Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình
Message Icon Chủ đề: MƯỜI ĐIỀU RĂN NGƯỜI GIÀ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 70 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 14/Feb/2018 lúc 8:33am
Tình già



Năm nay trời đất lạ lùng, khí hậu thật kỳ quặc. Tuần lễ trước tết mưa gió liên miên, hai ngày đầu năm trời âm u, xám ngoét và sũng nước. Trời nóng lạnh, thay đổi bất thường nên gần như nhà nào cũng có người bịnh, không ốm nặng cũng cảm mạo, ho hắng. Đêm Rằm Tháng Giêng, bà Phiên kéo màn cửa sổ tìm trăng. Thường những đêm trăng sáng bà có thú nhìn lên bầu trời cao để tâm hồn bềnh bồng, phiêu lãng vào những kỷ niệm êm đềm xa xưa. Đêm nay trăng bị khuất trong lớp mây mù dày đặc, trời tối đen như đêm ba mươi. Tiếng mưa rơi tí tách, không nhẹ nhàng lất phất như mưa xuân. Ông bà nằm cùng giường mà mỗi người theo đuổi một ý nghĩ riêng. Bà bịnh gần hai tuần nay, bị cúm hành tả tơi, mặc dù hai ông bà đã cẩn thận năm nào cũng đi chích ngừa từ Tháng Mười Một.. Hôm nay bà đã đỡ thì lại đến phiên ông. Ông kêu lạnh, mặc bốn lớp áo, khăn len quấn cổ, đầu đội mũ mà vẫn kêu lạnh. Bà phải vặn cái lò sưởi nhỏ trong phòng, hướng về phía ông mà ông vẫn thấy lạnh và lên cơn ho như xé phổi.

Bà nhỏm dậy lục tủ đầu giường lấy lọ dầu Bảo Tâm An.

– Để tôi xoa dầu cho ông nhá!

– Bà xoa hai gan bàn chân cho tôi được rồi, khỏi phải xoa ngực, lưng. Tôi mặc đủ áo ấm.

– Xoa dầu để chà sát cho máu huyết lưu thông, người nóng lên từ bên trong mà.

Ông Phiên ngoan ngoãn để bà chà sát trước ngực và hai bên cánh phổi sau lưng rồi đến hai bàn chân. Tạm êm, không thấy ông ho nữa. Bà nằm lim dim nghĩ đến mấy đứa cháu. Thằng Thiên Ý cũng đang ho, con Minh Uyên cũng đang cảm, hai đứa nước mũi chẩy ròng ròng. Hôm nay thấy mắt chúng nó đã hơi đỏ và kèm nhèm đổ ghèn, bà định mai phải bảo bố mẹ chúng nó đưa đi bác sĩ. Ở nhà bà chỉ xoa dầu rồi cho uống Tylenol, trẻ con phải cho đi khám bịnh ngay xem sao, không để ốm lâu mất sức.

Chợt cánh tay ông quàng qua người bà.

– Mình ơi…Anh thương mình quá!

– ???

– Anh đi trước không biết mình ra sao!

– Ơ hay, sao hôm nay ông lẩm cẩm thế! Mọi khi tôi đòi chết trước thì ông nhất định giành đi trước mà.

– Cuộc đời ngắn ngủi quá phải không mình!

Giọng ông Phiên như nghẹn lại, hai giọt nước mắt âm ấm cũng ứa ra khóe mắt bà. Nhớ khi bà vừa qua cơn bịnh nặng, các con đưa ông bà đi du thuyền chơi cho khuây khỏa. Một đêm đang nằm ngủ trên tàu, ông nằm mơ, kêu ú ớ:

– Đừng bỏ anh, đừng bỏ anh!

Bà lay ông dậy, quay qua thấy vợ đang nằm bên cạnh, ông ôm chặt lấy bà.

– Anh mới bị ác mộng. Em chạy đi, em bay đi, anh cố chạy đuổi theo em.

Sáng hôm sau bà còn trêu ông:

– Chắc lại nhớ cô nào rồi chứ gì? Lâu quá mình đâu có xưng hô anh em đâu nào.

Hai ông bà lấy nhau đã hơn bốn mươi năm. Ông nhớ hình ảnh cô nữ sinh bé bỏng ông theo đuổi, yêu thương ngày đó, những cảm động của đêm tân hôn, những ngọt ngào của tuần trăng mật rồi đến nỗi nhớ quắt quay của ông trong những năm tháng dài trong trại cải tạo. Bao nhiêu kỷ niệm, vui có, buồn có cứ ùn ùn kéo về.

Hai ông bà nhắc nhau, ôn lại những chuyện cũ rồi từ từ tiếng ông thở đều, rồi ông thản nhiên kéo gỗ. Bà khó ngủ hơn ông, nhất là khi có chuyện gì bận rộn trong đầu. Bà thao thức có khi thâu đêm.

Vợ chồng như đũa có đôi, từ ngày lấy nhau gần như hai ông bà không hề xa cách, trừ những năm ông phải đi tù cải tạo. Đến khi về hưu, sau sự mất mát những người thân trong gia đình, rồi đến sự ra đi của những người cùng trang lứa, ông bà biết lẽ vô thường, biết rằng sinh tử là chuyện phải đến nên cũng đã sửa soạn cho đời sống tâm linh, sửa soạn cho cuộc hành trình cuối cùng được thanh thản, nhưng chưa bao giờ nghĩ đến vấn đề còn chiếc đũa lẻ.

Đêm sâu, bên tiếng ngáy mệt nhọc của ông, bà trăn trở. Nghĩ đến hoàn cảnh những người trong hội già mà thỉnh thoảng bà đến họp. Bà cụ Tiến có cả đàn con mà cụ ông mất mấy năm rồi, cụ bà vẫn sống một mình vò võ. Các con cụ rất hiếu thảo, ngoan ngoãn. Cụ có bẩy người con, hai cậu con trai lấy vợ Mỹ nên dĩ nhiên cụ không hợp vì bất đồng ngôn ngữ, khác xa về phong tục, tập quán. Mẹ chồng con dâu gặp nhau chỉ “hi, hello” cho phải phép rồi thôi. Cả hai cặp đều chủ trương không sanh nở vì ngại trách nhiệm và sợ không lo nổi cho con cái. Thế mà một cặp thì nuôi cả bầy chó còn một cặp thì nuôi mấy con mèo để mà ẵm bồng, hôn hít. Năm cô con gái của cụ đều học hành thành đạt, gia đình êm ấm, hạnh phúc, cô nào cũng có một, hai đứa con. Khi cụ ông mới mất, cả năm cô đều mời mẹ về ở cùng, cụ nhất định không chịu, cụ yêu căn nhà kỷ niệm của cụ, nhà đã trả hết nợ và khu vườn hai cụ chăm bón mấy chục năm nay cụ không thể rời xa. Dạo này cụ bắt đầu yếu, đi đứng lọm khọm, các con họp nhau lại bàn là mỗi cô sẽ soạn một phòng riêng để cụ sẽ luân phiên ở với mỗi cô vài tháng, khi chán lại sang nhà con khác. Cụ cũng thử đi một vòng nhưng cụ nói nó thế nào ấy, ở đâu cũng lang thang như người ở trọ. Nhà cụ vẫn quen, chỗ để ống tăm, chỗ để lọ thuốc cụ biết rõ, vào bếp muốn lấy cái muỗng, đôi đũa biết ngay nó ở đâu, ở nhà các con mỗi đứa sắp một kiểu, muốn lấy cái gì thì mở hết ngăn này đến ngăn khác mới tìm thấy. Cụ còn than già rồi ăn ít nhưng hay ăn vặt, ở nhà con cứ xuống lục tủ lạnh hoài sợ rể nó cười, sợ cháu nói bà ăn vụng. Các bà bạn chỉ biết phì cười vì những chuyện cụ kể và nói cụ có phúc mà không biết hưởng hạnh phúc mình có. Có thể chỉ vì trong thâm tâm cụ vẫn nghĩ theo kiểu cổ xưa, con trai mới là người để nương cậy lúc tuổi già. Ở với con gái cụ vẫn có mặc cảm với con rể và mấy người thông gia. Chắc đến lúc cụ yếu đuối hẳn, khi lúc nào cũng cần phải có người ở gần bên, cụ mới thay đổi ý kiến, đổi quan niệm sống. Phần đông các ông bà khác thường than thở vì con, vì cháu, ở bên này mọi người bận rộn chả ai để ý đến ai, ở với con trai thì ngại con dâu, ở với con gái thì sợ phiền con rể.

Bà Quý thì mong cháu, gần bẩy mươi mà chưa có cháu để ẵm bồng, hủ hỉ. Hồi còn đủ cả hai ông bà thì bà thấy không cần thiết. Khi về hưu ông bà đi chơi khắp nơi, mỗi năm đi du lịch thế giới mấy phen, không kể những chuyến đi chơi gần với mấy người bạn thân. Bây giờ còn một mình, bà Quý mới thấy thèm tiếng nói cười ríu rít trẻ thơ. Bà ước ao hai con trai của bà sanh cho bà vài đứa cháu nội, bà sẽ biến căn nhà của bà thành nhà trẻ, bà sẽ thuê người phụ với bà chăm sóc các cháu, bà sẽ không thiết đi đâu nữa.

