Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh  
Message Icon Chủ đề: Việt Nam- Về tất cả Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 119 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 14/Mar/2018 lúc 4:35am

Mùa Dỡ Chà    <<<<<


Image%20result%20for%20Mùa%20Dỡ%20Chà

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 20/Mar/2018 lúc 6:29am

THƯƠNG CA TIẾNG VIỆT  <<<<<

A%20beautiful%20view%20of%20the%20boat%20and%20shore%20of%20the%20canal%20in%20Hoi%20An%20Ancient%20Town

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 23/Mar/2018 lúc 4:23pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Mar/2018 lúc 4:22pm

10 most beautiful places in Viet Nam  <<<<<


A%20beautiful%20snap%20of%20the%20floating%20fishing%20village%20and%20the%20rock%20island%20in%20Halong%20Bay



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 23/Mar/2018 lúc 4:23pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/Mar/2018 lúc 8:28am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/Mar/2018 lúc 6:35am

Những Cái Nhất Không Đáng Tự Hào Của Việt Nam

Việt Nam tìm kiếm từ khóa “sex” nhiều nhất thế giới


Trước đó, Ấn Độ và Ai Cập được coi là 2 quốc gia có tỷ lệ người tìm kiếm “sex” nhiều nhất trên Google. Tuy nhiên, vị trí này đã thuộc về Việt Nam.

Thống kê riêng trong lãnh thổ Việt Nam, thủ đô Hà Nội là địa phương có lượng người truy cập “sex” trên Google đứng đầu cả nước.
Ăn 5 triệu con chó/năm
Liên minh Bảo vệ Chó châu Á (ACPA) vừa công bố, chỉ riêng tại Việt Nam, hàng năm ước tính có khoảng 5 triệu con chó bị giết để phục vụ nhu cầu tiêu thụ thịt của con người.

Con số trên là quá lớn so với sức tiêu thụ thực phẩm ở nước ta. Chưa nói đến vấn đề nhân đạo như những nước khác, chỉ cần nói đến những hệ lụy thực tế của nó thôi cũng đủ để chúng ta phải ghê rợn.



Để có được số chó trên tiêu thụ (chủ yếu để phục vụ nhu cầu tại các quán nhậu) thì nó ắt sẽ phát sinh chuyện nhập lậu từ nước ngoài.

Vì ham lợi nhuận, nhiều người kinh doanh sẽ chẳng cần quan tâm đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Chó chết cứng từ lúc trên xe, rồi ghẻ lở, điên dại vẫn sẽ được làm thịt và được các vị khách chiến ngon lành như thường.

Hơn nữa, đây cũng là nguyên nhân khiến vấn nạn trộm chó xảy ra. Đã không biết bao nhiêu vụ những tên cẩu tặc bị người dân bao vây, đốt xe máy, thậm chí đánh cho đến chết.

Uống 3 tỷ lít bia/năm

Dù kinh tế suy thoái, GDP giảm sút, ngành bia vẫn tăng trưởng đều đặn với mức 10%/năm và người Việt càng ngày uống bia càng nhiều, luôn nằm trong top 25 nước uống bia khủng khiếp nhất thế giới, thứ 3 của châu Á, và nhiều năm liên tục dẫn đầu khu vực Đông Nam Á.


Nhiều người Việt vẫn xem rượu như một cách thức thể hiện bản thân, giới tính, giải sầu và thậm chí là khẳng định sự hiện diện tất yếu của rượu bia trong cuộc sống tương lai thật sự đáng phải quan tâm. Không những ảnh hưởng về vấn đề kinh tế, sức tiêu thụ rượu bia cũng gây ra nhiều vấn đề như ảnh hưởng sức khỏe, hạnh phúc gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và tỉ lệ tai nạn giao thông gia tăng mỗi năm do bia rượu.

Ăn 5 tỷ gói mì/năm

Không riêng thịt chó, bia tiêu thụ mì gói của Việt Nam cũng thuộc hàng top trên thế giới. Báo cáo của Hiệp hội Mì ăn liền thế giới tại Nhật Bản (WINA) đưa ra hồi giữa năm 2013 cho thấy, Việt Nam tiêu thụ mì đứng thứ tư với hơn 5 tỷ gói mỗi năm.


Việt Nam hiện có khoảng 50 doanh nghiệp mì ăn liền, sản xuất gần 50 tỷ gói một năm, theo thống kê của Bộ Công Thương tháng 7/2012. Việt Nam cũng là nước tiêu thụ mì hàng đầu châu Á với số lượng 1 – 3 gói một người mỗi tuần.

Giá thuốc lá rẻ nhất thế giới



Việt Nam là nơi có giá thuốc lá rẻ nhất thế giới cũng là nơi có thể mua thuốc lá dễ nhất thế giới. Tỷ lệ nam giới hút thuốc ở Việt Nam thuộc hàng cao nhất thế giới với 47,8%. Việt Nam có hơn 40.000 người tử vong mỗi năm do thuốc lá.

Tỷ lệ nạo phá thai lớn nhất thế giới
Theo Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam, bình quân mỗi năm có khoảng 300.000 ca nạo (chiếm 20% trong tổng số ca nạo phá thai), cao nhất so với các nước Đông Nam Á và thứ 5 thế giới. Tình hình nạo phá thai có xu hướng tăng trong những năm gần đây.


Có lẽ nếu để kể hết thì list các cái nhất của nước ta sẽ còn dài và dài hơn nữa…Đã đến lúc chúng ta phải nhìn lại thực tế phũ phàng để cùng nhau loại bỏ những cái nhất không đáng tự hào đó rồi.

Thịt lợn, thịt bò đắt nhất


Hiện giá thịt bò hơi mua tại Úc là 2 USD/kg, gánh thêm 5% thuế nhập khẩu, phí vận chuyển và các chi phí khác, khi về đến Việt Nam giá 1 kg thịt bò hơi Úc chưa đến 60.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá bò hơi Việt Nam lại ở mức trên 70.000 đồng/kg. Tại các siêu thị, thịt bò Úc được ưa chuộng vì mềm, ngon, chất lượng và không chênh lệch hơn giá thịt bò trong nước là bao nhiêu. Tại thị trường TP HCM, các hệ thống bán hàng của nhà cung cấp thực phẩm lớn nhất thành phố như Vissan đã không còn thấy thịt bò Việt Nam.

 Giá sữa cao nhất
Theo số liệu mới nhất, Việt Nam là một trong 20 nước nhập khẩu sữa nhiều nhất thế giới. Tính trung bình, mỗi năm Việt Nam nhập khẩu khoảng 1,2 triệu tấn sữa các loại, chủ yếu là sữa và kem cô đặc, pha chế. Trong dòng sữa nước có tới 70% là sữa hoàn nguyên (sữa pha lại). Đây là nguyên nhân khiến giá cả sữa hoàn nguyên còn đắt đỏ hơn cả sữa tươi sạch.

Giá đất đắt nhất


Thống kê mới nhất của Numbeo (một trang web chuyên thống kê về chỉ số mức sống tại các thành phố và quốc gia trên thế giới) cho thấy chỉ số giá nhà trên thu nhập tại Hà Nội lên đến 34,59 lần, đứng thứ 4 trong số gần 400 thành phố trang web này khảo sát. Giá nhà Hà Nội chỉ thấp hơn Phnom Penh của Campuchia (45,45), Tbilisi của Georgia (45,33) và Thẩm Quyến của Trung Quốc (35,14). Theo thống kê này thì giá nhà đất tại Hà Nội hiện tại cao hơn nhiều tại Hong Kong, Bắc Kinh, Thượng Hải, Bangkok khi so với thu nhập trung bình. Giá nhà đất tại Hà Nội vượt xa giá nhà tại TP HCM trung bình 11,02 lần.

Giá xe cao nhất
Theo cam kết tại Hiệp định thương mại tự do ASEAN (AFTA), ô tô nguyên chiếc chở người dưới 9 chỗ trong khu vực này nhập khẩu vào Việt Nam sẽ chỉ có mức thuế suất là 0% vào năm 2018, còn theo cam kết WTO thì tất cả các loại ô tô chở người đều quy về một mức thuế suất nhập khẩu là 47%. Thế nhưng, các loại thuế và lệ phí liên quan lại đang tăng lên. Hệ quả là người tiêu dùng Việt Nam phải mua xe đắt gấp 2-3, thậm chí 4 lần so với thế giới, dù mức thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam chỉ bằng 1/50 của Mỹ.


Phí bệnh viện cao nhất
Người dân Việt Nam đang phải chịu mức viện phí cao ngất ngưởng nhưng nhiều dịch vụ không được như ý muốn. Theo lộ trình tăng viện phí vừa được Phó thủ tướng Võ Văn Ninh chấp thuận thì năm 2014 sẽ tiếp tục tăng phí tại khu vực điều trị. Điều này khiến dư luận nghi ngại bởi sau gần 1 năm thực hiện việc tăng viện phí, chất lượng ngành y vẫn chưa được cải thiện.



Viện phí mới được tính theo hướng đủ 7/7 yếu tố cấu thành, trong đó có tiền lương, phụ cấp trực, phụ cấp phẫu thuật… Trong khi viện phí hiện hành (có 407 dịch vụ mới tăng giá giữa năm 2012) mới tính 3/7 yếu tố.

Kevin Trần DJ
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 28/Mar/2018 lúc 9:07am

Bao Giờ Việt Nam Hết Bệnh?


Việt Nam sẽ có tự do khi hết bệnh tâm thần phân liệt.
Nhìn lại 40 năm sau khi chiến tranh kết thúc vào năm 1975, người ta có thể tự hỏi là đến bao giờ Việt Nam mới có tự do? Ðấy là câu hỏi chính đáng vì vào năm đó, nền tự do mong manh của phân nửa đất nước cũng cáo chung cùng chiến tranh.

Bài này sẽ nói về tương lai – ở sau lưng nước Việt. Và sẽ không thoa nước đường để ru ngủ.

Chân trời lý tưởng
Từ nhiều thế kỷ rồi, người ta đã luận giải về chữ “tự do.” Không định nghĩa nội hàm của tự do thì khó suy đoán ra diễn biến và thời điểm của việc đất nước Việt Nam sẽ có tự do. Vì vậy người viết xin đi từ một phương hướng khảo cập (approach) khác. May ra, khảo hướng này sẽ giúp ta tìm ra câu trả lời. Ðầu tiên, xin vẽ ra một “chân trời lý tưởng” cho đất nước để biết là mình muốn đi đâu.
Việt Nam cần một xã hội cởi mở về tư tưởng.
Cởi mở là khi người dân không bị chế độ cai trị áp đặt một thứ “chân lý độc quyền.” Ðộc quyền chân lý là khi có ai đó cho rằng mình duy nhất đúng và cấm xã hội nghĩ khác.

Nạn độc quyền chân lý là bước đầu của hệ thống toàn trị (totalitarian) vì tư tưởng chi phối mọi lãnh vực sinh hoạt của con người, từ tư duy đến hành động. Nếu kéo dài quá lâu, là hoàn cảnh của Việt Nam, nạn độc quyền chân lý làm thui chột sự sáng tạo, tiêu diệt khả năng suy nghĩ độc lập và làm mất cơ hội tìm ra giải pháp khác cho cuộc sống. Khi ấy, quyền tự do có thể là lang thang trong vô định.

Nếu ra khỏi nạn độc quyền chân lý do đảng và nhà nước đặt ra thì xã hội mới có thể tiếp nhận, thử nghiệm, đánh giá và áp dụng các tư tưởng khác để tìm ra giải pháp tốt đẹp – hoặc ít ra là ít tệ nhất. Cho nên, Việt Nam chỉ có tự do khi người dân có tự do về tư tưởng và chấp nhận sự suy nghĩ dị biệt.

Tai họa ngày nay có những nguyên nhân quá sâu xa khiến cho trong thế kỷ 20 dân ta không tìm ra giải pháp thỏa đáng cho hai nan đề lớn của quốc gia: không có độc lập và lụn bại dần khi so với các dân tộc khác. Trong hoàn cảnh ấy, Việt Nam mới lầm lạc ngả theo chủ nghĩa Cộng Sản.

Sau cuộc tương tàn trong một trận chiến dài nhất thế kỷ 20 với quá nhiều tổn thất, dân ta đi vào thế kỷ 21 mà vẫn không có độc lập và chẳng có cơ hội canh tân đất nước để theo kịp đà tiến hóa của các dân tộc khác.

Nạn độc quyền chân lý kéo dài còn khiến đa số người dân không ý thức được rằng quốc gia đang tụt hậu so với các nước khác trên thế giới. Nhìn vào sự lạc quan vênh váo của những kẻ tương đối có học nhất, ta phải thấy ra điều ấy. Tình trạng mất ý thức tụt hậu cũng là một cản trở lớn.

Thứ hai, từ quyền tự do tư tưởng, hãy bước tới cách tổ chức xã hội.
Trong các giải pháp cho tương lai, nguyên tắc dân chủ về chính trị không là lý tưởng mà chỉ là phương thức tổ chức sinh hoạt ít tệ hại nhất. Con người ta không thể có phương thức chính trị toàn hảo khả dĩ giải quyết được mọi vấn đề, cho nên mới phải chọn lựa và dung hòa. Xã hội cởi mở và chấp nhận dị biệt sẽ tạo điều kiện cho việc tìm kiếm và áp dụng giải pháp tối hảo mà không toàn hảo. Bảo rằng nếu có dân chủ nước ta sẽ khá là một sự hiểu lầm hay lừa mị, vì dân chủ không thể là mục tiêu mà chỉ là một cứu cánh.

Nhưng cứu cánh đó, nguyên tắc dân chủ, là cái gì – Dân chủ là sự bình đẳng của mọi người trước pháp luật.
Xã hội cởi mở về tư tưởng và bình đẳng về quyền lực là điều kiện tiên quyết cho dân chủ. Pháp luật đó là do người dân làm ra và liên tục cải tiến qua người đại diện của mình. Người đại diện cho dân để thiết lập hệ thống pháp quyền áp dụng đồng đều cho cả nước chỉ là lãnh đạo nhất thời. Họ được người dân chọn lựa, truất phế hay/và thay thế.
Khi có xã hội cởi mở và chính trị dân chủ, người Việt sẽ tìm ra giải pháp thỏa đáng, không tất nhiên là lý tưởng, để vượt qua những thách đố bao giờ cũng có mà lại thường xuyên đổi thay.

Cho nên, cái chân trời lý tưởng của chúng ta khởi đi từ một thực tế không lý tưởng: con người không có giải pháp toàn hảo mà phải tìm kiếm, thử nghiệm và cải sửa. Ai nói rằng ta có giải pháp thần diệu, luôn luôn đúng và không thể phê bình hay cải tiến, người ấy có tinh thần độc quyền chân lý, tức là độc tài.
Sau khi phác họa ra cái hướng mình muốn đi, ta hãy trở về thực tế. Thực tế ấy là một trường hợp bệnh lý. Là bệnh tâm thần phân liệt.

Tâm thần phân liệt

Việt Nam bị bệnh mãn tính và nguy kịch mà không biết.
Y khoa có chỉ ra đôi điều về bệnh tâm thần phân liệt, hay “schizophrenia,” còn được gọi là phân tâm loạn trí. Bệnh nhân có nhận thức lệch lạc về thực tại, sống tách rời khỏi thực tế, lấy ảo giác làm sự thật và tin vào nhiều mâu thuẫn, vì thế lại có phản ứng thất thường và nguy hại cho bản thân – mà vẫn không hay.
Xin hãy từ những hiểu biết phổ quát về khoa thần kinh tâm lý mà áp dụng vào trường hợp xã hội Việt Nam.

Chúng ta hãnh diện là người Việt Nam, tin vào “bản sắc dân tộc” vậy mà chẳng định nghĩa được bản sắc đó là gì. Một cách lờ mờ thì lại mượn nhiều nét văn hóa của Trung Hoa về làm “quốc giáo,” là niềm tin cao nhất, ngang hàng tín ngưỡng. Ðấy là một hiện tượng độc quyền chân lý “bất khả tư nghị,” không thể bàn cãi, từ tư tưởng đến tổ chức giáo dục và chính trị.

Qua nhiều thế kỷ, chúng ta sống trong trạng thái bối rối ấy, đến khi gặp thách đố – bị vài xứ Âu Châu vào dạy ta về một chân lý khác – thì không đối phó được sau một phần tư thế kỷ đấu tranh, từ 1859 đến 1883. Vì lui về bản sắc thì bất lực nên nhiều người ra ngoài tìm khí giới mới về tư tưởng và học thuật để giải quyết vấn nạn.
Khi ấy, dân ta bị thêm một tai họa nữa là nạn độc quyền chân lý của Cộng Sản.
***
Trong cả trăm năm, từ khi bị Pháp tấn công, xâm chiếm và cai trị, nhiều thế hệ của dân ta cùng theo đuổi hai mục tiêu song hành mà dính liền như hai mặt của một đồng tiền, là độc lập chính trị và canh tân xã hội. Vì xã hội không được canh tân nên mới mất chủ quyền và vì quốc gia không có độc lập nên không thể canh tân theo cái hướng có lợi cho đất nước.

Trong cuộc đấu tranh ấy, nhiều nhà cách mạng đã chấp nhận tinh thần cởi mở, cùng hợp tác mà tương dung sự khác biệt chứ không coi nhau là kẻ thù. Ðiển hình là phải có độc lập rồi mới canh tân được như theo Phan Bội Châu. Hoặc ngược lại, phải duy tân thì mới giành lại được độc lập, là lý luận của Phan Chu Trinh. Người Cộng Sản xuất hiện thì đòi làm cả hai. Nhưng trước hết là tiêu diệt bất cứ những ai nghĩ khác, ở trong đảng và trong nước.
Rồi họ chọn giải pháp tệ hại nhất cho dân tộc. Ðó là “quốc tế giáo” của ngoại bang.

Cho nên khi các nước thuộc địa Ðông Á đều giành được độc lập thì Việt Nam vẫn bị nạn đao binh tương tàn, cho quyền lợi ngoại bang, không là Liên Bang Xô Viết lại là Trung Cộng. Ðấy là trường hợp bệnh lý tâm thần từ đầu não khi tưởng mình là cái này mà lại làm điều kia!

