn với những con khỉ tuy đã nhiều năm tuổi, khi bị hạn chế bữa ăn, lông của chúng vẫn mọc rậm, mượt mà, da trở nên căng bóng. Từ kết quả thực nghiệm này, có thể suy đoán rằng, khi sinh vật ở trong tình trạng đói, chắc chắn có một loại gen nào đó được kích hoạt để duy trì sự sống. Và “gen Sirtuin” chính là kết quả của những hoạt động nghiên cứu dựa trên phán đoán đó.

Các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu thêm và đưa ra kết quả chứng minh rằng khi cơ thể con người ở tình trạng đói, loại gen này sẽ kiểm tra tất cả các gen ở 50.000 tỷ tế bào trong cơ thể người và giúp phục hồi những gen bị hỏng, tổn thương. Điều này không chỉ liên quan đến việc kéo dài tuổi thọ mà còn cho thấy loại gen này cũng tham gia vào “hoạt động ngăn cản sự lão hóa và bệnh tật”.
Nhờ phát hiện ra “gen Sirtuin” này, chúng ta đã có thể kéo dài được thời gian sống và đây chính là điều được nói đến ngay từ đầu: “Gen sinh mệnh” giúp loài người sống lâu.

Trong quá trình tìm hiểu về “gen Sirtuin”, “gen đói” đã đề cập ở trên, cùng các loại “gen sinh mệnh” khác như gen sinh sản, gen miễn dịch, gen phục hồi…, tôi đã có một niềm tin vững chắc rằng, chính việc kích hoạt gen sinh mệnh sẽ mang lại cho chúng ta sự trường thọ và khỏe mạnh. Hơn nữa, gen sinh mệnh chỉ thể hiện khi cơ thể bị đói.

Ăn quá nhiều là khởi nguồn của bệnh tật
Trong thế giới động vật, khi có cơ hội để con cái và con đực gặp nhau, chúng dường như lao vào nhau ngay lập tức để thỏa mãn nhu cầu giao phối của loài. Nhưng trong vấn đề ăn uống, không phải lúc nào nhu cầu này cũng tồn tại và cần giải quyết ngay, đến như sư tử khi đã no bụng cũng sẽ không vồ bắt thỏ dẫu thỏ có đứng yên trước mặt nó đi nữa.
Con người thì sao? Con người khi vừa ăn sáng xong đã ngay lập tức nghĩ tới chuyện ăn trưa.

Con người chúng ta mỗi ngày ăn ba bữa thật no nhưng có bao giờ ta tự hỏi chính cơ thể mình rằng liệu như vậy có đảm bảo sức khỏe không? Câu trả lời của cơ thể chúng ta khi ấy rõ ràng sẽ là “không”. Nếu thiếu một chút dinh dưỡng, chúng ta có thể dễ bị bệnh, nhưng bệnh này lại có thể được chữa khỏi nhờ cơ chế sinh tồn được quy định trong gen hoạt động. Trái lại, ăn uống quá dư thừa sẽ khiến cơ chế này mất tác dụng. Vì vậy, việc ăn no và ngộ nhận trong ăn uống kể trên sẽ khiến cho cơ hội lành bệnh trở nên khó khăn.

Khoa học chứng minh rằng tứ đại kỳ bệnh gồm ung thư - đái tháo đường - bệnh tim mạch - đột quỵ là hệ quả của việc ăn uống dư thừa và thiếu điều độ.

  Dù đang ở độ tuổi nào thì việc trước tiên chúng ta cần làm ngay để giữ gìn chất lượng cuộc sống luôn tươi trẻ và khỏe mạnh cũng là thay đổi chế độ ăn bằng cách từ bỏ thói quen ăn no.