Còn một số ông bà khác lẻ bạn thì đi tìm người cũng cô đơn như mình để chia sẻ buồn vui. Các ông bà cho rằng cùng một lứa mới hiểu được nhau, tuổi trẻ không cảm thông được, đừng trông mong gì nhiều ở con cái thì sẽ không có những thất vọng đớn đau.

Như có tiếng sột soạt ở phòng khách, bà xích lại gần ông như tìm sự che chở. Eo ôi, nếu ở một mình bà sẽ sợ lắm. Từ khi lấy chồng, bà chưa bao giờ ngủ một mình, không có chồng thì có con, có cháu. Thôi thôi, không dám nghĩ tiếp nữa, bà cố dỗ giấc ngủ.

Buổi sáng ông dậy sớm, thấy bà đang ngủ ngon, hơi thở đều, tiếng ngáy nhè nhẹ. Qua khung cửa sổ, trời đã rạng sáng, quang đãng, hứa hẹn một ngày nắng đẹp. Ông vươn vai, cảm giác ốm đau như biến mất.. Ông chịu khó tập thể dục đều đặn, đi bộ đều mỗi buổi sáng và ăn uống rất chừng mực nên ông vẫn giữ được thân hình rắn rỏi so với những người cùng tuổi với ông. Bước ra sân sau, ông thấy hơi đói bụng, làm những động tác thể thao thông thường rồi ngồi đọc sách, chờ bà dậy để cùng uống cà phê và ăn điểm tâm buổi sáng.

Ông sẽ làm gì khi không còn bà ở cạnh? Bà sẽ ra sao nếu ông đi trước? Nghĩ đến bà, ông lại thương, dù gì bà cũng đã hơn sáu mươi, chắc chắn bà sẽ không đi bước nữa nhưng ông biết tính bà hay nghĩ ngợi, lại dễ tủi thân, không có ông, ai che chở, ai bênh vực bà? Con cái thương mẹ, dâu rể cũng ngoan ngoãn biết điều, nhưng tuổi trẻ hay vô ý, vô tứ dễ làm con người nhạy cảm như bà bị tổn thương.

– Ông dậy sớm thế? Khỏe hẳn chưa mà đã ra vườn?

Tiếng bà từ trong nhà nói vọng ra.

– Mấy ngày mưa gió, xám xì, hôm nay có nắng, bà ra ngồi hong nắng chút cho khỏe.

– Ông ăn gì nào? Cơm trứng hay bánh mì trứng?

– Cái gì cũng được!

– Ăn trong nhà hay ăn ngoài vườn?

– Ngoài này đi, lâu lắm mới có một ngày nắng ấm.

Một lúc sau bà khệ nệ bưng một khay với hai đĩa cơm trứng nóng hổi còn bốc khói và hai tách cà phê. Một đàn bò đang thủng thỉnh nhai cỏ trên ngọn đồi sau nhà. Cảnh thật yên tĩnh, thanh bình. Bà nhìn ông, mái tóc bạc phơ như những sợi tơ óng ánh trong nắng. Một tuần nữa là đến ngày Valentine, bà đã đặt một tấm hình hai người trong tuần trăng mật ở Đà Lạt in vào “canvas” để tặng ông, không biết ông có nhớ ngày này không và ông sẽ mua tặng bà cái gì. Hồi còn ở Việt Nam, hàng năm cứ vào đúng kỷ niệm ngày cưới là ông lại nhớ mua cho bà một bó hồng nhung. Sau bảy lăm, những xa hoa phù phiếm ấy bị loại bỏ. Khi ông đi tù cải tạo về, ngày kỷ niệm của vợ chồng, bà chỉ nấu nồi bún riêu hay làm bữa bún chả cho cả nhà ăn mà cũng chẳng nói lý do. Năm 1980, khi vượt biên sang đây, ngày lễ Valentine đầu tiên, ông đã ra vườn của cô em hái cho bà hai chùm hoa đuôi chồn màu đỏ. Những năm sau đó ông luôn nhớ nhưng chỉ đem về cho bà một đóa hoa hồng. Cho đến khi ông bà về ở với con cháu thì ông mua hộp chocolate to tướng để cả mấy bà cháu cùng ăn.

Nhớ lại chuyện đêm hôm qua, bà nắm lấy tay ông nói nhỏ:

– Ông đừng lo việc của Ông Trời. Chúng mình còn có nhau, bên nhau đến ngày hôm nay thì hãy vui những ngày còn lại. Đến đâu hay đến đó… hơi sức đâu mà lo… Quan trọng nhất là cái tâm thanh thản, an vui ngày hôm nay..

Ông siết tay bà, nhìn bà và trong lòng nhủ thầm, Valentine này phải mua tặng bà một bó hoa hồng thật đẹp.

Đỗ Dung






Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 14/Feb/2018 lúc 8:33am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/Feb/2018 lúc 10:39am

Từ Những Giọt Mưa


Tôi ngồi trong phòng nhìn qua cửa sổ. Những hạt mưa rơi thong thả  ngoài trời. Những giọt mưa thầm lặng trong buổi sáng.
Nhà vắng ngắt. Mọi người đi làm, đi học. Trong cái tĩnh lặng của không gian. Mưa như nhắc nhở cái khôn cùng của tạo hóa. Những giọt nước từ trên không  rơi xuống. Thấm vào lòng đất. Nước bốc hơi thành mây rồi lại thành mưa. Cái vòng tròn bất biến không bao giờ thay đổi.

Tôi nhớ trong một bài kinh. Hãy rèn luyện tâm mình như nước. Nước dơ, nước sạch. Nước từ  thân thể con người. Nước từ sông hồ, ao biển. Nước không câu nệ mình dơ hay sạch. Không cần ai nghĩ gì về mình, nước vẫn tĩnh lặng, luân lưu, chảy một cách bình thản. Dữ dội hay hiền lành không phải do nước mà do nguồn chảy, do địa thế. Con ngươi và trái đất này vẫn cần nước. Nước là một thể lỏng rất dịu dàng, nhưng sức mạnh tiềm ẩn vô song.

Kết luận của  bài kinh là "Hãy tạo tâm mình tĩnh lặng như nước." Không cố chấp, không sân si. Không ngược về quá khứ. Không ảo vọng tương lại. Hãy sống ngay thực tại và an tịnh từ giờ, từng ngày. Giữ gìn và lắng nghe hơi thở. Hơi thở còn, sự sống còn.  Hơi thở mất, sự sống hũy diệt.

Nước đang rơi ngoài kia, những giọt mưa thánh thót. Những giọt nước làm cây cối sống  lại đâm chồi nẩy lộc. Những giọt nước làm người Cali vui  vì báo hiệu mùa hạn hán thiếu nước sẽ đở hơn. Nhưng từ trong thâm sâu tôi lại nghĩ đến những vùng bị nạn cháy rừng khốc liệt vừa qua. Liệu những cơn mưa này có đem bùn đất từ núi xuống làm đất chuồi nguy hiểm cho họ không?

Nước có tỉnh lặng không? Nước có linh hồn không? Nước nằm trong ly người ta gọi là ly nước. Nằm trong bình gọi là bình nước. Là sông, là hồ, là ao, là đầm , là vũng. Tên của nước thay đổi theo hình thể chứa nó. Nhưng cái gốc nước vẫn là nước. Bất biến.
Tôi nghĩ một cách nông cạn, con người linh hồn như nước. Do nghiệp căn hay thiện căn mà thay đổi số mạng, giới tính và xuất thân trong cõi đời này.

Cuối tuần này là  cúng 100 ngày cho chồng. Tôi lại nghĩ đến anh . Đến nụ cười hiền lành và chấp nhận. Tình yêu của những cặp vợ chồng già cho nhau nó thâm trầm và biểu lộ trong sinh hoạt hằng ngày.
Một nụ cười ấm áp. Một câu nói tếu. Một cái nắm tay an ủi. Một chén canh bổ dưỡng. Chén cháo nấu thật nhừ. Lời nói ngọt ngào dỗ dành đút ăn cho hết. Những hành động bình thường đó lại tác động tâm lý rất nhiều cho người bệnh.  Dù người bệnh có  khó tính thế mấy. hãy dùng tấm lòng khoan thứ và cảm thông mà đối đãi hết lòng.

Nhưng vòng tròn sinh tử không ai vượt thoát. Dù có đem hết tình thương yêu trì kéo lại, khi sức tàn lực kiệt, người thân chúng ta cũng phải bỏ ra đi. Người già đã đành, khi sinh mạng đã tận phải chấp nhận luật tử sinh. Thương cho những người còn trẻ. Bỏ lại bao nhiêu là ước mơ và tương lai. Bỏ lại vợ trẻ, con thơ với tất cả tình yêu còn dào dạt,  ấm nồng.

Đọc những bài viết về người già. Về những lựa chọn cuộc sống cho mình. Về nhà thương, thuốc uống. Về nursing home. Về lo hậu sự...Tôi thấy mình thật gần gủi với bệnh tật và cái chết. Mình không nên bi quan mà nên nhìn thẳng vấn đề. Phải tính trước những cái xấu nhất và bình tâm đứng ra đối phó.

Người Việt mình hay kiêng cử, sợ nói đến bệnh hoạn và cái chết. Những điều đó sợ xui hay nói con cái trù ẻo mình. Người Tây phương thực tế hơn. Họ dọn sẳn con đường cho tuổi già và chấp nhận cái chết. Họ không dựa vào con cái mà dựa vào những sự sắp đặt từ khi còn đi làm. Tiền hưu trí, tiền bảo hiểm nhân thọ, tiền saving. Họ chuẩn bị trước cho mình. Đặt niềm tin và gửi gấm mọi sự cho người bạn đời ở lại.

Tôi đã qua giai đoạn ấy nên nghĩ mình phải thực tế một chút. Mọi vấn đề pháp lý khi người chồng hay vợ nằm xuống là phải do người còn lại  quyết định. Con cái không có quyền gì hết nếu mình không ký giấy ủy quyền. Nếu người đó không còn vợ hay chồng còn sống, thì nhà quàn đòi hỏi phải trên phân nửa số con đồng ý và ký vào giấy tờ.

Người chết là hết. Nhưng hết làm sao để người chết không vương vấn mà người sống cũng thoải mái. Từ cách chọn cho mình cái chết như thế nào. Có cần giựt máy tối đa để cứu vãn sự sống hay nên để ra đi một cách nhẹ nhàng nếu Bác sĩ  bó tay. Từ cách chọn mời chư tăng. Từ cách để người chết lưu lại 8 tiếng hay mọi người trong gia đình đến nhìn mặt như vậy đủ rồi. Từ cách chọn trước nhà quàn để họ tới đem đi hay phó mặc cho bệnh viện, sau đó cả nhà mới ngồi lại bàn thảo quyết đinh sẽ chọn nhà quàn nào. Rồi vấn đề tài chánh, chi phí cho tang sự. Ước nguyện của  người chết lúc sống ra sao? Người  thân chúng ta muốn chôn hay thiêu. Rồi thiêu để hài cốt ở đâu hay đem về VN.

Nếu đã quyết định chọn là chuyển bình tro đi nơi khác (Thí dụ về VN đặt trong phần đất gia đình), thì không thể ghi tên chùa mình ký thác tạm. Như vậy sau này phải làm lại giấy tờ và xin thủ tục rất khó khăn và  phiền toái.  Hũ tro cốt cũng giống như đại diện cho một con người. Chùa nhận hũ tro cốt phải có giấy tờ chính thức mới hợp lệ.

Cho nên không có gì tốt hơn và khỏi phiền con cháu là mình phải chuẩn bị trước ngày ra đi cho mình. Mình có thể chọn một nhà quàn mình tin cậy để lo lắng hậu sự sau này. Bây giờ có thể trả góp không tiền lời. (Mỗi tháng chỉ trả hơn 100$ và trong vòng 5 năm không tiền lời.) Có thể tự chọn cái giường thiên thu cho mình nằm êm ái. Có thể chọn cái bình xinh xinh để giữ nắm tro tàn. Có thể chọn hoa trên quan tài. Mẫu thiệp báo tin hay quyển ghi lưu niệm. Mọi việc tang sự gần như nhà quàn họ lo gần hết. Con cái không phải hoảng hốt ngồi lại tính toán chọn lựa và đôi khi có thể bất đồng với nhau làm mất hòa khí gia đình.

Khi mình đích thân làm những lựa chọn đó, mình sẽ có một tâm trạng sẵn sàng và không lo sợ. Đối diện cái chết mà không lo sợ thì có phải là yên bình lắm hay sao. Nói vậy cho vui, chứ ai biết cái chết sẽ đến lúc nào. Chết như thế nào và lúc đó mình ra sao. Không ai có thể bình tỉnh và đè nén nỗi sự đau đớn tột cùng, khi thoát bỏ cái thân xác đầy những vết  chém tàn khốc của thời gian và bệnh tật.
Tuy nhiên suy cho cùng, không ai có thể thoát khỏi cái vòng sinh tử này. Ngày rồi tới đêm. Chẳng ai kềm lại thời gian đang  xoay chuyển. Cho nên khi bước qua giai  đoạn cần thiết. Mình phải suy nghĩ và nhìn thẳng vấn đề. Vừa sắp xếp cho mình mà cũng không làm vướng bận khó xử cho con cái.

Ngày xưa ba  và chú tôi đặt trước cho bà nội tôi một áo quan rất chắc và đẹp. Khi đem về, nội tôi nhìn thấy quá sợ và bắt phải đem đi trả. Nhưng hòm mà làm sao trả lại được. Thế là ba tôi phải nói láo là đem đi trả rồi. Nhưng làm một cái chái sau nhà che kín lại đặt cái hòm trong đó. Chú tôi không lâu sau đó qua đời, yên lòng đã chuẩn bị ngôi nhà vĩnh cữu  cho mẹ. Bà nội tôi sống đến 95 tuổi mới ra đi.  

Tại nước Mỹ này tôi có một người thân. Khi còn khỏe mạnh, bà dấu các con, mua cho mình một package tang sự đầy đủ. Bà rửa lớn một tấm hình yêu thích chuẩn bị cho ngày tang lễ. Bà bỏ  trong một phong bì to với tiền và những giấy tờ cần thiết. Bà lên chùa trình bày với sư trụ trì nhờ người đến tụng niệm một mai bà sẽ ra đi. Bà cũng chuẩn bị  một số tiền dự trù  cho chi phí linh tinh.
Một sáng, sau bửa điểm tâm, bà ngồi đọc báo và yên bình từ giả cõi đời. Khi bà mất, trong di chúc để lại, bà dặn các con cứ theo sự chuẩn bị của bà mà làm. Một đàn con rất đông và giàu có, nhưng không ai phải lo lắng điều gì về  sự ra đi của mẹ.  Di nguyện của bà là các con hãy đùm bọc giúp đở lẫn nhau. Đem tình thương yêu, lo lắng dành cho bà gửi đến những người tàn tật, nghèo khó, bệnh hoạn cần được giúp đở.

Cũng có nhiều ý nghĩ ngược chiều là như vậy sẽ làm buồn các con. Chúng không có dịp được trả hiếu và lo cho cha mẹ. Không lẽ cha hay mẹ chết mà chúng không lo hay sao? Nhưng ai mà biết trước tới lúc đó chúng sẽ nghĩ gì và làm gì? Hay chúng sẽ cám ơn cha mẹ đã chu toàn để chúng khỏi phải khó xử.

Cái tốt nhất bây giờ khi cha mẹ còn sống là con cái phải hết lòng thương yêu, quan tâm săn sóc. Có thể cùng nhau mua cho cha mẹ một bảo hiểm nhân thọ để cha mẹ yên tâm những ngày cuối đời. Hay mua cho cha mẹ một package hậu sự với sự đồng thuận chọn lựa của cha mẹ.
Không có gì quá sớm, cũng không có gì kiêng cử khi ta đang sống trong một nước tân tiến. Luôn luôn có sự nhìn xa và dự kiến thực hiện lâu dài.

Cha mẹ nào cũng muốn con mình học cao, chức lớn. Cả một đời vất vả hy sinh cho con thành tài. Nhưng càng thành tài, lương càng cao, càng không có thời gian gần gũi cha mẹ. Không một ông bác sĩ luật sư nào bỏ một tuần một tháng, không làm việc để hầu hạ cha mẹ, trong những giờ phút bệnh nặng hay cận kề cái chết.

Chúng ta không trách con cái mình được vì "Nước mắt bao giờ cũng chảy xuống" Chúng còn phải lo cho gia đình, con cái chúng. Chúng ta hy sinh cả sinh mạng mình qua đây không hề mong muốn con mình thất nghiệp hay sống nhờ vào tiền lương Chăm sóc người già người bệnh gọi là In home support services (IHSS) để ở nhà phục vụ chúng ta.

Sự thật nhiều lúc nói ra thật đau lòng. Nhưng thực tại là như thế. Đành phải chấp nhận mà thôi. Hãy mở lòng ra với con cái và cả với bản thân mình. Hãy yêu thương và quý mến người bạn đời còn đi song bước bên cạnh mình. Mai kia, một trong hai người ngã quỵ, người còn lại sẽ là người chăm sóc cho ta. Sự chăm sóc một người già, người bệnh thật không phải dễ dàng. Ngoài nhiệm vụ một người y tá, còn là trái tim yêu thương của một người vợ, người mẹ đầy chịu đựng và hy sinh.

Hãy dành những ngày tháng vàng của tuổi về hưu mà sắp xếp lại cuộc sống của mình. Hãy cho người phối ngẫu bên cạnh mình những dấu ấn cuối đời xinh đẹp. Hãy chuẩn bị trước những gì mai kia có thể  xảy ra.