Xin nhắc lại, con bệnh phân liệt tâm thần ưa có hành vi trái ngược mà bao giờ cũng cho là đúng.
Trong chế độ toàn trị thì cả nước mắc bệnh vì phải tin và nói rằng đảng đi đúng hướng dù đi ngược với những gì người dân đang thấy ở ngoài đời. Ðảng dối trá làm người dân cũng dối trá và cùng gọi đó là “đạo đức cách mạng” với hai ý trái ngược!

Tình trạng phân tâm, sống trong hai trạng thái trái ngược, nổi bật ở hai khía cạnh “xóa” và “xây.”
Từ lý luận, chủ nghĩa Cộng Sản không thể định nghĩa “xây dựng xã hội chủ nghĩa” là gì. Nhưng người Cộng Sản lại được dạy là muốn xây dựng cái mới thì phải xóa bỏ cái cũ qua tiến trình “cải tạo.” Sự phân liệt tư duy ấy mới dẫn đến một nghịch lý kinh hãi trong mọi chế độ Cộng Sản.

Khi đảng nói “xây dựng” thì đấy là lúc ra tay tàn phá – mà thế giới và nhất là người Mỹ lại không hiểu. Khi kinh tế suy sụp thì đảng phải sửa sai, không để xây dựng mà để tìm phương tiện bảo vệ chế độ. Vì vậy, thành phần bảo vệ chế độ là công an, vốn có nhiều thông tin nhất về sự lụn bại ở dưới, đều có vẻ thực tiễn hơn thành phần lý luận đầy ảo giá cỡ trên, nên càng dễ lừa được thế giới.
Nhưng bao giờ việc xóa bỏ cũng dễ hơn xây dựng nên tiến trình cải tạo tại Việt Nam là sự xóa bỏ triệt để, làm kinh tế kiệt quệ, xã hội khủng hoảng và quốc gia lại trôi vào một tranh chấp nữa, giữa hai nước lãnh đạo Cộng Sản, giữa Liên Xô và Trung Quốc.

Nói về tranh chấp là nhìn ra một sự phân liệt hai mặt khác.
Ban đầu, người Cộng Sản tranh đấu cho Quốc Tế Cộng Sản của Liên Xô mà gọi đó là đấu tranh vì độc lập dân tộc, bên trong là thanh trừng nội bộ cho độc quyền chân lý. Giữa cuộc chiến ngụy danh độc lập, lãnh đạo đảng lại chống Liên Xô vì chủ trương “xét lại” của Moscow, đòi tiến hành cải tạo theo kiểu Mao Trạch Ðông và sát hại bằng vu cáo tội chống đảng bất cứ ai không đồng ý với chủ trương ấy.

Sau đó, người dân miền Bắc là công cụ của đảng và đảng là công cụ của hai cường quốc Cộng Sản để thúc đẩy chiến tranh trên cả nước. Rồi khi đã thắng miền Nam thì vừa cải tạo làm cho cả nước tan hoang lại vừa lao vào một cuộc chiến khác tại Cam Bốt khiến Trung Quốc càng có lý cớ xâm lược. Khi Liên Xô tan rã thì từ năm 1991, đảng lại tìm chỗ tựa ở Bắc Kinh mà hy sinh cả độc lập.
Ðã vậy, bệnh phân liệt tâm thần mãn tính trở thành nguy kịch với tiến trình “đổi mới.”
***
Vì duy ý chí, giỏi xóa hơn xây mà chẳng biết xây cái gì thì đúng, sau 1975 đảng làm xứ sở kiệt quệ, lại còn phao phí tài nguyên cho 10 năm chiếm đóng Cam Bốt. Khi chế độ khủng hoảng thì đảng biết mình sai mà chẳng biết thế nào là đúng.

Ðại hội VI vào cuối năm 1986 mở ra năm năm “đổi mới” (Kế hoạch Năm năm 1986-1990) mà chủ yếu chỉ là nới lỏng bàn tay kiểm soát và bóc lột để dân chúng ở dưới có một chút tự do về kinh tế hầu nhà nước còn có thể trưng thu. Nội dung vẫn chỉ là một tập hợp của nhiều khẩu hiệu không thực chất. Nhưng về lý luận thì vẫn là hiện tượng tâm thần phân liệt – vì đảng vẫn có lý.

Ðấy là lúc xã hội có một chút thay đổi từ dưới lên, gần như tự phát.
Khi các nước Ðông Âu vùng dậy và Liên Xô tan rã (1989-1991) thì đảng ôm lấy Trung Quốc từ mật nghị tại Thành Ðô của tỉnh Tứ Xuyên: tiến hành đổi mới có bài bản hơn, từ trên xuống. Và lại tiếp tục bệnh phân liệt thần kinh.

Chủ nghĩa Cộng Sản đã phá sản và kinh tế thị trường mới là giải pháp phổ quát cho toàn cầu. Ðảng phải áp dụng giải pháp đó – mặc nhiên công nhận sự bất lực của xã hội chủ nghĩa – nhưng lại dùng kinh tế thị trường để… xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bệnh tâm thần được che giấu dưới khẩu hiệu “kinh tế thị trường theo định hướng nhà nước” rồi “định hướng xã hội chủ nghĩa” mà chẳng ai biết được hoặc nói ra định hướng đó là gì.

Họ không thể nói ra vì định hướng thật chỉ là theo Trung Quốc để bảo vệ quyền lực đảng – và quyền lợi đảng viên. Nghĩa là con bệnh tiếp tục có hành vi đi trái lời nói. Lại còn bắt cả nước phải theo cái chân lý quái đản ấy và đàn áp những ai nghĩ khác, nói khác.
Nhìn như vậy thì hiện tượng tâm thần phân liệt đã có từ đầu nguồn, gần một thế kỷ trước, khi đảng Cộng Sản được thành lập dưới nhiều tên gọi khác nhau, cho những mục tiêu trái ngược với tôn chỉ. Rồi đảng tiếp tục qua thời chiến đến thời bình với hai diện phân thân đã thành truyền thống, nói một đàng làm một nẻo.
Kết cục thì tương lai của đảng cũng là một sự phân tâm loạn trí – mà họ cho là rất sáng.

Các đảng viên chỉ có thể thăng quan tiến chức nhờ cái tài rất gần với bệnh lý học. Khi họ lên tới đỉnh thì đóng gông cả nước vào cái khung “bốn tốt – 16 chữ vàng” của Bắc Kinh để nắm giữ quyền lực, mà tích cực trưng thu và rút ruột cả nước để chiếm đoạt tài sản – rồi tẩu tán ra ngoài
Bệnh phân liệt tâm thần này dẫn đến một tình trạng phân công lao động bi hài.

Bắc Kinh bảo vệ và răn đe chế độ tại Hà Nội, đảng bảo vệ quyền cướp nước của Bắc Kinh. Trung Quốc có cướp phá – cướp ở ngoài và phá ở trong – Việt Nam vẫn nín thinh. Còn đảng viên thì có sẵn tài sản và bãi đáp ở nước ngoài cho con cái, để khi ra ngoài thì chúng cũng ăn nói hỗn hào và phét lác như cha mẹ. Ðược cái là có tiền.
Bệnh tâm thần phân liệt không là một chứng tật truyền nhiễm, hay lây, mà là một bệnh từ trên truyền xuống. Truyền đây là tuyên truyền, là mệnh lệnh.
***
Y khoa có thể nói đến hiện tượng di truyền di chủng, khoa học xã hội chỉ ra một hiện tượng khác: di truyền chính trị xuất phát từ ách độc tài.
Chúng ta đừng tự ái. Một dân tộc văn minh như người Ðức vẫn có thể chấp hành chủ nghĩa Ðức quốc xã và có hành động diệt chủng. Người Nga có văn hóa vẫn có thể vì chủ nghĩa cộng sản mà tiêu diệt văn hóa của mình. Họ sống trong tình trạng phân liệt, làm trái với bản năng hay thiên lương mà vẫn nghĩ rằng đúng.
Việt Nam cũng không khác.

Trong cái thế phân công của cõi phân tâm toàn quốc, người dân vẫn phải tin, nghĩ và ít ra nói là ta đã có tự do hơn trước, trong một nước độc lập mà chẳng có chủ quyền và quyền dân lại càng không có vì chưa từng có. Nhưng mọi người vẫn cứ làm như thật và linh động thỏa hiệp với thực tế quái đản mà đau lòng để giành được một chút quyền lợi cho bản thân và gia đình. Nếu họ thành công trong màn kịch đó thì còn có hy vọng cho con cái đi học ở bên ngoài để có một tương lai khá hơn quá khứ của họ.

Quyền tự do có hạn chế chỉ làm nảy sinh phản ứng tiêu cực – là tự do làm bậy. Xóa dễ hơn xây vốn là quy luật tự nhiên. Vì vậy, người thành công về tiền tài lẫn tinh thần trong bệnh xá mênh mông này chỉ là thiểu số.

Ða số thì sống trong xã hội băng hoại luân lý, đạo đức và kỷ cương. Ðiều ấy cũng hợp quy luật vì chế độ độc tài chỉ có thể tồn tại nhờ cái xấu ở bên dưới. Công an chỉ khác với đầu gấu ở bộ đồng phục trong một xã hội đen đang tràn ra ngoài và hòa vào màu đỏ của đảng. Mọi người đều than, rồi im.
Hóa ra người dân cũng mắc bệnh tâm thần phân liệt mà chẳng biết. Thậm chí còn nghĩ rằng đấy là lẽ sinh tồn của kẻ khôn ngoan biết giữ im lặng để tránh hủi!

May là một số người đã can đảm nhìn lại, nói ra và viết xuống về những gì xảy ra từ thời 1945. Họ nối nhịp cầu với người Việt ở hải ngoại và nhờ đó tác động ngược vào trong nước qua phương tiện truyền thông để cảnh tỉnh đồng bào. Nhưng vẫn còn bức tường trùng điệp của hệ thống chân lý nhà nước. Và cả sự thờ ơ của những người mắc bệnh.
Tương lai rồi sẽ ra sao?
***
Từ 1975 đến nay, hai thế hệ đã xuất hiện tại Việt Nam và có chung một điểm: biết rất ít về quá khứ thật vì lịch sử đã bị xóa bỏ. “Chúng ta không có lịch sử” là lời than của một trí thức tiến bộ ở trong nước. Nghĩa là nhận thức về lịch sử của lớp trẻ được “cải tạo” ngay từ sách báo và giáo trình, chỉ tập trung vào công lao của đảng. Lớp trẻ được đi học cũng chẳng nhớ gì về 10 năm khủng hoảng của “xây dựng chủ nghĩa xã hội” sau 1975, và lý do tại sao. Nhưng họ rất mừng là nước nhà đã “đổi mới,” còn coi đó là một sự sáng tạo của đảng.
Một triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt là nhận thức lệch lạc về thực tế. Ðảng đã cấy bệnh đó vào trí não của giới trẻ.

Về chuyên môn thì Việt Nam đào tạo ra một thế hệ trẻ có hiểu biết hơn cái thời cha ông phải học lý luận Mác-Lenin. Họ đang có cơ hội làm việc với đồng lương khá hơn cha mẹ thời xưa, nhưng với đa số, ý thức chính trị thì viển vông nông cạn. Lỗi không tại họ vì các em cũng mắc bệnh tâm thần phân liệt – mà không biết.

Chúng ta có một lớp trẻ thành thị biết rất rõ về mọi trào lưu hưởng thụ của thế giới, thậm chí tôn sùng các thần tượng âm nhạc hay phim ảnh Hàn quốc, Mỹ quốc, mà không biết gì về sự thật lầm than ngay trong xã hội. Không ít người chỉ mong được xuất ngoại đi học, và trăm người đi được thì có bao nhiêu người trở về để sẽ thành rường cột cho đất nước trong thập niên tới? Rất ít.

Một thiểu số ưu tú hơn cả đã hiểu ra điều ấy nên từ bỏ sự an toàn và tính giả dối.
Họ tranh đấu cho quyền làm chủ thật sự của mọi người và xuống đường lên tiếng khi chủ quyền quốc gia bị Trung Quốc xâm phạm. Họ bị chế độ đàn áp, cầm tù bằng thủ đoạn bẩn thỉu. Nhưng chuyện ấy lại xảy ra trong sự thờ ơ không biết hoặc không cần biết của người đồng tuổi.

Các thế hệ đi trước thì đã cúi đầu rồi. Duy nhất có khả năng thay đổi là lớp trẻ về sau. Việt Nam chỉ có tương lai là ở thành phần này. Nhưng họ chỉ có tương lai khi ý thức được hiện tượng tâm thần phân liệt ngay trong trí não của mình. Cho nên câu trả lời cho ước vọng bao giờ ta có tự do là một sự dè dặt.
Bao giờ các em ra khỏi ảo giác và nhìn vào những người đang hy sinh trong lao tù vì tự do cho các em?

Nguyễn Xuân Nghĩa
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 31/Mar/2018 lúc 8:02am

TRÁI Ô MÔI- KỶ NIỆM TUỔI THƠ..




Ngày còn thơ ấu, tuổi thơ của tui đẹp như một câu chuyện cổ tich. Tui được sinh ra và lớn lên ở Miền Tây , một thành phố biển xinh đẹp.. lúc ấy Rạch Giá còn là thị xã .. Thị xã sầm uất với bờ biển bao quanh với cả chục ngàn ghe lưới loại lớn đánh bắt xa bờ. Còn ghe lưới nhỏ thì nhiều vô số. Tuy vậy xung quanh thị xã thời ấy có nhiều ruộng vườn cây trái xanh tươi . Người dân hay trồng một số cây ăn trái như xoài ,mít, dừa ,ổi, lê ki ma ,mía và một loại trái ngộ nghĩnh , đó là trái Ô MÔI....  vậy mà nó gắn bó với tuổi thơ đám trẻ miền Tây dữ lắm.


 
 Ô môi ngòn ngọt có khi hơi chát 1 chút vì nó chưa chín lắm , mùi hăng hăng , người không thích thì chê thúi còn tụi tui khen thơm bưng và ghiền gần chết. ( cũng như sầu riêng thôi..hehe).
       Dị đó.. cái thú ngồi gỡ từng mắt, từng mắt ô môi bỏ vô miệng nhấm nháp từ từ ( ăn mau nó đâm miệng đau chết bà cố..kkkkkk) nó đã gì đâu á.. ghiền á nghen.. cho nên hễ trưa nào bà nội tui kể chiện đời xưa rồi mà bà bán chuối luộc, khoai lang luộc chưa tới là tụi tui túa ra . Đứa nào cũng dông mau về nhà kì kèo xin má tiền mua ô môi. Xin hông có dễ đâu nghen.. ráo nước  miếng mấy bả  mới cho.!! Còn nội tui cho mà dặn dị nè: "Con hổng có mua ô môi nhe hông. Ăn vô ỉa tét đít rồi chảy máu cam nữa đa.." . "   " Dạ ,dạ nội , con biết gồi".. Chữ" gồi " của tui chưa dứt mà chưn tui đã dọt tuốt ra sân gồi.  
     Thời đó tuổi thơ sao mà vẹn tuyền đẹp hơn cổ tích. Còn trái ô môi xấu xí thì gắn liền và luôn ở trong tiềm thức tụi tui mà mỗi khi nhớ lại vẹn nguyên đẹp đẽ và rưng rưng nuối tiếc. Bây giờ mà cho tụi nhóc trái ô môi chắc tụi nó sẽ  lắc đầu nguầy nguậy nhăn mặt cho mà coi.. phô mai bơ sữa bánh trái cao cấp nó còn  chê kìa ... 
     Ngồi mà nhớ mà thương. Thương luôn mấy cái còm luyến nhớ của bạn bè trên Facebook khi tui đăng hình trái ô môi lên đó. 

Ô MÔI ƠI..

   Ai biết tuổi thơ ta giàu có
Trái ô môi méo mó mà mê
Hình cong queo đen đúa nhún trề
Ăn một mắt nghe lòng tê tái
Xấu xí vậy chứa chan thân ái
Cầm trên tay.. mời bạn ăn đi
Mắt còn nhiều đừng có lo chi
Mày một mắt và tao một mắt
Nhai nhóp nhép vui lòi ra mặt
Mơi có tiền tao đãi lại mày
Ừa nhớ nghe mơi sẽ ra đây 
Ô môi đợi tao mày róc vỏ
Mùi hăng hắc mà ghiền thiệt đó
Hột đem ngâm lột vỏ cũng ngon
Mình nhà nghèo chạy gạo từng lon
Tuổi khờ khạo mà lòng thơm thảo
Mơi mốt lớn ra đời giông bão
Cũng se sua cơm áo gạo tiền
Ai có còn nhớ lại vẹn nguyên 
Quả xấu xí ô môi ngày cũ..?!!

HÀ MỸ NHAN



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 31/Mar/2018 lúc 8:11am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 02/Apr/2018 lúc 10:28am



Tại sao cái tôi, cái ‘’égo‘’ của người Việt lớn thế? Tôi gặp không biết bao nhiêu người vỗ ngực, tự cho mình là vĩ nhân. Không phải chỉ vỗ ngực, còn trèo lên nóc nhà gào khản cổ: tôi giỏi quá, tôi phục tôi quá, tại sao tôi tài ba đến thế?

Một lần ngồi nhậu với 5 ông , có cảm tưởng ngồi với 5 giải Nobel văn chương. Những ông như vậy, nhan nhản. Nói "ông", vì hầu như đó là một cái bệnh độc quyền của đàn ông. Như ung thư vú là bệnh của đàn bà.
In một hai cuốn sách tào lao tặng bố vợ, nghĩ mình ngồi chung một chiếu với Marcel Proust, Victor Hugo. Làm vài bài thơ, câu trên (vần hay không) với câu dưới, nghĩ mình là Beaudelaire, Nguyễn Du tái sinh. Lập một cái đảng có ba đảng viên, kể cả em gái và mẹ vợ, nghĩ mình là lãnh tụ, ăn nói như lãnh tụ, đi đứng, tắm rửa như lãnh tụ. Viết vài bài lăng nhăng, đầu Ngô mình Sở, nghĩ mình là triết gia, trí thức, sẵn sàng dẫn dân tộc đi lên (hay đi xuống). Học gạo được cái bằng (chưa nói tới chuyện mua được cái bằng), nghĩ mình đã kiếm ra điện và nước nóng.

Một ông bạn in một tấm danh thiếp khổ lớn, dầy đặc những chức tước, trong đó có "nhà nghiên cứu". Những người quen không biết ông ta nghiên cứu cáí gì, lúc nào. Tôi đáng nhận là nhà nghiên cứu hơn, vì thỉnh thoảng vẫn vào Google tìm mẹo trị mắc xương cá, hay cách nấu canh hẹ tầu hũ.
Nghĩ cũng lạ, cái TÔI to tổ bố ở một xứ như VN. VN, xứ của văn hoá Phật giáo, một tôn giáo coi cái ngã là hư cấu, cái tôi không có thực. Nơi chịu ảnh hưởng Lão giáo, những người đã ra suối rửa tai khi nghe thiên hạ nhắc tới tên mình. Nơi người công giáo thực hành đạo nhiệt thành, và Công giáo coi vị tha, nghĩ tới người khác, là đức tính hàng đầu.
Không lẽ người Việt không hiểu tôn giáo mình đang theo?
Có ai đã gặp một người Nhật vỗ ngực: tôi, tôi, tôi. Nói chuyện với người Nhật, trong những cơ hội hơi chính thức, chưa gì họ đã mang giấy bút ra ghi chép. Làm như những điều bạn nói là khuôn vàng, thước ngọc.
Nước Việt nghèo, chậm tiến, lạc hậu. Đáng lẽ người Việt phải khiêm nhượng, biết người, biết mình. Nhưng không, trong tự điển cá nhân của người Việt không có chữ khiêm tốn. Nhiều lần tôi gân cổ cãi với bạn bè, về nhà nghĩ: không chừng nó có lý. Tại sao không nhìn nhận ngay? Bởi vì cái tôi nó lớn quá.
Ở đâu cũng có những cái tôi, nhưng ở người Việt, nó đạt một tỷ số đáng ngại. Mỗi lần, hiếm hoi, gặp một người đồng hương có khả năng nhưng khiêm tốn, tôi nghĩ bụng: ông nội này mất gốc rồi.
Thảo luận với người Việt rất khó, vì ai cũng nghĩ là mình nắm chân lý trong tay. Nghĩ khác là xúc phạm ông ta, xúc phạm Chân lý, bôi nhọ sự thật. Phải căm thù, phải tiêu diệt, phải triệt hạ, phải tố cáo, chụp mũ.
Cái tôi lớn, phải chăng đó là nét đặc thù của một dân tộc đầy tự ti mặc cảm? Trong cái kiêu hãnh lố bịch của người "mang dép râu mà đi vào vũ trụ" có cái tự ti của những người vẫn mang dép râu ở thế kỷ 20, 21.
Trong y học, égocentrisme là một cái bệnh, pathologie. Và trong 9 trên 10 trường hợp, những người có mặc cảm tự cao, tự đại (complexe de supériorité) là để che đậy tự ti mặc cảm (complexe d’infériorité).
Những người có thực tài rất khiêm nhượng, vì họ không so sánh với người khác. Họ so sánh mình với mình, so sánh mình hôm nay với mình hôm qua, so sánh tác phẩm mới với tác phẩm cũ của chính mình. Và thường thường thất vọng.
Khi một nghệ sĩ thoả mãn với tác phẩm của mình, anh ta hết là nghệ sĩ. Anh ta không tìm tòi nữa, anh ta về hưu. Như một công chức, một tài xế xe đò về hưu.
Thomas Edison nói nếu hài lòng với đèn dầu, tìm cách cải thiện đèn dầu, sẽ không bao giờ kiếm ra điện. Người Việt ta dễ thoả mãn quá, dễ kiêu hãnh quá, dễ "tự sướng" quá. Hậu quả là cái gì của ta nó cũng nho nhỏ. Cùng lắm là xinh xắn, dễ thương, nhưng đồ sộ, vĩ đại thì không có. Không thể có. Tham vọng nhỏ, thành quả nhỏ.
Pablo Pic***o khi thành công, được ca tụng ở "période rose" (thời kỳ hồng), nếu thỏa mãn, sẽ không có "période bleue" (thời kỳ xanh). Nếu thoả mãn với "période bleue" sẽ không có tranh trừu tượng, đưa hội họa đi vạn dặm. Một giai thoại: Pic***o mời bạn bè ăn tiệm. Cuối bữa ăn, gọi tính tiền. Chủ tiệm nói xin miễn chuyện tiền bạc, được tiếp Pic***o là hân hạnh rồi. Pablo vẽ vài nét trên tấm khăn phủ bàn, tặng chủ tiệm. Ông này nói xin maître ký tên. Pic***o trả lời: tôi chỉ trả bữa cơm, không muốn mua tiệm ăn.
Nếu Pic***o là người Việt, sẽ thấy đời mình đã quá đủ để thoả mãn: vua biết mặt, chúa biết tên, chữ ký đáng ngàn vàng, chỉ việc ngồi hưởng và chiêm ngưỡng dung nhan mình. May mắn cho hội họa, ông ta là người Tây Ban Nha, hỳ hục tìm tòi cho tới chết.
Mỗi lần nghe, hay coi Jean Marie Le Clézio, Patrick Modiano trong những chương trình văn học trên France Culture, hay trên France 5, ít người nghĩ họ đã chiếm giải Nobel Văn chương.
Họ khiêm nhượng, ngập ngừng, do dự, gần như cáo lỗi sắp sửa nói những điều tào lao.
Le Clézio, Nobel 2008, khoanh tay, chăm chú nghe một tác giả vừa chân ướt chân ráo vào nghề, nói về một cuốn sách đầu tay. Modiano, Nobel 2014, tìm chữ một cách khó khăn, ngượng ngập, ít khi chấm dứt một câu, như muốn nói: thôi, bỏ qua đi, những điều tôi muốn nói chẳng có gì đáng nghe. Ông ta thực sự ngạc nhiên không hiểu tại sao có người nghĩ đến mình để trao giải. Ông ta nói có người đọc sách của mình đã là một phép lạ.
Những năm đầu ở Pháp, có thời tôi cư ngụ Rue Marcadet, Paris. Bên cạnh là một cặp vợ chồng già, hiền lành, bình dị như một cặp thư ký hay công nhân về hưu. Mỗi lần gặp ở thang máy, bà vồn vã chào, hỏi thăm đủ chuyện. Thỉnh thoảng ông mời vào nhà, uống trà, hỏi chuyện về Phật giáo mà ông nói đọc nhiều, nhưng có điều không hiểu. Thí dụ ông muốn so sánh khái niệm về Niết bàn của Phật giáo với thiên đàng của Thiên Chúa giáo.
Ông là một người công giáo thuần thành, nhưng muốn tìm hiểu về những tôn giáo khác.
Tuyệt nhiên không bao giờ ông bà nói về mình. Nếu không coi TV, chắc không bao giờ tôi biết bà là Yvonne Loriot, danh cầm hàng đầu của Pháp, chiếm giải nhất 7 lần khi học ở Conservatoire de Paris, trước khi trở thành một giáo sư âm nhạc có uy tín.
Ông là Olivier Messaien, một trong những tác giả nhạc cổ điển lớn nhất của hậu bán thế kỷ 20. Rất nhiều các nhạc sư, nhạc trưởng nổi tiếng ở Âu Châu, như Pierre Boulez, Iannis Xenakis hãnh diện là đệ tử của ông. Tác phẩm opéra "Saint-Francois d’***ise" của ông được trình diễn trên khắp thê giới, được đón nhận như những tác phẩm của Mozart, Beethoven.
Ông bà sống trong một căn nhà bình dân, ăn uống đơn giản như một cặp vợ chồng nghèo... Tiền bản quyền nhạc đem tặng - một cách kín đáo - các hội từ thiện, hay giúp trùng tu nhà thờ Notre Dame de Lorette gần nhà. Những lúc rảnh rỗi, bà theo ông vào rừng, thu thanh để nghiên cứu tiếng chim hót.
Ai biết hai ông bà già, lễ độ, gần như vụng về, xếp hàng mua ổ bánh mì, là những nhân vật chiếm chỗ lớn trong bất cứ một tài liệu nào về âm nhạc cổ điển cận đại, tuần trước còn là thượng khách của hoàng gia Thụy Điển.
Khi nào ta có những người như Modiano, Le Clézio, Messaien - chưa nói tới tài năng, chỉ nói tới thái độ khiêm tốn – VN sẽ là một dân tộc trưởng thành. Trong khi chờ đợi, chúng ta tiếp tục leo lên nóc nhà, gào: tại sao tôi tài giỏi quá như vậy. Khi gào mỏi, leo xuống, đóng áo thụng vái nhau.
Đó cũng là một trò vui, nếu hậu quả không nghiêm trọng. Chúng ta đều đồng ý với nhau là đất nước đang trên bờ vực thẳm, không thể nhẫn tâm khoanh tay nhìn. Nhưng chúng ta không ngồi nổi với nhau, vì cái TÔI nó lớn quá. Lớn hơn cả vận mệnh dân tộc.
TỪ THỨC


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 02/Apr/2018 lúc 10:28am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 13/Apr/2018 lúc 8:58am
Mùa Cá Ra   <<<<<

2379%20Mua%20Ca%20RaDHST



Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 13/Apr/2018 lúc 8:58am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 19/Apr/2018 lúc 9:47am
5 món ngon chưa ăn chưa tới Nam Du

Hàu nướng, cháo nhum hay cá xanh xương là những món ăn bạn nhất định phải thử khi có dịp ghé thăm đảo Nam Du, Kiên Giang.


Hàu nướng mỡ hành

Vốn được biết tới như một món ăn sang trọng nhưng hàu đá ở Nam Du sẽ khiến bạn bất ngờ bởi giá cả phải chăng, cùng cách ngư dân đánh bắt. Nếu có dịp may mắn đi theo và quan sát, bạn sẽ thấy người dân đợi lúc thủy triều xuống, bồi khô chân những tảng đá ven bờ rồi đốt lửa đến lúc vỏ hàu bật ra. Hàu có thể ăn sống hoặc nướng mỡ hành đều ngon, không thể thiếu chén muối tiêu chanh ăn kèm.


Ốc mắt ngọc nướng

Ốc mặt trăng còn gọi là ốc mắt ngọc. Thịt ốc giòn, ngọt tựa ốc hương. Ốc mắt ngọc cũng được chế biến thành nhiều món hấp, luộc, xào... nhưng nổi bật và đơn giản nhất là nướng. Trên đảo, nhiều người thường sẽ nướng chay (không ướp với gia vị) rồi ăn kèm với muối tiêu chanh, có nơi còn nướng kèm bơ tạo vị béo ngậy.


Cá xanh xương

Cá xanh xương là một đặc sản của quần đảo Nam Du. Gọi là xanh xương vì khi nấu chín xương cá có màu xanh ngọc. Thân cá dài và tròn, mỏ nhọn như cá kìm. Cá được chế biến thành nhiều món như tái chanh, nấu với bắp chuối... nên thực khách có thể thoải mái lựa chọn phù hợp sở thích. Nhưng cách làm phổ biến và nổi tiếng nhất là nướng. Để nướng cá ngon, người ta sẽ bọc cá trong bẹ chuối, quấn dây kỹ rồi đem nướng trên củi. Khi mùi thơm bốc lên đậm, bẹ chuối chuyển màu là lúc cá chín tới. Thịt cá xương xanh ngọt và chắc, ăn kèm rau rừng như lá cách, lá đinh lăng rất hấp dẫn.


Cháo nhum

Nhum hay còn gọi là con cầu gai. Nhum thường bị nghĩ là loài hải sản không ăn được vì vẻ bên ngoài xấu xí, sần sùi nhưng ít ai biết được đây là một sản vật đặc trưng của quần đảo Nam Du. Món cháo nhum có cách chế biến không mấy cầu kỳ, bán nhiều trên đảo. Nhiều tour lặn ngắm san hô cũng mang món ăn lên tàu phục vụ khách. Cháo có vị ngọt dịu, phảng phất mùi của thịt nhum, đủ ấm bụng cho một bữa ăn nhẹ vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.


Lẩu cá bớp

Đây là một đặc sản mà du khách sẽ bắt gặp nhiều trong các thực đơn ở đảo. Thịt cá bớp có vị ngọt tự nhiên, không bở. Nước lẩu đọng lại vị chua thanh, hơi ngọt cùng cá bớp tạo nên vị đặc trưng của món ăn. Lẩu cá bợp thường ăn với bún kèm theo các loại rau sống và nước mắm nguyên chất mới đúng điệu. Món này dùng vào buổi trưa hay tối đều rất hợp lý.
st.

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 119 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.299 seconds.