Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: ĐỜI SỐNG GIA DÌNH Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 130 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/May/2018 lúc 10:53am

"Ma đờ đê", cái gì ghê vậy?



Ở tuổi 80, dì Chín vẫn thắc mắc về "Ma đờ đê." (Hình: Đằng-Giao/Người Việt



WESTMINSTER, California (NV) – “‘Ma đờ đê?’ Cái gì ghê vậy? Tui chưa nghe qua,” dì Chín cười hiền hòa nói. “Mình cứ ăn hiền, ở lành thì không sợ ma quỷ gì hết. Thiệt mà.”

Năm nay, dì Chín được 80 tuổi. Dì có dáng người nhỏ thó như trái chuối khô, với khuôn mặt hiền hòa như cánh đồng xanh ngát màu mạ non.
Quanh năm, dì đẩy cái xe đi chợ cọt kẹt quanh khu đền Đức Thánh Trần trên phố Bolsa, bán dạo. Khi thì dì bán vài nải chuối xứ, khi thì dì có mấy trái xoài. Hôm nay dì bán mít “đặc biệt.”
Dì nói: “Mít ‘đặc biệt’ đó cậu, thơm mà còn ngọt nữa, tui không nói gian đâu.”
Dáo dác nhìn quanh, không thấy ai để ý, dì dừng chân rồi cầm miếng mít bọc ny lon lên khoe.
“’Đặc biệt’ đó. Nè, coi đi. Lẹ lẹ nha. Tui không dám đứng một chỗ lâu đâu, người ta phạt tui thì khổ lắm. Ông quản lý khu này là người rất tốt nhưng luật không cho ai được đứng một chỗ bán hàng,” dì giải thích.
Dì Chín mỏi chân vì vậy, Dì phải đẩy xe đi vòng quanh cả ngày. Dừng lại là vi phạm luật khu phố.
Dì tròn xoe mắt lắng nghe giải thích về ngày Mother’s Day theo phong tục Mỹ rồi bật cười vỡ lẽ: “Sao họ không kêu là lễ Vu Lan cho dễ hiểu. Mà Vu Lan gì sớm vậy? Tới rằm Tháng Bảy lận mà.”
Khi nghe nói Chủ Nhật, 13 Tháng Năm, là ngày mọi bà mẹ trên đất Mỹ được con cái mời đi ăn uống hoặc tặng quà một cách long trọng, dì lặng lẽ lắc đầu rồi thố lộ: “Có chuyện đó sao? Sao họ tốt với mẹ vậy? Tôi chưa kể làm gì ‘mất phước’ nhưng nào giờ tui không có phước đó.”




Dì Chín hỏi: “Ma đờ đê,’ con cái lo cho mẹ thiệt sao?” (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)
Dì Chín có hai người con, một trai, một gái. “Thằng con trai tui đi làm tối ngày, làm gì có thì giờ mà ra quán ăn uống. Con gái tui, hồi nhỏ bị ban khỉ nên bây giờ không được ‘bình tĩnh’ như người ta. Mình lo cho nó không hết, lấy đâu mà trông nó mời mình đi ăn với mua quà. Mà tui không mong chuyện này đâu. Mẹ thì lo cho con chứ ai mà đòi hỏi con mình làm chi. Ăn uống, quà cáp tốn tiền con mình, tội nó,” dì vừa lắc đầu, vừa nói.
Rồi như lạc vào một thế giới riêng biệt, dì thở khẽ, mắt dõi nhìn xa xăm rồi thao thao nói: “Thằng trai tui, đứa lớn, rất biết lo cho tui, nhưng nó bận lắm, đi làm biền biệt từ sớm tới khuya, trưa cũng không về ăn, tội lắm. Đói bụng mà nó vẫn làm việc được! Vậy mà nó không hề than thở tiếng nào.”
Rồi con gái dì thì sao?
“Con gái tui, thương lắm. ‘Nhà nước’ lo cho nó rồi, nhưng đâu có được như mình lo cho con mình. Mà nói cho ngay, bữa nào đắt hàng, tui về sớm thì mới có giờ lau mình cho nó mát mẻ. Có bữa về trễ, mệt quá mà nó ngủ rồi thì thôi,” dì nói.
Dì Chín ra bán từ 9 giờ sáng cho tới khi hết hàng. “Sáng nào tui cũng ghé quán cô Thanh Mai vái ông Địa xin cho đắt hàng rồi mới bắt đầu đẩy xe đi,” dì nói về “thủ tục” thường nhật của mình.
“Cô Thanh Mai người thiệt đẹp mà lòng cô cũng đẹp lắm. Cô cho tui phở hoặc mấy món khác hoài mà tui không dám ăn. Ăn của cô, cô lỗ vốn sao.”
Rồi dì thân mật kể: “Có bữa cô dám cho tui tiền nữa. Không mua gì của tui mà còn cho tui tiền nữa. Người đâu sao tốt dữ vậy. Tui không dám nhận, nhưng bữa nào ế quá thì tui lấy luôn. Bán nguyên ngày, rục hai cái chân mà về không có gì trong túi thì buồn lắm.”
Tiền bán được, dì làm gì?
Dì nhoẻn miệng, nở nụ cười thật tươi: “Thằng trai tui, nó không cần tiền tui. Còn con gái, nó cũng không xin gì của tui đâu. Nhưng có vài đồng trong túi thì mình mua cho nó cái bánh, cái kẹo, nó vui. Tội nó, không ‘bình tĩnh’ như người ta nên lớn rồi mà chưa có chồng. Tội ghê. Tuổi nó, tui có chồng rồi. Chồng tui cũng tốt lắm, mà trời bắt đi sớm…”
Sực nhớ câu chuyện dang dở, dì Chín quay lại: “Có dư tiền trong túi, tui vui trong bụng lắm. Tuổi tui, ít khi thấy vui như hồi trước. Có tiền, mình cho người nghèo khổ ở Việt Nam, họ có cơm ăn, mình vui. Bên đây, nhiều người đổ cơm, đổ đồ ăn đi đó cậu. Chính mắt tui thấy đó. Phí chưa? Thôi tui đi bán cậu ơi.”
Dì đội nón lá sờn rách lên rồi đẩy cái xe có hai miếng mít “đặc biệt” đi. Được vài bước, dì quay đầu lại thắc mắc: “’Ma gì đê,’ ngày gì lạ quá, con cái lo cho mẹ thiệt sao? Tui không tin đâu. Mà ra quán làm chi cho tốn kém?”
Dì thở dài sượt rồi quên mình vừa nói rồi: “Con gái tui, nó bị ban khỉ, không được ‘bình tĩnh’ như người ta, tội lắm cậu ơi. Thôi tui đi nghen, kẻo họ phạt tui.”
Dì Chín lom khom đẩy cái xe cọt kẹt bước đi. Ở tuổi 80, dì vẫn không tin được có một ngày đặc biệt, những người mẹ được con cái đối xử ân cần, chu đáo như hoàng hậu.
Không biết đến bao giờ dì mới tin có một ngày dành cho các bà mẹ?
Đằng-Giao

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 17/May/2018 lúc 11:37am

Tỉnh Ngộ   <<<<<




Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 17/May/2018 lúc 11:47am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 22/May/2018 lúc 8:59am
LÀM BỐ



Tôi và vợ chồng anh Thạch bước vào nhà hàng. Nhà hàng này ngày thường đã đông khách, chiều cuối tuần càng đông hơn.

May mắn chúng tôi có ngay một bàn nhỏ nơi góc phòng thật gọn và ấm cúng. Tôi vừa kéo ghế ngồi thì anh Thạch rối rít nói với tôi:

- Chị hãy nhìn phía trước mặt chúng ta nơi bên trái có chàng thanh niên vừa ăn xong đang đứng dậy có lẽ sắp ra về. Kìa, kìa anh ta đang bước ra.

Chị Thạch gạt đi:

- Anh có chuyện gì mà vội thế, để chúng ta thong thả rồi nói ..

Nhưng chị Thạch cũng nhìn theo hướng chồng chỉ và mỉm cười:

- À, em biết rồi ..

Tôi chỉ thấy một chàng trẻ tuổi đẹp trai nhưng không hiểu sao chiều cuối tuần anh lại lẻ loi đi ăn một mình và nét mặt không mấy tươi vui yêu đời như mọi người xung quanh. Anh ta bước ra khỏi nhà hàng mà chẳng buồn ngó nghiêng bên phải bên trái làm như cuộc sống xung quanh chẳng nghĩa lý gì.

Anh Thạch nói:

- Thằng bạn vai em của tôi đó, Tài là một tay thợ sửa xe tài giỏi của shop tôi, thật đúng với cái tên Tài cha mẹ đặt cho. Thôi, chúng ta gọi đồ ăn rồi tôi sẽ kể chị nghe câu chuyện về Tài, hi vọng chị sẽ có một đề tài để viết truyện.

Tôi đoán:

- Chắc là một chuyện tình lãng mạn hả anh Thạch? Vì Tài vừa trẻ đẹp vừa có tài thế kia thiếu gì cô thương?.
******

 

 
 
 
Anh Thạch đang ngồi trong văn phòng của shop sửa xe bận rộn với mớ giấy tờ order hàng để chuẩn bị gởi đi thì thợ máy Hiếu bước vào:

- Anh Thạch, có một cô gái trẻ đẹp bụng bầu với vẻ mặt đau khổ đến tìm anh.

Thạch giật mình ngạc nhiên:

- Sao lại tìm tôi? 

- Trời, trông anh hốt hoảng làm như ...anh là tác gỉa cái bầu. Chuyện cô có bầu và muốn tìm anh hoàn toàn không liên quan đến anh

- Cô bụng bầu tới đây chắc là nghiêm trọng rồi dù tác gỉa cái bầu không phải là tôi. Hay cô ta là khách hàng sửa xe muốn gặp chủ shop để khiếu nại chuyện xe cộ, gía cả?

- Cô gái đến vì Tài ...

Thạch không rời mắt khỏi mớ giấy tờ, hơi gắt:

- Có thế mà chú cứ nói vòng vo. Thì chú biết Tài đang về Việt Nam , sao không nói Tài vắng mặt ? Mà cũng vào đây thông báo ?

- Dạ, cô gái biết điều đó ..

Thạch ngắt lời và chép miệng thở than:

- Khổ qúa, quanh đi quẩn lại cũng chỉ là mấy cô bồ của Tài, sau một thời gian anh Tài lơ là các cô đích thân tìm đến nơi ăn chốn làm của Tài để cầu cạnh mong nối lại ân tình. Thôi kệ, cứ để cô đến vài lần không gặp Tài sẽ chán ..

- Nhưng mục đích cô gái đến đây là muốn gặp anh. Trông cô hiền lành thấy tội nghiệp qúa.. Số thằng Tài đào hoa thật, quen toàn người đẹp mà chưa thèm cưới cô nào ..

Thạch gạt mớ giấy tờ qua một bên:

- Chú ra mời cô gái vào đây, xem cô muốn hỏi gì về Tài thì anh sẽ liệu mà trả lời cho xong.

Bước vào văn phòng của Thạch là một cô gái trẻ đẹp, cái bụng nhô nhô của cô đã đập ngay vào mắt Thạch. Cô ngồi xuống ghế và tự giới thiệu trước:

- Chào anh Thạch, em là Oanh.

Cái tên Oanh nghe quen quen. Mỗi khi Tài yêu cô nào thì chuyện tình của Tài cả shop đều được nghe được biết, mỗi một cô bồ là một thành tích của Tài, mỗi tên cô bồ đều thân quen với các anh em sửa xe trong shop, các cô luôn để lại hình bóng và dư âm cho cả shop với chuyện tình đẹp và ...dang dở. 

- Chào Oanh, bọn tôi trong shop thường nghe Tài nhắc đến tên cô. Tôi chắc rằng Tài yêu cô lắm.

Cô gái bỗng nước mắt long lanh:

- Em cũng thường nghe anh Tài kể về ông chủ shop là anh Thạch và tên các bạn bè làm việc cùng với anh, mà anh chẳng bao giờ đưa em tới đây, cho tới ngày hôm nay ..

Oanh nghèn nghẹn nói tiếp:

- Phen này chắc anh Tài đoạn tình với em qúa, anh có cách nào khuyên anh Tài giúp em được không?

- Chuyện ra làm sao cô kể tôi nghe ?

- Hai đứa em yêu nhau gần 2 năm nay, em yêu anh Tài thật tình, mong muốn tình yêu đi đến hôn nhân, nhưng anh Tài cứ hẹn lần hẹn lửa hoài. Rồi em có thai những tưởng sẽ là động lực anh cưới em, nào ngờ anh khăng khăng bắt em phải phá thai, anh Tài vẫn giữ lập trường xưa nay của anh là: .."Anh còn trẻ chưa muốn chuyện vợ con sớm chẳng khác nào mang gông vào cổ".. Cứ để anh thong thả rong chơi vài năm nữa anh mới tính, mà em nào biết "vài năm nữa" của anh là mấy năm? Em sẽ phải đợi tới bao giờ? Thà anh ấy nói con số cụ thể 3 năm, 5 năm em còn biết đường mà chờ đợi.

- Thế cô biết gì về Tài?

- Anh đẹp trai hào hoa và có lắm cô theo, nhưng anh Tài luôn nói với em là anh yêu em nhất, mấy cô kia chỉ là qua đường, em mới là lẽ sống của anh ấy.

Anh Thạch nhớ ngay đến cô Hồng trước đây cũng đến shop tìm Tài và khoe với anh là Tài yêu cô lắm, cô là hơi thở cuộc đời của Tài. Vậy mà chia tay Hồng, mất đi "hơi thở cuộc đời" Tài vẫn sống vui sống khỏe.

- Thế cô có biết Tài đang về Việt Nam chơi không?

- Dạ em biết, Tài nói về thăm quê hương, thăm ông bà chú bác nội ngoại gì đó một tháng sau sẽ trở lại Mỹ. Em nhân dịp này tìm đến đây cầu cứu anh và các bạn anh Tài. Em nhất định sẽ giữ đứa con trong bụng.dù tình huống ra sao.

Thạch hỏi lại:

- Ý cô là vẫn giữ đứa con cho dù Tài và cô không thành duyên nợ?

Oanh đáp rành mạch mà nước mắt vẫn long lanh:

- Vâng, đó là kết quả tình yêu của em, là máu thịt của em với người em yêu, thì dù anh Tài không lấy em, bỏ rơi em, em vẫn giữ đứa con như giữ kỷ niệm đẹp trong đời.

Thạch cảm động:

- Đợi Tài về chúng tôi sẽ hỏi cho ra lẽ và khuyên Tài nên chính thức cưới cô, lo cho đứa con sẽ chào đời, đó là giải pháp tốt đẹp nhất cho cả hai người

Oanh mừng vui lau nước mắt:

- Vâng, em cám ơn các anh nhiều lắm..

Oanh chào ra về thì cả chủ lẫn thợ trong shop bàn tán về Tài, anh chàng hào hoa này đang đùa vui trong cuộc sống, đùa vui với ái tình. Có lợi thế ngoại hình đẹp trai cao ráo, ăn nói hay ho, tay nghề sửa xe thì thông minh sắc xảo nên Tài rất tự tin trong cuộc sống. Tài bồ bịch nhiều, ban phát tình yêu cho mỗi cô một thời gian. 

Mấy bạn thợ xôn xao:

- Không biết lần này thằng Tài có dừng chân giang hồ bên em Oanh không?

- Đã ăn ở với người ta có bầu rồi thì phải có trách nhiệm chứ, phải đứng ra làm bố đứa con ruột thịt của mình chứ.

- Trời ơi, nó còn về Việt Nam thăm mấy "em gái" bên đó thì còn chưa có ý định cưới vợ đâu, vẫn tuổi trẻ ham vui như bấy lâu nay. Năm nào mà Tài không về Việt Nam , chẳng lẽ năm nào nó cũng có hiếu về thăm ông bà nội ngoại nhà nó?

Hiếu lo âu lên tiếng:

- Tao cũng nghĩ thế, nhưng lần này nó về Việt Nam là có mục đích khác, bọn mày còn nhớ chị Ba Đùng không? thỉnh thoảng đến shop mình sửa xe là chị tán chuyện đủ thứ trên đời đó?

- À, cái chị tên Ba to lớn béo mập đeo đầy nữ trang hột soàn mà mày đặt biệt hiệu là chị Ba Đùng ấy hả?

- Ngoài to mập chị còn hay "nổ" đùng đùng như pháo tết nên đặt tên Ba Đùng là chí lý rồi. Sao lại liên quan đến Tài hả anh Hiếu??

Hiếu kể:

- Thì mấy lần đến đây chị Ba Đùng hay nói chuyện với em Tài đẹp trai, hỏi thăm Tài có vợ con chưa để chị làm mai. Chị rủ rê Tài về Việt Nam cưới giùm cô em gái của chị với 2 điều kiện ngon lành, một là lấy nhau thật chị sẽ cho thêm vốn hai vợ chồng làm ăn, nếu lấy nhau kiểu "dịch vụ" thì chị sẵn sàng chi trả hậu hỉ. 

Một người ra vẻ hiểu biết:

- Chị Ba Đùng may ra đáng tin cậy, nếu hôn nhân thật thì không nói làm gì, nếu hôn nhân "dịch vụ" thì hồi hộp lắm, người từ Việt Nam được xuất cảnh sang Mỹ, xong chuyện rồi thì tiền bạc không sòng phẳng, người bên Mỹ đành chịu đắng nuốt cay vì bản thân mình cũng gian dối qua mặt chính phủ Mỹ đâu dám kiện thưa.

- Rồi thằng Tài chọn kiểu nào? nếu em gái chị Ba Đùng đẹp dám nó "vớt" thật đó, vừa được vợ vừa được tiền.

Hiếu nói:

- Tao không biết, nhưng chắc chắn Tài về Việt Nam để gặp em gái chị Ba Đùng và làm đám cưới. Từ chuyện vé máy bay, chi tiêu dọc đường, ăn xài ở Việt Nam chị Ba Đùng lo hết..

- Hèn gì Tài quyết liệt bắt em Oanh phải phá thai, coi như em Oanh hết hi vọng rồi, vì Tài dính vô vụ đám cưới bảo lãnh vợ từ Việt Nam sang Mỹ cũng phải mất vài năm. Ai biết được chuyện đời sẽ ra sao? 

Tài về Việt Nam cưới cô Năm em út của chị Ba Đùng là sự thật. Cô Năm tên giấy tờ là Nguyễn thị Dừa ở xứ Ba Tri Bến Tre. Chắc sinh cô út ra cha mẹ cô bỗng thương mến quê quán Bến Tre là xứ dừa nên đặt con tên Dừa làm kỷ niệm nhớ đời.

Tài đi làm trở lại, kể chuyện cho các bạn trong shop sửa xe biết là chỉ cưới cô Dừa kiểu "dịch vụ" mà thôi, dù cô Dừa mến Tài ra mặt, cô sẵn sàng lấy Tài làm chồng, thời gian Tài ở Việt Nam cô Dừa đã luôn tỏ ra hãnh diện sung sướng mỗi khi đi bên Tài, cô ân cần và cả âu yếm chăm sóc cho Tài những gì có thể chăm sóc được. Vài lần cô tạo cơ hội muốn trao thân cho Tài nhưng Tài đều tìm cách ..né, vì Tài không muốn cưới cô, Tài sợ trách nhiệm.

Tài còn trẻ, "hi sinh" vài năm chồng vợ trên giấy tờ với cô Dừa, vừa "làm phước" giúp người có cơ hội sang Mỹ vừa kiếm mấy chục ngàn đô dễ dàng. Làm thợ sửa xe và ăn chơi bồ bịch như Tài có đồng nào xào đồng đó biết đời nào mới để dành được món tiền như thế.

Cô Dừa không đẹp, chưa xứng đáng làm người yêu của Tài chứ đừng mơ chuyện làm vợ Tài.

Tin Tài về Việt Nam cưới vợ chẳng hiểu bằng cách nào cũng đến tai Oanh, cô đã gặp Tài hai bên bàn cãi và chia tay nhau vì Tài vẫn muốn Oanh phá thai và đợi chờ Tài "vài năm" nữa. Còn Oanh thì không tin vào lời hứa hẹn xa vời của Tài, cô cương quyết giữ bào thai và sẽ làm bà mẹ độc thân nuôi con mình không cần đến người tình bạc tình bạc nghĩa.

Thạch và các bạn trong shop xe hết lời khuyên Tài, thôi thì chuyện cưới cô Dừa đàng nào cũng đã lỡ rồi, song song đó vẫn giữ tình cảm mật thiết với Oanh và chào đón đứa con ra đời, khi nào dứt điểm giấy tờ với cô Dừa thì Tài và Oanh sẽ chính thức lấy nhau, Tài sẽ chính thức trên giấy tờ là cha đứa con của mình.

Tài thẳng thừng tuyên bố với các bạn trong shop xe:

- Tôi chưa muốn đeo gông vào cổ, chưa hề hứa hẹn sẽ cưới Oanh và càng chưa muốn có con, Oanh tự ý để dính bầu thì ráng chịu ráng nuôi dù tôi biết cái bầu đó chính là của tôi.

- Mày để mình Oanh lo cho đứa con sao?

- Ôi, lo gì, gia đình Oanh một đống người sẽ lo cho Oanh và đứa bé, chưa kể Oanh có thể xin trợ cấp của xã hội.

Thì ra cô Oanh cũng chỉ là người tình mua vui như các cô gái trước đến với Tài mà thôi. Cuối cùng chuyện tình của Oanh với Tài cũng vỡ như bọt bèo, tan như mây khói.

Khi cô Nguyễn Thị Dừa xuất cảnh sang Mỹ, cũng là lúc thằng con của cô Oanh và Tài đủ tuổi thôi nôi. Oanh đã sống ở thành phố khác, thỉnh thoảng Thạch gọi phone hỏi thăm mẹ con cô cho cô đỡ buồn đỡ tủi.

Chị Ba Đùng đã mua sẵn một căn nhà khang trang cho "vợ chồng" đứa em gái với đầy đủ đồ đạc trong nhà toàn là hàng đẹp hàng mới, nhà ở Texas rẻ, thì cô chị giàu có chơi đẹp với em đâu có khó gì, và ngôi nhà cũng là món qùa để chị Ba Đùng nhử con mổi Tài lấy em gái cô. 

Tại căn nhà này mỗi khi Tài có chuyện cần sang nhà cô Dừa là cô Dừa lại quấn quýt biểu lộ tình cảm và muốn "dâng hiến" cho Tài.

Mỡ nhởn nhơ trước miệng mèo thì mèo nào chê, nhưng từ lúc về Việt Nam Tài đã tỉnh táo biết rằng không thể lấy cô gái kém nhan sắc kia làm vợ, tiền của bà chị cho nhiều bao nhiêu cũng có thể xài hết, nhưng cưới cô vợ xấu thì phải "xài" cả đời, dính líu vào cô Dừa rủi cô Dừa mang thai thì coi như cuộc tình mua bán này càng khó gỡ. 

Thà lấy mấy chục ngàn đô la tiền công còn sung sướng hơn ngủ với cô Dừa . 

Cho nên căn nhà đẹp có cái phòng ngủ đẹp với cái giường rộng trải nệm và đôi gối nằm chờ đợi rất gợi cảm cùng với cô Dừa luôn khêu gợi đẩy đưa cũng không làm Tài "rung rinh", chưa một lần Tài muốn nằm chung với nữ chủ nhân. 

Căn nhà chỉ là địa chỉ để "vợ chồng" cô Dừa làm giấy tờ liên hệ tới sở di trú chứng minh hai vợ chồng đang chung sống.

Tài vẫn ở riêng, vẫn sống tại căn chung cư như trước, cũng may là họ ở cùng thành phố nên mỗi khi cần liên hệ cho giấy tờ họ chạy qua chạy lại rất thuận tiện.

Chị Ba Đùng và cô Dừa cuối cùng đều nói trắng ra với Tài là muốn cuộc hôn nhân gỉa này thành sự thật, nhưng Tài vẫn từ chối, chỉ lấy tiền chứ không lấy tình..

Tài đã đưa cô Dừa đến shop sửa xe để phòng sau này sở di trú có phỏng vấn cô Dừa còn biết nơi chốn và công việc làm của chồng mà khai.

Cả shop xe phải công nhận cô Dừa là một phụ nữ vừa xấu vừa quê, đó là lý do tại sao tuổi đã cứng cỏi mà cô vẫn độc thân, cũng là lý do chị Ba Đùng tìm cách đưa em gái sang Mỹ may ra dễ lấy chồng hơn, và cũng là lý do Tài quyết liệt từ chối hôn nhân với cô..

Tài phân bua với toàn shop:

- Chị Ba Đùng hứa cho tôi căn nhà, nhưng dù đó là một căn biệt thự to đẹp đi chăng nữa các bạn thử tưởng tượng trong đó có một người vợ xấu và nhất là không tình yêu thì các bạn có hào hứng ở trong căn nhà lông lẫy ấy không? Thà tôỉngủ lại trong shop sửa xe mùi dầu mỡ còn hơn về biệt thự ngủ với cô ta...
 


 
Đúng thế Tài chưa hề ngủ với cô Dừa, kể cả trong mơ Tài cũng mơ ân ái với người khác chứ làm gì mơ đến lượt cô Dừa. Vậy mà cô Dừa vẫn mang bầu !!!

Bụng cô càng ngày càng lồ lộ rõ ra, sang Mỹ mấy tháng thì bụng cô to theo mấy tháng làm Tài ngạc nhiên và cô Dừa điềm nhiên xác định:

- Em đang mang thai đó..

Giọng cô đầy luyến thương và ai oán:

- Em nào muốn thế. Lần đầu tiên gặp anh em đã cảm mến anh và yêu anh, em muốn được làm vợ anh, được anh lấy em thật chứ không phải chỉ trên giấy tờ. Em mời mọc anh, mong anh chiếm đoạt trinh tiết và thân xác em. Nhưng anh không hề, em thất vọng và tủi thân lắm. Em muốn trả thù đời trước khi xuất cảnh đi Mỹ em tìm đến một người yêu cũ đã bỏ rơi em, hiến dâng cho anh ta để em biết mùi ái ân làm kỷ niệm. Anh ta chẳng hề yêu em như anh đã chẳng hề yêu em, nhưng thứ cho không biếu không, không phải chịu trách nhiệm hậu qủa, anh ta đã vồ lấy và tận hưởng em..

Tài đã hiểu ra:

- Cô mang thai hay không, và cô mang thai với ai chẳng dính líu gì đến tôi, khi nào cô có thẻ xanh thì chúng ta xong hợp đồng, ly dị là xong.

- Vâng, em biết anh đã nhận đủ mấy chục ngàn đô của chị em rồi, chưa kể tiền máy bay chi phí ăn tiêu của anh lúc về Việt Nam cưới em và ngay cả lúc này anh thích gì, muốn gì chị ba cũng chi trả cho anh rất hào phóng. 

Giọng cô Dừa đổi qua cay độc lạnh lùng và châm chọc:

- :Khi nào em sanh em bé anh phải lo lại cho mẹ con em nhé.

Tài nhảy nhổm người lên như vừa đạp phải ổ kiến lửa:

- Cô nói sao? Cô ngủ với kẻ khác có con mà tôi phải lo cho mẹ con cô ?

- Vâng, vì trên giấy tờ anh là chồng em, con em cũng là con anh.

Tài tức giận :

- Không đời nào, tôi sẽ li dị cô, họ sẽ tống cô về Việt Nam .

- Anh có ngon thì cứ li dị đi, chị em tôi đã thăm dò luật sư nhiều nơi rồi, chúng ta là vợ chồng có đầy đủ hình ảnh đám cưới và giấy tờ hợp pháp, anh li dị phải trả tiền nuôi con đó, tôi thân gái bơ vơ mới theo chồng sang Mỹ bị chồng lạm dụng và bỏ rơi. Hỏi ai sẽ là người đáng tin và đáng thương hả anh Tài?

Tài toát mồ hôi như vừa thấy ma quỷ hiện ra giữa ban ngày. 

Tài tức tốc làm đơn li dị cô Dừa dù chưa tới hạn hết hợp đồng với lý do Tài bị vợ ngoại tình và có thai trước khi xuất cảnh sang Mỹ đoàn tụ với chồng .Tưởng rằng với lý do chánh đáng này Tài sẽ thoát nạn.

Ra toà, cô Dừa đã được luật pháp Mỹ bảo vệ tận tình, vì cô bị chồng ngược đãi lúc đang mang thai khi vừa tới Mỹ, không nghề nghiệp, không nơi nương tựa. Toà chấp nhận hai bên li dị nhưng theo yêu cầu của luật sư cô Dừa, Tài phải trả tiền nuôi con.

Tài cãi đứa con không phải của mình và yêu cầu tòa cứ đợi cô Dừa sinh đẻ xong và thử DNA.

Nhưng quan toà khẳng định :

- Cho dù lời anh nói là sự thật 100%. Nhưng đứa con riêng của vợ anh cũng có quyền lợi ngang hàng như con chung của hai người. Anh phải nuôi nó, phải trả tiền child support cho đứa bé tới tuổi trưởng thành. 

Tài kinh hoàng và thất thế ủ rũ rời khỏi toà như một cái xác không hồn.

Thế là Tài đã làm bố của hai đứa con.

Con của Tài với Oanh bị Tài bỏ rơi do xã hội trợ cấp nuôi.

Con do cô Dừa ngủ với ai đó đẻ ra nhưng trên giấy tờ nó là con cô Dừa, vợ hợp pháp của Tài nên Tài phải chịu trách nhiệm với đứa bé, hàng tháng đứa bé vẫn nhận tiền child support do bố Tài gởi về..

Nguyễn Thị Thanh Dương
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/May/2018 lúc 2:41pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/May/2018 lúc 8:52am

Quỹ Thời Gian Còn Lại

Good%20Night%20Moon

Chồng tôi đã rời khỏi nhà, đi làm. Căn nhà còn lại 3 người mà vẫn vắng vẻ yên tĩnh vì thằng Cu Tí chưa thức giấc, mẹ tôi đang dọn dẹp trong bếp sau bữa điểm tâm như thường ngày, còn tôi thẫn thờ nhìn qua khung cửa sổ thấy nắng, thấy mây trời của một ngày bắt đầu nhưng thấy trong tôi thêm một ngày tàn lụi.

Tiếng thằng Cu Tí khóc làm mẹ tôi vội vàng kết thúc lau chùi bàn ăn và rửa tay để vào với cháu trước khi tôi kịp vào, mẹ muốn làm lấy tất cả để tôi được nghỉ ngơi, đỡ mệt. Bà dẫn cháu vào phòng tắm thay tã mới, rửa mặt, đánh răng cho Cu Tí, thằng bé tỉnh ngủ tươi tỉnh hẳn ra, đang mỉm cười với tôi.

- Con xem này , bộ quần áo cô Nhu mua cho cu Tí hôm qua thật là vừa và xinh.

Mẹ tôi gợi chuyện chắc để tôi vui, nhưng tôi không vui nổi, dù trông cu Tí xinh thật với bộ quần áo đó:

- Con không muốn Nhu mua quà tặng cho Cu Tí thường xuyên thế đâu.

- Nhưng Nhu là bạn thân của vợ chồng con mà… với lại nó thương cu Tí lắm, mẹ thấy rất thật tình chứ không khách sáo gì đâu, con đừng ngại.

Tôi phải gắt lên:

- Mẹ thì biết gì, cứ mua cho con mình tí quà là thật lòng, là tốt à?

Tôi sa sầm nét mặt đi vào phòng và trở ra với giỏ xách trong tay:

- Con phải đi đây.

Mẹ tôi hốt hoảng như vừa làm điều gì phật lòng khiến tôi phải bỏ đi, nên nói chuộc lỗi:

- Con đi đâu? ở nhà chốc mẹ nấu cơm với món cá nục kho tiêu mà con thích.

Nhìn ánh mắt mẹ buồn và giọng nói năn nỉ, tôi mủi lòng, hạ giọng:

- Con có cái hẹn với bác sĩ sáng nay mẹ ạ.

- Hôm qua con cũng có hẹn đi bác sĩ rồi mà.

Tôi đáp cho xong chuyện:

- Hôm qua khác hôm nay khác, bệnh của con mẹ biết rồi, trưa con sẽ về ăn cơm.

Tôi định hôn thằng cu Tí trước khi ra khỏi nhà, nó đang ngồi tựa ra ghế sô fa cầm bình sữa bú sau một đêm ngủ dài đói bụng, trông thằng bé xinh tươi, vui vẻ, tôi càng không dám nhìn lâu, chẳng hôn con, tôi bước nhanh ra cửa.

Mẹ tôi nói với theo:

- Khi về con nhớ ghé chợ mua bình sữa cho cu Tí nhé, nhưng nếu con về trễ thì không cần, chiều mẹ sẽ đi mua.

Bất chợt tôi muốn ra khỏi nhà nên chẳng biết đi đâu, tôi lái xe loanh quanh thế nào mà đi ngang qua nghĩa trang trong thành phố. Tôi quay xe lại, lần này tôi có ý định rõ ràng, ghé vào đây nghỉ chân, trước sau gì tôi chẳng yên nghỉ nơi đây. Tôi cay đắng nghĩ thế.

Nghĩa trang một bên nằm cạnh high way, một bên là phố hẹp ít người, có một cửa tiệm tạp hóa ngay đầu đường cạnh nghĩa trang thỉnh thoảng mới có khách ghé vô.

Tôi lái xe vào nghĩa trang và đi bộ trên những con đường đất trải sỏi nằm êm đềm dưới những bóng cây cao, cành lá xum xuê tỏa bóng mát, trông tôi như một người đang đi viếng mộ người thân, đâu ai biết tôi đang đi tìm một nơi chốn cho chính mình, một phần mộ đời đời kiếp kiếp. Nước mắt tôi trào ra lúc nào không biết.

Tôi mệt mỏi đứng tựa bên một gốc cây, không còn lòng dạ nào cất bước nữa, để mặc cho gió bay tóc tôi tơi tả vào mặt và nước mắt càng tuôn rơi, ướt nhẹp những sợi tóc vô tội.

Tôi đứng đây mà nghĩ đến Kỳ, chồng tôi, đến thằng Cu Tí con trai duy nhất của tôi. Hai vợ chồng lấy nhau vì tình, suốt 5 năm trời chúng tôi không có con vì tôi bị một chứng bệnh lạ, tử cung tiết ra chất chống bào thai, làm bào thai tuột ra khỏi tử cung, nên cứ mang thai được hai, ba tháng lại hư thai, dù tôi đã cố gắng kiêng cử đi đứng, chỉ nằm một chỗ trong thời gian cấn thai.

Anh là con trai duy nhất trong gia đình có 3 người chị, cha mẹ anh coi trọng việc con cháu thừa tự, nên đã kỳ vọng rất nhiều ở vợ chồng tôi. Kỳ yêu tôi, anh chấp nhận cuộc sống gia đình không con cái, anh nói dối với cha mẹ nguyên do không có con là do lỗi của anh.

Hai chúng tôi cùng trình độ đại học, làm cùng hãng, lương cùng cao. Để tiêu tiền và để bù cho khỏang trống vắng trong căn nhà rộng chỉ có hai người, chúng tôi nuôi một con chó, thỉnh thoảng nghe nó kêu, nó sủa, cũng vui nhà, vợ chồng tôi lãng mạn lấy ngày mang con chó về nhà làm ngày Birth Day của nó, mỗi năm cả hai đều nghỉ ở nhà ngày đó và dẫn “con” đi dạo chơi, rồi hai vợ chồng vào nhà hàng thưởng thức một bữa ăn chiều vui vẻ, hạnh phúc bên nhau.

Tuy được chồng yêu thương như thế, nhưng tình yêu nào chẳng thay đổi theo thời gian? biết đâu trong thâm tâm của Kỳ, anh cũng từng khao khát có con, một ngày nào đó anh có thể từ bỏ tôi để đạt được ước muốn cho mình và cho gia đình mình, nên tôi vẫn đi hết bác sĩ này, bệnh viện kia tìm cách chữa trị. Cuối cùng trời thương, tôi đã mang thai, giữ được bào thai và càng hạnh phúc hơn khi đứa bé là con trai.

Ngày thằng Cu Tí chào đời phải nói là ngày vui nhất đời của vợ chồng tôi và bên nội, nó giống Kỳ như khuôn như đúc, cả bên nội đều về thăm nó, nhất là ông bà nội, mừng vui như kẻ chết đi được sống lại, vì họ vẫn tưởng con trai họ là nguyên nhân hiếm muộn. Ông bà nội có cơ sở làm ăn lớn, họ sẽ để lại cho cháu đích tôn sau này. Thằng cu Tí mới bé tí đã là triệu phú tương lai.

Tôi trôi bồng bềnh trong hạnh phúc, bên chồng, bên con. Sau khi sinh con, Kỳ khuyên tôi xin nghỉ không ăn lương một năm trời để ở nhà trông con cho đến khi nó cứng cáp. Sau đó chúng tôi thuê người đến nhà ăn ở để trông cu Tí khi tôi đi làm lại.

Nhưng trời chỉ cho tôi cái hạnh phúc ngắn ngủi như một giấc mơ, khi Cu Tí hai tuổi tôi đã chẩn bệnh bị ung thư ruột già, không một triệu chứng gì cả, chỉ thỉnh thoảng thấy đau bụng sơ sài, rồi hết đau, cho đến khi đi cầu ra máu mới thật sự làm tôi lo ngại đi khám bác sĩ. Tôi kinh hoàng tưởng như cả thế gian này sụp đổ, cố không tin đó là sự thật, cầu mong sao bác sĩ chẩn đoán sai, xét nghiệm lầm lẫn, tôi đi đến bác sĩ khác, cũng xét nghiệm và kết quả giống như nơi bác sĩ đầu tiên.

Khám phá ra căn bệnh ngặt nghèo quá trễ, tôi liên tục phải đến bệnh viện chữa trị, những ngày vacation của tôi không đủ nghỉ, chồng tôi phải chia bớt vacation của anh cho tôi, rồi tới người bạn thân tên Nhu cũng nhường những ngày nghỉ để tôi ở nhà chữa bệnh. Nhưng cũng chẳng cứu vãn được gì, cuối cùng bác sĩ đành cho chúng tôi biết sự thật, nếu tôi tiếp tục theo đuổi cuộc chữa trị thì sự sống có thể kéo dài từ 3 đến 5 năm nữa.

Bản án tử hình đã công khai đưa ra. Mấy tháng nay tôi không đi làm nữa, kiếm tiền bạc để làm gì khi mình sẽ không bao lâu nữa giã từ cõi đời này? Tôi sa sút hẳn đi cả tinh thần lẫn thể xác, hoang mang và đau khổ, ban ngày tôi rũ rượi không thiết tha gì đến làm việc nhà hay ăn uống, ban đêm tôi ngủ chập chờn thỉnh thoảng còn lên cơn mê sảng, thấy toàn những chết chóc chia lìa.

Mẹ tôi sống ở tiểu bang khác, đã tức tốc giao cửa hàng cho đứa con dâu quản lý, mẹ đảm đang tháo vát, đang hái ra tiền, cũng buông xuôi tất cả, mặc trời mặc đất, để chạy về với đứa con gái khốn khổ của mẹ. Thời gian này, không có mẹ bên cạnh tôi không biết mình sẽ phải làm gì? Tôi hoàn toàn suy sụp, mẹ giúp tôi nuôi cu Tí, làm tất cả công việc nhà, còn tôi thì như một hồn ma sống trong nhà, lúc nào cũng vật vờ, rầu rỉ, oán than.

Mẹ luôn vỗ về an ủi và khuyên tôi theo đuổi việc chữa trị, tinh thần vững mạnh rất cần thiết trong lúc chống trả với bệnh hoạn. Mẹ giỏi hơn tôi, chồng mất khi mẹ mới ngoài 40, mẹ vẫn tiếp tục quản lý cơ sở thương mại, làm ăn giỏi và nuôi 3 anh chị em tôi ăn học nên người, giúp đỡ các con chẳng những về tiền bạc mà cả công sức.

Tôi vẫn đứng đây, gió vẫn hồn nhiên bay tung mái tóc tôi, làm rối bời tâm hồn tôi. Tôi nhìn những ngôi mộ ngay trước mặt tôi, còn một khoảng đất trống, tôi sẽ mua mộ phần ở đó, rồi người ta sẽ an táng tôi, và một ngày nào đó chồng tôi, con tôi, sẽ đến đây thăm tôi, biết đâu cũng sẽ đứng dưới gốc cây này trong một buổi sáng hay một buổi chiều lộng gió. Rồi hai bố con sẽ lủi thủi dắt tay nhau ra về…

Tôi chợt nghĩ đến Nhu, cô bạn thân của vợ chồng tôi, cũng ngoài 30 tuổi như tôi mà vẫn chưa lập gia đình, Nhu hay đến nhà tôi chơi, vui buồn với tôi như hai chị em, Nhu thương cu Tí lắm, từ hồi nào đến giờ, mỗi lần đến chơi đều mang quà, quà lớn quà nhỏ tùy lúc.

Mỗi lần tôi giục Nhu lấy chồng khi có anh chàng nào ngắm nghía, thì Nhu nói đùa: “ Anh nào phải hiền lành và yêu quý vợ như anh Kỳ của mi, ta mới lấy làm chồng”.

Lúc trước tôi cho đấy là câu nói đùa vô tư, nay bỗng thấy áy náy, lo âu, hay là Nhu yêu Kỳ? bây giờ tôi đang chết đi từng ngày là từng ngày cho Nhu gần Kỳ hơn. Tôi cay đắng mỗi khi Nhu đến chơi nhà, mỗi khi Nhu âu yếm bồng bế thằng cu Tí hay cho nó những món quà.

Tôi thấy thêm hình ảnh Nhu đi với chồng con tôi vào nghĩa trang này thăm mộ tôi, cả ba người đi bên nhau, hạnh phúc vui vẻ. Nhu sẽ đặt một bó hoa tươi lên mộ, ai cũng có thể làm thế, chứ chẳng tử tế, thân tình gì ! rồi họ chuyện trò và quên mất là tôi đã lìa đời trong đớn đau thể xác và tâm hồn như thế nào! Con tôi cũng sẽ quên tôi, một đứa trẻ mới có mấy tuổi làm sao giữ mãi hình ảnh mẹ nó trong đầu? nó sẽ quấn quýt Nhu, thương yêu Nhu.

Tôi thảng thốt bật khóc và kêu lên, như thấy nó đã xa khỏi tay mình:

- Con ơi! con ơi!

Ngay giờ phút này, Kỳ và Nhu đang cùng làm việc trong hãng, họ có cuộc sống bình thường, chỉ có tôi, một người đàn bà bất hạnh đứng đây, chơ vơ và tội nghiệp.

Tôi đứng như thế cho đến khi mỏi cả chân, tưởng như không đứng vững được nữa mới lên xe, trước khi về nhà tôi sẽ ghé vào khu chợ Mỹ để mua bình sữa cho con, thằng bé ham ăn, ham uống, mau lớn như con heo sữa, mũm mĩm đáng yêu làm sao. Nửa đêm tỉnh giấc cũng đòi sữa, bú thêm một bình nữa là ngủ tới sáng, để có những đêm về sáng không ngủ được, tôi đã ngồi dậy ngắm nhìn con không biết chán, và hôn lên khắp khuôn mặt, lên đôi môi thơm tho, lên những ngón tay bụ bẫm như búp hoa mới nở của nó với đôi mắt ràn rụa nước mắt vì sẽ có ngày tôi không bao giờ nhìn thấy con nữa.

Vừa đậu xe xong, tôi bỗng thấy hình dáng chiếc xe quen thuộc của chồng tôi cững vừa dừng lại phía xa, trước mặt tôi, liền theo đó là xe của Nhu. Thì ra họ đi ăn lunch, tại nhà hàng trong khu shopping này. Ngày tôi còn khỏe mạnh đi làm, đây là nhà hàng ba chúng tôi cùng thích và chọn ăn lunch hàng ngày, nay vắng tôi, chỉ còn hai người.

Họ đã ra khỏi xe và bước vào nhà hàng, vừa đi vừa nói chuyện, trông đẹp đôi như tình nhân hay vợ chồng. Chốc lát nữa họ sẽ cùng ăn uống, chăm sóc nhau, mời mọc nhau, ngoài sự chân tình còn có tình ý nào không? Và lúc ấy chắc gì họ còn nhớ đến tôi?

Tôi khao khát ước gì được là người khỏe mạnh bình thường như họ. Ôi, khi những điều bình thường mất đi người ta mới thấy nó quý giá biết bao nhiêu.

Tưởng rằng nước mắt tôi đã khô cạn khi đứng khóc dưới gốc cây trong nghĩa trang, vậy mà lại dễ dàng tuôn ra, tôi ngồi chết lặng trong xe cho đến khi Kỳ và Nhu xong bữa lunch, lái xe về sở làm, tôi mới bàng hòang trở về thực tế.

Trời đã trưa rồi, đã hết nửa ngày. Mau chóng quá, tôi chưa làm được việc gì cả, ngay cái việc đơn giản vào chợ mua bình sữa cho con. Cuộc sống quanh tôi vẫn đang tiếp diễn, còn tôi như dòng sông đã đóng băng ngừng chảy.

Mẹ tôi đang đợi chờ tôi về với bữa cơm ngon dành cho tôi, mẹ đã bỏ công ăn việc làm, để về đây sống gần tôi, gần đứa con của mẹ. Sao tôi nỡ bỏ con tôi ở nhà để lang thang ngoài đường than khóc, mà không ở gần nó? Quỹ thời gian của tôi càng ngày càng ngắn lại, càng ít đi.

Tôi giật mình, nuối tiếc và hối hận, thương con và nhớ con vô cùng.

Như vừa hồi tỉnh sau một cơn mê dài, tôi không kịp vào chợ mua bình sữa, để chuyện ấy cho mẹ tôi hay Kỳ sẽ mua chiều nay. Tôi không muốn phí phạm một phút giây nào nữa, hối hả lái xe về nhà, tôi mong con đường ngắn lại, để tôi mau chóng thấy mặt con tôi.

Tôi lao vào nhà gọi to:

- Mẹ ơi, Cu Tí ơi!

Hai bà cháu đang ngồi chơi với nhau nơi phòng khách, bà đọc truyện cho cháu nghe, và chỉ cho cháu những hình ảnh minh họa trong truyện, dù cu Tí chưa hiểu gì mà cũng ngồi nghe chăm chú và thích thú lắm.

Tôi ngồi xuống, ôm chầm lấy con, hôn lên bất cứ nơi đâu trên người nó trong niềm hạnh phúc vô biên. Trời ơi, tôi đã bỏ phí bao nhiêu giây phút như thế này rồi? Thằng cu Tí được mẹ hôn, nhắm mắt lại và cười ròn rã, sung sướng.

- Mẹ ơi, tối nay cu Tí ngủ với con.

Tôi “đòi” lại quyền làm mẹ mà từ ngày biết mình bị bệnh tôi đã chán nản, buông thả…

- Con sẽ tắm cho nó, sẽ cho nó ăn, nó ngủ…

Mẹ tôi lặng người đi nhìn tôi, chắc mẹ đã đọc được tâm trạng tôi, nhưng cố giấu nghẹn ngào:

- Phải đấy, con hãy ở bên cạnh con mình từng phút từng giây, cũng như mẹ đang ở bên con vậy.

Tôi nhìn mẹ, lần đầu tiên tôi không khóc khi nói tới số phận hẩm hiu của mình:

- Con đã suy ngẫm ra, khi ta không thể thay đổi số mệnh thì ta phải theo nó. Cuộc sống này có bao nhiêu bất hạnh, con ít ra cũng còn vài năm nữa để sống với chồng con mình. Con phải tận hưởng hết qũy thời gian còn lại của đời con.

Mẹ tôi âu yếm vuốt tóc tôi như một thời tôi còn thơ trẻ và khích lệ:

- Với lại con sống lạc quan, biết đâu trời cho thêm sức mạnh kéo dài thêm quỹ thời gian còn lại.

- Vâng, con nghe lời mẹ. Để chiều nay anh Kỳ về chính con sẽ nấu cơm, dọn cơm ra cho anh ấy như trước kia, mẹ nhé!

Tôi đi thay quần áo, đứng trong phòng tắm soi lại dung nhan mình thấy thật thảm thương, con người khỏe khoắn xinh tươi biến đâu rồi? sau hóa trị, tóc tôi rụng hết, người tôi khô cằn vì xuống cân mau chóng, gương mặt thì hốc hác, già đi cả chục tuổi.

Chắc Kỳ cũng trải qua bao lo lắng, buồn bã theo tôi? mẹ cũng trải qua bao đau đớn như tôi? Sự tuyệt vọng của tôi đã vô tình giết lần mòn những người thân của mình. Còn Nhu nữa, Nhu đâu có tội lỗi gì, xưa nay nó vẫn thân thiết và gần gũi gia đình tôi, vẫn yêu quý con tôi. Tôi không có quyền nghi ngờ Nhu, mà nếu sau này tôi chết đi, Nhu và Kỳ yêu nhau lấy nhau cũng là chuyện thường tình, người chết là hết, người sống còn cuộc đời của họ, Kỳ sẽ lấy vợ khác, thì lấy Nhu còn hơn, cu Tí đã quen thuộc với Nhu, mẹ tôi cũng thế, bà sẽ có cơ hội thăm cháu ngoại mãi mãi…

Tôi đã thấy nhẹ lòng, lại vội chạy ra với con. Nhìn qua khung cửa sổ tôi cầu xin buổi trưa nay hãy đi thật chậm, chiều đến từ từ, và đêm đừng qua mau, để quỹ thời gian của tôi được thêm phút nào hay phút ấy, vì từng phút với tôi đều quý báu như cả một thiên thu.

Nguyễn Thị Thanh Dương

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/May/2018 lúc 6:38am

TÌNH LƠ   <<<<<


Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 28/May/2018 lúc 7:43am

Bản Tango Đầu Đời   <<<<<


Image%20result%20for%20ao%20dai%20trang%20tango%20dance



Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 28/May/2018 lúc 7:48am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 29/May/2018 lúc 9:36am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 02/Jun/2018 lúc 12:15pm


Cơn Khát



Nhìn chiếc xuồng của thằng Năm con mình vừa về đến, trên xuồng nó chở về một ít Bồn bồn vài con cá nhỏ và một mớ cua đồng. Con phèn thấy ông Tư Cường, tía thằng Nam đang vẫy tay kêu nó phía trên bờ, Phèn rít lên mừng rỡ nó quắc cái đuôi liên tục rồi chồm ra be xuồng tìm cách lên bờ, nó cứ loay hoay mãi mà chẳng dám phóng lên bờ để ông Tư vuốt ve nó như mọi khi, bởi chiếc xuồng nằm dưới con kênh chỉ còn lại dòng nước nhỏ đục ngầu, trên thân thể con kênh giờ đây chỉ đủ sức nâng con xuồng bé như xuồng của thằng Năm mà thôi, còn mấy chiếc ghe to hay chở Dừa thường đi ngang đây thì chịu thua.

Bắt cái thang dã chiến từ trên bờ xuống gần chiếc thuyền của thằng Nam, ông Tư tặc lưỡi và búng tay ra hiệu cho con Phèn theo đó mà lên bờ, hiểu ý chủ nó mừng rỡ sủa gâu gâu rồi thu mình phóng lên cái thang rồi nhanh chóng nó nhảy lên bờ và vồ lấy thân hình ông Tư trông giống như đứa trẻ ôm mừng người thân khi nó đi xa trở về nhà.

***

Từ khi còn nhỏ cho đến giờ, chưa khi nào ông Tư Cường thấy vùng sông nước ở miền Tây quê ông gặp cảnh hạn hán kinh hoàng như hiện nay, mới sáng này thôi nơi quán cà phê trong xóm nhỏ của mình, ông tư cùng một số bà con chòm xóm vừa nhâm nhi cà phê vừa bàn thảo việc thiên tai đang trải rộng khắp các miền đất nước, ông Hai bưu điện là người rành rẽ tin tức thời sự nhất trong xóm, vì mỗi sáng ông ra làm việc bưu điện tận ngoài chợ huyện, ở đây ông có điều kiện nghe ngóng được mọi tin tức các nơi qua cái Televison đặt nơi phòng làm việc, ông thu thập hết mọi chuyện vô "Bộ nhớ" trong đầu, để rồi sáng sớn hôm sau ông sẽ tuần tự thuật lại các tin này cho mấy bạn già khi tề tựu tại quán cà phê cóc của bà Năm mập, có câu chuyện nào hay, lạ mà họ chưa hiểu hết thì ông Hai bưu điện sẽ giải thích, vậy đó mà mấy ông bạn gìa đều phục ông Hai sát đất, họ xem ông như một nhà thông thái của thế kỷ hai mươi mốt ở cái xứ "khỉ ho cò gáy" này, qua vụ hạn hán năm nay ông có nhận định:

- Mấy ông biết sao hông, cái vụ hạn hán ở mấy vùng quê mình hiện nay nó bị nhiều nguyên nhân, mưa dứt sớm nè, lượng mưa trong năm theo Vũ Lượng Kế đo được nó ít hơn mọi năm.

Chưa kịp kể các nguyên nhân gây hạn hán tiếp theo thì ông Hai phải nhường lời cho bà Ba cá thắc mắc:

- Anh Hai nó ơi, Vũ Lượng Kế là cái giống gì anh mần ơn nói rõ đi, chứ anh xài chữ của bác học thì tụi tui bù trất hà, hahaha.

Ông Hai cũng cười, rồi ông giải thich:

- Gì đâu mà bác học bà Ba ơi, nó là cái dụng cụ để đo số lượng nước mưa rơi xuống khu vực nào đó trong thời gian cơn mưa hoạt động, vậy thôi, cái tên Vũ Lượng Kế là từ hồi xa lắc xa lơ người ta gọi rồi, chắc bà tối ngày lo lội ruộng bắt cá nên bà không để ý đó thôi.

Ông Tư Cường nói chen vô:

- Cái vụ đó dễ ẹc mà bà còn thắc mắc, để anh Hai ảnh nói tiếp coi tại cái giống gì nữa, tiếp đi anh Hai.

Ông Hai Bưu điện thấy Ông Tư hối thúc, ông liền nói tiếp:

- Kế đến là hệ thống sông ngòi bị chặn dòng nhiều quá, mấy ông bà biết cái sông Cửu long của mình nó phát nguyên từ đây không? Tui nghe trong vô tuyến người ta nói đâu ở tuốt luốt bên tàu lận, trên núi cao tên gì tui quên phức rồi, nó chảy trong nội địa của mấy ông Chệt.  Họ thì gọi là sông Lan Thương, nó cách mình đây bốn năm ngàn cây số lận đó.

Bà Ba cá ngắt lời:

- Anh Hai nói gọn gọn để tui đi quơ ba con cá về ăn, anh kể xong chắc nước dưới kênh khô cạn hết thì khổ tui nghe anh Hai.

Ông Hai trọng nổi tiếng là ông già khó tánh, nghe bà ba làm gián đoạn câu chuyện hoài khiến ông bực mình:

- Cái bà này kỳ nha, để anh Hai kể mình nghe mở mang đầu óc, bà cứ nhào vô họng ảnh hoài thì tết "Ma rốc" cũng chưa rồi nữa.

Ông Hai nói tiếp:

- Sông Lan Thương chảy hết đất tàu thì các nước còn lại trên con sông này đi qua họ gọi là sông Cửu Long, các nước trên thượng nguồn bắt đầu ngăn lại xây rất nhiều con đập lớn, họ làm thủy điện có lợi cho họ, cho nên nguồn nước đâu còn lại bao nhiêu cho nước cuối nguồn như nước mình.

Ông Hai Trọng nghe xong tức giận bèn lấy tay đập mạnh mặt bàn khiến ly cà phê đen chưa kịp uống văng tung tóe dưới đất, ông nói:

- Hèn chi, mẹ tổ nó nước là của trời đất thiên nhiên ban tặng, nó chảy chung qua các nước cùng xài, vậy mà cái cha nội ba tàu ỷ thế mần ăn thất đức quá, khổ cho dân mình rồi, lúa má chết vàng đồng rồi, nay mai thằng con nó biên thư về xin tiền đóng tiền học chắc tui trốn luôn, tiền bạc đâu nữa mà cho con cái ăn học đây mấy ông mấy bà.

Cay cú vì bị ông Hai Trọng sửa lưng khi nãy, bà Ba cá chọt vô:

- Lúc mần ăn được ông không chịu thủ lại một mớ, giờ than thân trách phận sao được.

Thấy bà Ba cá "Châm dầu vào lửa", ông Hai Trọng "sì nẹt" bà liền:

- Bà nói câu đó tui tưởng bà ở hành tinh nào mới xuống, nông dân mình bao đời nay sống theo cây lúa, con tôm con cá, bà thấy vụ mùa nào mà nông dân mình có được cái nụ cười "Xả giàn" đâu? Cái điệp khúc buồn "được mùa thì mất giá", mần cái gì ra bán giá rẻ bèo luôn.

Trước đây tuy mùa lũ về cuộc sống có đôi phần bất tiện, vì bà con phải cơi nới nhà, đi lại khó khăn, nhưng bù lại dòng lũ đục ngầu kia, tuy nó hung hãn đáng sợ nhưng nó lại mang phù sa, mang đầy tôm cá cho nơi đây để bà con có nguồn lợi để trồng trọt, nuôi và đánh cá, vậy mà giờ đây kênh thì khô trơ đáy, ruộng đồng thì khô khốc khiến cuộc sống chật vật miền quê càng thêm khốn khó.

Đang ngồi ngoài hàng ba trước nhà, ông Tư Cường đưa mắt nhìn lên bầu trời qua kẽ hở giữa những cây dừa cao vút, bầu trời xanh thẫm không một gợn mây, bất chợt trong đầu ông nhớ lại những chuyện cầu mưa của mấy tay pháp sư thời xa xưa mà ông được ông nội mình kể lại trong truyện Phong Kiếm Xuân Thu, hoặc Tôn Tẩn Bàng Quyên gi đó mà ông cũng không rõ lắm.  Ông ước ao mình có phép thuật như vậy, ông sẽ đi khắp nước để "Cầu đão" cho mưa thuận gió hòa giúp cho vựa lúa miền nam còn con đường vươn lên.

Nhìn lại thực tại chưa có cách nào cứu lúa ngoài đồng khỏi chết cháy, ông móc gói thuốc rê ra và quấn một điếu to bằng ngón tay cái, ông châm lửa đốt rồi rít một hơi dài.  Khi đám khói thuốc được ông nhả, nó nhanh chóng bay lên và mất hút.  Ông tưởng tượng đám khói nhỏ kia sẽ hòa vào đám mây nào đó trên không để tạo ra cơn mưa cứu hạn.  Đang thả hồn cho những ý tưởng mông lung thì thằng Năm nó làm ông giật mình:

- Thôi tiêu rồi tía ơi, cá dưới đìa sau nhà mình nó nổi bụng chết trắng hếu kìa. Con đem cái lưới ra tía phụ vớt lên xẻ phơi khô liền, chậm chút nữa coi như đỗ bỏ.

Ông Tư Cường chới với hỏi vặn lại thằng Năm:

- Con biết sao cá chết không?

Chừng nhớ chực lại khiến ông Tư Cường giậm cẳng kêu trời:

- Thấy tía tao rồi, trên Ấp thông báo nước mặn từ sông đã xâm nhập vô mấy con kênh rồi, họ kêu nhà nào nhà nấy tự lo ngăn cống lại không cho nước mặn vô ao đìa, vậy mà lo ba cây lúa nên quên bà nó rồi, thôi coi như trắng tay chuyến này.

Nghe chồng và con đối đáp, bà Tư nói xen vô:

- Thôi ông ơi! Than thở mần chi đây là số trời, còn nước còn tác ông xẻ ba con cá làm khô để dành ăn, chuyện gì thì tính sau, coi như đám cưới thằng Năm phải chậm chậm lại chờ mùa sau rồi.

Nghe má nói vậy Năm hốt hoảng:

- Ý dậy đâu có được má, Tính ngày giờ hết rồi hoãn lại kỳ lắm, tía vợ con ổng quê lên, ổng gả em Linh cho thằng khác là thúi đời con luôn á.

- Chứ giờ tính sao con, nhà mình nghèo phải chịu, giờ mang công mượn nợ mà tình cảnh như vầy rồi lấy tiền đâu mà trả, không khéo bị cười chê thì nhục lắm con à.

Năm cố níu kéo:

- Mình mượn tạm đi, có tiền mừng cưới trả lại cho họ được mà má.

- Biết vậy nhưng lỡ thiếu hụt lấy đâu bù vô con, không lẽ đãi bằng đồ chay cho nó rẻ.

Nghe má nói, Năm chụp ngay ý này liền:

- Được đó má, con thấy xóm mình bà con ăn "lạt" khá nhiều, thịt thà ăn hoài không tốt, mà bây giờ họ chăn nuôi bằng hóa chất nhiều quá, ăn vô ung thư cái chắc.

Nghe lý luận cùng của thằng con, bà Tư cốc vô mỏ ác nó một cái:

- Cái thằng, vậy mà cũng nói được, thôi để tía má liệu, ghẹo bây thử coi sao chứ tiền đó tía má lo sẳn rồi, nước tới trôn nhảy sao kịp hả con.

- Má này, làm con hết hồn.

Thằng Năm hứng chí vì đám cưới sẽ được theo đúng kế hoạch, nên sau câu nói trên nó phóng cái rột ra sau nhà vừa đi vừa hát khẻ "Ngựa phi ngựa phi đường xa.Tiến lên đường nắng chói chói lóa..."

***

Đang cầm cây chổi tàu cau quét gom lá cây rụng đầy sân, chợt ngoài ngỏ có tiếng gọi tên mình, bà Tư Cường lững thững bước ra gặp cô gái nọ đầu đội nón lá, mặt thì trùm khăn kín mít như mấy Người Ninja trong những phim của Người nhật, bà Tư cất tiếng hỏi:

- Ai dậy, kiếm tui có chuyện gì không?

Người bịt mặt trả lời:

- Con Là Lài con ông Ba Khía nè Bà Tư.

- Chèn đét ơi, bây mần tao hết hồn tưởng mấy người xã hội đen đi xiết nợ không hà, bây tới nần chi mà đem theo bình nhựa lủ khủ dậy?

Cô Lài kéo cái khăn che mặt ra đáp:

- Bà Tư còn nước ngọt hông, cho tía con xin mấy bình về uống, nhà con sạch nhách không còn một giọt, mùa khô năm nay khổ bộn nha bà Tư.

Nghe Cô Lài muốn xin ít nước ngọt về xài, bà Tư hơi lưỡng lự, nhưng trong phút chốc bà quyết định luôn:

- Nhà bà còn không nhiều nhưng thấy tía con bây khát mà làm ngơ sao đành, bây vô lấy đi, chổ cái lu da bò đó, lấy xong nhớ đậy kín lại cho bà.

Mừng như bắt được vàng, cô Lài tranh thủ đong đầy mấy can nhựa những giọt nước mưa trong veo mát lạnh và ngọt lịm. Lài xin phép bà Tư quay về, trước khi đi lài phân bua với bà Tư:

- Bà Tư biết sao không, tía con ổng nói năm nay lần đầu tiên gần cả trăm năm mới có trận hạn hán kinh hoàng, thuở đời nay dân miền Tây mình chết khát giữa bốn bề sông nước.

Bà Tư nói vuốt theo cô Lài:

- Bởi vậy bây giờ kiếm nước uống đỏ con mắt đó bây, uống tiết kiệm nhe. Hahaha bà Tư nói chơi cho dui, chứ tía bây với bà như cật với ruột, uống hết ghé qua lấy tiếp, đừng ngại nhe bây.

Cô Lài vui trong bụng vô cùng vì trong khó khăn hoạn nạn cô mới thấy ai tốt ai xấu với mình.

***

Như thường lệ cứ chừng nửa tháng, Năm đạp xe xuống thăm vợ sắp cưới của mình.  Dựng chiếc xe đạp bên gốc dừa trước sân nhà Linh, Năm gỡ cái giỏ đệm treo ở ghi đông trong đó con gà luộc chín da vàng ươm, Năm biếu cho tía vợ làm mồi nhậu với bạn bè.

Thấy nhà vắng hoe, Năm bước vô cửa dự định cất tiếng gọi Linh, bổng dưng có ai đó sau lưng Năm quàng hai tay bịt mắt Năm lại, nó đoán chắc ngoài Linh chẳng ai chơi cái trò này, Năm nói:

- Em hả, tính hù cho anh đứng tim anh chết là em ở giá đó nghe.

Không nghe trả lời, và đôi tay ai đó cũng buông lỏng đôi mắt Năm ra, nhưng nó nghe đau nhói ở sau lưng do ai đó đấm thật mạnh vào sau lưng. Chừng quay lưng lại đúng là Linh với gương mặt dỗi hờn, hoảng quá Năm hỏi:

- Anh nói giỡn cho vui mà giận thiệt hả, anh xin lỗi đó để anh đền cho nè.

Chưa kịp phản ứng sau câu nói của Năm thì Linh bị Năm ghì chặt người vào rồi Năm hôn tới tấp trên môi trên má nàng.

Ông Chín Khế tía vợ tương lại bất chợt xuất hiện, gặp cảnh hai trẻ đang âu yếm, lỡ bộ ông "tằng hắng" một tiếng như báo hiệu sự có mặt của mình khiến cho đôi uyên ương bối rối ngượng ngập vô cùng.  Thấy hai con còn áy náy ông Chín đánh trống lãng:

- Hôm nay bây ở chơi nhậu với tía cùng mấy chú bác cho vui, có xỉn ở lại đây mai về, có gì tía kêu con linh nó chăm sóc cho, bây cứ xả láng sáng về sớm.

Nghe tía nói vậy hai đứa thật vui, đem con gà xuống bếp chặt để chuẩn bị tiệc nhậu trưa nay.  Trong lúc làm việc dưới bếp, hai đứa cũng tranh thủ trao nhau những ánh mắt yêu thương và những nụ hôn tình tứ.

***

Sau cuộc nhậu khách khứa lần lượt rút lui, lúc này chàng rể và tía vợ tương lai đang bàn bạc việc ao cá sau nhà bị trộm viếng cách đây ít hôm, do bực bội và hơn nữa có chút men trong người nên ông Chín nói:

- Tức quá, tối nay tía tính giăng dây điện quanh ao, thằng nào vô trộm điện giật chết ráng chịu.

Giật mình với toan tính của tía vợ:

- Không được làm vậy nghe tía, họ bị điện giật chết là mình bị tù đó.

Là nông dân lương thiện, khi nghe đến tù tội thì ông Chín Khế hơi ớn trong bụng:

- Vậy hả bây, chứ mất của phải trân mình ra chịu hả.

- Tía phải canh chừng, nếu bắt được thì giao cho mấy ông ở ấp đứng ra xử.

***

Người ta thường nói," Ăn quen chồn đèn mắc bẩy". Y như rằng thấy nhà ông Chín nhậu nhẹt lúc trưa thì đêm về cả nhà sẽ chỏng cẳng ngủ.  Tên trộm mò vô nhào xuống ao cá kéo lưới bắt trộm, hai tên đang hí hửng lượm cá bỏ vô cái đụt đeo ở lưng quần bổng dưng đèn pin rực sáng rọi thẳng vào mặt khiến hai tên đứng yên như trời trồng dưới ao.  Chừng khi đưa họ lên bờ, ông Chín Khế nhận ra anh em thằng Lượm kế bên đất nhà ông là thủ phạm.

Sau một hồi tra vấn, ông Chín Khế mới biết nhà thằng lượm đang có nguy cơ chết đói, ruộng lúa cháy vàng, công việc làm không có, tiền bạc cũng không, nhà cửa trống không chẳng có của cải gì, hơn nữa căn bịnh phổi của tía thằng Lượm tái phát không tiền chữa trị, "Bần cùng sinh đạo tặc" anh em thằng Lượm đành nhắm mắt đưa chân làm liều.

Vét khạp gạo còn vài lít, gom ít tiền dành dụm để trao cho hai tên trộm, ông Chín Khế nói:

- Ông Chín không bắt tội hai thằng bây đâu, có chút đỉnh tụi con cầm về tạm đi, ông chín tìm phương kế giúp cho nhà bây sau, nhớ có đói có khổ đến đâu cũng đừng để tay nhúng chàm nghe bây.

Hai anh em thằng Lượm mừng vui khóc như mưa, nhận món quà trên tay tuy không nhiều nhưng nó mang nặng tình nghĩa đồng bào giúp nhau trong thời buổi khốn khó.

***

Anh em thằng Lượm lui về nhà, ông Chín Khế hơi mệt nên ông tiếp tục leo lên giường ngủ, trên sân còn lại Năm và Linh hai đứa chưa hết ngỡ ngàng với cái cư xữ đầy tình người của ông già tía mình, tự dưng không hẹn mà hai đứa thốt lên một câu y như có thần giao cách cảm:

- Tía tui number one.


Hai Hùng SG


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 02/Jun/2018 lúc 12:53pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/Jun/2018 lúc 7:49am

Vợ hay cằn nhằn, chồng sẽ “lên bàn thờ” sớm

https://baomai.blogspot.com/
Các nhà Nghiên cứu tại Đại học Copenhagen, Đan Mạch, cho thấy: Chồng nghe vợ cằn nhằn quá nhiều có tỷ lệ tử vong cao hơn từ 50 – 100% so với những gia đình yên ổn. Điều này càng nguy hiểm hơn với đàn ông thất nghiệp, hoặc có việc làm không ổn định !.

Tranh cãi là điều thường diễn ra trong những gia đình, đặc biệt là ở các gia đình với cặp vợ chồng mới cưới. Mặc dù vậy, các ông chồng hãy cẩn thận, vì Khoa học cho thấy: Nghe vợ cằn nhằn quá nhiều, đôi khi làm giảm tuổi thọ của người chồng !.

Đặc biệt hơn nữa, nếu người chồng này thất nghiệp, hoặc có công việc không ổn định, hiệu ứng trên càng rõ rệt hơn..

Nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Epidemiology & Community Health nêu ra, họ thống kê 10.000 nam giới và phụ nữ Đan Mạch với độ tuổi từ 36 tới 52. Câu hỏi chung được đặt ra là về mối liên kết thông thường giữa hai vợ chồng “trong cuộc sống hàng ngày, ai là người tạo ra nhiều áp lực nhất cho bạn?”, và “ai là người luôn đòi hỏi quá nhiều tới mức làm bạn khó chịu?”.

Các nhà Nghiên cứu sau đó phát cho những người tham gia một mảnh giấy để điền vào các ô bao gồm bạn bè, hàng xóm, vợ/chồng, họ hàng, hoặc con cái.

https://baomai.blogspot.com/

9% người tham gia cho rằng: Vợ hay chồng của họ đòi hỏi quá nhiều, 10% nghĩ rằng vấn đề tới từ con cái, 6% tới từ gia đình, và chỉ 2% tới từ bạn bè. Với câu hỏi còn lại, 6% người tham gia luôn cãi cọ với vợ/chồng, 6% cái nhau với con cái, 2% với gia đình, và chỉ 1% với bạn bè.

Nhóm Nghiên cứu tiếp tục theo dõi những người tham gia thêm 11 năm nữa, trong số này có 4% phụ nữ, và 6% nam giới qua đời, đa phần là do ung thư, còn lại tới từ những vấn đề sức khoẻ, hoặc tai nạn. Sau đó họ tiếp tục thống kê những chỉ số liên quan tới giới, tình trạng hôn nhân, tình trạng sức khoẻ, tinh thần, trợ giúp cảm xúc từ bên ngoài…

Các nhà Khoa học thấy rằng: Những người bị đòi hỏi quá nhiều, hay phải nghe lời cằn nhằn từ vợ, chồng, hoặc con cái có tỷ lệ tử vong cao hơn từ 50 -100% so với những người không có vấn đề gì.

Các nhà Nghiên cứu Rikke Lund, Ulla Christensen, Charlotte Juul Nilsson, Margit Kriegbaum, và Naja Hulvej Rod tới từ trường Đại học Copenhagen, Đan Mạch, phát biểu: “Trong nghiên cứu này, chúng tôi nhận ra rằng: Đàn ông rất dễ bị trầm cảm, áp lực từ những lời cằn nhằn phía người vợ, trong khi đó những người vợ lại gặp phải rắc rối từ họ hàng, con cái nhiều hơn !”.

https://baomai.blogspot.com/

Bổ túc thêm cho luận điểm trên, nhóm Nghiên cứu cho rằng: Có rất nhiều phát hiện trước đó cho thấy: Đàn ông gặp phải stress sẽ  sinh ra lượng cortisol lớn, từ đó làm ảnh hưởng tới sức khoẻ. Và chỉ có những người gần nhất trong gia đình như vợ, hay con cái mới tạo cho đàn ông nhiều stress tới vậy, hàng xóm, công việc, hay họ hàng không phải là thứ khiến đàn ông bận tâm quá nhiều.

Điều này còn thậm tệ hơn với những người đàn ông không có công việc ổn định, hoặc thất nghiệp. Nhóm Nghiên cứu cho rằng: Họ dễ gặp phải cằn nhằn từ vợ hơn (tất nhiên rồi) và khả năng chống chọi lại stress của họ không tốt như những người giàu có, có việc làm. Lý do vì họ có quá ít tài nguyên, quan hệ để xử lý khủng hoảng bên trong.

https://baomai.blogspot.com/

Mặc dù vậy, nhóm Nghiên cứu cho hay: Thống kê trên chỉ có tính chất tham khảo, vì nó phụ thuộc nhiều vào các yếu tố xung quanh. Thế nhưng, họ cũng khuyên các cặp vợ chồng nên xây dựng mối quan hệ lành mạnh, tìm ra phương pháp giải quyết xung đột, để giữ gia đình êm ấm, tuổi thọ kéo dài.

https://baomai.blogspot.com/
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 130 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.361 seconds.