Thông thường, khi nhắc đến việc thay đổi thói quen ăn uống, chúng ta thường có suy nghĩ rằng đó là ăn kiêng để giảm cân, thay đổi vóc dáng, nhưng chế độ ăn “mỗi ngày một bữa” tôi đưa ra ở đây không những giúp chúng ta có vòng eo thon gọn, thân hình thanh thoát mà còn giữ cho da dẻ căng mịn và tràn đầy sức sống.
Vì sao tôi đề cập đến ngoại hình ở đây trong khi chúng ta đang bàn về vấn đề sức khỏe? Đơn giản vì ngoại hình là thước đo hiệu quả để đánh giá sức khỏe.

Không mấy ai tin khi tôi nói tôi đã 56 tuổi vì mọi người gặp tôi thường nói tôi chỉ trạc 20 tuổi. Trong khoảng 10 năm gần đây, tôi duy trì được chiều cao 1,73m và cân nặng 62kg. Nhưng trước đây, khi mới ngoài 40 tuổi, có thời điểm cân nặng của tôi lên tới 77kg. Sự thay đổi này là kết quả đạt được từ chế độ tôi muốn chia sẻ với các bạn. Nhờ có chế độ đó, tôi không những gầy đi 15kg mà còn được hưởng nhiều điều lợi khác, như cơ thể trở nên dẻo dai hơn, duy trì sự tươi trẻ, đầu óc minh mẫn.

Cơ thể con người chúng ta ngày nay không thích nghi với việc ăn no
Tổ tiên chúng ta trước đây đã phải trải qua thời kỳ đói rét, khí hậu khắc nghiệt. Chính trong quá trình tiến hóa hàng vạn năm chống chọi với môi trường sống đầy khó khăn đó mà cơ thể chúng ta được thừa hưởng “gen sinh tồn”, hay còn gọi là “gen sinh mệnh”, được trang bị những thành phần để thích nghi với cái đói và cái rét.

Vốn dĩ khả năng thích nghi của loài người được phát huy ở mức cao nhất dưới tác động của môi trường, giúp cơ thể con người dần trở nên tối ưu hơn. Cho nên, đối với “gen sinh mệnh”, lý do khiến gen này được kích hoạt nhiều nhất là cơ thể phải đói và rét.
Nói cách khác, những người có “gen tiết kiệm” sẽ có khả năng sống sót nhờ tiêu thụ ít năng lượng hơn khi đói, điều này rất có ích cho việc sinh tồn. Hầu hết những người sống ở thời kỳ đó đều hiểu rằng trong người họ mang loại gen này.

Tuy nhiên, sự tối ưu của gen này có một nhược điểm, đó là nó không thể thích nghi tốt với sự thay đổi của môi trường trong một điều kiện nhất định nào đó. Để thích nghi với điều kiện mới, loài người cần phải trải qua quá trình tiến hóa hàng vạn năm. Có nghĩa là chúng ta đã có khả năng thích nghi cao hơn bình thường đối với việc bị đói, nhưng chưa có khả năng chịu đựng tình trạng dư thừa thức ăn, lúc này “gen sinh mệnh” hoạt động thậm chí còn gây hại cho cơ thể.
Trên thực tế, khi ăn quá nhiều, chúng ta sẽ nhanh chóng béo lên. Nếu cứ tiếp tục ăn uống vô tội vạ và không ngừng béo lên, điều gì sẽ xảy đến với con người chúng ta? Đã có không ít người tự hào với cơ thể nặng hơn 100kg của mình. Chính sự xuất hiện của thói quen ăn uống vô độ là nguyên nhân dẫn tới căn bệnh tiểu đường, còn được gọi là “căn bệnh quốc dân”, và kéo theo đó là sự gia tăng các bệnh như ung thư, nhồi máu cơ tim.
Bệnh tiểu đường là minh chứng cho sự tiến hóa của loài người?
So với chúng ta ngày nay, con người ở thời kỳ Jomon có thị giác, khứu giác và thính giác nhạy bén hơn nhiều. Những người sống hoang dã ở vùng đồng cỏ khô (xavan) của châu Phi có thị lực đạt 2.0 - 3.0 là chuyện bình thường. Bởi vì họ không thể tồn tại nếu thị giác thiếu nhạy bén khi sống trong một môi trường mà chỉ một chút sơ sẩy, tính mạng của họ có thể bị thú dữ như sư tử đoạt mất bất cứ lúc nào. Còn mắt của chúng ta dù có tốt đến đâu nhưng khi làm công việc suốt ngày nhìn màn hình máy tính, hầu như ai cũng có thể bị cận thị.

Nhiều người cho rằng cận thị là một loại bệnh, nhưng thực tế đây lại là một cách thích nghi của cơ thể với môi trường. Vì khi tiếp xúc với một môi trường mà chỉ chăm chú vào cử động của tay, mắt sẽ phải tự điều chỉnh cự ly nhìn gần lại để có thể dễ dàng thấy được cả cử động của tay. Ngược lại, nếu bạn sống ở vùng xavan của châu Phi từ nhỏ, thì dù đó là người Nhật cũng có thể nhìn xa được. Đó chính là cách để cơ thể của chúng ta thích nghi với môi trường.
Bệnh tiểu đường mà rất nhiều người đang mắc phải cũng tương tự như vậy, đây có thể được xem như một phản ứng thích nghi của loài người để có thể tồn tại trong thời đại mới - thời đại ăn no.

Thuở sơ khai, các loài động vật hoang dã đã phải tự săn mồi để có thể sinh tồn trong thế giới tự nhiên. Đây chính là lý do để chúng phát huy toàn bộ các cơ quan cảm giác như thị giác, thính giác và khứu giác vào việc săn mồi, nên các cơ quan này còn được gọi là “cơ quan săn mồi’. Ngoài ra, tay và chân cũng thuộc cơ quan săn mồi vì chúng được dùng để rượt đuổi và bắt con mồi.

Ngược lại, ở xã hội hiện đại, khi con người nuôi thú cưng và ăn thịt gia cầm thì việc săn bắt thức ăn không còn cần thiết, tự con người đã thích nghi được. Vậy điều gì sẽ xảy ra với những con vật vẫn có thức ăn mà không cần đuổi bắt con mồi? Tất cả các cơ quan săn mồi sẽ bị thoái hóa dần. Ví dụ, lợn được nuôi không thể chạy nhanh như lợn rừng. Điều đó cho thấy các chức năng trong cơ thể sẽ bị thoái hóa khi chúng trở nên không cần thiết nữa.

Tiểu đường chính là căn bệnh làm thoái hóa tất cả các giác quan săn mồi. Mắt để tìm kiếm con mồi đã bị suy yếu, nay thoái hóa gần đến ngưỡng cuối cùng sẽ trở nên mù lòa. Đây còn được gọi là “bệnh võng mạc đái tháo đường”. Do cũng không cần đuổi bắt con mồi nữa, nên chân bị suy yếu theo. Y học gọi đây là “bệnh bàn chân đái tháo đường”. Việc thoái hóa dần những cơ quan không còn cần thiết nữa là sự sắp đặt của tạo hóa. Do không còn cần phải săn mồi, nên chân tay, cơ quan cảm giác đều là những phần cơ thể không còn quá cần thiết nữa và chúng bắt đầu bị thoái hóa.
Theo một nghĩa nào đó, có thể xem đây là “sự thích nghi” đối với môi trường đang bị biến đổi đột ngột khi hướng đến thời đại ăn uống no say.

Lý do thật sự khiến chúng ta gầy đi là do bệnh tiểu đường
Việc hướng tới thời đại ăn uống no say có một vấn đề còn kinh khủng hơn. Đó là do ăn uống liên tục, một số người không theo kịp được tốc độ chuyển đổi thức ăn thành chất béo trong cơ thể. Tức là, cho dù những người ấy có ăn nhiều bao nhiêu cũng không béo nổi. Như vậy, có thể nói bệnh tiểu đường đã tạo nên điều kỳ diệu “ăn bao nhiêu cũng không béo” để thích nghi với môi trường mới - thời đại ăn no.

Khi nhắc tới tiến hóa, chúng ta thường nghĩ về sự thay đổi các cơ quan trong cơ thể con người theo hướng tốt hơn. Nhưng theo ý nghĩa ban đầu của tiến hóa, sự thay đổi cơ thể theo tình trạng thích nghi với môi trường như bệnh tiểu đường hay cận thị được gọi là “thích ứng”; còn nếu có sự biến đổi về gen mới được gọi là “tiến hóa”.

Vậy nên có rất nhiều người trên thế giới này ghét những sự thay đổi đó và đặt tên cho chúng là “bệnh tật”, đồng thời nguyền rủa luôn cả số phận bệnh tật của họ. Nhưng nếu nhìn nhận sâu xa hơn, tất cả thói quen sinh hoạt mà chúng ta duy trì trong suốt nhiều năm chính là nguyên nhân gây ra điều này.

Khi nguy hiểm gần kề, cơ thể sẽ được kích hoạt đến tận tế bào
Theo các nhà khoa học, mỗi ngày có hàng chục nghìn tế bào thần kinh bị phá vỡ. Với đà này, có lẽ chúng ta đều lo rằng sớm muộn gì các tế bào thần kinh sẽ không còn nữa.

Trên thực tế, mỗi người chúng ta có khoảng 1.000 - 2.000 tỷ tế bào thần kinh và chỉ sử dụng khoảng 3% trong số đó. Như vậy, dù cho suốt cuộc đời ngày nào cũng mất đi hàng vạn tế bào thần kinh, nhưng xét tổng thể số này chỉ chiếm vài phần trăm ít ỏi. Song chắc chắn bệnh suy giảm nhận thức sẽ xảy ra nếu các tế bào thần kinh bị phá vỡ với tốc độ nhanh hơn.

Tuy nhiên, cơ thể con người là một thực thể có khả năng hồi phục nhanh chóng. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, trong bộ não con người có các tế bào gốc ở vùng Hồi Hải Mã (Hippocampus), giúp tái tạo các tế bào thần kinh.

Mặc dù vậy, nếu chúng ta vẫn tiếp tục sinh hoạt không điều độ, các tế bào thần kinh sẽ không tăng lên. Vì điều đáng kinh ngạc chính là: tế bào thần kinh hồi phục mãnh liệt hơn khi tiếp xúc với đói và rét. Điều này minh chứng cho việc chỉ khi ở bên bờ vực nguy hiểm của sự sống như đói và rét, sức sống của con người mới trỗi dậy mạnh mẽ.

Vì sao cơ thể lại run lên khi lạnh?
Cơ thể chúng ta có thể chuyển hóa thức ăn thành mỡ khi lượng thức ăn đưa vào ít. Có 2 dạng tích tụ mỡ chính là mỡ dưới da và mỡ nội tạng. Ở phụ nữ thường là mỡ dưới da, còn đàn ông là mỡ nội tạng.
Chất béo đối với con người tựa như lớp Nikujiban - một loại trang phục giả cơ bắp của Nhật. Một phần của chúng dùng để tạo thành năng lượng cho chúng ta, còn lại phần lớn để giữ nhiệt lượng cho cơ thể trong mọi điều kiện của môi trường. Tuy nhiên, khi bị lạnh, chúng ta vẫn thường run lên. Thật ra, đây là hiện tượng cơ thể sử dụng lớp mỡ dưới da, những glycogen để sưởi ấm. Nhưng cách sử dụng này cũng giống như đốt lò bằng than củi, 1g chỉ sinh được 4kcal nhiệt, trong khi lại làm giảm đường huyết, khiến chúng ta có cảm giác đói.

Con người cũng giống như các động vật ngủ đông, để vượt qua cái lạnh khắc nghiệt, đã tích tụ mỡ, rồi sử dụng chúng để sưởi ấm cơ thể. Và mỡ được tích tụ theo cách này chính là mỡ nội tạng. Loại mỡ này rất hiệu quả trong trường hợp cơ thể bị đói và rét. Vì vậy khi vào cơ thể, lượng thức ăn tuy ít nhưng sẽ được chuyển hóa ngay thành loại mỡ này.

Do đó, dù trong cơn đói và lạnh, con người vẫn có thể tiếp tục tồn tại kể cả không có thức ăn. Và đây chính là chức năng dự trữ mỡ nội tạng của cơ thể. Bằng cách đó, khi bị lạnh, cơ thể sẽ đốt cháy chất béo này để giữ cho chúng ta được ấm áp.

Mỡ nội tạng được tích trữ quá mức cần thiết
Rất ít khi một đứa trẻ sơ sinh run rẩy vì lạnh, do trẻ mang trong mình lượng mỡ nội tạng lớn. Tương tự vậy, các động vật ngủ đông thường tích mỡ nội tạng để không bị lạnh và bị đói suốt mùa ngủ đông dài trong các hang động dù không ăn gì.
Tổ tiên chúng ta cũng từng liên tục bị nguy cơ đói và lạnh. Và trong môi trường khắc nghiệt đó, mỡ nội tạng được lưu giữ trong cơ thể chính là chìa khóa mở ra cánh cửa của sự sống. Chúng ta càng tích tụ nhiều mỡ, khả năng sống càng cao.

Nhưng đó là chuyện của thời xa xưa, còn thời hiện đại ngày nay, chúng ta có áo ấm, nệm êm, lò sưởi và vô vàn phương tiện khác để sưởi ấm. Tuy nhiên, khi chúng ta ăn quá nhiều, tích tụ quá nhiều mỡ nội tạng, cơ thể sẽ phải liên tục sinh nhiệt quanh năm, bất kể bên ngoài thời tiết nóng hay lạnh. Một người có thể đổ mồ hôi như tắm dù đang là mùa đông. Đó là dấu hiệu của sự đốt cháy mỡ nội tạng thừa. Còn với phụ nữ, tuy đã mãn kinh, cơ thể không còn nóng thất thường như thời kỳ tiền mãn kinh, nhưng cơ thể cũng hay đột nhiên nóng và vã mồ hôi là do cơ thể bị nam hóa và cả vì đốt mỡ nội tạng.

Lý do thực sự của hội chứng chuyển hóa làm suy giảm tuổi thọ
Mỡ nội tạng cơ bản được tích tụ trong cơ thể để phòng trường hợp đói và rét. Nhưng cái gì quá cũng không tốt, kể cả loại mỡ này cũng vậy. Việc tích tụ quá nhiều mỡ dẫn đến cơ thể suốt ngày phải đốt cháy phần dư. Do đó, những người đang dùng mỡ nội tạng quá mức liên tục đổ mồ hôi không kể mùa nóng hay mùa lạnh. Nhưng đây không phải là vấn đề chính.
Vấn đề chính là bất kể thứ gì khi cháy đều sinh ra “muội”, và mỡ nội tạng không phải ngoại lệ. “Muội” được sinh ra do đốt cháy mỡ nội tạng rất có hại cho cơ thể, chúng được các nhà khoa học gọi là cytokine.

Cytokine là một chất miễn dịch tự nhiên ban đầu của cơ thể. Khi tiếp xúc với những kháng nguyên lạ như vi khuẩn, vi rút, độc tố… các tế bào bạch cầu tiết ra và sử dụng cytokine để tấn công và tiêu diệt những kháng nguyên này.

  Cytokina giống như thú vũ khí giúp cơ thể đẩy lùi được những kẻ thù không mong muốn ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, điểm yếu của cytokine là không thể phân biệt rõ đâu là ta, đâu là thù khi được giải phóng ra. Cho nên cytokine giống như một con dao hai lưỡi, và cơ thể cũng phải chịu tổn thương khi sử dụng chúng để tấn công kẻ thù.

Mỡ nội tạng khi bị đốt cháy sinh ra một loại cytokine có tên khoa học là adipocytokine. Sự xuất hiện của adipocytokine gây tổn thương các tế bào nội mô mạch máu, khiến các tế bào này trở nên xơ và rời rạc, các nhà khoa học gọi hiện tượng này là “xơ vữa động mạch”. Có hai loại adipocytokine: adipocytokine tốt - còn gọi là adiponectin, giúp duy trì thành mạch, ngăn ngừa xơ vữa; loại còn lại là adipocytokine xấu gây xơ vữa.

Trong trạng thái cơ thể bình thường, hai loại này duy trì ở mức cân bằng. Nhưng khi chúng ta tích tụ quá nhiều mỡ nội tạng, cơ thể thiên theo hướng hình thành adipocytokine xấu. Do đó, ở những người mà quá trình trao đổi chất này diễn ra mạnh, vấn đề xơ vữa động mạch dễ phát sinh, từ đó dẫn đến các bệnh tim mạch, đột quỵ. Và sản phẩm từ việc đốt cháy quá nhiều mỡ nội tạng, “muội” - adipocytokine xấu, chính là thủ phạm của việc này.

Qua đó, chúng ta nhận thấy khi được phát huy khả năng, mỡ nội tạng giúp con người vượt qua đói rét, nhưng nếu không kiểm soát được, loại mỡ này sẽ khiến chúng ta có nguy cơ mất mạng cao hơn bao giờ hết.

“Mỗi ngày một bữa” - tia sáng cuối đường hầm
Con đực ngủ đông được là do tích mỡ nội tạng, còn con cái nhờ vào tích mỡ dưới da. Vậy ở con cái liệu có cơ chế sưởi ấm nào khác? Câu trả lời chính là việc mang thai. Đứa con trong bụng chính là khối mỡ nội tạng đặc biệt. Do đó, các con cái không cần tích mỡ nội tạng như con đực. Trong giai đoạn ngủ đông, con cái không mang thai sẽ chết sao? Không! Ở động vật, hiện tượng rụng trứng chỉ xảy ra khi bị kích thích giao phối, gọi là “rụng trứng hậu giao phối”.

Trong thế tự nhiên, con đực và con cái rất khó có thể gặp được nhau. Vậy nên con cái được chuẩn bị cơ chế đặc biệt cho điều này. Đó là hiện tượng rụng trứng ở con cái của động vật ngủ đông luôn xảy ra sau khi giao phối, cho nên khi giao phối chắc chắn sẽ mang thai. Vì vậy mới có chuyện phối giống. Ở Nhật, chi phí phối giống cho ngựa đua là 10 triệu yen/lần.
Hiện tượng giao phối xong mà mang thai luôn có ở động vật như con người và gấu trúc. Trước ranh giới sinh tồn hay diệt vong của loài, bản năng giao phối sẽ trỗi dậy để duy trì giống nòi. Đó chính là lý do vì sao ở các nước phát triển với cuộc sống no đủ, tỷ suất sinh giảm trong khi tại những nước chậm và đang phát triển vẫn còn nạn đói, tỷ suất sinh ngày một cao.

Quay lại với động vật ngủ đông. Con cái không thấy lạnh bởi vì bào thai trong bụng đã giữ ấm cho chúng suốt mùa đông dài lạnh lẽo. Vì vậy, mỡ nội tạng không cần thiết đối với chúng. Về mặt này, con người chúng ta cũng vậy, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản chỉ tích tụ mỡ dưới da. Khi phụ nữ bước qua độ tuổi này, không mang thai nữa, sang giai đoạn tiền mãn kinh, mỡ bắt đầu chuyển dần từ tích tụ dưới da vào nội tạng. Phụ nữ ở tuổi này mập mạp một chút sẽ sống lâu hơn. Nhưng bước sang giai đoạn mãn kinh, phụ nữ cũng cần giảm bớt mỡ nội tạng như ở nam giới.

Vì sao chúng ta cần giảm mỡ nội tạng? Đơn giản là vì chúng ta không còn đối mặt với đói rét như xưa nữa. Như đã nói, chúng ta cần thích nghi với môi trường ăn no hiện nay. Cho nên, đứng trên lập trường là bác sĩ lâu năm, tôi khuyên mọi người nên ăn theo chế độ “mỗi  ngày một bữa”. Đó là cách để chúng ta giảm lượng thức ăn thừa, từ đó giảm lượng mỡ nội tạng, khơi dậy lại “gen Sirtuin”, mở ra cánh cửa đến với vườn địa đàng, nơi chúng ta mãi thanh xuân, khỏe mạnh. Đó là giải pháp cuối cùng của chúng ta.

Tuy nhiên, muốn làm vậy chúng ta cần có lộ trình chuyển đổi chứ không nên áp dụng ngay “mỗi ngày một bữa”. Hãy ăn từ ngày ba bữa giảm xuống còn hai rồi giảm xuống còn một bữa.

st.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 12/Dec/2018 lúc 5:25pm


Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/Dec/2018 lúc 7:30am

42 Công Dụng Từ Giấm Cho Sức Khỏe Và Đời Sống


Giấm là gia vị mà các bà nội trợ thường dùng trong nấu nướng. Loại chất lỏng lên men tự nhiên này còn có nhiều công dụng khác ngoài việc chế biến món ăn, có thể khiến bạn bất ngờ.


1. Diệt cỏ dại: xịt giấm nguyên chất vào những nơi cỏ dại mọc. Vài ngày sau cỏ sẽ tự héo rũ và chết.

2. Tăng độ axit của đất: pha khoảng ½ tách giấm vào 4 lít nước để tưới cây cảnh.

3. Ngăn ngừa kiến: xịt giấm vào những khe cửa, đồ dùng hoặc những nơi có kiến bò

4. Đánh bóng xe: dùng vải mềm thấm giấm nguyên chất để lau sạch và đánh bóng lớp sơn xe.

5. Khử mùi hôi ở chó: dùng giấm chà xát lên lông chó, sau đó tắm sạch.

6. Ngăn mèo: vẩy giấm lên những nơi mà bạn không muốn con miu miu mon men tới gần.

7. Lau sàn: hòa một tách giấm trắng với 8 lít nước nóng và dùng nước này để lau sàn nhà.

8. Làm tươi rau bị héo: ngâm rau đã héo vào hỗn hợp gồm nước và giấm theo tỷ lệ 2 tách nước / 1 muỗng canh giấm.

9. Làm dịu vết ong hoặc sứa đốt: thoa giấm vào chỗ bị đốt để giảm đau và ngứa.

10. Chữa da bị cháy nắng: dùng giấm trắng chà nhẹ lên vùng da bị bỏng nắng, lặp lại nhiều lần cho đến khi cảm giác đau rát dịu đi.

11. Làm dầu xả cho tóc: thêm một muỗng canh giấm vào nước xả tóc để gội sạch phần dầu gội còn bám trên tóc.

12. Làm da bớt khô và ngứa: cho 2 muỗng canh giấm vào nước tắm.

13. Trị gàu: trộn hỗn hợp gồm giấm táo, nước và dầu ôliu, mỗi thứ hai muỗng canh. Dùng hỗn hợp này mát xa da đầu, để yên từ 15 đến 20 phút rồi gội lai bằng dầu gội.

14. Làm dịu cơn đau họng: Pha 1 muỗng canh giấm táo vào 1 ly nước. Dùng nước này xúc miệng và uống.

15. Trị viêm xoang và viêm phế quản: hòa ¼ tách giấm (có thể nhiều hơn) vào máy tạo hơi và hít hơi nước có chứa giấm.

16. Khử mùi cống trong bếp: mỗi tuần 1 lần đổ 1 tách giấm xuống cống, để yên trong khoảng 30 phút sau đó giội sạch lại bằng nước.

17. Khử mùi hành: thoa giấm vào ngón tay trước và sau khi cắt hành.

18. Làm sạch và diệt khuẩn cho thớt gỗ: dùng giấm nguyên chất để rửa thớt.

19. Tẩy sạch mủ trái cây dính ở tay: thoa giấm vào tay có dính mủ.

20. Tẩy dầu mỡ và khử mùi trên chén đĩa: hòa 1 muỗng canh giấm với nước xà phòng ấm rồi rửa chén đĩa.

21. Rửa sạch bình trà: đun sôi hỗn hợp giấm và nước, rót vào bình trà, các vết ố vàng cứng đầu sẽ bị tẩy sạch.

22. Làm sạch hộp đựng thức ăn: dùng bánh mì ngâm vào giấm rồi đặt bánh mì vào hộp đựng thức ăn và để qua đêm.

23. Làm sạch tủ lạnh: chùi rửa tủ lạnh bằng hỗn hợp gồm ½ nước và ½ giấm.

24. Thông cống: đổ 1 nắm bột soda xuống cống, đổ tiếp ½ tách giấm, đậy nắp cống và để yên trong khoảng 20 giây rồi dội sạch bằng nước nóng.

25. Rửa và khử mùi chai lọ: dùng giấm rửa các chai lọ để khử mùi hôi còn vương lại.

26. Làm sạch máy rửa chén: cho 1 tách giấm vào vòng quay cuối để làm sạch xà phòng còn bám trong lòng máy và đồ thủy tinh. Có thể làm mỗi tháng 1 lần.

27. Tẩy sạch đồ dùng bằng thép không gỉ: dùng khăn nhúng giấm để lau chùi đồ dùng bằng kim loại.

28. Tẩy vết bẩn ở ấm, bình, chậu: cho 3 muỗng canh giấm và khoảng ½ lít nước vào ấm, bình có vết bẩn. Đặt lên bếp và đun sôi cho đến khi vết bẩn biến mất.

29. Làm sạch lò vi sóng: đun sôi 1 tách nước có pha thêm ¼ tách giấm trong lò vi sóng sẽ giúp khử  mùi hôi và tẩy sạch vụn thức ăn còn bám trong lò.

30. Tẩy vết hoen gỉ ở vật bằng kim loại: ngâm vật cần tẩy vào dung dịch giấm nguyên chất.

31. Khử mùi nấu nướng: đặt một xoong nhỏ có hỗn hợp nước và chút xíu giấm đun riu riu trên bếp. Hơi nước tỏa ra sẽ khử được mùi thức ăn còn vương trong bếp.

32. Làm thông bàn ủi hơn nước: cho hỗn hợp gồm ½ giấm và ½ nước vào ngăn chứa nước. Điều chỉnh sang chế độ ủi hơi và để bài ủi dựng đứng trong khoảng 5 phút.

33. Tẩy vết cháy trên bàn ủi: đun nóng hỗn hợp giấm và muối (mỗi thứ một nửa), chà hỗn hợp này lên bề mặt bàn ủi (lúc nguội) để tẩy sạch vết cháy đen.

34. Làm mượt vải: hòa thêm ½ tách giấm vào nước xả cuối để làm vải bớt xơ và giữ màu tốt hơn.

35. Làm sạch máy giặt: cho vào máy 1 tách giấm, khởi động chu trình giặt như bình thường (không có quần áo) để tẩy sạch xà phòng còn sót lại trong máy.

36. Tẩy vết bẩn trên quần áo: cho giấm vào chỗ có vết bẩn, vò nhẹ trước khi giặt.

37. Khử mùi thuốc lá ở quần áo: xả nước nóng vào bồn tắm, cho thêm 1 tách giấm rồi cho quần áo vào.

38. Làm sạch lớp đề can dính trên vải: dùng bàn chải thấm giấm chải vài nơi cần tẩy đề can hoặc ngâm quần áo với giấm trước khi giặt.

39. Chùi mắt kính: Nhỏ vào mỗi tròng mắt kính 1 giọt giấm sau đó lau sạch lại bằng vải.

40. Giữ hoa tươi lâu: hòa 2 muỗng giấm và 1 muỗng đường vào mỗi lít nước cắm hoa.

41. Dập lửa: đổ giấm vào ngọn lửa đang cháy bùng để đập tắt lửa

42. Làm sảng khoái tinh thần: cho 1 muỗng giấm táo vào ly nước, thêm tí đường. Vậy là bạn đã có một ly nước giải khát có ích cho cơ thể.

st.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 184 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.613 seconds.