Hãy sống những ngày có ý nghĩa và vui vẻ trong đời. Hãy làm những gì mình thích mà thời gian trước bận bịu mình không thể thực hiện. Hãy kết nối bạn bè nhiều hơn để cuộc sống không buồn tẻ. Hãy chăm sóc sức khỏe nhiều hơn vì thân thể này là của mình. Sự đau đớn vì bệnh hoạn không ai có thể gánh vác thế được.

Mùa Xuân đã về,  trẻ con thêm một tuổi đời để lớn lên. Người già đã mất đi một tuổi thọ. Năm qua một vài người thân yêu của ta đã nằm xuống. Đôi khi nghĩ đến họ, ta có cảm giác họ đã đi chơi ở một nơi xa nào đó. Rồi ta nghĩ lại mình, cái nơi họ đi xa đó chừng nào mình sẽ tới và tới bằng phương tiện gì, có dễ dàng lắm không?

Cái nhà, căn phòng đầy những đồ vật quá cũ kỹ, ta cần dọn dẹp thu vén để đón mùa Xuân mới. Cuộc đời ta đầy những muộn phiền, lo âu ta cũng nên quăng bỏ rác bụi sân si bớt đi. Như vậy ta sẽ thong dong, nhẹ nhàng trong những ngày nàng Xuân đến để thay đổi cuộc đời ta. Vui hơn, hạnh phúc hơn trong an lạc.

Ngoài kia những giọt mưa vẫn rơi đều đặn. Buổi sáng mùa  Xuân  Cali đẹp hơn với những cơn mưa.
Chúc các bạn một năm mới ngập tràn niềm vui và hạnh phúc.

Nguyễn thị Thêm.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Feb/2018 lúc 1:55pm

Tình Già 


Bài thơ "Tình Già" của nhà văn nhà thơ Phan Khôi là một bài thơ nổi tiếng được công bố lần đầu năm 1932. Tác phẩm này được xem như là bài thơ tự do đầu tiên mở đường cho phong tràoThơ Mới ở Việt Nam. Bài thơ nói về một chuyện tình đôi lứa, yêu nhau tha thiết, cùng thề non hẹn biển. Nhưng sự đời khiến cho họ phải xa nhau. 24 năm sau, họ tình cờ gặp mặt nhau và chỉ biết liếc nhìn nhau:

"Hai mươi bốn năm sau.
Tình cờ đất khách gặp nhau.
Đôi cái đầu đều bạc.
Nếu chẳng quen lung đố nhìn ra được.

Ôn chuyện cũ mà thôi.
Liếc đưa nhau đi rồi,
Con mắt còn có đuôi."

Ngày nay khi nhớ tới bài thơ "Tình Già" nói trên khiến nhiều người lại ngậm ngùi vì chuyện vợ chồng trẻ chia tay nhau được coi là... chuyện dài "nhân dân tự vệ." Nhiều trai trẻ than rằng mối tình đẹp với "con nai vàng ngơ ngác" buổi ban đầu tan mất rồi? Chẳng còn bóng dáng con nai vàng ngơ ngác đâu cả. Sau khi cưới nàng về được một thời gian chỉ thấy... con sư tử Hà Đông xuất hiện mà thôi!
Người ta còn nhắc chuyện ở nước Cu Ba rằng ông chồng thú nhận: "Hôn nhân là một điếu xì gà. Càng ngon ta càng hút nhiều, càng hút nhiều càng ngắn đi!". Thời vợ ông ấy nói: "Hôn nhân đúng là một điều xì gà, và tất cả có thể đốt cháy chỉ bằng một que diêm thôi!".

Đấy là chuyện thường tình của bọn trẻ! Nhưng chuyện vợ chồng già mà còn bỏ nhau khiến nhiều người lấy làm lạ. Người ta vẫn cứ nghĩ rằng sau hôn nhân, nhất là khi về già, dù hai vợ chồng có trở nên hai mặt của một đồng tiền, tuy không nhìn nhau nữa nhưng cũng vẫn kề lưng nhau chứ? Lời cựu Phó Tổng Thống Al Gore đấy! (After marriage, husband and wife become two sides of a coin; they just can't face each other, but still they stay together).

Nhưng hiện nay điều đó không còn là... chân lý nữa rồi vì tại Hoa Kỳ, tin vợ chồng cựu Phó Tổng Thống Al Gore & Tipper chia tay sau 40 năm mặn nồng chăn gối cũng đã làm nhiều người thắc mắc ("40 more years? Not for Al and Tipper Gore, who've announced their separation")  Rồi sau đó lại có tin ông Tổng Thống Putin của nước Nga cũng vừa ly dị vợ sau đúng... 30 năm thành hôn. Lấy nhau tháng 7-1983, tan hàng tháng 6-2013 (Putin announced that their marriage was over). 

Nhân đó có người còn kể chuyện nằm mơ thấy người bạn thân qua đời hiện về khoe rằng: "Tớ được đưa ra trước tòa phán xét của Thượng Đế. Có tiếng loa: ‘Ai có vợ, và đã sống với vợ từ 30 năm trở lên, hãy đứng sang bên phải!’ Tớ theo tiếng loa, chạy vội đứng sang bên phải. Đông người lắm! Ai trông cũng thiểu não quá sức. Chừng mấy phút sau, bỗng lại nghe có tiếng vọng từ trên trời cao: ‘Các con yêu quý, lúc còn sống, các con có vợ và đã ở với vợ được trên 30 năm, như thế các con được coi như đã ở luyện ngục cả mấy trăm năm rồi, các con coi như đã gột được sạch mọi tội lỗi và đáng được lên Thiên Đàng ngay lập tức để hưởng Thiên Nhan Chúa!’. Tớ mừng quá xá!".

Ngày nay tại các xã hội Tây phương, vụ vợ chồng già bỏ nhau sau ba, bốn chục năm sống chung trong hòa bình chen lẫn với chiến tranh lạnh cũng đã trở nên khá quen thuộc. Đối với các cặp vợ chồng già Việt Nam thì không rõ lắm, nhưng có nhiều người "báo cáo" rằng cảnh khá phổ biến là khi ông leo lên tầng trên thì bà xuống tầng dưới; ông chuồn vào trong phòng ngồi gõ computer check "meo" thì bà né ra ngoài phòng khách một mình ngồi xem TV, Asia hay Thúy Nga Paris By Night hoặc phim bộ... Đại Hàn; bà cất giọng lải nhải thì ông làm thinh như đang tập trung tâm trí vào cõi... thiền.
   

Theo Giáo sư Pepper Schwartz của đại học Sociology Univ of Washington, các cặp vợ chồng già tưởng họ hiểu rõ nhau hơn theo năm tháng, xích lại gần nhau hơn theo thời gian nhưng thật sự ra không phải như vậy đâu. Không ai hiểu ai hết. Giáo sư Schwattz cho rằng ngày nay tiến bộ khoa học và ngành y khoa đã giúp con người sống thọ hơn xưa rất nhiều. Những năm bonus dư thừa đã tạo điều kiện cho quý cụ ông và cụ bà có cơ hội để hưởng thụ cuộc sống cho đúng nghĩa của nó.

Theo US Census thì lối 50 phần trăm các cặp vợ chồng già đã quyết định chọn giải pháp rã đám. Tây họ gọi những chuyện bực dọc qua lại giữa ông và bà là những "irritants" (nhức nhối) làm hại thần kinh. Ngày nay ly dị không còn được xem như vấn đề "taboo" (cấm kỵ) nữa. Các cặp vợ chồng già có khuynh hướng bắt chước bọn trẻ, ở không được thì "Bye! Bye!" bỏ nhau. Xưa các cụ phải chịu đựng để tránh rắc rối cũng như để giữ thể diện gia đình và muốn được bình an cho đến lúc qua đời. Ngày nay họ nghĩ rằng mình chỉ có một đời sống mà thôi, tội gì không sống cho đáng sống.

Cần kể thêm ở đây về trường hợp của cụ ông Lawrence John Ripple 71 tuổi. Một ngày đẹp trời vào tháng 9 năm 2016 cụ bước chân vào một nhà băng ở Kansas City và đưa cho người thâu ngân một mảnh giấy trong đó có ghi rõ: "Tôi có súng đấy hãy đưa ngay tiền mặt cho tôi!". Nhân viên ngân hàng vội gom tiền đưa cho cụ tổng cộng là 2,924 đồng. Lấy được tiền rồi thay vì bỏ chạy thì cụ lại ra ngồi ngoài hành lang vẫn còn ở trong nhà băng (to a lobby area still inside the bank) và chờ nhân viên cộng lực tới bắt mình. Cụ cho biết lý do cướp ngân hàng là để muốn được vào tù và thoát ly khỏi bà vợ. Cụ khai là cuộc sống chung của cụ gay cấn quá. Hôm đó sau khi cãi cọ với bà vợ ở nhà cụ bèn lấy một mảnh giấy và viết những hàng chữ cướp nhà băng như kể trên ngay trước mặt bà vợ và nói cụ thà vào ở trong tù còn sướng hơn ở chung nhà với bà vợ. Cụ sau đó thực hiện vụ cướp này. Cụ bị tòa tuyên phạt sáu tháng bị giam giữ trong nhà và 50 giờ làm việc công ích (Man Gets Home Confinement After Robbing Bank to Get Away from Wife.)
   

Oscar Wilde từng nói: "Ðàn ông lập gia đình vì mỏi mệt, đàn bà vì tò mò, cả hai đều thất vọng." Nhưng tuy nói thế chứ thời nay người ta vẫn thấy còn có những cảnh "chồng già vợ trẻ là tiên". Điển hình là cụ ông triệu phú Hugh Hefner trùm tạp chí Playboy đón năm mới 2013 bằng lễ cưới với người tình trẻ kém cụ chỉ có... 60 tuổi thôi. Cụ 86 trong khi Crystal Harris mới 26. Không lâu sau đám cưới, có nguồn tin cho biết, cặp vợ chồng chênh lệch tuổi tác nhất làng giải trí thế giới này lại còn mong muốn sớm có con chung. Cụ này khoe đã từng ngủ với hơn 1.000 phụ nữ. Buồn thay cụ đã qua đời ở tuổi 91 tại biệt thự Playboy trị giá 200 triệu USD ở Los Angeles.

Vào năm 2014 người mẫu Cathy Schmitz, 24 tuổi, của Playboy kết hôn với tỷ phú người Áo Richard Lugner 81 tuổi. Nàng từng tuyên bố là tình yêu bất phân tuổi tác "Love knows no age."

Lại nữa, nào là cuộc hôn nhân của nữ danh ca Celine Dion, 44 tuổi và Rene Angelil, 70 tuổi đã kéo dài tới 19 năm. Rene Angelil là người quản lý của Celine Dion từ khi nàng mới 12 tuổi. Nào là đạo diễn Clint Eastwood, 82 tuổi có vợ là phóng viên người Mỹ Dina Ruiz Eastwood, 47 tuổi. Họ kết hôn năm 1996. Cũng phải kể tới chuyện diễn viên Dick Van Dyke, 86 tuổi, kết hôn với chuyên gia trang điểm Arlene Silver, 40 tuổi, vào tháng 3-2012.   

Một trường hợp hy hữu nữa, mới thực sự đúng là... tình già! Ðó là trường hợp của cụ ông Paul Walker, 88 tuổi, quyết định làm đám cưới với cụ bà Ann Thayer, 87 tuổi, tại một trung tâm phục hồi sức khỏe ở Lewiston, tiểu bang Main. Hai người gặp nhau lần đầu tiên ở một nhà thờ cách đây 17 năm và bắt đầu hẹn hò từ đó. Cả hai quyết định làm đám cưới sau khi bị một số nhân viên bệnh viện chọc ghẹo ít tuần trước đó. Mỗi ngày, cụ bà Thayer đều ghé thăm cụ ông Walker tại bệnh viện nơi cụ ông đang tập phục hồi sức khỏe. Cụ bà nói cụ có "những năm tháng rất đẹp" với cụ ông. Cụ ông và cụ bà từng lập gia đình trước đây. Giám đốc bệnh viện nói với báo Sun Journal rằng đây là lần đầu tiên cơ sở y tế này có đám cưới. Cụ bà Thayer nói cả hai người bàn chuyện đi hưởng tuần trăng mật khi cụ ông khỏe mạnh trở lại (Không biết có còn... mật hay không?)
   

Sau đây là một câu chuyện "Tái hồi Kim Trọng" cũng rất hiếm có! Ở nước Anh vào năm 2013 có một cặp vợ chồng cưới nhau lại sau gần 50 năm ly dị nhau. Bà Ingram ly dị ông chồng Holmes vào năm 1965 và sau đó cả hai người đều đã lập gia đình với người khác. Người chồng mới của bà Ingram qua đời khoảng 3 năm trước lúc ở tuổi 72. Bà vợ thứ ba của ông Holmes thì mới qua đời mùa hè vừa qua.

Rồi 18 tháng trước bà Ingram, tuổi 76 cùng ông Holmes, tuổi 79 cùng đoàn tụ trong một buổi hội họp gia đình nhân dịp mùa lễ Giáng Sinh do cô con gái của hai người là Lisa tổ chức. Ai ngờ hai ông bà chợt muốn nối lại "tình xưa nghĩa cũ". Ông Holmes vội cầu hôn và đưa ngay cái nhẫn xưa mà ông đã mua cho bà Ingram khi bà mới 17 cái xuân xanh! Bà Ingram thổ lộ: "Tại sao lần kết hôn trước không được lâu dài nhỉ? Chúng tôi lấy nhau được 10 năm và có với nhau 2 mặt con nhưng hồi đó chúng tôi còn trẻ người non dạ quá nên hôn nhân tan vỡ. Còn ông Holmes tuyên bố: "Kỳ này chúng tôi sẽ duy trì cuộc sống vợ chồng thật là tốt đẹp mãi mãi!"
  

Câu chuyện của cụ ông George Sanders, 86 tuổi, bị can tội giết vợ tên Ginger Sanders tại Arizona là một câu chuyện tình già thật đặc biệt. 

Cụ bà Ginger bị bệnh đa xơ cứng (multiple sclerosis) từ năm 1969 và sau một thời gian ngắn bà phải đi xe lăn. George là cựu quân nhân trong trận thế chiến thứ hai di chuyển từ  tiểu bang Washington đến Arizona vì khí hậu ấm và khô. Khi bà phải đi xe lăn thì ông là người săn sóc cho bà. Ông nấu ăn, dọn nhà, giặt đồ và giúp bà trang điểm. Ông đưa bà đi tiệm làm tóc. Khi bà làm móng tay, ông cầm tay bà để cho thợ có thể săn sóc bàn tay cho bà.

Thời gian trôi qua, cụ ông cũng già đi. Tim ông bị yếu và phải dùng máy trợ tim (pacemaker). Tình trạng sức khoẻ của cụ bà cũng tệ đi. Bà bị thêm chứng bệnh gọi là gangrene (bệnh hoại thư), một chứng bệnh lở loét da rất trầm trọng. Bác sĩ muốn bà nhập bệnh viện để cắt đi những ngón chân bị gangrene hủy hoại, và sau đó đưa bà vào viện dưỡng lão (nursing home) để bà có thể được  nhân viên chăm sóc cho đến khi chết.

Đó cũng là tình cảnh tuyệt vọng, bà không muốn vào bệnh viện. Đó là lý do bà muốn được chết bên người chồng yêu quý. Bà năn nỉ cụ ông làm cho bà chết. Nhưng ông nói với bà là ông không thể giết bà được. Ông kể cho cảnh sát viên là bà nói... ông có thể làm được. Sau đó cụ ông lấy khẩu súng lục, quấn khăn tắm chung quanh để không bị lạc đạn. Bà hỏi ông: "Cái nầy có đau lắm không?" Ông trả lời: "Không đau đâu. Bà sẽ không có cảm giác gì hết." Thế là bà nói: "Vậy ông làm đi, làm đi, làm đi"... và như thế... cụ ông đã bóp cò và cụ bà đã ra đi. Sau đó cụ George đã bị bắt và bị truy tố về tội giết người có chủ ý. Một tội danh có thể bị kết án tử hình hay chung thân.

Khi ra toà, người con của cụ ông nói với Toà là gia đình không muốn cụ ông bị truy tố. Con trai cụ nói với Toà: "Tôi yêu mẹ tôi vô cùng và tôi cũng yêu cha tôi như thế. Cha mẹ tôi sống với nhau hơn 62 năm, và cha tôi phải nuôi dưỡng, săn sóc mẹ tôi ngày này qua ngày khác. Tôi tin là việc đi khám bác sĩ, những cú phone về sức khoẻ và thời gian chờ đợi cho có giường trống ở bệnh viện đã giúp cha mẹ tôi làm một quyết định chung. Do đó, tôi không quy lỗi ở cha tôi." Người con nghẹn ngào, nói tiếp: "Ai cũng có hình ảnh một anh hùng trong cuộc đời của họ... có thể là những người nổi tiếng khắp thế giới... nhưng tôi muốn thưa với quý Toà, người anh hùng trong cuộc đời tôi là cha tôi."

Cụ ông George có khoảng một phút để nói về tình yêu của cụ dành cho người vợ: "Kính thưa quý Toà, tôi gặp Ginger khi nàng 15 tuổi và tôi yêu nàng kể từ ngày ấy. Tôi yêu nàng khi nàng 81 tuổi." Cụ nói với giọng run rẩy. "Đó là nguồn ân phước và tôi rất sung sướng được săn sóc cho nàng."  Rồi cụ ông nói tiếp: "Tôi rất lấy làm tiếc và buồn vì tôi đã gây ra cái đau và sự than van cho quý vị."

Công tố viên đã yêu cầu Toà đừng phạt cụ vào tù, và đề nghị tù treo vì đây là một trường hợp rất đặc biệt. Khi Toà đọc bản án, cả gia đình cụ ông ngồi yên lặng để nghe phán quyết. Còn cụ ông đứng bất động, run rẩy trước vành móng ngựa. Quan Toà nhìn thẳng vào mắt của bị cáo, tuyên bố với giọng nhẹ nhàng, tuyên phạt bị cáo 2 năm tù treo không có giám sát. Quan Toà nói: "Quyết định của ông đã vi phạm công lý với lòng thương xót (tampers justice with mercy)."
   

Tuổi tuy già nhưng máu ghen đôi khi thời vẫn còn nguyên như hồi trẻ. Báo The Telegraph tại nước Anh đưa tin một cụ ông nộp đơn ly dị sau khi khám phá những lá thư trong cuộc tư tình của bà vợ mình hơn 60 năm trước. Hồ sơ toà án ghi nguyên đơn tên gọi là Antonio C, 99 tuổi và vợ là Rosa C, 96 tuổi. Hai người chung sống với nhau từ 77 năm trước. Theo nguồn tin UPI, cụ bà thú nhận chuyện ngoại tình nhưng không thể thuyết phục cụ ông ở lại. Hai cụ có 5 con, 12 cháu và 1 chắt. Đây là trường hợp ly dị cao tuổi nhất thế giới - kỷ lục trước, năm 2009, là giữa một đôi vợ chồng người Anh 98 tuổi.
Thêm một nguồn tin từ Kanagawa cho biết một bà cụ sống tại Nhật đã bị bắt sau khi đánh chồng mình đến chết. Theo đó, cụ bà Yoshiko Suzuki, 79 tuổi, đã dùng một cây gậy dài để đánh chồng mình, cụ ông Masaharu, 79 tuổi, cho đến chết vào một buổi tối khi hai vợ chông đang ở nhà riêng. Nguyên nhân được cho là vì cụ bà tức giận khi tranh cãi với chồng về việc cụ ông đã ngoại tình với một phụ nữ khác từ cách đây 40 năm và vì thế ông đã bị mất việc.

Trước đó cảnh sát cũng đã từng phải can thiệp một vụ tranh cãi dữ dội giữa hai cụ vào năm ngoái. Cặp vợ chồng già này hiện đang sống với con gái 43 tuổi, người đã đi ra ngoài vào buổi tối xảy ra sự việc. Bà Yoshiko hiện đang bị giam và đối mặt với tội đánh chết người.

Nhân nói chuyện "tình già" cũng không nên chỉ đề cập tới trường hợp các cụ ông tóc bạc lấy vợ "nhí" mà cần kể thêm ở đây một chuyện yêu đương tại Pháp, chàng trẻ và nàng già hơn chàng. Xin nhìn vào cuộc đời tổng thống nước Pháp thời nay là Emmanuel Macron. Chàng mới được đắc cử vào năm 2017 và là vị tổng thống trẻ nhất nước Pháp. Còn quá trẻ vì chỉ mới 39 tuổi đầu. Chàng kết hôn với bà Brigitte Trogneux, lớn hơn chàng những... 24 tuổi. Bà là cô giáo cũ của chàng tại trường trung học. Hai người gặp nhau lần đầu khi chàng còn là một học sinh 15 tuổi trong lớp học của bà. Bà là cô giáo, nhưng họ chỉ chính thức hẹn hò khi chàng được 18 tuổi (lại thêm chuyện thuộc loại "Vòng tay học trò" đây mà!) Cả hai ở với nhau rồi kết hôn vào năm 2007 nhưng cả chục năm nay mà chưa có con chung. Còn bà vợ chàng thời đã có sẵn ba người con riêng từ cuộc hôn nhân trước trong đó người con trai lớn tuổi nhất, lại lớn hơn Macron tới 3 tuổi.

Tin từ Paris năm 2017 còn cho biết là Emmanuel Macron bị đả kích về chi phí trang điểm cho tổng thống là 26,000 euro tương đương 30,700 đô la. Chi phí này gồm cả lương cho một chuyên viên trang điểm đi theo tổng thống mỗi khi ông xuất hiện trên đài truyền hình hay công du ngoại quốc.

Xin đừng quên một ngạn ngữ của người Mỹ: "Người khéo ngoại giao là người đàn ông luôn nhớ ngày sinh nhật của đàn bà, nhưng đừng bao giờ nhớ tuổi của người đó." Và Goethe, được coi là một trong những vĩ nhân trong nền văn chương thế giới, cũng khuyên mấy ông bạn già là: "Đừng nên để tuổi tác làm mình buồn. Tóc bạc trắng hay không ta vẫn là một tình nhân" (Don’t let age get you down. White hair or not. You can still be a lover.) Không biết có phải những "tư tưởng nhớn" thường gặp nhau không mà các nhà thơ của nước ta cũng đã từng thổ lộ bằng thơ:
"Tình không tuổi và Xuân không ngày tháng"
(Xuân Diệu)

"Tuổi đó tuổi vàng hay tuổi ngọc;
Yêu nhau ai tính tuổi bao giờ"
(Vũ Hoàng Chương)

Và cuối năm 2017 theo tờ báo Thaivisa ở Thái Lan, bà Sompong Chomphupraphet, 65 tuổi đang gây chú ý khắp mạng xã hội nước này khi treo tấm biển tuyển bạn trai trước cổng nhà. Bà viết trên bảng: "Nữ 65 tuổi cần một bạn trai 60-70 tuổi, đã về hưu và có lương, tốt bụng, chân thành và khỏe mạnh. Ai quan tâm xin liên hệ tại đây".
  

Cuối cùng xin kể chuyện về hai tù nhân, một già 90 tuổi, một trẻ khoảng hai mươi mấy, ngồi hàn huyên tâm sự. Cụ tù già hỏi: "Mầy làm gì mà bị ở tù thế?" Anh tù trẻ đáp lời: "Con bỏ dzợ..." Cụ tù già ngắt lời: "Tao chưa nghe luật pháp nào lạ kỳ vậy, bỏ dzợ mà cũng đi tù à?" Anh tù trẻ: "Con chưa nói dứt mà cụ nhảy dzô miệng con. Con bỏ dzợ con từ trên lầu ba xuống đất, cụ nội à! Còn cụ sao đi tù dzậy?"
Cụ tù già: "Tao bị con nhỏ trong xóm, đáng tuổi cháu nội, thưa tội hiếp dâm nó." Anh tù trẻ: "Chời! Cụ còn xí quách đâu nữa mà hiếp dâm!" Cụ tù già: "Thế mới có chiệng, bị người ta chê tao già, cho nên lúc con nhỏ hàng xóm vu khống, tao mừng quá nhận tội luôn. Cho con đào tao nó tởn... hì hì hì!"

(Trích "CHUYỆN PHIẾM VỀ PHÁP LUẬT"
Soạn giả: LS. NGÔ TẰNG GIAO)
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 02/Mar/2018 lúc 8:42pm

Ai Rồi Cũng có lúc sẽ già đi, Hãy lắng nghe những lời chân thực.

     Ai rồi cũng sẽ đến lúc phải già đi. Chỉ là hiện tại sức khỏe vẫn còn tốt, đầu óc vẫn còn minh mẫn nên ta cảm thấy mình hãy còn trẻ trung mà thôi. Nhưng tới khi thực sự già đi rồi, bạn biết trông mong vào ai đây

2282%201%20AiRoiCoLucGiaDiGS%20Nghien%20ST

    Nếu bạn có một tổ ấm, thì khi còn chưa nhắm mắt xuôi tay nhất định không được vứt bỏ nó. Nếu bạn có một người bạn đời, hãy bầu bạn và biết trân quý nhau. Nếu bạn có một sức khỏe tốt, hãy bảo trọng lấy mình.

     Hãy thử ngẫm xem khi mình già đi, bạn nên làm gì trong chặng đường đời sau cùng ấy.

Giai đoạn 60 – 70 tuổi: Hãy tự biết thu xếp

     Sau khi nghỉ hưu, từ 60 – 70 tuổi, sức khỏe của bạn vẫn còn khá tốt. Nếu có điều kiện, bạn thích ăn thứ gì thì hãy cứ nếm thử một chút, thích mặc thứ gì thì cứ mua về vài bộ, thích chơi thứ gì thì cứ thử xem sao (tất nhiên ngoại trừ những thứ xấu).

     Đừng quá hà khắc với bản thân bởi lẽ những ngày tháng như vậy không còn nhiều. Bạn hãy tranh thủ thời gian tận hưởng chúng. Bạn cũng cần học cách quán xuyến tiền bạc. Hãy giữ lại cho mình một căn phòng để ở, sắp xếp cho mình một con đường lui lại về sau.

     Con cái hiếu thuận là con cái ngoan. Nhưng dẫu sự nghiệp của con cái có khởi sắc thì tiền bạc vẫn là của con cái. Bạn không từ chối việc chúng hỗ trợ kinh tế, cũng không từ chối chúng hiếu kính với mình, nhưng vẫn phải dựa vào chính mình để tự thu xếp ổn thỏa cho phần đời còn lại.

2282%202%20AiRoiCungCoLucGiaGS%20NghienST

Hãy tự biết thu xếp . (Ảnh dẫn theo xaluan.com)

Giai đoạn 70 – 80 tuổi: Hãy giữ gìn sức khỏe

     Sau tuổi 70, bạn vẫn có thể sống một cuộc đời bình yên, không tai ương hay bệnh tật. Đó là khoảng thời gian bạn vẫn có thể tự chăm sóc bản thân nên cũng chẳng có gì đáng lo ngại.

     Nhưng bạn nhất thiết phải biết rằng lúc này mình thực sự đã già, sức khỏe và tinh thần cũng dần suy kiệt, phản ứng cũng ngày càng chậm hơn.

Khi ấy bạn:

Ăn cơm phải nhai chậm để tránh bị nghẹn.

Đi đường phải bước chậm để tránh bị ngã.

Không được thể hiện bản thân mình nữa, phải biết tự lượng sức mình và chăm sóc bản thân.

      Hãy thôi lo lắng bao đồng việc nọ việc kia. Quả thực đây là tâm bệnh chung của những người già, có người còn lo lắng cho cả con cháu 3 đời. Bạn đã lo lắng cho người khác suốt cả cuộc đời rồi, giờ là lúc bạn cần nghỉ ngơi, học cách buông tay và thuận theo tự nhiên. Bạn chỉ cần chăm sóc cho bản thân mình thôi!

     Hãy làm mọi việc một cách thư thái. Không cần quá câu nệ rằng mọi ngóc ngách trong nhà đều phải tinh tươm, mọi chuyện đều phải hoàn hảo mà hãy để tâm hơn tới sức khỏe. Hãy kéo dài thêm thời gian tự chăm sóc mình, đừng nên làm lụng quá sức để phải đổ bệnh rồi lại chờ người khác đến chăm sóc mình.

2282%203%20AiRoiCungGiaGS%20NghienST

Giai đoạn 70 – 80 tuổi: Hãy giữ gìn sức khoẻ

Giai đoạn 80 – 90 tuổi: Chuẩn bị tinh thần thật tốt

     Đến tuổi này, nỗi khổ nào bạn cũng đã từng nếm trải nên chắc hẳn chặng đường cuối cùng trong đời cũng sẽ trôi đi êm đềm. Lúc này sức khỏe của bạn không còn tốt nữa và đã phải cầu cứu tới người khác.

     Nhất định bạn phải chuẩn bị tâm lý trước. Đa số mọi người đều không tránh khỏi quan ải này. Bạn cần học cách điều chỉnh tốt tâm trạng của mình để có thể thích ứng nhanh nhất.

     Sinh, lão, bệnh, tử là chuyện thường tình trong đời người, vậy hãy cứ thản nhiên mà đối mặt với nó. Đây chính là giai đoạn cuối cùng của cuộc đời, không gì có thể khiến bạn sợ hãi cả. Chỉ cần bạn chuẩn bị tâm lý sẵn sàng, mọi chuyện rồi sẽ nhẹ nhàng qua đi mà thôi.

     Tùy thuộc vào điều kiện và sở thích, bạn có thể vào viện dưỡng lão, hoặc thuê người giúp việc chăm sóc ở nhà. Nhưng có một nguyên tắc là bạn không được dày vò con cái.

     Bạn cũng đừng nên gây áp lực tâm lý, tạo thêm nhiều gánh nặng khác cho những đứa con của mình. Những gì có thể tự mình làm được thì bạn hãy cố gắng tự làm, đừng để con cái phải bận lòng.

2282%204%20AiRoiCungGiaGS%20NghienST

Giai đoạn 80 – 90 tuổi: Chuẩn bị tinh thần thật tốt. (Ảnh dẫn theo eva.vn)

Giai đoạn sau tuổi 90: Hãy dựa vào chính mình

     Lúc này có thể đầu óc bạn vẫn còn minh mẫn nhưng bệnh tật lại bám riết lấy mình. Bạn đã không thể tự chăm sóc bản thân được nữa. Khi ấy bạn sẽ có đôi chút hụt hẫng, cảm thấy cuộc sống thật bế tắc.

     Nhưng dù thế nào cũng vẫn phải dũng cảm đối mặt với cái chết. Hãy cứ coi như đó là sự khởi đầu một trang mới của kiếp người. Đây chỉ là kết thúc của một hành trình cũ, cũng là bước khởi đầu của một hành trình mới mà thôi.

     Chẳng phải một năm có 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông vẫn luôn xoay vần như vậy hay sao? Cứ thuận theo mệnh trời, không phải quá cưỡng cầu, mong đợi người nhà chạy đôn chạy đáo khắp nơi tìm cách chạy chữa cho bạn, đừng để người thân và bè bạn phải thêm nhọc lòng, phiền muộn vì bạn.

“Già rồi biết trông mong vào ai đây?”. Câu trả lời là: “Chính mình và vẫn là chính mình”.

2282%205%20AiRoiCugGiaGS%20NghienST

Giai đoạn sau tuổi 90: Hãy dựa vào chính mình. (Ảnh dẫn theo baomoi.com)

4 việc cần chuẩn bị trước khi già đi

     Cứ mỗi một ngày qua đi cuộc sống của ta lại bị rút ngắn thêm 24 giờ. Có người nói, về già cần phải có 3 điều tránh và 1 điều muốn:

     Tránh bị sét đánh, tránh bị cắm ống thở bình ô-xy, tránh phải phẫu thuật cắt ống khí quản. Và muốn chiếc quan tài.

     Người xưa nói: “Biết quản lý tiền bạc thì không nghèo, có kế hoạch thì không loạn, giỏi chuẩn bị thì không bận”.

     Là người cao tuổi, phải chăng chúng ta cần chuẩn bị tốt hơn? Chỉ cần chuẩn bị trước, thì sau này bạn sẽ bớt phải lo lắng hơn. Nhưng cụ thể ta cần chuẩn bị những gì?

Việc đầu tiên chính là già mà vẫn khỏe

     Ba việc đơn giản, không phải đụng đến thuốc men mà vẫn đảm bảo sống khỏe chính là: Ăn đủ chất, chú ý giữ gìn sức khỏe và phải có sự tu dưỡng.

Việc thứ hai cần chuẩn bị là một nơi ở khi về già

     Nếu ở cùng con cháu mà phải sống một cuộc sống câm nín, nhẫn nhục để dung hòa sự khác biệt giữa các thế hệ chi bằng bạn hãy ra ở riêng, một mình hưởng thụ sự thanh thản, niềm vui đơn thân tuổi già.

     Dẫu là nơi đô thành nhộn nhịp hay là vùng ngoại ô yên bình, hãy sống ở nơi bạn cảm thấy phù hợp nhất với mình. Nhưng phải nhớ là gần đó có nhà ăn mà bạn yêu thích, có một nơi thư thái để bạn dưỡng già!

Việc thứ ba là kiếm tiền dưỡng già

     Bạn đã nuôi con nên không còn tiền tiết kiệm để dưỡng già? Thực ra là cha là mẹ chúng ta cũng nên tự thân vận động, nên tự lo liệu cho mình lúc tuổi già.

     Bạn hãy tiết kiệm một khoản tiền để có thể làm những gì mình muốn, đi những nơi mình thích khi về già. Điều này cũng không có gì đáng xấu hổ cả. Ngược lại con cái chúng ta còn bớt đi một phần lo toan khi gánh nặng cơm áo gạo tiền vốn đã rất áp lực trong cuộc sống hiện đại này.

     Bạn đã nuôi con khôn lớn, dựng vợ gả chồng cho chúng, cũng đã coi như làm tròn trách nhiệm của người làm cha làm mẹ với con cái mình. Nên số tiền dưỡng già nhất định nên phải có một khoản cho mình. Khi chưa vào quan tài thì bạn cũng chưa cần phải phân chia cho ai cả.

2282%206%20AiRoiCungGiaGS%20NghienST

     Trước khi bạn già hãy chuẩn bị cho mình một tín ngưỡng chân chính mang lại sự bình yên trong tâm hồn của bạn.

Việc thứ tư là tìm cho mình những người bạn già

     Hãy mở rộng lòng mình, kết thêm nhiều thiện duyên hơn nữa. Đây cũng là một bí quyết hưởng thụ cuộc sống của những quý tộc đơn thân.

     Hình ảnh những đôi vợ chồng luôn yêu thương quấn quýt bên nhau từ thuở còn son tới khi đầu bạc răng long quả thực khiến rất nhiều người phải ngưỡng mộ. Nhưng nếu cuộc hôn nhân không được mỹ mãn như bạn mong muốn thì hãy mỉm cười mà chấp nhận nó. Âu cũng là cái duyên cái nợ từ đời trước, con người cũng chỉ nên vâng mệnh trời mà thôi.

     Khi tâm hồn trống trải, ta mới cảm thấy cô đơn. Nhưng nếu bạn có thể lấp đầy trái tim ấy bằng tình yêu cuộc sống, bằng sự biết ơn và quan trọng nhất là tìm cho mình một tín ngưỡng chân chính cho tâm hồn nương tựa, bạn sẽ thấy hạnh phúc tới tận giây phút cuối đời.

     Có những điều lỗi thời, không hề đúng đắn nhưng vẫn khiến nhiều người dao động, nào là “Người ở thiên đường, tiền ở ngân hàng”, “Sống một mình rất cô đơn”, “Già rồi sẽ không có người chăm sóc”… Bạn phải nhận thức rõ rằng, tiền tài chỉ là vật ngoài thân, danh lợi chỉ là hư ảo trong chốc lát, trải nghiệm cuộc sống mới là toàn bộ kiếp người.

     Nếu buộc phải trải qua những tháng ngày cuối đời một mình, hãy làm một người “độc thân vui vẻ”. Chẳng phải có câu rằng, đời người hai lần trẻ con đó sao? Khi còn thơ bé chúng ta rất ngây ngô, trong sáng, chẳng truy cầu, chẳng phiền muộn. Tới khi bạc đầu, khi đã nhìn thấu sự đời, chúng ta lại học được cách buông bỏ, ít truy cầu, ít buồn khổ. Như vậy chẳng phải ta lại hồn nhiên như một đứa trẻ hay sao?

    Cuối cùng, xin hãy nhớ kỹ! Trước khi bạn già hãy chuẩn bị cho mình một sức khỏe tốt, một khoản tiền, những ngày tháng rảnh rỗi, những người bạn tốt, một không gian dành riêng cho mình và một tín ngưỡng chân chính mang lại sự bình yên trong tâm hồn của bạn.

Minh Nguyệt.

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/Mar/2018 lúc 4:11pm

 

Tâm Sự Người Tuổi Hoàng Hôn Xa Xứ

1979%20TamuNguoiTuoiHoangHonSAC
     Tôi ở Mỹ sao nghe buồn quá, chẳng thấy gì vui lúc cuối đời. Con cháu giờ đây đã lớn khôn rồi, mỗi đứa gia đình ở mỗi nơi. Tuổi già bóng xế chỉ nằm ngồi, ra vào ngoài ngỏ trông lên trời, nhìn vầng mây trắng thảnh thơi trôi. Phải mình được như vầng mây trắng, trôi bốn phương trời để thảnh thơi. Không chỉ ở đây căn nhà vắng, nhìn quanh, nhìn quẩn chỉ mình tôi.
     Giờ đây chịu cảnh phải xa nhà, ở Mỹ mà tôi sao buồn quá, ngồi nhìn xe cộ chạy mau qua. Nhớ lại ngày xưa ở quê nhà, nơi vùng sông nước Hậu Giang ta, với chiếc xuồng con bơi theo lòng rạch, hái bông điên điển đem về nhà, nấu nồi canh chua, con cá lóc, với tộ cá rô kho nước dừa, bữa cơm đạm bạc, sao ngon quá!.
      Bây giờ da diết nhớ chuyện xưa, ở đây cuộc sống đã dư thừa, vật chất phủ phê, nhưng vẫn thấy thiếu. Thiếu tình, thiếu nghĩa, thiếu yêu thương. Bỏ nước ra đi tưởng chung đường, nhưng qua xứ lạ rồi ai nấy, cắm đầu cắm cổ kiếm đồng tiền, xênh xang giàu có rồi lên mặt, mất tình mất nghĩa mất yêu thương.
     Cuối đời lại nhớ đến quê hương, ngồi nhìn mây trắng trôi bàng bạc, con hạc kêu chiều vọng cố hương, nghìn trùng xa cách chưa về được. Vọng tưởng ngày về nơi quê cũ, nhìn khoảng trời xanh ở sau vườn, nhìn hàng cau, ngọn đơm bông trái, hái lá trầu xanh ngoại đã trồng. Bây giờ ngoại mất, mất người trông, chăm lo tưới nước cả việc vun trồng, tỉa lá trầu ngon đem ra chợ bán, mua trà, mua thuốc, mua rượu về cho ông. Nay ông cũng đã về chín suối, chắc gặp bà tôi lúc lìa đời, thiên đàn hạ giới đâu ai biết, nếu có gặp nhau cũng vui rồi!
     Bao năm xa xứ nhớ quê nhà, nhớ đàn em nhỏ, nhớ mẹ già, nhớ trường làng cũ ngày đi học, cùng bạn vui đùa dưới góc đa. Nhớ những trưa hè, ngày nắng hạ, cùng bạn bè đánh đáo bắn bi, những trò chơi vui, không thiếu gì, thời trẻ thơ sao vui vẻ quá!
     Ngoài đời, người ta thường nói khi già nhớ đến chuyện xưa, nhớ lại thời mình chưa già, còn son trẻ. Bây giờ, tuổi mình đã quá “thất thập cổ lai hy” không còn gì nữa, như ánh sáng mờ nhạt của buổi hoàng hôn chờ ánh chiều tắt nắng, không còn vui cười như thời trẻ, chỉ là những tháng ngày buồn tẻ sống cho hết đời này, rồi mai đây cũng trở về cát bụi. Thôi rồi một kiếp trần ai, cũng xong một đời nơi dương thế….
 
Song An Châu
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 13/Mar/2018 lúc 10:16pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 19/Mar/2018 lúc 6:44am

CÃI NHAU LÀ CÁI THÚ CỦA VỢ CHỒNG GIÀ

 
                             Flickr/Gediminas Gražulevičius, Lithuania
Về hưu rảnh rỗi cả ngày
Cụ bà đổi tính nên hay nói nhiều
Thôi thì cụ nói đủ điều
Trời mưa trời nắng, từ chiều tới khuya.



Trách ông già: vẫn không chừa
Tính tình gàn dở, khó ưa quá trời
Lỗi ông cụ nhớ thật dai
Lâu lâu lại nhắc một vài tật xưa


Ði đâu hai cụ chung xe
Cụ ông cầm lái cụ bà chỉ huy
Hãy nhìn đèn đỏ đằng kia
Ông mà vượt nó hồn lìa thế gian


Lái xe cốt giữ an toàn
Chạy nhanh lái ẩu là tan thân già
Những ngày hai cụ ở nhà
Ðứng ngồi quanh quẩn vào ra đụng đầu


Truyện trò chỉ được vài câu
Thế là các cụ bắt đầu sùng lên
Bà rằng: ông dở chứng điên
Ông rằng: bà mới vô duyên trên đời


Hôm nào khó ở trong người
Không gây nhau thấy buồn ơi là buồn
Gây hoài riết trở thành quen
Gây xong lại nắm tay em cười hòa



Cãi nhau cái thú người già
Không gây không cãi, cửa nhà buồn tênh.

st.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 30/Mar/2018 lúc 8:20am

Tình già

https://baomai.blogspot.com/
Thương xót trước hình ảnh người đàn ông ngồi 1 mình bên bàn ăn cùng…vợ

Trong cuộc sống tình cảm vợ chồng là thứ thiêng liêng nhất đối với con người. Chỉ khi phải trải qua việc mất đi người bạn đời của mình sau bao năm chung sống thì người còn lại mới nhận ra sự mất mát đó là rất lớn. Hình ảnh người đàn ông dưới đây là 1 minh chứng cho câu chuyện đó. Bức ảnh lan truyền nhanh chóng trên mạng ghi lại khoảnh khắc một người đàn ông đang cầm chiếc khăn ăn ôm mặt. Trên bàn ăn, đối diện với ông là ly rượu vang của bạn đời và chiếc bình đựng tro cốt của bà.

https://baomai.blogspot.com/
The Sun Online, Chasidy Gwaltney, người chụp bức hình này kể rằng, cô đang ăn trưa ở một nhà hàng tại Texas thì để ý thấy người đàn ông ngồi một mình ở bàn kế bên.

Cô nhanh chóng nhận ra ông đang dùng bữa với chiếc bình tro của người vợ quá cố.

Cảm xúc dâng trào khiến cô muốn ghi lại khoảnh khắc này. Theo lời Chasidy, 14/2 năm nào người đàn ông này cũng đưa vợ đi ăn trưa ở nhà hàng. “Bạn biết không, qua thời gian, tất cả chúng ta thường chẳng mấy trân trọng bạn đời nữa.

https://baomai.blogspot.com/

Chúng ta thậm chí quên cả nụ hôn tạm biệt, quên nói lời yêu thương hay là làm điều gì đó thật nhỏ bé nhưng có ý nghĩa to lớn với bạn đời. Điều nhìn thấy hôm nay đã khiến tôi nhớ rằng chúng ta không phải lúc nào cũng được ôm, trò chuyện, yêu thương, vui chơi hay thậm chí là trêu tức nhau. Bức hình này có thể làm trái tim bạn nhói lên, cũng như tôi vậy”, cô viết.

https://baomai.blogspot.com/

Chasidy kể rằng, người đàn ông vẫn gọi cả đồ ăn và một ly vang cho vợ mình. “Rõ ràng tình yêu ông dành cho vợ vẫn còn rất mạnh mẽ và vì thế, ông mang bình tro của bà đi đến buổi hẹn Valentine. Xin hãy yêu người bạn đời khi bạn còn có cơ hội. 

https://baomai.blogspot.com/

Bạn sẽ chẳng bao giờ biết ngày mai sẽ mang tới hay lấy đi của mình điều gì”, tác giả bức ảnh chia sẻ thêm.

https://baomai.blogspot.com/
https://baomai.blogspot.com/
https://baomai.blogspot.com/
https://baomai.blogspot.com/
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/Apr/2018 lúc 9:17am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/Apr/2018 lúc 7:03am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 70 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.333 seconds.