Bài mới Thành viên Lịch Tìm kiếm Hỏi/Đáp | |
Ghi danh Đăng nhập |
Tâm Tình | |
Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình |
Chủ đề: ĐỜI SỐNG GIA DÌNH | |
<< phần trước Trang of 130 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 18/Apr/2018 lúc 1:55pm |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 19/Apr/2018 lúc 10:29am |
Mẹ tôi bán vé số'Con cái ngoại đâu, tụi nó làm gì mà để bà già lếch thếch đầu đường cuối hẻm thế này? Hông ấy ngoại về dang chưn (chân) biểu tụi nó chui lại vô bụng đi!'. 1/. Không phải một mà rất nhiều người nói với mẹ những câu tương tự vậy. Chẳng thể trách người ta ác miệng được, họ nói đúng quá mà. Một bà già đã qua tuổi bảy mươi có lẻ với mười lần sinh nở đáng lẽ phải nằm chăn êm nệm ấm, con cháu cơm bưng nước rót chứ có đâu mòn chân hết đường nọ sang đường kia bất kể ngày nắng như đổ lửa hoặc ngày mưa gió tả tơi. Mới nghĩ tới cảnh ấy thôi đã nghe nhức nhối huống chi người có lương tri tận mắt thấy. Đấy là chưa kể mẹ mồ côi mồ cút thuở còn chưa biết nói, lớn lên lấy chồng mà chẳng nhờ chồng (ba tôi một quãng ở trại cải tạo, một nách mấy con một mình mẹ cõng hết). Khổ trần ai! Đi bán vé số, mỗi buổi chiều về mẹ bải hoải ngồi bệt xuống hè, kiểm tra số vé đã bán, số tiền thực thu, vừa làm vừa viết nhật ký đi bán vé số bằng miệng. Tôi y như cái máy thu, chiều nào cũng ghi âm hết lời mẹ rồi lặng lẽ buồn. Buồn lắm, buồn muốn chết luôn. Từ ngày tôi ôm con về tá túc thì mẹ cũng chính thức gia nhập đội quân bán vé số. Đoạn trường lắm. Khuya dậy, mẹ lục cơm nguội rồi tranh thủ chạy qua bà bán xôi gần nhà mua ba ngàn móc trước cổ xe để dành ăn trưa. Tròng cái xách có ghi "Xổ số kiến thiết" vào cổ, mẹ trầy trật đạp chiếc xe tàng không thể tàng hơn xuống thị trấn "tác nghiệp" - cách nhà chừng 20km. Ngày nào hên thì kiếm được một trăm ngàn, còn bình quân thì mỗi ngày trên dưới năm chục. À, ngày nào số tiền thực thu và số vé bán ra cũng chênh nhau hai vé. Mẹ nói do mình lẩm cẩm thối nhầm hoặc người ta mua một rút hai, cái đó gọi là tai nạn nghề nghiệp nên không buồn. Nhưng buồn chuyện khác, cái nghề bán vé số cũng lắm nỗi niềm. Mỗi chiều về, nếu phải thấy mẹ xác xơ hất chiếc xe vô rào và kéo lê đôi dép vô nhà, tôi đau nỗi đau của cảm giác có tỉ tỉ con bò cạp đang cắn vào những tế bào của thân thể mong manh bách bệnh. Cảm giác này cực kỳ khó chịu, tôi "gắt": - Mẹ đừng đi bán nữa! - Bán vé số cũng như đi tập thể dục thôi. Từ ngày đi bán vé số mẹ thấy cái lưng bớt đau hơn... - Nhưng con mang trọng tội. - Nói xàm! Tội trạng gì, mẹ tự đi chớ ai bắt ai biểu đâu. Cứ để tao làm. Còn đi đứng đùng đùng sao ngồi không được. Ráng đi được ngày nào nữa thì đi chứ đằng nào hổng nằm xuống báo đời báo chướng. Mẹ nói vậy thì tôi cũng bớt đi phần nào cảm giác bất hiếu nhưng mỗi lần tình cờ nghe mẹ kể với ai đó nỗi nhiêu khê mạt hạng của nghề bán vé số, tôi lại không cầm được nước mắt và dứt khoát bắt mẹ nghỉ. - Không đi nữa! Mỗi ngày mẹ bán được bao nhiêu tiền con sẽ trả! - Bây dạy học cũng đói rạt họng. Thân mình lo chưa xong mà đòi lo gì cho mẹ. Tới câu này thì tôi đuối lý. Thật sự đuối. Từng này tuổi đầu tôi vẫn là người vô sản, nhưng cầm lòng không đậu khi tình cờ nghe mẹ rơm rớm nước mắt kể với thím Ba: Tui không xen vào cuộc trò chuyện đang cao trào của người ta để mời mọc rồi cà rà đứng bên khiến khách mất tự do rồi đâm quạu đâu. Tui lựa lúc người ta thảnh thơi mới lại mời, vậy mà mấy đứa đáng tuổi con tuổi cháu mới thấy ló xấp vé số ra là mắng mỏ, đuổi như đuổi tà. - Trẻ giờ nhiều đứa mất dạy lắm! - thím Ba bồi vào, tôi ngồi chết lặng. 2/.Chiều nay mẹ đạp xe về, không phải lê đôi dép như mọi lần mà rớt từ trên xe xuống và gục luôn ngoài ngõ. Con trai tôi hoảng quá, khóc mếu ngoại ơi ngoại hỡi, tôi lật đật chạy ra dìu mẹ vào. Nằm một chập rồi mẹ ngồi dậy, không phải rơm rớm xót xa như mọi khi mà tỉnh bơ kể: - Có một cậu thanh niên bảo đêm ngủ có ông già tóc trắng như Tiên báo mộng. Tiên cho đích thị năm số đến khi tỉnh dậy vẫn còn nhớ nên quyết chí mua lốc mười. Cậu còn hứa cứng khừng "con mà trúng con tặng ngoại một tờ". Lấy vé số rồi không đưa tiền mà gãi đầu lột chiếc nhẫn nói: "Nhẫn cưới nhưng kẹt quá nên đành đưa ngoại. Ngoại vào tiệm vàng đổi, số tiền thừa con làm quà tặng ngoại già nua khốn khổ". Chàng trai nói xong thì phóng xe cái vèo. Mẹ lò dò cầm nhẫn tới tiệm vàng mới biết đồ... giả. Nghe mẹ kể hết, tôi tức quá gắt: - Nghỉ bán đi. Ở nhà với con, có mắm ăn mắm có muối ăn muối. - Cứ thấy khó là bỏ thì đâu có được. Hôm nay gặp người xấu thì ngày mai sẽ có quý nhơn thôi. Nguyễn Thị Bích Nhàn |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 21/Apr/2018 lúc 7:45am |
Nỗi Lòng Dâng Mẹ Việt Nam ! Bốn mươi ba năm rồi
Dâng lên MẸ - xin vuông tròn Đạo Lý. |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 24/Apr/2018 lúc 8:18am |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 26/Apr/2018 lúc 11:17am |
Vượt Thoát <<<<<Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 26/Apr/2018 lúc 12:20pm |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 30/Apr/2018 lúc 2:17pm |
Người Lính Già Chỉ Mờ Đi
Trong ánh sáng dìu dịu của ngọn đèn chong nhỏ, tôi thấy
Ba tôi ngồi như một cái bóng mờ. Tôi rón rén đến gần. Ba nhìn lui. Tôi hỏi nhỏ:
“Sao Ba không mở đèn sáng lên hở Ba?”
“Ba xong rồi.”
Tôi đặt tách trà gừng lên bàn, liếc nhìn màn hình computer. Chỉ có tấm ảnh gia
đình, Ba thường cho nó “hiện lên” sau khi đã làm xong việc. Tôi hơi mỉm cười, mừng
vì Ba có thể nghỉ ngơi sớm.
Tôi kéo một chiếc ghế lại để ngồi gần Ba. Ba hỏi:
“Hôm nay chuyến đi của con thế nào?”
“Kể Ba nghe.”
“Chỗ nursing home này vui vì có nhiều người Việt. Họ cùng ca hát với mình vì những
bài hát khá quen thuộc với họ. Mà buồn vì cũng có nhiều người không thể thưởng
thức, không thể hòa mình được. Họ ngồi ủ rũ, lờ đờ.”
“Tội nghiệp! Nhưng chắc là họ có nghe, có nhận được hở con?”
“Dạ con tin là thế. Bởi vậy con thấy buồn. Nhiều người là cựu quân nhân Ba à!”
Dù đèn mờ, tôi vẫn thấy được Ba nhíu mày. Ba thở dài nhè nhẹ…
“ Ba ơi, nếu có thể quay ngược lại như một cuốn phim, con tưởng tượng những người
đó sẽ đứng lên, vui cười, đàn hát. Họ trở lại thời tuổi trẻ…”
Ba gật đầu:
“Phải, nếu có thể…”
Tôi chợt nhìn Ba thật kỹ. Ôi, nếu tôi có phép thần làm thời gian quay ngược lại,
tôi sẽ thấy Ba của thời trai trẻ. Ba đang ở trong trường lớp. Ba đang ở trong
quân trường. Ba đang ở ngoài mặt trận. Sinh động quá, Ba của tôi! Nhưng đó cũng
chỉ là những điều tôi tưởng tượng ra mà thôi! Vì tôi đâu có thấy Ba những lúc
như vậy ngoài đời thật. Tôi chỉ biết “Ba lúc trẻ” qua những tấm ảnh còn lưu lại,
cất trong quyển album gia đình với những trang giấy bọc plastic đã cũ vàng. Tôi
còn quá nhỏ lúc đi theo Mẹ vào thăm Ba ở nơi gọi là “trại cải tạo.” Lúc đó, Ba
trông rất cằn cỗi mặc dù tuổi còn khá trẻ. Tôi là đứa con gái út, ba tuổi, được
Mẹ bế trên tay khi đi vào trại. Lóc ca lóc cóc đến lần thăm Ba sau cùng tôi đã
là một cô bé mười lăm tuổi. Ba đi hết trại này đến trại khác, trong Nam ngoài Bắc.
Khi Ba ra khỏi trại tù, mái tóc Ba đã bạc hơn một nửa. Ôi! Nếu tôi có thể quay
ngược được thời gian để thấy Ba trẻ lại…
2
Ba chuyển hết những bài Ba viết cho tôi đọc để tôi sửa
lỗi đánh máy nếu có. Đó là những trang quân sử. Ba nói khi còn đi học, Ba rất
say mê môn Sử. Trải qua thời gian sống trong quân đội, Ba càng nặng lòng với
môn này, lúc đó không còn là môn học bắt buộc nữa, mà trở thành một niềm đam
mê. Bây giờ, hằng ngày, hằng đêm, Ba miệt mài viết. Trước thì viết, sau là
“gõ”. Ban đầu các con phụ “gõ” cho Ba, sau Ba tập dùng computer và tự mình gõ.
Bây giờ chúng tôi “gõ” không lại Ba đâu! Ba nói chiếc máy computer đã giúp con
người được tự do. Ba tra cứu tài liệu, kết hợp với kinh nghiệm chiến trường của
Ba, ghi lại những dòng, những trang khiến chúng tôi say sưa đọc. Không chỉ là
những sự kiện, mà còn có trong đó mồ hôi, nước mắt, máu và thịt xương.
Công việc của Ba là một công việc lâu dài. Chưa biết
lúc nào Ba sẽ dừng. Ba thong thả ngồi trước máy, gõ chăm chỉ. Có khi chúng tôi
đưa Ba đi thư viện để Ba xem sách, tìm kiếm tài liệu cho đúng ý. Từ ngày Ba bị
té sái khớp bàn chân, chúng tôi không cho Ba lái xe nữa.
Có khi tôi bắt gặp Ba ngồi trước ảnh của Mẹ, nói lẩm bẩm những gì tôi nghe
không rõ. Đôi lúc Ba mỉm cười thú vị, nhưng cũng có khi Ba lau nước mắt. Ba sống
với kỷ niệm vui buồn. Ba xem như Mẹ còn sống bên Ba. Nhưng Ba lại cũng rất thực
tế, đúng vậy. Ba giúp các con các cháu khi chúng cần đến Ba. Ba không phàn nàn,
không trách móc, không đòi hỏi. Ba nói Ba rất may mắn vì Ba vẫn còn hữu dụng.
Ba nói khi nào Ba yếu quá rồi thì các con đưa Ba vào viện dưỡng lão, vào
“nursing home”. Nhưng anh em chúng tôi không chịu. Chúng tôi dư sức chăm sóc Ba
mà! Tôi là con gái út chưa muốn lập gia đình, tự nguyện chăm sóc Ba. Anh chị
tôi chia nhau ngày nào cũng có người đến thăm, khi Ba bệnh thì ở lại đêm để phụ
tôi lo cho Ba. Chuyện đơn giản như thế.
3
Sau giờ làm, tôi đưa Ba đến viếng đám tang một người bạn
của Ba. Bác ấy mất trong viện dưỡng lão. Thời gian gần đây Ba vẫn có những cuộc
“viếng thăm” như vậy. Ba đứng rất lâu trước quan tài người bạn, Ba nói như thì
thầm với người nằm trong đó. Khi ra về, ngồi vào xe, thấy tôi có vẻ ái ngại, Ba
nói:
“Ba không sao đâu, con gái!”
Tôi nắm chặt bàn tay Ba, an ủi:
“Ba, con biết Ba rất buồn.”
“Phải, Ba rất buồn vì mất một người bạn. Nhưng Ba rất vui vì Ba đã từng có được
một người bạn quý như vậy.”
“Ba!”
“Con biết không, bác ấy là một người “chiến sĩ” đúng nghĩa của nó. Tuy là một vị
chỉ huy, nhưng bác ấy sống gần gũi với anh em trong đơn vị, sống đúng với nghĩa
“chia ngọt sẻ bùi” con ạ. Khi bác ấy qua bên này, bác ấy đi làm cực khổ nhưng vẫn
gom góp gửi tiền về giúp các anh thương binh nghèo khổ trong nước. Bác ấy
thương đồng đội, thương lính như thế!”
Tôi vui lây với lời kể của Ba, tôi nhắc:
“Ba, Ba cũng thương đồng đội, thương lính vậy. Ba chẳng đã nói rằng Ba còn vô số
mảnh nhỏ trong người chưa gắp ra hết, vì Ba che cho lính khi trái mìn nổ.”
Ba cười:
“Ừ, Ba không chết là may!”
Hai cha con về đến nhà. Ba lại ngồi vào bàn viết. Thế mà tôi vẫn cứ lo Ba ủ dột,
buồn phiền. Nhìn Ba ngồi gõ bài, bỗng tôi có cảm tưởng Ba đang chạy đua với thời
gian. Đừng, Ba ơi! Con muốn Ba sống lâu với con!
4
Tôi lại đưa Ba đến một nơi. Là bệnh viện. Ba đến thăm một
thuộc cấp của Ba ngày xưa. Chú ấy vừa qua một cuộc giải phẫu. Dù còn mệt mỏi,
chú ấy tỏ vẻ rất vui khi thấy Ba. Ba hỏi:
“Chú ra sao?”
“Dạ thưa niên trưởng, em… còn sống ạ!
Ba phì cười:
“Tốt!”
“ Niên trưởng coi, còn cái chân để cà nhắc qua ngày mà ông bác sĩ cũng lấy
luôn. Thiệt khổ ghê!”
Tôi nghe quặn thắt cả ruột. Nhưng hai người anh em kia vẫn trêu nhau vui vẻ. Nước
mắt tôi chực trào ra. Chú ấy đã bỏ lại một chân trên chiến trường. Sau này gia
đình bảo lãnh chú qua Mỹ sống cũng tạm yên. Cái chân còn lại, do chú bị bệnh tiểu
đường, bị hoại tử phải cắt bỏ. Từ nay chú sẽ có thêm một người bạn đồng hành là
chiếc xe lăn.
Người vợ mang cháo đến, đút cho chú ăn. Chú còn trêu vợ:
“Anh còn tay mà em!”
Rồi quay sang Ba, chú nói:
“ Em còn may mắn quá phải không niên trưởng?”
Ba gật đầu cười. Tôi thấy trong mắt Ba dâng lên một niềm cảm động.
5
“Con lại đi với Ba chứ?”
“Dạ có, Ba! Anh chị và các cháu cũng đi nữa.”
Lần này là ngày Chủ nhật. Tôi đưa Ba đến nhà sinh hoạt cộng đồng. Đây không những
là nơi có những hoạt động tương thân tương trợ mà còn là nơi tổ chức những sinh
hoạt văn hóa lịch sử để cho lớp trẻ sinh trưởng trên đất Mỹ tìm hiểu về nguồn cội
và không quên mình là người Việt. Theo từng thời điểm trong năm, nhà sinh hoạt
tổ chức lễ giỗ các vị anh hùng dân tộc của Việt Nam. Ba cùng quý vị bô lão thắp
hương trước bàn thờ Tổ Quốc. Rồi Ba chia sẻ một bài nói chuyện về Hồn Thiêng
Sông Núi. Đó là một giá trị thiêng liêng vẫn luôn có trong lòng những người con
dân nước Việt. Nhiều người trẻ sau đó đến gặp Ba để nghe Ba khuyên bảo, tâm
tình.
Và cũng như mọi lần, khi về đến nhà, Ba lại ngồi vào
bàn viết. Ba gõ thư thăm các bạn của Ba ở xa. Tôi mang đến cho Ba một tách cà
phê theo yêu cầu. Ba muốn được tỉnh táo để viết nốt chương sách về những ngày
khói lửa mà Ba có mặt trong đó. Tôi sợ Ba mệt. Nhưng không, Ba gõ một hơi không
nghỉ. Rồi sau đó, Ba kêu tôi lại, bảo tôi ngồi gần bên, nghe Ba nói.
“Tướng Mac Arthur dẫn một câu trong bản ballad nước
Anh, một bản “nhạc lính”, khi ông đọc bài diễn văn tại Quốc hội Mỹ trước khi chấm
dứt binh nghiệp. “Old soldiers never die, they just fade away.” Câu này nhiều
người đã trích lại, đã lấy làm cảm hứng làm thơ, đặt nhạc. Có người thấy câu nói
này đầy tính tích cực, tôn vinh người lính. Nhưng cũng có người cho rằng người
lính khi về già thật là buồn, như một cái bóng mờ nhạt.
“Những người lính Việt Nam ở thế hệ của Ba, bên chiến
tuyến của Ba, có một thân phận rất đặc biệt. Họ đã từng có và rồi như đã mất
đi. Họ mất quê hương. Và có khi họ không còn nhìn ra chính mình. Có khi họ nghĩ
rằng thà chết đi trên chiến trường lửa đạn khi họ còn là người lính trẻ mà hay.
Còn những người lính già, khi sống cuộc đời lưu vong hay ở lại trong nước, họ
có những nỗi buồn riêng. Ba có cái nhìn của Ba. Ba nghĩ xa hơn cái thân phận của
mình. Ba tin rằng Thượng Đế đặt cho mỗi người một nhiệm vụ, và cho họ ánh sáng
để nhìn thấy nhiệm vụ đó. Ba đã chiến đấu với chính mình để thoát ra khỏi sự dằn
vặt đến quằn quại sau chiến tranh, tình xót xa đối với chiến hữu, lòng thương
nhớ quê hương mà mình đã phải bỏ lại mà đi.”
“Con hiểu Ba. Ba ơi, khi con thấy Ba hết lòng gắn bó với
thế hệ trẻ, thương yêu bạn bè đồng đội, con biết người lính già này rất đáng
kính. Ba chọn đứng khiêm nhường như một vai phụ trên sân khấu, chỉ mờ đi, nhưng
là một điểm tựa rất vững chắc cho chúng con. Con hãnh diện lắm Ba à!”
6
Hôm nay đẹp trời, nhưng Ba không đi đâu. Ba dành một buổi
gọi điện thoại cho bạn bè. Xem ra Ba vui lắm. Tôi chỉ “bị nghe lóm” những câu
chuyện của Ba cũng đủ thấy vui theo rồi.
“Ông tướng, còn sống hở? Ông có nghe lời tôi,
"scan" hình gia đình lại chưa? Chưa được hả? Thì kêu “sắp nhỏ” nó
giúp mình. Đời này con trẻ giỏi hơn người lớn rất nhiều. Mình đừng có tự ái,
kêu nó bày cho. Ông mà làm ra cái album gia đình, chắc chắn ông sẽ vui lắm, mà
con cháu sẽ phục ông sát đất. Chúng nó sẽ có tài liệu quý giá về gia đình,
không phải ai cũng làm được đâu!”
“Ông bạn già, khỏe không? Sao, quyển hồi ký của ông viết
đến đâu? Quên cái gì, bảo tôi. Tôi quên cái gì, sẽ tìm trong tài liệu vậy. Trí
nhớ của mình bây giờ nhiều khi không như mình muốn. Nhưng lớp già như bọn mình,
viết hồi ký để lại cho con cháu đọc để biết cái đời của mình ra sao, là điều
đáng làm, và cũng là để “tập thể dục” cho trí óc của mình nữa. Tôi biết tính
ông, thích cái gì trung thực. Viết hồi ký là phải trung thực. Chính vì thế mà
tôi rất quý ông đấy, ông bạn!”
“Em, sao rồi? Vết thương cũ lại hành phải không? Anh
cũng vậy thôi, trời động là nhức lắm. Biết sao hơn bây giờ? Không ai gánh cái
đau giùm cho ai được. Thôi mình chấp nhận em à! Đồng hành với cái đau. Vợ con
em khỏe không? Mấy cháu chắc ra trường hết rồi? Các cháu có việc làm chưa?”
“Em, khỏe không? Gia đình thế nào? Bên nhà trời mưa nhiều
không? Ngõ vô nhà em chắc ngập hết? Cần gì em cứ nói cho anh biết, đừng ngại.
Anh giúp được gì sẽ ráng giúp. Em đừng buồn. Dù cho chế độ đó có ruồng rẫy anh
em, nhưng lòng dân vẫn thương quý và biết ơn anh em.”
Tôi vào bếp nấu nướng một lát, quay lại thấy Ba còn
chuyện trò trên điện thoại. Ba đi qua đi lại, như một ông thầy giáo đang say
sưa giảng bài. Tôi lại được “nghe lóm”:
“Chú à, đến ngày Trời kêu mình đi, thì mình đi thôi. Gánh đời buông xuống. Cốt
sao mình sống cho vui vẻ. Vui với gia đình, con cháu nếu có. Vào nursing home cũng
chấp nhận. Cũng có những người như con gái tôi vào giúp cho mình, an ủi, ca hát
với mình. Ai rồi cũng sẽ ra đi, mình cũng như bao người, không có gì lạ. Chỉ có
một điều khác: đó là mình đã từng là người lính. Tôi hãnh diện về điều đó. Tôi
không oán hận, mà tin tưởng vào tương lai…”
Ba quay lại, nói với tôi:
“Là chú hôm trước mình vào thăm trong bệnh viện đó con! Sức khỏe khá lên rồi. Mới
khoe với Ba là chú ấy đã cầm điện thoại lên, “on air” trên cái đài của chú ấy,
đài nói tiếng Việt. “Chì” thật!”
Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 04/May/2018 lúc 3:39pm |
Nhức Nhối Con Tim
Nhiều
người tưởng rằng, đau tim là bệnh của ai khác, chứ không phải họ. Lầm
to, ai cũng có thể chết bất thần vì đau tim, mà không có một triệu chứng
nào báo trước cả. Đau tim, một trong những bệnh giết chết nhiều người
nhất tại nước Mỹ. Nhờ khoa học tiến bộ, biết đích danh chết vì bệnh tim.
Chứ bên Việt Nam mình thì cứ gọi là "trúng gió", trúng gió mà chết,
nhiều lắm. Bị trúng gió, thì cạo gió, và xoa bóp huyệt đạo lung tung,
cũng cứu được rất nhiều người. Đó cũng là một cách kích động cho trái
tim đập lại, cho máu lưu thông, mà thoát chết. Cái gì cũng là "trúng
gió" cả.
Câu
chuyện "trúng gió" tại Mỹ cũng rất nhiều. Trong sở tôi, có một ông chưa
được 60 tuổi, buổi trưa gục đầu trên bàn và chết mà không ai biết. Ông
bạn ngồi bên cạnh đến lay nhẹ và nói: "Dậy, dậy, trong giờ làm việc mà
ngủ, người ta thấy kỳ lắm". Ông nầy chết trong khi đang làm việc. Đâu
phải công việc khó khăn, mệt nhọc và căng thẳng thần kinh lắm cho cam.
Công việc cũng nhàn nhã, thong dong, không ai thúc hối, thế mà vẫn
chết.
Một
ông khác, tuổi trên 50, còn độc thân, đi ăn trưa về, vừa buớc vào thang
máy, thì quỵ xuống. Bạn đồng nghiệp kêu xe cấp cứu, đến bệnh viện thì
đã chết rồi. Nhiều người ngạc nhiên, vì ông nầy trông trẻ trung, dáng
vóc khỏe mạnh, lanh lẹ và độc thân, không có ai mè nheo, cằn nhằn đến độ
bực mình mà chết.
Một
ông bạn, suốt đời không có triệu chứng gì về đau tim cả. Chỉ có bà vợ
hay la mắng rầy rà làm ông buồn mà thôi. Một hôm ông ngồi đọc báo chờ vợ
trước siêu thị. Bà vợ đẩy xe ra cửa, và nạt ông chồng: "Còn ngồi đó nữa
sao? Không phụ tôi đẩy xe ư? Đàn ông gì mà lười biếng quá". Ông vội vã
đến đẩy xe cho vợ, mới đi được mấy bước thì quỵ xuống. Bà vợ nạt: "Già
rồi mà đi đứng còn hấp tấp, không ý tứ gì cả. Sao không đứng dậy, mà còn
định nằm vạ đến bao giờ?" Thấy chồng nằm vạ lâu, bà cúi xuống kéo áo
ông, thấy hai con ngươi đứng tròng. Bà hốt hoảng la lên. Nhưng không kịp
nữa. Ông đã bị đứng tim chết rồi. Chính bà kể lại và khóc lóc.
Báo
đăng, có ba ông bác sĩ gây mê, chưa đến 50 tuồi, đều chết vì bịnh tim.
Cả ba ông đều không có triệu chứng gì về đau tim. Một ông vừa lái xe về
nhà. Bà vợ ở phòng trên nghe tiếng ga-ra mở cửa. Chờ mãi không thấy
chồng, chạy xuống ga-ra, thì thấy ông gục đầu trên tay lái mà chết. Ông
đã bị đứng tim. Một ông khác, vừa chuyển thuốc mê vào cho bệnh nhân sắp
mổ, thì gục xuống, và đi luôn. Một ông khác, cũng chết đột ngột tương
tự. Đau tim mà chết. Không biết nghề bác sĩ gây mê nầy có lo lắng lắm
không, mà giết chết nhiều người tuổi còn khá trẻ.
Ngày
nay, 50 tuổi được xem là còn trẻ, chứ ngày xưa, vua Khải Định đã ăn
mừng "tứ tuần thượng thọ" rồi đó. Thời nầy, 40 tuổi thì xem như còn xuân
xanh lắm, nhiều anh chưa chịu lấy vợ, nhiều chị chưa chịu lấy chồng, vì
còn trẻ mà, vội chi? Bạn tôi, đi làm việc về, đút chìa vào ổ khóa cửa
mãi mà không được, cứ trật ra ngoài hoài. Rồi bỗng nhiên quỵ xuống trước
cửa nhà. Trong phút nguy cấp đó, anh biết không phải bị "trúng gió",
vội vã mò điện thoại cầm tay, kêu số cấp cứu 911. Anh được chở kịp vào
bệnh viện, và đêm đó, bác sĩ đè ra mổ tim ngay. Cứu anh sống. Nhưng
không làm việc được, tay yếu không lái xe, trí óc không còn sáng suốt.
Vẫn sống bình thường. Hai năm sau, trong khi đang tắm, qụy xuống, và
chết vì tim. Có người phỏng đoán, anh chết vì tắm nước quá mát. Máu dồn
ra ngoài da để bảo vệ thân thể, tim không còn máu, nên "đi" luôn.
Ông
bạn ngồi cạnh tôi, người Mỹ, tuổi chưa được 50, dáng người gầy, thon
thả, mỗi chiều sau khi tan sở, chạy bộ ven bờ sông. Một hôm nọ, vợ ông
không thấy ông về, điện thoại hỏi thăm khắp nơi. Hôm sau điện thoại vào
sở xem ông có đi làm không. Đi tìm mãi, cảnh sát báo cho bà biết, tìm ra
xác ông bên bờ sông. Ông chết vì bị đứng tim.
Một ông bác sĩ mổ tim, tập thể dục mỗi ngày. Cũng không có triệu chứng
gì trước về căn bệnh tim. Hôm đó ra sân quần vợt. Vừa đưa vợt lên, thì
té qụy xuống, và chết luôn. Không cứu kịp. Một ông khác, trưa nào cũng
lái xe đến sở của cô con gái, để cha con cùng đi ăn, và chuyện trò cho
vui. Một hôm, trên đường đi, ông thấy đau trong ngực, và biết cần cấp
cứu ngay. Ông rán hết sức, lái xe đến thẳng phòng cấp cứu của bệnh viện
và khai là đau tim. Nhân viên bệnh viện thấy ông còn lái xe được, và để
ông chờ. Chờ lâu quá, ông chết ngay trong phòng làm hồ sơ tiếp nhận cấp
cứu. Đáng ra, ông phải dừng lại, và kêu xe cấp cứu ngay. Bởi lái xe,
nguy hiểm cho người khác nếu ngất xỉu trên tay lái. Hơn nữa, nếu đi xe
cấp cứu, bệnh viện sẽ cứu ông ngay khi mới vào.
Nhiều người rất sợ vào nằm chờ trong phòng cấp cứu của bệnh viện. Vì
trên đường thì xe hú còi ầm ỉ, gấp gáp lắm, nhưng khi đến bệnh viện, thì
để cho người bệnh nằm chờ dài cổ ra, chờ cho chán chê, mà chẳng ai dòm
ngó đến. Rồi chán nản quá, họ đứng dậy, ra về mà không cần báo cho bệnh
viện biết.
Bạn tôi, buổi tối ngồi xem truyền hình với đứa con trai. Khi hết phim,
cháu đến thức bố dậy đi ngủ: "Bố ơi, hết phim rồi, vào đi ngủ." Lay hoài
không thấy bố dậy. Cháu bé khóc: "Bố đừng làm con sợ." Và bạn tôi đã
chết tự bao giờ mà không biết. Chỉ có hai bố con sống với nhau. Tội
nghiệp thằng bé, không biết phải làm gì trong tình thế đó. Nhiều trường
hợp khác nữa, thấy tận mắt, nghe tận tai, nhiều quá không kể hết được.
Thế mà, tôi cũng như mọi người khác, cứ tưởng bệnh tim là bệnh của ai,
chứ không phải của mình.
Y hệt chuyện chết chóc, ai đó chết, chứ mình thì không, như sống mãi muôn đời.
Nhiều năm trước, khi đi ra ngoài trời lạnh, tôi cảm thấy nhói nhói trong
tim. (Nói theo bạn tôi, là cảm thấy đau nhè nhẹ như khi bị phụ tình).
Tôi cũng không cần báo cho bác sĩ biết. Một hôm đi khám bệnh, trong lúc
nói chuyện đùa cho vui, tôi tiết lộ cái "nhói nhói như bị phụ tình" đó.
Ông bác sĩ nầy tử tế, đưa tôi đi đo tâm động đồ. Không biết sao hôm đó,
tâm động đồ của tôi bất thường, lặng đi hai nhịp. Nhiều người cho biết,
bình thường thì cảm thấy tim đau, nhưng khi đo nhịp tim, thì tim đập
bình thường, nên không có dấu hiệu nào cả, bác sĩ cho là tim đập bình
thường. Sau đó, tôi được đưa đi thử nghiệm nhiều cách khác nữa. Làm luôn
cả thử nghiệm "phóng xạ" (nuclear scanning), bơm chất cản quang vào
máu, và soi xem các cơ tim hoạt động ra sao. Tôi được nằm và chuồi vào
một cái máy, như sắp phóng tôi vào trong không gian, ở các phim giả
tưởng. Sau đó, được xét nghiệm bằng siêu âm xem các van tim hoạt động có
bình thường không. Bác sĩ gia đình nói cho tôi biết, có một mạch máu
rất nhỏ dưới đáy nhọn của tim bị nghẹt nhẹ.
Về
sau, tôi nói điều nầy với ông bác sĩ chuyên môn bệnh tim, ông cười và
mĩa mai tôi. Vì các thử nghiệm đó, không thể kết luận nghẹt mạch máu
tim. Chỉ khi nào làm thử nghiệm soi mạch máu (angiography) mời biết rõ
có nghẹt hay không. Bác sĩ gia đình cho tôi uống thuốc trừ mỡ trong máu
(cholesterol), uống mỗi ngày, uống đều đều. Một hôm tôi đọc được tài
liệu cho biết, uống thuốc trị mỡ lâu ngày, có thể đưa đến bệnh gan trầm
trọng. Bạn tôi cũng dọa tôi về bệnh gan, đưa cho tôi nhiều thống kê đáng
sợ về những người bị hư gan vì uống thuốc đau tim. Có lẽ tôi thiên vị,
thương lá gan hơn thương trái tim, cho nên tôi ngưng uống thuốc trừ mỡ.
Sau đó, tôi thường nghĩ, đâu cần uống thuốc trừ mỡ, không uống, tôi vẫn
sống nhăn răng ra đây, có can gì đâu. Cho đến một hôm, tôi thấy cánh tay
trái mỏi trong bắp thịt, hơi tê tê, nhói nhói. Tôi tưởng vì cắt tỉa mấy
cây hường mà ra. Nếu đau tay vì tỉa hoa, thì phải đau tay mặt mới đúng,
nhưng tôi cố giải thích sao cho tự yên tâm mình. Nghĩ rằng, rồi bắp
thịt sẽ hết đau. Nhưng sau đó, nhiều hôm đang tập thể dục nữa chừng, thì
mệt dữ dội, phải ngưng tập năm bảy phút mới tập lại được. Sau đó, mỗi
lần xách cái gì nặng, cũng mau mệt khủng khiếp. Những lúc đi ra ngoài
trời lạnh, thì mệt ngất, đi không được, phải quay về. Thêm vào các triệu
chứng đó, là thỉnh thoảng nghe nhói trong tim, ở ngực, nhưng không xác định được chắc chắn đau chỗ nào. Có đêm đang ngủ, nghe nhói tim thức giấc dậy. Những lúc nầy, là tim đau, nếu được "thăng" ngay, thì khỏe khoắn và nhẹ nhàng lắm. Không đau dớn chi nhiều cả.
Với những lời khai bệnh như trên, ông bác sĩ gia đình vẫn cười, cho rằng chưa đáng chuyển
qua bác sĩ chuyên môn, và chỉ cho uống thuốc. Dù ông nầy rất tử tế, rất
tốt. Khi tôi khai có ngày bị đau nhói trong ngực và mệt đến hai ba lần,
ông mới chuyển qua bác sĩ chuyên môn về tim. Qua lời khai, ông bác sĩ
nầy biết ngay là tôi bị nghẽn mạch máu tim. Ông giải thích, và cho tôi
biết có 3 cách chữa trị.
Thứ nhất là uống thuốc để cầm cự. Thuốc không chữa được bệnh, mà chỉ làm
mạch máu giản to ra, cho máu dễ lưu thông hơn, khi nào không uống
thuốc, thì mạch máu không gỉản, và lúc đó có cơ nguy.
Cách thứ hai là đút vào chỗ nghẽn một cái ống kim loại như cái lò xò
lưới, rồi cho ống phình ra, ép chất mỡ vào thành mạch máu, để máu có thể
lưu thông qua "ống cống" đó.
Cách thứ ba, là lấy ống tĩnh mạch ở chân, rồi nối bắc cầu băng qua chổ nghẽn, cho máu lưu thông theo đường mới.
Cả ba cách, chất mỡ vẫn còn nằm đó, nguồn bệnh vẫn còn đó, nhưng máu
huyết được lưu thông, thì bớt đau, hoặc bớt nguy hiểm cho tính mạng. Ông
hẹn ngày, và nói sẽ đút cái "ống cống" vào mạch máu cho tôi, dễ lắm,
chưa đầy nữa tiếng thì xong. Chỉ nằm bệnh viện một hôm rồi về nhà. Tôi
yên chí lớn. Sá gì một hai cái ống kim loại nằm trong thân thể. Đúng
ngày hẹn, ông bác sĩ cho đè tôi ra, cắt mạch máu ở háng, đút cái ống
thông lên tận tim. Thật lạ, tôi không thấy đau đớn chi cả. Chỉ khi ông
bơm thuốc nhuộm vào mạch máu qua cái ống, thì cảm thấy nóng nóng, ấm ấm.
Tôi nhìn vào màn truyền hình, thấy màu đen tỏa ra nhiều nhánh như hệ
thống thượng nguồn của sông rạch. Ông bác sĩ chỉ cho tôi chỗ mạch máu bị
nghẹt. Ông nói, mạch nầy đã nghẹt 100% nếu không thì sẽ thấy máu đi
vòng qua bên kia. Ông cho biết hai mạch bị nghẹt nặng, một mạch khác bị
nghẹt 60%. Không thể đặt "ống cống" thông (sten) được. Ông cắt cử bác sĩ
giải phẩu cho tôi, và định luôn ngày mổ banh ngực. Tôi cũng hơi ngạc
nhiên, và không ngờ tình trạng trái tim của mình tệ đến thế. Rồi tôi làm
đủ các thủ tục. Được dặn dò điều gì phài làm trước ngày lên bàn mỗ. Cho
tài liệu đọc, để biết sơ sơ về mổ cái gì, mổ ra làm sao, và làm cái gì
trong lúc mổ.
Để biết lý lịch và kinh nghiệm của ông bác sĩ sắp giải phẩu cho tôi, tôi
mở internet ra, vào Google, rồi đánh máy tên ông bác sĩ vào. Mở cái web
có tên ông ấy ra, tôi sẽ biết rỏ năm sanh, học trung học ở đâu, đại học
ở đâu, tốt nghiệp năm nào, làm ở nhà thưong nào bao nhiêu năm, làm gì,
đưọc huy chưong, tưởng thưởng nào. Tôi không ngờ, ông bác sĩ sẽ mổ cho
tôi, là trưởng khoa tim ở bệnh viện tôi sắp nằm, và ông nầy có rất nhiều
kinh nghiệm trong việc mổ tim.
Tôi
về nhà, lục internet xem về mổ tim. Qua mạng lưới Google, tôi tìm mục
mổ tim (open heart surgery), tìm ra được rất nhiều bài viết, phim chiếu
rất rõ ràng, hay. Có nhiều mục chiếu video cuộc mổ tim. Chiếu từ khi
rạch ngực, cưa đôi cái xương sụn nối với các xương lồng ngực, banh lồng
ngực ra, và khâu vá, mổ, đóng lại. Xem thì hơi ớn, vì thấy ghê quá, banh
toác bộ xương sườn ra, mà mằn mò, khâu vá như một ông thợ may vụng về
tập may, trong khi trái tim vẫn đập thoi thóp co bóp. Nếu không "cóc
cần" mọi sự, thì e cũng lo lắm. Ai sắp mổ ngực, nếu sợ chết, thì đừng
xem các video nầy mà sợ. Không thấy, không biết, thì yên tâm hơn. Đỡ
sợ.
Trước khi mổ tim mấy ngày, bệnh viện dặn dò tôi làm phải giữ gìn sức
khỏe kỹ lưỡng, đừng để bị ho hen, cảm cúm, Vì nếu bị bệnh khác, thì cuộc
mổ sẽ hoãn lại, hoặc bị nhiểm trùng trong khi mổ, rất khó bình phục và
nguy hiểm. Họ phát cho tôi khá nhiều tài liệu để đọc, nhiều giấy tờ dặn
dò làm việc gì trước, việc gì sau, phải ghi xuống giấy để nhớ theo thứ
tự. Cái bàn của tôi, vung vải giấy tờ lộn xộn. Biết là có thể "đi đong"
cái mạng già trong cuộc giải phẩu, tôi làm một bảng liệt kê nhắc nhở và
dặn dò bà xã phài làm gì, làm gì, nếu tôi không còn nữa. Điều cần nhất
là đừng có khóc lóc, buồn bả, vì chết cũng là một tiến trình của đời sống. Đừng có làm đám tang um sùm, đừng tụng kinh gõ mõ cầu siêu, cũng đừng cáo phó, đừng vòng hoa, đừng hòm tốt. Giản dị đem thiêu, rồi lấy tro. Sau đó, làm gì với mớ tro đó cũng được.
Trước khi mổ mấy hôm, tôi giữ gìn vệ sinh kỹ lắm. Mặc thật ấm áp, ăn
uống điều độ, ăn chất hiền lành, ngủ nghê đầy đủ. Ít dám đi ra ngoài,
tránh đám đông. Thế mà trước khi mổ hai hôm, gia đình đứa cháu kêu điện
thoại, nói là còn chừng bốn mươi lăm phút nữa thì sẽ ghé thăm. Họ đi xa
bốn trăm dặm để thăm tôi, lẽ nào từ chối được. Họ nói là nghe cậu sắp đi
mổ, đến thăm và chúc may mắn. Tôi và vợ vôi vã dọn dẹp lại căn phòng
khách bừa bãi, lộn xộn, quét nhà, lau chùi, đang bệnh mệt, lại mệt thêm,
giữa mùa đông mà mồ hôi vã ra. Mấy lần vợ chồng mệt quá, gắt nhau. Cả
gia đình đưá cháu gồm năm người, vừa ho hen, vừa hít mũi sụt sịt. Họ
ngồi trong phòng khách mà nhảy mũi lia lịa, làm bà xã tôi sợ hải, tái
mặt. Tôi cũng ngại mình bị nhiễm bệnh, chỉ cười mà không dám nói ra. Họ
ngồi chơi chừng một tiếng đồng hồ. Tôi cũng mệt lắm, nhưng không dám đi
nằm. Sau khi gia đình đứa cháu đi rồi, chúng tôi vội vàng bày lại giấy
tờ cần thiết ra bàn lại, và nhất định không bốc điện thoại. Ai kêu cũng
không bắt. Bệnh viện có gì khẩn cấp thì nhắn lại trong máy. Bây giờ, tôi
mới có cái kinh nghiệm là đừng đi thăm ai trước khi họ sắp lên bàn mổ, và đừng thăm họ sau khi họ mổ xong về nhà.
Vì thời gian nầy, sức khoẻ của họ rất mong manh, rất dễ bị nhiễm trùng
từ người khác. Vã lại, họ đang mệt, đừng làm họ mệt thêm, mình thì vì
thương mến họ, đến thăm viếng, nâng đỡ tinh thần, và nếu không thăm, thì
sợ bị trách là vô tình. Nhưng nếu chờ họ bình phục rồi đến thăm thì tốt
hơn, vui hơn.
Bệnh viện hẹn tôi 5 gờ sáng. Tôi phải dậy lúc 3 sáng giờ sửa soạn, 4 giờ
thì anh bạn hàng xóm lái xe đưa tôi đi. Đến nơi, bệnh viện còn đóng
cửa. May nhà tôi không xa bệnh viện, có nhiều bệnh nhân phải ngủ tại
khách sạn đêm trước đó, để kịp giờ hẹn. Những y tá, nhân viên làm thủ
tục giấy tờ trước khi lên bàn mổ rất dịu dàng, vồn vã, tử tế. Cũng làm
cho tôi cảm thấy vui trước khi lên bàn mỗ. Nhắc tôi rằng, đời còn có
nhiều người dễ thương lắm. Một ông y-tá già, cầm cái dao cạo điện, hỏi
han tôi ngọt ngào, và ông bắt đầu cạo lông lá cho tôi, cạo từ dưới háng
cạo lên bụng, ngực. Trơn tru, sạch sẽ. Ông vừa cạo vừa mĩm cười. Sau đó,
tôi được đẩy vào phòng mỗ. Trên đường vào phòng mỗ, tôi nghĩ rằng, mình
đã về hưu được đúng hai năm, đã được nghỉ ngơi, thong dong, đi chơi,
vui thú, làm biếng, không lo lắng, không bận rộn, nhàn nhã, thảnh thơi.
Thế thì hôm nay, nếu cuộc giải phẩu thất bại, cái thân nầy được chở
xuống nhà xác, thì cũng khỏe, không có gì để tiếc nuối cả. Nghĩ thế, tôi
sướng quá, và cười thành tiếng. Ông y-tá đẩy xe ngạc nhiên, chắc chưa
thấy một "thằng điên" nào vui vẻ cười tươi như vậy trước khi được mổ
tim, nguy hiểm đến tính mạng. Ông hỏi tôi cười cái gì, giờ nầy mà còn
cười được, không lo lắng hay sao. Tôi cho ông biết lý do tại sao tôi
cười sung sướng, ông vỗ vào chân cái bộp, và khen tôi chí lý.
Thực tâm mà nói, thì sống chết đối với tôi, cũng không quan trọng lắm.
Không chết trẻ, thì chết gìa. Không chết bây giờ, thì sau nầy cũng chết.
Con người phải già, phải chết, để cho các thế hệ trẻ lớn lên thay thế,
thế giới sung sức hơn. Cứ thử giả dụ như, con người không chết, thì bây
giờ, cả thế giới đầy cả người già lụ khụ, già chiếm chín phần, trẻ chỉ
một phần. Thế giới nây toàn ông bà già mấy trăm tuổi, chống gậy lê từng
bước, xe lăn đầy phố phường, đường xá. Thế thì lấy ai mà sản xuất, nuôi
nấng nhân loại. Bởi vậy, tôi bình tỉnh, và nghĩ rằng được sống cũng vui, mà được chết, cũng vui không kém.
Vào phòng mỗ, từng y tá tự đến giới thiệu tên tuổi, và cho tôi biết phần
hành của họ. Tôi cũng vui vẻ chào, nói vài lời xả giao bình thường. Khi
bác sĩ gây mê đến, xưng danh, và nói cho tôi biết, ông sẽ chuyền thuốc
mê cho tôi. Tôi chỉ kịp chào xã giao, và sau đó, mê man ngay, không còn
biết trời trăng chi nữa cả. Giá như, có chết khi đó, thì cũng được nhẹ
nhàng, êm thấm, mau và tiện lắm. Tôi hoàn toàn không biết việc gì đã xẫy
ra.
Chừng mười giờ sau, tôi mơ màng tỉnh dậy trong phòng "hồi sinh". Nghe
tiếng bà y tá kêu lớn, và vặn nhạc lớn, kêu tôi mở mắt ra, đừng nhắm mắt
lại. Tôi cố gắng hết sức, mà hai mí mắt cứ kéo trì xuống, cứ he hé chút
xíu, lại bị nhắm lại. Tôi cũng nhớ là mình đang qua cuộc giải phẩu tim.
Nghe tiếng bà xã tôi phụ kêu với bà y tá, tôi cố gắng mĩm cười cho vợ
yên lòng. Nhưng không biết miệng có cười được hay không. Khi tôi mở mắt
đưọc, tôi thấy bà y tá, bà chị tôi và bà xã đang đứng bên giường lo
lắng. Tôi đếm được hai mươi mấy cái ống nối vào ngực, vào họng, vào tay,
vào mũi, và có tiếng xì xèo của cái máy bơm nào đó, mà tôi tưởng đâu
bên cạnh giường có cái hồ nuôi cá, máy bơm nước đang chạy. Tôi thầm
nghĩ, thế là cũng chưa "đi đong" cái mạng già được. Thuốc mê làm tôi hơi
buồn nôn và chóng mặt.
Suốt đêm hôm đó, một bà y tá da den, mập ú, thức và chăm sóc tôi. Chừng
mươi phút, mười lăm phút, bà vào châm thêm thuốc vào bình dang treo,
châm thêm máu, xem lại biểu đồ nhịp tim, ghi chú vào sổ. Công việc liên
miên, không biết thủ tục bắt buộc, hay bà là người có lương tâm, nên làm
việc hết lòng. Rồi rút máu tôi, tiêm thêm thuốc, nhiều lần kê lại gối
nằm sau lưng tôi, hỏi han tôi rất tử tế, dịu dàng. Cổ tôi khô như đốt.
Bà cho tôi cục nước đá nhỏ như viên kim cương, ngậm trong miệng cho đỡ
khát. Khi đó, đúng là quý viên kim cưong ngậm trong miệng. Không được
uống nước. Tôi khôi hài, tự ví bà y tá là Đức Bà Quan Âm đang ban giọt
cam lồ (cục nước đá) cho người khổ nạn. Suốt một đêm, bà không ngủ, loay
hoay quanh giường tôi. Tôi thật tình cảm động. Có những người vì nghề
nghiệp, chỉ làm cho xong bổn phận, làm vừa phài thôi. Bà y tá nầy, làm
với cả tấm lòng, tưởng như tôi là thân nhân ruột thịt trong gia đình.
Vừa mổ xong chiều hôm qua, mà sáng nay, lúc 5 giờ sáng, y tá đã bắt tôi
ngồi dậy trên ghế, dây nhợ lòng thòng hơn hai chục sợi dính từ mũi,
miệng, ngực, bụng, chim. Tôi không thể tưởng tượng được, có là muốn hành
hạ bệnh nhân chắc. Mệt và chóng mặt lắm. Bà y tá bảo tôi phải ngồi như
vậy trong một giờ đống hố. Ngồi được chừng 25 phút, hết sức chịu đựng,
tôi xin bà cho nằm, vì mệt quá.
Nằm phòng hồi sinh được hai đêm, sáng hôm sau họ đẩy tôi xuống phòng
bệnh thường, và bắt tôi tập đi bộ mỗi ngày và tắm. Khiếp, vết thương dài
hơn hai tấc, còn rỉ máu còn tươi , và nhiều cái lỗ trên ngực, có ống
lớn bằng ngón tay nối từ trong tim, trong phổi lòng thòng ra ngoài, dính
với cái máy, cái bình. Thế mà bắt tôi tắm vòi sen, tắm xong y tá dùng
khăn chậm khô ngực, không dám lau. Trước khi đi mổ, bà xã tôi ép ăn, để
có đủ sức khỏe mà qua cuộc giải phẩu. Tôi ăn cho vợ vui. Nhưng sau khi
mổ xong, bị bón. Cái ruột già căng cứng như muốn nổ ra. Ba bốn ngày
không đi tiêu được. Không được rặn, vì sợ các mối chỉ may tại nơi mổ
bung ra. Hai y tá cho tôi uống nước trái mân đen, cũng không hiệu quả.
Tôi phải dùng đến thủ thuật đề cho phân ra, mà cũng vô hiệu. Cái bụng
cứng ngắt, rất đau đớn, khó chịu. Y tá cũng không giúp tôi được gì. Đêm
nằm trên giường, tôi nghĩ thầm, chắc mình không chết vì bệnh tim, mà
chết vỉ vỡ ruột già. Cứ lăn lộn mãi, có khi thiếp đi chừng năm phút. Tôi
gần như mê sảng.
Trong thời gian đau ốm, bịnh hoạn, khi nào tôi cũng giữ được tinh thần
khôi hài, ngạo nghễ, xem thường, thế mà hôm nầy, tinh thần tôi xuống
lắm. Khi nữa đêm, tôi hé mắt ra, trong bóng mờ, thấy một bà y tá da đen.
Lúc nầy là đổi phiên trực gác của các y tá chăm sóc con bệnh. Ngọn đèn
phiá sau người y tá làm thành một vòng hào quang trên đầu bà. Tôi vốn
không tin theo một tôn giáo nào, và cũng chẳng tin vào thần thánh, nhưng
buột miệng thều thào hỏi: "Có phải bà là thiên thần mà Thượng Đế gởi xuống để giúp tôi không?"
Bà cười, nhẹ nhàng đặt tay lên trán tôi, và hỏi, bà có thể làm gì để
giúp tôi không. Tôi nói với bà, là tôi có cảm tưởng cái ruột già của tôi
sắp nổ tung vì bón mấy hôm nay. Bà mau mắn cho tôi thuốc nhét hậu môn.
Không kết quả. Bà bảo tôi nằm nghiêng, co chân, và trải nhiếu khăn ra
giường, quấn nhiều khăn làm vòng đai bao quanh vùng khăn trải. Rồi bà
đưa ngón tay vào hậu môn, mà móc phân ra từ từ, từng chút một. Cẩn thận,
nhẹ nhàng. Khi phần cứng của phân moi ra hết, thì phần bên trong chạy
phọt ra. Tôi thấy người nhẹ như đang bay bổng lên không trung. Như trên
vai mọc cánh, đang bay lượn giữa trời. Khỏe hẵn. Bà y tá dọn giường, và
cho tôi viên thuốc ngủ. Tôi cám ơn bà. Nụ cười trên môi bà hiền từ làm
tôi liên tưởng đến những bức tượng Quán Thế Âm Bồ Tát. Tôi nắm lấy tay
bà mà cám ơn. Dù đã được uống viên thuốc ngủ, nhưng khi bà đi rồi, tôi
vẫn cảm động thao thức mãi. Nằm không yên, tôi lấy giấy bút, trong cơn
xúc động vì lòng tử tế, vì tình người lai láng, tôi viết một bài thơ,
nhan đề là "Belinda", tên của bà y tá. Có lẽ cũng là loại thơ con cóc. E
rằng, lời lẽ cũng ngô nghê như một ông ngoại quốc làm thơ bằng tiếng
Việt. Viết xong bài thơ, tôi yên tâm ngủ một giấc dến sáng.
Đêm hôm sau, tôi đưa cho bà. Đọc xong, bà cảm động, ôm tôi mà khóc. Bà nói riêng cho tôi biết, bà là nữ Mục Sư đang điều hành một nhà thờ tin lành trong thành phố nầy. Đúng là bà có trái tim của một nữ Thánh. Có lẽ, trước khi đi mổ lớn, chỉ nên ăn thức ăn lỏng, đừng ăn chất đặc, chất xơ,
vì thế nào cũng bị bón. Ông bác sĩ giải phẩu cho tôi cũng rất tử tế.
Nhiều hôm sau ca mổ, đã 9 giờ đêm, ông còn ghé thăm tôi, hỏi han kỹ
lưỡng, dịu dàng. Cái lưng ông còng xuống, có lẽ do cứ cúi xuống lâu trên
bàn mổ mải thành còng lưng. Tôi nghĩ, đa số những người làm việc trong
bệnh viện nầy, ngoài mục đích mưu sinh, còn cả một say mê nghề nghiệp,
và cả tấm lòng nhân từ.
Sau khi mổ, vết cắt lớn, mà tôi không thấy đau đớn, nhức nhối gì cả. Hồi
phục rất mau, vết thương kéo da cũng nhanh, làm các y tá và bác sĩ ngạc
nhiên. Cũng nhờ một ông bà con có kinh nghiệm dặn, khi nào cảm thấy đau
nhức sơ sơ, thì xin thuốc giảm đau ngay, đừng để cho đau quá, vì phải
có thời gian, thuốc mới hiệu nghiệm. Trong thời gian dưỡng bệnh, tôi ráo
riết ôn lại tiếng Pháp để chuẩn bị đi chơi Âu Châu, nên cũng không có
thì giờ nghĩ đến bệnh, đến đau đớn.
Dẫm
lên chân bác sĩ, tôi viết sơ về các bệnh dau tim, như múa một đường
quyền hoang dại. Sách viết rằng, bệnh liên quan đến tim, rất nhiều khi
là "những bước chân âm thầm", không báo trước. Bệnh tim có nhiều loại khác nhau. Thông thường nhất là suy tim, nghĩa là tim không chuyển vận máu đủ cho nhu cầu.
Cứ 100 ngưòi Mỹ, thì có 1 người bị bệnh nầy. Nước Mỹ có hơn 2 triệu
người suy tim. Tốn phí bệnh viện rất lớn. Trong một năm, những người bị
suy tim chết đến 15%, Kế dến đau tim bẩm sinh, sinh ra đã bị đau
tim rồi, vì cấu tạo tim mạch không được bỉnh thường. Cứ 1000 em bé sinh
ra, có đến 6 đến 8 em bị đau tim bẩm sinh. Bệnh nầy chữa được, bác sĩ sẽ
mổ và điều chỉnh lại. Sau nữa là nghẽn mạch máu tim và động tim.
Một năm có hơn 1.5 triệu người Mỹ bị bệnh nầy. Sẽ có hơn 500 ngàn ngưòi
chết, và khoảng 300 ngàn người đưọc mổ tim. Kế đến là bệnh tim đập sai nhịp và bất tỉnh. Sau đến là van tim bị hư hỏng, rồi đến bệnh mạch máu bị thương tật, bị phình, teo. Cuối cùng là màng bao tim bị bệnh.
Ai muốn biết rõ hơn, xin vào thư viện mượn cuốn "Mayo Clinic Heart Book"
mà đọc, rất hay, viết cho người thường đọc. Kinh nghiệm của những người
đau tim cho biết, khi có ít hay nhiều triệu chứng sau đây, thì đừng nên
coi thường: đau ngực, thở gấp, hay mệt, sưng, bất tỉnh, nhức đầu lâm
râm, nhịp đập tim bất thường, tê tay hay chân, màu da không bình
thường, té xỉu, thay dổi bất chợt về thị giác, nói năng, và cảm xúc.
Khi nào thì nên đi bác sĩ? Khi triệu chứng đau tim mới có, triệu chứng
càng lúc càng nặng, triệu chứng trở nên trầm trọng, triệu chứng làm
thành lo lắng, triệu chứng tái diễn. Những người yêu nhiều thì thường bị
nhói tim, không biết có chuyển qua bệnh đau tim không. Nhưng những người ăn nhiều chất béo bổ, chắc chắn sẽ đau tim,
cho nên có rất nhiều người sợ các chất béo, ngọt, mặn, như sợ thuốc
độc. Lo lắng, bị áp lực, muộn phiền nhiều cũng sinh ra đau tim. Bởi vậy,
có ông Mỹ đau tim nằm chung bệnh viện với tôi, nói đùa rằng: "Bà nào muốn làm goá phụ sớm, thì cứ cằn nhằn ông chống cho nhiều vào, rồi thế nào cũng được mãn nguyện sớm." Mấy bà nghe, háy nguýt ông sắc như dao chém./.
Tràm Cà Mau
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Nhom12yeuthuong
Senior Member Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7120 |
Gởi ngày: 09/May/2018 lúc 6:45am |
Mẹ Bác SĩBà Mậu thoải mái ngồi đợi ở phi trường LAX, bà biết rằng 1 tiếng đồng
hồ nữa, khi hết giờ ở phòng mạch thì con trai bà mới đến đón. Hai vợ
chồng nó đều là bác sĩ, đều bận rộn nên sự chờ đợi vẫn là đặc ân và hãnh
diện đối với bà. Con gái bà Mậu đã đến chở mẹ ra phi trường. Xe về tới khu nhà của Thông, phải qua một cổng security mới vào trong, nơi có những ngôi nhà đẹp đắt tiền. * Buổi chiều thứ bảy vợ chồng Thông đều nhận khám ít bệnh nhân, phòng
mạch đóng cửa sớm, để gia đình quây quần bên nhau. Họ thích ra biển để
thư giãn sau một tuần lễ căng thẳng bù đầu vì công việc. * Cả nhà còn đang ngủ muộn vì chiều qua chơi biển thật lâu và vui, sau khi ăn uống nhà hàng cho đến tối khuya mới về đến nhà. Nguyễn Thị Thanh Dương
|
|
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
IP Logged | |
Nhom12yeuthuong
Senior Member Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7120 |
Gởi ngày: 11/May/2018 lúc 6:36am |
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
IP Logged | |
Nhom12yeuthuong
Senior Member Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7120 |
Gởi ngày: 14/May/2018 lúc 11:13am |
Mình ơi! Đêm sương lạnh trời trở gió. ***
Nhớ ngày nào cuộc mưu sinh vất vả
Những buổi cơm mắm muối với dưa cà
Chẳng hề thịt thà , chẳng hề có cá
Nhưng nhà ta nhiều nụ cười rôm rả.
***
Khi cuộc sống trong nhà vừa kha khá
Những buổi cơm có cá lẫn có gà
Có canh chua có cả bát tương cà
Anh những tưởng, từ đây đời thong thả.
***
Nhưng cuộc sống dòng đời trôi nghiệt ngã.
Nó cuốn đi bao đắm đuối yêu thương
Nó cho ta ôi cuộc sống chán chường
Bởi cơm áo gạo tiền cân đong đếm
***
Anh mong ước nếu thời gian trở lại
Tuy có nghèo nhưng hạnh phúc bên nhau.
Thôi ta đừng mộng ước vói trèo cao
Để thêm lần nữa ta giận hờn mãi mãi. Hai Hùng SG
Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 14/May/2018 lúc 11:23am |
|
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
IP Logged | |
<< phần trước Trang of 130 phần sau >> |
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |