Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình
Message Icon Chủ đề: MƯỜI ĐIỀU RĂN NGƯỜI GIÀ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 70 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 16/Apr/2018 lúc 4:14pm

Tản Mạn Tuổi Già  <<<<<




Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 16/Apr/2018 lúc 4:16pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Apr/2018 lúc 9:33pm

XIN ĐỪNG GÁC MÁY !


Khoảng 3h sáng ngày 13/11/1953, tổng đài 
của đội phòng cháy chữa cháy thủ đô Copenhagen, Đan Mạch nhận được một cuộc điện thoại. 
Người lính cứu hỏa 22 tuổi tên là Erich đã tiếp nhận cuộc gọi: "Vâng, đây là đội phòng cháy chữa cháy". Đầu dây bên kia không có ai trả lời nhưng Erich nghe thấy tiếng thở dốc nặng nề.

Không lâu sau đó, một giọng nói gấp gáp vang lên: "Cứu với, cứu tôi với… Tôi không đứng dậy được, tôi đang bị chảy máu".
"Đừng hoảng hốt, thưa bà", Erich đáp lại, "Bà đang ở đâu, chúng tôi sẽ lập tức tới ngay?"
"Tôi không biết nữa".
"Có phải bà đang ở nhà không?"
"Vâng, tôi nghĩ là tôi đang ở nhà".
"Nhà bà ở đâu, đường nào vậy ạ?"
"Tôi không biết, đầu tôi choáng quá, tôi đang bị chảy máu".
"Bà ít nhất cần nói cho tôi biết tên bà là gì?"
"Tôi không nhớ, tôi nghĩ là tôi bị đập vào đầu".
"Xin đừng gác máy". Erich vừa nói vừa nhấc chiếc điện thoại khác để gọi đến công ty, một người đàn ông lớn tuổi nghe máy. 

"Xin hãy giúp tôi tìm ra người đang sử dụng số điện thoại này, bà ấy đang gọi đến đội phòng chữa cháy".
"Không, tôi không thể, tôi chỉ là bảo vệ gác đêm thôi, tôi không biết những việc này. Hơn nữa hôm nay là thứ bảy nên cũng không có ai ở đây cả".
Erich cúp máy và nghĩ ra một ý tưởng khác, anh hỏi người phụ nữ: "Làm cách nào mà bà có số điện thoại của đội phòng chữa cháy ạ?"
Người phụ nữ trả lời yếu ớt: "Số này đã được lưu trên điện thoại, lúc bị ngã tôi kéo điện thoại và nó đã gọi đến".
Erich nói tiếp: "Vậy bà nhìn xem trên điện thoại có số điện thoại của nhà bà hay không?"
"Không có, không có dãy số nào khác, xin các anh hãy đến đây nhanh lên!". Giọng người phụ nữ càng lúc càng yếu đi.
Erich vội vàng hỏi: "Xin bà hãy nói cho tôi biết bà có thể nhìn thấy vật gì?"
"Tôi… tôi nhìn thấy cửa sổ. Ngoài cửa sổ có đèn đường"
Lúc này, Erich đã có một chút manh mối: Nhà của người phụ nữ hướng ra đường cái, hơn nữa chắc chắn ở lầu không cao, vì có thể nhìn thấy đèn đường. 
"Cửa sổ như thế nào, có phải hình vuông không ạ?"
"Không, là hình chữ nhật".
Căn cứ và hình dạng cửa sổ, Erich đoán người phụ nữ có thể đang sống ở một khu nhà cổ.
"Đèn nhà bà có bật không?" – Đây là câu hỏi cuối cùng của người lính cứu hỏa Erich.
"Vâng, có bật".
Erich muốn hỏi thêm nhiều manh mối hơn nữa nhưng đầu bên kia đã không còn trả lời, điện thoại chưa bị cúp.
Erich biết rằng phải lập tức hành động. Nhưng chỉ dựa vào những manh mối đó, anh có thể làm gì đây? Anh gọi cho đội trưởng, trình bày lại vụ việc.
Vị đội trưởng nghe xong liền nói: "Không có cách nào cả, không thể tìm được người phụ nữ này…".
Erich nghe vậy nhưng vẫn không muốn bỏ cuộc. Nhiệm vụ hàng đầu của người lính cứu hỏa là "Cứu người", anh đã được dạy như thế.
Vào thời điểm này, Eric đã đưa ra một ý tưởng táo báo và không do dự bày tỏ suy nghĩ của mình với thủ trưởng. Đội trưởng nghe xong giật mình kinh ngạc: "Cậu làm như vậy thì dân chúng lại nghĩ là đang nổ ra một cuộc chiến tranh hạt nhân đấy".
"Tôi khẩn cầu ngài", Erich nói, "Chúng ta phải mau chóng hành động, nếu bỏ qua cơ hội cứu người này, thì hết thảy đều phí công vô ích".
Đầu dây bên kia im lặng một lúc, sau đó đội trưởng nói: "Được, chúng ta hãy làm như vậy, tôi chạy qua ngay".

10 phút sau, 20 chiếc xe cứu hỏa hú còi báo động inh ỏi trong thành phố, mỗi xe một khu vực, chạy khắp các nẻo đường. 
Tiếp theo, Erich cẩn thận lắng nghe đầu dây bên phía người phụ nữ, anh vẫn nghe thấy tiếng thở dốc của bà. 
Sau đó, vị đội trưởng hỏi anh đã nghe thấy tiếng còi xe cứu hỏa chưa? "Tôi đã nghe thấy", Erich trả lời.
Vị đội trưởng ra lệnh: "Xe số 2, tắt còi báo động". Lần này Erich trả lời: "Tôi vẫn còn nghe thấy tiếng còi xe".
Cho đến chiếc xe thứ 12, Erich hô lên: "Tôi không nghe thấy nữa".
"Xe số 12, mở còi báo động".
"Tôi đã nghe thấy tiếng còi xe, nhưng càng chạy càng xa".
"Xe số 12, quay đầu lại" – đội trưởng ra lệnh.

Ngay sau đó, Erich reo lên: "Đang tới gần rồi, âm thanh nghe ngày càng chói tai, chắc hẳn sắp tới con đường phía nhà người phụ nữ rồi".
Vị đội trưởng hỏi: "Xe số 12, các bạn có nhìn thấy một cột đèn đường không?"
"Có hơn trăm đèn đường, mọi người đan
g ngó ra cửa sổ xem xảy ra chuyện gì".
"Hãy dùng loa", vị đội trưởng ra lệnh.
Erich nghe thấy tiếng loa: "Thưa quý ông quý bà, chúng tôi đang tìm kiếm một người phụ nữ đang trong tình trạng nguy kịch, chúng tôi chỉ biết bà ấy đang ở trong một căn nhà có đèn sáng, vậy nên mong các vị hãy tắt đèn nhà mình đi". Sau khi nghe hiệu lệnh, người dân lập tức tắt hết đèn.
Chỉ trong chốc lát, tất cả căn nhà đều tối, chỉ trừ một cửa sổ…
Không lâu sau đó, Erich nghe thấy tiếng nhân viên cứu hỏa đi vào trong phòng, một người nói qua bộ đàm: "Người phụ nữ này đã mất ý thức, nhưng mạch vẫn đập. Chúng tôi lập tức đưa bà ấy đến bệnh viện, tôi tin rằng sẽ cứu được bà ấy".
Helen Thornda – đây là tên của người phụ nữ đã được cứu sống. Bà tỉnh lại và hồi phục trí nhớ của mình vài tuần sau đó.
Sự kiên trì nỗ lực của người lính cứu hỏa trẻ tuổi Erich đã cứu sống được một sinh mạng. Sự việc này đã chứng minh một vấn đề: "Nếu bạn thực sự muốn làm một điều gì đó, bạn nhất định sẽ tìm ra cách. Ngược lại, nếu bạn muốn từ bỏ một điều gì đó, bạn sẽ tìm ra rất nhiều lý do để thuyết phục mình.
Làm hay không là do bạn lựa chọn!"
Bạch Vân
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 19/May/2018 lúc 11:28am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 22/May/2018 lúc 7:47am

SỐNG TUỖI GIÀ Ở MỸ VÀ Ở VIỆT NAM


       1. Tuổi già ở Mỹ có khác ở Việt Nam

                                                              

Nghĩ cho cùng tuổi già là tuổi già. Ở Mỹ hay ở Việt Nam, tuổi già cũng giống nhau. Con người mà. Ai cũng phải qua những giai đoạn sanh, bệnh, lão, và tử giống nhau.
             
Là con người chúng ta, dù ở Mỹ hay ở Việt Nam đều có những nhu cầu thân xác, tinh thần và tình cảm giống nhau. Cũng đau yếu bệnh hoạn như nhau. Cũng mất từ từ những khả năng sống độc lập của mình, như nhau. Cũng cảm thấy cô đơn, và luyến tiếc thời tuổi trẻ xa xưa, như nhau. Sự khác biệt nếu có, là do khác biệt văn hóa, và tổ chức xã hội lo cho họ, khi họ không sống được cuộc đời độc lập.

Người già ở Mỹ và ở Việt Nam khác nhau chỗ nào? Khác do khác biệt văn hóa, tổ chức xã hội, tổ chức lo cho người già, cùng khả năng và kiến thức của những người lo cho mình lúc tuổi già. Ở Mỹ, người ta muốn vui hưởng cuộc đời lúc về già. Nếu bệnh hoạn, có xã hội lo, bệnh ngắn hạn nằm nhà thương hoặc Rehab, bệnh dài hạn, lúc mất khả năng sống tự lập, vô ***isted living, nặng hơn vô viện dưỡng lão (nursing home). Tổ chức lo cho người già là tổ chức chuyên môn, được huấn luyện đàng hoàng, được chánh quyền kiểm soát và cấp giấy phép hành nghề. Con cháu rảnh vô thăm người già, hoặc ngày lễ rước cha mẹ về sinh hoạt gia đình, không phải làm công việc của y tá. Ở Việt Nam, người ta không tin xã hội, chánh quyền, người già thích dọn về ở chung với con cháu, để con cháu lo. Trong 2 bài về tuổi già ở Mỹ trước đây, tôi có thảo luận sơ qua về khía cạnh văn hóa của vấn đề này (xem hai link dưới đây số 1 và 2).
Năm nay tôi 80 tuổi, hiện đang sống ở Mỹ. Ở Mỹ thế hệ tôi, chúng tôi được quyền về hưu và lãnh tiền hưu trí ở tuổi 65. Ở Mỹ nếu các bạn làm việc đàng hoàng, ngày già bạn sẽ đủ tiền sống. Nếu các bạn trốn thuế, không đóng tiền an sinh xã hội, không làm việc cho một hãng có lương hưu trí, ngày già các bạn ít tiền lắm. Thông thường những người ít tiền hay nghĩ đến việc về Việt Nam sống tuổi già, rẻ hơn. Với lợi tức 700-1,000 USD một tháng, các bạn sống thoải mái ở Việt Nam.
Những lúc về thăm lại quê hương, tôi thấy bạn bè và bà con của tôi phải đi làm kiếm tiền thêm lúc tuổi già. Ở Việt Nam, người già sống riêng không nổi, phải dọn nhà về sống với con cháu, con cháu nuôi. Ở Mỹ khác. Chúng tôi có tiền An sinh Xã hội, tiền hưu trí của hãng, và Annuities (tiền trợ cấp hàng năm), tức là tiền để dành có lợi, hãng bảo hiểm sẽ gởi tiền hàng tháng (hoặc hàng năm), cho các bạn đến khi chết. Tổ chức xã hội để người già đủ tiền sống mỗi nơi mỗi khác, đủ sống hay thiếu thốn, tùy xã hội, Việt Nam khác Mỹ.
Từ ngày hưu trí, vợ chồng tôi sống cho mình. Không sống cho ông chủ nào cả. Không còn bổn phận gì. Con cháu đã lớn khôn, và không cần chúng tôi nữa. Ở My tôi thường tự hỏi, phải sống tuổi già như thế nào cho xứng đáng những ngày làm lụng cực khổ mấy chục năm. Suốt thời tuổi trẻ tôi hy sinh chính mình, để giúp gia đình đứng vững và hội nhập vô xã hội Mỹ. Tôi đã bỏ hết những gì tôi yêu thích thời tuổi trẻ ở Sài Gòn, dạy học, viết văn, làm sách. Bỏ hết để học lại chuyên môn nước Mỹ cần, để làm việc kiếm tiền sống thoải mái.
Ngày già, tôi thường suy nghĩ, phải sống cuộc đời hưu trí như thế nào, để xứng đáng hơn, trọn vẹn hơn, hạnh phúc hơn, không hy sinh cá nhân nữa? Sống cuộc đời trọn vẹn, tự do, ý nghĩa? Viết văn trở lại? Khiêu vũ với người tình trăm năm, như thời tuổi loi choi? Du lịch khám phá nước Mỹ nơi tôi sống mấy chục năm, nhưng chưa hiểu gì nhiều? Trở về thăm lại quê hương? Du lịch thế giới? Tôi đã viết nhiều Blog tìm giải đáp cho vấn đề này, như “Lê Thành Hoàng Dân đi tìm hạnh phúc”, “Nước Mỹ nơi tôi đang sống”, “Du lịch thế giới”, “Việt Nam, quê hương mến yêu” v.v…
Tuổi già ở Mỹ có nhiều vấn đề. Nhiều bạn đã viết về sự cô đơn lúc tuổi già. Tôi cũng đọc một số bài về cách suy nghĩ lúc tuổi già, hay bớt tham sân si, và vui sống, chấp nhận cuộc sống hiện tại. Vợ chồng tôi cũng thử nhiều thứ, tìm một vài hobby (thú vui) riêng, những thú vui lôi cuốn mình sống cuộc đời trọn vẹn hơn. Ở Mỹ con cháu lớn khôn muốn sống đời độc lập. Tôi già nhưng cũng thích tự do, không muốn sống chung với con cháu, làm phiền chúng, và mất tự do của riêng mình.
Ở Việt Nam người già sống với con cháu, và mọi chuyện con cháu lo. Ở Mỹ gia đình thương nhau, nhưng con cháu và người già có nhiều lựa chọn, không bắt buộc phải lệ thuộc nhau như ở Việt Nam. Lúc trẻ, con tôi học đại học, mượn tiền chánh phủ để học, không cần tôi. Ngày già, xã hội tổ chức giúp tôi sống độc lập, không cần lệ thuộc vào con cháu. Chúng tôi thương yêu nhau vì tình cảm gia đình, không phải vì bắt buộc phải lệ thuộc vào nhau để sống, sống riêng không được.
Ở đây có tổ chức giúp việc ở nhà, như dọn dẹp, chùi rửa, nấu nướng v.v… Nếu sức khỏe đòi hỏi, ở Mỹ có những khu gọi là ***isted living, chưa phải là viện dưỡng lão, nhưng ở đây có người giúp việc, nấu nướng, dọn dẹp, người già chỉ cần vui sống, mọi chuyện có người lo. Trong khu nầy mọi người già có phòng riêng, như ở khách sạn vậy. Nếu sức khỏe tệ hơn, bệnh hoạn nhiều, có viện dưỡng lão (nursing home). Đau bệnh nhiều có nơi nằm chờ chết (hospices). Ngoài ra có những nhà giữ người già, để con cháu đem mình đến gởi buổi sáng trước khi đi làm, và rước mình về buổi tối v.v… Xã hội được tổ chức trong chiều hướng giảm bớt áp lực con cháu lo cho mình lúc tuổi già.
Càng về già, câu hỏi này lởn vởn trong đầu tôi. Làm sao bảo vệ tài sản của mình, không tiêu tan lúc bệnh nặng sắp chết, hoặc lúc tuổi già sức yếu không tự lo liệu được, phải nhờ người giúp đỡ, hoặc vô viện dưỡng lão? 67% cư dân viện dưỡng lão ở Mỹ đã sạt nghiệp, không còn tài sản, sống nhờ Medicaid, sự bố thí của chánh phủ. Khi làm đơn xin vô viện dưỡng lão, các bạn phải kê khai tài sản. Nếu bạn không có tiền trả viện phí, họ sẽ lấy tài sản của bạn từ từ, cho đến khi hết, chánh phủ mới giúp.
Muốn bảo vệ tài sản, nhiều người đã chọn về Việt Nam chờ chết. Họ sống với con cháu, mướn phòng lạnh, người ở, sắp đặt bác sĩ và y tá đến thăm viếng thường xuyên. Chi phí này không hơn 2,000 USD một tháng, so với chi phí viện dưỡng lão ở Mỹ từ 5,000 đến 9,000 USD một tháng. Ở Mỹ có bảo hiểm trả chi phí viện dưỡng lão đến chết. Những giải pháp này được trình bày ở 3 bài “Làm sao bảo vệ tài sản dành dụm cả đời ngày vô viện dưỡng lão?”
Nguồn: https://trithucvn.net/blog/ tuoi-gia-o-co-khac-o-viet-nam. html

2. Tuổi già ở Mỹ, vui hưởng cuộc đời hay nằm nhà chờ chết?        
                                         


                                                             
Ai cũng nói văn hóa Mỹ khác Việt Nam. Liên hệ đến tuổi già, quan niệm phải sống ra sao những ngày cuối đời, sự khác biệt này càng rõ ràng hơn. Nếu nói về đám ma, khỏi nói, sự xa cách một trời một vực. Tôi sanh ở Việt Nam, sống nửa đời người ở đây trước khi đi Mỹ, sống ở Mỹ hơn 42 năm nay, tôi hiểu rõ sự khác biệt văn hóa, và quan niệm sống giữa người Việt Nam và Mỹ.
Người Mỹ thích sống độc lập. Ngày già họ sống riêng, độc lập với con cháu, vui hưởng cuộc đời, du lịch khắp nơi, thưởng thức chút nắng ấm còn lại trong đời, thay vì lủi thủi trong nhà với con cháu, chờ chết, như Việt Nam. Lúc nhỏ họ làm việc cực khổ. Ngày già họ du lịch đó đây, làm bất cứ gì họ thích, khác với Việt Nam mình, ru rú ở nhà, chờ bóng tối ụp xuống đời mình. Người Việt Nam sống lệ thuộc vào gia đình hơn người Mỹ. Tôi là người Mỹ gốc Việt, sống giữa hai nền văn hóa, nên chia thời gian vui hưởng tình gia đình, cha con, ông cháu, ngoài ra cũng để một số thời giờ vui hưởng cuộc đời riêng.
Mấy Trang FB của tôi, từ "Nước Mỹ nơi tôi đang sống", đến "Lê Thanh Hoàng Dân đi tìm hạnh phúc", “Du lịch thế giới", "Việt Nam, Quê hương mến yêu", "Du lịch Bắc Mỹ", "Du lịch Trung Mỹ", "Du lịch Nam Mỹ", "Du lịch nước Pháp" v.v.. ghi lại những chuyến đi, nói lên sự yêu đời, mô tả cuộc đời đáng sống ra sao ngày già ở Mỹ, rong chơi thế giới, thay vì chờ chết trong nhà.
Giống như người Mỹ, một số người gốc Việt ở Mỹ kỷ niệm và ngưỡng mộ sự sống (celebration of life), thay vì đình đám lúc chết. Có nghĩa chúng ta nên vui sống, sống hết mình cuộc sống chúng ta có. Nghĩa là nên gặp gỡ nhau, vui chơi, vui hưởng cuộc đời với nhau trong gia đình, và trong nhóm bạn bè, lúc còn sống. Thay vì làm như người xưa, chờ tới chết mới đình đám, người sống tựu hợp nhớ tới người chết.
Lúc về Việt Nam du lịch, nhà trong xóm tôi ở có đám ma. Nhà nghèo lắm. Nhưng họ vẫn mướn giàn nhạc sống đến chơi nhạc suốt đêm. Đêm thanh vắng, có người ca "Chưa gặp em anh đã nghĩ rằng, có nàng thiếu nữ đẹp như trăng..." Anh chàng nằm ngay đơ trong hòm biết gì nữa, mà hát với xướng? Có người còn tổ chức vũ sexy bên quan tài, khác với lối sống và suy nghĩ của chúng tôi ở Mỹ.
Ngày hưu trí vợ chồng tôi du lịch khắp nơi, mỗi nơi đến tìm gặp bạn cũ, đại gia đình, tìm kiếm tình người ấm áp mỗi lần về thăm quê hương, học trò cũ, đồng nghiệp cũ v.v.. Người Mỹ gọi đây là Celebration of life, kỷ niệm và tôn vinh sự sống.
Vợ chồng tôi có dịp thăm viếng người già sống với con cháu, và người già sống tự lập, lúc quá già tự lo không được, phải vô nursing home (Viện dưỡng lão), tôi thấy rõ sự khác biệt giữa cách săn sóc tuổi già ở hai nơi này, một do người nhà lo, và một do người chuyên môn lo, như ở Mỹ. Ở Việt Nam người già thích quay quần với con cháu. Đến khi họ nằm liệt giường liệt chiếu, con cháu phải lo cho họ, tội nghiệp con cháu vô cùng. Họ lo cho người bệnh không xong, phải mướn chị ở lo, chị ở không chuyên môn, lo không tốt đẹp bằng người chuyên môn trong nursing home ở Mỹ.
Việt Nam và Mỹ, hai quan niệm sống, hai cách tổ chức xã hội, hai cách sống và chết khác nhau. Ai tốt hơn ai? Quen với cách sống nào, phải chấp nhận cách sống nơi mình đang sống. Thế thôi.
Sống ở Việt Nam, nhất là ở nhà quê, sống theo lối con cái gia đình ráng nuôi cha mẹ già tới chết. Người già nằm nhà chờ chết. Sống ở Mỹ, với lợi tức ở Mỹ rộng rãi, tổ chức xã hội cho phép người già độc lập, sống riêng, và làm mọi chuyện mình thích, trước khi bệnh và chết, mình sẽ phải sống như vậy. Người già nghèo, có chánh phủ nuôi, cho tiền sống, trả tiền chi phí viện dưỡng lão. Con cháu yên bụng tự lo cho gia đình nhỏ của chúng. Mình có viện dưỡng lão lo. Lúc nào con cháu rảnh, đến thăm mình, hoặc rước mình về chơi, vậy cũng tốt.

Nguồn: https://www.facebook.com/ photo.php?fbid= 10156249188765101&set=a. 108318190100.93222.753265100& type=3&theater

                  3. Sống tuổi già ở  Mỹ
                                           

                                                                                                                                                                

Tôi đọc nhiều bài viết về tuổi già ở Mỹ, làm tôi sợ. Nhiều người nói về sự khác biệt giữa Việt Nam và Mỹ. Sống tuổi già theo lối Việt Nam, tức là dọn nhà về sống chung với con cháu, vui hơn. Sống tuổi già ở Mỹ cô đơn, nhiều bạn viết bài như vậy, làm tôi sợ. Quan sát các viện dưỡng lão ở Mỹ, tôi thấy họ tổ chức chu đáo lắm, đáp ứng được nhu cầu tinh thần, và vật chất của người già. Chi phí càng mắc, đời sống càng dễ chịu hơn. Ở đây có tổ chức giải trí, ca nhạc, khiêu vũ, có phòng săn sóc sắc đẹp, có tổ chức ngao du, đi ăn nhà hàng bên ngoài, du lịch, v.v.. , giúp các bạn sống tuổi già đáng sống, và chết trong phẩm cách con người.
Một nhà văn viết về tuổi già ở Mỹ như sau, làm tôi sợ: “…Vào những buổi chiều mùa đông, tôi ngồi nhìn những hàng cây trơ trụi lá, tâm hồn lạc lõng. Tôi nghĩ về cái thế giới mà tôi đã biết, nay đã bay xa, như làn khói hương trầm. Tôi nghĩ đến cố hương, đến những mùa lễ Tết ở Saigon, đến những đám cưới, đám hỏi, đến những chuyến du lịch, những lần tíu tít họp mặt gia đình, ai ai cũng có mặt, con nít chạy quanh, người lớn ngồi nói chuyện đời chuyện gẫu, đàn bà con gái quây quần chung lo việc bếp nước. Và tôi cảm thấy rất khao khát những ngày quá khứ xa xưa.” (Andrew Lam, do Nguyễn Đức Nguyên dịch)
Đọc kỹ bài này, tôi thấy họ nói về tâm trạng người già nói chung. Lúc về thăm quê hương, tôi đã thăm viếng những người già bệnh hoạn, nằm cô đơn ở nhà, con cháu đều đi làm. Tâm trạng họ cũng giống vậy. Đó là tâm trạng cô đơn của người già nói chung, ở đâu cũng cô đơn như nhau, ở đâu cũng luyến tiếc thời quá khứ tuổi trẻ vui tươi, như nhau. Bài này không so sánh sự khác biệt trong tổ chức nuôi dưỡng, và săn sóc sức khỏe tinh thần và thể xác của người già. Quan sát tuổi già ở Việt Nam, và Mỹ, tôi thấy ở Mỹ người ta tổ chức chu đáo hơn, đặc biệt cho những người già liệt giường liệt chiếu, chờ chết.
Quan sát hai xã hội Việt Nam và Mỹ, tôi nghĩ ở đời ai cũng già, yếu, và chết. Sống ở Việt Nam chung với con cháu, con đi làm, cháu đi học, ai cũng bận rộn, người già không có ai săn sóc đàng hoàng. Những lúc đau yếu, mất khả năng tự lo, con cháu mướn người làm giúp chăm lo, người làm không được huấn luyện chuyên môn, không đủ khả năng chăm sóc người già chu đáo. Ở Mỹ người già được săn sóc chu đáo, do người chuyên môn săn sóc, và được chết “with dignity”, chết trong phẩm cách con người.
Năm nay tôi 80 tuổi. Nhìn lại đời mình thấy các bạn chết từ từ, vợ chồng càng ngày càng cô đơn, tôi sực tỉnh. Mấy tháng nay tôi thăm viếng nhiều viện dưỡng lão ở Mỹ. Tổ chức xã hội ở Mỹ cũng được lắm. Tôi hết sợ sống tuổi già ở đây.
Phật giáo nói đúng. Không ai thoát khỏi sanh, bệnh, lão và tử. Tuy nhiên ở Mỹ, chúng ta có thể già, bệnh và chết "with dignity", với đầy đủ phẩm cách con người. Đời sống ở đây vui lắm. Người già có thể tự do sinh hoạt, sống cuộc đời êm đềm.
Tại sao vô viện dưỡng lão? Khi các bạn không tự lo cho mình được, như không tự mình nấu nướng, giặt giũ, đi đứng, v.v.., đó là lúc vô đây sống. Nếu các bạn có tiền, các bạn phải tự trả chi phí. Nếu các bạn nghèo không có tiền, chánh phủ cho $3,000 USD một tháng để đóng viện phí. Muốn ở chổ tốt giá mắc, con cháu phải phụ thêm. Nếu các bạn có nhiều tiền, muốn bảo vệ tài sản của mình, các bạn có thể mua bảo hiểm gọi là “long term care” (Săn sóc sức khỏe dài hạn). Với bảo hiểm này, lúc các bạn không tự lo liệu được, hãng bảo hiểm sẽ trả tiền viện phí Viện Dưỡng Lão dài hạn cho các bạn, đến khi chết. Mua bảo hiểm này, các bạn được bảo đảm lúc hữu sự không phải bán nhà để vô Viện Dưỡng Lão, và chết ở đây.
Người già mất đi khả năng của mình từ từ. Có người vô đây, vì ở nhà buồn, vô đây sống chung với người đồng cảnh ngộ (già), vui hơn. Đa số vô đây vì không tự lo cho mình được, như không tắm rửa được, quên uống thuốc, cần bác sĩ đến thăm viếng thường xuyên, cần người lo cho ăn, tắm, giặt giũ, quét dọn nhà, cần người giúp khi có sự cố, như gọi bác sĩ, đi mua thuốc, chở vô nhà thương v.v..

Nguồn: https://www.facebook. com/photo.php?fbid= 10156297490005101&set=a. 108318190100.93222.753265100& type=3&theater


Lê Thanh Hoàng Dân

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 29/May/2018 lúc 6:25am

Nghĩa Địa Của Người Già 


1.
Đang ngồi buồn một mình ở nhà,  bỗng nghe điện thoại reo vang. Bên kia đầu dây, tiếng một bà bác lớn tuổi khàn khàn:
    - A lô! Phải Kim Châu, vợ chú Tòan đó không?
Chưa nhận ra ai, tôi chỉ “dạ dạ” với bà. Chừng nghe Bhỏi:
    - Biết ai hông? Chị Đạt, vợ của anh Hai Đạt nè.
    - À, dạ bác, bác khỏe hông?

Tuy bà xưng chị kêu em với tôi nhưng tôi cứ giữ lễ gọi bà bằng bác vì tuổi bà đã 91, còn lớn hơn má tôi mấy tuổi. Ông xã tôi là bạn vong niên với ông xã bà, lớn nhỏ một con giáp, riêng tôi thì nhỏ hơn tới hai con giáp lận. Vì vậy ông xã tôi xưng hô với hai ông bà là anh chị, còn tôi thì cứ bác mà gọi miết.
Bác Đạt gái hơi lãng tai nên nói rất lớn, bác hỏi:
     - Hổm nay tụi em có hay anh Đạt nằm nhà thương cả tháng rồi sau đó BS đưa vô viện dưỡng lão luôn không?
     - Dạ không, bác trai bị sao vậy bác?
     - Ổng té, bị stroke nhẹ và có dấu hiệu lú lẫn mà nhà chỉ có hai vợ chồng già không ai chăm sóc nên bác sĩ đề nghị vào viện dưỡng lão cho an tòan. Chị Hai kêu cho em hay vì chị cũng sắp theo anh Hai vô ở trỏng luôn cho có vợ có chồng. Chị cái gì cũng không biết, hồi nào giờ chuyện lớn chuyện nhỏ trong nhà đều một tay anh Hai lo, bây giờ không có ảnh bên cạnh, như cua gãy càng, chị thiệt là chới với. Vì vậy chị quyết định trả nhà lại chính phủ đi theo ảnh mặc dù con chị nó có mời về ở với nó nhưng chị không muốn làm phiền con cháu.  
     - Vậy hả bác? Buồn quá há! Rồi cả tháng nay bác ở nhà một mình hả, có con cháu nào tới săn sóc bác không?
     - Có chớ. Mấy đứa bên Mỹ tụi nó thay phiên nhau mỗi đứa hai tuần qua đây ở với chị chờ tới ngày chị vô trỏng. Bây giờ đang thu dọn đồ đạc cho giáo hội và bỏ bớt từ từ. Chị có hai thùng sách mà chị rất quý, tính bỏ nhưng bỏ không đành, cho ai thì biết người ta có đọc không hay sẽ quăng vô thùng recycle. Chị sực nhớ tới em, chỉ có em là tri kỷ, thích thơ văn như chị, chỉ có em mới biết giá trị của chữ nghĩa nên chị kêu em tính nhờ em đem về, khi nào đọc chán thì bỏ. Trong đó có một số bài thơ của những tác giả nổi tiếng chị chép tay và một số chị cắt trong báo dán vào tập để dành, tài sản tinh thần mà chị đã chắt chiu cất giữ bấy lâu nay, bây giờ đành phải bỏ hết nhưng nếu giao lại được cho em thì chị rất mừng, rất yên tâm coi như tìm được chỗ để gởi vàng.

Nghe bác nói vậy, tôi mau mắn nhận lời cho bác yên bụng dù biết rằng đem về chắc tôi cũng không có giờ mà đọc:
    - Dạ được, để con đem về, sau này nếu không giữ được nữa thì con sẽ tặng cho thư viện nếu người ta chịu nhận. Như vậy sẽ không uổng phí tâm huyết của bác. Ông xã con hiện giờ cũng đang ở nhà thương, vài hôm nữa ảnh về, tụi con sẽ tới nhà thăm bác và lấy sách luôn thể.
     - Ủa, chú Tòan bị gì mà vô bệnh viện vậy em?
     - Dạ con mắt sắp giải phẩu của ảnh bị nhiễm trùng nặng, phải vô nhà thương trị lành mới mổ được.
     - Vậy nói chị gởi lời thăm chú nha, chúc chú mau mạnh.

2.
Hai tuần sau, chúng tôi tới thăm bác Đạt. Bác ở nhà chính phủ, một căn townhouse nhỏ gọn ấm cúng vừa vặn cho hai vợ chồng già. Người con gái lớn của bác ra mở cửa. Chị ở Mỹ, hay tin ba chị té vô nhà thương rồi sau đó phải vào viện dưỡng lão, chị bay qua đây, trước là thăm ba má, sau là chăm sóc bác gái cho tới ngày bác gái đi theo bác trai vô nhà già.


Căn nhà nhỏ dễ thương này, chúng tôi đã đến nhiều lần thăm hai bác nhưng hôm nay nhìn đồ đạc ngổn ngang bừa bộn chuẩn bị cho một cuộc di chuyển, bất giác tôi nghe xúc động dâng trào, thương cho bác rồi đây sẽ thành kẻ không nhà và tôi cũng sẽ không còn dịp trở lại nơi này nữa. Nhà của bác sắp tới sẽ là một ngôi nhà tập thể dành cho những người già, người bệnh  đã không còn khả năng tự sống, tự chăm sóc mà phải phụ thuộc vào sự đỡ đần trông nom của người khác cho tới ngày nào mãn phần ra đi. Ôi! Giai đọan cuối của đời người sao bi đát đến như vậy! 

Bác nói như sắp khóc:
      - Hai em coi, đồ đạc vậy đó làm sao đem hết vô trỏng được. Họ chỉ cho mỗi người một cái tủ nhỏ đựng quần áo và vật dụng cá nhân, chỗ đâu mà chứa sách vở và ba cái đồ lỉnh kỉnh như ở nhà mình. Ngồi nhìn mà tiếc hùi hụi, xót xa trong lòng. Hổm nay đã bỏ bớt rồi chớ phải không đâu. Buồn quá chú thiếm ơi! Chị đã sống trong căn nhà này mười mấy năm, thân quen từng ngõ ngách, từng ngăn tủ bếp để đồ, từng bụi cây ngọn cỏ ngoài sân, bây giờ sắp phải xa lìa vĩnh viễn, hỏi sao không bùi ngùi!     
Chị con gái chen vào:
      -  Hổm nay má cứ buồn, cứ khóc hòai, tôi đã an ủi, khuyên lơn rằng mình chào đời với cái mình không thì tới lúc ra đi cũng đi tay không, có uổng, có tiếc cũng chẳng mang theo được, cái thân mình còn không tự lo được huống chi đồ đạc ngòai thân. Thì thôi ngay bây giờ hãy tập buông bỏ từ từ. Lần này qua đây thấy ba má như vậy, mai mốt về bên Mỹ, chắc tôi cũng phải lo kiếm viện dưỡng lão để sẵn đó và thu dọn bớt đồ đạc trong nhà, chuẩn bị tâm lý trước chớ không thôi thình lình có chuyện gì sẽ khó thích nghi được với hoàn cảnh. Gần 70 rồi chớ ít sao.
Tôi đồng tình với chị:     
      - Dạ phải rồi, người già nào cuối cùng cũng phải sống nhờ viện dưỡng lão bởi vì đâu có con cái nào chăm sóc hoài cho mình được dù có hiếu thảo tới đâu. Tụi nó phải đi làm, lo gia đình của tụi nó, mình không thể trách tụi nó được. Giai đoạn này ai cũng phải tới, đoạn trường này ai cũng phải qua, bây giờ là hai bác, mai mốt tới phiên mình, không ai có thể trốn tránh, phải chấp nhận mà thôi. 
Bác gái thở dài:
      - Không chấp nhận cũng không được em ơi! Đâu còn cách nào để chọn lựa! Như anh hai Đạt, lúc đầu ảnh buồn lắm, nhưng tới nay thì cũng quen dần. Mấy đứa nhỏ muốn rước ảnh về chơi nhưng ảnh không chịu. Ảnh nói tới nước này rồi, trước mắt chỉ có một con đường là đi thẳng tới nấm mồ chớ chẳng thể nào quay đầu trở lại, vậy thì còn tiếc rẻ, nắm níu làm gì. Về được một chút rồi cũng phải trở vô, lại đối diện với thực tế não nề thì vui gì mà về chớ.

Bác nói đúng, một khi đã vào viện dưỡng lão thì cuộc đời coi như đã khép lại, đã chấm dứt, cách ly với mọi sinh họat bên ngoài, chỉ còn  lại những ngày dài thăm thẳm cô đơn, buồn tủi, mỏi mòn trong bốn bức tường vô tri, cuộc sống từ đó trở thành vô nghĩa, sống không có mục đích, sống để chờ chết mà thôi.

3.

Thấm thoát mà hai bác đã vào viện dưỡng lão hai năm. Trong thời gian đó, cứ cách một hai tuần là chúng tôi đi thăm hai bác. Hai bác rất may mắn được sắp xếp cho ở chung phòng chớ không bị chia ra mỗi người một nẻo, nam nữ riêng biệt như một số viện dưỡng lão khác. Nhờ vậy mà bác gái cũng được an ủi  phần nào, chồng đâu vợ đó như khi còn ở nhà. Bác trai vào trước thì đã quen rồi, bác gái mới vô sau nên lúc đầu ngày nào bác cũng khóc rấm rứt nhớ cái tổ ấm của hai vợ chồng trước kia. Lúc ở nhà, bác còn nấu nướng sơ sơ được, làm món ăn theo ý mình, bây giờ vào đây thì phải chịu phép ăn đồ ăn của nhà già. Mà đồ ăn nhà già chỉ khá hơn nhà thương chút xíu, cứ một cái goût đều đều, ngày nào cũng chừng đó món, nuốt sao vô. Bác nói bác ăn chưa quen, không muốn ăn nhưng phải ăn cho khỏi bị xuống đường, ăn để sống, sống để chờ chết. Chua xót làm sao!


Mỗi lần vào thăm, tôi mua hủ tíu hoặc mì xào hay bánh bao, có khi nấu cơm kho cá, kho thịt đem vô cho bác ăn.  Tôi còn luộc hột vịt muối cho bác để dành ăn từ từ nếu bữa nào chán ngấy mùi đồ ăn tây. Trái cây thì mùa nào trái nấy cho bác khỏi thèm như xoài, đu đủ, lychee, nho, nhãn, quýt, hồng, đào, kiwi, avocado. Cộng thêm, hai người con của bác mỗi tuần thay phiên nhau thăm viếng cũng tiếp tế món này món nọ lia chia. Do đó, về vật chất, hai bác không thiếu thốn bao nhiêu, nhưng về tinh thần thì vô vọng bởi vì hai bác tự biết mình giờ đây chỉ là một kẻ thừa, thuộc vào loại bị gia đình, xã hội đào thải, sống cô lập ở một nơi toàn là người già, người bệnh, một không gian buồn như nghĩa địa, nghĩa địa của người già, không thân nhân bè bạn, chỉ thấy bệnh tật chết chóc vây quanh. 


Trò chuyện với hai bác, chúng tôi không biết phải nói chuyện gì bởi vì hai bác đâu còn hứng thú nghe chuyện xã hội bên ngoài, nói chi tới tin tức thời sự của thế giới năm châu. Hai bác đâu cần biết ai là tổng thống Pháp đương nhiệm, hay thủ tướng Mã Lai mới đắc cử là ai hoặc thế giới có phát minh gì mới lạ hai bác cũng chẳng màng. Ba năm trước, lúc còn khỏe bác trai cũng chơi internet như ai, cũng chuyển mail vù vù cho bạn bè cả dây cả nhợ nhưng từ khi vào đây, một phần vì không có wifi, phần vì mắt bác càng ngày càng kém, báo chí cũng không đọc được, bác đành buông xuôi cái thú tiêu khiển hữu ích cho trí não người già để rồi giờ đây phát sinh ra triệu chứng lú lẫn khiến bác hay nói xàm, nói lãm nhãm chuyện gì đâu đâu mà ngay cả bác gái cũng ngẩn ngơ không hiểu nổi. 


Muốn bắt chuyện với hai bác, tôi chỉ biết hỏi thăm về gia đình bác, những người con sống bên Mỹ, những đứa cháu nội ngoại bên này hoặc gợi chuyện xưa, nhắc đến thời vàng son oanh liệt của hai bác thì hai bác rất phấn khởi, mắt già bừng sáng, ánh lên niềm vui như sống lại những ngày tháng huy hoàng cũ. Bác thao thao kể, nhà có hai chị giúp việc dành cho bác gái, một người giữ em, một người nấu bếp và một anh tài xế cho bác trai đi vòng vòng làm affair, giao thiệp bên ngoài. Người già thường hay hoài niệm, sống về quá khứ nhứt là quá khứ vàng son. Phải chăng đó là tâm lý chung của tất cả mọi người để tự an ủi mình trong cuộc đời đầy dãy thương đau, ít vui nhiều khổ.

Mỗi lần ra về, bác gái thường quyến luyến ôm chúng tôi dặn dò: Hai em đừng bỏ anh chị nhe. Ở trong này buồn lắm, cuối tuần là mong có người tới thăm. Ai tới thăm thiệt là mừng, rảnh rảnh nhớ vô chơi với anh chị nhe hai em. 

Nghe bác nói thật mủi lòng. Làm sao chúng tôi đành đoạn bỏ rơi hai bác cho được. Ngoài tình bạn còn có tình người và lòng bác ái, từ khi hai bác vào viện dưỡng lão, việc thăm viếng hai bác đã mặc nhiên thành một thông lệ, một bổn phận mà chúng tôi đã tự nhủ phải làm mặc dù chúng tôi rất bận rộn và rất mệt mỏi bởi vì chúng tôi cũng đã...già và bệnh!!      

TUỔI GIÀ  NƠI NHÀ  DƯỠNG  LÃO

(Trần Trọng Thiện)*

Với đơn độc, quạnh hiu là bạn
Bao mộng lành cùn cạn, trôi qua
Mưa rơi thánh thót, ngoài xa
Lệ tuôn thấm ướt, ngân nga cõi lòng

Giam giữa bốn bức tường trống rỗng
Không ai vào, cũng chẳng lối ra
Mối giây liên hệ xóm, nhà
Tình thương đoạn đứt, âm ba lịm dần

Ngày lại ngày, như gần thế kỷ
Mộng ngày qua, hi vọng ngày mai
Buông suôi theo tiếng thở dài
Chìm vào quên lãng, có ai biết cùng ?

*Cám ơn bác Thiện. Bài thơ của bác hay quá! Đọc muốn khóc luôn!. Sao đột nhiên bác biệt tăm biệt tích vậy? Bác đâu rồi? Bác có khỏe không? 

   Người Phương Nam
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 07/Jun/2018 lúc 4:23pm

Ai Bảo Về Hưu Là Khổ?   <<<<<




Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 07/Jun/2018 lúc 4:26pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 22/Jun/2018 lúc 6:02am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 28/Jun/2018 lúc 7:55am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Jul/2018 lúc 8:21am

ƠI! TÌNH GIÀ

...dù sao đi nữa ta vẫn có nhau đến cuối cuộc đời...



Ông Xấp nhỏ ơi!

Nghe lục đục chắc giờ còn thức
Đèn phòng ông vẫn rực sáng trưng
Hẳn bài thơ viết nửa chừng
Ý vần lai láng khó ngừng... phải không?

Hết chung giường chắc ông thoải mái
Chẳng ai nhằn hay cãi nhói tai
Tha hồ lăn chiếc gối dài
Vặn mình xoay trở duỗi hoài đôi chân

Ông đâu biết tôi bần thần lắm
Dọn phòng bên buồn nẩm ruột gan
Giả đò luôn miệng phàn nàn
Vắng hơi giấc ngủ muộn màng trở trăn

Bao năm dài chung chăn cận gối
Gác tay nhau đến mỏi chẳng than
Thiếu nhau giấc ngủ võ vàng
Trằn trọc đêm vắng canh tàn mải mê

Tuổi đã chín đường về gần đến
Biết khi nào ốm bệnh xảy ra
Sợ rồi mình phải lìa xa
Ra vào đơn chiếc cửa nhà vắng tanh

Sợ mất nhau đoạn đành lủi hủi
Đũa lẻ đôi hờn tủi một mình
Đâu còn ai viết để rình
Hỏi bài thơ ấy là tình gởi ai?

Ở cách riêng tập hoài để nghĩ
Ông luôn còn hiện chỉ cách phòng
Suốt đêm đèn vẫn sáng chong
Tình già dẫu vậy mãi không muốn rời

Đôi lần lỡ buông lời trách móc
Lẩm cẩm già bực dọc thế thôi
Tạ ông đường muối cắn đôi
Nắng mưa cũng vẫn cùng tôi chung dù.


Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/Jul/2018 lúc 7:37am



Ngày tháng cứ lặng lẽ trôi qua từng ngày. Sau 60 tuổi mới đột nhiên hiểu thấu về số phận, kim tiền, địa vị, sự nghiệp, hôn nhân, gia đình và bè bạn…

60 năm đã là một hoa giáp, nửa đời người bất giác cũng trôi qua
Sếp, đồng nghiệp và các bạn học năm xưa giờ này đều bước vào cái tuổi hoa giáp (tuổi 60). Ta bất chợt cảm thán sinh mệnh như một cỗ xe leo núi, cứ đung đưa kinh koong… kinh koong quá nửa đời người. Đột nhiên ngoảnh đầu nhìn lại: 60 năm đã là một hoa giáp, nửa đời người bất giác cũng trôi qua.
Trước 60 tuổi thịt cá đầy mâm. Sau 60 tuổi cơm canh đạm bạc.
Trước 60 tuổi, tiền nhiều tiền ít trông vẫn thế. Sau 60 tuổi quan lớn quan nhỏ cũng như nhau.
Sống tới lúc này mới hiểu rằng: Khi có quyền đừng ngang ngược quá, khi có tiền đừng hoang phí quá.
Trước 60 tuổi thường thích xem dán chữ Hỷ đỏ, ngắm phòng hoa chúc. Sau 60 tuổi nặng lòng nhẫn chịu nhìn cảnh bạn bè một đi không trở lại. Họ hàng, bè bạn, đồng nghiệp, đồng môn cứ lần lượt tạ từ thế gian.
Trước 60 tuổi ta tin chắc rằng nhân định thắng thiên. Sụt sịt uống ngụm nước là khỏi, cảm sốt thì ngủ một giấc là xong.

Sau 60 tuổi, ta mới thực lòng tin vào thiên mệnh. Huyết áp cao, mỡ máu cao, đường máu cao không mời mà đến. Ta đã trở thành Tôn Ngộ Không đeo chiếc vòng kim cô, chẳng thể vượt thoát tự bao giờ!

Ngoài 60 chúng ta trở nên lập dị với những góc riêng lặng lẽ, bỏ xa những cái náo nhiệt của ngày xưa. (Ảnh: Facebook Mã Lộc)

Ở độ tuổi lục tuần, ta lại cảm thấy thật nhẹ nhàng, khoáng đạt và thông tỏ trước sự đời
Ngày tháng cứ lặng lẽ trôi qua từng ngày. Sau 60 tuổi mới đột nhiên hiểu thấu về số phận, kim tiền, địa vị, sự nghiệp, hôn nhân, gia đình và bè bạn. Đột nhiên ta có thể coi nhẹ rất nhiều việc, thông suốt rất nhiều đạo lý. Con người vốn dĩ đến thế gian với thân hình đỏ hỏn, tới khi về với cát bụi cũng trần trụi mà thôi.

Phía cuối con đường vẫn còn ngã rẽ, chỉ mong bạn vẫn nguyện bước tiếp. Đôi khi nhìn như vẫn còn lối nhưng kỳ thực đã đến lúc bạn cần rẽ rồi! 60 tuổi đã cần chuyển ngoặt. Lẽ nào chúng ta đã thực sự trở thành “phế phẩm”? Ta đã già thật rồi sao? Chẳng lẽ cứ lặng lẽ mà tiêu trầm đi sao?

Ấy thế mà ở độ tuổi lục tuần, ta lại cảm thấy thật nhẹ nhàng, khoáng đạt và thông tỏ trước sự đời. Nếu chuyện gì cũng tranh hơn thua, ngày nào cũng so bì cùng người khác, đó chẳng phải đang làm khổ mình hay sao? Đến ngả cần rẽ thì rẽ đi thôi.

Quay đầu nhìn lại: Khi ta đi xe hơi thì vẫn có người đi xe máy. Khi ta đi xe máy thì vẫn có người đi bộ. Khi ta đi bộ lại có người đang chống gậy. Khi ta chống gậy vẫn còn người cụt chân. Khi ta cụt chân hãy còn có người mất mạng. Như vậy chẳng phải đã đủ rồi sao?

Con người sống trên đời được mấy chục năm. Dẫu khi còn sống bạn làm quan khoác áo gấm hay chỉ là thường dân áo vải, cuối cùng cũng nằm dưới nắm đất vàng mà thôi. Có thể bạn chẳng có số làm quan, nhưng chắc chắn bạn biết làm người. Có thể tiền bạc thiếu thốn nhưng nội tâm bạn chắc chắn đủ đầy. Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Đời người như một bụi hồng, chẳng có xấu đẹp tuyệt đối, có cả hoa tươi thơm ngát, có cả nhành cây xù xì, gai góc. Chỉ là xem chúng ta để tâm đến những nụ hồng đẹp hay gai sắc nhọn.

Trong lòng tràn ngập lòng biết ơn, sự ấm áp sẽ theo bạn như hình với bóng. Trong mỗi ý nghĩ ta đều khoan dung với người khác, hoà khí tự nhiên bén gót chẳng rời. Lòng biết ơn, sự thấu hiểu và thứ tha tạo nên những trái tim khoáng đạt! Cùng thấu hiểu, tin tưởng và trân quý nhau mới khiến tình thân thắt chặt mãi mãi.

Ngoài 60 tâm hồn trở nên khoáng đạt, sự nghiệp, kim tiền đã ở phía sau. (Ảnh: Z Living)

Ngày hôm qua đã trở thành dĩ vãng, ngày mai cũng chẳng thể biết trước điều chi…
Đến 60 tuổi con người mới hiểu được những đạo lý này. Kiếp người như một chuyến du lịch, hà tất phải quan tâm tới điểm đến, chỉ cần đắm mình với phong cảnh bên đường mà thôi.
Dẫu thế sự vật đổi sao dời, chúng ta cũng giữ lại hương sắc Xuân Hạ Thu Đông trong lòng mình. Mỗi ngày chẳng thể đều là một ngày vui, thuận lòng như ý, nhưng mỗi ngày chúng ta đều phải có một tâm trạng thật tốt. Điều này chỉ có thể dựa vào nội tâm mạnh mẽ nơi tâm hồn sâu thẳm.
Đời người quá ngắn ngủi, dẫu tốt hay xấu cũng đừng nuối tiếc, dẫu vui hay buồn cũng chớ thở than. Có thể sống vẻ vang thì tốt, sống khổ đau một chút cũng coi như trải nghiệm tâm hồn. Một đời không dài, chỉ cần bạn đã dốc hết tâm sức, đã thực sự trải lòng thì chẳng còn gì phải nuối tiếc, cũng chẳng còn gì phải ân hận.
Sống với thực tại mới có thể tìm được trạng thái lý tưởng của sinh mệnh. Đời người có rất nhiều chuyện chẳng thể biết trước, chỉ có thể cần mẫn làm tốt những việc trước mắt mà thôi.
Sống với thực tại mới là cách sống tốt nhất để thân xác và tâm hồn cùng hoà cùng chung một nhịp. Đây cũng là thái độ sống chân thực nhất. Khi sống với thực tại, ta vừa không bị quá khứ che mờ đôi mắt, cũng chẳng phải bận lòng trước tương lai. Khi ấy chúng ta mới có thể tìm lại được trạng thái lý tưởng của sinh mệnh.
Rốt cuộc, ngày hôm qua đã trở thành dĩ vãng, ngày mai cũng chẳng thể biết trước điều chi. Chỉ có hiện tại mới là món quà tốt nhất mà Thiên Thượng ban tặng chúng ta mà thôi.
st.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 70 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.315 seconds.