Bài mới Thành viên Lịch Tìm kiếm Hỏi/Đáp | |
Ghi danh Đăng nhập |
Quê Hương Gò Công | |
Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Quê Hương Gò Công |
Chủ đề: Kỷ Niệm | |
Người gởi | Nội dung |
thonglo2003
Admin Group Tham gia ngày: 31/May/2007 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 407 |
Chủ đề: Kỷ Niệm Gởi ngày: 20/Oct/2018 lúc 9:05pm |
Kỷ Niệm “ Đèn nào cao cho bằng đèn Châu Đốc, Gió nào đọc cho bằng gió Gò Công”. Bài ca dao dân ca mà Chúng tôi cùng hát ở Nội Trú trường Sư Phạm Vĩnh Long và những hình ảnh ngày nào lần lượt hiện về trong kí ức của Tôi khi dừng chân đứng trước cổng Trường trong một chuyến đi về thăm quê nhà. Đã hơn 45 năm , tấc cả đều đổi thay, may mắn nhận ra nhờ Bảng cổng trường còn in nét chữ. Hâm mộ miền đất trù phú có dòng nước ngọt quanh năm của Sông Tiền , cảnh nên thơ hữu tình của Trường Sư Phạm Vĩnh Long là động lực đưa Tôi cùng 3 người Bạn : Hồng Nga, Thúy Liễu , Bạch Tuyết đến đó trong dịp hợp mặt tình cờ. Vui và náo nức cho chuyến đi dài hơn 1 tuần , nơi đến “ chưa được biết”, bên cạnh chỉ có bạn bè , thật thoải máy xen lẫn chút lo âu . Chuyến xe đò liên tỉnh đưa chúng tôi từ Gò Công đến Mỹ Tho rồi từ Mỹ Tho đến Vĩnh Long . Những Xe Đò thời ấy luôn đầy ấp người, người mua bán thì nhiều hơn . Chúng Tôi may mắn được xếp ngồi chung một dãy, thật tiện lợi vô cùng khi trò chuyện . Xe lướt nhanh trên Quốc Lộ 4 mang đầy hương vị gió vùng nước ngọt , làm người miền biển chúng tôi thật sảng khoái. Đồng ruộng lúa nằm dọc theo hai bên lộ bát ngát một màu xanh , cây trái nặng trĩu cành . Quê hương mình sao mà đẹp quá, như một bức tranh. Xe lăng bánh phon phon trên đường nhựa , gió mát làm khách hàng bắt đầu thiu thiu ngủ, chặng đường dài có lẻ ai cũng thấm mệt, chỉ riêng 4 chúng tôi cười nói không ngừng. Hồng Nga cô bạn xinh đẹp , dể thương, luôn hòa mình cùng bạn bè. Thúy Liễu có đôi mắt đen láy, trầm lặng , cười nhiều hơn nói. Bạch Tuyết đây là người bạn vui tánh nhất , Bạn luôn đem đến những tiếng cười tạo không khí vui nhộn . Chúng Tôi bận rộn trao đổi nhau nhiều vấn đề: nào chổ ở, chổ ăn , đi chơi v,,v Xe chạy vun vút vượt qua những hàng cây, nhà cửa, ruộng đồng , khi vừa qua ngã ba Cái Bè, thình lình anh Lơ xe đứng ở cửa bước lên giữa đưa ngón tay ra hiệu im lặng và nói : - Bà con làm ơn đóng cửa sổ xuống, kéo màng cửa qua dùm , có người muốn chặn Xe. Trong Xe nhốn nháo lên rồi êm lặng thật nhanh. Cửa Sổ, màn Cửa đã được khép kín , có lẻ nhiều hành khách đã quen cảnh này, riêng Chúng Tôi sợ đến run cả người, nhướng mắt nhìn nhau, nhìn mọi người chung quanh như muốn hỏi chuyện gì?.Ngạc nhiên hơn khi nhìn lên Bác Tài xế đã có thêm 1 thanh niên ngồi bên cạnh Bác ấy tự bao giờ. Với mái Tóc hớt cao , khuôn mặt cón rất trẻ nhưng đã nhuộm đầy nét phong sương , Anh nghiêng đầu thì thầm gì bên Tai của Bác không biết , chỉ thấy Bác Tài Xế gật đàu nhẹ . Xe như được bớt ga ...phút chốc tiếng bổng gầm rú lên lao vút, -Núp đầu xuống “ anh Lơ xe vừa khom người vừa la lớn , mọi người đều làm theo . Chúng Tôi cùng nắm tay nhau như tìm hơi ấm cho bớt sợ. Không khí trong Xe lúc bấy giờ như đong lại, chỉ còn tiếng động cơ gầm rú xe băng mình lao vun vút. Tiếng súng nổ vang xa từ phía sau ......Xe nhảy dựng khi qua cầu,... -“Bà con hảy thoải mái , chúng ta đã qua được chặn đường nguy hiểm “ Anh Lơ xe vừa nói và tươi cười. Mọi người thở phào pha lẫn tiếng thở dài ,,cãm ơn Thượng đế. Quê hương chiến tranh là thế, cái chết kề cận mọi nơi , mọi lúc , vì cuộc sống người ta phải quên và quên thật nhanh . Trong tâm tư Họ luôn mơ ước đến một tương lai tốt đẹp hơn , một đất nước thanh bình. Bạch Tuyết người bạn hay nói đã bị im lặng khá lâu, giờ phải nói bù, Bạn thao thao bất tuyệt về chuyện vừa xãy ra. Hồng Nga ngồi bên cạnh mĩm cười lên tiếng : “ Này Bạch Tuyết, lúc nãy Nga, Th Liễu, Mỹ Nhị cúi cái đầu xuống núp đã đành , còn Bạn đâu có cần , bắn không trúng đâu , nghĩ lại “lùn cũng có lợi chứ”. Tròn xoe đôi mắt Tuyết nhìn Nga : -Lùn bộ bắn không trúng sao? Ai nói? Phải thủ là tốt nhất , đừng xúi dại bạn ạ . Nhìn Tuyết phân bua cả bọn cười vang Chiếc Xe lướt nhanh qua nhiều cây cầu to, nhỏ, nhiều địa danh có tên lạ và hay , Tôi chỉ nhớ như :Nhị Quí, Nhị Mỹ, Cai Lậy , Cái Bè v. v...rồi dến phà Mỹ Thuận. Bắc Mỹ Thuận nằm trên lưu vực sông Tiền , đầu nguồn hợp lưu của các dòng cửa Tiểu , Cửa Đại , Ba Lai, Hàm Luông , Cổ Chiêu , Cung Hầu . Con sông khá lớn , màu nước hồng cuồn cuộn chứa đầy Phù Sa bồi đắp cho Gò Công, Bến Tre rồi ra biển Đông . Đứng trên Phà chúng tôi ngắm nhìn từng nhóm Lục Bình trôi là đà trên sông , nhấp nhô trên con sóng nước khoe những chùm hoa tim tím , bổng thương cãm cho người với cuộc sống lên đêng. Đứng trước cổng trường chúng tôi an lòng vì đã dến nơi bình yên . Trường Sư Phạm Vĩnh Long chiếm một khuôn đất rộng và dài nằm dọc theo Quốc Lộ 4 về hướng Cần Thơ, bên phải là trường Kỷ Thuật , bên trái là sân Vận Động , phía sau trường bao bọc bởi một con Kinh dài . Khu nội trú Nử được xây trong khuôn viên của trường , dãy nhà 2 tầng cất theo hình chử U , giửa là sân chơi thể thao , chắn ngang là nhà ăn tập thể.Từ đây có đừng đi thông qua trừơng học rất tiện .Bên hông nhà là Công viên nằm dọc theo con Kinh chỉ cách nhau bởi một hàng Phi Lau , chính vì thế các Phi Lau cứ luôn xì xào , thì thầm mỗi khi nghiên mình theo chiều gió.Mặt nước con Kinh thật phẳng lờ chầm chậm trôi . Không nhớ ngày tháng dến đây , Tôi chỉ nhớ là những đêm có Trăng tròn thật sáng , ánh sáng có thể xem được sách, chúng tôi thường tản bộ trong công viên dưới ánh Trăng thật là nên thơ. Các Sinh Viên nơi đây hầu hết là dân miền Hậu Giang , con gái vùng nước ngọt có làn da trắng muốt sao mà đẹp lạ làm Tôi ganh tị. Hằng đêm các bạn Sinh Viên hay ngồi dọc theo Balcon trò chuyện , ngắm Trăng ,lắng nghe giọng ngâm thơ của các bạn từ hành lang đối diện đưa lại , nào tiếng Sáo trầm bổng , tiếng đàn Mandoline réo rắc hòa quyện theo lời ngâm như đưa ta đi lạc vào Thiên Thai . Văn chương , Thi phú , khung trời mơ ước là đây, tương lai góp phần đào tạo cho thế hệ trẻ trí thức mai sau cũng là đây. Có phải thật sự Họ muốn dùng chân ở nơi này không? Tôi không nghĩ thế, Họ tài hoa và giỏi lắm . Vì hoàn cảnh đất nước ,xã hội quá nghiệt ngã buộc họ phải chùn bước , muốn yên thân để sống qua ngày , trong khi có những Bạn khác hiên ngang chọn con đường binh nghiệp cho phỉ chí làm trai , để rồi có kẻ đi không trở lại. Đã đến giồ tấc cả mọi người phải vào phòng theo nội qui của Trường , chỉ còn lại chị Hằng trên cao vẫn còn mãi mê tiếng sáo, tiếng đàn của các bạn trần gian nên Chị đã quên ngũ, cứ mở mắt thật to và to mãi ...... Trong Nội trú chỉ có 4 chúng tôi là dân vùng Biển mặn , nghe giọng nói biết ngay là ăn Muối nhiều.Thành Phố Vĩnh Long nằm mơ màng dọc theo Sông Tiền êm ả, vượt hơn 80 km chảy về Biển qua 2 cửa Cổ Chiêu , Cung Hầu đàyy truyền thuyết về Vua Gia Long trong thời dựng nghiệp mở bờ cỏi . Những ngôi nhà xưa mái ngói đỏ rêu phong vang bóng một thời . Ngôi Nhà Thờ to lớn với những bậc thang cao vời vợi . Một điều lạ mắt đó là “chiếc xe Lôi” . Loại xe thông dụng chở khách hàng trong Thành phố,Thùng xe được gắn liền vào xe đạp hay xe gắn máy tùy người xử dụng mà có tên“Xe Lôi đạp” hoặc “Xe Lôi máy”.Tôi không hiểu đây là điều thích thú hay hiếu kỳ mà mỗi buổi chiều sau khi dùng cơm xong , Chúng tôi ra trước cổng trường đón Xe Lôi để đi chơi ,Xe Lôi đạp chỉ quanh quẩn vòng chợ Vĩnh Long, khi ngược về hướng Phà Mỹ Thuận , qua Cầu Long Hồ, chợ Trường An rồi quay lại . Khi thì xuôi về hướng Cần Thơ , đến Bến Xe rồi quay trở về. Đây là dịp chúng tôi tha hồ ngắm cảnh , Anh chủ xe được dịp trổ tài giới thiệu đặc sản quê mình cùng 4 người đẹp . Được vui , được khen, lại còn được bớt tiền xe, tuyệt thật... Một hôm chúng tôi xuống Xe ở ngã ba { bùng binh} Vĩnh Long để đi dọc theo con phố , nơi này Họ mua bán khá vui nhộn , vài Tiệm chỉ bán Rượu gọi là “BAR” ,chữ này nghe nói đã nhiều , hôm nay chúng tôi quyết định đi vào cho biết. Tiếp chúng tôi là 1 Cô gái trẻ , ăn mặc rất “Mốt” từ quầy rượu bước ra cửa khi thấy khách vào . -Dạ mời các Cô vào . -Dạ chào Chị, cảm ơn .Những ngọn Đèn Màu không sáng đã tạo thêm không gian thêm mờ ảo . Chúng Tôi chọn bàn ngồi gần với cửa ra vào , để ra về nhanh hơn . -Các Cô muốn uống gì? Cô tiếp viên hỏi. -Dạ cho Xá Xị . Đôi mày Lá Liễu của cô Tiếp Viên hơi nhíu lại một chút rồi trở lại bình thường , có lẻ thức uống này lần đầu được gọi; Cô vẫn thản nhiên hỏi : -Các Cô cần mấy chai ? . -Chưa kịp trả lời thì bênh cạnh Bạch Tuyết đã lên tiếng : -Xin lổi Cô , bao nhiêu tiền 1 chai ?. Với thói quen của B Tuyết mổi khi ngại ngùng hòi điều gì thì Bạn ấy cứ xoay xoay hai bàn Tay vào nhau rồ quẹt quẹt Mũi trông dể thương và tức cười lắm . -Năm đồng 1 chai, Cô Tiếp Viên trã lời. Không biết Tôi có nghe lầm hay Cô ấy nói lộn không hử? Chúng Tôi đạp chân vào nhau , khuôn Mặt xinh đẹp vui vẻ của Cô Tiếp Viên khi Tôi vào lúc nãy sao bây giờ không còn nữa, chỉ thấy đầy những ngôi sao đang chớp chớp. Các Tiệm bán lẻ ở ngoài chưa đến 1 đồng , Tụi này còn chê mắc không uống ...đã lỡ rồi “bụng làm dạ chịu “ thôi ,,,. - Dạ cho 2 chai , nhưng cho xin 4 cái ly vì chúng tôi vừ ăn cơm xong , Hồng nga cười xã giao vừa nói, không còn lòng dạ nào thưởng thức nữa , chúng tôi uống thật nhanh. Ra khỏi Quán không ai bảo ai , chúng tôi nhìn nhau cười một trận thật lâu , cười cho bỏ cái “ngu thích lạ” không ai nhắc hay hỏi có đón Xe về không ...Chúng Tôi tảng bộ, không khí thành phố về đêm thật trong sạch, gió mát trăng thanh , kẻ qua người lại lòng thật vui. Vừa biết nhớ nhà thì ngày trở về cũng đã đến, kiểm tra lại mới biết Chúng Tôi không còn đủ Tiền mua Vé Xe về GC , trong lúc lo lắng may mà Hồng Nga nhớ ra có người Dì ở Sa Đét, với số Tiền còn lại của cã bọn , H Nga đi Xe Lam qua nhà Dì mượn Tiền cứu nguy . Thấp thỏm đứng trước cổng Trường cả buổi , đếm từng chiếc Xe Lam chạy ngang , tâm trạng bây giờ mới nhớ ra câu nói mà Cha Mẹ thường nhắc nhở nhưng nào lọt vào Tai “Ăn chưa no, lo chưa tối” . Hồng Nga bước xuống Xe Lam với khuôn mặt thật tươi . Niềm vui bây giờ mới đến , hạnh phúc biết bao , chúng tôi nhảy lên reo mừng “ Tụi Mình về được nhà rồi”. Thồi gian ở nơi ấy tuy ngắn ngủi , nhưng những kỹ niệm thật đong đầy và khó quên . Đã hơn 40 năm hay hơn có lẽ . Bây giờ các Bạn của Tôi mổi đứa mổi phương , mỗi người một hoàn cảnh .Tôi luôn mong và cầu xin Thượng Đế luôn ban bình an mãi mãi đến các Bà Bạn của Tôi . FREDERICKSBURG / 2018. My Nhi -Thong |
|
IP Logged | |
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |