Bài mới Thành viên Lịch Tìm kiếm Hỏi/Đáp | |
Ghi danh Đăng nhập |
Thơ Văn | |
Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Thơ Văn |
Chủ đề: TRUYỆN HAY CHỌN LỌC | |
<< phần trước Trang of 196 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23108 |
Gởi ngày: 28/Feb/2018 lúc 4:24pm |
Miên Hạ <<<<<Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 28/Feb/2018 lúc 4:26pm |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23108 |
Gởi ngày: 01/Mar/2018 lúc 5:24pm |
Như Núi Như Mây <<<<< |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23108 |
Gởi ngày: 02/Mar/2018 lúc 4:39pm |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23108 |
Gởi ngày: 06/Mar/2018 lúc 4:18pm |
Đại Hạ Giá Thời buổi này còn cái gì không hạ giá nhỉ? Sách vở, quần áo, đồ điện tử v...v... hạ giá! Tôi cầm mảnh bằng đại học cạ cục mãi chưa tìm ra việc làm, cũng nhào ra vỉa hè bán sách đại hạ giá. Từ Victor Hugo, Leon Tolstoy, Tagore, Dostoievski... đến Khái Hưng, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng... cả thảy đều bị “hạ” nằm la liệt. Lắm lúc ngồi chồm hổm nhìn xuống các tên tuổi từng “vang bóng một thời”, tôi thầm hỏi: - Nên cười hay nên khóc, thưa chư liệt vị? Cách đây ít lâu, một ông lão hình dáng tiều tụy mang đến bán hai pho sách dày. Một cuốn là “Hán Việt Từ Điển” của Đào Duy Anh do Khai Trí tái bản. Cuốn kia là “Petit Larousse Illustré” in tại Paris năm 1973. Sách còn tinh tươm lắm, hẳn chủ nhân đã xài rất kỹ. Thấy giá rẻ, tôi mua. Loại ấn bản này đây, gặp loại khách biên biết, bán cũng được lời. Ngoài bìa và một số trang ruột của mỗi cuốn, đều có ấn dấu son hình ellipse: “Bibliothèque - Đô Bi - Professeur”. À, té ra ông lão vốn từng là giáo chức. Thảo nào! Cất tiền vào ví rồi mà ông cứ dùng dằng nuối tiếc, ngoảnh lại nhìn những tài liệu - tài sản phải đứt ruột bán đi. Ngoái mãi mấy lần rồi ông mới dắt chiếc xe đạp cà tàng đạp về. Mắt ông đỏ hoe. Lòng tôi chợt se lại! Chiều 25 Tết. Ngồi cạnh các danh tác tôi vẫn lim dim, thấp thỏm, chồm hổm ra đấy. Qua đường không ai thấy, lá vàng rơi trên giấy. Sài Gòn chả có mưa bụi cho đủ khổ thơ Vũ Đình Liên. Nhưng bụi đường thì tha hồ, đủ khổ thứ dân lê lết vệ đường như tôi. - Anh mua bánh bò, bánh tiêu? Một chị hàng rong đến mời. Tôi lắc đầu. Bỗng chị sững người chăm chú nhìn vào hai bộ từ điển. Chị ngồi thụp xuống, đặt sề bánh bên cạnh, cầm hết cuốn này đến cuốn kia lật lật. Rồi chị hỏi giá cả hai. Ngần ngừ lúc lâu, chị nói: - Anh có bán... trả góp không? - Trời đất ơi! Người ta bán trả góp đủ thứ, chứ sách vở, sách đại hạ giá ai đời bán trả góp? Vả lại, tôi nào biết chị là ai, ở đâu? - Tôi cần mua cả hai - chị nói tiếp - xin anh giữ, đừng bán cho người khác. Khi nào góp đủ, tôi sẽ lấy trọn. Anh thông cảm làm ơn giúp tôi. Thấy lạ, tôi hỏi chuyện mới vỡ lẽ. Đô Bi chính là thầy cũ của chị hàng rong. Chị Tám (tên chị) bất ngờ thấy có dấu son quen, hiểu ra hoàn cảnh của thầy, bèn nảy ý chuộc lại cho người mình từng thọ ơn giáo dục. Song, bán bánh bò bánh tiêu nào được bao nhiêu, lại còn nuôi con nhỏ, không đủ tiền mua một lần nên chị xin trả góp. Tôi cảm động quá, trao ngay hai bộ từ điển cho chị Tám: - Chị hãy cầm lấy, kịp làm quà Tết cho thầy. Tôi cũng xin lại đúng số vốn mà thôi, chị à.. - Nhưng... - Đừng ngại, chị trả góp dần sau này cũng được. Chị lấy làm mừng rỡ, cuống quít trả tôi một ít tiền.. - Chao ôi, quý hóa quá! Cảm ơn.... cảm ơn... anh nhá! Mai lại, chị Tám trả góp tiếp. Chị kể : - Thầy Bi thảm lắm... Gần Tết, cô lại ngã bệnh.... Thầy nhận sách, mừng mừng tủi tủi tội ghê, anh à!... Thầy cũ trò xưa khóc, khóc mãi! Tôi vụt muốn nhảy cỡn lên và thét to: “Hỡi ông Victor, ông Lev, ông Dostoievski... ơi! Ông Khái, ông Vũ, ông Ngô... ơi! Có những thứ không bao giờ hạ giá được! Có những người bình thường, vô danh tiểu tốt nhưng có những kiệt tác không hạ giá nổi, đó là ‘Tấm Lòng’ Nguồn Internet – Duyên Lê sưu tầm |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Nhom12yeuthuong
Senior Member Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7120 |
Gởi ngày: 13/Mar/2018 lúc 10:20pm |
Duyên Tiền Định (Cô hàng cà phê Tân Định kể) Ai có cho rằng tôi mê tín dị đoan nhảm nhí mặc kệ, tôi vẫn tin rằng có duyên "tiền định" mới nên vợ chồng. Chồng tôi người Việt nhưng quốc tịch Mỹ, lấy tên là Charle Lee, thường gọi là (Đít) Dick. Dick tốt nghiệp đại học Mỹ. Trong khi chờ ngày đi làm, bố chồng tôi có ý định đưa con trai về Việt Nam kiếm vợ. Anh ta học giỏi, đẹp trai, mặt mũi sáng láng nhưng khờ đặc trong việc giao tiếp với bạn bè. Ngay thời còn ở high-school, nhiều cô bạn cùng trường đến làm quen, anh ta cứ thụt lùi mãi, khiến các cô phát nản.
Trước năm 1975, bố anh ta là hạ
sĩ quan an ninh phi trường Tân Sơn Nhất, ông có
người bạn đồng ngũ rất thân. Sau khi
mất nước, bố anh ta về quê, xoay xở
đưa cả gia đình vượt biên, còn người
bạn thì về nhà, kế nghiệp cha mẹ, làm chủ
một tiệm hủ tiếu ở đường Hai Bà
Trưng, trước chợ Tân Định. Người
bạn nầy gốc Tàu, tính cần kiệm và kín đáo
nên không bị đánh tư sản (bị tịch thu gia
sản, đuổi đi kinh tế mới).
Ở Mỹ, bố anh chàng Dick thường
thư từ cho người bạn bán hủ tiếu
ở Tân Định. Khi biết ông ta có ý định
về Việt Nam kiếm vợ cho con thì người
bạn đồng ngũ nầy ngỏ ý muốn giới
thiệu con gái của mình với anh Dick. Hai ông bạn trao
đổi hình ảnh con của mình cho hai đứa
nhỏ nghiên cứu, tìm hiểu nhau. Thấy hình cô gái
cũng đẹp, chưng diện coi bộ còn thời
trang hơn cả các cô gái Việt ở Mỹ nên Dick thích
lắm, nhưng đỏ mặt, không có ý kiến. Thế
là ông gọi cho người bạn, hẹn năm nay
về ăn Tết, sẽ cho tiến hành lễ hỏi và lễ
cưới cho hai đứa.
Hôm gia đình anh ta xuống phi trường Tân
Sơn Nhất, cả nhà cô gái long trọng đón về.
Vừa là bạn chí cốt, lại sắp thành thông gia nên
hai gia đình rất vui vẻ, thân mật. Cô gái đẹp
hơn cả trong hình, nên chàng Dick thích mê, nhưng mắc
cỡ. Hễ đối diện với cô ta thì mặt
đỏ lên, miệng ấp úng, nói không nên lời. Hơn
nữa, vì không rành tiếng Việt nên anh ta cứ ngập
ngọng, nhưng nhờ cô gái đang học đại
học, ban Anh văn nên cả hai không đến nỗi khó
khăn khi chuyện trò. Cô ta rủ anh chàng đi chơi Sài
Gòn, đi mua sắm, đôi khi còn chở Dick sau xe gắn
máy, vi vút ra ngoại ô hóng gió, ăn uống ở các nhà hàng
đồng quê. Được ngồi sau, ôm eo
người đẹp, anh ta thích quá, nhất là khi
được người đẹp ngồi bên cạnh
tựa ngực vào người, giọng thủ thỉ,
nũng nịu khiến anh chàng chết mê, chết mệt.
Thế nên, trong một buổi cơm tối, cô cậu
được hỏi ý kiến, có bằng lòng nhau không?
Chàng ta trả lời "Dạ chịu!" Còn cô gái
chỉ liếc anh ta và tủm tỉm cười. Thế
là đám hỏi diễn ra ngay hôm sau.
Thời đại hỏa tiễn, gì cũng
tốc hành cho nhanh gọn. Buổi sáng, nhà trai đi sắm
nhẫn đính hôn, nhẫn cưới, trang phục cô dâu,
chú rể và các vật dụng cần thiết, ý là đám
hỏi xong thì tiến hành đám cưới ngay. Buổi
chiều hai họ kéo nhau ra nhà hàng nhậu nhẹt tưng
bừng. Trong buổi tiệc gọi là tiệc đám
hỏi đó, hai ông bạn nghéo tay nhau hẹn tuần sau
nhà trai (từ dưới tỉnh) sẽ lên đón cô dâu
về quê làm đám cưới cho xôm tụ. Nhà gái, dĩ
nhiên phải o bế cho cô dâu thêm phần xinh đẹp
để bà con dưới tỉnh rõ mặt gái Sài Gòn.
Dick về dưới quê nhưng đã bị cô
gái hớp hồn rồi nên người cứ sững
chừng, suốt ngày lơ ngơ, không nghe, không thấy gì
chung quanh, rồi than buồn. Cha mẹ anh ta biết ngay là
thằng con đã bị cô gái bắt mất vía nên gợi ý
cho anh ta lên Sài Gòn, ở lại nhà cô vợ tương lai
trước khi làm đám cưới. Biết con mình chánh
hiệu con nai vàng ngơ ngác, nên ông bà dặn dò rất
kỹ, nào là không được qua đường một
mình (sợ xe tung), đi đâu phải có cô vợ
tương lai bên cạnh để khỏi bị bọn
bất lương lường gạt, cướp
giật. Ở chơi đúng hai ngày sau thì về để
chuẩn bị làm đám cưới.
Chiều hôm đó, Dick đón xe đò lên Sài Gòn.
Về đến bến xe Miền Tây thì đã khuya, Dick là
người lịch sự theo kiểu Âu Mỹ, không
muốn làm phiền người khác nên anh chàng đến
khách sạn qua đêm.
Sáng hôm sau, Dick đón xe đến tiệm hủ
tiếu. Anh ta nghe người đẹp nói là
thường đi học lúc tám giờ sáng, nên dự
định đứng ngoài chờ, hễ thấy cô ta
bước ra để đi học thì Dick sẽ
bước vào tiệm, mục đích tạo bất
ngờ với người đẹp, chắc chắn cô
ta sẽ mừng rỡ, nghỉ buổi học để
hai người cùng đi chơi. Vì thế, khi đến
tiệm hủ tiếu, anh ta không vào mà đứng bên kia
đường, chờ. Đúng tám giờ, thấy
người đẹp đi ra, đứng trước
cửa tiệm ngó quanh, Dick định băng qua
đường nhưng xe cộ nhiều quá, cứ lúng
túng, chưa dám bước xuống lòng đường thì
bỗng nhiên có một thanh niên đi xe gắn máy, dừng
lại trước tiệm hủ tiếu, và cô vợ
sắp cưới của chàng Dick phóc lên yên sau, ôm eo
ếch chàng thanh niên kia. Chiếc xe vọt đi. Cả hai
chìm vào đám xe cộ, biến mất tiêu. Chàng Dick dại
gái chưng hửng. Anh ta bèn bước lui lại lên
lề đường, mặt bắt đầu nóng, tim
đập thình thịch, chân tay bủn rủn,
người run lên như bị bịnh sốt rét, ngực
nặng trịch, thở không nổi. Đó là "triệu
chứng lâm sàng" của người nổi cơn ghen.
Nhưng vốn đã được giáo dục về phép
lịch sự ở xứ Mỹ, lại nhút nhát, chàng Dick
bối rối, không biết làm gì cho hạ hỏa. Giận
lây bố mẹ vợ tương lai nên không vào tiệm
hủ tiếu, anh ta cũng bước qua
đường, nhưng tấp vào một hàng quà rong ngay
bên hông tiệm. Đây là một con hẻm, được
biến thành những "tiệm ăn chồm
hổm" buổi sáng bán bún, mì, cà phê... Mỗi hàng ăn
chiếm một khoảnh đất, đặt vài cái bàn
thấp ngang đầu gối, chung quanh là mấy chiếc
ghế nhỏ xíu, không vừa cái bàn tọa. Bình
thường từ sáng sớm, người ta mang thức
ăn, đồ uống ra, đến trưa, bán hết
thì "dẹp tiệm", dọn về. Chàng Dick ngồi
đại xuống một hàng cà phê. Chủ là một cô,
tuổi đôi mươi, nhà nghèo, ăn mặc đơn
sơ, không trang điểm, nhưng đôi mắt cô đen
láy, long lanh, miệng cô cười thật tươi, phô
bày hàm răng trắng đều, đẹp hết
sức!. Nhờ đôi mắt và nụ cười nầy
mà hàng cà phê của cô đông khách. Mấy cậu trai sáng nào
cũng ra đây, gọi một ly cà phê, ngồi ngắm cô
cũng đỡ buồn cảnh thất nghiệp của
mình. Đôi khi tâm hồn rung động, vài cậu nói bóng
gió để tỏ tình, cô chỉ cười không trả
lời. Cô biết mình đẹp nên có quyền chờ
đợi, tối thiểu cũng một anh chàng trông
được con mắt, có công ăn việc làm kha khá,
chứ thứ thất nghiệp, chỉ giỏi tán phét
như mấy cậu khách hàng nầy, thì cô coi
thường. Hơn nữa, ngay bên cạnh là hàng bún bò
Huế của mẹ cô. Mẹ cô cũng biết giá trị
con gái mình, nên thường xuyên nhắc nhở, kiểm soát
cô rất chặt chẽ. Bà ta chỉ vẽ cho cô cách
từ chối sao cho khách hàng biết nhưng vẫn vui
vẻ, tiếp tục đến ăn uống để
trồng cây si. Quán bún, cà phê của mẹ con cô hàng tựa
vào vách tường của tiệm hủ tiếu của
bố mẹ vợ tương lai chàng Dick. Sau tiệm có
cửa hậu thông ra gần hàng cà phê, thỉnh thoảng
nước dơ trong tiệm hắt ra, mấy con chó xúm
lại nhặt nhạnh thức ăn thừa.
Khi Dick vừa ngồi xuống là cô hàng đã nhanh
nhẩu hỏi "Anh uống gì? Ăn bún nghe!" Chàng
Dick bối rối "Cô cho tôi lon cốc (Coca cola)"
"Tôi không bán cóc. Anh ăn bún, uống cà phê nghe!"
"Dạ, cô cho tô bún". Nghe cách đối đáp,
giọng nói ngọng nghịu, cùng lối ăn mặc của
Dick, cô hàng biết ngay là Việt kiều, nên cô để ý
xem con cừu non nầy lạc lối đến đây làm
gì? Có lẽ còn quá sớm nên mấy cậu thanh niên thất
nghiệp chưa ra, nếu không, làm gì anh ta cũng bị
mấy tay nầy tìm cách chọc ghẹo hoặc ăn
hiếp ngay. Ăn xong tô bún anh ta mở cái túi nhỏ
cột trước bụng, móc tiền trả rồi
ngồi ngó mông ra đường. Dick chờ người
đẹp trở về, nhưng không biết giờ nào
nên thỉnh thoảng đứng lên, ra nhìn trước
cửa tiệm rồi vào ngồi lại chỗ cũ. Dick
dự định, nếu người đẹp về
với thằng tình địch thì anh ta sẽ bước
đến, hiên ngang nắm tay người đẹp
dẫn vào nhà, coi như là cách công bố quyền sở
hữu đóa hoa biết nói đó.
Có chí thì nên, khoảng mười hai giờ,
quả nhiên cô vợ tương lai của chàng Dick trở
về với thằng tình địch. Vừa thoáng
thấy, cơn ghen lại nổi lên khiến anh chàng
đứng chết sững, chưa kịp phản ứng
thì cô gái xuống xe, hôn thằng kia đánh "chụt"
một cái mới bước vào nhà, còn thằng kia thì
rồ xe chạy đi. Chàng Dick lại ngớ ra, đành
quay về chỗ hàng cà phê, kéo ghế, gọi một ly cà
phê, ngồi suy nghĩ xem mình nên làm gì bây giờ? Lúc nầy,
các hàng quà rong đang chuẩn bị dọn dẹp ra
về, nhưng thấy cậu Việt kiều, cô hàng
cũng nấn ná pha cho khách một ly. Thình lình chàng ta nghe
từ cửa sau tiệm hủ tiếu vẳng ra tiếng
la lối "Tao bảo mầy có từ thằng đó ra
không? Ít bữa nữa mầy lấy chồng rồi.
Thằng chồng mầy nó biết, nó cạo đầu
mầy" "Tía đừng lo tía ơi. Người ta
ở bên Mỹ làm sao biết được chuyện
của con. Mà con đâu có làm gì mà tía phải la? Bạn bè
chút chút mà tía"
Tiếng cãi cọ càng lúc càng cao giọng, càng nhanh
khiến chàng Dick chịu thua, không nghe kịp, nhưng
chừng đó cũng đủ cho anh ta mất tinh thần.
Bao nhiêu hứng thú tiêu tan, Dick quyết về dưới
tỉnh mét bố mẹ, không thèm lấy vợ nữa.
Tối đó, nằm trong khách sạn, Dick không
ngủ được. Phần nhớ người
đẹp, phần cảnh tượng lúc trưa
khiến cho máu nóng bốc lên đầu nên anh ta lăn qua,
trở lại mãi. Cuối cùng thì tình yêu và ghen tương
sống chung hòa bình trong quyết định của anh ta.
Nghĩa là cứ để đấy nhưng theo dõi, tìm
hiểu, nhất là để ngắm lại xem, cô ta có
đủ đẹp để mình tha thứ không?
Sáng hôm sau, Dick lại ra hàng cà phê ngồi, nghĩ
cách hỏi cô hàng về cô gái, con chủ tiệm hủ
tiếu. Cô hàng cà phê, thấy thằng con trai trắng nõn,
ngây thơ như em bé, cô thích lắm, mặc dù anh ta là
Việt kiều, cô không hi vọng gì, nhưng yêu là việc
của quả tim, xin khỏi bình luận. Tuy nhiên cô hàng
cũng phải giữ kẻ vì sợ mấy thằng con
trai, khách hàng, sẽ mỉa mai vì ghen tức "Thấy
Việt kiều như mèo thấy mỡ". Nhưng anh
chàng Việt kiều nầy hỏi chuyện thì mình trả
lời, còn có thể hỏi lại mấy câu để
tỏ tình quen biết. Đại khái Dick nói là về
Việt Nam chơi chứ không nói về cưới vợ.
Anh ta bảo rằng thấy con gái chủ tiệm hủ
tiếu đẹp nên hỏi thăm cho biết, và hình
như cô ta có bồ thì phải? Cô hàng nói là không biết
chắc đó là bồ bịch hay chỉ là bạn bè, dù cô
thấy hai người chở nhau đi mỗi ngày.
Khi yêu, người ta dễ tha thứ. Nghe cô hàng
nói vậy, dù thấy rõ ràng hai đứa hôn nhau, Dick
cũng không thấy trở ngại trong việc hôn nhân
của mình. Vả lại Dick đã nhiễm văn hóa Âu
Mỹ, chẳng xem trinh tiết là quan trọng, thế nên
anh chàng vừa tự an ủi vừa hãnh diện "Cho
mầy chở đi, ít bữa nữa, tao cưới nó,
đem về Mỹ thì mầy no way!". Và Dick lại vui
vẻ nói chuyện với cô hàng cà phê. Anh ta bảo tuần
tới sẽ về Mỹ nhận việc. Cô hàng thất
vọng. Tình cảm của cô chỉ mới quen biết
chứ chưa đủ thân mật để cho nhau
địa chỉ, sau nầy còn thư từ, tặng
ảnh nhau khi hai người cách xa nhau nửa vòng trái
đất. Thật tâm, cô buồn vì không còn được
gặp anh ta nữa chứ cô không hề nghĩ đến
chuyện Việt kiều có nhiều tiền, sung
sướng. Giá mà anh ta là một người Việt
"nội địa" dù thất nghiệp, cô vẫn
yêu như thường.
Khi về dưới tỉnh, bố mẹ
hỏi, Dick chỉ trả lời có, gì cũng nói có chứ
không giải thích. Tưởng con mắc cỡ, hai
người không hỏi thêm. Họ cứ theo chương
trình mà thực hiện. Ở dưới quê, cưới
hỏi, giỗ quãi đều làm tại nhà. Ngã heo, vật
bò cũng chẳng tốn bao nhiêu. Ông bà Việt kiều
nầy chơi sang, mời bà con hàng xóm, kể cả xã
ấp, tập trung một chỗ hẹn, sẽ có xe
đến rước lên nhà hàng trên tỉnh dự tiệc
cưới, còn dặn xin đừng quà cáp. Mấy khi
được đi nhà hàng sang trọng dự tiệc
cưới Việt kiều nên mọi người rủ
rê, bàn tán coi bộ sôi nổi và sốt ruột lắm.
Đó là chuyện chuẩn bị tiệc
cưới ở dưới quê, tức bên nhà trai. Trên Sài
Gòn cũng có một bữa tiệc ở nhà hàng trong
Chợ Lớn do con gái ông chủ tiệm hủ tiếu
tổ chức đãi đằng bạn bè trước khi
cô lên xe hoa. Cô ta nói "Thưa các bạn, ngày mai tôi sẽ
lên xe hoa, hôm nay hai đứa tôi mời các bạn nhậu
một bữa, xong lên lầu nhảy nhót"
Các bạn cô tưởng rằng đó là đám cưới của cô với người tình, không ngờ, sau đó mới vỡ lẽ là cô lên xe hoa với người khác. Bạn bè càng ngạc nhiên hơn khi thấy người tình của cô vẫn vui vẻ chứ không buồn bã hay ghen tức gì cả? Rượu ngà ngà, hai người mới thổ lộ âm mưu là cô sẽ làm đám cưới với anh chàng Việt kiều và qua Mỹ sống độ mấy năm, khi đã vô quốc tịch, cô sẽ li dị chồng rồi về Việt Nam cưới anh chàng tình nhân nầy. Đây là mánh thường làm của các cô lấy chồng Việt kiều.
Về phần nhà trai ở dưới quê, theo
đúng ước hẹn, khởi hành từ bốn
giờ sáng dự định trưa sẽ đến Sài
Gòn. Cô dâu chú rễ làm lễ tổ tiên bên nhà gái xong, sẽ
lên xe hoa về dưới tỉnh vừa kịp giờ
đãi tiệc.
Tiệm hủ tiếu đóng cửa từ hôm
qua để treo đèn kết hoa, thiết trí bàn thờ,
mời bà con, bạn bè đến dự buổi đưa
dâu. Đúng mười một giờ, phái đoàn nhà trai
gồm ba chiếc xe lớn và một chiếc xe nhỏ có
kết hoa dừng lại trước tiệm hủ
tiếu. Bà con xuống xe, ẹo qua, ẹo lại cho
đỡ mỏi lưng sau một chuyến đi dài.
Mấy cô bưng quả, mấy cậu phù rể sắp
hàng ngay ngắn chờ nhà trai vào xin giờ rước dâu
theo đúng lễ nghi. Trong khi đó, nhà gái đã
đứng chờ sẵn, vẻ mặt mọi
người rất long trọng. Ông chủ tiệm hủ
tiếu kêu vọng lên lầu "Hỏi A Muối sẵn
sàng chưa? Nhà trai đã đến rồi đó nghe!"
Tiếng mấy cô phù dâu trả lời "Tụi con kêu
hoài mà cửa chị Muối đóng chặt, không nghe
trả lời gì cả!" "Má nó đâu? Sáng giờ làm
gì mà không kêu nó dậy? Người ta tới rồi
kìa!" "Tôi đây. Có gì mà quýnh lên? Cứ nói chuyện
đi. Nó dậy thay đồ, trang điểm là xong
ngay" Rồi nghe tiếng lao xao trên lầu, một lát, cô
phụ dâu xuống thì thầm báo cáo "Chị Muối
không có trong phòng. Tìm khắp nơi cũng không thấy"
"Chết cha! Vậy chớ nó đi đâu? Tìm về
ngay. Coi thử nó có đến nhà bạn bè nào không?
Đứa nào xách xe đi tìm nó coi. Lẹ lên!"
"Thằng Tửng nói chiều hôm qua, bạn của
chỉ đến đón đi ăn tiệc chia tay, khi hôm
không thấy về" Ông chủ tiệm hủ tiếu,
trước đây là lính kiểng, chưa hề
đụng độ ngoài chiến trường bao
giờ, nay bỗng lưỡng đầu thọ địch.
Đối phương đã đến trước
cửa mà mình thì không có gì để nghênh chiến! Ông
muốn lên lầu để la hét cho hả giận
nhưng nhà trai đã bước vào nhà rồi. Ông như
Khổng Minh tọa lầu, cười nói vui vẻ mà
bụng đánh lô tô. Nhưng Khổng Minh còn hi vọng
lừa được đối phương chứ ông
thì chắc chết! Ông giận mụ vợ cưng con mà vô
tâm, không chịu nhắc nhở, dặn dò, để nó
đi từ chiều hôm qua, đến nay vẫn không
biết! Trong lúc đó, bà chủ cũng bấn xúc xích lên.
Bà nhờ các cô cậu nào có xe gắn máy, tức tốc
đến nhà các bạn của cô Muối để
"Lôi cổ nó về đây ngay!". Nửa giờ sau,
các đặc phái viên trở về lắc đầu
"Không thấy A Muối đâu cả!" Bà cho một
cô xuống thì thầm với ông chủ. Ông chủ lắng
nghe, cười và gật đầu ra điều
chẳng có gì quan trọng. Nhà trai thấy thế mới
đứng lên có mấy lời. Đại ý đã chọn
được ngày lành, giờ tốt, xin cho chú rể và cô
dâu lạy bàn thờ tổ tiên. Ông vui vẻ gọi lên
lầu "Má nó đâu. Cho con xuống làm lễ.
Đến giờ rồi!" Đó là kế hoãn binh
chứ ông biết tỏng là làm gì có A Muối. Thế
rồi nhà trai, nhà gái lại tiếp tục vui vẻ
chuyện trò. Nhưng chờ mãi chẳng thấy gì! Ông
bạn nhà trai co tay xem đồng. Ông bạn hủ
tiếu làm vẻ ngạc nhiên "Ủa. Sao lâu quá vậy
cà?" Rồi ông bình thản đi lên lầu làm như tìm
hiểu nguyên nhân, và ông lại xuống lầu, coi bộ
hơi bối rối một chút. Ông khèo ông bạn sui gia
tương lai vào nhà trong, lôi luôn ra sau hẻm, vì sợ
mấy đứa người làm biết chuyện.
Người ta xúm cả cửa trước xem đám
cưới, chỉ có hai mẹ con bà hàng bún bò, cà phê đang
lui cui dọn hàng về. Cô hàng cà phê, lúc nãy chạy ra dòm
đã thấy anh chàng Việt kiều là chú rể, bèn
chạy vào báo cáo với mẹ rằng đó là
người khách "gà rù" thường đến
mấy hôm trước, nay đi cưới cô A Muối,
con gái ông hủ tiếu. Hai mẹ con đang bàn tán thì hai ông
sui tương lai kéo nhau ra ngoài cửa sau xì xầm. Tuy nói
nhỏ, nhưng hai mẹ con bà hàng nghe tất cả.
"Chết tôi rồi anh sui ơi! Con A Muối nó đi
từ hôm qua đến nay chưa về" Ông sui trai
chưng hửng, rồi nổi xùng "Thật hay giỡn
đó anh sui? Tụi mình nghéo tay nhau từ lâu rồi mà! Anh
muốn "xù" tôi sao không nói trước? Báo hại tôi
đặt tiệc mời bà con làng nước ngồi
chờ ở nhà hàng dưới tỉnh. Bây giờ tụi
tôi lên đây, anh nói một câu "bù chốc" !?"
"Tôi lạy anh mà anh xui, anh thông cảm cho tôi. Tôi đâu
ngờ con nhỏ trốn đi! Anh với tôi, bạn bè
mấy chục năm rồi, anh biết tôi mà. Tôi đâu
lòng dạ nào hại anh!" Ông sui trai cũng hạ
hỏa "Nói vậy chứ, tôi với anh...Đơn
vị mình còn ai đâu. Thôi, chuyện anh xù tôi vụ nầy
cũng chẳng sao. Nhưng bây giờ mình tính sao đây?
Không lẽ đi cưới vợ cho con mà không có cô dâu thì
mất mặt tôi quá! Hay là anh tìm đại cho tôi một
con nhỏ nào đó, đóng tạm vai cô dâu, khi về
dưới tỉnh ra mắt bà con, làng xóm xong thì trả nó
về. Không ai biết" "Anh tính vậy mà hay. Nhưng
gấp quá. Chà! Khó dữ!" "Anh coi mấy đứa
trong nhà, có đứa nào mặt mũi sáng sủa một chút,
mướn nó, tôi sẽ trả khá tiền".
Hai mẹ con bà hàng bún bò, nãy giờ giả bộ
làm việc nhưng dỏng tai nghe hết ráo. Đến khi
ông kia nói "trả khá tiền", bà ta sốt ruột
vọt miệng nói. "Ông trả bao nhiêu? Tôi cho con nhỏ
nầy làm cô dâu giả được không?" Ông sui trai
quay nhìn cô hàng cà phê, gật đầu. "Được
quá đi chớ! Tôi trả hai trăm" "Hai trăm
tiền gì? Được bao nhiêu?" Ông chủ tiệm
hủ tiếu mừng rỡ. "Hai trăm là nửa cây
vàng đó. Không ít đâu" "Vậy hả. Nhưng tôi
giao hẹn trước, xuống đó, ra mắt bà con
dự tiệc xong là tôi dẫn con nhỏ về Sài Gòn ngay
chứ không có lộn xộn gì cả. Chịu không?"
"Được mà bà chị. Bà chị đòi gì tôi
cũng chịu hết, miễn là có cô dâu về
dưới tỉnh là được" Thế là tất
cả cứ rối lên như chạy giặc. Bàn ghế,
nồi niêu, son chảo của bà bún bò Huế
được lùa hết vào gậm cầu thang tiệm
hủ tiếu. Mẹ con bà hàng bún được
đẩy gấp lên lầu. Quần áo, phấn son, nữ
trang, tròng vào, bôi trét hết cho cô hàng cà phê. Bà hàng bún bò thì
diện bộ đồ vía của bà hủ tiếu.
Chỉ mười phút sau là các diễn viên đã xong y trang.
Tiền trao cháo múc, bà hàng bún đòi ngay hai trăm đô
lận lưng cho chắc ăn. Thế là cô dâu giả
cũng e lệ, lúng túng bước xuống thang lầu,
theo sau là bà bún bò Huế và các cô phụ dâu. Rồi thì
cũng lễ gia tiên, cũng diễn văn ngắn gọn
của nhà trai, nhà gái, cũng nhẫn cưới đeo tay,
đủ mọi thủ tục. Cuối cùng cô hàng cà phê
bước lên xe hoa cùng với đoàn hộ tống
của nhà gái. Bà chủ tiệm hủ tiếu cũng tháp
tùng phái đoàn để khi xong bữa tiệc sẽ thu
hồi trang phục, vòng vàng mà bà đã sắm cho con gái là cô
Muối. Khán giả tụ tập trước tiệm
hủ tiếu ngạc nhiên khi thấy cô dâu không phải là
A Muối mà là cô hàng cà phê. Họ bàn tán rồi phịa
chuyện nầy nọ để ra điều ta đây
biết hết "từ lâu rồi"! Nào là cô Muối
bị ép duyên, đòi tự tử nên phải thay
người khác làm cô dâu, nào là cô hàng cà phê dụ dỗ
được anh chàng Việt kiều, nhưng nhà nghèo quá
mới thuê tiệm hủ tiếu làm nhà gái.
Khi xuống dưới tỉnh, quan khách, bà con
đều trầm trồ cô dâu đẹp quá. Mà cô
đẹp thiệt! Khi là cô hàng cà phê, cô đẹp một,
giờ đây, đóng vai cô dâu, cô đẹp mười.
Giá như tỉnh tổ chức một cuộc thi sắc
đẹp, chắc chắn cả tỉnh sẽ bầu cô
là hoa hậu. Hai con mắt và miệng cười của
cô, đẹp đến độ anh chàng Dick ngắm mà
chóng mặt, không nghĩ rằng đó là cô hàng cà phê. Trong
bữa tiệc, theo đúng tập tục của người
văn minh tiến bộ, cô cậu đến từng bàn
cám ơn quan khách dự tiệc, uống chút rượu bà
con ép mời và ôm nhau hôn trước mặt mọi
người. Rồi cũng vỗ tay, gõ muỗng lên ly, chén
leng keng, tiếng cười nói, la hét của mấy tay say
rượu...đủ thứ. Dick đã hoàn toàn quên cô
Muối rồi. So với cô hàng cà phê, cô Muối thua xa.
Sắc đẹp của cô hàng cà phê hớp hồn chàng
Dick còn mạnh hơn cô Muối rất nhiều. Nhưng
giây phút thần tiên cũng qua mau. Tối đó, sau khi
tiệc tan, ai về nhà nấy thì bà hàng bún bò bảo cô con
gái cởi trả nữ trang, áo quần đẹp,
(nhất quyết) ra ngủ phòng ngủ ở bến xe
để sáng hôm sau về Sài Gòn sớm. Cô hàng cà phê nhìn
chàng Dick rơm rớm nước mắt.
Ngay lúc đó lại xảy ra chuyện rắc
rối mà không ai có thể ngờ được. Dick không
cho cô hàng cà phê về lại Sài Gòn. Cậu lớn tiếng
với cha mẹ cậu, đòi cưới thật cô hàng
cà phê chứ không phải cưới kiểu giỡn
chơi như vậy. Cha mẹ chàng ta lại phải
điều đình với bà hàng bún bò Huế, xin
cưới thật cô con gái của bà ta. Mấy
người buôn bán bao giờ cũng linh mẫn chuyện
đầu cơ. Bà ta lạnh lùng lắc đầu, vì bà
biết con cá đã cắn câu rồi thì bà cứ thế mà
kéo con mồi lên, chiên, kho là quyền của bà. Cha mẹ
chàng Dick thấy cô hàng cà phê đã đẹp còn hiền
lành, dễ thương nên lại càng quyết tâm
cưới cô ta cho con mình. Sau khi được năn
nỉ, bà bún bò Huế phán mấy câu. "Ông bà nói vậy
chẳng khác gì bắt tôi bán con gái tôi cho ông bà. Mà vợ
chồng tôi chỉ có nó là đứa con duy nhất, tôi
chỉ muốn nó lấy chồng gần chúng tôi để
sau nầy, về già còn nhờ vả được. Ngay
hiện tại, nó cũng phụ giúp tôi trong việc buôn bán
sanh nhai. Nay ông bà đòi bắt nó về Mỹ, tôi mất
con mà chẳng còn ai để nương tựa lúc
tuổi già. Hơn nữa, nếu tôi gả con gái tôi cho ông
bà thì chẳng khác gì con tôi giành chồng của cô Muối.
Thử hỏi tôi có yên ổn mà buôn bán ở đó không?
Rồi tôi phải làm sao đây?"
Chỉ mấy lời thôi mà bà hàng đã nêu
vấn đề một cách minh bạch. Câu đầu bà
gợi ý cho đối phương thấy "chủ
đề" ở đây là tiền, mấy câu sau bà
quảng cáo món hàng của bà và bà bắt chẹt.
Cha mẹ chàng Dick hiểu ngay điều đó
nên đưa ra một cái giá mà họ nghĩ có thể
thuyết phục đối phương. Tuy nhiên họ
cũng biết văn hoa một chút. Đại ý là họ
hiểu tình cảnh bà hàng bún bò, nhưng xin bà yên tâm, khi cô
con gái qua Mỹ, nó sẽ gửi tiền về nuôi bà,
chồng nó là kỹ sư, tiền bạc dư dã, hiện
tại, họ sẽ gửi bà một số tiền
để bà tìm chỗ khác, hoặc có thể sang một
sạp hàng trong chợ mà buôn bán. Nói trắng ra, họ
chồng một số tiền lớn để mua cô gái
cho con trai họ. Bà hàng bún không ngờ con gái mình lấy
Việt kiều một cách ngon lành, khỏi tốn công,
tốn thì giờ mà mình lại ẳm được
mấy nghìn đô. Thế là nhà trai lại điều
đình với bà sui hụt, mua lại tất cả nữ
trang, áo quần mà họ đã sắm cho cô Muối.
Tối đó, Dick và cô hàng cà phê ngủ chung
một phòng (riêng).
Kể câu chuyện chồng tôi lấy vợ trên
đây để quí vị thấy, rõ ràng vợ chồng
đến với nhau là do "tiền định!". Có
ai nghĩ rằng cô Muối lại mất chồng sau bao
nhiêu công sức, cố mồi chài cho được anh
chàng Dick, để rồi "công trình kể biết
mấy mươi" trở thành công cốc. Nhưng
nguyên nhân vì đâu? Tại sao cô lại không về làm cô dâu
để thực hiện chương trình đánh lừa
anh chàng Dick ngơ ngáo kia?
Số là tối đó, sau khi nhậu nhẹt say
sưa, nhảy nhót tưng bừng cho đến gần
sáng, cô Muối cùng tình nhân thuê khách sạn ngủ, dự
định sáng mai về cũng còn kịp chán. Muốn cho
đêm ân ái thêm nồng nàn, họ phi một đợt xì ke
(ma túy), sau đó họ lăn ra ngủ. Đến gần
chiều cả hai mới giật mình tỉnh dậy. Cô
Muối hối hả lên xe, chạy về.
Xe hoa đã lên đường được
hơn nửa giờ rồi.
Phạm Thành Châu |
|
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23108 |
Gởi ngày: 15/Mar/2018 lúc 6:26am |
Chọn vợ hiền
Anh
Tư góa vợ khi tuổi đời còn trẻ. Anh đang đi tìm cho mình một tình yêu mới, một
người vợ mới.
Đối
tượng anh mong ước là một phụ nữ nhà quê hiền ngoan, dịu dàng để bù đắp cho
anh cuộc hôn nhân đầu không mấy hạnh phúc vì người vợ đanh đá lấn lướt chồng.
Anh
quyết định tìm bạn bốn phương, nơi đây có nhiều cơ hội cho anh lựa chọn. Một
vài bạn thân đã cản anh họ nói tìm vợ qua mục này là mạo hiểm gặp kẻ xấu nhiều
hơn người tốt.
Người
vợ quá cố anh Tư đã gặp gỡ chẳng xa xôi gì, ngay trong hãng làm việc ngày nào
cũng gặp mặt nhau và tìm hiểu nhau cả năm trời mới đi đến hôn nhân thế mà anh
Tư vẫn lầm cưới phải một bà chằng.
Tìm
bạn phương xa nếu có duyên vẫn gặp người như ý. Thế nên anh Tư muốn thử thách với
đời.
Người
con gái đầu tiên ở Việt Nam tên Hoa anh Tư quen biết qua mục tìm bạn bốn phương
trên mạng.
Anh
Tư đã về Việt Nam gặp Hoa tại làng quê của cô ở Vĩnh Long, Hoa dịu dàng, hiền
lành đón nhận chuyện tình cảm với anh, chỉ tha thiết xin anh khi cưới cô rồi
hãy là người chồng chung thủy suốt đời. Thật sung sướng và hãnh diện khi được
người đẹp xin chút tình yêu và hạnh phúc.
Về Mỹ,
sau một vài lần anh Tư gọi phone nói chuyện là Hoa đã tự động gọi lại cho anh,
tấn công tình cảm nhớ thương ráo riết đến nỗi anh như lạc vào cõi u mê gởi tiền
về Việt Nam cho cô chi tiêu và học Anh Văn để chờ ngày anh làm giấy tờ bảo lãnh
cô sang Mỹ. Chưa kể thỉnh thoảng anh Tư còn gởi thêm tiền theo yêu cầu của Hoa
để lo cho cha mẹ, cho các em khi gặp chuyện cần thiết.
Cho
đến một ngày, anh Tư trở về Việt Nam vì muốn mang niềm vui bất ngờ cho Hoa nên
anh không báo trước. Anh hí hởn xách một va ly đầy quà đến thẳng nhà nàng ở
Vĩnh Long tưởng rằng cô thôn nữ dịu hiền tên Hoa sẽ mừng vui mở cửa đón anh và
đón quà vào nhà. Nhưng cửa mở là một anh chàng gương mặt ba trợn hất hàm hỏi:
– Anh
tìm ai?
Anh
Tư bối rối :
– Tôi
tìm cô Hoa nhưng…chắc tôi đi lộn nhà?
Anh
ba trợn điệu bộ thách thức
– Không
lộn đâu, tôi là chồng cô Hoa đây.
Anh
Tư càng thêm bối rối, lắp bắp:
– Ủa….cô
Hoa đã.. đã…
Anh
ba trợn gằn giọng tiếp lời
– Đã
có chồng. Hôm nay tôi theo vợ về quê ăn đám giỗ ông cố nội vợ.
Nhìn
vẻ mặt và lời nói dữ dằn của anh ba trợn anh Tư biết điều rút lui ngay không muốn
dây dưa thêm. Ra tới đầu ngõ anh mới hoàn hồn, một bà hàng xóm của cô Hoa đã chạy
theo nói nhỏ với anh Tư:
– Con Hoa là gái bán bar ở
Sài Gòn, thằng đó là chồng hờ con Hoa, con Hoa chuyên gài bẫy mấy ông già dê
hay mấy tay Việt kiều mê gái để làm tiền.
Anh
Tư hú vía kiểm điểm lại cũng mất khá nhiều tiền với Hoa nhưng may mà chưa tiến
xa hơn, chưa thân tàn ma dại.
Cô
Hoa đúng là một cô gái quê nhưng chỉ là trong quá khứ mà thôi.
Tức
giận và cay đắng vì bị lừa tình, lừa tiền mất mặt với người thân và bạn bè vì
ai cũng nghe tin anh sắp cưới được một người vợ hiền trẻ, đẹp từ Việt Nam.
Anh
nghi ngờ và thù ghét tất cả những cô gái quê trẻ đẹp qua mục tìm bạn bốn
phương.
Càng
ghét anh càng tò mò thích ghé mắt vào mạng coi mục này, thấy cô Hoa lại tiếp tục
đăng lời tìm bạn trai ở hải ngoại, cũng thiết tha, cũng chân thật như lần trước
với tấm hình xinh đẹp của cô ai nhìn mà không động lòng. Không biết đã có anh
chàng Việt kiều dại gái nào như anh đang đâm đầu vào chưa?
Nhưng
một mẫu đăng tìm bạn của một cô gái khác đã đập vào mắt anh, lời rao tìm bạn rất
thực tế:
“ Tôi
tên B.V. gái quê miền Bắc, hiền lành, nhan sắc khá. Muốn được kết hôn với bạn
trai ở nước ngoài để thoát cảnh đói nghèo. Không phân biệt tuổi tác, chỉ cần
tình yêu thương và tôi sẽ là người vợ hiền chung thủy”
Anh
Tư đã nhún vai:
– Lại
một cô Hoa thứ hai.
Lần
trước cô Hoa là gái miền Nam, lần này B.V là gái miền Bắc. Gái quê miền Nam nổi
tiếng thật thà mà cô Hoa còn lừa lọc thế huống chi gái miền Bắc thường khôn
ngoan đáo để khôn lường.
Anh
chợt nảy ra ý định trả thù đời.
Thế
là anh Tư làm quen với cô gái có tên tắt là B.V. Anh gọi số phone của cô khi
nghe đầu giây bên kia nói “A lô” anh Tư nói ngay:
–
Tôi muốn gặp cô Bích Vân hay Bạch Vân gì đó .
Một
giọng nói Bắc kỳ rụt rè và ngại ngùng:
–
Anh… nhầm số rồi ạ…
–
Tôi tin là gọi đúng mà. Có phải cô tìm bạn bốn phương trên mạng không? Tôi muốn
làm quen với cô.
–
Vâng, nhưng em không tên là Bích Vân, Bạch Vân. Anh nhầm ai rồi.
Anh
Tư cố dằn cơn bực mình giải thích thêm:
– Tôi
đọc mẫu rao gái quê hiền lành muốn tìm bạn, tên viết tắt là B.V. Thế không là
Bích Vân, Bạch Vân thì là gì?
Cô
gái cẩn thận hỏi lại:
– À,
viết tắt là B.V hở anh? chắc là em vì em tên Bền Vững, Nguyễn Bền Vững anh ạ.
Anh
Tư mỉa mai nghĩ thầm: “Ngây thơ vụng về nhà quê quá nhỉ. Chính mình đăng tìm bạn
mà còn không nhớ BV là ai. Hừm, nói dối nhiều quá nên không nhớ nổi, biết đâu
Bền Vững cũng chỉ là cái tên giả cho ra vẻ nhà quê chính hiệu”.
Anh
lẩm bẩm cho thuộc cái tên:
–
Bền Vững…cái tên nghe lạ lạ…
Cô
gái tự tin hơn:
– Bố
em đặt thế vì muốn cho cuộc sống của em sau này luôn có hạnh phúc bền vững lâu
dài. Nhưng cũng khổ lắm anh ạ, hồi còn bé đi học các bạn cứ trêu chọc vì tên em
như tên con trai ấy.
Lối
nói chuyện của cô Bền Vững thật chân quê. Nhưng anh Tư đã từng nghe về
các cô gái Bắc lấp lánh sắc màu đủ kiểu, hiền lành mà chua ngoa, thật thà mà xảo
trá, ngây thơ mà đầy bản lĩnh. Anh thú vị trước cuộc chơi này để cô Bền Vững
trước sau gì cũng sẽ phơi bày bộ mặt thật.
Trong
vòng một tháng hai người đã nói chuyện với nhau nhiều lần và thân nhau hơn.
Nhưng chỉ có anh Tư gọi cho Bền Vững, chứ cô chớ hề gọi lại cho anh. Đó là
phong cách làm cao “cáo già, chảnh chọe” của các cô gái Bắc đỏng đảnh. Anh
nghĩ thế.
Thế
là anh lại gọi cho Bền Vững để câu chuyện tiếp tục tiến triển như ý muốn. Lần
này anh Tư sẽ tấn công nhanh hơn:
– Chào
em Bền Vững.
Như
thường lệ cô hỏi thăm lê thê:
– Anh
Tư có khỏe không? Hai bác có khỏe không? và các anh chị em của anh ở bên Mỹ có
khỏe không ạ?
– Mọi
người đều bình thường. Lần sau em hỏi thăm thì gom lại thành một câu ngắn gọn
là “Cả nhà anh có khỏe không?” là đủ rồi, khỏi cần dài dòng em nhé, giòng họ
anh nhiều lắm, em hỏi thăm sao cho hết.
– Vâng
ạ.
– Anh
muốn báo em một tin vui là anh sẽ về Việt Nam thăm em và gia đình để hai ta gặp
mặt và tìm hiểu nhau nếu hợp sẽ tiến xa hơn.
Bền
Vững mừng vui:
– Thật
thế hở anh. Em mong ngày gặp anh lắm. Em sẽ cho bố mẹ em biết để chuẩn bị đón
anh về thăm quê hương em.
– Anh
sẽ mua vé máy bay và báo cho em biết ngày giờ anh xuống sân bay Nội Bài.
Cho
cô Bền Vững niềm hy vọng ngất ngây vui mừng xong anh Tư thở phào, coi như chấm
dứt một vở hài kịch.
Sẽ
có một người vỡ mộng như anh đã từng vỡ mộng.
Anh
sẽ ngồi ở Mỹ và ung dung tưởng tượng ra cái ngày cô Bền Vững hí hửng ra phi trường
Nội Bài đón anh về, cảnh cha mẹ cô chộn rộn ở nhà chờ mong con đưa bạn trai Việt
kiều từ Mỹ về và mơ ước một tương lai tươi sáng đang chờ khi con gái họ được cưới
sang nước Mỹ định cư.
Nhưng
cô Bền Vững sẽ bẽ bàng thất vọng vì chẳng có anh Tư Việt kiều nào về trong chuyến
bay, cô sẽ phải trở về với con người thật của cô, nếu cô không nham hiểm lừa đảo
như cô Hoa thì cũng là một cô gái khôn ngoan đáo để nào đó ở thành phố đang bán
bia ôm, đang làm bồ nhí đại gia, hay làm gái gọi muốn từ giả “ngành nghề” tai
tiếng này để lập lại cuộc đời tươi sáng hơn dưới vỏ bọc là một cô gái quê hiền
lành thật thà như trước kia cô chưa hề sa chân vào cạm bẫy cuộc đời.
Những
Việt kiều xa xôi vạn dặm như anh Tư thì đời nào biết được những mảnh đời éo le
như thế?
Anh
Tư chợt cao hứng, ngồi nhà tưởng tượng ra chưa hả hê bằng tận mắt chứng kiến
màn cuối của vở kịch bi hài này. Lần trước anh bị gái đẹp lừa, lần này anh lừa
lại gái đẹp thế là huề, không nợ nần ân oán gì nhau.
Anh
quyết định mua vé máy bay về Việt Nam.
Anh
sẽ nhìn thấy con cáo già đóng giả nai tơ và dĩ nhiên chẳng đời nào anh lộ diện
chứ đừng nói đến chuyện theo con cáo ấy về quê hương nghèo khổ của nó như ngày
nào anh đã theo chân cô Hoa về Vĩnh Long.
*****************
Anh
Tư ở trong một khách sạn tại Hà Nội, ngày hôm sau anh thuê xe taxi đến phi trường
Nội Bài.
Chuyến
bay của anh cho cô Bền Vững đến vào buổi chiều, rất bài bản và đúng với thực tế
vì anh đã hỏi tại dịch vụ bán vé máy bay ở Mỹ lịch trình ngày giờ chuyến bay về
tới Việt Nam, dĩ nhiên anh không mua vé đi chuyến bay đó.
Còn
chuyến bay thực sự có mặt anh Tư thì về Việt Nam sớm hơn một ngày nên hôm nay
anh đã có mặt tại phi trường Nội Bài trà trộn với đám đông người bên
ngoài đang chờ đợi đón thân nhân từ Mỹ về khi sắp đến giờ máy bay đáp xuống.
Anh
Tư đứng một chỗ khuất kín đáo để ý kiếm tìm và dễ dàng nhận ra một cô gái trẻ mặc
áo trắng tay cầm một cánh hoa hồng màu đỏ đúng như anh và cô đã giao ước, còn
cô chốc nữa đây sẽ mỏi mắt tìm anh chàng Việt Kiều từ trong bước ra cũng mặc áo
sơ mi màu trắng, ngực áo có đeo bảng tên Nguyễn văn Tư không bao giờ xuất hiện.
Anh
ngạc nhiên sững sờ vì cô gái trông thật sự nhà quê, cách ăn mặc đơn giản và nét
mặt xinh đẹp hiền lành ngơ ngác giữa chốn đông người.
Chuyến
bay đến đúng giờ hành khách từ trong kéo hành lý ra ngoài gặp gỡ thân nhân, cô
Bền Vững đến gần nhìn kỹ từng người rồi lại lui ra chờ đợi người khác, nét mặt
cô lúc thì lộ vẻ căng thẳng, vui mừng lúc thất vọng lo âu…
Cho
đến khi dường như số hành khách của chuyến bay đã ra ngoài hết thì cô thật sự tuyệt
vọng, cánh hoa Hồng đỏ trên tay cô hững hờ, cô đứng bơ vơ một góc chưa biết phải
làm gì.
Anh
Tư không hề cảm thấy hả hê thú vị như anh đã nghĩ, anh không muốn rút lui
vì đã đạt ý nguyện mà trái lại anh càng tò mò muốn biết tâm trạng của cô lúc
này.
Anh
bước thẳng đến bên cô, anh sửa giọng cho khác đi một chút:
– Tôi
có thể giúp gì cho cô không?
May
quá, cô không nhận ra giọng nói của anh vì có thể giọng nói qua phone đường
dài khác với giọng nói khi thực tế đối diện. Còn anh đã nhận ra đây là giọng
nói của cô Bền Vững khi cô ngại ngùng chối từ và định quay đi:
– Không
có gì ạ. Thôi tôi về đây.
– Tôi
thật sự muốn giúp cô mà, nãy giờ tôi thấy cô đứng đây đã lâu.
Cô Bền
Vững đành dừng chân lại:
– Không
biết đã hết người của chuyến bay này chưa hở anh?
– Không
còn ai nữa đâu.
Cô
gái lập lại câu nói cũ:
– Thôi
tôi về đây.
– Khoan
đã, tôi có thể làm quen với cô được không? Tôi cũng là hành khách vừa từ nước
ngoài về thăm Việt Nam, tôi thật sự muốn có một người bạn gái dịu dàng như cô.
Cô vội
vàng từ chối:
– Không,
tôi đã có bạn trai rồi. Hôm nay tôi đi đón anh ấy, chào anh.
– Tôi
không tin thế vì bạn trai của cô đã không xuất hiện.
Cô
gái khẳng định:
– Chắc
anh ấy bận chuyện gì đó nên không về đúng hẹn chứ anh ấy nói dối tôi để được
gì…
Cô
gái tất tả bước đi như sợ bị người lạ níu áo lại.
Giây
phút này tình thế đổi ngược, anh Tư bỗng bồi hồi cảm động và có chút ân hận, cô
Bền Vững quả là một cô gái hiền lành, đoan trang vậy mà anh đã nghi ngờ và thử
thách cô.
Anh
Tư nhanh chóng đứng ngay trước mặt cô vì sợ cô đi mất:
– Cô
Bền Vững, cô không nhận ra tôi sao? Tôi là Nguyễn văn Tư đây.
Cô Bền
Vững đứng sững sờ nhìn anh Tư, anh nói giọng bình thường thật chậm cho cô nhận
ra:
– Tôi
là người đã làm quen cô trên mục tìm bạn bốn phương trên mạng hơn hai tháng nay
và đã hẹn gặp cô ngày hôm nay.
Cô
gái ngạc nhiên và mừng rỡ:
– Anh
là anh Tư đây sao?
Anh
càng thêm cảm động trước cử chỉ của cô:
– Anh
thành thật xin lỗi em vì đã để em chờ…
Cô
gái mỉm cười:
– Thật
bất ngờ quá, em đang không biết sẽ trở về nhà nói với cha mẹ em làm sao.
Anh
Tư hỏi cái điều mà anh từng thắc mắc từ khi làm quen với cô:
– Nhưng
anh hỏi thật em nhé, em có vẻ là một cô gái quê ít giao thiệp với cuộc đời, sao
em lại có ý nghĩ tìm bạn bốn phương và bằng cách nào đăng trên mạng? Em
có biết là lãng mạn và mạo hiểm lắm không? Sẽ có những người thật lòng và không
thật lòng đến với em.
Cô
gái thật thà:
– Vâng,
em đã gặp người xấu rồi, có mấy người gọi điện cho em nói chuyện trên trời dưới
đất, hứa hẹn những điều không tưởng. Em biết họ chỉ đùa bỡn không thật lòng nên
không tiếp xúc với họ nữa, còn chuyện tìm bạn của em là ngẫu nhiên thôi, một
người bác họ của em ở Mỹ về thăm quê miền Bắc thấy cảnh nhà em nghèo bác ấy muốn
giúp em lấy chồng ở nước ngoài hy vọng em được đổi đời thoát khỏi cảnh khổ nên
bác liều đăng trên mạng tìm bạn cho em để cầu may.chứ
em chả dám mong.
– Có
lúc nào em nghĩ anh cũng không thật lòng và đùa giỡn với em không?
– Em
không dám nghĩ thế…
– Khi
nào rảnh anh sẽ kể cho em nghe sau, nhưng kể từ giờ phút này thì em hãy tin anh
nhé.
– Vâng
ạ.
– Vậy
anh có thể theo em về quê ngay bây giờ không?
Cô
gái cảm động và hãnh diện:
– Anh
không chê em nhà quê nhà nghèo thật quý hóa vô cùng, bố mẹ em đang chờ đón
khách phương xa đến thăm nhà đấy.
Họ
đón Taxi về khách sạn ở Hà Nội để anh Tư lấy hành lý đồng thời Taxi sẽ đưa họ về
làng quê cô Bền Vững cách Hà Nội khoảng 4 giờ lái xe.
Anh
Tư sẽ thuê phòng một khách sạn tại thị xã nơi gần làng quê của Bền Vững nhất để
tiện việc đi lại với gia đình cô.
Anh
Tư đã đến một làng quê nghèo. Cha mẹ cô Bền Vững là nông dân và hiền lành chất
phác.
Anh
Tư thân tình hỏi cha mẹ cô Bền Vững:
– Hai
bác cho em Bền Vững quen người ở Mỹ xa xôi như cháu, hai bác có an tâm không?
– Nhà
chúng tôi nghèo nhưng anh không chê, không quản ngại từ xa xôi về muốn làm quen
với em nó thì chúng tôi vui lắm, anh và em nó cứ tìm hiểu nhau thêm…
Anh
Tư hào hứng:
– Nếu
sau này cháu muốn cưới em Bền Vững mang sang Mỹ, con gái đi xa hai bác có buồn
không?
Bác
trai cũng hào hứng:
– Ở
Mỹ là nhất anh ạ, ngày xưa chúng tôi chống Mỹ, nhưng bây giờ chúng tôi “chấm” Mỹ,
chỉ thích cho con đi Mỹ thôi.
Chỉ
qua vài câu chuyện với cha mẹ Bền Vững cũng đủ cho anh Tư hiểu họ là những người
nông dân lương thiện, thật thà và cởi mở.
Ở đời
chuyện xấu tốt tùy người, những người đăng tìm và đi tìm bạn bốn phương có thật
và có giả dối, tí nữa anh mất đi một mối chân tình vì vơ đũa cả nắm.
Ở
chơi với gia đình cô Bền Vững một tuần thì anh Tư phải từ giã trở về Mỹ, anh
đâu ngờ cô Bền Vững dễ thương đến thế, chân tình đến thế, cha mẹ cô tử tế đến
thế. Anh tiếc là chuyến ở Việt Nam của anh quá ngắn ngủi.
Trong
lòng anh Tư đang có niềm vui phơi phới vì đã tìm được đúng người, cô Bền Vững sẽ
là người yêu, người vợ hiền như anh từng mong ước, mai này các người thân và bạn
bè của anh ở Mỹ sẽ phải ngạc nhiên và ghen tị với anh vì điều may mắn này.
Hôm
qua anh đã nói chuyện và hứa hẹn nhiều điều với cô Bền Vững, anh dặn dò mấy lần:
– Em
chờ nhé, anh sẽ về cưới em và bảo lãnh em qua Mỹ
Đáp
lại cô Bền Vững ngây thơ cũng hứa hẹn sẽ yêu anh trọn đời.
Tiễn
anh Tư ra phi trường Nội Bài có cha mẹ và cô Bền Vững. Cuộc chia tay bịn rịn và
cảm động kẻ ở người về.
Khi
anh Tư từ giã vào trong đã lâu mà gia đình cô Bền Vững vẫn còn đứng chờ ở
ngoài. Bố mẹ cô sốt ruột liên tục giục con gái:
– Ta
về thôi, anh ấy chắc đã lên máy bay rồi…
– Phi
trường đông người nhìn ông đi qua bà đi lại mẹ hoa cả mắt, nhức cả đầu. Về đi
con…
Cô Bền
Vững gắt toáng lên:
– Bố
mẹ làm gì mà cứ nhắng lên thế. Biết rồi, nhưng đợi con hỏi lại cho chắc.
Cô
nhanh nhẹn chạy ra hỏi một nhân viên phi trường và được xác nhận là chuyến bay ấy
đã cất cánh cách đây 10 phút thì cô mới thở dài nhẹ nhỏm, cô nói:
–
Bây giờ bố mẹ đón xe về quê, con ở lại Hà Nội. Không cần đóng vai gái quê nữa,
anh Tư chẳng có cánh mà bay ngược trở lại ngay lúc này đâu.
Bà mẹ
ngần ngừ:
– Thì
con cứ về làm gái quê như từng là gái quê càng tốt chứ sao, làm vương làm tướng
gì mà ở mãi Hà Nội?
– Về
quê chán lắm bà già ạ, ở một tuần mà con muốn điên cả người. Nhưng bất cứ khi
nào có anh Tư Việt kiều con lại trở về quê làm con gái ngoan của bố mẹ như chưa
từng đi hoang.
Cô
nghênh mặt tự hào:
– Mẹ
cứ yên tâm, con chắc anh Tư sẽ về cưới con, con sẽ lấy được tấm chồng như bố mẹ
từng mong đợi mà lại là chồng Việt kiều Mỹ hẳn hòi, hơn hẳn những đứa lấy chồng
Đài Loan, Đại Hàn đấy nhá.. Người ta nói đánh đĩ mười phương cũng chừa lại một
phương để lấy chồng làm lại cuộc đời quả không sai. Không bao giờ con hí cho thằng
tình nhân, thằng chồng hờ hay con bạn nặc nô cà chớn nào biết lai lịch nguyên
quán của con nên đối với làng quê mình con vẫn là gái ngoan tử tế con nhà lành.
Ông
bố giật mình mắng con gái:
– Ôi,
con này! khẽ mồm khẽ miệng chứ, mày ăn nói sỗ sàng và to tiếng thế ai nghe được
thì tao đeo mo vào mặt. Ở làng quê bố mẹ phải nói dối và che đậy cho mày, nói
mày lên Hà Nội làm việc trong một nhà máy.
– Bố
nhạy cảm nhỉ, ở Hà Nội con mặt dày như mặt đường nhựa cao tốc rồi. Chỗ này
thiên hạ không ai biết mình đâu bố đừng lo. Nhưng bố mẹ thấy con đóng vai gái
quê ngoan hiền có đạt không? Cũng phải kể đến công lao của mẹ góp phần vào, mẹ
đã giúp con nấu nướng những món ăn dân giã miền bắc, món nào anh Tư cũng rối
rít khen con đảm đang và khéo tay trong khi con là thứ gái đoảng. Muối cà, cà
thâm. Muối dưa, dưa khú. Nấu cháo, cháo khét. Quậy bánh đúc, bánh đúc khê…
Bà mẹ
thật thà âu yếm trách con:
– Con
liệt kê đủ thứ đoảng mà món chủ yếu lại quên. Nấu cơm, cơm sống nữa chứ con. Mấy
lần con nấu cơm không sống trên cũng sống dưới. Rõ khổ, may mà con đã mua về một
nồi cơm điện để giải quyết vấn đề…
Cô Bền
Vững nhún vai:
–
Lên Hà Nội con lại ăn cơm hàng cháo chợ nên đến bây giờ vẫn chưa biết nấu nướng
là gì.
Ông
bố thở dài:
– Bà
chiều nó quá nên mới thế, mới ra nông nỗi này.
– Ý
ông lại đổ vạ tại tôi nuông chiều đứa con gái độc nhất của chúng ta nó mới đổ đốn
hư hỏng bỏ nhà đi hoang đấy hử? Ông có giỏi sao không cho tôi đẻ thêm đứa thứ
hai, thứ ba, thứ tư đi thì đâu đến nỗi…
Ông
bố điên tiết:
– Bà
lại ngoạc mồm ra chê trách tôi sau trận ốm vàng da sốt rét thập tử nhất sinh
tôi không thể có con được nữa hả? hả? đừng có chọc vào tự ái của tôi. Rõ chửa?
Cô Bền
Vững cong cớn đe dọa:
– Hai
ông bà mà cãi nhau nữa là đây ở Hà Nội luôn không thèm thỉnh thoảng về quê thăm
nhà cho biết thân…
Hai
vợ chồng nhà quê vội vàng xuống nước vì sợ con gái nổi giận tung hê bất cần đời
giữa chốn công cộng này:
– Đừng,
đừng con…bố mẹ chỉ lẩm cẩm nhắc lại thôi
– Bố
mẹ hiểu rồi, dù sao con cũng đang muốn tìm chồng để làm lại cuộc đời. Con tìm
đâu ra anh Tư Việt kiều thật là giỏỉ, chẳng đoảng tí nào..
Cô Bền
Vững nguôi ngay và khoe thành tích:
– Tâm
lý Việt kiều nào về Việt Nam chẳng muốn cưới vợ hiền, vợ ngoan, càng nhà quê
càng được tin yêu. Con đã ra tay thì anh Tư có mà chạy đằng trời .
Bà mẹ
khuyên con:
– .
Ừ, anh Tư có vẻ tin cậy và thương yêu con, hãy giữ gìn mối quan hệ này cho tốt…
Ông
bố năn nỉ:
– Mày
liệu mà lấy chồng đi, lông bông mãi là tàn đời con ạ. Bố mẹ bó tay không dạy bảo
được mày, bố chỉ xin mày nghiêm túc nghe lời một lần này thôi.
– Khỏi
cần bố mẹ dạy đây cũng biết thừa, gái hư hỏng như con ở Việt Nam ai thèm lấy có
chăng là Việt kiều phương xa hay lấy Tây, lấy Mỹ thôi. Nói thật nhé, đây ăn
chơi Hà Nội chán rồi đang muốn được tung cánh bay đi Mỹ, đi Tây xem nó sung sướng
thế nào.
Cô Bền
Vững đầy khôn ngoan bản lĩnh, cô đã tự đạo diễn cho mình một kịch bản chặt chẽ
và hợp lý, đóng vai cô gái quê tìm bạn trên mạng, lúc ngơ ngác ở phi trường Nội
Bài, lúc thấy anh Tư xuất hiện con cáo già như cô đã đoán ra anh Tư ngay dù
chưa hiểu thấu đáo anh xuất hiện bất ngờ thế vì lý do gì, cô càng diễn giỏi diễn
hay hơn nữa vai trò cô gái quê đoan trang hiền thục làm anh Tư ngả nghiêng từ
những phút gặp gỡ đầu tiên ấy.
Những
ngày cùng bố mẹ tiếp anh Tư cô luôn ra vẻ là đứa con ngoan, là cô gái tốt càng
làm anh Tư thêm quấn quýt và gắn bó
Nhớ
lại anh Tư đã kể cho cô chuyện bị cô Hoa lừa, cô Bền Vững nhếch môi cười khinh
bạc, khinh thường cô Hoa kia chưa sắc bén và kinh nghiệm đời còn non kém thua
xa gái Bắc kỳ đầy bản lĩnh như cô, thà hư hỏng tai tiếng ở đâu nhưng với quê
hương bản quán mình phải giữ gìn. Làng quê, gia đình là nơi an toàn nhất để trở
về dung thân làm lại cuộc đời.
Chia
tay bố mẹ tại bến xe trước khi mỗi người đi một ngã cô Bền Vững tươi cười hứa hẹn:
–
Ông bà già cứ về quê và chờ đợi tin vui nhé. Anh Tư Việt kiều sẽ sớm về Việt
Nam xin cưới con, mà dù chẳng may anh có “xù” thì con cũng sẽ tìm được anh Tư
Việt kiều khác để rước đi đứa con gái giời đánh này, của nợ đời này, oan gia
nghiệp chướng này cho bố mẹ được ăn ngon ngủ yên .
Nguyễn thị Thanh Dương |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
giodocgocong
Senior Member Tham gia ngày: 12/Jan/2011 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 132 |
Gởi ngày: 17/Mar/2018 lúc 3:33pm |
Đêm Sài Gòn đầy gió <<<<< |
|
GIÓ ĐỘC GÒ CÔNG
|
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23108 |
Gởi ngày: 19/Mar/2018 lúc 7:41am |
BABY SIT
Nguyễn Thị Thanh Dương
“Cần người baby sit ở tại nhà, trông 3 đứa trẻ 7, 6 và 5 tuổi, làm vài
công việc vặt. Có phòng riêng, lương hậu hỉ . Xin mời.” Ðọc hàng loạt
mục cần người đến nhà giữ trẻ, tôi dừng lại ở đây, sao mà thích hợp với
tôi đến thế, tôi đang tìm một nhà có đông trẻ con để đến giúp việc, vì
tôi cô đơn quá đổi. Cái nghề baby sit này tôi đã nghĩ tới với rất nhiều
hứng thú sau những tháng năm dài mấy lần vấp ngã trong cuộc đời. Tôi gọi
phone ngay:
- Hello, chào chị, tôi có đủ điều kiện để xin làm baby sit cho nhà chị đây. Giọng hớn hở bên kia đầu dây: - Chị trẻ không? khoẻ không? Em có 3 thằng con trai quậy dữ lắm, đến nỗi bác Ba hiện thời đang baby sit tụi nó chịu không thấu, bác quá mệt đòi thôi việc nên em mới đăng báo kiếm người thế vô, bác Ba làm nốt 2 tuần nữa cho tròn tháng rồi mới ra... Chị ta nói dài quá tôi phải ngắt lời : - Tôi hiểu rồi, năm nay tôi 40 tuổi, sức khoẻ tốt. Ðược không? - Vậy thì tốt quá, coi như em nhận lời mướn chị, bữa nào mời chị đến nhà, coi những công việc bác Ba làm sao chị làm vậy. Tôi đồng ý, Hai tuần nữa tôi lại có một cuộc sống khác. Một cuốn tiểu thuyết có bao nhiêu trang buồn vui thì cuộc đời tôi cũng có bấy nhiêu trang. Tôi là một đứa trẻ không có cha ngay từ trong bụng mẹ, nghèo khổ và lam lũ tôi sống với mẹ bữa đói bữa no trong một xóm lao động ở Việt Nam, năm tôi 12 tuổi mẹ tôi bị bệnh chết, không thân bằng quyến thuộc. Tôi bơ vơ. Tôi được một bà hàng xóm tốt bụng mang tôi đến một gia đình họ hàng của bà. Ðó là chủ hãng nước mắm ở bến Chương Dương, Sài Gòn, để tôi làm việc vặt gì thì làm, mục đích chính là họ nuôi tôi làm phước. Ông bà chủ có hai người con gái tuổi mười tám đôi mươi, đa số tôi làm việc vặt cho hai cô. Biết thân phận mình tôi làm việc rất chăm và ngoan ngoãn nên cả ông bà và hai cô đều thương. Ðược sống ở thành phố, bên cạnh hai cô chủ, tôi phổng phao khoẻ mạnh và đầu óc khôn ra, những sinh hoạt của họ cũng cho tôi nhiều kiến thức. Lúc nào rảnh hai cô thay phiên nhau dạy tôi học chữ. Tôi quý mến ông bà chủ hãng nước mắm lắm, tôi hay nói với ông bà con mong mau lớn con sẽ khuân nước mắm từ kho ra xe, ông bà đỡ phải mướn người ta. Nhưng chưa đến cái ngày tôi được làm công việc đó để đền ơn đáp nghĩa chủ, thì năm 1980 cả nhà ông bà tổ chức vượt biên, và tôi nghiễm nhiên đã là một thành viên của gia đình họ nên cũng được đi theo. Năm đó tôi 18 tuổi. Sang đến Mỹ tôi vẫn tiếp tục làm người giúp việc cho họ. Vài năm sau hai cô học hành xong và lập gia đình, cuộc sống của tôi vẫn êm đềm theo gia đình chủ, nhưng hai cô nói tôi không thể suốt đời làm thuê làm mướn cho nhà cô mãi được, tôi đã trưởng thành cấn có một cuộc sống riêng, có vợ có chồng như người ta. Hai cô thương tôi mà nói thế, chia tay hai cô tôi buồn lắm và không tự tin chút nào, vừa xấu vừa không trình độ thì ai dám lấy tôi? Thế mà có người thương tôi, lấy tôi, làm tôi vừa mừng vừa ngạc nhiên, anh quê ở Long Ðất, Vũng Tàu, làm tài công chở người vượt biên từ ghe nhỏ ra ghe lớn, một hôm anh liều mình lên ghe lớn đi luôn, qua đây tứ cố vô thân. Anh cũng bơ vơ. Gia đình ông chủ hãng nước mắm ở California, còn tôi và chồng rủ nhau về tiểu bang Texas, nghe nói cũng đông người Việt Nam và nhà cửa thì rất rẻ so với Cali.. Sau này tôi hỏi chồng tôi với vẻ cảm động và vô vàn biết ơn rằng em xấu, em quê mùa thế tại sao anh lấy em, anh yêu em ở điểm nào ??? Anh đáp thản nhiên thời điểm đó ít người Việt Nam, đàn ông thì thừa , đàn bà thì thiếu, thà lấy em còn hơn ở giá, chứ có yêu thương gì đâu. Sự thật mất lòng, nhưng chứng tỏ là anh thành thật, thôi thì “ bèo dạt mây trôi” gặp nhau, cho đời bớt buồn, bớt khổ. Chúng tôi an phận sống bên nhau và mong muốn có một đứa con, nhưng chờ hoài hết năm nọ, năm kia, hai vợ chồng tôi mới đi bác sĩ để biết một sự thật đau lòng tôi không có khả năng sinh con. Chồng tôi thất vọng, chán nản sinh ra nhậu nhẹt say sưa, một hôm tôi biết được anh đã ăn ở với một cô gái, và cô đang mang bầu, tôi hiểu phận mình thua thiệt, tự nguyện rút lui, trả anh cho cuộc đời mới đang mở ra cho anh. Vài năm sau tôi lập gia đình với một ông lớn tuổi, bị vợ bỏ, ông chấp nhận hoàn cảnh tôi, không cần con cái, hình như ông dị ứng với vấn đề này, ông nói con cái ở Mỹ chỉ là một lũ mất dạy. Tôi an lòng sống với ông, tưởng sẽ được hạnh phúc cho đến tuổi già.. Nhưng ông bị chết đột ngột vì bệnh tim, không kịp một lời trăn trối, nhưng cũng kịp để lại cho tôi một món tiền khá lớn... phải trả nợ cho credit card, không biết ông đã vay mượn từ lúc nào, mang tên hai vợ chồng , chỉ để đánh cá football (sau này tôi mới biết đó chính là nguyên nhân ông bị vợ bỏ, con khinh, và vất va vất vưởng như lục bình trôi sông rồi tấp vào đời tôi, để tôi phải trả một giá rất đắt cho cái hạnh phúc mà tôi chưa hề được hưởng).Tôi đã cần cù đi làm lương vài đồng một giờ trong vài năm để trả món nợ đó, tôi suy luận theo thuyết nhà Phật, có lẽ kiếp trước mình mắc nợ ông ta ? Bây giờ nợ trả hết rồi, tôi không oán hận gì ông đâu, ông hãy thanh thản giấc ngàn thu, chỉ mong rằng kiếp sau nếu có tái sinh , dù lấy ai cũng xin ông chừa thói cờ bạc, chừa đánh cá football cho vợ con ông nhờ. Vừa xấu người, vừa xấu số, qua hai đời chồng mà chẳng được gì ngoài thất vọng khổ đau.Tôi quyết tâm an hưởng cuộc sống độc thân, tưởng rằng sẽ thanh thản mà sao buồn thế! đơn độc thế! Ðôi lúc tôi muốn quay về tìm hai cô chủ cũ đang sống ở California, nhưng lại tự ái, và phụ lòng tin tưởng của người ta nên đành thôi. Tôi cũng là một người đàn bà như bao nhiêu người đàn bà khác, cũng thèm khát một mái gia đình, những đứa trẻ thơ, để được săn sóc chúng, thương yêu chúng. Thế là tôi nghĩ đến nghề baby sit, tôi muốn được ở tại nhà chủ, sống hàng ngày với họ, để hưởng lây không khí gia đình, để gần gũi những đứa trẻ mà đáng lẽ tôi cũng có. Tôi đã đến nhà cô chủ mới để quan sát tình hình, vợ chồng chú An giới thiệu tôi với bà Ba và 3 đứa trẻ rồi họ vội vã rời khỏi nhà, họ đang kinh doanh một nhà hàng lớn rất đông khách nên bận túi bụi, việc nhà cửa, con cái giao phó hết cho người baby sit. Lần đầu nhìn 3 thằng ranh tôi đã thích, còn chúng nhìn tôi với vẻ tò mò. Hôm nay ngày nghỉ nên chúng ở nhà đủ, bà Ba vừa làm việc vừa nói chuyện với tôi, bà hơn 65 tuổi, nhưng chưa có quốc tịch nên chưa được hưởng tiền già. Ôi, ở cái tuổi này mà phải quản lý 3 thằng vừa ăn khoẻ vừa nghịch ngợm như thế kia thì mệt thật ! Tôi bỗng thấy mình còn trẻ quá, sẽ đủ sức làm nữ tướng điều khiển 3 thằng lính quèn đó. Tôi tiếp tục công việc của bà Ba không khó khăn gì, sáng dạy lo cho 3 đứa đi học, trưa lần lượt đón về, chiều nấu cơm, tắm rửa cho chúng, rồi dọn dẹp nhà cửa...Tôi vừa nghiêm vừa thân thiện để chúng không ăn hiếp và không quá sợ tôi. Ai như bà Ba muốn làm cái gì cũng phải năn nỉ nào ăn cơm đi, nào tắm đi, nào thay đồ đi, v.v. ...rồi bà thương, chúng nó đâu cần cái tình thương hứa hẹn của bà để phải đánh đổi những trò chơi hứng thú của chúng. Mỗi lần cho lũ trẻ tắm là một cuộc chơi “trốn tìm” và “đuổi bắt” đầy ngoạn mục, quần áo dơ thay ra, chúng không để vào rổ trong phòng tắm mà cố tình quẳng vào kẹt tủ, gầm giường, hay góc bếp cho bà Ba tìm mệt nghỉ, bà Ba đi khắp nhà tìm quần áo dơ của chúng như tìm chiến lợi phẩm sau một cuộc giao tranh. Xong, thì 3 thằng lại xổng mất, bà phải chạy từ phòng nọ đến phòng kia, từ tầng lầu xuống tầng dưới, và ngược từ tầng dưới lên tầng lầu để tóm chúng lôi vào phòng tắm... Bà mệt và căng thẳng đến nỗi có đêm bà thấy ác mộng, 3 đứa chạy nhảy bừa bộn trong phòng tắm, nước văng tung toé, nước tràn lan lênh láng, trôi bà đi khắp nhà...Giật mình tỉnh dậy người bà còn đẫm mồ hôi, bà không tin là mình vừa ngủ mê, lò dò bật đèn ra phòng tắm, thấy mọi sự yên tịnh bình thường bà mới yên tâm vào ngủ tiếp. Khi bố mẹ chúng ra khỏi nhà, căn nhà rộng 4,000 sqft, đẹp đẽ sang trọng, trên khu đất rộng, vườn tược xinh tươi, hàng tháng có người đến làm vườn cắt cỏ này là của tôi, tôi tha hồ ra mà đi trên cỏ non xanh mướt, ngắm hoa lá, nhìn chim bay... Những giây phút thú vị đó, tôi tin chắc rằng vợ chồng cô chủ chưa bao giờ biết đến. Vào nhà tủ lạnh đầy ngập đồ ăn, tôi muốn ăn, muốn bày món gì có mà trời biết. Tôi đã làm những món ăn, bánh trái khiến lũ trẻ thích mê, tôi kể cho chúng nghe những đứa trẻ bằng tuổi chúng đang ở Việt Nam, đang thiếu ăn, thiếu mặc, hay không được học hành gì cả... tôi kể về tuổi thơ nghèo khổ của tôi, chúng cảm động nghe tôi kể như nghe chuyện cổ tích, tôi dạy chúng phải biết quan tâm và giúp đỡ người khác, biết nhường nhịn thương yêu nhau. Dần dần 3 đứa đều quý mến tôi, ngoan ngoãn nghe lời tôi, chúng không nghịch phá nữa, tự mình làm những gì có thể được, tôi không phải hầu hạ chúng như bà Ba, trái lại tôi còn sai chúng làm được khối việc vặt, khi quần áo đã xấy khô, chúng gấp lại, của đứa nào đứa nấy mang về phòng, chúng vui thích vì được tự tay xếp quần áo vào tủ theo ý mình, tôi sai chúng nó lấy báo cho tôi đọc hay rót nước cho tôi uống là chuyện thường tình ở nhà, không biết bố mẹ chúng nhìn thấy có xót ruột không? chứ chúng làm với tất cả lòng hăng hái, mà tôi cũng thương yêu chúng biết bao nhiêu, không phải là nhiệm vụ của một baby sit đâu, mà bằng tấm lòng của một người mẹ. Tôi và 3 đứa trẻ đã có những ngày êm đềm hạnh phúc, những bữa cơm chiều đầm ấm, những buổi trưa 3 đứa thì ngủ, còn tôi nằm khểnh nghe nhạc, thảnh thơi như một kẻ vô công rỗi nghề, tôi mở máy nghe Chế Linh và Tuấn Vũ, hai giọng ca mùi mẫn là thần tượng của tôi, họ hát bài gì tôi cũng thuộc dù tôi không nhớ tên tác giả, nhưng chắc chắn là không có nhạc Trịnh công Sơn, dù ai cũng khen nhạc ông ta, có nhiều câu nhạc của Trịnh công Sơn nghe “mơ hồ” quá tôi không hiểu nổi: “tóc em từng sợi nhỏ rớt xuống thành hồ nước lênh đênh.” Hay “ Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ. Dài tay em mấy thuở mắt xanh xao...” thà cứ cụ thể, huỵch toẹt như “Ðời tôi cô đơn nên yêu ai cũng cô đơn...” hay “Ðêm đêm một mùi hưong, mùi hoa sứ nhà nàng...” nghe mà thấm tới tim tới phổi, nghe mà rơi lệ. Nằm nghe nhạc đã, tôi ngủ thiếp đi, tỉnh dậy 3 đứa trẻ vẫn nằm ngủ bên tôi trong căn nhà sạch sẽ thơm tho, chẳng có chuyện gì phải làm, tôi vẩn vơ nghĩ tới vợ chồng cô An, không biết ngay giây phút này họ đang làm gì nhỉ ? Tội nghiệp ! chắc chú An đang bù đầu trong khói bếp mịt mù, trước kia chú có thuê đầu bếp, nhưng đứa thì làm mình làm mẩy, đi trễ về sớm, đứa thì chuyên môn ăn cắp mang về nhà toàn những món đồ biển đắt tiền. Thế là chú vừa là ông chủ vừa kiêm luôn chức đầu bếp cho chắc ăn, khỏi phải trả tiền công đầu bếp mà lại quản lý được cả đám nhân viên dưới bếp, không thất thoát hao phí đồ ăn, thực phẩm. Còn cô An cũng bù đầu không kém, như tất cả những người Châu Á làm kinh doanh, khâu tiền nong thì chỉ có ngưòi nhà hay chính chủ nhân quản lý, cô An ngồi trong quầy thu tiền, mỗi ngày phải mỉm cuời không biết bao nhiêu lần, phải Hello, Thank you với không biết bao nhiêu người, kể cả những người có bộ mặt đáng ghét nhất. Chín mười giờ tối cô chú An mới về tới nhà, tắm rửa và hỏi thăm con cái qua loa xong là lăn vào phòng ngủ, nếu có động đất hay trời xập chắc họ cũng không biết. Làm gì cô chú An dám mơ tới một giấc ngủ trưa thanh bình nhàn hạ như tôi? nằm nghe nhạc lâm ly sướt mướt như tôi? Làm chủ nhà hàng, khách tới ăn tấp nập, nhưng cô chú An thường không ăn nổi những món ăn của mình, ngày nào cũng ngửi, cũng nhìn thấy, họ ngán quá rồi, cô An thường mang đồ ăn do tôi nấu ở nhà , tôi làm món dưa cải muối chua với củ hành đỏ thật thơm ngon, cô An rất thích. Từ ngày làm baby sit, ăn, ở, chủ bao nên đồng lương tôi hầu như không dùng tới, dư được bộn tiền, tôi không có họ hàng gần xa ở Việt Nam để mà giúp họ. Tôi nghĩ đến những đứa trẻ nghèo-như tôi ngày xưa- và muốn đồng tiền của tôi được hữu ích tôi liên lạc với một ngôi chùa ở Việt Nam, thông qua đó, hàng tháng tôi gởi tiền về để chùa mang đến những cô nhi viện, những nhà nuôi trẻ em khuyết tật, cho các em được thêm manh áo mới, thêm miếng ăn ngon. Nếu quả thật kiếp này làm điều lành kiếp sau được hưởng thì tôi mong sẽ có một mái gia đình và những đứa con như 3 thằng mà tôi đang baby sit là đủ rồi, chẳng mong giàu có sang trọng gì. Một hôm cô An mang về một tờ báo xuất bản ở Việt Nam, do người bạn cô mới đi chơi Việt Nam và mang về. Cô An chỉ cho tôi bài viết về một bà người Việt sống ở Mỹ có lòng từ tâm, hàng tháng gởi cả ngàn đô về Việt Nam để giúp các trẻ em nghèo. Cô An chặc lưỡi: - Làm điều thiện mà dấu tên, ngu thật. Người ta đâu biết mình là ai, thì hãnh diện với ai đây? Rồi cô so sánh, nửa đùa nửa thật: - Chắc bà này giàu lắm mới chi ra như thế. Mà có giàu hơn tôi được không? Mỗi ngày nhìn vợ chồng cô An ra đi, lao vào cuộc sống, tôi biết họ kiếm ra rất nhiều tiền, bằng sức lực mồ hôi và bằng cả sự khôn ngoan sống ở đời như cô An đã từng hãnh diện khoe với tôi, chị biết không, buôn bán kiếm lời là chuyện dĩ nhiên, ngoài ra phải biết kiếm thêm, mỗi bill tính tiền ăn của khách đều cộng thuế, nhưng tôi đâu có ngu mà khai thật lợi tức của mình với sở thuế, nên hầu hết tiền lời, tiền thuế của người ta trả đều vô túi mình. Còn tôi, lương tháng 1,200 đồng, không kiếm thêm được đồng nào như vợ chồng cô chủ. Nhưng nếu so sánh giữa tôi và họ ai giàu hơn ? Thì... tôi chứ ai! Vì tôi còn có tiền phân phát cho người khác. Và ai sướng hơn? Thì... cũng tôi chứ ai ! vì tôi có niềm vui khi đã mang lại niềm vui cho người khác.
Nguyễn Thị Thanh Dương |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23108 |
Gởi ngày: 21/Mar/2018 lúc 2:03pm |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23108 |
Gởi ngày: 22/Mar/2018 lúc 9:45am |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
<< phần trước Trang of 196 phần sau >> |
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |