Bài mới Thành viên Lịch Tìm kiếm Hỏi/Đáp | |
Ghi danh Đăng nhập |
Tâm Tình | |
Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình |
Chủ đề: MƯỜI ĐIỀU RĂN NGƯỜI GIÀ | |
<< phần trước Trang of 70 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 14/Jul/2018 lúc 10:29am |
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 16/Jul/2018 lúc 9:38am |
Sợi Tóc Yêu Tóc đã bạc phai, những sợi tóc khô, Xin tóc hãy ngoan ở lại với tôi, Tóc vô tình khi tôi vẫn thiết tha, Có một thời tay là lược là gương, Có một thời trong nắng gió xôn xao, Khi bước chân buồn con dốc đìu hiu, Những sợi tóc yêu đã vội quên tôi, Tóc ở lại như tình anh ở lại, Rồi một mai sợi tóc này thân ái, Khi chia lìa sẽ rụng xuống tay anh. Nguyễn Thị Thanh Dương. Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 16/Jul/2018 lúc 9:38am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 01/Aug/2018 lúc 7:19am |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 08/Aug/2018 lúc 7:04am |
NHỮNG NĂM THÁNG CÒN LẠI CỦA CUỘC ĐỜI <<<<<Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 08/Aug/2018 lúc 7:06am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 13/Aug/2018 lúc 2:36pm |
Mình với tôi trong căn nhà hiu quạnh Tôi với mình giờ ốm đau chăm chút Cái thuở đó tôi, mình không quản ngại Giờ mỗi đứa, chim trời bay mỗi ngã Từng ngày qua, đợi từng đứa phương xa Tôi với mình nhè nhẹ thở cầm hơi Tôi với mình trong bóng xế âm thầm Nguyệt Vân Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 13/Aug/2018 lúc 2:41pm |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 18/Aug/2018 lúc 10:43am |
Bạn già nhắc nhở nhauĐừng bao giờ trách móc bất kỳ ai trong cuộc sống của bạn. ĐỜI LÀ THẾ! NGƯỜI LÀ THẾ! TRÁCH MÓC, GIẬN HỜN CÓ HẠI CHO MÌNH HƠN CHO NGƯỜI KHÁC! TỐT NHỨT CHÚNG TA NÊN LỜ ĐI, BỎ QUA, HAY THA THỨ ĐỂ TÂM THẦN THANH TỊNH CÓ LỢI CHO SỨC KHỎE VÀ ĐỂ THƯ GIÃN VUI HƯỞNG NHỮNG GÌ MÌNH MUỐN, NHỮNG GÌ MÌNH ĐANG CÓ. Người Tốt sẽ cho bạn Hạnh Phúc… Người Xấu cho bạn Kinh Nghiệm… Người Tồi Tệ nhất cho bạn Bài Học… Và… người Tuyệt Vời Nhất sẽ cho bạn Kỷ Niệm. Đừng hứa khi đang… vui ! Đừng trả lời khi đang… nóng giận ! Đừng quyết đinh khi đang… buồn ! Đừng cười khi người khác… không vui ! Cái gì mua được bằng tiền, cái đó rẻ. Ba năm học nói, một đời học cách lắng nghe Chặng đường ngàn dặm luôn bắt đầu bằng 1 bước đi. Đừng a tòng ghen ghét ai đó, khi mà họ chẳng có lỗi gì với ta. Tuy trong rừng có nhiều cây đại thọ cả ngàn năm, nhưng người sống thọ đến 100 tuổi không nhiều. Bạn thọ lắm cũng chỉ sống đến 100 tuổi (tỉ lệ 1 trên 100.000 người). Nếu bạn sống đến 70 tuổi, bạn sẽ còn 30 năm. Nếu bạn thọ 80 tuổi, bạn chỉ còn 20 năm. Vì lẽ bạn không còn bao nhiêu năm để sống và bạn không thể mang theo các đồ vật bạn có, bạn đừng có tiết kiệm quá mức. (trên 50t mừng từng năm, qua 60t mong hàng tháng, tới 70t đếm mỗi tuần, đến 80t đợi vài ngày, được 90t …ngơ ngác một mình với giờ phút dài thăm thẳm !) Bạn nên tiêu những món cần tiêu, thưởng thức những gì nên thưởng thức, tặng cho thiên hạ những gì bạn có thể cho, nhưng đừng để lại tất cả cho con cháu. Bạn chẳng hề muốn chúng trở nên những kẻ ăn bám. Đừng lo lắng về những gì sẽ xảy ra sau khi bạn ra đi, vì khi bạn đã trở về với cát bụi, bạn sẽ chẳng bị ảnh hưởng bởi lời khen hay tiếng chê bai nữa đâu. Đừng lo lăng nhiều qúa về con cái vì con cái có phần số của chúng và chúng sẽ tự tìm cách sống riêng. Đừng trở thành kẻ nô lệ của chúng. Đừng mong chờ nhiều ở con cái. Con biết lo cho cha mẹ, dù có lòng vẫn quá bận rộn vì công ăn việc làm và các ràng buộc khác nên không thể giúp gì bạn. Các con vô tình thì có thể sẽ tranh dành của cải của bạn ngay khi bạn còn sống, và còn muốn bạn chóng chết để chúng có thể thừa hưởng các bất động sản của bạn. Các con của bạn cho rằng chuyện chúng thừa hưởng tài sản của bạn là chuyện dĩ nhiên nhưng bạn không thể đòi dự phần vào tiền bạc của chúng. Với những người thuộc lứa tuổi 60 như bạn, đừng đánh đổi sức khoẻ với tài lực nữa. Bởi vì tiền bạc có thể không mua được sức khoẻ. Khi nào thì bạn thôi làm tiền? và có bao nhiêu tiền là đủ (tiền muôn, tiền triệu hay mấy chục triệu)? Dù bạn có cả ngàn mẫu ruộng tốt, bạn cũng chỉ ăn khoảng 3 lon gạo mỗi ngày; dù bạn có cả ngàn dinh thự, bạn cũng chỉ cần một chỗ rộng 8 mét vuông để ngủ nghỉ ban đêm. Vậy chừng nào bạn có đủ thức ăn và có đủ tiền tiêu là tốt rồi. Nên bạn hãy sống cho vui vẻ. Mỗi gia đình đều có chuyện buồn phiền riêng. Đừng so sánh với người khác về danh vọng và địa vị trong xã hội và con ai thành đạt hơn, nhưng bạn hãy so sánh về hạnh phúc, sức khỏe và tuổi thọ… Đừng lo nghĩ về những chuyện mà bạn không thể thay đổi vì chẳng được gì, mà lại còn làm hại cho sức khỏe bạn… Bạn phải tạo ra sự an lạc và tìm được niềm hạnh phúc của chính mình. Miễn là bạn phấn chấn, nghĩ toàn chuyện vui và làm những việc bạn muốn mỗi ngày một cách thích thú thì bạn thật đã sống hạnh phúc từng ngày. Một ngày qua là một ngày bạn mất đi, nhưng một ngày trôi qua trong hạnh phúc là một ngày bạn "được". Khi bạn vui thì bệnh tật sẽ lành; khi bạn hạnh phúc thì bệnh sẽ chóng hết. Khi bạn vui và hạnh phúc thì bệnh sẽ chẳng đến bao giờ. Với tính khí vui vẻ, với thể thao thể dục thích đáng, thừơng xuyên ra ánh sáng mặt trời, thay đổi thực phẩm đa dạng, uống một thuốc bổ vừa phải, hy vọng rằng bạn sẽ sống thêm 20 hay 30 năm tràn trề sức khỏe. Và nhất là biết trân qúy những điều tốt đẹp quanh mình và còn BẠN BÈ .nữa.. họ đều làm cho bạn cảm thấy trẻ trung và có người cần đến mình… không có họ chắc chắn bạn sẽ cảm thấy lạc lõng, bơ vơ.!!! Xin chúc bạn mọi điều tốt đẹp nhất. st.
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 27/Aug/2018 lúc 10:06am |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 31/Aug/2018 lúc 9:06am |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 04/Sep/2018 lúc 2:05pm |
Người Già Cô Đơn
Sau nhiều năm ở nội đô, vợ chồng tôi quyết định ra một
vùng ngoại ô nước Pháp để sống trong một căn nhà rộng rãi hơn, có vườn
và sân chơi cho con. Ở khu dân cư chúng tôi đến, ngôi nhà nào cũng rộng,
có vườn đầy hoa. Điều đặc biệt là đến khoảng 80% chủ nhà là người cao
tuổi. Tôi quan sát cả một khu phố dài, không hề có gia đình nào bố mẹ
sống cùng con cái, lâu lâu mới thấy con cái và trẻ nhỏ ghé thăm. Thỉnh
thoảng, tôi vẫn thấy xe cấp cứu đỗ trước cửa một căn nhà nào đấy. Và
hàng xóm lại ra vẫy "Chúc may mắn nhé" khi bánh xe chuẩn bị lăn.
Ở căn biệt thự diện bên đường, có một cặp vợ chồng già. Tôi hay gặp ông
bà lúc đưa đón con đi học, khi thì ở ngoài vườn, khi thì uống trà, khi
thì tưới cây, tỉa cành. Nhìn cảnh ông bà vui vẻ bên nhau, tôi thường
tưởng tượng hình ảnh vợ chồng tôi lúc về già, khi con cái đã trưởng
thành và có cuộc sống riêng. Có lẽ chỉ cần thế cũng đủ hạnh phúc.
Nhưng tối muộn một đêm mùa đông nọ, chỉ trước lễ Noel hai ngày, chuông
cửa nhà tôi rung lên. Bà gọi cửa nhờ chồng tôi sang giúp. Ông bị ngã,
không tự đứng dậy được. Chồng tôi vội chạy sang đỡ ông và giúp bà gọi xe
cấp cứu. Chỉ mấy phút sau xe đến đưa ông vào bệnh viện, còn bà vẫn ở
nhà. Bà bảo không cần đi theo ông, vào đó bệnh viện sẽ lo hết, ông cũng
quen rồi. Chỉ khi nào rơi vào tình trạng nguy kịch mới cần gọi cho con
cái. Bà phân bua, “Đứa nào cũng bận, trong khi còn tự lo được, tôi không
muốn phiền đến chúng nó”.
Tết năm đó chúng tôi về Việt Nam, lúc quay lại, ông đã đi rồi.
Chỉ còn lại mình bà, căn nhà lúc nào cũng đóng cửa, buông rèm. Tôi hầu
như không còn nhìn thấy bà bước ra khỏi nhà nữa, kể cả khi mùa xuân ấm
áp đã trở lại. Bà cũng mặc kệ vườn hoa, không còn bận tâm tỉa tót. Lâu
lâu cuối tuần, tôi mới thấy con cháu bà về thăm, ăn trưa hoặc ăn tối rồi
lại đi. Từ ngày ông mất, thỉnh thoảng tôi vẫn mời bà sang nhà tôi ăn
bánh uống trà cho khuây khỏa. Mỗi lần như vậy tôi thấy bà vui lắm, ánh
mắt của bà lấp lánh mỗi khi kể chuyện về con về cháu mình.
Nhìn bà tôi thường nghĩ tới bà ngoại của mình, cũng tầm lứa tuổi đó. Ông
ngoại tôi mất sớm, bà sống cùng ba mẹ tôi, bế bồng chị em tôi khi còn
nhỏ. Bà không lúc nào phải ở một mình, hễ ốm đau là con cháu thay nhau
chăm sóc, cơm bưng nước rót, vậy mà thỉnh thoảng vẫn buồn lòng nếu con
cháu vô tâm khiến bà phật ý. Tôi nghĩ, nếu phải sống một mình như bà cụ
hàng xóm ở Pháp, không biết bà tôi sẽ ra sao. Mặc dù tôi không bao giờ
dám hỏi bà cụ người Pháp rằng bà thấy thế nào.
Việc cha mẹ về già sống cùng con cháu, thậm chí mô hình "tứ đại đồng
đường" rất phổ biến ở các nước châu Á. Ngược lại, với văn hóa châu Âu,
con cái lúc trưởng thành đều rời cha mẹ và tạo lập cuộc sống của riêng
mình. Khi không thể tự lực, người già có thể thuê nhân viên y tế chăm
sóc tại nhà hoặc vào viện dưỡng lão, ít ai chuyển tới sống cùng con
cháu. Chính vì thế, số người già cô đơn tại châu Âu càng lúc càng nhiều,
chiếm tới hơn 30% dân số.
Tuổi thọ kéo dài một mặt thể hiện sự phát triển của quốc gia, mặt khác
nó cũng mang lại nhiều vấn đề, đặc biệt là vấn nạn cô đơn của người già.
Cô đơn là một trong những căn bệnh đáng sợ nhất mà người cao tuổi phải
đối diện trên toàn cầu. Đến nỗi, có những cụ già ở Nhật cố tình ăn trộm
để được vào tù sống cho đỡ buồn.
Chính phủ các nước phát triển đã tìm nhiều cách để người già được hưởng
sự chăm sóc tốt nhất. Ở Vương quốc Anh có “Bộ Cô đơn”. Ở nhiều nước phát
triển, các đường dây nóng mở ra chỉ để người già có nơi gọi điện tâm
tình, hoặc có những phong trào tình nguyện khuyến khích thanh niên tới
thăm hỏi người già, trò chuyện và đọc sách, ăn với họ bữa cơm. Có những
nơi chính phủ khuyến khích con cái đón cha mẹ về sống chung. Bù lại, họ
sẽ được giảm giờ làm, giảm thuế hoặc được hưởng thêm ưu đãi trong chăm
sóc y tế, sức khỏe.
Mỗi lần nhìn cụ bà nhà đối diện với căn biệt thự mệnh mông, tôi thầm cảm
ơn vì người già Việt Nam sướng hơn hẳn người già ở châu Âu, nhất là về
mặt tình cảm. Có thể bố mẹ tôi, ông bà tôi ở quê nhà còn gặp nhiều vấn
đề trong chăm sóc y tế, thực phẩm và hỗ trợ xã hội, nhưng tôi thấy hầu
như rất ít người cao tuổi ở Việt Nam phải sống cô đơn một mình, trừ
trường hợp họ không có con cái hoặc người thân. Người Việt coi trọng chữ
hiếu và đa số gắng hiếu thuận với cha mẹ đến hết đời nên chúng ta coi
việc chăm sóc cha mẹ khi về già là điều tất yếu, ít ai đắn đo suy tính.
Đó là nét văn hóa rất quý.
Tuy nhiên, thực tế đang đổi thay. Theo kết quả điều tra quốc gia về
người cao tuổi Việt Nam, dân số Việt Nam đang "già hóa". Tỷ lệ người
trên 60 tuổi dự báo sẽ chiếm 20,7% dân số vào năm 2040, so với 10,2% năm
2014. Bên cạnh đó, cấu trúc gia đình Việt Nam đang thay đổi rõ rệt, nếu
năm 1993 có tới 80% người cao tuổi sống với con cái thì năm 2010, tỷ lệ
này chỉ còn 69,5%. Đã có một nhóm người trẻ coi việc tách ra ở riêng
khỏi cha mẹ sau 18 tuổi là chuyện bình thường. Điều đáng buồn là, ngay
cả khi sống cùng với con cháu, nhiều người già vẫn cảm thấy cô đơn khi
không nhận được sự quan tâm, chia sẻ thích đáng. Chẳng ít người già đang
bị bỏ rơi ngay chính trong ngôi nhà của mình, giữa người thân của mình.
Nếu coi sự cô đơn của người già là một tình thế đi kèm với mức độ phát
triển kinh tế, thì đã đến lúc Việt Nam chuẩn bị tinh thần để đối phó với
điều đó.
Thấy bạn bè nhắc sắp tới ngày Vu Lan trên mạng, tôi chợt nao lòng khi
nhớ về ông bà, bố mẹ ở Việt Nam. Tôi tự hỏi và mong ước, liệu sau giờ
làm việc, mỗi người chúng ta có thể bỏ điện thoại thông minh xuống, nhìn
vào mắt người lớn để hỏi, rằng bữa cơm hôm nay có vừa miệng không?
Ngô Thị Phương Lê
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 07/Sep/2018 lúc 2:22pm |
Trạm cuối cuộc đời
Sống ở Mỹ khá lâu nên tôi ít nhiều cũng bị ảnh hưởng tư tưởng của người Mỹ nên không có ý định nhờ vả con cái khi tuổi về chiều. Một ngày nào đó khi thấy mình không còn khả năng để tự lo cho mình được nữa tôi sẽ vào sống trong các “Boarding care” để có người chăm sóc, nếu tệ hơn sẽ được hưởng những phúc lợi dành cho người cao niên và được bảo vệ bởi hệ thống an ninh xã hội Mỹ.
Ở Mỹ có “Nursing Home” được trang bị đầy đủ phương tiện, kỹ thuật và nhân sự chuyên môn để chăm sóc những người không còn khả năng tự lo cho mình, có “Hospice Service” chăm sóc vật chất lẫn tinh thần cho các bịnh nhân không thể sống hơn sáu tháng, giúp họ ra đi trong yên bình và giúp gia đình họ vượt qua giai đoạn khó khăn nhất.
Nhưng tư tưởng lạc quan này đã hoàn toàn thay đổi từ khi tôi thật sự đối diện với tử thần và nếm mùi bịnh viện sau khi trải qua một cơn bạo bịnh phải nhập viện trong 10 ngày. Tuy đã được thoát chết, vết thương mổ xẻ đã lành, nhưng những đau đớn về thể xác và vết thương tâm thần mà bịnh viện để lại vẫn còn hằn sâu trong ký ức không bao giờ lành. Từ đấy tôi bắt đầu thấy sợ bịnh viện, sợ luôn cả nursing home vì đây chẳng qua chỉ là một hình thức khác của bịnh viện, bịnh viện của người già.
Note: hình trong bài này là minh họa
Từ tâm trạng sợ hãi này tôi liên tưởng đến 4 năm hãi hùng mà nhạc mẫu tôi phải trải qua trong nursing home trước khi bà mất. Từ đấy những quảng cáo đẹp về nursing home với hình ảnh những cụ già vui chơi hạnh phúc được thay thế bằng những hình ảnh đau khổ của nhạc mẫu tôi và của những cụ già ngồi xe lăn ủ rủ, nghiêng ngả, cong queo, nhễu nhão, những gương mặt mếu máo, những ánh mắt vô thần.
Chúng tôi may mắn được sống chung với cha mẹ vợ vì bà xã tôi là con gái út. Lúc còn khỏe ông bà nhạc của tôi quán xuyến hết mọi chuyện trong nhà để vợ chồng tôi được rảnh tay lo chuyện ngoài xã hội. Hai con tôi gần gũi với ông bà ngoại nhiều hơn với cha mẹ chúng. Đi học về vừa đến cổng nhà là đã réo gọi ông bà ngoại. Tuy nuôi con nhưng thật ra tôi chưa biết thay tã hay cho con bú! Kể cả tiếng Việt chúng nói đều nhờ ông bà dạy từ ngày chúng bập bẹ tập nói.
Nhưng cuộc sống hạnh phúc chấm dứt từ khi nhạc mẫu tôi ngã bịnh. Năm 78 tuổi, sau chuyến du lịch Việt Nam về, mẹ nằm suốt trong phòng, than mệt. Ngoài bịnh tiểu đường loại 2 mãn tính, mẹ thường xuyên bị nhiễm trùng đường tiểu, đau cột sống, ho kinh niên và sau đó khám phá ra bị ung thư phổi. Từ đấy bà ra vào bịnh viện như đi chợ. Thiếu bàn tay của mẹ, gia đình tôi rối loạn lung tung, con cái đi học trễ, cơm nước thất thường, nhà cửa bề bộn. Vợ chồng tôi phải tập lại từ đầu cách quán xuyến gia đình, nuôi con, thêm nuôi mẹ già trong bịnh viện. Bố cũng yếu chỉ hụ hợ chuyện lấy thơ, đổ rác, đóng cổng là đã than mệt rồi.
Bác sĩ ung thư khuyến cáo không nên mổ xẻ hoặc trị liệu gì cho mẹ vì ung thư đã di căn đến não. Hơn nữa tuổi mẹ đã quá cao lại bị bịnh tiểu đường nên vết mổ không lành. Hãy để cho thiên nhiên quyết định vận mệnh của mẹ. Tôi dấu nhẹm lời bác sĩ bảo rằng mẹ chỉ sống tối đa là sáu tháng. Mẹ được cho về nhà với lời khuyên “thích ăn cái gì cho bà ăn cái nấy”. Nhưng “Còn nước còn tát” chúng tôi không chịu thua, chạy chửa bịnh cho mẹ bằng thuốc nam. Ai bày thuốc gì ở đâu tôi cũng tìm cho được. Khi lái xe mắt tôi cũng láo liên nhìn bên lề đường, dọc theo các hàng rào tìm cây cỏ “Dendelion” để hái lá cho mẹ ăn. Nghe nhà ai có cây nha đam chúng tôi cũng tìm đến xin hay mua cho bằng được. Bã xã tôi cầu nguyện cho mẹ hàng ngày không xao lãng.
Như được một phép nhiệm mầu, bịnh ung thư của mẹ tôi thuyên giảm dần dần và sau mấy tháng khối u trong phổi tự nhiên biến mất.
Bác sĩ gia đình rất vui bảo “đừng thắc mắc, hảy cứ tin là như vậy đi”. Nhạc mẫu tôi thì tin là mình đã hết bịnh thật, còn vợ chồng tôi thì gần như kiệt lực, mong sao phép lạ sẽ kéo dài. Bịnh ung tư không thấy trở lại, nhưng bịnh đau cột sống làm mẹ đau đớn không ăn ngủ được nên sinh ra khó tính. Mẹ lại quên trước quên sau. Mẹ không còn kiểm soát được tiêu tiểu nữa nhưng nhất định không chịu mang tã. Bố cũng già mệt mỏi, suốt ngày ngủ trong phòng. Ông bà lại không biết tiếng Mỹ, không dùng điện thoại, nên khi vợ chồng tôi đi làm lúc nào cũng phập phòng lo sợ.
Bác sĩ gia đình đề nghị nên cho mẹ vào nursing home để dễ bề chăm sóc. Vợ chồng tôi đồng ý ngay nhưng gặp sự phản khán quyết liệt của nhạc mẫu tôi. Suốt đời mẹ không bao giờ xa gia đình nửa bước nói chi chuyện cách ly vĩnh viễn! Đối với mẹ, mất gia đình là mất tất cã. Chúng tôi nể mẹ nên không dám nói chuyện nursing home nữa, chỉ sợ làm mẹ buồn ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nhưng sức khỏe của mẹ càng lúc càng tệ. Sau lần cấp cứu cuối cùng vì bị ngất xỉu, bác sĩ đề nghị phải đưa thẳng mẹ vào nursing home, vì theo ông, đó là cách tốt nhất để bác sĩ có thể theo dõi bịnh tình và giữ an toàn cho mẹ.
Ngày đầu tiên vào nursing home không ai nỡ bỏ mẹ một mình nên quấn quít bên bà cho đến tối rồi cũng phải ra về. Đó là ngày đầu tiên trong cuộc đời mẹ phải sống lẻ loi một mình bên những người xa lạ. Tôi còn nhớ rõ gương mặt thẫn thờ của mẹ nhìn theo con cháu đang bỏ bà mà đi. Tôi không dám nhìn mẹ lâu hơn vì tôi thấy mẹ khóc, một điều rất lạ đối với nhạc mẫu tôi vốn là người đàn bà can cường và cứng rắn. Bố thấy tội nhiệp đòi mỗi ngày chở bố vào nursing home để ông chăm sóc cho mẹ. Được mấy tuần rồi tôi cũng chịu thua vì chuyện đón đưa hàng ngày thật là bất tiện.... Còn nếu để bố đi xe bus nếu có chuyện gì xảy ra thì ai lo cho bố đây!
Từ ngày Mẹ vào nursing home vợ chồng tôi thở phào nhẹ nhõm, không còn phải lo lắng như khi xưa khi bỏ mẹ ở nhà.. Chúng tôi yên tâm là mẹ được theo dõi và chăm sóc 24/7. Tan sở vợ chồng tôi chở bố vào thăm mẹ, thấy mẹ sạch sẽ thơm tho, giường nệm trắng tinh, kẻ qua người lại tấp nập vui vẻ lắm. Yên tâm chúng tôi dần dần xao lãng việc thăm viếng.... Cả hai cháu cũng không còn đòi đi thăm ngọai nữa, nhiều khi phải bắt chúng mới chịu đi. Chúng không thích cái mùi trong nursing home.
Từ ngày sống trong nursing home mẹ hoàn toàn thay đổi, trở nên trầm lặng, ít nói, khác hẳn với mẹ trước đó “quậy” tưng bừng trong bịnh viện. Mẹ chịu mang tã, nằm yên trên giường, không có ý kiến chuyện chung quanh, không đòi hỏi gì, không còn than phiền đau lưng nhức gối, hay càu nhàu vì thiếu ngủ, mất ăn như lúc ở nhà. Sau này mới biết bà đã được cho dùng thuốc an thần và thuốc đau nhức nồng độ cao nên lúc nào bà cũng ở trạng thái lờ đờ lim dim ngủ. Có lúc tỉnh táo, mẹ chỉ nhìn qua khung cửa sổ với đôi mắt vô thần. Hỏi mẹ có đau đớn gì không, mẹ lắc đầu. Hỏi có thích ăn uống đồ ăn Việt Nam không mẹ lắc đầu, tuy tôi biết là mẹ rất ghét đồ ăn Mỹ nhất là khẩu phần cho bịnh nhân tiểu đường và cao máu nhạt nhẽo không sao nuốt nỗi. Mẹ chịu đưng, sống âm thầm không một lời than thở.
Cho đến một hôm mẹ nắm tay nhà tôi, nước mắt rưng rưng mẹ van xin: - Mẹ muốn chết con à. Con xin người ta cho mẹ chết đi!
Bà xã tôi sững sờ, ôm mẹ năn nỉ: - Mẹ đừng nói kỳ vậy, phải ráng lên chớ, con biết phải làm sao bây giờ?
Rồi vợ tôi cũng khóc. Tôi chỉ đứng nhìn. “Chúng tôi biết phải làm sao bây giờ”?
Vợ chồng tôi đều nghĩ rằng đã tìm được giải pháp tốt nhất cho mẹ rồi. Mẹ thì đã “ráng” quá nhiều, ráng đến mỏi mòn, đến kiệt quệ nên muốn bỏ cuộc. Đã bốn năm dài đăng đẳng mẹ sống nơi đây như cái xác không hồn.
Có lúc chúng tôi vào thăm mẹ vào giờ ăn trưa thấy mẹ ngồi gục đầu trên xe lăn như một em bé ngoan, mắt nhắm nghiền, đợị đến phiên mình há mồm được đút cho ăn. Mẹ không còn thiết tha gì nữa.
Những tháng cuối cùng mẹ nằm trên giường đưa mắt nhìn con cháu, không cử động hoặc nói năng gì. Hình như có điều gì u uẩn trong lòng mà mẹ không nói được hay mẹ có tâm sự gì nhưng muốn giấu kín trong lòng.
Một buổi sáng sớm, tôi nhận được cú điện thoại từ nursing home báo tin là mẹ chúng tôi đã mất đêm qua. Bà mất lúc nửa đêm nên không ai hay biết cho đến sáng ngày hôm sau. Bà âm thầm ra đi không một lời từ giả, không một giọt nước mắt tiển đưa. Chắc mẹ cô đơn lắm lúc trút hơi thở cuối cùng. Suốt đời mẹ lo cho chồng, cho con, cho cháu, ngày mẹ ra đi chỉ có một mình, trong cô đơn. Có ai biết rằng không phải mẹ chỉ cô đơn trong giây phút ra đi mà mẹ đã chết từ lâu rồi, kể từ ngày mẹ bước chân vào ngưỡng cửa nursing home, một nhà tù không cần đóng cửa.
Tôi chợt hiểu được tại sao mẹ đã khóc ngày đầu tiên đến nursing home. Ngày ấy mẹ chấp nhận bản ản tử hình không văn tự vì muốn hy sinh cho con cái. Ngày ấy Mẹ đã khóc lời vĩnh biệt các con cháu rồi.
Chúng tôi vội vã vào nursing home vừa kịp lúc nhìn mẹ lần cuối cùng trước khi người ta phủ kín mặt mẹ với tấm trải giường màu trắng rồi mang xác mẹ đi. Mọi người đứng nhìn theo chết đứng, ngỡ ngàng, đớn đau, nhưng không ai khóc thành lời. Chúng tôi đã biết là ngày này sẽ đến với mẹ, và hôm nay nó đã đến.
Cái chết của nhạc mẫu nhắc tôi nhớ lại chuyện cổ tích về chuyện người tiều phu đẩy xe chở mẹ vào rừng cho thú hoang ăn thịt vì bà đã quá già. Tôi có khác gì người tiều phu đó, đã đưa nhạc mẫu tôi vào nursing home để chết. Đến một ngày nào sẽ đến lượt con tôi chở tôi đi như vậy sao?
Tôi lại nhớ đến chuyện con voi già biết mình sắp chết, nó âm thầm đi vào cái “nghĩa địa voi” là cái hang động cho voi đến để chết. Nó âm thầm gục chết một mình bên cạnh những đống xương voi già đã chết trước nó. Tôi chợt nghĩ nếu con người làm được như con voi già thì con cháu không phải cực khổ vì cha mẹ già, không phải khổ tâm vì mặc cảm là đã làm một hành động bất nhân, bất hiếu, như tâm trạng hối hận của tôi bây giờ đối với nhạc mẫu của tôi.
Nursing home. Cái trạm cuối của cuộc đời mấy ai tránh khỏi!
Bạn đã chọn cho mình cách đến chưa?
Chú Chín Cali |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
<< phần trước Trang of 70 phần sau >> |
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |